Sunday, March 24, 2019

Từ “ĐM” tòa đến đả đảo cộng sản

5 thành viên của Liên minh Dân tộc Việt nam Tự quyết không nao núng khi đối diện tòa án CSVN và đồng thanh hô đả đảo khi quan tòa đọc bản án hôm 18/3/2019 tại Sài Gòn.
Những phiên tòa mà chế độ cộng sản dàn dựng để kết án người yêu nước mỗi ngày càng nhiều hơn, tàn ác hơn, nặng nề hơn. Những phiên tòa này còn cho chúng ta thấy rằng, người dân Việt dám đứng lên, sẵn sàng dự phần vào công cuộc canh tân đất nước nhiều hơn, bản lĩnh hơn, kiên cường hơn. Họ yêu nước bao nhiêu thì căm phẫn chế độ cộng sản bấy nhiêu. Họ công chính cao vời bao nhiêu thì những kẻ mang danh là quan tòa lại hèn hạ bỉ ổi bấy nhiêu.
Ngày 18/03/2019 vừa qua, trong phiên Phúc thẩm tại TP.HCM, CSVN đã đưa các chí sĩ yêu nước ra vội vàng kết y án sơ thẩm đối với họ. Ông Lưu Văn Vịnh: 15 năm tù, ông Nguyễn Quốc Hoàn: 13 năm tù, ông Nguyễn Văn Đức Độ: 11 năm tù, ông Từ Công Nghĩa: 10 năm tù, ông Phan Trung: 8 năm tù.
Đọc bài viết trên Facebook của Luật sư Đặng Đình Mạnh tường thuật thì chúng ta thấu hiểu được từng khí chất cụ thể của những con người yêu nước này. Họ không sợ hãi trước bạo quyền bất công, họ không xá bản án tù dài đằng đẳng áp đặt cho họ. Trước tòa họ đồng thanh hô to rằng: “Đả đảo phiên tòa”, “Đả đảo phiên tòa bất công, đả đảo Cộng sản”.
Những tiếng thét đanh thép làm rung chuyển cả khán phòng “Đả đảo phiên tòa”, “Đả đảo phiên tòa bất công”, “Đả đảo Cộng sản” khiến cho công an thì choáng váng, nháo nhác, quan tòa thì bối rối, vội vã trốn chạy mà không đọc hết được bản án viết sẵn.
Họ nói gì trước tòa? Ông Lưu Văn Vịnh nói: “Tôi không có tội. Chính cộng sản mới có tội, rồi sẽ có lúc các người sẽ phải trả lời về tội lỗi của các người trước nhân dân.” Ông Nguyễn Quốc Hoàn: “Tôi không có tội”. Ông Nguyễn Văn Đức Độ: “Tôi là nạn nhân của sự lưu manh của cơ quan điều tra.” Ông Từ Công Nghĩa: “Yêu cầu chính quyền cộng sản trả tự do cho chúng tôi. Chúng tôi vô tội.”
Thật lạ lùng, có nơi nào trên trái đất này, có phiên tòa nào diễn ra xét xử người được cho là có tội mà họ lại dám đối đáp với quan tòa đanh thép, rõ ràng như vậy. Thậm chí chính những con người đó lại đang kết án, xét xử các quan tòa: “Chính cộng sản mới có tội, rồi sẽ có lúc các người sẽ phải trả lời về tội lỗi của các người trước nhân dân.”
Hầu hết các phiên tòa xét xử người công chính yêu nước từ trước đến nay, phải nói là tâm thế của họ rất bình an, không xao xuyến. Chính nghĩa và sự mạnh mẽ luôn thuộc về những người đứng bục “bị cáo”, trong khi kẻ thua cuộc lại chính là những quan tòa đại diện cho chế độ ngồi ghế xét xử. Những người tù yêu nước từng trải qua giây phút đối mặt với tòa án cộng sản thì cảm nhận rất rõ ràng, ánh mắt của quan tòa thường không dám nhìn thẳng vào họ, thậm chí phải cúi gằm mặt xuống giả vờ nhìn vào bản án hoặc nhìn lơ đi nơi khác.
Những hình ảnh, diễn biến tại phiên tòa diễn ra tại TP.HCM năm 2019 lại khiến cho chúng ta liên tưởng đến phiên tòa Linh mục Tadeo Nguyễn Văn Lý bị công an bịt miệng tại Huế hôm 30/3/2007 khi Ngài hô to “đả đảo cộng sản”.
Đối mặt với phiên tòa phúc thẩm ngày 10/7/2018 tại Hà Nội, sinh viên Trần Hoàng Phúc nói một cách mỉa mai đối với nền tư pháp, với chế độ cộng sản “Tôi rất ‘hài lòng’ về phiên tòa hôm nay. Phiên tòa hôm nay phản ánh đúng bản chất của nhà nước CHXHCN Việt Nam, phiên tòa hôm nay làm rạng danh chế độ chính trị Việt Nam, phiên tòa hôm nay cho cả thế giới biết rõ nền pháp chế và nhà nước pháp quyền Việt Nam!”
“ĐM Tòa.”- Đó là câu chửi của ông Nguyễn Văn Túc, một tù nhân lương tâm bị kết án 13 năm, trong phiên phúc thẩm hôm 14/9/2018 tại Thái Bình. Sự hiên ngang, đơn giản hơn nhiều, thái độ rõ ràng bằng “Một câu chửi vĩ đại/ Ngay ở chốn công đường/ Chửi bộ máy tư pháp/ Vớ vẩn và nhiễu nhương.” – Thơ Thái Bá Tân.
Những tinh thần thép, những thế hệ vàng cứ nối tiếp nhau trên con đường tìm kiếm tự do dân chủ, quyền con người và canh tân đất nước, dù là đang bị vùi dập, chà đạp, cầm tù hay tra tấn.Thật vậy, ai đã cho họ quyền lực mạnh mẽ, sự can đảm và kiên cường này nếu như đó không phải là quyền lực của lòng yêu nước.
Portland, OR 24/3/2019
Paulus Lê Sơn

Từ Ba Vàng đến Sao Vàng!

Chùa Ba Vàng, TP, Uông Bí, Quảng Ninh.
Thời sự trong tuần qua nổi bật chuyện chùa Ba Vàng (Uông Bí, Quảng Ninh) với nhiều tình tiết, nhiều diễn biến khác thường. Chuyện bắt đầu từ một câu nói bất nhân của một nữ “phật tử” của chùa, bà Phạm Thị Yến về chuyện cô gái Cao Thị Mỹ Duyên bị hiếp dâm và sát hại khi đi giao gà ở Điện Biên.
Trong một video đăng tải lên mạng xã hội vào ngày 19/3, bà Yến đã giải thích như sau: “Nguyên nhân chính chưa phải là nguyên nhân đi ship hàng (gà) khiến bị hiếp như vậy, mà nguyên nhân chính phải do các ác nghiệp của bạn ấy trong tiền kiếp và duyên trong hiện tại bạn ấy lại sát sinh. Hai cái này cộng vào nhau khiến cho bạn ấy bị như vậy. Ai làm gì cũng phải là do quả báo của chính mình (…). Bạn ấy trong tiền kiếp phải có hai loại tội: tội thứ nhất là sát mạng chúng sinh dã man; tội thứ hai là về mặt thân thể, trinh tiết của người khác bạn ấy xâm phạm, cho nên bạn mới bị quả báo như vậy…”
Trong khi dư luận xã hội còn đang bàng hoàng về việc này, thì lời “giải thích” này của bà Yến đã khiến nhiều người rất sôi máu, đặc biệt là gia đình nạn nhân. Trao đổi với phóng viên vào tối 20/3, bà Trần Thị Hiền − mẹ nạn nhân − cho biết, bà đã xem đoạn clip này của bà Phạm Thị Yến và cảm thấy rất bực tức trước những lời giải thích đầy tính mê tín dị đoan về việc con gái bà bị sát hại dịp Tết vừa qua.
Bà Hiền đã nói: “Những lời nói của bà Phạm Thị Yến đã xúc phạm gia đình tôi, xúc phạm vong linh của con gái tôi nhằm lôi kéo những người nhẹ dạ, cả tin đi vào con đường mê tín dị đoan. Việc làm này không thể chấp nhận được. Họ hàng nhà tôi mấy đời nay không có ai làm nghề gì về giết gà, mổ gà hay thịt con nọ, con kia mà chỉ khi nào có việc, mới thịt vài con gà. Gia đình không có ai gây ra hành vi hiếp dâm, dâm ô và bản thân tôi chưa bao giờ lừa đảo ai, kể cả nợ 1.000 đồng cũng đi trả tử tế chứ không xin, lấy. Vậy mà bà Yến trong clip lại nói do nghiệp nọ, nghiệp kia gây ra, rõ ràng, đây là hành vi tuyên truyền mê tín dị đoan.”
Không đầy 24 tiếng đồng hồ sau, trên các trang mạng xã hội lẫn truyền thông nhà nước tràn ngập những lời chửi rủa, thoá mạ bà Yến, trong đó có cả các vị sư của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Nhưng sau đó, các mũi dùi lại chĩa sang nhà chùa, và đặc biệt là sư Thích Trúc Thái Minh, trụ trì chùa Ba Vàng. Nhờ đó người ta mới biết để cái gọi là “pháp thỉnh oan gia trái chủ” mà chùa này kinh doanh bằng cách “gọi linh” (vong hồn) về giải tội cho người sống, với số tiền cúng dường lên đến chục triệu đồng cho mỗi lần “gọi linh”.
Trong một clip video phát tán ngày 20/3 thì mọi bệnh tật và xui xẻo trong cuộc sống đều được lý giải là bởi “oan hồn” gây ra. Muốn thoát nạn thì buộc phải “trả nợ” cho vong từ vài triệu đến hàng chục triệu đồng thông qua hình thức cúng “công đức” cho nhà chùa. Hoạt động này đã công khai diễn ra từ nhiều năm nay tại chùa Ba Vàng − và mỗi năm số tiền cúng vong lên đến hàng trăm tỉ. Thông tin vụ việc trục lợi từ các hoạt động thỉnh vong, gọi hồn tại chùa Ba Vàng khiến dư luận xã hội bức xúc về các hành vi lan truyền những chuyện dị đoan, ma quỷ.
Các ngày sau đó, nhà cầm quyền từ UBND TP Uông Bí, Công an, Ban Tôn giáo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam và đến cả Bộ trưởng Bộ Văn hóa cũng vào cuộc để yêu cầu trụ trì chùa Ba Vàng chấm dứt “thỉnh vong, cúng oan gia trái chủ” cũng như các hình thức mê tín dị đoan khác. Có điều lạ là chùa Ba Vàng và những hoạt động mê tín, dị đoan đã tồn tại từ bao lâu nay sao tự dưng cả một “hệ thống chính trị” như lên đồng, thậm chí có người còn đòi “xử lý”, làm như họ mới phát giác ra một cái gì ghê gớm lắm.
Ngay cả trong Giáo hội, cũng nhiều vị lên tiếng. Trả lời báo Lao Động, Thượng tọa Thích Nhật Từ nói rằng: “thỉnh oan gia trái chủ ảnh hưởng lớn tới tâm trí, thể chất, sức khỏe, các mối quan hệ xã hội của người dân. Thứ tà pháp ấy hoàn toàn phi Phật học, phi khoa học.”
Cũng nói về thói mê tín, giáo sư toán Nguyễn Ngọc Chu đã có những nhận định rất hay, xin được phép chia sẻ lên đây:
“Những người lạc vào mê tín không phải do tự chính họ. Họ là nạn nhân của một xã hội dưỡng sinh mê tín. Nếu một xã hội lành mạnh thì không thể để họ lạc vào mê tín. Nếu bạn không tin thì bạn tự trả lời câu hỏi, rằng tại sao cũng tín ngưỡng mà ở các nước khác lại không xảy ra hiện tượng mê tín dị đoan và buôn bán thần thánh đại họa như ở nước ta?
Muốn làm rõ hơn nữa nguyên do thì hãy đặt thêm câu hỏi: Tại sao nhiều người dân lại tin vào những điều mê tín dị đoan như bây giờ?
Từ một góc nhìn, câu trả lời thật đơn giản: Bởi họ không biết tin vào đâu!
− Họ biết tin vào đâu khi chính những người có chức quyền cũng đi chùa xin chức quyền.
− Họ biết tin vào đâu khi những kẻ có tiền lại xây chùa chiền, khuyến khích họ đi chùa cậy nhờ thần thánh.
− Họ biết tin vào đâu khi những bậc trụ trì khuyên họ cậy nhờ thánh thần.
− Họ biết tin vào đâu khi kẻ có quyền thay đen đổi trắng.
− Họ biết tin vào đâu khi kẻ có tiền mua trắng thay đen.
− Họ biết tin vào đâu khi quan tòa không bảo vệ lẽ phải.
− Họ biết tin vào đâu khi mọi việc phải dựa vào đồng tiền.
− Họ biết tin vào đâu khi kẻ có chữ bịt tai cúi đầu.
Bởi vậy họ phải cậy nhờ vào thần thánh và cả ma quỷ”.
Tuy nhiên đối với người viết, chuyện “lên đồng” của cả “hệ thống chính trị” là điều đáng nói nhất.
Các quan chức CSVN cao cấp nhất viếng thăm chùa Ba Vàng chụp hình lưu niệm cùng sư trụ trì. Ảnh: Facebook
Các quan chức CSVN cao cấp nhất viếng thăm chùa Ba Vàng chụp hình lưu niệm cùng sư trụ trì. Ảnh: Facebook

Chỉ trong 48 tiếng, người ta thấy hình ảnh của các lãnh đạo cao nhất của nhà nước đều có hình chụp chung với sư  Thích Trúc Thái Minh chùa Ba Vàng lan tràn trên mạng. Tất cả đều là hình thật, không photoshop. Nào là Lê Hồng Anh (nguyên Bộ trưởng Công an), Trần Đức Lương (nguyên Chủ tịch nước), Phạm Minh Chính (Trưởng ban Tổ chức Trung ương) và còn với nhiều quan chức khác.
Nhưng tấm hình đáng chú ý nhất, chụp với đương kim Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, cả hai đang dung dăng dung dẻ, trông thật vui vẻ và hạnh phúc. Người “phát tán” tấm hình này cũng không quên đằng sau hai nhân vật chính còn có thấp thoáng hình ảnh của Đỗ Mạnh Hùng, kẻ đã “cưỡng hôn” cô gái trong thang máy và bị phạt 200 ngàn hồ tệ khiến cả xã hội bừng bừng lên án. Nếu “hệ thống chính trị” lên án các hành động mê tín dị đoan của chùa Ba Vàng, thì những hình ảnh “tươi mát” này chắc phải có dụng ý ?
Điều này khiến nhiều người không khỏi làm một dấu gạch nối giữa lời phát biểu của ông Nguyễn Phú Trọng vào sáng 25/12/2018 trong Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 12 chuẩn bị cho công tác nhân sự Đại hội 13. Ông Trọng nêu rõ: “Không để lọt vào quy hoạch những người không đủ chuẩn, nhất là những người có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức.”
Tình trạng kinh tế không mấy sáng sủa, đồng hồ nợ công quay nhanh còn hơn chong chóng. Giáo dục, y tế, môi trường đâu đâu cũng xơ xác, tiêu điều. Dân chúng phản ứng với mỗi bước hợp tác với Trung Quốc, gần đây nhất là vụ đường cao tốc Bắc-Nam. Bước ra ngoài thì hết EVFTA đến UPR vây bủa… Đang trong thế “tứ bề thọ địch” thì lãnh đạo kẻ thì đi cúng sao giải hạn, người thì dung dăng dung dẻ và đám khác quay ra bêu xấu, cốt giành cho được phần thắng trong kỳ Đại hội 13 sắp tới.
Và đây cũng chẳng khác gì một đống hổ lốn!
Phạm Minh Hoàng

Chính sách lớn của đảng

Đỗ Văn Ngà|

Đã từ lâu, trên các băng rôn tuyên truyền của ĐCS, chúng ta thấy xuất hiện hình ảnh ông Hồ Chí Minh được gắn với hoa sen-một hình ảnh có tính biểu tượng của đạo phật. Chưa hết, trong khoảng 20 năm trở lại đây, chúng ta thấy hình ảnh ông Hồ Chí Minh được đôn lên thành bồ tát và được đưa vào các chùa chiền để thờ. Đây là chính sách, ghép một nhân vật chính trị chung với hình ảnh của một đấng chí tôn của tôn giáo ngàn năm nhằm biến lãnh tụ thành một thứ đức tin thần quyền để dễ dàng cai trị. Nhắc lại! Đây là một chính sách hẳn hoi, và là chính sách rất lớn của ĐCS. Nó quan trọng hơn mọi chính sách về phát kinh tế của đất nước. Để hỗ trợ cho chính sách này, đã có sự phối hợp vô cùng ăn ý từ các chính sách kinh tế đến sách lược giáo dục.
Để có tự do tôn giáo, thì nhà nước không được nhúng tay vào bất cứ hoạt động nào của tôn giáo. Giáo hội phật giáo phải được xem là một tổ chức dân sự độc lập với chính quyền, thì lúc đó tôn giáo mới được trả về với giá trị đích thực của nó. Nhưng với CS giáo hội phật giáo là nơi hoạt động của những đảng viên ĐCS đội lốt để thực hiện nhiệm vụ chính trị cho Đảng. Nói cho dễ hiểu thì Đảng đã dùng vỏ tôn giáo để lồng ruột Đảng vào nhằm biến chùa chiền thành nơi lừa đảo. Lừa đảo tiền bạc và lừa đảo lòng tin.
Nền giáo dục XHCN có mục đích dìm con người trong ngu muội, kết hợp với một xã hội nghèo đói đến cùng cực. Cả 2 yếu tố này xuất hiện đồng thời như là 2 bức tường sừng sững của một con đường độc đạo, chính con đường này đang lùa nhân dân tìm đến với sự giải thoát của thánh thần. Khi đã lùa được nhân dân tìm đến sự giải thoát ở thần linh, đảng cho đảng viên đội lốt sư xây chùa, đặt ra các loại phí để tận thu nhằm làm công tác kinh doanh cho Đảng. Chưa hết, để lùa được thật nhiều dân ngu vào chùa, đảng đã cho phép cho hệ thống báo chí Nhà nước viết bài PR cho những ông sư trụ trì, bịa đặt những chuyện tâm linh li kỳ để dụ dân ngu tụ đến ngày một đông. Và cuối cùng là hốt bạc để sư làm giàu và chia chác cho Đảng.
Nghèo đói do đâu? Do Đảng. Dân chúng dù có học cũng dốt nát, do đâu? Do Đảng. Nghèo đói cộng dốt nát thì đích đến của nhân dân là chùa chiền, xin giải hạn, xin gì gì đó vv… đủ thứ để tìm cảm giác giải thoát và cứ thế mà an tâm sống trong kiếp nghèo đói không có động lực phảng kháng để giúp Đảng được vững bền cai trị. Vậy dân biết bấu víu vào gì đây? Vào thánh thần, thế là đảng dựng lện một giáo hội đội lốt để hốt tiền. Chính sách đó thành công thì chẳng cần người giỏi để ra chính sách kinh tế tốt, chẳng cần người tài đức để vạch chính sách an sinh xã hội tốt như các nước khác, mà chỉ cần những kẻ tham lam cai trị thì xã hội Việt Nam vẫn ổn định như thường. Đó là cách mà Đảng đang xây dựng đế chế của mình. Và chắc chắn, đó là chính sách lớn mà Đảng sẽ không bao giờ thay đổi./.Phật giáo đích thực ở Việt Nam đã bị bức tử, thay vào đó là phật giáo đội lốt. Mục đích của chính sách này là họ muốn lợi dụng hình ảnh của đức phật để nâng ông Hồ Chí Minh hay ông Võ Nguyên Giáp lên thành phật. Họ làm thế để cấy vào đầu dân chúng ngu muội rằng “Hồ Chí Minh là bồ tát, là phật, hãy cúng nhường để mai sau được ông ta mang lại sự may mắn”. Như vậy nền giáo dục thối nát như hiện nay không hẳn là yếu kém của ĐCS mà nó chính là chủ trương. Nếu không nhờ nền giáo dục XHCN thì dân đâu có u mê như vậy? Và nếu không có giáo dục XHCN thì làm sao có những thằng bác sỹ bán rẻ lương tâm góp phần vào quảng cáo cho chùa lừa đảo Ba Vàng?

Xuất nhập khẩu Đà Nẵng: Kẻ chống lại loài người!



Ngày hôm qua (16.3), tại xóm 12, thôn Lĩnh Đông, xã Phạm Mệnh, huyện Kinh môn, tỉnh Hải Dương lại có thêm một người trung tuổi ra đi vì bị ung thư máu.
Đó là ông Đỗ Văn Đượm, sinh năm 1968, trước khi chết ông Đượm có nói với người hùng địa phương Ngô Văn Thuấn là nếu không đóng cửa nhà máy XNK Đà Nẵng, nhiều đứa trẻ trong làng sẽ sớm theo ông.
-
Trên thực tế, từ khi có nhà máy hóa chất này, số người chết trẻ, ung thư, tai biến, đột quỵ… tăng lên nhanh chóng.
Ông Ngô Văn Thuấn đã đại diện cho 500 hộ dân viết đơn kêu cứu khẩn cấp, Tổng cục Môi trường thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã xuống thanh tra, xử phạt gần 1 tỷ đồng nhưng… chẳng thấm vào đâu.
Công ty Xuất nhập khẩu Đà Nẵng được cấp phép sản xuất muối công nghiệp nhưng thực chất sản xuất kim loại tổng hợp, niken, đồng, thiếc… không có giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, tự ý xây dựng thêm nhà xưởng và nhà ủ sử dụng nguyên liệu không có trong nội dung ĐTM; không sấy, nghiền bã lọc làm tăng chất thải nguy hại, không thu gom nước mưa, khí thải có chứa các thông số vượt quy chuẩn nhiều lần, nước thải chảy trực tiếp ra sông Kinh Thầy đe dọa đến tính mạng nhiều người, nhiều loài sinh vật… nhưng không hiểu sao nó vẫn ngang nhiên hoạt động?
Ban đêm, khói đen phủ kín bầu trời, có người phải đeo khẩu trang ngủ, với mùi tanh của hóa chất, ban ngày cửa đóng then cài nhưng vẫn có mùi có bụi, tôi nhìn vào bên trong nhà máy XNK Đà Nẵng còn có những thùng hóa chất lạ khiến bản thân bị tức ngực, khó thở, vài kẻ lạ mặt bên ngoài hùng hổ canh chừng, hóa chất chảy ra ngoài rãnh khiến cây, cỏ chết theo, có những người dân trong làng phải thở bằng bình oxy và thường xuyên bị đưa đi cấp cứu.
Người dân còn tố cáo công ty XNK Đà Nẵng lừa dối họ, ở chính mảnh đất mà XNK Đà Nẵng đang hoạt động… trước kia tên là công ty 1369.
Cùng Công ty Trường Khánh, người dân Kinh Môn phát hiện thêm xưởng sản xuất chất Pro Niken của công ty 1369 hoạt động không phép, họ dựng lều phản đối, đòi đóng cửa 2 nhà máy này.
Sau một hồi đấu tranh căng thẳng, bị một số thanh niên lạ mặt dùng bom xăng ném, đập phá tài sản và đuổi đánh dân thường, một chiếc máy xúc tấn công người dân được cho là của con lãnh đạo huyện… cuối cùng nhà máy Trường Khánh phải dừng hoạt động, còn nhà máy 1369 vẫn hoạt động trá hình với cái tên XNK Đà Nẵng.
Sản xuất muối nhưng toàn mùi hóa chất, có phải họ đang chế biến MoS2 kết hợp hóa chất độc hại Axít HCL, Na2CO3, muối MgCL2, muối NH4CL… còn những chất nào khác? những chất nào thải trực tiếp ra sông? Tại sao không đóng cửa nhà máy để bảo vệ giống nòi?
Vi phạm pháp luật nghiêm trọng, có dấu hiệu của tội chống lại loài người nhưng vẫn cố tình bao che. Lợi nhuận bao nhiêu cho đủ… để đánh đổi con sông Kinh Thầy cùng tính mạng của rất nhiều thế hệ dân làng?
Thật chua xót !

Được và mất


Nguyễn Đình Cống FB
Vừa qua tôi đến thăm bạn già Nguyễn Võ Kỳ Anh, nguyên vụ trưởng giáo dục thể chất thuộc Bộ Dạy học, là bạn từ thời phổ thông. Kỳ Anh vừa biết được chuyện tôi từ bỏ ĐCS và chịu những tổn thất do an ninh của đảng gây ra. Bạn hỏi : “Ông thấy mất gì, được gì do chuyện công khai từ bỏ đảng”. Ngẫm nghĩ một lúc, tôi trả lời :
Nghĩ cho cùng, mọi việc đều phải trả giá. Trong việc này mình mất ít, được nhiều. Mất tất cả các hợp đồng về giảng dạy, làm khoa học, xuất bản sách. Tính ra tiền, cho đến bây giờ, thiệt hại (không được nhận) khoảng trên 500 triệu và còn tiếp tục, mất cơ hội giảng dạy trực tiếp những vấn đề khoa học quý giá. Nhưng đó là chuyện nhỏ.
Quan trọng là được nhiều thứ quý báu. Được tự do thể hiện sự trung thực trong việc phản biện những độc hại của Chủ nghĩa Mác Lê, phản biện những bất cập, những thiếu sót trong một vài nghị quyết của Đảng và Nhà nước. Được công khai truyền bá (đành rằng chỉ mới trong phạm vi hẹp) những tư tưởng, quan điểm mà mình cho là tiến bộ. Được trút bỏ mọi nỗi sợ hãi để sống chân thật hơn. Được nhận thêm lòng tin cậy của một số bạn bè, đặc biệt là của các bạn trẻ.
Nghe xong Kỳ Anh hỏi tiếp : Thế ông không lo bị đối xử bất công à, ví như bị khủng bố.
Tôi trả lời, không lo, chỉ chuẩn bị chấp nhận mà thôi. Đối xử bất công hoặc khủng bố có 2 dạng chủ yếu, về tinh thần và thể xác. Về tinh thần, đã có. nhiều hành động từ bỉ ổi đến tinh vi, nhưng không xúc phạm được đến mình. Về thể xác, chưa có gì quan trọng xẩy ra, nhưng hàng ngày mình vẫn luyện tập để đề phòng và chấp nhận. Mình tâm niệm câu thơ của tướng Trần Độ : “Ta phó thân ta với Đất Trời”.
Có một số người tưởng rằng sau khi từ bỏ ĐCS tôi bị mất nhiều thứ, nhưng ngược lại tôi rất sung sường nhận thấy rằng được nhiều hơn mất.

Mặt trận tư tưởng của chính trị

Luân Lê|

Đức Phật ở cõi Niết Bàn cũng phải buồn đau vái lậy các loại thầy, sư sãi và các ngôi chùa dưới thời xã hội chủ nghĩa khi mọi giá trị và triết thuyết nguyên nghĩa và tốt đẹp của Phật giáo đã bị huỷ hoại và tàn phá tới tận gốc rễ bởi những tâm trí tà đạo nhưng khoác áo nương tựa vào và tụng kinh nhà Phật.


Lấn chiếm đất làm chùa lớn, trang trí chùa một cách xa hoa và tráng lệ với đủ các vật phẩm, kiến trúc đồ sộ và đắt đỏ, kỳ dị; lấy chuyện vong báo oán để lừa đảo, cưỡng đoạt tiền bạc; dùng chuyện nghiệp kiếp tà ác để làm dân chúng sợ hãi, mê lạc; diễn giải kinh đạo nhà Phật trở nên méo mó và sai trái. Các ngôi chùa ngày càng trở thành biểu tượng của phép màu và những điều kỳ diệu, nhưng lại có thể hiện thực hoá được vào trong sinh hoạt đời sống nhằm thoả mãn các nhu cầu (dục vọng) vật chất, quyền lực của con người.
Không có gì là ngẫu nhiên cả. Đó không chỉ là một vấn đề chung của ý thức hệ xã hội do nhận thức của dân chúng còn thấp (tương xứng với mức sống kinh tế thiếu thốn, nghèo khó), mà nó còn xuất phát từ vấn đề bị chi phối của yếu tố chính trị. Khi các quan chức thường xuyên thăm viếng những nơi cửa Phật như một bảo chứng về mặt tâm lý khiến cho xã hội tin rằng những ngôi chùa đó là linh thiêng, có thể mang tới những điều may mắn, có thể đạt được quyền chức, bổng lộc, phát thịnh. Nó tạo ra tâm thức thần quyền và lệ thuộc vào sự ban ơn theo lối xin cho.
-
Trong cuốn “Dân trị và Chính quyền” tôi đã nói, dù ngắn gọn, nhưng tôn giáo sẽ trở thành một lĩnh vực mà quyền lực chính trị can dự làm cho dân chúng trở nên ngu muội, mê hoặc và khiến cho người ta rời xa các mưu cầu chính trị và cuộc sống hiện thực. Họ còn sẽ dựng nên những hình tượng lãnh tụ (của chế độ) toàn hảo như thánh thần để tôn giáo hoá hình tượng đó làm cho người dân lầm tưởng rằng tôn giáo là nơi con người có thể đạt được mọi giá trị mà họ thèm muốn.
Bên Trung Quốc, mật vụ và an ninh khoác áo nhà sư, tụng kinh niệm Phật và sống như một phật tử trong các ngôi chùa để kiểm soát tư tưởng và điều khiến tôn giáo là một vấn đề quan trọng hàng đầu trong chính sách kiểm duyệt tư tưởng. Không có thần thánh, Phật thế nào ngoài các lãnh tụ cộng sản được tôn xưng lên làm thánh, làm đại đức Bồ tát, có khả năng cứu nhân độ thế và ban phát mọi thứ cho dân lành tin tưởng vào. Trong chùa, các bức tượng lãnh tụ hoặc tướng tá cộng sản được trưng bày ngay cạnh các bức tượng Phật. Và rõ ràng, tuyên ngôn của Phật giáo còn bị gắn vào định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trung Quốc đã tàn phá hầu hết các ngôi chùa và nền tảng Phật giáo ở Tây Tạng. Các nhà sư không khuất phục trước nhà cầm quyền cộng sản Bắc Kinh sẽ bị tra tấn, bắt nhốt, thậm chí mất tích không dấu vết nào. Hơn 8.000 ngôi chùa với các kiến trúc tuyệt đẹp, có tính lịch sử và văn hoá rất cao, được duy giữ và truyền tụng qua bao thế hệ, bỗng chốc bị đốt phá tan hoang không còn gì trên đất Tây Tạng. Đức Đạt Lai Lạt Ma phải sống tha hương và vẫn lên tiếng đấu tranh với nhà cầm quyền cộng sản Trung Quốc hòng phục dựng và chấn hưng lại nền tảng Phật giáo tinh tuệ đang bị diệt vong của vùng đất này.
Tôn giáo chính đạo, nếu không quy phục nhà cầm quyền, sẽ bị bêu riếu để dân chúng ác cảm, tiến đến là bị trấn áp dã man và bị phá huỷ đến tiêu vong, bằng không, khi biết tuân phục nhà càm quyền, tôn giáo đó sẽ bị thay thế bởi một thứ lõi tôn giáo khác mà nó có lợi cho nhà cầm quyền và họ có thể kiểm soát, chi phối được – một mặt trận tư tưởng và văn hoá quan trọng tiên quyết. Vì tôn giáo là niềm tin cuối cùng của con người, nếu nó bị phá vỡ hoặc đánh mất, nó sẽ làm sụp đổ mọi mưu đồ chính trị thống trị./.

Nợ nghiệp


Luân Lê|

hủ trọc: Này tín chủ, oan trái nhà ngươi kiếp trước nhiều nên kiếp này vong theo và oán hận. Ngươi không giải oán thì sẽ nghèo khó hoặc đau khổ, vận hạn suốt đời. Có khi chết không toàn thây. Ta không nói ác và vu oan giá hoạ cho ai bao giờ.
Tín chủ: Thưa bổn thầy. Con biết ạ. Vì kiếp trước con làm dân nghèo, kiếp này con làm quan tham nên đàn áp, tra tấn, cướp bóc của người hiền lành vô tội nhiều quá. Con cần bổn thầy chỉ cho con cách giải oán nghiệp chướng kiếp này con tạo ra.
Thủ trọc: Tín chủ phải tuyệt đối nghe ta. Tin vào lời giảng của ta thì mới mong toàn mạng và tốt lên được. Vong có nói với ta là nhà ngươi phải đưa tiền để làm lễ. Và phải là một số tiền rất lớn mới có thể hoá giải được. Nghiệp nhà ngươi nặng lắm. Nếu không thường xuyên dâng tiến, cúng dường và công đức mà chỉ lo vơ vét thì sẽ sớm bị vong ám mà chết bất đắc kỳ tử, không siêu thoát được. A di đà phật.
Thủ trọc: Phải 1,1 tỷ đồng. Tội lỗi nhà ngươi lớn lắm. Thật may là tín chủ gặp được ta kịp lúc và đúng người cần gặp.Tín chủ: Vậy bổn thầy cho con biết con phải cúng tiến bao nhiêu để con cân đối ạ.
Tín chủ: Ôi trời ơi! Vong này nặng quá, nặng quá. Không biết hội đồng định giá tính toán thế nào mà ra cái giá khủng khiếp thế này. Mà thưa, cái này có tính thuế VAT chưa bổn thầy?
Thủ trọc: Không có thuế vì vong không phải hàng hoá nên không có giá trị gia tăng. Cũng không có hao mòn. Bộ Tài chính còn đang loay hoay định mã ngành cấp 4 chưa xong còn Bộ Văn hoá thì không biết xếp vong ám và giải oán vào nét văn hoá đặc sắc nào. Đây coi như là phí ly hôn của nhà ngươi với vong. Mai ta còn phải đi gặp ông A, bà B để làm thủ tục xin đất xây thêm lăng, tượng, hòm công đức chứ cơ sở thế này vẫn còn chưa tương xứng vì con người ngày càng nhiều vong theo, có khi 96 triệu người đều có vong theo cả đấy con ạ. A di đà phật.
Tín chủ: Cảm ơn thầy. Để con về hạch toán lại, hoặc thiếu thì con phải cướp bóc thêm từ bọn tiện dân ngu độn mới có tiền cúng tiến thầy ạ. Mà bổn thầy có giảm cho con chút gì để tỏ lòng từ bi được không, đợt này con phải lo mở rộng địa bàn hoạt động nên mất nhiều tiền bảo kê, lo lót quá?
Thủ trọc: Không được. Vong ám ta chết. Vong không có mặc cả. Nếu nhà ngươi còn tiếc tiền thì ta mặc kệ để cho vong báo oán ngươi. Ta không thể rủ lòng thương với một kẻ tham lam mà cò kè bớt một thêm hai. Ta đây có phải phường giá áo túi cơm, thấy nạn mà làm ngơ và đem tâm trục lợi đâu. Vong ngày trước còn bảo ta là quy ra đô-la cho ổn định giá, nhưng là người Việt thì ưu tiên dùng hàng Việt. Nhà ngươi về đi. Ta không muốn nói nhiều với nhà ngươi nữa.
Tín chủ cuối cùng cũng lo được khoản tiền để cho Thủ trọc cúng bái giải oán và tách vong ra khỏi, mặc dù còn thiếu vài chục triệu đồng nhưng có ghi giấy nợ đàng hoàng và có người làm chứng, vì Thủ trọc nói là: không nên tin ai cả. Tiền bạc phải phân minh mà tình cảm phải dứt khoát. Mà muốn thoát nghèo thì càng phải cúng dường thật nhiều và công đức phải mạnh tay mới mong giải nghiệp và phát đạt được.
Trong giấy ghi một bên là Trái Chủ (chủ nợ), một bên là Thụ Trái (con nợ). Số tiền 29 triệu đồng, lãi suất theo giá qua đêm ngang ngửa với lãi suất tín dụng đen, nhưng thời hạn nợ không quá ba mươi ngày. Trên giấy cũng ghi số tài khoản để tiện đường thanh toán. Nếu không có thể chuyển qua hình thức trả nợ bằng thẻ cào điện thoại.
Tín chủ sau khi trả nợ xong liền tự làu bàu với mình: Có ai đời lại vừa bị cướp lại vừa phải mang ơn kẻ cướp không? Nhưng mà thôi, cũng chỉ là hắn cướp của kẻ cướp, không có gì ghê gớm cả.

Thủ trọc sau khi nhận đủ tiền nợ và lãi xong liền đắc chí nhủ thầm trong bụng: Đúng là loại ngu. Nhưng ta thích cái ngu của bọn chúng. Thật là nhàn hạ. Ta còn hơn cả Lã Bất Vi buôn vua, ta đây buôn thần, bán kiếp./.

Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi: hình sự hay dân sự?


Đại đức Thích Trúc Thái Minh lớn tiếng nói rằng: "Chùa lớn nên bị ganh ghét, ngoại đạo ác hại"
Thảo Vy – VNTB – Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo, tại Điều 5.5, nghiêm cấm việc lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi. Việc trục lợi này liệu có thể xử lý về mặt hình sự để gia tăng tính răn đe?
Đ
ó là câu chuyện chùa Ba Vàng nhận tiền cắt duyên nghiệp để chữa bệnh cho phật tử, thuyết giảng chuyện bị vong nhập… Trong buổi pháp thoại được truyền hình trực tiếp trên trang web, trang youtube và mạng xã hội facebook của chùa vào tối hôm 21-3, Đại đức Thích Trúc Thái Minh, trụ trì chùa Ba Vàng, nói rằng “Chùa lớn nên bị ghen ghét”. [kênh Youtube chùa Ba Vàng https://youtu.be/ia8hXgiQvjQ]
Họ đang choảng nhau!
Luật sư Nguyễn Thanh Bình nói rằng ông đang cảm nhận là hình như các đại gia bất động sản tâm linh giữa “Bái Đính – Tam Chúc” với “Yên Tử – Ba Vàng” đang bắt đầu choảng nhau.
Nhà báo chuyên về biên khảo du lịch, ông Phạm Hoài Nhân kể rằng cho đến nay, vẫn chưa có câu trả lời chính xác chùa Ba Vàng được khai sơn từ khi nào. Theo nội dung khắc trên cây hương đá trước cửa chùa, thì chùa xưa được dựng vào năm Ất Dậu, triều vua Lê Dụ Tông, niên hiệu Vĩnh Thịnh (tức năm 1706). Tuy nhiên, căn cứ vào những dấu tích di chỉ được các nhà khảo cổ thêm, thì ngôi chùa còn có thể được xây dựng từ sớm hơn, tức là vào thời Trần thế kỷ thứ 13.

“Thật ra hoạt động tâm linh của các vùng đều như nhau thôi. Nhưng trong cuộc chiến này, cuộc chiến giành dòng người u mê cuồng tín, phe nào mạnh, nhiều tiền thì phe đó thắng. Trong cuộc chiến ấy, công cụ và phương tiện cho các bên chiến đấu cơ bản, chủ yếu là giới truyền thông. Nhiều nhà báo sẽ gia nhập đám tay sai đầy mưu mẹo cho các đại gia bất động sản tâm linh. Bà con chú ý theo dõi nhé, hấp dẫn lắm đây!”. Luật sư Nguyễn Thanh Bình cảnh báo.
Theo năm tháng, chùa xưa chỉ còn là phế tích, để phát huy giá trị văn hóa lịch sử ngôi chùa liên tiếp được đầu tư tôn tạo. Ban đầu chùa được xây dựng bằng gỗ và sau đó năm 1993 chùa được trùng tu lại bằng xi măng. Hiện vật đáng chú ý nhất của chùa Ba Vàng còn sót lại tới hôm nay là một số di vật bằng đá, bao gồm 1 bia đá cao 0,52 m, rộng 0,38 m, dày 0,12 m, 2 con rùa đá và 1 cây hương bằng đá cao 1,2 m 4 mặt, mỗi mặt rộng 0,22 m. Theo dòng chảy thời gian, chữ Hán trên bia đá và cây hương đá đã mòn, rất khó đọc. Trên cây hương bằng đá, chỉ còn lại một số chữ lớn giáp đầu bia: Thành Đẳng Sơn, Bảo Quang tự, Thiên đài trụ, nghĩa là trụ đài đá chùa Bảo Quang, núi Thành Đẳng.
Theo một tài liệu riêng của người viết, thì từ phế tích như kể trên, Hòa Thượng Thích Thanh Từ, Phó Pháp chủ Hội đồng chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam cử một đệ tử là Đại đức Thích Trúc Thái Minh, thế danh Vũ Minh Hiếu sinh năm 1967 tại làng Sen, thôn Ngọc Quan, xã Lâm Thao, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh về gầy dựng lại chùa Ba Vàng.
Tuy nhiên người đứng đàng sau dự án này lại là Thượng tọa Thích Thanh Quyết, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự, Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội, Trưởng Ban trị sự Phật giáo tỉnh Quảng Ninh. Trong buổi lễ động thổ xây dựng chùa Ba Vàng vào ngày 11-7-2010 còn có sự hiện diện của một chức sắc đến từ Trung Quốc được giới thiệu là Hòa thượng Chi-chộp.
Sau 3 năm xây dựng, chùa đã hoàn thiện một số hạng mục như: Ngôi Đại Hùng bảo điện rộng 4.500m2, Lầu Chuông rộng 112m2, Lầu Trống rộng 112m2, hành lang La Hán rộng 200m2, nhà bảo tàng rộng 700m2, thư viện rộng 700m2, khu nhà tăng rộng 1.600m2, thiền đường rộng 960m2, cổng đá, cổng tam quan trung, cổng tam quan nội và một số công trình phụ.
Ngày 9-3-2014, chùa Ba Vàng tổ chức đại lễ khánh thành và nhận bằng kỷ lục “Ngôi chùa trên núi có chính điện lớn nhất Đông Dương”.
Tháng 12-2014, trụ trì Thích Trúc Thái Minh bảo vệ thành công luận án “Ngôi chùa có chính điện lớn nhất Đông Dương” trước hội đồng giáo sư Đại học Kỷ lục thế giới thuộc tổ chức có tên Viện Hàn Lâm Khoa Học Sáng Tạo Thế Giới, trụ sở đặt tại thành phố Faridabad, New Dehli, Ấn Độ.
Đại gia xây chùa
Các nhà nghiên cứu và cả những phật tử chân tu đã cảnh báo, việc chính của chùa không phải là đua chen những kỷ lục về xây dựng mà là giáo hóa tâm linh, hoằng dương Phật pháp. Những chùa đua chen xây dựng to lớn chỉ làm tâm linh bị u mê hơn.
“Siêu dự án” tâm linh Tràng An – Bái Đính (Ninh Bình, doanh nghiệp Xuân Trường) với hàng loạt các kỷ lục hay ngôi chùa mới xây dựng được cho là lớn nhất thế giới bên cạnh ngôi cổ tự Tam Chúc (huyện Kim Bảng, Hà Nam). Theo thông tin công bố thì doanh nghiệp đã rót 11.000 tỷ đồng, mục tiêu là xây dựng ngôi chùa lớn nhất thế giới bên trong một khu du lịch rộng 5.100 héc ta. Điều quan trọng nhất và cũng tạo ra nhiều vấn đề bất thường nhất được dư luận đặc biệt quan tâm, chính là diện tích đất phục vụ dự án đều tính ở con số hàng ngàn héc ta đất.
Đơn cử, hệ thống dịch vụ tại Bái Đính là một vòng khép kín, và Xuân Trường là doanh nghiệp thâu tóm mọi chi phí, lượt khách… tại đây. Đáng quan tâm hơn là chưa ai trả lời được nguồn tiền công đức sẽ đi đâu về đâu?
Người viết ủng hộ các công ty tư nhân, các hội đoàn xã hội dân sự đầu tư xây dựng chùa chiền, tự viện. Đơn cử ở khu đô thị mới Thủ Thiêm, nếu như chính quyền đã có quyết định cuối cùng sau gần 20 năm tranh cãi, là giữ lại Nhà thờ Thủ Thiêm, các cơ sở của Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm, thì tại sao không đồng ý khôi phục lại chùa Liên Trì do Hòa thượng Thích Không Tánh là Viện chủ?
Một bài học ai cũng thấy, khu Phú Mỹ Hưng dân cư rộng lớn mới xây dựng ở TP.HCM, dường như không có một ngôi chùa nào được xây dựng bên trong. Người dân mua những căn hộ trong đó được đáp ứng đủ mọi thứ, siêu thị, trường học, bệnh viện, nhà trẻ…, trừ sinh hoạt tín ngưỡng tâm linh. Muốn đi chùa, thì chỉ có thể đến một số ngôi chùa nhỏ ngoài khu dân cư, xa hơn trong những khu vực hình thành đã lâu trong quận 7.
Người mua bất động sản cư trú ở đó có nơi thăm viếng lễ bái vào ngày rằm, mùng Một, ngày Tết, tạo thành một điểm di dưỡng tinh thần. Chùa kết hợp với cảnh quan vườn cây hay sông nước lại càng có tác dụng nâng cao giá trị của cảnh quan, tức là nâng cao giá trị của bất động sản, cũng là nâng cao phẩm chất đời sống tinh thần của cư dân.
Rất tiếc là tất cả giá trị nhân bản nói trên đã không hiện diện ở các “siêu dự án tâm linh” tại miền Bắc.
Trở lại việc chùa Ba Vàng: phạt hành chính hay xử lý hình sự?
Chùa Ba Vàng không chỉ thuyết giảng về duyên – nghiệp mà còn thu tiền để cắt duyên nghiệp, hóa giải duyên nghiệp từ kiếp trước để trị bệnh. Điều này được Giáo hội Phật giáo Việt Nam xác nhận là không đúng với giáo lý nhà Phật. Bởi, Phật phổ độ chúng sinh. Vậy nên Phật sẽ chẳng lấy tiền của những người mắc bệnh hiểm nghèo khi sử dụng Phật pháp để an ủi cho phần tinh thần của họ.
Việc cho rằng cắt duyên nghiệp để trị được mọi bệnh tật, có dấu hiệu của việc gian dối đối với người khác và thu lời, là một trong những dấu hiệu của tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Bộ luật hình sự 2015.
Tuy nhiên cái khó ở đây là sẽ không dễ tìm được ai là bị hại. Những người đến nộp tiền để được giải nghiệp chữa bệnh mà không cho rằng mình bị lừa, không cho rằng mình bị thiệt hại, không bị sử dụng hành vi gian dối, thì pháp luật hình sự cũng khó xử lý được trách nhiệm của những người thu tiền của người bệnh.
Có lẽ do biết rõ những điểm lách ấy của pháp luật hình sự, đồng thời từ sự chống lưng của ai đó nên mới có việc trong buổi pháp thoại được truyền hình trực tiếp trên trang web, trang youtube và mạng xã hội facebook của chùa vào tối hôm 21-3, Đại đức Thích Trúc Thái Minh lớn tiếng nói rằng “Chùa lớn nên bị ghen ghét” (!?).
Thay lời kết
Bên lề vụ việc, cựu tổng thư ký báo Thanh Niên, nhà báo Hoàng Hải Vân kể: “Trước đây, mỗi khi được giao đất, doanh nghiệp nhận đất phải nộp cho cá nhân người đứng đầu địa phương một khoản tiền từ 8-10% giá trị lô đất tùy vị trí. Ông này từng nói thẳng với một nhà báo: “Tau không lấy tiền đó thì lấy gì chung cho mấy thằng ở trên”, tất nhiên là ông nói mồm không bằng không chứng. Sau đó, có lẽ thấy việc này dễ bị lộ nên ông đã dùng cái chùa kia để rửa tiền.
Chùa thì do ông cấp đất xây dựng, sư trụ trì là người ông sắp xếp đưa vào. Doanh nghiệp thay vì mang tiền phần trăm đến cho ông thì mang vào cúng chùa. Trụ trì được dùng một ít tiền đó để xây chùa đúc Phật, còn phần lớn chuyển lại cho ông. Ví dụ doanh nghiệp cúng vào chùa 10 tỷ thì phần chùa 1 tỷ còn phần ông 9 tỷ. Ông lấy tiền ra bất cứ lúc nào ông cần, để hối lộ các bộ, ngành ở trung ương và dùng riêng cho cá nhân ông…”.

Đổ thừa người khác

Như các bạn đã biết một vụ ầm ĩ dư luận lại vừa nổ ra ở Uông Bí, nóng hơn cả chuyện 200k trong thang máy, nóng hơn cả chuyện BOT bẩn, và đương nhiên nóng hơn nhiều chuyện giới cần lao vừa bị móc túi 8,36% vì giá điện sinh hoạt. Có nhiều người hồ nghi rằng đây là đòn truyền thông nào đó, nhằm đánh lạc hướng dư luận, kéo sự chú ý của dư luận khỏi chuyện Trung Quốc, chuyện môi trường, hay chuyện củi lửa lò tôn của ông đầu bạc… nhưng theo tôi thì không phải vậy. Đây chỉ là giọt nước tràn ly vì từ lâu đã có quá nhiều người bức xúc trước các vấn đề trong sinh hoạt Phật giáo mà chưa được giải toả. Nạn cúng bái tràn lan, chùa phủ xây nguy nga, sư tăng ăn chơi xa hoa người ta nói nhiều lần rồi. Nhưng mới đây, một sự việc còn nghiêm trọng hơn đã xảy ra ở chùa Ba Vàng làm không chỉ người dân bức xúc mà các cơ quan báo chí, cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo không thể ngồi im. Trong một video đăng tải lên mạng xã hội, bà Phạm Thị Yến, một phật tử, chủ nhiệm CLB Cúc Vàng – Tập Tu Lục Hòa, đạo tràng trưởng đạo tràng Từ Tâm – chùa Ba Vàng đã có những giải thích về vụ nữ sinh Cao Thị Mỹ D. (Điện Biên) khi đi giao gà cho mẹ vào chiều 30 Tết đã bị sát hại.
“Nguyên nhân chính chưa phải là nguyên nhân đi ship hàng (gà) khiến bị hiếp như vậy, mà nguyên nhân chính phải do các ác nghiệp của bạn ấy trong tiền kiếp và duyên trong hiện tại bạn ấy lại sát sinh.
Hai cái này cộng vào nhau khiến cho bạn ấy bị như vậy. Ai làm gì cũng phải là do quả báo của chính mình.
Bạn ấy bị người khác xâm hại về thân thể, hãm hiếp, giết chết, Yến sẽ đưa ra cho quý đạo hữu để chúng ta tư duy.
Bạn ấy trong tiền kiếp phải có hai loại tội: tội thứ nhất là sát mạng chúng sinh dã man; tội thứ hai là về mặt thân thể, trinh tiết của người khác bạn ấy xâm phạm, cho nên bạn mới bị quả báo như vậy…”, bà Yến nói trong clip.
Dư luận đang nổi điên vì những phát ngôn rất hồ đồ, ác độc và xúc phạm đến người đã mất của bà Yến. Không chỉ trong clip đó, người ta còn phát hiện ra trong một clip khác, bà Yến nói “anh hùng chiến sĩ Việt Nam phải đi đánh giặc là vì trong tiền kiếp mắc nghiệp sát sinh…”. Tất cả những điều này không phải là chuyện nói riêng với ai ở đâu đó, mà là lời thuyết giảng của bà Yến trước hàng ngàn Phật tử ở chùa Ba Vàng, được thu hình cẩn thận để đăng lên internet cho hàng triệu người khác vào xem. Rồi còn chuyện “thỉnh vong”, “trả nợ cho vong” thu của Phật tử bốn phương mỗi người cả chục triệu đồng nữa… được rất nhiều tờ báo lớn đang tìm hiểu.
Một câu hỏi lớn đang được đặt ra là tại sao những lời nhảm nhí, thô thiển, áp đặt một cách rất ngô nghê giáo lý của nhà Phật vào các sự kiện trong đời sống này lại được ngang nhiên thuyết giảng trong chùa, cho hàng ngàn người nghe bên dưới, cho hàng triệu người vẫn theo dõi qua internet các sinh hoạt và lời Phật pháp từ chùa Ba Vàng? Rồi chuyện dẫn dụ Phật tử làm lễ gọi vong, trả nợ cho vong rất nhảm nhí, trái với Phật pháp lại diễn ra ngang nhiên nhiều năm nay trong ngôi chùa này? Nhiều tờ báo và dư luận đang lên tiếng đòi hỏi những người có chức trách ở chùa Ba Vàng, những ban Tôn giáo chính phủ hay Giáo hội Phật giáo Việt Nam phải lên tiếng và phản ứng trước sự việc này. Nhưng theo tôi trước khi phán xét hay đòi hỏi những vị đó, chúng ta cũng cần nhìn sâu vào động cơ bên trong của câu chuyện này. Con người không bao giờ hành động nếu không cảm thấy có lợi ích. Không tự dưng hàng ngàn hàng vạn Phật tử kéo về đây nộp tiền cúng vong cho chùa Ba Vàng. Nếu không thể hiểu những gì xảy ra bên trong, thì ngoài chùa Ba Vàng còn hàng vạn ngôi chùa khác đang có hoạt động sinh hoạt tâm linh, ai mà biết hết được điều gì đang xảy ra?
Trong cuộc sống, chúng ta ai cũng từng có lúc gặp phải những chuyện buồn đau. Nỗi đau hay sự bất hạnh đến từ đâu, thực ra không phải lúc nào ta cũng có thể biết rõ một cách tường minh. Mình có lỗi hay không? Nguyên nhân nào gây ra tai hoạ? Sự dằn vặt đôi khi đeo đẳng rất lâu, tiếp tục làm khổ ta dù sự việc không còn mới. Tuy nhiên tâm lý con người sẽ luôn được xoa dịu khi ai đó chỉ ra rằng chuyện không may của mình đến từ một sự việc nào đó từ bên ngoài. Con người ta khi được rũ bỏ trách nhiệm sẽ cảm thấy nhẹ nhõm và bình an. Và rồi họ sẽ cảm thấy hạnh phúc và tự nguyện làm theo những chỉ dẫn để bằng mọi cách đẩy những lo lắng và đau khổ ra bên ngoài. Nếu sự lý giải đó được thể hiện trong màu sắc thần bí kỳ diệu của tôn giáo thì càng cuốn hút nhiều người tin theo. Đó chính là nút thắt cơ bản mà nhiều kẻ từ trước đến nay đã lợi dụng tôn giáo để mua thần bán thánh, lợi dụng vấn đề tâm linh để trục lợi cho mình.
Bàn về giáo lý nhà Phật thì rất dài, tu cả đời chưa chắc đã thành chính quả, nên tôi không dám lạm bàn nhiều. Nhưng xin hãy đọc kỹ một đoạn ngắn sau đây trên wikipedia khi tra tìm chữ “quả báo”:
<<<…Một trong các nguyên lý cơ bản của giáo lý Phật giáo là: Có luân hồi tất có nhân quả, hai việc ấy vốn liên tục nhau. Phật dạy: “Cha làm điều chẳng lành, con không chịu thế được, con làm điều chẳng lành, cha không chịu thế được. Làm lành tự được phước, làm dữ tự mang họa” (Phụ tác bất thiện, tử bất đại thọ, tử tác bất thiện, phụ bất đại thọ. Thiện tự hoạch phước, ác tự thọ ương). Lại có câu: “Ðiều lành dữ cuối cùng đều có trả, khác nhau chỉ đến chóng hay chầy, nhanh hay chậm mà thôi”
Cái Quả hay Nghiệp vốn là kết quả cái nhân hay duyên của con người tạo ra trong kiếp trước hoặc kiếp này. Rồi cái Quả ấy lại làm nhân cho cái Quả khác sẽ báo ứng về sau. Nhơn và Quả cứ tiếp tục tương ứng như vậy mãi như bóng với hình, mãi mãi là cuộc trả vay, vay trả của cõi luân hồi.
Nghiệp ở tiền kiếp làm con người đầu thai trong một cuộc đời, một hoàn cảnh nhất định. Nhưng điều này không có nghĩa là “số phận đã an bài từ trước”, mà thực ra hành động và lựa chọn của con người trong kiếp đó vẫn có sự tự do. Nghiệp sinh ra hoàn cảnh, nhưng sự phản ứng đối với hoàn cảnh này lại nằm trong tay con người, do con người lựa chọn. Phật dạy: “Ác nghiệp chính do mình tạo, tự mình sinh ra. Ác nghiệp làm hại kẻ ngu dễ dàng như kim cương phá hoại bảo thạch… Làm dữ bởi ta, mà nhiễm ô cũng bởi ta; làm lành bởi ta, mà thanh tịnh cũng bởi ta. Tịnh hay không tịnh đều bởi ta, chứ không ai có thể làm cho ai thanh tịnh được.”
Do vậy con người không thể đổ lỗi cho hoàn cảnh khó khăn khiến bản thân mình sa đọa. Làm Thiện hay làm Ác, tạo Ác nghiệp hay Thiện nghiệp đều là do tự thân mình chọn lấy, quả báo thế nào là do chính mình làm ra chứ không phải do Thần Phật nào quyết định…>>>
Nếu những con người ốm đau, bất hạnh đang bấu víu vào chùa Ba Vàng hay những ngôi chùa khác chỉ cần hiểu một phần nào đó những điều ở trên thì quả là phúc cho họ. Những tai ương, bệnh tật, những nghịch cảnh ở đời xảy ra là điều không ai muốn. Nhưng những điều đó (quả) có một phần trách nhiệm lớn (nhân) của chính chúng ta chứ không phải là ai khác. Có thể chúng ta bỏ tiền của để thực hành những nghi thức tôn giáo nào đó nhằm đẩy mối lo hay nỗi khổ đau ra khỏi tâm trí mình, nhưng tồn tại xã hội vẫn còn nguyên đó. Và khi đó ta không khác gì con đà điểu khi gặp nguy hiểm chui đầu xuống cát.
Đất nước kiệt quệ. Môi trường bị hủy hoại. Con người bị bóc lột. Ai là người phải chịu trách nhiệm? Sức khoẻ và đời sống của chúng ta gặp phải tai ương vì lẽ đó chứ chẳng phải tà ma quỷ thần nào hết. Không tự chịu trách nhiệm về tất cả cuộc đời mình, lãnh nhận nghịch cảnh, và đấu tranh trực diện với nó, chẳng tiền bạc nào mua nổi sự bình an.
Sau tất cả, hãy biết tự hỏi mình như người đàn ông trong bức ảnh này các bạn ơi./.

Dự Luật Đặc Khu Kinh Tế đang hồi sinh?


CSVN bỏ tù thêm 30 người biểu tình phản đối dự luật Đặc khu.
Phạm Chí Dũng|

hông phải Trưởng ban tổ chức trung ương Phạm Minh Chính hay Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân – những đối tượng quan chức bị dư luận mặc định là tác giả kiêm đạo diễn chính của Luật đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt (còn gọi là luật Đặc khu, hoặc ‘Luật bán nước’ như một tục danh mà nhân dân đặt cho dự luật Đặc khu) quá tai tiếng và gây nguy biến cho đất nước, mà vào lần này lại là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đứng ra thông báo: “Về Luật đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt, Chính phủ cho biết: Thực hiện Nghị quyết số 64/2018/QH14 ngày 15/6/2018 của Quốc hội về Kỳ họp thứ 5, tại Thông báo số 116/TB-VPCP ngày 30/7/2018 của Văn phòng Chính phủ về kết luận tại buổi họp lần thứ 2 của Ban Chỉ đạo quốc gia về xây dựng các đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ – Trưởng Ban Chỉ đạo đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Ủy ban Pháp luật và Ủy ban Kinh tế của Quốc hội xây dựng phương án chỉnh lý, hoàn thiện dự án Luật theo hướng xây dựng một luật chung”.
‘Thây ma’ sống lại!
Về thực chất, thông báo trên đã mở đường cho luật Đặc khu – bị hoãn vô thời hạn vào tháng Mười năm 2018 – nảy nòi trở lại. Ngay trước mắt, một chiến dịch ‘đánh’ giá đất đang bùng nổ ở các khu vực dự kiến ‘lên đặc khu’ là Vân Đồn (Quảng Ninh), Phú Quốc (Kiên Giang) và có thể cả ở Vân Phong (Khánh Hòa). Vô số đất mà giới quan chức đã ‘tậu giá rẻ’ ở những nơi này sẽ có cơ hội bằng vàng để ‘thoát hàng’ với giá trên trời.
Khái niệm ‘luật chung’ mà thủ tướng ‘Cờ Lờ Mờ Vờ’ thông báo lại khiến người ta càng nghi ngờ về việc đã từng tồn tại một thứ ‘luật riêng’ – luật Đặc khu mà nhiều nội dung của nó chứa đựng quá nhiều ưu ái cho Trung Quốc và cứ như thể đó là một hình thức trá hình mà chính thể độc đảng ở Việt Nam luồn lách nhượng địa hoặc nói trắng ra là bán đất cho kẻ ‘ngàn năm Bắc thuộc’.
Trước đó vào đầu tháng Bảy năm 2018, tức khoảng một tháng sau khi nổ ra cuộc biểu tình phản đối ‘Luật bán nước’ ở Sài Gòn với nhân số lên đến hàng trăm ngàn người và lan rộng trên 50% tỉnh thành trong cả nước, Nguyễn Phú Trọng – khi đó còn là tổng bí thư mà chưa ngồi hẳn vào ghế chủ tịch nước của kẻ quá cố là Trần Đại Quang – có gặp một ai đó và thốt lên ‘Nó lừa mình!’.Tại kỳ họp quốc hội tháng Mười năm 2018, bản dự luật Đặc khu – đối tượng đã tạo địa chấn biểu tình khổng lồ và gây sóng gió trong chính trường Việt Nam – đã bị Ủy ban Thường vụ quốc hội ‘quyết’ không mang ra bàn mà để ‘lùi lại’ nhưng không xác định thời hạn
‘Nó’ là ai?
‘Tứ trụ’ Huynh, Chính, Ngân, Phúc?
Trước khi dự luật Đặc khu trên được tung ra vào giữa năm 2018, quan chức Thường trực Ban bí thư Đinh Thế Huynh đã ký một thông báo thay mặt Bộ Chính trị kết luận về chủ trương ‘làm’ các đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc, chính thức mở đường cho một khung pháp lý mà sau này bị dư luận xã hội phản ứng quyết liệt vì cho đó là ‘luật bán nước’.
Đáng chú ý, bản thông báo do Đinh Thế Huynh ký được dựa trên đề xuất của bí thư tỉnh Quảng Ninh – một địa phương giáp biên giới với Trung Quốc – vào thời đó là Phạm Minh Chính.
Lại có một mẩu chuyện rất đáng mổ xẻ và cần thiết thì ‘hồi tố’ kể cả về sau này: sau những cuộc làm việc đầy ‘tình hữu nghị’ với trợ lý của Tập Cận Bình về đặc khu, Phạm Minh Chính đã nêu ra đề xuất cho thuê đất đặc khu đến 120 năm, chứ không chỉ là 99 năm!
Không biết có phải do ‘thành tích’ đề xuất ý tưởng và cả kế hoạch về xây dựng đặc khu Vân Đồn dành nhiều ưu ái cho nhà đầu tư cùng giới tài phiệt Trung Quốc và lại khá tương thích với ý đồ lấn dần lãnh thổ Việt Nam của Bắc Kinh, Phạm Minh Chính đã được Tổng bí thư Trọng tưởng thưởng và đưa quan chức này vào Bộ Chính trị kiêm Trưởng ban Tổ chức trung ương tại đại hội 12 của đảng cầm quyền vào đầu năm 2016.
Chỉ đến sát kỳ họp quốc hội tháng 5 – 6 năm 2018, ‘luật bán nước’ mới được công bố một cách chính thức như sự đã rồi. Trước đó, đã không có bất kỳ một động tác nào, dù là nhỏ nhất hoặc chỉ mang tính mị dân, nhắm đến việc thông báo cho dân hoặc lấy ý kiến của dân về dự luật đặc khu.
Nhưng ngay sau khi dự luật Đặc khu dược công bố, rất nhiều người dân và trí thức đã dậy lên một làn sóng phản kháng phẫn nộ, so sánh Dự luật về đặc khu kinh tế với hình thức nhượng địa mà chỉ đất nước nào nghèo đói lạc hậu mới cần đến, mặt khác họ cảnh báo nó có thể bị nước láng giềng Trung Quốc lợi dụng để di dân.
Chỉ đến khi không khí và tâm trạng bức xúc của dân chúng lên cao độ, Thủ tướng Phúc mới lộ hình để thanh minh: ‘Giao đất 99 năm không phải mấu chốt của luật đặc khu”.
Nhưng khi không khí bức xúc của dân chúng và trí thức không còn là mỉa mai hay chỉ trích đối với dự luật đặc khu mà đã bùng nổ thành rất nhiều văn thư, bài viết phản bác và phản kháng, đồng thời manh nha một làn sóng biểu tình phản đối dự luật này, ông Phúc lại ‘tự diễn biến’ khi tự thay đổi quan điểm trước đó của mình sang ‘Sẽ điều chỉnh cho thuê đất đặc khu xuống dưới 99 năm’.
Như một dàn đồng ca, giới dư luận viên của đảng và công an hô hào: “đừng để câu chuyện “đặc khu” bị các thế lực thù địch lợi dụng, với cái gọi là “hành vi bán nước”, “xây dựng thuộc địa kiểu mới”…phản đối dự thảo luật với những lời lẽ kích động, chia rẽ Đảng, Nhà nước với nhân dân; chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân; phá hoại sự nghiệp đổi mới đất nước”.
Việc lần đầu tiên Thủ tướng Phúc nhắc đến từ ‘dân’ lại giống như một sự xúc phạm tột cùng đến Hiến pháp.
Bởi là người đại diện cho một chế độ được xem là ‘chính danh’ và cho một đảng chưa có luật về đảng mà do đó hoàn toàn có thể bị xem là ‘hoạt động ngoài vòng pháp luật’, Nguyễn Xuân Phúc hay những quan chức trong đảng của ông ta đã không thèm đếm xỉa đến quan điểm, ý kiến và tinh thần dân tộc, ý chí thoát Trung của hàng chục triệu người dân khi âm thầm xây dựng dự thảo Luật đặc khu mà không hề trưng cầu ý dân.
Trong khi đó, Quốc hội Việt Nam một lần nữa chứng tỏ cái năng lực nổi bật của nó: không chỉ hùa theo các nhóm lợi ích để tăng vọt thuế và ‘bóc lột dân ta đến tận xương tủy’, ‘cơ quan dân cử’ này còn tiến xa hơn một bước bằng một kỳ họp châu đầu vào ‘luật bán nước’.
Trừ một số rất hiếm hoi dân biểu phát tiếng nói phản biện, tuyệt đại đa số còn lại trong số gần 500 đại biểu quốc hội vẫn tiếp tục thói ‘ngủ ngày’ trong cơn mộng du vong bản và vong dân.
Sau khi dự luật Đặc khu bị phản ứng dữ dội, người dân đã phát hiện ra nguồn cơn vì sao Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân lại nhấn mạnh theo lối áp đặt ‘Bộ Chính trị đã quyết định về luật đặc khu rồi…’: vào thời gian hội thảo về chủ trương đặc khu Vân Đồn ở Quảng Ninh, Nguyễn Thị Kim Ngân nằm trong số quan chức VIP tham dự hội thảo này và đã ‘nhiệt tình vỗ tay’ dành cho ‘luật bán nước’!
Lại quên dân và gạt dân!
Trong lịch sử ‘làm luật’ ở Việt Nam, ‘luật bán nước’ là một minh chứng hùng hồn nhất về não trạng quên dân và gạt dân. Cho đến tận giờ đây, một trong những quyền dân đã được hiến định từ Hiến pháp năm 1992 là ‘trưng cầu dân ý’ vẫn chưa hề được luật hóa.
Bất chấp phong trào người dân, trí thức và cả nội bộ trong đảng phản ứng dữ dội về nhiều điều khoản rất bất lợi trong dự thảo luật này, cho tới nay dự thảo luật Đặc khu có thể vẫn chưa được chỉnh sửa một cách cầu thị thật sự, mà thậm chí chỉ được gia cố hết sức sơ sài và mang tính đối phó mà vẫn giữ nguyên quan điểm và quy định chi tiết về ‘cho thuê đất đến 99 năm’ hoặc gần như thế; ‘kiến tạo’ những điều kiện cực kỳ dễ dãi để người Trung Quốc có thể ồ ạt di cư vào các đặc khu, đặc biệt là đặc khu kinh tế Vân Đồn ở Quảng Ninh, một khi luật Đặc khu đực chính thức thông qua; vẫn giữ nguyên quyền tài phán nếu có tranh chấp và xử lý người di cư hoặc doanh nghiệp của Trung Quốc không thuộc về Việt Nam mà thuộc về ‘quốc tế’; vẫn không có những điều kiện chặt chẽ để loại trừ tương lai các đặc khu, nhất là đặc khu Vân Đồn, sẽ trở thành bãi thải công nghiệp khổng lồ của rác từ Trung Quốc đổ vào; và vẫn không có quy định chặt chẽ để lại trừ tương lai một số doanh nghiệp cá mập Việt Nam (chẳng hạn như Tập đoàn FLC của Trịnh Văn Quyết – nhân vật không biết là tỷ phú đô la thực hay giả) trở thành con nợ khổng lồ khi sẵn sàng đi vay của các ngân hàng Trung Quốc để đầu tư vào đặc khu nhưng lại không thể bảo đảm năng lực thanh toán, để cũng như nhiều phi vụ vay ODA nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam đẩy toàn bộ hậu quả mất khả năng thanh toán cho chính phủ…
Thủ tướng Phúc sẽ xử lý những khúc xương quá khó nuốt trên như thế nào khi tìm cách cho ‘thây ma’ hồi sinh?
Sau ‘luật riêng’ của Phạm Minh Chính và Nguyễn Thị Kim Ngân, vai trò ‘luật chung’ của Nguyễn Xuân Phúc có thể được hiểu ra sao? Liệu ông Phúc có lợi ích gì trong các phi vụ đầu cơ tài chính và chính trị của ‘luật bán nước’?
Ngay trước mắt, một nguy cơ rất hiển hiện đối với chế độ cầm quyền là nếu các nhóm lợi ích trong nội bộ đảng – với tư chất cố đấm ăn xôi – vẫn bằng mọi cách ‘đi đêm’ để thông qua luật Đặc khu, sẽ khiến làn sóng biểu tình chống ‘luật bán nước’ này trong dân chúng tiếp tục diễn ra sôi sục hơn, có thể biến thành một phong trào rất lớn trên mạng xã hội và cả trên đường phố trong năm 2019 và cả những năm sau đó./.