Wednesday, February 27, 2019

“.. xong chưa? Giải tán đi cho người ta còn sống bình thường”


Pham Doan Trang|

Năm 2015, Tập Cận Bình sang Việt Nam. Theo lịch, 05/11 y mới sang, thì từ nửa cuối tháng 10, không khí bạo lực đã đang lên khắp Hà Nội. Công an rình mò, theo sát từng người hoạt động, hay nói đúng hơn, từng người từng công khai hành động hay phát biểu chống Tàu Cộng. Đêm 24/10, côn đồ đến tận nhà chém Lý Quang Sơn. Tối 30/10, công an ngắt điện, ném chai thủy tinh vào tiệc sinh nhật No-U.
Các địa phương khác cũng chẳng hơn gì. Biểu tình ở Sài Gòn bị đàn áp, anh Trần Bang bị đánh chảy máu đầu.
Trong những ngày đầy căng thẳng và bạo lực đó, không ai không cảm thấy bất an, mệt mỏi. Nhà hoạt động Phạm Lê Vương Các viết trên Facebook: Tập, ông đi đi. Ông đừng đến Việt Nam nữa, để nhân dân chúng tôi phải khổ sở thế này.
Năm nay (2019), nhà cầm quyền Việt Nam lại một lần nữa ”hăng tiết vịt” vì được chọn làm nơi chăng phông màn sân khấu cho Tổng thống Mỹ và lãnh tụ Bắc Triều gặp mặt. Về bản chất thì đây là một sự kiện ngoại giao giữa “sen đầm quốc tế” và “Chí Phèo quốc tế”, trong đó Chí Phèo kia còn nợ của Việt Nam tự do, danh dự, sinh mạng chính trị (và có lẽ cả sinh mạng) của một công dân vô tội – cô Đoàn Thị Hương. Ấy thế nhưng nhà nước côn đồ trị vẫn sướng ngây ngất vì được nhận lãnh “sứ mệnh lịch sử” đón tiếp Trump-Ủn. Trong cơn lên đỉnh, chúng tổ chức cấm đường chặn phố, gây rối trật tự công cộng, làm đảo lộn hết cuộc sống sinh hoạt của người dân. Không một lời xin lỗi, tất nhiên rồi.* * *
Chúng lùa trẻ con đội mưa gió đi đón tên độc tài đầu sỏ của nhà nước Chí Phèo. Chúng tháo chuồng, thả cho bầy lợn dư luận viên gào rống khoái cảm. Chúng làm đủ trò lố, không thể kể hết. Và có lẽ khốn nạn nhất, là một lần nữa chúng xuỵt an ninh, dân phòng đi theo sát mỗi nhà hoạt động, mỗi gương mặt có tiền sử tham gia biểu tình và chống độc tài. Đối với những người này, thành phố của họ trở thành một vùng tạm chiếm, toàn đất nước là một nhà tù lớn.
Vinh dự, tự hào nỗi gì việc trấn áp, bịt miệng, thượng cẳng tay hạ cẳng chân với dân, dốc bao nhiêu tiền thuế của dân ra làm trò ruồi bu để được thủ dâm “ta đây là trung tâm hoà giải quốc tế”?
Thật sự câu mà chúng đáng được nghe nhất là: “Thủ dâm xong chưa? Giải tán đi cho người ta còn sống bình thường”./.

Giá trị con người


Luân Lê|

Ở Nghệ An hay Thanh Hoá, phụ nữ những vùng giáp biên giới thường nhận mang thai thuê rồi đẻ cho người có nhu cầu bên kia biên giới để lấy tiền trang trải cuộc sống. Không những vậy, ở nhiều nơi, người Việt còn bán thận hoặc các bộ phận cơ thể để lấy tiền cho các nhu cầu sinh tồn của mình và gia đình với cái giá một vài trăm triệu đồng tuỳ vào bộ phận đme bán là gì.
Việc du học sinh, người lao động, ngay cả những ngư dân, nông dân, cử nhân, thạy sỹ không thể tìm việc làm trong nước, tìm mọi cách để đi du học, xuất khẩu lao động và cố gắng để được ở lại những quốc gia đó là chuyện phổ biến ở nhiều đất nước như Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Singapore, Malaysia và các nước ở châu Âu, Mỹ, thậm chí một số quốc gia châu Phi cũng là nơi người Việt đi xuất khẩu lao động rất nhiều. Trong đó, không chỉ là những công việc hợp pháp, mà còn có cả các hoạt động tội phạm như bán dâm, buôn lậu, ma tuý, mua bán người, cưỡng bức lao động…
Người Việt xuất ngoại không chỉ theo con đường chính ngạch mà còn theo lối tiểu ngạch, thậm chí vượt biên bất hợp pháp theo các cách lắt léo và vòng vèo nhất để sang Trung Quốc, Mông Cổ, Mau Cao, Thái Lan để làm việc, lao động với các điều kiện thiếu an toàn và bị đối xử bất công. Người Việt cũng sang Lào hay Campuchia làm việc với mức lương trung bình cũng khá cao, ở mức vào khoảng 15-23 triệu đồng một tháng với khối ngành kỹ thuật, tài chính, với lao động phổ thông khoảng 6 triệu đến 11 triệu đồng một tháng mà chi phí sinh hoạt rất rẻ.
Nhưng cái gì cũng có cái giá phải trả của nó, những người ra nước ngoài trái phép nếu không may gặp rủi ro thì sẽ chịu tù đày hoặc mất mạng mà không ai biết hoặc không thể đưa về quê hương, không được bồi thường thoả đáng hoặc bị đối xử tàn bất công, tàn nhẫn. Và sinh mạng và giá trị của người Việt thì quả thực là rẻ mạt./.Người Việt mỗi năm đều tìm mọi cách để được đi du học, đi xuất khẩu lao động, từ hợp pháp cho đến bất hợp pháp đến rất nhiều các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Đó là con đường mà đưa tới cho họ những việc làm, thu nhập, chế độ đãi ngộ và bảo hiểm tốt, luật pháp an toàn và tương lai rộng mở hơn, cơ hội phát triển nhiều hơn.

Kí sinh


Đỗ Văn Ngà|

Chính phủ Việt Nam cực kỳ cồng kềnh, hiện tại Nguyễn Xuân Phúc nắm 18 bộ, 4 cơ quan ngang bộ, và 9 cơ quan trực thuộc chính phủ. Tổng cộng chính phủ điều hành 31 cơ quan các loại. Dưới thời Nguyễn Tấn Dũng, ông ta đã cơ cấu những tay chân mình vào nắm các cơ quan này. Nhưng đó là những người nắm các bộ lớn, còn lại rất nhiều vị trí trong chính phủ, chắc chắn cũng có người của phe kia cài vào để chờ kiểm soát chính phủ sau khi Nguyễn Tấn Dũng bị hất. Sau đại hội 12, Nguyễn Xuân Phúc thay Nguyễn Tấn Dũng, chính phủ được đưa trở lại tầm kiểm soát của Tổng Bí Thư. Nhiều anh bộ trưởng thời Nguyễn Tấn Dũng kẻ thì về vườn kẻ thì kẻ bị bắt.
Cuộc đấu đá nội bộ đang diễn ra gay gắt trong ĐCS, công cụ để triệt hạ đối thủ bao giờ cũng là “chống tham nhũng”. Như ta biết một điều chắc chắn, cơ quan nào trong chính phủ cũng đầy rẫy tham nhũng, nên dùng bài chống tham nhũng để triệt hạ phe cánh đối thủ là hiệu quả nhất. Tham nhũng thì ai cũng dính, nhưng không phải mang ai ra tố cũng được. Như vụ tố Lê Thanh Hải và Lê Hoàng Quân Sài Gòn là ví dụ. 2 Bố Già này còn rất mạnh nên tờ báo Người Tiêu Dùng đã bị 2 bố già này đập lại cho vỡ mặt, và đây cũng như là lời nhắn nhủ của 2 bố già muốn gởi tới “người đốt lò vĩ đại” là “hãy chừa bọn tao ra”.
Như vậy, qua đây chúng ta thấy gì? Ta thấy, trong bộ máy chính quyền Cộng Sản có vô vàn mắt xích, chỉ có những mắt xích nào cực yếu mới bị bẻ gãy, còn những mắt xích cứng thì động vào có khi vỡ cả búa. Với 31 cơ quan trực thuộc chính phủ, vậy mà chỉ mới gãy có một mắt xích duy nhất, đó là 2 ông cựu bộ trưởng TT&TT. Về quyền lực kinh tế, bộ 4T này chẳng là gì với bộ Công Thương và bộ GTVT cả. Về quyền lực cơ bắp, bộ 4T chẳng là gì với bộ Công An và Bộ Quốc Phòng. Trong 31 cơ quan trực thuộc chính phủ, bộ 4T chả có quyền lực kinh tế gì mà trong một sự án, bọn chúng đã ngốn hết 7.000 tỷ. Kinh khủng!
-
Hãy nhì sang đất nước đông dân, rộng lớn, kinh tế cực kỳ hùng mạnh, quy mô mọi lĩnh vực đều vô cùng to lớn, đó là Hoa Kỳ. Chính phủ Hoa Kỳ có 15 bộ và 8 cơ quan ngang bộ, tính ra một đất nước rộng lớn và đa dạng này chỉ vỏn vẹn có 23 cơ quan trực thuộc chính phủ. Vì sao họ to lớn vậy, phức tạp vậy mà bộ máy tinh gọn đến thế? Đơn giản thôi, họ là những bộ ban ngành tồn tại để quản trị đất nước theo từng phân ngành khác nhau, chứ họ không phải ngồi đó để hút máu nhân đân như các cơ quan thuộc chính phủ Việt Nam. Trong năm tài chính 2011, Bộ An Ninh Nội Địa Hoa Kỳ được cấp ngân sách 98,8 tỷ đô, nhưng họ chỉ chi tiêu 66,4 tỷ, còn lại 32,4 tỷ đô trả về ngân khố. Trong khi đó tại Việt Nam, các quan chức vẽ dự án rút ngân sách, lớp chi tiêu hoang phí, lớp tư lợi làm thất thoát tiền thuế của dân lên đến hảng trăm triệu hoặc hàng tỷ đô mỗi dự án.
So sánh thế để chúng ta thấy sức tàn phá của chính phủ do ĐCS dựng lên nó kinh khủng đến mức như thế nào. Việt Nam là cường quốc dân số trên thế giới, đến 100 triệu dân- hơn cả dân số nước Đức, nhưng quy mô kinh tế thua Đức đến 16 lần. Nền kinh tế Việt Nam ví như một thây ma còn da bọc xương, những cơ quan ban ngành cồng kềnh được ví như giòi bọ bám vào đấy ăn hết những gì có thể ăn được. Đất nước tàn tạ không phát triển được là bởi như thế. Cộng Sản họ như loài ký sinh đang phân hủy thân thể đất nước này. Thực tế là như vậy!

Chạm đáy chưa ?


Đỗ Văn Ngà|

ới tháng 2 năm 2019 xã hội Việt Nam đã chứng kiến nhiều chuyện đau lòng. Rồi những chuyện động trời cứ xảy ra với tần xuất lớn hơn và với mưc độ nghiêm trọng cũng ngày một lớn hơn. Tháng 2 là 1 tháng trong 12 tháng, cũng tựa như mẫu thử cho năm đó. Chúng ta thấy, trách nhiệm của lực lượng chấp pháp gần như không còn, lòng tin nhân dân vào họ cũng cạn. Cứ như vậy, xã hội bị thả trôi không biết đi về đâu.
Vụ thứ nhất là vụ án hiếp dâm giết người xảy ra đúng ngày 04/02/2019 (ngày 30 tết) ở Điện Biên, làm dân vừa căm phẫn bọn tội phạm giết người vừa căm phẫn Công An Điện Biên đã vô trách nhiệm trong vấn đề tìm kiếm tung tích nạn nhân mất tích. Hậu quả là án xảy ra thì mới bắt người và tự khen thưởng nhau.
Vụ thứ nhì là chuyện giết người cướp của tại một cây xăng ở Bình Thuận, cũng đúng ngày 30 tết. Số tiền bị cướp chỉ có 6 triệu đồng tương đương với 230 đô. Chỉ 230 đô họ đoạt mạng người. Càng buồn hơn khi đến nay tung tích tên tội phạm cũng chưa tìm ra. Đặc biệt hơn nữa, có người dân hứa thưởng 50 triệu cho công an tìm ra tung tích tên giết người. điều này cho thấy dân không còn mấy tin tưởng vào động lực thi hành công vụ vì trách nhiệm của ngành công an. Người dân đã biết, chỉ có thưởng tiền công an mới nhiệt tình làm việc. Vậy ngành công an đã làm gì để dân mất lòng tin đến vậy?
An ninh mà chính quyền này đã giành cho nhân dân là như thế đấy, trách nhiệm của lực lượng an ninh là như thế đấy. Rất nhiều người không chịu lên tiếng thì không biết bao giờ họ mới chịu lên tiếng? Hãy nhìn sang các nước lân cận như Lào Thái Cam, lòng người hiền hòa hơn nhiều. Ở xứ họ đi máy tìm chỗ trống nào đấy quẳng đi, khi xong việc đến lấy xe mang về mà chẳng bị mất cắp. Điều ai cũng thấy, kinh tế đất nước Việt Nam có thể được phục hồi trong vài thập kỷ hậu Cộng Sản, nhưng về con người thì rất khó tẩy rửa. Phải vài ba thế hệ thì mới có thể. Khi đất nước còn chìm dưới sự cai trị của Cộng Sản thì lòng người li tán, nhân tính như loài dã thú trở nên phổ biến. Khi đó người chính trực trở nên thiệt thòi và dần dần hết đất sống. Thật đáng sợ!Vụ thứ 3, là ngày 22/02/2019, ở Hậu Nghĩa – Đức Hòa – Long An, một người cha đã nô đùa với con mình thì một bà bán vé số truy hô “bắt cóc”. Không cần phải trái, không gọi công an, một nhóm thanh niên hung hăng tấn công và giết người cha tội nghiệp kia chết tại chỗ. Ở đây chúng ta thấy có rất điều đáng sợ của xã hội Việt Nam. Đó là người dân quá hung hăng với nhau, quá ác với nhau, và người dân tự xử theo suy nghĩ của họ mà không cần nhờ cậy đến lực lượng chấp pháp can thiệp. Do đâu mà xã hội đã đến hồi bệ rạc như vậy? Từ chỗ giết chết một người vì lí do trộm 1 con chó, xã hội này đã “nâng level” lên đến mức chỉ cần nghe lời truy hô vô lí nào đó là giết người không cần suy tính. Qua vụ này, bạn tôi nói “Xã hội Việt Nam hiện nay quá đáng sợ, nếu ăn mặc khác lạ và đi đứng ngơ ngáo, rất có thể chúng ta bị giết vì một lời truy hô của kẻ nào đó”. Nghe đến đây tôi thấy có một làn điện chạy khắp người và rùng mình vì nó quá khủng khiếp.

Đảng Cộng Sản… đảng cướp


Thắng Bùi


Để đánh giá một quốc gia, đất nước có phát triển, có tốt đẹp hay không thì nhìn vào xã hội nơi người dân sinh sống ta có thể thấy một phần nào.
Sau gần 75 năm độc lập, đến ngày hôm nay có thể nói Việt Nam vẫn còn là một nước nghèo, nếu không nói là lạc hậu, yếu kém về mọi mặt, so với các nước còn lại trên tấm bản đồ thế giới.
Vậy đâu là nguyên do?
Để trả lời vấn đề một cách thấu đáo hơn có lẽ chúng ta cần trở lại biến cố 19 tháng 8 năm 1945 khi Việt Minh cướp chính quyền, hay còn có cách gọi là cách mạng tháng 8 sau năm 1975 trên toàn Việt Nam.Nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam với bản chất dối trá, tàn bạo, bất nhân, độc tài mà thực ra là “Đảng cướp” lèo lái thì dân tộc có hưng thịnh, người dân có thái bình? Và tại sao Cộng sản Việt Nam lại là Đảng cướp? Chúng cướp những gì, cướp của ai và thủ đoạn cướp của chúng như thế nào? Vì từ khi cướp chính quyền vua Bảo Đại và chính phủ Trần Trọng Kim trong biến cố 19/8/1945 cho  đến ngày nay Cộng sản Việt Nam vẫn cướp của người dân bằng nhiều hình thức, chúng coi người dân như nô lệ, hoặc  nghe lời hoặc bị đàn áp.
Sau cuộc đảo chính ngày 9/3/1945 thì người Pháp đã bị người Nhật loại ra khỏi chính trường ở Đông Dương và Vua Bảo Đại đã tuyên bố hủy bỏ các hoà ước mà triều đình Huế ký vào cuối thế kỷ 19. Tiếp sau đó là người nhật đầu hàng Đồng Minh, như vậy Việt Nam đã hoàn toàn độc lập. Ở thời điểm 19/8/1945 duy nhất chỉ có những cơ chế hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam là Vua Bảo Đại và chính phủ Trần Trọng Kim hiện diện. Trong khi Việt Minh và đảng Cộng Sản chưa được thừa nhận nếu không nói là những nhóm phiến loạn, bất hợp pháp vì cho mình cái quyền giết người, tịch thu, cướp bóc bừa bãi. Do đó Vua Bảo Đại và chính phủ Trần Trọng Kim đã trở thành mục tiêu cuối cùng cần phải loại bỏ của hai tổ chức này. Tại sao cần phải loại bỏ? Tại vì Vua Bảo Đại và chính phủ Trần Trọng Kim đang ở vị thế cầm quyền và đảng Cộng Sản theo lý thuyết của họ phải là đảng cầm quyền và duy nhất để thiết lập chế độ chuyên chính vô sản và từ đó xây dựng Xã Hội Chủ Nghĩa.

Cộng Sản cướp chính quyền bằng cách cắm lá cờ trên nóc của phủ Khâm Sai Hà Nội. Kể từ khi cướp chính quyền đến ngày hôm nay Cộng Sản Việt Nam đã, đang và vẫn tiếp tục cướp nhiều thứ khác của nhân dân bằng nhiều mánh khoé, chiêu bài vô cùng gian manh. Chúng ta hẳn còn nhớ, cái gọi là sự kiện Cải cách ruộng đất của nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đã giết chết hơn 100 nghìn người dân vô tội, mà sau này chính ông Hồ Chí Minh đã thừa nhận và khóc lóc trước Quốc Hội Việt Nam. Tuy những người Cộng sản đã chính thức thừa nhận song Cải cách ruộng đất là một cuộc cướp đất, cướp tài sản của người dân một cách công khai và tàn nhẫn không hơn không kém. Ngoài lý do trả thù, họ còn cướp hết tài sản tích lũy bao đời của những gia đình khá giả.
Bản chất của kẻ cướp còn thể hiện rõ hơn trong những thập niên gần đây khi chúng cướp đi quyền con người của nhân dân bằng những bộ luật hay thông tư hết sức mơ hồ, cụ thể là luật An Ninh Mạng được thông qua hồi tháng 6 năm 2018 và chính thức có hiệu lực từ đầu năm nay.
Chúng còn cướp đi sự thật bằng độc quyền thông tin, khi có đến hàng mấy trăm đầu báo nhưng chỉ do Ban tuyên giáo chỉ đạo, điều hành. Chúng sẵn sàng đàn áp, bắt nhốt những ai dám tìm hiểu sự thật, công bố sự thật về Đảng như nhiều blogger hay Facebooker hiện nay.
Đảng còn cướp đi lương tâm con người cùng đạo đức xã hội bằng cách đàn áp mọi tôn giáo, tiêu diệt niềm tin tôn giáo bằng bạo lực, chỉ vì những người Cộng Sản là chủ nghĩa vô thần. Với chúng chỉ có một loại đạo đức, đó là “đạo đức cách mạng” thứ đạo đức bất nhân. Có thể nói bà con khu Vườn Rau Lộc Hưng là một minh chứng chói lọi cho điều này, nhà cầm quyền vừa cướp đất vừa đàn áp tôn giáo khi đa số bà con sống ở khu Vườn Rau là người Công giáo.
Trên hết có thể nói là cướp đi công lý bằng bộ máy tư pháp do Đảng nắm quyền, chỉ đạo. Rất nhiều những bản án oan sai đã đổ xuống người dân, điển hình là vụ ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang với án oan sai 10 năm trong tù, rồi vụ em Hồ Duy Hải.
Vì đã cướp được chính quyền và chủ trương toàn trị trong tư cách một nhà cầm quyền, nên Cộng Sản Việt Nam cướp toàn diện từ vật chất đến tinh thần, từ cá nhân đến tập thể khi đó là bản chất thật sự của Đảng.

Trạm dừng chân 7 tháng


Ba Kiem Mai|

rước đây, cán bộ lãnh đạo cấp trung chưa tới tuổi về hưu, mà bị kỷ luật cách chức thường bị đưa về ban tổ chức (tỉnh ủy hoặc huyện ủy) ngồi chơi xơi nước chờ hạ bậc công tác (hưu đợi) hoặc chờ đương sự tự giác xin hưu sớm (hưu đại). Ban tổ chức được xem là “trạm dừng chân”.
Ngày 7/5/2017, Hội nghị trung ương 5 quyết định kỷ luật ông Đinh La Thăng bằng hình thức cảnh cáo và cho thôi chức Uỷ viên Bộ Chính trị.
Ngày 10/5/2017, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính công bố quyết định của Bộ Chính trị phân công Đinh La Thăng thôi giữ chức Bí thư Thành ủy TP HCM, về làm Phó ban Kinh tế trung ương nhiệm kỳ 2015-2020.
Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân trân trọng trao quyết định về làm Phó ban Kinh tế cho Thăng.
Sau đó, trong hội nghị triển khai quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình…ruồi đã tặng hoa chúc mừng đồng… rận Đinh La Thăng.
Các nghi thức trọng đại mà lãnh đạo cao cấp đón rước một tay phá hoại nền kinh tế quốc gia về làm Phó Ban Kinh tế Trung ương đã làm dân chúng thất vọng. Họ phải ứa lệ than rằng: “Em ơi lửa tắt, lò hơi nguội”.
Dân chúng nào hiểu, bằng một thủ thuật tinh tế, chủ lò mượn Ban Kinh tế Trung ương làm “Trạm dừng chân” để cho thế lực chống lưng Thăng tưởng cứt trâu sẽ hóa bùn!
Do vậy, ngày 8/12/2017, Đinh La Thăng bị khởi tố và bắt giam, sau 7 tháng thiếu 2 ngày “an dưỡng” tại “Trạm dừng chân Ban Kinh tế”.
Hai trường hợp Đinh La Thăng và Trương Minh Tuấn trùng hợp nhau một cách lạ lùng. Tuấn là tên “lưu manh chính trị”, vừa viết sách “Phòng, chống “Tự diễn biến” – “Tự chuyển hóa” về tư tưởng trong cán bộ, đảng viên hiện nay” để “đăng ký lập trường” và “dạy đời cán bộ” để cùng Nguyễn Bắc Son và đồng bọn mua 95% cổ phần của AVG, nhằm ăn chênh lệch 7.000 tỷ đồng.
Ngày 16/7/2018, Bộ Chính trị ra quyết định cho Tuấn thôi giữ chức Bí thư Ban cán sự đảng và Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
Ngày 23/7/2018, Chủ tịch “hấp hối” Trần Đại Quang ký quyết định tạm đình chỉ chức vụ Bộ trưởng của Trương Minh Tuấn
Ngày 27/7/2018, Ban Tuyên giáo T.Ư tổ chức hội nghị triển khai quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng đã thay mặt Bộ Chính trị trao quyết định phân công Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cho Trương Minh Tuấn.
Trưởng ban Võ Văn Thưởng nói lời có cánh: “ông Trương Minh Tuấn không có gì xa lạ với Ban Tuyên giáo Trung ương, nay được phân công về Ban cũng là trở về nhà (Tuấn làm Phó ban Tư tưởng TU từ tháng 8/2011 – 1/2014)”
Mọi người lo sợ như phim cao bồi, khi tay súng cừ khôi Django trở lại, thì Sheriff chỉ có lãnh đạn!
Tưởng được “an trí” tại “Trạm dừng chân Tuyên giáo” đến hết nhiệm kỳ 2020, ai dè ngày 23/2/2019, Trương Minh Tuấn bị khởi tố và bắt giam.
Nếu Đinh La Thăng ở “Trạm dừng chân Kinh tế” 7 tháng thiếu 2 ngày, thì Trương Minh Tuấn ở “Trạm dừng chân Tuyên giáo” 7 tháng thiếu 4 ngày.
Xem lại ngày sinh, Thăng sinh 10/9/1960. Tuấn sinh 23/9/1960, nhỏ hơn Thăng 13 ngày tuổi.
TẤT THÀNH CANG CHƯA CÓ TRẠM DỪNG CHÂN?
So với 2 đàn anh trên, Tất Thành Cang cũng được hạ bậc chức vụ chậm chạp và êm dịu tương tự.
Ngày 26/12/2018, Hội nghị Trung ương 9 thông qua việc kỷ luật Tất Thành Cang bằng hình thức: Cách chức Ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư thường trực Thành ủy, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM nhiệm kỳ 2015 – 2020.
Đến nay, Tất Thành Cang vẫn còn Thành ủy viên (cho đến năm 2020), chưa thấy Đảng bộ TPHCM đưa Cang về một “Trạm dừng chân” nào? “Vở tuồng Tất Thành Cang” sẽ kết cục ra sao?

Một số ngụy biện về quan hệ với Trung Quốc


Nguyễn Đình Cống

ừa qua Câu lạc bộ đọc sách báo của chúng tôi mời được một diễn giả nói chuyện về tình hình thời sự. Ông Minh là Tổng biên tập một tờ báo lớn, đại biểu HĐND thành phố, ứng cử và được bầu tại Phường chúng tôi. Việc ông dành thời gian gần 2 giờ để nói chuyện, đối với CLB là một vinh dự ít có.
Ông nói về một số vấn đề thời sự trong nước và thế giới, trong đó điều làm tôi quan tâm nhất là quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc. Theo ông Minh, tuy rằng có một vài sự kiện ở biển Đông, nhưng quan hệ Việt Nam (VN) và Trung Quốc (TQ) đang rất tốt đẹp, đặc biệt sau chuyến thăm TQ của TT Phúc. Ông cho rằng đường lối hòa bình mềm dẻo và tôn trọng Luật pháp quốc tế của Đảng ta là sáng suốt, phù hợp với tình hình quốc tế và truyền thống dân tộc. Ông viện dẫn các sự kiện lịch sử các đời vua của VN vẫn thần phục và triều cống Hoàng đế Tàu, mà sự kiện đáng chú ý là Quang Trung, sau khi đánh tan 20 vạn quân Thanh phải sang Bắc Kinh xin thần phục vua Khang Hy (!) nhà Thanh, cho đó là tấm gương cần noi theo.
Đã lâu tôi không được nghe các buổi nói chuyện của các cán bộ tuyên giáo. Trước đây, mỗi lần được nghe như thế tôi chỉ tiếp thu một chiều, làm tôi phấn khởi, được biết thêm nhiều chuyện, được sáng mắt sáng lòng. Nay thì khác, tôi nghe để biết quan điểm của diễn giả và xem “sự ngụy biện” đến đâu.
Kết thúc trong tiếng vỗ tay hoan hô, ông Minh tỏ ra thỏa mãn, nán lại gặp gỡ và trao đổi thêm với một vài người. Tôi cũng ở lại một chốc, được ông chào và hỏi: “Bác thấy tôi trình bày thế nào”. Tôi trả lời: “Anh nói hay, cung cấp được một số thông tin có giá trị, đa số bà con tham dự xem ra là thỏa mãn, riêng tôi thấy có vài chỗ anh chỉ mới đề cập đến một phần của sự thật bên ngoài, bỏ mất phần khác quan trọng hơn, riêng các lập luận, có hình thức chặt chẽ nhưng để ý ra thì thấy khoảng một phần ba là sai vì phạm vào lỗi ngụy biện, đặc biệt phần nói về quan hệ Việt-Trung, về vua Quang Trung”. Đó là một nhận xét có tính phản biện mà diễn giả không mong đợi. Tôi chờ một câu trả lời đại khái như: “Xin cám ơn bác, xin bác chỉ cho biết những chỗ mà bác cho là phần quan trọng hơn, là sai vì ngụy biện.” Nhưng không! Ông ta phản ứng bằng cách chống chế. Tôi biết không thể tiếp tục trao đổi nên xin rút lui để ông đàm đạo với những người khác đang chờ đợi những ý kiến quý báu của ông.
Về quan hệ với Trung Quốc, xin vạch ra một số ngụy biện mà Tuyên huấn của Đảng vẫn dùng để lừa nhân dân, mà tiếc thay, một số người vẫn vui vẻ nghe theo (như tôi trước đây).

1- Nước ta bị thế kẹt là ở sát Trung Quốc, bị nó khống chế nhiều bề

Giáp với TQ không phải chỉ có VN mà còn 13 nước khác như Mông Cổ, Bhutan, Nepal, Tajikistan, Kazakhstan, Nga, Myanmar, Ấn Độ v.v. Trừ Nga và Ấn Độ, các nước khác đều bé, thế mà họ có chịu khuất phục TQ như VN đâu. Đặc biệt như Bhutan, có biên giới khá dài với TQ mà không có quan hệ ngoại giao. Sự chịu khuất phục do nguyên nhân địa lý chỉ là một phần rất, rất nhỏ. Nguyên nhân chính là do đường lối lãnh đạo. Nếu đổ cho nguyên nhân địa lý thì giải thích thế nào về các nước như Bhutan, Nepal, Tajikistan… đều bé, TQ tuy có phá phách ít nhiều nhưng cơ bản không làm họ khuất phục. Ta giáp với TQ từ khi lập quốc đến giờ mà các đời vua phong kiến trước đây có chịu lép vế một bề như dưới thời CS hay không.

2- Nước ta và TQ cùng ý thức hệ cộng sản, cùng chung lý tưởng XHCN

Đây là lập luận ngụy biện xảo trá. Việc cùng ý thức hệ có phải là tiền định, là Trời bắt phải thế đâu. Đó là do con người lựa chọn. Từng đảng viên cộng sản khi vào Đảng thì có thề trung thành với Đảng nhưng dân tộc này có bao giờ thề lệ thuộc vào TQ đâu. Ừ, mà cùng ý thức hệ tốt đẹp thì cũng tạm được , nhưng ý thức hệ đó đã lạc hậu, đã thối rữa mất rồi thì đeo bám làm gì.
Trước đây chúng ta theo Liên Xô vì ý thức hệ, thế mà Liên Xô sụp đổ rồi, trong lúc TQ cố dựa vào ý thức hệ để thôn tính VN thì vin vào nó mà làm gì ngoài sự lừa bịp những người nhẹ dạ cả tin. Mà hỏi xem, ngoài một số rất ít còn dựa vào ý thức hệ để trục lợi thì đại đa số dân VN có còn tin gì vào nó nữa đâu. Hơn nữa Đảng Cộng Sản Trung Quốc chỉ giữ lại cái tên và tổ chức chứ ý thức hệ CS cũng đã bị vứt bỏ từ lâu, chúng nó chỉ dùng để lừa bịp những người khờ dại trong và ngoài nước. Cũng vì ý thức hệ mà lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam đã ký kết mật ước Thành Đô. Nhiều dư luận yêu cầu công khai minh bạch cho toàn dân biết nội dung, thế mà đến nay lãnh đạo ĐCS vẫn giấu kín.

3- Truyền thống tổ tiên vẫn thần phục Tàu

Đây là lối ngụy biện dùng một phần sự thật để che giấu bản chất. Tổ tiên chúng ta bên ngoài tỏ ra thần phục Tàu chứ chưa bao giờ chịu khuất phục (trừ bọn Ích Tắc, Chiêu Thống…) Như Nguyễn Trãi đã viết: “Như Đại Việt ta, vốn xưng nền văn hiến đã lâu. Núi sông bờ cõi đã riêng, phong tục Bắc Nam cũng khác. Trải mấy triều Đinh, Lê, Lý, Trần dựng nền độc lập. Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên hùng cứ một phương…”  Xét trong lịch sử, trừ thời nhà Hồ bị nhà Minh cướp nước (Gần đây vì họ Hồ chính sách nặng phiền, khiến trong nước lòng người oán giận. Quân Minh cuồng bạo thừa dịp hại dân. Đảng nịnh mưu gian rắp tâm bán nước… Tát cạn nước Đông hải khôn rửa sạch tanh hôi. Chẻ hết trúc Nam sơn không đủ ghi tội ác…), thì chưa thấy có triều đại nào chịu khuất phục TQ về mọi mặt một cách nhục nhã như bây giờ. Ngay như Quang Trung, ông cho người đóng thế mình sang bái phục Càn Long (không phải Khang Hy) chỉ là cái mẹo sau khi đã đánh tan 20 vạn quân của Tôn Sĩ Nghị. Đánh thắng rồi mới cầu hòa chứ không phải cúi đầu xin chỉ thị về mọi việc lúc chưa xẩy ra.
Việc nhất nhất thần phục Tàu Cộng đã được cài sẵn vào gène, vào máu của CSVN từ khi mới thành lập năm 1930 trên đất Tàu. Chẳng thế mà Trần Huy Liệu (người thay mặt Hồ Chí Minh vào Huế nhận sự thoái vị của Bảo Đại ), vào khoảng năm 1949 có nói một câu nhận xét không tốt về Tàu (coi chừng kẻ thù truyền kiếp của dân tộc) thì bị thất sủng ngay. Năm 1954, Phạm Văn Đồng sau khi ký Hiệp định Genève đã khóc vì bị Chu Ân Lai ép buộc chia cắt đất nước đến vĩ tuyến 17. Năm 1958, được tin TQ muốn độc chiếm các đảo Hoàng Sa và Trường Sa thì Phạm Văn Đồng ký Công hàm công nhận ngay (ngoài ông Đồng ra hình như không có ai ủng hộ TQ nữa). Năm 1974 Hà Nội giữ hoàn toàn im lặng để cho Trung Cộng đánh chiếm Hoàng Sa do VNCH quản lý. Năm 1988 Lê Đức Anh (Bộ trưởng Quốc phòng) ra lệnh cho các chiến sĩ đảo Gạc Ma không được chống cự lính Trung Cộng, để toàn bộ 64 chiến sĩ bị sát hại, xác bị quăng xuống biển. Năm 1991 Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng, Đỗ Mười sang Thành Đô (TQ không cho đến Bắc Kinh) cầu xin sự che chở và ký mật ước, cố xin gặp Đặng Tiểu Bình nhưng hắn không cho gặp. Năm 2000 Lê Khả Phiêu ký cho Tàu một số đất ở Thác Bản Giốc và Hữu nghị quan. Những chuyện như vậy liệu có bao giờ xảy ra trong lịch sử của tổ tiên. Thế mà Đảng Cộng Sản cứ đưa tổ tiên ra làm bình phong để che đậy.

4- Luận điệu gìn giữ hòa bình, tôn trọng luật pháp Quốc tế

Cứ mỗi lần TQ có hành động ngang ngược ở biển Đông thì phát ngôn của Bộ Ngoại giao VN lại tuyên bố: “Phản đối, đòi tôn trọng chủ quyền, chủ trương giải quyết tranh chấp bằng hòa bình, thương lượng, tôn trọng luật pháp quốc tế, không liên kết với nước khác để chống nước thứ ba…” Nghe quá hóa nhàm. Có những việc lớn, quan trọng mà sao chỉ có đại diện Bộ Ngoại giao, hoặc quá lắm là một cá nhân cấp cao nào đó phát biểu một cách dè dặt, Chính phủ, Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước lặng im. Và dân quá bức xúc biểu tình phản đối thì bị đàn áp. Ừ thì tôn trọng hòa bình, ta không chủ động gây chiến, nhưng ai cấm những phát biểu mạnh mẽ phản đối của Chính phủ, sao lại cấm dân biểu tình, sao không dám kiện ra Tòa án Quốc tế như Philippines. Luận điệu “mềm dẻo, hòa bình, tránh xung đột” chẳng qua để che giấu một tâm trạng hèn yếu, không dám tin vào dân, chỉ muốn thần phục để vinh thân phì gia.

5- Luận điểm: Về kinh tế ta phụ thuộc vào Tàu quá nhiều, nếu ta có những đấu tranh mạnh mẽ để bảo vệ chủ quyền mà bị Tàu nổi giận cắt đứt mọi giao dịch thương mại thì ta lâm vào khủng hoảng lớn.
Tôi gọi đây là luận điểm chứ không phải luận điệu vì xét ra có phần đúng. Nhưng có phải vì giao lưu hàng hóa mà để cho Tàu vào chiếm cứ các vị trí xung yếu của đất nước, để người Tàu tràn ngập các vùng quan trọng, để họ phá nát môi trường. Những nước như Mỹ, Đức, Nhật, Úc… họ có làm như thế đối với các nước khác đâu. Việc để kinh tế, thương mại, xây dựng của VN quá lệ thuộc vào Tàu, để cho Tàu thực hiện các dự án lớn làm hủy hoại môi trường là tội của những người lãnh đạo tham và ngu.
Bây giờ đã lỡ ra rồi thì không phải cứ cố trượt dài trên con đường sai lầm mà phải tìm cách khắc phục. Tuy vậy việc ngừng giao lưu kinh tế với Tàu khi chúng ta có những đấu tranh mạnh mẽ để bảo vệ chủ quyền cũng chỉ mới là suy đoán. Việc giao lưu là có lợi cho cả hai bên. Việc giao lưu với Tàu nếu bị giảm sút, trước mắt kinh tế Việt sẽ gặp khó khăn, đời sống của dân bị ảnh hưởng. Nhưng thử hỏi dân xem họ có vui lòng chấp nhận khó khăn trong thời gian ngắn để loại bỏ mọi xấu xa do Tàu mang đến. Tôi nghĩ rằng được giải thích đa số dân sẽ vui lòng. Hơn nữa dân ta có câu: “Trong cái khó ló cái khôn”. Trước đây vì nhầm lẫn mà ta ưu tiên thị trường TQ, nhưng nếu vì bảo vệ chủ quyền mà nó bị co lại thì các nhà doanh nghiệp Việt có đủ trí khôn để mở ra các nước khác, chứ làm sao chịu bó tay.

6- Nhận định

Tôi cho rằng những ngụy biện trên đây chỉ nhằm để duy trì chế độ độc tài đảng trị theo đường lối CS, đem nước ta phụ thuộc vào Tàu cộng. Muốn thoát khỏi sự lệ thuộc này trước hết phải thoát ra khỏi ý thức hệ CS, phải cải cách thể chế theo con đường dân chủ chân chính. Một ngày mà ĐCS VN còn kiên trì đường lối hiện hành thì dân Việt còn chịu cảnh lầm than và đất nước dần dần bị thôn tính.
Để kết thúc xin kể câu chuyện: Ngày xưa bên Tàu, nước Triệu (Thời U Mục Vương), nhờ có Lý Mục và Tư Mã Thượng là những người tài giỏi, yêu nước mà ngăn chặn được sự xâm lược của nước Tần. Thế nhưng vua Triệu tin dùng tên quan đứng đầu triều đình là Quách Khai, một kẻ tham lam. Gián điệp nước Tần đem biếu Quách Khai một số lớn vàng bạc với yêu cầu vu cáo Lý Mục và Tư Mã Thượng là bọn phản bội, chống lại nhà vua, để họ bị loại bỏ. Quách Khai nhận vàng bạc, thực hiện âm mưu, xúi giục vua giết chết Lý Mục, đuổi được Tư Mã Thượng. Kết quả quân Tần xâm chiếm nước Triệu một cách dễ dàng. Sau vụ này vua Tần nói: Ta chỉ bỏ ra ít vàng bạc mua được Quách Khai, dùng Khai để chiếm được Triệu, quá rẻ. Quách Khai hý hửng cho rằng đã lập công với Tần nhưng bị Tần đuổi đi, không dùng kẻ phản phúc. Quách Khai về quê, chở theo mấy xe vàng bạc. Giữa đường bị những người nghĩa khí giết hết cả nhà, lấy hết của cải.
Bình luận – Việc này đáng cho nhiều người Việt suy ngẫm. Nhưng những kẻ rắp tâm bán nước nghĩ rằng họ khôn hơn Quách Khai vì đã tuồn nhiều của cải và cho con cháu ra nước ngoài. Không đâu, chúng mày khôn, sẽ có người khôn hơn và trên hết, chúng mày đã gây ra nghiệp chướng, thế nào cũng chịu nghiệp báo. Hãy luôn nhớ rằng của cải do sức lao động và tài năng làm ra mới bền chặt, còn của phi nghĩa do gian lận, tham nhũng, tước đoạt thì chỉ làm giàu tạm thời, không đời chúng mày thì đời con, đời cháu cũng tiêu thành mây khói và chưa biết còn những thảm họa nào nữa.
Nguyễn Đình Cống
(Đăng lại bài đã công bố trước đây)+

‘Ăn’ hơn 7 hécta đất rừng, cựu phó chủ tịch huyện ở Đắk Nông bị khởi tố

Trụ sở Ủy Ban Nhân Dân huyện Tuy Đức nơi ông Nguyễn Hữu Huân công tác. (Hình: Giao Thông)
ĐẮK NÔNG, Việt Nam (NV) – Cựu phó chủ tịch huyện Tuy Đức đã lấn chiếm, hợp thức hóa hơn 7.7 hécta đất rừng cho vợ mình đứng tên nhưng khi bị kiểm tra thì quanh co chối tội.
Ngày 27 Tháng Hai, 2019, lãnh đạo Viện Kiểm Sát Nhân Dân tỉnh Đắk Nông xác nhận với báo Tuổi Trẻ cho biết đã khởi tố, cấm đi khỏi nơi cư trú ông Nguyễn Hữu Huân, cán bộ văn phòng, cựu phó chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân huyện Tuy Đức, do phạm tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.”
Từ khi còn là phó trưởng phòng kế hoạch, kiêm bí thư chi bộ đảng (năm 2000-2003), phó giám đốc Lâm Trường Quảng Trực (năm 2003-2006) đến khi làm phó chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân huyện Tuy Đức (từ năm 2007-2018), ông Huân đã lấn chiếm hơn 7 hécta tại bon Bu Sóp, xã Quảng Trực, đất do Lâm Trường Quảng Trực quản lý để canh tác.
Sau đó, ông nhờ một người dân đứng tên để cấp “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” (sổ đỏ) đối với diện tích trên rồi “hợp thức hóa” hồ sơ, sang tên cho bà Nguyễn Thị Ánh, vợ mình.
Chưa hết, trong quá trình làm “sổ đỏ,” ông Huân đã kê khai diện tích đất nói trên chồng lên đất của các ông Hồ Thiện Đức và Bùi Đình Hùng (đều ở xã Quảng Trực). Bị hai ông ông Đức, ông Hùng khiếu nại, tố cáo ông Huân đã phải trả lại phần đất “ăn gian” nhưng ép hai người này đưa mình 20 triệu đồng ($861) “bồi thường.”
Trước đó, Ban Thường Vụ Tỉnh ủy Đắk Nông kết luận việc ông Huân lấn chiếm và hợp thức hóa đất rừng. Trong quá trình kiểm điểm, ông Huân đã quanh co cho rằng bản thân mình và vợ không biết việc này.
Với các sai phạm trên, Tỉnh Ủy Đắk Nông đã cách chức huyện ủy viên của ông Huân trong cả ba nhiệm kỳ từ 2008 đến 2020.
Sau đó, ngày 5 Tháng Mười Hai, 2018, ông Huân bị chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Đắk Nông kỷ luật cách chức phó chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân huyện Tuy Đức nhiệm kỳ 2015-2020 và điều chuyển về làm cán bộ Văn Phòng Ủy Ban Nhân Dân huyện này. (Tr.N)

CSVN cho Thép Hòa Phát nhận chìm 15 triệu mét khối chất thải xuống biển Quảng Ngãi

Các nhà thầu thi công nạo vét khu vực cảng biển nhà máy thép Dung Quất. (Hình: Zing)
QUẢNG NGÃI, Việt Nam (NV) – Hôm 27 Tháng Hai, nhiều blogger bày tỏ sự giận dữ và lo ngại trước tin Bộ Tài Nguyên và Môi Trường CSVN đã cấp phép cho Tập Đoàn Thép Hòa Phát nhận chìm gần 15.4 triệu mét khối “vật chất nạo vét cảng” xuống vùng biển Khu Kinh Tế Dung Quất.
“Vật chất nạo vét cảng” được ghi nhận là uyển ngữ của báo nhà nước để mô tả chất thải của nhà máy thép.
Hòa Phát Dung Quất đang triển khai dự án đầu tư Khu Liên Hợp Sản Xuất Gang Thép Hòa Phát Dung Quất tại Khu Kinh Tế Dung Quất ở tỉnh Quảng Ngãi.
Báo Zing cho hay: “Thành phần ‘vật chất nhận chìm’ gồm: Cát biển chiếm khoảng 86.4%, bùn sét 13.6%. Chất được phép nhận chìm không chứa phóng xạ, chất độc, chất thải nguy hại vượt quy chuẩn an toàn bức xạ và quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Thời gian được phép nhận chìm từ hôm 1 Tháng Ba, 2019, đến 31 Tháng Năm, 2020. Theo lãnh đạo tập đoàn Thép Hòa Phát, để thi công hạng mục cảng chuyên dùng cho tàu vận có tải trọng 200,000 DWT ra vào dự án Khu Liên Hợp Sản Xuất Gang Thép Hòa Phát Dung Quất, doanh nghiệp này đã nạo vét khu vực biển tại đây. Khi thi công, tổng lượng vật chất trong quá trình nạo vét dư thừa, cần xử lý khoảng 15 triệu mét khối, gồm cát, tạp chất nạo vét ở lòng biển tại khu vực xây dựng cảng chuyên dùng.”
Việc Bộ Tài Nguyên và Môi Trường CSVN cấp phép cho Thép Hòa Phát nhận chìm chất thải ở biển xảy ra ba tháng sau khi biển Hòn Cau ở tỉnh Bình Thuận thoát nạn nhận chìm 1 triệu mét khối chất nạo vét nhờ công luận phản đối kịch liệt.
Hồi Tháng Mười Hai, 2018, báo VNEconomy cho biết hàng loạt chủ đầu tư các nhà máy nhiệt điện, nhà máy thép, cảng biển “đề xuất Bộ Tài Nguyên và Môi Trường CSVN cấp phép nhận chìm vật, chất nạo vét trong quá trình xây dựng, thi công cảng biển hoặc chống sa bồi cảng biển.”
“Quá trình nạo vét khiến khối lượng vật chất thải ra rất lớn và cần chỗ để nhận chìm. Trong khi chính phủ yêu cầu dừng xuất khẩu mọi loại cát thì giải pháp cho hàng triệu tấn vật chất nạo vét kia lại càng khó khăn. Việc nhận chìm vật chất thời gian qua gây nhiều sóng gió và ý kiến trái chiều trong dư luận. Bộ Tài Nguyên và Môi Trường cũng tỏ ra rất thận trọng với vấn đề nhận chìm,” tờ báo viết thêm.
Công trường nhà máy Thép Hòa Phát Dung Quất. (Hình: Zing)
Thép Hòa Phát thuộc sở hữu của ông Trần Đình Long, người được mệnh danh là “vua thép” và “tỷ phú đô la sống chủ nghĩa bình thường, mỗi năm đi du lịch với gia đình bốn lần, ăn đủ 365 bữa cơm tối ở nhà”. Báo Thời Đại viết về ông Long: “Những người từng tiếp xúc với ông vua thép đều có chung một cảm nhận rằng đó là một người đang tin cậy, dân dã xuề xòa và chia sẻ rất thật. Một người đã nói là làm, đã làm là làm đến cùng một cách đường hoàng.”
Hồi Tháng Ba, 2018, báo Tiếng Dân đăng bài của tác giả Lý Trần viết: “Từ ngày nhà máy Hòa Phát cán thép hoạt động, tất cả khu vực xung quanh Hòa Phát ở Phố Nối A, tỉnh Hưng Yên đều bị phủ một lớp bụi màu đen. Mỗi lần mưa, mái ngói nhà dân trút xuống dòng nước đen ngòm, nước các dòng sông cũng chuyển màu đen của than. Vì không mất tiền lọc bụi, nên Hòa Phát càng lãi và ông Long càng có nhiều tiền là điều dễ hiểu.”
“Khi tin này được phản ánh đến cán bộ huyện Yên Mỹ, người dân được cán bộ, cảnh sát môi trường huyện Yên Mỹ và Mỹ Hào dọa: ‘Các bác có biết thép Hòa Phát là của ai không? Của ông Long đấy. Các bác có biết ông Long là ai không? Là người nhà ông Trần Tuấn Anh, đương kim bộ trưởng Công Thương, con ông Trần Đức Lương, cựu chủ tịch nước đấy. Các bác kiện đi!’ ‘Thế có nghĩa là ông Long có cả tiền và có cả súng lẫn nhà giam!’ Mấy ông cán bộ dọa thêm,” theo báo Tiếng Dân. (T.K.)

Trung Tâm Hỗ Trợ Người Nghèo lừa hơn 1,000 người nghèo

Ông Trần Đức Trung bị Cơ Quan An Ninh Điều Tra Bộ Công An bắt giữ. (Hình: Tiền Phong)
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Lấy danh nghĩa Trung Tâm Hỗ Trợ Người Nghèo, ông chủ tịch Hội Đồng Thành Viên và đồng phạm đã vẽ ra chương trình từ thiện “Trái Tim Việt Nam” để lừa hàng ngàn người nghèo khắp 16 tỉnh, thành, cả triệu đô la.
Ngày 25 Tháng Hai, 2019, Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao đã truy tố sáu bị can nguyên là lãnh đạo, nhân viên Trung Tâm Hỗ Trợ Người Nghèo Trong Phát Triển Nông Thôn Mới gồm ông Trần Đức Trung (58 tuổi), cựu chủ tịch Hội Đồng Thành Viên; Lê Thị Hằng, cựu tổng giám đốc; bà Bùi Thị Oanh, ông Phạm Văn Lực, ông Nhâm Sỹ Phúc và bà Phan Thị Thoa (cùng là nhân viên) về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản.”
Báo Tiền Phong hôm 26 Tháng Hai dẫn cáo trạng cho biết, Trung Tâm Hỗ Trợ Người Nghèo Trong Phát Triển Nông Thôn Mới được Hiệp Hội Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Ngành Nghề Nông Thôn ra quyết định thành lập từ năm 2013 và bổ nhiệm ông Trần Đức Trung làm chủ tịch Hội Đồng Thành Viên và bà Lê Thị Hằng (56 tuổi) làm tổng giám đốc.
Trong khi đang chờ cơ quan hữu trách cấp phép để chính thức hoạt động thì từ Tháng Tư, 2015, do “nóng ruột” ông Trung, bà Hằng và một số nhân viên đã lấy danh nghĩa trung tâm này để tổ chức chương trình “Trái Tim Việt Nam” đưa ra các chính sách, hứa hẹn trả lãi suất cao để lôi kéo người dân nộp tiền rồi chiếm đoạt.
Để thu hút người tham gia, bà Hằng ký ban hành các chính sách như: người tham gia đóng 1.2 triệu đồng ($52) để trở thành thành viên và nếu tham gia thêm một phần nữa chỉ còn 700,000 đồng ($30). Sau đó, người tham gia sẽ được hưởng “lợi nhuận hỗ trợ” lên đến từ 5.2 đến 5.7 triệu đồng ($224 -$245) và số tiền lãi sẽ tiếp tục tăng lên theo cấp số nhân nếu nộp nhiều tiền.
Ngoài ra, sau khi đóng tiền, người tham gia được nhận một sản phẩm thực phẩm chức năng hoặc phân vi sinh trị giá khoảng 150,000 đồng ($6.5). Nếu giới thiệu người khác tham gia sẽ được thưởng 500,000 đồng/người ($21.5)…
Ông Trung và bà Hằng lừa đảo hàng ngàn người dân nghèo dưới danh nghĩa là chương trình từ thiện. (Hình: VTC News)
Để tạo niềm tin, nhóm ông Trung, bà Hằng đã tổ chức các hội thảo, cho soạn thảo thư kêu gọi rồi đến nhà các cán bộ từng là lãnh đạo đảng, nhà nước CSVN “chạy” xin chữ ký. Từ đó, “nổ” về nguồn vốn trung tâm, hứa hẹn người nộp tiền trong một khoảng thời gian nhất định sẽ nhận được tiền “theo chính sách chính phủ.”
Với chiêu thức trên, chỉ trong thời gian ngắn ông Trung, bà Hằng và các đồng phạm đã lập được 26 điểm tư vấn, sáu nhóm thu tiền để thu của người tham gia tại 16 tỉnh, thành phố sau đó chuyển về Trung Tâm Hỗ Trợ Người Nghèo tổng cộng 148 tỷ đồng (hơn $6.3 triệu).
Những người này đã sử dụng một phần tiền của người nộp sau trả cho người nộp trước, mua sản phẩm hỗ trợ, còn lại sử dụng vào mục đích cá nhân, chiếm đoạt của người tham gia chương trình.
Chưa hết, đến Tháng Mười Hai, 2015, khi Hiệp Hội Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Ngành Nghề Nông Thôn ra quyết định giải thể Trung Tâm Hỗ Trợ Người Nghèo Trong Phát Triển Nông Thôn Mới, cả ông Trung và bà Hằng tiếp tục móc nối với ông Nguyễn Tuấn Lân, chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Công Ty Cổ Phần Quốc Tế Newstar, tổ chức chương trình “Liên Kết Ba Bên” thực hiện mô hình kinh doanh đa cấp với mục đích lấy tiền của người tham gia tổng cộng 17.4 tỷ đồng ($633,565).
Theo Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao, trong các chương trình nêu trên, các bị can đã lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của hơn 1,000 người (các nạn nhân có đơn trình báo, có cơ sở để chứng minh), với số tiền chiếm đoạt là hơn 42 tỷ đồng (hơn $1.8 triệu).
Trong đó, ông Trung là “người chủ mưu, tổ chức và điều hành hoạt động của các chương trình trái pháp luật, gian dối trong việc đưa ra các chính sách hỗ trợ nhằm chiếm đoạt tài sản của người tham gia.  Bà Hằng là người thực hành tích cực, chiếm hưởng cá nhân hơn 8.8 tỷ đồng ($379,265). Các bị can còn lại ở Trung Tâm Hỗ Trợ Người Nghèo đều được xác định là đồng phạm thực hành tích cực và chiếm hưởng những khoản tiền lớn…” (Tr.N)

Người tham gia đòi dân chủ bị cấm ra đường những ngày Trump-Kim đến Hà Nội

Ông “dân phòng tự quản” lấy tay che cho khỏi bị nhận diện khi bị chụp hình ngồi canh trước nhà ông Trương Văn Dũng. (Hình: Facebook Dũng Trương)
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Những người tham gia đấu tranh đòi dân chủ tại Việt Nam đều bị nhà cầm quyền CSVN đưa nhân viên an ninh đến canh giữ, cấm ra khỏi nhà cho đến hết những ngày Tổng Thống Donald Trump và Chủ Tịch Bắc Hàn Kim Jong Un về nước.
Những người tham gia vận động dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam đều bị nhà cầm quyền đưa lực lượng tới canh giữ quanh nhà, cấm bước chân ra đường, kể từ ngày Thứ Hai, 25 Tháng Hai, 2019 cho đến khi cuộc họp thượng đỉnh của tổng thống Mỹ với chủ tịch Bắc Hàn đã xong, ai nấy về nước. Đây là một chuyện luôn luôn xảy đến đối với họ mỗi khi có các sự kiện nổi bật.
Đặc biệt là tại Hà Nội, sự canh giữ còn chặt chẽ hơn khi nhà cầm quyền đưa cả một sư đoàn quân đội phối hợp với hàng chục ngàn công an, cảnh sát cơ động, dân phòng siết chặt an ninh mọi ngõ ngách thủ đô nhằm bảo vệ an ninh cho một sự kiện CSVN hăm hở tổ chức để được hưởng tiếng khen lây.
“Sáng dậy, mắt nhắm mắt mở, chưa thấy ánh mặt trời, đã thấy 6 nghiệp chướng Vietcong canh nhà. Đây mới là bản chất Vietcong Trump ạ.” Nữ Luật Sư Lê Thị Công Nhân viết trên trang Facebook cá nhân buổi sáng 25 Tháng Hai. Bà từng bị nhà cầm quyền CSVN bỏ tù 3 năm vì đã tham gia vận động dân chủ hóa Việt Nam.
Chồng bà, ông Ngô Duy Quyền, buổi sáng cùng ngày đi tập thể dục ở một phòng tập gần nhà thì bị tám công an thường phục ép phải về nhà khi đang tập khoảng nửa giờ. Chi tiết ông kể lại trên Facebook đã bị xóa.
“Chiều nay, 3 cháu công an và cả 1 chị giới thiệu là tổ trưởng dân phố đến bấm chuông. Mình bị vợ nhốt ở nhà nên chỉ nói chuyện được qua cửa sắt. Câu chuyện xung quanh việc mấy hôm hội nghị thượng đỉnh Mỹ Triều thì chú đừng đi đâu.”
Nhà báo độc lập Nguyễn Tường Thụy kể trên trang Facebook: “Tôi nói chú chưa có ý định đi đâu… Một cháu nhanh nhẹn gài luôn, thế là chú cam kết không đi đấy nhé. Tôi bảo, chú nói là chú nói bây giờ chưa có ý định nhưng biết đâu mai ngày kia chú cao hứng lên thì chú lại đi. Mà chú đi thì có gọi cho chú hỏi, chú không nói đâu. Đó là việc của chú. Mà tại sao đã có pháp luật lại còn phải cam kết với hứa hẹn là sao. Chú không bao giờ cam kết hay hứa hẹn với ai cả. Hành vi của công dân đã có pháp luật điều chỉnh, cho nên cam kết với hứa hẹn là thừa, không cần thiết.”
Ông Thụy viết tiếp rằng: “Việc mấy ông lãnh đạo hễ có sự kiện gì là sai quân đi canh với vận động nhắc nhở là việc vô cùng dở hơi, chẳng giải quyết vấn đề gì. chỉ tổ cho thiên hạ chế giễu. Đừng hành hạ quân lính như thế. Việc rình rập, canh chặn, vận động mà không có căn cứ pháp luật nào, nó nhếch nhác thế nào ấy, chắc chẳng ai muốn làm. Nên chấm dứt.”
Ông Trương Văn Dũng thì thuật lại mẩu đối thoại giữa ông và mấy người được cử đến lập chốt canh ông khi ông giơ máy hình lên chụp họ:
“Anh ơi đừng chụp. Em khổ lắm rồi.
Tôi hỏi: Khổ thế nào?
Con em nó bán hàng tại vỉa hè để mưu sinh không muốn công an phường đuổi hoặc bị thu hàng. Muốn cháu được yên thân, em phải tham gia đội tự quản, vì thế họ sẽ nể em không thu hàng của cháu nữa. Tất cả vì miếng cơm manh áo anh ạ.
Chắc họ sai anh làm bất kể việc gì anh cũng làm, dù đó là việc sai trái?
Hắn ngậm ngùi, biết làm sao anh!”
Còn ông Trịnh Bá Phương thuật lại trên Facebook:
“Một tốp nam an ninh vào xe ô tô ngồi ngủ, để cho cô bé mũ đỏ ngồi dán mắt theo dõi nhà mình. Cô bé này đã canh tôi hôm nay là ngày thứ 3 liên tiếp.
Lúc gặp tôi nàng hỏi.
-Mấy hôm này anh có dự định đi đâu không ạ?
 Anh nói không đi em có tin không?
-Không ạ, nhỡ mai anh lại xuất hiện ngoài kia thì chết bọn em.
-Thế thì em cứ đi theo anh đi.
Vừa đưa máy ra cô bé cũng biết xấu hổ vội quay mặt đi.” (TN)

Nghi án cảnh sát giao thông rượt đuổi gây tai nạn chết người ở Sài Gòn

Camera ghi lại cảnh xe đặc chủng cảnh sát giao thông truy đuổi sau xe gắn máy của hai cô gái. (Hình: Infonet)
SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Hai thiếu nữ ở huyện Củ Chi đi xe gắn máy không đội nón bảo hiểm, cùng lúc phía sau có hai cảnh sát giao thông lái xe đặc chủng chạy theo với tốc độ khá cao. Ngay sau đó, xe của hai thiếu nữ tông vào nhà dân, khiến một trong hai người chết thảm.
Ngày 25 Tháng Hai, trên mạng xã hội Facebook xuất hiện nhiều hình ảnh, video một vụ tai nạn giao thông được cho là xảy ra trên địa bàn xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, Sài Gòn, làm một cô gái chết tại chỗ và một cô gái khác bị thương phải đi cấp cứu.
Theo báo Tuổi Trẻ, ảnh, clip cho thấy có hai cảnh sát giao thông lái xe đặc chủng chạy theo sau xe máy của hai cô gái với tốc độ khá cao trên một đoạn đường.
Còn báo Zing dẫn tin từ một số nhân chứng tại hiện trường cho biết, vụ việc xảy ra lúc khoảng 2 giờ 30 phút chiều 24 Tháng Hai. Họ thấy cảnh sát giao thông truy đuổi hai cô gái không đội nón bảo hiểm. Hoảng sợ, hai cô gái tăng ga bỏ chạy và không làm chủ tay lái tông nên tông vào tường nhà dân.
Xe gắn máy của hai cô gái tông vào nhà người dân bên đường. (Hình: Tuổi Trẻ)
Tuy nhiên, báo Tuổi Trẻ dẫn tin từ Công An huyện Củ Chi cho biết, thời điểm trên, tổ công tác gồm hai cảnh sát giao thông là ông Trần Minh Hải và ông Nguyễn Nhật Long đang tuần tra trên đường Nguyễn Thị Rành và tỉnh lộ 15, huyện Củ Chi.
Đến đường Trung Lập thuộc xã Phú Mỹ Hưng, tổ công tác thấy em PTN (16 tuổi, ở xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi) chạy xe gắn máy chở em NTNH (16 tuổi, xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi) chạy cùng chiều phía trước, không đội nón bảo hiểm.
Khi thấy cảnh sát giao thông, N. cho xe tăng tốc bỏ chạy. Đến một khúc cua trên đường, do không làm chủ tốc độ, N. lái xe đâm xuống lề phải đường, va vào trụ điện tháo dỡ đặt dưới lề đường gây tai nạn. N. bị đa chấn thương, tử vong tại hiện trường, còn H. ngồi sau xe bị thương nặng, được đưa đi bệnh viện cấp cứu.
Rất đông người dân chứng kiến hiện trường. (Hình: Tuổi Trẻ)
“Xác minh ban đầu là do thấy lực lượng tuần tra mà hai cô gái lại không đội mũ bảo hiểm nên họ bỏ chạy. Còn chuyện anh em có rượt đuổi hay không thì chúng tôi vẫn đang điều tra,” một cán bộ Công An huyện Củ Chi nói với báo Thanh Niên.
Trong khi đó, nói qua điện thoại với báo Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Sỹ Quang, trưởng Phòng Tham Mưu Công An ở Sài Gòn, cho rằng: “Khi thấy cảnh sát giao thông, chị ngồi phía sau chồm lên trên để đổi tay lái (thay người phía trước) chạy và sau đó bị tai nạn.” (Tr.N)