Wednesday, August 1, 2018

Mua danh hết mấy vạn?

 Lượt xem: 47
“…Rất hy vọng ở nước ta, quảng cáo cho dịch vụ bán followers nó tràn lan như thế nhưng chắc ít ai mua. Có lẽ không ai dại gì bỏ tiền mua like cho các bài viết của mình…”
buying_followers
Danh trên mạng xã hội có uy lực rất lớn. Nếu có dịp theo dõi các vụ ồn ào trên không gian mạng ngay từ đầu sẽ thấy thoạt tiên vụ việc chỉ là một hai ý kiến phê phán nhẹ nhàng nhưng bất chợt một nhân vật có hàng chục ngàn followers (người theo dõi) nhảy vào lớn tiếng hướng câu chuyện theo một chiều nào đó, ngay lập tức các followers này sẽ chia sẻ (share) hay thích (like) và vụ việc nay như đám cháy lan nhanh không cách gì chặn được.
Những nhân vật có uy danh trên mạng, có thể là ca sĩ, diễn viên điện ảnh, cầu thủ bóng đá hay đơn thuần là một người viết khéo, kể chuyện lôi cuốn, thường có tin độc nên được nhiều người theo dõi – tất cả đang là những “thế lực” to lớn trong không gian ảo, có thể gây khốn đốn cho một doanh nghiệp, vùi dập một cá nhân xuống bùn đen hay ngược lại, giúp một sản phẩm bán chạy như tôm tươi, biến một quán café trong góc phố nhỏ thành nơi lui tới của giới trẻ… (xem thêm box về giá cả quảng bá trên mạng xã hội).
Thế nhưng danh này… lại có thể mua được, giá cũng khá bèo. Theo một phóng sự dài trên tờ New York Times, rất nhiều nhân vật nổi tiếng, kể cả giáo sư kinh tế, nhà báo, diễn viên, chính trị gia đã mua một lượng người theo dõi ảo khổng lồ để tạo uy danh giả tạo cho mình. Để nhập vai làm phóng sự điều tra, tờ báo này mua thử 25.000 người theo dõi một tài khoản Twitter tự lập lên với giá 225 đô-la. Mười ngàn người đầu tiên có tài khoản y như thật, tức cũng có tên, hình đại diện, rồi đủ thứ mà một người dùng mạng xã hội có. Đó là các tài khoản bị đánh cắp danh tính, trở nên các “xác ướp” hành động theo lập trình; nếu báo viết một dòng tin gì đó, các tài khoản theo dõi kiểu xác ướp này sẽ lập lại nội dung để chia sẻ thông tin và nhân rộng nó ra.
Chính Facebook thừa nhận với các nhà đầu tư rằng số lượng người dùng giả mạo có thể cao gấp đôi số lượng họ ước tính ban đầu, tức có chừng 60 triệu tài khoản “xác ướp” đang tung hoành trên mạng xã hội này. Còn mạng Twitter, theo New York Times, có chừng 45 triệu tài khoản giả, cũng đang hoạt động ầm ĩ. Một công ty chuyên bán tài khoản giả như thế hiện đang có trong tay chừng 3,5 triệu “xác ướp”, sẵn sàng để bán mình, mà bán đi bán lại nhiều lần cho các khách hàng khác nhau.
Bắt chước New York Times, người viết tò mò tìm hiểu thử coi có thể mua followers ở Việt Nam chăng? Gõ mua followers vào thanh tìm kiếm của Google, ngay lập tức sẽ thấy vô số dịch vụ làm tăng số lượng followers giá rẻ nhảy ra. Nơi thì quảng cáo bán Followers và Likes thật, hứa hẹn “giúp bạn nổi tiếng và thành công trên Facebook”; nơi thì cung cấp bảng giá thật chi tiết, như mua một ngàn like trong một tháng cho tất cả bài viết, giá dưới 500.000 đồng! Thôi, cái này ai quan tâm thì tự tìm hiểu, có lẽ không nên quảng bá cho họ.
Ở nước ngoài, có cả ngàn lý do để mua followers. Theo phóng sự của New York Times, với các nhân vật trong làng giải trí, số lượng người theo dõi quyết định độ thu hút của họ nên dựa vào đó họ mới ký được hợp đồng làm việc và sau đó, dựa vào số lượng người theo dõi thì các hợp đồng “tài trợ” nhãn hàng mới được định giá. Ví dụ, cũng đeo cái kính râm chụp ảnh đưa lên Facebook, nhưng người có 100.000 followers chỉ đòi chủ nhãn hàng trả 2.000 đô-la; còn người có 1 triệu followers có thể đòi giá 20.000 đô-la! Nhiều nhân vật nổi tiếng khác bỏ tiền mua followers vì áp lực công việc, vì bị so sánh với đồng nghiệp và để nâng cao uy thế.
Rất hy vọng ở nước ta, quảng cáo cho dịch vụ bán followers nó tràn lan như thế nhưng chắc ít ai mua. Có lẽ không ai dại gì bỏ tiền mua like cho các bài viết của mình (dù nơi quảng cáo cho giá đủ kiểu like khác nhau: kiểu buồn, kiểu haha, kiểu phẫn nộ, kiểu thả tim, kiểu wow!). Cứ hy vọng thế.
Dù sao, thông tin về followers dỏm này cũng an ủi phần nào cho nhiều người, lâu nay cứ ghen tức sao bạn mình nhiều người theo dõi thế; biết đâu hắn bỏ tiền ra mua cũng như cô bạn kia viết gì ra cũng được like ào ào, chắc cũng vừa ký mua, mức vài trăm like cho rẻ.
Còn nói nghiêm túc, cái thế giới ảo nó vừa có người thật vừa có xác ướp như thế thì không nên đặt cược vào nó mà quảng cáo cho tốn tiền. Ra một sản phẩm rồi cất công nhờ người nổi tiếng giới thiệu vài dòng, tốn bạc triệu với hy vọng một phần nhỏ trong hai triệu người đang theo dõi anh ta ghé mắt, biết đâu, đến cả 1,9 triệu là followers giả, đang sống vật vờ, chờ để like tiếp sản phẩm khác.
Box
Tờ The Economist tổng hợp giá cả phải trả cho người nổi tiếng khi nhờ họ quảng bá sản phẩm trên các mạng xã hội phổ biến, người có lượng theo dõi càng lớn thì tiền thù lao càng cao. Với những ai có từ 3 triệu đến 7 triệu người theo dõi, một đoạn quảng bá trên YouTube sẽ có giá bình quân là 187.500 đô-la; một bài ngắn trên Facebook giá chừng 93.750 đô-la; còn đăng trên Instagram hay Snapchat thì giá là 75.000 đô-la.
Nguyễn Vạn Phú

Loay hoay mãi vẫn cứ lì một chỗ

“…Tình trạng tham nhũng, chạy chức chạy quyền, chạy bằng cấp, chạy chỗ ngồi mát ăn bát vàng và chạy tội không còn là chuyện bất thường hay năm thì mười họa trong đảng…”
damchan_taicho

Lãnh đạo Việt Nam hô đổi mới nhiều bao nhiêu cán bộ đi giật lùi bấy nhiêu. Đảng chỉ đạo phải tuyệt đối kiên định Chủ nghĩa Mác-Lenin và trung thành với đảng thì càng có nhiều đảng viên “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” bỏ đảng, đòi bầu cử tự do và dân chủ nhân quyền.

Và khi đảng phát động phong trào toàn dân, toàn đảng phải “học tập và làm việc theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh”  thì nhiều người đứng đầu chỉ muốn “tổ chức thực hiện Chỉ thị hình thức, chiếu lệ “, theo lời Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng. (báo Quân đội Nhân dân (QĐND), ngày 16/05/2018).

Người chịu trách nhiệm trực tiếp việc học theo “Bác”, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng thì xác nhận: ”Vẫn còn tình trạng làm qua loa, đối phó, chưa thực sự cầu thị, bệnh “thành tích”, bệnh “hình thức” ở nhiều nơi; Một bộ phận cán bộ, đảng viên, trong đó có người đứng đầu, thậm chí có cả cán bộ, đảng viên nắm giữ chức vụ cao trong cơ quan Đảng, Nhà nước còn thiếu tự giác, chưa thường xuyên học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thiếu tu dưỡng, rèn luyện, không gương mẫu trong công tác và trong sinh hoạt, vi phạm các quy định của Đảng và pháp luật...” (Tường thuật của báo VietNamNet, ngày 16/05/2018.

Sinh viên, học sinh từ trường đạo đến trường nhà nước đều chán đền tận mang tai môn học lịch sử đảng và Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng “Bác” Hồ. Lý do chán vì nội dung toàn nói hay cho đảng và sặc mùi tuyên truyền nhưng vẫn phải học vì là môn bắt buộc. Nếu không học thì không cho tốt nghiệp dù có giỏi đầu lớp hay đầu trường.

Mơ hồ viển vông

Nhưng tại sao lại lung tung xòe như thế vào lúc Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Tổ chức Trung ương  và Hội đồng Lý luận Trung ương họp bàn các văn kiện sẽ trình ra 2 Hội nghị Trung ương 8 và 9 và chuẩn bị  tài liệu tổ chức Đại hội đảng XIII dự trù vào đầu năm 2021?


Lý do vì khi phải học lời “Bác” dặn : “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” thì lãnh đạo lại tham lam, độc tài và coi đó là chuyện của người khác và của kẻ thừa hành nên cả nước không thèm nghe theo.

Thứ đến là khi phải nghe đảng khoan hò mãi chuyện  “quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội” mà chẳng biết bao giờ mới  tới để xem mặt mũi nó ra sao nên ai cũng nản. Bằng chứng là ông Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng đã nói: ”Đổi mới chỉ là một giai đoạn, còn xây dựng CNXH còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa.” (báo Tuổi Trẻ, ngày 23/10/2013)


Như vậy thì hèn chi mà rất nhiều đảng viên và người dân không còn muốn “liên hệ máu thịt” gì với đảng nữa. Họ đã “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” để thoát ly khỏi sai lầm của lãnh đạo cứ muốn  tiếp tục duy trì Chế độ  Cộng sản, dù  nó đã bị nhân dân nước Nga, thủ phủ của Thế giới Cộng sản và nhân dân các nước  Đông Âu vứt vào thùng rác từ 1989 đến 1991.

Ngày nay trên toàn thế giới chỉ còn lại 4 nước độc tài duy trì Chủ nghĩa Cộng sản  gồm Trung Hoa, Việt Nam, Cuba và Bắc Hàn, trong khi tuyệt đại đa số nhân loại của 7.6 tỷ người đã xa lánh nó như tránh thứ vi trùng độc hại.  Một Đài tưởng niệm 100 triệu nạn nhân của Chú nghĩa Cộng sản, kể cả ở Việt Nam, đã được Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush khánh thành tại Thủ đô Hoa Thịnh Đốn vào ngày 12 tháng 6 năm 2007 là bằng chứng khác của sự lầm lạc của đảng CSVN.

Vì vậy, chiêu bài “Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung quốc”, hay “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”  với chủ trương đổi mới từ 1986 chẳng qua chỉ là tấm bình phong che đậy của một nhà nước độc tài và một chế độc độc đảng phản dân chủ. Do đó, những nhà tư tưởng Cộng sản giáo điều và bảo thủ của Việt Nam đã từ lâu đề cao chủ trương “đổi mới nhưng không đổi màu”, và “hội nhập mà không hòa tan”.

Những ai đòi đảng “đổi mới kinh tế” thì phải “đổi mới chính trị” để dân thật sự làm chủ đất nước, tự quyết định tương lai chính trị của mình; phải có bầu cử tự do, dân chủ và tam quyền phân lập (lập pháp, hành pháp và tư pháp) thì liền bị lên án “phản động, phản cách mạng”, hay còn bị chụp mũ là tay sai của “các thế lực thù địch” và “diễn biến hòa bình” do Mỹ giật giây.

Những lập luận viển vông như “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”  và “dân chủ xã hội chủ nghĩa”  ghi trong “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ qúa độ lên Chủ nghĩa Xã hội” (bổ sung và phát triển năm 2011) của đảng CSVN cũng  là những thứ không có trong thực tế và sai lầm từ cơ bản.

Bằng chứng cho tới nay, sau 32 năm Đổi mới từ 1986, đảng vẫn chưa giải thích được ý nghĩa đích thực của lập luận giở giăng giở đèn làm kinh tế thị trường của Tư bản chủ nghĩa mà lại phải theo “định hướng xã hội chủ nghĩa” là định hướng như thế nào ? Kinh tế thị trường tự do, không cần ai xỏ mũi kéo đi như kinh tế Cộng sản chỉ huy.

Vì vậy, đã có nhiều chuyên gia kinh tế hàng đầu của Việt Nam phê bình đảng đã ỡm ờ đánh lận con đen khi nói như thế để che đậy chủ trương làm kinh tế phải do đảng lãnh đạo và nhà nước quản lý độc tài.

Khoản 1 của Điều 51 Hiến pháp năm 2013 đã nói rõ âm mưu này :”Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.”

Khi nói về “dân chủ xã hội chủ nghĩa” thì miệng lưỡi tuyên truyền của đảng luôn luôn rêu rao “dân chủ phải đi đôi với kỷ cương” để bảo vệ quyền làm chủ của nhân dân. Nhưng khi quyền này lại do “nhà nước quản lý” thì cũng như không có. Cũng giống như chuyện bầu cử Hội đồng nhân dân và Quốc hội thì luôn luôn là “đảng cử dân bầu” thì có phải cử tri là bù nhìn không ?

Tiêu biểu như câu nói  độc tài của ông Nguyễn Phú Trọng mới đây tại Hội nghị toàn quốc về tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở ngày 16/07/2018 tại Hà Nội. Ông nói:” Việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân phải đặt trong tổng thể cơ chế "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ... Dân chủ phải đi đôi với kỷ cương, trật tự; quyền hạn gắn liền với trách nhiệm; lợi ích đi đôi với nghĩa vụ; chống quan liêu, mệnh lệnh, đồng thời chống tình trạng vô chính phủ, lợi dụng dân chủ để vi phạm pháp luật.”

Nói như ông Trọng thì quyền làm chủ của nhân dân ở các nước tự do có cần phải do đảng cầm quyền lãnh đạo và nhà nước qủan lý không mà họ vẫn thượng tôn pháp luật khi thực hiện quyền ông dân của mình.

Lối lập luận nhập nhằng của thứ dân chủ trá hình ở Việt Nam còn được trắng trợn viết trong

Điều 53 Hiến pháp năm 2013, theo đó:”  Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.”

Ai cho phép nhà nước cho mình quyền“đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý ” đất đai và tài sản của toàn dân ? Từ xưa tới nay, chưa có bất cứ cuộc trưng cầu ý dân nào được tổ chức để ủy quyền cho nhà nước chiếm cứ tài sản của dân trắng trợn như vậy.

Do đó khi Cương lĩnh năm 2011 viết rằng ”Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta”  là đảng đã tự ý nhét chữ vào miệng dân. Không tin đảng thử tổ chức trưng cầu dân ý có Quốc tế kiểm soát tự do và dân chủ xem có mấy phần trăm người Việt Nam muốn duy trì thứ chủ nghĩa Cộng sản trá hình này ?
Ấy vậy mà Cương lĩnh dám viết hão huyền rằng ”Theo quy luật tiến hoá của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội.”

Tất cả những lập luận và kết luận kiêu căng và không chứng minh được của hàng ngũ lãnh đạo và tư tưởng của Việt Nam phần nhiều nói ra chỉ để sướng miệng vì không phản ảnh được sự thật của  những việc đang xẩy ra trong cuộc sống của dân. Vì vậy tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa”  để “diễn biến hòa bình” theo Chủ nghĩa Tư bản đang diễn ra phức tạp trong nội bộ đảng CSVN.

Đe dọa đảng tan

Bằng chứng đảng viết trong Nghị quyết 04/NQ-TW ngày 30/10/2016 : ”Tự diễn biến”, “Tự chuyển hóa” về tư tưởng trong đội ngũ cán bộ, đảng viên là một vấn đề hệ trọng, liên quan đến sự tồn vong của Đảng, của chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.”

Nghị quyết viết tiếp: ” Nhiều tổ chức đảng, đảng viên còn hạn chế trong nhận thức, lơ là, mất cảnh giác, lúng túng trong nhận diện và đấu tranh, ngăn chặn "tự diễn biến", "tự chuyển hoá"; việc đấu tranh, phản bác những luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, tổ chức phản động, phần tử cơ hội, bất mãn chính trị còn bị động, thiếu sắc bén và hiệu quả chưa cao. Trong khi đó, sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" chỉ là một bước ngắn, thậm chí rất ngắn, nguy hiểm khôn lường, có thể dẫn tới tiếp tay hoặc cấu kết với các thế lực xấu, thù địch, phản bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.”

Để ngăn chặn, ngày 07/12/2017, Ủy viên Bộ Chính trị, thành viên Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm UB Kiểm tra TƯ Trần Quốc Vượng thay mặt Bộ Chính trị vừa ký ban hành Quy định 102-QĐ/TW về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm.
Trong số những vi phạm về chính trị và nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng thì những vi phạm dưới đây sẽ bị phạt tùy theo mức độ và lần vi phạm từ khiến trách,cảnh cáo, cách chức đến khai trừ:

1- Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:

a) Bị người khác xúi giục, lôi kéo, mua chuộc mà có hành vi nói, viết, lưu trữ, tán phát, xuất bản, cung cấp thông tin, tài liệu, hiện vật có nội dung trái với đường lối, quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

b) Phụ họa, a dua theo những quan điểm trái với quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; thiếu trách nhiệm trong đấu tranh chống biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, các biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ, chống diễn biến hòa bình.

c) Có biểu hiện dao động, giảm sút niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, không thực hiện đúng các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng.

d) Không trung thực trong khai lý lịch, lịch sử bản thân và bổ sung lý lịch đảng viên.

2- Trường hợp đã bị xử lý kỷ luật theo quy định tại Khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ):

a) Bị xúi giục, dụ dỗ hoặc do nhận thức không đúng mà nói, viết, làm trái hoặc không thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quyết định, quy định, quy chế, kết luận của Đảng, pháp luật của Nhà nước; làm những việc mà pháp luật không cho phép.

b) Xúi giục, kích động, ép buộc người khác nói, viết, lưu giữ, tán phát, xuất bản, cung cấp những thông tin, tài liệu, hiện vật có nội dung trái Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, quy chế, kết luận của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

c) Bị dụ dỗ, lôi kéo hoặc bị cưỡng ép tham gia các đảng phái, tổ chức chính trị hoạt động trái phép.

3- Trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thứckhai trừ:

a) Cố ý nói, viết có nội dung xuyên tạc lịch sử, xuyên tạc sự thật, phủ nhận vai trò lãnh đạo và thành quả cách mạng của Đảng và dân tộc.

b) Phản bác, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nguyên tắc tập trung dân chủ, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đòi thực hiện thể chế "tam quyền phân lập", "xã hội dân sự", "đa nguyên, đa đảng".

c) Cố ý đưa thông tin sai lệch, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước; bôi nhọ lãnh tụ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước; truyền thống của dân tộc, của Đảng và Nhà nước.

d) Lợi dụng dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo hoạt động gây nguy hại đến an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

đ) Móc nối, cấu kết với các thế lực thù địch, phản động và các phần tử cơ hội, bất mãn chính trị để truyền bá tư tưởng, quan điểm đối lập; vận động, tổ chức, tập hợp lực lượng để chống phá Đảng và Nhà nước.

e) Hoạt động trong các đảng phái, tổ chức chính trị phản động.

g) Kích động tư tưởng bất mãn, bất đồng chính kiến, chống đối trong nội bộ. Lợi dụng và sử dụng các phương tiện thông tin, truyền thông, mạng xã hội để nói xấu, bôi nhọ, hạ thấp uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng.

h) Tác động, lôi kéo, định hướng dư luận xã hội không theo đường lối của Đảng.

i) Phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng vũ trang; đòi "phi chính trị hóa" quân đội và công an; xuyên tạc đường lối quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân.

k) Phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với báo chí, văn học - nghệ thuật. Sáng tác, quảng bá những tác phẩm văn hóa, nghệ thuật lệch lạc, bóp méo lịch sử, hạ thấp uy tín của Đảng và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

Những hình phạt này tuy nhiều, nhưng nội dung không mới vì các chứng bệnh không làm theo lệnh đảng, lười học tập Nghị quyết, nói không đi đôi với làm, công khai chỉ trích lãnh đạo, tình trạng đồng chí nhưng không đồng lòng, phê bình dè bỉu Chủ nghĩa Mác Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đòi Dân chủ, đa nguyên đa đảng đã râm ran trong nội bộ từ  khóa đảng VII thời ông Đỗ Mười làm Tổng Bí thư ( tháng 6 năm 1991 đến tháng 12 năm 1997).

Tình trạng tham nhũng, chạy chức chạy quyền, chạy bằng cấp, chạy chỗ ngồi mát ăn bát vàng và chạy tội không còn là chuyện bất thường hay năm thì mười họa trong đảng. Ông Nguyễn Túc- Ủy viên Đoàn Chủ tịch UBTƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nói:”Hiện giờ lấy mục tiêu đầu tiên của một số người là “tiền đâu”? Lên chức là “lên tiền” nên có tình trạng chạy chức chạy quyền. Điều đó dẫn đến chuẩn mực của tự phê bình và phê bình của hai giai đoạn rất khác nhau. Cho nên một bộ phận không nhỏ thoái hóa biến chất đưa lợi ích vật chất lên trên. Điều đó khiến nhiều nơi không khí đấu tranh nội bộ trong Đảng không sôi động như trước đây. (Theo báo Đại Đoàn Kết--ĐĐK, ngày 16/12/2017)

Từ thời ông Lê Khả Phiêu làm Tổng Bí thư khóa VIII, sang hai khóa IX và X thời ông Nông Đức Mạnh rồi chuyển qua hai khóa XI và XII thời Nguyễn Phú Trọng thì thấy càng về sau, gần 30 năm dài, từ 1991 đến 2018, những chứng hư tật xấu và khuyết tật của cán bộ đảng viên không bớt mà chỉ thấy tăng cao đến mức đe dọa cả sự sống còn của đảng.

Như vậy thì rõ ràng đảng CSVN càng loay hoay bao nhiêu thì chứng ì một chỗ của cán bộ, đảng viên càng dài ra bấy nhiêu.

(07/018)
Phạm Trần

Vụ mất Gạc Ma: Tôi biết người ra lệnh “không bắn”

 Lượt xem: 49
“…Ông Nguyễn Cơ Thạch đạp bàn, NHƯ LÀ GẦM LÊN RUNG CẢ CỬA KÍNH: Ai ra lệnh “KHÔNG BẮN” thì ông Lê Đức Anh trả lời “TÔI”. Ông Thạch quay sang ông Linh thì ông Linh ngồi im – không có ý kiến gì…”
gacma_vongtron_battu004
Lời bình Cường Anh : Bọn FB giờ kiểm duyệt kinh khủng đúng theo cách cộng sản muốn.
Bài mình copy và chia sẻ cùng bài gốc của chú Phan Trí Đỉnh về sự thật ai ra lệnh không nổ súng vụ Gạc Ma 1988 cùng cuốn sách Gạc Ma - Vòng Tròn Bất Tử giờ nó gỡ luôn rồi - tìm hoài không thấy.
Em Lê Diệp Kiều Trang từ khi về FB đã cho thấy sức mạnh của nữ tướng hay thằng Mark zụt cổ, vì tham tiền mà đạp đổ cả giá trị nhân bản cơ bản là sự thật trong tiếng nói phản biện xã hội ngày càng lên cao? Giá trị này còn là công cụ đẩy lùi tham nhũng mà giờ đây còn bị o ép thì sinh ra FB ở VN chỉ để dùng khoe khoang tự đại, hưởng thụ...
****
Sáng 28/7 tôi được mời tham gia một cuộc gặp mặt, gồm một số lão làng như anh Thang văn Phúc, nguyên thứ trưởng BNV. Anh Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện kinh tế Trung ương, anh Vũ Quốc Tuấn nguyên trợ lý của cụ Kiệt, anh Nguyễn Vi Khải, AHLLVT Lê Mã Lương … và nhiều vị tiền bối khác.
Thảo luận nhiều vấn đề nhưng tôi chỉ muốn kể một chút về chuyện Gac Ma 1988 và cuốn sách đang gây bão dư luận.
Trước cuộc họp này tôi đã nói chuyện nhiều với các cựu binh còn sót lại của Gạc ma 1988, tôi đã hỏi chuyện cụ chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm nguyên TMP QCHQ – Kiêm trưởng phòng tác chiến HQ giai đoạn đó.
Cuốn sách Gạc ma – Vòng tròn bất tử do AHLLVT Lê Mã Lương làm chủ biên. Sau 4 năm thực hiện và xin cấp phép, đây là cuốn sách đặc biệt được First News do anh Nguyễn Văn Phước làm Giám đốc khởi xướng với mục đích tri ân và kể lại câu chuyện ít được nhắc đến về 64 chiến sĩ Hải quân Việt Nam đã anh dũng hy sinh vì biển đảo Tổ quốc vào ngày 14-3-1988 trên bãi đá san hô Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa.
Suốt 4 năm qua, cuốn sách thu hút 68 người tham gia biên soạn. Họ là các tướng lĩnh, nhà nghiên cứu sử học, nhà báo, cựu chiến binh Gạc Ma. Nhóm biên soạn đã tổ chức các cuộc phỏng vấn trực tiếp 22 người lính “Gạc Ma” còn sống và 9 cựu chiến binh Gạc Ma bị bắt vào ngày 14-3-1988 như Thượng úy Nguyễn Văn Chương, Trương Văn Hiền, Dương Văn Dũng, hồi ký viết tay của cựu binh Lê Hữu Thảo.
Cuốn sách cũng phải trải qua quá trình chỉnh sửa hàng trăm lần, với 48 lần biên tập, cập nhật, qua 14 nhà xuất bản mới chính thức ra mắt bạn đọc. Đây cũng là cuốn sách đầu tiên trong lịch sử xuất bản Việt Nam khi một Hội đồng thẩm định cấp nhà nước phải được thành lập để thẩm định tác phẩm này. Và đây cũng là cuốn sách được báo chí trong và ngoài nước, cũng như mạng xã hội, đề cập và tranh luận nhiều nhất trước khi sách được cấp phép…
Nhưng hiện nay vẫn còn nhiều ý kiến không đồng ý với việc xuất bản cuốn sách này, cho rằng những người làm sách là trở cờ, là theo giặc, là nói xấu Quân đội và nhân dân ta. Những ý kiến này cũng có sự tham gia của cả các tướng lĩnh quân đội chứ không chỉ những người dân, người trẻ tuổi.
Tôi dài dòng một chút để các bạn nắm thêm chút thông tin – trước khi tôi kể về cuộc họp.
Ý kiến của mọi người có một đồng thuận rằng sự thật đã bị bưng bít lâu quá, người còn người mất, rồi nhiều thông tin không rõ ràng nên mọi người loay hoay giữa sự hỗn độn đó. Nhưng nói chung là đã tố cáo tội ác của quân Trung quốc, dã man tàn sát đồng đội Hải quân của chúng ta.
Vấn đề không làm rõ được là mệnh lệnh “KHÔNG BẮN” hay là “KHÔNG BẮN TRƯỚC” – CÓ LỆNH KHÔNG? CÓ THÌ AI RA LỆNH???
Đó là khúc mắc của nhiều người, nhiều năm, và khi tôi hỏi thì Chuẩn Đô Đốc Lê Kế Lâm nói rằng: Bắn trước hay bắn sau không quan trọng mà là tinh thần giữ đảo của chiến sỹ ta là tuyệt vời. Bây giờ “NHÉT” (chữ cụ dùng) câu đó vào mồm thằng Lanh binh nhất 19 tuổi rồi trách cứ nhau. Cụ nói tiếp: Tôi gọi thằng Lanh về hỏi “Họ phỏng vấn thì mày nói gì ?” Lanh – một con người như thất thần sống sót sau loạt nã pháo tàn bạo của quân Trung quốc thưa: Dạ – Nói gì con cũng không nhớ, con cứ lựa theo họ hỏi là con nói”.
Cụ Lâm than: Thôi chết rồi, bọn nhà báo vô lương tâm. Nó vào phỏng vấn tôi, hỏi xiên xẹo tôi đuổi thẳng cổ. Tôi bảo cô nhà báo: Chị muốn viết gì theo ý chị thì viết chứ lừa tôi để viết theo ý chị thì mời chị ra khỏi nhà.
Thực ra ngày đó QC HQ không có kế hoạch tác chiến chống cướp đảo. Tàu tên lửa, tàu Hộ vệ tất cả nằm ở Cam Ranh với mệnh lệnh cấm ra khơi. Và mấy con tầu vận tải nhằm Trường Sa chở theo vật liệu xây dựng, mà cũng không ngờ TQ nó tàn bạo thế.
Chuyện tiếp ở cuộc họp, khi đến đoạn này thì một ông dân sự nói to: “Tôi biết người ra lệnh KHÔNG BẮN” làm cả hội trường sững sờ. Nhìn lại thì đó là ông Lê Đăng Doanh.
Tôi may ngồi gần nên tôi quay sang nói: Bác kể xem nào.
Ông Doanh kể: Hôm ấy tôi với vai trò là người giúp việc TBT Nguyễn Văn Linh – ngồi ngay sau TBT nên tôi theo dõi hết.
Ông Nguyễn Cơ Thạch ĐẬP BÀN, NHƯ LÀ GẦM LÊN RUNG CẢ CỬA KÍNH: Ai ra lệnh “KHÔNG BẮN” thì ông Lê Đức Anh trả lời “TÔI”. Ông Thạch quay sang ông Linh thì ông Linh ngồi im – không có ý kiến gì.
Có một ai đó chen vào: Họ đã chuẩn bị cho Thành đô 1990 từ lúc này.
Tôi nhắc lại là tôi chỉ chép lại những gì tôi nghe được theo yêu cầu của vài người bạn thân thiết, còn đúng sai là việc quá xa vời, tôi không khẳng định. Các bạn thấy xem được thì xem, không hợp ý các bạn thì tôi nhận là kẻ chém gió bốc phét ba lăng nhăng. Các bạn biết tôi mà – Tôi không trách gì các bạn.
Kèm một số ảnh chụp hôm đó – toàn người quen cả mà.
Phan Trí Đỉnh
gacma_vongtron_battu04
gacma_vongtron_battu05_vovanthuong
gacma_vongtron_battu06_ledangdoanh
gacma_vongtron_battu07
gacma_vongtron_battu08
gacma_vongtron_battu09
gacma_vongtron_battu10
gacma_vongtron_battu11
gacma_vongtron_battu12

Cái ác trong giang hồ không đáng sợ bằng cái ác ngoài đời

…chúng tôi muốn nói với chính mình, với bạn bè, với người nông dân… Và nói với nhau. Khi lòng tham và sự độc ác hồn nhiên vẫn còn tiếng nói tập thể, thì tính mạng đồng loại vẫn luôn bị tước đoạt…”
tunhan_vietnam
Bạn tôi, giang hồ gác kiếm, ăn chay trường, trồng rau làm lại cuộc đời. Nhưng rồi, anh phun đủ thứ thuốc gây họa cho đồng loại lên rau để bán. Anh bảo: "Giờ ai trồng cũng thế mà".
Nghe tin cầu Ghềnh bị sà lan làm sập, người bạn của tôi ở Châu Âu đã bay nửa vòng trái đất về để chia tay với cây cầu của thời niên thiếu.Lần về sau, anh sẽ không thấy Ghềnh nữa thay vào đó là cây cầu khác, hoành tráng hơn.
Hơn 10 năm rồi anh mới về quê, một thời gian đủ dài, đủ xa để thấy sự thay đổi mà những người trụ chân tại chỗ như tôi không cảm nhận được vì đã quen từ từ, dần dần.
Anh này có sự say mê kỳ lạ với những cây cầu kiểu vòm của người Pháp, anh dự định sẽ dành toàn bộ thời gian hơn tháng ở VN để đi thăm và chụp những cây cầu sắt:
- Đơn giản là nó sẽ mất đi.
- Đúng thôi vì nó cũ kỹ lạc hậu rồi, phải biến mất thôi, nhường chỗ cho những cây cầu mới. Quy luật đào thải.
- Vậy thì sự tử tế cũng bị đào thải? tôi thấy người Việt mình ngày càng ác với nhau hơn!
Thật đau lòng nhưng cái nhìn của người đi xa, có thời gian đủ xa khá chính xác, người Việt đã mất dần sự tử tế và ác độc hơn bào giờ hết.
Vì sao vậy?
Độc ác hồn nhiên… như cô tiên!
Tôi có người bạn ở ngoại thành, ăn chay trường cũng hơn 10 năm rồi:
- Mình quay đầu rồi ông Linh ạ. Sống trên đời phải có cái tâm.
Có vẻ như không gì để chê trách anh, ông bố tốt, người chồng gương mẫu, không cờ bạc rượu chè, không trai gái…
Chỉ còn vết xăm trên u bàn tay đã bị xóa là dấu tích của một thời ngang dọc: Ph.Hai Dao, cái tên làm khiếp sợ dân giang hồ một thời vì sự liều lĩnh, tàn bạo khi ra tay cướp giật.
Cũng là 10 năm, anh Ph sống như một nông dân hiền lành. Anh dẫn tôi ra coi mấy nhà mát trồng rau, không gian được quay lưới để ngăn côn trùng, rau sạch đúng tiêu chuẩn để lên kệ siêu thị.
Có mấy người làm công đang phun sương lên mấy luống giá, mồng tơi, tía tô, rau mầm lú nhú trông ngộ lắm…
- Phun thuốc tăng trưởng.
- Như thuốc tạo nạc cho heo? Kích thích tăng trưởng là thuốc bị cấm mà? Phun vô rau như vậy ăn vào có nguy hiểm cho người ăn không?
- Hồn nhiên như cô tiên đi ông Linh! Có ai chết vì ăn rau sạch không? Ông Linh chỉ được cái lo xa.
Ph dẫn tôi đi một vòng xem cơ ngơi, bề thế của khu vườn, quay lại nhà rau cũng gần nửa giờ.Tôi không tin vào mắt mình, giá to và no tròn như thổi, mồng tơi, tía tô cũng phát triển trông thấy. Đúng là rau sạch?
Nhưng lát sau khi mâm cơm dọn lên, rau giá khô héo, don don không như ngoài nhà mát…
Con nhỏ người làm đáo để thấy tôi nhìn dĩa rau ra vẻ thắc mắc nên giải thích ngay:
- Cậu yên tâm, rau này trồng sau hè, không phun thuốc, ăn không bị ung thư đâu!
Có nghĩa ai cũng biết “rau sạch” no tròn phun thuốc tăng trưởng, lên kệ ở siêu thị ăn vào có thể ung thư còn rau đèo, rau sâu ăn vô tư vì không phun thuốc. Hóa ra cô tiên…không hồn nhiên!
Buổi cơm trở nên kém vui, lát sau khi uống vài chung rượu, tôi nói luôn:
- Ông ăn chay làm gì mà bán ba cái mớ rau độc hại đó cho đồng bào mình?
Bạn buồn buồn:
- Ai cũng làm vậy hết, mình làm khác có nước đem rau ra sông đổ đi!
Rồi Ph tự thú nhận:
- Lắm lúc nằm đêm suy nghĩ mình thấy bây giờ mình còn ác hơn lúc đi cướp nữa ông Linh ạ!
Một thú nhận đáng sợ vì quá đúng, như vậy có bao nhiều người như bạn tôi, có bao nhiều người nông dân còn ác hơn cả kẻ cướp khi ngày ngày giết dần giết mòn đồng bào, anh em ruột thịt mình bằng rau bẩn.
Mở rộng hơn là thịt heo (lợn) ăn chất cấm, hải sản giữ tươi bằng chất độc hóa học…, đến con ruốc nhỏ bé cũng bị nhiễm bẩn khi ngư dân “làm mặt” nó bằng thuốc nhuộm màu hóa học..
Tất cả đều biết sự nguy hại, nhưng họ vẫn làm bởi lẽ “ai cũng làm vậy mà!”
Khi cái ác đã thành cộng đồng
Trên mạng xã hội, ý thức được tính nguy hại cho cộng đồng những người viết có tâm huyết đều lên tiếng báo động:
- Báo Tuổi trẻ ngày 22/03/2016 đăng một bản tin khiến người Việt Nam choáng váng: “Trên 6 triệu con heo xơi chất cấm vô bụng dân Việt”.
Dù rằng hai thập niên qua người Việt Nam vẫn ngày ngày phải xơi thực phẩm độc, từ rau, thịt, cá ướp hóa chất đến mọi loại thực phẩm nhiễm độc khác với một mức độ ngày một tăng dần.
Thậm chí đôi lúc người ta đành tặc lưỡi chấp nhận vì hình như chẳng còn lựa chọn nào khác.
Tuy nhiên bản tin trên vẫn gây một tâm lý thảng thốt đến mức gây sốc: Cuộc diệt chủng và thoái hóa giống nòi của người Việt Nam đang diễn ra với quy mô công nghiệp, sức khỏe người dân bị tàn sát bởi các hành vi mang tính hàng loạt, quy mô cực lớn chứ không còn là đơn lẻ.
Một con quạ trắng sẽ bị bầy quạ đen rỉa mổ, đuổi đánh vì không cùng màu, cũng vậy khi tội ác mang tính cộng đồng thì làm một người tốt đơn lẻ cực khó, nguyên tắc này có lẽ không sai với tình trạng rau bẩn và thực phẩm bẩn.
Nhưng chúng ta sẽ đứng nhìn cả dân tộc bị nhấn chìm trong cuộc tự diệt chủng bằng thực phẩm bẩn sao?
Tôi cứ ám ảnh mãi nụ cười của Trần Lập trong đêm nhạc "Đôi bàn tay thắp lửa". Vâng, chỉ thắp một tia hy vọng rất nhỏ, và rồi người thủ lĩnh ấy ra đi.
Rồi đồng loại của anh cũng dần quên đi một con người đã thành quá vãng như lẽ thường tình. Và quên luôn cả những khát vọng cuối cùng của con người ấy? Và căn bệnh ung thư do đồng loại mang lại vẫn cứ tiếp tục hoành hành?
Chúng tôi không nói các quyết sách lớn, chúng tôi muốn nói với chính mình, với bạn bè, với người nông dân… Và nói với nhau. Khi lòng tham và sự độc ác hồn nhiên vẫn còn tiếng nói tập thể, thì tính mạng đồng loại vẫn luôn bị tước đoạt.
Không còn chuyện “trời kêu ai nấy dạ”, nếu chúng ta vẫn giữ nhịp độ nuôi trồng, sản xuất, kinh doanh, buôn bán như hiện nay thì con cháu chúng mai sau sẽ biến thành... quái thú!
Và mỗi người chúng ta sẽ bị nhấn chìm trong bệnh dịch, muốn chết mà không chết được và khi tha thiết được sống thì phải chết.
Hãy sống tử tế với xã hội cũng là tự cứu chính mình, ném những gói thuốc tăng trưởng, chất tạo nạc, dừng tay khi có ý định tẩm hóa chất hải sản, thực phẩm…
Vì đó là liều thuốc độc cho chính chúng ta.
Hoàng Linh

Cướp tài sản của .. chính mình!

“…Cái gọi là luật pháp đang ngự trị trong xã hội này không phải là nhân trị và càng không phải là pháp trị, nó mang dáng vẻ luật của rừng xanh, nơi những con thú lớn đang đắc ý gương nanh vuốt, bỡn cợt khi tự gọi mình là đầy tớ …”
danap_phapluancong
Không tính thời mông muội, thì từ khi loài người sống có pháp luật cho đến nay, hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác vẫn luôn luôn bị phê phán về phương diện đạo đức và chế tài về phương diện pháp luật.
Chiếm đoạt tài sản có thể bằng: Cướp giật, tống tiền, trấn lột, trộm cắp, lừa đảo, bội tín … Quá nhiều cách chiếm đoạt, nhưng nạn nhân thì bao giờ cũng chỉ là một: Người khác! Người khác có nghĩa là không phải chính thủ phạm!
Thế nên, hữu lý khi Bộ luật Hình sự quy định về tội danh “Cướp giật tài sản” như sau: “Người nào cướp giật tài sản của NGƯỜI KHÁC thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm …”.
Nhưng điều hữu lý không phải bao giờ cũng là chân lý ở một xứ sở có quá nhiều điều “Ngộ quá phải không anh?”. Theo đó, công chúng của xứ này sẽ lần đầu tiên được biết đến vụ án hình sự xét xử bốn người đã phạm tội cướp và cướp giật tài sản. Ba người trong số họ tuổi đã gần xấp xỉ lục tuần, là công nhân nghỉ hưu và làm nông, còn lại là một cô gái trẻ 23 tuổi vừa tốt nghiệp sư phạm, mà hành vi của họ được cáo trạng mô tả là đã dám ra tay cướp đoạt tài sản của … chính họ!?
Chuyện xảy ra vào hạ tuần tháng 07 năm 2017. Lúc ấy, vào khoảng 6h30 tối, một nhóm tám học viên Pháp Luân Công đang tập trống trong một công viên ở thành phố T để chuẩn bị cho ngày Tết Trung Thu gần đến. Đột nhiên, họ bị một tổ công tác phối hợp gồm UBND phường, công an phường và Đội an ninh thành phố kiểm tra chứng minh nhân dân rồi đưa tất cả về trụ sở công an phường.
thanhvien_phapluancong
Bốn người trong vụ án hy hữu: Cướp tài sản của chính mình.
Từ trái sang: Vũ Thị Huyền, Trần Thị Ngọc, Trần Kim Chung, Trần Thị Tiến. Ảnh: CAND
Chờ đến khoảng 3 tiếng sau, khoảng tầm 9h30 tối thì Huyền, cô gái trẻ 23 tuổi không thấy bất kỳ ai làm việc với mình, vả lại cũng đã khuya nên cô vào lấy chiếc trống thuộc sở hữu của mình mang về. Tuần tự, có vài người cũng lục tục vào lấy trống, loa mang về nhà.
Ngày hôm sau, lệnh khám xét được ban ra và tất cả đều bị bắt giữ! Sau đó, bốn trong số tám người bị khởi tố về tội danh cướp và cướp giật tài sản. Lúc này, trong hồ sơ bắt đầu xuất hiện gần một chục biên bản các loại để cho rằng số tài sản bị cướp đang nằm dưới sự quản lý của công an phường … nhưng dĩ nhiên, tất cả đều không có chữ ký của bất kỳ ai bị xử lý vi phạm? Điều này được cơ quan công an giải thích rằng khi đó do các đương sự không ký tên!?
Xét xử sơ thẩm, án tuyên phạt lần lượt là 42 tháng tù, 36 tháng tù, 15 tháng tù và 12 tháng tù cho những ông bà nội, ông bà ngoại đã nghỉ hưu về trông cháu, cho cô gái trẻ sắp đi dạy học đã dám cả gan tụ tập Pháp Luân Công, tôi nhầm, đã dám cả gan cướp đoạt tài sản của … chính mình!
Sau khi án sơ thẩm tuyên, thì “người mà ai cũng biết là ai” đã làm rất tốt công tác tư tưởng, đã rất khéo léo khi khai thác tính “nhẫn”, một trong trong ba tính căn bản của Pháp Luân Công “Chân, thiện, nhẫn” mà học viên tu tập thành thục phải tuân thủ. Cho nên, ba trong số bốn bị cáo bị tuyên án với hình phạt cao được tính bằng năm đều ngoan ngoãn chấp nhận mà không kháng cáo. Duy chỉ có có cô gái trẻ kháng cáo với niềm tin mãnh liệt rằng mình vô tội thì sẽ phải được tuyên vô tội. Với bản án tuyên vô tội, thì cô gái lại có thể hy vọng trở về với ước mơ đứng trên bục giảng …
Niềm tin của cô gái không có tội. Niềm tin là ân sủng mà chỉ người trẻ như cô mới được ban cho! Mà khi càng nhiều tuổi, càng nhiều trải nghiệm, hiểu biết thì niềm tin mới bắt đầu rời bỏ dần chúng ta ra đi. Cho nên, niềm tin là hạnh phúc của cô gái. Niềm tin đã giúp cô gái vượt qua sự sợ hãi vì dọa nạt để kháng cáo. Sáng ngày 31/07 tới đây, từ sau song sắt, cô gái trẻ sẽ mang theo mình niềm tin ấy ra công đường tìm công lý …
Với chúng ta, đằng sau câu chuyện của người tu tập Pháp Luân Công, đằng sau câu chuyện của người sống lương thiện, dù đã chọn “Chân, thiện, nhẫn” làm cứu cánh mà cũng chẳng thể thoát khỏi vòng lao lý khi “cả gan” cướp đoạt tài sản của … chính mình, đằng sau tất cả, chính là sự an toàn pháp lý của mỗi cá nhân trong một quốc gia quá mong manh, mà đến cả những người am hiểu pháp luật cũng còn phải kinh sợ.
Cái gọi là luật pháp đang ngự trị trong xã hội này không phải là nhân trị và càng không phải là pháp trị, nó mang dáng vẻ luật của rừng xanh, nơi những con thú lớn đang đắc ý gương nanh vuốt, bỡn cợt khi tự gọi mình là đầy tớ …
Manh Dang

Máy bay quân sự “rụng như sung”, vì sao?

“…Theo tôi, các phi công quân sự nên đòi hỏi có đại diện am hiểu kỹ thuật HK của mình trong các tổ chức mua sắm khí tài để bảo đảm khách quan, an toàn sinh mạng của chính họ…”
maybay_rungnhusung
Ành minh họa
Trưa ngày 26/7/2018 tôi điếng người lại nghe tin máy bay cường kích SU-22UM3, số hiệu 8551 của Trung đoàn 921, Sư 371 bị nạn rơi ở núi làng Dừa, xã Nghĩa Yên, huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An, hai phi công tử nạn.
Đây là chiếc máy bay QS thứ 27 bị rơi từ năm 1975 đến nay và là chiếc thứ 10 từ năm 2010, là chiếc thứ 5 (trong đó có 2 SU-22 và một SU-30) trong hai năm rưỡi (từ 2016 đến nay).
Với những nước có hàng nghìn máy bay quân sự hoạt động với cường độ cao như Nga, Mỹ, Ấn Độ… thì số lượng máy bay QS bị nạn kia không đáng kể nhưng với VN là một tỷ lệ tai nạn quá lớn mà dân gian thường gọi “rụng như sung”. Việc những chiếc SU-22 đã cũ bị phá huỷ do rơi cũng không phải là tổn thất quá lớn nhưng với những phi công tiêm kích, cường kích bị thiệt mạng là tổn thất không thể tính nổi. Để có một phi công lái máy bay chiến đấu hiện đại, thành thạo kỹ năng, kỹ, chiến thuật… không chỉ rất tốn công của, tiền bạc, huấn luyện, rèn luyện mà [những phi công này] còn có thể đào tạo ra những phí công khác… Thế mà chỉ trong thời gian ngắn không quân VN liên tiếp xẩy ra các tai nạn làm chết hàng chục phi công, tại sao?
Dù là máy bay dân sự hay quân sự thì an toàn bay vẫn là mục tiêu hàng đầu và một nguyên tắc đặt ra trong thời bình là: Không an toàn thì không bay!
SU-22UM3
Máy bay cường kích SU-22UM3, Đội Sơn Trà - Đà Nẵng
Theo tôi, những tai nạn xảy ra gần đây hầu hết là do con người không kiểm soát được những nguy cơ mất an toàn. Không thể đổ cho thời tiết, kỹ thuật… là những lý do hầu như tai nạn nào cũng được đổ vấy để những người liên quan trốn tránh trách nhiệm. Bởi vì:
- Thời tiết:
Ở sân bay nào cũng có cơ quan dự báo, quan trắc thời tiết cộng thêm trung tâm thời tiết quốc gia, ngành hàng không dân dụng VN, thế giới thông báo từng phút, giờ… Trên các máy bay hiện có cũng trang bị ra đa thời tiết, phi công luôn chủ động đối phó như ngưng chuyến bay, lái tránh những đám mấy CB, nếu sân bay căn cứ bị thời tiết xấu thì hạ cánh ở các sân bay khác… Vì vậy, không thể nói các chuyến bay này bất ngờ về thời tiết.
- Về kỹ thuật:
Máy bay Nga dù là dân dụng hay quân sự đều có khung xương tỷ lệ thép cao, bền chắc mà dân HK vẫn gọi là “nồi đồng, cối đá”. Tuy hiệu quả chuyên chở thấp, độ linh hoạt, tiện nghi kém thì máy bay Nga không thua kém (nếu không nói là hơn) máy bay của phương tây về độ an toàn. Tuy nhiên, dù máy bay nào thì độ an toàn vẫn phụ thuộc vào chế độ chăm sóc, bảo dưỡng định kỳ, khai thác có đúng quy trình kỹ thuật, phụ tùng, chi tiết có đúng tiêu chuẩn hay không. Theo tôi, các máy bay quân sự VN bị tai nạn dày đặc là ở các nguyên nhân này. Bởi vì, chế độ chăm sóc kỹ thuật phụ thuộc vào con người mà con người lại phụ thuộc tình hình xã hội, đời sống, tâm tư, tâm lý… của họ. Thời Liên Xô mới tan rã, tai nạn HK ở Nga, VN, SNG thuộc loại cao nhất thế giới do đời sống công nhân bảo dưỡng, điều hành, phi công quá khó khăn, đói kém, bất mãn, cán bộ tham nhũng cộng thêm thiếu phụ tùng, phụ tùng trôi nổi, giả, nhái…
Riêng với không quân VN theo tôi cũng rất đáng lo ngại. Không loại trừ tiêu cực, tham nhũng trong các công đoạn cung ứng phụ tùng, chi tiết cho các máy bay. Thời ngành HKVN còn dùng máy bay Liên Xô đã thấy quá rõ các maphia Liên Xô, Đông Âu trong lĩnh vực hàng không là như thế nào. HKVN đã mất những khoản tiền khổng lồ do bị maphia lừa, phụ tùng trôi nổi, giả, nhái rất phổ biến ở Nga, SNG… Vừa qua, có nhiều tin đồn về sự “thiếu minh bạch” trong việc mua sắm khí tài, “đòi hoa hồng” quá cao trong việc mua sắm khí tài của quân đội (?). Với những biểu hiện tham nhũng bừa bãi như lấn chiếm đất sân bay chia chác, làm sân golf, công trình thương mại trong sân bay bất chấp lợi ích quốc gia, luật đất đai… Các lãnh đạo cao cấp như Thượng tướng Phương Minh Hoà, PCN Tổng cục Chính trị chuyên thuyết giáo đạo đức, trung thành với Đảng cho quân, dân; Trung tướng Nguyễn Văn Thanh, Chính uỷ Quân chủng “sát thủ máy bay ” (Quân chủng PKKQ) trong lĩnh vực dễ thấy là đất đai còn lộng hành sa đoạ như vậy thì trong lĩnh vực mua sắm, cung ứng vật tư máy bay ít người hiểu, lặng lẽ, bí mật, giá trị rất cao thì hãy coi chừng!
Sự nguy hiểm của phụ tùng kém chất lượng là rất khó phát hiện và khi máy bay đã rơi cháy tan tành rồi lại càng khó.
Theo tôi, các phi công quân sự nên đòi hỏi có đại diện am hiểu kỹ thuật HK của mình trong các tổ chức mua sắm khí tài để bảo đảm khách quan, an toàn sinh mạng của chính họ.
Ngoài ra, với những công nhân, phi công quân sự làm việc vất vả, nguy hiểm, thức khuya dậy sớm, ngoài đồng lương, phụ cấp theo chế độ còn eo hẹp có phấn khởi khi những tướng tá, sĩ quan nhàn hạ mà giàu sụ, nhà cửa, biệt thự nguy nga, đi xe sang nghênh ngang trước mắt họ…?
- Máy bay cũ:
Vừa có có thông tin sở dĩ nhiều SU-22 rơi do quá cũ, quá date… Máy bay cũ cũng có liên quan an toàn nhưng theo tôi tỷ lệ rất nhỏ. Bởi vì, trong kỹ thuật HK, với nguyên tắc bảo dưỡng định kỳ thì máy bay cũ vẫn bảo đảm an toàn do dù máy bay bất kỳ vẫn hoạt động tốt nhưng người ta vẫn cứ bảo dưỡng, thay thế chi tiết, phụ tùng theo định kỳ đúng quy định của nhà chế tạo. Và, tất nhiên khi máy bay dù mới hay cũ không chắc chắn bảo đảm an toàn thì không ai bắt phải bay.
- Sai lầm của phi công:
Với máy bay thương mại thì khoảng 70-80% tai nạn là do sai lầm của phi công khi xử lý tình huống bất thường vì các công đoạn bảo đảm an toàn khác do nhiều bộ phận, công đoạn ở mặt đất chịu trách nhiệm dễ kiểm soát còn với máy bay quân sự thì khác. Trong việc xử lý tình huống của máy bay tiêm kích, cường kích phi công phải xử lý thành thạo rất nhiều tình huống phức tạp của giáo án hoặc chiến đấu nên tỷ lệ sai lầm trong xử lý tình huống bất thường của họ ít hơn ở máy bay thương mại.
Nguyễn Đình Ấm

Việt-Nhật ký thỏa thuận mua bán khí đốt khai thác ở Biển Đông

Việt-Nhật ký thỏa thuận mua bán khí đốt khai thác ở Biển Đông
Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam, tức PetroVietnam, đã ký thỏa thuận với hai công ty Nhật Bản để mua khí đốt khai thác ở Biển Đông.
Theo hãng tin Reuters hôm Thứ Tư 1 tháng 8, thỏa thuận này được ký kết trong bối cảnh Trung Cộng thường xuyên gây áp lực với các đối tác nước ngoài của Việt Nam, muốn tham gia một số dự án khai thác dầu khí trong vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam. Thỏa thuận được ký hôm 31 tháng 7 tại Hà Nội sẽ cho phép việc khai thác thương mại sản phẩm của hai giếng khí đốt nằm cách bờ biển Việt Nam 300km ngoài khơi thành phố Vũng Tàu, mang tên Sao Vàng và Đại Nguyệt, thuộc khu vực bồn trũng Nam Côn Sơn. Việc khai thác sẽ bắt đầu từ quí 3 của năm 2020.
Dự án khai thác này do hai công ty Nhật Bản góp vốn đầu tư và đã được khởi công từ tháng 3 năm nay. Công ty Idemitsu Kosan góp hơn 43% vốn, Teikoku Oil góp gần 37%, và phần vốn 20% còn lại thuộc PetroVietnam.
Reuters trích lời một giới chức PetroVietnam giấu tên cho biết, việc khởi động dự án với Nhật Bản là rất quan trọng đối với Việt Nam. Một báo cáo của PetroVietnam hồi tháng 4 vừa qua nhận định rằng, tình hình căng thẳng tại Biển Đông sẽ tác động tiêu cực đến hoạt động thăm dò và sản xuất dầu khí của Việt Nam trong năm nay. Trước đó, hồi tháng 3, PetroVietnam đã phải ngừng một dự án khai thác dầu với công ty Tây Ban Nha Repsol do sức ép của Trung Cộng.
Huy Lam / SBTN

Việt Nam đặt mua gần 100 triệu Mỹ kim vũ khí của Hoa Kỳ

Việt Nam đặt mua gần 100 triệu Mỹ kim vũ khí của Hoa Kỳ
Việt Nam đang có những hợp đồng mua thiết bị quân sự với Hoa Kỳ trị giá tới 94.7 triệu Mỹ kim.
Một giới chức Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cho hay như vậy, trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với VOA đăng tải hôm Thứ Tư 1 tháng 8. Nhà ngoại giao giấu tên cho biết, Việt Nam hiện có 24 trường hợp trong chương trình Mua Bán Quân Sự Nước Ngoài FMS của Hoa Kỳ, với tổng trị giá 69.7 triệu Mỹ kim. Nhưng giới chức này từ chối cho biết Việt Nam đã đặt mua những vũ khí nào, và liệu các thiết bị quân sự này có được dùng trong mục đích bảo vệ chủ quyền lãnh hải hay không.
Một cuộc điều tra của VOA xác nhận, các vụ này đã được thông báo cho Quốc Hội Hoa Kỳ và đang trong những giai đoạn khác nhau để xúc tiến và chuyển giao cho phía Việt Nam.
Đây là sự xác nhận đầu tiên của phía Washington, kể từ khi cựu tổng thống Barack Obama vào năm 2016 thông báo dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí với Việt Nam. Trong chuyến thăm Việt Nam hồi năm ngoái, đương kim tổng thống Trump cũng đã chào bán máy bay và hỏa tiễn với giới chức nước chủ nhà ở Hà Nội.
Hiện chưa có thông báo từ phía Bộ Ngoại Giao CSVN về các đơn đặt hàng vũ khí với Hoa Kỳ, nhưng Hà Nội thường hiếm khi lên tiếng về vấn đề này. Tin tức về các đơn hàng quân sự của Việt Nam với Hoa Kỳ xuất hiện trong bối cảnh Trung Cộng tiếp tục thi hành chính sách bành trướng bá quyền trên Biển Đông.
Huy Lam / SBTN

Vỡ đê ở Hà Nam, hơn trăm nhà dân sống khổ trong biển nước

Nước dâng ngang nhà khiến nhiều nhà dân phải đi ở nhờ hoặc lên tầng 2 sinh sống. (Hình: Thanh Niên)
HÀ NAM, Việt Nam (NV) – Hơn 100 nhà dân ở xã Đinh Xá, thành phố Phủ Lý, đang phải sống trong cảnh nước ngập do vỡ đê bối (đê nhỏ đắp vòng hai đầu nối với đê chính).
Theo báo Thanh Niên, đêm 21 Tháng Bảy, 2018, đê bối chạy qua xã Đinh Xá, thành phố Phủ Lý, có hai điểm sạt lở tại thôn Tái 1 và thôn 7 Phạm, khiến nước tràn qua làm ngập các thôn Tái 1, Tái 2 và thôn 7 Phạm.
Tuy nhiên đến ngày 1 Tháng Tám, nước vẫn chưa rút khiến hơn 100 nhà dân ở khu vực này vẫn phải sống trong nước ngập. Bên cạnh đó, 19 hécta lúa, hoa màu và gần 2 hécta ao hồ nuôi thủy sản bị ngập.
Ông Nguyễn Tiến Cửu, bí thư chi bộ thôn Tái 1, nơi có 80 nhà dân bị ngập, cho biết: “Cả thôn có 8 nhà bị nặng nhất là nhà ông Hùng, ông Lanh, bà Chính, bà Mười, bà Huyền… đều ngập nửa nhà, phải đến nhà họ hàng ở nhờ. Còn lại hơn 70 nhà đều phải đi lại bằng thuyền mới ra được ngõ. Nhà nào không có thuyền thì phải nhờ hàng xóm đi chợ hoặc việc cần thiết, còn không thì phải lội nước ngang lưng, thậm chí bơi trên đường.”
Tương tự, bà Nguyễn Thị Bứa, ở thôn Tái 2, cho biết các nhà dân ở cả ba thôn bị ngập đều phải đi lại bằng thuyền, nhưng khổ nhất là việc mất điện, mất nước.
“Nhà thì tối tăm, ẩm thấp, mùi xú uế của rác, xác động vật chết theo nước tràn vào tận nhà. Người lớn, trẻ con tắm giặt bằng nước sông đục ngầu xong cũng chỉ dám dội tráng bằng một gàu nước mưa nên người lúc nào cũng nhơm nhớp,” bà Bứa nói.
Người dân đề nghị chính quyền sửa, nâng cấp đê bối đã nhiều lần nhưng không được. (Hình: Thanh Niên)
Cũng theo ông Cửu, bà Bứa cho biết người dân ở đây đã nhiều lần đề nghị chính quyền cả xã lẫn huyện sửa chữa, nâng cấp con đê nhưng chưa được đáp ứng thì việc vỡ đê ở đây đã xảy ra.
Nhiều người dân cho biết, việc vỡ đê không phải mới bị lần này mà từ năm 1985 đã xảy ra. Hơn 30 năm nay, cứ vào mùa mưa lũ, nước sông Châu Giang thường xuyên tràn qua đê bối vào bờ “ngâm” dân vùng này. Gần nhất là năm 2017, đê bối cũng vỡ đúng thời điểm này, khiến cả thôn Tái 1 và Tái 2 nháo nhác chạy lũ.
Ông Vũ Xuân Trường, chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân xã Đinh Xá, cho biết ngoài hai điểm vừa sạt lở, năm nay con đê này có gần 40 mét khác “có dấu hiệu bị nứt.”
Đáng chú ý, ông Trương Quang Bảo, phó chủ tịch thành phố Phủ Lý, biện minh: “Việc sạt lở đê xảy ra năm 2017 cũng như năm nay đều là ‘bất khả kháng.’ Bởi theo quy định đê bối chỉ chịu được mức báo động dưới cấp 3 là 3.5 mét. Tuy nhiên, đỉnh lũ trong hai lần sạt đê đều cao gần 5 mét nên phải để nước tràn qua.”
Tuy nhiên, ông Bảo thừa nhận với báo Thanh Niên, đoạn đê bối này khá yếu, thành phố đã báo cáo và được tỉnh Hà Nam phê duyệt dự án nâng cấp đoạn đê này với tổng kinh phí khoảng 14 tỷ đồng (hơn $601,077). Lẽ ra dự án đã thi công từ tháng trước, nhưng do mưa liên tục nên phải hoãn, nhưng sẽ được làm xong trong năm 2018. (Tr.N)

Tướng Bùi Văn Thành mất ghế thứ trưởng Công An CSVN

Trung Tướng Bùi Văn Thành, thứ trưởng Bộ Công An CSVN. (Hình: VNExpress)
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – “Ông Bùi Văn Thành sẽ không còn là thứ trưởng Công An” sau khi bị lột hết các chức trong đảng, theo lời ông Mai Tiến Dũng, chủ nhiệm Văn Phòng Chính Phủ CSVN, tại cuộc họp báo thường lệ hằng tháng của chính phủ CSVN vào chiều 1 Tháng Tám, 2018.
Theo báo VNExpress, trong cuộc họp báo, đại diện Bộ Công An, Thứ Trưởng Bùi Văn Nam cho hay: “Từ 24 Tháng Bảy, lãnh đạo bộ đã kiểm điểm nghiêm túc, đề nghị hình thức kỷ luật về đảng, chính quyền lên Bộ Chính Trị, chính phủ. Sau đó Bộ Chính Trị quyết định hình thức kỷ luật” với hai Tướng Bùi Văn Nam và Trần Việt Tân.”
Sau đó, ông Mai Tiến Dũng xác nhận Trung Tướng Bùi Văn Thành “đương nhiên sẽ không còn làm thứ trưởng Bộ Công An.”
Cả ông Thành (59 tuổi) và Thượng Tướng Trần Việt Tân (63 tuổi) cũng đều bị đề nghị “giáng cấp bậc hàm” nhưng việc này “thuộc thẩm quyền của chủ tịch nước” nên “Ban Cán Sự Đảng Chính Phủ, thủ tướng, sẽ trình chủ tịch nước theo quy định của Luật Công An Nhân Dân.”
Trước đó, hôm 28 Tháng Bảy, Bộ Chính Trị CSVN ra lệnh lột hết tất cả các chức vụ trong đảng (đang có) của Tướng Bùi Văn Thành và của Tướng Trần Việt Tân (đã nghỉ hưu, không còn giữ), đồng thời đề nghị giáng quân hàm. Tướng Tân cũng từng là thứ trưởng Bộ Công An.
Cả hai tướng công an đều dính đến thượng tá tình báo của Bộ Công An, Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ “Nhôm,” mới bị kết án 9 năm tù.
Việc lột hết các chức vụ trong đảng là thủ tục đi trước để lột các chức vụ trong chính quyền của các chức sắc đảng viên CSVN bị lôi ra hành tội, thông thường bị bới móc tội tham nhũng hay vượt quyền cho các mưu đồ khác.
Theo báo Thanh Niên, Bộ Chính Trị CSVN cho rằng Thứ Trưởng Thành “vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, quản lý, thiếu kiểm tra, giám sát, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm tại Tổng Cục Hậu Cần-Kỹ Thuật” nơi ông trực tiếp phụ trách.
Trung Tướng Bùi Văn Thành (trái), thứ trưởng Bộ Công An, và Thượng Tướng Trần Việt Tân, cựu thứ trưởng Bộ Công An. (Hình: Thanh Niên)
Ông bị cáo buộc “vi phạm các quy định về bảo vệ bí mật nhà nước, ký văn bản của Bộ Công An đề nghịbán chỉ định một số cơ sở nhà, đất an ninh không đúng quy định pháp luật, và ký một số văn bản không thuộc trách nhiệm được phân công.”
Đáng chú ý, ông đã tự ý ký quyết định cho ông Phan Văn Anh Vũ, người có biệt danh là Vũ “Nhôm” và là một trùm bất động sản ở Đà Nẵng, tham gia đoàn đi nước ngoài và đề nghị cấp sổ thông hành (passport) ngoại giao cho ông Vũ “không đúng đối tượng, không đúng tiêu chuẩn.”
“Những vi phạm của Trung Tướng Bùi Văn Thành gây hậu quả rất nghiêm trọng, ảnh hưởng rất xấu đến uy tín của tổ chức đảng, ngành công an và cá nhân, gây dư luận xấu và bức xúc trong xã hội,” tin cho hay.
Từ đó, Bộ Chính Trị quyết định thi hành kỷ luật ông Thành bằng hình thức “cách chức tất cả các chức vụ trong đảng (ủy viên Ban Chấp Hành Đảng Bộ Công An Trung Ương nhiệm kỳ 2016 -2021; ủy viên Ban Chấp Hành Đảng Bộ Tổng Cục Hậu Cần-Kỹ Thuật Bộ Công An nhiệm kỳ 2010-2015).”
Thêm nữa, Bộ Chính Trị cũng giao Ban Cán Sự Đảng Chính Phủ giáng cấp bậc hàm đối với ông Thành, để “bảo đảm đồng bộ, kịp thời, tương xứng với kỷ luật của đảng theo quy định.”
Còn Tướng Trần Việt Tân, trong thời gian giữ cương vị ủy viên Ban Chấp Hành Đảng Bộ Công An Trung Ương, thứ trưởng Bộ Công An, đã “thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, đã ký một số văn bản vi phạm quy định về bảo vệ bí mật nhà nước, gây hậu quả rất nghiêm trọng, ảnh hưởng rất xấu đến uy tín của ngành công an và cá nhân, gây dư luận xấu trong xã hội.”
Trên mạng xã hội, người ta thấy phổ biến một số văn bản do ông Trần Việt Tân xác nhận công ty 79 Bắc Nam của ông Vũ “Nhôm” là công ty bình phong kinh tài của Bộ Công An CSVN để đòi hỏi chính quyền Sài Gòn, Đà Nẵng và cả ngân hàng Đông Á phải phục vụ nhu cầu kinh doanh, đầu tư của ông Vũ “Nhôm.”
ng Vũ đã bị kết án 9 năm tù trong phiên xử kín tại Hà Nội hôm Thứ Hai, 30 Tháng Bảy, với cáo buộc “Cố ý làm lộ bí mật nhà nước,” nhưng hiện không ai được biết cái bí mật bị lộ đó là gì.
Trong luật lệ CSVN, tội làm lộ bí mật nhà nước là tội hình sự. Cho đến nay, chưa thấy có chỉ dấu gì hai tướng công an Bùi Văn Thành và Trần Việt Tân có bị lôi ra tòa hay không, trong khi trung tướng công an Phan Hữu Tuấn (63 tuổi), cựu tổng cục phó Tổng Cục Tình Báo-Bộ Công An, cùng bị xử án với ông Vũ “Nhôm” đã bị tuyên án 7 năm tù. (TN)