Wednesday, May 7, 2014

20 hội đoàn xã hội dân sự kêu gọi biểu tình chống Trung Quốc

HÀ NỘI (NV) .- Hai mươi hội đoàn xã hội dân sự kêu gọi biểu tình chống Trung Quốc bá quyền bành trướng và đòi nhà cầm quyền CSVN trả tự do cho những người bị bỏ tù vì bày tỏ lòng yêu nước.

 
Khoảng hơn 200 người dân đã biểu tình ở Hà Nội ngày 9/12/2013 và những ngày chủ nhật trước đó bầy tỏ lòng yêu nước, chống Trung quốc bá quyền bành trướng. (Hình: HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images)

Trong một lời kêu gọi được phổ biến rộng rãi trên nhiều trang mạng xã hội, 20 tổ chức dân sự kêu gọi nhân dân tham dự các cuộc biểu tình tại Sài Gòn và Hà Nội vào ngày Chủ Nhật 11/5/2014 này để “Phản đối và lên án hành vi xâm lược của nhà cầm quyền Trung Quốc”.

Lời kêu gọi của 20 tổ chức “Yêu cầu nhà nước Việt Nam có những những biện pháp thích hợp, hữu hiệu, cùng với sức mạnh toàn dân để thực sự chấm dứt tình trạng Trung quốc xâm chiếm lãnh hải của Việt Nam ngay lập tức”.

Đồng thời họ đòi trả tự do cho những người hiện đang bị nhà cầm quyền bỏ tù chỉ vì họ là những người nhiệt thành bày tỏ lòng yêu nước, chống Trung quốc bá quyền xâm lược nổi tiếng những năm trước đây như blogger Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải), bà Bùi Thị Minh Hằng, ông Trần Huỳnh Duy Thức, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, nhạc sĩ Việt Khang, nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình, sinh viên Đinh Nguyên Kha.

Các tổ chức kêu gọi biểu tình xếp theo mẫu tự ABC gồm Ba Sàm, Con Đường Việt Nam, Dân Làm Báo, Dân Luận, Diễn đàn Xã hội Dân sự, Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo, Hội Anh Em Dân Chủ, Hội Bảo vệ Quyền Tự do Tôn giáo, Hội Bầu Bí Tương Thân, Hội Đồng Liên Tôn, Khối 8406, Mạng Lưới Blogger Việt Nam, Nhật Ký Yêu Nước, Nhóm Linh Mục Nguyễn Kim Điền, No-U Hà Nội, No-U Sài Gòn, Quỹ Nghiên cứu Biển Đông, Tăng Đoàn Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Truyền thông Chúa Cứu Thế, VOICE.

Địa điểm biểu tình dự trù tại Hà Nội là khu vực Đại sứ quán Trung Quốc, số 46 đường Hoàng Diệu, quận Ba Đình. Còn tại Sài Gòn thì tại Nhà Văn Hoá Thanh Niên, Số 4 Phạm Ngọc Thạch. Trong tất cả những lần biểu tình chống Trung Quốc trước đây, khu vực tòa đại sứ Trung quốc ở Hà Nội và tòa tổng lãnh sự Trung Quốc tại Sài Gòn đều bị Công an chặn các ngả đường tiếp cận. Rất nhiều người biểu tình đã bị hành hung, bắt giữ.

“Chúng ta hãy cùng nhau gửi đến nhân dân cả nước và cộng đồng thế giới thông điệp của người Việt Nam: Hết lòng ghi ơn những người đã hy sinh và ủng hộ, sát cánh với những người đang ngày đêm miệt mài bảo vệ tổ quốc; không chấp nhận những thành phần trong giới cầm quyền nhân nhượng hay đồng lõa với hành vi xâm lược của nhà cầm quyền Trung Quốc; ủng hộ những lãnh đạo nào tỏ rõ với quốc dân lòng yêu nước trong lúc đất nước lâm nguy bằng cách công khai lên tiếng chống sự gây hấn của nhà cầm quyền Trung Quốc và yêu cầu trả tự do cho những người yêu nước chống sự bành trướng Trung Quốc; và cương quyết tranh đấu đòi tự do cho những công dân Việt Nam chống xâm lược”, Lời kêu gọi viết.

Lời kêu gọi của 20 tổ chức dân sự tố cáo rằng “Chỉ ba ngày sau khi Trung Quốc xâm lấn lãnh hải, công an đã bắt khẩn cấp blogger nổi tiếng Anh Ba Sàm vốn là người bạn đồng hành thân thiết của chúng ta trong tất cả các cuộc biểu tình chống bá quyền Trung Quốc, của nông dân đòi đất, của dân oan đòi công lý, và của những người đấu tranh vì một sự nghiệp chung: Dân tộc - Dân chủ - Nhân quyền.”

Việc bắt giam ông Nguyễn Hữu Vinh (người sáng lập trang mạng thông tin Ba Sàm) cũng như nhiều người khác đang bị tù đày với các bản án nặng nề mà tất cả đều từng biểu tình chống Trung Quốc bá quyền bành trướng, bị các tổ chức kêu gọi biểu tình nói là “Một chính quyền liên tục nhu nhược trước sự xâm lấn của ngoại bang và liên tục bắt giam những người chống xâm lược KHÔNG BAO GIỜ là một chính quyền yêu nước."

Vào các năm 2011 và 2012, nhiều cuộc biểu tình chống Trung Quốc đã diễn ra tại Sài Gòn và Hà Nội nhưng đều bị công an giải tán nhanh chóng. Một số người bị hành hung, nhiều người bị đưa đi giam ở “trại phục hồi nhân phẩm” một vài giờ hay một ít ngày. Những người nổi tiếng thì bị kết án tù. (TN)

HRW tố cáo Việt Nam gia tăng bắt giữ các nhà hoạt động trên internet

Thứ tư 07 Tháng Năm 2014

Ông Nguyễn Hữu Vinh (G) và một số blogger
Ông Nguyễn Hữu Vinh (G) và một số blogger
(DR)

RFI
Trong thông cáo ra ngày hôm nay, 07/05/2014, tổ chức Human Rights Watch (HRW), trụ sở tại New York, Hoa Kỳ, yêu cầu « chính quyền Việt Nam cần hủy bỏ mọi cáo buộc và ngay lập tức phóng thích các blogger Nguyễn Hữu Vinh (bút danh Ba Sàm) và Nguyễn Thị Minh Thúy. Hai người bị bắt vào ngày mồng 5 tháng Năm năm 2014 và bị cáo buộc theo điều 258 của Bộ luật Hình sự với tội danh lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước ».

Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách Châu Á của Human Rights Watch cho rằng «việc Việt Nam bắt giữ thêm nhiều blogger với cáo buộc lợi dụng “các quyền tự do dân chủ” là một động thái vừa lố bịch vừa đáng sợ ». Theo đại diện HRW, « Việt Nam cần ngay lập tức hủy bỏ các cáo buộc giả hiệu này, và bước tiếp theo là xóa bỏ điều 258 và các điều khoản khác của bộ luật hình sự thường được mang ra sử dụng để trừng phạt các hành vi tự do ngôn luận ».
HRW nhận định, hai blogger Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn Thị Minh Thúy « chỉ là hai trong số ngày càng nhiều người lên tiếng phê bình một cách ôn hòa bị cáo buộc theo điều 258 ». Trong ba tháng đầu năm 2014, đã có ít nhất là 6 người khác bị đưa ra tòa với cùng tội danh, như « blogger Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào, và các nhà hoạt động nhân quyền người thiểu số Thào Quán Mua, Dương Văn Tu, Lý Văn Dinh và Hoàng Văn Sang ».
Ông Robertson nhấn mạnh, chính quyền Việt Nam phải hiểu được là « không thể dùng vũ lực để kéo người dân Việt Nam trở lại một thế giới không có mạng Internet, nơi truyền thông nhà nước hoàn toàn độc quyền như trước đây » và « chính sách đàn áp của chính quyền sẽ chỉ khiến người dân thêm quyết tâm trong việc đòi hỏi các quyền tự do thông tin và tự do ngôn luận của mình ».
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20140507-hrw-to-cao-viet-nam-gia-tang-bat-giu-cac-nha-hoat-dong-tren-internet

Chống Trung Quốc xâm lược Biển Đông, cơ hội hòa giải dân tộc ?



 Một người lính hải quân Việt Nam canh gác trên đảo Thuyền Chài, thuộc quần đảo Trường Sa. Ảnh chụp ngày 17/01/2013-REUTERS/Quang Le/Files

RFI-Thụy My-05-07-2014

Lại một lần nữa, đất nước Việt Nam lại phải đối phó với một tình thế hiểm nghèo khi giặc ngoại xâm đã vào đến tận nhà. Và phải đứng trước một sự chọn lựa mà cha ông chúng ta đã từng phải chọn lựa trong Hội nghị Diên Hồng năm 1284, khi Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông triệu tập các bô lão trên toàn quốc khi quân Nguyên Mông sang xâm lược Việt Nam lần thứ hai, chỉ với một câu hỏi : Nên hòa hay nên chiến ?

Toàn dân nghe chăng
Sơn hà nguy biến
Hận thù đằng đằng
Biên thùy rung chuyển
Nên hòa hay chiến ?

Việc chính quyền Bắc Kinh cho kéo giàn khoan khổng lồ vào ngay giữa vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đã làm sôi sục phản ứng nơi mọi người dân Việt. Ngay từ ngày đầu tiên, sự kiện đã làm mờ nhạt tất cả tin tức thời sự khác trên các mạng xã hội, riêng đài RFI chúng tôi đã nhận được rất nhiều thư tín từ khắp nơi gởi đến bày tỏ sự phẫn nộ.

Từ Saigon, giáo sư Tương Lai nhận định đây là một cuộc xâm lược đã được tính toán từ trước, và bọn bành trướng đã chọn đúng thời điểm thuận lợi nhất để tiến hành:

Ý đồ xâm lược của Trung Quốc thì đã rõ từ lâu rồi, và càng rõ hơn khi họ tuyên bố về đường lưỡi bò, khi càng ngày họ càng ngang ngược trên Biển Đông. Tất cả những hành động đó nằm trong một âm mưu, tính toán của một siêu cường đang muốn mở rộng vùng lãnh thổ, lãnh hải của mình, xuôi về phía Nam và độc chiếm Biển Đông.

Đây không còn là âm mưu nữa, mà là hành động ngang ngược giữa thanh thiên bạch nhật. Và Trung Quốc đã phơi bày chủ nghĩa bành trướng bẩn thỉu trước toàn thế giới. Nhưng đau đớn hơn, Việt Nam lại nằm kề cận nước láng giềng khổng lồ tráo trở và ngang ngược này.

Bây giờ đây, khi họ kéo giàn khoan Hải Dương 981 của Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc vào cách đảo Lý Sơn của Việt Nam chừng 119 hải lý thôi, tức thuộc lô 143 trên bản đồ dầu khí của Việt Nam, thì không thể nói cách gì khác : Chúng nó tiến hành một cuộc xâm lược được tính toán từ trước, và nó chọn vào thời điểm này là thời điểm thuận lợi nhất để tiến hành.

Người Việt Nam đến thời điểm này không còn nghi ngờ gì nữa về những lời lừa mị 16 chữ vàng, mà chỉ thấy rõ hơn là giặc đến nhà rồi, nó vào tận sân trước rồi chứ không phải sân sau nữa, thì tại sao nó làm được như thế ? Đây là vấn đề rất khó khăn. Nhưng đã đến lúc phải khẳng định, đây là một bước ngoặt, hành động xâm lược của Trung Quốc.

Vì thế mỗi một người Việt Nam yêu nước phải tỏ rõ thái độ. Thái độ như thế nào thì tùy cương vị mỗi người để hành động.

Giáo sư Tương Lai nói thêm :

Thực ra đây là một sự tính toán rất thâm hiểm của thằng Tầu. Đây đúng là truyền thống Đại Hán ! Chúng nó có truyền thống về chuyện này rất rõ. Âm mưu thì có từ rất lâu, nhưng nó chọn thời điểm. Và khi mà sự kiện Ukraina diễn ra, nhất là khi có hành động của Putin chiếm bán đảo Crimée, thì lúc đó người ta đã đưa ra những cảnh báo : đây là thời điểm Trung Quốc sẽ hành động.

Chúng tôi không bất ngờ trước hành động này, và tôi tin rằng nhà cầm quyền Việt Nam cũng không bất ngờ trước chuyện này. Nhưng còn vì sao họ không kiên quyết, thì đây là những ràng buộc cực kỳ phức tạp trong bối cảnh chính trị của Việt Nam.

Tương tự, tiến sĩ Lê Vĩnh Trương thuộc Quỹ Nghiên cứu Biển Đông ở Saigon nhận định :

Hành động này của họ không phải là leo thang, mà nằm trong các hành động xâm lấn có chủ ý, có toan tính trước. Thường thì họ giành giật trên giấy tờ, trên truyền thông trước trong một khoảng thời gian để có sự chuẩn bị, rồi sau đó họ sẽ cụ thể hóa dần dần sau. Khi thì họ tiến lên, khi thì họ thoái về. Họ ru ngủ trên các diễn đàn ngoại giao, nhưng ở ngoài thực tế thì họ xâm lấn rất là quyết liệt.

Cũng có thể xem đây là một sự gián tiếp trả đũa cho hai tuyên bố cứng rằn của Tổng thống Mỹ nhằm bảo vệ Nhật và Philippines, và Trung Quốc chọn mắt xích ôn hòa nhất của các quốc gia trong vùng Biển Đông, đó là Việt Nam để tấn công xâm phạm vùng biển.

Từ Hàn Quốc, giáo sư Hoàng Dũng cho rằng đây là sự kiện nghiêm trọng :

Việc Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam xảy ra đã nhiều lần, nhưng lần này có sự nghiêm trọng riêng của nó. Đấy là họ đưa một giàn khoan khổng lồ trị giá đến một tỉ đô la vào.

Đưa một giàn khoan như vậy không phải là chuyện chơi. Họ phải nhằm một mục đích nào đó, để có thể bù lại chi phí phải bỏ ra. Tôi nghĩ rằng trước mắt chưa hẳn là vấn đề kinh tế, nhưng họ chuẩn bị lấn sâu hơn nữa. Họ chuẩn bị cho chỗ đứng của họ ở Biển Đông chắc chắn hơn nữa.

Với ý đồ như vậy, chi phí của giàn khoan ấy không phải là quá lớn đối với Trung Quốc. Do đó tình hình nghiêm trọng hơn, và điều dễ hiểu là người dân Việt Nam trong nước cũng như ở nước ngoài đều cảm thấy đau xót, phẫn nộ !

Về giàn khoan khổng lồ HD 981 của Trung Quốc, tiến sĩ Lê Vĩnh Trương cho biết thêm chi tiết :

Như chúng tôi đã có dịp bàn về giàn khoan « khủng » này vào tháng 7/2011, việc đưa giàn khoan trên vào vùng Biển Đông nói chung, và nghiêm trọng hơn là vào vùng đặc quyền kinh tế, vào thềm lục địa của Việt Nam có ý nghĩa rất là nguy hiểm, không chỉ cho Việt Nam, cho các nước vùng Biển Đông, mà còn có quan hệ lớn đến các tuyến thông thương biển chung của toàn thế giới.

Giàn khoan tạm gọi là DK hay HD 981 này dài 114 mét, rộng 90 mét, năm tầng cao khoảng 136 mét, tương đương với một tòa nhà hơn 40 tầng, diện tích boong ngang với một sân vận động bóng đá tiêu chuẩn. Ở đây có đầy đủ hệ thống phục vụ cho 160 công nhân làm việc và nghỉ ngơi. Đây là giàn khoan kiểu nửa chìm, hoạt động ở độ sâu tối đa 3.000 mét, thuộc thế hệ thứ sáu trên thế giới và là giàn khoan cấp siêu sâu đầu tiên do Trung Quốc sản xuất.

Họ đã đưa giàn khoan này vào đến thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cũng trong vùng Biển Đông, vừa là tuyến thông thương biển (SLOCS) vừa là một phần của hiểm lộ (chokepoint) quan trọng, vì nơi này gắn với eo biển Malacca mà 60% lượng dầu khí thế giới phải đi qua. Đây cũng là nơi diễn ra tranh chấp quần đảo Hoàng Sa giữa Trung Quốc và Việt Nam, và Trường Sa giữa Trung Quốc với Việt Nam và một số nước khác.

Chuyên gia hàng không Thái Văn Cầu ở Hoa Kỳ cũng nhấn mạnh tầm quan trọng quốc tế của Biển Đông :

Khi mà nói về Biển Đông thì người ta hiểu rõ là Biển Đông có một giá trị quan trọng đối với toàn thế giới, không chỉ giới hạn trong các nước ở trong khu vực. Chúng ta biết rằng trong thời đại toàn cầu hóa kinh tế, Biển Đông không chỉ có giá trị đối với các nước tiếp giáp, mà còn có giá trị đối với tất cả các nước đã và đang phát triển. Một trường hợp điển hình là hàng năm có hơn 5.000 tỉ đô la mậu dịch đi qua Biển Đông, trong đó hơn 1.200 tỉ đô la mậu dịch là của Mỹ với các nước khác.

Có thể nói số lượng mậu dịch này đóng góp vào thâm hụt thương mại giữa Mỹ với Trung Quốc, gần 320 tỉ đô la chỉ riêng trong năm 2013 thôi. Do đó chúng ta thấy được rằng Biển Đông có giá trị vô cùng quan trọng, không chỉ đối với Mỹ, với Trung Quốc mà đối với tất cả các nước khác.

Tiến sĩ Lê Vĩnh Trương phân tích thêm:

Do Biển Đông có tầm quan trọng về chiến lược và là nguồn tài nguyên lớn như vậy, cho nên hành động này của Trung Quốc còn có ý nghĩa lớn hơn nữa về mặt quốc tế. Chúng tôi nhận thấy những điểm như sau.

Họ rất ngạo mạn ! Khi đưa vào vùng biển Việt Nam, họ đã vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982, và cố tình muốn tạo những tiền lệ cho những vi phạm sau này, không chỉ với Việt Nam. Trung Quốc muốn chiếm làm của riêng tuyến thông thương biển quan trọng của thế giới này, làm thành sức mạnh mặc cả của họ với các cường quốc khác về mặt địa chính trị. Và họ đang thách thức cả thế giới, rằng họ đang hiện thực hóa đường chữ U tức cái đường lưỡi bò.

Còn về mặt địa chính trị, thì họ tiến tới làm một và nhiều mắt xích, để mà những giàn khoan hay loại nào đó trong tương lai – có thể mình chưa định hình ra, coi như đó là một phần của chiến lược « chuỗi ngọc trai » mà họ tiến hành từ nhiều năm qua. Nó kéo dài từ đảo Phú Lâm, Gạc Ma, đi qua kênh đào Kra trên cảng Karachi, toàn bộ lục địa chỗ Ấn Độ, và cũng là những điểm tiếp liệu, tiếp vận bổ sung cho vòng cung số 1 và số 2 (First Island Chain và Second Island Chain).

Ngoài ra việc Trung Quốc liên tục đưa ra cài cắm nhiều cơ sở ở Biển Đông, rồi xâm lấn vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, xây công trình kiên cố trên đảo Gạc Ma gần đây, và nghe nói họ cũng tiến hành xây dựng kênh đào Kra cùng với Thái Lan thông qua Ấn Độ Dương, cũng như lấn chiếm các đảo ở Trường Sa trong nhiều năm qua, có những lý do về mặt quân sự như sau.

Trong hiện tại, Trung Quốc chưa bảo đảm được lối ra và tuyến đường đi an toàn cho các tàu ngầm hạt nhân. Vì tàu ngầm lớp Tấn không đủ yên lặng để tránh đối phương phát hiện. Phía nam căn cứ Tam Á thềm lục địa nhô lên cao trong một vùng lớn, và sau đó độ dốc giảm dần trước khi đạt được 2.800 mét độ sâu dưới chân dốc.

Vì thế nên trong suốt 80 kilomet đầu tiên cho đến khi tàu ngầm có thể lặn an toàn dưới 200 mét, thì chúng có thể dễ dàng bị đối thủ phát hiện và theo dõi. Nhưng chúng sẽ chỉ thực sự an toàn khi lặn ở độ sâu 400 mét. Nói cách khác là sau khi đi qua điểm gãy lục địa, hay là cái tuyến mà tôi đọc được từ tư liệu của Daniel Scheffer tại hội thảo Sheraton tháng 11/2012, kéo cái giàn khoan có vẻ như là ý nghĩa kinh tế, thực sự nó lại có nhiều ý nghĩa khác.

Phản ứng trước sự kiện nghiêm trọng này, giáo sư Tương Lai cho biết đây chính là thời điểm để vạch trần hành động xâm lược của giặc, nếu không sẽ có những hệ lụy không sao tính trước được :

Theo tôi, lần này đã đến lúc nhân sĩ trí thức ở Saigon phải có một hành động mạnh mẽ để biểu tỏ thái độ kiên quyết của mình, lên án hành động xâm lược của Trung Quốc. Đây là dịp để vạch trần thủ đoạn và sự lừa mị của Trung Quốc, để đánh tan cái ảo ảnh về mười sáu chữ vàng với bốn nguyên tắc thế này thế nọ, mà đài và báo « lề phải » chính thống ra rả suốt ngày. Tôi biết là những người phải làm chuyện ấy cũng không vui thú gì, nhưng họ phải sống, phải ăn lương, cho nên họ phải làm.

Nhưng giờ đây, với hành động này, đây là một thời điểm để vạch trần hành vi xâm lược. Không thể nói một cái gì khác cả, đây là xâm lược ! Mà nếu không làm quyết liệt, thì sẽ có những hệ lụy không sao tính trước được.

Do vậy, trí thức nhân sĩ cùng với tuổi trẻ phải có một tiếng nói quyết liệt. Cách nói như thế nào thì tôi nghĩ chắc là sắp tới, Thụy My cứ theo dõi để tìm hiểu xem sẽ có những gì diễn ra.

Tiến sĩ Lê Vĩnh Trương đề nghị nhiều phương cách phản ứng, khi đối tượng đã lộ rõ bản chất bá quyền và vô đạo :

Về mặt chính quyền, tôi cho rằng cần phản đối theo con đường ngoại giao ở hình thức cao nhất, và sử dụng cảnh sát biển để ngăn cản họ thực hiện ý đồ này. Cần phản kháng tại các diễn đàn cao hơn trên trường quốc tế, để đánh động cho thế giới biết, và để bắt Trung Quốc phải trả giá về mặt ngoại giao, về mặt « sức mạnh mềm » của họ. Nếu cần thì cũng có thể đưa vụ này ra tòa án quốc tế.

Tại vì lần này gắn liền với thềm lục địa, chứ không phải như hai vụ cắt cáp tàu Bình Minh và Viking vào năm 2011. Khi mà họ buộc phải trả giá cao, thì họ sẽ chùn bước hơn. Nếu họ trả giá thấp, hoặc không trả giá, thì họ sẽ tiếp tục lấn tới. Và họ lấn tới thì chúng ta lại càng khó khăn hơn nữa trong vấn đề bảo vệ chủ quyền của Việt Nam, và bảo vệ Biển Đông cho tuyến thông thương của toàn thế giới.

Theo tôi, ngoài công việc của Nhà nước ra, các tổ chức dân sự của Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới cũng có thể lên tiếng để tố cáo hành vi phi pháp này của Trung Quốc.

Chúng ta dựa vào pháp luật quốc tế, chúng ta dựa vào công luận thế giới để chống lại sự hung hãn của Trung Quốc. Nhưng chúng ta cũng cần phát huy sức của cảnh sát biển, của hải quân, khi mà đối tượng của chúng ta lộ bản chất bá quyền và phi lý, vô đạo, thì đó cũng làm cho Việt Nam củng cố thêm vị thế chính nghĩa của mình, đứng trên vị trí đúng, và bảo vệ vùng biển của đất nước.

Trên đây là những phản ứng tức thời của giới trí thức người Việt ở nhiều nơi, ngay sau khi được tin chế độ Bắc Kinh cho kéo giàn khoan khổng lồ vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, chỉ cách đảo Lý Sơn có 119 hải lý.

Từ hôm qua, trên mạng đã xôn xao những thông tin về cuộc đối đầu căng thẳng xung quanh giàn khoan Trung Quốc đang nghênh ngang tại Lý Sơn. Hôm nay 07/05/2014 trong cuộc họp báo do Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức, Phó tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam cho biết Trung Quốc đã huy động đến 80 tàu trong đó có 7 tàu quân sự, hung hãn đâm vào các tàu cảnh sát biển và kiểm ngư của Việt Nam, dùng vòi rồng tấn công làm hư hại một số tàu và làm bị thương 6 kiểm ngư viên Việt Nam. Các tàu Trung Quốc trang bị vũ khí sẵn sàng gây chiến, đồng thời máy bay Trung Quốc cũng bay lên uy hiếp.

Bên cạnh luồng ý kiến cho rằng những lần trước người dân biểu tình phản đối đều bị trấn áp, thì lần này « để cho Đảng và Nhà nước lo », nhìn chung người dân Việt trong và ngoài nước đều sôi sục trước nguy cơ bị xâm lược đang hiển hiện trước mắt. Thậm chí có lời đề nghị chính quyền ra lệnh tổng động viên, vì Việt Nam không còn có thể lùi bước. Được biết những lời kêu gọi xuống đường tại Hà Nội và Saigon vào Chủ nhật tới phản đối bành trướng Trung Quốc xâm lược đã được đưa ra tại các diễn đàn trên mạng.

Khi được hỏi, người dân những lần trước biểu tình phản đối Trung Quốc cắt cáp tàu Việt Nam thì bị trấn áp, không biết lần này còn có nhiệt tâm xuống đường phản đối hành động trắng trợn của Bắc Kinh hay không, giáo sư Hoàng Dũng cho rằng :

Tôi thấy nhiệt tâm thì người dân Việt Nam chưa bao giờ hết nhiệt tâm. Bởi vì đất nước là đất nước của mình, Nhà nước có hăng hái chống giặc hay không thì cũng không phải là vấn đề có tính chất quyết định. Đất nước không phải là đất nước riêng của một nhóm người nào cả ! Có điều là ai cũng mong trước tình hình mà sự toàn vẹn lãnh thổ, quyền lợi của dân tộc bị đe dọa, thì Nhà nước phải có một quyết sách sao cho phù hợp với tình hình, đáp ứng được nguyện vọng của người dân.

Tôi thấy đây vừa là một thử thách lớn đối với đất nước, nhưng vừa mở ra một cơ hội. Ngày 30 tháng Tư vừa rồi nhiều người nói đến hòa giải, hòa hợp dân tộc, đến như ông Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn cũng đề cập đến. Thái độ của Nhà nước trước sự xâm lược – có thể nói thẳng đấy là sự xâm lược của Trung Quốc – là một nhân tố rất là quan trọng trong việc hòa giải, hòa hợp dân tộc đó.

Bởi vì người Việt Nam dù khác nhau về chính kiến, khác nhau về suy nghĩ đến đâu đi nữa, họ cũng đều bừng bừng nếu như thấy rằng đất nước bị xâm lăng, lúc đó người ta có thể bỏ qua tất cả. Có thể cùng nhau chung sức để chống giặc. Cơ hội này chúng ta đã nhiều lần bỏ qua. Không biết lần này rồi Nhà nước có bỏ qua nữa hay không.

Tóm lại theo giáo sư Hoàng Dũng, người Việt Nam dù khác biệt chính kiến thế nào đi nữa, nhưng trước hiểm họa ngoại xâm cũng sẽ đồng lòng chống giặc :

Lịch sử của Việt Nam mình từ xưa đến nay là như vậy rồi. Nếu không cái phẩm chất đó, thì chắc rằng dân tộc chúng ta không tồn tại trong suốt mấy nghìn năm đối đầu với sự xâm lược của Trung Quốc như vậy. Phẩm chất đó là phẩm chất của người luôn luôn nắm trong cái thế thường trực chống ngoại xâm. Không có phẩm chất đó thì người ta phải chết, mà cuộc sống thì mạnh mẽ lắm, nó buộc người ta phải đi đến một cách sống như vậy. Và sau hàng ngàn năm, thì cái suy nghĩ đó đã ngấm vào máu của người dân Việt.

RFI Việt ngữ xin chân thành cảm ơn giáo sư Tương Lai và tiến sĩ Lê Vĩnh Trương ở Saigon, giáo sư Hoàng Dũng ở Hàn Quốc và chuyên gia Thái Văn Cầu ở Hoa Kỳ đã vui lòng tham gia chương trình hôm nay của chúng tôi.

Chúng ta nhớ lại, trong lần Trung Quốc ngang ngược cắt cáp, tấn công vào tàu Việt Nam trước đây, các cuộc biểu tình của người Việt hải ngoại chống bành trướng Bắc Kinh đã nổ ra tại nhiều nước trên thế giới, từ Pháp, Đức, Bỉ…cho đến Mỹ, Úc, có nơi với cờ đỏ sao vàng, có nơi dưới lá cờ vàng ba sọc đỏ. Đặc biệt đông đảo người Việt tại Đức biểu tình với cả hai màu cờ bên nhau, một hình ảnh rất đẹp, rất độc đáo.

Gươm mài đá, đá núi cũng mòn
Voi uống nước, nước sông phải cạn
Đánh một trận, sạch không kình ngạc
Đánh hai trận tan tác chim muông

Sự hiên ngang bất khuất của ông cha trong Bình Ngô Đại Cáo khi kết thúc cuộc chiến chống quân Minh năm 1427, lẽ nào không thể được tiếp nối trong năm 2014 này và mãi về sau. Cho dù lòng người còn trăm mối ngổn ngang, nhưng nước mất thì nhà tan. Những ngọn lửa tự thiêu của của người Tây Tạng và tiếng bom của người Duy Ngô Nhĩ vẫn còn đang hiển hiện, nhắc nhở cho người Việt số phận những dân tộc bị thống trị dưới gót giày của chủ nghĩa Đại Hán.


Tạp chí xã hội 07/05/2014
(20:34)

Tàu Trung Quốc đâm thẳng vào tàu Việt Nam, 6 người bị thương

HÀ NỘI (NV) .- Tám tàu kiểm ngư và Cảnh sát biển của Việt Nam bị đoàn tàu Trung Quốc, có cả tàu hải quân, lớn hơn, đông hơn đâm, phun vòi rồng làm hư hại và 6 viên chức kiểm ngư bị thương.


 Ông Ngô Ngọc Thu, tư lệnh phó Cảnh Sát Biển Việt Nam trình bày các biến cố trên vùng biển Việt Nam trong cuộc họp báo ở Hà Nội ngày 7/5/2014. (Hình: STR/AFP/Getty Images)

Đây là điều được Việt Nam đưa ra trong cuộc họp báo ở Hà Nội hôm 7/5/2014 về các diễn biến xảy ra trên Biển Đông, khu vực phía nam quần đảo Hoàng Sa khi Trung Quốc đưa dàn khoan khổng lồ Haiyang Shiyou 981 (Việt Nam gọi là HD 981) tới để bắt đầu khoan tìm dầu khí ngay tại vùng biển nằm sâu trong giới hạn đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam.

Những ngày từ đầu Tháng 5 đến nay, người ta chỉ thấy Hà Nội đưa ra các lời phản đối ngoại giao đối với hành động của Trung Quốc. Ngày Thứ Tư 7/5/2014 thì mới thấy đưa ra trong cuộc họp báo gồm cả hình ảnh và video clip chứng minh cho các hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam của Bắc Kinh.

Cũng từ cuộc họp báo này, người ta mới chính thức được biết nhà cầm quyền Việt Nam đưa khoảng hơn 10 chục tàu vừa kiểm ngư vừa tàu cảnh sát biển đến để cản trở hoạt động ngang ngược của phía Trung Quốc. Các tàu này nhỏ bé và ít gấp nhiều lần so với lực lượng của Trung Quốc dùng bảo vệ dàn khoan HD 981, gồm cả tàu chiến trang bị hỏa tiễn. Không có tàu quân sự nào của Việt Nam có mặt, theo các viên chức CSVN nói trong cuộc họp báo.

Vụ việc bắt đầu có va chạm bắt đầu từ ngày 2 kéo dài tới ngày 7 Tháng 5 khi Bộ Ngoại Giao Hà Nội mở cuộc họp báo vẫn còn, không biết sẽ đi đến đâu trong mối quan hệ giữa hai nước Cộng Sản có các khẩu hiệu làm kim chỉ nam bang giao gồm “4 tốt” và “16 chữ vàng”.


Tàu Cảnh sát biển của Việt Nam bị tàu Trung Quốc xịt vòi rồng trong khi một tài Hải giám Trung Quốc đâm thẳng vào hông ở khu vực gần vị trí dàn khoan Trung quốc chuẩn bị khoan tìm dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam. (Hình: AP Photo/Vietnam Coast Guard)

“Từ ngày 2-7/5, Trung Quốc thường xuyên sử dụng từ 2-3 tàu kèm 1 tàu ta để ngăn cản, đâm húc và phun nước áp lực cao làm hư hại 8 tàu Kiểm ngư đang thực thi pháp luật trên biển, có tàu Kiểm ngư bị tàu Hải cảnh đâm, húc đẩy nhiều lần (KN 762 bị 9 lần vào các ngày 2, 3, 4 và 5/5)”, TTXVN tường thuật.

Theo sự mô tả của báo chí ở Việt Nam về cuộc họp báo ở Hà Nội, “các cơ quan chức năng nhận định hành động của Trung quốc là 'hung hăng', ngang ngược' và 'cố tình', 'có chủ ý” khi dùng vòi rồng mạnh, đâm trực tiếp vào tàu của Việt Nam. Ông Ngô Ngọc Thu, Phó tư lệnh kiêm tham mưu trưởng Lực lượng Cảnh sát Biển Việt Nam nói trong cuộc họp báo, có lúc lực lượng Trung Quốc đông tới 80 tàu, gồm cả 7 tàu quân sự trang bị hỏa tiễn.

Tất cả các tàu võ trang của Trung Quốc “đều mở bạt che súng, pháo để sẵn sàng sử dụng bất cứ lúc nào, gây nên cảnh hết sức căng thẳng trên thực địa”, báo Một Thế Giới tường thuật lời một quan chức tại cuộc họp báo. “Trong quá trình thực thi pháp luật trên biển, lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam đã kiên trì, kiềm chế trước hành động hung hăng, ngang ngược của tàu Trung Quốc”.

Không những làm vòng đai bảo vệ dàn khoan, một số tàu võ trang và tàu đánh cá thuộc đoàn tàu hùng hậu của Trung Quốc còn tiến sâu vào vùng biển của Việt Nam, chỉ cách đảo Lý Sơn từ 50 hải lý đến 60 hải lý. Không những vậy, Trung Quốc còn điều động một số chiến đấu cơ bay trên đầu, uy hiếp các tàu của Việt Nam, một viên chức nói.


Tàu Cảnh Sát Biển Việt Nam bị tàu Hải giám Trung Quốc đâm vỡ mạn tàu khi ngăn cản dàn khoan HD 981 của Trung quốc dò tìm dầu khí. (Hình: AP Photo/Vietnam Coast Guard)

Song song với các biến cố diễn ra phía nam quần đảo Hoàng Sa, dư luận quốc tế cũng tỏ vẻ quan tâm đến việc Philippines bắt giữ một tàu đánh cá với 11 người của Trung Quốc khi nó hoạt động ở khu vực bãi đá ngầm Half Moon Shoal thuộc Trường Sa mà Philippines nói thuộc chủ quyền của mình. Phi nói những người Trung Quốc này đánh bắt một số rùa biển có nguy cơ tuyệt chủng sẽ bị truy tố trong khi Bắc Kinh lên tiếng đòi thả.

Việc Trung quốc đưa dàn khoan HD 981 tới vùng biển Việt Nam khoan dò dầu khí được báo chí quốc tế coi như là hành động khiêu khích nghiêm trọng nhất từ trước tới nay. Sự việc nằm trong sự tính toán của Bắc Kinh từng bước một tiến đến kiểm soát gần như toàn bộ Biển Đông.

Các nước trong khu vực Đông Nam Á đang “đối mặt với một kịch bản vô cùng nguy hiểm”, hệ quả của việc Trung quốc đưa dàn khoan nước sâu Haiyang Shiyou 891 tới vùng biển Việt Nam. Tiến sĩ Ian Storey, một chuyên viên tại Viện Nghiên Cứu Các Vấn Đề Đông Nam Á, phát biểu trên tờ Straits Times ở Singapore.

“Trung quốc dường như cố ý đặt dấu chân vững vàng xuống vùng biển tranh chấp và trói tay Hà Nội. Nó có vẻ như vụ việc nghiêm trọng đã diễn ra mà người ta đoán Hà Nội sẽ phải cân nhắc các biện pháp nào sẽ dùng để đối phó.” Ông Jonathan London, một chuyên viên về Việt Nam đang dạy tại đại học Hongkong nói với hãng thông tấn AP.

“Lưng của nhà cầm quyền Việt Nam đã bị đẩy tới chân tường. Chủ trương của Trung Quốc đã đem đến tình thế này mà ngoại trừ Trung Quốc, người ta ai cũng tin rằng hành động của họ vô cùng phi lý.” (TN)

05-07-2014 2:46:11 PM

Khi 'pháo đài' giàn khoan Trung Quốc xâm lược Việt Nam


Sự kiện giàn khoan dầu HD-981 như pháo đài của Trung Quốc xâm lăng chủ quyền Việt Nam, nhiều dự đoán cho rằng, trong vòng vài ngày tới, số phận Việt Nam sẽ được định đoạt.

Những người Việt quan tâm đến vận nước đang chú tâm theo dõi sự kiện nóng giàn khoan HD- 981 bằng các trang báo mạng đối lập. Trong khi đó, trừ báo Tuổi Trẻ và số ít báo khác có thông tin, hệ thống tuyên truyền chủ lực là truyền hình thì đến cả "lời người phát ngôn Bộ Ngoại Giao..." về sự kiện này câm bặt.

Sài Gòn, đêm hôm qua 7 tháng 5, theo ghi nhận thì các cơ quan quyền lực của chế độ bỗng căng thẳng khác  thường.


Hai chiếc tàu Trung Quốc bao vây và xịt vòi rồng vào một chiếc tàu của Việt Nam quanh khu vực nơi Trung Quốc đặt giàn khoan HD-981. (Hình: AP/Photo)

Một số người nhận định đó chỉ là sự đề phòng dân Việt Nam nồi dậy chống đảng hơn là để chuẩn bị đối phó với Trung Quốc. Dù cảnh nhộn nhịp ở các sân bay khu vực trung phần Việt Nam được các blogger xem như là một dấu hiệu bất thường, nhưng nhìn chung ít người tin là chế độ cộng sản Việt Nam sẽ có hành động cứng rắn về mặt quân sự.

Nhiều người quả quyết rằng sau vụ này, dân tộc Việt Nam mất nước nhưng riêng đảng cộng sản Việt Nam là còn để làm bổn phận tay sai cho Trung Quốc. Thế nên trước  nguồn tin rĩ tai: Nhà nước cho phép dân biểu tình sáng chủ nhật tới. Một anh sinh viên có kinh nghiệm bị công an hành hạ qua những lần biểu chống Trung Quốc trước đây nói. Khi nào thấy đoàn thanh niên, hội phụ nữ của họ biểu tình mới tin.

Bán sạch đất nước rồi còn xúi người ta đi đòi là sao!" Những người trẻ khác lại không nghĩ như anh sinh viên kiến trúc này. Một cô tên là Hân nói." Đi biểu tình chống Trung Quốc rồi hô khẩu hiệu đã đảo cộng sản luôn phải hay không."

Sáng ngày 7 tháng 5. Trong quán cà phê, một họa sĩ lớn tuổi đặt vấn đề là: ngay khi Tổng thống Hoa Kỳ đến Philippines và 3 nước khác trong khu vực Đông Nam Á,  đồng thời khẳng định sẽ bảo vệ đồng minh Philippines mà không đá động Việt Nam. Ông họa sĩ đã đoán. Trung Quốc sẽ dồn lực để nắm lấy cơ hội thâu tóm biển Đông, phần chủ quyền của Việt Nam. Ông nói rõ."Sự ngu xuẩn cái gọi đi đêm với Trung Quốc của chế độ đã biến đất nước thành miếng mồi ngon của họ."

Cụ thể hơn, dư luận đang chờ tiếng súng quyết định ở cách đảo Lý Sơn khoảng 120 hải lý. Sẽ có tiếng súng và đó là tiếng súng từ họng súng của hải quân Trung Quốc để xác lập chủ quyền phi pháp của họ, làm nhục dân tộc Việt Nam và giúp cho chế độ Hà Nội có cớ: nước nhỏ, lực yếu.

Sau giàn khoan HD -981 xác lập chủ quyền- bá quyền, thời gian tới Trung Quốc chắc chắn sẽ kéo tiếp những giàn khoan khác xuống. Nhưng từ lúc này, Trung Quốc quyết tâm hơn bao giờ hết trong việc kéo đường biên giới từ cột mốc giàn khoan pháo đài HD-981 ra xa, rộng hơn cả đường lưỡi bò để phủ trùm đất liền, mặt nước và bầu trời sinh tồn của Việt Nam.

Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại sẽ có một đất nước bị cướp gọn, dân tộc hết đường sống chỉ bằng thứ vũ khí giàn khoan dầu. Điều tưởng chừng là ngớ ngẩn nhưng lại là sự thật đang hiển hiện.

Có người vẫn nói rằng. Cứ yên tâm, lo xa đau đầu, chuyện cái giàn khoan "pháo đài" HD 981, đảng cộng sản VN cầm quyền vẫn có thể thông qua con đường ngoại giao mà dàn xếp ổn thoả hoặc có thể thoả hiệp để cùng khai thác biển Đông với Trung Quốc.

Trong mọi ảo tưởng, có khi cũng có chút hy vọng bám víu, nhưng ảo tưởng Trung Quốc nhân nhượng chủ quyền, dù là chủ quyền phi pháp của họ, thì đúng là mất trí hoặc là kẻ muốn nối giáo cho giặc.

Hãy nhìn các dân tộc Tây Tạng, Duy Ngô Nhỉ... đang trên đường diệt vong để biết ngày mai dân Việt chân chính sẽ chết mòn ra sao. Thời khắc tự do hay là chết của dân tộc đã điểm?
05-07-2014 11:40:31 AM
Phan Chánh/Người Việt
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=187641&zoneid=1#.U2ryxvldXpY

Tàu Kiểm ngư Việt Nam kiên cường,mưu trí bảo vệ chủ quyền

(BDV) - "Kiểm ngư Việt Nam kiên quyết bám trụ vị trí, dùng lý lẽ thuyết phục phía Trung Quốc ngừng các hoạt động sai trái, xâm phạm chủ quyền Việt Nam"
Ông Ngô Mai Thịnh, đại diện Cục Kiểm ngư Việt Nam cho biết thêm, những ngày qua, lực lượng này đã hết sức kiềm chế trước thái độ ngang ngược của phía Trung Quốc.
Tàu Trung Quốc ngang ngược húc tàu Việt Nam
Tàu Trung Quốc ngang ngược húc tàu Việt Nam
Tuy nhiên, dù hiện tại chưa có ai tử vong, nhưng nếu Trung Quốc tiếp tục có những hành động tương tự, Việt Nam sẽ thực hiện những biện pháp tự vệ đáp trả. Ông Thịnh khẳng định "mọi sự kiềm chế chỉ có giới hạn".
Ngày 1/5 các tàu Kiểm ngư đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, thanh tra thủy sản trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, phát hiện giồn khoan nước sâu HD 981 và lực lượng bảo vệ của Trung Quốc cơ động từ phía Bắc xuống hạ đặt khoan thăm dò cách Nam Tri Tôn 17 hải lý, vi phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Trong khi các tàu Kiểm ngư (KN 761, 762, 763, 764, 765, 628, 629; 766, 767, 768, 769, 770) tiến hành tuyên truyền, ngăn cản, xua đuổi hành vi vi phạm chủ quyền nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam thì Trung Quốc vẫn tiếp tục có nhiều hành động vi phạm, đồng thời tăng cường lực lượng đến bảo vệ nhằm đạt được mục đích hạ đặt giàn khoan để khoan thăm dò (ngày 2/5 có 27 tàu bảo vệ; ngày 3/5 có 37 tàu bảo vệ; đến 11.00 ngày 3/5 có 46 tàu bảo vệ; Ngày 5/5 có 66 tàu bảo vệ).
Tàu Trung Quốc dùng vòi rồng tấn công tàu Việt Nam
Tàu Trung Quốc dùng vòi rồng tấn công tàu Việt Nam
Lực lượng bảo vệ của Trung Quốc đã tiếp cận có hành động mở bạt pháo đe dọa, uy hiếp các tàu Kiểm ngư của Việt Nam đang thực hiện nhiệm vụ trên biển ở khu vực trên.
Các tàu Hải Cảnh của Trung Quốc hung hăng với tốc độ cao, góc tiếp cận lớn, rú còi, chiếu đèn pha, phun nước áp lực cao làm hư hại đến các tàu Kiểm ngư Việt Nam.
9 lần bị đâm, tàu Kiểm ngư Việt Nam vẫn kiên cường bảo vệ chủ quyền
Từ ngày 2-7/5, Trung Quốc thường xuyên sử dụng từ 2-3 tàu kèm 01 tàu ta để ngăn cản, đâm húc và phun nước áp lực cao làm hư hại 08 tàu Kiểm ngư đang thực thi pháp luật trên biển, có tàu Kiểm Ngư bị tàu Hải Cảnh đâm nhiều lần (KN 762 bị 9 lần vào các ngày 2, 3, 4 và 5/5). Cụ thể:
Lúc 07h50 ngày 02/05/2014 tàu KN 762 bị 5 tàu Trung Quốc bao vây tấn công đâm: 02 tàu Hải cảnh 46015, 46001 đâm 4 lần vào mũi tàu làm móp lan can. Lúc 08.45 cùng ngày tàu KN 762 cơ động vòng tránh, bị tàu HC 46015 đâm vào mạn tàu làm vỡ cửa kính, cửa sổ.
Tiếp đến, lúc 10h30 ngày 2/5 KN 764 ở 15o20’ - 111o08’ bị tàu dịch vụ DK - 03 đâm làm hỏng mạn boong mũi, lan can lái mạn trái.
Lúc 9h ngày 3/5 Trung Quốc sử dụng lực lượng đông hơn bao vây chặn đầu khóa đuôi rồi đâm thẳng với vận tốc lớn vào tàu KN 765  của Việt Nam làm hỏng máy chính giữa, mạn phải bị móp, méo nặng. Lúc 13h30 ngày 3/5 tàu KN 762 bị phun nước áp lực cao làm vỡ kính đài chỉ huy, hệ thống điện bị hỏng, khí tài hàng hải cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng….
Trước hành động ngang ngược, hung hăng của tàu Trung Quốc, nhiều tàu của kiểm ngư đã bị đâm, húc làm hư hỏng gây thiệt hại về người và tài sản nhưng vẫn kiên cường bám trụ, giữ vững chủ quyền.
"Các Kiểm Ngư đã phối hợp với lực lượng Cảnh sát biển kiên quyết đấu tranh giữ vững chủ quyền và kiềm chế không để xảy ra xung đột, giữ môi trường hòa bình, ổn định trên biển".
Cũng theo ông Thịnh, lực lượng Kiểm Ngư vẫn đang tiếp tục bằng mọi biện pháp đấu tranh buộc giàn khoan của Trung Quốc phải rời khỏi vùng biển Việt Nam.
Sẽ cân nhắc việc kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế
Ông Trần Duy Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia, Bộ Ngoại giao, khẳng định Việt Nam ưu tiên các biện pháp thương lượng, nhưng sẽ không loại trừ biện pháp nào, miễn là biện pháp hòa bình.
Nhưng nếu Trung Quốc tiếp tục có hành động sai trái, có thể Việt Nam sẽ tiếp bước Philippines kiện nước này ra tòa án quốc tế.
Ông Hải nói "đây cũng là một biện pháp hòa bình".
Đại diện Ủy ban Biên giới quốc gia cho biết thêm: "Chủ quyền lãnh thổ là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Việt Nam không loại trừ bất cứ biện pháp hòa bình nào để bảo vệ lãnh thổ quốc gia".
Lam Lam

Đuổi học sinh ra phòng thi vì chưa đóng tiền học thêm

(BDV) - Chưa đóng tiền học thêm, khoảng 50 học sinh đang làm bài thi đã bất ngờ bị đuổi ra khỏi phòng thi đã gây bức xúc cho nhiều phụ huynh.

Trong ngày kiểm tra cuối kỳ môn Văn sáng 5/5 vừa qua, khoảng 50 học sinh Trường THPT Phan Đình Phùng đã không được làm bài kiểm tra. Chỉ riêng tại lớp 10A2 có 5 học sinh không được dự thi. Thậm chí, nhiều em phải gọi điện cầu cứu bố mẹ đến nộp tiền đã được nhà trường cho vào thi trở lại.

Điều đáng nói ở đây là một số em do nhà ở xa trường, khi phụ huynh đến đóng xong tiền thì đã hết thời gian làm bài thi khiến nhiều phụ huynh hết sức bức xúc.
Trường THPT Phan Đình Phùng (xã Ea Kly, huyện Krông Pắk, Đắk Lắk) - nơi hàng chục học sinh không được làm bài kiểm tra vì chưa nộp tiền học thêm.
Trường THPT Phan Đình Phùng (xã Ea Kly, huyện Krông Pắk, Đắk Lắk) - nơi hàng chục học sinh không được làm bài kiểm tra vì chưa nộp tiền học thêm.

Ông Nguyễn Đình Dũng, Phó Hiệu trưởng trường THPT Phan Đình Phùng, người trực tiếp đến các phòng mời học sinh ra khỏi phòng thi cho biết: “Theo chỉ đạo của nhà trường, trong ngày thi hôm 5/5, tôi có mời ra khỏi phòng thi chừng 4-5 em vì các em chưa nộp đủ tiền học thêm, vi phạm nề nếp như không đeo bảng tên…”.

Tuy nhiên, ông Trần An Nhàn (hiệu phó thứ 2 của nhà trường) lại cho rằng, buổi thi này diễn ra bình thường. Ông Nhàn cũng chia sẻ trong nội quy nhà trường có quy định đối với những học sinh không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ (bao gồm việc nộp đủ tiền học bồi dưỡng, học thêm) thì sẽ không được thi. Các học sinh này sau khi hoàn thành mọi khoản đóng góp, nhà trường sẽ tổ chức cho thi lại vào buổi học khác.

Bức xúc trước việc con mình bị cấm thi, một phụ huynh cho biết: “Tôi đã đóng đầy đủ các khoản nhà trường thông báo vào đầu năm học cho cháu, lúc đó không nghe thông tin phải đóng thêm khoản tiền học thêm nào. Hôm qua bỗng nhiên cháu gọi, khóc và bảo không được thi vì thiếu tiền học thêm. Tôi chạy lên trường để nộp tiền cho cháu được thi nhưng giờ thi đã gần hết”.

Trước sự việc trên, ông Trương Thức - chánh văn phòng Sở GD-ĐT Đắk Lắk cho biết: “Ngành không có bất kỳ quy định nào buộc học sinh không được dự kỳ kiểm tra khi chưa đóng đủ tiền học thêm”.

Theo ông Thức, lãnh đạo trường Phan Đình Phùng đã xác nhận có xảy ra sự việc nói trên. Tuy nhiên con số học sinh bị mời ra khỏi phòng thi chính xác là bao nhiêu thì Sở GD-ĐT không nắm rõ. Lãnh đạo Sở đã yêu cầu phía nhà trường phải có cuộc họp kiểm điểm và báo cáo về sự việc này.

Thứ Năm, 08/05/2014 07:28
Thảo My (Tổng hợp)

Suy ngẫm từ bài kiểm tra Văn có một không hai

"Em không có ý xuyên tạc nhưng thật sự tác phẩm của ông đã để lại cho giáo viên và học sinh vô vàn nỗi đau và mỗi năm có hàng triệu sĩ tử phải mất ăn mất ngủ vì tác phẩm của ông"
Bài kiểm tra Văn của học sinh lớp 12.
Vừa qua, trên Facebook của cô giáo ở ấp An Thị, xã Mỹ Tịnh An, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang đã chia sẻ bài kiểm tra môn Văn kỳ II của một học sinh lớp 12.

Với đề bài: “Cảm nhận của anh/chị về hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành”, học sinh này đã bày tỏ quan điểm về tác giả, tác phẩm cũng như sự bức xúc với cách chấm bài của giáo viên.
Trong bài văn có đoạn: “Nguyễn Trung Thành theo em là một cây bút bá đạo trong nền văn học Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Em không có ý xuyên tạc nhưng thật sự tác phẩm của ông đã để lại cho giáo viên và học sinh vô vàn nỗi đau và mỗi năm có hàng triệu sĩ tử phải mất ăn mất ngủ vì tác phẩm của ông. Trong đó hình tượng Rừng xà nu trong tác phẩm cùng tên thật sự là một hình ảnh nổi bật cho sự bá đạo của ông.

Hình tượng cây xà nu thật sự là một hình tượng mang tính biểu tượng và sức gợi rất cao. Nó giống như một tảng băng trôi một phần nổi và bảy phần chìm và em hi vọng giám khảo sẽ tự hiểu phần chìm của nó. Có lẽ hình tượng rừng xà nu chính là điều thành công nhất trong cuộc đời của Nguyễn Trung Thành. Khi mà nhắc đến Rừng xà nu là hàng chục triệu học sinh và giáo viên qua các thời kỳ đều nhớ đến ông.

Riêng bản thân em thấy rất bức xúc khi mà đề bài yêu cầu nêu cảm nhận của em mà lại chấm điểm theo cảm nhận của ai kia. Em và người đó có thần giao cách cảm gì đâu mà trùng khớp hoàn toàn chứ.

Thôi em xin dừng bút và chúc vị giám khảo đang chấm bài em cảm thấy vui vẻ, nếu mệt quá thì giải trí chút đi, làm việc quá sức không có lợi cho sức khỏe. Em biết đây là bài thi học kỳ nên em không sợ hủy bài thi, em xin hứa là thi tốt nghiệp em sẽ không như thế. Có điều em không hiểu là tại sao cứ cho rừng xà nu hoài thế. Thôi em xin dừng bút. Chào thân ái và quyết thắng! Thân!

Tái bút: Đoạn cuối chính là cảm nhận từ sâu thẳm tim em về rừng xà nu”.

Sau khi đăng tải lên mạng, bài văn ngay lập tức được chia sẻ nhiều trên mạng. Dưới trang cá nhân của cô giáo có hơn 100 bình luận, trên các diễn đàn, các thành viên ảo cũng tranh cãi kịch liệt. Nhiều người bày tỏ sự lo ngại đối với tư duy, cách hành văn của học trò. Tuy nhiên, nhiều thành viên vẫn đồng tình với quan điểm của học sinh này khi phản đối cách chấm bài rập khuôn, máy móc của giáo viên hiện nay.
05/05/14 18:25
Nguồn Zing

Châu Phi cảnh giác Trung Quốc, Việt Nam cần tỉnh táo


(BDV) - Ở một số nước Châu Phi đã có sự lên tiếng của Chính phủ nhưng Việt Nam thì việc này mới chỉ dừng ở công luận, báo chí.

TS Lê Đăng Doanh, nguyên là Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương đã phân tích tình hình trước thông tin một số nước châu Phi cáo buộc Trung Quốc và đã có những cảnh giác khi nước này đầu tư. Theo đó TS Doanh cho rằng: kỳ này Quốc hội nên yêu cầu Chính phủ báo cáo về những tình hình đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam như thế nào để Quốc hội sẽ có những quyết định và biện pháp cần thiết.

PV: - Thưa ông, mới đây Trung Quốc đã bị Châu Phi cáo buộc chỉ tập trung vào việc khai thác tài nguyên chứ không giúp tạo công ăn việc làm và thị trường tại các nước này. Đồng thời nhiều dự án được đưa vào đây cũng là nhằm phục vụ ý đồ của Trung Quốc khai thác nhân công giá rẻ, đối xử bất công với người dân địa phương. Thêm nữa, hàng tiêu dùng, đồ may mặc… Trung Quốc đã tràn ngập các thị trường châu Phi. Phương Tây cáo buộc dây là chính sách "thực dân kiểu mới". Ông đồng tình ở mức độ nào về cáo buộc của các nước châu Phi và nhận định của phương Tây? Cá nhân ông kiến giải như thế nào về hiện tượng này?

TS Lê Đăng Doanh: - Lâu nay đã có nhiều tiếng nói của các nước Châu Phi về việc Trung Quốc đầu tư vào châu Phi, ứng xử theo kiểu thực dân kiểu mới.

Cụ thể là Trung Quốc đầu tư vào các nước này là để khai thác tài nguyên và mang theo rất đông công nhân sang, đồng nghĩa với việcTrung Quốc không tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động các nước bản xứ.

Thậm chí những người lao động Trung Quốc sang đó còn tổ chức ăn uống, sinh hoạt riêng nên người dân bản xứ cũng không có cách nào để kiếm lợi nhuận từ họ.

Trái lại Trung Quốc thì tận lực khai thác tài nguyên mang về nước, không chuyển giao công nghệ và đồng nghĩa với việc không mang lại giá trị gia tăng cho nước sở tại.

Thế nhưng các 'ông chủ' Trung Quốc lại rất tự hào và vẫn cho mình là người “khai hóa” các nước nghèo nhất châu Phi.

Như trước đó một vị lãnh đạo của một tập đoàn có tiếng đổ rất nhiều vốn để đầu tư sang châu Phi từng khẳng định: "“Chúng tôi đã đem đến những gì? Đem đến vốn liếng, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý và cả thị trường, sau đó chúng tôi còn mở mang, gia công, sản xuất, tiêu thụ giúp họ... Họ vốn chẳng có kỹ thuật, thị trường, đội ngũ quản lý, vốn cũng không có nốt. Chúng tôi làm vậy là để giúp đất nước họ phát triển kinh tế, giải quyết vấn đề sức lao động dư thừa, góp phần làm tăng thu nhập cho họ. Đây sao có thể gọi là tranh giành được?”.

Trái với những gì vị lãnh đạo này đã nói, các dự án khai thác khoáng sản của Trung Quốc ở châu Phi lại tàn phá dữ dội môi trường lục địa đen. Các mỏ đồng ở Zambia khiến môi trường ô nhiễm nghiêm trọng. Dự án xây đập thủy điện ở thác Kongou tại Gabon do Trung Quốc đầu tư đe dọa hủy diệt cả một vùng sinh thái giàu có của công viên quốc gia Ivindo. Tại châu Phi, nhiều khu rừng nguyên sinh bị tàn phá để khai thác gỗ...

Rồi có cả chuyện tại các mỏ khai thác tài nguyên có nhiều nguy hiểm rình rập, giới chủ người Trung Quốc ở châu Phi thuê lao động lục địa đen làm việc 18 giờ/ngày với mức giá rẻ mạt (dưới 4 USD/ngày), trong khi chẳng hề để ý đến an toàn lao động. Một vụ nổ ở mỏ đồng tại Chambishi, Zambia năm 2005 làm 46 công nhân Zambia thiệt mạng.

Kết quả một khảo sát cũng cho thấy trong khi Bắc Kinh luôn hứa hẹn sẽ tạo công ăn việc làm cho người dân bản địa, thì 90% lượng công việc tại các dự án do Bắc Kinh đầu tư ở châu Phi đều rơi vào tay lao động Trung Quốc.

Vì vậy cho nên thời gian ban đầu quan hệ có vẻ như hồ hởi nhưng sau đó một số nước đã có ý kiến cảnh giác.

Có hiện tượng như trên cũng là điều dễ hiểu bởi Trung Quốc là một nước thiếu tài nguyên. Quốc gia này thiếu nước nghiêm trọng, không tự túc được lương thực, nguyên vật liệu để thực hiện công nghiệp hóa.

Vì vậy mục đích khai thác tài nguyên ở nước khác là chiến lược của Trung Quốc. Vì không tự túc được lương thực, như nước khác thì sẽ nhập khẩu lúa gạo, nhưng Trung Quốc thì không làm như vậy mà đưa người sang các nước Châu Mỹ La Tinh, các nước Trung Á... canh tác rồi đưa nông sản về.

Chính vì như vậy nên hành động này đã khiến lực lượng tiến bộ ở các nước này phản đối.

Khai thác khoáng sản ở các nước khác là mục tiêu của Trung Quốc khi thực hiện công nghiệp hóa
Khai thác khoáng sản ở các nước khác là mục tiêu của Trung Quốc khi thực hiện công nghiệp hóa

PV: -  Hiện tượng tương tự cũng đang diễn ra tại Việt Nam: các dự án FDI khủng, lao động phổ thông người Trung Quốc tràn lan không kiểm soát, hàng Trung Quốc tràn ngập thị trường, nguồn nguyên liệu cho các ngành sản xuất ở Việt Nam đều nhập từ Trung Quốc. Liệu có sự khác nhau giữa hiện trạng xảy ra ở Việt Nam và các nước châu Phi kể trên hay không và cụ thể là như thế nào? Theo ông đánh giá, mức độ phụ thuộc của nền kinh tế Việt Nam vào kinh tế Trung Quốc đã tới đâu?

TS Lê Đăng Doanh: - Theo tôi thì các ứng xử của Trung Quốc đối với Việt Nam cũng giống như ở các nước Châu Phi thôi.

Chỉ có điều ở Việt Nam đến nay mức độ thô bạo và hành động của Trung Quốc có lẽ giảm hơn đôi chút.

Như các dự án ở khu kinh tế Vũng Áng, về danh nghĩa là do Đài Loan đầu tư thế nhưng thực chất hiện nay thấy công nhân của Trung Quốc lại có mặt ở đây rất nhiều. Cho nên tôi nghĩ chúng ta cần phải xem xét mọi việc hết sức tỉnh táo.

Sở dĩ tôi nói như vậy vì hiện Việt Nam đang phụ thuộc khá nhiều vào kinh tế của Trung Quốc, nhất là việc nhập khẩu các linh kiện điện tử, nguyên vật liệu dệt may...Tôi nghĩ nếu tỉnh táo, có lộ trình để sửa thì Việt Nam sẽ thoát ra được sự kiềm tỏa này.

PV: - Hiện các nước Châu Phi đã nghi ngại về sự đầu tư của Trung Quốc trên đất nước họ và đã bày tỏ quan điểm chính thức. Theo ông, sự giật mình tỉnh giấc sau hơn nửa thế kỷ nhận nguồn đầu tư của Trung Quốc là sớm hay muộn? Việc lựa chọn đối sách với họ có quá khó khăn không, khi mà cả châu Âu và Mỹ đều đang "trở lại với châu Phi"?

TS Lê Đăng Doanh: - Ở một số nước Châu Phi đã có sự lên tiếng của Chính phủ nhưng Việt Nam thì việc này mới chỉ dừng ở công luận, báo chí. Dù gì đi nữa, sự 'tỉnh giấc' của Châu Phi cũng thể hiện sự tiến bộ, cảnh giác trong suy nghĩ của họ.

PV: - Đối với trường hợp của Việt Nam thái độ của chúng ta với nguồn đầu tư và sự phụ thuộc nền kinh tế Trung Quốc hiện nay đang thế nào? Và nếu tiếp tục duy trì sự lệ thuộc này thì điều gì sẽ xảy ra với nền kinh tế của chúng ta? Muốn tránh được hậu quả đó chúng ta phải làm gì, dựa trên những lợi thế hay cơ sở nào?

TS Lê Đăng Doanh: - Tôi nghĩ mong rằng trong hành động, các nhà quản lý cần có sự cảnh giác và có những biện pháp cứng rắn.

Đầu tư chính thức nước ngoài của Trung Quốc vào Việt Nam thì không lớn nhưng mà Trung Quốc vì nhiều lý do, trong đó có lý do Việt Nam xây nhà máy điện nhưng không có vốn lại vay từ quỹ xuất khẩu của Trung Quốc, cho nên phải chấp nhận nhà thầu Trung Quốc công nghệ Trung Quốc.

Thêm nữa, chính các vị quản lý trong ngành khai khoáng cũng đã lên tiêng việc Trung Quốc mua lại giấy phép của các doanh nghiệp Việt Nam khai thác các mỏ các khoáng sản. Đây là cái mà Trung Quốc hiện nay đang rất cần.

Tôi nghĩ, cần phải có một báo cáo ra Quốc hội về thực trạng các đầu tư của Trung Quốc như thế nào, thực trạng họ làm gì, những người nào có phép, những người nào không có phép... Dựa vào đó, Quốc hội sẽ có những quyết định và biện pháp cần thiết.

Trên cơ sở nhận định tình hnnh, chúng ta phải đa dạng hóa các đối tác, thu hút đầu tư để chủ động được phần lớn linh kiện, các ngành công nghiệp phụ trợ để tránh phải nhập khẩu từ cái tăm tre đến các sản phẩm nhỏ nhặt khác từ Trung Quốc. Nếu không chúng ta sẽ mãi bị lệ thuộc.

 Xin trân trọng cảm ơn ông!

Mới đây tại Hội nghị đối thoại giữa Bộ Tài nguyên - môi trường (TNMT) với 120 doanh nghiệp khai thác khoáng sản phía Nam diễn ra tại Đà Nẵng, ông Nguyễn Văn Thuấn - Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và khoáng sản, Bộ TNMT - khẳng định nhiều giấy phép khai khoáng đã được bán cho doanh nghiệp Trung Quốc.
Thống kê của năm 2010 cho thấy cả nước có đến 5.000 giấy phép khai khoáng được cấp cho hơn 2.000 doanh nghiệp.Thế nhưng rất nhiều doanh nghiệp sau khi có giấy phép khai khoáng đã tìm cách bán lại cho đối tác khác.
“Đơn cử như ở phía Bắc có đến hơn 60% mỏ có dấu vết của các doanh nghiệp đến từ Trung Quốc. Người Trung Quốc gần như đứng đằng sau điều hành việc khai khoáng của chúng ta”, ông Thuấn khẳng định.

Thứ Năm, 08/05/2014 06:46
Bích Ngọc (thực hiện)

Cháy nhà gần nhiều khách sạn, cao ốc ở trung tâm Sài Gòn

Nhiều người trong các khách sạn, cao ốc văn phòng ở trung tâm Sài Gòn nháo nhào chạy thoát thân khi căn nhà gần đó phát cháy.

Đến chiều 7/5, các đơn vị nghiệp vụ phòng chế điều tra và xử lý cháy nổ, sở cảnh sát PCCC TP.HCM vẫn đang phối hợp cùng Công an quận 1 khám nghiệm hiện trường, điều tra làm rõ nguyên nhân vụ hỏa hoạn xảy ra tại trung tâm thành phố vào trưa cùng ngày.
Lực lượng PCCC triển khai công tác dập lửa
Trước đó, vào khoảng 12h trưa 7/5 một vụ hỏa hoạn nghiêm trọng tại căn nhà 2 số 44, đường Hai Bà Trưng, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM. Vào thời điểm trên nhiều người dân phát hiện khói nghi ngút bốc lên từ căn nhà, ngay sau đó là ngọn lửa bùng phát dữ dội.
Sử dụng thang tiếp cận đám cháy
Đáng nói là xung quanh căn nhà phát cháy có nhiều khách sạn, cao ốc văn phòng nên sự việc xảy ra nhiều người trong các tòa nhà xung quanh tháo chạy ra ngoài, sợ bị cháy lan. Người dân có mặt dùng bình chữa cháy dập lửa ứng cứu tuy nhiên đám cháy đã vượt khỏi tầm kiểm soát.
Gần 30 phút ứng cứu, đám cháy đã được dập tắt
6 xe chữa cháy chuyên dụng và hàng chục cán bộ chiến sĩ thuộc phòng cảnh sát PCCC quận 1 được huy động đến hiện trường. Gần 30 phút sau đám cháy đã được khống chế. Cơ quan chức năng vẫn đang điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ hỏa hoạn trên.
07/05/14 14:49
Phương Nguyễn

Tin Nhanh 02: Hà Nội – Sài Gòn thông tin liên tục. Nội bộ chính quyền không đồng nhất


oil-cb067-crop1399440918962p
Ngay sau khi thăm dò việc tổ chức mít-tinh vào ngày chủ nhật 11-5 này, nhằm thị uy với Trung Quốc, nội bộ của chính quyền Hà Nội đang vấp nhiều bài toán không thể giải được: liệu những nhóm, tổ chức phản kháng lâu nay có được thế của người dân ủng hộ, biến cuộc biểu tình vào chiều hướng nhiều bất lợi cho chính quyền hay không?
Một sĩ quan cấp cao ở Hà Nội cho biết, cuộc biểu tình dự kiến này, nằm trong kịch bản phản ứng nhanh, nhằm chuẩn bị đối phó với Trung Quốc. Vì theo dự đoán, sau khi cuộc họp báo ngày 7/5 phản đối và yêu cầu Trung Quốc rút ra khỏi biển Việt Nam, chắc rằng truyền thông cựu hữu của Trung Quốc sẽ kích động một cuộc biểu tình lớn để chống Việt Nam. Thế nhưng để tổ chức mít-tinh đáp trả, mọi thứ không phải dễ kiểm soát.
Đã có tin công an ở hai thành phố lớn Sài Gòn, Hà Nội đang chựng lại với quyết định này. Thậm chí, cũng có tin rằng Hà Nội sẽ được biểu tình trong kiểm soát và trà trộn, nhưng Sài Gòn thì sẽ bị kềm chặt.
Cũng trong ngày 7/5, giới trẻ yêu nước, nhân sĩ, các tổ chức dân sự xã hội… đã liên lạc cấp tập với nhau để hình thành bản tuyên bố chung thật nhanh, nhằm không bị đánh lẫn với các chương trình mít-tinh vận động của chính quyền nếu có. Bản tuyên bố này cũng nhấn mạnh việc chính quyền CSVN cần làm rõ thái độ với dân tộc và tổ quốc, hơn là lạm dụng sức mạnh của nhân dân trong giai đoạn cùng cực này của họ.
Trong khi nhiều nơi rất nhanh nhạy phản ứng, thì một vài tổ chức và cá nhân ở Sài Gòn lại khá thận trọng và dè dặt. Được biết ông Huỳnh Tấn Mẫm sau khi được gợi ý của một vài nhân sĩ, cũng đã tính đến việc kêu gọi một cuộc biểu tình yêu nước, ông Mẫm gửi đơn xin phép biểu tình ở Ủy ban Nhân Dân TP Sài Gòn. Cho đến khuya ngày 7/5, khi bản tuyên bố chung của 20 tổ chức đã công bố khắp nơi, thì đơn của ông Huỳnh Tấn Mẫm vẫn chưa được xem qua.
Một nhóm nhân sĩ khác xin chưa tiết lộ tên, cho biết Chủ nhật 11/5, họ sẽ tổ chức ký tên bằng máu. Công việc đang giữ kín vì sợ công an ngăn cản.
Về mặt chính quyền, tin hành lang cho biết điều quan trọng là hiện nay, không có ai trong Bộ Chính trị CSVN là người dám đưa ra những quyết định chính thức chính danh lúc này. Mọi thứ đều đùn đẩy cho nhau. Đó là lý do vì sao mà 3 ngày của sự kiện, không có bất kỳ một nhân vật quan trọng nào trong bộ tứ của chính quyền Việt Nam xuất hiện trên truyền thông nói về sự kiện Trung Quốc mở màn cuộc xâm lược mới.
Được biết TBT Trọng cũng đã gọi vào đường dây nóng cấp cao mới thiết lập từ 2 ngày trước, nhưng phía Trung Quốc không trả lời.
Tình hình rối ren rõ đến mức cuộc họp báo ngày 7/5 của Nhà nước Việt Nam với thế giới, nhưng 3 nhân vật xuất hiện chỉ là đại diện của Uỷ ban biên giới quốc gia, Bộ tư lệnh cảnh sát biển Việt Nam và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, trong khi theo các nhận định thì với tầm mức an ninh quốc gia hiện tại, ít nhất phải có một cấp thứ trưởng xuất hiện. Ngay trong buổi tối ngày 7/5, phần tin 19g00 của VTV, bản tin mô tả sự tấn công của tài Trung Quốc vào tàu Việt Nam cũng bị cắt vào giờ cuối, khiến xướng ngôn viên đang đọc dở dang phải ngừng, và thay tin tại chỗ .
Một tin tức khác cho biết, chính phủ Việt Nam rồi sẽ có một thái độ quyết định rõ ràng hơn trước sự kiện giàn khoan HD 981 sau ngày 9/5, tức sau chuyến viếng thăm của Trợ lý Ngoại trưởng Phụ trách vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Russel ở Hà Nội. Đó là ván cờ đi dây cuối cùng – hoặc thành công hoặc thất bại – mà những người lãnh đạo CSVN có thể làm được vào lúc này, trước sự bức hiếp của người bạn 16 chữ vàng.
Dân News

VIDEO : Clip nữ nhân viên ở Hà Nội quỳ lạy khách do đưa nhầm mặt hàng


(Kênh 13) – Đưa nhầm nước rửa bình sửa cho trẻ em thành nước xả vải, nhân viên tại siêu thị Kids Plaza bị nữ khách hàng mắng té tát bằng lời lẽ rất chua ngoa.

Qua đối thoại trong video thì nữ nhân viên mắc lỗi trông hiền lành và mới vào làm ở siêu thị này, còn nữ khách hàng cao ráo và ăn mặc rất lịch sự nhưng không khác gì sư tử Hà Đông.
07-05-20142012-48-5920sa_ehgh
Có lý do để vị khách hàng nổi giận vì nhân viên đã mắc sai lầm khi đưa nhầm nước rửa bình sửa cho trẻ em thành nước xả vải. “Nếu con cháu tao mà uống xong có bị làm sao thì mày có đền được không?” – đây được xem là lời mắng mỏ nhân viên hợp lý.
Tuy vậy, những câu nói khác hay thái độ khi la hét nhân viên của cô ta lại khiến người xem video cảm thấy khó chịu, thậm chí bức xúc. Điển hình là: “Mày không đủ tư cách nói chuyện với tao nghe chưa, gọi ngay giám đốc của mày ra đây”.
Chuyện động trời ở Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội

Chuyện động trời ở Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội

(Kênh 13) - Trong nhiều năm qua, dưới sự “chỉ đạo” của Giám đốc Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội, đã có hàng chục hồ sơ khống lợi dụng thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) của người có công, rút ruột tiền thuốc của...
Đến khi thấy cảnh nhân viên quỳ xuống đất, nhiều người cảm thấy chạnh lòng và nóng mắt với nữ khách hàng đanh đá kia.
Bình luận về clip trên, bạn Hoàn… viết: “Kể cả có mua nhầm phải nước gì thì cũng ra gửi lại rồi nói chuyện tử tế. Mặt thì sáng sửa mà bốp chát bà nhân viên đến khổ”.
Bạn Đức chia sẻ: “Là cha mẹ thì trước khi dùng sản phẩm thì cũng phải kiểm tra kĩ. Người biết lí biết tình thì quay lại đổi bình thường thôi, người ta xin lỗi thì thôi chứ ai như con động cỡn kia”.
“Bà áo đen kia nên cư xử có học 1 chút, hoặc có mắng cũng vừa phải thôi. Chứ cứ xồn xồn lên như con đầu đường xó chợ”, bạn Anna… nhận xét.
Bạn Trang… lại đưa ra ý kiến hơi khác: “Nếu là nước rửa bình sữa cho trẻ em, trẻ sơ sinh thì người ta giận quá mất khôn cũng dễ hiểu mà. Gặp đúng bà đanh đá nên to chuyện như này đây”.
Teen Việt Nam bắt đầu ‘tự sướng’ khi nào?

Teen Việt Nam bắt đầu ‘tự sướng’ khi nào?

(Kênh 13) - Để trả lời câu hỏi này, ThS. BS. Mai Bá Tiến Dũng cùng các cộng sự của khoa Nam học – BV Bình Dân đã tiến hành khảo sát 283 nam giới (nhỏ nhất 18 tuổi, lớn nhất 45 tuổi). Tuổi nhỏ nhất bắt đầu thủ...
Trong khi bạn Thành… thì nhận định: “Xem kỹ đi. Hình như con bé bán hàng nó xuất hóa đơn nước xả vải rồi nhập liệu trên hệ thống rồi. Như bình thường trong siêu thị thì xuất ra rồi không được phép nhập lại vào kho. Con bé này vì sợ phải đền món hàng nên cố nài nỉ bà kia mua luôn món hàng đó. Nhìn đoạn nó cố dúi vào tay thì biết. Bán hàng non tay nên thế thôi”.


Đưa TQ ra tòa, VN sẽ bị trả đũa?

Lê Trung Tĩnh Quỹ Nghiên cứu Biển Đông 
08:58 GMT - thứ ba, 6 tháng 5, 2014

Giàn khoan 981 sẽ được đặt trên thềm lục địa Việt Nam?
Sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 vào vùng gần Hoàng Sa và ngay trong EEZ Việt Nam cho thấy tham vọng của nước này trong việc dùng Hoàng Sa làm bàn đạp, kết hợp với yêu sách đường chữ U để không chỉ chiếm đảo, mà còn tham vọng áp đặt quyền chủ quyền lên các vùng biển quanh Hoàng Sa của Việt Nam.
Hành động này nối tiếp việc bắt giữ, xua đuổi, đối xử vô nhân đạo với ngư dân Việt Nam hoạt động trong ngư trường truyền thống hàng trăm năm nay ở quần đảo Hoàng Sa.

Tuy nhiên về trung và dài hạn, Việt Nam cần chính thức yêu cầu Trung Quốc đưa tranh chấp Hoàng Sa ra phân xử bởi một cơ quan trọng tài quốc tế. Rõ ràng việc giải quyết tranh chấp bằng con đường đàm phán song phương như lâu nay không mang lại kết quả, vì Trung Quốc không chấp nhận có tranh chấp trên quần đảo này. Nếu để lâu hiện trạng như vậy sẽ càng ngày bất lợi cho Việt Nam và các hành động như trên sẽ càng ngày càng lặp lại.Để đối phó, dĩ nhiên Việt Nam cần các phản ứng tức thì như phản đối ngoại giao và trên thực địa.

Một câu hỏi quan trọng mà chúng ta cần phải trả lời là : Trung Quốc sẽ trả đũa về kinh tế như thế nào nếu Việt Nam thách Trung Quốc ra trọng tài quốc tế về vấn đề Hoàng Sa?

Các trả đũa tức thì và ngắn hạn

Ngay sau khi Việt Nam tuyên bố yêu cầu Trung Quốc ra tòa về Hoàng Sa, có thể Trung Quốc sẽ có các trả đũa tức thì và ngắn hạn như việc ngưng nhập một số sản phẩm nào đó trong một khoảng thời gian.
Một ví dụ tiêu biểu cho kiểu phản ứng này là trả đũa của Trung Quốc khi có căng thẳng giữa hai nước này và Philippines trong vòng hai tháng trên vùng biển quanh Scarbourough Shoal.
Vào đỉnh điểm của căng thẳng, tức giữa tháng 5/2012 và sau ngày bắt đầu căng thẳng một tháng, Trung Quốc tuyên bố ngưng nhập 1.200 containers trái cây của Philippines, đang đậu ở các cảng. Đồng thời Trung Quốc cũng khuyến cáo ngừng du lịch vào Philippines. Việc này đã gây một số khó khăn cho nông dân Philippines và chính quyền tổng thống Philippines.
Tuy nhiên một điều thú vị là suốt thời gian căng thẳng này, mức độ ủng hộ của người dân và các đảng phái chính trị đối với tổng thống Philippines đã lên cao.
Toàn nước Philippines như đoàn kết lại một khối sau Tổng thống Aquino. Sau sự kiện này Philippines đã đệ đơn thưa Trung Quốc ra trọng tài lập bởi Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.
Các trả đũa kiểu như trên là các điều mà Việt Nam từ chính phủ đến người dân phải chuẩn bị.
Lịch sử sống bên cạnh láng giềng phương Bắc có lẽ cũng làm người dân Việt Nam quen thuộc và có cách phản ứng tương ứng với các kiểu cách trả đũa hay hành xử tương tự từ Trung Quốc : mua móng trâu, ốc bươu vàng, bán hàng rẻ va kém chất lượng, thỉnh thoảng ách hàng tại biên giới…
Những đặc điểm bình thường là hạn chế của nền sản xuất công, nông nghiệp Việt Nam như nhỏ lẻ, hay xáo động, lại phần nào trở nên tích cực trong "thời chiến", ví dụ như có khả năng thích ứng cao và tự điều chỉnh linh hoạt trong nhiều tình huống khó khăn. Và cũng như Philippines, người dân Việt Nam, một khi được đặt trước vấn đề chủ quyền dân tộc thường có phản ứng kiên cường và chấp nhận hy sinh. Vấn đề là chính phủ phải phản ứng rõ ràng, minh bạch và tạo được niềm tin trong dân chúng.

Ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc sách nhiễu ở Hoàng Sa

Dài hạn và vĩ mô

Trung Quốc có thể tác động lên giao dịch thương mại, làm ngưng trệ giao thương, hợp tác, đầu tư giữa hai nước. Điều này trong ngắn hạn sẽ làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân Việt Nam. Tuy nhiên về trung hạn và dài hạn, các trả đũa này nếu kéo dài sẽ là liều thuốc quý để Việt Nam giải quyết dứt điểm các vấn đề, các điểm yếu trong mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc.
Thứ nhất, hiện nay Việt Nam đang là nước nhập siêu đối với Trung Quốc, giá trị nhập khẩu gấp khoảng 2 - 3 lần giá trị xuất khẩu và không có dấu hiệu thu hẹp. Các trả đũa về thương mại dưới bất cứ hình thức nào của Trung Quốc, nếu có, cũng chỉ có thể làm Việt Nam nhập khẩu ít đi từ Trung Quốc, thương mại hai nước sẽ đi đến cân bằng hơn.
Thứ nhì, các mặt hàng Việt Nam nhập từ Trung Quốc có nhiều hàng nông sản, 40% là các hàng hóa cơ bản, thâm dụng tài nguyên và công nghệ thấp. Căng thẳng thương mại với Trung Quốc sẽ buộc Việt Nam quay về với các sản phẩm nông sản và cơ bản và của chính mình.
Việt Nam hơn bao giờ hết cần sớm đưa vấn đề ra ánh sáng, ra công lý quốc tế, bằng cách chính thức yêu cầu Trung Quốc đưa tranh chấp Hoàng Sa ra xử lý bởi một trọng tài quốc tế. "
 Ngoài ra việc Việt Nam phải nhập các sản phẩm như sắt thép, máy móc thiết bị từ Trung Quốc một phần lớn là do các nhà thầu EPC Trung Quốc hay các dự án FDI từ Trung Quốc không tuân thủ các chỉ tiêu sử dụng sản phẩm và nhà thầu Việt Nam. Việt Nam hoàn toàn có thể cái thiện và giảm thiểu nhập khẩu từ Trung Quốc các dạng sản phẩm này nếu quản lý nghiêm chỉnh các dự án FDI, các việc chấm thầu EPC.
Thứ ba, do đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam không nhiều, chiếm tỷ trọng FDI nhỏ so với các nước khác như Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, trong trường hợp Việt Nam kiện Trung Quốc ra tòa, thì việc Trung Quốc (nếu có) cắt giảm các nguồn đầu tư cũng không thể tạo thành một sức ép đối với kinh tế Việt Nam.
Tuy đem đến Việt Nam không nhiều ngoại tệ, Trung Quốc lại có mức độ hưởng lợi cao hơn rất đáng kể so với các quốc gia khác. Các dự án FDI từ Trung Quốc thường đưa nhân công Trung Quốc tràn lan thành cả làng, cả phố Trung Quốc ngay trên lãnh thổ Việt Nam. Các công ty Trung Quốc lại kéo theo những máy móc thiết bị công nghệ cũ, lạc hậu sang làm việc.
"Căng thẳng" kinh tế nếu có với Trung Quốc sẽ buộc Việt Nam xử lý dứt điểm các vấn đề này, và đó là một điều tốt.
Trung Quốc là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam, nhưng không phải là đối tác thương mại duy nhất, và khó có thể là một đối tác tốt, ổn định, bình đẳng và tuân thủ các giá trị công bằng, bảo vệ môi trường, ít nhất nếu tình hình tiếp tục diễn tiến như hiện nay.
Việc Trung Quốc trả đũa kinh tế nếu Việt Nam yêu cầu họ ra tòa sẽ cho thấy nước này nhặp nhằng giữa kinh tế và chính trị, và đó là cơ hội để Việt Nam hướng đến những bạn hàng bình đẳng hơn, với cán cân thương mại thăng bằng hơn cho Việt Nam, ví dụ như Hoa Kỳ và EU, và giảm sự phụ thuộc về kinh tế của Việt Nam vào Trung Quốc.

Hoàng Sa nay do Trung Quốc kiểm soát

Khả năng Trung Quốc trả đũa kinh tế trong dài hạn

Khác với căng thẳng Philippines và Trung Quốc diễn ra trong vòng hai tháng, việc Việt Nam đưa Trung Quốc ra tòa là một việc có thể diễn ra khá dài, vài tháng thậm chí vài năm.
Trong trường hợp đó, phản ứng của Trung Quốc sau khi Philippines kiện Trung Quốc trước Tòa Trọng tài Luật Biển là một ví dụ cần xem xét. Điểm thú vị đáng lưu ý là từ khi Philippines đệ đơn kiện vào tháng 1 năm 2013 đến nay, hầu như chúng ta không ghi nhận được một trả đũa kinh tế rõ ràng nào của Trung Quốc đối với Philippines. Khác hẳn với trường hợp căng thẳng trong hai tháng trên Scarborough Shoal.
Một ví dụ khác là phản ứng của Trung Quốc sau khi Việt Nam thông qua Luật Biển vào ngày 21/6/2012. Theo Carl Thayer, Trung Quốc đã biết về việc Việt Nam soạn thảo Luật Biển và đã nhiều lần can thiệp đề nghị Việt Nam dừng lại. Tuy nhiên, sau khi Việt Nam thông qua Luật Biển, gần như không có một động thái trả đũa kinh tế rõ ràng nào của Trung Quốc được ghi nhận.
Các ví dụ trên cho thấy Trung Quốc không dễ dàng, hoặc không thể sẵn sàng sử dụng các biện pháp trả đũa kinh tế.
Các mối quan hệ kinh tế, thương mại giữa các quốc gia và giữa quốc gia và các tổ chức kinh tế ngày càng gắn kết, chặt chẽ, và đòi hỏi một sự ổn định, hợp lý, và nhất quán trong cư xử. Nhất là Trung Quốc hiện giờ đang là nước với kim ngạch thương mại đứng đầu thế giới, một động thái nào của họ cũng đều được theo dõi và chỉ trích nếu quá đáng và kéo dài.
Đó là lý do Trung Quốc thường chọn cách tiếp cận gây sức ép chính trị ngấm ngầm, và cố gắng giữ sự việc trong tầm mơ hồ, xử lý nội bộ với nhau, trong khi đó vẫn tiếp tục các hành động lấn tới : chiếm đóng đảo, xua đuổi ngư dân, và đưa giàn khoan dầu vào thềm lục địa Việt Nam.
Hiểu được điều này, Việt Nam hơn bao giờ hết cần sớm đưa vấn đề ra ánh sáng, ra công lý quốc tế, bằng cách chính thức yêu cầu Trung Quốc đưa tranh chấp Hoàng Sa ra xử lý bởi một trọng tài quốc tế. Vì chủ quyền của quần đảo Hoàng Sa, vùng biển quanh đó, và vì tương lai của đất nước.
Bài phản ánh quan điểm riêng và văn phong của tác giả, thành viên Quỹ Nghiên cứu Biển Đông.