Sunday, March 1, 2015
VIDEO - LỄ PHÁT TANG "CHUẨN TƯỚNG LÝ TÒNG BÁ"
LỄ PHÁT TANG "CHUẨN TƯỚNG LÝ TÒNG BÁ" TẠI NHÀ QUÀN
PEEK FAMILY HOME,7801 BOLSA AVE, WESTMINSTER ,
CA 92683 MARCH 01.2015.
Nữ sinh la hét cầu cứu, xe tải vẫn cán chết...
(Baodatviet) - Trong vụ tai nạn khiến nữ sinh tử vong, mặc dù nạn nhân la hét cầu cứu nhưng tài xế xe tải vẫn tiếp tục di chuyển.
Chiều 1/3, xe tải biển kiểm soát Hà Nội chở đất tới nút giao Nguyễn Cơ Thạch - Hồ Tùng Mậu (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) có va chạm với một cô gái đi xe đạp điện.
Thời điểm này, một thiếu nữ rất trẻ mặc áo trắng, đi xe đạp điện hướng từ Cầu Giấy tới Cầu Diễn. Cùng lúc, chiếc xe tải chở đất mang BKS 30U-0517 cũng di chuyển cùng chiều.
Đến ngõ 136 đường Hồ Tùng Mậu, chiếc xe chở đất bất ngờ rẽ phải vào với tốc độ nhanh và va chạm với xe đạp điện do cô gái điều khiển, cuốn cả chiếc xe đạp điện và người vào gầm.
Hiện trường vụ tai nạn nữ sinh viên chết thảm dưới bánh xe tải chở đất |
Theo lời một nhân chứng, do chạm mạnh, cô gái ngã xuống đường. Nạn nhân la hét, cầu cứu nhưng người điều khiển xe tải vẫn tiếp tục di chuyển khoảng 10 m mới chịu dừng.
Sau khi xuống xe, tài xế rời khỏi hiện trường. Khi một số người có mặt, nạn nhân đã tắt thở.
Tại hiện trường, chiếc xe đạp điện màu đỏ của nạn nhân vẫn mắc kẹt dưới gầm xe tải. Ngay sau đó, lực lượng công an cũng có mặt để kiểm tra hiện trường và đưa thi thể nạn nhân đi.
Danh tính nạn nhân được xác định Trần Thị Thanh Hằng (22 tuổi), sinh viên năm cuối một trường đại học ở Hà Nội.
Được biết, chiếc xe tải trong vụ tai nạn đang chở đất cho một công trình tổ hợp căn hộ trong ngõ 136 đường Hồ Tùng Mậu, quận Nam Từ Liêm. Hiện nguyên nhân vụ tai nạn khiến nữ sinh viên chết thảm đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ.
Thu Hoa (Tổng hợp)
Cảnh sát Hồng Kông xịt hơi cay, bắt giữ người biểu tình
HỒNG KÔNG (AFP) - Cảnh sát Hồng Kông xịt hơi cay và bắt giữ 33 người trong các cuộc đụng độ trên đường phố nơi này hôm Chủ Nhật, sau khi người dân nơi đây biểu tình phản đối việc gia tăng số người từ lục địa Trung Quốc kéo đến nơi này.
Cảnh sát Hồng Kông bắt một người biểu tình. (Hình: AP Photo/Vincent Yu)
Người dân Hồng Kông ngày càng giận dữ hơn trước việc người dân lục địa ồ ạt kéo đến để thu mua hàng hóa đưa về Trung Quốc, gây cản trở đời sống người dân địa phương và làm tắc nghẽn hệ thống vận chuyển công cộng.
Những người dân lục địa thường dùng xe điện để vào Hồng Kông và thu mua đủ mọi thứ từ iPad cho tới sữa bột trẻ em, lợi dụng việc có nhiều mặt hàng tốt, giá rẻ ở nơi này, nhưng cũng tạo ra sự thiếu hụt hàng hóa cho dân địa phương.
Các cuộc xô xát với nhóm biểu tình thân Trung Quốc đã diễn ra tại khu thương mại Yuen Long, sát biên giới Trung Quốc, khiến cảnh sát phải giải tán đám đông.
Cảnh sát Hồng Kông nói rằng nhiều người biểu tình sau đó kéo sang các con đường cạnh đó, làm cản trở lưu thông và sự làm ăn của các cửa hàng nên họ phải dùng hơi cay và dùi cui nhằm “ngăn chặn các hành vi bạo động” và bắt giữ những người liên hệ.
Một bản thông cáo của cảnh sát cho hay họ bắt giữ 33 người, gồm 31 nam và 2 nữ, tuổi từ 13 tới 74.
Trước đó trong tuần, giới lãnh đạo Hồng Kông nói rằng đang tính tới việc giới hạn số du khách từ lục địa vào Hồng Kông, sau khi có than phiền của dân chúng nơi này. (V.Giang)
Cảnh sát Hồng Kông bắt một người biểu tình. (Hình: AP Photo/Vincent Yu)
Người dân Hồng Kông ngày càng giận dữ hơn trước việc người dân lục địa ồ ạt kéo đến để thu mua hàng hóa đưa về Trung Quốc, gây cản trở đời sống người dân địa phương và làm tắc nghẽn hệ thống vận chuyển công cộng.
Những người dân lục địa thường dùng xe điện để vào Hồng Kông và thu mua đủ mọi thứ từ iPad cho tới sữa bột trẻ em, lợi dụng việc có nhiều mặt hàng tốt, giá rẻ ở nơi này, nhưng cũng tạo ra sự thiếu hụt hàng hóa cho dân địa phương.
Các cuộc xô xát với nhóm biểu tình thân Trung Quốc đã diễn ra tại khu thương mại Yuen Long, sát biên giới Trung Quốc, khiến cảnh sát phải giải tán đám đông.
Cảnh sát Hồng Kông nói rằng nhiều người biểu tình sau đó kéo sang các con đường cạnh đó, làm cản trở lưu thông và sự làm ăn của các cửa hàng nên họ phải dùng hơi cay và dùi cui nhằm “ngăn chặn các hành vi bạo động” và bắt giữ những người liên hệ.
Một bản thông cáo của cảnh sát cho hay họ bắt giữ 33 người, gồm 31 nam và 2 nữ, tuổi từ 13 tới 74.
Trước đó trong tuần, giới lãnh đạo Hồng Kông nói rằng đang tính tới việc giới hạn số du khách từ lục địa vào Hồng Kông, sau khi có than phiền của dân chúng nơi này. (V.Giang)
Mua vé đi máy bay nhưng phải ngồi xe buýt
HÀ NỘI 1-3 (NV) .- Trừ Nội Bài, các phi trường còn lại ở miền Bắc Việt Nam đều chưa có hệ thống tự động hướng dẫn cất và hạ cánh. Đó là lý do mua vé đi máy bay nhưng phải ngồi xe buýt.
Do thiếu hệ thống tự động hướng dẫn cất và hạ cánh, chỉ cần trời có sương mù hay mưa phùn là nhiều phi trường tại Việt Nam tê liệt. (Hình: TBKTSG)
Do “thời tiết xấu”, cuối tuần qua, các chuyến bay đến phi trường Cát Bi ở Hải Phòng đã phải đổi hướng, đáp xuống phi trường Nội Bài ở Hà Nội và hành khách được xe buýt chở về Hải Phòng.
Những hành khách có chuyến bay từ Cát Bi đi các nơi khác thì được xe buýt chở đến phi trường Nội Bài rồi mới lên phi cơ tại đó.
Miền Bắc Việt Nam đang trong mùa Đông. Chỉ cần trời có sương mù và mưa phùn, tầm nhìn của phi công bị hạn chế là các hãng hàng không đổi giờ cất cánh, hủy các chuyến bay, hoặc thả hành khách xuống phi trường Nội Bài, rồi bảo hành khách lên xe buýt chở họ tới điểm đến. Hay bảo khách lên xe buýt, chở hành khách đến phi trường Nội Bài rồi mới cho họ lên phi cơ!
Lý do khiến sương mù và mưa phùn có thể làm xáo trộn hoạt động trong lĩnh vực hang không tại Việt Nam là vì trừ phi trường Nội Bài, các phi trường còn lại ở miền Bắc Việt Nam đều không có hệ thống tự động hướng dẫn cất và hạ cánh.
Riêng trong tháng này đã có hai đợt khách mua vé máy bay nhưng phải đi xe buýt. Hồi giữa tháng 2, trước Tết âm lịch vài ngày, hàng loạt chuyến bay của nhiều hãng hàng không từ Sài Gòn đến Thanh Hóa và Hải Phòng, hoặc ngược lại đã bị hủy do thời tiết xấu.
Lúc đó, đại diện các hãng hàng không như: Vietnam Airlines, Jetstar Pacific, VietJet Air cho biết, lý do những hãng này đồng loạt hủy các chuyến bay từ Sài Gòn đến Thanh Hóa và Hải Phòng hoặc ngược lại vì khu vực phi trường Thanh Hóa và Hải Phòng có sương mù, không bảo đảm an toàn cho việc cất cánh hay hạ cánh.
Nhiều hành khách kể rằng, họ đã lên phi cơ để từ Sài Gòn bay đến Thanh Hóa, Hải Phòng hoặc ngược lại nhưng sau đó tất cả được đề nghị rời khỏi phi cơ.
Đối với những hành khách có chuyến bay từ Sài Gòn đến Thanh Hóa, Hải Phòng và muốn rời Sài Gòn ngay trong ngày “thời tiết xấu”, các hãng hàng không chỉ hứa sẽ sắp xếp cho họ lên những phi cơ bay từ Sài Gòn đến Hà Nội rồi họ phải tự tìm phương tiện về Thanh Hóa hay Hải Phòng. Nếu không chấp nhận giải pháp đó, họ sẽ phải chờ cho đến khi thời tiết đủ tốt để bay thẳng từ Sài Gòn đến Thanh Hóa hay Hải Phòng.
Đáng chú ý là trong khi nhiều phi trường tại Việt Nam thiếu hệ thống tự động hướng dẫn cất và hạ cánh để duy trì sự ổn định và an toàn cho hoạt động trong lĩnh vực hàng không thì Bộ Giao thông – Vận tải CSVN lại nằng nặc xin chi 18.7 tỉ Mỹ kim để thực hiện dự án xây dựng phi trường Long Thành.
Sau khi dự án này bị nhiều giới phản đối vì tính khả thi thấp, chi phí quá cao trong bối cảnh ngân sách eo hẹp, nợ nần chồng chất, Bộ Giao thông – Vận tải CSVN mới vừa “tính toán lại” và chi phí đầu tư cho phi trường Long Thành đã được bớt đi… 2.9 tỉ Mỹ kim, với lý do mức độ chính xác của các tính toán trước đó “chưa cao”. (G.Đ.)
03-01-2015 9:42:40 AM
Do thiếu hệ thống tự động hướng dẫn cất và hạ cánh, chỉ cần trời có sương mù hay mưa phùn là nhiều phi trường tại Việt Nam tê liệt. (Hình: TBKTSG)
Do “thời tiết xấu”, cuối tuần qua, các chuyến bay đến phi trường Cát Bi ở Hải Phòng đã phải đổi hướng, đáp xuống phi trường Nội Bài ở Hà Nội và hành khách được xe buýt chở về Hải Phòng.
Những hành khách có chuyến bay từ Cát Bi đi các nơi khác thì được xe buýt chở đến phi trường Nội Bài rồi mới lên phi cơ tại đó.
Miền Bắc Việt Nam đang trong mùa Đông. Chỉ cần trời có sương mù và mưa phùn, tầm nhìn của phi công bị hạn chế là các hãng hàng không đổi giờ cất cánh, hủy các chuyến bay, hoặc thả hành khách xuống phi trường Nội Bài, rồi bảo hành khách lên xe buýt chở họ tới điểm đến. Hay bảo khách lên xe buýt, chở hành khách đến phi trường Nội Bài rồi mới cho họ lên phi cơ!
Lý do khiến sương mù và mưa phùn có thể làm xáo trộn hoạt động trong lĩnh vực hang không tại Việt Nam là vì trừ phi trường Nội Bài, các phi trường còn lại ở miền Bắc Việt Nam đều không có hệ thống tự động hướng dẫn cất và hạ cánh.
Riêng trong tháng này đã có hai đợt khách mua vé máy bay nhưng phải đi xe buýt. Hồi giữa tháng 2, trước Tết âm lịch vài ngày, hàng loạt chuyến bay của nhiều hãng hàng không từ Sài Gòn đến Thanh Hóa và Hải Phòng, hoặc ngược lại đã bị hủy do thời tiết xấu.
Lúc đó, đại diện các hãng hàng không như: Vietnam Airlines, Jetstar Pacific, VietJet Air cho biết, lý do những hãng này đồng loạt hủy các chuyến bay từ Sài Gòn đến Thanh Hóa và Hải Phòng hoặc ngược lại vì khu vực phi trường Thanh Hóa và Hải Phòng có sương mù, không bảo đảm an toàn cho việc cất cánh hay hạ cánh.
Nhiều hành khách kể rằng, họ đã lên phi cơ để từ Sài Gòn bay đến Thanh Hóa, Hải Phòng hoặc ngược lại nhưng sau đó tất cả được đề nghị rời khỏi phi cơ.
Đối với những hành khách có chuyến bay từ Sài Gòn đến Thanh Hóa, Hải Phòng và muốn rời Sài Gòn ngay trong ngày “thời tiết xấu”, các hãng hàng không chỉ hứa sẽ sắp xếp cho họ lên những phi cơ bay từ Sài Gòn đến Hà Nội rồi họ phải tự tìm phương tiện về Thanh Hóa hay Hải Phòng. Nếu không chấp nhận giải pháp đó, họ sẽ phải chờ cho đến khi thời tiết đủ tốt để bay thẳng từ Sài Gòn đến Thanh Hóa hay Hải Phòng.
Đáng chú ý là trong khi nhiều phi trường tại Việt Nam thiếu hệ thống tự động hướng dẫn cất và hạ cánh để duy trì sự ổn định và an toàn cho hoạt động trong lĩnh vực hàng không thì Bộ Giao thông – Vận tải CSVN lại nằng nặc xin chi 18.7 tỉ Mỹ kim để thực hiện dự án xây dựng phi trường Long Thành.
Sau khi dự án này bị nhiều giới phản đối vì tính khả thi thấp, chi phí quá cao trong bối cảnh ngân sách eo hẹp, nợ nần chồng chất, Bộ Giao thông – Vận tải CSVN mới vừa “tính toán lại” và chi phí đầu tư cho phi trường Long Thành đã được bớt đi… 2.9 tỉ Mỹ kim, với lý do mức độ chính xác của các tính toán trước đó “chưa cao”. (G.Đ.)
03-01-2015 9:42:40 AM
Việt Nam có thể quốc hữu hóa thêm hai ngân hàng thương mại
SÀI GÒN 1-3 (NV) .- Đó là thông tin của tờ Thời báo Kinh tế Sài Gòn sau khi phóng viên của tờ này trao đổi với một viên chức là lãnh đạo Ngân hang Nhà nước.
Ocean Bank – một trong hai ngân hàng thương mại mà Ngân hang Nhà nước Việt Nam dự trù “quốc hữu hóa”. (Hình: TBKTSG)
Hồi đầu tháng hai, thay vì để Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB) phá sản, Ngân hàng Nhà nước tuyên bố mua lại VNCB với giá 0 đồng/cổ phần.
Trước đó, vào hạ tuần tháng 7 và thượng tuần tháng 8 năm ngoái, công an CSVN từng bắt giữ các ông Phạm Công Danh - Chủ tịch Hội đồng Quản trị của VNCB, ông Mai Hữu Khương thành viên Hội đồng Quản trị VNCB, ông Phan Thành Mai cựu Tổng Giám đốc VNCB vì “vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”.
Đến cuối tuần qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết có thể sẽ mua lại “100% cổ phần của hai ngân hàng Ocean Bank và GP Bank” để thực hiện “tái cơ cấu” hệ thống ngân hàng. Từ tháng 10 năm ngoái đến cuối tháng 1 năm nay, công an Việt Nam đã bắt lần lượt ba nhân vật là lãnh đạo Ocean Bank cũng bởi “vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”.
GP Bank thì nằm trong danh sách phải “tái cơ cấu” từ năm 2012 nhưng không ai muốn mua. Tuy chế độ Hà Nội và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không cho biết chi tiết về hiện trạng của hệ thống ngân hàng thương mại song có nhiều dấu hiệu cho thấy hệ thống này vẫn không thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng và có thể sụp đổ theo kiểu dây chuyền.
Người ta phỏng đoán việc quốc hữu hóa (mua lại 100% cổ phần) của các ngân hàng thương mại là một nỗ lực nhằm ngăn chặn sự sụp đổ này.
Năm 2008, Quỹ Tiền Tệ Thế Giới (IMF) từng cảnh báo, sự yếu kém của hệ thống ngân hàng tại Việt Nam là nguy cơ tiềm ẩn cho nền kinh tế. Hoạt động chủ yếu của hệ thống này là rót tiền vào lãnh vực bất động sản. Khi thị trường bất động sản đóng băng, hệ thống này có thể tạo ra khủng hoảng tín dụng.
Cũng thời điểm đó, một số chuyên gia kinh tế khác nhận định, dù được gọi là “cổ phần” song đa số ngân hàng ở Việt Nam đều do nhà cầm quyền CSVN thành lập hoặc cung cấp vốn. Bởi có sự trộn lẫn giữa vốn nhà nước và vốn tư nhân, chuyện kiểm soát việc góp và sử dụng vốn lại lỏng lẻo. Thậm chí có nhiều dấu hiệu đáng ngờ nên “nợ xấu” (nợ không có khả năng thu hồi cả vốn lẫn lãi) đã trở thành một vấn nạn nghiêm trọng.
Các chính sách của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhằm cứu hệ thống ngân hàng được xem là một trong những lý do chính khiến kinh tế Việt Nam tụt dần xuống đáy. Trong 15 năm từ năm 2000 đến nay, Việt Nam đã thực hiện ba đợt “tái cơ cấu” hệ thống ngân hàng vì kinh tế Việt Nam suy thoái và tác động của kinh tế thế giới: 2000 – 2003 (sau khủng hoảng tài chính châu Á), 2005 – 2008 (vì gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới – WTO), 2012 – 2015.
Các đợt “tái cơ cấu” hệ thống ngân hàng bao gồm đóng cửa một số ngân hàng thương mại, cho ngân hàng này mua lại ngân hàng khác, hợp nhất ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn với công ty tài chính cổ phần, chuyển ngân hang thương mại cổ phần nông thôn thành ngân hàng thương mại cổ phần đô thị, sáp nhập các ngân hang thương mại cổ phần vào với nhau.
Tuy nhiên, trong một báo cáo về kết quả khảo sát việc thực hiện tái cơ cấu kinh tế trong đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và hệ thống ngân hàng giai đoạn 2011-2015, Ủy ban Thường vụ Quốc hội CSVN nhận định, ba lần “tái cơ cấu” hệ thống ngân hàng cho thấy, việc quản lý hệ thống ngân hàng không ổn và đó là lý do khiến hệ thống ngân hàng bất ổn, nguy hiểm cho toàn hệ thống.
Tính từ năm 2012 đến hết tháng 8 năm 2014, hệ thống ngân hàng đã giải quyết được 214,000 tỉ “nợ xấu” (những khoản cho vay bị mất cả vốn lẫn lãi) nhưng việc đối phó vẫn bị xem là quá chậm.
Việc để các tổ chức tín dụng tự giải quyết nợ xấu đã làm suy giảm năng lực tài chính, hiệu quả kinh doanh của tổ chức tín dụng. Trong tám tháng đầu năm ngoái, tổng nợ xấu được “xử lý” bằng cách dùng các nguồn “dự phòng rủi ro” lên tới 11,200 tỉ.
Việc thành lập Công ty Quản lý tài sản (VAMC) không đạt hiệu quả mong muốn vì năng lực tài chính có hạn. Tính đến cuối tháng 9 năm ngoái, VAMC đã mua 68,000 tỉ “nợ xấu” nhưng chỉ bán được hơn 1,400 tỉ. (G.Đ.)
Ocean Bank – một trong hai ngân hàng thương mại mà Ngân hang Nhà nước Việt Nam dự trù “quốc hữu hóa”. (Hình: TBKTSG)
Hồi đầu tháng hai, thay vì để Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB) phá sản, Ngân hàng Nhà nước tuyên bố mua lại VNCB với giá 0 đồng/cổ phần.
Trước đó, vào hạ tuần tháng 7 và thượng tuần tháng 8 năm ngoái, công an CSVN từng bắt giữ các ông Phạm Công Danh - Chủ tịch Hội đồng Quản trị của VNCB, ông Mai Hữu Khương thành viên Hội đồng Quản trị VNCB, ông Phan Thành Mai cựu Tổng Giám đốc VNCB vì “vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”.
Đến cuối tuần qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết có thể sẽ mua lại “100% cổ phần của hai ngân hàng Ocean Bank và GP Bank” để thực hiện “tái cơ cấu” hệ thống ngân hàng. Từ tháng 10 năm ngoái đến cuối tháng 1 năm nay, công an Việt Nam đã bắt lần lượt ba nhân vật là lãnh đạo Ocean Bank cũng bởi “vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”.
GP Bank thì nằm trong danh sách phải “tái cơ cấu” từ năm 2012 nhưng không ai muốn mua. Tuy chế độ Hà Nội và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không cho biết chi tiết về hiện trạng của hệ thống ngân hàng thương mại song có nhiều dấu hiệu cho thấy hệ thống này vẫn không thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng và có thể sụp đổ theo kiểu dây chuyền.
Người ta phỏng đoán việc quốc hữu hóa (mua lại 100% cổ phần) của các ngân hàng thương mại là một nỗ lực nhằm ngăn chặn sự sụp đổ này.
Năm 2008, Quỹ Tiền Tệ Thế Giới (IMF) từng cảnh báo, sự yếu kém của hệ thống ngân hàng tại Việt Nam là nguy cơ tiềm ẩn cho nền kinh tế. Hoạt động chủ yếu của hệ thống này là rót tiền vào lãnh vực bất động sản. Khi thị trường bất động sản đóng băng, hệ thống này có thể tạo ra khủng hoảng tín dụng.
Cũng thời điểm đó, một số chuyên gia kinh tế khác nhận định, dù được gọi là “cổ phần” song đa số ngân hàng ở Việt Nam đều do nhà cầm quyền CSVN thành lập hoặc cung cấp vốn. Bởi có sự trộn lẫn giữa vốn nhà nước và vốn tư nhân, chuyện kiểm soát việc góp và sử dụng vốn lại lỏng lẻo. Thậm chí có nhiều dấu hiệu đáng ngờ nên “nợ xấu” (nợ không có khả năng thu hồi cả vốn lẫn lãi) đã trở thành một vấn nạn nghiêm trọng.
Các chính sách của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhằm cứu hệ thống ngân hàng được xem là một trong những lý do chính khiến kinh tế Việt Nam tụt dần xuống đáy. Trong 15 năm từ năm 2000 đến nay, Việt Nam đã thực hiện ba đợt “tái cơ cấu” hệ thống ngân hàng vì kinh tế Việt Nam suy thoái và tác động của kinh tế thế giới: 2000 – 2003 (sau khủng hoảng tài chính châu Á), 2005 – 2008 (vì gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới – WTO), 2012 – 2015.
Các đợt “tái cơ cấu” hệ thống ngân hàng bao gồm đóng cửa một số ngân hàng thương mại, cho ngân hàng này mua lại ngân hàng khác, hợp nhất ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn với công ty tài chính cổ phần, chuyển ngân hang thương mại cổ phần nông thôn thành ngân hàng thương mại cổ phần đô thị, sáp nhập các ngân hang thương mại cổ phần vào với nhau.
Tuy nhiên, trong một báo cáo về kết quả khảo sát việc thực hiện tái cơ cấu kinh tế trong đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và hệ thống ngân hàng giai đoạn 2011-2015, Ủy ban Thường vụ Quốc hội CSVN nhận định, ba lần “tái cơ cấu” hệ thống ngân hàng cho thấy, việc quản lý hệ thống ngân hàng không ổn và đó là lý do khiến hệ thống ngân hàng bất ổn, nguy hiểm cho toàn hệ thống.
Tính từ năm 2012 đến hết tháng 8 năm 2014, hệ thống ngân hàng đã giải quyết được 214,000 tỉ “nợ xấu” (những khoản cho vay bị mất cả vốn lẫn lãi) nhưng việc đối phó vẫn bị xem là quá chậm.
Việc để các tổ chức tín dụng tự giải quyết nợ xấu đã làm suy giảm năng lực tài chính, hiệu quả kinh doanh của tổ chức tín dụng. Trong tám tháng đầu năm ngoái, tổng nợ xấu được “xử lý” bằng cách dùng các nguồn “dự phòng rủi ro” lên tới 11,200 tỉ.
Việc thành lập Công ty Quản lý tài sản (VAMC) không đạt hiệu quả mong muốn vì năng lực tài chính có hạn. Tính đến cuối tháng 9 năm ngoái, VAMC đã mua 68,000 tỉ “nợ xấu” nhưng chỉ bán được hơn 1,400 tỉ. (G.Đ.)
03-01-2015 9:54:26 AM
Cựu cảnh sát nhận hối lộ dùng luật giang hồ
THEO ZING.VN-10:02 NGÀY 01/03/2015
Từ trong trại tạm giam, cựu công an viết thư chỉ đạo đàn em bắt cóc, thậm chí thủ tiêu nhân chứng và nổ mìn nhà riêng của điều tra viên thụ lý vụ án.
Cuối tháng 1, TAND tỉnh Hòa Bình tuyên án ông trùm ma túy Vũ Ngọc Sơn mức án tử hình. 34 bị cáo khác liên quan đến đường dây này cũng bị đưa ra xét xử.
Do có liên quan đến đường dây ma túy của Sơn, mới đây VKSND tối cao hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Nguyễn Viết Hòa cùng đồng phạm tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, Vu khống…
"Món quà" 2 tỷ đồng của kẻ trốn nã
Theo cáo buộc, tháng 6/2011, do mâu thuẫn mua bán ma túy, Trần Văn Hưng bị Công an tỉnh Thái Nguyên khởi tố tội Giết người; Tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng. Thừa thời cơ, hắn bỏ trốn, ẩn náu trong nhà nhân tình là Đinh Thị Thanh Loan ở TP Ninh Bình.
Thời gian này, Nguyễn Viết Hòa (39 tuổi) và Nguyễn Đức Chinh (29 tuổi) - nguyên cán bộ thuộc phòng Cảnh sát truy nã tội phạm Công an tỉnh Thái Nguyên được giao nhiệm vụ truy bắt Hưng.
Tháng 3/2012, nhờ phối hợp với Công an tỉnh Ninh Bình trong đó có cán bộ Nguyễn Huy Thắng, Hòa và Chinh bắt giữ được Hưng. Bị bắt giữ, kẻ trốn nã ra giá 2 tỷ đồng để xin tha. Hòa đồng ý với điều kiện lo cho Hưng ra đầu thú và làm thủ tục bắt giữ Hưng trên cầu vượt để không ảnh hưởng đến nhân tình của anh ta.
Trước khi rời đi, Hòa còn nhắc nhở Loan làm đúng theo kế hoạch.
Số tiền chiếm đoạt, Hòa rút 100 triệu đồng để vào cốp xe của Thắng nói là quà tặng. Số còn lại, cựu cảnh sát cầm chiếc túi da xách về cơ quan.
Do chiếc túi có mùi hôi, Hòa bỏ tiền ra túi bóng có dòng chữ “Chúc mừng năm mới” để ngụy trang. 3 ngày sau, Hòa chia cho Chinh 150 triệu đồng.
Sự việc bị vỡ lở, Hòa bị bắt tạm giam. Từ trong chốn lao tù, cựu cảnh sát viết thư cho Chinh và Thắng kèm sơ đồ, địa điểm bắt Hưng tại chân cầu vượt nhằm khai báo gian dối. Tuy nhiên, cả bọn khai báo bất nhất.
Đến khi bị khởi tố bắt tạm giam, Thắng và Chinh mới thừa nhận toàn bộ sự việc. Cả hai khai nhận không biết chuyện Hòa lấy tiền của Hưng đồng thời tự nguyện nộp lại số tiền trên để khắc phục hậu quả.
Quá trình điều tra không có căn cứ chứng minh Chinh và Thắng đồng phạm với Hòa hành vi chiếm đoạt tài sản. Nhưng do cả hai cố tình khai báo sai sự thật nên cơ quan điều tra truy tố Nguyễn Đức Chinh tội Che giấu tội phạm.
Xét Nguyễn Huy Thắng phạm tội lần đầu thuộc trường hợp ít nghiêm trọng, bản thân là sỹ quan công an, có nhiều thành tích trong công tác, huân chương chiến sỹ… nên được đình chỉ điều tra miễn trách nhiệm hình sự.
Nguyễn Văn Hưng và hiện trường thanh toán bạn hàng. Ảnh: Công an TP HCM. |
Dọa nổ mìn nhà điều tra viên, thủ tiêu nhân chứng
Không chỉ nhận hối lộ, dựng hiện trường giả, Nguyễn Viết Hòa liên tiếp câu kết với đồng bọn dùng luật giang hồ đe dọa nhân chứng, thậm chí dọa nổ mìn nhà điều tra viên thụ lý vụ án.
Lo sợ Loan sẽ tố cáo việc chiếm đoạt 2 tỷ đồng của Hưng, cựu cảnh sát 39 tuổi tìm mọi cách nhờ vả mối quan hệ bên ngoài để lên kế hoạch bắt cóc, “trừ khử” nhân chứng quan trọng này.
Lợi dụng mối quan hệ thân thiết, từ trại tạm giam, Hòa gửi thư nhờ Phạm Văn Chiến (47 tuổi, ở Hà Nội) đe dọa Loan để người phụ nữ này khai lại theo hướng có lợi cho mình.
Trong thư, Hòa nhấn mạnh: "Nếu Loan không nghe thì thủ tiêu và viết đơn tố cáo sai sự thật nhằm trốn tội".
Nhận lệnh, Hòa liên tục gọi điện đe dọa tính mạng mẹ con chị Loan khiến người phụ nữ này sống trong hoảng loạn, lo sợ. Trước sức ép trên, chị Loan đã cùng con trai buộc phải bỏ nhà.
Mặt khác, Chiến còn nghĩ cách xin số điện thoại của điều tra viên thụ lý vụ án để tìm cách nổ mìn nhà riêng.
Chưa yên tâm, Hòa còn viết thư chỉ đạo Nguyễn Đức Chinh, Hồ Anh Lưu, Hà Huy Hoàng bí mật bắt cóc Loan, tắt hết điện thoại tránh bị nghe lén rồi mang lên giam giữ tại Hà Nội.
Cựu cảnh sát còn bày cách cho đồng bọn phải đối xử tốt với Loan để chị ta viết đơn tố cáo bị điều tra viên bức cung, nhục hình và cho thông cung với Hưng để vu khống làm oan cho Hòa. Nếu Loan chấp nhận sẽ photo mang nhiều bản gửi lãnh đạo cấp cao. Ngược lại, phải thủ tiêu để Loan biến mất mãi mãi. Mặt khác trong trại giam Hòa sẽ tuyệt thục để chống đối.
Nhận được thư, bọn Chinh, Lưu, Hoàng viết đơn tố cáo như Hòa yêu cầu
Ngày 19/1, TAND tỉnh Hòa Bình xử phạt Trần Văn Hưng 27 năm tù về các tội Giết người; Tàng trữ, sử dụng vũ khí quân dụng. Cộng bản án chung thân tội Mua bán trái phép chất ma túy, tổng hợp hình phạt mà bị cáo phải chấp hành là tù chung thân.
Đỗ Mến
'Các yêu sách của Trung Quốc ở biển Đông là quá đáng'
Báo The Guardian dẫn lời Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ James Clapper đã phát biểu trước các Thượng nghị sĩ rằng “điểm nóng” biển Đông ngày càng đáng lo ngại.
Giám đốc Tình báo Mỹ hôm 26-2 cho biết, Trung Quốc đang mở rộng các tiền đồn ở Biển Đông, bao gồm bến đỗ cho tàu thuyền và xây dựng sân bay, một cách “hung hăng” nhằm mở rộng chủ quyền.
Giám đốc Tình báo Quốc gia James Clapper đã phát biểu tại buổi điều trần của Ủy ban Quân vụ Thượng viện về các mối đe dọa trên toàn thế giới. Bình luận của ông nhấn mạnh Mỹ lo ngại hoạt động “xây lấp” trái luật quốc tế của Trung Quốc có thể làm gia tăng căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng trên vùng đảo và rạn san hô mà Bắc Kinh tham vọng chiếm giữ.
Giám đốc Tình báo Mỹ James Clapper phát biểu tại phiên điều trần của Ủy ban Quân vụ Thượng viện ngày 26-2 (Ảnh: AFP)
"Mặc dù Trung Quốc đang tìm kiếm các mối quan hệ ổn định với Mỹ, nhưng nước này vẫn sẵn sàng chấp nhận những căng thẳng song phương và khu vực hòng theo đuổi lợi ích của mình, đặc biệt là về vấn đề chủ quyền biển.”
Ông Clapper mô tả các yêu sách của Trung Quốc thể hiện qua cái gọi là đường chín đoạn, một tranh giới thô với 80% diện tích Biển Đông, là “quá đáng.”
Mỹ không có yêu sách về lãnh thổ trên Biển Đông nhưng có lợi ích quốc gia trong việc giải quyết hòa bình các tranh chấp ở khu vực quan trọng đối với thương mại thế giới.
Dù rất vô lý và không tuân theo luật pháp quốc tế, nhưng Trung Quốc vẫn tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của họ là có cơ sở lịch sử và phản đối những gì mà nước này cho là có sự can thiệp của Mỹ.
Thượng nghị sĩ John McCain, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, đã đưa ra các hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đang mở rộng diện tích đảo Gaven vốn bị Bắc Kinh chiếm đóng bất hợp pháp ở quần đảo Trường Sa trong năm vừa qua.
Một tàu tuần duyên của Trung Quốc gần giàn khoan HD-981 trên Biển Đông, cách bờ biển Việt Nam khoảng 210km (Ảnh: Reuters)
Ông cho biết việc mở rộng đảo của Trung Quốc cho phép nước này triển khai các loại vũ khí, bao gồm vũ khí phòng không và các loại khác.
Ông Clapper cho biết Trung Quốc vẫn còn đang trong giai đoạn xây dựng nên vẫn chưa rõ loại vũ khí hay lực lượng nào mà nước này định triển khai ở đó.
Theo ông Clapper, các hoạt động của Trung Quốc trong 1,5 năm qua, kết hợp với việc đặt giàn khoan trái phép trong khu đặc quyền kinh tế của Việt Nam, là một “xu hướng đáng lo ngại.”
Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế tuần trước cho biết so với các quốc gia liên quan đến vấn đề biển Đông, Trung Quốc là quốc gia bất thường nhất với việc “thay đổi đáng kể kích thước và cấu trúc vật lý của các vùng đất”.
Trung Quốc đã có đội quân và cơ sở hậu cần đồn trú ở Đá Gaven từ năm 2003, nhưng từ năm ngoái, nước này mới bắt đầu xây dựng những công trình quan trọng, với việc xây dựng một đảo nhân tạo mới, diện tích hơn 72.000 m2. Các tòa nhà chính trên hòn đảo mới xuất hiện này có cả tháp phòng không.
Chủ nhật, 01/03/2015, 16:19
Theo An Miên (Pháp luật TP.HCM)
Giám đốc Tình báo Mỹ hôm 26-2 cho biết, Trung Quốc đang mở rộng các tiền đồn ở Biển Đông, bao gồm bến đỗ cho tàu thuyền và xây dựng sân bay, một cách “hung hăng” nhằm mở rộng chủ quyền.
Giám đốc Tình báo Quốc gia James Clapper đã phát biểu tại buổi điều trần của Ủy ban Quân vụ Thượng viện về các mối đe dọa trên toàn thế giới. Bình luận của ông nhấn mạnh Mỹ lo ngại hoạt động “xây lấp” trái luật quốc tế của Trung Quốc có thể làm gia tăng căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng trên vùng đảo và rạn san hô mà Bắc Kinh tham vọng chiếm giữ.
Giám đốc Tình báo Mỹ James Clapper phát biểu tại phiên điều trần của Ủy ban Quân vụ Thượng viện ngày 26-2 (Ảnh: AFP)
"Mặc dù Trung Quốc đang tìm kiếm các mối quan hệ ổn định với Mỹ, nhưng nước này vẫn sẵn sàng chấp nhận những căng thẳng song phương và khu vực hòng theo đuổi lợi ích của mình, đặc biệt là về vấn đề chủ quyền biển.”
Ông Clapper mô tả các yêu sách của Trung Quốc thể hiện qua cái gọi là đường chín đoạn, một tranh giới thô với 80% diện tích Biển Đông, là “quá đáng.”
Mỹ không có yêu sách về lãnh thổ trên Biển Đông nhưng có lợi ích quốc gia trong việc giải quyết hòa bình các tranh chấp ở khu vực quan trọng đối với thương mại thế giới.
Dù rất vô lý và không tuân theo luật pháp quốc tế, nhưng Trung Quốc vẫn tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của họ là có cơ sở lịch sử và phản đối những gì mà nước này cho là có sự can thiệp của Mỹ.
Thượng nghị sĩ John McCain, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, đã đưa ra các hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đang mở rộng diện tích đảo Gaven vốn bị Bắc Kinh chiếm đóng bất hợp pháp ở quần đảo Trường Sa trong năm vừa qua.
Một tàu tuần duyên của Trung Quốc gần giàn khoan HD-981 trên Biển Đông, cách bờ biển Việt Nam khoảng 210km (Ảnh: Reuters)
Ông cho biết việc mở rộng đảo của Trung Quốc cho phép nước này triển khai các loại vũ khí, bao gồm vũ khí phòng không và các loại khác.
Ông Clapper cho biết Trung Quốc vẫn còn đang trong giai đoạn xây dựng nên vẫn chưa rõ loại vũ khí hay lực lượng nào mà nước này định triển khai ở đó.
Theo ông Clapper, các hoạt động của Trung Quốc trong 1,5 năm qua, kết hợp với việc đặt giàn khoan trái phép trong khu đặc quyền kinh tế của Việt Nam, là một “xu hướng đáng lo ngại.”
Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế tuần trước cho biết so với các quốc gia liên quan đến vấn đề biển Đông, Trung Quốc là quốc gia bất thường nhất với việc “thay đổi đáng kể kích thước và cấu trúc vật lý của các vùng đất”.
Trung Quốc đã có đội quân và cơ sở hậu cần đồn trú ở Đá Gaven từ năm 2003, nhưng từ năm ngoái, nước này mới bắt đầu xây dựng những công trình quan trọng, với việc xây dựng một đảo nhân tạo mới, diện tích hơn 72.000 m2. Các tòa nhà chính trên hòn đảo mới xuất hiện này có cả tháp phòng không.
Chủ nhật, 01/03/2015, 16:19
Theo An Miên (Pháp luật TP.HCM)
Ở khách sạn, vợ chồng Việt kiều báo mất tài sản 9.000 USD
Số tài sản mà hai vợ chồng Việt kiều Mỹ trình báo bị mất trộm tại khách sạn thuộc TP Mỹ Tho gồm 1 đồng hồ Rolex (trị giá 3.000 USD) và 6.000 USD tiền mặt.
Khách sạn nơi xảy ra vụ mất trộm của 2 vợ chồng Việt kiều Mỹ - Ảnh: Hoài Thương
Trưa 1-3, thượng tá Đinh Văn Thảnh, trưởng phòng CSĐT tội phạm về TTXH (PC45) Công an tỉnh Tiền Giang, cho biết công an đang điều tra làm rõ một vụ mất trộm 9.000 USD của 2 vợ chồng Việt kiều Mỹ tại một khách sạn thuộc phường 6, TP Mỹ Tho.
Theo thông tin ban đầu của cơ quan công an, ngày 30-1-2015, anh Thới Hoàng Ân (28 tuổi - quốc tịch Mỹ) và vợ là chị Tô Vĩnh Huyền (23 tuổi) cùng về Việt Nam và tạm trú tại phòng 105 ở một khách sạn do ông Bùi Văn Tốt (44 tuổi) làm chủ.
Khách sạn có địa chỉ nằm trên đường Lê Thị Hồng Gấm (thuộc P.6, TP.Mỹ Tho).
Sáng ngày 28-2, khi anh Ân ngủ dậy thì phát hiện bị mất một đồng hồ Rolex trị giá 3.000 USD. Đến trưa 11g cùng ngày, anh Ân đi chơi cùng vợ về lại phòng khách sạn thì phát hiện mất tiếp thêm số tiền 6.000 USD để trong túi xách ở khách sạn.
Tổng số giá trị tài sản của anh Ân bị mất khoảng 200 triệu đồng.
Ngay sau đó anh Ân vội báo cơ quan chức năng. Các đơn vị nghiệp vụ liên quan đến khách sạn tiến hành, khám nghiệm hiện trường và điều tra vụ việc.
Hiện vụ việc đang được PC45 phối hợp với Công an thành phố Mỹ Tho tiếp tục điều tra xác minh làm rõ.
15:40:47 01/03/2015
Theo Tuổi Trẻ
Khách sạn nơi xảy ra vụ mất trộm của 2 vợ chồng Việt kiều Mỹ - Ảnh: Hoài Thương
Trưa 1-3, thượng tá Đinh Văn Thảnh, trưởng phòng CSĐT tội phạm về TTXH (PC45) Công an tỉnh Tiền Giang, cho biết công an đang điều tra làm rõ một vụ mất trộm 9.000 USD của 2 vợ chồng Việt kiều Mỹ tại một khách sạn thuộc phường 6, TP Mỹ Tho.
Theo thông tin ban đầu của cơ quan công an, ngày 30-1-2015, anh Thới Hoàng Ân (28 tuổi - quốc tịch Mỹ) và vợ là chị Tô Vĩnh Huyền (23 tuổi) cùng về Việt Nam và tạm trú tại phòng 105 ở một khách sạn do ông Bùi Văn Tốt (44 tuổi) làm chủ.
Khách sạn có địa chỉ nằm trên đường Lê Thị Hồng Gấm (thuộc P.6, TP.Mỹ Tho).
Sáng ngày 28-2, khi anh Ân ngủ dậy thì phát hiện bị mất một đồng hồ Rolex trị giá 3.000 USD. Đến trưa 11g cùng ngày, anh Ân đi chơi cùng vợ về lại phòng khách sạn thì phát hiện mất tiếp thêm số tiền 6.000 USD để trong túi xách ở khách sạn.
Tổng số giá trị tài sản của anh Ân bị mất khoảng 200 triệu đồng.
Ngay sau đó anh Ân vội báo cơ quan chức năng. Các đơn vị nghiệp vụ liên quan đến khách sạn tiến hành, khám nghiệm hiện trường và điều tra vụ việc.
Hiện vụ việc đang được PC45 phối hợp với Công an thành phố Mỹ Tho tiếp tục điều tra xác minh làm rõ.
15:40:47 01/03/2015
Theo Tuổi Trẻ
Nữ sinh viên chết trong rừng do bị đâm 13 nhát dao
(NLĐO) - Theo kết luận của cơ quan chức năng, nữ sinh viên Trường ĐH Giao thông vận tải TP HCM được phát hiện chết trong rừng tại xã Nhơn Tân, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định là do bị đâm 13 nhát dao.
Chiều 1-3, nguồn tin từ Công an thị xã An Nhơn cho biết đã có kết luận về nguyên nhân dẫn đến cái chết của nạn nhân Phan Thúy Kiều (20 tuổi; ngụ xã Nhơn Lộc, thị xã An Nhơn), nữ sinh viên năm nhất Trường ĐH Giao thông vận tải TP HCM. Theo đó, Kiều tử vong do 13 nhát dao (loại nhỏ) đâm, trong đó có 12 nhát đâm từ phía trước ngực và 1 nhát từ sau lưng.
Cơ quan chức năng thị xã An Nhơn đang khám nghiệm hiện trường
Thi thể nạn nhân Phan Thúy Kiều
Nguồn tin cho biết thêm, nghi can lớn nhất trong vụ trọng án trên được xác định là một thanh niên tên T. (19 tuổi, ngụ xã Nhơn Tân), bạn học cùng lớp thời phổ thông với nạn nhân Kiều. Hiện tại, T. không có mặt ở địa phương nên cơ quan công an đang khẩn trương truy xét T. để làm rõ vụ việc.
Cũng theo nguồn tin, động cơ dẫn đến việc T. ra tay tàn độc với Kiều có thể xuất phát từ mối quan hệ nam nữ. Cụ thể, trong lúc chở Kiều đi chơi, T. định thực hiện ý đồ đen tối nhưng bị Kiều chống cự quyết liệt nên xảy ra mâu thuẫn rồi ra tay giết hại nạn nhân.
Theo gia đình nạn nhân, chiều mùng 7 Tết (25-2), T. gọi điện thoại rủ Kiều đi họp lớp. Sau đó không lâu, T. chạy xe máy đến chở Kiều đi rồi mất tích cho đến khi phát hiện thi thể.
Như Báo Người Lao Động điện tử ngày 28-2 đã thông tin, khoảng 9 giờ cùng ngày, người dân xã Nhơn Tân phát hiện thi thể Kiều nằm úp mặt xuống đất trong rừng cây tại địa phương, đang phân hủy.
Trước tết, Kiều từ TP HCM về quê ăn Tết. Dự kiến, khoảng rằm tháng giêng Kiều sẽ quay lại trường để tiếp tục học thì xảy ra án mạng.
01/03/2015 14:37
Tin-ảnh: A. Tú
Dự án ngàn tỉ phơi mưa nắng
Theo NLĐO-01/03/2015 21:09
Được đầu tư hàng ngàn tỉ đồng nhưng nhiều nhà máy tại Nghệ An và Hà Tĩnh lại rơi vào tình trạng “đắp chiếu” trong nhiều năm, gây lãng phí rất lớn
Nhà máy Xi măng Dầu khí 12/9 (đóng tại xã Hội Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An) được xây dựng từ năm 1996-1997, công suất 90.000 tấn/năm. Do sản phẩm kém chất lượng và phải sử dụng nhiều lao động nên nhà máy này kinh doanh không hiệu quả.
Nguy cơ trở thành đống sắt vụn
Để cứu vãn tình hình, năm 2009, Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) và Công ty Cổ phần Xi măng Dầu khí 12/9 đã hợp tác chuyển đổi dây chuyền sản xuất từ lò đứng sang lò quay, nâng công suất Nhà máy Xi măng Dầu khí 12/9 từ 90.000 tấn lên 550.000 tấn/năm. Tổng mức đầu tư ban đầu của dự án nâng cấp nhà máy là 814 tỉ đồng. Đến tháng 6-2013, khi dự án đã được giải ngân 777 tỉ đồng thì phải dừng xây dựng vì thiếu vốn.
Dự án nâng cấp nhà máy đình trệ nên dây chuyền sản xuất, trang thiết bị, máy móc trị giá hàng trăm tỉ đồng nhập về bị phơi mưa nắng suốt nhiều năm qua. Nhiều hạng mục công trình đã xuống cấp. Theo tính toán của các chuyên gia kinh tế, muốn hoàn thành nhà máy này thì cần phải đầu tư thêm ít nhất 300 tỉ đồng, nâng tổng mức đầu tư của dự án lên đến trên 1.100 tỉ đồng. Số vốn này quá lớn nên khả năng vận hành nhà máy cũng hết sức mờ mịt.
Cũng trong tình trạng hoang phế như trên, dự án Nhà máy Thép Vạn Lợi (Khu Kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh) do Công ty Cổ phần Gang thép Hà Tĩnh làm chủ đầu tư đã bị “đắp chiếu” nhiều năm qua. Dự án được khởi công năm 2008 với công suất 500.000 tấn/năm, tổng mức đầu tư gần 1.500 tỉ đồng. Theo dự kiến, nhà máy đi vào hoạt động năm 2010, giải quyết việc làm cho khoảng 1.200 lao động tại địa phương. Sau 2 năm khởi công, đến cuối năm 2010, dự án này buộc phải dừng thi công do thiếu vốn.
Thiếu vốn nên trang thiết bị đầu tư hàng trăm tỉ đồng tại Nhà máy Xi măng Dầu khí 12/9 phơi mưa nắng nhiều năm qua
Dự án bị ngưng trệ đã hơn 4 năm nên hiện tại, hệ thống nhà điều hành, trang thiết bị, dây chuyền sản xuất nằm ngổn ngang, trơ trọi trong diện tích 25 ha đất của nhà máy. Nhiều hạng mục công trình, thiết bị bằng sắt do phơi mưa nắng nhiều năm đã hoen gỉ, xuống cấp nặng.
Ông Nguyễn Văn Cường - một người dân ở xã Kỳ Thịnh, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh - xót xa: “Lãng phí quá! Mỗi lần đi qua đây, nhìn khối tài sản khổng lồ bị bỏ lăn lóc, xuống cấp từng ngày mà tôi tiếc đứt ruột. Nếu không được bảo quản, sử dụng, chắc chỉ một thời gian ngắn nữa thôi, chúng sẽ trở thành đống sắt vụn”.
Chuyển giao, thu hồi dự án
Dự án Nhà máy Xi măng Dầu khí 12/9 ngừng triển khai không chỉ gây ra tình trạng lãng phí mà còn khiến gần 400 công nhân làm việc tại đây rơi vào tình cảnh sống lay lắt qua ngày.
Chị Nguyễn Thị Q., một công nhân của nhà máy, buồn bã: “Nhà máy thi công kéo dài nên công nhân phải thay phiên nhau nghỉ việc, một tháng chỉ làm 10-15 ngày, thu nhập khoảng hơn 1 triệu đồng, không đủ sống. Lương ít nhưng công nhân vẫn bị công ty nợ, không đóng bảo hiểm xã hội... Tôi đã làm việc ở đây hơn 15 năm, bỏ đi không đành, giờ chỉ mong dự án sớm triển khai trở lại để công nhân có việc làm, ổn định cuộc sống”.
Nói về tương lai của nhà máy, ông Nguyễn Đăng Tịnh, Giám đốc Công ty Cổ phần Xi măng Dầu khí 12/9, cho biết: “Dự án triển khai chậm làm đời sống của người lao động gặp nhiều khó khăn. Chúng tôi đang làm thủ tục chuyển giao dự án cho đối tác khác. Khi chuyển giao, mọi quyền lợi của người lao động sẽ được bảo đảm, đời sống của họ sẽ tốt hơn”.
Trong khi đó, liên quan đến dự án Nhà máy Thép Vạn Lợi, ông Hồ Anh Tuấn, Trưởng Ban Quản lý Khu Kinh tế Hà Tĩnh, cho rằng nhiều năm qua, UBND tỉnh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhưng chủ đầu tư không tiếp tục triển khai dự án. “UBND tỉnh Hà Tĩnh hết cách rồi! Chúng tôi đã có văn bản mời chủ đầu tư đến làm việc để thu hồi dự án” - ông Tuấn khẳng định.
Nợ ngân hàng trên 700 tỉ đồng
Thông tin từ Ban Quản lý Khu Kinh tế Hà Tĩnh cho biết dự án Nhà máy Thép Vạn Lợi đang nợ các ngân hàng trên 700 tỉ đồng. Trong đó, hơn 600 tỉ đồng vay tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Tĩnh, số còn lại vay từ BIDV và Vietcombank.
Bài và ảnh: Đức Ngọc
Chuyện những người Việt mất tích ở Anh
Theo RFI-Lê Hải
Ngày 28-02-2015 16:37
Người nhập cư sống trong rừng Calais ở miền bắc nước Pháp chờ cơ hội trốn sang Anh.Ảnh: Reuters
Cảnh sát Anh thường dán thông báo tìm người mất tích ở các nút giao thông nhiều người qua lại, và từ vài năm trở lại đây những khuôn mặt Việt Nam và những họ tên Việt Nam dần trở thành hiện tượng phổ biến. Những người mang họ Nguyễn đó thường dưới 18 tuổi, và thực sự khó có thể biết được là họ đi lạc, bị bắt làm nô lệ trong các trại cần sa, hay tự chui vào các tiệm nails xin việc, hoặc chỉ đơn giản là về đâu đó sống với thân nhân.
Từ Luân Đôn thông tín viên Lê Hải tường trình :
Trước hết, nước Anh không có hệ thống cấp chứng minh nhân dân, tức là người Anh ra đường không cần phải đem theo thẻ căn cước và cảnh sát hầu như không có cách gì để kiểm tra giấy tờ của người đi đường, trừ khi họ lên máy bay hoặc ra vào cửa khẩu và những khu vực an ninh đặc biệt. Đây chính là kẽ hở khiến rất nhiều người nước ngoài nhập cư trái phép vào nước Anh và sinh sống bất hợp pháp khắp mọi nơi.
Tiếp theo là theo mắt nhìn của người Anh thì người Việt luôn luôn bị đánh tuổi rất thấp. Một cô gái đã học xong thạc sĩ ở Việt Nam, hay một cô gái khác từng sang Nga rồi bỏ chồng và vượt biên sang Anh tìm cuộc sống mới, đều khai 16 tuổi và đều không bị ai nghi ngờ bất kỳ điều gì cả. Nhiều nam thanh niên đã học xong cấp ba và đi làm ở Việt Nam, tiếp tục lưu lạc thêm vài năm trên đường trung chuyển như Cộng hòa Séc và Hungary hay Ba Lan để qua Đức sang Pháp rồi chui xe tải vượt biên vào Anh, vậy mà vẫn khai mình sinh năm 1995 hay 1996, và cũng dễ dàng qua mặt được các nhân viên công vụ của Anh, những người chỉ một vài lần trong đời có cơ hội tiếp xúc với người Việt.
Chuyện thường gặp là người Việt khi bị bắt trong các vườn cần sa hay tiệm nail sẽ khai tên họ và quê quán hoàn toàn khác, và tuổi còn nhỏ, là thoát ngay được rất nhiều tội và ngược lại còn được hưởng chế độ trợ cấp và ưu đãi trong xã hội. Sau đó thì họ biến mất và thế là sở cảnh sát phải thông báo để tìm kiếm vì sợ họ đã bị các băng đảng tội phạm bắt cóc.
Biện pháp xử lý của chính quyền Anh?
Hiện nay bộ Nội vụ Anh bắt đầu có chính sách kiểm tra độ tuổi của những ai khai ít tuổi, nhưng các phương pháp đo xương hay răng ít được áp dụng vì luật bảo vệ quyền con người, và đánh giá bằng phỏng vấn sẽ không bảo đảm được độ chính xác nếu người được phỏng vấn đã được dặn dò từ trước là phải khai như thế nào.
Ngoài ra còn có thêm một hiện tượng mới là nhiều bậc phụ huynh ở Việt Nam đưa con còn nhỏ sang Anh xin tị nạn và tính ra thì giá cho cả chuyến đi rẻ hơn rất nhiều so với chi phí để du học. Tùy theo những vụ việc bất ổn ở địa phương như là biểu tình chống Trung Quốc hay tranh chấp đất đai nhà thờ mà người ta sẽ khai sao đó cho phù hợp, xong rồi trong thời gian chờ xét đơn tị nạn thì họ được nhà nước Anh lo chỗ ăn ở, hàng tuần có tiền tiêu vặt, tiền mua quần áo mùa đông, tiền sinh nhật.Đi học cũng được miễn phí, và cả một hệ thống trợ giúp của chính quyền địa phương để giúp em bé vào đời và hướng nghiệp.
Trong trường hợp khai tên giả và địa chỉ thì chung chung, hầu như chính phủ Anh không có khả năng trục xuất khi có quyền như vậy vào ngày đương sự tròn 18 tuổi. Khá nhiều trường hợp, nhất là các em gái, khi khai thêm rằng mình bị hiếp dâm trên đường vượt biên, hay bị đem sang Anh làm gái, thì hầu như là ngay lập tức được cấp thẻ tị nạn để ở lại lâu dài. Trong bối cảnh như vậy thì không có gì khó hiểu tại sao ngày càng có thêm nhiều người Việt, tuổi ngày càng nhỏ, vượt biên sang Anh và giá cho các chuyến đi ngày càng cao.
Bất chấp nguy hiểm, dòng người nhập lậu vào Vương Quốc này vẫn không giảm.
Cho đến thời điểm này thì thực sự chưa có những con số thống kê chính thức, nhưng chắc chắn là không đảng phái nào có giải pháp rõ ràng về những người nhập cảnh trái phép vào Anh. Xung quanh các bến cảng như Calais và Dunkrik bên Pháp là những khu lều trại tạm bợ của rất nhiều sắc dân trong đó có người Việt chờ chui vào trong xe tải nhập cảnh vào Anh. Cửa khẩu có rất nhiều phương tiện kiểm tra và soi chiếu, nhưng họ sẵn sàng chui dưới gầm xe, hay chui vào trong xe chở tủ lạnh hoặc các thiết bị kim loại thì máy soi sẽ không xuyên qua được, và trùm bao nhựa vào đầu để không thoát khí CO2 ra ngoài khi có máy đó.
Khi đã vào đến nước Anh rồi thì tùy thuộc vào chính quyền Việt Nam có chịu nhận những người này về hay không. Thường thì số lượng người bị trục xuất về Việt Nam gia tăng khi giữa hai nước có các đoàn công tác cấp cao, và chính phủ Anh có thể đề nghị tăng viện trợ để đổi lại bằng chuyện Việt Nam nhận người về. Quốc vụ khanh Hugo Swire vừa có chuyến công du Việt Nam và gặp phó thủ tướng Phạm Bình Minh đúng thời điểm báo chí Việt Nam đồng loạt chạy tin của Reuters về chuyện trẻ em Việt Nam bị đưa sang Anh làm nô lệ trong các trại cần sa, và ở London thì người ta đoán sắp có một đợt trục xuất lớn theo sau đó. Tuy nhiên, trong khi số lượng người được nhận về nhỏ giọt vì phải xác minh lý lịch, thì số lượng người vượt biên sang có lẽ ngày càng tăng, vì có thêm lượng người đang sống bất hợp pháp ở các nước Đông Âu, và đặc biệt là người từ các vùng chiến sự ở Ukraina tìm sang.
Người nhập cư lậu, những nô lệ thời hiện đại?
Nước Anh bắt đầu thực sự quan tâm đến vấn đề người nhập cư bất hợp pháp từ lần bầu cử quốc hội trước đây, khi các lãnh đạo đảng chính thức đưa đề tài này ra thành một cuộc tranh cãi. Vấn đề này sẽ tiếp tục là đề tài nóng bỏng trong cuộc bầu cử trong năm nay vì càng ngày người ta càng biết nhiều hơn và lo ngại hơn về các nguy cơ bất ổn xã hội do nhập cư bất hợp pháp gây ra.
Tất nhiên là trong thế kỷ XXI không còn kiểu nô lệ như thời xưa mà ta vẫn xem trên phim, nhưng nô lệ thời hiện đại được định nghĩa là điều kiện lao động khắc nghiệt thiếu những quyền con người cơ bản nhất. Ví dụ như là trong tiệm nail người chủ vì tham lợi nhuận mà không bố trí cho nhân viên giờ nghỉ ngơi, thậm chí làm việc cả ngày không kịp ăn cơm trưa hay kể cả cơm chiều, rồi trả lương không đủ mức sống, và dùng lời lẽ để nhục mạ và làm tổn thương tinh thần của nhân viên vốn đã phải làm việc trong điều kiện thiếu tiện nghi và hóa chất độc hại. Nô lệ ngày nay không có ai canh gác mà tự vướng vào mối quan hệ xã hội chằng chịt của ân oán nợ nần và số tiền phải kiếm bằng mọi cách để trả nợ hay lấy lại nhà đã thế chấp để vay ngân hàng.
Vấn đề không chỉ là ở nước Anh mà còn là đề tài rộng hơn có liên quan đến cuộc sống của rất nhiều người Việt đã đi ra nước ngoài mong tìm được cuộc sống tốt hơn trong nước, tốn rất nhiều tiền cho các đường dây môi giới nhưng cuối cùng phải đem mạng sống ra mạo hiểm để kiếm tiền trên các tàu cá ngoài khơi, hay có trường hợp bị tai nạn lao động ở công trường xây dựng ở Trung Đông và chết vì lạnh ở Nga, khi tôi từng nghe một người kể không thể nào chôn được anh bạn vì băng quá cứng không thể đào chạm đất nổi, rồi những vụ xưởng may giam người ở Mátxcơ-va. Đó chỉ là một góc nhỏ trong bức tranh mô tả cuộc sống nô lệ của người nhập cư mà chính giới ở Anh muốn có biện pháp ngăn chặn, đầu tiên là trên hòn đảo này, sau là khắp thế giới.
Ngày 28-02-2015 16:37
Người nhập cư sống trong rừng Calais ở miền bắc nước Pháp chờ cơ hội trốn sang Anh.Ảnh: Reuters
Cảnh sát Anh thường dán thông báo tìm người mất tích ở các nút giao thông nhiều người qua lại, và từ vài năm trở lại đây những khuôn mặt Việt Nam và những họ tên Việt Nam dần trở thành hiện tượng phổ biến. Những người mang họ Nguyễn đó thường dưới 18 tuổi, và thực sự khó có thể biết được là họ đi lạc, bị bắt làm nô lệ trong các trại cần sa, hay tự chui vào các tiệm nails xin việc, hoặc chỉ đơn giản là về đâu đó sống với thân nhân.
Từ Luân Đôn thông tín viên Lê Hải tường trình :
Trước hết, nước Anh không có hệ thống cấp chứng minh nhân dân, tức là người Anh ra đường không cần phải đem theo thẻ căn cước và cảnh sát hầu như không có cách gì để kiểm tra giấy tờ của người đi đường, trừ khi họ lên máy bay hoặc ra vào cửa khẩu và những khu vực an ninh đặc biệt. Đây chính là kẽ hở khiến rất nhiều người nước ngoài nhập cư trái phép vào nước Anh và sinh sống bất hợp pháp khắp mọi nơi.
Tiếp theo là theo mắt nhìn của người Anh thì người Việt luôn luôn bị đánh tuổi rất thấp. Một cô gái đã học xong thạc sĩ ở Việt Nam, hay một cô gái khác từng sang Nga rồi bỏ chồng và vượt biên sang Anh tìm cuộc sống mới, đều khai 16 tuổi và đều không bị ai nghi ngờ bất kỳ điều gì cả. Nhiều nam thanh niên đã học xong cấp ba và đi làm ở Việt Nam, tiếp tục lưu lạc thêm vài năm trên đường trung chuyển như Cộng hòa Séc và Hungary hay Ba Lan để qua Đức sang Pháp rồi chui xe tải vượt biên vào Anh, vậy mà vẫn khai mình sinh năm 1995 hay 1996, và cũng dễ dàng qua mặt được các nhân viên công vụ của Anh, những người chỉ một vài lần trong đời có cơ hội tiếp xúc với người Việt.
Chuyện thường gặp là người Việt khi bị bắt trong các vườn cần sa hay tiệm nail sẽ khai tên họ và quê quán hoàn toàn khác, và tuổi còn nhỏ, là thoát ngay được rất nhiều tội và ngược lại còn được hưởng chế độ trợ cấp và ưu đãi trong xã hội. Sau đó thì họ biến mất và thế là sở cảnh sát phải thông báo để tìm kiếm vì sợ họ đã bị các băng đảng tội phạm bắt cóc.
Biện pháp xử lý của chính quyền Anh?
Hiện nay bộ Nội vụ Anh bắt đầu có chính sách kiểm tra độ tuổi của những ai khai ít tuổi, nhưng các phương pháp đo xương hay răng ít được áp dụng vì luật bảo vệ quyền con người, và đánh giá bằng phỏng vấn sẽ không bảo đảm được độ chính xác nếu người được phỏng vấn đã được dặn dò từ trước là phải khai như thế nào.
Ngoài ra còn có thêm một hiện tượng mới là nhiều bậc phụ huynh ở Việt Nam đưa con còn nhỏ sang Anh xin tị nạn và tính ra thì giá cho cả chuyến đi rẻ hơn rất nhiều so với chi phí để du học. Tùy theo những vụ việc bất ổn ở địa phương như là biểu tình chống Trung Quốc hay tranh chấp đất đai nhà thờ mà người ta sẽ khai sao đó cho phù hợp, xong rồi trong thời gian chờ xét đơn tị nạn thì họ được nhà nước Anh lo chỗ ăn ở, hàng tuần có tiền tiêu vặt, tiền mua quần áo mùa đông, tiền sinh nhật.Đi học cũng được miễn phí, và cả một hệ thống trợ giúp của chính quyền địa phương để giúp em bé vào đời và hướng nghiệp.
Trong trường hợp khai tên giả và địa chỉ thì chung chung, hầu như chính phủ Anh không có khả năng trục xuất khi có quyền như vậy vào ngày đương sự tròn 18 tuổi. Khá nhiều trường hợp, nhất là các em gái, khi khai thêm rằng mình bị hiếp dâm trên đường vượt biên, hay bị đem sang Anh làm gái, thì hầu như là ngay lập tức được cấp thẻ tị nạn để ở lại lâu dài. Trong bối cảnh như vậy thì không có gì khó hiểu tại sao ngày càng có thêm nhiều người Việt, tuổi ngày càng nhỏ, vượt biên sang Anh và giá cho các chuyến đi ngày càng cao.
Bất chấp nguy hiểm, dòng người nhập lậu vào Vương Quốc này vẫn không giảm.
Cho đến thời điểm này thì thực sự chưa có những con số thống kê chính thức, nhưng chắc chắn là không đảng phái nào có giải pháp rõ ràng về những người nhập cảnh trái phép vào Anh. Xung quanh các bến cảng như Calais và Dunkrik bên Pháp là những khu lều trại tạm bợ của rất nhiều sắc dân trong đó có người Việt chờ chui vào trong xe tải nhập cảnh vào Anh. Cửa khẩu có rất nhiều phương tiện kiểm tra và soi chiếu, nhưng họ sẵn sàng chui dưới gầm xe, hay chui vào trong xe chở tủ lạnh hoặc các thiết bị kim loại thì máy soi sẽ không xuyên qua được, và trùm bao nhựa vào đầu để không thoát khí CO2 ra ngoài khi có máy đó.
Khi đã vào đến nước Anh rồi thì tùy thuộc vào chính quyền Việt Nam có chịu nhận những người này về hay không. Thường thì số lượng người bị trục xuất về Việt Nam gia tăng khi giữa hai nước có các đoàn công tác cấp cao, và chính phủ Anh có thể đề nghị tăng viện trợ để đổi lại bằng chuyện Việt Nam nhận người về. Quốc vụ khanh Hugo Swire vừa có chuyến công du Việt Nam và gặp phó thủ tướng Phạm Bình Minh đúng thời điểm báo chí Việt Nam đồng loạt chạy tin của Reuters về chuyện trẻ em Việt Nam bị đưa sang Anh làm nô lệ trong các trại cần sa, và ở London thì người ta đoán sắp có một đợt trục xuất lớn theo sau đó. Tuy nhiên, trong khi số lượng người được nhận về nhỏ giọt vì phải xác minh lý lịch, thì số lượng người vượt biên sang có lẽ ngày càng tăng, vì có thêm lượng người đang sống bất hợp pháp ở các nước Đông Âu, và đặc biệt là người từ các vùng chiến sự ở Ukraina tìm sang.
Người nhập cư lậu, những nô lệ thời hiện đại?
Nước Anh bắt đầu thực sự quan tâm đến vấn đề người nhập cư bất hợp pháp từ lần bầu cử quốc hội trước đây, khi các lãnh đạo đảng chính thức đưa đề tài này ra thành một cuộc tranh cãi. Vấn đề này sẽ tiếp tục là đề tài nóng bỏng trong cuộc bầu cử trong năm nay vì càng ngày người ta càng biết nhiều hơn và lo ngại hơn về các nguy cơ bất ổn xã hội do nhập cư bất hợp pháp gây ra.
Tất nhiên là trong thế kỷ XXI không còn kiểu nô lệ như thời xưa mà ta vẫn xem trên phim, nhưng nô lệ thời hiện đại được định nghĩa là điều kiện lao động khắc nghiệt thiếu những quyền con người cơ bản nhất. Ví dụ như là trong tiệm nail người chủ vì tham lợi nhuận mà không bố trí cho nhân viên giờ nghỉ ngơi, thậm chí làm việc cả ngày không kịp ăn cơm trưa hay kể cả cơm chiều, rồi trả lương không đủ mức sống, và dùng lời lẽ để nhục mạ và làm tổn thương tinh thần của nhân viên vốn đã phải làm việc trong điều kiện thiếu tiện nghi và hóa chất độc hại. Nô lệ ngày nay không có ai canh gác mà tự vướng vào mối quan hệ xã hội chằng chịt của ân oán nợ nần và số tiền phải kiếm bằng mọi cách để trả nợ hay lấy lại nhà đã thế chấp để vay ngân hàng.
Vấn đề không chỉ là ở nước Anh mà còn là đề tài rộng hơn có liên quan đến cuộc sống của rất nhiều người Việt đã đi ra nước ngoài mong tìm được cuộc sống tốt hơn trong nước, tốn rất nhiều tiền cho các đường dây môi giới nhưng cuối cùng phải đem mạng sống ra mạo hiểm để kiếm tiền trên các tàu cá ngoài khơi, hay có trường hợp bị tai nạn lao động ở công trường xây dựng ở Trung Đông và chết vì lạnh ở Nga, khi tôi từng nghe một người kể không thể nào chôn được anh bạn vì băng quá cứng không thể đào chạm đất nổi, rồi những vụ xưởng may giam người ở Mátxcơ-va. Đó chỉ là một góc nhỏ trong bức tranh mô tả cuộc sống nô lệ của người nhập cư mà chính giới ở Anh muốn có biện pháp ngăn chặn, đầu tiên là trên hòn đảo này, sau là khắp thế giới.
Con Giám đốc CA tỉnh Cà Mau tham gia ẩu đả sau va chạm xe
Nguyên Hương-15:15 ngày 01 tháng 03 năm 2015
TPO - Thấy người phụ nữ bị đánh do va chạm giao thông, ông Sến đến can ngăn thì bị Nguyễn Văn Kiệt - con trai Đại tá Nguyễn Văn Tươi, Giám đốc Công an tỉnh Cà Mau cùng nhóm bạn đánh nhập viện.
Ngày 28/2, ông Thạch Sến, 52 tuổi, ở phường 5 (TP Cà Mau) vẫn còn điều trị đa chấn thương tại Bệnh viện Đa khoa Cà Mau. Gia đình và ông Sến không tiếp xúc với báo chí vì vẫn còn sợ hãi sau khi bị Nguyễn Văn Kiệt cùng nhóm bạn đánh dã man.
Những người dân cho hay, khoảng hơn 17 giờ chiều ngày 25/2 (mùng bảy Tết Ất Mùi), Nguyễn Văn Kiệt, con trai của Đại tá Nguyễn Văn Tươi, Giám đốc Công an tỉnh Cà Mau đi xe máy chở một người bạn nữ, lưu thông tới gần khu vực cổng trường THCS Võ Thị Sáu, trên đường 3/2, phường 5 (TP Cà Mau) thì xảy ra va chạm với xe của đôi nam nữ khác dẫn đến cự cãi. Đôi nam nữ kia bỏ chạy vào hẻm 97, đường 30/4, phường 5 (TP Cà Mau) thì bị Kiệt cùng nhóm bạn đuổi theo, đánh tới tấp người phụ nữ do không chạy thoát.
Chứng kiến vụ việc, ông Sến can ngăn thì bị Kiệt và nhóm bạn đánh trọng thương, nhập viện.
Sau đó, bạn bè của Kiệt hay tin, kéo đến đông, dân trong hẻm sợ đóng cửa, không ai dám ngăn cản vì sợ bị trả thù.
Một người dân nói: “Hổng biết ông Kiệt làm gì mà Công an địa phương đến xử lý vụ việc thì bị đe dọa “muốn nghỉ việc không?”
Trao đổi qua điện thoại, Đại tá Nguyễn Văn Tươi nói con trai ông va quẹt xe ở phường 5 (TP Cà Mau) vào chiều ngày 25/2, dẫn đến đánh qua đánh lại, đã giao cho công an địa phương xử lý.
Thượng tá Hồ Quốc Việt, Phó Công an TP Cà Mau cho biết, vụ việc va quẹt xe máy liên quan đến ông Kiệt không nghiêm trọng, đã giao CA phường 5 xác minh, xử lí theo thẩm quyền.
Được biết, sau khi sự việc xảy ra, Công an TP Cà Mau cử người qua thương lượng, hỗ trợ thuốc men cho ông Sến và đề nghị không thưa kiện, làm mất vui mấy ngày tết.
Hồng Kông : Biểu tình chống dân Trung Quốc vơ vét hàng
Theo RFI-Thanh Phương
Ngày 01-03-2015 13:00
Dân Hồng Kông biểu tình phản đối hiện tượng ngưởi Trung Quốc vơ vét hàng - Reuters
Hôm nay, 01/03/2015, cảnh sát Hồng Kông đã phải dùng hơi cay để giải tán một vụ đụng độ giữa những người biểu tình với những người mua sắm từ Hoa lục và dân từ một thị trấn biên giới Trung Quốc - Hồng Kông.
Theo hãng tin AP, cuộc biểu tình hôm nay (01/03/2015) là cuộc biểu tình mới nhất phản đối làn sóng người mua sắm từ Trung Quốc, trong đó nhiều người mua vơ vét hàng đến mức làm xáo trộn nền kinh tế Hồng Kông.
Những người biểu tình đã tuần hành đến một khu vực có hàng chục cửa hàng thuốc tây bán chuyên bán sữa bột cho khách từ Hoa lục. Đụng độ đã xẩy ra giữa người biểu tình Hồng Kông với dân làng Trung Quốc, khiến cảnh sát đã dùng hơi cay để giải tán và câu lưu một số người.
Vì sợ lộn xộn, cho nên nhiều cửa hàng ở khu này đã đóng cửa hôm nay trước khi diễn ra biểu tình. Trên đường phố, du khách Trung Quốc cũng ít hơn thường lệ.
Từ đầu năm đến nay đã xảy ra ít nhất hai cuộc biểu tình khác phản đối người mua sắm từ Trung Quốc, trong đó có một vụ xảy ra trong một thương xá.
Dân Trung Quốc sang Hồng Kông du lịch thường nhân dịp này mua rất nhiều hàng, đặc biệt là mỹ phẩm, thuốc tây và xa xỉ phẩm, vì thứ nhất là bảo đảm không sợ hàng giả, thứ hai là giá ở Hồng Kông rẻ hơn. Những hàng này được đem về Trung Quốc để bán lấy lời.
Ngày 01-03-2015 13:00
Dân Hồng Kông biểu tình phản đối hiện tượng ngưởi Trung Quốc vơ vét hàng - Reuters
Hôm nay, 01/03/2015, cảnh sát Hồng Kông đã phải dùng hơi cay để giải tán một vụ đụng độ giữa những người biểu tình với những người mua sắm từ Hoa lục và dân từ một thị trấn biên giới Trung Quốc - Hồng Kông.
Theo hãng tin AP, cuộc biểu tình hôm nay (01/03/2015) là cuộc biểu tình mới nhất phản đối làn sóng người mua sắm từ Trung Quốc, trong đó nhiều người mua vơ vét hàng đến mức làm xáo trộn nền kinh tế Hồng Kông.
Những người biểu tình đã tuần hành đến một khu vực có hàng chục cửa hàng thuốc tây bán chuyên bán sữa bột cho khách từ Hoa lục. Đụng độ đã xẩy ra giữa người biểu tình Hồng Kông với dân làng Trung Quốc, khiến cảnh sát đã dùng hơi cay để giải tán và câu lưu một số người.
Vì sợ lộn xộn, cho nên nhiều cửa hàng ở khu này đã đóng cửa hôm nay trước khi diễn ra biểu tình. Trên đường phố, du khách Trung Quốc cũng ít hơn thường lệ.
Từ đầu năm đến nay đã xảy ra ít nhất hai cuộc biểu tình khác phản đối người mua sắm từ Trung Quốc, trong đó có một vụ xảy ra trong một thương xá.
Dân Trung Quốc sang Hồng Kông du lịch thường nhân dịp này mua rất nhiều hàng, đặc biệt là mỹ phẩm, thuốc tây và xa xỉ phẩm, vì thứ nhất là bảo đảm không sợ hàng giả, thứ hai là giá ở Hồng Kông rẻ hơn. Những hàng này được đem về Trung Quốc để bán lấy lời.
'Cá yêu nước’ bắt ở biển Đông đắt khách ở Trung Quốc
Các loại cá và cầu gai biển mang bán được nuôi trồng tại bãi đá Mischief mà Việt Nam gọi là Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa trên biển Đông.
VOA-01.03.2015
Người dân thành phố Phúc Châu, thủ phủ của tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc, mới đây đã đổ xô tới mua các loại hải sản được cựu quan chức nước này quảng bá là “cá yêu nước”, đánh bắt tại biển Đông.
Theo báo chí nước này, gần 4 tấn hải sản đông lạnh đã bán hết sạch trong vòng hai giờ đồng hồ.
Các loại cá và cầu gai biển mang bán được nuôi trồng tại bãi đá Mischief mà Việt Nam gọi là Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa trên biển Đông.
Hiện đây là nơi tranh chấp giữa các bên như Philippines, Đài Loan, Trung Quốc và Việt Nam. Bắc Kinh đã chiếm nơi này từ năm 1994, và hành động đó từng gây ra một cuộc khủng hoảng chính trị với Manila.
Theo một giới chức Trung Quốc, việc nuôi trồng thủy sản tại nơi tranh chấp vừa kể từ năm 2007, với sự tham gia của hơn 10 ngư dân, cũng giống như việc “bảo vệ chủ quyền quốc gia”.
Năm ngoái, sau khi xuất hiện các hình ảnh vệ tinh, các nước tranh chấp với Trung Quốc trên biển đông đã bày tỏ quan ngại về chuyện Bắc Kinh đang củng cố sự hiện diện của mình trên biển Đông bằng cách bồi đắp, gia cố và mở rộng các bãi đá để xây dựng điều các nhà quan sát cho là các cơ sở quân sự.
Cho dù Việt Nam, Philippines và thậm chí cả Mỹ thể hiện quan ngại, Trung Quốc vẫn tiếp tục các hoạt động bồi đắp, lấn biển.
Trong một diễn biến khác, hôm 23/2, Trung Quốc thông báo đã hoàn tất việc đánh giá nguồn thủy sản tại một số nơi ở biển Đông sau hai năm tiến hành.
Theo kết quả nghiên cứu, khu vực quanh đảo Tam Sa có trữ lượng thủy hải sản khoảng 1.8 triệu tấn, và hơn 20 loài trong số đó là loại quý hiếm và có giá trị kinh tế cao.
Còn tại các vùng nước xung quanh quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa có trữ lượng hải sản khoảng 73 tới 172 triệu tấn.
Ngoài ra, mới đây, chính quyền Bắc Kinh tuyên bố sẽ mạnh tay với các du khách nước này tới thăm quần đảo tranh chấp ở Hoàng Sa sau khi một số người đã đăng tải lên mạng các ‘chiến lợi phẩm’ bắt được, trong đó có nhiều loại nằm trong “sách đỏ”.
Theo New York Times, CCTV, Xinhua
VOA-01.03.2015
Người dân thành phố Phúc Châu, thủ phủ của tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc, mới đây đã đổ xô tới mua các loại hải sản được cựu quan chức nước này quảng bá là “cá yêu nước”, đánh bắt tại biển Đông.
Theo báo chí nước này, gần 4 tấn hải sản đông lạnh đã bán hết sạch trong vòng hai giờ đồng hồ.
Các loại cá và cầu gai biển mang bán được nuôi trồng tại bãi đá Mischief mà Việt Nam gọi là Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa trên biển Đông.
Hiện đây là nơi tranh chấp giữa các bên như Philippines, Đài Loan, Trung Quốc và Việt Nam. Bắc Kinh đã chiếm nơi này từ năm 1994, và hành động đó từng gây ra một cuộc khủng hoảng chính trị với Manila.
Theo một giới chức Trung Quốc, việc nuôi trồng thủy sản tại nơi tranh chấp vừa kể từ năm 2007, với sự tham gia của hơn 10 ngư dân, cũng giống như việc “bảo vệ chủ quyền quốc gia”.
Năm ngoái, sau khi xuất hiện các hình ảnh vệ tinh, các nước tranh chấp với Trung Quốc trên biển đông đã bày tỏ quan ngại về chuyện Bắc Kinh đang củng cố sự hiện diện của mình trên biển Đông bằng cách bồi đắp, gia cố và mở rộng các bãi đá để xây dựng điều các nhà quan sát cho là các cơ sở quân sự.
Cho dù Việt Nam, Philippines và thậm chí cả Mỹ thể hiện quan ngại, Trung Quốc vẫn tiếp tục các hoạt động bồi đắp, lấn biển.
Trong một diễn biến khác, hôm 23/2, Trung Quốc thông báo đã hoàn tất việc đánh giá nguồn thủy sản tại một số nơi ở biển Đông sau hai năm tiến hành.
Theo kết quả nghiên cứu, khu vực quanh đảo Tam Sa có trữ lượng thủy hải sản khoảng 1.8 triệu tấn, và hơn 20 loài trong số đó là loại quý hiếm và có giá trị kinh tế cao.
Còn tại các vùng nước xung quanh quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa có trữ lượng hải sản khoảng 73 tới 172 triệu tấn.
Ngoài ra, mới đây, chính quyền Bắc Kinh tuyên bố sẽ mạnh tay với các du khách nước này tới thăm quần đảo tranh chấp ở Hoàng Sa sau khi một số người đã đăng tải lên mạng các ‘chiến lợi phẩm’ bắt được, trong đó có nhiều loại nằm trong “sách đỏ”.
Theo New York Times, CCTV, Xinhua
Nói là làm
Ông Narendra Modi từng cam kết xem việc chống tham nhũng là mối bận tâm hàng đầu của chính phủ sau khi Đảng Nhân dân Ấn Độ (BJP) của ông chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử hồi tháng 5 năm ngoái. Giờ ông đang biến những lời nói trên thành hành động.
Hàng loạt nghi phạm, trong đó có 2 quan chức Bộ Dầu mỏ, đã lần lượt sa lưới pháp luật trong cuộc điều tra kéo dài 4 tháng liên quan đến vụ bán tài liệu mật của nhà nước cho doanh nghiệp tư nhân và giới truyền thông - một hành động bị mô tả là đe dọa an ninh quốc gia. Trong số này, 5 người vừa bị bắt giữ cùng với nhiều tài liệu bị đánh cắp của Bộ Dầu mỏ, Bộ Than đá và Bộ Điện lực.
Theo báo Indian Express (Ấn Độ), số tài liệu trên mô tả chi tiết về các khu vực khai thác, vấn đề định giá khí đốt và những nội dung nhạy cảm. Bảy người khác cũng bị bắt giữ, trong đó có các quan chức điều hành đến từ những tập đoàn năng lượng lớn của Ấn Độ, như: Reliance Industries, Essar, Cairn India, Jubilant Energy, Reliance Group…
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi Ảnh: AP
Hãng tin Bloomberg nhận định các tỉ phú sở hữu những tập đoàn liên can cũng khó tránh trách nhiệm, như: Mukesh Ambani (chủ tịch Reliance Industries), Anil Ambani (chủ tịch Reliance Group và là em trai của Mukesh Ambani), anh em Shashikant và Ravikant Ruia (chủ sở hữu Essar)…
Động thái mạnh tay kể trên cho thấy chính phủ của ông Modi dường như không kiêng dè gì những gia tộc giàu có và nhiều ảnh hưởng nhất Ấn Độ trong cuộc chiến chống tham nhũng. Điều này thể hiện qua tuyên bố mạnh mẽ của Bộ trưởng Dầu mỏ Dharmendra Pradhan: “Chính phủ này sẽ không cho phép bất cứ ai phá vỡ hệ thống hoặc bẻ cong luật lệ. Điều này không nhằm chống lại bất cứ ai. Chúng tôi đã nắm một số thông tin và cảm thấy không thoải mái. Đó là lúc chúng tôi mở cuộc điều tra”.
Tuy nhiên, một số chính khách đối lập tỏ ra hoài nghi về quyết tâm nêu trên. Ông Naresh Agarwal, thủ lĩnh Đảng Samajwadi, cho rằng hiện chỉ có một số quan chức cấp thấp bị bắt giữ trong vụ bán thông tin mật, trong khi những nhân vật “tai to mặt bự” vẫn chưa bị sờ gáy.
Xuân Mai
Hàng loạt nghi phạm, trong đó có 2 quan chức Bộ Dầu mỏ, đã lần lượt sa lưới pháp luật trong cuộc điều tra kéo dài 4 tháng liên quan đến vụ bán tài liệu mật của nhà nước cho doanh nghiệp tư nhân và giới truyền thông - một hành động bị mô tả là đe dọa an ninh quốc gia. Trong số này, 5 người vừa bị bắt giữ cùng với nhiều tài liệu bị đánh cắp của Bộ Dầu mỏ, Bộ Than đá và Bộ Điện lực.
Theo báo Indian Express (Ấn Độ), số tài liệu trên mô tả chi tiết về các khu vực khai thác, vấn đề định giá khí đốt và những nội dung nhạy cảm. Bảy người khác cũng bị bắt giữ, trong đó có các quan chức điều hành đến từ những tập đoàn năng lượng lớn của Ấn Độ, như: Reliance Industries, Essar, Cairn India, Jubilant Energy, Reliance Group…
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi Ảnh: AP
Hãng tin Bloomberg nhận định các tỉ phú sở hữu những tập đoàn liên can cũng khó tránh trách nhiệm, như: Mukesh Ambani (chủ tịch Reliance Industries), Anil Ambani (chủ tịch Reliance Group và là em trai của Mukesh Ambani), anh em Shashikant và Ravikant Ruia (chủ sở hữu Essar)…
Động thái mạnh tay kể trên cho thấy chính phủ của ông Modi dường như không kiêng dè gì những gia tộc giàu có và nhiều ảnh hưởng nhất Ấn Độ trong cuộc chiến chống tham nhũng. Điều này thể hiện qua tuyên bố mạnh mẽ của Bộ trưởng Dầu mỏ Dharmendra Pradhan: “Chính phủ này sẽ không cho phép bất cứ ai phá vỡ hệ thống hoặc bẻ cong luật lệ. Điều này không nhằm chống lại bất cứ ai. Chúng tôi đã nắm một số thông tin và cảm thấy không thoải mái. Đó là lúc chúng tôi mở cuộc điều tra”.
Tuy nhiên, một số chính khách đối lập tỏ ra hoài nghi về quyết tâm nêu trên. Ông Naresh Agarwal, thủ lĩnh Đảng Samajwadi, cho rằng hiện chỉ có một số quan chức cấp thấp bị bắt giữ trong vụ bán thông tin mật, trong khi những nhân vật “tai to mặt bự” vẫn chưa bị sờ gáy.
Xuân Mai
Hoa Kỳ triển khai máy bay trinh sát tối tân tới biển Đông
Theo hải quân Mỹ, chiếc P-8A đã được triển khai tới Philippines trong ba tuần cho tới ngày 21/2.
VOA-01.03.2015
Mỹ đã bắt đầu đưa máy bay trinh sát tối tân nhất của nước này, P-8A Poseidon, từ các căn cứ ở Philippines tới tuần tra biển Đông.
Một quan chức hải quân của Hoa Kỳ lần đầu tiên thừa nhận hoạt động của các chuyến bay này hôm 26/2.
Mỹ, một đồng minh thân cận và lâu đời nhất của Philippines, đã cam kết sẽ chia sẻ các thông tin “theo thời gian thực” về những diễn biến ở nơi được coi là vùng biển của Philippines, trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường các hoạt động tại biển Đông.
Trong một tuyên bố, Hải quân Mỹ cho biết đã chứng minh và giải thích khả năng tuần tra cả ven biển lẫn ngoài khơi của máy bay P-8A cho các lực lượng Philippines.
Đại úy hải quân Mỹ Matthew Pool nói rằng đó là “cơ hội tuyệt vời khi hợp tác với các lực lượng vũ trang Philippines”, và “việc chia sẻ khả năng của máy bay với các đồng minh của Mỹ sẽ chỉ củng cố thêm mối bang giao giữa hai nước”.
Chưa rõ là Việt Nam có yêu cầu Mỹ cung cấp các thông tin ghi nhận được từ các hoạt động trinh sát này hay không.
Ngưng khiêu khích
Hoa Kỳ bấy lâu nay tuyên bố không đứng về phía nào trong vấn đề tranh chấp biển Đông, và kêu gọi các biên liên quan đàm phán đề một bộ quy tắc ứng xử chính thức tại biển Đông.
Washington cũng kêu gọi ngưng bất kỳ hành động có tính khiêu khích nào ở biển Đông, nhưng đã bị Bắc Kinh bác bỏ.
Trung Quốc đã cáo buộc Mỹ khuyến khích các quốc gia tranh chấp khác như Philippines và Việt Nam mạnh bạo hơn bằng chính sách “xoay trục” về châu Á.
Theo hải quân Mỹ, chiếc P-8A đã được triển khai tới Philippines trong ba tuần cho tới ngày 21/2.
Chiếc máy bay này đã thực hiện hơn 180 chuyến bay trinh sát trên biển Đông.
Một phát ngôn viên của quân đội Philippines cho biết Mỹ đã thực hiện các cuộc trinh sát bằng máy bay P-3C Orions từ các căn cứ ở Philippines từ năm 2012.
Nhưng hai bên đã thay thế máy bay vừa kể bằng P-8A nhưng không công bố chính thưc.
Theo Reuters, AFP, VOA
VOA-01.03.2015
Mỹ đã bắt đầu đưa máy bay trinh sát tối tân nhất của nước này, P-8A Poseidon, từ các căn cứ ở Philippines tới tuần tra biển Đông.
Một quan chức hải quân của Hoa Kỳ lần đầu tiên thừa nhận hoạt động của các chuyến bay này hôm 26/2.
Mỹ, một đồng minh thân cận và lâu đời nhất của Philippines, đã cam kết sẽ chia sẻ các thông tin “theo thời gian thực” về những diễn biến ở nơi được coi là vùng biển của Philippines, trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường các hoạt động tại biển Đông.
Trong một tuyên bố, Hải quân Mỹ cho biết đã chứng minh và giải thích khả năng tuần tra cả ven biển lẫn ngoài khơi của máy bay P-8A cho các lực lượng Philippines.
Đại úy hải quân Mỹ Matthew Pool nói rằng đó là “cơ hội tuyệt vời khi hợp tác với các lực lượng vũ trang Philippines”, và “việc chia sẻ khả năng của máy bay với các đồng minh của Mỹ sẽ chỉ củng cố thêm mối bang giao giữa hai nước”.
Chưa rõ là Việt Nam có yêu cầu Mỹ cung cấp các thông tin ghi nhận được từ các hoạt động trinh sát này hay không.
Ngưng khiêu khích
Hoa Kỳ bấy lâu nay tuyên bố không đứng về phía nào trong vấn đề tranh chấp biển Đông, và kêu gọi các biên liên quan đàm phán đề một bộ quy tắc ứng xử chính thức tại biển Đông.
Washington cũng kêu gọi ngưng bất kỳ hành động có tính khiêu khích nào ở biển Đông, nhưng đã bị Bắc Kinh bác bỏ.
Trung Quốc đã cáo buộc Mỹ khuyến khích các quốc gia tranh chấp khác như Philippines và Việt Nam mạnh bạo hơn bằng chính sách “xoay trục” về châu Á.
Theo hải quân Mỹ, chiếc P-8A đã được triển khai tới Philippines trong ba tuần cho tới ngày 21/2.
Chiếc máy bay này đã thực hiện hơn 180 chuyến bay trinh sát trên biển Đông.
Một phát ngôn viên của quân đội Philippines cho biết Mỹ đã thực hiện các cuộc trinh sát bằng máy bay P-3C Orions từ các căn cứ ở Philippines từ năm 2012.
Nhưng hai bên đã thay thế máy bay vừa kể bằng P-8A nhưng không công bố chính thưc.
Theo Reuters, AFP, VOA
Hoàng tử Anh đối đầu 'voi' Trung Quốc
Carrie GraciePhóng viên thường trú tại Trung Quốc3 giờ trước
Vào tối Chủ Nhật, 1/3, Hoàng tử William của Anh tới Bắc Kinh, khởi đầu chuyến công du ba ngày tới Trung Quốc.
Ở khía cạnh quốc gia, chuyến đi nhằm thúc đẩy ảnh hưởng của nước Anh tại Trung Quốc. Thế còn ở khía cạnh cá nhân, đây là cơ hội để Hoàng tử William thể hiện nhiệt huyết của mình trong lĩnh vực bảo vệ voi.
Thế nhưng ba ngày là một thời gian dài cho nhiệm vụ ngoại giao hoàng gia, và cho dù William đã sẵn sàng đảm nhận vai trò hơn so với cha hay ông nội mình, chàng sẽ vẫn phải mưu trí đối phó với những "con voi trong phòng khách", một thành ngữ Anh vốn dùng để chỉ tới những vấn đề hết sức hiển nhiên, nhưng lại chẳng có ai muốn bàn đến.
"Con voi" số một: Thân phụ Hoàng tử
Thái tử
Thái tử Charles từng gọi các quan chức Trung Quốc là "như những tượng sáp cũ kỹ"
Charles chưa từng tới thăm Trung Quốc, nhưng ông có dự án làm việc thiện nguyện ở đó nhằm thúc đẩy "sự trở lại của những giá trị nhân văn trong kiến trúc".
Sau chuyến đi hồi 1986, Hoàng tế Philip, ông nội của Hoàng tử William, đã nổi tiếng với việc mô tả thủ đô của Trung Quốc là "rùng rợn".
Thái tử Charles đánh giá một tác phẩm kiến trúc đẹp như cách để cho thấy tính nhân văn và sự tôn trọng quá khứ, và trong lĩnh vực này thì Bắc Kinh đang đi xuống.
Vô số những ngõ nhỏ, sân nhà, những mái ngói nhấp nhô, những người bán hàng rong, những cỗ xe do la kéo, những rặng liễu rủ... đều đã trở thành nạn nhân của các chính trị gia và các nhà phát triển bất động sản đầy tham vọng.
Thủ đô của Trung Quốc nay chằng chịt các khối bê tông bùng binh và nhà chọc trời.
Nhưng kiến trúc mới chỉ là bước khởi đầu của sự phân rẽ giữa người sẽ kế vị ngai vàng Anh quốc và giới lãnh đạo Bắc Kinh.
Trong một nhật ký riêng tư bị rò rỉ, được viết vào thời gian trao trả Hong Kong, Thái tử Charles đã gọi các quan chức Trung Quốc là "như những tượng sáp cũ kỹ".
Khi Chủ tịch Giang Trạch Dân tới thăm London sau đó hai năm, Thái tử Charles đã tránh dự bữa tiệc chiêu đãi chính thức.
Ông đã tỏ thái độ với chính sách ngoại giao của Trung Quốc với việc đón tiếp Đức Đạt lai Lạt ma tại tư dinh của mình, Clarence House, và trong lần gặp gỡ mới nhất, ông thậm chí đã nắm tay nhà lãnh đạo tinh thần của người Tây Tạng, người mà Bắc Kinh coi là nhân vật đòi ly khai nguy hiểm nhất.
Nay, chuyến đi của Hoàng tử William có lẽ sẽ được chúc tụng tràn ngập những điều tốt lành dành cho người vợ đang mang bầu của chàng, Kate, cùng hoàng tử bé George, nhưng việc nhắc tới thân phụ chàng, Thái tử Charles, có thể sẽ là điều kiêng kỵ.
"Con voi" số hai: Lịch sử
Tại Bắc Kinh, Hoàng tử William sẽ thăm Tử Cấm Thành, cấm cung của các hoàng đế Trung Hoa, nơi từng xa hoa lộng lẫy tới mức Điện Buckingham của vương triều Anh trông chỉ như tòa nhà tỉnh lẻ.
Hầu như đứa trẻ nào ở Trung Quốc cũng biết rằng trong thời trị vì của Nữ hoàng Victoria, bà cố bốn đời của Hoàng tử William, quân đội Anh đã cướp phá một cung điện vĩ đại khác ở Bắc Kinh.
Chuyện giới trẻ Trung Quốc tàn phá thêm trong thời Cách mạng Văn hóa của Mao Trạch Đông, thập niên 1960, thì không thành vấn đề.
Trẻ con Trung Quốc được dạy về việc người Anh đã đốt trụi Cung điện Mùa hè ra sao trong năm 1860.
Các công dân Trung Quốc cho rằng nếu như người Anh muốn hiểu được họ nghĩ sao về chương này trong lịch sử, thì hãy tưởng tượng cảnh một đội quân Trung Quốc diễu binh tại London, đập phá những gì bày trong Bảo tàng Anh quốc và thiêu rụi Điện Buckingham.
Người ta sẽ không mấy ngạc nhiên khi Hoàng tử William không tới thăm phế tích Cung điện Mùa hè và sẽ chỉ ngắm nhìn Tử Cấm Thành vẫn rất hoàn hảo ở ngay giữa trung tâm Bắc Kinh, và cả hai bên sẽ tránh thảo luận về những tác phẩm nghệ thuật từng bị cướp bóc, những chú chó Bắc Kinh bị đem về làm thú cưng ở Anh, hay những chương buồn trong lịch sử chung giữa hai nước.
"Con voi" số ba: Chính trị
Sau các hoạt động chính thức tại Bắc Kinh, liệu Hoàng tử William sẽ dễ thở hơn hơn khi tới Thượng Hải để khai trương một triển lãm thương mại nhằm "xây dựng sự thịnh vượng của Anh quốc thông qua các quan hệ kinh doanh sáng tạo"?
Hơn 500 doanh nghiệp sẽ tham dự triển lãm. Các nhà tổ chức hy vọng nó sẽ đem lại 150 triệu bảng Anh giá trị làm ăn, và tạo nên những quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực như truyền hình, phim ảnh, quảng cáo và truyền thông kỹ thuật số.
Nhưng nỗ lực này của Anh diễn ra đúng vào lúc Trung Quốc đang cương quyết đóng cửa thị trường internet nội địa, các thông điệp và các dịch vụ mà Bắc Kinh coi là mối đe dọa.
Các cơ quan tuyên huấn của Đảng Cộng sản đang hô hào chống lại "những ý tưởng phương Tây sai lầm" và "những nỗ lực của các thế lực thù nghịch nước ngoài nhằm mở cuộc cách mạng màu".
Chính phủ Trung Quốc có thể dùng YouTube, Facebook và Twitter để quảng bá thông điệp của mình ra nước ngoài, nhưng lại cấm các công ty này có mặt trong không gian ảo trong nước.
Do vậy, Hoàng tử William sẽ gặp các ông hoàng của thị trường internet Trung Quốc, như Jack Ma của Alibaba, và tuy cuộc triển lãm ở Thượng Hải sẽ là cơ hội cho các hãng kỹ thuật số của Anh phô trương sức sáng tạo nhưng cơ hội hợp tác sáng tạo thực sự hầu như sẽ rất khó xảy ra.
Những khó khăn tương tự cũng xảy ra ở các ngành công nghiệp sáng tạo khác.
Hoàng tử William sẽ gặp 'ông hoàng internet' Jack Ma của Trung Quốc
Tại Thượng Hải, Hoàng tử sẽ dự buổi ra mắt tại Trung Quốc bộ phim Paddington và một số công ty hiệu ứng đặc biệt tham gia sản xuất phim này cũng sẽ có mặt.
Trung Quốc hiện đã là thị trường lớn thứ nhì của nền điện ảnh Hollywood và nhu cầu thưởng thức phim quốc tế ngày càng cao. Nhưng Trung Quốc chỉ cho phép 34 bộ phim nước ngoài được trình chiếu trong nước mỗi năm, và việc kiểm duyệt đối với các phim này là rất gắt, không thể đoán trước.
Về mặt kinh tế, Trung Quốc đang trên đà vượt Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Anh có thể chỉ là một mẩu bánh nhỏ trên bàn của gã khổng lồ, chỉ đủ sức làm ngon miệng cho ai đó trông khiêm nhường hơn.
Trung Quốc là thị trường to lớn tới mức không ai có thể phớt lờ, nhưng lại là một quốc gia không sẵn lòng chào đón các đối tượng nước ngoài đầy khả năng sáng tạo vào đầu tư hay làm ăn giao thương.
Chưa kể quyền tự do, một nền tảng căn bản cho việc làm ăn này, lại hoàn toàn vắng bóng tại Trung Quốc.
Trung Quốc là quốc gia với nền chính trị độc đảng, kiểm soát chặt mọi thị trường nhạy cảm.
Sức sáng tạo Anh sẽ được chào đón nếu nó đem lại dịch vụ nào đó, hay dạy kỹ năng nào đó mà Trung Quốc chưa có công ty nào làm được. Nhưng sự chào đóng là có điều kiện, và với thời hạn khó đoán trước.
"Con voi" số bốn: Hong Kong
Ít nhất thì Hoàng tử William cũng sẽ không đi thăm "con voi" này.
Mới chỉ ba tháng trước, chính quyền Trung Quốc nói với một ủy ban của Quốc hội Anh, khi đó muốn có chuyến đi tìm hiểu tới vùng cựu thuộc địa Anh Quốc, rằng họ sẽ không được cho vào Hong Kong.
Người đứng đầu nhóm, Sir Richart Ottaway, đã mô tả lệnh cấm này là đối đầu với Anh và lố bịch, nhưng phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc cáo buộc ông là tỏ thái độ đối đầu: "Với những ai muốn thực sự phát triển quan hệ tốt đẹp thì cánh cửa luôn rộng mở, nhưng chúng tôi cương quyết phản đối bất kỳ ai muốn can thiệp vào quan hệ nội bộ của Trung Quốc."
Kể từ khi có những nỗ lực hàn gắn sau 18 tháng băng giá từ vụ Thủ tướng David Cameron tiếp đón Đức Đạt lai Lạt ma hồi 2012, London đã quyết tâm không để cho vấn đề Tây Tạng cũng như Hong Kong làm hỏng quan hệ với Bắc Kinh.
Thủ tướng Anh đã ngần ngại trong việc chỉ trích cách xử lý của Bắc kinh trong các cuộc biểu tình đòi dân chủ hồi năm ngoái, và Ngoại trưởng Anh nói rằng tuy cách sắp xếp của Bắc Kinh cho kỳ bầu cử 2017 của Hong Kong là "hạn chế hơn so với những gì người dân trông đợi... nhưng vẫn có khoảng trống cho bước đi đầy ý nghĩa tới dân chủ".
Hoàng tử William có lẽ sẽ tránh đề cập tới Hong Kong. May mắn thay, hiện không phải là là mùa mưa ở Bắc Kinh hay Thượng Hải, do đó sẽ không xảy ra nguy cơ phải dùng tới ô (dù), rồi lại bị diễn giải sai.
"Con voi" số năm: Bảo vệ voi
Hoàng tử William chọn sẽ tới thăm một khu bảo tồn voi tại tỉnh Vân Nam, nơi chàng sẽ tiếp xúc với những chú voi được cứu thoát khỏi nạn săn trộm.
Là một người nhiệt thành bảo vệ thế giới tự nhiên, Hoàng tử có lẽ sẽ cảm thấy bức bối khi phát hiện ra rằng nay khu rừng cư trú dành cho voi chỉ còn hạn hẹp ra sao ở vùng tây nam Trung Quốc.
Thế nhưng nếu Hoàng tử nhắc tới chuyện này, hoặc nêu với chủ nhà vấn đề nhu cầu tiêu thụ ngà voi ở Trung Quốc đang dẫn tới nạn thảm sát voi ở Phi châu, thì ít nhất chàng cũng sẽ có trận chiến của chính mình.
Subscribe to:
Posts (Atom)