Saturday, September 24, 2016

Việt Nam tôi lạ lắm

Phương Danh (Danlambao) - Việt Nam tôi lạ lắm, nơi mà muốn thi vào ngành quân đội, công an, họ sẽ lôi ba đời tổ tiên của bạn ra “soi”. Dù cho bố bạn có hy sinh xương máu cho đất nước như thế nào đi chăng nữa, họ cũng xét.

Đất nước tôi lạ lắm, bạn tốt nghiệp sư phạm, muốn đứng lên bục giảng phải mất cả trăm triệu, mà không biết tiền đó là tiền gì.

Việt Nam tôi vui lắm, nếu bạn đứng giữa đường và cầm như biểu ngữ “Hãy trả lại biển sạch cho dân”, “chúng tôi không cần gạo mốc”... Thì bạn sẽ bị xem là phản động đó, có khi còn bị nhốt vào tù. Ở trong luật của Việt Nam không có khái niệm biểu tình đâu nhé, chỉ có phản động thôi.

Trẻ em Việt Nam tài năng lắm: trẻ em chúng tôi sáng dậy phải bơi qua sông để đi học nhé (Quảng Bình), nếu Thế Giới mà có tổ chức giải thi “bơi qua sông đi học”, thì Việt Nam chúng tôi tha hồ mà nhận huy chương nhé!

Thể chế chính trị nước chúng tôi hay lắm, tư tưởng, đường lối cách mạng cũng hay luôn. Hay đến nỗi từ THCS đến khi học đại học tôi cũng phải học mỗi cái “Chủ nghĩa Marx Lenin” và “Tư tưởng Hồ Chí Minh”, nghe đã buồn ngủ rồi đừng nói chuyện học.

Nhà nước của dân, do dân và vì dân, lãnh đạo nhà nước trước khi nhận chức 2 ngày, tui đếch biết ai là ai, họ sẽ làm được gì cho tui? Tư tưởng lãnh đạo của họ như thế nào? Méo biết luôn. Còn ở một số quốc gia khác, như Mỹ, đọc báo mà thấy thèm luôn, ứng viên họ đi tranh cử, họ đọc bài phát biểu, họ có những chiến dịch trước dân chúng, cũng như hứa hẹn họ sẽ làm được những gì nếu đắc cử. Từ đó, người dân sẽ có cái nhìn rõ hơn về các ứng viên. Ví dụ như Donald Trump hay Hillary Clinton... chẳng hạn.

Cán bộ chúng tôi tài năng lắm, họ còn rất quan tâm đến chuyện người khác nữa cơ, ví dụ như: lãnh đạo Hà Tĩnh đang phối hợp với bộ tài nguyên và môi trường, nghiên cứu cùng đưa ra phương án “nên cho formosa xả thải ra biển hay ra sông Quyền” => ô thật là vĩ đại. Có ý kiến cho rằng: “nếu xả ra biển, thì biển có cơ chế tự làm sạch, biển cũng sẽ là nguồn tiếp nhận chất thải lớn hơn, nhiệt độ xả thải cao khi ra biển sẽ cân bằng hơn” => ồ thật là tốt, Formosa có giải pháp rồi. Trong khi đó thì dân Hà Tĩnh phải lên bờ, đi nơi khác kiếm sống, bươn chải. Vì tìm đền bù của Formosa “nhiều quá, “ai đó” ăn hết rồi.

Nền giáo dục của chúng tôi “mới mẻ” lắm, mỗi năm mỗi mới, vô tình đặt học sinh lên bàn thí nghiệm như chuột bạch vậy đó. Thời gian học sinh dành cho việc nghiên cứu cách thức thi cử còn nhiều hơn thời gian học nữa cơ.

Học sinh chúng tôi tương lai đây sẽ biết nói 4 thứ tiếng lận, Việt, Anh, Nga, Trung (mới lớp 3 thôi đó nghe), học chi cho lắm “Ma dê in Việt Nam” là okie rồi. Nước bạn chống mắt ra mà nhìn nhé!

Qua Việt Nam nếu bạn đến thành phố Hồ Chí Minh vào mùa mưa thì tha hồ mà bơi nhé, nhớ mặc áo phao kẻo phập ổ gà. Đùa tý thôi, chứ bộ giao thông vận tải ở Việt Nam thì khỏi bàn nhé, thuộc top đầu các bộ ngành “ngốn” tiền ngân sách nhà nước nhiều nhất đó nghe. Đã vào HCM thì nhớ ghé qua Kinh Dương Vương (P.An Lạc, Q.Bình Tân, TP.HCM), lúc đó thỏa thích ngắm nhìn những “căn hầm” mang tên là “nhà dân”, vì đường này cao hơn nhà dân cả mét lận.

Nếu đến Hà Nội thì nhớ ghé thăm đại lộ Thăng Long, đoạn đường dài “24 km” mà Hà Nội đã chi 53 tỷ đồng cho việc cắt cỏ mỗi năm cơ đấy, ước gì mình là nhân viên cắt cỏ nhỉ.

Thấy Việt Nam chịu chơi chưa, trong khi học sinh vẫn còn bơi qua sông để đi học ở Quảng Bình.

Nếu về độ ăn nhậu, thì không thua ai đâu nhé, nhất Đông Nam Á và khét tiếng Thế giới đó nghe. Mặc dù nhà nước luôn tuyên truyền phải tránh xa rượu bia ra, nhưng nói thì nói thế thôi, chứ vừa rồi (12/9/2016) Việt Nam đặt chỉ tiêu bia rượu vào“năm 2035, cả nước sản xuất khoảng 5,5 tỷ lít bia; 350 triệu lít rượu. Tính ra thì mỗi người dân uống 52 lít bia, 3 lít rượu vào năm 2035.”

Thế nhưng đã đi xe thì đừng uống bia nhé, uống một cốc bị phạt 3.5 triệu đó cưng. Tiện thể nói luôn chuyện đi xe máy khi gặp đèn “Vàng”, cứ xem như cột đèn chỉ có đèn xanh và đỏ thôi nhé, đèn “vàng” phải đứng lại, hôm trước tui đi qua đoạn Trần Phú (Đà Nẵng), phải đứng nửa tiếng giữa ngã tư vì trụ đèn giao thông này chỉ sáng mỗi cái đèn “vàng” (thanh niên tốt).

Còn nhiều điều thú vị ở Việt Nam lắm…

24.9.2016


Cha truyền con nối làm quan: tại dân đa nghi!?

Các đại biểu tham dự lễ khai mạc Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam XII ở Hà Nội, 21/1/2016.
Các đại biểu tham dự lễ khai mạc Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam XII ở Hà Nội, 21/1/2016.

Cao Huy Huân
Theo VOA-22.09.2016 

Mấy hôm nay mạng xã hội lan truyền thông tin về một hiện tượng mà nhiều người ví von bằng một khái niệm nghe rất kêu “tập đoàn gia đình làm chính trị ở Việt Nam”. Nhân vật chính là ông Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Triệu Tài Vinh.
Nhìn lên “bảng niêm yết” chức vụ của những người trong gia đình ông Bí thư tỉnh ủy, dù có là người tin tưởng vào công bằng và khách quan đến mấy cũng phải trợn mắt ngạc nhiên. Từ vợ, em ruột, em rể, em con chú bác, em con cô cậu đều lần lượt đảm nhiệm các vị trí lãnh đạo của các sở ban ngành tỉnh Hà Giang. Chính ông Vinh cũng là con trai của nguyên Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang. Nhìn vào “gia đình danh giá” với hàng chục người làm quan lớn của ông Bí thư Vinh mà tôi nghĩ, có lẽ ngay cả những nhà viết kịch bản, những đạo diễn giỏi nhất của Hollywood cũng không thể nghĩ ra và dàn dựng một tình tiết ly kỳ như vậy trong một bộ phim chính trị phản ánh văn hóa cha truyền con nối làm quan.
Tất nhiên, một cách có quy trình, ông Bí thư tỉnh ủy đã phát biểu trên báo giới rằng quy trình bổ nhiệm đối với những người này đều tuân thủ đúng quy định của Đảng, Nhà nước và thực tế. Cho đến lúc này tôi thiết nghĩ, nếu xét về cách làm việc thì các quan chức ở Việt Nam như ông Vinh đều rất giỏi về quy trình. Tôi cũng cho rằng dù báo chí có vào cuộc tìm kiếm thông tin, phỏng vấn vặn vẹo ông Bí thư thì sự thật “ông Bí thư không làm sai quy trình”. Với cương vị lãnh đạo một tỉnh, ông Vinh phải thừa biết làm sao cho mọi thứ vào quy chuẩn, cái mà ông gán cho Đảng và Nhà nước như một ngôi sao chiếu mệnh. Và tất nhiên, không chỉ riêng gia đình ông Vinh, rất nhiều trường hợp khi báo chí Việt Nam nêu tên “cha làm lãnh đạo, con được đề bạt” hay “chồng làm lãnh đạo, vợ được bổ nhiệm” đều cũng đúng quy trình.
Tuy nhiên, có một điều tôi xin tha thiết và chân thành góp ý cho quý lãnh đạo, đó là quý vị đang làm việc để dân tin tưởng, hay để đúng quy trình? Mà nói cho cùng, sau rất nhiều trường hợp dư luận dậy sóng về chuyện cha truyền con nối làm quan, quý vị phải nhìn ra một sự thật là không ít người dân đang cười nhạt vào cái quy trình mà quý vị đang dùng để bảo vệ chính quý vị. Triết lý của người làm lãnh đạo không phải là nhìn vào cái quy trình, mà phải nhìn vào lòng tin, sự đồng thuận chính trị, phản ứng của dư luận và hiệu quả của những công việc chung. Ông Vinh và nhiều lãnh đạo khác cũng chỉ bám vào hai chữ quy trình, trong khi cái người ta cần biết: quy trình đó diễn ra cụ thể ra sao? Công trạng của những người được bổ nhiệm? Làm sao ông Vinh yêu cầu dân phải nhìn chuyện 10 người trong nhà làm quan 1 tỉnh là chuyện khách quan, khi ông Vinh chưa đưa ra được những bằng chứng, lý lẽ hay những chi tiết cụ thể thuyết phục những nghi ngờ trong lòng dân ngoài việc phán “đúng quy trình!” Phải chăng quy trình ấy có vấn đề? Quy trình có được công khai rộng rãi không? Quy trình có phần tuyển dụng thông qua thi cử, cạnh tranh công bằng không? (hay chỉ đề xuất và bầu theo kiểu một người một ngựa thế nào cũng về đích trước tiên?) Quy trình là do quý vị lập ra hay nó phản ánh đúng ý nguyện của người dân? Quy trình đó có được cập nhật và phổ biến rộng rãi để đảm bảo tính khách quan, công bằng hay chưa?
Ông Bí thư còn phát biểu “không cảm thấy vui” khi người trong nhà làm lãnh đạo. Tôi thì thấy buồn cười và tự đặt cho ông một câu hỏi: Tại sao người trong nhà được làm lãnh đạo, vì nước vì dân phục vụ tận tụy mà ông không cảm thấy vui? Hãy cứ vui nếu mọi việc ông và người nhà làm được dân tin yêu, dân ủng hộ. Ông Vinh hãy nhìn sang Singapore đi, Lý Quang Diệu làm Thủ tướng và sau đó là con trai Lý Hiển Long cũng được xem là “kế vị”. Nhưng người dân Singapore, hay cả người dân nhiều nước trong đó có cả Việt Nam, có hoài nghi hay bức xúc như chuyện các thành viên trong gia đình ông làm lãnh đạo? Câu trả lời là hầu như không, thưa ông! Bản chất của vấn đề nằm ở chỗ ông Lý Quang Diệu hay ông Lý Hiển Long khi đứng trước dân chúng đều mang về cho người dân sự tin tưởng bởi họ thể hiện được tài năng, sự mạnh mẽ, quyết đoán và nhân hậu của một chính trị gia. Họ cạnh tranh với các ứng viên khác một cách công khai và minh bạch. Họ đưa Singapore đi từ thành công này đến thành công khác trong quá trình họ làm việc. Tôi nhấn mạnh lại, họ luôn đứng trước dân chúng để tâm niệm về việc làm của mình, chứ không phải âm thầm đứng trước bàn thờ tổ tiên của mình, tâm niệm là phải làm những gì tốt nhất cho người dân như ông đã phát biểu trong một bài báo. Lãnh đạo gia đình thì ông có thể đứng trước tổ tiên, nhưng lãnh đạo một tỉnh thì ông phải đứng trước dân chúng để nói chuyện. Điều đó hình như ông chưa hiểu?
Tôi rất hoan nghênh ông đã mạnh dạn phát biểu với báo chí rằng “cá nhân tôi sẵn sàng đối diện và thấy có trách nhiệm phải trả lời rõ để mọi người hiểu.” Nhưng những câu trả lời của ông trên báo chí đến nay dường như chưa nhận được sự đồng cảm từ người dân. Câu chuyện của gia đình ông vẫn trở thành đề tài để nhiều người châm biếm cho hiện tượng cha truyền con nối vốn đang ghì chặt sự đi lên của Việt Nam. Có lúc tôi tự hỏi mình “hay tất cả những hoài nghi của người dân là sai?” Nhưng thú thật, không thể nào chứng minh được dân đã sai, ông Bí thư ạ. Nếu được, xin ông chỉ giáo để tôi và những người dân đang mất niềm tin ngoài kia tường tận.
* Blog của Cao Huy Huân là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Xử lý nợ xấu: Người thương dân và kẻ vong dân


Phạm Chí Dũng
Theo VOA-23.09.2016

Người thương dân
Lấy ngân sách xử lý nợ xấu là lấy của người nghèo chia cho người giàu!” - Tiến sĩ Bùi Trinh thốt lên, vào lúc một số cơ quan chính phủ đang tổ chức một chiến dịch “mồi” trên công luận để rút rỉa bằng được ngân sách nhằm xóa đi những khoản nợ xấu khổng lồ do các ngân hàng thương mại gây ra vào thời “đại loạn”.
Tháng 8/2016, sau hàng loạt thú nhận gián tiếp của giới lãnh đạo Công ty quản lý các tài sản tín dụng (VAMC) về triển vọng vô vọng đối với kết quả xử lý nợ xấu mà đơn vị này đã nhận lãnh trách nhiệm từ năm 2013 và không ít lần khoe khoang, một lần nữa giới tham mưu tài chính cho chính phủ là Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính lại âm thầm bày mưu tính kế “dùng ngân sách để xử lý nợ xấu” - mà về thực chất là “ăn cướp” tiền đóng thuế của nhân dân và của cả những người nghèo, rất nghèo.
Âm mưu trên lộ ra trong Dự thảo kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Mọi việc sẽ tuần tự “đúng quy trình”: Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính được giao soạn thảo đề án nghiên cứu khả năng bố trí nguồn lực ngân sách nhà nước để xử lý một phần nợ xấu, dự kiến sẽ trình Quốc hội thông qua.
Nhưng “rút kinh nghiệm” thời Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Văn Bình, đề xuất sử dụng ngân sách nhà nước để xử lý nợ xấu không được bố trí trong các nội dung chính của dự thảo, mà lại được “giấu” trong phần phụ lục về danh mục chương trình liên quan.
“Không có lý do gì để dùng ngân sách nhà nước xử lý nợ xấu!” - Tiến sĩ Phan Minh Ngọc phản bác quyết liệt.
Theo quan điểm của Tiến sĩ Phan Minh Ngọc, nợ xấu do lỗi của các ngân hàng, người nộp thuế chẳng có tội tình gì mà phải chịu nhìn đồng tiền thuế của mình được tiêu vào những hố đen do người khác tạo ra.
Nhiều ý kiến khác cũng đang quá bức bối trước âm mưu rút rỉa ngân sách và do đó là rút rỉa tiền đóng thuế của dân để xử lý nợ xấu.
Một quan chức hiếm hoi trong Quốc hội thường bày tỏ trách nhiệm là Phó Chủ nhiệm Nguyễn Đức Kiên của Ủy ban Kinh tế Quốc hội một lần nữa khẳng định: khó có thể lấy thêm tiền ngân sách để xử lý nợ xấu trong thời điểm này vì ngân sách còn phải dùng vào nhiều vấn đề khác, và sòng phẳng mà nói thì nợ xấu không phải do lỗi của Nhà nước nên không thể cứ khó là kêu ngân sách.
Những kẻ vong dân
Nhưng ở chiều đối nghịch với lợi ích còm cõi của nhân dân, lại có những chuyên gia cam tâm đứng về các nhóm cá mập tài chính và hô hào “phải dùng tiền ngân sách để xử lý nợ xấu”. Một trong những ý kiến đó là ông Cấn Văn Lực, cố vấn cấp cao Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng BIDV. Tại hội thảo Hoàn thiện thể chế cho sự phát triển bền vững hệ thống ngân hàng Việt Nam diễn ra vào tháng 9/2016, ông Cấn Văn Lực đã cho rằng cần phải có thêm ngân sách để xử lý nợ xấu. Loại ý kiến thiên về nhóm lợi ích này còn “dự toán” cụ thể khoảng 5.000 - 10.000 tỷ đồng từ ngân sách để “mua nợ xấu”.
Vài quan chức Quốc hội cũng phụ họa rằng “kinh nghiệm các nước đều dùng ngân sách để xử lý nợ xấu”.
“Các nước” nào?
Đến lúc này, tư tưởng vong dân đã không còn được che giấu.
Vào cuối năm 2015, trong khi hai nhân vật đại diện cho nhóm lợi ích khổng lồ là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thống đốc Nguyễn Văn Bình cố ép nợ xấu về dưới 3% thì chính báo cáo của Ủy ban Giám sát và Tài chính Quốc gia - một cơ quan phân tích tài chính thuộc chính phủ mà trước đây mang tâm thế khá khép nép - lại cho thấy tỉ lệ nợ xấu thực lên đến 17%.
Trước đó vào tháng Mười năm 2014, ba năm sau khi triển khai đề án xử lý nợ xấu, chính phủ của Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Văn Bình đã đưa kiến nghị “xem xét dành một phần chi ngân sách nhà nước để xử lý nợ xấu của các doanh nghiệp nhà nước” ra Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Nhưng cũng bởi quá chủ quan nên chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã vấp phải một làn sóng phản đối quyết liệt từ đủ mọi thành phần dân chúng và cả trong giới quan chức. Cho tới lúc đó, đa số người dân đều đã nhận ra nợ xấu có bản chất là những chiến dịch kinh doanh cực kỳ phiêu lưu và tham đến mờ mắt của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước vào các lĩnh vực chứng khoán, bất động sản, bảo hiểm trong thời kỳ “đầu cơ vàng” những năm 2006-2007, để sau đó khi các thị trường đầu cơ lao dốc và gần như sụp đổ thì phần lớn các chủ thể đầu tư đều rước họa vào thân.
Không chỉ giới ngân hàng thương mại chìm trong thảm họa nợ xấu, nhiều tập đoàn kinh tế được coi là “quả đấm thép” (từ ngữ của cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng) cũng vướng vòng “lao lý”. Chỉ tính riêng những tập đoàn lớn của nhà nước có tham gia đầu cơ bất động sản và chứng khoán đã mang về số lỗ kinh hoàng, như Tập Đoàn Xăng Dầu Việt Nam (Petrolimex) lỗ 10.000 tỷ đồng, Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam (EVN) lỗ 30.000 tỷ đồng. Nhưng cái kết quả còn tàn nhẫn hơn nhiều là những tập đoàn này, để bù đắp dễ nhất và nhanh nhất số lỗ của mình, đã “móc ngoặc” với giới chủ quản là Bộ Công thương để vận dụng “tham nhũng chính sách”, liên tiếp gây ra các chiến dịch tăng giá điện và xăng dầu trên đầu hàng chục triệu người nghèo.
Phút nói thật hiếm hoi
Trong một cuộc tranh luận trên diễn đàn xử lý nợ xấu, Tiến sĩ Lê Hồng Giang, Công ty Quản lý quỹ TGM tại Australia, nói toạc ra: “VAMC thực chất chỉ là một dạng "thủ thuật kế toán" để đưa nợ xấu ra khỏi bảng cân đối kế toán của các ngân hàng”.
Trong thực tế, nợ xấu bất động sản lại chiếm đến ít nhất 70% tổng nợ xấu lên đến 500.000 tỷ đồng trong khối ngân hàng. Nhưng bản thành tích của VAMC chỉ xử lý trên giấy được khoảng 10% số nợ xấu mua lại từ các ngân hàng thương mại cho thấy triển vọng để khoảng một phần ba khối tổ chức tín dụng “một đi không trở lại” là rất cao trong vài năm tới.
Cho đến nay, toàn bộ 500 hồ sơ chào bán nợ xấu mà VAMC gửi cho các tổ chức tài chính nước ngoài từ năm 2014 vẫn không có hồi âm chính thức. Nếu cả VAMC mà còn không thuyết mị nổi những doanh nghiệp cá mập trong nước “ôm” lại nợ xấu, sẽ chẳng một tập đoàn nước ngoài nào dại dột rước lấy “của nợ Việt Nam.”
Nếu vài năm trước lãnh đạo của VAMC luôn báo cáo rằng VAMC mua nợ xấu bằng “tiền tươi thóc thật”, thì đến năm 2016 mọi chuyện đã hoàn toàn bế tắc khi cũng những quan chức thích cường điệu và ma mị này phải gián tiếp thú nhận rằng từ khi được sinh ra đến nay, VAMC chưa bao giờ mua nợ xấu bằng tiền mặt, và sau đó là “năm 2016 VAMC sẽ chỉ mua nợ xấu rất ít”.
Đến giữa tháng 9/2016, trong một cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội, đã dè dặt lách khỏi tâm thế im ắng quá lâu trước đây để lần đầu tiên thể hiện cách nhìn đong đưa của bà về nợ xấu: “Báo cáo nợ xấu của các tổ chức dưới 3% là chưa chính xác, vì nó vẫn treo ở VAMC”.
Phút nói thật hiếm hoi, quá hiếm hoi trong trường đời những quan chức “vì nước quên thân, vì dân phục vụ”.
Nhưng đã quá muộn để nói thật. Nếu những quan chức như bà Nguyễn Thị Kim Ngân phải tỏ ra bức bối, tiếng chuông báo tử đã vang rền.
Cái chết của nợ xấu và kéo theo một phần lớn nền kinh tế quốc dân đã lồ lộ ngay trước mắt.
* Blog của nhà báo Phạm Chí Dũng là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Cá và người miền núi phía Bắc

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam 
Theo RFA-2016-09-24  
ttvn-630.jpg
Cá sông trở nên đắt đỏ và người miền núi không dễ gì mua nổi.  RFA
Với người dân các tỉnh miền núi Đông Bắc và Tây Bắc, nguồn cá từ biển Quảng Ninh và biển Bắc miền Trung là nguồn hải sản chủ lực. Hầu hết nguồn hải sản các tỉnh Đông Bắc và Tây Bắc đều do thương lái mang từ biển Bắc miền Trung ra bán, một phần nhỏ là nguồn cá từ Quảng Ninh và một phần rất nhỏ là Hải Phòng. Thời gian qua, sau khi biển nhiễm độc do Formosa xả thải, nguồn hải sản các tỉnh này bị khủng hoảng trầm trọng. Sau khi Bộ tài nguyên và môi trường Việt Nam công bố cá biển đã an toàn thì phản ứng của người dân như thế nào? Câu hỏi sẽ được giải quyết bởi các nhận xét của một cán bộ cấp cao tỉnh Lào Cai, một cán bộ cấp cao tỉnh Thái Nguyên và một nữ cán bộ tỉnh Bắc Kạn.

Niềm tin vào công bố của nhà nước?

Cán bộ tỉnh Lào Cai, không muốn nêu tên trong bài viết này, chia sẻ:
Không đáng tin cậy. Truyền thống lâu nay bao giờ họ cũng nói an toàn với những người khác, còn nó ăn cá ở đâu đâu.
- Cán bộ tỉnh Thái Nguyên
“Cá chủ yếu ở Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An đưa lên, dọc tuyến bờ biển miền Trung ra đây. Lúc trước, cái vụ nhà máy cán thép ở Hà Tĩnh làm cá chết nhưng giờ cá đã an toàn, ăn bình thường. Mấy hôm trước, bộ tài nguyên môi trường lên tivi nói cá ăn được rồi, tương đối an toàn, không có vấn đề gì cả.”
Theo ông cán bộ này, cá đã an toàn bởi nhà nước đã công bố tính an toàn của nó. Và một khi nhà nước nói ăn được thì đương nhiên là ăn được. Đặc biệt, ông tin vào kết quả của Bộ Tài nguyên và môi trường. Với ông, cú ở trần tắm biển và tuyên bố biển đã an toàn của ông bộ trưởng Trần Hồng Hà đã giải quyết được mọi thắc mắc của ông và cởi bỏ mọi nghi vấn hay lo sợ của đồng bào miền núi.
Ông cho biết thêm rằng bởi hơn ai hết, ông hiểu được giá trị dinh dưỡng của hải sản đối với đồng bào miền núi, lượng i-ốt và các khoáng chất, đạm, vitamin trong hải sản giúp cải thiện được chất lượng tư duy của đồng bào miền núi đáng kể trong học tập, sống và làm việc theo gương bác Hồ vĩ đại. Và một khi cá trở lại với đồng bào miền núi cũng có nghĩa rằng tấm gương bác Hồ vĩ đại sẽ được khai sáng một lần nữa nơi đây.
Đó là nhận xét của ông cán bộ cấp cao tỉnh Lào Cai, ngược với ông cán bộ này, một cán bộ khác ở tỉnh Thái Nguyên, chia sẻ:
“Không đáng tin cậy. Truyền thống lâu nay bao giờ họ cũng nói an toàn với những người khác, còn nó ăn cá ở đâu đâu. Thứ hai nữa là không có tiêu chí để nói an toàn, ví dụ như ISO hay Châu Âu hay tiêu chuẩn gì chứ. Cái chữ an toàn của nó chỉ là chủ quan, không có căn cứ, đó chỉ là một câu nói. Mà cá khác nước khác nha, ô nhiễm cá khác mà ô nhiễm nước khác, ô nhiễm cá là do ô nhiễm nước gây ra…”
Theo vị cán bộ này, với kinh nghiệm nhiều năm làm việc trong hệ thống nhà nước và đã có không ít kinh nghiệm xương máu trong sinh hoạt đảng, ông khuyên mọi người phải hết sức thận trọng trước những kết quả công bố từ nhà nước. Và ông cũng khuyên mọi người cần phải tỉnh táo trước những lời khuyên của giới cán bộ Cộng sản, cụ thể là các đồng nghiệp, đồng chí của ông.
ttvn-400.jpg
Thuyền đánh bắt gần bờ của ngư dân miền Trung vẫn phơi nắng sau vụ biển nhiễm độc do Formosa xả thải. RFA
Bởi có một chuyện mà người dân cần phải biết và phải tin là hầu hết giới cán bộ Cộng sản đều có kiến thức rất lõm bõm mặc dù bằng cấp, học vị của họ là tiến sĩ hoặc phó tiến sĩ. Thậm chí có người có cả học hàm giáo sư, phó giáo sư nhưng chắc chắn là kiến thức của họ vẫn ở mức ‘bình dân học vụ’. Và đó là một sự thật.
Ông nói thêm rằng còn một sự thật khác cũng đáng suy nghĩ là thường thì giới cán bộ nhà nước Việt Nam nói chung có một thói quen là họ luôn tuyên bố một thứ gì đó an toàn mà họ không bao giờ đụng tới. Ví dụ như nói hải sản an toàn thì họ sẽ không bao giờ ăn hải sản. Nếu có ăn thì họ ăn hải sản của vùng biển khác hoặc quốc gia khác. Nhưng họ vẫn tuyên bố nó an toàn.
Bên cạnh đó, các kết quả về biển của Việt Nam không căn cứ theo bất kì một tiêu chuẩn quốc tế nào, thậm chí cũng không có tiêu chuẩn nào, kết quả công bố hoàn toàn chủ quan, theo vài ba nghiên cứu của một nhóm nhà khoa học nào đó mà ngay cả người trong giới khoa học cũng không biết tới, cán bộ nhà nước thì càng không biết.

Ảnh hưởng đến đời sống ra sao?

Một nữ cán bộ tỉnh Bắc Kạn không muốn nêu tên, chia sẻ:
“Ở đây cũng có bán một ít nhưng không mấy người ăn. Vì lúc trước cá chết đó, giờ có cá nuôi, cá sông. Cá biển thì rẻ, cá sông mới đắt. Như ở đây thì ăn cá hồ, tức là cá nuôi là chủ yếu chứ cá sông như cá bống chẳng hạn, đắt lắm. Trẻ con thì ăn bậy ăn bạ, cha mẹ ăn gì thì ăn theo đó!”
Chị này cho biết thêm là vấn đề lượng thực, thực phẩm của đồng bào miền núi năm nay gặp nhiều khó khăn, bởi lương thực cũng đã cạn khi mùa giáp hạt đi qua, thực phẩm chủ yếu là muối và cá cơm khô để duy trì dinh dưỡng. Nhưng hiện tại, hai loại thực phẩm này không đáng tin cậy, người dân phải chuyển sang dùng cá nuôi.
Ở đây cũng có bán một ít nhưng không mấy người ăn. Vì lúc trước cá chết đó, giờ có cá nuôi, cá sông. Cá biển thì rẻ, cá sông mới đắt.
- Nữ cán bộ tỉnh Bắc Kạn
Những loại cá nuôi như cá rô phi, cá trê lai, cá chép vốn là nguồn thực phẩm nhằm cải thiện dinh dưỡng của đồng bào miền núi. Nhưng cũng theo chị này, nguồn thức ăn Trung Quốc để nuôi cá phát triển nhanh chóng và bán ra thị trường với giá rẻ bèo, tập trung đối tượng mua là đồng bào thiểu số ít tiền, nghèo khổ cũng là một vấn đề đáng suy nghĩ. Bởi thực ra, nguồn cá nuôi cũng nguy hiểm không kém so với nguồn cá biển miền Trung. Cả hai đều nhấm nháp độc tố Trung Quốc trước khi vào bếp của người Việt.
Hiện tại, chỉ có cá sông, cá tự nhiên như cá bống, cá rô đồng, cá quả đồng (tức cá lóc đồng) và một số loài cá khác sống trong sông nước tự nhiên là đáng để tin cậy. Nhưng rất tiếc là các loại cá này có giá tiền rất cao, người có thu nhập trung bình không thể chạm tới được. Đặc biệt là đồng bào miền núi chỉ có thể tự bắt được chăng hay chớ chứ không thể mua về dùng.
Trẻ em miền núi vốn ăn uống không đầy đủ lại càng có dấu hiệu gầy còm hơn trong thời gian nửa năm nay. Theo chị nguyên nhân chính là do nguồn hải sản suy thoái suốt mấy tháng nay. Và tình trạng này vẫn còn kéo dài chưa biết đến bao giờ. Bởi có một thực tế là bà con đồng bào thiểu số đã thấy sợ cá biển và sợ luôn những lời khuyên của đảng, của nhà nước!

Bạo lực không thể là biện pháp “nghiệp vụ” của công an

Mẹ Nấm (Danlambao) - Mọi thứ có lẽ sẽ đã khác nếu năm 2012 Hội nhà báo đừng im lặng. Mọi thứ có lẽ sẽ đã khác nếu khi đồng nghiệp bị đánh các nhà báo đừng ngồi vạch lá tìm sâu, bỉ bôi chê bai hay tìm lý do để cho rằng đồng nghiệp bị đánh là đáng. Mọi thứ có lẽ sẽ đã khác nếu tất cả chọn cách lên tiếng vì thấy người khác bị tấn công bằng bạo lực chứ không phải phân loại chia phe vì tấm thẻ... Bạo lực luôn được công an sử dụng triệt để nếu hôm nay bạn im lặng khi chứng kiến người khác bị đánh. Hãy nhớ điều đó...

*

Liên tiếp trong những ngày cuối tuần qua, tình trạng hai phóng viên bị công an đánh là bản tin xuất hiện trên nhiều mặt báo. Ngày 21/9/2016, phóng viên Đỗ Thanh Hải (báo VTC News) bị một nhóm công an viên của xã Cư Pô (huyện Krông Puk) tấn công thô bạo đến mức nhập viện. Hai ngày sau, sáng 23/9/2016, phóng viên Trần Quang Thế (báo Tuổi Trẻ) bị một nhóm người, trong đó có cán bộ của Đội cảnh sát hình sự CA huyện Đông Anh (Hà Nội), lao vào hành hung. Sử dụng bạo lực liệu đã thành nghiệp vụ của công an trong các tình huống muốn ngăn cấm chụp ảnh quay phim?

Tôi thấy nhiều nhà báo phẫn nộ, tôi thấy Hội nhà báo lên tiếng và mọi người phản ứng gần như lần đầu mới thấy chuyện đó. Rồi tất cả sẽ lại chìm xuồng và im lặng, bởi lời xin lỗi và có lẽ là cả chỉ đạo từ trên nữa.

Chuyện công an đánh nhà báo không còn lạ, bởi năm 2012, trong một cuộc hội thảo với nhiều nhà báo và blogger ở Thái Lan khi nhắc đến tình hình an toàn tác nghiệp ở Việt Nam, đoạn clip được ban tổ chức trình chiếu chính là cảnh quay công an tấn công hai nhà báo Nguyễn Ngọc Năm và Hán Phi Long (Báo VOV) rất thô bạo tại vụ cưỡng chế ở Văn Giang (tỉnh Hưng Yên).

Tôi còn nhớ cả khán phòng im bặt. Anh bạn nhà báo người Myanmar ngồi bên cạnh tôi hỏi thầm thì: nhà báo còn bị như vậy thì các bạn (những bloggers) sẽ như thế nào?

Chúng tôi im lặng xiết tay nhau, mỗi đứa theo đuổi một nỗi lo sợ cho sự an toàn của bạn bè bởi lúc ấy Myanmar còn chưa có tự do báo chí.

Tháng 1/2014, tôi nhìn thấy anh bạn mình xuất hiện trong một cuộc biểu tình cùng hàng chục nhà báo khác để đòi tự do cho một đồng nghiệp bị bắt giam khi đang tham gia điều tra tham nhũng. Vài tháng sau, trong một email ngắn ngủi hỏi thăm tôi, bạn nhắc lại những ngày chúng tôi ngồi bên nhau trong lớp học, nói về những giấc mơ văn minh, về tự do báo chí, về quyền con người, về những giá trị chúng tôi đang theo đuổi và kết thúc: “Quin ơi, tôi luôn nhớ tới bạn, nhớ tới thứ tự do mà chúng ta đang theo đuổi không chỉ dành riêng cho các nhà báo. Mọi thứ chỉ có thể thay đổi khi chấm dứt được tình trạng sử dụng bạo lực tùy tiện với những người đưa tin. Bạn tôi cẩn trọng nhé”.

Tôi luôn nhớ tới lời anh bạn này mỗi khi đọc tin ai đó bị công an đánh vì tác nghiệp, không chỉ là nhà báo, bloggers, mà bất kỳ người dân nào cũng vậy.

Khi sử dụng bạo lực để tấn công người đưa tin trong khu vực không hạn chế quay phim chụp ảnh nhằm ghi nhận thông tin là tội ác.

Mọi thứ có lẽ sẽ đã khác nếu năm 2012 Hội nhà báo đừng im lặng.

Mọi thứ có lẽ sẽ đã khác nếu khi đồng nghiệp bị đánh các nhà báo đừng ngồi vạch lá tìm sâu, bỉ bôi chê bai hay tìm lý do để cho rằng đồng nghiệp bị đánh là đáng.

Mọi thứ có lẽ sẽ đã khác nếu tất cả chọn cách lên tiếng vì thấy người khác bị tấn công bằng bạo lực chứ không phải phân loại chia phe vì tấm thẻ.

Có rất nhiều lời giải thích cho việc công an sử dụng bạo lực với nhà báo và những người dân khác. Trong đó, lý do nghiệp vụ luôn được viện dẫn bằng nhiều mỹ từ khác nhau.

Là một người hoạt động đã từng đối diện với nhiều tình huống bạo lực do công an gây ra, tôi tin rằng họ đã được huấn luyện để đánh đập bất kỳ ai có khả năng ghi hình, lưu giữ những khoảnh khắc sai phạm của họ.

Tôi không thể nào quên những ánh mắt vằn đỏ đầy hung tợn của hàng chục thanh niên bịt mặt đi kèm lực lượng công vụ kèm cặp tôi hay canh gác trước nhà tôi.

Tôi không thể nào quên những cú đánh dằn mặt của họ nhằm cản bước tôi.

Bạo lực luôn được công an sử dụng triệt để nếu hôm nay bạn im lặng khi chứng kiến người khác bị đánh, hãy nhớ điều đó.

Chỉ khi nào có biện pháp chấm dứt việc sử dụng bạo lực như là nghiệp vụ của ngành công an thì khi đó mới không có một ai bị đánh đập khi đang tác nghiệp nữa.

24.09.2016


Những giọt nước mắt rơi trên nỗi đau người đi làm nô lệ

Nguyễn Vĩnh Long Hồ (Danlambao) - Những công nhân XKLĐ sang Malaysia làm việc, họ bị lực lượng bảo vệ, tịch thu hết giấy tờ tùy thân, sống lang thang đầu đường xó chợ, không tiền mua vé máy bay hồi hương, một số người bị cảnh sát Malaysia bắt giam như một tội phạm, một số phụ nữ phải sa chân vào chốn lầu xanh rẻ tiền để sống lây lất qua ngày trên xứ người, nên có một số chị em vướng phải bệnh AIDS chết bỏ thay nơi xứ lạ quê người đã nói lên thảm cảnh địa ngục trần gian, tủi nhục và phẫn hận của người công nhân XKLĐ Việt Nam, thân phận của họ không khác gì thân phận của người Phi Châu bị bán làm nô lệ ở Tân Thế Giới vào thời xa xưa...

*

Vào thế kỷ thứ 15, bọn con buôn Tây Ban Nha bắt cóc người Phi Châu, rồi chở họ đem bán cho Tân Thế Giới làm nô lệ. Người nô lệ da đen bắt đầu vào Hoa Kỳ từ năm 1696. Thảm cảnh người nô lệ da đen kéo dài kiếp sống nông nô trong các đồn điền miền nam Hoa Kỳ là địa ngục trần gian, nó thách thức lương tâm người Mỹ chân chính và họ phải chấp nhận nội chiến để giải quyết vấn nạn của lương tâm.

Vào cuối thập niên của Thế kỷ thứ 19, vua nước Bỉ là “King Leopold II” dùng quân đội đi săn lùng dân bản xứ “Congo” làm nô lệ, cạo mủ cao su hoang dã trong rừng cho đến khi kiệt sức và cứ thế hàng hàng lớp lớp người nằm xuống. Khoảng 10 triệu người đã chết trong rừng núi hoang dã. Ông ta thu được một tài sản khổng lồ trên xương máu của người nô lệ Congo.

Hannah Arendt viết trong cuốn: “The Origins of Totaliarianmism” (Những cội nguồn của chủ nghĩa toàn trị) đưa ra con số phỏng đoán là 12 triệu người Congo đã chết. Khi Mobutu Sese Seko trị vì từ năm 1965-1997, đổi tên nước là Zaire và đòi đất nước trả ơn ông ta là 4 tỷ USD, hơn mấy lần tài sản của vua Bỉ Leopold II vào lúc đó. Bạo chúa Mobutu, gia đình và đám viên chức cận thần trong chính quyền thối nát đã vắt cạn kiệt sinh lực của xứ sở họ còn thê thảm hơn thời kỳ 80 năm dưới chế độ thực dân thuộc địa.

Hình thức buôn nô lệ vào Thế kỷ 21 vẫn còn tồn tại ở nước VNCS dưới hình thức buôn nô lệ kiểu mới, thủ đoạn bóc lột sức người lao động nghèo tinh vi hơn, tàn nhẫn hơn, ĐCSVN gọi đó là “xuất khẩu lao động”. Con người được xuất khẩu ra nước ngoài làm nô lệ không cần phải đông lạnh như con tôm, con cá. Xuất khẩu lao động được ĐCSVN xem là một quốc sách, một “cơ hội vàng” để tập đoàn Mafia CSVN vắt cạn kiệt sinh lực đất nước còn dã man và tàn nhẫn hơn cả vua Bỉ King Leopold II & tập đoàn gia đình trị Mobutu Sese Seko.

Ngày 6/12/2012, dưới sự chủ trì của Phó chủ tịch Hoàng Ngọc Thanh - Tổng Liên đoàn Lao Động VN (TLĐLĐVN) - tổ chức Hội Nghị Tổng kết 4 năm công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục... Mục tiêu của “Đề án 3” do chính phủ giao cho TLĐLĐVN là đến hết năm 2012, phải phấn đấu đạt chỉ tiêu 70% tức 4 triệu công nhân xuất khẩu lao động.

Theo báo cáo của Tổ chức Walk Free Foundation, “The Global Slavery Index 2013” thì Việt Nam có 248.705 người VN được xem là nô lệ. Tổ chức WFF hy vọng việc công bố bản báo cáo nầy sẽ giúp các nước nghèo theo dõi và giải quyết nạn nô lệ thời hiện đại mà tổ chức nầy gọi là một “Tội ác được bao che”. Nô lệ thời hiện đại là hình thức nô lệ kiểu xa xưa, cộng với những thảm cảnh lao động khổ sai để trừ nợ, ép buộc những cuộc hôn nhân, buôn bán trẻ em, buôn người và lao động cưỡng bách.

Theo RFA đưa tin ngày 1/11/2013, tổng số người lao động VN được xuất khẩu đi làm nô lệ ở nước ngoài trong 10 tháng đầu năm 2013 là 70.200 người. Như vậy, con số trên đã gần đạt ngưỡng 80.000 như mục tiêu do ĐCSVN đặt ra. Chỉ riêng trong tháng 10 đã có gần 7.500 lao động được xuất khẩu.

Trong năm 2012, VN đã gởi đi tổng cộng xuất khẩu khoảng 80.000 lao động làm việc tại các thị trường châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Malaysia chiếm đến 70%. Theo Cục Quản lý Lao động nước ngoài, hiện tại có tới 4.500.000người VN bị xuất khẩu đang làm nô lệ ở 100 quốc gia khác nhau. Ngược lại, có khoảng trên 1.000.000 công nhân Tàu khựa sang VN làm lao động chui...

ĐCSVN rất phấn khởi vào WTO, xem như cơ hội bằng vàng cho XKLĐ ồ ạt ra nước ngoài làm nô lệ để kiếm ngoại tệ. Năm 2004, các doanh nghiệp đã xuất khẩu được 67.000 lao động (vượt chỉ tiêu 7.000 người), hàng năm con số tăng dần đến mức độ chóng mặt là 4.500.000 có mặt trên 100 quốc gia khác nhau.

Đối với ĐCSVN, việc xuất khẩu lao động là một hình thức kinh doanh “không cần vốn”, một dịch vụ vô cùng béo bở nên Đảng và Nhà nước CSVN quyết liệt bám chặt lấy để khai thác và bóc lột xương máu mồ hôi và nước mắt của giai cấp công, nông dân Việt Nam trên địa bàn toàn quốc một cách khốc liệt. Thủ đoạn gian ác của bọn đầu gấu lãnh đạo ĐCSVN còn xảo quyệt và tinh vi hơn gắp mấy lần Vua Bỉ Leopold II và bạo chúa Mobutu. Xương máu của người nghèo khổ VN đang bị vắt cạn kiệt dưới ba tầng áp bức và bóc lột dưới chế độ CSVN.

Bởi chế độ độc tài toàn trị bất lực vì quốc nạn tham nhũng hết thuốc chữa, không còn khả năng lãnh đạo trong việc quản trị đất nước, không tạo nỗi công ăn việc làm cho người dân trong nước, nên người nghèo nào cũng muốn bán sức lao động làm việc cho các công ty hãng xưởng nước ngoài và đều phải miễn cưởng chịu chi một khoảng tiền hối lộ cho các cơ quan chính quyền liên hệ và bọn môi giới, bọn cò mồi mới giành được một chỗ bán thân, tình nguyện đi làm nô lệ xứ người.

Cục Quản lý Lao Động với nước ngoài trực thuộc Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội chuyên lo dịch vụ XKLĐ. Ngoài ra, một nghiệp vụ XKLĐ của QĐNDVN cũng rất quan trọng, nó trực thuộc Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc Phòng. Bạo quyền CSVN là bọn “ngồi mát ăn bát vàng” vừa ăn hối lộ, vừa thâu lợi nhuận từ các hợp đồng XKLĐ với các đối tác nước ngoài, vừa ăn chận đô la của người XKLĐ từ nước ngoài gởi về.

Các công ty nước ngoài thuê mướn XKLĐ phải trả 40% cho nhà nước CSVN và 10% cho công ty môi giới. Thí dụ: Mức lương của một người XKLĐ tại Hàn Quốc là 600 USD/tháng. Sau khi trừ hết chi phí, phần còn lại là 300 USD. Trung bình một người công nhân lao động muốn bán thân làm nô lệ cho các công ty nước ngoài, họ phải làm việc ít nhất 2 năm mới trả hết số nợ vay lúc ban đầu, năm thứ ba mới có lợi nhuận thì hợp đồng sắp hết hạn.

Hiện nay, Đảng & Nhà nước CSVN mở hết công suất hệ thống tuyên truyền, cơ quan tín dụng khuyến khích và động viên công nhân & nông dân nghèo vay tiền để làm thủ tục đi XKLĐ, làm bùng lên phong trào cực kỳ quy mô, săn lùng người lao động trong tình trạng thất nghiệp, không có công ăn việc làm, còn nông dân bị bọn cường hào ác bá địa phương cướp hết điền sản nên không còn đất cày. Chiến dịch săn lùng XKLĐ được phát triển rầm rộ như hiện nay, còn hơn cả thời bọn thực dân Tây Ban Nha săn đuổi người nô lệ da đen vào thế kỷ 15 & 16 để bán qua Tân Thế Giới.

Tính đến cuối năm 2012, trên toàn quốc đã thành lập “40 Tổ Tư vấn Pháp Luật”, có “154 doanh nghiệp” nhà nước chuyên làm dịch vụ XKLĐ và mạng lưới có trên“1.000 chi nhánh” hoạt động trên 45 tỉnh, thành phố... kinh doanh trên xương máu, mồ hôi và nước mắt của những người cùng khổ một cách tàn nhẫn.

Trong 4 năm qua (2009-2012), Tổng LĐLĐVN hỗ trợ kinh phí thành lập 40 tổ Tư vấn Pháp luật tại một số địa phương có đông công nhân lao động nghèo, sống trong các khu công nhân, khu cư xá ổ chuột... các tổ tư vấn lao động này phối hợp với công nhân tự quản khu nhà trọ để tuyên truyền pháp luật và quyền lợi cho công nhân vào giờ tan ca, giờ nghỉ trưa hoặc tại khu nhà trọ... điều quan trọng là cán bộ tư vấn pháp luật, vận động chủ nhân các hãng xưởng, cho họ tiếp xúc với giới công nhân lao động ngay tại cơ sở sản xuất. Qua đó, lựa chọn thời điểm thích hợp để tập hợp các công nhân lao động để giải thích chính sách XKLĐ của Nhà nước và giải đáp những thắc mắc nếu có.

Một trong những hoạt động tuyên truyền phổ biến của Tổng LĐLĐVN là hướng dẫn thành lập các tổ “công nhân tự quản”. Tính đến năm 2012, theo thống kê chưa đầy đủ, cả nước có trên 3.000 tổ công nhân tự quản đang hoạt động. Riêng tại Sài Gòn có trên 2.400 tổ. Thông qua các tổ công nhân tự quản, khu nhà trọ, phối hợp với công an khu vực, các ngành nghề tổ chức, các hoạt động tuyên truyền pháp luật cho công nhân XKLĐ tại các địa phương có đông công nhân lao động.

Công nhân XKLĐ đi làm nô lệ xứ người bị ngược đãi tàn tệ:

Chính những người XKLĐ này là nhân chứng, chứng kiến cảnh bị đày ải như nô lệ của nhau và đã được bày tỏ để cảnh báo những người nào muốn bán thân đi làm nô lệ xứ người. Sau đây chỉ là những trường hợp điển hình.

Nam Hàn:

Các công ty Nam Hàn chỉ sử dụng công dân VN vào các ngành hóa chất độc hại để bảo vệ sức khỏe cho công nhân bản xứ. Ngành công nghiệp đó gọi là 3D:“Difficult - Dirty - Dangerous” (khó khăn- dơ bẩn - nguy hiểm). Cực nhọc và nhục nhã nhất là làm phu trên các tàu đánh cá của họ. Họ phải làm quần quật liên tục từ 24 tới 36 tiếng và chỉ nghỉ được 4 tới 5 tiếng. Nếu làm việc liên tục 48 tiếng thì được nghỉ 6 tiếng. Khủng khiếp nhất là làm việc từ 13 tới 16 tiếng liên tục trong các hầm nước đá lạnh dưới -60 độ âm. Có người chịu không nổi phải sặc máu mũi, máu họng trào ra tại hầm nước đá. Ngoài ra, các tên “cọp rằn” dữ dằn như cọp, lúc nào cũng lăm le gậy sắt, sẵn sàng đập, quất vào những người nô lệ Việt Nam không thương xót.

Chắc hẳn chúng ta chưa quên vụ chủ hảng may “Darwoosa” của Đại Hàn trên đảo Samoa trước đây đã bị chánh phủ Hoa Kỳ bỏ tù vì quịt lương của 250 thợ VN và đánh đập, giam giữ trái phép, bớt khẩu phần ăn và chỗ ở cho công nhân VN theo tiêu chuẩn súc vật.

Mã Lai:

Vô địch man rợ nhất, có lẽ thuộc về công ty Yikon Jenellry Industry ở Malaysia. Trong lúc đang làm việc, 3 nữ công nhân VN tên Nguyễn Thị Sữa, Trần Thị Điểm và Hồ Ngọc Dương bị một nhóm người quản lý của Yikon gọi lên phòng làm việc. Sau đó dùng hành động bạo lực, túm tóc lôi kéo, đánh vào mặt, đạp vào ngực bụng, có người bị đánh đến ngất xỉu rồi mới gọi cảnh sát tới áp giải, đưa ra sân bay trục xuất về VN, mà trên người chỉ có một bộ đồ công nhân đang mặc mà thôi. Lý do, họ chỉ yêu cầu tăng thêm giờ để bảo đảm thu nhập mà họ bị ép vào tội đình công.

Không thấy công ty XKLĐ tên Sovilaco (Quận 3) giải quyết quyền lợi và sứ quán VN tại Malaysia không dám lên tiếng phản đối để giúp công nhân XKLĐ khiếu nại chủ hãng Yikon. Vô trách nhiệm đến thế là cùng vì tiền thầy đã bỏ túi, còn sống chết mặc bây!

Hiện nay, có khoảng trên 120.000 công nhân XKLĐ Việt Nam đang lao động theo hợp đồng tại xứ sở man rợ này. Ngay khi đặt chân tới phi trường, mọi giấy tờ tùy thân của họ đều bị tịch thu; vì vậy, trong thời gian làm việc, nhiều công nhân VN bị chủ nhân Mã Lai tha hồ đánh đập họ tàn nhẫn như súc vật, bỏ đói, khủng bố tinh thần, sách nhiễu tình dục. Ngoài ra, giới chủ nhân còn khất nợ, cuối cùng quịt nợ bằng cách sa thải họ không có lý do, rồi mới báo cho cảnh sát. Theo luật tại Malaysia, các công nhân không có giấy tờ tùy thân sẽ thành những người cư trú bất hợp pháp và sẽ bị trục xuất trong 24 giờ nên họ không cách nào khiếu kiện bọn chủ nhân mọi rợ để đòi lương.

Tờ The Star của Malaysia số ra tháng 3/2 đưa tin về thảm cảnh của 42 người phụ nữ XKLĐ Việt Nam, sống tại thành phố George Town, bán đảo Penang, Malaysia. Họ sống trong một căn hộ 4 phòng, mỗi phòng chỉ đủ chỗ cho 5 người và tất cả chỉ có một chỗ đi vệ sinh duy nhất. Họ từ VN sang Malaysia lao động nhưng đang không có việc làm, không có tiền gởi về nhà trả nợ và giúp gia đình trong khi hộ chiếu đã hết hạn.

Đây không phải là lần đầu tiên báo chí nói về cuộc sống bi kịch của công nhân XKLĐ Việt Nam ở Malaysia. Nếu tiếp tục ở lại thì phải đối diện với muôn vàn khó khăn, nhất là trong hoàn cảnh cư trú bất hợp pháp mà muốn trở về nước càng khổ nhục hơn vì nợ nần chưa trả, nên họ phải nhắm mắt buông xuôi với kiếp sống phiêu bạc giang hồ. Nữ công nhân XKLĐ Việt Nam phải làm nghề mại dâm rẻ tiền để mưu sinh, đó là nghề rất phổ biến ở Malaysia.

Một Đại biểu Quốc hội chất vấn Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội vô cảm. Nguyễn Thanh Hòa, Thứ trưởng bộ nầy tiết lộ từ năm 2004 đến nay có khoảng 400 ca đột tử, trung bình cứ 6 người thì có 1 người XKLĐ chết. Ông cho biết: “Hiện nay có khoảng 120.000 người XKLĐ đang làm việc tại Malaysia, nguyên nhân chất lượng khám sức khỏe kém, không quen với nếp sống đô thị hiện đại, tác phong làm việc công nghiệp nên thường xảy ra tai nạn lao động, tai nạn giao thông? Tất cả đều chối bỏ sự thật là công nhân XKLĐ bị ngược đãi, hành hạ và làm việc quá sức lao động, bằng chứng là có người bị đột tử trong nhà vệ sinh.

Đài Loan:

Các hãng Đài Loan đối xử với công nhân XKLĐ Việt Nam tàn nhẫn không thua Đại Hàn và Malaysia. Hãng Bi - Shiang Enterprise tại làng Sha-Kun, thành phố Hsinchu chuyên sản xuất xe lăn bán sang Canada & Pháp. Ngoài công nhân địa phương, họ mướn thêm 18 nữ công nhân XKLĐ Việt Nam. Theo sự tố cáo của Linh mục Peter Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc Hope Worker’s Center tại Chungli: Các nữ công nhân VN bị cấm ra khỏi hãng sau giờ làm việc, ngày nghỉ không được thăm viếng bạn bè.

Theo luật lao động, công nhân được cung cấp chỗ ở và thức ăn miễn phí, nhưng bọn chủ nhân tự động trừ tiền mua thực phẩm mỗi tháng 2.500 Đài tệ. Hãng chỉ trả lương công nhân 3 tháng/ một lần; thay vì phải trả hàng tháng theo đúng luật. Mỗi cô thợ VN đã bị chủ hãng bắt buộc phải hầu bàn cho các công nhân Đài Loan như bọn đầy tớ hầu hạ bọn quí tộc Đài Loan thời phong kiến.

Vào tháng 2/2005, chính quyền Costa Rica cho biết 6 thủy thủ người VN trong một tàu cá Đài Loan đến cảng Puntarenas đã bỏ trốn khỏi tàu. Họ đã tố giác rằng, họ đã bị tên thuyền trưởng Đài Loan ngược đãi, đánh đập, tra tấn dã man và nhờ chánh quyền sở tại bảo vệ an ninh cho họ. Chỉ huy trưởng sở tại là Luis Diego Solano cho biết, không ai muốn ở lại Costa Rica mà muốn trở về VN. Điều kiện sống và làm việc trên các tàu cá Đài Loan nổi tiếng là tàn tệ, năm nào cũng có những thủy thủ trên tàu đánh cá nổi loạn, cướp tàu, thậm chí giết cả thuyền phó, như vụ xảy ra năm 2002 trên chiếc “Full Means 2” ngoài khơi biển Hawaii.

Ngày 5/10/2009, các thủy thủ VN nổi loạn trên tàu cá Đài Loan tại Nam Phi, đã dùng dao uy hiếp thuyền trưởng và sau đó bị cảnh sát Nam Phi bắt giữ. Cảnh sát Nam Phi ghi nhận rằng, họ làm như vậy vì họ đã bị tên thuyền trưởng Đài Loan đánh đập họ vô cùng dã man trong nhiều tháng liền trên biển. 10 người trên tàu Balena đã trói thuyền trưởng và tấn công thuyền phó ngoài khơi biển Nam Phi. Các thủy thủ VN đã hành động trong cơn tuyệt vọng sau nhiều tháng bị thuyền trưởng người Đài Loan đánh đập và ngược đãi tàn tệ. Sự kiện đã xảy ra vào tháng 8/2013, có 4 thuyền viên XKLĐ Việt Nam tố cáo họ bị hành hạ như nô lệ và phải trốn khỏi tàu cá Hsieh Ta của Đài Loan ở vùng biển của Pháp và đã về tới VN vào tối 12/8/2013.

Theo tin của Vietnamese Missionaries in Taiwan, thân phận của các thiếu nữ XKLĐ sang Đài Loan làm công việc nội trợ (domestic helpers) hoặc giúp đỡ người già, bệnh nhân, các cô được gọi là “osin” thân phận đày tớ không hơn gì thân phận nô lệ, thật khốn khổ và nhục nhã, có khi còn bị sách nhiễu tình dục. Các cô phải làm việc quần quật từ 2, 3 giờ sáng đến 10 giờ đêm cực như một con chó... ăn phải ăn sau chủ nhà, thường là loại “cơm thừa canh cặn” của gia đình nhà thải ra, dành cho người “osin” và cho chó ăn.

Số phận của người công nhân XKLĐ tại Đài Loan hoàn toàn lệ thuộc quyền sinh sát của người chủ của mình vì trong hợp đồng XKLĐ có khoảng ghi là: “Người công nhân hoàn toàn do chủ xử lý và sử dụng”. Nói trắng ra, đây là hình thức “bán đứng dân XKLĐ làm nô lệ cho ngoại nhân”, sống chết mặc bây của ĐCSVN. Người công nhân XKLĐ không có quyền đòi hỏi bất cứ điều gì, kể cả quyền xin chủ nhân đối xử với họ như một con người chớ không phải súc vật...

Saudi Arabia:

Ngày 1/1/2015, chị Vinh về tới Việt Nam. Chị Vinh kể: “Lúc sang làm việc cho chủ thứ hai, chị đã phải làm cả việc nhà của mẹ bà chủ, buộc phải dọn dẹp liên tục, ngày chỉ được ngủ 3-4 tiếng. Nếu mệt quá ngồi nghỉ thì bị gọi chửi, có người bị chủ nhổ nước bọt lên đầu. Ăn chỉ có ăn cơm với ớt, không có thịt, có lúc phải nhặt xương trong thùng rác lên ăn. Không chịu nổi cảnh đời làm nô lệ, chị đòi về nước thì bị chủ nhốt trong phòng một tuần liền, không cho ăn uống. Chị Vinh còn bị chủ nhà cùng mấy người đánh đập, bỏ sỏi vào miệng, lấy lửa bật đốt trước mặt...”

Khi bị họ đánh đập tàn nhẫn, em gọi điện về cho chị Trang (Cty Vĩnh Cát). Chị Trang nói: “Muốn trở về nước phải nộp 58 triệu đồng,” em không chịu, chị ta nói:“Thế thì đừng làm phiền chị ấy nữa!” Thế rồi, công văn số 259 ngày 10/12/2014 của Cty Vĩnh Cát cho rằng: “Chị Vinh muốn về nước, nhưng không muốn bồi thường, nên đã giở các chiêu trò, thủ đoạn... vu cáo chủ ngược đãi là không đúng”. Sau cùng, chị Vinh khẩn thiết đề nghị cơ quan chức năng kịp thời giải cứu nhiều nữ XKLĐ bị kẹt tại Saudi Arabia do không thể chịu đựng được cảnh bị ngược đãi, nhưng không thể về nước vì gia đình quá nghèo không có tiền nộp phạt cho Cty XKLĐ Vĩnh Cát.

Jordan:

Cuối tháng 2/2008, có một số nữ công nhân VN được XKLĐ sang Jordan bị đánh đập tàn tệ. Gần 200 công nhân VN được một hãng may mặc Đài Loan tên W&D Apparel qua môi giới ở VN đã được đưa sang ngoại ô Amman, thủ đô Jordan, với lời hứa sẽ trả 220 Mỹ kim/ tháng. Nhưng khi tới nơi, các công nhân XKLĐ bị tịch thu hết cả giấy tờ tùy thân, phải lao động 16 tiếng một ngày, chỉ được trả từ 80 - 150 USD/ tháng. Đa số các công nhân XKLĐ đình công, chủ nhân người Đài Loan xua nhân viên bảo vệ với sự hổ trợ của cảnh sát sở tại hành hung dã man, kể cả những người đang nằm trên giường bệnh, có người bị chúng nắm đầu quật vào thành giường đến bất tỉnh.

Nô Lệ Tình Dục:

Mới đây, mụ tú bà Trần thị Mỹ Phương và chồng là Tsai Hsein, người Đài Loan đã khai trước vành móng ngựa đã bán 126 cô gái VN sang Mã Lai với giá 1.800 USDmột cô. Tại tỉnh Hà Tây, một cặp uyên ương buôn người tên Trần Thị Tình và Phạm Thế Dân đã khai bán phụ nữ VN sang Hoa Lục với giá bèo 1 triệu đồng (50 USD) mỗi cô gái. Và số cô dâu VN tại Hoa Lục ước tính hàng trăm ngàn người. Trong số nầy, có không ít đã vào lò “mổ nội tạng” của bọn kinh doanh đẫm máu trên xác người.

Tờ báo Apple Daily Taiwan đưa tin: “Một cô dâu VN tên Tuân, 20 tuổi đã bị người chồng độc ác đâm kim vào các đầu ngón tay, rồi nhúng vào nước muối. Cô bị hắn lấy ná thung bắn vào mí mắt, đập bằng gậy và lấy dao cứa chằng chịt vào lưng. Theo hồ sơ của tòa án, hung thủ tên Liu Cheng Chi, 39 tuổi và tòng phạm cũng là vợ của y (giả ly dị) tên Lin Li Ju, vì muốn có con trai nên cho Liu về VN cưới vợ.

Khi cô Tuân sang Đài Loan mới vỡ lẽ, họ vẫn sống chung với nhau thì cuộc hành hạ bắt đầu. Ngoài chuyện bị đánh đập dã man, cô Tuân còn bị bỏ đói, một ngày chỉ ăn được một bữa cơm. Sau nửa năm bị cực hình tra tấn đủ mọi kiểu, cô chỉ còn 20 kg da bọc xương. Lin sợ cô chết nên chở cô bỏ giữa đường. Cô Tuân đã lết tới một tiệm ăn gần đó để xin ăn và may mắn được cảnh sát sở tại chở vào nhà thương cứu cấp.”

Tính đến năm 2006, tại Đài Loan có trên 100.000 cô dâu VN và công nhân XKLĐ, so với năm 1999 chỉ có 21 người. Hầu hết cô dâu VN là người ĐBSCL. Ê chề nhất là cảnh “chợ người”, các cô gái công nhân XKLĐ Việt Nam bất hạnh bị bày bán công khai, người ta tranh nhau trả giá, rồi thì các cô bị lôi kéo, xô đẩy, sỉ vả, khinh bỉ, nhưng các cô cắn răng chịu đựng vì các công ty môi giới XKLĐ của VN, họ chỉ cần thâu được lợi nhuận là họ phủi tay, họ bất cần thân phận người XKLĐ ra nước ngoài làm việc, sống chết mặc bây, không có ai bảo vệ họ.

Người nữ công nhân XKLĐ bị bày bán như một món hàng người nô lệ. Nhiều trường hợp mua vợ để thỏa mãn thú tính như trường hợp cô PTT, 28 tuổi, quê ở Nghệ An, trong một tháng phải đi làm thuê cho 8 ông chủ. Chị bị luân phiên hãm hiếp mà không dám khai báo vì công ty môi giới giữ hộ chiếu và giấy tờ tùy thân của chị. Họ còn hù dọa sẽ trục xuất cô về VN. Nhiều công ty môi giới ở Việt Nam đã móc ngoặc với những công ty môi giới bên Đài Loan để họ tha hồ bóc lột sức lao động của công nhân XKLĐ Việt Nam và bảo đảm không bị thưa gởi hay phản đối vì tiền vé máy bay, tiền nghĩa vụ, thủ tục lót đường lên đến vài ngàn đô la, nên khi họ gặp những chuyện áp bức, họ cũng không dám lên tiếng.

Cô dâu Việt Nam “for sale”:

Nhóm nghiên cứu thực trạng hôn nhân Đài Loan của viện Khoa Học Xã Hội tại Sài Gòn cho biết: “Qua cuộc phỏng vấn trực tiếp 200 cô gái từ 18 tới 21 tuổi, đang lập thủ tục lấy chồng Đài Loan, cho thấy 40% cô dâu VN chỉ học hết lớp 1 (có tới 8% mù chữ), còn lại học hết cấp II. Trên 63% cô dâu VN do môi giới qua đường dây “CÒ”. Số tiền gia đình mỗi cô dâu nhận được sau khi cưới khoảng 500 - 1000 Mỹ kim. Thời gian cô dâu VN gặp chú rể Đài Loan chỉ trong vòng 1 tuần tới 3 tháng là cùng. Các chú rể Đài Loan ngang nhiên mua “cô dâu VN” một cách công khai, rồi đem về Đài Loan để biến cô dâu thành “nô lệ tình dục” cho cả gia đình nhà họ, xài chán chê rồi bán cho lầu xanh ở Cao Hùng hay Đài Bắc, có khi bán cho các lò mổ nội tạng, chẳng những họ lấy được vốn mà còn được lãi “nhất bản vạn lợi”.

Triển lãm cô dâu VN ngay giữa hội chợ Singapore:

Chắc hẳn chúng ta chưa quên được sự kiện vào ngày 16/3/2005 có cuộc triển lãm cô dâu VN ngay giữa Hội chợ Singapore làm cho các hội tranh đấu nữ quyền trên thế giới hết sức bất mãn, khi nhìn thấy những người con gái VN bị đem ra làm những mối hàng bày bán như “thú vật” tại một hội chợ ở Singapore để quảng cáo cho chương trình đi VN lấy vợ ở quốc gia nầy.

Gian hàng có bày hàng 3 cô gái VN mang tên “Trung tâm hôn nhân trái tim hạnh phúc”. Tại đây, có người đứng phân phát truyền đơn quảng cáo những dịch vụ như“Lấy vợ VN ngay tại chỗ với giá 9.000 đô la Singapore” hay dịch vụ sang trọng hơn lên đến 13.000 đô la Singapore. Bà Breama - Chủ tịch Hiệp hội Bảo vệ Nhân phẩm Phụ nữ tại Singapore - nói rằng: “Đây là một hành động không thể chấp nhận được,” bà kêu gọi. “Chính phủ Singapore phải có những biện pháp cụ thể để ngăn chận những việc này tái diễn và cho rằng, đây không khác gì như tình trạng buôn người mà thôi.

Người Tàu mua phụ nữ VN làm nô lệ tình dục và lấy nội tạng:

Theo bản tin Tân Hoa Xã, ngày 20/8, thông báo họ đang tiến hành điều tra vụ rất đông các cô gái VN trong khu làng thuộc huyện miền núi Song Phong trong tỉnh Hồ Nam bên Tàu bị mất tích. Gần đây, báo chí VN cũng đã nhiều lần đăng tin về những vụ lừa đảo thiếu nữ VN nhẹ dạ bán sang Hoa Lục làm gái mãi dâm hoặc làm cô dâu, nhưng họ tránh né không muốn đề cập đế một thực tế ghê rợn là họ bị đánh cấp nội tạng đem bán.

Buôn bán “thận” là một nghề đang nở rộ và cực kỳ béo bở ở Đại Lục. Nguồn cung cấp nội tạng từ học viên Pháp Luân Công, tù hình sự, người vô gia cư và đặc biệt Việt Nam hiện nay là nguồn cấp nội tạng vô tận cho các bệnh viện chuyên mổ lấy nội tạng ở Đại Lục. Tính theo thời giá hiện nay, mua một cô dâu VN giá di động từ 1.000 - 2.000 USD là cùng, còn giá trẻ em từ 500 - 1500 USD. Đem họ về Đại Lục, bán lại cho các lò mổ nội tạng sẽ có thu nhập từ 80.000 - 100.000 USDcho 2 quả thận, đó là chưa kể những bộ phận khác như tim, gan sẽ được giá cao hơn. Hầu hết các dịch vụ mua buôn người đều diễn ra tại các tỉnh vùng biên giới phía bắc như: Hà Giang, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng... với sự tiếp tay của chính quyền địa phương.

Ngàn giọt nước mắt rơi trên nỗi đau Dân Tộc:

Hình ảnh một cảnh sát Campuchia đang áp giải một bé gái VN 11 tuổi đời ra khỏi một động mãi dâm tại “khu đèn đỏ” Tuol Kork, Nam Vang. Có 6 bé gái VN từ 11 - 13 tuổi đã được cứu ra khỏi khu nhà thổ nầy. Các em đều bị chở sang đây qua ngã Tây Ninh hoặc Châu Đốc do các đường dây buôn người ở Việt Nam vận chuyển.

Tại khu đèn đỏ Svay Pak, cảnh sát Campuchia cứu thoát được ít nhất 36 em bé VN bị cưỡng bách bán dâm, nhỏ tuổi nhất dưới 10 tuổi đời. Quận ven đô có 5,6 nhà chứa ở các đường hẻm trong khu ổ chuột. Ông Khut Sopheang (công tố viên địa phương) nói: “22 người có vẻ trẻ hơn 10 tuổi, trong nhà chứa khác có 9 đứa trẻ gái từ 6 - 9 tuổi. Vài bé gái khác có lẽ chỉ mới 5 tuổi. Các em khóc khi chúng tôi tìm thấy các cháu,” ông nói. “Có tới 70% gái mãi dâm ở Campuchia đều là trẻ em VN, phần đông đến từ vùng ĐBSCL.”

Tại khu đèn đỏ ở Toul Kork hay Svay Pak, nơi nào cũng giống nhau. Hình ảnh những em bé gái VN thật đáng thương, tuổi đời chừng 5 tới 7 tuổi, thân mình mãnh mai yếu đuối, đứng chen chúc sau một khe hở của căn phòng dưới ánh đèn điện mờ mờ ảo ảo. Các em đang chờ cha, chờ mẹ, chờ chị, chờ anh tới đón các em về nhà? Không, không có một ai cho các em chờ đợi cả! Chỉ có những con yêu râu xanh rước các em đi vào địa ngục, các em sẽ bị chúng hành hạ thân xác đau đớn tột cùng, những cơn đau banh da xé thịt khi các em bị chúng phá hoại trinh tiết, các em nhỏ xấu số đáng thương phải tiếp khách từ 15 tới 20 lần một ngày. Còn nỗi đau đớn nào dành cho các em bé VN đáng tội nghiệp kia?

Kết luận:

Đài VOA đưa tin ngày 20/6/2013, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ công bố: “VN là điểm xuất phát của nhiều công nhân XKLĐ sang nhiều quốc gia trên thế giới như Đài Loan, Malaysia, Hàn Quốc... và nhiều người trong số đó phải làm việc như nô lệ khổ sai”.

Theo báo cáo “Phúc trình thường niên về nạn buôn người”, nhiều công ty XKLĐ ở Việt Nam mà đa phần có liên hệ tới các “tập đoàn nhà nước”, cùng với các công ty trái phép đã lấy tiền môi giới đi XKLĐ ở nước ngoài với giá quá cao, khiến các công nhân vướng vào cảnh nợ nần chồng chất thuộc loại cao nhất trong các công nhân XKLĐ châu Á, nên họ buộc phải lao động khổ sai trong điều kiện rất tồi tệ để có tiền gởi về Việt Nam chỉ đủ để trả nợ.

Anh Trần Ngọc Sơn, một công nhân XKLĐ ở Nam Hàn cho biết: “Có nhiều công nhân XKLĐ phải bỏ ra rất nhiều tiền, quá nhiều so với quy định nhà nước,” anh nói. “Một số người nhà có điều kiện, họ không phải vay mượn. Nhưng, đối với một số gia đình nghèo, không đủ chi phí trang trải, họ phải đi vay nặng lãi. Một số người đi theo các đường dây đưa người ra nước ngoài thì họ phải chạy chọt này nọ.”

Phúc trình còn cho biết, nhiều công ty tuyển dụng VN chỉ cho phép người công nhân XKLĐ, đọc các hợp đồng ngay trước khi lên đường đi làm việc ở nước ngoài và buộc một số công nhân phải ký vào các hợp đồng viết bằng một thứ ngôn ngữ mà họ không thể hiểu được, trong đó có điều khoản chết người như: “Người công nhân hoàn toàn do chủ xử lý và sử dụng” điều nầy có nghĩa người công nhân XKLĐ thuộc quyền sinh sát của giới chủ nhân và không được một ai trợ giúp khi xảy ra các tình huống bất ngờ như vậy.

Theo báo cáo của Trafficking in Person ngày 15/7/2013, một trong những vấn đề là các công ty XKLĐ và lực lượng cò mồi trung gian thường xuyên thu phí quá cao so với quy định của pháp luật và công nhân XKLĐ của các nước khác ở châu Á, khiến họ rơi vào cảnh nợ nần trong nhiều năm. Phần lớn trong số công nhân XKLĐ này muốn trở về VN sớm, thường thì 1 hoặc 2 năm và họ không có đủ tiền để trả nợ. Ngoài ra, các nạn nhân XKLĐ thường bị tịch thu hết các giấy tờ tùy thân, hộ chiếu hoặc thường xuyên bị lực lượng môi giới dọa trục xuất họ, để buộc họ làm việc trong điều kiện tồi tệ với mức lương thấp hoặc không trả lương.

Cũng theo báo cáo nầy, rất nhiều công nhân trong số nầy trở thành nạn nhân buôn người bị hệ thống “cò mồi” vô lương tâm hay các ông chủ buộc họ phải làm công việc ngoài thỏa thuận ban đầu trong điều kiện bị bóc lột vô cùng. Nhiều công nhân buộc phải đóng tiền tuyển dụng lên tới 7.700 USD, khoản nợ nầy rất lớn đối với họ.

Itar-Tass ngày 10/7/2013, đưa tin: Cơ quan di trú Liên Bang Nga và cảnh sát đã đột kích một khu công nghiệp ở phía đông Matxcova, bắt giữ 250 người VN cư trú bất hợp pháp. Hồi đầu tháng 5, RIA Novosti cũng trích nguồn tin cảnh sát Nga, nói đã bắt giữ khoảng 500 người VN nhập cư trái phép, đang làm việc bất hợp pháp tại một xưởng may áo khoác ở làng Malakhovka, Matxcova. Trước đó không lâu, vụ 15 thiếu nữ VN bị lường gạt sang Nga với những lời hứa hẹn việc làm, nhưng thực tế bị đẩy vào ổ mại dâm của tú bà Thúy An, cũng được báo giới đưa tin. Năm 2012, có hơn 100 công nhân XKLĐ Việt Nam nghề may mặc đưa sang Nga và bị ép làm việc như nô lệ cho đến khi cơ quan di trú Nga giải cứu và đưa họ về nước.

XKLĐ là một dịch vụ kiếm ăn không cần vốn rất béo bở nên Đảng & Nhà nước CSVN và Bộ LĐ-TB-XH và 154 doanh nghiệp nhà nước của chế độ giữ chặt lấy cơ hội vàng để bóc lột tham nhũng thả giàn, ngồi mát ăn bát vàng làm giàu trên xương máu, mồ hôi, nước mắt của những công nông dân nghèo lại tàn mạt thêm. Ngoài các khoản chi phí tổng nộp cho nhà nước để giành một chỗ bán thân đi làm nô lệ để cho ngoại nhân chà đạp nhân phẩm mà còn phải hối lộ cho bọn môi giới và bọn cò mồi vô lương tâm.

Xin đồng bào trong nước sớm tỉnh táo từ bỏ ý định XKLĐ. Hãy nhìn những thảm cảnh của những người công nhân XKLĐ Việt Nam bị bọn chủ nhân nước ngoài ngược đãi, lao động khổ sai, đánh đập, bỏ đói, không trả lương hoặc trả thấp đủ sống cầm hơi để đủ sức lao động khổ sai cho chúng mà không có một ai can thiệp, bênh vực quyền lợi cho họ, vì Đảng & Nhà nước CSVN đã đem con bỏ chợ, sống chết mặc bây vì tiền thầy đã bỏ túi. Đừng trông mong gì các tòa Đại sứ hoặc Tổng Lãnh Sự hay Lãnh Sự Quán Việt Nam ở hải ngoại can thiệp vì họ đã nhận chỉ thị của ĐCSVN ngậm miệng ăn tiền.

Hãy nhìn những tấm gương của những công nhân XKLĐ sang Malaysia làm việc, họ bị lực lượng bảo vệ, tịch thu hết giấy tờ tùy thân, sống lang thang đầu đường xó chợ, không tiền mua vé máy bay hồi hương, một số người bị cảnh sát Malaysia bắt giam như một tội phạm, một số phụ nữ phải sa chân vào chốn lầu xanh rẻ tiền để sống lây lất qua ngày trên xứ người, nên có một số chị em vướng phải bệnh AIDS chết bỏ thay nơi xứ lạ quê người đã nói lên thảm cảnh địa ngục trần gian, tủi nhục và phẫn hận của người công nhân XKLĐ Việt Nam, thân phận của họ không khác gì thân phận của người Phi Châu bị bán làm nô lệ ở Tân Thế Giới vào thời xa xưa...

Trước khi kết thúc chủ đề của bài viết nầy, tôi xin mượn danh ngôn của nhà thơ Voloshin để nhắn gởi đồng bào trong và ngoài nước: “Hãy cho đi! Hãy nhường tất cả đi! Rồi bạn sẽ dành được tủi nhục, nghèo đói và làm tên nô lệ khốn khổ nhất.”

24.09.2016

Tổng hợp & nhận định