Sunday, October 12, 2014

VIDEO:Lật tẩy thủ đoạn phá rối Biểu tình Hồng Kông


Vài ngày sau khi phong trào Chiếm Trung tâm bắt đầu, nhiều nhóm chống đối đã công khai tấn công người biểu tình
Tình hình trở nên mất kiểm soát, dẫn đến đổ máu và hàng trăm người bị thương.
Những hành động côn đồ này bị công chúng lên án, đặc biệt khi cảnh sát Hong Kong làm ngơ trước cuộc tấn công, công chúng nghi ngờ có sự thông đồng giữa cảnh sát và côn đồ.
Nhiều người dân cho rằng ĐCSTQ đứng sau những cuộc tấn công bạo lực này.



Đến chiều ngày 3/10, xung đột vẫn tiếp tục diễn ra; những người biểu tình của phong trào Chiếm Trung tâm ở Vượng Giác và Vịnh Đồng La đã bị đám đông tấn công.
Truyền thông Hong Kong đưa tin đám đông này chính là các băng nhóm tội phạm ở Hong Kong.
Cục trưởng An ninh Hong Kong, ông Lê Đống Quốc, khẳng định 19 người đã bị bắt, trong đó 8 người có liên quan đến các băng đảng xã hội đen.
Nhật báo Apple trích dẫn nguồn tin cho biết đám đông mặc quần áo đen, đeo mặt nạ, xăm hình và hầu hết đều thuộc các băng đảng lớn ở Hong Kong.
Họ có nhiệm vụ tấn công, giật lấy tài sản của những người biểu tình và gây rối.
Tờ báo cũng phơi bày một doanh nhân bất động sản đại lục đã chi 500 tệ mỗi người hỗ trợ những tên côn đồ này tấn công người biểu tình, nhằm lấy lòng quan chức địa phương.
Theo New York Time: “Nếu những kẻ tấn công đó là xã hội đen thì đây không phải là lần đầu tiên thế giới ngầm ở Trung Quốc được dùng vào mục đích chính trị.”
[Trương Vĩ Quốc, chủ nhiệm Tạp chí Xu hướng Hong Kong]: “Trước khi Hong Kong trao trả Đặng Tiểu Bình đã nói xã hội đen cũng là yêu nước; những người đứng đầu ngành công an cũng phát biểu tương tự.”
“Cả trước và sau khi lên nắm quyền, ĐCSTQ đã điều khiển xã hội đen để làm những chuyện không thể ngờ tới.”
“Trước đây việc này đã xảy ra. Nên không có gì ngạc nhiên khi chứng kiến những sự việc hiện nay.”
Một người trong cuộc tiết lộ rằng những tên côn đồ biết tấn công cuộc biểu tình sẽ được bỏ qua.
Người biểu tình không hề sợ hãi- những cuộc tấn công đã không thành công và họ đang chuẩn bị cho lần hành động thứ hai.
Người ta nói rằng những tên côn đồ đã đòi 2.000 tệ mỗi người để trà trộn vào cuộc biểu tình, giả làm những người đeo ruy băng vàng, khiến người biểu tình mất uy tín.
Họ phá hoại phong trào Chiếm Trung tâm bằng cách phá vỡ sự ủng hộ của công chúng.
Các nhà bình luận nói rằng kế hoạch này giống cách Hit-le phóng hỏa Tòa nhà Quốc hội Đức và cách Cộng sản Trung Quốc đã làm trong sự kiện Thiên An Môn 1989.
Họ muốn viện cớ để đàn áp bằng cách tạo nên sự bất hòa và lộn xộn.
[Ông Chương Thiên Lượng, Giáo sư Đại học George Mason]: “ĐCSTQ đã xác định cuộc biểu tình của sinh viên năm 1989 là một “cuộc nổi dậy phản cách mạng.”
“Họ dùng binh lính, cảnh sát vũ trang và gián điệp để phá hủy và đốt cháy xe quân sự, thậm chí giết người; sau đó lấy đó làm cớ nói rằng bạo loạn đã nổ ra ở Bắc Kinh và tiến hành đàn áp.”
Cuộc biểu tình năm 1989 và những người biểu tình khi đó rất ôn hòa, lý trí và không bạo lực.”
Cảnh sát Hong Kong bị cáo buộc đã không công bằng, cố ý dung túng cho những cuộc tấn công của thế giới ngầm.
Qua ảnh và video từ giới truyền thông, người dùng Internet đã tổng hợp lại 3 lời cáo buộc cảnh sát thông đồng với côn đồ: một là khi xảy ra bạo lực, cảnh sát chỉ ngồi im; hai là côn đồ được thả liên tục, còn nạn nhân thì bị bắt; ba là sự hợp tác ăn ý giữa những nhóm chống biểu tình, côn đồ và cảnh sát.

Cảnh sát HK dẹp rào chắn biểu tình

 BBC-38 phút trước
Rào chắn này được dựng lên trong suốt hai tuần biểu tình

Cảnh sát Hong Kong đã bắt đầu dỡ rào chắn trên các con đường chính do những người biểu tình ủng hộ dân chủ dựng lên.
Tuy nhiên, người biểu tình vẫn bám trụ ở quận trung tâm và khu thương mại Mong Kok.
Cảnh sát nói mục đích tháo rào chắn của họ là giúp giao thông thông suốt chứ không phải tìm cách chấm dứt biểu tình.
Những người biểu tình ở Hong Kong đã chiếm giữ một số địa điểm ở đặc khu hành chính này hơn hai tuần lễ.

‘Không dẹp biểu tình’

Vào những ngày đầu của cuộc biểu tình đã chứng kến rất đông đảo người tham gia các cuộc tập hợp vào buổi tối. Vào cuối tháng trước, căng thẳng đã leo thang sau khi cảnh sát dùng hơi cay và dùi cui đối phó với người biểu tình.
Kể từ đó, cảnh sát đã không dùng đến vũ lực nữa và số lượng cảnh sát trên đường được duy trì ở mức tối thiểu.
Trong những ngày gần đây con số người biểu tình đã giảm nhưng vẫn còn người biểu tình ở ba địa điểm là Mong Kok, Vịnh Causeway và khu Central. Nhiều người dựng lều ngủ ngoài đường.
Trong chiến dịch dẹp rào chắn hôm thứ Hai ngày 12/10 ở các khu vực Central và Mong Kok, cảnh sát đã mặc trang phục dễ nhìn thấy và không mang theo thiết bị chống bạo động.
“Hôm nay chúng tôi không đến đây để giải tán biểu tình,” một quan chức cảnh sát nói với người biểu tình, “Chúng tôi chỉ muốn tháo dữ rào chắn chặn đường và lấy lại các công cụ và các tài sản khác của chính quyền.”
Động thái này diễn ra một ngày sau khi ông Lương Chấn Anh, đặc khu trưởng Hong Kong, khẳng định Bắc Kinh sẽ không thay đổi quan điểm về cải cách bầu cử ở Hong Kong theo ý của người biểu tình.
Ông không loại trừ khả năng sử dụng vũ lực để dẹp biểu tình.
“Chúng tôi sẽ vận dụng mọi hình thức thuyết phục. Chúng tôi hoàn toàn không muốn giải tỏa các điểm biểu tình nhưng nếu một ngày cần phải giải tỏa thì tôi tin rằng cảnh sát sẽ vận dụng sự phán đoán và chuyên môn của họ để sử dụng vũ lực ở mức tối thiểu,” ông nói.
Một lần nữa, ông Lương loại trừ khả năng từ chức và nói rằng phong trào biểu tình ‘đã mất kiểm soát’.
Chính quyền của ông Lương đã hủy đàm phán với người biểu tình một ngày trước khi nó diễn ra hồi tuần trước với lý do rằng việc người biểu tình không chấm dứt chiến dịch của họ khiến cho không thể ‘đối thoại xây dựng’ được.

Bắc Kinh đả kích Mỹ bỏ cấm vận võ khí cho Việt Nam

BẮC KINH 12-10 (NV) - Bắc Kinh đả kích việc Mỹ gỡ bỏ một phần cấm vận võ khí cho Việt Nam là “thiển cận” và “không nhạy cảm” cũng như hành động can thiệp và gây mất ổn định ở khu vực.


Tàu cảnh sát biển Việt Nam bị tàu hải giám Trung Quốc ngăn chặn khi muốn tiến gần giàn khoan HD981 để xua đuổi trong cuộc đối đầu hồi giữa Tháng 5 vừa qua. (Hình: HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images)

Liên tiếp hai ngày 9 và 10/10/2014 tuần qua, tờ Nhân Dân Nhật Báo (cái loa tuyên truyền của đảng Cộng Sản Trung Quốc) và tờ báo con đẻ của báo này, tờ Hoàn Cầu Thời Báo, viết các bài đả kích quyết định của Hoa Thịnh Đốn gỡ bỏ một phần lệnh cấm vận bán võ khí sát thương cho Việt Nam.

Dù cái lệnh này chỉ nói đến sự giới hạn chuyển giao một số trang bị tuần tra biển, gồm cả máy bay tuần tra, và có thể là không bao gồm võ khí kèm theo, cũng đã đủ làm cho Bắc Kinh nóng mặt.

“Trong khi Mỹ nói không đứng về bên nào trong cuộc tranh chấp chủ quyền biển đảo Biển Đông, nay thì đang chuẩn bị một chính sách tích cực bán võ khí cho Việt Nam. Đấy không phải là hành động nhạy cảm.” Tờ Nhân Dân nhật báo viết.

Tờ Hoàn Cầu Thời Báo thì đe dọa rằng hành động của Mỹ không góp gì cho “sự đồng thuận - giữa Việt Nam và Trung Quốc – mà nói chỉ gây mất ổn định và tạo thêm phức tạp cho các tranh chấp.”

Hôm đầu tháng Mười, khi ngoại trưởng CSVN Phạm Bình Minh tới Hoa Thịnh Đốn, ngoại trưởng Mỹ John Kerry loan báo chính phủ quyết định gỡ bỏ một phần cấm vận võ khí sát thương cho Việt Nam. Tuy nhiên sự giải tỏa này chỉ liên quan đến một số trang bị giúp Việt Nam tuần tra vùng biển của mình như một số tàu tuần không võ trang và máy bay tuần tra.

Trước đây, các tin tức chú ý tới việc Hoa Kỳ có thể bán cho Việt Nam một số máy bay tuần tra, săn ngầm Orion P-3 đã qua sử dụng. Việt Nam nếu có được các phương tiện này sẽ kiểm soát được vùng biển của mình tốt hơn. Tuy nhiên, việc Mỹ bán cho Việt Nam cái gì, được cứu xét từng trường hợp một, và khi nào thành sự thật hiện vẫn còn là vấn đề hai bên đang trong vòng thương thuyết.

Các giới chức Mỹ, cả hành pháp lẫn lập pháp, đã nhiều lần nói đi nói lại là việc gỡ bỏ lệnh cấm vận bán võ khí sát thương cho Việt Nam tùy thuộc vào sự cải thiện nhân quyền của Việt nam.

Báo chí Bắc Kinh viện dẫn những nguyên tắc giải quyết tranh chấp được các lãnh tụ Trung Quốc và Việt Nam thỏa thuận để thương thảo về vấn đề biển đảo. Nhưng trên thực tế, Bắc Kinh vẫn bất chấp những gì đã viết trên giấy, liên tục sử dụng sức mạnh quân sự để lấn tới, hiểu rằng các nước nhỏ chung quanh không dám đối chọi lại bằng quân sự.

“Trung Quốc và Việt Nam đã ký thỏa hiệp về các nguyên tắc căn bản hướng dẫn đàm phán các vấn đề trên biển còn tồn tại giữa hai nước.” Tờ Nhân Dân Nhật báo viết. “Hơn nữa, hai nước đã lập  nhóm công tác song phương để thảo luận phát triển chung hồi năm 2013. Tuy nhiên, việc Mỹ cung cấp võ khí (cho Việt Nam) chẳng giúp gì cho sự đồng thuận (giữa Việt Nam -Trung Quốc). Nó chỉ gây thiệt hại cho sự ổn định và tăng thêm phức tạp cho sự tranh chấp.”

Báo này cáo buộc chính sách như thế của Mỹ là “không công bằng” và đả kích rằng “Trong khi đó thì Mỹ cấm vận bán võ khí cho Trung Quốc và giới hạn bán các kỹ thuật sản xuất kỹ thuật cao cho Trung Quốc”.

Nhân Dân nhật báo cáo buộc việc gỡ bỏ một phần lệnh cấm bán võ khí cho Việt Nam là “rõ ràng kéo dài sự can thiệp của Mỹ với sự cân bằng lực lượng ở khu vực” theo phương pháp “lấy lại ảnh hưởng” tại Á Châu.

Báo này nói hành động của Mỹ là “chính sách thiển cận” và “can dự gián tiếp” khi bán võ khí cho các nước láng giềng của Trung Quốc. Còn tờ Hoàn Cầu Thời Báo thì dọa rằng Trung Quốc sẽ “có các bước kế tiếp nếu các nước này không dừng các hoạt động.” (TN)
10-12-2014 5:47:28 PM
Theo Người Việt

Chuyện bây giờ mới kể

Có lẽ trong số khách đi xem cuốn phim tài liệu “Last Days in Vietnam” (Những ngày cuối cùng ở Việt Nam) tại rạp University 6 ở Irvine hôm 1 tháng 10 vừa qua, ba đứa cháu ngoại của tôi là những khán giả trẻ nhất. 


Ngoại Trưởng Henry Kissinger và Tổng Thống Gerald Ford.

Mặc dù cuốn phim được giới phê bình Mỹ đánh giá rất cao, 96% trên Rotten Tomatoes, tôi vẫn có chút ngại ngần không muốn rủ bọn trẻ đi xem, sợ chúng chán với cuốn phim tài liệu kể về những sự kiện xảy ra lúc chúng chưa sinh ra đời. Tôi cũng không muốn chúng phải kinh nghiệm những khổ đau thế hệ trước đã trải qua dù là gián tiếp. Nhưng trong thâm tâm, tôi vẫn tha thiết muốn cho chúng hiểu được tại sao cha ông chúng đã có mặt trên đất nước Hoa Kỳ này và tại sao thế hệ tôi vẫn còn khắc khoải và lo nghĩ về những gì đang xảy ra nơi cố quốc. 

Trong hơn một tiếng rưỡi đồng hồ, cuốn phim kể lại những nỗ lực tuyệt vọng và bi tráng của thủy quân lục chiến và nhân viên Tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ nhằm di tản những công dân Việt Nam Cộng Hòa có khả năng bị trả thù khi quân đội Bắc Việt chiếm lấy miền Nam.

Cảnh tượng cả Mỹ lẫn Việt hốt hoảng chen lấn tìm đường di tản trước cuộc tiến quân của Bắc Việt trong những ngày cùng tháng tận của miền Nam đã làm người xem phim như sống lại những ngày tháng bi thảm đó, đau đớn như một lần nữa mất nước.

Ðạo diễn Rory Kennedy đã cố gắng xây dựng một đánh giá khá quân bình về trách nhiệm và đặc biệt là tư cách của những người Mỹ và Việt, ở cả vai trò quyết định hay nạn nhân của cuộc chiến. Tổng Thống Nixon cam kết sẽ trả đũa bất kỳ cuộc tấn công vi phạm hiệp định hòa bình nào của Cộng Sản Bắc Việt và bảo đảm tiếp tục chi viện cho Việt Nam Cộng Hòa để bảo vệ chế độ dân chủ của miền Nam. Nhưng những lời hứa trên văn bản này cũng chỉ là giấy lộn khi chế độ dân chủ tại Hoa Kỳ không chấp nhận một tổng thống như Nixon lạm quyền đi nghe lén đối thủ chính trị của mình.


Cảnh di tản tại Tòa Ðại Sứ Mỹ tại Sài Gòn.

Ðại Sứ Martin cứng đầu không chịu chuẩn bị kế hoạch di tản vì mãi hy vọng về một giải pháp chính trị cho miền Nam và cũng không muốn thông tin về di tản sẽ làm dân miền Nam hoảng loạn. Nhưng trong vài ngày cuối, ông Martin lại ra lệnh cho thủy quân lục chiến Mỹ cho phép mỗi chuyến bay rời tòa đại sứ ra Hạm Ðội 7 chỉ được chở một số ít nhân viên Mỹ còn lại là người Việt Nam để di tản được càng nhiều người Việt càng tốt. Chính ông Martin đã chỉ lên chuyến trực thăng kế cuối rời tòa đại sứ khi biết rằng đã tận lực, không thể làm gì hơn cho số người Việt còn kẹt lại.

Tổng Thống Henry Ford cũng đã không quay lưng lại với Việt Nam Cộng Hòa hoàn toàn khi vào ngày 10 tháng 4, 1975 đã đọc diễn văn trước Quốc Hội Mỹ về tình hình Việt Nam và yêu cầu Quốc Hội chấp thuận một ngân khoản 722 triệu đô la để viện trợ khẩn cấp cho miền Nam Việt Nam. Và Quốc Hội Mỹ, mà nhiều người Việt Nam tỵ nạn sau này đã đổ lỗi cho Ðảng Dân Chủ lúc đó đang chiếm đa số, đã không đồng ý cấp viện trợ theo yêu cầu của Ford. Không phải vì họ thiên tả hay chủ hòa nhưng vì cả nước Mỹ đã quá mỏi mệt với cuộc chiến; họ không tin vài trăm triệu đô có thể thay đổi tình thế khi trong hơn 15 năm Mỹ đã đổ hàng tỷ đô la và 58 nghìn mạng sống con dân của họ mà vẫn không đạt được kết quả.

Cuốn phim cũng phần nào giải thích vì sao dân miền Nam lại hoảng loạn chạy trốn Cộng Sản. Chỉ trong 15 phút đầu, cuốn phim đã kể lại vắn tắt vụ thảm sát tại Huế trong Tết Mậu Thân, khi hàng ngàn người dân cố đô vô tội bị trói tay từng chùm và dẫn đi mất tích, và sau đó là cảnh những thân nhân vật vã than khóc trước những nấm mồ tập thể và những thi hài bó trong mảnh poncho. Nỗi ghê sợ của vụ thảm sát Mậu Thân và sau này là biến cố trên “đại lộ kinh hoàng” vào mùa Hè 1972 đã khiến người dân miền Nam bất chấp mọi giá phải bỏ chạy càng xa Cộng Sản càng tốt. Nỗi ám ảnh đó đã khiến người chạy loạn trao cho người thân hay thậm chí người lạ những đứa con còn nhỏ của mình để mong chúng được đem đến vùng đất an toàn và tự do mà bố mẹ chúng đã chọn để sống.

Sự hy sinh trong chia ly đó đã bắt đầu từ 1954, đến 1972, 1975, cho đến suốt thập niên 80, người Việt vẫn tiếp tục ra đi, dấn thân vào mọi hiểm nguy chết chóc băng rừng vượt biển để tìm đến những đất nước mà họ tin có thể tiếp tục được sống trong tự do và nhân phẩm.

Khi ra khỏi rạp, cô cháu hỏi tôi, “Trong những giờ phút cuối cùng ấy, người ta chen chúc nhau để được ra đi, thì ông ngoại ở đâu?”

Tôi nói cho cháu rõ vào những “last days” ấy tôi phải ở lại với đơn vị cùng với những người lính của tôi. Không phải ai cũng có cơ hội ra đi, và đi được. Cũng như số phận một sĩ quan trong quân đội VNCH trong phim là Trung Úy Phạm Hữu Ðàm bị kẹt lại phải đi “học tập cải tạo“13 năm trong nhà tù Cộng Sản, tôi cũng ở lại với 7 năm tù từ Nam ra Bắc. Còn đứa cháu trai nhỏ nhất thì ôm tôi và nói, “Con cám ơn ông ngoại!”Tôi không hỏi xem cháu nó cám ơn tôi về điều chi! Nhưng tôi cám ơn chúng đã “chịu khó” nghe tôi bỏ cả buổi tối đi xem cuốn phim này.

Bích chương “Last Days in Vietnam.”

Ðể biết thế hệ cháu tôi nghĩ gì về những gì đã xảy ra cho thế hệ cha ông của chúng sau khi xem phim, tôi có một yêu cầu là tất cả đều phải viết cho tôi một vài dòng cảm tưởng. Dưới đây là “bài thu hoạch”(!) của chúng, lẽ cố nhiên bằng Anh ngữ, xin tạm dịch:

“Thật là một kinh nghiệm không tưởng tượng được khi ngồi và xem bộ phim này trong một rạp hát với các cá nhân và cựu quân nhân đã có mặt tại miền Nam Việt Nam vào thời điểm đó. Khi xem phim, tôi gần như có thể cảm thấy sự hoảng sợ mà tất cả người miền Nam đã trải qua khi họ cố gắng một cách tuyệt vọng để chạy trốn khi quân Bắc Việt đang tiến dần vào thành phố. Cuốn phim tài liệu này đã thực sự mở mắt cho tôi, một người Mỹ gốc Việt, để thấy rằng một sự kiện bi thảm như vậy đã xảy ra và để biết dù muốn hay không gia đình tôi đã phải sống qua tấn bi kịch này.” (HDP, 25 tuổi, 24 năm ở Mỹ)

 “Cuốn phim ‘Những Ngày Cuối ở Việt Nam’ đã cho tôi biết về những ngày cuối cùng của cuộc chiến đã xảy ra như thế nào cho những người liên quan. Trước khi xem phim, tôi thực sự không biết những gì đã xảy ra trong những khoảnh khắc cuối cùng của cuộc chiến, nhưng bây giờ, tôi cảm thấy như tôi hiểu nó rõ ràng hơn. Ðiều khiến tôi cảm động là xúc cảm mạnh mẽ của ông tôi đối với những cảnh miêu tả trong phim. Việc ông tôi khóc khi xem cảnh hạ cờ Việt Nam trên những chiếc tàu hải quân Việt Nam tại vịnh Subic, cùng với cảnh mọi người hát quốc ca miền Nam Việt Nam đã giúp tôi hiểu sự quan trọng của cuộc chiến đối với những người liên quan. Thay vì chỉ là một phần của lịch sử mà tôi đã đọc trong các cuốn sách giáo khoa, cuộc chiến vẫn còn rất mới để còn có những ảnh hưởng đến ngày hôm nay. Tôi đã học được rằng ngay cả bây giờ, những ảnh hưởng của chiến tranh vẫn còn tồn tại và tác động đến cộng đồng Việt Nam, điều mà tôi đã không thực sự chú ý đến trước khi xem cuốn phim này.” (LKN, 19 tuổi, sinh ở Mỹ)

“Trước khi xem phim, tôi không biết thời điểm của những biến cố dẫn đến việc Việt Nam trở thành một quốc gia Cộng Sản. Tôi lớn lên chỉ biết rằng Ðảng Cộng Sản nắm quyền vào tháng 9 năm 1975; họ đã phá vỡ hiệp định hòa bình giữa miền Bắc và miền Nam, và miền Nam đã thua trận. Cuốn phim tài liệu rất có giá trị thông tin. Tôi đã biết được những thông tin mà trước đây tôi không thể tưởng tượng đã có ảnh hưởng đến cuộc chiến như thế nào, chẳng hạn như việc Cộng Sản đã thấy một cơ hội xuất hiện khi Nixon từ chức tổng thống! Bộ phim đã đào sâu các chi tiết như vậy, nhưng nó vẫn rất dễ hiểu. Tôi thậm chí đã khóc khi xem đoạn thuyền trưởng của một tàu hải quân Việt Nam đã phải hạ lá cờ quốc gia thua cuộc của mình để Cộng Sản khỏi nhìn thấy.” (HCP, 15 tuổi, sinh ở Mỹ)

Ðọc những dòng cảm tưởng của ba đứa cháu, tôi lấy lại niềm tin vào thế hệ trẻ lớn lên sau cuộc chiến và ở nước ngoài; chúng vẫn đủ tri thức và tấm lòng để hiểu những gì xảy ra cho quê hương và ông bà cha mẹ của chúng 40 năm trước. Có những điều tuổi trẻ cần quên, như lòng căm thù hay sự phản bội. Nhưng có những điều tuổi trẻ cần nhớ, như lý do chúng có mặt trên đất Mỹ này và nỗi khổ đau dân tộc của chúng vẫn đang gánh chịu trên quê hương Việt Nam. Tôi đã không đủ sức để kể một phần đời của mình cho chúng, thì thôi mượn cuốn phim của người để nói hộ những điều mình muốn nói với thế hệ mai sau.

 Có những điều không nhớ thì sẽ không “lớn nổi thành người”...Việt Nam.
10-12- 2014 4:39:33 PM
Tạp ghi Huy Phương
Theo Người Việt

Quân đội Trung Quốc ‘khiếm khuyết’ trong huấn luyện

THƯỢNG HẢI, Trung Quốc (Reuters) - Các khuyết điểm trong chương trình huấn luyện quân đội Trung Quốc là mối đe dọa cho khả năng chiến đấu và chiến thắng nếu quốc gia này có chiến tranh, theo tờ báo chính thức của quân đội Trung Quốc hôm Chủ Nhật.


Ðơn vị tuần tra trên sông Huangpu, Thượng Hải, của Quân Ðội Trung Quốc.
(Hình: Johannes Eisele/AFP/Getty Images)

Giới lãnh đạo quân đội Trung Quốc đã gửi đến các đơn vị một tài liệu, liệt kê 40 khuyết điểm trong các chương trình huấn luyện hiện nay, theo tờ Quân Ðội Nhân Dân trong bài viết đăng tải trên trang nhất.

“Các vấn đề này phản ánh khuyết điểm trong quân đội chúng ta. Nếu không nhanh chóng giải quyết, sẽ ảnh hưởng và cản trở khả năng chiến đấu,” theo tờ báo, trích thuật tin từ bộ tổng tham mưu quân đội Trung Quốc.

Chủ tịch nhà nước Trung Quốc, ông Tập Cận Bình, đã thúc đẩy việc gia tăng khả năng chiến đấu của đạo quân gồm 2.3 triệu người của Trung Quốc, đông đảo nhất thế giới, và cũng gia tăng nỗ lực canh tân quân đội vốn đang phô trương sức mạnh quân sự trong các cuộc đối đầu tranh chấp biển đảo ở cả vùng biển phía Ðông và phía Nam.

Hồi đầu năm nay, nhiều sĩ quan còn tại chức cũng như đã về hưu, cùng các cơ quan truyền thông nhà nước, đã đặt vấn đề là liệu quân đội nước này có thể chiến đấu được hay không vì tình trạng tham nhũng quá trầm trọng. Trong các cuộc thanh trừng tham nhũng do Tập Cận Bình khởi xướng đã lộ ra tình trạng hối lộ để được thăng cấp và đưa và các chức vụ béo bở trong hàng ngũ quân đội Trung Quốc.

Giới hữu trách quân sự cho hay các khuyết điểm đã được tìm ra sau các cuộc tập trận, kể cả tập trận với quân đội ngoại quốc. (V.Giang)
10-12-2014 5:14:28 PM
Theo Người Việt

Trung Quốc giải tán cuộc họp của luật sư dân quyền

BẮC KINH, Trung Quốc (AP) - Công an Trung Quốc hôm Chủ Nhật ập vào một phòng họp bên ngoài thủ đô Bắc Kinh, nơi các luật sư tranh đấu dân quyền đang họp để thảo luận các trường hợp bị buộc tội sai trái, để đòi họ phải giải tán, theo một luật sư hiện diện.

Các luật sư tranh đấu dân quyền đang ngày là một lực lượng có uy tín ở Trung Quốc vì can đảm đòi hỏi tòa án phải thi hành luật pháp đúng đắn, dù rằng cơ chế này hoàn toàn nằm trong sự kiểm soát của đảng cộng sản cầm quyền.

Tuy nhiên, họ cũng bị các cơ quan truyền thông nhà nước bôi nhọ, nói rằng các luật sư này có tham vọng chính trị, muốn tự quảng cáo cho mình thay vì hành nghề luật trong khuôn khổ luật định.

Luật Sư Sui Muqing cho hay có 40 luật sư, thân nhân các nạn nhân oan sai, và các công dân khác đang họp tại khách sạn để thảo luận các vụ án sai trái thì hàng chục công an thuộc quận Huairou ập vào phòng họp.

Luật Sư Sui cho hay công an nói rằng họ đang điều tra về tố cáo có họp bàn về cách làm ăn phi pháp tại khách sạn, xem xét giấy tờ của từng người, và sau đó dồn mọi người lên một xe buýt chở về trung tâm Bắc Kinh. Cuộc họp này dự trù chấm dứt ngày Thứ Hai.

Cơ quan công an ở quận Huairou cho hay không biết gì về việc này.

Hồi Tháng Tám, công an ở thành phố Guiyang ở phía Tây Nam Trung Quốc cũng theo dõi và quấy nhiễu hàng chục luật sư dân quyền đang định họp để thảo luận các vụ án oan sai nơi đây. Các luật sư sau đó họp cạnh một hồ nước và bị thành phần côn đồ đến đánh đập, đẩy xuống nước. (V.Giang)
10-12- 2014 5:21:03 PM
Theo Người Việt

Biểu tình Hong Kong: Sinh viên lại đụng độ với cảnh sát

(VTC News) – Cuộc biểu tình kéo dài nhiều ngày qua của học sinh, sinh viên Hong Kong đang nóng trở lại sau nhiều cuộc đụng độ từ hôm qua đến sáng nay.
Theo cơ quan cảnh sát Hong Kong, một đôi nam nữ đã bị bắt do cố ý lập chướng ngại vật trên đường và xô xát với cảnh sát đang làm nhiệm vụ.

Biểu tình Hong Kong: Sinh viên lại đụng độ với cảnh sát
Người biểu tình Hong Kong dựng hàng rào ngăn cảnh sát 
Trước đó, sớm 12/10, một tài xế bị nghi là uống thuốc gây ảo giác rồi lái xe tông vào trụ sở cảnh sát, nhưng lại đâm nhầm vào xe taxi gần đó gây hỗn loạn trụ sở cảnh sát khu Vượng Giác, Hong Kong.

Một nhóm cảnh sát Hong Kong sau đó bị gần 100 sinh viên bao vây với lý do sàm sỡ một nữ sinh 15 tuổi tham gia biểu tình. 

Nữ sinh này được tờ Bưu điện Hoa Nam nói là bị sờ vào ngực và đã ‘căm phẫn phát khóc’ ngay ở hiện trường.

Biểu tình Hong Kong: Sinh viên lại đụng độ với cảnh sát
Phe biểu tình Hong Kong đã rút khỏi một vài tuyến phố 
Mẹ của nữ sinh này sau đó tuyên bố ủng hộ con gái mình tham gia biểu tình. Sự việc ở Hong Kong đang có dấu hiệu nóng trở lại khi có tin cảnh sát sẽ dùng vũ lực chiếm lại khu trung tâm.

Những cuộc đấu khẩu giữa sinh viên, học sinh biểu tình và ‘những thị dân phản đối phong trào chiếm trung tâm’ cũng nổ ra gay gắt từ hôm qua tới nay. Cảnh sát Hong Kong đã dựng hàng rào ngăn cách để hai bên không lao vào ẩu đả.
Sáng nay, 13/10, cảnh sát Hong Kong tuyên bố đã kiểm soát một số con phố ở khu trung tâm – nơi được phe biểu tình gọi là ‘Quảng trường công dân’ với ngụ ý không công nhận cách thức điều hành của chính quyền đặc khu.

Theo tờ Bưu điện Hoa Nam, một lượng lớn cảnh sát đã dẹp bỏ chướng ngại vật do người biểu tình dựng ra.
Nội bộ phe biểu tình được cho là đang có mâu thuẫn khi một bên đề nghị rút khỏi một vài khu phố, nhưng bên khác lại muốn chiếm giữ toàn bộ khu trung tâm.

Tuần trước, những người biểu tình đã truyền nhau khẩu hiệu “Mỗi người một chiếc lều”, kiên quyết biểu tình đến khi Hong Kong thay đổi cách thức bầu cử chính quyền đặc khu mà các vị trí cao cấp đều do Bắc Kinh chỉ định.

13/10/2014 09:42
Văn Việt (Theo Bưu điện Hoa Nam)


Táo Trung Quốc ồ ạt vào Việt Nam

Táo Trung Quốc ồ ạt vào Việt Nam
Táo từ chợ cửa khẩu Kim Hà (Hà Khẩu, Trung Quốc) chuẩn bị nhập về Việt Nam. Ảnh: Hải Bình.
Sau nhiều ngày lân la ở chợ đầu mối Long Biên (Hà Nội), tôi bắt mối được với người phụ nữ tên Hương, sẵn sàng đưa tôi sang chợ hoa quả Trung Quốc (TQ). Đó là chợ hoa quả Kim Hà, thuộc thị trấn Hà Khẩu (tỉnh Vân Nam), nằm lọt thỏm bên trong khu tập thể 4 tầng cách cửa khẩu Lào Cai chừng 3 km. Khi chúng tôi đến, thấy có nhiều loại được bán tại đây như lựu, hồng, cam, nhưng nhiều nhất vẫn là táo. Đang giữa mùa táo, nhìn đâu cũng thấy táo.
 Chợ táo Kim Hà (Hà Khẩu, Trung Quốc). Ảnh: Hải Bình.
 Bốc dỡ táo Trung Quốc tại bãi xe cửa khẩu Kim Thành (Lào Cai). Ảnh: Hải Bình.
“Mua để bán thì được, đừng ăn nhé”
Kiểm dịch ngày có ngày không, kiểm tra lấy lệ thôi. Cô sợ thì giấy tờ kiểm dịch, hải quan, thuế má, tôi lo cho, từ A - Z, chỉ mất 200.000 đồng/xe.

Bà Hòa, một đầu nậu chuyên đánh hàng nông sản ở Lào Cai.
Dừng lại một ki ốt, cô bán hàng có tên A Mai đon đả chào mời bằng giọng tiếng Việt ngọng líu ngọng lơ: “Mua li, mua li. Rẻ lắm à. Chỉ có 7 tồng thôi à. Việt Nam (VN) thích loại này à”. Vừa nói, A Mai vừa cúi xuống bóc quả táo đẹp mã nhất ra khỏi túi xốp dúi vào tay chúng tôi tiếp thị.
Chưa kịp nhẩm tính ra tiền Việt, một chị lái buôn người Việt ngang qua rỉ tai nói nhỏ: “Dân buôn bên này nói thách lắm đấy. Trả 1/2 thôi”. Nghe thế, A Mai xua tay: “Không bán đâu”.
Ghé hàng bên cạnh, tôi chủ động hỏi giá loại táo hồng to, đẹp, giống táo bán ở các chợ Hà Nội. Bà chủ A Séng phát giá 6,7 tệ/kg (khoảng 20.000 đồng). Bà Hương can: “Mua để bán thì được, chứ đừng ăn nhé, táo tẩy bột đá đấy, độc hại lắm. Loại này chỉ được cái đẹp mã, lại giống hàng xịn, để 2 - 3 tháng không hỏng nên chả sợ ế”. Tôi nghe xong phát hoảng.
Theo lời bà Hương, chỗ buôn bán thân tình, chính chủ buôn TQ dặn không nên ăn loại táo tẩy, chỉ nên ăn loại táo đỏ sẫm, lẫn xanh. Hỏi táo trồng ở vùng nào, các chủ buôn TQ đều lắc đầu. Thế nhưng khi hỏi làm thế nào để vỏ táo có màu đẹp, A Séng lại khá rành: “Khi quả còn nhỏ, người ta bọc vào túi ni lông có tẩm hóa chất vừa diệt sâu bọ, vừa tạo màu đẹp cho quả táo. Từ màu nguyên bản xanh, đỏ thẫm, người ta còn tạo được màu hồng nhạt, hồng đậm, màu vàng, còn có loại vỏ sọc hồng nền vàng”.
Kết thúc buổi chợ, cánh lái buôn Việt í ới gọi xe bốc hàng về cửa khẩu. Người ít vài tạ, người nhiều vài chục tấn. Ai cũng hỉ hả vì mua được mẻ táo giá hời. Táo xanh (táo bia) 1,8 tệ/kg (6.000 đồng); táo xanh pha đỏ giá 3,3 tệ (giá 12.000 đồng/kg); táo hồng 4,5 tệ (15.000 đồng/kg). “Bỏ 1 vốn, bán 4 lời. Loại này mà bán lẻ ở các tỉnh rẻ cũng 40.000 - 50.000 đồng/kg”, bà Hương mách.    
“Cô sợ thì giấy tờ kiểm dịch, hải quan... tôi lo cho từ A - Z” 
Phát hiện độc chất thì lô hàng đã tiêu thụ hết
Theo ông Nguyễn Văn Tuân, mẫu “có vấn đề” gửi đi Hà Nội kiểm tra, 5 ngày sau mới có kết quả. “Lúc đó, kết quả chỉ mang tính chất cảnh báo, truy xuất nguồn gốc cho những lô hàng sau. Còn lô hàng đó không thể thu hồi vì đã được giải phóng ra thị trường”, ông Tuân nói và thừa nhận công tác kiểm dịch tại cửa khẩu còn nhiều hạn chế. Trình độ của một số cán bộ thiếu kinh nghiệm, khả năng phân tích, giám định của cán bộ kỹ thuật chưa cao. Bên cạnh đó, thời gian làm việc tại cửa khẩu kéo dài từ 7 đến 22 giờ hằng ngày và không có ngày nghỉ trong tuần nên khó khăn trong việc bố trí, sắp xếp nhân lực làm việc. 
Sau khi đóng hàng, từ chợ Kim Hà, từng đoàn xe kéo lũ lượt chở nông sản quay lại biên giới. Tại đây, các cửu vạn thay mặt cho chủ buôn làm thủ tục chuyển hàng qua biên giới. Việc vận chuyển hàng hóa qua đường tiểu ngạch nhanh đến mức, chủ hàng còn chưa kịp ăn xong bát phở, đầu dây bên kia cửu vạn đã báo hàng về đến bãi.
Tại cửa khẩu Lào Cai, từ khoảng 8 đến 11 giờ ngày 1/10, ngoài một chiếc bàn của lực lượng hải quan, chúng tôi không thấy bóng lực lượng kiểm dịch tại đây. Tất cả xe chở nông sản sau khi qua biên giới đều được tập kết trước bàn hải quan, nhưng không phải chịu kiểm tra, kiểm soát. Chủ hàng hoặc cửu vạn chỉ việc khai vào bảng kê hàng hóa trao đổi, mua bán giữa cư dân hai biên giới trong danh mục miễn thuế rồi nộp cho cán bộ hải quan. Hoàn toàn không có sự đối chiếu thực tế hàng hóa với khai báo trên bản kê. Tất cả diễn ra nhanh gọn chưa đến 1 phút. 
Những ngày ở Lào Cai, tôi còn được cánh xe ôm mách nước, muốn đánh hoa quả phải đến bãi xe cửa khẩu Kim Thành, cách cửa khẩu quốc tế Lào Cai 2 km. Từ 2 năm nay, nơi đây là trạm trung chuyển hoa quả từ TQ đi khắp cả nước. Nằm trên bãi đất rộng, trong khu cửa khẩu Kim Thành, bãi xe lúc nào cũng mù mịt khói bụi vì có hàng trăm lượt xe tải biển số VN, TQ nườm nượp vào đây bốc dỡ hàng.
Ông Định, một đầu nậu táo ở Lào Cai, khoe: “Bây giờ không cần phải sang TQ đánh hàng làm gì. Cần số lượng bao nhiêu, cứ bảo anh, a lô sang cho chủ hàng là có ngay. Giá cả khỏi phải nghĩ. Cô mua ở chợ… đủ giá, còn ở đây đổ đồng chưa đến 10.000 đồng/kg”. Hỏi ông Định về nguồn gốc xuất xứ, ông chủ này cười khẩy: “Ở đây buôn bán trao tay, mỗi ngày tôi xuất hơn 100 tấn táo đi các tỉnh… Ai cũng biết đây là hàng TQ thì còn thắc mắc về nguồn gốc làm gì”.
Và cũng giống ở cửa khẩu quốc tế Lào Cai, từ khoảng 8 giờ 30 đến hơn 12 giờ ngày 2.10, có mặt tại Kim Thành tôi không thấy bóng lực lượng kiểm dịch đi lấy mẫu. Đem thắc mắc này hỏi, bà Hòa, một đầu nậu chuyên đánh hàng nông sản, cho hay: “Kiểm dịch ngày có ngày không, kiểm tra lấy lệ thôi. Cô sợ thì giấy tờ kiểm dịch, hải quan, thuế má, tôi lo cho, từ A - Z, chỉ mất 200.000 đồng/xe”.
Đều đạt ngưỡng an toàn?
Giá táo tăng theo cấp số nhân
Theo số liệu của Chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch vùng VIII (Lào Cai), chỉ riêng trong quý 3, tổng cộng số nông sản nhập vào VN là 23.752 tấn. Trong đó, táo tươi TQ nhập vào VN 56 lô, tương ứng hơn 1.585 tấn, lê tươi 724 tấn, nho 1.716 tấn... Khảo sát của chúng tôi cho thấy, trong khi loại táo Fuji hồng bán tại chợ Kim Hà giá 20.000 đồng/kg, thì tại chợ Cốc Lếu (Lào Cai) là 45.000 đồng/kg; chợ đầu mối Long Biên (Hà Nội) 520.000 đồng/thùng (10 kg), tương đương 52.000 đồng/kg; chợ Kim Liên 85.000 đồng/kg.
Sau một ngày ở bãi hàng, tôi ghé qua Trạm kiểm dịch Kim Thành khi đã xế chiều. Phòng kiểm dịch rộng rãi, được trang bị máy móc khá hiện đại. Bà Nhung, phụ trách trạm kiểm dịch, giới thiệu các mẫu nông sản đã được lấy kiểm dịch chứa trong 3 tủ bảo quản, gồm các loại nông sản: táo, lê, nho, hồng, cà chua, khoai tây…
Quan sát các túi mẫu, tôi nhận thấy chỉ ghi 3 ngày lấy mẫu 23/9, 26/9 và 1/10. Đáng chú ý, có mẫu nho lấy ngày 26/9, thuộc lô hàng 40 tấn của Công ty Thùy Linh, bên trong cuống mốc mọc thành chùm, quả lấm tấm mốc đen. Tuy nhiên, bà Nhung quả quyết mẫu đạt chuẩn và “đây là mẫu lưu chưa kịp hủy”.
Ông Nguyễn Thế Hùng, Phó chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Lào Cai, khẳng định các doanh nghiệp nhập trái cây bắt buộc phải làm thủ tục kiểm dịch thực vật. Khi hàng đảm bảo không có dịch hại, hóa chất độc hại, phía hải quan mới cho lô hàng thông quan, còn ngược lại sẽ yêu cầu tái xuất. Cũng theo ông Hùng, chưa có lô hàng trái cây, trong đó có táo bị trả về, tất cả đều an toàn.
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Tuân, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch vùng VIII (Lào Cai), cho hay theo quy định thông thường chỉ lấy mẫu tối đa 10% số lô hàng để kiểm định.
“Với các testkit kiểm tra nhanh ở cửa khẩu chỉ có thể phát hiện mang tính định tính, còn định lượng nồng độ hóa chất tồn dư bao nhiêu trong quả táo thì chịu. Mẫu nào có dư lượng sẽ được chuyển phát nhanh về Hà Nội kiểm tra. 9 tháng đầu năm, kiểm tra các mẫu táo về mặt ngoại quan đạt yêu cầu. Kiểm tra đều an toàn. Chỉ có duy nhất mẫu nho lấy từ lô hàng 10 tấn có dư lượng vượt ngưỡng bị đưa vào diện kiểm tra chặt”, ông Tuân cho hay.
Theo Báo Thanh Niên

Một phụ nữ Việt bị đâm chết ở Malaysia

JOHOR BARU 10-12 (NV) - Một phụ nữ Việt Nam thiệt mạng và một người nữa thương tích trầm trọng trong một án mạng tại khu nhà ở tập thể của công nhân ở Malaysia, thành phố Taman Ungku Tun Aminah.


Hình minh họa. (Internet)

Theo một bản tin trên báo The Star hôm Chủ Nhật, thi thể bán khỏa thân của một phụ nữ Việt Nam được tìm thấy ở khu nhà tập thể của công nhân Việt Nam thuộc thành phố nói trên. Nạn nhân khoảng trên 50 tuổi được nghi là bị một người đàn ông Việt Nam ở cùng trong khu này tấn công. Có tin nói nghi phạm đi vào trong tòa nhà khoảng 9 giờ sáng hôm Thứ Sáu 10/10/2014.

Hơn một trăm ngàn người Việt Nam đi làm thuê dưới hình thức xuất khẩu lao động tại Mã Lai. Họ sống trong các khu nhà ở tập thể thiếu thốn tiện nghi và ăn uống cam khổ. Hầu như đều bị bóc lột sức lao động, lương bổng thấp và không đúng với bản hợp đồng và các hứa hẹn ban đầu. Họ không có cách nào bỏ chạy hay phản đối vì hộ chiếu đã bị chủ hãng thu giữ.

Mohd Khamsani Abdul Rahman, phó cảnh sát trưởng thành phố, cho hay nạn nhân đã bị đâm nhiều nhát vào bụng dưới và lưng mà người ta tin rằng bà đã chết ngay tại chỗ.

“Thi thể của bà trong tư thế nằm sấp, trên người chỉ có cái quần cụt trong khi vết máu thấy đầy ở trên vách tường, trên cánh cửa và nền nhà.” Ông ta cho báo chí biết hôm Thứ Bảy.

Một viên chức khác của cảnh sát địa phương nói rằng một phụ nữ nạn nhân khác cũng đồng thời bị tấn công, hiện đang được điều trị tại bệnh viện trong tình trạng tính mạng nguy ngập.

“Chúng tôi đang truy tìm ông người Việt Nam bị tình nghi là thủ phạm và cũng là người cùng sống trong khu nhà tập thể với các nạn nhân.” viên chức vừa kể nói.

Ông còn nói thêm rằng tất cả các người cư ngụ trong khu nhà 2 tầng lầu với 7 phòng này đã bỏ chạy. Hiện cảnh sát đang mở cuộc điều tra. (TN)
10-12- 2014 1:41:02 PM
Theo Người Việt

CSVN chỉ vung tiền đầu tư, không giám sát

HÀ NỘI 12-10 (NV) - Theo Bộ Kế hoạch – Đầu tư Hà Nội, trong số từ 34,000 đến 36,000 dự án đang được thực hiện bằng ngân sách, chỉ có khoảng 60% thực hiện “báo cáo giám sát.”


Hai ngày sau khi khánh thành, cao tốc Nội Bài – Lào Cai, dự án ngốn gần 1.5 tỉ Mỹ kim bắt đầu nứt. Chỉ sau một tuần, xuất hiện đến 9 đoạn bị lún trên cao tốc này. (Hình: Báo GTVT)

Tại hội thảo về việc xây dựng định hướng nhằm giám sát và đánh giá về đầu tư công cho giai đoạn từ 2015 đến 2020, ông Nguyễn Xuân Tự, Vụ trưởng Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư của Bộ Kế hoạch và Đầu tư CSVN, nhận định, bởi giám sát lỏng lẻo nên đầu tư công trong thời gian vừa qua không hiệu quả

Theo một số chuyên gia, các “báo cáo giám sát” mà Bộ Kế hoạch – Đầu tư của chế độ đã nhận cũng chưa ổn. Những qui định hiện hành giao việc giám sát cho chính chủ đầu tư. Bộ Kế hoạch - Đầu tư chỉ đảm nhận vai trò “tổng hợp các báo cáo giám sát” mà chủ đầu tư muốn thì gửi, không gửi cũng chẳng sao.

Thành ra hoạt động giám sát các dự án đầu tư bằng ngân sách dù có cũng không có hiệu quả vì thiếu hai yếu tố quan trọng là tính độc lập và sự chuyên nghiệp. Việc cho phép chủ đầu tư tự thực hiện “báo cáo giám sát” thì báo cáo đó thiếu tính độc lập và vì vậy, không bảo đảm sự khách quan và trung thực.

Dẫu Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp của chế độ có quyền giám sát đầu tư công song trước nay, những cơ quan dân cử tại Việt Nam chỉ thực hiện vai trò này theo kiểu hành chính vì thiếu cả chuyên môn sâu lẫn kỹ năng giám sát chuyên nghiệp. Không thể nào phát giác dự án có được thực hiện đúng yêu cầu và tương xứng với vốn đầu tư hay không.

Các qui định hiện hành tại Việt Nam còn đề cập đến vai trò giám sát của “nhân dân” nhưng một số chuyên gia cho rằng, “nhân dân giám sát” chỉ là khẩu hiệu, bởi không có cơ chế để dân chúng thực hiện vai trò này.

Bởi chỉ vung tiền đầu tư chứ không muốn giám sát, tại Việt Nam, lãng phí trong đầu tư công vượt ngoài sự tưởng tượng của nhiều người.  

Cuối năm ngoái, chế độ Hà Nội công bố một thống kê về việc sử dụng ngân sách để đầu tư vào các “dự án trọng điểm”. Theo đó, chỉ trong vòng mười năm, Việt Nam đổ tiền xây 20 cảng biển quốc tế, 22 phi trường (có 8 là phi trường quốc tế), 267 khu công nghiệp (trung bình một tỉnh có 4 khu công nghiệp), 18 khu kinh tế ven biển, 28 khu kinh tế cửa khẩu, 1,757 dự án trong các lãnh vực giao thông, thủy lợi và di dân.

Tổng vốn đầu tư cho tất cả các “dự án trọng điểm” ấy ngốn hết khoảng 444 ngàn tỉ đồng và gần như toàn bộ các “dự án trọng điểm” đều bỏ hoang sau khi hoàn tất.

Hồi tháng 4 vừa qua, tại một cuộc thảo luận về việc sửa luật xây dựng hiện hành, Bộ trưởng Xây dựng CSVN thừa nhận, lãng phí đã trở thành phổ biến ngay từ định hướng xây dựng đến thực hiện dự án, có khi lên tới 100% giá trị công trình. Lãng phí là nguyên nhân khiến ngân sách bội chi và nợ nần của Việt Nam gia tăng.

Tại Việt Nam, năm nào chi tiêu cho đầu tư công cũng tăng so với dự tính  nhưng hiệu quả thì chẳng ra gì. Nhiều cựu viên chức và viên chức công khai thú nhận, đó là căn bệnh trầm kha trong quản trị, điều hành của nhà cầm quyền CSVN.

Vay mượn quá nhiều và dồn vốn vào những dự án vô bổ đã dẫn tới lạm phát. Lạm phát khiến chính quyền Việt Nam quyết định “thắt chặt chi tiêu” và điều đó làm doanh nghiệp phá sản hàng loạt, đẩy kinh tế Việt Nam đến chỗ lụn bại, ngân sách chẳng còn bao nhiêu nguồn để thu vào.

Bới liên tục bội chi trong khi ngân sách thất thu nghiêm trọng, chế độ Hà Nội ngưng chi cho những công trình phúc lợi thiết yếu phục vụ dân sinh. Rất nhiều dự án xây dựng, sửa chữa trường học, bệnh viện đang bị bỏ dở hoặc không thực hiện vì không được cấp tiền. Đến nay, vẫn chỉ có dân chúng lãnh nhận toàn bộ hậu quả, chưa có bất kỳ viên chức nào bị truy cứu trách nhiệm. (G.Đ)
10-12-2014 11:47:28 AM
Theo Người Việt

Thu nhập của người VN sắp bị Lào, Campuchia vượt qua

Kết quả này do các tác động tăng trưởng truyền thống đã tới hạn, nền kinh tế mất cân đối và kém hiệu quả.

Tại hội thảo “Kinh tế Việt Nam đến năm 2025: Cơ hội và thách thức”, do Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế xã hội quốc gia (NCIF) tổ chức ngày 10/10, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho rằng, nếu thời gian tới Việt Nam không đổi mới sẽ tụt hậu. Chỉ 3 đến 5 năm tới, Việt Nam sẽ bị Lào, Campuchia, Myanmar vượt qua.

Theo ông Dũng, kinh tế Việt Nam bắt đầu xu thế giảm từ năm 2007. Tới năm 2012, tăng trưởng kinh tế ở mức thấp nhất trong 15 năm. Từ 2013 tới nay, tăng trưởng cao hơn trước, nhưng chưa như kỳ vọng.
Điều này do các tác động tăng trưởng truyền thống đã tới hạn, nền kinh tế mất cân đối và kém hiệu quả. Tăng trưởng dựa nhiều vào vốn và lao động, hiệu quả đầu tư thấp.
Thứ trưởng Dũng đặt ra hàng loạt câu hỏi cho những chuyên gia tại hội thảo, như Việt Nam đang nằm ở đâu, đi tới đâu, đi bằng cách nào trong 10 năm tới. Tại sao trong bối cảnh như nhau, các nước vẫn phát triển tốt, còn ta vẫn chậm và mong manh…?
“Trong khu vực ASEAN, GDP bình quân đầu người của Việt Nam chỉ hơn Lào, Campuchia, Đông Timo, Myanmar. Nếu vẫn phát triển như hiện nay, các nước này chỉ mất 3-5 năm tới là vượt mình, đó là điều đáng buồn. Đã tới lúc kinh tế nước ta cần thay đổi để phù hợp với yêu cầu phát triển”, ông Dũng nói.
GDP bình quân đầu người của Việt Nam có thể bị Lào, Campuchia vượt qua. (Ảnh: TPO)
GS.TSKH Nguyễn Mại Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cho biết, nếu GDP Việt Nam chỉ tăng 5-6% mỗi năm là quá tụt hậu. Ông đưa ra phép tính, trong các dự án đầu tư công, lãng phí và tham nhũng chiếm tới 30-40% tổng vốn đầu tư một dự án. Chỉ cần giảm một nửa số đó có thể tăng thêm 1-2% GDP; hay bớt đi một Vinashin, Vinalines cũng đủ.
TS. Phạm Chi Lan cho rằng, lâu nay chúng ta quá coi trọng các DN nộp nhiều thuế mà quên các DN nhỏ trong nước, nhưng “quên” so số thuế thu được với những nguồn lực, ưu đãi DN đó nhận được.
Bà Lan dẫn chứng, các tập đoàn nhà nước, hay những Samsung, Formosa… có thể đóng góp cho ngân sách hàng nghìn tỷ đồng, nhưng những ưu đãi miễn thuế, ưu tiên nguồn lực cho họ cũng trị giá hàng nghìn tỷ đồng.
Thực tế, các chính sách không phân biệt loại hình DN, nhưng khi triển khai thường ưu tiên DN nhà nước nhiều hơn tư nhân. Ngoài ra, ai cũng thừa nhận vai trò DN tư nhân rất quan trọng trong nền kinh tế, nhưng kinh tế nhà nước mới là chủ đạo. Kết quả, DN tư nhân bị “tận thu thuế”, mà không được nuôi dưỡng nguồn thu (bằng các chính sách ưu đãi)…
Theo Ngân hàng Thế giới (WB), năm 2013, GDP bình quân đầu người của Việt Nam là 1.910 USD/người, Lào 1.645 USD/người, Campuchia 1.007 USD/người; Myanmar 900 USD/người./.
Thứ Bảy, ngày 11/10/2014 - 18:23
Theo LÊ HỮU VIỆT (TPO)

Hàng loạt các quốc gia đặt mua vũ khí Mỹ

PL-Chủ Nhật, ngày 12/10/2014 - 11:11
Quốc hội Mỹ vừa nhận được thông báo từ Cơ quan Mua bán quân sự nước ngoài Mỹ về các hợp đồng mua vũ khí Mỹ với tổng trị giá trên 1 tỷ USD.
Máy bay tuần tra trên biển P-3B Orion
Các hợp đồng đã được Bộ Ngoại giao Mỹ đồng ý thông qua nhằm “phục vụ cho chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia của Mỹ”. 
Theo Cơ quan hợp tác an ninh - quốc phòng Mỹ, 4 nước muốn mua sắm vũ khí Mỹ gồm Hy Lạp, Brunei, Estonia và Brazil.
Hy Lạp, một thành viên NATO, đề xuất mua mới các máy bay tuần tra trên biển P-3B Orion, đại tu và nâng cấp 5 chiếc P-3B hiện có, mua sắm các thiết bị, phụ tùng cùng các dịch vụ huấn luyện và hậu cần liên quan. Việc tu sửa, nâng cấp gồm cả hệ thống hàng không điện tử sẽ giúp kéo dài tuổi thọ bay của P-3B Hy Lạp thêm 15.000 giờ bay.
Những chiếc P-3B sẽ hỗ trợ tuần tra, trinh sát biển và bảo vệ các lợi ích quốc gia cho Hy Lạp. Thương vụ đề xuất có tổng trị giá 500 triệu USD, nhà thầu chính là Lockheed Martin.
Trong khi đó, Brunei sẽ mua một máy bay C-130J và các thiết bị, phụ tùng, dịch vụ huấn luyện và hậu cần liên quan với tổng trị giá 343 triệu USD. Gói hợp đồng còn gồm 6 động cơ phản lực AE2100D3, thiết bị liên lạc, sửa chữa và tài liệu kỹ thuật.
C-130J sẽ được Brunei dùng trong tuần tra biển, tiềm kiếm-cứu nạn, nhân đạo và giảm nhẹ thiên tai. Lockheed Martin cũng là nhà thầu chính cho hợp đồng này.
Trong bối cảnh căng thẳng tại Đông Âu sau khi Nga sáp nhập Crimea, hợp đồng với Estonia gồm các vũ khí bổ sung. Estonia còn muốn sắm 350 tên lửa chống tăng dẫn đường Javelin. Tổng giá trị hợp đồng với Estonia là 55 triệu USD.
Estonia là quốc gia Baltic với lực lượng quân sự thường trực, gồm cả lính nghĩa vụ chưa tới 6.000 quân. “Hợp đồng này sẽ giúp Estonia tăng cường khả năng đối phó với các mối đe dọa hiện tại và trong tương lai, giúp đảm bảo an ninh cho các cơ sở vật chất quan trọng”.
Brazil thì cần các dịch vụ hỗ trợ cùng các thiết bị cho các trực thăng S-70B trong giai đoạn 3 năm. S-70 do hãng Sikorsky chế tạo. Đây là loại máy bay vận tải tầm trung, ban đầu được phát triển cho quân đội Mỹ.
Hợp đồng trị giá 150 triệu USD, gồm cả các hoạt động huấn luyện bay chiến thuật.
Theo Space Daily/TPO

Tài liệu mới giải mật: Máy bay Mỹ gia tăng do thám TQ

LÊ LINH - Thứ Hai, ngày 13/10/2014 - 04:00
(PL)- Mỹ sử dụng máy bay RC-135U Combat Sent để do thám Trung Quốc.
Máy bay Mỹ do thám Trung Quốc với tần suất dày đặc. Tạp chí The Week của Anh ngày 9-10 (giờ địa phương) đã kết luận như trên sau khi nghiên cứu tài liệu mới giải mật của Bộ Tư lệnh không quân Mỹ.
Tài liệu giải mật nói về hoạt động của máy bay do thám có người lái cỡ lớn của Mỹ trong năm 2010.
Theo tài liệu, trong năm 2010, Mỹ đã sử dụng:
- 33 máy bay U-2 Dragon Lady làm nhiệm vụ do thám có trang bị máy ghi hình.
- 17 máy bay trinh sát RC-135V/W Rivet Joint chuyên nghe lén sóng vô tuyến.
- Hai máy bay trinh sát điện tử RC-135U Combat Sent chuyên giám sát radar.
- Ba máy bay trinh sát điện tử RC-135S Cobra Ball chuyên giám sát tên lửa đạn đạo.
Trong số đó Mỹ sử dụng máy bay RC-135U Combat Sent nhiều nhất để do thám Trung Quốc. Máy bay do hãng Boeing (Mỹ) sản xuất có trang bị các bộ cảm ứng đặc biệt.
Máy bay trinh sát RC-135U Combat Sent của Mỹ. Ảnh: KHÔNG QUÂN MỸ
Theo không quân Mỹ, máy bay này làm nhiệm vụ cung cấp thông tin trinh sát điện tử cho tổng thống, bộ trưởng quốc phòng cùng các tư lệnh.
Với khả năng thu tín hiệu radar không quân, hải quân và bộ binh đối phương, máy bay sẽ kiểm tra dữ liệu và cung cấp các phân tích chiến lược cho quân đội Mỹ.
Theo tài liệu giải mật, từ tháng 6 đến tháng 9-2010, không quân Mỹ đã điều động các máy bay RC-135U Combat Sent đến Thái Bình Dương.
Tài liệu không nêu rõ máy bay trú đóng ở đâu nhưng có thể Mỹ điều động máy bay đến căn cứ không quân Kadena (Nhật) hoặc căn cứ không quân Andersen trên đảo Guam.
Mỹ cũng sử dụng khá nhiều máy bay RC-135S Cobra Ball (do hãng Boeing sản xuất). Máy bay làm nhiệm vụ giám sát các tín hiệu và đường đi của tên lửa đạn đạo.
Theo tài liệu giải mật, từ ngày 23-6 đến 16-7-2010, máy bay này được triển khai đến căn cứ trên đảo Diego Garcia ở Ấn Độ Dương để giám sát các vụ phóng thử tên lửa của Trung Quốc.
Trung Quốc đã bố trí hàng ngàn tên lửa để uy hiếp lãnh thổ Đài Loan và sẵn sàng ngăn chặn tàu hải quân Mỹ trên Thái Bình Dương cũng như đe dọa các căn cứ không quân Mỹ trong khu vực.
Sau chuyến công tác trên đảo Diego Garcia, các máy bay được điều về căn cứ Kadena trong hai đợt để giám sát Trung Quốc phóng thử tên lửa. Hai đợt kéo dài từ ngày 2 đến 7-11 và từ ngày 27-11 đến 29-12-2010.
Từ tháng 4 đến tháng 10-2010, không quân Mỹ cũng đã triển khai liên tiếp bốn đợt máy bay RC-135V/W Rivet Joint (hãng Boeing sản xuất) đến căn cứ Kadena để do thám Trung Quốc. Máy bay này chuyên nghe lén sóng vô tuyến.
Ngoài ra, tài liệu giải mật còn cho biết trong năm 2010, ba máy bay do thám U-2 Dragon Lady đã được bố trí thường trực ở Hàn Quốc để do thám CHDCND Triều Tiên. Tuy nhiên, từ giữa tháng 6 đến giữa tháng 7, một máy bay đã được điều sang căn cứ Kadena để do thám Trung Quốc.
Máy bay do hãng Lockheed Martin của Mỹ sản xuất, có tầm bay cao và xa hơn so với nhiều loại máy bay do thám có người lái. Máy bay sử dụng máy ghi hình rất lớn để chụp ảnh căn cứ quân sự như cách vệ tinh chụp ảnh Trái đất.
Trung Quốc đang xây dựng nhiều hệ thống radar mới nhưng chỉ với một máy bay RC-135U Combat Sent, Mỹ vẫn có thể nhận diện vị trí radar đồng thời chỉ ra cách né tránh, gây nhiễu hoặc tiêu diệt. Mỹ sử dụng căn cứ Kadena vì căn cứ này gần Trung Quốc và có khả năng cao là căn cứ tình báo, còn căn cứ Andersen chủ yếu dành cho máy bay ném bom.
34 phi vụ do thám đã được các máy bay RC-135U Combat Sent của không quân Mỹ tiến hành từ tháng 6 đến tháng 9-2010, chủ yếu do thám Trung Quốc. Trong số đó có 18 chuyến bay trên biển Hoa Đông, bảy chuyến bay trên biển Nhật và ba chuyến bay trên biển Đông.

LÊ LINH

Kinh tế Hong Kong: Một trong những lý do của biểu tình

Người biểu tình chặn một con đường chính bên ngoài trụ sở văn phòng chính phủ ở Hong Kong
Người biểu tình chặn một con đường chính bên ngoài trụ sở văn phòng chính phủ ở Hong Kong
William Ide, Daniel Schearf
VOA-12.10.2014
HONG KONG-Trong khi các cuộc biểu tình ở Hong Kong tiếp diễn, thi vấn đề ở đây không chỉ là tranh đấu để có thêm đại diện cho cuộc bầu cử là nguyên nhân khiến người dân xuống đường phản đối mà còn là những lo ngại về cơ hội kinh tế của thành phố  này. Các vấn đề như chi phí nhà ở cao, và mối lo âu về thành phần giàu có đã được dành lợi thế như thế nào ở thành phố cảng này cũng là lý do khiến cho những người phản đối muốn có tiếng nói nhiều hơn trong những quyết định của các nhà lãnh đạo trong chính phủ. Thông tín viên VOA Daniel Schearf tường thuật từ Hong Kong.
Sức mạnh kinh tế của Hong Kong, như một trung tâm tài chính quốc tế và vai trò của thành phố này như cổng vào Trung Quốc, từ lâu đã tạo cái ấn tượng là mọi việc diễn biến tốt đẹp trong thành phố cảng nổi tiếng này. Tuy nhiên nếu như sự giàu có của trung tâm tài chính này gia tăng từ ngày Anh quốc giao lại cựu thuộc địa này cho Trung Quốc thì sự phân chia giữa thành phần giàu nghèo cũng vậy.
Hong Kong là một trong những nơi có khoản cách biệt thu nhập cao nhất trong các nền kinh tế phát triển. Đây là một trong những nơi có giá bất động sản mắc nhất thế giới, trong khi lương bổng không tăng đủ nhanh để bắt kịp đà tăng giá.
Bất động sản – một thị trường nóng
Chính phủ Hong Kong đã tìm cách ‘hạ nhiệt’ thị trường bất động sản bằng các biện pháp thuế khóa, trong đó có biện pháp nhắm vào những người nước ngoài mua bất động sản ở Hong Kong, trong một nỗ lực nhằm làm chậm lại trường hợp người từ đại lục với tiền nặng túi, mua để bán kiếm lời. Cho dù vậy giá một mét vuông đất vẫn tiếp tục tăng. Theo công ty Centaline Property, một trong những công ty nhà đất lớn nhất ở Hong Kong thì hồi tháng 8 giá bất động sản đã leo lên đến mức cao mới.
Anh Dickson 18 tuổi, một người biểu tình thuộc phong trào chiếm trung tâm, nói rằng chính phủ chẳng có ý tưởng là vấn đề tệ đến mức nào. Dickson nói:
“Họ chẳng bao giờ nhận thức vấn đề là ở đây trong khu Mong Kok và Causeway Bay này tiền thuê nhà quá cao. Và ai đứng sau việc này? Chính phủ và các nhà phát triển đô thị. Họ liên kết với nhau. Họ làm cho giá thuê nhà tăng lên. Và những người từ Trung quốc đang mua vàng, mua sữa bột. Ai cần mua sữa bột mỗi ngày? Ai ngày nào cũng mua vàng?”
Ông Francesco Sisci, phân tích gia Trung Quốc kỳ cựu của Viện Gatestone nói rằng Hong Kong đã có thời được biết đến như một nơi mà người dân tin vào giấc mơ có thể làm giàu một cách bất ngờ. Câu chuyện về nhà tỉ phú và là một doanh nhân cự phách , ông Lý Gia Thành, được biết như một người giàu nhất châu Á, từ lâu nay vẫn được xem là câu chuyện tiêu biểu của một người khố rách áo ôm trở nên giàu có. Nhưng giờ đây thì thành phần giàu vẫn giàu, và giai cấp nghèo và trung lưu vẫn hoàn nghèo và trung lưu. Không còn tính cơ động  xã hội thật tuyệt vời nữa. Và nhiều người cảm thấy sự giàu có và ổn định của Hong Kong chẳng có mấy dính dáng đến ‘tôi’.”
Hàng hóa và dịch vụ
Ông Joe Studwell, tác giả quyển How Asia Works (tạm dịch: Châu Á vận hành như thế nào), nói rằng người biểu tình có thể sẽ tạo được lực mạnh với  Bắc Kinh hơn nếu họ tập trung vào những vấn đề rất hiển nhiên về tình hình kinh tế nội địa của Hong Kong. Dân Hong Kong vẫn thường phải mua hàng hóa và dịch vụ chất lượng thấp với giá mặc hơn. Ông nói:
“Nếu quý vị nhìn kinh tế Hong Kong trên toàn cảnh, quý vị sẽ thấy hoạt động ngân hàng không có cạnh tranh một cách đáng ngạc nhiên, quý vị sẽ thấy siêu thị chỉ có 2 nhà cung cấp độc quyền – hay lưỡng độc quyền, cửa hàng tạp phẩm cũng lưỡng độc quyền, điện cũng hai,  các loại độc quyền vì yếu tố địa lý, từ sản xuất cho đến phân phối. Và xe buýt là một một tập đoàn với những chiếc xe chạy bằng diesel gây ô nhiễm.. và tình trạng như vậy diễn ra trong suốt nền kinh tế.”
Ông Studwell nói rằng không như việc chiếm cứ các tòa nhà mà Bắc Kinh xem như một sự thách thức trực tiếp quyền hạn của họ, nếu người biểu tình tập trung hơn vào các vấn đề kinh tế, họ co thế tạo ra cơ bản chung nào đó với các giới chức ở Trung Quốc. Ông nhận định:
Đây không chỉ là vấn đề rất quan trọng ở Hong Kong, mà còn là điều mà (Chủ tịch Trung quốc) Tập Cận Bình và giới lãnh đạo Trung Quốc có thể có liên quan vì ông Tập đã khởi sự chính quyền của mình không chỉ với chiến dịch bài trừ tham nhũng rất khốc liệt, mà còn với chiến dịch chống độc quyền, mà ông thực thi với cả các công ty trong nước và công ty đa quốc.”
Mặc dù người ta không kỳ vọng Bắc Kinh sẽ chấp nhận các yêu cầu của người biểu tình về các quyền tự do dân chủ rộng rãi hơn, vẫn chưa rõ liệu các viên chức Trung Quốc có muốn từng bước giải quyền các khó khăn kinh tế của thành phố cảng này hay không.
Các liên hệ với Bắc Kinh
Sự thành công kinh tế của Trung Quốc lâu nay vẫn có tầm quan trọng quyết định trong việc duy trì sự cai trị không thách thức của đảng Cộng sản Trung Quốc.  
Hong Kong trước nay vẫn có liên hệ kinh tế với đại lục, và các công ty hàng đầu của Hong Kong được lợi nhờ vào quan hệ chặt chẽ với Bắc Kinh. Các chính phủ địa phương trên khắp Trung Quốc cũng thủ lợi từ lượng tiền của và đầu tư từ Hong Kong.
Ông Hu Xingdou, một kinh tế gia và là giáo sự tại Viện Công nghệ Bắc Kinh nói rằng nếu quan hệ giữa 2 bên tiếp tục xấu hơn thì đó là không phải là dấu hiệu tốt cho Hong Kong.
Ông nói rằng Hong Kong có thể mất đi các cơ hội được đối xử ưu đãi trong tương lai, và thầu các dự án ở đại lục.
Ông nói thêm rằng nếu Hong Kong không thể giải quyết các vấn đề phát triển kinh tế và chính trị của mình thì tình hình có thể còn tiếp tục xuống dốc.