Tuesday, April 17, 2018

Nguồn gốc Bản Quốc Ca Việt Nam Cộng Hòa

Trần Gia Phụng (Danlambao) - Chiều Thứ Ba 27-3-2018, tại Hội đồng Thành phố Toronto, 100% nghị viên hiện diện (38/38) đã bỏ phiếu chấp thuận đề nghị thượng kỳ Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ tại Kỳ đài quảng trường Nathan Phillips ở City Hall Toronto ngày Thứ Bảy 28-4-2018 nhân dịp Tưởng niệm Quốc hận 30-04. 

Chào quốc kỳ song hành với hát quốc ca. Nhân dịp nầy, chúng tôi xin ôn lại nguồn gốc bản Quốc ca Việt Nam Cộng Hòa từ khi được sáng tác năm 1941 cho đến ngày nay.


Một bài hát luôn luôn gồm hai phần là nhạc và lời. Nhạc là nhịp điệu dẫn dắt bài hát. Lời là ca từ diễn ý bài hát. Thông thường trong một bài hát, nhạc là cái sườn, không thay đổi. Lời có thể thay đổi tùy ý tác giả viết ra bài hát, hay có thể thay đổi theo sáng kiến và hoàn cảnh của người sử dụng. Bài quốc ca Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) cũng thế, được thay lời nhiều lần. 

Theo học giả Nguyễn-Ngu-Í trong bài “Nhớ và nghĩ về bài quốc ca Việt”, đăng trên tạp chí Bách Khoa tại Sài Gòn số 244 ngày 1-3-1967, thì nguồn gốc đầu tiên của bài quốc ca VNCH là bài “Quấc dân hành khúc” do Lưu Hữu Phước, người Cần Thơ (Nam phần), sinh viên Đại học Hà Nội, sáng tác vào giữa năm 1941 tại Hà Nội. (Chữ “Quấc” viết với chữ “â”.) 

Nguyễn Ngu Í, Lưu Hữu Phước

Nguyễn-Ngu-Í (1921-1979) là người đồng thời với Lưu Hữu Phước (1921-1989), đã từng làm việc chung với Lưu Hữu Phước tại Hà Nội vào giữa năm 1946. Nhờ vậy, chắc chắn Nguyễn-Ngu-Í đã nghe Lưu Hữu Phước kể lại đầy đủ lai lịch và những thay đổi của bài “Quấc dân hành khúc”. 

Chẳng những thế, sống tại Hà Nội, Nguyễn-Ngu-Í có thể cũng đã được nghe cả những sinh viên Hà Nội lúc đó, kể chuyện về hoàn cảnh xuất hiện và những thay đổi của bản “Quấc dân hành khúc”. Vì vậy, hy vọng nguồn tin của Nguyễn-Ngu-Í về bản nhạc nầy là khả tín. (Để đọc tạp chí Bách Khoa và tìm bài viết của Nguyễn-Ngu-Í, xin vào VOA tiếng Việt, link https://www.voatiengviet.com/a/tap-chi-bach-khoa-truoc-1975/4084311.html). 

Cũng theo bài báo của Nguyễn-Ngu-Í, bản nhạc nầy được chính tác giả Lưu Hữu Phước đổi tên thành “Sinh viên hành khúc” vào cuối năm 1941. Tại đại học Hà Nội, ngoài sinh viên Việt, còn có sinh viên Lào, Cao Miên và cả người Pháp nữa, nên hai sinh viên Mai Văn Bộ và Nguyễn Thành Nguyên đặt thêm lời Pháp. Bài hát bằng tiếng Pháp có tên là “La marche des étudiants”. Vua Cao Miên lúc đó là Norodom Sihanouk rất thích bản nhạc bằng tiếng Pháp nầy. 

Qua đầu năm 1942, Tổng hội sinh viên Đại học Hà Nội muốn có một bản hành khúc cho riêng sinh viên đại học, nên với sự đồng ý của sinh viên Lưu Hữu Phước, Tổng hội đã mở cuộc thi đặt lời cho bản nhạc của Lưu Hữu Phước. 

Hai sinh viên Trường Thuốc (Y khoa) trúng giải là Lê Khắc Thiền (nhứt) và Đặng Ngọc Tốt (nhì). Lời hai bài trúng giải hợp lại cùng với điệp khúc của bài “Sinh viên hành khúc”, thành bản “Tiếng gọi sinh viên”, bài hát chính thức của Đại học Hà Nội. 

Bài hát “Tiếng gọi sinh viên” nhanh chóng được truyền tụng trong giới sinh viên, học sinh và phổ biến rộng rãi ra ngoài khuôn viên trường học. Thanh niên các giới say sưa hát bản nhạc nầy, và tự ý đổi hai chữ “sinh viên” bằng hai chữ “thanh niên”, cho phù hợp với khung cảnh xã hội bên ngoài học đường. 

Dưới thời chính phủ Trần Trọng Kim từ tháng 4 đến tháng 8-1945, đoàn Thanh Niên Tiền Phong ở Nam kỳ do bác sĩ Phạm Ngọc Thạch lãnh đạo, chọn bài “Tiếng gọi thanh niên” làm đoàn ca của đoàn. (Bác sĩ Nguyễn Lưu Viên, “Những kỷ niệm với bài quốc ca của Việt Nam Cộng Hòa”. http://namkyluctinh.com/a-lichsu/quochieuvnnlvkyniemvoiquoccavnch

Năm 1945, mặt trận Việt Minh, tổ chức ngoại vi của đảng Cộng Sản Đông Dương cướp chính quyền và lập ra nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ngày 2-9-1945. Quốc ca của chế độ cộng sản là bản “Tiến quân ca” do Văn Cao sáng tác. Lúc đầu, bài hát nầy có câu rất sắt máu: “…Thề phanh thây uống máu quân thù…”. Ngày nay được đổi thành “…Vì nhân dân chiến đấu không ngừng…” 

Chiến tranh Việt Minh-Pháp bùng nổ tối 19-12-1946. Trong lúc chiến tranh xảy ra, Việt Minh cộng sản tiếp tục thi hành kế hoạch giết tiềm lực, tiêu diệt tất cả những thành phần theo chủ trương quốc gia dân tộc, không theo Việt Minh. Những thành phần nầy bị dồn vào thế phải quy tụ chung quanh cựu hoàng Bảo Đại, và vì sống còn, chẳng đặng đừng liên kết với Pháp chống Viêt Minh. Mặt khác, Pháp chiếm các thành phố và vùng phụ cận, đánh đuổi Việt Minh chạy về nông thôn, hay lên rừng núi. Pháp cần tổ chức hành chánh ở những vùng Pháp chiếm được, nên cần một giải pháp chính trị mới. Vì vậy, Pháp cũng muốn nói chuyện với cựu hoàng Bảo Đại. 

Do nhu cầu từ cả hai phía, phía những nhà chính trị theo chủ trương dân tộc và phía Pháp muốn thiết lập một cơ chế hành chánh mới, cao ủy Pháp Emile Bollaert tại Đông Dương mời cựu hoàng Bảo Đại hội kiến ngày 6-12-1947, trên chiến hạm Duguay Trouin, thả neo trong vịnh Hạ Long, để tìm kiếm một giải pháp chính trị cho tình hình lúc bấy giờ. Hai bên đi đến thông cáo chung là sẽ cùng nhau thương thuyết để Pháp trao trả độc lập cho Việt Nam. 

Mở đầu cuộc vận động, cựu hoàng Bảo Đại qua Pháp tiếp tục thương thuyết. Khi về lại Hồng Kông, cựu hoàng thảo luận thêm với các chính khách quốc gia và giao cho thiếu tướng Nguyễn Văn Xuân thành lập chính phủ trung ương lâm thời, nhằm thảo luận với Pháp một tạm ước về thống nhất đất nước. Nguyễn Văn Xuân đã từng được Hồ Chí Minh mời vào chính phủ đầu tiên năm 1945, nhưng ông Xuân từ chối. 

Đối đầu với Việt Minh cộng sản, thiếu tướng Nguyễn Văn Xuân thành lập chính phủ Trung ương Lâm thời Việt Nam tại Sài Gòn ngày 1-6-1948, ban hành “Pháp quy tạm thời” (Statut Provisoire), chọn bài “Tiếng gọi thanh niên” làm quốc ca. (Trần Văn Đôn, Việt Nam nhân chứng, California: Nxb. Xuân Thu, 1989, tr. 75.) Bản quốc ca bắt đầu bằng câu “Này thanh niên ơi…” (Hỏi chuyện tại Montreal ngày 2-12-2017 bác sĩ Từ Uyên, tú tài năm 1951 và giáo sư Bùi Tiến Rủng, tú tài năm 1953. Cả hai ông lúc đó là sinh viên Đại học Hà Nội, thuộc lòng bản quốc ca nầy. Hai ông xác nhận quốc ca lúc đó bắt đầu bằng câu: “Này thanh niên ơi…”

Sau chính phủ Trung ương Lâm thời, cựu hoàng Bảo Đại tiếp tục thương thuyết và ký kết tại Paris với tổng thống Pháp là Vincent Auriol hiệp định Élysée ngày 8-3-1949, đưa đến việc thành lập chính thể Quốc Gia Việt Nam do Bảo Đại làm quốc trưởng, chống Việt Minh cộng sản. 

Chính thể Quốc Gia Việt Nam cũng dùng bài “Tiếng gọi thanh niên” làm quốc ca. Hiệp định Genève ngày 20-7-1954 chia hai đất nước ở vĩ tuyến 17. Chính thể Quốc Gia Việt Nam cai trị miền Nam Việt Nam. Lúc đó, quốc trưởng Bảo Đại bổ nhiệm Ngô Đình Diệm làm thủ tướng. Ông Diệm nhậm chức ngày 7-7-1954 (Ngày Song thất). Sau khi ổn định tình hình, thủ tướng Diệm tổ chức trưng cầu dân ý ngày 23-10-1955. Kết quả quốc trưởng Bảo Đại bị lật đổ, thủ tướng Ngô Đình Diệm lên làm tổng thống, đổi Quốc Gia Việt Nam thành Việt Nam Cộng Hòa. 

Quốc hội Lập hiến Việt Nam Cộng Hòa được bầu ngày 4-3-1956. Trong khi soạn thảo hiến pháp, Quốc hội dự tính tuyển chọn quốc kỳ và quốc ca cho chính thể mới, nhưng chưa chọn được lá cờ và bản nhạc nào ưng ý, nên ngày 31-7-1956, Quốc hội quyết định giữ quốc kỳ và quốc ca cũ. (Đoàn Thêm, Hai mươi năm qua, California, Nxb. Xuân Thu tái bản, không đề năm, tr. 200.) 

Bản quốc ca “ Tiếng gọi thanh niên” được đổi thành "Tiếng gọi công dân", và mở đầu bằng câu: “Này công dân ơi! Quốc gia đến ngày giải phóng…” Đồng thời thay đổi khá nhiều lời so với bài “Tiếng gọi thanh nhiên”. (Những người lớn tuổi, nhứt là những vị di cư sau hiệp định Genève, cho biết sau khi vào Nam Việt Nam năm 1954 một thời gian, thì mới có bài “Tiếng gọi công dân.) 

Sau đó, Quốc hội lập hiến mở cuộc thi vẽ quốc kỳ và thi sáng tác quốc ca. Có tất cả 350 mẩu cờ và 50 bản nhạc được đề nghị. Ngày 17-10-1956, một lần nữa, Quốc hội lập hiến tuyên bố không chọn được bản quốc ca hay quốc kỳ mới, và quyết định giữ nguyên quốc kỳ và quốc ca cũ làm biểu tương. (Đoàn Thêm, sđd. tr. 203.) Sau đây là nguyên văn lời bản "Tiếng gọi công dân" thời Việt Nam Cộng Hòa: 

Này công dân ơi! Quốc gia đến ngày giải phóng 
Đồng lòng cùng đi hy sinh tiếc gì thân sống. 
Vì tương lai quốc dân, cùng xông pha khói tên, 
Làm sao cho núi sông, từ nay luôn vững bền. 

Dù cho thây phơi trên gươm giáo, 
Thù nước, lấy máu đào đem báo. 
Nòi giống lúc biến phải cần giải nguy, 
Người công dân luôn vững bền tâm trí. 
Hùng tráng quyết chiến đấu làm cho khắp nơi 
Vang tiếng người nước Nam cho đến muôn đời! 

Công dân ơi! Mau hiến thân dưới cờ! 
Công dân ơi! Mau làm cho cõi bờ 
Thoát cơn tàn phá, vẻ vang nòi giống 
Xứng danh nghìn năm giòng giống Lạc Hồng! 

Như thế, bài hát “Quấc dân hành khúc” xuất hiện giữa năm 1941, đổi thành “Sinh viên hành khúc” cuối năm 1941, rồi “Tiếng gọi sinh viên” đầu năm 1942. Lúc đó, tinh thần yêu nước của dân chúng trên toàn quốc dâng lên rất cao sau cuộc khởi nghĩa của Việt Nam Quốc Dân Đảng năm 1930. Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước và hai tác giả đặt lời là Lê Khắc Thiền và Đặng Ngọc Tốt là những sinh viên yêu nước, sáng tác bản nhạc nầy trong tinh thần yêu nước dạt dào, và chưa theo phong trào Việt Minh cộng sản. 

Năm 1945, Lưu Hữu Phước cũng như một số thanh niên khác, vì lòng yêu nước, nghe theo lời phỉnh gạt, gia nhập phong trào Việt Minh, sinh hoạt trong ngành văn hóa, nghệ thuật, tuyên truyền. Vì thuộc thành phần trí thức tiểu tư sản miền Nam, Lưu Hữu Phước không được cộng sản trọng dụng, cũng chẳng giữ một chức vụ gì quan trọng dưới chế độ cộng sản ở Bắc Việt Nan sau hiệp định Genève năm 1954. 

Trong chiến tranh 1954-1975, do nhu cầu tuyên truyền và lôi kéo dân chúng Nam Việt Nam, cộng sản Bắc Việt Nam đề cử Lưu Hữu Phước đảm nhiệm chức vụ bộ trưởng bộ Thông tin Văn hóa năm 1965 trong chính phủ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, một công cụ bù nhìn để tuyên truyền của đảng Cộng Sản, gồm những người gốc miền Nam, kể cả những người không vào đảng Cộng Sản. 

Sau năm 1975, “được chim bẻ ná, được cá đá lờ”, đảng Cộng Sản (lúc đó còn tên là đảng Lao Động) giải tán ngay mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam, trong đó có bộ trưởng Lưu Hữu Phước. Suốt đời Lưu Hữu Phước bị đảng cộng sản lợi dụng, làm con cờ tuyên truyền, chỉ được cộng sản giao cho làm công tác văn nghệ, tức chỉ làm văn công cho cộng sản mà thôi. 

Cần chú ý đến các điểm trên đây để thấy rằng bản nhạc được dùng làm quốc ca Quốc Gia Việt Nam từ năm 1948, rồi quốc ca Viêt Nam Cộng Hòa từ sau năm 1954, là tâm huyết của những sinh viên yêu nước vào những năm 1941, 1942, chứ lúc đó những tác giả nầy không phải là những người theo cộng sản. 

Năm 1975, Việt Nam Cộng Hòa bị cộng sản tạm thời cưỡng chiếm. Bản quốc ca “Tiếng gọi công dân" và lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ cùng với người Việt di tản ra hải ngoại, được hát vang khắp nơi trên thế giới. Chẳng những thế, ngày nay bản quốc ca nầy cùng với lá Cờ Vàng bắt đầu sống lại ở trong nước, chẳng những ở Nam Việt Nam mà cả ở Bắc Việt Nam, như là biểu tượng của tự do dân chủ mà toàn dân Việt Nam đang khao khát. 

Xin kính mời quý vị đồng hương Toronto và vùng phụ cận tham dự đông đảo LỄ CHÀO CỜ VIỆT NAM CỘNG HÒA vào lúc 12 giờ trưa THỨ BẢY 28-4-2018 tại City Hall Toronto trong buổi Tưởng niệm Quốc hận năm nay, và cùng nhau hát bản quốc ca yêu quý và thiêng liêng của chúng ta. 

*

Ngày 12-4-2018, Nguyễn Viết Dũng (Dũng Phi Hổ), ra trước tòa án tỉnh Nghệ An, mặc chiếc áo thun đen, in hình dấu vân tay màu vàng làm nền cho 3 sọc đỏ. Phía dưới in dòng chữ: “It’s in my DNA”. (Hình Internet.)

16.04.2018

700 triệu hồ tệ, cái giá của việc “vặt lông vịt”

Hải Âu (Danlambao) - Cùng với cái nóng của thời tiết trong những ngày vừa qua, đề xuất “thu thuế tài sản” đang tạo sóng trong dư luận. “Bộ vặt lông vịt” (bộ tài chính) đề xuất đánh thuế đối với mọi chủ sở hữu nhà (gồm cả chung cư, đất ở, đất xây nhà chung cư, đất kinh doanh…) có giá trị từ 700 triệu hồ tệ trở lên. Phạm Đình Thi, vụ trưởng vụ chính sách thuế, cũng là một kẻ tích cực góp phần đẻ ra đề xuất trên cho hay “hiện có 174 trong số 193 nước, vùng lãnh thổ thu thuế tài sản với nhiều tên gọi khác nhau!? Các nước này sử dụng thuế tài sản như một công cụ tài chính hữu hiệu để quản lý việc sử dụng tài sản của tổ chức, cá nhân… góp phần đảm bảo công bằng xã hội”.

Trong khi đó ở Việt Nam, sau vô số lần sửa đổi luật thuế, “bộ vặt lông vịt” đã khiến người dân chóng mặt với các khoản thuế phí liên tục tăng. Hàng trăm mặt hàng từ phân bón, cà phê, xe ô tô, nước, điện, thiết bị, máy móc dùng trong nông nghiệp, đánh bắt thuỷ hải sản, xăng dầu… phải chung số phận với việc chịu thuế hoặc tăng thuế mỗi khi “cuốc hội” cộng sản tổ chức các kỳ họp. Với đề xuất ồ ạt tăng thuế của “bộ vặt lông vịt” cho thấy, nhà cầm quyền Ba Đình đang ra sức tận thu. Chế độ cộng sản Hà Nội không cần biết cuộc sống của người dân sẽ khó khăn ra sao khi phải cõng thêm những khoản phí, thuế đểu cán mà chúng đã và đang tạo ra. 

Phạm Đình Thi cho rằng “qua đánh giá, thuế thu trong quá trình sử dụng tài sản (thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế sử dụng đất nông nghiệp) từ trước tới nay chỉ mới điều tiết đối với đất nước!?” Chính vì thế đề xuất dự án luật thu thuế tài sản mà “bộ vặt lông vịt” vừa trình cho nhà cầm quyền cộng sản là “để tái cơ cấu nguồn thu ngân sách, khai thác tốt nguồn thu tài sản”. 

Và để minh hoạ thêm cho việc “vặt lông vịt” là cần thiết, “thiến sĩ” Đinh Thế Hiển hào hứng “tôi nói thuế đó là đúng, và tôi đã trông chờ nhiều năm…” Không biết “thiến sĩ” Hiển tốt nghiệp luận án ở thể loại nào nhưng nhiều khả năng cái bằng “thiến sĩ” của Hiển có được do “bộ vặt lông vịt” cấp. Vì thế “thiến sĩ” Hiển phân tích: “nếu không ra sắc thuế này, Việt Nam có thể bị kéo giật về thời phong kiến kiểu mới!?” và “thuế tài sản, trong đó có bất động sản là cần thiết và phải thực hiện trong một quốc gia văn minh hiện đại”. “Thiến sĩ” Hiển phân tích thêm về đề xuất thu thuế tài sản là do “nhóm người trung bình và nghèo (chiếm 70%-80%) kêu gọi!?” 

Nhận định của vụ trưởng chính sách thuế Phạm Đình Thi đưa ra con số 174/193 quốc gia và vùng lãnh thổ áp dụng thu thuế tài sản quả là không sai. Hơn nữa các nước này sử dụng nguồn thu trên để góp phần bảo đảm công bằng xã hội lại càng đúng. Nhưng đó là chuyện của các quốc gia không bị chế độ cộng sản cầm quyền. Đại đa số các quốc gia, vùng lãnh thổ mà Phạm Đình Thi muốn nói đều là những nước có nền kinh tế minh bạch và một chính quyền dân chủ. Người dân của họ nhận thức và kiểm soát được những đồng thuế mà họ đóng góp. Họ biết rằng tiền của họ đóng thuế được bộ máy nhà nước sử dụng đúng mục đích và hiệu quả. Tuy nhiên những điều bình thường đó không có và không thể xảy ra trong một đất nước mà người dân mỉa mai gọi nó là cái “thiên đường xã nghĩa” được cai trị bởi tập đoàn độc tài cộng sản. 

Đinh Thế Hiển
Về phần hào hứng của “thiến sĩ” Hiền có vẻ gượng gạo và mang phong cách của một kẻ bưng bô chế độ khi nhận định 70%-80% người trung bình và người nghèo kêu gọi nhà cầm quyền cộng sản “vặt lông” chính mình. Một điều chắc chắn là chẳng một ai lại thần kinh đến độ tự kêu kẻ cướp, cướp những thứ mà họ làm lụng vất vả. Điều đó lại càng không thể đối với những người nghèo, người trung bình mà “thiến sĩ” Hiền khẳng định họ chiếm 70-80% dân số của Việt Nam. 

Với đề xuất thu thuế tài sản của “bộ vặt lông vịt” đưa ra là 0,3% hoặc 0,4% cho phần giá trị vượt triệu 700 triệu hồ tệ, gần như tất cả các hộ gia đình đều phải cõng thêm một khoản phí tăng gấp 12. Trong đó rất, rất nhiều người có thu nhập thấp nhưng đang sở hữu đất hay nhà ở vẫn phải đóng thuế vì giá trị đất, nhà ở thời điểm hiện tại đa số đều có giá trị trên 700 triệu hồ tệ. Điều đáng nói là những đồng tiền mồ hôi xương máu của nhân dân đóng góp thông qua thuế hầu hết đều trở thành tài sản riêng của quan chức đảng viên. Bộ máy cồng kềnh của tập đoàn cai trị cộng sản tập chung tuyệt đại đa số là những kẻ quan liêu, tham ô, tham nhũng. 

Phạm Đình Thi và Đinh Thế Hiển chỉ là 2 trong số những kẻ mà chế độ cộng sản sử dụng để truyền tải và khẳng định khả năng cướp bóc của lũ khỉ hang động Pắc Pó. Chính vì thế những giải thích, phân tích của những kẻ đại diện cho một thể chế cướp chính quyền, cướp nhân quyền, cướp sự tự do của nhân dân chỉ là những lời ma mị. Hơn 90 triệu người dân Việt Nam đang phải đối diện với một loạt đề xuất tăng thuế. Mức thuế một số mặt hàng phổ biến được đề xuất tăng từ 5 lên 6%, các mặt hàng đặc biệt khác tăng từ 10 lên 12%... Điều đó đồng nghĩa với việc nhu cầu thiết yếu hằng ngày mà người dân sử dụng, dù là người nghèo đều đội giá do chính sách thuế tận thu mà chế độ cộng sản đang chủ mưu thực hiện. 


Nếu như “cuốc hội” cộng sản đồng ý với những đề xuất tận thu trên, nó sẽ thu về hàng chục nghìn tỷ hồ tệ hằng năm cho những kẻ cai trị sử dụng. Hàng triệu người buộc phải gồng mình để đóng thuế cho những kẻ đi cướp chính quyền. Đây không phải là lần đầu chế độ cộng sản đưa ra những đề xuất khiến người dân khó khăn trong cuộc sống. Thế nhưng với tư duy cam chịu của đa số người dân Việt Nam, rất có thể những đề xuất trên sẽ sớm được thông qua và đi vào cuộc sống. Khi ấy hơn 90 triệu con người Việt Nam có còn đủ sức “đóng góp” nuôi những “đầy tớ” để tiếp tục nhận được sự “phục vụ” bằng cách tận thu như đề xuất thu thuế tài sản hay không. 

Một chuyên gia kinh tế của cộng sản, “thiến sĩ” Vũ Đình Ánh từng nói: “thu thuế cũng như vặt lông vịt, đừng để kêu toáng lên”. Liệu khi đề xuất thu thuế tài sản được thông qua, không biết “thiên đường xã nghĩa” có nghe được tiếng kêu của vịt khi bị vặt lông không? 

17.04.2018

Những con mắt bị “đục tinh thể”

Kông Kông (Danlambao) - Hàng năm cứ đến tháng Tư, không riêng gì người Việt mà truyền thông thế giới cũng nhắc lại biến cố miền Nam bị cộng sản chiếm qua nhiều khía cạnh khác nhau. Với thời lượng 43 năm, nếu đất nước hiện tại tốt đẹp, đang có vai vế tầm cỡ được như Hàn, Nhật, Đài Loan, Singapore hay chỉ cần tương đối thì chắc không mấy ai đào bới sử liệu để đặt câu hỏi, vì đó là quy luật tự nhiên của phát triển. Cái gì cũ, lỗi thời đương nhiên bị đào thãi. Thế nhưng, Việt Nam không phải vậy, nếu không muốn nói là đang đi ngược!

Điều trớ trêu là dư luận cứ đem ra so sánh hình ảnh xã hội miền Nam trước 1975 với hiện tại. Một miền Nam thanh lịch, văn minh ngay trong thời chiến với một VN đang hỗn loạn về mọi mặt trong thời bình cho dù đã có 43 năm XHCN! 

Tại miền Nam ngày trước thường cứ qua một đêm là có tin người bị Việt cộng ám sát, nơi nầy bị đắp mô, nơi kia mìn nổ xe lật chết người, nơi nọ cầu đường bị phá, bị giựt sụp... trong lúc 43 năm qua chưa hề có bất cứ sự kiện nào như thế. 

Trái lại, bây giờ tin tức về tội phạm tràn lan, giết người man rợ đôi lúc gần như vô cớ. Bác sĩ đang cấp cứu bị đánh ngay tại bệnh viện. Cô giáo bị phụ huynh bắt quỳ xin lỗi, cô cũng chịu quỳ. Cô thì bắt học trò uống nước giẻ lau bảng. Thầy đánh trò chảy máu mũi. Trò đánh thầy phải đi viện. Học sinh nữ đánh nhau, lột áo quần... Sư thầy thì có “huân chương 50 năm tuổi đảng”. Lễ hội thì cướp “ấn”... Còn tai nạn chết người thì vô số kể. Ổ gà, ổ voi, đường lún dù công trình trăm tỉ mới hoàn tất. Ngáo đá, say xỉn, tranh giành đường bất chấp luật. Công an thì “làm luật” riêng, nhận hối lộ, đánh người vô cớ, giết người tại đồn... Cấp tướng thì tổ chức cờ bạc ngàn tỉ. Thực phẩm là quan trọng hàng đầu nhưng khó thể biết thứ nào không bị nhiễm độc! Đã thế cựu Tổng Bí thư lại không hề biết nhục, còn khoe mẽ có vườn rau sạch...! 

Tất cả là chứng cứ cụ thể cho thấy một xã hội băng hoại toàn diện! 

Thế nhưng lãnh đạo cao cấp khi đi công tác không ngại mồm miệng, cứ “nổ” lớn, thành phố nầy phải là Paris, thành phố khác phải là Singapore... thành phố nọ phải là đầu tàu... trong lúc đã có con số so sánh là phải mất 100, thậm chí 150 năm nữa mới bằng được các nơi đó! 

Tại sao miền Nam đã từng tương đương với Singapore, Đài Loan, hơn Đại Hàn... bị phá tan nát rồi bây giờ, 43 năm sau, hô khẩu hiệu? 

Câu trả lời đã có sẵn chính từ cửa miệng các quan chức. Đó là “vừa làm vừa rút kinh nghiệm”, “bị nóng vội”, “chưa chuyên sâu”... tức là họ không có sự hiểu biết tối thiểu để lãnh đạo nên phải vừa làm vừa học! Còn hậu quả đổ hết lên đầu dân, họ không hề quan tâm! 

Khi cần phải áp dụng kỷ luật họ có câu nói cửa miệng “không có ô dù, sai đến đâu xử đến đấy”, “không vì nể, xử đúng người đúng tội”... chính những câu nói như thế tự nó đã xác nhận những tệ nạn đó là thật, điều mà xã hội văn minh không có. Chẳng những thế, ví dụ như ở Mỹ, nếu bắt một người phạm luật trước khi chất vấn thì câu đầu tiên, cảnh sát bắt buộc phải nhắc cho nghi can, là nghi can có quyền im lặng cho đến khi có luật sư bên cạnh, vì câu trả lời có thể sẽ trở thành lời tự buộc tội. Còn công an VN thì giết nghi can trong đồn là chuyện thường ngày ở huyện! 

Với chứng cứ cụ thể như thế tại sao CSVN vẫn tồn tại? 

Vì cộng sản đang chủ trương phân rẽ xã hội. Họ nuôi dưỡng một thiểu số, ban đặc quyền đặc lợi và có thực quyền để bảo vệ chế độ. Cứ nhìn vào con số tướng tá trong lực lượng công an và quân đội thì rõ. Còn đại bộ phận dân tộc bị bóc lột thì vẫn tiếp tục bị tuyên truyền nhồi sọ. Giống như người xà ích treo nhúm cỏ phía trước nhưng bịt đôi mắt để con ngựa ngoan ngoãn kéo cỗ xe. Họ lấy cái đang có so với thời bao cấp. Đó là “nhờ ơn bác và đảng”. Trong lúc thực tế VN bị tụt hậu hàng chục năm so với thế giới và đang bị Tàu đồng hóa! 

Thay vì thành lập lực lượng chống bọn bành trướng bá quyền đảng lại dùng 10.000 dư luận viên của cái gọi là Lực lượng 47 để tìm cách khống chế mạng xã hội. Đây là chiến lược ngu dân tầm cỡ được công khai. Nhưng, tiếc thay, cái thúng XHCN đã rách nát tơi tả nên chắc chắn không có đủ sức để che đậy được ánh sáng của cả bầu trời tự do. Vì thế thế tất thắng phải thuộc về mạng xã hội. Phải thuộc về dân chủ tự do. 

Trước 1975 người phía Nam hãnh diện mở mắt trong thế giới tự do. Dù còn rất non trẻ nhưng đó là hướng đi tất yếu của lịch sử, và khi đã thấy được ánh sáng thì không ai chịu quay lại bóng tối. Còn người phía Bắc, từng bị tuyên truyền nhồi sọ, sau 43 năm cũng đã mở mắt được ít nhiều. Nói là “ít nhiều” theo số chung. Vì chỉ một số người ở thành phố và biết internet tự mở được mắt nhưng đa số còn lại (có thể) vẫn chỉ biết nhìn quanh quẩn vào số vật chất đang có trước mắt so sánh với thời kỳ bao cấp nên chưa thấy được sự thật! Tạm ví von là loại mở mắt nhưng còn bị “đục tinh thể”! 

Loại còn bị “đục tinh thể” nầy đang làm ngơ với phong trào tranh đấu đòi quyền được sống trong tự do. Như đã nói, vật chất với họ là tất cả! Số nầy chỉ tranh đấu khi quyền lợi của họ bị đe dọa trực tiếp. Ví dụ sau biến cố chung cư cao cấp Carina ở Sài Gòn cháy làm 13 người chết thì một chung cư cao cấp khác ở Hà Nội cũng bị đe dọa về an ninh. Người sống trong chung cư đó xuống đường căng biểu ngữ phản đối và một facebooker đăng ảnh kêu gọi cộng đồng FB tiếp tay nhân rộng để gây áp lực. Với facebooker thì chẳng ai có thể “định hướng” được, thế nhưng không mấy ai share, coi như lời kêu gọi đó bị rơi vào im lặng! 

Câu hỏi, đấy cũng là vấn đề xã hội nhưng tại sao mạng xã hội làm ngơ? Thưa, vì thành phần sống trong chung cư cao cấp đó nếu không thuộc giới giàu thì chí ít cũng không thể gọi là nghèo! Hỏi có ai sống trong chung cư đó từng tham gia xuống đường đấu tranh vì quyền lợi chung của đất nước và dân tộc? Ví dụ, nếu có một facebooker như thế đưa tin thì chắc chắn đã được tiếp tay nhân rộng.

Khi giới giàu có chỉ biết quyền lợi của riêng mình, hoặc sống bám vào quyền lực, làm ngơ với xã hội thì sự hèn hạ là bản chất. Cứ xem thái độ và ngôn ngữ mấy quan chức cỡ lớn vừa bị xử án sẽ thấy rõ hơn. 

Như chạy xe mà chỉ lo nhìn bánh trước thì chắc chắn sẽ gặp tai nạn. Vì thế muốn an toàn phải nhìn về phía trước. Giới trung lưu hay giàu có mà chỉ mải mê với của cải vật chất đang có trước mắt, không biết nhìn cùng hướng với tương lai của dân tộc thì chuyện gặp nạn là điều không thể tránh khỏi! 

16.04.2018

Phật Giáo và việc đấu tranh cho lẽ phải

Hồ Chí Phèo (Danlambao) - Phật Giáo không thể đứng ngoài cuộc đấu tranh cho lẽ phải cho nhân quyền hiện nay ở trong nước. Tại sao thời VNCH Phật giáo đấu tranh rất quyết liệt nhưng bây giờ lại không dám? Nhân ngày 30 tháng tư, chùa có tránh nỗi sợ hãi để tổ chức ngày tưởng niệm cho các nạn nhân chiến tranh Việt Nam, cho người tị nạn chết trên đường vượt biển? Có biết ngày truyền thống người Nhật tưởng niệm nạn nhân ở Hiroshima? Sự cảm thông của đạo Phật với sự dau khổ, mất mát người thân trong chiến tranh, trong vượt biển, những tù nhân lương tâm ở VN tan biến nơi đâu? Truyền thống Phật Giáo vì cái thiện, cái đúng chống cái ác, cái sai ở đâu rồi?...

*

“Tụi nó” 


Bước chậm rãi trên đường vào cổng chùa, ông cảm thấy bồi hồi. Bao nhiêu kỹ niệm từ thời thơ ấu cùng mẹ đến chùa, nhớ đến bàn tay ấm áp của mẹ, đến mùi hương trầm dịu dàng, cảnh thanh thoát, yên bình trong chùa của ngày nào. Vượt biển, định cư nước ngoài, bao năm trở lại, bao nhiêu vật đổi sao dời nhưng cảnh chùa vẫn như không gì thay đổi. 

Ông cởi giầy vào lễ phật nhưng lại sực nhớ một câu chuyện. Một ông bạn từ Mỹ về, khi lễ Phật xong, đi ra thì đôi giầy, vật tạm bợ trên cõi đời, đã “không cánh nhà bay”. Đấy là nói theo ngôn ngữ từ bi, hỹ xả của người con Phật, chứ nổi máu sân si: “Tiên sư thằng khốn nạn nào, không từ đến nơi cửa từ bi, chôm chỉa mất đôi giầy xịn của tao”. Mặc dù ông bạn mua đôi giầy xịn ở chợ trời Costa Mesa không đáng bao nhiêu tiền, nhưng chẳng lẽ phải đi chân không về nhà? Thật quí hoá, một Phật tử vội cúng dường cho vị “tu sĩ khất thực bất đắc dĩ” này một đôi dép cũ. 

Sau khi chọn vị trí dễ quan sát, đảm bảo an toàn cho đôi giầy, ông bước vào lễ Phật. Gác qua mọi phiền não của thế gian, ông thành tâm thắp hương, lạy Phật... Vị sư già trong chùa cũng hoan hỉ khi có một người con Phật từ phương xa đến, nên cũng bước ra gõ chuông. 

Tượng Phật trên cao, nhìn xuống dưới nơi các Phật Tử quì lạy, thấy ngay một thùng nhận tiền cúng dường. Ông thong thả móc bóp tiền “Phật Tử không cúng dường, tiền đâu Thầy tu sửa chùa, chi phí sinh hoạt... ”. Khi ông chuẩn bị bỏ tiền vào thùng, sư trụ trì nhanh nhẹn tiến đến gần, nói nhỏ: ” Đừng bỏ tiền vào đó. Đừng... Để tiền cúng dưới cái chuông nhỏ kia kià... Trời ơi “tụi nó” giữ chìa khoá... Trời Phật ơi... “tụi nó” lấy hết...”. 

“Là con Phật không tin lời người tu hành, chẳng lẽ tin lời Cộng sản?”. Ông dù còn mơ hồ, chuyện Việt nam hư hư thật thật, và không kịp suy nghĩ, vội đặt tiền dưới cái chuông. Ông cũng không kịp hiểu “tụi nó” là ai? Là ma, là ác quỉ, là một băng đảng Mafia tàn độc... đến nỗi sư trụ trì phải sợ hãi, không dám ra mặt chống lại các ác hiện hữu ngay ở trong chùa? “Tụi nó” chắc chắn không thèm chôm đôi giầy, đó là việc của giai cấp thấp kém, chỉ làm lén lút. “Tụi nó” có quyền, có chìa khóa một cách đường hoàng. Tiền cúng dường cho chùa là tiền của “tụi nó”! 

Đấy là chuyện ở một chùa không nổi tiếng. Nếu là một ngôi chùa nổi tiếng cổ kính được, cảnh quan đẹp đẽ nhiều người đến hành hương, người muốn vào lễ Phật phải trả tiền lệ phí theo đúng qui định của nhà nước. Đương nhiên số người lễ Phật càng đông thì càng có nhiều tiền. Tổ chức lễ hội như thế trở thành hình thức kinh doanh kiếm lời. Dưới sự soi sáng của đảng quang vinh, người ta xem việc kinh doanh này là việc “mua thần bán thánh”. Cũng sự soi sáng này, nước CHXHCN Việt Nam sản sinh ra việc “nộp phí mới được lễ Phật” hay người ta gọi mỉa mai là “Trạm thu phí BOT nơi cửa Phật”. 

Chùa lớn, chùa nổi tiếng thì có BOT. Chùa nhỏ, nơi huyện xã thì có thùng cúng dường do “tụi nó” giữ chìa khoá. Nói chung “tụi nó” có ở khắp các chùa. Tiền từ “BOT chùa”, từ thùng cúng dường đều vào túi “tụi nó”. 

“Tụi nó” là ai? 

Không nói thẳng ra, nhưng ai cũng hiểu “tụi nó” là ai? Tuy nhiên xin được phân tích thêm vài điều. 

Đảng CSVN Việt Nam đã tồn tại qua hai thời kỳ: thời bao cấp HCM và thời đổi mới VVK (Võ Văn Kiệt được xem người có công lớn nhất trong việc đổi mới. Nguyễn Phú Trọng không thể so sánh bằng với VVK vì chỉ biết nhấm nháp “trà Trung quốc”, không có một chính sách lớn và mới. La làng về ”Cái lò” chỉ là ví von và là chuyện chống tham nhũng cũ rích). 

Thời bao cấp HCM, độc tài, độc đảng, kinh tế bao cấp, xem tư bản là kẻ thù đang dãy chết. HCM xem “tôn giáo là liều thuốc độc”, tự đưa mình lên cao hơn Phật, hơn Chúa nên chùa chiền, nhà thờ bị đập phá, bỏ hoang... Thời này chưa có “tụi nó” trong Chùa hay nhà thờ. Nếu có, số lượng không đáng kể. 

Thời đổi mới VVK, thay đổi lớn. Tuy vẫn độc tài, độc đảng nhưng đổi thành “định hướng XHCN” để giữ đảng cai trị, kinh tế bao cấp đổi qua “kinh tế thị trường” tức kinh tế tư bản hay đúng nhất là kinh tế tư bản cuồng, bắt tay với các nước tư bản dãy chết. Chủ trương tiêu diệt tôn giáo vì “tôn giáo là thuốc độc” được thay đổi thành “tôn giáo quốc doanh”. Tu sĩ muốn hoạt động phải được nhà nước cấp giấy phép. Vào đảng càng tốt. Cùng lúc tăng cường ngăn cấm, bắt tù người nào hoạt động tôn giáo không theo sự chỉ đạo của đảng. “Tụi nó” đã thâm nhập vào chùa, nhà thờ ngày càng đông. Thâm nhập bằng cách có thể vừa “đi tu quốc doanh” như “đi kinh doanh”, đi kiếm tiền. Có thể thâm nhập bằng cách chẳng cần tu làm gì, chỉ đứng chỉ đạo, điều khiển cách để tu: “Giảng đạo như thế này nhé... Đừng nói đến điều nhạy cảm này nhé... Khéo léo nhé... Làm như thế này này... để nhân dân đóng góp nhiều hơn... ”. Triết lý đạo được vo tròn, bóp méo cho hợp triết lý Mác-Lê. 

Cùng tôn giáo quốc doanh, các tập tục mê tín dị đoan như lễ hội thánh thần, đồng bóng, phong thủy, bói toán... cũng như đủ các trò giải trí, nhậu nhẹt rượu bia, chân dài, chân ngắn... “Tụi nó” cho người dân “tự do đến thế là cùng”, để mọi người quên đi chính trị, đừng phê bình đảng. Hãy để đảng được yên lành. 

Tinh thần đấu tranh của Phật Giáo? 

Trong năm 1963 nhiều cuộc biểu tình bất bạo động và tự thiêu của các tu sĩ Phật giáo diễn ra chống chính sách bị cho là “phân biệt tôn giáo” của chính quyền miền Nam. Cuộc phản kháng đã dẫn đến cuộc đảo chính tháng 11/1963. Trong chế độ tự do mọi sự phản kháng luôn luôn có tiếng nói và không dễ để chính quyền dập tắt. Chỉ có điều đáng buồn, miền Nam đang phải chống lại chế độ độc tài cộng sản miền Bắc, lại rơi vào tình trạng bất ổn kéo dài. Các tu sĩ Phật Giáo đã tiếp tục tạo áp lực lên chính phủ như trường hợp thượng tọa Thích Trí Quang kêu gọi “bàn thờ Phật xuống đường” tại Huế, cũng như sự xung đột giữa Phật tử và giáo dân Công giáo vùng Hố Nai tại Saigon... Sự hỗn loạn, phân hóa về chính trị này dễ dầu không bị người cộng sản Bắc Việt tận dụng, đẩy mạnh chiến tranh cho đến kết quả bi thảm ngày 30 tháng Tư 1975. 

Sau ngày 30/4 nhiều tu sĩ Phật giáo, công giáo... bị bắt, đi tù cải tạo. Những tu sĩ đã làm tuyên úy quân đội cũng bị đối xử tàn tệ. Nguyên Viện trưởng Viện Hoá Đạo Phật giáo Việt nam Thống Nhất, cũng là một thượng tọa nòng cốt trong cuộc phản kháng của Phật giáo năm 1963, hoà thượng Thích Thiện Minh bị bắt và bị giết trong tù. Một ký giả ngọai quốc thấy xác lạnh cóng của hoà thương bị quăng nằm cứng đơ trên nền xi măng nhà tù và ông này cho là hoà thượng bị tra tấn đến chết. Nhiều hoà thượng bị quản thúc trong chùa, công an canh phòng như đại lão hoà thượng Thích Quảng Độ đã bị bắt, bị tù, bị trục xuất, bị quản thúc... 

Đảng và cộng sản nhà nước VN hy vọng thế hệ tu sĩ trẻ Phật giáo không hiểu về truyền thống đấu tranh cho cái đúng, cái sai, cái thiện cái ác của Phật Giáo. Các tu sĩ ấy vui vẻ xin làm “tu sĩ quốc doanh”, chỉ lo kiếm ít tiền “cúng dường”, không dám nói đến cái ác của “tụi nó”: “Ấy... ấy... Mình là tu sĩ chỉ lo tu hành, không hoạt động chính trị. Mình chỉ nghiên cứu Phật pháp, tụng niệm...”. Một tiêu chuẩn khá lý tưởng của một tu sĩ do đảng đặt ra. 

Không! Không ai đòi hỏi nhà tu phải “làm chính trị” để có quyền hành. Một nhà tu muốn giải thoát chúng sinh mọi khổ đau phải biết nói lên cái ác, cái sai... để chỉ ra con đường và cùng đấu tranh chống cái ác, cái sai đó. Người dân miền Trung khổ sở vì biển nhiễm độc, người dân chết trong đồn công an, xã hội đầy bất công tham nhũng người quá giàu, kẻ quá nghèo, người phê phán cái sai của chính phủ thì bị tù đày, bị hành hạ..., không nói lên “tụi nó”sẽ càng lộng hành. 

Không ngạc nhiên khi đảng CS tìm cách đưa ủng hộ viên, dư luận viên, thậm chí công an giả vờ “đi tu” vào nơi chùa chiền. Nhà thờ vì có toà thánh Vatican nên khó hơn, nhưng không tránh khỏi các cảm tình viên CS len lỏi vào. 

Việc này không chỉ trong nước mà còn được xuất khẩu qua các nước có đông cộng đồng người Việt. Ngôi chùa VN tại Sapa, cạnh cờ Phật Giáo còn treo cờ CS, để chứng tỏ mình là Phật Giáo quốc doanh. Có chùa ở Mỹ hay Úc từ chối không treo cờ VNCH - “Chuà chiền không thích hợp cho chính trị. Hơn nữa đâu còn VNCH nữa đâu mà treo cờ“”. Đây chỉ là ngụy biện. Cờ Phật Giáo cũng không phải là cờ quốc gia. Cờ VNCH là biểu tượng cho người Việt tị nạn Cộng sản. Chính vì họ mà có chùa khang trang như thế này. Chẳng lẽ chùa xây do tiền của CS Hà Nội cho? Có thể lắm. Ai cũng biết đảng CS và nhà nước rất quan tâm đến đời sống tâm linh của “các khúc ruột ngàn dậm”: “Bỏ vốn đầu tư để mình có đi qua, các khúc ruột ngàn dậm không biểu tình phản đối cũng được rồi”. 

Đã 43 năm sau ngày 30/4, đảng và Nhà nước CSVN lại tổ chức ăn mừng chiến thắng, đã đánh cho “Mỹ cút, Ngụy nhào” để khoe khoang mình có quân đội hùng mạnh nhất thế giới chỉ sau hai đàn anh, Liên Xô và Tàu. Đấy là điều CS cán bộ lãi nhãi sau 30/4/1975. Với nhiều người Việt, 30/4 là ngày tưởng niệm, lên án chế độ CS đã gây chiến tranh khiến hơn triệu người chết, hàng triệu người phải bỏ nước đi tị nạn... Đến tận hôm nay chế độ độc tài vẫn tiếp tục vi phạm các quyền tự do căn bản của con người. Ở các nước tự do, một số chùa cũng không có lễ tưởng niệm, không góp phần cùng cộng đồng đấu tranh chung tự do và nhân quyền cho người Việt trong nước. 

Phật Giáo không thể đứng ngoài cuộc đấu tranh cho lẽ phải cho nhân quyền hiện nay ở trong nước. Tại sao thời VNCH Phật giáo đấu tranh rất quyết liệt nhưng bây giờ lại không dám? Nhân ngày 30 tháng tư, chùa có tránh nỗi sợ hãi để tổ chức ngày tưởng niệm cho các nạn nhân chiến tranh Việt Nam, cho người tị nạn chết trên đường vượt biển? Có biết ngày truyền thống người Nhật tưởng niệm nạn nhân ở Hiroshima? Sự cảm thông của đạo Phật với sự dau khổ, mất mát người thân trong chiến tranh, trong vượt biển, những tù nhân lương tâm ở VN tan biến nơi đâu? Truyền thống Phật Giáo vì cái thiện, cái đúng chống cái ác, cái sai ở đâu rồi? 

15.04.2018

Bịt miệng hết thảy!!!

Tự do Ngôn luận - Cách đây đúng hai năm, ngày 06-04-2016, một thảm họa môi trường lớn lao chưa từng có trong Việt sử đã xảy ra giữa “thời đại Hồ Chí Minh rực rỡ” do bàn tay kẻ thù truyền kiếp của Dân tộc là Tàu cộng, qua công ty gang thép Hưng Nghiệp Formosa tại Vũng Áng, Hà Tĩnh. Thế nhưng, gần ba tuần sau khi bùng nổ thảm trạng sinh thái khiến toàn dân hốt hoảng lo sợ, ngày 22-04, tổng bí thư Việt cộng (VC) Nguyễn Phú Trọng đã đến Vũng Áng, chẳng phải để ủi an Đồng bào, nhưng là để trấn an tội phạm. Chính cuộc viếng thăm công ty Formosa ấy của kẻ cầm đầu chế độ đã cản trở trực tiếp nghiêm trọng công việc điều tra. Tiếp đó, cuối tháng 06-2016, Trọng lại ra lệnh cho Nguyễn Xuân Phúc thủ tướng trâng tráo nhận 500 triệu đôla hối lộ bố thí từ Formosa, gọi là tiền đền bù thảm họa mà lẽ ra phải lên tới ít nhất 50 tỷ; ra lệnh cho Trương Minh Tuấn bộ trưởng thông tin phải gọi đó là “sự cố môi trường”. Trong Hội nghị Trung ương III ngày 04-07, Trọng cũng chẳng hề nhắc tới thảm họa sinh thái lớn lao ấy. 

Thái độ vô trách nhiệm trước Đồng bào và bao che đại thù Dân tộc như thế của VC đã làm dấy lên vô số lời phản kháng từ quốc dân, lời phê bình từ quốc tế, nhất là hàng trăm cuộc biểu tình lớn nhỏ của các nạn nhân trong ba tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, chưa kể hai cuộc khiếu kiện tập thể từ giáo xứ Phú Yên và giáo xứ Song Ngọc thuộc Giáo phận Vinh ở Nghệ An. Đáp lại tất cả những đòi hỏi chính đáng ấy là một chiến dịch đánh chìm vụ việc, bịt miệng nhân dân bằng cách bưng bít thông tin, lừa gạt công luận, ngăn cản khiếu kiện, dẹp tan biểu tình, giam nhốt các nhà hoạt động môi trường, bất cần cải tạo sinh thái biển cả, thậm chí còn dung dưỡng tên tội phạm bằng cách hoàn thuế cho nó 14.600 tỷ đồng, hơn cả số tiền nó đã nộp phạt. (TTO 02-09-2016). 

Đáng phẫn nộ nhất là việc Nguyễn Phú Trọng ra lệnh bắt bớ và xử nặng nhiều công dân từng phát ngôn hay hành động mạnh mẽ về thảm họa môi trường biển, dù gán cho họ nhiều tội danh vu vơ khác nhau theo Bộ luật Hình sự. Như blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị bắt ngày 10-10-2016 rồi bị kết án 10 năm tù; bác sĩ Hồ Văn Hải bị bắt ngày 02-11-2016 rồi bị kết án 4 năm; nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Văn Hóa bị bắt ngày 11-01-2017 rồi bị kết án 7 năm; cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Oai bị bắt ngày 19-01-2017 rồi bị kết án 5 năm; dân oan tranh đấu nhân quyền Trần Thị Nga bị bắt ngày 21-01-2017 rồi bị kết án 9 năm… 

Gần đây nhất, để đánh dấu 2 năm chiến dịch “bịt miệng nhân dân” vốn ngày càng đòi thực thi công lý đối với tên chánh phạm và lũ đồng phạm vụ Formosa, Nguyễn Phú Trọng đã ra lệnh dàn dựng những phiên tòa bất chấp mọi thủ tục tố tụng, không cần xem xét các chứng cớ, chẳng buồn nghe lời biện hộ và tranh cãi, thách thức công luận và coi thường công pháp, xử án lén lút hoặc chóng vánh đến mức nực cười, để tuyên 66 năm tù cho 6 thành viên Hội Anh em Dân chủ ngày 05-04-2018 (luật sư Nguyễn Văn Đài, nhà báo Trương Minh Đức, mục sư Nguyễn Trung Tôn, luật gia Nguyễn Bắc Truyển, giáo viên Lê Thu Hà, kỹ sư Phạm Văn Trội), 13 năm cho một thành viên khác là Nguyễn Văn Túc ngày 10-04, 9 năm cho một thành viên khác nữa là Trần Thị Xuân ngày 12-04. Dù bị gán tội danh vu vơ là “âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân”, hết thảy họ đều đã đứng lên cảnh báo các nguy cơ cho Đất nước và Dân tộc, cũng như đòi hỏi các nhân quyền và dân quyền cơ bản, trong đó có quyền hưởng môi sinh an lành, quyền phát biểu ý kiến, quyền công bố sự thật… 

Song song đó, Nguyễn Phú Trọng còn ráo riết ra lệnh cho tay chân bịt miệng nhân dân trong không gian ảo, trên xa lộ thông tin, nơi các mạng xã hội toàn cầu. 

Từ lâu ai cũng biết cái nhà nước này có một đội quân chính quy hơn 10 ngàn người và một đội quân thuê mướn (dư luận viên) khoảng 80 ngàn với mục tiêu duy nhất là bóp nghẹt đối kháng, bốc thơm độc tài, bảo vệ đảng trị. Lực lượng 47 bộ Quốc phòng và Cục A68 Bộ Công an (thành lập gần đây) đang ngày đêm miệt mài “đấu tranh tiêu diệt các thế lực chống lại Đảng và Nhà nước” bằng cách truy tầm địa chỉ máy tính (IP) của các nhà hoạt động nhân quyền và các tổ chức truyền thông độc lập, để xâm nhập vào mà theo dõi, thu thập bằng chứng, phá hoại xóa sổ hoặc theo đó lần ra địa chỉ cư trú để bắt bỏ tù. Trong khoảng một năm nay, lợi dụng chính sách cộng đồng của các mạng xã hội toàn cầu như Facebook, Twitter… “đội quân internet công cụ độc tài” ào ạt tung tin giả dối về “đội quân internet tôi tớ sự thật”. Có những nhóm dư luận viên nhà nước phối hợp để gửi báo cáo(report) hàng loạt về tài khoản của các nhà hoạt động nhân quyền và reo hò chiến thắng mỗi khi có trang Facebook nào của họ bị gỡ xuống. Trang “Thông tin chống phản động” ở địa chỉ fb.com/thongtinchongphandong là một trong những tên lính hung hăng này. 

Có lẽ việc cấm đoán, tháo gỡ trên Facebook đã bắt đầu từ 26-04-2017, khi người đứng đầu Ủy ban Quản trị Chính sách Toàn cầu của mạng xã hội lừng danh này là bà Monika Bickert gặp gỡ tên cảnh sát tư tưởng khét tiếng của chế độ là Trương Minh Tuấn, bộ trưởng Thông tin Tuyên truyền (phải gọi đúng tên như vậy) tại Hà Nội, và đôi bên đã đồng ý hợp tác trong việc theo dõi lẫn xóa bỏ những gì không vừa ý đảng trên Facebook. Kể từ sau buổi gặp mặt đó, tình trạng khóa chặt tài khoản, tháo gỡ nội dung, từ đấy bóp nghẹt tự do phát biểu trên mạng đã gia tăng một cách đáng sợ mà không nhận được lời giải thích thỏa đáng từ Facebook ngoài lý cớ mơ hồ là “vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng”. Chính vì thế mà tờ báo công cụ Vietnamnet đăng tin cách hí hửng: “Bộ trưởng Trương Minh Tuấn ghi nhận và đánh giá cao tinh thần thiện chí hợp tác của Facebook…” 

Trước đó, VC đã yêu cầu Google gỡ bỏ hơn 2000 video clip bị cho là “nói xấu, bôi nhọ lãnh đạo Đảng và Nhà nước” trên YouTube, và đến thời điểm diễn ra cuộc gặp Monika Bickert–Trương Minh Tuấn, đã có hơn 1000 video clip bị xóa hẳn. Điều này càng xác nhận việc VN từng bị Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) liệt vào hạng 175/180 về tự do báo chí trên thế giới,trong phúc trình thường niên về tự do báo chí thế giới của Tổ chức này, công bố ngày 20-04-2016. 

Chắc hẳn “học tập kinh nghiệm” chế độ độc đảng ở Trung Quốc trong việc “siết chặt” rồi “đẩy đuổi” Facebook (từ 2009) lẫn Google (từ 2014) để thay bằng Weibo, Renren, Baidu, QQ và chỉ cho các mạng xã hội hoạt động tại đất nước này nếu chịu vâng lời Bắc Kinh, nhà cầm quyền VC cũng muốn tạo ra một “tác động mang tính răn đe” đối với mạng Facebook. 

Chính vì thế mà hôm 09-04-2018, nhiều tổ chức và cá nhân đã gởi đến chủ nhân mạng này là ông Mark Zuckerberg một lá thư cho hay: “Chúng tôi là các tổ chức xã hội dân sự, các nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền và các tổ chức truyền thông độc lập VN bị ảnh hưởng thường xuyên bởi việc Facebook khóa tài khoản và tháo gỡ nội dung. Chúng tôi thường liên lạc với đại diện của Facebook để giải quyết. Trước năm 2017, chúng tôi được sự trợ giúp đắc lực của quý công ty. Nhưng từ năm ngoái, mức độ tháo gỡ nội dung ngày càng gia tăng và Facebook đã không còn hỗ trợ việc phục hồi tài khoản và nội dung. Đến độ, trước và sau một phiên tòa lớn xử các nhà hoạt động nhân quyền vào ngày 5-4-2018, một số tài khoản và trang Facebook không đăng tin được…Chúng tôi hoan nghênh nỗ lực của Facebook chống lại hiện tượng thông tin sai lệch trong một xã hội tự do, nhưng cách làm của quý vị quá bao quát khiến gây nguy hại đến những nơi đang bị độc tài cai trị như VN. Việc này lại gây cản trở và khó khăn cho chính đối tượng mà quý công ty đang muốn phục vụ. Chúng tôi khẩn khoản kêu gọi quý vị mở cuộc đối thoại trực tiếp và thẳng thắn với các thành phần bị ảnh hưởng tại VN. Khi cách giải quyết của quý vị thiếu tinh tế, Facebook có nguy cơ trở thành đồng lõa với kiểm duyệt của nhà nước. Chúng tôi mong muốn được hợp tác với ông và công ty Facebook để mọi người Việt Nam được có tiếng nói và được kết nối cùng thế giới”. 

Việt cộng cũng dành rất nhiều nỗ lực để bịt miệng một lực lượng khác, đó là giới trí thức mà trên nguyên tắc, được coi như tinh hoa dân tộc, đầu óc của đất nước, thành phần lãnh đạo xã hội. Về điều này, một bài viết nhan đề “Làm sao để Đảng ta mãi mãi độc tôn?” của Nguyễn Tâm Bảo đăng trên Dân Luận ngày 24-07-2010 cho hay: “Dưới chế độ chuyên chế nào cũng vậy, trí thức sinh viên luôn luôn là những kẻ nguy hiểm nhất, là ngòi nổ của quả bom, là kíp mìn hẹn giờ, là hạt nhân của các phong trào đấu tranh. Các cuộc cách mạng nhằm lật đổ chế độ độc tài bao giờ cũng do trí thức sinh viên dẫn đầu; công nhân, nông dân, và các tầng lớp lao động khác chỉ là sức mạnh cơ bắp. Chỉ có trí thức sinh viên mới đủ lý luận để huy động đông đảo quần chúng, mới có lý tưởng để dấn thân và mới có khả năng tổ chức và phối hợp. Triệt tiêu được những phong trào sinh viên, cô lập được những trí thức phản kháng, chính là đánh vào đầu não chỉ huy của địch. Những thứ còn lại như ‘dân oan biểu tình’, ‘công nhân đình công’… chỉ là cơ bắp của một cơ thể đã bị liệt não”. 

Hạng trí thức khiến VC e ngại như trên vừa nằm trong giới dân sự, vừa nằm trong giới tôn giáo. Trong tôn giáo, đó là các chức sắc đang đứng đầu các cộng đoàn tín đồ, giáo dân, hoặc đứng đầu các ủy ban, các tổng vụ, đặc biệt các ủy ban, tổng vụ có những hoạt động liên quan đến quần chúng, chẳng hạn Tổng vụ Xã hội của Phật giáo hoặc Ủy ban Công lý Hòa bình của Công giáo. Từ bao năm nay, trước những tệ nạn và thảm trạng của xã hội, những khủng hoảng và vấn nạn của đất nước, xuất phát từ những mưu đồ và mục tiêu của đảng cộng sản, từ những sai lầm và tội ác của chế độ độc tài, nhân dân lẫn tín đồ đều đã luôn mong mỏi giới trí thức tôn giáo đó biết vận dụng giáo huấn cao đẹp của đức tin, uy lực tinh thần của giáo hội, sức mạnh hiền hòa của tập thể tín hữu. Để trước hết lên tiếng công bố sự thật, bảo vệ lẽ phải, tố cáo cường quyền, bênh vực kẻ bị áp bức bằng những bản văn chính thức mạnh mẽ. Thứ đến là tổ chức những cuộc cầu nguyện tập thể cho công lý, những cuộc tuần hành hay xuống đường, hoạt động chính trị hiệu quả của quần chúng như thấy khắp năm châu, để đưa ra cho lãnh đạo nhà nước những thông điệp rõ rệt, những đòi hỏi chính đáng vì lợi ích của quốc gia, dân tộc. Thế nhưng, sau các phiên tòa trắng trợn chà đạp công lý và ngang nhiên thách thức công luận gần đây, giới trí thức đạo và đời đa phần vẫn tiếp tục im lặng cách bình thản. Việt cộng đã thành công trong việc bịt miệng họ chăng? Khí phách kẻ sĩ đâu rồi? 

Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 289 (15-04-2018) 

Vén lên màn bí mật tại Việt Nam: Quặng Bauxite hay Quặng Phóng Xạ?

Mai Thanh Truyết (Danlambao) - Bài viết nầy trích trong quyển sách “Từ Bauxite Đến Uranium: Tiến trình Đô Hộ Việt Nam Của Trung Cộng” xuất bản tại Nam California năm 2009, và đã được cập nhật hóa. Tác giả đã đi nói chuyện nhiều nơi, nhưng cho đến ngày hôm nay, CSVN vẫn chưa có một lời “phản bác hay phản biện”. Tại sao có sự im lặng khó hiểu như vậy? Phải chăng, đó là một sự thật mà họ “há miệng mắc quai?” 

Trong hiện tại, chúng ta có thể nói một cách chính xác và không sợ phản biện là những người lính Tàu dưới dạng công nhân đang hiện diện đầy rẫy trên quê hương Việt Nam của chúng ta từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, giống như mọi quốc gia trên thế giới như Tây Tạng, Tân Cương, Phi Châu và những nơi có dấu chân TC khai thác các công trình quặng mỏ hay những công ty sản xuất khác tại những nơi nầy.

Cộng sản Hà Nội cũng như Trung Cộng (TC) cũng không thể nào chối cãi được nhận định trên. Tại Việt Nam, người Tàu dù dưới dạng công nhân hay chuyên viên, mỗi khi vào một công ty nào đó đều sinh hoạt hoàn toàn riêng rẽ, nói chuyện với nhau bằng tiếng Hán mà thôi. Họ xây dựng lều trại làm nơi ăn ở, giải trí và có cuộc sống hoàn toàn cách biệt với các cộng sự viên người Việt. Thậm chí, mỗi khi có tranh cãi, họ ăn hiếp, đánh đập công nhân Việt. Thật không có gì nhục nhã cho bằng hiện tượng nầy xảy ra ngay chính trên mảnh đất quê hương của mình mà cán bộ hay công an cố tình làm ngơ trước những nghịch cảnh trên. Những khu biệt lập nầy do TC hoàn toàn quản lý mọi sinh hoạt, không có người “lạ” nào hay cán bộ, công an Việt Nam có thể bén mảng đến được, mặc dù những công ty họ làm việc, đa số đều do người Việt quản lý. 

Cho đến hôm nay, những tệ trạng trên tiếp tục diễn ra ở khắp mọi nơi, đặc biệt tại Vũng Áng, nơi có nhà máy gang thép Hưng Nghiệp Formosa tạo nên một luồn sóng phẫn uất trong lòng người Việt, và thiết nghĩ những người công nhân lương thiện nầy sẽ có ngày đứng lên dành lại quyền công nhân thực sự và sẽ không để công nhân TC hiếp đáp mãi mãi được. 

Những sự kiện tương tự cũng đã từng xảy ra ở những quốc gia có người Hán xâm nhập, đôi khi đi đến đổ máu như ở Tân Cương, Tây Tạng, và gần đây nhất tại thành phố Alger, Algeria, qua những nguyên nhân hết sức cá nhân, nhưng từ đó xảy ra những cuộc đụng độ có tích cách chủng tộc vì sự hống hách, ức hiếp của người Hán trên mảnh đất quê hương của người bản xứ. 

Trở lại Việt Nam, riêng tại hai vùng đang là điểm nóng từ năm 2008 ở Việt Nam; đó là Tân Rai Lâm Đồng và Nhân Cơ ở Đắk Nông. Hai nơi nầy hiện đang được TC phát động kế hoạch khai thác quặng mỏ bauxite từ 10 năm nay dưới sự đồng thuận của CSVN. Sau khi không thể bưng bít được, CSVN đã phải bạch hoá công bố hai công trình trên mặc dù đã ký kết với TC từ năm 2001 giữa Nông Đức Mạnh và Hồ Cẩm Đào, qua quá nhiều áp lực của đông đảo từng lớp dân chúng ở quốc nội cũng như ở hải ngoại cảnh báo về hiễm hoạ từ môi trường, kinh tế, chính trị, và quân sự nếu để cho TC khai thác hai vùng nầy. 

Nhưng trầm trọng hơn cả là qua việc nhường bước cho TC khai thác, CSVN để lộ ra tinh thần quốc tế vô sản (mà bây giờ đã biến thành tinh thần quốc tế hữu sản chăng?) trong việc hợp tác với TC. Và đây cũng có thể được xem như là một tiến trình then chốt của việc tiến chiếm Việt Nam không tiếng súng của TC. 

Hiện nay, đã có sự hiện diện của trên 10.000 công nhân TC ở Tân Rai và trên 7.000 ở Nhân Cơ. Đây là những con số do chính Ủy Ban Nhân Dân ở hai tỉnh trên công bố. Thiết nghĩ, con số thực sự chắc phải cao hơn nhiều và theo như dự kiến của hai công trình khai thác trên, con số công nhân TC sẽ đạt đến 10.000 người cho mỗi nơi như trong dự án đã ghi. 

Có nhiều câu hỏi được đặt ra cho tình trạng nhân sự TC ở hai địa điểm trên là, tại sao họ có mặt 10 năm qua mà vẫn chưa hoàn tất việc chuẩn bị hoàn tất việc khai thác cho cơ xưởng, giải quyết các vụ đuổi nhà, chiếm cứ các vườn trồng cây công nghiệp của dân như trà, cà phê, cao su v.v... mà chỉ lo xây dựng láng trại và nhà ở cho công nhân và chuyên viên cùng những dịch vụ sinh hoạt khác như giải trí riêng biệt và cách ly hoàn toàn với thế giới bên ngoài bằng hàng rào được thiết lập chung quanh? 

Đây là một tiến độ công trình rất chậm so với số lượng nhân công hiện có và thời gian thi công. Và điều nầy đang làm ngạc nhiên cho những nhà quan sát có kinh nghiệm về hoạt động công trường. 

Từ đó, câu hỏi khác được đặt ra là, họ có thực tâm đến đây để khai thác quặng mỏ bauxite hay không? 

Hay là họ có những dự tính thâm độc nào khác mà việc khai thác quặng mỏ bauxite chỉ là Diện để chứng minh sự có mặt của họ, và trọng tâm chính của họ là Điểm, là khai thác một công trình bí mật nào khác? 

Kể từ 2014 trở đi, hàng năm, tại hai dự án nầy, CSVN đều khai lỗ hang chục triệu Mỹ kim mà vẫn tiếp tục khai thác và chấp nhận sự hiện diện của hàng chục ngàn nhân công, hay quân nhân (?) TC… tiếp tục chiếm đóng, và tiếp tục “sản xuất”… trên 3.000 “đứa con lai” tại hai nơi nầy. 

Để trả lời và khơi mở một số nghi vấn trên, cũng như qua đề tựa của bài viết, người viết xin lần lượt tạo dựng ra nhiều giả thuyết qua các tin tức có được để từ đó chứng minh sự hiện diện và hành động của TC trên mảnh đất quê hương Việt Nam. 

1. Việc khai thác quặng mỏ Uranium 

Cao nguyên Trung phần Việt Nam là một phần của cao nguyên Bolloven. Nơi sau nầy là một vùng đất bazan, chuyển hoá từ phún xuất thạch của núi lửa hàng triệu năm qua. Do đó, hàm lượng phóng xạ của vùng đất nầy rất cao so với các vùng đất tự nhiên khác. Và sác xuất có quặng mỏ Uranium cũng rất cao. 

Để có khái niệm về việc khai thác quặng mỏ Uranium, sau đây là quy trình sơ lược dựa theo các nguyên tắc căn bản đang được sử dụng trên thế giới. Thông thường quặng Uranium có được là do sự phối hợp của hai chất đồng vị (isotope) Uranium: Uranium235 và Uranium238. U238 được xem như là đồng vị nặng vì có số NEUTRON nhiều hơn U235. Chính U235 mới đích thực là tác nhân tạo ra nguồn năng lượng cho nhân loại và thông thường có trữ lượng trong hỗn hợp quặng mỏ là 0,7% mà thôi. Việc khai thác gồm: 

- Quặng Uranium trong thiên nhiên cần phải được tách rời hai đồng vị 238 và 235; 

- Sau đó Uranium 235 sẽ được tinh luyện (enrich) để đạt được nồng độ Uranium cần thiết để ứng dụng trong nhiều mục tiêu khác nhau. 

Việc tinh luyện Uranium gồm 3 phương pháp: ly tâm, khuếch tán vật lý, và dùng tia laser. Các quốc gia như Pakistan, Ấn Độ, Bắc Triều Tiên hay Iran vẫn còn đang áp dụng phương pháp cổ điển là ly tâm. Trong lúc đó, ở các quốc gia phát triển khác như Hoa Kỳ và Tây Âu, hai phương pháp sau được dùng đến vì có hiệu quả và năng suất cao hơn. Muốn chế tạo ra bom nguyên tử, ít nhất, nồng độ của Uranium cần phải đạt được là 80%. Đối với các nồng độ thấp hơn, tuỳ thuộc vào những ứng dụng khác nhau trong việc dùng trong các nhà máy phát điện nguyên tử hay các hệ thống an toàn trong một số dịch vụ thật chính xác trong quy trình sản xuất mà con người không đủ khả năng để điều chỉnh bằng tay hay mắt được. 

2. Trung Tâm Nguyên Tử Lực Cuộc 

Đây là một trung tâm nghiên cứu về nguyên tử và phóng xạ được người Pháp xây dựng từ giữa thập niên 50 ở thế kỷ trước. Hiện nay, Trung Tâm vẫn còn hoạt động. CSVN dùng Trung tâm nầy để sản xuất các dụng cụ, hệ thống sensor để kiểm soát hay vận hành những khu vực hiểm yếu trong các công nghệ mhư khai thác mỏ than, hay các thiết bị kiểm soát trên tàu bè, cũng như trong các lãnh vực kiểm soát các valve an toàn về áp suất hay nhiệt độ, hoặc điều chỉnh một cách chính xác việc thay đổi điều kiện trong các quy trình sản xuất. Quan trọng hơn cả là việc ứng dụng vào các valve an toàn khi có vấn đề cấp bách trong vận hành để hạn chế hay tránh tai nạn. Hiện tại, Việt Nam đang nhập cảng nguyên liệu phóng xạ từ nước ngoài. 

Câu hỏi được đặt ra nơi đây là:  Tại sao người Pháp cho lắp đặt Trung Tâm nầy tại Đà Lạt vào thời điểm trên, trong khi quốc lộ 20 nối liền Sài Gòn và Đà Lạt chỉ là một con lộ thô sơ, chưa được tráng nhựa đẩy đủ?  Phải có điều gì bí ẩn khiến cho họ thành lập Trung Tâm nầy? 

Để trả lời hai câu hỏi trên, phải chăng là họ muốn xây dựng Trung Tâm gần nơi vùng có phóng xạ để nghiên cứu, thăm dò, và khai thác nguồn nguyên liệu phóng xạ tại chỗ? 

Ngược dòng lịch sử, trong giai đoạn chiếm đóng ngắn ngũi của Nhật Bổn vào thế chiến thứ hai vào những năm 1941, 42, 43…, họ cũng đã gởi nhiều phái đoàn địa chất để thăm dò vùng nầy. Và trong thời gian chiến tranh Mỹ-Việt, nhiều phái đoàn nghiên cứu của Hoa Kỳ cũng đi lại thường xuyên trên vùng Bolloven nầy. Thêm một nguồn tin từ một niên trưởng giáo sư hiện ở Phoenix, vào cuối năm 1944, một chiếc tàu Nhật trên đường từ Việt Nam trở về Nhật bị quân đội Đồng minh đánh chìm vì bị nghi có chở một số mẫu quặng mỏ Uranium lầy từ Cao nguyên Trung phần. Nhưng tất cả đều được giữ bí mật. Không có một báo cáo khoa học nào công bố về vấn đề trên hay cho biết vùng đất nghiên cứu có chứa nguồn nguyên liệu phóng xạ Uranium hay không? 

3. Giả thuyết về sự hiện diện của TC trong vùng Cao nguyên Trung phần 

Ngày 21 tháng 4 năm 2009, tại Công ty NWT Uranium Corp. ở Toronto, Canada, Ông Chủ tịch Tổng Giám Đốc John Lynch đã công bố bản tin sau khi họp với đối tác là Việt Nam rằng, Công ty đã đồng ý trên nguyên tắc về việc chia sẻ, khai triển và khai thác quặng mỏ Uranium ở Việt Nam. Quả thật đây là một chỉ dấu cho thấy giả thuyết có nguồn nguyên liệu phóng xạ ở cao nguyên Trung phần Việt Nam là có thật. Chính nhờ đó mới có những giao kết thăm dò và khai thác giữa Việt Nam với các đối tác khác. 

Và TC, đã nắm bắt cũng như biết nguồn nguyên liệu nầy, vì vậy cho nên mới thực hiện dự án khai thác quặng mỏ bauxite để đánh lạc hướng thế giới thêm một lần nữa. 

Theo ước tính sơ khởi của công ty NWT thì cao nguyên có trữ lượng là 210 ngàn tấn quặng oxid uranium (U3O8) với nồng độ trung bình là 0,06%. Và ở một tài liệu khác cho biết hàm lượng quặng mỏ oxid uranium ở mỏ than Nông Sơn, Quảng Ngãi là 8.000 tấn quặng và có cùng một nồng độ trung bình với oxid uranium ở Cao nguyên. 

Qua hai thông tin trên, một lần nữa có thể cho chúng ta có một kết luận một cách xác tín là với mức độ quan trọng về nguồn nguyên liệu nầy khiến cho nhiều quốc gia như Pháp, Nhật, và Hoa Kỳ đã biết trước nhưng không công bố mà thôi vì điều kiện an ninh của Việt Nam trong thời chiến lúc bấy giờ không cho phép. 

Và ngày hôm nay, TC đã biết và thay vì đến Việt Nam để khai thác nguồn nguyên liệu quý giá về phương diện quốc phòng nầy, họ đã đánh lận con đen để nói tráo qua việc khai thác quặng mỏ Bauxite. 

Với hàm lượng oxid uranium kể trên, có thể ly trích và khai thác được hàng trăm Kg Uranium có nồng độc cao có thể ứng dụng vào trong kỹ nghệ quốc phòng và quân sự. 

Thêm nữa có hai chi tiết sau đây để củng cố giả thuyết về việc TC đang bí mật chuẩn bị việc khai thác quặng mỏ Uranium: 

- Mỏ than Nông Sơn đã được VNCH khai thác từ năm 1961, và vẫn được vận hành từ đó đến nay, và hoàn toàn không có tai nạn nào xảy ra ở đây. TC với tư cách nào và với lý do gì đã đem trên 200 chuyên viên vào nơi đây từ năm 2009? 

- Một phần cao nguyên Bolloven nằm trên địa phận Lào đã được TC thuê mướn trong vòng 50 năm? 

Hai chỉ dấu sau nầy chính là cái chìa khóa để mở toang cánh cửa bí mật giữa CSVN và TC trong việc khai thác quặng mỏ Bauxite ở Cao nguyên Trung phần Việt Nam. Việc khai thác nầy chỉ là Diện để che mắt thế giới, và Điểm chính là việc tìm kiếm, khai thác, ly trích và tinh luyện chất phóng xạ Uranium 235 để làm tăng lợi khí“cường quốc” của Hán tộc. 

Và đây mới là điểm then chốt của tham vọng quyền lực của TC với sự đồng thuận của đảng cộng sản Việt Nam. 

4. Ảnh hưởng của việc khai thác quặng mỏ Uranium 

Đứng về mặt môi trường, quy trình khai thác quặng mỏ Uranium tương đối phát thải phế thải ít hơn và dễ bảo quản cũng như kiểm soát hơn việc khai thác bauxite. Tuy hai công trình đều đem đến sự hủy diệt thảm thực vật ở miền Cao nguyên nầy, nhưng đứng về hiệu quả kinh tế, phát triển quốc gia, cũng như quốc phòng, việc khai thác Uranium chiếm nhiều ưu thế hơn cả. 

Thêm một điểm cần lưu ý là, một khi Việt Nam chủ động và làm chủ được nguồn nguyện liệu quan trọng và hiếm quý nầy, vị trí của Việt Nam trên thương trường quốc tế sẽ được bảo đảm cũng như tư thế chính trị cũng sẽ được nâng cao vì nguyên liệu nầy sẽ là một yếu tố quyết định trong các mặc cả trong nhiều lãnh vực nhất là quốc phòng đối với những quốc gia khác trên thế giới. Kinh nghiệm Bắc Hàn, một quốc gia nghèo đói, nhưng vì có “nguyên tử và hạt nhân” cho nên làm cho thế giới …kiên dè! 

5. Thay lời kết 

Qua những nhận định vừa nêu trên, giả thuyết về việc khai thác quặng mỏ Uranium ở Cao nguyên Trung phần và ở Nông Sơn có tính xác tín rất cao. Và giả thuyết nầy lại là một lý giải cho sự hiện diện của những người lính dưới dạng công nhân ở hai nơi nầy. 

Nếu suy nghĩ trên trở thành hiện thực, người Việt quốc gia ở quốc nội và hải ngoại phải làm gì trước những diễn biến đang xảy ra trên quê hương? 

Một điều không thể chối cải được là tiến trình Hán hóa Việt Nam của TC đã thể hiện rất rõ ràng. Đây là một tiến trình tiệm tiến giống như trường hợp của Tân Cương và Tây Tạng. Ngay sau khi chiếm đóng Trung Hoa lục địa, và nhất là lợi dụng tình trạng còn lỏng lẻo của Hội Quốc liên, tiền thân của Liên Hiệp quốc thời bấy giờ (1949), Mao Trạch Đông vội vàng chiếm đóng quốc gia Tây Turquistan và đổi tên thành Tân Cương, cũng như chiếm Tây Tạng vào năm 1959. Tiếp theo sau, chính sách Hán hóa bắt đầu thực hiện bằng cách cho người Hán nhập cư vào hai nơi nầy để rồi lần lần đồng hóa bằng những cuộc hôn nhân dị chủng. Hồ Cẩm Đào, và Tập Cận Bình ngày nay vẫn tiếp tục chương trình trên và kết quả hiện tại là dân Tây Tạng trở thành thiểu số trên chính quê hương mình, và dân Tân Cương chỉ còn chiếm 42% trên tổng số cư dân tại nơi đây. 

Qua hai diễn biến lịch sử kể trên, Việt Nam chắc chắn sẽ nằm trong “tầm bắn” của TC trong chính sách nầy trong một tương lai không xa. Hẳn chúng ta còn nhớ, vào những tháng cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa, hai món hàng dầu hỏa và quặng mỏ Uranium ở Cao nguyên đã được chính quyền thời bấy giờ mặc cả với nhiều quốc gia đối trọng khác nhau ngõ hầu cứu vãn miền Nam, nhưng bị thất bại. Và ngày hôm nay, nguy cơ nguồn nguyên liệu quốc phòng nầy sẽ lọt vào tay TC rất cao. 

Chính vì thế, một trong những việc làm cấp bách hôm nay là phải cảnh báo cho thế giới biết rõ âm mưu của TC về việc khai thác quặng mỏ Uranium ở Cao nguyên và Nông Sơn, để từ đó mượn áp lực chính trị và kinh tế của thế giới để đình chỉ việc khai thác trên. Nếu không, TC, một khi làm chủ được nguồn nguyên liệu nầy sẽ mọc “thêm râu thêm cánh” và ngang nhiên tung hoành như đi vào chỗ không người. Tinh thần Hán tộc cực đoan và chủ nghĩa bành trướng của TC càng được đẩy mạnh thêm lên qua quyển Tân Biên Sử mới của TC mà biên giới gồm thâu cả vùng Đông Nam Á, Miến Điện, Mã Lai, Nam Dương, Phi Luật Tân, Nam Bắc Hàn v.v... Bằng bất cứ giá nào, người Việt khắp nơi sẽ không để nguồn nguyên liệu nầy lọt vào tay TC. Nếu không, Việt Nam sẽ biến thành một vùng tranh chấp quốc tế và thảm họa sẽ khó lường trong tương lai một khi đã có tranh chấp. 

Việc liên kết với các quốc gia ASEAN trong giai đoạn nầy để tạo hậu thuẫn trong các cuộc tranh chấp với TC là một trong những điềi kiện tối cần thiết trong lúc nầy. Cũng cần phải nói thêm là việc kết đoàn với Ấn Độ, một đối lực ngang ngữa với TC cũng là việc nên làm. Ấn Độ cũng vừa có một quyết định sáng suốt trước hiễm hoại TC là chấm dứt hợp đồng xây dựng đường ống dẫn dầu khí xuyên qua Ấn Độ, Miến Điện và Vân Nam (TC). Đây là bước ngăn chặn có hiệu quả nhất trước sự bành trướng của TC. 

Sự kết đoàn giữa quốc nội và hải ngoại, giữa Việt Nam và quốc tế rất cần thiết trong lúc nầy hơn bao giờ hết vì chính đảng Cộng sản Bắc Việt đã bất lực một khi để sự việc kể trên xảy ra cho đất nước trong lúc họ có khả ngăn chặn từ lúc đầu. 

Lịch sử Việt Nam sẽ không quên tội ác kể trên của CSVN, thái thú biết nói tiếng Việt của Trung Cộng. 

Mai Thanh Truyết - Hội Bảo vệ Môi trường Việt Nam - VEPS 


______________________________________

Ghi chú: Theo báo Thanh Niên ngày 6/8/2009, ông Trần Xuân Hương, Bộ trưởng Bộ Môi trường & Tài nguyên lúc đó công bố ngày 4 tháng 8 là Việt Nam quyết định thăm dò và khai thác quặng mỏ Uranium ở Nông Sơn, ước lượng có trữ lượng 8.000 tấn quặng oxid uranium U3O8. Việc khai thác nầy chia làm hai đợt cho đến 2020. Đối với một số địa điểm khác, ông cũng có nêu tên tỉnh Lâm Đồng nhưng không nói cụ thể như trường hợp Nông Sơn cũng như tên Đắk Nông cũng không được nhắc tới. Phải chăng đây là hai vị trí cấm kỵ và nhạy cảm vì còn nằm dưới chiêu bài khai thác quặng mỏ bauxite của TC? 

Và ông cũng cho biết là đã ký Biên bản ghi nhớ (Memorendum of Understanding) với Ấn Độ trong việc nghiên cứu và định hướng về công nghệ áp dụng cho việc khai thác quặng mỏ Uranium trên.