Wednesday, March 14, 2018

Nuốt không trôi nên đành phải nhả ra

Hương Khê (Danlambao) - Vậy là vụ âm mưu thực hiện kế hoạch “ăn cướp vĩ đại” giữa Tổng công ty Viễn thông Di động (MobiFone) mua 95% cổ phần của Công ty cổ phần Nghe nhìn Toàn cầu (AVG) đã có một cái kết rất bất ngờ.

Hôm 13/03/2018, các báo lề đảng đồng loạt đưa tin về việc hủy bỏ hợp đồng mua bán giữa Mobifone và AVG.

Tờ VNEPRESS đưa tin: “MobiFone và AVG thống nhất huỷ hợp đồng chuyển nhượng”.

Theo đó: “AVG sẽ hoàn trả toàn bộ số tiền MobiFone đã thanh toán và các bên cùng cố gắng để không chịu thiệt hại từ việc hủy bỏ hợp đồng này”.

Kết luận hủy bỏ toàn bộ hợp đồng Tổng công ty Viễn thông Di động (MobiFone) mua 95% cổ phần của Công ty cổ phần Nghe nhìn Toàn cầu (AVG), vừa được hai bên đưa ra tại cuộc họp chiều 12/3/2018.

Theo đó, MobiFone và AVG thống nhất huỷ việc chuyển nhượng 344,66 triệu cổ phần, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận theo thỏa thuận. Tổng giá trị hợp đồng chuyển nhượng này là 8.889,8 tỷ đồng.

Các cổ đông đã chuyển nhượng (phía AVG) sẽ hoàn trả lại toàn bộ số tiền MobiFone đã thanh toán. Còn MobiFone cũng trả lại AVG số cổ phần và các tài sản đã nhận chuyển nhượng. Đồng thời, hai bên "sẽ cố gắng để cả hai không chịu thiệt hại từ việc này”.

Đại diện cho AVG trong cuộc thương thảo với MobiFone, ông Phạm Nhật Vũ đã đồng ý không yêu cầu phạt và đòi bồi thường khi huỷ giao dịch. Ngoài số tiền đã thanh toán cho AVG, MobiFone cho biết đã phải trả một số chi phí liên quan như thuê tư vấn và đại diện AVG cũng đồng ý sẽ thanh toán cả những khoản này.

Theo đại diện AVG, có nhiều lý do khiến họ đề xuất huỷ hợp đồng. Một là, từ khi mua lại, MobiFone đã không vận hành, phát triển đúng như kế hoạch và để lỡ nhiều cơ hội, tiềm năng của AVG.

Hai là, kể từ khi hợp đồng có hiệu lực, MobiFone mới thanh toán 95% giá trị hợp đồng. Quá thời hạn phải thanh toán theo hợp đồng nhưng đến nay, MobiFone vẫn chưa hoàn tất nghĩa vụ chi trả 5% còn lại dù AVG đã liên tục có văn bản đòi.

Bên cạnh đó, kể từ khi có yêu cầu thanh tra hợp đồng này, quá trình vận hành thương hiệu AVG phát sinh nhiều vấn đề gây tổn hại uy tín cho các bên liên quan. Theo cả MobiFone và AVG, việc huỷ hợp đồng nhằm đảm bảo uy tín cho cả hai đơn vị.

Tại cuộc thương thảo, lãnh đạo MobiFone cũng lý giải quá trình thanh tra đã tác động đến việc hoàn tất thanh toán cho AVG. Đại diện công ty này cho biết, do MobiFone phải tuân thủ các quy định đối với doanh nghiệp Nhà nước, đó là phải quyết toán xong dự án. Tuy nhiên, vì có sự việc thanh tra nên việc quyết toán đã chưa hoàn tất(1).

Mặc dù cả hai bên mua bán cố tinh quanh co khi đưa ra một số lí do không chính đáng để giải thích cho việc họ phải hủy bỏ hợp đồng. Nào là “từ khi mua lại, MobiFone đã không vận hành, phát triển đúng như kế hoạch và để lỡ nhiều cơ hội, tiềm năng của AVG”(Ơ hay! Anh mua rồi không đưa vào vận hành, lỗ thì kệ anh chứ). Nào là “kể từ khi hợp đồng có hiệu lực, MobiFone mới thanh toán 95% giá trị hợp đồng”. Nhưng cuối cùng “cái đuôi” cũng đã lòi ra khi nói: “kể từ khi có yêu cầu thanh tra hợp đồng này, quá trình vận hành thương hiệu AVG phát sinh nhiều vấn đề gây tổn hại uy tín cho các bên liên quan”. À ra là vậy.

Vậy thì vì sao “quá trình vận hành thương hiệu AVG phát sinh nhiều vấn đề gây tổn hại uy tín cho các bên liên quan”?

Vì sao việc hủy hợp đồng này lại “bảo đảm uy tín cho cả hai đơn vị”?

Hay vì họ cố tình bưng bít giấu diếm giá trị hợp đồng vì đã thổi lên gấp nhiều lần để bòn rút tiền ngân sách một cách trắng trợn. Nhưng vì “bàn tay không che nổi mặt trời”, nên khi việc gian lận bị bại lộ, và để tránh cái thòng lọng đang lơ lửng trước ai đó, khi mà trước áp lực dư luận, Thanh tra chính phủ mặc dù đã vào cuộc hơn một năm nay, với kế hoạch ban đầu là thời gian thanh tra trong 50 ngày sẽ báo cáo kết quả. Nhưng vì những lý do tế nhị nào đó mà mãi hơn một năm kể từ ngày bắt đầu thanh tra, vẫn không công bố kết quả.

Bởi vì, cũng từ năm 2016, đã có thông tin ông Nguyễn Bắc Son, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin truyền thông, và ông Trương Minh Tuấn lúc đó là Thứ trưởng Bộ Thông tin truyền thông, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp đã dính dáng đến vụ MobiFone mua AVG.

Chỉ đến khi có ý kiến của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo làm rõ vụ Mobifone mua AVG, thì hai bên mới có màn kịch hủy bỏ hợp đồng này.

Như nhiều người đều biết, đầu năm 2016, dư luận cả nước bàn tán xôn xao về thương vụ được gọi là ‘bí ẩn nhất’. Bí ẩn không phải vì con số thực MobiFone mua lại 95% cổ phần AVG là bao nhiêu, mà chính vì AVG từ khi bước vào thị trường truyền hình cho đến lúc "bán được" cho MobiFone bị cho rằng đang kinh doanh thua lỗ.

Có thể nói, đây là một thương vụ lớn giữa một bên là doanh nghiệp nhà nước với một bên là doanh nghiệp tư nhân có một không hai về độ "bí hiểm". Bởi vào quí I/2016 khi MobiFone phát đi thông cáo mua 95% cổ phần AVG, thì điều khiến báo giới ngạc nhiên nhất chính là giá trị thương vụ không được công bố. Và mỗi lần khi báo giới đặt câu hỏi về vấn đề này, lãnh đạo MobiFone đều từ chối trả lời và cho rằng đó là hồ sơ "mật". Có nghĩa là thương vụ này ngay từ ban đầu đã không được công khai minh bạch nếu không muốn nói là bị che đậy.

Một trong những tiếng nói mạnh mẽ thúc đẩy quá trình "giải mật" thương vụ bí hiểm này bắt đầu tư các chuyên gia thuộc Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính (VAFI).

Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Hải- Phó Chủ tịch Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) cho rằng, thương vụ MobiFone mua AVG thuộc loại thông tin phải công bố tức thời ngay sau khi hai bên ký kết hợp đồng mua bán.

Trả lời báo chí, ông Nguyễn Hoàng Hải nói, việc không công bố giá trị hợp đồng mua bán giữa MobiFone và AVG là vi phạm quy định:

“MobiFone là doanh nghiệp nhà nước, không phải doanh nghiệp gia đình hay tư nhân, nên mọi hoạt động của MobiFone cần phải đảm bảo tính minh bạch công khai và chịu sư giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước và của xã hội” .

Vị đại diện VAFI khẳng định người đại diện MobiFone đã vi phạm chế độ công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước theo Điều 23 Nghị định 81 qui định về xử lý vi phạm trong công bố thông tin(2).

Từ tiếng nói của giới chuyên gia VAFI, thương vụ này đã đi vào nghị trường kì họp Quốc hội.

Đến khi đó, giá trị thương vụ mới được chính thức "giải mật": MobiFone đã mua lại 95% cổ phần AVG với số tiền "khủng" lên đến 8.900 tỉ đồng.

Nên biết rằng, giá trị của AVG trong những lần định giá trước đó còn được "thổi" lên mức hơn 20.000 tỉ đồng, trong khi thực tế doanh nghiệp này đang hoạt động không hiệu quả, thực chất là đang thua lỗ, giá vốn được ước tính chỉ khoảng từ 1.600-2.000 tỉ đồng chưa trừ khấu hao. Một số chuyên gia cho rằng, AVG hô giá cho 95% cổ phần ở mức 1.000 tỉ đồng chưa chắc đã bán được. Thế nhưng không hiểu vì sao MobiFone lại "đâm đầu" vào mua với mức giá cao gấp gần 9 lần, vậy mà không có bộ ngành chức năng nào cảnh báo, ngăn cản thương vụ gây thất thoát tiền nhà nước có một không hai trong lịch sử này.

Vậy thì nguyên nhân nào khiến thương vụ mua bán đầy bí hiểm và tai tiếng này, cuối cùng cũng được “giải mật”, để từ đó có màn kịch hủy hợp đồng này?

Cũng cần nói thêm rằng, trong khi khí thế đốt lò của ông Trọng đang dâng cao, vì ông Trọng đã lôi cổ được Trịnh Xuân Thanh từ Đức về “đầu thú”, và sau đó là “hạ nốc ao” cánh tay đắc lực của Ba Dũng là cựu Ủy viên BCT, Bí thư thành Hồ Đinh La Thăng, và được báo chí lề đảng ca ngợi là “Người đốt lò vĩ đại”.

Do đó ông Trọng dù muốn hay không cũng không thể bỏ qua vụ này, vì có nguồn tin nói rằng, thương vụ mờ ám này có dính líu đến Nguyễn Thanh Phượng, là con gái của Ba Dũng. Nếu đúng như vậy thì đây là dịp may trời cho, nên ông Trọng không thể bỏ qua.

Và cuối tháng 7/2017, ông Trọng đã chỉ thị, yêu cầu Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng khẩn trương thanh tra, kết luận rõ đúng sai về trách nhiệm trong dự án Mobifone mua 95% cổ phần của AVG.

Theo đó: “Hôm nay 31-7, Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng tổ chức phiên họp thứ 12 dưới sự chủ trì của Trưởng ban - Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tại cuộc họp, Tổng bí thư yêu cầu Ban chỉ đạo trong 6 tháng cuối năm 2017 tập trung chỉ đạo, tăng cường kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, tập trung vào các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng.

Ban chỉ đạo phải khẩn trương thanh tra, kết luận rõ đúng, sai, xác định đúng nguyên nhân, trách nhiệm, xử lý nghiêm đối với những tổ chức, cá nhân có sai phạm tại 9 dự án gây thất thoát, thua lỗ lớn, dư luận xã hội quan tâm.

Hai vụ việc nổi bật mà Tổng bí thư nhắc Ban chỉ đạo là dự án Tổng công ty Viễn thông Mobifone mua 95% cổ phần của Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn cầu (AVG) và việc cổ phần hóa cảng Quy Nhơn"(3).

Dư luận cho rằng, nếu không có ý kiến chỉ đạo của Ban Bí thư, mà cụ thể là ông TBT Nguyễn Phú Trọng, thì có lẽ “kế hoạch ăn cắp vĩ đại” gần 400 triệu USD này đã hoàn toàn trót lọt?

Nên nhớ rằng đây không phải là lần đầu tiên, sau khi có ý kiến chỉ đạo của ông Trọng, thì các cơ quan bảo vệ pháp luật mới ì ạch vào cuộc.

Chúng ta hãy điểm qua xem bàn tay của Tổng Bí thư đã vươn xa tới đâu.

Đầu tiên là vụ chiếc xe biển số xanh do Phó Chủ tịch Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh: “Ngày 10/10/2016, TBT Nguyễn Phú Trọng yêu cầu kiểm tra vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh đi xe tư nhân trị giá trên 5 tỷ đồng gắn biển xanh”.

Rồi đến việc “Tổng Bí thư yêu cầu truy bắt, dẫn độ Trịnh Xuân Thanh về nước”. Đến việc “Tổng Bí thư giao đẩy nhanh xác minh, điều tra vụ việc tại PVC cùng sai phạm tại loạt ngân hàng”.

“Tổng Bí thư: Kiên quyết xử lý những vụ án tham nhũng 'đắp chiếu'; “Tổng Bí thư yêu cầu kết thúc điều tra, xét xử 21 vụ án trong năm 2018”.

“Tổng bí thư yêu cầu Bộ Công an điều tra ông Vũ 'nhôm'…

Và gần đây nhất là “Ban Bí thư yêu cầu xử lý nghiêm vụ án tổ chức đánh bạc, lừa đảo, rửa tiền ngàn tỷ” liên quan đến tướng Công an Nguyễn Thanh Hóa.

Người ta tự hỏi: Nếu không có sự chỉ đạo liên tục và hầu như ở tất cả mọi lĩnh vực, thì các cơ quan bảo vệ pháp luật đông như quân Nguyên, nào là Ủy ban Kiểm tra TƯ, Ban Nội chính TƯ, Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an với hàng mấy chục Tổng cục, Cục, Vụ… Tất cả những đội quân ấy có hàng chục ngàn nhân viên từ Trung ương đến địa phương, mỗi năm ngốn hàng trăm ngàn tỷ tiền thuế của dân, ăn rồi làm cái gì?

Trở lại thương vụ mua bán giữa MobiFone và AVG.

Ai cũng hiểu rằng, để thương vụ này diễn ra trót lọt sẽ phải có rất nhiều chữ ký, từ thấp đến cao, thậm chí qua rất nhiều tầng nhiều nấc thủ tục nhiêu khê. Vậy mà vẫn hớ, vẫn lọt khiến cho tiền nhà nước chảy tràn ra như hệ thống đường dẫn nước sông Đà bị vỡ đến 18 lần vậy.

Dư luận đã nhiều lần chờ công bố kết luận thanh tra thương vụ MobiFone mua 95% cổ phần AVG trong suốt hơn một năm qua hết lần này tới lần khác.

Câu hỏi được đặt ra là, nếu các bên thống nhất việc hủy hợp đồng thì việc xử lý các vấn đề liên quan sẽ được thực hiện thế nào?

Thứ nhất là về vấn đề tài chính. Theo thông tin đã được công bố, để mua 95% cổ phần của AVG, Mobifone đã phải chi ra 8.890 tỷ đồng. Với mức vốn điều lệ của AVG tại thời điểm chuyển nhượng là 3.628 tỷ đồng, Mobifone đã chi ra mức giá cao gấp 2,58 lần mệnh giá cổ phần doanh nghiệp này.

Chưa rõ các bên sẽ "chốt" con số trả lại là bao nhiêu. Nếu trả nguyên số tiền 8.890 tỷ, đây sẽ là áp lực rất lớn cho AVG. Trong khi đó, ngay cả việc nhận lại đủ số tiền này, Mobifone cũng "khó ăn khó nói" khi về lý thuyết, các khoản đầu tư phải sinh lợi, nếu không sinh lợi thì ai sẽ phải chịu trách nhiệm?

Thứ hai là vấn đề pháp lý. Hợp đồng với giá trị lớn như vậy chắc chắn sẽ kèm theo nhiều điều khoản ràng buộc khác về trách nhiệm của các bên. Hơn nữa, thương vụ cũng đã diễn ra được hơn hai năm, trong thời gian đó bản thân công ty AVG cũng đã có nhiều hoạt động có phát sinh doanh thu, chi phí, thì việc hạch toán, đánh giá lại sẽ như thế nào?

Thứ ba là vấn đề nhân sự. Cho dù việc hủy hợp đồng và AVG có thể giúp "thu hồi tài sản Nhà nước bị thất thoát" theo đúng tinh thần chỉ đạo của Ban Bí thư, thì câu hỏi đặt ra đối với các nhân sự liên quan đến thương vụ này như thế nào?

Dù cho qua thương vụ này, ông chủ AVG Phạm Nhật Vũ có thiệt thòi đi nữa, thì đảng đã có vô số phương án để bù cho ông này. Chỉ cần đảng duyệt cho một vài dự án lớn nào đó, thì chẳng những ông Vũ thu hồi đủ phần thiệt, mà còn thu lãi khủng nữa là đằng khác.

Nhưng có thể nói rằng, “thắng lợi vẻ vang” nhất của việc hủy hợp đồng này là, ngoài việc cứu hai vị cựu và tân Bộ trưởng 4 T ra, thì còn rất nhiều đồng chí khác sẽ thoát khỏi “chiến dịch đốt lò” này. Vì giá như ông Trọng phải nghiến răng thiêu đốt những đồng chí cao cấp của mình như vậy, thì dù có thắng lợi đi nữa, nhưng khi “ta tự đánh ta” như vậy cũng chẳng làm ông Trọng vui vẻ gì.

Vì “đống củi” này không phải thuộc phe nhóm Ba Dũng, là mục tiêu chính mà ông Trọng đang hăm he nhắm tới. Vì thương vụ này lúc đầu nhiều nguồn tin nói rằng, người con gái rượu của Ba Dũng là Nguyễn Thanh Phượng là người chủ mưu sắp xếp vụ này. Nhưng sau đó lại có nguồn tin nói vụ này không liên quan tới Nguyễn Thanh Phượng, nhờ đó mới có cái kết đẹp như vậy. Vì cha con Ba Dũng mới chính là mục tiêu cần nhắm tới của “người đốt lò vĩ đại”.

Nói tóm lại, dù đây là thương vụ quá béo bở mấy đi nữa. Dù có chia năm xẻ bảy thì ít ra mỗi đồng chí cũng kiếm được dăm bảy trăm tỷ. Nhưng vì nuốt không trôi thì đành phải nhả ra. Chứ các quan lớn nhỏ nhà ta cũng chẳng phải tốt lành gì, nhưng đành phải tiếc đứt ruột đứt gan mà nhả ra thôi, nếu không thì chết chìm cả lũ.

Thế đấy. Không phải loại củi nào ông Lú cũng sẵn sàng cho vào cái “lò tôn vĩ đại” của mình để đốt. Nếu vậy thì có khi phải đốt gần hết mấy triệu đảng viên ưu tú của ông, y như tụi phát xít Đức thiêu sống mấy triệu người Do Thái năm nào, chắc cũng chưa hết.

Mà những loại củi được ông cho vào lò là có chọn lựa.

Hoặc là phía “bên thua cuộc” thuộc phe đồng chí X.

Hoặc là ăn quá đậm mà không biết làm ‘phép chia” như cựu Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh.

Hỡi các đồng chí đảng viên yêu quý. Cứ cố gắng bám chặt vào “cái càng” của ông Lú theo phương châm “Còn Lú còn mình”, thì ngày nào phe ông Lú còn tồn tại, ngày ấy các đồng chí còn có dịp vơ vét để “vinh thân phì gia”.



___________________________________

Chú thích:

Tưởng niệm 30 năm sự kiện Gạc Ma

CTV Danlambao - Cập nhật: Khoảng 18 giờ cùng ngày ông Huỳnh Ngọc Chênh và ông Trương Văn Dũng đến đồn công an số 3 Nguyễn Gia Thiều, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm – Hà Nội để đòi người.

Trong khi ông Chênh vào đồn công an để hỏi lý do tại sao bắt vợ ông là bà Nguyễn Thuý Hạnh, thì ông Dũng bên ngoài bị đám côn an, an ninh lôi vào trong đồn rồi bè đánh hội đồng cho đến ngất xỉu. Sau đó bọn chúng mới vứt anh ra công viên gần đó.


Ông Huỳnh Ngọc Chênh tường thuật lại trên Facebook cá nhân của mình:“Chiều nay lúc hơn 6g tôi chạy đến cơ quan an ninh điều tra của bộ công an để hỏi thăm về lý do bắt Nguyễn Thúy Hạnh thì đã thấy Dũng Trương ngồi chờ sẵn trước cửa cơ quan an ninh tại số 3 Nguyễn Gia Thiều. Tôi rủ Dũng cùng vào với tôi, nhưng Dũng nói để ngồi ngoài dễ hút thuốc.

Khi tôi bị bắt giam vào phòng hỏi cung, đang cãi cọ to tiếng với một tay an ninh rất mất dạy thì nghe tiếng la hét bên ngoài. Có lẽ Trương Dũng bị đánh vào lúc đó.

Sau đó, lừa lúc ko có ai trong phòng, tôi mở cửa phòng la to về phía phòng hỏi cung bên cạnh, nhưng không nghe tiếng trả lời.

Một lát sau tôi lại nghe tiếng la hét, tôi lại xông ra gọi Trương Dũng, nhưng cũng không nghe tiếng la hét nữa và ngay lập tức tôi bị kéo vào phòng khóa chặt.

Sau đó xảy ra chuyện Hạnh bị tụt huyết áp và rối loạn tiền đình phải đưa đi cấp cứu nên tôi quên mất chuyện Trương Dũng.

Như vậy là chúng đã đánh Trương Dũng đến chết ngất rồi mang ra vứt ngoài công viên.

Quân khốn nạn”.

Sau đó người dân gần đó đưa ông Dũng vào bệnh viện cấp cứu. Mặc dù ông đã tỉnh lại nhưng tình trạng sức khoẻ rất tồi tệ. Ông bị gãy răng, khắp thân thể đau buốt, trên mặt, ngực và vùng bụng đều có vết bầm tím.Được biết bọn chúng còn cướp số tiền trong ví của ông là 3 triệu đồng.

*

Sáng nay 14/3/2018, một số người hoạt động nhân quyền đã đến trước khu tượng đài Lý Thái Tổ (Hà Nội) để thắp nhang tưởng niệm sự kiện thảm sát Gạc Ma. Tròn 30 năm trước, hải quân Trung cộng đã tấn công Gạc Ma, bắn chết 64 chiến sĩ, bắt làm tù binh và gây thương tích cho nhiều công binh, hải quân khác.

Sự kiện đau thương tại Gạc Ma sau này được tiết lộ do chính Lê Đức Anh (hồi ấy là bộ trưởng Quốc phòng, sau làm Chủ tịch nước) ra lệnh cho các chiến sĩ hải quân VN phải đầu hàng. Thậm chí không được nổ súng ngay cả khi bị hải quân Trung cộng tấn công.

Ảnh: Facebook Nguyễn Thuý Hạnh

Giống như các buổi tưởng niệm diễn ra hàng năm, lần này đám dư luận viên và mật vụ cũng kéo đến để phá phách. Tuy nhiên, cuộc tưởng niệm vẫn diễn ra trang trọng.

Kết thúc buổi tưởng niệm, mọi người ra về thì blogger Nguyễn Thuý Hạnh đã bị hơn chục tên côn an, mật vụ chặn lại ở nhà xe. Bọn người này yêu cầu bà Hạnh lên đồn “làm việc” với lý do “ lúc nãy xảy ra việc gây rối tại khu Tượng Đài”. Bà Hạnh yêu cầu bọn người này xuất trình giấy mời nhưng không ai trong số họ đáp ứng được yêu cầu chính đáng của bà. Theo lời tường thuật của nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, chồng bà Hạnh thì trong khi hai bên đang cự cãi nhau, bất ngờ một chiếc xe 16 chỗ, mang biển số 29K-1444 lao tới, tống bà Hạnh lên xe rổi đưa đi đâu không rõ.

Khoảng 16 giờ cùng ngày, ông Chênh nhận được điện thoại của vợ báo về là bà đang ở trụ sở cơ quan an ninh điều tra. Ông Chênh khẳng định vợ mình không làm gì sai. Và ông bà đã chuẩn bị đón nhận những tình huống xấu nhất, kể cả bị bắt giam và khởi tố.

Bà Nguyễn Thuý Hạnh là một trong những blogger độc lập có nhiều hoạt động đấu tranh cho nhân quyền, dân chủ vài năm trở lại đây. Từ những cuộc biểu tình ôn hoà chống Tàu, tưởng niệm các sự kiện như Hải chiến Hoàng Sa (19/1), chiến tranh biên giới 17/2, Gạc Ma (14/3), đến các hoạt động hỗ trợ cho các TNLT...

Cũng theo tường thuật của nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh thì ngay từ đầu buổi tưởng niệm “đã xuất hiện một gã đàn ông ăn mặc lôi thôi, hôi hám, đến trước khu tượng đài vùng tay múa chân, la lối om xòm bằng những lời lẽ tục tĩu. Sau đó mọi người mới nhận ra người đàn ông bẩn thỉu ấy là Trần Nhật Quang”.

Trần Nhật Quang là một trong những tên Dư luận viên hung hăng nhất tại Hà Nội. Hắn được sự chỉ đạo của côn an Hà Nội, thường cầm đầu một đám dư luận viên chuyên đi gây rối, phá các cuộc tưởng niệm tử sĩ chống Tàu. Lời lẽ tục tĩu, lý luận vô lối, thái độ hung hăng khát máu là đặc tính của tên Dư luận viên này cũng như đồng bọn của hắn. 

Trần Nhật Quang và các tên DLV khác thường xuyên gây rối, thậm chí đánh người không những không bị “mời đi làm việc” mà còn được bao che, bảo vệ bởi chính côn an Hà Nội. Trong khi người dân bày tỏ lòng yêu nước, tưởng nhớ những chiến sĩ đã hy sinh hay đồng bào bị sát hại bởi quân Trung cộng thì bị bắt bớ, đánh đập. Hành động này của nhà cầm quyền Việt Nam xác quyết một điều duy nhất: Coi nhân dân là kẻ thủ, coi giặc Trung cộng là cha.

Mời độc giả xem một số hình ảnh của buổi tưởng niệm và clip tên Dư luận viên Trần Nhật Quang gây sự, chửi rủa những người dân tham gia buổi tưởng niệm.



Tài xế bị côn đồ hành hung vì quay phim CSTT

 


Bạn đọc Danlambao - Bị cảnh sát trật tự (CSTT) quận Phú Nhuận yêu cầu kiểm tra giấy tờ khi xe bị hỏng đột ngột, tài xế đã quay phim lại thì ngay lập tức bị 2 côn đồ đi cùng nhóm cảnh sát hành hung, đập điện thoại.

Sau đó, 2 tên côn đồ còn buông lời đe dọa, bẻ gương chiếu hậu xe. Lúc sau, chúng lên xe gắn máy, không đội mũ bảo hiểm và bỏ đi. Toàn bộ sự việc diễn ra trước mặt 2 CSTT mang sắc phục.

Đoạn video được ghi lại hôm 13/03 trên đường Đào Duy Anh (phường 9, quận Phú Nhuận, TP.HCM).

Theo Facebook Hồng Duyên, người đăng tải đoạn video clip lên mạng xã hội cho biết: Cảnh sát trật tự quận Phú Nhuận xử lý vi phạm. Kêu giang hồ đến đánh tài xế, đập điện thoại không cho quay. Không xong, kêu cả công an kinh tế tới để bắt. Nhưng cuối cùng thì cả giang hồ, CSTT, Công an kinh tế và cả tài xế đều về công an phường 9 quận Phú Nhuận.

Đoạn video clip này đang được chia sẻ mạnh mẽ trên Facebook, thu hút hàng trăm ngàn lượt xem và bình luận. Bởi người dân đã quá bức xúc trước tình trạng các nhân viên công lực như Cảnh sát giao thông, cảnh sát trật tự... thường đi kèm, cùng nhóm với “côn đồ” và sử dụng, bảo kê cho “côn đồ” hành hung người dân khi bị phát hiện mãi lộ hay quay phim chụp ảnh.



Dâm loàn và cộng sản

Hoàng Tất Thắng (Danlambao) - Sách xưa ghi bậc đại trượng phu phải là người phú quý bất năng dâm. Bởi phàm là con người khi trở nên giàu có, nhiều tiền, lắm của, hay có quyền uy, thế lực trong vai trò cai trị, chăn dân, thì rất dể coi thường phép tắc, không chịu kiểm soát, hay tự chế các hành vi của mình, nên phần lớn cũng rất dể tha hóa, trở thành loại hôn quân vô đạo, tham quan dâm loàn, cường hào trọc phú đắm chìm trong trụy lạc. Tuy nhiên, nếu cũng ở trong hoàn cảnh đó, kẻ tiết chế không mê man sắc dục, biết giữ quy củ cho bản thân, ngay thẳng, trong sáng, không tham lam, nhũng lạm, chí công vô tư khi thi hành công vụ, thì mới đúng là trượng phu, được người đời ngưỡng mộ.

Chỉ xét trong tiêu chí đơn giản trên, thì rõ ràng đám đảng viên cộng sản từ quốc tế, đến quốc nội, từ lãnh tụ tối cao, xuống đến những tay cán bộ làng nhàng, đều chỉ rặt một loại thất phu, vô học, hiếu sát và đa dâm.

Sau hơn 70 năm cướp đoạt chính quyền, đi từ giai cấp thượng lưu mới, đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, kết bè ăn trên ngồi trốc nhân dân làm chủ tập thể trong xã hội cộng sản, đến giai cấp tư bản đỏ của thời kỳ tư bản hoang dã, dù chiếm dụng hầu hết tài nguyên của xã hội để bỏ túi làm của riêng, đều thừa mứa của cải, trở nên giàu nứt đố đổ vách, nhưng xét về ý thức văn minh, nhản quan văn hóa, cung cách hành xử nơi công cộng khi thực thi chức trách cai trị, đến cuộc sống đời thường nhật của cả đám quan lại cộng sản Việt Nam, thì thật là… Ban ngày quan lớn như thần, ban đêm quan lớn tần mần như ma…. chỉ thấy chung quanh quan là gái và toàn gái. Hơn nữa lại tỏ ra vượt trội hơn, khi các chuyện tế nhị giữa nam, nữ của những đầy tớ của nhân dân, đã gần như được coi là bình thường, thường xuyên xảy ra mọi nơi, mọi chổ, mọi lúc. Chưa tính đến sự nguy hiểm tột bậc, khi tương lai đất nước sẽ ngày càng đồi bại, sa đọa trầm trọng hơn, bởi đang có khuynh hướng phô diễn trên phạm vi rộng, ngày càng nhiều sự vụ cho thấy tầm nhìn của giới cầm quyền cộng sản chỉ tập trung vào phụ nữ, biểu hiện qua những phát biểu dưới ảnh hưởng, hay bị chi phối bởi thói tật nghiện ngập tình dục, vừa dốt nát, vừa thô bỉ, cũng như mưu toan muốn công khai hóa dần thứ quan điểm khai thác, xã hội hóa đặc tính sexy của giống cái, nhưng lưu manh đánh lận, khoác lên cái chiêu bài gọi là bảo tồn truyền thống văn hóa dân tộc.

Tháng 10/2009, tờ The Telegraph – Anh Quốc đăng bài Vladimir Lenin died from syphilis, new research claims, của Nick Britten, cho biết sử gia Helen Rappaport sau khi khảo sát qua tài liệu và hồ sơ bệnh án đã kết luận lãnh tụ của phong trào Bolsevik, chết do hậu quả của chứng bệnh giang mai, một điều mà các giới lãnh đạo Lienxo thời đó ai cũng biết, nhưng cấm ngặt phổ biến ra ngoài. Thật ra khám phá này không mới, ngay sau khi Lenin chết năm 1924, đại đa số dân Nga đã nghi ngờ rằng do vi trùng giang mai và đã có hàng chục bài nghiên cứu kết luận về bệnh giang mai của Lenin, nhưng trong gọng kìm chuyên chính vô sản và KGB, mọi chuyện đều phải lui vào trong bóng tối, để giữ mặt mũi cho lãnh tụ và cho đảng của giai cấp công nông.

Tại Trung cộng, từ lúc còn kham khổ để tìm cách ngoi lên nắm giữ quyền lực trên lục địa Trung Hoa đầy biến động, điêu tàn do sự xâu xé của nhiều loại quyền lực bạo lực khác nhau, đến khi thiết lập xong sự cai trị của đảng cộng sản và nắm quyền thiên tử trá hình, thú vui duy nhất của Mao Trạch Đông là tình dục và trong suốt cuộc đời y đã "tiêu thụ" một số lượng thiếu nữ ngây thơ nhiều đến độ không thể đếm được.

Có quá nhiều tài liệu nói về đời sống tình dục và hậu cung của Mao, khi tập hợp lại rất dễ dàng để thấy hình ảnh một gã trung niên nông dân béo tốt, có thể không mặc quần áo trong nhiều ngày, dùng phần lớn thời gian điều hành các công việc quốc gia đại sự và hưởng thụ, hành lạc triền miên trên một chiếc giường gỗ rộng mênh mông.

Mao Trạch Đông đặc biệt ưa thích các thiếu nữ dưới hai mươi tuổi và thỏa mãn nhất khi cùng làm tình một lượt với nhiều cô gái. Y chưa bao giờ tắm rửa đúng nghĩa, chỉ vệ sinh thân thể bằng cách bắt những người tình một đêm dùng khăn thấm nước nóng chà lên thân mình, không bao giờ đánh răng và hãnh diện tuyên bố chỉ rửa bộ phận sinh dục của y trong cơ thể của nhiều người đàn bà. Thói tật này đã duy trì và kéo dài đến khi Mao tàn đời vào năm 1976.

Các hậu duệ quyền thế của Mao đã kế thừa và phát triển ý thức tam cung lục viện ra khắp lục địa Trung Hoa, từ các cán bộ công an, quân đội, qua đủ mọi thành phần viên chức dân chi phụ mẫu. Có 95% quan Trung cộng bao gái, lập hành cung hưởng lạc cùng nhiều hầu non, theo nguyên tắc quyền – sắc giao dịch.

Lãnh tụ quốc gia cộng sản duy nhất tại Mỹ châu là Fidel Castro của Cuba, đã làm thế giới phát khiếp về khả năng hủy hoại đời con gái châu Mỹ latinh, khi bị điều tra, thu thập chứng cớ và tố giác trên số báo New York Post ra ngày 17/9/2008. Theo đó đã có 35.000 cô gái qua tay Castro, với nhịp độ y ngủ với ít nhất hai phụ nữ khác nhau trong mỗi ngày, một cho bữa trưa, một cho bữa tối, thậm chí thỉnh thoảng lại có thêm một cử extra cho bữa sáng và kéo dài trong 4 thập niên liên tục. Có khoảng 6 triệu phụ nữ sống ở Cuba năm 2002, trong đó ước tính có khoảng 1 triệu là hợp với sở thích của Castro. Để có đủ gái cung ứng cho nhu cầu của chủ tịch, lực lượng an ninh Cuba được rải dày đặc trên các bãi biển Havana hàng ngày để làm công tác tuyển lựa kẻ hiến tế.

Từ những năm 1960 trở đi, nhiều người dân Cuba đã gọi Castro là El Caballo (con ngựa) vì khả năng phòng the sung sức và vô độ của y, trong khi bản thân chủ tịch Cuba muốn được mọi người gọi là Comandante (chỉ huy) và hào hứng trả lời nữ ký giả Ann Louise Bardach trong cuộc phỏng vấn cho tờ Vanity Fair năm 1993, số con rơi vải cùng khắp của y ước tính cũng vào khoảng một bộ lạc (almost a tribe).

Không hề thua sút, chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng như các đảng viên quyền lực khác của đảng cộng sản Việt Nam, dù trong hoàn cảnh nào, từ khi đang còn thiếu thốn vì chiến tranh, tới khi thừa mứa… do hoàn tất sự nghiệp giải phóng miền nam, đều đã thi nhau, cạnh tranh nhau để trải qua một cuộc đời không lúc nào thiếu gái gú. Chỉ khác bọn họ cố giấu giếm, che đậy kín đáo hơn, chùi mép kỹ lưỡng hơn, để đóng trọn vai tuồng cha già dân tộc, hay là cán bộ gương mẫu cho đám cận thần và dân đen ngu muội ra sức vỗ tay, hít hà như trong các buổi chầu đồng bóng.

Không thể biết có bao nhiêu thiếu nữ đã là nạn nhân hiến tế cho Hồ Chí Minh dưới chiêu bài phục vụ lãnh tụ, phục vụ lý tưởng cách mạng. Các phanh phui gần đây cho thấy ít ra cũng đã có hàng chục phụ nữ thuộc nhiều sắc dân, nhiều thành phần xã hội, đã từng là người vợ hờ, hay người tình thời cuộc, hoặc tệ hơn chỉ là thứ nô lệ tình dục giai đoạn, từng sinh con đẻ cái và đã từng góp mặt trong cuộc sống bí mật, luôn phủ bóng tuyên truyền của họ Hồ. Ít ra cũng đã có vài manh mối thông qua vụ con rơi của Võ Văn Kiệt (tức Phan Văn Hòa) là Phan Thanh Nam, làm hé lộ luôn chủ trương và đường dây tuyển gái miền nam đưa ra miền bắc, để phục vụ sinh hoạt tình dục cho chủ tịch Hồ và các cụ trung ương như Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Trường Chinh.

Các ám ảnh tình dục bệnh hoạn khi đang còn hoạt động để cướp quyền lực đã trở thành thứ sách lược thô bỉ, hạ cấp trong nhu cầu chiêu dụ, mồi chài cộng sự của họ Hồ và khi đã trở thành bác trước muôn dân đã là động lực thôi thúc Hồ Chí Minh, luôn có khao khát ôm hôn người khác, nam cũng như nữ và nhất là đối với các thiếu nữ mới lớn.

Ngày 24/4/2013, nhật báo New York Times dẫn lời của Henry Prunier – một cựu nhân viên OSS, trong toán Deer Team nhảy dù xuống vùng rừng núi Bắc Việt vào tháng 7/1945 để giúp đỡ, huấn luyện cho lực lượng phôi thai của Việt Minh, cho biết chính Hồ Chí Minh đã gợi ý sẽ cung cấp các gái đẹp Việt Nam và thuốc cường dương của dân miền núi cho lính OSS, nhưng họ đã từ chối vì sợ vi phạm vào lệnh cấm của quân đội. 

Từ tháng 8/1957 Hồ Chí Minh được tuần báo Life tặng danh hiệu người cộng sản hôn nhiều nhất "The Kissingest Communist" để nói về tác phong bạ đâu ôm hôn đó của họ Hồ. Hai năm sau, Hồ Chí Minh trong chuyến công du 10 ngày vào tháng 2/1959 sang Indonesia đã làm công luận sở tại dậy sóng phản đối vì thói tật nham nhở này. Nhật báo The Straits Times - Singapore số ngày 8/3/1959 có bài viết It’s a Violation of Indonesian custom: President Ho is told stop kissing girls (Đây là sự vi phạm vào phong tục người Indonesia: Chủ tịch Hồ được báo phải chấm dứt việc ôm hôn các thiếu nữ) và qua ngày 17/3/1959 có thêm bài viết The Kiss that Started a Storm (Cái hôn khởi sự gây bão tố) để chỉ trích lối hành xử sỗ sàng, lố lăng, thường xuyên hôn hít các thiếu nữ Indonesia từ Java đến Bali và đòi hỏi Hồ Chí Minh phải biết tôn trọng những giá trị đạo đức của người dân địa phương.

Thượng bất chánh thì hạ tất loạn, truyền thống hưởng lạc, say mê tình dục của giới quan lại cộng sản Việt Nam tiếp tục phát triển cao độ, rộng khắp sau khi đảng cộng sản kiểm soát được toàn bộ đất nước và thu tóm tất cả mọi nguồn tài nguyên, của cải về cho các đảng viên quyền lực thi nhau xâu xé, chiếm dụng, nhanh chóng trở thành thứ băng nhóm mafia tư bản đỏ, khiến một mặt lãnh tụ đảng ăn nói ngày càng thêm quàng xiêng, ngây ngô và mặt kia thú tánh hiếu sắc, dâm loàn của cán bộ cộng sản cũng vượt ra ngoài sự kiểm soát, trở thành khó che giấu và là đầu đề đàm tiếu trong công luận.


Kế tục họ Hồ xứng đáng nhất khi dùng gái Việt để kích thích giới tư bản ngoại quốc đem tiền, của vào Việt Nam đầu tư, giúp cơ hội thuận lợi cho quan chức cộng sản kiếm chác phần trăm hợp đồng, phải là chủ tịch nước CHXHCNVN Nguyễn Minh Triết.

Tháng 6/2007 trong chuyến đi sang Hoa Kỳ kêu gọi đầu tư quốc tế vào Việt Nam, thay vì giới thiệu Việt Nam đang là một môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư vào kinh doanh, như lương nhân công rẻ, tay nghề có huấn luyện khá, không có tổ chức nghiệp đoàn gây khó khăn cho giới chủ nhân, là nơi có thể dể dàng cạnh tranh với Trung cộng và hơn hẳn Philippine, Indonesia, Thailand, thì chủ tịch nhà nước cộng sản Việt Nam chỉ cần tốn chút ít nước miếng, đem khoe với các ông chủ tịch công ty là Việt Nam ngày nay có nhiều con gái đẹp lắm(!!), thế là họ tranh nhau xin ký hợp đồng. Thật chẳng khác gì mấy lời lẽ chèo kéo của bọn ma cô, chào hàng kiếm khách cho những phụ nữ làm nghề bán trôn nuôi miệng.

Thảm họa lãnh đạo cộng sản ăn nói trong nổi ám ảnh tình dục qua đầu năm 2018 lại tiếp tục dậy sóng ngao ngán trong dân chúng, khi Phùng Quốc Hiển, phó chủ tịch quốc hội, mơ màng cho rằng phải lựa chọn các nhà đầu tư chiến lược, có tầm vóc bởi Việt Nam là một cô gái đẹp, tất cả cơ thể này chỗ nào cũng đẹp, nên phải lựa chọn những bàn tay tinh túy nhất, chứ không phải là ai cũng cho vào? và Nguyễn Xuân Phúc, thủ tướng cũng không kém cạnh nỗi niềm tương tư mọi lúc, mọi nơi về người phụ nữ, khi hùng hổ tuyên bố phải cố gắng biến Việt Nam từ một cô gái đẹp, trở thành một con hổ mới của nền kinh tế châu Á??! Không hiểu sự tỉnh táo của các nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam khác, trên các diễn đàn khác tới đâu, nhưng rõ ràng trong hai trường hợp này, bả lú lẫn vì đam mê đàn bà thái quá của Phúc, lẫn Hiền, đã khiến bọn họ ngỡ diễn đàn quốc hội, hay hội nghị ban bệ chính phủ chỉ là nơi để relax, như quán bar, tiệm massage, hoặc tệ hơn là trong phòng ngủ, với hình ảnh gái gú bao quanh.

Các nguồn tin bán chính thức, như tổng bí thư Lê Duẩn tặng một cái bầu cho bác sĩ riêng là Hồ Thị Nghĩa, con gái của Hồ Viết Thắng, nguyên trưởng ban cải cách ruộng đất trung ương, bộ trưởng bộ lương thực, thủ tướng Phạm Hùng chết vì thượng mã phong trên bụng Trần Thị Trung Chiến, đương chức bộ trưởng bộ lao động và là con gái tướng Việt cộng Trần Văn Danh, Võ Nguyên Giáp chôm cô giáo nhạc sĩ Nguyễn Thị Hồng Hạnh đến dạy đàn Piano cho đại tướng tại nhà riêng, Mai Chí Thọ là Năm Xuân, đồng thời cũng là Năm sư tổ, trong thời kỳ tướng cướp Năm Cam đang tung hoành tại Sài Gòn đêm nào cũng cung phụng hai thiếu nữ cho Năm sư tổ hưởng lạc, dưới sự kiểm soát của hai bác sĩ riêng… đều là những chuyện qua chắt lọc của thời gian, không còn là những lời đàm tiếu, hay vu cáo, chụp mũ, để bêu xấu cán bộ đảng như tuyên giáo đảng lu loa cải chính, đe dọa, mà đáng tiếc càng ngày càng có thêm chứng cớ để khẳng định đó không phải là các điều vô căn cứ. 

Trong không khí thượng tầng chính trị sặc mùi xác thịt như vậy, thứ cán bộ trung cấp như Trịnh Văn Chiến, bí thư tỉnh Thanh Hóa, Hồ Xuân Mãn bí thư Thừa Thiên – Huế, Huỳnh Đức Thơ, chủ tịch thành phố Đà Nẵng, Nguyễn Trường Tô, chủ tịch tỉnh Hà Giang, Đại tá công an Dương Tự Trọng, phó giám đốc công an Hải Phòng… bị phát giác đang nuôi gái bao, lập phòng nhì vợ bé, mua dâm, chỉ là việc đương nhiên, chỉ khác một chi tiết nhỏ đó là thiểu số không may lộ diện, trong một bè, một lũ cán bộ, quan chức cộng sản Hà Nội dâm ô, trụy lạc, không thể đếm xuể như hiện nay.

Sự đam mê nhục dục, tư tưởng thấm đẫm ý thức hưởng lạc từ cá nhân lãnh đạo, cán bộ chính quyền lây lan như dịch hạch, phát triển rộng trong nội bộ quan chức nhà nước, bành trướng ra cộng đồng xã hội khiến nạn ấu dâm học trò, đổi tình lấy điểm, sếp và nhân viên vào phòng ngủ thực hiện giao kèo đổi tình lấy ghế, tệ nạn hiếp dâm, cưỡng dâm và loạn luân xảy ra khắp nơi trong giới bình dân, trung lưu, sự hãnh tiến thối tha khi vênh váo về mối tình đại gia với chân dài, khoe… khuê phòng(?) của giới showbiz cực phẩm(?), cực sốc (?), các đường dây hoa hậu, người mẫu bán dâm 1.000 đô mỗi phi vụ trong giới thượng lưu và khai thác theo chiều hướng khiêu dâm, có dụng ý khêu gợi thú tính bản năng trong các hoạt động kinh doanh, các hội nghị thương mại và cả những lúc tiếp đón quốc khách. Cộng sản Hà Nội và bọn theo đóm ăn tàn đã sa đọa, ngụp lặn trong nhục dục đến mức không thể biết thế nào là văn hóa và thế nào là vô văn hóa, không thể hiểu giới hạn giữa phép tắc lễ tân và thói phóng túng, suồng sã, nói rõ hơn là cả tập đoàn gọi là đảng và chính phủ nước CHXHCNVN đã không còn phân biệt được thế nào phòng ngũ với phòng khách. 

Chủ tịch nước CHXHCNVN Trần Đại Quang đón tiếp Tổng thống Hoaky Barack Obama tại Hà Nội tháng 5/2016.

Đại tiệc tiếp 300 đoàn khách quốc tế trong hội nghị APEC vào tháng 11/2017 ở Đà Nẵng. 

Đoàn tiếp viên Bikini của hãng hàng không giá rẽ VietJet.

Đón tiếp mừng thành công đội banh U23 Vietnam trong tháng 1/2018.

14/3/2018


________________________________________

Pierre Lunel, Sexe, Mensonges et Politique : Ces obsédés qui nous gouvernent, 2012.

Douglas Martin, Henry A. Prunier, 91, US Soldier Who Trained Vietnamese Troops, Dies, The New York Times, 17/4/2013. 

Nguyễn Minh Triết trả lời phỏng vấn về chuyến đi Mỹ, Talawas, 07/2007.

Quả thật lại là “Huyền Thoại” về Lê Văn Tám

Cậu bé thiếu niên Lê Văn Tám được mệnh danh là “Cây đuốc sống”.


Đông Đô (Danlambao) - Lê Văn Tám là tên của một thiếu niên anh hùng trong thời kỳ chiến tranh Đông Dương của Việt Nam với chiến tích nổi bật là đã cảm tử châm lửa để phá hủy một kho đạn của quân Pháp. Sau chiến tranh, hình ảnh Lê Văn Tám được coi là một biểu tượng anh hùng cách mạng, được nhắc tới cho đến tận ngày nay trong sách giáo khoa để các em thiếu nhi học tập tấm gương của một thiếu niên anh hùng dân tộc, đã xả thân vì nghiệp lớn giải phóng dân tộc (sis--theo vi.wikipedia.org).

Đó là phần giới thiệu đầu tiên về nhân vật “thiếu niên anh hùng” Lê Văn Tám trên trang mạng Wikipedia nhưng với một giọng điệu lấp liếm rất gian manh khi cố tình viết sửa đổi lại là cậu bé Tám “châm lửa để phá hủy một kho đạn” trong khi bộ tuyên truyền của đảng cộng sản Việt Nam đã từng “loa” tin từ năm 1945 là cậu bé “dùng thân mình tự châm lửa chạy vào kho đạn của giặc”. Vì vậy cậu bé Tám được nhà sản tôn vinh như là “cây đuốt sống” được tuyên truyền rộng rãi từ Bắc vô Nam trong suốt thời kỳ chiến tranh Việt Nam và cũng lại là một hình ảnh được nhồi sọ vào trẻ thơ từ lớp tiểu học qua sách giáo khoa ở miền Bắc và miền Nam sau nầy, ngay cả những cán binh, cán bộ, hay thường dân khắp mọi miền.

Tuy nhiên, về thân thế của cậu bé Tám thì không một ai biết đến, (ngay cả trang mạng vi.wikipedia cũng không dám viết xuống) ngoài vài câu vắn tắt (truyền miệng nhau vốn được xem là “tư liệu”) cho đó là một cậu bé nghèo khổ bán lạc rang ở quận 2, Sài Gòn. 

Hai chữ “lạc rang” cho người đọc hơi tinh ý biết đó là văn phong của người miền Bắc, trong khi người miền Nam gọi là đậu phộng rang. Người dân miền Bắc dường như thích ăn “lạc rang” vì thời tiết hơi lạnh, ngược lại dân trong Nam thích loại đậu phộng luộc vì khí hậu oi bức. Vì vậy, hình ảnh một cậu bé bán lạc rang thường thấy hơn ở miền Bắc nhưng nó được dựng lên để mô tả Lê Văn Tám, một cậu bé bán rong ở miền Nam qua cách nhìn hạn hẹp của bộ tuyên truyền miền Bắc. 

Hình ảnh “cây đuốc sống” đó vẫn còn in nhan nhản trên sách giáo khoa, phác họa một cậu bé khoảng 13 tuổi, mình đầy lửa, đang phóng chạy vào nơi có những thùng phuy không nhãn hiệu hay chữ viết, vốn được cho là chứa xăng (mặc dù trong phần giới thiệu trên của wikipedia cho là một kho đạn). Không những thế, “cây đuốc sống” đó phải vượt qua toán lính Ấn Độ, Phi Châu gác cổng và nhận lấy hàng loạt đạn xuyên vào tấm thân bé nhỏ đang bốc lửa. Cậu bé gục xuống nhưng không chết ngay vì loạt đạn xuyên người hay lửa đốt thân. Cậu ta vùng đứng lên và tiếp tục chạy nốt đoạn đường khoảng 50 mét đến nhà kho mới chịu gục chết trong biển lửa bùng phát.

Sau năm 1975, miền Nam Việt Nam bị thất thủ và xâm chiếm hoàn toàn bởi tập đoàn cộng sản bao gồm Liên Xô, Trung cộng, và Bắc Việt. Người dân miền Nam (xin nói rõ hơn đó là những người dân quốc gia thuần túy, không phải là thành phần Việt cộng nằm vùng ở miền Nam hay miền Trung hay loại... cái được gọi là gia đình cách mạng) ngỡ ngàng với câu chuyện Lê văn Tám vốn được biết đến qua công cuộc tuyên truyền nhồi sọ từ miền Bắc đưa vào. Với tinh thần tự do tư tưởng của người quốc gia miền Nam vốn có, họ nhận thức ra ngay sự lừa bịp, xảo trá trong câu chuyện cậu bé Lê Văn Tám. Thế là những lời đàm tiếu, châm biếm, râm rang chuyển tai nhau về trò tuyên truyền “rẻ tiền”, đền tức cười của Việt cộng lan ra. Và sự kiện nầy được hâm nóng hơn, sau 30 năm chiếm lấy miền Nam, khi Gs Phan Huy Lê, một đảng viên cao cấp, giữ chức Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, lên tiếng chính thức trong một cuộc họp báo vào tháng 2 năm 2005 tại Hà Nội và khẳng định rằng nhân vật “anh hùng Lê Văn Tám” là hoàn toàn không có thật.

1. Một số bài viết phản bác Gs Phan Huy Lê: 

a- Trước hết, xin trích dẫn một đoạn trong bài viết “Về cây đuốc sống Lê Văn Tám” của ông Trần Trọng Tân với chức vụ là Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Thành ủy, Sài Gòn vào ngày 16 tháng 10, 2008, trên lề báo đảng Sài Gòn Giải Phóng, mà tác giả Khôi Nguyên của báo Nguoiviet.online ghi lại qua bài viết “Lật tẩy sự dối trá của chế độ: “Ngọn đuốc sống” Lê Văn Tám không có thật(được đăng lại trên trang mạng danchuvietnam.wordpress.com) như sau:

“Ðánh kho đạn Thị Nghè có 2 lần vào ngày 17 Tháng Mười. 1945 và ngày 8 Tháng Tư, 1946; trận ngày 17 Tháng Mười, 1945 với “Cây đuốc sống Lê Văn Tám” là có thực; Lê Văn Tám đã đốt kho đạn, không phải kho xăng; Lê Văn Tám không phải “tự tẩm xăng vào người và chạy vào đốt kho xăng” mà “đã lừa bọn lính gác, lọt vào ẩn nấp bên trong với chai xăng và bao diêm chờ lúc sơ hở, em tưới xăng vào khu vực chứa đạn và châm lửa. Lê Văn Tám bị dính xăng bắt lửa thành ‘cây đuốc sống’; người tổ chức, bày kế hoạch cho Lê Văn Tám làm là anh Lê Văn Châu, đã hy sinh trong trận đánh giặc Pháp ở Ngã ba Cây Thị năm 1946.”

Ông Trần Trọng Tân nhấn mạnh là cậu bé Lê Văn Tám đánh vào kho đạn, không phải là kho xăng và cũng không phải “tự tẩm xăng vào người và chạy vào đốt kho xăng” mà là “lọt vào ẩn nấp bên trong với chai xăng và bao diêm”. Cuối cùng ông ta giải thích cho hiện tượng “cây đuốc sống” như sau: “Lê Văn Tám bị dính xăng bắt lửa thành ‘cây đuốc sống’”. Thoạt nghe qua câu chuyện có vẻ rất hợp lý (có nghĩa là logic vốn là từ vựng mà Việt cộng lại rất thích dùng để thay thế), nhưng phiên bản mới nầy sau 63 năm, từ năm 1945 đến năm 2008 (là năm ra đời phiên bản mới) được đưa ra thì dường như đã quá muộn vì biết bao thế hệ dưới sự tuyên truyền nhồi sọ của đảng chỉ biết trong đầu một hình ảnh “cây đuốc sống” phải là cậu bé phóng chạy với ngọn lửa bùng cháy quanh người. Thế mới được gọi là “cây đuốc”! Như cây đuốc trong tay của những vận động viên nổi tiếng chuyền nhau chạy trong ngày khai mạc Thế vận hội nào đó trước biết bao nhiêu người. Còn “cây đuốc sống” của ông Trần Trọng Tân thì chẳng ai thấy được ngoại trừ ông ta và những kẻ ảo tưởng Việt cộng mà chỉ là hình ảnh một cậu bé bị dính xăng - mà khó thể nào tránh khỏi vì không đủ khôn khéo ở lứa tuổi thiếu nhi của cậu trong khi rảy xăng tung tóe khắp nơi - đang bắt lửa, cuống cuồng nhảy đổng lên, hai tay quờ quạng tứ tung, la hét hết sức mình nhưng không thể nào dụi được đám lửa bắt xăng trên thân người, càng lúc bừng cháy nhanh hơn và càng nhanh hơn với miếng mồi lửa là thân hình bé nhỏ của cậu ta. Hình ảnh đó hoàn toàn không giống “cây đuốc sống” chút nào, mà chỉ là một biển lửa đang nuốt trọn một thân người gục xuống. Thật kinh hoàng, thật đớn đau, và thật bất nhân. Nhất là sự kiện đó xảy ra cho một cậu bé khoảng 13 tuổi! Một cái chết oan khiên, ghê rợn như cực hình thực sụ dưới âm phủ giả tưởng nhưng đang diễn ra trên trần gian mà... trời ơi! nó được người ta thi vị hóa trong cái gọi là nghệ thuật văn chương theo cách nhìn của người cộng sản là “cây đuốc sống”. Để rồi họ đem hình ảnh đó ra rêu rao tuyên truyền cho những lớp thiếu nhi ngây thơ bắt chước theo hay nói cho có vẻ văn hoa là “noi theo học tập”. Giả như cậu bé là con của bạn, bạn có đủ lòng “quyết tử” vì cách mạng mà xúi con bạn nhận lấy cái chết kinh khiếp đến thế không? Hãy tự vấn lòng mình để lương tâm còn chút hơi thở !

b- Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Thịnh với bài viết Lê Văn Tám! Anh là ai?, trên vncold.vn, ngày 8/09/2009, có đoạn như sau: “Ông Lê nói: Lúc sáng tác ra câu chuyện Lê Văn Tám, anh Liệu có nói với tôi rằng: Bây giờ vì nhiệm vụ tuyên truyền nên tôi viết tài liệu này, sau này khi đất nước yên ổn, các anh là nhà sử học nên nói lại giùm tôi, lỡ khi đó tôi không còn nữa. Lúc đó ông Trần Huy Liệu đã là một nhà hoạt động xã hội lớn thì sao có thể thổ lộ gan vàng với cậu bé Lê mươi mười lăm tuổi?! ”

Đó là lời gởi gắm của Gs Trần Huy Liệu cho Gs Phan Huy Lê về việc minh bạch hóa câu chuyện Lê Văn Tám vốn chỉ là một sáng tác của Trần Huy Liệu chỉ vì nhiệm vụ tuyên truyền. Và nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Thịnh đã thầm vui mừng trong việc “vạch lá tìm sâu” qua những lời phát biểu của Gs Phan Huy Lê vào tháng 2, 2005 trong cuộc hợp báo ở Hà Nội khi ông Phan nhắc nhở về những lời gởi gắm của Gs Trần Huy Liệu. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Thịnh, ông Phan chỉ là một cậu bé 15 tuổi lúc Gs Trần Huy Liệu “đã là một nhà hoạt động xã hội lớn” thì khó có thể nào chuyện tiếp xúc lại xảy ra nói chi đến việc mà ông cho là “thổ lộ gan vàng”. “Gan vàng” ở đây nên được hiểu rõ nghĩa hơn là sự cả gan, liều lĩnh, dám phanh phui bí mật quốc gia, một loại bí mật thúi tha mà nhà sản đã cố tình đống kín bằng vòng đay thùng mà không sợ bị tử hình, hay nhẹ lắm là bị trù dập đến suốt đời ngay cả những thân nhân liên hệ. Một việc hệ trọng đến thế, giữa cái sống vá chết, giữa cái nhục và vinh, giữa sự thật và gian manh, lại có khi nào gởi gắm vào cậu bé mười lăm tuổi, chưa trưởng thành và không cò chút chức vụ, vai vế, hoặc tiếng tăm trong xã hội. Quả thật là điều phi lý đối với nhà nghiên cứu đương đại Nguyễn Văn Thịnh của nhà sản.

Tuy nhiên, nếu người ta đọc lại những lời của phát biểu của Gs Phan Huy Lê vào tháng 2, 2005, và tra cứu sơ về tiểu sử của ông ta và của Gs Trần Huy Liệu thì người ta có thể hiểu rõ hơn sự lầm lẫn rất ấu trĩ của nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Thịnh. Qua bài viết Tranh luận về Lê Văn Tám tiếp tục, Nguyễn Hùng, trên trang bbcvietnamese.com, ngày 16 tháng 10, 2009, có đoạn như sau: “Trong bài viết mới nhất đăng trên tạp chí Xưa và Nay số ra tháng 10, giáo sư sử học Phan Huy Lê nhắc lại chuyện ông đã được Giáo sư Trần Huy Liệu, Viện trưởng Viện sử học và cũng là Bộ trưởng Tuyên truyền hồi thập niên 40 kể cho nghe nhân vật Lê Văn Tám là do ông Liệu ''dựng'' lên để ''cổ vũ tinh thần chiến đấu'' của người Việt.”

Hoặc trên vi.wikipedia.org/wiki/Lê_Văn_Tám, có đoạn như sau: “Trong một cuộc họp báo vào tháng 2 năm 2005 tại Hà Nội, ông Phan Huy Lê nói: Tôi còn một món nợ với anh Trần Huy Liệu mà đến nay chưa trả được. Ðó là lúc anh Liệu làm bộ trưởng Bộ Tuyên truyền (sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, Trần Huy Liệu làm Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền và Cổ động), anh Trần Huy Liệu viết về nhân vật Lê Văn Tám, một thiếu nhi hy sinh khi đốt kho xăng giặc Pháp ở Thị Nghè.”

Cũng theo vi.wikipedia.org cho biết là Gs Trần Huy Liệu (5 tháng 11 năm 1901 - 28 tháng 7 năm 1969), giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Thông tin tuyên truyền trong Chính phủ lâm thời từ 2 tháng 9 năm 1945 – 2 tháng 3 năm 1946 (1 năm, 184 ngày). Từ năm 1953, ông chuyển sang công tác nghiên cứu khoa học, làm Trưởng ban Ban nghiên cứu Văn Sử Địa trực thuộc Trung ương Đảng cho đến năm 1959. Trong khi đó Gs Phan Huy Lê (sinh ngày 23 tháng 2 năm 1934). Năm 1956, ông tốt nghiệp cử nhân Sử- Địa trường Đại học sư phạm Hà Nội, sau đó ông được nhận chức danh Trợ lý giảng dạy Bộ môn Lịch sử Việt Nam cổ trung đại, Khoa Lịch sử trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Năm 1958, ông là Chủ nhiệm Bộ môn Lịch sử Việt Nam cổ trung đại khi mới 24 tuổi.

Thử đọc lại câu viết của phóng viên Nguyễn Hùng, được trích dẫn ở trên, xác nhận chức danh của Gs Trần Huy Liệu là “...Viện trưởng Viện sử học và cũng là...” Một phóng viên chân chính thường cố gắng viết rõ nghĩa trong câu trúc hành văn của mình, và Nguyễn Hùng đã nói rõ chức danh sau cùng của Gs Trần Huy Liệu là Viện trưởng sử học và đồng thời nhấn mạnh cho đọc giả ngầm hiểu công việc tuyên truyền của Gs Trần Huy Liệu qua chức danh của ông ta trước đó là "Bộ trưởng Tuyên truyền hồi thập niên 40” với một nhóm chữ liên từ “và cũng là”. Như vậy, không thể viết là “Lúc đó ông Trần Huy Liệu đã là một nhà hoạt động xã hội lớn thì sao có thể thổ lộ gan vàng với cậu bé Lê mươi mười lăm tuổi?!" theo nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Thịnh hiểu sai lầm.

Hoặc như trên vi.wikipedia.org/wiki/Lê_Văn_Tám, cũng đã viết khá rõ ràng rằng “Ðó là lúc anh Liệu làm bộ trưởng Bộ Tuyên truyền... anh Trần Huy Liệu viết về nhân vật Lê Văn Tám”, Vâng, đó là lúc (khoảng năm 1945) Gs Trần Huy Liệu viết về nhân vật Lê Văn Tám, chớ không phải “thổ lộ gan vàng với cậu bé Lê mươi mười lăm tuổi” nào đó, nếu ông ta không muốn vào tù cộng sản.

Thật ra, khi Gs Trần Huy Liệu rời bỏ chức vụ Bộ trưởng Bộ Thông tin tuyên truyền trong Chính phủ lâm thời vào lúc 45 tuổi thi Gs Phan Huy Lê chỉ là cậu bé vị thành niên 12 tuổi. Mười hai năm sau (1958), Gs Phan Huy Lê trở thành Chủ nhiệm Bô môn Lịch sử Việt Nam tại Đại học Tổng hợp Hà Nội và Gs Trần Huy Liệu lúc bấy giờ được 57 tuổi đã là Trưởng ban Ban nghiên cứu Văn Sử Địa trực thuộc Trung ương Đảng từ 5 năm về trước. Đây có thể là bắt đầu khoảng thời gian gặp gỡ giữa những người có chức vụ gần gũi và nghiệp tác tương hợp nhau nên họ dễ cảm thông nhau hơn và ngay cả sự tin tưởng cá nhân đặc biệt, và nhất là khi GS Trần Huy Liệu về hưu chỉ vào khoảng 1 năm sau (1959), lúc được 58 tuổi. 

Cuộc chiến khốc liệt năm 1968 vào dịp Tết Mậu Thân, là một thất bại lớn lao về mặt quân sự của đảng Cộng sản Việt Nam mà họ nghĩ là việc tái phục lực lượng cần ít nhất là 3 năm sau. Điều nầy đã ảnh hưởng đến sức khỏe của Chủ tịch Hồ Chí Minh và một số cán bộ cao cấp khác, có thể nói là Gs Trần Huy Liệu. Cuối cùng có ít nhất là hai nhân vật tiếng tăm ra đi vào năm 1969 là Gs Trần Huy Liệu và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Những lời nhắn nhủ của Gs Trần Huy Liệu được lập lại trước mặt 2 nhân vật khác trong một cuộc gặp gỡ nào đó mà nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Thịnh ghi lại qua lời phát biểu của Gs Phan Huy Lê như sau: “Vị giáo sư sử học cũng trích lời ông Trần Huy Liệu nói với ông và hai người khác trong một cuộc gặp: ''Sau này khi đất nước yên ổn, các anh là nhà sử học, nên nói lại giùm tôi, lỡ khi đó tôi không còn nữa.''”

c- Đáng kể nhất là bài viết phản bác của tác giả Lý Châu Hoàn, Sự thật về “Đuốc sống” Lê Văn Tám!”, trên trang mạng tuanbaovannghehcm.vn vào ngày 15/12/2015. Tác giả cho biết là ông ta đã bỏ ra rất nhiều công sức để tra cứu những bài báo đảng trong thư viện, cũng như tìm gặp một số nhân chứng sống còn trong khoảng thời gian đó, hoặc họ được nghe kể lại. Tuy nhiên, hầu như những thứ tư liệu đó tạo thêm nhiều mâu thuẫn rối rắm hơn: lúc thì kho xăng, lúc thì kho hàng, lúc thì kho đạn; lúc thì tẩm dầu vào thân mình, lúc thì tự thiêu thân mình sau khi tẩm xăng, cuối cùng tác giả dường như đã tự mĩm cười thầm khi viết xuống như sau: “Một lần nữa vào những ngày gần đến kỷ niệm 70 năm “Mùa Thu lịch sử”(và cũng đúng 70 năm ngày xảy ra sự kiện “đuốc sống”), tôi tìm được một tư liệu có thể quý hơn vàng, đó là:

- Báo CỨU QUỐC (Cơ quan Tuyên truyền Tranh đấu của Tổng bộ Việt Minh (Hà Nội), số 71, ngày 19-10-1945 có bài đóng khung nổi bật Một gương hy sinh dũng cảm oanh liệt, với nội dung: “Tin điện từ Mỹ Tho (*) đánh ra ngày 17.10 cho hay rằng : một chiến sĩ Việt Nam đã tẩm dầu vào mình, tự làm mồi lửa hy sinh thân mình, chạy vào kho dầu Xi-mông Pi-ê-tờ-ri (Simon Piétri) của địch. Lập tức kho dầu bị bắt lửa. Và lửa đã bốc cháy dữ dội suốt hai ngày hai đêm…”. Ở trang 2 báo này còn đăng bài thơ LỬA THIÊNG (27 câu): “Kính tặng hương hồn một chiến sĩ Việt Nam tự thiêu mình để đốt một vị trí quân địch (tin Nam bộ)”của tác giả Đông Hà.”(sis)

Như vậy qua “một tư liệu có thể quý hơn vàng” theo như tác giả Lý Châu Hoàn nghĩ là một bài viết “một chiến sĩ Việt Nam đã tẩm dầu vào mình, tự làm mồi lửa hy sinh thân mình, chạy vào kho dầu của địch” trên báo Cứu Quốc vốn là một “Cơ quan Tuyên truyền Tranh đấu của Tổng bộ Việt Minh” tại Hà Nội. Thế là hình ảnh “cây đuốc sống” được làm sống dậy! Và người ta lại dễ dàng chấp nhận sự kiện vốn đã từng được thừa nhận là hoang tưởng, phản khoa học, là người chiến sĩ tự thiêu ấy có khả năng siêu nhiên để phóng chạy vượt qua 50 thước vào kho dầu của địch, là một câu chuyện có thật chỉ vì báo đảng đã đăng lên bài viết như thế. 

Tiếp theo, tác giả cố gắng chứng minh tên họ của nhân vật là có thật qua vài câu chuyện được kể lại của một số nhân chứng hoạt động ở miền Nam trong khoảng đó mặc dù họ không trực tiếp gần gũi hoặc liên hệ với “chiến sĩ Việt Nam đã tẩm dầu vào mình”. Cuối cùng tác giả như reo vui khi khẳng định là “Vậy “Vị anh hùng vô danh” tên thật sự là LÊ VĂN TÁM. Không phải bàn!”(sis)

Thành thật mà nói, không gì buồn cười hơn (theo đúng nghĩa là đáng buồn và tức cười) khi tác giả cũng chỉ đưa ra bản tin của báo đảng nhưng được xem như “một tư liệu có thể quý hơn vàng” cho thấy là sự mê cuồng đảng của tác giả quá hiển nhiên, cũng như đa phần những cán bộ đảng viên khác. Điều nầy đã khiến cho cây bút của ông ta bị bẻ cong, cố tình lách léo sự thật nhằm mục đích “quyết tử” bảo vệ đảng. Nhưng không biết tác giả Lý Châu Hoàn có dám bày tỏ lòng trung thành với đảng bằng mọi cách chăng? Tác giả có dạy bảo đứa con trai 13 tuổi của mình nên thực hành lòng hy sinh cho đảng, noi theo gương của cậu bé tẩm xăng Lê Văn Tám, không? Vâng, câu trả lời ngấm ngầm và chắc chắn đúng nhất là “không bao giờ”.

Tuy nhiên, hình ảnh cậu bé tẩm xăng Lê văn Tám được tác giả của bài thơ “Lửa bất diệt” là Gió Hồng cũng là nhà báo Hà Văn Lộc, và nhà văn Thép Mới, phù phép biến một cậu bé trở thành thanh niên như thánh Gióng vươn vai trong truyền thuyết “huyền thoại”. Vì vậy cậu bé được xưng là “anh” trong suốt bài thơ khiến cho người đọc chỉ hình dung “một chiến sĩ Việt Nam đã tẩm dầu vào mình” là Lê Văn Tám, chớ không phải là một cậu bé vị thành niên.

Trong bài viết Bài thơ viết về Anh hùng Lê Văn Tám của nhà văn Thép Mới vào tháng 10-1945, Nguyễn Văn Toàn, 14 tháng 12, 2017, trên trang mạng tuanbaovannghetphcm.vn, có những đoạn thơ như sau:

Buổi trưa ấy, Sài Gòn rung ý hận,
Nghiến răng nghe rầm rập tiếng chân thù,
Anh đứng khoanh tay, lòng nặng đợi chờ 
Giờ cứu nước, giờ đây, giờ cứu nước.
Anh nhìn xuống áo quần anh đẫm ướt,
Mùi dầu xăng ngây ngất chí hiên ngang,
...
Anh châm lửa, người anh mang cánh lửa,
Anh băng băng xông vào giữa kho dầu.
...
Chúng điên hận, nhằm anh, run mũi súng,
Tiếng súng nổ, cây người anh đổ xuống.
...

Qua vài trích đoạn ở bài thơ trên, cho thấy là nhà thơ Gió Hồng dám bạo gan phóng đại sức tưởng tượng của mình khi cho là sự kiện đốt kho xăng xảy ra vào buổi trưa dường như tác giả muốn phơi bày sự can trường và liều lĩnh của chàng thanh niên Lê Văn Tám mặc dù đó là một hành động ngu xuẩn mà không một cảm tử quân nào dám làm giữa ban ngày. Sau khi tự châm lửa, chàng thanh niên phóng chạy đến kho dầu nhưng bị ngã gục gần cổng ra vào vì những tràng súng của lính canh. Thế nhưng sau đó, anh vùng lên và vượt qua một khoảng cách khá xa đến kho dầu trước khi chịu gục chết. 

Một hình ảnh thật hào hùng đến phát rung cả người qua diễn biến trình tự một cách rất là “logic” khiến người đọc dễ dàng không nhìn thấy những điều cũng rất là “illogic” như sự kiện một cảm tử quân Lê Văn Tám đang bốc lửa và phải hứng chịu những tràng súng trong cự ly gần dù đã bị gục xuống nhưng vẫn còn đủ sức vùng đứng lên, quả là một phép nhiệm mầu đầy gian xảo, láo toét. Và sự kiện phóng chạy đến kho dầu khá xa (có thể là 50 mét) trong khi ngọn lửa càng lúc càng bừng lên đốt cháy thân thể loang lở những lỗ đạn xuyên người phun vọt máu. Liệu chừng “cây đuốc sống” đó còn lê lết được bao xa? Có thể nhiều lắm là 2 mét cuối cùng của sức lực!

2. Lê Văn Tám là Ai?

a. Trong bài viết đăng trên tạp chí Xưa và Nay (2009), giáo sư sử học Phan Huy Lê nói nói: chiến công phá hủy kho của Pháp là có thật nhưng không rõ tên của người chiến sĩ đốt kho, trên cơ sở sự kiện có thật đó, để tiện cho việc thông tin, giáo sư Trần Huy Liệu, Bộ trưởng Tuyên truyền hồi thập niên 1940 đã đặt tên cho người chiến sĩ vô danh đó là Lê Văn Tám để tiện cho việc viết bài, cổ vũ tinh thần chiến đấu chống Pháp của người Việt (sis--theo vi.wikipedia.org/wiki/Lê_Văn_Tám).

Người chiến sĩ Cộng sản đốt kho xăng Thị Nghè thuộc thành phố Sài Gòn, của Pháp vào ngày 17/10/1945 theo như bản tin được đánh đi từ Nam bộ ra Hà Nội, nhưng không ghi tên họ, tuổi tác. Gs Trần Huy Liệu đã thừa nhận là ông ta “đã đặt tên cho người chiến sĩ vô danh đó là Lê Văn Tám để tiện cho việc viết bài, cổ vũ tinh thần chiến đấu chống Pháp của người Việt”.

Nhưng tại sao lại là họ Lê mà không phải họ nào khác như là Nguyễn, hoặc Trần v.v... và tại sao đặt tên là Tám mà không phải là Tèo, Tí, hoặc Bốn, Bảy v.v... Hoặc chỉ là một cái tên họ bất chợt hiện ra trong đầu Gs Trần Huy Liệu. Những câu hỏi nầy được Gs Phan Huy Lê trong bài viết “GS Phan Huy Lê: Trả lại sự thật hình tượng Lê Văn Tám, dongphuonghoc.org, 03/05/2016, được đăng trên Tạp chí Xưa Nay số ra tháng 10 năm 2009, (Theo KH& ĐS) giải thích như sau: “...thời Nam Bộ kháng chiến, có bao nhiêu tấm gương hy sinh vì Tổ quốc, nhưng “dựng” chuyện thiếu niên Lê Văn Tám là nghĩ đến biểu tượng cậu bé anh hùng làng Gióng (Phù Đổng Thiên Vương), còn việc đặt tên Lê Văn Tám là vì họ Lê Văn rất phổ biến ở nước ta và Tám là nghĩ đến Cách mạng tháng Tám.”

Có thể nói thêm rằng Gs Trần Huy Liệu cũng đã khéo léo khi dùng chữ lót là Văn vốn mang tính chất rất là Nam bộ trong việc sáng tác ra cái tên Lê Văn Tám, mà không phải là Lê Tám hoặc Lê Huy Tám v.v... Như vậy cái tên Lê Văn Tám không phải là sự ngẫu nhiên từ trên không rớt xuống hay chỉ viết bừa cho có đối với một nhà trí thức như Gs.

b. Trong bài viết “Lê Văn Tám! Anh là ai? của nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Thịnh có ghi lại một đoạn trên báo Cựu chiến binh TP.HCM, số 269 ngày 20/10/2008, nêu lên ý kiến trao đổi của Đại tá Võ Thanh Khiết, hội viên Hội Cựu chiến binh quận X như sau: “Kho xăng dầu Thị Nghè thực ra là một trạm trung chuyển của hãng dầu Shell để xuất hàng cho các khách hàng mua sỉ không lớn lắm, thường đến nhận hàng bằng xe tải hay ghe thuyền. Nó nằm trên bờ tây rạch Văn Thánh, ngay sát đầu cầu trên đường Ngô Tất Tố ngày nay, cách chợ Thị Nghè vài trăm thước, nên thường được gọi là Kho xăng dầu Thị Nghè. Thực hiện chủ trương tiêu thổ kháng chiến, ngày 17/10/1945, Lê Văn Tám được giao nhiệm vụ đột nhập vào kho này, dùng chai xăng đốt phá, bị xăng bắt cháy vào người thành ngọn đuốc sống và anh dũng hy sinh. Gương anh dũng hy sinh trong khi làm nhiệm vụ của Tám đã động viên chúng tôi rất nhiều trong chiến đấu lúc bấy giờ. Đó là chuyện có thật 100%, không phải hư cấu như người ta nói.”

Vâng, theo lời của Đại tá Võ Thanh Khiết mô tả về kho xăng Thị Nghè vốn “thực ra là một trạm trung chuyển của hãng dầu Shell để xuất hàng cho các khách hàng mua sỉ không lớn lắm, thường đến nhận hàng bằng xe tải hay ghe thuyền” bằng một cách khác khá tỉ mỉ hơn như sau: “Đó là một khu nhà lợp tôn (như nhà lồng ở chợ nhỏ), vách ván đóng thấp; chung quanh có một lớp hàng rào dây thép gai, ngay cạnh sát cầu kinh, trên con rạch nhỏ nhánh của rạch Thị Nghè…”. Nhờ thế, việc đột nhập vào trạm xăng nầy xem ra không có gì là khó khăn lắm. Đó là giai đoạn chiến tranh du kích lẽ tẽ ở Nam bộ, sau khi người Pháp dưới dưới sự giúp đỡ của quân đội Anh, đã dùng vũ lực buộc Ủy ban Hành chính Lâm thời Nam Bộ phải giải tán, giao lại chính quyền cho người Pháp vào ngày 23/9/1945 mặc dù chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở Bắc bộ được thành lập vào ngày 2/9/1945 sau công cuộc cướp chính quyền Bảo Đại thành công. Nên nhớ là chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở Bắc bộ chỉ là một tổ chức cộng sản trá hình, nấp dưới bình phong của những người lãnh đạo đảng phái quốc gia vốn bị bắt buộc phải góp mặt trong Chính phủ Liên hiệp Lâm thời (1/1/1946). Dĩ nhiên sự kiện Lê Văn Tám vào ngày 17/10/1945 không phải là chiến thuật tiêu thổ kháng chiến mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” trên hệ thống loa phát thanh Hà Nội ngay trong đêm 19/12/1946, sau khi “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký với Pháp Hiệp định sơ bộ Pháp-Việt (1946) cho phép Pháp đưa quân vào miền Bắc đổi lại Pháp công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là trong Liên bang Đông Dương thuộc khối Liên hiệp Pháp.”(sis--vi.wikipeadia.org, Chiến tranh Đông Dương). Đó là sự lầm lẫn của Đại tá Võ Thanh Khiết.

Trong phiên bản mới của Đại tá Võ Thanh Khiết, bỏ qua việc tẩm xăng vào người (theo như sách giáo khoa) mà thay vào việc “bị xăng bắt cháy vào người” để cho câu chuyện “huyễn thoại” còn có vẽ hợp lý một chút. Cũng như từ kho xăng biến thành nhà trạm xăng bán lẻ, thì việc canh gác dường như không có mà chỉ là vòng thép gai bao quanh_ có nghĩa là không có chuyện hàng loạt súng bắn vào “cây đuốc sống”: như vậy hình ảnh “cây đuốc sống” mà người ta thường mường tượng là một ngọn lửa bừng cháy đang phóng chạy thì hóa ra là hình dáng của một người bị lửa bắt cháy đang giẫy giụa một cách vô vọng, và thật đáng thương.

Cái tên Lê Văn Tám dường như quá quen thuộc trong câu chuyện “huyền thoại” nầy mà Đại tá Võ Thanh Khiết nhắc đến như là từng có sự liên hệ mật thiết hay biết rất rõ về người chiến sĩ đó. Tuy nhiên, điều nầy không thể chứng minh được gì về cái tên Lê Văn Tám vốn đã có từ năm 1945, không gia thế, không láng giềng. Chỉ là sự mạo nhận trong liên hệ quen biết mà bất kỳ người nào cũng có thể tự xưng như thế sau nầy.

3. Kết luận:

Trong bài viết “GS Phan Huy Lê: Trả lại sự thật hình tượng Lê Văn Tám, Gs Phan Huy Lê đã thốt lên rằng “Tôi nhấn mạnh là GS Trần Huy Liệu không hề “hư cấu” sự kiện kho xăng địch ở Thị Nghè bị đốt cháy mà trên cơ sở sự kiện có thật đó, chỉ “dựng lên”, theo cách nói của GS, chuyện thiếu niên Lê Văn Tám tẩm xăng đốt cháy kho xăng địch.”

Với chức vụ và danh dự của một nhà trí thức như Gs Phan Huy Lê cũng khó lòng biện giải cho câu chuyện “huyền thoại” Lê Văn Tám, ngược lại chính ông ta bị các đồng chí mình dè bỉu, nói xấu, và thậm chí khinh thường vì ông ta “không đồng tình với quan điểm cho rằng ''ngọn đuốc sống Lê Văn Tám'' đã đi vào lòng dân rồi và các nhà sử học ''không cần xác minh nhân vật đó có thật hay không, làm ảnh hưởng tới 'biểu tượng', một 'tượng đài' yêu nước.''”

''Theo quan điểm của tôi, mọi biểu tượng hay tượng đài lịch sử chỉ có sức sống bền bỉ trong lịch sử và trong lòng dân khi được xây dựng trên cơ sở khoa học khách quan, chân thực.'' (sic--theo bbc.com.“Tranh luận về Lê Văn Tám tiếp tục”, Nguyễn Hùng, 16 tháng 10, 2009).

Thật vậy, biểu tượng Lê Văn Tám vốn đã lan tràn khắp mọi nơi từ công viên đến trường học, từ con đường đến chi đội v.v... thì làm sao người ta có đủ can đảm thừa nhận sự gian xảo và xóa đi cái tên Lê Văn Tám hoặc thậm chí chỉ là sự minh bạch cho một câu chuyện “huyền thoại” bớt đi tính chất huyền thoại để trở nên thực tế hơn. Có lẽ, cũng chỉ vì nhà sản có quá nhiều câu chuyện “huyền thoại” nên họ cảm thấy lo ngại cho việc phơi bày sự thật mà theo họ cứ thêu dệt thêm sao cho hữu lý để dễ dàng che lấp tất cả. Đó là thói văn hóa của nhà sản: bất chấp sự thật mà chỉ cần kết quả! Vì nhà nước Việt cộng chỉ muốn giáo dục và đào tạo ra những người “chỉ biết tuân theo” trong một chế độ độc đảng, độc quyền, và phát-xít.

Một thí dụ điển hình là trên trang chidoilevantamltt.blogspot.ca, có bài viết ngắn về Tiểu Sử Chi Đội Mang Tên. Qua đó cho thấy là mặc tình ai muốn viết vẽ vời ra sao cũng được về nhân vật Lê Văn Tám. Thậm chí, có người phô trương hình ảnh Lê Văn Tám để cụ thể hóa nhân vật “huyền thoại” nầy trong việc giáo dục những mầm non đất nước. Nhưng đáng buồn thay, hình ảnh Lê Văn Tám đó bị phát hiện ra là một người khác, một hung thủ giết người, hãm hiếp trẻ em. Qua bài viết Tội ác nhẫn tâm ở vườn dừa, trên trang mạng us.24h.com.vn, ngày 30/6/2012, theo Nguyễn Hiếu (Công An Tp. HCM), đã chứng minh điều đó. Điều buồn cười là người ta cứ như ngu ngơ phô trương nhầm hình ảnh Lê Văn Tám mà họ nghĩ là có thật, như một hệ lụy tất yếu của ảo tưởng được nhồi sọ lâu năm. Bài viết Thêm 1 trường treo nhầm hình thay anh hùng Lê Văn Tám, Thanh Lâm, trên baomoi.com, 24/4/2016, như là một vỡ bi hài kịch của nền giáo dục nhà sản.

Tiểu sử Chi đội mang tên và hình ảnh Lê Văn Tấn (không phải là Tám)

Người thân em Cẩm tại nơi vụ án xảy ra, Hung thủ Lê Văn Tấn

Xin mượn lời của Gs Hà Văn Tấn để kết thúc bài viết: “Thật là cay đắng khi mà mọi người bị uốn cong như lưỡi câu, và chẳng ai nói lên sự thật nữa, chẳng còn ai như Sử Ngư nữa. Sử Ngư là người chép sử nước Vệ đời Xuân Thu nổi tiếng vì thẳng thắn trung thực.” (sis-- theo nghiencuulichsu.com, “Sự Thực Lịch Sử và Các Nhà Sử Học Mác-xít Việt Nam”, Phạm Cao Dương, 18 tháng 2, 2013).

Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Hà Văn Tấn (sinh năm 1937) là một nhà sử học, khảo cổ học Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ông được xem là một trong "tứ trụ" "Lâm, Lê, Tấn, Vượng" (tức gồm các Giáo sư Đinh Xuân Lâm, Phan Huy Lê, Hà Văn Tấn và Trần Quốc Vượng) của sử học Việt Nam đương đại.