Wednesday, July 1, 2015

Ban bảo vệ sức khỏe trung ương: Tướng Thanh "đang trị bệnh tại Pháp"

CTV Danlambao - Đúng 0 giờ ngày 2/7/2015, báo Tuổi Trẻ dẫn nguồn tin từ ban bảo vệ và chăm sóc sức khỏe trung ương cho biết, bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh "đã đi Pháp để trị bệnh cách đây một tuần".

Như vậy, sau 12 ngày hoàn toàn "mất tích", đây là lần đầu tiên một cơ quan của đảng chính thức lên tiếng về sự vắng mặt của tướng Thanh.

"Ông Thanh từng bị chấn thương vùng ngực từ thời chiến tranh, lâu dần chấn thương đó khiến một bộ phận phổi bị xơ", báo Tuổi Trẻ dẫn nguồn tin cho biết.

Cũng theo báo này, ông Thanh đã được phẫu thuật khối u ở phổi vào tối ngày 30/6/2015. 

Tuy nhiên, tình trạng hồi phục sau ca mổ của ông này không được tiết lộ.

Điều khá đặc biệt là dù luôn miệng gọi Trung Cộng là "bạn vàng", nhưng chính bản thân ông Thanh lại chọn nước Pháp chứ không dám để "bạn" Trung Cộng chữa bệnh giúp.

Sinh mệnh chính trị của tướng Thanh

Theo dự kiến, đại tướng Phùng Quang Thanh sẽ tháp tùng tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong chuyến thăm Mỹ vào tuần tới, bắt đầu từ ngày 7 đến 9/7/2015. 

Nguồn tin của BBC cho rằng, trong chuyến đi này hai bên sẽ ký kết bản 'Tuyên bố tầm nhìn chung Việt Nam - Hoa Kỳ về quan hệ quốc phòng, định hướng hợp tác quốc phòng thời gian tới'.

Với hoàn cảnh bệnh tật như trên, khả năng tướng Thanh có thể sang Mỹ là không nhiều. 

Thêm vào đó, sinh mệnh chính trị của người đứng đầu bộ quốc phòng CSVN hiện cũng đang là điều khó nói trước.

Theo như một số lời đồn đoán, nhờ được Tàu chống lưng nên đại tướng Phùng Quang Thanh là một ứng cử viên nặng ký cho chiếc ghế tổng bí thư, hoặc ít nhất cũng là chủ tịch nước vào năm 2016.

Dù vậy, những thông tin trên dễ khiến người ta liên tưởng đến một kịch bản tương tự như những gì xảy đến với trưởng ban nội chính trung ương Nguyễn Bá Thanh.

Rõ ràng, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh đang đối mặt với nguy cơ chấm dứt sự nghiệp chính trị ở tuổi 66. 

Câu hỏi được đặt ra: Ai sẽ lên thay tướng Thanh nắm giữ bộ quốc phòng? Nếu nhân vật đó là thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh thì xem như Bộ Quốc phòng CSVN đã đến hồi mạt vận.

2/7/2015

90 năm làm nô ngôn, bồi bút, công cụ!!!

BNS Tự Do Ngôn Luận - ...Cuộc cách mạng kỹ thuật hiện đại là internet đã và đang giúp hình thành một nền báo chí đúng nghĩa tại VN, một nền báo chí của tư nhân, của tự do, của dân chủ mà ngày càng chiếm lĩnh trận địa truyền thông và càng đẩy báo chí nhà nước vào con đường bế tắc của báo lá cải bậy bạ và báo công cụ đê hèn. Tuy thế, VC vẫn không ngớt nuôi tham vọng giành lại trận địa. Như mới đây Cục trưởng Cục Báo chí phát biểu đại ý rằng "Bộ TT-TT giữ lại báo Bưu điện Việt Nam cũng với hy vọng báo sẽ tạo được uy tín và danh tiếng như các tờ Washington Post, Bangkok Post". Nhưng với tôn chỉ gieo rắc dối trá, cổ vũ hận thù, làm tôi cho đảng độc tài bạo ngược, xưa nay có tờ báo nào trong thế giới CS, kể cả ở Liên Xô và Trung Quốc, đạt được tăm tiếng quốc tế và uy tín công luận đâu? Tai tiếng thì có! Vì theo lời triết gia kiêm nhà báo Pháp Albert Camus, "Báo chí tự do, dĩ nhiên, có thể tốt cũng có thể xấu, nhưng hầu như chắc chắn nếu không có tự do, báo chí chỉ có thể là xấu"...

*

Việt cộng vừa tổ chức lễ kỷ niệm 90 năm (21/06/1925-2015) của cái gọi là “Ngày Báo chí Cách mạng VN”. Từ điển bách khoa điện tử mở Wikipedia Tiếng Việt -nơi Hà Nội từ lâu thao túng kiểu “quỷ lộng chùa hoang”- viết về nó như sau: “Ngày Báo chí Cách mạng VN 21-6 là ngày kỉ niệm ra đời của báo Thanh Niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập 21-6-1925. Trong lịch sử báo chí VN, từ những năm 60 thế kỉ 19 đã có "Gia Định báo" và một số báo khác lần lượt ra đời tại Sài Gòn, Hà Nội và một vài địa phương khác. Nhưng báo "Thanh Niên" đã mở ra một dòng báo chí mới: báo chí cách mạng VN. Từ khi có báo Thanh Niên, báo chí VN mới giương cao ngọn cờ cách mạng, nói lên ý chí, khát vọng của dân tộc VN và chỉ rõ phương hướng đấu tranh của nhân dân VN vì độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. Do ý nghĩa đó, Ban Bí thư Trung ương Đảng CSVN đã ra Quyết định số 52 ngày 5-2-1985 lấy ngày 21-6 hằng năm làm Ngày báo chí VN nhằm nâng cao vai trò và trách nhiệm xã hội của báo chí, thắt chặt mối quan hệ giữa báo chí với công chúng, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí.”

Mới đây, nhân họp mặt kỷ 90 năm nền báo chí Việt cộng, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng tái khẳng định với ý hướng chỉ đạo: “Các cơ quan quản lý vừa phải đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, quản lý Nhà nước đối với báo chí”, dù sau đó có vuốt đuôi kiểu mỵ dân đầy mâu thuẫn: “vừa phải đảm bảo quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận, quyền được thông tin của nhân dân mà Hiến pháp đã quy định”

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, qua bài viết: “Phát huy hơn nữa vai trò của báo chí trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ đất nước”, cũng cùng giọng điệu:“Các cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí cần nâng cao chất lượng công tác tham mưu, xây dựng chủ trương, đường lối phát triển và quản lý báo chí, bảo đảm nguyên tắc: Báo chí luôn được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, phù hợp với thực tiễn đất nước và xu thế phát triển chung hiện nay. Báo chí phải là vũ khí sắc bén, công cụ đắc lực của Đảng trên mặt trận tư tưởng. Nhân đây, cũng cần nhắc lại rằng, báo chí là công cụ đấu tranh xã hội, đấu tranh dân tộc, đấu tranh giai cấp. Báo chí cách mạng không chỉ là phương tiện thông tin thuần túy, càng không phải là công cụ giải trí đơn thuần, mà nó có chức năng tuyên truyền, cổ động, tập hợp và tổ chức quần chúng đấu tranh cách mạng, giáo dục và hướng dẫn hành động của các tầng lớp xã hội”.

Tuy nhiên ai cũng thấy cái mác “báo chí cách mạng” của CS chỉ là một sự cưỡng từ đoạt lý và tuyên truyền lừa gạt. Vì “cách mạng” theo nghĩa đơn giản là biến đổi tận gốc, canh tân cuộc sống, theo Đào Duy Anh là “thay một chế độ cũ mà xấu bằng một chế độ mới mà tốt, mà hoàn hảo hơn”. Nhưng rõ ràng cả hai: “chế độ cách mạng” và nền “báo chí cách mạng” phục vụ nó đã đưa tới kết quả gì, hậu quả gì cho đất nước và dân tộc sau 90 năm hiện diện và hoạt động trên đất Việt?

Rồi ai cũng thấy cái định nghĩa “báo chí là vũ khí sắc bén, công cụ đắc lực của Đảng” cũng là một sự cưỡng từ đoạt lý và thao túng áp đặt. Bởi lẽ “báo” từ Hán Việt có nghĩa là “nói cho biết”. Giữa thế giới con người là sinh vật có lương tri và lương tâm, thì chỉ có thể nói cho biết sự thật. Do đó mà nhân loại văn minh đều thừa nhận tờ báo phải là diễn đàn của sự thật và người làm báo phải là tôi tớ của sự thật. Rồi ở mọi chế độ tự do dân chủ, ngay cả chế độ tự do dân chủ còn sơ khai là VN Cộng Hòa, mọi tờ báo đều là của tư nhân, nhà nước cùng lắm chỉ có tờ “Công báo” để đăng các văn kiện của chính phủ. Chính Hồ Chí Minh cũng từng khẳng định điều này trong cuốn sách của ông mang tên “Bản án chế độ thực dân Pháp”:“Mãi đến bây giờ, chưa có người An Nam nào được phép xuất bản một tờ báo cả. Tôi gọi báo là một tờ báo về chính trị, về kinh tế hay vǎn học như ta thấy ở châu Âu và các nước châu Á khác, chứ không phải một tờ do chính quyền thành lập và giao cho bọn tay chân điều khiển, chỉ nói đến chuyện nắng mưa, tán dương những kẻ quyền thế đương thời, kể chuyện vớ vẩn, ca tụng công ơn của nền khai hoá và ru ngủ dân chúng. Báo đầu độc người ta như thế, thì ở Đông Dương cũng có ba hay bốn tờ đấy”.

Khốn nạn thay, tại VN, nơi mà theo lời khoe của Nguyễn Phú Trọng trong bài nói trên: “Chưa bao giờ chúng ta có nhiều loại hình báo chí với đội ngũ những người cầm bút hùng hậu như hiện nay. Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, cả nước hiện có 849 cơ quan báo in, 67 đài phát thanh - truyền hình, 98 báo, tạp chí điện tử, một hãng Thông tấn quốc gia. Nếu năm 2009 mới có 31.000 người làm việc trong lĩnh vực báo chí thì đến nay lực lượng ấy đã là 35.000 người, trong đó có gần 18.000 là nhà báo chuyên nghiệp; tỉ lệ người làm báo có trình độ đại học và trên đại học là 95,9%”, thế nhưng tất cả đều là của đảng và nhà nước, tất cả đều có một tổng biên tập là Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương với những chỉ đạo cụ thể đưa ra hàng tuần, tất cả đều phải làm tốt chức năng tuyên truyền, thực hiện đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, theo Chỉ thị 08/CT-TW 1992, Chỉ thị 12 /CT-TW 1997, Chỉ thị 05/CT-TW 2006, Luật Báo chí 1999, tất cả đều phải trở thành “chiến sĩ cách mạng, giữ vai trò xung kích trên mặt trận tư tưởng văn hóa của Đảng”!

Nhưng vì cái đảng này luôn đặt quyền lợi của mình trên quyền lợi đất nước, luôn sinh ra những nhóm lợi ích chỉ biết tư ích của mình mà bất biết công ích của toàn dân tộc, lại luôn tìm cách bịt miệng, ngăn cản những tiếng nói cổ vũ các giá trị tinh thần, luân lý, nhân bản, dân chủ, do đó đảng đã tạo nên một môi trường mà đạo đức xã hội ngày càng tha hóa, khiến cho đạo đức nghề nghiệp của nhiều nhà báo ngày càng xuống thấp. Theo nhận xét của tác giả Song Chi, tính vô đạo đức nghề nghiệp này được thấy qua những nét như sau:

- Xã hội VN hiện thời đã lắm thối tha, băng hoại, nhưng chính một số nhà báo, bằng những bài viết vô lương tâm, vô trách nhiệm, đã ném thêm rác rưởi vào đời sống tinh thần của người đọc. Loại rác rưởi dễ thấy nhất là những bài báo “lá cải” chạy theo các đề tài, yếu tố tình dục hay bạo lực để câu khách. Trên một số báo giấy và báo mạng, ngày nào cũng tràn ngập tin tức về các vụ "lộ ngực, hở mông” nóng bỏng như chuyên trang "ihay" của Thanh Niên, tờ báo thuộc Hội Liên hiệp Thanh Niên VN, về các vụ “cướp, giết, hiếp” đủ kiểu, trong và ngoài nước. Ở đây không chỉ có vấn đề số lượng mà còn ở cách thức khai thác thông tin, từ kiểu giật tít nhằm câu khách đến nội dung đi sâu quá chi tiết vào những vụ án tình, hiếp dâm hoặc giết người man rợ. Có những vụ án được báo chí khai thác liên tiếp hàng chục bài, từ lúc mới xảy ra đến khi bắt được hung thủ, xử tòa, kết án, thậm chí khi hung thủ đã vào trại giam một thời gian, báo chí cũng xới lại. 

- Cách đưa tin của báo chí VN nhiều khi phải nói là rất thiếu lương tâm. Trong nhiều vụ bán dâm, hiếp dâm, giết người, kẻ phạm tội bị phơi bày tên tuổi mặt mũi đã đành, còn nạn nhân, tuy cũng có để tên tắt, tên giả nhưng lại tiết lộ thông tin về quê quán, nhà cửa, nơi học, nơi làm việc... nên bà con làng xóm, bạn bè quen biết với nạn nhân cũng dễ đoán ra. Các nhà báo dường như không hề nghĩ đến chuyện nạn nhân hay kể cả người thân, con cái kẻ thủ ác sẽ sống tiếp cuộc đời họ thế nào. Người ta còn nhớ vào năm 1990, có một vụ đau lòng làm nhức nhối lương tri xã hội, do sự thiếu lương tâm và vi phạm nghiệp đức của nhà báo. Đó là vụ án bia ôm Đường Sơn Quán (Thủ Đức) với một sĩ quan công an dính vào và bị đưa hình lên báo, khiến đứa con gái 16 tuổi của ông phải uống thuốc tự tử vì không chịu nổi cảnh nhục nhã trước bạn bè, còn người vợ của viên sĩ quan đó cũng dở điên dở khùng vì xấu hổ... Ðời tư của các nghệ sĩ, giới biểu diễn cũng là một đề tài được báo chí lá cải thường xuyên khai thác. Những thông tin kiểu ngồi lê đôi mách, với các hình ảnh khoe thân, “lộ hàng”, các lần cặp bồ hò hẹn đại gia, các cuộc hôn nhân rồi li dị, các kiểu sắm sửa, tiêu xài hàng hiệu... Thật ra dân chúng ở đâu trên thế giới cũng thích tìm hiểu những thông tin về giới nghệ sĩ biểu diễn như vậy, và báo chí lá cải ở đâu cũng rất biết cách khai thác đề tài này. Nhưng ở các nước dân chủ pháp trị, có luật pháp hẳn hoi, báo chí đưa tin không đúng sự thật sẽ bị kiện ra tòa, có khi sập tiệm. Còn ở VN, báo chí cứ tha hồ viết, một số người bị đưa tin không đúng hoặc bị xâm phạm đời tư cũng ít khi muốn kiện, vì chỉ mất giờ, mệt mỏi mà chẳng đi đến đâu.

- Nhưng đáng nói hơn hết là những bài viết liên quan đến những nhân vật, những vụ án có yếu tố chính trị, chẳng những không khách quan mà còn xuyên tạc sự thật, bôi nhọ đời tư, vu khống đủ kiểu. Từ những vụ biểu tình phản đối Tàu cộng bị đài truyền hình nhà nước xuyên tạc thành gây rối trật tự công cộng, xuống đường vì tham tiền hay bị các thế lực thù địch xúi giục... đến bất cứ ai bị coi là kẻ thù giai cấp hay kẻ thù chế độ. Nào bà Cát Hanh Long, những trí thức vụ Nhân văn Giai phẩm, vụ Xét lại Chống đảng; nào giới quân nhân, viên chức, văn nhân, nghệ sĩ VNCH thua trận; nào những người yêu nước, bất đồng chính kiến, đấu tranh dân chủ từ sau 1975 cho đến nay, bất kể là đảng viên phản tỉnh, tướng lãnh giác ngộ, trí thức phản biện, chức sắc đòi độc lập, sinh viên đòi tự do, dân oan đòi quyền sống… thậm chí những giáo phái sung túc tiền bạc như Ân Đàn Đại Đạo. Tất cả đều là nạn nhân của hệ thống báo chí truyền thông chỉ biết nhắm mắt, quên liêm sỉ, giết lương tâm để làm theo lệnh đảng, trở thành nô ngôn, bồi bút, công cụ cho đảng. Báo chí bôi nhọ đời tư, xuyên tạc lý do và mục đích đấu tranh của họ: vì yêu đất nước đồng bào, vì mong muốn VN sẽ thay đổi trở thành một quốc gia tự do, dân chủ, thoát khỏi lạc hậu đói nghèo và nguy cơ xâm lược từ Trung Quốc. Trong khi họ hoàn toàn không có điều kiện để tranh luận, chứng minh ngược lại.

May thay, cuộc cách mạng kỹ thuật hiện đại là internet đã và đang giúp hình thành một nền báo chí đúng nghĩa tại VN, một nền báo chí của tư nhân, của tự do, của dân chủ mà ngày càng chiếm lĩnh trận địa truyền thông và càng đẩy báo chí nhà nước vào con đường bế tắc của báo lá cải bậy bạ và báo công cụ đê hèn. Tuy thế, VC vẫn không ngớt nuôi tham vọng giành lại trận địa. Như mới đây Cục trưởng Cục Báo chí phát biểu đại ý rằng "Bộ TT-TT giữ lại báo Bưu điện Việt Nam cũng với hy vọng báo sẽ tạo được uy tín và danh tiếng như các tờ Washington Post, Bangkok Post". Nhưng với tôn chỉ gieo rắc dối trá, cổ vũ hận thù, làm tôi cho đảng độc tài bạo ngược, xưa nay có tờ báo nào trong thế giới CS, kể cả ở Liên Xô và Trung Quốc, đạt được tăm tiếng quốc tế và uy tín công luận đâu? Tai tiếng thì có! Vì theo lời triết gia kiêm nhà báo Pháp Albert Camus, "Báo chí tự do, dĩ nhiên, có thể tốt cũng có thể xấu, nhưng hầu như chắc chắn nếu không có tự do, báo chí chỉ có thể là xấu".

BBT - Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 222 (01-07-2015)

Hồ Chí Minh và vụ lừa thế kỷ (phần 2)

Đỗ Đức Mậu (Danlambao) - Có 3 lẽ để khẳng định rằng Hồ Chí Minh rắp tâm tạo ra cuộc chiến tranh với nước Pháp...

Chiến tranh là giải pháp để vứt bỏ Tạm ước 6-3:

Hồ Chí Minh ký Tạm ước 6-3 chỉ nhằm buộc quân Tàu rút khởi VN. Quân Tàu đã đi, Tạm ước 6-3 chỉ còn cái dằm gây nhức nhối khó chịu, cần phải vứt bỏ. Vứt bỏ cánh nào? Ngày 20/12/1946 người Pháp gửi tối hậu thư (chi tiết này xem kỹ là tối hậu thư gì) thế là được thể ông đã quyết định: đánh thì đánh. Hồ Chí Minh đã chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh. Chiến tranh là lối thoát để ông không còn phải chống đỡ những thúc ép khó chịu mà lại là cái cớ để vu cho nước Pháp là xâm lược.

Hồ Chí Minh tạo ra cuộc chiến tranh để biến mình thành một nhà ái quốc:

Vì cho tới lúc đó tiếng tăm và uy tín của Hồ Chí Minh không thể so sánh với các vị Nguyễn Thái Học, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh. Chẳng lẽ phô ra rằng tôi là tông đồ của Lê Nin, là thành viên thâm niên của quốc tế thứ ba, là thuộc hạ của Stalin thống soái! Như thế nghe ra chẳng mùi mẫn mấy, chi bằng đánh nhau với người Pháp một phen và vu cho nước Pháp là xâm lược VN. Điều đó, biến HCM thành một nhân vật cứu nước.

Cuộc chiến tranh phi nghĩa đã tạo cho Hồ Chí Minh một bộ mặt mới: Nhà ái quốc, một anh hùng dân tộc chống thực dân xâm lược. Sau thế chiến II các nước Đồng minh đã thỏa thuận để các dân tộc nhược tiểu tự quyết.

Vì thế mà Pháp không được giao nhiệm vụ giải giới quân Nhật ở Đông Dương. Pháp là Ủy viên thường trực của Hội Đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã bị mang tiếng là xâm lược VN! Liên Hiệp Quốc vì thế mà bị ảnh hưởng uy tín.

Thật là gian dối và xảo trá.

Cuộc chiến tranh đã biến Hồ Chí Minh từ một tông đồ quốc tế vô sản của Lê Nin thành một nhà cách mạng ái quốc. Hồ Chí Minh là kể tự châm lửa đốt nhà rồi lại la lối kẻ kia đốt nhà và đánh nhau để được tiếng có công. Hồ Chí Minh đã dàn dựng để tạo cho mình thanh thế là anh hùng yêu nước chống quân xâm lược. Đó là kẻ giả danh yêu nước, là gian hung bá đạo (Machiavellian).

Cuộc chiến tranh đã giúp Hồ Chí Minh hóa giải hoàn toàn tình thế ngàn cân treo sợi tóc, tạo ra một thời thế mới có lợi cho mình và ĐCSVN

Hồ Chí Minh rất biết thế nào là anh hùng tạo thời thế và thời thế tạo anh hùng. Ông ta lại rất rõ tâm lý chống Pháp và lòng khát khao độc lập của người dân Việt Nam. Nên cuộc chiến tranh là cơ hội để ông lợi dụng lòng yêu nước của người VN để mưu đồ cho sự nghiệp riêng, thay đổi tình thế bất lợi của ĐCSVN.

Bởi vì nếu đất nước yên bình mà lúc ấy chỉ đem tư tưởng đấu tranh giai cấp và cái chủ nghĩa xã hội kiểu Xô Viết vốn bị giới trí thức lạnh nhạt, với toàn dân thì nó lạ hoắc, chẳng hấp dẫn được ai.

Bởi vì lúc ấy tuy đã dọn dẹp được các đảng phái đối lập nhưng cái quốc hội “ngang ngạnh” thì vẫn còn, vẫn còn những người như ông Bùi Bằng Đoàn, Huỳnh Thúc Kháng, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Thế Truyền... thì Hồ Chí Minh và ĐCS không thể toàn quyền muốn làm gì thì làm? Chưa kể những người như ông Trần Dần, Lê Đạt, Nguyễn Hữu Đang, Phan Khôi, Trương Tửu, Văn Cao... đâu có chịu răm rắp nghe lời Hồ Chí Minh và ĐCS. Bên cạnh, người Pháp thúc ép thực hiện các cam kết! Cuộc chiến tranh với lệnh “Toàn quốc kháng chiến”, Hồ Chí Minh đã thay đổi mọi tình thế. Đó là ông Hồ “tạo thời thế”.

Cuộc chiến tranh cho phép ông dùng lệnh toàn quốc kháng chiến vô hiệu hóa phần còn lại của quốc hội đã bị phá dỡ, tập trung quyền lực vào tay ủy ban kháng chiến do ông lựa chọn. Từ nay ông không còn run lên mỗi khi trông thấy ông Nguyễn Thế Truyền, ông đã rũ tung “hang ổ” của các tầng lớp chống đối và lực lượng tư sản dân chủ, tất cả phải rời thành phố để về nông thôn, lên rừng núi nơi mà ĐCS chiếm ưu thế, ai lọt lại hoặc bỏ sang bên kia thì bị chụp mũ là “Việt gian, theo giặc, tề, ngụy...” Lệnh toàn quốc kháng chiến đã giúp Hồ Chí Minh hốt được số lớn viên chức của vua Bảo Đại mà khỏi phải trả lương cao. Rất nhiều anh tài của đất nước, dù không muốn cũng phải theo lá cờ đỏ như các ông Phạm Khắc Hòe, Dương Quảng Hàm, Nguyễn Văn Huyên, Nghiêm Xuân Yêm, Trương Tửu, Trần Dần, Văn Cao... thậm chí ông Bùi Diễn, là thân tín của ông Trương Tử Anh (đảng Đại Việt) cũng phải ra vùng kháng chiến.

Với lệnh toàn quốc kháng chiến, ông Hồ Chí Minh đã nắm được ngọn cờ dân tộc độc lập và lật ngược tình thế. Cuộc chiến tranh đã nhanh chóng làm cho đảng Cộng Sản mạnh lên (lấy chiến tranh nuôi chiến tranh). Chỉ sau lần chỉnh quân, chỉnh đảng là Hồ Chí Minh đã thanh lọc được bộ máy quân sự, nắm chắc thanh kiếm của mình.

Cuộc chiến tranh còn là một thứ bùa mê làm mê mẩn không biết bao nhiêu thanh niên có nhiệt huyết, học sinh, sinh viên bỏ học hành để theo việc đạo cung. Bao nhiêu người đã không do dự biến của cải công sức và cả xương máu cho Hồ Chí Minh mà không biết mình bị lừa dối thảm hại.

Hồ Chí Minh đã không chỉ lừa được người Pháp ký tạm ước 6-3 rồi kéo người Pháp vào cuộc chiến tranh mà ông ta cần có để lừa cả nước VN.

Cho đến tận ngày nay - năm 2015 - còn rất nhiều người độ tuổi tôi (82) vẫn còn tin rằng nước Pháp gây ra chiến tranh để hòng chiếm nước Việt Nam. Thậm chí cả các bậc đại danh đại trí như Hoảng Xuân Hãn, Ngụy Như Không Tum, Tôn Thất Tùng, Phan Anh... cũng tin rằng người Pháp muốn cướp nước VN. Hồ Chí Minh đã làm được cái việc mà đảng của ông gọi là “kết hợp tài tình” chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa xã hội. Các ông Phạm Duy, Văn Cao và nhiều nhạc sĩ được đào tạo ở các trường học thời Bảo Đại đã say sưa cảm hứng sáng tác ra những ca khúc chống pháp làm rung động lòng người như Làng Tôi, Trường ca Sông Lô... Rất nhiều nhân tài, vì căm thù người Pháp xâm lược mà bỏ công danh sự nghiệp giàu sang phú quý để đi theo Hồ Chí Minh; chịu đựng gian khổ thiếu thốn mà vẫn tự hào. Giới trí thức đã như vậy, còn đại đa số người dân kém hiểu biết, nhận thức thấp kém thì ôi thôi! Họ hoàn toàn mê muội, tin tưởng mù quáng Đảng, bác bảo sao nghe vậy, nói gì cũng tin. Không chỉ mấy tháng mấy năm mà đã hơn nửa thế kỷ, chưa mấy người tỉnh ra được. Những điều đó giải thích tại sao người Pháp không đè bẹp được cuộc kháng chiến của Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh đã lợi dụng được lòng yêu nước của dân Việt Nam. Hồ Chí Minh đã thực hiện thành công cú lừa thế kỷ.

Ôi! Việt Nam, niềm kiêu hãnh của loài người!
Việt Nam, trái tim đau của nhân loại!

(còn tiếp)



ĐCSVN quê lờ!

Nguyên Thạch (Danlambao) - Nhiều người đọc cái tít, nghe cái tiếng nói thường nhật của dân dã đã vội phán ngay khỏi suy nghĩ về cái nguyên căn chiều sâu của văn học và ngôn ngữ dân gian. Quả vậy, quê l... thì cứ nói là quê l... có chi đâu là xấu, là tục? Văn vẻ cao sang xa vời làm chi cho nó thêm rắc rối khó hiểu, chẳng hạn như: "Quê cái động hoa vàng", "quê cái mả cha", quê chim, quê bướm... Động hoa vàng, mả cha, chim bướm có mắc mớ gì tới cái "triệu năm văn vật" xưa như trái đất, xưa như từ thuở hành tinh này có xuất hiện những loài sinh vật cái có... lờ?.

Nói thiệt cho "tình hình rất thiệt" nha, dạo này lũ Ba Đình đang bận rộn bày vẽ đòi nghiêm trị, trừng phạt khi nghe, khi thấy những ai ăn nói theo kiểu chân thật dân dã, nghĩa là "có sao nói vậy người ơi" mà họ đã quên mẹ nó rằng chính bọn họ mới là nguyên nhân gây ra cảnh quê mùa dốt nát, ăn tục nói phét theo kiểu đầu đường xó chợ, láu tôm láu cá theo kiểu đấu tố "Cải Cách Ruộng Đất", "Nhân Văn Giai Phẩm" mà hệ quả của nó đã ảnh hưởng và kéo dài sự di hại vô luân vô lý cho đến ngày hôm nay qua sách lược 'Trăm năm trồng người" của tên điếm đàng hoàn hảo Hồ Chí Minh.

Chửi cộng sản hoài thì ta cũng chán mà nó cũng chán, cho nên lâu lâu tưởng cũng nên khen chúng một vài phát cho chúng "phấn khởi", vã lại cũng để cho có công bằng. Nhìn sự thể ở một góc độ nào đó, nếu so sánh cách sử dụng ngôn từ ở trong nước hiện về mặt văn hóa dân gian với văn hóa toàn trị, tư tưởng của độc đảng thì chúng ta sẽ thấy rằng có sự trùng hợp lô-gic. Và nếu số người nào đó (kể cả những người cộng sản mà đa số là ít học) cho rằng "sự thể" này là đúng thì tại sao họ lại mâu thuẫn với cái gốc của họ là bần cố nông, vô sản thất học cùng quan niệm "Hồng hơn Chuyên"? Sự mâu thuẫn ấy là: Trừng phạt và nghiêm cấm những người "ăn tục nói phét" mà tiêu biểu là: "Bún mắng cháo chửi" ở Hà Nội sắp bị sờ gáy?" Đăng ở cơ quan truyền thông nhà nước, báo Pháp Luật (*).

Hơn 70 năm cho miền Bắc, 40 năm cho cả nước, có biết bao bài viết, lời khuyên, lời đề bạt, kiến nghị... với vô vàn lời lẽ đường hoàng, cao xa, sâu sắc, thâm thúy... nhưng người cộng sản có bao giờ nghe và có bao giờ hiểu bởi đầu óc vốn dĩ của họ. Nhưng hiện tượng tục tĩu với tính đặc trưng "dân dã" đã khiến cho bọn văn hóa Ba Đình cảm thấy bực bội và khó chịu bởi họ phải chịu trách nhiệm về cái xã hội mà họ đang cai trị và tự cảm thấy rất quê... lờ thì cũng đủ chứng minh cho mọi người thấy rằng sự thô tục của một xã hội dưới trào cộng sản đã đến mức độ quá đáng, vượt cả sự giới hạn.

Ngạn ngữ phương Tây: "Like father, like son" hay "The apple never falls far from the tree", còn Việt Nam ta thì: "Cha nào con nấy""Hổ phụ sinh hổ tử" là hoàn toàn không sai, cho nên ĐCSVN hãy tự nhận lấy trách nhiệm của chính mình về việc đã hủy hoại cả nền đạo lý của dân tộc và đảng CSVN chớ bao giờ quên lời dạy quí giá của người xưa: "Tiên trách kỷ hậu trách nhân"
  
02.07.2015


____________________________________

Ghi chú


Sao mỗi lần nghe thông báo của Ban bảo vệ sức khoẻ TƯ là tui cứ nghĩ tới... phân ưu và cáo phó!

Tư Ròm (Danlambao) - Nói thiệt nghe, sau khi điếc con ráy với tin đồn tướng Thanh nhà tui bị ám bị sát để rồi đọc được tin của Ban bảo vệ và chăm sóc sức khỏe TƯ là anh Thanh sang xứ cựu thù thực dân để chữa bệnh, tui lại lo hơn là mừng. Bởi vì:

Thứ nhứt: Cứ mỗi lần nghe các đồng chí bảo vệ sức khoẻ xì ra chuyện của ai là coi bộ người đó đang sống chuyển sang từ... từ... từ... từ chết. 

Thứ hai: Kẻ từ từ chết sẽ chết từ từ trong im lặng, trở thành điệp viên không không nghe không không thấy. Bà con có nhớ đến ai không?

Thứ ba: Cứ cái gì mà Thanh là coi bộ không ổn. Từ Chí Thanh đến Bá Thanh sang đến Quang ThanhThanh thường dân thì không sao mà Thanh có cụm từ đồng chí đi trước thì thường có số con rận. Thôi rồi lượm ơi.

Thêm vài điều nữa: 

- Cái Ban BẢO VỆ và CHĂM SÓC sức khoẻ tờ rung ương này làm ơn đổi tên thành Ban THÔNG BÁO sức khoẻ tờ rung ương dùm đi. Đồng chí nào của đảng ta từ tình trạng sụt sùi xơ phổi đến nhiễm độc phóng xạ cũng mò sang cựu thù đế quốc, cựu thù thực dân để chữa trị chớ có trông chờ gì các đồng chí lang băm đảng ta đâu!?

- Lần sau nếu có thông báo thì thông báo sơm sớm chứ phe lề Dân đã rộn rã phèn la mấy ngày, phe lề Đảng lỡ dại táy máy bốc hình cũ thay hình mới, để cho đồng chí Thanh đang chữa bệnh bên Pháp "bỗng" vào ngồi họp thường kỳ chính phủ tại Hà Nội, rồi bây giờ Ban Bảo Vệ và Chăm Sóc... Tin Đồn mới vào cuộc thì quả là quá ẹ!

- Sau cùng, 1 tuần nữa mà tui không thấy đồng chí Thanh thân thương của tui xuất viện và xuất hiện thì tui sẽ vừa lái xe ôm vừa đi khắp ngõ, tung tin đồng chí ấy cũng thôi rồi lượm ơi giống như đồng chí Thanh đó à nghe. Báo trước cho mà biết đó nghe... mấy cha!!!

02.07.2015

Tiết lộ video người dân Việt Nam ném đá chống trả Trung Cộng xâm lược biên giới


Bạn đọc Danlambao - Ông Đặng Xương Hùng, một cựu quan chức ngoại giao bỏ đảng vừa công bố lên facebook đoạn video ghi lại cảnh nhiều người dân Việt Nam dùng gạch, đá chống trả hành động xâm lấn biên giới của Trung Cộng.

Vụ việc xảy ra vào năm 2004 tại bãi nổi Tục Lãm, thuộc xã Hải Hà, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Đây là khu vực hoàn toàn thuộc chủ quyền Việt Nam, sát biên giới với Trung Cộng và cũng là nơi khởi đầu đường biên giới trên bộ hai nước tính từ Biển Đông.

Năm 2004, Việt Nam và Trung Cộng chưa cắm mốc phân định đường biên giới tại bãi nổi Tục Lãm. Việc Trung Cộng đưa công nhân và xe tải đến để xây dựng, cơi nới bờ kè là thủ đoạn nhằm thay đổi hiện trạng, cố tình cướp đất của Việt Nam.

Để chống trả lại hành vi xâm lược này, nhiều người dân Việt Nam ném đá sang phía Trung Cộng. Các công nhân Trung Cộng mang theo khiên chắn tre, đội mũ bảo hộ màu vàng cũng ném đá đáp trả.

Bên dòng nước có chiều rộng khoảng 60 met, xung đột dữ dội xảy ra giữa hai bên. Nhiều người dân Việt Nam dù chỉ được bảo hộ bằng mũ cối thậm chí còn xông ra giữa dòng nước để tấn công lại phía Trung Cộng.

Trong video, có thể nghe tiếng loa phóng thanh của một cán bộ kêu gọi:

"Đề nghị toàn thể bà con nhân dân xã Hải Hà, chúng ta rời khỏi mặt nước để về phía bờ Việt Nam của chúng ta. 

Để giữ vững tình hữu nghị của nhân dân hai nước, đề nghị bà con nhân dân không ném đá trả lại họ nữa."

Trước áp lực của Trung Cộng, cuối năm 2008, đảng cộng sản Việt Nam đã chấp nhận giao cho 1/4 diện tích bãi Tục Lãm cho Trung Cộng.


Bạn đọc Danlambao
danlambaovn.blogspot.com

Về sức khỏe Tướng Phùng Quang Thanh

Báo trong nước đưa tin Đại tướng Phùng Quang Thanh vừa được phẫu thuật phổi tại Pháp và 'sức khỏe tiến triển tốt'.
Một thời gian nay các mạng xã hội dồn dập tin đồn về Bộ trưởng Quốc phòng, nhất là khi lần cuối ông Thanh xuất hiện trước công chúng là vào ngày 19/6, khi được Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian tiếp đón tại Paris.
Cuối ngày 1/7, báo Tuổi Trẻ dẫn nguồn Ban Bảo vệ và Chăm sóc Sức khỏe Trung ương cho hay Đại tướng Phùng Quang Thanh "đã đi Pháp trị bệnh cách đây một tuần".
Nguồn tin này nói tối 30/6, ông Thanh "đã được phẫu thuật, có thể là một khối u phổi".
Theo Tuổi Trẻ, ông bộ trưởng bắt đầu ho nặng từ hai tháng trước, chưa phát hiện ung thư nhưng một vùng phổi bị xơ vì vết thương từ thời chiến.
Báo này cũng dẫn nguồn tin nói ông có "những dấu hiệu đáng ngại của căn bệnh" ung thư phổi.
Trong khi đó báo Tiền Phong sáng 2/7 cũng dẫn nguồn tin khả tín của mình nói ông Phùng Quang Thanh vừa được phẫu thuật và "hiện sức khỏe tiến triển tốt".
"Dự kiến, Đại tướng Phùng Quang Thanh sẽ về nước trong thời gian tới."

Vắng mặt Đại hội

Dư luận đã nhắc nhiều tới sự vắng mặt của Đại tướng Phùng Quang Thanh trong các sự kiện chính trị quan trọng ở trong nước.
Ông đã không tham dự Đại hội thi đua quyết thắng toàn quân lần thứ IX năm 2015 khai mạc sáng thứ Tư 1/7 tại Hà Nội, sự kiện do Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng tổ chức.
Ông Thanh cũng vắng mặt trong cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 hôm 29/6 vừa qua.
Gần như chắc chắn, vì lý do sức khỏe ông Phùng Quang Thanh sẽ không tham gia được chuyến thăm Hoa Kỳ tuần tới của Tổng Bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng.
Câu hỏi một số nhà quan sát đặt ra là vai trò của Tướng Thanh sẽ do ai đảm nhiệm, dù là tạm thời, vì Việt Nam đang phải đối phó nhiều vấn đề cấp bách về quốc phòng.
Ngày 19/6, Quốc hội Việt Nam đã thông qua dự thảo Luật tổ chức Chính phủ (sửa đổi) với trên 83% đại biểu nhất trí.
Trong đó, Điều 28 về nhiệm vụ và quyền hạn của Thủ tướng đã bổ sung thẩm quyền "Trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội, quyết định giao quyền bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ theo đề nghị của Bộ trưởng Nội vụ trong trường hợp khuyết bộ trưởng hoặc thủ trưởng cơ quan ngang bộ" cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIII vừa bế mạc hôm 26/6 và cuối năm mới họp lại.
Tuy nhiên Luật Tổ chức chính phủ (sửa đổi) được Quốc hội thông qua ngày 19/6 chỉ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2016, cho nên hiện chưa rõ trong trường hợp ông Thanh không thể tiếp tục làm việc, Thủ tướng có thể giao quyền bộ trưởng cho nhân vật khác được hay không.

'Mạng xã hội chưa gây ảnh hưởng chính trị ở VN'

Theo BBC-1 tháng 7 2015
null

Tuyên bố của Bộ trưởng Truyền thông và Thông tin Nguyễn Bắc Son về việc phải 'nghiêm trị' đối với việc sử dụng Facebook để "nói xấu Đảng, nhà nước" là không cần thiết, theo một chuyên gia về truyền thông xã hội ở Việt Nam.
"Các hoạt động xâm phạm lợi ích của Đảng và Nhà nước trước nay vẫn đang được điều chỉnh bởi các điều 258 và điều 88 Bộ luật Hình sự," ông Đinh Đức Hoàng nói với BBC Tiếng Việt hôm 30/6. "Việc điều chỉnh này trên bất kỳ môi trường nào, dù là Facebook hay báo chí chính thống cũng không có gì khác nhau."
Ông Hoàng cho rằng trong lĩnh vực kiểm soát thông tin và chống tình trạng bôi nhọ, nói xấu, giới chức cần bảo vệ quyền lợi các công dân như nhau.
"Gần đây trên mạng xã hội xuất hiện nhiều loại thông tin mang tính công kích cá nhân hoặc tung hoang tin về vấn đề sức khỏe, thậm chí cả về sự sống hay cái chết của một số cá nhân. Tôi cho rằng đó là vấn đề cần có sự quản lý của nhà nước, không phân biệt đó là thông tin nhắm vào lãnh đạo Đảng và nhà nước hay nhắm vào người bình thường."
Sự kiểm soát quá chặt chẽ là điều không chỉ không phù hợp với xu thế phát triển xã hội, mà còn là không khả thi, theo đánh giá của ông Hoàng.
"Việc đặt trang chủ ở bất kỳ đâu trên thế giới là xu hướng tất yếu, không thể tạo ra một biên giới cứng nhắc về lãnh thổ trong lĩnh vực này được. Ở Việt Nam, có một giai đoạn người dùng khó vào Facebook và người ta giải thích đó là do lỗi kỹ thuật," ông Hoàng nói.
"Tôi cho rằng ở Việt Nam, việc mọi người gặp khó khăn khi vào một trang nào đó không phải là do biện pháp quản lý của nhà nước. Bởi một khi Facebook còn hoạt động, Google còn hoạt động thì việc chặn một vài trang web sẽ là không có ý nghĩa--thông tin vẫn lây lan trên internet mà hoàn toàn không thể kiểm soát được, trừ phi đóng cửa hoàn toàn như Trung Quốc."
"Tôi tin rằng để hạn chế tự do trên internet thì giới chức sẽ có nhiều cách. Chúng ta từng chứng kiến mô hình Trung Quốc, nơi họ áp dụng chính sách rất thẳng thắn, mạnh tay. Nếu muốn thì [giới chức Việt Nam] đã áp dụng mô hình như thế, giống như Trung Quốc cấm Facebook và Google hoạt động vậy. Chính phủ Việt Nam đã không chọn phương thức này," ông Hoàng nói thêm.
Tuy nhiên, truyền thông xã hội chưa thực sự đóng vai trò quan trọng vào đời sống chính trị ở Việt Nam, theo ông Hoàng.
Ông nói: "Cho đến giờ, truyền thông xã hội chưa phát huy tốt hiệu quả trong hoạt động phản biện hay tham gia vào đời sống chính sách của Việt Nam. Các hoạt động phản biện mới chỉ diễn ra một cách nhỏ lẻ. Việc này cần có thêm thời gian mới có thể thấy tác động của truyền thông xã hội lên đời sống chính trị Việt Nam."

Tư liệu: 'Việt - Trung và Giải pháp Đỏ'

Theo BBC-1 tháng 7 2015
Để cung cấp thêm một góc nhìn vào các diễn biến dẫn tới bình thường hóa quan hệ Việt - Trung và hội nghị Thành Đô 3-4/09/1990, BBC xin giới thiệu phần tư liệu từ cuốn Hồi ký của nhà ngoại giao Trần Quang Cơ (1927-2015):
Những biến động lớn trong tình hình thế giới bên ngoài lúc này đã tác động mạnh mẽ tới suy nghĩ của lãnh đạo ta về phương hướng chiến lược đối ngoại.
null
TBT Nguyễn Văn Linh dẫn đầu phái đoàn VN sang Thành Đô 3-4/09/1990
Cuộc khủng hoảng chính trị tại nhiều nước theo chế độ XHCN đã bùng nổ từ năm 1989 và đang có chiều hướng lan rộng ra.
Tháng 6.89 xảy ra vụ Thiên An Môn ở Trung Quốc. Cũng trong năm 1989, chế độ XHCN ở các nước Đông Âu như CHDC Đức, Ba Lan, Rumani, Hung, Tiệp, Ba Lan đều đã sụp đổ.
Đầu tháng 10.89, TBT Nguyễn Văn Linh đi dự kỷ niệm 40 năm Quốc khánh CHDC Đức, khi về đến Hà Nội thì bức tường Berlin đổ, Honecker bị lật...
Trước tình hình ấy, trong nội bộ lãnh đạo ta đã nảy sinh những ý kiến khác biệt trong nhận định về sự kiện Thiên An Môn cũng như về những biến đổi dồn dập tại các nước XHCN Đông Âu và Liên Xô.
Nổi lên là ý kiến nhấn mạnh mặt XHCN của Trung Quốc, phải bằng mọi giá bắt tay ngay với Trung Quốc để bảo vệ chủ nghĩa xã hội, để chống Mỹ và các thế lực đế quốc khác. Chính điều đó đã tạo nên bước ngoặt khá đột ngột trong thái độ của ta đối với Trung Quốc...Lào cũng đã thoả thuận trao đổi đại sứ trở lại với Trung Quốc và bình thường hoá quan hệ giữa hai nước, đánh dấu bằng cuộc đi thăm chính thức Trung Quốc của Kayson Phomvihan, TBT Đảng NDCM Lào, tháng 10.89.
Chính là thông qua cuộc nói chuyện với Kayson ngày 7.10.89 ở Bắc Kinh mà Đặng Tiểu Bình đã bộc lộ rõ phần nào những tính toán sâu xa của mình đối với Việt Nam:
"Phân hoá Việt -Lào, Việt - Campuchia, Việt – Xô và phân hoá cả nội bộ Việt Nam. Đặng nói với Kayson rằng: Việt Nam đã có biểu hiện chống Trung Quốc từ khi Hồ Chí Minh còn sống; rằng sau khi thắng Mỹ, Lê Duẩn trở mặt chống Trung Quốc, xâm lược Campuchia, Việt Nam đi theo Liên Xô, đưa quân vào Campuchia, nên mới có chuyện Trung Quốc đánh Việt Nam.
Lúc đầu Trung Quốc cho là vì Brezhnev xúi giục nên Việt Nam xâm lược Campuchia, nhưng chính là do Việt Nam có ý đồ lập Liên bang Đông Dương, không muốn Lào, Campuchia độc lập. Việt Nam chống Trung Quốc vì Trung Quốc là trở ngại cho việc lập Liên bang Đông Dương..."
Trong khi không tiếc lời phê phán Lê Duẩn, Đặng đã hết lời ca ngợi Nguyễn Văn Linh. Đặng kể lại khi làm TBT Đảng Cộng sản Trung Quốc, năm 1963, đã tổ chức đưa Nguyễn Văn Linh từ miền Nam sang Hồng Kông để đi Bắc Kinh gặp nhau, khen anh Linh là “người tốt, sáng suốt và có tài”; nhờ Kayson chuyển lời hỏi thăm anh Linh; khuyên Nguyễn Văn Linh nên giải quyết dứt khoát vấn đề Campuchia, nếu làm được việc này thì sẽ khôi phục được uy tín của Việt Nam.
Cho đây là việc Việt Nam phải làm, vì những gì Việt Nam đang làm là sai lầm; mong muốn bình thường hoá quan hệ với Việt Nam trước khi ông ta nghỉ hưu… Về điều kiện bình thường hoá quan hệ Trung – Việt, Đặng nhấn mạnh Việt Nam phải rút hết quân, rút triệt để, rút thật sự khỏi Campuchia thì sẽ có bình thường hoá quan hệ (tuy lúc đó ta đã kết thúc đợt rút quân cuối cùng khỏi Campuchia từ ngày 26.9.89).
Theo thông báo của đại sứ Lào tại Trung Quốc, trong 70 phút nói chuyện với Kayson, Đặng nói về Việt Nam và quan hệ Trung – Việt tới 60 phút.
Ngày 21.10.89 Bộ Chính trị ta đã họp để nhận định về phát biểu của Đặng Tiểu Bình khi tiếp Kayson cuộc họp đã đi đến kết luận là:
"Trong lúc Trung Quốc đang còn găng với ta, ta cần có thái độ kiên trì và thoả đáng, không cay cú, không chọc tức nhưng cũng không tỏ ra nhún quá. Cần tiếp tục thực hiện đường lối Đại hội VI và Nghị quyết 13 của BCT, cần thấy cả mặt XHCN và mặt bá quyền nước của Trung Quốc. Trong khi cố kéo Trung Quốc, ta cần đồng thời hoạt động trên nhiều hướng; củng cố kết chặt chẽ với Lào; phân hoá Mỹ, phương Tây, ASEAN với Trung Quốc."
null
Vụ Thiên An Môn tác động mạnh đến tư duy của Hà Nội
Theo phương hướng đó, ngày 6.11.89, anh Thạch đã chuyển qua đại sứ Trung Quốc thông điệp miệng của TBT Nguyễn Văn Linh gửi Đặng Tiểu Bình, ngỏ ý mong sớm có bình thường hoá quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Ba tuần sau, anh Thạch lại gửi thư cho Tiền Kỳ Tham nhắc lại thông điệp ngày 6/11 và đề nghị phía Việt Nam sẵn sàng gặp lại phía Trung Quốc ở cấp bộ trưởng hoặc thứ trưởng ngoại giao tại Hà Nội hoặc Bắc Kinh trong tháng 12.89. Nhưng Trung Quốc không trả lời thông điệp của TBT ta lẫn thư của anh Thạch.

Vấn đề Campuchia

Mãi đến ngày 12.12.89, Đại sứ Trung Quốc mới gặp anh Thạch chuyển thông điệp miệng của Trung Quốc trả lời TBT Nguyễn Văn Linh, vẫn đặt điều kiện cho việc nối lại đàm phán với ta:
"Đồng chí Đặng Tiểu Bình và các lãnh đạo khác của Trung Quốc chân thành mong muốn sớm bình thường hoá quan hệ Trung – Việt. Vấn đề Campuchia là nguyên nhân chủ yếu làm cho quan hệ hai nước xấu đi đến nay chưa được cải thiện. Việc khôi phục quan hệ hữu nghị giữa hai nước chưa có thể cải thiện nếu bỏ qua vấn đề Campuchia.
Đồng chí Đặng Tiểu Bình có nêu ra là việc Việt Nam rút quân sạch sẽ, triệt để và việc Campuchia lập Chính phủ Liên hiệp Lâm thời 4 bên do Sihanouk đứng đầu là hai vấn đề hạt nhân thiết thực cần đồng thời giải quyết. Phía Trung Quốc sẵn sàng suy xét đề nghị của Việt Nam về việc mở vòng thương lượng mới ở cấp thứ trưởng nếu Việt Nam chấp nhậnmột cơ chế giám sát quốc tế do LHQ chủ trì có 4 bên Campuchia tham gia để kiểm chứng việc rút quân Việt Nam và lập chính phủ bốn bên do Sihanouk đứng đầu trong thời kỳ quá độ."
Ngày 11.11.89, BCT họp bàn và thông qua đề án đấu tranh ngoại giao về vấn đề Campuchia. Trên cơ sở đánh giá tình hình quân sự, chính trị trên chiến trường và xu thế chung trên thế giới, ta chủ trương cần phấn đấu đạt một giải pháp chính trị về vấn đề Campuchia. Để ra 4 phương án về cơ quan quyền lực ở Campuchia trước tổng tuyển cử. Phương án thấp nhất là giữ nguyên bộ máy của hai chính phủ đang tồn tại, lập chính phủ liên hiệp hai bên ở trung ương để tổ chức tổng tuyển cử và thực hiện những điều thoả thuận.
Ngày 2.12.89, anh Thạch sang bàn với BCT Campuchia, phân tích chiến tranh ở Campuchia là một cuộc nội chiến, Việt Nam không thể đưa quân trở lại (4 ngày sau khi Việt Nam rút quân đợt cuối, lực lượng Son San đã đánh chiếm Thmar Ponk; ngày 22.10.89, Khmer Đỏ đánh chiếm Pailin và uy hiếp thị xã Battambang, theo yêu cầu của Bạn, ta phải đưa lực lượng đặc biệt lên giúp), nói kỹ về tính chất quốc tế của vấn đề Campuchia và xu thế trên thế giới. Bàn với Bạn cần đấu tranh để đạt một giải pháp chính trị để giành giật thắng lợi từng bước. BCT Bạn hoàn toàn nhất trí và thấy cần sử dụng vai trò LHQ như sáng kiến của Ngoại trưởng Úc G. Evans ngày 24.11.89.
Cuộc họp BCT ta ngày 6.12.89 đã bàn về sáng kiến của Úc và nhất trí về việcsử dụng vai trò LHQ. Sau khi trao đổi, BCT Campuchia hoàn toàn đồng ý với ý kiến của BCT ta. Từ ngày 10-25.1.90, Bạn triệu tập Hội nghị TƯ 10 để bàn đi vào giải pháp chính trị. Ngày 18.1.90, quốc hội Campuchia đã thông qua việc để LHQ tổ chức tổng tuyển cử, uỷ quyền cho Hunxen đàm phán về vấn đề này.
Việc ta và Bạn Campuchia chấp nhận sử dụng vai trò LHQ và xem xét sáng kiến của Úc để giải quyết vấn đề phân chia quyền lực bị bế tắc ở Hội nghị quốc tế Paris đã thúc đẩy mạnh mẽ các diễn đàn bàn về vấn đề Campuchia: cuộc họp IMC ở Jakarta ngày 26.3.90, các cuộc họp P5, cuộc họp Hun Sen-Sihanouk vòng 6 ở Bangkok ngày 22.2.90
Từ 26.2 đến 1.3.90 tại thủ đô Indonesia đã họp Hội nghị không chính thức về Campuchia (IMC).
Dự họp ngoài các bên Campuchia, Việt Nam, Lào và 6 nước ASEAN (như họp JIM), còn có thêm đại diện Tổng Thư ký LHQ, Pháp và Úc. Hội nghị không ra được tuyên bố chung vì Khmer Đỏ dùng quyền phủ quyết.
Thất bại của Mặt trận Giải phóng Sandino trong cuộc tổng tuyển cử ở Nicaragua ngày 25.2.90 và thất bại của cuộc họp IMC về vấn đề Campuchia ở Jakarta ngày 28.2.90 đã tác động mạnh vào lãnh đạo ta về phương hướng giải quyết vấn đề Campuchia.
Ngày 8.3.90, cố vấn Lê Đức Thọ cho gọi tôi và anh Đinh Nho Liêm đến nhà riêng ở số 4 Nguyễn Cảnh Chân nói mấy ý kiến về vấn đề Campuchia:
"Cần có chuyển hướng chiến lược trong đấu tranh về vấn đề Campuchia. Phải giải quyết với Trung Quốc, nếu không thì không giải quyết được vấn đề Campuchia. Không thể gạt Khmer Đỏ. Cần mềm dẻo về vấn đề diệt chủng, có thể nói “không để trở lại chính sách sai lầm trong quá khứ”. Không chấp nhận LHQ tổ chức tổng tuyển cử. Cần nêu phương án lập chính phủ liên hiệp lâm thời hai bên bốn phái để tổ chức tổng tuyển cử ở Campuchia. Phải giải quyết một bước cơ bản vấn đề Campuchia trước Đại hội VII để khai thông những vấn đề khác."
Hai hôm sau anh lại nói với Nguyễn Cơ Thạch những ý đó. Sự việc này khiến tôi suy nghĩ: tại sao lại thay đổi phương hướng đối sách trước khi đại hội Đảng họp ? Tại sao lại chỉ nói với anh Thạch sau khi đã nói với chúng tôi?
Từ ngày 8-20.3.90, Heng Somrin nghỉ ở Hà Nội, có dịp gặp gỡ TBT Nguyễn Văn Linh, Cố vấn Lê Đức Thọ, Cố vấn Phạm Văn Đồng, Lê Đức Anh trao đổi về tình hình Liên Xô Đông Âu, Nicaragua và tất nhiên về tình hình Campuchia. TBT Nguyễn Văn Linh và Lê Đức Anh nói cần phải cảnh giác với LHQ, không thể để LHQ tổ chức tổng tuyển cử ở Campuchia. Từ đấy Bạn Campuchia chuyển sang phương án SNC tổ chức tổng tuyển cử, không tán thành để LHQ tổ chức tổng tuyển cử nữa. Sau này, ngày 11.8.90, khi nhắc lại vấn đề này, Hun Sen than phiền với anh Ngô Điền, Đại sứ ta ở Phnom Penh:
"Khi anh Heng Somrin đi nghỉ ở Hà nội, đồng chí Nguyễn Văn Linh và đồng chí Lê Đức Anh gặp anh Heng Somrin tỏ lo ngại về việc sử dụng vai trò LHQ. Anh Heng Somrin về nói lại cái này. Tôi có nói là giao cho LHQ có mặt phức tạp nhưng giao cho SNC phức tạp hơn vì nó có hệ thống, người nhiều mà ta còn phải lo đối phó với cả LHQ nữa. Cái này làm tôi rất khó. Quyết định của hai đồng chí TBT làm tôi rất khó. Không nên để có ý kiến khác nhau giữa TBT và Thủ tướng. Tôi phải làm theo ý kiến nhất trí… Việc sử dụng vai trò LHQ hay SNC là bộ phận quan trọng của quyết định chiến lược có đi vào giải pháp chính trị hay không. Dùng SNC rất phức tạp. Campuchia không đủ người và khả năng tham gia các uỷ ban của SNC để đối phó với bọn kia.” Hun Sen còn cho biết ngày 20-21.5.90, khi 3 TBT Việt Nam, Lào, Campuchia gặp nhau tại Hà nội nhân dịp 100 năm ngày sinh Hồ Chủ tịch, bàn việc không để LHQ tổ chức tổng tuyển cử ở Campuchia, TBT Đảng Lào Kayson băn khoăn điều này và nói: “ Ta nhận rồi ta lại thôi. Ta trèo cao rồi, nếu tuột xuống dễ ngã đau”.
Đến ngày 3.4.90, Trung Quốc đột nhiên lại biểu thị hoan nghênh việc thứ trưởng Đinh Nho Liêm đến Bắc Kinh “kiểm tra sứ quán” và công bố tin Trung Quốc sẽ đàm phán với thứ trưởng ngoại giao Việt Nam về vấn đề Campuchia.
Lúc này CP 87 đã giải thể. Các thành viên thường trực của CP 87 đều đã được bổ nhiệm đi nhận các trọng trách ở nước ngoài.
Anh Đặng Nghiêm Hoành đã nhận quyết định đi Đại sứ ở Trung Quốc. Anh Trần Xuân Mận nhận chức Đại sứ ở Angiêri. Anh Nguyễn Phượng Vũ trên đường đi nhận chức Đại sứ ở Philipinnes, đã chết trong tai nạn máy bay trên bầu trời Thái Lan.
Thay vào đó, Bộ Ngoại Giao đã lập Nhóm ad-hoc về giải pháp Campuchia với nhiệm vụ cụ thể hơn vì vấn đề Campuchia đã đến lúc giải quyết. Nhóm vẫn do tôi phụ trách, có các anh Trần Huy Chương, Lê Công Phụng, Huỳnh Anh Dũng, Nguyễn Can tham gia.
Nhóm nghiên cứu giải pháp Campuchia chúng tôi nhận định có mấy lý do đã khiến Trung Quốc mềm mỏng hơn trong thái độ đối với Việt Nam về vấn đề Campuchia:
  • Quan hệ Mỹ – Xô đang có chuyển động mạnh. Chỉ trong vòng 6 tháng, từ tháng 12.89 đến tháng 5.90, đã có 2 cuộc gặp cấp cao Xô Mỹ. Trong khi đó quan hệ của Trung Quốc với Mỹ và các nước phương Tây chậm khôi phục sau vụ Thiên An Môn.
  • Giữa Trung Quốc với Mỹ, ASEAN, phương Tây đang nảy sinh những mâu thuẫn mới về vấn đề Campuchia, chủ yếu trong vấn đề đối xử với Khmer Đỏ. Trong các cuộc họp 5 nước thường trực Hội Đồng Bảo An tháng 2 và tháng 3.90, Trung Quốc ở thế bị cô lập đã buộc phải có nhân nhượng và phải chấp nhận vai trò lớn của LHQ.nullLHQ đóng vai trò đem các lãnh đạo Khmer Đỏ ra xét xử
  • Đàm phán Sihanouk – Hunxen có tiến triển. Ngày 9.4.90 Sihanouk có phần nhượng bộ khi đưa ra 9 điểm giải pháp, nhận lập Hội đồng Dân tộc Tối cao (SNC33) gồm số đại diện bằng nhau của hai chính phủ, 6 của Chính phủ Phnom Penh và 6 của “Chính phủ Campuchia Dân chủ” như Hun Sen đề nghị; không đòi giải tán Nhà nước Campuchia (SOC), tuy đòi thực quyền cai quản Campuchia trong thời kỳ quá độ phải là cơ cấu quyền lực của LHQ.
Ngày 10.4.90, BCT họp bàn phương hướng thúc đẩy giải pháp chính trị vấn đề Campuchia. Đề án đấu tranh sách lược về vấn đề Campuchia do Bộ Ngoại Giao dự thảo: dùng công thức LHQ nói về vấn đề diệt chủng và cho Khmer Đỏ vào chính phủ liên hiệp Campuchia, nhận vai trò Sihanouk. BCT thấy không nên giao cho LHQ tổ chức tổng tuyển cử mà nên trở lại phương án 4 mà BCT thông qua ngày 6.12.89 (lập chính phủ liên hiệp để tổ chức tổng tuyển cử.)
Đại đa số BCT đồng ý. Các đồng chí Nguyễn Văn Linh, Lê Đức Anh, Đào Duy Tùng, Đồng Sĩ Nguyên còn nhấn vào âm mưu của đế quốc Mỹ sau cuộc khủng hoảng chính trị ở Đông Âu.

Bảo vệ chủ nghĩa xã hội

TBT Nguyễn Văn Linh có ý kiến:
“Việt Nam và Trung Quốc là hai nước XHCN cùng chống âm mưu đế quốc xoá bỏ CNXH, phải cùng chống đế quốc. Trước hết phải phát triển quan hệ giữa 2 nước. Các vấn đề khác giải quyết sau… một Campuchia thân thiện với Trung quốc, thân thiện với Việt Nam là tốt nhất. Trên cơ sở điểm đồng này mà giải quyết vấn đề Campuchia có lợi cho Campuchia… Phương án 4 là tốt. Không để LHQ nhúng tay vào vì LHQ là Mỹ, Thái Lan là Mỹ”.
Riêng Nguyễn Cơ Thạch nói rõ quan điểm của Bộ Ngoại giao là cần tranh thủ Trung Quốc, song đồng thời phải chuẩn bị có 3 khả năng về thái độ của Trung Quốc.
khả năng 1: Trung Quốc cùng ta bảo vệ chủ nghĩa xã hội;
khả năng 2: Trung Quốc cấu kết với Mỹ chống ta như trước;
null
Đặng Tiểu Bình 'bình thường hóa quan hệ' với VN để tranh thủ Mỹ là chính
khả năng 3: Trung Quốc vừa bình thường hoá quan hệ với ta, vừa tranh thủ Mỹ, Phương Tây là chính.
Lúc đó tôi có cảm giác nhiều uỷ viên BCT không tán thành quan điểm này vì đã có định hướng “cùng Trung Quốc bảo vệ chủ nghĩa xã hội chống đế quốc”.
Ngày 16.4.90, thực hiện quyết định của Bộ Chính trị theo hướng sớm làm lành với Bắc Kinh, anh Nguyễn Cơ Thạch đi PhnomPenh gặp bốn người chủ chốt trong BCT Campuchia: Heng Somrin, Chea Sim, Hun Sen và Sor Kheng để cố thuyết phục bạn nên tính tới bước sách lược về vấn đề diệt chủng và không gạt Khmer Đỏ.
Nhưng Bạn Campuchia không đồng ý và tỏ ra muốn giữ đường lối độc lập trong việc giải quyết vấn đề Campuchia, không muốn ta đàm phán với Trung Quốc về các vấn đề nội bộ của Campuchia. Bạn tỏ ra rất găng về vấn đề diệt chủng, nói nếu bỏ ta sẽ không còn vũ khí gì chống lại các luận điệu của đối phương vu cáo “Việt Nam xâm lược Campuchia”, “chính quyền PhnomPenh do Việt Nam dựng lên”. Hơn nữa chính lúc này phương Tây lại đang khơi lên vấn đề lên án diệt chủng.
Phải nhận rằng ta khuyên bạn Campuchia đi vào “Giải pháp Đỏ” (từ năm 1987), việc ta thuyết phục Bạn chấp nhận vai trò của LHQ (tháng 12.89) rồi lại bảo Bạn bác vai trò của LHQ (tháng 3.90), khuyên Campuchia đi vào phương án 4 (lập chính phủ liên hiệp 2 bên) (tháng 4.90) đã gây nghi ngờ trong lãnh đạo Campuchia đối với Việt Nam. Việc lãnh đạo Campuchia không chấp nhận gợi ý của BCT ta trong cuộc hội đàm ngày 17.4.90 đánh dấu bước ngoặt mới trong quan hệ Việt Nam-Campuchia sau khi Việt Nam rút hết quân khỏi Campuchia.
Ngày 2.5.90 dưới danh nghĩa “đi kiểm tra sứ quán”, anh Đinh Nho Liêm đến Bắc Kinh để có cuộc “trao đổi ý kiến không chính thức” với Trung Quốc. Lần này đối tác không phải thứ trưởng Lưu Thuật Khanh mà là trợ lý bộ trưởng Từ Đôn Tín. Phụ tá cho anh Liêm là anh Đặng Ngiêm Hoành, lúc này đã là đại sứ Việt Nam ở Trung Quốc từ tháng 2.90. Cuộc đàm phán có vài tiến triển nho nhỏ.
null
Campuchia ngày nay đã có tổng tuyển cử đa đảng
Nội dung cuộc trao đổi ý kiến chủ yếu về vấn đề Campuchia. Ta tỏ ra mềm dẻo hơn, nói có thể trao đổi ý kiến về một giải pháp toàn bộ, nhưng không thể quyết định về các vấn đề nội bộ Campuchia. Từ nhắc lại lời Đặng: Để giải quyết vấn đề Campuchia cần phải thực hiện 3 điểm: một là, Việt Nam thực sự rút quân, rút “sach sẽ, triệt để”, đó là tiền đề cho việc giải quyết vấn đề Campuchia; hai là, sau khi Việt nam rút quân, 4 bên Campuchia cần thực hiện liên hiệp; ba là, chính phủ liên hiệp phải do hoàng thân Sihanouk đứng đầu, Polpot không được mà Hun Sen cũng không được. Nếu những vấn đề trên được giải quyết thì có thể nói là chúng ta đã kết thúc quá khứ, tiếp đó sẽ mở ra tương lai.
Lần này phía Trung Quốc đi vào những vấn đề thuần tuý nội bộ của Campuchia, đòi ta đàm phán về phạm vi quyền lực của SNC và về việc xử lý quân đội “4 bên” Campuchia. Về vấn đề chính quyền Campuchia trong thời kỳ quá độ (từ khi Việt Nam rút hết quân đến khi tổng tuyển cử), Từ nói Trung Quốc thấy tốt nhất là thành lập một chính phủ liên hiệp 4 bên – gọi là Hội đồng Dân tộc Tối cao cũng được – băng không thì phải chọn phương án giao quyền cho LHQ. Chính quyền thời kỳ quá độ này phải bao gồm cả 4 bên Campuchia (với hàm ý Khmer Đỏ được chính thức coi là một bên tham chính) mới thể hiện được tinh thần hoà giải dân tộc. Nếu các đồng chí thấy nói 4 bên có khó khăn thì nói là các bên Campuchia cũng được. Không gạt một bên nào, không bên nào nắm độc quyền. Trong buổi làm việc với anh Đặng Ngiêm Hoành sáng 4.5.90, Vụ phó Trương Thanh cũng nhắc lại ý này: "Hội đồng này bao gồm đại diện của 2 chính phủ, 4 bên hay các bên Campuchia đều được."
Từ nói: “Nếu so sánh giữa phương án chính phủ liên hiệp lâm thời do Trung Quốc đề ra và phương án LHQ quản lý thì chúng tôi vẫn thấy phương án Trung Quốc là tốt hơn”.
Về vấn đề diệt chủng, Từ nói có ý đe doạ là nếu cứ khẳng định Khmer Đỏ phạm tội thì phía bên kia sẽ nói Việt Nam là xâm lược và Phnom Penh là nguỵ quyền, cho nên, không nên nói đến vấn đề đó nữa.
Trong đàm phán, phía Trung Quốc để lộ rõ ý đồ muốn SNC thực tế sẽ thay thế chính phủ Phnom Penh; còn quân đội của Bốn bên Campuchia phải tập kết vào những địa điểm được chỉ định rồi giải giáp toàn bộ; ít nhất là lúc đầu giảm quân số tới mức tối đa. Mục đích là tước bỏ thế mạnh cả về chính quyền lẫn về lực lượng vũ trang của Nhà nước Campuchia.
Cách làm của Trung Quốc đúng là “một mũi tên bắn hai đích”, vừa xoá sạch thành quả cách mạng Campuchi, vừa phân hoá quan hệ Việt Nam-Campuchia.
...Đáng chú ý là Từ Đôn Tín đã gợi ý là sau khi Việt Nam và Trung Quốc nhất trí được về giải pháp Campuchia thì ba nước Trung Quốc, Việt Nam và Thái Lan sẽ họp lại. Điều này chứng tỏ là Thái Lan giữ một vai trò không nhỏ trong việc cùng Trung Quốc nuôi dưỡng Khmer Đỏ và làm chảy máu Việt Nam bằng vấn đề Campuchia.
Về bình thường hoá quan hệ hai nước, phía Trung Quốc không mặn mà gì với gợi ý của ta về việc xích lại gần hơn giữa hai nước XHCN để cứu vãn sự nghiệp XHCN chung trên thế giới đang lâm nguy. Trung Quốc chỉ đặt quan hệ với Việt Nam trong khuôn khổ chung sống hoà bình như với các nước láng giềng khác.
Phần vì tình thế thúc bách đẩy nhanh giải pháp Campuchia, phần vì hài lòng với cuộc gặp ấy, Tiền Kỳ Tham đồng ý đầu tháng 6 sẽ cử Từ Đôn Tín sang Hà nội với danh nghĩa “khách của đại sứ Trung Quốc ở Hà Nội” để tiếp tục trao đổi ý kiến với ta.
Đây là lần đầu tiên trong 10 năm qua phía Trung Quốc nhận sang Hà Nội đàm phán với ta, trong khi tuyệt đại đa số các đợt đàm phán Việt – Trung đều tiến hành ở Bắc Kinh.
Đồng thời thái độ này đã được lãnh đạo ta hiểu như một cử chỉ thiện chí đặc biệt của Trung Quốc đối với Việt Nam...
Tựa của bài tư liệu do BBC đặt, từ Chương 9 'ĐẶNG TIỂU BÌNH TIẾP KAYSONE PHOMVIHAN ĐỂ NÓI VỚI VIỆT NAM' trong cuốn hồi ký của cựu Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam, ông Trần Quang Cơ, người vừa qua đời hôm25/06/2015 ở Hà Nội.