Friday, October 28, 2016

Sản phụ chết bất thường, người nhà tố bác sĩ tắc trách

Sản phụ chết bất thường, người nhà tố bác sĩ tắc tráchĐưa thi thể sản phụ vào nhà đại thể để khám nghiệm. Ảnh: NGUYỄN VĂN TRANG/BĐO
(PLO)- Cho rằng sản phụ tử vong do tắc trách của bác sĩ BV Đa khoa tỉnh Bình Định, người thân không chịu đưa thi thể về mà yêu cầu cơ quan chức năng làm rõ, xử lý.
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM lúc 12 giờ ngày 28-10, ông Hồ Việt Mỹ, Giám đốc BV Đa khoa tỉnh Bình Định, cho biết các cơ quan chức năng đang khám nghiệm tử thi chị Trương Hồ Thị Lan (25 tuổi, ngụ phường Quang Trung, TP Quy Nhơn, Bình Định) tử vong tại bệnh viện này vào rạng sáng cùng ngày.
“Do gia đình không đồng ý đưa xác về nên phải đưa đến nhà đại thể. Hiện các cơ quan chức năng như công an, viện kiểm sát, pháp y đang tiến hành giải phẫu tử thi để xác định nguyên nhân tử vong”.
Rạng sáng cùng ngày, sau khi sản phụ Lan tử vong, người thân chị Lan cho rằng có sự tắc trách của bác sĩ nên nhiều người bức xúc tập trung tại khu vực khoa Phẫu thuật - gây mê hồi sức BV Đa khoa Bình Định khiến lực lượng công an phải có mặt để vãn hồi trật tự.
Theo bà Hồ Thị Lý (dì ruột của chị Lan), thấy chị Lan đau bụng chuyển dạ, gia đình đưa vào khoa Sản của BV Đa khoa Bình Định lúc 20 giờ 30 ngày 27-10 để chuẩn bị sinh đứa con thứ hai.
Sau khi thăm khám, các bác sĩ nói tình hình sức khỏe sản phụ bình thường và chị Lan được đưa vào phòng để chờ sinh thường.
Đến khoảng 1 giờ ngày 28-10, chị Lan đột ngột bị ra máu nên được đưa vào phòng mổ.
“Chúng tôi chờ bên ngoài rất lo lắng vì nghe nhiều tiếng giãy đập rất mạnh trong phòng mổ. Một lát sau, y tá đưa cháu bé vừa sinh đến thẳng phòng cấp cứu nhi. Đến khoảng 3 giờ 30 cùng ngày, các bác sĩ đưa cháu Lan đi chụp X-quang. Tôi hoảng hốt chạy theo nắm tay cháu Lan thì thấy nó đã lạnh ngắt, mắt đã đứng tròng. Chỉ một lát sau, bệnh viện kêu người nhà vào thông báo là sản phụ đã tử vong” - bà Lý kể.
Cũng theo người nhà bệnh nhân, chị Lan vốn rất khỏe mạnh. Khi thấy chuyển dạ, gia đình đưa đến nhập viện ngay trong tình trạng sức khỏe bình thường.
“Gia đình chúng tôi rất bức xúc vì không được bệnh viện thông báo về diễn biến của cháu Lan từ khi đưa vào phòng mổ. Đến khi cháu Lan chết, họ gọi vào bảo đưa xác về mà không một lời giải thích nguyên nhân. Cháu tôi chết tức tưởi, oan uổng như vậy chắc chắn có sự tắc trách của bác sĩ”.
Người thân sản phụ bức xúc cho rằng có sự tắc trách của bác sĩ. Ảnh: NGUYỄN VĂN TRANG/BĐONgười thân sản phụ bức xúc cho rằng có sự tắc trách của bác sĩ. Ảnh: NGUYỄN VĂN TRANG/BĐO
Trong khi đó, theo ông Hồ Việt Mỹ, khi đưa vào nhập viện, tử cung của sản phụ Lan đã mở hai phân. Sau đó, được bệnh viện theo dõi để quyết định cho sinh thường hay sinh mổ. Lúc này, sản phụ chưa dùng bất cứ thuốc gì.
Đến hơn 1 giờ ngày 28-10, sản phụ đột ngột lên cơn co giật, sùi bọt mép, trụy tim mạch.
“Do diễn biến nhanh quá nên phải mổ để cứu con. Khi đưa ra, cháu bé bị ngạt, suy tim do mẹ bị suy hô hấp, suy tuần hoàn nên ảnh hưởng đến con. Hiện cháu đang nằm ở phòng cấp cứu sơ sinh. Trường hợp này quá đột biến, sản phụ tự nhiên trụy mạch, sùi bọt mép, lên cơn co giật. Hiện vẫn chưa xác định vì sao sản phụ co giật như vậy” - ông Mỹ nói.
Trước ý kiến của người thân chị Lan cho rằng bác sĩ tắc trách, ông Mỹ nói: “Do sản phụ mất đột ngột nên người nhà bức xúc nói như vậy. Lúc đó, có nhiều sản phụ cùng nhập viện chờ sinh và đều được bác sĩ tập trung theo dõi. Khi xảy ra sự cố, các bác sĩ cũng cấp cứu kịp thời. Chúng tôi đang chờ kết quả khám nghiệm tử thi, kết luận nguyên nhân tử vong để xem xét lại sự việc. Hiện nay, cơ quan công an cũng đang làm rõ có tắc trách hay không”.
TẤN LỘC 

Cướp giật làm dân sợ hãi khi ra đường

Cướp giật làm dân sợ hãi khi ra đường
Một nghi can cướp giật bị cô gái đánh ngã, bắt giữ trên đường. Ảnh: N.TÂN
(PL)- Cướp giật kiểu cơ hội nhưng chống trả quyết liệt nếu bị truy đuổi, đối tượng cướp giật có cả sinh viên…
Lực lượng công an là nòng cốt phòng, chống tội phạm nhưng trong các vụ cướp giật, công an chỉ phát hiện, bắt giữ 25% số vụ còn quần chúng bắt gần 40%... Vì vậy cần có giải pháp khuyến khích hơn nữa để người dân tham gia vào phòng, chống loại tội phạm đường phố. Ông Lê Thanh, Viện trưởng VKSND quận 10 (TP.HCM), phát biểu tại hội nghị về thực trạng tội phạm cướp giật trên địa bàn cùng việc đấu tranh với loại tội phạm này sáng 28-10, do các cơ quan tố tụng quận 10 tổ chức như trên.
Theo số liệu, từ năm 2012 đến sáu tháng đầu năm 2016, quận 10 xảy ra 275 vụ cướp giật, chủ yếu do các nam thanh niên ở tuổi từ 18 đến dưới 30 và đa số là không có nghề nghiệp.
Theo ông Hoàng Nam Bắc, Phó Viện trưởng VKSND quận 10, những thanh niên sử dụng xe độ chế để nhanh chóng bỏ chạy sau khi gây án. Phần lớn loại xe này đã mua bán qua nhiều chủ sở hữu, không sang tên, không rõ nguồn gốc hoặc sử dụng biển số giả, bẻ cong biển số… nên khó truy tìm nghi phạm theo biển số xe.
Cướp giật làm dân sợ hãi khi ra đường - ảnh 1
Một nghi can cướp giật bị cô gái đánh ngã, bắt giữ trên đường. Ảnh: N.TÂN
Đa phần người phạm tội cướp giật học vấn THCS (gần 55%). Cá biệt có hai sinh viên ĐH, CĐ tham gia cướp giật tài sản vào năm 2012 và năm 2015.
Thượng tá Võ Văn Liêm, Đội trưởng Đội CSĐT tội phạm về TTXH Công an quận 10, cho hay: Trước đây các băng nhóm cát cứ nhưng hiện nay cướp giật đều là phạm tội cơ hội, chưa có tiền án tiền sự. “Lý do đi cướp giật là thiếu tiền nhậu, chơi game, mua ma túy hoặc nợ tín dụng đen. Nếu khi ra tay bị truy bắt thì chống trả rất quyết liệt” - ông Liêm nói.
Theo đại diện VKSND quận 10, tội phạm cướp giật khó kiểm soát vì cơ quan chức năng quản lý nhân, hộ khẩu còn yếu; quản lý nhà nước về đăng ký, chuyển nhượng xe còn lỏng lẻo, còn sơ hở trong việc quản lý các tiệm cầm đồ. “Đặc biệt, việc tổ chức tái hòa nhập cộng đồng cho những người từng thụ án chưa được quan tâm nên tái phạm rất cao” - vị này cho hay.
Còn Thượng tá Liêm cũng than là có khó khăn trong việc truy bắt, xử lý nghi can cướp giật vì thiếu bằng chứng, nhân chứng. “Các chiến sĩ đội hình sự không biết bao nhiêu lần phải đi chích phơi nhiễm khi truy bắt cướp, cướp giật vì bị chống trả. Mà truy đuổi thì có thể gây nguy hiểm cho chính chiến sĩ và người đi đường. Vì vậy quan trọng nhất là các cơ quan chức năng chủ động phòng ngừa bằng cách tạo điều kiện hòa nhập, quản lý tốt người có tiền án, thanh thiếu niên hư hỏng… mới giảm thiểu được cướp giật” - ông Liêm nói.
Ông Nguyễn Tấn Tài, Trưởng ban Tuyên giáo quận 10, cho rằng người dân ra đường phải “chiến đấu” với nhiều thực trạng như mưa ngập, kẹt xe, phương tiện giao thông nguy hiểm và còn phải nơm nớp lo sợ cướp giật là rất đáng báo động. Vì vậy cần có nhiều giải pháp như vận động người dân tham gia phòng, chống tội phạm, khen thưởng kịp thời cho những người dân tham gia bắt cướp… cùng các giải pháp kinh tế, xã hội khác để đẩy lùi loại tội phạm này.
NGUYỄN TÂN

Chết bất thường sau khi lên gặp công an xã trở về

(PLO)- Sự việc xảy ra vào khoảng 6 giờ sáng nay 28-10 tại xã Lãng Công, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc. 
Chết bất thường sau khi lên gặp công an xã trở về - ảnh 1
Đơn của gia đình nạn nhân
Vào thời điểm trên, khi người thân vào giường đánh thức anh Nguyễn Cao Tấn (SN 1971, trú tại xã Lãng Công, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc) thì bàng hoàng phát hiện nạn nhân không còn thở. Ngay sau đó gia đình đã đưa anh Tấn đến bệnh viện thì được các bác sĩ kết luận anh đã tử vong.
Anh BTH, là cháu ruột của nạn nhân, cho biết trước đó con trai của anh Tấn bị mất một chiếc điện thoại iPhone 4. Ngày 27-10, Công an xã Lãng Công đã có giấy mời anh Tấn lên làm việc liên quan đến vụ việc trên.
Tối cùng ngày, khi chưa thấy anh Tấn trở về nhà, gia đình đã mang cơm ra xã cho anh. Tuy nhiên, khi ra đến nơi thì xã cho hay là đã cho anh Tấn về rồi. Theo anh H., người dân ở gần đó cho biết khi ra đến cổng UBND xã thấy anh Tấn kêu đau chân không đi được, sau đó anh Tấn được ai đưa về hay tự về thì không rõ.
Khi trở về nhà gặp anh Tấn, người thân thấy một bên mắt của anh Tấn bị tím, hai chân bị sưng.
“Lúc ấy cậu tôi có nói "công an đánh tao đau quá!". Sau khi uống được nửa hộp sữa, cậu tôi lên giường nằm nghỉ. Cho đến sáng nay khi vợ con đánh thức dậy thì phát hiện cậu không còn hơi thở, vội đưa đi bệnh viện nhưng đến nơi thì các bác sĩ thông báo cậu đã tử vong rồi. Nghi ngờ cái chết bất thường của cậu tôi có liên quan đến Công an xã Lãng Công, nên ngay sau khi xảy ra sự việc, gia đình đã có đơn gửi lên cơ quan chức năng, yêu cầu điều tra làm rõ sự việc” - anh H. nói.
Chiều 28-10, chúng tôi liên lạc qua điện thoại với ông Lương Duy Tuyển, Trưởng Công an xã Lãng Công, để tìm hiểu sự việc thì được ông Tuyển nói ngắn gọn “là do bị cảm thôi, chứ không có đâu”, sau đó ông Tuyển cúp máy.
Đại tá Kim Văn Tiến - Trưởng Công an huyện Sông Lô (Vĩnh Phúc) cho biết hiện tại phía pháp y đang tiến hành khám nghiệm tử thi. Nguyên nhân vụ việc vẫn đang được điều tra làm rõ.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc.
28/10/2016 - 14:27
PHI HÙNG

Sở có 44 lãnh đạo: Tất cả đều bổ nhiệm 'đúng quy trình'

Sở có 44 lãnh đạo: Tất cả đều bổ nhiệm 'đúng quy trình'
Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hải Dương nhiều lãnh đạo để thực hiện tốt yêu cầu, nhiệm vụ được giao.

(PLO)- "Các trường hợp được bổ nhiệm đều được thực hiện trên cơ sở đánh giá cán bộ và thực hiện theo quy trình bổ nhiệm”, trích văn bản trả lời của Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hải Dương - nơi có tới 44/46 biên chế là lãnh đạo.

Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hải Dương đã có Văn bản 3036/SLĐTBXH-VP trả lời báo Nhân Dân về việc sở này có nhiều lãnh đạo, về việc bổ nhiệm cũng như tuyển dụng của Sở.
Theo thống kê của sở này, hiện Sở có 77 cán bộ, công chức, người lao động; trong đó có: 46 công chức; chín hợp đồng lao động theo Nghị định 68 và 22 người lao động hợp đồng. Về lãnh đạo quản lý có 44 người gồm: Lãnh đạo Sở: bốn người (một giám đốc; ba phó giám đốc); chín trưởng phòng, 31 phó trưởng phòng.
Nhiều lãnh đạo do... yêu cầu công việc
Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hải Dương cho biết việc sở này có 44 lãnh đạo trên tổng số 46 biên chế là do yêu cầu công việc. Ý kiến của sở này là có rất nhiều luật có hiệu lực thi hành cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội nên nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội có nhiều thay đổi. Số lượng doanh nghiệp và người lao động trong các doanh nghiệp, số lượng đối tượng thụ hưởng chính sách trên địa bàn tỉnh tăng lên nhiều so với những năm trước đây.
“Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao, đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức của cơ quan văn phòng Sở LĐ-TB&XH cần được tăng về số lượng và chất lượng. Trong khi đó, chủ trương của Nhà nước không tăng thêm về biên chế.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên, để tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ, công chức của Sở nâng cao ý thức trách nhiệm và hiệu quả thực thi công vụ, lãnh đạo Sở và BCH Đảng bộ đã thống nhất chủ trương bổ sung lực lượng cán bộ quản lý tại các phòng chuyên môn để đáp ứng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Các trường hợp được bổ nhiệm đều được thực hiện trên cơ sở đánh giá cán bộ và thực hiện theo quy trình bổ nhiệm”, trích văn bản trả lời của Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hải Dương.
Lý giải về việc bổ nhiệm phó chánh thanh tra
Với trường hợp bà Vũ Thị Thu Hà được cho là bổ nhiệm vội vàng lên chức phó chánh thanh tra trong vòng ba tháng, sở này lý giải: Bà Vũ Thị Thu Hà sinh ngày 7-9-1984, tốt nghiệp ĐH Đà Lạt, chuyên ngành Luật học năm 2006. Bà Hà có quá trình công tác tại Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hải Dương từ tháng 5-2010 đến tháng 12-2013 theo chế độ hợp đồng lao động. Từ tháng 1-2014 đến tháng 7-2015, bà Hà là viên chức của Trung tâm bảo trợ xã hội Hải Dương và được biệt phái về làm việc tại Thanh tra Sở.
Ngày 1-8-2015, bà Hà được UBND tỉnh tiếp nhận không qua thi tuyển đối với công chức và được bố trí làm việc tại Thanh tra Sở. Xét quá trình công tác, trình độ, năng lực chuyên môn, yêu cầu thực tế công tác cán bộ và đề xuất của Thanh tra Sở, Lãnh đạo Sở và BCH Đảng bộ Sở đã thống nhất việc bổ nhiệm bà Hà giữ chức vụ phó chánh thanh tra Sở từ ngày 1-12-2015.
Liên quan đến việc ký hợp đồng lao động tại cơ quan văn phòng Sở, Sở LĐ-TB&XH Hải Dương cho biết năm 2014, sở này đã báo cáo, đề nghị UBND tỉnh bổ sung người lao động vào làm việc nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Căn cứ kết quả thẩm định của liên ngành Sở Nội vụ - Sở Tài chính - Sở LĐ,TB&XH, UBND tỉnh Hải Dương đã cấp kinh phí cho Sở LĐ-TB&XH để trả tiền công cho lao động hợp đồng lao động.
Thừa nhận một số khuyết điểm
Sở LĐ-TB&XH cho rằng các nội dung về công tác cán bộ đều xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ công việc được giao và được sự thống nhất của tập thể BCH Đảng bộ, lãnh đạo Sở. Đến nay, chưa phát hiện tiêu cực, tham nhũng. 
Tuy nhiên, Sở LĐ,TB&XH cũng nhận một số “khuyết điểm”: Việc xem xét bổ nhiệm cấp phó các phòng chuyên môn thuộc Sở chưa xác định cụ thể số lượng các Phó hợp lý tại các phòng chuyên môn dẫn đến bổ nhiệm số lượng phó phòng nhiều so với chỉ tiêu biên chế công chức được giao. Đối với vấn đề này, lãnh đạo Sở sẽ rà soát, đánh giá và có phương án sắp xếp, bố trí phù hợp.
Chưa bám sát các quy trình về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức dẫn đến việc đề xuất tỉnh ký kết hợp đồng lao động làm chuyên môn tại cơ quan Văn phòng Sở.
Việc xét tuyển viên chức có nhiều bất cập trong việc tuyên truyền và quán triệt các quy định của pháp luật.
Lãnh đạo Sở LĐ,TB&XH Hải Dương cho biết, Sở sẽ nghiêm túc kiểm điểm đối với các hạn chế, thiếu sót và tập trung khắc phục trong thời gian sớm nhất.
Chiều 27-10, trao đổi với PV báo Pháp Luật TP.HCM, ông Nguyễn Mạnh Hiển, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hải Dương, cho biết sáng 27-10, tỉnh kết hợp với thanh tra Bộ Nội vụ triển khai kế hoạch thanh tra công tác cán bộ tại Sở LĐ-TB&XH Hải Dương. Ông Hiển cho biết kế hoạch thanh tra này do Bộ Nội vụ chủ trì.
28/10/2016 - 15:56
Hải Đường

Thế nào là thông tin nhạy cảm?

Thanh Trúc, phóng viên RFA 2016-10-28  
Ảnh minh họa
 Ảnh minh họa File photo
Bộ Thông Tin Truyền Thông Việt Nam hôm thứ Tư 26 tháng 10 khuyến cáo phóng viên và báo chí trong nước cẩn trọng khi đưa tin về nhân quyền mà bộ này cho là vấn đề ‘nhạy cảm’, thường bị những thế lực xấu lợi dụng để chống phá nhà nước Việt Nam.
Quan điểm của nhà cầm quyền Việt Nam về nhân quyền, mức độ nhạy cảm của vấn đề như thế nào?

Nhạy cảm ngay từ trong khái niệm

Tại buổi họp có tên là Hội Nghị Cung Cấp Thông Tin Về Công Tác Nhân Quyền, được tổ chức định kỳ hàng tháng, thứ trưởng Bộ Thông Tin Truyền Thông Việt Nam, ông Hoàng Vĩnh Bảo, đưa ra cảnh báo như vừa nêu với báo giới trong nước.
Ông Hoàng Vĩnh Bảo còn lưu ý báo giới Việt Nam rằng những gì đang diễn ra trong nước, thí dụ kỳ họp Quốc Hội hay chuyện ô nhiễm môi trường chẳng hạn, là những thông tin dễ bị kẻ xấu lợi dụng.
Họ không muốn nhân dân hiểu rõ và thực thi nhân quyền. Trên các phương tiện thông tin đại chúng họ cũng không muốn báo chí nhắc nhiều đến vấn đề này.
-Vũ Quốc Ngữ
Ông Trịnh Hòa Bình, nguyên giám đốc Trung Tâm Dư Luận Xã Hội, nay là thành viên của Liên Hiệp Các Hội Khoa Học Kỹ Thuật Việt Nam, nhận định:
Đây là phát biểu chính thức của nhà nước do đảng cộng sản cầm quyền, thế thôi. Đúng như điều anh Bảo nói, nhân quyền ở Việt Nam, dưới góc nhìn của quốc tế và đến lượt Việt Nam nhìn lại, thì nó là vấn nhạy cảm mà có lẽ cũng chưa bao giờ vấn đề nhân quyền một cách phổ quát được đặt ra ... tôi không muốn nói là gay gắt.
Nói gì thì nói Việt Nam cũng đạt được những bước tiến nhất định xét về mặt lý luận, xét về mặt quan điểm chung quanh vấn đề nhân quyền. Có điều là như thế này, nhân quyền Việt Nam còn bị qui chiếu bời văn hóa của Việt Nam nữa. Đương nhiên văn hóa này bao gồm cả chính trị, ở đây có những vấn đề như thế. Tôi nghĩ không nói được gì nhiều hơn bởi vì phát biểu chính thức của họ là như vậy, bản thân tôi không phải thước đo để đánh giá.
Đối với tầng lớp lãnh đạo Việt Nam hiện nay, nhân quyền là vấn đề nhạy cảm ngay từ trong khái niệm của nó. Đó là phát biểu của ông Vũ Quốc Ngữ, thành viên Mạng Lưới Các Tổ Chức Xã Hội Dân Sự Độ Lập:
Họ không muốn nhân dân hiểu rõ và thực thi nhân quyền. Trên các phương tiện thông tin đại chúng họ cũng không muốn báo chí nhắc nhiều đến vấn đề này.
Việt Nam nói họ có tiêu chuẩn nhân quyền riêng so với thế giới, họ không công nhận nhân quyền phổ quát, họ bảo rằng nhân quyền Việt Nam mang tính đặc thù xã hội chủ nghĩa, đại thể là như thế. Cho nên nhân quyền của người Việt Nam mình cũng khác với nhân quyền thế giới là nhân quyền phổ quát. Do đó việc đưa tin thế nào cũng phải theo đúng chỉ đạo của đảng và chính phủ, làm sao mà không ảnh hưởng đến sự lãnh đạo độc tôn của đảng và của chính phủ.

Cơ hội cho Việt Nam vi phạm quyền con người

000_Hkg10109896-622.jpg
Một phiên họp của Quốc hội Việt Nam trước đây, ảnh minh họa. AFP
Quốc hội Việt Nam đang nhóm họp với dự định thông qua một loạt các luật trong đó có luật về tôn giáo vốn là một trong những chủ đề liên quan đến nhân quyền. Các nhà lãnh đạo tôn giáo cùng các nhà hoạt động nhân quyền trong nước đã bày tỏ sự quan ngại rằng Luật Tôn Giáo, một khi được thông qua, sẽ là cơ hội cho Việt Nam vi phạm quyền con người nhiều hơn nữa.
Chính quyền thì lại cho rằng có những kẻ xấu, những thế lực thù địch đã nhân cơ hội này lôi kéo, tuyên truyền và kích động người dân chống phá nhà nước như nội dung phát biểu của thứ trưởng Bộ Thông Tin Truyền Thông Hoàng Vĩnh Bảo khi đưa ra cảnh báo là cần phải thận trọng khi viết về nhân quyền.
Phát biểu của thứ trưởng Bộ Thông Tin Truyền Thông như một lời đe dọa không hơn không kém, là ý kiến của cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển:
Lời đe dọa đó là chuyện hết sức bình thường ở Việt Nam. Đối với những ký giả mà tôi cho là thuộc nhà nước kiểm soát thì họ sẽ hết sức thận trong và chẳng bao giờ dám viết. Nhưng bên cạnh đó có những người viết báo mà không lệ thuộc vào chính quyền cộng sản Việt Nam thì họ chấp nhận trả giá khi nói lên sự thật.
Ở Việt Nam nhân quyền đang bị đe dọa, vì lên tiếng cho quyền tự do ngôn luận mà blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị bắt. Rất nhiều người khác cũng rơi vào tình trạng bị khởi tố theo Điều 88 tuyên truyền chống phá nhà nước, bản thân tôi cũng đã bị tôi danh như vậy.
Vậy theo nhà nước thì những kẻ xấu nào, những thế lực thù địch nào đã lợi dụng vấn đề nhân quyền để xúi dục hành động chống phá. Ông Nguyễn Bắc Truyển trả lời:
Nhà nước, đảng cộng sản Việt Nam nhìn người dân với cặp mắt thù địch khi họ nói lên sự thật trong đời sống xã hội của họ.
-Nguyễn Bắc Truyển
Nhà nước, đảng cộng sản Việt Nam nhìn người dân với cặp mắt thù địch khi họ nói lên sự thật trong đời sống xã hội của họ. Tôi xin khẳng định không có ai lợi dụng tôi cả. Tôi làm vì lương tâm của tôi, vì trách nhiệm của một công dân.
Câu hỏi tương tự cũng được nêu ra với cựu tù nhân lương tâm Phạm Thanh Nghiên, thành viên Mạng Lưới Blogger Việt Nam:
Có lẽ tôi trả lời bằng hình thức hóm hỉnh một chút là tôi hoàn toàn bị lợi dụng, hoàn toàn bị kích động, hoàn toàn bị xúi dục bởi chính lương tâm và trách nhiệm của tôi chứ ngoài ra không có thế lực nào bên ngoài hết.
Đảng cộng sản Việt Nam vẫn coi nhân quyền là một điều cấm kỵ không chỉ riêng đối với các nhà báo lề đảng mà đối với mọi thành phần trong xã hội Việt Nam.
Phải chăng đó là lý do khiến Bộ Thông Tin Truyền Thông phải lên tiếng cảnh báo phóng viên cần thận trọng khi viết những tin những bài có liên quan đến nhân quyền?
Trong bối cảnh này tôi nghĩ chúng ta cần thừa nhận một điều là người dân càng ngày càng nhận thức được rõ hơn về giá trị con người mà cụ thể là vấn đề nhân quyền. Phát biểu này một lần nữa cho thấy trước sau như một nhà nước Việt Nam luôn nhất quán cho nhân quyền là điều tối kỵ, cấm kỵ, không được phép tồn tại.
Hiến định về quyền con người đang được hiểu khác nhau là tựa đề một bài do báo trong nước loan tải, đề cập đến báo cáo quốc hội về kết quả thực hiện nhiệm vụ triển khai thi hành Hiến Pháp giai đoạn 2014-2016, qua đó chính phủ nêu ra một số vướng mắc cần tháo gỡ mà thí dụ điển hình là qui định trong Khoản 2 Điều 14 về quyền con người.
Tin nói vì cách hiểu khác nhau nên khó đạt sự nhất trí cao trong quá trình xây dựng các văn bản qui phạm pháp luật về quyền con người, quyền công dân, vì thế ảnh hưởng đến tiến độ soạn thảo văn bản cũng như sự trình bày của chính phủ.
Ông Trần Ngọc Quang, trước kia là phóng viên báo đảng, nay là một nhà báo độc lập, góp ý:
Thực sự ngay nhà nước ngay quốc hội, kể cả những tổ chức lề phải cũng chưa đưa ra được cho xã hội Việt Nam một khái niệm thế nào là nhân quyền. Bản thân họ cũng còn chưa hiểu thì đừng có nói đến chuyện hướng dẫn dư luận. Anh là quan chức mà trước hết tư cách con người anh còn chưa rõ, quyền của anh anh còn không biết, làm sao mà anh có thể dẫn đắt dân chúng được.
Chính vì những lẽ đó, nhà báo độc lập Trần Ngọc Quang kết luận, lãnh đạo Việt Nam đã có những khái niệm rất mơ hồ, trong lúc báo mạng thì đầy đẫy những định nghĩa cũng như những tin bài xác thực về nhân quyền, về dân chủ, về tự do mà nhà nước không thể hay không có khả năng che lấp.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-warns-media-when-reporting-sensitive-rights-issues-tt-10282016120327.html/vtt102816.mp3

Chống tham nhũng: Đánh chuột đã ra khỏi bình

Nam Nguyên, phóng viên RFA 2016-10-28  
Cựu Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng.
Cựu Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng. Courtesy photo
Báo chí do Nhà nước quản lý đang thực hiện điều gọi là “dội bom tấn” lên cựu Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng, để vận động truy tố hình sự nhân vật đã về hưu này. Ông cựu Bộ trưởng bị cáo buộc thực hiện các phi vụ mua bán chức quyền gây hậu quả nghiêm trọng. Thế nhưng toàn cảnh bức tranh chống tham nhũng ở Việt Nam lại cho thấy tình hình không kết quả, tham nhũng ngày càng nghiêm trọng hơn và đe dọa sự tồn vong của chế độ.

Đảng đứng trên pháp luật

Ngày 27/10/2016 tại Hà Nội, Ông Trương Hòa Bình Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực nhìn nhận là, vấn đề chống tham nhũng trong những năm qua hoàn toàn chưa thể đạt mục tiêu ngăn chặn, từng  bước đẩy lùi tham nhũng lãng phí. Tình trạng tham nhũng và lãng phí hiện nay đang đe dọa đến sự phát triển của đất nước, sự tồn vong của chế độ.
Khi nào Đảng vẫn đứng trên pháp luật, Đảng chỉ huy pháp luật thì chắc chắn không thể có được sự gọi là minh bạch và rõ ràng để mà xử lý tham nhũng hết.
-Nguyễn Trung Dân
Theo báo điện tử Chính phủ và VietnamNet, lên tiếng tại một Hội nghị chuyên đề tổng kết 10 năm chống tham nhũng, ông Trương Hòa Bình cho rằng, cần xác định tiêu chí công khai, minh bạch phải là giải pháp đột phá cho phòng chống tham nhũng, đồng thời cần có cơ chế giám sát quyền lực nằm trong điều gọi là “giỏ” pháp luật.
Điều gì khiến Đảng và Nhà nước Việt Nam gần như bất lực trong cuộc chiến chống tham nhũng. Phải chăng vì tham nhũng dầy đặc từ trên xuống dưới khiến “đánh chuột sợ vỡ bình”, một phát biểu thời thượng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Trả lời chúng tôi vào tối 27/10/2016, ông Nguyễn Trung Dân cựu Phó Tổng Biên Tập phụ trách Báo Du lịch, người bị cách chức vào năm 2009 vì đăng một bài viết khích lệ tinh thần yêu nước trước họa bá quyền Trung Quốc, từ Saigon nhận định:
“Bao giờ mà pháp luật không được thượng tôn, luật pháp làm ra không bình đẳng vẫn có sự phân biệt giữa người này người khác, phân biệt nhân thân giữa người này người kia… tóm lại một câu, khi nào Đảng vẫn đứng trên pháp luật, Đảng chỉ huy pháp luật thì chắc chắn không thể có được sự gọi là minh bạch và rõ ràng để mà xử lý tham nhũng hết.”
Nhân vật xếp thứ 15/19 về vai vế trong Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình được VGP News và VietnamNet cùng nhiều báo khác dẫn lời nói rằng, trong 10 năm qua, trên toàn quốc có 918 người đứng đầu và cấp phó bị xử lý vì thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng; hơn 300.000 lượt cán bộ công chức bị chuyển đổi vị trí công tác. Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình còn đề cao điều gọi là tới 99,5% viên chức, công chức cán bộ đã kê khai tài sản và thu nhập hằng năm.
Những con số mà Phó Thủ tướng Trương Hoa Bình liệt kê trở nên một loại hỏa mù thông tin vì ngay trong bài phát biểu, ông lại tái xác định là tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng, với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, xảy ra trên nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành, tham nhũng có tính “lợi ích nhóm” đã xuất hiện trong một số lĩnh vực. Một số vụ án tham nhũng gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, làm thất thoát lớn tài sản của Nhà nước và xã hội.

Thể chế tạo tham nhũng

ongtruonghoabinh-400.jpg
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình. Courtesy NLD.
Trong bài phát biểu được Báo điện tử Chính phủ Việt Nam trích đăng,  Phó Thủ tướng Trương Hoa Bình nhấn mạnh rằng, tham nhũng vẫn đang là lực cản sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, vẫn là một trong những vấn đề bức xúc nhất hiện nay, là thách thức nghiêm trọng đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý của Nhà nước, đe dọa sự tồn vong của chế độ.
Nhận định về phát biểu của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, ông Nguyễn Đăng Quang một cựu đại tá ngành Công an hiện nghỉ hưu ở Hà Nội cho biết ý kiến:
“25 năm đã qua 5 kỳ Đại hội Đảng, mỗi một kỳ Đại hội Đảng thì tình trạng tham nhũng càng nặng nề hơn, mức độ càng nghiêm trọng hơn và đối tượng phạm tội càng cao cấp hơn. Cho nên có thể nói là càng chống tham nhũng thì tham nhũng càng phát triển. Theo tôi cơ chế này ở Việt Nam đẻ ra tệ nạn tham nhũng và bọn tham nhũng lại ra sức bảo vệ cơ chế này. Do vậy nếu giao phó cho Đảng Cộng sản Việt Nam độc quyền chống tham nhũng thì tham nhũng càng phát triển.”
Hội nghị chuẩn bị đề án tổng kết 10 năm chống tham nhũng theo Nghị quyết Đảng diễn ra ngày 27/10/2016 ở Hà Nội, trong bối cảnh báo chí nhà nước mở tổng chiến dịch, đòi truy tố cựu Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng.
Nhân vật này về hưu sau Đại hội Đảng XII và mới bị Ban Kiểm tra Trung ương cảnh cáo về mặt Đảng. Lý do vì trong hai nhiệm kỳ Bộ trưởng thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông Vũ Huy Hoàng đã thực hiện một số vụ bổ nhiệm, điều chuyển cán bộ mờ ám gây hậu quả nghiêm trọng. Đặc biệt trong vụ ông Trịnh Xuân Thanh, cựu Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang, người đã bỏ trốn qua Âu châu và bị truy nã quốc tế. Ông này bị cáo buộc chịu trách nhiệm cao nhất làm thất thoát 3.300 tỷ, trong thời gian làm Chủ tịch Tổng Công ty xây lắp dầu khí PVC.   
Nếu như cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng sau kỷ luật Đảng sẽ bị truy tố,  thì có lẽ ông là nhân vật cao cấp nhất bị truy tố hình sự, dù đã là cựu Ủy viên Trung ương Đảng, cựu Bộ trưởng. Câu chuyện này làm nhiều người nhớ lại vụ tài sản bất minh của ông Trần Văn Truyền, nguyên Tổng Thanh Tra Chính phủ, ông này bị bêu xấu nhưng không bị truy tố.

Sợ uy con hổ già

Trong 10 năm qua, các vụ án chống tham nhũng liên quan tới Đảng viên, cán bộ cao cấp đang tại chức là rất hiếm. Ông Nguyễn Trung Dân cựu Phó Tổng Biên tập phụ trách báo Du Lịch nhận định:
Ông Tổng Bí thư nói rồi, đánh con chuột ở trong bình sợ nó vỡ bình thì sao… cho nên con chuột nó phải ra khỏi bình thì ông ấy mới đánh thôi…
-Nguyễn Trung Dân
“Ông Tổng Bí thư nói rồi, đánh con chuột ở trong bình sợ nó vỡ bình thì sao… cho nên con chuột nó phải ra khỏi bình thì ông ấy mới đánh thôi…con chuột đó dù là ông Bộ trưởng hay Thủ tướng thì phải ra khỏi bình thì ông ấy đánh…còn trong bình thì ông ấy phải bảo vệ thôi…Thực chất là không thể đánh vì bởi vì có những luật riêng, ông Minh Phó Giám đốc Công an TP.HCM nói có luật riêng đảng viên không được đưa ra xử…Thành ra chỉ khi nào ông Tổng Bí thư bật đèn xanh thì mới đánh, mấy ông không bật đèn xanh thì thôi…”
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được mô tả là người giơ cao ngọn cờ chống tham nhũng làm trong sạch Đảng, để tìm kiếm hậu thuẫn của lớp đảng viên trung kiên. Giới quan sát cho rằng, hoặc là ông Trọng chưa tập trung quyền lực đủ mạnh, hoặc là tham nhũng, lợi ích nhóm đã trở thành căn bệnh trầm kha bắt rễ trong hệ thống chính trị, cho nên ông Tổng Bí thư hành xử rất thận trọng và vì thế quá chậm chạp trong vấn đề làm trong sạch Đảng.
Điển hình là để “đả” một con hổ già nanh vuốt đã cùn như cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, mà đường đường một ông Tổng Bí thư phải mấy lần trực tiếp ra lệnh đánh một anh Phó Chủ tịch tỉnh là Trịnh Xuân Thanh. Ông Tổng Bí thư được cho là đã huy động toàn bộ công cụ truyền thông Nhà nước để moi móc việc ông Phó Chủ tịch Hậu Giang đi xe tư tiền tỷ gắn biển số công. Rồi từ đó mới có cớ điều tra làm rõ các vấn đề chạy quyền, chạy chức và vấn đề cựu Bộ trưởng Công thương nhắm mắt làm ngơ sai phạm lớn của ông Trịnh Xuân Thanh ở Tổng Công ty Xây lắp Dầu khí.
Trong dịp trả lời chúng tôi, Luật sư Trần Quốc Thuận nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội từ Saigon cho rằng, Tổng Bí thư phải có hành động thực sự quyết liệt để chống tham nhũng tới nơi tới chốn, chứ không phải chỉ làm một vài vụ để tuyên truyền. Ông nói:
“Đòi hỏi của xã hội, của nhân dân kể cả trong nội bộ Đảng cũng mong muốn là những vụ án gần đây cần phải làm tới nơi tới chốn. Như vụ AGV Mobiphone, vụ Núi Pháo, vụ Formosa rồi vụ Trịnh Xuân Thanh, vụ Vinaconex ...Nếu không làm tới nơi tới chốn thì có lẽ uy tín của Đảng sẽ thiệt hại vô cùng lớn…”
Ngày 17/10/2016 khi tiếp xúc cử tri Thành phố Hà Nội, ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được báo Dân Trí online dẫn lời nói rằng, cần thiết cơ chế kiểm soát quyền lực và về điều gọi là “ Phải nhốt quyền lực vào lồng cơ chế lập pháp”.
Phát biểu đáng chú ý của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có khả năng hiện thực hay không. Cựu Đại tá Công an Nguyễn Đăng Quang từ Hà Nội nhận định:
“Tôi cho rằng tuyên bố của ông Nguyễn Phú Trọng chỉ có tác dụng làm khích lệ tinh thần một số đảng viên. Nó không có giá trị thực tiễn, bởi vì ở Việt Nam giữa bộ khung quyền lực với những qui định của pháp luật và việc thực thi nó là có sự khác nhau rất xa.”
Sự độc tài, thối nát, thoái hóa, thực hiện kinh tế Xã hội Chủ nghĩa thất bại, đã khiến các đảng Cộng sản từng cai trị hàng chục thập niên ở Đông Âu bị xóa sổ. Rồi chính cái nôi khai sinh ra chế độ Xã hội Chủ nghĩa là Liên Xô cũng đã bị tan rã vào năm 1991. Đảng Cộng sản Việt Nam tất nhiên ý thức điều này rất rõ.
Câu hỏi mà giới quan sát đặt ra, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, một nhà lý luận chủ nghĩa Mác Lê sẽ có được sức mạnh thần kỳ nào, để sống mái với các nhóm quyền lực và lợi ích đang xâu xé nền kinh tế Việt Nam. Hay là ông sẽ phải dựa vào uy lực của nhóm lợi ích mạnh nhất, hầu có thể thực hiện kế hoạch đả hổ diệt ruồi.

Dân oan Thủ Thiêm biểu tình trước văn phòng chính phủ, thủ tướng và quốc hội tại Hà Nội

Dân oan Thủ Thiêm quận 2 đang tập trung biểu tình tại Hà Nội. Yêu cầu xử lý nghiêm việc lợi dụng dự án Thủ Thiêm để tham nhũng. Không phải là bóc lột mà là ăn cướp!

Dân oan Thủ Thiêm (Danlambao) - Việc ăn cướp này đã kéo dài suốt 20 năm nay! Vì quá sức chịu đựng và kẻ cướp ỷ có ô dù bao che còn thách đố người dân: Có giỏi thì ra Hà Nội mà tố cáo, xem có đủ tiền bạc để đi và có gì ăn để mà ở Hà Nội tố cáo lâu dài!

Nhóm 63 hộ dân thuộc dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm quận 2 thành phố Hồ Chí Minh, đã tập trung tại Hà Nội từ ngày 24/10/2016. Chưa được Ban tiếp dân TW đảng và nhà nước tại số 1 Ngô Thời Nhậm, Hà Đông giải quyết đúng theo pháp luật, nên sáng ngày Thứ Năm ngày 27/10/2016 đã tập trung tại văn phòng chính phủ, Thủ Tướng và quốc hội để tố cáo việc cố tình làm trái pháp luật, cố tình chà đạp luật pháp, không chấp hành nghị quyết của đảng, tức là chống đối đảng, để ăn cướp nhà đất và tài sản của dân nghèo đem chia cho nhau để kinh doanh, kiếm lời trên mồ hôi nước mắt và sương máu của nhân dân. Nhưng không bị bất cứ cấp nào xem xét, giải quyết.


Dân nghèo tại Thủ Thiêm bị cướp, bóc lột tới nhiều lần: 

1/ Bị cướp, bóc lột mất nhà và đất

2/ Bị cướp, bóc lột lần 2 khi phải mua nơi ở mới với giá cao.

3/ Bị cướp, bóc lột lần 3 khi phải mua chung cư chất lượng thấp giá cao.

4/ Bị cướp quyền khiếu kiện.

5/ Bị cướp quyền làm người.

6/ Khiếu nại thì bị chụp mũ làm chính trị, luôn rình rập, theo dõi, hù dọa… cài cắm người, trà trộn với dân oan để phá rối…

7/ Không có tiền để đi khiếu kiện, phải đi vay mượn. Thì bị quy chụp là nhận tiền của thế lực thù địch, phản động…

8/ Nhờ người tư vấn pháp luật để khiếu kiện thì bị cho là bị kẻ xấu kích động xúi dục…

9/ Không chịu nhận tiền đền bù, bị cho là chây ỳ, không hợp tác với kẻ cướp.

Lý do mà nhóm lợi ích đưa ra, ngụy biện cho việc ăn cướp của mình là:

I - Khu Đô Thị Mới Thủ Thiêm có tính đặc thù, vì: Diện tích đất bị thu hồi lớn, qui mô giải tỏa di dời hơn 14.000 hộ, chưa có khu tái định cư cho người dân, và việc bồi thường kéo dài nhiều năm… (Tất cả những điều này cho thấy năng lực quản lý yếu kém của chính quyền! Tại sao việc không đủ khả năng thực hiện dự án của chính quyền lại bắt người dân phải gánh chịu!? 160 ha tái định cư của dân chia cho 64 dự án, theo Kết luận của thanh tra thành phố, rồi báo cáo là không có đất tái định cư! Dự án lớn, nhưng lại lấy thêm hàng trăm ha tại An Phú, Cát Lái, Thạnh Mỹ Lợi… Cố tình vi phạm Quyết Định 367/TTg.

“Dự án chỉ mới triển khai thu hồi đất, chưa có kế hoạch đầu tư tổng thể các hạng mục công trình theo qui hoạch của dự án, nên không lập phương án chi tiết cho từng dự án thành phần. Đồng thời, do tính đặc thù của dự án, nên không thể điều tra hiện trạng, xác minh nguồn gốc pháp lý nhà đất và tính giá trị bồi thường, hỗ trợ cho toàn bộ số hộ bị ảnh hưởng để xác lập dự toán chi phí bồi thường, hỗ trợ, xây dựng và trình duyệt phương án bồi thướng, hỗ trợ theo trình tự thủ tục của Nghị Định 22/1998/NĐ-CP được!” Nguyên văn kiến nghị số: 6087/UBND-PCNC ngày 23/11/2009 (trang 5) của UBND thành phố HCM, do Phó Chủ Tịch thường trực Nguyễn Thành Tài ký là bản kiểm điểm, là lời thú tội và là bằng chứng cho thấy chính quyền cố tình vi phạm Pháp luật! Cố tình có chủ đích; không áp dụng và vi phạm luôn cả Nghị Định 22/1998/NĐ-CP. Thông B 561/TB-VP ngày 04/8/2009 cũng chính thức thừa nhận điều này.

II - Ngày 10/06/2016 trước sự hiện diện của các cơ quan trung ương và báo đài trong buổi tiếp 41 hộ dân, thành phố lại ngụy biện, cho rằng không giải quyết khiếu nại được là vì:

Khu đô thị mới Thủ thiêm có tính đặc biệt, vì kéo dài nhiều năm, từ 1996, hơn 20 năm và kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ, chủ yếu là triều đại của Lê Thanh Hải (tên họ Lã chuyên dùng bàn tay sắt để ăn cướp, sau đó chia cho nhau, tạo vây cánh, tạo ô dù, thành nhóm lợi ích, cùng hội cùng thuyền, nên không quyền lực nào dám đụng chạm).

KĐTMTT chỉ là DA phân lô bán nền Dự án khu dân cư phía bắc 89 ha. Quyết định số 1395/QĐ-UBND ngày 31/3/2015 của UBND Thành phố ban hành về phê duyệt dự án Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu dân cư phía Bắc (khu chức năng số 3 và số 4) và hoàn thiện đường trục Bắc - Nam (Quyết Định 3345/QĐ-UBND ngày 08/7/2015 UBND thành phố Hồ Chí Minh do ông Nguyễn Hữu Tín phó Chủ tịch ký ban hành V/v giao đất cho Công ty Cổ phẩn Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh để thực hiện việc đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu dân cư phía Bắc dự án Đại Quang Minh cả trăm ha. Khu dân cư đa chức năng Đại Quang Minh đô thị Sala (Không công khai QĐ).

Empirecity (khu đô thị đế quốc) làm rõ bản chất của KĐTMTT.

Không có cảnh người bóc lột người, nhưng là cướp đúng là đế quốc thực dân. Nhiều hộ dân, trong đó có cả các gia đình thương binh, liệt sĩ, có công với cách mạng, được UBND quận 2 ban hành quyết định đền bù với giá quyết định đền bù với giá 0 (không) đồng! Có chế độ nào trên thế giới mà đền bù cho dân 0 đồng, sau đó đem bán lại khoảng 200 triệu đồng/1m2?

Hiện nay đang có phong trào chống tham nhũng, nên dân oan Thủ Thiêm hưởng ứng. Nếu không diệt được đại án tham nhũng này, do đại tham quan Lê Thanh Hải, không để tên họ Lã này hạ cánh an toàn, làm người tử tế, để ăn hưởng trọn tài sản đã ăn cướp.

Xin gởi kèm hình ảnh biểu tình trước các cơ quan Trung ương.









Dân oan Thủ Thiêm tường trình từ Hà Nội.

Bị thiêu chứ không phải tự thiêu


AP - 22/7/1966 (Thứ Sáu). Sài Gòn, Việt Nam - Hôm nay một nhà sư Phật Giáo trẻ 24 tuổi, được cho là đã tự thiêu, báo với cảnh sát ông không tự tử mà ông nghĩ ai đấy cố giết ông.

Lời khai của nhà sư với cảnh sát, được kể lại một cách ngập ngừng và nhiều chỗ mơ hồ, dấy lên bao hoài nghi về vụ tự thiêu như tường thuật.

Sự kiện ly kỳ này đã xảy ra vào tối hôm qua ngay bên ngoài trung tâm văn hóa và thanh niên Phật Giáo nơi cuộc họp của các nhà lãnh đạo tôn giáo vừa kết thúc. Trí Quang, nhà lãnh đạo Phật Giáo tranh đấu mà đã tuyệt thực chống chính quyền từ ngày 8 tháng Sáu đến nay, mới vừa rời khỏi cuộc họp ấy.

Nhà sư bị bỏng rất nặng

Nhà sư trẻ này bị bỏng rất nặng. Sáng nay nhà chức trách ở bệnh viện đô thành Sài Gòn cho biết bệnh tình của ông đỡ hơn và họ hy vọng ông sẽ sống. Ban đầu tên ông được xác định là Quảng Tường, nhưng cảnh sát nói ông là Thích Quê Hồng, thuộc Chùa Linh Phước.

Tin đồn không kiểm chứng loan truyền rằng những nhà sư khác ném xăng lên người Quảng Tường rồi châm lửa-cho dù ông không ưng thuận.

Bác sĩ người Việt của ông ở bệnh viện Đô Thành nói rằng rõ ràng người ta đã ném xăng lên lưng nhà sư.

“Hoàn cảnh vụ này thật rất khó hiểu,” vị bác sĩ nói.

Hai nhà sư mặc áo cà sa khác kéo ông ra khỏi nền xi măng bốc cháy bên ngoài trụ sở, sau đấy họ cùng với hai người đứng xem lấy áo khoác dập tắt lửa và lột áo cà sa bị cháy của nhà sư ra. Ông được chở đến bệnh viện bằng tắc xi.

Lời kể của nhân chứng

Phạm Lộc, phóng viên hãng thông tấn United Press International, nói ông nghe tiếng rú thất thanh phát ra từ những thanh niên Phật tử bên ngoài trụ sở. Ông nói ông vội vàng chạy ra thì thấy nhà sư đang ngồi giữa những ngọn lửa bốc cao gần 3 mét.- “ngồi yên, chỉ có hai tay vẫy.”

Nhà sư nghe nói để lại bốn lá thư. Bản sao của các lá thư quay rô-nê-ô ngay lập tức được hai vị cao tăng và những người đứng xem phát cho các phóng viên.

Những lá thư này gởi đến các chức sắc lãnh đạo Phật Giáo, “mặt trận công dân của tất cả các tôn giáo”, đại sứ Henry Cabot Lodge, và thư chung gởi Thủ Tướng Nguyễn Cao Kỳ và Quốc Trưởng Nguyễn Văn Thiệu.

Thư gởi Lodge

Trích đoạn lá thư gởi Lodge:

“Tôi nghĩ Tổng Thống Johnson cố tình mưu toan tiêu diệt Phật tử và nước Việt Nam. Hành động như thế gây tổn hại đến Hoa Kỳ. Cho nên tôi tình nguyện tự thiêu-để cầu nguyện Tổng Thống Johnson từ bỏ âm mưu hủy diệt Phật Giáo và thay đổi chính sách của Hoa Kỳ tại Việt Nam.”

Nguồn:

Báo Chicago Tribune số ra ngày 22 tháng Bảy, 1966. Tựa đề của người dịch. Tựa đề nguyên tác “Monk Burned, But Says He Was Set Afire.”

Bản tiếng Việt:

Cái giá phải trả

Đỗ Trường (Danlambao) - Quá nửa đêm, tôi rời trang sách. Đèn tắt. Chợt có chuông điện thoại làm giật cả mình. Bởi, những cú gọi như thế này, đều là chuyện cần kíp và gây sốc cả. Vẫn cái giọng trong veo nửa nam, nửa bắc của nó, gọi cho tôi trước đây tám tháng từ London, báo tin ba nó mất. Tôi chưa kịp hỏi, nó đã bảo, cháu chuyển hướng sang làm ăn ở Tiệp, hôm nào rảnh sẽ sang Đức và đến thăm chú. Vậy là, nó không thể bỏ được công việc cực kỳ tai hại và nguy hiểm. Cái công việc ba nó đã phải bỏ cả cái mạng sống của mình. Mọi sự ngăn cản, khuyên giải lúc này với nó hình như đã quá muộn chăng? Không! Tôi vẫn không nghĩ như vậy. Bởi, nó còn rất trẻ, đường đi còn dài đang ở phía trước.

Tuy chưa muốn, nhưng tôi vẫn buộc phải viết lại câu chuyện này. Không chỉ để nhớ lại một người bạn lớn tuổi, cả cuộc đời luôn lầm lạc đường đi, lối về, vừa đi vào cõi vĩnh hằng. Mà tôi còn hy vọng con hắn đọc được và hiểu, rời xa vết xe đổ của người cha mình. Dù tất cả đã đi vào quá khứ, với dĩ vãng buồn, nhưng nó là những cái chết đã được báo trước cho mọi người, cho mọi thế hệ…

Không hiểu bằng cách nào, Phạm Văn tìm được số điện thoại và liên lạc với tôi, sau hơn ba chục năm bặt vô âm tín. Biết tôi đã có lịch nghỉ hè ở đảo Tenerife (Tây Ban Nha) hắn hẹn, sẽ gặp nhau ở đó. Bởi, sống ở London đã mười mấy năm, nhưng hắn cũng chưa từng đến Tenerife.

Chiều hoàng hôn, biển chuyển dần sang màu xanh thẫm. Gió ngoài khơi nhẹ thổi, nhưng cũng đủ kéo những cánh buồm xa về bến. Sóng vẫn trườn lên, từ trên cao nhìn xuống, bỗng có cảm giác, biển chiều nay trầm lặng và sâu hơn. Cái nắng quái bất chợt rọi thẳng vào những ngôi nhà treo trên sườn núi. Và bên kia của núi đá có những chùm phượng vỹ cài màu hoa đỏ vào từng con phố nhỏ, chạy quanh dải cát dài. Đảo Tenerife như một bức tranh khổng lồ đang rọi mình xuống lòng đại dương.

Tôi và Phạm Văn trèo tít ra những mỏm đá hình vòng cung. Có lẽ, đây là dãy đá nhân tạo ngoài khơi, nhằm chắn sóng dữ cho bãi tắm phía trong. Đàn chim đã quay về tìm tổ, gật gù trong những hốc, khe đá. Sóng dưới chân vỗ vào kè đá kêu ồm ộp. Chúng tôi lặng im trước cái yên bình của biển cả. Ngoài kia đoàn tàu thả neo, đèn vừa được bật sáng, nhìn như ngôi nhà cao tầng giữa thành phố xanh. Đột nhiên Phạm Văn quay lại bảo tôi:

- Ông chưa biết đấy thôi, nơi đây chưa hẳn đã đẹp hơn bãi biển Bình Minh, Thăng Bình, Quảng Nam quê tôi.

- Tôi cũng nghĩ vậy, nơi đây đẹp bởi có bàn tay của con người. Năm 2006 tôi có đến một số bãi biển miền Trung và kể cả An Bàng của Hội An, nhận ra sự tàn phá của con người. Sau đó, đến Công ty xây dựng Tam Kỳ tìm ông, nhưng họ nói, ông đã chuyển lên Ủy ban nhân dân tỉnh. Tôi lại lọ mọ đến đó, được biết ông đã thôi việc, ẵm cục tiền chuồn sang London.

Phạm Văn trầm ngâm, rồi hỏi: Ông có tin, con người sinh ra đều có số phận đã định… khó cưỡng lại không?

Tôi buột miệng: Tôi cũng tin như vậy, tuy nhiên không thể gán những việc làm sai trái, tội lỗi một cách có hệ thống là số phận.

Có lẽ, câu nói vô tình của tôi đã động chạm làm Phạm Văn phật ý. Tuy không phản ứng, nhưng nhìn khuôn mặt hắn, cảm giác có một chút đổi màu. Thấy không khí có vẻ gượng gạo, và hơi nặng nề, tôi bảo, chúng ta quay về kiếm cái quán nào ngồi thôi, ngoài này gió đã nổi lên rồi.

Đã bước vào cái tuổi lục tuần, nhưng phải nói, Phạm Văn rượu bia vẫn còn khí thế như thuở nào. Rượu vào lời ra, quả thật các cụ nói cấm có sai. Mới được vài tuần nhấc lên hạ xuống, thế mà hắn nói liên chi hồi điệp. Chuyện quá khứ, chuyện trên giời dưới biển… tưởng như hắn đã trở thành con người khác. Đang thao thao bất tuyệt, đột nhiên hắn hỏi:

- Này, Đỗ Trường còn nhớ cái vụ tớ với thằng Thăng hồi ở Thái Nguyên không nhỉ?

- Sao lại không! Cũng vì các ông, tôi mang bộ mặt sưng nắm đấm về, bị bà bác mắng cho một trận. Thằng ấy, bây giờ thế nào rồi?

- Nó là Đinh La Thăng, Bộ trưởng giao thông bây giờ.

- Hèn chi, nhìn ảnh thằng này, tôi thấy quen quen, nghĩ mãi không ra. Thế từ sau trận đó, ông có gặp nó không?

- Mãi sau này mới gặp lại, khi nó đang là Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng ty Sông Đà, tôi mới trưởng phòng. Nhận, nhớ ra nhau, nhưng không nhắc lại chuyện cũ. Ông cũng nhớ dai ra phết nhỉ…

Năm 1982, tôi bỏ việc nhà nước. Thấy tôi trở thành kẻ vô công rồi nghề, bà bác ruột ở 88 Hàng Bạc (HN) đưa tiền và bảo lên Thái Nguyên gom hàng vải, để đóng chuyển vào Sài Gòn. Quá trưa quanh quẩn ở chợ, và các mối quen, tôi đã mua gần xong, gửi tạm nhà người bạn hàng của bác, chiều tìm xe chở về Hà Nội. Đói bụng, tôi vừa chui vào hàng cơm, chưa kịp gọi đồ ăn, thấy Phạm Văn ngất ngưởng đi vào. Nhận ra tôi, hắn có vẻ mừng lắm, dù mới quen, và gặp nhau mấy lần. Hắn cho biết, đang thực tập ở nhà máy gần đây, vừa về trường (ĐH Bách Khoa) lãnh lương và tiền thương tật lên. Có tiền đây, chúng ta nhấc lên, nhấc xuống cho vui. Tôi bảo, ăn thôi, không uống được vì còn phải mua tiếp hàng cho bà bác, chiều tối về Hà Nội. Hắn cười văng tục:

- Đù má, mấy khi gặp ông, mà trong túi tôi rủng rỉnh, không ít thì nhiều làm với nhau một vài choác.

Không cãi được hắn, tôi buộc phải uống... Ăn uống, trò chuyện thế quái nào, khi sực nhớ tới công việc, thì trời đã về chiều. Đứng dậy, tôi thấy người quay quay, hắn bảo:

- Ông ngất ngất thế này, về thế nào được. Thôi, đến chỗ tôi nghỉ ngơi, sáng mai mua hàng cho xong, rồi về sớm.

Khi tôi tỉnh dậy trời đã tối, đầu vẫn còn váng nhức, bụng đói cồn cào. Phạm Văn dẫn tôi ra phố ăn cháo. Lúc quay về, đi qua khu tập thể, hắn bảo tôi đứng chờ. Hắn vào phòng tầng một, ngay chân cầu thang. Lúc sau, hắn cùng một thanh niên trẻ, trạc tuổi tôi, dáng đậm chắc, có khuôn mặt khá bầu bĩnh, đi ra. Khi đi ngang qua, tôi hỏi, không thấy trả lời, chỉ nghe cả hai lẩm bẩm gì đó. Thấy lạ, tôi đi theo sau. Vừa đến chỗ khuất, hai người lao vào nhau đấm đá túi bụi, làm tôi ngớ cả người. Tuy lớn tuổi hơn và đã bị thương ở chiến trường, chân bước thấp, bước cao, nhưng có lẽ có nghệ, nên người thanh niên trẻ bị dính khá nhiều đòn của Phạm Văn. Bị đau, nhưng người thanh niên ấy còn khỏe lắm, vẫn lao vào tấn công, có lúc Phạm Văn cũng chới với như trực ngã. Thấy không thể can bằng miệng, tôi xông vào cản hai người, cũng bị dính ngay nắm đấm xượt vào mặt. Tuy dừng tay, nhưng cả hai réo tên nhau chửi, thách thức. Lúc đó, tôi mới biết người thanh niên đó tên Thăng (Đinh La Thăng) sinh viên trường ĐH Tài chính. Hình như cũng đang thực tập ở Thái Nguyên? Lúc sau, thấy một cô gái khá xinh xắn hốt hoảng chạy ra, tôi mới hiểu hai gã đánh nhau bởi đàn bà. Bực mình, trước khi bỏ đi, tôi thốt ra câu thật tục:

-Vớ vẩn! Đ.m các ông tiếp tục đánh nhau nữa đi…

Nghe tôi nhắc lại chuyện cũ, Phạm Văn cười khùng khục: Tôi phục trí nhớ của ông. Nhưng dù đi đâu, và trong hoàn cảnh nào, cũng rất cảm ơn ông đã giúp làm sạch đẹp hồ sơ, học bạ của tôi. Nếu không, có lẽ tôi chỉ là thằng lon ton, xách dép.

Rượu vào, trong người đã hơi tưng tửng, tôi cười hịch toẹt với hắn: Đến bây giờ tôi hơi bị ân hận, vì đã góp phần tạo điều kiện cho một tên đục khoét, ăn tàn phá hoại đất nước như ông.

Tu cạn chai bia trước mặt, hắn cười lớn, văng tục: Đù má, tôi không múc, có nhiều thằng (tôi) khác húp hít, đục khoét tàn bạo hơn. Như Nguyễn Xuân Phúc Phó thủ tướng, đồng tuổi, cùng quê, cùng học sinh miền Nam tập kết, mẹ tôi, mẹ nó là đồng chí cùng chết trong chiến tranh. Tôi quay lại chiến trường, thành thương binh, công lao còn hơn nó, rồi cùng làm ở ủy ban tỉnh. Như ông đã thấy, tài sản, ngân hàng, nhà cửa, đất đai của nó không chỉ có ở trong nước. Ngoài ra, nó còn được núp bóng dưới tên anh em, chú bác cô dì khác. Và thằng này cũng chưa phải là con sâu béo nhất đâu nhé. Tôi chưa là cái đinh gỉ, một con tép riu…thôi uống đi ông bạn, trách mắng nhau làm gì.

Tôi ù cả tai nghe hắn phân tích, giải thích. Bất chợt, nghĩ đến kỷ niệm của một thời đã qua làm tôi thoáng buồn… 

Phạm Văn quê quán huyện Thăng Bình, Quảng Nam. Vừa lọt lòng, ba tập kết ra Bắc, hắn ở lại quê cùng mẹ, một nữ du kích địa phương. Đang học lớp hai, thì hắn mồ côi. Bởi, mẹ hắn bị quân đội Việt Nam Cộng Hòa bắn chết, trong một trận giao tranh ở vùng Quế Sơn. Đồng đội ba mẹ đã đưa hắn về nuôi dưỡng. Thời gian sau, họ đưa hắn ra Bắc đoàn tụ với ba. Khi đó, ba hắn sống, làm việc ở thành phố Nam Định và đã có gia đình mới. Không thể sống được với bà mẹ kế, hắn vào trường học sinh miền Nam ở Đông Triều, sau đó chuyển về Thái Bình.

Năm 1973, đang học năm cuối trung học, Phạm Văn xung phong vào bộ đội. Từ đây, hắn được huấn luyện thành lính trinh sát đặc công, và hành quân về Nam như ước nguyện. Chưa kịp về đến quê, mới đánh đấm mấy tháng ở mặt trận Kontum, hắn đã bị thương nặng và lại phải đưa ngược ra đất Bắc.

Mấy năm gắn chặt với trại thương binh Duy Tiên, Phạm Văn cảm thấy vô vị, và muốn đi học lại. Đầu năm 1977, hắn chuyển về Trường văn hóa thương binh Nam Dương, Nam Ninh, Nam Định. Và cùng năm, hắn thi đại học được 23 điểm. Không cần cộng điểm ưu tiên thương binh, hắn đã thừa điểm du học nước ngoài. Nhưng cái số bốc đất, sau này quen thân, hắn hay nói với tôi như vậy.

Trong khi chờ đợi kết quả thi, Phạm Văn về thăm quê, sau hơn mười năm xa cách. Thương thằng cháu côi cút, ông cậu ở Đà Nẵng cho cái xe gắn máy. Hắn khoái lắm, mang ra bắc chạy phành phạch, diễu qua lượn lại, làm cho các cán bộ tổ chức Trường văn hóa ngứa cả mắt. Rình đúng lúc hắn đi chơi đêm về, chui vào bể nước ăn tắm trộm, bảo vệ nhảy ra bắt sống. Thế là, cửa du học nước ngoài với hắn đã bị khóa chặt. Với hạnh kiểm, đạo đức ấy, cửa học trong nước còn phải xét nhé. Hiệu trưởng lừ lừ nhìn hắn, nói như vậy. Hắn không buồn, cũng chẳng vui, không xin xỏ, hay cầu cạnh. Tàng tàng, ngang ngang thời trẻ, tính hắn là thế.

Bộ giáo dục và Bộ thương binh nâng lên, vật xuống mãi, cuối cùng xét thấy: Bản thân Phạm Văn là thương binh, học giỏi, có mẹ liệt sĩ, bố thương binh chống Pháp và Mỹ, nên đặc cách cho vào học ngành máy điện, khóa 22 Trường Đại học bách khoa Hà Nội…

Đêm. Tenerife như một con tàu bồng bềnh trôi trên biển. Ngoài kia ngọn hải đăng đang dần đẩy bầu trời lên cao. Và gió dường như thổi chậm lại. Quán thưa dần khách. Mờ mờ những con sóng chỉ gợn lên như nét vẽ màu chì. Phan Văn kéo chiếc ghế lại gần để gác chân lên. Có lẽ, hôm nay đi bộ nhiều, vết thương cũ làm hắn đau. Nhìn hắn, tự nhiên tôi liên tưởng đến một nhân vật trong cuốn tiểu thuyết của Đức (?) tôi đọc đã rất lâu rồi, (hình như) do Phạm Khắc Toàn chuyển ngữ?. Thấy tôi cười, Phạm Văn đẩy chai bia về phía tôi:

- Cười gì, uống đi!

- Có lẽ, sau này ông chết, nếu tôi còn sống, sẽ viết về ông đấy!

- Ông thích thì viết đi, viết cho thật, chửi tôi cũng được, cần gì phải đợi đến lúc chết. Chết rồi đọc thế quái nào được.

- Mà này, cái chuyện vào K22 ra K23 hồi học ở Bách Khoa của ông là như thế nào ấy nhỉ?

- Úi chà chà, lãng nhách, rất vớ vẩn. Tức là vào học khóa 22 rồi bị đình chỉ, rớt xuống học cùng khóa 23. Chuyện như thế này, tôi có thằng bạn thân, quê ở Nghĩa Bình, Nghĩa Hưng, Nam Định. Nó là công an thuộc đội thi hành án tử hình thuộc Sở công an Hà Nội. Cái nghề ma ám này, cứ thằng nào dính vào không trước thì sau cũng gặp tai nạn, hoặc tù tội. Thời công an giao thông đứng đường còn đói thối cả miệng, thì mấy thằng trong đội xử bắn hẻo tới mức nào. Một lần nó xuống Trường C500 hay trường nghiệp vụ gì đó ở Thanh Xuân chơi. Thấy súng để trông ngon lành quá, đang đói và chuẩn bị cưới vợ, trong túi không có lấy một xu, nó làm liều. Thế là súng được mua đi bán lại vào tay bọn cướp. Sau đó, chúng bị bắt và lòng vòng khai ra nó. Bọn điều tra nghĩ, tôi là đồng phạm, đến bắt tống vào tạm giam. Mấy tuần điều tra, không có chứng cớ, chúng phải thả tôi. Nhưng cái đểu, và dã man nhất, biết tôi vô tội, chúng không cho một tờ giấy chứng nhận giải oan hay thanh minh. Do vậy, tôi luôn luôn trong tình trạng bị nghi ngờ trước con mắt mọi người, nhất là nơi học đường. Nếu tôi không phải là con em miền Nam, và là cán bộ, thương binh, chắc chắn sẽ bị đuổi học. Cái thằng bạn tôi cũng khổ, vừa đi tù, con vợ chưa cưới làm công nhân nhà máy Dệt Kim Đông Xuân bỏ ngay đi xuất khẩu lao động ở Đức. Từ ngày đó tôi bặt tin nó. Không biết nó còn sống hay đã chết.

Tôi lặng yên, nhìn vào đôi mắt đang thực sự xúc động của Phạm Văn. Có lẽ, giờ này hắn đang trở lại con người thật của mình. Và tôi tin, lâu lắm rồi, hắn mới tìm lại được những cảm xúc ấy…

Phạm Văn không biết đá bóng, nhưng lại thích xem. Tôi biết hắn, bởi cùng đi cổ vũ cho mấy ông bạn quần đùi áo số Vũ Thiên Tuấn, Nguyễn Giang…khoa cơ khí, khóa 23 Bách Khoa. Nhưng đến khi Đặng Huy Đăng (là cháu mẹ tôi, một nhân vật trong truyện Nguyện Ước Cuối, tôi viết gần đây) dẫn hắn đến nhà, tôi mới chuyện trò, làm thân với hắn.

Năm học cuối Phạm Văn gắn chặt với tôi hơn, bởi bạn hắn Đặng Huy Đăng đã ra trường và đi làm, chỉ còn mình hắn giúp tôi vận chuyển máy khâu từ Hải Phòng về Hà Nội. Tuy vất vả, nhưng hắn có đủ tiền để trang trải cho nợ môn (học) và làm đồ án tốt nghiệp. Hôm nhận được quyết định từ Bộ Xây Dựng về Sở xây dựng Quảng Nam- Đà nẵng, hắn mang học bạ, lý lịch đã được trường ĐH Bách Khoa niêm phong (dán xi) đến nhà tôi. Biết tôi có khả năng vẽ vời ba lăng nhăng, hắn nhờ mở niêm phong, xem trộm hồ sơ, trước khi vào "trận chiến" mới. Tôi ngạc nhiên hỏi: Bây giờ ông biết sợ rồi à? Hắn cười bảo: Đủ rồi, bây giờ đã đến "Tam thập nhi lập".

Thật ra, đó là bì thư xám, làm từ giấy của bao xi măng, nhỏ như cuốn sách. Thời nghèo hèn đói kém, xi niêm phong cũng đểu, kém chất lượng, chỉ cần hơ nóng chút, xi rời hết cả ra. Học bạ thời học sinh miền Nam và lý lịch quân nhân của hắn đều sạch sẽ cả. Điểm thi đại học và tờ quyết định kỷ luật của Ty thương binh tỉnh Hà Nam Ninh được đính kèm. Tôi bóc, vứt bỏ tờ quyết định kỷ luật, chỉ giữ lại giấy báo điểm thi đại học. Cái khó nhất là học bạ lời phê (đại ý) Phạm Văn bỏ thi học kỳ, nợ môn. Lý do công an tạm giữ, buộc phải chuyển xuống học khóa 23, với chữ ký của Giáo sư Nguyễn Đình Trí, phó hiệu trưởng Trường đại học bách khoa. Tuy nhiên, cũng có một chút may mắn, người viết lời phê đó bằng bút mực. Do vậy, một đêm thức trắng, tôi cũng hoàn thành được cho hắn, với nội dung: Phạm Văn bỏ thi, nợ môn, phải học lại khóa sau, lý do nằm viện, bởi thương tật tái phát.

Phạm Văn dường như đã dứt được cơn xúc động, giật giọng hỏi tôi:

- Ông nghĩ gì mà đần cả mặt ra vậy?

- Tôi đang nghĩ về con người. Trong chế độ xã hội hiện nay, con người như có ma đưa đường, quỷ dẫn lối, nên ngày càng tà tâm. Chức tước càng lớn, tính ma, tâm quỉ càng nhiều.

Hắn nhếch mép cười:

- Ông cứ nói phét. Trên địa vị, hoàn cảnh đó ông cũng phải làm như vậy thôi. Bằng không cái guồng máy ấy, nghiền ông nát ra như cám. Mà cái lòng tham của con người, từ xưa đến nay có thằng chó nào bỏ được.

- Biết là thế, nhưng bán đất, phá rừng, bán cả thể xác lẫn linh hồn, cùng với sự tàn nhẫn, lưu manh hóa của con người, chỉ thấy có ở trong chế độ hiện hành. Điều này chưa một lần xảy ra, khi ngoái lại nhìn chiều dài lịch sử của dân tộc. Mấy nhà máy thủy điện Sông Tranh 1, 2 hoặc A Vương ở Quang Nam quê ông là những ví dụ. Mấy chục năm làm ở sở xây dựng, rồi đến đầu tư, quản lý khu công nghiệp, chắc chắn ông biết rõ hơn ai hết. 

Trầm ngâm một lúc, Phạm Văn bảo:

- Ông nói có phần đúng. Tôi phải ra đi cũng từ những vấn đề xảy ra, khi xây dựng nhà máy thủy điện A Vương.

Nghĩa là sao? Tôi hỏi hắn:

- Như đã nói, tôi gặp lại Đinh La Thăng một lần duy nhất, khi họp bàn dự án nhà máy thủy điện A Vương. Ban đầu tưởng Tổng công ty Sông Đà của nó nhúng tay, nhưng sau này tôi cũng không hiểu tại sao, lại do công ty Lũng Lô, Bộ quốc phòng và Công ty xây dựng thủy lợi 4 đảm trách. Tuy nhiên, như ông đã biết, bất cứ công trình nào chẳng bị xúm vào véo vặt, chia nhau. Thủy điện A Vương cũng như Sông Tranh…không ngoại lệ. Chia chác vừa xong, còn chưa kịp chùi miệng, đánh đùng một phát, có thằng đến móc họng. Những thằng đầu to, họng lớn nó không động, tôi chỉ là thằng trưởng phòng, tép riu bị móc đầu tiên, thế mới cay chứ. Nghe mấy thằng xây dựng Lũng Lô nói, có thế lực bên ngoài rất nặng cân chọc ngoáy. Tự nhiên tôi nghĩ đến Đinh La Thăng. Lẽ nào nó thù nhau dai đến như vậy?

Tôi cắt ngang lời Phạm Văn:

- Tôi không nghĩ, Đinh La Thăng làm cái chuyện thù vặt, nhỏ nhặt ấy. Nhưng Sao ông không tìm đến Nguyễn Xuân Phúc đang là chủ tịch tỉnh lúc đó?

- Nếu Thăng nó chọc, Phúc không đỡ được. Các cụ nói: Mạnh về gạo, bạo về tiền. Cả hai thứ đó Quảng Nam đều yếu, thì tiếng nói Nguyễn Xuân Phúc nhẹ lắm. Hơn nữa, Phúc không phải là người có tài, có tình. Nguyễn Xuân Phúc lên phó thủ tướng, và sau này còn có thể là Thủ tướng do hoàn cảnh, thời vận, một giải pháp hòa hoãn như Nông Đức Mạnh, một nhân vật hãm tài, đột nhiên lên Tổng bí thư trước đây. Do vậy, tôi buộc phải làm con tốt thí, không thì liên quan đến nhiều thằng, dây rợ lằng nhằng lắm. Con đường duy nhất của tôi, sẽ được bảo toàn tính mạng, tài sản, đưa vợ con sang London ở với thằng con đầu đang học đại học ở đó. Tôi nói sơ như vậy để ông hiểu, còn đi vào cụ thể dài dòng và thối lắm.

- Trách gì, vật liệu đểu, người làm gian, dẫn đến đập nước yếu, cứ mưa to là các ông xả tất tần tật. Tất cả đổ lên đầu người dân. Thủy điện ấy, quả thật, chẳng khác quả bom treo, vỡ nổ bất cứ lúc nào…

Trời đã gần sáng. Một vầng đỏ xa tít nơi ngọn sóng cao, như mảnh phông sân khấu đang được kéo lên. Tôi và Phạm Văn khật khưỡng rời quán. Trên đường về khách sạn, bá cổ hắn, tôi hỏi:

- Khi đã chạy được sang London, tài sản, tiền bạc của ông có thể xài cho mấy đời chưa hết. Tại sao ông còn dính vào trồng cây, trồng cỏ để hại người, hại mình như vậy?

Gỡ tay tôi, và hắn ngước mắt nhìn. Một cái nhìn, tôi cảm thấy hằn lên như một vệt máu:

- Dài dòng lắm, có nói ông cũng không hiểu hết đâu. Mà ông biết làm gì cho thêm đau đầu…

Chiều hôm ấy, tiễn tôi lên xe ra sân bay, Phạm Văn giúi vào túi quần tôi một bì thư khá dày, bảo, đây là quà của anh cho các cháu.

Phạm Văn lớn hơn tôi đến sáu tuổi, nhưng đây lần đầu tiên, sau trên ba mươi năm quen biết, nghe hắn xưng anh, làm tôi giật mình, ngạc nhiên. Giật mình, bởi dường như có một cái điềm gì đó báo trước, dù tôi không bao giờ tin vào tướng số.

Tôi đưa lại bì thư cho Phạm Văn và bảo:

- Em rất cảm ơn anh. Nhưng anh biết, em cũng không thiếu tiền mà. Thực ra, ở cái tuổi anh em mình uống đã phải giật cầm chừng, ăn cũng phải ngó trước, nhìn sau. Tiền nhiều có làm gì nữa đâu anh.

- Nhưng quà anh cho các cháu.

- Các cháu đã lớn và cũng đầy đủ cả rồi.

Thấy Phạm Văn có vẻ buồn, tôi mở bì thư rút ra một tờ.

- Em xin anh một trăm là đủ, và cũng để cho anh vui thôi. Nhưng em có một điều muốn nói, anh đừng giận.

- Không giận, có gì nói đi.

- Anh không chỉ tàn nhẫn với xã hội, con người, và chính mình, mà còn tàn nhẫn với cả thằng con anh. Nó còn trẻ, anh đã đưa nó vào cửa tử. Anh nên đưa nó ngay ra khỏi vòng quay đó, rồi anh cũng từ từ rút chân ra.

Phạm Văn im lặng trong giây lát, rồi nhìn tôi:

- Anh cũng muốn thế, nhưng công việc này, bước vào, khó bước ra lắm. Đằng sau nó còn bao nhiêu dây rợ lằng nhằng khác, nhất là ở London. Em không thể hiểu hết đâu. Nhưng anh sẽ cố gắng…

Rồi Phạm Văn ôm tôi thật chặt. Tôi không ngờ, đó là chiếc ôm của lần gặp nhau cuối cùng.

Có lẽ, đây là một trong những truyện khó viết nhất của tôi. Và định kết thúc câu chuyện ở đây, nhưng không hiểu sao, cái giọng nói trong veo của con trai Phạm Văn gọi điện báo tin, cứ luẩn quẩn trong tôi: Ba cháu đã mất, vì cảm lạnh đột ngột ở ngoài phố.

Dù trước đây đã có linh cảm, nhưng tôi vẫn lặng người, và không thể tin, ở cái tuổi sáu mươi Phạm Văn chết một cách đơn giản, như vậy.

Leipzig ngày 27-10-2016