Monday, July 17, 2017

Tản mạn về nạn cướp thời đồ đểu

David Thiên Ngọc (Danlambao) - Xã hội Việt Nam hiện nay bị bao phủ bởi bức tranh với gam màu và hình ảnh thiên hình vạn trạng kiểu cướp! Cướp từ thượng tầng kiến trúc đến hạ tầng cơ sở trong xã hội. Nó được nhen nhúm xây dựng từ thuở ban đầu với ý thức và hành động "bác lãnh đạo băng đảng và bè nhóm đứng lên cướp chính quyền” trong tay nhân dân. Chúng lợi dụng từ một cuộc biểu tình nhỏ trong xã hội lúc bấy giờ mà thổi bùng lên trở thành một trận cướp để rồi từ đó hành động cướp giật được nhân rộng cho toàn xã hội và gây ra bao hệ lụy thương đau cho dân tộc, đất nước nổi chìm tang thương. Đến nay chúng đã dìm xã hội “thăng hoa và rực rỡ” nhất trong mọi thời đại lịch sử nước ta từ ngàn xưa cho đến bây giờ.

Thời đại hồ chí minh rực rỡ với nạn cướp ngày lẫn đêm, cướp tràn lan như ong vỡ tồ. Cướp từ vật chất đến tinh thần. Cướp công khai có bảo kê không cần giấu mặt. Cướp có quyền lực hẳn hoi. Cướp từ tài sản nhà cửa đất đai ruộng vườn mồ mả... đến cướp cả con người. Gái thì chúng (csVN) cướp xong đem bán cho ngoại bang làm osin, nô lệ tình dục, trẻ em thì mổ cướp lấy nội tạng phục vụ cho bọn đầu đảng cường quyền... Nam thì bị cướp mồ hôi, xương máu bán làm cu li, lao nô thu về nguồn lợi và ngoại tệ. Chùa chiền miếu mạo thổ địa thành hoàng cũng bị chúng cướp đưa thần "bạch mi" vào ngồi thế chỗ cướp oản của ni-sư, của những ông từ giữ đình, trông miếu. Nhà thờ, thánh giá... tượng Chúa, đức Mẹ cũng bao phen lao đao chìm nổi. Giáo dân, tăng ni Phật tử, đạo hữu các tôn giáo đều bị cướp linh hồn, khủng bố thể xác bắt họ đi theo con đường vô luân, tà đạo, tôn thờ quỷ sứ sa tăng nếu ai không nghe thì có nguy cơ “tự cắt đầu lìa khỏi cổ”. Dưới biển, sông hồ... thì chúng cướp giang san của các loài thủy sản buộc chúng phải đi tản lang thang ra nơi xứ lạ muôn trùng. Loài nào không kịp tháo chạy thì phải chịu cảnh bức tử và bị chôn sống... như dân miền Bắc VN trong CCRĐ nếu ai không chạy kịp vào Nam năm 1954 và như cảnh ngày nào hơn 42 năm trước ở miền Nam Việt Nam các trụ điện phải chịu chôn chân và phơi mình cam chịu gia hình lây lất ở nghĩa địa thiên đường... quái dị.

Trên rừng thì những thân cây trăm, ngàn tuổi thọ, tàn lá sum suê cũng bị trảm đầu, cưa gốc cướp đi cái thiên chức mà tạo hóa đã trao khiến cho những cơn lũ mỗi năm nhấn chìm làng mạc, con người, gia súc, chim chóc đã bị cướp tổ, cướp rừng cây và cướp cả khoảng trời xanh với ngàn mây lộng gió. Muôn thú cũng bị cướp nhà, hang động, giang san một cõi... cướp mất những dòng suối mát, róc rách trong veo, rồi bị vây bắt đem về xẻ thịt, cưa sừng làm thuốc, xương cốt nấu cao... số nhanh chân sống sót thì thiên di về rừng lạ núi người, đôi khi phải nổi cơn thịnh nộ chúng vô thức trút lên đầu người dân sơn cước, trung du một cách oan uổng. Bán đảo thắng cảnh thiên nhiên bị bức tử, xà xẻo tan hoang da thịt, máu loang cả chân trời góc biển. Cát vàng cũng bị bắt cóc bán về hải đảo xa xôi cho bạn vàng nới rộng biên cương trên phần lãnh hải của cha Lạc dày công tạo dựng! Ruộng đồng phải chia tay với lúa bắp mạ non khoai sắn mà đón chào anh golf quý tộc giả danh, nửa mùa xa lạ. Trâu bò cũng bị cướp những đôi móng cặp chân đã đời đời gắn bó với nông dân “chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa”, nay đã bị cướp đưa về bên kia ải Bắc. Học đường thì trẻ em, những búp măng non cũng bị cướp tâm hồn thơ trẻ và bắt chúng phải kính yêu lão già xa lạ mà trong đời chưa hề biết, gặp? buộc chúng phải dối trá ngay trong những giấc mơ. Thời đại hcm làm người đã khó, làm chó cũng không hơn gì, sống chết chưa biết giờ nào vì mùa mưa chúng ăn chó trắng, mùa nắng chúng thịt chó vàng. Mưa nắng làn nhàng trắng vàng chúng xơi tuốt.

Người xưa nói "bỏ cực mà chạy lên non... quay lưng nhìn lại cực còn theo sau" còn bây giờ thì "bỏ cộng mà chạy sang Tây. Loay hoay nhìn lại một bầy (cộng) bám theo". Bám theo để giết hại cho đến người Việt Nam cuối cùng làm lễ vật dâng lên cho giặc Tàu, kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt Nam!

Rồi mai đây sẽ sạch sành sanh không còn gì để cướp thì theo quán tính và bản chất chúng lại quay ra cướp bóc lẫn nhau như con thằn lằn tự cắn đuôi mình để sống được gọi là "tự diễn biến" và sẽ tự triệt tiêu lẫn nhau đến tên cộng sản cuối cùng! Giống như Lư Tuấn Nghĩa nơi Lương Sơn Bạc ngày nào thấy "thiên hạ thái bình" ở hậu Thủy Hử.

17.07.2017

Tay xin xỏ, tay cướp giật!!!

Tự do Ngôn luận - Cách đây gần 3 năm, tháng 12-2015, bà Victoria Kwa Kwa, Trưởng đại diện Ngân hàng Thế giới ở Việt Nam đã thông báo với nhà cầm quyền Việt cộng một cái tin sét đánh: kể từ tháng 7-2017, VN sẽ không còn được vay vốn ưu đãi nữa. Tiếp đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Phát triển Á châu cũng khẳng định: từ tháng 7-2017, VN sẽ phải vay vốn ODA với lãi suất tăng gấp ba lần trong lúc thời gian ân hạn giảm xuống một nửa. Nghĩa là trước đây, thời hạn vay bình quân khoảng từ 30-40 năm, với lãi suất khoảng 0,7%-0,8%/năm. Nhưng từ nay, thời hạn đó chỉ còn từ 10-25 năm, tùy theo từng đối tác và từng loại vay với lãi suất 2%/năm trở lên. Đây là hậu quả sự tuyên truyền của Hà Nội: họ đã tận dụng mọi cơ hội để lòe thiên hạ rằng thu nhập bình quân đầu người VN đã nâng lên đáng kể, rằng từ năm 2010 trở đi, VN đã đạt mức nước thu nhập trung bình, GDP (Gross Domestic Product: Tổng Sản phẩm Nội địa) tăng vọt, nghèo khổ giảm hẳn… Thành ra các cơ quan tín dụng quốc tế nhận định không còn lý do để cho VN tiếp tục hưởng ưu đãi.

Một điều oái oăm khác nữa là ngay cả khi không còn được vay với chế độ ưu đãi, việc VN vay theo điều kiện thị trường cũng chẳng dễ dàng. Bởi lẽ đang khi quốc tế yêu cầu nền kinh tế thị trường thì VN vẫn duy trì nền “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Dù từ năm 2013, Trương Tấn Sang - khi đó còn là chủ tịch nước, và Nguyễn Tấn Dũng - khi đó còn là thủ tướng, qua những chuyến sang Hoa Kỳ, luôn đề nghị “Mỹ sớm công nhận nền kinh tế thị trường của VN.” Nhưng thói láu cá này chẳng lừa gạt được ai. Nay muốn vay quốc tế thì Hà Nội bắt buộc phải thành thật chuyển sang kinh tế thị trường đúng nghĩa, nhưng điều này chẳng hề dễ dàng, vì động đến quyền lợi của bao nhóm lợi ích trong đảng từ lâu đã làm giàu bằng cách lạm dụng cái đuôi “định hướng xã hội chủ nghĩa” bất chấp sự tan hoang tụt hậu của nền kinh tế đất nước.

Mối lo thứ ba ám ảnh đám chóp bu Ba Đình chính là nợ công. Một phân tích mới nhất của Tiến sĩ Vũ Quang Việt đầu năm 2017 ngay trên một tờ báo lề đảng là Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn đã cho biết: theo điều tra của Tổng cục Thống kê năm 2014, nợ của 3,200 doanh nghiệp nhà nước là 4.9 triệu tỷ đồng ($231 tỷ), gấp nhiều lần con số 1.5 triệu tỷ đồng mà Bộ Tài chính đưa ra chỉ cho một số tập đoàn và công ty lớn. Ước tính thêm cho thấy năm 2016, nợ của doanh nghiệp nhà nước là $324 tỷ, bằng 158% GDP. Như vậy, tổng số nợ chính phủ và nợ doanh nghiệp nhà nước năm 2016 là $431 tỷ, lên đến 210% GDP. Cụ thể, 12 tập đoàn nhà nước đã lỗ 218 nghìn tỷ đồng, chiếm 8.76% tổng dư nợ toàn ngành ngân hàng, trong đó có 4 tập đoàn nợ lớn nhất là PetroVietnam (72,300 tỷ), EVN (62,800 tỷ), Vinacomin (20,500 tỷ) và Vinashin (19,600 tỷ). Cả 4 tập đoàn này đều nằm trong những doanh nghiệp nhà nước được chính phủ bảo lãnh để “phát triển kinh tế.” (Theo Phạm Chí Dũng, Việt Nam chìm trong nợ công, có thể gây bất ổn xã hội. 26-06-2017)

Tại sao đất nước nợ công nhiều đến vậy? Có thể có 3 lý do: quản lý ngu dốt vì không chọn nhân tài mà chọn thân thuộc hay phe cánh, vung tay quá trán để làm oai với nhân dân cũng như với thiên hạ, và tham nhũng hối lộ không chút ngại ngùng. Chẳng hạn liên tục xây những tượng đài lãnh tụ, trụ sở công quyền ngàn tỷ, chục ngàn tỷ khắp cả nước; làm một kilômét đường mất 20 triệu USD xài 2 năm thì hư (đang khi ở Dubai chỉ tốn 4 triệu USD cho 1km xài 50 năm vẫn còn tốt); dự tính làm tháp truyền hình cao nhất thế giới để lòe cả hoàn vũ. (Nhưng mới đây, theo BBC 13-07-2017, kế hoạch điên rồ này bị phá sản vì mới góp vốn mới góp được 150 tỷ đồng trong số vốn điều lệ 600 tỷ thì cả VTV và SCIC [Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước] đều "xin rút").

Do đó mà cả năm nay, “người đổ vỏ” xấu số và nổi tiếng là thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phải chạy từ Mỹ châu (tháng 5) sang châu Âu (tháng 7) để vừa chấp tay xin khất nợ, vừa ngửa tay xin vay tiền. Nhưng với một Tổng thống có đầu óc con buôn như Donald Trump thì đảng VC có chút hy vọng bòn rút gì chăng? Chuyến đi Mỹ của ông Phúc đã bị thất bại lớn khi Tổng thống Trump hoàn toàn không đề cập gì về Hiệp định Thương mại song phương Việt-Mỹ. Đang khi chính ông ta không lâu đã thẳng thừng nhận xét: “Bao năm qua họ chỉ lợi dụng Mỹ, chơi trò nước đôi đi 2 dây giữa chúng ta và Trung Cộng!... Họ kêu gọi Mỹ và các nước khác ủng hộ họ trong vấn đề Biển đông và các vấn đề xung đột liên quan đến TC, nhưng chính họ lại phục tùng, vâng lời TC như một chư hầu thời phong kiến. Tôi là người ngay thẳng và không ưa những kẻ “2 lưỡi”; nhưng những tay lãnh đạo của đảng CSVN thậm chí còn có 3-4 lưỡi… Không có TPP gì cả; không tạo điều kiện hay viện trợ gì cả; không cho nhập khẩu hưởng lợi từ Mỹ nữa… Đến lúc nào đó người dân VN thật sự muốn từ bỏ cái đám tham nhũng vơ vét ấy thì chúng ta mới suy nghĩ về chính sách tốt hơn… cho đất nước VN”.

Chuyến đi Đức mới rồi của Nguyễn Xuân Phúc cũng chẳng khá hơn gì. Sau cuộc gặp ngày 6-7-2017 giữa Thủ tướng Angela Merkel và Thủ tướng VN bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Hamburg, báo đảng cho biết: “Phía Đức cam kết tiếp tục ủng hộ VN phát triển quan hệ với EU, cũng như thúc đẩy sớm ký kết Hiệp định Thương mại tự do giữa VN và EU (EVFTA)”. Thế nhưng chẳng có gì rõ ràng cụ thể. Thậm chí Nguyễn Xuân Phúc còn bị Tổng thống Đức “truy” về “thành tích nhân quyền”: vì ngay trước chuyến công du Đức của ông ta, VC đã giáng bản án 10 năm tù vô lý, bất công và man rợ đối với nhà hoạt động nhân quyền có hai con nhỏ là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, chưa kể nhiều “thành tích” bắt bớ hàng loạt nhà đấu tranh dân chủ khác. Tưởng cũng nên lưu ý: EVFTA muốn được thông qua, phải có sự thống nhất của quốc hội thuộc 27 nước thành viên. Sự đồng thuận giữa các nước EU lại tương đối cao về vấn đề nhân quyền. Chỉ cần vài nước không thông qua thì EVFTA sẽ bị khựng lại. (Theo Thiền Lâm, VNTB)

Đang khi đó, đối với nhân dân trong nước, bàn tay cướp giật của VC ngày càng táo tợn và hung bạo, ngày càng thất nhân tâm và vô liêm sỉ.

Điển hình là tại Đồng Tâm. Sáng ngày 7-7, tại trụ sở Ủy ban nhân dân huyện Mỹ Đức, để gọi là giữ lời hứa, nhà cầm quyền Hà Nội đã có buổi công bố dự thảo kết quả thanh tra đất đai ở xã Đồng Tâm. Tại buổi này -có sự tham dự của Nguyễn Đức Chung- phó Thanh tra thành phố là Nguyễn An Huy đã trình bày dự thảo kết luận thanh tra. Theo dự thảo, toàn bộ đất đai ở đồng Sềnh (thuộc thôn Hoành) với diện tích lên đến 59 hecta là đất quốc phòng. Do đó, việc đòi trả tiền bồi thường về đất khi giải phóng mặt bằng của 14 hộ dân đang sử dụng đất ở đây là điều vô lý!?! “Đất sân bay Miếu Môn còn nguyên mốc giới bê tông cốt thép, là đất quốc phòng” dự thảo cho biết và từ đó kết luận: “Không có diện tích 59 hecta đất nông nghiệp như dân nêu”. Dĩ nhiên thôn Hoành và hầu như cả nước đều hết sức bất mãn trước kết luận ăn cướp trắng trợn này. Người ta còn bất mãn hơn nữa khi biết chuyện: lúc bị một dân làng Đồng Tâm phản bác, cho rằng đất đồng Sênh là do "tổ tiên chúng tôi để lại, chênh 1m cũng là đất, phải đo đạc đàng hoàng", Chánh Thanh tra Hà Nội Nguyễn Văn Tuấn Dũng ngay lập tức viện dẫn "dân tộc VN" để bảo vệ quan điểm của đồng bọn: "Đất này của dân tộc VN, sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý, không có đất nào là cha ông để lại... Đây là gốc của vấn đề." Nghĩa là theo tay ấy, "dân tộc VN" đồng ý lấy đất của làng Đồng Tâm giao cho Viettel kinh doanh, cũng như lâu nay "dân tộc VN" đã đồng ý cho quân đội lấy đất sân bay Tân Sơn Nhất xây sân golf, thì không ai được phép chống lại cả!

Vụ thứ hai là đan viện Thiên An. Trong cuộc họp giữa nhà cầm quyền tỉnh Thừa Thiên-Huế với các đan sĩ vào sáng ngày 12-07-2017 tại trụ sở UBND tỉnh để gọi là “xem xét nguyện vọng của đan viện”, trước hết đan viện lên án mạnh mẽ những hành vi thô bạo, xâm hại thân thể các đan sĩ, những lời nói tục tĩu chà đạp danh dự, nhân phẩm người tu hành… của các cán bộ, nhóm côn đồ, đám phụ nữ được công an bảo kê và kích động; lên án mạnh mẽ hành vi xúc phạm sự thánh thiêng của Tôn giáo qua việc phá hủy Thánh giá ngay trong khuôn viên Đan viện vào ngày 28-06, Phó Chủ tịch Thường trực tỉnh là Phan Ngọc Thọ thoái thác trách nhiệm bằng cách nói đó là chuyện của công an và viện kiểm sát, còn ông đại diện phía Nhà nước nên chỉ giải quyết chuyện đất đai thôi. Nhưng kiểu giải quyết của nhà cầm quyền là dựa vào những quyết định sai trái từ lâu của trung ương (do báo cáo láo từ địa phương) như quyết định số 1230/QĐ-TTg và Quyết định số 577/QĐ-XKT vốn có nội dung trái pháp luật được ban hành không đúng thẩm quyền và cố tình dùng “quyết định hành chính” để “tước đoạt” quyền sở hữu và quyền sử dụng phần đất-nhà-rừng thông 107 ha của đan viện. Thậm chí phía nhà cầm quyền còn trâng tráo cướp diễn đàn “đối thoại”, cấm cản phái đoàn đan sĩ không được quay phim, chụp ảnh. Kết thúc cuộc họp, bên phía tỉnh lại yêu cầu đan viện ký vào biên bản dài 11 trang A4 đã được soạn thảo trước đó. Dĩ nhiên các đan sỹ đã thẳng thừng bác bỏ và đang chuẩn bị tinh thần để đón nhận những đòn tấn công và cướp đoạt mới.

Bản tin doanh nhân Trịnh Vĩnh Bình tái khởi kiện nhà nước VN và sẽ lôi Hà Nội ra tòa tại Paris vào ngày 21-08 tới khơi lại một tiền sử ăn cướp của VC đối với một Việt kiều được mời gọi về đầu tư, xây dựng đất nước, để “vỗ béo rồi làm thịt”. Thật vậy, là một triệu phú ở Hòa Lan, ông Trịnh Vĩnh Bình đã đem hơn $4 triệu về VN làm ăn cuối năm 1990 và rất thành đạt. Sáu năm sau, ông bị VC vu cáo phạm pháp, tước đoạt cơ nghiệp (nay trị giá $250 triệu), bị giam giữ hơn 18 tháng, sau đó bị kết án 11 năm tù. Năm 2000, ông vượt ngục và vượt biên lần nữa về Hòa Lan. Năm 2003, ông khởi kiện nhà nước VN tại Thụy Điển, nhưng rồi qua một thỏa thuận ký tại Singapore năm 2006, Hà Nội đồng ý trả ông $15 triệu cũng như mọi tài sản. VC ăn quịt phần sau nên nay ông quyết đòi bồi thường trên $1 tỷ.

Ngày 28-06 vừa qua, Bộ Tài nguyên - Môi trường đã chấp thuận cho Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 nhận chìm gần 1 triệu m3 bùn thải ra vùng biển thuộc xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Việc này sẽ cướp đi của đất nước Khu Bảo tồn biển Hòn Cau sau khi cụm 5 nhà máy nhiệt điện than Vĩnh Tân từ bao năm qua đã cướp đi nguồn sống của nông dân và ngư dân ở vùng này qua việc làm nhiễm độc đất, nước và biển, giết chết mọi cây trồng và mọi thủy sản.

Tay xin xỏ quốc tế, tay cướp giật quốc dân, đó là hành động duy nhất của cái chính đảng, chế độ và nhà nước do Hồ Chí Minh thành lập cách đây hơn 70 năm.

Ban Biên Tập

Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 271 (15-07-2017)

Phen này ta quyết buôn ống cống

Phạm Thanh Nghiên (Danlambao) - Màn tuồng chống tham nhũng, đả muỗi diệt ruồi do đảng “đạo” và “diễn” càng ngày càng hấp dẫn và gay cấn. Gọi là “đạo” (ăn cắp) vì những trò chống tham nhũng đều được dập khuôn từ đảng Tàu cộng về để áp dụng và diễn tại Việt Nam. Trên thực tế, ngoài mục đích lừa mị dân chúng và hô hoán “đảng trong sạch”, quyết tâm chống tham nhũng đến cùng còn mang một mục đích sâu xa hơn, đó là loại bỏ, thanh trừng các đối thủ chính trị, xây dựng và củng cố phe cánh trong nội bộ đảng cầm quyền.

Nhưng thôi, cứ để các “đồng chí” ấy đấu đá nhau. Mình là dân đen, xớ rớ vào là tù như chơi. Thật đấy chứ. Đã tù một lần về “tội” chống đảng rồi, bây giờ mà tù lần nữa thì chỉ có mọt gông. Mà tù cộng sản thì kinh hãi lắm. Các cai tù phát minh ra đủ các hình phạt để trừng trị những tên tù cứng đầu cứng cổ. Chậc, “đáng nể” và đáng tởm nhất là trò không cho tù nhân nữ mặc quần lót, dùng băng vệ sinh khi đến tháng. Đấy, trường hợp TNLT Nguyễn Ngọc Như Quỳnh chẳng hạn. Hic! Viết đến đây bỗng tưởng tượng ra bộ mặt của một số nhà lãnh đạo các quốc gia tiến bộ trên thế giới sẽ ngạc nhiên cỡ nào khi nghe được thông tin khủng khiếp này. Chắc họ sẽ choáng váng và kinh tởm không khác gì khi phải ngồi nghe nhạc thính phòng với thủ tướng ma-dzê-in Việt cộng.

Mà thôi, lan man mấy chuyện đó cũng lại rất dễ bị ghép vào tội bôi nhọ lãnh đạo (vốn đã không thể nhọ hơn được nữa). Ta bàn chuyện làm giàu.

Với một người không có bằng cấp, không ô dù như tôi, thì những nghề như nuôi lợn, chăn vịt, buôn chổi đót, lá chít, làm đậu, làm bánh, chạy xe ôm, làm ruộng (đến mức thối cả móng tay)... là phù hợp nhất. Ôi! nghĩ đến cảnh một ngày nào đó tôi sẽ được nằm khểnh trên một chiếc giường bạc tỉ, trong một căn biệt phủ hàng triệu đô la vểnh cặp kính cận lên đọc cương lĩnh của đảng mà tâm hồn như trên chín tầng mây. Tôi có quyền hy vọng chứ. Đây này, chỉ buôn chổi đót, lá chít, làm đậu mà ông Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Yên Bái Phạm Sỹ Quý mua được biệt thự khủng và có cơ ngơi triệu người nằm mơ cũng không thấy. Lại nữa, ông Nguyễn Sỹ Kỷ (Phó Ban Nội chính Tỉnh ủy Đắk Lắk) cho biết thời trẻ ông chạy xe ôm thâu đêm để tích cóp tiền xây biệt thự. Nhưng thịnh hành nhất vẫn là nghề nuôi lợn. Khối tài sản của đa số các quan cộng có được là do NUÔI LỢN. Tức là dứt khoát không phải do tham nhũng mà có, nhá.

Đây, xin mời các ông bà chủ chiêm ngưỡng những ngôi biệt phủ, biệt thự, cơ ngơi “khủng” của bọn đầy tớ có được do nuôi lợn hoặc làm ruộng, buôn chổi đót, chổi chít, hoặc chạy xe ôm, làm đậu, hoặc do một công việc tầm thường, lấm lem nào đó mà có được.


Dinh Trần Văn Truyền - Nguyên Tổng thanh tra chính phủ



Dinh 
Phạm Sỹ Qúy, Giám đốc Sở TNMT tỉnh Yên Bái

Dinh Nguyễn Sỹ Kỷ - Phó Ban nội chính Tỉnh ủy Đắk Lắk

Dinh Hoàng Quốc Khánh - Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ Sơn La (?)

Để chuẩn bị cho việc làm giàu, tôi cũng có đi tìm hiểu đôi điều cần thiết về nghề nuôi lợn, nuôi gà, buôn chổi chít, chổi đót, làm đậu. Người ta nói, cực chẳng đã mới phải làm những công việc khổ sở, vất vả này. Thu nhập không được bao nhiêu, cùng lắm là đủ ăn, có khi còn thiếu thốn. Tôi kể chuyện nhiều ông bà quan chức giàu sụ lên, xây được cả những khu biệt phủ, biệt thự hàng triệu đô la nhờ làm những công việc trên. Sợ họ nói mình bốc phét, vu vạ cho các công bộc của dân, tôi cho họ xem những hình ảnh, thông tin do chính báo “lề đảng” đưa tin. Có người xem xong, chửi: “Lũ khốn, nói dối nhem nhẻm, nói không sợ bị méo mồm”. Người khác lại chửi: “Chúng nó 

Miệng lưỡi nhà sản

Hương Khê (Danlambao) - Mấy ngày nay, vụ bà Phó Chủ tịch quận Thanh Xuân, Hà Nội - Lê Mai Trang đỗ xe sai quy định, sau khi người dân có ý kiến, bà liền gọi cho cán bộ phường ra coi xe để đi ăn bún. Sự việc đã gây phẫn nộ trong dư luận nhân dân không chỉ ở Hà Nội mà cả nước. Báo chí đã nói rất nhiều, đã phân tích về độ “mặt dày và lì lợm” của bà Mai Trang về hành vi phản cảm này. Định không thèm nói thêm nữa vì vị này chỉ là cán bộ cấp quận huyện, nghĩa là loại “xoàng xoàng bậc trung”, có thể “ăn chưa no lo chưa tới”. Hơn nữa, những vị “tai to mặt lớn” trong giới lãnh đạo nhà sản hiện nay, tức là bậc thầy của bà Mai Trang, có học hàm học vị đầy mình, chức vụ trùm thiên hạ, vậy mà nhiều người còn ăn nói lôm côm và hành xử không ra hồn, khiến đứa trẻ con cũng coi khinh, nên việc lộn xộn của bà Mai Trang định coi như... tạm tha.

Nhưng nay đọc bài trên vietnamnet.vn với tựa đề: “Nữ Phó chủ tịch quận giãi bày vụ 'gọi CA trông xe để ăn bún” (1). Thấy ngứa ngáy không chịu được. Vậy xin có đôi lời với bà Mai Trang như sau:

1. Về lai lịch bà Lê Mai Trang: Theo một số nguồn tin, bà Lê Mai Trang sinh năm 1967, quê quán: xã Thanh Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Là đảng viên ĐCSVN. Có bằng Cử nhân và Thạc sĩ Chính trị. Chức vụ hiện nay là Ủy viên Thường vụ quận ủy quận Thanh Xuân, Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân .

2. Bà Mai Trang cho biết: “ô tô là do nữ cán bộ kia lái và đỗ. Khi xuống xe, bà Mai Trang cũng có hỏi là đỗ ở ngã ba như vậy có được không thì người đi cùng nói đường này không có biển cấm đỗ xe”. 

Thưa với bà Mai Trang là xe của ai và ai lái không quan trọng. Quan trọng là có mặt bà ngồi trên chiếc xe đó. Tuy rằng chỗ đó không có bảng cấm đỗ xe. Nhưng với ý thức sơ đẳng của một người tham gia giao thông, thì bà phải biết chỗ nào nên đậu xe chứ. Nơi đó là ngã ba hay ngã tư gì đó, mà chỗ xe bà đậu dưới lề đường sẽ che khuất tầm nhìn của nhiều người. Nếu những chiếc xe phía trước muốn rẽ trái (để vào theo đường trước quán cà phê của chị Đinh Thị Lý) hoặc những chiếc xe từ đường quán chị Lý đi ra muốn rẽ phải thì sẽ bị khuất tầm nhìn. Và như vậy là rất nguy hiểm đi đường.

3. Bà Mai Trang nói: “Khi tôi đang vào quán bún ở trong ngõ thì nghe tiếng chị chủ quán cà phê chạy ra nói rất gay gắt với nữ cán bộ đi cùng mình. Chúng tôi cảm thấy lạ vì rất nhiều xe đỗ được ở đó tại sao mình lại không được đỗ. Lúc sau sự việc căng thẳng hơn, người phụ nữ kia cứ xưng mày tao với chúng tôi

Thưa với bà Mai Trang rằng, những lời này là bà hoàn toàn bịa đặt một cách trắng trợn, nó thể hiện bản chất hỗn láo và vô liêm sỉ của những lớp cán bộ như bà. Xem trong clip được chủ quán cà phê Đinh Thị Thủy ghi lại chúng ta thấy, sau khi xe đỗ và hai người phụ nữ bước ra, trong đó có một người mặc áo xanh, sau này chính bà Mai Trang thừa nhận người mặc áo xanh đó là bà, thì chị Lý chủ quán cà phê, đã nói với bà Mai Trang về việc đậu xe sai quy định. Tại thời điểm đó, tại vị trí xe bà đậu, không hề có một chiếc xe nào đậu gần đó cả. Chỉ có hai chiếc xe Honda đậu trên vỉa hè trước quán cà phê mà thôi. Vậy bà Mai Trang lúc đó bị ngáo đá hay bị tâm thần phân liệt mà bà tưởng tượng ra là có rất nhiều xe đậu chỗ đó? Cần đưa bà này vào viện tâm thần để kiểm tra. Nếu đúng thần kinh bà này có vấn đề thì đề nghị cấp trên kịp thời đưa bà này đi chữa trị. Hay mắt bà bị lé nên “nhìn gà hóa quốc”? Xem hình bà xuất hiện nhan nhản trên mạng thì mắt bà bình thường. Còn việc bà nói “thấy sự việc căng thẳng, và người phụ nữ kia (chị Lý chủ quán cà phê) mày tao với chúng tôi”, thì chứng tỏ bà đang “ngậm máu phun người”. Nhìn thái độ chị Lý rất bình tĩnh, từ tốn. Hơn nữa họ là những người phụ nữ đất Hà Thành, có truyền thống thanh lịch, chứ đâu phải (xin lỗi, tôi không có ý vơ đũa cả nắm) xuất thân “ áo tơi” như bà. Mà giả sử chị Lý có gay gắt với bà đi nữa cũng chấp nhận được. Ngạn ngữ Việt Nam có câu: “khôn thì nói ngái (nói xa); dại thì nói gần; mà ngu đần thì bửa giữa mặt (chửi thẳng vào mặt)”.

4. Về việc gọi điện thoại, bà Mai Trang giải thích: “do thấy tình hình căng thẳng nên gọi cho bà Ngô Mỹ Linh, Phó chủ tịch phường Thanh Xuân Bắc (quận Thanh Xuân). Sau khi được bà Linh khẳng định rõ tuyến phố này hoàn toàn có quyền đỗ xe nhưng phải đúng chiều, bà Mai Trang và đồng nghiệp đi vào quán bún”.

Thưa với bà Mai Trang rằng, bà là người đã trưởng thành, lại là cán bộ cấp Quận, chẳng lẽ bà chưa đủ năng lực hành vi hay sao? Việc đúng sai tự bà phải biết. Bà nói bà gọi cho bà Phó Chủ tịch phường để “xin ý kiến chỉ đạo” chứng tỏ bà quá ngu xuẩn. Có bao giờ cấp trên xin ý kiến chỉ đạo của cấp dưới không? Bà Phó Chủ tịch phường Thanh Xuân Bắc Ngô Mỹ Linh nói với bà rằng “tuyến phố này hoàn toàn có quyền đỗ xe nhưng phải đúng chiều” là hoàn toàn đúng. Nghĩa là xe bà phải chạy tới hoặc lùi lại một đoạn nữa để tránh ngã ba ngã tư ra thì mới được. “Đúng chiều” là chỗ đó đấy bà Mai Trang ạ. Qua đây chứng tỏ bà Phó Chủ tịch quận Thanh Xuân Lê Mai Trang thua bà Phó Chủ tịch phường Thanh Xuân Bắc Ngô Mỹ Linh một cái đầu.

5. Bà Mai Trang cho rằng “việc đỗ xe ở ngã ba của cán bộ đi cùng mình chưa đúng. Bởi phần đuôi xe đã lấn chiếm một phần đường của xe đi từ trong ngõ ra”. Một lần nữa bà Mai Trang lại đổ cái sai này cho người khác. Chiếc xe bà đi đã đậu hoàn toàn dưới lòng đường, chứ không phải phần đuôi xe lấn chiếm phần đường đâu bà Mai Trang ạ.

6. Liên quan đến việc trong clip cũng xuất hiện Chủ tịch UBND phường Vũ Minh Lộ và một cán bộ công an ra trông xe, bà Mai Trang cho rằng, bà không làm việc đó: "Sau này tôi có hỏi tại sao biết chuyện, ông Lộ nói rằng đang ăn ở gần đó có một người phụ nữ số máy lạ gọi đến nói rằng ở trước quán cà phê trên đường Nguyễn Quý Đức có va chạm, cãi cọ"

Đây lại thêm một sự bịa đặt trắng trợn nữa của bà Mai Trang. Toàn bộ nội dung trong đoạn clip nói trên cho thấy, sau khi có phản ứng của chị chủ quán cà phê Đinh Thị Lý về việc bà đậu xe sai quy định, thì bà Mai Trang lấy điện thoại ra và “miệt mài mải miết” gọi mãi, gọi mãi đến dăm bảy phút sau, hai bà này mới vào quán. Sau đó vài phút, một người đàn ông chạy xe tay ga, không đội mũ bảo hiểm, đậu xe dưới lòng đường gần chỗ xe bà Trang (sau này được xác định là Chủ tịch UBND phường Vũ Minh Lộ), và gọi điện cho ai đó. Lập tức một người mặc sắc phục công an xuất hiện và cũng đứng gần chỗ xe bà Mai Trang. Thời điểm này, tại chỗ xe bà Mai Trang đang đậu, không hề có va chạm hay cãi cọ, ngoài bà chủ quán cà phê Đinh Thị Lý hai lần nói nhỏ nhẹ với bà mà thôi. Vậy xin hỏi bà Mai Trang, sự có mặt của ông Chủ tịch phường và công an phường không phải do bà gọi mà đến, thì làm sao hai vị này biết “có mùi” liền mò đến sao? Và hai người này chỉ đứng quanh quẩn gần xe bà cho đến lúc có người phụ nữ đi cùng bà ra chỗ xe đậu thì hai người này mới “hết nhiệm vụ”. Một điều hài hước nữa là, việc xe bà đậu sai rõ rang ra đó, thì vị công an này không có ý kiện, mà vị công an này lại bày mưu cho chị Lý lên quận xin lỗi bà Mai Trang vì bà là Phó Chủ tịch quận. Vị công an này đã được chị chủ quán cà phê Đinh Thị Lý dạy cho một bài học: “Tôi không cần biết bà đó là ai. Tôi chỉ biết bà ấy đậu xe sai quy định là tôi nói” .

Còn việc bà Mai Trang nói xe bà bị đổ nước mắm nơi bà dừng xe ăn bún? Việc này có hay không, ai làm chứng? Miệng lưỡi nhà sản ăn không nói có quen rồi ai mà tin đước? Mà cũng có thể nhìn cái bản mặt bà đi đâu ai cũng ghét, vì vậy chỗ ấy không đổ nhưng có thể rất nhiều chỗ khác đổ. Chứng tỏ hàng ngũ cản bộ nhà sản như bà đi đi đâu cũng bị nhân dân phỉ nhổ.

8. Bà Mai Trang cho biết, sẽ báo cáo bằng văn bản lên Thành ủy Hà Nội. Nếu vậy đề nghị Thành ủy Hà Nội cử người “biết đọc, biết viết, biết nghe và biết nhìn” xem lại toàn bộ đoạn clip trên và lời trình bày của chị chủ quán cà phê Đinh Thị Lý thì sẽ rõ. Nhưng người dân không trông chờ gì vào sự khách quan của lãnh đạo Hà Nội. Qua sự việc Đồng Tâm thì mọi người đã thấy. Ngay ông Chủ tịch TP. Hà Nội là Nguyễn Đức Chung, đã ký giấy cam kết sẽ không khởi tố nhân dân Đồng Tâm. Giấy trắng mực đen, có chữ ý làm chứng của hai ông Đại biểu Quốc hội là Dương Trung Quốc và Đỗ Văn Đương, cùng con dấu đỏ chót của UBND xã Đồng Tâm chứng thực. Vậy mà người ta vẫn nhổ toẹt vào cái cam kết đó, coi nó như một tờ giấy lộn. Có người nói rằng, hành động khởi tố dân Đồng Tâm của chính quyền Hà Nội chẳng khác gì... ngửa mặt lên trời nhỏ nước miếng. Nước bọt lại rơi đúng mặt họ.

Ngạn ngữ Việt Nam có câu: “Miệng quan trôn trẻ” quả không sai. Qua sự việc của bà Phó Chủ tịch Lê Mai Trang đậu xe sai quy định. Nếu là người khôn, bà Mai Trang nên có lời xin lỗi dân với hàm ý ‘con dại cái mang”vì bà đi cùng xe với chị kia. Hoặc bình thường thì bà ta im mẹ cái mồm đi, coi như không biết, không nghe, không thấy. Đằng này bà ta lại liên tục ‘mửa ‘ra những lời lẽ và ngôn từ quá thối.

Suy cho cùng, không phải chỉ lời lẽ và ngôn từ của bà Mai Trang là thối, mà có thể nói hầu như tất cả những lời lẽ và ngôn từ của bọn nhà sản thời nay đều... thối.

UNCAC? Còn khuya! Đảng phải bảo vệ tham nhũng

Thiên Hạ Luận Theo VOA-18/07/2017 
Nhà của nguyên tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam Lê Khả Phiêu.
Nhà của nguyên tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam Lê Khả Phiêu.
Trân Văn
Đảng khẳng định tham nhũng là quốc nạn, tuyên bố sẽ dốc toàn lực của toàn bộ hệ thống chính trị để bài trừ tham nhũng nhưng cũng chính Đảng lặng lẽ bảo vệ tham nhũng.
Bảo vệ tham nhũng là một trong những “chủ trương lớn” dẫu không công bố nhưng chẳng khó để nhận diện.
***
Tháng 10 năm 2003, Liên Hiệp Quốc thông qua Công ước Phòng - Chống tham nhũng (United Nations Convention against Corruption - UNCAC).
Để nâng cao hiệu lực giải trừ tham nhũng, UNCAC đặt định các qui ước và chuẩn mực về tuyển dụng, bổ nhiệm công chức, buộc công chức phải tuân thủ các tiêu chí chung về hành xử khi thi hành công vụ, hệ thống tư pháp phải độc lập, hệ thống công quyền phải minh bạch, phải để các tổ chức dân sự tham gia giám sát. UNCAC còn có tham vọng tạo lập sự hợp tác đa quốc gia nhằm cùng truy tìm – thu hồi tài sản thủ đắc từ tham nhũng trên phạm vi toàn cầu.
Sau khi 3/4 thành viên Liên Hiệp Quốc phê chuẩn UNCAC, tháng 7 năm 2009 Việt Nam mới làm điều này. Tuy nhiên Việt Nam giành quyền bảo lưu (không thực thi) một số nội dung của UNCAC mà Việt Nam cho là… chưa phù hợp. Trong đó có: Đề nghị hình sự hóa hành vi làm giàu bất chính. Thực hiện thủ tục dẫn độ…
Nhìn một cách tổng quát, dù phê chuẩn UNCAC, Việt Nam vẫn đòi thực hiện UNCAC theo Hiến pháp và pháp luật thực định của Việt Nam chứ không áp dụng trực tiếp các qui định của UNCAT.
***
Sở dĩ Liên Hiệp Quốc khuyến khích và UNCAC “hình sự hóa hành vi làm giàu bất chính” là vì cộng đồng quốc tế không chấp nhận hiện tượng cá nhân đột nhiên giàu tới mức “nứt đố, đổ vách” sau khi đương sự trở thành viên chức.
Tại Việt Nam, hồi tháng 11 năm 2013 đã từng xảy ra một cuộc tranh luận “nảy lửa” về cách xử lý những viên chức giàu bất chính.
Trong hội thảo bàn về việc sửa Luật Hình sự Việt Nam theo tinh thần UNCAC do Bộ Tư pháp Việt Nam phối hợp với Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) tổ chức vào hai ngày 28 và 29 tháng 11 năm 2013, nhóm nghiên cứu việc “hình sự hóa hành vi làm giàu bất chính” đề nghị, nếu viên chức không giải thích được hoặc giải thích không hợp lý về nguồn gốc tài sản, viên chức đó có thể bị phạt tù hoặc cải tạo không giam giữ.
Nhóm này nhận định, pháp luật Việt Nam chưa xem giàu bất thường là tội phạm. Sau khi nghiên cứu cách thức xử lý của một số quốc gia và đánh giá thực trạng ở Việt Nam, họ đề nghị một trong ba cách điều chỉnh.
Cách thứ nhất, đưa tội “làm giàu bất chính” vào Luật Hình sự Việt Nam theo hướng: “Bất kỳ người nào có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập, nếu có tài sản tăng thêm đáng kể so với thu nhập hợp pháp của họ, của vợ/chồng hoặc con chưa thành niên của họ thì có nghĩa vụ giải trình về nguồn gốc tài sản tăng thêm đó. Nếu họ không thể giải thích được hoặc giải thích không hợp lý về nguồn gốc hợp pháp của tài sản tăng thêm thì một phần hoặc toàn bộ tài sản tăng thêm đó sẽ bị coi là tài sản bất hợp pháp và bị tịch thu toàn bộ hoặc một phần. Ngoài ra, họ còn bị phạt tù hoặc cải tạo không giam giữ”. Hình phạt có thể tăng nặng theo giá trị tài sản tăng thêm, hoặc phát giác được nguồn gốc phần tài sản tăng thêm có liên quan đến hành vi phạm tội khác…
Cách thứ hai là đưa tội “làm giàu bất chính” vào Luật Hình sự Việt Nam và xác định tội “làm giàu bất chính” qua việc vi phạm nghĩa vụ kê khai tài sản thu nhập tăng thêm và nghĩa vụ giải trình. Việc xử lý hành vi làm giàu bất chính dựa trên vi phạm của người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập theo quy định.
Cách thứ ba là nếu chưa đưa tội “làm giàu bất chính” vào Luật Hình sự Việt Nam thì xử lý tài sản bất chính theo trình tự tố tụng dân sự. Nếu chọn cách này thì khi sửa Luật Phòng chống tham nhũng phải đưa thêm vào luật này một số quy định. Chẳng hạn, nếu người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập không giải trình được một cách hợp lý về nguồn gốc tài sản tăng thêm thì cơ quan có thẩm quyền xác minh phải ra kết luận về tính trung thực của người có nghĩa vụ giải trình. Nếu kết luận người đó không trung thực, cơ quan này chuyển vụ việc sang Viện Kiểm sát cùng cấp để khởi kiện vụ án dân sự. Tài sản tăng thêm sẽ bị tịch thu sung công sau khi có bản án, quyết định dân sự có hiệu lực của tòa án.
Những đề nghị vừa kể đã bị… phản đối gay gắt với lý do luật đã định rằng “chứng minh tội phạm” là nghĩa vụ của các cơ quan tiến hành tố tụng, rằng phải tôn trọng nguyên tắc “suy đoán vô tội”, rằng khi nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia khác thì phải xem xét Việt Nam đã có đủ điều kiện cần thiết để áp dụng hay chưa.
Nhóm nghiên cứu giải thích, đề nghị của họ chỉ nhắm vào các viên chức, chứ không nhắm vào thường dân. Bởi có chức vụ, quyền hạn nên viên chức có nghĩa vụ tự giải trình về nguồn gốc khối tài sản tăng thêm. Thay vì phải chứng minh đương sự đã thủ đắc khối tài sản tăng thêm một cách bất hợp pháp mà vì nhiều lý do trở thành chuyện gần như bất khả thi, nếu Đảng chấp nhận “làm giàu bất chính” là tội phạm hình sự, hệ thống tư pháp chỉ cần chứng minh khối tài sản tăng thêm nằm ngoài thu nhập hợp pháp là đã có thể kết án đương sự và sung công phần tài sản tăng thêm một cách bất minh...
Bất kể UNCAC, bất kể khuyến cáo của nhiều tổ chức quốc tế như UNDP, Minh bạch Quốc tế (Transparency International – TI),… đến nay, Đảng vẫn cương quyết bảo lưu (không thực hiện) Điều 20 của UNCAC - Hình sự hóa hành vi làm giàu bất chính và tất nhiên còn khuya Luật Hình sự của Việt Nam mới có tội “làm giàu bất chính”.
***
Hệ thống truyền thông Việt Nam đang vào… mùa triển lãm thông tin, hình ảnh liên quan đến tư gia, tài sản của các viên chức.
Dù sôi động, mùa triển lãm này vẫn thiếu yếu tố… mới. Nội dung triển lãm vẫn chỉ loanh quanh ở các viên chức cấp tỉnh và những viên chức đã nghỉ hưu.
Theo kết quả cuộc khảo sát chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) 2016 do TI công bố hồi đầu năm thì Việt Nam chỉ đạt 33/100 điểm, đứng hạng 113/176 và vì vậy vẫn thuộc nhóm các quốc gia mà tham nhũng là vấn nạn nghiêm trọng.
Còn theo báo cáo về họat động chống tham nhũng của Thanh tra Chính phủ - cơ quan chuyên trách về chống tham nhũng tại Việt Nam - trong sáu tháng đầu năm nay, chỉ có một cá nhân bị xác định là đã “thiếu trách nhiệm” khiến cơ quan công quyền do cá nhân này phụ trách xảy ra tham nhũng.
Cũng trong sáu tháng đầu năm nay, hệ thống thanh tra trải rộng từ trung ương đến các địa phương đã kiểm tra 1.800 cơ quan và chỉ phát giác 22 cơ quan vi phạm các qui định về phòng chống tham nhũng. Tổng số vụ tham nhũng đã được phát giác trong sáu tháng đầu năm 2017 chỉ có 46 vụ, liên quan đến 66 viên chức.
Báo cáo không đề cập đến việc kê khai tài sản, thu nhập của viên chức trong sáu tháng đầu năm 2017 mà chỉ công bố một số số liệu liên quan đến việc kê khai tài sản, thu nhập của viên chức hồi năm ngoái. Theo đó đã có hơn một triệu viên chức kê khai tài sản, thu nhập, đạt tỉ lệ 99,8%. Công việc xác minh tài sản, thu nhập chỉ thực hiện với 77 cá nhân bị báo chí, dân chúng tố cáo nhưng không phát giác trường hợp nào “thiếu trung thực”.
Tại sao tham nhũng tràn lan mà báo cáo thường kỳ, thường niên nào cũng na ná như báo cáo vừa kể?
Tại sao chống tham nhũng là chủ trương lớn mà xa hoa vẫn trở thành đặc điểm phổ biến của các viên chức tại Việt Nam?
Tại sao các viên chức Việt Nam thi nhau phô bày sự giàu có của họ thông qua cả tư gia lẫn kính, bút viết, đồng hồ, điện thoại di động, giày dép, quần áo, xe hơi,…?
Nếu không hiểu tường tận hệ thống mà mình phục vụ, không tin rằng mình vô sự, có viên chức nào dám phô bày sự giàu có hoặc ngang nhiên kê khai số tài sản đã thâu tóm được như bà Hồ Thị Kim Thoa (Thứ trưởng Bộ Công Thương, người đang cùng mẹ, con, anh, em nắm giữ hàng ngàn tỉ đồng là vốn của Điện Quang, Rạng Đông – những doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa hồi giữa thập niên 2009) như vậy không?
Chuyện bị soi vì đeo đồng hồ Patek Philippe, xài điện thoại Vertu - trị giá mỗi món chừng một tỉ, khi vung tay ra lệnh đập phá vỉa hè ở trung tâm thành phố Sài Gòn như ông Đoàn Ngọc Hải là ngoại lệ. Đương sự chỉ là Phó Chủ tịch quận 1 ở Sài Gòn. Cứ thử soi riêng kính, bút viết, đồng hồ, điện thoại di động, giày dép, quần áo, xe hơi của lãnh đạo Đảng, lãnh đạo Quốc hội, lãnh đạo chính phủ thôi sẽ thấy những cá nhân như ông Hải chỉ là… muỗi.
Thiên hạ cũng đã hỏi tại sao hệ thống công quyền, hệ thống tư pháp bó tay trước những kiểu biện bạch cho việc thủ đắc khối tài sản cả trăm tỉ của ông Trần Văn Truyền (cựu Tổng Thanh tra Chính phủ), ông Nguyễn Sỹ Kỷ (cựu Phó Ban Nội chính Tỉnh ủy Đắk Lắk), ông Phạm Sỹ Quý (Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Yên Bái) là nhờ “làm vườn đến thối cả móng tay”, “chạy xe ôm hồi còn trai trẻ”, “để dành từ bện chổi, làm men nấu rượu, làm bánh kẹo, làm giá,…”?
Nếu Đảng không chủ trương bảo lưu (không thực hiện) nhiều điểm cốt lõi của UNCAC, nếu Đảng chấp nhận hình sự hóa hành vi làm giàu bất chính, đưa “làm giàu bất chính” vào Luật Hình sự thì hiện trạng tham nhũng ở Việt Nam có chuyển biến nào tích cực không? Chắc chắn là có! Làm gì còn chuyện hệ thống tư pháp loay hoay với các viên chức hùng hồn biện bạch tiền xây tư dinh, lập trang trại, sở hữu hết tỉ này cổ phiếu đến tỉ kia tiền tiết kiệm là nhờ “nuôi gà, nuôi heo”.
Tuy nhiên phải nhắc bạn rằng, lúc đó không chỉ những viên chức đương nhiệm như ông Quý, bà Thoa mà cả những viên chức đã nghỉ hưu như ông Truyền, ông Kỷ cũng mất sạch mọi thứ.
Dẫu có bất khả xâm phạm khi đương nhiệm như lãnh đạo Đảng, lãnh đạo Quốc hội, lãnh đạo Chính phủ thì rồi cũng tới lúc họ phải nghỉ hưu. Thực hiện đúng tinh thần UNCAC, thẳng tay với những người như ông Quý, bà Thoa, ông Truyền, ông Kỷ,… có khác gì lãnh đạo Đảng, lãnh đạo Quốc hội, lãnh đạo Chính phủ tạo “tiền lệ” cho thiên hạ xúm vào “chặt đầu, lột da” sau khi phải rời sân khấu về “làm người tử tế”. Đã “tài tình, sáng suốt” thì phải vì mình đến cùng, đời nào lãnh đạo Đảng, lãnh đạo Quốc hội, lãnh đạo Chính phủ lại dại dột làm chuyện… đắc nhân tâm như thế!

Khi mạng người bị xem rẻ


Để có một thứ gì đó ưng ý, người ta có thể bằng cách này hay cách khác bao biện rằng sự có mặt của nó là hợp lý, là cần thiết. Và khi không cần một thứ gì đó nữa, muốn tống khứ nó đi cho rảnh chuyện, người ta lại thiết lập cả một hệ thống suy nghĩ để bao biện cho sự tống khứ của mình là hợp lý, cần thiết. Với tính mạng của một con người cũng vậy, nhất là trong thời đại Cộng sản xã hội chủ nghĩa này, mạng người đôi khi rẻ hơn lá mít mà cũng có lúc đánh đổi cả giang sơn.
Nói nghe có vẻ buồn cười và không thật nhưng đó là sự thật, và cái sự thật cay đắng, đau lòng này đã kéo dài khá lâu trên đất nước này, nó như một minh chứng về thân phận của một quốc gia, một dân tộc nhược tiểu và đầy ma mãnh, trí trá. Đáng sợ hơn là sự ma mãnh, trí trá này được hợp thức hóa bằng con đường chính thống và nó đẩy dạt mọi giá trị đạo đức sang hai bên lề trên đường đi của nó.
Thử đặt câu hỏi: Nếu như anh Hoàng Trung Thông và Hoàng Văn Hải (hai nạn nhân bị Abu Sayyaf chặt đầu tại Phillipines) là con của một quan lớn nào đó trong hệ thống trung ương đảng Cộng sản thì họ có ra nông nổi như đã thấy?
Vì sao tôi phải đặt câu hỏi này? Bởi vì hiện tại, có hàng triệu người trẻ Việt Nam đã trả giá cho việc học hành, theo đuổi tấm bằng đại học, rồi bằng thác sĩ, tiến sĩ, việc theo đuổi này bị đánh đổi bằng việc cha mẹ của họ phải bán đất đai, bán nhà cửa, cầm cố, vay nợ… Để rồi khi tốt nghiệp, họ lại tiếp tục cầm tấm bằng chạy vạy khắp nơi xin việc, đi bưng cà phê, đi bán bảo hiểm, đi phụ hồ… Trong khi đó, con cái của giới quan chức học hành chẳng ra gì, một ngàn đứa thì có một đứa học hành tử tế, con số 999 đứa còn lại không cần học hành gì, thậm chí ăn chơi sa đọa mà vẫn có được chỗ làm vững chãi, làm sếp, làm lãnh đạo người khác.
Những đứa con nhà quan tuy học hành chả ra trò trống gì nhưng chúng có cha mẹ của chúng làm cái dù che chở cho chúng, và để có được sự no lưng ấm cật cho con cái, giới quan chức đã không nghần ngại đạp đổ mọi qui tắc đạo đức, mọi qui định của pháp luật để lấy cho được cái ghế quyền lực và bổng lộc cho con của họ. Ngược lại, một cử nhân hay một thạc sĩ học hành tử tế nhưng không có cái dù thì cho dù có cầm tấm bằng đi gõ cửa khắp mọi nơi cũng sẽ nhận được cái lắc đầu lạnh lùng. Và đương nhiên cái lắc đầu này nhân danh mọi qui định hiện hành và nhân danh mọi giá trị đạo đức.
Đáng sợ hơn là khi con các quan chức (tạm gọi là “cô chiêu cậu ấm”) vi phạm một chuyện gì đó, thay vì phải để họ đối diện với pháp luật, phải được pháp luật răn đe để trưởng thành, để người hơn thì họ lại được cha mẹ che chở, bao bọc nhằm tránh tội, yên thân. Và đương nhiên, họ mãi mãi sống trong no lưng ấm cật, mặc ai đói khổ, mặc ai kêu than, mặc ai cầm bằng đi chạy vạy, mặc ai bị họ xúc phạm. Bởi họ là con nhà quan, trừ khi chế độ Cộng sản sụp đổ thì họ mới sợ, mới chịu làm người tử tế. Nhưng với họ, còn lâu thì chế độ Cộng sản mới sụp đổ, bởi có ai dám hé răng với họ điều gì đâu, cuộc sống hằng ngày nhung lụa và quyền lực trước đám dân đen sợ sệt, yếu vía đã chứng mình cho họ thấy họ tồn tại, họ phát triển và “sống mãi”.
Trở lại chuyện các thủy thủ Việt Nam bị bắt cóc, tống tiền, giả sử như Hoàng Trung Thông và Hoàng Văn Hải là con nhà quan chức Cộng sản thì chắc chắn là họ không bị giết, họ đã được cứu ngay từ đầu, người ta sẽ vận dụng mọi cách có được để cứu họ, không ngoại trừ dùng cả nguyên tắc Tối Huệ Quốc để cứu lấy mạng sống của con cháu họ. Và lúc đó, một kịch bản yêu thương nòi giống Việt Nam, một tiểu thuyết về khả năng tồn tại trước cái chết của cô chiêu, cậu ấm được trình làng để biến họ thành những ngôi sao của sự sống bất diệt… Điều đó vừa có lợi cho quá trình chuộc con tin lại vừa có lợi cho cái điều gọi là “mầm mống của đảng, thành phần ưu tú của xã hội”.
Nói như vậy để thấy rằng khi muốn có một thứ gì đó, người ta sẽ bằng mọi giá để bao biện rằng sự tồn tại của nó là ý nghĩa, là giá trị và không được phép mất nó. Ngược lại, khi thấy không cần thiết, người ta cũng tìm cách bao biện cho sự đập bỏ của mình bằng một hệ thống lý lẽ nghe ra cũng không đến nỗi chói tai.
Trường hợp mà ông Lê Hưng Quốc, chuyên gia đối ngoại của nhà nước Cộng sản Việt Nam trả lời trên RFA về cái chết của hai công dân Việt Nam Hoàng Trung Thông và Hoàng Văn Hải: “… Nhưng làm như thế nào thì phải theo thông lệ quốc tế. Ví dụ như tự mình đi gặp riêng bọn bắt cóc để đưa tiền chuộc là không được. Quốc tế không cấm nhưng người ta kêu gọi chính phủ là không nên. Bởi vì sao? Nó tạo ra 1 tiền lệ hôm nay mình bồi thường trường hợp khác thì sẽ bắt trường hợp khác, cuối cùng cả thế giới này nằm trong khủng hoảng, khủng bố. Không được. Cái này cũng là 1 thông lệ mà các quốc gia đã thoả thuận với nhau, là tất cả phải báo cáo Liên hợp quốc, báo cáo với các nước có trách nhiệm và các nước sở tại để cùng nhau xử lý những trường hợp này chứ anh không được đơn phương xử lý.
Mọi trường hợp bắt cóc đều có các lý do của nó. Và mỗi vụ này với vụ khác hoàn toàn khác nhau. Không thể lấy vụ năm ngoái để suy diễn cho vụ năm nay, cách đây 10 năm cũng tương tự như thế này nên bây giờ cũng như thế. Không bao giờ.
Chỉ có cái là ngày xưa chính phủ cứ đơn phương “đi đêm” với bọn bắt cóc, rồi trả tiền chuộc. Hiện nay có rất nhiều vụ báo cứ đăng ầm lên là trả bao nhiêu triệu đô ấy, là rất nguy hiểm vì khuyến khích bọn bắt cóc.
Những chuyện như vậy Liên hiệp quốc phải khuyến cáo, không nên bồi thường như thế vì sẽ lan rộng chuyện bắt cóc là không được”.
Nói như vậy thì cuối cũng nghe ra cũng rất chi là hợp lý, hợp tai và chẳng ai có thể trách ai được trong chuyện này, mọi chuyện đều đổ lên “thông lệ quốc tế”, mượn thông lệ quốc tế vốn dĩ là bài thuộc lòng của giới chuyên gia nhà nước mặc dù cái họ mượn chỉ có hại cho dân và có lợi cho sự vô trách nhiệm của họ.
Thử nghĩ, nếu họ thực sự coi trọng thông lệ quốc tế hay các qui định quốc tế thì tại sao họ phải ém nhẹm thông tin về vụ các nạn nhân bị bắt cóc và sau đó là cấm đoán thông tin về cái chết của các nạn nhân? Và nếu thực sự coi trọng các qui định quốc tế thì tại sao các phiên tòa xử các nhà hoạt động đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền Việt Nam lại khuất tất và man trá như đã thấy? Không phải là một vụ mà đã có quá nhiều vụ!
Điều nhà làm tôi liên tưởng đến một thứ rất dân dã của nhà nông, đó là cái cuốc. Với người nông dân, cái cuốc là phương tiện, là sinh kế để đào ra hột gạo mà sống, nhưng với người Cộng sản, nó không phải là sinh kế, không phải là phương tiện đào ra hột gạo tồn tại, mà là thứ vũ khí để đập vào sọ đối phương. Đã có rất nhiều cái chết trong chiến tranh chứng minh cho điều này, xét nghĩ không cần bàn thêm. Điều ước hay qui định quốc tế cũng vậy thôi, với người này, nó là phương tiện để nâng cao tính nhân đạo, với kẻ khác, nó là phương tiện để bao biện, thậm chí để trí trá, bao che cho sự vô cảm, lạnh lùng, cái ác!

Bình Thuận, địa chỉ mới của bất ổn xã hội vì môi trường

Kính Hòa, phóng viên RFA 2017-07-17  
Ngư dân trên bãi biển Bình Thuận.
Ngư dân trên bãi biển Bình Thuận.  AFP
Vào ngày 15 tháng bảy, năm 2017, một nhóm công dân thành phố Sài Gòn kêu gọi thực hiện một cuộc đi bộ đến Bình Thuận để phản đối dự án dìm bùn nạo vét tại vùng biển của tỉnh này.
Nhóm này bị công an huyện Thủ Đức ngăn chận, ngay khi chưa rời địa phận Sài Gòn, bị thẩm vấn trong đồn công an quận Tân Phú, Quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh, rồi được trả tự do.
Ô nhiễm và nguy cơ ô nhiễm tại Bình Thuận đang ngày càng được dân chúng quan tâm. Tỉnh này đang trở thành một điểm nóng của những bất ổn xã hội vì vấn đề môi trường trong hai năm qua.
Biểu tình và tuần hành vì môi trường tại tỉnh Bình Thuận trong hai năm qua
Ngay sau khi được trả tự do từ đồn công an huyện Tân Phú, Quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh, một trong những người phát động cuộc đi bộ vì biển Bình Thuận là cô giáo Ngô Thị Thứ, hiện sống tại Quận Thủ Đức, nói với chúng tôi:
Tôi đọc trên Facebook, trên báo chí, có quá nhiều bài nói về môi trường, mà mình thấy rõ là những gì chính phủ làm là chưa thỏa đáng, người dân than thở rất nhiều. Mình thấy rất đau xót mà người ta cứ bất chấp người ta làm. Tôi muốn mình cũng lên tiếng phụ với họ, nhưng tôi không biết làm sao để lên tiếng, tôi chỉ có một cách đó mà thôi.”
Ngay sau khi được trả tự do, các thành viên của nhóm đi bộ này tiếp tục dùng mạng xã hội kêu gọi mọi người đấu tranh chống việc xả bùn nạo vét tại vùng biển Bình Thuận.
Nhóm đi bộ vì môi trường biển Bình Thuận là sự kiện mới nhất đánh dấu sự phản ứng của người dân trước nạn ô nhiễm môi trường tại tỉnh Bình Thuận.
Trước đó hai năm, vào hai ngày 14 và 15 tháng tư năm 2015, hàng ngàn người dân huyện Tuy Phong đã chận quốc lộ số một đi ngang qua tỉnh Bình Thuận, trong khu vực nhà máy điện Vĩnh Tân 2 để chống việc xỉ than của nhà máy này gây ô nhiễm không khí trầm trọng.
Kết quả là lực lượng chức năng phải huy động hàng trăm công an đến để giải tán đám đông, gây ra xung đột bạo lực làm một số công an bị thương. Có sáu người dân bị bắt, một khách sạn cùng nhiều xe cộ bị đập phá, quốc lộ số một bị kẹt xe trong nhiều giờ.
Trả lời phóng viên của chúng tôi vài ngày sau vụ biểu tình lớn đó, một người dân cho biết:
Người ta chặn xe do hệ thống lọc bụi lọc khí của nhà máy Vĩnh Tân thải bụi than ra mỗi ngày, nó đổ ra từng đống tro bụi xỉ rồi gặp gió lớn thuận chiều bay tới người dân làm cho người dân bức xúc.
Nạn ô nhiễm nặng quá nên dân làm sao sống nỗi, phải di tản thôi.
-Một người dân.
Dân chúng ở đây cũng cho biết là cuộc sống của họ đã bị ảnh hưởng ngay khi nhà máy điện Vĩnh Tân số 2 đang được xây dựng, có người còn dự định là bỏ xứ đi làm ăn nơi khác. Một cư dân khác ở Tuy Phong nói rằng:
Nạn ô nhiễm nặng quá nên dân làm sao sống nổi, phải di tản thôi. Thực sự thì mấy cái vụ bị ô nhiễm thì nhiều khi dân mình chết mới biết. Chính quyền cũng làm mạnh bắt người dân đóng cửa. Dân mình sống thì cũng như chạy đua với lũ vậy thôi! Thì dân Việt Nam ở đâu mà chẳng bị đè đầu cưỡi cổ
Nguồn gốc ô nhiễm
Nguồn gốc của những cuộc biểu tình, phản đối, ngoài đời hay trên mạng xã hội đều xuất phát từ dự án rất lớn xây dựng một chuỗi các nhà máy điện Vĩnh Tân, chạy bằng nhiên liệu than đá, tại huyện Tuy Phong tỉnh Bình Thuận.
Ô nhiễm thấy rõ nhất là ô nhiễm không khí do xỉ than của các nhà máy này thải ra.
Bên cạnh đó việc xây dựng cơ sở hạ tầng cảng vận chuyển than cho các nhà máy này cũng bắt đầu tác động tiêu cực đến ngành nuôi tôm giống nổi tiếng cả nước của huyện Tuy Phong.
Chủ một trại nuôi tôm giống tại Tuy Phong cho chúng tôi biết rằng cầu cảng xây dựng cho việc vận chuyển than đã làm nước biển bị tù đọng, năng suất tôm giống giảm đi, giá thành tăng cao. Ông nói hài hước rằng nếu trại tôm của ông giống như một chiếc xe tải thì ông cũng đã bỏ Tuy Phong đi nơi khác.
Nhưng tác hại của cầu cảng lên ngành nuôi tôm chưa được đưa ra công luận thì việc Bộ tài nguyên môi trường chấp thuận dìm gần 1 triệu mét khối bùn nạo vét ở cảng Tuy Phong gần khu bảo tồn biển Hòn Cau của vùng biển Tuy Phong Bình Thuận, làm dư luận phản ứng rất mạnh mẽ.
Tiến sĩ Phan Hữu Trọng Hiền, một người quê tại Bình Thuận, hiện sống tại Úc, đã lập một Fan Page trên mạng xã hội kêu gọi chống đối việc dìm bùn nạo vét này. Theo ông Hiền, việc lập dự án các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than đá tại một tỉnh không có than đá, sẽ kéo theo nhiều tác động lên môi trường biển và đất liền của tỉnh này.
Điều đáng lo ngại hơn nữa là trong trường hợp nhà máy Vĩnh Tân 2, người ta được biết là sử dụng công nghệ của Trung Quốc, do nhà thầu Trung Quốc thi công. Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một nhà hoạt động dân sự tại Hà Nội nói với chúng tôi:
Vấn đề hết sức nghiêm trọng bởi vì các nhà thầu Trung Quốc viện vào chính sách của Chính phủ Trung Quốc cung cấp và dàn xếp về vốn và những người chủ đầu tư Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp quốc doanh thì hăm hở chấp nhận những nhà thầu như vậy. Rất đáng tiếc Việt nam có thể trở thành một cái bãi thử nghiệm cho họ và một cái bãi thực sự là để xả rác công nghệ.
Đối phó với những bất ổn xã hội do việc ô nhiễm gây ra, dường như lại là một điều quá mới đối với chính quyền địa phương. Một người dân Bình Thuận có chứng kiến cuộc biểu tình trong hai ngày 14 và 15 tháng tư năm 2015, so sánh việc đối phó với những cuộc biểu tình của chính quyền Bình Thuận, với những vụ việc diễn ra tại các thành phố lớn như Hà Nội hay Sài Gòn:
Rất đáng tiếc Việt nam có thể trở thành một cái bãi thử nghiệm cho họ (Trung Quốc) và một cái bãi thực sự là để xả rác công nghệ.
-Tiến sĩ Nguyễn Quang A.
Ở đây không phải Hà Nội hay Sài Gòn mà dễ công khai những thông tin mà trước đây họ bưng bít. Mỗi khi nhân dân biểu tình hay phản đối gì thì nhà cầm quyền cho công an đóng vai người dân, chen lẫn vào dân rồi bày trò quậy phá sau đó công an trấn áp dân. Nó vừa làm vừa dàn dựng để đài truyền hình nhà nước quay, để ai cũng nghĩ là dân đánh công an. Bây giờ nó đang chơi trò an dân, ru ngủ dân nhưng cũng chưa biết sẽ tới đâu
Vụ phản đối dìm bùn nạo vét tại biển Bình Thuận đánh dấu một địa chỉ mới của những bất ổn xã hội môi trường tại Việt Nam, là tỉnh Bình Thuận, vốn từ trước đến nay được xem như nơi sản xuất hải sản lâu đời và lớn bậc nhất nước Việt Nam, cùng với những khu nghỉ dưỡng dọc bờ biển.
Các doanh nghiệp chế biến hải sản, các ngư dân, các xưởng chế biến nước mắm Phan Thiết nổi tiếng, khi tiếp xúc với chúng tôi đều tỏ vẻ lo ngại về tương lai ô nhiễm ảnh hưởng nặng nề lên cuộc sống của họ.
Thảm họa môi trường lớn nhất Việt Nam từ trước đến nay được cho là thảm họa Formosa-Vũng Áng xảy ra vào năm 2016, khi nhà máy sản xuất thép Formosa thải chất độc vào biển làm cá chết hàng loạt tại những tỉnh Bắc Trung bộ. Thảm họa này gây nên hàng chục cuộc biểu tình, xung đột với lực lượng an ninh trong suốt hơn một năm qua.
Sau khi thảm họa Formosa Vũng Áng bùng nổ, kỹ sư Lê Quốc Trinh, một chuyên gia về luyện kim sống tại Canada nói với chúng tôi rằng bất ổn xã hội chắc chắn sẽ xảy ra nếu các nước nghèo muốn phát triển bằng mọi giá mà không nghĩ đến môi trường sống của người dân. Theo ông chuyện đó đang xảy ra ở Việt Nam, và lỗi thuộc về chính phủ Việt Nam, đã không cân nhắc và suy xét khi quyết định các dự án phát triển kinh tế.