Tuesday, July 5, 2016

Lỗ hổng nào giúp hướng dẫn viên TQ hoạt động chui ở VN?

Sau khi xuất hiện clip ghi lại cảnh hướng dẫn viên du lịch (HDV) Trung Quốc hoạt động chui, giới thiệu thông tin lịch sử sai lệch đến du khách nước này tại các điểm du lịch ở Đà Nẵng, Khánh Hòa, Tổng cục Du lịch và chính quyền các địa phương đã đưa ra các biện pháp xử lý. Tuy nhiên, giải pháp căn cơ không chỉ là thắt chặt quản lý mà còn là tìm kiếm và bịt lại các lỗ hổng trong Luật Du lịch.


Thiếu sự phối hợp

Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online qua điện thoại, ông Lưu Đức Kế, Tổng giám đốc Công ty lữ hành Hanoitourist cho rằng, lỗ hổng đầu tiên nằm ở sự thiếu phối hợp giữa các cơ quan ban ngành. Không chỉ có HDV Trung Quốc, cả HDV Đài Loan, Hàn Quốc cũng công khai hoạt động tại nhiều điểm du lịch trên cả nước từ nhiều năm nay. Thực trạng là như thế nhưng chỉ đến khi có clip HDV Trung Quốc giới thiệu sai lệch các thông tin lịch sử, văn hóa Việt Nam, các cơ quan quản lý mới vào cuộc một cách gắt gao.

Ông Kế cho rằng, từ trước đến nay, việc kiểm soát hướng dẫn viên chỉ do ngành du lịch làm, trong khi đây là vấn đề liên quan đến xuất nhập cảnh, quản lý lao động nước ngoài.

Theo ông Kế, Luật Du lịch hiện nay khá “thoáng” khi cho phép khách nước ngoài đi theo đoàn vào Việt Nam chỉ phải mua dịch vụ từng phần mà không bắt buộc phải mua tour trọn gói. Quy định này tạo điều kiện thuận tiện cho du khách nhưng lại là kẽ hở cho các đối tượng lợi dụng nhập cảnh vào Việt Nam lao động trái phép theo visa du lịch.

“Phải có sự phối hợp với cơ quan xuất nhập cảnh. Cơ quan này phải áp dụng kiểm soát khách ngay tại cửa khẩu sân bay. Ví dụ như ở Mỹ, dù bạn có visa nhập cảnh nhiều lần nhưng khi đến, họ vẫn hỏi đi du lịch ở đâu, đặt khách sạn nào. Nếu không làm rõ được thông tin này, họ sẽ đề nghị mua các dịch vụ du lịch rồi mới cho vào, nếu không sẽ từ chối nhập cảnh”, ông Kế giải thích.

Đồng tình với quan điểm trên, ông Nguyễn Văn Thành, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội du lịch Nha Trang - Khánh Hòa cũng cho hay, tình trạng HDV nước ngoài hoạt động “chui” tồn tại từ nhiều năm nay ở Khánh Hòa, nhưng các cơ quan dường như đã buông lỏng công tác quản lý.

“Đây không đơn thuần là trách nhiệm của ngành du lịch mà còn cả các cơ quan xuất nhập cảnh, cơ quan quản lý lao động. Bởi lẽ, nhân sự ngành du lịch ở mỗi địa phương hiện còn khá mỏng, không đủ sức kiểm soát được hết lượng khách Trung Quốc. Những HDV chui này khi nhập cảnh vào Việt Nam rồi thì giả dạng làm du khách bình thường hay trưởng đoàn du lịch, nếu không có clip chứng minh họ đang làm HDV thì khó mà xử phạt. Vậy tại sao không kiểm soát ngay từ lúc nhập cảnh vào?”, ông Thành đặt câu hỏi.

Tiêu chuẩn hướng dẫn viên Việt Nam còn khắt khe

Lỗ hổng thứ hai nằm ở chỗ nguồn lực HDV biết tiếng Hoa ở nhiều địa phương chưa đáp ứng được nhu cầu lớn từ khách Trung Quốc.

Theo ông Thành, hầu hết du khách Trung Quốc đến Việt Nam không sử dụng được tiếng Anh nên cần hướng dẫn viên tiếng Hoa đi theo trong suốt thời gian lưu lại Nha Trang. Trong khi đó, tính đến thời điểm hiện tại, ở Nha Trang chỉ có 10 HDV tiếng Hoa được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Khánh Hòa cấp thẻ HDV quốc tế. Các công ty du lịch và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch tại Khánh Hòa đã phải tuyển thêm hướng dẫn viên tiếng Hoa từ các địa phương khác nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu.

“Không phải công ty du lịch Trung Quốc nào cũng làm ăn không đàng hoàng, họ cũng cần HDV tiếng Hoa để đúng với luật pháp Việt Nam và khách hàng của họ hưởng dịch vụ tốt nhưng thật sự là không hề dễ. Với số lượng khách Trung Quốc hiện nay, Khánh Hòa phải cần thêm 500 HDV”, ông Thành nhận định.

Tình trạng thiếu HDV tiếng Hoa nói trên được cho là xuất phát từ quy định của Luật Du lịch ban hành năm 2005, trong đó quy định HDV quốc tế phải có bằng đại học. Thực tế, theo ông Thành, có nhiều lao động khả năng tiếng Hoa tốt, công ty lữ hành muốn thuê về làm HDV nhưng lại bị kẹt ở tấm bằng đại học.

Ông Thành cho rằng, tình hình HDV Trung Quốc hoạt động chui khó mà chấn chỉnh được với các quy định cấp thẻ HDV hiện hành, đồng thời đề xuất ngành du lịch nên chữa cháy bằng cách tạm thời bỏ qua tiêu chuẩn phải tốt nghiệp cử nhân mà chấp nhận những lao động biết tiếng Hoa.

“Sở Du lịch hay Hiệp hội Du lịch tổ chức lớp đào tạo kỹ năng cho những trường hợp này rồi xét cấp thẻ HDV tạm thời. Thẻ này có thể chỉ có hiệu lực trong 3-6 tháng”, ông Thành nêu ý kiến.
Trong 6 tháng đầu năm, lượng khách Trung Quốc đến Việt Nam đạt hơn 1,2 triệu lượt, tăng gần 48% so với cùng kỳ. Khách Trung Quốc chiếm 1/4 tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam.

TP Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa), mỗi ngày ước tính đón khoảng 1.000 khách Trung Quốc. Còn tại Đà Nẵng, chỉ riêng 6 tháng đầu năm, tổng lượng khách Trung Quốc ước đạt gần 212 ngàn lượt, tăng 83% so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện toàn thành phố có 360 hướng dẫn viên tiếng Trung Quốc được thành phố cấp thẻ.

Sở Du lịch Đà Nẵng mới đây đã thông báo, nếu HDV nào phát hiện báo về Sở địa điểm HDV Trung Quốc hoạt động chui, trong vòng 30 phút, cơ quan chức năng sẽ có mặt xử lý. Nếu có bằng chứng cụ thể, đối tượng này sẽ bị trục xuất về nước.

Tổng cục Du lịch cũng đã đề nghị Bộ Công an vào cuộc vụ HDV Trung Quốc xuyên tạc lịch sử, bôi xấu hình ảnh đất nước, con người Việt Nam; đồng thời có văn bản gửi Cục Du lịch Trung Quốc, trao đổi về những hành vi phạm của người Trung Quốc như đốt tiền Việt Nam, sử dụng nhân dân tệ mua hàng hóa, làm HDV du lịch trái phép...
05-07-2016
Theo TBKTSG

Một mớ xe công 'ùn tắc không phải việc chúng mày'

Về dự án xe buýt nhanh 1200 tỷ của Hà Nội, nguyên Giám đốc ban quản lý dự án nói với phóng viên “ùn tắc không phải việc chúng mày”.

Dự án xe buýt nhanh 1.200 tỷ đồng của Hà Nội 10 năm nay chưa thể khai thác. ảnh: Tiền Phong.
Hôm qua, 1 bản tin ngắn nhưng gây tranh luận vô cùng sôi nổi trên các diễn đàn và mạng xã hội, đó là tin “Thanh lý 264 xe công gần 80 tỷ đồng, thu về 390 triệu đồng” được rất nhiều báo đăng tải.

Theo đó, Cục Quản lý Công sản (Bộ Tài chính) cho biết, từ ngày 1/1-17/6/2016, các bộ ngành, cơ quan trung ương đã thực hiện thanh lý 264 xe ô tô công (tổng nguyên giá 79,68 tỷ đồng), với giá trị còn lại 390 triệu đồng. Đồng thời, điều chuyển 20 xe ô tô công cho các cơ quan, địa phương khác có nhu cầu.

Như vậy với 264 chiếc xe công có tổng nguyên giá là 79,68 tỷ đồng, sau thời gian sử dụng và khấu hao, những chiếc xe này được định giá giá trị còn lại là 390 triệu đồng, tính ra trung bình giá trị còn lại của 1 chiếc xe chỉ vào khoảng hơn 1,4 triệu đồng. Đúng là một cái giá gây ngỡ ngàng cho rất nhiều người.

Đa phần người đọc đều cảm thấy… “sốc nặng” trước con số này. Cho dù ông Trần Đức Thắng- Cục trưởng Cục Quản lý công sản đã phải đăng đàn giải thích: “Giá 390 triệu đồng không phải là giá thu về mà là giá trị còn lại của tài sản được định giá trên sổ sách giấy tờ”. Việc bán xe công sẽ phải thông quan đấu giá.

Thật là chuyện “Ba đồng 1 mớ xe công, đem bỏ ngoài đường đồng nát cũng chê” bởi ô tô mà định giá hơn 1,4 triệu đồng/chiếc thì chắc chắn giá trị sử dụng bằng không. Ấy thế nhưng, vấn đề là những chiếc xe “rẻ như bèo” này sau khi đem ra đấu giá sẽ về tay ai, ai sẽ được mua với mức giá nào là một câu chuyện không dễ gì mà người dân biết được.

Một câu chuyện khác cũng gây xôn xao không kém, đó là phản ứng của ông Trần Anh Tú - nguyên Giám đốc Ban Quản lý dự án Đầu tư phát triển giao thông đô thị Hà Nội (hiện chuyển công tác sang làm Phó Tổng Giám đốc Cty TNHH Một thành viên Đường sắt Hà Nội-một công ty lớn sẽ tiếp quản toàn bộ hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội) khi được PV báo Tiền phong phỏng vấn về dự án xe buýt nhanh (BRT) 1.200 tỷ đồng 10 năm nay vẫn chưa đưa được vào khai thác.

Khi PV báo Tiền phong gọi điện đến, ông Tú nói: “Anh chuyển công tác lâu rồi, BRT đ.. gì ”; rồi ông này đề nghị gặp người phụ trách dự án hiện nay. Khi PV tiếp tục đề nghị được gặp gỡ để tìm hiểu những vấn đề của dự án khi ông Tú còn phụ trách thì đoạn đối thoại diễn ra như sau:

“Vấn đề dự án không hiệu quả, ông nghĩ thế nào?

Không hiệu quả, không phải việc của chúng mày. Chúng mày làm báo không có chuyên môn. Chúng mày là cơ quan báo chí hay cơ quan thẩm định?

Ít nhất chúng tôi thấy ngay khả năng ùn tắc, xe buýt nhanh có chạy được đâu?

Ùn tắc không phải việc của chúng mày. Chúng mày là cơ quan báo chứ có phải cơ quan thẩm định, không phải là cơ quan chuyên môn, chuyên ngành. Mày ăn nói lung tung.

Dư luận xã hội quan tâm, các anh có trách nhiệm trả lời chứ?

Dư luận nào. Ăn nói lung tung. Chúng mày mượn báo chí, hay lộng ngôn”.

Than ôi, một quan chức khi trả lời báo chí về một dự án trước kia mình phụ trách mà nói năng vô văn hóa và càn rỡ thế này thì không hiểu ông có đủ tư cách đạo đức để tiếp tục đảm nhận công việc của mình hay không? Dự án 1.200 tỷ đồng, hiệu quả đến đâu mà 10 năm nay chưa thể đưa vào sử dụng, nhà chờ xe buýt phơi nắng phơi mưa, xuống cấp, hoen gỉ. Thế nhưng ông Tú bảo “không hiệu quả không phải việc của chúng mày”, “ùn tắc không phải việc của chúng mày”.

Ô hay, không- phải- việc- của –chúng- mày, thế thì là việc của ai đây? Việc vẽ ra dự án tiêu tốn 1 đống tiền từ khoản vay ODA là việc của “chúng ông” còn có hiệu quả hay không hay chỉ gây ùn tắc giao thông thì không phải việc “chúng mày”. Xin hỏi ông Trần Anh Tú, vậy phải chăng việc của “chúng mày” là chỉ lo đóng thuế để trả các khoản vay ODA mà thôi?

Những vị cán bộ coi thường dư luận và ăn nói thiếu văn hóa như vậy, liệu có phải là một “điển hình” cho công chức thời nay? Câu hỏi này xin dành cho các vị lãnh đạo thủ đô.

264 chiếc xe công được định giá 1,4 triệu đồng/chiếc. Dự án xe buýt nhanh 1.200 tỷ đồng triển khai 10 năm chưa đưa vào sử dụng được và đang có nguy cơ “vỡ trận” nhưng ông cựu giám đốc dự án trả lời báo chí: “hiệu quả đến đâu không phải việc của chúng mày”.


Than ôi, làm dân thời nay sướng thật.

05-07-2016
Theo Báo Đất Việt

Một công ty xả nước thải hôi thối, đầy dòi ra môi trường

ĐỨC HUY -22:40 05/07/2016 
Một công ty xả nước thải chưa qua xử lý ra hệ thống thoát nước mưa của khu công nghiệp. Phóng viên tận mắt chứng kiến nguồn nước thải này đầy mùi hôi thối, dòi bò lúc nhúc.

Một công ty xả nước thải hôi thối, đầy dòi ra môi trường
Nước thải đầy dòi từ Công ty Việt Thái tràn ra bên ngoài. Ảnh: Đức Huy.
Sáng 5/7, ông Mai Kim Lộc, Phó giám đốc Sở TN-MT tỉnh Phú Yên, cho biết thanh tra sở này đang làm rõ thông tin Ban quản lý Khu kinh tế Phú Yên không cho Công ty TNHH sản xuất - thương mại Việt Thái (Công ty Việt Thái) đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải của khu công nghiệp An Phú. Sau khi thanh tra làm việc xong, Sở TN-MT Phú Yên sẽ xử lý hành vi xả thải ra môi trường của Công ty Việt Thái.
Biết sai vẫn xả thải
Trước đó, sáng 4/7, sau khi nhận được phản ánh của người dân, PV đã đến hiện trường, tận mắt chứng kiến nước thải được xả tràn ra đất trong khuôn viên của Công ty Việt Thái. Nước thải có màu đen, dòi bò lúc nhúc và bốc mùi hôi thối.
Nước thải từ Công ty Việt Thái còn tràn ra xung quanh, chảy lan sang hệ thống thoát nước mưa của Công ty TNHH Thuận Thiên. Theo ông Nguyễn Văn Giai, Phó giám đốc Công ty TNHH Thuận Thiên, thì công ty của ông đã phải gánh chịu tình trạng này gần một tháng qua.
PV sau đó đã trực tiếp phản ánh tình trạng này với ông Mai Kim Lộc và ông Lộc đã chỉ đạo Thanh tra Sở TN-MT Phú Yên kiểm tra việc xả thải của Công ty Việt Thái (tại Khu công nghiệp An Phú, TP.Tuy Hòa).
Tại buổi làm việc với đoàn thanh tra, ông Cao Xuân Phúc, Giám đốc Công ty Việt Thái, cho biết Việt Thái hoạt động sản xuất chế biến thủy sản đông lạnh từ ngày 11.6. Ông Phúc thừa nhận trong thời gian qua, Công ty Việt Thái đã xả trực tiếp nước thải chưa qua xử lý ra hệ thống thoát nước mưa của Khu công nghiệp An Phú.
Theo ông Phúc, nguyên nhân là do Ban quản lý Khu kinh tế Phú Yên không cho Việt Thái đấu nối hệ thống xả thải của công ty vào hệ thống xử lý nước thải của Khu công nghiệp An Phú, vì Việt Thái còn nợ Trung tâm Dịch vụ công ích (thuộc Khu công nghiệp An Phú) gần 700 triệu đồng.
Ông Phúc phân trần: “Vì đời sống gần 110 công nhân nên chúng tôi buộc phải hoạt động. Nhưng vì doanh nghiệp còn nợ nên Ban quản lý Khu kinh tế Phú Yên không cho đấu nối, khiến doanh nghiệp không biết xả nước thải vào đâu, đành phải xả ra hệ thống thoát nước mưa của khu công nghiệp. Đành rằng, chúng tôi biết làm vậy là sai với báo cáo đánh giá tác động môi trường mà UBND tỉnh Phú Yên đã phê duyệt, nhưng Ban quản lý Khu kinh tế Phú Yên không cho đấu nối vào hệ thống xả nước thải thì biết xả ở đâu?”.
Chưa xây dựng khu xử lý nước thải đã đi vào hoạt động?
Cũng theo ông Phúc, Công ty Việt Thái nợ Trung tâm Dịch vụ công ích tiền thuê mặt bằng chứ không phải tiền phí nước thải. Công ty cũng đã có báo cáo đánh giá tác động môi trường đầy đủ, nhưng chưa xây dựng khu xử lý nước thải đạt chuẩn B theo quy định. 
Tuy nhiên, ông Đỗ Trần Chương, Phó ban quản lý Khu kinh tế Phú Yên, lại giải thích nguyên nhân không cho Công ty Việt Thái đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải của Khu công nghiệp An Phú là do công ty này chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Một công ty xả nước thải hôi thối, đầy dòi ra môi trường - ảnh 4
Mẫu nước thải đầy dòi do đoàn thanh tra Sở TN-MT lấy từ nước thải của Công ty Việt Thái.Ảnh: Đức Huy.
Trao đổi với PV, ông Đỗ Trần Chương cho biết Ban quản lý Khu kinh tế Phú Yên đã 4 lần lập biên bản hành vi xả nước thải ra môi trường của Công ty Việt Thái.
“Doanh nghiệp này đã ký cam kết dừng xả nước thải ra ngoài nhưng tranh thủ thứ 7, chủ nhật là xả nên chúng tôi đã báo cáo UBND tỉnh Phú Yên để chỉ đạo các cơ quan chức năng xử lý”, ông Chương nói.
Tại thời điểm kiểm tra ngày 4/7, đoàn Thanh tra Sở TN-MT Phú Yên đã lập biên bản việc Công ty Việt Thái xả nước thải chưa xử lý ra môi trường, đồng thời lấy mẫu nước gửi đi kiểm nghiệm.
Theo ghi nhận của đoàn thanh tra, nước thải xung quanh Công ty Việt Thái có màu đen, hôi thối và có ấu trùng.
Đoàn kiểm tra cũng xác nhận Công ty Việt Thái đã có báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng chưa thực hiện đúng như cam kết trong báo cáo này nên bị yêu cầu dừng việc xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường.
Theo Báo Thanh Niên

Formosa và bước đường cùng của người dân

Mỹ Hiệp (Danlambao) - ...Vũng Áng chỉ là một điểm đen thí điểm cho toan tính nuốt Việt Nam, tiêu diệt, đồng hóa dân tộc Việt của Trung Quốc đại lục. Vậy nên, nửa tỷ chưa tương xứng, chưa thỏa đáng đối với những hệ lụy mà FHS đã gây ra. Số tiền đó chỉ là bước đầu để người dân khắc phục một phần nào đó nỗi khổ, khó khăn đáng gánh chịu sau 3 tháng biển chết. Phải kiên quyết đấu tranh đến cùng, phải tìm đủ chứ để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các cá nhân lãnh đạo Formosa. Để họ thấy rằng, người dân chúng ta không hèn nhát, không sợ hãi, dửng dửng, vô cảm và không phải là những kẻ đồng lõa với cái ác...

Formosa đã cúi đầu nhận lỗi về việc tuôn ào ạt hàng tấn Phenol và hóa chất cực độc Xyanua ra biển làm cho hàng trăm tấn cá bị chết, hàng nghìn km biển bị ô nhiễm... hứa sẽ giải quyết đền bù các thiệt hại đã xảy ra đối với người dân đã bị ảnh hưởng bởi sự cố này và sẽ giúp người dân các tỉnh ven biển miền Trung bằng cách giúp người dân ra đi tìm công việc mới. Họ tuyên bố sẽ bồi thường cho ngư dân 500 triệu đô.

500 triệu đô chỉ là vài giọt nước xoa dịu tạm thời cơn khát của ngư dân. Điều làm họ trăn trở là FHS phải chịu mọi trách nhiệm về những gì họ đã gây ra cho người dân Việt. Phải khắc phục những hậu quả kinh tế và mọi hệ lụy môi trường một cách thật thà nhất, an toàn và triệt để nhất cho dân. Còn những kẻ bao che những việc làm xả thải chất độc của công ty FHS hủy hoại môi trường, khiến cho hàng ngàn ngư dân Việt Nam sống trong cảnh lo sợ, hoang mang, đói khổ suốt 3 tháng qua mở miệng xin dân khoan hồng độ lượng cũng cần được xử phạt đền tội với dân. Không thể ngồi một chỗ vẽ ra đề án chuyển đổi cơ cấu lao động để khắc phục hậu quả, bởi dân sinh không chỉ đơn thuần là cần kiếm ăn, mà kèm theo đó là tâm tư, nguyện vọng làm giàu chính đáng. Vốn đã quen ngư nghiệp, đổi thay không phải là đơn giản, kèm theo không ít là sẽ là hậu quả xã hội phát sinh. Sinh ra, lớn lên ở biển nhưng nay phải từ giã biển mà ra đi là đang cố tình đẩy người dân vào bước đường cùng.

So với những hậu quả nặng nề mà FHS đã gây ra, bồi thường thiệt hại là chuyện đương nhiên không phải bàn cãi. Nhưng nếu không đóng cửa Formosa sẽ tạo ra một tiền lệ cực kỳ nguy hiểm: các nhà máy độc hại trên thế giới cứ thoải mái đến Việt Nam xả rác với chất thải độc hại, miễn nộp đủ tiền cho đảng và nhà nước là được. Hãy hình dung Việt Nam khi có hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn Vũng Áng nữa, cái mà Việt Nam vẫn tự hào là “rừng vàng, biển bạc” sẽ đi về đâu?

Vũng Áng chỉ là một điểm đen thí điểm cho toan tính nuốt Việt Nam, tiêu diệt, đồng hóa dân tộc Việt của Trung Quốc đại lục. Vậy nên, nửa tỷ chưa tương xứng, chưa thỏa đáng đối với những hệ lụy mà FHS đã gây ra. Số tiền đó chỉ là bước đầu để người dân khắc phục một phần nào đó nỗi khổ, khó khăn đáng gánh chịu sau 3 tháng biển chết. Phải kiên quyết đấu tranh đến cùng, phải tìm đủ chứ để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các cá nhân lãnh đạo Formosa. Để họ thấy rằng, người dân chúng ta không hèn nhát, không sợ hãi, dửng dửng, vô cảm và không phải là những kẻ đồng loã với cái ác.

FHS không thể coi Việt Nam là “sân chơi” và phải chịu trách nhiệm khắc phục những hậu họa môi trường mà chúng đã gây ra cho dân tộc Việt. 500 triệu đô có rửa được sạch biển quê hương ta không khi mà ô nhiễm kéo dài hàng chục, thậm chí hàng trăm năm cho con cháu chúng ta??? Không thể để cho chúng dùng 500 triệu USD tiền bồi thường để mua chuộc sự hy sinh của những con người sống bám vào bờ biển miền Trung.


Ông Bộ Trưởng Trương Minh Tuấn là ai?

Mai Tú Ân (Danlambao) - Bộ trưởng bộ Thông Tin, Truyền Thông Trương Minh Tuấn lúc này đang nổi bật hơn các đồng nghiệp trong chính phủ, nhưng không phải trong nghiệp vụ của mình mà là ở những lãnh vực chính trị, chính em thuộc về Bộ CA, An Ninh, mật thám...

Cùng với Bộ trưởng Bộ CA Tô Lâm, thì ông Bộ trưởng 4T Trương Minh Tuấn là 2 ông Bộ Trưởng đã lên tiếng nhiều nhất về những người biểu tình xuống đường vì vụ cá chết này. Trong khi ông Tô Lâm, hô hào ngăn chặn sự kích động biểu tình theo nghiệp vụ của ông ta, thì ông Trương Minh Tuấn, mặc dù chẳng phải nghiệp vụ gì cũng té nước theo mưa:

"Có một số thế lực chống phá chế độ đã lợi dụng tình trạng cá chết để công kích sự lãnh đạo của đảng và sự quản lý của nhà nước, thậm chí kích động để gây mất trật tự công cộng, gây bất an trong nhân dân..."

Cũng trong cuộc họp báo về vụ Cá chết này, khi được hỏi về việc các phóng viên tác nghiệp thế nào thì ông Bộ Trưởng Bộ 4T, cơ quan chủ quản của các tờ báo và phóng viên nhà báo đã trả lời: Sự điều tra của phóng viên không đáng tin, không bằng được với sự điều tra của chính phủ...

Nhưng ông BT đã lầm to. Chính phóng viên, cả lề đảng lẫn lề dân là những người đầu tiên khám phá ra vụ Cá Chết này, và ngay từ đầu vụ việc họ đã khẳng định kẻ thủ ác là Formosa. Chỉ có điều báo lề đảng bị ông bịt miệng nên tắt tiếng, chỉ còn lề dân phát pháo vụ Cá chết và thủ phạm Formosa, trước nhà cầm quyền những 3 tháng lận.

Vậy câu hỏi vẫn là ông Trương Minh Tuấn này là ai? Ông là hung thần của các phóng viên hay tòa soạn báo nào có vấn đề. Từ năm ngoái với chức thứ trưởng thứ nhất bộ 4T, thì công tác của ông là gắn với việc rút thẻ hành nghề của nhà báo Đỗ Hải, cùng việc đóng cửa, phạt vạ tiền rất nhiều tờ báo chỉ vì những lỗi không thể gọi là lỗi. 

Trở lại vụ cá chết, ông BT Trương này đã có những lời nói vừa vô duyên vừa ngớ ngẩn. Ông nói:

"Cũng có một số cơ quan báo chí đưa tin thổi phồng, suy diễn quá mức, ví dụ đặt tít phải chăng nguyên nhân do chỗ này chỗ kia… Khi các cơ quan chức năng đang xem xét thì cứ truy bức đưa ra nguyên nhân trước. Các cơ quan báo chí lại đưa nguyên nhân trước các cơ quan chức năng là Bộ TN&MT, KH&CN, NN&PTNT..."

Ô hô... Chức năng và nghiệp vụ của nhà báo là luôn đi trước thiên hạ mà, trước mấy cái cơ quan chức năng mà ông nêu ra thì có là cái đinh gì.

Nhưng đỉnh cao phát pháo của ông là trong lúc cả nước đang lo âu và trông ngóng chính phủ về việc thông báo bản báo cáo về nguyên nhân cá chết, thì ông Trương 4T này đã ra một câu nói vừa bí hiểm, vừa khỏi giải thích:

"Nguyên nhân cá chết liên quan đến thủ phạm gây ra nguyên nhân đó".

Câu này không thể giải thích về mặt ngôn từ, nhưng có thể giải thích rằng người nói ra dốt đặc cán mai, nói cho bóng bẩy điệu đàng rồi chết ngợp bởi sự bóng bẩy điệu đàng đó.

Việc ông Trương Minh Tuấn lên chức Bộ Trưởng Bộ 4T, cùng với chức vụ Phó Ban Tuyên Giáo TW khiến cho nhiều người ngạc nhiên. Tại sao một ông Bộ Trưởng 4T lại kèm chức Phó tuyên giáo TW? Chẳng có gì lạ cả, vì trong nỗi sợ hãi nhen nhúm và bao trùm Ba Đình lúc này, người ta cố gắng gán một chút Đảng vào nơi này, CA vào nơi nọ, Tuyên Giáo vào nơi kia để sẻ chia nỗi sợ hãi, cũng như ông Chủ Tịch Nước vốn là đại tướng CA đấy thôi.

Trở lại chuyện ông Bộ Trưởng 4T Trương Minh Tuấn thì chẳng lạ gì khi ông ta tỏ ra hung hăng đến thế. Vì ông vốn là dân Tuyên Giáo, từ nhỏ đã làm Tuyên Giáo, lớn lên và chết đi cũng là dân Tuyên Giáo. 

Và như thế, ông Bộ Trưởng Trương Minh Tuấn đã là kẻ thù của truyền thông, và của phóng viên nhà báo. 

Tuyên giáo, nói láo thành tinh.


Xã hội Việt Nam bây giờ vô cảm?

Hoài Việt (Danlambao) - Phải đặt câu hỏi: Giai cấp thống trị Việt Nam bây giờ là ai? Đó là những người CS trên phương diện lý thuyết. Thực ra là một nhóm đầu trộm đuôi cướp, vô văn hóa kết thành phe đảng mà người phương Tây gọi là “Mafia”.

Nhóm nầy đang có kế hoạch đi giật lùi, biến Việt Nam thành một nước lạc hậu hơn cả Phi Châu thời Trung cổ ngày xưa. Chúng đang ra sức đầu độc nhân dân Việt Nam trở thành một xã hội phong kiến, u mê huyễn hoặc bằng cách phục hồi và tạo thêm những lễ hội tại làng quê, như hội chém lợn, hội chọi trâu v.v… Thêm vào đó là những điều lạc hậu, nhảm nhí, hoang tưởng như: “Người sống nói chuyện với người âm, hay gọi hồn người chết” mà vai chính là “nhà ngoại cảm” Phan thị Bích Hằng, xưa kia là một người nghèo rách mồng tơi, bây giờ nhờ có dịch vụ “gọi hồn” mà bỗng nhiên trở thành tỷ phú. Mục đích của Bộ Chính Trị là làm cho người dân u mê, tăm tối, không còn biết nhận thức lẽ phải, quên đi cả tương lai, trở thành những người vô cảm trong xã hội Việt Nam hiện tại, không biết đấu tranh trước hành động thổ phỉ, áp bức của giai cấp thống trị vô văn hóa CSVN.

Trước thảm họa hủy diệt môi trường của bọn Hán tộc (Formosa Hà Tĩnh) mà một người thợ lặn địa phương đã loan báo. “Thủ phạm hủy diệt môi trường làm cá biển chết hàng loạt không ai khác hơn là Formosa Hà Tĩnh”, vì người thợ lặn này đã mục kích thấy ống thải của nhà máy Formosa phun ra biển chất độc hại màu đỏ, ai lại gần thì bị khó thở. Vụ nầy chỉ xảy ra sau khi cá chết hàng loạt mới có mấy ngày.

Nhưng chính quyền Mafia CSVN phải chờ đến 90 ngày sau mới tuyên bố ai là thủ phạm hủy diệt môi trường làm cá chết hàng loạt ở mấy tỉnh miền Trung. Đó không phải là thiện chí của nhà cầm quyền mà do yếu tố nước ngoài, do thông tin của những người làm tin tức của Đài Loan phát ra, sau đấy, quốc hội Đài Loan vào cuộc. Nhưng quan trọng là do quyết định của quan Thái thú họ Khiết vừa qua Việt Nam để chỉ thị cho đảng CSVN thi hành. Nhưng trước đó, TƯ đảng đã phát biểu: Quan điểm của chúng tôi là tôn trọng sự bức xúc của người dân, nhưng không thể chấp nhận việc lợi dụng sự bức xúc đó để kích động chống phá đảng, chống phá nhà nước... Đảng và nhà nước không hề có chủ trương che giấu thông tin…

Bán rẻ đất nước Việt Nam, những kẻ vô văn hóa, lừa bịp lấy 500 triệu để chia chác, bỏ túi riêng trên nỗi khổ đau mất mát của Dân tộc mà còn trâng tráo che chở, không dám đuổi bọn Formosa-Hà Tĩnh về Tàu (Tàu nào cũng là Tàu) là trở thành tội đồ của Dân tộc. 500 triệu không xoa dịu nỗi khổ đau của người dân chài mấy tỉnh miền Trung. 500 triệu là nắm xương quẳng cho chó gậm, kể như tiền đút lót để được Formosa Hà Tĩnh khai thác vũng Áng thêm 70 năm nữa. Nhà cầm quyền độc tài công an trị không có quyền bắt người dân chài bỏ biển để đi làm một việc khác. Bỏ biển là làm ngơ bỏ Tổ quốc cho Đại Hán thống trị.

Formosa Hà Tĩnh mới chỉ thú nhận tội hủy diệt môi trường, tuyệt nhiên chưa đả động đến vụ 500 triệu. 500 triệu do chính nhà cầm quyền Ba Đình khởi xướng. Nhưng việc nhận 500 triệu là một việc làm quá ngu xuẩn không thể tưởng tượng cái đốn mạt, đê hèn của bọn vô văn hóa Ba Đình.

Người dân tự động biểu tình với mục đích nói lên nguyện vọng chính đáng của mình. Sự bức xúc đó là đúng, là chính đáng không một lực lượng hay tổ chức nào kích động như nhà cầm quyền Mafia rêu rao. Sở dĩ đảng và nhà nước vô văn hóa muốn biến người dân Việt Nam thành những người vô cảm hòng dễ dàng biến họ thành bầy cừu non với mục đích kéo dài việc thống trị độc tài, công an trị của bọn vô văn hóa Ba Đình ngõ hầu tham nhũng vơ vét của cải, làm giàu bất chính trên sự khổ đau của Dân Tộc Việt.

Muốn phá vỡ hệ thống giáo điều của đảng CSVN, người dân Việt phải biết đoàn kết nhất trí, kết hợp có tổ chức cùng nhau ồ ạt xuống đường tranh đấu cho một nước Việt Nam Tự Do Dân chủ và Công bằng thật sự.

4/7/2016

Canh bạc Formosa liệu toàn thắng có về "đảng ta"?

Tháng Chín (Danlambao) - Thông tin nhà cầm quyền Việt Nam “tạm giữ” hai con tin là lãnh đạo cấp cao của tập đoàn Formosa được hãng thông tấn Trung ương Đài Loan (CNA) đặt nghi vấn hồi đầu tháng 7. (*)

Ông Vương Văn Uyên (Chủ tịch tập đoàn Formosa Đài Loan) và ông Vương Thụy Hoa (Phó Chủ tịch tập đoàn) bị “hoãn xuất cảnh” cho đến khi các lãnh đạo Cộng sản Việt Nam đạt được thỏa thuận về mức giá đền bù thiệt hại trong thảm họa môi trường tại 4 tỉnh ven biển miền Trung.

Công ty Formosa từ chối đưa bình luận và xác nhận tin đồn này.

Cho đến nay, không có sự xác nhận về con số chính thức cũng như các chương trình hành động cụ thể để khôi phục hệ sinh thái biển của Việt Nam.

Vở diễn “nhận lỗi” được giới quan sát trong và ngoài nước đánh giá như một chiêu thức giảm áp lực, chạy tội cho Formosa và là động thái hướng mọi hành động yêu cầu minh bạch, yêu cầu xử lý những người làm ô nhiễm môi trường thành thế lực phản động theo đúng tính toán của Bộ Công an Việt Nam.

Thực tế trên thị trường giao dịch, cổ phiếu của Formosa có giá trị tăng trong khoảng thời gian từ ngày 28/6 đến ngày 3/7. 


Điều này cho thấy thảm họa môi trường biển và tin đồn 500 triệu đô không có mấy ảnh hưởng đến công ty này. 

Tập đoàn Formosa vỏ Đài Loan không chỉ có một trụ sở tại Vũng Áng, và đây hoàn toàn là một đối thủ khó xơi của Hà Nội.

Hệ thống các công ty con, các đối tác kinh tế của tập đoàn Formosa đã và đang nắm gần trọn vẹn ngàng dệt nhuộm, may mặc tại Việt Nam.

Chính vì thế, ngoài lời xin lỗi được sắp xếp sẵn tại Bộ Tài Nguyên Môi Trường chiều 29/4/2016 cho thấy rằng trong canh bạc này, Formosa chưa hề có tuyên bố nào công khai chính thức ngoài những lời hứa hẹn. 

Gươm vẫn chưa được rút khỏi vỏ, Formosa chỉ đang bắt tay đồng diễn với đảng Cộng sản để trấn an dư luận và dẹp loạn các “thế lực phản động”. 

Không thể xử lý Formosa theo quy định của pháp luật Việt Nam, liệu đảng Cộng sản đã mắc phải cái xương quá to khi cố theo canh bạc này? 


Thắng hay thua, đây là lúc người dân Việt Nam phải quyết định.

5.6.2016


Khát tiền, Thủ tướng Phúc chỉ đạo cướp có tổ chức

Người Quan Sát (Danlambao) - Kinh tế Việt Nam hiện đang trong tình trạng bi đát. Nợ công vượt ngưỡng, ngân sách cạn kiệt, tham nhũng tràn lan. Trước tình hình ngập mặn của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, tiền cứu trợ từ các nơi gửi đến giống như muối bỏ bể. Chính vì vậy, giữa lúc đất nước khó khăn, thiệt hại do thảm họa môi trường, các lãnh đạo đảng CSVN đã lập tức bàn cách bắt giữ con tin là hai lãnh đạo tập đoàn Formosa Đài Loan để thương lượng tiền chuộc.

Cơn khát tiền của các chóp bu Cộng sản ngày càng lộ rõ trên thông tin lề đảng.

Điển hình một ngày sau khi công bố tin nhà máy thép Formosa là thủ phạm xả thải độc hại ra biển khiến cá chết hàng loạt tại 4 tỉnh ven biển miền Trung, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã lập tức đăng đàn chỉ đạo cách xài tiền hỗ trợ. Tại phiên họp trực tuyến Chính phủ với các địa phương ngày 1/7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo lên kế hoạch sử dụng 11.500 tỷ (500 triệu USD) đền bù của Formosa sau vụ cá chết. (1)

Chưa dừng lại ở đó, sau hàng chục bản tin thăm dò về việc “huy động vốn trong dân”, nay cũng chính Thủ tướng Phúc giao cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghĩ cách để “huy động được nguồn lực trong dân (gồm cả vàng và tiền), tạo nguồn vốn phục vụ tăng tưởng kinh tế”. (2)

Hàng loạt chuyên gia, tiến sĩ kinh tế thời XHCN được tăng cường để cân đo đong đếm và dự toán lượng tiền và vàng trong dân để cho ra con số 500 tấn là tiêu điểm của nhiều báo đảng trong thời gian gần đây.

Tờ Công an Nhân dân thậm chí còn truy tìm nguyên nhân 500 tấn vàng “ngủ” trong dân bằng cách nào? (3)

Các lý do “hợp pháp” được đưa ra để dọn đường cho kịch bản cướp có bảo chứng lần này của đảng CSVN là: kinh tế khó khăn, sản xuất kinh doanh thiếu vốn, nguy cơ nguồn viện trợ ODA sẽ sớm chấm dứt, thị trường vàng ảm đạm…

Từ trước đến nay, đảng CSVN đã có rất nhiều lần tổ chức cướp tiền của dân bằng nhiều cách. “Cải cách ruộng đất”, “Tuần lễ vàng”... là các chiêu thức sử dụng lời hay ý đẹp và nạn nhân điển hình của màn kịch này chính là bà Nguyễn Thị Năm. Bà Năm, còn được biết đến với tên Cát Hanh Long đã bị đảng CSVN xử bắn, mở màn cho cuộc đấu tố ‘cải cách ruộng đất’ khiến hàng trăm ngàn thường dân bị giết hại. Và người mở màn phong trào đấu tố bà Nguyễn Thị Năm chính là ông Hồ Chí Minh lừng lẫy với bút hiệu C.B.

“Vàng của Việt kiều hồi hương”, “16 tấn vàng của chính quyền VNCH”, “vàng của người Hoa vượt biên”, “vàng là tang vật trong các vụ án”... Tất cả được huy động, gom góp, biển thủ, và cướp trắng trợn trước mắt người dân từ xưa đến nay.

Quay trở lại thời điểm hiện tại, Thủ tướng Phúc mới lên với gánh nặng do tập đoàn sâu tham nhũng đồng đảng để lại, đã khai mạc màn kịch cướp có bảo chứng sắp tới đây bằng chiến dịch truyền thông huy động vàng trong dân.

Nguyễn Xuân Phúc và đồng đảng sẽ không dừng lại, bởi khi tuyên bố giao cho Ngân hàng NNVN nghĩ cách “huy động” là Phúc đã bắn phát súng đầu tiên mở đường cho đồng bọn mình.

Người dân Việt Nam sau hơn 80 năm bị cai trị dưới ách đảng CSVN hy vọng sẽ khôn ngoan và tỉnh táo hơn trong quá khứ.



_______________________________________



Huế: CA truy lùng các bạn trẻ làm clip hài “học trò chế giễu kỳ thi”

Bạn đọc Danlambao - Sở giáo dục – đào tạo và công an tỉnh Thừa Thiên Huế vừa đe doạ sẽ “điều tra” các bạn trẻ đã tham gia vào đoạn clip có nội dung chế giễu kỳ thi trung học phổ thông quốc gia.

Được biết, đoạn clip hài hước này xuất hiện hôm 3/7/2016 và nhanh chóng tạo nên cơn sốt trên mạng xã hội với số lượng người xem, bình luận và chia sẻ rất lớn.

Thông qua hình thức phỏng vấn, các diễn viên mặc đồng phục học sinh sẽ nêu lên nhận xét về kỳ thi năm nay với những câu nói mang tính giễu cợt và châm biếm, chủ yếu nhằm mục đích gây cười cho người xem.  

Chất giọng Huế đặc trưng, kịch bản sáng tạo cùng dàn diễn viên trẻ trung cũng là nguyên nhân khiến đoạn clip tạo nên sự thích thú đối với khán giả thuộc lứa tuổi học trò.

Tuy vậy, những quan chức cộng sản giáo điều thì lại tỏ ra điên tiết và tức giận vì đoạn clip hài hước này.

Theo báo Thanh Niên, sáng ngày 5/7/2016, giám đốc sở giáo dục – đào tạo Thừa Thiên Huế, ông Phạm Văn Hùng cho biết đã gửi văn bản yêu cầu cơ quan CA điều tra về “động cơ” của những bạn trẻ này. 

“Đây là clip được tổ chức quay, dàn dựng và tung lên mạng nhằm một mục đích nào đó, rõ ràng người làm ra sản phẩm này có ý đồ”, báo Thanh Niên dẫn lời Hùng nói.

Tờ báo Sài Gòn Giải Phóng dẫn lời một cán bộ CA tỉnh Thừa Thiên Huế nói rằng: “Ban giám hiệu và giáo viên tất cả các trường học được nêu danh trong đoạn clip trên đã đồng loạt phản đối và đề nghị phía Công an khẩn cấp điều tra để có hình thức xử lý thích đáng những kẻ mạo danh học sinh các trường học này, để chế giễu kỳ thi THPT Quốc gia”. 

Tờ báo của đảng CSVN này còn đe doạ CA đang tiếp tục rà soát để “tìm ra kẻ chủ mưu và động cơ của nhóm thực hiện clip”.

Hành động như trên của sở giáo dục – đào tạo và CA tỉnh Thừa Thiên Huế là một việc làm ngu xuẩn. Bởi lẽ, những kẻ độc tài – đặc biệt là độc tài cộng sản rất căm ghét sự hài hước, chế giễu trong các chủ đề liên quan đến chính trị, xã hội.