Tuesday, March 4, 2014

Chiêu nâng giá thiết bị 1.300 lần của cựu quan chức ngân hàng

Hèn chi, việt kiều về nước cũng phải ngán ngẫm cách ăn chơi của đám việt cộng. Bây giờ mới biết đám việt cộng làm ăn như thế nào!
-------------------------

Vừa lĩnh án tử hình vì làm thất thoát 530 tỷ đồng, cựu tổng giám đốc Công ty Tài chính II Vũ Quốc Hảo cùng các thuộc cấp còn bị điều tra về hành vi nâng khống thiết bị lặn từ 100 triệu lên 130 tỷ.

Vào cuối năm ngoái, ông Vũ Quốc Hảo (59 tuổi), nguyên tổng giám đốc Công ty Tài chính II (ALC II) thuộc ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam cùng đồng bọn đã bị đưa ra xét xử về hành vi làm thất thoát hơn 530 tỷ đồng của nhà nước. Bị cáo buộc về 3 tội danh và với vai trò là chủ mưu, ông Hảo đã phải nhận mức án cao nhất.
Liên quan đến những sai phạm tại công ty này, cơ quan chức năng đã tách ra để điều tra riêng về hành vi của ông Hảo khi "thổi" giá một thiết bị lặn trị giá 100 triệu lên gấp 1.300 lần để hợp thức hóa việc giải ngân trái phép tiền Nhà nước, giải quyết nợ xấu và đầu tư bất động sản. Hành vi này đã bị cơ quan chức năng cáo buộc vào tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
quan-tham-8606-1393897045.jpg
Cựu tổng giám đốc Công ty cho thuê Tài chính II đã bị tuyên phạt mức án tử hình về hành vi làm thất thoát 530 tỷ đồng. Hiện ông sẽ tiếp tục đối diện với 2 bản án khác đang được cơ quan chức năng tiếp tục điều tra và đưa ra xét xử trong thời gian tới. Ảnh: Hải Duyên.
Ngoài ông Hảo còn có 4 lãnh đạo cấp dưới của Công ty ALC II gồm Nguyễn Văn Tài (nguyên phó tổng giám đốc), Phạm Xuân Nghị, Nguyễn Văn Thọ, Đinh Nguyên Tý (nguyên trưởng phòng, phó phòng cho thuê tài chính của ALC II) cùng 5 bị can khác nguyên là giám đốc, lãnh đạo các công ty đối tác của ALC II đều bị truy tố về cùng tội danh.
Theo cơ quan điều tra, tháng 12/2003, ông Hảo thành lập Công ty cổ phần Cát Long Hải nhưng giao cho Phạm Minh Tuấn làm Chủ tịch Hội đồng quản trị, Vũ Đức Hoà làm giám đốc. Đến năm 2006, ông Hảo được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc, điều hành công ty ALCII.
Trong thời gian này, để có tiền giải quyết nợ xấu cho một số công ty "sân sau" đã lập ra trước đó cũng như đầu tư mua 89,5 nghìn m2 đất thuộc trạm dừng chân miền Tây tại Cái Bè (tỉnh Tiền Giang), ông Hảo đã dùng thiết bị lặn Tinro 2 mà trước đây một doanh nhân người Nhật góp vào công ty Cát Long Hải sử dụng để nâng khống giá và bán lại cho ALCII nhằm hợp pháp hóa việc giải ngân.
Do thiết bị này không có giấy tờ đăng ký, đăng kiểm về hàng hải nên ông Hảo đã bàn với Phạm Minh Tuấn thuê tàu vận chuyển Tinro 2 ra Hải Phòng và cố tình để hải quan bắt giữ, tịch thu, bán đấu giá và mua lại với giá khoảng 100 triệu đồng. Hành vi này được cho là để hợp thức hóa nguồn gốc Tinro 2.
Sau khi có giấy tờ hợp pháp, Hảo chỉ đạo nhân viên công ty Cát Long Hải thông qua Hoàng Lộc (nguyên tổng giám đốc công ty cổ phần giám định, thẩm định Việt Nam - Vivaco) để thẩm định, nâng giá thiết bị tàu lặn lên 130 tỷ đồng.
Đến tháng 12/2007, ông Hảo tổ chức họp với các lãnh đạo cấp dưới của ALC II để thông qua phương án mua thiết bị lặn của Cát Long Hải, sau đó cho chính công ty này thuê lại. Mặc dù biết việc giá thực tế chiếc tàu lặn chỉ có 100 triệu đồng, song những người này đều đồng ý và phê duyệt thực hiện hợp đồng cho thuê tài chính.
Sau khi giải ngân số tiền 130 tỷ, Hảo chỉ đạo mua lại hơn 86.000 m2 đất tại Tiền Giang với giá 79 tỷ đồng. Số còn lại dùng để chi cho chi phí sửa chữa, giải quyết nợ xấu cho các công ty sân sau của Hảo đối với ALC II… Thiệt hại mà Hảo và đồng phạm gây ra trong vụ án này được xác định là hơn 82 tỷ đồng.
Sau khi hoàn tất cáo trạng, VKSND TP HCM đã chuyển qua tòa cùng cấp để truy tố trước pháp luật. Tuy nhiên, sau khi xem xét, TAND TP HCM đã trả hồ sơ để điều tra bổ sung vì cho rằng hành vi của các bị cáo có dấu hiệu "phạm vào một tội khác nặng hơn". Đến nay vụ án tiếp tục được cơ quan chức năng xem xét lại về mặt tội danh.
Hải Duyên

No comments:

Post a Comment