Tuesday, October 21, 2014

PICS - Blogger Điếu Cày Đen LAX, Hoa Kỳ

Source:  FB  Giang Tien Nguyen

Ba thách thức cho tương lai Trung Quốc

ĐĂNG KHOA - Thứ Tư, ngày 22/10/2014 - 07:35
(PL)- Trung Quốc cần phải xử lý thách thức cơ bản là vấn nạn tham nhũng.
Chính trị, kinh tế và an ninh là ba thách thức chính của Trung Quốc (TQ) trong thập niên tới. Ba thách thức này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến TQ và tác động đến khu vực châu Á-Thái Bình Dương và toàn thế giới.
Nguyên Thủ tướng Úc Kevin Rudd (ảnh) (*) nhận định như trên trong bài viết đăng trên trang web CNBC của Mỹ hôm 15-10 (giờ địa phương).
Chủ tịch Tập Cận Bình có tham vọng thực hiện “giấc mơ TQ” với hai nội dung chính gồm tăng thu nhập bình quân bằng thu nhập các nước phát triển và khôi phục các giá trị cao quý của TQ.
Hai thời hạn để thực hiện là kỷ niệm 100 năm thành lập đảng Cộng sản TQ vào năm 2021 và kỷ niệm 100 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào năm 2049.
Nguyên Thủ tướng Kevin Rudd ghi nhận để đạt được mục tiêu này, đảng Cộng sản TQ với vai trò trung tâm cần phải xử lý thách thức cơ bản là vấn nạn tham nhũng.
Cuối tháng 7, báo chí Trung Quốc bắt đầu công khai tin ông Chu Vĩnh Khang, nguyên Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, bị điều tra vì nghi ngờ vi phạm kỷ luật nghiêm trọng. Ảnh: REUTERS
TQ đã phát động chiến dịch truy quét tham nhũng lớn nhất lịch sử và kết quả sẽ ảnh hưởng đến tương lai đảng Cộng sản TQ. Dĩ nhiên tương lai của đảng sẽ tác động đến chương trình cải cách kinh tế.
Hội nghị Trung ương 3 khóa XVIII của đảng hồi tháng 11-2013 đã đưa ra các mục tiêu cải cách kinh tế như sau:
l Chấp nhận thị trường là một nhân tố quyết định mô hình kinh tế tương lai chứ không chỉ tăng trưởng nhờ đầu tư công và các ngành xuất khẩu cần nhiều nhân công.
l Thúc đẩy tiêu dùng nội địa, tạo công ăn việc làm mới trong dịch vụ, đặc biệt ở các TP hạng II.
l Cải cách các công ty nhà nước, tạo cạnh tranh lành mạnh giữa kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân, thúc đẩy kinh tế tư nhân tiếp cận thị trường vốn.
Nguyên Thủ tướng Kevin Rudd lưu ý kinh tế châu Âu, Mỹ và Nhật vẫn mong manh. Do đó nếu TQ cải cách kinh tế thất bại, thế giới sẽ lãnh hậu quả nặng nề.
Cuối cùng, về an ninh khu vực, ông nhận định vấn đề chính khu vực và thế giới đang đối phó là nguy cơ xảy ra xung đột giữa TQ và các nước trong khu vực do leo thang chính trị, ngoại giao và quân sự.
Theo ông, các tranh chấp hàng hải ở biển Hoa Đông và biển Đông là nhân tố quan trọng dẫn đến bất ổn về chiến lược. Thực tế hiện diện quân sự ở biển Hoa Đông và biển Đông càng làm gia tăng quan ngại về rủi ro xung đột.
Ngoài ba thách thức chính này, một yếu tố nữa từ TQ có thể ảnh hưởng là môi trường và biến đổi khí hậu nếu TQ không kiểm soát hiệu quả. TQ đang là nước sản xuất khí thải lớn nhất thế giới.
Căng thẳng giữa hai nước mạnh TQ và Nhật trên biển Hoa Đông sẽ có nhiều khả năng chuyển biến giảm vì hai bên đều nhận thức và đánh giá được lợi ích của hai bên sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nếu xung đột xảy ra. Tuy nhiên, tình hình trên biển Đông có khác. Đây là nơi xảy ra tranh chấp giữa nước mạnh TQ và các nước ASEAN yếu hơn. Nguyên Thủ tướng Úc Kevin Rudd nhận định một khi xảy ra xung đột thì dù quy mô lớn hay nhỏ cũng sẽ làm xói mòn lòng tin kinh tế đối với khu vực.
16% là GDP của TQ trong GDP toàn cầu. Dự báo đến năm 2030, GDP của TQ sẽ tăng 28%. Nếu cải cách kinh tế không thành công, các vấn đề tăng trưởng kinh tế, việc làm, thu nhập ở TQ sẽ giảm đáng kể. Từ đó tăng trưởng, thương mại, đầu tư và lưu thông vốn trên toàn cầu cũng sẽ giảm sút.

ĐĂNG KHOA

VIDEO:Bê bối nhận 7 triệu USD của ông Lương Chấn Anh




Sau thông tin Trưởng đặc khu Lương Chấn Anh nhận 7 triệu đôla Mỹ từ Công ty UGL Úc, truyền thông Úc đã cập nhật tình hình vụ bê bối của ông Lương.
Ông Lương nhận khoản tiền bí mật 7 triệu đôla Mỹ cùng ngày nhà thầu đối thủ là một doanh nghiệp nhà nước đưa ra mức giá 100 triệu bảng Anh mua lại Công ty UGL cao hơn giá Công ty này đề nghị.

Mọi người đặt câu hỏi phải chăng có sự sắp xếp đằng sau việc phơi bày một loạt các vụ bê bối của ông Lương Chấn Anh.
Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung chi tiết
Trong lá thư phác thảo nội dung thoả thuận, điều kiện của khoản chi 4 triệu bảng Anh cho ông Lương là để ông này “hỗ trợ việc mua lại Công ty DTZ của Công ty UGL”.
Bức thư không đề cập đến hồ sơ dự thầu của đối thủ. Nhưng báo cáo của một nhân viên hành chính sau vụ mua bán có nhắc đến một đối thủ “bí mật” đưa ra giá mua lại công ty DTZ khoảng 100 triệu bảng Anh, cao hơn giá UGL đưa ra.
Giá thầu cao hơn bị từ chối cùng ngày với khoản chi bí mật của Công ty UGL cho ông Lương Chấn Anh được chấp nhận.
Nhà thầu khác ở đây được tiết lộ là Công ty nhà nước Đầu tư Tài chính Thiên Tân Innovation.
Công ty Thiên Tân đưa ra mức giá cho các cổ đông DTZ cao hơn 50 triệu bảng Anh và cho các chủ nợ của DTZ là Công ty RBS cao hơn 40 triệu bảng Anh so với mức giá Công ty UGL của Úc chấp nhận.
Tờ Telegraph đưa tin hồi tháng 1/2012, nhà thầu Trung Quốc cũng đã chuẩn bị 10 triệu bảng Anh vốn lưu động cho DTZ và mức tín dụng 30 triệu bảng Anh để “tái thiết” công ty này.

VIDEO - Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng Trả Lời Phóng Vấn Về Kinh Tế VN Tại Đức

PICS:Cuộc sống địa ngục của những người đàn bà bất hạnh

L.THANH - Thứ Hai, ngày 20/10/2014 - 15:00
(PLO)- Các bà vợ, nếu chẳng may bị chồng đánh sẽ không bao giờ chịu đi tố cáo vì sợ phải lấy tiền nhà đi nộp phạt. Chưa biết chừng về còn bị chồng bạt tai vì tội “ngu” đi tố cáo chồng đánh để giờ bị… mất tiền. Có lẽ một phần vì nguyên nhân này mà chồng thì vẫn cứ thoải mái đánh đập vợ, còn những người vợ thì cứ “ngậm tăm” không dám đi tố cáo chồng...
Bạo lực gia đình (BLGĐ) đang là một vấn nạn nhức nhối trong xã hội, nó để lại nhiều hậu quả thương tâm đối với những người phụ nữ, người vợ, người mẹ chân yếu tay mềm. BLGĐ không chỉ gây hậu quả về thể chất, tâm lý cho bản thân phụ nữ mà còn với cả trẻ em, gia đình trong toàn xã hội, vi phạm nghiêm trọng các quyền con người.
Mặc dù ở nước ta Luật Phòng, chống BLGĐ đã có hiệu lực từ tháng 7-2008 nhưng hiện tượng BLGĐ không có dấu hiệu thuyên giảm mà gần đây còn xuất hiện nhiều vụ có mức độ tàn nhẫn khiến dư luận phẫn nộ.
1001 kiều “tra tấn”: Vác ghế, lấy chốt cửa đánh, đâm chổi vào vùng kín vợ
Tối ngày 19/6, sau khi uống bia rượu ở nhà một người bạn, Hoàng Hữu Tích (SN 1969) khật khưỡng về nhà. Như “thường lệ”, Tích lại chốt cửa đánh vợ. Tích đã chốt cửa, đốt màn, ngắt cầu giao điện rồi dùng then (chốt) cửa vụt tới tấp vào mặt, vào tay, vào đầu... khiến chị Hoàng Thị Hoa vợ Tích phải đi bệnh viện cấp cứu ngay trong đêm.

 

 Những vết thương của chị Hoa bị chồng đánh bằng chốt cửa . Ảnh: baomoi
Hay trước đó, vào tối ngày 5/4/2014, chị H’B Luân cùng ba con qua nhà bố đẻ (ông Y Juốt) cách nhà 50m để xem ti vi. Đến khoảng 20h30’ Y Del qua gọi vợ con về, nhưng do mải xem bộ phim trên truyền hình nên đến 21h thì 4 mẹ con mới đi về nhà. Vừa bước vào cửa nhà thì bị Y Del dùng tay đấm vào mặt chị Luân làm chị té ngã xuống nền hiên nhà, Y Del tiếp tục dùng chân đạp vào đầu. Chị Luân vừa bỏ chạy vừa kêu la nhưng Y Del rượt đuổi theo tiếp tục đấm đá vào nhiều vùng trên cơ thể, thấy chị Luân nằm im thì Y Del mới dừng lại.
Các con chị Luân chạy qua nhà ngoại kêu cứu, gia đình chạy sang phát hiện chị Luân bị bất tỉnh đã đưa đi Bệnh viện cấp cứu, nhưng chị đã bị chết trên đường tới Bệnh viện. Ngay sau đó Y Del đã bị Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk, bắt khẩn cấp.
Hồi tháng 3/2012, trong cơn say bia rượu, Bùi Xuân Toàn (SN 1974, Quảng Trị) đã nhẫn tâm lôi vợ là chị Lê Thị Tưởng (SN 1981) vào phòng khóa trái cửa rồi dùng ống nước, ghế đánh vợ dã man, mặc cho mẹ chồng và các con của chị đứng bên ngoài khóc lóc, van xin. Sau trận đòn, chị Tưởng phải nhập viện điều trị trong tình trạng chấn thương nặng.

 Chị Tưởng bị thương phải nằm bệnh viện. Ảnh: baomoi
Hay bị đánh đập đến mức muốn quyên sinh như một phụ nữ ở Hải Phòng mới đây. Đó là sáng ngày 19-10, trước ngày Phụ nữ Việt Nam có một ngày, chị đã bị chồng dùng dây điện vụt thâm tím khắp cơ thể. Quá uất ức chị bắt xe lên cầu Bính (Hải Phòng) để quyên sinh. Tuy nhiên chị đã được công an tiếp cận, ngăn cản kịp thời nên đã không thực hiện được việc tự tử.

 Mọi người đang ngăn cản người phụ nữ quyên sinh. Ảnh: VNE
Hoặc tàn nhẫn hơn nữa là vụ án thương tâm chồng đâm cán chổi vào vùng kín vợ đến chết vì ghen gây bàng hoàng. Vụ việc như sau: Khoảng 19h ngày 9/9, nhậu về tới nhà thì ông Võ Minh Thảo (44 tuổi) phát hiện có số điện thoại lạ gọi vào máy vợ và đòi xem nhưng bị bà Nguyễn Thị Hà (46 tuổi) từ chối nên bực tức bỏ đi nhậu tiếp tới gần 1h hôm sau mới về. Khoảng 3h sáng, ông Thảo thức giấc tiếp tục lôi vợ xuống bếp đánh đập, tra hỏi về cuộc gọi từ số máy lạ.
Thấy vợ chỉ im lặng chịu đựng, ông Thảo bèn dùng cán chổi lông gà đâm nhiều lần vào "vùng kín" cho đến khi bà Hà nằm bất động trên vũng máu mới thôi. Kết quả khám nghiệm ban đầu cho thấy bà Hà bị cán chổi đâm xuyên vùng kín gây thủng bàng quang và tử vong do mất máu cấp. Sáng 10/9, ông Thảo đã tự đến công an xã Mỹ Hiệp Sơn đầu thú. Theo chính quyền địa phương, ông Thảo nghiện rượu nặng, thường xuyên đánh vợ mỗi khi nhậu say và đã bị chính quyền mời lên nhắc nhở nhiều lần
Hay mới đây nhất, TPHCM cũng chấn động vì phát hiện xác một người đàn ông bị giết dã man và bỏ vào tui nilon bỏ ngoài đường quốc lộ. Qua điều tra mới biết, đằng sau đó là cả một bi kịch của một gia đình tràn ngập sự bạo hành. Nạn nhân là ông Đặng Văn Rô (65 tuổi, Vĩnh Long). 
Dù đã có tuổi nhưng ông Rô lại có những mối tình ngoài luồng, thường xuyên đánh đập, xua đuổi vợ con ra khỏi nhà. Suốt 30 năm chung sống, ông Rô thường xuyên đánh đập vợ, con. Ông đánh vợ bằng cả dây xích sắt… Trong một cơn nóng giận, Đặng Hùng Phương (27 tuổi) đã giết chết cha mình là ông Rô rồi bó xác mang lên TP HCM phi tang.
Giày lên bụng cả khi vợ mang thai
Việc đánh đập vợ con được nhiều người đàn ông coi như chuyện rất bình thường, đã là chồng thì có quyền dạy vợ bằng... vũ lực. Họ coi thường và đạp trên mọi đạo lý làm chồng, làm cha, xuống tay tàn nhẫn và đánh đập không thương tiếc bằng bất cứ vật gì có trong tay, bất kỳ thời điểm nào trong ngày và không vì bất cứ lý do gì. Và cũng đã có những sự phán kháng rất bi thảm.
Anh L nghiện rượu. Tất cả mọi vật dụng trong nhà lần lượt bị anh L. đem bán để đổ vào những bữa nhậu. Có hôm, thèm rượu, tiền trong nhà lại hết, anh L. yêu cầu vợ tháo đôi bông tai vàng đem bán nhưng chị không đồng ý. Chẳng cần suy nghĩ, anh lao vào, dùng tay đấm mạnh vào mặt vợ nhiều cái thừa sống thiếu chết. Chừng đó vẫn chưa đủ, anh ngồi chắn ngang bụng vợ để hành hạ dù lúc đó chị đang mang thai. Sau trận đòn nhớ đời đó, chị phải mang trên mình vết sẹo dài ở trên chiếc mũi bị gãy.
Không chỉ đánh vợ, anh L. còn tìm mọi cách hành hạ các con mỗi lần say rượu. Có lần đứa con gái đầu 12 tuổi đang ở ngoài đồng cùng cha, chẳng hiểu con bé nói gì mà anh L. đánh nó đến mức ngất xỉu. Đến chiều, không thấy con gái về, chị đi quanh tìm, ra đồng, lòng thắt lại khi thấy con gái nằm bất tỉnh giữa đồng vắng. Đưa về đến nhà, con bé vẫn hoảng hốt, sợ hãi không dám nói là do cha đánh. Rất lâu sau, khi được gợi hỏi thì nó mới kể sự thật.
Riêng đối với Lê Anh Tuấn (SN 1995, con trai giữa của chị Lai và anh L) cũng thường xuyên gánh chịu những trận đòn thừa sống thiếu chết của cha. Khi lên 9 tuổi, cha say rượu, dùng roi đánh đập Tuấn rất dã man. Sợ con trai chạy thoát, anh L. còn dùng dây xích chân con.
Câu chuyện bạo hành này đã có cái kết rất bi thảm đau lòng, anh L đã bị chính con ruột của mình là cháu Tuấn đâm chết ngay trong ngày tết 2013 khi đang chửi mắng Tuấn vì tội tự ý lấy xe honda đi chơi tết mà không xin phép.

Tuấn tại phiên tòa xét xử tội giết cha 
Trong phiên tòa xét xử Tuấn, người thân, hàng xóm đến dự, họ không tỏ ra căm phẫn về hành vi giết người của Tuấn, thậm chí lại tỏ ra thông cảm “Dù nó phạm tội tày đình, nhưng từ đây, mẹ và chị em nó không phải chịu cảnh bị đánh đập, chửi mắng, liên miên”. Tuy vậy, giải quyết mẫu thuẫn gia đình quá tiêu cực Tuấn vẫn phải nhận mức án tới 17 năm tù cho tội của mình. Vết sẹo này có lẽ sẽ đeo bám Tuấn suốt cả cuộc đời, khó mà quên được.
Sợ bị bạo hành, vợ trói cổ khiến chồng bị ngạt thở chết
Đó là một câu chuyện với cái kết bi thảm vừa xảy ra mới đây. Thường xuyên bị chồng đánh đập tàn nhẫn sau khi nhậu say nên khi thấy ông Bạch Văn Tệt (SN 1968; quê xã Vân Khánh Tây, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang; trú xã Khánh Thuận, huyện U Minh, Cà Mau) uống rượu một mình trong nhà, bà Trần Thị Gái (SN 1964) dùng dây trói cổ chồng từ phía sau rồi buộc vào cửa sổ rồi bỏ trốn. Trưa cùng ngày, bà Gái trở về thì thấy chồng đã bị ngạt thở chết.
Bà Gái khai sau mỗi lần nhậu, ông Tệt say xỉn thường đánh vợ tàn nhẫn. "Vì sợ chồng uống say đánh đập như mấy lần trước nên tôi mới dùng dây trói cổ ông vào cửa sổ rồi bỏ trốn. Tôi không cố ý giết chồng", bà Gái nói.
Do biết tính tình hung bạo của nạn nhân nên sau khi vụ việc xảy ra, gia đình ông Tệt đã gửi đơn đến cơ quan chức năng xin bãi nại cho bà Gái. Công an huyện U Minh hiện cho bà Gái tại ngoại. Cơ quan chức năng cũng đang cân nhắc xử lý bà Gái về tội Giết người hay vô ý làm chết người.
Làm thế nào để ngăn chặn BLGĐ?
Ngày 21-11-2007, Quốc hội đã thông qua Luật Phòng chống BLGĐ (có hiệu lực thi hành từ tháng 7-2008) . Sự ra đời của Luật này được kỳ vọng sẽ làm giảm, giúp phòng ngừa và hỗ trợ cho những nạn nhân của hành vi BLGĐ. Tuy nhiên, có vẻ như hiệu quả của nó vẫn chưa được như mong đợi.
Luật Phòng, chống BLGĐ nêu rõ: người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống BLGĐ tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. 
Nghị định 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính về phòng, chống BLGĐ có hiệu lực từ ngày 28-12-2013 cũng quy định mức phạt tiền đối với hành vi BLGĐ lên tới 30 triệu đồng.

 Đánh đập vợ như kẻ thù. Ảnh: minh họa
Tuy nhiên, việc quy định mức phạt bằng tiền đối với hành vi này (khi chưa đến mức xử lý hành sự) có vẻ không phù hợp lắm với tình hình xã hội, tập quán của người Việt Nam ta. Vốn dĩ, người Việt luôn cho rằng chuyện gia đình là phải “đóng cửa bảo nhau” là không được “vạch áo cho người xem lưng” là “xấu chàng hổ ai”.v.v cho nên việc phô ra cho cả làng biết bị chồng đánh là rất xấu hổ. Chồng có tật xấu dù là cực xấu như vũ phu đi chăng nữa thì cũng không thể để cho người ngoài biết được. Vậy nên nạn nhân các vụ bạo hành thường không đi tố cáo. Họ xử sự trong các tình huống rất thụ động, hoặc là giấu đi hoặc có hành động bộc phát dẫn đến những hậu quả thương tâm, bi kịch.
Các vụ bạo hành, BLGĐ thường chỉ được phát hiện tại… bệnh viện (như vụ chị Hoa, chị Tưởng…) hay khi có án mạng xảy ra (như vụ chị H’B Luân, chị Hà, anh L…).
Việc xử phạt bằng tiền có lẽ cũng càng làm cho các vụ BLGĐ “chìm sâu” vào bí mật. Bởi lẽ, việc xử phạt bằng cách đánh vào kinh tế (đến 30 triệu đồng) đối với một gia đình không phải chuyện nhỏ. Xử phạt là người chồng nhưng tiền bạc của hầu hết các gia đình người Việt ta (đặc biệt là các gia đình nghèo, học vấn thấp) tiền bạc đều là để chung một túi, “của chồng, công vợ”.
Như vậy, xử phạt người chồng bằng tiền cũng là đánh vào kinh tế chung của gia đình. Các bà vợ, nếu chẳng may bị chồng đánh chắc sẽ rất khó đi tố cáo vì sẽ phải lấy tiền nhà đi nộp phạt. Chưa biết chừng về còn bị chồng bạt tai vì tội “ngu” đi tố cáo chồng đánh để giờ bị… mất tiền nữa. 
Nên chăng, việc xử phạt người có hành vi BLGĐ chỉ nên thực hiện trực tiếp trên chính người đó. Cụ thể là thực hiện triệt để việc đưa ra “bêu gương”, giáo dục ngay tại địa phương sinh sống, tại tổ dân phố; phạt làm lao động công ích trong nhiều ngày hoặc thông báo đến nơi làm việc…
Ngoài ra cũng rất cần sự sâu sát của các ban, hội, tổ chức, chính quyền địa phương. Những tổ chức này có thể hướng dẫn những đối tượng là nạn nhân của BLGĐ cách phòng tránh, các cách tự bảo vệ mình; đồng thời theo dõi, kịp thời ra tay can thiệp, ngăn chặn ngay từ đầu những vụ bạo hành, BLGĐ thương tâm.

Đối với những hành vi BLGĐ có tính chất nghiêm trọng, cấu thành tội phạm có thể bị xử lý hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe người khác (Điều 104 BLHS, mức phạt đến tù chung thân ); tội hành hạ người khác (Điều 110 BLHS, mức phạt đến 3 năm tù); tội bức tử (Điều 100 BLHS, phạt từ 2 đến 12 năm tù)… Hình phạt đối với các tội này có thể là cảnh cáo, cải tạo không giam giữ hoặc tù có thời hạn.
L.THANH

Người nhà vây bệnh viện vì cái chết bất thường của bé 11 tuổi

 HUY HÀ - Thứ Ba, ngày 21/10/2014 - 16:43
(PLO) - Sáng 21-10, tại bệnh viện đa khoa huyện Quốc Oai, Hà Nội, nhiều người dân vây kín bệnh viện yêu cầu làm rõ nguyên nhân cái chết bất thường của bé gái N.T.H.N (11 tuổi, ở thôn 4, xã Thạch Thán, huyện Quốc Oai).
Người thân trong gia đình khóc ngất khi nhận thông tin cháu N tử vong.
Cha mẹ của cháu N. là vợ chồng anh Nguyễn Xuân Tình (39 tuổi) đã khóc ngất trước cái chết quá đường đột của con. Nhiều người thân đứng ngoài hành lang búc xúc yêu cầu bệnh viện làm rõ cái chết của cháu N.
Bà Kiều Thị Chính (40 tuổi), bác ruột của bé N. cho biết, 7 giờ sáng 19-10, cháu N. có biểu hiện đau bụng buồn nôn, gia đình đã đưa cháu vào viện. Đến ngày 20-10, gia đình thấy cháu N. nôn khan nhiều lần đã đề nghị BV chuyển lên tuyến trên, tuy nhiên bác sĩ lại bảo để qua đêm theo dõi thêm.
4 giờ sáng ngày 21-10, gia đình tôi nhận được tin cháu N. bị nặng hơn. Khi chúng tôi đến gọi y tá, bác sĩ thì mãi nửa tiếng sau họ mới đến. Đến khoảng 5 giờ 30, cháu N đã tử vong”- bà Chính đau xót kể lại.
Người nhà bệnh nhân N quây kín bệnh viện yêu cầu giải thích cái chết của bé N.
Ông Đỗ Văn Vi, Giám đốc BV Đa khoa huyện Quốc Oai cho biết, bệnh nhân N. nằm điều trị tại khoa ngoại của BV. Buổi tối 20-10, có một bác sĩ và hai y tá trực. Đến khoảng 4 giờ 30 phút ngày 21-10, ông nhận được thông tin bệnh nhân N. bị nặng nên đã xuống xem.
Khi xuống tôi thấy bệnh nhân N. đang trong tình trạng lơ mơ, nhịp thở chậm. Bác sĩ đã cho thở oxi, dùng thuốc trợ tim cấp cứu bệnh nhân. Tuy nhiên, không lâu sau bệnh nhân không qua khỏi đã tử vong”.
Theo ông Vi, hiện tại BV chưa xác định được nguyên nhân dẫn đến cái chết của cháu N. Tuy nhiên, ông Vi nói thêm: “Cũng có khả năng trong buổi tối trực ngày 20-10, y tá không tiên lượng được bệnh tình của bệnh nhân nên không báo cho bác sĩ trực. Do vậy, mà dẫn đến cái chết của cháu N”.
Ngay sau khi xảy ra sự việc, ban giám đốc BV Đa khoa Quốc Oai đã yêu cầu nhân viên y tế ca trực viết bản tường trình. Tại bản tường trình, điều dưỡng Nguyễn Phú Trung viết: “Ngày 20-10, tôi có tham gia ca trực từ 16 giờ 30 đến 19 giờ cùng ngày. Lúc này người nhà bệnh nhân yêu cầu được chuyển viện. Tôi có báo cáo nhân viên y tế đề nghị xem xét chuyển viện vì sức khỏe cháu bé không tiến triển, nhưng tôi đã giải thích với gia đình rằng để theo dõi thêm”.
Tôi đã sai vì đã không báo cáo bác sỹ trực về việc người nhà đề xuất chuyển viện do bệnh nhân đông và phải tham ca gia mổ. Khoảng 4 giờ 20 phút ngày 21/10 gia đình thấy cháu bé lả đi nên có báo cáo với nhân viên y tế. Lúc đó tôi đang nghỉ ở buồng trực điều dưỡng, nên cùng với các y bác sỹ đã đến cứu chữa bệnh nhân nhưng không kịp”, điều dưỡng Trung viết.
Hiện cơ quan công an đang làm việc với bệnh viện Đa khoa huyện Quốc Oai về nguyên nhân dẫn tới cái chết của cháu N. Gia đình cũng đưa thi thể nạn nhân N về nhà làm lễ an táng.

HUY HÀ

Sự quan trọng của ý thức trách nhiệm về môi trường

Vượn đen má vàng, nằm trong danh mục nguy cấp của sách đỏ Việt Nam và thế giới. Vượn đen má vàng, nằm trong danh mục nguy cấp của sách đỏ Việt Nam và thế giới.Nguồn NLĐO
Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok 2014-10-2
Vai trò của từng cá nhân trong xã hội đối với công tác bảo vệ môi trường vô cùng quan trọng vì hoạt động này chỉ có thể thành công khi mà tất cả mọi người trong xã hội cùng ý thức và chung tay góp sức.
Trong chương trình Khoa học- Môi trường hôm nay, chúng tôi giới thiệu đến quí thính giả một người dân tộc thiểu số đang tích cực tham gia công tác bảo vệ rừng, cứu hộ các loài linh trưởng cũng như tìm kiếm gây giống các loại cây rừng bản địa đang ngày càng bị biến mất đi.
Anh Ca Hoài, người dân tộc Kơ Mạ
Nhân vật đó là anh Ca Hoài, người dân tộc Kơ Mạ, hiện đang làm việc tại Trung tâm Cứu hộ các loài linh trưởng nguy cấp Đảo Tiên ở Nam Cát Tiên. Anh này cho biết công việc hằng ngày tại trung tâm này như sau:
Hằng ngày đi rừng lấy lá, trái và nghiên cứu các loài cây mà chim, thú hoang dã ăn đem về ươm hạt làm vườn ươm cây giống, rồi chăm sóc các loài thú bệnh tật. Hiện tại tôi đang chăm sóc những vượn đen má vàng và vượn đen má trắng, voọc chà vá chân đen, voọc bạc, loài cooli- có 4 loài linh trưởng. Những con này do cảnh sát bắt từ những người săn bắt, buôn bán động vật hoang dã trái phép, những nhà hàng- quán ăn, những khu du lịch- vui chơi giải trí mà người ta nuôi nhốt làm thú cảnh. Người ta thu hồi, đưa về.
Tôi có kinh nghiệm của người Kơ Mạ sống bao đời nay tại Vườn Quốc gia Cát Tiên truyền cho nên hiểu biết thức ăn của các loài thú đó, cũng như các tập tính, quán tính của những loài linh trưởng, thú hoang dã. Thứ hai nữa tôi cùng làm công tác nghiên cứu qua việc đưa các nhà nghiên cứu khoa học về làm nghiên cứu tại Vườn Quốc gia Cát Tiên. Tôi có dẫn dắt một người Đài Loan qua một năm đi với tôi, đặt camera, để nghiên cứu các loài gấu, mèo, các loài thú. Sau đó tôi cũng được các chuyên gia của Trung tâm đưa sang Đài Loan để học về cứu hộ động vật thêm một năm nữa.
Tôi có kinh nghiệm của người Kơ Mạ sống bao đời nay tại Vườn Quốc gia Cát Tiên truyền cho nên hiểu biết thức ăn của các loài thú đó, cũng như các tập tính, quán tính của những loài linh trưởng, thú hoang dã.
anh Ca Hoài
Trung tâm này có 9 người, bốn người được phân công làm bên bộ phận công, gấu và báo hoa mai; còn 4 người làm bên linh trưởng chỗ Đảo Tiên của cô Marina, chuyên gia Monkey World bên Anh Quốc.
Còn cây thì có mấy chục loài mà hiện nay chúng tôi chỉ mới có mười mấy loài mà thôi như cây chiềng đỏ, chiềng vàng, cây vải rừng, cây bứa, cây sấu … đưa về lấy hạt ươm ra để làm công tác phục hồi, tái sinh rừng. Đồng thời cũng giới thiệu cho các em học sinh trường quốc tế và các sinh viên về nghiên cứu thực vật
Việc đi tìm cây như thế chỉ một mình tôi và bà Alexandre cùng một số chuyên gia nước ngoài, phòng Khoa học- Kỹ thuật Quốc tế Vườn Quốc gia Cát Tiên. Tôi có kinh nghiệm làm trong ngành lâm nghiệp mấy chục năm khi làm bên lâm trường khai thác gỗ. Đồng thời tôi cũng có nghiên cứu về các cây cỏ Việt Nam, cây thuốc nam, cây nào là thuốc chữa bệnh, cây nào cho gỗ quí hiếm như cây gõ đỏ, cây cẩm lai; và cây voọc ăn, vượn ăn thế nào.
Trước kia anh Ca Hoài cũng từng là một kiểm lâm tại khu vực Nam Cát Tiên; tuy nhiên trong một lần truy đuổi một tay săn lậu tê giác ở đó, anh không may làm mất mạng tay săn tê giác, phải đi ở tù. Khi mãn án, trong cảnh thất nghiệp, anh Ca Hoài đã lên kế hoạch mua sắm các trang thiết bị để vào rừng cưa cây gỗ như một tên lâm tặc; nhưng rồi lương tâm cắn rứt và anh vượt qua được thời điểm khó khăn đó. Anh Ca Hoài kể lại:
Vào tháng 1 năm 2001, tôi là kiểm lâm đi tuần tra bảo vệ rừng và phát hiện một ông là người dân tộc Tày dùng súng calif Trung Quốc đi săn bắn tại khu tê giác. Tôi kêu ông ta bỏ súng xuống nhưng ông không chấp hành mà lại quay súng dọa bắn tôi. Tôi nằm xuống và đứng dậy bắn ba phát chỉ thiên; nhưng ông ta quay súng lại bắn tôi. Ông vừa quay súng tôi bắn vào chân ông ta nhưng không may đạn nảy lên trúng bọng đái và ông ta chết. Tôi bị đi tù 28 tháng. Sau khi chấp hành án xong, về tôi cũng tính mua súng, mua máy cưa phá rừng nhưng mà nghĩ đi nghĩ lại nếu mình làm vậy ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên. Đó là điểm thứ nhất, ngoài ra còn ảnh hưởng đến bạn bè kiểm lâm, đồng nghiệp vì tôi từng được tỉnh và Nhà nước tin tưởng giao lập đoàn công tác tuyên truyền, và kết hợp trồng 200 héc ta rừng dự án EU- Liên Minh Châu Âu tại Tà Lài, Vườn Quốc gia Cát Tiên. Tôi đã từng đi vận động bà con trồng rừng bảo vệ rừng mà nay lại đi phá rừng, tôi thấy trái lương tâm nên không làm; nên mới về Vườn Quốc gia Cát Tiên đi hướng dẫn khách du lịch và một số nhà khoa học đi nghiên cứu thôi.
Tôi cũng tính mua súng, mua máy cưa phá rừng nhưng mà nghĩ đi nghĩ lại nếu mình làm vậy ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên...Tôi đã từng đi vận động bà con trồng rừng bảo vệ rừng mà nay lại đi phá rừng, tôi thấy trái lương tâm nên không làm
anh Ca Hoài
Một nhà hoạt động bảo vệ môi trường tích cực tại Vườn Quốc gia Nam Cát Tiên, anh Nguyễn Huỳnh Thuật, từng biết đến anh Ca Hoài và có nhận định về nhân vật này như sau:
Cát Tiên có diện tích gần 72.000 ha trải dài qua ba tỉnh: Lâm Đồng, Bình Phước và Đồng Nai.
Cát Tiên có diện tích gần 72.000 ha trải dài qua ba tỉnh: Lâm Đồng, Bình Phước và Đồng Nai.
Anh Ca Hoài là một người tâm huyết với rừng, một người rất hiểu về rừng nhất là mảng cây thuốc dân tộc học. Anh ta cũng am hiểu về văn hóa dân gian. Anh rất nhiệt thành với công tác. Nhưng trong quá trình công tác tại rừng Cát Tiên cũng có một số vấn đề, chẳng hạn xảy ra câu chuyện xung đột với kiểm lâm và anh ta bị đi tù.
Hiện nay anh ta đang làm cho tổ chức Monkey World- bảo hộ linh trưởng, và anh cũng đang yểm trợ cho chúng tôi khi học sinh- sinh viên về thì anh ta giúp về công tác kỹ năng sống trong rừng. Ví dụ đi vào rừng thì ăn cây gì, loại lá nào ăn được, không ăn được, có thể chữa bệnh gì. Nếu lạc trong rừng thì lấy cây gì để thay nước uống, làm sao tìm được lối đi ra, nhìn lên cây thì làm sao xác định được hướng…Đó là những kỹ năng để sống trong rừng.
Anh ta là một người có tâm; trong những người dân tộc anh ta là người đi tiên phong, vừa thông minh do gien di truyền, vừa là một người bản đia Mạ sống dọc sông Đồng Nai, anh thụ hưởng được văn hóa dân tộc Mạ và có vốn văn hóa phong phú.
Hiện nay tôi cũng đang xây dựng chương trình làm thế nào những người trẻ vào rừng học hỏi từ anh này, một người sống ở rừng. Anh ta có thể là một vị già làng rất lỗi lạc sau này.
Qua thời gian dài lăn lộn bảo vệ khu rừng Nam Cát Tiên, anh Ca Hoài có nhận xét về tình hình hiện nay của rừng này như sau:
Ở Nam Cát Tiên cũng còn lại mấy chục loài chia ra nhiều họ, nhiều nhóm. Thực vật còn rất nhiều. Rừng già nay độ che phủ tốt rồi. Trước hòa bình bộ đội và người dân tộc giữ rừng này. Sau này khi sư đoàn 600 bộ đội giải thể giao cho tỉnh Đồng Nai quản lý, hạt kiểm lâm rừng cấm 57 Cát Tiên được thành lập vào năm 1985. Đến năm 87, thủ tướng Phạm Văn Đồng từ Hà Nội về, đi trực thăm tham quan rừng Cát Tiên. Ông thấy gõ đỏ, các cây cổ thụ, các động- thực vật rất tốt, rất đẹp nên ông về ra quyết định thành lập Vườn Quốc gia Cát Tiên năm 1987.
Do chính phủ và pháp luật thực thi không nghiêm ngặt. Như luật quốc tế, tại khu bảo tồn thiên nhiên thì người dân hay người xấu mang vũ khí, chất nổ, chất cháy vào khai thác, săn bắn thì phải chịu tù chung thân, đền bù thiệt hại hay bị bắn chết...từ đó người ta sợ không ai dám làm
anh Ca Hoài
Phía nam của rừng Quốc gia Cát Tiên thuộc địa phận Đồng Nai được 30 ngàn héc ta rừng, phía Tây thuộc Bình Phước và khu bảo tồn tê giác Cát Lộc; tất cả được 73 ngàn héc ta. Phía tây và nam Cát Tiên là tốt còn phía Tây do một số di dân tự do người Tày, Mán từ phía bắc vào lấn chiếm phá rừng để trồng điều. Nay chính phủ đang đền bù để tái sinh rừng.
Một tình trạng đang khiến lực lượng kiểm lâm tại các khu rừng khác nhau khắp Việt Nam phải đau đầu là lâm tặc lộng hành bất chấp luật pháp và xem thường đội ngũ kiểm lâm ít ỏi hiện nay. Ngoài ra còn có tệ trạng kiểm lâm tiếp tay với lâm tặc để phá rừng. Bên cạnh đó, người dân vì mưu sinh cũng phải vào rừng để kiếm cái ăn một cách tự phát gây hại cho rừng.
Anh Ca Hoài nói đến cách thức đối phó với lâm tặc và cùng lực lượng chức năng cũng như người dân thực hiện công tác bảo vệ rừng như sau:
Do chính phủ và pháp luật thực thi không nghiêm ngặt. Như luật quốc tế, tại khu bảo tồn thiên nhiên thì người dân hay người xấu mang vũ khí, chất nổ, chất cháy vào khai thác, săn bắn thì phải chịu tù chung thân, đền bù thiệt hại hay bị bắn chết tại rừng khi cưa cây, xẻ gổ, chống lại Nhà Nước, chống lại kiểm lâm; từ đó người ta sợ không ai dám làm, gây ảnh hưởng cho rừng.
Anh ra luật mà không thi hành luật thì luật vô hiệu nghiệm.
Bây giờ ở phía nam Cát Tiên thuộc Đồng Nai, đồng bào ( dân tộc) không còn làm cây gỗ theo người Kinh xúi giục nữa, người ta tham gia cùng kiểm lâm ‘ăn trong rừng, ngủ trong rừng’ để bảo vệ rừng, đi tháo gỡ bẩy, đánh đuổi lâm tặc.
Phía bên Lâm Đồng có giao khoán nhưng không biết tình hình của họ thế nào.
Chỉ là một cá nhân tham gia công tác bảo vệ rừng, anh Ca Hoài có nhận xét về cách thức của chính quyền trong hoạt động này, cũng như việc thực thi luật pháp trong lĩnh vực bảo vệ, phát triển rừng tại Việt Nam:
Nói ra điều này phức tạp lắm. Ông lãnh đạo này lên, ông kia chuyển công tác, ông nọ về. Ông chủ tịch tỉnh, rồi ông Bộ Nông Nghiệp, mỗi nơi khác nhau. Khó lắm!
Họ không thực sự nghiêm minh. Dự án nói đưa về giúp cho dân nhưng thật sự dân được hưởng không bao nhiêu; các ông ở trên hưởng nhiều nên người dân không tin tưởng một số lãnh đạo, một số nhà chức trách.
Xin phép được nhắc lại nơi mà anh Ca Hoài đang làm việc là Trung Tâm Cứu hộ Linh trưởng Nguy cấp Đào Tiên.
Trung tâm này được thành lập hồi năm 2008 do Vườn Quốc gia Cát Tiên phối hợp với tổ chức Anh Quốc Monkey World Ape Rescue. Trung tâm có diện tích gần 60 héc ta nằm cạnh Vườn Quốc gia Cát Tiên.
Mục Khoa học- Môi trường kỳ này tạm dừng tại đây. Hẹn gặp lại các bạn trong chương trình kỳ .
Gia Minh chào tạm biệt.

Cẩn trọng với nước uống đóng chai nhựa bị nóng

Nước đóng trong các chai nhựa
Nước đóng trong các chai nhựa- AFP
Việt Hà, phóng viên RFA 2014-10-20
Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học thuộc trường đại học Florida, Mỹ, cho thấy việc uống nước trong chai nhựa để ở nhiệt độ cao trong thời gian dài có thể có những tác hại đối với sức khỏe. Việt Hà có bài tìm hiểu về vấn đề này trong trang tạp chí sức khỏe đời sống.
BPA và kim loại antimony trong chai nhựa
Từ hơn 100 năm nay, các sản phẩm từ nhựa đã thực sự cách mạng hóa cuộc sống con người bởi những tác dụng đa dạng của nó. Đồ nhựa được dùng cho các chai, hộp đựng nước, đồ ăn, các bao gói hàng, đồ chơi, đồ nội thất trong nhà… Người tiêu dùng đã quá quen với các đồ nhựa phong phú mà những nhà sản xuất không ngừng cải tiến mẫu mã, sẵn sàng cung cấp với giá phải chăng. Nhưng các nhà khoa học ngày nay đang trở nên cẩn trọng hơn với các đồ nhựa. Một số những nghiên cứu gần đây cho thấy đồ nhựa không hẳn là đã đa chức năng như mọi người thường nghĩ vì trong một số điều kiện nhất định chúng có thể gây hại cho sức khỏe.
Một nghiên cứu gần đây nhất do các nhà khoa học thuộc trường đại học Florida, Mỹ, tiến hành trên 16 loại chai nhựa đựng nước phổ biến khác nhau tại Trung Quốc đã cho thấy nước đựng trong các chai này ở nhiệt độ cao và trong thời gian dài có thể có hại cho cơ thể.
Bác sĩ Lena Ma, người đứng đầu nghiên cứu, cho chúng tôi biết về nghiên cứu như sau:
Một nghiên cứu trước đây cho rằng ung thư vú có liên quan đến việc uống nước trong chai nhựa để quá lâu trong xe và bị nóng. Cho nên tôi biết là có hóa chất trong chai nhựa nhiễm vào nước…chai nước ở nhiệt độ càng cao bao nhiêu nhiêu thì càng nhiều hóa chất từ chai nhiễm vào nước bấy nhiêu
Bác sĩ Lena Ma
BS. Lena Ma: Lý do mà tôi làm nghiên cứu này là vì tôi đọc thấy một nghiên cứu trước đây cho rằng ung thư vú có liên quan đến việc uống nước trong chai nhựa để quá lâu trong xe và bị nóng. Cho nên tôi biết là có hóa chất trong chai nhựa nhiễm vào nước…. kết quả chung mà chúng tôi có được từ nghiên cứu là bạn để chai nước ở nhiệt độ càng cao bao nhiêu nhiêu thì càng nhiều hóa chất từ chai nhiễm vào nước bấy nhiêu. Bạn để nước trong chai ở nhiệt độ cao càng lâu thì càng nhiều hóa chất nhiễm vào nước. Cho nên lượng hóa chất chuyển từ chai vào nước phụ thuộc vào hai yếu tố là nhiệt độ và thời gian nước được giữ trong chai.
Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã thử để nước trong chai nhựa ở nhiệt độ 70 độ C trong các khoảng thời gian khác nhau là 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần và 4 tuần. Theo bác sĩ Lena Ma, tình huống xấu nhất là khi nước được để trong chai nhựa ở 70 độ C trong 4 tuần liên tục.
Các nhà khoa học tìm thấy có hai loại hóa chất thoát ra từ chai nhựa vào nước trong điều kiện nhiệt độ cao và thời gian dài. Bác sĩ Lena Ma nói tiếp:
BS. Lena Ma: Có hai loại hóa chất mà chúng tôi nói tới ở đây. Thứ nhất là kim loại antimony và thứ hai là BPA. BPA là một loại hóa chất tổng hợp. Với các loại chai nhựa đựng nước, BPA không phải là yếu tố đáng lo ngại. Bạn có thể để chai nhựa đựng nước trong nhiệt độ cao cả tháng thì lượng BPA thoát ra ngoài cũng không nhiều và vẫn thấp hơn ngưỡng cho phép. Nhìn chung thì BPA không phải là điều đáng lo. Đối với kim loại antimony thì trong nghiên cứu nó cũng không phải là điều đáng ngại nhất vì trong 16 loại chai nhựa mà chúng tôi kiểm tra chỉ có một loại có lượng antimony thoát ra ngoài vượt quá mức cho phép.
BPA là loại hóa chất thường được tìm thấy trong các sản phẩm từ đồ nhựa đựng thức ăn, nước uống, lớp tráng trong các sản phẩm đóng hộp. Cơ quan an toàn thực phẩm và thuốc của Hoa Kỳ (FDA) trước kia cho rằng BPA an toàn nhưng mới đây đã thay đổi quan điểm và trở nên cẩn trọng hơn với BPA. Các nhà khoa học quan ngại BPA có thể hoạt động như một hormone trong cơ thể, làm rối loạn mức hormone và sự phát triển của trẻ nhỏ. Một số nghiên cứu cho thấy BPA có thể có tác động lên hành vi và trí não của trẻ nhỏ. Một số nghiên cứu khác trên động vật cho thấy việc tiếp xúc với BPA có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư, bệnh tim mạch, tiểu đường và béo phì. Chính bởi những lo ngại này, từ lâu nhiều sản phẩm nhựa được sản xuất không có chứa BPA, nhất là đồ nhựa dành cho trẻ.
Lý giải về việc tìm thấy chất BPA trong chai nhựa, bác sĩ Lena Ma nói:
BS. Lena Ma: BPA đáng ra không nên có trong chai nhựa, nên thành phần này có thể là bị pha tạp vào trong quá trình sản xuất.
Đối với kim loại antimony được tìm thấy trong các chai nhựa, bác sĩ Lena Ma cho biết đây là thành phần có trong quá trình sản xuất chai nhựa PET, loại nhựa phổ biến dùng để đựng đồ ăn, nước uống. Đồ nhựa PET tiếp xúc với nhiệt độ cao và để trong microwave (tức lò vi sóng) đang hoạt động có thể làm tăng mức antimony chuyển từ chai vào nước hoặc đồ ăn chứa trong đó. Những người tiếp xúc với antimony như thường xuyết hít phải antimony, có thể có các triệu chứng trầm cảm, chóng mặt, nôn mửa, hư thận và gan. Người uống nước có nhiễm antimony liều cao và lâu có thể bị tăng cholesterol.
Tôi không muốn người tiêu dùng bị dẫn dắt sai...Cho nên không có gì phải lo ngại khi sử dụng đồ nhựa đựng thức ăn, chỉ đừng dùng để đồ nóng quá lâu
BS. Lena Ma
Đây cũng là một chất được coi là có khả năng làm tăng nguy cơ bị ung thư.

Có nên tránh đồ nhựa
Có rất nhiều loại đồ nhựa khác nhau mà người tiêu dùng nên nhận biết để có thể sử dụng chúng đúng cách. Đáng chú ý nhất là đồ nhựa PET là loại nhựa được dùng phổ biến nhất, được coi là an toàn, và đây cũng là loại nhựa trong nghiên cứu mới của các nhà khoa học Mỹ. Người tiêu dùng muốn biết sản phẩm nhựa mình dùng thuộc loại nào có thể nhìn ở ký hiệu của sản phẩm thường nằm dưới đáy sản phẩm. Nhựa PET có ký hiệu số 1. Loại nhựa này không nên để ở nhiệt độ cao và dưới ánh nắng mặt trời vì nó làm tăng lượng antimony chuyển vào sản phẩm. Ngoài ra cũng đã có nghiên cứu cho thấy nhựa PET cũng có chứa chất bromine có tác động lên hệ thần kinh của người.
Loại nhựa phổ biến thứ hai là nhựa HDPE, được đánh số 2, thường được dùng đựng sữa, nước, nước ngọt, các chai dầu gội đầu, nước tắm. Nó cũng thường được tìm thấy trong lớp bên trong các hộp đựng cereal (ngũ cốc ăn sáng). Loại nhựa này cũng có khả năng làm thoát các hóa chất tương tự như hormone estrogen ở người.
Nhựa PVC được đánh số 3 thường được dùng để gói đồ bao gồm cả loại nilon dùng để gói đồ ăn thường thấy trong các bếp ăn, dùng trong các sản phẩm là đồ chơi cho trẻ. Loại nhựa này có chứa hóa chất có tác động lên hormone, có thể gây ung thư.
Nhựa LDPE được đánh số 4, thường được coi là khá an toàn. Nó thường được dùng để gói bánh mì, đồ đông lạnh, trong bao carton đựng sữa, cốc đựng nước. Nhựa này không có chứa BPA nhưng có thể có hóa chất gần giống hormone estrogen.
Nhựa PP, đánh số 5, thường được dùng cho sữa chua, các loại đồ ăn. Nó có thể chịu được nhiệt độ cao mà khó thoát ra hóa chất. Tuy nhiên cũng đã có nghiên cứu cho thấy vẫn có khả năng loại nhựa này chuyển hóa chất ra ngoài ở nhiệt độ cao.
Nhựa PS, số 6, hay thường được gọi là Styrofoam, dùng trong các loại cốc, đĩa, bát ăn. Nó có thể thoát chất styrene ở nhiệt độ cao, gây hại cho hệ thần kinh và có liên quan đến ung thư.
Nhựa số 7 là các loại nhựa khác. Hiện vẫn khó để xác định các loại hóa chất độc có thể thoát ra từ loại nhựa này nhưng có nhiều khả năng nó có chứa BPA và BPS là những chất có tác động lên hệ nội tiết.
Có một số những nhà khoa học, bác sĩ và những người quan tâm đến sức khỏe hiện nay thường tìm cách tránh sử dụng các sản phẩm từ nhựa để đựng đồ ăn và nước uống do những kết quả nghiên cứu gần đây về những tác hại của nhựa. Tuy nhiên theo cơ quan an toàn thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ, các sản phẩm nhựa đáp ứng  tiêu chuẩn an toàn của Mỹ cho thực phẩm vẫn có thể được sử dụng an toàn.
Bác sĩ Lena Ma cho biết bà cũng không muốn người tiêu dùng bị dẫn dắt sai từ kết quả nghiên cứu.
BS. Lena Ma: Tôi không muốn người tiêu dùng bị dẫn dắt sai. Nhìn chung đồ nhựa được dùng phổ biến để đựng thức ăn và đáng ra là an toàn. Nhưng khi bạn mua các sản phẩm này thì tôi nghĩ không nên giữ chúng với đồ ăn nóng ở nhiệt độ cao. Cho nên không có gì phải lo ngại khi sử dụng đồ nhựa đựng thức ăn, chỉ đừng dùng để đồ nóng quá lâu.
Ngoài ra bác sĩ Lena Ma cũng cẩn trọng với các sản phẩm nhựa đựng thức ăn và nước uống có độ axit cao, đặc biệt là nước quả. Bà nghi ngờ ở môi trường axit cao, khả năng kim loại antimony cũng sẽ bị thoát ra ngoài.
Tạp chí sức khỏe đời sống tuần này xin tạm dừng tại đây. Việt Hà cảm ơn quý vị đã quan tâm theo dõi. Xin quý vị chia sẻ các thông tin và những đóng góp về các vấn đề y tế, sức khỏe đến trang tạp chí sức khỏe đời sống tại emailvietha@rfa.org hoặc www.facebook.com/vietharfa
Việt Hà xin chào tạm biệt và xin hẹn gặp lại vào thứ ba tuần tới.

Xuất tiền cũng là một bệnh truyền nhiễm

Ebola Czar ngồi thay Ebola Czarina

Khi bệnh sốt xuất huyết do vi khuẩn Ebola gây ra bắt đầu lan vào nước Mỹ, với một trường hợp tử vong và hai nữ y tá bị nhiễm bệnh, chính trường Hoa Kỳ lại mắc nhiều chứng bệnh khác.

Trước hết là bệnh đổ lỗi. Giới chức cầm đầu Trung Tâm Phòng Chống Dịch Bệnh CDC đổ lỗi cho y tá là không tuân hành thủ tục phòng ngừa, dù thủ tục này chưa hề được nghiên cứu và đặt ra tại một bệnh viện đã chữa ca nhiễm bệnh đầu tiên tại thành phố Dallas của Texas. Sau đó, Bác sĩ Giám đốc là Thomas Frieden phải xin lỗi và nhận trách nhiệm khi ra điều trần trước Quốc hội.

Cũng vậy, nữ y tá thứ hai bị nhiễm bệnh bị đổ lỗi là đã mắc bệnh mà còn lên máy bay và gây rủi ro truyền nhiễm cho bao người khác. Sau đó người ta mới viết rằng viên y tá này có tự đo lấy nhiệt độ, hỏi ý kiến của trung tâm CDC và được trả lời là cứ bay vì nhiệt độ chưa tới mức báo động.

Mọi nhà khoa học đều có thể cho biết rằng chính các y tá điều dưỡng bệnh nhân mới bị rủi ro nhiễm bệnh cao nhất, khởi đi từ trường hợp bùng phát đầu tiên vào năm 1976. Năm đó, các nữ tu người Bỉ làm y tá trong một nhà thương trên đất Congo nghèo túng đã là nạn nhân Ebola vì thiếu phương tiện phòng ngừa như bao tay, áo choàng và mặt nạ và còn phải dùng lại kim chích cũ.

Ngày nay và tại Hoa Kỳ, sự thể chắc chắn phải khá hơn, nhưng chưa biết có khỏi hay chăng, các y tá đã bị thượng cấp đổ lỗi.

Cũng trong loạt đổ lỗi, ta có thêm một lý do cao cấp hơn, được loan truyền sau khi Bác Sĩ Francis Collins, giám đốc Viện Sức Khỏe Quốc Gia (National Institute of Healh - NIH) than phiền rằng việc nghiên cứu dịch bệnh cứ giảm liên tục từ 10 năm nay vì thiếu tiền, chứ đáng lẽ Hoa Kỳ đã tìm ra thuốc ngừa chủng rồi.

Cận ngày bầu cử thì người ta ít từ nan đòn bẩn nhưng lý do ly kỳ là Hoa Kỳ bị nguy cơ Ebola vì ngân sách bị cắt. Truyền thông và các nhà bình luận thuộc cánh tả nhảy vào đó mà đổ lỗi cho phe bảo thủ và đảng Cộng Hòa.

Sự thật thì Viện NIH đã khởi sự nghiên cứu về Ebola từ năm 2001 và trong bốn năm, từ 2000 đến 2004 thì ngân sách đã tăng 58% và ngân sách của bộ chủ quản là Sức Khỏe và Công Dân Vụ (Health and Human Services Department) hiện lên tới 958 tỷ Mỹ kim chứ không ít.

Khi gánh công trái của Mỹ đã vượt Tổng sản lượng và mấp mé 18 ngàn tỷ đô la thì quả là Quốc Hội nên rà soát lại các khoản chi phi lý của cái viện uyên bác này. Kể cả một dự án nghiên cứu ảnh hưởng của truyền hình và trạm xăng trong các ngôi làng tại Việt Nam, hoặc về tác dụng của nha phiến cocaine trên nhịp độ tình dục của.... chim cút Nhật Bản!

Còn trung tâm CDC thì có ngân sách tăng 200% kể từ năm 2000 đến nay để lên tới bảy tỷ đô la và được các đảng viên Cộng Hoa tăng chi còn nhiều hơn dự luật do hành pháp Obama đề nghị. Và nhờ vậy mà có tiền vào nhiều dự án tào lao không kém. Thí dụ như lập ra một ban đặc nhiệm 15 người để nghiên cứu ảnh hưởng của mũ an toàn cho người đi xe hai bánh và đề nghị tăng cường việc kiểm soát. Ðội mũ an toàn hay cải thiện sân chơi cho trẻ em có liên quan gì đến việc phòng chống dịch bệnh?

Nhưng lý do cao cấp nhất được nêu ra là vì Hoa Kỳ không có một người theo dõi việc phối hợp hành động chống bệnh Ebola, một “Ebola Czar.”

Dù rất bận đi vận động tiền tranh cử để duy trì được đa số Dân Chủ trong Quốc Hội hầu ông có thể tiếp tục cải tạo nước Mỹ, Tổng Thống Barack Obama đã phải quan tâm đến mối nguy Ebola và lập tức chỉ định một chính khách làm “Ông trùm Ebola” có nhiệm vụ báo cáo lên cố vấn an ninh quốc gia là Susan Rice.

Phe đối lập Cộng Hòa thì than rằng vì sao lại bổ nhiệm một chính trị gia quen nghề vận động hành lang mà không tìm tới một tướng lãnh để chỉ huy mặt trận này?

Như thông lệ, đảng Cộng Hòa có trí nhớ khá nông mà quên mất một phó đề đốc (ngang hàng thiếu tướng) đã có nhiệm vụ đó. Còn chính quyền Obama thì chỉ mong là chúng ta cũng quên viên chức này - vì bà ta đang ôm một bình ga lặn rất sâu.

Bộ Sức Khỏe và Công Dân Vụ HHS có tám phụ tá tổng trưởng. Một trong tám người đó là phụ tá tổng trưởng về Chuẩn Bị và Ðối Phó (Assistant Secretary for Preparedness anh Response), có nhiệm vụ “lãnh đạo đất nước để ngăn chặn, đối phó và hồi phục khỏi tác động xấu trên sức khỏe của công chúng trong các trường hợp khẩn cấp và thiên tai, từ bão lụt tới khủng bố bằng võ khí sinh hóa.”

Từ Tháng Tám năm 2009, Phó Ðề Ðốc Nicole Luire được đề cử vào chức vụ này và cho biết là sẽ “dốc sức chuẩn bị đất nước cho các trường hợp khẩn cấp với loại biện pháp ứng phó như dược phẩm và thuốc chủng ngừa mà dân chúng có thể cần.” Một người như vậy phải nghĩ trước tới các kịch bản bất ngờ nhất, từ dịch bệnh toàn cầu tới khủng bố sinh hóa hay động đất, v.v...

Tức là bộ máy hành chánh công quyền Hoa Kỳ đã có một viên chức cao cấp được nhiệm vụ trù hoạch trường hợp bị dịch bệnh bất ngờ, như bệnh Ebola hiện nay. Và đấy là một nữ tướng chứ không nhỏ. Một Ebola Czarina. Vậy mà bộ máy hành chánh Hoa Kỳ có thêm một viên chức mới, lãnh lương mới, có nhiệm vụ trùng lặp với một vị trí có sẵn để chính quyền Obama bày tỏ quyết tâm giải quyết mối nguy Ebola.

Người ta vừa lập ra một tầng phối hợp mới, từ Bộ Công Dân Vụ HHS chuyển qua cố vấn an ninh quốc gia với ngân sách mới, nhân lực mới. Nghĩa là Hoa Kỳ lại mắc bệnh xuất tiền và thừa giấy vẽ voi.

Câu hỏi đáng nêu ra hơn cả là trong mấy tuần qua, khi cả nước từ tổng thống trở xuống, đều điên đảo với nguy cơ Ebola, thì vì sao chẳng ai nghe nói gì đến tướng Nicole Lurie?

Vốn dĩ cũng là bác sĩ và có bằng cao học về sức khỏe công cộng (MSPH), bà Lurie phải có thẩm quyền về dịch bệnh Ebola nhưng có lẽ lại mắc bệnh nghẹn lời vì một vụ tai tiếng liên quan đến tiền bạc và thuốc men từ ba năm về trước. Công ty chế tạo dược phẩm Siga do tỷ phú Ron Perelman nắm đa số phần hùn được một hợp đồng hơn 400 triệu đô la để cung cấp thuốc ngừa đậu mùa. Phụ tá tổng trưởng Lurie có thể đã liên hệ đến sự chọn lựa này vì Ron Perelman chi rất sộp cho đảng Dân Chủ.

Chi tiết mủi lòng là tháng trước, Siga đã khai báo phá sản. Còn công ty Chimerix kỳ đó bị gạt ra ngoài lại là hãng chế tạo thuốc Brincidofovir đang có hy vọng chữa được Ebola.

Vì thế, Hoa Kỳ mới cần một Ebola Czar khác?

Chuyện chỉ có tại nước Mỹ

Trò chơi bán chạy nhất trong mấy tuần qua chính là... vi khuẩn Ebola. Công ty Giantmicrobes Inc, tại Connecticut chuyên trị về sản xuất đồ chơi có hình dạng của vi trùng hay vi khuẩn. Khi mối lo Ebola bùng phát thì sản phẩm về Ebola, được họ gọi là “đồ chơi truyền nhiễm,” đã bán sạch nên nhiều người đang ghi tên là “khách chờ Ebola.” Khách sộp của công ty là tổ chức Y Tế Thế Giới WHO, các nhà thuốc tây và Hồng Thập Tự quốc tế. Người Mỹ quả là thính mũi.
10-20-2014 7:03:44 PM
Nguyễn Xuân Nghĩa
Theo Người Việt