Friday, May 30, 2014

Báo Nhật: TQ từ lâu đã nhăm nhe mở rộng lợi ích ở Biển Đông

theo VOV | 30/05/2014 20:23


Tàu Trung Quốc bảo vệ giàn khoan Hải Dương - 981 Trung Quốc hạ đặt trái phép trong Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (Ảnh: Asahi Shimbun)

Theo tờ báo này, Trung Quốc đang làm mọi cách, bất chấp tất cả để đạt được yêu sách phi lý của họ ở Biển Đông.

Tờ Ashahi Shimbun, một trong những tờ báo hàng đầu Nhật Bản đăng tải thông tin cho rằng, giới lãnh đạo cấp cao Trung Quốc đã quyết định triển khai giàn khoan dầu trên Biển Đông từ đầu năm nay, bất chấp những hậu quả ngoại giao có thể xảy ra với nước này.
Kể từ khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương – 981 sâu trong Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, căng thẳng giữa hai nước đã không ngừng gia tăng, đỉnh điểm là vụ tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam đang đánh bắt tại ngư trường truyền thống Hoàng Sa, cách vị trí giàn khoan Hải Dương - 981 của Trung Quốc hạ đặt trái phép khoảng 17 hải lý.
Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) từ lâu đã nung nấu ý định khoan thăm dò dầu khí ở Biển Đông. Tuy nhiên, các quan chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã ngăn chặn việc này vì lo ngại rằng nó có thể khiến mối quan hệ của Trung Quốc với các nước láng giềng sẽ xấu đi.
Asahi Shimbun dẫn lời một nhà nghiên cứu, người đề xuất các chính sách cho Chính phủ Trung Quốc, cho biết: "CNOOC không thể tự quyết định tiến hành khoan thăm dò. Các nhà lãnh đạo cấp cao Trung Quốc đã phê chuẩn việc này từ đầu năm nay".
Theo nhà nghiên cứu này, CNOOC đã kêu gọi cần tiến hành khoan dầu ở vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam trong hơn một thập kỷ qua. Quân đội Trung Quốc với tham vọng mở rộng lợi ích quốc gia cũng ủng hộ việc làm này.
Ngày 2/5, CNOOC hiện thực hóa ý đồ vốn nung nấu bấy lâu của họ bằng cách hạ đặt trái phép một giàn khoan khổng lồ, có khả năng khoan sâu 3.000m tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam ở Biển Đông.
Phó tổng vụ trưởng Vụ Biên giới và Đại dương thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc Dị Tiên Lương cho biết, Trung Quốc đã bắt đầu xem xét các hoạt động trong các vùng biển từ một thập kỷ trước.

Tuy nhiên, một số nguồn tin trong ngành công nghiệp dầu khí cho rằng, các việc làm trước đây chỉ đơn thuần là khảo sát địa chất. Quyết định bắt đầu khoan dầu chắc chắn sẽ vấp phải phản ứng mạnh mẽ của Việt Nam.
Theo Asahi Shimbun, một trong những yếu tố dẫn đến quyết định đưa giàn khoan vào Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đó là do Trung Quốc thời gian qua đã tập trung tăng cường sức mạnh và sự hiện diện của lực lượng Hải quân ở Biển Đông.
Tuy nhiên, những động thái gây căng thẳng này lại khiến các quan chức Bộ Ngoại giao và Thương mại Trung Quốc tỏ ra lo lắng bởi giới ngoại giao Trung Quốc đang tìm cách xây dựng một môi trường bên ngoài ổn định - điều kiện cần thiết cho việc phát triển kinh tế.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc e ngại rằng, nếu Trung Quốc bắt đầu khoan dầu ở Biển Đông, mối quan hệ giữa nước này này với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Mỹ sẽ xấu đi.
Trong một thời gian dài, đề xuất khoan dầu đã không thể thực hiện được bởi công nghệ không cho phép Trung Quốc tiến hành khoan dầu trong vùng nước sâu như ở khu vực ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Tuy nhiên, vào năm 2008, CNOOC đã chi khoảng 6 tỷ nhân dân tệ (tương đương 953 triệu USD) để bắt đầu chế tạo thiết bị khoan nước sâu. Giàn khoan được hoàn thành tháng 5/2011.
Giàn khoan này đã được triển khai ở mỏ khí Liwan cách bờ biển Hong Kong 300km về phía đông nam. Dự án khoan dầu tại mỏ này do CNOOC và một công ty của Canada thực hiện. Theo một quan chức của công ty Canada, công việc khoan thăm dò đã hoàn tất năm ngoái và sản xuất khí đốt bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 3/2014.
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở mỏ Liwan, giàn khoan nói trên đã được đưa tới và hạ đặt trái phép trong Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa hồi đầu tháng 5/2014.
Động thái này là một dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đang không mấy quan tâm đến dư luận quốc tế và sẵn sàng bằng mọi cách để đạt được lợi ích riêng, bất chấp tất cả để thực hiện yêu sách phi lý của họ ở Biển Đông.
Từ năm 2001 sau khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương Mại Thế giới (WTO), các công ty dầu khí của nước này đã nhanh chóng mở rộng hoạt động ở nước ngoài và dường như họ đã sẵn sàng để thực hiện tham vọng với nguồn tài nguyên quý giá ở Biển Đông.
Trước thời ông Tập Cận Bình, giới lãnh đạo Trung Quốc có thể đã ghìm chân các công ty dầu khí của nước này khi thực hiện chính sách ngoại giao “ẩn mình chờ thời”. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của ông Tập Cận Bình, Trung Quốc đã đi theo một hướng khác với mục tiêu biến Trung Quốc trở thành một “thế lực hàng hải” và đó chính là nguyên nhân dẫn đến việc nước này đang tìm cách mở rộng lợi ích ở Biển Đông và biển Hoa Đông./.

Nhật thách ra tòa, Trung Quốc tái mặt

Đăng Bởi  - 

Thủ tướng Abe muốn cảnh báo với thế giới vì thái độ độc đoán của Trung Quốc
Thủ tướng Abe muốn cảnh báo với thế giới vì thái độ độc đoán của Trung Quốc
Trong bài phát biểu tại Hội nghị đối thoại Shangri-La, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã dùng những lời lẽ đanh thép nhắm vào phía Trung Quốc. Ngoài việc bóc trần các hành động gây hấn của Trung Quốc trên biển Đông trong thời gian qua, ông Abe còn có một nước cờ khiến Trung Quốc phải tái mặt.
Thủ tướng Abe lặp đi lặp lại nhiều lần, rằng tất cả các quốc gia phải tôn trọng "luật pháp" trong những lời chỉ trích hầu như không che đậy đối với hành vi của Trung Quốc trên quần đảo Senkaku và các vùng lãnh thổ khác. Nhưng không chỉ kêu gọi chung chung, Thủ tướng Abe đã đưa ra lời  “tuyên chiến pháp lý” với Trung Quốc ngay trước đông đảo phóng viên.
Senkaku là một "phần lãnh thổ của Nhật Bản", và có lẽ Trung Quốc nên nộp đơn khiếu nại lên tòa án nếu họ tin theo cách khác, ông nói. "Trung Quốc là một trong những thách thức hiện trạng", ông Abe nói. "Nhật Bản đang kiểm soát hiệu quả Senkaku".
Khi ông Abe thách Trung Quốc ra tòa, ông Abe đã cho thấy Nhật rất tự tin về phương diện luật pháp trong việc khẳng định chủ quyền lãnh thổ. Đây là lần đầu tiên, người đứng đầu Chính phủ Nhật thách Trung Quốc theo đuổi một biện pháp mang tính pháp lý để giải quyết vấn đề trong khu vực.
Ngược lại, Trung Quốc từ xưa đến giờ luôn tuyên bố lãnh thổ, lãnh hải theo kiểu tùy ngôn, bất chấp luật pháp quốc tế và quyền lợi của láng giềng. Tuy nhiên, Trung Quốc chưa bao giờ dám theo đuổi những biện pháp mang tính tôn trọng pháp lý như đưa ra tòa án quốc tế.
Bối cảnh Thủ tướng Nhật Abe đưa ra lời thách thức pháp lý với Trung Quốc là ngay sau khi Philippines đưa ra những yêu cầu tương tự. Philippines đã đệ đơn ra tòa án quốc tế đòi phân xử về chủ quyền trên bãi Scarborough ngay sát bờ biển Philipppines. Trung Quốc dù nói họ có quyền lịch sử với khu vực này nhưng không dám cùng Philippines ra tòa để đấu pháp lý mà dùng "cơ bắp" để thách thức tại bãi Scarborough.
Vừa qua, Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào hoạt động phi pháp trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, gần quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Sau nhiều lần kêu gọi tôn trọng luật pháp quốc tế nhưng Trung Quốc tỏ ý bất hợp tác, Việt Nam đang xem xét khả năng đưa vụ việc ra tòa án quốc tế để làm rõ chủ quyền hợp pháp của Việt Nam. 
Cũng như với Philippines, Trung Quốc tìm những cách để từ chối biện pháp này vì Trung Quốc rất "sợ hãi"  khi không đủ chứng lý.
Nhật và ASEAN đang thắt chặt quan hệ trên nhiều lĩnh vực 
Khi Philippines lên tiếng ra tòa, Trung Quốc không dám đáp ứng thì quốc tế có thể chưa thấy hết được sự đuối lý của Trung Quốc trong tranh chấp với láng giềng. Nhưng nếu Việt Nam và Nhật đồng loạt đòi Trung Quốc giải quyết bất đồng bằng việc ra tòa thì quốc tế sẽ phải đặt nghi ngờ về những tuyên bố vô lý của Trung Quốc và thái độ bất tuân thủ luật pháp quốc tế của nước này.
Trung Quốc từ bỏ phương thức giải quyết bất đồng bằng con đường luật pháp quốc tế, thế giới sẽ càng hiểu vì sao các nước trong khu vực phải liên kết pháp lý với nhau để đối phó với thái độ hung hăng của Bắc Kinh. 
Không phải ngẫu nhiên mà ông Abe tuyên bố Nhật đồng ý viện trợ cho Philippines 10 tàu tuần tra phục vụ ở biển Đông, cho Indonesia 3 tàu và thúc đẩy việc cung cấp cho Việt Nam tàu tuần tra. Nhật đang bước đầu hình thành “liên minh pháp lý” để chống lại thái độ hung hăng bất chấp luật pháp của Bắc Kinh trên biển.
Trong tương lai gần, nếu Nhật và các nước ASEAN đồng khởi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế mà Bắc Kinh vẫn không dám ra tòa thì e rằng họ khó ngẩng mặt trên trường quốc tế.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sẽ “chơi bài ngửa” với TQ tại Shangri-La

theo Một thế giới | 30/05/2014 20:57



Hiện Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel đang công du ở châu Á và sẵn sàng đối mặt với người Trung Quốc để tìm hiểu Trung Quốc đang muốn gì.

Phát biểu với các phóng viên đi cùng tới cuộc hội thoại Shangri-La, ông Hagel cho biết cách duy nhất để đối phó với sự khác biệt "là phải chơi bài ngửa".
Bộ trưởng Hagel cho biết ông cũng có kế hoạch để làm dịu các tranh chấp lãnh thổ đã tăng nóng trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương và sẽ đề cập tới "những nơi chúng tôi nghĩ rằng Trung Quốc khơi mào những thách thức mới và những căng thẳng mới ở khu vực này".
Cuộc gặp với Trung tướng Wang Guanzhong, phó Tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, dự kiến ​​vào thứ Bảy 31.5 để hiểu thêm mọi chuyện..
Ông Hagel nói rằng Mỹ muốn tìm hiểu các hành động của Trung Quốc và gắng dùng các giải pháp đối thoại khi căng thẳng gia tăng. Tuy nhiên, Lầu Năm Góc cũng nhấn mạnh Mỹ có đủ quân bài để đối phó với các tình huống mà “họ” (ám chí Trung Quốc) muốn vượt qua tầm kiểm soát của Mỹ.
Đây không phải lần đầu tiên người đứng đầu Lầu Năm Góc cảnh báo Trung Quốc về cách làm tự tung tự tác, chà đạp lên luật pháp quốc tế. Trong các cuộc họp với các nhà lãnh đạo cấp cao Trung Quốc vào tháng trước ở Bắc Kinh, ông Hagel đã ám chỉ rằng Bắc Kinh không có quyền thành lập đơn phương một khu vực nhận dạng phòng không tại các đảo tranh chấp trong khu vực mà không tham khảo ý kiến ​​với các quốc gia khác.
Khi ấy, Bắc Kinh tuyên bố thành lập một khu vực nhận dạng phòng không trên một khu vực rộng lớn ở biển Hoa Đông, bao gồm cả quần đảo tranh chấp kiểm soát của Nhật Bản. Điều đó đã bị Mỹ nhận định rằng nó chỉ làm tình hình căng thẳng và có thể châm ngòi cho một cuộc đối đầu .
Lầu Năm Góc nhiều lần phê phán thói hung hăng của Trung Quốc gần đây
Washington đã từ chối công nhận vùng nhận diện phòng không (ADIZ) theo yêu cầu của Trung Quốc và thực hiện các chuyến bay bình thường qua khu vực này mà chẳng thèm đếm xỉa đến Bắc Kinh. Trung Quốc dù đã cảnh báo các biện pháp trả đũa chống lại máy bay không xác định nhưng họ không dám thực hiện với các máy bay Mỹ.
Sau khi nín nhịn Mỹ về ADIZ trên biển Hoa Đông, Trung Quốc quay sang gây hấn với các nước láng giềng châu Á như thách thức Mỹ. Trong tuần này, các quan chức Mỹ đã bày tỏ lo ngại về hành vi nguy hiểm và đe dọa của tàu Trung Quốc khi một tàu đánh cá gỗ Việt Nam bị chìm sau khi bị tàu Trung Quốc đâm ở biển Đông ngay trên vùng biển của Việt Nam.
Vậy ý đồ của Trung Quốc là gì? Họ muốn thách thức cộng đồng quốc tế đến khi nào dưới những chiêu bài xấu xa trên biển của láng giềng? Bộ trưởng Hagel muốn chơi bài ngửa để tìm câu hỏi trước khi nước Mỹ có những biện pháp tương xứng.

Nhiều phát biểu “làm nóng” Shangri-La 2014

theo Báo điện tử Chính phủ | 31/05/2014 07:38

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ở Shangri-La

Việc TQ hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 sâu trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa VN sẽ làm nóng diễn đàn Shangri-La năm nay.

Hội nghị thượng đỉnh an ninh châu Á IISS (hay còn gọi là Đối thoại Shangri-La) lần thứ 13 được tổ chức tại Singapore từ ngày 30/5 đến ngày 1/6.

Đối thoại Shangri-La được cho là diễn đàn an ninh quan trọng và có uy tín nhất ở châu Á. Hội nghị lần này sẽ có khoảng 400 chuyên gia và quan chức quốc phòng từ 27 nước tham dự, trong đó có Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Nhật Bản, Anh, Malaysia, Indonesia, Australia, Việt Nam, Singapore, Pháp, New Zealand….

Đối thoại lần này sẽ có 5 phiên họp toàn thể tập trung vào các chủ đề: Đóng góp của Hoa Kỳ đối với ổn định khu vực; tăng cường hợp tác quốc phòng; quản lý những căng thẳng chiến lược; quan điểm của các cường quốc về hòa bình và an ninh ở châu Á-Thái Bình Dương; bảo đảm quản lý với sự thay đổi xung đột ở châu Á-Thái Bình Dương.

Tại Đối thoại Shangri-La lần này, Thủ tướng Nhật Bản, ông Shinzo Abe sẽ trình bày bài phát biểu đề dẫn vào tối 30/5. Ông Abe sẽ là nguyên thủ nước ngoài thứ 6 có bài phát biểu trước lễ khai mạc với tư cách là diễn giả chính. Trước đó, tại Đối thoại Shangri-La vào năm 2013, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng là người đã phát biểu đề dẫn, nhấn mạnh đến việc xây dựng lòng tin chiến lược vì hòa bình, hợp tác, thịnh vượng của châu Âu, được các đại biểu và dư luận quốc tế đánh giá cao.

Tờ Sankei Shimbun bình luận: Với tư cách là khách mời, diễn giả chính, Thủ tướng Abe trong bài phát biểu đề dẫn tại Đối thoại Shangri-la 2014 tuyên bố Nhật Bản và đồng minh Mỹ luôn sẵn sàng thúc đẩy hợp tác an ninh chung với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Ông cũng đề cập đến Trung Quốc mà chắc chắn rằng những lời lẽ chỉ trích này liên quan đến các tranh chấp leo thang ở Biển Đông và biển Hoa Đông..
Theo các nhà phân tích, việc Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 sâu trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam sẽ làm nóng diễn đàn Shangri-La năm nay.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel khẳng định, tại Diễn đàn lần nay, ông sẽ đề cập tới nhiều vấn đề tranh chấp lãnh thổ đang căng thẳng ở châu Á-Thái Bình Dương và nhấn mạnh, các cam kết của Mỹ với châu Á hiện đang “mạnh mẽ hơn bao giờ hết”.
Trước đó, Thượng nghị sĩ Mỹ Ben Cardin thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ đã khẳng định ông sẽ tham dự Đối thoại Shangri-la và đưa vấn đề căng thẳng hiện nay tại

Biển Đông và hành động khiêu khích của Trung Quốc ra diễn đàn quan trọng này.

Theo thượng nghị sĩ, Mỹ ủng hộ ASEAN và Trung Quốc tiến tới bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC), kêu gọi các bên xử lý khác biệt bằng biện pháp hòa bình. Quan điểm này sẽ được Mỹ nhắc lại trên bất cứ diễn đàn nào.

Phái đoàn Trung Quốc dự Đối thoại Shangri-La năm nay sẽ do bà Phó Oánh (Fu Ying), cựu Thứ trưởng Ngoại giao, hiện là Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội, dẫn đầu. Về phía quân đội, Phó Tổng Tham mưu trưởng Vương Quán Trung sẽ dẫn đầu một đoàn đại biểu 11 người tham dự Đối thoại năm nay.

Báo Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng (Hồng Kông) cho biết, Trung Quốc cử đoàn đại biểu hùng hậu tham dự Shangri-La 2014 với mục đích biện minh cho các hành động phi pháp của mình tại Biển Đông, đáp trả sự chỉ trích từ các phía.

Kể từ năm 2002, IISS- một trong những tổ chức nghiên cứu chiến lược hàng đầu thế giới- hằng năm đứng ra tổ chức Hội nghị thượng đỉnh An ninh châu Á IISS tại Khách sạn Shangri-La ở Singapore.

Hội nghị là nơi để Bộ trưởng Quốc phòng, quan chức quốc phòng và quân sự cấp cao của các nước tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương và một số cường quốc khác thảo luận những vấn để thời sự quan trọng nhất liên quan tới an ninh khu vực. Đối thoại Shangri-La đã trở thành sự kiện hằng năm của các nhà hoạch định chính sách quốc phòng chủ chốt của 27 nước châu Á-Thái Bình Dương.

Đoàn đại biểu cấp cao của Bộ Quốc phòng Việt Nam do Đại tướng Phùng Quang Thanh dẫn đầu tham dự Đối thoại lần thứ 13 này.

Căng thẳng biển Hoa Đông : Mỹ cảnh cáo Trung Quốc

Máy bay tuần tra Nhật Bản OP -3C (DR)
Máy bay tuần tra Nhật Bản OP -3C (DR)

Thụy My
Hoa Kỳ hôm 29/05/2014 đã cảnh cáo Trung Quốc trước tình hình căng thẳng tại không phận quốc tế, sau khi một máy bay tiêm kích Trung Quốc bay sát các phi cơ quân sự Nhật Bản phía trên biển Hoa Đông, nơi Nhật-Trung đang tranh chấp chủ quyền biển đảo.

Thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ chỉ trích : « Tất cả các mưu toan ngăn trở tự do lưu thông trên không phận quốc tế làm tăng thêm căng thẳng, gây nguy cơ phán đoán sai, đối đầu và các sự cố ngoài ý muốn. Chúng tôi không chấp nhận việc Trung Quốc tuyên bố một vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông, và khuyến cáo Bắc Kinh không nên thực hiện ».
Chủ nhật 25/5 trước, Tokyo lên án Bắc Kinh đã có những hành vi « nguy hiểm », sau khi các phi cơ tiêm kích Trung Quốc bay sát các máy bay quân sự của Nhật trên biển Hoa Đông, chỉ cách có vài chục mét.
Theo một phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nhật Bản, một máy bay SU-27 của Trung Quốc bay sát một phi cơ giám sát OP-3C của Nhật. Một chiếc SU-27 khác cũng bay kè theo một chiếc YS-11EB Nhật Bản, trong khu vực giao thoa của vùng nhận diện phòng không đôi bên. Tokyo đã phản đối về mặt ngoại giao.
Tờ Asahi Shimbun cho rằng hai máy bay tiêm kích Trung Quốc chưa xâm phạm không phận Nhật. Theo hãng tin Kyodo, hai phi cơ trên theo dõi cuộc tập trận hải quân Nga-Trung ở phía bắc biển Hoa Đông.
Ngược lại, Bộ Quốc phòng Trung Quốc khẳng định, hai phi cơ Nhật hôm thứ Bảy 24/5 đã bay vào vùng nhận dạng phòng không nước này mà không thông báo, ảnh hưởng đến tập trận Nga-Trung. Thế nên các phi cơ tiêm kích Trung Quốc đã được lệnh cất cánh « để nhận diện và có biện pháp bảo vệ ». Bắc Kinh phản đối Tokyo và yêu cầu « tôn trọng các quyền hợp pháp của hải quân Trung Quốc và Nga ». Hôm qua, Bắc Kinh cũng lên án Nhật Bản hồi tháng 11/2013 đã cho các máy bay tiêm kích bay gần một phi cơ Trung Quốc.
Quan hệ giữa hai cường quốc Châu Á rất tệ hại từ một năm rưỡi qua do tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và những vấn đề lịch sử.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20140530-cang-thang-bien-hoa-dong-my-canh-cao-trung-quoc

'Với Việt Nam, Biển Đông là sống còn'

Ông Laurent Gédéon hiện đang nghiên cứu về các vấn đề địa chính trị của Trung Quốc
Hạnh Ly BBC Tiếng Việt 11:24 GMT - thứ sáu, 30 tháng 5, 2014
Một chuyên viên nghiên cứu địa chính trị của Viện Nghiên cứu Đông Á (IAO) cho rằng, Trung Quốc còn có nhiều mối quan tâm khác không chỉ trên Biển Đông mà còn trên Biển Hoa Đông, trong khi với Việt Nam, Biển Đông là ‘sống còn’.
Ông Laurent Gédéon, chuyên gia về Trung Quốc và Việt Nam, nhấn mạnh trong toàn bộ cuộc khủng hoảng này, Trung Quốc đã ‘thắng’ vì họ đã làm được những gì họ muốn trên Biển Đông.
“Trong cuộc khủng hoảng bất cân xứng này, các nước trong khu vực cần tìm tới một đồng minh xa xôi hơn, như Hoa Kỳ chẳng hạn, quốc gia có thể sẽ chấp nhận tham gia vào mối quan hệ địa chính trị, và họ cũng là quốc gia duy nhất có thể cân bằng lại với sức mạnh của Trung Quốc, còn nếu riêng từng nước đơn lẻ trong khu vực thì không thể đấu lại được,” nhà nghiên cứu nói.
Ông Gédéon cũng cho rằng, sự kiện giữa Crimea và Nga có mối liên hệ với sự kiện biển Đông, do ‘lãnh đạo’ Trung Quốc đã theo dõi ‘rất sát’ nhằm đánh giá khả năng phản ứng và hồi đáp của các quốc gia lớn ở phương Tây, “nhất là Hoa Kỳ, nổi bật là trong vấn đề toàn vẹn lãnh thổ theo luật pháp quốc tế”.
BBC Tiếng Việt giới thiệu cuộc phỏng vấn với chuyên gia người Pháp hôm 25/05 tại Lyon, Pháp bên lề cuộc thảo luận về các vấn đề trong cuộc khủng hoảng căng thẳng Trung – Việt.

Trung Quốc đã 'thắng'

BBC: Phải chăng do vị trí địa lý của Việt Nam với Trung Quốc mà vấn đề tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước sẽ không bao giờ giải quyết được?
Tôi cho rằng mâu thuẫn không phải là không thể tránh được nếu Trung Quốc và Việt Nam đạt được thỏa thuận chung về vùng nước trong vịnh Bắc Bộ.
Một thỏa thuận chính trị chung giữa Hà Nội và Bắc Kinh là hoàn toàn có thể và chúng ta có chứng cứ để tin rằng điều này có thể đạt được.
Về vấn đề lãnh hải trên biển Đông, chúng ta thấy có sự chồng lấn trong việc tuyên bố lãnh thổ từ phía Trung Quốc và bên kia là Việt Nam, các tuyên bố này áp dụng lên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa và rộng lớn hơn, là không gian hàng hải.
Như vậy có thể nói đây là một dạng căng thẳng nằm trong căng thẳng chính trị mà không chỉ đơn giản là vấn đề địa lý.
BBC: Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo đối với những gì đang diễn ra trên Biển Đông? Việt Nam có lý do để lo lắng không?
Nhiều tấm quảng cáo tuyên truyền về biển đảo đã được dựng lên ở Hà Nội. Ảnh chụp hôm 27/05.

Trung Quốc đã chứng tỏ họ có phương tiện để duy trì sự có mặt của giàn khoan này trong khu vực, bằng cách đưa hơn 80 tàu thuyền xung quanh để bảo vệ giàn khoan.
Chúng ta cũng có giả thuyết rằng giàn khoan có thể sẽ được rút đi. Với cách nhìn của tôi thì đây là chiến thắng về mặt chính trị và chiến thắng về mặt ngoại giao.
Bởi vì nhìn vấn đề một cách khách quan thì từ năm 1974, quần đảo Hoàng Sa đã chịu chủ quản trực tiếp của Trung Quốc. Nên một khi Trung Quốc đã đưa giàn khoan vào vùng này rồi kể cả có rút ra, chủ quyền của họ đối với vùng này là không thay đổi.
Theo ý kiến của tôi, việc này vén màn chiến lược của Bắc Kinh nhằm trước tiên và đương nhiên là thử phản ứng của các nước láng giềng với Việt Nam, và xa hơn là của Hoa Kỳ. Thế nên giàn khoan này có thể chỉ là một bước thử nghiệm.
Với người dân, người Việt vốn vẫn cực kỳ lo lắng trước Trung Quốc, vì Trung Quốc nhắc họ nhớ tới lịch sử đô hộ, mà nếu tôi nhớ không nhầm, Việt Nam chỉ độc lập trước Trung Quốc vào năm 939 bằng vũ lực, và sau này vẫn luôn phải đối mặt với ý đồ muốn chiếm lại Việt Nam từ đế chế Trung Hoa.
Vậy đó là lịch sử cận đại, và ít nhất thì Trung Quốc cũng đã chiếm cứ một số không gian trên biển của Việt Nam.
Nhưng về đe dọa chiến tranh thực sự và mối lo ngại liên quan trực tiếp đối với Việt Nam và Trung Quốc, tôi nghĩ là rất ít khả năng xảy ra. Bởi vì theo tôi thì từ cả phía Bắc Kinh và Hà Nội đều không có ý định đối đầu nhau.

'Tách rời phương Đông'

Đảng vừa phải đối mặt với áp lực nội bộ, vừa phải giải quyết áp lực từ Trung Quốc

BBC: Dưới áp lực nào thì giới lãnh đạo Việt Nam thấy họ buộc phải đổi mới?
Chúng ta chỉ có thể đưa ra các giả thuyết, tuy nhiên Hà Nội vẫn thường xuyên đánh giá mối đe dọa từ Trung Quốc và khả năng Việt Nam có thể đối phó với các đe dọa của Trung Quốc.
Cũng có áp lực từ nội bộ, khi mà đảng Cộng sản phải bảo vệ vị trí và vai trò dẫn dắt của mình trong toàn cảnh chính trị Việt Nam. Tôi cho rằng cần có sự cân bằng trong việc đưa ra các quan điểm chính trị từ phía chính phủ và Đảng.
Từ phía đảng Cộng sản cần phải giữ vững quan điểm chính trị quốc gia và các biện pháp chống lại áp lực từ Trung Quốc. Và câu trả lời cũng nằm ở việc họ cân bằng áp lực này như thế nào.
Nếu áp lực của Trung Quốc ngày càng lớn, đây chỉ là một giả thuyết, và Việt Nam vẫn thấy mình đơn độc trong việc đối đầu với Trung Quốc, và thấy cần thiết phải tìm tới các đối tác mạnh mẽ khác, chẳng hạn như Hoa Kỳ.
Nhưng lúc đó Việt Nam sẽ ở vào vị trí phải thương lượng với người Mỹ, mà một khía cạnh có lẽ chắc chắn được đề cập tới là nhân quyền và sự minh bạch trong chính trị Việt Nam.
Với cách làm này thì điều sống còn là Đảng Cộng sản Việt Nam phải tách rời phương Đông thêm một chút, và chấp nhận cởi mở nền chính trị vốn đang giữ kẽ với Hoa Kỳ.
Như thế có nghĩa là Hoa Kỳ đã bày tỏ ý kiến rằng, chúng tôi chỉ trao vũ khí cho các anh để phòng ngự khi các anh chấp nhận tiến trình dân chủ.
...Theo cách nhìn khách quan, ta có thể thấy có nhu cầu cần phải tìm được sự cân bằng này. Nếu không, Việt
Sự kiện Crimea và Nga là 'chỉ dấu' cho lãnh đạo Trung Quốc liên quan tới vấn đề biển Đông, theo nhà nghiên cứu người Pháp
BBC: Ông từng nói sự kiện Crimea và Nga cũng liên quan tới vấn đề Biển Đông?
...Cụ thể trong trường hợp Crimea, tôi nghĩ là Bắc Kinh đã cực kỳ chú ý tới sự kiện này. Đặc biệt là những người đứng đầu Trung Quốc đã đánh giá khả năng phản ứng và đáp trả của các nước lớn ở phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ, trong vấn đề toàn vẹn lãnh thổ theo luật pháp quốc tế.
Tôi nghĩ là sự thiếu câu trả lời trực tiếp và hiệu quả đối với Crimea từ Hoa Kỳ - vì Nga đã dùng tới biện pháp chính trị sự đã rồi – và tới thời điểm này, vẫn chưa có các biện pháp giữ toàn vẹn lãnh thổ, khiến lãnh đạo Bắc Kinh suy nghĩ.
...Cùng lúc đó, chúng ta có thể thấy với sự kiện biển Đông, việc thiếu câu trả lời của Hoa Kỳ trong vụ Crimea có thể chỉ dấu cho Trung Quốc rằng họ có thể dùng tới chút vũ lực, họ có thể dùng kiểu chính trị sự đã rồi vì Mỹ sẽ phản ứng lại một cách hạn chế.
Và chúng tôi tự hỏi, liệu giàn khoan đưa ra nhằm mục đích chắc chắn là thử Việt Nam nhưng có phải cũng là để xem khả năng phản ứng và đáp trả của Hoa Kỳ đối với các sự việc về không gian lãnh thổ theo kiểu này.

'Ai sẽ hòa giải vụ giàn khoan 981?'

 
Shangri-La 13 có thể là một 'dịp hữu ích' để tìm giải pháp cho vụ xung đột Giàn khoan Hải Dương 981 giữa Trung Quốc và Việt Nam đang làm nóng bầu không khí ở khu vực Đông Nam Á, theo ý kiến một số nhà quan sát quốc tế và trong nước.
Trong trường hợp hai bên trong xung đột là Trung Quốc và Việt Nam muốn tìm kiếm một giải pháp xuống thang và hạ nhiệt cho cuộc xung đột, ai có thể sẽ là người đảm nhiệm phù hợp nhất vai trò nhà trung gian, hoa giải, là một trong các giả thuyết được đặt ra cuối tuần này, bên thềm cuộc Đối thoại tại Singapore.
Trao đổi với BBC hôm 30/5/2014 từ Đại học Hamburg của Cộng hòa Liên bang Đức, Giáo sư Jorg Thomas Engelbert, nhà nghiên cứu châu Á và Việt Nam học, cho rằng Trung Quốc không chỉ 'thử phản ứng' của các cường quốc, các nước láng giềng trong khu vực, mà có thể muốn tỏ cho thấy họ không 'nhượng bộ' trước bất cứ quốc gia nào trong vụ giàn khoan và khẳng định vai trò và vị thế quân sự ở khu vực.
Tuy nhiên, nhà nghiên cứu cho rằng có thể có một khả năng hai bên Việt - Trung sẽ 'hạ nhiệt' và khi đó, có thể sẽ cần đến một nhà trung gian, mà người 'hòa giải lý tưởng' có thể là Asean.
Ông Engelbert nói: "Chuyện dầu khí là một câu chuyện giả thôi, mượn cớ để khẳng định mình về mặt quân sự, nên việc này thì họ sẽ đi từng bước một, và sự phản ứng của thiên hạ và của Mỹ cũng sẽ khẳng định tốc độ của việc đưa quân sự ra ở vùng đó."
"Tôi nghĩ Asean là một mẫu mực, không va chạm vào quyền lợi của nhau, không xâm lược nhau, không đánh chửi nhau"-GS Jorg Thomas Engelbert, Đại học Hamburg, Đức
 Tôi nghĩ Asean là một mẫu mực, không va chạm vào quyền lợi của nhau, không xâm lược nhau, không đánh chửi nhau, đấy là những điều nguyên tắc cơ bản của khối Asean.
"Và từ lâu Asean cũng cố gắng áp dụng những điều lệ này với quan hệ với các cường quốc bên ngoài, nhất là với Trung Quốc."

'Còn e ngại Trung Quốc'


 
"Đối thoại Shangri-La đã diễn ra vào một thời điểm rất đúng lúc để tất cả các bên cùng ngồi xuống bình tĩnh và nói rằng hãy xem xét và chúng ta sẽ không để cho tình hình lọt ra khỏi tầm tay của chúng ta, hay là chúng ta sẽ đưa ra các biện pháp có ý nghĩa để giải quyết vấn đề"-GS. David Camroux, Sciences-Po, Paris

Tuy nhiên, nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng Asean hiện còn có nhược điểm là 'chưa thống nhất' và còn có thành viên 'e ngại' Trung Quốc.
Ông nói: "Vấn đề là Asean chưa mạnh vì chưa được thống nhất, có những nước gần Trung Quốc sợ nhiều hơn, có những va chạm với Trung Quốc nhiều hơn.
"Còn những nước xa hơn, họ nghĩ là cần gì đến mình, cho nên vấn đề là nếu khối Asean thống nhất, mạnh dạn và cũng (tại) cả Việt Nam nữa, Việt Nam cũng có những lúc muốn đàm phán riêng với Trung Quốc, mà không cần đến Asean."
Cuối tuần này diễn ra Đối thoại Shangri-La lần thứ 13 (từ ngày 30/5 đến 01/6) tại Singapore, mà chủ đề được quan tâm nhiều nhất chính là cuộc xung đột đang nóng lên ở khu vực Hoàng Sa, trên Biển Đông giữa Trung Quốc và Việt Nam do vụ giàn khoan Hải Dương.
Một nhà nghiên cứu Trung Quốc học và châu Á học từ Đại học Chính trị Paris, Pháp (Sciences-Po, Paris) cho rằng Đối thoại là một cơ hội 'hữu ích' để các bên nhìn nhận và tìm giải pháp cho xung đột.
Giáo sư David Camroux hôm thứ Sáu nói với BBC:
"Tôi nghĩ đây là thời điểm hữu ích để nhìn nhận và cân nhắc một sự kiện hệ trọng liên quan tới một cuộc xung đột nghiêm trọng xảy ra, do đó Đối thoại Shangri-La đã diễn ra vào một thời điểm rất đúng lúc để tất cả các bên cùng ngồi xuống bình tĩnh.
"Và nói rằng hãy xem xét và chúng ta sẽ không để cho tình hình lọt ra khỏi tầm tay của chúng ta, hay là chúng ta sẽ đưa ra các biện pháp có ý nghĩa để giải quyết vấn đề.
"Tôi không cho rằng Đối thoại sẽ đưa ra một giải pháp thật lớn lao cho một cuộc xung đột như vậy, thế nhưng như người ta vẫn nói 'hòa bình vẫn tốt hơn là chiến tranh' và do đó điều tốt hơn vẫn là đối thoại, đàm phán, để hiểu lập trường của nhau rõ ràng hơn, hơn là để cho một cuộc xung đột xảy ra rồi lên cao."

'Hữu ích và đúng lúc'

Theo nhà nghiên cứu từ Pháp, Trung Quốc sẽ bị chỉ trích 'mạnh mẽ' bởi nhiều quốc gia tham dự Đối thoại như Nhật Bản, Hoa Kỳ, một số quốc gia trong khu vực, tại Asean, đương nhiên là bởi Việt Nam, tuy nhiên đây vẫn là một "bài tập" để hy vọng sẽ đạt được tiến bộ cho một giải pháp.
"Đây có thể là một bài tập hữu ích để hy vọng sẽ mang lại tiến bộ, đưa tới tìm ra một giải pháp nào đó dưới dạng quốc tế ở Biển Đông, một giải pháp thường xuyên và lâu dài."
Nhà nghiên cứu nhận xét rằng hiện nay quan hệ Trung - Việt, đặc biệt giữa hai Đảng Cộng sản, đã trở nên xấu đi trầm trọng sau vụ Giàn khoan Hải Dương 981.
"Tôi nghĩ rằng sự đoàn kết giữa 'hai đảng cộng sản anh em' trong quá khứ nay đã thực sự hết rồi"-GS. David Camroux, Sciences-Po, Paris
Ông nói: "Tôi nghĩ rằng quan hệ giữa hai Đảng đã xấu đi trầm trọng, tôi nghĩ rằng Trung Quốc vẫn chưa tha thứ cho Việt Nam trong cuộc xung đột giữa Việt Nam với Campuchia khoảng 40 năm về trước, cũng như trận thua ở chiến tranh Biên giới (1979), họ không bao giờ quên điều đó.
"Tôi nghĩ rằng sự đoàn kết giữa 'hai đảng cộng sản anh em' trong quá khứ nay đã thực sự hết rồi, Trung Quốc nay là một người chơi trên một cuộc chơi và sân chơi quốc tế, ngày nay Việt Nam không còn là đối tác 'gần gũi' và trong số ít, với Trung Quốc như trước đây trong quá khứ chiến tranh nữa.
"Mặt khác Việt Nam cũng đã chuyển sang quan hệ và hòa nhập vào khối Asean, một khối quốc gia, một thế lực trung bình ở khu vực, vốn có mối quan hệ với một số cường quốc lớn, đặc biệt là Hoa Kỳ và cũng như với một số quốc gia khác như Nhật Bản và Úc."

'Cao Biền dậy non'


 Cũng bên thềm Shangri-La Singapore, hôm 30/5, một nhà nghiên cứu, đồng thời là đương kim thành viên Hội đồng Lý luận Trung ương, thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nói với BBC cuộc khủng hoảng Giàn khoan 981 'bất lợi hơn' cho Trung Quốc.
"Và tôi hy vọng và tin tưởng rằng chuyện này sau một thời gian sẽ được giải quyết ổn thỏa, còn ai là trung gian thì cũng khó nói được, nhưng giữa vai trò của Mỹ ở trong khu vực là rất rõ, thế giới đều biết"-GS. TSKH Trần Ngọc Thêm
Từ Sài Gòn, Giáo sư Trần Ngọc Thêm nói: "Tôi thấy rằng trong chuyện này, Việt Nam bị rơi vào tình thế khó, tình thế khốn đốn, nhưng tôi nghĩ rằng Trung Quốc thiệt hại nhiều hơn Việt Nam."
Nhà tư vấn lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam cho rằng Trung Quốc đã vừa không củng cố được hình ảnh của mình trước quốc tế về một cường quốc với 'sức mạnh mềm', mà trái lại làm cho thế giới, trong đó có nhiều quốc gia ở khu vực và lân cận 'e sợ', 'nghi ngờ'.
Tuy nhiên quan chức về tư tưởng của Đảng nói ông hy vọng cuộc xung đột cuối cùng sẽ được 'giàn xếp ổn thỏa', ông Thêm nói:
"Trên mặt trận gọi là mở rộng ảnh hưởng này của mình (Trung Quốc), thì đây lại là một trường hợp 'Cao Biền dậy non' và tôi nghĩ là Trung Quốc là người thiệt hại nhiều hơn.
"Và tôi hy vọng và tin tưởng rằng chuyện này sau một thời gian sẽ được giải quyết ổn thỏa, còn ai là trung gian thì cũng khó nói được, nhưng giữa vai trò của Mỹ ở trong khu vực là rất rõ, thế giới đều biết.
"Thế rồi sức mạnh của Cộng đồng các nước Đông Nam Á cũng là một lực lượng mà Trung Quốc phải tính đến, chứ không thể bỏ qua được. Và đấy cũng có thể xem như những lực lượng trung gian, rồi Nhật Bản thì cũng có những liên quan nhất định," Giáo sư Thêm nói với BBC.
 16:27 GMT - thứ sáu, 30 tháng 5, 2014
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/05/140530_who_mediate_981_conflict.shtml

TQ vẫn muốn vỗ ngực nói rằng muốn “nỗ lực vì hòa bình Biển Đông”

(GDVN) - Trong khi TQ đang xâm lược vùng biển chủ quyền của Việt Nam thì Thứ trưởng Ngoại giao TQ muốn nước khác thành tâm lực lòng cùng TQ vì hòa bình Biển Đông.


Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân

Đài truyền hình CCTV 13 Trung Quốc ngày 28 tháng 5 đưa tin, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc đã phát biểu về các vấn đề điểm nóng như Biển Đông.

Ông Lưu Chấn Dân cho rằng: Giữa Trung-Việt đã tiến hành đàm phán vấn đề trên biển trong nhiều năm, đường biên giới trên biển đầu tiên giữa Trung Quốc với nước láng giềng chính là thỏa thuận phân định ranh giới vịnh Bắc Bộ giữa Trung-Việt.

Theo ông Dân, ranh giới vịnh Bắc Bộ đã được phân định, nhưng các vùng khác của Biển Đông còn chưa được phân định. Song giữa Trung Quốc và các nước láng giềng cũng đều đang duy trì tham vấn song phương về vấn đề biển, đồng thời còn đang duy trì đàm phán phân định ranh giới biển với một số nước.

Ông ta cho rằng, Trung Quốc sẽ cùng các nước xung quanh bảo đảm hòa bình, ổn định ở Biển Đông, bảo đảm tự do và an ninh hàng hải ở Biển Đông, không bị bất cứ ảnh hưởng nào. Trung Quốc cũng hy vọng các nước khác ngoài khu vực và các nước xung quanh đều có thể thành tâm thực lòng, cùng các nước châu Á và Trung Quốc có thể nỗ lực bảo vệ hòa bình và ổn định ở Biển Đông.

Ngoài ra, trang mạng Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 28 tháng 5 cũng đã đăng bài phát biểu của ông Dân tại hội thảo quốc tế kỷ niệm tròn 60 năm về "5 nguyên tắc chung sống hòa bình" do Trung Quốc tổ chức. Ông Dân đã nói về những đóng góp của Trung Quốc cho hòa bình thế giới cũng như quan điểm và con đường "phát triển hòa bình" hiện nay của Trung Quốc...


Trung Quốc cho giàn khoan 981, tàu chiến, máy bay quân sự cùng nhiều loại tàu khác vào vùng biển chủ quyền Việt Nam xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam

Tuy nhiên, phát biểu này đi ngược lại với những hành động thực tế của Trung Quốc trên Biển Đông trong nhiều năm qua, đặc biệt là Trung Quốc đã dùng thực lực chiếm đoạt bãi cạn Scarborough từ tay Philippines (2012), đã dùng vũ lực chiếm quần đảo Hoàng Sa (1974) và một phần quần đảo Trường Sa (1988, 1995) của Việt Nam, hiện nay còn đang cho giàn khoan 981, quân đội, cảnh sát biển, tàu dịch vụ, tàu cá... xâm lược vùng biển chủ quyền của Việt Nam ( từ tháng 5/2014).

Trung Quốc nói họ "trỗi dậy hòa bình", "phát triển hòa bình", "nỗ lực bảo vệ hòa bình và ổn định ở Biển Đông" như thế nào chắc dư luận đã hiểu. Thiên hạ không phải có mắt như mù.

Tham vọng nuốt trọn Biển Đông của Trung Quốc trong mấy chục năm qua đã rõ, đã nhất quán. Việt Nam và các nước ven Biển Đông cũng như các nước có lợi ích liên quan chỉ có kiên quyết hành động thì mới cắt được cái "lưỡi bò" do Trung Quốc "thò" xuống Biển Đông này.

Chỉ có phối hợp hành động, hợp tác chặt chẽ thì mới có thể đập tan tham vọng bành trướng lãnh thổ, độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc, bảo vệ chủ quyền biển đảo của các nước ven Biển Đông cũng như bảo vệ hòa bình, an ninh, ổn định khu vực, an toàn hàng hải trên Biển Đông.

Mưu đồ của Trung Quốc là biến vùng biển không tranh chấp thành vùng biển có tranh chấp. Với hành động xâm lược này, Trung Quốc đang biến vùng biển hòa bình, an ninh thành vùng biển đầy nguy hiểm, có thể xảy ra xung đột vũ trang, chiến tranh bất cứ lúc nào.

ĐÔNG BÌNH- 30/05/14 07:05

Carl Bildt nói về Biển Đông và tự do



Ông Carl Bildt là Ngoại trưởng Thụy Điển từ 2006 tới nay

Ngoại trưởng Thụy Điển Carl Bildt vừa chủ trì một hội nghị quốc tế về tự do internet - Diễn đàn Internet Stockholm 2014, trong đó ông có bài phát biểu nói về tầm quan trọng của tự do và cởi mở trên không gian ảo.
BấmDiễn đàn thường niên lần thứ ba do Bộ Ngoại giao Thụy Điển, Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế (Sida) và Quỹ Hạ tầng internet .SE đồng tổ chức hai ngày 27/5-28/5 với chủ đề "Internet - riêng tư, minh bạch, theo dõi và quản lý".
Ông Carl Bildt đã dành cho BBC một cuộc phỏng vấn ngắn bên lề diễn đàn, trước hết là về căng thẳng biển đảo trong vùng Đông Nam Á.
BBC: Nói về căng thẳng hiện thời tại Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc, quan điểm của ông như thế nào?
Ngoại trưởng Carl Bildt: Chúng tôi đã phát biểu nhiều lần là các xung đột thế này cần phải được giải quyết theo luật pháp quốc tế.
Có nhiều luật, thí dụ như Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển, hay các văn bản pháp lý quốc tế khác mà các nước cần phải tuân thủ một cách minh bạch và thực chất để có thể giải quyết các vấn đề một cách hòa bình.
Căng thẳng giữa Việt Nam, Trung Quốc, và cả các nước xung quanh khác cần phải được giải quyết giống như các nước tại các khu vực khác đã từng làm.
Chúng tôi đã chứng kiến nhiều bất đồng thí dụ tại biển Baltic hay biển Bắc, Bắc Đại Tây Dương... các tranh chấp bất đồng đó đều đã được giải tỏa theo luật pháp quốc tế.
Thụy Điển không đứng về phía nước nào mà chúng tôi muốn đóng vai trò trung gian thúc đẩy cách giải quyết bằng luật pháp quốc tế.
BBC: Trong thời gian Diễn đàn Internet Stockholm, các bên đã thảo luận khá nhiều về mối liên quan giữa các quyền tự do của người dân, trong đó có tự do internet, và phát triển kinh tế. Thế còn liên quan giữa các quyền tự do này với an ninh và chủ quyền của một quốc gia thì như thế nào thưa ông?
Ngoại trưởng Carl Bildt: Chúng tôi thấy có liên quan giữa sự phổ cập internet và tự do internet với khả năng phát triển thực sự của một quốc gia trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị và xã hội.
Những nước nào tìm cách hạn chế tự do, trong đó có tự do internet, thì cũng gặp phải nhiều vấn đề trong phát triển kinh tế, xã hội.
Thụy Điển chúng tôi là bạn bè thân thiết với Việt Nam trong nhiều năm qua, chúng tôi cũng duy trì quan hệ với Việt Nam lâu nay nhưng tôi phải thành thật mà nói rằng tôi từng trông đợi Việt 
Nam phát triển tốt hơn là như bây giờ. Một trong các lý do chính có thể là môi trường chính trị không cởi mở như chúng tôi hy vọng và do vậy mà cả đầu tư nước ngoài lẫn tốc độ phát triển đều không được như dự đoán 15-20 năm trước đây.
Đây cũng là minh chứng rõ ràng cho mối liên hệ giữa tự do chính trị và phát triển kinh tế.
BBC: Chắc là ông đã được biết về trường hợp một blogger Việt Nam (Facebooker Anh Chí) bị ngăn cản không được tới Thụy Điển tham dự Diễn đàn Internet Stockholm?
Ngoại trưởng Carl Bildt: Vâng tôi có được biết và điều này cho thấy một lần nữa là môi trường chính trị o ép và hạn chế sẽ có những hậu quả xấu tới tiềm năng phát triển xã hội và kinh tế của Việt Nam.
BBC: Trong cách hành xử đối với các quốc gia hạn chế quyền tự do internet, dường như đang có chỉ trích là châu Âu và phương Tây đưa ra quá nhiều khuyến khích và nâng đỡ mà quá ít biện pháp trừng phạt. Ông trả lời thế nào về chỉ trích này?
Ngoại trưởng Carl Bildt: Tôi cho là về lâu dài thì khuyến khích có lợi hơn là chế tài. Tính hiệu quả của việc trừng phạt như thế nào thì còn phải tranh cãi và thường về ngắn hạn nhưng hiệu quả của sự khuyến khích thì lâu dài vì nó thường liên quan tới cải cách dài hạn.
Ông Carl Bildt là Ngoại trưởng Thụy Điển từ 2006 tới nay. Ông từng giữ chức Thủ tướng Thụy Điển từ 1991-1994. Năm 1994, ông đã thăm Việt Nam trong vai trò thủ tướng.

Việt Nam Cộng Hòa, lối thoát của Hoàng Sa và dân tộc


Trần Trung Đạo (Danlambao) - Sau 40 năm nếu tính từ thời gian hải quân Trung Cộng tấn chiếm Hoàng Sa và 56 năm kể từ khi Phạm Văn Đồng gởi công hàm cho Thủ tướng Trung Cộng Chu Ân Lai, lần đầu tiên lãnh đạo CSVN chính thức phủ nhận công hàm. Bao nhiêu lần lập đi lập lại câu thần chú “Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý vững chắc về chủ quyền đối với Hoàng Sa” nhưng giới lãnh đạo CSVN không hề nhắc đến công hàm, tưởng chừng như văn bản đó không phải là của họ. Thứ Sáu 23-5-2014, ông Trần Duy Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy Ban Biên Giới Quốc Gia, trong cuộc họp báo với mục đích “làm rõ công thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng” đã đưa ra các lý luận để phản bác các quan điểm của Trung Cộng.

Điều kiện quốc tế dẫn tới công hàm Phạm Văn Đồng

Trước 1958, Trung Cộng không có một quan điểm rõ ràng nào về lãnh hải. Nhà văn Trung Quốc Wei Wen-han nghiên cứu về lãnh hải nhắc lại cho đến tháng Sáu 1957 Trung Cộng vẫn chưa có một xác định nào về hải phận và thềm lục địa thuộc về Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Tháng 12 năm 1957, Nam Dương tuyên bố mở rộng lãnh hải từ 3 hải lý theo truyền thống mà hầu hết các quốc gia áp dụng sang 12 hải lý và được tính từ điểm ngoài cùng của các đảo thuộc lãnh thổ Nam Dương. Vì Nam Dương là quốc gia quần đảo, nếu tính như vậy, một vùng biển rộng lớn của vùng Nam Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương đều thuộc quyền kiểm soát của Nam Dương. Anh, Hòa Lan và nhiều quốc gia khác cùng lên tiếng phản đối. Trung Cộng chụp lấy thời cơ binh vực Nam Dương và ngày 4 tháng 9 năm 1958 công bố riêng một Bản tuyên bố về lãnh hải của Trung Quốc (Declaration on China's Territorial Sea) với các điểm chính như mọi người đều biết: “Bề rộng của lãnh hải Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa sẽ là 12 hải lý” và “áp dụng tương tự đối với Đài Loan và các đảo chung quanh, Quần đảo Bành Hồ (Penghu), Quần đảo Trung Sa (Tungsha), Quần đảo Tây Sa (Hsisha), Quần đảo Chungsha, Quần đảo Nansha (Nam Sa), và các đảo khác thuộc Trung Quốc”

Công tâm mà nói, bản tuyên bố của Trung Cộng trong thời điểm đó nhắm vào Mỹ đang bảo vệ các tàu hàng Đài Loan trong các vùng đảo Kim Môn, Mã Tổ, Bành Hồ hơn là các nước Đông Nam Á. Người soạn thảo bản tuyên bố của Trung Cộng áp dụng phương pháp tính lãnh hải của Nam Dương và có tầm nhìn Đại Hán nên đã đưa các đảo Tây Sa (Hsisha) tức Hoàng Sa và Nam Sa (Nansha) tức Trường Sa trong vùng biển Đông vào. Chính phủ Mỹ tức khắc bác bỏ bản tuyên bố của Trung Cộng và các chiến hạm Mỹ vẫn tiếp tục bảo vệ an ninh cho các tàu hàng Đài Loan trong vùng 3 hải lý của đảo Kim Môn, Bành Hồ chung quanh Đài Loan. Trung Cộng không dám bắn. Bộ quốc phòng Mỹ đã lên kế hoạch tấn công Trung Cộng bằng bom nguyên tử. Để giữ thể diện, Bành Đức Hoài tuyên bố ngưng bắn vào Kim Môn nếu tàu chiến Mỹ ngưng bảo vệ tàu hàng Đài Loan. Mỹ chẳng những không đáp lại đòi hỏi của Trung Cộng mà còn gởi Ngoại trưởng Mỹ John Foster Dulles thăm Đài Loan để bàn kế hoạch phòng thủ Đài Loan lâu dài.

Hai lý do Trần Duy Hải dùng để bác bỏ công hàm Phạm Văn Đồng

Thứ nhất. Công hàm Phạm Văn Đồng “hoàn toàn không đề cập đến vấn đề lãnh thổ và chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”

Lý luận này không thuyết phục được ai. Không cần phải đứng về phía Trung Cộng mà chỉ một người có chút hiểu biết và dù đứng về phía Việt Nam cũng phản bác lại dễ dàng. Đưa ra lý do không đề cập đến Hoàng Sa, Trường Sa là một cách tự kết án mình. Bản tuyên bố của phía Trung Cộng ghi rõ Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Trung Cộng và Việt Nam đáp lại bằng cách “ghi nhận và tán thành bản tuyên bố”. CSVN có nhiều cách để lấy lòng đàn anh Trung Cộng mà vẫn giữ được chủ quyền đất nước. Chẳng hạn, Phạm Văn Đồng chỉ nhấn mạnh đến sự ủng hộ của đảng và nhà nước CSVN đối với các chính sách của Trung Cộng trong xung đột Đài Loan mà không nhắc nhở gì đến Hoàng Sa, Trường Sa và coi như không biết đến “Bản tuyên bố về lãnh hải của Trung Quốc”. May ra còn có thể cãi cọ được. Tiếc thay, lãnh đạo đảng sợ viết như vậy chưa vừa lòng đàn anh và chưa tỏ bày hết lòng dạ trung kiên, cắt cỏ ngậm vành của mình.

Không giống thái độ của các nước Mỹ, Anh, Hòa Lan, CSVN tự nguyện đưa cổ vào tròng. Không có một văn bản nào cho thấy Trung Cộng áp lực Việt Nam phải đồng ý với bản tuyên bố lãnh hải của Trung Cộng. Không có tài liệu nào cho thấy Trung Cộng đe dọa nếu CSVN không ủng hộ sẽ đưa quân sang “dạy cho một bài học” hay cắt đứt viện trợ. Thời điểm năm 1958 vấn đề chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa chưa phải là mối bận tâm hàng đầu của Trung Cộng, tuy nhiên những người soạn thảo bản công bố chủ quyền biển của Trung Cộng đã biết phòng xa. CSVN thì không. Nếu sự kiện được trình lên toàn án quốc tế, không một quan tòa nào sơ đẳng đến mức đánh giá hai văn bản một cách độc lập với nhau. 

Phân tích để thấy, lãnh đạo CSVN trong lúc phủ nhận giá trị của công hàm Phạm Văn Đồng trước dư luận quốc tế, cũng đồng thời thừa nhận trước nhân dân Việt Nam công hàm Phạm Văn Đồng là công hàm bán nước.

Lý do thứ hai cũng do Trần Duy Hải đưa ra “Hoàng Sa và Trường Sa cũng phù hợp với thực tế lúc đó hai quần đảo này nằm dưới vĩ tuyến 17 thuộc quyền quản lý của Việt Nam Cộng hòa”.

Trong hai lý do, chỉ có lý do Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) là có sức thuyết phục về mặt pháp lý cũng như gây được cảm tình của thế giới tự do. Tuyên cáo của chính phủ VNCH công bố ngày 14 tháng Hai năm 1974 xác định chủ quyền trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như Bạch thư của Bộ Ngoại Giao VNCH đầu năm 1975 đanh thép bác bỏ giá trị pháp lý của công hàm Phạm Văn Đồng. Phạm Văn Đồng không thể công nhận những gì không thuộc lãnh thổ của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. VNCH là một quốc gia có chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về VNCH đã được quốc tế công nhận. Tuy nhiên, lý luận VNCH có gây được cảm tình nhân loại và có thể dùng để tranh luận trong bàn hội nghị cũng chưa thắng được bởi vì VNCH không còn là một thực thể chính trị.

Phản bác của nhà nghiên cứu Trung Quốc 

Ngô Viễn Phú, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Pháp luật Việt Nam và từng du học tại Việt Nam đã bác bỏ các luận điểm của CSVN. Ngô Viễn Phú cho rằng “Ở thời điểm đó, trên trường quốc tế, một số quốc gia có quan hệ tốt với miền Bắc, trong đó có Trung Quốc, đều thừa nhận miền Bắc là đại diện hợp pháp duy nhất cho Việt Nam; và phía Trung Quốc, vào ngày 18 tháng 1 năm 1950, thể theo đề nghị của chính quyền miền Bắc, đã thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với miền Bắc, hai bên cùng cử đại sứ (tới Hà Nội và Bắc Kinh).

Đàn anh Cộng Sản Trung Quốc công nhận đàn em CSVN là chuyện đương nhiên và thể theo lời yêu cầu của CSVN chứ không phải của VNCH. Quan hệ ngoại giao giữa hai nước thay đổi theo từng thời kỳ. Singapore là một nước nhỏ nhưng mãi đến 1990 mới công nhận Trung Cộng. Liên Xô là một nước lớn nhưng Mỹ bắt chờ 16 năm sau cách mạng CS Nga mới công nhận Liên Xô. Thời điểm 1933 Nhật bắt đầu bành trướng ở phương Đông nên Mỹ cần làm dịu căng thẳng ở phương Tây, nếu không Tổng thống Franklin Roosevelt còn cô lập Liên Xô thêm nhiều năm nữa.

Việc “Trung Quốc, đều thừa nhận miền Bắc là đại diện hợp pháp duy nhất cho Việt Nam” cũng chỉ giá trị giữa miền Bắc CS và Trung Cộng không ảnh hưởng gì với quốc tế và không liên hệ gì đến nước thứ ba, trong trường hợp này là VNCH. Trung Cộng có quyền công nhận miền Bắc Cộng Sản và không công nhận VNCH về mặt ngoại giao nhưng vẫn phải thừa nhận VNCH là một quốc gia độc lập được quốc tế và các quốc gia tham dự hội nghị Geneva, trong đó có Trung Cộng tham dự và ký kết.

Trong khi phản bác Ngô Viễn Phú lại cũng dựa trên lý luận CSVN đã xâm lược VNCH và không có quyền “thừa kế” lãnh thổ của nước bị chiếm: “Nếu theo quan điểm đã nhắc đến ở trên của các học giả Việt Nam thì, miền Bắc là “bên thứ ba ở ngoài không liên quan”, như vậy, sẽ có nghĩa là thừa nhận địa vị hợp pháp của chính quyền miền Nam, và thế thì, những cái gọi là “bù nhìn” hay “chính quyền ngụy” chỉ là cách gọi càn, và việc “giải phóng miền Nam” của chính quyền miền Bắc chính là hành động xâm lược. Theo nguyên tắc của luật quốc tế, bên xâm lược không có quyền “kế thừa” lãnh thổ và tất cả các quyền lợi của bên bị xâm lược, thế thì, chính quyền Việt Nam hiện nay, vốn là kế tục của chính quyền miền Bắc trước đây, sẽ không có quyền lấy tư cách người kế thừa của chính quyền miền Nam để mà đưa yêu cầu về lãnh thổ đối với quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa.”

Về mặt công pháp quốc tế cũng như cả lãnh đạo CSVN lẫn phe phản bác lý luận của CSVN đều công nhận rằng chủ nhân thật sự của Hoàng Sa vẫn là VNCH. Do đó, điều kiện tiên quyết, chọn lựa duy nhất và con đường thích hợp nhất không chỉ để giải quyết tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa với Trung Công mà mở đường cho tự do, dân chủ và thịnh vượng là tập trung vào công cuộc phục hưng VNCH.

Lối thoát VNCH

Đọc tới đây, một số độc giả có thể sẽ dừng lại vì cho người viết không tưởng, hư cấu hay chủ trương đi lại một vết xe đổ. Không. Phục hưng VNCH không phải là đi lùi vào quá khứ mà hướng tới tương lai, không phải lập lại mà thăng tiến cao hơn. VNCH không phải là vết nhăn trên trán của thế hệ cha chú đã qua mà là hành trang và ước vọng của tuổi trẻ ngày nay. Chủ nghĩa CS mới thật sự là lạc hậu và việc cáo chung của chủ nghĩa này chỉ là vấn đề thời gian. Thác nước Niagara không thể nào chảy ngược. Không phải người viết, phần đông độc giả mà ngay cả các lãnh đạo CSVN cũng không thể chối cãi sự thật đó. Chủ nghĩa CS còn kéo dài ở Á Châu cho đến hôm nay là nhờ họ biết núp bóng sau tấm bình phong chống thực dân đế quốc. Tấm bình phong do họ dựng lên đang rã mục. Năm 1954 tại miền Bắc, nhiều người thật sự tin rằng đảng CS và dân tộc Việt Nam là một, như nước với sữa, như máu với thịt, hay như Hồ Chí Minh nói “đảng là con nòi của dân tộc”. Năm 1975, khi đối diện với miền Nam từ lối sống đến phương tiện hoàn toàn khác với những gì bộ máy tuyên truyền CS đã thêu dệt nhiều người bắt đầu nhận ra đảng đã lợi dụng máu xương của những người ngã xuống vì khát vọng hòa bình, vì mơ ước đoàn viên, vì cơm no áo ấm chỉ để CS hóa toàn đất nước. Và hôm nay, 2014, đông đảo nhân dân Việt Nam đã hiểu rõ cơ chế độc tài là trở lực duy nhất trên con đường dẫn đến một Việt Nam tự do, dân chủ, văn minh. Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ toàn diện và triệt để tại Việt Nam chỉ là vấn đề thời gian.

Và khi đó, thể chế nào khác sẽ thay thế chế độ CS nếu không phải là thể chế cộng hòa? Thực tế chính trị rất hiển nhiên đó đang là một khải hoàn ca tại hầu hết các quốc gia cựu Cộng Sản như Cộng hòa Czech, Cộng hòa Hungary, Cộng hòa Ba Lan, Cộng hòa Lithuania, Cộng hòa Estonia, Cộng hòa Mông Cổ v.v... Tiến trình dân chủ hóa diễn ra nhanh hay chậm tùy theo điều kiện của mỗi nước nhưng là hướng phát triển của văn minh nhân loại trong thời đại này.

Giá trị của VNCH

Trong suốt 60 năm từ 1954, bộ máy tuyên truyền của đảng đã không ngừng vẽ trong nhận thức của bao nhiêu thế hệ Việt Nam một VNCH chẳng khác gì một con ma, ghê sợ, hung dữ và tội lỗi nhất trong thế gian này. Suốt 60 năm qua, VNCH là hiện thân của thứ tội ác. Trong nhận thức không chỉ tuổi trẻ Việt Nam sinh sau 1975 mà ngay cả các tầng lớp cán bộ, đảng viên, nhà văn, nhà thơ đều được dạy để biết VNCH có ba đặc điểm lớn là “tham nhũng”, “trấn áp” và “ôm chân đế quốc Mỹ”.

Trong tiểu luận “Khám nghiệm một hồn ma” trên Talawas 8 năm trước người viết đã có dịp phân tích thể chế cộng hòa tại miền Nam. Xin trích một phần bài viết đó ở đây để chia sẻ với các độc giả chưa đọc.

Miền Nam trước 1975 có tham nhũng không? Chẳng những có mà còn vô cùng trầm trọng.

Miền Nam có đàn áp biểu tình, đối lập không? Có, không chỉ đàn áp một lần mà nhiều lần, không chỉ một năm mà nhiều năm.

Miền Nam trước 1975 có sống bám vào viện trợ Mỹ không? Có, không chỉ 300 triệu dollars “viện trợ đặc biệt” như nhiều người hay nhắc mà nhiều tỉ đô la.

Vâng, tất cả điều đó đều có. Chế độ cộng hòa tại miền Nam Việt Nam ra đời và lớn lên trong một hoàn cảnh chiến tranh tàn khốc, trong đó các nguyên tắc dân chủ đã trở thành con dao hai lưỡi. Chính con dao dân chủ hai lưỡi đó đã đâm vào thân thể của chế độ cộng hòa hàng trăm vết thương đau đớn từ ngày mới ra đời cho đến gục xuống trong tức tưởi. Miền Nam có tất cả sắc thái của một xã hội dân chủ đang từng bước đi lên. Dân chủ không phải là lô độc đắc giúp một người trở nên giàu sang trong một sớm một chiều mà là quá trình tích lũy vốn liếng từ những chắt chiu của mẹ, tần tảo của cha, thăng trầm và thử thách của cả dân tộc.

Ngay cả những quốc gia tiên tiến như Pháp, Mỹ, Nam Hàn cũng phải bước qua con đường đầy máu nhuộm để có được nền dân chủ như hôm nay. VNCH cũng vậy. Miền Nam có đàn áp chính trị nhưng cũng có đấu tranh chính trị, có ông quan tham nhũng nhưng cũng có nhiều phong trào chống tham nhũng hoạt động công khai, có ông tướng lạm quyền nhưng cũng có ông tướng trong sạch, có nghị gà nghị gật nhưng cũng có những chính khách, dân biểu, nghị sĩ đối lập chân chính. Như một viên ngọc nằm trong lòng lớp rong rêu của vỏ con trai, trên tất cả, giá trị đích thực của VNCH không nằm trong tham nhũng, trấn áp và đồng đô la Mỹ mà nằm trong Hiến pháp VNCH đặt nền tảng trên một thể chế dân chủ do dân và vì dân.

Lời mở đầu của Hiến pháp 1967 do chủ tịch Quốc hội Lập hiến Phan Khắc Sửu ký ngày 18 tháng 3 năm 1967, xác định Việt Nam là một chế độ cộng hòa “Dân chủ độc lập, thống nhất, lãnh thổ bất khả phân, chủ quyền thuộc về toàn dân” phát xuất từ “Ý thức rằng sau bao năm ngoại thuộc, kế đến lãnh thổ qua phân, độc tài và chiến tranh, dân tộc Việt Nam phải lãnh lấy sứ mạng lịch sử, tiếp nối ý chí tự cường, đồng thời đón nhận những tư tưởng tiến bộ để thiết lập một chánh thể cộng hòa của dân, do dân và vì dân, nhằm mục đích đoàn kết dân tộc, thống nhất lãnh thổ, bảo đảm Độc lập Tự do Dân chủ trong công bằng, bác ái cho các thế hệ hiện tại và mai sau.”

Ngoài phần mở đầu hùng hồn nêu trên, chuyên chở trong suốt 9 chương và 117 điều của Hiến pháp 1967 là nền tảng của chế độ cộng hòa, qua đó, quyền lãnh đạo đất nước như chỉ rõ trong điều 3, được phân quyền rõ rệt: ”Ba cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp phải được phân nhiệm và phân quyền rõ rệt. Sự hoạt động của ba cơ quan công quyền phải được phối hợp và điều hòa để thực hiện trật tự xã hội và thịnh vượng chung trên căn bản Tự do, Dân chủ và Công bằng xã hội”.

Phục hưng VNCH không có nghĩa là phục hưng chính quyền miền Nam. Chính thể không đồng nghĩa với một chính quyền và do đó không sống hay chết theo một chính quyền. Giá trị của VNCH được xây bằng xương máu của bao nhiêu người và ngày nay đã vượt qua khỏi vĩ tuyến 17 để trở thành ước vọng chung cho cả dân tộc. Sau 39 năm, VNCH như một mạch nước chảy ngầm trong rặng núi, đau đớn, vất vả, khó khăn nhưng không bao giờ ngừng chảy. Nếu ai cho tôi khoác lác hãy gác qua bên mặc cảm Bắc Nam, định kiến xã hội, khuynh hướng chính trị, đảng phái, tôn giáo, tả khuynh, hữu khuynh, thù hận riêng tư và thậm chí che luôn bốn chữ Việt Nam Cộng hòa trên trang đầu của Hiến pháp VNCH mà chỉ đọc một cách nghiêm chỉnh nội dung thôi, tôi tin người đọc dù Nam hay Bắc, dù trong hay ngoài nước, sẽ công nhận đó chính là mục tiêu mà dân tộc Việt Nam cần phải đạt đến. Công nhận các giá trị được đề ra trong hiến pháp VNCH không có nghĩa là đầu hàng, chiêu hồi. Không. Không ai có quyền chiêu hồi ai hay kêu gọi ai đầu hàng. Đây là cuộc chiến mới, cuộc chiến giữa dân tộc và phản dân tộc, giữa cộng hòa và cộng sản, giữa tự do và độc tài, giữa nhân bản và toàn trị. Mỗi người Việt sẽ chọn một chỗ đứng cho chính mình phù hợp với quyền lợi bản thân, gia đình, con cháu và sự sống còn của dân tộc.

Hiến pháp VNCH có thể chưa hoàn chỉnh nhưng là một văn kiện tham khảo cần thiết để kiến tạo một Việt Nam dân chủ cường thịnh. Hạt giống do Phan Chu Trinh, Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long, Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh và rất nhiều nhà cách mạng miền Nam khác gieo xuống hàng thế kỷ trước đã mọc và lớn lên trong mưa bão. Hạt giống dân chủ khơi mầm tại miền Nam cũng không chỉ bắt đầu sau khi đất nước bị chia đôi 1954 mà đã có từ hàng trăm năm trước.

Lợi dụng chính sách Nam kỳ tự trị của thực dân, các nhà cách mạng tại miền Nam có cơ hội học hỏi và áp dụng phương pháp đấu tranh nghị trường, tiếp cận các tư tưởng dân chủ Tây phương, mở mang dân trí làm nền tảng cho chế độ cộng hòa sau này. Đó không phải là sản phẩm của Tây hay Mỹ mà là vốn quý của dân tộc đã được đổi bằng máu, mồ hôi, nước mắt của nhiều người. Đó không phải là tài sản của riêng miền Nam mà của tất cả những người Việt cùng ôm ấp một ước mơ dân chủ. Những ai biết gạt bỏ định kiến Bắc Nam, tháo gỡ lớp màn “căm thù Mỹ Ngụy” ra khỏi nhận thức, sẽ thấy đó chính là hành trang cần thiết cho nỗ lực mưu cầu một xã hội công bằng và tốt đẹp hơn cho các thế hệ mai sau. Không cần phải tìm giải pháp từ Miến Điện, Nam Phi, Ai Cập, Libya hay tìm chân lý ở Anh, ở Mỹ mà ngay ở đây, giữa lòng đất nước Việt Nam.

Phục hưng VNCH không có nghĩa là phủ nhận công lao của những người đã hy sinh trong chiến tranh chống thực dân Pháp. Như kẻ viết bài này đã nhấn mạnh nhiều lần, cuộc chiến chống thực dân Pháp là cuộc chiến chính nghĩa. Đó là cuộc đấu tranh đầy gian khổ nhưng rất anh hùng của một dân tộc bị nô lệ đã đứng lên chống lại một thực dân tàn bạo. Việc tham gia vào đảng phái, kể cả việc tham gia vào đảng Cộng sản của một số người Việt Nam trong thời kỳ chống Pháp, chủ yếu là để được tổ chức hóa nhằm mục đích hợp đồng chiến đấu, đạt đến chiến thắng dễ dàng hơn. Những người Việt yêu nước thời đó chọn lựa đảng phái như chọn một chiếc phao để đưa dân tộc sang bờ độc lập nhưng đối với đảng CS chiếc phao lại chính là dân tộc.

Nhiều người yêu nước chọn tham gia vào đảng CS nhưng bản thân đảng CS như một tổ chức chính trị dựa trên ý thức hệ CS chưa bao giờ là một đảng yêu nước. Những nông dân hiền hòa chất phác, những công nhân đầu tắt mặt tối làm sao biết được con đường họ đi không dẫn đến độc lập, tự do, hạnh phúc mà dẫn đến nghèo nàn, lạc hậu, độc tài và làm sao biết được chiếc phao họ bám cũng là chiếc bẫy buộc chặt chẳng những cuộc đời họ mà còn gây hệ lụy cho cả dân tộc đến ngày nay. Dù sao, người yêu nước bằng tình yêu trong sáng, không đánh thuê, đánh mướn cho một chủ nghĩa, một ý thức hệ ngoại lai vong bản hay cho một quyền lợi đế quốc nào sẽ không bao giờ chết, không bao giờ bị lãng quên. Lịch sử sẽ đánh giá, tổ quốc sẽ ghi công họ một cách công bằng.

Phục hưng VNCH không có nghĩa là tái thực thi hiệp định Paris. Dân tộc Việt Nam là một thực thể thống nhất và tất cả các hòa ước Patenôtre, hiệp định Geneva hay hiệp định Paris đều là những chiếc còng của thực dân và đế quốc áp đặt lên đầu lên cổ dân tộc Việt Nam trong giai đoạn Việt Nam yếu kém và phân hóa. Trước 1975, trong đáy lòng của bất cứ một người Việt yêu nước nào cũng mong một ngày dân tộc Việt Nam từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau sẽ được đoàn viên trong tự do, dân chủ và thịnh vượng. Tuy nhiên, ngoài trừ lãnh đạo CSVN chủ trương CS hóa toàn cõi Việt Nam bằng súng đạn của Nga, Tàu, không ai muốn đoàn viên phải trả bằng giá của nhiều triệu sinh mạng người dân vô tội, đốt cháy một phần đất nước, để lại một gia tài nghèo nàn lạc hậu cho con cháu. Hôm nay, dù không tự mình chọn lựa, dân tộc Việt Nam cũng đã là một và không có một thế lực nào làm Việt Nam phân ly lần nữa.

Lịch sử Việt Nam như một dòng sông, có khi cuồn cuộn lúc âm thầm, có chỗ sâu chỗ cạn nhưng chưa bao giờ ngưng chảy. Đó là sự thật. Khoảng thời gian từ khi Mã Viện, danh tướng nhà Đông Hán, đánh bại Hai Bà Trưng (năm 43) đến khi Lý Nam Đế đánh bại quân Lương Vũ Đế và dựng nước Vạn Xuân (năm 543) là tròn 500 năm. Biết bao nhiêu lớp người đã sinh ra và chết đi trong suốt 5 thế kỷ sống trong bóng tối nô lệ nhưng sức sống Việt Nam vẫn tồn tại và lớn lên. Việt Nam là một trong số rất ít quốc gia trên thế giới trong đó người dân gọi nhau bằng hai tiếng đồng bào thân thương và trìu mến. Đối mặt với một kẻ thù đông hơn nhiều và mạnh hơn nhiều, chưa bao giờ sức mạnh tổng hợp của 90 triệu người Việt trong nước và 3 triệu người Việt ở hải ngoại cần thiết như hôm nay. Đảng CS có 3 triệu đảng viên nhưng đa số trong số 3 triệu người này trong thực tế cũng chỉ là nạn nhân của một tập đoàn lãnh đạo đảng tham quyền và bán nước. Chỉ có sức mạnh toàn dân tộc phát triển trên cơ chế dân chủ tự do mới mong thắng được Trung Cộng và mọi kẻ thù có âm mưu xâm lược Việt Nam. Tổ tiên Việt Nam đã làm được rồi các thế hệ Việt Nam ngày nay cũng sẽ làm được.

Người viết biết rằng, đối với một số người Việt đã bị bộ máy tuyên truyền đầu độc quá lâu và các bạn trẻ bị nhào nặn hoàn toàn trong hệ thống giáo dục một chiều CS, để có một nhận thức đúng về lịch sử là một quá trình đấu tranh tư tưởng khó khăn.

Nếu vậy, tạm gác qua chuyện thế kỷ trước mà hãy nhìn thẳng vào thực tế đất nước sau 39 năm vẫn là một nước lạc hậu về mọi mặt từ kinh tế, chính trị, quốc phòng và đời sống. Việt Nam còn thua xa những nước ở châu Phi như Ghana, Sierra Leone, Namibia vì những quốc gia đó còn nghèo nhưng hãnh diện vì chính phủ họ do nhân dân họ bầu lên. Nếu vậy, tạm gác qua chuyện thế kỷ trước mà hãy nhìn vào cách giải quyết tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa với Trung Cộng của lãnh đạo CSVN. Ngoài những lời phản đối đọc như kinh nhật tụng họ không có và cũng không thể có một chọn lựa dứt khoát nào chỉ vì quyền lợi trước mắt của một nhóm người lãnh đạo được đặt lên trên quyền lợi lâu dài của đất nước. Như người viết đã trình bày trong bài trước, rồi mai đây, sau trận đánh ghen HD-981, lãnh đạo CSVN lại lên đường sang Bắc Kinh triều cống, lại 16 chữ vàng, lại ca ngợi tình đồng chí, nghĩa anh em thắm thiết. Cơn hờn giận giữa hai đảng CS theo thời gian có thể sẽ nguôi ngoai nhưng trên các vùng biên giới, trong lòng biển Việt Nam, máu của ngư dân Việt Nam, của người lính biển Việt Nam sẽ không ngừng chảy. Thảm trạng xã hội Việt Nam hôm nay, những lạc hậu kinh tế hôm nay, những yếu kém về quốc phòng hôm nay, những cô đơn trong bang giao quốc tế hôm nay là những câu trả lời cho những ai còn do dự, còn một chút tin tưởng nào đó ở lãnh đạo đảng CSVN.

Sau hải chiến Hoàng Sa đầy hy sinh xương máu, VNCH lần nữa lại được lịch sử giao trọng trách đòi lại Hoàng Sa, Trường Sa trong tay Trung Cộng. Cuộc tranh đấu mới sẽ khó khăn nhưng là con đường đúng nhất của dân tộc trong cùng hướng phát triển của nhân loại. Giống như hầu hết các nước cựu CS ở Đông Âu và khối Liên Xô, thể chế Cộng Hòa là chọn lựa đương nhiên và dứt khoát. Các quốc gia sẽ bình đẳng trước công pháp quốc tế. Những khẩu hiệu tuyên truyền rất sến như “16 chữ vàng”, “hữu nghị Việt Trung” sẽ bị chôn sâu theo xác của ý thức hệ CS. Dân tộc Việt Nam sẽ vượt qua những khó khăn để phát triển thành một quốc gia hiện đại về cả kinh tế lẫn quốc phòng. Các nhà lãnh đạo VNCH trong cuộc đấu tranh mới trên mặt trận ngoại giao sẽ hành xử xứng đáng với tư cách của một cấp lãnh đạo chính danh, thay mặt cho một nước VNCH thống nhất, dân chủ, độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và chắc chắn sẽ được sự ủng hộ của đại đa số con người yêu chuộng tự do, hòa bình trên thế giới. Giành lại Hoàng Sa và bảo vệ Trường Sa là một cuộc tranh đấu gian nan, gai góc, bị chi phối bởi nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, nhưng chính nghĩa và chân lý cuối cùng sẽ thắng.