Sunday, August 24, 2014

“Mất một mắt vẫn đủ sức khỏe lái xe”: Không có dấu hiệu đút lót

VOV.VN -Lý do mà Bệnh viện đa khoa thị xã Sầm Sơn (Thanh Hóa) đưa ra là do số lượng học viên đông, nên không phát hiện ra ông Ngãi bị mất một mắt.

Liên quan đến vụ “mất một mắt vẫn đủ sức khỏe học lái xe”, Sở Y tế Thanh Hóa đã báo cáo UBND tỉnh Thanh Hóa về vụ việc.
Theo đó, nguyên nhân được Bệnh viện đa khoa thị xã Sầm Sơn xác định là: Do số lượng học viên đông (40 học viên) nên trong lúc khám không phát hiện được học viên Trịnh Xuân Ngãi (SN 1964, trú tại thị trấn Vĩnh Lộc - huyện Vĩnh Lộc - Thanh Hóa) mang mắt giả, nên vẫn xác nhận là đủ tiêu chuẩn lái xe ô tô hạng B2.
Báo cáo của Bệnh viện đa khoa Sầm Sơn
Như đã phản ánh, Bệnh viện đa khoa thị xã Sầm Sơn đã cấp giấy chứng nhận đủ sức khỏe học lái xe ô tô hạng B2 cho ông Trịnh Xuân Ngãi, trong khi ông này bị hỏng một mắt.
Theo báo cáo, ngày 11/9/2013, Bệnh viện đa khoa thị xã Sầm Sơn ký hợp đồng khám sức khỏe cho các học viên học lái xe ô tô, mô tô với Trường Trung cấp nghề Hưng Đô (Thiệu Hóa - Thanh Hóa).
Ngày 15/3/2014, đoàn khám sức khỏe của Bệnh viện đa khoa thị xã Sầm Sơn khám và chứng nhận sức khỏe cho lớp học lái xe ô tô, trong đó có trường hợp ông Trịnh Xuân Ngãi. Đoàn khám sức khỏe đã khám và cấp giấy chứng nhận đủ sức khỏe lái xe hạng B2, nhưng đến ngày 25/7/2014, Hội đồng sát hạch đã phát hiện ông Ngãi không đủ sức khỏe lái xe ô tô do hỏng một mắt.
Công văn của Sở Y tế Thanh Hóa
Ông Lê Hữu Uyển - Trưởng phòng Nghiệp vụ y (Sở Y tế Thanh Hóa) cho biết, về vấn đề kiểm điểm, có thể ông Lê Thành Đồng - Giám đốc Bệnh viện đa khoa thị xã Sầm Sơn sẽ bị kỷ luật “khiển trách”; đối với cá nhân bác sỹ Cao Đăng Khoa - Trưởng đoàn khám và ký chứng nhận sức khỏe sẽ có hình thức kỷ luật và cắt các thi đua năm 2014, không được tham gia đi khám sức khỏe ngoại bệnh viện.
Ông Uyển cũng khẳng định, sai phạm trên không có dấu hiệu tiêu cực hay đút lót mà do học viên đông không phát hiện ra.
Giấy khám sức khỏe của lái xe cho thấy thị lực 10/10 cả hai mắt!
Hiện Sở Y tế Thanh Hóa đã có văn bản gửi các đơn vị y tế nhằm rà soát, chấn chỉnh việc khám và cấp giấy chứng nhận sức khỏe điều khiển các phương tiện cơ giới đường bộ tham gia giao thông trên địa bàn tỉnh./.
CTV Nguyễn Hải/VOV.VN

Macao tổ chức trưng cầu dân ý đòi dân chủ



Lãnh đạo hành pháp Macao không do dân bầu trực tiếp, mà do một ủy ban 400 đại cử tri thân Bắc Kinh, đề cử - DR

RFI-Tú Anh
Sau Hồng Kông, đến lượt người dân Macao thách thức Bắc Kinh. Kể từ hôm nay chủ nhật 24 đến thứ bảy 30/08/2014, các nhóm dân chủ Macao tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý bán chính thức, động viên 640.000 dân địa phương đòi Trung Quốc chấp nhận quyền tự do lựa chọn người lãnh đạo trong cuộc bầu cử 2019.

Cũng như Hồng Kông từ năm 1997, Macao là nhượng địa cũ do Bồ Đào Nha trao trả cho Trung Quốc vào năm 1999. Macao được hưởng quy chế chính trị khác với Hoa lục. Cũng như Hồng Kông, quyền tự do phát biểu tại Macao được pháp luật bảo đảm nhưng lãnh đạo hành pháp không do dân bầu trực tiếp mà qua sự « đề cử » của một ủy ban 400 đại cử tri thân Bắc Kinh.
Các nhóm dân chủ muốn chấm dứt tình trạng bất công này. Từ Bắc Kinh, thông tín viên Jean Scheubel phân tích :
Cuộc trưng cầu dân ý,bị chính quyền Macao tuyên bố « phi pháp », không có đủ trọng lượng như cuộc trưng cầu dân ý hồi tháng 6 tại Hồng Kông. Những người chủ xướng muốn lập ra những phòng phiếu nhưng tư pháp Macau không chấp thuận. Do vậy, các thành viên tổ chức lấy ý kiến dân chúng ngay trên đường phố với máy điện toán cầm tay thay thế thùng phiếu và lá phiếu.
Câu hỏi như sau : lãnh đạo hành pháp, nhân vật số một của Macao cần phải được bầu theo lối phổ thông và trực tiếp hay không ? Cho đến bây giờ, việc chọn lãnh đạo hành pháp Macao diễn ra theo lối gián tiếp. Một ủy ban bầu cử gồm 400 ủy viên phát xuất từ giới nghề nghiệp hay xã hội chỉ định. Theo các nhà dân chủ thì để công bằng, tất cả công dân Macao đều phải được quyền bỏ phiếu.
Cách Macao 30 cây số, Hồng Kông đã được Bắc Kinh « hứa » cho phép từ năm 2017. Nhưng ở Macao, không một dự án cải cách chính trị nào được dự kiến. Cũng phải nhìn nhận rằng Macao nhỏ hơn Hồng Kông, chỉ bằng một phần bốn mươi diện tích và chỉ bằng 1/13 dân số. Sự nghi ngờ của công luận đối với chính quyền cũng ít hơn và Bắc Kinh chưa bao giờ bị áp lực mạnh.
Kết quả trưng cầu dân ý tại Macao sẽ được công bố vào ngày 31/08/2014, ngày bầu chủ tịch hành pháp Macao mà ứng cử viên duy nhất không ai khác hơn là chủ tịch mãn nhiệm Fernando Chui.

Trung Quốc đau đầu đối phó hàng loạt bất ổn

(Baodatviet) - Trong nước, Trung Quốc đang đau đầu với Tân Cương, Hồng Kông, Macau. Bên ngoài, Trung Quốc phải lo đối phó với Mỹ đang giám sát Biển Đông.
Chính quyền Bắc Kinh đang phải ứng phó với làn sóng đòi dân chủ đang dâng cao tại các vùng miền trong nước.
Tại Macau, người dân bắt đầu tham gia một cuộc trưng cầu dân ý không chính thức về cải tổ bầu cử lãnh đạo tại đặc khu hành chính này, bất chấp Bắc Kinh phản đối kịch liệt.
Vào khoảng 12 giờ trưa 24/8 (giờ địa phương), đã có 750 người bỏ phiếu, theo thông báo trên trang web của nhóm tổ chức trưng cầu dân ý.
Cuộc trưng cầu dân ý về cách chọn lãnh đạo của người dân Macau sẽ diễn ra trong 1 tuần và kết thúc vào ngày 30/8, một ngày trước khi ủy ban thân Bắc Kinh công bố tên của vị lãnh đạo mới.
Người dân Macau tham gia trưng cầu dân ý sẽ được hỏi liệu có nên áp dụng hình thức phổ thông đầu phiếu trong cuộc bầu cử đặc khu trưởng năm 2019 hay không và cử tri cảm thấy thế nào đối với ứng viên duy nhất trong cuộc bầu cử sắp tới là ông Thôi Thế Anh. Ông Thôi đảm nhiệm vị trí đặc khu trưởng Macau từ năm 2009 cho đến nay.

Trung Quốc đang phải đối phó với loạt bất ổn trong và ngoài nước. Trong ảnh, người dân Hồng Kông biểu tình đòi dân chủ
Trung Quốc đang phải đối phó với loạt bất ổn trong và ngoài nước. Trong ảnh, người dân Hồng Kông biểu tình đòi dân chủ

Người dân Macau có thể chọn một trong 2 phương pháp để tham gia trưng cầu dân ý: hoặc là bỏ phiếu trực tuyến hoặc đến bỏ phiếu trực tiếp tại một số điểm bỏ phiếu trong đặc khu.
Macau, nơi được mệnh danh là thiên đường cờ bạc, đã được Bồ Đào Nha trao trả lại cho Trung Quốc hồi năm 1999. Tương tự như Hồng Kông, đặc khu trưởng Macau được lựa chọn bởi một ủy ban bầu cử thân Bắc Kinh.
Trung Quốc đã lên tiếng phản đối cuộc trưng cầu dân ý tại Macau, cho rằng người dân đặc khu này “không có quyền” tổ chức một cuộc bỏ phiếu lấy ý kiến như vậy.
Các nhà tổ chức hi vọng sẽ có khoảng 10.000 người tham dự sự kiện này. Trong năm vừa qua, người dân Macau càng trở nên bất bình với sự kiểm soát của Bắc Kinh. Đã có hơn 20.000 người xuống đường trong tháng 5 để phản đối chính quyền Trung Quốc.
Hồi đầu tháng 7/2014 tại Hồng Kông, hàng trăm ngàn người cũng tham gia một cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ. Cuộc diễu hành này chỉ diễn ra vài ngày sau khi người dân Hồng Kông tự tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về cải cách dân chủ thu hút 800.000 người tham gia. Chính quyền Bắc Kinh gọi đây là trò hề và trong nỗ lực giải tán đám đông biểu tình, cảnh sát đã bắt hơn 500 người.
Chính quyền Trung Quốc từng hứa sẽ cho phép người dân Hồng Kông bỏ phiếu bầu đặc khu trưởng vào năm 2017, nhưng bác bỏ khả năng cho phép cử tri chọn ứng viên.
Cơn đau đầu của Trung Quốc vẫn chưa thể chấm dứt với hàng loạt bất ổn tại khu tự trị Tân Cương. Hàng trăm người thiệt mạng khi bạo lực gia tăng ở Tân Cương và khu vực lân cận suốt hai năm qua. Cuối tháng 7/2014, hơn 100 người dã chết trong vụ tấn công ở Tân Cương. Hồi tháng 5/2014, vụ đánh bom tự sát tại khu chợ thuộc thủ phủ Urumqi làm 39 người tử nạn. Tháng 3/2014, 29 người bị đâm đến chết tại một nhà ga xe lửa tại thành phố phía tây nam Côn Minh.
Hôm 23/8, tóa án Tân Cương đã xử tử 8 người với tội danh khủng bố chống phá nhà nước Trung Quốc. Nhóm này thực hiện nhiều cuộc tấn công bạo loạn trong đó nổi bật là cuộc tấn công khủng bố, tự sát bằng xe hơi hồi tháng 10/2013, làm 5 người thiệt mạng  và 40 người bị thương tại quảng trường Thiên An Môn, thủ đô Bắc Kinh. Ba trong số những kẻ bị tử hình hôm qua là chủ mưu vụ việc.
Ngoài ra, những người này còn bị kết án bởi các hành vi nguy hiểm khác như: cướp súng và hành hung cảnh sát, sản xuất trái phép chất nổ, giết quan chức chính phủ, thành lập tổ chức khủng bố.
Tân Cương là nơi sinh sống của nhiều người Hồi giáo thuộc dân tộc Duy Ngô Nhĩ. Những người Duy Ngô Nhĩ sống lưu vong và nhà hoạt động nhân quyền cho rằng chính sách đàn áp của chính phủ Tân Cương là nguyên nhân gây ra tình trạng bất ổn. Bắc Kinh một mực phủ nhận cáo buộc này.
Trung Quốc đang tiến hành đàn áp tội phạm ở Tân Cương sau hàng loạt vụ tấn công, bạo loạn gây chết người ở đây. Trong tháng này, tòa án Tân Cương cũng tuyên phạt tù 25 người vì các tội danh liên quan đến khủng bố. Nhà chức trách địa phương thắt chặt an ninh tại các địa điểm công cộng nhằm trấn áp bạo lực.
Có thể nói, Trung Quốc đang phải chia năm xẻ bảy để giải quyết bất ổn. Ngoài nước, quốc gia này phải lo đối phó với Mỹ, nước vừa được Trung Quốc "mời" vào Biển Đông. Thái độ hung hăng của Trung Quốc tại Hội nghị ngoại trưởng ASEAN ở Myanmar đầu tháng 8 vừa qua đã thúc đẩy Mỹ đưa ra tuyên bố giám sát các hoạt động tại Biển Đông để xem các nước có thực hiện những bước giảm căng thẳng hay không.
Không dừng ở đó, hành động khiêu khích của Trung Quốc khi để chiến đấu cơ chạm trán nguy hiểm với máy bay do thám Mỹ ngoài Biển Đông đã giúp Mỹ có cái cớ để điều động cụm tàu sân bay thứ 2 đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Hàng loạt thách thức lớn đang khiến giới cầm quyền Trung Quốc đau đầu. Nhiều chuyên gia lo ngại Trung Quốc túng làm liều, sử dụng quân đội để xử lý các cuộc bạo loạn. Chắc chắn, Trung Quốc phải mất nhiều thời gian để có thể giải quyết mọi việc sao cho "trong ấm ngoài êm".
An Nhiên

Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ: DN Việt thua vì...

(Baodatviet) - Trong khi Trung Quốc hiểu rất rõ về thị trường Việt Nam ngược lại Việt Nam không hiểu rõ thương lái Trung Quốc mua cây này, con kia...làm gì?
PGS TS Phạm Tất Thắng – Chuyên viên nghiên cứu cao cấp Bộ Công thương chỉ ra điểm yếu của doanh nghiệp Việt Nam so với doanh nghiệp Trung Quốc. Ông cũng phân tích cụ thể về chính sách giá rẻ khiến hàng Trung Quốc có thời điểm đã chiếm lĩnh thị trường Việt Nam và chỉ ra những hạn chế của doanh nghiệp Việt nhằm đề xuất những giải pháp căn cơ hạn chế tình trạng Việt Nam trở thành thị trường tiêu thụ hàng Trung Quốc.

Chiến lược giá rẻ của Trung Quốc

PV: Trước đây, hàng hóa buôn bán tại chợ Đồng Xuân chủ yếu là hàng Trung Quốc, gần đây theo báo cáo còn khoảng 60-70%. Các hộ tiểu thương tại chợ cho biết sở dĩ như thế vì giá cả, mẫu mã hàng hóa Trung Quốc cạnh tranh hơn so với các sản phẩm doanh nghiệp trong nước sản xuất. Theo quan điểm của Ông lý do vì sao, chiến lược hàng Trung Quốc giá rẻ cụ thể như thế nào, thưa ông?
PGS. TS. Phạm Tất Thắng: - Vì sao hàng Trung Quốc giá rẻ là một câu hỏi được đặt ra từ lâu và trên phạm vi toàn cầu. Cho đến nay chưa có một câu trả lời thống nhất, nhưng có thể có những nguyên nhân sau.
Thứ nhất, hàng hóa Trung Quốc được sản xuất với khối lượng cực lớn làm chi phí sản xuất trên một đầu sản phẩm nhẹ đi rất nhiều. Thứ hai, hàng hóa được sản xuất bằng những nguyên liệu tái sinh giá rẻ, sử dụng công nghệ đã được nội địa hóa. Thứ ba, tiền công lao động cũng rất rẻ...
Ngoài ra, còn một lý do nữa mà ít người thấy được là Trung Quốc sản xuất ra nhiều cấp độ chất lượng hàng hóa: loại tốt, loại trung bình và loại chất lượng thấp với giá cực rẻ. Người ta lấy lãi của cấp độ này bù cho cấp độ khác, lấy lãi thu ở đầu vụ để bù cho hàng hóa bán ở cuối vụ và trái vụ. Trung Quốc thường xuất khẩu sang Việt Nam hàng hóa giá rẻ trong khi đó xuất khẩu sang một vài thị trường khó tính khác hàng hóa chất lượng cao hơn.

Cấp độ 2 là những hàng hóa phục vụ cho tầng lớp có thu nhập trung bình khá trở lên. Rất mừng là với chính sách ưu tiên của nhà nước, cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” cho đến nay chúng ta đã có nhiều mặt hàng chiếm lĩnh được phân khúc này. Cụ thể là trong các siêu thị, hàng hóa của Việt Nam đã chiếm số lượng lớn.
Trong khi đó, thị trường hàng tiêu dùng ở Việt Nam có 3 cấp độ: hàng cấp độ 1 là những mặt hàng có chất lượng rất cao của những thương hiệu lớn từ các nước như Ý, Mỹ, châu Âu, Nhật Bản… Trong phân khúc này hàng Việt Nam chưa với tới được.
Nhưng ở cấp độ 3 là những mặt hàng có chất lượng trung bình, thấp với giá rẻ hoặc cực rẻ để cung cấp cho đại đa số người dân vùng nông thôn rộng lớn và dân nghèo thành thị trong suốt thời gian qua hàng Trung Quốc giá rẻ đã gần như chiếm trọn phân khúc này.
Hàng Trung Quốc giá rẻ gần như chiếm trọn phân khúc cung cấp sản phẩm cho đại đa số người dân vùng nông thôn rộng lớn và dân nghèo thành thị
Hàng Trung Quốc giá rẻ gần như chiếm trọn phân khúc cung cấp sản phẩm cho đại đa số người dân vùng nông thôn rộng lớn và dân nghèo thành thị

Hàng Trung Quốc giá rẻ vào thị trường nước ta bằng nhiều con đường từ nhập khẩu chính ngạch, tiểu ngạch và kể cả nhập lậu. Trong hoàn cảnh đó, chợ Đồng Xuân là chợ bán buôn phát luồng cho các tỉnh thành phía Bắc và miền Trung, có thời điểm hơn 90% hàng bán buôn tại đây là hàng Trung Quốc để rồi từ đó đi tới hầu hết các chợ quê, các khu phố thương mại, các cửa hàng tiện lợi trong toàn vùng. Cách đây 3 năm người ta cũng đã bàn tới vấn đề làm thế nào để đưa hàng Việt vào chợ Đồng Xuân thay thế cho hàng Trung Quốc. Đáng tiếc là tình hình chưa có gì thay đổi lớn.
Tuy nhiên, gần đây sau việc Trung Quốc gây hấn đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào biển Đông thì người tiêu dùng xuất hiện tâm lý không thích mua hàng Trung Quốc khiến lượng hàng Trung Quốc giảm nhiều so với trước đây. Đặc biệt là những hàng không rõ nguồn gốc hoặc có dư lượng tồn chứa những chất độc hại. Trong số 24 nhóm hàng, ngành hàng đang buôn bán tại chợ Đồng Xuân có những nhóm, hàng Trung Quốc chỉ còn lại 40% - 60% thay vào đó là hàng hóa Việt Nam.
Tuy nhiên, vẫn có những nhóm hàng hiện nay hàng Trung Quốc hầu như vẫn chiếm lĩnh toàn bộ như cặp tóc, dây lưng, ví da, đồ chơi trẻ em, đồ chơi điện tử, đồ khô… Điều này phản ánh một lỗ hổng trong sản xuất của chúng ta.
Để hàng Việt chiếm lĩnh được thị trường có lẽ cần những giải pháp căn cơ hơn kể cả ở khâu sản xuất, chính sách quản lý của Nhà nước, cải thiện mối quan hệ giữa nhà sản xuất và các hộ kinh doanh tại các chợ truyền thống cũng như tâm lý và thói quen tiêu dùng của người Việt.
Thí dụ, với chức năng của mình các lực lượng quản lý thị trường luôn luôn có nhiệm vụ truy tìm nguồn gốc xuất xứ hàng hóa được buôn bán ở chợ Đồng Xuân. Nếu hàng hóa đó được sản xuất từ các doanh nghiệp thì không có vấn đề gì, nhưng nếu là hàng đi từ các làng nghề, hộ gia đình thủ công… thì việc chứng mình xuất xứ hàng hóa là hết sức khó khăn, thậm chí bất khả thi. Ở đây, cần phải có sự điều chỉnh chính sách để cán bộ quản lý thị trường vừa thực hiện được chức năng của mình vừa tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam vào chợ.
PV: - Hàng Trung Quốc giá rẻ vào Việt Nam khiến các doanh nghiệp trong nước khó cạnh tranh, đằng sau đó liệu có câu chuyện Trung Quốc trợ giá cho các doanh nghiệp và thương nhân Trung Quốc khi xuất khẩu vào Việt Nam không, thưa ông?
PGS. TS. Phạm Tất Thắng: - Trợ giá hay không trợ giá vẫn chỉ là nghi vấn, muốn trả lời câu hỏi này phải có sự điều tra bài bản nhưng chắc chắn Trung Quốc hiện đang thực hiện chính sách phù hợp để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh biên giới của họ, qua đó để phát triển kinh tế - xã hội ở những vùng biên giới xa xôi.
Ví dụ phân quyền đó cho chính quyền địa phương trong việc xử lý kịp thời hoạt động buôn bán ở cửa khấu, được giữ lại thuế để phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, bố trí lực lượng kiểm tra, kiểm soát hàng hóa qua cửa khẩu.
Với những chính sách đó đã giúp cho vùng Quảng Tây, Vân Nam rất xa thị trường trung tâm của Trung Quốc, nhưng thông qua buôn bán với thị trường Việt Nam đã có một sự phát triển vượt bậc trong những năm gần đây.
Trung Quốc khi đưa bất kỳ loại hàng hóa nào đó họ đưa hàng kém chất lượng sang Việt Nam đầu tiên. Sau khi bán được và đối với người dân mua chán rồi không mua nữa lập tức Trung Quốc cải tiến chất lượng khá hơn, thay đổi mẫu mã để đưa sang. Thậm chí lúc nào dừng hẳn, lúc đưa sang nhiều, đưa sang ít đều có nhạc trưởng còn Việt Nam thì thiếu nhạc trưởng, riêng chuyện này đã là hỗ trợ cho biên mậu. Hàng hóa của Việt Nam vào lúc họ mở cửa lúc họ kiểm soát cũng nằm trong chiến lược, cách điều hành của họ.
Cũng phải nói rằng với cách quản lý như vậy hàng hóa của Trung Quốc đã tràn vào Việt Nam bằng nhiều con đường và tất nhiên gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng của Việt Nam.
Để khắc phục tình trạng này chúng ta đang áp dụng nhiều biện pháp để chống hàng lậu, hàng giả đồng thời cố gắng tạo ra những hàng rào kỹ thuật để ngăn chặn đối với hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dư lượng hóa chất độc hại…
Trên thực tế, nhiều mặt hàng chúng ta đang chiếm lại thị trường từ hàng Trung Quốc như: bia, nước ngọt, thực phẩm chế biến, đồ điện dân dụng, đồ gốm xứ và kể cả hàng may mặc sẵn…Tuy nhiên, cũng phải nói rằng chúng ta còn rất ít hiểu biết về thị trường Trung Quốc.
Chẳng hạn, chúng ta không biết gỗ Sưa Trung Quốc mua về để làm gì, mà họ chấp nhận với giá cao như vậy, không biết vải khô họ sẽ đưa đi đâu, tiêu dùng vào việc gì? Trong khi đó, các thương nhân Trung Quốc đã đi vào tận từng vườn vải, ruộng khoai, nương sắn để thu mua hàng. Ngay ở chợ Đồng Xuân đã xuất hiện nhiều thương nhân Trung Quốc đưa từng bao tải hàng để cung cấp cho các hộ kinh doanh tại chợ. Khi họ giao hàng chỉ cần ký nhận vào sổ và chỉ phải thanh toán tiền sau khi đã bán hết hàng. Chúng ta phải học cách làm ăn của họ.
Điểm yếu của doanh nghiệp Việt là...
PV: - So sánh với doanh nghiệp, thương nhân Trung Quốc, theo ông những điểm hạn chế của doanh nghiệp Việt Nam là gì?
PGS. TS. Phạm Tất Thắng: - Rõ ràng, các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trong nước cũng phải thay đổi. Suốt thời gian vừa qua tư tưởng của nhiều doanh nghiệp là làm thế nào có được sản phẩm xuất khẩu mới là oai và quên mất thị trường nội địa.

Trong khi Trung Quốc hiểu rất rõ về thị trường Việt Nam ngược lại Việt Nam không hiểu rõ thương lái Trung Quốc
Trong khi Trung Quốc hiểu rất rõ về thị trường Việt Nam ngược lại Việt Nam không hiểu rõ thương lái Trung Quốc

Gần đây do sự khủng hoảng của thị trường thế giới những doanh nghiệp này mới bắt đầu nhớ ra thị trường nội địa nhưng họ lại lấy mặt hàng không xuất khẩu được để bán cho người Việt Nam. Với cách làm đó, thì không thể chiếm lĩnh được thị trường nội địa. Có thể khẳng định rằng nhiều hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam chưa thật phù hợp với nhu cầu của từng tầng lớp dân cư, đặc biệt là những đối tượng có thu nhập trung bình và thấp.
Sản phẩm quần áo Việt Tiến, Nhà Bè, May 10 mấy năm gần đây đã có sự cải thiện rất tốt phù hợp với nhu cầu của nam giới, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tinh tế, đa dạng, luôn thay đổi của phụ nữ và trẻ em.
Nếu Việt Nam không vươn lên để đáp ứng những nhu cầu này của người tiêu dùng thì chắc chắn hàng Trung Quốc vẫn có lý do để tồn tại. Đây là điều doanh nghiệp phải thay đổi nhằm làm thế nào có được những hàng hóa phù hợp với từng đối tượng, từng vùng miền khác nhau.
Thêm nữa, muốn đưa hàng Việt vào các chợ truyền thống, cách buôn bán của các nhà kinh doanh sản xuất Việt Nam cũng phải thay đổi. Doanh nghiệp không thể nào bán theo lô, bán số lượng lớn vì bà con buôn bán chợ Đồng Xuân mỗi người chỉ có 4m2 cho cả người ngồi lẫn hàng hóa. Nhịp độ giao hàng giữa cơ sở sản xuất và các hộ kinh doanh cũng phải thay đổi để linh hoạt hơn….
Như trên đã nói, các thương nhân Trung Quốc làm được rất tốt ở chợ Đồng Xuân, trong khi đó các nhà sản xuất Việt Nam lại chưa làm được điều này với chính đồng bào của mình.
PV: - Trung Quốc sản xuất hàng loạt với số lượng lớn làm cho giá thành giảm đi ở mức thấp nhất, các phân khúc khác nhau hỗ trợ cho nhau, tại sao các doanh nghiệp Việt Nam không thể làm tương tự để đưa giá thành về mức thấp hơn, thưa ông?
PGS. TS. Phạm Tất Thắng: - Người ta đã khẳng định không thể cạnh tranh bằng hàng giá rẻ hơn so với hàng Trung Quốc. Nhưng hoàn toàn chúng ta có thể cạnh tranh bằng hàng có chất lượng tốt hơn, an toàn hơn, có nguồn gốc rõ ràng hơn. Như trên đã nói nhiều mặt hàng chúng ta đã lấy lại thị trường bằng cách này.
Nói cụ thể hơn, có thời điểm, bia Vạn Lực của Trung Quốc tràn khắp vùng miền của Việt Nam và hoành hành một thời gian dài nhưng kể từ khi Việt Nam nhập khẩu được công nghệ của Đức, Đan Mạch, Tiệp Khắc để có bia chất lượng cao mặc dù giá cao hơn bia Vạn Lực nhờ đó chúng ta đã chiếm lại thị trường. Đến thời điểm này không một chai bia Vạn Lực nào xuất hiện ở Việt Nam nữa.
Hoặc như đồ gốm sứ, giai đoạn đầu khi mới mở cửa tràn lan khắp nơi hàng xuất xứ Trung Quốc giá rẻ nhưng chóng hỏng và không an toàn. Khi chúng ta thay đổi các mô hình sản xuất và kinh doanh để có được những mặt hàng chất lượng cao như hàng từ làng nghề Bát Tràng, gốm xứ Minh Long… thì người tiêu dùng không lựa chọn hàng Trung Quốc nữa.
Hiện nay trong một số nhóm hàng như: đồ điện tử, đồ chơi trẻ em, dây thắt lưng da, cặp và nẹp tóc, hàng hoa quả khô… cần phải học tập kinh nghiệm thành công của các ngành hàng khác để nâng cao sức cạnh tranh chiếm lại thị trường.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Nguyên Thảo (thực hiện) 

Indonesia báo động vì IS dọa phá ngôi chùa lớn nhất thế giới

(TNO) Cảnh sát Indonesia đang siết chặt tối đa an ninh tại Chùa Borobudur sau khi các phần tử ủng hộ tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) dọa phá hủy ngôi chùa lớn nhất thế giới này.


Các nhà sư đi lại trong khuôn viên chùa Borobudur ở Indonesia - Ảnh: Reuters
Lời đe dọa đã được đăng trên trang mạng xã hội Facebook với tựa đề “Chúng ta là Nhà nước Hồi giáo” vào hôm 15.8, đài RT (Nga) đưa tin ngày 23.8.
Đoạn bình luận trên Facebook ghi: “Borobudur sẽ bị phá hủy bởi các chiến binh Nhà nước Hồi giáo”.
Ngoài việc tăng cường an ninh xung quanh Borobudur, cảnh sát Indonesia còn bắt đầu tiến hành rà soát trên quy mô lớn các dữ liệu từ internet để kiếm thêm manh mối về kế hoạch phá hoại của IS.
Sau khi lời đe dọa được đưa ra, Cơ quan Bảo tồn Borobudur đã tiến hành các biện pháp đối phó với khả năng chùa bị đánh bom bằng việc tăng cường đội ngũ an ninh bên ngoài và bên trong chùa, ông Marsis Sutopo, người đứng đầu cơ quan này, cho hay.
Borobudur là ngôi chùa lớn nhất thế giới và đã được UNESCO xếp vào di sản thế giới vào năm 1991.
Hiện quân đội Indonesia cũng đã được triển khai để hỗ trợ bảo vệ chùa.
Nhà nước Hồi giáo (IS) đã khiến cả thế giới kinh hoàng và căm phẫn với vụ hành quyết tàn bạo nhà báo Mỹ James Foley hồi đầu tuần trước
25/08/2014 08:20
Hoàng Uy

Bị Trung Quốc khiêu khích, Mỹ điều thêm tàu sân bay đến châu Á

(TNO) Hải quân Mỹ đang điều động tàu sân bay thứ hai đến châu Á-Thái Bình Dương sau khi một chiến đấu cơ Trung Quốc có hành động bay chắn ngang nguy hiểm trước một máy bay do thám P-8 của Mỹ.


Tàu sân bay USS Carl Vinson - Ảnh: Reuters
Đội tàu tấn công do hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson dẫn đầu đã rời cảng San Diego để tiến vào Thái Bình Dương hôm 22.8, trang tin Washington Free Beacon (Mỹ) dẫn thông báo của Hải quân Mỹ.
Nhóm tàu tấn công do USS Carl Vinson dẫn đầu sẽ tuần tra “các khu vực mà Hạm đội 5 và Hạm đội 7 đang chịu trách nhiệm”, Hải quân Mỹ cho biết.
Được biết, Hạm đội 7 của Mỹ hoạt động tại Thái Bình Dương, còn Hạm đội 5 điều hành các chiến dịch tại Trung Đông.
Cùng đi với USS Carl Vinson còn có chiến hạm mang tên lửa USS Bunker Hill và 3 tàu khu trục, gồm USS Gridley, USS Sterett và USS Dewey.
USS Carl Vinson theo dự kiến sẽ hội quân với tàu sân bay USS George Washington, vốn đang hoạt động tại Nhật Bản.
Vào ngày 23.8, Trung Quốc đã lên tiếng yêu cầu Mỹ ngừng toàn bộ các chuyến bay do thám trong khu vực và cho rằng cáo buộc của Mỹ về vụ chiến đấu cơ Trung Quốc bay chặn máy bay do thám Mỹ là vô căn cứ.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân gọi lời cáo buộc của phía Mỹ là “hoàn toàn vô căn cứ” và khẳng định phi công Trung Quốc làm việc một cách chuyên nghiệp và đã giữ khoảng cách an toàn với máy bay Mỹ.
Tuy nhiên phát biểu của ông Dương lại trái ngược với tuyên bố của các quan chức Lầu Năm Góc.
Chuẩn đô đốc John Kirby, phát ngôn viên Lầu Năm Góc, hôm 22.8 cho biết chiếc J-11 của Trung Quốc đã bay một cách nguy hiểm và không chuyên nghiệp trước máy bay do thám Mỹ.
“Chúng tôi đã bày tỏ sự quan ngại sâu sắc với phía Trung Quốc về sự ngăn chặn không an toàn và thiếu chuyên nghiệp này”, ông Kirby cho hay, đồng thời khẳng định chiếc J-11 đã bay “rất, rất gần và rất nguy hiểm”.
Khi được hỏi về phát biểu phản bác của người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc, ông Kirby nói với Washington Free Beacon rằng: “Chúng tôi giữ nguyên tuyên bố của mình về hành động ngăn chặn nguy hiểm và thiếu chuyên nghiệp này”.
24/08/2014 17:00
Hoàng Uy

Công dân “tự té” chết – công an thiếu chứng cứ xác thực

VRNs (25.08.2014) – Sài Gòn - Công dân tên là Bùi Tấn Hoàng thuộc xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh Tp.HCM đã tử vong sau khi rời khỏi trụ sở công an.

Vietnam.net kể lại, “ông Hoàng tự gọi điện thoại đề nghị cảnh sát 113 đến bắt ông ấy và đã chết sau khi làm việc với công an”.

140824002

Theo Vietnam.net, “tổ công tác 113 xác nhận, ông Hoàng gọi điện báo tin, nhưng khi tới nơi không rõ là tin gì. Do ông Hoàng có biểu hiện không bình thường, lực lượng công an đã mời về trụ sở để làm rõ”.

Công an xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh, không giải thích lý do vì sao ông Hoàng đề nghị lực lượng công an bắt ông về đồn.

Nhiều nhân chứng kể, khi lên xe của lực lượng cảnh sát 113, ông Hoàng hoàn toàn tự nguyện, có xuất trình CMND và lực lượng 113 không còng tay ông Hoàng”.

Tổ công tác 113 xã Tân Nhựt cho hay, ngay trong đêm lực lượng công an đã cho ông Hoàng về vì không khai thác được thông tin, ông Hoàng chưa gây ra hậu quả gì. Khi ra về, tình trạng sức khỏe của ông Hoàng bình thường.

Theo công an, sau khi làm việc xong với công an và rời khỏi đồn thì ông Hoàng đi cướp xe máy, bỏ chạy, tự té ngã và dẫn đến tử vong.

Các y bác sỹ tại bệnh viện Bình Chánh xác nhận, lực lượng công an đã đưa ông Hoàng đi cấp cứu và khai báo là vô danh. Bệnh viện không nói rõ lực lượng công an thuộc xã Tân Nhựt – nơi ông đã tử vong hay công an thuộc xã Tân Kiên – nơi ông cư trú đã đưa ông đến bệnh viện?

Đến 3 giờ rạng sáng ngày 18.08. gia đình bà Triệu Thị Xuyên – mẹ ông Hoàng nhận hung tin từ công an xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh cho biết, ông Hoàng đã tử vong và thi thể đang được lưu giữ tại bệnh viện huyện Bình Chánh.

Một thế giới nhận định, việc công an xã xem giấy tờ rồi mang Hoàng vào bệnh viện ghi  “vô danh” là rất mâu thuẫn.

Dẫn nguồn Một Thế Giới, mẹ nạn nhân là bà Triệu Thị Xuyên ấm ức nói: “trên người Hoàng có rất nhiều vết thương. Công an nói con tôi đi cướp giật. Tôi không thể nào tin được điều đó.”

Ông Hoàng là công nhân bao bì của Công ty bao bì Ngọc Yến và đang ở trọ gần cầu Kênh C, xã Tân Nhựt, Q.Bình Tân.

Ngoài những nghi vấn được đặt ra như ở trên, trong  sự việc này, Vp. CLHB có một số nhận định như sau :

Thứ nhất, nếu nguồn tin trên là đúng và cho là ông Hoàng chủ động gọi điện công an đến bắt ông, hoặc báo tin tố giác? Thì theo qui định Điều 102 và Điều 101 Bộ luật TTHS, khi mời về trụ sở công an, “cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập Biên bản”. Đây là thủ tục bắt buộc.

Như vậy, công an cần trưng dẫn Biên bản làm việc có chữ ký ông Hoàng về sự việc ông Hoàng “tự thú” hay “tin báo …”.

Thứ hai, ai là người đã làm việc “khai thác” ông Hoàng? Có người chứng kiến hay không? Theo qui định tại khoản 4 Điều 9 Pháp lệnh công an xã, công an xã có nhiệm vụ, quyền hạn: “Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức và lực lượng khác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống tội phạm và tệ nạn xã hội theo quy định của pháp luật; bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ tính mạng, tài sản của cá nhân, cơ quan, tổ chức trên địa bàn xã”. Trong vụ việc này, công an xã có làm nhiệm vụ “phối hợp” với lực lượng 113, có lập biên bản, có thực hiện nhiệm vụ “bảo vệ tính mạng của ông Hoàng tại trụ sở, trên địa bàn xã không hay không? Công an chứng kiến “vụ cướp xe” mà ông Hoàng gây ra từ khi nào? Nếu công an biết ngay từ đầu sao không ngăn chặn vụ việc này lại? Nếu sau đó công an mới phát hiện thì tại sao công an lại biết “ông Hoàng tự té”?  Công an có lập biên bản phạm tội quả tang, người bị hại là ai, người làm chứng là ai?…

Khi chưa trả lời – với chứng cứ xác thực – thì “nghi vấn người dân tự chết (?) tại trụ sở công an / hoặc sau khi rời khỏi trụ sở công an” vẫn là câu hỏi nhức nhối đối với người dân Việt Nam.  Danh sách những người “tự chết” này ngày càng dài hơn, mức độ, tính chất ngày càng công khai… bất chấp dư luận, pháp luật. Nó xuất phát từ quyền vô hạn dành cho công an – lá chắn bảo vệ chế độ – mà không có bất cứ cơ quan, cá nhân nào có thực quyền giám sát, phản biện. Cùng với mức án ngày càng giảm nhẹ, từ mức án 4 năm tù dành cho trung tá Nguyễn Văn Ninh, người đánh chết Ông Trịnh Xuân Tùng vào năm 2012, đến mức án “18 tháng tù” dành cho công an Trương Trung Hiếu và Y phiên, những người đánh chết ông Y Két cho thấy, ngay cả “giết người” cũng sẽ chỉ là “làm chết người trong khi thi hành công vụ” với mức án “hoàn toàn chấp nhận được”, số phận người dân, quyền bất khả xâm phạm về thân thể của Công dân sẽ chỉ là mỹ từ nằm trên văn bản qui định… Còn nếu may mắn, che dấu kỹ, có được kết luận “tự tử”, “tự té”… thì công an trắng án. Ngay cả bị kết án, nhiều công an trong trại giam, theo lời kể, vẫn sẽ trở thành “đại bàng” với quyền sinh, quyền sát được quản giáo từng là bạn, là đàn em, cấp dưới… trao ban.

Pv.VRNs

Công an Đồng Tháp không được cấm các nhân chứng đến dự phiên tòa xử bà Bùi Hằng

VRNs (25.08.2014) – An Giang – Cô Võ Thị Ánh Tuyết cho biết: “Vào lúc 16 giờ 45 phút chiều 23.08.2014, ông phó công an xã Long Điền A, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang đã đến chùa Quang Minh Tự gửi “Giấy triệu tập người làm chứng trong vụ án Bùi Thị Minh Hằng” cho chúng tôi là Võ Văn Thanh Liêm, Nguyễn Thị Mỹ Triều, Võ Thị Thu Ba và Võ Thị Ánh Tuyết”.
Nội dung Giấy triệu tập do Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp gởi đến như sau:

Một trong 4 Giấy triệu tập của Tỏa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp gởi đến
Một trong 4 Giấy triệu tập của Tỏa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp gởi đến
Cô Võ Thị Ánh Tuyết cho biết: “4 người chúng tôi sẽ đi dự phiên tòa đó. Tôi sẽ làm chứng yêu cầu tòa xử vô tội cho cô Hằng và hai người kia. Nói thật, tôi cũng hồi hộp lắm vì chưa đi dự phiên tòa bao giờ! Không phải sợ công an, mà tôi chỉ sợ trước tòa công an dùng mọi thủ đoạn mưu mô để ghép tội…”
Được biết, trước đây trong vụ án xử Câu lạc bộ nhà báo tự do, Tòa án cũng gởi Giấy triệu tập đến các nhân chứng, nhưng công an mật vụ ở Tp. HCM đã đến nhà canh, không cho các nhân chứng này ra khỏi nhà để đến Tòa làm chứng.
Toàn bộ hồ sơ điều tra vụ án do công an thực hiện. Ở hồ sơ của Câu lạc bộ nhà báo tự do, công an đã đặt vào miệng những nhân chứng lời khai, mà họ không bao giờ nói. Đó là lý do công an bằng mọi cách ngăn không cho các nhân chứng này đến Tòa, vì sợ lộ ra sự gian dối trong hồ sơ.
Trường hợp xét xử bà Bùi Thị Minh Hằng, ông Nguyễn Văn Minh và cô Nguyễn Thị Thúy Quỳnh cũng có thể diễn ra như vậy, tức là công an đã ghi sai lời khai của các nhân chứng trong hồ sơ, và sẽ ngăn không cho các nhân chứng này đến được Tòa như Giấy triệu tập.
Tại các tỉnh miền Tây Nam Việt Nam, nhà cầm quyền thường dùng lý do gây rối trật tự công cộng để bỏ tù rất nhiều tín đồ Phật giáo Hòa Hảo (PGHH), nhằm tiêu diệt đạo này. Việc bà Bùi Thị Minh Hằng bị bắt và giam giữ lâu như vậy có nguyên nhân là thời gian gầy đây, bà thường xuyên nâng đỡ những tín đồ PGHH bị bách hại.
Về việc an ninh mật vụ bắt đầu ngăn đường cấm người đi dự phiên tòa vào sáng 16.08 ở Đồng Tháp, từ Nha Trang, nhà báo Võ Văn Tạo nói: “Mấy hôm nay, rộ lên trên mạng yêu nước, tin tức khắp nơi côn an cùng côn đồ rình rập, khủng bố chặn mọi người đi dự phiên tòa Bùi Hằng ở Cao Lãnh (Đồng Tháp). 
Lại nhớ, thập niên 1960, học cấp II Thị xã Phủ Lý (Hà Nam), thày chủ nhiệm, cũng là thày phụ trách lớp bồi dưỡng đội HS giỏi văn căn dặn: “Sau này vào đời, các em có thể chọn hoặc theo bất cứ nghề gì. Nghề gì cũng vinh quang, trừ cái việc lén lút, rình rập theo dõi con người. Đó là cái nghề (nếu cũng gọi là nghề) bẩn thỉu, xấu xa, đê tiện nhất. Chỉ có chó săn mới lấy rình thú rừng làm nghiệp. Người đàng hoàng, tử tế, quang minh chính trực thà chết, không theo nghiệp chó săn. Đừng bao giờ thành một Giave theo dõi, hãm hại Giăng Văn Giăng như trong tiểu thuyết “Những người khốn khổ” của đại văn hào Victo Huygo…”
Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, từ Sài Gòn, cho biết: “Ngày 23.08.2014 ngay từ 4g sáng, một chốt công an, mặc thường phục ‘ngồi uống café, trà ngay đối diện trước cửa nhà. Liên tục có lẽ suôt đêm luôn. Đi ra ngoài là chúng bám sát, chỉ cách vài thước.
Anh Phạm Bá Hải cho biết cũng bị CA đến nhà ra lệnh miệng không được ra khỏi nhà ngay từ hôm 21.08.
Vợ chồng anh Nguyễn Bắc Truyển cũng bị công an bám rất sát từ hai ngày nay. Hăm doạ bằng miệng là không được thuê nhà hiện hai vợ chồng đang ở. Vợ chồng anh Truyển yêu cầu cho văn bản. Chúng không trả lới.
Anh Trương Minh Đức cách đây 4 ngày cũng bị xét nhà ở Bình Dương, làm khó dễ về giấy tạm trú, sách nhiễu. Vợ chồng anh Đức đòi cho xem lệnh xét nhà chúng không đưa.
Nhà chị Dương Thị Tân cũng bị gác. Có lẽ những chuyện canh gác này có liên quan đến vụ xử Bùi Hằng ngày 26.08 tuần tới”.
Nhà báo Phạm Chí Dũng cho biết: “Chiều muộn ngày 23.08, tôi lại nhận giấy triệu tập của Cơ quan An ninh điều tra công an TP.HCM, làm việc với cơ quan này vào ngày 25.08 để “trả lởi các bài viết trên Internet”. Có lẽ họ muốn ngăn chặn tôi tham dự phiên tòa xử Bùi Hằng và 2 người nữa tại Đồng Tháp ngày 26.08.
PV. VRNs

Toà án-Nơi đang công khai vi phạm pháp luật

VRNs (24.08.2014) - “Nguyên tắc xét xử công khai là một trong những điều kiện đảm bảo cho hoạt động xét xử được công bằng, nghiêm minh. Tính công khai trong công tác xét xử có nghĩa là việc xét xử các vụ án hình sự được tiến hành công khai, mọi người đều có quyền được tham dự và theo dõi diễn biến của phiên toà xét xử. Là điều kiện cho người dân thực hiện quyền giám sát cơ quan tiến hành tố tụng, giám sát hoạt động xét xử của Tòa án, buộc những người tiến hành tố tụng phải có trách nhiệm hơn, nghiêm minh hơn… Như vậy, ngăn cản người dân dự phiên tòa công khai là vi phạm quyền con người, vi phạm quyền giám sát của người dân, vi phạm “khẩu hiệu” dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra…” Lm. Giuse Đinh Hữu Thoại, Chánh văn phòng Công Lý và Hòa Bình DCCT Sài Gòn, nhận định.
Theo quyết định đưa vụ án ra xét xử số 69/2014/HSST-QĐ do thẩm phán Bùi Phước Lộc ký vào ngày 28.07.2014 , phiên tòa xét xử bà Bùi Hằng và những người bạn, vào lúc 7 giờ 30 ngày 26.08.2014, tại tòa án Nhân dân tỉnh Đồng Tháp – là công khai. Nhưng suốt mấy ngày hôm nay, những người yêu mến bà Bùi Hằng và những người bạn, đã bị công an hạch sách và sách nhiễu đủ điều nhằm ngăn cản họ đến tham dự phiên tòa.
Để hiểu rõ hơn quyền và nghĩa vụ của công dân được tham dự phiên tòa xét xử công khai là như thế nào, sau đây xin mời quý vị theo dõi cuộc phỏng vấn giữa Pv.VRNs với Lm. Giuse Đinh Hữu Thoại, Chánh văn phòng Công Lý và Hòa Bình DCCT Sài Gòn.
Huyền Trang, VRNs: Thưa cha, con được biết Tòa án Đồng Tháp đang chuẩn bị đưa các nhà đấu tranh dân chủ nổi tiếng là bà Bùi Hằng, ông Văn Minh và bà Thúy Quỳnh ra xét xử công khai vào ngày 26.8.2014, với tội danh truy tố là “Gây rối trật tự công cộng”. Thế nhưng, qua thông tin con được biết, ngay từ những ngày qua, công an đã tiến hành rất nhiều “biện pháp nghiệp vụ” nhằm ngăn cản người dân đến tham dự phiên tòa, và nhiều khả năng, phiên tòa xét xử sơ thẩm tại Đồng Tháp tới đây, giống như nhiều phiên Tòa xét xử những nhà đấu tranh dân chủ, bất đồng chính kiến khác như ông Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), bà Tạ Phong Tần, Luật sư Lê Quốc Quân, Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, sinh viên Phương Uyên… phiên tòa tuyên bố “xét xử công khai” nhưng lại “cấm người dân tham dự”. Thưa cha, cha có ý kiến gì về điều này ạ?
Lm. Đinh Hữu Thoại: Tôi cũng có dự đoán như Huyền Trang. Không kể hành vi vi phạm của công an, theo qui định tại khoản 3 Điều 102 Hiến pháp 2013: “Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân…”. Và Điều 1 Luật Tòa án qui định “… Tòa án có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể; bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân. Bằng hoạt động của mình, Tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác”. Thế nhưng, Tòa án – bằng việc ngăn cản công khai không cho người dân tham dự các phiên Tòa xét xử công khai – đang là nơi vi phạm nghiêm trọng pháp luật, xâm phạm quyền con người, quyền công dân, quyền tự do, ngăn cản “ý thức đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm”.
Huyền Trang, VRNs: Vâng, thưa Cha, cụ thể vi phạm pháp luật như thế nào ạ?
Lm. Đinh Hữu Thoại: “Trước hết, khoản 3 Điều 103 Hiến pháp 2013 qui định: “Tòa án nhân dân xét xử công khai. Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự, Tòa án nhân dân có thể xét xử kín”. Tương tự, Điều 7 Luật Tòa án cũng qui định: “Tòa án xét xử công khai, trừ trường hợp cần xét xử kín để giữ gìn bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc hoặc để giữ bí mật của các đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ”. Và một trong những nguyên tắc cơ bản của Bộ luật TTHS là “xét xử công khai” được khẳng định rõ tại Điều 18: “Việc xét xử của Tòa án được tiến hành công khai, mọi người đều có quyền tham dự, … Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, hoặc để giữ bí mật của đương sự, Tòa án xét xử kín, nhưng phải tuyên án công khai”.
Nguyên tắc xét xử công khai là bảo đảm “quyền bình đẳng của con người”. Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền của Liên hợp quốc dành vị trí trang trọng nhất để tuyên bố quyền tự do và bình đẳng, không bị phân biệt đối xử, quyền bình đẳng trước pháp luật: “Tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ như nhau mà không có bất kỳ sự phân biệt nào”. Việc xét xử không công khai – trái với qui định pháp luật – trong vụ án, chính là một hình thức phân biệt đối xử, vi phạm quyền con người, vi phạm quyền bình đẳng trước pháp luật của người bị đưa ra xét xử. Nguyên tắc xét xử công khai là một trong những điều kiện đảm bảo cho hoạt động xét xử được công bằng, nghiêm minh. Tính công khai trong công tác xét xử có nghĩa là việc xét xử các vụ án hình sự được tiến hành công khai, mọi người đều có quyền được tham dự và theo dõi diễn biến của phiên toà xét xử. Là điều kiện cho người dân thực hiện quyền giám sát cơ quan tiến hành tố tụng, giám sát hoạt động xét xử của Tòa án, buộc những người tiến hành tố tụng phải có trách nhiệm hơn, nghiêm minh hơn… Như vậy, ngăn cản người dân dự phiên tòa công khai là vi phạm quyền con người, vi phạm quyền giám sát của người dân, vi phạm “khẩu hiệu” dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra…
Người ta còn đề cập đến lợi ích của xét xử công khai là nhằm “góp phần giáo dục công dân tôn trọng và nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật”. Lẽ vậy, họ mới phải lấy tiền thuế của dân để tổ chức các phiên tòa lưu động công khai về các tội cướp, hiếp, giết… tại nơi xảy ra vụ án, nơi tập trung đông người dân… như vụ tòa án Sài Gòn vừa mở phiên tòa lưu động tại chung cư Nguyễn Kim ngày 22.8.2014 để xử tử hình bị cáo Nguyễn Quang Mạnh về tội giết người, cướp tài sản. Rồi, họ cũng lại dùng tiền thuế của dân để chi ra cho các lực lượng ngăn chặn từ xa người dân đến dự phiên tòa công khai xét xử những người yêu nước.
Huyền Trang, VRNs: Thưa Cha, vậy thì trường hợp nào thì tòa án được xử kín ạ?
Lm. Đinh Hữu Thoại: Theo qui định của pháp luật thì có 3 trường hợp được xử kín là: cần giữ bí mật nhà nước; thuần phong – mỹ tục và theo yêu cầu đương sự nhằm “giữ bí mật đời tư”.
Cụ thể, căn cứ Điều 1 Pháp lệnh Bảo vệ bí mật Nhà nước thì: “Bí mật Nhà nước là những tin về vụ, việc, tài liệu, vật, địa điểm, thời gian, lời nói có nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, khoa học, công nghệ, các lĩnh vực khác mà Nhà nước không công bố hoặc chưa công bố và nếu bị tiết lộ thì gây nguy hại cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Như vậy, hầu như chỉ có tội “gián điệp” với hành vi qui định tại điểm c khoản 1 Điều 80 BLHS là : “cung cấp hoặc thu thập nhằm cung cấp bí mật nhà nước cho nước ngoài…”, và tội “cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy tài liệu bí mật nhà nước” (Điều 263 BLHS) là có liên quan.
Về “thuần phong – mỹ tục” thì có vụ tòa án Hà Nội xử kín “phát tán video đen” của một diễn viên, ca sĩ nổi tiếng vào năm 2008. Còn “bảo vệ bí mật riêng tư” theo yêu cầu thì cũng có vụ xử kín nguyên phó chủ nhiệm ủy ban thể dục thể thao Lương quốc Dũng “hiếp dâm trẻ em” vào năm 2000… Cần nhắc lại, theo qui định thì dù xử kín, nhưng phải “tuyên án công khai”. Nghĩa là khi tuyên án, người dân vẫn phải được tham dự. 
Huyền Trang, VRNs: Thưa Cha, như vậy, tội danh mà Tòa án Đồng Tháp đưa ra xét xử bà Bùi Hằng, ông Văn Minh và bà Thúy Quỳnh theo Điều 245 BLHS: “Tội gây rối trật tự công cộng” thì không thuộc trường hợp xử kín. Thậm chí, quyết định đưa vụ án ra xét xử số 69/2014/HSST-QĐ ngày 28.07.2014 của tòa án Đồng Tháp còn ghi rõ ở mục 1 là “Vụ án được xét xử công khai”. Vậy theo cha thì người dân có được tự do tham dự phiên tòa này?
Lm. Đinh Hữu Thoại: Qua các thông tin, công an sách nhiễu, “dùng biện pháp nghiệp vụ” ngăn chặn nhiều người có ý định đi Đồng Tháp tham dự phiên tòa, ngay từ những ngày qua, thì điều gần như chắc chắn, tòa án Đồng Tháp sẽ ngang nhiên vi phạm pháp luật, ngăn cản người dân đến tòa theo dõi phiên Tòa xét xử bà Bùi Hằng, mà có người đưa ra câu viết vui là “vụ án hai xe đi hàng ba”… Mục đích của tòa chắc chắn là không muốn người dân thấy những “chứng cứ” gian dối, thấy cách “xét xử” không nghiêm minh, không công bằng. Và nhất là không muốn cho những người bị xét xử hoặc dư luận thấy, những người bị gọi là “tội phạm” này sao lại được đông người ủng hộ như vậy…
Thế nhưng, tôi biết, và mọi người có thể kiểm chứng trên các thông tin đăng tải trên mạng, hoặc trực tiếp đến kiểm tra, hiện nay, hàng ngày, tòa án Hà Nội – số 43 Hai Bà Trưng – quận Hoàn Kiếm Hà Nội, hay Tòa phúc thẩm Tòa án tối cao tại Sài Gòn vẫn đang ngang nhiên vi phạm pháp luật, họ chặn người dân không cho tham dự phiên tòa, dù là vào dự xét xử người thân của họ. Mục đích không phải như tôi nêu trên đối với vụ án bà Bùi Hằng hay nhữngngười yêu nước khác… mà còn vì “tham nhũng”. Chỉ những ai có giấy mời hoặc có… tiền mới được đi qua cổng tòa. Báo Tuổi trẻ online phản ánh: “Việc không cho người dân vào tòa xem xét xử không những vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, mà còn làm nảy sinh tiêu cực. Theo phản ảnh của một số người dân, ai có tiền cho lực lượng bảo vệ ở cổng TAND TP Hà Nội sẽ được vào tòa”. Luật sư Ngô Ngọc Trai -thuộc Đoàn Luật sư tỉnh Nam Định- đã gửi kiến nghị đến Chánh án Tòa án Tối cao nêu rõ: “Một khách hàng của tôi kể rằng, tháng 9/2012 để được bảo vệ cho vào tham dự phiên tòa xử con em họ tại TAND thành phố Hà Nội, họ đã phải lót tay cho bảo vệ tòa án 1,5 triệu đồng để cho 4 người gồm bố, mẹ, chị gái và anh rể được qua cổng tòa án, họ bị yêu cầu không được vào phòng xử mà chỉ đứng ngoài hành lang nghe và nhìn vào phiên tòa xét xử”. Một luật sư khác kể, rất ngạc nhiên khi các con ruột của bị cáo bị kết án tử hình trong vụ án ma túy, nhưng lại không được bảo vệ và công an gác cổng tòa Hà Nội cho vào dự tòa. Khi luật sư nhờ Thư ký Tòa can thiệp, thì chỉ được vào 2 người nhưng phải ngồi ngoài hành lang… nghe, vì phòng xử đóng cửa. Một luật sư ở Hà Nội đã nói nhỏ: “phải chi tiền”… và ngay buổi chiều, cả 7 người thân đều được qua cổng tòa án vào trong phòng xét xử… và được gặp bị cáo. Số tiền “phải chi ra” bao nhiêu, thân chủ không tiết lộ với luật sư. Còn ở Sài gòn, báo Tuổi trẻ kể: “Ở TAND TP.HCM, việc người dân vào tòa xem xét xử dễ dàng hơn khi cánh cổng vào tòa luôn mở rộng. Nhưng ở tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM trên tầng 2, mọi việc có vẻ khó khăn hơn. Người đến đây đều phải xuất trình giấy tờ cho bảo vệ. Một số sinh viên luật đến dự phiên tòa để học tập, có chứng minh nhân dân nhưng không có giấy giới thiệu của trường cũng bị bảo vệ không cho vào”. Rõ ràng, ngay ở nơi gọi là “bảo vệ công lý”, “thượng tôn pháp luật” họ vẫn ngang nhiên vi phạm pháp luật với nhiều mục đích khác nhau.
8C9AE873-9934-49DA-98A0-0A86FB47526A
“Hình ảnh thường thấy hằng ngày ở cổng TAND TP Hà Nội: người dân chờ đợi, năn nỉ bảo vệ cho vào tòa – Ảnh: Tâm Lụa”
Huyền Trang, VRNs: Thưa cha, cha có lời khuyên nào cho những người muốn tham dự phiên tòa vào ngày 26.08.2014 tại Đồng Tháp ạ? 
Lm. Đinh Hữu Thoại: Theo tôi, tham dự phiên tòa là quyền, việc ngăn cản người dân tham dự phiên tòa là trái pháp luật. Lẽ vậy, tư thế, tác phong, cách hành xử của chúng ta phải thể hiện – bằng những biện pháp cần thiết, phù hợp pháp luật- khẳng định chúng ta đúng; người ngăn cản, bất kể họ là ai- đều đang sai, đang công khai vi phạm pháp luật. Tất nhiên, có thể không mang lại kết quả gì, nhưng ít ra, cho những người sai biết, chúng ta có quyền, chúng ta biết quyền và chúng ta đang thực thi quyền con người của mình.
Huyền Trang, VRN

PICS:Dân nghèo tại Thủ Thiêm bị cướp đất, bóc lột tới hơn 5 lần


Dân oan Thủ Thiêm (Danlambao) - Bí thư thành ủy Lê Thanh Hải thuộc nhóm lợi ích; nhân danh đảng cộng sản Việt Nam ăn cướp nhà đất của dân nghèo tại quận 2, Sài Gòn.

Tòa án nhân dân nhân danh nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phán: Cướp nhà đất của nhân dân là đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

Công an nhân dân cho rằng: Những người chống lại việc ăn cướp nhà đất là chống đối đảng và nhà nước, phải trừng trị đích đáng. Trước khi hành động đã uống thuốc kích thích nên mất hết tính người; dùng hóa chất độc hại, thuốc gây mê, xịt vòi rồng, xịt hơi cay… sau đó đánh đập dã man người dân nghèo không chấp nhận giao mặt bằng, không chịu quỳ gối xin tha, mở cửa cho chúng đánh cướp!

Đó là toàn cảnh diễn tiến việc cướp nhà đất của dân nghèo, tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm quận 2, Sài Gòn trong ba ngày liên tiếp 20, 21 và 22/08/2014.


Đáng chú ý là việc cướp nhà đất của dân nghèo quyết liệt nhất, gay go nhất, tàn ác nhất lại diễn ra đúng thời điểm có Đoàn Thanh tra của Chính phủ, đang thanh tra tại Sài Gòn. Trong tuần vừa qua, dưới sự dẫn dắt của Hiệp hội Dân oan Việt Nam, dân oan quận 9 và quận 2 liên tục biểu tình tại UBND TP HCM để phản đối cướp đất, nhưng đã bị bắt và đánh đập dã man!

Vào ngày 20/08/2014, chúng tổ chức đánh cướp nhà bà Hoàng Thị Bích 70 tuổi tại địa chỉ A14/2B khu phố 6, phường An Khánh quận 2. Trong nhà chỉ còn 10 người, gồm toàn đàn bà và con nít. 

Chúng sợ trong nhà có vũ khí để chống cự, nên khoảng 7 giờ sáng chúng tập trung hàng trăm người, chủ yếu là công an, an ninh chìm, chúng thăm dò, hù dọa… Mãi tới 14 giờ, khi trời đổ mưa lớn mới hành động; chúng dùng vòi rồng, hóa chất độc hại, hơi cay, gây mê khiến 2 cháu bé Phạm Đăng Khoa, 1 tuổi và cháu Phạm Tường Vi mới 5 tháng tuổi ngất xỉu. Lợi dụng lúc người nhà cấp cứu, chúng cho xe ủi tiến vào san bằng luôn ngôi nhà!

*

Từ sáng sớm ngày 21/08/2014 chúng họp rút kinh nghiệm việc cướp ngày hôm qua, nên huy động rất đông cảnh sát đặc nhiệm, bọn đầu gấu, xã hội đen, bọn nghiện ngập... kéo đến căn nhà số B79/39 khu phố 1, phường Bình An, quận 2. 

Đây là căn nhà đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở của gia đình ông Nguyễn Bình Minh. Căn nhà này đã được xác định là nằm ngoài ranh quy hoạch và ranh thu hồi đất khu đô thị mới Thủ Thiêm. 

Quá phẫn nộ trước việc cướp ngày, hai vị lão thành cách mạng tự nhận thấy mình có lỗi vì đã góp công, xây dựng ghế cho bọn cướp ngày. Nên hai ôngị đã quyết cùng vợ chồng ông bà Nguyễn Bình Minh tử thủ để chống bọn ăn cướp! Nhưng cả 2 ông đã lầm, nó coi 2 ông như là tội phạm: Bị xịt hóa chất độc hại, thuốc gây mê, hơi cay… rồi bắt 2 ông như tội phạm và bị đối xử như con vật.


Trong hình ông Nguyễn Văn Nhỏ tự Ba Nhỏ, 84 tuổi, nguyên là trung tá. Ông Trần Đình Chương 83 tuổi, tự Năm Chương, nguyên là sĩ quan cao cấp ngành tình báo, chụp hình cùng vợ chồng ông Minh, trước căn nhà bị ăn cướp.


*
Suốt từ 6 giờ sáng đến 18 giờ ngày 22/08/2014, bọn cướp ngày mà lực lượng chủ yếu là “côn an nhân dân”, mật vụ, đặc nhiệm, xã hội đen, đầu gấu… tập trung tại nhà bà Nguyễn Thị Hà, B12/1A Lương Định Của, khu phố 1, phường Bình An.

Ngôi nhà này cũng đã được Sở Tài nguyên Môi Trường xác định là nằm ngoài ranh thu hồi đất và Sở Quy hoạch Kiến trúc xác định không nằm trong ranh quy hoạch, nhưng chúng quyết tâm đánh cướp.

Trước sự chống trả quyết liệt của bà Hà cùng mẹ bà là bà Lê Thị Nga, thương binh hạng 4/4, thương tật 21%, bệnh binh 61%; và bố bà Hà là ông Nguyễn Thế Vinh, thương binh hạng 3/4, thương tật 41% cùng toàn thể nhân dân, đã chuẩn bị xăng, axit, gaz… bọn ăn cướp nghi là có vũ khí, cùng chất nổ nên đã phải lần lượt rút lui có trật tự!

Cũng xin nhắc lại:

Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm, quận 2 là dự án 9 không :

1/ Không có quyết định thu hồi đất. Nhằm ăn cướp nhà đất của nhân dân
2/ Không có phương án đền bù. Nhằm bóc lột và bần cùng hóa nhân dân.
3/ Không có đất tái định cư đúng quy định. Vì đã chia 169 ha cho 64 dự án kinh doanh
4/ Không đền bù theo giá tại thời điểm thu hồi đất. Để hưởng chênh lệch
5/ Không nằm trong ranh quy hoạch và ranh thu hồi, nhưng vẫn bị chiếm đoạt .
6/ Không giải quyết khiếu nại đúng thời hạn. Để dân không khiếu kiện được.
7/ Không có quyết định phá dỡ nhà ở. Nhưng cho xe ủi cày nát.
8/ Không có tiền, phải đi vay mượn, mỗi ngày phải trả lãi vay gần 6 tỷ VNĐ
9/ Không có nhà đầu tư, do khiếu nại gay gắt. Các nhà đầu tư lớn đều bỏ chạy.

Dân nghèo tại Thủ Thiêm bị bóc lột tới hơn 5 lần:

1/ Bị bóc lột mất nhà và đất
2/ Bị bóc lột lần 2 khi phải mua nơi ở mới với giá cao.
3/ Bị bóc lột lần 3 khi phải mua chung cư chất lượng thấp giá cao.
4/ Bị bóc lột quyền khiếu kiện.
5/ Bị bóc lột quyền làm người .
Không như lời ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Sợ nhất là nhân dân mất niềm tin, nhưng dân nghèo chúng tôi làm gì có niềm tin mà mấy ông sợ mất!

Nhân dân bây giờ chỉ chứa đầy sự uất hận, sự căm thù, sự khinh bỉ…

Chắc chắn một ngày không xa, nhân dân bị oan sẽ bắt bọn ác ôn, bọn ăn cướp phải trả nợ!

Dưới đây là một số hình ảnh của dân oan quận 2 và quận 9 đến trụ sở UBND TP.HCM, địa chỉ: 86 Lê Thánh Tôn, Bến Thành, Quận 1 yêu cầu Chủ tịch UBND là ông Lê Hoàng Quân phải ra tiếp và đối thoại với người dân, tuy nhiên ông ta đã trốn trong phòng không dám ra gặp dân.