Wednesday, July 2, 2014

Tiền 'bốc hơi', chi cục trưởng thi hành án xin từ chức



Ông Lê Văn Quốc, Chi cục trưởng Chi cục THADS huyện Châu Thành (Tiền Giang), vừa có đơn xin từ chức vì tiền trong két sắt của chi cục bị “bốc hơi”.

Theo tài liệu của phóng viên, THADS tỉnh phát hiện tại Chi cục THADS huyện Châu Thành có dấu hiệu bất minh trong việc quản lý tiền bạc nên kiểm tra đột xuất. Kết quả: Số tiền gửi trong kho bạc theo báo cáo là gần 2,75 tỉ đồng nhưng thực tế tại thời điểm kiểm tra chỉ có gần 770 triệu đồng.

Số tồn trong két sắt gần 560 triệu đồng nhưng thực tế chỉ có 9,6 triệu đồng (550 triệu đồng không biết ở đâu). Tiền tạm ứng cho chấp hành viên hơn 310 triệu đồng nhưng số tiền chi chỉ có 140 triệu đồng...

Giải thích với đoàn kiểm tra, ông Lê Văn Quốc cho rằng kế toán, thủ quỹ và chấp hành viên thông đồng nên không phát hiện. Cục THADS tỉnh Tiền Giang đã đình chỉ công tác và buộc chấp hành viên Nguyễn Thành Đoàn nộp lại 775 triệu đồng nhưng đến nay vị này vẫn chưa nộp lại; yêu cầu các cá nhân và lãnh đạo chi cục giải trình việc nhờ kho bạc xác nhận khống số tiền gần 2 tỉ đồng để đối phó với đoàn kiểm tra.

Cục THADS đã đề nghị VKS chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra VKSND Tối cao làm rõ dấu hiệu tham ô tại cơ quan này.
03/07/2014 11:00
Theo Pháp luật TP.HCM

Thanh niên tông thẳng vào đội tuần tra, 1 công an tử vong

Bất chấp lệnh yêu cầu dừng xe để kiểm tra, 2 thanh niên đi xe máy đã tông thẳng vào đồng chí Nguyễn Văn Tí (sinh năm 1960, Công an xã Hải Phúc, huyện Hải Hậu, Nam Định). 

Do lực đâm mạnh đã khiến đồng chí Tí văng ra xa, đầu đập vào thành cầu, và đã bị tử vong tại bệnh viện.

Chủ tịch xã Hải Phúc, ông Phạm Đình Chiến cho biết: Ngày 30/6, đồng chí Nguyễn Văn Tí (SN 1960), cùng với một số đồng chí công an xã được điều động tăng cường với Công an huyện Hải Hậu trong công tác tuần tra đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn xã. 
Trưởng Công an xã Hải Phúc, ông Nguyễn Ngọc Thành chỉ cho chúng tôi hiện trường nơi xảy ra sự việc.
Trưởng Công an xã Hải Phúc, ông Nguyễn Ngọc Thành chỉ cho chúng tôi hiện trường nơi xảy ra sự việc.  

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đảm bảo ATGT trên địa bàn. Đến khoảng 23h, ngày 30/6, tại địa điểm cầu Hòa Lãng (xã Hải Phúc, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định), thuộc quốc lộ 37B, tổ tuần tra phát hiện hai thanh niên đi xe máy đang lưu hành trên địa bàn không đội mũ bảo hiểm, có biểu hiện say rượu. 

Khi lực lượng chức năng yêu cầu dừng xe, hai thanh niên đi xe máy đã rú ga tông thẳng vào đồng chí Nguyễn Văn Tí (SN 1960), Công an xã Hải Phúc, do lực đâm mạnh đã khiến đồng chí Tí văng xa khoảng 10m, đầu đập vào thành cầu Hòa Lãng. Khi bị trọng thương, tổ tuần tra đã đưa vào Bệnh viện đa khoa huyện Hải Hậu để cấp cứu. Đồng chí Tí, nhập viện trong tình trạng rất nặng, đùi, tay bị dập nát, gáy đập vào thành cầu. Mặc dù các bác sĩ đã kịp thời cứu chữa nhưng do vết thương quá nặng đến ngày 1/7, đồng chí Tí đã bị mất.

Cơ quan Công an đã bắt hai đối tượng ngay tại chỗ. Người điều khiển là Vũ Văn Phong (SN 1992) trú tại xóm 3, xã Hải Hà, huyện Hải Hậu. Người ngồi sau là Trần Văn Hiển, trú tại xóm 11, xã Hải Phúc.  

Hiện, đã bàn giao hồ sơ cho Công an huyện Hải Hậu điều tra xác minh sự việc. Các cơ quan, đoàn thể cũng đã đến chia buồn với gia đình, và hỗ trợ gia đình lo mai táng cho đồng chí Tí.

Khi chúng tôi tìm đến gia đình đồng chí Nguyễn Văn Tí ở xóm 11, xã Hải Phúc không khí tang thương bao trùm cả căn nhà. Mắt đỏ hoe, vợ của đồng chí Tí, bà Nguyễn Thị Ngát (SN 1961) cho biết, khi nhận được thông báo đi làm đêm, ông đang cắm dở phích nước để pha gói mì tôm nhưng chưa kịp ăn ông đã chạy đi làm. Đến khi tôi về nhà ấm nước bị cháy tan, vẫn còn gói mì tôm.

Bà Ngát bị ốm đau thường xuyên, cứ 3 tháng phải đi lấy thuốc về uống. Điều kiện kinh tế khó khăn, cuộc sống gia đình chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng. “Gia đình chỉ mong muốn pháp luật lấy công bằng cho chồng tôi”, bà Ngát bùi ngùi đau xót. 

Trưởng Công an xã Hải Phúc, ông Nguyễn Ngọc Thành cho biết, anh Tí về làm công an xã được 20 năm, được tặng kỉ niệm chương của ngành. Đây là một người có năng lực chiến đấu chống tội phạm, luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao.
03/07/2014 11:16
Theo Báo Pháp luật

Bộ trưởng Nông nghiệp: "Không cho phép ai lừa dối nông dân"

(BáoĐấtViệt) - "Chúng ta không cho phép bất cứ ai lừa dối, bóc lột nông dân".
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã khẳng định như vậy trên tờ Dân việt.
Theo đó, Bộ trưởng khẳng định: "những hành vi lừa dối, bóc lột người dân khi bán vật tư nông nghiệp kém chất lượng là không thể chấp nhận được. Chúng ta không cho phép bất cứ ai lừa dối, bóc lột nông dân".
Quan điểm này được vị trưởng ngành nông nghiệp đưa ra khi nói về tình trạng người nông dân mua phải vật tư nông nghiệp giả, kém chất lượng.  
Bộ trưởng thừa nhận: Thời gian qua, Bộ NNPTNT cùng các địa phương đã xác định rõ các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp xếp loại C, nhưng vẫn chưa xử lý được dứt điểm. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất, khiến người dân rất bức xúc.
"Nông dân bỏ tiền ra mua vật tư nông nghiệp thì phải được doanh nghiệp cung cấp sản phẩm có chất lượng tốt. Mấy tháng vừa qua, Bộ đã đình chỉ việc khảo nghiệm vật tư nông nghiệp mới, nhưng chúng ta cũng không thể đình chỉ mãi", Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh.
Ông cũng cho biết việc khảo nghiệm các cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp phải làm một cách chặt chẽ nhất. Triết lý về quản lý vật tư nông nghiệp không phải là tạo điều kiện cho mọi doanh nghiệp có cái gì thích bán thì đem bán cho nông dân.
"Doanh nghiệp chỉ được phép đem bán cho nông dân những vật tư tốt nhất, có lợi cho nông dân. Không cho phép bất kỳ ai lừa dối người dân, kiếm chác trên lưng người nông dân", vị trưởng ngành Nông nghiệp nhấn mạnh.
Ớt chất đống vì thương lái Trung Quốc ngừng thu mua, người dân điêu đứng
Ớt chất đống vì thương lái Trung Quốc ngừng thu mua, người dân điêu đứng
Tuy nhiên trên thực tế nông dân Việt không chỉ bị doanh nghiệp trong nước cung cấp những vật tư kém chất lượng, do thiếu thông tin họ còn bị thương lái Trung Quốc kéo theo hết cuộc chơi này đến cuộc chơi khác. Trong từng cuộc chơi đó, phần thiệt luôn thuộc về những người yếu thế là những nông dân đáng thương.
Từ câu chuyện trồng ớt, chỉ cách đây mấy năm thôi khi thấy những người thương lái thu mua ớt sừng với giá cao, người dân ở nhiều địa phương đã tính đến chuyện trồng ớt để kiếm tiền.
Cũng vì cả tin nên vụ ớt năm nay, khá nhiều người dân tại Bình Định đã chuyển sang trồng giống ớt sừng để bán cho Trung Quốc. Toàn tỉnh Bình Định diện tích trồng ớt đã tăng vọt tới hơn 1.000 ha.
Khoảng tháng 2 dương lịch năm nay, giá ớt sừng vẫn được thương lái Trung Quốc thu mua với giá 45.000- 50.000 đồng, tuy nhiên, sau đó giá thu mua giảm dần rồi tụt xuống chỉ còn 2.500 đồng/kg mà vẫn không có người mua đúng vào chính vụ.
Người nông dân khốn khổ vì loại ớt này vốn không tiêu thụ tại thị trường trong nước mà chỉ có thể bán cho Trung Quốc. Nhiều gia đình đã phải nhổ bỏ những ruộng ớt mất công chăm bón dù mới thu hoạch lứa đầu tiên và chỉ cần chăm sóc có thể tiếp tục thu hoạch rất nhiều đợt.
Tương tự tại xã Khánh Sơn, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An người trồng ớt được mùa nhưng vẫn thấy “đắng ngắt”.
Nếu có ai trách nông dân tham lam, nghe theo thương lái Trung Quốc thì trong câu chuyện này sẽ không đúng. Bởi trước đó Công ty Thực nghiệp Dục Dã Thượng Hải đã ký hợp đồng với UBND xã Khánh Sơn để cung cấp giống GB17615.3-2010 và chịu trách nhiệm bao tiêu sản phẩm ớt tươi cho người trồng. Vì thế, toàn xã Khánh Sơn đã có 72 hộ dân trồng 7,2 ha ớt.
Hay như câu chuyện thu mua lá điều, lá ớt, lá chuối, ốc bươu vàng cũng vậy, không ít người dân điêu đứng khi đã chạy theo những lợi nhuận nhỏ để rồi lại mất số tiền lớn hơn nhiều.
Họ vẫn đang bị lừa hàng ngày, hàng giờ và những kẻ lừa họ ngay chính trên mảnh ruộng, vào từng nhà để thực hiện hành vi này.
Phương Nguyên

Đường lún, nứt: Đổ hết cho xe quá tải nhằm... "chạy tội"?

(BáoĐấtViệt) - Đã xuất hiện hiện tượng tiêu cực hệ thống trong ngành GTVT từ khảo sát, thiết kế, giám sát, thi công, thí nghiệm, cả chủ đầu tư đều là một.
TS Phạm Sanh, chuyên gia giao thông chia sẻ trong cuộc trao đổi với PV.
PV: Hàng loạt tuyến đường giao thông quan trọng dù mới khánh thành hay đã sử dụng nhiều năm liên tiếp xảy ra hiện tượng lún, nứt nghiêm trọng, từ Quốc lộ 3, Quốc lộ 5, Quốc lộ 18 đến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, TP.HCM-Long Thành - Dầu Giây, Đại lộ Đông Tây... Ông nhìn nhận tình trạng này như thế nào?
TS Phạm Sanh: Những tuyến đường đã sử dụng nhiều năm xảy ra hiện tượng hư hỏng là chuyện thường xảy ra, do vật liệu bị lão hóa, do môi trường khai thác, do bảo trì, thậm chí do bất khả kháng.
Riêng những tuyến đường giao thông quan trọng mới vừa khánh thành đã xảy ra hiện tượng lún nứt thì đúng là quá bất thường. Tình trạng này khá nghiêm trọng cần báo động, do nền kinh tế Việt Nam cũng chưa phải là phát triển khá và ổn định, tiêu chuẩn kỹ thuật thì Việt Nam có thua kém nước nào, suất đầu tư công trình cầu đường Việt Nam khá cao so trong khu vực và trên thế giới, hiện tượng đường vừa làm xong đã hư ngày càng nhiều chưa có điểm dừng và những chuyên gia cầu đường thì không thiếu nhưng thiếu ý kiến thống nhất về nguyên nhân và cách xử lý.
Tiến sĩ Phạm Sanh
Tiến sĩ Phạm Sanh
PV: Tình trạng đường lún, nứt xảy ra nhiều và nghiêm trọng đến mức Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng phải thốt lên rằng đường càng làm càng lún, thậm chí càng làm tốt, càng không ăn bớt thì lại càng lún. Phải hiểu nghịch lý này ra sao thưa ông?
TS Phạm Sanh: Có lẽ các nhà báo hiểu lầm ý Bộ trưởng hoặc Bộ trưởng hiểu lầm ý chuyên gia trong một cuộc họp hay hội thảo đó. Hiện tượng đường càng làm càng lún thì có, nhưng càng làm tốt càng không ăn bớt (nhựa đường?) mà càng lún thì quá nguy hiểm và có phần khôi hài.
Hiểu nghịch lý này thế nào? Trường hợp vị chuyên viên nói đùa thì không cần bàn, nhưng nếu vị này nói thật (mà chắc là nói thật, vì cấp dưới ai dám đùa với Bộ trưởng Bộ GTVT) thì do lỗi thiết kế quá kém không tính đúng hàm lượng nhựa trong cấp phối bê tông nhựa (BTN), thi công và giám sát thì cứ nhắm mắt không làm đúng quy trình thi công là phải thí nghiệm và thi công mẫu một số đoạn.
PV: Nhiều hội thảo tầm cỡ được tổ chức để tìm kiếm nguyên nhân và giải pháp, nhiều thử nghiệm đã được tiến hành, nhưng đường lún vẫn cứ lún. Đến mức các cụm từ: đường lún nứt hay ruộng bậc thang đã trở thành những cụm từ thông dụng dùng để mô tả các tuyến đường tại Việt Nam. Theo ông, đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng lún, nứt mặt đường?
TS Phạm Sanh: Hiện tượng lún nứt mặt đường phổ biến vừa rồi là hiện tượng lún theo vệt bánh xe (rutting), một dạng hư hỏng thường xảy ra cho kết cấu áo đường BTN nóng. Cụ thể thêm thì mặt đường bị lún do các lớp vật liệu mặt đường, móng đường, thậm chí nền đường bị biến dạng (thẳng đứng hoặc ngang) theo vệt bánh xe chạy cố định trên làn đường hẹp, mưa đọng lại theo vệt lún, nhiệt độ thay đổi…, càng làm vệt lún càng sâu và rộng.
Có nhiều nguyên nhân gây ra lún vệt bánh xe, có thể do khảo sát địa chất sơ sài, dự báo lưu lượng và thành phần xe tải nặng chạy không đúng, do thiết kế thiếu kinh nghiệm tính toán kết cấu và cấp phối BTN sai, thậm chí không nắm vững tiêu chuẩn và các phương pháp tính toán, nhưng cũng có thể do đơn vị thi công sử dụng vật liệu không đúng tiêu chuẩn (nhất là đá dăm cấp phối và BTN nóng) và đầm nén kém chất lượng.
Một đoạn quốc lộ 5 bị lún nghiêm trọng
Một đoạn quốc lộ 5 bị lún nghiêm trọng
Các nguyên nhân xe quá tải chạy nhiều hoặc biên nhiệt độ thay đổi lớn, chỉ là nguyên nhân “phụ họa” vì nếu do nguyên nhân này thì lỗi vẫn do khảo sát thiết kế hoặc thi công và ít ra con đường sau khánh thành phải vài ba năm sau mới hư.
Nhiều hội thảo chuyên ngành đưa ra các nguyên nhân do xe quá tải chạy nhiều hoặc biên nhiệt độ thay đổi lớn nhưng không phân tích sâu, theo tôi không khách quan, dễ gây hoang mang và nhằm “chạy tội”.
Tại sao nhiều hội thảo tầm cỡ được tổ chức để xác định nguyên nhân và giải pháp, nhiều thử nghiệm được tiến hành nhưng đường lún vẫn cứ lún? Có lẽ các chuyên gia trong hội thảo cố phân tích nguyên nhân theo chuyên ngành hẹp của mình, ít thực tế (người thực tế lại bị nhóm lợi ích và các đơn vị có trách nhiệm về sự cố công trình chi phối), sợ trách nhiệm, đông quá cũng loãng, kết cấu mặt đường BTN đòi hỏi kiến thức rộng và sâu, thiếu các chuyên gia đầu đàn thực sự biết gắn kết giữa các mảng: thí nghiệm vật liệu, khảo sát, thiết kế, thi công và giám sát.
Như vậy nguyên nhân bao trùm mọi nguyên nhân chính là vấn đề chất lượng, và nếu chất lượng không đảm bảo suốt cả quá trình đầu tư xây dựng chính là do con người. Đã xuất hiện hiện tượng tiêu cực hệ thống trong ngành GTVT từ khảo sát, thiết kế, giám sát, thi công, thí nghiệm, cả chủ đầu tư đều là một.
Giải quyết tốt vấn đề con người, tiến hành kiểm định bài bản để xác định đâu là nguyên nhân bản chất, tính toán mô hình và làm thử nghiệm trước khi sửa chữa đại trà, chắc chắn sẽ hạn chế hiện tượng lún vệt bánh xe.
Trước đây, chúng ta đã làm nhiều con đường BTN từ Nam chí Bắc, nay vẫn tốt; như vậy không nên đổi thừa do tiêu chuẩn lạc hậu, do vật liệu, do xe tải nặng chạy, do trời đất nóng lạnh…
PV: Bộ trưởng Đinh La Thăng tuyên bố, nếu công trình kém chất lượng, nếu đường còn hằn lún thì người chịu trách nhiệm trực tiếp về dự án sẽ bị bãi chức. Ông đánh giá thế nào về tuyên bố này của Bộ trưởng?
TS Phạm Sanh: Tuyên bố của Bộ trưởng Đinh La Thăng rất chính xác, hiệu quả cao và hợp lòng dân. Như trên tôi đã phân tích, lỗi chính do con người và chính là con người lãnh đạo. Cứ cách chức vài vị giám đốc dự án hoặc chủ đầu tư thì con số đường bị lún ngay sau khi khánh thành sẽ mất dần theo các vị này.
Tất nhiên, các cơ quan chức năng tham mưu cho Bộ trưởng cũng phải thực tế bổ sung cập nhật các tiêu chuẩn kỹ thuật chưa có hoặc có nhưng chưa phù hợp và đưa ra các quy định quản lý kiểm soát chất lượng công trình GTVT kịp thời.
PV: Trong khi người dân đã phải gánh gần chục loại phí để tham gia giao thông, trong có có phí bảo trì đường bộ thế nhưng phí vẫn đóng, cước vận tải vẫn tăng mà đường vẫn cứ hỏng. Như thế liệu có công bằng cho người dân? Chúng ta có nên dừng thu phí những tuyến đường cao tốc đang lún, nứt không đảm bảo chất lượng?
TS Phạm Sanh: Phí vẫn đóng, cước vận tải vẫn tăng mà đường mới làm vẫn cứ hỏng, làm sao có sự công bằng cho người dân trong lúc lĩnh vực GTVT là một lĩnh vực đặc thù, người dân không có nhiều sự lựa chọn.
Tuy nhiên nếu vì công trình đường cao tốc không đảm bảo chất lượng mà chúng ta dừng thu phí trên các tuyến đường cao tốc thì cũng không nên, chỉ trừ trường hợp quá nguy hiểm dễ gây tai nạn giao thông phải đóng đường. Lý do chúng ta vẫn đang cần tiền cho chi phí bảo trì, tiền thu hồi vốn cho nhà đầu tư, kinh phí mở rộng nâng cấp các con đường khác trên khắp cả nước.
Và xác định lỗi do ai, do đơn vị nào gây ra thì cá nhân, đơn vị đó phải chịu trách nhiệm bồi hoàn (cả cơ quan quản lý Nhà nước) theo quy định trong hợp đồng và theo luật định, như thế mới là công bằng đúng nghĩa.
Thành Luân (Thực hiện)

Từ khủng bố đến nổi dậy và độc lập

Nhìn lại Trung Ðông với sự ra đời của 'Caliphat’...

Chủ Nhật, 29 Tháng Sáu, tổ chức võ trang xưng danh “Quốc gia Hồi Giáo tại Iraq và đất Levant,” (Islamic State in Iraq and the Levant, viết tắt là ISIL, hay ISIS nếu dịch là Islamic State of Iraq and Syria) thông báo bốn chuyện lồng làm một.

Thứ nhất là sự ra đời của “Quốc Gia Hồi Giáo” Islamic State; thứ hai là sự mặc nhiên kết thúc hay cải danh của “Quốc Gia Hồi Giáo tại Iraq và Syria” (ISIS hay ISIL); thứ ba là sự xuất hiện của một “Caliph” sẽ lãnh đạo “Quốc Gia Hồi Giáo” mới, là lãnh tụ Abu Bakr al-Baghdadi của lực lượng ISIL; và thứ tư, bất cứ ai theo đạo Hồi đều phải tôn trọng vị Caliph này như người nối dõi đấng Tiên tri Mohammed của Hồi Giáo.

Qua truyền thông quốc tế, ta biết về sự ra đời của một “Caliphate,” một quốc gia hay đế quốc Hồi Giáo, dưới sự lãnh đạo của bậc siêu phàm tự xưng là kế thừa sự nghiệp của Mahommed để lãnh đạo thế giới Hồi Giáo. Hồ Sơ Người Việt xin đi sâu hơn vào chi tiết để chúng ta cùng hiểu ra ý nghĩa hay tầm quan trọng của sự kiện - và suy ngẫm về sự biến thái của khủng bố...


Hậu duệ của Mohammed: Caliphate, Sunni và Shia

Hãy tìm về nguyên thủy, về đấng Tiên tri Mohammed.

Sinh khoảng 570, Abk al-Q sim Mu-ammad ibn 'Abd All h ibn 'Abd al-Mummalib ibn H shim là nhân vật có thật trong lịch sử. Vẫn được gọi là Mohammed hay Muhammad, ông là người thống nhất các thị tộc sinh sống trong khu vực địa dư gọi là Arabia hay bán đảo Á Rập thành một cộng đồng chính trị dưới sự cai trị của Hồi Giáo, và được người theo đạo Hồi tôn là thiên sứ (sứ giả thiêng liêng) hay đấng tiên tri của Thượng Ðế Allah trong đạo Hồi.

Khi ông từ trần, vào khoảng 632, Mohammed không chỉ định ai sẽ kế tục sự nghiệp lãnh đạo. Việc đó là do cộng đồng đề cử. Cũng vì vậy mà sau Mohammed là tranh luận sớm bùng nổ về việc kế thừa. Từ đó thế giới Hồi Giáo có hai phe còn tồn tại đến ngày nay.

Một phe thì thiên về nhân vật thân tín nhất của Mohammed là Abdullah ibn Abi Quhafa, vẫn được gọi là Abu Bakr - ta nên chú ý đến tên của lãnh tụ lực lượng võ trang ISIL thời nay là Abu Bakr al-Baghdadi. Phe kia thì ủng hộ Ali ibn Abi Talibi, em họ và là con rể của Mohammed. Cả hai phe đều nêu lý do chính đáng về sự tin cậy của Mohammed dành cho lãnh tụ của mình. Về sau, phe hậu thuẫn Abu Bakr được gọi là Sunni, phe kia được gọi là Shia (tính từ thì gọi là Sunnite hay Shiite), nhưng thời ấy, cả hai phe đều chưa rõ là nên cai trị vương quốc Hồi Giáo ra sao.

Sau nhiều thế kỷ thì hệ phái Sunni có lập ra vương quốc Hồi Giáo gọi là Caliphate nhưng qua vài nguyên tắc đại lược về chính sách cai trị rồi tùy tình hình mà cải tiến. Còn hệ phái Shia phát triển ra lý luận về quyền lãnh đạo của cộng đồng Hồi Giáo, mà thiên về tín ngưỡng hơn chính trị: lãnh tụ được phong nhậm theo nghi thức tôn giáo trong ý nghĩa là được sự đồng ý và độ trì của đấng thiêng liêng.

Năm 644 (theo Tây lịch) Abu Bakr lập ra Caliphate đầu tiên nhưng từ trần sau có hai năm trị vì và người lên thay là nhân vật cũng thuộc hàng thân tín của Mohammed là Omar. Một chục năm sau, Omar bị ám sát nhưng trước đó đã lập ra một hội đồng sáu người để chỉ định người kế nhiệm. Hội đồng này chọn nhân vật tên là Uthman, là người chứng kiến những phân hóa chính trị dẫn tới việc chính Uthman cũng bị ám sát sau này. Ali ibn Abi Talibi lên thay Uthman nhưng mâu thuẫn quá lớn trong nội tình Caliphate đầu tiên dẫn tới ba cuộc nội chiến. Rồi sau cùng, Ali cũng bị ám sát...

Khi nhớ lại thì giấc mơ xây dựng định chế chính trị và tôn giáo như một Caliphate thường bị gián đoạn và có khi là ác mộng.

Caliphate lâu đời nhất được gọi là Abbasid Caliphate (do Abbas ibn Abn al-Muttalib thành lập tại Baghdad từ năm 750) tồn tại được năm thế kỷ cho đến 1258 nên được coi là thời vàng son. Thật ra, ngay trong giai đoạn này vẫn còn nhiều quốc vương hay tiểu vương giữ thế tự trị hoặc độc lập với chính quyền trung ương tại Baghdad.

Ngoài ra, cũng còn nhiều Caliphate khác, như tại Ai Cập, tại bán đảo Iberia (đất Tây Ban Nha và Bồ Ðào Nha hiện nay) và có khi các Caliphate này xung đột với nhau. Ðế quốc Hồi giáo Ottoman cũng có lúc lập ra Caliphate, mà chỉ tồn tại được trăm năm, từ 1876 đến 1924 là tiêu vong, cách nay 90 năm.

Kết luận ở đây là khái niệm Caliphate chỉ có giá trị tương đối. Và việc thống nhất cộng đồng Hồi giáo vào một quốc gia được cai trị bằng thần quyền, quyền lực của tôn giáo, vẫn chỉ là giấc mơ có nhiều sắt máu...

Hồ Sơ Người Việt trở lại chuyện ngày nay là sắt máu của khủng bố, nổi dậy và giết chóc.


Khủng bố của al-Qaeda và khủng bố của ISIL

Một ngày trước khi lực lượng võ trang ISIL tuyên bố thành lập Caliphate thì họ đóng đinh tám người vì tội tà đạo. Ðây là hành vi khủng bố (giết người để gây sợ hãi làm người khác thay đổi lập trường) khá tiêu biểu và phù hợp với cách gọi thông thường của báo chí quốc tế. Rằng ISIL là lực lượng khủng bố, tương tự như lực lượng al-Qaeda, tác giả của nhiều đòn khủng bố khác, mà nổi bật nhất là vụ 9-11 tại Hoa Kỳ, ngày 11 Tháng Chín năm 2001.

Thật ra, ta nên có một cái nhìn toàn cảnh thì mới thấy hết vấn đề. Và một cách dễ hiểu vì gần gũi thì hãy nhớ tới trường hợp Việt Nam.

Lực lượng cộng sản từng có hoạt động khủng bố tại miền Nam, như đặt bom hay pháo kích vào khu đông dân và giết hại thường dân vô tội, như ở tại Huế trong vụ Mậu Thân 1968. Nhưng, cùng hành vi khủng bố, họ cũng tiến hành chiến tranh du kích và phá hoại nhắm vào mục tiêu nổi dậy hay tổng nổi dậy để cướp chính quyền. Những việc ấy đều không thành, kể cả trong các đợt tổng công kích năm 1968, vì người dân trong Nam không tổng nổi dậy để lật đổ chính quyền như lãnh đạo Hà Nội đã mơ tưởng. Sau cùng, họ dùng tới hình thái trận địa chiến với các đơn vị chính quy ào ạt xâm nhập từ miền Bắc để chiến thắng bằng chiến tranh quy ước sau khi Hoa Kỳ đã triệt thoái từ năm 1973.

Trong chuỗi thời gian hai chục năm từ 1954 đến 1975, ta chứng kiến nhiều hình thái chiến tranh tại miền Nam, từ khủng bố tới du kích, phá hoại, tuyên truyền, nổi dậy rồi trận địa chiến giữa quân đội của hai nước ở hai miền. Ngày nay, ai cũng nói đến chiến thắng của miền Bắc mà ít ai nhớ tới hoạt động khủng bố của cộng sản ở trong Nam. Và nói đến “khủng bố cộng sản” thì nhiều thế hệ trẻ cũng chẳng hề biết. Dĩ nhiên là chế độ cộng sản không cho ai nhắc tới những việc hắc ám đó!

Nhìn ra khỏi Việt Nam, thế giới có biết tới hình thái đấu tranh đa diện khởi đi từ khủng bố của các tổ chức cộng sản, Mác-xít và Mao-ít (Maoist), tại nhiều địa phương khác nhau. Thường thì họ không thành công, như tại Ðông Nam Á, Trung Nam Mỹ và thậm chí cả Phi Châu. Ngoại lệ là Việt Nam, vì những lý do đặc thù khác.

Trở lại chuyện Hồi Giáo, khi một lực lượng cực đoan quá khích muốn cướp chính quyền để xây dựng một quốc gia Hồi Giáo được cai trị bằng Giáo luật hà khắc thì họ cũng khởi đầu bằng khủng bố vì còn quá yếu trong tương quan lực lượng.

Tổ chức Taliban là một lực lượng khủng bố trước khi cướp được chính quyền tại Kabul và thiết lập chế độ Hồi giáo quá khích tại Afghanistan. Mục tiêu của Taliban thu gọn vào Afghanistan. Còn lực lượng al-Qaeda do Osama bin Laden (người Saudi) lập ra cùng Ayman al-Zawahiri (người Ai Cập) cũng là tổ chức khủng bố, nhưng với mục tiêu lâu dài và sâu xa là lập ra một Caliphate. Khi còn non yếu, họ áp dụng phương pháp khủng bố, nhưng chỉ là phương tiện giai đoạn để tiến tới hình thái đấu tranh quy mô và đa diện hơn.

Thật ra việc al-Qaeda tấn công Hoa Kỳ không đơn giản là vì sự thù ghét người Mỹ, hay dân Do Thái tại Hoa Kỳ, mà chỉ để Mỹ e ngại và hết yểm trợ các chế độ Hồi Giáo khác. Khi ấy, họ sẽ tấn công để lật đổ các chính quyền Hồi Giáo này bằng du kích, nổi dậy, bằng chiến tranh phá hoại, v.v...

Hoa Kỳ lại không e ngại mà tung quân vào lật đổ chế độ Taliban tại Kabul và đánh tan đầu não của al-Qaeda tại Afghanistan. Vì mối lo là các chế độ Hồi giáo khác sẽ bị khủng bố làm suy yếu và lật đổ sau vụ 9-11, Hoa Kỳ còn ra quân đánh phủ đầu chế độ hung hãn nhất tại Iraq. Lý do là vì sợ 1) Saddam Hussein có võ khí tàn sát và 2) kết hợp với khủng bố al-Qaeda.

Về lý do thứ nhất, tình báo Hoa Kỳ và nhiều xứ khác đã lầm, kể cả cựu Tổng Thống Bill Clinton, khi ông úy lạo binh lính trước giờ xuất quân, rằng nên coi chừng võ khí hóa học của Saddam. Người ta lầm vì Saddam đã tiêu hủy loại võ khí từng được dùng để tàn sát người Kurd và dân Iraq theo hệ phái Shia.

Về lý do thứ hai thì người ta không lầm. Abu Musab al-Zarqawi (người Jordan) đã sáng lập ra tổ chức Thánh Chiến từ cả chục năm trước, là Jama'at al-Tawhid wal-Jihad, lại được al-Qaeda huấn luyện tại Afghanistan. Năm 2004, al-zarqaxi xâm nhập vào Iraq, lập ra lực lượng xưng danh “Al-Qaeda tại Iraq” (AQI) và nhắm vào việc tiêu diệt người Iraq theo hệ phái Shia và tấn công Hoa Kỳ tại Iraq và nổi tiếng với phương pháp khủng bố tự sát và bắt con tin. Rồi cải danh lực lượng AQI thành ISI, Islamic State in Iraq...

Như vậy, các tổ chức Jama'at al-Tawhid wal-Jihad, AQI hay ISI chính là tiền thân của lực lượng mệnh danh ISIL ngày nay. Y như bin Laden, al-Zarqawi mơ xây dựng một quốc gia Hồi giáo. Al-Zarqawi bị Hoa Kỳ hạ sát năm 2006 nhưng giấc mơ vẫn được nhiều người khác tiếp tục.

Những người này tiếp tục bằng phương pháp khủng bố và bắt cóc để lấy tiền mua võ khí. Khi Mỹ rút hết quân khỏi Iraq vào năm 2010, rồi nội chiến bùng nổ tại Syria từ năm 2011, họ có thêm cơ hội mới, từ khủng bố tiến tới chiến tranh nổi dậy và kết nạp thêm lính để tấn công theo hình thái chiến tranh quy ước nhằm mở rộng địa bàn hoạt động. Tức là mở mang lãnh thổ của một Caliphate Hồi Giáo mới, lần đầu tiên có hy vọng thành hình kể từ năm 1924...

Khi gọi các tổ chức hay lực lượng này là khủng bố, ta mới chỉ nhìn thấy phương tiện hay phương pháp đấu tranh cho một mục tiêu sâu xa lâu dài mà nhiều người cho là không tưởng.

Chi tiết khác nên nhớ là dù thoát thai từ al-Qaeda và theo hệ phái Sunni, lực lượng võ trang ISIL lại tàn sát nhiều người Sunni tại Iraq vì tội đã từng hợp tác với Mỹ sau khi Tổng Thống George W. dồn quân đánh tới vào năm 2007. Cũng chính là sự hiếu sát của lực lượng ISIL khiến lãnh tụ còn lại của al-Qaeda là al-Zawahiri đả kích. ISIL trở thành tổ chức còn cực đoan hơn al-Qaeda....


Kết luận ở đây là gì?

Giới chức hữu trách của Hoa Kỳ hiển nhiên là phải biết về sự hiện hữu của một phong trào và nhiều lực lượng áp dụng kỹ thuật khủng bố để nhắm vào mục tiêu lâu dài là tái thống nhất thế giới Hồi Giáo thành một cộng đồng chính trị được lãnh đạo bởi tôn giáo. Cách ứng phó của Mỹ có phần thành công, mà cũng có thất bại.

Chỉ có công chúng Mỹ thì mới ngạc nhiên chứ lãnh đạo của Hoa Kỳ không thể ngạc nhiên về những gì xảy ra tại Iraq. Họ có góp phần gây ra sự rối loạn này. Nhưng rối loạn lớn nhất lại xuất hiện từ khi chưa có nước Mỹ, xuất hiện ngay trong thế giới Hồi Giáo, do tham vọng thống nhất mọi sắc tộc và hệ phái làm một.

Dự án Caliphate lần này sẽ có trở ngại từ người Hồi Giáo tại Syria, tại Lebanon, Jordan, Iran, Turkey, từ đối sách của Hoa Kỳ và Liên Bang Nga. Phương pháp khủng bố sẽ không khắc phục nổi những trở ngại đó. Còn lại là phương pháp nổi dậy và chiến tranh quy ước...

07-02-2014 2:14:30 PM
Hùng Tâm/Người Việt

Mỹ cảnh báo: Trung Quốc ồ ạt tăng chiến đấu cơ

(BáoĐấtViệt) - Quân đội Trung Quốc sẽ vận hành 1.500 máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 vào năm 2020.
Tạp chí quốc phòng Jane's tại London, Anh trích dẫn các nguồn tin giấu tên cho biết Quân đội Trung Quốc đang đẩy mạnh sản xuất các máy bay chiến đấu để phục vụ tham vọng quân sự.
Bản báo cáo được trình lên Quốc hội Mỹ ngày 5/6 đã đưa ra những thông tin mang tính báo động về lực lượng không quân Trung Quốc, trong đó cho rằng lực lượng không quân Trung Quốc "đang theo đuổi quá trình hiện đại hóa với quy mô chưa từng có trong lịch sử và sẽ nhanh chóng thu hẹp khoảng cách với các lực lượng không quân phương Tây trên một loạt các khía cạnh, bao gồm máy bay, khả năng chỉ huy và kiểm soát, khí tài gây nhiễu, tác chiến điện tử và kết nối dữ liệu".
Một máy bay chiến đấu J-10 của Trung Quốc
Một máy bay chiến đấu J-10 của Trung Quốc
Theo thông tin Bộ Quốc phòng Mỹ công bố hồi năm 2013, Trung Quốc đã sở hữu 1.900 máy bay chiến đấu, mặc dù chỉ 600 trong số đó là các chiến đấu cơ thế hệ 4 tiên tiến.
Hầu hết các máy bay chiến đấu của không quân và hải quân Trung Quốc hiện là những chiến đấu cơ thế hệ 2 và 3 đã lỗi thời và sẽ sớm bị thay thế trong tương lai gần khi nhiều “chim sắt” thế hệ 4 bắt đầu được đưa vào sử dụng.
Trích dẫn một nguồn tin giấu tên, tạp chí quốc phòng Jane’s cho hay Trung Quốc hiện có 946 máy bay chiến đấu thế hệ 4 - nhiều hơn 300 chiếc so với nước tính của Mỹ hồi năm ngoái. Nguồn tin cho biết, con số đó sẽ tiếp tục gia tăng hàng năm và sẽ đạt 1.562 chiếc trong 6 năm tới.
Bên cạnh đó, để củng cố lực lượng không quân chiến thuật, Mỹ cho rằng Trung Quốc đang rất nỗ lực để có được Su-35 từ Nga. Trung Quốc cũng đang theo đuổi khả năng phát triển máy bay chiến đấu thế hệ năm trong nước. Trong vòng 2 năm kể từ khi tiêm kích J-20 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 2011, Trung Quốc đã thử nghiệm nguyên mẫu tiêm kích thế hệ năm thứ 2, được biết đến là J-31.
Số lượng máy bay chiến đấu Su-27SK cũ cũng sẽ giảm từ 70 xuống 28 chiếc và Trung Quốc sẽ thay thế chúng bằng các máy bay chiến đấu Su-35S tiên tiến mua từ Nga. Trong khi đó, Trung Quốc cũng đang theo đuổi chương trình phát triển máy bay chiến đấu J-20 và J-31 thế hệ 5 trong nước.
Trung Quốc sẽ tăng số lượng máy bay chiến đấu J-11A/B - thiết kế và sản xuất bởi Tập đoàn máy bay Thẩm Dương dựa trên Su-27 của Nga, Con số này sẽ tăng lên khoảng từ 230 đến 390 chiếc trước năm 2020.
Tập đoàn công nghiệp máy bay Thành Đô của Trung Quốc cũng có khả năng sản xuất hơn 180 máy bay chiến đấu J-10 cho không quân Trung Quốc trong 6 năm (2014-2020), nâng tổng số máy bay chiến đấu J-10 lên 400 chiếc.
Trong khi đó, Trung Quốc cũng đang dành nhiều thời gian và nguồn lực cho sản xuất máy bay chiến đấu J-15 trên tàu sân bay, và cả máy bay chiến đấu J-16.
Việc Trung Quốc ra sức tăng cường lực lượng máy bay chiến đấu là một động thái nguy hiểm, có thể kích động chạy đua vũ trang trong khu vực.
Trong vòng 20 năm qua, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc đã tăng 8 lần. Trung Quốc trở thành nước chi tiêu quân sự lớn thứ hai trên thế giới. Thậm chí mới đây, Bộ Quốc phòng Mỹ đã chỉ rõ Trung Quốc đã lừa dối thế giới khi công bố ngân sách quốc phòng thấp hơn thực tế 20%.
Cụ thể, Bộ Quốc phòng Mỹ cho rằng ngân sách quốc phòng chính thức của Trung Quốc năm 2013 là 119,5 tỷ USD, tăng 5,7% so với năm trước. Ngân sách được công bố đã không bao gồm các khoản chi tiêu quan trọng, như mua sắm máy móc thiết bị quân sự của nước ngoài.
Theo các số liệu chính thức, số tiền mà Trung Quốc bỏ ra cho quốc phòng nhiều hơn cả của Nga và Anh cộng lại, mặc dù chỉ bằng 1/4 so với mức mà nước Mỹ đang khó khăn tài chính dành cho các lực lượng vũ trang của họ.
Hiệu ứng Trung Quốc tăng cường năng lực quân sự tác động lên toàn châu Á, đặc biệt là khu vực châu Á-Thái Bình Dương khi tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và Hoa Đông, nơi giàu dầu mỏ và khí đốt ngày càng căng thẳng.
Năm 2012, năm đầu tiên trong lịch sử hiện đại, các nước châu Á đã vượt qua châu Âu về chi tiêu quốc phòng. Sang năm 2013, chi tiêu ngân sách quôc phòng châu Á tiếp tục tăng 3,6% so với năm 2012, chiếm gần ¼ tổng chi tiêu ngân sách quốc phòng toàn cầu trong năm 2013, theo Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI).
Chính vì thế, trong bối cảnh Trung Quốc đang leo thang gây hấn với một loạt quốc gia láng giềng, động thái ồ ạt sản xuất máy bay chiến đấu của nước này cực kỳ đáng lo ngại. Nó cũng cho thấy Bắc Kinh đang muốn gia tăng sức mạnh quân sự để thực hiện tham vọng bá quyền ngày càng lớn của mình.
Thứ Năm, 03/07/2014 06:35
An Thái

Trung Quốc tự lộ bản chất ngạo mạn, hung hăng, tráo trở

(BáoĐấtViệt) - Cắm GK Hải Dương 981, phát hành bản đồ 10 đoạn, chính TQ đã tự vạch trần bản chất ngang ngược và hung hăng, tráo trở và lật lọng của mình.
Ngày 27-6 vừa qua, tờ “Thời báo Hoàn Cầu” đã trích đăng lại bài viết mang tiêu đề “Philippines cấu kết với Nhật, dẫn sói vào nhà, Abe mưu đồ dựng NATO châu Á” của tờ “Nhật báo Kinh Hoa”, trong đó lớn tiếng mắng nhiếc Nhật Bản và Philippines là phá hoại an ninh và hòa bình châu Á, đồng thời đe dọa các nước này sẽ phải nhận hậu quả thảm khốc do những hành động của mình.

Tuy nhiên, bài viết của họ không phân tích, nói thẳng ra là cố tình không đề cập đến nguyên nhân tại sao Nhật và Philippines phải làm như vậy. Các bình luận viên và các chuyên gia quân sự của họ đủ trình độ để hiểu được điều này nhưng họ “né” hoặc nếu có nói thì cũng cố tình xuyên tạc, bóp méo sự thật, theo cái cách giống như chính phủ của họ đang làm.Tờ “Nhật báo Kinh Hoa” bình luận: “Ngoài Aquino III ra còn có Shinzo Abe! Thủ tướng Nhật không bao giờ hài lòng để Tokyo chỉ đóng vai trò là ‘hàng không mẫu hạm không bao giờ chìm’ hay là một tên ‘tay sai’ quân sự của Mỹ tại châu Á Thái Bình Dương”.
Nhật đã cam phận sống chung với bản “Hiến pháp hòa bình” mấy chục năm qua. Trước khi Trung quốc “trỗi dậy bạo lực”, đòi chủ quyền phi pháp, chèn ép các nước trên biển Đông và biển Hoa Đông, đã bao giờ Tokyo đòi sửa đổi hay cắt nghĩa lại bản “Hiến pháp hòa bình” hay chưa?
Suốt từ năm 1954 đến nay, Chính phủ Nhật Bản luôn tôn trọng điều 9 trong Hiến pháp với nội dung “cấm thực thi quyền tự vệ tập thể”, và luôn duy trì một chiến lược quân sự “hoàn toàn mang định hướng phòng thủ”. Thế thì tại sao giờ Tokyo phải giải thích lại Hiến pháp? Vì họ muốn chủ nghĩa phát - xít đội mồ sống dậy hay bị buộc phải vùng dậy, tự bảo vệ mình trước đòi hỏi chủ quyền ngang ngược của Bắc Kinh?

Có phải là Manila quá tin vào những “lời đường mật” của những nhà lãnh đạo Bắc Kinh về một “cường quốc Trung Hoa yêu hòa bình”, “tôn trọng chủ quyền của các dân tộc và luật pháp quốc tế” để rồi đến năm 1995, các vị đánh chiếm đảo Vành Khăn, đuổi dân Philipines về đất liền, tuyên bố đây là “đất đai ngàn đời nay của Tổ tiên dân tộc Trung Hoa” hay không!!!?.
Các chuyên gia quân sự và học giả Trung Quốc đã bao giờ tự trả lời đúng với lương tâm mình về câu hỏi: “Philippines chấm dứt các thỏa thuận về căn cứ quân sự, buộc quân đội Mỹ phải rút khỏi các căn cứ hải quân Subic và căn cứ không quân Clack vào năm 1991 là vì lẽ gì”? Nếu Phi “cố tình xâm phạm chủ quyền Trung Quốc” như lời Bắc Kinh rêu rao thì họ đã không để quân đội Mỹ ra đi.
Vi lẽ đó, hiện nay Philippines có mời Mỹ quay trở lại thì Trung Quốc cũng đừng nên hằn học làm gì, đó là những gì Manila thấy cần thiết để bảo vệ chủ quyền của mình trước “Người hàng xóm gian xảo”, nó là những hành động mà Manila bắt buộc phải làm để đáp trả lại sự ngang ngược và lật lọng của Bắc Kinh mà thôi.
Hiện nay, Bắc Kinh đang đầu tư rất mạnh cho quân đội đặc biệt là hải quân, ngoài ra còn có các lực lượng chấp pháp biển. Để làm gì? Để giúp đỡ nhân dân thế giới bảo vệ hòa bình và ổn định, để giúp đỡ các nước láng giềng bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình hay để cướp đoạt lãnh thổ của nước khác?”.

Ông Tập Cận Bình còn đưa ra tuyên bố hết sức nực cười là “Trung Quốc không có gene xâm lược” hoặc “Trung Quốc chỉ bảo vệ chủ quyền hợp pháp của mình”! Đã bao giờ các học giả Trung Quốc tự hỏi mình: “Tại sao Trung Quốc có lắm kẻ thù đến thế” chưa? Có lẽ ngay cả Mỹ là nước đã từng gây chiến khắp nơi trên thế giới, nhưng có lẽ còn ít kẻ thù hơn Bắc Kinh.
Bắc Kinh luôn miệng rêu rao “chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc đang bị các nước láng giềng cấu kết nhau xâm phạm”. Sự phi lý trong tuyên bố này đến trẻ con cũng không tin được. Nhân dân Trung Hoa có bao giờ thắc mắc là tại sao 1 nước lớn như Trung Quốc lại bị hàng loạt nước láng giềng nhỏ bé chưa bằng 1 tỉnh của mình “xâm lược” hay chưa? Chả lẽ mấy nước này ăn “gan hùm, mật gấu” hay sao?
Bài viết của “Kinh Hoa nhật báo” còn lớn tiếng chỉ trích Nhật Bản là: “Dã tâm chiến lược của Tokyo là lôi kéo đồng minh, tạo ra một ‘Lá chắn thép’ mới ở Tây Thái Bình Dương - một ‘NATO’ phiên bản châu Á do Nhật đứng đầu để chống lại Trung Quốc”. Điều này có thể là đúng, nhưng không nên dùng từ “dã tâm” mà nên dùng từ “mong muốn” hoặc là “hy vọng” hoặc đúng hơn là “bắt buộc”.
Trung Quốc đang làm gì trên biển? Khóa chiến hạm Nhật bằng radar điều khiển hỏa lực, mang máy bay chiến đấu gắn tên lửa đuổi máy bay trinh sát Nhật cách 30m trên biển Hoa Đông, đâm thẳng vào tuần dương hạm Mỹ trên biển Đông, đây có phải là những hành động chủ động khiêu khích, khơi mào cho xung đột hay không?
Trung Quốc trước dùng vũ lực chiếm đoạt bãi cạn Scarborough, sau tập trung tàu thuyền khống chế bãi Cỏ Mây và bãi Cỏ Rong, không cho tàu công vụ Philippines tuần tra chủ quyền, ngăn cản các hoạt động tiếp tế cho lực lượng đồn trú, cấm ngư dân Philippines đánh cá trên biển. Đây có phải là hành động cậy mạnh hiếp yếu, thể hiện dã tâm “xâm lược” trên biển hay không?
Mấy chục năm qua cả thế giới đã nhận thức rõ bản chất ngang ngược và hung hăng, tráo trở và lật lọng của Trung Quốc. Nhân lúc Việt Nam đang có chiến tranh và tập trung hàn gắn các vết thương chiến tranh, Bắc Kinh đã năm lần bảy lượt dùng vũ lực đánh chiếm các đảo và bãi đá thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Để hợp thức hóa cái gọi là “chủ quyền cướp đoạt được bằng vũ lực”, Bắc Kinh đã ngang ngược cắm giàn khoan Hải Dương 981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, biến những vùng biển không tranh chấp thành có tranh chấp, nhằm âm mưu biến đất đai của người khác thành lãnh thổ của mình.
Không những thế, Trung Quốc còn điều hàng trăm tàu mỗi ngày để xua đuổi, đâm húc tàu công vụ Việt Nam, sau đó còn lớn tiếng vu vạ là các tàu chấp pháp nhỏ hơn hàng chục lần của Việt Nam đâm húc vào các tàu cảnh sát biển hàng nghìn tấn của mình tới 1500 lần, đồng thời cho người nhái thả lưới cá và các chướng ngại vật trên biển để ngăn tàu Trung Quốc!!!?
Dã man hơn nữa là vào ngày 26-5-2014, tàu cá vỏ sắt tải trọng lớn mang số hiệu 11209 của Trung Quốc đã đâm chìm, sau đó còn cố tình nhấn tàu cá mang số hiệu ĐNa-90152-TS của Việt Nam (trên tàu có 10 thủy thủ) chìm sâu xuống biển. Đạt đến sự cùng cực của hành động mất nhân tính là các tàu Trung Quốc còn tìm cách ngăn cản, dọa dẫm các tàu cá khác của Việt Nam đến cứu người.
Sau đó, Bắc Kinh lại bịa đặt trắng trợn là tàu cá Việt Nam cố tình lao vào giàn khoan Hải Dương 981 rồi đâm phải tàu cá Trung Quốc và tự chìm!!! Những thước phim chân thực của ngư dân Việt Nam đưa ra trước cộng đồng quốc tế đã tố cáo hành động hung hăng vô nhân tính, thái độ ngang ngược và tính cách lật lọng, vô liêm sỉ của nhà cầm quyền Bắc Kinh.
Vô cớ dùng vũ lực tấn công những ngư dân không vũ khí ngay trên vùng biển của đất nước mình là hành động mang tính chất “cướp biển” nhưng ngăn cản hành động cứu người bị nạn còn thể hiện sự tàn ác, vô nhân đạo trước đồng loại. Nó chính là sự thể hiện rõ nhất bản chất xâm lược, trái ngược với những tuyên bố xoen xoét về một đất nước Trung Hoa yêu chuộng hòa bình của nhà cầm quyền Bắc Kinh.
Không dừng lại ở đó, ngày 23-6 vừa qua, Bắc Kinh còn chính thức phát hành bản đồ dọc, nuốt trọn cả bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ, ngay sau khi vừa vuốt ve New Dehli bằng “những lời có cánh”, khiến cho người Ấn nổi giận. Không những thế, “Bản đồ xâm lược” của Trung Quốc còn thay “đường 9 khúc” bằng “đường 10 đoạn”, “liếm” trọn biển Đông.
Ngay cả người dân Trung Quốc cũng cảm thấy “ngượng ngùng” khi nhìn tấm bản đồ mới, vì không hiểu sao lãnh thổ nước nhà “đột ngột” rộng thêm nhiều quá thì được nhà cầm quyền giải thích là “trước đây, lãnh thổ Trung Quốc đã như thế rồi nhưng chúng ta quen nhìn bản đồ ngang nên bây giờ nhìn bản đồ dọc nó ‘không quen’!!!”. Thật không còn giấy bút nào tả hết sự “khôi hài” trong cách giải thích của Bắc Kinh.
Trung Quốc quay phía tây lấn chiếm Ấn Độ, ngoảnh phía đông chèn ép Nhật Bản, nhòm phía nam gây hấn với Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonessia…, dùng vũ lực đe dọa, gây gổ với hầu như toàn bộ các nước láng giềng. Trước sự uy hiếp bằng vũ lực của Bắc Kinh, các nước này không liên kết với nhau để chống lại Trung Quốc mới là lạ.
Vì thế, Trung Quốc nên dừng ngay những luận điệu vu vạ Nhật Bản và các nước đông nam Á cố kết với nhau lập “NATO châu Á” để chống lại mình. Nếu Bắc Kinh không ôm mộng bành trướng, xâm phạm đến chủ quyền của các nước khác, chà đạp lên luật pháp quốc tế thì chẳng ai tự nhiên đi lập khối đồng minh để chống lại họ.
Phần cuối bài viết, tờ Kinh Hoa trích dẫn lời Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc là nước này hy vọng cùng với các quốc gia hợp sức bảo vệ hòa bình và ổn định khu vực. Lịch sử cận đại 100 năm của châu Á Thái Bình Dương đã chứng minh một lẽ thường tình: “Ai có công thì sẽ được hưởng; ai chơi với lửa, thì kẻ đó sẽ tự thiêu; ai rước lang sói vào nhà thì kẻ đó sẽ mất hết”.
Luận điệu hằn học của tờ “Kinh Hoa nhật báo” chả khác gì “Thời báo Hoàn Cầu”, có lẽ vì thế mà nó được tờ báo này đăng lại. Điều này cũng không lạ vì ít người biết rằng, cả 2 tờ báo này đều là những phụ bản của “Nhân dân nhật báo”, được sử dụng như một công cụ tuyên truyền, nói xấu, xuyên tạc và đe dọa các nước khác.
Ai góp công để bảo vệ hòa bình và an ninh khu vực thì nhân dân thế giới đều biết, ai chơi với lửa thì cộng đồng quốc tế cũng đã rõ. Luận điệu ru ngủ của Trung Quốc hiện chẳng lừa phỉnh được ai, những lời đe dọa của Bắc Kinh càng làm cho các nước trong khu vực quyết tâm liên kết lại để đối phó với âm mưu xâm lược Trung Quốc.
Nếu Nhật Bản, Ấn Độ, Philippines, Malaysia, Indonesia có liên minh với nhau và dựa vào Mỹ để đối phó với Trung Quốc thì đó cũng là sự đoàn kết để chống lại giấc mộng bá quyền của Bắc Kinh chứ không phải để để xâm lược nước khác hay đe dọa hòa bình và an ninh trong khu vực. Câu kết của tờ “Kinh Hoa nhật báo” nên để chính nhà cầm quyền Bắc Kinh và nhân dân Trung Quốc suy ngẫm!
  • Thiên Nam

Người đàn ông nguy kịch tính mạng vì bị CSGT truy đuổi?

(BáoĐấtViệt) - Bất ngờ bị một CSGT truy đuổi phía sau, anh Nam phanh gấp làm xe ngã ra đường, vụ tai nạn khiến anh Nam rơi vào tình trạng nguy kịch.
Vào khoảng 9 giờ ngày 2/7, tại đường chân cầu vượt Phú Lương dẫn ra QL 5 hướng Hải Phòng – Hà Nội (phường Nhị Châu, TP. Hải Dương) xảy ra một vụ tai nạn giao thông kinh hoàng khiến nạn nhân phải nhập viện cấp cứu. Nạn nhân xác nhận là anh Đỗ Hải Nam (SN 1970, trú tại số nhà 57, phố Canh Nông 1, Phường Quang Trung, TP Hải Dương).
Theo những người dân chứng kiến vụ việc, vào khoảng thời gian trên, trước khi xảy ra vụ tai nạn, người dân thấy anh Nam điều khiển xe máy BKS 34B1-43487 bị một CSGT thuộc Phòng CSGT, Công an TP Hải Dương truy đuổi từ khu vực cầu vượt Phú Lương xuống đường ra hướng Quốc lộ 5. Đến đoạn gần giáp QL5, bất ngờ vì thấy CSGT đuổi phía sau, anh Nam phanh gấp làm xe ngã ra đường, vụ tai nạn khiến anh Nam bị thương nặng.
Xe máy của nạn nhân
Xe máy của nạn nhân
Ngay sau khi xảy ra vụ tai nạn, lực lượng chức năng đã xuống hiện trường, thu thập ý kiến các nhân chứng, lập biên bản vụ việc để điều tra nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn.
Điều đáng nói, nhiều người dân cho rằng, nguyên nhân chính của vụ tai nạn là do anh Nam bị CSGT truy đuổi.
Nạn nhân bất tỉnh sau vụ tai nạn
Nạn nhân bất tỉnh sau vụ tai nạn
Bác Nguyễn Ngọc Sơn (SN 1956, trưởng khu dân cư số 4, phường Nhị Châu, TP Hải Dương) đồng thời là nhân chứng chứng kiến vụ việc cho biết: “Tôi và nhiều người đi đường đã chứng kiến một CSGT lái xe đuổi theo xe anh Nam, khi đến khu vực này, vì sợ va chạm với xe CSGT, anh Nam phanh gấp nên bị ngã và bị tai nạn”.
“Nếu CSGT không đuổi theo anh Nam thì đã không có vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra như thế này”, một nhân chứng nói.
Anh Đỗ Hải Hưng là anh trai của nạn nhân Đỗ Hải Nam, cho biết: "Vào hồi 9 giờ 30 sáng ngày 2/7/2014, tôi nhận được cuộc điện thoại báo em trai tôi là Đỗ Hải Nam bị tai nạn giao thông. Tôi gọi cho số máy của em tôi thì một bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Hải Dương bắt máy cho biết, em tôi đang được cấp cứu tại viện. Tôi vội đến nơi thì được biết em tôi được người dân đưa taxi vào viện sau khi bị tai nạn trên đường Quốc lộ 5 đoạn gần cầu vượt Phú Lương.
Tôi lần hỏi và được rất nhiều bà con quanh địa điểm này cho biết họ đã chứng kiến toàn bộ vụ việc và kể lại như sau: Em trai tôi khi đến đoạn cua rẽ vào làng Nhị Châu đã không bật tín hiệu xi nhan và đi qua trạm kiểm soát của Cảnh sát giao thông mà không hề nhận được lệnh hay tín hiệu bắt dừng. Em tôi đi tiếp một cách bình thường, không hề biết rằng phía sau một Cảnh sát giao thông chạy xe rất nhanh đuổi theo.
Theo người dân chứng kiến sự việc, em trai tôi không hề biết đằng sau có cảnh sát truy đuổi, đến khi xe anh cảnh sát phóng vọt lên, ngoặt tay lái chặn ngay trước mũi xe em tôi, em tôi giật mình vì quá bất ngờ. Em tôi phanh gấp khiến chiếc xe máy quay hẳn ngược lại hướng đang đi, còn người em tôi đập xuống đường, phần đầu gáy đập thẳng xuống đường, máu chảy lênh láng. Lúc đó, người cảnh sát định quay xe bỏ đi, nhưng rất nhiều người dân sống ven đường, người đi đường và các anh lái xe taxi đứng gần đó ùa ra chặn lại, giữ xe không cho đi. Lúc đó người dân chia nhau giữ chân viên cảnh sát, và gọi xe đưa em tôi vào viện cấp cứu".
Ghi nhận tại hiện trường, bên cạnh chiếc xe máy của nạn nhân có những vết máu loang lổ dưới lòng đường, một chiếc tông và kính chắn bụi mũ bảo hiểm của nạn nhân vẫn còn nằm lại bên vệ đường. Do bức xúc khi chứng kiến CSGT đuổi theo nạn nhân Đỗ Hải Nam dẫn đến nạn nhân bị tai nạn, nhiều người dân đã tập trung rất đông tại khu vực hiện trường vụ việc.
Các nhân chứng còn cho biết, biển số xe người CSGT rượt đuổi theo xe anh Nam là 34B2-49009 .
Theo ghi nhận ban đầu, sau khi được đưa vào viện Đa khoa tỉnh Hải Dương, anh Nam đã rơi vào hôn mê sâu và tiên lượng rất mờ nhạt. Được biết, Đỗ Hải Nam là một công dân tốt, lương thiện, là cha của hai đứa con nhỏ, trụ cột kinh tế gia đình.

Vụ việc đang được cơ quan chức năng tỉnh Hải Dương làm rõ.

Trước đó, cũng tại Hải Dương, người dân phản ánh là có 2 chiến sỹ CSGT Hải Dương cũng truy đuổi người vi phạm đã chạy xe nhanh, không làm chủ được tốc độ nên va chạm với hai bé gái đang đi xe đạp trên đường?.
Nơi xảy ra sự việc
Nơi xảy ra sự việc
Theo trung tá Lê Văn Lượng, Đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông TP Hải Dương xác nhận, ngày 30/6 có việc va chạm giao thông giữa cảnh sát giao thông TP Hải Dương và hai em nhỏ tại TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương.
Tuy nhiên, Trung tá Lượng khẳng định, không có chuyện cảnh sát giao thông phóng nhanh, đuổi người vi phạm rồi gây tại nạn. Và chỉ có một người chứ không phải là hai đồng chí sảnh sát giao thông như phản ánh.

PV (tổng hợp)

Kinh hoàng giòi tấn công não vì... tóc nối



Thứ tư, 2014-07-02 20:19:07 - Nguồn: GiaDinh.net.vn
Sau khi đi nối tóc, giòi từ tóc nối đã tấn công não bộ của một phụ nữ Kenya.
Kinh hoàng giòi tấn công não vì... tóc nối 1
 
Chị Irene Myangoh, nhân viên làm việc tại một văn phòng luật ở Nairobi, Kenya đã phải tới bệnh viện khám khẩn cấp sau khi phải chịu những cơn đau đầu không dứt sau 2 tuần nối tóc. Tới bệnh viện, Irene Myangoh gần như ngất xỉu khi được bác sĩ thông báo não cô đang bị giòi tấn công. Các bác sĩ nghi ngờ đám giòi này có nguồn gốc từ trứng giòi nằm trong những lọn tóc nối của Irene. Trứng giòi đã phát triển trong đám tóc và xuyên qua da đầu, tấn công não của Irene. Irene và các bác sĩ nghi ngờ có thể đây là những lọn tóc được lấy từ... người chết.
 
Chủ hiệu salon nơi Irene đến nối tóc cho biết cô đã dùng 10 lọn tóc trong một kiện tóc để làm cho Irene. Ngoài ra, 150 lọn lấy từ kiện hàng này đã được nối cho các khách hàng khác. Cô cho biết thêm: "Tôi sẽ kiểm tra thông tin từ người cung cấp. Chúng tôi thường nhập những kiện hàng này từ Anh, Mỹ và Ấn Độ. Ngoài ra tôi sẽ bồi thường cho Irene vì sự cố này".
Bác sỹ Musau làm việc tại bệnh viện Nairobi cho biết ông đã từng chữa trị 10 trường hợp tương tự trong 6 tháng gần đây.
Theo Đất Việt

Chủ tịch Sang không biết đọc?




Bạn đọc Danlambao - Phát biểu trong buổi tiếp xúc cử tri Sài Gòn sáng hôm 26/6/2014, chủ tịch nước Trương Tấn Sang khoe rằng ông đã 'đọc kỹ từng chữ' bức công hàm Phạm Văn Đồng rồi phán chắc nịch: 'Ông Phạm Văn Đồng có bao giờ nói Hoàng Sa - Trường Sa là của TQ đâu'.

Biện minh cho hành động bán nước của ông Phạm Văn Đồng qua bức công hàm ngày 14/9/1958, chủ tịch Sang lập luận: “Tôi đọc kỹ từng chữ, cụ Phạm Văn Đồng nói xung quanh công nhận 12 hải lý. Lúc bấy giờ, lãnh hải có 3 hải lý thôi. Thế giới cũng bàn luận từ năm đó đến năm 1982, Công ước luật Biển mới thừa nhận nội thủy 3 hải lý, lãnh hải 12 hải lý. Lúc đó, tư duy của các cụ mình cũng theo tư duy số đông của thế giới, tức là người ta muốn quốc gia có biển là lãnh hải phải 12 hải lý thì mình thừa nhận 12 hải lý đó” - Nguồn:VietNamNet

Chủ tịch Sang biết chữ mà không biết đọc. Bức công hàm - hay 'công thư' (theo cách gọi của đảng CS) vào ngày 14/9/1958 của thủ tướng Phạm Văn Đồng đã ghi rất rõ: "Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, quyết định về hải phận 12 hải lý của Trung Quốc."



Trong khi đó, bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của chính phủ nước CHND Trung Hoa viết: "Bề rộng lãnh hải của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là 12 hải lý. Ðiều lệ này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Ðài Loan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bởi biển cả) và các đảo phụ cận, quần đảo Bành Hồ, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc."

Tây Sa và Nam Sa là tên mà Trung Quốc dùng để gọi hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.


Bằng chứng bán nước rành rành như vậy mà ông Sang còn dám mạnh miệng tuyên bố 'Ông Phạm Văn Đồng có bao giờ nói Hoàng Sa - Trường Sa là của TQ đâu'. Cứ quen cái kiểu độc diễn, nói thánh nói tướng thì chỉ làm trò cười cho thiên hạ.

Nghe nói ông Sang cũng từng học trường Petrus Ký, nay là Lê Hồng Phong. Tài liệu chính thức của đảng ghi ông tốt nghiệp cử nhân luật tại đại học Tổng Hợp TP. HCM, đây được đánh giá là chương trình đào tạo luật tốt nhất tại Việt Nam từ sau năm 75.    

Những phát biểu trên khiến người ta coi thường khả năng đọc, phân tích và đối chiếu văn bản của ngài cử nhân luật Trương Tấn Sang. 'Đọc kỹ từng chữ' thì cũng chỉ xem như biết nhận mặt chữ, đọc mà không hiểu cũng như không biết đọc vậy.  

Trình độ ông chủ tịch nước đã vậy, nhưng xem ra các vị trí thức của đảng cũng chẳng khá hơn khi lập luận về công hàm Phạm Văn Đồng. Đến nỗi trong bài "Đừng để người ta cười", bác sĩ Phạm Hồng Sơn phải thốt lên là 'hổ thẹn' và cho rằng nhiều vị 'chưa đọc kỹ' các văn bản liên quan đến hành động bán nước của Phạm Văn Đồng.

Biện minh cho hành động bán nước chế độ CS không phải là cách để vô hiệu hóa công hàm 1958 của thủ tướng VNDCCH Phạm Văn Đồng.  Những tuyên bố theo kiểu độc diễn ngây ngô của ông Sang và một số vị trí thức chỉ làm trò cười cho thiên hạ.

Bạn đọc Danlambao
danlambaovn.blogspot.com

VIDEO : Tiết lộ chấn động: Tù nhân lương tâm Huỳnh Anh Trí bị nhiễm HIV trong tù cộng sản (Phần 2)





Truyền Thông Chúa Cứu Thế - Người tù Nguyễn Thế Kỷ Nguyễn Hữu Cầu và ông Huỳnh Anh Tú - anh trai ông Huỳnh Anh Trí đã cùng giam chung với ông Trí trong suốt 14 năm, khẳng định 2 điều quan trọng:

Thứ nhất, trong trại giam Xuân Lộc, ít nhất ở thời ông Lại Xuân Hùng và ông Huy có chủ trương sử dụng 1 dao lam để cạo râu cho tất cả các tù nhân trong một trại giam. Họ lấy lý do tù nhân không được sử dụng dao lam riêng, nên không cho các tù nhân được sử dụng dao lam sạch để cạo râu.

Thứ hai, liên quan đến chuyện bị "kỷ luật" cùm chân, thì đã xảy ra tệ nạn tù nhân phải đút lót tiền mới có cùm sạch và an toàn; nếu không có tiền thì bị cùm những cùm dơ, bẩn và có nhiều cùm đã cùm những người nhiễm HIV vẫn còn rướm máu trên các cùm này. Sau đó, các cùm này lại tiếp tục cùm cho các tù nhân khác. Đây chính là nguyên nhân chính đã đẩy 14 người bị nhiễm HIV chết trong trại giam Z30, Xuân Lộc. Và, ông Huỳnh Anh Trí đã bị nhiễm HIV trong trại giam - là nhân chứng sống làm chứng cho sự việc này.

HIV lây truyền qua ba con đường: đường máu, tình dục và mẹ truyền sang con (Lúc mang thai, khi sinh hoặc khi cho con bú).