Monday, March 10, 2014

Cần quy hoạch xây nhà sống chung với lũ cho dân

Cập nhật 06/12/2013 9:43 PM
Những năm gần đây, cứ vào khoảng tháng 10 đến tháng 12 hằng năm, nhiều khu vực trên địa bàn P.Hiệp Bình Chánh, Q.Thủ Đức, một số khu vực thuộc Q.12, thường xảy ra tình trạng ngập lụt hơn cả mét, ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng trăm hộ dân.
Tình trạng ngập lụt hơn cả mét, ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng trăm hộ dân.
Trao đổi với PV Lao Động, thạc sĩ Hồ Long Phi – Giám đốc Trung tâm Quản lý nước và biến đổi khí hậu Đại học Quốc gia TPHCM – cho biết:
Khu vực P.Hiệp Bình Chánh thuộc vùng trũng, có cao trình +1m, trong khi đó, những năm gần đây, đỉnh triều cường có xu hướng năm sau cao hơn năm trước nên dẫn đến tình trạng nước ngoài sông, rạch tràn bờ bao, làm vỡ bờ bao gây ngập nặng. Dù tại khu vực này đã xây dựng van ngăn triều và đang triển khai thi công cống ngăn triều tại khu vực Gò Dưa,  đồng thời cũng có hệ thống bờ bao, tuy nhiên với diễn biến thời tiết phức tạp như hiện nay thì hệ thống  bảo vệ này rất mong manh. Đặc biệt, khi có mưa to kết hợp triều cường dâng cao thì vùng trũng này chịu tác động của 2 yếu tố: Nước từ sông, rạch  bên ngoài tràn vào và nước mưa từ những vùng trên cao đổ dồn về gây ngập nặng.
Vậy theo ông có giải pháp nào để khắc phục tình trạng vỡ bờ bao, ngập thường xuyên ở khu vực này không?
Theo tôi cần gia cố lại hệ thống bờ bao kiên cố, chắc chắn hơn để hạn chế nước sông, rạch tràn vào. Hệ thống bờ bao hiện nay, được chính quyền địa phương đắp bằng đất,  xây bằng tường gạch, lâu ngày bị xuống cấp nên dễ bị bể khi triều cường vượt 1,6m. Song song đó, bên trong bờ bao  xây dựng hệ thống hồ điều tiết, vì nếu không có hồ điều tiết trữ nước mưa thì dù bờ bao có kiên cố ngăn nước sông tràn vào, khi xảy ra mưa  nước vẫn không thoát được do  triều cường dâng cao  bên ngoài đẩy vào dẫn đến gây ngập nặng khu dân cư. Hiện nay, thành phố đang giao chúng tôi nghiên cứu xây dựng đề án quy hoạch hồ điều tiết. Và một giải pháp quan trọng nữa là chính quyền cần phải hạn chế phát triển dân cư ở vùng trũng này.

Nhưng liệu những giải pháp ông đề cập có giải quyết triệt để tình trạng bể bờ bao, ngập lụt ở vùng trũng này?

Đi kèm với các giải pháp trên, chính quyền địa phương cần nghiên cứu giải pháp sống chung với lũ như các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã triển khai. Theo tôi, mục đích cuối cùng của chúng ta  không phải chỉ xoáy vào việc giảm ngập, mà cái chính là giảm thiệt hại cho  người dân. Vì vậy, việc quy hoạchnhà cửa ở  những vùng trũng này sao cho có cao trình sàn nhà từ + 2m trở lên, chẳng hạn như xây nhà sàn sống chung với lũ là cần thiết.

Xin cảm ơn ông!
Trần Phan (Báo Lao động)

“Đội cứu hộ Việt Nam làm việc 24/24 chi phí khoảng 20 tỷ/ngày”!

Thứ hai, 10/03/2014, 22:12 (GMT+7)
Dù không hề có công dân Việt Nam nào trên chuyến bay, Việt Nam đã dẫn đầu công tác tìm kiếm chiếc phi cơ MH370 của Malaysia Airlines bị mất tích.
Nguyễn Giang, Trưởng biên tập vùng Đông Á và BBC Tiếng Việt giải thích với BBC World News: “Đó là vì Việt Nam muốn chứng tỏ là một thành viên đầy trách nhiệm với ASEAN, nhóm quốc gia trong vùng Đông Nam Á. Khi nhìn thấy những dấu hiệu đầu tiên ở bên ngoài vùng đảo Thổ Chu và đảo Phú Quốc các lực lượng hải quân và quân đội đã dẫn dắt cuộc tìm kiếm và nỗ lực cứu nạn.
“Họ cũng muốn chứng tỏ mình là một đối tác đáng tin cậy, hữu hảo với các quốc gia. Đó là lý do vì sao họ cho tàu của Trung Quốc vào để tìm kiếm chiếc máy bay mất tích.”
Việt Nam cho cả phóng viên lên máy bay để đưa tin nhanh nhất
Trước câu hỏi về các tranh chấp khu vực về biển đảo tại vùng này có vai trò gì trong vụ tìm kiếm máy bay mất tích, trưởng biên tập Nguyễn Giang nói: “Dù khu vực này, căng thẳng chưa hề giảm, nhất là giữa Philippines và Trung Quốc và Việt Nam quanh các đảo ở Trường Sa và Hoàng Sa. Việt Nam chưa bao giờ công nhận đường chín đoạn mà Trung Quốc đòi chủ quyền gần trọn vùng biển Đông Nam Á.”
“Việt Nam đã quyết định gác sang một bên tranh chấp để cùng nỗ lực tìm kiếm chiếc máy bay mất tích trong khối ASEAN, như Singapore, Malaysia, Việt Nam, Trung Quốc và giờ có cả tàu của Hoa Kỳ.”
Kaka Lot: Đội cứu hộ Việt Nam hoạt động rất tích cực, có tinh thần quốc tế tương thân, chi phí cho năm máy bay và bảy tầu tìm kiếm cũng như các hoạt động liên quan khoảng 20 tỷ/ngày.Đích thân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hôm qua yêu cầu phải tìm kiếm 24/24. Truyền thông Việt Nam được dịp cập nhật trực tuyến thời gian thực về một nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn trên biển có thể nói là lớn nhất trước tới nay của quân đội Việt Nam.
Việt Nam huy động cả thủy phi cơ hiện đại nhất vào cuộc tìm kiếm
Hy vọng sau đợt này Chính phủ và quân đội có được những kinh nghiệm quý báu trong cứu nạn cứu hộ trên biển Đông và sẽ tiếp tục phát huy tinh thần và nguồn lực như vụ này trong cứu hộ cứu nạn ngư dân, những ngư dân mà vẫn đã đang và sẽ bị nạn, bị cướp phá, bị bắt, bắn… trên biển Đông…
Việt Nam sử dụng vệ tinh tìm kiếm máy bay mất tích: Trong khoảng 1 giờ đồng hồ (vào lúc 10h30 đến 11h30 ngày 11/3), vệ tinh VINASAT-1 bay qua khu vực đảo Thổ Chu, Trung tâm điều khiển và khai thác vệ tinh nhỏ chụp những bức ảnh từ vệ tinh khu vực này. Tầm bao quát của ảnh chụp từ vệ tinh có khả năng chụp tới 400km chiều dài, chiều rộng tối đa khoảng 17m, độ phân giải lên tới 2,5m.
Vệ tinh Vinasat-1.
Tầm bao quát của ảnh chụp từ vệ tinh có khả năng chụp tới 400km chiều dài, chiều rộng tối đa khoảng 17m, độ phân giải lên tới 2,5m.
Hiện khu vực nghi vấn máy bay mất tích khá rộng, trong khi các nguồn tin liên quan đều chưa xác định chính xác vị trí mất tích của máy bay.
Ông Huy cho biết, sau khi có kết quả chụp từ vệ tinh, Viện KHCN VN sẽ công bố để các cơ quan tham gia tìm kiếm cứu nạn có thêm dữ liệu làm cơ sở tiếp tục tìm kiếm.
Báo song ngữ của Malaysia The Malaysian Insider: Việt Nam tiếp tục thúc đẩy nỗ lực tìm kiếm dấu tích của phi cơ dân dụng MH370 sang ngày thứ ba. Trong hình là chuyến bay AN-26 của Việt Nam ngoài biển.
Trong hình là chuyến bay AN-26 của Việt Nam ngoài biển.
Hãng tin Anh Reuters đưa tin Việt Nam triển khai nhiều trực thăng để bay ra kiểm chứng ‘vật thể màu vàng’ nghi là phao cứu sinh.
“Tuy nhiên không rõ là việc nhìn thấy (vật thể màu vàng) sẽ là bước đột phá lớn đầu tiên hay chỉ là trường hợp mới nhất trong một loạt các cảnh báo sai (từ phía Việt Nam),” hãng tin này viết.
Hình ảnh của Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn Việt Nam cho thấ́y một 'vật thể lạ giống như phao cứu sinh'.
Hieu Ho: Lúc này tìm và cứu người là quan trọng nhất. Trung Quốc là nước có nhiều nạn nhân nhất, chúng ta nên hỗ trợ để họ sử dụng lực lượng hùng hậu của họ càng nhanh thì càng có nhiều cơ hội cứu người nhiều hơn. Đây là việc làm chính nghĩa, chúng ta không nên câu nệ.
Nói thực nếu Trung Quốc muốn chiếm Việt Nam họ sẽ làm công khai và ngang nhiên như việc sử dụng tàu đổ bộ lên Trường Sa và một số đảo của Mã Lai, hay ngang nhiên cướp Bãi Cạn của Philippines vì thế và lực của họ quá mạnh.
Tuy nhiên, như bạn nói chúng ta vẫn phải phòng chỉ là đừng nghiêm trọng hoá vấn đề vì cứu người vẫn là cấp thiết nhất. Và cho tới giờ thì mình thấy Việt Nam đã làm rất tốt và kịp thời, mong là tiếp tục duy trì tinh thần này trong những ngày tiếp theo nữa.
Các tàu cảnh sát biển Việt Nam đang tìm kiếm trên mặt biển
Hà Tèo: Tạm thời dẹp hết tranh chấp biển Đông, cứu người là quan trọng nhất. Nếu mà nó lợi dụng lúc này để do thám tình hình nước mình thì trước sau gì nó cũng bị cộng đồng quốc tế tẩy chay thôi.
Huỳnh Nhật Thanh: Yên tâm đi các bạn, quân đội Việt Nam không phải thường. Nó vào được thì chắc chắn sẽ có theo dõi. Mấy ông tướng bên Việt Nam mình đâu phải ngu, mọi việc vẫn trong tầm kiểm soát của Việt Nam ta mà.
Với lại Vương Nghị cũng xin để qua, chứ đâu phải ngang nhiên qua mà không xin phép. Chứng tỏ chủ quyền nước ta vẫn còn giữ vững. Những chuyện này hãy để những ông lớn lo. Mình theo dõi thôi!
Việt Nam huy động máy bay cảnh sát biển hiện đại để dò tìm máy bay mất tích
Hung Le: Bạn nói sao chứ, tôi thấy vụ chìm cano ở Cần Giờ, mình điều lực lượng cứu hộ ngày đêm tìm kiếm đó thôi, cả ông Thăng còn bay vào chỉ huy vụ tìm kiếm mà.
Bob Vo: Lực lượng cứu hộ của Việt Nam cũng hùng hậu lắm chứ. Nhưng có một điều là nhà Việt Nam lại “việc nhà thì nhác, việc chú bác lại siêng năng”. Thống kê nhanh lực lượng cứu hộ, sự nhanh chóng & kể cả sự tự hào của phóng viên và các báo của Việt Nam trong vụ MH370 là hơi bị khủng.
Nhớ vụ chìm cano ở Cần Giờ, nếu cơ quan có chức năng hăng hái hơn 1% thôi chắc không có nhiều người chết thế. Nghĩa vụ và việc xây dựng hình ảnh Viêt Nam trên trường quốc tế là điều nên làm nhưng lợi ích quốc gia, dân tộc và nhân dân phải được đặt lên hàng đầu. Tổ quốc phải ở trên hết!
Tờ Thanh niêndẫn lời Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, tổng Tham mưu trưởng Quân đội Việt Nam, nói phía Việt Nam sẽ tạo điều kiện tối đa cho các lực lượng của nước ngoài tìm kiếm ứng cứu máy bay mất tích nhưng các lực lượng của Việt Nam cũng phải đảm bảo chủ quyền trên không trên biển.
Việt Nam liên tục điều nhiều máy bay AN 26 tham gia tìm kiếm
Nguyễn Lễ từ Bangkok: Mặc dù cho đến trưa  ngày 10/3 Việt Nam vẫn chưa tìm ra mảnh vỡ được cho là của chiếc máy bay bị mất tích mà lực lượng tìm kiếm của họ đã nhìn thấy tối qua, nhưng thông tin này đã tràn ngập trên các phương tiện truyền thống quốc tế từ tối qua cho đ́ên sáng nay.
Các báo lớn của Thái Lan hôm nay đều đưa tin ‘Hải quân Việt Nam đã phát hiện một vật thể nghi là của chiếc máy bay Malaysia mất tích’.
Tờ Bangkok Post còn đăng ngay trang bìa một bức ảnh lớn chụp cảnh bên trong khoang lái của một máy bay quân sự Việt Nam đang tham gia chiến dịch tìm kiếm.
Hình ảnh theo dõi hành trình của chuyến bay MH370 hôm 8/3 của Flightradar24.
Tại cuộc họp báo đang diễn ra tại Kuala Lumpur, ông Azharuddin Abdul Rahman, người đứng đầu Cục Hàng không dân dụng Malaysia, cho biết phía Việt Nam không thể̉ xác nhận vật thể trôi nổi trên biển mà họ nhìn thấy vào tối hôm qua ngày 9/3. Ông nói phía Malaysia đã liên lạc với các quan chức Việt Nam vào tối hôm qua nhưng phía Việt Nam nói ‘họ không tìm thấy vật thể nào’.
Ông cho biết các mẫu của ‘vết dầu loang’ mà phía Việt Nam tìm thấy đã được gửi đến phòng thí nghiệm để xác định xem nó có phải là từ chuyến bay MH370 hay không.
Các quan chức Malaysia hiện đang xem xét ‘mọi giả thiết, mọi khả năng, mọi góc cạnh’, ông nói.
Việt Nam là nước mà ông nêu tên đầu tiên trong nỗ lực tìm kiếm và cứu hộ quốc tế vốn cũng bao gồm các nước Malaysia, Indonesia, Singapore, Thailand, Trung Quốc, Mỹ, Philippines và Australia.
Tuy nhiên ông từ chối tiết lộ thêm thông tin về cuộc điều tra mà nhà chức trách Malaysia đang tiến hành xung quanh hai hộ chiếu bị đánh cắp vì có thể ‘gây nguy hại cho cuộc điều tra’.
Đây là hình ảnh chiếc máy bay cất cánh từ sân bay Narita, gần Tokyo, chụp năm 2013.
Chiếc máy bay Boeing 777-200ER của hàng không Malaysia từng gặp tai nạn vào năm 2012 khi đang di chuyển trên đường băng và làm gẫy phần đầu của một cánh. Nhưng sau khi sửa nó đã được hãng Boeing chứng nhận an toàn.
Hôm qua các đội tìm kiếm trên biển và trên không của các nước đã hoạt động trên vùng biển phía nam Việt Nam đã được mở rộng sang bờ biển phía Tây của Malaysia, ông Azharuddin Abdul Rahman, người đứng đầu Cục hàng không dân dụng Malaysia, cho biết trong một cuộc họp báo ở Kuala Lumpur.
Có tổng cộng 22 máy bay và 40 tàu đang tham gia tìm kiếm, Tướng Zulkefli Zin, người đứng đầu quân lực Malaysia, cho biết.
Các tàu của hải quân Việt Nam đến nơi có ‘hai vệt dầu loang’ mà họ phát hiện trước đó không tìm thấy mảnh vỡ nào cả.
Hồng Nga từ Thành phố Hồ Chí Minh: Cảnh sát biển Việt Nam điều hai chiếc thủy phi cơ từ Gia Lâm và Cam Ranh vào tham gia lực lượng tìm kiếm.
Trần Ngọc Khánh: Chính phủ Malaysia quá chậm chạp trong việc cứu hộ. Việt Nam nhanh hơn nhiều (tuy chính phủ Việt Nam thậm chí còn phải chờ sự đồng ý của Malaysia để tiến hành cứu hộ trên vùng lãnh thổ của họ) và là quốc gia duy nhất đã tìm thấy vết dầu, các cột khói và thông tin cho chính phủ Malaysia.
Sáng ngày 8/3, hãng hàng không Malaysia Airlines cho hay bị mất liên lạc với một chiếc máy bay đang trên đường từ Kuala Lumpur đi Bắc Kinh, với 239 người trên khoang.
Hãng này nói trong thông cáo rằng chuyến bay MH370 mất tích lúc 02:40 giờ địa phương (01:40 sáng giờ Việt Nam) ngày thứ Bảy 8/3.
Theo lịch, chuyến bay phải hạ cánh ở Bắc Kinh lúc 06:30 (05:30 giờ Việt Nam).
Hưng Nguyễn (tổng hợp)

Tình tiết mới vụ máy bay Malaysia mất tích: Người Iran mua hộ vé cho hành khách dùng hộ chiếu giả

(LĐO) VÂN ANH 
Hai hành khách dùng hộ chiếu giả được một người Iran mua vé hộ.
Hai hành khách lên máy bay bằng hộ chiếu ăn cắp và người đàn ông mua vé cho họ đã trở thành những đối tượng nghi vấn lớn đối với các nhà điều tra. 
    Cho đến nay, danh tính hai người này chưa được công bố. Cục Điều tra Liên bang Mỹ FBI đang rà soát dấu vân tay trong cơ sở dữ liệu, sau khi nhận được thông tin do quan chức Malaysia cung cấp hôm 10.3. Những dấu vân tay này lấy được từ khu check-in tại sân bay Kuala Lumpur và được Chính phủ Malaysia gửi cho các cơ quan tình báo và thực thi pháp luật khắp thế giới.
    "Họ sẽ so sánh với những gì chúng ta có trong cơ sử dữ liệu những kẻ khủng bố. Đó là danh sách những người bị cấm bay, những kẻ có liên quan đến khủng bố và những người có lý do để bị tình nghi" - nghị sĩ Mỹ Peter King phát biểu với CNN. 
    Một quan chức tình báo Mỹ ghi nhận rằng, hoàn cảnh xung quanh việc sử dụng hộ chiếu đánh cắp cũng giống như mô hình tương tự của những đường dây buôn lậu người, và có thể không có bất cứ điều gì liên quan đến vụ máy bay mất tích.
    Trong khi đó, theo các quan chức cảnh sát Thái Lan, một người đàn ông Iran có tên là Kazem Ali đã mua vé hộ 2 người bạn, bởi họ nói rằng muốn quay trở về nhà ở Châu Âu. Cảnh sát cho hay, khi Ali đặt vé qua điện thoại, hoặc Ali, hoặc ai đó đại diện cho anh ta, đã trả tiền vé bằng tiền mặt.
    Tuy nhiên, nhà phân tích pháp luật của CNN Tom Fuentes cảnh báo rằng không nên đưa ra kết luận quá nhiều từ các chi tiết của cảnh sát. "Chúng ta không biết liệu những thông tin đó có đáng tin cậy hay không. Chúng ta chỉ biết rằng đó là một đầu mối và đã cung cấp cho cảnh sát Thái. Họ cung cấp lại cho các cơ quan khác. Nhưng điều tôi quan tâm là, cần phải xác định người đàn ông đó là ai".
    Những bí ẩn xung quanh cuốn hộ chiếu bị đánh cắp làm dấy lên những lo ngại về chủ nghĩa khủng bố, nhưng các quan chức cũng thận trọng cảnh báo rằng, còn quá sớm để đưa ra bất kỳ kết luận nào. Một lời giải thích có thể chấp nhận được về những quyển hộ chiếu bị đánh cắp là nhập cư bất hợp pháp. Trước đó đã có 5 trường hợp sử dụng hộ chiếu giả để nhập cư bất hợp pháp vào các nước phương Tây. Trong khi đó, Đông Nam Á được biết đến là một thị trường đang bùng nổ về các đường dây làm hộ chiếu giả.
    Tuy nhiên, cũng có một số suy đoán rằng, vụ việc có thể là một bài thử nghiệm của tổ chức khủng bố để lên kế hoạch cho vụ tấn công sau này. Vụ việc có một số điểm tương đồng với những sự cố tương tự trong quá khứ. Chẳng hạn vụ đánh bom một chiếc máy bay của Philippines năm 1994 đã được các nhà điều tra chứng minh là để thử nghiệm cho âm mưu đánh bom nhiều hãng hàng không khác - Tổng thanh tra Bộ Giao thông Mỹ Mary Schiavo nói với CNN.

    Chủ tịch HĐQT mắc hàng loạt sai phạm nghiêm trọng!


      VNN- Cục cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng vừa có văn bản kết luận liên quan đến những sai phạm nghiêm trọng của cá nhân ông Nguyễn Hồng Sơn - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Trung Đô (TP Vinh, Nghệ An).
      Theo xác minh của Cục cảnh sát điều tra về tham nhũng (C48), cuối năm 2005, Công ty Xây dựng số 6 do ông Sơn làm giám đốc đã lập hồ sơ đề nghị hỗ trợ cho 474 người lao động thuộc diện biên chế của công ty này.
      Dự án khu đô thị phía Nam Nguyễn Sỹ Sách -
       một trong những dự án có nhiều dấu hiệu khuất tất.
      "Trách nhiệm được xác định thuộc về ông Sơn - là người trực tiếp chỉ đạo lập, ký hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyền phê duyệt"- văn bản của C48 nêu rõ.Việc lập hồ sơ đề nghị hỗ trợ trái đối tượng đã gây thiệt hại khoảng 3,1 tỷ đồng tài sản Nhà nước.
      Cũng theo C48, hiện nay đơn vị này đang củng cố tài liệu về sai phạm nêu trên của ông Sơn và các cá nhân liên quan để kết luận, xử lý theo quy định của pháp luật.
      Đồng thời, cơ quan này sẽ tiếp tục xác minh, làm rõ những dấu hiệu sai phạm của ông Sơn và ban giám đốc Công ty trong việc thu tiền BHXH không đúng quy định của những người lao động không làm việc trong thời gian từ năm 2000 - 2005; việc thực hiện dự án sử dụng vốn ODA xây dựng trường học cho các tỉnh miền Trung và việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại thị xã Cửa Lò (tỉnh Nghệ An) của Công ty Xây dựng 6.
      Trước đó, nhiều lao động của doanh nghiệp này cũng đã làm đơn khiếu nại gửi cơ quan chức năng, phản ánh những khuất tất của ban giám đốc việc giải quyết chế độ đối với người lao động.
      Hoàng Sang

      NATO triển khai máy bay giám sát biên giới Ukraine

      (LĐO) VÂN ANH 
      NATO sẽ triển khai máy bay trinh sát ở Ba Lan và Romania để theo dõi cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
         Người phát ngôn của NATO ngày 10.3 cho biết, tất cả các máy bay trang bị hệ thống kiểm soát và cảnh báo sớm sẽ chỉ được triển khai trên lãnh thổ của các nước liên minh. Cũng theo người phát ngôn, các chuyến bay này nhằm "nâng cao sự chú ý của các nước trong khối". Tuần trước, NATO cho biết đang xem xét lại tất cả các mối quan hệ hợp tác với Nga.
        Động thái nói trên diễn ra trong bối cảnh cuộc trưng cầu dân ý về việc sáp nhập Crimea vào Nga sắp bắt đầu vào ngày 16.3. Tổng thống Nga Putin bảo vệ quyết định này của Crimea, cho biết đây là những bước đi của một chính quyền hợp pháp Crimea, dựa trên luật pháp quốc tế.
        Ukraine và phương Tây gọi đây là hành động bất hợp pháp. Thủ tướng Đức Angela Merkel - trong cuộc điện đàm với Tổng thống Putin - đã bày tỏ quan điểm như vậy. Lãnh đạo của Mỹ và EU ngày 10.3 cảnh báo sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt nếu quân Nga vẫn còn ở Crimea.
        Trong một diễn biến khác, ngày 10.3, một số nam giới có vũ trang - được cho là binh sĩ Nga và dân quân địa phương - đã chiếm một bệnh viện quân sự ở Crimea. Lực lượng thân Nga cũng phong tỏa quân lính Ukraine trên bán đảo tự trị Crimea.
        Trong khi đó, Nga chính thức phủ nhận việc quân đội nước này tham gia ở Crimea, nói rằng những nam giới vũ trang là lực lượng tự vệ của Crimea.

        10 điều giống nhau kỳ lạ giữa Hồ Chí Minh và đồng chí Lai Teck!


        Phan Châu Thành (Danlambao) - Với những người ít quan tâm, không biết đồng chí Lai Teck là ai, tôi xin thưa, đó là cựu Tổng bí thư Đảng Cộng sản Malaysia từ 1938 đến 1947. Đảng Cộng sản Malaysia thành lập bởi Comintern và các đảng viên người Hoa tại Singapore năm 1930, và tự giải tán năm 1989 tại Thailand khi đảng này bị Malaysia “cấm cửa” phải hoạt động chui ở Nam Thái từ 1960…

        Điều giống nhau đầu tiên, đó là hai đồng chí Hồ Chí Minh và Lai Teck đều là người Việt (đối với những ai tin Hồ Chí Minh là người Việt), hay hai đồng chí trên đều là người là người Việt gốc Hoa (đối với những ai tin đồng chí HCM là người Hoa). Đồng chí Lai Teck tên Việt là Trương Phước Đạt, sống ở Việt Nam như một người Hoa hoạt động trong phong trào cách mạng cộng sản nhưng lại kiêm nghề chỉ điểm (spy) cho Pháp đến năm 1933 thì biến mất khỏi Việt Nam và năm 1934 xuất hiện ở Malaysia, Singapore với tên Tầu là Lai Teck (Lai Te)...

        Điều giống nhau thứ hai là hai đồng chí Hồ Chí Minh và Lai Teck là hai người Việt gốc Hoa đồng niên, cùng sinh năm 1901. Riêng đồng chí Hồ Chí Minh thì còn điều mơ hồ, vì năm 1934 khi từ TQ quay về Moscow đồng chí tự khai với Quốc tế CS là mình sinh năm 1901 (hồ sơ còn lưu), nhưng lại quên trước đó năm 1924 đống chí đã đến Nga từ Pháp và khai sinh từ bên Pháp mà đảng CS Pháp giới thiệu sang thì đồng chí Nguyễn Ái Quốc sinh năm 1890..., trừ khi đó là hai đồng chí khác nhau hoàn toàn (Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh). Những năm 1930s ở Moscow đồng chí Stalin và đồng chí Beria đang “oanh tạc”, à quên: thanh trừng, các đảng viên cộng sản rất ác liệt, nhất là thành viên Quốc tế CS (vốn do Lenin và Troskit lập nên), nên khả năng đồng chí Hồ Chí Minh khai man là rất ít, vì chỉ có... dựa cột.

        Điểm giống nhau kỳ lạ thứ ba là cả hai đồng chí cùng sinh ra trên quê hương cách mạng Nghệ Tĩnh!

        Như vậy, hai đồng chí Nguyễn Sinh Cung hay Hồ Tập Chương (sau “biến thành” Hồ Chí Minh) và Trương Phước Đạt (Lai Teck sau này) cùng là người Việt gốc Hoa, cùng sinh năm 1901, cùng quê Nghệ Tĩnh và cùng tham gia các hoạt động của đảng cộng sản ngay từ những năm 1930. Liệu họ có biết về nhau, có gặp nhau, có thân nhau, có là đồng chí trong một tổ chức? Câu hỏi trên tôi chỉ đặt ra thôi, chưa có trả lời.

        Điểm giống nhau kỳ lạ thứ tư là cả hai đồng chí Hồ Chí Minh và Lai Teck đều cùng xuất hiện trên chính trường với tên mới (và sau trở thành tên thành danh lãnh tụ trong số rất nhiều cái tên bí danh mà hai người đều có) là Hồ Chí Minh và Lai Teck từ năm 1934. Một đồng chí đi Moscow, còn đồng chí kia đi Malaysia, đều xuất phát từ đất mẹ Trung Hoa với sự dọn đường “giúp đỡ” tận tình của đảng CSTQ... để lên nắm quyền hai đảng cộng sản đàn em của Đảng CSTQ là đảng CS Đông Dương- CSĐD (bao gồm cả Đông Dương) và đảng CS Malaysia - CSM (bao gồm cả Singapore).

        Điều giống nhau kỳ lạ thứ năm là cả hai đồng chí Hồ Chí Minh và Lai Teck đến với hai đảng CS Đông Dương và Malaysia đều với tư cách cán bộ của Comintern (Quốc tể CS) nhưng lại do đảng CSTQ phao tin về “lãnh tụ mới”, giới thiệu hoành tráng nhưng mơ hồ về “lãnh tụ” (vì lý do bí mật), và chính đảng CSTQ đã đưa “lãnh tụ của Comintern” về Việt Nam và Malaysia (chứ không phải do Comintern từ Moscow có công văn cử đến).

        Chúng ta nên nhớ, những năm 1933-1939 Stalin chỉ lo thanh trừng nội bộ đảng CS Nga (giết hàng triệu đảng viên) và đối phó với các nước trong Liên bang Sô viết (giết mấy chục triệu người các dân tộc), và nhất là phải đối phó với Hitler và Châu Âu lúc đó đang chuẩn bị rơi vào đại chiến Thế giới 2, nên không hề quan tâm đến các đảng CS thế giới và nhất là các đảng CS Phương Đông (mà Stalin rất khinh ghét)... Stalin cũng chẳng phân công việc “quản lý các đảng châu Á” đó cho đảng CSTQ... mà đảng CSTQ đã tự ôm “trách nhiệm quốc tế cao cả” đó, với những mưu đồ riêng.

        Điều giống nhau kỳ lạ khủng khiếp thứ sáu (chữ khủng khiếp ở đây phải hiểu theo cả hai nghĩa đen và bóng) là từ năm 1933-1934 sau khi hai đồng chí Hồ Chí Minh và Lai Teck xuất hiện lờ mờ trên “chân trời cách mạng” Việt Nam và Malaysia thì hàng loạt và hầu hết các lãnh tụ kỳ cựu và “khai quốc công thần” của hai đảng CSĐD và CSM đều bị lần lượt “vô tình” rơi vào tay mật thám Pháp (ở Việt Nam) và Anh (ở Malaysia, Singapore), tạo nên lỗ hổng quyền lực và sự khan hiếm lãnh tụ khủng khiếp cho hai đảng CSĐD và CSM. Điều đó - sự “ra đi anh dũng” “vô tình” và “đau thương” của hầu hết các lãnh tụ của hai đảng CSĐD và CSM đã diễn ra trong những năm cuối 30s đầu 40s đó trùng với những năm ròng rã đảng CSTQ (qua cộng đồng người Hoa ở khắp nơi) rỉ tai, truyền miệng, thì thầm, “dấm da dấm dứ” trong dân đen hai nước về hai lãnh tụ Hồ Chí Minh và Lại Teck của họ. Hai đồng chí Hồ Chí Minh và Lai Teck chỉ việc “trở về cứu nước” Việt Nam và Malaysia như hai vị lãnh tụ cứu tinh của đảng và của dân tộc, như mưa về ruộng hạn!

        Điểm giống nhau kỳ lạ thứ bảy của hai đồng chí Hồ Chí Minh và Lai Teck là khi về nước hầu như ngay lập tức họ trở thành lãnh tụ, và dường như họ biết trước và đã chuẩn bị cho điều đó. Trong hành trang “về nước” của họ đều đã chuẩn bị sẵn hai lá cờ đảng và cờ nước cho hai đảng và hai nước của họ, cứ như là họ đều biết trước mình sẽ là lãnh tụ sáng lập đảng và sáng lập nước! Cờ đảng cho hai đảng của họ đã được chuẩn bị giống y chang nhau và giống như (100%) cờ của đảng CSTQ là cờ đỏ búa liềm, mà cờ đảng CSTQ thì vẫn hơi khác cờ đảng CS Nga một chút. Tức là ba đảng CSTQ, CSĐD và CSM chung một lá cờ... Kỳ lạ hơn nữa là hai lá quốc kỳ mà họ (được) chuẩn bị mang về cho hai nước Việt Nam và Malaysia cũng gần giống nhau và gần giống quốc kỳ mà đảng CSTQ chuẩn bị cho đất nước họ sau này. Đó là, quốc kỳ do đồng chí Hồ Chí Minh chuẩn bị cho Việt Nam là Cờ đỏ một Sao vàng, còn quốc kỳ do đồng chí Lai Teck chuẩn bị cho Malaysia là Cờ đỏ Ba sao vàng, và quốc kỳ do đồng chí Mao Trạch Đông chuẩn bị cho Trung Quốc sau này là Cờ đỏ năm Sao vàng...

        Về “gia đình” những lá cờ đỏ sao vàng này tôi đã có một bài viết riêng trên Dân Luận vài tháng trước. Chỉ xin nói lại ở đây là cũng thời gian này, những năm 1930-1940, người Hoa ở các nước Miến điện, Indonesia… cũng lập nên là trở thành lãnh tụ các đảng cộng sản Miama và Indonesia với những lá cờ đảng y chang cờ đảng mà hai đồng chí Hồ Chí Minh và Lai Teck mang về Việt Nam và Malaysia, còn cờ nước cho Indonasia là cờ đỏ Hai sao vàng, và cho Miến điện là Cờ đỏ Bốn sao vàng... Trong bài viết đó tôi cũng đã chỉ ra số lượng sao vàng trên cờ đỏ là tùy theo số sắc tộc chính của các nước đó...

        Điều giống nhau và kỳ lạ thứ tám mà hai đồng chí Hồ Chí Minh và Lai Teck cùng chia sẻ, đó là cả hai đồng chí đều rất tự tôn sùng cá nhân, tự biến mình thành thánh nhân trên đảng và dân. Đồng chí Hồ Chí Minh thì tự gọi mình là cha già dân tộc khi 55 tuổi (hay 44 tuổi?), và tự viết sách ca ngợi mình với những bút danh khác như Trần Dân Tiên, T. Lan... còn đồng chí Lai Teck thì tự xưng và tự gọi mình là Mr. Wright - Ngài Chân lý, và bắt toàn đảng CS Malaysia gọi mình là Mr. Wright - ngài Chân lý, ngài Đúng đắn, ngài Không sai!

        Hơn thế nữa, cả đồng chí Hồ Chí Minh và đồng chí Lai Teck - Mr. Wright đều luôn có một nhà xuất bản và nhà in mang tên Hồng Kỳ thầm lặng, ẩn dật (đặt bản doanh bí mật ở Hongkong hay đâu đó) luôn viết và in sách, tài liệu ca ngợi cá nhân hai đồng chí đó bằng tiếng Việt và tiếng Malay, tiếng Hoa rồi tung vào Việt Nam, Malaysia, Singapore... tạo uy tín lãnh tụ cho các đồng chí đó trong đảng và trong dân hai nước. Nhà xuất bản Hồng Kỳ này cũng là nơi chuyên viết và in sách “hộ” cho các “lãnh tụ” các đảng cộng sản Indonesia (hai sao) và Miama (bốn sao) nữa.

        Điều giống nhau, nhưng không kỳ lạ nữa mà ghê tởm, thứ chín, của hai đồng chí Hồ Chí Minh và Lai Teck là sau khi trở thành lãnh tụ đảng và tìm mọi cách tự ca ngợi mình hay để nhà xuất bản Hồng Kỳ bí mật ca ngợi mình như trên, giai đoạn cầm quyền lãnh tụ đầu tiên của hai đồng chí trong nhiều năm đều dành để thanh trừng nội bộ, thực chất là tiêu diệt hết những người giỏi hơn mình, cách mạng chân chính hơn mình, công lao hơn mình, hoặc những người không phải phe đảng của mình, dù họ đã về phe cách mạng. Đồng chí Hồ Chí Minh làm việc này ráo riết trong 4-5 năm, từ 1945 đến 1949, thường là bằng thủ tiêu kín hay bán thông tin cho Pháp xử lý hộ. Còn đồng chí Lai Teck thì làm nhanh gọn hơn, trong vòng 1-2 năm, thậm chí có lần đồng chí Lai Teck tổ chức Hội nghị TW đảng trong hang Batu gần Kuala Lumpur mà không đến chủ trì (do “hỏng xe”) mà “điều” cảnh sát Anh đến giết chết trên 100 cán bộ chủ chốt của đảng CSM... không phải vì họ nghi ngờ tài đức đồng chí Tổng Bí thư - Ngài Chân lý, mà vì họ muốn đấu tranh độc lập không theo sự chỉ đạo của “một tổ chức người Hoa” tên là Min Yen ở Singapore (thực chất là bộ phận hải ngoại của đảng CSTQ), và vì đồng chí Lai Teck muốn tập trung quyền lực quân sự (của Quân giải phóng Malaysia lúc đó rất mạnh) vào tay mình...

        Và điều giống nhau thư mười, tất yếu, của hai đồng chí Hồ Chí Minh và Lai Teck, là sau khi nắm toàn bộ quyền lực chính trị và quân sự trong tay, chiến lược đấu tranh duy nhất của hai đống chí “lãnh tụ dân tộc” đó là... dựa vào đảng CSTQ. Từ năm 1940 đến 1947, dù bản thân còn chìm trong chiến tranh chống Nhật rồi nội chiến, đảng CSTQ và quân Giải phóng Nhân dân TQ đã đào tạo và trang bị, cung cấp toàn bộ cho quân đội của đảng CS Malaysia lúc đó lên đến 39-40 ngàn người. Rất may cho đất nước Malaysia là họ không có chung biên giới với TQ, nếu không thì họ đã bị cộng sản “giải phóng” và là cờ đỏ ba sao của Lai Teck mang về đã là quốc kỳ hôm nay của họ rồi!

        Tương tự, như vậy, sau khi diệt hết mọi lực lượng Dân tộc tham gia giải phóng đất nước năm 45 mà không phải cộng sản, đồng chí Hồ Chí Minh mới tổ chức Đại hội Việt Minh năm 1949 chỉ còn toàn cộng sản, rồi “mở chiến dịch Biên giới” mà 1950 cho sĩ quan TQ mang 15 nghìn quân Việt được TQ trang bị và đào tạo hoàn toàn đánh vào 256 quân Pháp ở đồn Đình Lập, mà sau mấy ngày bao vây và tấn công 26 lính Pháp vẫn thoát được về Hà Nội... Tóm lại là, toàn bộ sự nghiệp lãnh đạo chiến tranh đánh Pháp, rồi cải cách ruộng đất, cải cách thương nghiệp hay văn hóa, rồi đánh Mỹ, đồng chí Hồ Chí Minh đều làm theo chỉ đạo của các đồng chí CSTQ, và cho CSTQ (những người đã đưa hai lá cờ đỏ cho đồng chí Hồ mang về và đã làm mọi việc đặt đồng chí lên “ngôi” lãnh tụ đất nước, cha già dân tộc Việt lúc đồng chí mới 44 tuổi...)

        Đến đây, lẽ ra là đã hết câu chuyện 10 điều giống nhau kỳ lạ của hai đồng chí Hồ Chí Minh và Lai Teck, hai cựu lãnh tụ của hai đảng CSVN và CSM, như trên. Nhưng để kết thúc bài này tôi xin nói thêm về điều giống nhau thứ 11 của hai đồng chí đó. Đó là hai cái chết khá giống nhau của họ.

        Đồng chí Lai Teck, sau gần 10 năm làm lãnh tụ tối cao đảng CSM, năm 1947 đã bị các đồng chí mình phát hiện là gián điệp nhị trùng (cho Anh và cho Nhật) để hại các đồng chí mình và tập trung quyền lực. Thế là Lai Teck đã ôm luôn quĩ đảng (hơn 1 triệu USD năm 1947) chuồn về Hongkong. Các đồng chí Malaysia cử đồng chí Chin Peng (lúc đó 29 tuổi, sau chính là người kế vị Lai Teck) đi bắt Lai Teck về xét xử. Chin Peng về Hongkong báo cáo và hỏi Comintern về Lai Teck thì Comintern nói Lai Teck là người Việt nên do đảng CSVN phụ trách. Chin Peng lại hỏi các đồng chí Việt Nam thì được biết Lai Teck đã đi Bangkok. Chin Peng cùng các đồng chí Việt Nam ở Bangkok đã tìm ra chỗ Lai Teck đang ở, đã đến thắt cổ Lai Teck chết. Tóm lại là đồng chí Lai Teck của chúng ta đã chết dưới tay các đồng chí cộng sản Việt Nam nhà mình. (Đó là theo hồi ký của Chin Peng - My sides of History).

        Còn đồng chí Hồ Chí Minh chết ở Hà Nội năm 1969, cũng có thể nói là dưới tay các đồng chí cộng sản Việt Nam. Cụ thể là, từ năm 1958 đồng chí Hồ Chí Minh đã bị các đồng chí của mình (đứng đầu là Lê Duẩn, Lê Đức Thọ) giam lỏng và sử dụng như bù nhìn. Không biết có phải vì các đồng chí cộng sản Việt Nam đã nhìn ra gốc gác gián điệp Tàu của đồng chí Hồ Chí Minh mà làm thế không? Chỉ biết là, bị các đồng chí mình o ép mọi mặt quá suốt hơn chục năm, ngày 2/9/69 đồng chí Hồ Chí Minh đã tự chọn cái chết cho mình bằng cách không nhận sự hỗ trợ y tế nữa... Thế nên cũng có thể gọi là đồng chí Hồ Chí Minh đã chết dưới tay các đồng chí của mình.

        Lịch sử thật rối ren mà cũng thật rõ ràng. Chẳng ai có thể lừa được tất cả mọi người mãi mãi. Đồng chí Lai Teck đã thế mà đồng chí Hồ Chí Minh cũng sẽ thế thôi. Đảng CSVN cũng thế, mà đảng CSTQ cũng sẽ vậy thôi.


        Bệnh viện đa khoa Ninh Thuận: Thu tiền đi thang máy..không trừ bệnh nhân!


        FB Người Xứ Bố Sơn (Danlambao) - Trong lần đi thăm con của một người bạn ở Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận, chúng tôi có dịp mục sở thị một việc rất hy hữu.

        Bước vào cổng chính phía trong Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận, chúng tôi bước vào thang máy để lên Lầu 05 (Khoa Nhi). Bất ngờ, có một người đàn ông, trang phục bình thường, đang ngồi ghế nhựa đỏ nói: “Anh ơi, cho em xin tiền phí thang máy?”. Hai anh em chúng tôi thực sự ngạc nhiên trước tình huống này. Tôi rút ví tiền và đưa cho người đàn ông đó 10.000 đồng, không thấy hoá đơn và không hối tiền lại.


        Lên tới khoa Nhi, chúng tôi có hỏi người bạn cùng một vài người thân đang chăm sóc các bé tại Lầu 05 về vấn này. 

        Tôi hỏi:

        - Ở đây đi thang máy cũng mất tiền à anh?

        Anh Nguyễn Đăng H (người nhà bệnh nhân tại khoa Nhi) cho biết: 

        - Đúng rồi anh, cứ mỗi lần vào thang máy là mất 2000 đồng.

        Tôi mới nhớ lại là hóa ra ông thu tiền kia quỵt tiền của mình mất 6000 đồng rồi. 

        Tôi hỏi tiếp:

        - Bệnh nhân đi lại có mất tiền không anh?

        Anh H:

        - Bất kể là người nhà hay là bệnh nhân, đều phải trả phí này.

        Tôi:

        - Vậy nhân viên bệnh viện có phải đóng phí cho việc đi thang máy này không?

        Anh H:

        - Không, anh ạ!

        Xong việc tại khoa Nhi, chúng tôi quay trở lại thang máy và đi xuống. Tôi có chất vấn về việc tại sao không trả lại tiền thừa cho tôi, người đàn ông đó nói tôi đã thối tiền thừa lại cho anh rồi. Không có bằng chứng gì cả, nên tôi đành im lặng chấp nhận. Lần này thì người thu tiền nghiêm túc thu 2.000 đồng/người.

        Theo quan sát của chúng tôi toàn bệnh viện có tổng cộng 8 thang máy, thời điểm chúng tôi tới chỉ thấy hoạt động hai thang máy và có hai người (1nam, 1 nữ) chịu trách nhiệm thu phí này. Nhiều người dân lớn tuổi, đau khớp vẫn đi cầu thang bộ dù thang máy đang hoạt động vì quý đồng tiền. 


        Theo Báo Ninh Thuận, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận được xây dựng từ tháng 12-2007 trên khuôn viên 9,4 ha tại phường Văn Hải (Tp Phan Rang - Tháp Chàm), với tổng mức đầu tư gần 600 tỷ đồng. Bệnh viện có quy mô 500 giường, khối nhà chính cao 7 tầng và nhiều hạng mục phụ trợ. Công trình được thiết kế theo dây chuyền công nghệ tiên tiến, lắp đặt trang thiết bị hiện đại như: khí y tế, điện lạnh, hệ thống gọi báo y tá, thông tin liên lạc nội bộ, hệ thống cung cấp điện tự động, hệ thống xử lý nước thải tiên tiến theo công nghệ AAO của Nhật Bản. Khánh thành vào ngày 01-12-2012.


        Thời gian qua ghi nhận một vài trường hợp thu phí thang máy, đã nhận được sự khó chịu của những người trực tiếp chịu phí và những người biết được thông tin như vụ việc ở bệnh viện ở Phú Quốc (với lý do được đưa ra là vì giá điện ở Phú Quốc quá đắt), bệnh viện ở Quảng Ninh (với lý do hạn chế việc đi lại của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân, tránh hư hỏng, chi trả các khoản liên quan tới thang máy).

        Hãy thử hình dung xem nếu bạn sống hoặc đang làm việc, đi lại nhiều ở một tòa nhà nào đó mà mỗi khi muốn sử dụng thang máy bạn sẽ phải trả tiền cho mỗi lần đi giống như khi đi xe bus, hay tàu điện thử hỏi cảm giác sẽ như thế nào?

        Thiết nghĩ, dù bệnh viện có đưa ra bất cứ lý do nào đi chăng nữa thì việc thu phí đi thang máy là điều khó chấp nhận. 


        Trung Quốc lợi dụng máy bay mất tích cho mưu đồ Biển Đông!


        Đông Triều (Đất Việt) - Trung Quốc có thể lợi dụng vụ máy bay hành khách của hãng Hàng không Malaysia mất tích để kêu gọi và tăng cường các động thái ở Biển Đông.

        Trên các trang mạng chính thống của Trung Quốc đang rộ lên thông tin về lời kêu gọi xây dựng cơ sở hạ tầng ở khu vực mà nước này cho rằng chịu trách nhiệm tìm kiếm cứu nạn trên Biển Đông nhằm triển khai lực lượng đến đây một cách nhanh nhất.

        Lời kêu gọi này được đưa ra nhân sự kiện chiếc máy bay hành khách Boeing 777-200 mang số hiệu MH730 của hãng Malaysia Airlines mất tích và xuất hiện nhiều thông tin khác nhau về vụ việc này.

        Trang mạng Tin tức Trung Quốc dẫn lời một Ủy viên Chính hiệp toàn quốc là ông Yin Zhuo cho rằng Trung Quốc cần phải xây dựng cảng, bến tàu ở Khu vực trách nhiệm tìm kiếm cứu nạn (là khu vực Biển Đông ở 10 độ vĩ Bắc trở lên) để đảm bảo có thể đến khu vực này nhanh nhất sau khi xảy ra các tai nạn trên không hoặc trên biển.

        Chuyên gia quân sự Yin Zhuo của Trung Quốc

        Đáng chú ý, ông Yin Zhuo là chuyên gia quân sự của hải quân Trung Quốc. Ông này cho rằng cử lực lượng tìm kiếm cứu nạn đến Biển Đông mất nhiều thời gian dù đó là máy bay hay thuyền cứu hộ.

        Đây có thể là động thái thử phản ứng của người Trung Quốc trước khả năng tăng cường hoạt động và xây dựng cơ sở hạ tầng ở Biển Đông, đặc biệt ở một số đảo khu vực quần đảo Trường Sa mà nước này đang chiếm đóng trái phép của Việt Nam.

        Cùng ngày, hãng tin Tân Hoa xã của Trung Quốc đưa tin các tàu và máy bay của nước này đang được đặt trong tình trạng sẵn sàng để tham gia công tác định vị và cứu hộ chiếc máy bay của Malaysia Airlines bị mất tích khi đang trên đường tới Bắc Kinh.

        Bộ trưởng Giao thông Vận tải Trung Quốc Dương Truyền Đường đã tuyên bố khởi động cơ chế phản ứng khẩn cấp ở cấp độ cao nhất. Theo đó, bộ này đang theo dõi sát sao vụ việc và tích cực phối hợp với các giới chức trong nước cũng như các cơ quan cứu hộ hàng hải và các cơ quan hàng không dân sự tại Việt Nam và Malaysia.

        Hiện có 8 tàu thuộc Cơ quan cứu hộ và Cơ quan an toàn hàng hải Trung Quốc đang chờ lệnh trong khi một phi đội máy bay cũng đang trong tình trạng sẵn sàng cất cánh.

        Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc (thứ 3 từ bên phải) gặp Đại sứ Việt Nam Nguyễn Văn Thơ (thứ ba từ bên trái) và Đại biện lâm thời Malaysia (thứ hai từ bên trái)

        Trước đó, hãng tin Reuters đưa tin Trung Quốc đã điều 2 tàu cứu hộ hàng hải đến Biển Đông để hỗ trợ công tác tìm kiếm cứu nạn chiếc máy bay bị mất tích của Malaysia Airlines. Reuters cho biết thêm, chuyến bay MH370 từ Kuala Lumpur đến Bắc Kinh chỉ được cấp xăng bay trong vòng 7 giờ.

        Cũng theo Reuters, cho đến giờ đã có Malaysia, Trung Quốc, Việt Nam, Singapore và Philippines tham gia công tác tìm kiếm cứu nạn. Mỹ cũng đã bày tỏ sẵn sàng tham gia cùng các nước kể trên thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn.
         
        Một máy bay AW139 của Malaysia chuẩn bị lên đường tham gia tìm kiếm chiếc máy bay hành khách mất tích

        Trong ngày 8/3, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Xie Hangsheng cũng đã có buổi gặp mặt Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Nguyễn Văn Thơ và Đại biện lâm thời Malaysia Bala Chandran Tharman để thảo luận về vụ máy bay hành khách Malaysia mất tích. Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc kêu gọi 3 nước cần tăng cường phối hợp để xác định khu vực máy bay mất tích, tiến hành tìm kiếm cứu nạn.

        Chiếc máy bay nói trên chở theo 227 hành khách thuộc 13 quốc tịch khác nhau, trong đó có 158 người Trung Quốc cùng phi hành đoàn 12 người. Chiếc Boeing 777-200 này đã rời Kuala Lumpur sau nửa đêm 8/3 và dự kiến đến Bắc Kinh lúc 6h30 giờ địa phương (22h30 ngày 7/3 theo GMT). Chiếc máy bay đã biến mất vào lúc 2h40 ngày 8/3 theo giờ địa phương (18h40 ngày 7/3 theo GMT).


        Cán bộ trại giam Xuân Phước trả thù..xâm phạm sức khoẻ của ông Ngô Hào


        13122311VRNs11.03.2014) – Sài Gòn-  ”Những lần thăm nuôi trước tinh thần của bố tôi rất lạc quan và can đảm nhưng lần này bố tôi có vẻ sợ hãi hơn. Bố tôi cho biết, cán bộ trại giam bắt bố tôi đi lao động làm rẫy. Tình hình sức khỏe của bố tôi rất là yếu vì đồ thăm nuôi của gia đình gửi vào cho bố mà bố xách đi không nổi.” Anh Ngô Minh Tâm, con trai ông Ngô Hào cho VRNs biết trong chuyến thăm nuôi ông Ngô Hào hồi ngày 08.03.2014.
        “Đối với những người tù nhân lương tâm đã đấu tranh và trải qua những nỗi vất vả như trường hợp của bố tôi cần phải được đối xử công bằng như những [thân nhân khác] được thăm nuôi. Tôi mong rằng, về sau, những hà khắc đối xử với bố tôi sẽ bớt đi, để bố tôi có thể [vượt qua được] cuộc sống tù đày. Tôi rất mong mọi người cùng lên tiếng chia sẻ cho bố tôi được đối xử công bằng trong trại giam.” Anh Minh Tâm mong muốn.
        1312086
        Gia đình ông Ngô Hào đi thăm nuôi ông vào lúc 13 giờ ngày 08.03.2014, tại trại giam Xuân Phước, tỉnh Phú Yên nhưng mãi đến 15 giờ cùng ngày, cán bộ trại giam mới cho gia đình thăm nuôi và được nói chuyện với ông Ngô Hào trong vòng 10 phút.
        Vợ của ông Ngô Hào là bà Nguyễn Thị Kim Lan bị cán bộ trại giam hạch sách không cho thăm gặp ông Ngô Hào, với lý do cán bộ trại giam đưa ra là bà Lan phải chứng minh bà là vợ của ông Ngô Hào. Trong khi đó, bà Lan được tham dự cả hai phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm của ông Ngô Hào, với tư cách là phu nhân của ông Ngô Hào.
        13122311
        Anh Ngô Minh Tâm, con trai ông Ngô Hào nói: “Sau một hồi tranh cãi thì quản giáo mới cho mẹ tôi vào thăm ba tôi.” Anh Minh Tâm nói tiếp: “Họ theo dõi rất sát cuộc nói chuyện của gia đình tôi. Mỗi lần gia đình đề cập những vấn đề trong trại giam thì họ cắt ngang cuộc nói chuyện”.
        “Mẹ tôi chỉ biết khóc không nói được gì khi nhìn thấy sức khỏe của ba như thế.” Anh Minh Tâm nghẹn ngào.
        1912486_531547076962770_1677436159_n
        Liên quan đến vấn đề lao động của tù nhân, cha Giuse Đinh Hữu Thoại, Trưởng V.p Công lý và Hòa bình cho ý kiến: “Theo Điều 29 Luật THA HS:”Phạm nhân được tổ chức lao động phù hợp với độ tuổi, sức khoỏe ” mà không qui định độ tuổi nào Phạm nhân không phải lao động:
        “Điều 29. Chế độ lao động của phạm nhân
        1. Phạm nhân được tổ chức lao động phù hợp với độ tuổi, sức khỏe và đáp ứng yêu cầu quản lý, giáo dục, hòa nhập cộng đồng; được nghỉ lao động các ngày thứ bảy, ngày chủ nhật, lễ, tết theo quy định của pháp luật. Thời gian phạm nhân lao động và học tập, học nghề không quá 08 giờ trong 01 ngày. Trường hợp đột xuất hoặc thời vụ, Giám thị trại giam có thể yêu cầu phạm nhân làm thêm giờ nhưng không được quá 02 giờ trong 01 ngày. Trường hợp phạm nhân lao động thêm giờ hoặc lao động trong ngày thứ bảy, chủ nhật thì được nghỉ bù hoặc bồi dưỡng bằng tiền, hiện vật.
        2. Phạm nhân nữ được bố trí làm những công việc phù hợp với giới tính, sức khoẻ và độ tuổi; không làm công việc nặng nhọc, độc hại thuộc danh mục cấm sử dụng lao động nữ.
        3. Phạm nhân mắc bệnh hoặc có nhược điểm về thể chất, tinh thần thì tuỳ mức độ, tính chất của bệnh tật và trên cơ sở chỉ định của y tế trại giam, trại tạm giam được miễn hoặc giảm thời gian lao động.”.
        Tuy nhiên khoản 1 Điều 187 Bộ luật Lao động và điểm a khoản 1 Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội qui định: Tuổi nghỉ hưu là “nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi”.Như vậy, nếu Ông Ngô Hào đã 66 tuổi (sinh năm 1948), thì đã ở tuổi nghỉ hưu.
        Vấn đề là công an csvn có thể nại ra là “Ông Ngô Hào là phạm nhân, không phải là người lao động nên không thể áp dụng BLLĐ và Luật BHXH”. Cho nên chúng ta lại phải quay về hiến pháp để thấy rõ sự “vi hiến” của luật VN:
        -Khoản 1 Điều 20 Hiến pháp qui định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.”.Điều này cũng phù hợp với phần sau khoản 3 Điều 9 Luật THA HS là nghiêm cấm hành vi “… trả thù, xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người có trách nhiệm thi hành án hình sự.”.
        Vì vậy, việc Luật THA HS không qui định độ tuổi phạm nhân “nghỉ hưu” (được hiểu là không phải lao động nữa) và trại giam buộc lao động người đã quá tưổi nghỉ hưu- theo qui định BLLĐ- có thể bị xem là đã “trả thù, xâm phạm sức khoẻ…” con người, điều này là trái hiến pháp, vi hiến.Cần thiết phải có sửa đổi Luật THA HS theo hướng: Phạm nhân đến tuổi nghỉ hưu theo qui định pháp luật lao động thì được nghỉ hưu, việc sử dụng phạm nhân nghỉ hưu lao động phải có thoả thuận và tuân thủ các qui định pháp luật về “Người lao động cao tuổi”.
        3)Trước mắt, căn cứ qui định tại khoản 1 Điều 150 Luật THA HS, theo VP, Gia đình có thể đề nghị Ông Ngô Hào (hoặc gia đinh) viết Đơn khiếu nại về việc “Ông Ngô Hào đã lớn tuổi, sức khoẻ yếu, nhưng vẫn bị buộc lao động nặng nhọc, không phù hợp độ tuổi, ảnh hưởng đến sức khoẻ của Ông”.
        Điều 150. Quyền khiếu nại trong thi hành án hình sự
        1. Người chấp hành án hình sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan có quyền khiếu nại đối với quyết định, hành vi của cơ quan, người có thẩm quyền thi hành án hình sự nếu có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
        4) Ngoài ra, hiện nay cuộc sống của các tù nhân do chính gia đình của họ lo, chứ nhà tù ko lo cho họ được gì và thậm chí còn “sống trên xương máu tù nhân” với giá bác cắt cổ trong tù… Lý do gì bắt họ lao động theo chỉ tiêu??”
        Ông Ngô Hào bị kết án 15 năm tù giam và 5 năm quản chế trong phiên tòa sơ thẩm hồi ngày 11.09.2013, với tội danh “âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân” vào Điều 79 BLHS. Và y án trong phiên tòa phúc thẩm, ngày 23.12.2013. Ông Ngô Hào bị bắt giam vào ngày 07.02.2013.
        Pv.VRNs