(GDVN)- Các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục, tâm lý cho rằng, việc phát hành, giảng dạy các loại sách có nội dung nhảm nhí, thô tục là cách giáo dục phản giáo dục...
Giáo dục hay phản giáo dục?
Câu chuyện về những cuốn sách dành cho trẻ em với nội dung được cho là nhảm nhí, thô tục, kích động bạo lực đang thu hút sự quan tâm từ phía dư luận.
Sách "Hỏi đáp nhanh trí", do Đức Trí sưu tầm biên soạn (ảnh: Trí thức trẻ)
Dư luận từng tranh cãi về nội dung cuốn sách "Thực hành kỹ năng sống dành cho học sinh lớp 1" do Tiến sĩ Phan Quốc Việt làm chủ biên, với bài học đi trên thủy tinh để rèn luyện... lòng dũng cảm.
Không những thế, nhiều cuốn sách có nội dung hỏi đáp, kiểm tra tư duy các em bằng những câu hỏi đầy tính bạo lực, đã được phát hành tràn lan, cũng đang bị dư luận lên án.
Hẳn người ta còn nhớ, tháng 11/2014, trên thị trường xuất hiện cuốn sách "Hỏi đáp nhanh trí", do Đức Trí sưu tầm biên soạn, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin ấn hành, với nhiều hình ảnh ngôn từ được cho là không phù hợp với lứa tuổi học đường.
Theo đó, trang 29 cuốn sách này có nội dung trắc nghiệm: “Anh A bị chặt đầu lúc 40 tuổi, vậy con cái anh A bị làm sao?”.
Minh họa cho câu hỏi này là hình một người đàn ông đang nằm trên máy chém với khuôn mặt sợ hãi.
Tương tự là một câu chuyện khác: “Một người sau khi bị chặt đầu sẽ như thế nào?”. Đáp: “Biến đổi chiều cao”.
Mới đây, thêm một trang sách được cư dân mạng chia sẻ với tất cả sự hoang mang, nghi ngờ về giá trị giáo dục của nó.
Trong trang sách được độc giả chia sẻ, xuất hiện một bức tranh vẽ quang cảnh của khu vệ sinh, trong đó không gian của các cháu học sinh nam - nữ được gộp chung lại làm một.
Kèm theo hình ảnh là câu hỏi được đặt ra cho các trẻ: "Cách đi tiểu của bạn trai, bạn gái trong tranh có gì khác nhau nhỉ?"
Thật khó để đánh giá giá trị thực tiễn từ những cuốn sách này mang lại. Nhưng thực tế cho thấy, nhiều phụ huynh tỏ vẻ lo lắng khi con em mình được trang bị những kiến thức về “lòng dũng cảm”, cách ứng xử theo kiểu… chẳng giống ai.
Thu hồi thôi chưa đủ
Cơ quan có thẩm quyền sau khi phát hiện các cuốn sách có nội dung giáo dục không phù hợp đã thực hiện thu hồi…
Cũng liên quan tới nội dung phản ánh nêu trên, hôm 28/8, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực tâm lý, giáo dục cho rằng, việc phát hành tràn lan, đưa vào giảng dạy các loại sách thiếu nhi, có nội dung không phù hợp với tâm lý lứa tuổi là cách giáo dục phản giáo dục.
Do đó, việc xử lý những sai sót phải xuất phát từ tư duy của nhà giáo dục và đơn vị quản lý.
Chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa (ảnh: Báo Sức khỏe và Đời sống)
“Các ví dụ khi đưa ra giảng dạy, thực nghiệm phải mang tính giáo dục. Tôi chưa thấy ở đâu người ta đưa các hình ảnh quá bạo lực, thô thiển.... để dạy trẻ. Càng không nên đưa các em ra “thí nghiệm” để minh chứng cho bài học của mình.
Tôi lấy ví dụ, trong khi chúng ta đang giáo dục trẻ yêu thương bố, mẹ, yêu thương đồng loại, thì người ta lại đưa ra vấn đề bố bạn A, bạn B bị chặt đầu để hỏi các em, như thế thì giáo dục cái gì? Đó là phản giáo dục chứ không phải giáo dục…”, chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa, Trung tâm tư vấn tâm lý Linh Tâm dẫn chứng.
Cũng theo chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa, cách thức giáo dục này rất dễ khiến trẻ "ảo giác" về sức mạnh, tính bạo lực trong học đường... gây ra những hệ lụy khó lường.
"Đến khi người ta rút được kinh nghiệm thì mọi thứ có thể đã muộn.
Do đó, vấn đề nội dung giáo dục trẻ nói chung cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng ” chuyên gia tâm lý Trình Trung Hòa lưu ý.
Trong khi đó, PGS. Văn Như Cương, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Trường Lương Thế Vinh (Hà Nội) cho rằng, từ sự việc trên có thể thấy, tư duy giáo dục của chúng ta đang có vấn đề.
“Tôi cho rằng, người viết ra những cuốn sách này có vấn đề về chuyên môn. Họ chưa nghiên cứu kỹ trẻ cần gì và những bài học có lồng ghép nội dung bạo lực, nhảm nhí như thế có tác động như thế nào tới tâm lý trẻ em?
Do đó, tư duy, định hướng giáo dục của người biên soạn, phát hành cần phải xem xét lại".
Nói về nguyên nhân chính dẫn đến những sai sót nêu trên, PGS. Văn Như Cương cho rằng: “Việc biên soạn, thẩm định, phát hành những cuốn sách như đã nêu không được đơn vị xuất bản kiểm duyệt một cách cẩn thận.
Do vậy, để xảy ra những lỗi đáng tiếc thế này có phần lỗi từ người biên soạn và đơn vị quản lý xuất bản”.
Đồng quan điểm trên, chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa nêu giải pháp, vấn đề xử lý sách có nội dung không phù hợp phải được thực hiện trước tiên từ khâu quản lý.
“Bây giờ không thể cứ cho phát hành, rồi thấy sai sót lại thu lại.
Tôi cho rằng, cần làm chặt chẽ từ khâu kiểm duyệt, in ấn trước khi phát hành. Mặt khác, cũng cần xử lý kỷ luật cá nhân, tập thể để xảy ra sai sót khi thực hiện trách nhiệm…”
Liên quan đến công trình trị giá 200 tỉ đồng bị… mối ăn, ông Lâm Văn Bi, Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Cà Mau, cho biết: “Chúng tôi ghi nhận hiện tượng hư hỏng, xem xét lại hư do thi công hay do quá trình sử dụng. Hiện công trình này chủ đầu tư chưa báo cáo quyết toán dù đã nghiệm thu đưa vào sử dụng”.
Bàn ghế trong hội trường chính bị mối ăn mục nát - Ảnh: Gia Bách
Đầu năm 2014, tòa nhà Trung tâm hội nghị tỉnh Cà Mau được giao cho nhà khách Cà Mau quản lý (không phải giao cho nhà khách Minh Hải như thông tin ban đầu - PV). Đến tháng 7.2014, UBND tỉnh Cà Mau giao tòa nhà cho Trung tâm văn hóa tỉnh quản lý sử dụng. Sau khi tiếp nhận, trung tâm đã liên tục gửi văn bản lên cấp trên báo cáo tình trạng xuống cấp nghiêm trọng của tòa nhà. Ông Dư Minh Hùng, Phó giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Cà Mau (chủ đầu tư dự án), nói: “Trước đây dự án được phê duyệt không có gói thầu chống mối, mọt và đây là thiếu sót khi thực hiện đầu tư. Khi đưa vào sử dụng, nhận thấy công trình thiếu gói thầu chống mối, mọt sẽ rất nguy hiểm nên đơn vị đã bàn với Sở VH-TT-DL tỉnh Cà Mau xin kinh phí thực hiện gói thầu này và được thống nhất về mặt chủ trương, nhưng không hiểu sao sở này chưa làm”. Còn về chuyện nước mưa thấm vào tường, ông Hùng giải thích: “Nước mưa tràn vào phòng điều khiển âm thanh ánh sáng là do 1 trong 3 lỗ thoát nước tại một hệ thống thoát nước của tòa nhà bị lá cây bít, mưa lớn nước thoát không kịp nên tràn vào kẽ giữa các bức tường gây thấm và dột, nay đã khắc phục xong”.
Một trong những ý tưởng của Dũng trong cuộc đấu tranh cho tự do được ghi nhận trong bài thơ "Kiếp Lưu Vong" do Dũng viết. Bài thơ "Kiếp Lưu Vong" nói lên tâm trạng bi thương của Dũng trước cảnh đất nước Việt Nam bị cộng sản cai trị và niềm mong ước toàn dân Việt Nam sẽ đứng lên giành lại tự do và phục hồi lại chính nghĩa quốc gia. Bài thơ "Kiếp Lưu Vong" được nhạc sĩ Dzuy Lynh phổ nhạc với cùng nhan đề. Bài thơ được chính Nguyễn Viết Dũng đọc và bài hát được nhạc sĩ Dzuy Lynh hát trong một video clip đăng trên You Tube (Xem, thí dụ như MrBinhBet 2015).
Trong bài này, tôi sẽ chỉ thảo luận về bài thơ "Kiếp Lưu Vong," và sẽ không thảo luận đến ca khúc cùng nhan đề do nhạc sĩ Dzuy Lynh viết. Lý do là tôi muốn chú trọng vào ý nghĩa của bài thơ và tác giả Nguyễn Viết Dũng. Ca khúc do nhạc sĩ Dzuy Lynh viết là bài hát rất hay và gây cảm xúc mạnh. Độc giả hãy lắng nghe và thưởng thức bài thơ và ca khúc tại đoạn video trên YouTube (MrBinhBet 2015).
Tiểu sử của Nguyễn Viết Dũng như sau (Mộc 2015):
Nguyễn Viết Dũng sinh ngày 19 tháng 6 năm 1986, là con trai duy nhất trong gia đình có 4 anh em, tại tỉnh Nghệ An. Nên ghi nhận ngày sinh 19 tháng 6 của Nguyễn Viết Dũng cũng là ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (QLVNCH). Dũng sinh ra và lớn lên trong gia đình mà cha mẹ đều là nông dân, sinh sống bằng nghề cấy lúa. Ngay từ nhỏ Dũng đã học giỏi toàn diện, đặc biệt rất giỏi về môn khoa học tự nhiên.
Với thành tích học tập xuất sắc, năm học lớp 12 (2004) Dũng được chọn tham dự cuộc thi "Đường lên đỉnh Olympia," một cuộc thi kiến thức trên truyền hình dành cho học sinh trung học phổ thông do VTV3 – Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức (Wikipedia 2015e). Kết cuộc Dũng lọt đến kỳ thi Quý và đoạt giải ba. Trong kỳ thi đại học năm 2004, Dũng đậu Đại Học Bách Khoa Hà Nội với số điểm 29/30, đứng đầu tỉnh Nghệ An lúc đó. Sau một thời gian theo học đại học, Dũng tìm hiểu về lịch sử Việt Nam và những sự thật về đảng cộng sản Việt Nam, cũng như về cuộc chiến tranh Việt Nam, và chính thể VNCH của miền Nam Việt Nam. Sau đó, Dũng dấn thân vào con đường đấu tranh cho tự do và chính nghĩa quốc gia.
Ngày 30 tháng 4, 2014 lá cờ VNCH (cờ vàng ba sọc đỏ) lần đầu tiên được treo trên nóc nhà Dũng tại Nghệ An. Ngay sau đó Dũng bị 5 công an đến bắt về đồn. Từ lúc đó trở đi Dũng và gia đình thường xuyên bị sách nhiễu, nhưng Dũng vẫn kiên trì với lý tưởng của mình.
Ngày 12 tháng 4, 2015, Nguyễn Viết Dũng cùng 4 bạn trẻ tham gia tuần hành bảo vệ cây xanh cùng người dân Hà Nội. Đến 11 giờ cùng ngày, khi buổi tuần hành kết thúc, nhóm của Dũng tách đoàn đi về thì bất ngờ bị công an quận Hoàn Kiếm bắt giữ khẩn cấp với lý do vi phạm vào Điều 245 Luật Hình Sự (CTV 2015a; CTV 2015b; CTV 2015c). Căn cứ vào các quy định pháp luật của nhà cầm quyền Việt Nam hiện tại, Nguyễn Viết Dũng đã làm những việc mà pháp luật không cấm. Nhưng hiện nay Dũng lại bị bắt giam và có thể bị nhà cầm quyền Việt Nam gán cho một tội danh để khởi tố. Trong lúc bị giam giữ, "do bày tỏ thái độ bất hợp tác nên Nguyễn Viết Dũng đã bị CA đánh đập nhiều chỗ trên người, trong đó đau nhất ở phần xương sườn" (CTV 2015d). Ngay sau khi Nguyễn Viết Dũng bị giam giữ, có nhiều tổ chức dân sự lên tiếng đòi hỏi nhà cầm quyền thả tự do và phản đối việc bắt giữ tùy tiện của công an (Xem, thí dụ như, Bloc 2015; MLBVN 2015). Cho đến nay (tháng 8 năm 2015) Nguyễn Viết Dũng vẫn còn bị giam giữ một cách bất hợp pháp và gia đình vẫn chưa được gặp Dũng (Minh 2015).
Hình 1 là bức tranh chân dung Nguyễn Viết Dũng, cờ vàng trên đất nước Việt Nam, và con hổ tượng trưng biệt danh "Dũng Phi Hổ" của anh. Bức tranh do họa sĩ Trần Thúc Lân thực hiện dành cho tổ chức Quỹ Tù Nhân Lương Tâm, một tổ chức cung cấp ủng hộ tinh thần và vật chất cho các tù nhân lương tâm tại Việt Nam (Website: http://www.tnlt.net/).
Một trong những bài thơ chống đối nổi tiếng nhất là bài "The Masque of Anarchy" (Mặt Nạ của Phi Pháp) của Percy Bysshe Shelley (1792-1822), thi sĩ và văn sĩ Anh. Shelley víết bài "The Masque of Anarchy" cho vụ thảm sát tại Manchester, còn được gọi là thảm sát Peterloo, vào năm 1819. Bài thơ được coi có ảnh hưởng trên Leo Tolstoy và Mahatma Gandhi và các cuộc đấu tranh bất bạo động (Wikipedia 2015c). Bài thơ gồm có 91 đoạn. Mỗi đoạn có bốn câu. Đoạn 8 và 9 của bài thơ như sau:
VIII.
Last came Anarchy: he rode
On a white horse, splashed with blood;
He was pale even to the lips,
Like Death in the Apocalypse.
IX.
And he wore a kingly crown;
And in his grasp a sceptre shone;
On his brow this mark I saw—
"I am God, and King, and Law!"
(Rồi tên Phi Pháp đến sau
Cưỡi con ngựa trắng vấy màu máu tươi
Làn da tái nhợt cả môi
Trông như thần chết trong thời đổi thay
Trên đầu vương miện trưng bày
Sáng ngời quyền trượng trong tay kẻ tà
Dấu hằn trên trán ghi ra
"Trời, Vua, Luật Lệ, chính là tao đây!")
Một cách tiên tri, trong bài thơ "The Masque of Anarchy," Shelley mô tả tình trạng xã hội hỗn loạn, phi pháp, không có chính quyền, y như tình trạng tại Việt Nam hiện nay, khi nhóm cầm quyền coi họ như Trời, Vua, và Luật Lệ.
Tuy mục đích gần của thơ chống đối là chống chính quyền, mục đích xa và quan trọng hơn là cải thiện xã hội, cuộc sống dân, và đôi khi cứu nguy cho đất nước. Do đó, thông thường thơ chống đối có mục tiêu cứu dân độ thế, và nhắc đến lịch sử quốc gia. Khái niệm này được nhấn mạnh bởi Czesław Miłosz (1911 - 2004), người đoạt giải Nobel về văn chương năm 1980. Miłosz viết bài thơ "Dedication" (Lời đề tặng) vào năm 1945. Trong bài thơ "Dedication," Milosz nói với một thi sĩ trẻ, chết trong lúc Đức quốc xã chiếm đóng Warsaw (Nair 2011). Một đoạn trong bài như sau:
What is poetry which does not save
Nations or people?
A connivance with official lies,
A song of drunkards whose throats will be cut in a moment,
Readings for sophomore girls.
(Thơ là gì nếu không cứu
Quốc gia và dân chúng?
Là đồng lõa với dối trá chính quyền,
Là bài hát cho những kẻ ghiền rượu bị cắt cổ trong giây lát,
Là bài đọc cho các cô học trò lớp mười.)
Đối với Milosz, một bài thơ mà không nhắm vào việc cứu giúp dân chúng hoặc tổ quốc thì chỉ là bài đọc vô ích. Với ông, lịch sử rất quan trọng trong thơ. "Milosz đem lịch sử vào thơ ông vì ông cảm thấy lịch sử dẫn dắt chúng ta, dù chúng ta không thể khám phá tại sao và làm sao" (Lazer 2003). Việc tiếp xúc với lịch sử cũng phải được bao gồm trong thơ vì ta không thể tách rời học sử và học ngôn ngữ (sđd.). "Milosz coi trách nhiệm viết của ông là nhớ những người đã chết trong cuộc nổi dậy và trại tập trung và những người vẫn còn chịu đau khổ trong lao tù" (Heaney 2011). Theo Milosz, có một mức độ ý thức dùng để đánh giá thơ và thơ ở dưới mức độ ý thức đó là thơ dở và thơ đó không cứu được ai hết (Addonizio và Laux 1997, 66). Do đó, chính khía cạnh ý thức quyết định tính chất của thơ, cho dù thơ không nói trực tiếp đến các đề tài chính trị hoặc lịch sử (sđd.).
Tác giả viết bài thơ dùng ngôi thứ nhất ("tôi"). Trong một bài thơ, bài hát, hay một truyện, chữ "tôi" không nhất thiết là chính tác giả, mà có thể là vai chính trong câu chuyện, một thanh niên trẻ. Tuy nhiên, qua những gì ta biết về Nguyễn Viết Dũng, ta hiểu bài thơ này là lời của chính Nguyễn Viết Dũng. Do đó, tác giả, Nguyễn Viết Dũng, đang thổ lộ chính tâm trạng của anh qua bài thơ.
Tác giả mở đầu bằng câu hỏi do một người con gái đặt ra làm sao thoát được kiếp lưu vong. Anh không trả lời được câu hỏi mà chỉ cười buồn. Cô gái rơi nước mắt và hỏi khi nào dân tộc mới có được tự do ("Em hỏi tôi: Sao thoát kiếp lưu vong?/ Tôi cười buồn, tôi đâu hơn gì thế/ Đôi mắt nàng buồn ướt hai dòng lệ/ 'Đến bao giờ dân tộc được tự do?'"). Trong thơ, "lấy được chú ý của người đọc trong vài hàng đầu quả là một thử thách" (Goodman 2011, 63). Nhưng ở đây, tác giả vô ngay vào ý chính và khiến người đọc tò mò, muốn đọc thêm ngay.
Ta không rõ mối liên hệ giữa cô gái và tác giả, nhưng chuyện đó không cần thiết. Cô ta có thể là người yêu, bạn học, em gái, hoặc bất cứ một cô gái nào có cùng nỗi ưu tư về đất nước và dân tộc như tác giả. Một cách tinh tế, tác gỉả dường như dùng cô gái là biểu tượng cho người mà tác giả muốn nói với. Do đó, ta có thể hiểu Nguyễn Viết Dũng đang muốn gói ghém tâm sự anh là những lời tâm huyết gửi đến những người trẻ như anh.
Ẩn dụ quan trọng nhất trong "Kiếp Lưu Vong" là sự ví von quê hương mình là một xứ sở xa lạ. Cái ví von này có nhiều diễn giải. Thứ nhất, quê hương tác giả không thay đổi nhưng tác giả thay đổi và cảm thấy lạc lõng. Thí dụ tác giả có thể sinh sống ở hải ngoại một thời gian là kẻ lưu vong, nhưng khi trở lại quê hương thì không thích hợp với cuộc sống vì anh đã thay đổi và do đó lại sống cuộc sống lưu vong ngay tại quê hương mình. Ta thấy ngay đó không phải là diễn giải của "Kiếp Lưu Vong" vì Nguyễn Viết Dũng sống tại Việt Nam trong suốt quãng đời anh cho tới nay. Thứ nhì, tác giả sinh trưởng nơi đất mẹ và không rời xa quê hương, nhưng quê hương anh thay đổi. Anh không còn tìm thấy những đặc tính của quê hương dân tộc mà anh biết như tự do và khí phách oai hùng. Do đó, anh cảm thấy anh là kẻ xa lạ với chính quê hương anh. Đó chính là diễn giải thích đáng của bài thơ.
Ẩn dụ thứ hai là sự ví von lá cờ vàng tượng trưng cho tự do. Điều này chỉ có thể xảy ra khi lá cờ đỏ của cộng sản bị tiêu hủy, ngụ ý chế độ cộng sản chấm dứt. Mối liên hệ giữa "Hoàng Kỳ tung bay" và "Thoát kiếp lưu vong" tuy có vẻ xa xôi, nhưng thực ra rất chặt chẽ. Lá cờ vàng, ngoài việc tượng trưng cho chính nghĩa của tổ quốc, còn tượng trưng nước VNCH, đang bị cộng sản chiếm đóng. Lá cờ vàng tung bay không những biểu hiện nước VNCH đã vùng dậy lật đổ nhóm đô hộ cộng sản, mà còn biểu hiện tự do trở về trên quê hương vì chính thể VNCH là một chính thể tự do dân chủ.
Ẩn dụ thứ ba là mối liên hệ giữa chính nghĩa tổ quốc và lá cờ vàng qua câu nhắc nhở đến "tiếng trống Mê Linh." Như trình bày ở trên, có các giai thoại lịch sử cho biết lá cờ vàng đã được dùng từ thởi Hai bà Trưng. Do đó, "tiếng trống Mê Linh" không chỉ nhắc đến khí phách oai hùng của dân tộc Việt mà còn nhắc đến tính chất tổ quốc của lá cờ vàng.
Điểm đặc sắc nhất của "Kiếp Lưu Vong" là lòng can đảm của Nguyễn Viết Dũng khi anh ca ngợi lá cờ vàng ngay trên đất kiểm soát bởi cộng sản. Anh không những chỉ ghi nhận qua bài thơ mà còn thể hiện qua hành động treo lá cờ vàng trên nóc nhà, và mặc trang phục theo QLVNCH. Lòng can đảm đó là tính chất uy dũng của dân tộc Việt, và tinh thần bất khuất của biết bao nhiêu hào kiệt trong lịch sử. Giới trẻ tại Việt Nam nên noi gương Nguyễn Viết Dũng và những thanh niên nam nữ đang đấu tranh cho tự do dân chủ.
Hãy chấm dứt cuộc sống tạm bợ như những kẻ lưu vong ngay trên đất mẹ.
1. Addonizio, Kim và Laux, Dorianne. 1997. The Poet's Companion. A Guide to the Pleasures of Writing Poetry. W. W. Norton & Company, New York, New York, U.S.A.
6. CTV Danlambao. 2015a. Hà Nội: CA bắt khẩn cấp nhiều thanh niên mặc áo in phù hiệu Quân lực Việt Nam Cộng Hoà. 15-4-2015. 436 Comments (truy cập 27-8-2015).
22. Petty, Richard E., Cacioppo, John T., và Heesacker, Martin. 1981. Effects of Rhetoriocal Questions on Persuasion: A Cognitive Response Analysis. Journal of Personality and Social Psychology, Vol. 40, No. 3, 432-440. http://www.psy.ohio-state.edu/petty/PDF%20Files/1981-JPSP-Petty,Cacioppo,Heesacker.pdf (truy cập 23-8-2015).