Sunday, November 30, 2014

Bẫy thu nhập trung bình: Việt Nam sẽ thua Lào, Campuchia?

(Baodatviet) - VN đã rơi vào bẫy thu nhập trung bình và trong tương lai còn rơi vào bẫy thu nhập trung bình thấp.

GS.TS Lưu Ngọc Trịnh - Viện Kinh tế Chính trị Thế giới nói thẳng. 
PV: - Thưa ông Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế trong Báo cáo đánh giá KHCN và đổi mới sáng tạo vừa được công bố đã chỉ thẳng: Năng lực khoa học, công nghệ và sáng tạo của Việt Nam còn yếu, hệ thống sáng tạo quốc gia còn non trẻ và manh mún. Nếu không cải thiện năng lực đổi mới sáng tạo trong nước, Việt Nam có thể rất dễ rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Ông bình luận như thế nào về nhận định này? Theo ông lý do nào khiến WB đưa ra nhận định này?
GS Lưu Ngọc Trịnh:- Tôi cho rằng, nhận định đó là hoàn toàn chính xác. Tại sao tôi nói vậy, tôi phải thừa nhận, trong đường lối chính sách, luôn chỉ đạo coi trọng khoa học công nghệ, giáo dục, con người tuy nhiên chính sách có nhiều nhưng chưa triển khai được bao nhiêu.

VN có nguy cơ dính bẫy thu nhập trung bình thấp


Biểu hiện đầu tiên là tốc độ tăng trưởng ngày càng chậm lại. Tốc độ tăng trưởng GDP ngày càng thấp, DN phá sản, tín dụng ngân hàng không tăng trưởng được; nợ xấu, sở hữu chéo chưa được khắc phục; khu vực sản xuất, DN tư nhân chết như ngả dạ, DNNN làm ăn thua lỗ liên miên.Những người trí thức, làm khoa học chưa được coi trọng thỏa đáng dẫn tới không có chính sách khơi dậy được những tư duy sáng tạo, năng động của con người VN. Đó là nguyên nhân khiến chỉ số sáng tạo của VN luôn thấp và còn có nguy cơ thấp hơn nữa.
Từ những yếu tố như vậy phải nhìn thêm gánh nặng nợ công ngày càng tăng, bội chi lớn… trong khi Lào và Campuchia họ vẫn luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng 7%/năm thì VN cứ lẹt đẹt 5%/năm.
Điều này đẩy VN rơi vào bẫy thu nhập trung bình như nhiều chuyên gia từng cảnh báo. Tuy nhiên, nếu VN không thay đổi thì tôi cho rằng VN sẽ rơi vào bẫy thu nhập dài dài thậm chí là bẫy thu nhập thấp.
Đã vậy, cơ hội để bứt phá vươn lên là rất khó, để thoát được bẫy thu nhập trung bình tốc độ tăng trưởng của VN phải đạt 10%. Điều này là không tưởng.
Muốn phát triển, thoát được bẫy thu nhập trung bình VN phải phấn đấu đến năm 2020 tốc độ tăng trưởng phải đạt 10%, điều này là không tưởng.
PV:- Trong khi doanh nghiệp 'ngại' đầu tư cho công nghệ nhưng có một thực tế đã được nhiều chuyên gia chỉ ra là thời gian qua Việt Nam trở thành 'bãi rác công nghệ' của thế giới, đặc biệt là nhập công nghệ lạc hậu của Trung Quốc. Thế nhưng việc ngăn công nghệ lạc hậu đến nay vẫn chưa có 'rào' hữu hiệu trong khi Thông tư 20 của Bộ KHCN nhằm hạn chế rác công nghệ thì không thực hiện được. Theo ông phải hiểu mâu thuẫn này như thế nào?
GS Lưu Ngọc Trịnh:- Đó là kết quả của những chính sách không xuất phát từ thực tế, không đáp ứng được yêu cầu đổi mới nếu không muốn nói những chính sách ban hành trong "phòng lạnh" nên xa rời thực tế, không hiệu quả.
Việc các chuyên gia cảnh báo VN sẽ thành bãi rác công nghệ của TQ không phải mới đây mới được nói đến, nhưng cảnh báo rồi mà không có giải pháp ngăn chặn thì còn nguy hiểm hơn. Tôi cho rằng, phải xem xét lại việc cho phép nhập khẩu những loại công nghệ, thiết bị này.
Nếu vẫn tiếp tục nhập máy móc và công nghệ của lạc hậu của TQ sẽ rất nguy hiểm. VN chắc chắn không thể phát triển với nền công nghệ lạc hậu, đó là còn chưa nói tới những nguy cơ, tác hại với môi trường. Cho nhập khẩu công nghệ lạc hậu, VN sẽ ngày càng phát triển thụt lùi, lạc hậu hơn so với thế giới.
Cần phải tỉnh táo lựa chọn công nghệ hiện đại, có thể chi phí ban đầu đắt nhưng tuổi thọ dài, khả năng tạo giá trị gia tăng cao.
Ở đây, có vai trò của nhà nước. Nhà nước phải đứng ra định hướng cho DN lựa chọn thiết bị thế nào, bên cạnh đó cần có những chính sách đối xử công bằng, hỗ trợ các doanh nghiệp có như vậy mới tránh cho VN trở thành một bãi rác công nghệ của TQ.
Tóm lại, tôi chỉ có thể nói, vấn đề của VN không hề khó chỉ đơn giản là VN chưa muốn phát triển. Có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ thể chế, chính sách, phải thừa nhận sự ngại thay đổi nhất nằm ở chính các DNNN, vì nó động chạm trực tiếp tới quyền lợi của nhiều người.
PV: - Trong khi chúng ta vẫn còn chưa có những tiêu chí rõ ràng cho việc nhập công nghệ thế nào là lạc hậu thì hiện nay Trung Quốc đang thực hiện thải công nghệ lạc hậu để vươn kịp với nền sản xuất thế giới. Nhiều chuyên gia cũng dự đoán rất có thể Việt Nam sẽ không tránh được việc nhập rác Trung Quốc lần hai. Cá nhân ông có lo ngại điều này? Theo ông liệu Việt Nam có thể tìm cho mình cửa thoát?
GS Lưu Ngọc Trịnh:- Không phải bàn cãi nhiều nữa, điều này là chắc chắn.
Theo quy luật chung của sự phát triển kinh tế thế giới khi TQ bước lên một trình độ phát triển công nghệ cao hơn thì sẽ chuyển công nghệ cũ, lạc hậu của một số ngành kinh tế công nghiệp sang nước ngoài.
VN là nước láng giềng có nguy cơ trở thành bãi rác lần hai cao hơn cả. Nó giống như bát nước bẩn được hắt đi, người gần nhất sẽ phải hứng nhiều nhất, người ở xa sẽ ít bị ảnh hưởng nhất. Đó là mối nguy cơ rõ rệt.  
Thứ hai, TQ đã nắm quá rõ văn hóa phong bì ở VN. TQ đưa phong bì để được việc họ còn VN nhận phong bì để được tư lợi đút túi nên mới có chuyện xuê xoa cho qua.
Trong khi, VN lại chủ yếu phát triển những ngành kinh tế tiêu hao nhiều năng lượng như xi măng, phân bón, điện... thiết bị lạc hậu sẽ kéo theo hiệu quả, năng suất, giá trị gia tăng tạo ra thấp.
Để ngăn chặn được tình trạng này, VN phải gấp rút đề ra và phải thực hiện bằng được những chính sách, tiêu chuẩn công nghệ.
Thứ hai, trong quá trình mua sắm công nghệ, thiết thế giới phải đấu thầu công khai, nhất là những dự án lớn, có vốn viện trợ, ngân sách, dự án cho DNNN. Có như vậy mới mong hạn chế được những thiết bị công nghệ lạc hậu, kém hiệu quả.
PV: - Theo ông nếu tiếp tục nhận công nghệ lạc hậu, hậu quả của nền kinh tế sẽ là gì? Và giờ ai là người có trách nhiệm với việc này?
GS Lưu Ngọc Trịnh:- Tôi cho rằng, câu trả lời ai cũng thấy rồi. VN sẽ không thể thoát được bẫy thu nhập trung bình, thậm chí là bẫy thu nhập trung bình thấp. Nền kinh tế sẽ thua cả Lào và  Campuchia.
PV:- Xin cảm ơn ông! 
  •  Lam Lam

Người tranh đấu Hồng Kông đối đầu cảnh sát

Phái đoàn dân biểu Anh bị cấm vào điều tra

HONG KONG (AP) - Hàng trăm người tranh đấu ở Hồng Kông đã đối đầu với cảnh sát vào chiều ngày Chủ Nhật, khởi sự gia tăng các hành động đòi dân chủ thật sự cho vùng đất này sau khi đã chiếm đóng đường phố từ hơn hai tháng qua. Trong khi đó, một phái đoàn gồm 11 dân biểu Anh có nhiệm vụ sang điều tra mối quan hệ giữa Anh với Hồng Kông, 30 năm sau ngày trao trả, được phía Trung Quốc thông báo sẽ không cho phép họ vào nơi này.


Cảnh sát Hồng Kông tấn công người biểu tình bên ngoài tòa nhà chính phủ, 30 tháng 11. (Hình: AP Photo/Kin Cheung)

Thành phần lãnh đạo sinh viên tối hôm Chủ Nhật cho đám đông gồm hàng ngàn người tập trung ở địa điểm biểu tình chính bên ngoài trụ sở chính quyền thành phố Hồng Kông rằng họ sẽ gia tăng cường độ tranh đấu bằng cách bao vây tòa nhà này.

Đám đông đã tìm cách tiến vào văn phòng của Đặc Khu Trưởng Hồng Kông Leung Chun-Ying, vượt qua các hàng rào cảnh sát, nhưng sau đó bị chặn lại trước khi vào được nơi này.

Phía biểu tình cho hay sẽ chiếm đóng con đường cho tới sáng Thứ Hai để ngăn không cho Leung Chun-Ying và các giới chức chính quyền khác đến làm việc.

Cảnh sát bắt giữ ít nhất năm người biểu tình, theo tin từ Tổng Hội Sinh Viên Hồng Kông, một trong những nhóm đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức phong trào phản kháng đòi tự do bầu cử ở cựu thuộc địa Anh này.

Người biểu tình cho hay họ gia tăng cường độ phản kháng để buộc chính quyền Hồng Kông phải có biện pháp đáp ứng đòi hỏi từ phía tranh đấu.

Phía cảnh sát cảnh cáo rằng họ sẽ có biện pháp ngăn không cho người biểu tình bao vây tòa nhà chính phủ và sẽ có hành động quyết liệt để ngăn chặn đám đông.

Trong khi đó, một ủy ban gồm các dân biểu Anh có nhiệm vụ điều tra mối quan hệ giữa Anh và Hồng Kông 30 năm sau ngày trao trả, cho hay hôm Chủ Nhật rằng Bắc Kinh nói sẽ không cho họ đến vùng đất này.

Dân biểu Richard Ottaway, chủ tịch Ủy Ban Ngoại Giao, cho hay sẽ yêu cầu có cuộc thảo luận khẩn cấp vào ngày Thứ Hai về tình hình hiện nay.

Ủy ban gồm 11 người này dự trù sẽ đến thăm Hồng Kông trước cuối năm nay trong tiến trình điều tra. (V.Giang)
11-30-2014 12:50:27 PM
Theo Người Việt

Vì sao tham nhũng ?



Việt Nam ngày nay đứng trước rất nhiều vấn nạn gần như không giải quyết được. Ngoài dối trá (đã nói đến ở bài trước), tham nhũng cũng là một trong những vấn nạn đó. Dĩ nhiên, tham nhũng chính là một phương diện của sự dối trá. Có tham nhũng là bởi vì có dối trá. Nếu việc sử dụng tiền bạc được công khai, được minh bạch hóa, nếu pháp luật là pháp luật đúng nghĩa, trừng trị hết tất cả mọi trường hợp tham nhũng, thì hẳn nhiên, tham nhũng sẽ thôi không còn là vấn nạn. Nhưng vì sao không thể minh bạch, vì sao những gì cần công khai lại biến thành bí mật quốc gia? Vì sao pháp luật biến dạng đến mức có những nhà báo chống tham nhũng phải vào tù ?

Chính quyền thỉnh thoảng đưa ra xử một vài trường hợp tham nhũng. Và có trường hợp xử được, có trường hợp cho chìm xuồng. Trên thực tế, việc xử vài trường hợp như vậy không giải quyết được vấn đề. Những vụ xử đó chẳng làm cho những kẻ tham nhũng sợ hãi (vì sao?). Trái lại, tham nhũng càng ngày càng lan rộng ra toàn xã hội, ở mọi cấp, mọi lĩnh vực. Chỉ cần gõ hai chữ « tham nhũng » lên google thì sẽ có ngay tất cả những thông tin về hiện trạng tham nhũng. Dĩ nhiên, cần hiểu rằng, những thông tin có thể công khai hoàn toàn chưa phản ánh được một cách đầy đủ và thực chất tình trạng tham nhũng. Nhưng dù sao chúng cũng đủ để cho tất cả mọi người không thể phủ nhận được thực trạng trầm trọng và nguy hiểm của tham nhũng.

Liên quan đến vấn đề này, người Việt Nam đối diện với những câu hỏi căn bản sau đây :

-Vì sao nạn tham nhũng có thể bị đẩy đến mức trầm trọng như vậy ?

-Có thể giải quyết được nạn tham nhũng không ?

-Nếu không giải quyết được thì hậu quả sẽ như thế nào ?

Trong bài này, tôi chỉ đề cập đến câu hỏi thứ nhất, đúng hơn là một khía cạnh của nó : nguyên nhân của mọi nguyên nhân dẫn đến thảm trạng tham nhũng.

Tôi tìm thấy cái nguyên nhân gốc ấy trong cuốn sách « Giai cấp mới » của Djilas. Tôi muốn chia sẻ với mọi người những gì tôi đọc được, cứ coi như tôi đang làm công việc giới thiệu sách cho quý vị. Vì sao cuốn sách của Djilas khiến tôi phải chú ý như vậy, và hẳn còn phải trở lại với nó nhiều lần nữa ?

Thứ nhất, bởi vì Djilas là một người cộng sản, tham gia vào quá trình vận động và phát triển của chủ nghĩa cộng sản, nên hiểu rất rõ bản chất của nó. Thứ hai, người cộng sản ấy đứng ở gần như đỉnh cao của quyền lực mà dám từ bỏ tất cả quyền lực và đặc quyền đặc lợi kèm theo, chấp nhận từ bỏ vị trí phó tổng thống của toàn liên bang để vào tù. Điều này khiến ta có thể tin rằng tiếng nói của ông là tiếng nói của con người truy tìm sự thật, có đủ can đảm trả giá vì sự thật. Thứ ba, nếu so sánh những gì được Djilas miêu tả trong sách của ông, thực tế của một nước cộng sản châu Âu vào giữa thế kỷ trước, với thực tế của Việt Nam hiện nay, sẽ thấy những sự trùng hợp đáng kinh ngạc, sẽ thấy sự chính xác trong các nhận định của ông. Hơn nữa, Djilas nhận định về các chế độ cộng sản nói chung trên toàn thế giới, chứ không riêng gì đất nước ông, điều đó giúp ta hiểu rõ hơn bản chất của chế độ chúng ta. Để ta khỏi rơi vào cái bẫy đổ lỗi cho cha ông, đổ lỗi cho truyền thống về các vấn nạn của mình ngày hôm nay, để ta thấy rằng chính ta phải chịu trách nhiệm về những gì đang diễn ra.

 Sau đây là một đoạn trong đó Djilas nói về sự tham nhũng trong chế độ cộng sản :

« Thói bon chen, xa hoa, hám quyền là không tránh được.[...] Đây là loại tham nhũng đặc biệt: khi quyền lực nằm dưới quyền kiểm soát của một đảng, mà đảng ấy lại là nguồn gốc của tất cả đặc quyền đặc lợi, thì việc “quan tâm đến các chiến hữu”, việc bổ nhiệm họ vào những chức vụ có lợi, việc phân phối phúc lợi các kiểu giữa các đảng viên với nhau phải trở thành việc đương nhiên. Việc đồng nhất chính quyền và đảng với nhà nước (thực ra là với sở hữu) đã làm cho nhà nước cộng sản trở thành, có thể nói, nhà nước tự-tham-nhũng, nhất định kèm theo đặc quyền đặc lợi và những kẻ ăn bám. » (Trích tr.55, bản pdf do dịch giả của cuốn sách cung cấp. Về sau trích dẫn chỉ ghi số trang)

Như vậy, theo Djilas, tham nhũng, cũng như dối trá, thuộc về bản chất của chế độ cộng sản. Nhà nước cộng sản là một nhà nước « tự tham nhũng », nói theo ngôn từ của Djilas. Điều này hoàn toàn đúng với thực tế Việt Nam hiện nay. Chừng nào còn nhà nước cộng sản, chừng đó còn tham nhũng. Và chế độ cộng sản càng tồn tại lâu dài bao nhiêu, tham nhũng càng trầm trọng bấy nhiêu. Đã đến lúc không chỉ bộ phận lãnh đạo, không chỉ giới cầm quyền, không chỉ bộ phận đảng viên, tham nhũng đã lan ra toàn xã hội. Phong bì kẹp vào bó hoa chúc mừng thầy cô ngày 20/11, phong bì kẹp vào luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Phong bì kẹp vào sổ khám sức khỏe, phong bì được gửi gắm cho bác sĩ cùng sinh mệnh của bệnh nhân, phong bì nhét vào túi áo của các cô y tá mỗi khi bệnh nhân phải tiêm, hay phải làm bất kỳ xét nghiệm nào... Phong bì rải khắp nơi nơi, người người tham nhũng, nhà nhà tham nhũng.

Theo Djilas thì tham nhũng phát sinh, một phần do thói hám xa hoa của giới lãnh đạo cộng sản, và thói tật này đi liền với cơn khát quyền lực. Ông viết :

« Các lãnh tụ cộng sản còn có xu hướng xa hoa, họ không cưỡng được chuyện này không chỉ vì đấy là điểm yếu của con người nói chung mà còn vì nhu cầu thể hiện sức mạnh và hơn nữa ma lực của quyền sinh quyền sát đối với đồng loại, » (tr.55)

Nếu đặt cái hội trường lộng lẫy xa hoa của Quốc hội bên cạnh hình ảnh trẻ em phải đu dây hay chui vào túi ni lông để qua sông đi học, sẽ thấm thía những gì Djilas nói từ gần một thế kỷ trước.

Còn đây là định nghĩa của Djilas về "người cộng sản chân chính":

« Người cộng sản chân chính phải là hai trong một: cuồng tín và hám quyền vô bờ bến. »(tr.55)

Djilas viết điều này vào những năm 50 của thế kỷ trước. Bây giờ, nếu ông còn sống, và chứng kiến thực tế Trung Quốc, Bắc Triều Tiên hay Việt Nam, có lẽ ông sẽ phải sửa câu đó thành : « người cộng sản chân chính phải là hai trong một : hám tiền và hám quyền vô bờ bến. »

Nếu nhìn vào thực tế Việt Nam hiện nay thì có thể thấy vào thời điểm hiện tại hoặc tương lai gần không thể nào xảy ra chuyện chế độ hiện hành có thể sụp đổ (còn tương lai xa hơn thì không ai dám chắc).

Bởi vì không chỉ có mấy triệu đảng viên ít ỏi cố hết sức bảo vệ nó, mà tất cả các thành phần ăn theo, có đặc quyền đặc lợi nhờ chế độ độc đảng, cũng đều bảo vệ nó, nhất là các thành phần kinh tế (giới kinh doanh, ngân hàng, thương mại... dù là nhà nước hay tư nhân), và các thành phần làm nhiệm vụ « xây dựng đường lối » cho đảng cộng sản (các « nhà khoa học xã hội » ở Viện Hàn lâm KHXH, ở Học viện quốc gia Hồ Chí Minh, cũng như ở các viện và các trường đại học nói chung). Ngoài ra, chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi số lượng giáo sư trong các ngành, số lượng tướng tá công an, quân đội tăng đột biến những năm gần đây. Dĩ nhiên, kèm với các cấp bậc, chức vị đó là những đặc quyền đặc lợi khiến cho những người được hưởng sẽ kiên quyết bảo vệ chế độ. Vì thế mà cũng chẳng có gì khó hiểu khi càng nhiều tướng được phong thì phát ngôn của những người đứng đầu Quân đội Việt Nam càng bạc nhược. Và điều đó có nghĩa là chế độ này trường tồn thì dân tộc sẽ tiêu vong.

Mặt khác, phong trào dân chủ quá yếu ớt, phân tán và chia rẽ, quá chậm chạp và kém hiệu quả trong việc truyền bá tinh thần dân chủ trong nhân dân, cũng không làm thay đổi được nhận thức của các đảng viên nói chung, và của bộ phận lãnh đạo cao cấp nói riêng.

Sự thật mà người Việt Nam phải đối diện là, nếu thể chế chính trị này tiếp tục duy trì, nếu chế độ tham nhũng này tiếp tục duy trì, thì Việt Nam sẽ mất hai thứ quan trọng nhất : mất CON NGƯỜI (hiểu theo nghĩa : nhân tính và phẩm giá), và mất độc lập vào tay Trung Quốc.

Và cũng cần phải hiểu rằng, nếu Việt Nam mất độc lập vào tay Trung Quốc, thì bởi vì trước hết Việt Nam đánh mất con người, bởi vì người Việt Nam đánh mất phẩm giá và lòng tự trọng, lòng tự trọng hiểu theo hai nghĩa : tự trọng cá nhân và tự trọng dân tộc.

Đó là sự thật bi thảm mà tôi nhìn thấy, và tôi chẳng hề muốn tỏ ra lạc quan vờ vĩnh, chẳng hề muốn tự lừa dối mình bằng bất kỳ một thứ ảo tưởng nào, dù là ảo tưởng về dân chủ, hay ảo tưởng về sức mạnh của một dân tộc đã từng chiến thắng nhiều đế quốc lớn trong lịch sử.

Phải chăng cần bắt đầu lại từ điểm này : mỗi người Việt Nam cần tìm lại lòng tự trọng của chính mình, từ đó mà chọn cho dân tộc những người lãnh đạo biết thế nào là tự tôn dân tộc ?

Paris, 30/11/2014

Nguyễn Thị Từ Huy

nguyenthituhuy's blog

Một cuộc tọa đàm công phu và... quyết liệt

Ngày 26/11/2014, tại Nhà thờ Thái Hà đã diễn ra một cuộc Tọa đàm với chủ đề: Cơ chế của Liên Hợp Quốc về bảo vệ Người bảo vệ nhân quyền. Cuộc Tọa đàm do Diễn Đàn Xã hội Dân Sự và Nhóm Công tác UPR Việt Nam tổ chức.





Lẽ ra, sẽ chẳng có gì quá lớn lao và nghiêm trọng khi có một cuộc Tọa đàm như vậy. Bởi số lượng người tham gia không lớn lắm và nội dung cũng không có gì quá ghê gớm, ảnh hưởng nghiêm trọng, tức thời đến đời sống xã hội ngay lập tức hoặc có nội dung chống đối, phá phách.

Sở dĩ cuộc Tọa đàm đã trở thành nghiêm trọng, thu hút sự chú ý của dư luận, tập trung đông đảo người theo dõi và diễn ra thành công ngoài sự mong đợi của nhiều người, là do nó đã được lực lượng Công an, an ninh tốn thời gian, công sức và tiền bạc của người dân để nâng cuộc Tọa đàm lên một tầm mức quan trọng.

Cuộc viếng thăm không hẹn trước và những người lạ trước ngõ

Tối 25/11, gia đình Điếu Cày tổ chức liên hoan, tri ân anh chị em miền Bắc đã sát cánh cùng gia đình trong quá trình đấu tranh cho Điếu Cày được ra khỏi nhà tù Cộng sản. Sau khi đi dự về, tôi được người nhà cho biết: Có Cảnh sát khu vực đến tìm gặp. Tôi đi vắng, hỏi có việc gì thì chỉ là "muốn gặp trao đổi'. Mãi về sau mới nói là mai anh có đi dự họp về nhân quyền có Đại sứ các nước tham dự hay không?

Buổi sáng, hàng xóm hỏi: Hôm nay có sự kiện gì mà có mấy con chim lợn lại đứng trước ngõ xóm như vậy? Tôi không lạ gì hiện tượng cứ mỗi lần có sự việc gì như biểu tình chống Trung Quốc hoặc phiên tòa xử người yêu nước, thì đầu ngõ cứ xuất hiện những nhân vật đáng ngờ, nhiều khi qua đêm. Bà con xung quanh ngõ và trong xóm không lạ gì kiểu đó. Thậm chí khi một số đứng ám vào hàng rào, bờ tường... người dân ra đuổi, đám này còn xưng xưng: Ông, bà lên Công an mà hỏi, bọn tôi có việc thật chứ không phải ăn cắp. Người dân xua quầy quậy: "Tôi không việc gì phải đi hỏi đâu cả, cứ đứng đây lấm la lấm lét là không được, người đàng hoàng không ai làm thế cả. Đứng ra nơi khác, không được đứng ở chỗ nhà tôi, giờ trộm cắp như rươi".

 Tôi dắt xe hết khúc quẹo ra ngõ, mấy người lạ mặt đã lên xe sẵn (hẳn nhiên là tôi biết đã có tên anten báo cho họ) và bám theo. Bốn chiếc xe máy chở mấy người cứ bám sát tôi cách xa không đến chục mét.

Về chuyện theo dõi, bám theo, tôi không rõ họ làm vậy để làm gì? Chẳng lẽ tiền thuế của dân lại đi phung phí vào những việc vô bổ như vậy mà không ai xót sao? Những việc tôi làm, những người tôi gặp, những nơi tôi đi là công khai, đàng hoàng và hoàn toàn không vi phạm pháp luật. Vậy thì việc rình rập, theo dõi, bám theo... nhằm mục đích gì? Chuyện về việc theo dõi, bám đuôi, rình rập... chắc sẽ phải kể trong một dịp khác. Ở đây chỉ nói về những gì xảy ra ngày hôm nay, không chỉ có tôi, Ts Nguyễn Quang A, một diễn giả trong cuộc tọa đàm cũng đã bị vây ngay từ khi ra khỏi nhà riêng lúc 5h sáng.

Đường Hà Nội buổi sáng đông đúc nhộn nhịp, tôi chạy trước, bốn người bám sát và tôi dẫn họ đi đến nơi cần đến sáng nay: Nhà thờ Thái Hà, nơi tôi được mời đến dự Tọa đàm " Cơ chế của Liên Hợp Quốc về bảo vệ Người bảo vệ nhân quyền".

Quyết liệt ngăn chặn

Đến nhà thờ. Điều đầu tiên đập vào mắt, là chiếc xe Công an Phường đã đứng ngay trước cổng. Không như mọi hôm, hôm nay hàng quán xung quanh đường vào nhà thờ bị dẹp sạch, chỉ để lại vài quán nước có ghế con cho những người lạ mới đến ngồi. Họ là những người như bốn người đã bám theo tôi từ nhà đến đây. Có thể nói, nếu ai chưa chứng kiến tận mắt, sẽ không nhờ nhà cầm quyền đã huy động một lượng An ninh đông đảo như vậy để "hóa trang" cho những mục đích của mình. Trước cửa nhà thờ Thái Hà khi đó như một cái chợ.

 
Trước cửa Nhà Thờ Thái Hà, lực lượng An ninh hùng hậu như họp chợ.

Không chỉ thế, trên nóc của nhà Tu Viện Thái Hà mà nhà cầm quyền đã "mượn" làm bệnh viện nhưng không trả, một số các chiến sĩ đang dùng các phương tiện quay phim, ghi hình, chụp ảnh từ xa. Tình cảnh cứ như một cuộc chiến.

Trong sân nhà thờ, một số giáo dân tập trung ở sân với tinh thần chờ đợi tiếp khách. Nghe nói tối qua, khi đã muộn, công an, dân phòng còn vào để "kiểm tra hộ khẩu" và giáo dân đã phải kéo chuông báo động.

Lần lượt những người được mời cũng tập trung đầy đủ và lên Hội trường, nơi sẽ tổ chức buổi Tọa đàm hôm nay. Đó là các hội đoàn dân sự được mời tham dự buổi Tọa đàm hôm nay. Các nhân viên tòa Đại sứ các nước Anh, Mỹ, Ireland, Đức... và Cộng Đồng Châu Âu. lần lượt đến nơi, mặc dù một số vị đi xe hơi bị chặn ngay từ đầu ngõ phải đi bộ vào.


Tôi bước vào Hội trường thì nhận được tin từ Ts Nguyễn Quang A, ông đang phải đi bộ đến Thái Hà, ông đang ở quán Cafe trên đường Lý Nam Đế và được vây dày đặc bởi lực lượng an ninh theo ông từ cửa. Một số giáo dân nghe tin vậy xung phong đi đón ông. Nhưng, khi họ đến thì ông đã tiếp tục cuộc hành trình bằng đôi chân của mình về phía Thái Hà nên không gặp được.

Vượt một quãng đường hơn 15km với một người có tuổi là một thử thách lớn, nhưng khi ông đến ô Chợ Dừa, thì toán An ninh đã chặn ông lại không cho đi tiếp. Thông tin được báo một số giáo dân báo về và họ cùng với một số anh em lên đường ứng cứu. Cho đến khi ông có mặt ở 180, Nguyễn Lương Bằng thì hàng rào an ninh, công an, dân phòng khép chặt ông lại.

Nhận được tin đó, một số nhân viên sứ quán Mỹ, Anh, Ireland... đã đứng bật dậy, tay cầm máy ảnh và bước ra khỏi Hội trường. Họ bước ra với vẻ mặt bất mãn ghê gớm. Và họ đi ra để giải vây cho Ts Nguyễn Quang A. Riêng tôi, khi nhìn ba người phụ nữ nước ngoài, với những bước chân mạnh mẽ, kiên quyết đi giải vây cho một người Việt Nam, đang bị chính người Việt Nam vây hãm bất chấp pháp luật trên đất nước Việt Nam thì cảm giác đau xót, xấu hổ và nhục nhã không thể nào tả nổi bằng lời.

Những người bạn đã đến kịp thời khi đám đông đã xô đẩy và vây chặt Ts Nguyễn Quang A. Ông đã được giải thoát và đi vào Hội trường trong tiếng vỗ tay của mọi người.



Nhân viên các sứ quán Mỹ, Anh, Australia đi đón Ts Nguyễn Quang A.

Có lẽ, với những tiếng vỗ tay, những ánh mắt và hành động của những nhân viên Sứ quán các nước hôm nay, thì có thể nói rằng: Không ai có đủ khả năng làm nhục quốc thể, hạ nhục đất nước Việt Nam và kéo thấp vị thế của đất nước trước con mắt người nước ngoài như các cán bộ, nhân viên an ninh, công an hôm nay.

Tọa đàm

Đúng giờ, buổi Tọa đàm vẫn diễn ra, dù cả khi Ts Nguyễn Quang A đang trên đường đi và người ta đã tiên liệu rằng ông có thể không đến được. Điều mà những người ngăn chặn đã không tính đến ở đây, là tinh thần vì Công lý, Sự thật và Chính nghĩa mới là yếu tố chính của buổi Tọa đàm. Những ý nghĩa đó không hoàn toàn phụ thuộc ai là diễn giả.

Nội dung buổi Tọa đàm đã bám sát các vấn đề mà chủ đề cuộc Tọa đàm đã đề cập: " Cơ chế của Liên Hợp Quốc về bảo vệ Người bảo vệ nhân quyền". Nhiều định nghĩa được giải thích, nhiều câu hỏi được giải đáp, nhiều văn bản, nghị quyết và Tuyên ngôn nhân quyền dã được đề cập để nêu rõ và làm nổi bật những điều cần thiết cho mọi công dân được hiểu biết về vấn đề bảo vệ người bảo vệ nhân quyền trong mọi điều kiện xã hội, nhất là xã hội Việt Nam.

Đặc biệt, Tọa đàm còn nêu rõ các khuyến nghị của Cộng đồng Quốc tế với VN trong kỳ kiểm điểm định kỳ phổ quát mà Việt Nam đã chấp nhận là những gì...




Nhiều người, dù đã có nhiều năm quan tâm, tham gia các hoạt động bảo vệ Quyền Con người. Nhưng có lẽ đến Tọa đàm này họ mới hiểu rõ hơn về những khái niệm căn bản, những điều khoản luật pháp cũng như các định chế quốc tế cho vấn đề này. Đặc biệt là những thủ đoạn, những lời lẽ buộc tội, tuyên truyền dọa dẫm vô căn cứ của báo chí và cơ quan công quyền đối với những người bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam được giải thích rõ ràng đúng, sai và cách làm thế nào khi bị gán ghép những tội trạng đó...

Sau phần trình bày của diễn giả, là những câu hỏi, những cuộc thảo luận xoay quanh chủ đề làm thế nào để bảo vệ Quyền Con người và bảo vệ người bảo vệ quyền con người. Các câu hỏi nêu những trường hợp cụ thể, các khả năng có thể xảy ra đối với những người đã và đang có các hoạt động bảo vệ quyền con người.

Tất cả những vấn đề được nêu ra, hết sức cần thiết cho bất cứ một người dân, một nhà nước và một xã hội nào muốn tiến bộ.

Ngăn chặn bằng được: Nghịch lý?

Cần phải khẳng định rằng: Quyền Con người là một quyền bất khả xâm phạm và bất khả nhượng. Do vậy Tạo hóa đã sinh ra con người bình đẳng với nhau không phân biệt bất cứ xuất thân, thành phần, chủng tộc, màu da, tín ngưỡng... Vì thế, bất cứ một thể chế chính trị nào, muốn tồn tại đều phải có mục đích là phục vụ người dân mà trước hết bảo đảm cho người dân được những quyền căn bản nhất: Quyền Con người và sự bình đẳng của con người trong các quyền đó.


Chỉ có các chế độ phát xít, độc tài và diệt chủng hoặc phân biệt chủng tộc mới không quan tâm hoặc quan tâm không đầy đủ đển Quyền con người của công dân.

Khi mà một bộ phận trong một chế độ tự cho mình có đặc quyền, đặc lợi hơn những bộ phận khác trong xã hội, thì chúng không quan tâm đến Quyền con người của các bộ phận khác trong xã hội. Đó là chế độ độc tài.

Khi một thể chế chỉ coi dân tộc, giai cấp mình là đẳng cấp cao hơn các dân tộc, các giai cấp khác, không quan tâm đến sự bình đẳng giữa các dân tộc, thì đó là chế độ phát xít.

Việt Nam, một đất nước mà ngay từ 1945 đã khẳng định tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng trong Tuyên ngôn Độc lập[1] . Lại có một nhà nước "của dân, do dân và vì dân' thì việc bảo vệ quyền con người và những người bảo vệ quyền con người lại càng phải được tôn trọng mới hợp lý.

Gần đây, Việt Nam vừa được bầu vào Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc, vậy việc phố biến kiến thức về bảo vệ nhân quyền và bảo vệ những người bảo vệ nhân quyền, các định chế quốc tế và trong nước về vấn đề nhân quyền... lẽ ra là việc của nhà nước.

Vì thế, khi công an, an ninh Việt Nam ngăn chặn việc Tọa đàm hôm nay đã tạo ra những điều như là nghịch lý ?

Tuy nhiên, chúng ta đều biết một nguyên lý cơ bản: Chống lại ánh sáng, chỉ có bóng tối.

Khi anh chống lại sự thật, thì anh đang đứng về phía dối trá.

Khi anh chống lại xu thế của xã hội dân chủ, thì anh đang đứng về phía độc tài.

Khi anh chống lại quyền con người, thì anh đứng về phía bất nhân.

Và sự quyết liệt của nhà cầm quyền khi ngăn chặn cuộc Tọa đàm hữu ích và cần thiết này, đã chứng minh họ đang đứng ở đâu trong xã hội loài người.

Hà Nội, ngày 30/11/2014

J.B Nguyễn Hữu Vinh

http://www.rfavietnam.com/node/2311

Trung Quốc chạy đua hệ thống phóng thẳng đứng với Mỹ, Nga

(Baodatviet) - Hiện nay Trung Quốc đang bước vào cuộc đua với Mỹ và Nga để phát triển hệ thống phóng thẳng đứng thế hệ mới cho chiến hạm của mình.

Vừa qua, kênh truyền hình trung ương CCTV-4 của Trung Quốc đã phát sóng hình ảnh của một hệ thống tên lửa chống hạm phóng thẳng đứng được sử dụng trong một lần diễn tập của quân đội nước này.
Qua hình ảnh đăng tải cho thấy, đây là tên lửa mới thử nghiệm có thân tròn hơn tên lửa YJ-83 cũng như tên lửa chống hạm YJ-62, điều khiến các chuyên gia quân sự cho rằng đây có thể là tên lửa chống hạm YJ-18, đã từng được truyền thông nước ngoài ghi nhận trước đây.
Các chuyên gia quân sự cho rằng đây là tên lửa YJ-18
Các chuyên gia quân sự cho rằng đây là tên lửa YJ-18
Từ những hình ảnh được công bố, tạp chí Jane's Defence Weekly cho biết, sau khi tên lửa được khai hoả từ bệ phóng thẳng đứng, nó bay khoảng 180 km với tốc độ bằng 2/5 tốc độ âm thanh và nhanh chóng điều hướng bằng bánh lái.
Tên lửa chỉ còn kích thước khá nhỏ khi động cơ đẩy hết nhiên liệu và tự động tách rời khỏi nó. Sau đó, tên lửa này tiếp tục hành trình bằng việc sử dụng hệ thống tên lửa đẩy của mình để bay với tốc độ gấp khoảng 3 lần tốc độ âm thanh trong vòng 40 km. Như vậy, đây là loại tên lửa có thể bay với tốc độ cận và siêu thanh.
Tuy nhiên, theo chuyên gia quân sự Song Tao, nếu những thông tin mà tạp chí Jane's Defence Weekly là chính xác, loại tên lửa này của Trung Quốc sẽ có khả năng bay với tốc độ cận thanh trong đường dài và di chuyển siêu thanh trong các nhiệm vụ đánh chặn.
Đồng thời, ông Song Tao cũng nhận định rằng ông thực sự không tin loại tên lửa này mang công nghệ chung của tên lửa siêu thanh và cận thanh, vì chỉ những loại tên lửa có khả năng điều chỉnh tốc độ cho phù hợp với môi trường xung quanh và phản ứng được với các đòn tấn công cũng như can thiệp điện tử của kẻ địch mới có khả năng kép như trên.
Trong khi đó, một nhà bình luận quân sự khác có tên Liu Zijun cho rằng, loại tên lửa chống hạm này sử dụng hộp phóng hơi khác so với hệ thống Mark-41 của tàu chiến Mỹ. Ông Liu nhận định cấu trúc này đã được đơn giản hoá và cho phép nhiều không gian vận nhành cũng như hạ giá thành sản xuất.
Hệ thống phóng thẳng đứng mới của Hải quân Mỹ
Hệ thống phóng thẳng đứng mới của Hải quân Mỹ
Mark 41 còn được gọi là Mk41 là hệ thống phóng thẳng đứng dạng hình hộp được trang bị cho các tàu chiến Mỹ và nhiều nước khác được ứng dụng từ nhiều năm nay. Đây có thể coi là hệ thống phóng tên lửa có "1-0-2" trên thế giới khi nó có thể dùng để chứa, phóng nhiều loại tên lửa đối không, đối hải, đối đất.
Tuy nhiên, để tối ưu hóa khả năng chiến đấu của các loại tên lửa được phóng tự hệ thống này, hiện nay BAE Systems đã nhận được 1 hợp đồng trị giá 22,9 triệu USD để hiện đại hóa hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng cho tàu khu trục lớp Arleigh Byrke của Hải quân Mỹ và xây dựng thêm các tổ hợp tên lửa phòng thủ AEGIS Ashore (AEGIS trên bờ).
"Chúng tôi rất vui khi được tiếp tục hỗ trợ Hải quân Hoa Kỳ cung cấp hệ thống phóng theo phương thẳng đứng Mk41 cho lớp tàu khu trục DDG-51. Việc cung cấp đầy đủ hệ thống Mk41 sẽ giúp Hải quân Mỹ thực hiện tốt các nhiệm vụ mở rộng," - Ông Mark Signorelli, phó chủ tịch kiêm giám đốc kinh doanh hệ thống vũ khí của BAE Systems nói.
Tháng 6/2011, BAE Systems hoàn thành hợp đồng cung cấp các thành phần cơ khí của thiết bị phóng. Đây là một phần trong hợp đồng cung cấp hệ thống phòng thủ bờ biển AEGIS Ashore, thành tố cấu thành nên hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu. AEGIS Ashore được phát triển dựa trên hệ thống Aegis trên tàu chiến và được trang bị hệ thống phóng thẳng đứng Mk41với tên lửa đánh chặn SM-3.
Trước khi đặt bút kỹ vào hợp động cung cấp các hrrj thống Mk41 cho Hải quân mỹ, BAE đã có hơn 30 năm kinh nghiệm trong sản xuất, thiết kế và bảo trì các hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng cho Hải quân các nước trên toàn thế giới. Tuy không tiết lộ cụ thể biến thể Mk41 mới có gì khác phiên bản trước đó nhưng chắc chắn rằng, hệ thống này sẽ hiện đại hơn Mk41 phiên bản cũ rất nhiều.
Hệ thống bệ phóng thẳng đứng 3S90E.1
Hệ thống bệ phóng thẳng đứng 3S90E.1
Trong khi đó, để bắt kịp với Mỹ, Nga cũng bắt đầu trang bị hệ thống phóng thẳng đứng thế hệ mới cho chiến hạm của mình.
Công ty “Trang bị vũ khí hàng không”, một công ty con thuộc Tập đoàn Rostec cho biết đã cung cấp hệ thống bệ phóng tên lửa dạng thẳng đứng hoàn toàn mới trang bị trên khinh hạm thuộc Đồ án 11356 của Hải quân Nga.
Theo nguồn tin này, hệ thống bệ phóng mới với tên gọi 3S90E.1 được tích hợp lên khinh hạm Admiral Essen (chiến hạm thứ 2 thuộc Đồ án 11356) để phù hợp với tổ hợp tên lửa phòng không Shtil-1 (phiên bản hải quân của tổ hợp tên lửa Buk-M).
Ngày 28/11, giám đốc công ty “Trang bị vũ khí hàng không”, Maxim Kuzyuk cho biết, 3S90E.1 được phát triển để tương thích với tổ hợp Shtil-1. Ưu thế của hệ thống phóng thẳng đứng hải quân này là trọng lượng nhẹ, nhỏ gọn và khả năng chịu gia tải lớn (sức ép khi tên lửa khởi động), gấp 6 lần so với các phiên bản cũ.
Từ các thông tin sơ bộ, 3S90E.1 được thiết kế dạng mô-đun, gồm 12 ống phóng rời ghép lại và có thể đặt chìm dưới boong tàu. Thiết kế dạng này giúp chiến hạm mang nó giảm thiểu phản xạ tín hiệu radar. Với tổng trọng lượng chỉ khoảng 1,5 tấn, 3S90E.1 thích hợp để đặt ở phần mũi hoặc đuôi chiến hạm, kể cả các lớp tàu có lượng choán nước nhỏ.
Ở trạng thái chiến đấu, 3S90E.1 kết hợp với Shtil-1 cho phép bắn liên tục từ 2-12 tên lửa cùng lúc để tăng cường khả năng tiêu diệt mục tiêu.
Việc tích hợp hệ thống 3S90E.1 là một bước tiến cách mạng đối với hệ thống phòng không trên hạm của Nga vốn rất cồng kềnh. Ngoài tổ hợp S-300F và Kortic, hầu hết các tổ hợp vũ khí phòng không của Hải quân Nga đều đặt nổi trên boong, rất tốn không gian và bộc lộ phản xạ tín hiệu radar.
Dù chưa biết hiệu quả thực sự của những hệ thống này, nhưng rõ ràng các cường quốc đang tạo ra một cuộc chạy đua về hệ thống phóng thẳng đứng trên chiến hạm của mình.
Ngọc Hòa (tổng hợp)

PICS:CẢNH SÁT HONGKONG NỔ LỰC XÓA DÂN CHỦ

Police Continue Efforts To Clear Hong Kong Protest Sites
Cảnh sát Hong Kong vẫn cố gắng đàn áp những hoạt động ủng hộ dân chủ, những người biểu tình đã cố gắng để ngăn chặn một con đường chính ở quận Mong Kok vào ngày 29 tháng 11 năm 2014 ở Hong Kong.
Police Continue Efforts To Clear Hong Kong Protest Sites
Xung đột giữa cảnh sát và các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ đã tiếp tục ở quận Mong Kok kể từ khi cảnh sát Hong Kong rời nơi cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ tại Nathan road ngày 26 tháng 11.
Police Continue Efforts To Clear Hong Kong Protest Sites
Một nhà hoạt động ủng hộ dân chủ nắm giữ lên một chiếc ô màu vàng ở phía trước của một dòng cảnh sát trên một đường phố ở quận Mong Kok.
Police Continue Efforts To Clear Hong Kong Protest Sites
Giữa những cuộc xung đột, hàng trăm cảnh sát Hong Kong xóa trang web cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ Mong Kok vào ngày 26 tháng 11, phân tán người biểu tình và mở cửa lại con đường và nút giao thông bị chặn trong gần hai tháng. Khoảng 80 người biểu tình đã bị bắt giữ trong đó lãnh đạo sinh viên Joshua Wong và Lester Shum
Police Continue Efforts To Clear Hong Kong Protest Sites
Sau khi nhân viên thừa phát lại đọc cảnh báo, các công nhân đã bắt đầu dỡ các tấm gỗ và các nguyên vật liệu khác. Ai cản trở việc này đều có thể bị bắt, theo phán quyết của tòa.
Police Continue Efforts To Clear Hong Kong Protest Sites
Chiến dịch giải tán trại biểu tình ở Mong Kok tiếp tục trong sáng thứ Tư 26/11. Tòa đã phát lệnh giải tỏa các khu phố Argyle và Dundas.
Police Continue Efforts To Clear Hong Kong Protest Sites
Khi bắt đầu hồi tháng Mười, cuộc biểu tình thu hút hàng chục nghìn người tham gia, nhưng con số nay xuống chỉ còn vài trăm cho dù cuộc thương lượng giữa hai bên vẫn còn chưa ngã ngũ.Chính quyền Hong Kong và Bắc Kinh nói cuộc biểu tình bất hợp pháp, và người dân cũng ngày càng ít ủng hộ vì gián đoạn cuộc sống của họ.

(Ảnh: Chris McGrath/Getty Images)

Theo Người Việt 11-29-2014

Sinh viên Việt Nam không biết 'tương lai' của mình là gì

VIỆT NAM (NV) - Khi được hỏi về tương lai nghề nghiệp bản thân của một CEO người Hàn Quốc đặt ra cho hơn 500 sinh viên một trường đại học kinh tế nổi tiếng Việt Nam là sự im lặng đến nhói lòng.

Theo tờ Lao Động, chi tiết đáng chú ý nhất của buổi tọa đàm của buổi tọa đàm “cám ơn Việt Nam,” tổ chức ngày 26 tháng 11 vừa qua, có lẽ là khi ông Shim Won Hwang, tổng giám đốc tổ hợp Samsung Việt Nam hỏi các sinh viên, “Các bạn tưởng tượng mình sẽ là người như thế nào trong 30 năm nữa?” Tuy nhiên, đáp lại ông, lại là sự im lặng dường như quá phổ biến của hầu hết các bạn trẻ khi được hỏi về tương lai nghề nghiệp bản thân.

Điều này không khỏi khiến dư luận liên tưởng tới con số con số 162,400 cử nhân Việt Nam thất nghiệp được Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội đưa ra hồi tháng 7, 2014 và tình trạng mập mờ trong “hướng nghiệp” cho giới trẻ vốn đang nóng trong xã hội Việt Nam vài năm qua.

Con số cử nhân bị thất nghiệp trên khiến cho vấn đề chất lượng đào tạo đại học ở Việt Nam trở nên nóng hơn bao giờ hết. Học 4 hay 5 năm học đại học, nhưng, khi ra trường, gần như các tân cử nhân đều bí bách trong việc tìm kiếm việc làm. Yếu và thiếu là nguyên nhân chính khiến cho nhiều sinh viên khi ra khỏi cổng trường đại học “không biết đi về đâu.”

Nghiên cứu của Trung Tâm Nghiên Cứu và Phân Tích Chính Sách thuộc trường Đại Học Khoa Học Xã Hội-Nhân Văn đã chỉ ra gần 60% sinh viên trong số cử nhân thất nghiệp không biết xin việc ở đâu, 42% còn lại bị nhà tuyển dụng từ chối vì không đáp ứng được như cầu được yêu cầu như thiếu kỹ năng làm việc, thiếu kinh nghiệm hay thiếu kiến thức chuyên môn...

Thực tế cho thấy, nhiều cử nhân tốt nghiệp loại giỏi vẫn thất nghiệp vì không có kỹ năng làm việc, bởi những gì họ học được trên giảng đường rất xa lạ với nhu cầu tuyển dụng.

Các kỹ năng mềm của tân cử nhân gần như bị bỏ ngỏ như kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, giao tiếp với khách hàng, lãnh đạo... hay đơn giản như việc trình bày một văn bản trên Word hoặc Exel đều có vấn đề.

CEO của Samsung Việt Nam cũng nhấn mạnh đến tinh thần làm chủ của người lao động khi cho rằng, hầu hết người Việt Nam tuy có nhiều tố chất nhưng chưa thể hiện được yếu tố chủ động, cùng lèo lái với doanh nghiệp. (Tr.N)
11-29- 2014 5:09:43 PM

Thiếu niên 15 tuổi cướp, giết nạn nhân rồi hiếp thi thể

BÌNH ĐỊNH (NV) - Sau khi giết chết người phụ nữ chăn bò, nghi can sát nhân ở huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, tháo lấy đôi bông tai rồi thực hiện hành vi hiếp dâm.


Hiện trường nơi tìm thấy xác bà Thùy. (Hình: Người Lao Động)

Khoảng gần 13 giờ ngày 27 tháng 11, công an tỉnh Bình Định phối hợp với công an huyện Hoài Nhơn (Bình Định) thực hiện lệnh bắt khẩn cấp đối tượng Nguyễn Văn Lâm (15 tuổi), ngụ thị trấn Bồng Sơn, huyện Hoài Nhơn để điều tra về các hành vi giết người, cướp tài sản và hiếp dâm.

Theo tờ Người Lao Động, sáng 26 tháng 11, bà Nguyễn Thị Thùy (52 tuổi), ngụ khối Thiết Đính Bắc, thị trấn Bồng Sơn, lùa bò đi chăn tại một bãi đất trống gần nhà.

Đến 14 giờ chiều cùng ngày, không thấy vợ về, ông Võ Văn Cường (54 tuổi), chồng bà Thùy cùng nhiều người khác chia nhau đi tìm thì phát hiện bà Thùy nằm chết giữa hai ngôi mộ xây xi măng tại khu vực nghĩa địa Thiết Đính Bắc, cách nhà 500 mét.

Bà Nguyễn Thị Mai (46 tuổi), em ruột bà Thùy cho biết, thường ngày bà Thùy đưa bò ra khu vực nghĩa địa trên cho ăn cỏ, nhưng trưa mấy con bò đi về chuồng nhưng không thấy bà Thùy đâu nên mới đi tìm thỉ mới phát hiện ra sự việc đau lòng trên.

Chỉ sau chưa đầy một ngày tích cực điều tra, cơ quan chức năng tỉnh Bình Định đã xác định được kẻ gây ra tội ác tày đình trên là Nguyễn Văn Lâm.

Bước đầu Lâm khai nhận, trưa 26 tháng 11, thấy bà Thùy chăn bò một mình, Lâm liền ra tay giết để cướp đôi bông tai bằng vàng rồi thực hiện hành vi hiếp dâm bà Thùy. Sau khi thực hiện tội ác trên, nghi can mang đôi bông tai đến một tiệm vàng ở địa phương bán nhưng chủ tiệm không mua. (Tr.N)

11-29-2014 5:03:16 PM

TP HCM: Bắt trẻ lột trần, phơi nắng để xin tiền

Đứa lớn, đứa nhỏ gầy gò, ốm yếu bị phơi giữa trời mưa nắng để người lớn kiếm chút tiền thương hại của người qua đường.


Những đứa lớn da sạm nắng, quần áo luộm thuộm, nhếch nhác đứng dọc các trụ đèn, chờ lúc đèn đỏ chạy ào ra xin tiền. Tối đến bọn trẻ tụ tập nhau ngủ qua đêm ở các sạp rau, hành lang chợ. Những hình ảnh tội nghiệp tràn lan xuất hiện trên đường phố trong thời gian dài khiến người đi đường không khỏi xót xa, quặn thắt. Trong ảnh: Đèn đỏ, xe cộ vừa dừng, những đứa trẻ nhào ra xin tiền


Chúng tôi theo chân nhóm khoảng 18 người, hơn 2/3 là các em nhỏ thường tụ tập ăn xin ở ngã ba Long Cang, gần cầu Bến Lức (H.Bến Lức, Long An). Từ sáng sớm các em nhỏ này xuất hiện rồi chớp nhoáng chia nhau rẽ đi các khu vực, các trụ giao thông đông người qua lại để xin tiền. Mỗi nhóm có chừng 3 - 8 thành viên lớn nhỏ, đứa lớn trên 10 tuổi, đứa bé nhất chưa đầy 2 tuổi. Trong ảnh: Khi đèn đỏ, đứa chặn đầu, đứa ngửa tay xin buộc người đi đường phải móc tiền ra cho.


Bà Nguyễn Thị Út - chủ một quán cà phê ở ngã ba này - cho biết: “Những đứa trẻ ăn xin này rất liều, chúng không biết sợ là gì. Cứ thấy xe dừng là chạy ùa ra xin tiền. Nhưng những đứa trẻ này cũng tội nghiệp lắm, xin được bao nhiêu tiền bị người lớn giữ hết. Rồi tụi nó đem đi đánh đề, mua vé số hết”. Trong ảnh: Trẻ ăn xin được dạy “khổ nhục kế” quỳ lạy, khóc van thảm thiết


Đặc biệt trong nhóm luôn có một hoặc hai phụ nữ lớn tuổi dẫn dắt. Họ thường đứng xa xa quan sát những đứa trẻ và thu tiền mà chúng kiếm được. Hễ đứa nào không chịu ra đường xin sẽ bị những phụ nữ ngồi trong chỗ kín đáo ra quát tháo, đánh mắng. Trong ảnh: “Công cụ” kiếm tiền nằm vất vưởng trong khi những đứa lớn vô tư đánh bài


Đứa trẻ non nớt, còn háu sữa đã thành “cần câu cơm” cho người lớn.


Một đứa trẻ được chuyền tay cho rất nhiều phụ nữ đưa đi kiếm ăn nhằm dễ động lòng trắc ẩn người đi đường.


Di chuyển những đứa trẻ tội nghiệp đến nơi khác làm ăn.


Vẫn còn đó nụ cười hồn nhiên, trong trẻo của con trẻ.

Cuộc sống nay đây mai đó, việc tắm rửa đôi lúc chỉ trông chờ vào một trận mưa rào hoặc khúc sông nào đó.
 16:25 30/11/2014
Theo Tuổi trẻ

Văn hóa từ quan ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Số lượng quan chức xin từ chức đã ít, những người từ chức vì lòng tự trọng lại càng hiếm. Không ít người sai phạm, từ chức để trốn vòng lao lý.  

Một số quan chức, lãnh đạo các sở, ban, ngành, cơ quan nhà nước xin từ chức thời gian qua đã khiến dư luận không khỏi ngạc nhiên, bàn luận. Tuy nhiên, có một thực tế là số lượng quan chức xin từ chức đã ít, những người từ chức vì lòng tự trọng lại càng ít hơn.

Từ chức vẫn là sự kiện lạ tại Việt Nam

Mới đây nhất, ngày 27/11/2014, thông tin từ Chi Cục Thi hành án Dân sự huyện Củ Chi (TP HCM) cho biết cơ quan này vừa có chi cục trưởng mới. Nguyên nhân là do người giữ chức chi cục trưởng trước đó là ông Đăng Văn Tuấn, đã làm đơn xin từ chức, thôi làm chi cục trưởng, xuống làm chấp hành viên. Lý do ông Tuấn đưa ra là sức khỏe không đảm bảo để đảm nhận vị trí lãnh đạo của Chi cục.

Hồi cuối năm 2011, thông tin ông Trần Quốc Tuấn, Tổng thư ký Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) xin từ chức sau thất bại của đội tuyển bóng đá Việt Nam tại SeaGames đã được báo chí đưa tin rầm rộ, nhiều tờ báo lấy làm tin nổi bật như một sự kiện lạ lùng tại Việt Nam. Sự rút lui của ông Tuấn đã khiến VFF khi đó vô cùng lúng túng vì ông đang đảm nhiệm vai trò ủy viên, đại diện cho VFF ở nhiều ban của Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á (AFF) và Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC).


 Ảnh minh họa.

Trong năm 2010, hồi tháng 7, Giám đốc Sở Giáo dục đào tạo tỉnh Bình Dương, ông Dương Thế Phương xin từ chức đã khiến người dân cũng như các trang báo, diễn đàn về giáo dục bàn tán xôn xao.

Lý do ông Phương xin từ chức là ông bức xúc vì tại Kỳ họp lần thứ 17, HĐND tỉnh Bình Dương, ông đã bị chất vấn gay gắt, vì để tỷ lệ tốt nghiệp của tỉnh năm 2010 vừa qua rớt hạng từ bậc 42 xuống 43, chỉ tăng 9% (86,15%) so với năm trước 2009 (77,4%), trong khi nhiều tỉnh, thành phố khác, mức tăng 40-50% so với năm trước.

Trao đổi với báo chí, ông Phương cảm thấy “khá buồn khi mình làm thật mà không nhận được sự chia sẻ”. Ông cho rằng, một số đại biểu chưa thấu hiểu thực trạng của giáo dục, không có sự chia sẻ và gần như phủ nhận hết nỗ lực của ngành giáo dục Bình Dương thời gian qua.

Ông Phương thẳng thắn nói: "Quan điểm của tôi là không chạy theo phong trào, phải chất lượng thực sự, không vì bệnh thành tích mà cố chạy theo những kết quả, con số ảo”. Ông cũng cho biết, lên nhận chức 4 năm nay, cũng là lúc cuộc vận động “hai không” bắt đầu triển khai mạnh, ông đã hứa với Tỉnh ủy sẽ đưa chất lượng giáo dục lên đúng thực chất, thế nên tỷ lệ tốt nghiệp của tỉnh Bình Dương năm 2010 mới có mức tăng thấp hơn nhiều tỉnh thành, nhưng đó là con số thực chất".
“Chữ “từ chức” kia cũng có ba bảy đường”

Việc lãnh đạo, quan chức xin từ chức có nghìn lẻ lý do, không phải trường hợp nào cũng khiến dân xót xa, tiếc nuối như những trường hợp nêu trên.

Trước đó, ông Nguyễn Văn Tấn, Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Bạc Liêu cũng đã có đơn gửi tới các cơ quan quản lý xin được từ chức, thôi đảm nhận nhiệm vụ giám đốc tại sở này. Ngoài ra, ông Tấn cũng gửi đơn xin rút, không tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu khóa 13.

Lý giải về nguyên nhân, ông Tấn cho biết, do thấy hết trách nhiệm nặng nề của người đứng đầu đã để xảy ra vụ việc nâng điểm thi trái phép cho học sinh trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông - bổ túc văn hóa (2005-2006) vừa qua, dẫn đến nhiều cán bộ trong ngành Giáo dục – Đào tạo Bạc Liêu bị dính đến đường dây nâng điểm thi nên ông đã tự nguyện xin từ chức.

Trong khi đó, vụ việc nâng điểm 1.746 thí sinh THPT, bổ túc THPT từ rớt thành đậu trong kỳ thi tốt nghiệp THPT niên khóa 2005 – 2006 vẫn còn gây bức xúc trong dư luận và đã có 15 đối tượng liên quan bị khởi tố, trong đó có 1 phó giám đốc Sở Giáo dục Đào tạo Bạc Liêu. Vì thế, khi ông Tấn xin từ chức, dư luận băn khoăn, đặt ra câu hỏi liệu ông từ quan thì có thoát được tội hay không?

Theo Đại biểu Quốc hội Lê Như Tiến, trong khi tại nhiều nước, việc lãnh đạo, quan chức xin từ chức là “chuyện thường ngày ở huyện” thì ở Việt Nam, đây vẫn là một sự kiện hiếm hoi. Thế nên chỉ cần một anh lãnh đạo ở một phòng ban, chi cục nào đó ở một quận, huyện xin từ chức là đã được báo chí đưa tin rầm rộ.

“Chúng ta phải thừa nhận một thực tế là trong xã hội hiện nay, có không ít vụ việc tiêu cực, thể hiện sự tha hóa hoặc bất tài hoặc cả hai thứ đó của cán bộ đương chức, cán bộ lãnh đạo, thế nhưng rất ít người có "gan" xin từ chức. Một số vụ cùng lắm các quan chức xin tự kiểm điểm, tự rút kinh nghiệm. Đến nỗi dư luận, báo chí phải chân thành kêu gọi nên có "văn hóa từ chức" một khi không còn xứng đáng ở cương vị đó", ông Tiến nói.

Theo ông Tiến, ở nước ta, hầu như ngày nào cũng xảy ra sự cố ở nhiều lĩnh vực khác nhau, nào tai nạn giao thông, tai biến y khoa bất thường, tai nạn lao động… Vậy nhưng, gần như chẳng ai đứng ra chịu trách nhiệm hay giải trình trước công chúng. Tất cả đều rơi vào sự im lặng đáng sợ.

Dường như ở Việt Nam, chuyện văn hoá từ chức mới chỉ được nói đến trên bàn nghị sự. Mới đây có một số cử tri bức xúc quá đã đem ra chất vấn thẳng ở nghị trường Quốc hội.

Vậy vì sao việc từ chức lại khó đến như vậy? Bởi vì chức tước thường đi đôi với quyền lực, thường gắn với lợi ích, bổng lộc, đặc quyền, đặc lợi. Nếu từ chức có nghĩa sẽ không còn gì cả. Bên cạnh đó, tâm lý học để làm quan đã ăn sâu, bén rễ trong tâm thức người Việt và vì thế rất nhiều người xem việc làm quan là một sự thành đạt cao nhất, thế nên không dễ gì họ từ bỏ ghế quan.

Một trong những thách thức mà nhà lãnh đạo phải đối mặt là biết lúc nào nên rút lui và lúc nào nên tiếp tục. Đối với những người thất bại, hay những người không có tự trọng, họ thường bị bắt buộc từ chức hay cho cơ hội để rút lui. Nhưng đối với những người thành công, được người được dân mến mộ và có lòng tự trọng, họ cũng chính là những người tự quyết định số phận chính trị của mình, biết lúc nào nên lui. Và sự từ chức đó rất đáng trân trọng.

Tuy nhiên, không phải sự từ chức nào cũng cần được ca ngợi. Chữ “từ chức” kia cũng có ba bảy đường. Có những lãnh đạo làm những việc sai phạm, khi bị đánh động đã vội xin từ chức, hưu trí trước tuổi để tránh sự truy xét, xét xử của pháp luật thì đây là việc cần phải phanh phui đến cùng.
 13:29 30/11/2014
Minh Hiếu

Chùm ảnh TP.HCM ngập, trẻ em lội nước thối đến trường

Mỗi khi mưa ngập, nước cống dâng lên, trẻ em ở phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân (TP HCM) lại phải bì bõm lội nước đến trường hoặc về nhà.


Khoảng một năm nay, mỗi khi có mưa lớn, hai con hẻm số 300 và 278/66, đường Tân Hòa Đông, phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân, TP HCM lại ngập mênh mông nước khiến nhiều người phải bì bõm lội, phương tiện đi qua chết máy, nước tràn vào nhà dân hai bên làm cuộc sống bị đảo lộn. Theo các hộ dân, công trình cải tạo kênh Tân Hóa - Lò Gốm và công trình tại vòng xoay Phú Lâm làm chặn dòng chảy khiến nước tràn về. Đã vậy hẻm lại thấp hơn so với đường Tân Hòa Đông nên càng gây ngập.


Ở cuối hai con hẻm này có trường tiểu học Bình Trị Đông, mỗi khi mưa lớn vào thời điểm tan tầm, mặt đường trũng thấp nên bị ngập nặng, chia cắt ngôi trường và con đường chính Tân Hòa Đông khiến hàng trăm học sinh phải bì bõm lội giữa nước ngập.


Nhiều ổ trâu, ổ gà dưới mặt đường cũng tạo thành bẫy khiến nhiều học sinh bị ngã.


Chiều 26/11, sau cơn mưa lớn, hai con hẻm này tiếp tục bị ngập nước đến nửa bánh xe máy. Đây là ngày thứ 5 liên tiếp phụ huynh và học sinh phải đánh vật với "con sông" bất đắc dĩ này.


Chị Nguyễn Thanh Nga cho biết: "Mỗi khi mưa ngập người dân rất khổ sở. Những học sinh gần trường còn đỡ hơn khi phụ huynh đi bộ lội cõng, dắt về. Còn học sinh ở xa thì phụ huynh phải chạy xe máy đến đón, khi qua hẻm xe bị chết máy lại phải ra ngoài đường chính sửa. Nếu để xe ngoài đường Tân Hòa Đông lội vào thì sợ mất, kiểu nào cũng là cực hình".


Anh Nguyễn Bá Thiên (ở đường Liên khu 10-11, phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân) cho hay, những ngày nắng ráo anh dùng xe máy đón con, nhưng mỗi khi có mưa lớn, ngập hai con hẻm này là anh phải chạy xe ba gác. Đã 5 ngày liền anh dùng phương tiện kiếm cơm của mình để đưa con trai đang học lớp 2 cùng 5 học sinh khác ngụ cùng xóm về nhà.


Nhiều học sinh khác không được phụ huynh đưa đón đành lội bì bõm nhìn các bạn may mắn hơn mình.

 13:54 29/11/2014
Theo Zing

Đám cưới tưng bừng, “zô 100%” trong trụ sở UBND phường

(Kiến Thức) - Tiếng nhạc xập xình xen lẫn những tiếng hô la “zô 100%” những tưởng chỉ có ở nhà hàng tiệc cưới nhưng lại diễn ra trong khuôn viên trụ sở UBND phường…

Giữa trưa 30/11, đường dây nóng báo Kiến Thức nhận được “cầu cứu” của nhiều người dân sống trên đường Nam Cao, phường Tân Phú, quận 9, TP HCM về việc họ bị “tra tấn” bởi tiếng nhạc xập xình, tiếng reo hò, chúc tụng “zô 100%” của một tiệc đám cưới đang diễn ra tại…trụ sở UBND phường Tân Phú.

“Chúng tôi không hiểu sao lãnh đạo UBND phường lại cho tổ chức đám cưới ngay trụ sở giữa khu dân cư. Nơi đây toàn dân lao động nên sau cả tuần lễ mưu sinh mệt nhọc, ngày chủ nhật được nghỉ ngơi nhưng cũng không yên…”, người dân bức xúc phản ánh.

Hơn 13h cùng ngày, PV Kiến Thức đã có mặt ghi nhận đúng như những gì người dân phản ánh. Ngay trong khuôn viên trụ sở UBND phường, một đám tân hôn đang diễn ra rôm rả; dù khách đang lần lượt ra về nhưng nhiều bàn vẫn còn đang “nâng ly chúc tụng” trong tiếng nhạc xập xình.

 Lễ tân hôn tổ chức trong khuôn viên trụ sở UBND phường Tân Phú, quận 9.

Qua trao đổi, một khách dự tiệc cưới là người dân địa phương cho biết: “Đây là đám cưới con trai một vị cán bộ đang công tác tại UBND phường. Gia đình ông ta cũng khá giả không phải là thiếu điều kiện thuê nhà hàng để tổ chức nhưng không hiểu sao lại đãi tiệc tại trụ sở phường như thế này?”.

Suốt buổi trưa ngày nghỉ (chủ nhật 30/11), người dân địa phương vô cùng bức xúc không thể nghỉ ngơi vì bị tiếng nhạc và sự reo hò inh ỏi từ đám cưới trong trụ sở phường giữa khu dân cư. 

Người dân không khỏi bức xúc trước việc một cơ quan nhà nước lại cho cá nhân sử dụng để tổ chức tiệc cưới. Nếu người dân nào cũng có nhu cầu tổ chức tiệc tùng ở đây nhằm tiết kiệm tiền bạc thì liệu lãnh đạo UBND phường có đáp ứng?

Hoàng Nguyên
21:14 30/11/2014

Khai thác 'mỏ vàng' trong sân bay Biên Hòa

Đăng Bởi  - 

Khai thac 'mo vang' trong san bay Bien Hoa
Trong quá trình thi công có thể tận thu hàng ngàn tỉ đồng từ mỏ đá trong sân bay Biên Hòa. Còn hồ thì… cho tương lai. Công ty CP Đầu tư Khoáng sản - Than Đông Bắc là chủ đầu tư dự án đào, xây dựng hồ chứa nước trong sân bay Biên Hòa để trữ nước cho sinh hoạt, phòng cháy chữa cháy và tạo cảnh quan môi trường sinh thái.
Trong quá trình thực hiện dự án, chủ đầu tư được tận thu đá bán ra thị trường.
Tận thu hàng chục triệu m3 đá; 10 năm sau hồ... có nước!
Từ cổng vào đến khu vực khai thác đá khoảng 1 km, một con đường mới mở vừa rải đá xanh chạy xuyên qua rừng cây. Để mở con đường này, hàng trăm cây bị hạ, nhiều nhánh cây xanh còn vương vãi trên đường. Các xe ben đang hối hả lấy đá từ mỏ vừa nổ mìn để mang đến khu vực nghiền cách đó khoảng 500 m.
Trong vai người có nhu cầu mua đá, chúng liên hệ với ông Chức, người quản lý mỏ đá, hỏi mua đá để làm công trình ở Trà Vinh. Ông Chức cho biết:
“Các mỏ ở Biên Hòa hết đá rồi, chỉ có đây là số một. Tôi xuất đá đi Trà Vinh rất nhiều. Đá ở đây không phải đá phong hóa mà toàn là đá gốc. Ở đây tôi có đến 28 ha (theo hồ sơ dự án chỉ có 20 ha - PV), trữ lượng 15 triệu m3 đá nguyên khai, tương đương 20 triệu m3 đá thành phẩm, không có sức mà làm. Từ đây ra sà lan chỉ có 2 km. Chỉ riêng khu này thôi tôi đã lấy được 4 triệu m3. Loại đá mấy anh yêu cầu rất dễ làm, giá 200.000 đồng/m3 ra đến sà lan. Cả triệu m3 tôi cũng ký hợp đồng cung cấp cho mấy anh. Loại đá nguyên liệu này ít người bán lắm, tôi xay ra đá 1x2 bán rất có lời. Do trữ lượng nhiều nên tôi bán thôi” - ông Chức khẳng định.
Chúng tôi hỏi ông Chức dự án làm hồ chứa nước nhưng khai thác đá với số lượng lớn như vậy là lách luật rồi. Bởi vì khai thác hết đá phải mất ít nhất 10 năm, đồng nghĩa 10 năm sau hồ mới có nước? “Không có lách. Tôi làm dự án làm hồ chứa nước nhưng tận thu đá này. Đúng rồi, phải mất hơn 10 năm mới có nước, chúng tôi làm hồ nước cho tương lai mà…” - ông Chức nói.
Theo giá UBND tỉnh Đồng Nai tính thuế là 85.000 đồng/m3 đá, với trữ lượng gần 20 triệu m3 thì tổng số tiền tận thu từ mỏ đá ở sân bay Biên Hòa khoảng 1.700 tỉ đồng.
mo da trong san bay bien hoa hinh anh 1
Trong quá trình thi công có thể tận thu hàng ngàn tỉ đồng từ  mỏ đá trong sân bay Biên Hòa
Ô nhiễm
Anh Thành người có nhà gần mỏ đá cho biết ở đây phải nghe tiếng nổ mìn kèm dư chấn nhỏ từ khu mỏ vào buổi sáng hoặc trưa. Gần đây, vài nhà cấp bốn của dân xuất hiện vết nứt, rạn dài trên tường nhà. Nhà anh đã xây và ở bốn năm nay không sao cả nhưng gần đây cũng xuất hiện vết nứt. “Một số hộ dân phản ánh và gửi đơn lên xã, phía công ty khai thác có tiếp xúc với dân để giải quyết. Ba căn nhà hàng xóm cũng xuất hiện vết nứt gần đây đã bán lại cho mỏ đá để làm đường…” - anh Thành cho biết.
Không chỉ vậy, hằng ngày bụi từ hàng chục chuyến xe chạy ra vào mỏ đá khiến bụi bắt đầu phủ khu vực nhà anh. Theo anh Thành, phía mỏ đá cho biết khi con đường vận chuyển từ mỏ đá ra hoàn thiện thì không chỉ 20-30 chuyến như hiện nay mà 500 lượt xe ra vào/ngày và kéo dài khoảng 10 năm. Anh Thành cho biết xã Bình Hòa là xã xây dựng theo mô hình nông thôn mới. Nếu hằng ngày có 500 lượt xe ra vào thì người dân sẽ bị ảnh hưởng nặng tiếng ồn và bụi bặm.
Trung Dung – Ái Nhân (theo PLO, tựa do Một Thế Giới đặt lại)
Ông Nguyễn Đình Thắng, Giám đốc Công ty CP Đầu tư Khoáng sản - Than Đông Bắc:
Làm hồ hay chủ yếu khai thác đá?
Dự án làm hồ chứa nước phục vụ sinh hoạt, dự kiến khi nào hồ chứa nước, thưa ông?
Dự án này kéo dài hơn 10 năm, lúc nào đào có hồ thì mới chứa nước. Khi có nước thì phục vụ phòng cháy chữa cháy ở sân bay chứ không phải dùng trong sinh hoạt, tắm rửa, ăn uống.
Có con kênh lớn từ sông Đồng Nai vào sân bay hoàn toàn có thể phục vụ công tác phòng cháy chữa cháy. Làm hồ với diện tích 20 ha với độ sâu 60 m để chữa cháy, liệu có hợp lý không?
Hợp lý hay không tùy theo góc nhìn của từng người.
Thưa ông, mục đích dự án ngoài hồ chứa nước sinh hoạt, chữa cháy còn có mục tiêu tạo cảnh quan môi trường sinh thái. Mục đích này có hợp lý không?
Không có mục đích làm hồ cảnh quan. Đâu phải là khu du lịch mà phải tạo cảnh quan cho khách xem.
Có ý kiến cho rằng mục đích làm hồ chứa nước là phụ, còn tận thu đá mới là chính?
Dự án đã được cấp thẩm quyền phê duyệt chứ không phải ý kiến người này, người kia nói về dự án.
Người dân gần mỏ đá phản ánh gần đây nhà họ bị nứt, đường nhỏ xe ben ra vào thường xuyên làm ảnh hưởng đến môi trường sống của họ?
Chúng tôi vừa được cấp thẩm quyền phê duyệt cho nhận bàn giao và sẽ mở rộng con đường hiện hữu để đi. Nhà báo phải đi thực tế, đi cùng chúng tôi xem nổ mìn có bị ảnh hưởng đến nhà dân không. (Tuy nhiên, đến ngày hẹn chúng tôi liên hệ, ông Thắng cho biết đã đi công tác, hẹn lại tuần sau - PV)
Xin cám ơn ông!
Ông Nguyễn Ngọc Thường, Phó Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Đồng Nai:
Nếu ở khu đó, tôi cũng lo ngại!
Người dân ở gần mỏ đá lo lắng môi trường sống của họ ô nhiễm là đúng. Bản thân tôi nếu có nhà ở đó cũng lo. Hồ chứa nước không phải phục vụ cho người dân TP Biên Hòa để sử dụng mà chủ yếu trong khu vực sân bay. Sở cũng đặt vấn đề tại sao sông Đồng Nai lớn nằm cạnh sân bay và có con rạch vào thẳng sân bay mà không lấy nước mà lại làm hồ lớn để chữa cháy. Chủ đầu tư nói khi cần thiết sẽ lấy nước phục vụ cho công tác quân sự, sông Đồng Nai nhiều tàu thuyền qua lại nên chủ động lấy nước ở trong hồ.
Đây là công trình hồ chứa nước của quân đội nên địa phương không can thiệp nhưng khi vận chuyển đá ra thị trường để tiêu thụ thì sẽ ảnh hưởng đến môi trường. Trước mắt, chủ đầu tư phải làm con đường để bảo đảm việc vận chuyển không lầy lội, ảnh hưởng đến người dân. Khi vận chuyển đá thì phải làm các thủ tục đánh giá tác động môi trường theo đúng phê duyệt và cung cấp ĐTM (đánh giá tác động môi trường) để chúng tôi giám sát. Quá trình thực hiện dự án và vận chuyển đá tiêu thụ ra thị trường sẽ ảnh hưởng đến môi trường. Vấn đề là thực hiện giải pháp tối ưu nhất giảm thiểu việc ô nhiễm môi trường.

Phu nhân Ms. Nguyễn Công Chính: Tính mạng ông mục sư đang bị đe dọa

VRNs (30.11.2014) – Sài Gòn – Bà Trần Thị Hồng, phu nhân Mục sư Nguyễn Công Chính lo lắng cho tính mạng của Mục sư Chính đang bị đe dọa trong trại giam An Phước, tỉnh Bình Dương. Quản giáo ‘bảo kê’ cho tù nhân lăng mạ, sỉ nhục Mục sư Chính.
Bà Hồng cho VRNs biết trong chuyến thăm nuôi của gia đình vào ngày 24.11 vừa qua: “Hiện nay, Ms Chính đang bị cô lập với mọi hình thức.
141129009
Thứ nhất về vấn đề ăn uống, ông bị bệnh huyết áp cao không thể dùng những thức ăn mặn, tuy nhiên nhà cầm quyền cũng như người quản giáo trại giam An Phước đưa những thức ăn thật là mặn cho ông dùng hằng ngày. Như vậy, những cá mặn đó ảnh hướng tới sức khỏe ông rất là nhiều. Họ không chỉ cho dùng ngày một ngày hai, nhưng họ cho dùng hết ngày này, tháng này, năm này, nói chung là 24/24.
Vấn đề thứ hai, ông đang chịu cách hành xử rất khắc nghiệt tại trại giam. Những người tù khác được cho một mảnh đất nhỏ, kèm theo công cụ để trồng trọt nhằm cải thiện đời sống. Tuy nhiên Ms Chính thì không được như vậy, ông phải dùng hai bàn tay để cào đất trồng trọt. Quyền lợi của ông đã bị tước đoạt, bị chà đạp.
Vấn đề thứ ba, những phạm nhân khác được hàng tháng gọi điện về nhà trong vòng 5 phút nhưng ông thì không được. Ông đã nhiều lần làm đơn khiếu nại nhưng họ không trả lời.
Họ khủng bố tinh thần ông rất nhiều, họ kích động tù nhân khác dùng vũ lực, chửi bới và lăng mạ ông. Ngày 7.10 vừa rồi, ông nói đã bị kề dao vào cổ, tức là tính mạng ông đang bị đe dọa.”
Vợ mục sư Chính cho biết thêm, “trước khi mục sư Chính bị bắt bỏ tù, ông đã bị đánh đập rất nhiều lần, đặc biệt mắt phải bị ảnh hưởng vì có lần một an ninh đã cầm chìa khóa đánh vào một con mắt đến phun máu ra.
Đến nay mắt ông có triệu chứng mờ đi, kèm với việc ăn mặn khiến mắt mờ đi rất nhiều. Ông nói phải tăng độ kính và phải gửi nhanh, vì nếu không có kính ông không thể thấy để ăn cơm và sinh hoạt.
Đó là điều tôi cảm thấy lo lắng ghê gớm đến tính mạng ông. Với bản án 11 năm, tôi không biết tính mạng ông có giữ đến ngày đó hay không?
Mỗi lần thăm gặp ông luôn kêu oan. Ông không biết mình phạm tội gì mà phải chịu bản án 11 năm, trong khi ông đã gửi đi rất nhiều dơn khiếu nại về bản án này.”
Trong trại giam, tính mạng của Mục sư Chính bị đe dọa từng giờ từng ngày, còn bên ngoài trại giam thì gia đình Mục sư Chính luôn sống trong cảnh bất an, lo lắng và bị cô lập. Bà Hồng tâm sự:
“Gia đình tôi luôn bị cô lập. Hôm 28.10 vừa qua, không biết vì lý do gì họ vẫn canh gác và cột cổng cửa không cho mẹ con tôi ra khỏi nhà. Hằng ngày, tôi đưa con đi học họ vẫn áp tải đi và về. Điều đó làm cho đời sống mẹ con tôi rất bất an. Những sinh hoạt hằng ngày họ đều kiểm soát hết và tính mạng mẹ con tôi cũng không được đảm bảo. Mặc dù chồng tôi đang ở tù 11 năm, nhưng không có ngày nào gia đình tôi được yên ổn”.
Bà Hồng cũng nói lời cảm tạ Thiên Chúa vì có cơ hội được trình bày hoàn cảnh của gia đình và của mực sư Chính. Bà cũng kêu gọi, “mong sự hiệp thông cầu nguyện của quí ông bà anh chị em cho gia đình tôi cũng như những gia đình tù nhân luơng tâm khác đang chịu áp bức dưới chế độ này.”
Được biết, Mục sư Nguyễn Công Chính bị kết án 11 năm tù giam với tội danh “Tội phá hoại chính sách đoàn kết” trong phiên tòa sơ thẩm vào ngày 20.03.2012 và y án trong phiên tòa phúc thẩm vào ngày 31.07.2012. Nhà cầm quyền cho rằng Mục sư chính sinh hoạt tôn giáo bất hợp pháp, phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc, thế nhưng giáo Tin Lành Lutheran do ông tiếp quản không được nhà cầm quyền công nhận.
HT, VRNs

Vô tri khi bắt ông Hồng Lê Thọ

Nguyễn Ngọc Già (Danlambao) - Vừa rồi CA dùng cách "tố cáo" để sách nhiễu cô Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, bây giờ họ dùng cái gọi là "tố giác" để vô nhà ông Hồng Lê Thọ thộp cổ người ta. 

Các khái niệm và nội dung căn bản về "tố cáo", nếu quý độc giả chưa đọc, xin mời tham khảo lại bài "Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị công an sách nhiễu" [1]. Phạm vi bài này, xin nói về vụ bắt ông Hồng Lê Thọ - chủ trang blog Người Lót Gạch.

Hình thức tố giác.

Theo Cổng thông tin điện tử của Bộ Công an [2], việc bắt ông Thọ xuất phát:

- Từ tin tố giác của quần chúng 

- Nên lúc 10 giờ 30 phút ngày 29/11/2014, ANĐT công an Tp.HCM vô nhà ông Thọ bắt quả tang.

- Rồi sau đó khám xét khẩn cấp và tạm giữ hình sự "đối tượng" Hồng Lê Thọ.

Trước hết, phải nói giới công an nên từ bỏ thói hỗn ẩu với dân, bằng cách hủy bỏ chữ "đối tượng" đối với ông Hồng Lê Thọ và bất cứ người dân nào khác. Cần nhắc lại, cho tới khi nào có quyết định khởi tố, truy tố, công an (và cả những người mang danh "nhà báo") cũng chỉ được phép dùng chữ: bị can, bị cáo. Người CS nên học lại phép văn minh tối thiểu này, cho phù hợp tinh thần hội nhập toàn cầu(!).

Nếu tố cáo là quyền của công dân đối với người làm việc cho "nhà nước" và các tổ chức khác (sản xuất - kinh doanh, hội đoàn v.v...) thuộc "nhà nước", thì tố giác là trách nhiệm của công dân đối với an toàn xã hội, an ninh quốc gia, trước các loại tội phạm nói chung, không phân biệt "dân nhà nước" hay... dân thường.

Nói cách khác, phạm vi tố giác rộng hơn tố cáo. Khi tố giác, người đó phải sử dụng TRỰC TIẾP VÀ ĐỒNG THỜI một hoặc vài trong số 5 giác quan (thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác) trước một hay vài hành vi/sự việc của một người/nhóm người nào đó, mà họ cho rằng có thể đã và đang xâm phạm an ninh trật tự xã hội, an ninh quốc gia. Nhấn mạnh, người tố giác phải trực tiếp sử dụng ngũ quan [3] để "làm việc".

Cần phân biệt tố giác không phải là mách lẻo vì tư thù cá nhân hay xuất phát từ ý nghĩ chủ quan mang tính áp đặt. Hay vì lợi ích được hứa hẹn nào đó mà đi rình mò để hãm hại người vô tội. "Gài bẫy" để "tố giác" hữu hiệu là đòn bẩn thỉu vốn có của người CS.

Nếu chấp nhận điều 258 là "tội", khi đặt nó trong sự việc cụ thể của ông Hồng Lê Thọ, có lẽ vài suy nghĩ dưới đây, quá khó cho giới công an phải làm rõ trước dư luận?: 

- Người tố giác ắt hẳn phải ngồi... rình ngay trong nhà ông Thọ để chứng kiến việc ông Thọ điểm tin, gõ phím và đăng lên blog cá nhân chứ? Không thể nói người tố giác là nhà sát cạnh hay đối diện, dù cho tạm giả thiết, bàn làm việc của ông Thọ đặt trong tầm ngắm của nhà hàng xóm, bởi không tài nào có thể dùng thị giác để biết ông Thọ đang viết nội dung gì (nếu có thì chắc người đó có "thiên lý nhãn" - một khái niệm thần thoại). 

- Ai là người đó? Sao người đó rảnh vậy?! Tại sao "tự nhiên" ông Thọ rước người đó vô nhà để ngồi... rình chính bản thân mình?! 

- Ông Thọ rước người đó vô nhà lúc nào mà 10 giờ 30 phút ngày 29/11/2014 công an nắm tin và thực hiện "bắt quả tang" nhanh thế?!

- Tố giác chỉ có giá trị khi và chỉ khi: Hành động mà người đó phát hiện, phải xảy ra trong thời gian ngắn mang tính tức thời, bởi không cần trình tự thủ tục (như Luật tố cáo quy định). Tố giác mất đi ý nghĩa vốn có, một khi sự việc trôi qua lâu, bởi kéo theo dấu vết tội phạm bị xóa nhòa theo thời gian. 

- Tạm gọi người tố giác là bên thứ ba, người/nhóm người bị tố giác là bên thứ hai, người/nhóm người nhận lãnh hậu quả là bên thứ nhất. Vậy, bên thứ ba không có trách nhiệm và không có đủ chuyên môn như một an ninh hay gián điệp để thực hiện cả quá trình theo dõi xuyên suốt, có hệ thống, có kế hoạch đối với tội phạm.

- Nói cách khác,bên thứ ba chẳng qua là một người bất chợt nhìn thấy hành vi/sự việc của bên thứ hai một cách ngẫu nhiên với nguy cơ khá rõ về hậu quả xảy ra tức thì cho bên thứ nhất. 

Những lý giải trên nhằm diễn giải: ông Hồng Lê Thọ lập blog Người Lót Gạch đã vài năm qua. Sao giờ này "ai đó" mới "tố giác"??? Hoàn toàn phi lý khi công an dùng khái niệm "tố giác" để xông vào nhà ông Hồng Lê Thọ. 

Vậy, về hình thức gọi là "tố giác", giới công an hoàn toàn sai về học thuật cũng như vi phạm pháp luật. 

Nội dung về thuật ngữ "tố giác".

Nội dung "Tố giác" mặc định bất kỳ ai cũng có thể làm việc đó, với điều kiện trực tiếp sử dụng ngũ quan đối với hành vi/sự việc mà mình chứng kiến & chứng thực, rồi báo cho nhà chức trách một cách rõ ràng: địa điểm và thời gian xảy ra, về hành vi đã và/hoặc đang thực hiện của bên thứ hai 

Vậy, bên thứ ba phải là người ngoài cuộc với tư cách khách quan và những người này đáng trân trọng, ngưỡng mộ và vinh danh bởi đầy tinh thần trách nhiệm công dân, trong ao ước thực hành pháp luật cho một xã hội bình an. 

Bên thứ ba thực hiện trách nhiệm cao quý của mình, nhất định luôn đi kèm trình bày hành vi của bên thứ hai đang hay đã thực hiện, mà hành vi đó phải gây ra hậu quả tức thời cho bên thứ nhất. Nghĩa là hậu quả phải ở dạng vật chất, nhận thấy được rõ ràng (Ví dụ: giết người, cướp của, hiếp dâm, bạo hành v.v... dù thành công hay thất bại). 

"Tố giác" đặt trong sự việc cụ thể, đối với ông Hồng Lê Thọ (tức bên thứ hai) theo nội dung điều 258 và theo cáo buộc ban đầu từ phía công an, trở nên hoàn toàn vô nghĩa. Nói cách khác, tố giác lúc này chỉ có ý nghĩa, khi bên thứ ba chứng kiến ông Thọ dùng bàn phím, laptop, CPU như là vũ khí nhằm tấn công bên thứ nhất trong tư gia của ông Thọ. Như vậy, khái niệm "tố giác" mới hình thành vào lúc bấy giờ.

Đối tượng bị xâm phạm theo điều 258, như giới công an cho biết, chính là "nhà nước" - nó không tồn tại như là một dạng vật chất hữu hình. Do đó, phía công an đã hiểu sai hoàn toàn học thuật căn bản của triết học khi ứng dụng vào luật học và luật pháp.

Trong học thuật "hình sự", không có khái niệm "tố giác bộ não" người khác. Không ai & không tổ chức nào có đủ khả năng và có quyền kết tội "não người", cho đến khi nó biến thành hành động dưới dạng vật chất. Những gì được viết ra, không phải là sản phẩm vật chất, nó là sản phẩm tinh thần, tức thuộc về tư tưởng, không phải là hành động. 

Người CS đồng nhất quan điểm = hành động, nên nhớ từ quan điểm đi đến hành động là một khoảng cách rất xa. Từ đó, hệ quả tất yếu kéo theo tính đồng nhất giữa ý thức và vật chất là một. Đó là một nhận thức sai lầm trầm trọng bấy lâu nay, khi ứng dụng Triết học vào việc soạn luật [4]. Não bộ không hành động, vai trò của nó là suy nghĩ, điều khiển và chỉ huy.

Vì thế, điều 19 khoản 1 trong "Công ước quốc tế về các quyền dân sự & chính trị" (ICCPR) nói rõ:

Mọi người đều có quyền giữ quan điểm của mình mà không bị ai can thiệp.

Tóm lại, khi viện đến khái niệm "tố giác", bắt buộc bên thứ ba phải chứng kiến và chứng thực về hành vi mà bên thứ hai gây ra và hành vi đó buộc phải ở dạng vật chất nhận thức được bằng ngũ quan, tác động rõ ràng cho bên thứ nhất - cũng phải tồn tại dưới dạng vật chất (chứ không phải nhà nước - khái niệm ý thức).

Đến đây, đủ kết luận cả hình thức cho đến nội dung của cái gọi là "tố giác", qua phân tích trên, cho thấy công an hoặc là chẳng hiểu gì về "tố giác" hoặc là dùng "tố giác" như một cái bẫy với "ai đó tố giác" thật vu vơ để "bắt quả tang" ông Thọ.

Bắt quả tang

Khái niệm tố giác sẽ mất đi ý nghĩa, nếu như không đề cập đến khái niệm "bắt quả tang" đi cùng với nó.

Bắt quả tang, theo người đời hay gọi nôm na: "bắt tại trận" hay "bắt tận tay day tận cánh" v.v... với ví dụ minh họa dưới đây [5].

Bắt quả tang, nghĩa là bắt với kết quả tang vật (tồn tại dưới dạng vật chất, không chỉ là vũ khí, công cụ trấn áp khi bên thứ hai bị bắt). 

Trong pháp lý, người ta hay nói về: nhân chứng, vật chứng. Cũng vì thế, khi điều tra, tranh tụng, người CS tiếp tục sai lầm khi trọng cung (ý thức) hơn trọng chứng (vật chất), vì thế gây ra biết bao oan trái ngút trời cho dân lành. Mới đây, "vụ án giết người" mà mẹ của tử tù Hồ Duy Hải kêu oan khắp nơi cho con trai [6] là thêm một ví dụ sống động và quan trọng cho khái niệm "bắt quả tang".

Kết

Người CS hàng chục năm qua đã dùng trò "tố giác" để chia rẽ nhân tâm người Việt. Đi cùng với nó là trò không sạch sẽ lắm mang tên "bắt quả tang" nhằm để cố tình nghiêm trọng hóa sự việc, vốn chẳng có gì trầm trọng cả, đôi khi là ngớ ngẩn.

Chính những trò bẩn thỉu đó, nó bôi nhọ tư cách công vụ của chính họ, đồng thời hủy hoại nhân cách của dân tộc Việt Nam. 

Chính người CS luôn làm hình ảnh "người tố giác" không khác kẻ ngôi lê đôi mách, như ông bà Việt Nam có câu "nhàn cư vi bất thiện". Do đó, trách sao người Việt Nam luôn nghi kỵ và luôn nghĩ xấu về nhau từ ngày "đời ta có đảng" (?!)

Vậy, những thủ đoạn "tố giác", "bắt quả tang" đã bị phía công an áp dụng sai quấy đối với ông Hồng Lê Thọ. Do vậy, không cần thiết bàn luận thêm khái niệm "bắt khẩn cấp", "khám xét" v.v...

Người CS lẽ ra cần nhận thấy, tội ác và tính vô luân của mình đối với dân tộc Việt Nam, chất chồng suốt 70 năm qua với các khái niệm "tố giác", "bắt quả tang" mà mỗi khi nhớ lại làm sao người Việt Nam quên được trò "đấu tố" trong CCRĐ - hậu quả đớn đau cho đến nay còn để lại di lụy dai dẳng, bởi chính người CS phá nát đạo đức, triệt diệt luân lý và vùi dập phẩm giá người Việt Nam. 

Hỡi người CSVN! Hãy nhìn ra thế giới để hổ thẹn, để tủi nhục để hiểu về liêm sỉ nếu các ông, các bà còn nghĩ bản thân xứng với chữ: Người Việt Nam!



_____________________________________

Chú thích:



[3] Ví dụ sử dụng ngũ quan, như vụ dùng lưỡi nếm phân để phát giác ra bọn buôn lậu.

[4] Vì thế, người CS mới đòi soạn luật quái dị như "Luật đặt tên". Họ không hiểu nổi tên riêng của một người là sản phẩm tính thần.

[5] Clip ông Phó Chánh văn phòng Tỉnh ủy Bình Định nài nỉ "tội em mà, anh Quốc ơi! tha cho em! chiều em còn họp nữa" khi bị bắt quả tang tằng tịu với vợ người khác 

Mười dấu vân tay của hung thủ thật không hề trùng khớp với vân tay của Hồ Duy Hải và các tình tiết khác. Quá xuẩn động và tàn ác trước một hoàn cảnh đau thương như thế này!