Tuesday, September 27, 2016

Dân Trung Quốc coi ‘Mỹ đả Tàu’

Theo Người Việt-27-09-2016
Ngô Nhân Dụng
Hàng trăm triệu người trên thế giới coi cuộc tranh luận truyền hình đầu tiên giữa ông Donald Trump và bà Hilary Clinton, ứng cử viên tổng thống Mỹ. Người ta theo dõi để đoán trước coi ai hy vọng đắc cử hơn. Chính sách kinh tế của người đó chắc sẽ ảnh hưởng đến việc làm ăn buôn bán của mình trong bốn năm tới, nên phải biết trước. Thí dụ, trong 90 phút Trump và Clinton nói để chinh phục các cử tri ở Mỹ thì đồng peso của Mexico đã tăng giá thêm 2%. Tiền lên giá cho thấy nhiều tay buôn tin rằng kinh tế Mexico sẽ vững! Cụ thể là hiệp ước tự do mậu dịch (NAFTA) giữa Mỹ, Canada và Mexico vẫn còn. Và dân Mexico sẽ không lo phải trả tiền cho bức tường mà ông Trump hứa sẽ dựng lên ngăn biên giới hai nước!
Còn dân chúng Trung Quốc, họ không được phép coi trực tiếp cuộc đấu khẩu trên truyền hình. Phòng Thương Mại Hoa Kỳ đã tổ chức chiếu trực tiếp trong khách sạn JW Marriott Hotel tại Bắc Kinh. Họ bán vé cho người vô tham dự, và bán hết rất nhanh; mặc dù cuộc tranh luận diễn ra lúc 9 giờ sáng Thứ Ba, giờ đi làm. Chỉ có những khách sạn hàng 3 sao trở lên, cùng các khu gia cư sang trọng mới được phép chiếu trực tiếp đài CNN của Mỹ. Một chủ quán rượu ở Bắc Kinh đã thâu hình rồi đem chiếu lại vào lúc 7 giờ tối Thứ Ba để câu khách. Ðiều đó chứng tỏ dân Trung Hoa có tiền trong lục địa cũng rất muốn coi chính trị nước Mỹ. Riêng dân chúng Hồng Kông thì được tự do, coi trực tiếp. Không những thế, ngày hôm trước, sinh viên Ðại Học Hồng Kông còn tổ chức một cuộc “tranh luận giả;” có người đóng vai ông Trump, người đóng vai bà Clinton cãi nhau trước một số cử tọa có học.
Dân Trung Hoa trong lục địa coi cuộc đấu khẩu hôm Thứ Hai chắc thấy đáng tiền và bõ công bỏ thời giờ! Vì trong hơn một giờ, hai ứng cử viên tổng thống Mỹ đã nói đến tên nước Tàu, China, tổng cộng 12 lần, gấp bốn lần kỳ trước! Năm 2012, ông Mitt Romney, ứng cử viên đảng Cộng Hòa, chỉ nói đến chữ China ba lần; còn ông Barack Obama không hề nhắc đến! Trong cuộc tranh luận năm 2008, hai ứng cử viên Obama và John McCain nói chữ China tổng cộng 5 lần đề tài thu gọn trong các vấn đề khiếm hụt mậu dịch và vay nợ.
Giống như hai cuộc tranh luận trước, năm nay, tên China được nhắc tới khi hai ứng cử viên “chửi” các chính sách thương mại của Trung Cộng. Cạnh tranh bất chính, hạ hối suất đồng nguyên và trợ cấp các doanh nghiệp nhà nước để bán hàng rẻ ra nước ngoài. Nhưng khi nghe cuộc tranh luận Trump-Clinton vừa qua, người dân lục địa có thể hả hê vì tên China được nhắc tới trong các đề tài lớn và “hiện đại” hơn kỳ trước. Chẳng hạn, trong vấn đề an toàn của dữ kiện máy vi tính (cybersecurity), mối đe dọa bom hạt nhân của Bắc Hàn, chống khủng bố toàn cầu, và quan hệ với Iran. Ðề tài mới cho thấy vai trò Bắc Kinh rất quan trọng trên cả thế giới.
Giới trẻ Trung Quốc cảm thấy tự tôn – mặc dù họ vẫn tức giận vì hai ứng cử viên vẫn “đả Tàu” như thường lệ! Một người ký tên “Huamuxiaoyang” bàn rằng sự kiện Trump và Clinton đả kích Tàu cho thấy “Trung Quốc rất mạnh, không ai có lờ đi được.” Sau khi nghe ông Trump “chửi” Trung Quốc, trong bài tường thuật trên Hoàn Cầu Thời Báo (một tạp chí của báo Nhân Dân), một người trẻ viết trên mạng Weibo rằng, “Trung Quốc vĩ đại, gây ảnh hưởng trên cả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Tôi rất hãnh diện!”
Weibo tức là Vi Bác, một công ty bắt chước Twitter của Mỹ, tạo diễn đàn cho các người dùng Internet chuyển những thông điệp ngắn cho nhau trên mạng. Tất nhiên công ty Twitter ở Mỹ cũng chuyển những thông điệp bàn về cuộc đấu khẩu Clinton-Trump. Số người bình luận về ông Trump nhiều hơn (62%), so với bà Clinton. Cũng vậy, trên các trang Facebook, ông Trump được nhắc tới 79%, số khen và số chê bằng nhau; còn bà Clinton được 21%, khen nhiều hơn chê.
Trong cuộc tranh luận vừa qua, Donald Trump phát pháo đả Tàu, “Quý vị hãy nhìn coi nước Tàu đang làm gì nước ta (Mỹ)… họ hạ giá đồng tiền của họ, mà chính phủ nước ta không chống lại! Họ dùng nước Mỹ mình như một ‘con heo đất’ để rút tiền ra xây dựng nước họ, mà nhiều quốc gia khác cũng (lợi dụng nước Mỹ) giống như vậy!” Bàn tới vụ bom nguyên tử của Bắc Hàn, ông Trump bảo: “Nhìn Bắc Hàn kìa, (chính phủ) nước ta không làm gì cả! Ðáng lẽ Trung Quốc phải giải quyết vụ đó cho chúng ta. Trung Quốc phải tiến qua Bắc Hàn! Trung Quốc mạnh hoàn toàn trong quan hệ với Bắc Hàn!” Nghe ông Trump nói về vai trò của nước Tàu phải làm tại Bắc Hàn, người ta phải nhớ đến một chủ trương khác của ông: Xây tường ngăn biên giới với Mexico và bắt chính phủ nước đó trả tiền.
Ông Trump nhắc đến tên nước Tàu 9 lần, bà Clinton chỉ có 3 lần. Nói về an ninh mạng, bà nêu tên ba nước, Nga, Iran và Tàu, “Chúng ta sẽ không ngồi yên cho những kẻ được nhà nước của họ cho phép đi ăn cắp các thông tin điện tử của chúng ta, các thông tin trong lãnh vực công cũng như trong lãnh vực tư doanh.” Bà Clinton cũng nhắc đến China khi chỉ trích quan điểm của ông Trump về tình trạng khí hậu thay đổi do loài người gây ra. Bà Clinton nói: “Ông Trump bảo rằng hiện tượng khí quyển nóng hơn trước là một vụ lừa gạt do người Tàu tạo ra!” Ông Trump phản ứng ngay: “Tôi không nói! Tôi không nói vậy!”
Sau đó, giới truyền thông đã tìm ra một thông điệp do ông Trump viết, ngày 6 tháng 11 năm 2012, lúc 11 giờ 25 sáng, ông viết rằng, “Khái niệm khí hậu toàn cầu nóng lên là do người Tàu tạo ra làm lợi cho nước Tàu, để các nhà sản xuất của Mỹ không thể cạnh tranh được với họ” (vì phải chi tiêu thêm trong việc giảm bớt chất thải trong kỹ nghệ).
Có lẽ dân Trung Hoa lục địa hài lòng nhất khi nghe ứng cử viên Donald Trump khen ngợi nước Tàu! Chuyện lạ nhưng có thật! Ðó là lúc ông Trump đả kích các chính phủ Mỹ, từ trước đến nay, không xây dựng những phi trường mới… đẹp như bên Tầu! Ông nói, “Quý vị hạ cánh xuống các phi trường Laguardia, Newark, L.A.X, sau khi cất cánh từ các xứ Dubai, Qatar, và Trung Quốc, quý vị thấy những phi trường của người ta lộng lẫy, còn nước (Mỹ) mình thì (như một nước nghèo) thuộc “thế giới thứ ba!” Ông Trump đã cho dân Tàu lục địa một dịp cười sung sướng, hả dạ. Họ quên rằng các phi trường mới xây, ở bất cứ nước nào, bao giờ cũng rộng, sang, đẹp hơn các phi trường xây dựng trước đây… hơn nửa thế kỷ, như ở London, Paris, New York, Los Angeles. Và tại Trung Quốc, có rất nhiều phi trường được xây dựng chỉ để cho các quan rút ruột, chứ không do nhu cầu kinh tế nào cả. Càng chi nhiều tiền càng rút được nhiều. Có phi trường xây tốn hàng tỷ Mỹ kim xong rồi mỗi tháng chỉ có năm, bảy chuyến máy bay lên xuống.
Cuối cùng, dân Trung Quốc được coi Clinton và Trump tranh luận có thể sẽ tủi thân! Tại sao dân Mỹ được nghe các ứng cử viên cãi nhau công khai trên đài như vậy, trước khi họ đi bỏ phiếu; còn ở nước Tàu thì ông nào lên bà nào xuống hoàn toàn diễn ra trong vòng bí mật! Người dân Trung Hoa không được biết, không được bàn, và chắc chắn không được dùng lá phiếu quyết định!
Không những thế, dân lục địa muốn “coi ké” cảnh vận động bàu cử ở nước Mỹ cũng bị hạn chế. Facebook, YouTube và Twitter và các mạng xã hội lớn đều bị phong tỏa. không cho dân Trung Hoa lục địa chạm tới những tin tức “nhạy cảm.” Người chủ trương một mạng chuyên về tin tức nói, “Các mạng thông tin không được chạm tới tin chính trị!” Những cuộc tranh luận trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ thuộc loại nhạy cảm nhất. Không phải vì các ứng cử viên nói đụng tới nước Tàu (ai cũng biết thế nào họ cũng đụng); nhưng vì các khán giả bên Tàu sẽ được coi cảnh các ứng cử viên phê bình các chính sách, chủ trương của nhau, để dân chúng nghe và phê phán, chọn lựa! Rồi đến cảnh các nhà báo chuyên nghiệp chất vấn các ứng cử viên, một người trong số đó sẽ là vị tổng thống tương lai! Họ đặt những câu hỏi hóc búa mà không sợ ông hay bà tổng thống để tâm trả thù sau này!
Nhưng các người Trung Hoa trong lục địa có trả tiền vào khách sạn JW Marriott Hotel tại Bắc Kinh coi Trump và Clinton tranh luận thì họ cũng không hiểu hết các câu chuyện. Có những vấn đề trong nội bộ nước Mỹ chỉ người Mỹ hiểu, người nước ngoài nghe như vịt nghe sấm. Khi Clinton và Trump lời qua tiếng lại về “bản khai thuế” thì người Tàu chẳng biết họ nói chuyện gì. Vì các đại gia nước Tàu có phải khai thuế hay không? Cuối cùng, người Trung Hoa thưởng thức được nhiều nhất là những đoạn hai ứng cử viên Mỹ đả Tàu! Họ có thể hãnh diện khoe rằng: Chính trị gia Mỹ chỉ chửi chúng tôi thôi! Chửi 12 lần lận! Ấn Ðộ được tha, vì không phải là cường quốc! Nga, Nhật Bản, thì xuống cấp rồi, mỗi nước chỉ bị chửi có một lần!
Các ông A.Q., Chí Phèo của nước Tàu, chắc chắn đồng quan điểm!

Ðinh La Thăng như ‘cá nằm trên thớt’

Ông Ðinh La Thăng khi còn là chủ tịch Petro Vietnam. (Hình: Getty Images)
Tư Ngộ/Người Việt
SÀI GÒN (NV) – Có vẻ như ông Ðinh La Thăng, ủy viên Bộ Chính Trị đảng CSVN, bí thư Thành Ủy Sài Gòn, đang trong tình cảnh “cá nằm trên thớt” sau hai bài viết lên tiếp của nhà báo Osin Huy Ðức (Trương Huy San) trên trang facebook cá nhân trong hai ngày 26 và 27 tháng 9 với cả chục ngàn người ‘like’ và lan truyền với tốc độ chóng mặt.
Hai bài viết có tựa đề lần lượt là “Thanh hay Thăng” và “Tảng Băng Nổi,” Huy Ðức cho thấy Ðinh La Thăng đứng đằng sau việc thất thoát hàng tỉ đô la không chỉ ở Tổng Công Ty Xây Lắp Dầu Khí (PVC) mà còn cả Tập Ðoàn Dầu Khí Việt Nam (Petro Vietnam) nơi ông Ðinh La Thăng làm chủ tịch Hội Ðồng Quản Trị (HÐQT) từ 2006 đến 2011.
Theo lời hai bài báo, thì Ðinh La Thăng mới là kẻ có tội nặng nhất, không phải Trịnh Xuân Thanh (đang bỏ trốn) hay Vũ Ðức Thuận cùng 3 đàn em khác đã bị bắt.
Những ngày vừa qua, dư luận theo dõi với nhiều ngạc nhiên về những chuyên liên quan tới ông Trịnh Xuân Thanh, phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang kiêm đại biểu Quốc Hội bị cách chức. Ông này đã biến mất khi những lời cáo buộc ông ta trách nhiệm về sự thất thoát hơn 3,200 tỉ đồng ở PVC khi ông ta còn làm chủ tịch Hội Ðồng Quản Trị, mà ông ta đã không những không bị quy trách nhiệm, lại còn luồn lách trong hệ thống công quyền từ trung ương tới địa phương.
Không bắt được Trịnh Xuân Thanh, Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng CSVN, vội vàng ra lệnh bắt Vũ Ðức Thuận tổng giám đốc PVC và 3 người nữa từng là phó tổng giám đốc và kế toán trưởng của PVC thời kỳ từ 2007 đến 2012.
PVC là công ty con của Tập Ðoàn Dầu Khí Việt Nam (Petro Vietnam) mà ông Ðinh La Thăng từng làm chủ tịch HÐQT.
Cũng như Trịnh Xuân Thanh, ông Vũ Ðức Thuận không bị hành tội khi để xảy ra thất thoát, mà cũng đã “lăng ba vi bộ” trong guồng máy cầm quyền và quốc doanh. Mãi cho đến khi vụ lình xình Trịnh Xuân Thanh bị bới móc tội trạng và trốn mất, ông Thuận mới bị bắt.
Trong bài viết “Thanh hay Thăng,” Huy Ðức dẫn lại những chuyện liên quan đến các hoạt động của PVC dưới thời Trịnh Xuân Thanh và Vũ Ðức Thuận với những con số và sự việc mà không biết Huy Ðức được ai cung cấp, nói rằng hai ông này chỉ là tay chân thân tín của Ðinh La Thăng. Khi ông Thăng ở đâu, hai ông Thanh và Thuận cũng đều được xếp đặt cho những chỗ thuận lợi, béo bở.
Suốt thời gian Ðinh La Thăng nắm Petro Vietnam (PVN), giá dầu có khi lên hơn $100 một thùng, tiền vào như nước nên ông ta đầu tư bừa bãi ngoài ngành với những số tiền hàng chục ngàn tỉ đồng từ nhiệt điện, sợi polyester, ethanol… đến sân golf, khách sạn, văn phòng, trụ sở… mà Huy Ðức cho là “rất nhiều công trình được quyết định đầu tư vội vã, bất chấp pháp luật.”
Theo các dẫn chứng và kết luận của bài viết “Thanh hay Thăng,” những gì Trịnh Xuân Thanh và Vũ Ðức Thuận làm thật ra chỉ là làm theo lệnh sếp ngồi ở công ty mẹ Petro Vietnam. Như vậy, nếu chỉ hành tội Trịnh Xuân Thanh và Vũ Ðức Thuận thì chỉ là hành tội tay chân, thuộc cấp mà tảng lờ tôi phạm chính.
Tài liệu mà nhà báo Huy Ðức cho hay, Ðinh La Thăng khi nắm PVN không chỉ tiếp nhận một giai đoạn vẫn rất thịnh vượng của ngành mà còn tiếp quản từ tay người tiền nhiệm khoảng $5 tỷ vốn liếng. Các con số thất thoát, thua lỗ trong giai đoạn này lên đến hàng ngàn tỉ đồng và hàng chục triệu đô la.
Huy Ðức kết luận: “Thanh-Thuận, cho dù tội trạng tày đình cũng chỉ là kẻ thừa hành. PVC chưa phải là mất mát đau nhất ở PVN dưới thời Ðinh La Thăng; di sản của ông ta sau 5 năm ở đây chỉ có thể nói là ‘tan hoang.’”
Tương tự như vậy, ở bài viết thứ hai “Tảng Băng Nổi” Huy Ðức cho thấy một Ðinh La Thăng với đầy rẫy các sai phạm khác trong việc lựa chọn nhà thầu khai thác khí đốt trên biển Việt Nam. Ðó là việc Ðinh La Thăng loại bỏ nhà thầu Marubeni của Nhật Bản để lấy nhà thầu POTS (công ty Thương Mại và Dịch Vụ Dầu Khí Biển – thuộc PVN). Vụ này Ðinh La Thăng đã làm tổn thất gần $90 triệu cho Dự án Biển Ðông I.
Cũng trong bài viết này Huy Ðức chỉ ra việc Ðinh La Thăng thất bại khi ký kết khai thác dầu với Venezuela ở mỏ Junin-2 với tổng chi phí $1.8 tỷ. Theo Huy Ðức, “cùng với các tổn thất ở những dự án ‘hợp tác quốc tế’ khác như Peru-67; SK-305; SK-304, PVN đã ném xuống đại dương không dưới $2.1 tỷ.”
Nhà báo này kết luận: “Tất nhiên, trách nhiệm không chỉ một mình Ðinh La Thăng. Nhưng nếu không xử lý ông Thăng thì bao nhiêu tuyên bố về chống tham nhũng cũng trở nên sáo rỗng.”
‘Cạn tàu ráo máng’
Việc truy nã Trịnh Xuân Thanh, bắt Vũ Ðức Thuận và 3 người khác mà chủ trương từ lệnh của Nguyễn Phú Trọng cho thấy đang có cuộc thanh trừng và đấu đá trong nội bộ đảng CSVN. Tuy nhiên hai bài viết của Huy Ðức trên trang facebook cá nhân có uy tín, nơi hàng trăm ngàn người đọc “đánh trực diện” vào Ðinh La Thăng cho thấy cuộc thanh trừng đang được đẩy lên ở mức độ cao hơn.
Bốn năm trước, người ta thấy tổng thanh tra chính phủ họp báo nói về những sai phạm tại Petro Vietnam lên đến 18,000 tỉ đồng, trong đó có trách nhiệm của ông Ðinh La Thăng. Thay vì bị điều tra tới nơi tới chốn, ông ta lại được đôn lên làm bộ trưởng Giao Thông Vận Tải.
Về bộ này, ông ta lại kéo theo các tay chân thân tín đi theo gồm cả Trịnh Xuân Thanh và Vũ Ðức Thuận. Rồi ông Thuận được kéo về Sài Gòn làm trợ lý cho ông Thăng khi ông Thăng vào Sài Gòn làm bí thư thành ủy trong khi Trịnh Xuân Thanh chạy được cái ghế phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang. Lại còn được trúng cả ghế đại biểu Quốc Hội, chỉ bị hất cẳng vì chút sơ hở nhỏ dùng xe riêng mà gắn “bảng số xe công.”
Khi có cuộc đại hội đảng hồi đầu năm nay, có nhiều lời đồn rằng ông Ðinh La Thăng đã đổ ra hàng trăm tỉ đồng để mua phiếu của các ủy viên trung ương bầu ông vào Bộ Chính Trị. Chỗ ngồi càng cao thì càng an toàn.
Chuyện Ðinh La Thăng đang bị các đối thủ thanh trừng có vẻ đúng so với lời đồn đoán. Nó được minh chứng bằng việc, chỉ ít ngày sau khi Ðinh La Thăng nhậm chức bí thư thành ủy Sài Gòn, cái tên Ðinh La Thăng xuất hiện dày đặc trên báo chí bằng những tuyên bố, những chỉ đạo, xoáy vào những vấn đề bức thiết của dân chúng như giao thông, nông dân bán sữa, công an dẹp tội phạm, trộm cướp,.. Tuy nhiên trong vài tháng gần đây, cái tên Ðinh La Thăng xuất hiện thưa thớt trên báo chí và gần như im hơi lặng tiếng.
Theo nhận xét của dư luận, dù chưa biết ai là người cung cấp tài liệu để nhà báo Huy Ðức tung ra, nhưng nó phải rất khả tín và cách trích dẫn, lập luận của Huy Ðức rất thận trọng. Không ít người cho rằng, Huy Ðức phải có thế lực nào đó “chống lưng” bởi không dễ dàng gì “tấn công trực diện” vào một ủy viên Bộ Chính Trị, bí thư thành ủy Sài Gòn với nhiều quyền lực và tiền bạc. Hơn nữa, Huy Ðức đang là người sống tại Sài Gòn.
Ở cuối bài viết thứ hai, tác giả Huy Ðức viết: “Có nhiều người hỏi, khi viết về Ðinh La Thăng tôi có sợ không. Tôi trả lời: Sợ. Nhưng tôi có một nỗi sợ lớn hơn, đó là, tôi sợ tương lai đất nước tôi rơi vào tay những kẻ tham lam và bịp bợm.”
Nếu những gì nêu ra trong hai bài là đúng, thì có dẫn đến việc điều tra một ủy viên Bộ Chính Trị hay không? Nếu có thì đây là một chuyện vô cùng hiếm hoi của đảng CSVN.
Và, nó chỉ có thể xảy ra khi các phe cánh trong nội bộ đảng ở chóp bu nhất định chơi nhau cạn tàu ráo máng.

Việt Nam khai thác thêm một triệu tấn dầu để bù đắp bội chi

Một giàn khoan dầu của PVN. Nếu giá dầu tiếp tục giảm sâu, PVN sẽ phải đình chỉ hoạt động của những giàn khoan dầu này. (Hình: TBKTSG)
HÀ NỘI (NV) – Chính phủ Việt Nam đã cho phép Tập Ðoàn Dầu Khí Việt Nam (PVN) khai thác thêm một triệu tấn dầu để bù đắp bội chi ngân sách quốc gia.
Năm ngoái, do giá dầu trên thị trường thế giảm, ngân sách thất thu, bội chi trầm trọng, chính phủ Việt Nam đã từng cho phép PVN khai thác thêm 2.1 triệu tấn dầu ngoài “kế hoạch.” Năm nay, số lượng dầu mà PVN có thể khai thác tiếp tục được nâng từ 16 triệu tấn lên 17 triệu tấn. Tính ra, chỉ trong hai năm, số lượng dầu được khai thác thêm để bù đắp bội chi đã tăng thêm 3.1 triệu tấn.
Theo PVN, giá dầu trên thị trường thế giới vẫn không tăng như dự đoán của giới hoạch định chính sách tài chính quốc gia (60 Mỹ kim/thùng). Thậm chí còn tụt xuống bên dưới mức mà PVN có thể có lãi (45 Mỹ kim trên thùng).
Từ đầu năm đến nay, mức trung bình của giá dầu trên thị trường thế giới chỉ khoảng 42 Mỹ kim/thùng. Theo PVN, giá thành trong khai thác dầu của tập đoàn này trung bình là 27,4 Mỹ kim/thùng. Khi bán được dầu với giá 42 Mỹ kim/ thùng, ngân sách có từ 18 Mỹ kim đến 20 Mỹ kim. Nếu giá dầu giảm 1 Mỹ kim/thùng thì doanh thu PVN giảm 5.400 tỉ đồng, ngân sách mất 1,500 tỉ đồng.
Bởi kinh tế Việt Nam chẳng còn nguồn nào để thu, tăng sản lượng khai thác dầu trở thành giải pháp duy nhất để giảm sự thiếu hụt trầm trọng của ngân sách. PVN ước đoán, quyết định tăng sản lượng dầu khai thác trong năm nay thêm một triệu tấn sẽ đem về cho ngân sách Việt Nam khoản thu khoảng 350 triệu Mỹ kim.
Quyết định đó là minh họa mới nhất và rõ nhất về tình trạng, kinh tế Việt Nam tồn tại được là nhờ chính phủ đào bới tài nguyên, khoáng sản rồi bán đi để chi dùng.
Giá dầu trên thị trường thế giới bắt đầu sụt giảm từ năm 2014 khiến kế hoạch thu-chi của chính phủ Việt Nam bị lộn ngược vì được soạn thảo dựa trên phỏng đoán giá dầu trên thị trường thế giới sẽ dao động trong khoảng 100 Mỹ kim/thùng.
Hồi đầu năm 2015, Việt Nam từng thú nhận, cứ giá dầu trên thị trường thế giới giảm mỗi thùng 1 Mỹ kim thì ngân sách của Việt Nam sẽ thâm hụt khoảng 1,000 tỉ đồng. Thâm hụt ngân sách của Việt Nam càng lúc càng lớn một phần vì giá dầu trên thị trường thế giới giảm nhanh và nhiều.
Giá dầu trên thị trường thế giới được dự đoán là sẽ còn giảm vì sản lượng khai thác dầu trên toàn thế giới hiện nay đang từ 93 triệu thùng/ngày đến 94 triệu thùng/ngày, trong khi nhu cầu chỉ khoảng từ 90 triệu thùng/ngày đến 92 triệu thùng/ngày. Dù cung vượt cầu nhưng các quốc gia xuất cảng dầu (OPEC) khẳng định không giảm sản lượng vừa để giữ thị phần vừa nhằm canh tranh với các nguồn dầu khác. Nguồn dầu trên thị trường thế giới được dự báo là sẽ dư thừa nhiều hơn vì nguồn dầu thu từ đá phiến của Hoa Kỳ và từ Iran sau khi lệnh trừng phạt quốc gia này được dỡ bỏ. Thậm chí, một số chuyên gia kinh tế dự đoán, trong năm nay, giá dầu trên thị trường thế giới có thể tụt xuống mức 30 Mỹ kim/thùng.
Trong bối cảnh như thế, chính phủ Việt Nam chỉ còn một cách là “lấy lượng bù giá”. Không phải tự nhiên mà hồi tháng 2 năm nay, Fitch Ratings – tổ chức chuyên xếp hạng về mức độ tín nhiệm nhận định, Việt Nam là quốc gia thiệt hại nặng nhất Châu Á khi giá dầu giảm.
Người ta chưa rõ chính phủ Việt Nam sẽ chống đỡ như thế nào nếu dự đoán giá dầu trên thị trường thế giới tụt xuống mức 30 Mỹ kim/thùng, PVN phải ngưng việc khai thác dầu vì lỗ. (G.Ð)

Nông nghiệp Việt Nam chỉ khá nếu ‘bớt chỉ đạo’

Ðược mùa nông dân cũng méo mặt vì chẳng biết bán lúa cho ai. Trong năm năm vừa qua, năm nào tốc độ tăng GDP của nông nghiệp Việt Nam cũng giảm tới mức chưa từng có. (Hình: TBKTSG)
HÀ NỘI (NV) – “Bớt chỉ đạo, tăng kiến tạo” là khuyến nghị của Ngân Hàng Thế Giới (WB) đối với chính quyền Việt Nam, khi công bố nghiên cứu về việc chuyển đổi nhằm tăng giá trị của nông nghiệp Việt Nam.
Nói thêm tại buổi công bố nghiên cứu về phát triển nông nghiệp Việt Nam, ông Ousmane Dione, giám đốc chi nhánh tại Việt Nam của WB, nhận định, lối điều hành-quản trị nông nghiệp của chính quyền Việt Nam đã lỗi thời. Hậu quả nhãn tiền là tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp liên tục sụt giảm. Nông nghiệp trở thành lĩnh vực dễ bị tổn thương trước những biến đổi thời tiết và những tác động của môi trường. Nếu muốn bảo đảm sự tăng trưởng của nông nghiệp, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nông dân, chính quyền Việt Nam phải thay đổi lối quản trị-điều hành.
Lối quản trị-điều hành trước nay của chính quyền Việt Nam đã biến nông nghiệp Việt Nam trở thành manh mún, qui mô thì nhỏ bé. Khoảng 90% đất nông nghiệp nằm trong tay các gia đình nông dân và các trang trại, song diện tích canh tác bình quân/nông dân của Việt Nam chỉ đạt 0.34 hecta – thấp nhất Ðông Nam Á, thua cả Cambodia, Myanmar. Do chính quyền ngăn cản việc tích tụ ruộng đất bởi “định hướng xã hội chủ nghĩa,” không bảo đảm các quyền về tài sản nên doanh giới không muốn đầu tư vào nông nghiệp.
Những biện pháp kiểm soát mang tính hành chính về đất đai, việc hệ thống công quyền can thiệp quá sâu vào cả thị trường đầu vào lẫn đầu ra được cho là đang kìm hãm quá trình chuyển đổi của nông nghiệp Việt Nam, khiến nông nghiệp không thể chuyển hướng để có thể tiếp tục đảm nhiệm vai trò quan trọng của mình đối với kinh tế Việt Nam.
Lối quản trị-điều hành nông nghiệp cũng được xác định là nguyên nhân chính khiến chi phí cho lao động trong nông nghiệp tăng, năng lực cạnh tranh mà trước đó dựa chủ yếu vào chi phí thấp của nông sản thô bị suy giảm. Việc sử dụng quá mức cả tài nguyên lẫn các thứ “vật tư đầu vào” (như phân hóa học, thuộc bảo vệ thực vật,…) tạo ra những vấn nạn về môi trường, làm suy giảm vị thế của nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới vì cả chất lượng lẫn độ an toàn không cao.
Theo WB thì những yếu tố vừa kể khiến GDP của nông nghiệp Việt Nam giảm liên tục, tốc độ tăng năng suất khựng lại, khoảng cách về thu nhập giữa nông dân với lao động của các lĩnh vực khác càng lúc càng rộng. Nông nghiệp không có khả năng chống đỡ với việc bị quá trình đô thị hóa, phát triển công nghiệp và dịch vụ, cạnh tranh về nhân lực, các nguồn tài nguyên quan trọng như đất và nước.
Năng suất lao động và khả năng cạnh tranh của nông nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế được nhận định là chỉ có thể thay đổi khi nông dân và doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm có độ tin cậy cao về, chất lượng, sự an toàn và mức độ bền vững.
WB khuyến cáo, muốn có nền nông nghiệp hoạt động hiệu quả và nâng được giá trị gia tăng của nông nghiệp thì chính quyền Việt Nam phải gia tăng đầu tư có chọn lọc, đầu tư tập trung vào những loại hàng hóa, dịch vụ công quan trọng. Chính quyền Việt Nam được đề nghị là phải giảm quy hoạch sử dụng đất dài hạn, giảm các nông trường và lâm trường quốc doanh, tham gia trực tiếp vào việc mua bán-tiêu thụ nông sản cho nông dân. Chỉ tăng những quy định nhằm hỗ trợ phát triển thị trường đất đai, hỗ trợ sự kết nối giữa nông dân và doanh nghiệp, hỗ trợ rủi ro trong sản xuất, kinh doanh nông sản.
Khi được mời nhận xét về các nhận định và khuyến cáo của WB đối với nông nghiệp Việt Nam, bà Phạm Chi Lan, một chuyên gia kinh tế của Việt Nam, cho rằng, chắc chắn nông nghiệp phải đi theo một con đường khác với trước đây, không thể chỉ là chỗ dựa cho nền kinh tế (vắt kiệt nông nghiệp, nông dân để phát triển những lĩnh vực khác). Theo bà Lan, lẽ ra WB nên có thêm ý kiến cả về yếu tố công bằng trong phát triển nông nghiệp vì phân hóa giàu nghèo hiện rất lớn và là thách thức không hề nhỏ. Nông dân vẫn là giới chịu đủ thứ thiệt thòi nhưng được hưởng rất ít lợi ích. Bà Lan lưu ý thêm là nếu nông dân không có quyền sở hữu đất đai một cách đầy đủ thì mô hình nào cũng khó thành công.(G.Ð)

Biên Hòa sập cầu do mưa lớn ‘nước ngập đến đầu người’

Cầu Ông Tình bị đổ sập, xe cộ bị cấm lưu thông. (Hình: báo Tuổi Trẻ)
ÐỒNG NAI (NV) – Ngay sau khi Sài Gòn bị “thất thủ” bởi cơn mưa cực lớn làm ngập cả thành phố, đến lượt Biên Hòa bị sập cầu, “tê liệt” cũng vì nước ngập sâu khắp nơi.
Truyền thông Việt Nam loan tin, ngày 27 tháng 9, lực lượng chức năng thành phố Biên Hòa đã phong tỏa khu vực sạt lở xung quanh gồm cầu Ông Tình và nhà dân, trên đường Dã Tượng, phường Tam Hòa, thành phố Biên Hòa để tiến hành sửa chữa những hư hại.
Theo mô tả của phóng viên báo Tuổi Trẻ, tại hiện trường, một hố lớn rộng hàng chục mét vuông bị sạt lở, đổ sập xuống nhánh suối Linh, một phần cầu Ông Tình trên đường Dã Tượng bị sạt ăn sâu gần hết cây cầu. Cống bị đất đá, nhựa đường che chắn hết. Hai nhà dân dọc nhánh suối Linh phía đầu nguồn cũng bị sạt lở, hở mống chênh vênh rất nguy hiểm.
Nước ngập tại quốc lộ 51, đoạn qua phường Long Bình Tân, thành phố Biên Hòa. (Hình: báo Tuổi Trẻ)
Nước ngập tại quốc lộ 51, đoạn qua phường Long Bình Tân, thành phố Biên Hòa. (Hình: báo Tuổi Trẻ)
Trước đó, cơn mưa lớn chiều 26 tháng 9 đã gây ngập trên diện rộng khiến Biên Hòa “tê liệt,” nhiều người phải “bơi” ra đường để di tản đồ đạc.
Tin cho biết, các tuyến đường bị ngập nặng là Huỳnh Văn Nghệ, Nguyễn Ái Quốc, Ðồng Khởi, ngã tư Tân Phong, quốc lộ 51, Bùi Văn Hòa, Phạm Văn Thuận, Võ Nguyên Giáp; và nhiều khu vực ở các phường Long Bình, Long Bình Tân, Trảng Dài,…
Nước dâng cao có nơi đến gần 1.4 mét, nhiều xe chết máy, xe hơi nổi trong nước. Giao thông thành phố gần như tê liệt, thậm chí xe máy bị cuốn trôi. Bà Vũ Thiên Tâm Thơ, một cư dân ở ven quốc lộ 51, than thở: “Nếu như mọi năm, khi mưa vừa dứt cũng là lúc nước rút theo, nhưng từ lúc hầm chui ngã tư Vũng Tàu thi công thì mưa xong nước càng dồn về ngập cao hơn và rất lâu mới thoát hết.”
Cứ hễ mưa lớn là giao thông nhiều khu vực ở thành phố Biên Hòa tê liệt. (Hình: báo Tuổi Trẻ)
Cứ hễ mưa lớn là giao thông nhiều khu vực ở thành phố Biên Hòa tê liệt. (Hình: báo Tuổi Trẻ)
Ðoạn tại đường Ðồng Khởi gần ngã tư Amata, trục đường chính của các khu công nghiệp hầu như bị nước chia cắt hoàn toàn. Ngã ba Ðồng Khởi-Bùi Trọng Nghĩa hàng ngàn xe chôn chân, kéo dài hàng cây số, không thể nhúc nhích, trong các quán cà phê, hai bên đường đặc kín người lánh nạn lụt.
Theo ông Nguyễn Lộc Kha, trưởng ban quản lý dự án thành phố Biên Hòa, dự kiến các đơn vị liên quan sẽ họp bàn phương án thi công, sửa chữa cầu Ông Tình vào ngày 28 tháng 9. (Tr.N)

Sóc Trăng: Để chùa Dơi cho Công ty Satraco “mượn” hơn 8.000m2

Đức Khánh - Hứa Phương - 27/09/2016 14:31 PM
(Dân Việt) Thanh tra Chính phủ vừa có thông báo Kết luận thanh tra “Về việc chấp hành pháp luật trong công tác quản lý, sử dụng đất và quản lý, sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng” (giai đoạn 2010 – 2014). Qua thanh kiểm tra, các cơ quan chức năng phát hiện hàng loạt sai phạm tài chính với số tiền lên đến gần 200 tỷ đồng.

Thu hút đầu tư  “ưu đãi” sai quy định gần 100 tỷ đồng

Theo kết luận thanh tra trong việc chấp hành pháp luật về quản lý, sử dụng đất của tỉnh Sóc Trăng và các huyện thị nói chung rất chậm, không đúng với quy định của Luật Đất đai.

Giai đoạn (từ năm 2010 – 2013) tỉnh Sóc Trăng không có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (do chưa  lập xong hoặc chưa được phê duyệt)… Chất lượng quy hoạch chưa cao, chưa sát tình hình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương; nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp chưa phù hợp; các ngành, địa phương đưa quá nhiều danh mục công trình vào kỳ kế hoạch nhưng chưa xác định được nguồn vốn dẫn đến thiếu vốn đầu tư; cơ sở hạ tầng còn hạn chế…

 soc trang: de chua doi cho cong ty satraco “muon” hon 8.000m2 hinh anh 1
Quản lý lỏng lẻo TP.Sóc Trăng để chùa Dơi cho Công ty Satraco “mượn” diện tích hơn 8.000m2  để tạo cảnh quan

Một số nơi chưa thực hiện quản lý tốt công tác quản lý đất, như: TP.Sóc Trăng để chùa Dơi cho Công ty Satraco “mượn” diện tích hơn 8.000m2  để tạo cảnh quan; UBND thị xã Vĩnh Châu giao cấp đất sai đối tượng, không thu tiền cho 32 hộ gia đình tại dự án Hải Ngư.

Song song đó, một số nơi chưa chấp hành nghiêm túc quy định trong giao đất cho thuê đất chưa chấp hành đúng quy định; cán bộ làm công tác liên quan đến xác định nghĩa vụ tài chính trình độ còn hạn chế nên dẫn đến tình trạng thất thu, thu sai xảy ra khá phổ biến. Trong đó, đáng lưu ý là những vấn đề về xác định giá đất, áp dụng các quy định trong việc tính toán nghĩa vụ tài chính, chậm xác định nghĩa vụ tài chính, phiếu chuyển thông tin địa chính không chính xác, đầy đủ, ban hành giá không đúng quy định, áp giá theo quyết định giá sai…

Từ đó dẫn đến sai phạm về tài chính phải xử lý, cụ thể: Số tiền truy thu lên đến hơn 22 tỷ đồng; số tiền trên 4,7 tỷ đồng do thiếu trách nhiệm gây thiệt hại cần phải xử lý trách nhiệm. Riêng khoản tiền hơn 97 tỷ đồng tại dự án Khu dân cư 5A do giảm đơn giá sai quy định, mặc dù được xác định là có những nguyên nhân chủ quan, khách quan nhưng Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo cần kiểm tra, xác minh lại và xử lý theo quy định.

Về khoản sai phạm hơn 97 tỷ đồng tại khu dân cư 5A, theo báo cáo, giải trình của UBND tỉnh Sóc Trăng do là dự án đầu tiên của tỉnh nhằm thu hút đầu tư nhưng vì không có nhà đầu tư nào đăng ký tham gia nên tỉnh ban hành chính sách “ưu đãi” thêm để kêu gọi đầu tư  (giảm tiền sử dụng đất).

Nhắm mắt” phê duyệt các dự án đội vốn trên 75 tỷ đồng

Ngoài hàng loạt sai phạm, yếu kém trong việc chấp hành pháp luật về quản lý, sử dụng đất, Thanh tra Chính phủ còn chỉ rõ những hạn chế, sai phạm, vi phạm trong việc chấp hành pháp luật về quản lý, sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản một số công trình, dự án mà tỉnh Sóc Trăng đã triển khai (từ năm 2010 – 2014). Theo đó, những hạn chế, sai phạm và vi phạm cơ bản gồm: Quyết định đầu tư không đúng quy định của Nhà nước hoặc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (3 dự án); phê duyệt và điều chỉnh tổng mức đầu tư sai quy định (20/20 dự án do UBND tỉnh phê duyệt); công tác đấu thầu mang tính hình thức hoặc còn nhiều sai sót đối với phần lớn các công trình, dự án chọn hình thức đấu thầu; các đơn vị tư vấn khảo sát, thiết kế, đấu thầu, giám sát… chưa đủ năng lực, trình độ và kinh nghiệm…

Từ đó, dẫn đến tổng số tiền sai phạm tại các dự án được kiểm tra là hơn 75,6 tỷ đồng (trong đó có 4,27 tỷ đồng sai phạm do khối lượng, không thi công, thanh quyết toán sai quy định cần phải truy thu và 71,4 tỷ đồng do các cơ quan chức năng của tỉnh đề nghị, phê duyệt tăng tổng mức đầu tư sai quy định cần phải kiểm tra, xử lý, phê duyệt lại theo đúng quy định tại thời điểm.

Phường đội trưởng bắn người bất chấp can ngăn

(NLĐO)- Cãi nhau ở sân bóng, sau đó ông Minh về mặc đồng phục, đi xe công vụ biển số xanh đến không chế, nổ súng bất chấp sự can ngăn của nhiều người.

Ban Chỉ huy quân sự TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai xác nhận có việc ông Nguyễn Lê Minh, cán bộ Ban Chỉ huy quân sự phường Quang Vinh, TP Biên Hòa dùng súng bắn đạn cao su (công cụ hỗ trợ) bắn người bị thương, hiện đang xác minh cụ thể để xử lý nghiêm.
Theo trình bày của anh Đỗ Quyết Thắng (22 tuổi, ngụ phường Trung Dũng, TP Biên Hòa), chiều ngày 25-9, anh và một số người bạn cùng đá bóng với nhóm của ông Nguyễn Lê Minh, là phường đội trưởng Ban Chỉ huy quân sự phường Quang Vinh, tại địa bàn. Trong lúc đá bóng, giữa hai đội xảy ra va chạm dẫn đến xô xát.
Anh Thắng bị vết thương phải băng bó ở mang tai
Anh Thắng bị vết thương phải băng bó ở mang tai
Sau khi được can ngăn, hai nhóm ra về. Nhóm của Thắng ngồi lại gần khu vực sân bóng uống nước mía.
Bất ngờ, khoảng 18 giờ cùng ngày, ông Minh cùng ông Ph., người trong nhóm đá bóng mặc đồng phục dân quân, sử dụng xe máy công vụ biển số xanh, đi đến chỗ nhóm anh Thắng đang ngồi uống nước.
Ông Minh xông thẳng đến nắm cổ áo anh Thắng và hét “tao bắt mày về phường về tội đánh người”. Anh Thắng phản ứng lại “tại sao bắt” thì ông Minh rút súng trong người ra kê thẳng vào mang tai của anh Thắng và bóp cò.
Viên đạn sượt qua đầu nạn nhân, nhiều người xung quanh nghe tiếng nổ lớn, nhìn lại thấy anh Thắng đang chảy máu. Lúc này, những người bạn đi cùng anh Thắng hốt hoảng can ngăn, ông Minh liền chĩa thẳng súng vào người anh Thắng và quát: “Đứa nào vô can tao bắn chết”.
Ông Minh tiếp tục chĩa súng khống chế anh Thắng, để cho ông Ph. đánh nhiều cái vào ngực và vai. Không nhịn được, nhiều người nhảy vào can thì ông Minh và ông Ph. mới không đánh anh Thắng nữa.
Sau đó, ông Minh và ông Ph. đi vào quán nước gọi điện thoại còn đe dọa anh Thắng: “Chuẩn bị để công an bắt đi”. Lúc này, cảnh sát 113 xuất hiện, đưa tất cả về phường.
Anh Thắng bị vết thương do đạn cao su bắn gần mang tai chảy máu nhiều, được đưa đến bệnh viện băng bó vết thương. Ngày 27-9, ông Nguyễn Lê Minh vẫn công tác bình thường và không chịu trao đổi gì khi được hỏi về vụ việc.
XUÂN HOÀNG

Chuyện đằng sau clip thanh niên đầu chảy máu đòi gặp CSGT!

(NLĐO) – Lãnh đạo Công an TP Thủ Dầu Một cho biết nam thanh niên đội nón bảo hiểm sai quy cách, không mang giấy tờ tùy thân, giấy tờ xe, khi bị lập biên bản có lời lẽ thô lỗ với CSGT.

Những ngày qua mạng xã hội đăng tải clip trong đó có một thanh niên bị thương ở đầu, máu chảy xuống mặt. Người này không sơ cứu mà cùng người thân lưu lại trụ sở, tranh luận với cán bộ công an phường. Thanh niên này cho rằng CSGT đánh mình. Anh và người thân yêu cầu công an phường phải mời CSGT về phường làm việc ngay lập tức.

Anh Trần Đình Phan Nhật Duy với vết thương ở đầu (ảnh Facebook)
Anh Trần Đình Phan Nhật Duy với vết thương ở đầu (ảnh Facebook)
Nam thanh niên này là anh Trần Đình Phan Nhật Duy (22 tuổi, ngụ phường Lái Thiêu, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương). Trao đổi với phóng viên, anh Duy cho rằng mình bị đánh. Anh Duy đăng lên facebook một clip ngắn mà anh dùng điện thoại ghi lại tại hiện trường. Clip này không quay rõ mặt ai nhưng ghi được nhiều đoạn đối thoại.
Clip của anh Duy cho thấy CSGT không có lời lẽ khiếm nhã, trong khi anh Duy không chịu khai tên tuổi để làm biên bản mà lại nói: “Mấy anh công an làm việc như ăn cướp xe”. Sau câu nói này thì xảy ra chuyện giằng co và clip bị ngắt. Theo anh Duy, clip này chỉ là một phần, không diễn tả được câu chuyện trước và sau đó.
Trao đổi với Báo Người Lao Động, đại tá Võ Văn Phúc, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bình Dương cho biết ông đã giao vụ việc này cho lãnh đạo Công an TP Thủ Dầu Một xác minh xử lý.

Thiếu tá Hà Minh Thắng, Phó Trưởng Công an TP. Thủ Dầu Một
Thiếu tá Hà Minh Thắng, Phó Trưởng Công an TP. Thủ Dầu Một
Ngày 27-9, thiếu tá Hà Minh Thắng, Phó Trưởng Công an TP Thủ Dầu Một đã trả lời phóng viên Báo Người Lao Động xoay quanh vụ việc này. Theo thiếu tá Thắng, ngày 24-9, tổ tuần tra gồm có chiến sĩ của PC67 và chiến sĩ của Đội CSGT Thủ Dầu Một tuần tra các tuyến đường nội ô TP Thủ Dầu Một. Đến 21 giờ 45 phút, đến đường CMT8 (phường Chánh Nghĩa), tổ tuần tra phát hiện một thanh niên chạy xe mô tô nhưng đội nón bảo hiểm dành cho người chạy xe đạp nên yêu cầu dừng xe kiểm tra. Thanh niên không xuất trình các loại giấy liên quan đến xe và CMND đã vậy còn có lời lẽ thô lỗ và có biểu hiện chống đối tổ thi hành công vụ. Tổ tuần tra lập biên bản, đưa xe của đối tượng lên xe nâng và điện báo công an phường Chánh Nghĩa tới để có lực lượng khách quan xử lý.
Trong lúc công an phường chưa tới, anh này lại la lối và giằng co với tổ tuần tra nên tổ tuần tra đưa lên ca bin xe để về công an phường giải quyết, nhằm tránh gây mất an ninh trật. Đây là khu vực đông người nên rất dễ ách tắc. Do anh ta níu kéo, vùng vẫy nên xảy ra xây xát. Lúc đó trời tối, chuyện diễn ra nhanh, không xác định cụ thể anh này va đầu vào đâu. Sau va chạm, chảy máu ở đầu, thanh niên chui xuống gầm xe nằm. Tổ tuần tra định đưa anh đến bệnh viện sơ cứu nhưng thanh niên này không chịu mà điện thoại cho người nhà, bạn bè tới.
Từ khi phát hiện thanh niên có biểu hiện chống đối, tổ tuần tra có ghi âm, ghi hình lại. Khi công an phường đến, anh này theo về công an phường, người thân cũng đến. Đoạn này anh ấy có quay clip đưa lên mạng. Thanh niên này thể hiện rõ thái độ không hợp tác với công an phường.
Ông Thắng khẳng định tổ tuần tra có 5 người thì đã phân công 2 đồng chí đến làm việc tại công an phường lúc đó. Người mà anh Duy muốn gặp nhất là thượng úy N.V.T.T (cán bộ Phòng PC67) thời điểm đó anh T. là tổ trưởng tổ tuần tra, phải liên tục làm việc nên chưa thể đến ngay được.
"Quan điểm của chúng tôi là xử lý khách quan, đương sự vi phạm tới đâu xử lý đến đó. Vừa qua, Công an phường Chánh Nghĩa cũng đã mời đương sự trở lại cung cấp lời khai. Tôi đề nghị đương sự cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ. Nếu có cơ sở cho thấy cán bộ tuần tra sai phạm chúng tôi sẽ xử lý nghiêm.
Chúng tôi đang xem xét toàn bộ ghi âm, ghi hình, lời khai các bên liên quan để phân tích chuyện giằng co cũng như lời lẽ không hay do đương sự thốt ra là chỉ là phút nông cạn, bốc đồng hay là cố tình lăng mạ, xúc phạm nhân phẩm lực lượng thi hành công vụ. Trước tiên, chúng tôi xử lý vụ này theo hướng một vụ vi phạm luật giao thông"- ông Thắng nhận định.
Như Phú

Phụ huynh phát hoảng với tin nhắn "con học ngu như bò" từ nhà trường

 Minh Đức-15:36 ngày 27/09/2016


VTV.vn - Phụ huynh có con học trường THCS Ba Đình (Hà Nội) đã rất sốc khi nhận được tin nhắn khiếm nhã từ sổ liên lạc điện tử của nhà trường...

Vào khoảng 16h ngày 25/9, tất cả các phụ huynh của học sinh đang theo học trường THCS Ba Đình (quận Ba Đình, Hà Nội) đều nhận được tin nhắn từ số sổ liên lạc điện tử của nhà trường. Nội dung tin nhắn khiến nhiều bậc cha mẹ phải ngã ngửa: "THCS Ba Đình: Con ông bà học ngu như bò. Tôi không hiểu ông bà có biết dạy con không nữa?". Tin nhắn đầy sự khiếm nhã, thiếu tôn trọng này khiến cả phụ huynh lẫn học sinh bị sốc.
Phụ huynh phát hoảng với tin nhắn con học ngu như bò từ nhà trường - Ảnh 1.
Nội dung tin nhắn gây sốc được gửi đến cho phụ huynh với đầu số là sổ liên lạc điện tử của trường THCS Ba Đình
Phụ huynh H.N.P có con theo học trường THCS Ba Đình cho biết: "Lúc nhận được tin nhắn tôi rất sốc và hốt hoảng. Liệu có phải con mình học kém đến mức nhà trường phải nói đến mức đấy không? Nhưng nhiều phụ huynh khác cũng nhận được tin nhắn này, tôi cho rằng nhiều khả năng sổ liên lạc điện tử của nhà trường đã bị hack".
Ngay trong tối 25/9, fanpage của trường THCS Ba Đình đã đăng lời giải thích với nội dung: "Chiều nay 25/9/2016, hệ thống sổ liên lạc điện tử của trường THCS Ba Đình bị hack, tin nhắn với nội dung xấu, gây hoang mang cho phụ huynh và ảnh hưởng đến nhà trường. Kính mong phụ huynh và các con thông cảm, chia sẻ với nhà trường về sự việc ngoài ý muốn này".
Phụ huynh phát hoảng với tin nhắn con học ngu như bò từ nhà trường - Ảnh 2.
Trường Ba Đình cũng đã có lời đính chính trên fanpage của trường
Theo như chia sẻ của các bậc phụ huynh, sau khi nhận được tin nhắn thiếu tôn trọng trên đã liên lạc ngay lập tức với ban giám hiệu nhà trường và đã nhận được lời xin lỗi từ phía nhà trường. Cô Nguyễn Thị Bình - Hiệu trưởng trường THCS Ba Đình cho biết: "Hiện nhà trường đã đóng băng toàn bộ hệ thống sổ liên lạc điện tử để tránh xảy ra tình trạng kẻ xấu lợi dụng. Nhà trường khẳng định không gửi tin nhắn này và đã đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc để xác minh kẻ đã làm tổn hại đến uy tín của nhà trường, gây bức xúc cho phụ huynh học sinh".

Hỗ trợ ngư dân hậu Formosa: Mới kê khai, lên danh sách đã 'loạn'

 Ngọc Văn- 27-09-2016 06:28
TP - Mặc dù công tác hỗ trợ ngư dân bị ảnh hưởng từ sự cố môi trường biển tại xã Lộc Vĩnh (huyện Phú Lộc, tỉnh TT-Huế) mới tiến hành khâu lập danh sách đối tượng đủ điều kiện, tuy nhiên, những ngày gần đây, tại xã này xuất hiện nhiều đơn thư gửi cơ quan chức năng tố chính quyền xã “bỏ rơi” dân. Trong khi, ủy ban xã khẳng định, họ làm đúng.
Tàu thuyền nằm bờ, ngư dân Lộc Vĩnh chờ hỗ trợ để tiếp tục vươn khơi.
Tàu thuyền nằm bờ, ngư dân Lộc Vĩnh chờ hỗ trợ để tiếp tục vươn khơi.
Tiền hậu bất nhất
Hồi tháng 5/2016, thực hiện Quyết định 772/QĐ-TTg về hỗ trợ ngư dân do sự cố môi trường biển, hộ ông Trương Công Tùng (trú thôn Phú Hải, Lộc Vĩnh) được chính quyền xã xác nhận là ngư dân, sau đó nhận hỗ trợ 4,5 triệu đồng và 3 tạ gạo. Đến đợt kê khai hỗ trợ đầu tháng 9 theo Quyết định 6851 của Bộ NN&PTNT, hộ ông Tùng bỗng dưng bị xã gạt khỏi danh sách. Bức xúc trước cách hành xử “tiền hậu bất nhất” này của chính quyền, ông Tùng gửi đơn đến các cơ quan chức năng yêu cầu xem xét.
Cũng trong đợt kê khai theo QĐ 6851, nhiều người dân xã Lộc Vĩnh đã có đơn gửi UBND huyện Phú Lộc, thậm chí lên cả cấp tỉnh, bày tỏ bức xúc về việc chính quyền xã “gạt phăng” họ ra khỏi danh sách hỗ trợ, mặc dù trưởng thôn từng xác nhận đủ điều kiện. Cụ thể, như trường hợp hộ anh Nguyễn Văn Ngà và chị Hoàng Thị Thế Hải. Họ cho rằng, cùng làm nghề biển gần chục năm nay, trong thôn ai cũng biết, nhưng không có tên trong danh sách. Hay hộ ông bà Lê Anh Nhân - Trương Thị Quyên cũng có thuyền gắn động cơ làm nghề biển hàng chục năm nay. Hộ này kê khai nhận hỗ trợ gồm chủ thuyền và 3 lao động đi biển, nhưng chính quyền xã chỉ thừa nhận mỗi ông Nhân đủ điều kiện.
Tương tự, ông Nguyễn Văn Tâm (thôn Phú Hải) phản ánh, đợt hỗ trợ theo QĐ 772, gia đình ông nhận 3 tạ gạo và 4,5 triệu đồng. Cả hai vợ chồng đều cùng làm nghề biển trên dưới 20 năm nay, nhưng trong danh sách nhận hỗ trợ theo QĐ 6851 chỉ có ông Tâm, vợ bị gạch tên.
Xã khẳng định làm đúng
Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Lê Công Minh, Chủ tịch UBND xã Lộc Vĩnh, cho biết: Thời gian gần đây, trên địa bàn có những ý kiến thắc mắc về điều kiện nhận hỗ trợ ngư dân chịu sự cố môi trường biển theo QĐ 6851. Đáng chú ý, có 6 trường hợp gửi đơn lên UBND huyện, thậm chí có đơn còn gửi lên đến tỉnh.
Hỗ trợ ngư dân hậu Formosa: Mới kê khai, lên danh sách đã 'loạn' - ảnh 1
Ngư cụ của ngư dân Lộc Vĩnh xếp xó nhiều tháng do sự cố môi trường biển.
Về trường hợp ông Trương Công Tùng từng nhận hỗ trợ theo QĐ 772, nhưng bị gạt khỏi danh sách trong đợt kê khai gần đây, ông Minh cho biết, hộ này không đúng đối tượng nhưng đã “khai man”. Do quá trình rà soát kê khai gấp rút, thiếu chuẩn xác, nên hộ ông Tùng được nhận hỗ trợ theo QĐ 772. Sắp tới, cơ quan chức năng sẽ truy thu khoản này.
Đối với hộ Lê Anh Nhân, ông Minh cho biết, 3 bạn thuyền mà chủ phương tiện này kê khai đều không làm nghề biển hoặc dịch vụ liên quan. “Cụ thể, 3 người này là ông Dương L. hiện là giáo viên, ông Trương Đình P. làm nghề buôn bán, bà Trương Thị Quyên (vợ ông Nhân) mắc bệnh lâu nay không đi biển. Những trường hợp “kê khống” như vậy làm sao xã xác nhận được”, ông Minh lưu ý. Ông Minh cũng cho biết, tương tự, những trường hợp khác bị gạt khỏi danh sách hỗ trợ là do họ không làm nghề biển, hoặc nghỉ đi biển từ rất lâu. Phía thôn, vạn thuyền sở dĩ có xác nhận đưa họ vào danh sách là do nể nang, hoặc vì lý do nào đó”.
Theo UBND xã, có trường hợp nhận chế độ trợ cấp tàn tật hàng tháng tại xã, hay cụ ông tuổi đã cao (75 tuổi) chuyên nghề cúng bái cũng được kê tên vào danh sách nhận hỗ trợ, qua rà soát xã phải gạt bỏ. Có một số trường hợp kê khống đã tự nguyện rút khỏi danh sách, như anh Nguyễn Văn Đ. (21 tuổi, thôn Phú Hải), đi bộ đội từ đầu năm, nhưng gia đình vẫn kê khai. Hay anh Trần Đình H. bỏ nghề biển hơn 1 năm, sau đó chủ thuyền kê khai danh sách, nay xin rút.
Liên quan vấn đề “loạn” kê khai, lập danh sách nhận hỗ trợ tại Lộc Vĩnh, ông Nguyễn Văn Mạnh, Chủ tịch UBND huyện Phú Lộc, cho biết đã yêu cầu lãnh đạo xã giải trình. Sắp tới, huyện sẽ cử tổ công tác về Lộc Vĩnh rà soát toàn bộ các vấn đề liên quan, nhằm bảo đảm quyền lợi cho bà con.

Đối thoại và lựa chọn

Bùi Quang Vơm (Danlambao) - Bài viết này nằm trong chuỗi bài theo chủ đề“Hành trình về dân chủ đa nguyên”, với ý tưởng vừa đi vừa thảo luận, nhằm tìm hiểu bản chất và kết cấu của một thể chế dân chủ đa đảng, như đích đến của hành trình. Nội dung bài này đề cập “Lộ trình tới dân chủ đa đảng”, đáng lẽ được đưa ra sau khi xem xét các chủ đề khác, như Hiến Pháp, hệ thống giá trị, kết cấu Nhà nước, cấu trúc nền Dân chủ, hệ thống bầu cử... Nhưng nhân tiện có bài viết “Đã đến lúc cần phải đối thoại” của Giáo sư Chu Hảo, đăng trên AnhBaSam ngày 23/08/2016 và bài “Đối thọai và lòng tin” của Tiến sĩ Nguyễn Thị Từ Huy, đăng ba kỳ liên tiếp từ ngày 31/08/2016 cũng trên AnhBaSam. Bài viết này đưa ra lộ trình năm bước, dựa trên tư tưởng đối thoại, có thể là một ý kiến đóng góp thêm cho cuộc thảo luận rộng rãi. Đối thoại có thể đã trở thành một lựa chọn được khẳng định.

Tuy vậy, cũng nên nhắc lại nguyên tắc của chúng ta là “không một ý kiến nào bị cấm nêu ra, không một chủ đề nào cấm bàn đến và không tư tưởng nào là thống soái”. Tự do tư tưởng là nguyên tắc của sinh hoạt dân chủ. Trang AnhBaSam có một phương ngôn: “tôi không đồng ý với điều bạn nói, nhưng tôi sẵn sàng chết để bảo vệ quyền được nói ra điều đó của bạn”.

Đối thoại với đảng cộng sản cầm quyền là con đường ngắn nhất, thực tế và khả thi nhất. Không có con đường nào dẫn đến thay đổi chế độ một cách hoà bình, thân thiện và tiết kiệm hơn con đường chính đảng cầm quyền tự nguyện hoà giải thông qua đối thoại với các thành phần chính trị khác của xã hội. Không có đập bỏ, không có loại trừ, không có ân oán, thù hận. Cầm quyền không phải là một cuộc tranh đoạt quyền lợi, không phải là cuộc chiến giành giật quyền áp đặt ý thức hệ. Cầm quyền là một vinh dự, niềm kiêu hãnh được cống hiến.

Nhưng để đối thoại, nói đúng hơn để đảng cộng sản có thế chấp nhận đối thoại, có hai việc cần làm, một là làm cho đảng viên, nhất là các đảng viên cao cấp trong bộ máy lãnh đạo đảng cộng sản nhận thức thực chất nhu cầu bức thiết và chính đáng phải thay đổi thể chế chính trị, từ bỏ độc đoán chuyên chế, thứ hai, phải tạo bằng được áp lực buộc đảng cộng sản phải chấp nhận đối thoại vì lợi ích của chính đảng cộng sản trên nền lợi ích quốc gia dân tộc. Đây sẽ là cuộc cách mạng cuối cùng.

Lộ trình bao gồm Năm bước đi, chúng ta sẽ thảo luận công khai cho từng bước, tuy nhiên, cuộc đấu tranh đang còn ở phía trước, trong lúc chưa đủ giác ngộ để tin rằng trong một xã hội dân chủ, sự khác biệt tư tưởng, khác biệt ý thức hệ không tạo ra đối kháng, không tạo ra kẻ thù, có thể thái độ và hành xử của nhà cầm quyền vượt ra ngoài giới hạn, chưa kể trong số những kẻ cuồng tín mông muội mà còn nắm quền lực, không thể lường trước tất cả. Vì vậy, sẽ có những nội dung phải thảo luận chi tiết trong một phạm vi hẹp hơn. Người viết xin không nêu ra ở đây. Đó cũng là nguyên tắc thông thường.

Lộ trình Năm bước tới dân chủ đa nguyên.

1- Bước một - Làm thay đổi thể chế chính trị tại Việt Nam từ chế độ độc đảng chuyên chính sang chế độ dân chủ đa đảng theo tiêu chí Tự Do - Công lý - Tiến bộ.

Bước đi này có hai nội dung:

A - Tạo áp lực, bao gồm các nội dung sau:

1- Thành lập Mặt trận dân chủ thống nhất, là Liên minh hay Uỷ ban Liên minh các tổ chức, các lực lượng dân chủ và xã hội dân sự cả trong nước và nước ngoài, tổ chức vận động xây dựng và tổ chức quần chúng.

- Thảo luận và công bố tuyên bố chung cuả Mặt trận.

- Bầu chủ tịch và thường vụ Mặt trận.

- Bầu ban kiểm tra.

- Thông qua quy ước sinh hoạt.

2- Cung cấp phương tiện và tổ chức tuyên truyền, bồi dưỡng nâng cao nhận thức chính trị cho quần chúng với mục tiêu thành lập Mặt trận dân tộc theo phương châm toàn bộ và toàn diện.

3- Tổ chức tập dượt các hình thức biểu dương lực lượng.

4- Hình thành các Uỷ ban tự quản do dân bầu trực tiếp tại địa phương cơ sở có quy mô tăng dần từ cấp làng, xóm, thôn, xã, tổ dân, tiểu khu, phường.

5- Tổ chức biểu tình ôn hoà, quy mô từng bước lớn dần, phản đối các chính sách sai trái của chính phủ, phản ứng kịp thời các diễn biến chính trị xã hội có biểu hiện tiêu cực.

6- Tiến tới tẩy chay chính sách, bất tuân pháp luật, làm tê liệt từng phần cuả hệ thống.

B- Vận động đối thoại:

1- Vô hiệu hoá các công cụ chuyên chính của chế độ bằng các biện pháp dân sự, tập trung các vụ án chính trị, các biện pháp đàn áp biểu tình.

2- Tiếp cận vận động đối tượng.

3- Tổ chức đối thoại bàn tròn, giải toả và điều chỉnh khác biệt.

4- Thoả thuận quy trình hình thành chính phủ chuyển tiếp.

2- Bước hai - Thành lập chính phủ chuyển tiếp

- Chính phủ chuyển tiếp là quy ước thoả thuận sau đối thoại, là chính phủ đương quyền, nhưng chịu sự giám sát của Hội đồng chính phủ có sự tham gia của các đại diện chính của Mặt trận.

- Chủ tịch Hội đồng Chính phủ chuyển tiếp là Tổng bí thư đảng cộng sản, hoặc một đại diện toàn quyền của đảng cộng sản cầm quyền.

- Nghị quyết của Hội đồng lâm thời có hiệu lực pháp lý cao nhất trong giai đoạn chuyển tiếp.

Chính phủ chuyển tiếp có ba nhiệm vụ chính:

- Thành lập Hội đồng soạn thảo Hiến Pháp

- Thành lập Uỷ ban An ninh quốc gia, chống đảo chính và bạo loạn.

- Thành lập Uỷ ban chuẩn bị Tổng tuyển cử, thảo thư mời Liên Hợp Quốc.

3- Bước ba - Bầu cơ quan lập pháp tức là bầu Quốc hội hay Hạ viện, theo nguyên tắc phổ thông, trực tiếp, bỏ phiếu kín và có sự giám sát của Liên Hợp Quốc.

- Quốc hội phê chuẩn và công bố Hiến pháp.

4- Bước bốn - Bầu cơ quan Nhà nước, bao gồm:

- Bầu Tổng thống hay Chủ tịch nước theo nguyên tắc phổ thông, trực tiếp bỏ phiếu kín và có giám sát quốc tế.

- Bầu Thượng viện hay Hội đồng Nhà nước, theo thể thức gián tiếp đại diện, bỏ phíếu kín theo quy tắc số phiếu từ trên xuống.

5- Bước năm - Quốc hội thông qua quyết định công nhận Thủ tướng chính phủ do đảng hay liên minh đảng chiếm quá bán số ghế trong Quốc hội đề cử, và cơ cấu nội các do thủ tướng đề nghị.

- Quốc hội biểu quyết quy trình phê chuẩn các luật do chính phủ kiến nghị.

***

Trong lộ trình này, rõ ràng, bước một, có ý nghĩa quyết định bước đi này có thể tóm tắt như sau. Muốn làm thay đổi từ chế độ độc đảng sang chế độ dân chủ đa đảng, phải có đối thoại. Muốn có đối thoại phải tạo được áp lực. Muốn tạo được áp lực phải tạo ra tổng hợp lực cuả tất cả các tổ chức chính trị và xã hội, quy tụ, giáo dục và tổ chức quần chúng. Đảng cầm quyền sẽ chỉ chịu chấp nhận đối thoại khi không còn năng lực kiểm soát xã hội, khi quyền kiểm soát xã hội nằm trong tay phong trào quần chúng.

Trong lời kêu gọi đối thoại, Giáo sư Chu Hảo nói “Vì chưa có điều kiện xuất hiện những tổ chức chính trị đối lập, cũng như chưa hình thành được một xã hội dân sự đủ mạnh để làm đối trọng với chính quyền, nên cuộc Đối thoạt này phải do phía đảng độc quyền lãnh đạo chủ động mời gọi để tránh một cuộc xung đột không được kiểm soát không thể không xảy ra nếu có thêm nhiều tiếng súng nữa tương tự như 9 tiếng mới phát nổ ở Yên Bái vừa qua”. Thực ra ông Chu Hảo không muốn xảy ra chuyện quá khích không thể kiểm soát, chẳng hạn như chuyện những tiếng súng khác tương tự Yên bái, nhưng không chỉ nhằm vào quan đầu tỉnh, mặc dù rõ ràng mong muốn của ông là “xuất hiện những tổ chức chính trị hay dân sự đủ mạnh để đối trọng với đảng”.

Bà Từ Huy có lẽ còn sốt ruột hơn, “Để có một cuộc đối thoại với chính quyền trong tương lai, phải bắt đầu bằng việc mở ra không chỉ một mà nhiều cuộc đối thoại giữa các nhóm, các tổ chức, đảng phái nhỏ lẻ hiện nay của người Việt. Một liên minh, nếu muốn được hình thành thì các nhóm phân tán hiện nay cần có nhu cầu đối thoại và cần mở ra được các cuộc đối thoại. Để có thể đối thoại được với chính quyền, người Việt cần có khả năng đối thoại với nhau và cần nhanh chóng đi tới tiến hành đối thoại với nhau”.

Khi nhìn vào thực trạng, bà Từ Huy thất vọng, “phải chăng một lý do nữa khiến người Việt không tập hợp lại được với nhau là vì ai cũng tự thấy mình giỏi, người này tự thấy mình giỏi hơn những người khác, nhóm này tự thấy mình giỏi hơn các nhóm khác? Phải chăng vì thế mà các nhóm người Việt đấu tranh cho dân chủ, nhóm nào nhóm nấy đi con đường riêng của mình, chia rẽ, tách rời, tồn tại trong manh mún nhỏ lẻ ? Lẽ nào cứ mãi manh mún rời rạc như vậy mà bất lực nhìn con tàu Việt Nam từ từ chìm xuống biển Đông”.

Đó là một sự thực thật đáng tiếc. Trong khi không một tổ chức nào, khi công bố thành lập, không tuyên bố rằng tổ chức của mình lấy dân chủ hoá xã hội làm mục đích, nhưng lại thấy một tổ chức khác đấu tranh cho dân chủ theo lối của họ là không thể chấp nhận và không thể hợp tác. Nếu những người cùng tôn thờ dân chủ mà không chịu được sự khác biệt trong phương sách hành động của nhau, nếu những người cùng trận tuyến với nhau còn không thể đối thoại tìm kiếm sự thống nhất với nhau, thì kẻ đối diện với chúng ta, những lãnh đạo cộng sản thủ cựu, giáo điều và ngạo mạn trên chiếc ngai quyền lực, có thể chấp nhận đối thoại với chúng ta không, trong khi điều chúng ta cần không chỉ là đối thoại chung chung, mà là đối thoại để đi đến chấp nhận các yêu sách và chương trình của chúng ta.

Dù khác biệt đến đâu, những khác biệt đó có thể đến từ nhiều nguyên nhân, từ lịch sử hình thành tổ chức, từ quan niệm cuộc sống, từ thói quen, từ cá tính v.v... nhưng cái chung của chúng ta là văn hoá dân chủ, điều có thể khẳng định rằng chúng ta hơn hẳn những kẻ mê muội chủ nghĩa cộng sản. Nếu gạt bỏ những khác biệt bề ngoài, nhiều khi vặt vãnh ấy, chúng ta sẽ chỉ là những bộ phận gắn liền trên một cơ thể. Mỗi người, mỗi tổ chức, dù hoạt động nhiều hay ít hiệu quả khác nhau, thủ lĩnh của nó có thể nhiều hay ít năng lực, nhưng dù ít còn hơn không, và nhất là dù vô ích nó cũng sẽ không là kẻ có hại.

Với lại, cũng nên nói rõ một điều rằng, phần bánh của ai, tất nhiên phụ thuộc vào cống hiến và đóng góp của người đó. “Gái có công, chồng không phụ”. Nhưng trước hết phải có bánh. Không lẽ giành nhau chiếc bánh giấy? Phải có bò đã rồi mới cãi nhau về cách mổ chứ! Nếu trong chúng ta, ai cũng chỉ thấy mình to, mình quan trọng, và cách khôn ngoan hơn người là tìm cách chiếm phần hơn về mình, bất chấp lợi ích chung, thì chính chúng ta đang bị “diễn biến”, nhưng là diễn biến cộng sản hoá, một ngày nào đó, lại có người gọi lầm mình là “Trọng Lú”.

Cho nên, thú thực, tôi rất thông cảm khi bà Từ Huy buộc phải đưa ra đề nghị,“Nếu trong hàng ngũ cao cấp đương nhiệm có một vị lãnh đạo cộng sản đủ năng lực, đủ can đảm và đặt lợi ích quốc gia cao hơn lợi ích cá nhân và lợi ích của đảng, để tiến hành các thao tác cần thiết nhằm chuyển đổi thế chế chính trị một cách ôn hòa theo xu hướng dân chủ, thì vị lãnh đạo đó xứng đáng được người dân bầu làm Tổng thống của một nước Việt Nam dân chủ”.

Ở bước thứ hai trong lộ trình năm bước mà chúng ta đang thảo luận cũng có một đề nghị tương tự. Tổng thống lâm thời, hay Chủ tịch Hội đồng chính phủ chuyển tiếp cần, và có thể buộc phải là Tổng bí thư hay một đại diện toàn quyền của đảng cộng sản cầm quyền. Vì chỉ có thế mới tránh được đổ máu, hoặc ít nhất là tránh được hỗn loạn, tiết kiệm tiền của của dân.

Phía trước đang là những bước đi khó khăn nhất, nhưng chúng ta hoàn toàn tự tin, vì chúng ta đang đi đúng hướng. Tiếng súng Yên Bái, Vụ trộm cắp Trịnh Xuân Thanh báo hiệu những đổ vỡ từng mảng. Nguyễn Tấn Dũng, Đinh La Thăng, Trần Đại Quang, Phùng Quang Thanh... những trái bom nổ chậm đang còn đó. Chúng sẽ nổ. Việc của chúng ta là chuẩn bị tốt hành trang và với tư thế sẵn sàng. Cơ hội có thể đến nhanh hơn sự hình dung cuả chúng ta, nhanh hơn rất nhiều.

25/09/2016