Friday, March 24, 2017

Thói Đời

Nguyễn Trọng Dân (Danlambao) - Các "đồng chí" của đảng ta ban bố lệnh cấm nghiêm ngặt nhạc Vàng, tức là nhạc do bọn Việt Nam Cộng Hòa cương quyết chống chủ nghĩa Mác Lê cuồng điên mà lại đi tôn thờ tinh thần quốc gia dân tộc bất diệt của dân Việt viết ra và hát. Thời Quá Độ, tàng trữ các băng thu âm cassette trước năm 1975 là tàng trữ văn hóa "phản động," đi tù lãnh vài cuốn là chuyện thường. Thế mà trong nội bộ giữa các "đồng chí" với nhau, các "đồng chí" của đảng thổ tả thờ Mác Lê vẫn thường xuyên hát mãi một cách công khai bài nhạc "Thói Đời" của cố nhạc sĩ Trúc Phương thuộc phe cờ Vàng.

Lời hát mở đầu của bài nhạc như sau: "Đường thương đau đầy ải nhân gian, ai chưa qua chưa phải là người. Trong thói đời, cười ra nước mắt." ("Thói đời" - Trúc Phương)

Có lẽ "đồng chí" đầu tiên "cười ra nước mắt" là nhà văn Dương Thu Hương lừng danh của chúng ta sau này, tác giả tác phẩm "Thiên Đường Mù" báo hiệu cáo chung của thời Quá Độ, ngày bà vào Nam trong đoàn quân "Giải Phóng" hạ nòng súng bắn thẳng vào đàn bà con nít chạy giặc "Giải Phóng" trên các quốc lộ 1, quốc lộ 13 không nương tay, bà tuyên bố khi nhìn thấy Sài Gòn cờ Vàng tráng lệ rồi thì bà bật khóc giữa ngay niềm vui chiến thắng huy hoàng. Một khi cái ác đã chiến thắng trước nhân nghĩa, một khi mà chủ nghĩa Mác Lê cuồng điên chiến thắng trước tình tự dân tộc, thì ai mà chẳng… "cười ra nước mắt?" Nhờ chiến thắng này mà không riêng gì bà, cả chục triệu dân đen dưới ách thống trị của đảng Mác-Lê cuồng điên thực dân đỏ, vẫn hàng ngày “cười ra nước mắt.”

Thế nhưng về sau này thì nhiều "đồng chí" trong đảng Mác-Lê cuồng điên của bà cũng đều “cười ra nước mắt”. Sau chiến thắng mùa xuân, "đồng chí” Quỳnh Hoa bỏ chạy sang Pháp cũng “cười ra nước mắt”, đồng chí Trà mang lon tướng bị giam lỏng cũng “cười ra nước mắt”, ngoài Bắc thì có đồng chí Hoàng Văn Hoan bỏ chạy sang Trung Cộng làm toàn bộ TƯ đảng Mác-Lê cuồng điên thổ tả dở khóc dỡ cười. Về sau này thì có đồng chí Bùi Tín đào tị xin tỵ nạn. sau năm tháng dài “cười ra nước mắt” do buộc phải viết láo ở báo Nhân Dân. Đó chưa kể để đồng chí vĩ đại Võ Nguyên Giáp. Anh Giáp bị ép về điều hành chương trình sanh đẻ có kế hoạch. Kể từ đó, đồng chí Giáp tướng quân ngồi thiền, nghiệm lại chuyện đời mà hát mãi…. "trong thói đời cười ra nước mắt" cho đến ngày nhắm mắt.

Đương nhiên, danh sách các "đồng chí" trong đảng thổ tả Mác Lê cuồng điên “cười ra nước mắt” còn dài nữa, không dừng lại ở đây. Nhất là về sau này, chúng ta thấy có "đồng chí" Dương Chí Dũng bị bức tử trong tù. Đó là chưa kể mới đây, có "đồng chí" Ba Dũng cũng "cười ra nước mắt" mà bảo các "đồng chí" trong đảng thổ tả Mác lê của mình ngồi lại mà ráng làm người... "tử tế"?! Đảng thổ tả Mác lê cuồng điên của anh Ba có thằng nào là tử tế đâu, xin anh Ba liệt kê ra cho Qua nghe thử, hử?

Bài nhạc phản động "Thói đời" của nhạc sĩ Trúc Phương có lý lịch phản động cờ Vàng" đương nhiên không dừng lại ở đây. Mà còn tiếp... "Xưa trắng tay gọi tên bằng hữu, giờ giàu sang quên kẻ tâm giao, còn gian dối cho nhau" 

Úi trời ơi, bây giờ nhiều tiền nhiều của, các "đồng chí" trong đảng thổ tả thờ Mác Lê không còn “trắng tay” nữa nên "thịt" nhau thẳng tay! Không biết đồng chí Duy, Tư lệnh quân khu Hai lăn đùng ra chết vì loại chất độc gì? Bây giờ tướng tá, chính ủy viên của quân khu Hai chắc toàn là người của đồng chí Trung Hoa anh em Tập Cận Bình gởi sang làm... thí điểm cho sự đoàn kết từ hiệp nghi Thành Đô chăng? 

Đó là chưa kể "đồng chí" Phạm Quý Ngọ, anh Quang chắc cho mời loại rượu thượng hảo hạng do hãng Formosa làm gang thép tặng hay sao mà anh Ngọ lăn đùn ra lẹ quá, lẹ như cá chết vậy!

Đồng chí bí thư Cường và đồng chí Tuấn trên Yên Bái bị bắn ngay giữa ban ngày, ở Việt Nam, người dân làm gì có súng K-59, chỉ có các "đồng chí" trong đảng thổ tả thờ Mác Lê cuồng điên mới có súng mà thôi. 

Tội nghiệp "đồng chí" cha Phùng Quang Thanh và “đồng chí” con Phùng Quang Hải, xưa bọn đồng chí còn trắng tay lép vế thì bu vào mà nịnh hai cha con đồng chí Phùng để mong được nâng đỡ, bây giờ giàu sang có quyền thế rồi thì mấy người ra giúp hai cha con mình khi sa thế? Giờ này hai cha con đồng chí họ Phùng hát bài "Thói Đời" này chắc là rất mùi, rất hay... "Xưa trắng tay gọi tên bằng hữu, giờ giàu sang quên kẻ tâm giao, lại còn gian dối cho nhau" để rồi "cười ra nước mắt”.

Ấy là chưa thèm mổ xẻ tâm tình của nhiều đồng chí khác đang rên rỉ hát bài "Thói Đời", như đồng chí Trịnh Xuân Thanh đang bỏ trốn chưởi cha đồng chí Lú, hay đồng chí bộ trưởng Công-thương Vũ Huy Hoàng đang mắng bố anh Quang, hay cả đồng chí Cự, hết mình vì đồng chí Lú là thế mà vẫn bị “đồng chí” Lú đạp thẳng tay. Thói đời trong cái đảng thổ tả Mác -Lê cuồng điên là thế!

Bài nhạc “Thói đời” của nhạc sĩ Trúc Phương được viết tiếp như sau: "Người yêu ta rồi cũng xa ta, nên chung thân ta giận cuộc đời. Đôi mắt nào từng đêm buốt giá, khi chiếu chăn tình xa nhịp thở, tiền đổi thay khi rũ cơn mê, để chua xót trên lối về." 

Không biết anh hai con của đồng chí cha tổng Mạnh hát câu này bao nhiêu lần trong ngày khi bồ gái mình bị đồng chí cha "dớt" ngọt sớt. Đồng chí cha ngồi trên ngai vàng làm từ Bắc Kinh, "made in China" coi uy quá, thói đời trong đảng thổ tả Mác Lê mà, đồng chí con bị mất đàn bà của mình vào tay đồng chí cha mình là đương nhiên. 

Thế rồi, "rượu trần ai gợi niềm cay đắng. những suy tư in đậm cuộc đời. Mình còn ai đâu để vui, khi trót xa vũng lầy nhân thế, có ưu tư ưu tư muộn phiền lên xám môi" ( “Thói đời” - Trúc Phương)

Các “đồng chí” vào quán uống rượu trần ai hát bài "Thói đời" như thế nào không biết, mà giữa ban ngày ban mặt thì quán Karaoke bị cháy ngay giữa thủ đô Hà Nội, nay được gọi là thủ đô "Lày Lội". Phố Cầu Giấy từ đó mà trở nên nổi danh. Gần 13 “đồng chí” thành bê thui giữa ban ngày khiến cả nước phát hoảng. 

Không có anh đảng viên nào mà không nhậu như hủ chìm cả. "Thói đời " mà. Bon chen danh lợi tàn sát lẫn nhau, chung quy chỉ còn rượu để thấy đời còn đáng sống trong phút giây. Hơn nữa, không ra uống rượu “trần ai” thì làm sao chạy chức mua lon cho được. Hối lộ tham nhũng chung tiền hay lừa dối nhau đều diễn ra ở các bàn nhậu đắt đỏ của các "đồng chí." trong đảng thổ tả thờ Mác Lê.

"Bạn quên ta tình cũng quên ta, nên trắng đêm thui thủi một mình. Soi bóng đời bằng gương vỡ nát. Nghe xót xa ngời lên tròng mắt. Đoạn buồn xa ta đã đi qua, ngày vui tới ta vẫn chờ" "Thói đòi"- Trúc Phương)

Đoạn ca này là đoạn kết của bài nhạc "Thói đời" của nhạc sĩ Trúc Phương. Đây là lúc các đồng chí đã quá say men rượu “trần ai” bon chen danh lợi hết đường rữa sạch tội lỗi. Anh ba Dũng về nhà, nhìn đàn em mình, cơ nghiệp tiền tài con gái mình bị đồng chí Trọng quất cho te tua thì đương nhiên "nghe xót xa ngời lên tròng mắt là điều đương" nhiên, nay chỉ hy vọng đồng chí con trai mình lấy lại tiền đồ, nên chắc vẫn cố "ngày vui tới ta vẫn chờ"?

Hay là đồng chí Đinh thế Huynh bao lâu mỏn gối làm tà lọt lau chùi ghế cho anh Trọng, chịu bao điều cay tiếng xót, đang mong ngày anh Trọng lùi về mà lên ghế cho vinh quang lấy một lần. Hơn nữa, không trèo lên được ghế của anh Trọng là sẽ bị đồng chí Quang "thịt " liền.

Còn “đồng chí” Vịnh, sau khi giúp mọi người đá bề hội đồng đồng chí Phùng Quang Thanh văng ra TƯ đảng thổ tả Mác-Lê thành công, nay chắc cũng đang kiếm đường làm đặc vụ cho CIA để mong được chút đỉnh "pension" tiền già để mai này hưởng tuổi "hiêu,” chứ cái đảng thổ tả Mác Lê này cướp giật làm thịt nhau dữ quá, cỡ như đồng chí Phùng Quang Thanh binh sĩ nắm cả vạn trong tay mà còn bị rớt thì huống gì là mình, dân đeo lon ngồi bàn giấy với vài trăm sát thủ vòi tiền. "Đồng chí" Vịnh lo lắng cho cái mạng của mình từng ngày, nên có ngày nào là vui. Chắc khi không còn đồng chí nào xung quanh để thịt mình nữa thì sẽ là ngày vui của Vịnh, "đồng chí" Vịnh chắc cũng đang tự nhủ mãi câu hát "ngày vui tới ta vẫn chờ"? Cái khó là "đồng chí" Vịnh chờ đến bao giờ, khi mà giờ này ai mà chẳng muốn "thịt" mình. 

Thôi, viết đến đây thì dừng lại, gởi đăng Dân Làm Báo đề rồi tủm tỉm ngâm rằng: "Thế sự thăng trầm quân mạc vấn?"- "Thói đời" dưới chế độ "xã hội chủ nghĩa" đang giúp "xuống hố cả nước" mà, "thế thì thế, thế thì phải thế.” Hơn bốn mươi năm qua, các “đồng chí” trong đảng cuồng điên Mác Lê hát bài "Thói đời" của "bọn Ngụy" Việt Nam Cộng Hòa liên hồi không ngừng nghĩ mà nào có hiểu là tại vì sao! 

25/3/2017

Hiệu trưởng cùng hai giáo viên mầm non ở Lào Cai dốc đầu bé 5 tuổi vào máy vặt lông gà

Cô hiệu trưởng Hằng (áo đỏ) đang dốc ngược con trai anh Nam vào máy vặt lông gà. Ảnh: VnExpress
Để đứa bé hết khóc, cô hiệu trưởng cùng hai giáo viên mầm non khác đã dốc đầu em bé vào máy vặt lông gà, đe dọa sẽ cắm điện nếu không chịu ngừng khóc. Sự việc chỉ được phát hiện bởi phụ huynh học sinh, khi thấy con mình có những biểu hiện bất thường.
Theo lời kể của anh Nguyễn Văn Nam 31 tuổi, xã Xuân Giao, Bảo Thắng, Lào Cai cho biết, gia đình anh gửi con trai 5 tuổi đến trường mần non xã Xuân Giao. Khi vừa thấy cô giáo, đứa bé bỗng khóc thét lên, tỏ ra sợ hãi khiến anh vô cùng lo lắng. Linh cảm của người cha mách bảo dường như đang có chuyện gì xảy ra với con của mình.
Sau khi đưa con cho cô hiệu trưởng, anh liền lén ở lại, tìm chỗ trú núp để tìm hiểu. Lát sau, anh Nam nghe có tiếng khóc xuất phát từ nhà bếp. Từ chỗ núp, anh liền bí mật tiến về nơi phát ra tiếng khóc.
Tại đó, anh vô cùng sững sốt khi thấy 2 cô giáo, trong đó có cô hiệu trưởng Vũ Thị Hằng đang dốc ngược con trai mình vào trong máy vặt lông gà và hô người khác cắm điện. Anh Nam liền lấy điện thoại và ghi lại cảnh tượng trên. Sau đó, anh chạy đến và giựt lại con trai mình rồi đưa đứa bé về nhà.
Ngay sau đó, cô Vũ Thị Hằng cùng các giáo viên khác tìm đến nhà anh Nam để xin lỗi và cầu mong anh xóa đoạn video ghi lại cảnh bạnh hành trẻ em nói trên. Tuy nhiên, anh Nam đã từ chối.
Anh Nam đã tung đoạn clip đó lên trên internet, cùng với đó là gửi đơn trình báo đến các cơ quan có trách nhiệm.
Ngày 23/3, Phòng Nội vụ, chính quyền địa phương cùng cô hiệu trưởng Vũ Thị Hằng, Vũ Thị Thu Hiền, Lê Thị Phượng có buổi hòa giải. Tại đó, cô Hằng cho biết việc dốc ngược con trai anh Nam chỉ nhằm “dọa nạt” để cho cháu thôi khóc. Cùng với đó bà hiệu trưởng còn đề nghị gia đình nên cho bé đi học lại bình thường và nhà trường sẽ tạo mọi điều kiện tốt nhất cho cháu.
Về phía anh Nam không đồng tình với cách làm trên, cho đến nay con anh rất sợ mỗi khi đến lớp, cháu bỗng ít nói và tối ngủ liên tục giật mình.
Sự việc đang được công an huyện Bảo Thắng điều tra.
Ngọc Quân/SBTN

“Không thể tin là sự thật!”

Hòa Ái, phóng viên RFA 2017-03-24  
Vỉa hè là nơi mưu sinh của người nghèo. Ảnh chụp hôm 12/9/2016 tại Hà Nội.
Vỉa hè là nơi mưu sinh của người nghèo. Ảnh chụp hôm 12/9/2016 tại Hà Nội.  AFP photo 
 Phạt 1 triệu đồng/biệt thự trái phép
Trong tuần qua, thông tin chính quyền thành phố Đà Nẵng phạt 40 triệu đồng đối với công trình 40 móng biệt thự đang xây dựng không có giấy phép tại khu vực bán đảo Sơn Trà thu hút mối quan tâm đặc biệt của dư luận trong và ngoài nước. Nhiều khán thính giả và độc giả RFA chú ý theo dõi diễn tiến của vụ việc này; bởi lẽ họ nêu ra một trường hợp điển hình người dân thường muốn xây một chuồng nuôi vịt mà không xin phép, như trường hợp quán cà phê Xin Chào ở Bình Chánh-Sài Gòn, đã phải đối diện nguy cơ bị khởi tố hình sự; trong khi 40 ngôi biệt thự do Công ty Cổ phần Tiên Sa đang xây dựng trái phép, tác động rõ rệt đến cảnh quan và môi trường của thành phố Đà Nẵng thì chỉ bị phạt ở mức 1 triệu đồng/1 căn biệt thự. Bên cạnh đó, còn có những thông tin liên quan mà hầu như những người quan tâm đều phải cất lên tiếng than rằng “Không thể nào tin đó là sự thật!”, như chia sẻ của một thính giả từ Đà Nẵng gửi về Đài RFA:
“Một công trình, một dự án phá nát lá phổi thành phố nơi gia đình tôi và hàng triệu người dân đang sinh sống.
Rừng nguyên sinh Sơn Trà bị phá để xây khách sạn, biệt thự trái phép nhưng ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng đăng đàn tuyên bố ‘làm sai thì đình chỉ, xử phạt theo đúng quy định, đồng thời xem xét để chủ đầu tư bổ sung đầy đủ giấy tờ, cho phép chủ đầu tư tiếp tục thi công. Đã có lệnh đình chỉ. Nhưng không biết bao lâu nữa sẽ được hợp thức hóa để tiếp tục xây đây?
Ông Huỳnh Tấn Vinh, Chủ tịch Hiệp hội du lịch thành phố Đà Nẵng, gửi thư kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ, mà qua đó cũng là nguyện vọng của người dân Đà Nẵng như tôi, khẩn thiết yêu cầu giữ nguyên hiện trạng, đừng phá hoại rừng của bán đảo Sơn Trà. Vậy mà, Sở Du lịch Thành phố Đà Nẵng khẳng định kiến nghị này chỉ là ý kiến cá nhân của ông Huỳnh Tấn Vinh.
Không thể nào tin nỗi đó là sự thật!”
Nhiều thính giả có đồng quan điểm cho rằng công trình xây dựng 40 căn biệt thự của Công ty Cổ phần Tiên Sa cần phải bị phá dỡ vì phải như vậy thì luật pháp mới nghiêm minh.
Trong những ngày qua Đài Á Châu Tự Do cũng nhận được rất nhiều ý kiến liên quan hoạt động xây dựng này:
Nhà của dân có xây sai phép 1 cục gạch thì bị cả một lực lượng hùng hậu đập phá không thương tiếc. Còn bây giờ với 40 biệt thự thì lại không dám đụng vào. Thật trớ trêu tình đời
-Thính giả RFA
“Mình nghĩ hoài không tìm được nguyên nhân. 40 biệt thự xây không phép đến bây giờ chính quyền mới phát hiện ra? Hồi trước mình xây nhà mới, đổ một xe cát thì các anh quản lý đô thị có mặt sau nửa giờ đồng hồ. Lạ nhỉ! Có ai còn nhớ một gia đình xây tượng Trần Hưng Đạo trong sân nhà ở Lâm Đồng không? Bị phát hiện ngay và bị phạt vạ đấy!”
“Nếu đúng quy trình thì đợi xây xong rồi mới phát hiện và rút kinh nghiệm luôn. Tại vì chung chi không đồng đều nên mới bị phát hiện.”
“Chuyện có gì mà ầm ĩ đâu! Đây chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Chỉ công bố phần phạt. Còn phần lót tay cho các quan hữu trách bao nhiêu thì đó là ‘bí mật quốc gia’. Đâu lại vào đấy và lại cho phép xây tiếp tục.”
“Nhà của dân có xây sai phép 1 cục gạch thì bị cả một lực lượng hùng hậu đập phá không thương tiếc. Còn bây giờ với 40 biệt thự thì lại không dám đụng vào. Thật trớ trêu tình đời!”
Đây không phải là một vụ việc được cho là “trớ trêu” hay “không thể tin nỗi” tại Việt Nam. Trong tuần qua còn các thông tin mà quý thính giả Đài RFA cho là mang tính nghiêm trọng hơn. Trước hết, có thể kể đến thông tin Viện Thiết kế và Quy hoạch thành phố Hàng Châu Trung Quốc được Hà Nội mời nghiên cứu lập quy hoạnh hai bên bờ sông Hồng, được báo giới trong nước loan tải vào ngày 20 tháng 3, khiến cho dư luận thắc mắc vì sao nhà thầu Trung Quốc luôn được Nhà nước Việt Nam ưu ái. Thính giả Thi Le đặt câu hỏi “Chỉ là quy hoạch một bờ sông mà phải giao dự án cho Trung Quốc thì Chính phủ Việt Nam còn gì để nói với người dân không?” Thính giả Duy Minh Nguyen trả lời rằng “Đảng và Nhà nước lãnh đạo không có đủ trình dộ chuyên môn. Họ không muốn nhờ dân vì không cùng quan điểm cho nên Hà Nội phải nhờ người ‘đồng chí’ Bắc Kinh vì cùng quan điểm và lý tưởng”. Còn thính giả Tienggoi Nguyen bày tỏ “Nghe mà vui làm sao! Đất nước Việt Nam trải dài từ Bắc vô Nam, công trình nào cũng được nhờ ông bạn ‘4 tốt-16 chữ vàng’ giúp đỡ. Cũng phải thôi vì ký kết Hội nghị Thành Đô năm 2020 đến rất gần rồi!”
Trước những tranh cãi sôi nổi của dư luận xoay quanh thông tin vừa nêu, chỉ một ngày ngay sau khi truyền thông trong nước loan tin, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội lên tiếng rằng Hà Nội chưa đồng ý cho một đơn vị tư vấn nước ngoài nào tham gia lập quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng và thông tin báo giới loan tải là chưa đúng. Một vài quý thính giả liên lạc Đài RFA với câu hỏi có tiên đoán được khi nào giới chức Hà Nội lại đăng đàn để xác nhận thông tin này là chính xác vì không những phía Trung Quốc giúp trong khâu thiết kế mà còn cả khâu thắng thầu và xây dựng, như thính giả Duc Lequang nói rằng “Xứ sở thiên đường xã hội chủ nghĩa mà, con lạc đà chui qua lỗ kim dễ dàng lắm!”

Những tin tức trái khoáy

c6878424-84e2-4bdf-b5fd-3e2bace30c19-400.jpg
Nhiều gia đình, cửa hàng phải chọn giải pháp tạm thời như đặt bao cát làm bậc tam cấp. RFA photo
Những thông tin tiếp theo trong tuần qua, quý thính giả RFA cho rằng không thể nào tin nổi là sự thật:
-Ba thanh niên uống rượu say, tự ý ấn nút van xả lũ hồ chứa nước Suối Vực, ở huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên, hồi rạng sáng 15 tháng 3 gây thiệt hại cho vùng hạ lưu hơn 300 triệu đồng, theo ước tính ban đầu của Ủy ban Nhân dân huyện.
-Chiến dịch lấy lại vìa hè đang diễn ra rầm rộ tại thành phố Hồ Chí Minh còn gây nhiều tranh cãi. Và chính quyền Quận 1 vừa thông báo lần đầu tiên lập đề án kinh doanh hàng rong, đồng thời sẽ tiến hành thí điểm ở vỉa hè tại khu vực Nhà Văn hóa Thanh niên và Công viên Bách Tùng Diệp. Bên cạnh đó còn là đề án kinh doanh hàng rong qua mạng khiến nhiều người ‘sửng sốt’!
-Thủ đô Hà Nội cũng đang thi hành chiến dịch lấy lại vỉa hè, hàng loạt cây xanh hai bên đường liên thôn ở xã Cẩm Yên, huyện Thạch Thất bị đốn còn trơ gốc.
-Bộ trưởng Tài Nguyên-Môi trường Trần Hồng Hà, nhân Ngày Nước sạch Thế giới, tuyên bố nguồn tài nguyên nước của Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức.
Đất nước chúng ta do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo mới có thể xảy ra những ‘điều kỳ diệu’ như vậy và còn vô số những chuyện lạ đời khác mà tư duy của loài người không tài nào hình dung hay tưởng tượng ra được
-Thính giả RFA
-Và mặc dù ông Bộ trưởng Tài nguyên-Môi trường Trần Hồng Hà khẳng định trước Quốc hội Việt Nam, hồi trung tuần tháng 11 năm 2016, rằng “Biển miền Trung đã an toàn” sau gần 7 tháng sự cố thảm họa môi tường do Formosa xả thải có độc tố ra khu vực biển 4 tỉnh Bắc miền Trung, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp-Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho rằng cần số tiền khổng lồ để tái tạo môi trường biển miền Trung khi tham gia thảo luận lấy ý kiến về Dự thảo Luật thủy sản vào sáng 21/3/2017.
Với các tin tức mới nhất tại Việt Nam trong hạ tuần tháng 3, thính giả Minh Đinh Ngọc chia sẻ rằng “Đất nước chúng ta do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo mới có thể xảy ra những ‘điều kỳ diệu’ như vậy và còn vô số những chuyện lạ đời khác mà tư duy của loài người không tài nào hình dung hay tưởng tượng ra được!”
Mục “trao đổi Thư tín” đến đây xin tạm dừng. Trước khi dứt lời Hòa Ái trả lời tin nhắn sau:
“John Đoàn, sống ở San Jose. Em muốn xin địa chỉ của chị Nga, ở Hà Nam và chị Mẹ Nấm, ở Nha Trang để xin đóng góp một ít cho gia đình. Nếu như đài có địa chỉ, xin gửi tin nhắn cho em. Nếu có địa chỉ hay số điện thoại cũng được. Cảm ơn. Xin chào.”
Quý vị nào có lòng hảo tâm muốn giúp đỡ những gia đình đang gặp hoàn cảnh khó khăn nào đó mà trong các bản tin của Đài RFA có đề cập đến, quý vị vui lòng liên lạc với Ban Việt ngữ như quý thính giả John Đoàn và nhắn lại số điện thoại hay địa chỉ email của quý vị để chúng tôi liên lạc và chuyển thông tin cá nhân của những người quý vị muốn giúp đỡ. Quý vị có thể liên lạc qua hộp thư thoại tại số 202-530-7775, hoặc qua địa chỉ emailvietweb@rfa.org và hoaai@rfa.org.
Đối với quý thính giả tại Hoa Kỳ nghe chương trình phát thanh của đài qua điện thoại. Hiện Đài RFA có 2 số điện thoại để nghe các chương trình Việt ngữ của đài. Số điện thoại mới nhất là số 712-735-447. Riêng, quý vị nào sử dụng dịch vụ viễn liên của công ty T-Mobile, quý vị gọi vào số 360-398-4204.
Quý thính giả Đài Á Châu Tự Do trên toàn thế giới có thể nghe các chương trình phát thanh bằng điện thoại di động một cách dễ dàng và bất cứ lúc nào qua RFA Mobile Streamer App. Quý vị có thể sử dụng RFA Mobile Streamer App, miễn phí cho cả IOS và Android. Quý thính giả cũng có thể chia sẻ các chương trình phát thanh ưa thích qua email, twitter, facebook, Google + và các công cụ mạng xã hội khác.

Facebooker Đăng Solomon bị bắt

RFA 2017-03-24  
Lệnh bắt anh Nguyễn Hữu Đăng.
Lệnh bắt anh Nguyễn Hữu Đăng. Photo: fb Mã Tiểu Linh
Facebooker Đăng Solomon, tên thật Nguyễn Hữu Đăng, sinh năm 1980, bị Cơ quan An ninh Điều tra Quận 12, thành phố Hồ Chí Minh bắt khẩn cấp và khám xét nơi ở vào ngày 24/3 với cáo buộc ‘tuyên truyền chống nhà nước’ theo điều 88, Bộ luật Hình sự nước CHXHCN Việt Nam.
Ông Nguyễn Hữu Đăng bị cáo buộc các tội danh lập nhiều tài khoản Youtube, Facebook để đăng tải những hình ảnh, video clip có nội dung xuyên tạc lịch sử, xúc phạm, bôi nhọ ông Hồ Chí Minh, hạ uy tín các lãnh đạo đảng và Nhà nước cũng như phát tán tin kích động biểu tình chống Nhà nước Việt Nam.
Đây là vụ bắt mới nhất với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước. Vừa qua có hai người cũng bị bắt cũng với cáo buộc tương là facebooker Phan Kim Khánh và Bùi Hiếu Võ.

Gửi những con lợn hành nghề Quản Lý Văn hóa

Phạm Đoan Trang - "...Có thể thấy cộng sản thù ghét văn hóa - nghệ thuật Sài Gòn trước 1975 tới mức nào. Vấn đề đặt ra là: Ghét thì bôi xấu được không? Cấm được không? Không bao giờ. Không ai lấy được âm nhạc Miền Nam ra khỏi tâm hồn chúng tôi."

*

 Chính phủ vừa ban hành Nghị định 28 quy định phạt 15 đến 20 triệu đồng đối với hành vi “tàng trữ, phổ biến trái phép ghi âm, ghi hình tác phẩm chưa được phổ biến, chưa dán nhãn kiểm soát”.

Đối tượng tác phẩm mà nghị định này nhằm vào hẳn là các sáng tác âm nhạc của miền nam Việt Nam trước năm 1975, trong đó có những “điệu bolero thần thánh” mà giai điệp và ca từ đã in sâu vào trái tim hàng triệu người yêu nhạc Việt Nam, qua nhiều thế hệ, như Con đường xưa em đi (Châu Kỳ - Hồ Đình Phương), Rừng lá thấp (Trần Thiện Thanh), Trên bốn vùng chiến thuật (Trúc Phương), Thành phố buồn (Lam Phương)…

Đương nhiên các con lợn hành nghề quản lý cũng hiểu cấm đoán âm nhạc nói riêng và văn hóa nghệ thuật nói chung là hành vi phản văn hóa và tố cáo bản chất độc tài của chế độ. Vậy nên chúng phải đưa ra các lý do cấm rất buồn cười như “do còn nhiều dị bản”, “có dị bản sai lời”, “chưa xác định được tác giả, tính chất, hoàn cảnh ra đời” ca khúc, v.v.

Khinh rẻ trí thức, văn nghệ sĩ, luôn coi họ là “chiến sĩ” - tức là thằng lính - trên mặt trận văn hóa tư tưởng, luôn coi nghệ thuật là công cụ để phục vụ các mục tiêu chính trị. Ấy thế nhưng cộng sản lại vẫn ngấm ngầm sợ họ và sợ ảnh hưởng của họ đối với quần chúng. Vừa sợ vừa ghen ghét.

Cách đây mười năm, vào mùa xuân năm 2007, các con lợn làm quản lý cũng bật đèn xanh cho tổ chức một cuộc thi bình chọn 100 bài thơ hay nhất thế kỷ 20. Kết quả: Có đến 94 bài thơ là của các thi sĩ sinh trưởng ở miền Bắc và/hoặc theo phe cộng sản. Còn 6 thi sĩ miền Nam lọt vào danh sách (như Phạm Thiên Thư với “Cổ Lũy cô thôn”) thì tác phẩm được chọn cũng chẳng phải tác phẩm hay nhất của họ, thậm chí còn dở. Hệt như ban tổ chức cố ý “chơi” thi sĩ gốc Sài Gòn vậy, bằng cách trưng bài thơ dở nhất của họ ra và nói với độc giả: Đấy nhé, tinh hoa Sài Gòn đấy nhé, cũng chỉ đến thế thôi.

Nhí nhố nhất là người có thi phẩm đứng đầu trong danh sách 100 bài thơ thế kỷ là Hồ Chí Minh, với bài thơ chữ Hán “Nguyên Tiêu”. Ngoài bài này ra, 99 bài còn lại được sắp xếp theo thứ tự abc trong tên tác giả.

* * *

Có thể thấy cộng sản thù ghét văn hóa - nghệ thuật Sài Gòn trước 1975 tới mức nào.

Vấn đề đặt ra là: Ghét thì bôi xấu được không? Cấm được không?

Không bao giờ. Không ai lấy được âm nhạc Miền Nam ra khỏi tâm hồn chúng tôi.


Tòa chưa tuyên án được với người ‘Diệt Giặc Nội Xâm’ Trần Minh Lợi

Tòa chưa tuyên án được với người ‘Diệt Giặc Nội Xâm’ Trần Minh Lợi
Sau ba ngày xét xử, tòa án tỉnh Đắk Nông vẫn chưa tuyên án được đối với ông Trần Minh Lợi, chủ trang Facebook “Diệt Giặc Nội Xâm”, một trang mạng xã hội chuyên vạch trần những vụ tham nhũng tại các cơ quan công quyền, kể cả công an và công tố.
Ngoài ông Lợi ra còn có 6 bị cáo khác liên quan. Trong mỗi ngày xử, tòa chỉ dừng lại ở phần xét hỏi và chưa bao giờ đi đến phần tranh luận.
Theo báo Tiền Phong hôm Thứ Sáu 24/03, nhiều tình tiết của vụ án chưa được làm sáng tỏ gây bất lợi cho bị cáo, một người nổi tiếng đi đầu trong cuộc chiến chống tham nhũng.
Bị cáo được xem là “cầu nối” của vụ án vẫn chưa được xét hỏi là ông Lãnh Thanh Bình, nguyên là công an viên huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông. Ông Bình chính là người đã đòi tiền để giúp cho những người bị bắt vì đánh bài tại nhà được tại ngoại.
Cáo trạng nói rằng ông Lợi phạm luật vì giúp những người bị bắt thu thập bằng chứng công an đòi hối lộ, nhưng đợi tới hơn một tháng sau mới làm đơn tố cáo. Phía công tố còn nêu rõ, nếu ông Lợi cung cấp thông tin này cho báo chí hoặc tố cáo ngay, ông sẽ không bị truy tố tội đưa hối lộ.
Trước tòa, ông Lợi nói rằng, trước khi tố cáo, ông cần phải điều tra xem các nhân vật nhũng lạm quyền thế trong vụ này là ai, bởi nếu tố cáo sai sẽ bị truy tố về tội vu khống.
Được biết có sáu luật sư bào chữa cho ông Lợi tại tòa và hàng trăm người dân địa phương đến xem phiên xử.
Huy Lam / SBTN

Chuyên gia kinh tế: tư bản đỏ tẩu tán hàng chục tỉ Mỹ Kim ra nước ngoài

Chuyên gia kinh tế: tư bản đỏ tẩu tán hàng chục tỉ Mỹ Kim ra nước ngoài
Một số chuyên gia kinh tế hàng đầu ở Việt Nam mới đây lên tiếng cảnh cáo nạn tư bản đỏ tẩu tán tài sản ra nước ngoài. Họ cho rằng hiện tượng này đã xảy ra từ hơn 20 năm nay, và đang khiến cho Việt Nam không ngừng “chảy máu ngoại tệ”.
Báo mạng VietNamNet Bridge hôm Thứ Sáu 24/03 dẫn lời Tiến sĩ Trần Đình Thiên, viện trưởng Viện Kinh Tế Việt Nam, cho biết ngoại tệ đang được chuyển ra nước ngoài không chỉ cho những khoản đầu tư và kinh doanh ở nước ngoài, mà còn nhằm phục vụ cho điều gọi là “cuộc di cư chiến lược” của các triệu phú đô la.
Trong một cuộc hội thảo được tổ chức tại Sài Gòn hồi đầu tháng 3, ông Thiên đã nêu câu hỏi, “Việt Nam có nắm được số triệu phú di cư không?”.
Theo Tiến sĩ Đinh Trọng Thịnh từ Học Viện Tài Chính, hiện tượng “chảy máu ngoại tệ” xảy ra từ thập niên 1990. Ông Thịnh nói ông đã chứng kiến nhiều triệu phú đô la rời Việt Nam cùng vợ con để sang định cư tại Hoa Kỳ hoặc Nga, và từ đó đến nay không thấy dấu hiệu xu hướng này chậm lại.
Cách đây ít lâu, ông Vũ Quang Việt, một nhà nghiên cứu cao cấp từng làm việc cho Liên Hiệp Quốc, cho biết 33 tỉ Mỹ kim đã được người Việt Nam chuyển ra nước ngoài từ năm 2008 đến 2013 qua những phương thức bất hợp pháp. Chỉ riêng trong năm 2009, hơn 9 tỉ Mỹ kim đã được chuyển ra nước ngoài.
Ông Việt nói đằng sau các con số này là thực trạng nhiều triệu phú đô la ở Việt Nam làm giàu nhờ buôn lậu và tham nhũng.
Huy Lam / SBTN

Thủ tướng mời họp, 9 bộ vắng mặt, văn phòng chính phủ dọa ‘thay người’

Thủ tướng mời họp, 9 bộ vắng mặt, văn phòng chính phủ dọa ‘thay người’
Ông Mai Tiến Dũng - bộ trưởng chủ nhiệm Văn Phòng Chính Phủ.
Một cuộc họp do văn phòng chính phủ CSVN triệu tập để kiểm tra việc các bộ ngành soạn văn bản hướng dẫn thi hành các pháp lệnh, đã bị 9 trong 11 bộ và cơ quan “tẩy chay” bằng cách không đến dự.
Truyền thông trong nước đưa tin, trong số các bộ và cơ quan được mời họp hôm Thứ Sáu 24/03, chỉ có các lãnh đạo của Ngân Hàng Nhà Nước và Bộ Lao Động – Thương Binh Và Xã Hội đến dự. Không có người nào đến tham dự họp từ Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn, Bộ Y Tế, Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường, Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo, Bộ Thông Tin Và Truyền Thông, Bộ Giao Thông Vận Tải, Bộ Công Thương, Bộ Công An và Bộ Tài Chính.
Theo lời ông Mai Tiến Dũng- bộ trưởng chủ nhiệm Văn Phòng Chính Phủ- thì nhiều cơ quan truyền thông cũng được mời dự họp để cho dư luận biết là bộ nào làm tốt, bộ nào làm không tốt công việc mà ông Dũng gọi là “xây dựng thể chế”.
Các bộ ngành trong chế độ CSVN có trách nhiệm soạn những văn bản hướng dẫn, sau khi chính phủ đưa ra những nghị định. Nhưng tình trạng hiện nay là có những văn bản hướng dẫn lẽ ra phải được ban hành từ ba tháng trước.
Bộ trưởng chủ nhiệm Mai Tiến Dũng được báo chí trong nước dẫn lời đe dọa rằng, “Thay người là nhanh nhất, thay người là văn bản nhanh ngay…”.
Được biết tình trạng này cũng xảy ra với việc báo cáo kết quả giám sát tài chính. Đến cuối tháng 2 năm 2017 vẫn còn 13 cơ quan không báo cáo kết quả giám sát tài chính 6 tháng đầu năm 2016.
Các bộ không báo cáo bao gồm: Bộ Khoa Học Và Công Nghệ, Bộ Y Tế, Viện Hàn Lâm Khoa Học Và Công Nghệ, và các tỉnh An Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bắc Giang, Cao Bằng, Cần Thơ,  Đắk Lắk, Kon Tum, Phú Yên, Quảng Trị và Sơn La.
Huy Lam / SBTN

Nhân viên tòa án cầm súng vào trường còng tay hiệu trưởng, dọa bắn giáo viên


Chủ tịch tỉnh Bình Thuận vừa có văn bản gửi nhiều cơ quan trong tỉnh, yêu cầu điều tra vụ hàng loạt nhân viên thi hành án dân sự ập vào một trường mẫu giáo, còng tay hiệu trưởng, xô xát với giáo viên, và thậm chí còn rút súng đe dọa trong sân trường.
Những hình ảnh được ghi lại trong một video đăng tải trên mạng YouTube cho thấy sự việc xảy ra hôm Thứ Năm 23/03 tại trường mẫu giáo và tiểu học Thanh Nguyên ở phường Xuân An, thành phố Phan Thiết.
Theo báo Pháp Luật Online, trong ngày Thứ Sáu 24/03, bà Đoàn Thị Dung, giám đốc công ty Thanh Nguyên, hiệu trưởng trường Thanh Nguyên, đã mở cuộc họp báo thuật lại sự việc xảy ra vào chiều hôm trước.
Theo bà Dung, vào lúc 2 giờ 30, các nhân viên của Chi Cục Thi Hành Án Dân Sự thuộc tòa án thành phố Phan Thiết đến dán niêm phong ngôi trường và muốn làm việc với bà. Tuy nhiên, bà Dung cho biết đến chiều ngày 23 tháng 3, công ty của bà chưa nhận được văn bản nào của tòa án về việc thanh lý tài sản nên từ chối làm việc.
Những người này kéo bà vào phòng, khi bà vùng chạy ra sân trường, những người này đã bắt giữ lại và còng tay bà.
“Tôi không nhận được thông báo làm việc nhưng những người này bắt tôi phải làm việc với họ. Tôi không đồng ý thì bị họ còng tay, có một thanh niên còn rút súng ra dọa những người vào giải vây cho tôi”, bà Dung nói trong sự tức giận.
Cũng trong khi những nhân viên thi hành án vào trường để dán niêm phong, bà đã phản ứng và đòi tự thiêu để bảo vệ tài sản của mình. Sau đó các nhân viên của trường gọi cảnh sát đến, nhóm người này mới mở còng tay cho bà hiệu trưởng.
Trường Thanh Nguyên có hơn 1,000 học sinh, trong đó có khoảng 500 học sinh ở lứa tuổi mẫu giáo. Sự việc nhóm nhân viên tòa án cầm súng vào trường còng tay bà hiệu trưởng diễn ra ngay trong giờ học.

Huy Lam / SBTN

Sở văn hóa Tiền Giang ban hành danh sách cấm 350 ca khúc, cấm luôn nhạc đỏ

Sở văn hóa Tiền Giang ban hành danh sách cấm 350 ca khúc, cấm luôn nhạc đỏ
Sở Văn Hóa, Thể Thao Và Du Lịch tỉnh Tiền Giang vừa ban hành quyết định cấm một danh sách hơn 350 ca khúc chưa được cấp phép phê duyệt nội dung, và yêu cầu tất cả các tiệm karaoke trên toàn tỉnh trong thời hạn 30 ngày phải gỡ bỏ các bài hát này khỏi các danh mục bài hát trong cơ sở của họ.
Sự việc này lại xảy ra từ trước khi Cục Nghệ Thuật Biểu Diễn thuộc Bộ Văn Hóa Cộng Sản Việt Nam loan báo cấm thêm 5 bài hát từ trước năm 1975 đã từng cho phép hát. Tiếp đó, nhà cầm quyền CSVN còn ban hành nghị định phạt tiền lên đến hơn 1,000 Mỹ kim đối với ai sao chép băng đĩa có chứa những tác phẩm ca múa nhạc và kịch bị cấm, hoặc thậm chí chưa được cấp phép.
Truyền thông trong nước hiện nay chú ý đến lệnh cấm ở tỉnh Tiền Giang vì trong danh sách 354 ca khúc bị cấm có bài “Màu hoa đỏ” của cố nhạc sĩ Thuận Yến, vốn là “nhạc đỏ” chứ không phải là “nhạc vàng”. Bài hát này đã từng được Bộ Quốc phòng CSVN trao giải Bài hát xuất sắc năm 1994
Được biết vào chiều Thứ Sáu 24/03, ông Nguyễn Đức Đảm, giám đốc Sở Văn Hóa Tiền Giang cho biết đã phải soạn văn thư gửi lên ủy ban nhân dân tỉnh, văn phòng tỉnh ủy và ban tuyên giáo để giải thích về việc cấm ca khúc “Màu hoa đỏ”. Đồng thời, ông gửi lời xin lỗi đến gia đình cố nhạc sĩ của chế độ.
Văn thư giải thích của ông Nguyễn Đức Đảm có đoạn viết rằng: “Ca khúc ‘Màu hoa đỏ’ của tác giả Thuận Yến là một ca khúc cách mạng nổi tiếng, đương nhiên được phép lưu hành, nhưng phải tháo gỡ hình ảnh không phù hợp.”
Huy Lam / SBTN

Sau hiện tượng nước biển vàng, đến lượt cá chết hàng loạt tại cảng Chân Mây

Sau hiện tượng nước biển vàng, đến lượt cá chết hàng loạt tại cảng Chân Mây
Cá chết trên biển Chân Mây. Ảnh: Lao Động
Ngay sau khi nước biển tại cảng Chân Mây (xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế) xảy ra hiện tượng nước có màu vàng, đặc quánh và có mùi tanh vào ngày 23/3/2017, thì đến sáng hôm nay (24/3) đã xuất hiện hiện tượng cá chết hàng loạt tại vùng biển ở đây.
Theo người dân tại cảng Chân Mây cho biết, hiện tượng cá chết hàng loạt đã xuất hiện từ khoảng 7h sáng cùng ngày tại những bờ kè cảng biển. Các loại cá chết chủ yếu là: cá đục, cá hồng, cá dìa, tôm… Những loại cá này chết nổi lềnh bềnh trên mặt nước và được sóng đánh vào bờ.
Ngoài ra, có rất nhiều con cá sắp chết, nổi lờ đờ trên mặt nước.
Ngay sau khi phát hiện cá chết, người dân đã đi thu gom cá rồi đem báo cho chính quyền địa phương. Ông Hồ Trọng Cầu-phó chủ tịch huyện Phú Lộc đã xác nhận với báo chí là có hiện tượng cá chết.
Không chỉ cá chết ở trên biển, mà ngay cả những con lạch, con sông thuộc khu vực xã Lộc Vĩnh cũng đã xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt.
Với người dân vùng biển, hiện tượng nước biển có màu vàng, đặc quánh và bốc mùi tanh chưa bao giờ họ thấy. Nay lại có hiện tượng cá chết khiến họ hết sức hoang mang, nhất là khi thảm họa môi trường do Tập đoàn Gang thép Hưng Nghiệp Formosa gây ra vẫn chưa được khắc phục.
Rất nhiều người đã không dám mua cá về ăn. Ngay cả những người hành nghề đánh bắt cũng không dám ra khơi bủa lưới. Vì họ biết rằng, dù có đánh bắt về cũng chẳng có ai dám mua.
Trước tình cảnh đó, người dân mong muốn chính quyền sớm vào cuộc để điều tra nguyên nhân, vì tâm lý lo sợ sẽ khiến cho đời sống ngư dân khốn đốn. Điều này đã từng xảy ra sau khi Formosa xả thải vào hồi tháng 4/2016.
Trong khi đó, chính quyền địa phương cho biết họ đã đến địa phương để tìm hiểu hiện tượng cá chết, lấy mẫu đem đi giám định và đang chờ kết quả.
Thảm hoạ môi trường ở Việt Nam vẫn chưa dừng lại, tiếp tục lan rộng và ảnh hưởng trực tiếp đến người dân nghèo.
Không chỉ trên biển, mà tại những con lạch cũng xuất hiện cá chết. (Ảnh: Tuổi Trẻ) 
Ngọc Quân / SBTN

Hàng trăm tấn dứa bị thối nhũn: Nghi vấn Nhà máy luyện kim màu rò rỉ khí thải ra môi trường

Theo Đời sống Plus-25-03-2017 06:49:27
Khi đoàn công tác của tỉnh Lào Cai xuống kiểm tra thì phát hiện nhà máy có một số dấu hiệu không đảm bảo về môi trường, có khả năng khí thải bị rò rỉ.
Như Đời sống Plus thông tin, mới đây, hàng trăm tấn dứa tại 6 thôn thuộc xã Bản Lầu (Mường Khương, Lào Cai), đang vào vụ thu hoạch bị thối nhũn từ bên trong, còn cây dứa bị cháy xém khiến bà con bị thiệt hại nặng về kinh tế.
Trước sự việc này, UBND tỉnh Lào Cai đã yêu cầu Công ty Cổ phần Tứ Đình thống kê thiệt hại, xác định giá trị tài sản rồi khắc phục thiệt hại cho bà con.
Đồng thời UBND tỉnh cũng thành lập đoàn kiểm tra xuống khảo sát khu vận hành máy, tổ chức lấy mẫu quan trắc chất lượng môi trường không khí.
Hàng trăm tấn dứa thối 1
Dứa bị táp lá và thối hàng loạt khiến người dân trắng tay. Ảnh K.K
Ngoài ra, để tìm hiểu nguyên nhân dứa thối và chết hàng loạt tỉnh Lào Cai còn mời một số cán bộ nghiên cứu của Viện Hóa học – Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam tham gia.
Theo đó, một số cán bộ của Viện Hóa học Việt Nam sẽ tiến hành lấy mẫu dứa, đất để phân tích thành phần hóa học, đồng thời so sánh với thành phần các mẫu thuốc diệt cỏ, thuốc kích thích mà bà con nông dân đang sử dụng để xác định nguyên nhân dứa chết.
Trao đổi với PV, ông Lê Ngọc Dương (Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai) cho biết: Đơn vị đặt ra nghi vấn dứa bị thối hàng loạt có thể do Nhà máy luyện kim màu của Công ty Cổ phần Tứ Đình.
Bởi vậy, công ty này sẽ vận hành trở lại để đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra các mẫu khí và hoạt động của dây chuyền sản xuất.
Cũng theo ông Dương, khi Nhà máy tạm dừng, đoàn kiểm tra của tỉnh xuống thực địa đã phát hiện có một số dấu hiệu không đảm bảo về môi trường.
Hàng trăm tấn dứa thối 2
Người dân cho rằng dứa thối là do Nhà máy luyện kim màu của Công ty Cổ phần Tứ Đỉnh. Ảnh K.K
Đặc biệt, khi Nhà máy sản xuất sẽ sinh ra một lượng lớn khí SO2, SO3, nếu khí này bị rò rỉ ra môi trường, gặp hơi nước trong không khí sẽ chuyển hóa thành H2SO4, gây nên hiện tượng mưa axit dẫn đến cây cối bị hư hại.
Ngoài ra, diện tích dứa và những cây cối bị ảnh hưởng lại nằm quanh khu vực ống khói của Nhà máy và đi dọc theo hướng gió nên khả năng khí thải bị rò rỉ từ Nhà máy là rất cao.
“Đây chỉ là nhận định thôi chứ chưa có phân tích hay cơ sở khoa học gì để kết luận nguyên nhân dứa thối hàng loạt một cách chính xác và khách quan”, ông Dương chia sẻ.
Hàng trăm tấn dứa thối 3
Những quả dứa đều bị thối từ bên trong ra như này. Ảnh K.K
Trước đó, Đời Sống Plus đưa tin, sau khi nhận thấy dứa bị táp lá và thối hàng loạt, chính quyền cùng người dân xã Bản Lầu (Mường Khương, Lào Cai) đã đến gặp nhà máy luyện kim màu  yêu cầu bồi thường do nghi vấn nhà máy này xả thải gây chết dứa.
Tuy nhiên, đại diện nhà máy đã chối bỏ trách nhiệm và cho biết sẽ chỉ ủng hộ địa phương bằng cách giới thiệu một doanh nghiệp tới giúp bà con tiêu thụ sản phẩm dứa thối.
Sau đó, Công ty Kim Sơn đã đứng ra tận thu toàn bộ dứa thối cho bà con với giá 3,5 nghìn đồng/kg. Thế nhưng đến chiều 21/3, công ty này đã tạm dừng không thu mua dứa cho người dân, tự ý phá bỏ cam kết.
Cao Nguyên

Cháy ở Cần Thơ: Thiệt hại hàng trăm tỷ đồng, nguyên nhân do thiếu nước?

Theo Đời sống Plus-24-03-2017 10:49:39
Đến 10h sáng nay (24/3) sau gần 1 ngày xảy ra hỏa hoạn tại Công ty may Kwong Lung – Meko, ngọn lửa tiếp tục bùng phát trở lại, hiện lực lượng cứu hỏa đang tập trung về hiện trường để dập lửa.
Vào 8h ngày 24/3, UBND TP.Cần Thơ  đã tổ chức họp nhanh bàn kế hoạch khắc phục sự cố xảy ra tại Công ty TNHH Kwong Lung Meko (lô 28, KCN Trà Nóc 1, quận Bình Thuỷ).
Cuộc họp do Phó Chủ tịch UBND TP Trương Quang Hoài Nam chủ trì cùng các sở ngành.
Theo báo cáo của Ban Quản lý các KCX-KCN Cần Thơ, khoảng 9h ngày 23/3, đám cháy xuất phát từ tầng 5 của toà nhà công ty sau đó cháy lan hết tầng này với kho chứa nguyên liệu vải rộng khoảng 1.800 m2.
Do đám cháy quá lớn, TP.Cần Thơ đã huy động thêm lực lượng chữa cháy tỉnh Vĩnh Long, Hậu Giang, An Giang, Quân khu 9, Công ty Cấp thoát nước và Công ty Công trình Đô thị Cần Thơ với hàng chục xe cứu hỏa, trong đó có 4 xe thang. Sau 9 giờ bùng phát, đám cháy được khống chế.
cháy ở Cần Thơ
Đến sáng 24/3, ngọn lửa tiếp tục bùng phát trở lại. Ảnh Pháp luật TP.HCM
Tuy nhiên, đến 21h cùng ngày, ngọn lửa bất ngờ bốc cháy dữ dội bao trùm lên toàn bộ tầng 5 tòa nhà còn lại của công ty và đe dọa đến hàng trăm hộ dân sinh sống kế bên công ty. 
Lãnh đạo thành phố Cần Thơ  đã tổ chức sơ tán người dân đến nơi an toàn ngay trong đêm. Thành phố Hồ Chí Minh cũng chi viện cho Cần Thơ 4 xe chữa cháy để tham gia dập lửa.
Theo ghi nhận, khoảng gần 6h sáng 24/3, ngọn lửa cơ bản được dập tắt, tuy nhiên lửa vẫn còn âm ỉ ở các lớp trong và khói vẫn còn bốc lên nghi ngút. Nhiệt độ trong khu vực hiện trường cháy rất cao.
cháy ở Cần Thơ
Khói vẫn còn âm ỉ tại khu vực bị cháy. Ảnh Pháp luật TP.HCM
Đến 10 giờ sáng 24/3, hơn 23 giờ phát hỏa, lửa từ kho lông vũ trong công ty may Kwong Lung – Meko (tại KCN Trà Nóc, Quận Bình Thủy, TP Cần Thơ) bùng lên trở lại. Cảnh sát PCCC đang tiếp tục dập đám cháy.
Các xe cứu hỏa đang tập trung về phía kho này để dập lửa.
Theo PCCC TP Cần Thơ, hiện vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây ra cháy, may mắn không có thiệt hại về người. Toàn bộ hàng hoá, nguyên liệu trong kho đã bị cháy. Ước tính thiệt hại khoảng 6 triệu USD.
cháy ở cần Thơ
Ước tính vụ cháy thiệt hại 6 triệu USD. Ảnh Vnexpress
Thông tin từ công ty, sự cố cháy xảy ra từ kho nguyên liệu nên có thể ảnh hưởng đến việc làm của 1.200 công nhân.
Trước đó, tại cuộc họp báo vào chiều tối ngày 23/3, đại tá Trần Đức Đình - Phó giám đốc Cảnh sát PCCC TP Cần Thơ - cho biết: "Do thiếu nước và áp lực các trụ nước tại Khu công nghiệp Trà Nóc yếu nên không đủ chữa cháy, khiến hỏa hoạn kéo dài nhiều giờ”.
Phó giám đốc cảnh sát PCCC Cần Thơ cho biết, hơn 200 lính cứu hỏa phải tiếp từ nhiều hướng, dùng hóa chất phun ngăn chặn cháy lan. Ngoài ra, lực lượng phải kéo vòi rồng, đặt máy bơm từ sông Hậu và các con rạch xung quanh khu công nghiệp để lấy nước khống chế ngọn lửa.
Minh Tuệ (T/h)

Vợ chánh án tòa hình sự tỉnh Gia Lai bị giết, chưa rõ nguyên nhân

Gia đình đưa thi thể nạn nhân về an táng. (Hình: Báo Lao Động)
GIA LAI (NV)- Nghi can khai nhận giết vợ ông chánh án tòa hình sự tòa án từ nơi khác rồi mang xác bỏ vào chòi rẫy nhằm phi tang.
Chiều ngày 24 Tháng Ba, tòa án tỉnh Gia Lai loan báo, bà Hoàng Thị Diệp, vợ ông Giáp Bá Dự, chánh tòa hình sự tòa án tỉnh Gia Lai bị sát hại.
Theo tin báo Lao Động, khoảng 13 giờ cùng ngày, người dân phát hiện thi thể bà Diệp tại một chòi rẫy ở xã Ia Blang, huyện Chư Sê nên trình báo công an.
Ngay sau đó, công an tiến hành tạm bắt giữ nghi can Nguyễn Văn Tùng để điều tra. Bước đầu, ông Tùng đã thừa nhận giết bà Diệp tại nơi khác rồi mới đưa xác đến chòi rẫy trên.
Phía gia đình nạn nhân cho biết đã mất liên lạc với bà Diệp hơn một ngày trước. Sau khi người thân của bà Diệp gọi điện thoại và tìm khắp nơi nhưng không được đã báo cho các cơ quan chức năng.
Tin cho biết, ông Dự trước đây là phó chánh án tòa án huyện Chư Sê, được bổ nhiệm làm chánh tòa hình sự tòa án tỉnh Gia Lai vào năm 2016. Hai vợ chồng có với nhau 2 con trai.
Dư luận cho rằng, vụ án cũng không phức tạp, vì nghi can đã bị bắt. Thế nhưng điều mọi người muốn biết là ông Tùng có tư thù riêng với vợ chồng ông Dự hay giết người vì các nguyên nhân khác… thì phía công an hình như cố tình chưa cho biết chỉ loan báo “đang làm rõ nguyên nhân”. (Tr.N)

Việt Nam không thể chống tham nhũng trong ngành tư pháp

Nguyên thẩm phán Bùi Anh Đức bị bắt vì ăn hối lộ “chạy án”. (Hình: Báo Dân Trí)
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – “Đương sự ngồi vân vê nhẫn kim cương, thẩm phán sao kềm lòng nổi,” ông Trần Văn Độ, cựu phó chánh án Tòa Án Nhân Dân Tối Cao, nói tại hội thảo phòng chống tham nhũng trong ngành tư pháp CSVN.
Tình trạng tham nhũng, hối lộ rất phổ biến trong hệ thống tư pháp Việt Nam lại được đem ra mổ xẻ trong buổi “hội thảo hoàn thiện thể chế pháp luật về phòng chống tham nhũng trong hoạt động tư pháp” vừa được Ban Nội Chính Trung Ương đảng CSVN và Chương Trình Phát Triển Liên Hợp Quốc (UNDP) phối hợp tổ chức sáng ngày 24 Tháng Ba tại Hà Nội
Theo tường thuật trên tờ Dân Trí, báo cáo của nhóm nghiên cứu về vấn đề này cho thấy tình trạng tham nhũng, hối lộ trong hệ thống tư pháp CSVN diễn ra ở tất cả các “khâu” ngay từ việc “tiếp nhận đơn khởi kiện hoặc yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự” cho đến điều đình để giảm án hoặc thay đổi kết quả bản án.
Người ta thấy có nhiều “khoảng hở” dễ làm nảy sinh tiêu cực trong hoạt động công vụ của cán bộ tòa án, tạo cơ hội cho tham nhũng. Chẳng hạn, muốn tòa thụ lý đơn kiện thì cũng phải “bôi trơn” mới nhanh, theo lời phàn nàn của ông Trần Văn Độ trong cuộc hội thảo.
Còn ông Trần Ngọc Đường, được tường thuật trên tờ Thanh Niên, nói rằng pháp luật của chế độ “hiện nay chưa ngăn cấm một cách tuyệt đối mối quan hệ giữa những người trong hợp đồng xét xử với luật sư, đương sự. Làm thế nào để không có sự tiếp xúc giữa hai bên dẫn đến tiêu cực, tham nhũng. Ngoài ra, mối quan hệ giữa các cấp xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm chưa độc lập nên dễ móc ngoặc với nhau làm thay đổi bản án.”
Ông Độ cho rằng việc phân công trách nhiệm không rõ ràng giữa người có trách nhiệm trong tòa án trực tiếp nhận đơn và thẩm phán thụ lý dẫn đến tình trạng thẩm phán lựa chọn vụ án để thụ lý, một cơ hội dẫn đến dễ dàng ăn hối lộ.
Phát biểu trong cuộc hội thảo này, ông Dennis Curry, phụ tá giám đốc UNDP tại Việt Nam, nhấn mạnh “minh bạch là yếu tố quan trọng và xuyên suốt trong việc phòng, chống tham nhũng. Bên cạnh đó, xây dựng khung pháp lý mạnh và rõ ràng, tránh những lỗ hổng pháp lý và việc áp dụng công nghệ để tăng cường minh bạch trong hoạt động là những yếu tố quyết định đối với việc phòng, chống tham nhũng hiệu quả,” theo thông tấn xã Việt Nam.
Cuối Tháng Mười năm ngoái, báo chí cho hay, cơ quan điều tra của Viện Kiểm Sát Tối Cao “thụ lý 169 tố giác, tin báo về tội phạm thuộc thẩm quyền, đã giải quyết 126 tố giác, tin báo; ra quyết định khởi tố 30 vụ án hình sự, trong đó có 16 vụ án tham nhũng trong hoạt động tư pháp.” Nói cách khác, chỉ có một số rất nhỏ trong tổng số cáo vụ tố cáo quan chức chế độ trong ngành tư pháp ăn bẩn bị truy tố.
Ngày 27 Tháng Tám, 2014, trong buổi hội thảo “Tăng cường liêm chính, trách nhiệm giải trình và minh bạch trong ngành hành pháp,” ông Nguyễn Chí Công, đại diện Tòa Án Nhân Dân Tối Cao, được thuật lời nói: “Tham nhũng và lạm quyền của cán bộ trong ngành tư pháp cũng như công an ở Việt Nam đang có dấu hiệu gia tăng. Từ đầu năm 2010 đến nay, các hành vi như bức cung, dùng nhục hình, làm sai lệch hồ sơ vụ án dẫn đến oan sai, bao che, bỏ lọt tội phạm, ‘chạy án,’ nhận hối lộ, ra quyết định trái pháp luật… liên tục được phát hiện.”
Theo báo cáo của bà Lê Thị Nga, chủ nhiệm Ủy Ban Tư Pháp Quốc Hội, đọc trong một phiên họp tại Hà Nội ngày 21 Tháng Chín, 2016, tham nhũng tại Việt Nam đang “ổn định,” chưa bị đẩy lùi, và “số vụ được phát hiện ngày càng ít.”
Rất nhiều người kêu gọi Hà Nội từ bỏ con đường độc tài cộng sản lỗi thời, tổ chức guồng máy công quyền tách biệt ba ngành tư pháp, hành pháp và lập pháp. (T.N.)

Thị xã Ninh Hòa tràn ngập rác, chính quyền bất lực

Chỉ sau một ngày, bãi rác tạm thời ở phường Ninh Hiệp đã chất đầy rác. (Hình: Báo Người Lao Động)
KHÁNH HÒA (NV) – Lượng rác của thị xã Ninh Hòa mỗi ngày cần phải xử lý khoảng 70 tấn nhưng không tìm được nơi đổ vì bị người dân “phong tỏa” gần một tháng nay.
Chiều 23 Tháng Ba, ủy ban tỉnh Khánh Hòa đã họp các sở, ngành để giải quyết việc bãi rác Hòn Rọ và nhà máy xử lý chất thải công nghiệp đóng tại xã Ninh An, thị xã Ninh Hòa đang bị người dân “phong tỏa”.
Báo Người Lao động ngày 24 Tháng Ba, dẫn lời ông Trần Văn Minh, chủ tịch thị xã Ninh Hòa cho biết, hơn 2 tuần nay, lãnh đạo thị xã không thể làm gì được ngoài việc xử lý chuyện đổ rác. Lượng rác của cả thị xã mỗi ngày cần phải xử lý khoảng 70 tấn, trong đó phường trung tâm Ninh Hiệp có khoảng 30 tấn không biết đổ đi đâu.
“Sáng 23 Tháng Ba, chúng tôi mới đổ được 2 xe rác về xã Ninh Đông thì đến trưa, người dân lại ra chặn xe, không cho đổ nữa. Tôi đi khảo sát mà dân cũng chặn lại, cầm theo cả hung khí”, ông Minh nói.
Sự việc bắt đầu từ ngày 25 Tháng Hai, sau khi phát hiện nước rỉ rác của bãi rác Hòn Rọ chảy ra bên ngoài, người dân xã Ninh An chặn xe chở rác không cho lên bãi rác.
Ngày 28 Tháng Hai, người dân tiếp tục ngăn cản, giữ 3 xe chở rác vì cho rằng bãi rác gây mùi hôi thối và ô nhiễm nguồn nước.
Đến ngày 6 Tháng Ba, ủy ban thị xã Ninh Hòa giải thích nước rỉ rác chảy ra chỉ nằm bên trong khuôn viên bãi rác Hòn Rọ và đã được công ty Đô thị Ninh Hòa bơm vào phía trong bãi xử lý rác, người dân mới chịu “thả” 3 xe rác.
Theo phóng viên báo Người Lao động mô tả, sau khi bãi rác chính bị “phong tỏa”, người dân thị xã Ninh Hòa luôn sống trong cảnh rác thải ứ đọng, chất thành đống trước nhà, rất mất vệ sinh. Rác ở phường nào thì phường nấy “tự xử lý”. Riêng phường trung tâm phải xin đổ nhờ ở các bãi rác khác. Rác đổ lộ thiên, chỉ rắc vôi, phun thuốc khử trùng; còn nước rỉ rác chảy không xử lý được nên tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường, dịch bệnh.
Ông Minh cho biết thêm, thị xã yêu cầu công ty Đô thị Ninh Hòa làm bờ bao bằng bê tông để đưa bãi rác Hòn Rọ hoạt động trở lại. Song, không thể khắc phục được nước rỉ rác khiến tình hình rất cẳng thẳng nên thị xã đã xin ý kiến chỉ đạo của ủy ban tỉnh.
Bãi rác Hòn Rọ được xây dựng và đưa vào sử dụng hồi năm 2015 với công suất xử lý khoảng 121,000 tấn trên diện tích khoảng 2ha. Để xử lý rác, công ty Môi trường Khánh Hòa đầu tư gần 137 tỉ đồng xây Nhà máy xử lý chất thải tại xã Ninh An, với công suất xử lý 100 tấn rác thải rắn/ngày. Tuy nhiên, từ cuối tháng Năm, 2016, khi được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép thì đến nay, công ty vẫn chưa thể đưa nhà máy vào hoạt động vì bị người dân phản đối. ( Tr.N)