Monday, December 31, 2018

Mười sự kiện Việt Nam nổi bật năm 2018

Đinh La Thăng, cựu ủy viên Bộ Chính Trị, cựu bí thư thành ủy Sài Gòn (bên phải), trả lời câu hỏi trong phiên tòa ở Hà Nội ngày 8 Tháng Giêng, 2018 trong khi Trịnh Xuân Thanh, cựu phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang, cựu chủ tịch Tổng Công Ty PVC ngồi nghe. Cả hai ra tòa vì “Cố ý làm trái” về các vụ việc tại PVN và PVC. (Hình: AFP/Getty Images)
Nguyễn Tuyển tổng hợp
VIỆT NAM (NV) – Năm 2018, nhiều biến cố nổi bật trong đó chiến dịch “đốt lò” của Tổng Bí Thư CSVN Nguyễn Phú Trọng đã quẳng vào lò một ủy viên Bộ Chính Trị, 4 tướng công an và 6 tướng công an nữa bị kỷ luật, liên quan tham nhũng hối lộ. Các ông công an từng được ca tụng như những người cầm “bảo kiếm” bảo vệ chế độ, nhưng cũng chính các ông lại lợi dụng chức vụ, quyền hành trong tay để làm bậy, ăn bẩn. Cuộc biểu tình hàng chục người hồi giữa năm chống “Luật Đặc Khu Kinh Tế” và “Luật An Ninh Mạng” là phát súng cảnh cáo chế độ Hà Nội đừng coi thường sức dân, ý dân. Cái chết bất ngờ của ông chủ tịch nước Trần Đại Quang hồi Tháng Chín đã giúp cho ông Tổng Bí Thư Ðảng CSVN Nguyễn Phú Trọng ôm luôn cái ghế chủ tịch nước, trở thành người nắm nhiều quyền hành nhất suốt mấy chục năm qua trong cái xứ độc tài đảng trị.
Dưới đây 10 sự kiện Việt Nam nổi bật năm 2018 theo bình chọn của báo Người Việt.
1-Trịnh Xuân Thanh và Đinh La Thăng mở màn “đốt lò” năm 2018 của Tổng Trọng
Ngày 22 Tháng Giêng, 2018, Trịnh Xuân Thanh, nguyên chủ tịch Hội Ðồng Quản Trị Tổng Công Ty Xây Lắp Dầu Khí (PVC), đại biểu Quốc Hội, nguyên phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang và Đinh La Thăng, nguyên ủy viên Bộ Chính Trị, nguyên bí thư thành ủy Sài Gòn, nguyên bộ trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải, đại biểu Quốc Hội, nguyên chủ tịch Hội Ðồng Quản Trị Tập Ðoàn Dầu Khí Việt Nam (PVN) cùng 20 ông nữa bị tòa án ở Hà Nội kết án tù. Trong đó, 12 ông bị cáo buộc “Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng,” 8 ông bị cáo buộc “tham ô tài sản.” Riêng hai ông Trịnh Xuân Thanh và Vũ Đức Thuận dính cả hai tội.
Ông Trịnh Xuân Thanh trong vụ này bị kết án tù chung thân trong khi ông Đinh La Thăng, cấp trên của ông ta tại PVN, bị 13 năm tù.
Điều thiên hạ đặc biệt chú ý là ông Đinh La Thăng, một ủy viên Bộ Chính Trị, cơ quan chóp bu của đảng CSVN ngồi trên đầu cả đảng và nhà nước. Khi đã leo lên được chỗ này rồi, tưởng đã vững như bàn thạch nhưng không ngờ vẫn bị đồng đảng quẳng vào lò. Ông Thăng đến cuối Tháng Ba còn bị dộng thêm bản án thứ hai với 18 năm tù vì vụ góp vốn 800 tỉ đồng của PVN vào OceanBank cũng vì “cố ý làm trái…” làm nhà nước mất trắng số tiền đó.
Hơn một chục quan chức cầm đầu hệ thống PVN cùng bị ném vào “lò” cùng với Trịnh Xuân Thanh và Đinh La Thăng. Đây mới chỉ là những ông quan bị lộ. Người ta tin rằng trong tất cả các bộ ngành của guông máy nhà nước từ trên xuống dưới, bới ra hết thì không chỗ nào không bẩn.
Vụ góp vốn vào OceanBank là dịp để các xếp tại PVN và các tổng công ty, công ty con ẵm “lãi ngoài” tức tiền hối lộ cho các ông đã ký thác những số tiền thật lớn của hệ thống PVN.
Trong vụ việc, thiên hạ ngỡ ngàng khi Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn sang Đức rồi bị tổng Trọng cho một đội Công an cấp cao, chính bộ trưởng Công An Tô Lâm cầm đầu, sang bắt cóc tại công viên thủ đô Bá Linh lúc ông ta ngồi với đào cũ (gài bẫy) hồi Tháng Bảy, 2017 qua ngả Slovakia chấn động dư luận quốc tế.
Chính phủ Đức đuổi 2 viên chức cấp cao của tòa đại sứ CSVN tại Berlin và đình chỉ thỏa ước “Đối tác chiến lược” với Việt Nam. Đồng thời, đòi Việt Nam phải đưa trả Trịnh Xuân Thanh sang Đức để họ cứu xét đơn xin tị nạn của ông ta. Chính phủ Đức và Hà Nội đã thảo luận về chuyện này để cứu hiệp định tự do mậu dịch giữa Việt Nam và Liên Âu hiện đang bị Đức dìm xuống, áp lực buộc Hà Nội giải quyết vụ Trịnh Xuân Thanh. Chính vì được báo cho biết như thế mà Trịnh Xuân Thanh đã không kháng cáo bản án tù chung thân dù ông ta vẫn một mực “kêu oan” trong phiên xử.
Có dư luận cho rằng Nguyễn Phú Trọng đánh băng đảng tàn dư của cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Những kẻ quyền thế cấp cao bị bắt giam, mất chức trong năm 2018 đều ở trong các trường hợp bị cho là như vậy.
2-Đại án Mobifone mua dấm dúi “Nghe nhìn toàn cầu AVG”
Trương Minh Tuấn (bên phải) Bộ trưởng Bộ Thông Tin & Truyền Thông bị cách chức vì vụ Mobifone mua AVG. (Hình: Hoàng Đình Nam/AFP/Getty Images)
Đầu Tháng Ba, 2018, báo chí trong nước dẫn lời ông tổng Trọng bắn pháo lệnh “Tổng công ty viễn thông Mobifone mua 95% cổ phần của công ty Nghe Nhìn Toàn Cầu AVG là vụ việc rất nghiêm trọng, phức tạp, nhậy cảm, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm.”
Bốn ngày sau, hiểu ngay là ông ấy bắn tiếng cho ai hiểu, các ông cầm đầu Bộ Thông Tin và Truyền Thông (4T) cầm đầu là Bộ trưởng Trương minh Tuấn, vội vàng họp cả với các xếp Mobifone và AVG “hủy hợp đồng” mà Mobifone đã ký hồi cuối năm 2015, tiền đã trao, cháo đã múc.
Mobifone là công ty kinh tài quốc doanh thuộc Bộ 4T quản lý. Công ty AVG trong đó có truyền hình kỹ thuật số An Viên là công ty tư nhân, cầm đầu bởi Phạm Nhật Vũ, em trai tư bản đỏ tỉ phú đô la Phạm Nhật Vượng. Làm ăn bết bát thua lỗ, băng nhóm của Vũ bán cái lại cho Mobifone. Cái nổi bật trong thương vụ này là hợp đồng mua bán lại dấm dúi, không công khai như quy định. Chỉ thấy nói giá chuyển nhương 95% cổ phần là gần 8,900 tỉ đồng (khoảng $382 triệu). Một số báo chí trong nước phá thối, dẫn ý kiến của một số chuyên viên và các dữ kiện liên quan cho hay trị giá của AVG chỉ khoảng 1,500 tỉ đồng (khoảng $64 triệu), có thể còn thấp hơn nhiều nữa.
Giữa năm 2016, “Thường trực Ban Bí Thư” đảng CSVN ra lệnh cho chính phủ thanh tra toàn diện vụ mua bán. Rề rà mãi đến cuối Tháng Tư, 2017 thì mới kết thúc thanh tra và đến Tháng Bảy, 2017 Tổng Trọng “chỉ đạo kiểm tra, kết luận đúng sai vụ Mobifone mua AVG.” Sau khi đọc bản kết luận thanh tra được công bố trên internet, Bộ 4T của ông Tuấn phản bác dữ dội lại còn lên tiếng thách thức.
Tuy nhiên, sau khi thấy ông tổng bắn pháo lệnh làm dữ, ngày 13 Tháng Ba, 2018, Bộ 4T “báo cáo Ban Bí Thư đảng, chính phủ và tổng thanh tra chính phủ” là đã Mobifone “hủy hợp đồng” mua AVG. Không những thế, AVG còn trả cả “tiền lãi” trên số tiền 8,900 tỉ đồng và cũng không đòi bồi thường thiệt hại gì. Một sự “tử tế” hoàn toàn ngược nguyên tắc mua bán. Người ta tin rằng, nếu vụ mua bán này trót lọt, những kẻ cầm đầu Bộ 4T và Mobifone sẽ được đám Phạm Nhật Vũ “lại quả” hàng chục triệu đô la, biết đâu đã nuốt được rồi, còn ọc ra không, khó lòng mà biết.
Sau khi vụ việc đổ bể, cựu Bộ Trưởng 4T là Nguyễn Bắc Son bị cắt cả các chức bí thư đảng ủy 4T cũng như hàm bộ trưởng bộ này. Đương kim bộ trưởng 4T là Trương Minh Tuấn (khi xảy ra vụ mua bán là thứ trưởng) bị mất ghế bộ trưởng nhưng không thấy bị đi tù mà chỉ bị đẩy về làm phó Ban Tuyên Giáo Trung Ương.
Trong khi đó, cựu chủ tịch Mobifone là Lê Nam Trà, tổng giám đốc Cao Duy Hải và phó tổng giám đốc Phạm Thị Phương Anh thì bị “quẳng vào lò” chờ án tù chính thức. Vụ Mobifone mua AVG tuy khác với vụ tập đoàn đầu khí quốc doanh PVN hùn vốn vào OceanBank nhưng đều giống nhau ở chỗ các quan “mượn đầu heo nấu cháo” dùng tiền nhà nước (tiền chùa) để tham nhũng, ăn hối lộ, bỏ vào túi riêng của mình.
3-Hàng chục ngàn người biểu tình chống “Luật Đặc Khu Kinh Tế” và “Luật An Ninh Mạng”
Hàng ngàn người biểu tình ở Sài Gòn ngày 10 Tháng Sáu, 2018 chống hai luật “Luật Đặc Khu Kinh Tế” và “Luật An Ninh Mạng.” Hàng trăm người đã bị bắt và bị đánh đập dã man. (Hình: Kao Nguyễn/AFP/Getty Images)
Ngày 10 Tháng Sáu, 2018, hàng chục ngàn người đã biểu tình tại Sài Gòn, Hà Nội, Bình Dương, Nghệ An, Hà Tĩnh, Nha Trang, Bình Thuận, Đồng Nai, Tây Ninh, Vũng Tàu, chống “Luật Đặc Khu Kinh Tế” và “Luật An Ninh Mạng.”
Các cuộc biểu tình nổ lớn khi Quốc Hội CSVN sửa soạn biểu quyết chiếu lệ hai luật vừa kể theo lệnh đảng. Vài ngày trước đã thấy dư luận xã hội qua các trang Facebook đả kích kịch liệt. Không những các tổ chức quốc tế mà các chính phủ Tây phương cũng đả kích mạnh mẽ.
Trước áp lực của dư luận, đảng CSVN đã lùi một bước, tức hoãn biểu quyết “Luật Đặc Khu Kinh Tế” nhưng vẫn thông qua “Luật An Ninh Mạng” dù nó chồng chéo với các luật lệ đã có như Luật Hành Chính, Luật Hình Sự và nhất là Luật An Toàn Thông Tin Mạng.
Luật An Ninh Mạng không những gây khó khăn cho các hoạt động kinh tế mà là một bước thụt lùi về quyền con người trong thời đại thông tin toàn cầu. Nhưng chế độ Hà Nội bất chấp tất cả các khuyến cáo vì chỉ nghĩ đến sự sống chết của cái đảng độc tài loay hoay chống tham nhũng mãi mà không xong.
Người đi biểu tình đông nhất là tại Sài Gòn hôm 10 Tháng Sáu nhưng các cuộc biểu tình ở huyện Tuy Phong và thị xã Phan Rí Cửa của tình Bình Thuận đã trở thành bạo động ngày 11 Tháng Sáu, 2018. Nhiều xe hơi, xe máy, trụ sở của CSCĐ và Chữa Lửa đã bị đốt phá. Đám CSCĐ đã lột bỏ đồng phục, áo giáp, và các trang bị rồi leo tường bỏ chạy. Để trả thù, nhà cầm quyền tỉnh Bình Thuận đã bắt trước sau khoảng 200 người, bỏ tù gần 100 người, nhiều người còn bị giam để đám công an đánh đập ép cung.
Tại Sài Gòn, hơn 300 người đã bị bắt và bị đánh đập, nhục mạ. Một số người bị đánh rất nặng phải vào bệnh viện cấp cứu. Gần 20 người biểu tình ở Biên Hòa bị kết án tù. Nhà cầm quyền vu cho vụ biểu tình là “có các thành phần, tổ chức phản động đứng phía sau xúi giục, kích động.”
Các người biểu tình ở Sài Gòn, để được thả, bị ép phải ký vào tờ giấy cam kết không đi biểu tình nữa và phải nhìn nhận là cầm tiền của “phản động nước ngoài” để đi biểu tình, dù họ không biết “phản động nước ngoài” là ai và cũng không hề nhìn thấy tiền bạc gì.
Hiện Luật An Ninh Mạng sẽ có hiễu lực từ đầu năm 2019 trong khi dự luật “Đặc Khu Kinh Tế” dự trù đem ra biểu quyết ở kỳ họp đầu năm tới. Các người biểu tình cầm theo biểu ngữ “Không cho Trung Quốc thuê chỉ một ngày.” Họ sợ rằng người Trung Quốc lợi dụng cơ hội được cho thuê đất tới 99 năm để tràn sang, bỏ tiền ra biến ba khu vực Vân Đồn (Quảng Ninh), bắc Vân Phong (Khánh Hòa) và Phú Quốc (Kiên Giang) rất quan yếu về an ninh quốc phòng trở thành các đầu cầu để Bắc Kinh thôn tính Việt Nam.
4-Gian lận thi cử “2 trong 1”
Thí sinh đi thi trung học tại Hà Nội. (Hình: Hoàng Đình Nam/AFP/Getty Images)
Sau khi kết quả kỳ thi trung học phổ thông được mệnh danh là “2 trong 1” tức vừa tốt nghiệp trung học, vừa là cái thước đo để các đại học, trường cao đẳng dùng để xét tuyển, được công bố ngày 11 Tháng Bảy, 2018, một số tờ báo phản ảnh cả sự ngạc nhiên và tức giận về điểm cao bất thường của một số tỉnh bị coi là “vùng trũng giáo dục” tức kém hơn hẳn các tỉnh thị khác.
Nổi bật trong số đó là hai tỉnh Hà Giang và Sơn La. Báo chí trong nước nói “Xét theo khối A1 (toán, vật lý, ngoại ngữ), Hà Giang có 36 thí sinh được trên 29 điểm, chiếm gần một nửa sĩ tử cả nước đạt mức này (76). Khối A (toán, vật lý, hóa học), cả nước có 82 thí sinh được trên 27 điểm thì Hà Giang chiếm gần 1/3. Tỉnh miền núi Sơn La có tỷ lệ thí sinh đạt từ 9 điểm trở lên môn Vật lý cao gấp 12 lần Sài Gòn. Với 30 em được 9 điểm trở lên môn toán, tỷ lệ thí sinh đạt mức điểm này của Sơn La là 0.3%, vượt xa những địa phương có thành tích học tập tốt như Sài Gòn, Hà Nội, Nam Định (lần lượt là 0.04; 0.1 và 0.06).
Mở cuộc chấm thi lại và điều tra, người ta thấy lòi ra các quan chức và giáo chức địa phương đã ma mãnh sửa “đáp án” một cách “tinh vi và có tổ chức” dù dữ liệu thi cử được chứa trong đĩa CD. Người ta tìm ra 114 thí sinh ở Hà Giang được sửa để nâng điểm trên hơn 330 bài thi.
Một điểm không kém ngạc nhiên nữa là một số không ít những cô cậu được sửa nâng điểm thật cao, đều có “nguyện vọng” vào học các trường đại học và cao đẳng công an, để sau này trở thành các ông bà sĩ quan công an. Hệ thống công an CSVN xưa nay nổi tiếng về ăn hối lộ, mau giàu có nhờ “làm luật” từ trên đường lộ đến ngồi trong văn phòng. Chỗ nào cũng đều là cơ hội hái ra tiền.
Không thấy cuộc kiểm tra gian lận thi cử mở rộng ra phạm vi toàn quốc vì không thấy có những lời kêu gọi mạnh mẽ tại các địa phương khác dù cũng có lai rai.
Nhiều năm trước, người ta còn thấy, ngay tại Hà Nội chứ chưa nói tới các tỉnh thị khác, “phao đáp án” được vất bỏ đầy ngập sân trường nơi có tổ chức thi cử. Thậm chí, một số tỉnh còn thả lỏng để chính giám thị phòng thi đọc “đáp án” cho tất cả các thí sinh cùng chép. Nhờ vậy, kết quả thi đậu tốt nghiệp trung học phổ thông gần 100%, giúp quan đầu tỉnh có thành tích vẻ vang về giáo dục tại địa phương.
5-Vũ Nhôm và các ông tướng công an chống lưng
Công văn đóng dấu “TUYỆT MẬT’ do ông phó thủ tướng Hoàng Trung Hải ra lệnh cho nhà cầm quyền Sài Gòn phải bán đất vàng trên đường Pasteur cho công ty Bắc Nam của Vũ Nhôm. (Hình: Internet)
Ngày 30 Tháng Bảy, 2018, Phan Văn Anh Vũ, 43 tuổi, thường được biết với cái tên “Vũ Nhôm,” chủ tịch HĐQT công ty Xây dựng Bắc Nam 79, bị kết án 9 năm tù sau phiên xử kín ở Hà Nội về tội “cố ý làm lộ bí mật nhà nước” (sau được giảm một năm khi phúc thẩm). Trong vụ này, Tướng Phan Hữu Tuấn, 63 tuổi, phó tổng cục trưởng Tổng Cục Tình Báo của công an CSVN bị 7 năm tù, một ông công an không thấy nêu cấp bậc tên Nguyễn Hữu Bách, 55 tuổi, ít ra cũng cấp tá, bị 6 năm tù.
Đến cuối năm, ngày 20 Tháng Mười Hai, 2018, Vũ Nhôm bị thêm bản án thứ hai với 17 năm tù vì “lạm dụng chức vụ, quyền hạn, chiếm đoạt tài sản.” Cộng cả hai bản án là 25 năm tù. Vụ thứ nhất, không ai biết đích xác sự thật ngoài những gì bị lộ trên internet gồm “Thẻ ngành” cấp tá công an của Vũ Nhôm và một số công văn đóng dấu “Tuyệt mật” xác định công ty Bắc Nam 79 của ông ta là công ty bình phong của công an thúc ép nhà cầm quyền Đà Nẵng, Sài Gòn các vụ mua nhà đất, mua cổ phần công ty, ngân hàng.
Vụ thứ hai thì cho xử công khai về vụ Vũ Nhôm nhân danh công ty bình phong Bắc Nam 79 mua cổ phần tại ngân hàng Đông Á (DAB) có ông Trần Phương Bình là tổng giám đốc, với số tiền “nộp khống” 200 tỉ đồng (khoảng $8 triệu) trong số tiền mua 60 triệu cổ phần của DAB giá hơn 600 tỉ đồng (khoảng $25 triệu).
Vụ bắt giữ Vũ Nhôm hồi cuối năm 2017 khi ông ta biết có lệnh bắt nên đào tẩu sang Singapore và dự định đi Đức với 3 hộ chiếu trong người, kể cả hộ chiếu của một đảo quốc nhỏ ở Mỹ Châu mà ông ta có quốc tịch, gây xôn xao dư luận trong ngoài nước.
Như trên kể, cho tới nay, tòa án hay chế độ Hà Nội không hé lộ cái gì là bí mật nhà nước bị Vũ Nhôm hay mấy tướng công an tiết lộ. Chỉ thấy Vũ Nhôm xác nhận ông ta là sĩ quan công an cầm đầu công ty bình phong kinh tài của Bộ Công an. Phía nhà cầm quyền cũng như tòa án thì lờ tịt trong khi dư luận tin rằng những tài liệu được tung lên mạng từ thẻ ngành đến các công văn đóng dấu “TUYỆT MẬT” đều là tài liệu thật, không biết từ đâu xì ra, phe nào chơi phe nào.
Nói chung, cho đến nay, không thấy Bộ Công An nhìn nhận công ty Bắc Nam 79 do Vũ Nhôm cầm đầu có phải là công ty bình phong kinh tài của Tổng Cục Tình Báo hay không. Nhưng lại thấy hai tướng Trần Việt Tân (cựu tổng cục trưởng Tình Báo) và Bùi Văn Thành (đương nhiệm thứ trưởng) bị khởi tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” nhưng cũng không đích xác về cái gì, chỉ biết liên quan đến Vũ Nhôm.
Rất có thể chính Vũ Nhôm với sự toa rập của mấy tướng công an như Phan Hữu Tuấn, Trần Việt Tân, Bùi Văn Thành mà những ông này bị bắt cố ý lộ cho mọi người biết công ty Bắc Nam 79 là bình phong của kinh tài Tổng Cục Tình Báo của công an. Nhưng cũng có thể sự tiết lộ đến từ phe cánh khác ghét những ông tướng vừa kể nên phá chơi, đẩy họ vào tù theo kiểu “trâu buộc ghét trâu ăn.”
Vũ Nhôm trước khi bị bắt từng là một ông trùm địa ốc ở Đà Nẵng, ban phát ân huệ cho nhiều ông từ cựu bí thư thành ủy Nguyễn Xuân Anh trở xuống tới tài xế. Dựa thế tình báo của công an, ông ta nắm những khu đất “kim cương,” “đất vàng” tại đây, quyền uy đến như chủ tịch UBND thành phố Huỳnh Đức Thơ còn bị ông ta gằn giọng đe dọa “Tôi sẽ cho ông nghỉ việc.”
6-Thủ Thiêm, ném giày vào mặt lãnh đạo thành phố Sài Gòn
Dân oan Nguyễn Thùy Dương tính ném giày vào mặt bà chủ tịch UBND thành phố Sài Gòn Nguyễn Thị Quyết Tâm nhưng giày chỉ rớt trước mặt bà ta. (Hình: Internet)
Ngày 20 Tháng Mười, 2018, một nữ cử tri tên Nguyễn Thùy Dương và cũng là dân oan của vụ giải tỏa nhà đất “nằm ngoài qui hoạch” ở Thủ Thiêm, quận 2 Sài Gòn, đã ném chiếc giày của chị về phía bà chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thị Quyết Tâm, khi nhà cầm quyền tổ chức gặp mặt để nghe dân khiếu nại và trình bày nguyện vọng.
Vì có lẽ khoảng cách hơi xa nên chiếc giày đã rớt phía trước chứ chưa tới mặt bà Tâm. Vụ việc gây rúng động trên mạng xã hội và cả trên mặt báo trong nước. Xưa nay, chưa từng có một vụ tiếp xúc dân của quan lớn nhà nước CSVN lại có một người dân “táo gan” đến thế.
Nhà cầm quyền CSVN không những giải tỏa một diện tích rất lớn hàng ngàn hecta nhà đất ruộng vườn ở khu vực Thủ Thiêm để xây dựng một khu đô thị mới với một kế hoạch quy mô, sang trọng. Đám tư bản đỏ trong nước bu vào kiếm chác với sự tiếp tay của đám quan quyền thành phố Sài Gòn. Không những vậy, đám quan chức thành phố còn ngang nhiên cướp luôn 160 hécta đất “ngoài quy hoạch” của dân kể cả một số diện tích làm khu tái định cư cho hàng ngàn gia đình bị giải tỏa.
Vụ cướp ngày này bị khiếu kiện, biểu tình liên miên suốt hơn chục năm cho đến năm nay, mới thấy được xới lại và các cuộc đối thoại với dân đã cho người ta nhìn rõ bộ mặt thật của đám quan chức và đảng viên CSVN, từ bí thư thành ủy, chủ tịch UBND thành phố, cùng bộ sậu của hai cơ chế đảng và nhà nước đã cậy quyền, cậy thế làm càn, bất chấp luật lệ, lệnh lạt, quy hoạch.
Cho tới nay, người dân muốn đòi laị nhà đất bị giải tỏa trên diện tích 160 hécta nhưng có vẻ nhà cầm quyền chỉ muốn túm lại để giải quyết trên diện tích có hơn 4 hécta với những lời dỗ dành vuốt ve bịp bợm, trong khi đám nạn nhân muốn truy tố những kẻ đã lộng quyền, đẩy hàng ngàn gia đình vào cảnh màn trời chiếu đất.
Các buổi tiếp dân bị các nạn nhân tố cáo là dàn dựng để lèo lái theo chủ đích của nhà cầm quyền thành phố, trái ngược với sự đòi hỏi của đám dân oan. Sau khi công bố bản thanh tra quy hoạch Thủ Thiêm, hơn 2,300 dân oan đã gửi đơn đòi trả tài sản. Nhà cầm quyền thành phố dỗ ngọt, hứa hẹn giải quyết “theo hướng có lợi nhất cho dân” trong năm 2019 nhưng có làm trò mèo bán bánh vẽ như biết bao vụ hứa hẹn khác hay không, nó là dấu hỏi rất lớn.
Chỉ thấy tuyên truyền là xây nhà bán cho dân Thủ Thiêm bị giải tỏa nhưng sau đó lại cưa ra làm mấy chục miếng, giao cho đám tư bản đỏ xây nhà phố thương mại bán kiếm lời. Chứng cứ rành rành ra đó. Cũng thấy phơi ra trên mặt các báo những sai phạm của ba đời cấp thành ủy cũng như chủ tịch UBND thành phố. Nhưng tới giờ, người ta chưa thấy ai nhắc nhở gì tới cái tên Lê Thanh Hải, từng nằm các chức vụ từ chủ tịch UBND thành phố tới bí thư thành ủy suốt thời kỳ xảy ra vụ Thủ Thiêm. Rất nhiều người cho rằng ông ta có hàng triệu triệu đô la cất giấu ở nước ngoài, một phần không nhỏ có từ cướp đất ở Thủ Thiêm.
Mới ngày 26 Tháng Mười Hai, 2018 vừa qua, Ban chấp hành Trung ương đảng đã kỷ luật cắt cái chức phó bí thư thành ủy Sài Gòn, ủy viên trung ương đảng của Tất Thành Cang, liên quan đến các sai phạm ở Thủ Thiêm. Trên mặt báo trong nước, thấy có người đòi điều tra đến nơi đến chốn vì chỉ một mình ông ta không làm gì được mà phải từ kẻ ngồi trên ông ta (Lê Thanh Hải) lệnh xuống ông ta mới dám làm.
Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, những năm trước đó, cũng vẫn chỉ là một thứ quan chức chưa có bao nhiêu quyền hành. Bây giờ có ăn giày ăn dép vào mặt thì cũng chỉ là nhận thế cho đám cướp ngày đã “hạ cánh an toàn” mà thôi.
7-Chủ tịch nước Trần Đại Quang, cựu tổng bí thư Đỗ Mười qua đời, dân hả hê
Đám ma Chủ Tịch Nước Trần Đại Quang ngày 27 Tháng Chín, 2018 tại Hà Nội đưa xác ông ta về chôn cất tại Ninh Bình, quê cũ. Ông ta chết ngày 21 Tháng Chín, 2018 tạo cơ hội cho Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng ôm luôn cái ghế chủ tịch nước. (Hình: AFP/Getty Images)
Chủ Tịch Nước Trần Đại Quang chết đột ngột hôm 21 Tháng Chín, 2018 dù vài ngày trước đó vẫn còn thấy ông ta tiếp khách quốc tế. Tuy gọi là chết đột ngột nhưng thật ra, ông ta đã bị bệnh từ cả năm trước mà người ta có thể nhận thấy khi nhìn qua sắc diện của ông ta thay đổi từ hồng hào đến gầy còm hốc hác và những dịp ông ta biến mất đột ngột không tham dự vào chính sự.
Giữa năm 2017, có nhiều lời xa gần nói đến sự vắng mặt bất thường kéo dài cả tháng của ông ta mà đúng ra phải có mặt tại những lễ lạt quan trọng. Đã có tin đồn ông ta đi nước ngoài chữa bệnh ung thư trong khi đảng và nhà nước vẫn nín thinh.
Nhà cầm quyền Hà Nội xưa nay có thói quen coi sức khỏe, bệnh tật của đám chóp bu đảng và nhà nước là “bí mật quốc gia” nên cho tới khi Trần đại Quang chết, người ta vẫn không được biết nguyên nhân đích thực. Các lời đồn đoán trên mạng nói ông ta chết vì bệnh ung thư, mấy lần bí mật chạy sang Nhật điều trị kéo dài cả tháng.
Trần Đại Quang được đôn lên làm chủ tịch nước sau thời gian làm bộ trưởng Công An. Ông ta có vẻ nhận các khoản “lại quả” một cách kín đáo, cũng sống khép kín nên chỉ thấy bị tố ăn tiền của Dương Chí Dũng, chủ tịch HĐQT Vinalines chạy đến nhờ cứu mạng hồi năm 2013.
Mười ngày sau Trần Đại Quang, cựu tổng bí thư Đỗ Mười cũng qua đời ngày 1 Tháng Mười, 2018, nhưng thọ tới 101 tuổi. Ông ta làm tổng bí thư hai nhiệm kỳ nhưng từ chức ở giữa nhiệm kỳ thứ hai vào năm 1997. Dù vậy, vẫn là thành viên của ban cố vấn của đảng và có nhiều ảnh hưởng tới các quyết định của đảng những năm sau đó.
Khi cả hai ông Trần Đại Quang và Đỗ Mười chết rất gần với nhau, dân mạng xã hội bàn tán hả hê và cầu mong cho đám lãnh tụ đảng chết càng nhiều, càng nhanh càng tốt để dân thoát ách độc tài đảng trị kềm hãm quốc gia dân tộc vươn lên.
8-Nguyễn Phú Trọng “hai trong một”
Tổng Bí Thư Ðảng CSVN Nguyễn Phú Trọng. (Hình: Minh Hoàng/AFP/Getty Images)
Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng nhân cơ hội Chủ Tịch Nước Trần Đại Quang chết đã nắm luôn cái ghế chủ tịch nước. Tuy cái ghế chủ tịch nước chỉ có tính lễ nghi hình thức, nhưng lại tốt cho ông tổng ta vì đi ra nước ngoài, được đón rước và cư xử theo nghi thức cấp lãnh đạo cao nhất của một nước. Nếu ra nước ngoài trong tư cách tổng bí thư, tuy ăn trùm cả cái chức chủ tịch nước nhưng lại không được đãi đằng cư xử như chủ tịch nước.
Sau khi Trần Đại Quang chết, ngày 23 Tháng Mười, 2018, quốc hội CSVN đã “bầu” Tổng Trọng kiêm nhiệm thêm chức chủ tịch nước thay vì đôn bà phó chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh lên trên, hoặc bầu một người nào khác. Ông Trọng là người thứ ba nắm luôn hai chức cao nhất đảng và nhà nước trong đế chế đỏ của Việt Nam sau Hồ Chí Minh và Trường Chinh.
Kể từ đầu năm 2016, sau khi đánh văng được ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra khỏi guồng máy cai trị, Tổng Trọng mới trở thành kẻ có thực quyền. Ông ta chen vào ngồi trong các cuộc họp của chính phủ cũng như của Bộ Công An. Chiến dịch “đốt lò” của ông ta đã lôi cả một ủy viên Bộ Chính Trị (Đinh La Thăng), một loạt tướng Công An qua hai vụ “Vũ Nhôm” và cờ bạc trực tuyến, cùng một ông bộ trưởng đương nhiệm (Trương Minh Tuấn).
Cùng với chiến dịch đánh tham nhũng mạnh tay hơn, Tổng Trọng cũng siết chặt hơn các quyền dân sự và chính trị của dân khi cho quốc hội bù nhìn thông qua “Luật An Ninh Mạng.” Các vụ bắt giữ và truy tố người dân sử dụng mạng xã hội bày tỏ khát vọng tự do dân chủ đều bị kết án tù nặng gấp nhiều lần so với thời gian trước, bất chấp sự lên án của cả Liên Hiệp Quốc cùng các chính phủ Tây phương, các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế.
9-Hai tướng công an bảo kê cờ bạc trực tuyến
Hai tướng công an Phan Văn Vĩnh (trái) và Nguyễn Thanh Hóa ra tòa ở Phú Thọ vì bảo kê đường dây cờ bạc trên mạng. (Hình: Tuổi Trẻ)
Ngày 30 Tháng Mười Một, 2018, hai tướng công an Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa bị tòa án tỉnh Phú Thọ kết án tù vì bảo kê đường dây cờ bạc trên mạng lớn nhất từ trước tới nay tại Việt Nam, lôi kéo đến 14 triệu lượt người lao vào vòng đỏ đen.
Tướng Phan Văn Vĩnh, cựu tổng cục trưởng Tổng Cục Cảnh Sát, bị kết án 9 năm tù. Cấp dưới trực tiếp của ông ta, Tướng Nguyễn Thanh Hóa, nguyên cục trưởng Cục Phòng Chống Tội Phạm Công Nghệ Cao, bị kết án 10 năm tù. Cả hai bị cáo buộc “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.”
Vụ án gây chấn động dư luận từ cuối năm 2017 khi công an bố ráp một số trụ sở và nhà kho của các ông trùm Nguyễn Văn Dương và Phan Sào Nam, ngoài một số bất động sản, xe cộ bị kê biên, số tiền mặt bị tịch thu khoảng 1,300 tỉ đồng (khoảng $55 triệu). Nhưng đến Tháng Ba, 2018, sau nhiều cuộc thẩm vấn, tướng Hóa mới bị khỏi tố và đến Tháng Tư tướng Vĩnh mới bị khởi tố.
Hai ông tướng công an đã nhập nhèm, mượn đầu heo nấu cháo khi dùng trụ sở bình phong của công an tại Hà Nội giả làm kinh tài cho công an nhưng chỉ tổ chức đánh bạc trên mạng qua các cổng đánh bài trực tuyến Rikvip và Tip.club rồi chia chác với hai ông trùm Nguyễn Văn Dương (con rể cựu bí thư thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị) và Phan Sào Nam.
Theo tin tức tường thuật các phiên tòa, đường dây cờ bạc được các tướng công an bảo kê có “25 đại lý cấp 1,” gần 6,000 “đại lý cấp 2” với “gần 43 triệu tài khoản đăng ký tham gia đánh bài trực tuyến.” Từ khi bắt đầu hoạt động cho tới khi bị phá vỡ khoảng hơn một năm, đường dây đã thu được hơn 9,800 tỉ đồng (khoảng $421 triệu). Trong đó, theo lời khai của ông trùm Dương ông Tướng Vĩnh được chia 27 tỉ đồng (khoảng $1.16 triệu) và $1.7 triệu. Còn Tướng Hóa được chia 20% trên số tiền mà Dương được chia (1,655 ti đồng hay khoảng $71 triệu). Nếu chỉ căn cứ trên lời khai này, Tướng Hóa phải được chia cho số tiền tương ứng với khoảng $14 triệu.
Tuy nhiên, cả hai ông tướng đều đã khôn ngoan, tẩu tán hết tiền bạc và hết thảy cái gì quý giá trong nhà trước khi bị truy tố và chối không cầm đồng bạc nào của hai ông trùm. Dù bản án có phạt các ông một mớ tiền nhưng có lấy được hay không lại là chuyện khác.
10-Người Việt Nam “phát cuồng” với bóng đá
Một số trong hàng trăm ngàn người đổ ra đường ăn mừng đội tuyển Việt Nam đoạt cúp vô địch bóng đá Đông Nam Á ngày 15 Tháng Mười Hai, 2018 tại Hà Nội. (Hình: Linh Pham/Getty Images)
“Tiếng còi kết thúc trận đấu vang lên cũng là lúc triệu triệu trái tim người hâm mộ vỡ oà trong niềm hân hoan chiến thắng. Vô địch, vô địch thật rồi!” Tờ Trí Thức Trẻ mở đầu bản tin sau khi kết thúc trận đấu chung kết giải vô địch bóng đá Đông Nam Á (AFF) ngày 15 Tháng Mười Hai, 2018, cũng còn gọi là Suzuki Cup.
Trong trận chung kết lượt về trên sân Mỹ Đình, đội tuyển Việt Nam đã thắng đội tuyển Malaysia với tỉ số 1-0. Trước đó, trong trận chung kết lượt đi đá ở Malaysia, hai đội đã huề 2-2. Đây là lần thứ hai Việt Nam đoạt cúp vô địch AFF trong lịch sử 12 năm của giải. Thật ra, thời Việt Nam Cộng Hòa cũng từng đoạt cúp vô địch Đông Nam Á.
Hàng trăm ngàn người và có thể là nhiều triệu người đã đổ ra đường “đi bão” trong sự vui mừng cuồng nhiệt khi đội tuyển Việt Nam, được mô tả là lập “kỳ tích” về bóng đá. Đặc biệt là tại hai thành phố lớn nhất nước, Hà Nội và Sài Gòn. Trong những trận đấu trước với Malaysia hoặc với Philippines, hàng chục ngàn cổ động viên người Việt khắp nơi cũng diễn tả sự mừng rỡ cuồng nhiệt khi đội tuyển nhà chiến thắng.
Nhà cầm quyền đã phải tăng cường các lực lượng giữ gìn an ninh trật tự để đối phó với đua xe máy, đập phá. Đủ mọi thứ mỹ từ đã được các báo sử dụng để mô tả chiến thắng của đội tuyển Việt Nam trên các bài tường thuật. Sân vận động Mỹ Đình được gọi là “chảo lửa.” Báo mạng Zing mô tả niềm vui của cổ động viên khi nói “Ngất ngây với chức vô địch, CĐV ‘đi bão’ quá nửa đêm không muốn về.”
Trước sự cuồng nhiệt khác thường của người hâm mộ bóng đá tại Việt Nam, một số người ngao ngán viết trên facebook rằng “giá mà” sự cuồng nhiệt đó san sẻ cho nền giáo dục quá nhiều khuyết tật, tham gia biểu tình chống “Luật An Ninh Mạng,” dự luật “Đặc Khu Kinh Tế…” thì đất nước Việt Nam tránh được tụt hậu.(TN)

Khi ý đảng khác với lòng dân

Theo VOA-Mặc Lâm/31/12/2018
“Ý đảng-lòng dân” là một thuật ngữ do Ban Tuyên giáo Trung Ương nghĩ ra nhằm tô son điểm phấn cho khuôn mặt chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam.
 “Ý đảng-lòng dân” là một thuật ngữ do Ban Tuyên giáo Trung Ương nghĩ ra nhằm tô son điểm phấn cho khuôn mặt chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam.
“Ý đảng-lòng dân” là một thuật ngữ do Ban Tuyên giáo Trung Ương nghĩ ra nhằm tô son điểm phấn cho khuôn mặt chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam. Bất cứ nghị quyết nào, dù lớn hay nhỏ người ta dễ tìm thấy trong đó “lòng dân” luôn là chủ đạo và “ý đảng” chẳng qua thực hiện theo đúng những gì mà lòng dân trăn trở.
Nhiều chục năm trôi qua, lòng dân hình như vẫn đứng yên một chỗ bởi không ai thấy được những bức thiết trong đời sống của mình được Đảng nhìn thấy mà những nghị quyết do Đảng đưa ra chỉ cốt làm cho Đảng thêm vững mạnh, vậy là ý Đảng và lòng dân hình như chạy song song với nhau, Đảng theo đàng Đảng còn dân cứ theo đàng dân. Cả hai cùng hiện hữu và chưa bao giờ gặp nhau trên con đường tìm tới mẫu số chung mà câu khẩu hiệu muốn người dân tin vào, hướng tới.
Lần này cũng vậy. Như bao lần khác, Đảng đang làm công tác kiện toàn nhân sự mà cụ thể là “bắt sâu” trong Đảng. Nếu con sâu Đinh La Thăng được Đảng tận tình chăm sóc thì lần này con sâu Tất Thành Cang xem ra Đảng khó “tranh thủ” lòng dân vì ngay trong tập thể cao cấp nhất của Đảng, hiện rõ ra sự chống đối âm ỉ từ bấy lâu nay trước cái lò của vị Đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng. Với con số 36% không đồng ý bãi chức Tất Thành Cang người dân thấy ra được sự rạn nứt khó hàn gắn trong cái tập thể có thói quen “vịn nhau mà sống” này, trong khi tội trạng của Cang không thể nào bênh vực hay che giấu. Vậy tại sao “ý Đảng” lần này không theo sát “lòng dân” khi cơ hội làm trong sáng đội ngũ và lấy lại niềm tin trong dân chúng đang nằm trong tay Đảng?
Người dân Sài gòn khi nghe nói họ Tất bị nắm gáy thì không ai là không vui mừng, dù niềm vui có khi “hồ hởi” vượt quá “chỉ tiêu”. Tất Thành Cang bị dân Sài gòn ghét vì đã “ăn” trong nhiều dự án. Khi công khai, lúc bí mật Cang lộ rõ là hạt giống đỏ mau chín do vú ép, còn trẻ nhưng nắm quyền hành quá lớn lại liên kết với tập đoàn mafia đỏ của Sài gòn làm cho thành phố này lên cơn sốt vì đất đai bị chia ra bán không thương tiếc. Phía sau Tất Thành Cang là trùm Lê Thanh Hải, vẫn “đang tự do mà như đã bị bắt” bởi vòng vây ngày một khép dần. Tất Thành Cang và Lê Thanh Hải rõ ràng đang được con số 36% ấy hậu thuẫn và công khai tuyên chiến với Nguyễn Phú Trọng bất kể quyền lực của ông Trọng lớn mạnh cỡ nào.
Con số 36% ấy không phải là con số mà người dân mong muốn. Họ muốn 100% Tất Thành Cang phải vào tù với bản án cao nhất. Mặc dù không được tham dự trong Hội nghị Trung ương 9 nhưng hình như người dân đánh hơi được không khí đầy mùi khói súng trong phòng họp được xem là bí mật nhất nước này. Khi con số 36% Ủy viên Trung ương không tán thành kỷ luật Tất Thành Cang sau khi tội trạng của ông ta được Ban Kiểm tra Trung ương công bố, người dân thực sự ngỡ ngàng vì sự thật này khác với những gì họ nghĩ từ mấy chục năm qua. Với người dân, Đảng tuy không phải là thần thánh nhưng mọi chỉ thị của Đảng không thể không tán thành và con số 36% đã làm cho Đảng bẻ mặt. Lần đầu tiên con số hơn 1/3 Ủy viên Trung ương chống lại quyết định kỷ luật một đảng viên không phải “tầm cỡ” đã làm chính trường gợn sóng. Vâng, gợn sóng một chút rồi lại phôi phai vì Đảng biết rõ khi nào thì phải làm gì bất kể việc làm ấy có làm cho người dân chú ý hay không.
Lần này thì người dân tự an ủi cố chờ xem số phận Lê Thanh Hải ra sao vì y mới là con cờ cần tiêu diệt trong bàn cờ đấu tranh quyền lực. An ủi mãi trở thành thói quen và người ta không màng nữa đến cái câu “Ý Đảng-Lòng dân”, mặc dù hai phạm trù này liên quan mật thiết với nhau như nhận định rất quyết đoán của Ban Tuyên giáo Trung ương.
Sự thật về con số 36% không nói lên nguyện vọng của người dân nhưng nó lại minh họa cho sự bất tín nhiệm của 1/3 Ủy viên Trung ương đối với ông Nguyễn Phú Trọng, người đang cặm cụi vây bắt con sâu lớn nhất hành tinh bằng cách bao vây, chặt vây cánh, thúc ép và thậm chí hù dọa những con sâu con đã từng bú mớm bầu sữa của con sâu đang cố làm “người” tử tế.
Nhưng chắc gì 64% còn lại không có con sâu nào, có khi chúng đang ngủ đông và khi thức giấc sự phá hoại lại càng kinh khủng hơn bởi chúng biết chia sẻ quyền lực và nhất là luật “đồng tình” với kẻ mạnh nhất.

Đồng điệu quan tham Việt - Trung từ ‘ăn’ tới chết

Theo VOA-Phạm Chí Dũng/31/12/2018 
Đinh La Thăng: ‘Hãy đối xử với bị cáo như một con người!’.
Đinh La Thăng: ‘Hãy đối xử với bị cáo như một con người!’.
Không biết có phải do Việt Nam mang số phận ‘lời nguyền địa lý’ gắn với Trung Quốc hay không, nhưng từ sâu thẳm bao đời lịch sử đến nay đã có nhiều điểm tương đồng kỳ lạ giữa hai quốc gia này về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, tôn giáo…, và kể cả một cảnh đồng điệu dị thường của giới quan tham mang danh cộng sản vào thời đương đại: giống nhau đến từng sợi tóc từ lúc ‘ăn’ cho đến lúc hình hài đu đưa lủng lẳng dưới một sợi dây thừng.
Trong khi ở Trung Quốc, nhiều quan chức đã chọn phương thức tự sát chủ yếu là nhảy lầu và treo cổ, với địa điểm thường là nơi làm việc, nhà riêng, khách sạn hoặc ra ngoại ô; thì điểm tương hợp là ở Việt Nam cũng đã xuất hiện phương thức nhảy lầu và đặc biệt là treo cổ.
‘Thà chết còn hơn ở tù’
Hiện tượng xảy ra hàng loạt và với tần suất ngày càng cao những cái chết treo cổ của cấp cán bộ ‘ruồi’ ở nhiều địa phương và trong nhiều ngành đang phản ánh cái tâm thế ‘thà chết còn hơn ở tù’ của nỗi hoảng sợ dẫn đến kinh hoàng trong huyết quản nhiều cán bộ từ cao xuống thấp.
2018 là năm đã xảy ra số vụ quan chức các cấp tìm đến sợi dây thừng nhiều hơn bất kỳ năm nào trước đó, khiến bản danh sách những ‘kẻ tuẫn tiết’ đến cuối năm 2018 có thể là phép cộng gộp cho con số của nhiều năm trước đây.
Đầu tháng 11 năm 2018, vụ ông Võ Phi Anh, mới có 54 tuổi và là Phó Tổng giám đốc Cienco 6 đơn vị thi công một số hạng mục thuộc công trình tuyến metro số 1 tại TP HCM, chết trong tư thế treo cổ ở cầu thang văn phòng làm việc có thể xem là dấu ấn nổi bật của một phong trào quan chức tự sát bằng dây thừng ở nhiều tỉnh thành trong nửa cuối năm 2018.
Nếu dự án tuyến metro số 1 tại TP HCM đã rước về quá nhiều tai tiếng về nạn đội vốn khống và nghi vấn cao về tiêu cực của những quan chức phụ trách dự án này, thì phần lớn những cái chết treo cổ tiếp theo của quan chức đều ít nhiều liên đới những vụ việc bị nghi ngờ là tham nhũng.
Hàng loạt cái chết treo cổ khác gắn với những cái tên N.Q.V, 36 tuổi, là chuyên viên Hội đồng nhân dân tỉnh Điện Biên; Đỗ Văn Thơm (SN 1973) là cán bộ Văn phòng Đảng ủy xã Nhã Nam (huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang); Phạm Văn Dũng (35 tuổi, quê xã Ngọc Khê), kế toán xã Vân Am (huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa); Nguyễn Văn Hội, Phó trạm trưởng Trạm Quản lý nước và Công trình đô thị huyện Krông Chro (Gia Lai); Đỗ Văn Sơn, Chủ tịch UBND xã Cư Bao, thị xã Buôn Hồ (Đắk Lắk); T.T.P. (37 tuổi, cán bộ địa chính xã Châu Hòa, huyện Giồng Trôm)…
Có đến hàng chục hoặc hơn những cái tên quan chức loại ‘ruồi’ đã rơi vào bản danh sách tử thần chỉ trong nửa cuối năm 2018. Những cái tên này lại ứng với phân bố địa lý khá rộng và khá đều từ vùng Tây Bắc đến miền Trung và Nam Bộ, bao gồm cả hai thành phố lớn là Hà Nội và Sài Gòn.
Thật ra, câu chuyện trên đã dính màu tang tóc vào nửa đầu năm 2018.
Liên tiếp nửa đầu của năm 2018, đã có ba quan chức Việt Nam tìm đến cái chết một cách hết sức bất thường, mở màn cho phong trào tự sát quan chức của năm này.
Vào tháng Giêng năm 2018 có một trường hợp tự treo cổ là ông Nguyễn Hồng Lâm - Phó bí thư, Chủ tịch huyện Quốc Oai ở Hà Nội. Khi đó nước Hồ Gươm ở thành phố này bỗng dưng chuyển sang màu xanh sẫm.
Vào cuối tháng Tư, Giám đốc Ngân hàng Hợp tác chi nhánh Hưng Yên - ông Vũ Thanh Bình - bất ngờ nhảy từ tầng 2 của trụ sở làm việc xuống đất, nhưng may mắn không tử vong. Đó là thời điểm ông Bình bị công an công bố quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tiến hành khám xét trụ sở.
Nhưng một cái chết mà đã gây chấn động ghê gớm trong ngành công an là Đại tá Võ Tuấn Dũng, Cục phó Cục Cảnh Sát Phòng Chống Tội Phạm Sử Dụng Công Nghệ Cao (C50) của Bộ Công an được phát hiện ‘nằm chết’ và sau đó được Tổng cục Cảnh sát của bộ này thông báo là ‘đột tử’, mặc dù trước đó báo Môi trường và Đô thị đã thông tin là Đại tá Dũng ‘tự treo cổ’. Vụ này xảy ra vào đầu tháng Năm năm 2018.
Khác với vụ nhảy lầu của ông Vũ Thanh Bình nhưng thoát chết, Đại tá Võ Tuấn Dũng đã chết thật.
Trước đó, công an tỉnh Phú Thọ và Viện Kiểm sát Nhân Dân tỉnh Phú Thọ đã nhiều lần làm việc với ông Võ Tuấn Dũng tại trụ sở của C50 tại Hà Nội, liên quan đến đường dây đánh bạc nghìn tỷ có sự bảo kê của tướng công an.
Giai đoạn 3 ‘đốt lò’ của Nguyễn Phú Trọng đã khởi đầu trong bầu không khí cứa cổ như thế.
Đàn áp dân nhưng lại sợ bị tù
Nếu vào năm 2019 và những năm sau đó xác nhận chính thức một làn sóng số đông quan chức tham nhũng tự sát ở Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng sẽ phải cám ơn Tập Cận Bình đã đưa ông lên hình ảnh ‘Người Cầm Lưỡi Hái Vĩ Đại’.
Bởi rất nhiều kinh nghiệm rất phong phú đã có từ chiến dịch ‘đả hổ diệt ruồi’ của Tập Cận Bình ở Trung Quốc, khởi động từ năm 2012 và khiến hiện ra hiệu ứng chết chóc từ năm 2013 cho đến tận giờ đây.
Thậm chí, có thể nêu ra cả một bản nghiên cứu đủ dài, đủ sâu và rợn người về ‘kinh nghiệm quan chức tự sát’ ở Trung Quốc.
Một tổ chức là Trung tâm thông tin nhân quyền dân chủ Trung Quốc tại Hồng Kông đã thống kê trong năm 2015, số quan chức chết do tự sát là 1500 người; năm 2016 tăng lên 1700 người. Tuy chưa có con số thống kê cho năm 2017 và 2018 nhưng chắc chắn số quan chức tự sát vẫn trên đà ‘liên tục phát triển’.
Đối với nhiều vụ tự sát của quan chức ở Trung Quốc, mặc dù trong thông báo được phía chính quyền đưa ra để giải thích nguyên nhân quan chức tự sát luôn nói là “do áp lực quá nhiều” hoặc “do chứng trầm cảm”, nhưng những lý do này không thể khiến công chúng tin cậy.
Chẳng hạn vào ngày 9/7/2014, Chủ nhiệm Ủy ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân thành phố Hiếu Cảm, tỉnh Hồ Bắc, Lý Hải Hoa ngã từ phòng làm việc xuống và tử vong tại chỗ. Trùng hợp là, trong ngày hôm đó, Ủy ban kiểm tra kỷ luật tỉnh Hồ Bắc sẽ dẫn ông Lý Hải Hoa đi để điều tra. Sau khi ông Lý nhảy lầu chết, Cục Công an thành phố Hiếu Cảm lên tiếng xác nhận, tại hiện trường ông có để lại di thư nói “bản thân mắc nhiều bệnh, thường xuyên cảm thấy khó chịu, nên chỉ có thể tự giải thoát”.
Vụ Lý Hải Hoa ở Trung Quốc và cái chết ‘đột tử’ của Đại tá Võ Tuấn Dũng ở Bộ Công an Việt Nam có thể được xem là một sự đồng điệu về nguyên do tự sát và cách giải thích vờ vịt lẫn che giấu của các cơ quan chủ quản.
Nhưng trong dân chúng ở Trung Quốc lại luôn hiện ra nhiều đồn đoán được truyền tai nhau về nguyên do quan chức tự sát như “sợ tội tự sát”, “giết người diệt khẩu” và “nhân quả báo ứng”.
Trong dân chúng cũng đưa ra nhiều đồn đoán: “Đối với cái chết của những quan chức này, trên bề mặt dường như lấy cái chết để trốn tránh tội, nhưng nguyên nhân đằng sau có thể là vì để bảo vệ những tham quan có chức vị cao hơn; hoặc là bị thế lực có quyền thế cao hơn bức ép; hoặc là bị diệt khẩu, v.v”.
Một nhà bình luận thời sự ở Trung Quốc là Hoành Hà cũng đưa ra phân tích về phong trào quan chức Trung Quốc tự sát, nguyên nhân bên trong chủ yếu cũng có thể do tự sát hoặc là do người khác ép buộc phải chết. Nếu nói là tự sát, nguyên nhân có thể nói là do áp lực chính trị lớn, ví dụ như bị điều tra, nhưng tình huống như thế không nhiều. Nguyên nhân tự sát như thế này vào thời Cách mạng Văn hóa có nhiều, bởi vì đa số là bị oan, nên trong tâm khó có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, hiện nay đa số quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc đều biết rõ bản thân mình có tội.
Một nguyên nhân nữa có thể là do chịu tội thay người khác. Các phe phái trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc được hình thành chủ yếu là sự kết hợp nhóm lợi ích, do đó quan chức không thể nào vì lợi ích mà đi tự sát để bảo vệ người khác. Vì vậy, nếu như tự sát vì chịu tội thay người khác, có thể là do bị lấy tính mạng của người nhà hoặc tiền đồ con cái ra uy hiếp, nên bắt buộc phải đi tự sát…
Có một quy định tương đồng giữa Luật Hình sự Trung Quốc và Luật Hình sự Việt Nam: “Trong trường hợp nghi phạm đã chết, cơ quan tư pháp phải ngừng quá trình điều tra trách nhiệm đối với người này, khóa tài liệu điều tra và hủy bỏ tiến trình xét xử”.
Điều đó có nghĩa là cái chết của những người này sẽ chấm dứt các cáo buộc tham nhũng đối với họ, bảo vệ những người xung quanh và gia đình vẫn được sở hữu tài sản, cho dù chúng có nguồn gốc bất chính. Một số quan chức Trung Quốc bị nghi dính chàm đã nói trong thư tuyệt mệnh của mình rằng họ muốn chính quyền “tha thứ cho gia đình” của họ.
Theo kinh nghiệm ở Trung Quốc, các vụ việc tham nhũng trong nội bộ chính quyền Trung Quốc đều do Ủy ban Điều tra Kỷ luật Trung ương (CCDI) xử lý. Các quan chức bị cáo buộc thường bị biệt giam để điều tra trước khi được bàn giao cho các cơ quan công tố. Công tố viên sau đó hỗ trợ công tác điều tra và ban hành cáo trạng. Tuy nhiên, “song quy” là một cơ chế nghiêm trị kỷ luật nội bộ, vì vậy chúng thường được bí mật thực hiện. Không có một luật lệ cụ thể nào quy định về thời gian tối đa để tiến hành “song quy”.
Đã rất phổ biến triết lý này ở Trung Quốc: ‘đã bị CCDI bắt giam thì không thể không có tội, mà chỉ là tội nặng hay nhẹ’.
“Là những con người cứng rắn và hay chèn ép người dân, chính họ lại rất sợ những hình thức đối xử nghiêm khắc mà các cấp trên của họ thi hành” - một luật sư tỉnh Chiết Giang là ông Yuan Yulai phân tích về tâm lý chung của giới quan tham Trung Quốc.
Tâm lý trên đã hiện ra rõ mồn một ở Việt Nam kể từ lúc cựu ủy viên bộ chính trị Đinh La Thăng phải thốt lên một triết lý để đời của riêng giới quan tham cộng sản: ‘Hãy đối xử với bị cáo như một con người!’.
Đinh La Thăng là một trong những quan chức cao cấp trực tiếp nhúng tay vào những vụ đàn áp người dân và đàn áp các nhà hoạt động nhân quyền lẫn tự do tôn giáo ở Việt Nam.
Và không thiếu nước mắt. Nước mắt lã chã tuôn rơi tại tòa của những quan chức công an quen thói vơ vét và đàn áp dân nhưng lại không đủ can đảm để tự tìm cho mình một sợi dây thừng đủ bền để treo nổi một khối lượng gần một tạ…

Thiên tai mới nhất tiếp tục gây thiệt hại về người và tài sản tại miền Trung

RFA-2018-12-31  
Tình trạng ngập lụt và sạt lở đất tại miền Trung.
Tình trạng ngập lụt và sạt lở đất tại miền Trung.AFP
Theo báo cáo hôm 31/12 của Văn phòng ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai cho biết tình hình thiên tai mới nhất gây nhiều thiệt hại về người và tài sản ở nhiều tỉnh miền Trung.
Theo báo cáo, tính đến chiều ngày 30/12 vụ sạt lở đất trong ngày tại thôn Khánh, xã Suối Cát, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa khiến 3 người chết. Tại tỉnh Phú Yên 1 người chết do lũ cuốn trôi, 384 nhà bị chìm trong nước.
Về Nông nghiệp, có hơn 10.000 héc ta lúa bị ngập trãi đều tại các địa phương như Huế, Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa.
Về thủy lợi, hơn 50m đê kè và 35m tuyến đê sông bị sói lở nặng tại Bình Định, hơn 460 m3 đất đá sạt lở tại Phú Yên cùng với sự sạt lở bờ biển tại một số khu vực dọc các tỉnh giáp biển.
Về giao thông, một số tuyến đường bị ngập trong nước sâu tới hơn nữa mét gây ra tình trạng giao thông hỗn loạn tại một số nơi như Phú Yên. Một số tuyến đường tại Khánh Hòa sau khi nước rút nhưng vẫn còn sạt lở đất nên hiện chưa thông các tuyến đường.
Theo văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương Về Phòng Chống Thiên tai, để chủ động ứng phó với tình hình, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và đội tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố tập trung theo dõi chặt chẻ các diễn biến thời tiết để kịp thời thông báo đến người dân và tàu thuyền ngoài khơi không vào vùng nguy hiểm.
Ngoài ra, các tỉnh miền Trung chủ động kiểm tra và thực hiện các phương án đối phó với tình hình mưa lũ có thể diễn biến phức tạp trong vài ngày tới do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới và không khí lạnh. Đặc biệt tại các khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở, ngập lụt và đảm bảo các công trình hồ chứa nước và các đập thủy điện.

Công an TP.HCM tổ chức tuần tra hỗn hợp

 RFA-2018-12-31   
Tổ công tác 363 ra quân làm nhiệm vụ trong đêm 30/12/2018.
Tổ công tác 363 ra quân làm nhiệm vụ trong đêm 30/12/2018.-Courtesy of tphcm.chinhphu.vn
Công an TP.HCM vào chiều 30/12 đã tổ chức buổi ra quân các tổ tuần tra hỗn hợp (gọi tắt là Tổ công tác 363) nhằm kiểm soát và phòng chống tội phạm trong dịp Tết Nguyên đán 2019.
Truyền thông trong nước loan tin hôm 31/12 cho biết kế hoạch trên của Công an TP.HCM nhằm đáp ứng tình hình trật tự an toàn xã hội địa bàn có dấu hiệu phức tạp mới.
Đại tá Nguyễn Sỹ Quang, Trưởng Phòng Tham mưu Công an TP.HCM, nói tại buổi ra quân rằng tình trạng ‘xâm phạm sở hữu tài sản’ ở thành phố có dấu hiệu gia tăng; một số băng nhóm tội phạm cướp, cướp giật, trộm cắp chuyên nghiệp gây án trong thời gian dài trên nhiều địa bàn nhưng chậm bị phát hiện, bắt giữ. Ngoài ra là tình trạng thanh thiếu niên tụ tập chạy xe thành đoàn gây mất an ninh trật tự.
Tin nói rõ các Tổ 363 được cho biết bố trí theo hai cấp gồm cấp công an thành phố bao gồm lực lượng các phòng nghiệp vụ như cảnh sát hình sự, cảnh sát giao thông, cảnh sát cơ động; và cấp công an quận, huyện bố trí các tổ tuần tra trên địa bàn quận, huyện.
Cấp công an thành phố được nói chia thành 7 tổ tuần tra, mỗi tổ 12 công an với tổng số quân mỗi ngày là 252 người. Số lượng công an tuần tra cấp quận, huyện được căn cứ vào tình hình địa phương và đảm bảo tối thiểu mỗi tổ là 12 công an.
Trưởng Phòng Tham mưu Công an TP.HCM nhấn mạnh đây không phải là lực lượng mới thành lập mà chỉ là tổ chức lại lực lượng nhằm phát huy kết quả, kinh nghiệm và khắc phục những hạn chế trong thời gian qua.
Báo trong nước nói kế hoạch mới này của công an TP.HCM sẽ tạo ‘thế trận tổng lực răn đe, trấn áp, góp phần đảm bảo tình hình tật tự xã hội trên địa bàn.’
Ngay sau buổi ra quân, các tổ công tác 363 được nói đã xuất phát từ trụ sở công an thành phố để thực hiện nhiệm vụ.

Metro Bến Thành- Suối Tiên: Vì sao ông Trưởng Ban ngoài đảng sụp hầm

Theo RFA-Gió Bấc-2018-12-30  
Ông Lê Nguyễn Minh Quang tại công trình
 Ông Lê Nguyễn Minh Quang tại công trình-Courtesy FB Le Nguyen Minh-Quang and Huong Quynh
Ngay trước Hi Ngh ln th 9 BCH trung ương Đng Cng Sn Vit Nam, dư lun bng ni lên cơn bão chung quanh d án Metro Bến Thành - Sui Tiên, d án đu tiên trong 8 d án đường st đô th ca TP.HCM mà trung tâm cơn bão là ông Lê Nguyn Minh Quang Trưởng Ban Qun lý Đường st đô th TPHCM (MAUR)- mt người ngoài đng hiếm hoi gi chc vtương đương giám đc s.
Ngày 21-12, mt t báo ngành Giao Thông đưa tin “Tm đình ch chc v ông Lê Nguyn Minh Quang Trưởng Ban Qun lý Đường st đô th TPHCM (MAUR)”, sau đó nhiu báo dn li. Ngay trong ngày, báo Tui Tr đưa tin đính chính là ông Lê Nguyn Minh Quang vn đang làm vic bình thường. Nhưng các thông tin gây sc, git gân v nhân vt này vn dn dp. Riêng Báo Thanh Niên (mt t báo cp tiến đã t chuyn mình thành báo đng, loi 13 Trưởng phó Ban không phi đng viên) t 21 đến 27-12 đã liên tc đăng 15 tin bài thông tin sc liên quan đến TS Lê Nguyn Minh Quang: 'Tôi ch là que diêm nh trong ngn la thi bùng', Ông Lê Nguyn Minh Quang 'không b đình ch công tác', TP.HCM 'chưa có quyết đnh chính thc' đi vi ông Lê Nguyn Minh Quang’, ‘TP.HCM gii quyết đơn xin ngh vic ca ông Lê Nguyn Minh Quang’, ‘Ông Lê Nguyn Minh Quang 'vn chưa b đình ch công tác'…. {1}
Tương t, báo Tin Phong và các báo khác cũng có lượng tin bài dn dp v ông giám đc ngoài đng này và các “bt thường” ca d án Metro Bến Thành Sui Tiên.
Cơn bão dư lun v ông Lê Nguyn Minh Quang còn d di hơn, ln át s kin Tt Thành Cang b k lut, tưởng chng như ông Trưởng Ban ngoài đng này là thanh ci ln hay đng ci to cn vào lò, v li Ban ca ông qun lý có s vn đu tư quá ln.
Ông Lê Nguyễn Minh Quang
Ông Lê Nguyễn Minh Quang Courtesy FB Le Nguyen Minh-Quang and Huong Quynh
Lê Nguyn Minh Quang là ai? Ti sao li được quan tâm nhưvy? Ông Quang tng được trao gii thưởng Vì ngày mai phát trin ca Báo Tui Tr. Ông Quang tt nghip khoa xây dng Đi hc Bách khoa TP.HCM, bo v thành công lun án tiến sĩ ngành xây dng ti Pháp. Năm 2011 ông hc cao hc qun lý công ti Trường Chính sách công Lý Quang Diu - Đi hc Quc gia Singapore và Trường Chính ph Kennedy - Đi hc Harvard, Hoa Kỳ. Ông đã tri qua các chc v giám đc dán Bachy Soletanche Group (Pháp), tng giám đc Công ty Bachy Soletanche Vit Nam. Khi đã thành đt ông rt thin chí tham gia nhiu hot đng xã hi giúp gii tr phát trin. Năm 2000, ông đã viết lá thư lên Th tướng nêu ý kiến v chính sách s dng nhân tài, thu hút du hc sinh v nước làm vic, đ ngh thay đi quan đim ch đ c, b nhim nhng người đã có sn trong b máy nhà nước, đã là đng viên.
Năm 2016, ông Lê Nguyn Minh Quang đã t ng c và trúng c đi biu HĐND TP.HCM. T Tng Giám Đc doanh nghip nước ngoài, mc lương cao ngt, ông chuyn sang làm viên chc nhà nước Trưởng Ban MAUR hàm giám đc s, lương thp nhưng qun lý 8 dán đ s vn hàng trăm ngàn t đng. Nhiu người cho rng ông tâm huyết nhưng có người cũng hoài nghi v kh năng .
Nhưng đim li tt c các cáo buc bung xung thì trách nhim ca ông rt cn con, mơ hgia công và ti. Các bài báo ch đưa ra vic ông này có đơn xin ngh, Phó Ban nhưng là Bí Thư Đng y ca ông (đã b trn đi nước ngoài) t cáo ni b MAUR mt đoàn kết, gn 1/5 s nhân viên nghỉ vic. Quan trng nht là t thông tin kết qu kim tra ca Kim Toán Nhà Nước, Kết lun ca Thanh Tra TP.HCM, nhóm báo chí buc ti ông Minh Quang đã “rút rut”, “bào mòn” mt đon tường vây ca công trình t 2m ch còn 1,5 m….
Đc bit, cùng mt thông tin cùng mt con s, nhưng t báo chí đến mng xã hi có cách nhìn, thái đ đánh giá ý nghĩa hoàn toàn trái ngược nhau. Mt s báo như Tui Tr, Lao Đng, Pháp Lut TP.HCM, VNexpress li có cách nhìn khác hơn vi báo Thanh Niên, Tin Phong...
Theo báo Tin Phong, MAUR có 4 phòng và 4 ban vi tng s viên chc, người lao đng là 229 người, có v như đã có cuc tháo chy tán lon, hin MAUR còn khong 170 viên chc, người lao đng; đã có hơn 40 người ngh vic hoc xin ngh vic vi nhiu lý do khác nhau, trong đó có ông Dương Hu Hòa, Ch tch Công đoàn, Giám đc Ban Qun lý d án 1 (thuc MAUR), cũng đã np đơn xin ngh vic {2}.
Ông Quang tha nhn và gii thích nguyên nhân cán b nhân viên ngh vic, do vic điu chnh tng mc đu tư d án metro kéo dài. Vn liếng không có, thi công chm tr nên anh em mt nhit huyết. Tin đ qun lý d án ban đu tính có 5 năm, gi d án kéo dài 10 năm, nên hết tin. Phí qun lý d án không còn 4 - 5 năm nay phi tng t ngân sách thành ph. Va ri có Thông tư 73 ca B Tài chính v vic các cơ quan, ban qun lý d án phi t ch v tài chính, nên vic tng ngân sách thành ph khó khăn, dn đến chm lương, tâm lý bt an” .
Bn thân ông Lê Nguyn Minh Quang cũng đã 2 ln np đơn xin ngh vic vào tháng 7 và tháng 9.2018 vì sc khe và gia đình.{3}
Một dòng trạng thái trên Facebook của ông Lê Nguyễn Minh Quang giải thích về độ dày tường vây ở dự án Metro Bến Thành Suối Tiên
Một dòng trạng thái trên Facebook của ông Lê Nguyễn Minh Quang giải thích về độ dày tường vây ở dự án Metro Bến Thành Suối Tiên Courtesy FB Le Nguyen Minh-Quang
Báo Dân Trí đưa tin “Tuyến metro s 1 b “rút rut”?” Theo Dân Trí, tường vây đường hm tuyến metro s 1 (Bến Thành - Sui Tiên) b điu chnh thiết kế, gim đ dày t 2m xung còn 1,5m. Vic này gây mt an toàn công trình lân cn. Cơquan chc năng phi mi tưvn đc lp đ tính toán, đưa ra phương án điu chnh. Thanh tra TPHCM va có kết lun v vic thc hin gói thu CP1a (đon ngm t ga Bến Thành đến ga Nhà hát thành ph) thuc tuyến metro s 1 (Bến Thành – Sui Tiên). Ban Qun lý đường st đô thTPHCM đã có nhng sai sót và vi phm rt nghiêm trng trong quá trình thc hin gói thu trên như điu chnh thiết kế k thut mà chưa có s đng ý ca cơ quan có thm quyn. Cth, tường vây đường hm tuyến metro s 1 b điu chnh đ dày t 2m xung còn 1,5m.
T kết lun Thanh tra, S Giao thông vn ti TP đã có báo cáo vi UBND TP. Sau đó, chính quyn thành ph đã có ch đo x lý s vic này. S Giao thông vn ti TP phi hp vi chđu tư là Ban Qun lý đường st đô th thuê tư vn đc lp tính toán li.
Theo kết qu tư vn, đ đm bo an toàn cho công trình và công trình lân cn, gii pháp được đưa ra là tăng cường khung chng tường vây”.{4} Báo Tin Phong, Thanh Niên cũng đt vn đ tương t.
Trái ngược vi cách nhìn ca báo Tin Phong, Dân Trí.... v vic bào mòn hay rút rut công trình, Kết qu kim toán nhà nước v vic qun lý, s dng vn đu tư d án này ghi nhn vic thay đi đ dày ca tường vây gim t 2m thành 1,5m đã tiết kim được 93 t đng và rút ngn thi gian thi công 5 tháng.
Ngày 26-12, tr li báo chí v lý do vic b xem là “rút rut công trình” này ông Lê Nguyn Minh Quang cho biết toàn b tường vây đon ngm ca tuyến Metro s 1 có đ dày ti đa 1,5m, ngay c khu gn các công trình xây dng ln như nhà hát TP, khách sn REX. Chriêng đon tường t đường Pasteur đến Nam Kỳ Khi Nghĩa li có đ dày 2m, dù không nm gn các công trình lân cn.
Ban qun lý d án đường st đô th nhn thy đ dày tường vây 2m là không cn thiết nên đã đ xut tư vn tính toán li. Kết qu tính toán li ca tư vn thì đ dày ca đon tường vây trên gim còn 1,5m, s lượng thanh thép chng đ tường vây cũng gim đi nhưng chiu cao ca các thanh thép cũng như mác thép cũng được tăng lên nhm đm bo kh năng chu lc ca toàn b tường vây.
Cái ti ca ông Lê Nguyn Minh Quang nếu có là không tư túi, không cúi đu, không tho hip m đường cho các nhà thu Trung Quc. Mt con én không th làm được mùa xuân, mt cá th dù có tài năng, nhân cách đến my nhưng rơi vào mt b máy, th chế không minh bch, quan lêu, tham nhũng tt s bgung máy y nghin nát.
Vic thay đi thiết kế này được ba đơn v tư vn đc lp thm tra gm: Nippon Koei (Nht Bn), Công ty c phn tư vn đu tư xây dng Sao Vit và Công ty c phn tư vn thiết kế giao thông vn ti Hà Ni (Tedi Hà Ni) thm tra và có ý kiến thng nht kết qu điu chnh trên.
Kim toán nhà nước cho rng vic điu chnh thiết kế tường vây t 2m xung 1,5m là chưa phù hp v mt trình t th tc. {5} Tr li báo chí ông Minh Quang cũng tha nhn là hiu sai quy đnh ca cp trên, l ra ông ch t chc thm đnh, báo cáo xin ý kiến lãnh đo TP ri mi điu chnh thiết kế nhưng  đây ông đã thm đnh và thay đi thiết kết ri báo cáo sau.
Đ cp đến vic điu chnh đ dày tường vây, ông Trn Vĩnh Tuyến Phó ch tch TP.HCM cho hay mi vn đ tài chính, tin bc đu được công khai, minh bch. Theo báo cáo ca MAUR, vic h đ dày tường vây ngm giúp gim chi phí. Tuy nhiên, thiếu sót là vic điu chnh này chưa đúng trình t th tc.
Hot đng điu hành, qun lý d án thì MAUR được UBND TP.HCM y quyn ri, nhưng khi có điu chnh gì so vi phương án được duyt ban đu phi ch ý kiếy ban. V hướng xlý “vic "h đ dày tường vây ngm", UBND TP.HCM ch đo thuê tư vn đánh giá toàn din li vn đ này, xem có đ đm bo an toàn như thiết kế ban đu hay không. Khi có kết qu, TP.HCM s thông tin rõ. [5]
Giáo sư Tiến sĩ Nguyn Đăng Hưng có nhn xét trên Fb “Như vy vic thiết kế đon tường vây t đường Pasteur đến đường Nam Kỳ khi nghĩa có b dày thay vì 2.0 m xung 1.5 m là mt đ xut hp lý (có tính toán đc lp ca nhiu chuyên gia Nht và Vit Nam) ca Ts. Lê Nguyn Minh-Quang, mang li tiết kim cho công trình gn 4 triu USD! Đây không phi là rút rut công trình mà là ngược li! 
Như vy, chuyn ca ông Lê Nguyn Minh Quang nếu có sai thì ch nh như con kiến nhưng ti sao cơn bão dư lun đ dn v ông? Tht s là tuyến Metro Bến Thành Sui Tiên có nhiu sai phm ln rt nghiêm trng đc bit là thay đi thiết kế nâng tng vn đu tư lên hơn 40.000 t đng nhưng đó là chuyn ca người tin nhim, ca người Phó Ban kiêm Bí Thư Đng y đã b đi nước ngoài. Cái ti ca ông Lê Nguyn Minh Quang nếu có là không tư túi, không cúi đu, không tho hip m đường cho các nhà thu Trung Quc. Mt con én không th làm được mùa xuân, mt cá th dù có tài năng, nhân cách đến my nhưng rơi vào mt b máy, th chế không minh bch, quan lêu, tham nhũng tt s b gung máy y nghin nát.
Chúng tôi s phân tích nhng sai phm ca d án Metro Bến Thành Sui Tiên trong bài kếtiếp.
1-https://thanhnien.vn/tin-tuc/le-nguyen-minh-quang.html
2-https://www.tienphong.vn/xa-hoi/tam-dinh-chi-chuc-vu-truong-ban-quan-ly-duong-sat-do-thi-tphcm-1360261.tpo
3-https://laodong.vn/xa-hoi/vi-sao-nhieu-can-bo-bql-duong-sat-do-thi-tphcm-nghi-viec-648788.ldo
4-https://dantri.com.vn/xa-hoi/tuyen-metro-so-1-bi-rut-ruot-20181225112253197.htm
5-https://tuoitre.vn/metro-thay-thiet-ke-tuong-vay-ong-le-nguyen-minh-quang-noi-gi-20181225140623306.htm
6-ttps://thanhnien.vn/thoi-su/lanh-dao-tphcm-noi-gi-ve-vu-tuong-vay-ngam-metro-ben-thanh-suoi-tien-1037199.htm
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do