Monday, January 2, 2017

Chữ, Nghĩa và sự trong sáng của tiếng Việt

Giang Phúc Đông Sơn (Danlambao) - ...Nhiều lúc tôi cảm thấy rất bực mình hoặc rủa thầm trong bụng khi gặp phải những chữ như: Cặp đôi, bức xúc, hồ hởi, phấn khởi, hoành tráng, khẩn trương, ùn tắc, 9 tháng tuổi… và vô số những từ khác, kể không hết. Những từ mà theo tôi là vô nghĩa, tối tăm, dư thừa hoặc cường điệu… đã được không những báo chí, phương tiện truyền thông, truyền hình trong nước mà ngay cả ở hải ngoại sử dụng bừa bãi, vô ý thức. Không kể đến những trường hợp nhằm mục tiêu chính trị, sử dụng chữ nghĩa cho những ý định đen tối, xin liệt kê ra đây một số từ thường gặp sau trong báo chí, truyền thanh, truyền hình… dưới chế độ CSVN sau năm 1975, theo tôi là dư thừa hoặc tối nghĩa...

*

Cách đây khoảng hơn 6 tháng, tôi cùng một số bạn thời trung học, trong một buổi họp mặt trường cũ, có thảo luận về sự trong sáng của tiếng Việt. Cuộc nói chuyện không đi đến đâu vì chúng tôi không phải là những học giả hoặc người nghiên cứu về ngôn ngữ Việt. Chúng tôi không có tài liệu, công trình nghiên cứu nào làm căn bản để thống nhất được nền tảng ngôn ngữ, nói rõ hơn là tiêu chuẩn làm trong sáng cho tiếng Việt. Bài viết do đó chỉ là những nhận định cá nhân với sự hiểu biết hạn hẹp về tiếng Việt.

Hầu như ai sống trong miền Nam từ nhỏ đều nhận thấy từ sau tháng 4 năm 1975 miền Nam bắt đầu xuất hiện một thứ tiếng Việt chói tai, khó hiểu. Nguyên do là dân miền Nam bắt đầu phải sử dụng ngôn ngữ của kẻ chiến thắng.

Với chủ trương văn hóa, văn nghệ, giáo dục phải phục vụ mục tiêu chính trị, chế độ Hà Nội áp đặt một chính sách giáo dục nặng về tuyên truyền cho chủ nghĩa CS. Trường học, truyền thông, báo chí… nhất nhất đều phải chạy theo sự chỉ đạo của đảng cộng sản VN, đầu mối của mọi sự phá sản, gây nên thứ ngôn ngữ rắc rối, tối tăm, lổn nhổn như một chén cơm đầy sạn.

Chủ trương, chính sách giáo dục này chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngôn ngữ Việt Nam hiện nay. Nó đã bị Hán hóa, được du nhập, sử dụng, phát triển, sáng tạo... tùy tiện không theo một qui luật, khuôn khổ rõ ràng.

Không ai có thể phủ nhận rằng ngôn ngữ là một phần của văn hóa. Ngôn ngữ nào cũng thế, bất kể là tiếng Anh, Pháp, Đức, Á Rập… đều phát triển theo thời gian, theo nền văn minh của nhân loại. Hàng năm có thêm một số từ mới xuất hiện cũng như có một số chữ, không mất đi nhưng ít còn được sử dụng. Tiếng Việt cũng thế.

Là một người sống ở nước ngoài hơn nửa đời, nhưng vẫn theo dõi tình trạng đất nước, vẫn đọc sách, báo tiếng Việt dù không thường xuyên.

Nhiều lúc tôi cảm thấy rất bực mình hoặc rủa thầm trong bụng khi gặp phải những chữ như: Cặp đôi, bức xúc, hồ hởi, phấn khởi, hoành tráng, khẩn trương, ùn tắc, 9 tháng tuổi… và vô số những từ khác, kể không hết. Những từ mà theo tôi là vô nghĩa, tối tăm, dư thừa hoặc cường điệu… đã được không những báo chí, phương tiện truyền thông, truyền hình trong nước mà ngay cả ở hải ngoại sử dụng bừa bãi, vô ý thức.

Không kể đến những trường hợp nhằm mục tiêu chính trị, sử dụng chữ nghĩa cho những ý định đen tối, xin liệt kê ra đây một số từ thường gặp sau trong báo chí, truyền thanh, truyền hình… dưới chế độ CSVN sau năm 1975, theo tôi là dư thừa hoặc tối nghĩa:

- Cặp đôi: Đã cặp sao còn đôi? Một cặp thì không thể là 3 hay 4. Một cặp tình nhân chứ không ai nói một cặp đôi tình nhân.

- Vụ việc. Đã là vụ lại còn việc. Sao không nói đơn giản việc này hay vụ này?

- Phao cứu hộ: Chỉ riêng chữ phao đã có nghĩa dùng để cấp cứu, làm nổi dưới nước. Thêm chữ cứu hộ vào để làm gì?

- Cơ bản. Nói cái gì cũng chêm vào chữ cơ bản, nghĩa là sao?

- Hoa hậu X, Y, Z… sở hữu một thân hình cao 1 mét 78, vòng 1, 2, 3…. Chữ sở hữu thường chỉ dùng để nói về tài sản của một người, không dùng để nói về thân thể con người, nhưng cũng chỉ dùng trong trường hợp muốn nhấn mạnh. Sao không dùng động từ Có một cách đơn giản, dễ hiểu?

- Bị hại: Nạn nhân. Chữ nạn nhân có nghĩa rộng và đầy đủ hơn dùng được trong mọi trường hợp. Chữ bị hại do viết tắt từ chữ người bị hãm hại nên trở thành khô khốc dù không tối nghĩa. Khi một người bị tai nạn, có thương tích hoặc chết, chữ bị hại sẽ không thể dùng được.

- Đáp án. Trong một chương trình đố vui. Một câu hỏi có 3 câu trả lời, người điều khển chương trình gọi là 3 đáp án. Chứ đáp án có một ý nghĩa cho một vấn đề to lớn và hoàn toàn mang âm hưởng Tàu.

- Nội y: Tại sao lại phải dùng chữ khó vậy? Đây chỉ là thứ quần áo lót/đồ lót của đàn ông hay đàn bà.

- Triều cường: “Triều cường làm ngập đường phố Hà Nội.” Tại sao không dùng chữ nhẹ nhàng và dễ hiều hơn “Nước dâng cao làm ngập đường phố Hà Nội.”

- Các thiết bị siêu trường siêu trọng: Các thiết bị nặng và dài. Các thiết bị quá nặng và quá dài.

- Xe container: Xe vận tải hạng nặng, xe tải hạng nặng.

- Các container: Các kiện hàng, thùng hàng

- Bunker/Boong- ke: Hầm trú ẩn.

- Người tham gia giao thông: Thay vì đơn giản dùng chữ Người đi đường.

- Blog: Trang tin chuyên đề / trang chuyên đề. Blogger: Người viết trang chuyên đề.

- Audio- visual: Âm thanh & hình ảnh / phần âm thanh & hình ảnh.

- Trái cherry to, đỏ mọng… Xin nhắc khéo báo phapluattp.vn rằng cherry là trái anh đào.

- Mát-xa (Massage): Đấm bóp, nghề đấm bóp.

- Ảnh nude: Ảnh khỏa thân, lõa thể.

- Hot girls: Gái ăn mặc hở hang, khiêu dâm.

- Ăn mặc hot: Ăn mặc hở hang, khiêu dâm.

Ảnh hot: Ảnh có cảnh khiêu dâm hoặc gái ăn mặc hở hang, khiêu dâm.

Bản nhạc ấy hot lắm: Bản nhạc đang được ưa chuộng.

Thị trường đang hot: Thị trường bán rất chạy (trái với ế ẩm)

Top ten: Mười… đứng đầu. Mười hạng đầu.

Logo: Huy hiệu.

Mít-tinh: Cuộc biểu tình, buổi tập họp.

Tiêm vaccine: Chích ngừa, chủng ngừa.

Logic: Thuận lý, hợp lý, lý đương nhiên (không cần tranh biện).

Clip: đoạn băng, đoạn thu hình ngắn. Mỹ định nghĩa clip: “A short part of a movie or television program…”

Chế độ lương thực 9kg, 13kg...: Chữ chế độ chỉ dùng để nói về guồng máy chính quyền. Theo tự điển Khai Trí Tiến Đức, chế độ là phép tắc của một triều đình. (người viết thỉnh thoảng cũng mắc phải lỗi này vì vô tình).

Một tình trạng tệ hại nữa là dùng tĩnh từ làm danh từ, danh từ làm động từ..., hoặc nói, viết rút ngắn, cắt bớt chữ rất tối nghĩa.

Tôi được đọc một số truyện kiếm hiệp được in lại trong nước sau này, không hiểu người dịch có máu lai Tàu hay có óc nô lệ mà trong truyện Anh Hùng Xạ Điêu, có đoạn nói về Hoàng Dung bị rơi xuống biển có câu sau: "Hoàng Dung thủy tính cực cao nên dù rơi xuống nước vẫn không hoang mang..."

Tại sao không viết đơn giản: Hoàng Dung bơi lội rất giỏi nên dù rơi xuống nước...?

Viết như thế vừa thuần Việt, vừa dễ hiểu cho độc giả, không khô khốc, lổn nhổn... Không Hán cũng chẳng Việt như câu trong truyện.

Nhớ lại cách đây khoảng hơn một năm, có một bài viết của Hiệu Minh trên Danchimviet.info với tựa Chuẩn Đúp đăng lại của RFA tiếng Việt. Câu này dùng để nói thì được, nhưng viết lên cho người đọc thì không nên vì nó ngô nghê. Tôi hiểu chữ Chuẩn là do cắt bớt từ chữ tiêu chuẩn, Đúp là phiên âm từ tiếng pháp Double.

Tôi cũng đã coi một số phim của Âu Mỹ, được phụ đề tiếng Việt, thú thật, rất bực mình và nhiều khi không hiểu vì nhưng lời phụ đề ngây ngô, ngớ ngẩn, sai văn phạm rất nhiều. Thí dụ:

Trong cuốn phim Django Unchained của Mỹ được phụ đề tiếng Việt có câu như sau:

- Trình bắn của cậu khá lắm.

Câu phụ đề khiến tôi vừa bực mình vừa buồn cười, nhưng nghĩ ngay ra là người dịch muốn nói rằng "Trình độ bắn của cậu khá lắm".

Không ai nói khả năng tác xạ là trình độ. Chữ Trình độ chỉ dùng nói về sự hiểu biết, kiến thức, không nói về khả năng. Đã sai mà còn cắt bớt chữ.

Một thí dụ khác gây ra một trận cười, chế nhạo là chữ "Tâm Tư" được phổ biến trên Net và báo chí hải ngoại. Chữ "Tâm Tư" là danh từ, được Phùng Quang Thanh, bộ trưởng quốc phòng của chế độ CSVN biến thành động từ khi tuyên bố: “Không cho lên tướng là anh em tâm tư lắm".

Có người nhận xét rằng nguyên nhân chính yếu là do sự độc tài của chế độ CS, kiểm soát tất cả mọi sự thông tin, báo chí, truyền thanh, truyền hình… nên từ trên xuống dưới các báo chí, đài… rập một kiểu mẫu sử dụng ngôn từ khô khan, tăm tối, sặc mùi tuyên truyền chính trị, tuy nhiên người dân có cách sử dụng ngôn ngữ của riêng họ. Hơn thế nữa tiếng Việt vốn nghèo về từ ngữ. Dù chính bản thân đôi khi cũng mắc phải những lỗi lầm về sử dụng ngôn từ do thói quen bị tiêm nhiễm bởi thứ ngôn ngữ nô lệ, nghe, đọc hàng ngày - người viết chỉ đồng ý phần nào với nhận xét này.

Để có thể giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, những ký giả, phóng viên báo chí, nhân viên đài phát thanh, truyền hình trong nước… có thể sử dụng nhưng từ đơn giản, dễ hiểu, chính xác hơn mà vẫn giữ nguyên được tinh thần bản tin, bài báo… không sợ vi phạm luật pháp. Tệ hại hơn nữa là có nhiều ký giả, phóng viên báo chí, truyền thanh, truyền hình ở nước ngoài không hề bị lệ thuộc hay gò bó bởi kiểm duyệt cũng rập khuôn, sử dụng ngôn từ y như trong nước.

Tại sao vậy? Tôi đem vấn đề ra hỏi một số người vốn là ký giả, phóng viên… Họ lý luận rằng viết như vậy cho người trong nước dễ đọc, họ quen đọc như thế rồi, viết khác họ sẽ không đọc.

Đúng là lý luận của những người… lười biếng, thiếu suy nghĩ, vô trách nhiệm.

Là những người làm việc truyền thông, ký giả, phóng viên… ở hải ngoại (không kể những người trong nước vì họ bị lệ thuộc, kiểm soát bởi cán bộ chính trị đảng CSVN) thấy được những sai, trái trong việc sử dụng tiếng Việt, thay vì lên tiếng chấn chỉnh hoặc không bắt chước, lại đơn giản dùng theo với lý luận trên, nhiều người còn tệ hại, lố bịch hơn nữa là bắt chước quá đáng.

Chúng ta nên nâng cao trình độ dân trí của người dân lên, hay hạ thấp trình độ văn hóa xuống cho phù hợp với sự hiểu biết của họ?

Hầu hết những người cộng sản Việt Nam lãnh đạo đất nước, trong quá khứ cũng như hiện tại đều thuộc loại ít học, ngu dốt, nhưng rất tự cao tự đại và mang nặng tinh thần nô lệ.

Họ cũng có mục đích xóa bỏ hoàn toàn nền văn hóa, giáo dục nhân bản của miền Nam trước năm 1975.

Do đó, họ chủ trương một nền giáo dục thui chột, ngu dân, một văn hóa lai căng theo Tàu nhằm xóa bỏ sự trong sáng của tiếng Việt đễ dễ dàng làm tay sai cho Tàu cộng.

Nếu những nhà ngôn ngữ học, những người có trách nhiệm về văn hóa, giáo dục Việt Nam (trong và ngoài nước) không có những hành động cụ thể chống lại chủ trương nô lệ văn hóa của nhà cầm quyền Hà Nội, và nếu chế độ CSVN còn tiếp tục tồn tai thì ngôn ngữ Việt rồi sẽ bị Hán hóa hoàn toàn một ngày nào đó.

Ông cha ta, dù cả ngàn năm nô lệ giặc Tầu, vẫn sáng tạo ra chữ Nôm để không bị lệ thuộc văn hóa Bắc phương. Chúng ta là những kẻ hậu sinh, chẳng lẽ lại tiếp tay với lũ bạo quyền tay sai cam tâm xóa bỏ nền văn hóa nhân bản mà tiền nhân đã đổ biết bao xương máu để giữ gìn?

03.01.2017

Trò gian manh hòa hợp hòa giải của CSVN

Le Nguyen (Danlambao) - Hoà hợp hòa giải là thủ đoạn chính trị, là chiêu trò gian manh đã qua nhiều lần sử dụng không có gì để bàn luận. Hoà hợp hòa giải rất cũ, cũ đến độ nhầu nát nhưng nó vẫn còn giá trị lợi dụng nên đảng cộng sản thỉnh thoảng lôi ra tái sử dụng mỗi khi có nhu cầu cấp bách đòi hỏi. Có thể nói không còn nhiều người đấu tranh lạ với chiêu trò bịp bợm hòa hợp hòa giải của cộng sản, nhưng có điều khá lạ lùng là mỗi lần cộng sản giăng lưới hòa hợp hòa giải thì lại có không ít các con nhạn là đà chui đầu vào. Không những thế, các con nhạn này còn lớn tiếng phụ họa với loa đài lề đảng, dạy dỗ những người nhận ra âm mưu đen tối, đọc ra ruột gan cộng sản, chống đối tới cùng hòa hợp hòa giải gian dối, bị cho là hận thù quá khứ, là chống cộng cực đoan(?)

Có lẽ chiêu trò giăng lưới hòa hợp hòa giải để hốt trọn ổ những người yêu nước có trái tim đầy ấp tình yêu quê hương, tổ quốc nhưng chủ quan nhẹ dạ, thiếu đề cao cảnh giác nên bị lưu manh cộng sản lừa gạt, lợi dụng rồi tiêu diệt trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước như lịch sử đã chỉ ra. Dường như câu chuyện sử dụng hoà hợp hòa giải để tiêu diệt lực lượng yêu nước không cộng sản trong quá khứ hơi trừu tượng, khá nhạt nhẽo nên không thu hút được sự chú ý của một số người “lãng mạn cách mạng” ngày hôm nay, khiến cho họ vô tư lao thân vào biển lửa như những con thiêu thân rất tội nghiệp. 

Lẽ ra không nên bàn đến hoà hợp hòa giải vì không có gì mới mẻ để bàn và bởi trong tư tưởng lẫn hành động của băng đảng cộng sản không hề tồn tại lòng chân thành hòa hợp hòa giải dân tộc cho một dự án chính trị để xây dựng, phát triển đất nước, con người Việt Nam tương lai. Hòa hợp hòa giải đối với cộng sản thực chất chỉ là một trong nhiều thủ đoạn chính trị bẩn thỉu nhằm thủ tiêu mọi phản kháng có nguy cơ đe dọa đến tham vọng độc quyền, quyền lực chính trị của đảng cộng sản Việt Nam. 

Để nhận ra âm mưu, chiêu trò hòa hợp hòa giải của đảng cộng sản hiện nay, chúng ta cùng nhau xét qua những phát ngôn và hành động đã, đang được loa đài rầm rộ cổ vũ qua các loa mồm của lãnh đạo cộng sản có trách nhiệm về cái gọi là hoà hợp hòa giải dân tộc như báo đài đăng tải dưới đây:

“Trong căn phòng làm việc ở trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn bận rộn với các cuộc điện thoại nhắc các đơn vị rốt ráo hoàn tất chuẩn bị Xuân Quê hương 2014 - hay “Tết kiều bào” thường niên.

Mấy năm trở lại đây, cứ nhằm đúng ngày 23 tháng Chạp, kiều bào khắp nơi trên thế giới có một cái Tết chung ở Hà Nội trước khi đón Tết riêng bên gia đình, người thân, trong chương trình Xuân Quê hương do Uỷ Ban Nhà Nước về người Việt Nam ở nước ngoài tổ chức.

Nhiều kiều bào hay nhắc nhau "hẹn ở Xuân Quê hương", như lời hẹn trở về gặp gỡ vào dịp ý nghĩa nhất trong năm. 

Suốt 6-7 năm công tác ở Ủy Ban, trong rất nhiều chương trình không chỉ Xuân Quê hương, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn chia sẻ rằng tình cảm chung của kiều bào với quê hương, đất nước luôn rộng lớn, sâu đậm.”(1)

Trên đây là bức tranh toàn cảnh của diễn biến sự việc chuẩn bị chương trình Xuân Quê Hương mỗi năm một lần, cứ đến hẹn lại lên do Ủy Ban Nhà nước về Người Việt ở nước ngoài phụ trách tổ chức được đăng tải trên báo chí lề đảng và để cụ thể hơn với chính sách triển khai công tác hòa hợp hoà giải dân tộc, chúng ta cùng nghe thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn, người phụ trách công tác về người Việt ở nước ngoài, trả lời báo lề đảng như sau:

Cộng đồng người Việt ra đi sau chiến tranh và định cư ở nước ngoài rất đặc thù, không giống các cộng đồng ngoại kiều khác. Những thuyền nhân ra đi đa số là vì mục tiêu kinh tế chứ không phải mục đích chính trị. Có bộ phận những người ra đi sau các cuộc chiến tranh mang theo tư tưởng hận thù của những người thua trận và được tuyên truyền rất nhiều điều ghê sợ không có thực về chủ nghĩa cộng sản. 

Sau hơn 20 năm nỗ lực đổi mới, đất nước giành được những thắng lợi, thay đổi mạnh mẽ đáng kể trên mọi lĩnh vực, mở cửa hội nhập kinh tế sâu rộng với thế giới bên ngoài. Điều đó tác động rất mạnh đến nhận thức của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, trong đó có các tổ chức còn có tư tưởng cực đoan chống lại nhà nước của chúng ta.”(2)

Trong một đoạn hỏi đáp khác, phóng viên báo lề đảng có hỏi ông Sơn rằng:"...theo thứ trưởng, cần tiếp tục đẩy mạnh ra sao công tác kiều bào, hướng tới hòa giải dân tộc trọn vẹn?" Đã được ông Sơn trả lời như sau:

Mười năm qua, không ít chính sách đã hiện thực hóa chủ trương nghị quyết 36. Dân sự hóa nghĩa trang Biên Hòa, đưa kiều bào ra Trường Sa, tổ chức đại lễ cầu siêu, chính sách mua nhà và sở hữu nhà ở trong nước cho kiều bào, thu hút đầu tư của kiều bào, luật quốc tịch… là rất nhiều việc cụ thể đã làm...

Ở góc độ cơ quan trực tiếp triển khai các chính sách, để tiếp tục phát triển cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài một cách vững mạnh, đoàn kết, tôi vẫn luôn cho rằng phải quan tâm tiếp cận những người bảo thủ còn có tư tưởng hận thù với đất nước, với dân tộc. 

..Với những người làm công tác vận động và tiếp cận với số người Việt ở nước ngoài còn mang tư tưởng cực đoan, chống đối Tổ quốc, đi ngược lại lợi ích dân tộc đòi hỏi phải có một tấm lòng chân thành, dũng cảm, khôn khéo để đối thoại...”(3) 

Nhìn qua việc tổ chức tiệc tùng khoản đãi “kiều bào” khi có cơ hội và phát ngôn của ông thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn trên truyền thông lề đảng đã lộ rõ ý đồ hòa hợp hòa giải khá buồn cười, khá vớ vẩn để không còn ai mơ hồ hiểu sai, hiểu không đúng về chính sách hoà hợp hòa giải của đảng cộng sản Việt Nam. 

Nội dung phát ngôn và hành động của ông Sơn, tiếng nói chính thức của đảng về người Việt tị nạn cộng sản không có gì mới, cũng chỉ là những luận điệu cũ rích trên hệ thống loa đài của đảng xưa nay và nó cũng kịp cho chúng ta thấy hòa hợp hòa giải chỉ nằm trong một số vụ việc nổi bật rất dễ chết cười cho cái gọi là hòa hợp hòa giải dân tộc như:

...Dân sự hóa nghĩa trang Biên Hòa, đưa kiều bào ra Trường Sa, tổ chức đại lễ cầu siêu, chính sách mua nhà và sở hữu nhà ở trong nước cho kiều bào, thu hút đầu tư của kiều bào, luật quốc tịch…làm công tác vận động và tiếp cận với số người Việt ở nước ngoài còn mang tư tưởng cực đoan, chống đối Tổ quốc, đi ngược lại lợi ích dân tộc...

Xin lỗi các ông bà cộng sản, những thứ này là hoà hợp hòa giải à? Việc ông thứ trưởng Sơn đến nghĩa trang quân đội Việt Nam Cộng Hòa chụp hình quay phim cảnh ông thắp hương, để “tay chân”viết bài đăng lên báo đài không phải là hòa hợp hòa giải. Việc đài thọ chi phí cho một số “phóng viên” kiều bào ra Trường Sa ngắm các anh bộ đội biên phòng ngồi trong các chòi chim bồng súng gác đảo, không khỏa lấp được hành động bán biển đảo của các thế hệ lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam. Việc tổ chức đại lễ cầu siêu với nhân vật tiếng tăm quốc tế là thiền sư Thích Nhất Hạnh chủ trì trình diễn trước các ống kính truyền thông quốc tế cũng không phải hoà hợp hòa giải dân tộc... Ngoài ra một số chính sách “ưu đãi” với kiều bào như sở hữu nhà, đầu tư , quốc tịch...cũng chỉ là miếng mồi danh lợi để câu nhử những người nhẹ dạ, hiểu biết mơ hồ về gian manh cộng sản chứ không phải là hòa hợp hòa giải dân tộc. 

Xét đến thành tích hòa hợp hòa giải được ông thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn “báo cáo, kê khai”trên hệ thống truyền thông lề đảng đều không phải là cốt lõi của vấn đề hòa hợp hòa giải dân tộc. Các việc ông Sơn kể lể chỉ làm lộ rõ bản chất gian manh trong hòa hợp hòa giải của đảng cộng sản Việt Nam, là chỉ nhằm lôi kéo dụ dỗ những thành phần nhẹ dạ làm cái loa cho thủ đoạn gian manh không mới của đảng cộng sản Việt Nam. 

Dù thế, hòa hợp hòa giải vẫn chiêu dụ được một số ẩn mặt lẫn lộ mặt như các ông Nguyễn Ngọc Lập, Nguyễn Phương Hùng cùng bộ sậu của Việt Weekly, Phố Bolsa TV...hòa vào bản đồng ca rẻ tiền của hòa hợp hòa giải dân tộc. Tất cả chỉ là “trò diễn”hòa hợp hòa giải nhằm vào mục đích gây phân hóa, làm suy yếu lực lượng đấu tranh của người Việt tị nạn cộng sản, ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh trong nước.

Điểm qua các lời phát ngôn của những người Việt hải ngoại trở về với thiện chí hoà hợp hòa giải dân tộc được công khai trên hệ thống truyền thông có những câu tiêu biểu để nhận diện rõ hơn về cái gọi là hòa hợp hòa giải dân tộc:

“...Tôi muốn làm sứ giả hòa giải và kết hợp đại đoàn kết dân tộc...Những ai muốn quay về dĩ vãng, thật là không tưởng. Tôi nghĩ rằng nhiệm vụ của mọi công dân Việt Nam trên toàn thế giới là đoàn kết nhau lại, hợp sức xây dụng đất nước. Hãy quên quá khứ để nhìn về tương lai...” (Nguyễn Cao Kỳ).(4) 

“ ... Họ nhầm rồi, tôi có theo hàng ngũ nào đâu. Nhưng tôi thì không nói ra: “Không, tôi không ở hàng ngũ của ông”, nói như thế tàn nhẫn quá phải không?...Làm sao đo được sự hạn hẹp hay sự tức giận của một số người? Suốt 30 năm họ vẫn còn căm thù như vậy đó? Có thể vì bản thân họ, hoặc gia đình họ đã phải chịu những gian khổ, nguy hiểm, nhục nhã, bị cướp bóc, bị hải tặc hãm hiếp… họ có thành kiến với cộng sản, không thích những người như tôi về sống tại quê hương...” (Phạm Duy).(5)

Tôi thấy năm, bảy năm nữa Việt Nam sẽ xán lạn, rực rỡ. Tôi mong những người chống đối sẽ về thăm lại đất nước trước khi họ thật sự nằm xuống ở hải ngoại. Về một lần rồi họ sẽ đồng ý với việc làm của tôi - yêu nước và yêu quê hương.”(Nguyễn Phương Hùng )(6)

Chúng ta thấy gì qua những câu nói của những người tự nhận là “sứ giả hoà giải hòa hợp dân tộc”? Giờ nhìn lại những ồn ào về hòa hợp hòa giải đã qua của các ông Đỗ Mậu, ông Nguyễn Cao Kỳ, Ông Phạm Duy... tất cả đều chìm vào quên lãng đáng tủi hổ và hiện tại những ồn ào hòa hợp hòa giải dưới vỏ bọc đột phá “ngôn luận” của các ông bà Etcetera Nguyễn, Mimi Tưởng báo Việt Weekly, Vũ Hoàng Lân Phố Bolsa TV, Nguyễn Phương Hùng trang mạng KBC hải ngoại...thực chất cũng chỉ là cái loa khuếch âm của âm mưu hòa hợp hòa giải chỉ nhằm gây phân hóa nội bộ các lực lượng đấu tranh chống độc tài cộng sản hiển hiện khá rõ trên báo Công An thành Hồ:

...Nhóm nhà báo này đã gây ra nhiều cú sốc cho làng báo Việt. Họ đã thực hiện nhiều phóng sự trên báo in, báo điện tử, truyền hình hải ngoại về những thay đổi lớn lao, tuyệt vời ở Việt Nam. Họ càng tự tin và dũng cảm hơn với nghĩa vụ của nhà báo trước công chúng là đưa tin kịp thời, trung thực và sẵn sàng đối đầu với bọn phản động cực đoan để nói lên sự thật...

...Đồng hành với KBC hải ngoại, báo in Việt Weekly và kênh truyền hình phố Bolsa TV cũng đang đổi mới trong quan điểm đưa thông tin. Họ chấp nhận đối đầu với các nhóm phản động cực đoan để đòi quyền tự do ngôn luận...

... Hiện có rất nhiều “nhà dân chủ” người Việt trong, ngoài nước đang mù quáng hùa theo giọng điệu xuyên tạc, vu khống của những kẻ chống phá Việt Nam, để cao giọng đòi dạy cho dân Việt Nam sao các vị không dành thời gian, tâm huyết và cả những mánh lới vu vạ đó đấu tranh cho tự do báo chí của hai triệu Việt kiều ở Mỹ? “thực thi dân chủ”, “tự do ngôn luận”, “đòi hỏi nhân quyền”... sao các vị không dành thời gian, tâm huyết và cả những mánh lới vu vạ đó đấu tranh cho tự do báo chí của hai triệu Việt kiều ở Mỹ? Đây là cộng đồng bị những tổ chức phản động lưu vong đàn áp tự do ngôn luận suốt 37 năm qua và đang rất cần những trợ giúp để “đứng lên” đòi quyền sống, quyền được làm báo, được đọc báo Việt...(7)

Không còn nghi ngờ gì nữa, những việc làm của các cá nhân làm báo, các tổ chức báo, đài nêu trên chỉ là màn tấu hài của các diễn viên hạng bét của vỡ kịch hòa hợp hòa giải dân tộc do đảng cộng sản đạo diễn và họ nào biết rằng họ không đủ một miếng nuốt cho loài ác quỷ cộng sản khi chúng đói máu.

Hẳn có rất ít người chậm hiểu, không biết cốt lõi của hòa hợp hòa giải dân tộc là dỡ bỏ độc quyền lãnh đạo của đảng cộng sản, từng bước chuẩn bị những điều kiện cần và đủ để tiến tới thiết lập thể chế chính trị dân chủ hiện đại, đó mới là nền tảng đích thực của mục tiêu hòa hợp hòa giải dân tộc. Những hành động của những tên tay sai nằm vùng, những kẻ thậm thụt đi đêm với cộng sản và những kẻ công khai ra mặt như các tên cò mồi, các cộng tác viên của Việt Weekly, Phố Bolsa TV, trang mạng KBC hải ngoại...họ đang ”hạnh phúc” với những việc họ làm. Thật ra cũng rất đáng thương, vì chính họ cũng không biết họ là những con rối, những con tốt trên bàn cờ hòa hợp hòa giải, một trong nhiều trò gian manh của đảng cộng sản và việc làm của họ là hành động tội ác, là tiếp tay cho loài quỷ dữ cộng sản chống nhân loại, chống lại khát vọng tự do, dân chủ, nhân quyền của dân tộc Việt Nam. 

Ở thời đại văn minh chỉ có những kẻ điên mới mong muốn chiến tranh, muốn sử dụng bạo lực giải quyết xung đột tranh chấp. Bạo lực trong đấu tranh giải trừ độc tài cộng sản, vì một Việt Nam tự do, dân chủ, nhân quyền nếu có xảy ra, chỉ là sự chọn lựa không thể lựa chọn mà thôi. Nan đề Việt Nam, ai cũng biết đối thoại, hòa hợp hòa giải dân tộc là việc cần phải làm để tránh đổ máu cho một dân tộc vốn chịu nhiều đau khổ, mất mát của máu lửa chiến tranh. Thế nhưng, điều kiện tiên quyết trong hòa hợp hòa giải là không cảm tính, không ngây thơ chính trị để lịch sử đẫm máu của hòa hợp hòa giải tái diễn và cần tỉnh táo để nhận ra hoà hợp hòa giải dân tộc phải bắt đầu từ đâu, phải làm thế nào thông minh nhất để không bị đảng cộng sản sử dụng thủ đoạn gian manh chính trị tiếp tục lừa gạt như chúng đã từng lừa gạt.



_________________________________________

Chú thích:




2017: CSVN chui đầu vào thòng lọng

Đồ Hiếm (Danlambao) - Đến nước này thì đảng CSVN cố loay hoay kiểu gì rồi năm 2017 cũng chui cổ vào thòng lọng. Người Việt ở hải ngoại thì co chân đạp ghế cho loài sản mất chỗ đứng, còn việc kéo dây thòng lọng là của toàn dân....

1. Nhà triết học Heraclitus có nói “Không ai có thể tắm 2 lần trên cùng một dòng sông”. Nhưng cộng sản Việt Nam (CSVN) vốn xuất thân rừng rú, man rợ, cứ cái khúc sông đó mà xả, mà quậy riết bắt đục ngầu từ cả 71 năm nay, làm dân mình ngày càng lầm than, dở sống dở chết. Vỏ quít dày gặp ngay móng tay nhọn, vừa trúng cử được đôi ba tuần là tân Tổng thống Donald Trump vội vàng xuất chiêu liền. Ông Trump cho biết một trong những việc đầu tiên ông làm ngay sau khi nhậm chức là rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) cái rụp. Ông còn gọi TPP là "thảm họa tiềm ẩn với đất nước Hoa Kỳ" vì hầu như 11 quốc gia thuộc khu vực châu Á-Thái Bình Dương đổ hàng vào Mỹ nhiều hơn là mua hàng của Mỹ, cho nên những công ty con ở Mỹ sẽ không thể tiếp tục cạnh tranh được với giá thành rẻ mạt với 11 nước này. Theo ông, rút ra là thượng sách.

2. TPP là một tổ chức kinh tế được đánh giá chiếm tới 40% tổng giá trị thương mại của toàn cầu. “Nếu” được vào TPP, nền kinh tế VN sẽ được hưởng lợi nhiều nhất (1) trong 12 quốc gia thành viên. Xuất khẩu của VN sẽ vượt bực, kéo theo GDP tăng trưởng dồi dào sau bao năm rùa bò. Nhưng buồn thay, tuyên bố của ông Trump dẹp bỏ TPP cũng giống như một cái tát nảy lửa vào mặt nhà cầm quyền CSVN, không có Mỹ thì vào đó bán hàng cho ma nó mua hay sao?

Đảng ta đau còn hơn thiến vì đã lao tâm tổn khí, đầu tư bao nhiêu công sức, tâm huyết đi ăn mày, xin xỏ, vận động, mong sao vào được TPP, trước là đưa “giùm” hàng hóa phế phẩm của đàn anh Chai-na, sau đó mới tới hàng Việt vào đất Mỹ càng nhiều càng tốt, giờ đây thì dã tràng xe cát biển đông. Đau như thiến, nhưng tưởng thú Phúc vẫn chảnh trước quốc hội bù nhìn "Chúng ta còn nhiều hiệp ước kinh tế khác, đảm bảo quá trình hội nhập kinh tế thế giới. Không tham gia TPP hay có tham gia TPP thì chúng ta vẫn tiếp tục hội nhập sâu rộng với quốc tế" (2), theo giọng điệu con cáo và chùm nho!

Đồ tui da vàng mũi tẹt, nên cũng mong dân mình bớt khổ, nhưng cái kiểu làm giàu thiếu lành mạnh của bè lũ nhà sản con hoang, xưa oánh cho chết mẹ đồng bào Miền Nam vì Mao và Stalin, nay lại cun cút niểng đầu tuân lịnh tuồn hàng cho thiên triều là ưu tiên, còn các mặt hàng xuất khẩu của VN thì mang hàng tốt đi chào, đến khi cung cấp thì toàn loại không đủ chuẩn, càng thêm mang tiếng. Nói có sách, mách có chứng là thủy sản Việt trong năm 2015 với những “con số cũng phải đỏ mặt” sau đây:

- Tại Nhật, 9 tháng đầu năm 2016, có 27 lô hàng xuất sang Nhật Bản bị cảnh báo nhiễm kháng sinh, tăng 6 lô so với năm 2014. Nhật đã áp dụng chế độ kiểm tra chặt và có thể áp dụng biện pháp đình chỉ nhập khẩu nếu tình hình không cải thiện.

- EU cũng cảnh báo 27 lô hàng thủy sản Việt Nam nhiễm kháng sinh và đã có văn bản nêu rõ, nếu không cải thiện sẽ áp dụng biện pháp kiểm tra nghiêm ngặt.

- Thị trường Mỹ, số lô hàng cá biển, tôm vi phạm chỉ tiêu kháng sinh là 35, tăng gấp sáu lần so với năm 2014

- Úc cũng cho biết sẽ ngừng nhập khẩu thủy sản Việt Nam nếu tỉ lệ vi phạm dư lượng kháng sinh gia tăng...

Làm ăn thì cẩu thả, quen thói lừa đảo, thậm chí cái xe hai bánh còn không tự sản xuất ra được, trong khi Campuchia đã trình làng chiếc xe ô tô điện tự chế điều khiển bằng smartphone; Giáo $ư & Tiến $ĩ thì hàng khối, nhưng ngay cả ốc vít, dây điện cũng không thể sản xuất được. Rồi hàng hóa gia dụng hằng ngày thì bị hàng Tàu, hàng Thái lấn lướt qua mặt vèo vèo. Chưa nói tới những mảng tồi tệ của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN: Hệ thống ngân hàng vỡ nợ, lao động năng suất thấp, lao động toàn dùng trẻ vị thành niên, bảo hiểm xã hội cho công nhân bị lạm dụng hoang phí, hay tổ chức công đoàn độc lập bị trù ếm... Ở đó mà mơ TPP hay hội nhập thế giới!

TPP không được phê chuẩn, nhưng đâu đó lại vang lên những vớt vát cho đỡ quê xệ. Đầu tiên là ông Tiến sĩ Nguyễn quang A lên tiếng, với lập luận: “TPP chưa hề tồn tại mà nó đã bị chết yểu. Chúng ta đã tiếc là tiếc cái tiềm năng, cái khả năng trong tương lai có thể có nhưng mà đã bị vứt đi. Vì từ trước đến nay, không có TPP thì kinh tế VN vẫn phát triển và tăng trưởng như hiện nay”.

Úy mèn đét ơi, tiến sĩ đang ở hành tinh nào mà tuyên bố ngậu xị như vậy? Lơ mơ như Đồ tui, sáng sáng đi một vòng các trang mạng chính hiệu con nai vàng của nhà Vẹm mà cũng phải tối tăm mặt mũi: Tham nhũng tràn đìa, làm ăn chỗ nào cũng thua lỗ thất bát, biển chết, thực phẩm nhiễm độc, lũ lụt tàn phá, giá xăng giá điện mỗi ngày mỗi tăng... Vậy phát triển kiểu gì ngộ vậy tiến sĩ, nếu không muốn nói là phát triển giật lùi mới đúng. Chưa kể 3 lĩnh vực quan trọng là chính trị, kinh tế và văn hóa của VN đang bị Tàu cộng khống chế đến... gần như tắt thở kia kìa. VN nhập siêu gấp đôi trong giao dịch với TC dù dân số TC nhiều gấp 15 lần hơn VN, rồi hàng hóa mà VN sản xuất thì phần lớn nguyên liệu lại được nhập từ TC về, thậm chí lúa giống cũng nhập từ TC đến 80%... TC chỉ cần tăng giá thêm năm, mười phần trăm là các doanh nghiệp VN sẽ bị treo cổ ngay tức khắc. Nhân đây nhờ tiến sĩ chỉ giùm chỗ nào phát triển đặng cho bà con lao động tìm đến mà buôn bán mần ăn, chớ tình hình này cực quá chi là cực, ngài tiến sĩ à!

Mà tiền có vào thì các quan đỏ từ trên xuống dưới cũng xà xẻo phần lớn rồi, còn đâu tới phần dân? Nên ai chửi, Đồ tui chịu, bụng dạ sao nói vậy: Bọn cộng sản này phải bị khô máu, phải bị tàn mạt, tán gia bại sản, thế nào cũng quay ra làm bậy, cắn bậy như chó điên, làm càn như đổi tiền, tăng thuế, may ra tới nước đó dân mình mới thức tỉnh, hết cam chịu như bấy lâu, mà “nộ khí xung thiên”, mới “tức nước vỡ bờ”! 

Vừa qua vì cạn kiệt ngân sách, Nguyễn Thiện Nhân (Chủ tịt Mặt Trận Tổ Quạ) và Phạm Bình Minh (Bộ Ngoại Giao ăn mày) đã giao hẹn năm 2017 này sẽ tăng cường “bóp nắn” bò Vịt Kìu tới bến! Vì vậy, muốn tên bại hoại CSVN cạn máu, người Việt nước ngoàiphải làm các việc sau: 

- Không gửi tiền về VN trừ khi cha/mẹ người thân bị bệnh/nạn;

- Ngăn cản bà con người thân đem tiền về VN: Điển hình là các ông về du hí VN vì đó là hành động tiếp tay cho xã hội thêm băng hoại; Các bà về chảnh / sửa sắc đẹp vì làm mất chính nghĩa của người tỵ nạn cs; Vịt kìu yêu nước (thải) về xây dựng đất nước, nhưng thực chất là bắt tay với tà quyền bóc lột sức lao động của người dân. Thử hỏi trong khi thảm họa biển chết có thấy nhà khoa học Vịt kìu yêu nước (thải) nào dám lên tiếng không?

- Tẩy chay các sách báo, phim ảnh, tour du lịch, trung tâm ca nhạc có MC, ca sỹ hay quảng cáo liên hệ tới cs, vì đây là bàn tay nối dài của tuyên giáo cs;

- Ủng hộ tiền bạc trực tiếp qua các tổ chức tù nhân lương tâm. Qua các Linh mục để các Cha có phương tiện khởi kiện đuổi Formosa, hỗ trợ TPB VNCH… 

Người Việt hải ngoại phải đồng lòng và kiên trì ít nhất là nửa năm, cho đến khi nhà sản thành chó điên cắn càn, thì cũng là ngày tàn của chúng.

Ừa hén, tự nhiên viết tới đây Đồ tui nghĩ ra được cách để phát triển hay kiếm tiền/kiếm lợi rồi, cái khó nó ló cái khôn à nha. Không cần vốn liếng mà “qua đêm” một cái là giàu sụ, cứ làm theo Nữ hoàng đồ lót trắng tinh như râu bác đang làm với tỷ phú Hờ Kờ thì tha hồ mà lên đời. Hồi Đồ tui còn nằm trong bụng bà già thì bác Hờ đã sáng suốt nghĩ ra được kế dắt gái cho cố vấn Mỹ có khuyến mãi thêm thuốc cường dâm rồi. Sau này học tập bác Hờ, thời Minh Triết “Cu ba thức, Việt Nam Ngủ” còn rao hàng công khai, dụ khị Việt Kiều mang đô về bằng chiêu gái Việt đẹp lắm, chớ Đồ tui làm gì đủ lưu manh, ý quên, thông manh mà nghĩ ra kế này cho đặng. 

Trở qua mặt đấu tranh nhân quyền thì ông TS Nguyễn Quang A lại nói rằng: “Nếu ông Trump làm đúng như những điều mà ông đã nói trong suốt một năm rưỡi tranh cử qua, thì tôi nghĩ là một tai họa cho cả thế giới, chứ không phải chỉ tác động trên đấu tranh dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam”. Tai họa là do đảng cộng sản giáng xuống đầu dân hơn 70 năm nay, chớ ông Trump mắc mớ gì vào đây. Nói thiệt nghen, các nhà dân chủ mong chờ sự ủng hộ từ Mỹ một phần, chớ cộng sản Ba Đình chờ mong Mỹ quan tâm việc đấu tranh nhân quyền đến mười phần. Để chi? Để chúng hốt bạc sau những phi vụ bán đứng Tù Nhân Lương Tâm, chớ những người yêu nước như Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Văn Đài, Anh Ba Sàm, Mẹ Nấm, Nguyễn Hữu Quốc Duy, Nguyễn Hữu Thiên An, Nguyễn Ngọc Già, Cấn Thị Thêu... dù không có Mỹ thì họ vẫn không chùn bước, vẫn miệt mài xả thân vì dân chủ tự do cho quê hương đất nước mà quên đi cả gia đình hạnh phúc riêng mình. Thế nên, khi nói về chuyện đấu tranh dân chủ thì hãy uốn lưỡi 7 lần trước khi phán như thánh phán, kẻo không lại vô tình mở đường cho bọn dư luận viên vào chụp mũ vu khống những người Việt (ủng hộ Trump) là đâm sau lưng chiến sĩ đó cha nội! 

Nhân nói chuyện gia đình mới thấy thương Mẹ Nấm bắt đứt ruột. Cái bọn cộng sản thiệt là ác nhân, thất đức. Bắt mẹ lìa con thơ hơn cả hai, ba tháng nay mà có cho mẹ con MN liên lạc gì đâu. Minh béo phạm tội chàng ràng ngay giữa ban ngày mà Mỹ còn nhân đạo cho về VN ăn Tết, trong khi cô Như Quỳnh chỉ lên tiếng về Formosa, Hoa Sen Cà Ná thì cắc cớ gì mà CSVN lại giam giữ bà mẹ một nách hai con như Mẹ Nấm? Càng nghĩ Đồ tui càng tức cành hông cái bọn nghiệt súc này - ai hổng chửi CS, hổng phải là con người.

Dù ông Trump mà không quan tâm đến nhân quyền VN, thì còn vô số các tổ chức văn minh khác trên thế giới tẩy chay việc vi phạm nhân quyền của cộng sản như Ủy ban Nhân quyền VN tại Pháp đã lên tiếng kêu gọi Liên Minh Châu Âu thúc ép nhà cầm quyền VN nghiêm túc giải quyết những vi phạm về nhân quyền theo đúng những cam kết mà nhà nước CSVN đã hạ bút xuống ký khi trở thành hội viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Bà con sống trong miền Nam trước 75 ai mà hổng rành sáu câu cái thói lật lọng trở tráo của VC. Mậu Thân 68 ký kết đình chiến cho bà con hai miền ăn một cái Tết không tiếng súng thì tụi cộng kéo qua thảm sát cả 7000 người dân vô tội tại Huế, hết Hiệp định Geneve 54 sang tới Hiệp định Paris 73, lần nào VC cũng vi phạm trắng trợn một cách lưu manh hèn hạ việc ngưng bắn trên bàn hội nghị. Cộng sản thiệt là cái giống lươn lẹo, miệng xoen xoét cãi chày cãi cối vừa đánh vừa đàm, mực ký chưa ráo là tụi nó trở mặt y như trở bánh tráng liền. Lần này cũng y chang, vào làm hội viên Hội đồng Nhân quyền LHQ mà nội trong năm 2016 này, cộng sản đã bắt giam ít nhất 20 nhà hoạt động dân sự cầm tù vì dám có những ý kiến bất đồng.

Lần này thì nhà sản chết chắc. TT Trump chưa nhậm chức mà con hoang Ba Đình đã có nguy cơ xách bị đi ăn mày. Mong vào TPP, một mặt để tuồng hàng cho cha csTQ, mặt khác để trả nợ cho thằng con csVN - hoang đàn tham nhũng - cũng trớt quớt; Bắt các Tù Nhân Lương Tâm để đem bán rồi cũng lên chuồng chim. Lòng dân từ Bắc chí Nam thì bất mãn râm ran, ngoài Hà Tĩnh nhìn đâu cũng thấy phừng phừng trào máu chuyện Formosa, thêm cái vụ xả lũ chết lên tới 235 nhân mạng miền Trung thì cái tên tiến sĩ mặt mo Nguyễn Bách Phúc lại kêu là do nước của trời chớ không phải nước của thủy điện dìm chết dân (3), rồi hàng hàng lớp lớp Dân Oan, rồi đảng viên phản tỉnh, nội bộ đảng thanh trừng bắn nhau đẫm máu vì ăn chia không đều...

Đến nước này thì đảng CSVN cố loay hoay kiểu gì rồi năm 2017 cũng chui cổ vào thòng lọng, NVHN thì co chân đạp ghế cho loài sản mất chỗ đứng, còn việc kéo dây thòng lọng là của toàn dân. Nhanh, gọn. Xong đời cả lũ ác ôn CSVN - bán nước giết dân. Chắc như đinh đóng cột.

03.01.2017



______________________________

Chú thích:

1. Gia nhập TPP, Việt Nam được hưởng lợi nhất

2. Không thông qua TPP: Mỹ chịu thiệt chứ không phải Việt Nam

3. Mỹ rút khỏi TPP ảnh hưởng kinh tế - xã hội Việt Nam như thế nào?

4. TS Nguyễn Bách Phúc: “Thủy điện Hố Hô cũng chỉ là nạn nhân như dân chúng”

Hậu quả chính sách “ba không” của ĐCSVN

Nguyễn Vĩnh Long Hồ (Danlambao) - Việt Nam với lãnh thổ trải dài dọc ven bờ biển Thái Bình Dương với diện tích hơn 3.600.000 km2 và chiều dài bờ biển là 3.444 km. Lực lượng Không quân & Hải quân VN yếu kém không đủ khả năng bảo vệ biển đảo mất dần vào tay Bắc Kinh. Việt Nam bị cô lập vì chính sách “ba không”, sản phẩm của đỉnh cao trí lợn của những tên lãnh đạo ĐCSVN; vì vậy, Việt Nam bị cô lập và cô độc không thể đối đầu với Tàu Cộng thì phải vứt bỏ chính sách “ba không” lổi thời này vào thùng rác và học hỏi kinh nghiệm liên minh, liên kết của Ấn Độ để tồn tại trước tên láng giềng côn đồ, hung hăng và ngang ngược...

*

Việt Nam “cô độc” trong cuộc đối đầu với Tàu cộng:

BBC ngày 23/12/2016 đưa tin: Tổ chức nghiên cứu địa chính trị toàn cầu Strattor, phân tích tình hình Việt Nam trong bối cảnh các thay đổi lớn trong khu vực Đông Nam Á. Cộng sản Việt Nam trở nên mềm hơn và tìm cách hàn gắn quan hệ với Bắc Kinh. Theo Strattor, CSVN âm thầm tìm cách thúc đẩy quan hệ với các đối tác bảo vệ chủ quyền, thay vì đối đầu trục tiếp với TC.

Với vị thế địa chính trị của mình, CSVN không thể hoàn toàn phủ nhận, cũng như chấp nhận sức mạnh ngày càng tăng của người láng giềng ngang ngược và tham lam phương Bắc và Hà Nội không dám ngả hẳn về một bên nào giữa Tàu Cộng hay Hoa Kỳ. Chính sách đi dây của CSVN, Strattor nhận xét, bắt nguồn từ lịch sử và bối cảnh hiện nay khiến cho VN ngày càng khó từ bỏ chính sách đu dây nầy.

Nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội vẫn rất mong muốn hội nhập kinh tế quốc tế thông qua thỏa thuận TPP để mở rộng hợp tác với các nước và các khối khác. Từ cách nhìn của mình, Hà Nội cho rằng các thỏa thuận như TPP có lợi cho việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài và xuất cảng hàng hóa của VN, giúp cải cách nền kinh tế trong nước với mong muốn gia nhập các thỏa thuận thương mại đa phương khác, như Liên minh Kinh tế Á-Âu và Liên hiệp Châu Âu. Hà Nội cho rằng, sự hợp tác sẽ mở rộng ra các lĩnh vực khác nữa như năng lượng và quân sự. Cho thấy CSVN thực sự muốn tìm các đối tác mới để vượt ra khỏi tầm ảnh hưởng toàn diện của Bắc Kinh.

Theo Strattor, tình trạng bảo hộ mậu dịch ở các nước phát triển, nhất là Hoa Kỳ và châu Âu, cũng như các điểm yếu của nền kinh tế & chính trị ở trong nước cản trở VN trong quá trình hội nhập toàn cầu. Thời điểm nầy thật bất lợi cho VN đang phải tái cơ cấu nền kinh tế của mình và gia tăng áp lực cũng như khó khăn lên các ngành công nghiệp quan trọng nhất như nông nghiệp, chế biến và lắp ráp điện tử. VN đang phải đương đầu với thu nhập và xuất cảng đều giảm. Thâm hụt ngân sách hiện đang ở mức 6,5% GDP, lại thêm chi tiêu và nợ công tăng.

Những vấn đề kinh tế nói trên xuất hiện trong bối cảnh bất ổn về chính trị ngày càng gia tăng, từ việc Mỹ do dự can thiệp vào khu vực châu Á-TBD, cũng như những dấu hiệu gần đây cho thấy các nước láng giềng của VN bắt đầu mất đoàn kết trong việc chống lại chủ nghĩa bành trướng bá quyền khu vực của Tàu Cộng. Chính những nguyên nhân nầy đã thúc đẩy việc thay đổi chiến thuật ngoại giao của CSVN.

Việt Nam đấu tranh với TC là có lịch sử lâu dài; tuy nhiên khác với Philippines,VN cô độc không có chiếc ô an ninh quân sự của Mỹ để bảo vệ mình khỏi sự gây hấn của Bắc Kinh. Chính vì thế, chiến lược của CSVN là “phản kháng thầm lặng” vẫn tiếp tục củng cố phòng thủ và tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông. VN là nước có sức mạnh quân sự lớn nhất khu vực. Tuy nhiên, tổ chức đa phương như ASEAN sẽ không thể giúp đỡ nhiều trong việc ngăn chặn chủ nghĩa bành trướng của TC tại Biển Đông. Trong khi các nước khu vực ít nhiều thực thi chính sách xoay trục lại gần TC như Philippines và Malaysia, Việt Nam sẽ trở nên cô lập trong lập trường của mình đối với Bắc Kinh. Đây là hậu quả của chính sách “ba không”ngu xuẩn của những đỉnh cao trí lợn của tập đoàn lãnh đạo ĐCSVN.

Hậu quả chính sách “ba không” của quốc phòng VN:

Phát biểu trước báo giới trong chuyến thăm Bắc Kinh từ 22 - 25/8/2010, Thứ truởng BQP Nguyễn Chí Vịnh khẳng định chính sách “ba không” của Việt Nam và nhấn mạnh rằng, mối quan hệ quốc phòng giữa hai nước láng giềng là “tốt đẹp”. Chính sách “ba không” mà Nguyễn Chí Vịnh cổ súy bao gồm:

- Không tham gia các liên minh quân sự. 

- Không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào. 

- Không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia. 

Trong thời gian sang chầu Bắc Kinh, Nguyễn Chí Vịnh đã có cuộc hội đàm với Phó Tổng tham mưu QGPTQ Mã Hiểu Thiên, rồi gặp Bộ trưởng BQP Lương Quang Kiệt. Trong các buổi hội đàm và tiếp xúc phía VN nhận thấy, những quan điểm mà TC đưa ra phù hợp với quan điểm và các vấn đề mà ASEAN đã thống nhất. Bắc Kinh bày tỏ ủng hộ VN với tư cách là nước chủ nhà tổ chức thành công hội nghị lần nầy.

Thứ trưởng bưng bô Nguyễn Chí Vịnh đã thay mặt triều đình bán nước nói: “Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng, có “đại cục quan hệ tốt đẹp”, VN ủng hộ trước sự phát triển của TQ, trong đó có sự phát triển quốc phòng. Sự ủng hộ ấy xuất phát từ lòng mong muốn và niềm tin TQ không sử dụng sức mạnh của mình để làm phương hại đến lợi ích của các nước khác, không làm phương hại đến hòa bình, ổn định của khu vực và trên thế giới. TQ có vai trò to lớn trong Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng, nếu như TQ sử dụng sức mạnh quốc phòng của mình để tham gia vào cứu hộ, cứu nạn, cứu trợ thảm họa thì là điều rất tốt cho cả TQ và khu vực”. Các hoạt động trên sẽ góp phần quan trọng trong việc xây dựng niềm tin, tăng cường quan hệ quốc phòng nói riêng và quan hệ hai nước nói chung”.

Đã đến lúc CSVN vứt chính “ba không” vào thùng rác:

Tham vọng của Bắc Kinh là muốn chiếm Biển Đông thành ao nhà, khống chế hoàn toàn các tuyến hàng hải quan trọng và eo biển chiến lược Malacca. Đây là một đòn giáng vào tử huyệt của Nhật - Hàn, đồng thời đẩy Hải quân Hoa Kỳ ra khỏi khu vực Biển Đông, làm bàn đạp chia đôi Thái Bình Dương với Mỹ. Ngược lại, nếu TC không khống chế được Biển Đông thì TC sẽ bị Mỹ và liên minh quân sự phong tỏa và bao vây về an ninh năng lượng và về thương mại. Một tàu tuần duyên USS Freedom của Hải quân Mỹ triển khai ở căn cứ Changi Singapore đang canh chừng eo biển Malacca, chứng tỏ lợi ích quốc gia của Mỹ trên Biển Đông không chỉ đơn thuần về “tự do hàng hải” mà còn là an ninh quốc gia của Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia. Vì vậy, Mỹ và 3 nước nầy thành lập một liên minh quân sự trong chiến lược xoay trục sang châu Á - TBD của Mỹ.

Những hành động hung hăng, ngang ngược của Bắc Kinh bất chấp Phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực La Haye ngày 12/7/2016 trong thời gian qua trên Biển Đông như chiếm bãi cạn Scarborough của Philippines và đã tiến hành xây dựng, bồi đấp, cải tạo mở rông diện tích quy mô lớn các bãi đá ngầm như Chữ Thập, Ga Ven, Châu Viên, Gạc Ma, Tư Nghĩa, Vành Khăn, Xu Bi là 7 bãi đá mà TC đã cưỡng chiếm vào các năm 1988-1995. Trong đó có những đảo Bắc Kinh tiến chiếm bằng vũ lực từ tay Hải quân VN trong trận hải chiến Trường Sa 1988 (đảo Gạc Ma). Ngày 14/4/2015, công ty DigitalGlobe công bố hình ảnh vệ tinh, cho thấy TC đang mở rộng hai đảo Phú Lâm và Quang Hòa thuộc quần đảo Hoàng Sa mà TC đã chiếm giữ vào năm 1974 từ tay chính phủ VNCH.

Việc Mỹ công khai xoay trục sang châu Á-TBD, trực tiếp can dự vào Biển Đông đã tạo ra hai mâu thuẫn lớn:

- Mâu thuẫn giữa Tàu Cộng với các nước có tranh chấp về chủ quyền biển đảo, trong đó có Việt Nam. 

- Mâu thuẫn giữa Tàu Cộng với Mỹ - Nhật Bản - Ấn Độ. 

Rõ ràng, Bắc Kinh ngang nhiên xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, máu của chiến sĩ QĐNDVN đã đổ trên đảo Hoàng Sa, Trường Sa, Gạc Ma, trên vùng trời, vùng biển, hải đảo của Tổ quốc VN. Đây chính là lúc ĐCSVN phải vứt chính sách “ba không” vào thùng rác, để chống lại kẻ thù xâm lược Tàu Cộng, VN cần dựa vào chủ nghĩa bài Tàu Cộng trên khắp thế giới và các liên minh chống lại chủ nghĩa bành trướng bá quyền của Bắc Kinh.

Chủ nghĩa bài Tàu cộng trên khắp thế giới:

Là một xu hướng chống lại Tàu Cộng, người Tàu Hoa Lục hoặc văn hóa Tàu Cộng. Sự kỳ thị nầy thường nhắm vào những người Tàu Hoa Lục chiếm thiểu số đang sống hoặc du lịch ở nước ngoài và càng làm phức tạp hóa bởi các tác động của vấn đề nhập cư, vấn đề phát triển bản sắc dân tộc ở các nước láng giềng, sự chênh lệch giàu nghèo, mối quan hệ giữa các dân tộc thiểu số nhược tiểu với dân tộc chiếm đa số nước lớn như Tàu Cộng. Một vài nguyên nhân khác của xu hướng bài Tàu Cộng là do những chính sách chống lại nhân quyền của giới cầm quyền ĐCSTQ như sự kiện Thiên An Môn năm 1989 và cuộc đàn áp khốc liệt Pháp Luân Công.

Sau đây là kết quả điều tra năm 2015 của Trung tâm Nghiên cứu PEW (Washington, D.C) các quan điểm về Tàu Cộng.

1. Nga: Liên Xô cũ và TC bắt đầu chia rẽ vào những năm 1950, phát triển dần thành xung đột biên giới Trung - Xô ở vùng Siberia năm 1962 và đỉnh điểm năm 1969 là những cuộc xung đột đẫm máu. Đến năm 2004, hai nước Nga - Trung mới chính thức hòa giải. Mặc dù hai quốc gia không còn mâu thuẫn với nhau nữa, song chính quyền Nga đôi lúc lo ngại về việc người Tàu Hoa Lục tràn qua những vùng thưa dân Nga ở vùng Viễn Đông và Siberia.

2. Australia: Tại Australia, một lượng lớn người nhập cư là người Tàu Hoa Lục. Mặc dù những người nhập cư bản tính ôn hòa và cần cù, song những người Úc lại có ác cảm với người Tàu vì có sự khác biệt lớn giữa văn hóa và phong tục tập quán. Những năm giữa thế kỷ 19, người Australia và New Zealand khinh bỉ người Tàu như những kẻ dơ bẩn, bệnh hoạn.

3. Canada: Những năm thập niên 1850, một lượng lớn nhập cư TQ đến tỉnh British Columbia của Canada để tìm vàng. Sau đó, bắt đầu từ năm 1858, những công nhân người Tàu được đưa tới Canada để làm việc trong các khu mỏ và xây dựng tuyến đường sắt Canada Pacific Railway. Những người thợ Tàu nầy bị phân biệt đối xử thậm tệ. Họ không được coi là nhữg công dân chính thức, không có quyền bầu cử. Mãi dến năm 1947, các công dân Canada gốc Tàu mới có quyền bầu cử.

4. Ấn Độ: Mối lo Hán bành trướng bắt đầu ở Ấn Độ ngay sau chiến tranh biên giới giữa 2 nước vào năm 1962. Gần đây sự cạnh tranh giữa Ấn - Trung về mặt kinh tế và quân sự cũng như tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước, thêm vào đó là việc TC ủng hộ Pakistan tại Kashmir đã làm gia tăng sự chống lại TC.

5. Malaysia, Indonesia và Philippines: Tại các quốc gia mà người Tàu chỉ chiếm một số ít nhưng lại gây nên một sự chênh lệch về kinh tế rất đáng kể. Thí dụ, trong năm 1998, người Tàu chỉ làm tăng thêm 1% dân số của Philippines và 3% dân số của Indonesia, nhưng lại kiểm soát đến 40% nền kinh tế tư nhân của Philppines và 70% của nền kinh tế tư nhân Indonesia.

Tại Malaysia, tỷ lệ sinh thấp ở người Tàu đã làm giảm dân số tương đối của họ từ một nửa xuống còn 1/3. Một nghiên cứu về TC với tên gọi “thiểu số thống trị thị trường” nhấn mạnh rằng “sự thống trị thị trường của người Tàu và sự phẫn uất mãnh liệt của đa số người dân bản địa là đặc trưng của hầu hết các quốc gia ở Đông Nam Á”.

Nền kinh tế bất đối xứng đã kích động cảm tính chống Tàu Cộng của những người nghèo chiếm đa số. Đôi khi thái độ chống TC đã chuyển sang hình thức bạo động, chẳng hạn như sự kiện ngày 13/5/1969 tại Malaysia và cuộc bạo loạn Jakarta vào tháng 5/1998 tại Indonesia làm hơn 2.000 người chết, chủ yếu là bị những người nổi loạn đốt cháy đến chết trong một trung tâm mua sắm. Trong thời kỳ thuộc địa, một số nạn diệt chủng đã giết chết hàng chục ngàn người Tàu.

Trong suốt cuộc tàn sát của người Indonesia vào những năm 1965 - 1966 đã làm hơn 500.000 nguời thiệt mạng. Những người Tàu bị giết, còn tài sản của họ thì bị cướp bóc và đốt cháy, đó là kết quả của tư tưởng “phân biệt chủng tộc” chống lại người Tàu. Tại Philippines, hàng chục người Tàu bị bắt cóc mỗi năm và có thể bị giết chết mà không cần đòi tiền chuộc mạng. Cảnh sát Philippines thường thờ ơ đối với các vấn đề sắc tộc.

6. Phi Châu:

- Madagascar: Đầu tư trực tiếp của TC vào các quốc gia đang phát triển, hầu như bị sự chống đối của dân bản địa, từ những vườn chuối tại Lào, đập thủy điện ở Miến Điện cho đến các công trình khai thác mỏ ở các nước Châu Phi...ác cảm của cư dân địa phương đối với Tàu Cộng ngày càng lớn. Một sinh viên ở Soamahamanina tỏ ra gây gắt nói: “Đảo Madagascar là của dân Madagascar chứ không phải của TC. Cho họ khai thác 40 năm không khác gì bán nước.” 

- Các mặt hàng bẩn do TC sản xuất bị tẩy chay trên khắp thế giới từ châu Mỹ, châu Á, sang châu Âu và châu Phi, tâm lý tẩy chay các sản phẩm của TC cũng lan nhanh, hết khô mực giả, gạo giả, cà phê giả, nội tạng thối, thịt bẩn, trái cây tẩm hóa chất cực độc ngay cả trứng gà cũng giả…

- Hiện tượng kinh doanh bẩn của các doanh nghiệp TC đang lan rộng ở châu Phi, trong đó bao gồm việc khai thác mỏ trái phép ở Ghana, săn trộm động vật quý hiếm ở Nam Phi và hối lộ các quan chức địa phương nhằm giành những gói thầu xây dựng mà nhà thầu TC xây dựng kém chất lượng như đường xá mới xây xong chưa bao lâu đã lún, sạt lở.

- Negeria vừa tịch thu hơn 100 bao gạo giả bằng nhựa tuồn lậu vào nước này. Tang vật tình nghi được đưa lậu vào Nigeria từ Hoa Lục thông qua cảng Lagos. Mỗi bao nặng 50 kg được dán nhãn “Best Tomato Rice” không có ghi xuất xứ.

- Báo chí Malawi nói gạo giả cũng đang ràn lan tại các nước khác trong khu vực, giữa lúc Châu Phi đang mở cửa thị trường nội địa cho các bạn hàng châu Á mà không tiến hành kiểm tra nghiêm nhặt. Mì sợi giả từ các nhà buôn không rõ nguồn gốc, có xuất xứ từ Hoa Lục đang xâm nhập thị trường quốc gia miền Đông Châu Phi. 

Bài học liên minh của Ấn Độ:

1. Mỹ - Ấn liên minh quân sự: Cuối tháng 8/2016, Mỹ-Ấn Độ ký thỏa thuận trao đổi hậu cần (LEMOA) cho phép hai bên sử dụng các căn cứ lục quân, không quân và hải quân của nhau, theo hãng tin Reuters. Thỏa thuận LEMOA cho phép quân đội Mỹ sử dụng các căn cứ của Ấn Độ để tiếp liệu trong quá trình tập trận quân sự và thực hiện các chiến dịch nhân đạo, cứu trợ thảm họa.

Đây là một thỏa thuận quân sự hết sức quan trọng, vốn đã được hai bên chuẩn bị trong cả một thập niên, là một điểm quan trọng trong chuyến thăm Mỹ 3 ngày của Bộ trưởng BQP Ấn Độ Manohar Parrikar. Bộ trưởng BQP Mỹ Ashton Carter cho rằng, thỏa thuận LEMOA sẽ giúp tăng cường an ninh hàng hải và đóng góp vào tự do lưu thông hàng hải khắp thế giới. Thỏa thuận LEMOA cũng sẽ đặc biệt cho phép Mỹ tăng cường khả năng hoạt động trên Biển Đông.

GS Joseph Cheng - ĐH Hong Kong City - nhận định, thỏa thuận LEMOA sẽ giúp Mỹ duy trì kiểm soát tuyến đường biển rất quan trọng từ Đông Á đến vịnh Persian. Theo ông, việc ký thỏa thuận LEMOA với Ấn Độ thể hiện Mỹ muốn thắt chặt quan hệ với các nước châu Á để mở rộng ảnh hưởng của mình trong khu vực.

2. Liên Minh Châu Âu - Ấn: Tối ngày 30/3/2016, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã tới thủ đô Brussels tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Liên minh Châu Âu (EU) - Ấn Độ lần thứ 13 cùng chủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk và Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EC) Jean - Claude Juncker và Đại diện cấp cao EU về chính sách an ninh và đối ngoại Federica Mogherini.

Các nhà lãnh đạo hai bên tái khẳng định cam kết tạo động lực mới cho quan hệ song phương EU - Ấn Độ, đề ra chương trình hành động năm 2020 như một lộ trình chung để cùng nhau hướng tới tăng cường quan hệ đối tác chiến lược trong những năm tiếp theo, bao gồm các lĩnh vực hợp tác như chính sách đối ngoại và an ninh, thương mại và đầu tư, kinh tế, các vấn đề toàn cầu…

3. Liên Minh Ấn - Nhật: Tờ báo Les Echos phân tích sự kiện: “Dưới bóng của Tàu Cộng, Ấn - Nhật xích lại gần nhau”. Vì thế, các nhà đầu tư Nhật bắt đầu tìm kiếm thị trường Ấn Độ đầy tiềm năng với hơn 1 tỷ dân số. Mới đây ngày 11/9/2016, Ấn Độ bắt tay với Nhật Bản tăng cường năng lực hải quân. Nhật Bản sẽ cung cấp cho Ấn Dộ 12 máy bay thủy phi cơ Shinmaywa (US-2) trị giá 1,6 tỷ USD, giúp Ấn Độ tăng cường năng lực Hải quân Ấn Độ ở quần đảo Andaman Nicobar.

Hiện nay, Ấn Độ tăng cường quan hệ ba bên với Mỹ - Nhật - Australia và tích cực thực thi chiến lược “Đông tiến”. Nếu một cuộc chiến tranh xảy ra gữa TC với Ấn - Nhật tại Biển Đông và Hoa Đông, lực lượng Hải quân Ấn Độ sẽ phong tỏa eo biển Malacca, còn Hải quân Nhật Bản dễ dàng bóp nghẹt yết hầu Hải quân TC tại eo biển Soya cửa ngỏ ra TBD. Eo biển Soya ở phía Bắc và eo biển Tsushima ở phía Nam là một trong những con đường thông ra biển TBD. Eo biển Soya là con đường “nút cổ chai” là một vị trí chiến lược, có thể dễ dàng phong tỏa, cắt đứt với một lực lượng Hải quân nhỏ của Hải quân Nhật.

4. Liên kết với Nga: Ấn Độ và Nga là đối tác chiến lược trong nhiều thập niên qua. Thủ tướng Ấn Narendra Modi trong chuyến thăm Moskva ngày 24 - 25/12/2015, tờ Kommersant của Nga tiết lộ rằng, chuyến công du của ông Modi đến Moskva đánh dấu một bước đột phá mới trong quan hệ giữa Ấn - Nga bằng cách ký kết các hợp đồng có giá trị lên tới 7 tỷ USD. Trong đó, Nga sẽ đặt nhà máy sản xuất chung trực thăng Ka-226T tại Ấn Độ, mỗi năm xuất xưởng khoảng 200 chiếc.

Ấn Độ chấp thuận việc mua 5 hệ phóng tên lửa phòng không S-400 của Nga, ước tính trị giá khoảng 6 tỷ USD bao gồm một hệ thống tên lửa lưu động, một trạm radar, cùng 6.000 tên lửa. Thủ tướng Modi còn cho là sẽ đề cập đến vấn đề nhờ Nga hợp tác xây dựng 6 lò phản ứng hạt nhân công xuất 1.200 MW tại khu vực miền nam Andhra Pradesh.

Sputnik đưa tin ngày 20/12/2016, một thỏa thuận mới được ký giữa hai nước Nga - Ấn đã đồng ý cải tiến tên lửa BrahMos cho phép nó được phóng từ mặt đất, chiến đấu cơ và chiến hạm với tầm bắn từ 292 km lên tới 600 km.

5. Liên kết với Pháp: Ngày 21/09/2016, New Dehli ký hợp đồng mua 36 chiếc đấu cơ Rafale do Pháp sản xuất. Bộ Trưởng Quốc phòng Pháp, Jean-Yves La Drain đến Ấn Độ để ký kết thỏa thuận vào ngày 23/9/2016, có tổng trị giá lên đến khoảng 7,8 tỷ Euro. Những chiếc Rafale đầu tiên sẽ được giao trong 3 năm tới để tăng cường cho một hạm đội Ấn Độ để đối phó với các mối đe dọa đến từ Tàu Cộng và Pakistan.

Liên minh Mỹ - Nhật - Ấn thiết lập trật tự mới ở châu Á -TBD:

Kể từ ngày 14/6/2016 kéo dài liên tiếp trong 3 ngày, Hải quân 3 nước Mỹ - Nhật - Ấn đã tham gia một cuộc tập trận có quy mô lớn tại vùng biển Philippines, được xem là bước khởi đầu của việc hình thành một liên minh chiến lược có khả năng định hình một trật tự mới trên vùng trời, vùng biển Thái Bình Dương, nhằm chống lại chủ nghĩa bành trướng bá quyền khu vực của Bắc Kinh ngày càng hung hăng, ngang ngược với sức mạnh quân sự ngày càng tăng.

Tờ Wall Street Journal số ra ngày 15/6/2016 nhận định: Việc hình thành “liên minh mới” này nằm trong chiến lược lâu dài của Mỹ, dựa trên quan hệ hợp tác chặt chẽ về quốc phòng từ lâu đời giữa Washington và Tokyo và thuyết phục New Dehli nhập cuộc đóng vai trò “Đông tiến” tích cực hơn.

Theo ông C. Raja Mohan - giám đốc quỹ Hòa bình Quốc tế Carmegie Endowment - nhận xét: “Mỹ đang tìm kiếm những nước có thể chia sẻ trách nhiệm và việc tăng cường quan hệ đối tác chiến lược ba bên Mỹ - Nhật - Ấn là “một chuyển đổi quan trọng” của Washington”. Bên cạnh đó, Ấn Độ cũng lo ngại Bắc Kinh quân sự hóa vùng Biển Đông, đe dọa quyền tự do hàng hải có 1/3 lượng hàng hóa thế giới trung chuyển qua khu vực này và điều đó dĩ nhiên bất lợi cho Ấn Độ.

Thủ tướng Narenda Modi đã khẳng định rằng: “Sự thiếu vắng một cấu trúc an ninh được các bên đồng ý, đã tạo ra một tình trạng bấp bênh”. Ở châu Á và quan hệ đối tác mạnh mẽ giữa Mỹ - Nhật - Ấn sẽ bảo đảm quyền tự do hàng hải và an ninh cho các tuyến thông thương. Tạp chí quốc phòng Jane’s Defence Weekly số ra ngày 19/12/2016 dẫn lời tướng Sanil Lamba nói: “Kế hoạch mở rộng kiến tạo hải quân Ấn Độ bao gồm việc xây dựng lực lượng 3 chiều cấu thành từ các tàu nổi/ dưới mặt nước/trên không được trang bị vũ khí hiện đại, có thể mang ưu thế chiến lược cho chúng ta”.

Đô đốc Lamba trong chuyến thăm Nhật 5 ngày từ 19 - 24/12/2016 diễn ra trong bối cảnh Ấn - Nhật và Mỹ đang chuẩn bị cho cuộc tập trận quy mô lớn thường niên Malabar 2017, tập trung vào việc “săn tàu ngầm” trong tình hình khí tài dưới nước của TC xuất hiện ngày càng nhiều ở Ấn Độ Dương & Thái Bình Dương. Hải quân Ấn Độ đã triển khai 135 chiến hạm, 1 tàu sân bay và 15 tàu ngầm tạo thành cánh cung tác chiến từ Đông Phi kéo sang eo biển Hormuz và nối dài sang eo biển Malacca “yết hầu” của Biển Đông. Thêm vào đó là 230 chiến đấu cơ đủ các loại.

Kết luận:

Đối với Việt Nam có một vị trí chiến lược nằm bên lề những tuyến đường hàng hải trên Biển Đông vô cùng trọng yếu, một vùng biển mà Bắc Kinh muốn biến thành ao nhà phục vụ cho chủ nghĩa bành trướng bá quyền khu vực.

Việt Nam với lãnh thổ trải dài dọc ven bờ biển Thái Bình Dương với diện tích hơn 3.600.000 km2 và chiều dài bờ biển là 3.444 km. Lực lượng Không quân & Hải quân VN yếu kém không đủ khả năng bảo vệ biển đảo mất dần vào tay Bắc Kinh. Việt Nam bị cô lập vì chính sách “ba không”, sản phẩm của đỉnh cao trí lợn của những tên lãnh đạo ĐCSVN; vì vậy, Việt Nam bị cô lập và cô độc không thể đối đầu với Tàu Cộng thì phải vứt bỏ chính sách “ba không” lổi thời này vào thùng rác và học hỏi kinh nghiệm liên minh, liên kết của Ấn Độ để tồn tại trước tên láng giềng côn đồ, hung hăng và ngang ngược. 

Chỉ có một giải pháp duy nhất là dựa vào các đồng minh chiến lược Mỹ - Nhật - Ấn. Chính phủ Hoa Kỳ do Obama lãnh đạo hoặc Donald Trump kế nhiệm sẽ hỗ trợ các quốc gia nhược tiểu trong vùng trong việc tranh chấp chủ quyền biển đảo với Bắc Kinh. Chính phủ Hoa Kỳ sẽ không bao giờ chấp nhận để Bắc Kinh độc quyền kiểm soát và khống chế những tuyến đường hàng hải huyết mạch trên Biển Đông, ảnh hưởng nghiêm trọng tới Nhật - Hàn - Ấn - Australia và các quốc gia ĐNA.

Một khi vứt bỏ chính sách 3 không, Việt Nam sẽ có cơ hội tận dụng liên minh Mỹ - Nhật - Ấn và kể cả Nga để chống lại Tàu Cộng. Mối liên hệ với Mỹ và nhất là với Ấn Độ đang phát triển thuận lợi. Ngoài sự bang giao về chính trị, kinh tế và quân sự, tiến tới bình thường hóa bang giao. Tuy chưa phải là liên minh, nhưng Việt Nam có thể liên kết chặt chẽ với những quốc gia kể trên, vì nước này cùng chung mối đe dọa từ Bắc Kinh và bất bình trước tham vọng ngông cuồng của Tập Cận Bình.

Nếu CSVN vứt bỏ chính sách “ba không”, đó không phải là một điều bất lợi cho Việt Nam; ngược lại, Việt Nam sẽ đạt được sự liên kết chặt chẽ với các nước trong vùng, đặc biệt là Ấn - Nhật, cả hai nước nầy đều là láng giềng của người láng giềng khổng lồ chân đất sét, vì hai nước nầy có những tranh chấp quyết liệt về lãnh thổ và biển đảo với Bắc Kinh. Một sự liên kết với Ấn - Nhật sẽ tạo áp lực với Bắc Kinh khiến họ chùn bước trước tham vọng độc chiếm Biển Đông và vùng biển nầy thành ao nhà của họ. 

Tờ Time of India cho biết, sau khi huấn luyện thủy thủ đoàn tàu ngầm Kilo cho VN và thỏa thuận huấn luyện phi công giữa Ấn Độ và Việt Nam đã đi đến những bước cuối cùng trước khi được ký kết chính thức. Theo đó, phía Ấn Độ sẽ huấn luyện các phi công “tiềm kích đa năng Su-30MK2” cho phía Việt Nam.

Cộng sản Việt Nam muốn tồn tại phải vứt bỏ chính sách ba không và triệt để khai thác lợi thế và cơ hội liên kết chặt chẽ với Mỹ - Ấn - Nhật - Australia cùng đứng chung trên một chiến tuyến chống lại Tàu Cộng!

03.01.2017

Tổng hợp & nhận định: