Sunday, March 15, 2015

Máy bay Myanmar tiếp tục tấn công, 4 dân thường TQ thiệt mạng

Phi Yến | 14/03/2015 15:45

Máy bay chiến đấu MiG-29 của Myanmar


Chiều 13/3, các máy bay chiến đấu Myanmar lại tiếp tục ném bom vào trong lãnh thổ Trung Quốc, khiến 4 người chết và 9 người bị thương.

Các phương tiện truyền thông Trung Quốc gồm Tân Hoa Xã, Nhân dân nhật báo, CCTV khẳng định: 4 dân thường Trung Quốc tại tỉnh Vân Nam đã thiệt mạng và 9 người khác bị thương khi một hoặc nhiều quả bom được ném xuống từ máy bay chiến đấu của Myanmar.
Theo Tân Hoa Xã, đợt tấn công của không quân Myanmar chiều 13/3 vào căn cứ của nhóm ly khai dân tộc Kokang là đợt không kích gây ra hậu quả tồi tệ nhất.
Cuối ngày thứ sáu, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân đã triệu tập đại sứ Myanmar tại Bắc Kinh, ông U Thit Linn Ohn tới để trao công hàm phản đối. Các báo cáo không cho biết chính phủ Trung Quốc cho rằng sự xâm nhập là do cố ý hay vô tình.
"Chúng tôi kêu gọi phía Myanmar triệt để điều tra vụ việc và báo cáo kết quả cho phía Trung Quốc, đồng thời nghiêm khắc trừng phạt thủ phạm", ông Lưu nói.
Ông Lưu thúc giục thêm: "Ngay lập tức thực hiện các biện pháp hiệu quả để đảm bảo sự việc tương tự sẽ không tái diễn, nhằm duy trì an ninh và ổn định của khu vực biên giới Trung Quốc - Myanmar".
Được biết, đây là lần thứ hai máy bay chiến đấu Myanmar thực hiện cuộc tấn công vào sâu trong lãnh thổ Trung Quốc, sau lần đầu tiên hôm 8/3.
Vụ oanh kích này một lần nữa lại đặt ra câu hỏi về năng lực và tình trạng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng phòng không Trung Quốc đóng tại khu vực biên giới.
Theo Đại Lộ

Pakistan : Taliban tấn công tín đồ Thiên chúa giáo, 14 người thiệt mạng

Theo RFI-Thanh Hà
 Ngày 15-03-2015 15:43
media
Người Thiên chúa giáo Pakistan biểu tình lên án hai vụ nổ bom ở Lahore ngày 15/03/2015.Reuters

Tổng cộng đã có 14 người thiệt mạng, 70 người bị thương trong hai vụ nổ sáng nay 15/03/2015 tại Lahore, thành phố lớn thứ nhì của Pakistan. Cộng đồng người theo đạo Thiên chúa là mục tiêu tấn công của quân taliban.

Theo lời cảnh sát Pakistan, thủ phạm đã đặt bom gần hai nhà thờ cách nhau khoảng 500 mét tại khu phố Youhanabad. Đây là nơi hàng chục ngàn người theo đạo Thiên chúa sinh sống. Bệnh viện thành phố xác nhận 14 người chết và 70 người bị thương.

Sau hai vụ nổ sáng nay, người theo đạo Thiên chúa ở Lahore ném đá vào nhân viên công vụ, đốt bánh xe, phản đối cảnh sát không bảo đảm an ninh cho thường dân.

Đây là vụ tấn công nhắm vào người theo đạo Thiên chúa đẫm máu nhất tại Pakistan từ năm 2013 tới nay. Cộng đồng người theo đạo Thiên chúa chiếm khoảng 2 % dân số Pakistan.

Thủ tướng Nawa Sharif lên án vụ tấn công do quân taliban tiến hành và ra lệnh bảo vệ toàn dân tại các vùng Pendjab nơi có đông người theo đạo Thiên chúa.

Quân taliban tại Pakistan nhận là tác giả hai vụ đặt bom sáng nay tại Lahore và khẳng định đó là hai vụ khủng bố tự sát nhắm vào nhà thờ của thành phố. Tổ chức này ra tay vào lúc quân đội Pakistan tăng cường chiến dịch tấn công sào huyệt của quân thánh chiến tại các vùng ở miền tây bắc Pakistan, sát với biên giới Afghanistan. Quân đội Pakistan tiêu diệt quân taliban sau vụ một trường học ở Peshawar bị tấn công vào giữa tháng 12/2014 làm 154 người thiệt mạng.

Phản ứng về hai vụ đặt bom ở Lahore, đức Giáo hoàng Phanxicô hôm nay đã lên án những truy bức mà tín đồ Thiên chúa giáo là nạn nhân ở nhiều vùng trên thế giới.

Biểu tình chống hạt nhân ở Đài Loan

Theo RFI-Thanh Phương
Ngày 14-03-2015 16:49
media
Các em nhỏ cũng tham gia vào cuộc biểu tình chống hạt nhân ngày 14/3/2015 tại Đài Bắc.Reuters /Pichi Chuang

Ngày 14/03/2015, hàng chục ngàn người đã biểu tình tại Đài loan đòi chấm dứt năng lượng hạt nhân, vì họ cho rằng đảo này có thể xảy ra động đất, gây nên tai nạn giống như ở Fukushima.

 Các cuộc biểu tình quy tụ khoảng 30.000 ở Đài Bắc và 15.000 người ở hai thành phố khác, theo ước tính của ban tổ chức. Mối quan ngại của người dân Đài Loan về năng lượng hạt nhân đã gia tăng kể từ khi xảy ra tai nạn Fukushima, ở miền Đông Bắc Nhật, do động đất và sống thần gây ra ngày 11/03/2011.

Chính phủ Đài Bắc đã buộc phải tạm ngưng một dự án nhà máy điện hạt nhân trên nguyên tắc sẽ đi vào hoạt động vào năm tới, chờ tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về nhà máy này.

Tuy nhiên, các nhà hoạt động chống hạt nhân cho rằng biện pháp là chưa đủ và đòi bỏ hẳn dự án nói trên. Họ cũng đòi đóng cửa hai nhà máy hạt nhân củ đúng theo thời hạn dự kiến. Nhưng chính phủ đáp lại rằng Đài Loan sẽ thiếu điện nếu mất nguồn năng lượng hạt nhân, mà hiện bảo đảm 20% lượng điện tiêu thụ ở nước này.

Một người biểu tình được hãng tin AFP trích dẫn hôm nay nhắc lại rằng cũng giống như Nhật Bản, Đài Loan rất dễ xảy ra động đất và do đảo này nhỏ cho nên các cơ sở hạt nhân nằm sát khu dân cư hơn.

Trung Quốc thử nghiệm đường bay trên eo biển Đài Loan

Theo RFI-Tú Anh
Ngày 15-03-2015 16:30
media
Các tuyến bay thương mại mới Trung Quốc xác lập tại khu vực eo biển Đài Loan. Ảnh : Cơ quan quản lý hàng không chính phủ Đài Loan.Photo : CAA

Sau khi dời lại dự án được dự trù khai trương ngày 05/03/2015, Trung Quốc tiếp tục dự án lập đường hàng không dân sự lấn sâu vào eo biển Đài Loan. Chính quyền Đài Loan lo ngại an ninh bị đe dọa.

Hôm nay, 15/03/2015, cơ quan hàng không Trung Quốc thông báo thử nghiệm các đường bay mới nối liền Triết Giang với hai thành phố Phúc Châu và Hạ Môn ở Phúc Kiến, bay dọc theo eo biển Đài Loan. Kế hoạch này, theo giải thích của Hoa lục, là để phục vụ nhu cầu chuyên chở hành khách càng ngày càng tăng, làm giảm nhẹ tần số chuyến bay trên tuyến đường cũ.

Trung Quốc muốn khai trương đường bay mới vào ngày 05/03, nhưng đã phải hủy bỏ ý định do bị Đài Loan phản đối. Ngày 03.03, hai ngày trước khi dự án khai trương, Trung Quốc bắt buộc phải dời kế hoạch, vì phải sửa đổi hành trình cho gần lãnh thổ Hoa lục hơn, để chứng tỏ « thiện chí hòa giải » với Đài Bắc.

Hôm nay, Trung Quốc quay trở lại dự án này. Cơ quan hàng không dân dụng Đài Loan cho biết được Hoa lục thông báo bắt đầu thử nghiệm đường bay M503 vào lúc 11 giờ, giờ địa phương.

Theo AFP,  thái độ của Trung Quốc làm Đài Loan rất bất bình. Bộ quốc phòng Đài Loan tuyên bố theo dõi chặt chẽ, kiểm soát mức độ chính xác của đường bay, để xem máy bay Trung Quốc có lấn sâu đường ranh phân chia không phận hay không.

Kế hoạch đường bay M503 đã được Hoa lục thương lượng với Đài Loan, nhưng cho đến nay không được Đài Bắc chấp thuận. Trung Quốc cũng không nói rõ là có ba đường khác cũng đi ngang eo biển Đài Loan.

Lý Khắc Cường: Trung Quốc sẽ không gia tăng kiểm soát Hồng Kông

Theo RFI-Thanh Hà
 Ngày 15-03-2015 14:23
media
Dân Hồng Kông tham quan Nhà Chính phủ, nơi lãnh đạo hành pháp Lương Chấn Anh và gia đình sống, ngày 15/03/2015.Reuters

Hồng Kông là một đặc khu hành chính và được bảo đảm quy chế « một quốc gia, hai chế độ ». Trong cuộc họp báo ngày 15/03/2015, thủ tướng Lý Khắc Cường cam kết Trung Quốc tôn trọng nguyên tắc nói trên của Hồng Kông, nhưng tránh đề cập đến tranh cãi về cuộc bầu cử tại lãnh thổ này vào năm 2017.

Năm ngoái, Trung Quốc quyết định để cho cử tri Hồng Kông được tự do chỉ định người lãnh đạo đặc khu hành chính này, nhưng những người ra tranh cử đều là những ứng viên phải có được sự chấp thuận của Bắc Kinh. Hành động trên đã dẫn tới làn sóng phản kháng chưa từng thấy tại Hồng Kông. Phong trào biểu tình đòi dân chủ đã kéo dài trong nhiều tháng, làm tê liệt một số các hoạt động kinh tế và tài chính của đặc khu hành chính này.

Đầu tháng 03/ 2015, nhân vật lãnh đạo số 3 của chế độ Bắc Kinh, chủ tịch Quốc hội Trương Đức Giang (Zhang Dejiang) tuyên bố cần phát huy lòng yêu nước của thanh niên Hồng Kông đối với Hoa lục. Tuyên bố này đã gây nhiều phẫn nộ. Không trực tiếp nhắm vào các nhà dân chủ Hồng Kông, nhưng chủ tịch Quốc hội Trung Quốc cho rằng những thành phần đòi độc lập đang « vượt quá giới hạn ».

Để xua tan mối lo ngại là chính quyền Bắc Kinh siết chặt các quyền tự do của người dân Hồng Kông, ông Lý Khắc Cường nhấn mạnh : Quy chế « một quốc gia, hai chế độ » của Hồng Kông đã được ghi rõ trong Hiến pháp và đó là một nguyên tắc không thể thay đổi (…) Hồng Kông cũng như Macao được hưởng quyền tự trị cao. Không cần phải lo ngại chính quyền trung ương siết chặt chính sách đối với Hồng Kông ».
Kinh tế, ô nhiễm và chính sách một con

Trong buổi nói chuyện với báo chí sáng nay, thủ tướng Trung Quốc cũng đã đề cập đến nhiều vấn đề khác Về mục tiêu tăng trưởng, ông Lý Khắc Cường một mặt cho rằng Trung Quốc sẽ khó đạt mục tiêu tăng trưởng 7 %, nhưng mặt khác, Bắc Kinh « sẵn sàng huy động nhiều phương tiện và vẫn còn có trong tay hàng loạt công cụ » để kích thích kinh tế.

Liên quan tới hồ sơ môi trường, lãnh đạo Bắc Kinh nhìn nhận trước mắt Trung Quốc đã thất bại, không đạt được mục tiêu giảm mức ô nhiễm không khí. Những tiến bộ gần đây « chưa xứng đáng với mong mỏi của người dân ». Dù vậy, ông Lý Khắc Cường tin rằng, Trung Quốc sẽ giải quyết được vấn đề này với một mô hình kinh tế và phát triển mới.

Cuối cùng, trước hiện tượng dân số đang trên đà lão hóa, trai thừa gái thiếu, chính sách một con của Trung Quốc ngày càng bị chỉ trích, thủ tướng họ Lý giải thích rằng Bắc Kinh đang nghiên cứu những lợi ích và tác động, trước khi quyết định về khả năng nới lỏng biện pháp kiểm soát dân số này.

Ni cô Tây tạng tố cáo nạn tra tấn trong nhà tù Trung Quốc

Theo RFI-Tú Anh
Ngày 15-03-2015 16:56
media
Biểu tình ủng hộ Tây Tạng tại Đài Bắc ngày 08/03/2015.Reuters

Ngày 14/03/2015, tại Paris, cùng với thủ tướng chính phủ Tây Tạng lưu vong Lobsang Sangay, hơn 3000 người xuống đường tưởng niệm của nổi dậy bất thành của Tây Tạng chống Trung Quốc xâm lược. Trong số những người biểu tình, có một vị ni cô, bị cầm tù 12 năm, nay đã trở về đời sống thế tục. AFP dành cho cô một bài phỏng vấn dài về tình trạng tra tấn trong nhà tù Trung Quốc

Gyaltsen Drolkar, 45 tuổi, từ Vương quốc Bỉ đến Paris, cùng đi biểu tình với hơn 3000 người, nhân ngày tưởng niệm cuộc nổi dậy của nhân dân Tây Tạng năm 1959 chống Trung Quốc chiếm đóng.

Từ đó đến nay, Đức Đạt Lai Lạt Ma phải lưu vong, còn chính quyền Bắc Kinh bị tố cáo chà đạp tự do tôn giáo, phá hủy văn hóa và ngăn cấm ngôn ngữ Tây Tạng.

Khoác lá cờ Tây Tạng trên vai, biểu tình gần chân tháp Eiffel, ngày 14.03, Gyaltsen Drolkar kể lại, dù được tự do và sống tại Tây phương, trong lòng và trên thân thể bà, những vết thương vẫn còn in đậm.

Năm 1990, khi còn là vị ni cô trẻ tuổi, Gyaltsen Drolkar bị công an Trung Quốc bắt giam vì tham gia một cuộc phản kháng bất bạo động, đòi Bắc Kinh phải tái lập quyền tự do tôn giáo và văn hóa.

Ni cô của tu viện Garu, ở phía bắc thủ phủ Lhassa, bị kết án 4 năm tù với tội danh « ly khai » và bị giam chung với nhiều ni cô khác. Năm 1993, các ni cô này đã mượn được một máy ghi âm và thu một số bài hát vinh danh Đức Đạt Lai Lạt Ma và tố cáo tình trạng tồi tệ trong nhà tù.

Khi công an Trung Quốc phát hiện vụ việc, các ni cô bị kéo dài thời gian giam giữ. Gyaltsen Drolkar lãnh thêm 8 năm tù. Ni cô bị tra tấn « bằng mọi hình thức, kể cả bằng điện ». Khi tù nhân bất tỉnh, công an chờ tỉnh dậy để tra tấn tiếp. Quản giáo còn xua cả chó dữ cắn tù nhân.

Mãn hạn tù năm 2002, Gyaltsen Drolkar đi đường bộ trốn sang Nepal lánh nạn, vì không thể sống tại Tây tạng với lý lịch tu sĩ tù nhân chính trị . Hiện nay, bà định cư tại Anvers, Bỉ.

Trong cuộc biểu tình hôm qua, đông đảo người Tây Tạng, cùng với thân hữu từ nhiều quốc gia châu Âu đã đổ về Paris. Họ mang theo biểu ngữ « Tây Tạng sẽ Tự Do » và « Hãy chấm dứt chính sách tiêu diệt văn hóa ».

Nga không từ bỏ ý định sử dụng cảng Cam Ranh

Theo RFI-Thụy My
 Ngày 14-03-2015 12:24
media
Ảnh vẽ cảnh chiến hạm Liên Xô tại căn cứ Cam Ranh (vào năm 1985) trong kho tư liệu ảnh của Lầu Năm GócNguồn : Bộ Quốc phòng Mỹ

 Matxcơva hôm qua 13/03/2015 đã mỉa mai những quan ngại của Hoa Kỳ, khi Washington yêu cầu chính quyền Việt Nam không để cho Nga sử dụng căn cứ quân sự ở vịnh Cam Ranh để tiếp liệu cho các oanh tạc cơ chiến lược.

Trong những tháng gần đây, Không quân Nga đã tăng cường các chuyến bay tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, gây lo ngại cho phía Mỹ.

Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố : « Thật kỳ lạ khi nghe những tuyên bố như thế từ người đại diện một quốc gia có quân đội trú đóng thường xuyên tại nhiều nước châu Á-Thái Bình Dương, và không ngừng củng cố các hoạt động quân sự trong khu vực ».

Matxcơva cho rằng « đáng ngạc nhiên » khi khẳng định việc các máy bay ném bom Nga được tiếp nhiên liệu tại Việt Nam có thể làm tăng thêm căng thẳng trong khu vực.

Theo Bộ Quốc phòng Nga, các hoạt động của Không quân Nga và sự hợp tác với Việt Nam « hoàn toàn tôn trọng các quy định quốc tế và hiệp định song phương, không hề nhằm chống lại ai, không phải là mối đe dọa cho hòa bình và ổn định tại châu Á-Thái Bình Dương ».

Hôm qua, hãng thông tấn Tass đã dẫn lời đại sứ Nga tại Hà Nội, ông Konstantin Vnoukov, nhấn mạnh rằng Việt Nam và Nga là các Nhà nước có chủ quyền và « có thể làm ngơ trước các chỉ thị và khuyến cáo từ bất kỳ đâu ».

Được Reuters đặt câu hỏi, tướng Vincent Brooks, Tổng tư lệnh lực lượng Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương, đã lên án Nga « khiêu khích » khi tiến hành các phi vụ tại các khu vực nhạy cảm, chẳng hạn xung quanh đảo Guam, nơi có một căn cứ quân sự Mỹ quan trọng. Các phi cơ này có thể tiếp cận đảo Guam, nhờ vào các máy bay tiếp liệu Nga cất cánh từ phi cảng Cam Ranh.

Căn cứ Cam Ranh hiện là nơi neo đậu ba chiếc tàu ngầm do Hà Nội mua của Nga, nhằm đối phó với tham vọng của Bắc Kinh tại Biển Đông. Hai tàu ngầm nữa cũng sẽ được đưa về vịnh Cam Ranh vào đầu năm 2016.

Hy sinh anh dũng hay cái chết bi thảm của những con tốt bị đem ra thí mạng?


Vũ Đông Hà (Danlambao) - Những người lính Việt Nam chưa từng có cơ hội được hy sinh lẫm liệt và anh hùng tại đảo Gạc Ma. Họ đã bị hãm hại bởi chính tên chỉ huy cao nhất của họ, bởi chính sách hèn với giặc, ác với dân, sẵn sàng thí quân của toàn bộ lãnh đạo đảng CSVN. Họ đã chết trong bi thảm, uất ức. Họ đã chết như những con chốt, những món hàng đổi chát, những phương tiện chính trị biết nói, biết đi, biết thở và... biết chết như hàng trăm ngàn thanh niên thiếu nữ trước họ và sau họ phải chết. Họ chết vì bị dán nhãn đặt tên "Quân Đội Nhân Dân Việt Nam", là một công cụ của đảng cai trị và chưa bao giờ thực sự được chiến đấu cho khát vọng và ý nguyện của nhân dân Việt Nam...

*

64 người lính Việt Nam đã chết ở Gạc Ma dưới những lằn đạn của Tàu Cộng. Bộ trưởng quốc phòng Lê Đức Anh của đảng cộng sản ra lệnh họ không được nổ súng bắn trả. 64 người lính này đã bị tước đoạt quyền chiến đấu, bị cướp mất cơ hội đứng lên và hy sinh anh dũng để bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Họ đã chết bi thảm như là những con tốt lót đường cho con đường hoạn lộ và tham vọng quyền lực cá nhân của toàn bộ lãnh đạo đảng CSVN.

Nhưng không phải chỉ có 64 thanh niên Việt Nam là những con tốt thí. Chẳng phải chỉ một mình Lê Đức Anh là thủ phạm của những cái chết bi thảm. Không phải chỉ Gạc Ma mà đã từng dọc Trường Sơn, khắp núi rừng Việt Bắc, xuyên suốt qua gần thế kỷ, cả triệu người dân Việt Nam đã phải chết tức tưởi, đã bị bọc xác bằng bao bố mang nhãn hiệu anh hùng, bị đóng nắp quan tài bằng những cây đinh mang tên cách mạng giải phóng, bị khắc lên bia mộ 2 chữ liệt sĩ đứng trước tên. Tất cả chỉ là những thi thể làm nên con đường mang tên Xác Chết dài hơn nữa thế kỷ cây số để cho những tên cộng sản từ đầu đời đến cuối đời dẫm lên và tiến bước thực hiện mộng bá vương cùng sự nghiệp làm nô lệ cho chủ nghĩa lẫn những thế lực cộng sản quốc tế.

Nhân danh giải phóng miền Nam, thực hiện nghĩa vụ đánh Mỹ là đánh cho Tàu cho Nga, đảng cộng sản đã đẩy hàng trăm ngàn thanh niên, thiếu nữ miền Bắc từ nghèo khó, khổ cực, tang thương vào chỗ chết ở miền Nam trù phú, trên đà phát triển và xây dựng tự do. Họ chết nhưng mắt mở trừng trong tiếc nuối là chưa giải phóng được đồng bào miền Nam thân thương đang đói, đang khát, đang bị sống đời của súc vật dưới sự tàn bạo của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai nguỵ quyền!

Để bám vào Nga và bỏ Tàu, đảng CSVN đã tiến hành cuộc chiến xâm lược Campuchia. Hàng hàng lớp lớp thanh niên Việt Nam, bây giờ cả miền Nam lẫn miền Bắc, đã vui chôn thân xác nơi chốn rừng sâu nước độc vì sự nghiệp thống trị Đông Dương của đảng sau khi đất nước đã hoà bình, thống nhất. 

Những cái chết của họ là những cái chết bi thảm vì những tham vọng và ý đồ chính trị phục vụ cho một đảng cai trị. 

Phải chọn Xô Viết là đồng minh duy nhất để moi tiền viện trợ, đảng CSVN đã phản bội tên đồng chí bên kia bên giới là nhà và đã nhận lãnh một bài học từ "người anh em" Đặng Tiểu Bình, từ cha con của "di sản hữu nghị đời đời quý báu phải để lại cho thế hệ Việt Nam mai sau". Một lần nữa hàng ngàn thanh niên thiếu nữ Việt Nam đã vĩnh biệt cha mẹ già, anh em, bạn bè, người yêu và cuộc sống đang nở rộ ở tuổi thanh xuân để chôn thây trên núi rừng Việt Bắc.

Những cái chết của họ là những cái chết bi thảm vì những đấu đá phe phái trong bàn cờ cộng sản thế giới mà đảng csvn là một con cờ.

Để quay đầu lại với thiên triều Bắc Kinh, để tiếp tục kiếm tiền và giữ quyền sau khi túi hầu bao Liên Xô bị bốc khói, Lê Đức Anh và bè lũ tay sai cúi đầu, cong lưng ký mật ước Thành Đô và mở ra thời kỳ Bắc thuộc mới. Hôm nào Lê Đức Anh ra lệnh cho 64 người lính Việt Nam buông súng và trở thành những tấm bia người để bảo vệ tinh thần Thành Đô; ngày nay Phùng Quang Thanh lo lắng nhân dân Việt Nam có khuynh hướng chống Tàu và lên tiếng cảnh báo để bảo vệ và tiếp tục con đường Thành Đô bán nước. Cả 2 tên Bộ trưởng quốc phòng này là hình ảnh rõ ràng nhất của một chế độ phản quốc, sẵn sàng gửi hàng trăm ngàn công dân VN ra làm bia thịt cho bạn của chúng nhưng là kẻ thù của dân tộc. Và sau lưng 2 tên này là toàn bộ lãnh đạo đảng CSVN - từ Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng với công hàm bán nước cho đến tập đoàn lãnh đạo hôm nay. Từ đầu đời cho đến cuối đời không sót một vương triều cộng sản nào. 

Dưới sự "lãnh đạo" của tập đoàn bán nước và những tên chỉ huy quân đội tối cao mang thẻ đảng này, người lính Việt Nam chỉ có một cơ hội duy nhất: lãnh đạn

Những người lính Việt Nam chưa từng có cơ hội được hy sinh lẫm liệt và anh hùng tại đảo Gạc Ma. Họ đã bị hãm hại bởi chính tên chỉ huy cao nhất của họ, bởi chính sách hèn với giặc, ác với dân, sẵn sàng thí quân của toàn bộ lãnh đạo đảng CSVN. Họ đã chết trong bi thảm, uất ức. Họ đã chết như những con chốt, những món hàng đổi chát, những phương tiện chính trị biết nói, biết đi, biết thở và... biết chết như hàng trăm ngàn thanh niên thiếu nữ trước họ và sau họ phải chết. Họ chết vì bị dán nhãn đặt tên "Quân Đội Nhân Dân Việt Nam", là một công cụ của đảng cai trị và chưa bao giờ thực sự được chiến đấu cho khát vọng và ý nguyện của nhân dân Việt Nam. 


Trung Quốc xem xét trao quyền lập pháp cho « thành phố Tam Sa »

Theo RFI-Thanh Phương
Ngày 14-03-2015 11:35
media
"Thành phố Tam Sa" Trung Quốc lập ra trong quần đảo Hoàng Sa. Ảnh chụp ngày 27 /7/ 2012.CHINA OUT AFP PHOTO

Theo Tân Hoa Xã, các đại biểu Quốc hội Trung Quốc đã đề nghị trao quyền lập pháp cho « thành phố Tam Sa », mà Bắc Kinh thành lập gần đây, bao gồm các đảo đang tranh chấp trên Biển Đông.


Đề nghị trên được Ủy ban luật pháp của Quốc hội Trung Quốc đệ trình ngày 12/03/2015 lên Chủ tịch đoàn kỳ họp thường niên của Quốc hội Trung Quốc, trong khuôn khổ các phiên thảo luận về dự thảo Luật Lập pháp.

Mới được thành lập năm 2012, « thành phố Tam Sa » ban đầu không được bao gồm trong bản dự thảo luật được đưa ra thảo luận. Uỷ ban Luật pháp của Quốc hội Trung Quốc đã đề nghị đưa Tam Sa vào danh sách các thành phố được cấp « quyền lập pháp địa phương".

Hiện nay ở Trung Quốc chỉ có 49 thành phố có quyền lập pháp địa phương. Nếu luật Lập pháp sửa đổi được thông qua lần này, ít nhất 284 thành phố sẽ có quyền trên.

Hồi tháng 7 năm 2012, Trung Quốc đã thành lập « thành phố Tam Sa », thuộc tỉnh Hải Nam, trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa chiếm của Việt Nam năm 1974, nhằm quản lý các quần đảo ở Biển Đông, trong đó có quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa hiện đang tranh chấp. Hà Nội đã cực lực phản đối việc thành lập thành phố này.

Nghi phạm giết ông Nemtsov có thể đã nhận tội vì bị tra tấn


Zaur Dadayev, một trong năm nghi can trong vụ giết hại lãnh đạo đối lập Boris Nemtsov, ra trước tòa án ở Moscow.
Zaur Dadayev, một trong năm nghi can trong vụ giết hại lãnh đạo đối lập Boris Nemtsov, ra trước tòa án ở Moscow.
Một thành viên trong hội đồng nhân quyền của Điện Kremlin tuyên bố có lý do để tin là nghi can chính trong vụ sát hại lãnh tụ đối lập Nga Boris Nemtsov đã thú tội dưới áp lực tra tấn.
Ông Andrei Babushkin hôm nay nói với báo giới rằng ông nhìn thấy nhiều vết thương trên thân thể của nghi can Zaur Dadayev khi vào thăm trại giam hôm qua.
Trong khi đó, một tờ báo của Moscow loan tin Dadayev đã lật ngược lời thú tội giết ông Nemtsov và cho tờ Moskovsky Komsomolets biết ông đã nói với nhà chức trách rằng ông không giết hại ông Nemtsov cũng như đã định khai vô tội trước tòa. Nhưng, vẫn theo lời Dadayev, khi ra tòa ông đã không có cơ hội được lên tiếng.
Bài báo này cũng dẫn lời nghi can Dadayev nói rằng ông đưa ra lời thú tội giả để cảnh sát phóng thích người bạn đi cùng với ông khi ông bị bắt giữ.
Hôm chủ nhật, một thẩm phán Nga loan báo ông Dadayev đã thú tội và chính quyền tiếp tục điều tra 4 nghi can khác.
Tất cả 5 nghi can đã ra trước một tòa án ở Moscow và bị giam giữ trong lúc giới hữu trách thẩm vấn họ về vụ bắn chết ông Nemtsov, một địch thủ đáng gờm của Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 27/2. Ông Nemtsov bị bắn 4 lần sau lưng khi đang đi bộ qua cầu với bạn gái gần điện Kremlin.
Thẩm phán Nataliya Mushnikova cho hay nghi can Dadayev đã ký đơn nhận tội dù không tiết lộ chi tiết nào về vai trò của đương sự.
Vị thẩm phán cũng cho biết thêm rằng nghi can thứ nhì bị buộc tội sát nhân trong án mạng này Anzor Gubashev phủ nhận liên can.

Tuần hành tưởng nhớ ông Nemtsov tại Moscow:
  • Người tuần hành tưởng nhớ lãnh đạo đối lập Boris Nemtsov mang biểu ngữ xuống đường với hàng chữ "Những viên đạn cho tất cả chúng ta, những anh hùng không bao giờ chết!" tại Moscow, Nga, ngày 1/3/2015.
  • Người tuần hành cầm chân dung nhà lãnh đạo đối lập Boris Nemtsov, người đã bị bắn chết hôm thứ Sáu gần điện Kremlin, với hàng chữ "Ông đã đấu tranh cho tự do của một nước Nga, ông đã đấu tranh cho tương lai của chúng tôi!" tại Moscow, Nga, ngày 1/3/2015.
  • Quốc kỳ Nga trong cuộc diễu hành tưởng niệm ông Boris Nemtsov tại Moscow, ngày 1/3/2015.
  • Cảnh sát chống bạo động Nga đứng canh gác trong cuộc diễu hành của những người ủng hộ phe đối lập để tưởng nhớ ông Boris Nemtsov, người đã bị bắn chết tối thứ sáu 27/2/2015 tại Moscow.
  • Nhiều người vẫn đến đặt hoa tại nơi ông Nemtsov bị ám sát.
  • Người tuần hành mang quốc kỳ Nga với áp phích 'Tôi không sợ hãi' gần nơi lãnh đạo đối lập Boris Nemtsov bị bắn chết gần điện Kremlin, ngày 1/3/2015.
  • Lãnh đạo đối lập và cựu Thủ tướng Nga Mikhail Kasyanov (phải) cùng nhà hoạt động đối lập Ilya Yashin (trái) phát biểu với báo giới trong cuộc diễu hành tưởng nhớ ông Nemtsov tại Moscow, ngày 1/3/2015.
  • Ông Dmitry Gudkov, một thành viên của quốc hội Nga, tham dự cuộc diễu hành tưởng nhớ ông Nemtsov tại Moscow, ngày 1/3/2015.
  • Người tuần hành đứng sau biểu ngữ tưởng nhớ ông Boris Nemtsov, người đã bị bắn chết tối thứ sáu 27/2 gần điện Kremlin, Nga.

Điện Kremli bác bỏ lời đồn trên Internet về cái chết của ông Putin


Người ta đã không thấy tổng thống Nga Vladimir Putin xuất hiện trước công chúng ít nhất 1 tuần lễ, và sự kiện này đã khơi ra những lời đồn đoán về sức khoẻ của ông
Người ta đã không thấy tổng thống Nga Vladimir Putin xuất hiện trước công chúng ít nhất 1 tuần lễ, và sự kiện này đã khơi ra những lời đồn đoán về sức khoẻ của ông
Người ta đã không thấy tổng thống Nga Vladimir Putin xuất hiện trước công chúng ít nhất 1 tuần lễ, và sự kiện này đã khơi ra những lời đồn đoán về sức khoẻ của ông ta. Những người sử dụng mạng xã hội đã làm cho Internet tràn ngập những lời khẳng định – vừa nghiêm túc vừa khôi hài – cho rằng ông Putin đã chết. Phát ngôn viên của ông Dmitry Peskov đã bác bỏ những tin này chỉ là “cơn sốt mùa xuân.”
Những ảnh chụp màn hình Twitter của mạng xã hội VOA hôm thứ năm tường thuật nhiều về những lới đồn trên mạng Internet rằng ông Putin đã chết. Các hàng tít khiến truyền thông chính mạch trên toàn thế giới đồn đoán về tình trạng sức khoẻ của tổng thống Nga.
Phát ngôn viên của ông Putin cho biết không có lý do để lo ngại.
“Dứt khoát không có lý do gì để nghi ngờ về tình trạng sức khoẻ của ông Putin. Sức khoẻ của ông toàn hảo và mọi thứ đều ổn thoả.”
Ông Putin đã tìm cách duy trì hình ảnh của một nhà lãnh đạo quyết đoán, mạnh khoẻ về thể chất có thể tin cậy được để giải quyết mọi vấn đề khó khăn. Nhưng người ta đã không thấy ông xuất hiện trước công chúng sau khi tiếp Thủ tướng Italia Matteo Renzi ngày 5 tháng 3. Phát ngôn viên của ông nói việc này không có gì là bất thường cả:
“Còn tuỳ thuộc vào từng ngày nữa. Đôi khi ông xuất hiện trước công chúng nhiều hơn, đôi khi thì không. Nhưng không có nghĩa là ông ấy không tiếp tục truyền thống say mê làm việc.”
Điện Kremli nói ông Putin đang chuẩn bị cho một nghị trình bận rộn trong những ngày sắp tới, kể cả một số hội nghị quốc tế. Nhưng một chuyến đi Kazakhstan trong tuần này đã bị hoãn lại.
Sự vắng mặt trước công chúng của tổng thống Nga diễn ra ngay sau lễ mai táng đối thủ ông là ông Boris Nemtsov, bị bắn chết trên một cây cầu gần điện Kremli hôm 27 tháng 2. Các nhà hoạt động đối lập không đặt nhiều tin tưởng vào cuộc điều tra chính thức về cái chết của ông Nemtsov, và nói một nghi can đã thú nhận dính líu vào vụ này có thể đã bị tra tấn.
Con gái ông Nemtsov, cô Zhanna cho biết cô cho rằng ông Putin chịu trách nhiệm “chính trị” về cái chết của cha cô. Ông Peskov nói:
“Chúng tôi hiểu những cảm xúc của con gái ông. Chúng tôi chỉ có thể lập lại lời chia buồn đã được Tổng thống Putin bày tỏ sau cái chết bi thảm đó. Và chúng tôi chỉ có thể nói rằng cuộc điều tra đang tiến hành.”
Nền kinh tế Nga đã xuống dốc trong năm vừa qua, vì giá dầu sụt và các biện pháp chế tài của Tây phương áp đặt đối với Moscow vì đã cung cấp vũ khí cho các phần tử đòi ly khai thân Nga ở miền đông Ukraine. Tổng thống vẫn được sự ủng hộ của nhiều người Nga coi ông là một nhà lãnh đạo vững mạnh.
Một thợ rèn tại thành phố Yekaterinburg đang đúc hình ảnh ông Putin trên những đồng tiền kim khí làm kỷ niệm nói:
“Những đồng tiền kim khí này nhắm mục đích nâng cao tinh thần. Chúng tôi không làm tiền để tiêu. Chúng tôi làm một thứ giống như để nói rằng mọi sự sẽ ổn thoả. Tôi không biết gọi tên là gì. Đây bạn có thể đọc họ của tổng thống chúng tôi, mà tôi nghĩ chúng tôi phải theo và tin vào con đường ông đi.”
Đế quốc Nga đã sản xuất những đồng tiền kim khí có hình các lãnh chúa. Dưới thời sô viết, khuôn mặt duy nhất xuất hiện trên những đồng kim khí đó là mặt của ông Vladimir Lenin, người lãnh đạo cuộc cách mạng cộng sản.

1.200 gà đi lạc vào nhà quan: Trả gà hay tiền?

(Baodatviet) - Theo trưởng phòng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn huyện Quế Sơn, có 3 cái sai trong vụ cán bộ xã chia nhau 1.200 con gà của dân.

3 cái sai
Gần đây dư luận xôn xao vụ 1.200 con gà giảm nghèo "lạc" vào nhà quan ở xã Quế An, huyện Quế Sơn, Quảng Nam, ngày 13/3, ông Nguyễn Văn Chín, Trưởng phòng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn huyện Quế Sơn cho biết:
“Chúng tôi đang đề xuất làm kiểm điểm nghiêm túc cán bộ, công chức xã Quế An, sai đâu xử lý đó; sẽ đề nghị UBND huyện ra văn bản thu hồi toàn bộ số tiền mua gà phân phát sai quy định và tiếp thục thực hiện đúng như phương án đã đề ra; còn hình thức  xử lý do UBND huyện Quế Sơn quyết định”.
Cũng theo ông Chín, cái sai thứ nhất số gà này là vốn của chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới do quỹ phát triển sản xuất giao cho xã vào đầu năm 2013, và xã có trách nhiệm xây dựng phương án tổ chức xây dựng mô hình phát triển sản xuất trên lĩnh vực nông nghiệp nông thôn.
Gà trong chương trình
Gà trong chương trình "Nông thôn mới" đang nuôi tại nhà một cán bộ xã Quế An. Gà còn lại rất ít vì đã được nuôi lớn và bán đi
Xã đã xây dựng phương án và được huyện phê duyệt ngày 25/10/2013, nhưng mãi đến tháng 11/2014 mới tổ chức thực hiện. Như vậy là xã chậm mất đi gần 1 năm.
Cái sai thứ hai, xây dựng mô hình điểm thì lãnh đạo xã Quế An đã không làm theo mô hình như phương án trình duyệt.
Từ 6 hộ mô hình điểm, xã đã tự do chọn ra tới 24 hộ. Việc xây dựng rộng, cho nên không quản lý, theo dõi được, không chỉ đạo được, không tổng kết mô hình được và không nhân rộng được.
Cái sai thứ ba là từ hộ dân ông lại đưa cho một số cán bộ, công chức của xã. Kế hoạch ban đầu là giao gà giống cho nhân dân ở xã đó phát triển sản xuất chứ không phải cán bộ. Cụ thể, trong 24 hộ chỉ có 2 hộ dân còn lại 22 hộ là cán bộ của xã, nhưng cả 24 hộ điều chưa đủ khả năng để xây dựng mô hình nuôi gà điểm.
Không đồng ý quy đổi gà bằng tiền
Liên quan đến vụ việc, được biết lãnh đạo huyện Quế Sơn đang tiếp tục chỉ đạo xử lý vụ việc.
Ông Hoàng Kim Minh - Chủ tịch UBND xã Quế An cho biết, đã thông báo đến 22 cán bộ xã đã nhận gà về nuôi phải có kế hoạch hoàn trả tiền cho huyện Quế Sơn. Đây là cách để sửa sai và khắc phục hậu quả.
Tuy nhiên, theo ông Trần Văn Noa - Phó Chủ tịch UBND huyện Quế Sơn cho biết: Huyện không đồng ý phương án quy đổi gà bằng tiền, mà trước mắt phải hoàn trả lại số gà, sau đó lập phương án cấp lại cho người dân.
Bởi, mục đích của việc cấp gà và thức ăn, thuốc thú y trị giá 50 triệu đồng là nhằm hỗ trợ phát triển chăn nuôi cho các nhóm hộ gia đình để xây dựng Nông thôn mới.
Chiều ngày 12/3, ông Doãn Hào – Chánh văn phòng UBND huyện Quế Sơn cho biết: ''Chúng tôi đã có văn bản chỉ đạo gửi xuống Phòng nông nghiệp, họ sẽ thành lập ban kiểm tra rồi báo cáo cụ thể cho UBND huyện, rồi chúng tôi sẽ chỉ đạo tiếp.
Danh sách chia gà cho cán bộ, lãnh đạo xã Quế An
Danh sách chia gà cho cán bộ, lãnh đạo xã Quế An
Trong ngày 13/3, Phòng nông nghiệp sẽ làm việc với địa phương, xem hiện nay số lượng gà đang ở đâu, như thế nào. Huyện cũng chỉ đạo phải vào cuộc ngay, sát sao và câu chuyện tìm có khó khăn hay không cũng cần có sự kiểm tra ban đầu rồi kết luận".
Khẳng định việc cán bộ xã chia gà về nuôi là sai, ông Lê Tấn Trung, Chủ tịch UBND huyện Quế Sơn, cho biết đang đề xuất biện pháp xử lý.
"Huyện rất bất ngờ về việc này vì số tiền không phải lớn, mỗi cán bộ xã chỉ nhận 50 gà con, mỗi con có 20.000 đồng", ông Trung bày tỏ.
Được biết, có tất cả 22 cán bộ là lãnh đạo chính quyền, đoàn thể ở xã Quế An nhận gà. Mỗi người được chia 50 con.
Ngoài ra, trong danh sách do ông Hoàng Kim Minh lập vào tháng 12/2014 thì mỗi hộ cán bộ nhận gà còn được nhận 135 kg bột, rồi thuốc Thú y Amox-colistin, Amipiciline. Tất cả đều ký nhận.
Đến nay, những con gà giống mà cán bộ xã Quế An chia nhau đã lớn, một số đã bán, thịt.
Chủ Nhật, 15/03/2015 20:08
Hà Giang (Tổng hợp)

Thức ăn 'tẩm độc' TQ và tỉ lệ ung thư Việt Nam

(Baodatviet) - Hơn 1 tấn đầu gà và gà nguyên con không rõ nguồn gốc vừa được các cơ quan chức năng phát hiện.

Sáng ngày 15/3, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường Công an tỉnh Đồng Tháp cho biết đơn vị này vừa phối hợp với Công an thị xã Hồng Ngự tiến hành kiểm tra và bắt quả tang ông Lê Văn Hải (SN 1966, ngụ ấp An Hòa, xã An Bình A, TX.Hồng Ngự) về hành vi mua bán, tàng trữ sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc.
Tang vật thu giữ là 1.352 kg đầu gà và gà nguyên con đã được vặt lông nhưng không có giấy chứng nhận kiểm dịch và không có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y.
Điều đáng nói số gà này đang chuẩn bị được đưa đến tay người tiêu dùng tại các đầu mối.

Hơn 1 tấn gà không rõ nguồn gốc bị phát hiện khi đang chuẩn bị đưa vào thị trường
Hơn 1 tấn gà không rõ nguồn gốc bị phát hiện khi đang chuẩn bị đưa vào thị trường
Trước đó Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) TP.HCM đã kiểm tra tình hình vi phạm an toàn thực phẩm phát hiện hàng loạt sai phạm.
Theo đó đã tạm giữ 1.700 chai sữa nước Ensure loại 237 ml/chai (sản xuất tại Mỹ), 2.862 lon nước tăng lực hiệu Redbull (Thái Lan sản xuất), 105 kg kẹo Toffy (Trung Quốc), 200 kg hạt hướng dương sấy khô, 17 kg mứt trái cây không rõ nguồn gốc.
Số vụ việc thực phẩm bẩn độc, không rõ nguồn gốc được phát hiện phần nào minh chứng về con số bệnh nhân ung thư tại Việt Nam.
Theo đó mỗi năm cả nước có khoảng 200.000 ca ung thư mới, trong đó có 75.000 ca tử vong khiến Việt Nam trở thành quốc gia có tỷ lệ ung thư ở mức báo động.
TS.Trần Đáng- nguyên Cục trưởng cục An toàn vệ sinh thực phẩm, bộ Y tế cho rằng, hàng ngày, người dân phải ăn những loại thực phẩm bị "tẩm độc" bởi những loại hóa chất độc hại từ Trung Quốc.
Thông tin, tỉ lệ mắc và tử vong do ung thư ở Việt Nam thuộc nhóm cao hàng đầu thế giới được các bác sỹ chuyên khoa chỉ rõ: trong các tác nhân bên ngoài, thức ăn được xếp là một trong các tác nhân môi trường có ảnh hưởng lớn nhất đến căn bệnh này.
Chủ Nhật, 15/03/2015 13:51
Phương Nguyên (Tổng hợp)

Ai là Ngụy quyền, tay sai bán nước cầu vinh?

Le Nguyen (Danlambao) - Trận hải chiến Hoàng Sa oanh liệt vào năm 1974 của hải quân Việt Nam Cộng Hòa với quân xâm lược Trung Cộng, tính đến nay đã có 40 năm. Thế nhưng gương hy sinh Vị Quốc Vong Thân của người lính, người chỉ huy trực chiến với quân thù xâm lược Trung Cộng, những người vĩnh viễn nằm lại biển trời quê hương không về như mới xảy ra hôm qua hôm kia, vẫn sống mãi trong lòng người dân Việt Nam và những diễn biến xoay quanh trận hải chiến do các cấp trách nhiệm liên quan kể lại, đã chạm đến trái tim của những người Việt Nam yêu nước ngày hôm nay.

Với hành động kiêu hùng từ chối rời chiến hạm, cùng chết với chiến hạm của người lính, người chỉ huy xem cái chết nhẹ tựa lông hồng đã đi vào lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, hòa lẫn vào lời nói của các cấp chỉ huy Không Quân, Quân lực Việt Nam Cộng Hòa trong kế hoạch tái chiếm Hoàng Sa bất thành, cũng hào hùng đầy khí phách không kém do phi công nằm vùng Nguyễn Thành Trung, người bỏ bom dinh độc lập năm 75 kể lại: “Mấy ông cấp tá... phát biểu trong cuộc họp rằng, đánh với Việt Cộng là chỉ đánh chơi thôi... Đánh với Trung Cộng mới là đánh... cho nên trận này... cấp đại tá, trung tá, thiếu tá đánh trước, đánh cho họ biết người Việt Nam là như thế nào...”(1)

Hải chiến Hoàng Sa khơi dậy một cái gì đó tận đáy sâu tâm hồn về người lính hải quân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa... bàng bạc đâu đó, rất bất khuất, kiêu hùng là niềm kiêu hãnh làm hãnh diện hai tiếng Viêt Nam nhưng cũng chính nó khơi lại nỗi xót xa, ngậm ngùi đến đắng lòng cho một cuộc hải chiến 14 năm sau. Đó là trận hải chiến Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao thuộc quần đảo Trường Sa năm 1988 do binh chủng hải quân thuộc quân đội nhân dân Việt Nam “anh hùng” tham chiến. 

Nhân 40 năm tưởng niệm hải chiến Hoàng Sa, xin tóm tắt câu chuyện về trận hải chiến Trường Sa nằm ngoài tư liệu, tài liệu hoặc có liên quan thì chỉ là tài liệu tuyệt mật thuộc bí mật quốc gia, cấm “phát tán” trong nội bộ đảng cộng sản Việt Nam. Nội dung câu chuyện này đã được phổ biến trong một bài viết trước đây và chuyện hải chiến là bài học không bao giờ cũ của lòng yêu nước, của gương hy sinh qua mọi thời đại, mọi dấu mốc dựng nước, giữ nước, cứu nước, mở nước của lịch sử dân tộc Việt Nam, ngay từ thuở tổ tiên nòi Việt mang gươm đi mở cõi:

“Câu chuyện kể là một câu chuyện có thật, với sự thật dần dần hé lộ do chính những người trực tiếp tham chiến, sống sót bị bắt làm tù binh kể lại. Câu chuyện thật đó là sự thật về trận hải chiến Trường Sa năm 1988 của thế kỷ trước. Một trận chiến không cân sức, quái đản kỳ lạ nhất trong lịch sử chiến tranh bởi những chiến sĩ tham gia chiến trận không được trang bị vũ khí, chỉ được học tập quán triệt chủ trương đường lối của đảng trước khi xung trận. 

Lập luận này nghe “quen quen” là phải “hết sức kềm chế, giải quyết tranh chấp bằng con đường ngoại giao hòa bình, tránh không để vụ việc diễn biến phức tạp...” và các chiến sĩ quân chủng hải quân của quân đội nhân dân “anh hùng” đã nghiêm chỉnh chấp hành, quyết tâm dùng sinh mạng với tay không, rất can trường dựng cờ tổ quốc bám, giữ biển đảo cho dù kẻ thù hung hãn được trang bị vũ khí tận răng, bắn giết chiến sĩ hải quân ta như bắn bia không nương tay. Điều đáng buồn là những anh hùng quân chủng hải quân Việt Nam trước khi chết vẫn cố hô vang: “Thà hy sinh chứ không để mất đảo. Hãy để máu chúng ta nhuộm đỏ Biển Đông... chứ cương quyết không để mất đảo!”(2)

Có lẽ, các chiến sĩ hải quân bảo vệ Trường Sa ngã xuống, vĩnh viễn ở lại biển không về, trong họ ấp ủ lý tưởng trong sáng, lòng yêu nước vô bờ nhưng các anh không thể ngờ rằng, các anh đã bị lãnh đạo bán đứng cho các toan tính đen tối của họ và sự hy sinh của các anh đã bị người ta phản bội, không hề được nhắc tới. Ngay cả nhân dân ngưỡng mộ sự hy sinh cao cả của các anh, các thân nhân ruột thịt thương khóc các anh, các đồng đội may mắn sống sót thương nhớ làm lễ tưởng niệm vinh danh, tri ân các anh cũng bị ngăn cấm. Họ phải gạt nước mắt, nuốt ngược nước mắt vào trong, tưởng niệm trong lòng suốt mấy mươi năm qua, ngay cả bây giờ ở tại thời điểm này vẫn còn bị ngăn cấm. Tại sao đảng “bạc tình”không ghi công, lại sợ nhân dân vinh danh, tri ân các anh, còn là bí ẩn khó giải thích?

Thú thật, theo những thông tin do những người trong cuộc cung cấp thì biến cố Trường Sa năm 1988 không phải là trận hải chiến đúng nghĩa của hải chiến, bởi một bên tay không dựng cờ giữ đảo theo chỉ đạo của đảng “hết sức kềm chế, không để vụ việc diễn biến phức tạp...” Với bên kia kẻ địch thù được trang bị hỏa lực súng lớn, súng nhỏ lại manh động, hung hăng bắn giết như cướp biển thời trung cổ và các chiến sĩ quân chủng hải quân Việt Nam anh hùng trở thành những tấm bia thịt cho “hải tặc” Trung Cộng bắn giết chứ không đúng là một trận hải chiến đúng nghĩa như loa đài rêu rao theo kịch bản do đảng dàn dựng. 

Phải nói theo thói thường dù thua trận, nếu được trang bị vũ khí và không bị lãnh đạo, chỉ đạo quái đản, kỳ lạ bám giữ đảo bằng tay không, bằng nước bọt nài nỉ van xin lòng thương sót của kẻ thù. Chắc chắc các chiến sĩ hải quân nhân dân Việt nam anh hùng không chết thảm, chết nhục nhả, chết tức tưởi, chết như các tử tội bị xử tử tập thể trừng mắt chờ những phát súng lạnh lùng cướp đi mạng sống giữa biển nước mênh mông. Thành thật mà nói, các chiến sĩ hải quân nhân dân cũng không đến đổi hèn nhát nếu có cơ hội đánh trả hoặc tiên hạ thủ vi cường như các chiến sĩ hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã khai hỏa vào tàu địch, đã liệt oanh ngã xuống cho trận chiến đúng thật hải chiến ở quần đảo Hoàng Sa năm 1974. 

Có thể, sự thật về biến cố Trường Sa dần phơi bày ra khác với tuyên truyền lừa mị của đảng, nhà nước cộng sản nên họ cố tình ngăn chận, cấm cản không cho người dân quan tâm đến biển đảo, muốn biết sự thật về trận hải chiến Trường Sa, muốn tiếp cận những nhân chứng sống. Những cá nhân trực tiếp tham dự trận hải chiến, những cá nhân đủ điều kiện phát ngôn đúng với sự thật lịch sử trận hải chiến Trường Sa. Bên cạnh những nhân chứng sống, sống sót trong biến cố Trường Sa, là trên thế giới mạng tin học còn có đoạn phim ngắn ghi lại bối cảnh“chiến công” của hải quân Trung Cộng tàn sát, bắn vào các bia thịt tội nghiệp của chiến sĩ hải quân Việt Nam được kẻ thù tung lên trình chiếu trên YouTube đã lột trần sự thật của trận hải chiến Trường Sa như đấm vào mồm đảng cộng sản nên đảng chỉ ú ớ không thành tiếng, phải tắt loa đài thông tin sai sự thật, phục vụ công tác tuyên truyền như đảng thường làm.

Dù thế nào đi nữa, dù các chiến sĩ Trường Sa bị phản bội, bị bán đứng, bị đảng cộng sản trói tay đưa đi làm bia thịt để cho Trung Cộng bắn giết nhưng nhân dân Việt Nam vẫn không phủ nhận sự hy sinh bởi tình yêu quê hương của các anh là trong sáng, hào hùng. Sự hy sinh của các anh đáng được trân trọng, tri ân, ghi nhớ cho đến muôn đời sau. Nhưng đảng, nhà nước lưu manh cộng sản Việt Nam sợ sự thật, sợ một cách khó hiểu, không dám nhắc đến các anh, thậm chí ngăn cấm thân nhân, đồng đội, những người ngưỡng phục làm lễ tưởng niệm, vinh danh các anh?”(3)

Trên đây chỉ là một phần sự thật của trận hải chiến Trường Sa, đàng sau trận hải chiến Trường Sa chắc còn nhiều bí ẩn “gay cấn” của các hiệp ước, mật ước đã được nhiều thế hệ lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam ký kết với cộng sản Trung Quốc chưa được bạch hóa. Có thể các bí mật đó là lý do chính khiến cho lãnh đạo cộng sản ngăn cản thân nhân “liệt sĩ Trường Sa” và người dân ngưỡng mộ làm lễ tưởng niệm cho những chiến sĩ hải quân của quân đội nhân dân Việt Nam, rất anh dũng với tay không hô vang: “Thà hy sinh chứ không để mất đảo... Hãy để máu chúng ta nhuộm đỏ Biển Đông chứ nhất quyết không để mất đảo...”

Khác biệt là các chiến sĩ hải quân của quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, rất “đặc biệt” trước khi chết vẫn hô to những lời lẽ rất “ấn tượng” thể hiện ý chí “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” của họ và các chiến sĩ hải quân của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa không được như thế. Các anh chỉ thể hiện tình động đội, lòng yêu nước tự nhiên rất đời thường nhưng không làm mờ nhạt hình ảnh kiêu hùng của người lính Việt Nam Cộng Hòa, nằm lòng phương châm Tổ Quốc – Danh Dự - Trách Nhiệm. 

Đặc biệt, sự khác biệt lớn nhất giữa hai trận hải chiến năm 1974 và năm 1988 của thế kỷ trước, là sự phủ nhận với sự ghi nhận gương hy sinh của những chiến sĩ hải quân đối với tổ quốc của người dân nhớ ơn và của các lãnh đạo quốc gia đại diện nhân dân tri ân họ:

Đối với chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, một chính phủ bị hệ thống tuyên truyền của đảng cộng sản ra rả chửi bới là “...ngụy quyền, tay sai bán nước, cầu vinh...” Qua vị nguyên thủ quốc gia, nguyên tổng thống Việt Nam Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu đã có nghĩa cử tri ân gởi đến các chiến sĩ hải quân tham gia trận hải chiến Hoàng Sa, với những lời tuy giản dị nhưng nói lên được lòng biết ơn đối với những chiến sĩ xả thân vì tổ quốc: “tôi gởi lời khen ngợi nồng nhiệt đến tất cả các chiến sĩ hải quân Việt Nam, đặc biệt đến những chiến sĩ hải quân đã tham gia chiến đấu chống lại bọn xâm lăng cộng sản ở khu vực quần đảo Hoàng Sa. Tôi cũng xin chia buồn và bày tỏ niềm kính trọng vô cùng đối với những gia đình của các chiến sĩ đã hy sinh để bảo vệ quần đảo Hoàng Sa.

Tôi tin tưởng rằng lực lượng hải quân Việt Nam sẽ luôn luôn duy trì truyền thống dũng cảm và xả thân này.”(4)

Đối với nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, lãnh đạo đảng nhà nước đã không có hành động tri ân sự hy sinh cao cả của các chiến sĩ hải quân, quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng tham gia hải chiến Trường Sa. Những người thừa hành đã chấp hành nghiệm chỉnh mệnh lệnh “hết sức kiềm chế”, không manh động làm ảnh hưởng đến mối quan hệ của hai đảng, hai nhà nước, là đứng yên cho giặc thù nhắm bắn trong nhiệm vụ tay không giữ đảo. Không những thế lãnh đạo đảng, nhà nước còn ngăn cản, bắt bớ những ai tự phát làm lễ tưởng niệm các anh hùng của cuộc hải chiến Trường Sa. Thậm chí họ còn vu cho bất cứ ai tổ chức lễ tưởng niệm các chiến sĩ hải quân Trường Sa mà không có sự cho phép của họ, với những bịa đặt mơ hồ là nhận tiền của các thế lực thù địch - kích động, xúi dục phá hoại chính sách ngoại giao mềm dẻo đối thoại hòa bình trong tranh chấp Biển Đông của đảng và nhà nước “ta”?

Qua những gì lãnh đạo đảng, nhà nước cộng sản đối xử với những người lính hải quân, quân đội nhân dân làm theo lệnh trên giao trong trận hải chiến Trường Sa và những gì lãnh đạo chính quyền Việt Nam Cộng Hoà đối xử với chiến sĩ hải quân tham gia trận hải chiến Hoàng Sa, không khó để cho chúng ta nhận ra sự khác biệt nhất định giữa vô luân và nhân văn của hai chế độ. Từ đó nhìn rộng ra hơn, nhìn sâu vào mối quan hệ ngoại giao của Việt Nam Cộng Hòa với Hoa Kỳ và mối quan hệ ngoại giao của cộng sản Việt Nam với cộng sản Trung Quốc. Qua quan sát thực tiễn trong quá khứ ngay cả cho đến thời hiện tại và tiếp cận các văn kiện, chứng cứ trong các kho tài liệu thuộc loại bí mật lịch sử được bạch hóa của các bên liên quan, tham gia “trò chơi” chiến tranh Việt Nam, đã phơi ra trần trụi sự thật, đủ cơ sở để cho ra kết luận: Ai mới đích thực là ngụy quyền, tay sai bán nước cầu vinh?



_____________________________________

Chú thích:

Nỗi nhục Trường Sa!?!

Bán Nguyệt San Tự Do Ngôn Luận - Ngay từ cuối năm 1986, tình hình vùng biển Đông, đặc biệt là khu vực quần đảo Trường Sa có nhiều diễn biến phức tạp do các hoạt động do thám, khiêu khích của hải quân Tàu cộng. Cuối tháng 2-1988, lực lượng ngoại bang này tăng thêm 4 tàu hộ vệ trang bị tên lửa và đại pháo xuống hoạt động ở khu vực quần đảo Trường Sa. Trước tình hình ấy, bộ tư lệnh hải quân Hà Nội mở chiến dịch bảo vệ chủ quyền các đảo của Việt Nam, lấy tên là chiến dịch CQ (chủ quyền)-88.

Vào sáng ngày 14-3-1988, 73 chiến sĩ hải quân, đúng ra là công binh (không mấy lúc cầm súng) của tàu HQ 604 đến đảo đá nửa chìm nửa nổi Gạc Ma, mang theo vật liệu xi măng, cốt thép và các cột bê tông đúc sẵn để xây dựng công sự trên đó, ngõ hầu xác nhận rõ rệt chủ quyền. Về khí giới, họ chỉ mang theo một số khẩu AK, nhưng lại có quân lệnh là không được nổ súng. Chiến hạm Tàu cộng ùa tới, vây chặt. Sau một hồi trao đổi trên loa mà bên nào cũng cho mình có chủ quyền, rốt cục các chiến sĩ công binh VN không vũ trang đang đứng trên đảo đã trở thành bia hứng đạn đại liên của kẻ thù mà trước đó vẫn ngỡ là bạn. Chỉ chưa đầy nửa giờ, 64 người đã vĩnh viễn nằm xuống trong nỗi tức tưởi và uất hận. Con tàu vận tải HQ-604 rỉ sét đang thả neo giữa biển cũng đành phơi bụng lãnh đủ lửa pháo 100 ly từ mấy chiếc khu trục tối tân, trang bị cả tên lửa đối hạm. Quả như câu đối tưởng niệm đầy chua chát của ai sau đó: "Cướp Gạc Ma, bắn tàu bạn, xưng danh tình đồng chí! Trấn Len Đảo, giết mạng người, kêu tiếng tình anh em!". Sau khi 64 người bị thảm sát, 9 chiến sĩ còn lại được tàu Trung Quốc vớt lên làm tù binh và đem về tỉnh Quảng Đông giam giữ gần 4 năm trời.

Đúng là một cuộc chiến bi thương, không cân sức, nhưng những người lính đã ngã xuống trong lòng biển quả đã vị quốc vong thân, xứng danh hiệu anh hùng của Dân tộc và đáng được vinh danh ngàn đời. Thế nhưng, lại có lắm điều ô nhục xoay quanh biến cố ấy, kể từ đó đến nay, những ô nhục chỉ có trong cái chế độ vô đồng bào, vô tổ quốc là chế độ Việt cộng.

Ô nhục thứ nhất: không cho chống trả quân thù: Khi tình hình trở nên hết sức căng thẳng đầu năm 1988, Bộ Tư lệnh hải quân đã liên tục báo cáo lên trên xin ý kiến chỉ đạo. Một trong những nội dung đề nghị cấp trên giải đáp ngay là: Trung Quốc là thù hay là bạn? Chúng đánh ta, ta có đánh trả không? Bộ Chính trị và bộ quốc phòng lúc ấy vẫn im lặng hay trả lời không rõ rệt. Ấy là vì chính vào thời điểm đó, trong lúc bọn bành trướng Tàu cộng đã lộ rõ dã tâm xâm lược thì lãnh đạo Hà Nội, dưới sự thao túng của Lê Đức Anh, Ủy viên BCT, Bộ trưởng Quốc phòng, đang tìm cách bắt tay với lãnh đạo Bắc Kinh để âm mưu thực hiện cái gọi là “Giải pháp đỏ” ở Căm-pu-chia nhằm đưa cả bọn Khơ-me đỏ vào chính phủ liên hiệp mặc dù Nhà nước hợp pháp xứ Chùa tháp phản đối quyết liệt. Thành thử các chiến sĩ hải quân đã ra tiền tuyến bảo vệ Tổ quốc mà lại không được quyền nổ súng chống giặc.

Về chuyện này, thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, một nhà ngoại giao kỳ cựu, am hiểu sâu sắc vấn đề Trung Quốc, đánh giá quyết định không nổ súng của Bộ trưởng Quốc phòng Lê Đức Anh như sau (theo RFA 12-03-2015): “Tôi cho rằng lúc bấy giờ ông Lê Đức Anh được đưa lên làm Bộ trưởng Quốc phòng mà làm cái việc như thế là một việc phản quốc. Ra lệnh không được bắn lại để cho Trung Quốc nó giết chiến sĩ của mình như là bia sống thì tôi cho đó là một hành vi phản động, phản quốc. …Tôi lấy làm đau lòng lắm và cho là một nỗi nhục của đất nước”.

Ô nhục thứ hai: không dám nhắc đến tên quân thù: Sau nhiều năm im lặng, ngày 9-5-2010, lễ tưởng niệm các tử sĩ Gạc Ma đã được tổ chức trên biển gần quần đảo Trường Sa. Điều đáng lưu ý là trong diễn văn tưởng niệm, Thượng tá Trịnh Lương Vượng, Phó Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn M46 vùng D Hải quân đã không dám nói thẳng nói thật là hải quân Tàu giết hại hải quân Việt. Thay vào đó ông đã dùng từ “nước ngoài” và “lực lượng quân sự nước ngoài”: “Lực lượng quân sự nước ngoài đã ngang nhiên chiếm đóng một số bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam… Các chiến sĩ đã anh dũng chiến đấu, hy sinh trước sự tấn công trắng trợn và phi lý của các lực lượng tàu chiến hải quân nước ngoài”. Báo Thanh Niên ngày 14-03-2011 cũng cho biết Đại tá hải quân Nguyễn Kiều Kinh đứng trên mảnh đất thuộc chủ quyền VN, đọc diễn văn thay cho 14 Ủy viên Bộ Chính trị, cũng thản nhiên nói: "Với mưu đồ thôn tính Trường Sa, độc chiếm biển Đông, từ cuối năm 1987, đầu năm 1988, nước ngoài đã ngang nhiên đưa lực lượng quân sự chiếm đóng một số bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của VN…". Đúng là chỉ có bọn khiếp nhược trước kẻ thù truyền kiếp của Dân tộc mới có giọng điệu như thế.

Ô nhục thứ ba: không cho nhắc tới trận chiến và các tử sĩ: Sau khi trận chiến trên đảo Gạc Ma kết thúc với chỉ một người bị thương về phía Tàu cộng, họ đã vinh danh một đặc nhiệm hải quân tên Du Xiang Hou, kẻ đã xé bỏ lá cờ đỏ sao vàng trên đảo. Họ làm phim giáo dục con cháu về trận chiến mà đối với họ là một chiến thắng vẻ vang kiêu hùng. Và họ xem đó là bằng chứng không thể chối cãi về chủ quyền của họ trên đảo Gạc Ma. Vậy mà đã 27 năm nay tại Việt Nam, cuộc chiến này bị né tránh không nói đến, đặc biệt trong các tài liệu chính thức và trong sách giáo khoa sử, như thể đó là một phần lịch sử cần được giấu nhẹm. Có lẽ trận chiến Gạc Ma chẳng phải là một vết son trong Việt sử như những chiến thắng của đội quân Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Huệ, tuy nhiên nhân dân vẫn cần một lịch sử thật hơn là một lịch sử đẹp.

Ngoài ra, người Việt ở miền Nam trước đây hay khắp thế giới hiện giờ, ai cũng biết thiếu tá hải quân VNCH Ngụy Văn Thà, nhiều kẻ nhớ cả ngày ông tử trận: 19-01-1974. Tên tuổi vị anh hùng ấy (cùng với các chiến hữu tử sĩ) vang dội ngay sau khi chiến hạm Nhựt Tảo bị Tàu cộng đánh chìm. Nhưng người Việt sống dưới chế độ cai trị cộng sản mấy ai biết tên tuổi 64 chiến sĩ đã ngã xuống và 9 chiến sĩ đã bị bắt tại Trường Sa? Đó là chưa kể những kỷ niệm cuộc chiến năm xưa của họ không được trân trọng. Như vào tháng 9-2011, một cuộc gặp mặt lần nhất 8 chiến sĩ còn sống đã được tổ chức tại nhà nghỉ Suối Lương, Đà Nẵng, song không phải do nhà nước mà do Trung tâm dữ liệu Hoàng Sa. Nhưng chả hiểu sao đến sáng ngày khai mạc chỉ còn lại ba người, năm anh đã lặng lẽ bỏ về tối hôm trước. Ban tổ chức lại còn quy định là người tham dự không được trực tiếp tiếp xúc hay phỏng vấn các nhân chứng. Thảm hại hơn nữa, tổng số người tham dự, tính luôn ban tổ chức, thành phần khách mời (không có đại diện chính quyền), an ninh và nhà báo …chỉ khoảng 30 mạng. Chưa hết, ngày 14-3-2012, nhà cầm quyền và hải quân dự tính tổ chức một cuộc gặp mặt 34 gia đình liệt sĩ Gạc Ma tại Cam Ranh (Khánh Hòa). Tất cả mọi việc đã hoàn tất, giấy mời đã được đem gởi. Đùng một cái, trước đó 3 hôm (11-3-2012), có “lệnh trên” yêu cầu hủy cuộc gặp mặt. Một nhà báo đã thốt lên cay đắng: "Chẳng lẽ đi lừa phỉnh các mẹ liệt sĩ? Giỗ anh em hy sinh mà không dám tổ chức sao? Khóc anh em hy sinh cũng không được phép à?” (RFA 20-03-2012). Mới hôm qua thôi (14-03-2015), hoạt động tưởng niệm của một số người dân Hà Nội tại tượng đài vua Lý Thái Tổ đã bị quấy rối bởi một đám dư luận viên trẻ, do bị đảng đầu độc và được công an bảo vệ; hoạt động tưởng niệm tại Sài Gòn thì lại bị lực lượng công an giám sát chặt chẽ còn báo chí chính thống im lặng làm lơ.

Ô nhục thứ tư: Không đi tìm xác chiến sĩ tử trận và đãi ngộ các chiến sĩ còn sống: Ngày 22-12-2008, báo Tuổi Trẻ và Tiền Phong điện tử có loan tin rằng trong khi đánh bắt hải sản ở gần đảo Gạc Ma, một số ngư dân phát hiện và vớt được hài cốt của bốn chiến sĩ đã hy sinh tại đó và giao cho hải quân. Hải quân đã đưa bốn bộ hài cốt liệt sĩ nói trên về đất liền, làm lễ tưởng niệm tại đoàn M29. Thế nhưng, ngay trong ngày, cả hai tờ báo đã gỡ tin này xuống. Chả biết thực hư ra sao? Mà mãi cho tới hôm nay, nhà cầm quyền VN vẫn chưa cho tiến hành tìm kiếm, thu gom hài cốt hơn sáu chục binh sỹ bị chìm trên bãi đá ngầm đó. Bộ Quốc phòng chẳng có một cố gắng nào mang họ về đất liền như tất cả mọi quân đội khác trên thế giới. Ông Nguyễn Khắc Mai, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Văn hoá Minh Triết chua chát nhận định (RFA 12-03): “Cho đến hôm nay 64 anh hùng liệt sĩ ở Gạc Ma nhiều người xác vẫn còn nằm dưới biển và cái ông Nông Đức Mạnh nguyên Tổng bí thư lại trả lời rằng thôi cứ để yên như thế! Đáng lẽ anh phải can thiệp với Chữ Thập Đỏ quốc tế để tìm cách vớt và đưa thân xác của các liệt sĩ ấy về quê mẹ thì anh lại để im, bởi vì anh sợ Tàu mà. Động chạm đến Tàu thì anh run lên vì anh bị cầm tù rồi”.

Về các chiến sĩ Gạc Ma còn sống, mãi tháng 10-2009, báo VietnamNet mới đăng bài về anh Trương Văn Hiền và cho biết anh sống rất nghèo tại thôn 3 xã Hòa Thắng, Buôn Mê Thuột, bản thân lại có trở ngại về sức khỏe với vết thương ở sườn và cánh tay trái. Phóng viên Quốc Nam, trong bài “Những người lính Gạc Ma bây giờ” (báo Tuổi Trẻ 13-03-2015) cho hay rằng sau trận chiến bảo vệ đảo Gạc Ma, những người lính còn sống trở về như anh Nguyễn Bá Ngọc và anh Mai Xuân Hải tại Quảng Bình vẫn sống trong cùng cực với bệnh tật.

Ô nhục thứ năm: mãi tin quan hệ Việt-Trung tốt đẹp: Tất cả những điểm ô nhục nói trên liên quan tới Gạc Ma, Trường Sa, có lẽ phải nói là xuất phát từ niềm tin mù quáng hay hy vọng hão huyền nơi lãnh đạo Cộng sản Hà Nội rằng quan hệ Việt-Trung sẽ mãi mãi tốt đẹp. Niềm tin mù hay hy vọng hão này dựa trên chuyện Việt cộng đã phải gắn bó với Tàu cộng quá ư lâu dài: từ quá khứ (nơi Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ), đến hiện tại (nơi Nguyễn Văn Linh, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng) và cả tương lai (nơi nhân sự sau đại hội đảng lần thứ 12 vốn được Tàu cộng chọn lựa); qua những sợi dây ngày càng thít vào họng: ân tình giúp cướp miền Nam và món nợ chiến phí khó trả nổi, sự lệ thuộc vào chính trị, kinh tế, tài chánh, văn hóa, sự cam kết hết sức dại dột tại Thành Đô sau cơn hoảng loạn vì Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, và nhất là bàn tay Trung Nam Hải che chở cho Ba Đình tiếp tục thống trị dân Việt. Có thể có lúc, có kẻ trong lãnh đạo Hà Nội nghĩ tới mối nhục đó, nhưng cái khát vọng vô độ về quyền lực và của cải trên đất Việt làm chúng sẵn sàng bán nước và trở thành vô liêm sỉ.

Hỡi tử sĩ Gạc Ma, các vị vẫn mãi là những oan hồn và nỗi nhục Trường Sa vẫn mãi còn đó bao lâu đất Việt còn nòi Cộng sản!

Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 215 (15-03-2015)


Ban Biên Tập