Saturday, August 2, 2014

Biển Đông : Bắc Kinh đóng thêm tàu và giàn khoan để khai thác dầu khí

Tàu Trung Quốc hộ tống giàn khoan dầu đâm vào tàu Việt Nam (DR)
RFI-Đức Tâm
Theo số liệu của cơ quan tư vấn thông tin hàng hải – IHS Maritime, trong sáu tháng đầu năm này, số lượng tàu và giàn khoan mà các công ty dầu khí Trung Quốc đặt đóng, lớn bằng tổng khối lượng các đơn đặt hàng trong mỗi năm, kể từ 2010 đến nay. Trong thời gian tới, số lượng này còn tiếp tục tăng.

Trong nửa đầu năm nay, Trung Quốc đã đặt đóng tàu và các giàn khoan với tổng trọng tải lên đến 126300 tấn, bao gồm nhiều loại tàu phục vụ cho các hoạt động khai thác quy mô ở ngoài khơi, các giàn khoan thăm dò và khai thác dầu khí trên mặt nước và vùng biển có độ sâu trung bình, các đội tàu nghiên cứu địa chấn ở vùng biển nước sâu và các tàu hỗ trợ.
Đồng thời, Bắc Kinh cũng tăng cường đầu tư cho lực lượng tuần duyên. Cơ quan này đã được tổ chức lại vào năm ngoái, bao gồm cảnh sát biển, ngư chính và các cơ quan chấp pháp biển, với một bộ chỉ huy chung. Lực lượng này hiện có hơn 100 tàu và đã đặt đóng thêm 40 tàu, trong số này 15 tàu sẽ được giao trong năm nay.
Năm ngoái, Trung Quốc đã cho đóng một giàn khoan 30 ngàn tấn, phục vụ cho việc thăm dò và khai thác dầu khí ở vùng biển nước sâu. Mặt khác, Bắc Kinh có kế hoạch đóng thêm hai giàn khoan nữa.
Các giàn khoan mới này sẽ lớn bằng giàn khoan khổng lồ HD-981, mà hồi đầu tháng Năm vừa qua, Trung Quốc đã hạ đặt trái phép tại nơi mà Việt Nam khẳng định thuộc vùng đặc quyền kinh tế của mình. Bắc Kinh đã rút giàn khoan HD-981 ngày 16/07 vừa qua.
Theo giới chuyên gia, tại biển Hoa Đông, nơi mà Trung Quốc đang có tranh chấp với Nhật Bản về chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, dường như Bắc Kinh đang tìm cách mở rộng các hoạt động thăm dò, trong khi đó, Bắc Kinh chú trọng đầu tư hơn vào Biển Đông, nơi đang có một loạt các tranh chấp giữa Trung Quốc với Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei, nhưng lại được đánh giá là có tiềm năng lớn về dầu khí.
Theo số liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (U.S. Energy Information Administration), vùng Biển Đông có trữ lượng đã thẩm định và tiềm năng là 11 tỷ thùng dầu và xấp xỉ 58 nghìn tỷ mét khối khí đốt. Còn Cục Khảo sát địa chất Hoa Kỳ (U.S. Geological Survey) đưa ra con số thẩm định là 48 tỷ thùng dầu và khoảng 225 ngàn tỷ mét khối khí đốt đối với toàn bộ vùng Châu Á-Thái Bình Dương.
Bên cạnh mục đích tìm kiếm nguồn dầu khí đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, việc đẩy mạnh phát triển đội tàu và giàn khoan còn là một thành tố trong chính sách mở rộng lãnh thổ của Trung Quốc.
Ông Philip Andrews Speed, chuyên gia về an ninh năng lượng, tại Viện nghiên cứu năng lượng Singapore, được Wall Street Journal trích dẫn, nhận định : « Tôi chắc chắn là Trung Quốc sử dụng các giàn khoan vừa như một tuyên bố chính trị, vừa để thăm dò dầu khí ».

Cựu TNLT Chu Mạnh Sơn phản đối việc làm sai trái của công an xã Phúc Thành

VRNs (02.08.2014) – Nghệ An - Cựu tù nhân lương tâm (CTNLT) Chu Mạnh Sơn lên án: “Công an Trần Văn Công, phó công an xã Phúc Thành [nơi anh Sơn cư trú] đã tự ý ghi biên bản lời khai và yêu cầu tôi ký vào [biên bản đó]. Công an tự ý ghi vào biên bản lời khai với những nội dung không đúng câu trả lời của người được hỏi. Không lẽ bộ máy làm việc của cả một hệ thống công an đều làm như vậy khi hỏi cung bị can, bị cáo??? Câu trả lời đó dành cho tất cả mọi người tự suy đoán và những ai đã trải qua chốn lao tù.”
Chiều ngày 28.07.2014, tại UBND xã Phúc Thành, huyện Yên Thành – Nghệ An, CTNLT Chu Mạnh Sơn có buổi làm việc với công an tên Công – yêu cầu anh Sơn khai báo các hoạt động từ ngày 22 – 25.07.2014.
CTNLT Chu Mạnh Sơn kể lại: “công an Công hỏi: trong thời gian từ ngày 22 – 25.07 cháu đã ở đâu? Làm gì? Và yêu cầu cháu ghi rõ vào bản tự khai.
Tôi trình bày lại sự việc như sau: vào lúc 22g00 ngày 21.07, tôi bắt xe đi Hà Nội. Đến 07g00 ngày 22.07 tôi có mặt tại Hà Nội như dự định. Trong thời gian ở Hà Nội, tôi đã làm những việc như sau: Thứ nhất, vào lúc 07g30’ ngày 22.07, theo lời mời của Báo cáo viên đặc biệt của Liên hợp Quốc (LHQ) về tự do tín ngưỡng Tôn Giáo, tôi đã tới gặp họ tại địa chỉ số 17, đường Trần Hưng Đạo. Nội dung tôi trao đổi là trình bày những điều mà tôi đã chứng kiến, trải qua trong suốt thời gian trước khi, trong khi tôi bị bắt và sau khi mãn hạn tù. Tôi làm việc với Họ đến 08g45’kết thúc.
Thứ hai, vào lúc 10g30’ cùng ngày, tôi đến gặp Đại sứ quán Hoa Kỳ theo lời mời của họ, tại đường Cát Linh, Hà Nội. Tôi gặp Bà Jennifer – Đặc phái viên nhân quyền của Quốc Hội Hoa Kỳ tại Việt Nam. Tôi đã trình bày những sự thật mà tôi đã chứng kiến, trải qua trong suốt thời gian trước khi, trong khi ở Tù và sau khi mãn hạn tù. Phía bà Jennifer đã tiếp nhận những thông tin mà tôi đã cung cấp và hứa sẽ đàm phán với [nhà cầm quyền] Việt Nam, để cải thiện tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Khoảng 11g30’ cùng ngày thì cuộc gặp của chúng tôi kết thúc.
Sau đó, tôi đến Bến xe Nước Ngầm, đón xe về Nghệ An. Khoảng 20 giờ ngày 22.07, tôi có mặt ở nhà tôi.”
CTNLT Chu Mạnh Sơn kể tiếp: “Sau khi tôi ghi biên bản tự khai [với nội dung trên], công an Trần Văn Công liền lấy biên bản ghi lời khai và bắt đầu hỏi tôi: “Anh Sơn hãy khai báo rõ ràng trong khoảng thời gian từ ngày 22 – 25.07 anh đã đi đâu?” Yêu cầu anh Sơn hãy khai báo rõ mục đích của việc đi ra Hà Nội để giải quyết vấn đề gì? Anh đã gặp ai?”.
Nội dung CTNLT Chu Mạnh Sơn hồi đáp với công an Công như những gì anh đã viết trong biên bản kể trên.
Sau đó, “công an Công tiếp tục hỏi: yêu cầu anh Sơn trình bày rõ quan điểm, việc bản thân tự đi khỏi địa phương xã Phúc Thành ra Hà Nội không xin phép tạm vắng trong thời gian anh đang bị áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cú trú là đúng hay sai?” Tôi đáp lại như sau: “Tôi đi Hà Nội là để trình bày những sự thật mà trong suốt thời gian tôi đã trải qua cho phái đoàn Liên Hợp Quốc và tất cả mọi người trên thế giới biết sự thật. Theo tôi nhận định điều tôi làm không sai trái với lương tâm và công ước Quốc Tế mà Việt Nam đã ký kết”.
Thế nhưng, công an Công lại yêu cầu tôi là: “anh chỉ trả lời, có hay không sai trái với pháp luật Việt Nam?”. Tôi liền bảo: “Câu hỏi này tôi có quyền không phải nói rõ mục đích như ý của chú và câu trả lời vừa nêu trên là thể hiện rõ quan điểm của bản thân tôi. Còn mọi thứ theo chú tự xét đoán.” Thế là ông Công tự ghi vào biên bản như sau: “việc tôi rời khỏi địa phương không xin phép tạm vắng là sai với quy định pháp luật Việt Nam.”
Cuối cùng công an Công bảo tôi ký vào biên bản lấy lời khai trên. Nhưng tôi quả quyết: “Nếu chú xóa bỏ câuviệc tôi rời khỏi địa phương không xin phép tạm vắng là sai với quy định pháp luật Việt Nam”, thì cháu sẽ ký vào biên bản vì câu đó không phải là cháu nói mà chú tự ghi vào biên bản nên cháu không ký.” Công an Công đã không xóa câu viết trên và bảo tôi hãy ký vào biên bản ghi lời khai, vì vậy tôi đã kiên quyết không ký vào biên bản ghi lời khai trên.
Sau khi đôi co một hồi, công an Công lại lấy ra một Biên Bản với nội dung như sau: “kể từ nay về sau (trong khoảng thời gian bị quản chế) nếu bản thân có nhu cầu đi khỏi địa phương Xã Phúc Thành phải trực tiếp đến công an xã Phúc Thành để xin phép tạm vắng; Nếu anh Sơn không chấp hành hoặc có ý làm trái thì phải chịu hoàn toàn trách nhiệm theo quy định của pháp luật.” Công an Công yêu cầu tôi ký vào đó.”
CTNLT Chu Mạnh Sơn bị nhà cầm quyền kết án 30 tháng tù giam với tội danh “tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN VN” theo Điều 88 BLHS. Anh bị bắt vào ngày 02.08.2011, tại Nghệ An, cách đây đúng 3 năm.
Trong những ngày bị giam cầm trong trại giam, CTNLT Chu Mạnh Sơn cùng với những người bạn gồm anh Trần Minh Nhật, anh Trần Hữu Đức, anh Hồ Văn Oanh (đã mãn hạn tù), anh Nguyễn Văn Thanh (đã mãn hạn tù) cùng chí hướng và bị giam cùng phòng, đã nhiều lần làm đơn tố cáo cán bộ trại giam vi phạm Quyền tự do Tôn giáo cũng như xúc phạm đến nhân phẩm của các tù thường phạm.
CTNLT Chu Mạnh Sơn từng là sinh viên Cao Đẳng Y Tế, một sinh viên nhiệt thành và tham gia nhiều hoạt động trong công việc của Giáo Hội cũng như trong các phong trào sinh viên ở Nghệ An.
Tại Tuyên bố báo chí về chuyến thăm Việt Nam của Báo cáo viên đặc biệt của Liên hợp Quốc (LHQ) về tự do tín ngưỡng- tôn giáo , Ông Heiner Bielefeldt có nêu rõ: “Tôi tin rằng Chính phủ sẽ thực hiện đúng những yêu cầu bảo đảm cho tất cả những ai đã làm việc cùng tôi trong chuyến thăm này và những ai đã gặp và tiếp xúc với tôi trong chuyến công tác này sẽ không bị đe dọa, sách nhiễu, trừng phạt hoặc phải chịu các thủ tục tố tụng tư pháp sau chuyến thăm quốc gia này. Tôi sẽ tiếp tục liên hệ với họ và theo dõi sự an toàn của họ. Bất kỳ sự cố nào có tính trả thù đều sẽ được báo cáo lên Hội đồng Nhân quyền và Đại hội đồng Liên Hợp Quốc”. Hy vọng trường hợp của CTNLT Chu Mạnh Sơn chỉ là trường hợp cá biệt, “nhầm lẫn” của công an xã Phúc Thành. Vì, như nội dung câu chữ ghi trên nhiều Bộ luật, Luật…của Việt Nam, “…áp dụng pháp luật Việt Nam, ngoại trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt nam là thành viên (hay/đã ký kết) có qui định khác”. Cần nhắc lại, Việt Nam đang là thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2014-2016.

Pv.VRNs

TQ 'bo' tiền cho hàng vạn ngư dân 'câu trộm' ở Trường Sa

Đăng Bởi  - 

Các tàu cá được trả tiền để đi "câu trộm"
Các tàu cá được trả tiền để đi "câu trộm"
Để đòi chủ quyền phi pháp dựa trên đường lưỡi bò tự vạch ra trên biển Đông, Trung Quốc áp dụng nhiều biện pháp. Bên cạnh việc khoe cơ bắp bằng lực lượng quân sự và bán quân sự, họ còn triệt để tận dụng ngư dân để xâm phạm biển Đông trong đó có vùng biển Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Ý đồ của Trung Quốc là dùng sự hiện diện của ngư dân để thực hiện chiến lược "mưa dầm thấm lâu" làm cho thế giới lầm tưởng đó là ngư trường truyền thống của Trung Quốc. Trong những năm trước, chính quyền Trung Quốc tổ chức "tour" du lịch xuống nam biển Đông đánh cá, nhưng đội ngũ tàu hùng hậu được hải giám, hải cảnh hộ tống không thu hoạch được nhiều vì không hiểu rõ tính chất ngư trường.
Hơn nữa, những tàu đánh cá lẻ Trung Quốc đánh bắt xa bờ ở biển Đông của Trung Quốc cũng hay "lạc" xuống lãnh hải các nước khác rồi bị bắt giữ rất phiền toái. Cũng vì lẽ đó mà các ngư dân của Trung Quốc không muốn xuống sâu biển Đông.
Để kích thích ngư dân đi sâu xuống đáy lưỡi bò, chính quyền Trung Quốc áp dụng nhiều biện pháp hỗ trợ. Họ trang bị cho ngư dân các thiết bị liên lạc và định vị giúp các tàu đánh bắt ở biển Đông liên lạc trực tiếp với cảnh sát biển để yên tâm có bảo kê khi đánh bắt cả trộm ở vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế nước khác.
Đến cuối năm ngoái, hệ thống vệ tinh Beidou "cây nhà lá vườn" của Trung Quốc đã được cài đặt trên hơn 50.000 tàu thuyền đánh cá ở đảo Hải Nam và các tỉnh duyên hải phía nam. Giá thành thiết bị này được nhà nước tài trợ đến 90% và ngư dân chỉ phải trả 10% còn lại.
Với các ngư dân chịu khó xuống tận Trường Sa đánh bắt trộm cá, chính quyền đảo Hải Nam có chính sách đặc biệt để khuyến khích là trợ giá nhiên liệu. Tùy theo công suất của tàu là bao nhiều thì được trợ giá xăng cao tương ứng. Với một tàu cá có động cơ 500 mã lực thì có thể được trợ giá đến 3.000 tệ tức gần 500 USD cho mỗi ngày hoạt động trên biển. Hệ thống định vị sẽ xác định xem họ có ra Trường Sa hay không để về lĩnh tiền.
Với chiến lược xâm chiếm biển Đông bằng thuyền câu, Trung Quốc đang chơi kiểu "mưa dầm thấm lâu" và tạo ra thách thức mới đáng lo ngại với các láng giềng, chuyên gia Harry J. Kazianis chuyên nghiên cứu về chính sách Trung Quốc tại trường đại học Nottingham cảnh báo.
Anh Tú (tổng hợp)

Chỉ định con trai ông Nguyễn Bá Thanh vào Thành ủy Đà Nẵng

VOA-02.08.2014
Báo chí trong nước đồng loạt đưa tin về ông Nguyễn Bá Cảnh.
Báo chí trong nước đồng loạt đưa tin về ông Nguyễn Bá Cảnh.

Bí thư Thành đoàn Đà Nẵng, Nguyễn Bá Cảnh, mới được chỉ định làm ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ thành phố này.
Người con trai 31 tuổi của ông Nguyễn Bá Thanh - Trưởng Ban Nội chính Trung ương, trở thành cán bộ trẻ nhất Đà Nẵng vào Ban chấp hành Đảng bộ thành phố.
Trang web của Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam dẫn lời ông Cảnh nói rằng ông là “một người thích hành động chứ không hay nói lý thuyết”.
Tân ủy viên được trích lời nói: “Mình luôn nghĩ kết quả công việc mới là cách tốt nhất để tự thấy mình có xứng đáng với công việc đó hay không”.
Theo báo Người Đưa Tin của Hội luật gia Việt Nam, ông Cảnh được coi là một trong bốn lãnh đạo “tuổi trẻ tài cao và đẹp trai như tài tử điện ảnh của Việt Nam”.
Ba người khác gồm có Nguyễn Minh Triết, 24 tuổi, Phó bí thư tỉnh đoàn Bình Định, con trai út của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng.
Ngoài ra, còn có người con trai cả của ông Nguyễn Tấn Dũng là Nguyễn Thanh Nghị, 38 tuổi, Phó Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang.
Một người khác là ông Lê Trương Hải Hiếu, 33 tuổi, Phó Chủ tịch quận 1, TP.HCM, con trai của Bí thư Thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải.
Tin tức về việc chỉ định con của quan chức Việt Nam vào vị trí quan trọng đã thu hút nhiều sự chú ý của người sử dụng mạng xã hội.
[VietNamNet, Người đưa tin, Infonet]

Ngoại trường Mỹ trao quà “hot” cho Ấn Độ, dồn TQ vào thế bí

Đăng Bởi  - 

Ngoại trường Mỹ trao quà “hot” cho Ấn Độ, dồn TQ vào thế bí
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã có mặt tại Ấn Độ để bàn việc thúc đẩy hợp tác Mỹ - Ấn. Phía Ấn Độ đã lên tiếng trách móc Mỹ trong việc gài gián điệp theo dõi Ấn Độ là không thể chấp nhận được. Và để xóa tan hoài nghi cùng hố sâu ngăn cách giữa hai nước, ông Kerry đã mang một món quá mà Ấn Độ khao khát: chiếc ghế trong hội đồng bảo an (HĐBA).
Báo Ấn Độ nêu rõ ông Kerry và bà Swaraj (ngoại trưởng Ấn độ) cùng cam kết rằng HĐBA Liên Hiệp Quốc cần tiếp tục phát huy hiệu quả trong vai trò duy trì hòa bình và an ninh quốc tế như đã đề ra trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Ông Kerry tái khẳng định rằng Mỹ mong muốn cải cách HĐBA LHQ và kết nạp Ấn Độ như một thành viên thường trực.
Chuyện Ấn Độ muốn trở thành thành viên thường trực của HĐBA không có gì mới. Hồi giữa tháng 7, bên lề cuộc họp các nước trong nhóm BRICS, Thủ tướng Ấn Độ Modi đã kêu gọi cải cách HĐBA và phải để Ấn Độ một ghế.
Ấn Độ được báo chí phương Tây gọi là nền dân chủ lớn nhất thế giới và sắp tới, họ cũng vượt qua Trung Quốc trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới. Nếu Ấn Độ không kiếm được một suất trong HĐBA thì điều đó rất bất hợp lý.
Hiện Ấn Độ cùng Nhật, Brazil, Đức tạo thành nhóm G4 đang tích cực liên kết với nhau để đòi cải cách HĐBA. Trong khi Đức là nền kinh tế lớn nhất E.U thì Brazil là nền kinh tế lớn nhất Mỹ Latin còn Nhật có nền kinh tế lớn hơn cả Ấn Độ, Brazil hay Đức. Họ xứng đáng có một vị trí quan trọng hơn trên trường quốc tế.
Trước đây, Mỹ là nước lạnh nhạt trong việc đưa Ấn Độ vào HĐBA vì Mỹ khi ấy coi Pakistan là đồng minh. Thế nhưng, giờ Mỹ và Pakistan đã trở mặt nên họ bật đèn xanh với Ấn Độ vào HĐBA. Nga cũng ủng hộ Ấn Độ vào HĐBA còn Anh và Pháp vốn có quan hệ rất tốt với Ấn Độ.
Lúc này, chỉ còn Trung Quốc muốn ngăn cản Ấn Độ vào HĐBA. Nếu Trung Quốc dùng quyền phủ quyết để chặn nguyện vọng chính đáng của Ấn Độ thì họ công nhiên chống lại Ấn Độ và đẩy Ấn Độ xích gần hơn Mỹ. Và những lời Ngoại trưởng Vương Nghị nói tại New Dehli hơn một tháng trước như "Trung Quốc luôn đứng bên cạnh các bạn. Trung Quốc và Ấn Độ là đối tác tự nhiên. Chúng ta là hàng xóm thân thiện và là đối tác cho những nhu cầu chiến lược của nhau" nên phải giải thích sao?
Anh Tú (tổng hợp)

Hà Nội: Lao ra hôi tiền của người chết

(BaoDatViet) - Nhân cơ hội người dân thương tiếc rải tiền lẻ cho cô gái trẻ tử vong trong vụ tai nạn, một số người bất chấp lao đến nhặt số tiền đi.
Khoảng 16 giờ ngày 2/8, tại ngã tư Điện Biên Phủ - Trần Phú, quận Ba Đình, Hà Nội đã xảy ra vụ tai nạn khiến cho 1 người phụ nữ chết thảm.
Theo nhân chứng tại hiện trường, vào thời điểm trên, trong lúc dòng người qua lại rất đông, một cô gái khoảng 20 tuổi, trùm kín mặt bằng chiếc áo chống nắng, đi chiếc xe đạp điện.
Khi đi đến gần ngã tư Trần Phú – Điện Biên Phủ thì va chạm với một người đi xe máy cùng chiều ngã ra đường. Cùng lúc đó, một chiếc xe ô tô 4 chỗ ngồi đi tới cán lên người, khiến nạn nhân tử vong ngay tại chỗ.
Bất chấp dòng người qua lại, người đàn ông này vẫn cúi xuống nhặt tiền cho vào túi.
Bất chấp dòng người qua lại, người đàn ông này vẫn cúi xuống nhặt tiền cho vào túi.
Thấy cô gái tử vong, nhiều người thương tiếc đã rải tiền lẻ xuống đường…nhưng ngược lại, bất chấp xe cộ qua lại đông đúc, một số người vẫn dừng lại cúi xuống nhặt tiền cho vào túi.
Sự vô tâm hôi tiền của cả người chết hay người bị ta nạn không phải là lần đầu tiên xảy ra. Ngày 22/7, trên quốc lộ 5, đoạn qua phường Ái Quốc (TP.Hải Dương, tỉnh Hải Dương) xảy ra vụ tai nạn giữa xe tải và xe container khiến 2 người bị thương nặng.
Nhiều người dân đang lưu thông qua đoạn đường xảy ra vụ tai nạn thấy đầu xe hư hỏng nặng tưởng có người tử vong đã ném tiền xuống đường. Thấy tiền rơi một số người dân trong khu cực đã lao ra đường bất chấp các phương tiện đang lưu thông để nhặt tiền.
Trước đó, khoảng tháng 9/2013, nhiều người dân phát hiện 1 thi thể chết ở gầm cầu ngã 6 thuộc đại lộ Trần Hưng Đạo, phường Bắc Cường, TP Lào Cai, tỉnh Lào Cai đã thả tiền xuống dưới khu vực thi thể. Nhân cơ hội một số thanh niên đã chạy xuống gầm cầu nhặt tiền phúng cho người chết đó.
Vân Nhi (Tổng hợp)

Tàu cá là vũ khí bí mật của Trung Quốc

 Pháp luật TPHCM - 03/08/2014 04:55


Một vũ khí bí mật ít được nói tới Trung Quốc (TQ) đang sử dụng nhằm từng bước thay đổi hiện trạng biển Đông là 50.000 tàu cá TQ ở biển Đông.

Chuyên gia Mỹ Harry J. Kazianis (Mỹ), nhà nghiên cứu tại Viện Chính sách TQ thuộc ĐH Nottingham (Anh), nhận định như trên trên tạp chí National Interest của Mỹ số ra ngày 30-7 (giờ địa phương).
Chuyên gia Harry J. Kazianis ghi nhận TQ sử dụng các phương tiện phi quân sự để củng cố tuyên bố chủ quyền là chiêu thức đã diễn ra nhiều năm. Các chủ tàu cá được chính phủ TQ trang bị vệ tinh kết nối với cảnh sát biển để có thể nhờ giúp đỡ khi gặp thời tiết xấu hay khi bị tàu tuần tra của Philippines hay Việt Nam can thiệp. Đến cuối năm ngoái, TQ đã cung cấp vệ tinh dẫn đường cho hơn 50.000 tàu cá.
Theo Reuters, các chủ tàu cá ở tỉnh đảo Hải Nam chỉ phải bỏ khoảng 10% chi phí hoạt động. Phần còn lại chính phủ lo hết qua trợ giá nhiên liệu, hỗ trợ nâng cấp tàu cá và đánh bắt. Tiền hỗ trợ tùy thuộc động cơ tàu lớn hay nhỏ. Với động cơ 500 mã lực, chủ tàu có thể nhận được hỗ trợ 2.000-3.000 nhân dân tệ (320-480 USD). Nhiều ngư dân cho biết chính quyền Hải Nam còn khuyến khích họ đánh bắt càng xa về hướng Trường Sa càng tốt.
Chuyên gia Harry J. Kazianis nhận định đây là chiến lược “cần câu cá” nhằm thay đổi hiện trạng biển Đông. Ông đánh giá chiến lược này còn đáng ngại hơn các biện pháp phát tán bản đồ chín đoạn hay 10 đoạn, hạ đặt giàn khoan hay tăng cường sức mạnh quân sự.
Trong khi đó, tạp chí The Diplomat (Nhật) nhận định TQ đang áp dụng chiến thuật “tích tiểu thành đại” trên biển Đông và biển Hoa Đông nhằm tìm cách đạt được các mục tiêu chính sách mà không gây ra chiến tranh.
Gần đây Lầu Năm Góc mới nhận ra thực tế này. Sau đó, Bộ Quốc phòng Mỹ tìm cách đối phó bằng cách tăng cường máy bay giám sát trên biển hay công bố băng và hình ảnh về hoạt động hàng hải sai trái của TQ. Tuy nhiên, tạp chíThe Diplomat cho rằng biện pháp của Mỹ có thể không thành công.
Mỹ cố làm TQ cảm thấy xấu hổ nhưng nếu TQ không bối rối thì rất khó để TQ xấu hổ hơn nữa với các vấn đề liên quan đến lợi ích cốt lõi của TQ ở biển Đông và biển Hoa Đông.
Theo tạp chí The Diplomat, để đối phó với chiến thuật “tích tiểu thành đại” của TQ đòi hỏi một lực lượng lớn hơn làm nhiệm vụ tuần tra trên các vùng biển rộng lớn ở biển Đông và biển Hoa Đông. Các lực lượng này không cần thiết phải có công nghệ tinh vi bởi TQ chỉ dùng tàu hàng hải dân sự để thực thi chiến thuật “tích tiểu thành đại”.
ĐĂNG KHOA - DUY KHANG

Chiến tranh lạnh kinh tế



Hậu Crimea” - Chiến tranh lạnh đang trở lại?

Ông Vladimir Putin đang tham dự hai mặt trận. Ông gây loạn tại hai tỉnh miền Ðông Ukraine để bành trướng ảnh hưởng của Nga; vì thế đưa nước Nga vào một cuộc chiến tranh lạnh kinh tế với Mỹ và các nước trong Liên Hiệp Châu Âu (EU). Trận chiến ở Donetsk và Luhansk theo đúng bài bản quen thuộc của các chế độ sản từ thời Chiến Tranh Lạnh cũ.

Ông Putin đưa quân và vũ khí qua biên giới vào xứ Ukraine, bắn đại bác từ Nga sang Ukraine; nhưng chính phủ Nga vẫn một mực chối. Giống hệt chính quyền cộng sản miền Bắc, trước năm 1975, luôn luôn chối rằng họ không hề gửi quân vào miền Nam Việt Nam. Ông Putin cũng cho thành lập chính phủ Cộng Hòa Nhân Dân Donetsk, cũng như Cộng Sản Việt Nam lập ra Mặt Trận Giải Phóng, rồi chính phủ Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam.

Bài bản đó do Mao Trạch Ðông vẽ ra. Cộng Sản Trung Quốc đã đưa cán bộ vào các nước Indonesia, Thái Lan, Mã Lai, Phi Luật Tân, vân vân, gây nội loạn với mục đích lập ra các chính quyền chư hầu khắp vùng Ðông Nam Á. Sau cùng, các nước trên may mắn thoát nạn, Trung Cộng chỉ thành công tại Việt Nam, Campuchia và Lào.

Cho nên, khi theo dõi tình trạng tại Ukraine bây giờ, người Việt Nam phải lo nghĩ. Nếu ông Putin thành công trong việc tách các vùng Donetsk và Luhansk ra khỏi Ukraine, thì giới lãnh đạo Cộng Sản Trung Quốc sẽ rất phấn khởi, thấy rằng chiến thuật của Mao Trạch Ðông vẫn còn dùng được. Bắc Kinh sẽ rút thêm kinh nghiệm để đối phó nếu một chính quyền ở Hà Nội muốn tách ra thoát dần vòng kiềm tỏa của họ. Họ sẽ không tấn công sang Lạng Sơn như hồi 1979, mà có thể vẫn gây rối loạn trong nước Việt Nam bằng những phong trào ly khai. Vì ngay trong hàng ngũ lãnh đạo Việt Cộng vẫn có những người tin tưởng rằng số phận họ gắn liền với Trung Cộng.

Trong thời gian chiến tranh Việt Nam Trung Cộng đã gửi 300,000 quân sĩ qua miền Bắc. Dân miền Bắc tin rằng đám quân lính đó đã vẽ bản đồ chi tiết, đã chôn giấu vũ khí khắp nơi rồi. Chính quyền Việt Cộng ở các tỉnh biên giới thì vẫn được Trung Cộng nâng niu chiều đãi từ lâu, đang làm giầu nhờ tiền buôn lậu, nhiều người có thể đã đầu tư vào nhà cửa bên Vân Nam, Quảng Ðông, Quảng Tây. Họ có thể được mời qua biên giới ăn tiệc, rồi được báo cho biết không có đường về vì địa phương của họ đã đảo chính! Cho nên Trung Cộng có khả năng tạo ra những nhóm ly khai kiểu Donetsk hay Luhansk ở nước ta. Họ sẽ tiếp tế vũ khí, quân lính và cả sĩ quan từ bên kia biên giới, không bao giờ lo phải ngưng, như ông Putin đang thực hiện. Nếu ông Putin thành công tại Donetsk thì Trung Cộng sẽ rất phấn khởi.

Nhưng liệu ông Putin có thể thành công hay không? Trong hai mặt trận, có thể đoán ông Putin sau cùng sẽ thua trong cuộc chiến tranh lạnh kinh tế, nhưng phải đợi nhiều năm kết cục mới ngã ngũ. Trong khi chờ đợi, tất cả tùy thuộc vào người dân Ukraine và chính phủ của họ. Nếu dân Ukraine thua, thì không những các nước thuộc Liên Bang Xô Viết cũ phải lo sẽ đến lượt nước họ mà người Việt Nam phải lo lắng về tương lai nước mình.

Chúng ta hy vọng Vladimir Putin sẽ thất bại, dù cuộc phong tỏa kinh tế phải chờ lâu mới có kết quả. Các nước Châu Âu ngần ngại không “tấn công” mạnh vì biết trước cả hai bên sẽ đều bị thiệt hại, giống như các cuộc chiến tranh thật. Chính quyền Mỹ có thể thuyết phục các xí nghiệp và ngân hàng chịu thiệt thòi khi phong tỏa kinh tế Nga, nhưng dân ở Châu Âu sẽ khó chấp nhận chịu thiếu dầu lửa và khí đốt nhập cảng từ Nga, mặc dù họ có thiện cảm với dân Ukraine. Mỹ không thể đơn phương hạ thủ, vì cần phối hợp để bảo vệ mối quan hệ lâu dài với các đồng minh Âu Châu. Ông Putin đã lợi dụng tình trạng này để theo một chính sách vừa đánh (ở Ukraine) vùa đàm (với EU), tin tưởng rằng sau cùng quân nổi loạn ở Ukraine sẽ đặt chính phủ Ukraine trước những sự đã rồi.

Vụ bắn hạ máy bay MH 17 bằng hỏa tiễn Nga đã thay đổi lập trường dân Châu Âu; đặc biệt là tại Anh, Hòa Lan và Ðức. Như một vị bộ trưởng Ðức nói: “Nền hòa bình và ổn định bị đe dọa là nguy cơ lớn nhất cho kinh tế.” Trong tuần qua, các nước EU và Mỹ đã bắt đầu những biện pháp phong tỏa kinh tế mới trên một số ngân hàng và công ty năng lượng lớn của. Nhưng ai cũng biết các biện pháp mới đó sẽ không ảnh hưởng đến kinh tế Nga trong thời gian ngắn, ít nhất hai, ba năm. Mặt khác, chính ông Vladimir Putin không thể lui bước trong hoàn cảnh hiện nay.

Putin đã khích động tình tự dân tộc của dân Nga, được dân chúng ủng hộ nồng nhiệt sau khi chiếm lại Crimea. Bây giờ nếu ông lùi dân Nga sẽ không hiểu được. Quân đội Ukraine đang chiếm lợi thế, nhưng Putin đã gia tăng số vũ khí tiếp tế cho quân phiến loạn. Lãnh tụ “Cộng Hòa Nhân Dân Donetsk” đã bay sang thỉnh ý Putin, trong khi hàng trăm thương binh của họ được chở qua Nga chữa trị. Bộ Trưởng Thương Mại Nga Denis Manturov mới nói rằng các biện pháp phong tỏa mới không có gì đáng lo, so với tình cảnh cô lập của Liên Xô trong thời Chiến Tranh Lạnh. Dân Nga có thể chấp nhận chịu đựng. Dù sau này kinh tế Nga suy sụp vì bị phong tỏa, sản xuất đình trệ, lạm phát lên cao và ngân sách khiếm hụt, chúng ta cũng không biết ông Putin có nghĩ đời sống kinh tế của dân Nga quan trọng hơn tham vọng ở Ukraine hay không.

Trận chiến tranh lạnh kinh tế đang bắt đầu. Putin có thể chuẩn bị để tấn công vào mùa Thu tới, với các vũ khí là dầu lửa và khí đốt. Trong hai thứ đó, chắc Putin sẽ không ngưng bán dầu lửa, vì 44% ngân sách chính phủ Nga là do tiền bán được dầu, bán mỗi ngày 7.5 triệu thùng, chiếm hơn một nửa (54%) số tiền thâu nhờ xuất cảng. Ngay trong thập niên 1980 vào lúc Chiến
Tranh Lạnh căng thẳng nhất, Liên Xô cũng vẫn tiếp tục xuất cảng dầu sang các nước tư bản để lấy mỹ kim. Ông Putin vẫn có thể trả đũa bằng việc giảm bớt số hơi đốt chuyển bằng ống dẫn qua Ukraine. Ngoài ra, ông sẽ tự bảo vệ nền kinh tế đang trên đà suy thoái bằng cách cắt bớt các liên hệ với kinh tế các nước Châu Âu, chuyển sang Châu Á, Phi và Châu Mỹ La tinh. Chính phủ Nga sẽ phải tăng số chi tiêu để kích thích kinh tế, nhưng vẫn phải tăng lãi suất để giữ giá đồng Rúp. Hai biện pháp này có ảnh hưởng ngược chiều, sẽ triệt tiêu lẫn nhau; cho nên kinh tế Nga sẽ giảm sụt vì bị phong tỏa. Người ta không thể đoán trước đến mức nào thì dân Nga sẽ không thể chịu đựng được nữa, khiến Putin phải thay đổi, trước cuộc bầu cử tổng thống năm 2018.

Cuộc phong tỏa của các nước Tây phương sẽ diễn ra chậm, từng bước một, có thể tương tự như cảnh đã diễn ra tại Iran. Mỹ đã bắt đầu phong tỏa Iran từ thời Tổng Thống James Carter; nhưng đến gần đây mới có những hành động quyết liệt. Năm 2010, chính phủ Obama đã cấm vận các xí nghiệp Mỹ hay ngoại quốc làm ăn với các ngân hàng Inran bị phong tỏa. Hành động này khiến nhiều xí nghiệp và ngân hàng nước khác cũng phải chọn, hoặc làm ăn với Iran, hoặc làm ăn với Mỹ. Hậu quả là nhiều ngân hàng và công ty quốc tế phải bỏ Iran. Năm 2012 chính phủ Mỹ lại ra thêm lệnh phong tỏa cả Ngân Hàng Trung Ương của Iran. Hậu quả là các ngân hàng Iran bị gạt ra bên lề hệ thống ngân hàng thế giới. Tất cả các vụ xuất cảng dầu đều được thanh toán qua các ngân hàng quốc tế lớn và Ngân Hàng Trung Ương Iran; cho nên lệnh cấm mới này gián tiếp phong tỏa việc bán dầu. Sau đó, các nước Châu Âu cũng ngưng mua dầu của Iran; cho nên trong ba năm qua số dầu xuất cảng của Iran đã giảm mất một nửa. Năm nay, chính phủ Iran đã phải tham dự việc đàm phán về việc kiểm soát năng lượng nguyên tử lực một cách thành thật.

Chính phủ Mỹ và các nước Châu Âu phải làm sao để ông Putin hiểu rằng họ sẵn sàng tiến tới những hành động mạnh như đã thi hành đới với Iran. Hiện chính phủ Mỹ đã nghiên cứu việc cấm vận nhiều ngân hàng Nga hơn, lấy cớ họ tham dự mạng lưới rửa tiền quốc tế.

Dù kinh tế Nga không bị phong tỏa, ông Putin vẫn phải lo về thị trường dầu lửa thế giới. Tiền bán dầu tạo ra ngoại tệ và cung cấp cho ngân sách nhà nước. Năm 2008, khi kinh tế thế giới khủng hoảng, giá dầu lửa giảm 38 đô la mỗi thùng, tổng sản lượng nội địa (GDP) của Nga bị sụt mất 7.8%, đồng Rúp sụt giá. Ngân Hàng Trung Ương Nga phải dùng ngoại tệ dự trữ mua đồng Rúp để giữ giá, tiêu mất 200 tỷ đô la trong vòng mấy tháng. Hiện nay số ngoại tệ dự trữ của Nga là 500 tỷ Mỹ kim, thấp hơn con số 630 tỷ vào đầu năm 2008. Mỗi lần giá dầu giảm 10 đô la, ngân sách chính phủ Nga sẽ mất 20 tỷ đô la một năm, tổng sản lượng nội địa giảm sụt 1%. Nếu giá dầu giảm từ 105 đô la Mỹ một thùng xuống 100 đô la, nước Nga sẽ báo động. Nếu giá dầu giảm xuống chỉ còn 75 đô la một thùng, kinh tế Nga sẽ khủng hoảng.
Hiện nay các công ty năng lượng quốc tế đều tính toán việc đầu tư vào tương lai với giả thiết rằng giá dầu trong năm, ba năm nữa sẽ rớt xuống vào khoảng 90 đô la một thùng. Vì số sản xuất ở Mỹ và các nước Bắc Phi đang gia tăng rất nhanh; Iran có thể được giảm cấm vận, tình hình Iraq có thể ổn định trong vài năm nữa.

Mối lo lớn hơn cả là các công ty dầu khí của Nga bị cấm vận sẽ cạn tiền, phải ngưng đầu tư cải thiện, trong khi tình trạng kỹ thuật của họ vẫn còn rất thấp kém so với các nước tây phương, nhất là Mỹ; cần đầu tư thêm để gia tăng năng suất. Trong vòng 10 năm tới, mỗi năm Nga phải đầu tư 150 tỷ Mỹ kim vào ngành năng lượng. Hiện nay hai công ty dầu Nga Rosneft và Novatek đã bị cấm vận, các ngân hàng Mỹ chỉ được cho họ vay trong thời hạn tối đa 90 ngày. Trước đây, công ty Rosneft đã vay nợ 38 tỷ Mỹ kim, từ năm 2011, do các ngân hàng Mỹ tài trợ dài hạn. Nếu các công ty dầu của Nga bị đóng cửa, không vào được thị trường tài chánh, ngân hàng Âu, Mỹ, thì sẽ cạn tiền đầu tư. Các ngân hàng Nhật Bản và Nam Mỹ chắc sẽ theo chính sách của Mỹ; các ngân hàng Trung Quốc dù chống Mỹ, cũng không đủ tài nguyên bù vào thiếu hụt của Nga. Trong khi đó, ngân khố Nga cũng hạn chế việc cho vay vì lo gây lạm phát làm dân chúng bất mãn.

Có thể nói, ông Putin chắc chắn sẽ thua nếu không chiến tranh lạnh về kinh tế kéo dài, vì sau vụ máy bay MH 17 dư luận đang thuận lợi cho chính phủ các nước Âu Mỹ đưa ra các biện pháp phong tỏa mạnh hơn trong vòng năm tới; mà không lo bị dân chúng nước họ ngăn cản. Ông Putin có thể tranh thủ, cấp viện cho quân phiến loạn ở Ukraine nhiều và nhanh hơn; nhưng mỗi hành động của ông sẽ khiến các nước đối thủ có lý do đáp lại bằng cách thắt chặt kinh tế Nga hơn nữa. Hai cuộc chiến tranh, về quân sự ở Ukraine và về kinh tế ở Nga, sẽ tiếp diễn song song trong vài ba năm tới. Cuộc chạy đua có thể không lâu hơn, vì trong nội bộ dân Nga có thể thay đổi. Ông Gerhard Schindler, giám đốc tình báo Ðức mới thông báo trước quốc hội Ðức rằng nhiều nhà tư bản đỏ ở Nga đã bắt đầu chống lại chính sách ngoại giao của ông Putin. Ðầu tuần này, ông mới họp riêng với họ và giới công nghiệp quốc phòng, chắc để chặn trước các mầm chống đối.

Chúng ta hy vọng rằng giới lãnh đạo Bắc Kinh sau cùng sẽ thấy một cuộc phiêu lưu kiểu Putin đem thực hiện ở Việt Nam sẽ chỉ dẫn đến thất bại. Nhưng chúng ta cũng không nên quá lạc quan. Putin sẽ thua vì chính phủ Ukraine đã được gần cả thế giới ủng hộ; và ở trong nước thì lòng người dân Ukraine, không thuộc gốc Nga, hoàn toàn ủng hộ chính phủ của họ. Còn chính quyền Cộng Sản Việt Nam hiện nay rất ít bạn, ở trong cũng như ngoài nước.

07-01-2014 7:22:07 PM 
Ngô Nhân Dụng
Theo Người Việt

Nổ mìn sạt lở đá, 5 công nhân bị vùi lấp, tử vong

(Kiến Thức) - Vụ sạt lở mỏ đá xảy ra tối 1/8 tại xã An Sơn (Thủy Nguyên, Hải Phòng) khiến 5 người thiệt mạng do bị vùi lấp trong đất đá.
Vụ việc xảy ra vào lúc 18h10 ngày 1/8, sau tiếng nổ mìn tại mỏ đá thôn Trại Sơn, một lượng đá lớn bị sạt lở đã vùi lấp một số công nhân đang làm việc dưới chân núi. 5 công nhân đã bị thiệt mạng và bị đất đá vùi lấp.
Ngay sau khi xảy ra sự việc, cơ quan chức năng đã xuống hiện trường tiến hành cứu nạn các nạn nhân ra khỏi đống vùi lấp và điều tra làm rõ nguyên nhân vụ việc. Theo các nhà chức trách, danh tính 5 nạn nhân đã được xác định gồm Đinh Văn Long (38 tuổi), Đinh Văn Luận (33 tuổi),Nguyễn Văn Chung (25 tuổi). Đặc biệt có hai anh em bị thiệt mạng trong một gia đình là Bùi Văn Thi, Bùi Văn Hoa (quê tại Hòa Bình).
 Hiện trường vụ việc.
Một số nhân chứng cho biết, vào thời điểm xảy ra vụ việc, có một tiếng nổ lớn, sau đó một lượng đất đá lớn đã đổ ập xuống. Những công nhân đang làm việc ở dưới bị vùi lấp. Tất cả bị chôn vùi trong đống đất đá cùng khói bụi.
Theo các cơ quan chức năng, đến thời điểm hiện tại, 3 nạn nhân đã được tìm thấy dưới lượng đá lớn. Hai thi thể vẫn đang bị vùi lấp. Lực lượng chức năng đang cố gắng để đưa các nạn nhân còn lại ra ngoài.
Trao đổi với PV Kiến Thức, Chủ tịch UBND xã An Sơn, ông Nguyễn Văn Đăng cho biết, khu vực mỏ đá xảy ra tai nạn thuộc Công ty xi măng Phúc Sơn (huyện Kinh Môn, Hải Dương). Công ty Phúc Sơn đã ký hợp đồng cho Công ty TNHH Kiên Ngọc (trụ sở tại xã An Sơn) thực hiện khai thác. Toàn bộ số lao động thiệt mạng là công nhân của Công ty Kiên Ngọc.
Một số hình ảnh PV Kiến Thức ghi nhận tại hiện trường vụ việc:
 Khu vực sạt lở khiến 5 công nhân bị vùi lấp.
 Lực lượng chức năng đã có mặt tại hiện trường điều tra nguyên nhân vụ sạt lở.
 Đường vào khu khai thác có nhiều biển cấm.
 
 Ngọn núi nơi xảy ra sạt lở đá vừa mới đưa vào khai thác được một thời gian ngắn.
 Xung quanh nhiều ngọn núi khác bị khai thác nham nhở.
Hải Ninh

Tin tặc 'hack' truyền hình Trung Quốc, chiếu hình ảnh chống chế độ

BẮC KINH, Trung Quốc (AFP) - Một đài truyền hình cáp ở Trung Quốc đã chiếu các hình ảnh liên quan đến vụ đàn áp ở Thiên An Môn và các thông điệp lên án Ðảng Cộng Sản Trung Quốc, theo dân chúng địa phương, trong vụ được coi là bị xâm nhập và chiếm quyền kiểm soát phát hình của đài.


Xe tăng canh chừng và xe buýt bị cháy tại quảng trường Thiên An Môn năm 1989. (Hình minh họa: George Mason University)

Khán giả truyền hình ở thành phố Wenzhou (Chiết Giang) hôm Thứ Sáu đã phổ biến trên mạng xã hội các hình ảnh thấy trên đài truyền hình trong đó có khẩu hiệu gọi Ðảng Cộng Sản Trung Quốc là bọn ăn cướp cũng như hình ảnh liên quan đến vụ đàn áp đẫm máu thành phần đòi dân chủ ở Thiên An Môn vào năm 1989.

Các hình ảnh này hầu như không bao giờ được giới truyền thông Trung Quốc loan tải, nơi vụ Thiên An Môn vẫn còn là đề tài cấm kỵ.

Hiện chưa rõ ai đứng sau vụ tấn công này, với các thông điệp chống phá nhà nước được nhìn thấy trên mấy băng tần của một đài truyền hình cáp địa phương.

Một người dân ở Chiết Giang cho hay khi mới mở máy truyền hình lên vào buổi chiều ngày Thứ Sáu là thấy ngay hình ảnh chiếc chiến xa ở Thiên An Môn, nơi có thể có tới 1,000 người bị thảm sát.

Người này nói rằng các hình ảnh và thông điệp được tiếp tục chiếu trong khoảng 4 giờ đồng hồ.

Khán giả đang coi một cuộc đấu bóng rổ trên một băng tần khác cũng nhìn thấy hàng chữ “không hợp tác với bọn quỷ cộng sản” chạy trên màn hình.

Thành viên tổ chức Pháp Luân Công (Falun Gong), bị cấm hoạt động ở Trung Quốc từ cuối thập niên 1990, thỉnh thoảng cũng bị cáo buộc là tấn công vào các cơ sở phát hình địa phương ở Trung Quốc để gửi đi các thông điệp cáo buộc nhà nước đàn áp tôn giáo. (V.Giang)
08-02- 2014 3:25:02 PM
Theo Người Việt

'Ðộc lập tự do hạnh phúc'

Photo: 'Ðộc lập tự do hạnh phúc' 
08-02- 2014 4:17:39 PM 
Bùi Bảo Trúc

Những thói quen cũ có từ lâu ngày khi đã trở thành một phần của con người ý thức của chúng ta sẽ khó mà có thể một sớm một chiều bỏ đi được. Người Anh có một câu tục ngữ nói đúng điều đó: “Old habit dies hard.” Thói quen cũ khó mà dứt được.

Thỉnh thoảng đọc những tờ báo trong nước người ta thấy rõ điều đó. Một học sinh viết thư cho nhà trường xin được nghỉ học vì tự xét thấy không thích đi học mà cũng thấy học khó quá, có cố học rồi cũng sẽ chẳng đi tới đâu, lại chỉ tạo trở ngại cho các bạn cùng lớp. Một phụ nữ viết một bức thư cho ủy ban nhân dân xin chứng nhận là thành phần nghèo để được trợ cấp. Một người viết bản tự khai tại đồn công an về những hành động không hợp pháp của mình. Một gia đình nhờ công an giúp chặn đứng những vụ trộm chó vì gia đình của ông vừa bị trộm mất con chó. 

Toàn là những chuyện mà mức độ quan trọng không có được bao nhiêu, nhưng thói quen mà mấy chục năm nay họ được dậy để viết những lá thư như thế đã khiến họ ngồi xuống viết thư là phải viết ngay những chữ nghĩa đúng theo một khuôn mẫu không suy suyển.

Thói quen đó khiến lá thư nào họ viết cũng phải có những chữ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Ðộc Lập Tự Do Hạnh Phúc.

Không nói chuyện độc lập và tự do khi mà khắp nước đâu cũng thấy người Tàu, phố Tàu, hàng hóa của Tàu, công trình xây cất của Tàu, phim ảnh của Tàu, thái thú Tàu ra vào, chỉ thị, ra lệnh cho nhà nước, ngoài biển thì thuyền đánh cá của ngư dân bị phá, người Việt đánh cá trong hải phận Việt Nam bị bọn Tàu khốn nạn bắt giữ để đòi tiền chuộc. Ðộc lập và tự do ở đâu mà nói.

Nhưng chuyện học hành quá dốt, không học tiếp nổi, mất con chó, xin cái giấy chứng nhận nghèo, vi phạm luật pháp gây tội ác mà cũng phải lôi chuyện hạnh phúc ra nói thì kỳ quá.

Trong trại giam tù nhân bị bắt viết bản tự khai sau những trận đòn thù cũng vẫn phải xác nhận không gian trại tù là không gian hạnh phúc, tự do. Nhà nghèo không cơm ăn áo mặc muốn có cái giấy cho nghèo luôn may ra khá hơn công dân Bangladesh, Congo, cũng phải nhận là đang sống trong một nước hạnh phúc. 

Thấy mấy anh công an quá mất dạy chỉ biết làm tiền lẻ, không biết làm tiền lớn, lại không có bằng cử nhân luật rừng như thủ tướng Ba Ếch nên khiếu nại chơi thì cũng phải coi mình là công dân của một quốc gia hạnh phúc.

Tại sao sau bằng ấy năm sống trong cái nước khốn khổ khốn nạn ấy người ta vẫn cứ tiếp tục viết những hang chữ vô nghĩa lý ấy? Có thể vì thói quen cứ mở mồm ra là nhờ ơn bác và đảng, đặt bút xuống là phải viết Ðộc Lập Tự Do Hạnh Phúc nên ngồi viết cái đơn xin nghỉ học ở trong bếp, viết cái đơn cớ cảnh sát, công an vừa viết vừa chửi thề đù cha đéo mẹ các cậu Dũng, Duẩn, Phiêu, Minh...cũng vẫn viết cho đủ bằng ấy chữ ngớ ngẩn như vậy. 

Hay cũng có thể là một hình thức mỉa mai, khôi hài đen để chửi cha nhà nước lên nên viết mới viết lách như thế?

Chứ người tử tế, con nhà có học, sống trong vòng lễ giáo ai lại viết lách như vậy bao giờ.

Ðộc lập gì cái xứ sở nô dịch ô nhục ấy. Tự do gì cái nhà tù khốn nạn ấy. Và hạnh phúc gì cái cuộc đời chó đẻ đó!

Cái bàn giấy

Cô chủ nhỏ của tôi chắc là rất khó chịu về cái bàn làm việc của tôi. Cô biết tôi không leo lầu được sau lần mổ “by-pass” cách đây mấy năm nên đã đặc biệt làm cho tôi một căn phòng ở tầng dưới.

Tôi rất thích cái phòng làm việc nhỏ ấy. Nó có chỗ trên tường cho hai cô Marilyn Monroe và Audrey Hepburn ngự trị. Nó có cái bàn cho cái máy điện toán, cái tủ sách cho những cuốn tự điển yêu quí, lại có đủ chỗ cho một cái “recliner” cho cái thân già ngả người lơ mơ nghe nhạc từ cái “i-Pod.”
Khỏi phải về nhà (ngay).

Và cũng vì thế mà cô đâm ra ghét cái phòng cô tốn bao nhiêu tiền làm cho tôi.

Càng ngày nó càng bừa bộn thêm. Sách trên bàn, trên những chiếc giá của cái tủ sách từ từ nhẩy xuống đất nằm lăn lộn khắp nơi. Các ông Mai Thảo, Võ Phiến, Nhật Tiến, Tô Thùy Yên, Nguyên Sa, Ðinh Hùng... nằm bên nhau vui vẻ. Hai ba cuốn từ điển mở ra những trang khác nhau, đánh dấu bằng đủ mọi cách. Mấy ly cà phê Starbucks uống hết từ mấy tháng trước vẫn trang hoàng cho cái bàn làm việc. Những bức ảnh của mấy đứa cháu nội ngoại nằm sau đống báo cao nghều nghểu.

Tại sao nó lại ra cái nông nỗi ấy?

Là vì có thể đang đọc tới trang sách ấy, đang tìm một chữ nào trong từ điển thì một người bạn điện thoại, đang cầm tờ báo thì có người bước vào. Bỏ mọi thứ xuống bàn, xuống đất, xuống ghế, nên cái bàn, cái bàn giấy, cái sàn nhà mới thành ra như thế.

Làm thế nào nó ngăn nắp, ngay hàng thẳng lối được như những cái tủ sách để biểu diễn cho đẹp và oai. 

Những cái tủ sách ngay ngắn, những cuốn sách đóng gáy da mới tinh làm “background” cho những bức chân dung của các ông tòa tối cao pháp viện, các nhà làm luật, các luật sư, mà tôi nghĩ chính các ông cũng chẳng bao giờ đọc tới huống chi.

Cô chủ nhỏ đã lắc đầu mấy lần sau những chuyến mạo hiểm ghé mắt ngó vào cái phòng làm việc của tôi. 

Tôi biết cô chán nó lắm nhưng không nỡ nói ra.

Còn tôi, tôi cũng không nói gì. Tôi nghĩ cô càng chán cái phòng và cái bàn làm việc của tôi sau khi xem đoạn video thu hình văn phòng của người đàn ông nọ. Chắc cô muốn cái phòng của tôi, cái bàn, cái tủ sách cũng phải đẹp, ngăn nắp như của ông ấy. 

Nhưng cái phòng cô làm cho tôi là cái phòng làm việc, thực sự làm việc. Những cuốn sách ngổn ngang dưới đất là những cuốn tôi có đọc thật.

Nên tôi có hơi bừa bộn thật.

Tôi công nhận là có bừa bộn và mất trật tự thật. Nhưng rằng quen mất nết đi rồi. Tôi sẽ không bao giờ có thể có một cái phòng và cái bàn giấy chỉ để biểu diễn như vậy được. Tôi đành để nguyên như cũ để cho cô muốn chán ghét tôi thế nào cũng được. Chứ có cái bàn ngăn nắp và cái tủ sách toàn những cuốn sách ác hiểm khó đọc bày thật đẹp để hù dọa mọi người thì nhất định là không có tôi. 

Tuần trước, tức quá, tôi mang cái tượng thạch cao mua được ở chợ trời mấy năm trước có một hình người đàn ông gần như bị chôn ngập trong đống sách vở, báo chí và giấy tờ ngổn ngang trên cái bàn giấy của chàng và hàng chữ ghi lại câu nói này của Albert Einstein: “A neat desk is a sign of a sick mind,” một chiếc bàn giấy ngăn nắp gọn gàng là dấu hiệu của một tâm hồn bệnh hoạn.

Tôi thích cái bàn giấy và tủ sách rất ngổn ngang bừa bộn sau lưng của Andy Rooney nhiều hơn. Chàng nói rằng cái tủ sách bừa bộn của chàng là cái tủ sách của một người làm việc, có làm việc, không để bày chơi để dọa mọi người

Cái phòng làm việc, cái tủ sách và cái bàn giấy rất bừa bộn (toàn những sách cũ đọc đã nát ra) của tôi cũng vậy.

Ai muốn ghét thì cứ việc.

Những thói quen cũ có từ lâu ngày khi đã trở thành một phần của con người ý thức của chúng ta sẽ khó mà có thể một sớm một chiều bỏ đi được. Người Anh có một câu tục ngữ nói đúng điều đó: “Old habit dies hard.” Thói quen cũ khó mà dứt được.

Thỉnh thoảng đọc những tờ báo trong nước người ta thấy rõ điều đó. Một học sinh viết thư cho nhà trường xin được nghỉ học vì tự xét thấy không thích đi học mà cũng thấy học khó quá, có cố học rồi cũng sẽ chẳng đi tới đâu, lại chỉ tạo trở ngại cho các bạn cùng lớp. Một phụ nữ viết một bức thư cho ủy ban nhân dân xin chứng nhận là thành phần nghèo để được trợ cấp. Một người viết bản tự khai tại đồn công an về những hành động không hợp pháp của mình. Một gia đình nhờ công an giúp chặn đứng những vụ trộm chó vì gia đình của ông vừa bị trộm mất con chó.

Toàn là những chuyện mà mức độ quan trọng không có được bao nhiêu, nhưng thói quen mà mấy chục năm nay họ được dậy để viết những lá thư như thế đã khiến họ ngồi xuống viết thư là phải viết ngay những chữ nghĩa đúng theo một khuôn mẫu không suy suyển.

Thói quen đó khiến lá thư nào họ viết cũng phải có những chữ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Ðộc Lập Tự Do Hạnh Phúc.

Không nói chuyện độc lập và tự do khi mà khắp nước đâu cũng thấy người Tàu, phố Tàu, hàng hóa của Tàu, công trình xây cất của Tàu, phim ảnh của Tàu, thái thú Tàu ra vào, chỉ thị, ra lệnh cho nhà nước, ngoài biển thì thuyền đánh cá của ngư dân bị phá, người Việt đánh cá trong hải phận Việt Nam bị bọn Tàu khốn nạn bắt giữ để đòi tiền chuộc. Ðộc lập và tự do ở đâu mà nói.

Nhưng chuyện học hành quá dốt, không học tiếp nổi, mất con chó, xin cái giấy chứng nhận nghèo, vi phạm luật pháp gây tội ác mà cũng phải lôi chuyện hạnh phúc ra nói thì kỳ quá.

Trong trại giam tù nhân bị bắt viết bản tự khai sau những trận đòn thù cũng vẫn phải xác nhận không gian trại tù là không gian hạnh phúc, tự do. Nhà nghèo không cơm ăn áo mặc muốn có cái giấy cho nghèo luôn may ra khá hơn công dân Bangladesh, Congo, cũng phải nhận là đang sống trong một nước hạnh phúc.

Thấy mấy anh công an quá mất dạy chỉ biết làm tiền lẻ, không biết làm tiền lớn, lại không có bằng cử nhân luật rừng như thủ tướng Ba Ếch nên khiếu nại chơi thì cũng phải coi mình là công dân của một quốc gia hạnh phúc.

Tại sao sau bằng ấy năm sống trong cái nước khốn khổ khốn nạn ấy người ta vẫn cứ tiếp tục viết những hang chữ vô nghĩa lý ấy? Có thể vì thói quen cứ mở mồm ra là nhờ ơn bác và đảng, đặt bút xuống là phải viết Ðộc Lập Tự Do Hạnh Phúc nên ngồi viết cái đơn xin nghỉ học ở trong bếp, viết cái đơn cớ cảnh sát, công an vừa viết vừa chửi thề đù cha đéo mẹ các cậu Dũng, Duẩn, Phiêu, Minh...cũng vẫn viết cho đủ bằng ấy chữ ngớ ngẩn như vậy.

Hay cũng có thể là một hình thức mỉa mai, khôi hài đen để chửi cha nhà nước lên nên viết mới viết lách như thế?

Chứ người tử tế, con nhà có học, sống trong vòng lễ giáo ai lại viết lách như vậy bao giờ.

Ðộc lập gì cái xứ sở nô dịch ô nhục ấy. Tự do gì cái nhà tù khốn nạn ấy. Và hạnh phúc gì cái cuộc đời chó đẻ đó!

Cái bàn giấy

Cô chủ nhỏ của tôi chắc là rất khó chịu về cái bàn làm việc của tôi. Cô biết tôi không leo lầu được sau lần mổ “by-pass” cách đây mấy năm nên đã đặc biệt làm cho tôi một căn phòng ở tầng dưới.

Tôi rất thích cái phòng làm việc nhỏ ấy. Nó có chỗ trên tường cho hai cô Marilyn Monroe và Audrey Hepburn ngự trị. Nó có cái bàn cho cái máy điện toán, cái tủ sách cho những cuốn tự điển yêu quí, lại có đủ chỗ cho một cái “recliner” cho cái thân già ngả người lơ mơ nghe nhạc từ cái “i-Pod.”
Khỏi phải về nhà (ngay).

Và cũng vì thế mà cô đâm ra ghét cái phòng cô tốn bao nhiêu tiền làm cho tôi.

Càng ngày nó càng bừa bộn thêm. Sách trên bàn, trên những chiếc giá của cái tủ sách từ từ nhẩy xuống đất nằm lăn lộn khắp nơi. Các ông Mai Thảo, Võ Phiến, Nhật Tiến, Tô Thùy Yên, Nguyên Sa, Ðinh Hùng... nằm bên nhau vui vẻ. Hai ba cuốn từ điển mở ra những trang khác nhau, đánh dấu bằng đủ mọi cách. Mấy ly cà phê Starbucks uống hết từ mấy tháng trước vẫn trang hoàng cho cái bàn làm việc. Những bức ảnh của mấy đứa cháu nội ngoại nằm sau đống báo cao nghều nghểu.

Tại sao nó lại ra cái nông nỗi ấy?

Là vì có thể đang đọc tới trang sách ấy, đang tìm một chữ nào trong từ điển thì một người bạn điện thoại, đang cầm tờ báo thì có người bước vào. Bỏ mọi thứ xuống bàn, xuống đất, xuống ghế, nên cái bàn, cái bàn giấy, cái sàn nhà mới thành ra như thế.

Làm thế nào nó ngăn nắp, ngay hàng thẳng lối được như những cái tủ sách để biểu diễn cho đẹp và oai.

Những cái tủ sách ngay ngắn, những cuốn sách đóng gáy da mới tinh làm “background” cho những bức chân dung của các ông tòa tối cao pháp viện, các nhà làm luật, các luật sư, mà tôi nghĩ chính các ông cũng chẳng bao giờ đọc tới huống chi.

Cô chủ nhỏ đã lắc đầu mấy lần sau những chuyến mạo hiểm ghé mắt ngó vào cái phòng làm việc của tôi.

Tôi biết cô chán nó lắm nhưng không nỡ nói ra.

Còn tôi, tôi cũng không nói gì. Tôi nghĩ cô càng chán cái phòng và cái bàn làm việc của tôi sau khi xem đoạn video thu hình văn phòng của người đàn ông nọ. Chắc cô muốn cái phòng của tôi, cái bàn, cái tủ sách cũng phải đẹp, ngăn nắp như của ông ấy.

Nhưng cái phòng cô làm cho tôi là cái phòng làm việc, thực sự làm việc. Những cuốn sách ngổn ngang dưới đất là những cuốn tôi có đọc thật.

Nên tôi có hơi bừa bộn thật.

Tôi công nhận là có bừa bộn và mất trật tự thật. Nhưng rằng quen mất nết đi rồi. Tôi sẽ không bao giờ có thể có một cái phòng và cái bàn giấy chỉ để biểu diễn như vậy được. Tôi đành để nguyên như cũ để cho cô muốn chán ghét tôi thế nào cũng được. Chứ có cái bàn ngăn nắp và cái tủ sách toàn những cuốn sách ác hiểm khó đọc bày thật đẹp để hù dọa mọi người thì nhất định là không có tôi.

Tuần trước, tức quá, tôi mang cái tượng thạch cao mua được ở chợ trời mấy năm trước có một hình người đàn ông gần như bị chôn ngập trong đống sách vở, báo chí và giấy tờ ngổn ngang trên cái bàn giấy của chàng và hàng chữ ghi lại câu nói này của Albert Einstein: “A neat desk is a sign of a sick mind,” một chiếc bàn giấy ngăn nắp gọn gàng là dấu hiệu của một tâm hồn bệnh hoạn.

Tôi thích cái bàn giấy và tủ sách rất ngổn ngang bừa bộn sau lưng của Andy Rooney nhiều hơn. Chàng nói rằng cái tủ sách bừa bộn của chàng là cái tủ sách của một người làm việc, có làm việc, không để bày chơi để dọa mọi người

Cái phòng làm việc, cái tủ sách và cái bàn giấy rất bừa bộn (toàn những sách cũ đọc đã nát ra) của tôi cũng vậy.

Ai muốn ghét thì cứ việc.
08-02- 2014 4:17:39 PM 
Bùi Bảo Trúc

Theo Người Việt

PICS : Vụ nổ kinh hoàng ở TQ: Những hình ảnh thảm khốc từ hiện trường


La liệt trên các đường phố xung quanh hiện trường vụ nổ là những thân hình cháy sém, đứng, nằm, ngồi.
Vụ nổ xảy ra tại nhà máy sản xuất phụ tùng ô tô tại thành phố Côn Sơn, tỉnh Giang Tô sáng nay được cho là vụ tai nạn lao động nghiêm trọng nhất ở Trung Quốc trong vòng 1 năm qua.
Phóng viên Tân Hoa Xã từ hiện trường cho biết, vụ nổ đã tạo ra 2 lỗ thủng lớn trên tường nhà máy. Các nhân viên cứu hộ đã tìm thấy hơn 40 thi thể cháy đen tại chỗ. Hơn 20 người khác tử vong tại bệnh viện. Con số nạn nhân có thể còn tiếp tục tăng cao, vì ở thời điểm xảy ra tai nạn, có khoảng 200 công nhân đang làm việc tại nhà máy. Nhiều người trong số này bị thương rất nặng.
Các bức ảnh được công bố trên báo chí Trung Quốc và nước ngoài cho thấy cột khói đen khổng lồ cuồn cuộn bốc lên từ khu xưởng thấp tầng của nhà máy. La liệt trên các đường phố xung quanh là những thân hình cháy sém, đứng, nằm, ngồi.
Một bác sĩ Bệnh viện Y học cổ truyền thành phố Côn Sơn cho biết, hầu hết các nạn nhân bị bỏng bên ngoài và bỏng nặng hô hấp. “Cứ 10 lại có xe chở bệnh nhân tới. Vì là ngày nghỉ, chúng tôi thiếu y tá, hộ lý, nên phải gọi hỗ trợ”.
Thiếu xe cứu thương, người ta phải dùng cả xe tải để chở nạn nhân tới bệnh viện Côn Sơn và cơ sở y tế của các khu vực lân cận để cấp cứu.
Một số hình ảnh được Tân Hoa Xã và Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc đăng tải cho thấy khung cảnh khủng khiếp ở hiện trường.
chay7-1406970261901-83-0-430-680-crop-1406970593312