Tuesday, January 10, 2017

Cứ tìm vợ con tau mà đút

Bạn đọc Danlambao - Bây giờ, chính sách mị dân của đảng ta không còn được thuận lợi như xưa. Một phần do mạng Internet, một phần vì bọn “phản động” và “thế lực thù địch” ra sức chống phá. Cho nên, để củng cố lòng tin trong nhân dân, đảng ta cần phải ra sức thể hiện tính liêm khiết, trong sạch… trên giấy. Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh chưa đủ, đảng ta phải phọt-mô-sa ra thật nhiều loại công văn, công điện, chỉ thị, chỉ đạo, văn bản các loại để quảng cáo cho cái sự liêm khiết, nghiêm khắc, đạo đức… của đảng ta.

Tỉ dụ như tết con gà năm nay, Thủ tướng Ma-dzê-in Việt cộng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo tất cả các hệ thống hành chính không chúc tết lãnh đạo, không phong bao phong bì. Rồi Ban Bí thư thì ra lệnh “nghiêm cấm tặng quà tết cấp trên dưới mọi hình thức”.

Ngày hôm nay 10/1/2017 (tức còn 17 ngày nữa là Tết Nguyên đán), đến lượt Bộ Côn an lại ra công điện “nghiêm cấm tặng quà cấp trên dưới mọi hình thức”.

Bộ này tự tự sướng với nhau là phải “thực hiện nghiêm túc Chỉ thị của Ban Bí thư về đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Thủ trưởng Công an các đơn vị, địa phương phải gương mẫu, đi đầu trong việc thực hiện chủ trương nghiêm cấm tặng quà Tết cấp trên dưới mọi hình thức; không tổ chức chúc Tết, tặng quà lãnh đạo Bộ và lãnh đạo cấp trên; không sử dụng ngân sách, phương tiện, tài sản công trái quy định trong dịp Tết, lễ hội”.

Phải ra nhiều công văn, chỉ thị, chỉ đạo như thế để lừa dân là ta đây liêm khiết, trong sạch, biết chăm lo cho đời sống của nhân dân. Nhưng chính hành động lấp liếm ấy lại cho thấy việc ăn tạp, ăn của biếu, của đút đã thành quán tính, bản chất của các đồng chí đảng ta rồi. Chẳng qua dân chửi nhiều quá cũng rát mặt, vì thế phải giả vờ bảo nhau tí chút, cho chúng nó vui lòng mà tiếp tục cày nuôi đảng. 

Ngoài yếu tố mị dân, đây cũng là hình thức mà giới chóp bu cộng sản sử dụng một cách chính thức để nhắc nhở, hướng dẫn loại cấp dưới chưa có kinh nghiệm phúng viếng trong các dịp lễ tết. Kiểu như, tau có nhận chi mô. Chúng bay muốn đút thì kiếm vợ con tau mà đút. Đút bao nhiêu cũng …còn ít. Đút vào vợ lớn tau chưa đủ, thì tìm vợ bé, tìm bồ của tau rồi tha hồ đút. Ngoài ra còn một danh sách dài gồm anh em, cháu chắt, họ hàng hang hốc bên nội bên ngoại, tất cả đã sẵn sàng chờ đợi để được tụi bay đút vào.

Chứ thử thằng nào không tranh thủ dịp lễ tết để phúng viếng, biếu xén, để đút xem có còn yên ổn làm ăn, hoặc giữ ghế được không. Thử đi rồi biết liền ấy mà.


Về chính thể dân chủ thời hậu cộng sản

Le Nguyen (Danlambao) - Quy luật tất yếu của lịch sử, là mọi nhà nước, mọi chế độ bạo tàn đi ngược lại khát vọng của loài người hay chống lại loài người, không cách này thì cách khác đều phải bị đào thải, bị thay thế bằng nhà nước, chế độ văn minh tiến bộ phù hợp với nhu cầu tồn tại, phát triển của xã hội loài người. Nhà nước, chế độ độc tài tàn ác, man rợ thối nát cộng sản Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ, nhất định chế độ này sớm hay muộn cũng sẽ phải sụp đổ nhưng vấn đề đặt ra là nó sẽ sụp đổ theo lối nào? Tất cả còn tùy thuộc vào thiện chí, thái độ của lãnh đạo đảng cộng sản cầm quyền: Một là tự họ chủ động làm cuộc chuyển đổi độc tài sang dân chủ; Hai là do áp lực đấu tranh của tầng lớp bị trị lên trên tầng lớp thống trị buộc họ phải thay đổi, buông bỏ quyền lực; Ba là người dân Việt Nam không còn chọn lựa nào khác là phải đứng lên sử dụng bạo lực cách mạng lật đổ chế độ bạo tàn phi nhân cộng sản như nó đã từng cướp lấy độc quyền lãnh đạo nhà nước, xã hội VN.


Tuy thế, dù cho chế độ bạo tàn cộng sản có sụp đổ theo lối nào đi chăng nữa thì những cá nhân, tổ chức đấu tranh vẫn phải chuẩn bị tư tưởng, chuẩn bị một dự án chính trị khả thi cho việc thiết lập thể chế chính trị thích hợp cho nhu cầu xây dựng, phát triển con người, đất nước Việt Nam trong tương lai hậu cộng sản. Có lẽ mô hình nhà nước dân chủ đa đảng hay nói cách khác là hình thành chính thể dân chủ, với hiến pháp thể hiện ý chí nguyện vọng của toàn dân, với các đảng phái chính trị hoạt động công bằng, công khai trong khuôn khổ luật pháp, với cơ cấu tổ chức nhà nước tam quyền phân lập có tự do báo chí, tự do ứng cử bầu cử cho mọi công dân bình thường đã trưởng thành theo chuẩn mực quốc tế... là những việc cần phải thực hiện cho một nhà nước dân chủ tương lai.(*)

Chắc chắn với phác thảo sơ lược những điều kiện cơ bản để hình thành, để thiết lập một chính thể dân chủ như vậy sẽ không gặp nhiều tranh cãi nhưng khi đi sâu vào việc định hình cơ cấu tổ chức nhà nước dân chủ, rất có khả năng sẽ không tránh khỏi những tranh cãi vô tận không có hồi kết, thậm chí không nhìn mặt nhau cũng không chừng do bởi tồn tại khác biệt về sự tiếp cận dân chủ, chính xác hơn là sự cách biệt về tiếp thu dân chủ. 

Do đó, để tránh bất ngờ lẫn những điều đáng tiếc không đáng có, có thể xảy ra trong tiến trình thành lập nhà nước dân chủ hậu cộng sản, chúng ta mỗi cá nhân, tổ chức đấu tranh tùy hoàn cảnh, điều kiện, khả năng cho phép cần tìm đọc, nghiên cứu lẫn tiếp cận thực tế tổ chức nhà nước dân chủ qua nhiều phương tiện có được, để thấy ưu khuyết điểm của các mô hình dân chủ đang được nhân loại áp dụng, tương đối hiệu quả trong cai trị thời hiện đại như các chính thể Quân chủ Đại Nghị, Dân Chủ Đại Nghị, Dân Chủ Cộng Hoà... đã đang được loài người áp dụng trong cai trị.(*)

Những ai có nhận xét khách quan đều thấy, các thể chế chính trị dân chủ đều giống nhau trên nền tảng cơ bản nhưng có ít nhiều khác biệt trong phương thức áp dụng tổ chức cai trị do truyền thống văn hóa lẫn hoàn cảnh lịch sử đặc thù của từng dân tộc, mỗi quốc gia và các quốc gia tổ chức cai trị theo mô hình dân chủ đều mang đến ấm no, tự do, hạnh phúc cho người dân, làm cho xã hội công bằng văn minh tương đối. Dù mức sống cơ bản của người dân trong các quốc gia theo chính thể dân chủ còn chênh lệch nhau về điều kiện sống, về lương bổng, về thuế khóa, về an sinh xã hội, về lợi ích chung của cộng đồng... nhưng nhìn chung đời sống người dân sống trong các nước dân chủ tương đối tốt, tương đối công bằng, không giống như người dân sống trong chính thể độc tài, nhất là độc tài cộng sản Việt Nam, đa số từ nghèo đến cận nghèo giống nhau, với đầy dẫy bất công xã hội đáng kinh sợ...

Chúng ta thấy những nước thiết lập chính thể dân chủ, nhà nước dân chủ, thực hiện dân chủ trong cai trị hiệu quả giúp cho dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh - nổi trội theo cách cai trị này gồm có các nước Bắc Âu như Thụy Điển, Đan Mạnh, Na Uy... các nước Tây Âu như, Pháp, Đức, thụy sĩ... các nước Châu Á là Nhật, Hàn, Đài, Sing... các nước trong khối thịnh vượng chung gồm Anh, Úc, Gia Nã Đại... và Châu Mỹ là Hoa Kỳ... những nước dân chủ này tuy chưa hoàn hảo, tuy không phải là thiên đường như các nhà nước cộng sản tự ca ngợi thiên đường xã hội chủ nghĩa của họ nhưng những nước theo thể chế chính trị dân chủ lại là ước mơ của loài người đang hướng tới, nghĩ tới mong muốn được sống trong... 


Dù vậy, nếu chúng ta đi sâu vào quan sát, nghiên cứu mô thức tổ chức quản trị điều hành, cách vận hành, cách thức đại diện ý chí nguyện vọng của người dân trong bộ máy nhà nước dân chủ, sẽ thấy có những khác biệt nhất định như định mức thuế khóa, trợ cấp y tế, hổ trợ giáo dục, xây dựng chiến lược nhân dụng, đào tạo nuôi dưỡng nhân tài, hoạch định chính sách kinh tế tài chính, hoàn thiện an sinh xã hội, quyền thừa kế công bằng, quyền tự do pháp lý hay quyền tự do bẩm sinh của con người được thực thi, bảo đảm trong thực tế... Tất cả đều không ngoài mục đích thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh.

Cụ thể hơn là hầu hết những nước độc tài, độc đảng đều bế tắc trong mục tiêu đề ra nhưng những nước dân chủ đa đảng đa phần lại hoàn thành xuất sắc mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Việc các nước theo chính thể độc tài, độc đảng không thực hiện được mục tiêu, lại còn làm nghèo đất nước làm khổ nhân dân, không cần mất thời giờ để bàn tới. Riêng các nước theo thể chế dân chủ đa đảng có nước tổ chức nhà nước hiệu quả, có nước chưa, thậm chí có nước không hiệu quả trong tổ chức cai trị và nếu đi vào phân tích sẽ thấy có rất nhiều nguyên nhân nhưng đó không phải là mục tiêu chúng ta cần phải bàn đến, không phải là nhu cầu nghiên cứu rút kinh nghiệm cho việc thiết chế một chính thể dân chủ hậu cộng sản.

Những thể chế chính trị dân chủ mà chúng ta cần nghiên cứu, bàn tới là các nước dân chủ Bắc Âu, Tây Âu, các nước dân chủ trong khối Thịnh Vượng Chung, các nước dân chủ đã trở thành con rồng con hổ Châu Á, các nước dân chủ Châu Mỹ... đã thành công trong xây dựng phát triển đất nước, con người cho quốc gia họ. Đây là những mô hình nhà nước dân chủ mà chúng ta cần chú tâm nghiên cứu, đúc kết ưu khuyết điểm bằng cách khoa học, trí tuệ nhất nhằm thiết lập một nhà nước dân chủ hiện đại để không phải ngỡ ngàng, lúng túng trong lúc cùng ngồi chung với nhau thảo luận chọn lựa, làm mới, hiện đại hóa thể chế chính trị dân chủ hậu cộng sản cách thông minh nhất có thể, cho tổ quốc Việt Nam linh thiêng, có không ít máu xương của tổ tiên nòi Việt đã đổ xuống.

Cũng nên nói thêm là khi đi sâu vào nghiên cứu các mô hình chính thể dân chủ thời hiện đại nhằm đúc kết lý thuyết nền tảng để thiết lập nên một nhà nước dân chủ hiện đại hậu cộng sản. Thiết nghĩ chúng ta cần tránh phạm vào lỗi giải nghĩa, dịch chữ từ chương mà cố gắng tìm hiểu ý nghĩa của các cấu trúc tổ chức nhà nước dân chủ bởi chính thể dân chủ không chỉ nằm ở cái tên hay tự xưng danh “Việt Nam dân chủ cộng hòa” là có dân chủ. Danh xưng dân chủ tự nó không phải là thực chất của một nhà nước dân chủ và dân chủ có hay không là do cách thiết chế, tổ chức, vận hành bộ máy nhà nước đó! 

Khi đi vào nghiên cứu chúng ta cần cố gắng sử dụng óc thực tiễn, sáng tạo làm mới, đơn giản hóa lý thuyết triết luận bao la, các ngôn ngữ chuyên môn trừu tượng bằng những ngôn ngữ dân dã tóm lược ngắn gọn, dễ hiểu nhất có thể và chúng ta ai cũng thấy, nếu như người đời xưa mãn nguyện, đắc ý với việc làm ra các chiếc thuyền độc mộc hay sáng chế ra các chiếc xe bò, xe ngựa rồi xem nó như phương tiện giao thông ưu việt, duy nhất đúng không thể thay thế thì đời nay, chắc chắn con người sẽ không có cơ hội nhìn thấy được nhiều thế hệ phi thuyền bay vào vũ trụ, những hàng không mẫu hạm chạy bằng năng lượng hạt nhân xuyên đại dương mênh mông biển nước.

Cụ thể là thực hiện công bằng xã hội hay định hướng “xã hội chủ nghĩa” theo nghĩa đúng đắn thì chính thể dân chủ đa đảng vẫn còn giới hạn nhưng dù sao chế độ này vẫn hiệu quả hơn chính thể độc tài độc đảng. Và bất công xã hội... là nguyên nhân dễ gây xung đột nhất như khoảng cách giàu - nghèo, như chính sách quốc gia làm lợi cho một phía, không thỏa mãn tương đối có thể chấp nhận được của cả hai phía chủ nhân giàu có lẫn thành phần lao động nghèo. 

Trong chính thể dân chủ đa đảng, các đảng chính trị cầm quyền với các đảng chính trị đối lập cạnh tranh ráo riết cho nhu cầu đòi hỏi của mục tiêu công bằng xã hội nên các đảng cầm quyền lẫn đối lập muốn được sự ủng hộ, tín nhiệm của người dân phải công bố chính sách, chương trình, kế hoạch hành động sau khi thắng cử để người dân chọn lựa. 

Ngày nay thời toàn cầu hóa những cá nhân hay tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia giàu không còn bị xem là giai cấp bóc lột, kẻ thù giai cấp được ghi nhận là có những đóng góp nhất định cho xã hội như góp phần tạo ra công ăn việc làm, đóng góp tích cực cho các công tác từ thiện, đóng thuế cho kho bạc nhà nước có tiền thực hiện nhiệm vụ nhà nước và những nước kinh tế thị trường nào thực hiện chính sách bất lợi cho nhà đầu tư, thương gia, kỹ nghệ gia, nhà sản xuất... họ sẽ rút vốn tìm đến các nước nào có môi trường đầu tư thuận lợi hơn, gây ảnh hưởng không nhỏ cho kinh tế của quốc gia có lãnh đạo kém cỏi, hoạch định chính sách quốc gia dưới tầm trí tuệ.

Bàn lan man về thể chế chính trị dân chủ cho một nước Việt Nam hậu cộng sản trong tương lai gần bởi chế độ bạo tàn cộng sản Việt Nam phải, sẽ phải bị đào thải là quy luật tất yếu của lịch sử và những người con yêu của đất nước dân tộc này, cần có những chuẩn bị cần thiết cho một nhà nước dân chủ để tránh điều đáng tiếc không đáng có, có thể xảy ra. Lan man về một tương lai hậu cộng sản để những cá nhân, tổ chức Việt Nam mang hồn Việt Nam vượt qua khác biệt, cùng ngồi xuống bàn tính chuyện tương lai không chỉ với thiện chí mà với cả sự đầu tư tri thức, khả năng trí tuệ cho một dự án chính trị để giải quyết, khắc phục những hậu quả, tàn dư cộng sản còn trải dài phía trước và lan man về chính thể dân chủ hậu cộng sản như là một gợi ý để mọi người có lòng với mệnh nước nổi trôi cùng nhau suy tư, đầu tư tâm sức cho một dự án xây dựng, phát triển Việt Nam tương lai ít sai lầm, đạt hiệu quả cao nhất có thể để dân Việt không phải hổ thẹn với tổ tiên nòi Việt. 



____________________________________________

Chú thích:

(*) Đọc thêm bài Tiến Trình Hình Thành Chính Thể Dân Chủ của Le Nguyen. 

Nói một đàng làm một nẻo

Trần Thảo (Danlambao) - Trong truyền thống Á Đông, và tôi tin là ở bất cứ nơi nào trên thế giới, người mà nói một đàng, làm một nẽo được coi như một kẻ tiểu nhân, bất cố liêm sỉ. Việc đó không có gì phải tranh luận. Chế độ CSVN từ thời HCM, luôn luôn kêu gào đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, nhưng trong thực tế, tập đoàn CSVN đã làm gì để thực hiện cái khẩu hiệu đó? Hay tất cả hành động của HCM và tay sai đều làm ngược lại những gì mà họ đã tuyên truyền?

Trong hai năm 1956 và 1957, chế độ miền bắc VN đã theo lịnh Trung Cộng, tiến hành Cải Cách Ruộng Đất, với ý đồ tiêu diệt giai cấp tư sản, địa chủ, biến quần chúng nhân dân thành một tầng lớp bần cùng duy nhất để chế độ dễ dàng kiểm soát, cai trị. Theo ước tính của những nhà nghiên cứu về hệ quả ghê gớm của CCRĐ trên đất bắc, thì số người bị tàn sát có hệ thống trong hai năm 56-57 ở trong khoảng 50 tới 120 ngàn người. Con số nạn nhân đó đã khiến cho chúng ta thực sự kinh hoàng. Nhưng đó chỉ là tai hại mặt nổi của CCRĐ, cái hệ quả tâm lý của CCRĐ đối với người dân miền bắc VN vào thời gian đó mới là ghê gớm và kéo dài mãi mãi.

Nếu đã từng có thời gian sống ở miền quê Việt Nam vào thời gian chưa có cộng sản, chúng ta đều cảm nhận được cái tình làng nghĩa xóm trên bất cứ vùng đất nào của quê hương. Thời phong kiến, dĩ nhiên cũng có những mặt bất cập của xã hội, cũng có những bất công do những cường hào, ác bá áp đặt lên tầng lớp dân nghèo, nhưng toàn cảnh của những vùng quê Việt Nam là cảnh chan chứa nghĩa tình, xóm làng có nhau, tình cảm con người trong cùng một quê hương thiết tha và gắn bó.

Nhưng sau CCRĐ, toàn cảnh xã hội miền bắc VN nói chung, và những miền quê nói riêng, đã hoàn toàn biến dạng. Những màn đấu tố hung bạo đã diễn ra, và người CSVN đã dùng mọi cách thâm độc nhất để biến những người mới hôm qua còn là một anh nông dân hiền lành chất phác mà nay đã hai mắt đỏ ngầu, lăn xả về phía trước, theo lời thúc giục của những cán bộ, những ông đội của CCRĐ, tố điêu những con người yếu thế trong cơn cuồng loạn của xã hội. Làng xóm miền bắc VN đã biến thành những bãi chiến trường, không còn cảnh thanh bình êm ả, mà chỉ còn cảnh gà bay chó chạy, con người nhìn nhau nghi kỵ, rình mò nhau, tố giác nhau vì tư lợi hay vì muốn tâng công với chế độ. Khi đã đạt được kết quả của CCRĐ, chế độ CSVN với HCM đứng đầu, đã diễn tiếp phần hai của vở bi kịch, bằng cách xoa dịu xã hội với màn cách chức Trường Chinh, Hồ Viết Thắng, và đưa tướng Giáp ra thay mặt nhà nước nhận lỗi, cộng với giọt nước mắt cá sấu của HCM. 

Đó là tất cả những gì mà HCM và đồng bọn đã làm để thực hiện khẩu hiệu đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết toàn dân.

Nhưng vẫn chưa hết!

Để tiến hành âm mưu xâm chiếm miền nam VN, nhuộm đỏ toàn cõi Đông Dương, CSVN đã xua bao thế hệ thanh niên miền bắc VN đi vào chổ chết bằng những tuyên truyền láo toét. Trong hoàn cảnh thông tin bị bịt kín, người dân miền bắc VN cứ cắm đầu tin rằng đồng bào miền nam VN bị chế độ "Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu, và Đế Quốc Mỹ" đàn áp, bóc lột, cơm không có ăn, áo không có mặc. Người dân miền bắc cứ thế mà góp xương máu cho bác và đảng thực hiện mưu đồ xâm lăng vùng đất phương nam vốn sống trong no đủ và phát triển. Những hy sinh của thanh niên miền bắc VN trong con mắt của Lê Duẩn, Võ Nguyên Giáp, Hồ Chí Minh hoàn toàn không đáng để bận tâm. Trong những năm 68-69 Lê Duẩn chủ trương "húc nữa, húc nữa", dù có nướng thêm bao nhiêu cán binh thì cũng phải giữ thế chủ động chiến trường. Còn HCM thì tuyên bố "Dù có đốt cháy Trường Sơn, dù có phải chiến đấu mười năm, hai mươi năm hay hơn nữa v.v..." cũng phải đánh tới cùng.

Và trong năm Mậu Thân 1968, miền bắc xua quân thực hiện cái gọi là Tổng nổi dậy. Mưu đồ khốn nạn của CSBV lúc đó không chỉ là tạo tiếng vang trên thế giới, ép Mỹ phải nhận đàm phán, mà chúng còn tiện tay nhờ hỏa lực của quân đội VNCH và Hoa Kỳ tiêu diệt lực lượng cán binh CS miền nam trong cái tổ chức bù nhìn MTDTGPMNVN, cái lực lượng mà trong mắt của lũ CSBV là lực cản cứng đầu trong tương lai.

Những vụ thảm sát dã man ở Huế năm 1968, và trên Đại Lộ Kinh Hoàng, Quảng Trị năm 1972 là những hành động ghê rợn của những con dã lang, thèm khát máu người, không còn gì là nhân tính.
Đó là hành động đoàn kết dân tộc đấy ư?

Sau khi chiếm trọn miền nam VN năm 1975, chế độ CSVN thay vì thống nhất lòng người, hòa giải dân tộc để cùng nhau xây dựng đất nước sau bao năm chiến tranh lầm than, chúng lại đối xử với dân như kẻ thù. Tất cả những quân cán chính của Việt Nam Cộng Hoà, tùy vào chức vụ và thời gian tham gia chính quyền miền nam, đều bị đưa vào những nhà tù được mệnh danh rất đẹp là TRẠI CẢI TẠO, ở đó họ bị tra tấn, bị cưỡng bức lao động, sống trong đói rét, bệnh tật, sinh mạng của họ trong mắt của chế độ CSVN không bằng một con vật. CSVN đã tạo ra bao thảm cảnh cho hằng vạn gia đình, vợ xa chồng, cha xa con, xã hội bị phủ lấp trong những tiếng than oán thấu trời. Người CSVN với thái độ xem dân như kẻ thù, đã bỏ mất dịp may đoàn kết dân tộc, xây dựng đất nước tươi đẹp, họ câng câng cái mặt tự hào một cách đần độn rằng đã đánh thắng hai đế quốc Pháp Mỹ thì có việc khó khăn nào mà không làm được? Những vụ đánh tư sản, đổi tiền thời Đỗ Mười đã làm cho người dân Việt Nam kiệt quệ, những kế hoạch năm năm thất bại ê chề làm cho chế độ xính vính. Hằng triệu người dân ba miền đất nước đã liều thân trên biển cả, trên rừng xanh để mong vượt thoát khỏi cái chế độ tàn bạo và ngu dốt đó.

Đó là hành động đoàn kết dân tộc đấy ư?

Và giờ đây, Nguyễn Phú Trọng lại kêu gào đại đoàn kết dân tộc và đăng đàn quốc hội, trâng tráo tuyên bố Quốc Hội của dân, do dân, vì dân.

Có phải Nguyễn Phú Trọng bị tâm thần không? Trong 10 năm gần đây nhất, chế độ CSVN càng ngày càng xử dụng bạo lực để duy trì sự lãnh đạo tuyệt đối và thường xuyên của đảng. Những tiếng nói của lương tri, của lòng yêu nước đã bị lực lượng chó săn "còn đảng còn mình" đàn áp thẳng tay, không một chút xót thương, dù đó là cụ già, em bé, phụ nữ v.v... Những tiếng nói kêu đòi Tự Do Dân Chủ bị bắt giam, bị cô lập, bị chận đánh ngoài đường, bị ném mắm tôm vào nhà,và những cái chết bất minh của dân đen trong đồn công an bị lấp liếm, cho qua, tất cả cho thấy chế độ CSVN quyết tâm đi ngược lại nguyện vọng của dân tộc, cố ý sai lực lượng công an chó săn tạo ra khủng bố để cho nhân dân sợ hãi, không dám phản kháng. Một thanh niên đứng xem người ta chơi bầu cua ở Bình Định thế mà công an cứ tỉnh bơ đánh chết, rồi đưa ra bằng chứng pháp y cho rằng anh ta chạy trốn công an quá sức, thiếu oxy nên chết. Rồi chị Nguyễn Thị Thắm, người đưa video cho thấy hai người công an phạm tội sát nhân đã bị dân chúng quanh vùng áp lực phải quỳ trước xác nạn nhân, đã bị công an áp lực phải lên tiếng xin lỗi cộng đồng mạng vì đã đưa tin nhầm, không trung thực. Điều ấu trĩ là chị Nguyễn Thị Thắm có viết hay nói gì trong video kể trên đâu mà gọi là đưa tin nhầm lẫn?

Chứng cớ rành rành ra đó nhưng CSVN cứ thế mà nói điêu. Bạn có nghĩ là mấy thằng công an ở Bình Định chúng bị tâm thần không? Không phải đâu! Nguyễn Phú Trọng, tiến sĩ Mác Lenin, Tổng Bí Thư của đảng, và tụi công an cả nước nói chung và công an Bình Định nói riêng, chúng không có bị tâm thần. Nguyễn Phú Trọng biết rất rành rằng nhân dân ngán đảng CS tới cổ rồi, nhưng vẫn kêu gào đại đoàn kết dân tộc vẫn nói Quốc Hội của dân, do dân và vì dân, vì có nói như thế, dù chẳng có ai tin, thì đảng mới có lý do tồn tại. Trong bụng của Nguyễn Phú Trọng có muốn dân tộc đại đoàn kết không? Nguyễn Phú Trọng chưa có điên để mong muốn như thế, bởi vì với bộ mặt loang lổ về chiều của đảng bây giờ, nhân dân bị đe dọa, bị sợ hãi, nghi kỵ lẫn nhau thì đảng mới sống tốt, chứ nhân dân mà đại đoàn kết thì đảng có nước chạy không kịp xách quần. Lực lượng công an cũng thế. Họ không cần lý lẽ đúng đắn gì cả, mục tiêu của công an CSVN từ thời Trần Đại Quang cho đến Tô Lâm ngày nay là gieo rắc khủng bố, lan truyền sự sợ hãi của nhân dân đối với bạo lực của chế độ toàn trị, điều đó giải thích cho sự kiện những vụ công an giết dân, bằng chứng rõ như ban ngày, nhưng chế độ làm lơ, phóng tay cho lực lượng này ngày càng trở nên kiêu binh, không sợ bất cứ hình phạt nào của pháp luật, bởi chính chúng là đại biểu của pháp luật, được trao quyền giết dân, tra tấn dân, đạt tới hiệu quả làm cho dân sợ, đó là điều đảng muốn.

Tôi viết bài này để vạch rõ những ý đồ của đảng CSVN, từ Nguyễn Phú Trọng cho tới thằng công an, thằng dân phòng tàn bạo kia, chúng chia nhau mỗi thằng mỗi việc. Nguyễn Phú Trọng và tập đoàn CS trong BCT, trong TWĐ, thì cứ oang oang cái miệng giành thế chính thống cho đảng trong mấy khẩu hiệu "Nhà nước của dân, do dân, vì dân", kêu gào Đại Đoàn Kết Dân Tộc. Lực lượng công an thì tiếp tục bất cố liêm sỉ, muối mặt sống nhờ tiền thuế của dân, nhưng ra tay đàn áp nhân dân một cách cực kỳ tàn bạo.

Tất cả bè lũ khốn nạn trong cái cơ chế CSVN đã không còn che đậy được những trò bỉ ổi của bọn chúng trong bao nhiêu năm qua. Chúng không còn lý do nào để tồn tại và tiếp tục cai trị trên đầu trên cổ nhân dân, NHƯNG điều cốt yếu nhất là nhân dân Việt Nam vẫn chưa thoát ra được sự sợ hãi đã đeo bám trong nhiều năm. Nữ ca nhạc sĩ Mai Khôi, khi được RFA phỏng vấn, hỏi rằng cô có sợ hãi khi sáng tác những ca khúc nói lên ước vọng tự do dân chủ của người dân hay không, cô đã cười tươi và trả lời rằng cô không sợ, vì cô nghĩ sợ hãi không giúp gì được cho con người. Câu trả lời của Mai Khôi khiến cho thính giả cảm thấy ấm lòng vì lòng can đảm và nhiệt huyết của một người trẻ. Nhưng vấn đề này không hề đơn giản như vậy! Tôi nhớ lại trước đây có đọc một giai thoại về nhà văn Nguyễn Tuân và nhạc sĩ Văn Cao.

Trong một bữa rượu với bạn hữu, ông Nguyễn Tuân, một tay trùm chữ nghĩa của giới văn học miền bắc, mộ̣t tay cứng đầu có tiếng, vậy mà nói trong nước mắt: "Tớ mà còn sống và viết được cho đến nay là do tớ biết sợ đấy chúng mày ạ". Còn nhạc sĩ Văn Cao, ở tuổi 73, sắp qua đời, đã nói: "Tôi bây giờ đã 73 tuổi, tôi không còn sợ nữa, không ai có thể giết tôi thêm được nữa." Tôi không còn sợ nữa, có nghĩa là tôi đã từng sợ. Cả hai ông Nguyễn Tuân và Văn Cao, họ sợ điều gì vậy? Ngoài sự đau đớn thể xác khi là nạn nhân của bạo lực, còn gì có thể khiến con người sợ hãi triền miên như thế? Xin thưa, chính là sợ bị cô lập, sợ bị mất chức, sợ vợ con bị mất nồi cơm, sợ bị phân biệt đối xử v.v... Nhà thơ Phùng Quán, hơn ba mươi năm bị cô lập, phải sống kiếp Văn Chui, Rượu Chịu, Cá Trộm để cố nuôi vợ con, đã phải thốt lên: "Tôi đã làm gì nên tội, mà chén rượu đời người cho tôi đắng thế?"

Chỉ có câu nói của nhạc sĩ Văn Cao là làm tôi suy nghĩ nhiều. Cái gì đã khiến cho Văn Cao không còn sợ nữa? Có phải trong lòng Văn Cao hiện hữu hai nỗi sợ, sợ mất và sợ chết, và nỗi sợ đối diện tử thần quá lớn đã che mờ nỗi sợ mất mát? Tôi không nghĩ như vậy! Theo cái nhìn chủ quan của tôi, thì một người từng trải qua nhiều sóng gió cuộc đời, nếm nhiều vị đắng của thế gian như Văn Cao, ông không còn tham sống sợ chết, với ông, cái chết còn có thể mang ý nghĩa giải thoát cho cá nhân mình. Ông đã không sợ chết thì những mất mát, giới hạn, thuộc về vật chất kia nào có nghĩa lý gì nữa. Đối với Văn Cao lúc đó, có thể nói là không còn gì để phải sợ nữa, đây chính là lý do cho lời nói của ông.

Có phải dân tộc Việt Nam đang chờ tới lúc tận cùng, không còn gì để mất như nhạc sĩ Văn Cao, mới cởi bỏ được nỗi sợ hãi bấy lâu nay để có thể đối mặt với chế độ CSVN, đứng lên đòi hỏi những quyền căn bản, để sống cho ra dáng một con người? Vấn nạn này sẽ còn ám ảnh chúng ta dài lâu. Theo tôi, không có thuốc nào để trị bịnh sợ hãi. Không có lời khuyên nào hữu ích cho người dân vin vào đó để vượt qua sợ hãi. Chỉ khi nào người dân tự thấy rằng gia đình mình, con cháu mình, nếu tiếp tục sống trong hoàn cảnh như bây giờ thì ngày tận cùng của cuộc sống sẽ đến, lúc đó họ bị dồn vào vị trí cùng đường, hoặc chống lại hoặc chết, họ sẽ không còn sợ hãi nữa. Ngày đó bao giờ sẽ đến? Không ai biết, nó tùy thuộc vào nhận thức của người dân, trong khi đó thì chế độ CSVN, tuy ngu dốt trong việc xây dựng đất nước, nhưng lại đủ gian manh và xảo trá để hiện trạng xã hội cứ kéo dài như thế. Chúng bóp hầu, bóp họng người dân, nhưng lâu lâu lại lỏng tay cho dân thở, dân thở ra một hơi, lại tiếp tục ảo tưởng đảng sẽ khá hơn, thôi ráng..., và cứ thế.

Nguyễn Phú Trọng và tay chân của hắn trong BCT, trong TWĐ lại tiếp tục chơi chữ với nhân dân, cứ nói một đàng mà làm một nẻo. Ngày 12-15 tháng 01 năm 2017, ông ta sẽ đi triều kiến thiên tử Tập Cận Bình, khẳng định với hán chúa rằng Việt Nam kiên trì đường lối ngoại giao độc lập, không theo một nước nào để chống Trung Quốc (nói thẳng ra cho nó gọn), kiên trì đấu tranh vì lợi ích của nhân dân hai nước bla bla... Thằng dân Việt Nam mãi mãi ngự trên cửa miệng của ông Tổng và BCT và TWĐ, giúp cho CSVN luôn giành được thế CHÍNH trong chữ CHÍNH QUYỀN trong khi thực chất, chúng còn tệ hơn loài thú vật. Loài thú vật, dù là dã lang khát máu, cũng không cắn xé đồng loại, trong khi bè lũ CSVN thì coi nhân dân đồng bào như kẻ thù, sẵn sàng lấy bạo lực để đàn áp, giết chóc, miễn sao bảo vệ được quyền lợi của đảng.

Nhân dân Việt Nam biết đến bao giờ mới thực sự trở mình đứng dậy?


Không sinh con ở đất Việt

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Hoàng Giang 
Theo VOA-10.01.2017 
Nếu bạn là con gái, đến tuổi đôi mươi, đã lập gia đình, hẳn là đã và đang suy nghĩ hoặc bị hối thúc chuyện sinh con đẻ cái. Quan trọng hơn, có một niềm mong mỏi thường được nhắc nhở là sinh được bé trai kháu khỉnh cho họ nhà chồng. Nguyên do thì đơn giản và dễ hiểu là để nối dõi tông đường, gia phả họ hàng có người chăm sóc, cha mẹ không lo sợ cô đơn khi đến tuổi gần đất xa trời. Nàng nào sinh con trai đầu thì được khen là con dâu khéo. Các cô gái cứ đến tuổi cưới xin là nơm nớp lo sợ, nhưng liệu rằng đó chỉ đơn giản là nỗi phiền muộn bị người đời đánh giá hay lo lắng tủn mủn của bản thân? Liệu có ai thực sự quan tâm về môi trường, xã hội mà đứa con mình sinh ra sẽ lớn lên và trưởng thành?
Sáng sớm nay thức giấc, ngay lập tức đập vào mắt tôi là bản tin thời sự về một cô bé gái 3 tuổi bị một ông cụ tuổi gần 80 xâm hại tình dục. Vụ này được phát hiện từ tháng 3 năm 2015 nhưng cho đến nay, bước sang đầu năm 2017, sau những cố gắng không ngừng của người cha cô bé, lão già kia mới chính thức bị khởi tố. Trong suốt cuộc điều tra, bị cáo đã khước từ đơn gọi điều tra với lý do bệnh tật liệt giường. Khi gia đình nạn nhân sang tận nhà để hỏi thăm thì lại viện cớ đi vắng. Thời gian từ đó đến nay đủ để một danh hài nổi tiếng Việt Nam sang xứ tư bản bày trò ấu dâm, đã bị bắt giữ và trở về quê hương kịp ăn Tết. Còn nhớ một vụ tương tự tại Vũng Tàu mà người mẹ cũng cố hết sức mình để giành công lý cho con gái 6 tuổi của mình sau khi em bị xâm hại bởi một người hàng xóm 76 tuổi nhưng không có kết quả. Tới nay gia đình đã chuyển sang nước ngoài sinh sống. Có thể thấy xã hội chúng ta vẫn còn hết sức coi nhẹ vấn đề xâm hại tình dục. Việc một cô gái bị đụng chạm giữa chốn đông người ngay lập tức bị cáo buộc rằng do cô ăn mặc quá mỏng manh, bắt mắt, không một câu hỏi nào được nêu lên về nhân cách của con yêu râu xanh kia. Trên thực tế, đây là một vấn đề xã hội chung trên toàn thế giới, nhưng sự khác biệt là ở chỗ xã hội nào đặt vấn đề và đấu tranh đến cùng. Tôi dùng cụm từ “đấu tranh đến cùng” để nhấn mạnh vào sự quyết liệt bền bỉ, không khoan nhượng, không tha thứ và lãng quên.
Tại Hàn Quốc, các kênh truyền hình quốc gia đã cho chiếu đi chiếu lạiSilenced, một bộ phim dựa trên một câu chuyện có thật về một số giáo viên lạm dụng tình dục các em học sinh có khuyết tật tại một ngôi trường ở thành phố Gwangju và che giấu hành vi đó trong một thời gian dài, làm dư luận hết sức phẫn nộ. Hope cũng là một bộ phim cùng đề tài, nhưng tập trung vào nỗi đau người cha dành cho cô con gái bị xâm hại của mình. Được biết trước khi bắt tay vào làm bộ phim này, đạo diễn Lee Joon-ik đã bị nhiều người phản đối vì họ cho rằng không nên khơi lại một vết thương trong quá khứ. Hai bộ phim đều được sản xuất trong thời gian gần đây, ngay lập tức được xem là một trong những tác phẩm điện ảnh xuất sắc về đề tài hiện thực xã hội tại Hàn Quốc. Năm 2015, tại Mỹ, Brock Turner, một sinh viên đại học Stanford, đã bị khởi tố vì có hành vi đồi bại với một nữ sinh khác khi nạn nhân bị bất tỉnh. Mức phạt 6 tháng tù giam và 3 năm tại ngoại vì lý do là vận động viên bơi tiềm năng của đội tuyển quốc gia đã gây nên một làn sóng phản đối từ người dân bang Calilornia cũng như toàn nước Mỹ.
Đó là cách mà người dân ở những xã hội tiên tiến phản ứng với nạn xâm hại tình dục phụ nữ và trẻ em - gay gắt, quyết liệt và không môt chút khoan dung mà không cần biết kẻ phạm tội là ông già lụ khụ, nghèo nàn hay nhân tài trẻ sáng giá của đất nước. Khi một vấn đề xã hội được đánh giá có ảnh hưởng nhân văn, luật pháp không phải là hình thức giải quyết duy nhất. Điện ảnh, báo chí, truyền hình, mạng xã hội cùng các tổ chức quốc gia và Liên Hiệp Quốc đóng một vai trò tích cực để truyền tải thông tin đến công chúng. Thử ngẫm lại vụ về Minh Béo khi danh hài này vĩnh viễn bị ghi tên trong sổ đen của sở xuất nhập cảnh Mỹ, bị trục xuất vĩnh viễn khỏi quốc gia này. Nhưng kỳ lạ thay, sau khi về tới Việt Nam, một tội phạm lại được chào đón như minh tinh màn bạc và được kêu gọi tha thứ cũng như ủng hộ hết mình, khiến anh này phần nào phấn khởi, ngỏ lời cảm ơn sâu sắc. Chúng ta, không hề có một ý niệm đấu tranh, thay vào đó là thái độ tung hê, thậm chí là trục lợi khi các trang báo đói tin liên tục cập nhật từng hình ảnh, từng lời nói, ngay từ cái bước chân đầu tiên của Minh Béo tại sân bay. Từ đó tôi chợt ngẫm ra một điều, không sinh con trên đất nước này là một điều may mắn, cho cả những người phụ nữ và cả những đứa trẻ, bởi để chúng lớn lên trong một xã hội bại hoại về nhân phẩm như vậy là điều tàn nhẫn.
* Blog Trong lòng Hà Nội của Hoàng Giang là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Cao ốc và sự lên ngôi của lợi ích nhóm

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Cao Huy Huân
Theo VOA-10.01.2017 
Mới đây, Văn phòng Chính phủ vừa có công văn truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về việc đầu tư xây dựng công trình cao tầng trong khu vực nội đô lịch sử của Hà Nội. Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội chỉ đạo tuân thủ nghiêm túc các quy định của pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng công trình cao tầng theo quy hoạch chung xây dựng thủ đô, quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc công trình cao tầng trong khu vực nội đô lịch sử của Hà Nội; xử lý đúng thẩm quyền, theo đúng quy định của pháp luật. Ông Phúc nhấn mạnh rằng “không vì lợi ích trước mắt, lợi ích nhóm mà quên lợi ích cộng đồng. Nếu không sớm khắc phục thì sau này ngân sách Nhà nước đổ vào không đủ để giải phóng mặt bằng, làm hạ tầng để chống ùn tắc giao thông".
Thật ra vấn nạn cấp phép xây dựng các khu cao ốc tràn lan không phải là mới, nhưng cái mới ở đây có lẽ là việc ông Phúc nhắc đến khái niệm “lợi ích nhóm” vốn khá nhạy cảm và hiếm khi được một quan chức Nhà nước cấp cao nói đến. Việc các thành phố lớn xây dựng cao ốc làm thay đổi diện mạo thành phố, có hiệu ứng tích cực trong việc thu hút đầu tư, phát triển du lịch và thậm chí là tiền đề cho các hoạt động dịch vụ, thương mại phát triển. Tuy nhiên, lợi ích cụ thể, tức “cơm gạo” vào túi của ai và về hiệu quả tổng thể lâu dài ra sao mới là câu hỏi quan trọng.
Không thể phủ nhận một thực tế là “lợi ích nhóm” đã và đang tồn tại ở Việt Nam trong nhiều lĩnh vực và ngay cả trong hoạt động quy hoạch xây dựng các công trình cao tầng ở Hà Nội, mặc dù ông Phúc chỉ nhắc đến chứ không nêu rõ những đối tượng cụ thể. Hiện nay lợi ích trong ngành này tập trung nhiều vào các tập đoàn xây dựng, nhất là khi các khu cao ốc được xây dựng tại những địa điểm đắt địa nhất của thành phố, bất chấp nguy cơ phá vỡ các quy hoạch tổng thể, ảnh hưởng đến hệ thống giao thông, hệ thống tiện ích, các hoạt động giải phóng mặt bằng. Thực trạng này trái ngược hẳn với chủ trương chung là giảm hạ tầng từ vùng trung tâm ra vùng rìa thành phố nhằm giảm tải áp lực phân bố dân cư. Chính Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên – Môi trường, đã trả lời trên báo Dân Việt rằng “Quy hoạch hiện nay đang rất mất cân đối, không bảo đảm được sức tải của không gian. Trong vấn đề này, có biểu hiện là chúng ta chiều theo ý của nhà đầu tư nhiều hơn là bảo vệ cảnh quan đô thị của Hà Nội. Chính vì vậy, có những nơi ở Hà Nội chúng ta chất tải khu chung cư quá nhiều.” Vị này giải thích thêm rằng điều này thể hiện sự yếu kém trong cách điều chỉnh quy hoạch của Việt Nam. Phải thừa nhận rằng nhiều khi quy hoạch được ngành chức trách làm tốt, nhưng tới quá trình triển khai, điều chỉnh quy hoạch, cơ quan ban ngành lại chiều theo mong muốn, ý định của nhà đầu tư. Nhiều trường hợp, chính quyền đã cắt đi khá nhiều không gian công cộng, dẫn tới không đảm bảo về hạ tầng, môi trường. Chính vì vậy, không gian và sức chịu tải ở nhiều khu chung cư quá lớn, không đảm bảo được điều kiện sống cho người dân và giao thông đô thị. Làm như vậy có nghĩa là chiều theo lợi ích riêng của các nhà đầu tư nhiều hơn lợi ích chung của thành phố. Mở rộng ra có nghĩa là lợi ích của nhà đầu tư được đặt trên lợi ích chung của quốc gia.
Tuy nhiên, nói đi cũng cần nói lại. Việc phát triển cao ốc cũng có thể mang lại những lợi ích mang tính tổng thể nếu nó nằm trong một quy hoạch chung. Lấy ví dụ như Singapore. Đây là quốc gia phát triển hệ thống cao ốc chung cư hiện đại, đi kèm với hệ thống viễn thông, giao thông công cộng, điện-nước... rất tiện dụng. Singapore đã trở thành quốc gia có GDP cao, là trung tâm kinh tế tài chính của châu Á cũng một phần là nhờ có những quy hoạch đô thị mang tính toàn diện và bền vững, đặt lợi ích của thành phố lên trên tất cả.
Để có một bản vẽ thành phố được quy hoạch chỉnh chu với hệ thống cao ốc đồng bộ với mức dàn trải của dân cư, hệ thống dịch vụ tiện ích, hệ thống giao thông... không phải là quá khó với Việt Nam trước đây, ít nhất là từ sau khi Việt Nam “đổi mới” với sự du nhập của các giá trị tri thức, vốn và nhân lực chất lượng cao từ khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên hơn 30 năm qua, bản quy hoạch tổng thể ấy bị ảnh hưởng bởi nhiều lý do: tư duy quản lý ngắn hạn theo nhiệm kỳ; sự can thiệp của lợi ích nhóm (mà các vi phạm quy hoạch là những dấu hiệu cụ thể) đã khiến quy hoạch đô thị chung của các thành phố lớn bị vỡ vụn. Người nhìn vào bản vẽ hay người dân sống tại đây thấy mức ảnh hưởng mang tính địa vị và quyền lực của các tập đoàn bất động sản, các ông trùm trong ngành kinh doanh dịch vụ nhà đất, trung tâm thương mại... nhiều hơn là thấy những lợi ích đến với họ (một môi trường giao thông thuận lợi; hệ thống điện – nước tốt; môi trường trong lành; hay thu nhập cải thiện đáng kể...).
Tôi nhớ gió từ sông Sài Gòn. Nhiều năm trước, gió từ sông Sài Gòn vào khu vực trung tâm thành phố như chợ Bến Thành vốn là những cơn gió mát lành xua tan đi cái ngột ngạt của những hoạt động thường nhật. Việc xây dựng những cao ốc chằng chịt thiếu những quy hoạch hiệu quả vừa phá vỡ không gian thoáng đãng, vừa đang dần dần biến Sài Gòn thành một khối bê tông nóng hừng hực. Phải chăng lợi ích nhóm đang lên ngôi như các cao ốc đang mọc lên như nấm ngoài kia?
* Blog của Cao Huy Huân là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Đã đến lúc Việt Nam cần chuyển đổi ‘Quốc hội của đảng’ thành ‘Quốc hội của dân’

Lễ khai mạc kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIV, ngày 20/7/2016.
Lễ khai mạc kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIV, ngày 20/7/2016.
Thiện Ý
Theo VOA-10.01.2017 
Cuộc nội chiến Quốc - Cộng tại Việt Nam đã kết thúc 41 năm (1975-2016), đã đến lúc Việt Nam cần chuyển đổi “Quốc hội của đảng” thành “Quốc hội của nhân dân”.
“Quốc hội của đảng” là một quốc hội mà tất cả các đại biểu, dù là đảng viên hay người ngoài đảng, đều do đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) cử ra cho dân bầu. Quốc hội này có nhiệm vụ thực hiện các chủ trương, chính sách cai trị của đảng về mặt pháp lý, bằng cách thể chế hóa các nghị quyết của đảng, mà chúng tôi gọi là “nghị luật”, thành pháp luật, được đảng sử dụng như những công cụ pháp lý (làm ra hiến pháp, các luật lệ...), để cai trị nhân dân một cách độc đoán, vì lợi ích cao nhất của đảng CSVN, nhưng luôn ngụy trang (hay ngụy biện) là “cơ quan quyền lực cao nhất của nhân dân”. Nói tóm gọn, đó là một “Quốc hội của đảng, do đảng và vì đảng CSVN”.
“Quốc hội của dân” là một quốc hội mà tất cả những đại biểu dù là do các chính đảng cử ra hay thường dân tự ứng cử, được chính nhân dân hội đủ tư cách cử tri bầu ra trong một cuộc phổ thông đầu phiếu tự do, trực tiếp và kín. Quốc hội này chỉ có nhiệm vụ soạn thảo ra hiến pháp (quốc hội lập hiến) và làm ra luật pháp (quốc hội lập pháp) theo đúng ý nguyện của nhân dân, để các nhà cầm quyền căn cứ theo đó mà thực hiện quyền quản lý đất nước, vì lợi ích tối thượng của nhân dân, những người chủ thực sự của đất nước. Nói tóm gọn, đó là “Quốc hội của dân, do dân và vì dân”.
Vì sao đã đến lúc Việt Nam cần chuyển đổi ‘Quốc hội của đảng’ thành ‘Quốc hội của dân’?
Đã đến lúc Việt Nam cần chuyển đổi “Quốc hội của đảng” thành “Quốc hội của dân” là vì:
1. Thời gian 4 thập niên đảng CSVN nắm quyền độc tôn, trong một chế độ độc tài toàn trị áp đặt trái với ý muốn của tuyệt đại đa số nhân dân Việt Nam, đã quá đủ cho một tiến trình chuyển đổi hòa bình từ chế độ độc tài đảng trị qua chế độ dân chủ pháp trị.
2. Trong thời gian quá dài ấy, đảng CSVN đã có cơ hội thử nghiệm mô hình chế độ xã hội chủ nghĩa, nhưng đã thất bại hoàn toàn, đưa đến hậu quả nghiêm trọng về đối nội cũng như đối ngoại cho nhân dân và đất nước. Chính đảng CSVN cũng đã nhận ra sự thất bại này và trong thâm tâm các đảng viên CSVN cũng đã ngộ ra rằng “Chủ nghĩa cộng sản chỉ là không tưởng”.
Tuy không dám công khai thú nhận thất bại, những việc làm thực tế đã cho thấy “đảng CSVN đã phản tỉnh tập thể” qua việc cố gắng “đổi mới” (1985-1995) không thành công. Kết quả là Việt Nam đã phải “mở cửa” (1995-2015) đón mời cựu thù “Đế quốc Mỹ” và các nước tư bản “không giãy chết” vào đầu tư giúp nến kinh tế xã hội chủ nghĩa Việt Nam “vừa giãy chết” kịp sống dậy trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Nhưng vì “bưng bít sự thật” vốn là cố tật của các chế độ cộng sản, nên “đảng và nhà nước ta” bao lâu nay vẫn phải nói láo là nhờ làm ăn theo “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” nên kinh tế Việt Nam mới phát triển, đời sống nhân dân mới đỡ khổ như hôm nay.
Thế nhưng “giấu đầu lòi đuôi”. Mới đây, trước chuyến đi thăm Việt Nam của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama vài tuần, nhà cầm quyền Việt Nam đã công khai bày tỏ sự mong muốn được Hoa Kỳ và các nước tư bản công nhận Việt Nam đã hội đủ tiêu chuẩn của một thị trường tự do tư bản chủ nghĩa. Phải chăng đã đến lúc đảng và nhà cầm quyền CSVN phải nói thật “kinh tế thị trường tất yếu định hướng tư bản chủ nghĩa” chứ không thể “định hướng xã hội chủ nghĩa” được; mà nếu đã “định hướng tư bản chủ nghĩa thì tất yếu dẫn đến chế độ dân chủ, đa đảng”. Như vậy, nếu được công nhận hội đủ tiêu chuẩn của một thi trường tự do tư bản chủ nghĩa thì Việt Nam đã đáp ứng được yêu cầu thứ nhất của chiến lược toàn cầu mới của các cường quốc tư bản: kinh tế thị trường tự do hóa; còn yêu cầu thứ hai - chính trị dân chủ hóa - nay sau 20 năm “Mở cửa” cho thấy Việt Nam cũng đã hình thành được những điều kiện cần, còn điều kiện đủ chính là hành động thức thời của nhà cầm quyền Việt Nam.
3. Như vậy là sau hai thập niên “Mở cửa” (1995-2015) đã hình thành những điều kiện cần đi vào giai đoạn cuối cùng, khởi sự bằng sự chuyển đổi cơ chế quốc hội, vốn được coi là cơ quan quyền lực cao nhất của nhân dân.
Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Quốc hội và Chính phủ sẽ dần tách khỏi cái bóng của đảng?

Từ trái sang: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tại Đại hội XII, ngày 28/1/2016.
Từ trái sang: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tại Đại hội XII, ngày 28/1/2016.
Phạm Chí Dũng
Theo VOA-09.01.2017 
Phải đến một năm sau Đại hội XII của đảng cầm quyền, những nhân vật mà trước đó đã nằm trong “phương án nhân sự của Tổng Bí thư trình ra Ban Chấp hành Trung ương” mới có vài dấu hiệu thoát ly dần khỏi quỹ đạo “cầm tay chỉ việc” của đảng. Trong số những nhân vật này có bà Nguyễn Thị Kim Ngân và ông Nguyễn Xuân Phúc.
Vũ Huy Hoàng có hy vọng thoát ‘cửa tử’?
Biểu hiện rõ nhất cho đến nay đã xuất hiện vào những ngày cuối năm. Tại phiên họp thứ 5 của Ủy ban thường vụ Quốc hội ngày 19/12/2016, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết có 3 nội dung bị rút khỏi chương trình nghị sự, trong đó một nội dung được dư luận chú ý là dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc xử lý kỷ luật đối với cán bộ công chức đã nghỉ hưu. Bà Kim Ngân cho rằng “đây là nội dung quan trọng cần có thêm thời gian để nghiên cứu thấu đáo nên Chính phủ chưa kịp chuẩn bị để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong tháng 12 này như dự kiến”.
Vũ Huy Hoàng - cựu bộ trưởng ngành công thương bị dư luận xem là tội đồ về đủ thứ chuyện bê bối liên quan đến nhập khẩu phi mã từ Trung cộng, để các nhóm đầu cơ xăng dầu và điện lực tự tung tự tác trong quá nhiều năm, để các đập thủy điện xả lũ giết chết dân, các công trình đầu tư ngàn tỷ và đắp chiếu - trớ trêu thay, lại đang manh nha có cơ hội thoát án tù.
Quốc hội phê phán thế đã đủ đau chưa!” – phát biểu có vẻ hả hê của Tổng Bí thư Trọng trong một cuộc tiếp xúc với cử tri Hà Nội ngay sau kỳ họp Quốc hội cuối năm 2016 lại đang có nguy cơ bị thu hồi. Thậm chí khi nêu vấn đề rút dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc xử lý kỷ luật đối với cán bộ công chức đã nghỉ hưu, bà Kim Ngân còn chẳng nêu ra một thắc mắc hay đưa ra một phê phán nào trước sự chậm trễ và thái độ không “nhiệt tình cách mạng” của phía Chính phủ.
Trước kỳ họp Quốc hội cuối năm 2016, đã diễn ra một Hội nghị Trung ương rất quan trọng đối với Tổng Bí thư Trọng về “chống tự diễn biến, tự chuyển hóa”, trong đó nhấn mạnh vụ Trịnh Xuân Thanh đào tẩu và ám chỉ Vũ Huy đưa Hoàng phải “chết thế”. Sau hội nghị này, cái tên Vũ Huy Hoàng được nhiều tờ báo nhà nước nhắc đi nhắc lại như một lối tuyên truyền đã được đảng quán triệt. Vào thời gian đó, số phận của Vũ Huy Hoàng rất mong manh. Thậm chí có tờ báo còn lấy ý kiến cho rằng “cứ có sai phạm là đi bệnh viện”, ám chỉ ông Hoàng đi chữa bệnh dài ngày và như một cách đòi hỏi ngành công an phải khẩn trương “ra tay”.
Tuy vậy, tình hình gần đây lại có vẻ “đảo chiều”. Sau vụ bỏ trốn mới nhất ra nước ngoài của nhân vật Lê Chung Dũng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), bầu không khí “chống tham nhũng” của Tổng Bí thư Trọng dường như “xẹp” hẳn. Cũng không thấy báo chí nhà nước còn ồn ào về vụ Vũ Huy Hoàng.
Thái độ có vẻ bàng quan của phía Quốc hội, và đặc biệt của phía Chính phủ đối với vụ “truy tố Vũ Huy Hoàng”, đang cho thấy một sức cản ngày càng lớn đối với quyết tâm của ông Nguyễn Phú Trọng. Lực cản đó đã ít nhất một lần được bộc lộ khi Bộ Nội vụ - cơ quan chuyên trách về quản lý nhân sự của Chính phủ - đã có vẻ lần khân khi thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư về làm rõ quy trình bổ nhiệm Vũ Đình Duy của PVN.
Nghị quyết về việc xử lý kỷ luật đối với cán bộ công chức đã nghỉ hưu chắc hẳn lại được Chính phủ giao cho Bộ Nội vụ soạn thảo. Nếu cơ quan này tiếp tục lần khân, sẽ chẳng có cơ chế nào để xử lý Vũ Huy Hoàng về hành chính và hình sự.
‘Trống đánh xuôi kèn thổi ngược’
Trước khi xảy ra hiện tượng cả Chính phủ lẫn Quốc hội đều không quá mặn mà với việc ban hành Nghị quyết về việc xử lý kỷ luật đối với cán bộ công chức đã nghỉ hưu, đã có một biểu hiện “trống đánh xuôi kèn thổi ngược” khác.
Trong khi Nghị quyết 5 của Ban Chấp hành Trung ương, ban hành ngày 1/11/2016, đã “định hướng” cho Quốc hội là sẽ bố trí nguồn lực phù hợp để giải quyết nhanh và dứt điểm nợ xấu trong nền kinh tế, thì tại kỳ họp diễn ra ngay sau đó, Quốc hội lại có một bản nghị quyết khác về kế hoạch tài chính, trong đó chính thức xác định không dùng ngân sách nhà nước để giải quyết nợ xấu trong hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước.
Đây là một lần hiếm hoi mà Quốc hội đã không “gật vô thức” như bao nhiêu lần trước, sau khi có ý kiến chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương theo tinh thần “cương lĩnh đảng quan trọng hơn Hiến pháp” như Tổng Bí thư Trọng từng khẳng định.
Câu hỏi cần đặt ra là chính trường Việt Nam sẽ ra sao nếu cả Chủ tịch Ngân lẫn Thủ tướng Phúc đều đang có khuynh hướng tách khỏi cái bóng của Tổng Bí thư và khỏi sự can thiệp quá sâu của các cơ quan đảng?
‘Kẻ ăn ốc người đổ vỏ’
Cho tới nay, vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy Quốc hội của bà Kim Ngân và chính phủ của ông Nguyễn Xuân Phúc đang chuyển sang quan điểm “lấy dân làm gốc”. Bằng chứng rất rõ ràng là toàn bộ những khuất tất và hậu quả kinh khủng của vụ Formosa xả thải ở miền Trung đã bị các cơ quan chính phủ giấu biến, còn Quốc hội thậm chí không có một tuyên bố có tính phục thiện nào về biến cố kinh hoàng này.
Do đó, những dấu hiệu của Chính phủ và Quốc hội muốn tách dần khỏi quỹ đạo của đảng chưa có gì có thể được xem là “dân nguyện”. Bài học quá cay đắng mà nhiều người dân đã tích lũy được là đã từ lâu Chính phủ và Quốc hội chỉ còn mang danh phận của những nhóm lợi ích và quyền lực cá nhân, đến nay vẫn chưa có gì được cải thiện.
Không khó lý giải việc Quốc hội ra nghị quyết về không dùng ngân sách để xử lý nợ xấu: một khi ngân sách đã chẳng còn kết dư nào, những gì còn lại phải ưu tiên cho kế sinh nhai của các cơ quan đảng và nhà nước. Nếu ra nghị quyết dùng ngân sách để mua nợ xấu trong khi ngân sách đã cạn kiệt thì chỉ càng khiến công luận phẫn nộ và chĩa mũi dùi vào trách nhiệm của Quốc hội.
Cũng không loại trừ vụ Vũ Huy Hoàng manh nha thoát “cửa tử” lại là một ưu ái của những nhóm quyền lực và lợi ích nào đó. Bứt dây động rừng!
Lý do còn lại khiến Chính phủ và Quốc hội muốn tách dần quỹ đạo của đảng thuộc về ý thức hệ. Nhiều người cho rằng rất có thể trong bộ máy đảng chỉ còn mình Tổng Bí thư Trọng là còn đủ lạc quan để hy vọng “không biết đến cuối thế kỷ này có được chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay không”. Nhưng thực tiễn vô cùng phũ phàng lại phản ánh một thực tế gần như trái ngược: tham nhũng “vẫn ổn định”, nợ công và nợ xấu vượt mặt, chi ngân sách vẫn “nâng lên một tầm cao mới” nhưng thu ngân sách lao dốc, ô nhiễm môi trường lan rộng, phản kháng xã hội tràn ngập, nền đạo đức xuống đáy… Chưa kể cái họa phương Bắc treo lơ lửng. Tất cả đều bế tắc!
Người phải chịu trách nhiệm khốn khổ nhất là chính là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Hớn hở nhận lẵng hoa chúc mừng từ cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong buổi bàn giao quyền lực, có lẽ ông Phúc đã không thể ngờ về hậu vận “kẻ ăn ốc người đổ vỏ” dành cho ông hiện nay và những năm tháng mệt nhoài sắp tới.
Trong tình thế quá khẩn trương như vậy, việc hô hào về chủ nghĩa xã hội hay “đất nước mình có bao giờ được thế này không” hẳn đã được tuyệt đại đa số giới quan chức kim tiền nhận chân là không thể ảo tưởng hơn. Chỉ có điều, vẫn chưa ai dám nói thẳng ra sự thật trắng trợn ấy.
Vụ Nguyễn Bá Thanh vào nửa cuối năm 2014, vụ Phùng Quang Thanh vào nửa cuối năm 2015, vụ Trịnh Xuân Thanh nửa cuối năm 2016, nhưng ghê gớm hơn cả là vụ “cả ba bị bắn” tại Yên Bái ngay sau khi Quốc hội và Chính phủ mới tuyên thệ… Nhiều chỉ dấu về giai đoạn cuối cùng đã lộ ra quá rõ. Nếu cứ khư khư ôm ấp quá khứ, làm sao để tìm ra lối thoát?
Lối thoát cho chính thể, nhưng trên hết là lối thoát cá nhân.
Giờ đây là năm 2017 chứ không phải là 2007. Có lẽ cả ông Nguyễn Xuân Phúc lẫn bà Nguyễn Thị Kim Ngân đều thấy rõ những gì mà họ sẽ phải đối mặt trong những ngày tháng đang cận kề.
* Blog của nhà báo Phạm Chí Dũng là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Kinh tế Việt Nam ‘hậu Nguyễn Tấn Dũng’: Le lói hy vọng ‘thoát Trung’

 Bảng 1: Số liệu xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc từ năm 2000 đến 2016 (Nguồn: Niên giám Thống kê 2000 - 2015 và báo chí nhà nước; các chỉ số do tác giả tập hợp và tính toán.)Bảng 1: Số liệu xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc từ năm 2000 đến 2016 (Nguồn: Niên giám Thống kê 2000 - 2015 và báo chí nhà nước; các chỉ số do tác giả tập hợp và tính toán.)
Lê Anh Hùng
Theo VOA-10.01.2017
Thực trạng kinh tế Việt Nam lệ thuộc vào Trung Quốc là hiểm họa mà công luận đã lên tiếng từ nhiều năm nay. Mức độ lệ thuộc diễn ra ngày càng nặng nề dưới thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Đây là điều mà nhiều người cảm thấy khó lý giải, bởi họ tin ông Nguyễn Tấn Dũng không chỉ là nhân vật “chống Tàu” quyết liệt nhất trong ban lãnh đạo Việt Nam, qua những phát ngôn mạnh mẽ nhằm vào gã láng giềng khổng lồ “to xác, xấu bụng”, mà còn là nhân vật quyền lực nhất Việt Nam suốt một thời gian dài.
Vì thế, không ít người đã vội hình dung ra viễn cảnh kinh tế nước nhà sẽ còn tồi tệ hơn khi đứng đầu chính phủ khoá XIV là một Nguyễn Xuân Phúc vốn bị coi là “phản bội” người tiền nhiệm Nguyễn Tấn Dũng.

Tuy nhiên, sau 9 tháng lèo lái nền kinh tế, xem ra chính phủ của tân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhen nhóm hy vọng “thoát Trung” về mặt kinh tế, ít nhất là trên phương diện số liệu thống kê.
Biểu đồ 1: Tỷ trọng xuất khẩu sang Trung Quốc trong tổng kim ngạch xuất khẩu và tỷ trọng nhập khẩu từ Trung Quốc trong tổng kim ngạch nhập khẩu qua các năm.
Biểu đồ 1: Tỷ trọng xuất khẩu sang Trung Quốc trong tổng kim ngạch xuất khẩu và tỷ trọng nhập khẩu từ Trung Quốc trong tổng kim ngạch nhập khẩu qua các năm.
Nhập khẩu từ Trung Quốc năm 2016 là 49,8 tỷ USD, chỉ tăng khoảng 300 triệu USD so với năm 2015, tức 0,6%. Nếu không tính năm 2009 (năm kinh tế Việt Nam suy thoái và nhập khẩu từ Trung Quốc giảm 3,5% trong bối cảnh tổng kim ngạch nhập khẩu giảm tới 13,34%) thì kể từ năm 2001, khi Việt Nam bắt đầu nhập siêu từ Trung Quốc, đây là năm mà giá trị nhập khẩu từ Trung Quốc tăng thấp nhất. Bên cạnh đó, xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 21,8 tỷ USD, tăng tới 4,7 tỷ USD so với năm 2015, tương đương 27,4%. Với tốc độ gia tăng ngoạn mục này, tỷ trọng xuất khẩu sang Trung Quốc trong tổng kim ngạch xuất khẩu chiếm tới 12,4%, mức cao nhất từ trước đến nay.
Nhờ nhập khẩu từ Trung Quốc hầu như không tăng, trong khi xuất khẩu sang thị trường này lại tăng mạnh, nên giá trị nhập siêu từ Trung Quốc năm 2016 chỉ còn 28 tỷ USD so với đỉnh cao 32 tỷ USD của năm 2015. Như vậy, giá trị nhập siêu từ Trung Quốc năm 2016 thấp hơn cả năm 2014. Và nếu không tính năm 2009 (năm cả tổng kim ngạch xuất khẩu lẫn tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam đều giảm mạnh) thì kể từ khi Việt Nam bắt đầu nhập siêu từ Trung Quốc, đây là năm duy nhất nhập siêu từ Trung Quốc không những giảm mà còn giảm mạnh tới 13,6%.
Tỷ trọng hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc do đó đã giảm từ đỉnh cao 29,9% năm 2015 xuống còn 28,7% năm 2016, thấp hơn cả con số của năm 2014 (29,5%).
Tuy thành tích trên đây của chính phủ Việt Nam “hậu Nguyễn Tấn Dũng” là khá ấn tượng, nhưng giá trị nhập siêu 28 tỷ USD từ Trung Quốc vẫn là quá lớn, gần như xóa nhòa thành tích xuất siêu 29,4 tỷ USD sang thị trường Mỹ. Đặc biệt, tỷ trọng nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm tới 28,7% tổng kim ngạch nhập khẩu là con số vẫn còn quá cao, nếu xét phần lớn số này là hàng hoá chất lượng thấp, độc hại, hoặc tiềm ẩn những hiểm họa lâu dài về an ninh quốc phòng.
Ngoài ra, việc tỷ trọng xuất khẩu sang Trung Quốc trong tổng kim ngạch xuất khẩu gia tăng tuy là điều đáng mừng trong ngắn hạn, nhưng về lâu dài đây cũng là điều đáng lo ngại, khi phần lớn hàng hoá xuất khẩu sang thị trường này là khoáng sản, nguyên liệu thô và nông sản. Đây là những loại hàng hoá hoặc gây ra hiện tượng “chảy máu khoáng sản”, hoặc không có giá trị gia tăng cao và dễ bị phía Trung Quốc dở những mánh khoé quen thuộc để bắt chẹt, lũng đoạn thị trường, khiến các nhà xuất khẩu, đặc biệt là người nông dân, bao phen điêu đứng.
Dù hy vọng “thoát Trung” về kinh tế xem ra đã được chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhen nhóm, nhưng quãng thời gian 9 tháng vừa qua là chưa đủ để nói lên nhiều điều. Trong bối cảnh Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) sắp bị tân Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức khai tử, động lực tăng trưởng dựa trên khai thác tài nguyên và nhân công giá rẻ đã đuối sức, nợ công tăng cao, ngân sách cạn kiệt, năm 2017 thực sự là một năm đầy thách thức đối với chính phủ Việt Nam. Nếu không đẩy mạnh cải cách, tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng thị trường hoá, tư nhân hoá, phi tập trung hoá, phi điều tiết hoá thì khủng hoảng kinh tế là một nguy cơ thực tế.
* Blog của nhà báo Lê Anh Hùng là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Con rồng xã hội chủ nghĩa


Con rồng vàng “rực rỡ” Hải Phòng cuối cùng thì cũng bị cư dân mạng khai tử và kết quả là nó trở về với tính cách huyền thoại của nó: Biến mất
Nhưng trước khi tự biến mất vào không gian vô tận con rồng “tạp giống” này là một câu chuyện hay ho nói về quyền lực và quần chúng. Nó nằm chễm chuệ tại một con đường đẹp nhất Hải Phòng bởi sự cho phép của quyền lực. Quyền lực từ thể chế Đảng, âm ỉ và luôn có xu hướng phò “phong kiến” tuy âm thầm nhưng chưa bao giờ vắng bóng trong mọi sinh hoạt của người cộng sản. Phong kiến thờ rồng, lấy kiểu dáng của nó làm chủ đạo. Vua luôn mặc áo màu vàng vì đó là màu của rồng theo hình ảnh mà dân gian tạo ra từ hàng ngàn năm trước.
Con rồng vàng đất cảng không ra ngoài ước vọng âm thầm của lãnh đạo Hải Phòng khi tự cho phép mình một ảo vọng về “cửu trùng” ngay trong triều đại mà cộng sản chỉ tôn sùng màu đỏ.
Rồng không đẹp và rồng tự biến.
Giải pháp đơn giản đến ngạc nhiên, giống như một cán bộ cộm cán nào đó phát ngôn không phù hợp thì sự im lặng của ông ta sẽ là câu trả lời cho công luận hay nhất. Và ở Việt Nam người ta chấp nhận sự im lặng ấy như một cách tự nhận lỗi chứ không phải là hành vi xem thường công luận đến mức chẳng cần trả lời cho phát ngôn hay hành động sai trái của mình.
Con rồng Hải Phòng là sản phẩm của một sự kiêu ngạo lên tới tận mây xanh. Kiêu ngạo trong hành xử và kiêu ngạo trong chuẩn mực nhận thức thẩm mỹ của bộ phận quan viên có tâm thức nông dân chưa bao giờ rời xa mảnh ruộng con con của nhà mình.
Rồng không ai thấy nhưng cái thấy trong tiềm thức người dân Việt Nam và Trung Quốc là mạnh mẽ, có khả năng bay lượn như thần vật, có thể phun lửa, đạp mây lướt gió và từ những đặc tính ấy nó trở thành biểu tượng của vua chúa chứ không phải cho quan viên.
Không ai ngạc nhiên khi motif rồng đã vào nhà rất nhiều lãnh đạo về hưu của Việt Nam. Nông Đức Mạnh là một thí dụ đầy tai tiếng cũng như Trần Đức Lương dùng voi phục để bày tỏ “chí khí” của mình.
Những ao ước âm thầm ấy tạo tâm lý khấu đầu trước thiên triều và người dân Việt Nam tuy “vô tình” hết mực vẫn không thể chấp nhận những cuộc đi triều kiến trong thời đại Internet làm bá chủ. Trước “sân rồng” Bắc Kinh, những cái đầu rồng Việt Nam be bé, lai tạp, dị hình không biết sẽ làm gì cho con rồng phương Bắc chấp nhận nó như một chú rồng hoang có quá nhiều khuyết tật.
Tâm lý của những chú rồng con là dựa dẫm vào rồng cha để tránh bão tại địa phương mình. Rồng phía Bắc là chỗ dựa vững chắc nếu dân chúng có biến động, và vì vậy xuân thu nhị kỳ, rồng phương Nam phải bay về nhận giáo huấn của cha mặc cho dân tình có lồng lộn trong sự bực tức hay căm phẫn.
Con rồng vàng Hải Phòng suy cho cùng chỉ là sản phẩm dị hình của một thể chế hợm hĩnh. Nó không những điển hình cho sự dốt nát về tính thẩm mỹ mà còn phần nào chứng minh tính cách của hệ thống cầm quyền: thờ phụng thứ lý luận tạp nham dưới nhãn mác con rồng Xã hội chủ nghĩa.
Con rồng là một linh vật không có thật, nó khiến người dân tin vào sức mạnh của tạo hóa.
Xã hội chủ nghĩa cũng không có thật nhưng nó như cái khiên để đảng Cộng sản che chắn những cục đá nhân dân khi giận dữ ném vào hệ thống.
Con rồng Hải Phòng đã bị ném đá và sụp đổ. Cái khiên xã hội chủ nghĩa còn vững tới bao giờ?