Wednesday, October 14, 2015

Im lặng, vì sợ mất mùi… “đại cục”

Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - “Mối quan hệ láng giềng “vừa là đồng chí, vừa là anh em” do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông dày công “vun đắp” là nhân tố quan trọng là tài sản chung quý báu của hai Đảng CSTQ và đảng CSVN cần luôn được trân trọng, giữ gìn và không ngừng kế thừa, phát huy”. (TBT/CSVN Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Bắc Kinh 7/4/2015).

Và đây là “tài sản quý báu” mà Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh để lại cho 2 đảng CSVN & CSTQ để kế thừa phát huy:

Mao Trạch Đông: “Vun đắp” 10 triệu ngôi mộ (CCRĐ) tại TQ 

Hồ Chí Minh: “Vun đắp” gần 200.000 ngôi mộ (CCRĐ) tại Việt Nam

“Luôn được trân trọng, giữ gìn và không ngừng kế thừa, phát huy”. (TBT/Nguyễn Phú Trọng)… phát huy tới mức… ngay cả: “Khi sân nhà mình bị tên hàng xóm Trung Quốc to gan lớn xác hung hãn công khai chiếm đoạt và còn khủng bố “ngư dân” trong nhà bằng bạo lực, thì không ai gọi đó là tranh chấp mà chính là xâm lược và ăn cướp, thế nhưng nạn nhân (đảng CSVN) lại không thưa kiện gì hết còn khuyên gia đình (nhân dân) hãy nhớ ơn và thương yêu đừng ghét bọn cướp (Tàu Cộng) ấy vì đó là “đại cục” của gia đình mình với nó”!?

Nhắc lại mối quan hệ “lạ lùng” tới độ như “quái đản” ấy của nhà nước “đảng ta” mà trên thế giới theo thông lệ ngoại giao vì thể diện và tư cách của dân tộc rất khó xảy ra với các quốc gia văn minh khác…. Không lạ lùng sao được…. 

Chưa xa lắm, mới năm ngoái đây thôi. Ngày 2 tháng 5 năm 2014, Trung quốc đưa giàn khoan HD-981 đến thăm dò dầu khí cách đảo Lý Sơn Việt Nam khoảng 120 hải lý, vị trí nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý trên thềm lục địa của Việt Nam, gây ra các vụ va chạm đối đầu gay gắt trên biển Đông. Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Lê Hải Bình trong cuộc họp báo ngày 5/6/2014 tại Hà Nội lên tiếng kêu gọi Mỹ hành động hơn nữa giúp giải quyết tranh chấp Biển Đông bởi các động thái gây hấn leo thang của Trung Quốc trong khu vực, phát ngôn viên này nói: 

“Việt Nam hy vọng Hoa Kỳ sẽ có tiếng nói mạnh mẽ hơn cũng như có thêm “hành động” thực tế hơn nữa góp phần duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và giúp giải quyết các tranh chấp chủ quyền trong vùng theo đúng luật lệ quốc tế” (1).

Mới đây, theo sách lược của Mỹ vô hình chung như đáp ứng “hy vọng” theo lời kêu gọi của Việt Nam… Hoa Kỳ đang chuẩn bị “hành động thực tế duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, trong vùng theo đúng luật lệ quốc tế” như lời đề nghị của Việt Nam (Lê Hải Bình - nói trên) .

Tờ New York Times ngày 12-10 đưa tin, Mỹ đang thông báo cho các nước đồng minh ở châu Á (cả khối Asean) về kế hoạch triển khai tàu hải quân thực hiện các cuộc tuần tra “tự do hàng hải” vào khu vực giới hạn 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo Trung Quốc xây trái phép ở biển Đông, trước đó ngày 2-10, tạp chí Foreign Policy (Mỹ) dẫn thông tin từ các quan chức Mỹ đã cho biết, Mỹ đã sẵn sàng triển khai tàu hải quân và máy bay đến Biển Đông để phản đối các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với các đảo nhân tạo mà nước này bồi đắp cấp tập phi pháp trong thời gian qua.

Tàu chiến Mỹ Trên biển Đông Ảnh: Getty Images

Mỹ điều tàu chiến hải quân vào khu vực cũng nhằm kiểm tra và thử thách cam kết của Trung Quốc, rằng “không quân sự” hóa các đảo nhân tạo mà họ xây dựng trái phép trên Biển Đông bởi trong chuyến thăm Mỹ hồi tháng 9 vừa qua, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Obama tại Nhà Trắng đã đưa ra cam kết không “quân sự hóa” các đảo nhân tạo mà nước này tôn tạo trái phép trên Biển Đông sau khi cuộc hội đàm cấp cao Mỹ-Trung không đạt được đột phá nào về phương hướng giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông.

Một quốc gia liên quan (trong cuộc) giới chức CP/ Philippines cho biết, họ đã được thông báo về kế hoạch tuần tra từ nhiều ngày qua. Thượng nghị sĩ Antonio Trillanes IV, Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng và an ninh Quốc gia, nói rằng, ông hoan nghênh quyết định này còn Ngoại trưởng Philippines, ông Albert F. del Rosario nhận định đây là “việc cần thiết giúp duy trì ổn định khu vực”. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter và Ngoại trưởng John Kerry đã lên lịch thảo luận về việc tuần tra với phía Australia tại Boston ngày 12-13/10. Chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ, đô đốc Harry B. Harris Jr.(người từ nhiều tháng trước đã yêu cầu đáp trả hành động của Trung Quốc ở biển Đông), cũng tham dự cuộc họp này.

Thông thường (nếu không muốn nói là bắt buộc) nhân danh Việt Nam là quốc gia bị Trung Quốc gây hấn xâm phạm chủ quyền biển đảo nhiều nhất trong khu vực, nhà nước đảng CSVN phải công khai lên tiếng hoan nghênh động thái này của Mỹ đó là điều hiển nhiên tất yếu vì nếu nhà nước đảng CSVN không đồng tình lên tiếng ủng hộ cũng có nghĩa: “mặc nhiên thừa nhận những gì Trung Quốc đang làm là đúng và càng khiến Bắc Kinh tự tin rằng mình có chủ quyền toàn bộ Biển Đông” (ít nhất là với Việt Nam). 

Tuy nhiên rất lạ lùng “quái đản”. Trước việc ngày 9/10/2015 Trung Quốc cho khánh thành 2 ngọn hải đăng được xây dựng phi pháp trên bãi đá Châu Viên thuộc quần đảo Trường Sa (của Việt Nam) Ngày 13/10/2015, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình lên tiếng chính thức: "Việt Nam phản đối Trung Quốc xây hải đăng tại Trường Sa coi đây là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, Việt Nam kiên quyết bác bỏ và phản đối mạnh mẽ hành động này"(VnEconomy 14/10). 

Nhưng hoàn toàn không đả động gì đến việc mới đây, sáng 29-9, tại tọa độ 16 độ 32’ Vĩ Bắc, 111 độ 35’ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, tàu cá mang số hiệu QNg - 90352 bị Tàu kiểm ngư Trung Quốc tấn công đâm thủng mạn hông thuyền, kiểm ngư Trung Quốc xông qua tàu tra khảo cướp sạch toàn bộ số tài sản trên tàu QNg - 90352 TS ước tính khoảng trên 1 tỉ đồng, rồi bỏ đi mặc cho tàu cá Việt Nam bị nước biển tràn vào chìm sau đó.

Nhưng quan trọng hơn hết là phát ngôn viên này không hề đề cập một câu chữ nào về việc Mỹ thông báo cho các nước đồng minh ở châu Á (cả khối Asean) về kế hoạch triển khai tàu hải quân thực hiện các cuộc tuần tra “tự do hàng hải” vào vực giới hạn 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo Trung Quốc xây trái phép ở biển Đông, mà truyền thông quốc tế đăng tải có báo chí “đảng ta” dẫn nguồn!?. 

Quả thật “lạ lùng, quái đản” khi khẩn thiết: “Việt Nam hy vọng Hoa Kỳ sẽ có “hành động” thực tế góp phần duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và giúp giải quyết các tranh chấp chủ quyền trong vùng theo đúng luật lệ quốc tế” – (Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Lê Hải Bình) 

Nhưng khi Hoa Kỳ triển khai “hành động thực tế” theo đúng luật lệ quốc tế ngay tại ngư trường lãnh hải Việt Nam đang bị Trung Quốc khống chế thì nhà nước & đảng CSVN lại im như thóc, mở miệng ra s… bay mất cái mùi “đại cục” của Trung Quốc!?. Thế giới văn minh tự do dân chủ ơi… Có Nước nào hãnh diện như Việt Nam nước tôi? 

14.10.2015


Cộng sản Việt Nam tước đoạt quyền con người của người dân



Trần Quang Thành (Danlambao) - Tại đám tang cháu Đỗ Đăng Dư, 17 tuổi bị đánh đập dã man ở trại giam số 3 công an Hà Nội đẫn đến tử vong ở bệnh viện Bạch Mai tối ngày 110/10/2015, thay vì chia sẻ nỗi đau của gia đình cháu bằng cách lo liệu cho đám tang của cháu được chu đáo, công an Hà Nội đã huy động một lực lượng lớn công an đủ loại để phòng chống cái mà họ gọi là sự kích động của “phản động”. Không chỉ có thế, họ còn huy động cả những tên dư luận viên đến khuấy động, gây chuyện với những người trong các tổ chức xã hội dân sự đến viếng và đưa tang cháu. Dư luận viên Trần Nhật Quang, hôm nay cũng vác mặt đến đây gây rối buộc bà Trần Thị Hải, trong ban điều hành Hội phụ nữ nhân quyền Việt Nam phải lên tiếng đấu khẩu với hắn.

Quá thất vọng về dư luận viên Trần Nhật Quang, trong bài mang tựa đề “Đôi điều về bức hình chụp chung vơi DLV Trần Nhật Quang” đăng trên FB của mình, luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài đã viết: “Tôi không ngờ bức hình chụp chung với Trần Nhật Quang lại thu hút sự quan tâm của anh chị em và cộng đồng mạng đến vậy. Rất nhiều anh em, bạn bè inbox nói tôi giải thích lý do tại sao lại chụp hình với DLV Trần Nhật Quang. Trước tiên là cảm ơn tất cả anh chị em đã quan tâm.

Trần Nhật Quang vừa nạn nhân vừa là sản phẩm của bộ máy tuyên truyền và nhồi sọ chế độ CS. Bởi vậy, anh ta đáng thương hơn là đáng trách.

Những anh chị em chụp hình chung với Trần Nhật Quang đều là những người hoạt động nhân quyền và xã hội DS. Bởi vậy, chúng ta cần có lòng khoan dung với những con người như Trần Nhật Quang.

Với tôi, nếu chỉ 1/1,000,000 cơ hội để cảm hóa một người xấu thành 1 người tốt thì tôi cũng phải thử. Lần đầu gặp Trần Nhật Quang nên tôi trò chuyện, chụp ảnh và thử tìm cơ hội cảm hóa anh ta.

Quả thực Trần Nhật Quang thuộc diện sản phẩm hỏng, không thể sửa chữa, chỉ có thể đào thải!”

(Hình LS Đài và DLV Quang)

Kiểm ngư Trung Quốc tấn công ngư dân Việt Nam, đã là chuyện thường rồi sao?

Mẹ Nấm (Danlambao) - Tính từ đầu năm 2015 đến nay, đã có gần 10 vụ tàu cá bị cướp bóc, ngư dân bị đánh đập trên ngư trường Việt Nam.

Các bản tin về những sự vụ này xuất hiện thật lặng lẽ, phải chăng vì phản ứng của Việt Nam là chưa đủ và chưa hết trách nhiệm để bảo vệ công dân mình?

Vụ tấn công mới nhất theo bản tin trên báo Người Lao Động cho hay: 

Tàu cá mang số hiệu QNg–90352 bị tấn công bởi 5 người có dao và dùi cui điện trên tàu kiểm ngư số 02 của Trung Quốc tại tọa độ 16032’ Vĩ Bắc, 111035’ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa vào ngày 29/09/2015. 

Sau 1 giờ đồng hồ tra khảo các thuyền viên, toàn bộ tài sản trên tàu QNg-90352 ước tính khoảng trên 1 tỉ đồng bị nhóm người này cướp mất. Tàu kiểm ngư 02 của Trung Quốc chỉ bỏ đi sau khi đâm thủng tàu của ngư dân Việt Nam.

Và lần này, bài phát biểu quen thuộc của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam ông Lê Hải Bình đã được cất lên ở một vị trí khác – Nghiệp đoàn Nghề cá: 

“Trước hành động dã man, mất nhân tính này, Nghiệp đoàn Nghề cá Việt Nam cực lực phản đối những hành động gây phương hại đến tính mạng và tài sản của ngư dân và đoàn viên Nghiệp đoàn Nghề cá Việt Nam” - Tuyên bố của Nghiệp đoàn Nghề cá nêu rõ.

Nghiệp đoàn Nghề cá Việt Nam cũng yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt ngay những hành động gây hấn. cản trở việc khai thác thủy hải sản trên ngư trường truyền thống của ngư dân và đoàn viên Nghiệp đoàn Nghề cá Việt Nam.

Trong suốt thời gian từ đầu năm 2015 đến nay, đã có hơn 5 tàu cá Việt Nam bj Trung Quốc tấn công và cướp bóc, cụ thể như: tàu QNg–96372 (7/01/2015), tàu QNg–96093 (12/01/2015), tàu QNg-95193 (7/06/2015), tàu QNg-90657 (10/06/2015), tàu QNg-96507-TS (31/07/2015), tàu QNg-90127 (7/2015).. và mới nhất là tàu QNg–90352.

Ngoài việc phản đối bằng lời, lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam có thể làm gì để chấm dứt tình trạng này?

Trong bối cảnh hiện nay, khi mà các động thái bắt bớ trấn áp người biểu tình chống Trung Quốc diễn ra suốt từ năm 2011 đến tận bây giờ đã khiến nhiều người gần như vô cảm với tin tức ngư dân Việt Nam bị tấn công trên ngư trường Việt Nam.

Với thống kê gần như mỗi tháng có một vụ tấn công xảy ra trên vùng biển Hoàng Sa, người ta hoàn toàn có quyền đặt câu hỏi: ai đang bảo vệ chủ quyền và an toàn cho ngư dân Việt Nam?

Tôi xin dẫn lại đâu, câu trích dẫn của blogger Vũ Đông Hà mà tôi rất tâm đắc, để mỗi người tự chọn thái độ và hành động cho riêng mình:

“Tội ác lớn nhất của một triều đại không hẳn là đốt sách, giết người hay làm cho đất nước trở nên nghèo khó, mà là làm cho cả một dân tộc trở nên hèn nhát, ích kỷ và mê muội."



TNLT Trương Văn Kim tố cáo những hành vi vô nhân đạo của chế độ cộng sản

CTV Danlambao - Võ sư Trương Văn Kim, một dân oan bị nhà cầm quyền Cộng sản (NCQCS) cưỡng chiếm đất đai, từng bị giam cầm 3 năm trong nhà tù cộng sản (26/8/2009-26/82012) với tội danh “Trốn ra nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân”. Sau khi ra tù ông tiếp tục bị cưỡng bách quản chế thêm 3 năm (26/8/2012-26/8/2015).

Vừa qua CTV Dân Làm Báo có buổi nói chuyện với võ sư Trương Văn Kim. Ông đã bày tỏ những khó khăn, bức xúc của mình trong suốt thời gian 3 năm bị giam cầm, 3 năm bị cưỡng bách quản chế và cuộc sống hiện tại của ông. Đồng thời ông cũng lên án mạnh mẽ sự giả dối và bất công của chế độ độc tài đảng trị.

CTV Dân Làm Báo (CTV DLB): Chào ông Trương Văn Kim, được biết ngày 26/8/2015 là ngày hết thời hạn bị cưỡng bức quản chế. Trước hết xin ông chia sẻ cho chúng tôi cũng như đồng bào trong và ngoài nước được biết, trong thời gian 3 năm bị cầm tù, ông đã trải qua những khó khăn và bức xúc gì, thưa ông?

Trương Văn Kim (TVK): Vâng, Tôi xin kính chào quí vị.

Tôi tên Trương Văn Kim, là một Dân Oan và cũng một cựu tù nhân lương tâm.

Trước tiên cho tôi kể lại thời gian đầu tôi bị bắt và tạm giam điều tra tại trại tạm giam B34.

Trong thời gian điều tra, công an đã biệt giam tôi tại một căn phòng nhỏ hẹp, sau đó họ cho một tù nhân từng bị giam tại khám Chí Hòa chuyển về ở cùng tôi. Qua cách nói chuyện và cách cư xử của anh ta, tôi mới biết anh ta là thành phần xã hội đen phạm tội được chuyển tới đây nhằm quấy nhiễu và khủng bố tôi trong thời gian này. Công an, họ muốn gián tiếp nhờ anh “chàng” này tạo áp lực và khủng bố tinh thần tôi ngày lẫn đêm.

Trong sinh hoạt hằng ngày anh “chàng” này thường hay lục lọi lấy đố ăn thức uống mà không hỏi ý kiến tôi. Đồng thời khi tôi đi làm việc với CA điều tra, anh ta ở lại phòng lấy nước mắn hoặc nước uống của tôi đổ đi và cho thứ nước nào đó đổ vào trở lại. Khi tôi phát hiện và lên tiếng nhắc nhở thì anh ta hùng hổ muốn đánh tôi. Vì tôi thừa biết đây là “quỉ kế” của CA nên đã nhẫn nhịn cho qua chuyện. Anh ta thường hay ngủ ban ngày nhưng đêm lại thức, anh ta cố tình lục soạn đồ đạc để gây tiếng ồn, nhất là lấy mấy bao xốp rồi tạo ra âm thanh sột soạt nhằm phá giấc ngủ của tôi.

Trong suốt 8 tháng bị biệt giam tại B34, họ không cho tôi gặp mặt thân nhân gia đình. Tôi có đề nghị mướn luật sư để bào chữa nhưng họ từ chối.

Trong một lần làm việc với ông trung tướng tên Trịnh Luân Hy, tôi có nhắc đến chuyện muốn mướn luật sư. Ông Hy nói rằng:

“Tôi đã xem qua bản cung của anh, nhận thấy anh cũng không có tội gì, nặng lắm là hưởng án treo thôi. Vậy anh cứ yêu tâm đi. Và anh cũng không cần mướn luật sư vì có thể nay mai anh sẽ được tại ngoại.”

Tôi nghĩ ông Hy là một trung tá công an chắc không thể gạt mình, và đã tin vào lời nói của ông ta. Vả lại tôi vẫn nghĩ rằng, bản thân mình không làm gì trái với pháp luật cả.

Ở trong nước tôi đi khiếu kiện khắp nơi mà không có bất cứ cơ quan chức năng nào giải quyết nên tôi sang Campuchia gặp ông Nguyễn Công Bằng chủ tịch đảng Vì Dân để tố cáo chính quyền Huyện Di Linh về hành vi lạm quyền cướp đất đai của mình – Vậy là sai sao?!. Do đó tôi rất an tâm. 

Cuối cùng khi tòa án kết tội và kêu án tôi 3 năm tù giam và 3 năm quản chế, tôi mới hiểu tất cả chỉ là sự dối trá. Từ đó về sau tôi nhủ với lòng sẽ không tin bất cứ điều gì ở đảng viên đảng Cộng sản nữa.

Đặc biệt thời gian tôi bị giam giữ ở trại tù Z30A - Xuân Lộc, tôi càng thấy sự giả dối và đê tiện của ngành CA rõ ràng hơn. Nơi đây công an trại giam luôn luôn đối xử rất tệ với những tù nhân chính trị và tôn giáo. Họ dùng mọi thủ đoạn nhằm gây sức ép và buộc chúng tôi nhận tội. Nếu ai không nhận tội chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn rắc rối hơn so với những người nhận tội. Thậm chí tù nhân nào có biểu hiện “chống đối” là họ sẽ cắt việc thăm gặp.

Bản thân tôi cũng được một số người tù trong đây rỉ tai nói: “Anh Kim nên nhận tội đi sẽ được về sớm. Còn nếu như không những không nhận tội mà còn “chống đối” thì sẽ bị cắt thăm gặp vĩnh viễn”.

Thật vậy, vì tôi không làm theo ý nhà trại, nên công an ở đây luôn sách nhiễu và khủng bố tôi bằng nhiều hình thức. Mai mời lên mốt mời xuống hăm dọa sẽ cắt việc thăm nuôi tôi đồng thời tung tin sai sự thật về vợ con gia đình tôi khiến tôi hoang mang. Thậm chí đến ngày về họ còn tranh thủ hành xác tôi.

Đến nay tôi vẫn nhớ rất rõ ngày 26/8/2012- là ngày tôi mãn án, lúc 7 giờ sáng họ (công an) bắt tôi chui vào thùng xe bít bùng rồi chở tôi mãi đến 2 giờ trưa mới về đến nhà.

Thiết nghĩ tôi đã hết án rồi tại sao công an còn đối xử tàn nhẫn đới với tôi như vậy. Tôi cho đó là hành vi vô nhân đạo của cái chế độ cộng sản này.

CTV DLBCòn trong thời gian 3 năm quản chế, công an địa phương có tạo điều kiện ông hòa nhập cộng đồng không?

TVK: Làm gì có chuyện đó… Thời gian 3 năm quản chế cũng không thua kém gì thời gian tôi ở trong nhà tù nhỏ cộng sản.

Xung quanh nhà tôi luôn có từ 3 đến 4 bốn “ông” công an mật vụ bám sát. Họ giám sát từng sinh hoạt của tôi cả ngày lẫn đêm. Có lần tôi bệnh quá nên phải đi Sài Gòn để chữa bệnh. Vừa cách địa phương không bao xa, thì họ chặn xe tôi và lập biên bản kêu tôi ký tên nhưng tôi từ chối sau đó bọn họ tự ký nhau, rồi áp giải tôi trở về lại nhà.

Họ (công an) tìm đủ mọi cách để gây sức ép không cho bạn bè hay chòm xóm tiếp cận tôi. Kể từ khi tôi ra tù cũng có nhiều người bạn đến thăm nhưng họ thẳng thừng đuổi đi và nói:

“Ông Kim là phản động nếu ai tiếp xúc với ông ta sẽ bị vạ lây.”

Công an còn muốn cô lập cả về vấn đề kinh tế của gia đình tôi.

Điển hình như gia đình tôi có mở một quán bán nước trước cửa nhà. Vậy mà công an họ đê tiện đến mức đích thân đuổi hết tất cả khách nào ủng hộ và ghé vào uống nước.

CTV DLBSau khi hết quản chế đến giờ chắc hẳn công an địa phương không còn gây rắc rối gì thêm cho ông đúng không, thưa ông?

TVK: Công an vẫn chưa tha tôi đâu anh. Trước ngày hết quản chế 25/8/2015. Công an kêu tôi lên Ủy Ban Nhân Dân xã Di Linh, Huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng nhận 'giấy mời' để nhận tống đạt hết án. Họ cứ ép buộc tôi ký vào đường line của giấy mời trước khi họ xé ra đưa cho tôi. Tôi cương quyết từ chối và nói rằng:

“Các anh 'mời' tôi nhận giấy tống đạt hết án thì trách nhiệm đã xong. Về phần tôi, tôi hoàn toàn tự do. Vậy tại sao chế độ của các anh cứ thích rườm rà gây khó dễ cho người dân. Bắt tôi phải ký này ký nọ. Xin lỗi tôi không ký. Tốt nhất các anh đưa giấy mời cho tôi ngay, vì tôi cho rằng đó là quyền lợi của tôi, ngày mai tôi có thể lên đây lần nữa để nhận giấy tống đạt, bằng không tôi khỏi đi cũng không sao”.

Tiếp sau đó bọn họ cứ điện thoại cho ai đó 5 lần 7 lượt, cuối cùng mới xé giấy mời đưa cho tôi.

Qua hôm sau, ngày 26/8/2015, một lần nữa tôi cầm giấy mời đi xuống ủy ban nhân dân xã Di Linh, huyện Di linh, tỉnh Lâm Đồng để nhận giấy tống đạt.

Lần này là một trung tá làm việc với tôi (tôi đã quên tên). Ông ta bắt tôi ký tên vào 2 tờ tống đạt, để giao cho tôi một tờ và họ giữ một tờ. Nhưng tôi vẫn cương quyết không ký và có nói với ông trung tá đó rằng:

“Tôi sẽ không ký bất kỳ giấy tờ nào của các ông. Vì qua thời gian tôi cảm thấy các ông chỉ biết lừa dối dân. Công an từ địa phương đến trung ương toàn là như nhau. Thật sự tôi không còn tin chút gì vào đảng Cộng Sản của các ông nữa rồi.”

Sau đó ông trung tá chằm chằm nhìn tôi rồi đưa giấy tống đạt và nói: “thôi anh về đi”.

CTV DLBThưa ông, ông đã trải qua những năm tháng tù đày ở nhà tù cộng sản, vậy xin cho chúng tôi cũng như đồng bào trong và ngoài nước biết cảm nghĩ của ông về chế độ cộng sản này.?

TVK: Hôm nay tôi cũng muốn nói lên những tâm tư và nguyện vọng chính đáng của mình. Nếu như muốn đất nước Việt Nam phát triển giàu đẹp hơn.

Tôi yêu cầu nhà cầm quyền cộng sản phải thay đổi toàn diện để đem lại công bằng dân chủ thực sự cho đồng bào. Kế đến trả lại quyền tự quyết cho dân tộc Việt Nam, cần phải ý thức và hãy quan tâm trả tự do tất cả tù nhân lương tâm đang bị giam trong tù, vì chính họ là những người yêu nước thật sự, chỉ vì họ (TNLT) không đồng quan điểm với đảng cộng sản mà thôi.

CTV DLB: Xin cám ơn ông Trương Văn Kim

TNLT Trương Văn Kim cùng vợ

15.10.2015

Mỹ khẳng định quyền hiện diện ở Biển Đông

Chiến đấu cơ Super Hornet F/A-18 của Hải quân Mỹ cất cánh từ boong tàu sân bay USS George Washington trong một cuộc tập trận ở Thái Bình Dương.
Chiến đấu cơ Super Hornet F/A-18 của Hải quân Mỹ cất cánh từ boong tàu sân bay USS George Washington trong một cuộc tập trận ở Thái Bình Dương.
VOA-14.10.2015
Trong một động thái rõ ràng để phản bác Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter tái khẳng định Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép. Ông Carter nói:
“Chúng tôi đã lặp đi lặp lại nhiều lần rằng chúng tôi sẽ điều máy bay, tàu bè và hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép. Chúng tôi sẽ thực thi các quyền đó vào những thời điểm và tại những địa điểm do chính chúng tôi quyết định, sẽ không có bất kỳ ngoại lệ nào, dù là ở Bắc Băng Dương hay trên các tuyến hàng hải quan trọng đối với thương mại quốc tế khắp nơi trên thế giới, hay tại Biển Đông.”
Ông Carter đưa ra tuyên bố vừa kể trong một cuộc họp báo hôm thứ ba, và nói thêm rằng Biển Đông không phải và không thể là một ngoại lệ trong chính sách đó của Hoa Kỳ.
Hôm thứ Sáu vừa rồi, Trung Quốc đánh đi thông điệp dường như nhắm trực tiếp vào Hoa Kỳ, cảnh cáo các bên khác chớ có "hành động khiêu khích" ở Biển Đông.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh khẳng định Bắc Kinh sẽ "không bao giờ cho phép bất cứ nước nào xâm phạm lãnh hải và không phận của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa".
Bắc Kinh đưa ra lời cảnh cáo đó sau khi tin cho hay Mỹ đang cân nhắc việc điều tàu chiến tới gần vùng biển quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc tuyên bố thuộc chủ quyền của mình.

Mỹ có thể gia tăng hoạt động trong vùng biển tranh chấp
Được hỏi về thông tin này hôm qua, Bộ trưởng Carter không xác nhận mà cũng không phủ nhận ý định của Hoa Kỳ.
Tuy nhiên ông nói rằng “những sự bất định và các hoạt động quân sự ráo riết trong Biển Đông đã có tác động, là khiến Mỹ siết chặt hợp tác hàng hải với nhiều quốc gia trong khu vực”.
Ông Carter nói các nước lớn trong khu vực yêu cầu ‘tương tác nhiều hơn” với Hoa Kỳ, và Hải quân Mỹ và Washington “có quyết tâm đáp ứng những yêu cầu đó.”
Trung Quốc, Philippines, Việt Nam, Đài Loan, Malaysia và Brunei đều có tuyên bố chủ quyền chồng chéo trên Biển Đông, nhưng Trung Quốc là nước đòi chủ quyền trên một vùng biển rộng lớn nhất trên tuyến hàng hải có nhiều tàu bè qua lại này.
Bắc Kinh đã xây dựng một chuỗi các đảo nhân tạo và gần đây đã hoàn thành hai đường băng có khả năng được dùng cho các máy bay quân sự.
Tuy không phải là một bên tranh giành chủ quyền tại vùng biển này, Mỹ hối thúc tất cả các bên trong cuộc tranh chấp ngưng chỉ tất cả các hoạt động cải tạo đất, và chấm dứt việc quân sự hoá các cơ sở tại đây.
Ông Carter lên tiếng giữa lúc ông và Ngoại trưởng John Kerry kết thúc các cuộc tham khảo ý kiến với các vị tương nhiệm Australia về một loạt vấn đề.
Lập trường của Australia  
Trong một tuyên bố chung sau Hội nghị tham vấn cấp Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại giao Úc-Mỹ (AUSMIN) hai nước đã bày tỏ "quan ngại" về hoạt động cải tạo đất và các dự án xây dựng của Trung Quốc hồi gần đây ở Biển Đông. Hai nước kêu gọi tất cả các bên liên quan hãy giải quyết tranh chấp dựa trên luật pháp quốc tế.  
Ngoại Trưởng Kerry nói: "Bất kể một nước lớn tới đâu, nguyên tắc phải rõ ràng. Phải tôn trọng các quyền của tất cả mọi quốc gia khi nói tới luật hàng hải."  
Ngoại trưởng Úc Julie Bishop nói lập trường của Australia về khu vực có tranh chấp này giống như lập trường của Hoa Kỳ.
Bà kêu gọi các bên tranh chấp không nên hành động "đơn phương" hay theo cách có thể làm leo thang căng thẳng.

Hà Tĩnh trước làn sóng ‘Hán hoá’ mới

Đại dự án – đại âu lo và bức xúc
Chúng tôi đến Kỳ Anh - Hà Tĩnh vào một ngày thượng tuần tháng 10. Đây là vùng đất mà suốt mấy năm nay đã khiến bất cứ ai quan tâm đến vận mệnh nước nhà cũng đều dõi theo với một tâm trạng vừa âu lo vừa bức xúc.
Âu lo vì cả một vùng lãnh thổ và lãnh hải bao la, rộng bằng 1,2 lần diện tích Macao, ở một vị trí cực kỳ xung yếu, lại được người ta giao cho một tập đoàn của Đài Loan - Trung Quốc một cách rất chi là… vô tư và chóng vánh: chỉ trong vòng 4 tháng rưỡi, kể cả thời gian nghỉ Tết Nguyên đán, người ta đã hoàn tất toàn bộ mọi thủ tục để cho một đại dự án vô cùng nhạy cảm lên tới hàng chục tỷ USD ra đời, từ tờ trình của UBND tỉnh Hà Tĩnh xin chính phủ cho phép thực hiện dự án, ngày 16/1/2008, cho đến 2 văn bản do Phó Thủ tướng gốc Tàu Hoàng Trung Hải thay mặt Thủ tướng ký (i) chấp thuận chủ trương đầu tư ngày 4.3.2008, và (ii) phê duyệt dự án ngày 6/6/2008.
Bức xúc vì bất chấp những cảnh báo đầy tâm huyết của vô số nhân sỹ, trí thức, chuyên gia quân sự trong và ngoài nước, cả chính phủ trung ương lẫn chính quyền địa phương đều không chỉ phớt lờ mà còn dành cho Formosa Hà Tĩnh những ưu đãi “vô tiền khoáng hậu”.
Ám ảnh nhượng địa
Ấn tượng đầu tiên đập vào mắt chúng tôi khi đến Kỳ Anh là những biển hiệu bằng tiếng Trung Quốc xuất hiện nhan nhản khắp nơi, cứ như thể mình vừa lạc vào một “nước lạ” vậy.
Và những điều mắt thấy tai nghe
Qua câu chuyện với những người dân địa phương, chúng tôi biết thêm nhiều thông tin về Formosa mà phải đến đây thì mới thực sự được “mắt thấy tai nghe”, đặc biệt là về việc tập đoàn này sắp triển khai dự án lọc hoá dầu lên tới 12 tỷ USD.
Anh S., một lái xe hợp đồng chở rác bằng xe tải nhẹ từ trong khu vực dự án Formosa ra ngoài bãi rác, cho chúng tôi biết là cả con người lẫn phương tiện ra vào Formosa đều chịu sự kiểm soát hết sức gắt gao. Người có thẻ của người, xe có thẻ của xe. Mỗi lần vào chở rác, xe của anh phải đi qua 4 cửa kiểm soát; cả người lẫn xe đều bị kiểm tra.
Buổi sáng, anh đến cổng Formosa lúc 7h15 nhưng phải tới 8h15, anh mới đến được nơi cần đến là bãi rác công trường. Lúc đi ra thì lại còn nhiêu khê hơn, bởi người ta còn phải kiểm tra, cân đo đong đếm lượng rác trên xe. Thành ra, mỗi buổi anh chỉ chở được đúng một chuyến; cả ngày là hai chuyến. Năng suất vận chuyển chỉ bằng ¼ so với bình thường.
Trong công trường, có những khu vực mà ở đó công nhân Việt Nam và công nhân Trung Quốc làm việc cùng nhau. Nhưng cũng có những khu chỉ cán bộ và công nhân Trung Quốc làm việc; người Việt Nam không được phép bén mảng tới. An ninh được thắt chặt còn hơn cả khu quân sự đặc biệt, như thể đây là một quốc gia biệt lập ngay trong lãnh thổ Việt Nam vậy.
Với sự che chắn của cả chính phủ lẫn lãnh đạo Hà Tĩnh, Formosa chẳng coi các cơ quan chức năng địa phương ra gì; ưng thì họ cho vào, không ưng thì miễn. Các nhà báo thì hầu như không có cơ may lọt vào đây, trừ khi tháp tùng lãnh đạo cấp cao, và cũng chỉ được phép đến những nơi mà người ta đã “lên chương trình”.
Anh K., một người bán vật liệu bên ngoài dự án Formosa thì kể: Formosa cho tàu chở hàng ngàn công nhân từ Trung Quốc sang. Phần lớn số đó là phạm nhân, chẳng có lấy một mảnh giấy tuỳ thân. Không một cơ quan chức năng nào của Việt Nam kiểm tra, kiểm soát họ đến nơi đến chốn. Số người Trung Quốc bị đánh chết trong vụ bạo động ở Vũng Áng ngày 14/5/2014 lên đến hàng trăm người, chứ không phải chỉ 4 người như phía Trung Quốc và nhà chức trách Việt Nam thông báo. Một phần là do người ta muốn giảm mức độ nghiêm trọng của vụ việc, nhưng quan trọng hơn là vì hầu hết số người chết đều không có giấy tờ tuỳ thân.
Chỉ riêng việc Formosa đưa hàng ngàn phạm nhân từ Trung Quốc sang Việt Nam cũng đã cho thấy sự quan tâm hết sức đặc biệt mà nhà cầm quyền Bắc Kinh dành cho dự án này.
Ông L., thủ từ một ngôi đền trong khu vực thì kể, những người làm việc trong công trường cho ông biết, Formosa thiết kế những đường hầm rất lớn thông ra biển, chẳng hiểu để làm gì, rồi những khu nhà đúc toàn bằng bê tông cốt thép cực kỳ kiên cố nữa. Với những đường hầm khổng lồ thông ra biển, chỉ có Trời mới biết người Trung Quốc sẽ đưa gì từ ngoài “lãnh hải” của họ vào trong “lãnh thổ” của họ.
Cảng nước sâu Sơn Dương, 1 trong 4 tử huyệt của VN trên Biển Đông, cùng vùng biển bao la kéo dài 5km, đã thuộc quyền kiểm soát của người TQ trong ít nhất 70 năm. Với những đường hầm khổng lồ thông ra biển, chỉ có Trời mới biết người TQ sẽ đưa gì từ “lãnh hải” của họ vào “lãnh thổ” của họ.
Cảng nước sâu Sơn Dương, 1 trong 4 tử huyệt của VN trên Biển Đông, cùng vùng biển bao la kéo dài 5km, đã thuộc quyền kiểm soát của người TQ trong ít nhất 70 năm. Với những đường hầm khổng lồ thông ra biển, chỉ có Trời mới biết người TQ sẽ đưa gì từ “lãnh hải” của họ vào “lãnh thổ” của họ.
Cùng với sự đổ bộ nhanh chóng của hàng ngàn người Trung Quốc là sự bùng phát của các tệ nạn xã hội như xì ke ma tuý, mại dâm, thế giới ngầm, v.v. Đã xẩy ra các vụ loạn đả dẫn đến chết người giữa các băng nhóm xã hội đen, đặc biệt là giữa các băng Hải Phòng và các băng Hà Tĩnh, để tranh giành lãnh địa.
Tình hình trật tự trị an xã hội diễn biến theo chiều hướng xấu. Ngay cả đền thờ, miếu mạo cũng trở thành đối tượng của trộm cắp, mà bản thân chúng tôi cũng “may mắn” được chứng kiến một vụ trộm ở đền thờ Formosa. Tình trạng đàn ông Trung Quốc lấy vợ Việt Nam ở địa phương vẫn âm thầm diễn ra và rất khó kiểm soát.
Người dân địa phương bức xúc vì bị đuổi ra khỏi quê cha đất tổ, để đến “tái định cư” ở những nơi xa lạ, vô kế sinh nhai, vì mức độ “Hán hoá” ngày càng nặng nề, vì tình hình tệ nạn xã hội và an ninh trật tự ngày một xấu, vì tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng tăng, v.v. Thế nên họ lại càng tỏ ra hết sức quan ngại, bất an trước thông tin Formosa sắp sửa triển khai dự án lọc hoá dầu lên tới 12 tỷ USD, một dự án vốn không nằm trong kế hoạch đầu tư ban đầu của Formosa cũng như quy hoạch nhà máy lọc dầu của chính phủ Việt Nam.
“Tiểu quốc” Formosa của Đại Hán – nơi vừa quyết liệt thể hiện tinh thần “độc lập” khi ban hành luật lệ phạt tiền các phương tiện vượt đèn đỏ hay chạy quá tốc độ trong “lãnh thổ” của mình
“Tiểu quốc” Formosa của Đại Hán – nơi vừa quyết liệt thể hiện tinh thần “độc lập” khi ban hành luật lệ phạt tiền các phương tiện vượt đèn đỏ hay chạy quá tốc độ trong “lãnh thổ” của mình
Ông M., một nhà giáo về hưu, không giấu nổi ưu tư và bức xúc khi trò chuyện với chúng tôi: “Đành rằng Formosa đầu tư vào đây sẽ thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển, nhưng kéo theo đó là vô số hệ luỵ khó lường, đặc biệt là về an ninh - quốc phòng. Người dân chúng tôi cảm thấy rất đau đớn khi phải nhường đất đai của tổ tông cho người Trung Quốc – những cư dân xa lạ, xấu tính đang kéo đến ngày một đông và nghênh ngang như thể đây là giang sơn ngàn đời của họ.”
“Việc nâng cấp Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Vũng Áng thành Ban Chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu Cảng Vũng Áng - Sơn Dương và điều động thêm nhiều công an, bộ đội biên phòng về Kỳ Anh tuy ngốn rất nhiều ngân sách nhưng vẫn chỉ là một giải pháp tâm lý nhiều hơn là thực chất. Nó mới chỉ phần nào giúp giải quyết vấn đề ở phần ngọn, chứ không phải là một biện pháp hữu hiệu và càng không phải là giải pháp rốt ráo giúp loại trừ hiểm hoạ Formosa, nhất là khi người Trung Quốc thì xưa nay vẫn ‘thâm như Tàu’.”  
“Thật khó hiểu khi chính phủ không chỉ giao cả một vùng lãnh thổ bao la ở nơi hiểm yếu này cho người Trung Quốc, mà còn dành cho họ vô số ưu đãi. Mà nào đã hết đâu, trong chuyến thăm Formosa Hà Tĩnh cách đây vài tuần, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thậm chí còn khẳng định sự ủng hộ của chính phủ Việt Nam đối với việc tập đoàn này sắp sửa xây dựng một nhà máy lọc hoá dầu trị giá tới 12 tỷ USD. Mới một dự án luyện cán thép mà Kỳ Anh - Hà Tĩnh đã bị ‘Hán hoá’ đến thế này. Rồi đây, với dự án lọc hoá dầu kia nữa, liệu vùng đất này còn gì là của người Việt Nam?”
Những gì đang diễn ra ở Kỳ Anh - Hà Tĩnh, cũng như ở bất cứ đâu có các “dự án kinh tế” hay hoạt động mua bán của người Trung Quốc trên dải đất mà họ vẫn nuôi dã tâm thôn tính cùng lời nguyền “Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt” suốt hàng ngàn năm nay, khiến người ta không khỏi liên tưởng đến câu chuyện ngụ ngôn về chú ếch trong tình cảnh bị luộc một cách từ từ và khó nhận biết.
Ban đầu, chú ta chỉ cảm thấy ấm áp, thậm chí còn lâng lâng, khoan khoái. Cho đến khi chú nhận ra mình sắp chín đến nơi rồi thì điều duy nhất mà chú có thể làm được là…ngáp.
*Ảnh trong bài: Lê Anh Hùng

*Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ

Việt Nam phản đối Trung Quốc xây hải đăng ở Trường Sa

Binh sĩ hải quân Việt Nam canh gác tại đảo Trường Sa Đông thuộc quần đảo Trường Sa, ngày 07 tháng 1, năm 2013.
Binh sĩ hải quân Việt Nam canh gác tại đảo Trường Sa Đông thuộc quần đảo Trường Sa, ngày 07 tháng 1, năm 2013.
VOA-14.10.2015
Việt Nam mạnh mẽ đả kích Trung Quốc về việc xây hai ngọn hải đăng trong vùng biển tranh chấp ở Biển Đông, nói rằng hành động này vi phạm chủ quyền của Việt Nam và làm gia tăng căng thẳng.
Theo tin AP hôm nay, truyền thông nhà nước Trung Quốc tuần trước cho biết một buổi lễ đã được cử hành để mừng việc hoàn tất hai ngọn hải đăng trên đá Châu Viên và Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa mà Việt Nam tuyên bố thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam.
AP trích tin của nhà nước Việt Nam VNN, dẫn lời Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nói rằng việc xây hải đăng “vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, làm phức tạp thêm tình hình và gia tăng căng thẳng”.
Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Thanh Hoá hôm 13/10 dẫn lời ông Lê Hải Bình, trả lời các nhà báo về phản ứng của Hà Nội trước hành động mới nhất của Trung Quốc, ông Lê Hải Bình phát biểu:
“Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và chứng cứ lịch sử về chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mọi việc làm của các bên khác trên quần đảo Trường Sa mà không có sự đồng ý của Việt Nam đều là bất hợp pháp và vô giá trị.”
Báo Tuổi Trẻ cũng loan tin này hôm nay, và dẫn lời Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam, ‘kiên quyết phản đối hành động của Trung Quốc’.
Việc Trung Quốc cho xây và mới đây khánh thành hai ngọn hải đăng tại quần đảo Trường Sa là động thái mới nhất của Trung Quốc để một lần nữa, khẳng định quyền kiểm soát trên thực tế của Bắc Kinh tại quần đảo Trường Sa.
Hãng Xinhua của nhà nước Trung Quốc hôm 10/10 cho hay đã hoàn tất công trình xây cất hai ngọn hải đăng theo đúng kế hoạch, và đã cử hành lể khánh thành để đưa vào hoạt động. Xinhua trích nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng hai ngọn hải đăng sẽ giúp hướng dẫn tàu bè qua lại, và cải thiện an toàn hàng hải một cách đáng kể.
Theo AP, Tuổi Trẻ, Washington Post, Phát thanh Truyền hình Thanh Hoá.

'Chỉ hội nhập, cải cách kinh tế là chưa đủ'

PGS. TS. Phạm Quý Thọ Học viện Chính sách và Phát triển 

Theo BBC-8 giờ trước 

Image copyrightAFP
Image captionChặng đường hội nhập của Việt Nam từ WTO tới TPP có trọng tâm là cải cách thể chế, theo quan điểm tác giả.
Kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào ngày 5 tháng 10 năm 2015, đối với Việt Nam là dấu mốc quan trọng của những nỗ lực kiên định chính sách mở cửa hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế của đảng và nhà nước Việt Nam.
Nhìn lại chặng đường dài 30 năm từ đường lối Đổi mới năm 1986, Việt Nam luôn tận dụng mọi cơ hội để tham gia các hiệp định hợp tác kinh tế song phương và đa phương, và trở thành một trong số các quốc gia đang phát triển có quan hệ đối tác kinh tế với nhiều nước nhất trên thế giới.
Sau khi gia nhập Tổ chức Thương Mại Thế giới (WTO), trong những năm qua, ngoài TPP, Việt Nam đã và đang đàm phán 7 đối tác thương mại tự do lớn (FTA); Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực Đông Á (RCEP); Các nước ASEAN, ASEAN+; Khu vực Mậu dịch Tự do Châu Âu (EVFTA); Hàn Quốc; Chile; Liên minh Hải quan Nga-Belarus-Kazakhstan.

'Trì trệ nguy hiểm'

Sau mỗi lần kết thúc đàm phán hoặc ký kết một hiệp định các nhà đàm phán Việt Nam thường chia sẻ những kết quả đạt được từ những khó khăn, thách thức cũng như thuận lợi và cơ hội với những cảm xúc và hy vọng.
Các nhà lãnh đạo, xã hội và người dân quan tâm đa số họ đều chào đón với những mong muốn thay đổi đời sống kinh tế và xã hội tốt hơn, các hiệp định kinh tế lớn, trong đó có sự kiện gia nhập WTO và kết thúc đàm phán TPP, một hiệp định được coi là bước ngoặt quan trọng.
Ông Trương Đình Tuyển, nguyên trưởng đoàn đàm phán Việt Nam gia nhập WTO, khi tham dự buổi báo cáo của Bộ Công Thương về việc kết thúc đàm phán TPP đã phát biểu: “Ngày nay, chúng ta sống trong cảm xúc quá nhiều, giống như WTO đã từng tạo ra trào lưu cảm xúc, tổ chức một cuộc đi bộ. Chúng ta thắng một trận đá bóng thì tâng lên tận mây xanh, nhưng thua một trận thì xuống hết cỡ. Phải hết sức bình tĩnh, không nên sống nhiều quá vào cảm xúc”.
Và ông thẳng thắn chia sẻ: “Tôi rất lo cho doanh nghiệp, nhưng tôi lo cho Nhà nước nhiều hơn bởi doanh nghiệp chịu sức ép của cạnh tranh thì phải vươn lên, có anh sẽ chết có anh trưởng thành, song bộ máy Nhà nước trì trệ rất nguy hiểm”.
Rút kinh nghiệm những bài học từ 8 năm thực thi WTO, lần này gia nhập TPP các nhận xét đã thận trọng hơn, thậm chí đưa ra cảnh báo về lo ngại, khó khăn, thách thức phải đương đầu trong thời gian tới.
Bài học kinh nghiệm từ thực tiễn triển khai thực thi WTO cần được đúc kết cho TPP. Năm 2007 Việt Nam gia nhập WTO với một khí thế lạc quan sau một thời kỳ tăng trưởng kinh tế tương đối cao và kéo dài. Đã có những ngôn từ ‘con rồng, con hổ mới’ ở Đông Nam Á dành cho sự phát triển này của Việt Nam.
Image copyrightAFP
Image captionCải cách kinh tế chỉ là thành tựu bước đầu mà vẫn chưa đủ để Việt Nam tạo ra bước đột phá thực sự, theo tác giả.
Cũng bắt đầu từ năm này với mong muốn tăng trưởng nhanh, kích cầu kinh tế với khoảng 160 nghìn tỷ đồng (tương đương với 8 tỷ đô la Mỹ) được bơm vào nền kinh tế, nhằm mục đích thúc đẩy hoạt động của các doanh nghiệp. Dòng tiền đó, như một chất kích thích, kích động ‘những con thú đầu dài’ (như ông Thomas Friedman mô tả trong Thế giới phẳng’) tăng tốc săn mồi.
Lĩnh vực tài chính và bất động sản chính là những miếng mồi béo bở nhất, bị cắn xé dữ dội nhất. Tất yếu, hậu quả là bong bóng bất động sản và khủng khoảng tài chính – tiền tệ nặng nề cho đến nay vẫn đang phải khắc phục với các giải pháp mạnh của chính phủ mang tên ‘tái cơ cấu’ hệ thống tài chính – ngân hàng và các doanh nghiệp nhà nước.
Tất nhiên, cộng hưởng với quá trình này là khủng khoảng tài chính thế giới, bắt đầu từ một số ngân hàng Mỹ năm 2008. Bài học quý báu là mặc dù TPP sẽ có thể mang lại nhiều cơ hội, nhưng cần phải có những đối sách, cải cách và điều hành kinh tế phù hợp nhất, tránh nóng vội tăng trưởng, nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới, Mỹ, Trung Quốc và các nước mới nổi đang suy giảm và biến động khó lường.

Chuẩn bị tích cực

Bài học tiếp theo đó là sự chuẩn bị tích cực cho thực thi các nội dung các điều khoản TPP khi được ký kết. TPP được mô tả là kiểu hiệp định ‘thế hệ mới’ với những chuẩn mực cao hơn so với các hiệp định thương mại hiện hữu. Sự chuẩn bị này cần có thời gian, nguồn lực và sự nỗ lực đột phá của lãnh đạo, doanh nghiệp và người dân.
Được biết, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, Việt Nam đã soạn thảo khá nhiều chương trình hành động, nhưng còn thiếu trọng tâm và không hiệu quả. Đó là nhận định trong báo cáo “Thể chế thực thi và giám sát thực hiện chương trình hành động của Chính phủ sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới - WTO” của nhóm tư vấn cấp cao, ngày 15/8/2008 tại Hà Nội.
Theo đó, tỷ lệ bộ ngành, địa phương có chương trình hành động hậu WTO là khá cao (trên 80%) nhưng hầu hết lại được ban hành trong năm 2008. Đến hết ngày 30/6/2008, đã có 18/21 bộ, ngành và 53/64 tỉnh, thành phố chính thức ban hành chương trình hành động.
Tuy nhiên, việc xây dựng chương trình hành động tại các bộ ngành, đặc biệt là ở địa phương thực hiện theo phong trào, sao chép lẫn nhau, không có cơ sở khoa học, mang tính đối phó. Trong đó, nhiều địa phương xây dựng chương trình hành động cho mình bằng cách… bê y nguyên các điểm trong chương trình hành động của Chính phủ. Hơn nữa, sự phối hợp giữa các ngành các bộ, giữa trung ương và địa phương về chương trình hành động rất yếu và rời rạc...
Kết quả là đoán được, như đã biết, theo Báo cáo đánh giá tổng thể tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO được Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố ngày 3/4/2012 cho thấy, tăng trưởng bình quân khu vực nông - lâm nghiệp - thủy sản trong 5 năm từ 2007-2011 là 3,4% hàng năm, thấp hơn so với giai đoạn 5 năm trước khi gia nhập WTO tới 0,6 điểm phần trăm.
Tại Diễn đàn Kinh tế Mùa thu 2015, các chuyên gia đánh giá rằng chủ trương hội nhập là khâu đột phá quan trọng của Việt Nam, song chưa phát huy được mọi cơ hội và chưa vượt qua được những thách thức trong quá trình hội nhập. Trong phiên họp sáng ngày 18/9/2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Báo cáo giám sát "Kết quả quá trình hội nhập kinh tế quốc tế từ khi Việt Nam là thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)", Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng đã lưu ý: "Gia nhập WTO 8 năm rồi, thì sự tiến bộ của đất nước có gần lại với sự phát triển của các nước đi trước không hay là khoảng cách càng xa hơn, câu hỏi này phải trả lời".

Cải cách thể chế

Image copyrightHoang Dinh Nam AFP GETTY
Image captionCác chuyên gia cho rằng Việt Nam cấp thiết cần tới một cải cách thể chế mạnh mẽ hơn với tầm vóc 'thậm chí như một Đổi mới 2', theo tác giả.
Bài học lớn thứ ba từ thực thi WTO là cải cách thể chế. Mấy năm gần đây các chuyên gia đã chỉ ra rằng dư địa của Đổi mới đã cạn kiệt, điểm nghẽn thể chế là nghiêm trọng nhất trong ba điểm nghẽn được nêu ra (thể chế, nhân lực và cơ sở hạ tầng) tác động đến tăng trưởng bền vững của Việt Nam. Việc tạo dựng khuôn khổ pháp lý và kinh tế cho thể chế kinh tế thị trường còn nhiều bất cập.
Trong giai đoạn 2007 – 2014 khu vực kinh tế trong nước vẫn mất cân đối, luôn ở tình trạng nhập siêu, còn xuất siêu lại chủ yếu là của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Khu vực này đóng góp 21,7% tổng đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2014 so với những năm trước 2007, xoay quanh mức 15% (2006:16,2%).
Ngoài ra, đóng góp của khu vực FDI trong GDP cũng tăng mạnh từ năm 2007, năm 2015 ước tính GDP tăng 6,2%, trong đó 1/4 nhờ giá trị xuất khẩu của khu vực FDI. Thu hút đầu tư nước ngoài được coi là một điểm sáng, song mặt khác cho thấy yếu tố kinh tế thực, nội lực của Việt Nam vẫn còn yếu, kém.
Gia nhập TPP Việt Nam phải đáp ứng các tiêu chuẩn cao theo các điều khoản thỏa thuận, để có thể được hưởng lợi từ các tác động tích cực, thúc đẩy tăng trưởng nhanh và bền vững và mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, Việt Nam buộc và cần phải cải cách triệt để trên nhiều lĩnh vực, trong đó có việc điều chỉnh khuôn khổ pháp lý và cải tổ bộ máy nhà nước.
Bài học được rút ra là nếu chỉ hội nhập kinh tế thôi là chưa đủ, nếu chỉ cải cách thể chế kinh tế không thể tạo ra được tăng trưởng bền vững, mà cần có cải cách sâu rộng hơn mọi mặt đời sống xã hội, trong đó có cả chính trị.
Trong Hội thảo khoa học “Cải cách thể chế kinh tế Việt Nam để hội nhập và phát triển giai đoạn 2015-2035”, tổ chức ngày 28/8/2015, báo cáo đã chỉ ra đổi mới thể chế kinh tế trong thời gian tới cần tập trung vào các nội dung: Đổi mới tư duy và mô hình tăng trưởng; Chuyển mạnh nền kinh tế sang kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại; Cải cách thể chế trong tổ chức và cung ứng dịch vụ công; Cải tổ mạnh mẽ doanh nghiệp nhà nước và hệ thống tài chính ngân hàng; Đảm bảo nợ công trong ngưỡng an toàn; Đào tạo theo nhu cầu xã hội…
Các chuyên gia trong hội thảo đều nhấn mạnh sự cấp thiết phải cải cách thể chế một cách mạnh mẽ hơn, thậm chí nâng tầm như một cuộc Đổi Mới lần 2.
Tại phiên bế mạc hội nghị TƯ 10 Đảng Cộng sản Việt Nam chiều ngày 12/01/2015, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh việc tiếp tục đi sâu phân tích làm rõ hơn các đề xuất liên quan đến vấn đề "đổi mới đồng bộ hơn giữa chính trị và kinh tế”, tuy nhiên khẳng định đổi mới chính trị không phải là làm thay đổi chế độ chính trị, thay đổi bản chất của Đảng, Nhà nước.
Cho đến nay, trong các hội thảo khoa học chính thức còn thiếu vắng các nghiên cứu về đổi mới chính trị đáp ứng các yêu cầu này.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, nguyên Chủ nhiệm Khoa Chính sách công, Học viện Chính sách & Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư của Việt Nam.