Tuesday, July 18, 2017

Chuyện Trung tướng Võ Văn Liêm cho thấy VN cần cách mạng dân chủ

Lê Minh Nguyên (Danlambao) - Chế độ dân chủ pháp trị (rule OF law) có nền tảng luân lý và xây dựng bằng cấu trúc thượng tôn pháp luật, dù tổng thống, thủ tướng, thẩm phán tối cao hay cả một định chế chính quyền như hành pháp... đều phải đứng dưới luật pháp. Bà tổng thống Phát Cận Huệ ở Nam Hàn phải từ chức và lãnh án tù vì phạm luật, ở Mỹ một nhóm 21 đứa trẻ miệng còn hôi sửa (tuổi từ 9 đến 20) kiện chính quyền liên bang và thắng (http://bit.ly/2vyuq0p), đương kiêm tổng thống Mỹ Donald Trump đang bị công tố viên độc lập Robert Mueller điều tra về nghi vấn thông đồng với Nga, cản trở công lý, thủ lợi từ chức vụ (Emoluments Clause) mà điều I(9)(8) của Hiến Pháp ngăn cấm, cho thấy trong dân chủ pháp trị không ai có thể đứng trên luật pháp.

Chế độ nhà nước pháp quyền (rule BY law) mà CSVN thường hay khoe khoang cho phép Đảng CSVN đứng TRÊN pháp luật và DÙNG pháp luật như một CÔNG CỤ để phục vụ việc nắm quyền của Đảng. Cho nên nó được áp dụng một cách TUỲ TIỆN, một cách kỳ thị, một cách để bảo vệ giai cấp thống trị, tức đảng viên Đảng CSVN. Nó không có công lý và không phải để thực thi công lý, nó ngụy công lý, được dùng để ru ngủ quần chúng là Đảng CSVN cai trị bằng công lý của luật pháp.

Hôm 14/7/2017 anh trung úy cảnh sát giao thông quận Bình Thủy Nguyễn Văn Thành chận xe auto của trung tướng Võ Văn Liêm do tài xế lái đang chạy từ hướng sân bay Cần Thơ về quận Ninh Kiều vì quá tốc độ giới hạn 70km/h (tốc độ 81km). Tướng Liêm chửi mắng, hăm he, dùng quyền lực để đe dọa Thành và cả vị chỉ huy của Thành. Video thu lại hoạt cảnh cho thấy nhà nước pháp quyền của CSVN là như vậy đó! (http://bit.ly/2vyD8vA)

Ngày 18/7/2017, theo báo Pháp Luật và các báo lề đảng khác, Ủy ban kiểm tra Quân ủy Trung ương đề nghị xử lý kỷ luật trung úy Thành "ban kiểm tra Quân ủy Trung ương, đơn vị Trung tướng Võ Văn Liêm từng công tác trước khi nghỉ hưu đã có công văn đề nghị Công an TP Cần Thơ xử lý kỷ luật đối với trung úy Nguyễn Văn Thành". Đây rõ ràng là luật pháp được áp dụng tùy tiện, và đảng viên đứng trên luật giao thông, luật chỉ áp dụng cho dân ngu khu đen, một đám khổng lồ quần chúng bị trị. (http://bit.ly/2uz9UQ4)

Ông Donald Rumsfeld, bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ thời tổng thống Bush Jr. hồi giữa tháng Bảy năm 2011 khi đi qua phi trường O'Hare của thành phố Chicago bị nhân viên an ninh phi trường TSA mò khám khắp người và ông vẫn tươi cười chấp hành, dù cơ quan TSA này có bàn tay của ông lập ra. Đó là một đặc tính nhỏ của dân chủ pháp trị. (http://dailym.ai/2vyUTey)

Kami trên RFA cho rằng cách mạng dân chủ sẽ xảy ra ở VN là một "nhận định... hoàn toàn thiếu cơ sở nếu không nói là hoang tưởng" vì không có lãnh đạo như bà Aung San Suu Kyi và tổ chức đối lập quy mô như Liên minh Dân chủ Toàn quốc của bà ở Miến Điện. Nhận xét của Kami có phần đúng nhưng không thể phổ quát áp dụng, mỗi nước có những đặc thù, và ngay cả để qua một bên những đặc thù thì nó cũng không thể là công thức, vì nhìn Liên Sô và Đông Âu, tại sao các nước này đổ như dominos dù nhiều nước không có các yếu tố như Kami chỉ ra? (http://bit.ly/2vyAupD)

Các chế độ độc tài, nhất là độc tài toàn diện, nó như một cành cây khô, tuy cứng nhưng dòn. Khi chưa gãy thì tưởng chừng nó rất rắn chắc, nhưng khi gãy thì nó gãy rất nhanh. Khi khối CS Liên Sô chưa sụp đổ thì ai cũng thấy nó là thành đồng vách sắt, có ngày nó sẽ nhuộm đỏ cả quả địa cầu, nhưng khi sụp đổ thì nó sụp rất nhanh và hàng loạt.

Phong trào cách mạng mùa Xuân 2011 đưa đến sự sụp đổ của nhiều chế độ độc tài, và điểm nổi bật là nó không có các yếu tố như Kami chỉ ra là lãnh tụ tầm cỡ và đối lực tương xứng. Cái mà Kami muốn hướng tới là những thứ mà phía dân chủ VN không có hay chưa có, để Kami dẹp tan ý định cách mạng dân chủ, bảo vệ chế độ hiện hành.

Lãnh tụ là do tranh đấu mà ra, và có tranh đấu là có lãnh tụ, lãnh tụ thì cần nhưng nó không phải là yếu tố quyết định cho cách mạng dân chủ xảy ra. 

Đối lực tương xứng cũng vậy, nếu có chính nghĩa, có tranh đấu thì đối lực tương xứng qua đêm có thể vươn vai Phù Đổng. Đảng Tiến Bước của Tổng Thống Macron chỉ lập ra hơn một năm nhưng hiện nay đang thống trị nước Pháp. 

Hơn nữa, trong tranh đấu không phải mạnh về sức thì đương nhiên thắng, như chủ nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn có đề cập về vấn đề này, ngoài sức mạnh nó còn có quan năng biến cải, và sự hợp quần. Dân gian có câu "mạnh dùng sức, yếu dùng mưu" và trong truyện "David vs Goliath" thì thần khổng lồ Goliath cũng bị người trẻ David bắn hạ. Trong chiến tranh, nước yếu không dại gì đối đầu trực diện mà phải dùng chiến tranh bất cân xứng.

Kami chỉ ra những điều mà phía dân chủ không thể nào làm được trong một chế độ độc tài toàn diện và sính bạo lực như CSVN, trong khi cái yếu tố thực sự để xảy ra cách mạng dân chủ thì Kami lại né đi - đó là sự tức nước vỡ bờ của lòng dân. Khi mà sự tích lũy các mâu thuẫn xã hội qua nhiều năm, khi mà ý chí phản loạn của dân chúng cứ tăng dần rồi vượt qua giới hạn của cái trật tự có thể chịu đựng được, khi mà ý dân đã ngùn ngụt lên cao để trở thành ý trời, đó là lúc cách mạng dân chủ xảy ra.

Vấn đề còn lại là D-Day cho cách mạng, khi mà các tinh tú đã di chuyển thẳng hàng, đi vào đội hình và nhịp nhàng trong một vũ điệu. Nó không phải là bó 100 mũi tên lại với nhau thành một tổ chức, vì sẽ không thực tế và không bắn được ai, nó là một vũ khúc mừng xuân mà trong đó 100 mũi tên từ những vị trí riêng để cùng hướng về một điểm - sự đứng lên của quần chúng để thay đổi chế độ qua dân chủ pháp trị.

Vai trò của trí thức sẽ rất là quan trọng trong tiến trình này để dẫn dắt quần chúng đi đến bến bờ quang vinh. Sự dấn thân nhận lãnh trách nhiệm lịch sử của trí thức để thay đổi vận mạng dân tộc đòi hỏi nơi họ sự can đảm, không trùm chăn để đưa dân tộc ra khỏi sự lạc lối trong khu rừng già. Có lẽ vì vậy mà trong những tuần qua CSVN tìm cách mạt sát thậm tệ GS Ngô Bảo Châu, dù GS Châu chỉ phát biểu những lời lẽ nhẹ nhàng để bênh vực Mẹ Mấm hay cho rằng “Có quý mến ai thì mong họ thoát khỏi vòng luân hồi, đừng bắt họ sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta”.

Chúng ta hãy giữ vững niềm tin và hy vọng cho một ngày mai tươi sáng, đất nước qua cơn mê cộng sản, dân tộc vượt qua bất hạnh để sánh vai cùng những dân tộc mạnh khác tranh đua trên trường thế giới.

19.07.2017


Bạn đã làm gì cho đất nước chưa?

Trần Thảo (Danlambao) - Các bạn thấy câu hỏi này quen quá phải không? Nó được thốt ra từ cửa miệng của bà chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trong thời gian gần đây.  Ý tưởng của câu hỏi này đã từng được nhiều người nói qua, và lời nói của một người, dù nổi tiếng như cố tổng thống John F. Kennedy của Hoa Kỳ, cũng không thể xem như một bản quyền. Bởi vậy, mọi người cũng có thể từ vị trí của mình mà phát ngôn tùy thích. Nhưng một người như bà Nguyễn Thị Kim Ngân, chủ tịch quốc hội của cái nước CHXHCN Việt Nam, mà đưa ra câu hỏi này thì nghe sao nó nhảm quá chừng! Bạn có muốn biết lý do tại sao hay không?

Ai cũng biết tổ quốc là thiêng liêng và mang ý nghĩa vĩnh cửu, và bất cứ chế độ nào cũng chỉ là tạm thời. 

Người dân trong một nước chỉ có bổn phận tôn trọng luật pháp hiến định, lo đi làm đóng thuế, xây dựng đất nước thông qua sự điều hành khôn khéo, chính đáng của chính phủ. Và khi đất nước bị họa xâm lăng thì người công dân phải có trách nhiệm đứng lên bảo vệ tổ quốc, chống lại mọi thế lực mang tham vọng xâm lược. 

Nói như thế để thấy rằng một chế độ không bao giờ được phép đồng hóa với tổ quốc. Tổ quốc luôn là nguồn gốc của dân tộc, nhưng chế độ chỉ là thành phần đại diện, và cũng phải chịu sự chi phối kiểm soát của luật pháp. Nếu chế độ điều hành đất nước tốt đẹp, chính đáng, thì dĩ nhiên người dân ủng hộ và cùng góp sức với chế độ để hoàn cảnh đất nước càng tốt đẹp hơn. Ngược lại, nếu chế độ làm ra những điều tệ hại, gây hại cho đất nước và dân tộc, thì người dân có bổn phận phải thay đổi chế độ để đất nước và dân tộc được phát triển và trường tồn. 

Thí dụ điển hình gần nhất là bà Tổng Thống Hàn Quốc Park Geun Hye, vì liên quan tới tham nhũng và sử dụng cố vấn sai trái, chẳng những đã bị truất phế mà còn bị mang án tù giam. 

Với một chế độ dân chủ, hệ thống tam quyền phân lập rõ ràng như ở Hàn Quốc, thì vai trò tổng thống như bà Park Geun Hye của cơ quan hành pháp được cơ quan lập pháp và tư pháp quan sát và kìm chế. Bà Park Geun Hye làm bậy thì dĩ nhiên lãnh đủ hậu quả. 

Với một chế độ độc tài như chế độ CSVN, vấn đề không đơn giản như vậy!

Từ trung ương xuống tới địa phương, chế độ CSVN luôn thiết lập hai cơ quan song hành, ĐẢNG ỦY và ỦY BAN NHÂN DÂN. Trong đó UBND chỉ như một hệ thừa hành cho đảng ủy, quyền lực chẳng có là bao, chỉ như bù nhìn cho mọi nghị quyết của đảng. Ngay trong quốc hội của CHXHCNVN cũng vậy, những người được mang tiếng đại diện cho dân cũng chỉ là những con bù nhìn, hành xử theo ánh mắt của đảng. Đảng muốn tạo ra một luật lệ nào đó để trói buộc nhân dân thì rất dễ dàng, chỉ cần bỏ nhỏ vào tai mấy đại biểu, đề xuất bổ sung luật rồi giơ tay biểu quyết là xong. Vụ Nguyễn Thị Xuân của Đăk Lăk đề nghị xử hình sự cho những người bôi đen cán bộ đảng viên và lãnh đạo, và vụ Nguyễn Thị Thủy của Bắc Kạn đề nghị phạt những luật sư không chịu tố cáo thân chủ vi phạm an ninh quốc gia là những thí dụ rõ ràng nhất. Một ông tổng bí thư như Nguyễn Phú Trọng mà lại còn là đại biểu quốc hội, vừa ở trong đảng ủy của Bộ Công An, vừa là chủ tịch quân ủy trung ương. Một tên nham hiểm nhưng khả năng chẳng tới đâu như Nguyễn Phú Trọng mà ôm đồm nhiều chức vụ như thế để làm gì, nếu không là để kiểm soát quyền lực, giữ vững cái ghế của cá nhân mình, giữ vững quyền cai trị của tập đoàn đảng cướp CSVN? 

Trong một chế độ độc tài, sắt máu như CSVN, mọi quyền lực hành pháp, lập pháp, tư pháp gì cũng tóm gọn trong bàn tay của đảng thì người dân làm gì còn quyền lực để tạo thay đổi cho xã hội. Người lên tiếng chống đối sẽ bị xử như kẻ thù, bị tuyên truyền là phản bội tổ quốc, là ăn phải bả của địch v.v.... Những vụ án của Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh v.v... là mặt trái tồi bại nhất của phát biểu: "Dân chủ của ta gấp vạn lần hơn dân chủ tây phương". CSVN hành xử dã man y hệt như thằng anh Trung Quốc của nó. Lưu Hiểu Ba, nhà tranh đấu ôn hòa của phong trào dân chủ nhân quyền Trung Quốc, người đạt giải Nobel Hòa Bình năm 2010, vừa mới qua đời vì ung thư gan, đã bị nhà nước Trung Quốc ra lịnh hỏa thiêu và rải tro cốt xuống sông. Lý do là vì chế độ CSTQ cũng y chang như chế độ CSVN, vì đã quá tàn bạo bất nhân, nên chúng luôn bị ám ảnh sẽ bị chống đối mọi lúc mọi nơi. Chúng sợ hình tượng của Lưu Hiểu Ba ở những cuộc tưởng niệm đâu đó trong tương lai sẽ gây ra những phản ứng bất lợi mà chế độ không kiểm soát nổi. 

Như đã nói ở phần trên, tổ quốc là vĩnh cửu, và chế độ chỉ là tạm thời. Một chế độ phải được nhân dân quan sát và kìm chế, được như vậy thì người dân một nước mới hy vọng được sống trong công lý và hòa bình. Ngược lại, nếu người dân không thể nào quan sát và kìm chế chế độ, để cho chế độ muốn làm gì thì làm, thì đó chính là đại họa của đất nước, của dân tộc. 

Một chế độ tốt đẹp, lo cho hạnh phúc và quyền lợi của người dân, thì một ông tổng thống Hoa Kỳ như John F. Kennedy có phát biểu: "Ask not what your country can do for you. Ask what you can do for your country" thì cũng nghe hay và cực kỳ phong phú, vì một lời như thế trong diễn văn nhậm chức Tổng Thống Hoa Kỳ nó mang ý nghĩa kích thích lòng yêu nước của người dân để họ hăng say đóng góp cho Hoa Kỳ thêm giàu mạnh hơn, lực đẩy kinh tế tăng tốc hơn. 

Trong khi đó, cả nước VN gần một thế kỷ dưới sự cai trị tàn bạo của chế độ CS, riêng miền Nam chỉ mới 42 năm, nhưng tất cả đã trải qua một thời đại thảm tuyệt như địa ngục, trong đó nhân phẩm con người bị chà đạp, bị coi rẽ như bùn đất. Chế độ CSVN tùy tiện muốn bắt, muốn giết ai cũng được. Những người được coi là đại diện cho luật pháp, bổn phận và trách nhiệm của họ gấn liền với sự an toàn và hạnh phúc của nhân dân, ngược ngạo thay, lại chính là lực lượng đem đến những khủng bố, những tra tấn, bức cung, gán tội cho nhân dân. Nhân dân còn biết trông nhờ vào ai bây giờ? Cả một chế độ liên kết chặc chẻ từ trên trung ương xuống cho tới thằng dân phòng, mặc sức hà hiếp nhân dân, hút máu ăn xương tới tận cùng. Một chế độ như thế phải được đưa ra trước vành móng ngựa để trả lời nhân dân, tại sao lại gian manh, xảo trá, đối đãi với dân như kẻ thù? Tại sao không biết quý trọng đất nước, dân tộc, lại chạy theo làm thân nô tài cho thằng trung cẩu? Tại sao ăn của dân để lớn mạnh lại thẳng tay giáng đòn thù xuống đầu xuống cổ nhân dân? 

Chế độ tàn bạo và bất nhân CSVN, mang tâm thức nô lệ kiểu "Đào mộ tổ tiên tôi thì được, nhưng giật đổ tượng Lenin là thiếu văn hóa" của tên tiến sĩ Vũ Minh Giang, hay kêu khóc rầm trời cho cái chết của đao phủ Stalin như thi nô Tố Hữu, hay dửng dưng với nỗi đau khổ tận cùng của dân tộc như Nguyễn Thị Kim Ngân làm sao có tư cách để mà hỏi một câu xấc láo: "Bạn đã làm gì cho đất nước chưa?" 

Nhân dân Việt Nam không phải là bị can, mà chính bộ sậu đảng CSVN mới là bị can, mới cần phải trả lời câu hỏi: "đảng cộng sản tại sao lại đem đất nước thiêng liêng này dâng hiến cho ngoại bang? Không biết chữ NHỤC là gì hay sao? Hỡi bè lũ khốn nạn!"

TAND tỉnh Nghệ An nhận đơn khởi kiện Formosa của nạn nhân thảm hoạ môi trường

CTV Danlambao - Sáng 18/7/2017, khoảng hơn 30 người dân thuộc Giáo xứ Phú Yên, đại diện cho các ngư dân thuộc các Giáo xứ Vĩnh Yên, Mành Sơn và những vùng bị ảnh hưởng bởi thảm họa môi trường khác như An Hòa, Sơn Hải, Quỳnh Nghĩa, Quỳnh Tiến, Quỳnh Phương đã đến Tòa án Nhân dân tỉnh Nghệ An nộp đơn khởi kiện Formosa. Cùng đi với các giáo dân còn có các Linh mục trong Ban Hỗ trợ Ngư dân trực thuộc Giáo phận Vinh.

Đã hơn một năm xảy ra thảm họa môi trường do Formosa gây ra, hàng vạn nạn nhân của thảm họa này vẫn không được đền bù thỏa đáng. Nhà nước cộng sản cũng không thực hiện công tác nào để khắc phục thảm họa này. Không những thế, mọi nỗ lực của người dân nhằm bảo vệ môi trường, đòi hỏi quyền lợi cấp thiết và chính đáng cho các nạn nhân đều bị nhà cầm quyền đàn áp mạnh tay, thậm chí dùng nhà tù để trừng trị. Đây không phải cuộc khởi kiện đầu tiên của người dân Miền Trung. 

Xin nhắc lại, những cuộc khởi kiện tập thể của người dân liên tiếp được tiến hành trong tháng 9, tháng 10 năm 2016 và đều bị nhà cầm quyền ngăn cản và đàn áp một cách khốc liệt. Một trong những lần hiếm hoi ngư dân chiến thắng được sự ngăn cản của dày đặc an ninh, mật vụ, côn đồ để vào được trụ sở TAND thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) nộp đơn là vào hôm 27/9 năm ngoái. Tuy nhiên, TAND Kỳ Anh sau đó đã trả lại 506 đơn kiện của ngư dân một cách trái pháp luật. Kể từ đó, mọi chặng đường dẫn đến các tòa án ở Hà Tĩnh đều bị ngăn cản.

Sau nhiều lần thương lượng với những nỗ lực không mệt mỏi của một số Linh mục cũng như của người dân, các giáo dân thuộc Giáo phận Vinh, nhà cầm quyền địa phương đã phải đi đến thỏa thuận: TAND tỉnh Nghệ An sẽ đứng ra nhận đơn và tiến hành giải quyết theo luật định. Cho đến 13 giờ cùng ngày, mọi thủ tục giao- nhận 502 đơn khởi kiện Formosa giữa giáo dân Giáo xứ Phú Yên và vùng phụ cận với phía TAND tỉnh Nghệ An đã hoàn tất.

Chúng ta hãy xem TAND tỉnh Nghệ An sẽ giải quyết vụ việc ra sao khi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã thể hiện sự quy phục gần như hoàn toàn trước một tập đoàn kinh tế ngoại bang?




Chết xong rồi trả

Tư nghèo (Danlambao) - Hồi nhỏ gần nhà có cha nội Ché. Theo bác và đảng từ thuở lên 5, làm Kim Đồng giết muỗi, lý lịch đỏ từ trên xuống dưới nên thèng chả có hỗn danh là Ché đỏ.

Vậy mà có hôm thấy Ché đỏ ra trước cây đa đình làng xì xụp dzái lạy như một phật tử thuần thành. Dzái to cũng có mà dzái nhỏ cũng chơi. Hỏi ra mới biết thằng chả dzái cho bà Ba Cát, chủ nợ mà Ché đỏ mới mượn tiền chết cho sớm. Chết trước 3 năm cho sớm hơn hạn kỳ mà Ché đỏ ký sổ nợ phải trả.

Chơi gì kỳ dzậy cha!

Vậy mà Ché đỏ sáng dzái to, trưa dzái nhỏ, tối dzái thầm thì sao đó mà bà Ba Cát chết thiệt mới hết hồn chớ. 

Chưa hết!

Ngày bà Ba Cát đóng sổ nợ đời, Ché đỏ mua 1 xe ba gác giấy vàng bạc về đốt mù trời. Gọi là trả nợ cho bà Ba Cát cho trọn chữ tín. Thiệt là ơn nghĩa thấy con mẹ luôn!

Cái chuyện cha nội Ché đỏ ngày xưa tưởng đã trở thành "con đường xưa em đi", ngờ đâu bây giờ lại có thêm một cha nội Ché đỏ nữa.

Thèng này có tên Bộ Tài chính.

Cái Bộ Ché đỏ này cũng vừa thắp nhang, thành khẩn dzái to, dzái nhỏ vừa ký công văn kêu đám ôn hoàng hột dzịt lộn ở các tỉnh làm ơn mau mau trả nợ tiền vay của dân trong 2 cuộc kháng chiến.

Ôi sao nghe mà lâm ly bi đát như bác khóc oan hồn cải cách ruộng đất.

Cái màn đốc thúc này mang tính khẩn trương vì chuyện trả nợ cho dân đã quá hạn chỉ có mới... hai mươi năm.

Mấy cụ ông, cụ bà nhân dân móc túi cho mấy đồng chí Ché đỏ mượn tiền mượn của chờ dài cổ 20 năm giờ bảo đảm trăm phần trăm đã chết toàn tập, chết trọn gói. Cụ nào còn sống Tư tui chết liền!

Ngày xưa thèng Ché đỏ hàng xóm của Tư nghèo dzái bác Hồ cho chủ nợ thăng thiên trong vòng 3 năm. Bây giờ Bộ Ché đỏ chờ 20 năm cho cả lũ nhân dân chết nhăn răng cho chắc ăn trước khi tính sổ cái nợ trần ai khoai củ ngày xưa dụ khị nhân dân móc tiền ra cho tụi nó mượn đi làm cắt mạng.

Biết đâu chừng tụi Bộ Ché đỏ cũng sẽ ra công văn biểu đám cô hồn khắp tỉnh đem xe tải, chở một đống giấy mả vàng bạc ra trước các nghĩa trang nhân dân mà đốt cho nó hoành tráng. Nợ bao nhiêu đốt bấy nhiêu vàng, nhiêu bạc cho nó đúng với tư cách đạo đức của Hồ giáo chủ.

Lẫn trong âm u nhang khói bốc lên cao, người ta thấy một băng rôn chữ vàng nền ché đỏ với hàng chữ: Đời đời nhớ ơn những chủ nợ nhân dân đã cống hiến cho sự nghiệp cắt mạng của bác Hồ vĩ đại.

18.07.2017

Côn đồ quấy phá buổi tầm soát sức khỏe Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa

CTV Danlambao - Sáng ngày 17/7/2017 tại văn phòng Công lý & Hòa bình- Dòng Chúa Cứu Thế (DCCT), Sài Gòn tổ chức buổi tầm soát sức khỏe cho các ông Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa (TPB VNCH).

Đây là lần thứ 7 trong năm 2017 văn phòng CL&HB thực hiện dành cho các ông TPB VNCH ở khu vực Sài Gòn và các vùng lân cận. Hầu hết trong số 125 các ông được ghi danh từ trước đã đến đúng hẹn lúc 6 giờ.

Vào khoảng 8 giờ, trong khi các Linh mục DCCT, Thiện Nguyện Viên đang vui vẻ làm việc, thì bên ngoài cổng nhà thờ, có một nhóm người lạ tập trung, dùng loa thùng công suất cao gây náo loạn cả khu vực. Đặc biệt có sự bảo kê của lực lượng dân phòng và an ninh mặc thường phục trong trò bẩn thỉu này.

Các côn đồ đang làm
vai trò dư luận viên
Bọn họ đã phát loa lớn với những lời lẽ kích động, đầy hận thù nhằm quấy rối chương trình đầy ý nghĩa và nhân văn này. Một số người trong bọn họ còn hô vang các khẩu hiệu “đả đảo VNCH” “đả đảo TPB VNCH”.

Được biết chương trình hỗ trợ giúp đỡ cho những TPB VNCH này phải do nhà cầm quyền cộng sản thực hiện, trong Dự án Trợ giúp Người khuyết tật do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ.

Theo thông báo chính thức từ Chính phủ Hoa Kỳ từ năm 2012 đến năm 2015 đã tài trợ 60 triệu đô la cho hoạt động hỗ trợ người khuyết tật tại Việt Nam. 

Riêng trong tài khóa năm 2016 Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đãtài trợ 80 triệu đô la cho hoạt động hỗ trợ người khuyết tật tại Việt Nam.

Có phải chăng đây là một trong những kế hoạch nham hiểm mà nhà cầm quyền cộng sản áp dụng, muốn tạo hố sâu, đẩy TPB VNCH vào đường cùng. Nó hoàn toàn đi ngược với những gì mà nhà cầm quyền rao giảng và quảng cáo trong và ngoài nước, nào là “xoá bỏ tất cả hướng về tương lai” hoặc “hoà giải hoà hợp dân tộc”.

Nội dung xuyên tạc, vu khống buổi tổ chức được đọc bởi các dư luận viên tại cổng nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp - DCCT, Sài Gòn:




Đơn xin xây dựng khu tưởng niệm Gạc Ma


Kính gởi đồng chí tổng bí thư đảng Cộng Sản Trung Quốc
Kính gởi đồng chí thủ tướng chính phủ Trung Quốc
Kính gởi đồng chí chủ tịch quốc hội Trung Quốc.

Kính thưa quý ngài lãnh đạo kính yêu: Chúng tôi là bộ chính trị đảng CSVN, chính phủ và quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xin kính cúi đầu phủ phục trước đảng chính phủ nước CHND Trung Quốc, cho phép chúng tôi được xây dựng, khu tưởng niệm các chiến sĩ của chúng tôi, đã lầm đường lạc lối, dám cầm súng chống lại nước đàn anh đại cường, đồng thời là nước từng ban ơn mưa móc cho đảng và bác Hồ của chúng tôi, trong suốt nhiều thập niên qua. Chẳng những nghĩa tình, ơn mưa móc, bác Mao và đảng CS TQ từng giáo dục bác Hồ và đảng CSVN chúng tôi, nhờ đó ngày nay cán bộ CSVN, đại bộ phận thuộc thành phần con ông cháu cha của bần cố, ngu dốt, nay hầu hết đã có biệt phủ, siêu biệt phủ, tài sản của chìm, của nổi đầy dẫy khắp nơi nơi, ngoài ra đảng viên CSVN đa số đã cập nhật bằng tiến sĩ, không kinh qua học tập. Công ơn quý đại quốc như thế, chúng tôi nguyện "ngậm vành kết cỏ", đời đời không quên.

Kính thưa quý ngài, chắc quý ngài hẳn còn nhớ, những bộ đội Gạc Ma 29 năm trước, không hề dám chống lại binh trời đại quốc, vì đã có lệnh của đại tướng, chủ tịch nước Lê Đức Anh, ban hành rằng: Phải tuyệt đối tuân thủ mệnh lệnh, tất cả súng phải khóa an toàn, nghiêm chỉnh đón chào đại quân "giải phóng nhân dân Trung Quốc" đến giải phóng Trường Sa. Hơn thế nữa trên tay bộ đội VN, không có súng, chỉ có lá cờ tỉnh Phúc Kiến mà thôi! Nhưng do sự cố hiểu lầm, quân đội đại quốc đã nã đạn nhầm vào 64 bộ đội Việt Nam, khiến từng ấy người phải tử vong. Sự thật hoàn toàn đúng như vậy, thậm chí sau khi gọi là chiến sự chấm dứt, đảng CSVN, bộ Quốc Phòng Việt Nam, chúng tôi cũng không dám lai vãng, để cứu thương, chỉ duy nhất trung sĩ Thảo ngoan cố, bơi ngược lại đảo, tìm cách cứu những tên bị thương, Thảo tự xé áo, trám những lỗ đạn, do quân giải phóng Trung Quốc bắn thủng, rồi dùng báng súng làm mái chèo, chèo xuồng, đưa 1 thi thể và 1thương binh về tàu HQ 505. Sự thật đảng CSVN, chính phủ, quốc hội Việt Nam, và bộ quốc phòng VN, hoàn toàn không hề can dự! (Đọc bài Ký ức về trận chiến Gạc Ma năm 1988).

Kính thưa quý ngài, đã qua 29 năm. Đảng, chính phủ, quốc hội chúng tôi không bao giờ muốn nhắc tới bọn chúng, có thể do vô kỷ luật, dám chống lại bộ đội giải phóng Trung Quốc. Nếu chúng nó sống sót, đảng chính phủ và quốc hội VN sẽ đưa ra tòa án nhân dân, tội này đương nhiên, xử còn nặng hơn ngàn lần Mẹ Nấm nữa, rất may chúng đã chết hết.

Kính thưa quý ngài, hà cớ gì mà hôm nay chúng tôi lấy hết can đảm, kính cúi xin quý ngài cho phép được xây dựng khu tưởng niệm Gạc Ma? Không phải chúng tôi cố ý xúc phạm đến danh dự quý quốc, không phải chúng tôi thân Mỹ, lại càng không phải chúng tôi vì yêu cầu của nhân dân. Mà chính vì một số bọn phản động, cứ đến ngày 14/3 hàng năm, chúng nó kêu gọi người dân tưởng niệm Gạc Ma, chúng tôi phải hạ lệnh Công An, giả dạng côn đồ, quyết đập phá các đồ thờ cúng, quyết cản trở, nhưng phong trào càng ngày, càng có nguy cơ bùng nổ lớn, e rằng tổn hại sự hữu nghị của hai nước, tổn hại danh dự của quý đại quốc, trước cộng đồng thế giới. Kính mong quý ngài niệm tình thông cảm xét cho, trước sự tiến bộ của truyền thông cả thế giới đều biết. Sỡ dĩ chúng tôi đàn áp người yêu nước là do mệnh lệnh từ đồng chí Tập, TBT lãnh đạo tối cao, kính yêu của chúng ta.

Kính thưa quý vị: Khắp nơi đều trương khẩu hiệu miệt thị "đảng CSVN hèn với giặc, ác với dân" Chúng tôi không đủ can đảm, giải thích để quý ngài hiểu "giặc" là ai. Chúng tôi ĐCSVN dẫu có hèn với mẫu quốc, dẫu có cúi đầu trước mẫu quốc, chẳng có gì gọi là nhục, bởi ơn phước từ chủ tịch Mao, người thầy vĩ đại, đến quý vị lãnh đạo kính yêu ngày nay, to lớn tựa như trời cao biển rộng, chẻ hết trúc Nam Sơn làm bút, lấy hết nước Đông Hải làm mực, cũng không sao ghi hết công đức ấy, làm sao chúng tôi dám nghĩ là nhục!?

Kính thưa quý ngài lãnh đạo mẫu quốc: Chúng tôi hết sức kính mong quý vị, rộng lượng cứu xét cho chúng tôi, được xây dựng khu tưởng niệm Gạc Ma, nhằm mục đích tuyên truyền, để nhân dân Việt Nam, tưởng chúng tôi cũng là thành phần yêu nước. Chứ không nhằm mục đích, tưởng niệm thật sự bộ đội hy sinh để giữ nước, như bọn phản động từng làm. Xây dựng khu tưởng niệm, để chúng tôi có đủ cơ sở đàn áp thật mạnh phong trào yêu nước, phát sinh từ trong nhân dân chúng tôi, từ sự cố Gạc Ma. Hiện nay cả thế giới đều biết, Việt Nam hoàn toàn lệ thuộc Trung Quốc, có nhiều nhà báo còn mạnh miệng bảo rằng: Việt Nam đang trở lại thời kỳ Bắc thộc lần thứ ba. Do đó xây dựng khu tưởng niệm Gạc Ma, để thế giới tưởng rằng chúng tôi cũng còn có chủ quyền đất nước. Nhưng trong tương lai, chúng tôi sẽ tìm cách làm phai lợt, hình ảnh ngày 14/3 1988, rồi sẽ giải phóng mặt bằng khu tưởng niệm, có thể làm chợ búa, phân lô bán rẻ cho nhân dân, khi ấy được hưởng giá đất hời đắc địa, ai cũng hồ hởi phấn khởi, thì còn lo gì khu tưởng niệm Gạc Ma, làm ngứa mũi quý đại mẫu quốc?

Quý vị muốn thống trị đất nước tôi, chúng tôi muốn giữ quyền lợi, ngôi vị của mình, thiết tưởng cần nhất trí ẩn nhẫn, tạm thời bỏ qua vài việc nhỏ. Dù nó có tính khó chịu trong nhất thời.

Được quý ngài lãnh đạo Trung Quốc, rộng lượng chuẩn y, cho phép chúng tôi được xây khu tưởng niệm Gạc Ma, cũng như cho phép báo chí nước tôi hằng năm đến ngày 14/3 được nhắc lại sơ qua về sự cố này, tất cả còn lại báo đài, những phương tiện truyền thông khác, chúng tôi tập trung nói về chống Pháp và chống Mỹ mà thôi.

Đảng CSVN, chính phủ và quốc hội CSVN, chúng tôi xin đội ơn ngài TBT Tập Cận Bình, và xin được đội ơn phu nhân Bành, xin đội ơn chính phủ và quốc hội Trung Quốc.

Đồng thành kính tri ơn.

Nguyễn Phú Trọng TBT
Trần Đại Quang CT
Nguyễn Xuân Phúc TT

-----------------------------------------------

(Người viết căn cứ sự kiện, dựa theo tâm địa của kẻ bán nước)

Giáo dục nào, dân trí nấy


Chuyện ở Nhật Bản: Ngày 11.03.2011, trận động đất và sóng thần ở Tōhoku gây ra những chấn động khiến nhà máy điện nguyên tử Fukushima bị rung lắc rồi nước biển tràn ngập. Hệ thống làm mát các thanh uranium, nguyên liệu chính cho hoạt động của một trong các lò phản ứng hạt nhân bị hư hại, chất phóng xạ chảy ra tràn lan hòa vào trong nước biển, trong không khí. Sự rò rỉ chất phóng xạ từ nhà máy điện Fukushima Daiichi buộc chính phủ Nhật phải di tản dân cư trong vòng bán kính 30 km. Đây là thảm họa nguyên tử nặng nề thứ hai sau Chernobyl trong việc sử dụng năng lượng nguyên tử phục vụ lợi ích nhân loại.

Thảm họa kinh hoàng xảy ra, cả thế giới lo lắng, quan tâm nhìn vào nước Nhật. Mọi người vô cùng ngạc nhiên cũng như thán phục dân trí người Nhật. Điều khiến cho cả thế giới phải nghiêng mình cảm phục trình độ dân trí của người Nhật - không nằm ở sự can đảm của những người lính cứu hỏa, những chuyên viên về phóng xạ nguyên tử tình nguyện đi vào chỗ chết để tắt các lò phản ứng hay bịt kín những lỗ hở, chỗ nứt của lò, nơi xì ra những chất liệu giết người vào trong không khí hoặc cách hành xử, biện pháp kịp thời của chính phủ - mà nằm ở cách xử sự, phản ứng của người dân Nhật khi thảm họa xảy ra.

Không hoảng loạn, bối rối, xáo trộn, người dân Nhật rời khỏi Fukushima một cách trật tự, yên lặng theo lời kêu gọi, yêu cầu của chính quyền, đi đến những khu tập trung. Tại đây họ được phân phát quần áo, mền gối, thực phẩm và các nhu yếu phẩm cần thiết. Thành phố Fukushima không hề xảy ra một vụ trộm cắp, đập phá, hiếp dâm, giết người cướp của… Cũng hoàn toàn không có những cảnh chen lấn, giành giật, xô đẩy, dẫm đạp lên nhau nơi phân phát lương thực, nhu yếu phẩm.

Chuyện ở Việt Nam: Ngày 07.07.2017, một phó chủ tịch ủy ban nhân dân quận Thanh Xuân, Hà Nội, bà Lê Mai Trang đi ăn sáng đậu xe ngang ngược bị người dân phản đối, liền dùng diện thoại gọi chủ tịch phường và trưởng công an ra giữ xe cho mình để tiếp tục đi ăn sáng.

Đoạn video clip dài khoảng 20 phút được phổ biến trên mạng xã hội Facebook gây nên một trận bão chỉ trích, phê bình. Thái độ ngang ngược, hách dịch của một viên chức cấp quận, một đơn vị hành chánh nhỏ, cũng như sự yêu cầu người dân phải xin lỗi bà Trang của công an phường, chứng tỏ sự ngạo mạn của cán bộ CS, coi người dân như rơm rác, chỉ là những nô lệ để đóng thuế và nuôi béo cán bộ nhà nước.

Hành vi xấc xược của bà Lê Mai Trang không phải là hành động hiếm hoi, việc quan chức, cán bộ, đảng viên CS hách dịch, chửi bới, đánh đập người dân một cách thô bạo càng ngày càng phổ biến trong xã hội Việt Nam.

Từ hai câu chuyện trên, nhiều người sẽ hỏi: Dân trí của một dân tộc hình thành từ đâu? Không cần phải nghiên cứu, tìm hiểu, suy nghĩ sâu xa, dân trí của dân tộc tạo thành từ sự giáo dục cũng như tác động của xã hội. Giáo dục bao gồm giáo dục gia đình, trường học, nền tảng luật pháp của xã hội, đất nước.

Một đất nước có nền tảng giáo dục nhân bản, một hệ thống luật pháp nghiêm minh với tam quyền phân lập, tự do báo chí, xã hội bình yên… người dân đất nước đó sẽ có một trình độ dân trí cao, ý thức được bổn phận, trách nhiệm với mình, với gia đình, xã hội, đất nước, dân tộc.

Dân trí không thể xây dựng, nâng cao bằng bạo lực, vũ khí, dùi cui, còng số 8, tuyên truyền dối trá, mị dân hay đề cao, ca tụng, thần thánh hóa lãnh tụ, bằng kiểm duyệt báo chí, cấm phê bình, chỉ trích lãnh đạo…

Dân trí của người Nhật không phải một sớm một chiều mà có. Để có được ý thức trách nhiệm, bổn phận, lòng tự trọng, thượng tôn luật pháp, trật tự xã hội, cùng với cung cách hành xử lễ độ, khiêm nhường, tôn trọng người khác… cũng như sự bình tĩnh, không hoảng hốt, sợ hãi khi có biến cố, thảm họa, người Nhật đã được giáo dục ngay từ khi còn thơ dại với một hệ thống giáo dục xuyên suốt và một chính sách được nghiên cứu, hoàn thiện sau một thời gian dài nhiều thập niên.

Có dịp, hãy quan sát sinh hoạt của một nhà trẻ ở Nhật. Những đứa bé 5-6 tuổi ở lớp mẫu giáo được dạy dỗ, huấn luyện thế nào là trật tự, ngăn nắp, vệ sinh, lễ độ, nhã nhặn trong khi xử thế, bình tĩnh, không hoảng hốt, la hét gây hỗn loạn khi có biến cố, thảm họa xảy ra.

Hơn thế nữa, nước Nhật còn có truyền thống Võ Sĩ Đạo – Samurai – Ý nghĩa đầy đủ nhất của chữ Samurai là phục vụ. Ngày trước người kiếm sĩ Samurai phục vụ lãnh chúa Shògun. Chế độ Samurai bị Minh Trị Thiên Hoàng dẹp bỏ vào thế kỷ 18 nhưng tinh thần Samurai của người Nhật bất diệt, vẫn tiềm tàng trong huyết quản của mỗi người dân Nhật, từ một công nhân trong nhà máy, một tổng giám đốc công ty đến bộ trưởng, thủ tướng…

Việc thủ tướng Shinzo Abe trực tiếp gửi lời chia buồn cũng như đại sứ Nhật Bản tại VN Kuino Umeda đến thẳng gia đình Lê Thị Nhật Linh – một bé gái VN bị sát hại tại Nhật – nghiêng mình, cúi đầu xin lỗi, cho thấy trách nhiệm, sự lễ độ của người Nhật trong xử sự như thế nào. Người dân Nhật kính trọng mà không ca tụng, thần thánh hóa Nhật hoàng. Thái độ nghiêng mình, cúi đầu chào của người Nhật rất lễ độ, kính trọng, nghiêm trang mà không lộ vẻ hèn hạ, khiếp nhược hay xun xoe, nịnh bợ, giả dối trước người đối diện.

Để có được trình độ dân trí như ngày hôm nay, nước Nhật sau thế chiến thứ hai đã bỏ rất nhiều thời gian, công sức để học hỏi, nghiên cứu, tìm tòi các chính sách, đường lối giáo dục tốt đẹp, hoàn hảo nhất, hầu phục hồi sự cường thịnh của đất nước trong bàn cờ và khuynh hướng chính trị, kinh tế mới trên thế giới. Có dịp đến nước Nhật, du khách sẽ thấy, không những chỉ ở các phi trường quốc tế, thủ đo Tokyo, những thành phố lớn, trên xe điện ngầm, trong khu thương mại, mua sắm, nhà hát, công viên… mà ngay cả ở những khu bình dân, nghèo, nhà cửa đơn sơ, giản dị, một sự ngăn nắp, trật tự, sạch sẽ rất dễ gây ấn tượng.

Rất khó khăn để có thể tìm thấy một tàn thuốc, một cùi bắp, một vỏ chuối, một lon nước ngọt, một mảnh giấy… nằm trên những con đường nhỏ, ngỏ hẻm chật hẹp. Cũng đố du khách nào có thể tìm thấy hệ thống loa phường như ở VN.

Người Nhật không cần phải ra rả tuyên truyền vào mỗi buổi sáng, cho tổ trưởng, tổ phó, dân phòng kêu gọi, đốc thúc người dân đi dọn dẹp đường phố mỗi sáng thứ Bảy, Chủ Nhật… Họ cũng không trương bảng, dựng cổng chào Khu Phố Văn Hóa ngay cạnh đống rác to lớn, nằm chình ình bên cạnh một quán nhậu có hàng chục thanh niên đang ngồi “uống cạn ly đầy rồi ta sẽ rót đầy ly cạn” vào buổi trưa trong giờ làm việc. Với dân trí cao như vậy, nước Nhật không phát triển, hùng mạnh mới là chuyện lạ.

Sẽ có người hỏi rằng: “Thế còn dân trí người Mỹ thì sao?” Khác với nước Nhật, Mỹ là một quốc gia đa chủng tộc, lãnh thổ lại quá lớn, chính sách giáo dục do liên bang ban hành nhưng tùy theo điều kiện xã hội của mỗi tiểu bang, thành phố sẽ được thay đổi cho phù hợp.

Chính sách giáo dục ở Mỹ tuy không hoàn hảo như ở Nhật, lại đề cao cá nhân – Ego trên hết – nhưng luật pháp của Mỹ nghiêm minh, bên cạnh đó, chương trình giáo dục, nhất là ở bậc trung học các năm cuối cùng, nhà trường luôn kêu gọi, khuyến khích nhưng không bắt buộc trẻ em tham gia các việc thiện nguyện, làm công tác xã hội như rửa xe gây quỹ cho các tổ chức từ thiện, lượm rác, dọn dẹp các công viên vào những ngày cuối tuần, lập những chương trình thu sách vở, quần áo cũ, giúp các nước chậm tiến, các nước nghèo đói ở Phi châu.

Nhiều trường đại học ở Mỹ khi xem xét cấp học bổng cho sinh viên, ngoài thành tích học tập xuất sắc còn tính điểm công tác, tham gia hoạt động xã hội. Cùng một thành tích học tập xuất sắc ngang ngửa nhau giữa nhiều ứng viên xin học bổng, nhưng số học bổng chi có giới hạn, ứng viên nào nhiều thành tích hoạt động xã hội hơn sẽ được chọn. Điều này nâng cao ý thức, lý tưởng phục vụ xã hội cho học sinh, sinh viên Mỹ.

Điều đó giải thích tại sao các tỉ phú Mỹ như Waren Buffet, Bill Gates, Mark Zuckerberg… những người giàu có nhất thế giới nhưng luôn có đời sống bình dị. Warren Buffet đi chiếc xe Volkswagen cũ, không có cận vệ, Bill Gates đi chuyển từ tiểu bang này sang tiểu bang khác, đi họp quốc tế cũng chỉ mua vé phi cơ hạng economy cá kèo hay Mark Zuckerberg ăn trưa bằng MC Donald… nhưng đã đóng góp hàng tỉ đô la hay nhiều hơn vào các tổ chức vô vị lợi, hữu ích cho nhân loại. Nền giáo dục của nước Mỹ dạy cho người ta biết ơn khi nhận được giúp đỡ và trả ơn khi có dịp.

Trở lại chuyện dân trí và giáo dục Việt Nam. Hơn 42 năm thống nhất đất nước bằng bạo lực, hy sinh mấy triệu nhân mạng, xây dựng CNXH, hậu quả ngày hôm nay là Việt Nam có một nền dân trí với những hình ảnh như chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Nhân hất nguyên xô thực phẩm xuống hồ cho cá ăn trước mặt quốc khách, một bà phó chủ tịch UBND quận đậu xe ngang ngược, trái phép, gọi điện thoại cho trưởng công an và chủ tịch phường trông xe cho mình đi ăn sáng, một viên công an tát vào mặt người dân trong lúc kiểm soát giao thông khi người này phân trần chuyện vi phạm luật lệ hay những tên côn đồ hành hung phụ nữ một cách dã man rồi tung lên mạng xã hội để tự sướng và hăm dọa người khác.

Đó chỉ là những hình ảnh tiêu biểu trong hàng trăm, hàng ngàn sự cư xử thô lỗ, hung hăng, cậy quyền thế, vô văn hóa xảy ra hàng ngày dưới chế độ CSVN, những hình ảnh đó biểu hiện một chế độ mà nền tảng giáo dục, văn hóa đã rã rệu về cả nội dung lẫn hình thức.

Ở một mức độ cao hơn, những việc làm ngớ ngẩn, mị dân như đi ngửi nhựa đường kiểm tra phẩm chất xây dựng đường sá của Đinh La Thăng, đi thăm dân cho biết sự tình của Nguyễn Phú Trọng trên buýt, Nguyễn Thị Kim Ngân chống gậy đi vào vùng lũ lụt cứu trợ nạn nhân, hay những tuyên bố vô cảm, ngu dốt, phản động, thiếu hiểu biết của các lãnh đạo chế độ, đại biểu quốc hội, những người mang chức vị tổng bí thư, chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, thủ tướng, bộ trưởng, những trí thức với các học vị, học hàm giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, sử gia, võ sư, viện sĩ… nói lên trình độ dân trí của người Việt Nam hiện nay.

Ở một vài khía cạnh khác, trình độ dân trí đó muốn thấy rõ hơn, không cần phải về Việt Nam để ăn Bún Mắng, Cháo Chửi, mà hãy đi vào chợ Đồng Xuân ở Berlin, khu chợ buôn bán tập trung hầu hết người Việt Nam ra đi từ miền Bắc XHCN, những người khách thợ (Guest Worker) ở Đông Đức cũ trước khi bức tường ô nhục (Schande Mauer) bị sụp đổ cuối năm 1989.

Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An.

18.07.2017

'Tránh bôi nhọ' trong vụ đỗ xe sai?

Theo BBC-18 tháng 7 2017 

hình ảnh từ camera theo dõiBản quyền hình ảnhYOUTUBE
Thái độ của một số quan chức, cựu quan chức vi phạm luật giao thông đang là chủ đề được dư luận quan tâm và phản ứng mạnh trong những ngày qua.
Tại Hà Nội, Phó chủ tịch quận Thanh Xuân, Lê Mai Trang, vừa bị yêu cầu 'nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm' sau khi một đoạn video được đăng tải lên mạng xã hội cho thấy chiếc xe chở bà trưa hôm 7/7 đã đỗ sai quy định, và bà đã có lời qua tiếng lại khi bị một số người dân nhắc nhở.
Tuy đoạn video không có tiếng, nhưng dựa vào hình ảnh xem được thì dường như bà Trang trực tiếp đối đáp khá gay gắt với người dân địa phương, dẫu cho theo giải trình sau này của bà thì bà không phải là người điều khiển, đỗ chiếc xe ở vị trí lấn chiếm lòng đường tại một góc phố ở Hà Nội.
Câu chuyện khiến dư luận đặc biệt quan tâm do có cáo buộc đưa ra rằng chiếc xe chở sau khi đỗ sai đã được chủ tịch phường Thanh Xuân Bắc cùng một công an phường tới trông trong lúc bà Trang và người phụ nữ đi cùng, người được cho là đã điều khiển chiếc xe, bỏ đi ăn ở một quán bún gần đó.
Hơn 10 ngày sau khi xảy ra sự việc, hôm 18/7, trong hội nghị thông tin báo chí của Thành ủy Hà Nội, đại diện Quận Thanh Xuân phản bác cáo buộc trên và nói chủ tịch phường và một công an phường có mặt là nhằm "nắm tình hình vụ việc" sau khi nghe phản ánh của người dân.
Phó chủ tịch UBND Quận Thanh Xuân Đặng Hồng Thái được trang tin Zing dẫn lời nói tại cuộc giao ban báo chí rằng lãnh đạo quận có quan điểm giải quyết vụ việc "một cách nghiêm túc, công tâm, khách quan, đúng người, đúng việc, sai đến đâu, xử lý đến đó".
Chủ tịch phường vào chiều 17/7 đã bị công an quận Thanh Xuân lập biên bản phạt 150 ngàn đồng vì không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy tới nơi, trang Zing tường thuật, trong lúc người phụ nữ đi cùng xe với bà Trang, được xác định là chủ xe, đã chủ động xin nộp phạt "đỗ xe sai quy định", VietnamNet dẫn lời Phó Bí thư Quận ủy Nguyễn Minh Tiến.
Tuy nhiên, đáng chú ý là trong lúc khá chủ động và cởi mở trao đổi với truyền thông trong nước, thì giới chức lại tỏ ra thận trọng trong việc để người dân trực tiếp liên quan kể về những gì đã xảy ra.
VietnamNet tường thuật rằng người phụ nữ có lời qua tiếng lại với bà Trang đã được giới chức yêu cầu "không cung cấp thông tin sai sự thật cho các đối tượng xấu bôi nhọ cá nhân lãnh đạo".
Truyền thông tường thuật khá chi tiết, từ nội dung cuộc họp giao ban báo chí cho tới các trả lời của quan chức cấp quận, cấp phường, cho tới lời giải thích của bà Trang.
Tuy nhiên, hiếm thấy bài báo nào nhắc hay trích dẫn tới ‎ý kiến của người phụ nữ đã yêu cầu bà Trang dời xe đi chỗ khác ngoài một bài của Soha, theo đó viết bà Đinh Thị Hải L‎ý đã được nhiều "khách tò mò" tìm đến để "liên tục hỏi han".