Wednesday, February 1, 2017

Sản xuất 4 tỷ lít bia, Việt Nam quyết trở thành ‘cường quốc nhậu’

Việt Nam là một “cường quốc tiêu thụ bia” cao nhất Ðông Nam Á. (Hình: Báo Ðất Việt)
HÀ NỘI (NV) – Nếu đạt được mục tiêu tăng trưởng 10% của năm 2017 “đúng quy hoạch của nhà nước,” dự tính tổng số lượng bia sản xuất của Việt Nam đạt mức xấp xỉ 4 tỉ lít.
Theo Hiệp Hội Bia Rượu Nước Giải Khát Việt Nam, năm 2016, các doanh nghiệp sản xuất bia trong nước sản xuất gần 3.8 tỉ lít, bằng 85.6% kế hoạch đặt ra.
Nói với phóng viên báo Ðất Việt, ông Lê Văn Ðược, đại diện Hiệp Hội Bia Rượu Nước Giải Khát Việt Nam cho biết, “Ngành bia rượu Việt Nam trong những năm qua phát triển theo đúng quy hoạch của nhà nước.”
Trước đó, hồi Tháng Chín năm 2016, Bộ Công Thương đã phê duyệt “Quy hoạch phát triển ngành bia, rượu, nước giải khát Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.” Theo đó, đến năm 2035, Việt Nam phải sản xuất khoảng 5.5 tỷ lít bia; 350 triệu lít rượu.
Trong khi đó, theo kết quả điều tra diện rộng của Bộ Y Tế, tính đến Tháng Giêng năm 2016, Việt Nam tiêu thụ khoảng 3.4 tỉ lít bia, 70 triệu lít rượu có nhãn mác, chưa kể khoảng 200 triệu lít rượu tự nấu trong dân.
Với lượng rượu bia sử dụng tăng nhanh chóng, Việt Nam trở thành quốc gia tiêu thụ bia cao nhất Ðông Nam Á, đứng thứ 3 Châu Á sau Nhật Bản, Trung Quốc và nằm trong số 25 quốc gia đứng đầu thế giới.
Ông Nguyễn Thanh Long, thứ trưởng Bộ Y Tế cảnh báo: ”Tỉ lệ dùng rượu bia đang tăng quá nhanh so với các chỉ số khác. Nếu không có biện pháp mạnh tay để hạn chế, Việt Nam sẽ là quốc gia đứng đầu thế giới về sử dụng rượu bia. Hiện có đến 77.3% nam giới sử dụng rượu bia, đây là con số cao nhất thế giới, gấp gần 2 lần mức trung bình. Trong số đó tỉ lệ nam giới dùng bia rượu ở mức độ có hại cũng tăng chóng mặt từ 25% lên trên 44% sau 5 năm. (Tr.N)

Việt Nam: 30 người chết, 47 bị thương trong ngày mùng 5 Tết

Chiếc xe van 16 chỗ hư hỏng nặng phần hông và phần đầu sau tai nạn bị tàu hỏa đâm. (Hình: Báo Tuổi Trẻ)
ÐỒNG NAI (NV) – Mùng 5 Tết, ngày nghỉ Tết cuối cùng ở Việt Nam đã xảy ra 41 vụ tai nạn giao thông, trong đó có nhiều vụ nghiêm trọng, làm ít nhất 30 người chết, 47 người bị thương.
Báo Tuổi Trẻ cho hay, tính đến 1 giờ chiều 1 Tháng Hai, (mùng 5 Tết), Ban An Toàn Giao Thông tỉnh Ðồng Nai xác định, ngoài 2 người chết tại chỗ trong vụ tai nạn đường sắt đâm xe du lịch, còn có 7 người khác bị thương, trong đó có 4 trẻ em bị thương rất nặng. Những người bị nạn trên xe khách hầu hết là bà con với nhau.
Ông Phạm Anh Tuấn, phó khoa Ngoại Tổng Hợp, bệnh viện Nhi Ðồng Ðồng Nai cho biết, trong số 4 bệnh nhi điều trị tại bệnh viện có 3 ca chẩn đoán bị chấn thương sọ não, trong đó 2 ca tiên lượng nặng. Hiện các bác sĩ đang tích cực cứu chữa.
Vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 10 gờ 15 cùng ngày, khi chiếc xe 16 chỗ băng qua đường ray đoạn gần cầu Ghềnh, thành phố Biên Hòa và bị xe lửa Goldtrain SQN1 chạy từ Quy Nhơn về Sài Gòn tông phải.
Theo báo Tuổi Trẻ, tại hiện trường, chiếc xe 16 chỗ bị hất văng khoảng 20 mét hư hỏng nặng phần hông và phần đầu.
Cùng thời gian trên, tại huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, xe hơi do ông Phạm Văn Lai (41 tuổi), trú thành phố Vinh, lái đang chạy đến địa phận 2 xã Võ Liệt và Ngọc Sơn, huyện Thanh Chương, thì va chạm với 2 chiếc xe gắn máy, khiến 3 người đi trên xe gắn máy bay qua lan can cầu, rơi từ độ cao khoảng 15 mét xuống đất. Hậu quả làm 2 trong số 3 nạn nhân chết tại chỗ, 2 người còn lại bị thương nặng, phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch.
Trước đó, vào rạng sáng cùng ngày, tại xã Quỳnh Lâm, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, xe hơi 4 chỗ do ông Vũ Hồng Phương (35 tuổi), trú huyện Quỳnh Lưu lái chở theo 3 người từ đường nhỏ ra ra quốc lộ 1A. Lúc băng qua đường ngang dân sinh giao nhau với đường sắt Bắc-Nam, do ông Phương thiếu quan sát, chạy ẩu, đã bị xe lửa NA16 chạy hướng Vinh-Hà Nội tông phải.
Cú va chạm mạnh khiến xe hơi bị hất văng khoảng 10 mét, bay xuống ruộng lúa bên đường. Xe hơi bị dập nát, cả 4 người đi trên xe đều bị thương nặng, được đưa đi cấp cứu trong tình trạng nguy kịch. (Tr.N)

Cáo bảo chó vàng phải là “mặt tiền”

Dân Đen (Danlambao) - Số là các anh “thợ viết” (phóng viên báo chí) của đảng cộng sản cho hay, đồng chí Nguyễn Quang Thuận, phó đội trưởng Đội tuần tra kiểm soát thuộc phòng cảnh sát giao thông (CSGT) công an tỉnh Hà Giang khẳng định “mọi năm chúng tôi làm gì có thưởng tết, năm nay cũng chả có đâu. Lực lượng vũ trang của chúng tôi từ trước đền giờ đều không có thưởng tết. Do đặc thù công việc của ngành nên ít người nhắc tới thôi. Công việc thì vất vả những mỗi ngày trực tết như thế cũng chỉ được hỗ trợ có mấy chục nghìn thôi”. Đó cũng là lời khẳng định của đồng chí trung tá Lê Tú thuộc CSGT Hà Nội và cũng là của các "chiến sĩ CSGT".

Bỗng cảm thấy chạnh lòng trước những lời “tâm sự” của các đồng chí CSGT, bởi công việc vất vả nhưng các anh còn thua cả một công nhân lao động bình thường tại một công ty hay cơ sở làm ăn khác. Lương tháng của CSGT dăm ba củ, đã vậy còn không được thưởng, làm sao đủ sống đây. Tết thì vật giá leo thang, với khoản hỗ hậu hỉ mấy chục nghìn ấy thì làm sao mua sắm tết tư cho vợ, con hay nhân tình, bồ nhí này nọ. Ấy là chưa kể các khoản phong bì cho các sếp trong những ngày tết (năm nay các sếp lệnh không được biếu quà). Nhưng bù lại các anh ấy được đi xe phân khối lớn do nhà nước cấp, hằng ngày các anh ấy kiếm bánh mì ăn sáng, ăn trưa, ăn chiều, ăn tối, ăn khuya, ăn bất kể khi nào các ảnh có thời gian để đứng đường. Chắc tại công việc vất vả nên phải ăn nhiều để có sức làm việc, vì thế nên anh nào anh ấy mập như heo. Tết năm nay các anh ấy không được thưởng mà chả thấy anh nào tỏ ra buồn bã, ngược lại còn rất nhiệt tình trong tuyên bố sẽ “tận tình” phục vụ nhân dân trong dịp tết. Chả thế mà chủ tịch nước Trần Đại Quang đã đến động viên, thăm hỏi và nhắc nhở “các chiến sĩ cảnh sát giao thông phải là mặt tiền” và phải xây dựng hình ảnh càng đẹp trong mắt người dân ấy chứ. Đã là mặt tiền thì phải đẹp nên lâu lâu các anh CSGT bày trò kiểu như giúp các trẻ em, cụ già qua đường, hay kiểu như dùng xe công vụ đưa người trễ tàu về quê ăn tết v.v và v.v.

Trần Đại Quang từng là Bộ trưởng Bộ công an nên chắc chắn rất hiểu những “khó khăn” của ngành. Bởi thuộc hạ của ông hằng ngày phải đứng đường, vất vả là thế mà dân chúng thường hay chửi này nọ, thương thì họ gọi là Pikachu vàng, ghét thì người ta kêu là tụi chó vàng đứng đường, âu yếu thì bảo là con sâu gặm tiền. Đấy, đặc thù công việc của một chiến sĩ cảnh sát giao thông là thế đấy. Dân là thế nhưng với Chủ tịch nước thì các đồng chí ấy phải là “mặt tiền”, nghĩa là vác mặt ra đứng đường thì phải lấy được tiền của dân.

Hệ thống giao thông tại các thành phố lớn của Việt Nam thường xuyên xảy ra tình trạng kẹt xe, đặc biệt vào dịp tết cổ truyền, vấn đề này càng trở nên phức tạp. Tuy nhiên sự phức tạp ấy chẳng ảnh hưởng gì tới “mặt tiền” của những con sâu gặm tiền này. Vì những lúc kẹt xe như thế thì CSGT đang phải thập thò, rình rập người tham gia giao thông ở những quốc lộ, những đoạn đường thông thoáng, những lùm cây, cột điện (để bắn tốc độ) nơi mà người dân và các phương tiện giao thông được những CSGT “phục vụ” trong sự “quyết tâm” cao độ nhằm kiếm “bánh mì”. Đa phần những người tham gia giao thông vào dịp này luôn có tâm lý mong được về đoàn tụ với gia đình trong những ngày tết hay vội vàng trở lại các thành phố lớn để làm việc. Đây là một cơ hội để những con sâu gặm tiền tích cực hoàn thành nhiệm vụ do đồng chí Chủ tịch nước kêu gọi.

Hình ảnh của CSGT trong mắt người dân luôn đi liền với việc phải dùng tiền để hối lộ mỗi khi bị thổi dừng phương tiện. Vì thế người dân Việt Nam luôn cảm giác lo lắng mỗi khi tham gia giao thông trong dịp tết. Sự lo lắng chưa phải là tai nạn giao thông mà là gặp các con sâu gặm tiền đứng đầy đường. Đã thế các con sâu gặm tiền này lại tuyên bố sẽ “quyết tâm phục vụ nhân dân” trong những ngày tết. Trần Đại Quang quả là cáo già với khả năng nhìn xa trông rộng khi yêu cầu CSGT phải là “mặt tiền” trong dịp tết.

02.02.2017

'Quá muộn' để cản Trung Quốc chiếm đất biển Đông?

Máy bay chiến đấu J-15 từ tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc tiến hành một cuộc tập trận trong khu vực Biển Đông, ngày 2/1/2017.
Máy bay chiến đấu J-15 từ tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc tiến hành một cuộc tập trận trong khu vực Biển Đông, ngày 2/1/2017.
Theo VOA-01.02.2017
 Lam Thủy
Cựu Tư lệnh Lực lượng Quốc phòng Úc (ADF) Angus Houston cho biết, đã “quá muộn” để ngăn Trung Quốc lấy đất ở Biển Đông.
Theo The Australian, ông Angus – người từng đứng đầu ADF từ năm 2005 – 2011, phát biểu trong một buổi hội thảo an ninh quốc gia ở Canberra rằng những hình ảnh mà ông nhìn thấy về việc quân sự hóa các đảo cho thấy sự hiện diện của Trung Quốc là “vĩnh viễn”.
Ông nói: “Theo quan điểm của tôi, quá muộn để ngăn chương trình của Trung Quốc ở Biển Đông. Điều quan trọng bây giờ là đảm bảo tự do hàng hải và quyền đi qua lại không gây hại. Chúng ta cũng cần tìm cách giải quyết tranh chấp lãnh thổ phù hợp với luật pháp quốc tế và không khuyến khích các quốc gia hành động đơn phương theo cách có thể gây đe dọa đến hòa bình và ổn định khu vực. Từ đây, một cách tiếp cận thận trọng là cần thiết.”
Ông Angus cho biết, theo sau cuộc bầu cử của Tổng thống Donald Trump, đã có sự bất ổn định trong chiến lược của Mỹ ở khu vực, nhưng kêu gọi một “sự hiện diện mạnh mẽ và vĩnh viễn” ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Tuy nhiên, Giáo sư Ngô Vĩnh Long, một học giả nghiên cứu về quan hệ châu Á – Mỹ tại Hoa Kỳ, lại cho rằng không muộn trong việc ngăn cản Trung Quốc chiếm đất ở Biển Đông bởi phán quyết của Tòa án Quốc tế The Hague là cơ hội để các nước trong khu vực chống lại Trung Quốc.
Giáo sư Long nói: “Việt Nam là nước có lãnh hải dài nhất trong khu vực, là nước sát Trung Quốc, là cửa ngõ cho Trung Quốc vào Đông Nam Á, nếu Việt Nam thấy địa thế của mình là quan trọng thì Việt Nam nên đẩy mạnh các nước trong khu vực theo phán quyết của Tòa án Quốc tế.”
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Mỹ - Trung sẽ “đi đêm”?
Cũng phát biểu tại hội thảo, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Satoshi Morimoto nói, ông lo sợ Tổng thống Donald Trump có thể ký một thỏa thuận thương mại bí mật với Trung Quốc mà cho phép quốc gia này gia tăng các hoạt động quân sự ở Biển Đông.
Giáo sư Morimoto cho biết, vẫn còn tồn tại nhiều bất ổn về tính hiệu quả của chính quyền mới đối với an ninh khu vực. Tuy nhiên, khi được hỏi về sự chia rẽ tiềm tàng không thể đoán trước của chính quyền Trump, ông Morimoto cho biết, điều ông lo sợ là tổng thống Mỹ có thể đàm phán trực tiếp với Trung Quốc một thỏa thuận phù hợp với những lợi ích ngắn hạn.
Về khả năng xảy ra một cuộc “đi đêm” giữa chính quyền Trump và Bắc Kinh, Giáo sư Long nhận định: “Đến nay ông Trump chỉ nghĩ đến lợi ích của ổng và những người xung quanh ổng thôi. Vấn đề lớn là lợi ích của Mỹ. Bây giờ nếu không có sự thông thương ở Biển Đông thì Mỹ sẽ bị thiệt hại rất lớn. Đến lúc nào đó, tôi nghĩ những người trong hai đảng Dân chủ và Cộng hòa cũng như những người trong bộ máy chính quyền sẽ phản đối. Lúc đó, một là ông Trump theo chính sách ông hô hào hiện nay mà bất lợi cho Mỹ hay là ổng phải thay đổi chính sách. Nếu thay đổi chính sách thì những gì các chính quyền từ trước đến nay làm rất bài bản, thì chính quyền ông Trump phải trở lại những chiến lược, chính sách lúc trước, nếu không sẽ rất nguy cho nước Mỹ và các nước khác trên thế giới.”
Tàu sân bay của Trung Quốc ở Biển Đông.
Tàu sân bay của Trung Quốc ở Biển Đông.
Bàn cờ khu vực
Trong bối cảnh tranh chấp ở khu vực Biển Đông vẫn tiếp tục gia tăng và những quan ngại về một “liên minh” Mỹ-Trung, luật sư Vũ Đức Khanh, một chuyên gia nghiên cứu về vấn đề Biển Đông tại Canada cho biết, Việt Nam đang rất “cô đơn” trong vấn đề này nhưng có nhiều dấu hiệu cho thấy Việt Nam sẽ ngả về phía Trung Quốc.
Ông nói: “Từ khi Trung Quốc đẩy mạnh việc cải tạo các đảo ở khu vực Trường Sa thì Việt Nam đã cô đơn. Chính sách đối ngoại của Việt Nam là muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới, việc này không có gì sai. Cái sai là chính phủ Việt Nam vẫn tiếp tục viện cớ ở sát bên Trung Quốc, nếu có những chính sách quá đột phá thì sẽ bị Trung Quốc thôn tính. Nhưng ngược lại, Việt Nam càng ngày càng bị lệ thuộc rất nặng nề vào Trung Quốc.”
Trước hai tình huống Mỹ - Trung sẽ bắt tay hoặc đối đầu nhau có ảnh hưởng ra sao đối với Việt Nam, luật sư Khanh nói: “Tôi nghĩ tình huống thứ nhất, ông Donald Trump và Trung Quốc sẽ bắt tay nhau để chia lại bàn cờ khu vực thì tôi nghĩ khả năng đó xảy ra nhiều hơn là khả năng ông Trump sẽ đối đầu bằng một cuộc chiến tranh lạnh với Trung Quốc, sau đó có thể dẫn tới cuộc chiến tranh nóng bằng quân sự. Với tình huống thứ nhất thì một lần nữa Việt Nam bị bán đứng bởi hai cường quốc, Trung Quốc và Hoa Kỳ.”
Luật sư Khanh cho biết thêm, quay trở lại thời điểm cuối thập niên 60, đầu thập niên 70, nhân dân hai miền Nam-Bắc, đã phải đổ máu để giải quyết bài toán cán cân quyền lực trong khu vực. Nếu Việt Nam không có sự thay đổi chiến lược với phương cách mở rộng tự do chính trị ở trong nước để kêu gọi các lực lượng yêu nước cùng bảo vệ đất nước thì Việt Nam có thể sẽ mất luôn cả Trường Sa trong điều kiện này.

Đảng phải tìm ‘hòa hợp dân tộc về văn học’?

Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam Hữu Thỉnh đột ngột thông báo sẽ ‘Mời tất cả các nhà văn hải ngoại, kể cả những người đã cầm bút phục vụ chế độ cũ, về dự ‘Hội nghị hòa hợp dân tộc’ dịp giỗ tổ Hùng Vương’. Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam Hữu Thỉnh đột ngột thông báo sẽ ‘Mời tất cả các nhà văn hải ngoại, kể cả những người đã cầm bút phục vụ chế độ cũ, về dự ‘Hội nghị hòa hợp dân tộc’ dịp giỗ tổ Hùng Vương’.

Theo VOA-01.02.2017 
Phạm Chí Dũng
Có những dấu hiệu khá rõ cho thấy một chủ trương - chiến dịch “chiêu dụ người Việt hải ngoại” một lần nữa được đảng chỉ đạo thực hiện từ đầu năm 2017. Chỉ có điều khác với tư thế đủng đỉnh của Nghị quyết 36 “về công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài” ra đời 13 năm trước, lần này mọi chuyện có vẻ vội vã và có ý nghĩa sinh tử hơn nhiều…
Đột biến
Ngày giỗ tổ Vua Hùng lại rất cận kề: 10/3/2017.
Làm thế nào để Hội Nhà văn Việt Nam của ông Hữu Thỉnh có thể hoàn thiện khâu tổ chức (kinh phí, liên lạc, mời, đón tiếp, hội nghị…) chỉ trong vòng 2 tháng kể từ ngày ra thông báo trên, trong khi những kế hoạch “kiều vận” trước đây của cơ quan chuyên trách là Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài thông thường phải mất ít nhất 6 tháng để chuẩn bị và phải thông qua nhiều cấp đảng, chính quyền và đặc biệt là hằng hà cơ quan an ninh thuộc Bộ Công an?
Còn nhớ vào ngày 16/12/2016, tại Hội nghị văn học 2016 do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức ở Hà Nội, ông Hữu Thỉnh đã than vãn về việc kinh phí hàng năm của Hội Nhà văn Việt Nam bị ngân sách trung ương cắt giảm đến 50%, đồng thời bất ngờ nêu ra ý tưởng về tổ chức “hội nghị hòa hợp dân tộc về văn học”. Chỉ khoảng 3 tuần sau, dường như đề xuất này đã được cấp trên phê duyệt và “đưa nghị quyết vào đời sống” - một tốc độ phi mã đáng kinh ngạc so với thói quen “ngủ ngày” của đảng trước hiện tình khốn quẫn của dân tộc.
Một câu hỏi đương nhiên được đặt ra: ý tưởng trên là tác phẩm riêng của ông Hữu Thỉnh hay chính là một chủ trương và sách lược của “đảng ta”?
Ý tưởng của ai?
Nổi tiếng là một nhà thơ “ngoan”, Hữu Thỉnh chưa bao giờ thể hiện tính cách tự sáng tạo vượt quá khuôn khổ và khuôn phép của đảng. Hội Nhà văn Việt Nam cũng bởi thế đã luôn bị xem là “cánh tay nối dài của đảng” trải qua nhiều nhiệm kỳ cơ cấu chủ tịch nghiễm nhiên cho ông Hữu Thỉnh.
Nhưng bây giờ, xem ra ông Hữu Thỉnh có cả chủ trương lẫn ngân sách nhà nước, thậm chí còn có thể được ai đó tự nguyện tài trợ để tổ chức “hội nghị hòa hợp dân tộc về văn học”.
Một video đã tường thuật nguyên văn phát biểu của ông Hữu Thỉnh về “hội nghị hòa hợp dân tộc về văn học”: “Đây là một sự kiện chưa từng có, Tổng Bí thư có hỏi tôi rằng: Có phải đây là lần đầu tiên tổ chức hội nghị này không? Tôi trả lời: Đây là lần đầu tiên chúng ta sẽ tổ chức vào dịp Giỗ tổ Hùng Vương 10/3 (âm lịch) 2017…”.
Hữu Thỉnh đã có “ô”. Cái ô chủ trương đó chính là Nguyễn Phú Trọng, cho dù chưa biết ông Trọng có phải là nhân vật chủ xướng về chủ trương này hay thuộc về một nhân vật khác hay một nhóm lãnh đạo khác.
Nhưng “sự kiện chưa từng có” là hoàn toàn đúng, vì hoạt động tổ chức hội nghị vừ kể là chưa từng có tiền lệ trong suốt chiều dài lịch sử của đảng.
Những thâm ý chính trị
Từ thời “Mở cửa” đến nay, đảng và công an đã chỉ chấp nhận rất hạn chế một ít văn sĩ và nghệ sĩ hải ngoại về nước, sau khi đã làm “đúng quy trình” về tất cả những gì có thể bảo đảm là những nghệ sĩ hải ngoại ấy sẽ không gây hại cho “an ninh quốc gia”. Phạm Duy, Khánh Ly, Hương Lan… là một ít ví dụ.
Nhưng không hề có chuyện “mời tất cả nhà văn hải ngoại”…
Vì nếu là “mời tất cả”, đảng sẽ phải mời cả các nhà văn thuộc dòng “chống cộng” của Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975 và những nhà văn hải ngoại đối kháng với chế độ Cộng sản sau năm 1975. Đây quả là một hành động chưa có tiền lệ và sẽ mang lại rủi ro không ít cho Hà Nội, nếu có những nhà văn “chống cộng” về nước và cất lên tiếng nói công khai ngay giữa lòng chế độ cầm quyền.
Dường như có một cái gì đó thật sự thúc bách đảng phải làm như vậy.
Kế hoạch tổ chức “hội nghị hòa hợp dân tộc về văn học” của Hội Nhà văn Việt Nam cũng bởi thế mang ý nghĩa một chỉ dấu đặc biệt, thậm chí rất đặc biệt, không chỉ về công tác vận động “kiều bào ta” ở nước ngoài mà còn ẩn lồng những thâm ý chính trị.
Mọi việc hình như được khởi đầu từ mảng văn học và nhà văn, thông qua Hội Nhà văn Việt Nam và “chính khách - nhà thơ” Hữu Thỉnh.
Chưa kể một động tác thăm dò nho nhỏ khi chính quyền cho phép “Họp mặt cán binh và thân nhân Hoàng Sa, Gạc Ma” ngay tại Hội trường Thống Nhất (tên gọi cũ là Dinh Độc Lập) lại Sài Gòn vào đầu năm 2017, dù chẳng có quan chức nào đến dự.
Nếu kế hoạch này thành công dù chỉ ở một mức độ khiêm tốn, đảng sẽ được tiếng “mở rộng vòng tay khoan hồng” trong mắt cộng đồng người Việt hải ngoại. Tiếng vang dù nhỏ nhoi ấy sẽ có thể khiến một số “kiều bào ta” tiếp thêm “đạn” cho nền kinh tế và qua đó là chế độ trong nước bằng con đường kiều hối về Việt Nam.
Nếu vào đầu năm 2016, các cơ quan bộ ngành của Việt Nam vẫn còn hào hứng đặt ra kế hoạch thu hút kiều hối đến 12 tỷ USD cho năm tài khóa, thì đến cuối năm 2016, báo chí cho biết lượng kiều hối thực gửi về Việt Nam chỉ có 9 tỷ USD, tức đã giảm đến 25% so với năm 2015 - một sự sụt giảm mạnh nhất trong vòng 23 năm qua.
Với 3 tỷ USD bị sụt giảm từ lượng kiều hối, GDP danh nghĩa của Việt Nam sẽ bị giảm khoảng 1,5% trong năm 2016.
Nguồn cung kiều hối từ thị trường Mỹ lại chiếm khoảng 60% tổng kiều hối từ hơn 4 triệu người Việt Nam sinh sống và làm việc tại 187 quốc gia trên thế giới, khi kiều hối từ thị trường này giảm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tổng lượng kiều hối gửi về Việt Nam.
Vậy làm sao để khắc phục khó khăn và thu hút kiều hối mạnh trở lại để “làm giàu cho đất nước”?
Và làm thế nào để đạt được một thâm ý sống còn hơn hết thảy: cộng đồng người Việt ở các quốc gia, đặc biệt ở Mỹ, sẽ “để yên” cho nhiều quan chức và thân nhân quan chức Việt Nam ung dung rửa tiền, mua sắm nhà cửa, kinh doanh và hưởng thụ cuộc sống ở xứ sở tượng trưng cho lối thoát, nếu tình hình trong nước “có biến”?
‘Trước hết phải hòa giải với giới bất đồng trong nước’
Giới nhà văn hải ngoại, trong đó chủ yếu giới nhà văn “chống cộng”, lại tập trung ở “thị trường Hoa Kỳ”. Nếu các nhà văn này được “kiều vận” thành công, thị trường kiều hối Mỹ về Việt Nam sẽ có thể phục hồi phần nào.
Còn nếu kinh tế khốn quẫn hơn nữa mà có thể gây hại trực tiếp đến chân đứng của chế độ, không loại trừ khả năng đảng sẽ chỉ đạo “mở toang”.
Tuy thế, không phải cứ muốn là có được, nhất là sau 13 năm triển khai Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài nhưng nhiều trí thức hải ngoại đã nhận ra rằng không hề có đất dụng võ ở Việt Nam, còn những nhà văn nào chỉ mới ho he khác biệt chính kiến với đảng là bị công an sách nhiễu và cấm nhập cảnh.
Một người ở Paris cho biết chỉ một tuần trước thông báo tổ chức “Hội nghị hòa hợp dân tộc về văn học” của Hội Nhà văn Việt Nam, một nhà văn Việt quốc tịch Pháp chẳng mấy liên quan đến chính trị đã bị Bộ Ngoại giao Việt Nam từ chối cấp visa nhập cảnh vào Việt Nam.
Tôi tin là chẳng có văn sĩ hải ngoại nào chịu về Việt Nam cho dù có được Hội Nhà văn Việt Nam mời. Họ có tin đâu mà về? Họ lại còn sợ bị bắt bỏ tù nữa chứ… Có về thì chỉ mấy tay nhà văn thân chính quyền mới về thôi” - một nhà văn hải ngoại cười khẩy.
Còn với một nhân vật hoạt động nhân quyền cho Việt Nam ở hải ngoại: “Hãy nhìn những gì cộng sản làm. Nếu đảng Cộng sản Việt Nam muốn hòa hợp hòa giải dân tộc thì đầu tiên họ phải hòa giải với giới bất đồng chính kiến ở quốc nội. Thấy mới tin. Có hòa giải và đối thoại được như vậy thì hải ngoại mới có thể tin và mới tính đến chuyện về Việt Nam”.
Cần nhắc lại, một trong những tổ chức bất đồng chính kiến trong nước chính là Ban vận động Văn đoàn độc lập Việt Nam - tổ chức đã từng bị Hội Nhà văn Việt Nam của “đồng chí Hữu Thỉnh” quyết liệt tham mưu cho đảng và công an để coi là “chống đối” và tìm mọi cách để trấn áp.
* Blog của nhà báo Phạm Chí Dũng là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Dân Việt 'hạnh phúc và lạc quan kinh tế'?

Ảnh minh họa.Ảnh minh họa.

Theo VOA-31.01.2017 
Phạm Chí Dũng
‘Hạnh phúc’ hay thảm cảnh?
Một tổ chức chẳng mấy tiếng tăm là Indochina Research vừa gây quá nhiều tai tiếng khi công bố “Việt Nam là nước hạnh phúc thứ 4 trên thế giới với chỉ số hạnh phúc là 78%” trong khuôn khổ cuộc điều tra cuối năm 2016 do mạng lưới Win/Gallup International thực hiện tại 66 quốc gia.
Nếu vào tháng 3/2016 khi Liên Hiệp Quốc công bố một bảng xếp hạng chỉ số hạnh phúc, trong đó Việt Nam đứng thứ 96, khá nhiều tờ báo nhà nước và đặc biệt là báo đảng đã mượn gió bẻ măng với hàng loạt bài tung hô thành tích đầy tính hoang tưởng này, đến cuối năm 2016 đã chỉ thấp thoáng vài cái tên báo quốc doanh sa vào vòng trơ tráo ấy.
Ngay một chuyên gia nhà nước là Tiến sĩ Khuất Thu Hồng cũng phải thổ lộ rằng dù Việt Nam được Liên Hiệp Quốc xếp hạng 96 về chỉ số hạnh phúc, bà vẫn thấy thứ hạng này được ưu ái.
Tiến sĩ Khuất Thu Hồng nhận xét rằng kết quả xếp hạng khá phiến diện sẽ làm nhiều người bị… ru ngủ. Theo Tiến sĩ Hồng, nếu xét trên tiêu chí tuổi thọ thì Việt Nam không phải là nước có tuổi thọ cao để đáng phải tự hào. Còn tiêu chí cảm giác thoải mái, rất khó để nói người dân Việt Nam hài lòng khi đang phải lo toan mọi thứ: từ thực phẩm độc hại đến kẹt xe, mất an toàn giao thông, môi trường tự nhiên bị tàn phá… Đó là chưa nói cuộc sống bức bách khiến tâm lý con người thay đổi, bạo lực gia tăng, sẵn sàng đâm chém nhau vì những va chạm rất nhỏ…
Tôi không hiểu thoải mái, hạnh phúc ở chỗ nào? Tôi không tin vào kết quả đó, phương pháp nghiên cứu này có vấn đề. Những người được hỏi chắc chắn không đại diện cho 90 triệu người dân Việt Nam.” - Tiến sĩ Hồng bức bối.
Còn Tiến sĩ Nguyễn Hồi Loan, Đại học quốc gia Hà Nội, cho rằng nếu Việt Nam đứng thứ 4 trên thế giới về hạnh phúc thì đó đúng là giấc mơ nhưng thực tế thì không phải như vậy: “Đối chiếu với một đất nước mà nỗi lo lắng luôn lơ lửng khắp nơi thì tôi cho là bảng đánh giá ấy hoàn toàn không chính xác. Ở đất nước mà ra đường luôn cảm thấy bất ổn, nghi kỵ lẫn nhau, cán bộ thì nhiều người lời nói không đi đôi với việc làm, ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông tràn lan, tội phạm phức tạp… thì làm sao hạnh phúc được?
Kết quả “lạc quan và hạnh phúc” của Indochina Research nêu ra lại “tự diễn biến” trong bối cảnh nợ công, nợ xấu ngập đầu, ngân sách gần như cạn kiệt, thảm họa mang tên Formosa, thảm cảnh do xả lũ miền Trung và rất nhiều công nhân không có tiền mua vé tàu xe về quê trong Tết 2017.
Thời gian cận Tết Nguyên đán 2017 cũng một lần nữa, trong nhiều năm liền lãnh đạo 15 tỉnh phải lên Văn phòng chính phủ xin gạo cứu đói cho dân. Cảnh tượng học sinh nghèo vùng cao phải ăn thịt chuột lại tái hiện. Những hình ảnh người nghèo chết không có nổi quan tài mà phải bó chiếu đưa về nhà lan rộng trên mạng xã hội.
‘Cực kỳ lạc quan kinh tế’ hay bờ vực sụp đổ?
Không chỉ bố cáo “Việt Nam hạnh phúc thứ 4 trên thế giới”, tổ chức Indochina Research còn nêu ra một đánh giá rất khó tin và khó hiểu: “Việt Nam cũng là nước lạc quan thứ 5 trên thế giới về viễn cảnh kinh tế trong năm 2017”.
Chi tiết rất đáng đối chiếu là chỉ một tháng sau đánh giá vừa kể của Indochina Research, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc bất thần thú nhận “nợ công nếu tính đủ thì đã vượt trần”, và đặc biệt nêu ra cụm từ cảnh báo đầy rủi ro: “sụp đổ tài khóa quốc gia”.
Năm 2016, tình hình thực tế ở Việt Nam đã “lạc quan” đến mức phần nợ công quốc gia đã vọt hẳn qua ngưỡng nguy hiểm 65% GDP và có thể lên đến 100 - 150% GDP, cho dù giới điều hành kinh tế và Quốc hội Việt Nam vẫn nhất quyết không chịu sửa Luật về Nợ công để tính cả phần vay nước ngoài của hàng trăm tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước vào nợ công quốc gia theo đúng tiêu chí của Liên Hiệp Quốc.
Trong bối cảnh ngân sách gần như cạn kiệt, Hà Nội đã phải dùng một phần không thể dây dưa của chi ngân sách để trả nợ cho các chủ nợ lớn nhất như Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng Phát triển Á châu… để sau đó Việt Nam mới được vay tiếp. Trong năm 2015, ngân sách Việt Nam đã phải xuất ra đến 20 tỷ USD để trả nợ, năm 2016 xuất ít nhất 12 tỷ USD, còn những năm sau cũng phải trả nợ quốc tế ít nhất hàng chục tỷ USD mỗi năm.
Lòng tham lam cộng với sự ngu dốt của quá nhiều ngân hàng thương mại và doanh nghiệp nhà nước trong thời kỳ đầu tư ồ ạt vào chứng khoán, bất động sản, bảo hiểm những năm 2006 - 2008 đã khiến nợ xấu tích tồn trong hệ thống ngân hàng Việt Nam vọt đến ít nhất 25 tỷ USD cho đến nay. Thế nhưng bất chấp thời kỳ thủ tướng và thống đốc ngân hàng cũ là Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Văn Bình công bố thành tích “đã quyết tâm kéo giảm nợ xấu về dưới 3%”, cho tới giờ toàn bộ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng vẫn hầu như chưa được xử lý. Toàn bộ thư chào bán nợ xấu cho nước ngoài vẫn không hề nhận được hồi âm…
Cùng lúc, quốc nạn bội chi ngân sách cũng chỉ tiến không lùi, dù ngân sách có thể đã phải giảm đến 40% so với nhu cầu chi tiêu vào năm 2016.
Khác hẳn vài năm trước, ngân sách trung ương đang cực kỳ khốn quẫn. Ngân sách này chỉ có thể lo việc chi trả lương và một ít đề mục về an sinh xã hội, còn đa phần “đầu tư phát triển” phải tiết chế đến mức tối thiểu. Sau trào lưu xây trụ sở và tượng đài từ ngàn tỷ đến chục ngàn tỷ vô tội vạ và vô liêm sỉ trong những năm trước, đến giờ ngân sách tìm ra một ngàn tỷ đồng để chi đã là khó khăn.
Một số chuyên gia đã tính toán rằng với cái đà thu thuế ngày càng ghê gớm nhưng chi vẫn không giảm, ngân sách chế độ chỉ chịu được tối đa 2 năm nữa.
Kể từ cơn khủng hoảng giá - lương - tiền 1985, có lẽ chưa bao giờ ngân sách Việt Nam lại rơi vào tình trạng bi đát như hiện nay. Mới đây, một nguồn giấu tên tiết lộ một sự thật chẳng mấy người muốn tin: Việt Nam vỡ nợ không còn là “nguy cơ” nữa, mà đã trở nên hiện hữu.
Cận cảnh đang lờ mờ hiện ra là ngân sách Việt Nam sẽ bị vỡ nợ hệt như Argentina hai lần vào năm 2001 và 2014.
Tình hình đã tồi tệ đến mức ngân sách chính quyền chỉ còn trông mong vào việc thu thuế càng nhiều càng tốt.
Theo đó, trong khi căn bệnh lạm thu, tận thu của hơn 400 loại thuế và lệ phí vẫn không hề thuyên giảm thì hàng loạt thứ thuế trời ơi khác đã được Quốc hội và Chính phủ ban hành. Chỉ tính riêng thuế bảo vệ môi trường, cứ mỗi lít xăng người dân phải chịu đến 8.000 đồng tiền thuế.
Mua bán?
Vậy vì sao tổ chức Indochina Research lại dám đánh giá “Việt Nam cũng là nước lạc quan thứ 5 trên thế giới về viễn cảnh kinh tế trong năm 2017”?
Hãy lùi lại một chút về quá khứ.
Nhiều thông tin cho biết chính quyền Việt Nam đã tung ra hàng triệu đôla mỗi năm để “quảng bá hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế” trên một số tờ báo nước ngoài và cả chi cho tổ chức nghiên cứu quốc tế. Thậm chí còn có dấu hiệu chính quyền Việt Nam đã dùng tiền để “mua” một vài tờ báo, tổ chức nghiên cứu nhằm nêu ra những thông tin có lợi cho họ về thể diện và chính trị, bất chấp thực tế hoàn toàn trái ngược.
Indochina Research là một trường hợp rất đáng nghi ngờ về chuyện mua bán này.
* Blog của nhà báo Phạm Chí Dũng là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Món nợ Hòa hợp Hòa giải

Các thành viên tham gia buổi gặp mặt cựu binh và thân nhân Hoàng Sa - Gạc Ma, ngày 9/1/2017. (Nguồn: Facebook Truong Huy San)
Các thành viên tham gia buổi gặp mặt cựu binh và thân nhân Hoàng Sa - Gạc Ma, ngày 9/1/2017. (Nguồn: Facebook Truong Huy San)
Theo VOA-31.01.2017 
Bùi Tín
Tối 9/1/2017 vừa qua, tại Dinh Độc Lập (nay gọi là Hội trường Thống Nhất), Sài Gòn, đã diễn ra cuộc "Họp mặt cán binh và thân nhân Hoàng Sa, Gạc Ma" nhân kỷ niệm 3 năm hoạt động của tổ chức xã hội dân sự tự do "Nhịp cầu Hoàng Sa".
"Nhịp cầu Hoàng Sa" là một tổ chức tự phát của nhân dân được khởi xướng từ tháng 1 năm 2013, có mục đích biểu dương tinh thần chiến đấu kiên cường của các quân nhân 2 miền, của Quân đội Việt Nam Cộng hòa cũng như của Quân đội Nhân dân Việt Nam từng chiến đấu chống quân xâm lược Trung Quốc ở Hoàng Sa cũng như ở Trường Sa và vùng biên giới phía Bắc, thực hiện hòa giải và hòa hợp dân tộc, điều mà chính quyền cộng sản cố tình "quên lãng" do theo chỉ thị của bọn trùm bành trướng ở Bắc Kinh. "Nhịp cầu Hoàng Sa" là sáng kiến của một số thanh niên yêu nước, nhà báo, nhà văn, nghê sĩ, trí thức, nhà kinh doanh, nhà giáo, sinh viên của hai miền Nam Bắc cùng đồng lòng chung sức lập nên, ngoài việc biểu dương tinh thần, tổ chức kỷ niệm, còn chủ trương nhiều hành động cụ thể để biểu lộ sâu sắc tinh thần Hòa giải và Hòa hợp dân tộc. Đó là tìm hiểu cụ thể và sâu sắc các cuộc chiến đấu chống bành trướng, bảo vệ quê hương, lập danh sách đầy đủ để xây mộ, lập bia kỷ niệm, ghi công các chiến sỹ tham gia các trận hải chiến, danh sách các tử sỹ, thương binh và các gia đình của các chiến sỹ đó. Ngoài việc thăm hỏi thân tình các gia đình này, "Nhịp cầu Hòang Sa" còn chủ trương giúp đỡ các gia đình thiếu thốn, nhà ở chật chội, con cái không được học hành đầy đủ, trợ giúp vợ con các liệt sỹ về mọi mặt. Các sự trợ giúp ấy đã thực hiện suốt 3 năm nay, ngày càng chu đáo và phong phú.

Đến nay "Nhịp cầu Hoàng Sa" đã quyên góp đựợc số tiền khá lớn là 7 tỷ đồng.
Tham dự cuộc gặp mặt tại Sài Gòn có 11 cựu binh và 4 thân nhân thuộc Quân lực Việt Nam Cộng hòa từng tham gia trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974 bên cạnh 16 cựu binh và 6 thân nhân thuộc Quân đội Nhân dân từng tham gia trận Gạc Ma năm 1988. Anh chị em đã đến viếng bà quả phụ của Thiếu tá Hải quân Nguyễn Thành Trí của Việt Nam Cộng hòa vừa mất do trọng bệnh.
Được biết nhà sử học Dương Trung Quốc, các nhà thơ Nguyễn Duy, Đỗ Trung Quân, nhà văn Nguyễn Quang Lập, các nhà báo Vũ Kim Hạnh, Nguyễn Thế Thanh, Huy Đức, nhà khảo cổ Nguyễn Khắc Hậu, nhà nghiên cứu hàng hải Đỗ Thái Bình, nhà kinh doanh Đặng Cao Thăng… đã tích cực tham gia và ủng hộ "Nhịp cầu Hoàng Sa"; nhiều người, trong số đó có đến 50 họa sỹ, đã bán tác phẩm mới của mình để yễm trợ tài chính cho "Nhịp cầu Hoàng Sa".
Một số nhà báo gốc Việt sống ở nước ngoài cũng tích cực tham gia góp sức đáng kể cho "Nhịp cầu Hoàng Sa" như các cây bút Đỗ Quý Toàn, Đinh Quang Anh Thái, và nghệ sĩ Kiều Chinh.
Tướng Lê Kế Lâm của Hải quân Nhân dân đang nằm bệnh viện cũng gửi thư chúc mừng cuộc họp mặt này, nhấn mạnh đây là hành động thiết thực, một nét đẹp của tinh thần Hòa hợp và Hòa giải dân tộc mà đất nước lẽ ra đã phải thực hiện trọn vẹn từ 40 năm nay (theo Huy Đức trên Đàn chim Việt 15/1).
Mọi người còn nhớ trong văn kiện Hiệp Định Paris năm 1973 nêu rất rõ việc Hòa giải và Hòa hợp dân tộc, tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân mỗi miền, tuyệt đối không coi nhau là thù địch, không trả thù, lập Hội đồng Hòa giải dân tộc, ngừng bắn tại chỗ có kiểm soát quốc tế. Nhưng phía cộng sản đã cố tình "quên" hết, dùng vũ lực cưỡng chiếm miền Nam, còn trừng phạt trả thù hơn nửa triệu quân nhân và viên chức Việt Nam Cộng hòa trong gần một trăm trại giam tàn ác, đi ngược với lòng dân, trái ngược với đạo lý truyền thống của dân tộc, vi phạm cam kết quốc tế. Chính quyền còn ngăn cản việc chăm sóc mộ và bia ghi công các tử sỹ, chống phá các việc làm của nhân dân để tỏ lòng ghi nhớ công ơn của các liệt sỹ và chiến sỹ. Món nợ Hòa giải Hòa hợp dân tộc bị đảng quịt suốt 40 năm ròng, nay nhân dân ta sẽ đồng lòng, tự nguyện thực hiện, nhằm xây dựng thực lực dân tộc vô tận, vì tương lai hạnh phúc lâu dài và mãi mãi của nhân dân ta.
* Blog của nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Tổng thống Trump, người tị nạn Việt Nam, phong trào dân chủ Việt Nam

Kính Hòa, phóng viên RFA 2017-02-01  
Một an ninh sân bay hướng dẫn một gia đình Việt Nam check-in tại sân bay quốc tế Manila đến Mỹ định cư hôm 26/9/2005.
 Một an ninh sân bay hướng dẫn một gia đình Việt Nam check-in tại sân bay quốc tế Manila đến Mỹ định cư hôm 26/9/2005.  AFP photo 
Người tị nạn lo lắng
Theo tin từ tổ chức dân sự Voice, làm công việc giúp đỡ những người tị nạn Việt Nam tại Đông Nam Á, thì sau khi có sắc lệnh của Tổng Thống Trump đình chỉ tạm thời chương trình tiếp nhận những người tị nạn đến Mỹ, một gia đình người Việt tị nạn đang ở Thái Lan đã có qui chế tị nạn, đã có vé máy bay để đi định cư thì bị dừng lại.
Một người Việt đã có qui chế tị nạn đang ở Thái Lan tên là Xuân nói rằng những người tị nạn ở Thái khi nghe tin này thì cảm thấy sốc và lo âu. Anh kể với chúng tôi về cuộc sống của những người này ở Thái Lan:
“Thái Lan họ chỉ ký một vài điểm trong công ước quốc tế về người tị nạn. Thành ra cho dù có được qui chế tị nạn hay không (người tị nạn Việt Nam) vẫn phải đối mặt với cảnh sát di trú của Thái bắt giam họ bất kỳ lúc nào, rồi công ăn việc làm lại không có giấy phép, làm việc lúc nào cũng nơm nớp đủ thứ. Bất kỳ lúc nào cũng có thể bị bắt, bị giam trong các trại tạm giam bất hợp pháp. Một cuộc sống lênh đênh trôi nổi như vậy, đối với người Việt đang tị nạn ở đây rất là khó khăn.”
Bất kỳ lúc nào cũng có thể bị bắt, bị giam trong các trại tạm giam bất hợp pháp. Một cuộc sống lênh đênh trôi nổi như vậy, đối với người Việt đang tị nạn ở đây rất là khó khăn.
-Anh Xuân, người tị nạn Việt Nam tại Thái Lan
Một người tị nạn khác là bà Hồ Bích Khương, là một tiểu thương, tham gia đấu tranh chống bất công, từng bị bỏ tù tại Việt Nam, nay cùng con cũng là người tị nạn sống ở Thái Lan, nói với chúng tôi một cách buồn bã sau khi biết được những người tị nạn bị giữ lại không được đi định cư:
“Bích Khương đi tị nạn cũng là để tìm sự sống cho con của mình. Vì con của mình không có lỗi gì, mà việc làm của mình cũng không có lỗi gì, lỗi hoàn toàn nằm ở phía nhà cầm quyền. Tất cả những gì mà Bích Khương làm đều là vì quyền con người, quyền cơ bản mà con người sinh ra ai cũng có, mà họ đàn áp như vậy, đến mức không còn lối để cư ngụ nữa. Nhưng mà cái đấy phụ thuộc vào người ta chứ mình thì biết làm sao, cả cuộc đời lúc nào cũng bị đàn áp, ở nước mình bị đàn áp, sang nước khác thì phụ thuộc vào họ chứ mình không biết được đâu.”
Theo anh Xuân thì hiện có khoản 1000 người Việt tị nạn tại Thái Lan, vì những lý do tôn giáo, chính trị, hay chỉ đơn giản là đòi đất đai bị trưng dụng trái phép. Anh không biết là trong số này có bao nhiêu người đã được qui chế tị nạn. Anh nói rằng sắc lệnh của Tổng thống Trump là một điều trái với những giá trị của nước Mỹ:
Nước Mỹ là Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ chứ không phải là một dân tộc sinh ra lớn lên ở đó. Nếu hỏi nước Mỹ là của ai, thì nó là của những người da đỏ. Cả ông Trump hay những người khác đều là những người nhập cự tới đó. Vậy cớ tại sao ông ấy lại cản những người nhập cư tới đó. Điều thứ hai là ông ấy có thể lấy vấn đề ISIS khủng bố, nhưng đối những nước kia, chứ còn như đối với người tị nạn Việt Nam tại Thái, tại Cam Pu Chia thì có liên quan gì đâu mà ông ấy lại ra một chính sách như vậy.”
Giới đấu tranh nhân quyền trong nước
APH2002060395492_1-400.jpg
Những người tị nạn Việt Nam rời Campuchia đến Mỹ với sự giúp đỡ của Tổ chức Di dân Quốc tế IOM hôm 3/6/2002. AFP photo
Trong thời gian những năm gần đây, nhiều nhà hoạt động bất đồng chính kiến bị bỏ tù trong nước, bị nhà cầm quyền Việt Nam trục xuất, và được nước Mỹ tiếp đón như những người tị nạn. Có thể kể đến một danh sách dài những người này như ông Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Bà Tạ Phong Tần, Luật sư Lê Trần Luật, Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ,… Song song đó cơ quan ngoại giao của Mỹ cũng thường hay lên tiếng về những vấn đề nhân quyền tại Việt Nam.
Một số người trong đó có chuyên gia về Đông Nam Á là ông Carl Thayer cho rằng việc quan tâm đến nhân quyền không phải là ưu tiên của tổng thống Donald Trump nữa.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một nhà hoạt động dân sự ở Hà Nội, cũng có nhận xét rằng những việc làm của Tổng thống Trump cũng đi ngược lại với những giá trị mà nước Mỹ muốn phổ biến từ trước đến nay. Tuy nhiên ông nói rằng phong trào dân chủ ở Việt Nam phải tự có sức mạnh riêng của mình:
“Những người đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền thực sự ở Việt Nam, không dựa vào, mà cũng chẳng cần dựa vào người bên ngoài nào cả. Họ phải dựa vào sức họ là chính. Còn nếu có sự hỗ trợ từ bên ngoài, thì là một sức mạnh thêm vào rất là đáng quí. Nhưng nếu không có sự hỗ trợ từ bên ngoài thì người dân hay những nhà hoạt động trong nước vẫn phải cố gắng hết sức bởi vì trong chuyện đấu tranh cho nhân quyền và dân chủ thì không dựa vào ai được cả mà chỉ dựa vào chính sức mình mà thôi.”
Tôi chẳng có hy vọng gì về chính quyền Mỹ, cho dù đó là đảng cộng hòa diều hâu như ông Reagan, hay bồ câu như ông Obama.
-Giáo sư Phạm Minh Hoàng
Giáo sư Phạm Minh Hoàng, thành viên của đảng Việt Tân, một đảng chính trị mong muốn cải cách thể chế chính trị ở Việt Nam cũng là một người từng bị nhà cầm quyền trong nước bỏ tù. Ông hiện đang sống tại Sài Gòn, khi được hỏi về sự ủng hộ của nước Mỹ đối với phong trào dân chủ trong nước, ông nhớ lại thời điểm ông có mặt tại Hoa Kỳ và Tổng thống Ronald Regan đắc cử tại Mỹ cách nay mấy mươi năm:
Tôi có hỏi một vài bậc đàn anh, thì họ nói rằng nếu mình bầu cho ông Reagan đắc cử, thì con đường của chúng ta về Việt Nam sẽ ngắn hơn. Tôi nhớ rõ ràng câu ấy. Đến nay thì chúng ta thấy rõ ràng lời tiên đoán ấy như thế nào. Kể từ ngày ấy tôi chẳng có hy vọng gì về chính quyền Mỹ, cho dù đó là đảng cộng hòa diều hâu như ông Reagan, hay bồ câu như ông Obama. Bây giờ khi ông Trump ông ấy có những chuyện như là rút khỏi TPP, có những cái động thái tạm gọi là cứng rắn về biển Đông mà mình cũng chưa thấy nó đi đến đâu.”
Khi kết thúc câu chuyện của chúng tôi về tương lai những người tị nạn Việt Nam tại Thái Lan thì anh Xuân nói rằng cũng có hy vọng rằng Tổng thống Mỹ sẽ xem xét lại chuyện đón tiếp người tị nạn vào nước Mỹ. Còn giáo sư Phạm Minh Hoàng thì nói rằng ông bình thản chờ đón những ngày sắp tới, không có mong chờ hy vọng gì cả. Và ông nghĩ rằng con đường đấu tranh của của người Việt Nam phải do người Việt Nam chủ động.

Freedom House: Việt Nam vẫn chưa có tự do

Thanh Trúc, phóng viên RFA 2017-02-01 
Sơ đồ phúc trình về tự do toàn cầu với 195 quốc gia trên thế giới.
Sơ đồ phúc trình về tự do toàn cầu với 195 quốc gia trên thế giới.  Photo: freedomhouse.org
Feedom House, một tổ chức giám sát độc lập ở Hoa Kỳ công bố phúc trình về tự do toàn cầu với 195 quốc gia trên thế giới, trong đó Việt Nam vẫn giữ nguyên vị trí một nước không có tự do và không có dấu hiệu cải thiện.
Trong số 195 quốc gia trên thế giới, 87 nước được công nhận là có tự do, 59 nước chỉ phần nào có tự do, 49 nước còn lại hoàn toàn không được tự do về nhiều mặt, trong đó Việt Nam là một.
Năm nay Việt Nam chẳng có thay đổi nào đáng kể so với năm ngoái, nhiều người đối lập vẫn bị bắt giữ, tiếng nói của các xã hội dân sự hay của những nhà hoạt động độc lập bị dập tắt.
- Bà Sarah Repucci
Đó là phần mở đầu phúc trình lần thứ 11 về tự do toàn cầu 2017 của  Freedom House, tổ chức chuyên theo dõi và đánh giá mức độ tự do dân chủ của người dân tại từng quốc gia thuộc từng khu vực trên thế giới.
Trong phúc trình về tự do toàn cầu 2017, Freedom House sử dụng sơ đồ màu xanh lá cho những nước thực sự có tự do, màu vàng dành cho những nước phần nào có tự do, màu tím là những nước không có tự do. Năm nay, Việt Nam vẫn nằm trong khung màu tím.
Bà Sarah Repucci, giám đốc chuyên trách xuất bản toàn cầu của Freedom House, nói rằng tổ chức tiếp tục đặt Việt Nam vào tư thế một quốc gia thiếu tự do:
Chúng tôi nhận thấy năm nay Việt Nam chẳng có thay đổi nào đáng kể so với năm ngoái, nhiều người đối lập vẫn bị bắt giữ, tiếng nói của các xã hội dân sự hay của những nhà hoạt động độc lập bị dập tắt.
Đã có lúc chúng tôi cảm thấy phần khởi thấy một vài cá nhân hoặc thành viên các tổ chức dân sự độc lập  ở Việt Nam gọi là được phép tự ra ứng cử vào quốc hội. Đáng tiếc là chưa đủ  để có thể tin rằng đó là sự thay đổi tích cực và đó là Việt Nam muốn chấp nhận có sự đối lập về chính trị.
Theo đánh giá của Freedom House trong phúc trình về tự do toàn cầu 2017, 3 lãnh vực quan trọng nhất mà Việt Nam thiếu hẳn là tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do thông tin, tự do mạng. Sơ đổ về tự do toàn cầu của Freedom House năm 2017  cho thấy trong số 39 quốc gia thuộc khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Việt Nam ở nhóm 20% những nước đang theo đuổi chính sách kiểm soát và chi phối mọi quyền tự do căn bản của công dân.  Bà Sarah Repucci:
Freedom House chưa bao giờ nhận được sự phản hồi từ phía Việt Nam, đối với những phúc trình thường niên mà tổ chức thực hiện hàng năm.
- Bà Sarah Repucci
Freedom House chưa bao giờ nhận được sự phản hồi từ phía Việt Nam, đối với những phúc trình thường niên mà tổ chức thực hiện hàng năm. Có vẻ như chính phủ Việt Nam không thực sự quan tâm một cách nghiêm túc đến những báo cáo như thế này và cũng không muốn cải thiện để trở thành một thể chế thông thoáng hơn.
Những điểm chính cần nhấn mạnh là qua đại hội đảng lần thứ XII cho đến bầu cử quốc hội thì rõ ràng Việt Nam đã và vẫn muốn giữ nguyên trạng một nhà nước toàn trị, người dân không được thông báo trước điều gì và cũng không có cơ hội được tham gia vào những sinh hoạt chính trị vốn đã rất giới hạn.
Điểm thứ nhì là đã có những cuộc biểu tình lớn ở Việt Nam hồi năm ngoái, chứng tỏ người dân mong muốn nói ra những suy nghĩ của họ và mong muốn được quyền tự do bày tỏ những suy nghĩ đó.
Việt Nam thường tuyên bố mình là một quốc gia tự do, dân chủ nhưng để trở thành một nước dân chủ đích thực thì  Việt Nam phải tôn trọng và thực thi quyền tự do bày tỏ chính kiến, tự do truy cập mạng để trao đổi tin tức, tự do báo chí để người dân biết những điều gì đang xảy ra trên đất nước của mìn. Đó là  kết luận của Freedom House.

Thế giới và Việt Nam sau TPP

 Nguyễn-Xuân Nghĩa, RFA 2017-02-01  
Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh rút Mỹ khỏi Hiệp định Đối tác Thương mại xuyên Thái Bình Dương TPP tại Nhà Trắng hôm 23 tháng 1 năm 2017.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh rút Mỹ khỏi Hiệp định Đối tác Thương mại xuyên Thái Bình Dương TPP tại Nhà Trắng hôm 23 tháng 1 năm 2017.  AFP photo
Sau khi nhậm chức hôm 20, trong ngày làm việc đầu tiên hôm 23 tháng 1, Tổng thống Donald Trump đã thi hành quyết định mà ông chủ trương từ khi còn tranh cử, đó là đơn phương triệt thoái khỏi khuôn khổ đàm phán của Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương gọi tắt là TPP và chỉ thị cho các cơ quan hữu trách tiến hành đàm phán với từng đối tác thương mại theo thể thức song phương.
Mỹ rút khỏi TPP
Thanh Trúc: Ban Việt ngữ xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa trong chương trình phát thanh đầu tiên của Diễn đàn Kinh tế vào năm Đinh Dậu. Ngay sau khi nhậm chức thì Tổng thống Donald Trump quyết định ra khỏi Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương mà Hoa Kỳ đã ký kết với 11 quốc gia trên vành cung Thái Bình Dương, thường được gọi tắt là TPP. Quyết định ấy không gây ngạc nhiên cho các nước, nhưng thưa ông, hậu quả sẽ là gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Như mọi khi, tôi xin được trình bày về bối cảnh gần xa dẫn đến biến cố này trước khi chúng ta tìm hiểu về hậu quả cho các nước. Tổng thống Hoa Kỳ có quyền lấy những quyết định cho bộ máy hành pháp qua các sắc lệnh gọi là “executive orders”; song song ông cũng cho các cơ quan hữu trách biết chiều hướng thi hành chính sách qua các chỉ thị, gọi là “bị vong lục” hay memorandum, trong ý nghĩa là “cho khỏi quên”.
Trong ngày làm việc đầu tiên, hôm 23, Tổng thống Donald Trump ban hành chỉ thị về chính sách đàm phán thương mại của chính quyền mới, là thứ nhất, vì quyền lợi trên hết của người dân Mỹ, thứ hai là sẽ đàm phán với từng nước theo thể thức song phương. Từ nguyên lý ấy, ông ra lệnh cho Đại sứ Thương mại Hoa Kỳ triệt thoái khỏi khuôn khổ thương nghị với các nước đã ký kết Hiệp ước Xuyên Thái Bình Dương TPP và bắt đầu dàn xếp đàm phán song phương với từng nước để phát huy công nghiệp, bảo vệ công nhân và gia tăng lương bổng cho dân Mỹ.
Thanh Trúc: Đấy là bối cảnh gần của việc Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp ước TPP, nhưng qua những gì ông vừa trình bày thì dường như người ta còn thấy ra một điểm mới là việc đàm phán song phương, thưa ông có phải như vậy không?
Sau khi TPP được ký kết thì giới dân cử Hoa Kỳ trong Quốc hội mới thấy nội dung quá rắc rối nên đa số bên đảng Dân Chủ bác bỏ và không ít dân biểu nghị sĩ Cộng Hòa cũng không đồng ý.
- Nguyễn-Xuân Nghĩa
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Vì những lý do sau đây, tôi sợ nhiều người hiểu sai quyết định này mà nói là vị Tổng thống thứ 45 của Mỹ đã “giết chết” một hiệp ước. Thứ nhất, TPP hoàn thành việc đàm phán sau bảy năm thương thuyết giữa 12 quốc gia vào ngày năm Tháng 10 năm 2015 rồi được đại diện các nước ký kết ngày bốn Tháng Hai năm 2016. Sau đó, theo quy định thì Quốc hội và các cơ quan hữu trách của từng nước phải nghiên cứu toàn bộ văn kiện phức tạp ấy để đề nghị thay đổi nếu thấy cần thiết, trước khi chuẩn bị cơ sở pháp lý cho việc áp dụng, và sau cùng mới phê chuẩn. Khi ngần ấy quốc gia đã thương nghị lại rồi phê chuẩn văn kiện có điều chỉnh thì TPP với thật sự thành hình.
Sau khi TPP được ký kết thì giới dân cử Hoa Kỳ trong Quốc hội khóa 114 mới thấy nội dung quá toàn diện và rắc rối của TPP nên đa số bên đảng Dân Chủ bác bỏ và không ít dân biểu nghị sĩ Cộng Hòa cũng không đồng ý. Các ứng viên tranh cử Tổng thống là ông Donald Trump bên đảng Cộng Hòa và bà Hillary Clinton cũng ông Bernie Sanders bên đảng Dân Chủ cũng chống, dù bà Clinton đã từng cổ võ Hiệp ước này khi làm Ngoại trưởng cho Tổng thống Barack Obama. Chính là vì thiếu hậu thuẫn nên Quốc hội Mỹ không nghiên cứu và phê chuẩn như Tổng thống Obama khẩn khoản yêu cầu, và với Hoa Kỳ thì Hiệp ước TPP coi như đã chết trong trứng nước. Tổng thống Trump chỉ làm đúng chủ trương khi tranh cử, nhưng xác nhận thêm giải pháp thay thế là việc đàm phán song phương.
Hậu quả ra sao?
Thanh Trúc: Nhờ ông nhắc lại bối cảnh, thính giả của chúng ta hiểu ra những rắc rối của chính trường Hoa Kỳ liên quan đến một Hiệp ước giữa 12 nước, trong khi đó người ta cũng chú ý đến việc Quốc hội Nhật Bản đã phê chuẩn TPP mà phía Việt Nam thì vẫn chưa. Thưa ông Nghĩa, khi hiểu rõ sự thể, ta thấy được một yếu tố mới là chiều hướng đàm phán song phương của Chính quyền Trump như giải pháp thay thế. Từ đó, ta có thể kết luận thế nào về hậu quả?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Nếu muốn nhìn ra hậu quả trong tương lai thì ta nên ngược về quá khứ và đây là bối cảnh xa mà chúng ta cần nhớ khi Tổng thống Hoa Kỳ nói đến ba mục tiêu của việc đàm phán thương mại theo khuôn khổ song phương là khuếch trương kỹ nghệ, bảo vệ công nhân và nâng cao lương bổng.
Nhìn trong bối cảnh xa thì người ta thấy được hai ba chuyện. Thứ nhất là sự thất bại của khuôn khổ hợp tác thương mại toàn cầu là Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, khi vòng đàm phán Doha do Chính quyền của Tổng thống George W. Bush đề nghị với WTO từ Tháng 10 năm 2001 mà vẫn bế tắc. Thứ hai là cùng với nỗ lực toàn cầu của một tổ chức có 164 hội viên là WTO thì các nước cũng tiến hành hợp tác cấp vùng, trong từng khu vực.
Thí dụ như Hiệp ước TPP Xuyên Thái Bình Dương và Hiệp ước Xuyên Đại Tây Dương gọi tắt là TTIP giữa Hoa Kỳ và 28 quốc gia thành viên của Liên hiệp Âu châu hay Hiệp ước CETA giữa Liên Âu và Canada.
Các hiệp ước cấp vùng ấy cũng thất bại, người ta chỉ nói đến TPP và Mỹ mà quên rằng TTIP hay CETA đều lâm vào bế tắc, lần này do sự chống đối của nhiều nước Âu Châu. Điển hình còn rõ hơn là Hiệp ước Tự do Thương mại Bắc Mỹ NAFTA giữa Hoa Kỳ, Canada và Mexico đã được ba nước áp dụng từ năm 1994 mà nay đang lâm khủng hoảng.
Theo hướng đa phương đó, sáng kiến thành lập một khu vực tự do mậu dịch giữa 21 quốc gia trên vành cung Thái Bình Dương gọi là FTAAP được Úc đề xướng từ năm 1989 nay vẫn chưa nhúc nhích. Thứ ba, ngoài nội dung trao đổi tự do về thương mại và đầu tư, ta còn thấy một tham vọng khác  đó là “hợp tác toàn diện”, với sự đồng thuận về tiêu chuẩn cao hơn trong các lĩnh vực môi sinh, xã hội, công đoàn, v.v….
Chính là yêu cầu toàn diện ấy mới khiến Hiệp ước TPP là văn kiện quá phức tạp với nhiều đòi hỏi thay đổi trong từng nước và vi phạm chủ quyền quốc gia nên mới gây phản ứng chống đối. Theo chiều hướng ấy, dự án hợp tác toàn diện do Trung Quốc cố thúc đẩy từ năm 2014 với 10 quốc gia của Hiệp hội ASEAN và năm nước Nhật Bản, Nam Hàn, Ấn Độ, Úc và New Zealand đã qua 15 vòng đàm phán mà chưa có kết quả. Nếu nhìn vào bối cảnh trường kỳ thì việc TPP thất bại không có nghĩa là Hiệp ước Toàn diện và Cấp vùng RCEP sẽ thành công, nhất là khi Bắc Kinh lại muốn đẩy Hoa Kỳ ra ngoài sáng kiến này.
Song phương hay đa phương?
042_NZEN_28664_295612-7-400.jpg
Người dân biểu tình chống hiệp ước CETA và TTIP tại trung tâm Madrid vào ngày 21 tháng một năm 2017. AFP photo
Thanh Trúc: Thưa ông Nghĩa, khi nhìn sự kiện từ giác độ mở rộng như vậy, người ta thấy được vài yếu tố sau đây: từ khuôn khổ hợp tác toàn cầu như với tổ chức WTO, các nước cũng có nỗ lực hợp tác đa phương trong phạm vi địa dư của từng khu vực và từ quy chế tự do mậu dịch, các nước còn có tham vọng hợp tác toàn diện với những yêu cầu thay đổi lớn hơn. Nhưng nói chung thì dường như các nỗ lực ấy đều gặp trở ngại, thậm chí thất bại. Phải chăng vì vậy ta mới thấy một chiều hướng mới là tìm sự thỏa thuận song phương giữa hai nước với nhau?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi nghĩ là vậy. Vì dư luận quá chú ý tới Chính quyền Donald Trump, người ta cứ cho là tất cả đều do Hoa Kỳ mà ra nên chẳng thấy thất bại ở nhiều nơi khác như  tại Âu Châu và điển hình không kém là việc Vương Quốc Anh quyết định ra khỏi Liên Âu nay đang chuẩn bị thương thuyết lại với Âu Châu và với Hoa Kỳ về khuôn khổ hợp tác kinh tế. Chúng ta chứng kiến một chuyển động lớn là trào lưu hợp tác toàn cầu đang bị đẩy lui và giải pháp tạm thay thế là các hiệp ước song phương.
Chuyện này xảy ra trong 80 năm liền, từ 1860 cho tới Thế chiến II. Sau Thế chiến II, ta mới có các định chế quốc tế trong một trật tự mới làm nền tảng của hợp tác kinh tế toàn cầu. Trật tự ấy đang rã và thế giới lui về giải pháp song phương mà Hiệp ước TPP và lập trường của Hoa Kỳ chỉ là hậu quả, không là nguyên nhân. Khi ấy, ta nên tự hỏi là các nước còn có lợi gì chăng, trong khuôn khổ song phương ấy?
Thanh Trúc: Đây mới là câu hỏi chính vì sẽ giúp chúng ta nhìn ra yếu tố quyền lợi sau thất bại của TPP. Thưa ông, tự do giao dịch buôn bán với nhau có lợi hay không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa rằng câu trả lời thuộc phạm vi kinh tế chính trị lại là câu hỏi: “lợi cho ai”?
Nếu nhìn vào bối cảnh trường kỳ thì việc TPP thất bại không có nghĩa là Hiệp ước Toàn diện và Cấp vùng RCEP sẽ thành công, nhất là khi Bắc Kinh lại muốn đẩy Hoa Kỳ ra ngoài sáng kiến này.
- Nguyễn-Xuân Nghĩa
Thời hiện đại từ 500 năm trước, thế giới gọi là tiên tiến gồm các nước Âu Châu đều ra khỏi lý luận “trọng nông” của mấy ngàn năm mà theo trường phái kinh tế “trọng thương”.
Trọng thương là coi trọng thương mại và giao dịch để tranh thủ quyền lợi quốc gia, với hàm ý kinh tế bên dưới là bán thì lời hơn mua. Người ta lầm tưởng rằng trong mua bán thì người bán giữ ưu thế theo lối “hơn bù kém” và các nước Âu Châu chinh phục quyền lợi với chế độ thực dân để giành thêm đất đai hàng hóa từ các thuộc địa.
Triết lý trọng thương hay nôm na lý tài ấy lại dẫn tới chiến tranh giữa các nước nên từ giữa thế kỷ 19 thiên hạ mới tìm đến các thỏa ước hợp tác theo tinh thần nếu được quyền giao dịch tự do thì đôi bên đều có lợi, chứ chính sách ngăn sông cấm chợ để bảo vệ quyền lợi riêng chỉ dẫn tới thất bại.
Chiều hướng ấy phát triển mạnh sau Thế chiến II với hy vọng là khi tự do giao dịch về kinh tế thì mọi người đều giàu có và các nước sẽ ít gây chiến với nhau, kết quả tiêu biểu là tổ chức WTO và Liên Âu. Nhưng ngày nay, tham vọng ấy lại dẫn đến phản ứng dội ngược là điều chúng ta vửa phân tích vì trong trao đổi, một thiểu số lại làm giàu nhanh hơn đa số còn lại. Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và tổ chức sản xuất càng khiến một số thành phần xã hội không theo kịp đà tiến hóa và thấy bị thiệt thòi, như thiếu tay nghề cho lọai công việc mới, bị mất việc hay đành nhận lương thấp.
Thanh Trúc: Chúng ta đi tới phần kết luận về hậu quả của TPP là Việt Nam nên làm những gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thứ nhất, TPP vắng mặt nền kinh tế có sức tiêu thụ và nhập khẩu cao nhất là Hoa Kỳ nhưng vẫn còn 11 thành viên kia, kể cả Nhật Bản hay Úc. Đấy vẫn là cơ hội cho Việt Nam cải cách và hội nhập vào một thị trường lớn hơn, có trình độ tổ chức cao hơn. Là một nước nghèo, Việt Nam sẽ có lợi nhiều hơn các nước kia trong sân chơi mới.
Thứ hai, Việt Nam đã bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ từ năm 1995, có hiệp ước thương mại song phương từ năm 2000, được quy chế tối huệ quốc một cách thường trực từ 10 năm trước và vẫn có thể khai triển nền móng thảo luận song phương với Mỹ. Nếu xúc tiến cải cách theo yêu cầu của TPP với 11 nước kia thì càng có lợi hơn khi đàm phán với Mỹ.
Trong khi ấy, nếu ngả theo hiệp ước RCEP có nội dung lý tài của Bắc Kinh thì càng khó ra khỏi tình trạng lệ thuộc quá tai hại vào kinh tế Trung Quốc. Và sau cùng, bài học từ Hoa Kỳ về hiện tượng Donald Trump là điều rất đáng cho Hà Nội và Bắc Kinh suy ngẫm: đó là sự nổi dậy của quần chúng lao động lầm than chống lại những kẻ có quyền và có tiền. Nên nghĩ đến sự lầm than còn khốc liệt hơn của đa số người dân Việt Nam trước những chuyển động khá mạnh của thế giới chung quanh.
Thanh Trúc: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do xin cảm tạ kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa về bài phân tách này.