Thursday, July 2, 2015

Trung Quốc hành xử xấu xí: Còn nhiều nguy hiểm hơn thế...

(Baodatviet) - Một khi lòng tự trọng, danh dự, uy tín của một quốc gia bị bỏ qua, thì họ có thể làm những chuyện rất nguy hiểm...

TS.Ngô Hữu Phước, Trưởng bộ môn Công pháp quốc tế, ĐH Luật. TP.HCM chia sẻ với báo Đất Việt. 
PV:- Thưa ông, sau khi trang bị vũ khí hạng nặng cho tàu tuần tra, biến tàu dân sự thành tàu quân sự...Trung Quốc lại dự định dùng máy bay Boeing-747 cho mục đích quân sự. Ông bình luận như thế nào về những động thái trên? Trung Quốc có ý đồ gì khi tạo nên ấn tượng Trung Quốc lúc nào cũng có thể dùng vũ lực? 
TS.Ngô Hữu Phước: - Theo quan điểm của tôi, những hành động nói trên của TQ nhằm hai mục đích. Thứ nhất, TQ đang muốn quân sự hóa các hoạt động dân sự của họ. Thứ hai, TQ muốn cho các nước thấy rằng, về phương diện quân sự chống lại TQ là điều không dễ hay nói cách khác là đặc biệt khó.
Đó là hành vi mang tính đe dọa các quốc gia trong khu vực chứ không đơn thuần chỉ là suy nghĩ nhằm đối phó với Mỹ như nhiều người suy đoán.

Trung Quoc hanh xu xau xi: Con nhieu nguy hiem hon the...
Hình ảnh Trung Quốc cải tạo bất hợp pháp các đảo, bãi đá Trường Sa mà nước này đã cưỡng chiếm bất hợp pháp của Việt Nam.
Tôi cho rằng, trong một thế giới văn minh thì các quốc gia phải hành xử với nhau một cách văn minh trên tinh thần thượng tôn pháp luật. Trong thế giới văn minh thì mọi hành động sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực là không thể chấp nhận được và phải bị loại trừ khỏi đời sống quốc tế.
Về phương diện pháp luật quốc tế, một quốc gia sử dụng và đe dọa sử dụng vũ lực để xâm lược, để thôn tính, để chèn ép quốc gia khác, dùng vũ khí thay cho công lý hoặc sử dụng và đe dọa sử dụng vũ lực để giải quyết các bất đồng, tranh chấp quốc tế trong đó có tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ đều là hành động không văn minh, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế. 
Tuy nhiên, chúng ta phải tỉnh táo, bình tĩnh để bình luận, đáng giá vấn đề này từ nhiều khía cạnh.
Trước tiên, những tuyên bố về việc TQ chủ trương trang bị vũ khí hạng nặng cho tàu tuần tra, biến tàu dân sự thành tàu quân sự... hoặc dự định dùng máy bay Boeing-747 vào mục đích quân sự là tuyên bố của ai, cơ quan nào, nhân danh ai, nhân danh cơ quan có thẩm quyền nào của TQ … hay chỉ là nguồn thông tin báo chí không chính thống?.
Nếu đó chỉ là thông tin tuyên truyền trên báo chí không chính thống thì chúng ta chưa cần phải quan tâm. Tuy nhiên, nếu những thông tin trên là chính thống, là tuyên bố của cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền của TQ...thì đó là điều hết sức nguy hiểm, và chúng ta phải nghiên cứu, xem xét, đánh giá một cách hết sức thận trọng để chủ động đối phó với những tình huống xấu nhất có thể xẩy ra.
Thứ hai, hành động này của TQ có vi phạm luật pháp quốc tế hay không? Tôi khẳng định là, luật pháp không cấm các quốc gia tăng cường trang thiết bị vũ khí, khí tài quân sự của họ. Bởi lẽ, đây là nhu cầu về quốc phòng, an ninh của mỗi quốc gia. Do vậy, nếu một quốc gia tăng cường các thiết bị vũ khí, khí tài quân sự nhằm mục mục đích đơn thuần là phòng thủ, bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ hòa bình và an ninh của quốc gia và quốc tế là điều hoàn toàn chính đáng, hợp pháp được luật quốc tế công nhận.
Tuy nhiên, nếu một quốc gia chạy đua vũ trang, tăng cường tiềm lực quân sự nhằm mục đích khiêu khích, tấn công quốc gia khác; hoặc đe dọa các quốc gia khác và lấy sức mạnh quân sự để áp đảo quốc gia khác để dành phần thắng về mình trong các tranh chấp về lãnh thổ, biên giới là hoàn toàn trái với luật pháp quốc tế. Cụ thể là trái với Hiến chương Liên Hợp quốc (LHQ) và các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế, đặc biệt là nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia; nguyên tắc cấm sử dụng và đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế; nguyên tắc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng các biện pháp hòa bình và nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau.  
Thứ Sáu, 03/07/2015 10:06

Cả gia đình bị cuốn theo nhà xuống sông giữa đêm khuya

(Baodatviet) - Hai vợ chồng cùng con trai 3 tuổi đang ngủ trong căn nhà nằm ven sông Sài Gòn thì nghe tiếng "rắc, rắc". Căn nhà cuốn xuống sông.

23h30 ngày 1/7, hai vợ chồng cùng con trai 3 tuổi đang ngủ trong căn nhà nằm ven sông Sài Gòn trên đường số 7 (phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức) thì nghe tiếng "rắc, rắc". Họ vùng dậy chạy ra ngoài nhưng vẫn bị lọt xuống sông cùng căn nhà.
Nghe tiếng kêu cứu những người đậu ghe gần đó chạy đến vớt cả ba người lên. "Rất may lúc đó chúng tôi đã kịp chạy ra khỏi nhà, nếu không đã bị kẹt bên trong. Không ngờ sự việc diễn ra nhanh như thế", chủ nhà cho biết.
Ca gia dinh bi cuon theo nha xuong song giua dem khuya
Ngoài một căn nhà bị chìm hẳn, cổng rào của căn biệt thự kế bên cũng bị sạt xuống sông Sài Gòn. Ảnh: Hải Thuận.
Ngoài căn nhà kiên cố, xe múc và ôtô tải đậu trong khuôn viên đất rộng 2.000 m2 bị cuốn hẳn xuống sông. Cổng rào của ngôi biệt thự liền kề cũng bị kéo sập, trụ điện nghiêng. Người dân khu vực cũng bị cô lập do con đường dân sinh bị hư hỏng.
Ca gia dinh bi cuon theo nha xuong song giua dem khuya
Trụ điện bị kéo ngã xuống sông. Ảnh: Hải Thuận.
Lo sợ những căn nhà liền kề tiếp tục bị ảnh hưởng, trong đêm Cảnh sát cứu nạn - cứu hộ được điều đến hỗ trợ di dời tài sản cho người dân.
Thứ Năm, 02/07/2015 14:57
Theo Vnexpress

Mỹ tố Trung Quốc đưa biển Đông vào chiến lược quân sự mới

Thục Ninh (tổng hợp)-06:20 ngày 03 tháng 07 năm 2015
TP - Các hoạt động hung hăng của Trung Quốc ở biển Đông được nêu bật trong Chiến lược quân sự quốc gia mới nhất của Mỹ được công bố ngày 2/7. Động thái trên diễn ra chỉ một ngày sau khi Trung Quốc thông qua luật an ninh quốc gia mới, giao nhiệm vụ cho quân đội nước bảo vệ lợi ích của nước này ở nước ngoài, báo Hong Kong South China Morning Post đưa tin.
Máy bay tuần thám trên Biển Đông P8-A của Hải quân Mỹ.Máy bay tuần thám trên Biển Đông P8-A của Hải quân Mỹ.
Theo South China Morning Post ngày 2/7, Mỹ cho biết, việc xây dựng sân bay trên đảo nhân tạo Trung Quốc ráo riết bồi lấp trái phép tại biển Đông đã gần như hoàn thành. Chính Trung Quốc ngày 1/7 cũng thông báo đã cơ bản hoàn tất dự án cải tạo đảo tại khu vực quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam).
Về Trung Quốc, chiến lược quân sự mới vạch rõ: “Những hành động của Trung Quốc đang gia tăng căng thẳng tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Chẳng hạn, yêu sách chủ quyền phi lý của nước này đối với hầu như toàn bộ biển Đông trái với luật pháp quốc tế. Cộng đồng quốc tế tiếp tục kêu gọi Trung Quốc giải quyết các vấn đề tranh chấp như vậy một cách hợp tác và không hăm dọa. Tuy nhiên, Trung Quốc đáp trả với nỗ lực bồi lấp, cải tạo đảo một cách hung hăng nhằm tạo điều kiện để nước này đồn trú lực lượng quân sự án ngữ các tuyến đường biển quốc tế mang tính sống còn”.
Chiến lược quân sự mới của Mỹ nêu tên 4 nước Nga, Iran, CHDCND Triều Tiên và Trung Quốc trong danh sách cùng những mối đe dọa khác đối với an ninh quốc gia Mỹ, tạp chí Nhật Bản The Diplomat đưa tin. Lầu Năm Góc công bố chiến lược quân sự quốc gia mới, cảnh báo ưu thế so sánh về quân sự của Mỹ bắt đầu bị xói mòn do hệ thống quốc tế có khuynh hướng xung đột hơn, một số quốc gia, nhóm khủng bố cực đoan đang hủy hoại an ninh liên khu vực.
Tướng lĩnh cao cấp nhất của Mỹ, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Martin Dempsey, lưu ý trong phần dẫn nhập văn kiện rằng, kể từ lần công bố Chiến lược quân sự quốc gia gần nhất năm 2011, “tình trạng hỗn loạn toàn cầu đã gia tăng đáng kể”. “Chúng ta đang phải cùng lúc đương đầu nhiều thách thức phức tạp từ các yếu tố quốc gia truyền thống và các mạng lưới khủng bố xuyên khu vực. Mọi ưu thế về công nghệ đang thay đổi nhanh chóng. Các cuộc xung đột tương lai sẽ diễn ra nhanh hơn, lâu dài hơn, chiếm lĩnh chiến trường ngày càng thách thức về mặt kỹ thuật”, tướng Dempsey nhấn mạnh. 

Lại bị cướp trắng trợn ở Hoàng Sa

Nam Cường - Anh Thư
TP - Lực lượng Bộ đội Biên phòng huyện Lý Sơn xác nhận, thêm một tàu cá của ngư dân huyện đảo Lý Sơn bị tàu Trung Quốc uy hiếp, cướp phá trắng trợn ở vùng biển Hoàng Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam vào ngày 28/6.
Tàu cá của ngư dân Việt Nam đánh bắt hải sản quanh khu vực biển thuộc chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông. Ảnh: Vnexpress.Tàu cá của ngư dân Việt Nam đánh bắt hải sản quanh khu vực biển thuộc chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông. Ảnh: Vnexpress.
“Tình hình mỗi lúc một căng, từ đầu năm đến giờ bà con không làm ăn gì được. Chưa thời điểm nào phía Trung Quốc vây cướp, bố ráp ngư dân quyết liệt như hiện nay. Ngư trường đang dần hẹp lại”, ông Lê Khuân Phó Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã An Vĩnh (Lý Sơn) cho biết
Cướp sạch
Sáng 1/7, sau khi cho tàu QNg 96093 vào Lý Sơn, làm thủ tục trình báo với chính quyền và lực lượng BĐBP huyện Lý Sơn và được xác nhận về vụ bị tàu Trung Quốc cướp hải sản, xua đuổi tàu ở Hoàng Sa, anh Nguyễn Chí Thạnh (thôn Tây, An Hải, Lý Sơn), chủ tàu kiêm thuyền trưởng cho tàu vào cảng Sa Kỳ sửa chữa để tiếp tục vươn khơi.
Anh Thạnh kể, tàu cá QNg 96093 có 12 ngư dân vừa bị Trung Quốc truy đuổi, khống chế, cướp phá tài sản khi đang đánh bắt ở vùng biển gần đảo Bạch Quy (thuộc quần đảo Hoàng Sa, Việt Nam). Chuyến biển kéo dài được gần 12 ngày, đến ngày 28/6, khi tàu anh lâm nạn. “Lúc đó khoảng 9 giờ, khi đang đánh bắt cách đảo Bạch Quy về phía Nam khoảng 1 hải lý thì xuất hiện hai tàu Trung Quốc mang số hiệu 44044 và 33101, hai tàu này liên tục phát loa rồi áp sát, cho người nhảy lên tàu tui, cướp toàn bộ 3 tấn cá thành quả mấy ngày đánh bắt. Chưa hết, họ lấy luôn 1 máy định vị, 5 bành dây hơi và một số thiết bị nghề cá khác, ước thiệt hại trên 130 triệu đồng” - anh Thạnh kể. Chưa hết, toàn bộ gạo, thức ăn, nước ngọt…  cũng bị lấy sạch. Riêng dầu chỉ đủ cho tàu anh Thạnh chạy về tới bờ.

Khốn khổ vì bị cướp liên tục
Riêng tàu của anh Nguyễn Chí Thạnh đã nhiều lần bị cướp, đánh đập ở Hoàng Sa. Anh Thạnh kể, mùa biển năm 2014, anh 2 lần gặp nạn tại ngư trường Hoàng Sa, lần đầu vào cuối tháng 6, trong lúc giong tàu vươn khơi ra Hoàng Sa, vì bất cẩn nên con tàu cá trị giá gần 1 tỷ đồng đã bị ngọn lửa thiêu cháy rụi, 15 lao động trên tàu phải lênh đênh “đu” nhau trên biển gần một ngày mới được tàu Hải quân phát hiện và kịp thời ứng cứu. Sau tai nạn đó anh gần như trắng tay. 
“Từ đầu năm đến nay, chính quyền và các ngành chức năng của huyện liên tục nhận được phản ánh của ngư dân bị Trung Quốc tấn công, cướp tài sản tại ngư trường Hoàng Sa. Chúng tôi đã chỉ đạo cho các ngành chức năng và Nghiệp đoàn nghề cá hỗ trợ kịp thời để ngư dân khắc phục hậu quả, yên tâm sản xuất”.Bà Phạm Thị Hương - Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn 
Cuối năm 2014, anh vay mượn bạn bè, người thân mua con tàu cá công suất 260 CV, trị giá trên 1 tỷ đồng để vươn khơi làm ăn, ngay chuyến biển đầu tiên, tàu bị Trung Quốc tấn công, cướp toàn bộ ngư cụ tại ngư trường Hoàng Sa, gây thiệt hại gần 100 triệu đồng, trở về bờ với xác con tàu, anh kiệt quệ, bởi bao nhiêu tài sản, vốn liếng đều bị cướp, phá hết. Năm 2009, anh Nguyễn Chí Thạnh cũng là một trong 3 thuyền trưởng bị bắt giữ ở đảo Phú Lâm (Hoàng Sa). Sau đó, Tiền Phong là tờ báo đầu tiên phản ánh vụ việc ngư dân Quảng Ngãi thường xuyên bị cướp ở Hoàng Sa. Vụ việc được cấp Trung ương lên tiếng can thiệp và sau đó, anh Thạnh trở về nhưng tàu bị thu giữ. 
Ông Lê Khuân cho biết: Vài năm trở lại đây, nhiều ngư dân Lý Sơn tham gia khai thác hải sản tại ngư trường Hoàng Sa liên tục bị tấn công, cướp tài sản, trong số đó có không ít ngư dân đã trở nên trắng tay vì mất toàn bộ tài sản, vốn liếng, nếu tình trạng này kéo dài e rằng việc làm ăn của ngư dân sẽ ảnh hưởng, chúng tôi mong rằng cần có sự hỗ trợ và bảo vệ ngư dân để họ yên tâm vươn khơi bám biển, bảo vệ chủ quyền.
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Lê Quang Thích, 6 tháng đầu năm nay, đã có 23 tàu cá Quảng Ngãi bị Trung Quốc cướp tài sản, uy hiếp xua đuổi. “Trung bình mỗi tháng có 4 tàu bị cướp”, ông Thích cho biết.

Quốc hội không làm luật thì làm gì?

Tư Hoàng-Thứ Năm,  2/7/2015, 08:17

Một Quốc hội thực hiện được quyền lập pháp, quyền giám sát tối cao đòi hỏi phải có tính chuyên nghiệp cao. Ảnh: quochoi.vn

(TBKTSG) - “Không phải Quốc hội là làm luật”, câu trả lời của Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Sỹ Dũng với TBKTSG đã gây ra nhiều tranh luận gần đây. Tuy nhiên, phải đặt câu nói đó trong ngữ cảnh mới rõ sự việc.

Tại cuộc họp báo tổng kết kỳ họp thứ 9 tuần trước, ông Dũng dành ít phút để nói về kết quả của kỳ họp. Ông khẳng định, 11 luật được thông qua tại kỳ họp gồm Luật tổ chức chính phủ, chính quyền địa phương, ngân sách nhà nước, dân sự, hình sự... thể hiện Quốc hội đã thông qua “toàn diện hệ thống pháp luật” về tổ chức nhà nước, giúp quản trị quốc gia “theo chuẩn mực quốc tế”.

Trong bối cảnh đó, TBKTSG đặt câu hỏi: “Ông hình dung như thế nào về năng lực, hiệu lực quản trị, điều hành của các cơ quan nhà nước tới đây khi có hệ thống luật đó? Liệu những vấn đề như năng lực làm luật, giám sát của Quốc hội có được cải thiện? Hay vấn đề oan sai, tham nhũng, bội chi triền miên, và nhiều vấn đề khác liên quan đến trách nhiệm của nhà nước có được cải thiện?”.

Câu hỏi đặt ra là rất rộng, liên quan đến các cơ quan nhà nước; và câu trả lời trên chỉ đề cập riêng đến Quốc hội.

Song, vì sao nó lại gây tranh luận?

Thực tế thì ông Dũng nói đến hoàn cảnh làm luật ở Việt Nam hiện nay, khi có tới 80-90% các dự luật là do Chính phủ trình, và nhận định “Quốc hội phải có năng lực thẩm định chứ không phải Quốc hội là làm luật”. Có đúng vậy không? Ngay tại khoản 3, điều 5 (Làm luật và sửa đổi luật) tại chương 1 (Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội) trong Luật Tổ chức Quốc hội vừa được thông qua cuối năm ngoái quy định: “Quốc hội thảo luận, xem xét, thông qua dự án luật tại một hoặc nhiều kỳ họp Quốc hội căn cứ vào nội dung của dự án luật”.

Như vậy, lập pháp là chức năng hiển nhiên và không phải bàn cãi của Quốc hội, bên cạnh chức năng giám sát vì đã được ghi trong Luật. Dù có tới 80-90% dự luật do Chính phủ trình - điều này cũng bình thường vì nhiều nước khác cũng làm như vậy - thì đây vẫn phải là trách nhiệm của Quốc hội.

Lập pháp là chức năng hiển nhiên và không phải bàn cãi của Quốc hội, bên cạnh chức năng giám sát vì đã được ghi trong Luật tổ chức Quốc hội. Dù có tới 80-90% dự luật do Chính phủ trình thì đây vẫn phải là trách nhiệm của Quốc hội.
Còn về việc thực thi luật, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 quy định trong điều 8: “Văn bản quy định chi tiết... phải được ban hành để có hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của văn bản hoặc điều, khoản, điểm được quy định chi tiết” (khoản 2); và “Văn bản quy phạm pháp luật phải được quy định cụ thể để khi văn bản đó có hiệu lực thì thi hành được ngay...” (khoản 1). Có nghĩa là, các nghị định, thông tư cần phải được ban hành và có hiệu lực cùng thời điểm luật có hiệu lực. Bộ luật gốc là vậy, nhưng ít khi được tôn trọng trên thực tế và Quốc hội cũng không xem đó là chuyện phải thúc đẩy hay nhắc nhở.

Theo Bộ Tư Pháp, trong tổng số 60 văn bản còn nợ, Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ chỉ mới ban hành được 5 văn bản, đạt tỷ lệ hơn 8%. Còn 55/60 văn bản chưa được ban hành, chiếm gần 92%. Kết quả của tình trạng thiếu luật như thế nào thì ai cũng rõ: Người dân và doanh nghiệp không biết đường nào mà lần, dù có luật.

Đã có những nhận xét về tình trạng “tám không” về luật ở Việt Nam là không rõ ràng, không đầy đủ, không hệ thống, không hợp lý, không minh bạch, không tiên liệu trước được và không hiệu quả, không hiệu lực. Đó là chưa kể, nhiều bộ, ngành, địa phương còn cài cắm thêm nhiều điều khoản làm méo luật. Hơn 3.200 điều kiện kinh doanh mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị vô hiệu hóa là một ví dụ.

Thực tế này cho thấy, Quốc hội chưa thực hiện tốt chức năng làm luật và giám sát của mình. Còn nhớ, tại cuộc họp báo tổng kết kỳ họp thứ 8 cuối năm 2014, TBKTSG đặt câu hỏi: “Quốc hội là cơ quan lập pháp nên Quốc hội phải là cơ quan đầu tiên tuân thủ luật. Tuy nhiên, thực tế không phải vậy. Ví dụ, Luật Ban hành văn bản... yêu cầu cơ quan soạn thảo phải trình các văn bản hướng dẫn cùng lúc với dự luật lên Quốc hội, nhưng điều này chưa bao giờ xảy ra, mà Quốc hôi vẫn cứ thông qua luật. Hay Quốc hội vẫn cứ thông qua các dự toán ngân sách dù chi có vượt như thế nào chăng nữa, phủ nhận ngay nghị quyết của Quốc hội. Điều này nên hiểu như thế nào?”. Tiếc là Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đã trả lời ngắn gọn theo tinh thần là sẽ rút kinh nghiệm.

Hướng tới Nhà nước pháp quyền cũng cần có những nền tảng cho nó. Một Quốc hội thực hiện được quyền lập pháp, quyền giám sát tối cao đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao, mà tỷ lệ 30% đại biểu chuyên trách khó mà đảm đương.

http://www.thesaigontimes.vn/132356/Quoc-hoi-khong-lam-luat-thi-lam-gi.html

Luật An ninh Quốc gia Trung Quốc : Chiêu mới để thôn tính Biển Đông ?

Theo RFI-Trọng Nghĩa
Ngày 02-07-2015 16:00

media
Nhiều nước đang tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông.Nguồn:wikipedia

Ngày 01/07/2015, Ủy ban thường vụ Quốc hội Trung Quốc đã thông qua một dự thảo đầu tiên của bộ luật mới về an ninh quốc gia, bao trùm mọi lãnh vực trong đó Bắc Kinh tự cho mình quyền dùng sức mạnh để bảo vệ các lợi ích cốt lõi. Theo một số nhà quan sát, luật mới về an ninh của Trung Quốc có thể là một bước mới của Bắc Kinh trong ý đồ thôn tinh Biển Đông.

Khi loan tin hãng tin Anh Reuters vào hôm qua đã chú ý ngay đến việc dự thảo này, một khi biến thành luật, sẽ cho phép chính quyền Bắc Kinh sử dụng « mọi biện pháp cần thiết » để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.

Phát biểu trong một cuộc họp báo, bà Trịnh Thư Na, Phó Chủ tịch Ủy ban Lập pháp Thường vụ Quốc hội Trung Quốc khẳng định rằng Bắc Kinh « sẽ không từ bỏ quyền lợi chính đáng của mình và chắc chắn không hy sinh lợi ích cốt lõi của đất nước ». Vấn đề là gần đây, Bắc Kinh đã càng ngày càng nói nhiều hơn đến việc Biển Đông mà họ đòi hầu như toàn bộ chủ quyền, là thuộc diện lợi ích cốt lõi của Trung Quốc.

Không chỉ nói suông, Bắc Kinh cũng đã dùng trăm phương nghìn kế để áp đặt các yêu sách chủ quyền của họ tại Biển Đông, từ các phương cách thô bạo, dùng đến sức mạnh, cho đến những thủ đoạn ngoại giao, hay pháp lý giả hiệu.

Trong một bài viết vào hôm qua, nhật báo Mỹ International Business Times đã cho rằng luật an ninh mới sẽ giúp Trung Quốc thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa đòi hỏi chủ quyền tại Biển Đông, và khiến cho tình hình vốn đã căng thẳng lại càng nghiêm trọng thêm.

Theo tác giả bài báo, cho đến giờ, Bắc Kinh chủ yếu dựa vào thế mạnh quân sự để tăng cường sự hiện diện tại Biển Đông. Trung Quốc đã thành công trong việc bồi đắp các rạn san hô mà họ lấy từ tay Việt Nam và Philippines thành đảo nhân tạo, và đang xây dựng các cơ sở quân sự trên đó, mà không gặp bất kỳ sự kháng cự nào.

Trong tình hình đó, theo bà Bonnie Glaser, chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế CSIS ở Washington, luật mới về an ninh sẽ chắp cánh cho Trung Quốc quyết đoán hơn : « Trung Quốc sẽ trích dẫn luật, cùng với nhiều bộ luật nội địa khác để biện minh cho những hành động của họ ở Biển Đông ».

Trong quá khứ, Trung Quốc đã tìm cách biện minh cho các hành động của mình bằng lý do họ có chủ quyền lịch sử tại Biển Đông, viện dẫn một số bản đồ cổ để chứng minh, và sử dụng tấm bản đồ 9 đoạn để minh họa cho các đòi hỏi của mình. Vấn đề là lập luận về chủ quyền lịch sử không có cơ sở pháp lý, nhất là khi mới đây, Philippines đã công bố bản đồ cổ có từ năm 1136 cho thấy rằng tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên bãi cạn Scarborough hay ở Trường Sa đều là giả dối.

Giới quan sát đều phê phán tính chất mơ hồ và rộng khắp của luật về an ninh quốc gia của Trung Quốc. Nhiều người cho rằng Bắc Kinh cố tình mập mờ để có thể muốn làm gì thì làm, mà vẫn có thể nói là làm đúng theo luật.

Áp dụng vào trường hợp Biển Đông, có thể nói rằng, luật an ninh mới của Trung Quốc là một bước tiến mới của Trung Quốc nhằm thôn tính vùng biển này, thoạt đầu là tuyên bố chủ quyền, kế đến là xác định đó là lợi ích cốt lõi, và bây giờ là ra luật để bảo vệ chủ quyền và lợi ích cốt lõi mà chỉ có Bắc Kinh công nhận.

Đảo Trung Quốc ở Trường Sa : Không có gì để giấu nhưng cấm dòm

Theo RFI-Trọng Nghĩa
Ngày 02-07-2015 17:06

media
Đảo Xu Bi.-Nguồn : csis.org

Vào lúc Trung Quốc tiếp tục xây cất trên các đảo nhân tạo họ bồi đắp tại Trường Sa, chính quyền Bắc Kinh không cho phép phóng viên đến xem các đảo. Tuy nhiên, một phóng viên đài Truyền hình Mỹ CBS đã trở thành ký giả phương Tây đầu tiên đến được gần sát một trong những đảo đá này.

Trong bản tin công bố hôm 01/07/2015, CBS cho biết là phóng viên Seth Doane đã xuất phát bằng tàu nhẹ từ đảo Thị Tứ, hiện do Philippines kiểm soát và đóng quân, trực chỉ đá Xu Bi (Subi Reef) cách đấy không đầy 15 hải lý. Đây là một trong những rạn san hô mà đang có các công trường xây dựng crua Trung Quốc.

Bắc Kinh không cho phép hãng tin CBS đến các đảo nhân tạo, vốn có thể trở thành căn cứ quân sự, vì vậy Seth Doane và nhóm của anh đã thuê tàu của một ngư dân Philippines địa phương để có thể đến đá Xu Bi càng gần càng tốt.

Theo ghi nhận của Doane, càng gần đến đá Xu Bi, người ta càng thấy rõ các chiếc cần cẩu trên đảo, trải rộng trong suốt chiều dài của đảo. Theo phóng viên này, anh có cảm tưởng là nhìn thấy một thành phố mọc lên từ giữa biển. Chiều rộng của đảo đủ để chứa một phi đạo cho máy bay hạ và cất cánh.

Qua lớp sương mù, khi tàu tiến lại gần hơn người ta thấy các loại thiết bị một cách mờ mờ.

Thế rồi ngư dân lái tàu thấy tín hiệu từ đèn báo từ phía trước, cho biết là cấm không được tiến lại gần hơn. Thế là thuyền trưởng chiếc tàu chở nhà báo Mỹ trở nên nóng nảy và đã lái tàu quặt đi hướng khác. Người này cho biết là sáp lại gần hơn sẽ rất nguy hiểm, và ông không muốn bị Trung Quốc bắt giữ.

Trở lại Bắc Kinh, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã không trả lời nhà báo Mỹ về lý do tại sao các nhà báo không được đến các đảo để đích thân đưa tin về công việc xây dựng.

Thế mà bà Hoa Xuân Oánh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc vẫn mạnh miệng tuyên bố : « Tôi có thể bảo đảm rằng chính quyền Trung Quốc không có gì để che giấu cộng đồng quốc tế ».

Từ độc tài Nguyễn Văn Linh đến độc quyền Nguyễn Phú Trọng

Phạm Trần (Danlambao) - Kỷ niệm 100 năm ngày sinh của nguyên Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1/7/1915 - 1/7/2015, lãnh đạo CSVN đã công khai tái khẳng định sẽ tiếp tục độc tài, độc đảng và độc quyền cai trị như ông Linh đã vạch ra.

Chủ trương này đã được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang đưa ra bằng lời nói và bài viết có cùng lập trường nhất quyết không từ bỏ chủ nghĩa Cộng sản và chống đa nguyên đa đảng. Tuy nhiên cả hai người lại không có bất cứ lời nào lên án Trung cộng đang biến 7 bãi đá chiếm được của Việt Nam ở Trường Sa năm 1988 thành các đảo để sinh sống và căn cứ quân sự ở Biển Đông, có lẽ vì sợ gây phiền não cho vong linh người quá cố?
Điều này dễ hiểu vì Trung cộng coi ông Nguyễn Văn Linh là người có công với Bắc Kinh tại Hội nghị bí mật Thành Đô, Tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc trong hai ngày 3-4 Tháng 9 năm 1990. 

Nguyễn Văn Linh đi Thành Đô cùng với Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (Thủ tướng) Đỗ Mười và Cố vấn Phạm Văn Đồng để bàn chuyện nối lại bang giao với Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Trung Hoa Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng.

Tại Thành Đô, theo các giới Ngoại giao của Việt Nam thời bấy giờ như cố Thứ trưởng Ngọai giao Trần Quang Cơ và Đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh thì ông Linh đã chấp nhận 3 đòi hỏi quan trọng của Giang Trạch Dân để được tái lập quan hệ ngoại giao. Ba điều kiện đó là: Việt Nam phải rút quân vô điều kiện khỏi Campuchia và đồng ý một giải pháp chính trị không loại phe Khmer đỏ thân Trung cộng; công khai chỉ trích và cam kết thay đổi chính sách thân Liên Xô trước đó của Tổng Bí thư tiền nhiệm Lê Duẩn; cất chức Bộ trưởng Ngọai giao Nguyễn Cơ Thạch, người có tư tưởng độc lập với Trung cộng và loại ông khỏi Bộ Chính trị.

Vì các văn kiện Thành Đô, kể cả tài liệu quan trọng được gọi là Kỷ Yếu Hội nghị do Lý Bằng soạn cho ông Linh ký kết với phía Trung cộng chưa được bạch hóa nên không ai biết ông Linh còn cam kết dành cho Trung cộng những đặc quyền đặc lợi nào khác.

Chỉ biết những việc sau đây đã xảy ra từ sau Hội nghị Thành Đô: 

- Đảng nghiêm cấm không cho tổ chức kỷ niệm hay nhắc đến cuộc chiến xâm lược qua biên giới Việt Nam của quân Trung cộng từ 1979 đến 1987. 

- Không đòi lại những phần đất, khoảng gần một ngàn cây số vuông đã bị mất vào tay Trung cộng sau cuộc chiến biên giới, trong đó có nhiều điểm cao chiến lược, tiêu biểu như điểm cao 1509 mà Trung Hoa gọi là Laoshan (Lão Sơn hay Núi Đất) và Giả Âm Sơn (điểm cao 1250) ở tỉnh Hà Giang (trước là Hà Tuyên). 

- Ngăn chặn mọi nỗ lực tưởng niệm hay tuyên dương 74 chiến sĩ Hải quân Việt Nam Cộng Hòa trong cuộc chiến đấu chống quân Tầu xâm lược Hoàng Sa tháng 1/1974. Không có hành động đòi lại mà chỉ biết nói đi nói lại ”Hoàng Sa là của Việt Nam”. 

- Chỉ cho tổ chức rất hạn chế và cục bộ để tưởng nhớ đến 64 chiến sỹ quân đội nhân dân đã bỏ mình trong trận chiến bảo vệ biển đào Trường Sa năm 1988, nhưng không có hành động nào nhằm lấy lại lãnh thổ đã mất. 

- Sách lịch sử của Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ nói rất sơ sài về những biến cố lịch sử này. 

- Việt Nam cũng đã để mất 2/3 thác Bản Giốc và chịu nhận đường biên giới hai nước nằm ở phía nam Ải Nam Quan, thay vì phía bắc Ải này, căn cứ theo Hiệp định biên giới trên đất liền ký ngày 30/12/1999. Như vậy Ải lịch sử Nam Quan nay nằm bên phiá Tàu. 

Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ từng tham gia đàm phán với Tàu cộng nói: “Căn cứ vào các tư liệu có giá trị pháp lý theo Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ mà Việt Nam và Trung Quốc ký năm 1993, thì rõ ràng đường biên giới tại khu vực này luôn nằm về phía nam Ải Nam Quan, chứ không phải đi qua Ải Nam Quan theo tiềm thức của người Việt Nam. Như vậy không có chuyện Việt Nam đã nhường Ải Nam Quan cho Trung Quốc như nhiều người suy diễn theo cảm tính và dựa vào những thông tin thiếu khách quan, không có giá trị pháp lý.” (trích Việt Nam Express, 31/01/2015)

Tuy nhiên, ông Trục đã quên rằng sách sử Việt Nam đều đã từng nói “nước Việt Nam từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mâu”

- Ngoài mất mát trên đất liền Việt Nam còn đồng ý ký 2 Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ và Hợp tác Nghề Cá với Trung cộng năm 2000 có nhiều bất lợi cho Việt Nam, theo quan điểm của một số chuyên viên của Quỹ nghiên cứu Biển Đông.

Các chuyên viên biển đảo Việt Nam ở trong nước và nước ngoài của Qũy này cho biết: “Vịnh Bắc Bộ được bao bọc bởi Việt Nam và Tàu có diện tích 123.700 km2, chiều ngang nơi rộng nhất khoảng 320 km (176 hải lý) và nơi hẹp nhất khoảng 220 km (119 hải lý). Chiều dài bờ biển phía Việt Nam khoảng 763 km, còn phía Tàu khoảng 695 km. Phần Vịnh phía Việt Nam có khoảng 1.300 hòn đảo ven bờ, đặc biệt có đảo Bạch Long Vĩ nằm cách đất liền nước ta khoảng 110 km, cách đảo Hải Nam (Tàu) khoảng 130 km. Vịnh có vị trí chiến lược quan trọng đối với Việt Nam và Tàu về an ninh và quốc phòng. (Trích bài viết “Đàm phán Việt - Trung về khu vực ngoài cửa vịnh Bắc Bộ” ngày 24/02/2014).

Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên cho biết: “Việt Nam đư­ợc hư­ởng 53,23% diện tích Vịnh và Trung Quốc đ­ược h­ưởng 46,77% diện tích Vịnh”.

Như vậy, phía Việt Nam hơn Tàu 6,46%, hay khoảng 8,205 cây số vuông, theo ước tính của Quỹ Biển Đông.

Hợp tác cùng phát triển

Đáng chú ý là trong Hiệp định này, Việt Nam đã đồng ý “hợp tác cùng phát triển”với Tàu cộng ở vùng biển này, và nay cả ở khu vực bên ngoài vịnh Bắc Bộ. Nội dung này phù hợp với chủ trương cốt lõi của Tàu từ thời Đặng Tiểu Bình đưa ra năm 1979 và được tái khẳng định bởi Tập Cận Bình năm 2013, theo đó Tàu luôn luôn coi Biển Đông là “biển của ta, gác tranh chấp để cùng khai thác”!

Việc Tàu cộng tự nhận chủ quyền trong hình Lưỡi bò chiếm ¾ diện tích 3.5 triệu cây số vuông Biển Đông là một bằng chứng.

Dù Tàu cộng không giấu diếm tham vọng, nhưng vào ngày 11/10/2011, tân Tổng Bí thư đảng CSVN khóa XI Nguyễn Phú Trọng vẫn vội vã sang Tàu họp với Tổng Bí thư - Chủ tịch nhà nước Trung cộng Hồ Cẩm Đào để tái cam kết 6 điểm về“Nguyên tắc giải quyết vấn đề trên biển Việt-Trung”. Tại Bắc Kinh, ông Trọng đã đồng ý “Giải quyết các vấn đề trên biển theo tinh thần tuần tự tiệm tiến, dễ trước khó sau. Vững bước thúc đẩy đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, đồng thời tích cực bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này.” (điểm 5)

Sau chuyến đi của ông Trọng, phía Tàu cộng tiếp tục áp lực Việt Nam phải mau chóng thi hành những cam kết đã ký qua các chuyến qua lại của lãnh đạo hai nước, trong đó có các chuyến đến Việt Nam của Thủ tướng Lý Khắc Cường, Ủy viên Quốc vụ viện phụ trách biên giới- biển đảo Dương Khiết Trì và của Ngoại trưởng Vương Nghị.

Diễn biến mới nhất là chuyến sang Tàu của ông Nguyễn Phú Trọng từ ngày 7 đến 10 tháng 4/2015 để gặp Tổng Bí đảng Cộng sản Tàu Tập Cận Bình, trước khi ông Trọng thực hiện chuyến đi lịch sử sang Hoa Kỳ gặp Tồng Thống Barrack Obama, dự kiến từ ngày 07 đến 09 tháng 7/2015.

Tại Bắc Kinh, theo tin Việt Nam Thống tấn xã thì hai bên tái khẳng định: “Đối với vấn đề trên biển, (hai bên) nhấn mạnh tuân thủ nhận thức chung quan trọng đạt được giữa Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, nghiêm túc thực hiện “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam- Trung Quốc;” sử dụng tốt cơ chế đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt Nam- Trung Quốc, kiên trì thông qua hiệp thương và đàm phán hữu nghị, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được, tích cực nghiên cứu giải pháp mang tính quá độ không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên, bao gồm tích cực nghiên cứu và bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển.”

Sau đó, khỏang 2 tuấn lễ trước ngày ông Trọng đến Hoa Thịnh Đốn, Bộ trưởng Ngọai giao Phạm Bình Minh lại đi Bắc Kinh họp với Ủy viên Quốc vụ Quốc vụ viện Dương Khiết Trì, từ ngày 17- 19/06/2015, trong khuôn khổ của Phiên họp lần thứ 8 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt-Trung.

Ngoài Dương Khiết Trì, ông Minh còn gặp Thủ tướng Lý Khắc Cường và Bộ trưởng Ngọai giao Vương Nghị để hai bên cam kết “không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp; xử lý kịp thời thỏa đáng vấn đề nảy sinh, duy trì đại cục quan hệ Việt-Trung và hòa bình, ổn định ở Biển Đông.

Tuy cam kết như thế, nhưng phía Tàu cộng đã và đang làm cho tình hình Biển Đông thêm phức tạp với các hoạt động bành trướng lãnh thổ và chiêm đóng biển đảo của Việt Nam.

Đáng chú ý là không thấy ông Minh đề xuất Tàu cộng phải ngưng ngay lập tức việc xây dựng các đảo nhân tạo, thiết lập căn cứ quân sự ở Biển Đông, hay đòi chấm dứt các cuộc tấn công tầu cá Việt Nam. 

Bởi vì, theo Cục Kiểm ngư Việt Nam thì “nhiều tàu cá của ngư dân ở hai tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi đã bị một số lượng lớn tàu cá vỏ sắt của Trung Quốc liên tiếp đâm uy hiếp và đe d​ọa. Trong đó, riêng tại Quảng Ngãi, Trung Quốc đã uy hiếp, tấn công 23 tàu cá của ngư dân.” (theo Thông tấn Xã Việt Nam (TTXVN) ngày 30/06/2015) 

Cùng thời gian này, nhiều tầu cá Tàu cộng đã công khai xâm nhập sâu vào vùng biển Việt Nam để đánh bắt nhưng chỉ bị cảnh cáo, xử phạt hành chính và xua đuổi đi nơi khác. 

Việc làm này của phía Việt Nam trái ngược với các vụ tấn công, đánh ngư dân và tịch thu tài sản tầu cá Việt Nam của các tầu hải giám Trung cộng. 

Tại sao Việt Nam lại yếu mềm và sợ Tàu trước ngày ông Trọng đi Mỹ như thế thì chỉ có lãnh đạo và nhà nước Việt Nam mới có thể trả lời được.

- Phía Việt Nam còn bị “mắc họng” khó nói với thế giới vì sao năm 1958 Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã gửi công hàm cho Thủ tướng Chu Ân Lai nhìn nhận chủ quyền của Tàu ở Hòang Sa và Trường Sa. Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng hoà (miền Bắc) cũng không hề lên tiếng phản đối khi quân Trung cộng chiếm Hòang Sa từ tay Quân đội Việt Nam Cộng hòa năm 1974. Do đó báo chí Tàu trong những ngày cuối tháng 6/2015 đã gia tăng chỉ trích Việt Nam đã quên những cam kết qúa khứ và thay đồi lập trường sau ngày thống nhất đất nước năm 1976.

- Song song với những việc làm tréo cẳng ngỗng khó hiểu này, Đại tướng Lê Đức Anh, trong chức vụ Bộ trưởng Quốc phòng, đã phạm lỗi lầm lịch sử tại mặt trận Trường Sa năm 1988, khi ông ra lệnh cho binh sĩ bảo vệ đá Gạc Ma không được nổ súng chống lại quân Tầu khi chúng xâm lược và chiếm 7 bãi đá. 64 binh sỹ của Việt Nam đã bị quân Tàu giết hạ trong cuộc chiến “bị bó tay” này!

Vì vậy ông Anh đã được phía Tàu sử dụng làm quân cờ đi đêm với Đại sứ Tàu ở Hà Nội, qua mặt Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch, để phối trí đưa phái đòan Nguyễn Văn Linh đi Hội nghị Thành Đô dàn xếp chuyện Campuchia theo những điều kiện của Bắc Kinh.

Sau Hội nghị Thành Đô, Đỗ Mười, người năng nổ nhất trí với phía Tàu, sau Nguyễn Văn Linh, đã lên làm Tổng Bí thư khoá đảng VII và Đại tướng Lê Đức Anh được tưởng thưởng chức Chủ tịch nước khiến Bắc Kinh hả dạ cười tươi. 

Vì vậy, trước những nhượng bộ chính trị làm mất thể diện quốc gia và tư cách lãnh đạo của các ông Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười và Lê Đức Anh ở Thành Đô, ông Nguyễn Cơ Thạch đã thốt lên câu nói lịch sử: "Một thời kỳ Bắc thuộc mới rất nguy hiểm đã khởi sự." 

Lời cảnh giác của ông Nguyễn Cơ Thạch đã dẫn chứng trong 2 Hiệp định biên giới và Vịnh Bắc Bộ bất lợi cho Việt Nam của thời Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu (khoá đảng VIII). Đến thời Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh (hai khoá IX và X) thì ông Mạnh lại nghe theo lời đường mật của Tàu cho họ vào khai thác Bauxite ở Tây Nguyên mà hiệu qủa kinh tế còn rất mờ mịt. 

Theo tài liệu của Bách khoa Toàn thư mở thì Tiến sĩ Tô Văn Trường, nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam, khẳng định: "Dự án bô- xít Tây Nguyên vừa lỗ nặng, vừa gây ô nhiễm đến môi trường cả trước mắt và lâu dài". Cũng theo ông Trường thì "Nhà đầu tư TKV (Tập đòan Khoáng sản Việt Nam, Vinacomin), đã được Bộ Tài nguyên & Môi trường "bao cấp" không tính phí tài nguyên môi trường, Bộ GTVT "hỗ trợ" tuyến đường vận chuyển (bằng tiền ngân sách), Bộ Công Thương dự trù "biếu không" nhà máy thủy điện Đồng Nai 5 để phục vụ cho dự án bô- xit... Tất cả các công trình nói trên là tiền ngân sách, thực chất là tiền thuế của dân, cần phải hết sức thận trọng, suy tính sử dụng cho có hiệu quả vì nợ công đã đến mức báo động đỏ." 

Theo ước tính của một số chuyên gia thì tổng số tiền lỗ của mỗi năm ít nhất là 33 triệu.

Đó là “thành tích” lệ thuộc Tàu của ông Nông Đức Mạnh, sau 10 năm cầm quyền (1992 - 2001).

Chuyện bây giờ

Với bối cảnh lịch sử và những hệ lụy xảy ra sau đó cho Việt Nam từ sau Hội nghị Thành Đô trong 30 năm qua các thời đại Nguyễn Văn Linh (khoá đảng VI), Đỗ Mười (khoá VII), Lê Khả Phiêu (khoá VIII), Nông Đức Mạnh (hai khoá IX và X) cho đến Nguyễn Phú Trọng (khoá đảng XI), Việt Nam tiếp tục bị Trung cộng xỏ mũi kéo đi phiêu lưu để kiệt quệ cả nhân lực và tài lực. 

Đó là hậu qủa của lời cám ơn Giang Trạch Dân của ông Nguyễn Văn Linh tại Hội nghị Thành Đô năm 1990 khi ông ca ngợi quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Tàu là “vừa là đồng chí vừa là anh em” như Hồ Chí Minh đã nói, căn cứ theo tác giả Tàu là Trương Thanh, lúc đó là Vụ phó Vụ Á châu 1 Bộ Ngoại giao Tàu cộng, người tham dự hội nghị. (Tài liệu của chuyên gia về  Trung cộng Dương Danh Dy, BBC, 23/10/2014).

Nguyễn Phú Trọng- Trần Đại Quang

Vậy mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, trong diễn văn kỷ niệm 100 năm ngày sinh tại quê hương Hưng Yên của ông Nguyễn Văn Linh sáng ngày 30/06/2015 đã không ngớt ca ngợi lập trường kiên trì chủ nghĩa cộng sản thân Tàu của ông Linh và coi đó như khuôn vàng thước ngọc để bảo vệ quyền lực cho đảng.

Ông Trọng lập lại lời Nguyễn Văn Linh nói rằng: "Kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa là sự lựa chọn duy nhất đúng đắn của Đảng ta... Chẳng lẽ bao nhiêu thành quả cách mạng giành được bằng xương máu của biết bao thế hệ người Việt Nam lại đem trao vào tay những lực lượng đưa đất nước đi vào con đường tư bản chủ nghĩa, con đường chắc chắn không thể bảo đảm độc lập thật sự cho dân tộc, tự do hạnh phúc thật sự cho tuyệt đại đa số nhân dân" 

Ông cũng không quên đọc lời ông Linh quả quyết: “Kiên trì chủ nghĩa Mác - Lênin là vấn đề có tính nguyên tắc số một đối với Đảng ta. Trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin có nghĩa là nắm vững bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, vận dụng một cách đúng đắn, thích hợp với điều kiện nước ta, góp phần phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin một cách sáng tạo. Chúng ta phải đấu tranh chống những luận điệu và thủ đoạn đả kích, phủ nhận, xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh từ phía những thế lực thù địch, những kẻ cơ hội.  Đồng chí kịch liệt phê phán quan điểm đòi "đa nguyên, đa đảng". Đồng chí nói: "Trong điều kiện nước ta, không có sự cần thiết khách quan để lập nên cơ chế chính trị đa nguyên, đa đảng đối lập. Thừa nhận đa đảng đối lập có nghĩa là tạo điều kiện cho sự ngóc đầu dậy ngay tức khắc và một cách hợp pháp các lực lượng phản động... hoạt động chống Tổ quốc, chống nhân dân, chống chế độ. Đó là điều mà nhân dân ta dứt khoát không chấp nhận.” 

Khi ông Trọng mượn lời Nguyễn Văn Linh để nói vào thời điểm đảng CSVN chuẩn bị Đại hội đảng XII chính là ông muốn nói với đảng viên và người dân về chủ trương lạc hậu và phản dân chủ của những người cầm quyền bây giờ.

Quan điểm độc quyền cai trị của đảng CSVN và chống đa nguyên đa đảng, chống bầu cử dân chủ tự do đã được ông Trọng nói trắng ra mà không cần biết nhân dân và cán bộ đảng viên có còn muốn nghe theo hay không. 

Nhưng tại sao ông Trọng lại phải mượn những lời sặc mùi bảo thủ cộng sản của ông Linh để hù họa người dân vào lúc giặc ngọai xâm Tàu cộng đã vào bên trong ngôi nhà Việt Nam từ Biển Đông đến đất liền?

Phải chăng ông muốn gửi một thông điệp cho người bạn láng giềng Tàu cộng Tập Cận Bình biết để yên tâm ông sẽ không thay lòng đổi dạ trong chuyến đi Hoa Kỳ gặp Tổng thống Obama trong những ngày sắp tới? 

Song song với diễn văn của ông Trọng là bài viết của Đại tướng Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang được báo đảng CSVN phổ biến có tựa đề “Tiếp tục giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong sự nghiệp đổi mới đất nước”. 

Bài viết cũng chỉ nhằm ca tụng quan điểm chính trị quyệt đôi trung thành với chủ nghĩa cộng sản và chống đa nguyên đa đảng của Nguyễn Văn Linh.

Ông Quang viết: “Đồng chí kịch liệt phê phán những tư tưởng, quan điểm chính trị sai trái, không phù hợp với cách mạng nước ta, nhất là quan điểm “đa nguyên, đa đảng”, đòi Đảng ta từ bỏ nguyên tắc tập trung dân chủ; đồng chí kiên quyết khẳng định: “Trong điều kiện nước ta không có sự cần thiết khách quan để lập nên cơ chế chính trị đa nguyên, đa đảng đối lập. Thừa nhận đa đảng đối lập có nghĩa là tạo điều kiện cho sự ngóc đầu dậy ngay tức khắc và một cách hợp pháp các lực lượng phản động, phục thù trong nước và từ nước ngoài trở về hoạt động chống Tổ quốc, chống nhân dân, chống chế độ. Đó là điều mà nhân dân ta dứt khoát không chấp nhận.”

Ám chỉ đến tình trạng “tự diễn biến, tự chuyễn hóa” trong nội bộ đang đe dọa sự sống còn của đảng, ông Quang đã mượn hòan cảnh dao động của đảng viên thời Nguyễn Văn Linh cầm quyền (1986- 1991), đúng là lúc Nhà nước Cộng sản sụp đổ ở Nga và các nước Cộng sản Đông Âu để quyết tâm giữ vững lập trường.

Ông viết: “Lập trường, quan điểm rõ ràng, dứt khoát, không khoan nhượng của Trung ương Đảng ta, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh vừa quyết tâm đổi mới đến thắng lợi, vừa kiên định tuyệt đối nguyên tắc cách mạng trong cuộc đấu tranh với những biểu hiện dao động, cơ hội, hữu khuynh của một số người trong và ngoài Đảng đã kịp thời chỉnh đốn về tư tưởng và hành động của cán bộ, đảng viên, đẩy lùi âm mưu, hoạt động chống phá cách mạng nước ta của các thế lực thù địch, phản động và các phần tử cơ hội chống chủ nghĩa xã hội, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tạo tiền đề để sự nghiệp đổi mới đất nước tiếp tục phát triển.” 

Nhưng sau 17 năm ngày ông Linh qua đời (1998), tình hình thế giới đã thay đổi, thế giới Cộng sản đã tan biến và những con người Cộng sản ở Việt Nam và Tàu cũng đã nhìn ra ánh sáng của dân chủ và tự do cần thiết cho đời sống con người như thế nào.

Nhưng ông tướng công an đã tát nước theo mưa với ông Trọng để mượn lời Nguyễn Văn Linh mà cao rao: “Kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa là sự lựa chọn duy nhất đúng đắn” ...Cũng không có lý do gì để chúng ta phải “lùi lại” giai đoạn dân chủ nhân dân, mà lịch sử đã vượt qua. Nếu có những việc của giai đoạn trước chưa làm xong hoặc chưa làm tốt thì chúng ta tiếp tục giải quyết nốt trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Chính vì vậy, nhân dân ta quyết không chấp nhận con đường nào khác ngoài con đường xã hội chủ nghĩa.” 

Nhưng tại sao người cầm đầu Bộ Công an, lực lượng bảo vệ đảng thứ hai sau Quân đội phải lên giọng quyết liệt bảo vệ chủ nghĩa Cộng sản và bảo vệ đảng đến tận răng như thế vào lúc này?

Phải chăng Công an cũng đang “tự diễn biến” và “tự chuyền hoá” như Quân đội và một số không nhỏ cán bộ, đảng viên?

Hay Trần Đại Quang cũng muốn chuyển một tín hiệu qua biên giới cho Công an Tàu để họ yên tâm trước chuyến Mỹ du lịch sử của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng? 

03.07.2015


Tàu cộng diễn tập đạn thật ở Vịnh Bắc Bộ

Nhật Phong (Danlambao) - Hôm 30-6-2015, Tàu cộng đã diễn tập bắn đạn thật tại một khu vực thuộc Vịnh Bắc Bộ, thuộc chủ quyền của Việt Nam. Động thái trên diễn ra ngay sau khi giàn khoan HD-981 tiến vào thăm dò và đào khoan bất hợp pháp vùng biển của Việt Nam và một ngày trước khi các tướng tá quân đội CSVN đang bám bờ ở Hà Nội và tưng bừng khai mạc Đại hội Thi đua quyết thắng lần 9.

Cuộc diễn tập lần này do Quân khu Quảng Tây tổ chức với nhiều hạng mục như bắn trúng mục tiêu di động trên biển, đánh chặn tầm xa, sử dụng vũ khí, đạn pháo ngăn chặn các đợt tấn công của địch.

Trong thời gian gần đây, Bắc Kinh đã ra lệnh yêu cầu 172.000 tàu dân sự phải đảm bảo tham gia phục vụ hải quân trong trường hợp nổ ra xung đột. Đồng thời, Hạm đội Nam Hải đã triệu tập lực lượng sỹ quan tái ngũ tham gia diễn tập tại Biển Đông, nhằm tăng cường năng lực sẵn sàng chiến đấu cho Trung Quốc trong tình huống khẩn cấp.

Ngược lại, phía Hà Nội thì tiếp tục cho ngư dân mượn vốn, đóng tàu và kiên trì bám biển; trong khi quân đội, nhất là lực lượng hải quân nhất trí bám bờ để bảo vệ mối tình hữu hảo 16 vàng 4 tốt vốn là nền tảng bảo đảm nguyện vọng bám ghế của các lãnh đạo đảng.

Các động thái giàn khoan HD-981 xâm nhập vùng chủ quyền của Việt Nam và Hải quân Tàu diễn tập bằng đạn thật trên biển Đông xảy ra ngay trước chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, trong thời điểm Hoa Kỳ - Việt Nam kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ, và sau khi Quốc hội Việt Nam họp kín về tình hình biển Đông hôm 06 -06 nhưng không ra bất cứ tuyên bố nào. Tất cả nằm trong mục tiêu của Bắc Kinh nhàm đo lường mức độ "hèn" và "trung thành" của các đồng chí "con hoang" Hà Nội hiện nay đang ở "tầm mức" nào.

03.07.2015

Ai đang lo lắng nhất cho số mạng của Phùng Quang Thanh?

Tư Ròm (Danlambao) - "Sự cố" Phùng Quang Thanh bùng nổ - khởi đi từ tin đồn mất tích, bị ám sát, chuyển sang tin-không-đồn (nhưng không có gì bảo đảm là tin-không-láo) của Ban bảo vệ sức khoẻ trung ương - cho thấy chắc và rõ một điều: nhân dân ta ai cũng hân hoan thơ thới nếu Tượng đái họ Phành đứt giây Thung. 

Vậy, ngược lại, ai là người lo lắng nhất cho số mạng đang đứng có thể chuyển sang nằm của ông tướng cầm tiền giỏi hơn cầm quân?

Nguyễn Tấn Dũng? Chắc chắn không phải rồi! Cứ nhìn bản mặt của anh ba X trong cái như có bác Hù trong ngày vui "Đại hội thi đua quyết (không) thắng" là thấy ngay. Không có anh Thanh là người vừa là Phó bí thư quân ủy TƯ, vừa là Bộ trưởng quốc phòng, anh ba X tự nhiên trở thành lãnh tụ dân gian múa gậy vườn hoang giữa đám tướng (cướp) màu xanh cứt ngựa. Anh Thanh có chết, anh XXX sẽ cúng ngay 3 con dịt đẹt bắt từ ruộng lúa Cà Mau để mừng cái ghế Tổng bí không bị xập vì cái bàn toạ nhiều mỡ của anh Thanh và mừng cho khu đất vàng Tân Sơn Nhất sẽ về túi của anh Ba sau khi cuốc hội đã gật gù cho dự án sân bay Long Thành 16 tỷ đô.

Nguyễn Chí Vịnh? Dỡn chơi! Anh Vịnh nhà em xếp hàng sở hụi chủ nghĩa từ mấy năm nay để chờ anh Thanh thăng sớm cho trống cái ghế bộ trưởng bộ cầm Q(uân) thì ít cầm Đ(ô) thì nhiều, ra trận thì nhát, bám bờ thì hăng. Có thể nói anh Vịnh là người thung thướng nhất cho cái "sự cố" không vui này của anh Thanh. Nhân đây xin mở ngoặc với bạn đọc là phải dùng cụm từ "sự cố Phùng Quang Thanh" vì bây giờ có trời mới biết anh Thanh bị... cái gì, số phận ra sao. Sau cái vụ "tau có chi mô" của anh Thanh... kia thì Tư ròm không tin bất kỳ tuyên bố gì của đảng ta về anh Thanh... này!

Vậy thì ai? Ai là người đang ngày thì ăn ít đêm thì ngủ sơ sơ vì lo lắng cho sự tồn vong của anh Thanh béo. 

Thưa rằng kẻ đó không ở thành Hồ, cũng chẳng ngự tại Ba Đình. Hắn ở tận bên kia biên giới là nhà. Tên nó là Bình, họ nó là Tập. 

Tại sao nó là người lo lắng nhất cho số mạng của thái thú họ Phùng?

Tại vì Phùng thái thú - quốc tịch Việt nhưng gốc con hoang - đã và luôn luôn tâm tư rằng: "Tôi thấy lo lắng lắm, không biết tuyên truyền thế nào, chứ từ trẻ con đến người già có xu thế ghét Trung Quốc. Ai nói tích cực cho Trung Quốc là ngại. Tôi cho rằng, cái đó là nguy hiểm cho dân tộc." 

Trong thời đại biển Đông dậy sóng, thiên triều phương bắc đang dồn dập hò khoan khoan hò 981, đang hỗn hễn hoàn tất phi đạo, đường bay, tập trận súng thật... thì kiếm đâu được tên Bộ trưởng của cái đất nước đang bị xâm lược mà lại lo lắng, lại "tâm tư" cho quân xâm lược đến thế!?


03.07.2015

Hàng trăm người cứu rừng bên tiếng đạn nổ

02/07/2015 23:10
(TNO) Một vụ cháy rừng nghiêm trọng đã xảy ra vào khoảng 10 giờ ngày 2.7 tại thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Thông tin ban đầu ước gần cả 100 ha rừng keo trồng của người dân bị thiệt hại.

Ngọn lửa không chỉ gây thiệt hại rừng mà còn đe dọa hệ thống điện lưới 500 kV
Ngọn lửa không chỉ gây thiệt hại rừng mà còn đe dọa hệ thống điện lưới 500 kV

Vụ cháy rừng nói trên xảy ra tại khu vực khe Dài, đoạn giáp ranh giữa xã Thủy Phù và Phú Sơn, thị xã Hương Thủy.

Có khoảng 400 người gồm lực lượng quân sự thuộc Trung đoàn 6 đóng tại thị xã Hương Thủy, lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy tỉnh, kiểm lâm và bảo vệ rừng cùng dân quân và người dân địa phương; 3 xe chữa cháy chuyên dụng và nhiều phương tiện chữa khác đã được huy động để chữa cháy vụ cháy rừng nói trên.

Tuy nhiên do địa hình phức tạp, thời tiết nóng (khoảng 39 - 40 độ C), gió thổi mạnh và nhất là nhiều tiếng đạn phát nổ trong lúc các lực lượng tham gia chữa cháy nên các đám cháy lan nhanh và công tác chữa cháy rừng gặp rất nhiều khó khăn.

Đến 21 giờ tối 2.7, lực lượng chữa cháy rừng ở Thừa Thiên – Huế vẫn còn phải túc trực và cố gắng dập tắt những đám cháy bùng phát trở lại.

Theo thông tin ban đầu từ cơ quan chức năng, hiện vẫn chưa thể thống kê thiệt hại nhưng ước tinh khoảng 100 ha rừng keo 3 – 4 năm tuổi của người dân đã bị cháy.
Một người dân ở xã Thủy Phù cùng tham gia chữa cháy, cho biết rất có thể do thời tiết nắng nóng làm đạn còn lưu lại từ thời chiến tranh phát nổ, sau đó gây ra vụ cháy. Nhiều người rất ngại đến gần lửa bởi có nhiều tiếng nổ phát ra.

Vụ cháy rừng nói trên là vụ cháy rừng nghiêm trọng đầu tiên tại Thừa Thiên – Huế kể từ đầu mùa khô đến nay.

Đình Toàn
Ảnh: Tuấn Vũ

VN: Lợi ích và rủi ro khi tham gia AIIB

Theo BBC-1 tháng 7 2015


 Việt Nam đã ký vào điều lệ hoạt động của AIIB hôm 29/6
Việc tham gia Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung Quốc khởi xướng có thể mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội lẫn rủi ro, theo ý kiến một chuyên gia trong nước.
Ý kiến trên được kinh tế gia Phạm Chi Lan đưa ra trong cuộc phỏng vấn với BBC ngày 1/7.
Trước đó, Việt Nam đã ký vào điều lệ hoạt động của AIIB tại buổi lễ tổ chức ở Bắc Kinh hôm 29/6, với sự có mặt của đại diện từ 57 nước.
Bảy quốc gia là Đan Mạch, Kuwait, Malaysia, Philippines, Hà Lan, Nam Phi và Thái Lan, đã từ chối ký với lý do chưa được ủng hộ ở trong nước.
Các nước này nói có khả năng sẽ ký vào cuối năm nay.
BBC: Trước hết, bà đánh giá như thế nào về những thuận lợi và rủi ro mà Việt Nam có được khi tham gia AIIB?
Kinh tế gia Phạm Chi Lan: Tôi nghĩ rằng tham gia ngân hàng AIIB có thể giúp Việt Nam vay vốn để đáp ứng những nhu cầu về hạ tầng.
Việt Nam có nhu cầu rất lớn về hạ tầng để kết nối với các nền kinh tế trong ASEAN. ASEAN cũng có nhu cầu kết nối với các nền kinh tế lớn như Ấn Độ, Trung Quốc.
Nhưng điều quan trọng là khi vay thì điều kiện thế nào và ai sẽ khống chế việc cho vay, cũng như nhà thầu.
Lâu nay các dự án sử dụng vốn vay của Trung Quốc thì buộc phải dùng nhà thầu của Trung Quốc, vừa kéo dài thời gian, chất lượng kém, tăng thêm vốn so với dự toán, làm thua thiệt nhiều mặt.
Một ví dụ điển hình là dự án đường sắt trên cao của Hà Nội.
Hôm trước ông Bộ trưởng Đinh La Thăng cũng nói không thay nhà thầu được dù họ làm rất dở, vi phạm nhiều quy tắc về an toàn lao động, gây ra nhiều rủi ro cho người đi đường, làm người dân mất niềm tin về dự án.
Nguyên nhân là vì vay vốn của Trung Quốc nên phải buộc dùng nhà thầu của họ, dù nhà thầu không có kinh nghiệm, không có chất lượng, cũng không có trách nhiệm.
Bao nhiêu rủi ro đó Viêt Nam lãnh hết về phía mình.
Khi vay từ AIIB thì tôi chỉ mong rằng đó là vì đó là ngân hàng quốc tế, có nhiều nước tham gia, nên sẽ giúp giám sát các dự án dùng vốn cho vay tốt hơn, không như các dự song phương giữa Việt Nam với Trung Quốc.
BBC: Các định chế tài chính như Ngân hàng Thế giới hay Quỹ Tiền tệ Quốc tế khi cho vay hoặc ra tay cứu trợ các nền kinh tế khác thì luôn kèm theo các điều kiện cải cách sâu rộng. Trung Quốc thì lại luôn nhấn mạnh họ sẽ không can thiệp vào việc nội bộ của các bên nhận vốn hỗ trợ. Bà có nghĩ đây là cách mà Trung Quốc muốn giảm tầm ảnh hưởng của các định chế tài chính khác hay không?
Kinh tế gia Phạm Chi Lan: Tôi nghĩ Trung Quốc cũng muốn tăng tầm ảnh hưởng theo cách đó.
Nhưng cá nhân tôi thì cho rằng khi vay mà kèm theo cải cách thì cũng là đúng đắn thôi. Việt Nam rất cần học bài học từ Hy Lạp để thấy cải cách là rất cần thiết cho bản thân mình chứ không phải cho chủ nợ.
Tại Việt Nam lâu nay cũng dấy lên mối lo về nợ công. Chính nhà nước cũng nói cải cách đầu tư công là cải cách cần thiết nhất, nhưng chưa làm được.
Những lần hội nhập như Tổ chức Thương mại Thế giới hoặc Hiệp định Thương mại xuyên Thái Bình Dương tới đây, Việt Nam đều đứng trước sức ép cải cách, nhưng sức ép đó là cần thiết để nâng cao tính hiệu quả của nền kinh tế và những chuẩn mực quốc tế như tính minh bạch, trách nhiệm giải trình các dự án đầu tư công với xã hội.


Không nên coi sức ép từ các tổ chức cho vay là điều xấu. Nếu bản thân có nhu cầu cải cách thực sự thì điều đó sẽ làm thúc đẩy động lực cải cách ở trong nước.
Việt Nam cần học bài học từ Hy Lạp để biết rằng không phải khi nào những khoản vay dễ dãi, không kèm theo các điều kiện cải cách, cũng là tốt. Những khoản vay đó sau này lại trở thành gánh nặng nợ mà người dân, đất nước phải trả.
BBC: Nếu không kèm theo các điều kiện cải cách thì ngân hàng do Trung Quốc khởi xướng rõ ràng sẽ đứng trước nhiều rủi ro khi cho vay. Theo bà họ dựa vào những cơ sở nào để chấp nhận rủi ro này?
Kinh tế gia Phạm Chi Lan: Trung Quốc có nguồn lực rất lớn về tài chính để có thể cho vay. Họ cũng dư thừa lực lượng xây dựng, sản xuất cũng như vật tư và muốn kiếm chỗ để đầu tư.
Ngay cả khi có rủi ro cho họ thì cũng có thể bù đắp lại bằng lãi mà các công ty Trung Quốc kiếm được khi tham gia các dự án.
Một số nhà tài trợ song phương cũng thường tính theo cách đó, muốn cho nước khác vay để có tiền tiêu thụ hàng hóa của họ và có việc làm cho công ty của họ.
BBC: Theo bà liệu việc gia nhập AIIB có khiến Việt Nam xa dần ra khỏi các hoạt động hợp tác với IMF hay Ngân hàng Thế giới không?
Kinh tế gia Phạm Chi Lan: Tôi tin là Việt Nam vẫn tiếp tục gắn bó với IMF, Ngân hàng Thế giới hay Ngân hàng Phát triển châu Á, là những tổ chức đã giúp Việt Nam về nhiều mặt lâu nay, thông qua vốn ODA hay các chương trình cải cách theo hướng thị trường.
Việt Nam vẫn chưa cải cách được theo đúng mong muốn của mình, và chính Việt Nam ý thức được điều đó, chứ không phải do sức ép từ Ngân hàng Thế giới hay IMF. Nhiều khi ở trong nước, chúng tôi vẫn cho là tiếng nói của các tổ chức này vẫn chưa đủ mạnh để Việt Nam phải cải cách.
Tôi cũng không cho rằng việc tham gia AIIB sẽ làm giảm nhẹ ý muốn cải cách tại Việt Nam, vì yêu cầu cải cách cũng như định hướng cải cách tại Việt Nam thì đã quá rõ rồi.
Không một lãnh đạo nào tại Việt Nam dám khước từ nhu cầu cải cách của Việt Nam. Tất cả các lãnh đạo của Đảng, Quốc hội hay chính phủ đều nói đến cải cách và chính nghị quyết của Đảng Cộng sản cũng thừa nhận Việt Nam phải tiến hành cải cách.
Chiến lược 10 năm từ 2011-2020 bao gồm ba cải cách chiến lược, trong đó đứng hàng đầu là cải cách thể chế. Tái cơ cấu kinh tế cũng đòi hỏi cải cách đầu tư công, cải cách khối doanh nghiệp nhà nước và ngành ngân hàng. Đây là các cải cách mà chính quyền đã đề ra và đang dẫn dắt.
Tôi không nghĩ việc tham gia ngân hàng do Trung Quốc khởi xướng sẽ làm giảm nhẹ nhu cầu cải cách tại Việt Nam.