Friday, June 26, 2015

Lý giải hài hước của Chủ tịch xã "dính" nghi án thi hộ

Theo Trí Thức Trẻ-LN | Lý giải hài hước của Chủ tịch xã “dính” nghi án thi hộ

Ông Đặng Bá Sướng, Chủ tịch UBND xã Uy Nỗ (huyện Đông Anh, Hà Nội), người vừa "dính" nghi án thi hộ tỏ vẻ thắc mắc không biết sao lại có người thay ông đi thi.

Nghi án chủ tịch xã nhờ người thi hộ
Tin từ các nhân chứng có mặt tại hội đồng thi ngành Luật Kinh tế đợt 1, do Khoa Đào tạo từ xa, Viện Đại học Mở Hà Nội, tổ chức tại điểm thi Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Đông Anh (Hà Nội) cho biết, tại điểm thi này hôm 20/6 vừa phát hiện trường hợp thi hộ.
Đáng chú ý ở chỗ, người được thi hộ lại là ông Đặng Bá Sướng (SN 10/8/1965), đương kim Chủ tịch UBND xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh. Còn người bị phát hiện thi hộ lại là một thanh niên mặt non choẹt, thua ông Sướng tới... ba chục tuổi.
Anh Phạm Hoàng Long (hiện đang công tác tại một cơ quan Nhà nước), người có công đầu trong việc vạch mặt tiêu cực, thông tin:
"Theo kế hoạch thi lại năm 2015 do TS. Nguyễn Thanh Bình (Chủ nhiệm Khoa Đào tạo từ xa - trường ĐH Mở) ký ngày 16/4/2015, kỳ thi lại ngành Luật Kinh tế đợt 1 sẽ gồm 8 ca, diễn ra trong 2 ngày 21 và 22/6.
Tuy nhiên, trên thực tế, lịch thi đã được đẩy lên ngày 20 và 21/6. Theo danh sách được công bố, ông Sướng sẽ thi lại 4 môn, đều tại phòng số 13".
Thế nhưng, theo lời anh Long, những nguồn tin từ các thí sinh cùng tham gia đợt thi lại cho thấy, dù sáng 20/6, ông Sướng không hề có mặt tại phòng thi, nhưng khi giám thị tiến hành kiểm đếm thí sinh lại không thấy ai vắng mặt.
Trước thông tin này, đầu giờ chiều cùng ngày, anh Long đã trực tiếp đến trụ sở UBND xã Uy Nỗ để xác minh thì được một cán bộ UBND xã cho biết, ông Sướng đã đi nghỉ mát tại Sầm Sơn, Thanh Hóa.
Nhằm làm rõ các thông tin, tại ca thi 4 (15h30 - 17h), anh Long đã bí mật ngồi ngoài quan sát toàn bộ vụ việc.
Theo đó, đến khoảng 16h, xuất hiện một thanh niên khoảng 20 tuổi, mặc áo đen, quần jean đi xe Wave đen - trắng đỗ xe trước cửa phòng thi có nhiều khả nghi.
"Thanh niên này vào phòng thi ngồi vào hàng ghế cuối cùng, cạnh cửa ra vào, sau đó đi lên lấy tờ giấy thi để về làm bài. Quá trình làm bài, thí sinh này liên tục quay sang trao đổi với một thí sinh nữ bên cạnh", anh Long kể lại.
Đối tượng đã làm bài thi cho ông Đặng Bá Sướng và bị bắt quả tang (ảnh: Phạm Hoàng Long)
Đối tượng làm bài thi cho ông Đặng Bá Sướng và bị "bắt quả tang tại trận". (Ảnh: Phạm Hoàng Long)
Sau khoảng 20 phút, anh Long lại gần, quan sát từ phía ngoài, phát hiện trên tờ giấy thi của ĐH Mở có ghi tên trên tờ phách là Đặng Bá Sướng, ngày sinh 10/8/1965, nơi sinh Hà Nội, hộ khẩu thường trú Uy Nỗ, Đông Anh, Hà Nội. Số báo danh: 03. Bài thi môn: Luật Đất đai.
Qua xác minh, đối tượng tại phòng thi chắc chắn không phải ông Đặng Bá Sướng và người phụ nữ ngồi cạnh cũng rất khả nghi. Anh Long tiến hành trình báo sự việc trên với Hội đồng thi tại điểm thi.
Khi các cán bộ Hội đồng thi yêu cầu các đối tượng xuất trình giấy tờ tùy thân thì đối tượng nam thể hiện thái độ chống đối, bất hợp tác. Trước tình hình trên, ông Ngô Văn Hảo (giám thị coi thi) đã tiến hành lập biên bản với cả 2 trường hợp.
Cũng theo lời anh Long, sau khi nhận được tin báo, lực lượng cảnh sát 113 Công an huyện Đông Anh cũng có mặt để chứng kiến toàn bộ sự việc.
Những biện giải... hài hước
Theo lời anh Long, một lúc sau khi sự việc xảy ra, ông Đoàn Mạnh Hoa, Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Đông Anh cũng có mặt tại phòng thi, ra chỉ thị thu bài đồng thời yêu cầu toàn bộ các thí sinh ra khỏi phòng trừ 2 trường hợp bị lập biên bản.
Sau đó, thay vì 2 trường hợp khả nghi, đích thân vị Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Đông Anh lại mời anh Long xuống phòng Hội đồng thi để làm rõ sự xuất hiện bất thường của anh.
Chỉ đến khi anh Long xuất trình giấy tờ thể hiện mình là người có đủ thẩm quyền và trách nhiệm tố cáo tiêu cực, thì anh mới được cho về. Tuy nhiên, cùng với đó là sự biến mất của 2 đối tượng thi hộ và toàn bộ các biên bản đã được lập.
Ông Đoàn Mạnh Hoa (Ngoài cùng bên phải) có mặt tại nơi xảy ra sự việc. (ảnh: Phạm Hoàng Long)
Ông Đoàn Mạnh Hoa (ngoài cùng bên phải) có mặt tại nơi xảy ra sự việc. (Ảnh: Phạm Hoàng Long)
Bức xúc trước sự phi lý này, anh Long - dưới sự chứng kiến của công an huyện Đông Anh, đã kiên quyết yêu cầu lập lại biên bản về sự việc thi hộ. Tại biên bản này, nội dung đã thể hiện rõ việc thi hộ của hai đối tượng mà anh đã phát giác.
Liên quan đến sự cố hi hữu này, trao đổi với PV, ông Đặng Bá Sướng, Chủ tịch UBND xã Uy Nỗ (huyện Đông Anh, Hà Nội) đã có những biện giải khá thú vị.

Theo Trí Thức Trẻ-LN | 

Ông Đặng Bá Sướng, Chủ tịch UBND xã Uy Nỗ (huyện Đông Anh, Hà Nội), người vừa "dính" nghi án thi hộ tỏ vẻ thắc mắc không biết sao lại có người thay ông đi thi.

Ban đầu, ông Sướng thể hiện sự vô can của mình bằng lý giải mình không biết gì về lịch thi và những diễn biến trong phòng thi hôm 20/6.
"Anh không thi, có ai báo thi cho anh đâu! ", ông Sướng nói.
Khi bị phóng viên "truy" về sự vô lý, ông Sướng ậm ờ thừa nhận giả thuyết, có khả năng cấp dưới hoặc người thân vì sốt sắng chuyện thi cử của ông mà tự động thuê người thi hộ ông mà lại giấu không cho ông biết.
Kết thúc câu chuyện, vị Chủ tịch UBND xã Uy Nỗ cho biết, mình là nạn nhân của vụ việc tư thù cá nhân, và ông sẽ sớm làm rõ câu chuyện này.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc về sự cố này...

Bình Phước: 22 năm trốn lệnh truy nã vẫn "ngoi" lên làm cán bộ ngành giáo dục

Dân trí Với hành vi trộm cắp tài sản, 22 năm trước Lê Văn Nam bị truy nã toàn quốc nhưng y đã bỏ trốn, khai man lý lịch, thi vào viên chức. Trước khi bị bắt, đối tượng này đã giữ nhiều vị trí quan trọng trong ngành Giáo dục tỉnh Bình Phước.

Ngày 26/6, Công an thị xã Đồng Xoài - Bình Phước vừa thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Lê Văn Nam (SN 1970, ngụ phường Tân Thiện, thị xã Đồng Xoài, Bình Phước).
Thông tin trên được ông Nguyễn Văn Thanh, Giám đốc Trung tâm Giáo dục Thường xuyên tỉnh Bình Phước xác nhận. Theo ông Thanh, sau khi tiến hành bắt người, công an thị xã Đồng Xoài đã thông báo cụ thể về vụ việc. Nam bị bắt theo lệnh truy nã về hành vi trộm cắp tài sản.
22 năm trốn lệnh truy nã vẫn ngoi lên làm cán bộ ngành giáo dục
Đối tượng Lê Văn Nam trước khi bị bắt từng giữ nhiều vị trí quan trọng trong ngành Giáo dục Bình Phước
Theo thông tin ban đầu, Nam có hộ khẩu thường trú tại đội 6, xã Hùng Tiến, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Năm 1993, Nam phạm tội trộm cắp tài sản rồi bỏ trốn và bị cơ quan Công an tỉnh Nghệ An phát lệnh truy nã. Trong thời gian này, Nam chạy vào tỉnh Sông Bé (nay là tỉnh Bình Phước) để lẩn trốn.
Tại đây, y khai man lý lịch, giả mạo hồ sơ để thi vào viên chức trong ngành Giáo dục tỉnh Bình Phước. Trước khi bị bắt, Nam từng tham gia giảng dạy ở nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Bình Phước và làm đến chức vụ Trưởng phòng Đào tạo của Trung tâm Giáo dục Thường xuyên tỉnh Bình Phước.
Mặc dù đang bị truy nã nhưng Nam vẫn khai trong lý lịch là từ năm 1991 đến 1996 làm giáo viên trường cấp III Lộc Ninh (huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước). Sau đó, từ năm 1996 đến năm 1997, y tiếp tục chuyển về làm giáo viên của trường cấp III Bù Đăng (huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước).
Từ năm 1997 đến năm 2000, đối tượng Lê Văn Nam tiếp tục chuyển về giảng dạy ở trường Trung học Sư phạm tỉnh Bình Phước. Tiếp đó, đối tượng này chuyển sang làm giáo viên dạy môn Hóa Học tại Trường THPT Tân Hòa (huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước) trong thời gian từ năm 2000 - 2003. Sau đó, Nam đến nhận công tác tại Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Bình Phước và giữ chức vụ Trưởng phòng Đào tạo của Trung tâm.
Nam từng bị kỷ luật buộc thôi giữ chức vụ Trưởng phòng đào tạo vào năm 2008. Đến năm 2009, Nam được bổ nhiệm lại chức vụ Trưởng phòng, sau đó chuyển sang Trưởng phòng dạy nghề rồi làm Phó phòng đào tạo cho tới ngày bị bắt.
                                                                      Gia Long

Mỗi năm đồng bằng sông Cửu Long mất 1 xã do sạt lở

Ngày 26.6, tại Cần Thơ, Bộ Tài nguyên - Môi trường, Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) VN và UBND TP.Cần Thơ đã phối hợp tổ chức diễn đàn Bảo tồn thiên nhiên và văn hóa vì sự phát triển bền vững ĐBSCL lần 7.

Mỗi năm đồng bằng sông Cửu Long mất 1 xã do sạt lở
Nhiều xóm làng ở cồn Châu Ma (xã Phú Thuận B, H.Hồng Ngự, Đồng Tháp) biến mất do sạt lở – Ảnh: Tiến Trình
TS Đào Trọng Tứ, Cố vấn Mạng lưới sông ngòi VN nêu: khu vực ĐBSCL có 265 điểm sạt lở bờ sông, bờ biển với tổng chiều dài hơn 450 km. Hầu hết bờ biển của ĐBSCL đều bị xói lở. Mỗi năm sạt lở đã “ngốn” đến 500 ha đất của vùng. Diện tích sạt lở gần bằng diện tích xã Vĩnh Kim (H.Châu Thành, Tiền Giang) và gần bằng 1/4 diện tích xã Vĩnh Thới (H.Lai Vung, Đồng Tháp). Như vậy, cứ vài năm, khu vực này lại mất đi diện tích đất tương đương với diện tích trung bình của 1 xã trong vùng. Dự báo đến năm 2050 sẽ có khoảng 1 triệu người bị tác động trực tiếp bởi xói lở ven bờ và mất đất ở ĐBSCL.
Tại diễn đàn, ông Marc Goichot, chuyên gia thuộc Tổ chức WWF, cho rằng: “Nếu không được bảo vệ hiệu quả thì một phần ĐBSCL sẽ biến mất”. Khảo sát 2.000 ảnh vệ tinh từ năm 2003 đến năm 2011 ở khu vực ĐBSCL, ông Marc cho biết ở phía đông (khu vực Bến Tre, Trà Vinh) có đến 48% khu vực bờ biển có biểu hiện thoái lui, trong khi chỉ có 22% có biểu hiện lấn ra biển. Trong khi đó, ở khu vực phía tây (vùng bán đảo Cà Mau) nơi trước đây có tỷ lệ lấn ra biển cao thì nay đến 70% diện tích có diễn biến thoái lui, trung bình 12,2 m/năm. Ông cho rằng việc khai thác cát đã tác động xấu đến môi trường trong cả khu vực. Theo số liệu thì hằng năm, các con sông ở ĐBSCL đã bị lấy đi 34 triệu m3 trầm tích, tương đương 55 triệu tấn, trong đó có 90% là cát. Các đập thủy điện ở Trung Quốc và Lào làm giảm lượng trầm tích xuống VN. Trong điều kiện đó, việc khai thác cát đã làm trầm trọng hơn tình hình, tác động xấu của việc khai thác cát lên môi trường có thể thấy rất nhanh.
Theo GS-TS Bùi Cách Tuyến, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên – Môi trường, thì một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự thay đổi lượng nước, suy thoái đất và suy giảm đa dạng sinh học ở vùng ĐBSCL là do những năm gần đây việc phát triển nhanh chóng nguồn năng lượng thủy điện trên sông Mê Kông… đã làm thay đổi số lượng và chất lượng trầm tích, gây tác động tiêu cực lên môi trường ĐBSCL.
Theo Thanh niên

Sao có thể đem tính mạng, của cải của dân ra đùa giỡn?

Theo Một thế giới-06-26-2015
Dự án đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông, có lẽ, là công trình sẽ đi vào sách kỷ lục Việt Nam về sự... quái dị chưa từng có! Chỉ có 13km thôi mà đội vốn gần gấp đôi dự toán, đưa tổng vốn đầu tư lên đến 18.000 tỷ đồng, tính ra, mỗi mét đường chi phí hết 1,5 tỷ đồng.

Sao có thể đem tính mạng, của cải của dân ra đùa giỡn?

Thế nhưng, mức độ quái dị vẫn chưa dừng lại khi đường làm gần xong, người ta mới thấy rằng con đường được… khủng khiếp hóa bởi những đoạn nhấp nhô, mà theo sự giải thích của một quan chức là để … tối ưu hóa trong vận hành.

Từ cổ chí kim, chỉ có ở nước ta mới lập luận đường cong mềm mại có lợi hơn đường thẳng; bây giờ lại đến “phát minh” đạt tầm cỡ động trời là không nên dùng đường bằng mà phải tạo ra dốc để dễ leo lên để tiết kiệm… phanh và dễ lao xuống để tiết kiệm nhiên liệu!

Người viết bài này đã gọi điện hỏi các TS, PGS, chuyên gia về vật lý lý thuyết, cơ học – không một ai nghĩ rằng cách giải thích của ông Lê Văn Dương, Phó Tổng GĐ PMU đường sắt là đúng; trong khi đó ai cũng phản biện rằng, có rất nhiều bất cập đối với loại đường sắt nhấp nhô.

Thứ nhất, cái gọi là tận dụng độ dốc để tiết kiệm nhiên liệu thì gần như là hoang đường vì đoạn dốc đó quá ngắn, không đủ vượt trội về độ dài để tận dụng sức hút của trái đất cho mấy toa tàu.

Thứ hai, trong nguyên tắc sơ đẳng của tàu hỏa, chẳng ai muốn tạo ra độ chênh của toa này với toa kia khi toa tàu này đã qua dốc, còn toa kia thì chưa – sự nguy hiểm và bất tiện, bất an cho con người là điều thấy rõ.

Thứ ba, với thiết kế 80 km/h, tại sao phải phức tạp hóa quá trình – lên xuống trên một cung đường đã được chia nhỏ thành 12 phần (12 ga) bởi ai cũng biết, với độ dài 1 km/điểm dừng, thì chỉ mới kéo hết tay ga tăng tốc, tàu đã đến nơi cần đỗ. Ai đã đi phà đều biết, người lái ca nô dắt phà biết giảm máy đúng lúc để phà cập bến vào thời điểm vận tốc gần bằng không.

Thứ tư, về mặt thẩm mỹ thì một đoạn đường nhấp nhô như thế quả là rất xấu, nếu không nói là rất phản cảm về tư tưởng kiến trúc: Dường như “người ta” muốn con đường phát triển cứ phải băng qua gập ghềnh?

Thứ năm, hầu như chưa thấy bất kỳ nước nào thiết kế đường tàu kỳ quái như ở ta? Phải chăng trình độ kỹ thuật, kiến thức vật lý của ta đã đi trước cả thời đại, đã phát minh ra “quy luật” mới về cả vật lý lẫn giao thông?

Dù có vận dụng toàn bộ tri thức và trí tưởng tượng của một người đã đọc không ít lắm suốt hàng chục năm, vẫn không thể hiểu nổi tại sao Bộ GTVT lại chấp nhận một thiết kế kỳ cục như thế, thực hiện một công trình hàng chục ngàn tỷ vô lý như thế.

Không dám nghĩ đến cái ý đồ muốn làm xấu, làm hư vì nếu như thế thì chẳng còn gì để bàn, chỉ xin hỏi những người có trách nhiệm rằng một công trình tốn kém và có tuổi thọ dài như thế, sao lại để cho hàng triệu người dân thủ đô phải thấp thỏm về tính an toàn, băn khoăn và cay mắt về tính thẩm mỹ, xa xót và buồn tủi khi bỏ ra cả một đống tiền mà không thể trả lời, dù chỉ là một nửa câu hỏi tại sao?

Cty của ông Lê Phước Vũ vẫn bất chấp pháp luật, ngang nhiên cắt nguồn nước, rào đất của dân

  - 

Le Phuoc Vu, Ton Hoa Sen, dai gia Le Phuoc Vu, Da M'ri
Bậc tam cấp khiến nông dân không thể chạy xe mang phân bón lên rẫy trên đèo và chở hoa quả xuống, mang đi bán.

"Mây vẫn đen trên ngọn đỉnh núi Lu Mu, như nông dân tụi tui rầu rĩ, khát nước vì bị ông Vũ chặn suối", nông dân Phan Thị Bích Phúc nói. Trong khi đó, nông dân Lê Văn Thương cho biết người của ông Lê Phước Vũ vẫn ngang nhiên rào đất của ông một cách trái phép, phớt lờ yêu cầu của chính quyền địa phương buộc tháo dỡ từ 7 tháng nay.

Cty của ông Lê Phước Vũ vẫn bất chấp pháp luật, ngang nhiên cắt nguồn nước, rào đất của dân
Bậc tam cấp khiến nông dân không thể chạy xe mang phân bón lên rẫy trên đèo và chở hoa quả xuống, mang đi bán.
Sau gần 1 tháng báo điện tử Một Thế Giới phản ảnh việc Công ty TNHH Đầu tư và Du lịch Hoa Sen (gọi tắt là Công ty Hoa Sen) chặn nguồn nước tưới rẫy, chặn đường lên rẫy của bà con nông dân ở thôn 3, xã Đạ M’ri, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng qua bài viết Dân Đạ M’ri năn nỉ đại gia Lê Phước Vũ “là Phật tử thì đừng ép dân”, sau đó báo Một Thế Giới và một số báo khác tiếp tục đăng nhiều bài về việc làm sai trái này. Để nắm cụ thể hơn về những diễn biến thời gian qua, chúng tôi đã trở lại xã Đạ M’ri vào ngày 23.6.
Theo ghi nhận của chúng tôi: Về con đường lên rẫy, Công ty Hoa Sen đã để bà con “dễ thở” hơn, nhưng vẫn còn tiếp tục chặn con suối B2, bà con nông dân vẫn chưa có nước tưới rẫy cũng như sinh hoạt.
Những ngày này, đang mùa mưa. Đứng trên đỉnh đèo Long An nhìn xuống, Đạ M’ri xanh ngút ngàn một màu trù phú. Thế nhưng, những cơn mưa rào vẫn không làm dịu được sự “nóng lòng” về nguồn nước tưới của bà con nông dân ở đây. Hiện nay, vấn đề lo lắng nhất của bà con nông dân là nguồn nước tưới.
1Mây đen vần vũ trên ngọn núi Lu Mu thuộc xã Đạ M’ri. Ảnh: Dương Cầm
Nông dân Bùi Ngọc Sơn lo lắng: “Trời thương tụi tui, mấy ngày nay mưa miết. Tui chỉ sợ qua tết, mùa nắng nóng, không có nước tưới, đám tiêu đang trồng chết hết. Bà con ở đây ai cũng nóng lòng, không dám trồng mới loại cây nào nữa”.
Dẫn chúng tôi ra xem đống dây dẫn nước đang chất đống trên rẫy, cách con suối B2 không xa, nông dân Phạm Văn Phê buồn rầu: “Dây nằm trơ nắng, mưa vài bữa nữa chắc hư hết. Nước ở con suối đằng kia vẫn chảy róc rách, vậy mà tụi tui đang khát nước từng ngày. Tui chỉ mong ông Vũ cho bắt ống dây xuống con suối B2 lấy nước tưới cho rẫy phía trên đèo, mở đập chặn suối để nước vào con mương dẫn, chảy về các khu rẫy ở phía dưới thấp. Nhưng không biết đến bao giờ ổng mới làm việc đó”.
“Mây vẫn đen trên ngọn đỉnh núi Lu Mu, như nông dân tụi tui rầu rĩ, khát nước vì bị ông Vũ chặn suối” – nông dân Phan Thị Bích Phúc chán nản.
2Những dòng chữ xác định chủ quyền trên tảng đá chìm dưới con suối của Công ty Du lịch Hoa Sen Ảnh: Dương Cầm
Theo chân nhiều nông dân, chúng tôi đến khu vực nhà 3 gian mới xây xong trong khu du lịch sinh thái tâm linh của đại gia Lê Phước Vũ. Nơi đây từng có một con đường mòn dẫn lên khu rừng và rẫy của một số hộ dân nằm trên đèo. Bây giờ, con đường mòn đó đang được Công ty Hoa Sen cho trải đá, đặc biệt ngay cửa ngõ lên đèo vừa được công ty này xây thêm bậc tam cấp.
Chỉ tay vào bậc tam cấp, nông dân Phan Thị Bích Phúc than thở: “Con đường này, tụi tui dùng để chạy xe máy lên rẫy, chở phân bón lên, chở hoa trái xuống. Ông Vũ cho xây bậc tam cấp thế này, làm sao tụi tui chạy xe lên xuống được nữa. Các anh thấy ổng làm chuyện chướng mắt không?”.
Quanh khu vực nhà 3 gian, nước suối từ trên đèo cao chảy xuống, bao quanh khu vực, tạo ra một khung cảnh rất hữu tình. Nơi đây cũng là nút giao giữa dòng suối và con mương dẫn dài gần 1 cây số, do chính nông dân Đạ M’ri đào cách đây khoảng 30 năm, lúc họ từ Quảng Ngãi vào Đạ M’ri khai hoang, thành lập xã. Ngay tại nút giao này, hiện vẫn còn những tảng đá lấp lại, nước không thể chảy vào con mương, biến nó thành một cái rãnh khô cạn, vô tác dụng!
Là người có đất mà con mương chảy qua dài gần 200 mét, nông dân Nguyễn Thành Hướng nói: “Măng cụt, sầu riêng, tiêu… trên rẫy của tui nhờ nước vào con mương này. Bây giờ, ở đầu mương, nơi con suối rẽ vào đã bị ông Vũ dùng đá lấp lại, không có nước nữa. Tui rầu lắm. Từ ngày báo chí đăng bài phản ánh đến nay, vẫn không thấy ông Vũ có động thái nào để tháo dỡ con đập chặn nước”.
3Chị Phan Thị Bích Phúc hái măng rừng về làm bữa ăn. Ảnh: Dương Cầm
Riêng trường hợp đất của nông dân Lê Văn Thương bị Công ty Hoa Sen huy động nhân lực rào lại, chiếm giữ sau một đêm (báo điện tử Một Thế Giới đã phản ánh qua bài viết Nông dân Đạ M’ri tố cáo lãnh đạo Công ty Hoa Sen cướp đất côn đồ: “Nửa đêm ông Vũ Hoa Sen huy động 40 người lẻn vào rào hết đất của tôi”, cho đến nay phía Công ty Hoa Sen vẫn chưa có động thái cho thấy sẽ “giải phóng” hàng rào thép và bê tông.
Cần phải nhắc lại: Trước đó, ngày 16.12.2014, tại phòng họp Đảng ủy thị trấn Đạ M’ri đã có cuộc họp về vụ việc, yêu cầu Công ty Hoa Sen tháo dỡ hàng rào thép, lô cốt đã dựng trên phần đất nằm trên hành lang bảo vệ suối của nông dân Lê Văn Thương.
Các bên tham gia cuộc họp gồm: ông Lê Hồng Ngân (Chủ tịch UBND thị trấn Đạ M’ri), ông Dương Trí Đức (cán bộ địa chính thị trấn), ông Nguyễn Hùng (cán bộ tư pháp thị trấn) và Phó giám đốc Công ty Hoa Sen, ông Hồ Việt Phúc.
Theo biên bản cuộc họp này, Chủ tịch UBND thị trấn Đạ M’ri chỉ đạo: “UBND thị trấn Đạ M’ri yêu cầu ông Hồ Việt Phúc – Phó giám đốc Công ty Hoa Sen ngưng ngay mọi hoạt động trên hành lang bảo vệ suối, đồng thời tự tháo dỡ hàng rào nằm trên phần đất bảo vệ hành lang suối mà Công ty Dịch vụ du lịch Hoa Sen lắp dựng”.
Ông Hồ Việt Phúc, Phó giám đốc Công ty Dịch vụ du lịch Hoa Sen đã hứa: “Chúng tôi chấp hành theo ý kiến chỉ đạo của ông chủ tịch UBND thị trấn Đạ M’ri. Tuy nhiên việc tháo dỡ hàng rào cho phép chúng tôi tháo dỡ dần dần để chuyển lên khu đất trên của vườn ổi”. 
4 5Biên bản làm việc giữa Phó giám đốc Công ty Dịch vụ du lịch Hoa Sen và Chủ tịch UBND thị trấn Đạ M’ri về việc tháo dỡ rào chắn trên phần đất bảo vệ hành lang suối do ông Lê Văn thương khai hoang cách đây…hơn nửa năm. Ảnh: Dương Cầm
Như vậy, đến nay đã hơn nửa năm trôi qua, Công ty Hoa Sen vẫn nuốt lời hứa tháo dỡ hàng rào thép, lô cốt trên phần đất của nông dân Lê Văn Thương, dù đích thân ông Phó giám đốc công ty này đã ký vào biên bản cuộc họp! Công ty Hoa Sen vẫn thách thức dư luận, mặc cho báo chí đã phản ảnh và không quan tâm việc nông dân Lê Văn Thương đang gửi đơn kêu cứu khắp nơi!
Nông dân Lê Văn Thương cho biết: “Từ ngày báo chí phản ánh chuyện Công ty Du lịch Hoa Sen chặn nguồn nước tưới, chặn đường lên rẫy của bà con nông dân, công ty này mới thay đổi chút ít, đó là con đường lên rẫy, họ để bà con đi dễ dàng hơn, không còn bị chặn lại nữa. Và công ty cũng không còn cho người canh giữ ở khu vực suối B2 như trước kia. Nhân viên của ông Vũ đã có vẻ dễ chịu hơn. Nhưng tụi tui chưa tin vào thiện chí của họ, có thể họ tạm thời như vậy, biết đâu thời gian sau này đâu lại vào đấy!”.
6Nông dân Lê Văn Thương với bịch lá rừng vừa hái, mang về cải thiện bữa ăn cho vợ, con trong cảnh mất đất. Ảnh: Dương Cầm
Trời âm u, mây đen kịt trên đỉnh ngọn núi Lu Mu. Một cơn mưa rào sắp đến. Nông dân Phạm Văn Phê tranh thủ hái ít măng rừng về làm bữa cơm chiều cho hai đứa con trai: Đứa lớn bị thiểu năng trí tuệ, đứa nhỏ sức khỏe kém, èo uột, bệnh tật liên miên.

Đám cưới hoành tráng trong giờ hành chính giữa trụ sở UBND xã

(Kiến Thức) - Mặc dù vẫn trong giờ hành chính nhưng rạp đám cưới giữa trụ sở UBND xã Dân Hạ (Kỳ Sơn, Hòa Bình) được dựng lên hoành tráng khiến người dân bức xúc.

Sáng ngày 26/6, phóng viên Kiến Thức nhận được sự phản ánh của người dân xã Dân Hạ, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình về việc họ đến trụ sở UBND xã xin dấu nhưng Chủ tịch xã lại vắng mặt, trong khi đó hôm nay mới là thứ 6 vẫn là ngày làm việc hành chính tại các Cơ quan nhà nước. Điều đáng nói là một đám cưới giữa trụ sở UBND xã Dân Hạ được dựng lên một cách hoành tráng.

Dam cuói hoanh trang trong giò hành chính giua trụ sỏ UBND xã
 Từ phía ngoài có thể nhìn thấy rõ khung rạp đám cưới được dựng rất hoành tráng trong trụ sở UBND xã Dân Hạ.

Trong khi đó, các phòng ban khác tại trụ sở UBND xã Dân Hạ vẫn làm việc nhưng không được tập trung.

Theo ghi nhận của phóng viên, tại rạp đám cưới người ra, người vào chuẩn bị mâm cỗ diễn ra một cách nhộn nhịp, tưng bừng. Khuôn viên sân trước của trụ sở UBND xã Dân Hạ bị rạp đám cưới che chắn gần hết và chỉ chừa một lối đi vừa cho người dân ra vào trụ sở.

Để làm rõ hơn những thông tin liên quan đến rạp đám cưới bất thường trong trụ sở UBND xã Dân Hạ, phóng viên vào phòng Chủ tịch UBND xã Dân Hạ là ông Nguyễn Mạnh Sáu để liên hệ làm việc. Tuy nhiên, phòng của ông Sáu đã khóa bên ngoài.

Dam cuói hoanh trang trong giò hành chính giua trụ sỏ UBND xã-Hinh-3
Dam cuói hoanh trang trong giò hành chính giua trụ sỏ UBND xã-Hinh-3
 Mặc dù trong giờ hành chính nhưng rạp cưới hoành tráng được dựng giữa sân UBND xã.

Phó chủ tịch UBND xã Dân Hạ - Ông Nguyễn Trọng Nghĩa cho hay: "Chủ tịch xã hiện đang đi du lịch, còn đám cưới được tổ chức trong trụ sở UBND xã tôi cũng không biết. Việc này chắc nhận được sự đồng ý của Chủ tịch xã".

Theo lời của vị Phó chủ tịch thì rạp đám cưới đang đề cập được dựng trong sân UBND xã Dân Hạ từ sáng sớm nay (26/6), đây là đám cưới của con bà Nguyễn Thị S., một cán bộ bên trạm y tế xã Dân Hạ.

Để có những thông tin khách quan hơn, phóng viên Kiến Thức tiếp tục liên hệ với Chủ tịch UBND xã Dân Hạ thì nhận được câu trả lời: "Em thông cảm, anh phải đi theo cơ quan kho bạc và tài chính huyện. Ở nhà anh bàn giao công việc cho hai phó Chủ tịch em ạ. Chủ nhật anh mới về, hẹn gặp em sau".
19:54 26/06/2015
Phạm Linh

Ớn lạnh “nước béo” làm từ mỡ bò thối

(NLĐO) - Phần mỡ bên trong da trâu bò được lóc ra để đun lấy nước mỡ (nước béo), tóp mỡ dù đã bốc mùi hôi thối

Ngày 26-6, Đoàn Kiểm tra Liên ngành huyện Bình Chánh, TP HCM tiếp tục phối hợp với UBND xã Lê Minh Xuân kiểm tra cơ sở sơ chế, chế biến sản phẩm động vật không phép của bà Lê Trần Bích Chi tại tổ 7, ấp 5, xã Lê Minh Xuân.

Đây là điểm thuộc da trâu bò, ngoài sản phẩm chính là da trâu bò muối còn có sản phẩm phụ là mỡ và tóp mỡ cung cấp cho các quán ăn để làm phần “nước béo” trong nước lèo.

Ớn lạnh “nước béo” làm từ mỡ bò thối
Nơi chế biến mỡ nhếch nhác, hôi thối

Cơ sở hoạt động trong điều kiện dơ bẩn, bốc mùi hôi thối ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, nguyên liệu sử dụng không rõ nguồn gốc, không có giấy chứng nhận kiểm dịch.

Ghi nhận hiện trường có 8 tấm da trâu bò đang ướp muối và 355 kg mỡ và tóp mỡ thu hút nhiều ruồi nhặn xung quanh.

Đáng chú ý, khi Đoàn Kiểm tra đang lập biên bản để xử lý vi phạm thì chủ hàng bỏ đi nơi khác, bất hợp tác với cơ quan chức năng.

Đoàn Kiểm tra đã tiến hành lập hồ sơ bàn giao vụ việc cho UBND xã Lê Minh Xuân tiếp tục xử lý và tiêu huỷ toàn bộ lô hàng trên theo quy định.

26/06/2015 16:18
Tin, ảnh: Ngọc Ánh

'Cổng trường em sạch đẹp' đầy rác

Lệ Trinh - Thứ Sáu, ngày 26/6/2015 - 17:06
(PLO) – Tại cổng trường tiểu học Lạc Long Quân (225 Lò Siêu, phường 8, quận 11), ngay dưới hai tấm biển lớn “cổng trường em sạch đẹp” xuất hiện một bãi rác tự phát, bốc mùi ô nhiễm.
Cách đó không xa, một đống rác thải gồm bàn ghế cũ và nhiều vật dụng khác cũng ngang nhiên tồn tại ngay dưới biển cấm đổ rác.

Bãi rác ngang nhiên choán cả một góc trước cổng trường
Anh Hồ Tấn Lực, nhân viên bảo vệ của trường cho biết: “Tình trạng này diễn ra từ lâu rồi, người dân bên kia đường cứ mang rác ra cổng trường đổ thành đống. Trường phải thuê xe ba gác tới dọn đi hoài, dọn xong họ lại đỗ tiếp. Nhà trường có báo lên phường nhưng vẫn không bắt được quả tang. Hơn nữa trường thuộc phường 8, nhưng người dân bên kia đường lại thuộc phường 12.”
Và bên cạnh đó, ngay dưới biển cấm đổ rác
Theo phản ánh của các hộ dân lân cận, do một số người dân thiếu ý thức không đóng tiền đổ rác hàng tháng mà tự ý đem đổ bừa bãi ở cổng trường, gây ô nhiễm, mất vệ sinh và mỹ quan đô thị. Hiện trạng này đã tồn tại được một thời gian song chính quyền địa phương chưa tìm được hướng xử lý.
Lệ Trinh

Bác sĩ gác chân khám bệnh: Đâu là giới hạn của y đức?

THANH TRANG - Thứ Sáu, ngày 26/6/2015 - 07:30
(PLO) -Y đức là việc quan tâm đến người bệnh như thế nào, là việc hi sinh thời gian, thú vui… cho người bệnh, là việc quyết tâm trau dồi kiến thức, mang đến cho người bệnh những kĩ thuật điều trị, chẩn đoán hoàn hảo hơn, hay đơn giản chỉ là việc tìm cách để cho người bệnh bớt đau, bớt khổ…


Ảnh: Facebook
Những ngày qua, dư luận xôn xao xung quanh hình ảnh được đăng tải trên facebook cảnh một bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa huyện Lâm Thao (Phú Thọ) bỏ dép, giẫm một chân lên giường bệnh để thăm khám cho một bệnh nhân lớn tuổi.
Ngay sau khi hình ảnh này xuất hiện trên FB, nhiều ý kiến trái chiều bức xúc trước hình ảnh không đẹp của một vị bác sĩ cũng có, mà thông cảm, biện hộ cho phong cách khám bệnh dân dã, xuề xòa cũng có.
Kỷ luật và từ chức
Phát biểu trên báoTuổi Trẻ,bà Lê Thị Vượng -Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Lâm Thao -cho biết sự việc trong ảnh xảy ra vào tối thứ bảy (ngày 13-6) tại khoa cấp cứu của bệnh viện và người trong ảnh là bác sĩ CKI T.Q.H.
Ngay sau khi biết được vụ việc, ban giám đốc bệnh viện đã yêu cầu bác sĩ H.viết bản kiểm điểm, giải trình vụ việc. Theo bà Vượng, bác sĩ H. đã giải thích lúc đó bị đau chân, bệnh nhân lớn tuổi bị lãng tai, không có ai hỗ trợ nên bác sĩ phải gác chân lên giường, sát với bệnh nhân để có thể hỏi bệnh được rõ hơn.
“Chúng tôi đã yêu cầu nhân viên của mình phải rút kinh nghiệm, chú ý giữ gìn hình ảnh, thái độ, tránh những việc gây ra hiểu lầm, bức xúc không đáng có, nhất là trong khi ngành y đang đề cao vấn đề y đức” - bà Vượng nói trên Tuổi Trẻ.
Theo thông tin trên báo chí, đến ngày 22-6, Hội đồng xử lý kỷ luật Bệnh viện đa khoa huyện Lâm Thao đã tiến hành họp xem xét hành vi vi phạm tác phong, phong cách làm việc của Bác sỹ T.Q.H. vì đưa chân lên giường khi thăm khám bệnh nhân.
Cuộc họp diễn ra suốt hai tiếng, đã quyết định đưa ra hình thức kỷ luật đối với bác sĩ H. là miễn nhiệm chức trưởng khoa chẩn đoán hình ảnh; không được hưởng chế độ bổ sung thu nhập tăng thêm trong thời hạn 12 tháng (kể từ tháng 6-2015 đến hết tháng 5-2016).
Đồng thời, bác sĩ H. cũng buộc phải kiểm điểm sâu sắc trước toàn thể cán bộ bệnh viện. Bác sĩ H. cũng đã có đơn từ chức chức trưởng khoa chẩn đoán hình ảnh.
Ngay lập tức, cộng đồng mạng lại dấy lên làn sóng sững sờ, phản ứng một cách mạnh mẽ. Nhiều ý kiến của cả bác sĩ và người dân trên các diễn đàn xã hội đều cho rằng mức xử lý như vậy là quá nặng nề vì bác sĩ không vi phạm y đức.
Nhầm lẫn giữa thói tật và y đức?
Trên FB cá nhân của mình,bác sĩ Võ Xuân Sơnđã lên tiếng: “Việc bác sĩ đặt chân lên giường khi khám bệnh (kể cả có để giày hay không) là một hình ảnh không đẹp đẽ gì cho lắm, nhưng cũng không đến nỗi là thảm họa y đức như nhiều bạn nghĩ. Có ai trong đời không có những lúc có những tư thế hớ hênh? Có ai trong đời không có những lúc có một động tác không phù hợp với hoàn cảnh? Có ai trong đời không có lúc buông một tiếng chửi thề?
Nói như vậy không phải tôi phủ nhận việc bác sĩ và nhân viên y tế cần có thái độ giao tiếp tốt. Là bác sĩ có nghĩa là bạn thuộc nhóm có học thức, thường thì phải thể hiện là có văn hóa, và như vậy thì phải lịch thiệp. Và mọi bác sĩ phải học được điều đó. Nhưng nếu không đủ mức lịch thiệp, vô tình gác chân lên giường bệnh, thì cũng không có nghĩa là kém y đức.
Có lẽ chúng ta hiểu sai về y đức. Y đức là việc quan tâm đến người bệnh như thế nào, là việc hi sinh thời gian, thú vui… cho người bệnh, là việc quyết tâm trau dồi kiến thức, mang đến cho người bệnh những kĩ thuật điều trị, chẩn đoán hoàn hảo hơn, hay đơn giản chỉ là việc tìm cách để cho người bệnh bớt đau, bớt khổ…
Hãy cố gắng đừng nhầm lẫn giữa những thói tật trong sinh hoạt hàng ngày với y đức hay đạo đức nghề nghiệp. Và nhất là đừng bao giờ tìm cách nâng quan điểm”.
Người dùngLe Quoc Minhcũng thể hiện quan điểm: “Ngày xưa tôi hay nghe kể về một ông lãnh đạo toàn ngồi gác chân lên bàn. Nhiều người tỏ ra khó chịu, kể lại với giọng hằn học. Tôi thì chưa hề chứng kiến nên cũng không có cảm xúc gì. Năm 1994, lần đầu đi học dự thính trong khoa báo chí ở một trường Đại học Mỹ, thấy thầy giáo thì ngồi lên bàn, còn sinh viên vừa hút cốc Coca Cola trong lớp, vừa gác chân lên ghế, rất chi là thoải mái. Nghĩ cũng lạ cho văn hoá Tây.
Chả biết từ bao giờ tôi cũng có thói quen nghỉ ngơi buổi trưa là gác chân lên bàn, cầm cuốn sách đọc hay chơi game trên điện thoại, có khi là lướt web trên iPad. Tôi cảm thấy thoải mái, như thể máu được chảy ngược lại. Tất nhiên, tôi không gác chân lên bàn trước mặt người khác, nhất là khi có người lớn tuổi hơn mình. Nhưng nếu bước vào phòng mà có ai đó gác chân lên bàn thì thấy cũng bình thường, trừ lúc họp. Tôi cho rằng hành động gác chân, hay một hành động nào khác, có thể không đẹp, có lúc thậm chí dở, nhưng nó không hoàn toàn phản ánh bản chất của một con người…”.
****
Trong chương trình Dân hỏi Bộ trưởng trả lời trên kênh VTV1 tối 21-6 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã cho biết Bộ Y tế đang chuẩn bị thực hiện một đề án, ban hành quyết định để thực hiện chương trình hành động là đổi mới toàn diện, phong cách và thái độ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh. Và một trong những nội dung chính của đề án này là toàn bộ nhân viên y tế phải ký cam kết để đổi mới toàn diện thái độ với khẩu hiệu niềm nở khi bệnh nhân đến, tận tụy khi bệnh nhân ở và chu đáo khi bệnh nhân về.
Đó là những đổi thay mà không người bệnh, người dân nào không mong mỏi, gửi gắm đến ngành y tế. Tuy nhiên, với riêng trường hợp của vị bác sĩ này, liệu hành vi gác chân lên giường trong khi khám bệnh, dĩ nhiên không ai ủng hộ, nhưng có thể coi là vi phạm y đức và liệu có đáng để phải chịu mức kỷ luật nặng nề như bệnh viện đa khoa Phú Thọ vừa ban hành?
Mức kỷ luật căn cứ theo Nghị định 27 của Chính phủ về việc miễn nhiệm đối với các trường hợp vi phạm quy chế của cán bộ công nhân viên chức tại các cơ quan.
Trường hợp của bác sĩ H chưa đến mức cách chức, tuy nhiên anh H tự nguyện xin từ chức Trưởng khoa chẩn đoán hình ảnh và chức vụ Chi ủy viên của bệnh viện.
Căn cứ vào quy chế chi tiêu nội bộ, bác sĩ H sẽ bị cắt 1 năm không được hưởng bổ sung thu nhập, đồng thời phải kiểm điểm nghiêm túc và sâu sắc trước toàn bệnh viện.
Bác sĩ H mặc dù là vô tình nhưng đã để lại hình ảnh xấu của nghề y trong mắt người dân, nên tuyệt đối phải xử lý nghiêm để răn đe và tránh tạo tiền lệ xấu trong bệnh viện.
Đây cũng là lần đầu, chứ nếu tái phạm thì sẽ khó tránh khỏi mức kỉ luật đình chỉ công tác.
Hơn nữa, trong 12 điều y đức của Bộ Y tế có quy định rất rõ về thái độ chuẩn mực của bác sĩ đối với bệnh nhân.
(Trích phát biểu của bà Lê Thị Vượng, Giám đốc bệnh viện Đa khoa Lâm Thao – Theo Tri Thức Trẻ)

THANH TRANG

Ai sẽ cho em sự sống

Thanh Trúc, phóng viên RFA
2015-06-25


Nhiều bạn trẻ đã đến nghi tên hiến tủy dù chưa biết tủy của mình có hợp với người bệnh không

Nhiều bạn trẻ đã đến nghi tên hiến tủy dù chưa biết tủy của mình có hợp với người bệnh không- RFA


Ai Sẽ Cho Em Sự Sống là tên gọi một chương trình vận động hiến tủy gần đây nhất trong hy vọng cứu mạng một em gái Việt Nam 12 tuổi tên Trish Trần Thùy Trang, học sinh lớp 7, đang được chữa trị trong bệnh viện Kaiser Permanente ở Stockton, thành phố Sacramento, tiểu bang California:
Con bị Aplastic Anemia, cái tủy của con không làm việc bình thường, con nghĩ học ba bốn tuần rồi. Con nhớ con thích đi học. Con muốn làm bác sĩ mắt tại vì con thấy người ta mù thì không thấy, con thấy tội.
Đó là Trish Trần Thùy Trang khi em được ba mẹ cho phép nói chuyện với Thanh Trúc. Chúa Nhật ngày 21 vừa qua, một buổi ghi danh tình nguyện hiến tủy cứu bệnh nhân ung thư máu, còn gọi là bệnh hoại huyết, diễn ra trước cửa một đài phát thanh của người Việt trong thành phố San Jose, tiểu bang California. Chị Hoàng Mộng Thu, người khởi xướng buổi ghi danh, cho biết không chỉ để giúp riêng Trish Trần Quỳnh Trang mà còn nhằm tìm kiếm người có tủy bào phù hợp với hai bệnh nhân khác ngay tại San Jose:
Tại thành phố này có hai em, một em 14 tuổi, một em 16 tuổi, đang bị hoại huyết và cần thay tủy bào. Đài Việt Today có cho em một chỗ trước cửa để kêu gọi đồng bào tới.
Chương trình Ai Sẽ Cho Em Sự Sống
Chương trình Ai Sẽ Cho Em Sự Sống mà chị Hoàng Mộng Thu, được coi là một nhà hoạt động xã hội, kêu gọi trên hai đài Việt TV 26.5 và Việt Shopping TV 26.6, được sự hưởng ứng của đông đảo bà con vùng San Jose. Điều kiện ghi danh là những người trong độ tuổi 18 đến 44, điền vào tờ đơn chứng thực mình đầy đủ sức khỏe và sẵn sàng sàng hiến cho bất cứ bệnh nhân nào cần:
Tôi tên Lê Thị Thúy Nga, tuổi của tôi cao hơn 44, tiếc quá. Khi đi tôi có cầu nguyện cho tôi match với cháu, thấy tội quá. Bây giờ tôi mong ước cầu xin dù ít dù nhiều trong số người này có thể giúp cháu để cháu có đời sống.
Từ năm 2005 đến giờ, Hội Hiến Tủy Châu Á, phần đảm trách người Việt Nam, đã cứu được mạng sống của 26 bệnh nhân ung thư máu cần ghép tủy
Em tên Phương Triểu, đang giúp công việc ghi danh hiến tủy bào để cứu bé Trish Trần Quỳnh Trang, bị bệnh Aplastic Anemia và đã nhập viện gần một tháng. Em đã ghi danh và hy vọng có cơ hội match với một người nào đó để có thể cứu sống một mạng người. Đó là điều cần thiết cơ bản mình phải làm thôi.
Tôi là Ken và bà xã tên Thảo, tình cờ coi một chương trình trên TV thấy cảm động, nghĩ rằng cháu bé thì cũng như con mình thôi. Hai vợ chồng đến đây với hy vọng có thể giúp được gì, nếu cho một chút mà cứu được cháu thì rất tốt.
Coi chương trình TV thì lúc đầu cũng sợ tại mình không hiểu, nhưng mà tới khúc cuối nghe bác sĩ giải thích thì mình cũng nghĩ không đến nỗi nào.
Có người đến với buổi vận động hiến tủy hôm 21 vừa qua vì tò mò, có người không muốn thử và không muốn ghi tên dù được giải thích kỹ. Điển hình một bà mẹ vội vã kéo con đi khi bạn trẻ này tỏ ý muốn điền đơn. Nhưng cũng có một ông bố dẫn cả hai con gái đến ghi tên cầu may vì theo ông cứu người như cứu hỏa:
Bích chương kêu gọi hiến tủy giúp Carly Nguyen
Bích chương kêu gọi hiến tủy giúp Carly Nguyen
Tôi là Lai Nguyễn, chở hai đứa con đến thử, hy vọng hợp để giúp giùm cho em bé đó. Mơ ước là cộng đồng đến nhiều chừng nào tốt chừng đó. Hồi nãy đi trên xe em cũng có giải thích chuyện này cho hai đứa con, nó nghe rồi nó đồng ý thôi.
Tưởng cần nhắc lại trong lãnh vực khoa học, phương pháp dùng tế bào mầm trong tủy xương để cứu sống bệnh nhân bị ung thư máu đã có từ cuối thập niên 1950. Điều quan trọng nhất là tìm cho ra người có tế bào mầm thích hợp với người bệnh.
Số liệu từ American Cancer Society,Hiệp Hội Nghiên Cứu Ung Thư Mỹ, cho thấy cứ 10 bệnh nhân cần tế bào mầm thì khả năng 5 người có tế bào mầm thích hợp và sẵn sàng cho. Tuy nhiên trong các cộng đồng thiểu số như Việt Nam thì sác xuất chỉ có ít hơn 1.
Từ San Jose, tiến sĩ y khoa bệnh học Nguyễn Thượng Vũ, chuyên nghiên cứu về tế bào gốc, nhận định rằng trong khi những quảng cáo sai lạc về ứng dụng tế bào gốc liên quan đến các sản phẩm thương mại được phổ biến rầm rộ trong cộng đồng người Việt thì ngược lại những thông tin chính xác, vô vị lợi về hiệu quả thực sự của tế bào gốc trong y khoa như hiến tế bào mầm của máu để cứu sống bệnh nhân bị ung thư máu lại chưa đến với đồng hương một cách rộng rãi và có hiệu quả:
Khi người ta nghe đến chữ hiến tủy người ta sợ lắm, người ta nghĩ là mình sẽ lấy tủy từ xương sống ra nhưng mà không phải như vậy. Theo sự tiến triển của khoa học, nếu gặp được người mà đã trùng hợp rồi thì họ sẽ lấy máu từ cánh tay ra, lọc lấy căn bào gốc cho người bệnh, cho nên là không có đau đớn gì cả
bà Nguyễn Chử Hoàng Anh
Việc tặng tế bào mầm của máu mình để cứu sống người khác là một vinh dự, tuy nhiên người muốn hiến tặng đôi khi cảm thấy lưỡng lự vì còn ấn tượng cũ là việc lấy mẫu tế bào để thử cho biết có hợp không hoặc việc lấy tủy là khó khăn và phức tạp.
Thật sự với những tiến bộ vượt bực về nghiên cứu tế bào gốc trong những năm gần đây đã khiến việc hiến tế bào mầm của máu trở nên đơn giản. Người muốn cho tế bào mầm chỉ cần đến các trạm hiến, nhân viên chỉ dùng một que bông gòn quẹt lên da miệng và chỉ một ít tế bào dính trên que là đủ cho chuyên viên phòng thí nghiệm lấy mẫu DNA và dùng phương pháp PCR để xác định cac loại kháng nguyên bạch cầu của người cho.
Các kết quả này sẽ được lưu trữ trong ngân hàng máu để so sánh với kết quả nơi người bệnh ung thư máu. Nếu hợp thì người cho sẽ được mời đến để hiến tế bào mầm. Tế bào mầm với đặc tính mang nhiều kháng nguyên CD34 cho nên sẽ được lựa chọn ra từ máu bằng máy chứ không cần phải lấy tủy. Tóm lại, với kỹ thuật mới về ứng dụng thực sự của tế bào gốc trong y khoa, chúng ta sẽ có nhiều cơ hội hơn để có được vinh dự là người hiến tế bào mầm.
Đó là chuyện ở nước Mỹ, còn ở Việt Nam thì sao. Bác sĩ Nguyễn Huy Du, chuyên gia y tế của UNICEF Việt Nam:
Ở Việt Nam phong trào hiến máu nhân đạo thì rất phổ biến nhưng việc hiến tủy không thành một phong trào. Thông thường và trước tiên là người ta tìm người thân trước. Cũng rất khó khăn vì công việc tìm kiếm ra ngoài nó chưa được phổ biến, người dân không có những cái gọi là hiểu biết nhiều lắm. Chương trình hiến tủy theo tôi biết thì chưa được rộng, nhưng bệnh viện thì có thể người ta có hệ thống thí dụ như bệnh viện ung thư lớn ở Hà Nội hoặc là bệnh viện dành cho trẻ em chẳng hạn, người ta có thể giới thiệu hoặc có kênh liên lạc để biết và kiếm những nguồn hỗ trợ.

Bích chương kêu gọi hiến tủy giúp Trish Trần Quỳnh Trang
Bích chương kêu gọi hiến tủy giúp Trish Trần Quỳnh Trang


Bác sĩ Phạm Nhật An, nguyên phó giám đốc kiêm trưởng Khoa Truyền Nhiễm Bệnh Viện Nhi Trung Ương, hiện là giảng viên cấp cao Đại Học Y Hà Nội, nói về chuyện ghép tủy để cứu bệnh nhân ung thu máu mà ông gọi là bạch cầu cấp:
Bạch cầu cấp, ung thư máu, điều trị bằng thuốc, bằng hóa chất là cũng tương đối ổn. Có những thể đặc biệt có nguy cơ rất lớn thì trường hợp đấy là phải ghép thôi, không phải 100% bách cầu cấp là phải ghép hết đâu. Nhưng phải tìm và phải thuyết phục và như tôi nói hầu hết là những người ở trong gia đình, việc vẫn có thể thực hiện được. Ở những bệnh viện lớn thì việc ghép đã thành . Ở đây thì Viện Huyết Học, Viện Máu Trung Ương, bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện 108 vân vân. . việc ghép tủy không phải là cái gì quá cao siêu đâu.
Cái muốn chia xẻ ở đây là thực ra ở Việt Nam vấn đề quan trọng hơn ở chỗ là phải có nguồn kinh phí. Để thực hiện kỹ thuật ghép tủy cũng tốn tiền, cần rất nhiều các trang thiết bị cũng như máy móc, bảo hiểm cũng không chi trả được hết từng ấy. Mỗi cuộc ghép tủy có thể là hai ba trăm triệu tiền Việt Nam, 10.000 hay 15.000 Đô gì thôi, nhưng ở Việt Nam thế là lớn đối với người bình thường không có tiền.
Hiến tủy rất đơn giản không đau không nguy hiểm
Trở lại chuyện hiến tủy, tức hiến tế bào mầm cho người bị ung thư máu hay bạch cầu cấp trong cộng đống gốc Châu Á, đặc biệt là Việt Nam ở Hoa Kỳ. Từ 2005, bà Nguyễn Chử Hoàng Anh của Hội Hiến Tủy Châu Á:
Khi người ta nghe đến chữ hiến tủy người ta sợ lắm, người ta nghĩ là mình sẽ lấy tủy từ xương sống ra nhưng mà không phải như vậy. Theo sự tiến triển của khoa học, nếu gặp được người mà đã trùng hợp rồi thì họ sẽ lấy máu từ cánh tay ra, lọc lấy căn bào gốc cho người bệnh, cho nên là không có đau đớn gì cả.
Khi mình đã cho mọi người biết là lấy từ cánh tay ra, không nghĩ đến chữ tủy nữa, nên họ cho rất nhiều.
Để tránh cái tâm lý sợ hãi, ngay cả trong cộng đồng giòng chính thì tên gọi National Marrow Donor Program sau này cũng được đổi lại một cách nhẹ nhàng hơn là Be The Match:
Có nhiều nhà thương vẫn xin tủy, nhưng người cho có thể nói tôi không muốn cho tủy từ xương chậu ra mà tôi muốn cho căn bào gốc lấy từ cánh tay ra. Khi thử thì chỉ lấy que gạc thấm vào nước miếng mà thôi, không có thử máu như ngay xưa nữa cho nên không đau đớn gì cả.
Trong suốt 4 năm Michelle không tìm được người match tủy bào thì cháu qua đời. Trước giờ phút cuối cùng cháu nhắm mắt thì cháu nói” Mẹ đừng có điên, mẹ giúp những người bệnh nhân khác đi
chị Hoàng Mộng Thu
Từ năm 2005 đến giờ, Hội Hiến Tủy Châu Á, phần đảm trách người Việt Nam, đã cứu được mạng sống của 26 bệnh nhân ung thư máu cần ghép tủy:
Năm 2010 chúng tôi kiếm được tủy cho em Mathew Nguyễn, 28 tuổi, bị ung thư máu. Chúng tôi kiếm được một em tên là Diệp ở Arizona. Khi cho tủy thì cô Diệp không biết mình cho ai, cậu Mathew cũng không biết người này ở đâu ra. Một năm sau, Mathew được cho tủy và đã lành bệnh rồi, chúng tôi tổ chức cho họ gặp nhau . Buổi gặp gỡ đó TV và báo chí đã đăng rất nhiều, rất cảm động và rất đông người đi tham dự.
Ngoài ra chúng tôi cũng có một cô bé 4 tuổi ở California. Chúng tôi đi xuống Texas thì cũng có nhiều người ghi danh. Mấy tháng sau chúng tôi gọi cô Phương Mai nói cô hợp với một đứa bé 4 tuổi thì cô ấy rất mừng và đã cho căn bào gốc cho cô bé 4 tuổi này. Một năm sau thì hai người được gặp nhau tại California. Cho nên khi người Việt Nam mình bắt đầu hiểu rõ về tình trạng cho căn bào gốc hay tế bào gốc, cũng như mình vẫn dùng chữ cho tủy đó, thì họ không sợ nữa.
Hiện tại bà Hoàng Anh đang có mặt tại vùng DC để mong giúp một bệnh nhân 12 tuổi, em Carly Nguyễn, khỏi căn bệnh ung thư máu.
Để vận động mọi người hiến tủy bào mẩm cho Carly Nguyễn, một buổi ghi danh hiến tủy sẽ diễn ra tại Nhà Việt Nam ngày Chúa Nhật tới đây với sự yểm trợ của Hội Hiến Tủy Á Châu:
Tôi là nha sĩ Nguyễn Anh Thi, xin kêu gọi quí đồng bào đến Nhà Việt Nam ghi danh hiến tủy để giúp bé Carly Bảo Hân Nguyễn, 17 tuổi. Hiện tại bé đang làm chemo nhưng bác sĩ nói không đủ và cần một người phù hợp tế bào máu của em. Rất cần người Á Châu vì cơ hội thích hợp máu của em rất là ít.
Nếu vấn đề hiến tủy bào mầm, một khi thích hợp, có thể tạo phép lạ cho những người bị căn bệnh ung thứ máu hiểm nghèo, thì phép lạ đó đã không xảy đến với chị Hoàng Mộng Thu, người đang kêu gọi đồng hương hiến tủy để cứu cháu Trish Trần Thùy Trang. Bốn năm trước, con gái đấu lòng của chị là Michelle đã không qua khỏi căn bệnh quái ác này:
Lúc 26 tuổi bác sĩ cho biết cháu bị bệnh hoại huyết, có thể là ung thư máu cấp tính. Cháu vừa ra trường UC Berkeley và đi làm. Lúc đó cách giải quyết duy nhất là chemo, qua tháng thứ bảy thì nó phản ứng mạnh hơn nữa. Điều cuối cùng bác sĩ nói phải đi tìm người cho cái tủy bào. Lúc đó trong cộng đồng của mình chỉ có 0.3% nằm trong database của cộng đồng gốc Á Châu. Trong suốt 4 năm Michelle không tìm được người match tủy bào thì cháu qua đời. Trước giờ phút cuối cùng cháu nhắm mắt thì cháu nói” Mẹ đừng có điên , mẹ giúp những người bệnh nhân khác đi” .
Từ đó, suốt 4 năm nay rồi, chúng tôi vẫn thường kiên trì đi những nơi có cộng đồng mình để tổ chức những buổi ghi danh cho tế bào mầm. Bất cứ nơi nào có bệnh nhân kêu thì chúng tôi đến. Trong tuần qua thì bệnh nhân 12 tuổi ở Sacramento, đang bị bệnh hoại huyết và cần chúng tôi giúp đỡ phổ biến tin của em ra ngoài cộng đồng của mình.
Chúa Nhật 28 tới đây Mộng Thu có xin được cái địa điểm trước cửa văn phòng của công ty LaBelle Cosmeceuticals để đồng bào mình đến ghi danh cho tế bào mầm cho bé Trish Trần Thùy Trang. Hiện tại Trish Thùy Trang đang trong điều dưỡng hóa trị, em bị nhiều phản ứng phụ , bị ảnh hưởng tới thận. Thành ra việc kêu gọi người ghi danh cho tủy bào rất là cấp bách không những cho bé Trish Thùy Trang mà còn rất nhiều bệnh nhân đang cần tủy bào.
Thanh Trúc xin tạm ngưng mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi. Hẹn quý vị thứ Năm tuần tới.

Khiêng nạn nhân đến cổng công ty đòi tiền bồi thường

TIẾN DŨNG - Thứ Sáu, ngày 26/6/2015 - 10:55
(PLO) – Gia đình khiêng người bị tai nạn lao động đến cổng công ty, yêu cầu trả đủ tiền bồi thường theo quyết định của toà án.
Theo người mẹ, anh Dũng làm việc tại Công ty Đồng Hiệp Phát từ ngày 14-5-2012. Đến ngày 5-6-2012 anh bị tai nạn lao động gây mất năng lực nhận thức nhưng công ty không bồi thường vì chưa ký hợp đồng lao động.

Người nhà khiêng anh Dũng ra để trước công tyđòi tiền bồi thường. Ảnh: TD
Gia đình kiện ra tòa và 31-3 vừa qua, toà án tỉnh Đồng Nai buộc giám đốc Công ty Đồng Hiệp Phát bồi thường cho ông Dũng hơn 464 triệu đồng nhưng gia đình chỉ mới nhận được khoảng 70 triệu đồng.
Gia đình anh Dũng có đơn đề nghị thi hành án nhưng chưa được giải quyết sau khi đã bổ sung nhiều giấy tờ.
“Gia đình tôi gặp rất nhiều khó khăn. Dũng gặp tai nạn, gia đình phải cầm cố nhà cửa, vay mượn nhiều nơi thuốc thang cho cháu. Một đứa con của tôi phải nghỉ học để chăm sóc em”, bà Thanh nói trong nước mắt.
Cơ quan chức năng địa phương đến hiện trường lập biên bản và giải quyết sự việc.
TIẾN DŨNG