Saturday, November 7, 2020
Chọn lựa giữa chế độ hay đất nước
Theo VOA-Hoàng Hoành Sơn
Một cảnh sạt lở ở miền Tây Nam Bộ.Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng, trong một phiên họp chính phủ thường kỳ cuối tháng 10, đã nói: “Lũ cao thì do mưa lớn kéo dài, nắng lắm mưa nhiều - đó là qui luật của trời đất. Rồi lũ lịch sử, tất cả đều có tần suất. Thế mà một số báo đưa thông tin không khách quan, như có bài báo viết “Các thủy điện ở Nghệ An đồng loạt xả lũ, nhà dân ngập nước”. Ông phó thủ tướng còn nói thêm: “cần thông tin chính xác nguyên nhân của mưa lũ, không thể đổ lỗi cho thủy điện… Ở đây, đổ lỗi cho chính phủ, chính quyền là không khách quan” (1).
Đang khi phó thủ tướng né mọi trách nhiệm và chụp mũ mọi dị tượng thời tiết là do quy luật đất trời thì ông Nguyễn Lân Hiếu, đại biểu Quốc hội, lại có phát biểu ngược lại: “Bão thì năm nào cũng có nhưng tại sao bão năm nay lại cứ nặng nề hơn năm trước, mức nước lụt trên tường nhà mỗi đợt bão về lại ngày càng cao hơn. Đây là hậu quả của việc chúng ta đã "tấn công" vào mẹ trái đất, tấn công vào những ngọn núi con sông, cánh rừng ... Rừng bị chặt, sông bị chặn, núi bị đào vậy nên nước mới lúc khô lúc ngập, trời lúc nóng kỷ lục, lúc lại lạnh thấu xương.” (2)
Ông đại biểu này cho biết thêm: Philippines là quốc gia chịu bão nhiều nhất Đông Nam Á nên chúng ta có thể học rất nhiều từ phía bạn. Họ giữ rừng, giữ những ngọn núi cao còn hơn cả con ngươi của mắt mình vì họ biết đây chính là thành trì quan trọng nhất để bảo vệ đất nước con người trước sự giận dữ của thiên nhiên. Siêu bão số 10 đập vào dãy núi và rừng già của Philipin đã hạ cấp độ nguy hiểm là ví dụ rõ ràng nhất.
Vùng đất miền Trung cũng có ngay câu trả lời cho ông phó thủ tướng Việt Nam (VN): Báo Công an nhân dân cho biết: lúc 8h56, 9h, 14h và 13h ngày 14/10, tại khu vực huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi lại tiếp tục xảy ra 4 trận trận động đất có độ lớn lần lượt là 3.3, 3.4, 3.3 và 2.8, độ sâu chấn tiêu khoảng 8.1 km (3).
Báo Vnexpress cho biết, chỉ trong tháng 10, miền Trung đã có 15 vụ lở núi nghiêm trọng khiến 83 người chết và 32 người mất tích (4). Hoặc như trang báo Tuổi trẻ tường thuật tình hình mưa lũ miền Trung riêng tháng 10 đã cực kỳ nghiêm trọng, thậm chí báo này còn có bài “xả lũ khiến nhà dân tan hoang, thủy điện Đắk Mi 4 phải chịu trách nhiệm” (5).
Vậy mà những người đứng đầu nhà nước VN vẫn thản nhiên đổ mọi thiên tai nhân họa là “quy luật trời đất”, để rồi huề cả làng chăng?
Hẳn chúng ta còn nhớ trong đợt mưa lũ nghiêm trọng ở Trung Quốc (TQ) vừa qua. Những kẻ cầm quyền trung cộng đã ra lệnh nổ phá đê An Huy, Phụ Dương, Phụ Nam và Vương Gia Bá để nước chảy ồ ạt về vùng trũng mặc cho 4 làng và thị trấn ở hạ lưu ra sao thì ra. Sau đó, báo TQ ca ngợi rằng 200.000 người dân dưới hạ lưu đã “hy sinh vì đại cục” mà không nhắc gì đến những đền bù cho tổn thất kinh tế to lớn của họ cũng như sinh mạng bao người dân vô tội chết oan uổng (6).
Phải chăng nhà nước VN đang học lóm chiêu bài đó của Trung Cộng hầu phủi tay đổ mọi trách nhiệm cho trời rồi để mặc dân tự lo? Và sự lựa chọn giữa chế độ hay đất nước của những kẻ cầm quyền tại VN đã hiển lộ rõ ràng. Khi cần vẫn dùng dân hy sinh cho đại cục, bắt dân làm con tin để duy trì chế độ, chẳng hề có chuyện dân là gốc chuối, gốc mít nào cả. Nhà nước VN hiện nay chỉ là công cụ phục vụ lợi ích cho đảng cộng sản VN, không có chuyện phục vụ hoặc là công bộc của nhân dân gì cả.
Cứ trông vào những phát biểu vô tư và vô căn cứ của những người đứng đầu ban – bộ - ngành ở VN sẽ rõ. Chẳng hạn bộ trưởng bộ Công thương, Trần Tuấn Anh, phát biểu ngây ngô đại thể: “…cho dù bất kỳ một dự án thủy điện ở quy mô nào nếu chỉ sử dụng 1 m2 đất rừng tự nhiên cũng sẽ bị loại trừ và không cho phép triển khai thực hiện.” (7)
Thế thưa ông bộ trưởng, làm thế nào để vận chuyển máy móc cơ giới hạng nặng từ ngoài rừng đến điểm làm thủy điện? Chỉ riêng việc mở đường từ bìa rừng lên đến thủy điện đã phá hằng hà sa số ha rừng tự nhiên, chưa nói gì đến ngay địa điểm làm thủy điện. Ông xem dân là con nít hay sao? Hoặc là ông nói đúng, bởi lẽ còn rừng tự nhiên đâu mà phá cho đủ 1m2! Hay các nhà thầu xây thủy điện cánh hẩu đã tuân thủ đúng lời ông bộ trưởng là “nếu chỉ sử dụng 1m2 đất rừng tự nhiên” sẽ bị loại, nên họ phá hơn 1m2, nghĩa là phá nguyên cánh rừng chăng?
Dĩ nhiên, thủy điện không làm ra lũ, nhưng nó giúp lũ tàn phá vùng hạ lưu nặng nề hơn cả lũ tự nhiên. Điều đó hẳn nhiên ông bộ trưởng công thương không hề biết đến; do có bao giờ ông quá bộ đến vùng hạ lưu nghèo mạt miền Trung. Ông cứ ngồi trực thăng bay lên chót vót rừng đầu nguồn nhìn xuống, mà đinh ninh không có thằng dân nào có thể lọt đến các thủy điện xa tít tắp mù do ông cấp phép xây dựng. Vâng, dân chỉ lên Google Earth là thấy ngay vùng xám vùng xanh để biết được rừng quốc gia còn hay mất đấy ông ạ.
Lý sự loại trừ thủy điện “nếu chỉ sử dụng 1m2 đất rừng tự nhiên” tự thân nó nêu lên cái sự độc quyền chân lý do đảng và nhà nước nắm giữ. Vì thế, các ngài phó thủ tướng và bộ trưởng tha hồ phát biểu lèo lái dư luận như vừa kể trên.
Độc quyền là con đẻ của hệ thống độc tài toàn trị. Đảng không chỉ độc quyền về chính trị, kinh tế, quân sự, giáo dục, lập – tư – hành pháp, báo chí v.v… mà đảng còn độc quyền cả chân lý. Dân chỉ có cúi đầu tuân phục và lần hồi mất đi tư duy phản biện cũng như sáng tạo. Ý chí độc quyền lần hồi triệt tiêu mọi khả năng tự suy tư của người dân và họ không thể tìm ra được giải pháp khả dĩ cho vấn nạn trước mắt, nó là chính sách “ngu dân” của chính quyền cộng sản VN đang áp đặt lên đất nước này.
“Nắng lắm mưa nhiều” diễn tả cho thái độ chọn lựa của quan chức cộng sản VN: bảo vệ chế độ đến cùng. Những gì tốt đẹp đều do đảng lãnh đạo, kể cả mùa xuân cũng do đảng ban phát chứ không đến từ tiết trời xoay chuyển; mùa mưa lũ ập đến tàn hại mùa màng, cuốn trôi người dân và tài sản, đảng sẵn sàng đổ tội cho thiên tai. Đảng muốn nắm cả vận mệnh đất trời chứ kể gì đến vận mệnh quốc gia, con người, dân tộc, tiền đồ hay tương lai đất nước.
Ông bà ta thường nói “một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Nhưng đảng nào sá kể, quyền lực đảng tập trung vào tay 1 người duy nhất, nắm giữ cả hai ghế tổng bí thư đảng và chủ tịch nước mới đáng mặt “sĩ phu Bắc Hà”. Và cứ thế tái diễn y hệt thời phong kiến, quân chủ tập quyền 1 nước không có 2 vua; lịch sử cho thấy minh quân dân còn dễ thở, chứ gặp hôn quân dân ná thở.
Tuy nhiên, lịch sử cận đại đã minh chứng chả có tổng bí thư đảng cộng sản nào là “minh quân” cả. Thời Stalin, nắm quyền Liên Xô cũ, đã giết hại hơn 20 triệu người; rồi từ 7-15 triệu người Xô Viết bị đày đọa vào các trại tù khổ sai để khai phá các vùng đất xa xôi lạnh lẽo. Stalin đã dùng con bài đấu tranh giai cấp để thanh lọc và tiêu diệt toàn bộ tầng lớp trí thức, có của, nông dân giàu có và tư sản Nga (8).
Mao Trạch Đông, báo chí tây phương từng gọi là kẻ tội đồ lớn nhất trong lịch sử nhân loại (9), hơn cả Hitler hay Stalin, đã giết trên 50 triệu người dân Trung Hoa. Ông ta cũng bắt chước chiêu bài đấu tranh giai cấp, đánh địa chủ tư sản để tổ chức đấu tố, trăm hoa đua nở, đại nhảy vọt, đại cách mạng… Mao đã triệt để áp dụng bạo lực để củng cố quyền lực vào duy nhất một tay Mao. Vì thế dưới thời Mao, có khi chỉ trong 1 năm, hơn 2 triệu người bị hành quyết trước công chúng (10).
Hồ Chí Minh, cha đẻ ra đảng cộng sản VN, cũng không hề chịu kém cạnh các đàn anh về vận dụng đấu tranh giai cấp, cải cách ruộng đất tàn sát người dân lương thiện vô tội. Cải cách ruộng đất ở VN những năm 50 đã giết chết gần 2 trăm ngàn người (11). Chưa kể hàng triệu thanh niên, thiếu nữ thiệt mạng trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn Nam – Bắc, mà đảng cộng sản miền Bắc luôn là kẻ tấn công trước như: dịp tết Mậu Thân 68, mùa hè đỏ lửa 72 ở Quảng Trị. Và sau 75, hàng trăm ngàn quân nhân, viên chức miền Nam Cộng Hòa bị giam giữ, bỏ đói trong các trại cải tạo nơi rừng thiêng nước độc và hàng trăm ngàn người vượt biên chạy trốn chế độ cộng sản bị làm mồi cho hải tặc, bị gió bão vùi dập bỏ xác ngoài biển khơi.
Giang Trạch Dân, cựu chủ tịch nhà nước cộng sản TQ, đã bị một tòa án Tây Ban Nha hạ lệnh bắt giữ vì tội ác diệt chủng ở Tây Tạng (12). Ông này còn bị cáo buộc với nhiều bằng chứng hiển nhiên về tàn sát hàng triệu người học Pháp Luân Công, mổ cướp sống nội tạng của họ và tội ác đó vẫn tiếp diễn cho đến thời điểm hiện tại (13).
Sơ lược một vài “minh quân” tiêu biểu của các thể chế cộng sản trên thế giới để hiểu sâu hơn những tội ác chống lại loài người, qua các đường lối, chính sách và hoạt động đàn áp người dân của các thể chế độc tài toàn trị này. Sau thế chiến thứ hai, nhân loại và người dân VN những tưởng sẽ được an cư lạc nghiệp, tránh được thảm họa phát xít gây nên, thì lại gặp ngay đại nạn cộng sản. Người cộng sản nhìn đâu cũng thấy kẻ thù nên mọi sách lược của họ luôn nhắm đấu tranh giai cấp, chống phản động, triệt hạ tư sản và hệ quả tất yếu là cộng sản luôn xem nhân dân như kẻ thù.
Vì thế, việc quan chức cộng sản lựa chọn thể chế độc tài và bảo vệ nó đến cùng là căn nguyên gây nên mọi thứ độc quyền trong mọi phạm vi đời sống xã hội; đặc tính độc quyền mọi thứ kể cả chân lý khiến VN bị tổn thương nguyên khí quốc gia, mọi tài nguyên tự nhiên cũng như nhân tài vật lực bị hủy hoại. Chúng làm cho dân tộc ngày một lụn bại và tụt hậu. Và sẽ mãi là như thế, vì cánh cửa cho một xã hội cởi mở, dân chủ, tự do đã bị đảng cộng sản khóa kín.
Mọi thông tin bị bóp méo, những câu phát ngôn ngu ngơ của các quan chức lãnh đạo cộng sản nhan nhản khắp mặt báo. Đời sống người dân thê lương vì xăng tăng, điện tăng, rồi huyết áp người dân cũng tăng theo; thêm nữa là thiên tai nhân họa do bàn tay hủy diệt của người cộng sản ban phát cho rừng, biển, cho phép “nước lạ” đổ rác thải công nghiệp đầy dẫy khắp nước VN, rồi thảm họa giáo dục v.v… nhưng cuối cùng đảng vẫn ngây thơ trong sạch, đổ trách nhiệm cho đảng là không khách quan vân vân và vân vân.
Lập lờ đánh lận con đen và xem dân như kẻ thù như thế nên mới có chuyện dân phạm tội bị xử phạt thẳng tay; ai dám lên tiếng vạch trần cái xấu xa, tham ô, đạo văn, bất công ở VN đều lãnh án tù khủng; đang khi đảng viên phạm tội chỉ xử phạt như gãi cho đã ngứa. Đan cử trường hợp ông Mai Văn Dâu, thứ trưởng thường trực bộ Thương mại VN, tháng 2 năm 2007, tòa án tp.HCM tuyên án 14 năm tù giam về tội nhận hối lộ. Đến tháng 1 năm 2009, ông này được đặc xá tha tù trước thời hạn cùng với tham quan Lương Quốc Dũng, nguyên phó chủ nhiệm ủy ban thể dục thể thao. Hai ông này được báo đảng ưu ái mô tả những ngày tháng “ủ tờ” rất chi ư là tội nghiệp (14).
Ngay cả việc phá rừng, căn cội gây lũ ống, lũ quét; những thủy điện xả lũ gia tăng cường độ dòng lũ, rồi nứt và sạt lở đất tang thương như đã nói vẫn được các quan chức cấp cao đảng cộng sản VN lấp liếm, che đậy, ngụy biện rằng đổ lỗi cho thủy điện là không khách quan. Mà toàn đảng viên “nguồn” cấp cao phát biểu theo kiểu độc quyền chân lý như vậy đấy. Dân thấp cổ bé miệng làm sao phản biện nổi.
Chính vì bảo vệ thể chế, nên đảng cộng sản VN không hề có ý niệm quốc gia – dân tộc. Cần phải nói ngay là những con chữ này chỉ được đảng dùng như khiên thuẫn che đỡ; chứ sự thật không như thế. Chủ nghĩa cộng sản chủ trương tam vô: vô tôn giáo, vô tổ quốc, vô gia đình. Cái họ muốn là làm chủ tập thể, chứ không phải để tập thể làm chủ.
Vì lẽ đó mà dân gian mãi còn nhớ những câu nói bất hủ truyền kỳ qua các thời tổng bí thư ở VN, chẳng hạn: đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho TQ và các nước xã hội chủ nghĩa…; nhân loại đã có 3 phát minh vĩ đại: Thứ nhất là tìm ra lửa. Thứ hai là tìm ra cách sử dụng kim khí. Thứ ba là làm chủ tập thể. Hoặc đến thời Nguyễn Văn Linh, đảng viên truyền nhau học thuộc câu: "Biết rằng đi với Trung Quốc là mất nước nhưng như thế còn hơn mất đảng".
Chuyện đảng là nhà nước và nhà nước là đảng ở VN chả mấy ai xa lạ. Đảng cộng sản VN là giá trị cao nhất trong nhà nước VN; cho nên ngay trong hàng ngũ lãnh đạo cộng sản VN, lẽ ra là nơi đòi hỏi bằng cấp cao, trình độ tri thức lớn hơn người để mang tài năng phục vụ đất nước, thì đảng chỉ cần sự trung thành tuyệt đối, sự hy sinh và cống hiến cho đảng là đủ, bằng cấp từ máu hơn bằng cấp từ giấy là đây.
Rồi để bảo vệ uy tín chính trị cho đảng và gia tăng lòng sùng bái lãnh tụ; đảng cho xây cái lăng to đùng giữa thủ đô và cơ man là tượng đài, đền miếu ghi nhớ công bác ơn đảng. Nó là biểu hiện lệch lạc của một dạng tín ngưỡng vô thần tạp pí lù tôn sùng đảng và thần thánh hóa lãnh tụ.
Hơn thế nữa, đảng là tập thể, ý niệm của tập thể ở đâu và là gì? Tập thể đảng có suy tư triệu người như một không? Vì thế, cái sự phóng chiếu tư tưởng của một lãnh tụ lên toàn đảng là điều hiển nhiên. Tư duy, lời nói, tinh thần của lãnh tụ và đảng là một. Chả thế mà bỏ phiếu bầu lãnh đạo các cấp ở VN cứ 99,99% từ khi có đảng đến nay vẫn vậy. Hoặc đảng nói tàu lạ thì cả mấy trăm tờ báo trong nước sẽ viết y nguyên là tàu lạ chứ không thể viết khác được. Và đảng nói thiên tai lũ lụt không do thủy điện mà do quy luật đất trời, rừng vẫn còn nguyên như chưa hề có cuộc phá rừng nào, thì nó sẽ được báo đài của đảng tin răm rắp như thế.
Ở đây, ta thấy sự khác biệt giữa các đảng phái thông thường ở các nước đa nguyên và đảng cộng sản VN. Đó là các đảng viên dân chủ hay cộng hòa... Họ giữ được nhân cách, trách nhiệm, suy nghĩ độc lập cá nhân và họ dám lên tiếng trước mọi bất công, sai quấy mà đảng đang cầm quyền gây ra. Riêng đảng viên cộng sản lại khác, đảng viên cộng sản bị cấm đoán mọi thứ quyền căn bản đó; Họ được trao quyền thu lợi và kiếm lời trên xương máu đồng bào. Nên đồng thời đảng viên cộng sản đã biến thành những công cụ được nuôi ăn phè phỡn để thi hành ý chí của lãnh tụ.
Đảng viên còn bị biến thành công cụ, nói gì đến tứ thời bát tiết, nói gì đến đất nước - dân tộc, sẽ không bị biến thành công cụ hữu hiệu dưới bàn tay độc quyền của đảng cộng sản VN hay sao? Việc đảng chọn lựa hy sinh cho quốc gia hay dân tộc là điều không tưởng. Hiện nay cả đất nước hình chữ S đã biến thành một trại cải tạo khổng lồ, không chỉ một vài trăm ngàn quân nhân, viên chức bị giam giữ như sau năm 75 nữa, mà cả dân tộc 90 triệu người đang chịu sự giám sát nghiêm nhặt của hơn 5 triệu đảng viên cộng sản từng giờ, từng ngày, từng tháng, từng năm và chưa biết sẽ đến từng... bao nhiêu năm nữa.
Tài liệu tham khảo:
(1) https://congthuong.vn/pho-thu-tuong-chinh-phu-rat-nhieu-khu-vuc-sat-lo-dat-khong-co-thuy-dien-146576.html
(2) https://suckhoedoisong.vn/dbqh-nguyen-lan-hieu-bao-ve-moi-truong-phai-tu-tu-duy-tu-duy-phai-tu-giao-duc-ma-co-n182343.html
(3) http://cand.com.vn/doi-song/Xay-ra-them-2-tran-dong-dat-tai-Quang-Ngai-615570/
(4) https://vnexpress.net/mot-thang-15-vu-lo-nui-chet-nguoi-o-mien-trung-4186427.html
(5) https://tuoitre.vn/mua-lu-mien-trung-e313.htm
https://www.bbc.com/vietnamese/world-40046426
(9) https://www.thedailybeast.com/an-oral-history-of-maos-greatest-crime
(10) https://www.rfi.fr/vi/chau-a/20160820-mao-toi-pham-lon-nhat-cua-lich-su-hon-ca-hitler-hay-stalin
(11) https://www.rfa.org/english/news/vietnam_landreform-20060608.html
(13) http://www.upholdjustice.org/node/89
(14) https://vnexpress.net/cuu-thu-truong-mai-van-dau-xin-duoc-dac-xa-2119468.html
Bồn hóa chất, tàu ‘ma’ Trung Quốc liên tục dạt vào bờ biển miền Trung
THỪA THIÊN-HUẾ, Việt Nam (NV) – Trong khi một bồn hóa chất “có chữ Trung Quốc” trôi dạt vào bờ biển Quảng Nam, thì tại Thừa Thiên – Huế và cả Quảng Trị, hai chiếc thuyền “ma” không người của Trung Quốc trôi dạt vào bờ biển.
Nói với báo Zing ngày 7 Tháng Mười Một, Thượng Tá Hoàng Văn Mẫn, chính ủy Bộ Đội Biên Phòng tỉnh Quảng Nam, cho biết giới hữu trách đang phối hợp xử lý bồn hóa chất “ghi chữ Trung Quốc” còn niêm phong được người dân phát giác khi đang trôi dạt vào bờ biển Điện Dương, thị xã Điện Bàn.
“Sau khi đo đạc, bồn có chiều dài 6.5 mét và rộng 2.4 mét. Chúng tôi vẫn chưa xác định được bồn trôi dạt bao lâu. Để xử lý bồn hóa chất này, chúng tôi sẽ phối hợp với công an và đơn vị nghiệp vụ liên quan,” Thương Tá Mẫn nói.
Trong khi đó theo báo Tuổi Trẻ, chiều 6 Tháng Mười Một, Đại Úy Phạm Hải Dương, phó đồn trưởng Đồn Biên Phòng Cửa Khẩu Cảng Chân Mây, Thừa Thiên-Huế, cho biết trong lúc tuần tra khu vực bờ biển thuộc tổ dân phố Lập An, thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, lính biên phòng đã phát hiện một chiếc thuyền “lạ” trôi dạt vào bờ biển.
Chiếc thuyền này được làm bằng nhựa đã cũ, có chiều dài khoảng 13 mét, chiều rộng khoảng 4 mét. Trên thuyền không có người, không có máy móc, không có số hiệu, có một số vật dụng là bao bì và chai nhựa in chữ Trung Quốc.
Bộ Chỉ Huy Bộ Đội Biên Phòng Thừa Thiên-Huế chỉ đạo “các đơn vị trực thuộc ở tuyến biển theo dõi, nắm tình hình trên biển, đồng thời thông báo cho Cảng Vụ Hàng Hải Thừa Thiên-Huế biết để phối hợp xử lý.”
Đây là lần thứ hai trong thời gian một tháng tại vùng bờ biển thị trấn Lăng Cô xuất hiện thuyền “ma” trôi dạt vào bờ biển.
Trước đó, khoảng 6 giờ ngày 10 Tháng Mười, tổ tuần tra của Đồn Biên Phòng Lăng Cô phát hiện một tàu hàng mang nhãn hiệu JAKARTA treo cờ Đài Loan, bị sóng biển đánh dạt vào khu vực bãi Cả, thuộc thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc. Tàu có chiều dài khoảng 70 mét, cao 25 mét, ngang 30 mét.
Sau khi báo cáo và nhận ý kiến chỉ đạo của Bộ Chỉ Huy Bộ Đội Biên Phòng tỉnh Thừa Thiên-Huế, Đồn Biên Phòng Lăng Cô đã cử người tiếp cận tàu để tiến hành các biện pháp cứu hộ, cứu nạn theo quy định.
Lúc tiếp cận tàu, cán bộ đã dùng loa cầm tay kêu gọi các thuyền viên trên tàu từ 6 giờ 30 phút đến 11 giờ sáng cùng ngày, nhưng không có ai trả lời. Sau một thời gian trôi dạt vào bờ, con tàu đã bị sóng đánh gãy đôi, gây ra hiện tượng tràn dầu trên biển.
Liên quan đến tàu “ma,” chiều 7 Tháng Mười Một, Đồn Biên Phòng Cửa Việt thuộc Bộ Chỉ Huy Bộ Đội Biên Phòng tỉnh Quảng Trị cho biết người dân địa phương phát giác một chiếc tàu cá không người dạt vào bờ biển xã Gio Hải, huyện Gio Linh, vào lúc 9 giờ 30 phút sáng cùng ngày. Chiếc tàu “ma” này làm bằng composite, dài 13 mét, rộng khoảng 3 mét. Đầu mũi tàu có in dòng chữ Trung Quốc, trên khoang có một số ngư lưới cụ.
Cách đây khoảng nửa tháng, một chiếc tàu gỗ không người cũng dạt vào bờ biển xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh. Trên tàu có hàng trăm bao bột thức ăn dành cho cá chưa sử dụng, nhãn mác toàn chữ Trung Quốc. Ngoài ra, trên tàu này còn có một bộ áo lặn đã qua sử dụng, hai bình điện accu và một dàn máy tàu 100K. (Tr.N) [qd]
Hội An ngập lụt lần thứ 5 trong vòng 1 tháng, người dân khốn đốn
QUẢNG NAM, Việt Nam (NV) – Dư âm của siêu bão số 9 chưa qua, người dân thành phố Hội An lại đón đợt lũ mới. Đây là lần thứ 5 trong vòng một tháng qua, phố cổ ngập trong nước lũ, điều chưa từng xảy ra trong những năm gần đây.
Theo báo VNExpress, từ tối 6 Tháng Mười Một, nước sông Thu Bồn dâng cao cùng với thủy điện xả lũ khiến Một vài đường như Bạch Đằng, Nguyễn Phúc Chu, Nguyễn Thái Học, chợ Hội An và một số đường thuộc khu phố cổ Hội An ngập sâu hơn 1 mét, nước đục gầu. Lũ lên tràn vào nhiều nhà dân và cửa hàng buôn bán hai bên phố.
Ông Tăng Hà Ái, chủ một cửa tiệm quần áo trên đường Bạch Đằng, cho biết nước tràn vào nhà ngập hơn 30 cm.
“Từ đầu Tháng Mười đến nay, mưa lũ liên miên, gây ngập liên tục, tôi đã chủ động đưa tài sản lên cao trú tránh và không dọn xuống,” ông Nguyễn Văn Toàn, ở phường Minh An, cho hay.
Nói với báo Zing, bà Hứa Thị Nguyên (90 tuổi, ở đường Hoàng Văn Thụ) cho biết nước lũ dâng lên từ sáng 7 Tháng Mười Một. “Tối qua khi tôi đi ngủ nước vẫn chưa lên, sáng nay đã thấy ngập ngay trước cửa nhà rồi.”
Trong khi đó anh Phạm Quang Trung, bán cà phê, hàng tơ tằm trên đường Nguyễn Thái Học, cho hay: “Sáng nay (7 Tháng Mười Một) nước lũ lên gần đến mép nhà tôi, dọn hàng ra rồi đành để đó chứ không bán được. Tranh thủ lũ rút tôi dùng chổi quét bùn non.”
Tại chợ Hội An, người dân chèo thuyền đi chợ, trong khi các tiểu thương phải dọn hàng rời khỏi khu vực ngập nước. Bà Lê Thị Tư, tiểu thương chợ Hội An, than với báo Dân Trí: “Nước lên và xuống liên tục trong vòng một tháng, nói thật mệt mỏi lắm rồi. Chỉ hy vọng hết mùa bão lũ để chúng tôi có thể yên tâm buôn bán.”
Ông Nguyễn Thế Hùng, phó chủ tịch thành phố Hội An, cho biết nước lũ ở Hội An sáng 7 Tháng Mười Một ghi nhận ở mức báo động 2 (1.5 mét) và dự báo sẽ đạt đỉnh ở mức 1.8 mét và rút xuống. Từ đầu Tháng Mười đến nay, Hội An đã năm lần bị nước lũ dâng, gây ngập nhiều đường.
Theo Ban Chỉ Huy Phòng Chống Thiên Tai và Tìm Kiếm Cứu Nạn tỉnh Quảng Nam nước từ thượng nguồn đổ về lòng hồ nên một số hồ thủy điện đã xả lũ. Trong đó, thủy điện sông Tranh 2, thời điểm xả qua tràn cao nhất lưu lượng trên 3,000 khối/giây.
Trước đó hôm 11 Tháng Mười, do ảnh hưởng của bão số 6 nên Quảng Nam có mưa rất to kèm theo gió lớn. Ngoài ra, cùng lúc bốn nhà máy thủy điện ở thượng nguồn sông Vu Gia xả lũ đã khiến phố cổ Hội An bị ngập.
Đến ngày 17 Tháng Mười, nước lũ ở Hội An lại dâng lên khiến một số tuyến đường ven sông Hoài bị ngập với mực nước là 1.38 mét, dưới báo động 2 chỉ 12 cm.
Ngoài ra, từ sau bão số 9, ven biển Hội An bị sóng biển đánh tan hoang. Anh Nguyễn Ngọc Thịnh, chủ nhà hàng ven biển tại đây, nói: “Nghe nói lại tiếp tục có bão. Sóng đánh tan hoang cả bờ biển, sát vào đến nhà hàng tôi rồi. Hy vọng kè biển sẽ sớm hoàn thành, chúng tôi rất sợ mất bờ biển này.”
Ông Nguyễn Chín, người dân ở phố cổ Hội An, than thở: “Từ sau dịch đến giờ làm ăn chẳng ra làm sao, cả tháng không có thu nhập nào đáng kể. Dịch bệnh COVID-19, bão lũ liên miên thật mệt mỏi!” (Tr.N) [qd]
Lũ về bất ngờ, hàng ngàn nhà dân ở Bình Định chìm trong biển nước
BÌNH ĐỊNH, Việt Nam (NV) – Mưa lớn, lũ trên các con sông lên nhanh khiến cho hàng ngàn ngôi nhà ở các huyện An Lão, Hoài Ân, thị xã Hoài Nhơn… ngập trong biển nước.
Báo Tiền Phong dẫn phúc trình nhanh của Văn Phòng Thường Trực Ban Chỉ Huy Phòng Chống Thiên Tai và Tìm Kiếm Cứu Nạn tỉnh Bình Định cho biết, tính đến sáng 6 Tháng Mười Một, mưa lớn đã làm 1,100 căn nhà tại huyện Hoài Ân ngập nước, sạt lở, khoảng 20 hécta hoa màu bị ngập.
Theo ông Nguyễn Hữu Khúc, chủ tịch huyện Hoài Ân, mưa lớn đã làm nước tràn vào nhà dân một số xã Ân Hảo Đông, Ân Hảo Tây, Ân Mỹ, BoK Tới, Đắk Mang, Ân Nghĩa… gây ngập lụt. Nước lũ cũng cuốn trôi gia súc gia cầm, một số đường liên xã bị ngập hoàn toàn.
Ghi nhận thực tế, tại thôn Du Tự, thị trấn Tăng Bạt Hổ, nước lũ từ sông An Thường về nhanh đã làm cầu An Thường bị ngập nước, chia cắt hàng chục gia đình của xã Ân Thạnh.
Người dân cho hay, khoảng 7 giờ sáng 6 Tháng Mười Một, nước lũ lên nhanh do mưa từ thượng nguồn đổ về. Còn tại Cầu Mỹ Thành đoạn bắt qua xã Ân Tín và xã Ân Mỹ, giao thông cũng bị chia cắt bởi sông Lại Giang nước lũ ùa về rất nhanh.
Trong khi đó tại huyện An Lão, mưa lớn cũng đã gây ngập lụt một số xã của huyện này, làm 42 căn nhà ngập nước, đất taluy sạt xuống đường giao thông ở xã An Hưng khoảng 30 mét, một cống qua đường bị hỏng tại xã An Hòa.
Theo Ủy Ban Nhân Dân huyện An Lão, khoảng sáng 6 Tháng Mười Một, nước lên nhanh gây tình trạng ngập lụt. Người dân cũng rút kinh nghiệm cơn bão số 9 nên họ cũng chủ động di dời tài sản lên những nơi cao.
Tương tự, ông Bùi Tấn Thành, phó chủ tịch huyện Vĩnh Thạnh, cho biết tại huyện lũ quét đã gây sạt lở nghiêm trọng. Tuyến đường từ Vĩnh Kim lên Vĩnh Sơn bị sạt lở chia cắt nhiều đoạn. Chính quyền xã Vĩnh Kim đang di tản khoảng 12 gia đình dưới chân núi có nguy cơ sạt lở đến trụ sở xã; lũ cũng đã làm nhà quản lý của hồ chứa thủy điện Vĩnh Sơn 5 bị sập, nước cuốn trôi và sạt núi lấp kênh dẫn nước…
“Có khoảng 25 ngôi nhà bị ngập nước. Xã có phương án di tản trước nên tính mạng của người dân được đảm bảo, hiện giờ khó khăn nhất là giao thông,” ông Thành nói với báo Công Lý.
Báo Văn Hóa dẫn dự báo từ Đài Khí Tượng Thủy Văn tỉnh Bình Định cho biết, do ảnh hưởng trực tiếp của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới suy yếu từ cơn bão số 10, kết hợp với không khí lạnh, nên nhiều khu vực trong tỉnh “có mưa rất to trên diện rộng tại một số địa phương.” Vì thế, nguy cơ cao xảy ra lũ quét và sạt lở đất ở vùng núi các huyện An Lão, Hoài Ân và thị xã Hoài Nhơn; sạt lở bờ sông, bờ biển, ngập lụt vùng trũng thấp, vùng ven hạ lưu các sông, khu nội thành đô thị. (Tr.N) [qd]
Bộ Trưởng Trần Hồng Hà đổ lỗi do ông Trời gây bão lụt chết người
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Lâu nay, dân tình không còn lạ gì với thói đùn đẩy trách nhiệm của lãnh đạo CSVN mỗi khi có trở ngại, hay thiên tai xảy ra. Tuy vậy, việc họ quy lỗi gây việc sạt lở chết người ở miền Trung cho ông Trời thì mới được ghi nhận.
Báo Chính Phủ hôm 5 Tháng Mười Một dẫn lời ông Trần Hồng Hà, bộ trưởng Tài Nguyên Môi Trường CSVN, giải thích về nguyên do gây bão lụt, sạt lở những ngày trước: “Bốn cơn bão, trong đó cơn bão số 9 (Molave) vừa qua là mạnh nhất trong 20 năm qua, hết sức nguy hiểm. Cùng với đó là trạng thái vùng áp suất duy trì rất lâu ở miền Trung và nó tạo ra lượng mưa đã vượt qua các chỉ số đo lịch sử. Trong đó có những ngày lượng mưa như ở Quảng Nam lên đến trên 500 mm/1 ngày.”
“Chúng ta tưởng tượng là nửa mét và có những nơi trong suốt giai đoạn đó là lượng mưa được tính toán vượt qua con số từ 2,000 đến 4,000 mm, lượng mưa đấy có thể nói là Trời đổ nước xuống chứ không phải là mưa nữa. Đây là một vấn đề lịch sử và có lẽ chúng ta cũng chưa tính toán được những vấn đề như vậy,” ông Hà nói.
Bộ Trưởng Hà cũng nhấn mạnh rằng tại một số vùng sạt lở chưa có xây dựng nhà máy thủy điện do vậy “không nên đưa ra những suy đoán mà phải dựa trên cơ sở khoa học.”
Phát ngôn của Bộ Trưởng Hà được hiểu là cách ông bác bỏ cáo buộc của công luận về trách nhiệm của nhà cầm quyền trong việc cấp phép xây dựng một loạt thủy điện cóc được cho là nguyên nhân gây phá rừng, lũ lụt chết người.
Trước ông Hà, Thủ Tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc cũng khiến người ta hoang mang khi được dẫn lời trên báo Công Thương hôm 1 Tháng Mười Một: “Mưa to hàng ngàn mm, cả cánh rừng bạt ngàn cũng phải sạt, đừng có đổ cho thủy điện. Rừng xanh Trà Leng hàng trăm năm, dân đã sống ở đó rồi. Tại Hướng Hóa, Quảng Trị, sạt doanh trại đoàn kinh tế 337 là cách cả 1.6 kilometre chứ có phải tại đó đâu?”
Cũng cần nhắc lại, tuy là người đứng đầu một bộ quản lý những vấn đề liên quan đến môi trường, sinh kế của người dân nhưng xem ra trong các vụ như thảm họa cá chết ở miền Trung, cháy nhà máy Rạng Đông ở Hà Nội,… trách nhiệm của ông Hà rất nhẹ nhõm.
Hồi đầu Tháng Chín, tờ Thanh Niên bỗng nhiên dẫn phát ngôn của ông Hà thừa nhận: “Dự án Formosa có nguồn thải lớn nhưng lại không được đánh giá tác động môi trường sơ bộ trước khi phê duyệt chủ trương đầu tư. Do Formosa là dự án cấp tỉnh phê duyệt và có quy mô đầu tư tư nhân nên chính phủ, Quốc Hội không phê duyệt (chủ trương đầu tư) và cũng không tính toán, đánh giá tác động môi trường sơ bộ.”
Nhà máy Formosa Hà Tĩnh được cho là thủ phạm gây ra thảm họa cá chết ở bốn tỉnh miền Trung hồi năm 2016, khiến hàng triệu gia đình mất sinh kế.
Một trong những vết nhơ của người đứng đầu Bộ Tài Nguyên Môi Trường CSVN là hồi Tháng Tám, 2016, trong lúc công luận tức giận tột độ về thảm họa cá chết, ông Hà cho các báo nhà nước đồng loạt đăng hình cho thấy ông và bộ sậu đang tắm biển Cửa Việt và ăn hải sản ở Quảng Trị để chứng thực rằng nước biển miền Trung “đạt chuẩn.” (N.H.K) [qd]
CSVN đổ lỗi Facebook, Google khiến báo nhà nước ‘thất thu’
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – “Nền tảng quảng cáo của Facebook, Google đã nâng quy mô vi phạm bản quyền tác giả tại Việt Nam lên mức báo động. Những vi phạm này đang từng ngày kéo giảm, bào mòn doanh thu, nguồn lực, tài sản trí tuệ của báo chí chính thống và dẫn đến những hệ lụy khác về an ninh, chính trị, xã hội.”
Đó là cáo buộc đối với Facebook, Google của ông Nguyễn Thanh Lâm, cục trưởng Báo Chí, Bộ Thông Tin Truyền Thông CSVN, trên báo Zing hôm 5 Tháng Mười Một, khi quảng cáo và phát hành báo giấy ngày càng ít.
“Khi chúng ta tìm kiếm một nội dung trên Google, những kết quả đầu tiên không chỉ có báo chính thống mà còn nhiều trang tin không giấy phép khác. Google cho phép gợi ý tìm kiếm những trang vi phạm bản quyền,” ông Lâm nói thêm.
Cụ thể, ông Lâm dẫn nguồn báo cáo được cho là của Ngân Hàng Nhà Nước CSVN, nêu con số “thất thu” chỉ tính riêng năm 2018 là $900 triệu mà các cá nhân, tổ chức ở Việt Nam “đã trả cho Google và Facebook phục vụ mục đích quảng cáo.”
Vị cục trưởng Báo Chí cũng lên tiếng than phiền rằng các báo nhà nước “đang ngày ngày làm việc, chi trả bảo hiểm, tuân thủ pháp luật” trong lúc các trang web không chính thống “đua nhau giành view, giành quảng cáo.”
Liên quan vụ này, báo Zing hồi Tháng Sáu từng dẫn phát ngôn của ông Lê Quốc Minh, phó tổng giám đốc Thông Tấn Xã Việt Nam: “Tổng doanh thu của cả ngàn cơ quan báo chí của Việt Nam cũng chỉ bằng Google và Facebook.”
“Bây giờ, chúng ta cần nghĩ đến chuyện đa dạng hóa nguồn thu và nên coi nguồn thu từ độc giả là phần quan trọng. Đương nhiên, quảng cáo vẫn không thể thiếu nhưng nguồn thu từ độc giả, từ bán báo, thu phí đọc phiên bản digital, thu phí hội viên… mới là nguồn thu bền vững,” ông Minh cho biết thêm.
Hiện tại, ngoại trừ một vài tờ báo được rót ngân sách từ tiền thuế dân như tờ Nhân Dân, Sài Gòn Giải Phóng, hầu hết các tòa soạn còn lại đều phải tự kinh doanh quảng cáo và phát hành báo giấy, cũng như tổ chức sự kiện marketing, PR sản phẩm cho doanh nghiệp.
Trong khi đó, nguồn thu của các báo đài nhà nước được ghi nhận bị thiệt hại nặng nề do đại dịch COVID-19 khiến các doanh nghiệp thắt chặt hầu bao, cắt giảm chi phí quảng cáo trên báo.
Trước đó, theo tờ Thanh Niên, nhiều cơ quan báo chí đề nghị cùng nhau áp dụng chiến lược thu phí từ nhà mạng và độc giả nhưng đến nay chưa thấy việc này được khai triển.
Đáng lưu ý, trong lúc bàn về chuyện tìm nguồn doanh thu cho báo nhà nước, giới chức Cục Báo Chí, Bộ Thông Tin Truyền Thông CSVN và kể cả các tổng biên tập các báo đều né tránh đề cập về “tự do báo chí, không kiểm duyệt,” dù đây mới là yếu tố khiến người ta bỏ tiền mua báo và doanh nghiệp tốn chi phí mua quảng cáo.
Nhà báo tự do Hà Phan, cựu phó tổng thư ký tòa soạn báo Tiền Phong, bình luận trên trang cá nhân: “Tôi mới đọc chia sẻ của sếp khá to trong làng báo bảo rằng muốn thu hút bạn đọc thì báo chí phải quay lại với giá trị cốt lõi của mình, đó là nội dung chất lượng cao! Nhưng chất lượng cao bằng cái gì khi nội dung tử tế, đàng hoàng và nhất là sự thật luôn bị những bức tường cả vô lẫn hữu hình ngăn cản? Khi nào vòng kim cô ba, bốn lớp của báo chí chính thống vẫn còn, không dám hoặc không muốn tháo bỏ thì khi đó có nâng cao kiểu gì bạn đọc vẫn chỉ thích xem những cướp hiếp giết ở trên đó và quay ra tìm những góc nhìn khác ở Facebook. Họ đâu có thích xem hay nghe dàn đồng ca tấu một bài y như nhau!” (N.H.K) [qd]