Monday, January 5, 2015

PICS : Các loại nấm trồng bằng hóa chất


Cẩn Thận!
Nguy hiểm cho sức khoẻ!
Ăn thịt ăn cá thì chết Từ Từ ...
Ăn chay chết lẹ Cấp Kỳ....
Đây là nấm "Hoàng Tử" người VN cho là bổ béo lắm, lại bị bọn Tàu lừa.
Chúng đang đầu độc cả thế
giới

Đây là các loại nấm ươm ủ bằng hóa chất độc hại bán la liệt tại các chợ Tàu Việt.
Nấm cũng từ hóa chất, giá đỗ cũng từ hóa chất. Và 2 loại này được làm thành nhiều loại thức ăn chay ngon miệng!
Thật đáng sợ!
Mong là báo chí địa phương nên đưa tin về những loại thức ăn được làm từ hóa chất của Tàu như các loại nấm này.
Để bảo vệ sức khỏe cho chính chúng ta, nên in ra những hình ảnh này, đem đến các chợ yêu cầu chủ chợ không nên bán nhựng thứ độc hại này. Nếu không, chúng ta cần thu thập hình ảnh chứng cớ gởi lên văn phòng FDA địa phương yêu cầu kiểm tra và cấm bán.
FDA Office
San Francisco District (Pacific Region)
1431 Harbor Bay Parkway
Alameda, CA 94502












Người Cuba vượt biển vào Mỹ gia tăng sau cải thiện ngoại giao

MIAMI, Florida (NV) - Từ khi chính phủ Obama loan báo chính sách ngoại giao mới đối với Cuba hôm 16 tháng 12, CNN trích thuật lời của lực lượng Tuần Duyên cho thấy, số người Cuba phát hiện ngoài biển tăng đến 235%, so với hai tuần đầu của tháng 12.


Người Cuba dùng một chiếc xe hơi cũ làm thành chiếc bè để vượt biển vào Mỹ hồi tháng 7 năm 2013. (Hình: Getty Images)

Nhìn chung, trong tháng cuối cùng của năm 2014 số di dân từ đảo quốc Cộng Sản này tăng 117%.

Đại Úy Mark Fedor, trưởng đơn vị Tuần Duyên thuộc khu vực số 7, nói, “Quá nhiều người ra đi trên những chiếc thuyền không dùng để đi biển là điều rất nguy hiểm.”

Từ năm 1995, người Cuba nào đặt chân được lên đất liền ở Mỹ sẽ được công nhận quyền tị nạn nhưng những ai bị phát hiện ngoài biển sẽ bị đem trả về nước.

Gần đây người Cuba nghe đồn luật trên sẽ không còn giá trị vào ngày 15 tháng 7, do vậy mà họ tìm cách vượt biển đến Hoa Kỳ.

Thực ra luật Cuban Adjustment Act nếu có thay đổi cũng phải chờ thông qua ở Quốc Hội, và điều này khó có thể xảy ra.

Xuất xứ của các đồn đoán từ đâu chưa được rõ nhưng các giới chức tuần duyên tin là từ các tổ chức chuyển lậu người, kể cả những người đóng những chiếc thuyền thô sơ để vượt biển.

Trước tình hình hiện nay, Tuần Duyên Hoa Kỳ tăng thêm lực lượng ở Florida Straits để có thể nhanh chóng đối phó. (TP)
01-05-2015 4:11:21 PM

Nguyễn Bá Thanh, bi kịch cuộc đời



Trang web “Chân dung quyền lực” xuất hiện gần đây cùng với những thông tin về tình trạng bệnh tật của ông Nguyễn Bá Thanh được dư luận quan tâm đặc biệt.

Thực ra, sự quan tâm về bệnh tật, điều trị hay chuyện sống chết của ông Nguyễn Bá Thanh chỉ là yếu tố phụ. Cái người ta muốn biết là những gì xảy ra xung quanh căn bệnh hiểm nghèo của ông, một nhân vật gây khá nhiều ấn tượng trên chính trường của Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN).

Ông Nguyễn Bá Thanh sinh ngày 8 tháng 4 năm 1953, quê ở xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng.

Xuất thân từ gốc nông dân, sau khi tốt nghiệp trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội, ông Thanh được phân công về địa phương làm cán bộ nông nghiệp, rồi giữ chức chủ nhiệm Hợp Tác Xã Hòa Nhơn và được kết nạp vào ĐCSVN ngày 13 tháng 2 năm 1980.

Nấc thang chính trị ông bắt đầu khi ông được bổ nhiệm làm phó bí thư Huyện Ủy Hòa Vang, giám đốc Nông Trường Chè Quyết Thắng, sau đó là phó giám đốc Sở Nông Nghiệp Quảng Nam-Đà Nẵng.

 Năm 1996, ông được cử giữ chức chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Đà Nẵng sau khi chia tách tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng. Năm 2003, ông được bầu vào chức vụ bí thư Thành Ủy Đà Nẵng, không lâu sau đó, ông cũng được bầu vào chức vụ chủ tịch Hội Đồng Nhân Dân Thành Phố Đà Nẵng.

Trong thời gain làm Bí thư Thành ủy Đà Nẵng và chủ tịch Hội Đồng Nhân Dân Thành Phố Đà Nẵng, ông Thanh đã có nhiều quyết định đầu tư, xây dựng, làm thay đổi bộ mặt thành phố. Từ một thành phố nghèo nàn đơn điệu Đà Nẵng đã trở thành một thành phố khang trang, ngăn nắp với dịch vụ và văn hóa ứng xử tử tế của người dân, thu hút nhiều khách du lịch.

Tuy nhiên, ông Thanh cũng bị tai tiếng trong một số dự án, như dự án xây dựng cầu Sông Hàn hay đường Bắc Nam ở Đà Nẵng. Ông Thanh bị nghi ngờ đã nhận hối lộ 4,4 tỷ đồng từ chủ thầu Phạm Minh Thông. Người ra lệnh bắt giam Phạm Minh Thông là tướng công an Trần Văn Thanh mà sau đó bị cáo buộc vi phạm điều 258 Bộ Luật Hình Sự “lợi dụng các quyền tự do, dân chủ, xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.” Buộc tội ông Trần Văn Thanh, nhưng cán bộ lãnh đạo của Đà Nẵng bị ảnh hưởng uy tín, bị tố cáo sai sự thật, chính xác là ai thì không được nhắc đến.

Ngày 20 tháng 7 năm 2009, một phiên tòa hết sức vô nhân đạo đã diễn ra. Ông Trần Văn Thanh bị tai biến và có xác nhận của công an là không đủ sức khỏe để dự phiên tòa. Thế nhưng ông thiếu tướng công an vẫn bị đưa đến tòa trên xe cứu thương trong tình trạng hôn mê, thở ôxy và phải truyền dịch.

Ông Nguyễn Bá Thanh cũng là người chịu trách nhiệm trong việc giải tỏa đất của bà con giáo dân, di dời mồ mả của họ ở Cồn Dầu để thực hiện dự án Khu Đô Thị Sinh Thái Hòa Xuân. Trong số 420 hộ giáo dân của vùng này, 335 hộ đã giao đất, 23 hộ đang chuẩn bị giao, còn lại 62 hộ không đồng ý đã khiếu nại lên chính quyền trung ương. Báo Đà Nẵng bản điện tử dẫn lời một cư dân Cồn Dầu than phiền về mức giá bồi thường cho đất nông nghiệp chỉ là 50,000 đồng/mét vuông trong khi sau đó chủ đầu tư chuyển thành đất nền và bán giá cao gấp nhiều lần.

Mặc dù vậy, trong cuộc bầu cử Quốc Hội Việt Nam khóa 12, theo kết luận của các cơ quan có thẩm quyền thì ông Thanh không vi phạm các quy định về tiêu chuẩn đại biểu Quốc Hội và các đơn thư tố cáo ông Thanh đều không đúng sự thật và vì vậy ông vẫn trúng cử.

Ngày 28 tháng 12 năm 2012, Bộ Chính Trị đã quyết định thành lập trở lại Ban Nội chính Trung ương và Ban Kinh tế Trung ương; đồng thời phân công ông Nguyễn Bá Thanh giữ chức trưởng ban Nội Chính Trung Ương.

Ban Phòng Chống Tham Nhũng Trung Ương do Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đứng đầu trong những năm qua đã chẳng làm nên trò trống gì, ngược lại nạn tham nhũng tiếp tục phát triển mạnh hơn, tinh vi hơn, thành “đường dây có tổ chức.” Bộ Chính Trị quyết định Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đứng đầu ban này và cử Nguyễn Bá Thanh làm phó ban.

Nguyễn Bá Thanh khăn gói ra Hà Nội với một tham vọng lớn, thậm chí nhắm tới cả chiếc ghế phó thủ tướng và không loại trừ khả năng sẽ giữ ghế thủ tướng trong tương lai.

Võ đoán, bộc trực, ông đã không hiểu được các mối quan hệ của cung đình Hà Nội. Ông tham gia điều tra một số vụ tham nhũng lớn và tuyên bố sẽ “hốt hết.” Tính cao ngạo, có vẻ ngang tàng và chủ quan đã đưa ông tới thất bại thảm hại và có thể nói chấm dứt vai trò của ông sau cuộc đấu đá ở Hội Nghị Trung Ương Đảng lần thứ 7. Ông đã không được bầu vào Bộ Chính Trị trong bối cảnh Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng xoay chuyển cục diện, từ thế bị tấn công chuyển sang phản công và củng cố hoàn toàn vị trí của mình sau hội nghị này.

Chuyến đi Trung Quốc của ông Thanh vào tháng 12 năm 2013 để học hỏi kinh nghiệm xây dựng đảng và chống tham nhũng thực ra là một bế tắc. Bởi vì tình trạng tham nhũng ở Trung Quốc vô cùng tệ hại và còn cao hơn Việt Nam một bậc. Hơn thế, nếu không dung dưỡng tham nhũng, Bắc Kinh khó mà duy trì được một tập đoàn thái thú Ba Đình ngoan ngoãn hiện nay.

Bỗng nhiên, giữa tháng 8 năm 2014, có tin ông Thanh đi điều trị bệnh tại Mỹ. Ban Sức Khỏe Trung Ương chẳng hề có thông báo chính thức về bệnh tình của ông. Các báo lề trái cho biết ông Thanh bị bị ung thư máu và phải giải phẫu ghép tủy.

Thêm tin đồn ông bị đầu độc chất phóng xạ càng khiến câu chuyện bệnh tật của ông ly kì hơn, giữa lúc ĐCSVN sắp nhóm họp Hội Nghị Trung Ương lần thứ 10, bỏ phiếu tin nhiệm cho các ủy viên Bộ Chính Trị và chuẩn bị nhân sự cho Đại Hội Đảng lần thứ 12 vào đầu năm 2016.

Theo tờ Tuổi Trẻ thì ngày 5 tháng 1 ông Thanh sẽ từ Mỹ trở về nước và tiếp tục điều trị tại Đà Nẵng. Sau hơn 4 tháng trời được các bác sĩ Mỹ chăm sóc, bệnh tình của ông có vẻ không phục hồi tốt. Có thể xem việc ông trở về điều trị tiếp ở Việt Nam như là để sống nốt những ngày còn lại ngắn ngủi tại quê nhà.

Trong ngày 1 tháng 1 năm 2014, một số người dân ở Đà Nẵng đã đến chùa Tịnh Thất Bửu Sơn cầu an cho ông Thanh. Đây là một động thái đáng ngạc nhiên.

Tham nhũng tràn làn trong xã hội Việt Nam, trở thành một tập quán, một thứ văn hóa sống. Vì thế rất nhiều người xem tham nhũng như là phương tiện tất yếu giúp giải quyết các công việc, từ chuyện học hành của con cái, xin việc làm, thăng quan tiến chức, đến sổ đỏ nhà đất...

Dân chúng cho rằng, ông Thanh, cũng như bao lãnh đạo Cộng Sản khác, không thể nào không tham nhũng và sử dụng các thủ đoạn để đấu đá phe nhóm với nhau. Ông Thanh tham nhũng một đồng nhưng lại làm ra được mười đồng, thậm chí được hàng trăm đồng. Họ cũng tin rằng, số người mất mát, thua thiệt dẫu sao cũng là số ít. Trong khi từ một cảng thị nghèo nàn, lạc hậu và xấu xí, thành phố Đà Nẵng bỗng chốc vươn mình, lột xác, trở thành thành phố “5 không”: không có giết người cướp của, không có người nghiện trong cộng đồng, không có người mù chữ, không có hộ đói, không có người lang thang xin ăn,” v.v... Tất cả là nhờ những quyết định táo bạo, dám nghĩ dám làm của ông Nguyễn Bá Thanh.

Có lẽ những ngày này, với cơ thể tiều tụy, nằm trên giường bệnh ông Thanh không thể không ngẫm nghĩ về quãng thời gian đã qua, về những điều ác mà ông đã làm với giáo dân Cồn Dầu. Người đời nói “gieo nhân nào gặp quả ấy” là thế. Chắc có lẽ ông phải ân hận lắm! Nhưng khi ân hận thì đã muộn...

Còn nếu đúng sự thật ông bị đầu độc chất phóng xạ như lời đồn đoán thì ông vừa là tòng phạm nhưng cũng là nạn nhân của cuộc tranh giành quyền lực-lợi ích khốc liệt trên một trận địa không tiếng súng nhưng có người bỏ mạng. Những con thú mang bộ mặt người của ĐCSVN ăn thịt nhau.
01-05-2015 1:25:03 PM
Lê Diễn Đức
Theo Người Việt

TẠI SAO MỸ VÀ CANADA DẸP CÁC VIỆN KHỔNG TỬ ?



Nguyễn Vĩnh Long Hồ -- TIỂU SỬ CỦA KHỔNG TỬ (551 – 479 trước Tây Lịch).
Khổng Tử tên là Khâu, tự là Trọng Ni, sinh ngày 27 tháng 8 A.L năm Canh Tuất (551 TCN), đời vua Chu Linh Vương, năm thứ 21 nhà CHU, tương ứng với Lỗ Tương Công năm thứ 22, tại làng Xương Bình, huyện Khúc Phụ thuộc nước Lỗ (bây giờ là tỉnh Sơn Đông). Cha là Thúc Lương Ngột làm quan Đại Phu nước Lỗ. Ngài lấy họ KHỔNG vì Thúc Lương Ngột là dòng dõi của Khổng Phùng Thúc, lập ra dòng họ “Khổng”. Ông qua đời vào ngày 18 tháng 2 năm Nhâm Tuất, hưởng thọ 73 tuổi. Mộ của ông ở bên bờ sông Tử Thủy, phía Bắc thành nước Lỗ (nay là Khổng Lâm, tỉnh Sơn Đông). Có hơn 100 môn đệ làm nhà chung quanh phần mộ để lo phụng tự trong 3 năm, riêng Tử Cống ở đó tới 6 năm mới từ giã ra đi.
Các lời giảng dạy của Khổng Tử đã không gây được ảnh hưởng trong thời đại của ông ta, song nhờ các môn đệ và nhờ các trí thức theo Khổng giáo, đạo Khổng đã trở nên một học thuyết vào thế thứ II trước Tây lịch và các sách vở viết về Khổng Học đã được coi là căn bản của nền giáo dục phổ thông của Trung Hoa từ thời đại phong kiến đó.
Đạo Khổng phải được coi như chương trình hành động để nó luôn luôn phải được gắn liền với “QUYỀN LỰC”, giành giật quyền lực để thực hiện quyền lực theo “VƯƠNG ĐẠO”. Sách “Luận Ngữ”, Khổng Tử viết: “Vương đạo đem lại hạnh phúc cho bàn dân và thu phục lòng người, trong lúc nền chuyên chính chẳng khác gì cọp dữ”.
Vì không thể xây dựng được quyền lực chính trị để thi hành “vương đạo” của mình; nên Không Tử phải đi lang thang qua nước này nước nọ; rút cuộc không ai muốn thi hành đạo của mình, chẳng phải vì học thuyết của ông không tốt. Khuyết điểm của ông là đã không nắm vững được thời cuộc và chính xác của tình thế lúc bấy giờ. Bởi vậy, Khổng Tử đã rơi vào tình trạng một nhà tiên tri tay không (Les prophètes sans armes).
Học thuyết cao siêu của Khổng Tử không thể bay lơ lững trên chín tầng mây mà nó phải thành hình một bộ máy quyền lực cai trị của chế độ phong kiến vào thời đại của ông. Cảnh ngộ của ông lúc bấy giờ cũng như chúa Jésus, đạo Christ phải đợi quân La Mã mới phát triển. Học thuyết của Khổng Tử phải đợi nhà Tiền Hán (từ năm 206 trước Tây lịch tới 8 năm sau Tây lịch), triết lý của Khổng Tử đã trở ý thức hệ của triều đại đó. Quan niệm về bản tính “thiện” của con người cùng sự quan trọng của “NHÂN TÍNH” và lòng “NHÂN ĐẠO” trong chính trị và trong đời sống hàng ngày đã được sau nầy thầy Mạnh Tử (Mencius) triển khai và được Tuân Tử đưa vào thực tế.
Khổng Tử được người đời đánh giá là một triết gia hơn là một chính trị gia, ông đã biên soạn một số sách cổ quan trọng nhất của Trung Hoa. Ông đã xếp đặt lại các văn thơ cổ trong những cuốn:
• Bộ Kinh Thi “Shih Ching” (The Book of Odes): Đây là bộ sách chép các bài ca, bài dao từ thời thượng cổ tới đời vua Bình Dương nhà Chu.
• Bộ Kinh Thư “Shu Ching” (The Book of Documents) của Khổng Tử là một bộ sử rất có giá trị, đã chép các lời vua và bầy tôi khuyên bảo nhau, từ đời Nghêu, Thuấn đến đời Đông Chu.
• Bộ Kinh Dịch “I Ching” (The book of Changes) là bộ sách lý học, giải thích quan niệm của người Trung Hoa cổ xưa về cách biến hóa của trời đất, trong đó có cả cách bói toán để đoán trước điều lành dữ. Khổng Tử đã soạn lại sách nầy nhưng giảng rõ thêm về phần đạo lý khiến cho sau nầy. Kinh dịch là một bộ sách trọng yếu của Nho Giáo.
• Bộ Kinh Lễ “Li Chi” (The Records of Rites). Đây là bộ sách ghi chép các lễ nghi để duy trì các tình cảm tốt, các phép tắc cư xử trong xã hội.
• Bộ Kinh Nhạc “Yueh Ching” (The Book of Music) bộ sách nầy đã bị thiệt hại nhiều nhất do việc nhà Tần đốt sách.
• Bộ KINH XUÂN THU “Ch’un Ch’iu” (The Spring and Autumn Annals) là bộ sách quan trọng nhất và do chính Khổng Tử soạn ra, ông đã dùng lối viết sử để chép các chuyện về nước Lỗ, với đầy đủ niên biểu của 12 vị vua từ Lỗ Ẩn Công đến Lỗ Ai Công, bắt đầu từ năm 722 tới năm 479 trước Tây Lịch. Đây là một bộ sách hàm chứa các triết lý về nền chính trị của nước Trung Hoa thời cổ.
• Sau khi Khổng Tử qua đời, các môn đệ của ông đã biên soạn cuốn LUẬN NGỮ “Lun Yu” (The Analects – The Edited Conversations) ghi chép các cuộc đàm thoại của Khổng Tử với các vua quan và các môn đệ. Cuốn sách nầy nhấn mạnh tới nền triết học chính trị (political philosophy) của Khổng Tử. Ông đã quan tâm tới sự vô đạo đức và thiếu đạo đức của các chính quyền thời đó và ông đã cố gắng bôn ba từ nước nầy sang nước nọ, để tìm một vị minh chúa chấp nhận học thuyết chính trị của ông là phải dùng các tiêu chuẩn đạo đức làm nguyên tắc chỉ đạo tư tưởng trong việc cai trị dân chúng. Bậc vua chúa phải làm gương tốt để có ảnh hưởng đến hành động của nhân dân. Nhưng, phải đợi đến nhà Tiền Hán, hình tượng Khổng Tử mới được tôn thờ.
NHỮNG NHÂN VẬT PHÊ BÌNH SỰ THẤT BẠI CỦA KHỔNG TỬ:
[1] HÀN PHI TỬ (280 – 233 tr C.N.)
Ông sống vào thời đại chiến quốc, giữa lúc bàn dân thiên hạ theo đuổi một chủ lưu chính trị là đánh đổ chế độ phong kiến thống nhất Trung Hoa. Nhưng, chủ nghĩa chính trị thời đó gồm: Nho, Mặc, Đạo, Pháp. Mọi chủ nghĩa đều đưa ra một lập trường cơ bản, thái độ nhân sinh, chủ trương chính trị phương pháp thực hành khái quát kể ra như dưới đây:
(1) VỀ LẬP TRƯỜNG CƠ BẢN:
• NHO xướng chủ nghĩa gia tộc
• MẶC xường chủ nghĩa thế giới.
• ĐẠO xướng chủ nghĩa cá nhân.
• PHÁP xướng chủ nghĩa quốc gia
(2) VỀ THÁI ĐỘ NHÂN SINH:
• NHO đưa ra chủ nghĩa trung dung.
• MẶC đưa ra chủ nghĩa khổ hạnh.
• ĐẠO đưa ra chủ nghĩa tiêu cực.
• PHÁP đưa ra chủ nghĩa tích cực.
(3) VỀ CHỦ TRƯƠNG CHÍNH TRỊ:
• NHO xướng chủ nghĩa nhân trị.
• MẶC xướng chủ nghĩa thiên trị.
• ĐẠO xướng chủ nghĩa vô trị.
• PHÁP xướng chủ nghĩa pháp trị.
(4) VỀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HÀNH:
• NHO đề ra chủ nghĩa cảm hóa.
• MẶC đề ra chủ nghĩa cứu thế.
• ĐẠO đề ra chủ nghĩa phóng nhiệm.
• PHÁP đề ra chủ nghĩa can thiệp.
Kết quả Tần Thủy Hoàng thống nhất được Trung Hoa bằng phương pháp của PHÁP GIA mà đại biểu của pháp gia là HÀN PHI TỬ đã đem lại thành công cho hành động của Tần Thủy Hoàng là vì nó có một nhận thức chính trị rất sắc bén. Ông đã đưa ra 4 điểm chính yếu để thay đổi xã hội phong kiến bằng chính trị “QUÂN CHỦ TẬP QUYỀN”:
(1) Quận huyện làm đơn vị cai trị thay thế cho các đất phong.
(2) Tổ chức hành chánh quan liêu lại trị thay thế cho quý tộc.
(3) Quân dân phân trị thay thế cho quân dân hợp trị.
(4) Mua bán ruộng đất tự do thay thế cho tư hữu quý tộc.
Thay thế tận gốc rễ như thế, nếu không có những thủ đoạn khả dĩ vươn tới việc đó tất thất bại. Hàn Phi Tử lên tiếng bài bác tư tưởng cải cách (réformisme) của Khổng Tử. Ông nói: “Dùng chính sách “HOÃN”, hoãn để trị dân của cái đời cần biến đổi mau chóng này thì chẳng khác gì không biết cưỡi ngựa mà cưỡi ngựa dữ (Thiên Ngũ Đố). Biến cổ hay không biến cổ không phải là vần đề của thánh nhân, chỉ có chính trị mới đáng kể mà thôi (Thiên Nam Diện).
Theo Hàn Phi Tử, lịch sử tùy thời đại biến đổi, chính trị cũng tùy thời đại mà biến. Nếu chính trị không biến theo thời đại, cứ ôm lấy lẽ dùng đạo của tiên vương để cai trị người bấy giờ thì thật rõ là chuyện ôm cây đợi thỏ. (Chuyện cổ bên Tàu kể rằng: Có một anh nông dân đang nằm nghỉ thảnh thơi dưới gốc cây cổ thụ, bổng có hai con thỏ đuổi nhau va đầu vào cây chết cả đôi. Anh ta mang con thỏ về làm thịt. Tưởng bở, ngày ngày anh ngồi đợi dưới gốc cây để chờ thỏ. Đợi cả tháng trời nhưng chẳng thấy bóng con thỏ nào cả…)
Xuất thân trong gia đình quý tộc nước Hàn, ông là người đề xướng chủ nghĩa “Pháp trị” cuối thời đại “Chiến quốc” với chủ trương thay đổi pháp chế để quốc gia được hùng mạnh. Ông cùng với Lý Tư, Tể tướng khai quốc công thần của nhà Tần. Cuối cuộc đời Hàn Phi chết trong ngục tối vì Lý Tư dèm pha với Tần Thủy Hoàng.
Khổng Tử quan niệm:
(1) Dùng LỄ của thời sơ Chu là cơ sở cho quan điểm của ngài về ĐẠO ĐỨC XÃ HỘI.
(2) Nỗ lực giáo dục đạo đức phối hợp với quá trình tu dưỡng ĐỨC NHÂN của con người có khả năng đưa tới việc tạo thành đức hạnh và đạo nghĩa.
Lão Tử phê phán quan niệm nầy của Khổng Tử, ông cho rằng không nên phí công sức dạy cái gọi là “đạo đức xã hội” mà chỉ nên khuyến khích cá nhân tự biểu hiện tự nhiên tính của mỗi con người.
Hàn Phi Tử, người đứng đầu “Pháp gia phái” hoàn toàn đả phá lập trường trên của Khổng Tử. Ông lập luận rằng, nền tảng của một xã hội tốt đẹp chính là sự cai trị bằng “LUẬT PHÁP” và không cần phải phát triển đạo đức bản thân, dân chúng vẫn hoàn toàn có khả năng tuân hành luật lệ đã được thiết lập. Đối với Hàn Phi Tử, “Đạo là khởi thủy của vạn vật, là kỷ cương của cái đúng, sai”. Nhấn mạnh việc dùng phương pháp nghiệm chứng sau khi khảo sát để xem nhận thức đúng hay sai.
Hàn Phi Tử chủ trương “TRUNG ƯƠNG TẬP QUYỀN” để thống nhất Trung Hoa và dùng pháp trị để bình định thiên hạ. Đối với Pháp gia, nền luân lý đạo đức cũ cho rằng, tính con người vốn nhân từ tốt lành là hoàn toàn sai lạc và giả dối; quan hệ giữa người và người chỉ là quan hệ về lợi và hại. Con người không thể hoạt động vì lợi ích của nhân quần xã hội, thế nên cần phải đặt luật pháp lên trên họ. Cơ bản của nền tảng pháp luật là nguyên tắc “CÔNG BẰNG”.
Tóm lại, Pháp gia phái rút toàn bộ ý tưởng cơ sở đạo đức ra khỏi lãnh vực phát triển con người và khảo sát những phương cách cưỡng bách mỗi cá nhân phải sinh hoạt ăn khớp với xã hội. Cái giá phải trả để có sự hòa hợp xã hội là cá nhân phải thuận theo xã hội.
[2] MẶC TỬ: (468 -376 tr.C.N.)
Người đầu tiên phê phán tư tưởng chính trị của Khổng Tử một cách triệt để, với một hệ thống triết học đầy đủ và những hoạt động tích cực là Mặc Tử, một nhà tư tưởng khắc khổ và quyết liệt nhất Trung Hoa.
Ông tên là Mặc Địch, ông chào đời sau khi Khổng Tử qua đời 11 năm, người nước Tống. Mặc Tử có lúc làm quan Đại Phu. Thuở còn trẻ, ông từng theo học Nho, sau đó bỏ Nho rồi đề xướng MẶC HỌC, đối đầu gay gắt với Nho học. Các đệ tử của Mặc Tử khoảng 100 người phần lớn xuất thân từ hạ tầng xã hội đương thời. Họ chủ trương sống tự túc bằng sức lao động và cho rằng “không lao động mà hưởng thụ là bất nhân phi nghĩa”. Về sau, các đệ tử ghi lại lời của sư phụ làm thành bộ “MẶC TỬ” gồm 71 thiên.
Mặc Tử phê phán quyết liệt những quan niệm đạo đức xã hội trong tư tưởng của Khổng Tử, dựa trên cơ sở rằng Khổng Tử khích lệ mối quan tâm cá biệt cho gia đình, thân tộc của mỗi người, gây nhiều thương tổn cho cảm giác phổ quát của loài người về thiện chí. Mặc Tử cho rằng, lòng trung thành ưu tiên cho gia tộc, thân nhân là cội rễ của cái ác. Ông tìm cách thay thế nó bằng quan điểm xã hội hòa hợp dựa trên “KIÊM ÁI” là yêu hết thảy mọi người, một học thuyết làm nảy sinh cảm giác thiết thực về phúc lợi của toàn xã hội.
Khổng Tử dạy rằng: “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” (Điều gì mình không muốn ai làm cho mình thì mình đừng làm cho người khác).
Mặc Tử dạy rằng: “Ái nhân nhược ái kỳ thân” (Yêu người như yêu thân mình” và “Vi bỉ do vi kỷ dã” (Vì người khác cũng như vì mình). Ông cổ vũ con người nên hành động để tạo phúc lợi cho xã hội, điều đó hàm ý mọi người nên giúp đở nhau trong tinh thần không phân biệt giai cấp xã hội. Mặc Tử chủ trương lối sống tiết kiệm, cực kỳ thanh đạm. Ông phê phán việc hoang phí tài nguyên cho các nghi lễ ma chay tống táng.
Về chính trị, Mặc Tử cũng lập luận rằng, người dân hiểu rõ cái gì có lợi cho họ và cái gì có hại cho họ. Vì vậy, điều thực tế phải làm chính là điều đáp ứng được điều thiện chung. Do đó, ông cho rằng, trong xã hội, sự thăng tiến của người dân nên đặt cơ sở trên công trạng của họ, chứ không tùy thuộc vào dòng dõi của họ. Và nên lấy các thiện ích chung, cùng sự đồng thuận của xã hội làm nguyên tắc cai trị đất nước. Với cái thiện lớn lao nhứt chính là cái nguyên tắc đem lại phúc lợi cho nhiều người nhất.
[3] MAO TRẠCH ĐÔNG:
Họ Mao đã bỏ Khổng Tử mà tôn vinh Tần Thủy Hoàng, sùng bái Hàn Phi Tử là nhà tư tưởng gần gủi nhất với các chế độ toàn trị của thời đại chúng ta. Ai cũng hiểu Mao ca ngợi bạo chúa Tần Thủy Hoàng để biện minh cho nền chuyên chính tập quyền khắc nghiệt và triệt tiêu các đặc quyền, đặc lợi của những chính quyền địa phương mà Mao xem như những đặc trưng của xã hội Khổng Tử cần phải đập phá tận gốc. Với Mao, nhân đức chính trị kiểu Khổng giáo chỉ là bịp bợm để ru ngủ quần chúng, vì xã hội không thể tiến bộ được với kiểu “thi ân bố đức” và giữ lễ, mà chỉ có cuộc đấu tranh giai cấp không ngừng nghỉ và Mao đã đứng hẳn vào “Pháp gia phái”, tập trung quyền lực về trung ương với luật rừng khắc khe của một chế độ XHCN toàn trị.
[4] LƯU Á CHÂU – LIU YA ZHOU (1952):
Ông nguyên là GS của Đại học Stanford Hoa Kỳ, hiện là Chính ủy Trường Đại học Quốc phòng TC, Lưu Á Châu đã phê phán Khổng Tử như sau: “Khổng Tử có thể coi là nhà tư tưởng chăng? Thế hệ chúng ta xem xét ông như thế nào? Tác phẩm của ông ta bị xem xét ra sao? Tác phẩm của ông chưa từng cung cấp cho nội tâm người Trung Hoa một hệ thống giá trị có thể đối kháng quyền lực thế tục. Cái mà ông cung cấp là tất cả xoay xung quanh QUYỀN LỰC. Nếu Nho học là một tôn giáo thì đó là một tôn giáo rởm; nếu là tín ngưỡng thì là tín ngưỡng rởm; nếu là triết học thì đó triết học của xã hội QUAN TRƯỜNG HÓA. Xét trên nghĩa này thì Nho học có tội với dân tộc Trung Hoa”.
Lưu Á Châu kết luận : “Trung Hoa không có nhà tư tưởng, chỉ có nhà MƯU LƯỢC. Hegel từng nói: “Trung Hoa không có triết học”. Tôi cho rằng mấy nghìn năm nay, Trung Hoa chưa sản sinh được nhà tư tưởng nào. Nhà tư tưởng tôi nói là những người như Hegel, Socrates, Plato… những nhà tư tưởng ấy đã có cống hiến to lớn đối với tiến trình văn minh nhân loại. Lão Tử có phải là nhà tư tưởng không? Chỉ dựa vào “Đạo đức kinh” 5.000 chữ mà có thể làm nhà tư tưởng ư? Đấy là chưa nói “Đạo đức kinh” của ông ta có vấn đề.
THỬ BÀN VỀ HỌC THUYẾT “NHÂN TRỊ” CỦA KHỔNG TỬ:
Khổng Tử cho rằng việc chính trị trở nên tốt hay xấu là do nhà cai trị và người nầy phải mang lại hạnh phúc và an lạc cho nhân dân. Muốn thế, bậc vua chúa phải làm gương tốt để có ảnh hưởng đến hành động của những người khác. Khổng Tử bác bỏ cách dùng luật pháp nghiêm nhặt và tin rằng dùng các tập quán về luân lý và sự hợp lẽ (compliance) là cách hay nhất để duy trì trật tự xã hội. Tôn chỉ nầy của Khổng Tử với các ý nghĩa “CHÍNH DANH” và “ĐỊNH PHẬN” và một nước được thịnh trị vì nơi đó: “Vua ra vua, bề tôi ra bề tôi, cha ra cha, con ra con”. Tất cả đều có trật tự phân minh.
Chủ thuyết chính danh “Cheng-minh” (The Rectification of Names) của Khổng Tử là chính lộ của học thuyết “Nhân Trị”. Vào thời đại chiến quốc nhiễu dương, người dân Tàu chịu quá nhiều đau khổ do việc tranh giành quyền lực thống trị của giai cấp lãnh đạo. Chính trị tàn bạo được bọc bởi lớp bình phong đạo đức giả với cảnh bạo chúa được ca tụng như đấng minh quân. Khổng Tử đưa ra thuyết “Chính Danh” với hoài bão đa dạng, nhằm cảm hóa thành phần quan lại tham chính, chấm dứt dùng những mỹ từ mị dân để làm vỏ bọc cho các hành động bất chính. Lãnh tụ và tầng lớp quan lại có tài đức thì quốc gia mới được hùng cường.
Theo Học giả Hồ Thích, chủ thuyết “Chính Danh” là điểm quan trọng nhất trong triết học của Khổng Tử và duy diễn rằng “Chủ thuyết chính danh chỉ muốn ngụ ý phân biệt phải trái, phân biệt cái thiện, cái ác. Lý luận nầy tương đối chính xác phù hợp với chủ trương “CHÍNH GIẢ, CHÍNH GIÔ (Việc chính trị phải minh chánh ngay thẳng) của Khổng Tử. Chính trị là làm mọi việc cho minh chánh, lấy minh chánh mà trị người thì ai dám không minh chánh? Khi giới lãnh đạo kém anh minh, quần thần sẽ trở nên quan liêu, bòn rút của dân khiến xã hội trở nên bất ổn, nhân dân sẽ lầm than, bất phục chính quyền khiến quốc gia trở nên xáo trộn.
Theo Khổng Tử, chủ trương “TÔN QUÂN” sẽ giúp an dân, định quốc và nhân dân có thể tránh được cảnh chiến tranh tương tàn. Nhân loại phải đợi sự chào đời của Mạnh Tử với chủ trương “DÂN VI QUÝ” thì câu hỏi nêu trên mới được trả lời minh bạch.
VÌ TRANH GIÀNH QUYỀN LỰC KHỔNG TỬ GIẾT THIẾU CHÍNH MÃO?
Lúc bấy giờ, Khổng Tử đang làm quan Tướng Quốc nước Lỗ. Quý Tôn Tư, một vị đại thần trong triều, nhưng Quý Tôn Tư luôn luôn hỏi ý kiến của Khổng Tử mỗi khi có một quyết định trong công việc trị nước. Nhưng Thiếu Chính Mão, khi Khổng Tử nói ra câu gì thì liền phê phán khiến người nghe phân vân, đặt câu hỏi và đôi khi người nghe bị mê hoặc nên Thiếu Chính Mão bị Khổng Tử chụp cho cái mũ “một tên nịnh thần nguy hiểm”?
Khổng Tử dùng hình thức “mật tâu” với Lỗ Định Công:
-Nước Lỗ không cường thịnh lên được là vì trung nịnh không phân biệt, thưởng phạt không nghiêm minh. Thí dụ như muốn trồng lúa tất phải diệt cỏ xấu. Xin Chúa công cho đem các đồ “phủ việt” (dùng vào việc hình) trong nhà Thái Miếu bày ra ở dưới Lưỡng Quán để dùng vào việc hình.
Lỗ Định Công thuận cho. Sáng hôm sau, Lỗ Định Công truyền cho các quan triều đình hội nghị bàn luận việc phá thành ấp xem lợi hại thế nào. Các quan lại nói nên phá, người nói không nên phá.
Thiếu Chính Mão thưa rằng:
-Phá thành có 6 điều kiện: (1) Để tôn trọng quyền vua không ai bằng. (2) Để tôn trọng cái quyền thế Đô thành. (3) Để ức quyền tư môn. (4) Để khiến cho kẻ gian thần lộng quyền không chỗ nương tựa. (5) Để yên lòng 3 nhà Mạnh, Thúc, Quý. (6) Để khiến cho các nước nghe việc nước Lỗ ta làm mà phải kính phục.
Khổng Tử liền tâu với Lỗ Định Công:
-Thành ấp nay đã thế cô còn làm gì được, huống chi Công Liễm Dương vẫn có lòng trung với vua, sao dám bảo là lộng quyền. Thiếu Chính Mão dùng lời nói khéo để làm loạn chính trị, khiến vua tôi ly gián, cứ theo phép thì nên giết.
Các quan trong triều tâu:
-Thiếu Chính Mão là người danh giá ở nước Lỗ, dầu có nói lầm đi nữa cũng chưa đến tội chết.
Khổng Tử lại tâu với Lỗ Định Công:
-Thiếu Chính Mão là người dối trá mà lại biện bác, làm người ta mê hoặc. Nếu không giết đi thì việc chính trị không thi hành nổi. Xin Chúa công cho đem phủ việt ra để trị tội.
Khổng Tử truyền cho lực sĩ trói Thiếu Chính Mão đem đến Lưỡng Quán mà giết đi. Các quan trong triều sợ hãi, xám xanh cả mặt. Ba nhà: Mạnh, Thúc, Quý trông thấy cũng kinh sợ.
Qua câu chuyện nầy, tôi muốn đặt ra vài câu hỏi:
(1) Giữa Khổng Tử và Thiếu Chính Mão, ai mới thực sự là nịnh thần?
(2) Lỗ Định Công có phải là minh quân không?
(3) Tại sao Khổng Tử phải dùng hình thức “mật tâu” (anten) với Lỗ Định Công để hại người. Đó có phải là hành động của người chính nhân quân tử?
(4) Tại sao Khổng Tử không dám đấu tranh tư tưởng, tranh luận công khai với Thiếu Chính Mão coi ai đúng, ai sai mà vội vàng chụp mũ Thiếu Chính Mão là nịnh thần đem giết đi? Khổng Tử nói một đàng làm một nẽo, dùng hành động “BÁ ĐẠO” để củng cố quyền lực, đi ngược lại với chủ thuyết “VƯƠNG ĐẠO” do mình đề xướng!
(5) Khổng Tử đã cố tình quên rằng, chân lý của chính trị là chân lý có biến số, càng tha thiết đấu tranh tư tưởng thì chân lý càng sáng tỏ. Khổng Tử thiếu hẳn lòng “NHÂN” khi ra lệnh giết Thiếu Chính Mão, mặc dù các quan trong triều can ngăn: “Thiếu Chính Mão chưa đáng phải tội chết”.
(6) Giết người làm cho kẻ khác sợ hãi để tạo uy thế chính trị cho mình. Khổng Tử áp dụng đúng nguyên tắc của “BÁ ĐẠO”, phương tiện quyết định chính trị là “BẠO LỰC”, nói theo ngôn từ của Marx Weber: “Le moyen décisif en politique est la violence”.
TẠI SAO CANADA & MỸ ĐÓNG CỬA CÁC VIỆN KHỔNG TỬ?
Ngày 30/10/2014, các ủy viên Hội đồng Trường học Khu vực Toronto (TDSB) – nơi giám sát các trường học công với 232.000 học sinh, đã tiến hành cuộc bỏ phiếu về việc cắt đứt quan hệ với Viện Khổng Tử đang được nhìn nhận như chủ nghĩa “ĐẾ QUỐC VĂN HÓA” của nước nầy. TDSB đã nhận thấy “mối quan hệ đối tác nầy không phù hợp với giá trị của cộng đồng”, như lời ủy viên Pamela Gough phát biểu. Và vì thế, đại học McMaster và Sherbrooke đã tuyên bố chấm dứt hợp tác với Viện Khổng Tử.
Trước đó tại Mỹ, đầu tháng 10 vừa qua, Đại học Tổng hợp Pennsylvania đã chấm dứt mối quan hệ kéo dài 5 năm với Viện Khổng Tử với lý do khác biệt giữa hai bên. Đại học Tổng hợp Chicago cũng cắt đứt quan hệ với Viện Khổng Tử hồi tháng 9/2014.
Trả lời phỏng vấn tờ The Wall Street Journal, ông Henty Reichman, Phó chủ tịch Hiệp hội Giáo sư Đại học Mỹ, cho biết: “Tôi tin rằng Chicago và Pennsylvania không phải là hai đại học duy nhất nhận ra rằng: “Hợp tác với một viện như kiểu Viện Khổng Tử là hoàn toàn không xứng đáng”.
Như chúng ta đã biết, tôn giáo tại Hoa Kỳ đặc trưng bởi sự đa dạng các niềm tin và thực hành tự do tín ngưỡng: 76% người Mỹ nhận họ theo đạo Kitô giáo (trong đó 52% theo đạo Tin Lành, 24% theo Công giáo Roma) 1% theo Do Thái Giáo và 1% theo Hồi giáo. Nhiều tôn giáo đã nở rộ tại Hoa Kỳ và cả Canada, kể cả các tôn giáo được các người nhập cư đưa vào sau nầy; vì thế Hoa Kỳ là một trong những nước có tôn giáo đa dạng nhất thế giới.
Tu chính án thứ nhất của Hiến pháp Hoa Kỳ khẳng định rằng: “Quốc Hội sẽ không ban hành một đạo luật nào nhằm thiết lập tôn giáo hoặc ngăn cấm tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, báo chí và quyền của dân chúng được hội họp và kiến nghị Chính phủ sửa chữa những điều gây bất bình.” Điều nầy đảm bảo việc tự do thực hành tôn giáo. Tối cao Pháp viện đã giải thích đây là việc ngăn không cho chính phủ có bất cứ thẩm quyền nào trong tôn giáo.
Một câu hỏi được đặt ra, là tại sao Canada & Hoa Kỳ lại quyết định đóng cửa các Viện Khổng Tử? Và sau đây là những lý do chủ yếu:
(1) Viện Khổng Tử là sức mạnh mềm Trung cộng trong đường lối chính trị của Bắc Kinh, nó được đặt trên 4 nền tảng: Văn Hóa – Chính Trị – Chính sách đối ngoại & Chính sách tuyên truyền quốc tế.
(2) Viện Khổng Tử còn là ổ gián điệp, cơ quan tình báo và tuyên truyền của Đảng CSTQ. Theo Arthur Waldron viết trên Forbes nhận định: “Viện Khổng Tử có thể đóng vai trò then chốt trong việc ảnh hưởng chính sách tình báo, gián điệp của Bắc Kinh.”
Theo Arbrice De Pierre, cựu chuyên viên tình báo Pháp, nhận định: “Nhiều chuyên viên ngôn ngữ Tàu lại có lý lịch gốc “an ninh tình báo”. Nhiệm vụ của họ phải là giáo dục mà là kiểm soát sinh viên gốc Hoa sinh ra ở nước ngoài và đồng thời tuyển dụng chuyên viên tình báo để phục vụ cho Bắc Kinh.
Phóng viên Omid Ghoreishi báo The Epoch Times, trong điều tra Bắc Kinh sử dụng Viện Khổng Tử cho mục đích gián điệp (Beijing use Confucius Institutes for Espionage).
Theo Michel Juneau Katsuya, cựu Trưởng cơ quan ANTB đặc trách Á Châu -TBD, của chính phủ Canada, nói rằng: “Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lãnh vực nầy, cho thấy Bắc Kinh không ngừng nỗ lực để gây ảnh hưởng đến các quốc gia khác. Viện khổng Tử là một mối đe dọa đối với chính phủ và nhân dân Canada,” ông khẳng định rằng. “Có những thông tin cho thấy rõ ràng các cơ quan tình báo Mỹ và phương Tây đã xác nhận “Viện Khổng Tử” là cơ quan tình báo gián điệp trá hình do Bắc Kinh sử dụng và tuyển dụng người phục vụ cho mục đích trên”.
Ý đồ den tối của các viện Khổng Tử được sử dụng như là một công cụ tuyên truyền quyền lực mềm của Bắc Kinh đã bị nhiều quốc gia nhanh chóng phát hiện, đồng thời lên tiếng cảnh báo như tại Ấn Độ. Từ năm 2009, chính phủ nước nầy đã từ chối không cho thành lập các Viện Khổng Tử với lý do đây là âm mưu của Bắc Kinh để phát triển “QUYỀN LỰC MỀM”, dùng văn hóa để gây ảnh hưởng trên toàn thế giới.
Trong khi đó tại Việt Nam, ý đồ thành lập các “Viện Khổng Tử” đã có từ năm 2009, nhưng đã vấp phải phản ứng không thuận lợi do việc Hải quân TC gia tăng xâm lược, tại Biển Đông. Dù biết rõ nhân dân không đồng ý, nhưng Thủ tướng “đầu tôm” Nguyễn Tấn Dũng vẫn cố tình ký kết thỏa thuận thành lập “Viện Khổng Tử”, chờ đúng thời điểm Du Chính Thanh, nhân vật quyền lực thứ 4 của TC sang thăm VN, liền tổ chức thành lập “Viện Khổng Tử”, một cơ quan tình báo gián điệp trá hình này.
Đây là lần thứ hai, kịch bản bán nước đã được tên Thủ tướng “đầu tôm” Nguyễn Tấn Dũng lặp lại sau vụ cống dâng Tây Nguyên Trung Phần cho bọn lãnh đạo Bắc Kinh khai thác bauxite…
NGUYỄN VĨNH LONG HỒ

Tại sao người Việt lười biếng?

01:09:am 05/01/15 | Tác giả: Hiệu Minh

Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.
Bài viết này chỉ đưa ra vài nguồn cơn tại sao người Việt trở nên lười. Giải pháp quá đơn giản khi đã biết nguyên nhân.

Một người bạn cho đường dẫn bài viết “Đất nước của những kẻ Lười Biếng” trên trang Triết học đường phố và hỏi ý kiến Cua Times thế nào.

Đọc bài, chợt nghĩ đến cha mẹ tôi một nắng hai sương vùng châu thổ sông Hồng và làm nên văn minh lúa nước. Nếu bảo họ là những người lười biếng thì tôi tin các cụ sẽ thốt lên “Thế hệ trước cha mẹ không lười, thế hệ cha mẹ không lười, thế hệ các con trong đó có anh Cua U60 cũng không lười, vài thế hệ sau anh Cua cũng không đến nỗi nào… cớ sao có thể kết luận đất nước của những kẻ lười biếng”

Một đất nước oằn lưng cho mấy cuộc chiến tranh, dù nước ngoài nhúng tay vào, chắc chắn họ không lười, biết hy sinh, biết đấu tranh, có tri thức, nên giặc phải thối lui.

Lịch sử có ngàn năm dựng nước và giữ nước không thể kết luận dân tộc ấy lười. Nếu ai dám gán cái mác lười biếng cho bất kỳ dân tộc nào, kẻ đó sẽ bị lên án vì tội lăng mạ.

Nhưng nếu ra đường Hà Nội, Sài Gòn hay bất kỳ thành phố lớn nào, hang cùng ngõ hẻm của đất nước ta, sẽ thấy những điều người viết đặt ra trong bài không phải “tự nhiên mà có”: lười vận động, lười tập thể dục, lười học, lười suy nghĩ, lười làm, và lười tranh đấu.

Làm chủ tập thể -> lười làm

Nhà quê xứ Việt là lũy tre làng, là cánh đồng lúa, là cây đa, bến nước sân đình, mái tranh nghèo và khói lam chiều, tiếng chim về tổ mỗi lúc chiều về… Những âm thanh và nhan sắc đồng quê ấy có được từ ngàn năm bởi sự cần cù chịu khó của người nông dân. Bản chất không lười biếng vì họ đổ mồ hôi, nước mắt, cho miếng cơm manh áo. Chỉ có số rất ít lười biếng, tham lam và độc ác mới tìm cách chiếm đoạt của những người hiền lành.

Cha mẹ tôi là một trong những nông dân chăm chỉ như hàng chục triệu người nghèo ở xứ này. Nhưng cuộc bể dâu đã biến họ thành những người thụ động, ỷ lại, trông chờ vào nhà nước. Sức sáng tạo biến mất.

Nhớ hồi cải cách ruộng đất, ông bà được chia 5 sào gần nhà, 1 mẫu ở đồng xa gần núi Nhội lụt lội và khó cấy trồng, nhưng không vì thế mà ông bà buồn rầu mà sinh ra ỷ lại và lười biếng. Cả nhà đầu tắt mặt tối trên những thửa ruộng và gạo thóc cũng tạm đủ ăn.

Thế nhưng làm chủ tập thể đã biến những người nông dân thành kẻ trông chờ sung rụng. Chăm làm để làm gì, vì tất cả là của chung, chia chung, tại sao phải chăm chỉ để cho kẻ khác hưởng. Cha mẹ đã thế mong gì con cháu hơn. Nghèo đói và lầm than từ đó mà ra.

Từ khi có khoán 10, ruộng đất chia cho dân, họ được làm chủ theo đúng nghĩa tư nhân, cùng mảnh đất ấy, dân số tăng gấp 3, thế mà vẫn có gạo xuất khẩu, trong khi ngày xưa ông Nguyễn Duy Trinh mang bị gậy đi các nước XHCN xin từng bao bo bo cho gia súc ăn mang về cứu dân.

Nói dân xứ Việt lười là nói rất liều. Hãy tạo ra môi trường làm việc để họ không thể lười. Sở hữu tư nhân hay nhà nước, đó là định hướng cho cái lười hay chăm chỉ.

Sự bao cấp về tư tưởng –-> lười suy nghĩ

Hôm nay bắt đầu Hội nghị TW 10 của ĐCS VN. Mấy trăm vị ngồi trong hội trường quyết định số phận của 90 triệu người, bảo ghét Mỹ là phải ghét Mỹ, bắt yêu Liên Xô, Nga hay Trung Quốc, dân cấm được sai lời. Tư tưởng Mác Lê xuyên suốt chiều dài lịch sử gần 1 thế kỷ đã ăn sâu, bén rễ trong dân chúng. Ai nói khác, suy nghĩ khác bị coi là phản động.

Tem phiếu thời bao cấp. Ảnh: internet
Tem phiếu thời bao cấp. Ảnh: internet

Ông Kim Ngọc, bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phú, từng đưa ra khoán 10, muốn nông dân được làm chủ mảnh đất của mình, nhưng vì không đúng lúc, ông bị liệt vào tội chống CNXH. Mười mấy năm sau mới vinh danh ông, thì tác giả đã về với thế giới bên kia, sau bao nhiêu cay đắng.

Những chuyện tày trời trong CCRĐ, Nhân văn Giai Phẩm, rồi những vụ án xét lại, tiếp đến là cải tạo công thương sau 1975, đủ cho người dân biết cần phải im lặng. Việc hệ trọng là việc của đảng lo.

Mới đây thôi, vài anh nông dân chán đời, bỗng nảy ra muốn làm tầu ngầm, thử nghiệm máy bay. Những qui định chồng chéo, những thủ tục hành chính đã giúp các dự án này đi nhanh vào xó bếp.

Thôi thì trăm sự nhờ đảng và chính phủ. Nhưng khổ nỗi, đảng và chính phủ cũng là mình đó thôi. Họ không phải ba đầu sáu tay, cũng làm sai, nhưng sai không ai được nói, một cái vòng luẩn quẩn, làm mất đi tính sáng tạo và năng động của một dân tộc. Lười suy nghĩ từ đó mà ra.

Ở Mỹ 10 năm nay, chưa bao giờ tôi nghe Tổng thống Mỹ nói về tư tưởng cao siêu, ngoại trừ thể chế dân chủ, nhân quyền, tự do ngôn luận và tam quyền phân lập, đưa quốc gia này thành số 1 trên thế giới.

Bảo dân Mỹ chăm hơn dân ta chưa chắc đã đúng, nhưng cái thể chế ở Hoa Kỳ bắt người ta chăm, không làm “cạp đất mà ăn”.

Lười đấu tranh –-> tránh đâu

Nếu trong một môi trường pháp luật nghiêm minh và độc lập, thể chế chính trị tam quyền phân lập, báo chí xứng đáng là quyền lực thứ 4, sẵn sàng lôi ra ánh sáng những mảng tối của những kẻ làm càn, thì chắc chắn người đấu tranh sẽ biết…tránh đâu.

Nhiều nhà văn, nhà báo, kể cả bloggers vì muốn đấu tranh cho công bằng đã bị cầm tù, xét xử bằng những phiên toàn Kangaroo. Thử hỏi rằng, trong một môi trường chính trị đó, ai dám đấu tranh.

Có người muốn xuống đường ủng hộ đảng và nhà nước trong chuyện biển đảo, hội phụ nữ, cựu chiến binh, thanh niên và cả an ninh đến dặn dò, mọi việc có nhà nước lo. Liệu bạn có muốn ra đường “tụ tập đông người”.

Đấu tranh – tránh đâu, câu cửa miệng của những người bị sa thải việc, bị ngăn chặn, thậm chí bị tù đày, vì muốn sự công bằng.

Giáo điều trong giáo dục –-> lười học

Hai thằng cu nhà này học ở trường Mỹ từ lớp 1 đến lớp 8. Nếu được nghỉ học chúng vui như bất kỳ đứa trẻ nào. Nhưng nếu đi học, các cháu cũng chẳng buồn.
Năm 2004-2005, cu Luck từng đi học ở trường làng Trích Sài, nên hiểu thế nào là cô phạt tường, đét đít, nên rất sợ đi học. Mỗi ngày đi học với cu cậu là một cực hình. Nhưng khi sang Mỹ, hình như môi trường giáo dục khác hẳn, cháu rất vui khi lên xe bus. Có khi còn hỏi “Hôm nay mình không đến lớp?”.

Đó là cách dạy, cách truyền đạt kiến thức, và mục tiêu giáo dục có vấn đề. Học để làm người hay học để xây dựng XHCN tươi đẹp, phục vụ mục đích chính trị. Các tiếp cận khác nhau nên giáo án khác nhau, cách học và tiếp thu khác nhau. Giáo trình khô cứng, cách giảng dạy đọc và chép, văn mẫu, thuộc lòng, sự lười học từ đó mà ra.

Bao giờ ta hướng tới một nền giáo dục vị nhân (vì con người) thì chuyện lười học sẽ biến mất. Môi trường giáo dục sẽ giúp trẻ em chăm hay lười học. Lười học trong trường, ra đời sẽ là kẻ lười biếng, lười làm, lười đọc, lười của mọi thứ lười. Nếu kẻ đó quyền cao chức trọng, thì dốt nát và lười biếng đi theo tham lam, dễ biến họ thành kẻ tàn nhẫn ngay với đồng loại.

Môi trường hủy hoại –-> lười tập thể dục

Tôi ở trong ngõ ở làng Trích Sài. Cứ mở cửa ra ngoài là xe máy ầm ỹ, khói bụi và ô nhiễm nặng. Muốn dậy sớm và ra đường hít thở không khí trong lành ư.

Great Falls Park. Ảnh: HM
Great Falls Park. Ảnh: HM

Có mỗi cái công viên Thống Nhất nay kế hoạch làm hotel, mai làm gara, lúc khác lo làm Disney Hà Nội. Ven hồ Tây nhôm nhoam, nước hồ thối hoăng, cá chết hàng loạt. Chạy quanh đó có mà viêm phổi cấp.

Chuyện môi trường nên học người Mỹ. Mỗi khu dân cư có quy định bao nhiêu phần trăm cây xanh. Nhà người bạn vừa xây xong, vài tuần bỗng có giấy báo, quí ông bà phải trồng thêm 5 cây nữa cho tỷ lệ cây xanh hài hòa. Hóa ra cảnh sát môi trường bay trên trời, cứ thấy chỗ nào trống là họ báo.

Trong khu vài ngàn dân có vài sân tennis miễn phí, sân bóng đá, bóng chầy, bóng bầu dục. Cạnh những đường cao tốc trong khu Arlington và Fairfax (Virginia) có những đường dành riêng cho xe đạp thể thao, chạy bộ. Sáng sáng dự báo thời tiết có kèm theo độ ô nhiễm của phấn hoa.

Sống trong những khu nhà trong sạch như thế, tỷ lệ người thích thể dục thể thao sẽ cao hơn nhiều so với Hà Nội hay Sài Gòn.

Muốn dân thích thể thao phải có không gian công cộng, ai cũng được hưởng, chứ không chỉ có tennis hay sân golf cho nhà giầu. Muốn thế, qui hoạch phải dự định cho hàng thế kỷ.

Môi trường sạch, kiến trúc đô thị sang trọng, cảnh quan đẹp, kéo người văn minh tới sống. Tiền của, sức khỏe, sự sáng tạo và năng đông, biết đấu tranh, ham học, ham đọc, là sức mạnh đất nước đó.

Nguyên nhân còn nhiều. Biết tại sao rồi, giải pháp đôi khi thật đơn giản. Lan man thế, không hiểu các bạn nghĩ thế nào.

© Hiệu Minh

Không quân Nga lần đầu tiên sử dụng sân bay Cam Ranh của Việt Nam

Bộ Quốc phòng Nga cho biết trong năm 2014, máy bay ném bom tầm xa và máy bay tiếp dầu Nga bắt đầu thường xuyên hạ cánh tại các sân bay nước ngoài; trong đó, lần đầu tiên máy bay tiếp dầu của nước này sử dụng sân bay Cam Ranh của Việt Nam.


(Ảnh: Reuters)
(Ảnh: Reuters)
Thống kê trong năm 2014, các tổ lái thuộc lực lượng máy bay ném bom tầm xa của Không quân Nga đã tiến hành hơn 50 chuyến bay tầm xa. 
Cũng theo Bộ Quốc phòng Nga, máy bay ném bom chiến lược Tu-160 đã hạ cánh tại sân bay các nước khu vực Caribbea. Cơ quan báo chí Bộ Quốc phòng Nga cho biết: "Việc thể hiện sự hiện diện quân sự của Nga tại các khu vực xa xôi được khôi phục từ năm 2007. Thực hiện các nhiệm vụ là tổ lái Tu-160 và Tu-95MS, các sư đoàn máy bay tầm xa Engels và Ukrainka. Trên thực tế, các chuyến bay tuần tra đã được khôi phục." 

Theo cơ quan trên, kể từ khi nối lại các chuyến bay tuần tra, một lượng lớn công việc đã được thực hiện để chuẩn bị cho cơ cấu bay, thu được những kinh nghiệm bay tầm xa đáng kể tại vùng Bắc cực và vĩ tuyến Nam, khu vực Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. 

Thông cáo cho biết: "Thông qua việc sử dụng máy bay tiếp dầu từ các sân bay ở Nam Phi và Đông Nam Á, máy bay tầm xa đã vươn tới các vùng biển Địa Trung Hải và Biển Đông (Biển Hoa Nam). Cũng trong năm 2014, lần đầu tiên sân bay Cam Ranh (Việt Nam) được sử dụng để hạ cánh máy bay IL-78, tiếp dầu trên không cho các máy bay Tu-95MS." 

Trong khi thực hiện chuyến bay, tổ lái máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS đã đi qua các khu vực khí hậu khác nhau (vùng Biển Philippine và khu vực đảo Mariana). Phi công và nhân viên kỹ thuật đã thu được nhiều kinh nghiệm tổ chức các chuyến bay tiếp dầu từ sân bay nước ngoài, cũng như bảo dưỡng máy bay trong điều kiện khí hậu nhiệt đới.
Theo Vietnam+

Bổ nhiệm cấp tập hàng loạt cán bộ cấp Vụ, Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Xuân Phúc đã vơ vét được bao nhiêu?


Trước lúc nghỉ hưu, ông Trần Văn Truyền dính tai tiếng khi chỉ trong vòng 5 tháng đã kí bổ nhiệm hàng loạt cán bộ cấp vụ tại Thanh tra Chính phủ. Lật lại hồ sơ công tác cán bộ của Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Xuân Phúc, cũng chỉ trong khoảng thời gian 5 tháng trước khi rời VPCP để lên chức Phó thủ tướng, ông Nguyễn Xuân Phúc cũng đã kịp kí bổ nhiệm hàng loạt cán bộ cấp vụ khủng khiếp hơn nhiều. Mục đích chính của Nguyễn Xuân Phúc là vơ vét càng nhiều càng tốt để chuẩn bị cho nấc thang quyền lực tiếp theo mà ông ta đã nhắm đến.
Nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Xuân Phúc
Hãy thống kê các quyết định bổ nhiệm nhân sự của Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc trong giai đoạn này:

-    Ngày 7/11/2010, ông Nguyễn Xuân Phúc đã ký cùng lúc 11 quyết định bổ nhiệm:

  • Ông Đỗ Xuân Hưng và bà Trần Bích Ngọc (chuyên viên) giữ các chức vụ Phó Vụ trưởng Vụ Theo dõi khiếu nại, tố cáo và Phòng, chống tham nhũng;
  • Bà Nguyễn Thị Thủy giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Hành chính; ông Nguyễn Văn Hưnggiữ chức Hàm Vụ trưởng Vụ Kinh tế ngành; ông Lê Hải Đào giữ Hàm Vụ phó Cục Quản trị;
  • Ông Hồ Đình Chinh giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Khoa giáo - Văn xã;
  • Ông Phạm Sỹ giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp; ông Nguyễn Quốc Việt giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Hành chính; ông Nguyễn Xuân Sơn giữ chức Phó Cục trưởng Cục Hành chính-quản trị II; ông Đặng Trọng Lương giữ chức Giám đốc Nhà khách Tao Đàn; ông Nguyễn Văn Thanh giữ chức Phó Giám đốc Hội trường Thống nhất;…

-    Hơn một tháng sau, ngày 20/12/2010, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc ký tiếp 10 quyết định từ số 2975 - 2085/QĐ-VPCP để bổ nhiệm:

  • Ông Ngô Hải Phan (Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức hành chính nhà nước và Công vụ) giữ chức Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính;
  • Ông Nguyễn Duy Hoàng (chuyên viên) giữ chức Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính;
  • Ông Nguyễn Hoàng Tuấn (chuyên viên) giữ chức Chánh Văn phòng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính; Bà Vũ Vân Anh (chuyên viên) giữ chức Phó Chánh Văn phòng Cục;
  • Hàng loạt các chuyên viên được bổ nhiệm chức danh trưởng, phó phòng: Bà Đỗ Thái Hà; Bà Lê Thị Kim Hoa; Ông Nguyễn Văn ThịnhTrần Quang Hồng;…

-    Nửa tháng sau, ngày 5/1/2011, ông Phúc ký tiếp quyết định số 01, 02, 03 và 05/QĐ-VPCP để bổ nhiệm:

  • Ông Tô Văn Tuấn (Phó Tổng biên tập Báo Công Thương, Bộ Công Thương) giữ chức Phó Tổng Biên tập Cổng Thông tin điện tử Chính phủ; 
  • Bà Hoàng Thị Thu Hiền và bà Cao Nhật Quang giữ chức Phó phòng Công báo; 
  • Bà Hoàng Thị Hà (nhân viên nhà khách 37 Hùng Vương) về làm chuyên viên Văn phòng Công đoàn.
-    Đúng một ngày sau, ngày 6/1/2011, ông Phúc tiếp tục ký thêm 11 quyết định bổ nhiệm cán bộ cho Trung tâm Hội nghị Quốc tế (TTHNQT) và Trung tâm Hội nghị Quốc gia (TTHNQG):
  • Bà Trần Thị Việt Anh giữ chức Trưởng phòng Tài vụ (TTHNQT);
  • Ông Đinh Xuân Hợp giữ chức Phó trưởng phòng Phòng Kế hoạch; bà Phan Thị Hồnggiữ chức Phó trưởng Phòng Phòng Tài vụ (TTHNQT);
  • Ông Vũ Quang Lâm giữ chức Trưởng phòng Phòng Quản trị (TTHNQG);
  • Ông Phan Xuân Đô và ông Nguyễn Giang Sơn giữ chức Phó Trưởng phòng Phòng Quản trị; bà Dương Thị Thu Hương giữ chức Phó Trưởng phòng Phòng Hành chính - Tổng hợp (TTHNQG);
  • Ông Phạm Thanh Quang và bà Hoàng Thị Huyền Châu giữ chức Phó Trưởng phòng Phòng Kế toán - Tài vụ; bà Nguyễn Lan Hương giữ chức Phó Trưởng phòng Phòng Kế hoạch; ông Phùng Đức Chiến giữ chức Phó Trưởng phòng Phòng Hành chính - Tổng hợp (TTHNQG);

-    Bốn ngày sau, ngày 10/1/2011, ông lại tiếp tục ký 14 quyết định số 46, 48/QĐ-VPCP, từ số 51 đến 61 và 71/QĐ-VPCP để bổ nhiệm:

  • Ông Đặng Duy Hưng (nhân viên nhà khách 108 Nguyễn Du) giữ chức Phó Chủ Nhiệm Nhà khách 108 Nguyễn Du;
  • Ông Nguyễn Trọng Dũng giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Đổi mới doanh nghiệp;
  • Bà Nguyễn Thị Thúy (chuyên viên) giữ chức Phó Trưởng phòng Phòng Lưu trữ, Vụ Hành chính;
  • Ông Lưu Văn Sáu giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp;
  • Ông Phạm Vũ Hùng giữ chức Phó Giám đốc Trung tâm Hội nghị quốc tế; 
  • Bà Cao Thị Lệ giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức hành chính nhà nước và Công vụ; 
  • Ông Nguyễn Văn Hòa giữ chức Vụ trưởng thuộc Vụ Quan hệ quốc tế; 
  • Ông Nguyễn Thanh Hải giữ chức Vụ phó Vụ Quan hệ quốc tế;
  • Ông Tạ Công Hoan, ông Nguyễn Đình Hào và bà Vũ Thị Mai giữ Hàm Vụ phó Vụ Tổ chức hành chính nhà nước và Công vụ; 
  • Ông Đậu Xuân Cảnh và bà Nguyễn Thị Mỹ Dung giữ Hàm Vụ phó Vụ Khoa giáo - Văn xã;…
-    Khoảng 3 tháng sau, ngày 22/4/2011, ông Nguyễn Xuân Phúc ký tiếp quyết định số 447, 448, 456, 457/QĐ-VPCP  để bổ nhiệm:

  • Bà Nguyễn Thị Hải Yến (chuyên viên) giữ chức Phó Trưởng phòng Phòng Quản lý Nhà làm việc Chính phủ, Cục Quản trị;
  • Bà Nguyễn Ngọc Lê Trân (chuyên viên) giữ chức Phó Trưởng phòng Phòng Kế hoạch - Tài vụ, Hội trường Thống Nhất;…
-    Liên tiếp 2 tuần sau đó, ngày 6/5/2011, ông Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục ký tới 16 quyết định bổ nhiệm:

  • Ông Nguyễn Trọng Dũng (trước đó đã được ông Phúc bổ nhiệm Phó Vụ trưởng Vụ Đổi mới doanh nghiệp trong quyết định ngày 10/1/2011) tiếp tục được ông Phúc cho giữ chức Vụ trưởng, hất cẳng bà Nguyễn Kim Toàn (đang là Vụ trưởng vụ này) về làm giúp việc Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp;
Ông Nguyễn Trọng Dũng, người từ cấp chuyên viên được Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Xuân Phúc liên tục đưa lên chức Vụ phó rồi Vụ trưởng Vụ Đổi mới doanh nghiệp chỉ trong vòng 4 tháng trước khi rời nhiệm sở
  • Ông Trương Hồng Dương (chuyên viên) giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật;
  • Bà Nguyễn Thanh Thủy (Phó phòng Thi đua Khen thưởng) giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ;
  • Ông Nguyễn Hữu Lâm (chuyên viên) giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Địa phương;
  • Ông Lê Vũ Bình giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Nội chính;
  • Ông Nguyễn Quốc Hùng và và ông Vũ Quang Lâm giữ chức Phó Giám đốc Trung tâm Hội nghị quốc gia;
  • Và hàng loạt quyết định thăng Hàm Vụ trưởng cho: Bà Nguyễn Thị Xa (Vụ Tổ chức cán bộ); ông Đào Trọng Trường (Vụ Nội chính) và ông Nguyễn Văn Vy (Vụ Kinh tế ngành). Hàm Vụ phó cho: ông Lê Hồng Minh (Vụ Kinh tế ngành);  bà Nguyễn Lệ Thủy (Vụ Pháp luật); ông Nguyễn Văn Hiền, bà Nguyễn Ngọc Quỳnh và ông Trịnh Anh Tuấn (Vụ Kinh tế ngành)...
Như vậy, chỉ vỏn vẹn trong khoảng 5 tháng trước khi rời nhiệm sở, Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Xuân Phúc đã ký hàng trăm quyết định bổ nhiệm, trong đó có ít nhất 15 Vụ trưởng, 35 Vụ phó và gần 50 Trưởng, Phó phòng. Một cán bộ công tác lâu năm tại VPCP cho biết, luật bất thành văn ở đây dưới thời Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Xuân Phúc là “giá” để được bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ trung bình khoảng 300 nghìn USD nhưng giai đoạn ông Phúc trúng Bộ Chính trị, chuẩn bị lên chức Phó thủ tướng, ông đã biết cách làm giá tới 500 nghìn USD/suất. Nếu nguồn tin trên chính xác thì với hàng trăm quyết định bổ nhiệm mà ông Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Xuân Phúc đã ký thì khoản tiền thu về cũng xấp xỉ 500 tỷ đồng. Một con số khủng khiếp!
Cũng kiểu đục khoét, vơ vét như Trần Văn Truyền nhưng thủ đoạn của Nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Xuân Phúc lại ở đẳng cấp cao hơn nhiều
Sau vụ ông Truyền bị phát hiện, tại VPCP đã bắt đầu xầm xì về hàng trăm cán bộ mà ông Phúc bổ nhiệm trước khi lên chức PTT, hầu hết số cán bộ này đều thiếu năng lực và không chịu làm việc, trong khi nhiều cán bộ có năng lực, trình độ chuyên môn cao thì lại chấp nhận số phận chuyên viên. Chính người kế nhiệm là ông Vũ Đức Đam đã rất đau đớn phải thốt lên khi được phỏng vấn về nạn chạy công chức: “Ngay tại Văn phòng chính phủ, có chuyên viên làm cả thứ 7, Chủ nhật không hết việc, nhưng có những người lại chẳng làm gì!” (Họp báo VPCP ngày 29/1/2013).

Cả tuần nay, trước thông tin khối tài sản tham nhũng nhiều nghìn tỷ của ông Nguyễn Xuân Phúc bị nhân dân phanh phui, thêm nghi án dùng phóng xạ đầu độc ông Nguyễn Bá Thanh, uy tín của ông Phúc gần như chẳng còn gì, tại VPCP thì thầm nhỏ to, người vui, kẻ buồn. Trong đó, cả trăm cán bộ mà ông bổ nhiệm chính là những kẻ lo lắng nhất, bỏ ra mấy trăm ngàn USD để chạy chức nhưng chưa kịp gỡ vốn thì vị thế của ông Phúc đã lung lay, đồng nghĩa với vị trí của hàng loạt cán bộ này ảnh hưởng theo khi cơ quan chức năng vào cuộc. 

Nguồn: Văn phòng Chính phủ