Friday, November 20, 2020

Bài thơ ‘ngô nghê’ của Nguyễn Phú Trọng khi về thăm trường cũ

 HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Cho đến hôm 20 Tháng Mười Một, cư dân mạng vẫn tiếp tục cười nhạo bài thơ mới nhất do Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Nước CSVN Nguyễn Phú Trọng đọc trong lúc về thăm trường cũ.

Trong một đoạn clip dài 17 giây cắt từ chương trình Thời Sự của Đài Truyền Hình Việt Nam được nhiều Facebooker phát tán, người đứng đầu đảng CSVN đọc những câu ngô nghê: “Tôi vui tôi sướng biết bao nhiêu/ Tôi học 10B Nguyễn Gia Thiều/ Nay đã trở nên ‘người anh cả’/ Cuộc đời vui bay bổng cánh diều!”

Bài thơ tự sáng tác của ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư, chủ tịch nước CSVN, tại trường Nguyễn Gia Thiều ở Hà Nội. (Hình chụp qua màn hình)

Nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh bình luận trên trang cá nhân: “Vua cởi truồng, dân xấu hổ. Giá [ông Trọng] đừng làm thơ thì còn có người tin là ông tốt nghiệp Tổng Hợp Văn.”

Theo hồ sơ, ông Trọng được ghi nhận tốt nghiệp cử nhân Văn Chương, trường Đại Học Tổng Hợp Hà Nội vào năm 1967.

Sau khi được các báo đảng đăng tải, bài thơ về trường Nguyễn Gia Thiều của ông Trọng lập tức trở thành đề tài làm thơ giễu nhại trên trang fanpage Nhật Ký Yêu Nước để gây cười. Trong số đó, Facebooker Hai Ha Lee nhại thơ ông Trọng: “Tôi vui tôi sướng biết bao nhiêu/ Đất nước nhờ tôi rực rỡ nhiều/ Gặp bạn quốc tế luôn ngạo nghễ/ Phải mỗi cái tật hay nói điêu.”

Trước vụ này, ông Trọng từng gây bàn tán với bài thơ “đề tặng khách sạn Mường Thanh Grand Phương Đông” được báo Kinh Tế Đô Thị đăng tải hồi Tháng Hai, 2018: “Lần này lại đến Phương Đông/ Tình xưa nghĩa cũ, mặn nồng Mường Thanh/ Cố lên các chị, các anh/ Quê hương vẫn gọi, sử xanh lưu truyền.”

“Câu thơ ‘Cố lên các chị, các anh’ không chỉ là sự cổ vũ, động viên mà còn là lời hiệu triệu của tổng bí thư với hơn 25,000 cán bộ công nhân viên tập đoàn Mường Thanh, nỗ lực hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu đặt ra năm 2017 và những năm tiếp theo,” tờ báo cho biết thêm.

Ngoài chuyện tranh thủ đọc thơ do mình sáng tác tại các sự kiện, ông Trọng được ghi nhận nhiều lần “lẩy Kiều” để chứng tỏ ông am hiểu thi ca. Dư luận còn nhớ hồi Tháng Mười, 2018, khi ngồi thêm ghế chủ tịch nước CSVN, ông Trọng dẫn hai câu Kiều của thi hào Nguyễn Du vào bài phát biểu: “Nghĩ mình phận mỏng cánh chuồn/ Khuôn xanh biết có vuông tròn mà hay!”

Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Nước CSVN Nguyễn Phú Trọng đọc bài thơ tự sáng tác tại trường Nguyễn Gia Thiều ở Hà Nội. (Hình: Dân Trí)

Sau đó, blogger Hiệu Minh bình luận trên trang cá nhân: “Chúc Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Nước Nguyễn Phú Trọng thành công với một đất nước hơn 90 triệu dân, trở thành ‘tổng chủ’ của quốc gia có vai trò lớn hơn trong khu vực và thế giới hơn là công việc thư tịch bình thường của người thư lại mà ai cũng làm được như ông lẩy Kiều ‘phận mỏng cánh chuồn.’” (N.H.K) [qd]

Nguồn đầu tư FDI từ Trung cộng, lo nhiều hơn mừng

 


Đỗ Ngà|

Thu hút FDI rót vào Việt Nam có nhiều cái lợi, nhưng có thể kể ra 3 cái lợi cơ bản liên quan đến quá trình phát triển và hội nhập của nền kinh tế Việt Nam:

Thứ nhất, cái lợi trước mắt là họ giải quyết việc làm cho người Việt, tiếp theo là họ đóng thuế cho chính quyền;

Thứ nhì, FDI là đầu tàu kéo nội lực của doanh nghiệp trong nước tăng dần bằng cách tiêu thụ sản phẩm từ các nhà sản xuất linh kiện phụ trợ của người Việt, và từ đó doanh nghiệp Việt tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu;

Thứ ba khi những doanh nghiệp phụ trợ đủ mạnh họ có thể tham gia vào việc mua cổ phần và tiến tới làm chủ các doanh nghiệp FDI.

Nếu quốc gia nào tận dụng hết 3 cái lợi của FDI thì đất nước đó sẽ nắm bắt thành công quá trình chuyển giao công nghệ, và nhờ đó tiến vào thế giới những quốc gia tiến bộ. Hàn – Đài – Sing đã tận dụng hết 3 cái lợi của FDI ấy, thế nhưng Việt Nam đã tận dụng đến đâu? Xin thưa, Việt Nam chỉ tận dụng được cái lợi đầu tiên mà FDI mang lại đó là tạo việc làm cho người Việt và đóng thuế cho chính quyền, hết. Còn lại 2 ccái cốt lõi đẩy đất nước tiến lên thì Việt Nam không tận dụng được. Các doanh nghiệp phụ trợ Việt Nam thì không lớn nổi, chỉ thấy làn sóng các nhà đầu tư nước ngoài thâu tóm hàng loạt doanh nghiệp Việt Nam chứ chưa hề thấy chiều ngược lại. Nguyên nhân do đâu? Nguyên nhân là do chính quyền CS ra và triển khai chính sách không tốt cho nên họ chỉ tận dụng được cái lợi đầu tiên của FDI mang lại mà thôi.

Làn sóng FDI của Trung Cộng đổ vào Việt Nam luôn là nỗi lo cho người dân Việt Nam. Vì sao? Vì như đã nói ở trên, chính quyền CS Việt Nam không hề biết tận dụng cái lợi của FDI để làm lực đẩy tạo đà cho nền kinh tế đất nước phát triển mà chỉ tận dụng được ưu thế giải quyết việc làm cho dân Việt và thu thế cho ngân sách, hết. Với nguồn vốn FDI Trung Cộng đổ vào, ngoài cái lợi dễ thấy thì đằng sau nó là những rủi ro rất lớn như: nhập cư lao động Tàu vào Việt Nam; mượn đường Việt Nam để vào các thị trường như Mỹ, EU để hưởng lợi; làm ô nhiễm môi trường vv…

Hôm 19/11/2020 trên tờ VnEconomy có đăng bài viết “Vốn Trung Quốc tăng tốc vào Việt Nam: Thận trọng nhưng không nên bài xích”. Trong bài tác giả có dẫn lời ông Nguyễn Văn Toàn, Phó chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam (Vafie) cho rằng “Khi chúng tôi đến làm việc với các nhà đầu tư đến từ Trung Quốc, Hiệp hội cũng nói rõ Trung Quốc phải lấy lại hình ảnh trong con mắt Việt Nam, trước đây hàng hoá máy móc thiết bị của Trung Quốc sang Việt Nam rất tốt. Công nghệ của họ tiên tiến. Với những công nghệ chất lượng cao, tiên tiến như thế thì Việt Nam hoàn toàn hoan nghênh, không nên phân biệt” (hết trích)

Ý của ông Toàn khá rõ, là ông xác định công nghệ của Trung Cộng giờ là rất tốt, là điều kiện rất tốt để Việt Nam có thể thực hiện quá trình “chuyển giao công nghệ” từ người Tàu. Đấy chỉ là lập luận mang tính lý thuyết, còn thực tế 34 năm “đổi mới” của chính quyền CS đã cho thấy điều ngược lại, Việt Nam chưa tận dụng được quá trình chuyển giao công nghệ từ các FDI. Công nghiệp phụ trợ không thể lớn vì chính quyền CS Việt Nam ra và thực hiện chính sách kém thì làm sao những nhà sản xuất linh kiện phụ trợ thuần Việt dám đầu tư để phát triển công nghệ? Tiếp thêm nữa, doanh nghiệp Việt Nam vừa mới lớn lên là bị nước ngoài nuốt nhiều hơn là doanh nghiệp Việt Nam nuốt các FDI. Vậy thì làm sao người Việt Nam tận dụng được những tiến bộ của Tàu để chuyển nó thành của mình được? Không thể.

Nếu cái lợi của Tàu mà ta không tận dụng được thì ắt, Tàu nó sẽ tận dụng ta làm lợi cho nó. Khi đó, lao động Tàu sẽ nhập khẩu vào Việt Nam tạo nên mối lo người Tàu sẽ lập nên những khu định cư trên lãnh thổ Việt Nam ở tương lai. Hoặc biết đâu khi đó Mỹ ra thêm đòn trừng phạt lên hàng hóa Việt Nam vì cái tội “cho Tàu mượn đường sang Mỹ”. Rồi ô nhiễm môi trường vv… Nói thật, tốc độ nguồn đầu tư FDI từ Trung Cộng vào Việt Nam một cách bất thường làm cho người Việt lo nhiều hơn mừng./.

-Đỗ Ngà-

Tham khảo:

https://vneconomy.vn/von-trung-quoc-tang-toc-vao-viet-nam-t…

https://cncvina.com.vn/vi-sao-cong-nghiep-phu-tro-o-viet-n…/

https://www.nguoi-viet.com/…/Viet-Nam-quan-ly-khong-xue-la…/

https://plo.vn/…/hang-loat-cong-ty-viet-ban-cho-ong-lon-nuo…


Tin đặc biệt: Việt Nam đe dọa đóng cửa Facebook liên quan đến đòi hỏi kiểm duyệt

 


James Pearson

HÀ NỘI (Reuters) – Một viên chức cao cấp của Facebook cho Reuters biết là Việt Nam dọa đóng cửa Facebook tại Việt Nam nếu không chịu gia tăng kiểm duyệt những bài vở với nội dung chính trị theo yêu cầu của chính phủ Việt Nam.

“Facebook đã đáp ứng yêu cầu của chính phủ VN vào Tháng Tư vừa qua khi gia tăng đáng kể việc kiểm duyệt những nội dung “chống chính phủ”, tuy nhiên vào Tháng Tám Việt Nam lại yêu cầu Facebook nâng cấp việc kiểm duyệt những bài chỉ trích chính phủ”, viên chức này cho biết thêm.

“Chúng tôi đã đi tới một thoả thuận hồi Tháng Tư. Facebook đã làm như thoả thuận, và chúng tôi chờ đợi chính phủ Việt Nam cũng làm như vậy”, nhân viên này, giấu tên vì sự tế nhị của vấn đề, cho biết.

“Họ đã quay lại và yêu cầu gia tăng lượng những bài kiểm duyệt. Chúng tôi không đồng ý. Yêu cầu của họ đi kèm với đe dọa cho biết là chuyện gì có thể xảy ra nếu chúng tôi không tuân thủ.”

Nhân viên này cho biết đe dọa bao gồm việc đóng cửa toàn bộ Facebook tại Việt Nam, một thị trường chính yếu của công ty truyền thông xã hội này, nơi mang lại thu nhập gần $1 tỷ Mỹ kim, theo 2 nguồn tin quen thuộc với số lượng này.

Facebook đã phải đối đầu với áp lực ngày một gia tăng từ một số quốc gia liên quan đến chính sách của FB về nội dung đăng tải, bao gồm cả những quy định mới và phạt vạ. Tuy nhiên FB đã né tránh được hầu hết trừ một số nơi mà FB chưa từng đươc phép hoạt động như Trung Quốc.

Tại Việt Nam, bất chấp cải cách kinh tế rộng lớn và gia tăng mở cửa thay đổi xã hội, Đảng Cộng Sản cầm quyền vẫn duy trì sự kiểm soát chặt chẽ truyền thông, và ít chấp nhận đối kháng. Theo Phóng Viên Không Biên Giới thì về tự do báo chí Việt Nam xếp hạng năm trên thế giới từ cuối bảng tính lên.

Trả lời câu hỏi của Reuters Bộ Ngoại Giao Việt Nam nói rằng Facebook nên tuân thủ luật pháp sở tại và ngưng “loan tải tin tức vi phạm tập tục truyền thống Việt Nam và quyền lợi quốc gia”.

Một nữ phát ngôn nhân của Facebook cho biết là trong mấy tháng qua họ đã phải đối đầu với áp lực mới từ Việt Nam đòi hỏi họ gia tăng việc kiểm duyệt.

Trong báo cáo mỗi nửa năm vừa qua được công bố vào Thứ Sáu, Facebook cho biết họ đã kiểm duyệt 834 bài tại Việt Nam trong 6 tháng đầu năm nay, theo yêu cầu của chính phủ Việt Nam, đòi loại bỏ những nội dung chống nhà nước.

TRÁCH NHIỆM RÕ RÀNG

Facebook, diễn đàn chính của 60 triệu người sử dụng để kinh doanh trên mạng cũng như phát biểu chống đối chính trị, bị chính phủ thường trực theo dõi.

Vào Tháng Tư vừa qua Reuters đã đặc biệt tường trình là vào đầu năm nay những máy chủ của FB tại Việt Nam đã bị ngưng phát sóng cho tới khi họ làm theo những yêu cầu của chính phủ VN.

Từ lâu Facebook đã phải chịu những chỉ trích từ những tổ chức bẳo vệ nhân quyền về việc thuận theo quá nhiều những đòi hỏi kiểm duyệt của nhà nước.

“Tuy nhiên, chúng tôi sẽ làm tất cả những gì có thể được để bảo đảm là dịch vụ được duy trì để người dân có thể tiếp tục phát biểu quan điểm”, người phát ngôn cho biết.

Việt Nam đã cố tung ra những mạng lưới truyền thông xã hội để cạnh tranh với FB nhưng không có cái nào đạt tới mức phổ thông đáng kể. Người phát ngôn của FB nói rằng họ đã không thấy có sự di cư nào của người Việt sử dụng FB để đi sang các diễn đàn địa phương.

Người phát ngôn nói là FB đã là đối tượng của một “chiến dịch đả kích kéo dài 14 tháng” trên báo chí quốc doanh trước khi đi đến bế tắc hiện nay.

Được hỏi về việc Việt Nam dọa đóng cửa FB, tổ chức bảo vệ nhân quyền Ân Xá Quốc Tế nói rằng việc FB vẫn chưa bị đóng cửa sau khi tiếp tục thách thức các đe dọa của chính phủ Việt Nam cho thấy là công ty này có thể làm nhiều hơn nữa để đối đầu với những yêu sách của Hà Nội.

“Facebook có một trách nhiệm rõ ràng trong việc tôn trọng nhân quyền ở bất cứ nơi nào họ hoạt động trên thế giới, và Việt Nam không là một ngoại lệ,” Bà Ming Yu Hah, Phó Giám Đốc Vùng đặc trách Vận Động của Ân Xá Quốc Tế cho biết: “Facebook đặt ưu tiên là lợi nhuận và thiếu tôn trọng nhân quyền”.

(Tường trình của James Pearson; Tường trình bổ túc của Fanny Potkin tại Singapore; Nhuận bởi David Clarke và Christopher Cushing)

(Việt Tân lược dịch)

(Nguyên bản tiếng Anh) – Nguồn: https://finance.yahoo.com/…/exclusive-vietnam-threatens…

Exclusive: Vietnam threatens to shut down Facebook over censorship requests – source
By James Pearson

HANOI (Reuters) – Vietnam has threatened to shut down Facebook in the country if it does not bow to government pressure to censor more local political content on its platform, a senior official at the U.S. social media giant told Reuters.
Facebook complied with a government request in April to significantly increase its censorship of “anti-state” posts for local users, but Vietnam asked the company again in August to step up its restrictions of critical posts, the official said.
“We made an agreement in April. Facebook has upheld our end of the agreement, and we expected the government of Vietnam to do the same,” said the official, who spoke on condition of anonymity citing the sensitivity of the subject.
“They have come back to us and sought to get us to increase the volume of content that we’re restricting in Vietnam. We’ve told them no. That request came with some threats about what might happen if we didn’t.”
The official said the threats included shutting down Facebook altogether in Vietnam, a major market for the social media company where it earns revenue of nearly $1 billion, according to two sources familiar with the numbers.
Facebook has faced mounting pressure from governments over its content policies, including threats of new regulations and fines. But it has avoided a ban in all but the few places where it has never been allowed to operate, such as China.
In Vietnam, despite sweeping economic reform and increasing openness to social change, the ruling Communist Party retains tight control of media and tolerates little opposition. The country ranks fifth from bottom in a global ranking of press freedom compiled by Reporters Without Borders.
Vietnam’s foreign ministry said in response to questions from Reuters that Facebook should abide by local laws and cease “spreading information that violates traditional Vietnamese customs and infringes upon state interests”.
A spokeswoman for Facebook said it had faced additional pressure from Vietnam to censor more content in recent months.
In its biannual transparency report released on Friday, Facebook said it had restricted access to 834 items in Vietnam in the first six months of this year, following requests from the government of Vietnam to remove anti-state content.
‘CLEAR RESPONSIBILITY’
Facebook, which serves about 60 million users in Vietnam as the main platform for both e-commerce and expressions of political dissent, is under constant government scrutiny.
Reuters exclusively reported in April that Facebook’s local servers in Vietnam were taken offline early this year until it complied with the government’s demands.
Facebook has long faced criticism from rights group for being too compliant with government censorship requests.
“However, we will do everything we can to ensure that our services remain available so people can continue to express themselves,” the spokeswoman said.
Vietnam has tried to launch home-grown social media networks to compete with Facebook, but none has reached any meaningful level of popularity. The Facebook official said the company had not seen an exodus of Vietnamese users to the local platforms.
The official said Facebook had been subject to a “14-month-long negative media campaign” in state-controlled Vietnamese press before arriving at the current impasse.
Asked about Vietnam’s threat to shut down Facebook, rights group Amnesty International said the fact it had not yet been banned after defying the Vietnamese government’s threats showed that the company could do more to resist Hanoi’s demands.
“Facebook has a clear responsibility to respect human rights wherever they operate in the world and Vietnam is no exception,” Ming Yu Hah, Amnesty’s deputy regional director for campaigns, said. “Facebook are prioritising profits in Vietnam, and failing to respect human rights”.
(Reporting by James Pearson; Additional reporting by Fanny Potkin in Singapore; Editing by David Clarke and Christopher Cushing)

Mặt Trận Tổ Quốc có mị dân? Có vô cảm?

VietTuSaiGon’s blog

Ông Trọng: ‘MTTQ phải làm tốt công tác tuyên truyền, không mị dân!’. Chủ tịch nước kiêm Tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng có phát biểu như vừa nêu hôm 18-11-2020 trong buổi kỷ niệm 90 năm ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. ‘Phải làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; không mị dân’, ông Trọng nhấn mạnh. Mạng báo Tuổi Trẻ dẫn phát ngôn của lãnh đạo quyền lực nhất Việt Nam hiện nay đặc biệt lưu ý với cán bộ, đảng viên, lãnh đạo Mặt trận các cấp phải trọng dân, gần dân, học dân, có trách nhiệm với dân và “không mị dân”, bởi “chính nhân dân là người làm nên những thắng lợi to lớn của lịch sử”. Ông Trọng cũng mong muốn Mặt trận luôn là nơi tập hợp sức mạnh đại đoàn kết, nơi mọi người có thể xóa bỏ những hiềm khích trong lịch sử, chấp nhận những khác biệt về quan điểm miễn là không trái với lợi ích của dân tộc, cống hiến cho sự phát triển của đất nước”. (Trích nguồn RFA)

Đến nay, việc đặt câu hỏi “ngày đại đoàn kết toàn dân” có vô cảm, mị dân không? Cũng có nghĩa là đang hỏi đến đến một vấn đề gốc rễ: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có mị dân và vô cảm không? Vì ngày hội đại đoàn kết toàn dân là do Mặt Trận tổ quốc Việt Nam đứng ra tổ chức vào dịp kỷ niệm 90 năm ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thường niên, điều này như một đặc trưng của tổ chức này. Và, khi đặt câu hỏi này, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh, khó khăn, thiên tai, đói kém… lại cho ra câu trả lời: Đây là một kiểu mị dân và vô cảm. Nó hoàn toàn đi ngược với cái điều gọi là Đoàn Kết. Vì sao?

Chỉ riêng chuyện kinh phí hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam mỗi năm đã lên tới hàng ngàn tỉ đồng, riêng năm 2020, mỗi thôn được cấp từ 5 triệu đồng đến 7 triệu đồng, mỗi xã được cấp từ 20 triệu đồng tới 25 triệu đồng để tổ chức ngày đại đoàn kết. Mà Việt Nam có bao nhiêu xã, bao nhiêu huyện, bao nhiêu tỉnh, cấp huyện và tỉnh được cấp bao nhiêu? Đây chỉ mới là kinh phí tổ chức hoạt động cho ngày này, chưa kể tới kinh phí cho cán bộ duy trì hoạt động, gọi là tiền phù đạo, rồi các khoản chi bất thường, chi khi thiên tai, các khoản kêu gọi, vận động từ người dân. Cộng tất cả những con số này lại, số tiền lên đến hàng ngàn tỉ đồng mỗi năm. Và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) gần như rất mờ nhạt, đến hẹn lại lên. Đối với người dân, dường như họ chỉ xuất hiện ở ngày gọi là đại đoàn kết toàn dân. Họ xuất hiện ra sao?

Để đón cái ngày ấy, cán bộ đi phát thư hoặc bắc loa mời người dân đến nhà văn hóa thôn, nhà văn hóa khối phố để “dự gặp mặt”, chương trình dự gặp mặt gồm ngồi nghe các báo cáo mà đảm bảo không có người nào hiểu được đang nghe cái gì và cũng chẳng mấy người biết được, tin được độ thật giả của các báo cáo này, hầu hết chỉ mong nói cho nhanh, vào chương trình chính (ca hát, ăn nhậu, cụng ly, say lại về). Nói chính xác hơn là cái ngày “đại đoàn kết toàn dân” chẳng có chi khác ngoài việc bà con xóm làng cùng ngồi lại, nghe những người của MTTQ nói năm điều bảy chuyện, sau đó tiêu thụ một lượng bia, rượu, thịt và hát karaoke với nhau, chơi những trò chơi theo kiểu bày trò của những quản trò đám cưới, xong lại đi về, ngủ một giấc. Cái chính ở đây là được ăn uống, nhậu miễn phí. Chẳng có gì khác!

Vì mọi hoạt động của MTTQ không có gì hơn ngoài khuấy động phong trào, mà phong trào gì cũng không rõ rệt cho mấy nên chủ yếu là khuấy động phong trào rượu bia, ca hát để tiêu thụ cho hết kinh phí trung ương rót về. Về phía người dân, hằng ngày cũng có ăn nhậu, nhưng bây giờ đi nhậu miễn phí, nhậu chính qui, có nhà nước mời, miếng của làng bằng sàng thịt chợ là vậy! Cả đời sống riêng biệt, lép vế, chẳng dám ăn dám nói, bây giờ trong cái ngày này, cũng bá vai, quàng cổ cán bộ, cụng ly, mời mọc, được cán bộ đến thăm hỏi… Dù sao thì cũng được an ủi chút đỉnh, bù cho những ngày lủi thủi kiếp dân đen!

Và, trong lúc này, sau gần một năm dài dịch họa, thiên tai, nhân họa liên tục giáng xuống người dân cả ba miền, đặc biệt dân miền Trung vừa trải qua thiên tai, nhân họa chết người, mọi thứ tan hoang như vậy, một bữa ăn nhậu gọi là đại đoàn kết toàn dân nghe có vẻ như một cú xả xui, một bữa ngồi lại với nhau để cùng hô hào vượt khó… Nhưng trên thực tế, một bữa ăn uống, rượu thịt như vậy liệu có xóa được nỗi mất mát? Đặc biệt, ăn uống, cụng ly, ca hát giữa lúc đồng loại đang đói khổ, mất nhà cửa, tang tóc, lầm than như vậy có phải là đoàn kết? Có phải là “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”?

Không, hoàn toàn không phải như vậy, dường như thiên tai chồng thiên tai, bão chồng bão, lũ chồng lũ và vô cảm chồng vô cảm. Người ta có thể nguyền rủa, sỉ vả hoặc lên án những kẻ, những nhóm, những đám đông ăn chơi, nhảy múa, hưởng lạc trong lúc đồng bào, đồng loại đang đau khổ, nhưng người ta đâu có dám nói gì về cái bữa ăn nhậu, múa hát nhân danh một ngày lễ, nhân danh một điều gì đó có tính nhân văn, cao cả như là “đại đoàn kết” được! Hoặc là người ta không dám nói, bởi đây là bữa ăn nhậu chính qui, có cấp phép, cấp kinh phí. Kỳ thực, đây cũng là đỉnh điểm của vô cảm, hay nói khác đi là một sự khốn nạn có giấy phép, có sự đồng thuận và chống lưng của đảng lãnh đạo.

Và đâu đó, khi đã được nhậu chính qui thì người ta cũng vui vẻ tìm cách bày ra những bữa nhậu không chính qui, cũng ăn uống, hát hò nhân cái gọi là đại đoàn kết này, các cụm, các xóm, các nhóm… tha hồ tổ chức, khuấy động phong trào “đại đoàn kết”, người ta nhanh chóng quên đi khó khăn, quên đi nỗi đau, quên đi những gì mình phải trả giá cho các nhóm lợi ích, các tư bản đỏ. Ai sống chết thây kệ, ta cứ nhậu, cứ ăn uống, hát hò, để thêm đoàn kết!

Cái sự đoàn kết quái gở này xuất hiện đầy rẫy trên dải đất hình chữ S này, và càng đau khổ người ta càng đoàn kết, càng đoàn kết thì lượng rượu bia càng được tiêu thụ nhanh chóng, càng đau khổ, đoàn kết thì càng nhanh lâm vào nợ nần quán xá, càng nhanh đổ vỡ gia đình do ăn nhậu mà ra… Cuối cùng, dường như MTTQ chỉ làm đúng một việc đến hẹn lại lên, lại kêu gọi, hô hào đại đoàn kết. Trong những ngày thiên tai, bão lũ, cũng kêu gọi nhân dân đóng góp để mua thịt heo, mua mì tôm đi cứu trợ. Nhưng hiện tại, các hủ thịt muối để cứu trợ đang bày bán đầy rẫy trên thị trường, mì tôm thì chất đầy cơ quan, tiền của dân đã thu xong, giờ các cán bộ đang từ từ, rỉ rả tới các quầy kí gởi để lấy tiền bán thịt muối… Mọi thứ đều có tính phong trào và cũng chẳng có mấy ai vì dân, vì lòng nhân ái. Hay nói khác đi, đây là một sự xảo trá, mị dân, đẩy con người đến chỗ mụ mị, vô cảm.

Đó là chưa muốn nói tới hiệu ứng lây lan của cái đại đoàn kết này trong những ngày tới, các nhóm phụ huynh, các trường cũng hè nhau tổ chức ăn nhậu, vừa có cái gọi là tri ân nhà giáo, lại vừa thêm đại đoàn kết! Mọi thứ lại đâu vào đó, nhậu, tiêu thụ rượu bia, ăn uống, hò hát… múa lửa lắc vòng…!

Có lẽ, sau một trận bệnh dài, cái điều mà ông Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã ngộ ra được, đó là lâu nay, cánh tay nối dài của đảng đã không những không làm gì được ngoài việc gây tốn kém ngân sách mà còn làm trái pháp luật nhiều thứ và mị dân. Lời nhắc của ông cũng là một kinh nghiệm xương máu của người hết lòng cống hiến cho đảng, cho lý tưởng Cộng sản và cho tham vọng quyền lực. Để rồi, những thứ ông nhận được là đi không vững, phải diễn bộ khỏe mạnh, phải cố gắng cầm cự với quyền lực để rồi phải thấy rằng công cuộc lâu nay của mình cùng đám đàn em, tính chân thực thì ít mà tính mị dân thì nhiều!

Sai có gốc: Tiếng sấm thành tiếng trống

 


Chu Mộng Long|

Nói về cái sai thì sách giáo khoa đã từng sai từ Chương trình 2000. Thời đó không có dư luận mạng ầm ĩ và quyết liệt như bây giờ, nhưng không phải không có góp ý. Trong các hội thảo về sách giáo khoa (và cả sách bài tập, tham khảo), nhiều nhà khoa học đã vạch ra những cái sai. Sai từ quan điểm khi chủ trương cải cách học và viết chữ e trước làm cho trẻ em viết một cách méo mó, sai từ ngữ như “cây rơm” (có trụ) thành “ụ rơm” (không trụ), nói ngọng như “cây nêu” thành “cây lêu”, “đám giỗ” thành “đám dỗ”, “nhành dẻ” thành “nhành giẻ”…, sai văn bản khi tuỳ tiện sửa nhiều văn bản văn học từ thơ đến truyện. Nhà thơ Đỗ Trung Quân từng nổi giận khi thấy thơ mình bị chữa: “Quê hương là con diều biếc/Chiều chiều con thả trên đồng/”… Nhiều câu chữ tối nghĩa, vô duyên, ngu ngốc tương tự như sách Tiếng Việt Cánh Diều. Đặc biệt, nhiều câu hỏi đọc hiểu văn bản làm cho kẻ thông minh cũng thành ngu đần như: “Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ kể về chuyện gì?” (Kể chuyện đêm nay Bác không ngủ, he he), “Văn bản Nhà sàn thuyết minh về đối tượng nào?” (Đối tượng là nhà sàn, he he)…

Các góp ý thời đó như muối bỏ biển. Các giáo sư tiến sỹ vẫn giữ thái độ ngạo nghễ của đứa vô học có bằng cấp: “Chó cứ sủa và ngựa cứ đi!” Đó là lý do cái sai bây giờ chồng thêm cái sai, bởi kẻ làm sai thì không thể sửa sai (vì biết sai chỗ nào mà sửa?)

Sách giáo khoa đã sai, đến sách phụ tùng tham khảo, thực chất là sách mẫu, thì sai không kể xiết. Câu ca dao của dân gian: “Lúa chiêm lấp ló đầu bờ/ Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên” thì sách bài tập chính tả viết là “Hễ nghe tiếng trống phất cờ mà lên”. Chắc là tiếng trống hợp tác xã khi ông chủ nhiệm thay trời làm mưa?



Lạ là khi báo chí phỏng vấn ông Nguyễn Minh Thuyết, ông thừa nhận làm vậy là sai, mặc dù Chương trình và Sách 2000 có ông tham gia với vai trò chính yếu. Nhưng chính ông khi làm Tổng chủ biên Chương trình kiêm Tổng chủ biên sách giáo khoa mới lại lấy sai chồng sai, sai còn thảm hại hơn sách của Chương trình 2000.

Theo tôi, căn cứ vào Luật Xuất bản, tiêu huỷ hết và làm lại từ đầu chứ không có chuyện chắp vá để cưu mang cho cái sai. Thậm chí xử phạt, bắt bồi thường và cấm tham gia hoạt động giáo dục đối với các tác giả đã tham gia biên soạn, thẩm định và xuất bản sách nguy hại cho trẻ em. Làm hư hỏng tiếng Việt, hư hỏng văn hoá dân tộc, phá nát giáo dục là loại tội phạm nguy hiểm ngang bằng cho nổ bom nguyên tử.

Lẽ ra, khi thực hiện Nghị quyết trung ương về dạy học phát triển năng lực, ông Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phải hiểu cái chân lý tối thiểu rằng kẻ không có năng lực thì không thể xây dựng chương trình và sách dạy học phát triển năng lực được!

Chu Mộng Long

——–

Lật báo cũ mà xem về cái sai của sách 2000:

https://tuoitre.vn/khong-the-sua-tho-khi-dua-vao-sach…

https://plo.vn/…/khong-phai-cu-thich-la-sua-ngu-lieu…

CDC khuyến cáo người dân Mỹ không nên du hành dịp Lễ Tạ ơn

 Theo VOA/21/11/2020


Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) kêu gọi người Mỹ không du hành trong kì nghỉ Lễ Tạ ơn vào tuần sau để hạn chế sự lây lan của virus corona khi số ca nhiễm COVID-19 đang tăng vọt trên khắp nước Mỹ.

Lời kêu gọi này là một “khuyến nghị mạnh mẽ” chứ không phải là một quy định bắt buộc, quan chức CDC Henry Walke nói trong một cuộc họp báo qua điện thoại hôm 19/11. Cơ quan y tế hàng đầu của chính phủ liên bang cho biết họ đưa ra khuyến cáo sau khi nhiều bang trên khắp cả nước chứng kiến một đợt tăng vọt các ca nhiễm virus corona trong những tuần gần đây.

“Chúng tôi hết sức lo lắng về số ca nhiễm bệnh, số người nhập viện và số người tử vong gia tăng theo cấp số nhân,” ông Walke nói.

CDC khuyến cáo không nên tụ tập với bất cứ ai không sống trong cùng một hộ gia đình trong ít nhất 14 ngày, khoảng thời gian ủ bệnh đối với virus corona. Các quan chức cho biết họ cũng đăng các khuyến nghị trên website của mình về việc giữ an toàn trong kì nghỉ cho những người Mỹ quyết định du hành.

Dù CDC khuyến nghị tụ họp trên mạng , đối với những người tụ tập trực tiếp, thực khách nên mang theo thức ăn và dao nĩa của riêng mình và nên tụ tập ngoài trời nếu có thể, CDC nói.

Nếu tụ tập trong nhà, CDC khuyến cáo người Mỹ nên mở cửa sổ và đặt quạt trước cửa sổ đang mở để hút không khí trong lành vào phòng nơi khách đang ngồi. Cơ quan này cũng gợi ý hạn chế số lượng người ở gần nơi chế biến thức ăn.

Với những khuyến cáo được phổ biến, chị Trương Tố Linh, cư dân thành phố Annadale ở bang Virginia, nói Lễ Tạ ơn năm nay là lần đầu tiên chị sẽ không tụ tập cùng những thành viên khác trong gia đình. Chị cho biết đã hủy những chuyến đi nước ngoài mà chị dự tính thực hiện trước đó trong năm nay trong đợt bùng phát dịch đầu tiên và giờ chị cũng hủy luôn những chuyến đi họp mặt gia đình vào dịp cuối năm vì lo ngại về làn sóng lây nhiễm virus thứ hai..

“Mọi năm Lễ Tạ ơn gia đình tụi tôi hay xuống thăm gia đình người chị ở tiểu bang North Carolina. Đã coi vé hết rồi, cứ năm lần bảy lượt tính vé mà thấy tình hình virus càng lên cao cho nên đành phải quyết định hủy không đi nữa,” chị nói. “Năm nay sẽ ở nhà không dám đi đâu hết. Và ngay cả sắp tới có những tiệc sinh nhật hay những buổi tụ tập bạn bè lại cũng đều phải hủy hết.”

Chị Tố Linh dự định vẫn sẽ đón mừng Lễ Tạ ơn trong gia đình nhỏ bốn người của chị và không mời thêm ai khác “để giữ gìn sức khỏe cho mình và cho mọi người.” Nhưng điều đó không có nghĩa là Lễ Tạ ơn của chị sẽ mất vui vì không có sự góp mặt của gia đình và bạn bè.

“Bây giờ có Facebook, có Messenger hay là có Facetime thì ai nấu món gì thì mình mở phone lên hoặc Zoom lên để khoe,” chị chia sẻ. “Ngay cả bạn bè cũng vậy, cũng dự tính sẽ khoe với nhau nấu món gì, và sẽ trò chuyện vui vẻ với nhau qua những liên lạc như vậy để đỡ buồn.”

Những khuyến nghị được CDC đưa ra sau khi bảy thống đốc, hai người thuộc Đảng Cộng hòa và năm người thuộc Đảng Dân chủ, đăng một bài báo trên tờ The Washington Post kêu gọi người Mỹ “ở nhà trong Lễ Tạ ơn này.” Các tác giả là các thống đốc Đảng Dân chủ Gretchen Whitmer của bang Michigan, Tim Walz của bang Minnesota, J.B. Pritzker của bang Illinois, Andy Beshear của bang Kentucky và Tony Evers của bang Wisconsin, và các thống đốc của Đảng Cộng hòa Mike DeWine của bang Ohio và Eric Holcomb của bang Indiana.

“Vài tháng tới khó khăn. Sẽ là một cuộc chiến khó khăn. Nhưng chúng tôi sẵn sàng cho thử thách này," họ viết. “Chúng ta hãy tiếp tục lắng nghe các chuyên gia y tế và làm phận sự của mình để bảo vệ những người đàn ông và phụ nữ dũng cảm trên chiến tuyến của cuộc khủng hoảng này. Chúng ta sẽ cùng nhau vượt qua điều này.”

Theo Đại học Johns Hopkins, hơn 250.000 người đã chết vì Covid-19 ở Mỹ. Hơn 11,5 triệu người đã được chẩn đoán nhiễm virus và Mỹ đã lập một số kỉ lục hàng ngày mới về số người nhập viện.

Mỹ gia tăng mức độ ‘sẵn sàng’ ở Đông Nam Á

Theo VOA? Trân Văn/21/11/2020


Destroyer USS Roosevelt (DDG-80). Hình minh họa.

Sau sự kiện Tư lệnh Không quân khu vực Thái Bình Dương của quân đội Mỹ yêu cầu các đơn vị thuộc quyền chỉ huy của ông phải sẵn sàng cho cuộc chiến với Trung Quốc ở khu vực Thái Bình Dương (1), tới lượt hải quân và lục quân Mỹ thực hiện hàng loạt các kế hoạch nhằm gia tăng mức độ sẵn sàng của những quân chủng này.

***

Ông Kenneth Braithwaite, Bộ trưởng Hải quân Mỹ, vừa giới thiệu ý định tái thành lập Hạm đội 1 để nâng cao năng lực hải quân của Mỹ ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương nhằm kiềm chế và đối phó với tình trạng Trung Quốc dốc sức phát triển bộ máy quân sự trong khu vực này (2).

Hạm đội 1 được thành lập hồi đầu năm 1947 và bị giải thể vào đầu năm 1973. Nhiệm vụ và phạm vi trách nhiệm của Hạm đội 1 được giao cho Hạm đội 3 đảm nhận. Vào lúc này, tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương chỉ có Hạm đội 7, đồn trú ở căn cứ hải quân Yokosuta – Nhật.

Thỉnh thoảng, Hạm đội 7 nhận thêm sự hỗ trợ của Hạm đội 3 – đóng ở San Diego (California, Mỹ) nhưng con số từ 50 đến 70 chiến hạm (bao gồm cả tàu ngầm), 150 phi cơ quân sự các loại, cộng vói hàng không mẫu hạm Ronald Reagan, không tương xứng cả với bối cảnh khu vực lẫn phạm vi trách nhiệm (diện tích khoảng 48 triệu dặm vuông, trải rộng từ ranh của hải phận quốc tế ở giữa Thái Bình Dương đến hải phận của Ấn Độ, Pakistan và quần đảo Kurin ở phía Bắc Đại Tây Dương).

Ông Braithwait nhấn mạnh, thời gian vừa qua, Hạm đội 7 còn phải thực hiện các cuộc tuần tra bảo vệ quyền tự do hàng hải ở biển Đông, nơi Trung Quốc bất chấp các khuyến cáo của cộng đồng quốc tế, thản nhiên bồi đắp hàng loạt bãi đá ngầm thành đảo rồi xây dựng một chuỗi các căn cứ quân sự ở khu vực vốn đang có tranh chấp về chủ quyền. Đó là lý do phải tái thành lập Hạm đội 1, vừa nâng cao năng lực hải quân trong khu vực, vừa gia tăng mức độ răn đe.

Tại hội nghị thường niên về họat động của mạng lưới tàu ngầm, ngoài việc giới thiệu dự định tái thành lập Hạm đội 1, ông Braithwait nói thêm, Hạm đội 1 nên đồn trú ở ‘ngã tư’ nào đó giữa khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, phù hợp với lợi ích của cả Mỹ lẫn các đồng minh, đối tác của Mỹ tại khu vực này.

Ông Braithwaith chỉ đề cập đến Singapore như một trong những nơi có thể sẽ được chọn làm chỗ để Hạm đội 1 trú đóng, song vài chuyên gia khẳng định, Singapore là vị trí phù hợp nhất. Từ 2013 đến nay đã có khoảng 1.000 quân nhân Mỹ và nhân viên dân sự của Bộ Quốc phòng Mỹ thuộc Lực lượng Đặc nhiệm 73 và Bộ Chỉ huy Hậu cần Khu vực Tây Thái Bình Dương trú đóng tại Singapore để hỗ trợ cho hoạt động của Hạm đội 7 cũng như những hoạt động khác của hải quân Mỹ.

Ian Chong – Giảng viên về Khoa học Chính trị của Đại học Quốc gia Singapore – giải thích, sở dĩ Singapore là địa điểm lý tưởng nhất vì hội đủ cả yêu cầu về vị trí địa lý lẫn nền tảng sẵn có về hạ tầng, cũng như tiềm năng phát triển các khả năng gia tăng mức độ hỗ trợ toàn diện cho Hạm đội 1.

Theo Chong, khu vực Đông Nam Á vẫn còn một vài địa điểm phù hợp với mục tiêu của hải quân Hoa Kỳ nhưng vì nhiều lý do rất khó nhắm tới. Ví dụ một số vị trí ở Indonesia, Malaysia sẽ cần rất nhiều thời gian để chuẩn bị về hạ tầng. Vịnh Subic ở Philippines dù thuận lợi hơn nhưng bối cảnh chính trị ở Philippines khiến lựa chọn này thiếu chắc chắn.

Vịnh Cam Ranh của Việt Nam dẫu là một địa điểm lý tưởng nhưng Chong tin là hệ thống chính trị, hệ thống công quyền của Việt Nam không sẵn sàng. Ngay cả Thái Lan – quốc gia vốn là đồng minh của Mỹ có lẽ cũng sẽ không hào hứng với việc gật đầu để Mỹ đặt căn cứ của Hạm đội 1.

Bởi rất nhiều quốc gia – không loại trừ Singapore – sẽ ngần ngại trong việc công khai bắt tay với Mỹ, can dự trực tiếp vào việc răn đe, sẵn sàng đối đầu với sự hung hăng của Trung Quốc, một số chuyên gia phỏng đoán, hải quân Hoa Kỳ có thể nhắm tới việc đặt căn cứ cho Hạm đội 1 tại quần đảo Andaman của Ấn Độ - một nơi rất gần Singapore…

***

Giống như không quân và hải quân, lục quân Mỹ vừa công bố hàng loạt kế hoạch gia tăng mức độ sẵn sàng tham chiến ở Đông Nam Á. Một trong bảy lữ đoàn của Bộ Chỉ huy Hỗ trợ an ninh (Security Force Assistance Command - SFAC) vừa được điều động đến Joint Readiness Training Center (JRTC) ở Fort Polk (tiểu bang Louisiana) (3).

SFAC được thành lập hồi giữa năm 2018, nay có bảy lữ đoàn chuyên đảm nhận vai trò hỗ trợ huấn luyện các lực lượng ngoại quốc bảo vệ an ninh, quốc phòng (Security Force Assistance Brigade – SFAB). Các SFAB chuyên tuyển lựa những sĩ quan, hạ sĩ quan giàu kinh nghiệm, giỏi kỹ năng trong lục quân Mỹ để huấn luyện thêm rồi gửi họ đến huấn luyện, gia tăng khả năng phối hợp, kể cả về hỏa yểm (yểm trợ bằng pháo binh), không yểm cho quân đội của các quốc gia hoặc là đồng minh, hoặc là đối tác trên toàn thế giới.

Lục quân Mỹ có hai trung tâm huấn luyện thực địa nổi tiếng. Một là National Training Center (NTC) ở Fort Irwin (California) và một là JRTC. Trong vài thập niên gần đây, đa số đơn vị lục quân chỉ được gửi đến NTC - nơi tập luyện chiến đấu ở hoang mạc – để làm quen, tập thích nghi với đặc điểm các chiến trường ở khu vực Trung Đông. Giờ, JRTC – nơi tập luyện chiến đấu ở khu vực rừng rậm nhiệt đới, đầm lầy,… vốn là đặc điểm chung của khu vực Đông Á – bắt đầu được sử dụng thường xuyên.

Theo Army Times, sở dĩ Lữ đoàn 5 của SFAC được gửi đến JRTC vì vài tháng nữa, các đơn vị của lữ đoàn này sẽ được gửi đến một số quốc gia ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Chuẩn tướng Curtis Taylor, Chỉ huy trưởng Lữ đoàn 5 thuộc SFAC, tiết lộ, đơn vị của ông sẽ hỗ trợ quân đội của các quốc gia đồng minh và đối tác gia tăng khả năng tương tác giữa viễn thám, phòng không, pháo binh, công binh của các bên. Một nhóm của lữ đoàn này đã đến Thái Lan. Sau đó hai bên đã tập trận chung ở Hawaii.

Mục tiêu sắp tới là sử dụng các SFAB nhằm cải thiện hơn nữa khả năng hợp tác – hỗ trợ về hậu cần, thu thập – chia sẻ thông tin tình báo, hỗ trợ cả hỏa yểm, không yểm và nâng chất lượng đội ngũ hạ sĩ quan của quân đội các quốc gia đồng minh, đối tác ở Đông Nam Á. SFAC không đề cập đến việc sẽ gửi các SFAB đến những quốc gia nào trong khu vực này, tuy nhiên tướng Taylor thừa nhận, trên thực tế, quân đội của một số quốc gia ở Đông Nam Á muốn thắt chặt quan hệ với cả Mỹ lẫn Trung Quốc.

Cho dù đã có những lo ngại rằng việc hỗ trợ những quốc gia như thế có thể giúp Trung Quốc dễ dàng thu thập thông tin về kỹ thuật, chiến thuật của Mỹ nhưng tướng Taylor trấn an: Vào lúc này, ưu tiên hàng đầu là nâng cao năng lực cho quân đội của các quốc gia đồng minh và đối tác. Các thành viên của những SFAB chỉ hướng dẫn, hỗ trợ phối hợp chứ không được phép ép đồng minh hay đối tác thực hiện những tiêu chuẩn của Mỹ, theo kiểu của Mỹ.

Chỉ huy trưởng Lữ đoàn 5 của SFAC nhấn mạnh, điều mà SFAC mong muốn là để lãnh đạo quân đội của các quốc gia đồng minh và đối tác hiểu hơn về cách hoạt động của chúng ta, cách chúng ta chia sẻ quyền hành cho cấp dưới, cách chúng ta đầu tư vào đội ngũ hạ sĩ quan. Chẳng có gì đáng phàn nàn nếu họ muốn chia sẽ những yếu tố đó với Trung Quốc. Chẳng có gì phải lo nếu họ muốn chia sẻ những gì họ tiếp nhận từ chúng ta với các đối tác khác của họ (3).

Chú thích

(1) https://www.stripes.com/news/pacific/as-tensions-simmer-pacific-air-forces-leaders-say-troops-must-be-ready-for-conflict-with-china-1.651199

(2) https://www.stripes.com/news/pacific/navy-secretary-pitches-1st-fleet-revival-in-western-pacific-possibly-based-in-singapore-1.652617

(3) https://www.armytimes.com/news/your-army/2020/11/19/sfab-fends-off-an-invasion-in-exercise-ahead-of-indo-pacific-missions/

LHQ chất vấn chính phủ Việt Nam về việc bắt giam, sách nhiễu 6 cá nhân

 VOA Tiếng Việt/20/11/2020


Từ phải sang: Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Lê Hữu Minh Tuấn, Lê Anh Hùng, Phạm Đoan Trang, Hồ Sỹ Quyết. Photo Tập hợp từ Facebook.

Năm cơ quan độc lập của LHQ vừa công bố văn thư chất vấn Chính phủ Việt Nam về việc bốn thành viên của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam và hai thành viên thuộc Nhà xuất bản Tự Do bị chính quyền bắt giữ, sách nhiễu. Tuy nhiên, phía Việt Nam chưa phản hồi văn thư này, dù đã quá hạn 60 ngày.

Văn thư được công bố hôm 17/11/2020 cho biết các cơ quan thuộc LHQ đã chất vấn chính phủ Việt Nam về các vụ bắt giữ, sách nhiễu liên quan đến các các thành viên Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Lê Hữu Minh Tuấn, Lê Anh Hùng của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam (IJAVN), và Phạm Đoan Trang và ông Hồ Sỹ Quyết của Nhà xuất bản Tự Do (LPH).

Các cơ quan LHQ yêu cầu chính phủ Việt Nam cung cấp thông tin về cơ sở pháp lý, giải thích lý do và một số thông tin khác có liên quan đến các cá nhân, tổ chức trên.

Văn thư có đoạn: “Chúng tôi bày tỏ mối quan ngại sâu sắc liên quan đến việc báo cáo tội phạm hóa, sách nhiễu và đe dọa các nhà báo, nhân viên hoặc những người ủng hộ Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam và Nhà xuất bản Tự do, cũng như việc các thành viên trong gia đình họ bị đe dọa.”

Phần đầu văn thư của LHQ.
Phần đầu văn thư của LHQ.

“Những cá nhân này dường như bị nhắm đến vì đã thực hiện quyền tự do ngôn luận và lập hội, cũng như bảo vệ quyền con người,” văn thư của LHQ viết.

“Chúng tôi bày tỏ sự báo động về việc tiếp tục sử dụng biện pháp giam giữ kéo dài trước khi xét xử, và thường là giam giữ mà không cho gia đình hay luật sư thăm gặp, hoặc giam giữ cưỡng bức về tinh thần, dựa trên các điều khoản mơ hồ của Bộ luật Hình sự, chẳng hạn như Điều 117 (“Tuyên truyền chống Nhà nước”), dường như được sử dụng chống lại những cá nhân chỉ đơn thuần thực hiện quyền tự do biểu lộ và truyền đạt thông tin,” văn thư viết tiếp.

Trao đổi với VOA Tiếng Việt, luật sư Nguyễn Văn Miếng, người bào chữa cho ông Phạm Chí Dũng – Chủ tịch Hội IJAVN - nói rằng ông Dũng không nhận tội, và ông Dũng đã ghi vào cáo trạng trong tháng này rằng ông “Không vi phạm pháp luật Việt Nam.”

Thân nhân của các ông Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Lê Hữu Minh Tuấn vẫn chưa được phép thăm gặp kể từ khi các ông bị bắt. Ông Dũng bị bắt từ 11/2019, ông Thụy bị bắt từ tháng 5/2020, và ông Tuấn bị bắt từ tháng 6/2020.

Hôm 20/11, bà Phạm Thị Lân, vợ của ông Nguyễn Tường Thụy, Phó Chủ tịch Hội IJAVN, cho VOA biết:

“Tôi vẫn chưa được gặp anh ấy. Đã có bản cáo trạng rồi, nhưng tôi vẫn chưa được xem qua. Chỉ có luật sư được gặp anh ấy thôi.

“Tôi nghĩ rằng chồng tôi vô tội và chồng tôi không vi phạm bất cứ điều nào mà pháp luật Việt Nam quy định. Giả sử, chồng tôi có viết những bài báo như thế thì cũng chỉ là thực hiện quyền tự do ngôn luận mà pháp luật Việt Nam đã quy định.”

Bà Phạm Thị Lân cho VOA biết bà trân trọng sự quan tâm của LHQ và cộng đồng quốc tế đã lên tiếng chất vấn chính phủ Việt Nam về việc các thành viên của IJAVN, trong đó có chồng bà, bị bắt bớ và sách nhiễu.


CSVN công khai ‘răn đe, chế tài riêng’ đối với Facebook

 HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Một ngày sau khi Reuters đăng bài cáo buộc nhà cầm quyền CSVN đe dọa đóng cửa Facebook nếu không chịu kiểm duyệt những tiếng nói bất đồng theo yêu cầu, báo VietNamNet hôm 20 Tháng Mười Một đăng bài “Cần chế tài riêng để quản lý Facebook tại thị trường Việt Nam.”

Tờ báo của Bộ Thông Tin Truyền Thông CSVN nhấn mạnh việc quản lý Facebook “cần có chế tài riêng vừa mang tính răn đe vừa đem lại sự công bằng, tạo thuận lợi cho tất cả các mạng xã hội [của Việt Nam] cùng phát triển.”

Lotus cùng với một số mạng xã hội do nhà cầm quyền CSVN “khuyên dùng” nay đang trong tình trạng “sống dở chết dở.” (Hình: Trang Tin Chính Phủ CSVN)

“…Facebook sống được tại Việt Nam phần nhiều dựa vào những hoạt động ‘chìm’ như phát tán nội dung xấu độc, chạy quảng cáo bán hàng lậu, hội nhóm bán chất cấm… những thứ khó kiểm soát theo hình thức kêu gọi tuân thủ luật pháp,” báo VietNamNet đưa cáo buộc.

Tờ báo nhắc lại “giải pháp giải quyết tận gốc” của ông Nguyễn Mạnh Hùng, bộ trưởng Thông Tin Truyền Thông CSVN, là “định danh người dùng mạng xã hội.” Khái niệm này được diễn giải là nhà cầm quyền CSVN bắt buộc mỗi tài khoản Facebook cư trú tại Việt Nam phải khai báo danh tính và số điện thoại cá nhân để dễ bề “nắm thóp” khi lên tiếng về những vấn đề “nhạy cảm,” không theo đường lối tuyên truyền của báo nhà nước.

Trước đó, bản tin trên Reuters cho biết Facebook đã tuân thủ yêu cầu của chính phủ CSVN hồi Tháng Tư và Tháng Tám về việc tăng cường kiểm duyệt đáng kể các bài đăng “chống nhà nước.”

Hãng tin Anh Quốc cũng dẫn lời một giới chức cấp cao ẩn danh của Facebook cáo buộc nhà cầm quyền CSVN “đe dọa đóng cửa hoàn toàn Facebook tại Việt Nam,” quốc gia được ghi nhận là thị trường lớn, đem lại doanh thu gần $1 tỷ cho nền tảng mạng xã hội này.

“Ở Việt Nam, mặc dù cải cách kinh tế sâu rộng và ngày càng cởi mở hơn với thay đổi xã hội, đảng CSVN vẫn kiểm soát chặt chẽ các phương tiện truyền thông và không chấp nhận sự bất đồng. Nước này đứng thứ năm từ dưới đếm lên trong bảng xếp hạng toàn cầu về tự do báo chí của Tổ Chức Phóng Viên Không Biên Giới,” theo Reuters.

Trong báo cáo minh bạch được công bố hôm 20 Tháng Mười Một, Facebook cho biết họ đã hạn chế quyền truy cập vào 834 bài đăng tại Việt Nam trong sáu tháng đầu năm nay, sau khi nhà cầm quyền CSVN yêu cầu gỡ bỏ nội dung “chống nhà nước.”

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, bộ trưởng Thông Tin Truyền Thông CSVN, thường xuyên khoe khoang thành tích khống chế Facebook. (Hình: Zing)

Ông Trần Kiên, giảng viên khoa Luật, Đại Học Quốc Gia Hà Nội, viết nửa đùa nửa thật trên trang cá nhân: “Facebook mà mách anh Biden hoặc anh Trump thì phiền. Anh Biden thì khả năng cao vấn đề nhân quyền sẽ là trọng tâm rồi. Còn anh Trump sắp nghỉ chả còn gì để mất có khi lại dám làm lớn như đang uýnh Cộng Sản Tàu lắm.”

Hồi đầu Tháng Mười Một, tờ Thanh Niên dẫn phát ngôn gây tranh cãi của Bộ Trưởng Hùng: “Việt Nam là một trong số không nhiều nước trên thế giới có mạng xã hội nội địa tương đương với mạng xã hội nước ngoài.”

Vị bộ trưởng dẫn còn số “96 triệu tài khoản” của mạng xã hội Việt Nam khiến công luận nghi ngờ rằng đây là “số ảo,” vì trên thực tế, các mạng xã hội Lotus, Gapo… nay đang trong tình trạng “sống dở chết dở,” vì chỉ thu hút giới “dư luận viên” tự chơi với nhau. (N.H.K) [qd]

CSVN nói RCEP ‘là trái ngọt,’ còn công luận nghi ngờ ‘bị Trung Quốc thâu tóm’

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Bốn ngày sau lễ ký kết Hiệp Định Đối Tác Kinh Tế Toàn Diện Khu Vực (RCEP), truyền thông trong nước vẫn đang tuyên truyền rằng đây là “thành tựu,” “thắng lợi” của chính phủ CSVN.

RCEP có sự tham gia của 15 quốc gia Châu Á-Thái Bình Dương, bao gồm 10 quốc gia thành viên ASEAN và do Trung Quốc làm “chủ xị.” Hiệp định này được cho là có mục đích giảm thuế quan, tăng cường chuỗi cung ứng với các quy tắc xuất xứ chung và hệ thống hóa các quy tắc về thương mại điện tử mới giữa các thành viên.

Hàng Trung Quốc nhập cảng vào Việt Nam qua cửa khẩu Cốc Nam ở tỉnh Lạng Sơn. (Hình: Hà Nội Mới)

Trong khi Hà Nội “hồ hởi” tham gia hiệp định thì Ấn Độ được ghi nhận đã rút khỏi vòng đàm phán.

Tờ Công An Nhân Dân hôm 19 Tháng Mười Một ví von Hiệp Định RCEP “là trái ngọt của hơn tám năm đàm phán.”

Theo tờ báo, Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam (VCCI) nhấn mạnh, xét về thương mại, RCEP “là cơ hội lớn cho Việt Nam” khi quy mô thị trường của các quốc gia tham gia hiệp định là rất lớn. Đây cũng là thị trường không quá khó tính (ngoại trừ Úc, Nhật Bản và New Zealand), có nhu cầu là sản phẩm thế mạnh của Việt Nam như nông sản vùng nhiệt đới và thực phẩm chế biến.

Tuy nhiên, VCCI cũng cảnh báo, trong khu vực kinh tế RCEP, có quá nhiều đối tác có cơ cấu sản phẩm tương tự hàng Việt Nam, có năng lực cạnh tranh mạnh hơn Việt Nam như Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc.

Trong bài phân tích dài về người hưởng lợi nhiều nhất trong Hiệp Định RCEP đăng trên trang cá nhân, ông Nguyễn Ngọc Chu, nhà quan sát, cảnh báo rằng với việc ra đời RCEP, “không nghi ngờ gì nữa, thị trường Việt Nam càng bị Trung Quốc thâu tóm.”

Ông Chu cũng phân tích thêm: “…Một nước lớn với dân số 1 tỷ 380 triệu người, sắp vượt Trung Quốc, mà Ấn Độ còn sợ Trung Quốc nuốt chửng thì các nước bé như Việt Nam chả thấm vào đâu. Việt Nam phải chú trọng vào thị trường Châu Âu. EVFTA [Hiệp Định Thương Mại Tự Do Việt Nam-EU] là rất quan trọng và rất có lợi cho Việt Nam. Năng lực xuất cảng của Việt Nam còn hạn chế. Thay vì dàn trải thì phải dồn chủ lực cho thị trường chính. Với EVFTA Việt Nam học được công nghệ và đáp ứng được chuẩn mực Châu Âu. Tự Việt Nam bước lên đẳng cấp mới. Gần đèn thì rạng. Thị trường 2 tỷ 200 triệu dân [của RCEP], tuy là rất lớn, nhưng không phải để cho Việt Nam.”

Cùng thời điểm, doanh nhân Phan Châu Thành, người định cư ở Ba Lan, lưu ý trên trang cá nhân rằng Hiệp Định RCEP kéo theo hệ lụy là “hàng chất lượng xấu, rẻ tiền, độc hại của Trung Quốc sẽ còn dễ dàng hơn nữa để tràn ngập thị trường Việt Nam, giết chết sản xuất trong nước.”

Thủ Tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc (trái) và Bộ Trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh tự hào về thành quả ký RCEP tại Hà Nội. (Hình: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images)

“Hàng Trung Quốc sẽ dễ dàng hơn trong việc tràn sang Việt Nam, đội lốt hàng Việt và chuyển sang Châu Âu miễn thuế theo Hiệp Định EVFTA mới có hiệu lực hồi Tháng Tám. Được vài năm, EU sẽ phát hiện ra, tiến hành trừng phạt thì bao nhiêu công sức lại trôi ra biển hết. Việt Nam cần phải quản lý được thị trường của mình, mới có thể ký hiệp ước kiểu này với Trung Quốc, chứ Trung Quốc trùm mưu mẹo, ăn gian… thì rồi chúng ta sẽ làm được gì, ngoài gánh chịu hậu quả?,” theo Facebook Phan Châu Thành. (N.H.K) [qd]