Wednesday, December 19, 2018

BOT Giao Thông trong không gian - BOT Cộng Sản trong thời gian

Phạm Đình Trọng (Danlambao) - Trên mọi ngả đường giao thông đang có của không gian đất nước, đã hình thành những nhóm lợi ích gồm những người có quyền lực quản lí nhà nước về Giao thông vận tải và quyền lực nhà nước quản lí lãnh thổ cấu kết với những kẻ có quyền lực đồng tiền bày trò lừa bịp và cướp cả ngày lẫn đêm. 

Làm đường mới phải tốn nhiều tiền bạc và thời gian. Quyền lực đồng tiền đầu tư làm đường mới thì ít, chủ yếu đầu tư chút tiền còm gia cố thêm lớp thảm mỏng nhựa đường trên nền đường vững chắc đã có từ trăm năm trước của dân của nước. Đầu tư vài chục, vài trăm tỉ đồng được kê vống lên thành chục ngàn, trăm ngàn tỉ đồng rồi lập trạm thu phí ở chỗ chốt chặn, đón lõng được hai, ba ngả đường, thu phí cả những ngả đường họ không tốn một xu đầu tư, nâng cấp, hoặc chỉ tốn chút tiền trang điểm mặt đường. Những con đường đó được gọi là đường BOT.

Quyền lực nhà nước bảo kê cho nhà đầu tư khai vống tiền làm đường, bảo kê cho trạm thu phí bất lương đặt sai vị trí, bảo kê cho thời gian thu phí kéo dài như vô tận theo lòng tham vô tận của băng cướp BOT. Khi người dân phản ứng sự trấn lột của những băng cướp mang tên BOT thì quyền lực nhà nước tồn tại và hoạt động bằng tiền thuế của dân đã không đứng về phía lẽ phải, không đứng về phía công lí, không đứng về phía nhân dân mà đứng về phía băng cướp có tên BOT bất lương. Tranh chấp dân sự không được giải quyết công bằng bằng pháp luật ở tòa án mà giải quyết bằng bạo lực, mạnh được, yếu thua. Quyền lực nhà nước huy động cảnh sát đặc nhiệm trang bị đến tận răng phô trương bạo lực nhà nước đe dọa, đàn áp, khủng bố tinh thần người dân và huy động giang hồ, côn đồ, dùng sức mạnh bạo lực xã hội đen trả lời tiếng nói ôn hòa chính đáng của dân, đánh đổ máu dân. 

Ngân sách nhà nước không có tiền hiện đại hóa mạng lưới giao thông quốc gia mới phải huy động đồng vốn của các doanh nghiệp tư nhân bằng hình thức BOT: Đấu thầu công khai, rộng rãi. Nhà đầu tư bỏ thầu thấp nhất, bảo đảm chất lượng công trình tốt nhất được chọn trúng thầu sẽ bỏ tiền làm đường và thu hồi vốn bằng trạm thu phí BOT. Nhà kinh doanh lương thiện, tử tế nào cũng phải có lưng vốn mới tính chuyện kinh doanh bằng đồng tiền mồ hôi nước mắt của mình. Chỉ khi con đường được làm bằng đồng tiền trong túi người dân, trong két doanh nghiệp tư nhân thì những con đường BOT mới thực sự cần thiết và có giá trị cho đời sống kinh tế đất nước. 

Nhưng những doanh nghiệp đầu tư làm đường phần nhiều là những doanh nghiệp trong bóng tối, là sân sau của quyền lực nhà nước. Vốn liếng kinh doanh của họ không phải là đồng tiền mà là thế lực, là mối quan hệ mafia với quyền lực nhà nước quản lí hệ thống đường giao thông quốc gia. Đồng vốn tiền bạc chủ yếu là vay ngân hàng. Họ chỉ buôn nước bọt, “tay không bắt giặc”, kinh doanh bằng vốn của người khác. Một Thị Hến làm ăn đổ bể, nợ nần chồng chất trăm tỉ, ngàn tỉ đồng, liền mon men tìm đường đến cửa sau nhà ông cựu quan đảng cỡ bự vừa góa vợ. Thị Hến thần tốc trở thành vợ kế, trở thành bà mệnh phụ phu nhân của ông cựu quan đảng ngoài 70 tuổi mà đỏm dáng, đầu tóc lúc nào cũng bóng mượt như một anh kép cải lương của gánh hát phố huyện miền rừng. Dù đã về vườn ông cựu quan đảng cũng đủ quyền uy giúp bà vợ bé túi thủng, vốn âm ngàn tỉ trở thành nhà đầu tư chỉ làm một đoạn đường cái quan ở cửa ngõ phía nam thủ đô cũng đủ giúp Thị Hến sạch nợ. 

Từ sự việc trên cho thấy những con đường BOT đang hối hả triển khai rầm rộ trên khắp đất nước không phải vì quốc kế dân sinh mà chỉ vì lòng tham của một bộ phận quyền lực nhà nước cấu kết với những kẻ bất lương ngoài xã hội móc túi dân và bóp cổ nền kinh tế đất nước. Mạng lưới BOT giăng dày đặc và rộng khắp đất nước như mạng lưới nhện giăng khắp rừng sâu của lũ nhện vây bắt côn trùng. 

Trên dòng thời gian đi tới của dân tộc ta, đảng cộng sản cũng bỏ chút công lao cùng toàn dân chiến đấu đánh đuổi quân xâm lược, giành lại độc lập tự do. Với hồn văn hóa dân tộc bền vững, với lịch sử dựng nước vẻ vang và với nền độc lập lâu đời, nhân dân ta đã không tiếc xương máu trong cuộc chiến đấu giành độc lập dân tộc. Nhưng khi có độc lập rồi, đảng cộng sản đã nhận hết công lao về mình và đảng liền lập trạm BOT thu phí nhân dân. Trạm BOT do đảng cộng sản lập ra có tên là Chủ Nghĩa Xã Hội và phí người dân Việt Nam phải nộp cho đảng cộng sản là quyền con người của người dân và đời sống dân chủ của đất nước. 

Mỗi con người đều có một hướng riêng để đi tới lí tưởng thẩm mĩ của mình. Vì vậy trong xã hội dân sự nào cũng có nhiều con đường đi tới xã hội lí tưởng. Chọn con đường nào đưa đất nước đi tới là quyền quyết định của người dân. Nhưng BOT Xã Hội Chủ Nghĩa của đảng cộng sản đã thâu tóm mọi con đường đi tới của dân tộc Việt Nam. 

20.12.2018


Củi Tất Thành Cang khi nào được vào lò?

 Theo RFA-Gió Bấc-2018-12-19  
Ông Tất Thành Cang, Phó bí thư thường trực thành ủy TPHCM.
 Ông Tất Thành Cang, Phó bí thư thường trực thành ủy TPHCM.-Photo courtesy of Vietnamnet
Ngày 19-12, báo Tuổi Trẻ TP.HCM đưa một thông tin đặc biệt chưa từng có tiền lệ: “Phân công người xử lý công việc thay ông Tất Thành Cang nghỉ phép”. Tuổi Trẻ cho biết ông Tất Thành Cang, ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM, xin nghỉ phép từ ngày 17-12-2018 đến ngày 3-1-2019. Thường trực Thành ủy TP.HCM cũng đã có thông báo phân công bà Võ Thị Dung - Phó bí thư Thành ủy TP.HCM - xử lý công việc thường xuyên, hằng ngày của Đảng bộ TP.HCM trong thời gian ông Cang nghỉ phép.
Long trọng hơn nữa, thông báo phân công nói trên được gửi cho các thành ủy viên, Thường trực HĐND TP, Thường trực UBND TP; các ban Thành ủy, Ủy ban kiểm tra Thành ủy; các đảng đoàn, ban cán sự Đảng, Ban thường vụ Thành đoàn; các quận ủy, huyện ủy, đảng ủy cấp trên cơ sở... để có sự phối hợp điều hành công việc của Đảng bộ TP {1}
Việc cán bộ nghỉ phép là chuyện bình thường hàng năm, đâu có gì quan trọng báo chí phải thông tin long trọng như vậy? Chức vụ ông Cang cũng thường thường bậc trung, tầm ủy viên Trung ương Đảng thì cả nước có trên trăm vị. Điểm khác thường ở đây là Cang thuộc diện củi sắp vào lò. Sau những bê bối tự ý bán rẻ 32 ha đất ở Phước Kiểng, đầu tư 4 con đường hơn 12 km giá 12.000 tỷ và những sai phạm khác ở Thủ Thiêm, Tất Thành Cang trở thành tiêu điểm của dư luận xã hội, trở thành “tội đồ” bị người dân nguyền rủa, khinh miệt nặng nề trong bộ sậu sâu dân mọt nước của TP.HCM là Hải, Cang, Đua, Tín… Từ hai tháng qua, dư luận cứ nháo nhào đồn đoán việc Cang nhập kho, vào lò. Hiếm có cán bộ đang tại chức nào lại bị cộng đồng mạng công khai biếm nhẽ như Cang. Ngay cái tên họ đẹp đẽ của Cang cũng bị nói lái lại là Tan Thành C…. Trong đất nước mà quyền tự do ăn nói suy nghĩ bị bóp chặt, một giảng viên nói ra ý kiến phê phán cấp trên trong một trường đại học đã bị quy tội hình sự thế mà đối với Cang đương chức là Ủy viên Trung ương, Phó Bí thư Thành ủy, Đại biểu Quốc hội bị nhục mạ nặng nề nhưng hệ thống an ninh vẫn làm ngơ.
Nguyên Phó Chủ tịch thành phố HCM Nguyễn Hữu Tín
Nguyên Phó Chủ tịch thành phố HCM Nguyễn Hữu Tín Courtesy Vietnamnet
Không chỉ làm nhục trên diễn đàn mạng, một số nhà báo còn “bao vây” trước cổng biệt thự, quay clip như đang chờ đợi để ghi hình cảnh bắt và áp giải Cang. Facebook của nhà báo Phạm Việt Thắng, một cây bút được cho là có tính dự báo chính xác các vụ bắt giữ quan chức như Nguyễn Thành Tài, Trần Bắc Hà,… từ cuối tháng 11 đã nhiều lần úp mở việc bắt Tất Thành Cang. Ngày 15-11, Phạm Việt Thắng có status: “HOÀNG ĐẠO CHO TẤT THÀNH CANG”, 15/11 nhằm ngày 9/10 năm Mậu Tuất, là ngày Tân Hợi. Lại gặp tháng 10 là tháng Quý Hợi. Đích thị là ngày Hoàng đạo. Ngày này, về buổi chiều rất phù hợp cho việc công bố các kết luận của cấp trên đối với cấp dưới. Và, hợp nhất là các kết luận có nhận định “sai phạm rất nghiêm trọng”. Chiếu theo quẻ gieo hôm đầu năm, thì sao chiếu giữa đầu anh Sáu Cang rồi! {2}
Thế nhưng cũng lại điều kỳ lạ là trái với bao dự đoán ngay cả với dự đoán của những cây bút chim lợn, đến nay Cang chỉ mới nghỉ phép mà chưa vào lò. So sánh về sai phạm Nguyễn Thành Tài mấy ngàn m2 đất ở Lê Duẩn với Cang thì tội của Tài chỉ là con kiến. Tài bị bắt không oan nhưng nhiều người vẫn ngậm ngùi vì ít ra trong thời đương chức Tài cũng từng lao tâm khổ trí thực hiện chương trình ba giảm. Vậy tại sao Tài nhập kho từ lâu còn Cang vẫn tự do nghỉ phép?
Một status về công cuộc "đốt lò" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trên Facebook Phạm Việt Thắng
Một status về công cuộc "đốt lò" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trên Facebook Phạm Việt Thắng Courtesy FB Phạm Việt Thắng
Nhà báo Phạm Chí Dũng khẳng định rằng Cang là cái lô cốt cuối cùng trước cổng nhà bố già Lê Thanh Hải. Đã bắt Nguyễn Hữu Tín, Nguyễn Thành Tài, đã điểm danh vợ con của Hải là Trương Thị Hiền, Lê Trương Hải Hiếu, đã kỷ luât Lê Tấn Hùng em Hải. Bắt Cang tất yếu sẽ đến Hải. Thế nhưng chừng như thực tế không dễ như vậy. Hơn hai nhiệm kỳ làm Chủ tịch, rồi Bí thư Thành ủy, chắc hẳn bố già không chỉ vơ vét cho cá nhân mình mà còn khôn ngoan chia chác lợi ích con bò sữa Sài Gòn cho nhiều thế lực khác. Dù đã về hưu nhưng chắc hẳn Lê Thanh Hải không chịu bó tay làm củi cho lò của Tổng Bí Chủ tịch, mà phải có chiêu thức tự vệ. Chắc hẳn vây cánh của bố già không chỉ là đám đàn em thuộc cấp mà có cả những thế lực cao hơn.
Diễn biến của cuộc đốt lò tại TP.HCM cũng không phải hoàn toàn suôn sẻ. Ngày 15-11, Ủy Ban kiểm tra Trung ương công bố kết luận là Tất Thành Cang có nhiều “sai phạm rất nghiêm trọng” mà theo tiền lệ trước đó từ các tướng lĩnh đến Bộ trưởng, cụm từ này có nghĩa là thành củi. Thế nhưng ngày 19-11 Facebook của Lê Nguyễn Hương Trà, cũng là nguồn thông tin dự báo của phe lò lại cho biết 19-11
Thường vụ Thành ủy Tp. HCM hôm nay họp về vụ kỷ luật Tất Thành Cang. Kết quả có 9 phiếu cảnh cáo, 2 phiếu cách chức và còn lại 4 khiển trách. Chủ yếu do vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ!
Như vậy tình hình địa phương về các vi phạm của 6C nhẹ hơn nhiều so với kết luận của UBKTTW!
Tin thêm về Tp.HCM.
Chiều cùng ngày, CQĐT BCA đã triệu tập đồng loạt ông Nguyễn Hữu Tín - nguyên Phó chủ tịch UBND Tp.HCM, Đào Anh Kiệt - nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM, Lê Văn Thanh - Phó chánh văn phòng UBND Tp.HCM và Nguyễn Thanh Chương - Trưởng phòng Đô thị, Văn phòng UBND Tp.HCM.
Bốn ông anh này liên quan v/v Vũ Nhôm, đã bị khởi tố hôm 18.9.2018; tội “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” {3}
Thông tin của Hương Trà cho thấy có khoảng cách rất lớn về đánh giá khuyết điểm của Cang giữa phe lò và phe thành phố đương chức và liền theo đó phe lò đã có cú đánh bồi bắt giam Nguyễn Hữu Tín và đồng bọn. Thế nhưng, áp lực ấy chừng như chưa đủ mạnh trước cái lò hừng hực lửa, không rõ vô tình hay cố ý lần đầu tiên các quan chức đương nhiệm của TP lại công khai có ý kiến ngược lại với cấp trên.
Một status trên trang Facebook Lê Nguyễn Hương Trà về cuộc họp của thường vụ Thành uỷ TP Hồ Chí Minh về kỷ luật ông Tất Thành Cang
Một status trên trang Facebook Lê Nguyễn Hương Trà về cuộc họp của thường vụ Thành uỷ TP Hồ Chí Minh về kỷ luật ông Tất Thành Cang Courtesy FB Lê Nguyễn Hương Trà
Sáng 5-12, kỳ họp thứ 12 HĐND TP.HCM, Đại biểu Phan Nguyễn Như Khuê, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM, cho hay theo tỉ lệ phân bổ ngân sách Trung ương quy định thì TP.HCM làm ra 100 đồng thì chỉ được chi 18 đồng, phần còn lại 82 đồng phải nộp về Trung ương.
Qua trao đổi với Bộ trưởng Bộ Tài chính, ông Khuê cho rằng năm 2019 TP.HCM không thể lạc quan tếu được dù ghi nhận sự chuyển biến tích cực của Thường trực UBND TP.HCM và nỗ lực của người dân TP.HCM. Tăng trưởng kinh tế của TP.HCM đạt khoảng 8,3% là một thành tích kỳ diệu.
“Khi trao đổi với Bộ trưởng Bộ Tài chính, tôi nói Bộ Tài chính cần đánh giá rõ trong bối cảnh Nghị quyết 54. Việc phân bổ ngân sách trong thời gian tiếp theo, Bộ Tài chính cần làm rõ định mức tỉ lệ ngân sách TP.HCM được giữ lại chứ không thể làm theo cảm tính. Không thể xem TP.HCM là bò sữa để vắt sữa quá nhiều”, ông Khuê nói và cho biết thêm TP.HCM cần được “bồi dưỡng” tạo điều kiện chăm lo an sinh xã hội cho người dân TP.HCM {4}. Chỉ là Phó đoàn đại biểu Quốc Hội dám đưa hình tượng con bò bị cấp trên vắt quá nhiều sữa quả là sự can đảm hiếm thấy nếu không có một điểm tựa chính trị vững chắc nào đó.
Không chỉ dừng lại ở đó, trong ngày kế tiếp của kỳ họp HĐND,khi đọc báo cáo tổng thể tình hình kinh tế - xã hội với đại biểu và cử tri thành phố Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho rằng, năm 2018, TP đối mặt với 5 khó khăn, thách thức lớn, trong đó có việc đón và làm việc với nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra, điều tra, kiểm toán, giám sát từ các cơ quan Trung ương.
Nhiều vụ việc rất phức tạp, kéo dài từ các nhiệm kỳ trước, vô cùng khó khăn trong quá trình giải quyết như vấn đề Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Khu công nghệ cao Quận 9, Dự án Safari huyện Củ Chi, Khu đất 8 - 12 Lê Duẩn, Khu đất số 2 - 4 - 6 Hai Bà Trưng…
“Các cuộc thanh, kiểm tra, điều tra, khởi tố giúp TP nhận thức rõ các hạn chế, khuyết điểm, thẳng thắn nhìn nhận và tập trung giải quyết để làm tốt hơn trong thời gian tới. Tuy nhiên, cũng có phần làm giảm sự năng động của đội ngũ cán bộ, công chức thành phố, dẫn đến đôi lúc chậm giải quyết hồ sơ hành chính” – ông Phong nói.
“Nhiệm vụ năm 2019 rất nặng nề, nên không chỉ chính quyền các cấp mà cả hệ thống chính trị cần đoàn kết, nỗ lực, quyết tâm hoàn thành các mục tiêu, kế hoạch đề ra” – ông Phong đề nghị {5}. Trong khi cụ Tổng Chủ tịch đang hừng hào “ai không làm thì tránh ra”, phát biểu của ông Phong quả là sự thách thức. Ngày 17-12, tiếp xúc cử tri quận 1 ông Phong tiếp tục thể hiện quan điểm này: “hiện nay TP có hơn 90 dự án đang thanh tra. Ngoài ra còn có các cuộc điều tra, kiểm toán... Có những phòng chuyên môn ở Sở Tài nguyên và môi trường một tuần phải lên làm việc với cơ quan chức năng gần 20 lần. Điều này cũng khiến tâm lý cán bộ phần nào ảnh hưởng”.
Xét về vai vế, thế lực, ông Phong không đủ “tuổi” để cương với cấp trên, dư luận cho rằng ông dại mồm nhưng liệu ông có dại đến mức phải “tự sát” khi hoạn lộ đang thênh thang như vậy nếu không có thế lực đàng sau chống đỡ?
BOT An Sương - An Lạc được tài xế chứng minh cho biết đã hết hạn thu phí cách đây 31 tháng
BOT An Sương - An Lạc được tài xế chứng minh cho biết đã hết hạn thu phí cách đây 31 tháng Photo: RFA
Không rõ ngẫu nhiên trùng hợp hay có sự sắp đặt nào đó từ ngày 3-12, một Kết luận thanh tra chính phủ về các dự án BOT của TP.HCM đã có từ tháng 6-2017 lại lọt ra đến tay các tài xế. Trong đó khẳng định trạm BOT An Lạc - An Sương đã hết hạn thu phí từ lâu và TP HCM tự xây thêm 4 cầu vượt để thu phí kéo dài đến 2033. Giới tài xế lập tức phản ứng, trạm thu phí phải thất thủ nhiều lần. Sở GTCC TP.HCM luôn chống chế là đã làm đúng luật, quy chụp các tài xế đấu tranh không mua phí là do Việt Tân tổ chức nhưng tiếp đó đã xuống nước, thực hiện miễn giảm cho người dân địa phương. Nhưng giới tài xế chưa thỏa mãn. Yêu sách của họ là phải bỏ trạm, chỉ thu phí trên từng cầu vượt. BOT An Sương - An lạc nằm trên trục Quốc Lộ 1 A đi qua TP.HCM hứa hẹn là điểm nóng chiến lược.
Trong một động thái khác, Facebook của Trương Huy San có bài viết Danh Sách Anh Hai được nhiều trang mạng chia sẻ, bài viết nhắc lại thủ đoạn tạo vây cánh của Lê Thanh Hải lúc mới nắm quyền không có gì mới mẻ. Điều quan trọng là trong bài khẳng định Nguyễn Thiện Nhân không nằm trong danh sách anh Hai và không nhắc đến tên Nguyễn Thành Phong. Phải chăng đây là tín hiệu của phe lò, muốn phân hóa Nhân, Phong với phe Hai Nhật, Tất Thành Cang?
Vấn đề là thế lực nào, sức mạnh nào dám cản ngăn công cuộc đốt lò của ngài Tổng Chủ tịch? Cần lưu ý rằng, Tất Thành Cang là Ủy Viên Trung ương Đảng, muốn bắt Cang, phải có quyết định đình chỉ sinh hoạt đảng của Bộ Chính Trị, muốn khai trừ Cang phải qua Ban Chấp Hành Trung ương biểu quyết. Phải chăng cái dớp việc bỏ phiếu tín nhiệm đồng chí X trong nhiệm kỳ trước đây làm Tổng Chủ tịch ngần ngại?
Một điều kiện khác là Cang là đại biểu Quốc Hôi đương nhiệm. Theo luật, muốn bắt Cang, ít nhất phải dược Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội quyết định đình chỉ tư cách đại biểu hoặc Quốc Hội miễn nhiệm. Phiên họp thứ 29 Ủy Ban này đã qua, phiên họp thứ 30 dự kiến diễn ra trước tết nguyên đán. Vì vậy, trước phiên họp này, Tất Thành Cang còn có thể ăn no ngủ kỹ. Việc Cang nghỉ phép và bàn giao công việc có thể là cách đình chỉ công tác ngấm ngầm để phục vụ điều tra nhưng vẫn còn nhiều cơ hội cho Cang khi các nhóm lợi ích, các bố già vẫn còn thương lượng thỏa hiệp với nhau chia chác quyền lợi, quyền lực của nhau trên lưng người dân Thành Phố.
Qua bao cuộc thanh tra, bao lời hứa, thời điểm giải quyết khiếu nại của người dân Thủ Thiêm vẫn cứ bị kéo lùi vô hạn và hướng giải quyết vẫn là lỡ giải tỏa sai thì tiếp tục chiếm đất chứ không trả lại cho dân. Dù Cang này có bị bắt thì người thay thế vẫn chỉ là một Cang khác, của một nhóm lợi ich khác chứ không hề có người lãnh đạo thật sự vì dân như họ đã hứa.
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

8 yêu sách năm 2019 tương tự những đòi hỏi của một thế kỷ trước

Diễm Thi, RFA-2018-12-19  
Công an theo dõi người biểu tình ở Hà Nội vào ngày 10 tháng 6 năm 2018.
Công an theo dõi người biểu tình ở Hà Nội vào ngày 10 tháng 6 năm 2018.AFP
Hoàn cảnh ra đời
Bản “Yêu sách 8 điểm năm 2019 của người dân Việt Nam” do 100 tổ chức và cá nhân khởi xướng, ra đời đúng 100 năm sau bản “Yêu sách của dân tộc An Nam”, do một nhóm người Việt Nam yêu nước soạn thảo và ký bằng cái tên chung là Nguyễn Ái Quấc (Quốc), được gửi tới Hội nghị Hòa bình Versailles ngày 18/6/1919.
Bản yêu sách của một thế kỷ trước gồm 8 điểm:
1. Tổng ân xá cho tất cả những người bản xứ bị án tù chính trị;
2. Cải cách nền pháp lý ở Đông Dương bằng cách cho người bản xứ cũng được quyền hưởng những đảm bảo về mặt pháp luật như người Âu châu; xóa bỏ hoàn toàn các toà án đặc biệt dùng làm công cụ để khủng bố và áp bức bộ phận trung thực nhất trong nhân dân An Nam;
3. Tự do báo chí và tự do ngôn luận;
4. Tự do lập hội và hội họp;
5. Tự do cư trú ở nước ngoài và tự do xuất dương;
6. Tự do học tập, thành lập các trường kỹ thuật và chuyên nghiệp ở tất cả các tỉnh cho người bản xứ;
7. Thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật;
8. Đoàn đại biểu thường trực của người bản xứ, do người bản xứ bầu ra, tại Nghị viện Pháp để giúp Nghị viện biết được những nguyện vọng của người bản xứ.
Và bản Yêu Sách 2019 cũng gồm 8 điểm:
1. Trả tự do vô điều kiện cho tất cả tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm, những người thực hiện quyền tự do biểu đạt đã bị Toà án Việt Nam tuỳ tiện quy kết là “gây rối trật tự”, “tuyên truyền chống nhà nước”, “hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân”…;
2. Cải cách căn bản nền pháp lý để mọi người dân được hưởng các đảm bảo pháp lý như nhau, xoá bỏ những luật và điều luật đặc biệt dùng làm công cụ khủng bố và áp bức bộ phận trung thực nhất trong nhân dân (như những người biểu tình ôn hoà đòi quyền lợi chính đáng, bảo vệ môi trường, bảo vệ chủ quyền đất nước…, những người phản biện chính sách, những người đối lập chính trị…);
3. Thực thi quyền tự do báo chí và tự do ngôn luận, công nhận báo chí tư nhân, chấm dứt chế độ kiểm duyệt dưới mọi hình thức (bao gồm các quy định kiểm soát thông tin trên mạng);
4. Ban hành và thi hành nghiêm túc luật về hội với nội dung bảo đảm quyền tự do lập hội và tự do hội họp;
5. Đảm bảo quyền tự do cư trú và đi lại trong nước, quyền tự do ra nước ngoài và từ nước ngoài trở về;
6. Thi hành quyền tự do học tập, tự do học thuật, quyền tự trị đại học, phi chính trị hoá trường học;
7. Đảm bảo để tất cả các điều luật và các hướng dẫn thi hành luật trung thành với hiến pháp. Thực hiện trưng cầu ý dân đối với những luật có tác động lớn đến đời sống của đông đảo người dân và an nguy của quốc gia. Lấy pháp trị thay cho đảng trị (của Đảng Cộng sản), tiến tới phân lập ba quyền: lập pháp, hành pháp, tư pháp.
8. Thực hiện chế độ bầu cử (bao gồm quyền ứng cử) tự do, công bằng, minh bạch, xoá bỏ cơ chế "đảng cử dân bầu”.
Bản “Yêu sách của dân tộc An Nam” năm 1919
Bản “Yêu sách của dân tộc An Nam” năm 1919 Hình tư liệu
Bản Yêu sách 2019 được phổ biến rộng rãi trên mạng xã hội và được gửi tới ban lãnh đạo Nhà nước Việt Nam, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc và các cơ quan ngoại giao quốc tế tại Việt Nam.
Vậy làm sao có sự thống nhất của 100 tổ chức và cá nhân trong việc soạn thảo để ra đời một bản yêu sách như thế, RFA liên lạc với một số cá nhân và tổ chức trong danh sách thì được biết không phải tất cả những tổ chức và cá nhân có tên trên yêu sách đều tham gia soạn thảo, mà do một nhóm người đứng ra soạn thảo qua sự đóng góp ý kiến của một số cá nhân và tổ chức, nhưng tất cả họ đều ký tên vì đồng lòng với bản thảo sau cùng được các nhà trí thức lớn tuổi hoàn thiện.
Nhà báo Võ Văn Tạo, một người trong ban soạn thảo cho biết lý do vì sao chỉ có 100 cá nhân và tổ chức khởi xướng:
Đáng lẽ hôm nay con số phải hơn 100 nhưng vì kỷ niệm 100 năm nên chọn con số 100 tổ chức và cá nhân. Có những người muốn kéo dài đến 18/6/2019 mới công bố giống như bản yêu sách năm 1919.
Ông nói thêm rằng thực tế thì bản yêu sách năm 1919 không được đưa đến hội nghị Versailles, mà Nguyễn Ái Quốc có đến nhà Ngoại trưởng Pháp, gửi lại cho người vợ. Người Pháp lịch sự nên công bố bản yêu sách tại Hội nghị Versailles là người dân An Nam có một bản yêu sách như thế chứ họ không ỉm đi.
PGS TS Ngôn ngữ học Hoàng Dũng, một người trong ban soạn thảo cho biết không gặp khó khăn gì đáng nói trong việc soạn thảo, và bây giờ vẫn còn những chỉnh sửa nho nhỏ:
Không có khó khăn gì vì mọi người đều thấy là đáng làm, được sự nhất trí rất cao. Dĩ nhiên là có người chủ trì soạn thảo nhưng đây là công trình tập thể. Chúng tôi trao đổi qua internet nên rất là nhanh. Chúng tôi gửi đến một nhóm anh em góp ý, một người phụ trách tổng kết rồi có người sửa sang văn bản cuối cùng.
Đẩy nhà nước vào thế kẹt
Bản yêu sách nêu rõ việc Nhà nước Việt Nam thực hiện Yêu sách 8 điểm 2019 về các quyền căn bản nói trên của người dân là con đường duy nhất đưa Việt Nam thoát khỏi thực trạng trì trệ về kinh tế, thối nát về chính trị xã hội, nguy cơ đánh mất chủ quyền quốc gia vào tay ngoại bang; để từng bước phát triển bền vững, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.”
Các đại biểu Quốc hội Việt Nam bấm nút thông qua Luật an ninh mạng ngày 12 tháng 6 năm 2018.
Các đại biểu Quốc hội Việt Nam bấm nút thông qua Luật an ninh mạng ngày 12 tháng 6 năm 2018. AFP
Liệu bản yêu sách này có đến tay các vị lãnh đạo Nhà nước hay không, nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng nhận định rằng chắc chắn ban lãnh đạo Nhà nước có bản yêu sách trên bàn làm việc trước khi bưu điện đưa đến, bởi cái này công khai trên mạng, rất nhiều người sao chép, đặc biệt là phía an ninh.
Nhà báo Võ Văn Tạo có cùng nhận định rằng những bản như thế này sẽ đến tay những vị chóp bu của ĐCSVN. Còn việc họ có suy nghĩ, phản ứng như thế nào là một việc khác, nhưng ông nhấn mạnh đó không phải là mục tiêu chính.
Cái chúng tôi hướng tới là nhà nước Việt Nam, những quan chức cao cấp của ĐCS tiếp thu, dù ít nhưng đây là dịp để nhắc lại cho quần chúng nhân dân Việt Nam biết cái quyền của họ là gì, nhân quyền 100 năm qua đi lên hay đi xuống. Rồi bạn bè quốc tế biết tình trạng nhân quyền Việt Nam là như thế.
Nhà báo Mạc Việt Hồng từ Ba Lan nhận định:
Tôi nghĩ 8 điểm trong bản yêu sách này rất là tiến bộ, nhưng có thực hiện được ở Việt Nam hay không, hay nó chỉ dừng lại ở bản yêu sách thì đó là chuyện mà thời gian sẽ trả lời. Nhưng theo tôi nghĩ thì chắc khó có thể thực hiện được nếu như cộng sản còn nắm chính quyền, bởi vì tất cả những yêu sách ở đây là những điều bao nhiêu năm nay cộng sản không muốn thực thi.”
Nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng từ Hà Nội thì quả quyết:
“Chắc chắn họ sẽ không thực hiện đâu, nhưng khi những quyền của người dân đang bị xâm phạm, đang bị cướp đi thì yêu sách này là một bản tuyên bố đanh thép đòi hỏi quyền lợi cho người dân, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến tự do ngôn luận, hội họp, đảng phái.”
PGS-TS Hoàng Dũng cho rằng tất cả mọi người không ai ngây thơ đến độ nghĩ rằng nhà nước động lòng thay đổi sau khi đọc bản yêu sách. Ông dẫn chứng rằng 100 năm trước, khi Nguyễn Ái Quốc thay mặt cho một nhóm người đưa ra yêu sách của dân tộc An Nam thì ông cũng không nghĩ rằng các quốc gia sẽ  động lòng giúp Việt nam. Nhưng bản thân yêu sách đó ghi một cái mốc trong lịch sử Việt Nam. Người ta viết lịch sử Việt Nam thì thế nào họ cũng phải nhắc đến. Ông cho rằng“những người trong nhóm đó cũng nghĩ đến đồng bào của mình hơn là nghĩ những người cầm quyền. Chúng tôi cũng nghĩ như thế thôi.”
Ông nhận định cái yêu sách này nó đẩy Nhà nước vào cái thế kẹt. Cái tính chính danh của Nhà nước bị thử thách. Ông nói:
“Làm thế nào mà lãnh tụ của họ cách đây 100 năm đã đưa ra cái bản yêu sách như vậy và bây giờ bản yêu sách mới bám khá sát với yêu cầu của lãnh tụ Hồ Chí Minh ngày xưa mà lại không đáp ứng. Sau 100 năm đổ xương đổ máu mà kết quả là zero. Mà thà zero ở thời kỳ mà chúng ta nói là chúng ta bị nô lệ do bọn thực dân cầm quyền thì là một lẽ. Bây giờ vẫn còn nguyên zero tám cái yêu sách đó. Chúng ta còn phải đi đòi, mà ta đòi ta. Thành ra chúng ta cai trị chúng ta mà không hơn gì thực dân Pháp cai trị ta cả. Đó là thử thách rất lớn đối với tính chính danh của chính quyền. Tôi nghĩ điều đó là hết sức quan trọng.”
Ngoài lãnh đạo Việt Nam hiện nay, những người khởi xướng Bản Yêu sách 2019 còn có đề nghị Liên Hiệp Quốc và các quốc gia đối tác với Việt Nam quan tâm đến nguyện vọng, ý chí của người dân Việt Nam để có tác động cần thiết, giúp cho những yêu sách nói trên được đáp ứng thuận lợi.

Người dân tố cáo đất Cồn Dầu bị Tập đoàn Sun Group ‘phân lô, bán nền’

RFA-2018-12-19  
Hình ảnh cưỡng chế các hộ dân ở Cồn Dầu, Đà Nẵng hôm 15/11/2018
 Hình ảnh cưỡng chế các hộ dân ở Cồn Dầu, Đà Nẵng hôm 15/11/2018-Photo: RFA
Khu đô thị sinh thái Hòa Xuân nơi có xóm đạo Cồn Dầu tọa lạc ở phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng từ nhiều năm qua trở thành “điểm nóng” về vấn đề đất đai.
Hầu hết các hộ dân ở đây tố cáo chính quyền địa phương trên danh nghĩa là lấy đất dân để phục vụ cho việc xây dựng dự án mang tên ‘Khu Đô Thị Sinh Thái’ nhưng thực chất là giao cho nhà đầu tư- Tập Đoàn Sun Group, phân lô bán nền…
Mặc dù dự án đã triển khai hơn 10 năm nhưng đến nay vẫn chưa thể hoàn thành bởi tồn tại nhiều vướng mắc liên quan đến công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, đền bù và tái định cư. Nhiều hộ dân ở đây, đặc biệt là những hộ dân sinh sống xung quanh khu vực nhà thờ Cồn Dầu không chấp nhận việc giao đất, không di dời đến nơi ở mới và tiến hành khiếu kiện ra Trung ương. Lý do được nói rõ gồm áp giá đền bù quá thấp, dự án đang bị nhà tư Sun Group phân lô bán nền, bố trí nơi định cư xa nơi thực hành tín ngưỡng…Tuy nhiên, chính quyền thành phố từ thời ông nguyên bí thư Nguyễn Bá Thanh cho đến nay áp dụng biện pháp cưỡng chế bất chấp mọi khiếu nại.
“Nguyên gia đình tôi trước đây có 4.700 m2 đất thổ cư lẫn đất nông nghiệp. Nhưng nay, đất của gia đình tôi đã hiến 3.800m2 đất nông nghiệp rồi, giờ gia đình tôi còn lại 900m2 thổ cư, tôi cắt ra cho con cái ở là ba lô, số đất còn lại Nhà nước giao cho tôi được hai lô gồm một lô 10m5 và một lô 7m5. Vì vậy gia đình chúng tôi không đồng ý, nên sinh ra việc chính quyền cưỡng chế đất nhà tôi.”.
Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Đình Bông, một hộ dân sinh sống gần nhà thờ Cồn Dầu. Vào ngày 15/11/2018 vừa qua, hộ gia đình ông Bông và hộ gia đình bà Nguyễn Thị Hải cùng ở tổ 21, phường Hòa Xuân bị UBND quận Cẩm Lệ tiến hành cưỡng chế thu hồi đất.
Vợ của ông Bông thuật lại:
“Trước ngày đưa giấy cưỡng chế, dùng quyền áp lực, đưa quân đưa công an đêm ngày tới gia đình chúng tôi. Có lúc 8h tối, thấy các anh công an tới hỏi thăm, tôi mới ra nói chớ các anh đi đâu mà tới đây? Họ nói đi thăm dân, tôi nói đi thăm dân gì mà trong đêm hôm mà ban ngày không đi thăm. Các anh nói đi thăm dân thôi chứ không nói gì hết, rồi đứng quanh quanh đó, rồi đi ra đi vào, rồi tới buổi hôm sau cũng tới lại. Ngày 15/11/2018, họ lại tới áp lực gia đình chúng tôi để đọc lệnh cưỡng chế.”
Vụ cưỡng chế được vợ ông Bông cho biết diễn ra mà gia đình không hề nhận được quyết định cưỡng chế. Theo lời bà này thì  lực lượng lên đến cả ngàn người gồm cả cảnh sát cơ động, cả công an… Gia đình bà có 8 người bị bắt đưa về đồn, bản thân bà này đã 68 tuổi do phản kháng nên bị  bấm huyệt, lôi kéo đi mà theo lời bà là lôi đi như một con vật.
Con tôi lên tới phường, khi xin đi vệ sinh thì có ba người công an vào trấn áp con tôi trong phòng vệ sinh, lột đồ con tôi ra để lấy điện thoại. Sau đó khoảng 20 phút thì lại áp tải con tôi, kẻ thì kẹp cổ người thì dùng sức mạnh để đè con tôi xuống để lấy thêm điện thoại. Làm những điều ô nhục như vậy, tôi thấy quá mức đi. - Người dân
Tại nơi tạm giữ, một số viên công an đã làm những hành động không thể chấp nhận như lời bà vợ ông Bông.
“Con tôi lên tới phường, khi xin đi vệ sinh thì có ba người công an vào trấn áp con tôi trong phòng vệ sinh, lột đồ con tôi ra để lấy điện thoại. Sau đó khoảng 20 phút thì lại áp tải con tôi, kẻ thì kẹp cổ người thì dùng sức mạnh để đè con tôi xuống để lấy thêm điện thoại. Làm những điều ô nhục như vậy, tôi thấy quá mức đi”.
Cũng trong ngày 15/11/2018, UBND quận Cẩm Lệ còn thực hiện quyết định cưỡng chế đối với 03 hộ gia đình khác cùng cư trú tại phường Hòa Xuân. Tuy nhiên, việc cưỡng chế sau đó không diễn ra vì 03 hộ gia đình này chấp nhận việc giao đất, có hộ nói với chúng tôi là do họ sợ quá.
Theo các cấp lãnh đạo thành phố Đà Nẵng nói chung và quận Cẩm Lệ nói riêng thì địa bàn phường Hòa Xuân trước đây là vùng trũng thường hay bị ngập lụt vào mùa mưa, đời sống người dân khó khăn. Việc chính quyền Đà Nẵng phê duyệt cho xây dựng Dự án Khu đô thị sinh thái Hòa Xuân là góp phần chỉnh trang đô thị theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Vì vậy, đã có trên 95% hộ dân đồng ý giao đất, di dời đến nơi ở mới và số hộ chậm hoặc không chấp nhận giao đất để phục vụ việc xây dựng Dự án chỉ còn khoảng dưới 100 hộ. Chỉ tính riêng từ năm 2014 đến nay, có rất nhiều buổi đối thoại với các hộ dân này được lãnh đạo các cấp ở Đà Nẵng tổ chức nhưng kết quả hầu như không đem lại sự đồng thuận.
Các hộ dân này cho rằng, chính quyền lấy đất dân để giao cho nhà đầu tư Sun Group phân lô bán nền, phục vụ cho lợi ích của nhà đầu tư. Cụ thể việc áp giá đền bù chỉ khoảng mấy trăm ngàn đồng/m2 đất, trong khi giá bán ra thị trường hiện tại được nhà đầu tư rao từ hai chục triệu cho đến ba chục triệu đồng/m2 đất, chênh lệch giá quá lớn khiến cho các hộ dân thấy hết sức khó khăn nếu chuyển đổi nơi ở mới. Ông Bông nói:
“Lấy đất gia đình tôi, đưa ra giá đền bù là ba trăm năm mươi ngàn đồng (350.000VND)/m2 nhưng lại đem ra phân lô bán nền trị giá ba mươi mấy triệu/m2 khiến cho gia đình chúng tôi lâm vào cảnh màn trời chiếu đất.”
Không chỉ hộ gia đình ông Bông mà nhiều hộ dân ở khác ở Cồn Dầu khi tiếp xúc với chúng tôi cũng chia sẻ tương tự.
Mái nhà thờ Cồn Dầu, Đà Nẵng
Mái nhà thờ Cồn Dầu, Đà Nẵng Photo: RFA
Thực tế mà chúng tôi ghi nhận được là có nhiều lán trại khi vừa qua khỏi cầu Hòa Xuân là đến những cung đường dẫn vào Khu đô thị sinh thái Hòa Xuân. Đó là trụ sở của Công ty bất động sản Sunland, một thành viên của Tập đoàn Sun Group dựng lên để làm địa điểm giao dịch bất động sản. Hiện tại Sunland đang rao bán những lô đất nền nằm trong Dự án này với giá từ trên hai tỷ đồng cho đến trên bốn tỷ đồng, thậm chí có lô đất nền được rao bán với giá trên năm tỷ đồng. Với giá rao bán đất nền như thế này thì những hộ gia đình như hộ gia đình ông Bông khó có khả năng mua lại được một suất tái định cư tại chổ.
Đà Nẵng là một trong những thành phố lớn của Việt Nam, việc chính quyền các cấp ở đây chủ trương cho xây dựng và phát triển những dự án Khu đô thị sinh thái như dự án Khu đô thị sinh thái Hòa Xuân để đảm bảo sự cân bằng giữa mật độ xây dựng và thiên nhiên, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân được đồng ý. Người dân ở phường Hòa Xuân hoàn toàn hưởng ứng chủ trương nhưng với điều kiện dự án phải hài hòa lợi ích của người dân, không bị lạm dụng để phân lô bán nền, làm lợi cho nhà đầu tư tư nhân thôi.
Dự án Khu đô thị sinh thái Hòa Xuân có tổng diện tích là 450ha do Công ty cổ phần Tập đoàn Mặt trời (Sun Group) làm chủ đầu tư. Dự án tọa lạc tại ngã ba sông Hàn, sông Cẩm Lệ và sông Cổ Cò, nằm trong chiến lược quy hoạch phát triển đô thị về phía Nam của thành phố Đà Nẵng. Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Đà Nẵng phê duyệt dự án vào năm 2008.

Ứng dụng thời tiết xóa Tam Sa khỏi Biển Đông theo yêu cầu của Việt Nam

VOA Tiếng Việt/19/12/2018 
Ứng dụng Windy đưa tên Tam Sa của Trung Quốc vào quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam có tuyên bố chủ quyền trước khi xóa tên thành phố này do phản ứng từ chính quyền Hà Nội. (Ảnh chụp màn hình Khánh Hòa Online)
Ứng dụng Windy đưa tên Tam Sa của Trung Quốc vào quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam có tuyên bố chủ quyền trước khi xóa tên thành phố này do phản ứng từ chính quyền Hà Nội. (Ảnh chụp màn hình Khánh Hòa Online)
Một ứng dụng thời tiết vừa phải sửa lỗi việc chú thích một địa danh gây tranh cãi của Trung Quốc trong quần đảo Hoàng Sa sau khi Việt Nam hạn chế người dùng đối với app này.
Windy, một ứng dụng thời tiết của Czech, hôm 18/12 đã bỏ tên Tam Sa ra khỏi khu vực Hoàng Sa mà Việt Nam có tuyên bố chủ quyền trên cả website và ứng dụng di động, theo truyền thông trong nước.
Tháng trước, nhiều người Việt Nam khi dùng ứng dụng dự báo thời tiết thời gian thực Windy để theo dõi diễn biến bão số 9 phát hiện bản đồ báo bão gọi quần đảo Hoàng Sa là Tam Sa và điều này khiến dư luận phẫn nộ.
Ngay sau đó, ứng dụng này nhận hàng loạt đánh giá một sao trên Google Play khi hiển thị tên gọi Tam Sa – cách Trung Quốc gọi quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền, theo ZingNews.
Đây không phải là lần đầu tiên có những bản đồ với các thông tin sai lệch về chủ quyền biển đảo. Hồi tháng 7, Facebook cũng đã phải lên tiếng xin lỗi người dùng Việt Nam vì đã sử dụng bản đồ trong đó không có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Vào tháng 8, một công ty sản xuất địa cầu nhựa của Ukraine cũng phải xin lỗi Việt Nam sau khi in một phần lãnh thổ Trung Quốc lấn vào Việt Nam cũng như không có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên bản đồ.
Lên tiếng trước việc Windy.com viết Hoàng Sa thành “Tam Sa” (Trung Quốc gọi là Sansha), Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 8/11 tuyên bố “Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế.”
Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng nói với các phóng viên tại buổi họp báo hôm đó ở Hà Nội rằng các cơ quan chức năng của Việt Nam đang xử lý việc này, theo Lao Động.
Vào tháng 8, cũng người phát ngôn BNG này đã lên tiếng phát đi thông điệp của Việt Nam phản đối việc Trung Quốc kỷ niệm 6 năm thành lập “thành phố Tam Sa.”
Sau khi có nhiều phàn nàn của người dùng ứng dụng Windy về việc chú thích sai địa danh, Sở thông tin Truyền thông Khánh Hòa hôm 6/11 đã yêu cầu Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử hướng dẫn xử lý sự việc. Cục này cho biết đã dùng biện pháp kỹ thuật để hạn chế người dùng Việt Nam truy cập những website có thông tin không chính xác về chủ quyền đất nước, theo VNExpress.
Tiến sỹ Tần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ nói với VNExpress rằng việc Windy xóa tên Tam Sa ra khỏi bản đồ là việc sửa sai đáng ghi nhận. Nhưng ông cũng đề nghị nhà chức trách Việt Nam cần tiếp tục yêu cầu đơn vị quản lý ứng dụng này thêm chú thích địa danh Hoàng Sa vào bản đồ.
Theo quan sát của VOA ngày 19/12, website của Windy.com đã xóa tên “Sansha” nhưng không hiển thị Hoàng Sa hay Paracel theo tiếng Anh tại khu vực đó. Trên bản đồ có tên Trường Sa viết theo tiếng Việt.


Windy là ứng dụng thời tiết phổ biến với hơn 5 triệu lượt tải về trên hệ điều hành Android, theo truyền thông trong nước.

Ai bảo kê Phó thống đốc Đặng Thanh Bình? (phần 1)

Theo VOA-Phạm Chí Dũng/19/12/2018 
Ông Đặng Thanh Bình nghe tuyên án chiều 2-7. (Ảnh chụp màn hình từ Tuổi Trẻ)
Ông Đặng Thanh Bình nghe tuyên án chiều 2-7. (Ảnh chụp màn hình từ Tuổi Trẻ)
Phá 15.000 tỷ đồng = án treo!
Khi Đặng Thanh Bình - quan chức cựu phó thống đốc Ngân hàng nhà nước - không giấu được cái nhếch môi mãn nguyện lúc được Tòa án cấp cao tại TP.HCM thay đổi hình phạt tù 3 năm sang 3 năm tù treo với lý do ‘cao tuổi’ vào ngày 5/12/2018, mạng xã hội đã sôi sục phản ứng: không thể nói gì hơn về một bản án bất công ghê gớm trong một ‘nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa’ khi kẻ gây thiệt hại đến 15.000 tỷ đồng thì được hưởng án treo, còn những đứa trẻ tuổi vị thành niên chỉ vì ăn cắp vào ổ bánh mì thì lại bị một chế độ - bị nhiều người dân tố cáo ‘có một rừng luật nhưng chỉ tồn tại luật rừng’ - giáng xuống đầu hàng chục năm tù giam.
Ngay cả một tờ báo nhà nước là Pháp Luật TP.HCM cũng phải rút tít ‘Tòa sai khi cho cựu phó thống đốc hưởng án treo’ khi Hội đồng xét xử (HĐXX) ‘vận dụng’ Luật Người cao tuổi.
Theo mổ xẻ của Luật sư Trịnh Văn Hiệp, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư 
tỉnh Quảng Nam, điều kiện cho người bị kết án phạt tù, được hưởng án treo được hướng dẫn cụ thể tại Điều 2 Nghị quyết 02/2018 của HĐTP TAND Tối cao. Theo hướng dẫn này thì tình tiết người cao tuổi không phải là cơ sở xem xét cho hưởng án treo… Luật Người cao tuổi cũng không có quy định nào nói về việc người cao tuổi (người từ đủ 60 tuổi trở lên) sẽ được ưu tiên hưởng án treo. Trong khi điểm o khoản 1 Điều 51 BLHS quy định: Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên và được coi là tình tiết để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự… HĐXX có quyền cho các bị cáo hưởng án treo nhưng phải dựa vào các quy định của BLHS, việc tòa vận dụng thêm Luật Người cao tuổi để cho hưởng án treo là sai.
Trước đó, phiên tòa xử sai phạm của Tổ giám sát Ngân hàng Nhà nước do Đặng Thanh Bình phụ trách (đặt tại Ngân hàng Đại Tín (TrustBank, sau là Ngân hàng Xây dựng Việt Nam VNCB)) dù liên đới mật thiết đến sai phạm của Phạm Công Danh của Ngân hàng Xây Dựng mà Danh đã phải nhận án tù giam vài chục năm trời, nhưng ngay cả bản án sơ thẩm 3 năm tù giam đối với Đặng Thanh Bình vẫn là quá nhẹ so với tội trạng mà quan chức này đã tàn phá trên quê hương của y.
Đặng Thanh Bình được thế lực nào bảo kê?
Bản án mà về thực chất là ‘trả tự do ngay tại tòa’ cho Đặng Thanh Bình xảy ra trong bối cảnh chiến dịch ‘đốt lò’ của quan chức vừa trở thành chủ tịch nước - Nguyễn Phú Trọng - đang một lần nữa được tuyên rao ‘chống tham nhũng không có vùng cấm’. Theo đó trong năm 2018, khá nhiều quan chức như Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh, Vũ ‘Nhôm’, Út ‘Trọc’, Phạm Công Danh, Trầm Bê, Phan Văn Vĩnh, Nguyễn Thanh Hóa… đã phải nhận án từ ‘vừa nặng’ đến’ mút mùa’.
Bản án với lý do giảm nhẹ hiếm có ‘cao tuổi’ đối với Đặng Thanh Bình xảy ra trong bối cảnh tại phiên tòa này, đại diện Ngân hàng nhà nước ‘nêu ý kiến đề nghị không xử lý hình sự nguyên phó Thống đốc Đặng Thanh Bình”.
Nhưng trong thực tế pháp đình ở Việt Nam, không thể xảy ra một nghịch lý theo kiểu Đặng Thanh Bình, nếu không có một sự bảo kê đủ mạnh, nếu không muốn nói là một lực bảo kê từ những cấp rất cao mà có thể chi phối và thậm chí thao túng cả các cơ quan tư pháp như viện kiểm sát và tòa án trung ương.
Thế lực nào và những quan chức cao cấp đã bảo kê cho Đặng Thanh Bình?
Thế lực đó có móc xích gì với ‘đại diện Ngân hàng nhà nước nêu ý kiến đề nghị không xử lý hình sự nguyên phó Thống đốc Đặng Thanh Bình”?
Lê Minh Hưng - con trai của cựu bộ trưởng công an Lê Minh Hương, đương kim thống đốc Ngân hàng nhà nước và là quan chức chưa bao giờ dám thừa nhận về những sai phạm tày đình của hoạt động giám sát các tổ chức tín dụng dưới thời Đặng Thanh Bình - có phải là cái tên cần được gạch đậm bên dưới về những dấu hiệu bảo kê lộ liễu trên?
Nhưng trên tất cả, dư luận xã hội đang dồn nghi ngờ vào Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng trung ương của ‘Tổng chủ’ Nguyễn Phú Trọng. Phải chăng ông Trọng thể hiện mối ưu ái ‘phe ta’ đối với Đặng Thanh Bình?
Hay còn một cái bóng khác đang thấp thoáng sau tấm màn chính trị và cả hai phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm xử Đặng Thanh Bình: Nguyễn Văn Bình - cựu thống đốc Ngân hàng nhà nước, đang nghiễm nhiên là ủy viên bộ chính trị kiêm trưởng ban Kinh tế trung ương?
‘Tổ hợp’ Nguyễn Văn Bình - Đặng Thanh Bình
Vào tháng Tám năm 2017, có một hiện tượng đáng chú ý và cần mổ xẻ trong đời sống chính trị và “chống tham nhũng” bất thần sôi sục ở Việt Nam: trùng với thời điểm đại gia Trầm Bê - nhân vật được dư luận đặt cho biệt hiệu “tay hòm chìa khóa” của Nguyễn Tấn Dũng thời ông Dũng còn là thủ tướng - bị Bộ Công an bắt vào đầu tháng Tám ấy, một số tờ báo nhà nước, trong đó đặc biệt là những “mũi xung kích” Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Tổ Quốc… đã đặt thẳng vấn đề trách nhiệm của cơ quan Ngân hàng nhà nước trong mối liên quan mật thiết với các đại án ngân hàng như Ngân hàng Xây Dựng, Ngân hàng Đại Dương, Ngân hàng Dầu khí Toàn Cầu, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn…
Cơ quan Thanh tra giám sát Ngân hàng nhà nước mỗi năm tiến hành hàng ngàn cuộc thanh tra lớn, bé và có quyền chủ động công bố về sai phạm liên quan của các ngân hàng, các cá nhân liên quan. Cơ quan này được phụ trách bởi một chánh thanh tra được xem là “người của Thống đốc Bình”. Thế nhưng từ sau vụ Bầu Kiên (Nguyễn Đức Kiên) - một đại gia ngân hàng - bị công an bắt giam vào năm 2012, Cơ quan Thanh tra giám sát Ngân hàng nhà nước đã không phát hiện hay xử phạt được vụ việc thất thoát lớn nào tại Ngân hàng Xây Dựng, Ngân hàng Đại Dương, Ngân hàng Dầu khí Toàn Cầu - những ngân hàng mà vào năm 2015 Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã chỉ đạo “mua lại với giá 0 đồng”, nhưng bị rất nhiều dư luận nghi ngờ rằng ông Bình đã tìm cách rút rỉa một số tiền lớn của ngân sách, tức tiền đóng thuế của dân, để cứu 3 ngân hàng sắp sụp đổ này.
Mặc dù dư luận nghi ngờ trên đã lan cả vào kiến nghị của một số đại biểu quốc hội từ năm 2015, nhưng cho tới nay vẫn chưa có bất kỳ giải đáp minh bạch nào từ phía Quốc hội, Chính phủ và Ngân hàng nhà nước.
Nếu chỉ riêng đại án Phạm Công Danh ở Ngân hàng Xây dựng đã “nuốt” đến hơn 6 ngàn tỷ đồng, có thể mường tượng con số mà Thống đốc Nguyễn Văn Bình dùng để “mua lại với giá 0 đồng” của 3 ngân hàng đại án có thể lên đến vài chục ngàn tỷ đồng. Và nếu trò ma quái này được chứng minh là có thật thì sau Thống đốc Bình, nhân vật mà nay là cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đương nhiên phải chịu trách nhiệm vì khi đó đã chưa hề có ý định ‘trở về làm người tử tế’.
Chỉ đến phiên tòa xét xử cựu ủy viên bộ chính trị Đinh La Thăng vào đầu năm 2018, lần đầu tiên một con số mà Ngân hàng nhà nước đã dùng để ‘mua giá 0 đồng’ trong chiến dịch cứu vãn 3 ngân hàng trên mới được ông Thăng khai ra: khoảng 4.000 tỷ đồng. Nhưng đây là chỉ là một phần chứ không phải tất cả số tiền dùng để ‘mua giá 0 đồng’. Tuy nhiên từ khi lời khai đó hiện ra cho đến nay, giới quan chức Ngân hàng nhà nước và cá nhân cựu thống đốc Nguyễn Văn Bình vẫn câm như hến.
Nguyễn Văn Bình lại được xem là “cánh tay mặt” của Nguyễn Tấn Dũng thời còn là thủ tướng. Ông Bình còn kinh hoàng hơn hẳn Trầm Bê về “thành tích” thao túng thị trường tín dụng, tiền tệ, vàng và các phi vụ thâu tóm ngân hàng.
(còn tiếp)

Lãnh đạo chỉ lo cho an nguy của … cái ghế

Theo VOA-Trân Văn/19/12/2018 
Chiến dịch đốt lò của Tổng Bí Thư kiêm Chủ Tịch Nước, Nguyễn Phú Trọng, có sẽ giúp làm trong sạch bộ máy lãnh đạo CSVN?
Chiến dịch đốt lò của Tổng Bí Thư kiêm Chủ Tịch Nước, Nguyễn Phú Trọng, có sẽ giúp làm trong sạch bộ máy lãnh đạo CSVN?
Tạp chí của Ban Tuyên giáo Ban Chấp hành Trung ương đảng CSVN (BCH TƯ đảng CSVN) vừa đăng bài “Đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị trong Đảng” của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Viết Thông (1). Ông Phó Giáo sư, Tiến sĩ hiếm người biết này đang là Tổng Thư ký Hội đồng Lý luận của BCH TƯ đảng CSVN.
Xét về tổng thể, bài viết của ông Thông không có gì mới. Tổng Thư ký Hội đồng Lý luận của BCH TƯ đảng CSVN tiếp tục lập lại điều mà các đồng chí đồng đảng với ông đã nhai tới, nhai lui nhưng chưa nhuyễn nên không nuốt được: Đang có sự suy thoái về tư tưởng chính trị trên diện rộng trong nội bộ đảng, sự suy thoái này khiến cả cá nhân lẫn tổ chức đảng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và có thể dẫn tới hệ quả là đảng viên tiếp tay hoặc câu kết với các thế lực thù địch, phản bội lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của đảng.
***
Cuối năm 2016, BCH TƯ đảng CSVN khóa 12 ban hành Nghị quyết 4, xác định chín biểu hiệu giúp nhận diện các cá nhân và tổ chức đảng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”:
- Phản bác, phủ nhận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các nguyên tắc tổ chức của đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ. Đòi thực hiện “đa nguyên, đa đảng”.
- Phản bác, phủ nhận nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; đòi thực hiện thể chế “tam quyền phân lập”, phát triển “xã hội dân sự”. Phủ nhận nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chế độ sở hữu toàn dân về đất đai.
- Nói, viết, làm trái quan điểm, chủ trương, đường lối của đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước. Hạ thấp, phủ nhận những thành quả cách mạng. Thổi phồng khuyết điểm của đảng, nhà nước. Xuyên tạc lịch sử, bịa đặt, vu cáo các lãnh tụ tiền bối và lãnh đạo đảng, nhà nước.
- Kích động tư tưởng bất mãn, bất đồng chính kiến, chống đối trong nội bộ. Lợi dụng và sử dụng các phương tiện thông tin, truyền thông, mạng xã hội để nói xấu, bôi nhọ, hạ thấp uy tín, vai trò lãnh đạo của đảng, gây chia rẽ nội bộ, nghi ngờ trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.
- Phủ nhận vai trò lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của đảng đối với lực lượng vũ trang. Đòi "phi chính trị hóa" quân đội và công an. Xuyên tạc đường lối quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân. Chia rẽ quân đội với công an. Chia rẽ nhân dân với quân đội và công an.
- Móc nối, cấu kết với các thế lực thù địch, phản động và các phần tử cơ hội, bất mãn chính trị để truyền bá tư tưởng, quan điểm đối lập. Vận động, tổ chức, tập hợp lực lượng để chống phá đảng và nhà nước.
- Đưa thông tin sai lệch, xuyên tạc đường lối, chính sách đối ngoại của đảng và nhà nước. Thông tin phiến diện, một chiều về tình hình quốc tế, gây bất lợi trong quan hệ giữa Việt Nam với các nước.
- Phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng đối với báo chí, văn học - nghệ thuật. Tác động, lôi kéo, lái dư luận xã hội không theo đường lối của đảng. Cổ súy cho quan điểm, tư tưởng dân chủ cực đoan, thổi phồng mặt trái của xã hội. Sáng tác, quảng bá những tác phẩm văn hóa, nghệ thuật lệch lạc, bóp méo lịch sử, hạ thấp uy tín của đảng.
- Có tư tưởng dân tộc hẹp hòi, tôn giáo cực đoan. Lợi dụng vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”, dân tộc, tôn giáo để gây chia rẽ nội bộ, gây chia rẽ giữa các dân tộc, giữa các tôn giáo, giữa dân tộc và tôn giáo, giữa các dân tộc, tôn giáo với đảng và nhà nước.
***
Dựa theo các biểu hiện mà Nghị quyết 4 của BCH TƯ đảng CSVN đã liệt kê thì Thượng tướng Trần Việt Tân và Trung tướng Bùi Văn Thành, cùng là cựu Thứ trưởng Bộ Công an rất vững vàng về “tư tưởng chính trị”, không nằm trong nhóm “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” gây nguy hại cho đảng.
Tướng Tân, tướng Thành – những sĩ quan an ninh, cảnh sát cả đời săn tìm, trừng trị những cá nhân, tổ chức chống phá sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của đảng CSVN tại Việt Nam, không chỉ luôn miệng thề thốt mà còn dặn dò toàn ngành không được ngưng nghỉ trong việc “duy trì an ninh, giữ gìn ổn định chính trị”, mới được xác định là những người hậu thuẫn cho Vũ “Nhôm” thâu tóm công thổ, công sản và bị khởi tố vì “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Tương tự, ngay cả khi đối diện với công lý, tướng Vĩnh, tướng Hóa – những sĩ quan cảnh sát cao cấp, mới bị phạt tù hồi tháng rồi vì “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, sắp đặt, hỗ trợ cho Công ty Đầu tư Phát triển an ninh công nghệ cao (CNC) tổ chức đánh bạc trên toàn quốc – vẫn không bỏ lỡ cơ hội chứng tỏ, dẫu vô lương, bất tài nhưng họ là những cá nhân hết sức vững vàng về “tư tưởng chính trị”. Trong lời cuối cùng, ông Vĩnh xin lỗi đảng trước, kế đó là xin lỗi chính phủ, ngành công an, nhân dân là đối tượng cuối cùng mà ông gửi lời xin lỗi (4), còn ông Hóa thì bày tỏ lòng biết ơn sự nuôi dưỡng của đảng và khẳng định ông chỉ còn trái tim mang dòng máu cộng sản (5)!
20 ông tướng của cả công an lẫn quân đội nhận đủ thứ hình thức kỷ luật trong thời gian vừa qua, kể cả bị phạt tù đều có hai điểm chung: Rất vững vàng về “tư tưởng chính trị” nên được đảng tín nhiệm, nâng đỡ và vì vậy rất càn rỡ. Cho dù sự càn rỡ ấy gây ra đủ thứ tai họa cho kinh tế, xã hội, an ninh quốc gia nhưng hình phạt dành cho họ hoàn toàn không tương xứng với hậu quả và lý do chính là vì sự trung thành của họ với đảng không… suy giảm. Chẳng hạn dù là nhân vật chính trong việc xóa sổ ba phi trường quân sự (Gia Lâm, Long Biên, Cát Bi), khiến nhiều mảnh đất quốc phòng bị đổi chủ, Thượng tướng Phương Minh Hòa, cựu Ủy viên BCH TƯ Đảng CSVN, cựu Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, cựu Tư lệnh Quân chủng Phòng không – Không quân chỉ bị cảnh cáo!
Nhìn rộng hơn, việc kỷ luật 60 cá nhân do BCH TƯ Đảng CSVN giảnh quyền quản lý, định đoạt công tội trong thời gian vừa qua cũng thế. Nếu không luôn miệng khẳng định chủ nghĩa Mác – Lênin như kim chỉ nam, không tụng ca tư tưởng Hồ Chí Minh, không thề chống “đa nguyên, đa đảng”, “tam quyền phân lập”, phát triển xã hội dân sự,… đến cùng, họ sẽ không thăng tiến nhanh, trong tay sẽ không nhiều quyền lực đến vậy và tất nhiên hậu quả do họ gây ra cho kinh tế, xã hội không trầm trọng tới như thế.
***
Nước có thể tàn, dân có thể mạt nhưng bất kể thế nào thì quyền lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của đảng vẫn là yêu cầu hàng đầu. Để được như thế, lựa chọn – sắp đặt những cá nhân trung với đảng, bất kể tư cách, năng lực ra sao vẫn là tiêu chuẩn bất biến. Vận mệnh quốc gia, tương lai dân tộc, vẫn là thứ yếu, làm sao để đảng trường trị mới là chính yếu!
Lấy “nhạy cảm” để biện bạch cho việc từ chối công bố tờ khai tài sản của các viên chức nằm trong diện phải kê khai tài sản cho toàn dân giám sát, để gạt bỏ các biện pháp xử lý những tài sản mà viên chức các cấp không thể đưa ra được giải trình hợp lý về nguồn gốc khỏi Luật Phòng – chống tham nhũng mới… chỉ ra một điều hết sức đơn giản: Giới lãnh đạo đảng CSVN chỉ “cảm” được chuyện đảng viên bất trung, nguy hại cho vị thế của họ, còn những phạm trù khác như độc lập, công bằng, dân chủ, văn minh, ấm no, hạnh phúc vẫn chỉ là nói cho vui chứ chưa “cảm” được.
Chú thích