Sunday, October 26, 2014

Dàn tàu sân bay hùng mạnh nhất thế giới của Mỹ

Với 10 tàu sân bay trong đó có 9 nhóm tác chiến đang hoạt động là minh chứng cho sức mạnh thống trị đại dương của Hải quân Mỹ.

USS-Nimitz CVN-68
USS-Nimitz CVN-68 là chiếc siêu hàng không mẫu hạm đầu tiên thuộc lớp Nimitz. Tàu sân bay này được khởi đóng vào ngày 22/6/1968, hạ thủy vào ngày 13/5/1972. CVN-68 đi vào hoạt động từ ngày 5/5/1975 cho đến nay. Tàu có chiều dài tổng thể 332,8 mét, chỗ rộng nhất 76,8 mét, mớn nước 11,3 mét, lượng giãn nước toàn tải tới 110.250 tấn. Nimitz là lớp tàu chiến lớn nhất thế giới từng được chế tạo. Để vận hành cỗ máy chiến tranh khổng lồ này cần đến hai lò phản ứng hạt nhân, 4 tuabin hơi nước truyền động cho chân vịt 4 trục. CVN-68 có thể mang theo tới 90 máy bay các loại, thủy thủ đoàn trên tàu lên đến 3.200 người trong đó có 2.480 nhân viên hàng không. USS-Nimitz là soái hạm của Nhóm tác chiến tàu sân bay số 11 (CSG-11) thuộc hạm đội Thái Bình Dương. Ảnh: Wikipedia
USS-Dwight D. Eisenhower (CVN-69)
USS-Dwight D. Eisenhower (CVN-69) là chiếc siêu hàng không mẫu hạm thứ 2 của lớp Nimitz. Tàu được đưa vào hoạt động từ năm 1977. CVN-69 là một phần của Nhóm tác chiến tàu sân bay số 8 (CSG-8) thuộc Hạm đội 5 phụ trách khu vực Địa Trung Hải cùng các vùng biển khác ở Trung Đông. Siêu hàng không mẫu hạm này đã tham gia hầu hết các nhiệm vụ quân sự tại khu vực Trung Đông, tiêu biểu là chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, cuộc xâm lược Iraq năm 2003. Ảnh: Wikipedia
USS Carl Vinson (CVN-70) chiếc thứ 3 thuộc lớp Nimitz
USS-Carl Vinson (CVN-70) là chiếc thứ 3 thuộc lớp Nimitz. Siêu hàng không mẫu hạm này đi vào hoạt động từ ngày 13/3/1982. Tàu được đặt theo tên một đại biểu quốc hội đến từ bang Georgia để ghi nhận những đóng góp của ông đối với Hải quân Mỹ. Từ tháng 10/2009 CVN-70 là soái hạm của Nhóm tác chiến tàu sân bay số 1 (CSG-1) có trụ sở tại San Diego, bang California. Từ ngày 15-22/9/2014 USS-Carl Vinson đang tham gia cuộc tập trận hải quân quy mô lớn mang tên "Lá chắn dũng cảm" 2014 cùng với tàu sân bay George Washington (CVN-73) tại vùng biển phía tây Thái Bình Dương. Trong ảnh, CVN-70 cùng phi đoàn tiêm kích trên hạm CVW-14 trong nhiệm vụ thiết lập vùng cấm bay ở Iraq năm 1994. Ảnh: Wikipedia
USS Theodore Roosevelt (CVN-71)
USS-Theodore Roosevelt (CVN-71) được biết đến với biệt danh "Big Stick" (cây gậy lớn) là chiếc thứ 4 của lớp Nimitz. Siêu hàng không mẫu hạm này đi vào hoạt động từ ngày 25/10/1986. Tàu được đặt theo tên tổng thống đời thứ 26 của nước Mỹ. Không lâu sau khi đi vào hoạt động, CVN-71 đã được điều động tham chiến trong chiến dịch Bão táp sa mạc. Các tiêm kích trên hạm của siêu hàng không mẫu hạm này đã thực hiện hơn 4.200 phi vụ, ném hơn 2.177 tấn bom đạn các loại. Từ ngày 1/10/2004, USS-Theodore Roosevelt là soái hạm của Nhóm tác chiến tàu sân bay số 12 (CSG-12) thuộc Hạm đội chỉ huy, hải quân Mỹ. Ảnh: Wikipedia
USS Abraham Lincoln (CVN-72)
USS-Abraham Lincoln (CVN-72) là chiếc thứ 5 của lớp Nimitz. Tàu được đặt theo tên tổng thống đời thứ 16 của Mỹ. Siêu hàng không mẫu hạm này đi vào hoạt động từ ngày 11/11/1989. CVN-72 là soái hạm của Nhóm tác chiến tàu sân bay số 9 (CSG-9) thuộc Bộ tư lệnh hàng không hải quân Đại Tây Dương, hạm đội Đại Tây Dương, Hải quân Mỹ cho đến năm 2012 khi tạm thời được thay thế bởi CVN-76. USS-Abraham Lincoln cùng nhóm tác chiến của nó đã mở màn loạt tấn công trong chiến dịch Tự do Iraq năm 2003. Các tiêm kích trên tàu sân bay này đã thực hiện hơn 16.500 phi vụ, ném hơn 725 tấn vũ khí xuống các mục tiêu ở Iraq. Bên cạnh các hoạt động quân sự, CVN-72 còn tham gia các hoạt động hỗ trợ nhân đạo trong thảm họa động đất-sóng thần ở Ấn Độ Dương năm 2004. Năm 2005, tàu sân bay này được sử dụng làm cảnh quay cho bộ phim khoa học viễn tưởng Stealth. Ảnh: Defenceindustrydaily
USS George Washington (CVN-73)
USS-George Washington (CVN-73) là chiếc thứ 6 của lớp Nimitz cũng là chiếc tàu chiến thứ 4 được đặt theo tên của vị tổng thống đầu tiên của nước Mỹ. CVN-73 được đưa vào hoạt động từ ngày 4/7/1992. Hiện nay, siêu hàng không mẫu hạm này là soái hạm của lực lượng đặc nhiệm 70 (CTF-70) thuộc Nhóm tác chiến tàu sân bay số 5(CSG-5) Hạm đội 7 có trụ sở tại Yokosuka, Nhật Bản. CTF-70 được xem là nhóm tác chiến tàu sân bay lớn nhất của hải quân Mỹ với hai tuần dương hạm lớp Ticonderoga và 7 tàu khu trục lớp Arleigh Burke. Lực lượng này là nòng cốt trong việc chống lại các mối đe dọa chiến tranh mặt nước và tích hợp phòng thủ tên lửa đạn đạo với Hải quân Nhật Bản. Ảnh: Publicintelligence
USS John C. Stennis (CVN-74)
USS-John C. Stennis (CVN-74) là chiếc thứ 7 của lớp Nimitz. Tàu được đặt theo tên Thượng nghị sĩ bang Mississippi, CVN-74 đi vào hoạt động từ ngày 9/12/1995. USS-John C. Stennis là soái hạm của Nhóm tác chiến tàu sân bay số 3(CSG-3) với nòng cốt là phi đoàn tiêm kích trên hạm số 9(CVW-9) và liên đội tàu khu trục DESRON 21. CVN-74 có thể mang theo 90 máy bay các loại, 4 máy phóng hơi nước cùng 4 thang máy để vận chuyển máy bay lên xuống mặt boong. Ảnh: Wikipedia
USS Harry S. Truman (CVN-75)
USS-Harry S. Truman (CVN-75) là chiếc thứ 8 của lớp Nimitz. Tàu được đặt theo tên tổng thống  thứ 33 của Mỹ. CVN-75 đi vào hoạt động từ ngày 25/7/1998. Từ 1/10/2004, siêu hàng không mẫu hạm này là soái hạm của Nhóm tác chiến tàu sân bay số 10 (CSG-10) thuộc Hạm đội chỉ huy hải quân Mỹ chịu sự điều hành trực tiếp của Bộ trưởng hải quân. CVN-75 đã tham gia các chiến dịch quân sự thiết lập vùng cấm bay ở Bosnia and Herzegovina  năm 1993, chiến dịch Tự do bền vững Afghanistan, chiến dịch Tự do Iraq. Đặc biệt, trong chiến dịch Tự do Iraq năm 2003, các tiêm kích trên CVN-75 đã thực hiện hơn 1.300 phi vụ. Ảnh: Combatindex
USS Ronald Reagan (CVN-76)
USS-Ronald Reagan (CVN-76) là chiếc thứ 9 của lớp Nimitz. Tàu được đặt theo tên tổng thống thứ 40 của Mỹ, đây là chiếc tàu chiến đầu tiên được đặt theo tên một cựu tổng thống vẫn còn sống. CVN-76 đi vào hoạt động từ ngày 12/7/2003. Từ tháng 5/2012 siêu hàng không mẫu hạm này là soái hạm của Nhóm tác chiến tàu sân bay số 9 (CSG-9) thuộc hạm đội Thái  Bình Dương, hải quân Mỹ. USS-Ronald Reagan  đã được triển khai làm nhiệm vụ hỗ trợ trong chiến dịch Tự do Iraq-2003, chiến dịch Tự do bền vững Afghanistan. Năm 2012, CVN-76 được lấy làm cảnh quay chính trong bộ phim bom tấn Battleship. Ảnh: Wikipedia
USS George H.W. Bush (CVN-77)
USS-George H.W. Bush (CVN-77) là chiếc thứ 10 cũng là cuối cùng của siêu hàng không mẫu hạm lớp Nimitz. Tàu được đặt theo tên tổng thống thứ 41 của nước Mỹ. CVN-77 là chiếc tàu chiến thứ 2 được đặt theo tên một cựu tổng thống đang còn sống. Tàu đi vào hoạt động từ ngày 10/1/2009. USS-George H.W. Bush được áp dụng một loạt các công nghệ tiên tiến trong thiết kế thủy động lực học cũng như hệ thống điện tử hàng hải tiên tiến. CVN-77 cùng với CVN-76 là hai siêu hàng không mẫu hạm hiện đại nhất đang hoạt động của Hải quân Mỹ. Ngày 15/5/2011, CVN-77 được giao nhiệm vụ soái hạm của Nhóm tác chiến tàu sân bay số 2(CSG-2) thuộc Hạm đội chỉ huy hải quân Mỹ dưới sự chỉ huy của Chuẩn đô đốc Nora Wingfield Tyson. Bà là người phụ nữ đầu tiên được giao trọng trách chỉ huy một nhóm tác chiến tàu sân bay của Hải quân Mỹ. Ngày 14/6/2014, CVN-77 được triển khai đến vịnh Ba Tư để bảo vệ lợi ích của Mỹ tại Iraq trước sự trỗi dậy của Nhà nước Hồi giáo cực đoan IS. Ảnh: Cdn.timesofisrael
ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT
  • Rất tốt! Thông tin nhanh, nội dung trung thực và khách quan.
  • Bình thường: Thông tin hữu ích, nội dung không lỗi.
  • Kém: Nội dung không có giá trị, nhiều lỗi
 


Bình luận


tối thiểu 10 chữ tiếng Việt có dấu không chứa liên kết
Gửi bình luận

Bạn có thể quan tâm

Quân sự

10 vũ khí phổ dụng của đặc nhiệm Nga

Đặc nhiệm là bộ phận tinh nhuệ và bí mật nhất. Vũ khí chủ yếu của đặc nhiệm là tiểu liên, súng trường bắn tỉa.
1. Tiểu liên Klin (PP-9 Klin)
Klin có cỡ nòng 9 mm, xạ tốc 975-1.060 phát/phút, dung lượng hộp đạn 20, 30 viên, tầm bắn hiệu quả không dưới 150 m. Tổng chiều dài 305 mm. Trọng lượng của tiểu liên này là 1,54 kg. Nó có thể sử dụng các loại đạn tiêu chuẩn 9 х 18 mm.
Nhập mô tả cho ảnh
2. Súng trường bắn tỉa giảm thanh VSS Vintorez
VSS Vintorez có cỡ nòng 9 mm, xạ tốc 60 phát/phút. Dung lượng hộp đạn 20 hoặc 40 viên. Tầm bắn có ngắm 400 m. Sơ tốc đạn đạt 300 m/s. Trọng lượng khi có đạn và lắp kính ngắm bắn tỉa là 2,96 kg.
Nhập mô tả cho ảnh
3. Súng trường bắn tỉa cỡ nòng lớn VKS Vykhlop
Tầm bắn có ngắm của VKS Vykhlop là 600 m. Sơ tốc đạn đến 295 m/s. Dung lượng hộp đạn 5 viên. Trọng lượng khi không có bộ tiêu thanh và kính ngắm là 6,5 kg. Chiều dài khi lắp bộ tiêu thanh (không có bộ tiêu thanh) đạt 1.125 (622) mm.
Nhập mô tả cho ảnh
4. Súng trường tiến công - phóng lựu А-91
А-91 có cỡ nòng 7,62 mm hoặc 5,56 mm với súng phóng lựu lắp liền 40 mm, xạ tốc 600-800 phát/phút. Dung lượng hộp đạn 30 viên. Tầm bắn có ngắm đến 200 m. Tổng chiều dài là 660 mm, trọng lượng 3,97 kg (khi không có hộp đạn).
Nhập mô tả cho ảnh
6. Súng trường tiến công đặc biệt bắn dưới nước APS
Súng bắn các đầu đạn xuyên đặc biệt hình mũi tên, cỡ nòng 5,66 mm. Tầm bắn ở độ sâu 40 (5) m là 10 (30) m. Dung lượng hộp đạn 26 viên. Chiều dài viên đạn 150 mm, chiều dài đầu đạn hình tên 120 mm. Tầm bắn khi bắn trên cạn (trong không khí) đến 100 m. Trọng lượng khi lắp hộp đạn đầy 2,7 kg.
Nhập mô tả cho ảnh
5. Súng trường tiến công - phóng lựu OTs-14 Groza
OTs-14 Groza có cỡ nòng 9 mm, tầm bắn có ngắm 500 m, dung lượng hộp đạn 20 viên. Nó sử dụng các loại đạn đặc biệt SP-5 và SP-6.
Nhập mô tả cho ảnh
7. Súng ngắn giảm thanh PSS Vul
Súng ngắn PSS không có bộ tiêu thanh và sử dụng các loại đạn đặc biệt cỡ 9 mm, sơ tốc đạn 270 m/s. Trọng lượng khi lắp hộp đạn có đạn (rỗng) là 0,85 (0,81) kg.
Nhập mô tả cho ảnh
8. Súng ngắn АО-44 (6P13) 
Súng ngắn giảm thanh có bộ tiêu thanh này được phát triển trên cơ sở súng ngắn Stechkin, cỡ nòng 9 mm, xạ tốc chiến đấu 90 phát/phút. Tầm bắn có ngắm là 200 m, sơ tốc đạn 340 m/s. Trọng lượng tính cả bộ tiêu thanh và đạn là 1,3 kg, dung lượng hộp đạn 20 viên.
Nhập mô tả cho ảnh
9. Súng ngắn SPP-1М
Cỡ của đầu đạn xuyên hình tên là 4,5 mm. Nó có thể tác xạ dưới nước và trên bờ. Tầm bắn có ngắm dưới nước (trên cạn) 10-17 (đến 20) m. Trọng lượng đạt 0,95 kg. Súng ngắn không có hộp đạn mà lắp cụm 4 nòng. Các viên đạn được liên kết thành một khối và tháo ra (nạp vào) các nòng súng một cách đồng thời.
Nhập mô tả cho ảnh
10. Dao trinh sát đặc biệt NRS-2
Dao kết hợp vũ khí lạnh và súng. Nó sử dụng một viên đạn giảm thanh đặc biệt SP-4 cỡ 7,62 mm. Tầm bắn có ngắm đến 25 m. Xạ tốc một phát/phút. Tầm sát thương thực sự là 7-10 m.
Nhập mô tả cho ảnh

Cận cảnh cuộc sống trên tàu sân bay Mỹ không kích Syria

USS George H.W. Bush, hàng không mẫu hạm cuối cùng thuộc lớp Nimitz của Mỹ, đang hỗ trợ chiến dịch không kích phiến quân Hồi giáo ở Syria.
Cận cảnh cuộc sống trên tàu sân bay Mỹ không kích Syria
Ngày 23/9, Mỹ và các đồng minh Arab phát động chiến dịch không kích các mục tiêu của tổ chức tự xưng Phiến quân Hồi giáo (IS) trên lãnh thổ Syria. Sau khi các chiến hạm nã tên lửa hành trình Tomahawk từ Biển Đỏ, phi cơ trên hàng không mẫu hạm Mỹ ở vịnh Ba Tư tiếp tục xuất kích. Ảnh: Getty
Cận cảnh cuộc sống trên tàu sân bay Mỹ không kích Syria
Phản lực chiến đấu F/A-18E Super Hornet xuất kích từ tàu sân bay USS George H.W. Bush (CVN 77). Giống các hàng không mẫu hạm lớp Nimitz, USS George H.W. Bush có khả năng mang theo 90 máy bay cánh gập trong các nhiệm vụ tác chiến. Ảnh: Hải quân Mỹ
Cận cảnh cuộc sống trên tàu sân bay Mỹ không kích Syria
Để chuẩn bị cho những lần xuất kích, biên chế chiến đấu trên tàu sân bay phải làm việc với toàn bộ sức lực. Ảnh: CNN
Cận cảnh cuộc sống trên tàu sân bay Mỹ không kích Syria
Họ phải vận chuyển vũ khí từ kho chứa để đưa lên mặt sàn tàu sân bay trước khi gắn chúng vào các giá treo dưới cánh và bụng phi cơ. Hải quân Mỹ sử dụng bom dẫn đường để tăng khả năng phá hủy các mục tiêu của IS trên lãnh thổ Syria. Ảnh: CNN
Cận cảnh cuộc sống trên tàu sân bay Mỹ không kích Syria
Việc chất vũ khí lên các giá treo dưới cánh máy bay đòi hỏi sự khéo léo của con người mà các loại máy móc không thể thay thế. Ở công đoạn này, máy móc chỉ giúp nâng vũ khí lên độ cao cần thiết trước khi kỹ thuật viên gắn chúng vào phi cơ. Ảnh: CNN
Cận cảnh cuộc sống trên tàu sân bay Mỹ không kích Syria
Sau khi hoàn tất các bước chuẩn bị, người ta sẽ gắn những chiếc F-18 vào hệ thống giá phóng nằm dưới mặt sàn tàu sân bay. Nó giúp phi cơ đạt được vận tốc cần thiết trước khi phi công sử dụng động cơ phản lực đẩy của máy bay đưa nó vào không trung. Ảnh: CNN
Cận cảnh cuộc sống trên tàu sân bay Mỹ không kích Syria
Hải quân Mỹ cũng nỗ lực tạo ra môi trường sống bình thường cho các thủy thủ và thành viên phi đội chiến đấu trên USS George H.W. Bush và các tàu cùng lớp. Tàu sân bay hạt nhân Mỹ hoạt động liên tục trên biển nên thủy thủ đoàn phải lênh đênh trên sóng nước. Phòng tập thể hình phục vụ nhu cầu rèn luyện sức khỏe của các thủy thủ. Ảnh: CNN
Cận cảnh cuộc sống trên tàu sân bay Mỹ không kích Syria
Phòng ăn trên tàu đủ phục vụ toàn bộ thủy thủ và thành viên các phi đội chiến đấu của tàu sân bay. Ảnh: CNN
Cận cảnh cuộc sống trên tàu sân bay Mỹ không kích Syria
USS George H.W. Bush hoạt động nhờ năng lượng hạt nhân nên nó có khả năng vận hành liên tục trong 20 đến 25 năm. Tuy nhiên, các tàu tiếp tế vẫn phải tiếp cận để bơm xăng dầu (nhiên liệu của máy bay) và nhu yếu phẩm khác cho thành viên thủy thủ đoàn. Ảnh: Hải quân Mỹ
Cận cảnh cuộc sống trên tàu sân bay Mỹ không kích Syria
Ngoài ra, người ta có thể dùng trực thăng MH-60S Sea Hawk để vận tải hàng hóa lên tàu sân bay. Ảnh: Hải quân Mỹ
Cận cảnh cuộc sống trên tàu sân bay Mỹ không kích Syria
Khi USS George H.W. Bush không đảm trách nhiệm vụ chiến đấu, người ta sử dụng mặt sàn tàu để huấn luyện binh sĩ. Ảnh: Hải quân Mỹ

Chuyện bếp núc trên tàu sân bay Mỹ

Đầu bếp trên các hàng không mẫu hạm Mỹ phải làm việc liên tục để phục vụ nhu cầu ăn uống của khoảng 5.000 người, bao gồm thủy thủ đoàn và thành viên các phi đội chiến đấu.
Chuyện bếp núc trên tàu sân bay Mỹ
Mô phỏng khu bếp trên tàu sân bay Mỹ. Ảnh: National.ae
Trang phục là cách duy nhất để người ta phân biệt các nhóm chuyên trách trên tàu sân bay Mỹ và đầu bếp. Họ phải làm việc cả ngày để phục vụ nhu cầu thiết yếu của các thủy thủ đoàn, phi công và thành viên các phi đội chiến đấu.
Đầu bếp trên tàu sân bay phải chuẩn bị 4 bữa mỗi ngày, bao gồm các bữa ăn lúc sáng, trưa, tối và nửa đêm vì hàng không mẫu hạm Mỹ vận hành 24/24. Bữa ăn sáng thường được phục vụ trong 3 tiếng, từ 6h đến 9h hàng ngày. Đồ ăn trong bữa sáng thường chỉ có những món nhất định và chúng lặp lại trong nhiều ngày. Tuy nhiên, thỉnh thoảng đầu bếp cải thiện chế độ ăn cho mọi người bằng những loại bánh mà họ tự làm.
5.000 người làm việc trên tàu sân bay phải xếp hàng chờ tới lượt lấy thực phẩm mỗi sáng. Đoàn người kéo dài trong nhà ăn và tràn ra cả hành lang và cầu thang lên xuống của tàu. Đầu tiên, các thủy thủ cần quan sát bảng thực đơn chọn món trước khi lấy khay và dĩa để lấy đồ ăn.
Chuyện bếp núc trên tàu sân bay Mỹ
Thủy thủ xếp hàng chờ lấy thực phẩm. Ảnh: National.ae

Quân đội Mỹ nuôi binh sĩ như thế nào?

Mỗi bữa ăn của quân nhân Mỹ cung cấp trung bình khoảng 1.250 calo nhằm đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cần thiết để duy trì sức khỏe và tinh thần chiến đấu.
Francis Patol là chuyên gia ẩm thực cấp cao trên tàu sân bay USS George H.W. Bush, hàng không mẫu hạm cuối cùng thuộc lớp Nimitz của Hải quân Mỹ. Patol cho biết, đội đầu bếp làm việc trên tàu gồm 93 người. Họ phải nấu 16.000 đến 18.000 suất ăn mỗi ngày. Để mọi việc thuận lợi, đầu bếp trên tàu phải lập kế hoạch trước. Thực đơn lặp lại theo chu kỳ 15 ngày trong khi tàu tiếp tế mang đồ tươi và đồ khô cho USS George H.W. Bush mỗi tuần một lần.
Tàu có 7 khu bếp nằm cách xa nhau. Mỹ phải chi 45.000 USD đến 65.000 USD cho thực phẩm mỗi ngày trên tàu. Riêng số tiền phục vụ nhu cầu ăn uống của các thủy thủ và thành viên phi đội chiến đấu trên USS George H.W. Bush đã cán mốc 1,8 triệu USD/tháng. Hiện tại, Lầu Năm Góc có 10 tàu sân bay đang hoạt động và hàng trăm chiến hạm khác trên các vùng biển khắp hành tinh.
Một trong những thực phẩm được ưa thích nhất trên tàu là cánh gà. Tuy nhiên, các đầu bếp phải chế biến khoảng 1,6 tấn cánh gà mỗi lần để phục vụ các thủy thủ. Những dụng cụ phục vụ nấu nướng trên tàu cũng to lớn bất thường. Chảo khổng lồ trên tàu có khả năng chứa gần 300 lít nước. Lò hấp, lò nướng là loại lò công nghiệp trong khi bếp rán luôn ngập mỡ sôi.
Chuyện bếp núc trên tàu sân bay Mỹ
Khu phòng ăn dành cho các thủy thủ và phi đội chiến đấu trên tàu sân bay Mỹ. Ảnh: National.ae
17h là thời điểm bắt đầu bữa ăn tối. Các thủy thủ lại xếp hàng chờ tới lượt lấy thức ăn. Sau khi dùng bữa họ có thể thưởng thức cà phê ở quầy đồ uống gần đó. Tuy suất ăn trên tàu sân bay khá ngon và đầy đủ dinh dưỡng nhưng phần lớn các thủy thủ và thành viên phi đội chiến đấu đều không thích chúng. Sau nhiều tháng lênh đênh trên biển, nhiều người khao khát được thưởng thức một bữa ăn nấu riêng cho mình thay vì những suất ăn sẵn.
Hơn ai hết, Francis Patol hiểu rõ mong muốn của các thủy thủ trên tàu đối với bữa ăn thường ngày. Chính vì thế, đội của ông luôn cố gắng thay đổi thực đơn bất cứ khi nào có thể. Họ chế biến những món ăn mới trong ngày lễ hoặc những ngày cuối tuần. Tuy nhiên, việc cải thiện suất ăn phụ thuộc nhiều vào nguồn thực phẩm dự trữ trên tàu.
Ngoài ra, đầu bếp cũng phải nấu những thực đơn khác để phục vụ sĩ quan ở khu phòng mang tên Wardroom. Chúng nhỏ hơn phòng ăn cho các thủy thủ và thành viên phi đội chiến đấu nhưng được thiết kế tinh tế và sang trọng hơn. Ghế trong phòng này được lót đệm, bàn ăn có khăn phủ cùng nhiều trang thiết bị khác.
Thomas Blaha, người phụ trách thực phẩm ở Wardroom, cho biết: “Thực đơn ở đây quay vòng theo chu kỳ 14 ngày. Tuy nhiên, chúng tôi chỉ phải phục vụ 250 tới 300 sĩ quan mỗi ngày nên chúng tôi có thời gian để tâm hơn tới hình thức. Ngoài ra, số lượng bữa ăn ít cho phép chúng tôi sử dụng nhiều kỹ thuật nấu nướng khác nhau để tăng sự hấp dẫn của đồ ăn”.
Các đầu bếp phục vụ bữa ăn cho thuyền trưởng trong phòng riêng. Người chịu toàn bộ trách nhiệm trên USS George H.W. Bush có quyền yêu cầu những món ăn mà ông yêu thích. Thuyền trưởng và những sĩ quan cấp cao nhất trên tàu có đầu bếp riêng. Thực đơn của họ thường không được lên lịch trước.
a
Một đầu bếp đang cắt thịt cừu trên tàu sân bay USS Nimitz. Ảnh: US Navy

Câu chuyện sân bay ở Việt Nam

Việc trang Airlinequality.com xếp cả hai sân bay lớn nhất ở Việt Nam là Tân Sơn Nhất ở phía Nam và Nội Bài ở phía Bắc vào top những sân bay tệ nhất ở Châu Á làm tôi thấy vui. Vui vì ít ra cũng đã có một động thái từ phía bên ngoài đánh giá chất lượng của những sân bay ở Việt Nam. Điều đó chứng tỏ Việt Nam đang dần được để mắt tới so với việc bị bỏ xó từ nhiều năm trước, và trở thành một quốc gia bí ẩn như Bắc Hàn hiện nay. Có thể nói châu Á là nơi có nhiều vấn đề cần phàn nàn về ý thức và thái độ phục vụ trong ngành dịch vụ, và tất nhiên, Việt Nam lọt top chẳng có gì đáng ngạc nhiên, có chăng chút vui nho nhỏ vì thế giới cũng chịu đá động đến Việt Nam rồi đó.

Chả lạ lẫm gì khi hai sân bay quốc tế của Việt Nam bị đánh giá là vệ sinh kém, dịch vụ tệ và thái độ kém thân thiện của nhân viên, vì điều này gần như là truyền thống vốn có của sân bay Việt Nam, và dường như khách trong nước cũng chẳng còn kêu ca phàn nàn gì nữa vì đã là chuyện thường rồi mà. Tôi còn nhớ lần tôi chuẩn bị cho chuyến bay từ Sài Gòn đi Narita, Nhật Bản, còn khoảng 30 phút nữa là máy bay cất cánh, tôi đã làm thủ tục xong xuôi và chạy ra ngoài trò chuyện với gia đình. Bảng hướng dẫn thì luôn để trạng thái “checking” và chưa chuyển sang trạng thái “boarding”, tôi thì cứ ung dung ngồi trò chuyện vì nghĩ còn những 30 phút nữa mới đến giờ bay. Thế là có một nhân viên mặt đất chạy ra gọi tên tôi với tâm trạng hối hả. Khi vào khu vực kiểm tra an ninh thì nhân viên ở đó có khoảng 4-5 người cả nam nữ chửi tôi như thể tôi là thằng cháu khó dạy (trong khi tuổi của họ cũng chỉ trạc tuổi tôi), “có thân mà không biết lo” – “bỏ nó lại cho nó biết ớn”. Đúng là tôi có cái sai của mình vì đã ung dung và lơ đễnh, thế nhưng thái độ phục vụ như vậy thì không thể chấp nhận được.
Khi bức xúc, tôi đem câu chuyện trên kể cho một chị bạn nghe. Chị ấy cũng chia sẻ một câu chuyện tương tự. Vốn chị ấy là một ca sĩ nổi tiếng nhưng giờ đây đã lập gia đình và không còn đi hát nữa. Vậy là trong một lần đi xuất ngoại du lịch, chị bạn khi quay về Việt Nam tới phi trường Tân Sân Nhất đã bị “hành hạ” bởi một nhân viên hải quan. Chị kể rằng từ xa khi xếp hàng đã quan sát thái độ làm việc của anh này, rất là hống hách với hành khách. Đến lượt chị, khi trình hộ chiếu thì anh ta phát hiện ra đây là một nữ ca sĩ nổi tiếng, thế là anh ta bắt chị phải đứng hát đúng bài hit ngày xưa rất được yêu thích của chị rồi mới cho qua. Nữ ca sĩ này cũng chẳng phải tay vừa, chị đáp trả bằng thái độ cương quyết: “Đề nghị anh nghiêm túc khi làm việc. Nếu anh còn hành xử như vậy thì tôi không chắc ngày mai anh còn tiếp tục làm việc ở đây đâu.” Có lẽ vì thấy chị bạn quá cương quyết nên anh ta đã chịu cho chị nhập cảnh.

Đó chỉ là một nét văn hóa làm việc và hành xử của nhân viên ở cảng hàng không Việt Nam mà thôi. Còn một đặc sản nữa của nơi đây mà ai đã từng xuất ngoại đều có lẽ đã nếm phải đó là vấn nạn ăn cắp hành lý của khách và nhận hối lộ. Câu chuyện thứ nhất như sau, chả là bạn học chung với tôi ở Mỹ lần đó bay về Việt Nam thăm gia đình vào dịp hè. Trong vali hành lý có mang theo một chiếc máy ảnh cổ nghe nói là trị giá cả 9 nghìn đô la Mỹ, mang về hộ cho một người bạn. Khi đến sân bay Nội Bài, cậu chàng phát hiện hành lý mình có dấu hiệu bị xâm phạm nên mở vali ra xem thì mới biết chiếc máy ảnh đó cùng một vài chai nước hoa hàng hiệu đã không cánh mà bay. Cậu liên hệ các bộ phận ở sân bay thì đều bảo là không nhìn thấy, không biết gì cả. Vốn biết nét đặc sản tai tiếng này ở các cảng hàng không Việt Nam nên cậu chàng lập tức gọi điện thoại cho người thân vì cậu có người thân làm quan chức cao cấp trong một Bộ ở Hà Nội. Chỉ chưa đầy 10 phút sau, một nhân viên kiểm tra hành lý đã tay xách nách mang đem ra trả cho anh chàng đầy đủ máy ảnh và số nước hoa trên, còn xin lỗi rối rít. Cũng chẳng mất mát gì nên cậu cũng im lặng cho qua. Thế nhưng câu hỏi đặc ra là nếu như cậu bạn đó không có người thân là quan chức cấp cao thì số hành lý đó sẽ ra sao?

Câu chuyện thứ hai lại là một kinh nghiệm của những người họ hàng của tôi ở Mỹ. Từ ông tôi cho đến cậu tôi đều rất bức xúc với thói vòi vĩnh tiền hối lộ của nhân viên sân bay. Ông tôi nói đã đi đến sân bay của các nước nhưng chưa thấy nơi nào mà nhân viên sân bay lại kém lịch sự và hay vòi vĩnh tiền của khách như vậy. Ông nói rằng cả chặng về và chặng đi đều phải kẹp 20 đô la vào hộ chiếu quốc tịch Mỹ để nhân viên an ninh không làm khó làm dễ. Nếu ai mới đi chưa biết thông lệ này là y như rằng sẽ bị hạch sách đủ đều, có khi nhân viên an ninh còn bắt đứng đó chờ, trong khi anh ta ngó trời ngó đất và hát nghêu ngao ra vẻ ta đây không quan tâm.

Có một thông tin cho rằng muốn được vào làm ở sân bay thì phải chi rất nhiều tiền hoặc phải quen biết rất rộng. Do đó, các nhân viên ở sân bay đa phần phải kiếm thêm tiền bù đắp lại khoản chi ra bằng cách ăn cắp và ăn hối lộ. Riêng bản thân tôi cho rằng, dù thế nào đi chăng nữa thì điều cơ bản nhất của con người là phải đối xử văn minh với nhau bao gồm phải lịch sự, nhã nhặn, không ăn cắp và làm tiền hành khách. Chẳng lẽ những điều cơ bản này những nhân viên ở sân bay Việt Nam không được học ở phổ thông hay gia đình hay sao?

Khi trang Airlinequality.com đăng tải thông tin hai sân bay lớn nhất ở Việt Nam lọt top những sân bay tệ nhất châu Á, Cục Hàng không Việt Nam đã đưa ra phản hồi trên các kênh thông tin chính thức của chính phủ Việt Nam rằng kết quả đánh giá đó không phản ánh đúng sự thật và cho rằng đó chỉ là kết quả bầu chọn từ người truy cập qua mạng. Chính bản thân tôi cảm thấy phản hồi này của Cục Hàng không là ngớ ngẩn bởi vì nếu kết quả này xuất phát từ bầu chọn của người truy cập thì tính khách quan của nó càng cao và phản ánh càng đúng vấn đề. Chính hành khách đã từng trải nghiệm tại sân bay Tân Sơn Nhất và Nội Bài mới là những người đánh giá chính xác nhất, vậy thì Cục Hàng Không Việt Nam phản bác kết quả đó là vì lý do gì? Có phải vì xấu hổ mà chối bỏ? Nếu anh cho rằng anh đã làm đúng, vậy anh hãy chứng minh. Đừng chỉ phản hồi bằng lời nói suông.

Thiết nghĩ sân bay quốc tế như một cánh cổng chào đón hành khách từ khắp thế giới đến Việt Nam. Cổng chào càng tốt càng đẹp thì ấn tượng ban đầu của hành khách đối với Việt Nam càng cao. Vậy nhưng cơ sở vật chất tồi tàn và thái độ phục vụ cũng như cung cách hành xử kém văn minh đã để lại một ấn tượng xấu không chỉ cho hành khách quốc tế mà cả hành khách trong nước. Hy vọng Cục Hàng Không nên nhìn nhận đúng vấn đề và có biện pháp cải thiện chứ đừng phản hồi chung chung và để sự việc trôi qua một cách nhẹ nhàng như thể đây chỉ là một cuộc bầu chọn, có gì mà phải lo lắng?

Khách quốc tế sợ toilet, tiếng ồn ở Nội Bài, Tân Sơn Nhất

Trong số hơn 20.700 độc giả tham gia khảo sát của VnExpress, hơn 70% đánh giá chất lượng tại sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất là rất tệ.
Vừa đặt chân đến và rời Hà Nội lần đầu qua sân bay Nội Bài cuối tháng 10/2014, chị Pamela Duckhouse, một khách du lịch người Australia ấn tượng nhất bởi tiếng ồn tại đây.
"Loa liên tục phát âm thanh chói tai thông tin về chuyến bay. Ở các sân bay quốc tế khác, thông tin về cửa ra tàu bay, số hiệu băng chuyền hành lý của chuyến bay... đều hiển thị lên bảng, hiếm khi phải phát loa. Khách nào cần tìm thông tin chuyến bay của họ thì tự đọc. Còn ở đây, tôi không cần biết thông tin về chuyến bay của người khác nhưng vẫn phải nghe", chị Pamela Duckhouse nói.
Ngoài ra, chị cho biết không thể quên một sự cố khác với toilet khi vào sử dụng mới phát hiện không có giấy. Sàn ẩm ướt, toilet có mùi khó chịu khiến chị cảm thấy sợ hãi. "Đây là kinh nghiệm nhớ đời, nếu còn đến lần sau, tôi sẽ cố gắng không dùng toilet ở sân bay", chị Pamela nói.
san-bay-0-3280-1414294993.jpg
Kết quả thăm dò ý kiến trên VnExpress từ ngày 20/10 đến 26/10.
Ngoài tiếng ồn và vệ sinh toilet, hàng loạt vấn đề khác khiến hành khách nước ngoài e ngại. Không quen với thời tiết nắng nóng ở Việt Nam, nhiều người cho biết họ được phen toát mồ hôi khi vào đến sảnh E ở sân bay Nội Bài. "Nhà ga chính thì không đến nỗi nhưng sảnh E rất nóng, dường như không đủ điều hòa", một hành khách đến từ châu Âu nói. Bên cạnh đó, màn hình hiển thị thông tin chuyến bay quá nhỏ, bảng chỉ dẫn ít khiến các vị khách không thạo ngôn ngữ bản địa khó khăn trong việc tìm thông tin ở sân bay.
Ở Tân Sơn Nhất, không nhiều khách phàn nàn về điều hòa, nhưng một số cho biết họ bực mình vì sóng Wifi "tậm tịt", có người tưởng rằng không có mạng. Lượng khách quá đông trong khi không gian công cộng để ngồi, đứng không đủ cũng gây ra cảm giác ngột ngạt.
Trên một diễn đàn uy tín chuyên đánh giá hàng không là SkyTrax, một hành khách viết về Tân Sơn Nhất: "Sân bay quốc tế dịch vụ rất kém, ga quốc nội ở mức 'low-class' (hạng thấp). Nhân viên cực kỳ thiếu thân thiện. Không đủ quầy nhập cảnh. Giá cả hàng hóa quá cao còn người bán hàng không có chút kiến thức tiếng Anh nào. Đồ ăn quá đắt". Với công cụ chấm điểm trên thang 10, hành khách chấm sân bay này 0 điểm.
Còn nhận xét về Nội Bài, người khác chấm một điểm trên 10 và viết: "Khá tệ. Tôi thích Nội Bài năm 1999 hơn khi nó chưa được hiện đại hóa. Khu vực chờ hiện nay không đủ ghế. Chủ cửa hàng thì tham lam. Tiếng ồn thật kinh khủng. Nhà vệ sinh hôi hám bẩn thỉu".
Theo kết quả thăm dò ý kiến về chất lượng dịch vụ sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất trên VnExpress, trong số hơn 20.700 độc giả tham gia trả lời trong gần một tuần qua, có 71% đánh giá chất lượng dịch vụ ở mức "Rất tệ". Chỉ có khoảng 5% cảm thấy dịch vụ hai sân bay này khá và tốt.
noi-bai-3949-1414197063.jpg
Nhiều khách Tây chê giá cả, chất lượng dịch vụ ở các sân bay Việt Nam. Ảnh: Thanh Bình
Phản ánh với các nhà quản lý hàng không về những bức xúc trên của khách nước ngoài, hầu hết đều không cảm thấy ngạc nhiên, vì lâu nay dư luận trong nước cũng chê nhiều về chất lượng dịch vụ ở sân bay Việt Nam.
Ông Đoàn Minh Quân, Phó giám đốc Cảng vụ hàng không miền Bắc cho biết sau các chuyến đi thị sát của Cục Hàng không từ hồi tháng 7, chất lượng dịch vụ phi hàng không ở sân bay Nội Bài đã cải thiện ở một số hạng mục. Tuy nhiên, còn một số hạng mục khác vẫn chưa cải thiện.
"Trước phản ánh của nhiều hành khách về hệ thống điều hòa ở sảnh E, chúng tôi liên tục yêu cầu ban quản lý ở đây tăng cường nhưng nhiều tháng rồi vẫn chưa hoàn thành. Đặc điểm của sảnh E tường lắp bằng kính, nên hôm nào trời nắng, ở trong sảnh càng nóng", ông Quân cho biết. Ngoài ra, ông Quân cho biết dù hiện tượng taxi dù đã vãn, nhưng vẫn còn tình trạng dồn khách, nhất là vào buổi tối, đêm.
Về vệ sinh toilet, Cảng vụ Hàng không miền Bắc cho biết ngày nào cũng đi kiểm tra. tình trạng sàn dính nước, thiếu giấy đã cải thiện hơn trước. Cảng vụ cũng có ý kiến yêu cầu sân bay cải thiện hệ thống toilet bằng cách thay lại đồng bộ. Hiện nay, các toilet bao gồm nhiều loại bồn cầu, bồn vệ sinh khác nhau vì mỗi lần hỏng lại thay một loại.
Theo ông, nhiều vấn đề bất cập của sân bay Nội Bài hiện nay bắt nguồn từ khâu thiết kế xây dựng nhà ga trước đây không quy củ ngay từ đầu, trong cả việc tiếp nhận các chuyến bay lẫn phục vụ hành khách. "Rút kinh nghiệm, khi làm nhà ga T2, khâu thiết kế đã bài bản hơn, quy hoạch khu vực bán hàng, công cộng ngay từ đầu. Do đó, dịch vụ hành khách ở T2 sẽ tốt hơn hơn T1", ông Quân cho hay.
Còn ở sân bay Tân Sơn Nhất, đơn vi quản lý sân bay cũng thừa nhận nhiều điểm còn yếu kém trong khâu phục vụ hành khách như Wifi chập chờn, thiếu dịch vụ giải trí, ùn tắc ở các khâu kiểm tra an ninh, hải quan. Theo lý giải của đại diện đơn vị quản lý, tình trạng khách chờ hàng tiếng đồng hồ khi kiểm tra an ninh khu quốc tế là do khu vực này được thiết kế theo kiểu tập trung, nên dễ ùn tắc vào giờ cao điểm.
"Trong thời gian tới, sân bay sẽ nỗ lực cải thiện và nâng cao dịch vụ. Với tình trạng Wifi sóng yếu, chúng tôi đang chuẩn bị để sửa chữa và thay toàn bộ hệ thống", đại diện công ty Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất nói.
Sau nhiều chỉ trích của dư luận trong nước, dưới sự chỉ đạo của Bộ trưởng Đinh La Thăng, Cục Hàng không đã tổ chức nhiều chuyến đi thị sát các sân bay lớn ở Việt Nam từ tháng 7/2014. Từ đó đến nay, việc kiểm soát chất lượng dịch vụ các sân bay diễn ra chặt chẽ hơn, đơn vị quản lý đi kiểm tra hàng ngày ở tất cả các đầu mục. Cục Hàng không cũng tổ chức báo cáo tình trạng chậm hủy chuyến hàng ngày trên website và trong thông cáo gửi báo chí.
Thanh Bình - Thi Hà

Muốn phát triển, Việt Nam cần đổi mới thể chế

HÀ NỘI (NV) - Ðó là ý kiến của ông Bùi Quang Vinh, bộ trưởng Kế Hoạch-Ðầu Tư Việt Nam, khi thảo luận với đoàn đại biểu Quốc Hội tỉnh Lai Châu về tình hình kinh tế-xã hội trong nước.

Ông Vinh, người vừa có tư cách thành viên trong nội các của chế độ, vừa là thành viên trong đoàn đại biểu Quốc Hội tỉnh Lai Châu, nhấn mạnh, chưa bao giờ chi tiêu cho đầu tư phát triển lại thấp như hiện nay. Chỉ khoảng 17% tổng chi!


Cảng cá Tư Hiền ở Thừa Thiên-Huế, ngốn hết 29 tỷ rồi bỏ hoang nhưng tất các các viên chức hữu trách “bình an vô sự,” đúng với kiểu “không hiệu quả chỗ này thì hiệu quả chỗ khác.” (Hình: Dân Việt)

Ông Vinh không phê phán trực tiếp nhưng đưa một dẫn chứng để chứng minh, chi tiêu của chính quyền Việt Nam vẫn tiếp tục tùy tiện. Trong khi Luật Ngân Sách nhà nước quy định bội chi chỉ dành cho đầu tư-phát triển thì 226,000 tỷ bội chi của năm 2015 sẽ chỉ có 195,000 tỷ dành cho đầu tư-phát triển.

Sở dĩ chi cho đầu tư-phát triển được quan tâm vì đó là cách nuôi dưỡng và phát triển các nguồn thu cho ngân sách, đặc biệt là trong bối cảnh ngân sách Việt Nam liên tục thất thu nghiêm trọng.

Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nhận định, Việt Nam đang vi phạm ba nguyên tắc vốn là trụ cột của kinh tế trong chi tiêu. Thứ nhất là tăng chi tiêu cho lương bổng cao hơn tốc độ tăng năng suất lao động. Thứ hai là tốc độ tăng cho chi an sinh xã hội cao hơn tốc độ tăng thu ngân sách. Thứ ba, tốc độ tăng chi thường xuyên (chi tiêu để duy trì hoạt động của bộ máy công quyền, hiện nay là hơn 70% tổng chi) cao hơn tốc độ tăng chi cho đầu tư-phát triển, trong khi lẽ ra phải ngược lại.

Ông Vinh cảnh báo, các động lực phát triển đã tới hạn, nói cách khác Việt Nam đã hết động lực phát triển. Ông giải thích, trước đây, trong một thời gian dài, kinh tế của Việt Nam tăng trưởng là nhờ vốn vay, bán tài nguyên dạng thô (dầu khí, than đá, các loại quặng khác) và nguồn nhân lực giá rẻ. Cả ba động lực này giờ đã cạn kiệt. Nếu không thay đổi thì mức độ tăng trưởng sẽ giảm dần.

Cũng vì vậy, theo ông Vinh, “Việt Nam cần đổi mới thể chế để tìm ra những động lực mới.” Phải thực hiện tốt những đột phá về thể chế kinh tế, cơ sở hạ tầng, chất lượng nguồn nhân lực.

Cũng cần nhắc lại, tại kỳ họp Quốc Hội Việt Nam hồi tháng 11 năm ngoái, ông Vinh từng cảnh báo, kinh tế Việt Nam sắp tới lúc “đào củ mài” để ăn

Lúc đó, những phân tích của ông Vinh cho thấy, kinh tế Việt Nam hết sức bi đát. Mâu thuẫn giữa một bên cho rằng phải cải tổ thể chế chính trị để tồn tại với bên còn lại, muốn giữ nguyên đang càng lúc càng gay gắt. Sự giằng co giữa hai khuynh hướng đã đấy kinh tế-xã hội Việt Nam tới đường cùng và rất khó có lối thoát.

Ông nhấn mạnh, “đất nước này vỡ nợ là do xây dựng cơ bản tràn lan.” Lãnh đạo chính quyền các địa phương mạnh tay phê duyệt các dự án hạ tầng, khuyến dụ các doanh nghiệp bỏ vốn, mượn vốn để thực hiện những dự án đó, cuối cùng chính quyền trung ương không có khả năng hoàn trả. Hàng loạt doanh nghiệp là chủ đầu tư, hàng loạt ngân hàng cho vay rơi vào tình trạng phá sản, chính quyền vừa không thu được thuế, vừa “giật gấu vá vai” để trả nợ.

Mới đây, ông Vinh kể rằng, do Quốc Hội yêu cầu ông phải cho biết những dự án nào kém hiệu quả hoặc không hiệu quả, Bộ Kế Hoạch-Ðầu Tư đã gửi công văn đề nghị các địa phương trong toàn quốc khảo sát-đánh giá các dự án đầu tư bằng ngân sách. Phản hồi trở lại từ các địa phương trong toàn quốc là “dự án nào cũng hiệu quả.” Khi bị ông Vinh chất vấn, yếu tố “hiệu quả” được đánh giá theo tiêu chí nào (?), lãnh đạo các địa phương trả lời “không hiệu quả chỗ này thì hiệu quả chỗ khác.” (G.Ð.)
10-24- 2014 1:58:57 PM
Theo Người Việt

Mỹ phẩm giả làm bằng bột mì

Hàng loại này có giá rẻ chưa bằng một nửa loại chính hãng. Doanh nghiệp phân phối, sản xuất cho biết đến tem chống hàng giả cũng bị làm nhái. 
Chợ Tân Bình (quận Tân Bình, TP HCM) có bán đủ loại mỹ phẩm ngoại nhập Hàn Quốc, Thái Lan đến Việt Nam, thậm chí là loại tự pha trộn giá chỉ từ 30.000 - 300.000 đồng một hộp (lọ). Riêng nhãn hiệu Essance có đủ kem lót, phấn, má hồng, màu mắt, son môi… nhưng giá chỉ bằng một nửa so với giá bán tại siêu thị. Phấn trang điểm chỉ 75.000 đồng một hộp, son môi 60.000 đồng, kem chống nắng 55.000 đồng. Nhiều sản phẩm không có vỏ hộp, người bán cho biết: “Không có vỏ hộp mới có giá đó chứ hàng nguyên hộp giá gấp đôi. Quan trọng là chất lượng”.
Về nguồn hàng thì người bán nói chắc nịch “hàng công ty nhưng lấy từ nguồn khác”. Trên vỏ hộp phấn trang điểm cũng có dán tem chống giả, nhưng lại ghi sai chính tả “hàng chính hãn”. Kem che khuyết điểm thì cùng một loại, hàng trong siêu thị ghi chỉ số chống nắng SPF 20, còn hàng bán tại chợ ghi SPF 45. Nét chữ in trên nhiều sản phẩm cũng bị nhòe, không rõ nét.
10-hinh-MP-gia-2-1743-1414292317.png
Mỹ phẩm già được làm bằng bột mì. ảnh: Phụ nữ TP HCM
Đại diện công ty LG Vina (nhãn hiệu Essance), khẳng định, hàng chính hãng công ty bán ra luôn có hóa đơn chứng từ. Còn hàng làm giả không có hóa đơn chứng từ, tem nhãn in nhòe nét. "Công ty có sử dụng tem chống giả nhưng chỉ tăng thêm niềm tin cho người tiêu dùng chứ thực tế tem chống giả cũng bị làm giả”, vị này nói. 
Vị này cũng cho biết, hãng đã nhiều lần cảnh báo cho người tiêu dùng cách nhận biết hàng thật, giả, nhưng thực tế, không ít người vẫn mua lầm vì trên thị trường hiện nay, mỹ phẩm Essance giả có nhiều mẫu mã hơn hàng thật.
Tại chợ Bình Tây (quận 6), sữa tắm nhãn hiệu White Care, Leivy ghi xuất xứ từ Malaysia, sản xuất tại Việt Nam bày bán nhiều. Giá bán 30.000 - 45.000 đồng một chai, sản phẩm có đầy đủ mã vạch, tem phụ tiếng Việt nhưng không niêm yết giá bán. Trong khi đó, sản phẩm chính hãng của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Nhân Lộc có niêm yết giá bán 65.000đ, 85.000 đồng một chai, tùy loại.
Cơ quan chức năng quận Bình Thạnh từng phát hiện nhóm người thuê phòng trọ trên địa bàn mua dung dịch, bột kem chợ Kim Biên về pha chế sữa tắm trắng giả các nhãn hiệu, nguồn gốc. Lực lượng kiểm tra thu giữ trên 1.000 đơn vị sản phẩm các loại và hàng trăm ký nguyên liệu, bao bì. Đặc biệt, nguyên liệu dùng để pha chế mỹ phẩm gồm các chất dạng dung dịch, rắn, bột nhiều màu sắc màu trắng, hồng, vàng, nâu, đỏ… chưa rõ tên chất.
Theo ông Nguyễn Văn Bán, Chủ tịch Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng Bình Dương, cách đây không lâu tại địa bàn xã Vĩnh Phú, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương, cơ quan chức năng từng bắt quả tang hai đối tượng sản xuất mỹ phẩm ngay tại nhà mà thành phần nguyên liệu chính là bột mì. Hầu hết các vụ sản xuất mỹ phẩm giả thường diễn ra tại các khu dân cư, khu nghĩa địa… Theo đánh giá của ông Bán, 50% mỹ phẩm trên thị trường hiện không có nguồn gốc rõ ràng.
Ông Lê Hữu Lộc, Giám đốc Công ty TNHH sản xuất và thương mại Nhân Lộc cho biết, đơn vị này từng bị làm giả sữa tắm. Có khoảng một nửa hàng mỹ phẩm bị làm giả bủa vây khắp các thị trường miền Tây, Trung, Đông Nam bộ… Hàng giả từ hai nguồn, sản xuất ở Trung Quốc tuồn qua tiêu thụ ở phía Bắc, còn hàng giả sản xuất trong nước thì tiêu thụ phía Nam.
Theo ông Lộc, sữa tắm giả hình thức giống hàng thật nhưng không thể bắt chước được mùi hương vì hàng thật sử dụng hương nước hoa cao cấp, còn hàng giả sử dụng mùi hương từ hóa chất. Trong thành phần sữa tắm thật, nước chiếm khoảng 70 - 80%, còn sữa tắm giả, 90% là nước nên rất loãng.
Mới đây, Công an thị xã Dĩ An, Bình Dương đã bắt vụ làm giả mỹ phẩm, gồm 350 hộp giả thương hiệu Vĩnh Tân. Bà Võ Thị Liễu, Giám đốc Công ty Vĩnh Tân cho biết, thời gian đầu sản phẩm ra thị trường doanh nghiệp chỉ chú trọng vào chất lượng mà không chú ý đến nhãn mác, bao bì. Do đó sản phẩm nhanh chóng bị làm giả, làm nhái. Sau nhiều lần đổi mẫu mã và sử dụng tem chống giả của Bộ Công an, hàng vẫn bị làm giả. 
Theo bà Liễu, nếu chỉ căn cứ vào màu sắc, độ mịn, mùi vị… của kem thì người tiêu dùng không thể phát hiện được hàng giả. Dấu hiệu duy nhất trên sản phẩm hiện nay mà hàng giả, hàng nhái chưa nhái được là logo của công ty trên bề mặt bao bì sản phẩm chính hãng được in nổi, trong khi hàng giả logo in chìm, mặt nhẵn.
Dược sĩ Bùi Thị Bạch Loan, Công ty Vĩnh Tân cho biết, trong năm 2013-2014, đơn vị đã tiếp nhận khá nhiều trường hợp người mua mua phải mỹ phẩm giả có hàm lượng corticoid quá lớn. Nhiều người sau khi dùng mặt hàng này phải đến Bệnh viện Da liễu để điều trị.
Bác sĩ Trần Thế Viện - Khoa Lâm sàng, Bệnh viện Da liễu TP HCM, cảnh báo: những thành phần độc hại thường có trong mỹ phẩm giả là corticoid, parabens, formaldehyde, propylen glycol, hương liệu tổng hợp, chất màu tổng hợp... Những chất này ngoài gây tàn phá làn da, dị ứng da, còn có thể gây bệnh cho các cơ quan khác: phổi, thần kinh, ảnh hưởng sự phát triển của thai nhi, có thể gây ung thư...
Về mặt quản lý, ông Nguyễn Thành Danh, Phó Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Dương cho hay, các doanh nghiệp bị nhái, bị giả sản phẩm lại đang có xu hướng không muốn công khai giúp người tiêu dùng phân biệt, nhận biết đâu là sản phẩm thật, giả vì họ e ngại khách hàng sẽ không mua nữa. Chính vì vậy rất khó phối hợp để truy tìm nguồn gốc của những sản phẩm giả.
Ông Nguyễn Viết Hồng, Tổng thư ký Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng TP HCM cũng cho biết, không ít đơn vị đã chọn tem chống giả trôi nổi trên thị trường, không có tính pháp lý nên khi sản phẩm bị làm giả thì cơ quan chức năng không có cơ sở để xử lý.
Chủ nhật, 26/10/2014 | 15:18
Theo Phụ nữ TP HCM

Uni-President thu hồi 19 loại mì nghi dùng dầu bẩn

TTO - Bê bối dầu bẩn vẫn chưa dứt tại Đài Loan và các nước có liên quan.
Một số sản phẩm mì ăn liền của tập đoàn Uni-President Ảnh: Reuters
Theo quyết định của Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Đài Loan (FDA), Tập đoàn thương mại Uni-President (Đài Loan) đã thông báo thu hồi 19 loại mì ăn liền do hãng này sản xuất vì nghi vấn các sản phẩm đó đã sử dụng dầu không đạt chất lượng.
Theo thông tin trên tờ China Post (Đài Loan), trong báo cáo đệ trình Sở Y tế thành phố Đài Nam, ngày 24-10, Tập đoàn Uni-President cho biết đã thu hồi 19 loại sản phẩm mì ăn liền vị bò, gồm các nhãn hàng Lai Nhất Khách (來一客), Mãn Hán Đại Xan (滿漢大餐) và các loại mì Nhật vị cay tại chuỗi cửa hàng tiện ích 7-Eleven. Lý do thu hồi theo Uni-President là vì các sản phẩm mì này đã sử dụng loại dầu chưa được chứng nhận an toàn với sức khỏe con người.
Tập đoàn Uni-President cho biết đã mua tổng cộng 5,57 tấn dầu tinh luyện của Hãng dầu mỡ Ting Hsin từ ngày 10-6 vừa qua để sản xuất các loại mì ăn liền vị bò. Theo FDA Đài Loan, loại dầu này chứa những chất được cho là không an toàn với sức khỏe người dùng.
Cũng theo đệ trình của Uni-President, thoạt đầu tập đoàn này đặt mua dầu của Công ty President Nisshin là công ty con của Uni-President. Tuy nhiên sau đó, do President Nisshin không cung cấp đủ sản phẩm theo yêu cầu nên cuối cùng Uni-President phải đặt mua dầu của Công ty Mitsubishi và rốt cuộc là mua phải các sản phẩm dầu bẩn của Ting Hsin.
Bà Khương Uất Mỹ, quyền tổng giám đốc của FDA Đài Loan, khẳng định loạt dầu không an toàn đó chỉ được sử dụng chế biến trong các sản phẩm của riêng tập đoàn Uni-President, và FDA cũng đã yêu cầu doanh nghiệp này thu hồi toàn bộ sản phẩm liên quan vì vẫn chưa rõ các sản phẩm đó có ăn được không.
Cùng với các loại mì ăn liền của Uni-President, FDA Đài Loan cũng công bố 23 loại sản phẩm của 14 hãng sản xuất thực phẩm khác cũng sử dụng dầu của công ty Ting Hsin. Những sản phẩm này cũng sẽ được thu hồi trước 12g trưa hôm nay (25-10) theo giờ Đài Loan.
Tập đoàn Uni-President thông báo sẽ đền bù thiệt hại cho khách hàng ngay sau khi giới chức trách chính thức khẳng định các sản phẩm của họ làm từ dầu ăn không an toàn với sức khỏe con người.
Doanh nghiệp này cũng cho biết đã ngừng bán các sản phẩm nghi vấn và hợp tác với các cơ quan y tế để làm rõ sự việc.
Thông báo của Uni-President cũng khẳng định, khách hàng có thể yêu cầu trả lại tiền tại các cửa hàng thuộc chuỗi tiện ích 7-Eleven nếu đã trót mua những sản phẩm thuộc diện nghi vấn bao gồm mì ăn liền và mì Nhật. Vì trên hóa đơn không ghi rõ hương vị sản phẩm nên tất cả các hóa đơn đã mua sản phẩm loại này đều được trả lại tiền. Uni-President cho biết sẽ sớm gửi thông báo tới khách hàng về thời gian và các thủ tục tiếp theo liên quan tới việc hoàn tiền.
 25/10/2014 10:14
D. KIM THOA

‘Bom’ hóa chất trong khu dân cư

NHÓM PV - Thứ Hai, ngày 27/10/2014 - 02:30
(PL)- Sở Công Thương than nhiều ngành quản lý dẫn đến chồng chéo. Cảnh sát than khó kiểm tra.
Tại cuộc họp khẩn ngày 22-10 từ vụ nổ hóa chất ở quận 12, Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân kêu gọi các sở, ngành như Công an, Công Thương, NN&PTNT, KH&ĐT và các địa phương làm hết trách nhiệm, rà soát các quy định để quản lý các loại hóa chất có nguy cơ gây cháy, nổ. “Về lâu dài cần lên phương án di dời, giải tỏa các cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất trong khu dân cư” - ông chỉ đạo.
Chợ hóa chất nằm dưới chung cư
Theo Sở Công Thương hiện TP.HCM có hơn 400 cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất nhưng chỉ có 150 cơ sở đủ điều kiện về môi trường và PCCC. Còn Công an TP cho biết có đến 139 cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất nằm trong khu dân cư, tập trung ở các quận 5, Thủ Đức và huyện Bình Chánh.
Theo ghi nhận của chúng tôi, tại chợ Kim Biên có 68 cửa hàng buôn bán hóa chất có giấy phép. Các cửa hàng này nằm san sát nhau, không lối thoát hiểm với hàng trăm loại hóa chất ngổn ngang. Dọc hai bên chợ Kim Biên, nhiều doanh nghiệp (DN) thuê mặt bằng buôn bán hóa chất ngay trong nhà.
Tại chung cư trên đường Vạn Tường (phường 13, quận 5) có gần 10 DN kinh doanh hóa chất công nghiệp. Mỗi DN với hàng trăm loại hóa chất chứa trong các can nhựa lớn nhỏ xếp chồng chất. Theo quan sát của chúng tôi, gần như toàn bộ mặt tiền phía dưới của chung cư ba tầng này được dùng làm nơi buôn bán, sang chiết hóa chất tại chỗ cho khách hàng.
Trên đường Phạm Văn Khỏe, nhiều cửa hàng nằm xen lẫn trong các ngôi nhà cao tầng. Có nơi nhân viên cửa hàng vô tư nhả khói thuốc lá…
Một người dân nói: “Các loại hóa chất có nguy cơ cháy, nổ cao, nói dại miệng, nhỡ có việc gì, toàn bộ chung cư này sẽ sụp vì các cửa hàng sẽ cháy nổ dây chuyền. Hàng ngàn người dân luôn phập phồng lo sợ vì không biết khi nào tai họa xảy ra”.
Trên thực tế, việc quản lý sản xuất, kinh doanh hóa chất trong các khu dân cư tưởng là chặt chẽ vì có nhiều cơ quan quản lý nhưng cuối cùng thì chẳng quản được.
Hai doanh nghiệp kinh doanh hóa chất công nghiệp ngay dưới chung cư tại chợ Kim Biên (quận 5). Ảnh: M.QUÝ
Nhiều lỗ hổng…
Theo Sở Công Thương, việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất rất chặt: Tiếp nhận hồ sơ; kiểm tra pháp lý về kỹ thuật, nhân sự, thẩm định thực tế tại cơ sở, địa điểm kinh doanh, tồn chứa hóa chất.
Tuy nhiên, sở này nhận định: Hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất đa dạng và phức tạp, nhiều ngành tham gia quản lý dẫn đến chồng chéo, gây khó khăn cho quản lý.
Cũng theo Sở Công Thương, quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất trong ngành công nghiệp áp dụng chung cho tất cả đối tượng từ DN bán sỉ đến các cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ. Trong khi đó, các cửa hàng nhỏ không thể đáp ứng các điều kiện về kho chứa, phương tiện vận chuyển chuyên dùng, người kinh doanh có trình độ trung cấp trở lên về chuyên ngành hóa chất…
Chưa hết, các cơ sở kinh doanh tiền chất thuốc nổ phải có giấy phép của Cục Hóa chất. Tuy nhiên, kiểm tra, phát hiện các cơ sở này không có giấy phép, Sở cũng khó xử lý vì chưa có hoặc lẫn lộn biện pháp chế tài…
Các quy định hiện hành về hóa chất chủ yếu quy định ở dạng chất (đơn chất, hợp chất) mà chưa bao gồm các hỗn hợp chất. Một số cơ sở do Bộ Công Thương cấp phép, Sở và địa phương không nắm…
Không quản lý nổi
Một trưởng phòng Phòng Cảnh sát PCCC tại TP.HCM cho biết: Cảnh sát PCCC chỉ kiểm tra, nắm được các cơ sở có đăng ký kinh doanh, còn những hộ dân, đơn vị nhỏ lẻ mua bán, sử dụng các loại hóa chất thì công an không nắm và không thể biết hết.
“Đa số người dân không có kiến thức về cách pha chế, bảo quản nên thường dẫn đến tai nạn. Cạnh đó, chính quyền địa phương, cảnh sát khu vực lại không có nghiệp vụ PCCC về hóa chất nên không kiểm tra và cũng không báo cho cảnh sát PCCC để phối hợp xử lý. Ví dụ ở chợ Kim Biên, chủ sạp có giấy phép kinh doanh hóa chất thì được quản lý chặt chẽ. Còn nhiều hộ xung quanh không có giấy phép nhưng vẫn mua bán là có trách nhiệm của địa phương chứ không thể đổ hết cho ngành công an.
Ngoài ra, chúng ta chưa có quy định ai được mua hóa chất, sử dụng hóa chất vào việc gì nên người dân mua bán tràn lan, không ai quản nổi” - vị trưởng phòng nói.
Nói về trách nhiệm quản lý, lãnh đạo công an một quận cho biết: “Việc sản xuất, mua bán hóa chất có rất nhiều sở, ngành quản lý như Sở TN&MT, Sở Công Thương, Sở NN&PTNT và các địa phương. Tuy nhiên, các cơ quan chỉ quản lý các cơ sở được cấp phép, còn các cơ sở nhỏ lẻ, kinh doanh hóa chất không phép chẳng ai quản. Trong khi hàng loạt cơ sở mua bán hóa chất nằm trong khu dân cư gây nguy hiểm cho người dân. Ở chợ Kim Biên, phụ gia thực phẩm bày bán lẫn lộn với hóa chất công nghiệp và TP đã thấy những bất cập, nguy hại và đã chỉ đạo nhưng đến nay các cơ quan được giao quản lý không ai động cựa gì. Một mình ngành công an không thể quản lý nổi”.
“Cha chung không ai khóc”, chồng chéo trong quản lý, nhiều lỗ hổng trong chế tài, lẫn lộn giữa hóa chất công nghiệp với phụ gia thực phẩm nên việc mua bán, sử dụng hóa chất công nghiệp tràn lan gây ra nhiều hậu quả đau lòng. Vì vậy chủ tịch UBND TP đã họp khẩn để giải tỏa nỗi lo sợ hiểm họa từ hóa chất cho người dân.
Singapore, Trung Quốc quản lý rất chặt
Tại Singapore, kiểm soát các hóa chất nguy hiểm (các hóa chất có thể gây thảm họa thương vong cho con người hoặc gây ô nhiễm cao) là vấn đề cấp bách, thông qua chính sách quy hoạch, phân vùng sử dụng đất rạch ròi.
Tất cả đề xuất xây dựng mới các cơ sở công nghiệp có lưu trữ, sử dụng hóa chất nguy hiểm với số lượng lớn đều phải được Cục Kiểm soát môi trường ô nhiễm thuộc Bộ Môi trường Singapore xét duyệt. Các cơ sở này phải nằm ở khu vực công nghiệp, xa khu vực dân cư và khu vực trữ nguồn nước sinh hoạt. Các tuyến đường vận chuyển hóa chất nguy hiểm tránh xa khu vực dân cư đông đúc hoặc khu vực tích trữ nguồn nước sinh hoạt.
Tại Trung Quốc, việc quản lý các hóa chất nguy hiểm (chất có khả năng gây bào mòn, cháy, nổ, gây nguy hại cho con người, môi trường…) là khá chặt chẽ thông qua Quy định về quản lý an toàn hóa chất nguy hiểm. Theo đó, chính quyền địa phương phải quy hoạch một khu vực đặc biệt dành cho mục đích sản xuất và lưu trữ các hóa chất nguy hiểm. Khu vực đó phải xa khu vực dân cư, trường học, bệnh viện, sân vận động và các khu vực công cộng, khu vực lưu trữ nước sinh hoạt, nhà máy nước, khu vực chăn nuôi gia súc, gia cầm, đánh bắt cá và trồng trọt, khu vực có nguy cơ động đất, ngập lụt và không an toàn về địa chất.
LÊ LINH
Nhiều loại hóa chất mất hút trên thị trường
Sau vụ nổ nhà xưởng ở quận 12, công an xác định có nhiều mẫu hóa chất là tiền chất của thuốc nổ như kali clorat (KClO3), kali nitrate (KNO3)… Những hóa chất nói trên trước đây bán công khai tại các cửa hàng, nay bỗng mất hút.
Ngày 25-10, chúng tôi rảo nhiều cửa hàng hóa chất trên địa bàn TP.HCM hỏi mua kali clorat, kali nitrate, phốt pho, lưu huỳnh… nhưng các cửa hàng lắc đầu bảo không có.
Tại cửa hàng hóa chất H. trên đường Phan Văn Khỏe (quận 5), khi chúng tôi hỏi mua các hóa chất là tiền chất thuốc nổ, người bán hàng cảnh giác: “Mua làm gì?”. Khi biết mục đích “làm thí nghiệm”, bà ta buông gọn lỏn: “Ở đây không bán”. Biết chuyện, chị hàng nước giải thích: Họ không dám bán vì mới xảy ra vụ nổ.
Ở cửa hàng hóa chất trên đường Gò Công (quận 5), ông chủ cửa hàng cũng nói lớn: “Đi tìm chỗ khác mua”. Ông ta gằn giọng: “Trước có bán, giờ hết bán”.
Tại một cửa hàng hóa chất M. trên đường Tô Hiến Thành (quận 10), chủ cửa hàng không thèm rời mắt khỏi màn hình tivi, nói: “Lưu huỳnh cấm bán từ lâu, còn phốt pho không có. Kali clorat và kali nitrate cũng không”.
TRẦN NGỌC
___________________________________________
Làm việc trong ngành hóa chất lâu năm, tôi biết rất rõ mức độ nguy hiểm khi xảy ra sự cố cháy, nổ liên quan đến hóa chất. Chỉ một tích tắc sơ ý hoặc bị tác động bởi một nguyên nhân khác như nổ bình gas, chập điện… thì khối hóa chất có thể trở thành trái bom, tàn phá rất dữ dội. Vì vậy TP.HCM cần quyết liệt di dời các cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất ra khỏi các khu dân cư và quản chặt việc mua bán hóa chất.
NGUYỄN VŨ, Giám đốc  Công ty Nhật Nam
Những người dân đang sống gần cơ sở kinh doanh hóa chất luôn lo sợ, bất an vì không rõ những “quả bom” ấy nổ lúc nào.
Bà HOÀNG THỊ YẾN HẰNG, Đường DHT 02, phường Đông Hưng Thuận, quận 12
Tôi hoàn toàn đồng tình chủ trương di dời các cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất trong khu dân cư của TP nhưng lãnh đạo cần quy định lộ trình, địa điểm để người dân và người kinh doanh, sản xuất hóa chất an tâm.
Ông ĐẶNG THANH TÚ, Quận Bình Tân

NHÓM PV

Cầu xây dựng 4 năm chưa xong

TTO - Công trình cầu Đen nối xóm 8, xã Hưng Lợi, huyện Hưng Nguyên với đường Phượng Hoàng, phường Trung Đô, TP Vinh (Nghệ An) do UBND huyện Hưng Nguyên làm chủ đầu tư. 


Công trình Cầu Đen sau gần bốn năm thi công - Ảnh: Hùng Toàn

Được khởi công xây dựng từ tháng 12-2011, nhưng đến nay công trình mới chỉ đặt được giàn khoan cọc nhồi.

Dự án xây dựng cầu Đen nằm trong tổng Dự án sửa chữa, nâng cấp hệ thống đê Kênh Thấp, huyện Hưng Nguyên, có tổng mức đầu tư 94.385 triệu đồng. Trong đó, giá trị hợp đồng Công ty TNHH Trung Việt trúng thầu công trình Cầu Đen 35,1 tỉ đồng.

Dự kiến công trình sẽ hoàn thành sau 18 tháng thi công (tức tháng 6-2013).

Chủ tịch hội đồng quản trị, kiêm tổng giám đốc công ty TNHH Trung Việt (đơn vị thi công) Nguyễn Đình Dũng, khẳng định: “Từ khi khởi công đến giờ chủ đầu tư mới rót được 13 tỉ đồng thì sao làm được. Nếu được rót tiền đầy đủ chúng tôi sẽ thi công và hoàn thành trước Tết nguyên đán”.

Ông Nguyễn Văn Hào, Trưởng ban quản lý dự án Đầu tư - xây dựng huyện Hưng Nguyên, cho biết: “Hiện tại huyện đang thực hiện 12 dự án với hàng chục công trình. Hầu hết còn dang dở vì thiếu vốn. Riêng công trình Cầu Đen do nguồn vốn cấp mới được 15 tỉ đồng, khi nào có tiếp thì không biết”.

Đây là công trình mà nhân dân rất kỳ vọng. Không biết đến bao giờ người dân mới thôi phải đi trên cây cầu tạm chơi vơi.

26/10/2014 11:21
HÙNG TOÀN - HỒ VĂN

4 giờ chống chọi trên biển của 13 ngư dân bị đâm chìm tàu

Các ngư dân tàu cá Bình Đình đang ngủ trưa, bỗng nghe tiếng ầm bên mạn trái. Thân tàu nứt toác, nước tràn vào các khoang và bị chìm 5 phút sau đó. Họ phải cùng lên chiếc thúng chai để thoát thân, vừa tát nước và lựa chèo cho khỏi chìm.
21h20 tối 26/10, tàu SAR 412 của Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 2 (Danang MRCC) đưa 13 ngư dân trên tàu cá Bình Định số hiệu BĐ 95393 TS do ông Võ Văn Lẩy (33 tuổi) làm thuyền trưởng, cập cảng Đà Nẵng. Các ngư dân đã ổn định sức khỏe và tinh thần khi phải chống chọi hơn 4 giờ trên biển, sau khi tàu cá bị một tàu nước ngoài đâm chìm.
Vẻ mặt thất thần, thuyền trưởng Lẫy cho biết con tàu cùng số ngư cụ bị chìm ở khu vực biển cách Đà Nẵng 60 hải lý có giá trị hơn 5 tỷ đồng, chưa kể 10 tấn cá và 300 triệu mà ông vừa bán cá mang theo trong chuyến đi biển 3 ngày trước. "Giờ mọi thứ đã mất trắng. Nhưng may mắn anh em đã về được đất liền", ông Lẫy chia sẻ và cho biết con tàu của ông không mua bảo hiểm thân tàu.
Vị thuyền trưởng vốn dạn dày sóng gió kể, khoảng 12h30 trưa 26/10, ông cùng 12 thuyền viên khác đang nằm ngủ trưa, bất ngờ nghe tiếng "ầm" bên mạn trái. "Thân tàu đã rách toác, nước tràn vào. Tôi chỉ kịp báo cho tàu của ông Nguyễn Hiển Phức gần đó qua bộ đàm, nhờ cầu cứu tàu cứu hộ, rồi tức tốc hạ thúng chai xuống biển. Lúc đó có gọi tàu nước ngoài đã đâm nhưng họ không quay lại cứu giúp", ông thuật lại.
IMG-1569-5396-1414340486.jpg
Tàu SAR 412 đưa 13 ngư dân tàu cá Bình Định về Đà Nẵng tối 26/10. Ảnh: Nguyễn Đông
5 phút sau, con tàu BĐ 95393 TS chìm nghỉm dưới biển. Ông Lẫy nhanh tay cầm theo một số giấy tờ của tàu mình xuống thúng chai, lấy giấy bút ghi được số hiệu tàu đâm tàu của mình, hi vọng khi cung cấp cho cơ quan chức năng sẽ yêu cầu tàu nước ngoài bồi thường thiệt hại. Theo ông, thủ phạm đâm tàu ông là tàu hàng màu đen, có bốn cần cẩu phía trên, và có chữ "M" trên cột khói sơn màu đỏ.
"Nhiều năm đi biển, trải qua bao trận bão, tàu hỏng nhưng chưa bao giờ tôi thấy lo sợ như hôm nay", ngư dân Võ Văn Bổng (38 tuổi, trú xã Hòa Hương, huyện Hòa Nhơn, Bình Định) kể. Ông cho biết khi ngồi dưới thúng chai, do quá chật chội và chòng chành nên anh em động viên nhau giữ nguyên vị trí, phân công người tát nước bằng bát ăn cơm và chèo cho thúng khỏi chìm, mong sớm thấy tàu cứu hộ.
Theo ông Bổng, khi đó có một số tàu cá Việt Nam ở gần nhưng đang giờ ngủ trưa nên không hay biết. Khoảng 4 giờ lênh đênh trên biển, một tàu cá Bình Định biết chuyện quay lại đưa 13 ngư dân cùng thúng chai lên boong. Lúc đó mọi người mới dần chấn tĩnh. "Sau đó chúng tôi nhìn thấy con tàu màu đen quay lại nhưng họ chỉ chạy ở phía xa chứ không lại gần hỏi han", ông nói thêm.
Thuyền trưởng tàu cứu hộ SAR 412 Phan Xuân Sơn cho biết, khi ra đến hiện trường tàu cá Bình Định bị đâm chìm, ông có nhìn thấy tàu nước ngoài theo số hiệu ông Lẫy cung cấp đang lòng vòng gần khu vực tàu BĐ 95393 TS bị chìm. "Qua quốc kỳ của tàu nước ngoài, chúng tôi xác định được đây là tàu của Liberia chạy theo hải trình từ Trung Quốc đi Singapore. Có thể không phải là tàu của nước này nhưng chủ tàu có thể mua lại quốc tịch để treo cờ", ông Sơn nói.
IMG-1590-9788-1414340486.jpg
Thuyền trưởng Lẫy kể lại sự việc với bộ đội biên phòng. Ảnh: Nguyễn Đông
Cũng theo ông Sơn, do đã có số hiệu tàu nên hoàn toàn có thể tìm và bắt được tàu gây ra vụ chìm tàu cá Bình Định.  Phía tàu SAR 412 cũng đã liên lạc với tàu mang cờ Liberia để xác nhận tàu này đã đâm tàu cá của ông Lẫy lúc 12h30. Ban đầu, thuyền viên trên tàu lờ đi không trả lời nhưng sau đó họ cho biết cơ quan của tàu sẽ đứng ra giải quyết. "Tôi có đề nghị gửi bức điện về Đài duyên hải và Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứn nạn hàng hải Việt Nam để xác nhận tình trạng và trách nhiệm phải chịu. Họ nói là sẽ gửi", ông Sơn thông tin và nhận định Cục hàng hải sẽ điều tra được vụ việc.
Khi nghe tin tàu cá của thuyền trưởng Lẫy gặp nạn, vợ con và người thân 13 ngư dân cùng quê Bình Định đã khóc ngất. "Ngồi trên tàu cứu hộ, tôi cầm chằm chằm điện thoại canh sóng điện thoại và gọi ngay cho vợ con. Khi ấy vợ tôi vẫn còn khóc nhưng đã bình tĩnh động viên tôi cùng các anh em", ngư dân Tân Văn Cạng (26 tuổi, quê xã Hòa Hương) nói.
Tối nay, các ngư dân tạm ngủ lại trên tàu SAR 412. Bộ đội biên phòng Đà Nẵng đã đến cảng của Danang MRCC ghi nhận tường trình của các thuyền viên để điều tra, làm rõ thủ phạm gây ra vụ chìm tàu. "Tạm thời chúng tôi đề nghị cơ quan chức năng Đà Nẵng hỗ trợ cho các ngư dân để đảm báo vật chất trước mắt, vì họ không còn tiền bạc", đại úy Hà Văn Phượng, đồn biên phòng Sơn Trà nói với VnExpress.
Chủ nhật, 26/10/2014 | 23:33
Nguyễn Đông