Wednesday, April 19, 2017

Định nghĩa của loài sản: Quản lý = Cướp

Người Quan Sát - Khẩu hiệu "đất đai sở hữu toàn dân, do nhà nước thống nhất quản lý" chỉ có thể được diễn giải một cách chính xác nếu bạn hiểu được định nghĩa của loài sản: quản lý = cướp.

Bạn là một trong hơn 90 triệu người được mang danh hiệu là chủ nhân ông của mảnh đất rộng hơn 300 ngàn cây số vuông này. Trên mảnh đất bạn đang làm chủ đó có căn nhà của bạn, ruộng nương của bạn, ao cá vườn cây... mà bạn tự hào làm chủ. Nhưng tất cả đều do một tập đoàn chóp bu và hơn 4 triệu đảng viên cộng sản nắm quyền quản lý.

Với vai trò quản lý tự phong này, chúng có thể thống nhất với nhau để biến mảnh đất nhỏ nhoi của bạn thành công trình của nhà nước, của quân đội, của UBND... Tất cả bộ phận này mang những tên khác nhau nhưng tất cả đều quy về một mối: đảng cộng sản. Tất cả đều mang danh nghĩa phục vụ xã hội, phục vụ nhân dân, đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước và an ninh quốc phòng nhưng thực chất là để phục vụ các quan chức cùng với một bầy đàn 4 triệu đảng viên.

Khi nhìn thấy được thời cơ lợi nhuận, một mảnh đất có thể sinh lời gấp 10, gấp 100 lần vì quyền quy hoạch, buôn bán, định giá mua và giá bán nằm trong tay chúng, chúng sẽ lôi vai trò "nhà nước quản lý" ra để áp dụng. Từ việc quản lý chúng dựng lên những ngôn từ như "tiếp thu", "thu mua", "đền bồi", "giải phóng mặt bằng"... Tất cả đều đi ngược và mặc kệ nguyện vọng của bạn, người sở hữu chủ.

Khi nó không là nguyện vọng hay đi ngược với ý muốn của bạn, khi bạn bị mất đi những gì thuộc về bạn thì hành động "quản lý" đó phải hiểu là "cướp".

Do đó, tên gọi chính xác cho đảng cộng sản Ba Đình là đảng cướp.

Nhân danh lãnh đạo và quản lý toàn cõi quốc gia, chúng có thể cướp bất cứ cái gì mà chúng muốn.

Và dưới chế độ xếp hàng cả nước này, bạn đang xếp hàng để chờ ngày chúng cướp.

Vậy nhưng, bạn vẫn đang vô từ rung đùi đọc báo lề đảng chuyện chúng cướp đất của dân Đồng Tâm và mỉm cười - không phải chuyện của mình. 

Vậy nhưng, đến lúc chúng "giải phóng mặt bằng" của bạn thì bạn sẽ khóc lóc, than van không ai quan tâm đến tình trạng bị cướp của bạn.

Bạn và nhiều người khác, cộng lại thành một dân số hơn 90 triệu người, đã và đang cúi đầu xếp hàng chờ tụi cướp nó định đoạt số phận của mình.

Thế mà, mỗi ngày bạn vẫn có một niềm vui: điều đó xảy ra cho ai đó chứ không xảy ra cho mình.

19.04.2017

Dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm, quận 2 dựa vào thế lực nào mà ngồi xổm trên luật pháp?

Dân oan Thủ Thiêm (Danlambao) - Dân oan Thủ Thiêm bị lừa nhiều tập, nhiều lần từ năm 2002 tới nay. Tiếp xúc, đối thoại cũng vẫn bị lừa! Chắc chắn có thế lực thù địch, âm mưu diễn biến núp sau, chống lưng!

Bất chấp kết luận của Thanh tra Chính phủ, bất tuân Phán quyết của Tòa án các cấp, bất cần lưu ý đến lợi ích của Nhà nước và nhân dân. Chỉ biết dùng “bàn tay sắt” để cướp nhà đất của dân đem chia cho nhau, để kinh doanh, lừa gạt cả các nhà đầu tư vì không có đất sạch để giao! Hiện nay các nhà đầu tư và nhân dân bị cướp nhà đất đều đang sống dở, chết dở!

Việc trên 3.000 hộ dân thuộc 5 Khu phố: Khu cư xá A, thuộc khu phố 5 & 6, phường An Khánh, khu cư xá B, thuộc khu phố 1, phường Bình An, khu cư xá C và D thuộc khu phố 1 & 2 phường Bình Khánh, hoàn toàn nằm ngoài ranh quy hoạch Khu Đô Thị mới Thủ Thiêm theo Nghị Quyết số: 18-NQ/TU của Ban Thường Vụ Thành ủy ngày 08/08/1998 và Quyết Định 367/ TTg ngày 04/ 06/ 1996 Thủ Tướng chính phủ đã phê duyệt quy hoạch KĐTMTT, với diện tích 930ha (770ha khu trung tâm, 160ha Tái Định Cư) trong phạm vi 5 phường, gồm: Thủ Thiêm, An Khánh, An Lợi Đông, Bình An và Bình Khánh. Việc này đã quá rõ ràng, không cần nói thêm, vì chính UBND TP HCM cũng đã thừa nhận qua Thông Báo 561/TB-VP ngày 04/8/2009 .

Hôm nay Dân oan Thủ Thiêm xin công khai các sai phạm nghiêm trọng, có chủ đích, có kế hoạch về pháp lý thu hồi đất, như sau:

Chính quyền thành phố luôn xác quyết: Thu hồi đất theo Quyết định 1997/QĐ-UB V/v thu hồi và giao đất ngày 10/05/2002 của chủ tịch UBND TP HCM.

Xin kiểm tra QĐ 1997 theo link :


Uỷ ban nhân dân
Thành phố Hồ Chí Minh
------- 

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
Số: 1997/QĐ-UB - Tp.Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 05 năm 2002

QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THU HỒI VÀ GIAO ĐẤT XÂY DỰNG KHU ĐÔ THỊ MỚI THỦ THIÊM
CHỦ TỊCH UBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 21 tháng 6 năm 1994;

Căn cứ Luật đất đai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai ngày 02 tháng 12 năm 1998 và ngày 29/6/2001;

Căn cứ Nghị định số 93/2001/NĐ-CP ngày 12/12/2001 của Chính phủ về phân cấp quản lý một số lĩnh vực cho thành phố Hồ Chí Minh;

Căn cứ quyết định số 367/TTg ngày 04/6/1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm;

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 190/CP-NN ngày 22/02/2002 về việc thu hồi đất xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Địa chính - Nhà đất tại công văn số 4945/CV-GTĐ ngày 03 tháng 5 năm 2001 và đề nghị của Trưởng Ban Quản lý đầu tư, xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Nay thu hồi 6.214.328m2 đất nằm trong khu vực quy hoạch xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm tại các phường An Khánh, Bình An, Bình Khánh, An Lợi Đông và Thủ Thiêm thuộc quận 2 và giao cho Ban Quản lý Đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm để tổ chức bồi thường giải phóng mặt bằng, quản lý khu đất và tiến hành mời gọi đầu tư nhằm xây dựng Khu đô thị mới phù hợp quy hoạch được duyệt.

Vị trí, ranh giới khu đất thu hồi được xác định trên bản đồ số 02/BB-BQL do Công ty Đo đạc Địa chính - Công trình lập, Sở Địa chính - Nhà đất duyệt ngày 03/5/2002.

Điều 2. Căn cứ vào Điều 1 của quyết định này Sở Địa chính - Nhà đất, Sở Tài chánh - Vật giá, Ban Quản lý Đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Kiến trúc sư Trưởng thành phố và Ủy ban nhân dân quận 2 có trách nhiệm:

2.1. Sở Tài chánh - Vật giá, Ban Quản lý Đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm và Ủy ban nhân dân quận 2:

- Hướng dẫn tổ chức bồi thường, giải phóng mặt bằng theo quy định, thu hồi hoặc chỉnh lý biến động trên các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho các hộ dân trong khu vực.

- Quản lý chặt chẽ khu đất chống lấn chiếm, mua bán và xây cất trái pháp luật.

2.2. Ban Quản lý đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm:

- Tổ chức điều chỉnh quy hoạch chi tiết Khu đô thị mới Thủ Thiêm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Tiến hành mời gọi đầu tư nhằm xây dựng Khu đô thị mới phù hợp với quy hoạch được duyệt.

2.3Sở Địa chính - Nhà đất và Ban Quản lý đầu tư xây dựng: Khu đô thị mới Thủ Thiêm:

- Phối hợp với Kiến trúc sư Trưởng thành phố và Ủy ban nhân dân quận 2 kiểm tra hiện trạng sử dụng và xem xét mức độ ảnh hưởng quy hoạch của những phần đất thuộc ranh giới Khu đô thị mới Thủ Thiêm nhưng đã giao cho các chủ đầu tư, báo cáo đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố quyết định.

- Hướng dẫn các chủ đầu tư dự án thành phần trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm lập thủ tục giao đất hoặc thuê đất theo quy định.

Điều 3. Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Địa chính - Nhà đất, Giám đốc Sở Tài chánh - Vật giá, Trưởng Ban Quản lý Đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Kiến trúc sư Trưởng thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận 2 và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

KT. CHỦ TỊCH UBND THÀNH PHỐ 
PHÓ CHỦ TỊCH

Nơi nhận: 
- Như điều 3;
- Thủ tướng Chính phủ (thay B/c);
- TTUB: CT, PCT/ĐT;
- VPHĐ-UB: Tổ ĐT;
- Lưu: (ĐT). 

Vũ Hùng Việt

*

Chính quyền cho rằng đây là quyết định thu hồi đất mà người dân buộc phải chấp hành, nên tất cả các quyết định về bồi thường phải căn cứ vào QĐ này.

Nhưng luật pháp lại quy định khác:

A - Quyết định 1997/QĐ-UB V/v thu hồi và giao đất Ngày 10/05/2002 của Chủ tịch UBND TP HCM

1/ - Quyết định 1997 nếu là QĐ thu hồi đất thì phải do UBND.

Theo Điều 18 Luật Đất Đai năm 1993 (được sửa đổi bổ sung các năm 1998, 2001) qui định (theo công văn 361 của bộ TN&MT theo KL 445)

Theo Điều 40, 43 Nghị Định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 và Điều 56 Nghị Định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007. 

2/ - Theo Điểm 3, Điều 23 Luật Đất Đai năm 1993 (được sửa đổi bổ sung các năm 1998, 2001) qui định: UBND mới có thẩm quyền.

Chứng Minh: Các QĐ thu hồi đất khác tại KĐTMTT mang các số 3617 ngày 04/9/2002, 497 ngày 29/1/2003 (Vũ Hùng Việt ký), 2955 ngày 24/6/2004 đều do UBND TP ban hành.

Như vậy tại sao Phó chủ tịch lại ký ban hành QĐ 1997? Vì:

B - Quyết định 1997 chỉ mới là quyết định chỉ đạo điều hành nội bộ, nhằm thu hồi đất chung, chưa xác định được ranh giới, diện tích đất cụ thể và đối tượng cụ thể bị thu hồi trong khu vực qui hoạch.

Tòa án nhân dân TP HCM đã xác định:

1/ Theo phán quyết của Chánh án tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh; qua 2 Quyết Định: 226 và 227/2014/QĐ-TATP ngày 13/05/2014, đã kết luận: “Quyết Định 1997/QĐ-UBND ngày 10/ 05/ 2002 Vv thu hồi và giao đất xây dựng Khu Đô thị mới Thủ Thiêm, do ông Vũ Hùng Việt, Phó Chủ Tịch Uỷ Ban Nhân Dân thành phố Hồ Chí Minh ký ban hành; không phải là quyết định hành chính, nó chỉ mang tính quy phạm chung, không quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể theo quy định tại Khoản 1, Điều 3 Luật Tố tụng hành chính năm 2010. (xin gởi kèm theo QĐ 227/2014/QĐ-TATP)

2/ Tổng Thanh tra Chính phủ có Kết luận số: 2908/TTCP-CIII ngày 25/12/2008 do Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Tiến Hào ký, Kết luận số: 2574/BC-TTCP ngày 20/10/2009 do Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Đức Hạnh kết luận: Quyết Định 1997 chỉ mới là Quyết Định thu hồi đất chung, chưa xác định được đối tượng đang sử dụng đất bị thu hồi trong khu vực qui hoạch. Hơn nữa chỉ mới thu hồi 621ha trên tổng số 930 ha.

3/ Chánh Án TANDTC có 3 phán quyết:

Số: 392/QĐ-THC ngày 29/8/2014. Số: 05/2016/QĐ-HC. Số: 59/2016/QĐ-HC-GĐKTI ngày 20/05/2016. (kèm theo QĐ 59/2016/QĐ-HC-GĐKTI)

Kết luận: Quyết Định 1997 không có tên cụ thể của hộ gia đình, cá nhân nào, nên không phải là đối tương khởi kiện vụ án Hành Chính tại tòa án, không phải là Quyết Định thu hồi đất.

Như vậy người dân không có nghĩa vụ thi hành Quyết Định 1997 và TP không thể căn cứ vào Quyết Định 1997 để bồi thường, hỗ trợ, Tái Định Cư và cưỡng chế thu hồi đất của dân. Vì QĐ 1997 không phải là QĐ hành chính, chỉ là QĐ nội bộ, chỉ đạo điều hành. Không phải là QĐ thu hồi đất.

Tại sao thành phố lại cố tình dùng QĐ này? Thưa để cố tình gian lận nhằm cướp đất ngoài quy hoạch.

Nhưng tới giờ này, nhóm lợi ích vẫn chỉ đạo chính quyền thành phố buộc người dân phải chấp hành.

Nhóm lợi ích nào mà cao quyền, lớn thế vậy?

Dân oan Thủ Thiêm vô cùng bái phục dân Đồng Tâm, Mỹ Yên, dân Dương Nội, dân Ninh Ích Khánh Hoà, dân An Dương Hải PhòngA. Chúng tôi sẽ cố gắng học tập và làm theo gương các Bác.






19/4/2017

Nguyễn Đức Chung chạy làng!

CTV Danlambao - Ngày hôm qua tác giả Tháng Chín viết trên Dân Làm Báo"Nguyễn Đức Chung, tuyên giáo Hà Nội, Côn an Hà Nội... tất cả đều là một trong cùng hệ thống cai trị của Hà Nội. Gom lại hết những sự kiện sẽ cho chúng ta thấy các quan chức cộng sản đang cùng nhau đóng một vở tuồng để lừa bịp người dân qua sự "quan tâm" của Nguyễn Đức Chung và "phỉ báng" của tuyên giáo, cũng như trò "hăm doạ" của côn an..."

Chỉ chưa đầy 24 giờ sau, Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND Hà Nội đã dẹp bỏ lời hứa của mình về việc sẽ đến Đồng Tâm để đối thoại và trực tiếp giải quyết các yêu cầu của người dân về vấn đề thu hồi đất, cán bộ nào làm sai sẽ bị điều tra và xử lý. 

Theo luật sư Trần Vũ Hải thì "Ông Nguyễn Đức Chung, chủ tịch UBND TP Hà nội vừa gọi điện thoại cho tôi, nói rằng ông không hứa hẹn khi trao đổi điện thoại với một người dân xã Đồng Tâm, sẽ đến làm việc và đối thoại với dân Đồng Tâm trong ngày hôm nay và đề nghị tôi đính chính."

Tuy nhiên, đọc lại những thông tin được đăng trên FB của Ls Luân Lê mới trước đó:

"Ông Chung đã hứa, sẽ trực tiếp giải quyết các yêu cầu của người dân về vấn đề thu hồi đất, cán bộ nào làm sai sẽ bị điều tra và xử lý... Ông Chung nói, ngày mai 18/04/2017, ông sẽ xuống xã Đồng Tâm để trực tiếp gặp bà con ở đây để đối thoại..."

Sự việc này một lần nữa cho thấy:

1. "Đừng nghe những gì cộng sản nói mà hãy nhìn những gì cộng sản làm". Nguyễn Đức Chung cũng không khác gì những người cộng sản khác, nói láo, thất hứa và nhổ lên những gì vừa mới nói là bản chất thâm căn cố đế của họ.

2. Nguyễn Đức Chung chỉ là một tên đầu nậu môi giới trong phi vụ làm ăn của cả một tập đoàn gồm nhiều thành phần. Từ Nguyễn Xuân Phúc, Hoàng Trung Hải cho đến các tướng lãnh trong Viettel, lẫn các con sâu trong giới cầm quyền Hà Nội. Sẽ không có chuyện dừng lại trong khâu cướp đất quan trọng cho dự án 1 tỉ đô của các quan tham này.

3. Tuyên bố của Bạch Thành Định, Phó giám đốc Công an TP Hà Nội "có những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, cần phải xử lý nghiêm minh, không để ảnh hưởng đến tư tưởng cán bộ, nhân dân Mỹ Đức cũng như người dân Hà Nội" là thông điệp rõ ràng nhất từ phía cướp đất: chúng sẽ trấn áp một vài người để khủng bố tinh thần người dân Đồng Tâm và "công cuộc cướp đất" sẽ được tiếp diễn bằng mọi giá.

19.04.2017

Tín đồ Phật giáo Hòa Hảo biểu tình phản đối đàn áp

RFA 2017-04-19  
Tín đồ Phật giáo Hòa Hảo trong một lần biểu tình.
Tín đồ Phật giáo Hòa Hảo trong một lần biểu tình.  Courtesy of anhbasam.
Một số tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo tại An Giang vào ngày 19 tháng tư tiến hành biểu tình phản đối lực lượng chức năng địa phương ngăn chặn, sách nhiễu, thậm chí đánh đập các đồng đạo tập trung cúng giỗ tại đạo tràng của cư sĩ Bùi Văn Trung ở ấp Phước Hòa, xã Phước Hưng, huyện An Phú, tỉnh An Giang.
Cư sĩ Bùi Văn Trung vào chiều ngày 19 tháng tư cho Đài Á Châu Tự do biết việc một trong những đồng đạo đến dự đám giỗ và khi ra về bị hành hung:
“Năm công an đánh anh Tèo ở khúc vắng. Số đi có 11 xe và anh này bị đánh rất nặng.”
Cư sĩ Bùi Văn Trung cho biết vào tối ngày 18 tháng tư một số đồng đạo muốn đến đạo tràng nhà ông bị cảnh sát giao thông  chặn xét và thu giữ giấy tờ mà không trả lại. Tình trang tiếp diễn sang đến ngày 19 tháng tư khiến ông Bùi Văn Trung và mấy chục đồng đạo khác phải mang khẩu hiệu ra khỏi nhà biểu tình chống tình trạng sách nhiễu cũa lực lượng chức năng địa phương đối với sinh hoạt tinh thần của các tín hữu Phật giáo Hòa Hảo không theo Ban Trị Sự, tức nhóm mà họ cho là do Nhà nước Việt Nam dựng lên.
Cư sĩ Bùi Văn Trung từng bị ở tù 4 năm với cáo buộc chống người thi hành công vụ. Ông mãn án hôm ngày 30 tháng 10 năm ngoái. Con trai ông này là Bùi Văn Thâm cũng bị kêu án 2 năm rưỡi với cùng tội danh, và trong vụ việc ngày 19 tháng 4 được cho biết cũng bị hành hung.

Formosa, nỗi lòng dân có ai thấu?

Lan Hương, phóng viên RFA 2017-04-19  
Người dân mang băng rôn phản đối Formosa gây nhiễm độc biển.
   Người dân mang băng rôn phản đối Formosa gây nhiễm độc biển.  Courtesy of danlambao
Thảm họa môi trường Formosa xảy ra đã hơn một năm với những hệ quả khủng khiếp ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân.
Trong suốt một năm qua, báo chí trong nước nhắc tới thảm họa môi trường này với cụm từ “sự cố” và nếu có nhắc đến những cuộc nổi dậy của người dân thì luôn lồng yếu tố bị ‘kích động’.
Hãng tin Reuters vào ngày 18 tháng tư có bài tựa đề ‘Anger over Vietnam’s poisoned coast’, tạm dịch ‘Nỗi căm phẫn  vì bờ biển nhiễm độc’.
“Những con cá to thì chết cả rồi. Ngày trước cũng tại chỗ này chúng tôi bắt được 10 con cá thì giờ chỉ bắt được 1, hoặc 2 con”.
Đó là lời chia sẻ của anh Mai Xuân Hòa, một ngư dân ven biển Hà Tĩnh, đang gỡ vài con cá nhỏ trong lưới, kiếm vài đồng nuôi gia đình. Hãng Reuters dẫn lời người ngư dân không may Mai Xuân Hòa.
Cũng như anh Hòa, hàng trăm ngàn người dân khác đã gần như mất đi miếng cơm manh áo sau khi thảm họa môi trường Formosa xảy ra.
Tháng 4 năm ngoái, nhà máy gang thép Formosa ở Vũng Áng, Hà Tĩnh đã xả thải chất độc ra biển làm cá chết hàng loạt nổi trắng xóa ven biển các tỉnh bắc Trung Bộ.
Sau khi Formosa nhận lỗi, chính phủ nhận tiền thì người dân vẫn tiếp tục nhận thảm họa.
- Linh mục Đặng Hữu Nam
Kể từ khi thảm họa ập đến những vùng quê vốn yên bình, người dân mất đi kế sinh nhai vì lượng cá còn lại rất ít, vả lại bị mang tiếng là cá vùng ô nhiễm nên mang bán chẳng được bao nhiêu tiền. Giá thành có khi sút chỉ còn ¼ giá cũ. Hàng ngàn người cũng vì vậy mà phải bỏ xứ đi lên thành phố xin làm công nhân hay đi tha hương nơi xứ người với cái mác “xuất khẩu lao động”. Bộ Lao động Thương binh Xã hội đưa ra số liệu thống kê cho thấy hơn 40.000 người dọc 4 tỉnh bắc Trung bộ bị tác động trực triếp và trên khắp cả nước khoảng 250.000 người chịu ảnh hường từ thảm họa môi trường Formosa.
Trước đây, khách du lịch rầm rộ đua nhau về đây tắm biển, ngắm cảnh thì bây giờ bãi biển người dân mô tả “như chùa bà đanh”. Trước đây cũng vì du lịch phát triển nên nhiều hộ ăn nên làm ra với những nhà hàng hải sản ven biển. Nhưng bây giờ “nhà hàng của chúng tôi như đang chết dần chết mòn”, chị Mai Ngọc Kỳ, chủ một tiệm ăn hải sản bày tỏ. Hay anh Nguyễn Việt Long, một người chuyên buôn bán hải sản cho biết “cứ tình hình này nhà tôi đến phá sản mất thôi”.
Trước sự nổi dậy phản đối trong dân chúng, tháng 7 năm ngoái nhà máy Formosa đã bồi thường cho những người dân chịu thiệt hại khoản tiền 500 triệu đô la và giao khoản tiền này cho chính phủ. Tuy nhiên, nỗi uất hận vì mất biển, mất sinh kế chưa nguôi, nay thêm sự bất minh bạch của chính quyền trong công tác bồi thường thiệt hại, đã khiến hàng loạt các cuộc biểu tình nổi lên trong dân chúng. Linh mục Đặng Hữu Nam, một người đã nhiều lần đồng hành cùng người dân đi khiếu kiện, biểu tình đòi lại công bằng, cho chúng tôi biết:
Suốt 3 tháng đấu tranh của người dân yêu cầu nước sạch cho cá và minh bạch cho dân, nhà cầm quyền đã bao che cho Formosa, đổ lỗi cho ông giời và con người cũng như đàn áp người dân biểu tình một cách tàn ác. Sau khi Formosa nhận lỗi, chính phủ nhận tiền thì người dân vẫn tiếp tục nhận thảm họa. Nhà cầm quyền hứa sẽ chi trả khoản 500 triệu đô la sớm nhất đến tay người dân nhưng cuối cùng những đồng tiền đó cũng không đến được tay người dân.
Anh Peter Trần Sáng lại cho rằng thực chất người dân biểu tình không phải vì những đồng tiền bồi thường mà do họ quá bất mãn với sự trắng trợn của nhà cầm quyền:
Những người được nhận đó thì có những người là bà con của lãnh đạo xã, nhà cầm quyền, họ không phải là người đi đánh bắt cá, họ chỉ bán cá ở ngoài chợ. Rồi họ cũng đổi nghề nghiệp để lấy số tiền bồi thường đó. Còn những người đi đánh cá thì không được nhận bồi thường.
Biển chết, dân thất nghiệp
000_9U46E-400.jpg
Chính phủ Hà Nội hiện tại đã thông báo rằng biển đã sạch trở lại và người dân có thể tiếp tục cuộc sống thường nhật trước kia. Tuy nhiên nhiều ngư dân cho biết nguồn cá dồi dào trước kia nay đã không còn nữa, thay vào đó chỉ còn lác đác một vài con. Anh Hòa cùng hai ngư dân khác lặn lội trên biển cả ngày trời mà không kiếm chung nhau nổi một chậu cá. Khoản bồi thường hơn 17 triệu đồng liệu nuôi sống anh và gia đình được bao nhiêu ngày?
Anh Báu, một ngư dân ở Nghệ An, cho biết tác động của thảm họa này đến đời sống người dân khu xóm anh:
Cá mực câu về giảm hẳn đi rất nhiều. Họ có nuôi con hào nhưng bị chết rất nhiều. Trước kia được 10 thì giờ chỉ được 3,4, không đủ tiền chi phí người dân bỏ ra. Giờ nghề biển không làm được cũng dẫn đến nợ nần chồng chất. Ví dụ một con tàu người ta đóng hết 5,6 tỷ nhưng bây giờ dân hoang mang không biết kiếm tiền ở đâu mà trả.
Hiện nay người dân không có việc làm. Biển cả đi đánh bắt về không ai mua để ăn vì cũng sợ cho nên mất việc hoàn toàn, thất nghiệp.
- Một ngư dân

Một ngư dân khác ở Thạch Bằng, Lộc Hà, Hà Tĩnh cho biết rằng hiện nay gia đình anh phải đi vay mượn từng đồng sống qua ngày:
Hiện nay người dân không có việc làm. Biển cả đi đánh bắt về không ai mua để ăn vì cũng sợ cho nên mất việc hoàn toàn, thất nghiệp. Nói chung, người đi biển cũng như người buôn bán tại chợ đi các tỉnh thì hiện nay đang bị thất nghiệp. Thời gian vừa qua có nguy cơ ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân. Bây giờ người dân trông chờ ở biển, trông chờ đi chợ, buôn bán… Các ngành nghề bị ‘dập tắt’ tất cả nên có nguy cơ dẫn đến tình trạng chết đói.
Đầu tháng 4 vừa rồi Chính phủ báo rằng trong số 53 vi phạm của Formosa được cơ quan chức năng Việt Nam nêu ra sau khi xảy ra thàm họa môi trường, thì đã khắc phục được 52 lỗi, chỉ còn một lỗi duy nhất là chuyển từ dập cốc ướt sang dập cốc khô dự tính sẽ hoàn thành vào năm 2019. Tuy hiện tại chưa hoàn thành nhưng đoàn công tác của Bộ Tài nguyên Môi trường đến Formosa gần đây cho biết sẽ kiến nghị Chính phủ cho lò cao số 1 trở lại hoạt động trong năm nay. Điều này lại một lần nữa gây hoang mang trong dân chúng vì e sợ rằng Formosa lại một lần nữa bức tử môi trường biển. Linh mục Nguyễn Thanh Tịnh từng đưa ra nhận xét rằng “Nếu Nhà nước cho Formosa hoạt động trở lại khi chưa hoàn thành công tác chuyển dập cốc là vô trách nhiệm”.
Formosa đã hứa hẹn sẽ đầu tư thêm 350 triệu đô la để sửa chữa nhà máy, hi vọng có thể hoạt động lại trong năm nay.
Tháng Hai vừa rồi chính phủ Hà Nội đã tuyên bố sẽ không cấp phép cho những dự án có rủi ro ô nhiễm môi trường cao. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng từng yêu cầu Bộ Tài Nguyên Môi trường phải củng cố lại các điều luật và siết chặt hơn nữa quá trình thanh tra, rà soát các dự án trong giai đoạn đầu tư và xây dựng.

Lấy đất nông dân cho các công ty thương mại là không thỏa đáng

Kính Hòa, phóng viên RFA 2017-04-19 
Hơn 150 nông dân biểu tình bên ngoài văn phòng Quốc hội tại Hà Nội hôm 16/1/2007 do chính quyền địa phương  thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây tịch thu ruộng đất của họ vào cuối năm 2005 nhưng không bồi thường thỏa đáng.
Hơn 150 nông dân biểu tình bên ngoài văn phòng Quốc hội tại Hà Nội hôm 16/1/2007 do chính quyền địa phương thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây tịch thu ruộng đất của họ vào cuối năm 2005 nhưng không bồi thường thỏa đáng.  AFP photo
Cuộc khủng hoảng tại Đồng Tâm, Mỹ Đức Hà Nội, liên quan đến việc thu hồi đất đai nông nghiệp để giao cho các doanh nghiệp kinh doanh. Việc thu hồi đất đai như vậy, không phải diễn ra lần đầu tiên tại Việt Nam, và diễn ra rộng khắp trên cả nước. Có thể kể ra những vụ tiêu biểu như Văn Giang, Đông Anh, Trịnh Nguyễn, Tiên Lãng,… Ngoài ra tại các cơ quan của đảng cộng sản và chính quyền trung ương ở thủ đô Hà Nội, người ta thấy sự có mặt thường xuyên của những đoàn nông dân mất đất khắp nơi trên cả nước tụ tập về để kêu oan.
Chúng tôi xin trích ý kiến của bà Phạm Chi Lan, một chuyên viên kinh tế xung quanh những vấn đề đất đai nông nghiệp tại Việt Nam. Bà Phạm Chi Lan từng làm phó chủ tịch phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, thành viên ban nghiên cứu của thủ tướng Võ Văn Kiệt.
Cuộc trao đổi với chúng tôi diễn ra 10 ngày trước khi bùng nổ cuộc khủng hoảng Đồng Tâm.
Đề nghị sở hữu tư nhân bị từ chối
Cho đến hiện nay đất đai tại Việt Nam, theo nguyên tắc cộng sản công hữu về tư liệu sản xuất, là thuộc về toàn dân. Người dân chỉ có một quyền gọi là quyền sử dụng đất.
Các vấn đề tranh chấp đất đai, nhất là đất nông nghiệp, bắt đầu nảy sinh từ khi Việt Nam chấp nhận cơ chế thị trường. Một trong những lý do nảy sinh tranh chấp là quyền sở hữu đất đai là của toàn dân do nhà nước đại diện, nhưng trên thực tế có nhiều thành phần khác nhau trong xã hội khai thác đất đai.
Vì lý do này vào năm 2013, một số trí thức và chuyên gia Việt Nam đã đề nghị nhà nước Việt Nam thay đổi luật đất đai với sự công nhận nhiều loại sở hữu khác nhau, trong đó có sở hữu tư nhân. Bà Phạm Chi Lan là một trong số những người đề nghị đó:
Chúng tôi kiến nghị trước hết là cho nông dân, để cho người nông dân họ được sở hữu mảnh ruộng của họ hơn là chỉ có quyền sử dụng đất.
- Bà Phạm Chi Lan
Chúng tôi kiến nghị trước hết là cho nông dân, để cho người nông dân họ được sở hữu mảnh ruộng của họ hơn là chỉ có quyền sử dụng đất. Mà quyền sử dụng đất đó tuy luật pháp giao cho nhiều quyền, nhưng nó khá mong manh, ở chổ là nhà nước vẫn giữ cái quyền thu hồi đất. Mà quyền thu hồi đất đó được thực hiện ở tới bốn cấp khác nhau, trong đó có cả cấp xã. Tức là ở cấp cơ sở người ta có thể thực hiện một cách rất là tùy tiện, chứ không đúng theo yêu cầu của luật, mà luật thì để ra một phạm vi quá rộng những tình huống mà nhà nước có thể thu hồi lại đất. Thành ra nó cho người nông dân được quyền sử dụng đất nhưng người ta cũng cảm thấy rất mong manh.
Trong vụ khủng hoảng về đất đai mới nhất là Đồng Tâm, căn cứ theo những dữ liệu được báo chí chính thống Việt Nam nêu ra từ năm 2014 đến nay, có hai vấn đề gây nên khủng hoảng: thứ nhất là quyền sử dụng đất đã rất không rõ ràng giữa đất của quốc phòng và đất nông nghiệp giao cho nông dân sử dụng, thứ hai là việc lạm dụng quyền lực của các viên chức cấp xã và cấp huyện trong vấn đề phân chia quyền sử dụng đất.
Bà Phạm Chi Lan cho rằng cần hạn chế quyền của nhà nước trong việc thu hồi quyền sử dụng đất của người:
Cá nhân tôi rất muốn gỡ bỏ điều trong luật hiện nay nói là nhà nước, trong những lý do thu hồi đất, thì có lý do là những dự án phát triển kinh tế xã hội khác, vì cái đó nó quá rộng, không làm rõ các dữ liệu khác nhau nên dẫn tới tình trạng thu hồi đất thuần nông của dân rồi giao cho một ông doanh nghiệp khác để làm. Người dân được đền bù một thì đối với ông doanh nghiệp giá đất sau đó có thể lên đến cả trăm lần. Từ đó gây nên những chuyện khiếu kiện đất đai tràn lan ở Việt Nam. Chuyện đất đai trở thành một trong những cái bất công nhất ở Việt Nam hiện nay.”
Tại sao giao lấy đất của dân cho mục tiêu thương mại cá nhân?
000_9C9TZ-400.jpg
Nông dân ngồi trên một khu đất nông nghiệp đã biến thành dự án khu dân cư ở ngoại thành Hà Nội hôm 4/4/2016. AFP photo
Chuyện các cá nhân hay công ty thu lợi từ đất đai nông nghiệp chuyển mục đích sử dụng sang xây cất nhà cửa thường xảy ra ở những khu vực ven thành phố lớn, nơi đang chứng kiến một quá trình đô thị hóa rất nhanh chóng của Việt Nam.
Ngoài ra còn có các khu công nghiệp, các công ty xây nhà máy, khu vui chơi, cũng thu lợi từ việc lấy đất giá rẻ của nông dân qua bàn tay nhà nước, như trường hợp dự án Eco park ở Hải Dương, sân golf Đông Anh, dự án Viettel tại Đồng Tâm, đều dẫn đến những xung đột mà trong đó lực lượng chức năng của nhà nước giúp các nhà kinh doanh lấy đất.
Nhưng trong luật đất đai của Việt Nam lại có nêu ra rằng nhà nước sẽ thu hồi đất của dân vì những dự án phát triển kinh tế xã hội.
Bà Phạm Chi Lan cho rằng người dân Việt Nam sẳn sàng hiến đất của mình để xây dựng các căn cứ quân sự bảo vệ quốc gia, xây trường học, cầu đường, nhưng nếu chỉ là mục đích thương mại thì chuyện trưng dụng đất của người dân là không thỏa đáng:
Sự lạm dụng nhiều nhất, tức là nhân danh dự án kinh tế xã hội thì người ta làm là có thể nhà nước đứng ra thu hồi đất.
- Bà Phạm Chi Lan
“Cái đó nó gây ra sự lạm dụng nhiều nhất, tức là nhân danh dự án kinh tế xã hội thì người ta làm là có thể nhà nước đứng ra thu hồi đất nhưng lại giao cho một tư nhân khác, một tư nhân, hoặc một cơ sở của nhà nước, nhưng làm cái dự án mới hoàn toàn mang tính chất thương mại, chứ không phải mục đích công ích phục vụ công cộng.”
Bà Phạm Chi Lan nói rằng ngay cả khi Việt Nam công nhận quyền tư hữu về đất đai thì nhà nước cũng có quyền giữ cho mình quyền thu hồi đất của dân như tất cả những quốc gia khác, nhưng với điều kiện việc thu hồi đó phải thực sự là dùng vào mục đích công cộng.
Đề nghị của bà Phạm Chi Lan và các trí thức Việt Nam vào năm 2013 đã không được chấp nhận, và luật đất đai của Việt Nam cũng như hiến pháp 2013 sửa đổi chỉ công nhận một quyền sở hữu duy nhất là sở hữu nhà nước về đất đai.
Nhưng bà Phạm Chi Lan cho rằng nhiều chuyển biến lớn đã xảy ra từ năm 2013 đến nay đã khiến cho nhà nước Việt Nam bắt đầu có sự điều chỉnh, như mới đây chính phủ cho phép nghiên cứu để nới rộng quyền được canh tác trên diện tích lớn hơn của nông dân. Ngoài ra còn có quyền tài sản được bao gồm quyền sử dụng đất:
Bộ luật dân sự Việt Nam được quốc hội Việt Nam thông qua vào tháng 11 năm 2015, có điều luật về quyền tài sản. Trong quyền tài sản có ghi quyền sử dụng đất cũng được coi là quyền tài sản. Coi quyền sử dụng đất là quyền tài sản và đưa vào luật đất đai là một mức độ công nhận cao hơn rất nhiều so với người có quyền sử dụng đất rồi. Quyền tài sản theo luật định lại là quyền bất khả xâm phạm. Có nghĩa là nếu sau này nhà nước muốn thu hồi đất thì phải có đền bù cho người dân theo cái cách là bù lại tài sản cho người ta, chứ không phải trưng dụng thu hồi như cơ chế trước đây nữa.”
Trong tình trạng luật pháp hiện nay, bà Phạm Chi Lan cho rằng nhà nước vẫn có quyền giữ lại đất đai để có thể sử dụng cho những chương trình, dự án của đất nước:
Nhưng giữ lại như thế nào thì phải thật minh bạch, phải hỏi ý kiến người dân trước khi lấy lại cho một mục đích gì đó. Rất minh bạch trong cơ chế thi hành thì mới có thể được. Cái gây ra bất bình lâu nay là nó không minh bạch, không dân chủ trong quá trình lấy lại, gây ra uất ức, cảm thấy oan ức cho những người bị thu hồi đất. Nó đem lại lợi ích cho một nhóm nhỏ, thậm chí một cá nhân, một công ty tư nhân nào đó chứ không phải cho lợi ích chung của cộng đồng.”
Trong trường hợp giải tỏa thu hồi đất đai ở làng Trịnh Nguyễn, dân chúng đã bất bình vì mặc dù nhà máy của tư nhân được xem là dùng để xử lý nước thải bảo vệ môi trường, nhưng lại sử dụng vùng đất màu mỡ của nông dân, và người nông dân cũng lo ngại nhà máy đó gây ra ô nhiễm cho đời sống của họ nên họ đã phản đối.
Trong trường hợp xã Đồng Tâm hiện nay, theo số liệu của báo chí Việt Nam, mỗi người dân chỉ có 230m2 đất trồng lúa và 134m2 đất trồng hoa màu, cho nên họ rất không đồng ý khi có hàng chục hectare đất lại được giao cho một công ty dù là của nhà nước như Viettel, nhưng lại là một công ty thương mại.

Cưỡng chế đất bằng vòi rồng, bắt 11 người dân

RFA 2017-04-19  
Cơ quan chức năng dùng vòi rồng để cưỡng chế đất tại tỉnh Lai Châu hôm 19/4/2017.
 Cơ quan chức năng dùng vòi rồng để cưỡng chế đất tại tỉnh Lai Châu hôm 19/4/2017.  Photo courtesy of baonhandan
11 người dân bị bắt giữ trong một vụ cưỡng chế đất tại Lai Châu vào sáng thứ Ba, ngày 18 tháng Tư.
Báo giới trong nước đưa tin trong ngày 19 tháng Tư cho biết Ủy ban Nhân dân tỉnh Lai Châu ra quyết định tiến hành cưỡng chế đối với 4 gia đình, đang cư ngụ tại tổ dân phố số 23, tại phường Đông Phong, thành phố Lai Châu do lấn chiếm hơn 60 mét vuông đất của một gia đình hàng xóm và lấn chiếm gần 1000 mét vuông đất công thuộc dự án đã thu hồi, hiện thuộc sự quản lý của Ủy ban Nhân dân phường Đông Phong.
11 thành viên của năm gia đình vừa nêu bị bắt giữ trong vụ cưỡng chế đất diễn ra vào sáng ngày 18 tháng Tư vì bị cáo buộc chống người thi hành công vụ, làm cho hơn chục người của lực lượng cưỡng chế bị thương.
Ngoài thông tin do truyền thông Nhà nước loan đi như vừa nêu, vào ngày 18 tháng tư một video clip về vụ cưỡng chế được đưa lên mạng xã hội cho thấy cảnh cơ quan chức năng dùng vòi rồng để tiến hành biện pháp cưỡng chế; trong khi có tiếng phản đối của người trong cuộc.

'Ta' nhất định… thua! Thiên Hạ Luận Theo VOA-19/04/2017

Thiên Hạ Luận 
Theo VOA-19/04/2017 
Hình ảnh vụ đối mặt giữa dân và công an tại Đồng Tâm.

Trân Văn
Tuy sự kiện Đồng Tâm vẫn chưa ngã ngũ nhưng xét về mặt chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam đang đi từ thất bại này đến thất bại khác...

Bởi bất tín nên bất tin

Thất bại đầu tiên là dù có một núi qui định và một chuỗi cơ quan đảm trách vai trò tiếp nhận - giải quyết các khiếu nại – tố cáo, trải đều từ địa phương đến trung ương nhưng dân chúng xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội vẫn rào làng, bắt giữ 38 người, vừa cảnh sát cơ động, vừa công an, viên chức địa phương làm con tin,… đòi phải giải quyết minh bạch các khiếu nại – tố cáo của họ. Điều đó cho thấy, tất cả những cơ quan vừa kể hoạt động không hiệu quả.
Sự kiện Đồng Tâm góp thêm một bằng chứng nữa cho thấy, những tuyên bố, cam kết tạo lập, vận hành một “chính quyền của dân, do dân, vì dân”, theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” chỉ là khẩu hiệu. Chẳng khẩu hiệu nào có thể duy trì “trật tự, trị an” để tập hợp các nguồn lực “xây dựng xã hội, công bằng, dân chủ, văn minh”. Đó là thất bại thứ hai.
Trong sự kiện Đồng Tâm, dư luận cả trong lẫn ngoài Việt Nam – rất nhất quán khi nhận định, hệ thống công quyền Việt Nam “mị dân” và “khi dân”.
Không phải tự nhiên mà Giáo sư Tương Lai, cựu Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, cựu Tổng Biên tập Tạp chí Xã hội học, thành viên trong nhóm tư vấn cho hai đời Thủ tướng Việt Nam (Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải), cảnh báo công chúng qua VOA: “Sẽ còn nhiều ‘lươn lẹo’, ‘mưu mẹo’ trong vụ Đồng Tâm”. Cũng không phải tự nhiên mà có hơn 1.000 người chọn “like” và 360 người chia sẻ cảnh báo đó của Giáo sư Tương Lai từ trang facebook của VOA Việt ngữ.
Cảnh báo của Giáo sư Tương Lai qua VOA được gửi ra ngày 17 tháng 4 và ngày 18 tháng 4, hệ thống công quyền Việt Nam minh định, cảnh báo ấy có… giá trị thực tế.
Sau khi dân chúng xã Đồng Tâm phóng thích 15 cảnh sát cơ động, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội và Công an thành phố Hà Nội họp báo, thông báo, yêu cầu của dân chúng Đồng Tâm (xem lại việc biến “đất nông nghiệp” thành “đất quốc phòng” rồi tổ chức “cưỡng chế, thu hồi”) “không có cơ sở để xem xét.”
Một Phó Giám đốc của Công an thành phố Hà Nội nói thêm, xã Đồng Tâm có tới ba vụ án đã được khởi tố. Ngoài chuyện Công an thành phố Hà Nội khởi tố vụ án “gây rối trật tự công cộng”, còn có Cục Điều tra Hình sự của Bộ Quốc phòng khởi tố vụ án “chống người thi hành công vụ” và vụ án “vi phạm các quy định về sử dụng đất đai”. Trong lịch sử tư pháp Việt Nam, hình như chưa bao giờ các cơ quan điều tra của cả công an lẫn quân đội thi nhau khởi tố, chia nhau cùng điều tra về một nhóm “đối tượng” như vậy!

“Đối thoại” – một mơ ước viển vông?

Trong sự kiện Đồng Tâm, một số viên chức hữu trách nhiều lần nhắc đến “đối thoại”. Nhiều facebooker cũng bày tỏ hy vọng sẽ có “đối thoại” giữa đại diện chính quyền và dân chúng Đồng Tâm. Sau khi vào Đồng Tâm trò chuyện với những người dân đang tử thủ, một phóng viên của báo điện tử VnExpress tên là Bảo Hà cũng nhấn mạnh, dân chúng Đồng Tâm đang chờ đợi “một cuộc đối thoại thực sự công khai”. Cô khẳng định, dân chúng Đồng Tâm muốn nói và mong được “lắng nghe”
Hệ thống công quyền có muốn “đối thoại”, có muốn “lắng nghe” không? Đến nay, câu trả lời vẫn là không!
Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội và Công an thành phố Hà Nội mới khẳng định, cưỡng chế, thu hồi đất là đúng. Đất mà hệ thống công quyền tổ chức cưỡng chế thu hồi không phải “đất nông nghiệp” mà là “đất quốc phòng”, dứt khoát phải thu hồi để giao cho Viettel – một tập đoàn viễn thông thuộc Bộ Quốc phòng, thực hiện một… “dự án quốc phòng”.
Dù sao cũng phải… thông cảm với hệ thống công quyền, “một cuộc đối thoại thực sự công khai” sẽ rất khó để giải đáp thỏa đáng những thắc mắc kiểu như cụ Lê Đình Kình, 82 tuổi – nhân vật được xem là người đại diện cho dân chúng xã Đồng Tâm, từng nêu ra khi “đối thoại” với các viên chức hữu trách, các sĩ quan quân đội hồi cuối năm ngoái: Tại sao lại thu hồi, không bồi thường, rồi bỏ hoang hàng trăm héc ta “đất quốc phòng”, mặc cho một đơn vị quân đội “phát canh, thu tô” trong hàng chục năm? Tại sao đã từng bàn giao một phần trong số 350 héc ta “đất quốc phòng” cho chính quyền địa phương, tạo điều kiện cho nhiều viên chức nhân danh “hoàn trả” để kiếm chác, nay lại đột nhiên “cưỡng chế, thu hồi” tiếp?
Chẳng lẽ lại trả lời: Không khoác danh nghĩa “đất quốc phòng”, làm sao có thể “cưỡng chế, thu hồi” mà không cần thương lượng về mức bồi thường sao cho thỏa đáng? Đã không thể trả lời thì tổ chức “một cuộc đối thoại thực sự công khai” để làm gì?
Tuy hệ thống công quyền cương quyết không tiết lộ “dự án quốc phòng” mà Viettel sẽ thực hiện trên “đất quốc phòng” ở xã Đồng Tâm là gì nhưng dường như đã hiểu rất sâu về các “dự án quốc phòng” trên “đất quốc phòng”, hàng trăm người sử dụng Internet tại Việt Nam đã thử search trên Google và họ tìm thấy một tin cũ trên báo điện tử VnExpress hồi tháng 11 năm 2011: Bộ Quốc phòng đề nghị chuyển 176 héc ta trong số 300 héc ta đã thu hồi của dân xã Đồng Tâm hồi thập niên 1960 làm sân golf để “luyện tập thể thao, giao lưu và đối ngoại quân sự.”
Có lẽ cũng cần nhắc lại rằng, vì Bộ Quốc phòng Việt Nam rất kiên định với mục tiêu “luyện tập thể thao, giao lưu và đối ngoại quân sự”, khăng khăng thủ giữ 157 héc ta đất ở phía Bắc phi trường Tân Sơn Nhất làm sân golf 18 lỗ, do không còn chỗ để mở rộng, hệ thống công quyền Việt Nam đã quyết định đi vay 15,8 tỉ Mỹ kim để xây dựng một phi trường quốc tế ở Long Thành – Đồng Nai.
Liệu lợi ích của 6.000 dân Mỹ Đức có lớn bằng lợi ích của 100 triệu dân Việt? Chắc chắn là không. Tù khi “trung với Đảng” trở thành tiêu chí hàng đầu của quân đội nhân dân Việt Nam, các “dự án quốc phòng” luôn được ủng hộ để thực thi bằng mọi giá.
Ở cuộc họp báo do Ban Tuyên giáo Thành ủy thành phố Hà Nội và Công an thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức về sự kiện Đồng Tâm, Thiếu tướng Bạch Thành Định, tuyên bố “sẽ nghiêm trị những kẻ chủ mưu, những người cầm đầu, xuyên tạc sự thật để kích động gây rối nhưng sẽ khoan hồng với những người có ý thức khắc phục hậu quả”. Một facebooker tên là Nguyễn Lân Thắng nhắn ông Định nên nói năng cẩn trọng, tuy đã phóng thích 15 song dân chúng Đồng Tâm vẫn còn cầm giữ 21 người, thành ra “phát biểu linh tinh, doạ dẫm, dân nổi điên thì 21 gia đình sẽ nhè đầu ông mà nã đấy”.

Có thể thắng bất cần nhân tâm?

Thất bại cuối cùng và cũng là thất bại lớn nhất, dường như hệ thống công quyền Việt Nam không nhận ra mình đã thất bại.
Đến nay, các viên chức hữu trách vẫn khăng khăng khẳng định, việc trả tự do cho bốn người dân Đồng Tâm, bị bắt ngày 15 tháng 4 với cáo buộc “gây rối trật tự công cộng” không phải là “thỏa hiệp” để “trao đổi” 15 cảnh sát cơ động, cho dù 15 cảnh sát cơ động này chỉ có thể trình diện thượng cấp sau khi bốn người dân Đồng Tâm đã về với gia đình của họ. Tướng Định khẳng định, sở dĩ Công an Hà Nội “thay đổi biện pháp ngăn chặn” (cho tại ngoại) vì cả bốn “đã nhận thức được hành vi sai trái của mình”.
Dẫu tướng Định khẳng định như thế thì vẫn chẳng có gì là chắc.
Trong cuộc họp báo ngày 18 tháng 4, cả Ban Tuyên giáo Thành ủy thành phố Hà Nội lẫn Công an thành phố Hà Nội, cùng cáo buộc: “Đáng chú ý từ giữa tháng 2 năm 2017 đến nay, khi Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel tổ chức triển khai việc thi công dự án A1 thì số công dân khiếu kiện tại địa bàn tổ chức nhiều hoạt động gây mất an ninh tại địa bàn và khu vực đất quốc phòng đó với tính chất phức tạp ngày càng tăng.”
Hồi tháng 2 năm 2017, báo Nhân Dân viết khác. Trong bài “Luồng gió mới ở Đồng Tâm”, báo Nhân Dân bảo rằng: “Bộ máy chính quyền, đoàn thể ở xã Đồng Tâm hoạt động ổn định và từng bước được nhân dân tín nhiệm, ủng hộ. Đây là nền tảng quan trọng để địa phương phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế - xã hội trong năm 2017”. Tờ báo này còn dự đoán: “Xã Đồng Tâm sẽ phát triển vượt bậc. Trước mắt, xã quyết tâm hoàn thành nhanh chóng công tác dồn điền đổi thửa để tiếp tục đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân!”
Giữa lúc các viên chức hữu trách thề sẽ “nghiêm trị” những người dính líu đến sự kiện Đồng Tâm thì một số facebooker nêu ra một nhận định mới, với hy vọng có thể giải thích tại sao cảnh sát cơ động – vốn được tuyển chọn, huấn luyện, trả lương để trấn áp, chống bạo động lại bị dân chúng cầm giữ nhiều đến khó ngờ như thế.
Facebooker Nguyễn Thông cho rằng, hình như đã qua cái thời “bảo đi là đi, bảo đánh là thắng nữa” nên cảnh sát cơ động “ngoan ngoãn để dân bắt”, tránh chuyện phải “đánh nhau với dân”. Facebooker vốn là nhà báo đã nghỉ hưu này tin rằng, đó là “mối lo khó nói” của giới cầm quyền, khi “người lính lăn tăn” về chuyện “trong tay cầm khẩu súng dài, ngắm đi ngắm lại bắn ai thế này”.
Không phải ai cũng đồng tình với nhận định đó. Một facebooker tên là Phạm Hưng cho rằng, những video clip ghi lại cảnh xung đột giữa công an với công dân xã Đồng Tâm cho thấy, cảnh sát không đầu hàng, không ngoan ngoãn thì khó mà lường được chuyện gì sẽ xảy ra vì dân chúng đang phẫn nộ do mất nhà, mất đất. Theo facebooker Phạm Hưng, “còn quá sớm để khen những cảnh sát, công an bị bắt đứng về phía nào”.
Trong cuộc tranh luận về nội dung vừa kể, facebooker Phạm Hưng là thiểu số. Facebooker Binh Thanh cũng tin rằng: Nếu mệnh lệnh chỉ phục vụ lợi ích của một số nhóm, không phục vụ cho lợi ích của nhân dân thì cảnh sát cơ động “ngoan ngoãn" trong vòng tay của nhân dân là chuyện tất nhiên…
Chưa rõ ai đúng ai sai nhưng chắc chắn những video clip ghi lại các cuộc phản kháng càng ngày càng nhiều, theo thời gian càng lúc càng dữ dội, không chỉ riêng ở Đồng Tâm, cũng như sự cuồng nộ càng lúc càng cao của đủ mọi giới, chắc chắn sẽ khiến các thành viên của lực lượng vũ trang và thân nhân của họ phải suy tư nhiều hơn về thân phận của mình.