(TNO) Giới chức Hàn Quốc cho biết người được coi là nhân vật số 2 của CHDCND Triều Tiên và các thành viên trong ê kíp lãnh đạo cấp cao của Bình Nhưỡng ngày 4.10 đã có chuyến thăm bất ngờ đến Hàn Quốc để tham dự lễ bế mạc Asiad 17.
Nhân vật số 2 Triều Tiên thăm Hàn Quốc
Ông Hwang Pyong-so (trái) bắt tay với Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Ryoo Kihl-jae khi đến khách sạn ở Incheon hôm 4.10 - Ảnh: Deseretnews.com
Sau nhiều tháng căng thẳng, bao gồm một loạt công kích lẫn nhau giữa 2 miền và một số lượng bất thường các vụ bắn thử tên lửa và rốc két của Bình Nhưỡng, những kỳ vọng về một bước đột phá sẽ không cao, nhưng bản thân chuyến thăm này đáng chú ý bởi nó cho phép những người thân tín của nhã lãnh đạo Kim Jong-un có cuộc gặp gỡ với quan chức phụ trách các vấn đề Triều Tiên của Hàn Quốc.
Chuyến thăm sẽ bao gồm các cuộc đàm phán trực tiếp ở cấp cao nhất giữa 2 miền trong 5 năm qua.
Phái đoàn Triều Tiên tham dự lễ bế mạc Asiad 17 do ông Hwang Pyong-so, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị của Quân đội Nhân dân Triều Tiên (KPA), dẫn đầu, theo hãng tin AP. Ông Hwang được giới phân tích bên ngoài xem là nhân vật quan trọng thứ 2 sau ông Kim.
Chuyến thăm diễn ra giữa lúc có những đồn đoán ở Hàn Quốc về sức khỏe của ông Kim, người đã không xuất hiện công khai trong hơn 1 tháng qua và vắng mặt tại kỳ họp quốc hội mới đây của Triều Tiên. Một bộ phim tài liệu chính thức phát hình ảnh quay được hồi tháng 8 cho thấy ông Kim đi khập khiễng và bị thừa cân và thừa nhận nhà lãnh đạo này bị “suy nhược cơ thể” song không tiết lộ rõ bệnh tình.
Báo Anh Daily Mail hôm 3.10 dẫn lời ông Jang Jin-sung, sĩ quan phản gián dưới thời cố lãnh đạo Kim Jong-il, nói rằng ông Kim Jong-un thật sự đã bị lật đổ hồi năm ngoái và quyền lực hiện nằm trong tay Cục Tổ chức - Hướng dẫn (OGD) vốn từng báo cáo trực tiếp với ông Kim Jong-il.
Phát ngôn viên Bộ Thống nhất Hàn Quốc Lim Byeong-cheol nói với các phóng viên rằng giới chức Triều Tiên dự định thảo luận trong buổi ăn trưa với Bộ trưởng Ryoo Kihl-jae và Giám đốc An ninh Quốcgia Kim Kwan-jin trước khi bay về nước trong ngày 4.10.
Đây là cuộc họp cấp cao đầu tiên kể từ khi Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye lên cầm quyền vào đầu năm 2013. Chuyến thăm cuối cùng diễn ra vào năm 2009. Hiện chưa rõ giới chức 2 miền sẽ thảo luận gì. Ông Lim nói không có kế hoạch để phái đoàn Triều Tiên gặp Tổng thống Park.
Cũng theo ông Lim, các quan chức khác trong đoàn Triều Tiên gồm có Choe Ryong-hae và Kim Yang-gon, các bí thư của Đảng Lao động Triều Tiên. Ông Hwang, nhân vật số 2, còn giữ các chức vụ Phó chủ tịch Ủy ban Quốc phòng và Phó nguyên soái của KPA.
04/10/2014 11:05
Trùng Quang
Friday, October 3, 2014
Cảnh sát HK bắt kẻ tấn công biểu tình
BBC-1 giờ trước
Cảnh sát Hong Kong đã bắt giữ 19 người, trong đó có những người bị nghi thành viên của Hội Tam Hoàng, với cáo buộc họ tấn công người biểu tình đòi dân chủ.
Cuộc xô xát hôm 3/10 đã khiến cho cuộc đàm phán giữa người biểu tình và chính quyền Hong Kong hoãn lại.
Cảnh sát bác bỏ cáo buộc rằng họ móc nối với những người dùng bạo lực tấn công người biểu tình.
Trước đó, ông Lương Chấn Anh, đặc khu trưởng Hong Kong, đã đề xuất đàm phán để tháo ngòi nổ cuộc khủng hoảng chính trị.
Tuy nhiên sau đó đã xảy ra xung đột khi những người tức giận do sinh hoạt của họ bị biểu tình làm gián đoạn đã tìm cách tháo dỡ lều và rào chắn.
Yên bình trở lại
Vào sáng thứ Bảy ngày 4/10 không khí đã yên bình trên đường phố Hong Kong.
Trước đó, Liên đoàn Sinh viên Hong Kong, vốn là một bên được chính quyền mời đến bàn đàm phán, đã ra thông cáo nói rằng họ ‘dẹp’ đàm phán sang một bên. Thời gian và địa điểm cuộc đàm phán chưa bao giờ được xác nhận.
“Chính quyền đã để cho bọn xã hội đen tấn công những người biểu tình ôn hòa của Occupy Central. Họ đã cắt đứt con đường đối thoại và sẽ phải chịu trách nhiệm về hậu quả,” thông cáo của họ viết.
Hiện chưa rõ thông cáo này có phản án lập trường của các nhóm khác tham gia vào cuộc biểu tình hay không.
Ông Benny Tai, lãnh đạo của Occupy Central, nói với BBC rằng tổ chức của ông vẫn chỉ đang xem xét việc tẩy chay đàm phán.
Tuy nhiên ông cáo buộc cảnh sát đã không bảo vệ người biểu tình trước các cuộc tấn công và tình hình này không thể tiếp diễn.
“Sẽ rất là khó để duy trì tinh thần đối thoại nếu chính quyền không ngăn những vụ việc này xảy ra với những người biểu tình ôn hòa,” ông nói.
Hiện chính quyền chưa có phản ứng trước việc hoãn đàm phán.
Nhưng tại một cuộc họp báo vào tối ngày 3/10, cảnh sát đã tường thuật lại những gì đã xảy ra.
Họ bác bỏ cáo buộc từ phía những người biểu tình rằng họ đã hành động ‘có phối hợp’ với những người muốn phá biểu tình.
Họ cho biết trong số 19 người họ bắt giữ thì 8 người có ‘có dính líu đến Hội Tam Hoàng’, một tổ chức xã hội đen khét tiếng ở Hong Kong.
Theo phóng viên BBC Martin Patience ở Hong Kong thì sự hiện diện của những người này nhắc nhở mọi người rằng không phải ai ở Hong Kong cũng ủng hộ biểu tình.
Ít nhất một số người bất bình với cuộc biểu tình dường như là người dân tức giận vì cuộc sống của họ bị xáo trộn.
“Tôi không ủng hộ Occupy Central. Chúng tôi còn phải làm việc và kiếm tiền. Occupy chỉ trò chơi,” một công nhân xây dựng nói tên là Lee nói với hãng tin AFP.
“Chúng tôi những người Hong Kong cần phải ăn chứ,” một người khác nói.
Tập Cận Bình nhức đầu vì Hồng Kông
Khi cuộc biểu tình của sinh viên lên cao nhất, Tập Cận Bình ngay lập tức đã nhắn bảo Lương Chấn Anh (Leung Chun-Ying): Không được bắn. Nhật báo Wall Street đã loan báo và nhắc lại tin này nhiều lần, chắc là chuyện có thật. Ðể tránh cảnh đổ máu bất ngờ, ông hành chánh trưởng quan Hồng Kông đã ra lệnh cảnh sát rút lui, chỉ để ít người giữ trật tự, không đeo vũ khí.
Tại sao chủ tịch nhà nước Trung Cộng phải ban lệnh cho thuộc hạ nhanh như vậy? Vì cả thế giới đang nhìn về Hồng Kông. Từ hàng thế kỷ nay, Hồng Kông vẫn là một mảnh đất đầy gián điệp quốc tế. Chỉ cần một nước thù nghịch nào đó cho điệp viên thả mấy trái “lựu đạn không cay” làm chết mấy người thì, dù chuyện gì xẩy ra Bắc Kinh cũng phải gánh những hậu quả sẽ khó lường.
Trước hết, Bắc Kinh có cải chính tới đâu, dư luận cũng tin rằng quyết định tàn sát từ Trung Nam Hải phát ra. Những người lãnh đạo Trung Cộng đã từng cho xe tăng giết chết sinh viên và công nhân tại Thiên An Môn, ngay trước mắt cả thế giới; họ đâu ngần ngại giết những thanh niên Hồng Kông mà guồng máy tuyên truyền của họ đang bôi nhọ và lăng mạ suốt hai tuần rồi? Từ năm 1989 tới nay, người dân trong nước Trung Hoa cũng như người ngoại quốc không còn ai tin lời nói của Bắc Kinh nữa. Nếu các sinh viên, học sinh ở Hồng Kông bị giết, thế giới loài người càng ghê tởm chế độ Ðảng Cộng Sản Trung Quốc hơn nữa. Guồng máy tuyên truyền và ngoại giao chạy hết xăng cũng còn lâu mới gột rửa được tiếng xấu đó. Cho nên, đội cảnh sát đặc biệt chuyên dẹp biểu tình của Trung Cộng, đang đồn trú ở tỉnh Quảng Ðông, gần biên giới, không được dùng tới
Mối lo đầu tiên của Trung Nam Hải, nơi các lãnh tụ cộng sản cao nhất cư ngụ, là phản ứng dây chuyền lan vào trong lục địa. Thanh niên Hoa lục đang theo dõi các diễn biến ở Hồng Kông và có thể noi gương các sinh viên, học sinh ở đó. Họ có thể nổi cơn phẫn nộ nếu thấy đảng Cộng Sản tàn sát người biểu tình, gợi lại cho họ nhớ các nạn nhân bị giết ở Thiên An Môn trước đây 25 năm. Biết như vậy nên trong hơn 10 ngày qua, Bắc Kinh đã ra lệnh tăng cường kiểm duyệt các mạng lưới xã hội trong lục địa, bất cứ thông điệp nào viết những chữ “cấm kỵ” như “sinh viên biểu tình” hoặc “cảnh sát Hồng Kông” đều bị đục bỏ. Nhiều bạn trẻ đã tìm ra cách né tránh lưỡi kéo kiểm duyệt. Có người chỉ đưa lên facebook hình ảnh đám sinh viên Hồng Kông đang ngủ đêm trong chỗ biểu tình, ghi một nhận xét: Mặt đất sạch đấy nhỉ!
Ai coi cũng thương cảm các bạn trẻ của họ tranh đấu gian nan và phải liên tưởng đến tình trạng ô nhiễm trong lục địa. Một mạng khác đưa lên bức hình ông Tập Cận Bình, với một chiếc dù che trên đầu. Cách Mạng Dù là tên gọi của phong trào phản kháng tại Hồng Kông. Guồng máy kiểm duyệt của đảng phải mất mấy ngày mới nghĩ ra, đem đục hai thông điệp đó.
Giới lãnh đạo Cộng Sản Trung Quốc vẫn nêu Hồng Kông ra làm mẫu để dụ dỗ dân chúng Ðài Loan. Với quy tắc “nhất quốc lưỡng chế” (một quốc gia, hai thể chế chính trị) được hứa hẹn sẽ thi hành trong 50 năm, kể từ năm 1997 khi Hồng Kông trở về với Trung Quốc, Ðảng Cộng Sản hy vọng dân Ðài Loan sẽ tin vào lời hứa đó, có ngày chấp nhận gia nhập nước Trung Hoa thay vì cứ đứng riêng độc lập. Từ 16 năm nay Bắc Kinh vẫn muốn dùng Hồng Kông như một bằng chứng cho thấy họ có thể cai trị một hệ thống kinh tế, tài chánh hoàn toàn tư bản, mà không cần can thiệp như lối cộng sản. Nếu Bắc Kinh nuốt lời hứa, dân Hồng Kông bị tàn sát, thì phong trào đòi độc lập ở Ðài Loan sẽ lên mạnh không thể dập tắt được. Ðó là một cơn ác mộng của Trung Nam Hải.
Nhưng các phản ứng chính trị không nguy hiểm bằng hậu quả kinh tế. Tập Cận Bình không muốn một biến cố vô tình sẽ giết “con gà đẻ rừng vàng” của chế độ. Trước khi lên ngôi, họ Tập chịu trách nhiệm với Bộ Chính Trị về hồ sơ Hồng Kông; cho nên chắc ông ta biết rõ vai trò kinh tế, tài chánh của cựu thuộc địa này.
Hồng Kông vẫn là cây cầu nối lục địa Trung Hoa với thế giới bên ngoài, từ hàng thế kỷ nay, và sau khi chính thức nhập vào Trung Quốc, vẫn giữ vai trò đó. Vào năm 1997, tổng sản lượng nội địa của Hồng Kông lớn bằng 16% GDP của Trung Quốc, năm nay chỉ còn là 3%, vì cuộc lục địa tăng trưởng nhanh. Nhưng vai trò trung gian tài chánh của Hồng Kông không xuống mà còn lên cao hơn.
Các công ty Trung Quốc, kể cả các doanh nghiệp nhà nước, gây vốn nhờ thị trường Hồng Kông. Từ năm 2012 đến nay, họ đã thu về 43 tỷ Mỹ kim tiền vốn nhờ bán cổ phiếu lần đầu (IPO) trên Thị trường Hằng Thịnh (Hang seng), Hương Cảng. Trong cùng thời gian đó, các thị trường trong lục địa chỉ giúp gây vốn được 25 tỷ. Bắc Kinh đang dự trù đưa ra một chương trình cho người ngoại quốc mua cổ phần các xí nghiệp trong nước qua thị trường Hồng Kông; và ngược lại người Trung Hoa trong lục địa được mua cổ phần các công ty ngoại quốc, cũng trên thị trường Hồng Kông. Ngoài tiền vốn, các công ty Trung Quốc cũng vay nợ qua một thị trường gọi là “trái phiếu tỉm sắm” (dim sum bond market) ở Hồng Kông, vay người nước ngoài các món nợ tính bằng tiền Trung Quốc.
Hồng Kông hiện là nơi cung cấp hai phần ba số đầu tư ngoại quốc vào Trung Quốc, mà vào năm 2005 chỉ mới chiếm 30%. Các công ty nước ngoài cũng thường đầu tư thử ở Hồng Kông trước khi đem vốn vào trong lục địa. Lợi điểm của Hồng Kông là một môi trường đầu tư có nền nếp sẵn lâu đời, luật lệ công bằng đối với giới đầu tư, và hệ thống tư pháp độc lập, công khai minh bạch từng bảo vệ tinh thần thượng tôn pháp luật dưới ảnh hưởng của Anh quốc.
Vai trò của Hồng Kông còn cần thiết hơn thời trước, vì giới lãnh đạo Bắc Kinh muốn cải tổ hệ thống tài chánh, kinh tế trong nước họ. Nếu không cải tổ kịp thì nền kinh tế Trung Quốc sẽ suy sụp, các ngân hàng ngày càng yếu vì nợ xấu, các doanh nghiệp nhà nước không chịu cải tổ làm ăn theo lối thị trường, chênh lệch giàu nghèo thêm trầm trọng.
Trong ba chục năm qua, các cuộc thí nghiệm canh tân tài chánh của Bắc Kinh đều được đem thử tại Hồng Kông. Năm 2009, Bắc Kinh muốn thí nghiệm để đưa đồng Nguyên lên thành một thứ tiền tệ quốc tế, như các đồng đô la Mỹ, đồng Euro hay tiền Franc Thụy Sĩ. Họ bắt đầu bằng việc cho phép mở các trương mục ngân hàng dùng đồng Nguyên ở Hồng Kông; và cho phép đổi tiền tự do. Cơ quan quản lý (China Cinda Asset Management Co) được Bắc Kinh thiết lập vào cuối năm ngoái để mua các món nợ xấu đã gây hai tỷ rưỡi đô la tiền vốn tại Hồng Kông.
So với Hồng Kông, các thành phố trong lục địa đều thua kém. Thượng Hải đã cố gắng tự biến thành một trung tâm thương mại nhưng không thể cạnh tranh nổi. Lý do chính là Hồng Kông có sẵn một hạ tầng cơ sở tài chánh được xây dựng hàng thế kỷ, một hệ thống pháp luật được mọi người tin tưởng, và đội ngũ những chuyên viên tài chánh đầy kinh nghiệm. Thượng Hải thiếu tất cả những yếu tố quyết định đó. Năm ngoái Bắc Kinh đã thử lập ra một “khu chế xuất tự do” ở thành phố này, nhưng chưa được giới đầu tư quốc tế ủng hộ. Luật mới cho phép các công ty nước ngoài vay tiền bằng cách phát hành trái phiếu lấy đồng Nguyên làm bản vị, nhưng không mấy ai làm. Nhiều dự án bán cổ phiếu lần đầu IPO đang bị ngâm tôm ở Thượng Hải. Nạn tham nhũng, lợi dụng tin tức mật khi mua bán cổ phần là điều Hồng Kông có thể tránh được, còn Thượng Hải thì còn lâu. Bắc Kinh cần sử dụng Hồng Kông như một phòng thí nghiệm tài chánh, vì nếu làm trong lục địa thì không biết rủi ro sẽ ra sao. Nếu một thí nghiệm ở Hồng Kông thấy không có lợi thì họ có thể sẽ ngưng, rồi bỏ qua; còn khi đã thí nghiệm ở trong nước thì họ sẽ phải gánh các hậu quả lớn gấp bội; khi dòng chảy tiền vốn mất quân bình hay xáo trộn.
Kinh tế Hồng Kông cũng tùy thuộc Trung Quốc, có thể nói còn chặt chẽ hơn. Một nửa số xuất cảng của lãnh thổ này là bán sang Trung Quốc. Một phần ba các món nợ của ngân hàng Hồng Kông là cho các xí nghiệp Trung Quốc vay. Cho nên, cảnh xáo trộn tại Hồng Kông trong những ngày qua khiến nhiều người dân địa phương lo lắng. Ngày hôm qua, Thứ Sáu, 3 Tháng Mười, một số người đã gây sự với các sinh viên biểu tình ở khu Mong Kok (tên gốc là Vọng Giác 望角, nay viết là 旺角). Ðám người gây sự này được nhận diện là thuộc thành phần các băng đảng địa phương, nhưng sau đó các sinh viên đã quyết định rút khỏi khu dân cư lao động này.
Tập Cận Bình có thể đối phó với biến động ở Hồng Kông bằng cách chờ đợi, cho đến khi các sinh viên, học sinh và người dân mỏi mệt. Bắc Kinh có thể nhượng bộ bằng cách sẽ cho Lương Chấn Anh từ chức, sau một thời gian khá xa để khỏi mất mặt. Nhưng mối lo của Tập Cận Bình vẫn còn đó: Làm sao để thế giới không thấy Bắc Kinh đã can thiệp quá nhiều vào đời sống dân chúng, vì bất cứ hành động can thiệp nào cũng có thể gây phản ứng mạnh mẽ của người dân đã quen sống tự do trong ít nhất một thế hệ. Ðiều quan trọng nhất là không được can thiệp vào hệ thống tư pháp được tiếng tốt của Hồng Kông. Nếu không, các ngân hàng quốc tế, các nhà đầu tư ngoại quốc, và lòng tin của mọi người sẽ được chuyển đi nơi khác. Singapore là một thành phố đang sẵn sàng đóng vai trò thay thế Hồng Kông!
Muốn chấm dứt mối nhức đầu do Hồng Kông gây ra, Tập Cận Bình có thể nhân cơ hội này mà chấp nhận một thử thách, là đồng ý cho dân Hồng Kông được tự do lựa chọn người cai trị họ, thay vì nhất định theo lối “đảng cử, dân bầu.” Khi cuộc bầu cử năm 2017 ở Hồng Kông thành công, và chiếm lại được lòng tin của thế giới, ông ta còn nên đem thí nghiệm thể thức tranh cử, bầu cử đó tại các thành phố lớn trong lục địa trong những năm sau đó. Hồng Kông đã là một phòng thí nghiệm tài chánh, ngân hàng, nay có thể dùng làm một nơi thí nghiệm chế độ dân chủ tự do cho cả nước Trung Hoa!
10-03-2014 7:36:48 PM
Ngô Nhân Dụng
Theo Người Việt
Vài suy nghĩ từ sự kiện Hồng Kông đến PTDC Việt Nam
Phan Châu Thành (Danlambao) - Đến nay giới trẻ HK mới dần dần nhận ra các giá trị khác cao hơn thương mại và đích thực làm nên Thịnh vượng, đó là các giá trị Dân chủ mà họ vốn may mắn được hưởng từ hơn thể kỷ trước. Và nay họ muốn có nó mãi, muốn giữ nó - Thịnh vượng bằng Love and Peace - Tình yêu và Hòa bình... Bài bản của họ rất đúng, bất bạo động 100%. Nhưng như thế có là đủ cho sự Thịnh vượng tiếp theo cho một tiểu quốc? Theo tôi, chỉ Love and Peace là chưa đủ, còn phải chấp nhận trả giá bằng chính Thịnh vượng tạm thời, phải chấp nhận Pains - đau khổ và khó khăn, thì mới có Gains - Thịnh vượng mới. Như vậy, phải đấu tranh bằng/with Love and Peace, and ready to Sacrify...
*
Người Việt chỉ có ba câu hỏi “hồi hộp”?
Những ngày trước và sau quốc khánh Trung cộng 1/10/2014 này, sự kiện trung tâm và hàng đầu của Châu Á chắc chắn là cuộc biểu tình của giới trẻ Hồng Kông đòi quyền bầu cử người đứng đầu HK cho dân HK. Với người Việt trên Lề Dân đó cũng là sự kiện được dành từ 50% đến 80% bài vở và tranh luận trên các trang mạng, đủ nói phong trào dân chủ Việt Nam đang theo dõi rất sát sao và đặt nhiều hy vọng, nhiều kỳ vọng vào HK đến thế nào.
Nó sẽ là Thiên An Môn mới hay là Cách mạng Cánh Dù thành công đầu tiên ở Châu Á?
Nó sẽ lan tỏa ngoài HK ra cả Trung quốc (các vùng Macao, Tây Tạng, Tân Cương...) thế nào?
Và nó có lan tỏa tới VN không và như thế nào?...
Đó có lẽ là “ba câu hỏi hồi hộp” của những người đấu tranh dân chủ VN hiện nay. Hồi hộp là sự quan tâm bị động hoàn toàn. Rất tiếc là tôi không thấy các câu hỏi dạng quan tâm chủ động, như: Chúng ta có thể làm gì ngay bây giờ và ngay ở VN này để hiểu sát hơn, để theo gương và ủng hộ các bạn HK (Ví dụ: phát động phong trào đến các công viên trung tâm SG/HN biểu tình ngồi ôn hòa với thông điệp “Tôi yêu Dân chủ”, “Tôi yêu Hồng Kông” và chia sẻ offline các thông tin, hình ảnh về sự kiện HK...?)? Chúng ta có nên đến HK du lịch (với những ai có đủ điều kiện) để quan sát và học hỏi trực tiếp bất chấp cản ngăn của chính quyền Trung cộng và Việt cộng? Chúng ta có nên đến các trường học (trung học và đại học) hỏi và trao đổi với giới trẻ VN về sự kiện HK? Chúng ta có nên phát động phong trào tẩy chay “đảng cử dân bầu” Quốc hội khóa 14 tới cuối 2016 từ bây giờ? v.v... Và nếu bị chính quyền cản ngăn trong các việc trên thì chúng ta nên/sẽ làm gì? v.v...
Tôi cũng rất quan tâm đến sự kiện HK, nhưng không phải vì “ba câu hỏi hồi hộp” mà làm các câu hỏi chủ động và hành động cơ, nên chỉ dành cho sự kiện HK được chưa tới 20% thời gian đọc và suy nghĩ của mình thôi, 50% vẫn là những sự kiện của Việt Nam, và 30% là thế giới - là chống IS và tình hình Ucraina... Tại sao tôi không chú ý đến sự kiện HK nhiều như đa số trên Lề Dân? Vì tôi thấy chỉ quan tâm bị động thì... phí thời gian quá, không đóng góp thêm được điều gì tích cực cho mình và cho môi trường xa gần xung quanh.
Tôi cũng dự đoán sự kiện HK chưa ở tầm cỡ Thiên An Môn và có thể sẽ phát triển vào bước ngoặt mới bất ngờ bất lợi cho phong trào dân chủ HK, đó là...
Khả năng thứ tư của HK...
Chúng ta biết, biểu tình đại qui mô của giới trẻ HK là chống đối trực diện với Bắc Kinh, và được phương Tây ủng hộ, hậu thuẫn kín đáo. Dù kín đáo thì họ vẫn phải hành động - qua hành động của giới trẻ HK, nên họ đã bước ra ngoài ánh sáng. Còn phe “bên kia” là chính quyền Bắc Kinh vẫn chưa phản ứng rõ rệt, chưa hành động công khai, nên họ vẫn đang trong bóng tối, họ có lợi thế đi nước cờ sau và cũng không bất ngờ với nước cờ trước...
Thế nên, họ - Bắc Kinh có thể (hầu như chắc chắn) sẽ không đàn áp như ở Thiên An Môn - khả năng thư nhất hầu như bị loại. Họ cũng không nhượng bộ yêu sách của giới trẻ HK ngay về đầu phiếu phổ quát năm 2017 hay cho vị trưởng đặc khu hiện tại từ chức, vì như thế sẽ dẫn đến phải có người thay thế ngay - tức phải hoặc áp đặt người của Bắc Kinh ngay (đổ thêm dầu vào lửa), hoặc cho dân HK bầu (phổ quát) người đứng đầu HK ngay, tức Bắc Kinh đầu hàng kép? Không thể có, vì thế thì còn tệ hơn chấp nhận bầu cử phổ quát sau 3 năm nữa như phong trào của giới trẻ đang yêu cầu. Như vậy, khả năng thứ hai, phong trào Cách mạng Cánh Dù thành công, cũng là hầu như không khả dĩ.
Khả năng thứ ba là phong trào sẽ kéo dài không có hồi kết trong vài tuần, vài tháng tới, và vì thế nó sẽ lan tỏa ảnh hưởng khắp Trung cộng và một số nước khác như Đài Loan, Việt Nam... Đây là điều phong trào dân chủ VN hy vọng, nhưng lại là khả năng rất xấu có hại cho phong trào biểu tình của giới trẻ HK và có lợi cho Bắc Kinh, vì nó ảnh hưởng mạnh đến kinh tế HK (đưa đến khủng hoảng), nền kinh tế vốn dựa trên ba lĩnh vực chính là thương mại, du lịch giải trí và tài chính - tất cả đều là những lĩnh vực kinh tế nặng cảm xúc và thiếu kiên nhẫn, không thể chịu được khủng hoảng lớn lâu dài quá 2 tuần. Nhất là khi tác giả khủng hoảng kinh tế lại là giới trẻ vốn chưa tham gia vào nền kinh tế nên không thể quyết định việc quá lớn như chấp nhận kinh tế đi vào khủng hoảng bởi người lao động ở HK vẫn đang làm việc và vốn chưa hề tham gia cuộc đấu tranh biểu tình của giới trẻ HK hiện nay. Như thế, khi có nguy cơ khủng hoảng kinh tế khi cuộc biểu tình kéo dài gây nên, chính người lao động HK sẽ mong và có thể muốn ngăn giới trẻ chấm dứt biểu tình...
Nếu cuộc biểu tình là văn hóa dân chủ trên trăm năm đã kết tinh của HK, thì kinh doanh liên tục xuyên suốt hai cuộc đại chiến thế giới và gần hai thế kỷ cũng là đặc trưng mạnh mẽ của HK, nhất là mảng thương mại và tài chính là đôi chân không ngừng nghỉ của nền kinh tế HK kể từ khi nó là nhượng địa của Anh tức từ khoảng 167 năm trước. Vì thế, khó mà hình dung nổi một HK có khủng hoảng kinh tế ngừng trệ trong khi thị trường cả thế giới thì vẫn đang sôi động xung quanh, vì cái đó không “được chấp nhận” trong máu của người HK... Mặt khác, kinh tế HK gắn quá chặt chẽ với kinh tế TQ, là cuống họng hay động mạch chủ quan trọng của kinh tế TQ, nếu nó có “mệnh hệ gì” thì cả nền kinh tế TQ vốn đã bắt đầu phát triển chậm lại vì đến ngưỡng cấu trúc cũng sẽ phải chao đảo theo...
Vì thế, khả năng thứ tư là một thỏa hiệp trong khoảng 1 tuần đổ lại giữa hai bên, rằng Bắc Kinh sẽ xem xét không đưa người của mình lên lãnh đạo HK vào năm 2017, nhưng cũng sẽ có thể đẩy lùi cuộc đầu phiếu phổ quát thêm 2-3 năm nữa, dự kiến vào 2020 chả hạn, và HK cho đến 2020 vẫn có người lãnh đạo hiện nay.
Giải pháp thứ tư là thỏa hiệp, vì nó tránh được hai khả năng “thắng-thua” đầu tiên mà chắc chắn không được cả hai bên chấp nhận, nó là giải pháp để tránh khả năng thứ ba mà cả hai bên không muốn và bên biểu tình có lẽ sẽ cũng không muốn hơn không kém Bắc Kinh... Và nhất là, đó là giải pháp hai bên cùng tìm thấy thắng lợi cho mình.
Bắc Kinh thì sẽ không phải ra tay đàn áp HK bằng bạo lực - điều chắc chắn sẽ gây thảm họa cho TQ từ phản ứng khắp thế giới, hay bị ảnh hưởng kinh tế từ HK - điều sẽ gây thêm khó khăn về ổn định chính trị nội bộ của TQ vốn đang rất căng thẳng hiện nay, hay bị phải nhượng bộ phong trào sinh viên hoàn toàn - điều sẽ làm Bắc Kinh bẽ mặt.
Phong trào dân chủ thì không phải đập vỡ nồi cơm của mình (nền kinh tế HK), vẫn có hy vọng thắng ván ở tiếp 2020, và ít nhất ở ván sắp tới 2017 này HK không thua...
Suy nghĩ về khả năng thứ tư của HK
Đó là sự thất bại của phong trào đấu tranh của giới trẻ HK. Lý do: vì họ quá trẻ để có thể quyết định (chưa có quyền và chưa có khả năng) chấp nhận trả giá kinh tế để đổi lấy mục đích dân chủ (tương lai chính trị của HK). No pains no gains. Cái pains/đau đớn nhỏ nhất trong đấu tranh chính trị là cái pains kinh tế, hay cái giá phải trả của nền kinh tế, thì nhiều khả năng phong trào sinh viên HK sẽ không sẵn sàng đánh đổi (không dám gây nên khủng hoảng kinh tế), nên nó không thể thành công. Tôi vẫn biết đằng sau giới trẻ HK là những bộ óc giáo sư (cả HK, và từ Anh, Mỹ), nhưng hành động vẫn phải là giới trẻ HK trong số đông. Nhất là, với đối thủ cực lớn và tột cùng gian xảo là CSTQ thì nền dân chủ non trẻ HK, dù có hậu thuẫn của London và Washington, vẫn chưa thể thực sự là đối thủ. Có lẽ vài năm tới họ mới dám trả giá bằng cả nền kinh tế, khi nhận ra Thịnh vượng lâu dài phải đổi bằng và chỉ có thể đổi bằng Thịnh vượng trước mắt.
Chúng ta thấy, tất các phong trào cách mạng hoa châu Âu hay mùa xuân Ả-rập, Bắc Phi, Trung Đông... đều phải trả giá bằng cả nền kinh tế của các nước đó, và sinh mạng của thành phần ưu tú nhất của dân tộc họ, mà xác suất thành công khi đó vẫn chưa phải 100%...
Tôi có hiểu HK? Không nhiều. Tôi mới chỉ đến HK ba lần, một lần đi du lịch, một lần sang tìm cơ hội làm ăn với doanh nhân HK và thất bại, và lần thứ ba đi hội nghị thương mại, và vợ chồng tôi bị nhốt cách ly ở sân bay KH lúc mới sang trong đại dịch SART mà VN Airlines dù biết có Sart nhưng vẫn im lặng chở người Việt sang để bị nhốt rồi chở về chỉ vì VNA không muốn trả tiền vé và hủy chuyến bay... Và cảm nhận của tôi về HK và người HK đọng lại từ lời tuyên bố của một doanh nhân HK mà tôi hợp tác bất thành, đại ý rằng: Ở HK, thương mại là tất cả, tất cả cho thương mại, vì thương mại, nhờ thương mại, từ thương mại, là thương mại. Thương mại là Thịnh vượng. Một thứ thương mại “phi chính trị”, chào đón cả tôi từ VNCS và cả mấy anh bạn CS Bắc hàn với cả bọn khủng bố đạo Hồi, như nhau cả... (Tôi hợp tác kinh doanh bất thành vì tôi không thể kết bạn được với doanh nhân đó, để kinh doanh...).
Nhưng có thương mại “phi chính trị”, “phi tình bạn” thật không? Theo tôi là không. Thịnh vượng đến hôm nay của HK là nhờ có Thương mại trong thể chế dân chủ (chính trị đề cao con người) của nước Anh bao bọc và để lại, chứ không phải thương mại “phi chính trị”.
Tuy không đột nhiên đến nay, 2014, sau 17 năm trở về mẫu quốc, người HK - giới trẻ mới dần dần nhận ra có các giá trị khác cao hơn thương mại và đích thực làm nên Thịnh vượng, đó là các giá trị Dân chủ mà họ vốn may mắn được hưởng từ hơn thể kỷ trước. Và nay họ muốn có nó mãi, muốn giữ nó - Thịnh vượng bằng Love and Peace - Tình yêu và Hòa bình... Bài bản của họ rất... đúng, bất bạo động 100%.
Nhưng như thế có là đủ cho sự Thịnh vượng tiếp theo cho một tiểu quốc, một quốc gia? Theo tôi, chỉ Love and Peace là chưa đủ, còn phải chấp nhận trả giá bằng chính Thịnh vượng tạm thời, phải chấp nhận Pains - đau khổ và khó khăn, thì mới có Gains - Thịnh vượng mới. Như vậy, phải đấu tranh bằng/with Love and Peace, and ready to Sacrify...
Đến Phong trào Dân chủ Việt Nam...
Phong trào dân chủ Việt Nam cũng vậy, cần/nên sẵn sàng trả giá. Nếu cái giá là khủng hoảng kinh tế VN (để rồi gây dựng lại trong dân chủ từ đầu) thì tất nhiên mọi người Việt dân chủ đều chấp nhận, nhưng chúng ta lại không thể tạo ra điều đó, chỉ có CSVN tự tạo ra khủng hoảng kinh tế để rồi (là điều kiện) dẫn đến (nhưng không quyết định) sụp đổ thể chế CS. Sự sụp đổ thể chế CS được quyết định bởi hành động của phong trào dân chủ, trong đấu tranh bất bạo động với sự chấp nhận và sẵn sang trả giá. Cái giá phải trả đó là gì, với từng người và với cả phong trào?
Theo tôi, với từng người, đó là phải dấn thân, theo mọi cách của mình. Với cả phong trào dân chủ, đó là hóa thân là một - đó là đoàn kết mọi thành phần.
Tôi biết, nói thì dễ, nhưng chính tôi cũng chưa làm được. Dấn thân là vượt qua nỗi sợ. Vượt làm sao? Mấy tuần trước Vũ Đông Hà có bài “Giữa bờ Muốn và bến Làm là dòng sông Sợ hãi” trên DLB mà tôi rất quan tâm và có viết ngay một bài cùng thảo luận, song vì mình chưa vượt qua được dòng sông sợ hãi của mình, nên tôi đã không gửi nó đi - hy vong một ngày nào đó tôi sẽ gửi...
Và nói mọi người Việt dân chủ phải đoàn kết thì như nói... các chàng trai dân chủ nên cùng chia sẻ tình yêu với cùng một cô gái thôi, còn các cô gái dân chủ thì nên cùng yêu một chàng trai thôi, cho nó đoàn kết dân chủ... vì hai kẻ được yêu đó là hai vị Thần Dân chủ. Vấn đề của người Việt dân chủ chúng ta là (tôi cũng vậy): Ai cũng muốn chứng minh mình yêu Dân chủ nhiều hơn, đúng hơn, tinh khiết hơn, ít “cơ hội” hơn, tỉnh táo hơn... Tức là, tình yêu đó chỉ để đem so sánh, sở hữu và gắn tên thân chủ (của-tôi-hơn) chứ không phải để hiến dâng nàng/chàng Dân chủ vô điều kiện...
Nàng/chàng Dân chủ vì thế không đến với người Việt được vì cô đơn héo mòn trong đám người “tránh đấu vì Dân chủ cho Việt Nam”?
Tâm niệm về bất tuân dân sự
1. Bất tuân dân sự đề cập đến những hành động chống lại bất công bằng cách từ chối tuân theo luật pháp, sắc lệnh hay mệnh lệnh. Những người tham gia bất tuân dân sự sẽ không dùng đến bạo lực. Thay vì thế, họ sẽ chấp nhận một cách chủ động những hậu quả pháp lý liên quan. Những hành động này phải biểu lộ không chỉ văn minh mà còn cả thái độ bất tuân khi từ chối hợp tác với nhà cầm quyền bất công, và phải nỗ lực để đạt được những thay đổi xã hội qua phản kháng liên tục. Bất bạo động chân chính không có nghĩa là không chống lại cái ác, mà trực diện chống lại cái ác bằng phương tiện bất bạo động.
2. Dùng bạo lực chống lại bạo lực chỉ tăng thêm thành kiến và sợ hãi, tạo cớ cho chính quyền đàn áp, và càng tăng thêm sức mạnh cho những kẻ áp bức. Bất tuân dân sự nên thắng căm thù bằng yêu thương. Những người tham gia bất tuân dân sự nên đối diện đau khổ với thái độ đáng kính trọng, để thức tỉnh lương tâm của những kẻ áp bức và để giảm tối thiểu lòng căm thù vốn là nền tảng của những hành động trấn áp. Quan trọng hơn, bất bạo động sẽ giành được sự cảm thông của những người đứng bên lề, và phơi bày toàn bộ sự bất hợp pháp của bạo lực thể chế mà kẻ áp bức áp dụng với chúng ta. Hy sinh quên mình vì người khác có thể thức tỉnh dân chúng.
3. Mục đích tối thượng của cuộc đấu tranh là sẽ thiết lập một xã hội hân hoan chấp nhận bình đẳng, bao dung, thương yêu và đùm bọc. Chúng ta đấu tranh chống lại chế độ bất công, chứ không chống lại những cá nhân. Chúng ta không được sát hại hay làm nhục những người thực thi pháp luật, ngược lại chúng ta nên giành được sự cảm thông và kính trọng của họ. Không chỉ chúng ta cần tránh đối đầu bạo lực, nhưng cũng tránh nảy sinh căm thù trong lòng mình.
4. Những người tham gia phong trào Occupy Central phải tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc bất bạo động nếu chúng ta muốn đạt được cảm thông và ủng hộ của dân chúng. Những người biểu tình không được xung đột bằng bạo lực hay bằng lời nói với những người thi hành luật pháp, cũng không được phá hoại tài sản công cộng. Khi đối diện với vũ lực tàn bạo, ta có thể hành động để bảo vệ mình nhưng không đánh trả. Khi đối diện với cảnh bắt bớ, những người biểu tình có thểđan tay với nhau thành hàng dài và nằm xuống để khó bị bắt hơn nhưng không vùng vẫy mạnh. Những người biểu tình nên biểu lộ thái độ ôn hòa và hợp lý xứng đáng. Họ nên luôn luôn nhắc nhở mình chứng minh những ưu việt ở tiêu chuẩn cao hơn những ưu việt của những kẻ áp bức, để giành được sự ủng hộ của xã hội.
Nguồn:
Dịch từ Cẩm nang Bất tuân Dân sự của tổ chức Occupy Central With Love And Peace ở Hồng Kông
Vẹm !
Hoàng Lan Mộc Châu (Danlambao) - Mấy hôm rầy người Việt sống trong nước, dưới chế độ độc tài, lại chế ra một đống chuyện tiếu lâm cười với nhau về vụ ông Nguyễn Bá Thanh đi Mỹ chữa bệnh.
Ông này khi đi chữa bệnh ở Mỹ cũng hổng ai hay, lại nghe nói về rồi, lại nghe nói nữa là về nhưng bận việc không về quê xứ Đà Nẵng làm gì gì đó được, có ngươi còn nói ông đã xuống âm ty thẩm cung tướng Quý Ngọ cho ra kẻ nào ăn tiền của Dương Chí Dũng. bây giờ lại có tin chính thức từ Đà Nẵng là ông còn đang chữa bệnh ở Mỹ.
Theo BBC, ông Nguyễn Công Khế, cựu tổng biên tập báo Thanh Niên đặt câu hỏi: "Tại sao nguồn tin đó lại không xuất phát từ một tờ báo chính thức của Việt Nam do Ban Bảo vệ sức khỏe của Trung Ương công bố chẳng hạn. Điều đó có gì cấm kỵ đâu?"
Chính phủ có cấm kỵ điều gì đâu? Chẳng có gì phải cấm kỵ, một người đi chữa bịnh thôi mà. Tại sao phải đăng công khai trên báo chính phủ? Con ông ta đã mách với toàn dân thiên hạ rồi mà. Chính phủ đâu phải con ông ấy để loan tin bố đi xa. Thì Chính phủ đã chỉ bảo con ông ấy nói đi, nói đi để dân khỏi nghĩ là bố trốn sang Mỹ, thế thôi, minh bạch nhé. Chuyện ông Thanh đi chữa bệnh, ở Mỹ, chưa về, rồi lại về sau này đối với đảng và chính phủ CSVN cũng giống như chuyện con cóc nhảy ra, nhẩy vô cái hang của nó thôi, có gì phải ầm ỹ, phải thông báo chính thức. Ngay đến ngày bác đang sống chuyển sang từ trần còn di dịch được cơ mà. Chuyện nhỏ như con thỏ! Chỉ dấu diếm một chút và một chút nói dối thôi mà.
Nhưng hình như ông Nguyễn Công Khế có ý trách chính phủ VN dấu diếm chuyện này. Thì cũng có gì phải trách. Ai trách thằng cuội nói dối nà?
Dấu diếm, lừa gạt hay nói dối là thuộc tính của người cộng sản. Nó phát xuất, nói một cách đơn giản, từ sự ngu dốt của họ cộng với sự khinh thường người dân.
Nhưng người dân thì không ngu dốt, người dân Việt đã thấy chân tướng cộng sản từ ngày có Việt Minh, khi nghe Việt Minh (VM) nói, dân chỉ cười khẩy bảo nhau: Nói như VẸM. Ấy từ ngày cộng sản VN o oe chào đời, núp trong mặt trân Việt Minh, người dân Việt đã biết họ là cuội. Ngôn ngữ dân gian giàu thêm một từ ngữ: Vẹm (VM nói tắt) = nói nhiều, tuyên truyền giả dối, nói dối, nói như vẹm, cũng như chữ dư luận viên ngày nay.
Cho đến bây giờ thì người dân Việt nào chẳng thuộc lòng và hay nhắc lại lời Tổng Thống Thiệu: "đừng nghe Cộng Sản nói mà hãy nhìn những gì họ làm."
Dân miền Bắc có chuyện tiếu lâm thế này:
Mỹ và Việt Cộng cùng nhau đến hồ Giơ-ne-vơ chứng minh trước thế giới ai là kẻ nói dối. Hồ Giơ-ne-vơ có đặc tính là kẻ nào ít nói dối thì khi lội xuống nước sẽ nổi lên nhiều hơn.
Thằng Mỹ hăng hái lội xuống trước, dân la ó um xùm vì thấy nó chỉ ló có cái mũ chú Sam trên mặt nước, khi chú Phạm Văn Đồng qua đến đích bên này bờ hồ, dân chúng VN ngạc nhiên vô cùng vì chú chỉ bị ngập đến bụng.
Vừa sắp nhận được vòng hoa, bỗng Phạm té chìm xuống hồ, ngoi lên là chú Lê Duẩn, càu nhàu: ĐM, đứng trên đầu đồng chí lâu thế ai chịu nổi.
Bà con mình đừng lạ, vài ngày nữa, chúng mình có thể nghe đài phát thanh, truyền hình VN, báo đảng chính thức loan tin: "Mặc dù còn chưa tỉnh cơn mê, đồng chí Nguyễn Bá Thanh vẫn tỉnh táo chỉ đạo từ xa các hoạt động của Ban Nội chính Trung ương. "Cũng giống như tin của thông tấn xã triều tiên về Chủ tịch Kim vĩ đại sẽ đăng: Dù chưa tỉnh cơn hôn mê, đồng chí Đại tướng Kim Jong Un, Vầng thái dương tỏa sáng của Triều Tiên, Thiên tài của các thiên tài trong lĩnh vực quân sự, Nhân cách vĩ đại, Vị chỉ huy rực rỡ vô song, Dòng dõi núi Paektu! vẫn quay lại văn phòng để lo công việc cho đất nước."
PICS:Côn an Hà nội, côn đồ Hồng Kông: cùng một lò du đảng Bắc Kinh
Một người biểu tình bị tấn công tại Mong Kok - ảnh Alex Hofford/EPA
Ảnh: Johan Nylander
Sau khi thất bại trong việc dùng hơi cay, vòi xịt nước để ngăn chặn sinh viên, học sinh, những lãnh đạo tay sai của Bắc Kinh đã quay sang sử dụng thành phần xã hội đen (triad) của Hong Kong để đàn áp. Mục tiêu vừa khủng bố người biểu tình, vừa tuyên truyền rằng có những người dân Hong Kong không đồng ý và quá phẫn nộ với phong trào dân chủ, vừa khiêu khích để biến cuộc biểu tình ôn hoà, tranh đấu cho dân chủ thành một cuộc xung đột bạo động giữa những người dân Hong Kong với nhau.
Thành phần băng đảng ở khu vực Mong Kok đã tấn công điên cuồng vào các học sinh, sinh viên và tạo lý cớ cho cảnh sát Hong Kong bắt giam tất cả những kẻ tấn công lẫn nạn nhân. 18 người đã bị thương và cảnh sát Hong Kong thú nhận trong số 19 tên bị bắt là có gốc gác từ Triad. Điều cần ghi nhận là khi côn đồ tấn công người biểu tình đã không có bóng dáng của cảnh sát cho đến sau khi cuộc hành hung chấm dứt với những nạn nhân mang thương tích và máu me đầy mình. Trong số những người bị hành hung, ngoài học sinh, sinh viên còn có các phóng viên đang tác nghiệp tại hiện trường. Cũng có nguồn tin cho biết một số sinh viên nữ tham gia biểu tình đã bị bạo hành tình dục. Cảnh sát biện minh cho sự không có mặt kịp thời bằng lý do bị ùn tắc giao thông.
Nhiều sinh viên đã nối tay nhau đứng kiên trì bảo vệ những người biểu tình nhỏ tuổi, phụ nữ và người già yếu nhất định không lùi bước và rời bỏ hiện trường.
Ảnh Philippe Lopez/AFP/Getty Images
Theo các nhân chứng có mặt tại hiện trường thì rõ ràng các nhóm côn đồ tìm mọi cách để khiêu khích học sinh, sinh viên phản ứng, chống trả, đánh lại để tạo sự hỗn loạn và hình ảnh xấu cho toàn bộ cuộc biểu tình. Đám côn đồ hoạt động có tổ chức và có mục tiêu rõ ràng - họ muốn các bạn trẻ nổi khùng để lao vào cuộc ấu đả.
Để phản đối sự làm ngơ của cảnh sát đồng phục đối với hành vi du đảng của những người tự xưng là người dân Hong Kong ủng hộ Bắc Kinh, Liên Hội Sinh Viên Hong Kong đã hủy bỏ những cuộc thương lượng với tổng thư ký Carie Lam. Ông Chan Kin-man, đồng sáng lập viên của Occupy Central, tuyên bố ủng hộ quyết định của Liên hội và ông nghi ngờ rằng chính phủ đứng đằng sau kế hoạch, tổ chức đám côn đồ triad tấn công người biểu tình.
Một trang facebook đã được lập ra để thu thập hình ảnh, video clip những tên côn đồ trà trộn vào đoàn biểu tình cũng như những kẻ công khai tấn công người dân.
Tại Mongkok bây giờ một hình ảnh mới được ghi nhận: một bên (trái) là tập hợp của những người cuồng nộ, ủng hộ độc tài Bắc Kinh chống lại thành phần "phản động" dân chủ, một bên là những người biểu tình ôn hoà. Đứng giữa là những cảnh sát nối tay nhau để ngăn chận "người dân Hong Kong tạo nội loạn".
Subscribe to:
Posts (Atom)
ĐĂNG KÝ XEM TIN BẰNG EMAIL
TÌM BÀI TRONG BLOG
LƯU TRỮ
- ► 2019 (1348)
- ► 2018 (4685)
- ► 2017 (3888)
- ► 2016 (8359)
- ► 2015 (8909)
-
▼
2014
(18095)
-
▼
October
(1048)
-
▼
Oct 03
(30)
- Nhân vật số 2 Triều Tiên thăm Hàn Quốc
- Cảnh sát HK bắt kẻ tấn công biểu tình
- Tập Cận Bình nhức đầu vì Hồng Kông
- Vài suy nghĩ từ sự kiện Hồng Kông đến PTDC Việt Nam
- Tâm niệm về bất tuân dân sự
- Vẹm !
- PICS:Côn an Hà nội, côn đồ Hồng Kông: cùng một lò ...
- Little Saigon quan tâm và ủng hộ sinh viên Hồng Kông
- Giới trẻ Việt Nam 'thèm' biểu tình đòi dân chủ ở H...
- Khi mãnh thú mắc xương...
- VIDEO: Tình hình Hongkong căng thẳng
- Hồng Kông: Ngưng thương thuyết, tiếp tục biểu tình...
- Báo chí phương tây loan tin Kim Jong-un đã bị lật đổ
- Những mũi tên bảo vệ Biển Đông được Mỹ gửi tới Việ...
- Công an bị ‘tố’ lừa đảo lấy xe hơi và 10,000 Mỹ kim
- Hồng Kông: Đối thoại mong manh
- Hồng Kông biểu tình - Việt Nam có run không?
- Những sự thật chúng tôi đã biết! và tất cả người d...
- Đập tan chính sách tuyên truyền lừa gạt!!!
- Mỹ sẽ hậu thuẫn Nhật nếu Trung Quốc tấn công Senka...
- Xuất hiện mã độc di động nhằm vào người biểu tình ...
- Mỹ đưa vũ khí cho Việt Nam chống xâm lược
- Báo chí nóng tin Hong Kong: một lá bài mới
- Có nên để dân góp tiền trả nợ xấu?
- Phát hiện chấn động: CSGT thích nhận tờ rơi quảng ...
- Trung Quốc biến thêm 2 đảo ở Trường Sa thành đảo n...
- VIDEO:Đối đầu giữa nhóm biểu tình và "chống" biểu ...
- Bạo động xẩy ra ở khu biểu tình Mong Kok, Hồng Kông
- Phe biểu tình HK dọa bỏ đàm phán
- PICS:Đụng độ bùng phát trong biểu tình ở Hong Kong
-
▼
Oct 03
(30)
-
▼
October
(1048)
LOẠI BÀI
30/4/1975-NgayQuocHan
(69)
BANGCAP
(1)
BIEUTINH
(2)
binh
(39)
BinhLuan-XaHoi-PhapLuat-ThamNhung
(6)
ChinhTri-ChienTranh-VietNam
(19)
ChinhTri-CSVN-HCM
(46)
ChinhTri-NgoaiGiao
(40)
ChinhTri-NgoaiGiao-VietNam
(60)
ChinhTri-QuanDiem-BinhLuan
(1792)
ChinhTri-QuanDiem-BinhLuan-VietNam
(144)
ChinhTri-QuanSu-VietNam
(83)
ChinhTri-QuanSu-VietNam-TaiNan
(3)
ChinhTri-ThoiSu-VietNam
(3)
ChinhTri-TranhChap-BienDong
(1186)
ChinhTri-TranhChap-BienDong-TheGioi
(554)
ChinhTri-TranhChap-LanhTho-HSTS
(288)
ChinhTri-VietNam-BoDang
(11)
ChinhTri-VietNam-ChienTranh-MauThan68
(35)
ChinhTri-VietNam-CSVN
(538)
ChinhTri-VietNam-CSVN-CCRD
(2)
ChinhTri-VietNam-HaiNgoai-BieuTinh
(28)
ChinhTri-VietNam-TiNan
(3)
ChinhTri-VNCH
(29)
ChinhTri-XaHoi
(261)
ChinhTri-XaHoi-ThoiSu
(221)
ChinhTri-XaHoi-ThoiSu-VietNam
(5)
congtrinh
(1)
csvn
(1)
cuongche
(1)
dautranh
(1)
diendan
(1)
doisong
(2)
DUAN
(1)
HuongDan
(1)
KhaiThac-KhoangSan-SaiPham
(4)
KinhTe-DauTu-BHXH
(1)
KinhTe-DauTu-ChungKhoan
(31)
KinhTe-DauTu-DoanhNghiep-BatDongSan
(57)
KinhTe-DauTu-NgoaiQuoc
(3)
KinhTe-DauTu-SaiPham
(58)
KinhTe-DauTu-TaiTro
(12)
KinhTe-KhungHoang
(49)
KinhTe-KhungHoang-NganHang
(44)
KinhTe-KhungHoang-NganSach
(30)
KinhTe-NhapSieu
(22)
KinhTe-TaiChinh
(80)
KinhTe-TaiChinh-NganHang
(96)
KinhTe-TaiChinh-NganSach
(67)
KinhTe-XaHoi-ThoiSu
(102)
KinhTe-XaHoi-ThoiSu-VietNam
(189)
KyThuat-DienToan
(1)
KyUc-30/4
(5)
KyUc-40Nam
(65)
LichSu-ChienTranh
(19)
LichSu-ChienTranh-1979
(19)
LichSu-ChienTranh-1988
(27)
LULUT
(1)
MOI
(1)
MungXuan
(1)
NhacDauTranh
(2)
nhanquyen
(1)
PhanTich-BinhLuan
(9)
PhanTich-BinhLuan-BienDong
(8)
PhanTich-BinhLuan-BieuTinh
(6)
su
(1)
SUKIEN
(8)
SuKien-XaHoi-ThoiSu
(460)
SuKien-XaHoi-ThoiSu-COVID-19
(57)
SuKien-XaHoi-ThoiSu-VietNam
(3009)
SuKien-XaHoi-VietNam
(48)
SukKien-30/4/1975
(1)
TaiLieu
(13)
th
(1)
ThienTai-Bao
(2)
ThienTai-BaoDamrey
(1)
ThienTai-BaoRammasun
(19)
thoi
(3)
THOISU
(19)
ThongBao
(15)
THUCPHAM
(1)
TINTUC
(3)
TinTuc-ChinhTri-TrungCong
(41)
TinTuc-TheGioi
(474)
TinTuc-TheGioi-An-Trung
(3)
TinTuc-TheGioi-AnDo
(2)
TinTuc-TheGioi-AnDo-ChinhTri-QuanSu
(3)
TinTuc-TheGioi-AnDo-VietNam
(3)
TinTuc-TheGioi-BacHan
(122)
TinTuc-TheGioi-Bangladesh
(1)
TinTuc-TheGioi-BieuTinh
(30)
TinTuc-TheGioi-BieuTinh-HongKong
(134)
TinTuc-TheGioi-BieuTinh-TrungCong
(3)
TinTuc-TheGioi-BuonLau
(2)
TinTuc-TheGioi-BuonLau-MaTuy
(2)
TinTuc-TheGioi-Campuchia
(50)
TinTuc-TheGioi-Canada
(24)
TinTuc-TheGioi-ChauA
(52)
TinTuc-TheGioi-ChauAu
(4)
TinTuc-TheGioi-ChauMy
(1)
TinTuc-TheGioi-ChinhTri-NgoaiGiao
(10)
TinTuc-TheGioi-Cuba
(7)
TinTuc-TheGioi-DaiLoan
(27)
TinTuc-TheGioi-DauMo
(2)
TinTuc-TheGioi-DichBenh
(53)
TinTuc-TheGioi-Duc-Nga
(1)
TinTuc-TheGioi-HangKhong
(104)
TinTuc-TheGioi-HanQuoc
(3)
TinTuc-TheGioi-HanQuoc-ChinhTri-QuanSu
(4)
TinTuc-TheGioi-HoaKy
(230)
TinTuc-TheGioi-HoaKy-ChinhTri-NgoaiGiao
(43)
TinTuc-TheGioi-HoaKy-ChinhTri-QuanSu
(72)
TinTuc-TheGioi-HoaKy-ChinhTri-ThoiSu
(12)
TinTuc-TheGioi-HoaKy-LuatPhap-HangKhong
(1)
TinTuc-TheGioi-HoaKy-VietNam
(10)
TinTuc-TheGioi-HoaKy-VuKhi
(91)
TinTuc-TheGioi-HongKong
(324)
TinTuc-TheGioi-Indonesia
(4)
TinTuc-TheGioi-Iraq
(3)
TinTuc-TheGioi-Jordan
(3)
TinTuc-TheGioi-KhamPha
(7)
TinTuc-TheGioi-KhungBo
(12)
TinTuc-TheGioi-Lao
(1)
TinTuc-TheGioi-Malaysia
(9)
TinTuc-TheGioi-Malaysia-TaiNan-HangKhong
(12)
TinTuc-TheGioi-MienDien
(2)
TinTuc-TheGioi-My
(3)
TinTuc-TheGioi-My-BacHan
(8)
TinTuc-TheGioi-My-Han
(4)
TinTuc-TheGioi-My-Nga-Trung
(1)
TinTuc-TheGioi-My-Nhat
(7)
TinTuc-TheGioi-My-Philippines
(1)
TinTuc-TheGioi-My-Trung
(216)
TinTuc-TheGioi-My-Trung-GianLan
(1)
TinTuc-TheGioi-My-Viet
(27)
TinTuc-TheGioi-NamHan
(16)
TinTuc-TheGioi-Nga
(62)
TinTuc-TheGioi-Nga-ChinhTri-QuanSu
(15)
TinTuc-TheGioi-Nga-My
(28)
TinTuc-TheGioi-Nga-Nhat
(1)
TinTuc-TheGioi-Nga-QuanSu-TaiNan
(1)
TinTuc-TheGioi-Nga-Trung
(4)
TinTuc-TheGioi-Nga-Ukraine
(2)
TinTuc-TheGioi-Nhat
(41)
TinTuc-TheGioi-Nhat-ChinhTri-QuanSu
(32)
TinTuc-TheGioi-Nhat-Phi
(1)
TinTuc-TheGioi-Nhat-QuanSu
(1)
TinTuc-TheGioi-Nhat-ThienTai
(7)
TinTuc-TheGioi-Nhat-VietNam
(6)
TinTuc-TheGioi-Nhat-VuKhi
(26)
TinTuc-TheGioi-Pakistan
(1)
TinTuc-TheGioi-Phap
(14)
TinTuc-TheGioi-Philippines
(53)
TinTuc-TheGioi-Philippines-VietNam
(10)
TinTuc-TheGioi-QuanSu
(46)
TinTuc-TheGioi-QuanSu-HoaKy
(14)
TinTuc-TheGioi-Singapore
(4)
TinTuc-TheGioi-Singapore-ChinhTri-QuanSu
(1)
TinTuc-TheGioi-TaiNan-HangKhong
(2)
TinTuc-TheGioi-TanCuong
(6)
TinTuc-TheGioi-ThaiLan-ChinhTri
(1)
TinTuc-TheGioi-Thailand
(5)
TinTuc-TheGioi-ThienTai
(5)
TinTuc-TheGioi-ThoiSu
(451)
TinTuc-TheGioi-ThoiSu-Uc
(4)
TinTuc-TheGioi-ThuongMai
(8)
TinTuc-TheGioi-TinTac
(19)
TinTuc-TheGioi-Trung-Nhat
(99)
TinTuc-TheGioi-TrungCong
(386)
TinTuc-TheGioi-TrungCong-ChinhTri
(8)
TinTuc-TheGioi-TrungCong-ChinhTri-NgoaiGiao
(5)
TinTuc-TheGioi-TrungCong-ChinhTri-QuanSu
(73)
TinTuc-TheGioi-TrungCong-HangKhong
(4)
TinTuc-TheGioi-TrungCong-HoiLo
(3)
TinTuc-TheGioi-TrungCong-MoiTruong
(8)
TinTuc-TheGioi-TrungCong-NhanQuyen
(15)
TinTuc-TheGioi-TrungCong-QuanSu-NgoaiGiao-VietNam
(6)
TinTuc-TheGioi-TrungCong-ThamNhung
(35)
TinTuc-TheGioi-TrungCong-ThucPham
(17)
TinTuc-TheGioi-TrungCong-ThucPham-SaiPham
(43)
TinTuc-TheGioi-TrungCong-TonGiao
(5)
TinTuc-TheGioi-TrungCong-XaHoi-DoiSong
(41)
TinTuc-TheGioi-TrungDong
(2)
TinTuc-TheGioi-Uc
(2)
TinTuc-TheGioi-Uc-ChinhTri-QuanSu
(1)
TinTuc-TheGioi-Ukraine
(312)
TinTuc-TheGioi-Ukraine-Malaysia
(42)
TinTuc-TheGioi-Venezuela
(2)
TinTuc-TheGioi-VietNam-Cambodia
(1)
TinTuc-TheGioi-VietNam-TrungCong
(24)
TinTuc-TheGioi-VuKhi
(63)
TinTuc-TheGioi-VuKhi-HoaKy-CamVan
(1)
TinTuc-TheGioi-VuKhi-TrungCong
(24)
TinTuc-ThoiSu-VietNam
(1672)
TinTuc-TienTe-Nga
(1)
TinTuc-TienTe-VietNam
(7)
TinTuc-XaHoi-VietNam
(111)
TinTuc-XaHoi-VietNam-HoaHoan
(323)
Tranh biem hoa
(1)
VanHoc-LichSu
(23)
Video
(4)
VietNam
(1)
XaHoi
(23)
XaHoi--BinhLuan-GiaoDuc-VietNam
(1)
XaHoi--DiemBao
(1)
XaHoi-BaoChi
(5)
XaHoi-BaoChi-ThoiSu
(61)
XaHoi-BaoChi-ThoiSu-VietNam
(3)
XaHoi-BaoChi-VietNam
(32)
XaHoi-BauCu
(1)
XaHoi-BieuTinh
(251)
XaHoi-BinhLuan-GiaoDuc-VietNam
(1)
XaHoi-ChinhTri
(64)
XaHoi-ChinhTri-CongAn
(19)
XaHoi-ChinhTri-CSGT
(15)
XaHoi-ChinhTri-LichSu
(47)
XaHoi-CongTrinh-SaiPham
(9)
XaHoi-DanChu-NhanQuyen
(351)
XaHoi-DanChu-NhanQuyen-DauTranh
(34)
XaHoi-DanOan
(17)
XaHoi-DanOan-BieuTinh
(11)
XaHoi-DoanhNghiep-VietNam
(82)
XaHoi-DoiSong
(1078)
XaHoi-DoiSong-AnHoiLo
(1)
XaHoi-DoiSong-BangGia
(10)
XaHoi-DoiSong-BiemHoa
(2)
XaHoi-DoiSong-BieuTinh
(8)
XaHoi-DoiSong-CanBo-DanhDan
(11)
XaHoi-DoiSong-CanBo-SaiPham
(60)
XaHoi-DoiSong-CongAn
(65)
XaHoi-DoiSong-CongAn-AnHoiLo
(7)
XaHoi-DoiSong-CongAn-BatCoc
(2)
XaHoi-DoiSong-CongAn-DanApDan
(9)
XaHoi-DoiSong-CongAn-DanhChetDan
(13)
XaHoi-DoiSong-CongAn-DanhDan
(308)
XaHoi-DoiSong-CongAn-DaoDuc
(42)
XaHoi-DoiSong-CongAn-GayTaiNan
(3)
XaHoi-DoiSong-CongAn-KhungBo
(17)
XaHoi-DoiSong-CongAn-LamQuyen
(172)
XaHoi-DoiSong-CongAn-PhamLuat
(96)
XaHoi-DoiSong-CongAn-SachNhieu
(8)
XaHoi-DoiSong-CongAn-ThamNhung
(36)
XaHoi-DoiSong-CongNhan
(8)
XaHoi-DoiSong-CongNhan-DinhCong
(26)
XaHoi-DoiSong-CongTrinh-SaiPham
(136)
XaHoi-DoiSong-CuuTro
(10)
XaHoi-DoiSong-DanApBieuTinh
(3)
XaHoi-DoiSong-DanhCongAn
(3)
XaHoi-DoiSong-DaoDuc
(167)
XaHoi-DoiSong-DuLich
(62)
XaHoi-DoiSong-GianThuong
(1)
XaHoi-DoiSong-HangHoa
(67)
XaHoi-DoiSong-LePhi
(23)
XaHoi-DoiSong-MeoVat
(1)
XaHoi-DoiSong-MoiTruong
(230)
XaHoi-DoiSong-MoiTruong-SaiPham
(19)
XaHoi-DoiSong-MoiTruong-VietNam
(1)
XaHoi-DoiSong-NongDan
(26)
XaHoi-DoiSong-SaiPham
(224)
XaHoi-DoiSong-SucKhoe
(81)
XaHoi-DoiSong-ThuKhieuNai
(2)
XaHoi-DoiSong-VanHoa
(70)
XaHoi-DoiSong-VietNam
(170)
XaHoi-DoiSong-VNCH
(27)
XaHoi-GiaoDuc
(155)
XaHoi-GiaoDuc-BangCap
(31)
XaHoi-GiaoDuc-BangCap-GianLan
(80)
XaHoi-GiaoDuc-DaoDuc
(95)
XaHoi-GiaoDuc-DuHoc
(5)
XaHoi-GiaoDuc-SaiPham
(102)
XaHoi-GiaoDuc-TreEm
(36)
XaHoi-GiaoDuc-VietNam
(5)
XaHoi-GiaoDuc-VNCH
(3)
XaHoi-GiaoThong
(70)
XaHoi-GiaoThong-TaiNan
(263)
XaHoi-HaiNgoai-CongDong
(157)
XaHoi-HaiNgoai-PhanUu
(9)
XaHoi-HangKhong
(5)
XaHoi-hoiSu-VietNam
(1)
XaHoi-KinhDoanh
(133)
XaHoi-KinhDoanh-SaiPham
(50)
XaHoi-KinhDoanh-VietNam
(132)
XaHoi-KinhTe
(42)
XaHoi-LaoDong
(54)
XaHoi-LaoDong-AnToan
(10)
XaHoi-LaoDong-DinhCong
(67)
XaHoi-LaoDong-SaiPham-HopTac
(34)
XaHoi-LaoDong-TaiNan
(82)
XaHoi-LichSu-DiTich
(5)
XaHoi-LichSu-DiTich-XamPham
(16)
Xahoi-LichSu-QuanDiem-BinhLuan
(298)
XaHoi-LuongThuc-ThucPham
(27)
XaHoi-LuongThuc-ThucPham-SaiPham
(45)
XaHoi-MoiTruong-VeSinh
(175)
XaHoi-NganSach
(8)
XaHoi-NgapUn-LuLut
(206)
XaHoi-NgoaiGiao-HopTac
(17)
XaHoi-NguDan
(74)
XaHoi-NguDan-TranhChap-BienDong
(171)
XaHoi-NguDan-VietNam
(81)
XaHoi-PhanUu
(8)
XaHoi-PhapLuat
(838)
XaHoi-PhapLuat-BaoHanh
(17)
XaHoi-PhapLuat-BieuTinh
(8)
XaHoi-PhapLuat-BieuTinh-VietNam
(1)
XaHoi-PhapLuat-BuonBan-MaTuy
(33)
XaHoi-PhapLuat-BuonLau
(101)
XaHoi-PhapLuat-ChinhTri
(20)
XaHoi-PhapLuat-ChinhTri-SaiPham
(22)
XaHoi-PhapLuat-CuongChe-DatDai
(35)
XaHoi-PhapLuat-DanhDan
(101)
XaHoi-PhapLuat-DanhNguoi
(18)
XaHoi-PhapLuat-DanOan
(84)
XaHoi-PhapLuat-DanOan-BieuTinh
(94)
XaHoi-PhapLuat-DatDai
(63)
XaHoi-PhapLuat-DatDai-CuongChe
(96)
XaHoi-PhapLuat-DauTranh
(18)
XaHoi-PhapLuat-DauTu-SaiPham
(4)
XaHoi-PhapLuat-DauTu-SaiPham-Vinalines
(8)
XaHoi-PhapLuat-DauTu-SaiPham-Vinashin
(4)
XaHoi-PhapLuat-GiaDinh-BaoHanh
(64)
XaHoi-PhapLuat-GianLan
(80)
XaHoi-PhapLuat-GianLan-DoanhNghiep-BatDongSan
(7)
XaHoi-PhapLuat-GiaoThong
(86)
XaHoi-PhapLuat-GietNguoi
(230)
XaHoi-PhapLuat-HangKhong
(8)
XaHoi-PhapLuat-HangKhong-BuonLau
(2)
XaHoi-PhapLuat-HangKhong-TromCap
(29)
XaHoi-PhapLuat-HangKhong-TromCap-NguoiTrungCong
(4)
XaHoi-PhapLuat-HoiLo
(73)
XaHoi-PhapLuat-LamQuyen
(68)
XaHoi-PhapLuat-LuaDao
(142)
XaHoi-PhapLuat-OanSai
(101)
XaHoi-PhapLuat-SaiPham
(179)
XaHoi-PhapLuat-SaiPham-HangHoa-TrungCong
(93)
XaHoi-PhapLuat-SaiPham-SanXuat-ChanNuoi
(2)
XaHoi-PhapLuat-SaiPham-SanXuat-GianLan
(17)
XaHoi-PhapLuat-SaiPham-ThucPham
(371)
XaHoi-PhapLuat-SaiPham-ThucPham-VeSinh-NgoDoc
(33)
XaHoi-PhapLuat-SaiPham-ToCao
(45)
XaHoi-PhapLuat-ThamNhung
(342)
XaHoi-PhapLuat-ThamNhung-VietNam
(1)
XaHoi-PhapLuat-ToiPham
(19)
XaHoi-PhapLuat-TongTien
(12)
XaHoi-PhapLuat-TromCap
(66)
XaHoi-PhapLuat-TromCap-NguoiTrungCong
(3)
XaHoi-PhapLuat-TuNhan
(15)
XaHoi-PhapLuat-TuToi
(3)
XaHoi-PhapLuat-VietNam
(111)
XaHoi-PhiemDam
(10)
XaHoi-PhongSu-VietNam
(2)
XaHoi-QuanDiem-BinhLuan
(3188)
XaHoi-QuanDiem-BinhLuan-QuanSu
(33)
XaHoi-QuanDiem-BinhLuan-VietNam
(2)
XaHoi-SaiPham
(12)
XaHoi-SaiPham-BoXit
(1)
XaHoi-SaiPham-MoiTruong
(10)
XaHoi-SaiPham-ThucPham
(95)
XaHoi-SanXuat-CongNghiep
(6)
XaHoi-SanXuat-NangLuong
(2)
XaHoi-SanXuat-NongNghiep
(31)
XaHoi-SuKien
(40)
XaHoi-SuKien-BieuTinh-DinhCong
(12)
XaHoi-SuKien-BinhLuan
(6068)
XaHoi-SuKien-BinhLuan-HoaHoan-VietNam
(1)
XaHoi-SuKien-BinhLuan-VietNam
(33)
XaHoi-SuKien-DauTranh-NhanQuyen-DanChu
(21)
XaHoi-SuKien-HoaHoan
(249)
XaHoi-SuKien-LuLut
(7)
XaHoi-SuKien-NhanTai
(1)
XaHoi-SuKien-TaiNan
(209)
XaHoi-SuKien-ThienTai
(33)
XaHoi-SuKien-ThienTai-DongDat
(31)
XaHoi-SuKien-ThienTai-LocXoay
(20)
XaHoi-SuKien-ThienTai-LuLut
(38)
XaHoi-SuKien-ThienTai-SatLo
(64)
XaHoi-SuKien-ThienTai-TrieuCuong-NgapUn
(33)
XaHoi-SuKien-ThienTai-TrieuCuong-NgapUn-VietNam
(1)
XaHoi-SuKien-VietNam
(48)
XaHoi-SuKien-VoDe
(1)
XaHoi-SuKien-VoDe-NgapUn
(6)
XaHoi-TaiNguyen
(4)
XaHoi-TapChi
(61)
XaHoi-TapChi-AmNhacCuoiTuan
(1)
XaHoi-TapChi-DiemBlogs
(64)
XaHoi-TapChi-DienDanBanTre
(36)
XaHoi-TapChi-DienDanKinhTe
(41)
XaHoi-TapChi-DocBaoTrongNuoc
(45)
XaHoi-TapChi-KhoaHocMoiTruong
(18)
XaHoi-TapChi-NguoiVietKhapNoi
(20)
XaHoi-TapChi-ThuTin
(5)
XaHoi-TapChi-TrangPhuNu
(3)
XaHoi-TapChi-VanHoa
(1)
XaHoi-TapChi-VanHoaNgheThuat
(12)
XaHoi-TeNan
(253)
XaHoi-TeNan-BanNhau
(2)
XaHoi-TeNan-BatCoc
(16)
XaHoi-TeNan-BuonNguoi
(77)
XaHoi-TeNan-CoBac
(21)
XaHoi-TeNan-CuongHiep
(52)
XaHoi-TeNan-DanhNhau
(128)
XaHoi-TeNan-GiaoThong
(29)
XaHoi-TeNan-HiepDam
(31)
XaHoi-TeNan-HoiCua
(7)
XaHoi-TeNan-LuaDao
(75)
XaHoi-TeNan-MaiDam
(47)
XaHoi-TeNan-MaTuy
(33)
XaHoi-TeNan-PhaRung
(25)
XaHoi-TeNan-TromCap
(170)
XaHoi-TeNan-TromCuop
(12)
XaHoi-ThiTruong-HangHoa
(54)
XaHoi-ThiTruong-THucPham
(15)
XaHoi-ThoiSu
(99)
XaHoi-ThoiSu-BienDong
(203)
XaHoi-ThoiSu-KhiHau
(1)
XaHoi-ThoiSu-NhanQuyen
(168)
XaHoi-ThoiSu-TinTuc
(297)
XaHoi-ThoiSu-TinTuc-VietNam
(7)
XaHoi-ThoiSu-VietNam
(3359)
XaHoi-ThongTin
(5)
XaHoi-ThongTin-NhanQuyen
(184)
XaHoi-ThongTin-NhanQuyen-TyNan
(6)
XaHoi-ThongTin-TyNan
(6)
XaHoi-ThucPham-VeSinh
(33)
XaHoi-ThucPham-VeSinh-NgoDoc
(21)
XaHoi-TinTuc-VietNam
(1185)
XaHoi-TonGiao
(55)
XaHoi-TonGiao-DanAp
(72)
XaHoi-TonGiao-DanAp-VietNam
(1)
Xahoi-TonGiao-QuanDiem-BinhLuan
(30)
XaHoi-TonGiao-SachNhieu
(13)
XaHoi-TriTue-KhongGian
(1)
XaHoi-TriTue-SangChe
(4)
XaHoi-TrongLongHaNoi
(2)
XaHoi-TruyenNgan
(1)
XaHoi-TruyenThong
(70)
XaHoi-TruyenThong-TrungCong
(43)
XaHoi-TuongTrinhTaiVietNam
(229)
XaHoi-VanHoa-AmThuc
(1)
XaHoi-VanHoa-ThiCa
(15)
XaHoi-VietNam
(56)
XaHoi-VietNam-HangKhong
(123)
XaHoi-VietNam-HangKhong-BuonLau
(2)
XaHoi-VietNam-HangKhong-SaiPham
(63)
XaHoi-VietNam-NhanTai
(6)
XaHoi-VietNam-TuChinhTri
(1)
XaHoi-VietNam-TuNhan
(22)
XaHoi-VietNam-TuNhanChinhTri
(7)
XaHoi-VietNam-TuNhanLuongTam
(135)
XaHoi-VietNam-TuThieu
(6)
XaHoi-XayDung-CongTrinh
(142)
XaHoi-XayDung-CongTrinh-DuAn
(309)
XaHoi-XayDung-CongTrinh-SaiPham
(292)
XaHoi-XayDung-CongTrinh-ThuyDien
(42)
XaHoi-XayDung-CongTrinh-TrungCong
(9)
XaHoi-YTe-DichBenh
(189)
XaHoi-YTe-SaiPham
(270)
XaHoi-YTe-SaiPham-TrungCong
(4)
XaHoi-YTe-SucKhoe
(156)
XaHoi-YTe-ThucPham-SaiPham
(21)
XaHoiThoiSu-VietNam
(77)
MỌI ĐÓNG GÓP XIN GỬI VỀ
Money Order / Cashier Check (US $ Fund only)
P.O. Box 261361
San Diego, CA 92196-1361
Cảm Ơn Sự Đóng Góp Của Quí Vị !
VUI LÒNG ĐỪNG GỬI THƯ BẢO ĐẢM (Certified Mail)
P.O. Box 261361
San Diego, CA 92196-1361
Cảm Ơn Sự Đóng Góp Của Quí Vị !
VUI LÒNG ĐỪNG GỬI THƯ BẢO ĐẢM (Certified Mail)