Wednesday, March 22, 2017

Phạt nhạc cấm: Khởi đầu của ‘Cách mạng Văn hóa’ ở Việt Nam?

VOA Tiếng Việt-22/03/2017 

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc vừa ký ban hành Nghị định 28, xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo.
Theo nghị định này thì ‘bán, cho thuê, lưu hành ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu chưa được cấp phép; tàng trữ, phổ biến trái phép tác phẩm chưa được phép phổ biến sẽ bị phạt từ 10 đến 15 triệu đồng.” Mức phạt tăng đến 25 triệu đồng cho “hành vi nhân bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu bị cấm lưu hành.”
Nghị định 28 được ký ngày 20/3/2017 và sẽ có hiệu lực từ ngày 5/5/2017.
Được biết nhiều tác phẩm âm nhạc sáng tác trước 1975 đang được công chúng Việt Nam yêu thích cho đến nay vẫn chưa được cấp phép.
Nghị định này đang gây nhiều tranh cãi, đặc biệt chỉ hơn một tuần sau khi Cục Nghệ thuật Biểu diễn thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ra quyết định tạm dừng lưu hành 5 ca khúc sáng tác trước năm 1975.
Anh Nguyễn Bắc Truyển, nhà hoạt động nhân quyền tại thành phố Hồ Chí Minh nhận xét về nghị định này như sau:
“Họ ra một văn bản hướng dẫn phạt người phổ biến các bài hát bị cấm, và các vấn đề cấm khác nữa. Tôi cho rằng họ truy cùng diệt tận. Họ muốn tiếp theo việc tạm ngưng các tác phẩm về nghệ thuật thì phạt những người không tuân thủ. Tuy nhiên, họ nhắm vào các show tổ chức là chính, còn trong dân chúng thì chúng tôi thấy người ta vẫn hát và hát nhiều lắm. Những quán nhỏ hát cho nhau nghe, họ vẫn còn hát. Và hình như họ phớt lờ lệnh cấm này. Tôi cho rằng người ta sẽ tiếp tục hát, vì trên 40 năm qua, các bài hát dù bị cấm nhưng vẫn tồn tại. Nó có một sức sống mà càng ngày giới trẻ càng yêu thích.”
Anh Nguyễn Bắc Truyển
Anh Nguyễn Bắc Truyển
Vì sao công chúng yêu mến ca khúc trước 1975?
Nhiều nhạc sĩ cho rằng kiểm duyệt ca từ và dừng lưu hành 5 ca khúc là không cần thiết. Đồng thời có ý kiến cho rằng sự trở lại của dòng nhạc xưa này cho thấy nền âm nhạc Việt Nam đang có “nhiều vấn đề” vì cơ chế quản lý của nhà nước rất xa vời với thị hiếu nghe nhạc của công chúng.
Từ thành phố Hồ Chí Minh, nhạc sĩ Lê Minh nhận định về sự trở lại của dòng nhạc sáng tác trước năm 1975:
“Hiện nay công chúng lưu ý đến các tác phẩm trước 1975 nhiều hơn. Các tác phẩm sau 1975 có nhiều bài có ngôn từ rất nhếch nhác và không bao giờ bị thỏi còi về vấn đề đó. Bây giờ nó tạp nham lắm mà không thấy nói, mà chỉ soi và mổ xẻ mấy chuyện xa xưa.”
Trước đó Cục Nghệ thuật biểu diễn ra quyết định tạm thời dừng lưu hành 5 ca khúc Cánh thiệp đầu xuân (Lê Dinh - Minh Kỳ), Rừng xưa (Lam Phương), Chuyện buồn ngày xuân (Lam Phương), Đừng gọi anh bằng chú(Diên An), Con đường xưa em đi (Châu Kỳ - Hồ Đình Phương).
Nhạc bolero mà có người gọi là “nhạc vàng”, hay “nhạc sến” là dòng nhạc thịnh hành và được hâm mộ trước năm 1975. Nhưng gần đây bolero bỗng trở thành một “món ăn” tinh thần thời thượng của khán giả, nhất là sau sự quay trở về của rất nhiều nghệ sỹ hải ngoại thành danh với dòng nhạc này, như tờ An ninh Thủ đô nhận định.
Dòng nhạc bolero từ khi ra đời đến nay luôn tồn tại song song với dòng chảy âm nhạc Việt, cho dù xuất hiện nhiều xu hướng âm nhạc mới khi hội nhập với âm nhạc thế giới nhưng bolero vẫn có chỗ đứng riêng biệt trong lòng khán thính giả, đặc biệt ở lớp người cao tuổi, những người có tuổi trẻ gắn liền với dòng nhạc này.
Phát biểu trên VOV hôm 17/3, nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha, người từng làm công tác tuyên huấn, công nhận có một sự bùng nổ của dòng nhạc bolero trong mấy năm gần đây, nhưng ông nói thêm rằng “đây là một hiện tượng bình thường”. Theo nhạc sĩ Thụy Kha, nhạc bolero “là dòng nhạc bình dân, phù hợp với nhiều đối tượng khán giả. …Sự bùng nổ này không làm ảnh hưởng gì đến nền âm nhạc Việt Nam, cũng không khẳng định một điều gì. Sự xuất hiện của chúng là lẽ tự nhiên bởi đó là những phản ánh chân thực về thời cuộc. Bởi vậy cần để chúng tồn tại.”
Tuy nhiên, hôm 16/3, nhà phê bình âm nhạc Nguyễn Lưu phát biểu trên trang VTC.vn rằng 5 bài hát này "có rất nhiều vấn đề về mặt tư tưởng”. Ông Lưu nói thêm với VTC như sau: “Những bài hát viết về người lính Cộng hòa sẽ khiến cho một bộ phận giới trẻ phân tâm, lo lắng. Họ sẽ đặt ra câu hỏi, liệu con đường mình đang bước đi có đúng không, hay cái kia mới đúng.”
Anh Nguyễn Bắc Truyển nhận xét về dòng nhạc xưa như sau:
“Nó nói lên cái tình, cái tấm lòng của người lính trong thời chiến tranh. Họ không có gì là hận thù, là sắt máu cả. Đó là tình cảm của họ trong thời chiến. Đó là tình yêu lứa đôi dành cho nhau. Vậy thôi.”
Nhạc sĩ Lê Minh nhận định rằng, khi công chúng, trong đó giới trẻ, không thấy cái mới hay thì họ quay về cái cũ:
“Thật ra khi cái mới không đáp ứng đủ nhu cầu, cái mới không hay hơn, không có cái gì đặc biệt hơn thì người ta quay về cái cũ. Vấn đề là có cung thì có cầu. Đó là vấn đề phát triển theo xu hướng của xã hội."
Thật ra khi cái mới không đáp ứng đủ nhu cầu, cái mới không hay hơn, không có cái gì đặc biệt hơn thì người ta quay về cái cũ. Vấn đề là có cung thì có cầu. Đó là vấn đề phát triển theo xu hướng của xã hộiNhạc sĩ Lê Minh​.”
Ngoài ra, nhạc sĩ Lê Minh cho biết thêm thực tế tình hình âm nhạc Việt Nam rất khác với những gì báo chí Việt Nam nêu. Ông chia sẻ những điều ông từng quan sát tại Việt Nam:
“Nếu ở Việt Nam khi nghe các chương trình Hát với nhau hay tại các tụ điểm karaoke thì người ta hát cái gì? Người ta không hát nhạc ‘đang thời trang’ đâu, có chăng là một số ca khúc dân ca mới, bolero mới, còn đa số ‘sang’ thì họ hát nhạc của Ngô Thụy Miên, Từ Công Phụng, Vũ Thành An, Phạm Duy, Trịnh Công Sơn…mà còn ‘bình thường’ thì người hát nhạc Trúc Phương, Lam Phương. Đa số là như vậy. Mình đi tới đó mình mới thấy rõ như vậy. Còn mình coi trên các phương tiện truyền thông thì có khi nó không phải như vậy. Tôi ủng hộ xu hướng sáng tác bằng tâm hồn, sáng tác không định kiến. Và để người nghe có quyền lựa chọn.”
Nhạc bolero tồn tại và giữ được giá trị là chính bởi tính “bình dân” của nó, bởi "giai điệu và ca từ của hầu hết các ca khúc thường là những câu chuyện về tình yêu, về cảm nhận xã hội, tâm tư tình cảm của con người," trang Vietnammoi.vn nhận xét.
CD nhạc và sách của Khánh Ly đã được phát hành tại Việt Nam (ảnh Bùi Văn Phú)
CD nhạc và sách của Khánh Ly đã được phát hành tại Việt Nam (ảnh Bùi Văn Phú)

Ngoài các chương trình băng đĩa và công diễn, sự bùng phát những game show ca nhạc trên sóng truyền hình thời gian gần đây đã làm cho nhu cầu sử dụng các ca khúc xưa ngày càng trở nên bức thiết.
Báo Người Lao động nhận định về hiện tượng công chúng Việt Nam đam mê ca khúc xưa như sau: “Khi các ca khúc mới không đáp ứng được nhu cầu về nội dung lẫn nghệ thuật, nhiều ca sĩ trình diễn, nhà sản xuất chương trình lại tìm kiếm các ca khúc xưa. Sự bùng nổ của các chương trình boléro hiện nay là một minh chứng.”
Càng cấm đoán, người ta càng rủ nhau hát nhiều hơn, vì tài sản lớn nhất của con người là văn hóa chứ không là cường quyền.Nguyễn Bắc Truyển
 Một cuộc cách mạng văn hóa ở Việt Nam?
Trả lời câu hỏi rằng liệu đây có phải là khởi đầu cho một ‘cuộc Cách mạng Văn hóa’ ở Việt Nam, anh Nguyễn Bắc Truyển cho biết:
“Tôi nghĩ là khó trong thời điểm này lắm. Ngày xưa thì có những vụ án như ‘Nhân văn Giai phẩm’ hay thời kỳ văn hóa của Trung Cộng. Đối với tình hình hiện nay thì khác biệt rồi: đó là truyền thông Internet. Trước đây hoàn toàn không có. Nhà nước có thể dùng quy định hành chánh để đàn áp, cấm đoán, nhưng người dân có một kênh riêng để phổ biến. Hơn nữa, hàng ngày người ta đi hát dạo trên đường phố vào buổi tối. Họ hát những bài nhà cầm quyền không cho phổ biến. Nhưng họ vẫn hát, vẫn ca, vẫn trình diễn trên đường phố. Tôi nghĩ rằng nếu nói có một vụ ‘Nhân văn Giai phẩm’ hay một cuộc ‘Cách mạng Văn hóa’ giống như Trung Cộng thì khó xảy ra lắm.”
Phải chăng chính quyền Việt Nam đang lo lắng vì không ngăn được những giá trị văn hóa trước năm 1975 của chính quyền Sài Gòn nay bùng phát trở lại miền Nam và nhiều nơi khác, khởi đầu bằng âm nhạc? Ông Nguyễn Bắc Truyển cho VOA biết rằng “càng cấm đoán, người ta càng rủ nhau hát nhiều hơn, vì tài sản lớn nhất của con người là văn hóa chứ không là cường quyền.”

Lòng Người Qua Một Cành Hoa


Nhiều người, hay nói cho chính xác hơn là tất cả mọi người, thường tưởng rằng bác sĩ Yersin là người đã tìm ra Đà Lạt – vào  năm 1891. Tưởng như vậy là tưởng tầm bậy, hay tưởng năng thối! Nghe tôi kể đầu đuôi (ngọn ngành) nè.
Vào một buổi chiều hè năm 1891, Yersin vừa lò dò bước chân đến thành phố Ðà Lạt thì ổng hết hồn hết vía – mặt mũi xanh lè, cắt không còn giọt máu – khi chợt thấy vợ chồng tôi đang ngồi (lù lù) câu cá ở hồ Xuân Hương. Kể ra nghe cũng hơi mắc cở nhưng thiệt tình thì lúc đó tụi tui đang cãi lộn, và hơi lớn tiếng. Thay vì ngồi im thưởng thức một buổi chiều vàng, đang rơi mênh man trên hồ vắng – giữa cao nguyên hoang vu và tĩnh lặng – vợ tôi cứ lải nhải nói không ngừng chỉ vì tôi đã lỡ làm xẩy một con cá chép.
- Sao honey biết là nó bự?
- Không bự sao cái đọt cần câu cong vòng như chữ “U” vậy?
- Cá nào xẩy mà không bự?
- Con này khác, con này bự thiệt và bự lắm lận.
- Thì từ từ để người ta câu con khác chớ làm gì mà nói hoài hà?
- Chớ rồi tối nay lấy cái gì ra mà nấu canh chua đây? Cá chưa câu được con nào mà đã lấy smart phone để chuẩn bị chụp hình, còn gọi lia lịa hết cha nội này tới cha nội khác, rủ cả đống tới nhà uống sương sương vài ly chơi ... Không lẽ tui cứ phải đi cầm quần, cầm áo để mua mồi cho mấy người nhậu miết vậy sao?
Coi: tui làm xẩy có một con cá chép chừng vài ba ký (thứ cá này hồ Tuyền Lâm và hồ Xuân Hương ở Ðà Lạt thiếu mẹ gì) mà vợ tui nó đay nghiến như vậy đó. Nó còn nói hành nói tỏi, nhiều điều tàn tệ khác nữa nhưng tui vẫn ráng dằn cơn nóng.
- Nam vô tửu như kỳ vô phong mà honey, bạn bè tụi anh gặp nhau thì cũng phải uống vài ly chớ, thông cảm chút đi, chớ cứ nhằn nhằn hoài nghe nhức đầu quá hà.
- Xí! Hồi ruợu vào lời ra, cả đám dành nhau nói, ca hát um xùm, ói mửa tùm lum, sao không nghe anh than nhức đầu?
- Thôi, đủ rồi đó nha …
- Không có đủ thiếu gì hết trơn á. Tui có miệng tui cứ nói … Tui sẽ la lên cho cả nước biết anh là cái thằng …
Ðúng lúc này thì Alexander Yersin xuất hiện. Rõ ràng là nhờ vợ chồng tui lớn tiếng nên thằng chả mới khám phá ra được Ðà Lạt ngay bữa đó; chớ không, chắc cũng còn lâu hoặc (rất) có thể là không bao giờ cả.
Hồ Xuân Hương. Ảnh: Wikipedia
Và sau “bữa đó” tụi tui ly dị. Tôi không thể chấp nhận ở chung với một người đàn bà mà phu xướng phụ (nhất định) không tùy như vậy. Còn nàng cũng cương quyết (thôi) không chịu sống với một “thằng đàn ông rượu chè, bê tha, vũ phu, thô lỗ, vô học, độc đoán, làm tình và làm tiền đều dở, câu cá cũng dở khẹc luôn” nên chúng tôi đành (vĩnh viễn) chia tay. 
Vậy là nhà ai nấy ở, tiền ai nấy sài, hồn ai nấy giữ, đường ai nấy đi.  Nàng đi đâu tôi không biết, cũng không hỏi làm chi. Còn tui thì bỏ xứ hoa anh đào mà đi mất tăm luôn đã mấy chục năm rồi.
Mối tình đầu (mầu hoa đào) và Đà Lạt mỗi lúc một thêm nhoà nhạt. Cứ tưởng đâu rằng người xưa, chốn cũ đã chết hết trong tôi ... thì đột nhiên cả trăm cơ quan truyền thông (bỗng) đưa tin dữ về xứ hoa đào:
  • Công An Nhân Dân: Nữ du khách phá hoại mai anh đào khiến người Đà Lạt giận dữ
  • Thanh Niên: Yêu cầu Phó giám đốc Sở Tư pháp bẻ hoa anh đào giải trình trung thực
  • Người Lao Động: Phó Giám đốc Sở Tư pháp Bình Thuận tường trình về vụ bẻ hoa
  • Tiền Phong: Vì sao PGĐ Sở Tư pháp bẻ hoa anh đào chụp ảnh?
  • Vietnamnet: Nữ phó GĐ sở cãi bay vụ bẻ hoa, ‘tố’ báo chí quy chụp
  • Nhân Dân: Bình Thuận Yêu Cầu Phó Giám Đốc Sở Tư Pháp phải xin lỗi
  • Báo Mới: Nhục nhã chuyện cành hoa quả trứng
  • Công An TPHCM: Nữ du khách bẻ hoa Mai Anh Đào khiến dân mạng dậy sóng
    Hình ảnh bà Phạm Thị Minh Hiếu cầm nhành hoa anh đào được đăng tải trên Facebook N.A.T. Chú thích của báo Tuổi Trẻ
    Đúng là sóng gió trong ... một tách nước trà. Và chính phạm tạo ra cơn giông bão này không ai khác hơn là những ông bà nhà báo quốc doanh. Họ vốn cũng chả ưa gì đám quan chức nhà nước nhưng vì ngòi viết bị chỉ đạo nên luôn phải né, không thể đụng chạm đến những vị lãnh đạo cấp cao, nhất là trong những lãnh vực nhậy cảm.
    Nay bỗng vớ được một vị không cao cấp gì cho lắm, và chuyện hoa hoè lại không thuộc vùng cấm nên cả làng báo Việt đã xúm vào bề hội đồng bà Phạm Thị Minh Hiếu – phó giám đốc sở tư pháp Bình Thuận – tơi bời hoa lá.
    Đây, tất nhiên, cũng là một dịp để “công luận lên tiếng” trút bao uất hận (vốn luôn luôn âm ỉ trong lòng) vào đám người – ăn trên ngồi trốc, ăn không ngồi rồi, ăn không từ một thứ gì – ở đất nước này. Bên dưới hằng trăm bài báo là hàng ngàn phản hồi, với những lời lẽ chua cay và hằn học:
  • Nguyễn Văn Ba: Vô liêm sỉ vô văn hoá.
  • Trần Sùng: Một con lợn không hơn không kém!
  • Hào Song Trần: ÔI, QUAN BÀ Tư pháp lại phạm pháp?
  • Dương Đông: Bà Hiếu là người thiếu văn hóa, lươn lẹo không xứng đáng là cán bộ lãnh đạo Sở.
  • Phan Bui :Con này ở dưới Bình thuận muốn làm gì nó làm quen rồi.
  • Chị Phương Hà Nội: Tôi thấy rằng ý thức của một nhóm người có địa vị trong xã hội, nhất là những người làm trong nhà nước, ý thức càng ngày càng đi xuống.
    Cùng lúc, giới blogger cũng “không quên” vào cuộc:
  • Từ chuyện trộm trứng, bẻ hoa đào, nghĩ về tính trung thực của cán bộ thời nay
  • Công chức bẻ hoa chụp ảnh: Nhà dột từ nóc?
    Thái độ hung hãn, và hung dữ, của mọi người đối với bà Phạm Thị Minh Hiếu khiến tôi sửng sốt, và chợt nhớ đến ca từ trong một bản nhạc của Hoàng Nguyên: “Ai lên xứ hoa đào đừng quên mang về một cành hoa. Cho tôi bớt mơ mộng chiều chiều nhìn mây trôi xa xa.”
    Coi: “ai lên xứ hoa đào” cũng đều được nhắn nhủ “mang về một cành hoa” nhưng riêng bà phó giám đốc sở tư pháp tỉnh Bình Thuận thì mới chỉ lỡ bẻ một cành đào thôi (chớ chưa kịp “mang về” nữa) mà đã bị cả nước xúm vào rủa xả không tiếc lời, và toàn những lời lẽ nặng nề thái quá: quan bà lươn lẹo, vô liêm sỉ, vô văn hóa ...
    Nếu có cơ hội, thiên hạ (dám) xúm vào ném đá bà Phạm Thị Minh Hiếu cho tới chết luôn nữa không chừng! Mà sao lại đến nỗi thế, hả Trời?
    Người Việt với nhau, chứ có phải là người Miên đâu, mà giết nhau dễ vậy? Vấn đề chắc chắn không chỉ vì một cành hoa gẫy. Đây, chả qua, là một dịp để người dân bộc lộ sự thù ghét của họ đối với giới quan chức của chế độ hiện hành thôi.   
  • Bên ngoài công ty Formosa sáng 5/3. Chú thích: BBC. Ảnh: Lê Văn Sơn
    Khi nhìn những vòng giây kẽm gai bao quanh để bảo vệ Formosa, vào ngày 3 tháng 5 vừa qua, blogger Trương Duy Nhấtđã thốt lên đôi lời cảm thán: “Dù hôm nay không máu đổ. Nhưng những hàng thép gai kia còn buốt đau hơn máu. Những hàng thép gai luôn khiến ta gợi nhớ... chiến tranh. Nhưng đây là cuộc chiến khác. Cuộc chiến mà chính quyền đã coi nhân dân như kẻ thù của họ.”
    Tương tự, blogger Cánh Cò kết luận rằng nhà nước đã lựa chọn chiến tuyến và thái độ: “Quyết chiến với dân.” Và đây mới đích thực là cuộc “chiến tranh nhân dân” mà người CSVN vẫn thường rêu rao nhưng đến nay họ mới có dịp nếm mùi.
    Dù đã muộn, tôi vẫn hy vọng rằng: chuyện thanh toán/toán thù/máu đổ (trong tương lai gần) vẫn có thể tránh khỏi, hoặc giảm thiểu tới mức tối đa, nếu những kẻ đang cầm quyền hiện nay còn đủ minh mẫn để nhìn ra được lòng người dân Việt – qua một cành hoa.

Việt Nam sau bước ngoặt Formosa


       Sắp tới ngày 06/4, tức một năm sau sự cố Formosa xả thải gây ra việc hủy hoại môi trường biển Việt Nam, làm hàng loạt cá tôm chết dọc bờ biển miền Trung và các tỉnh lân cận. Đến ngày hôm nay, chúng ta có thể có một đánh giá, một cái nhìn toàn diện về sự kiện này. Chúng ta không biết được, tương lai của đất nước, của dân tộc sẽ có mối liên hệ nào với sự kiện này, nhưng sự kiện này đã cho thấy nó là một bước ngoặt của Việt Nam trên nhiều phương diện.
       1/ Tại sao nói Formosa là bước ngoặt của đất nước
       Trước hết, sự cố Formosa đã tạo ra một sự hủy hoại môi trường ở mức độ khủng khiếp. Những kết luận có tính chính thống về phân tích độc tố nước biển chưa được chính thức công bố trung thực nhưng chỉ nhìn vào hậu quả toàn bộ dải bờ biển miền Trung cá tôm, hải sản chết hàng loạt trắng bãi biển, chúng ta cũng có thể kết luận được nồng độ và tính chất những chất độc mà công ty Formosa thải ra. Gần đây dải nước biển màu đỏ xuất hiện kéo dài các tỉnh miền Trung cũng chứng tỏ lượng độc tố xả ra là vô cùng lớn. Môi trường nước biển có khả năng hòa tan các tạp chất rất lớn, thậm chí độc chất nhưng cuối cùng cũng tác động được vào hệ sinh thái làm cá tôm chết hàng loạt như vậy chứng tỏ lượng  độc tố mạnh và vô cùng lớn đã được xả ra biển.
       Người dân các tỉnh miền Trung bị dồn tới đường cùng sau sự cố Formosa. Toàn bộ dải đất miền trung, nơi đất nước bị thu hẹp và khí hậu khắc nghiệt, địa hình đồi núi trùng điệp không có ngành nghề kinh tế nào được gọi là thế mạnh ngoài đánh bắt hải sản và du lịch. Có thể nói, đó là hai ngành nghề cứu cánh của toàn bộ khu vực miền Trung. Vậy mà ngày nay, với nước biển bị ô nhiễm nặng nề, cá tôm chết hàng loạt, cả hai ngành nghề đều rơi vào khủng hoảng nặng nề. Bởi vì hai ngành này là mũi nhọn kinh tế của khu vực, liên quan rất nhiều tới các ngành nghề khác, nên khi hai ngành khủng hoảng, thì hầu như toàn bộ kinh tế khu vực bị khủng hoảng theo. Người ngư dân, chỉ biết nghề chài lưới, nay không còn cá tôm để đánh bắt, chuyển đổi nghề nghiệp không được thực sự rơi vào bước đường cùng. Trong tình thế như vậy, họ lại được chứng kiến những cảnh bất công, ngang trái trong việc phân chia chút tiền đền bù, việc nhà cầm quyền đàn áp người dân nộp đơn khiếu kiện Formosa, cảnh đàn áp những người lên tiếng cho môi trường biển Việt Nam thì việc người dân cùng đường đứng lên đòi quyền lợi cho bản thân, phản đối và yêu cầu đóng cửa Formosa là việc đương nhiên. Vấn đề chỉ là thời gian để hậu quả vụ việc tác động tới người dân đủ để bùng lên tinh thần phản kháng nữa mà thôi.
       Một yếu tố quan trọng, đó là ứng xử của nhà cầm quyền Việt Nam đối với toàn bộ vụ việc Formosa. Có thể nói, bước ngoặt lớn nhất, quan trọng nhất chính là sự bưng bít, bao che và bênh vực cho Formosa bất chấp mọi hậu quả đối với môt trường biển và đời sống người dân của nhà cầm quyền Việt Nam. Ngược ngạo hơn nữa là sự đàn áp người dân các tỉnh miền Trung và cả nước lên tiếng về vấn đề môi trường, về Formosa. Chính từ thái độ này, người dân đã thực sự thức tỉnh, đã thực sự hiểu rõ bản chất của chế độ cộng sản và nhà cầm quyền. Không hiểu sao được khi người dân chỉ đi gửi đơn kiện Formosa mà nhà nước đã huy động cảnh sát tới đàn áp, đánh đập dã man những người dân này. Những người biểu tình, lên tiếng về sự kiện Formosa ở Hà Nội, Sài Gòn và cả nước đều bị bắt bớ, đánh đập và đàn áp. Có lẽ những chiếc mặt nạ cuối cùng của nhà cầm quyền cộng sản Việt nam đã rơi nốt, rơi hết qua vụ việc Formosa này.
       Trong toàn bộ sự cố Formosa vừa qua, chúng ta cần hiểu rõ một điều. Sự cố này, và cách ứng xử của nhà cầm quyền Việt Nam không phải là điều gì xa lạ, mới mẻ. Tất cả các dự án trên đất nước này đều là Formosa với quy mô nhỏ hơn mà thôi. Điều đó có nghĩa là, các doanh nghiệp đầu tư bất chấp môi trường, chỉ cần đút lót cho quan chức, nhà cầm quyền các cấp là đều được cấp phép hoạt động, xả thải ra môi trường, không cần quan tâm môi trường. Các con sông Nhuệ, sông Đáy,...và một số con sông trên cả nước đã trở thành các con sông chết do ô nhiễm môi trường của các nhà máy xí nghiệp. Formosa chỉ trở thành điểm nóng, bước ngoặt khi tác hại môi trường của nó quá khủng khiếp, ảnh hưởng nặng nề lên đời sống người dân một khu vực rộng lớn. Chính vì vậy, sự cố formosa đã làm nảy sinh hai vấn đề có tính quy luật.
       - Người dân bị dồn đến đường cùng bắt buộc phải vùng dậy. Cần nhìn nhận việc này dưới hai góc độ. Thứ nhất, người dân bị mất kế sinh nhai, không còn công việc và thu nhập trong hoàn cảnh nền kinh tế tan hoang khó chuyển đổi nghề nghiệp, cũng như tạo ra thu nhập mới. Thứ hai, cách ứng xử của nhà cầm quyền qua sự cố Formosa khiến cho họ thấy, người dân bị bỏ mặc và không có quyền sống, quyền con người. Nếu họ không vùng lên, cũng không thể sống nổi.
       - Cơ hội để các lực lượng tiến bộ, dân chủ dồn ép nhà cầm quyền phải nhượng bộ, trước hết là bồi thường thỏa đáng thiệt hại cho nhân dân, làm trong sạch môi trường biển. Trên cơ sở đó đòi hỏi các quyền con người, quyền sống, quyền môi trường trong sạch cho người dân. Chúng ta cũng nên hiểu rằng, đây là những đòi hỏi chính đáng, đúng pháp luật và công ước quốc tế về quyền con người. Nhưng đối với nhà cầm quyền độc tài cộng sản, điều đó đồng nghĩa với việc gây rối, bạo loạn và kích động lật đổ. Chúng ta không lạ gì và hoàn toàn không sợ luận điểm chụp mũ này của nhà cầm quyền, bởi vì tất cả hành xử của họ hoàn toàn bất chấp yêu cầu, nguyện vọng cũng như quyền sống, quyền con người của nhân dân...
(còn nữa)
Hà Nội, ngày 22/3/2017
N.V.B

Lý do sâu xa Sơn Trà bị băm nát


Tháng 8 năm ngoái, sau thảm họa Formosa, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo: "Không đánh đổi môi trường lấy kinh tế"
Và đây là cách người ta hưởng ứng ông ấy ở Đà Nẵng: Băm nát một góc Khu bảo tồn thiên nhiên đổi lấy 100 biệt thự nghỉ dưỡng và phòng khách sạn.
(Ảnh: Sơn Trà bị đào xới cho dự án 100 biệt thự nghỉ dưỡng của công ty Biển Tiên Sa - Nguồn: FB Tuan Els)
Tuy nhiên nếu đổ hết lỗi cho chủ đầu tư công ty Biển Tiên Sa thì cũng không thật thỏa đáng bởi lẽ nếu không được bật đèn xanh bởi các văn bản pháp lý của UBND Đà Nẵng và cả Thủ tướng đương nhiệm, hẳn công ty này đã không dám 'xuống tay' với Sơn Trà như vậy.
Cụ thể, từ năm 1977, với Quyết định 41-TTg của Thủ tướng thời đó là Phạm Văn Đồng, Sơn Trà được bảo vệ theo chế độ rừng cấm với các quy định rất nghiêm ngặt áp dụng cho "toàn bộ bán đảo và vùng xunh quanh chân núi kéo dài ra 500m", tổng là 4439ha.
Bẵng hơn 30 năm, đến 2008, UBND Đà Nẵng, dựa trên Luật Bảo vệ Phát triển rừng 2004 đã ra Quyết định 6758 Phê duyệt Quy hoạch rừng ở Đà Nẵng, cắt bớt diện tích được coi là rừng đặc dụng (hay rừng cấm) của Sơn Trà xuống còn chỉ hơn một nửa là 2.591,1 ha.
Đây chính là quyết định mở đường để các công trình nghỉ dưỡng kiểu như InterContinental của SunGroup triển khai ở Sơn Trà và nhiều dự án khác được cấp phép. Tuy nhiên, đáng chú ý là Quyết định 6758 này của Đà Nẵng vi phạm nguyên tắc của chính Luật Bảo vệ Phát triển Rừng 2004 là chỉ Thủ tướng mới được chuyển mục đích sử dụng khu rừng mà Thủ tướng đã xác lập trong quá khứ, chứ UBND không có thẩm quyền đó.
Có lẽ ý thức được sự vi phạm thẩm quyền này, cách đây vài năm UBND Đà Nẵng đã đề nghị được xây dựng Quy hoạch mới cho bán đảo Sơn Trà để Thủ tướng thông qua. Đây là lý do ra đời của Quyết định 2163 của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tháng 11 năm 2016 Phê duyệt Quy hoạch Sơn Trà trở thành Khu Du lịch Quốc gia, theo đó 1/4 bán đảo (1056ha trong tổng số 4439ha) được sử dụng để phát triển thành Khu Du lịch Quốc gia với các công trình nghỉ dưỡng biển cao cấp, du lịch văn hóa-tâm linh...với mục đích thu hút hàng triệu du khách.
Nghĩa là, Công ty Biển Tiên sa có thể làm hơi quá tay, nhưng mở đường cho nó chính là Quyết định 6758 sai luật cách đây gần 10 năm của UBND Đà Nẵng và việc hợp thức nó gần đây bằng Quy hoạch trên của Thủ tướng.
Trong một câu chuyện khác, nhiều người hẳn còn nhớ Sơn Trà cũng là nơi cư trú của Voọc Chà vá Chân nâu - được mệnh danh là 'nữ hoàng linh trưởng', có tên trong sách đỏ và vừa được chọn làm biểu tượng của Đà Nẵng trong APEC 2017. Với gần 1/4 diện tích bán đảo tới đây được tập trung phát triển thành Khu Du lịch Quốc gia môi trường sống của loài động vật quý hiếm này và toàn bộ hệ sinh thái của Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Dường như có một câu hỏi khác đang đặt ra với mô-típ tương tự Formosa:
"Chọn Voọc Chà vá Chân nâu hay khách sạn?"
Chỉ khác là lần này nó đến từ người Việt. Nhưng chúng ta vẫn phải là người trả lời.

Những khối tài sản kếch xù: “Có dấu hiệu bao che!”

Lan Hương, phóng viên RFA 2017-03-21 
Căn biệt thự được cho là của bà Trần Vũ Quỳnh Anh, tại Khu đô thị Bình Minh, phường Đông Hương, TP. Thanh Hóa.
Căn biệt thự được cho là của bà Trần Vũ Quỳnh Anh, tại Khu đô thị Bình Minh, phường Đông Hương, TP. Thanh Hóa.  Courtesy of vietbao
Tin tức về tài sản khủng của một số quan chức được truyền thông loan tải và cử tri lên tiếng yêu cầu Nhà nước làm rõ. Liệu sự can thiệp của cơ quan chức năng liệu có thực sự hữu hiệu?
Tài sản hàng chục tỷ đồng
Ngày 6/3 vừa qua trên báo Thanh Niên có đăng tải một bài viết với tựa đề “Quan lộ thần tốc của hotgirl xứ Thanh”, nói về con đường thăng quan tiến chức nhanh chóng của bà Trần Vũ Quỳnh Anh, sinh năm 1986 tại phường Phú Sơn, Thành phố Thanh Hóa.
Từ năm 2008 – 2015 bà Quỳnh Anh liên tục được bổ nhiệm các chức vụ quan trọng tại tỉnh Thanh Hóa. Đầu tiên bà này làm hợp đồng tại Văn phòng Liên đoàn Lao động tỉnh Thanh Hóa, sau đó được nhận vào làm tại  Trung tâm kiểm định chất lượng của Sở Xây dựng Thanh Hóa mà không cần phải thi tuyển. Một năm sau, năm 2012, bà Quỳnh Anh được đưa về Phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản của sở này.
Kê khai tài sản hiện nay là trò hề, không giải quyết được gì hết! Lâu nay có những tài sản khổng lồ, mờ ám nhưng có ai làm cái gì.
- Giáo sư Nguyễn Khắc Mai 
Sau 6 tháng nghỉ sinh, bà Quỳnh Anh quay trở lại công tác một thời gian ngắn và được được bổ nhiệm làm Phó trưởng phòng Phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản, và chỉ 6 tháng sau được bổ nhiệm làm trưởng phòng. Ngoài ra bà này cũng được cho là sở hữu khối tài sản lên đến hàng chục tỷ đồng, có một căn biệt thự 3 mặt tiền ở Thành phố Thanh Hóa và đi chiếc xe sang trọng Cadillac Escalade trị giá nhiều tỷ đồng và có biển số độc, trùng với ngày tháng năm sinh của bà này.
Giới báo chí và người dân liên lạc với cơ quan quản lý và phụ trách của bà Quỳnh Anh cho biết tất cả đều có thái độ né tránh hoặc im lặng. Đến ngày 1/3 vừa qua, chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa mới có quyết định thanh tra quy trình bổ nhiệm của bà này, nhưng lại giao việc này cho Ban thanh tra của tỉnh. Quyết định này gây ra các ý kiến trái chiều trong dư luận vì nhiều người dân e rằng nếu tin đồn bà Quỳnh Anh là bồ nhí của một lãnh đạo tỉnh, thì việc giao cho Thanh tra tỉnh điều tra là thiếu khách quan, công bằng.
Vụ việc này chưa được sáng tỏ thì mấy ngày nay thông tin ông Huỳnh Đức Thơ, chủ tịch Thành phố Đà Nẵng sở hữu khối tài sản khủng lại tràn ngập trên các mặt báo. Tin cho biết hiện ông Thơ sở hữu căn nhà có diện tích xây dựng 300 m2 cùng 4 mảnh đất tại nhiều vị trí đẹp ở Quảng Nam và Đà Nẵng. Ngoài ra, ông Thơ còn góp vốn 3ha đất trồng rừng và sở hữu 1,5ha đất nuôi tôm, góp vốn ở 4 cơ sở sản xuất kinh doanh với giá trị kê khai 2,5 tỷ đồng. Chủ tịch Thành phố Đà Nẵng cũng mua cổ phiếu công ty Dana - Ý trị giá 500 triệu đồng.
Dấu hiệu bao che
Đáp lại yêu cầu minh bạch tài sản của dư luận, ngày 15/3 Văn phòng UBND TP. Đà Nẵng ra thông báo cho biết ông Thơ đã thực hiện kê khai tài sản trước đó theo đúng nguyên tắc. Thông báo này cũng chỉ nói rằng việc thẩm tra, xác minh kê khai (nếu có), sẽ do cơ quan trung ương chỉ đạo thực hiện.
Trước cách xử lý của cơ quan chức năng trong 2 vụ việc vừa trình bày, tiến sĩ Phạm Chí Dũng, nhà báo công dân, nhà phân tích độc lập từ Sài Gòn cho chúng tôi biết nhận xét của cá nhân ông:
Cách hành xử của chính quyền địa phương trong 2 vụ việc này cũng tương tự như nhau và cũng gần tương tự với cách hành xử của một số bộ ngành, chính quyền trung ương ở một số vụ trước đây chẳng hạn như vụ Trịnh Xuân Thanh, Lê Trung Dũng, Vũ Huy Hoàng, Vũ Quang  Hải,… Hầu hết đều có dấu hiệu bao che, che chắn.
Cho tới bây giờ, gần như chưa có bất kỳ vụ nào được lôi ra ánh sáng và xử lý một cách nghiêm minh, cho dù dư luận đã đặt ra vấn đề rất nhiều.
Cái việc đóng cửa bảo nhau, giao cho một cơ quan lại thuộc thẩm quyền của nhân vật đương sự như vậy thanh tra thì sẽ không dẫn tới đâu cả.
best_791d4f5a7a-1-tai-san-400.jpg
Căn biệt thự hoành tráng gây chú ý dư luận của nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền tại Bến Tre. Courtesy of vietbao
Giáo sư Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Vụ Nghiên Cứu, Ban Dân vận Trung ương, hiện là giám đốc Trung tâm nghiên cứu Văn hoá Minh Triết đánh giá cách hành xử của ban lãnh đạo là kết quả của việc hành pháp lỏng lẻo, tùy tiện:
Bây giờ phải đặt lại vấn đề như thế này, Nhà nước này có tính pháp quyền hay không. Bởi vì luật lệ, hiến pháp của nước này người ta tùy tiện lắm. Thích thì áp dụng không thích thì thôi.
Nếu nhà nước này có tính chất pháp quyền rõ ràng, rành mạch, tôn trọng 3 quyền: xử phân lập, lập pháp, tư pháp độc lập, hành pháp rõ ràng thì mới điều tra được.
Công an bây giờ điều tra dưới sự lãnh đạo của Đảng thì làm sao điều tra tử tế được. Vì thế cho nên nó bùng nhùng, chả đâu vào đâu hết cả.
Trước đó trả lời báo chí, ông Huỳnh Đức Thơ khẳng định những tài sản ông có đều được kê khai minh bạch từ nhiều năm trước, và nhấn mạnh  rằng ông "không có gì phải áy náy. Người tốt thì có bỏ cối giã cũng tốt". Ông Thơ cũng giải thích rằng những lô đất ông sở hữu toàn nằm ở vùng sâu vùng xa, còn cổ phần ở công ty là của vợ ông.
Giáo sư Nguyễn Khắc Mai nhận xét về chính sách kê khai tài sản hiện nay:
Kê khai tài sản hiện nay là trò hề, không giải quyết được gì hết! Lâu nay có những tài sản khổng lồ, mờ ám nhưng có ai làm cái gì.
Anh Thơ ở trong Đà Nẵng tôi thấy kinh khủng quá. Tại sao lại có một khối tài sản khủng khiếp như vậy. Tôi là người lăn lộn, tù đày, bao nhiêu năm tích cực tham gia, lao động mà 100 triệu tôi không có nổi chứ đừng nói là bạc tỷ như vậy. Chuyện hết sức phi lý như vậy thì phải làm rõ thì dân người ta mới tin, chứ không người ta sao tin được.
Chỉ là mị dân!
Chỉ nội trong mấy năm gần đây, hàng loạt các vụ tham nhũng, bất minh bạch trong bổ nhiệm bị phanh phui. Tuy nhiên từ khi truyền thông lên tiếng đến khi các vụ án này được giải quyết là cả một chặng đường dài và đôi khi không được giải quyết thỏa đáng; thậm chí bị tảng lờ lắng dần vào quên lãng.
Tiến sĩ Phạm Chí Dũng đưa ra một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó:
Cái việc đóng cửa bảo nhau, giao cho một cơ quan lại thuộc thẩm quyền của nhân vật đương sự như vậy thanh tra thì sẽ không dẫn tới đâu cả.
- Tiến sĩ Phạm Chí Dũng
Tất nhiên chúng ta đấu tranh chống tham nhũng thì cần phải quyết liệt và cứ chống tham nhũng là hoan nghênh. Nhưng cũng cần phân biệt rạch ròi rằng có những hành động chống tham nhũng là thực chất, nhưng số đó rất hiếm ở Việt Nam; còn đa số còn lại là chống tham nhũng một cách giả tạo, thậm chí là mị dân, dối trá chỉ phục vụ cho quyền lực và lợi ích nhóm mà thôi.
Những vụ dậy sóng như Trịnh Xuân Thanh, Vũ Huy Hoàng báo chí, dân chúng lôi ra đấu tố đến như vậy mà cho tới giờ cũng chưa đâu vào đâu cả thì làm sao người dân có một niềm tin dù là hết sức nhỏ nhoi vào chế độ cầm quyền?
Hôm 7/3 vừa qua Tổ chức Minh bạch quốc tế (Transparency International) ra thông báo cho thấy tỷ lệ tham nhũng ở Việt Nam là 65%. Cuối năm ngoái, các quan chức Việt Nam cũng đưa ra số liệu tiết lộ trong 10 năm qua các vụ tham nhũng đã làm thiệt hại gần 60 ngàn tỉ đồng của Nhà nước.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/the-giant-assets-signals-of-covering-lh-03212017112535.html/03212017-taisanquanchuc-lh.mp3

Sao lại không tắt máy, núp trong mây, ngủ một giấc!

Phạm Thanh Nghiên (Danlambao) - ...Cái tôi tiếc nhất, bất mãn nhất là tại sao tổ lái lại phải bay lòng vòng 30 phút trên trời trong khi chờ tín hiệu trả lời từ đài kiểm soát không lưu? Làm như thế vừa tốn nhiên liệu, vừa tốn thời gian, lại mang tiếng cho ngành Hàng Không khi sự việc vỡ lở ra. Lẽ ra tổ lái phải áp dụng ngay phương pháp của phi công ta ở cái thời “đánh cho Mỹ cút đánh cho “Ngụy” nhào ấy”. Tức là tạm thời tắt động cơ, núp trong mây cho mát, ngủ một giấc sao vàng năm cánh mộng hồn quanh như bác Hồ. Rồi khi nào đồng chí ta ở dưới đất thức dậy thì ta cùng nhau tỉnh giấc cô đơn và hạ cánh an toàn...

*

Báo đảng hôm nay đưa tin “Tổng công ty quản lý bay Việt Nam” đã kiểm điểm một tổ kiểm soát không lưu tại sân bay Cát Bi (Hải Phòng) do “mắc lỗi trong quá trình điều hành bay”.

Lỗi trong quá trình điều hành bay được xác định là do... ngủ quên. Cụ thể là “do một nhân viên trực hiệp đồng đã không có mặt tại vị trí từ lúc 21h40 ngày 9/3 đến 5h40 ngày 10/3. Trong khi đó, nữ kiểm soát viên không lưu trực chính đã ngủ quên trong khoảng thời gian từ 21h40 đến 23h15 ngày 9/3”.

Báo đảng tóm tắt sơ sự việc như sau:

Ngày 9/3/2017, “chuyến bay VJ921 Hải Phòng đi Seoul dự kiến cất cánh tại sân bay Cát Bi lúc 23h24. Tuy nhiên, do cơ trưởng chuyến bay không liên lạc được với đài kiểm soát không lưu Cát Bi nên phải đến 23h41 máy bay mới có thể cất cánh.

Cùng ngày, chuyến bay VJ292 chặng TP. Hồ Chí Minh - Hải Phòng dự kiến hạ cánh tại Cát Bi lúc 23h30, trong khoảng thời gian từ 23h14 -23h38, cơ trưởng đã thiết lập liên lạc với đài kiểm soát không lưu nhiều lần nhưng không nhận được trả lời”.

Chính vì liên lạc với đài kiểm soát không lưu nhiều lần nhưng không có ai thèm trả lời nên “tổ lái phải cho máy bay bay lòng vòng gần 30 phút trên trời”.

Tôi chẳng có nhu cầu muốn biết người “nhân viên trực hiệp đồng” là con em nhà ai? Người này bỏ vị trí, bỏ nhiệm vụ đi đâu, đi trong bao lâu và làm gì, làm cho ai?

Tôi cũng thấy không cần thiết đặt câu hỏi vì sao cô kiểm soát viên không lưu trực chính lại ngủ quên trong khi làm việc, một công việc mà nếu sơ sẩy sẽ tổn hại đến tính mạng của nhiều người. Đơn giản là với truyền thống làm việc Hợp Tác Xã Thời Đồ Đá (có sức người sỏi đá cũng thành bo bo) kéo dài qua truyền thống làm việc Giữa Trưa Bỏ Nhiệm Sở Đi Mát Xa của thời đại đồ... Đô La thì cô ta buồn ngủ... thì… ngủ thôi.

Tôi cũng không quan tâm xem cái Cục Bay Trên Trời không sẽ kết luận ra sao về vụ việc cũng như “quyết định xử phạt tổ kiểm soát không lưu” nói trên như thế nào. Chắc sẽ đúng quy trình thôi, hiểu thế rồi, không cần tò mò thêm nữa. Đã có sự lãnh đạo tài tình của đảng, đến thảm họa môi trường còn bị hô biến thành “sự cố”, thì tuốt tuột các sai phạm trong các ngành khác chỉ là "chuyện nhỏ". Sơ xuất trong công tác quản lý bay thì nhằm nhò gì.

Cái tôi tiếc nhất, bất mãn nhất là tại sao tổ lái lại phải bay lòng vòng 30 phút trên trời trong khi chờ tín hiệu trả lời từ đài kiểm soát không lưu? Làm như thế vừa tốn nhiên liệu, vừa tốn thời gian, lại mang tiếng cho ngành Hàng không khi sự việc vỡ lở ra. Lẽ ra tổ lái phải áp dụng ngay phương pháp của phi công ta ở cái thời “đánh cho Mỹ cút đánh cho “Ngụy” nhào ấy”. Tức là tạm thời tắt động cơ, núp trong mây cho mát, ngủ một giấc “sao vàng năm cánh mộng hồn quanh” như bác Hồ. Rồi khi nào đồng chí ta ở dưới đất thức dậy thì ta cùng nhau tỉnh giấc cô đơn và hạ cánh an toàn.

Đơn giản thế mà không làm, bay lòng vòng mệt quá!

23.03.2017

Con đường xưa Em đi, giờ Đảng cũng theo đi

Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Mấy hôm rồi, Đảng treo bảng cấm “Con đường xưa em đi” khiến nhiều người lâu nay khoái con đường xưa em đi phải “bức xúc”, trách móc rằng Đảng chuyên nói một đàng làm một nẻo, y chang lời ông Thiệu: mồm thì kêu gọi hòa giải hòa hợp nhưng tay thì rình rình cái gì của dân Miền Nam trước 1975 lò ra là bóp; đã chủ trương hòa giải hòa hợp, thì ai muốn đi “con đường xưa...” thì cứ đi, ai muốn ngồi đó “...vót chông...”, cứ ngồi đó mà vót chông; miễn là đừng “đâm” vào nhau.

Trách móc Đảng như vậy cũng đúng thôi, nhưng Đảng giả bộ đấy, vì chính Đảng bây giờ cũng đang đi theo con đường xưa em đi; chẳng những Đảng đi theo con đường xưa em đi, mà Đảng còn đi một cách bặm trợn hung hăng con bọ xít, coi pha bảng chỉ đường, bất chấp luật giao thông. Em đi theo con đường Tư bản văn minh; Đảng thì Tư bản rừng rú.

Hồi còn ở ngoài ấy, chưa thấy con đường xưa em đi, lại còn đang trong thời kỳ quá độ si mê lời ông Liên Xô, ông Tung Cuốc, Đảng chửi em quá xá: nào Tư Bản bóc lột, khiến nhân dân miền Nam khổ hơn con chó “ba láp ba lốp” (Pavlow) gì đó, nào đồng bào Miền Nam bị kìm kẹp thở không ra chứ hòng ngồi đó mà muốn ăn gì thì ăn, nói gì thì nói tự do như ngoài bắc xhcn được ăn bo bo thay cơm, bột mì đen thế gạo; rồi Đảng cho phá em đủ cách, thứ bom mìn aka lựu đạn, thứ vót chông gài bẫy.

Phải đợi cho đến khi “Bọn giặc Mỹ cọp beo” rút, Đảng liền nhảy phóc ngồi chò hỏ lên Hiệp định Ba Lê xoẹt một bãi vào chữ ký của Đảng chưa ráo mực, và không bao lâu Đảng phỏng được hai hòn Miền Nam. Thế là đoàn quân xa Molotova ta phon phon như trẩy hội, nườm nượp Bắc Nam hai chiều, không phải để mang “hạt muối cắn làm tư hạt gạo cắn làm ba” vào cứu đói “đồng bào Miền Nam ruột thịt”, nhưng vào “làm thịt” đồng bào Miền Nam, “đúng quy trình” 4V, Vào Vơ Vét Về; chiến thắng này về sau được viết thành sách với tựa là “Đại Thắng Bốn Vờ” được xếp vào hàng sách quý của lịch sử Đảng CSVN.

Không như quy trình xã lũ giới hạn đôi ba ngày, quy trình Bốn Vờ kéo dài cả thập niên, cho đến khi “cào” con đường xưa em đi xuống “bằng” con đường Đảng đi để Cả Nước Xuống Hố, tức là Miền Nam sau mười năm bị phỏng, nay không còn cọng “he” (nô he/no hair) cho Đảng “bốn vờ”, Đảng ta bèn giật mình, thắc mắc: “Sao Miền Nam nó phồn thịnh vậy kìa?”

Đảng ta biết “hỏi tức trả lời”: mặc dầu bị chiến tranh phá hoại, mọi tài nguyên bị tập trung cho việc quốc phòng, nhưng ngươi dân Miền Nam có được của ăn của để, cho Kách Mạng Vô Sản vào vơ vét về Bắc, thực sự hoàn tất sự nghiệp phỏng hết tất cả mọi hòn của đồng bào miền Nam.

Thế là Đảng họp đại hội để “đổi mới tư duy”, đi theo con đường xưa em đi cho đến hôm nay. Nhưng vì sợ mang tiếng “nhổ rồi lại liếm” con đường xưa em đi, Đảng phải mang theo cái đuôi “định hường xhcn”. Nhưng cũng vì cái đuôi khỉ Trường Sơn này mà dân ta khốn nạn triền miên bởi vì nằm ngày ở cuối cái đuôi khỉ này lại là cái mồm toang hoác của các quan chức Đảng ta.

23.03.2017

Gia đình hạnh phúc đến tê tê tê tê người

Tư nghèo (Danlambao) - "Gia đình" mà Tư tui "minh họa" là một tổ ấm của đẻng ta ở Hà Nam. Trước tổ nó treo bảng Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT). Gọi tắt là tổ Tê-Bốn-Lần. Gia đình này có một thèng chồng thôi bà con, mà nó có tới 19... con dzợ. Độc lập, tự do, hạnh phúc tới bến Ninh Kiều luôn đó!

He he, số là đẻng ta mới "phát hiện" cha con tổ 4 tê của Hà Nam có 20 mạng mà trong đó có tới 19 đứa là lãnh đạo, chỉ có một đứa là lãnh đạn, tức là nhân viên.

Nói là "đẻng ta" phát hiện cho nó láng-như-đảo chứ trong hồ sơ lý lịch ba đời chín kiếp nhà sản và danh sách chức vụ thì đẻng ta biết rõ cái nhà tê tê tê tê này, chỉ có một thèng chồng phục vụ cho 19 con dzợ, con nào cũng là dzợ to to chứ không có em nào chịu làm bé bé anh thương cả.

Vụ phát hiện rồi lại tọc mạch đi tố cáo hạnh phúc một chồng 19 dzợ này là của một "bạn đọc" phải gió nào đó đã đi méc với báo nhà đẻng. Theo bạn đọc nhiều chiện này thì gian nhà hạnh phúc đến tê-bốn-lần này gồm có:

- 4 mụ dzợ lãnh đạo, gồm có 1 giám đốc dzợ và 3 phó giám đốc dzợ. Cộng lại là thành tê tê tê tê... nè... cho thèng chồng hạnh phúc;

- Trong phòng the thì có ba mụ dzợ quản lý - 1 chánh phòng, 1 phó chánh phòng và 1 kế toán phòng the để ghi chép sổ sách của the phòng;

- Dưới phòng bếp thì có một em chánh bếp và một em phó chánh bếp. Hai em này không phải lo chuyện nấu nướng mà thanh tra xem thèng chồng tên Nhân họ Viên có cung phụng đầy đủ sơn hào hải vị cho các lãnh đạo dzợ hay không;

- Ra phòng tiếp khách (trong trường hợp thèng nhân viên chồng hết xíu quách), thì có 1 em trưởng phòng, 1 em phó phòng;

- Nghe điện thoại chào khách phương xa thôi cũng cần đến 2 con dzợ đứng ra lãnh đạo. 1 trưởng và 1 phó. Ngồi thu tiền khách cũng có 1 con dzợ nữa làm trưởng.

- Còn lại là phần tiếp thị, chào hàng cũng có 3 mợ trưởng, phó, giám đốc lãnh đạo.

Tổng cộng thành một gia đình 19 con vợ
chồng hạnh phúc thấy mồ tổ luôn.

Hồi đó, đi ngang Quy Nhơn, Bình Định, Tư tui thấy biểu ngữ do gia đình Bốn Tê ở xứ này treo:


Tư tui tính dời đô về đất Tây Sơn để mà đậu cái con chim lành.

Giờ biết được gia đình Bốn Tê ở Hà Nam nó hạnh phúc như vậy, Tư tui chắc phải leo lên xe đò ngược về phương bắc, kiếm 1 cái thẻ đỏ lòm để vào xin làm thằng chồng bé, phụ anh nhân viên chồng đang xơ xác ở Sở Bốn Tê.

23.03.2017

Hải tặc

Hạ Trắng (Danlambao) - Hôm 16/3, trong cuộc họp “cho ý kiến” về dự án Luật bảo vệ và phát triển rừng (sửa đổi) tại Ủy ban Thường vụ Cuốc hội, “đồng chí” Võ Trọng Việt - Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh đã phọt một đống thải mô-sa ra rằng "về cơ bản rừng đã phá hết do phá rừng, nhìn bên ngoài xanh tốt nhưng bên trong viêm đại tràng nặng...". Đồng chí Việt chỉ ra nguyên nhân rừng đã hết, rừng bị viêm đại tràng nặng là do “phá rừng”.

Hỏi: - Kẻ nào phá?
Xin thưa: - Lâm tặc phá.
Hỏi: - Lâm tặc là ai?
Xin thưa: - Chính là đảng cộng sản Việt Nam.

Năm ngày sau (21/3), lại cũng trong cuộc họp “cho ý kiến” về Dự án Luật Thủy sản (sửa đổi) UB Thường vụ Cuốc hội, đồng chí Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam Phạm Ngọc Minh lại phọt-mô-sa rằng:

“Trước đây biển rất nhiều cá, còn bây giờ từ Bạch Long Vĩ đến Phú Quốc đều không còn cá nữa. Vì thế ngư dân phải đi đánh cá ở bên ngoài rất nhiều, bị bắt cũng rất nhiều”.

Đây là lời trần tình mà đồng chí Minh tỏ bày cho các đồng rận nghe sau 30 năm kinh nghiệm đi biển, phục vụ sự nghiệp bám ghế, bám bờ vĩ đại của đảng ta.

Một lần nữa, thủ phạm khiến “biển không còn cá” lại được xác định là do Ông Trời (biến đổi khí hậu) và các yếu tố khách quan như “yêu cầu hội nhập quốc tế, năng lực, kinh nghiệm quản lý và trang thiết bị phục vụ cho kiểm tra, kiểm soát các hoạt động thủy sản còn hạn chế, xu hướng bảo hộ mậu dịch, hàng rào kỹ thuật của các nước nhập khẩu v.v...”.

Từ những khám phá vượt bậc trên, cái gọi là “Ủy ban Khoa học, Công nghệ và môi trường” của Cuốc hội Việt Nam đã đi đến kết luận rằng: “thủy sản không phải là một nguồn tài nguyên vô tận”. Chúc mừng các nhà khoa học của đảng ta sau nhiều năm nghiên cứu, nghiền ngẫm đã tìm ra một chân lý vốn là kiến thức tối thiểu của học sinh bậc tiểu học. Hãnh diện thay, tự hào thay các nhà khoa học của đảng với nhãn hiệu đỉnh cao trí tuệ của nhân loại.

Trở lai với phát biểu của Phạm Ngọc Minh: “biển không còn cá”, “ngư dân phải đi đánh cá ở bên ngoài rất nhiều, bị bắt cũng rất nhiều”.

Ngư dân kiếm sống trên biển Việt Nam bị tên Phó Tổng tham mưu trưởng cho rằng “đánh cá bên ngoài. Biển của Việt Nam, lãnh hải của Việt Nam mà tên Phạm Ngọc Minh gọi là “bên ngoài”, vậy “bên ngoài” là ở đâu, thuộc chủ quyền của nước nào? Thực tế đã chứng minh Đảng cộng sản Việt Nam dâng đất, dâng biển cho Tàu cộng, thần phục Bắc Kinh. Vì thế, tên Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Việt cộng này đương nhiên đang ám chỉ lãnh hải của Việt Nam thuộc về Tàu cộng. Không chỉ biến biển của ta thành của “nước lạ”, tên Minh còn vu khống ngư dân ta xâm phạm lãnh hải của giặc.

Phạm Ngọc Minh cùng quân đội Việt cộng đã ở đâu, làm gì khi ngư dân đánh bắt cá trong vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam bị hải quân Trung cộng bắt cóc, giam giữ, đánh đập, tống tiền, giết hại?

Phần lãnh hải ít ỏi còn sót lại mà chúng chưa bán hết đã hoàn toàn bị ô nhiễm. Thủ phạm gây ra thảm họa môi trường tồi tệ nhất trong lịch sử Việt Nam chính là Formosa và Tập đoàn MCC của Tàu cộng. Kẻ tiếp tay hủy hoại môi trường, tước đoạt cuộc sống của hàng vạn đồng bào, đe dọa đến sự tồn vong của giống nòi không ai khác chính là nhà cầm quyền cộng sản. Hơn thế, Bộ Chính trị Việt cộng đã ra sức bảo vệ Formosa, coi người dân là kẻ thù và dùng bạo lực chống lại dân tộc này.

Kẻ làm cho biển không còn cá, kẻ dâng biển cho Tàu cộng chính là bọn Hải tặc Việt cộng.

“Hải tặc”“Lâm tặc”, “Cát tặc”, tất cả các loại “tặc” đều được đẻ ra bởi tên“Hồ tặc” để bán nước cho Tàu tặc”.

22.03.2017