Monday, June 16, 2014

Nhac dau tranh-Hồi Trống Tự Do - Lê Hoàng Trúc


"Nhật Bản coi Trung Quốc là đối tượng tác chiến, tăng cường quân sự"

 VIỆT DŨNG 17/06/14 10:17
(GDVN) - Nhật tích cực chuẩn bị ứng phó với khả năng Trung Quốc "xâm lược đảo nhỏ" theo 3 giai đoạn, tăng cường khả năng hành động liên hợp phòng thủ đảo.

Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 16 tháng 6 có bài viết nói ra nói vào về một số động thái gần đây của Nhật Bản, cho rằng, trọng tâm chiến lược của Nhật Bản không ngừng chuyển xuống tây nam. Một loạt động thái nhằm vào Trung Quốc cho thấy, chính sách quân sự của Nhật Bản hoàn toàn lấy Trung Quốc làm đối tượng.
Binh sĩ Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tập đánh chiếm đảo
Theo bài báo, trước dư luận quốc tế, Nhật Bản liên tiếp lên án Trung Quốc cho máy bay quân sự áp sát một cách bất thường, đồng thời khẳng định radar điều khiển hỏa lực tàu chiến Trung Quốc đã ngắm bắn họ... Nhật Bản lên tiếng như vậy là để được cộng đồng quốc tế đồng tình và ủng hộ (điều này là đương nhiên, bất cứ nước nào cũng phải thông báo khi an ninh của mình bị đe dọa -PV).
Báo Trung Quốc chỉ trích những hành động này của Nhật Bản là "bôi đen" Trung Quốc, không chỉ vậy, Nhật Bản còn tiến hành triển khai thực tế vũ khí trang bị đối phó. Đây chính là sách lược "chơi cờ" của Nhật Bản đối với Trung Quốc.
Tờ "Sankei Shimbun" Nhật Bản ngày 15 tháng 6 cho rằng, Nhật tích cực chuẩn bị ứng phó với việc Trung Quốc "xâm lược đảo nhỏ", phòng thủ đảo nhỏ trước Trung Quốc cần tiến hành ứng phó trong 3 giai đoạn, tức là phòng thủ theo các tầng nấc: khu vực ven bờ, khu vực chuyển tiếp bờ biển và khu vực đất liền.
Ở khu vực ven bờ tức giai đoạn đầu tiên, tên lửa đất đối hạm có vai trò rất quan trọng đối với việc áp chế và đánh chìm tàu chiến quân địch. Phương thức có thể phát động cuộc chiến đoạt đảo của quân đội Trung Quốc là dùng tàu vận tải chở rất nhiều xe chiến đấu đổ bộ tiến hành tác chiến đổ bộ, đồng thời điều rất nhiều tàu khu trục tên lửa và tàu pháo yểm trợ. Để ngăn chặn hành vi như vậy, tập trung bố trí rất nhiều tên lửa đất đối hạm, sớm đánh chìm hạm đội đổ bộ quân địch xâm phạm rất cần thiết.
Lực lượng nhảy dù Nhật Bản tập trận đoạt lại đảo nhỏ
Bài báo còn cho rằng, Bộ Quốc phòng Nhật Bản có kế hoạch xây dựng hệ thống thông tin để tiến hành truyền số liệu trực tiếp những "thông tin vị trí tàu địch" do máy bay trinh sát P-3C của Lực lượng Phòng vệ Biển dò được, tăng cường hành động thống nhất của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất/Biển/Trên không, nâng cao khả năng đối kháng với tàu chiến hải quân Trung Quốc.
Giáo sư Trương Triệu Trung, Đại học Quốc phòng Trung Quốc cho rằng: "Nhật Bản hiểu rất rõ, Trung Quốc sẽ không chủ động đổ bộ lên đảo tác chiến, nhưng họ muốn triển khai quân sự nhằm vào Trung Quốc".
Theo góc nhìn của ông này, về công nghệ, tên lửa đất đối hạm Type 88 của Nhật Bản có thể phong tỏa eo biển Miyako, nhưng vùng biển này là tuyến đường hàng hải quốc tế giống như eo biển Malacca, Nhật Bản không có quyền, cũng không thể phong tỏa nó. Nhật Bản thực ra đang nhấn mạnh đến mối đe dọa Trung Quốc để hoàn thiện triển khai nhằm vào Trung Quốc.
Học giả Lư Hạo, Viện khoa học xã hội Trung Quốc cho rằng, ở một ý nghĩa nào đó, chính sách quân sự của Nhật Bản đã bị Trung Quốc ảnh hưởng hoàn toàn, từ việc chi tiêu quân sự những năm gần đây của Nhật Bản, đặc biệt là cơ cấu chi tiêu vũ khí trang bị và nghiên cứu phát triển công nghệ sẽ thấy, Nhật Bản tập trung chi tiêu quân sự cho tăng cường lực lượng tác chiến trên biển, trên không, thành lập binh chủng mới như "thủy quân lục chiến", "lực lượng theo dõi đảo nhỏ", Nhật Bản triển khai quân sự rõ ràng lấy Trung Quốc làm đối tượng tác chiến.
Nhật Bản tiến hành tập trận tên lửa đất đối hạm
"Thể hiện cơ bắp với Trung Quốc"
Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 16 tháng 6 còn có bài viết cho rằng, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản hoàn thành triển khai tên lửa ở đảo Miyako, nơi cách rất gần đảo Senkaku, Nhật Bản sẽ triển khai tên lửa tiên tiến nhất ở cực tây nam Kyushu để đề phòng Trung Quốc phát động tấn công vũ trang đối với đảo Senkaku...
Cùng với một loại triển khai quân sự nhằm vào Trung Quốc, nhà cầm quyền Nhật Bản tiếp tục thể hiện thái độ "võ sĩ cầm đao đầy sát khí". Gần đây, cùng với sự trỗi dậy của Trung Quốc và tranh chấp Trung-Nhật trầm trọng hơn, trọng tâm chiến lược của Nhật Bản không ngừng chuyển hướng tây nam.
Nhật Bản triển khai tên lửa đất đối hạm ở đảo Miyako nhằm kiểm soát eo biển Miyako, một tuyến đường quốc tế và là tuyến đường ra vào Thái Bình Dương chủ yếu nhất của hải quân Trung Quốc. Nhật Bản triển khai tên lửa đất đối hạm ở đảo này không chỉ có lợi cho phòng vệ đảo Senkaku, mà sẽ còn đe dọa hạm đội hải quân Trung Quốc ra vào Thái Bình Dương.
Nhảy dù đổ bộ
Từ khi tranh chấp Trung-Nhật trầm trọng đến nay, đảo Miyako đã trở thành một trọng điểm Nhật Bản tiến hành triển khai quân sự. Tờ "Yomiuri Shimbun" Nhật Bản dẫn lời quan chức cấp cao Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết, Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản có kế hoạch xây dựng căn cứ ở 3 đảo gần đảo Senkaku là Miyako, Amami, Ishigaki, triển khai lực lượng cảnh giới.
Tờ "Thời báo Okinawa" ngày 14 tháng 6 cho rằng, dự kiến đợt triển khai lực lượng cảnh giới ở đảo Miyako đầu tiên là 350-400 người. Thứ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Ryota Takeda ngày 12 tháng 6 đã tiến hành hội đàm với quan chức chính quyền địa phương ở đảo Miyako, nhấn mạnh Nhật Bản cần "lấp chỗ trống phòng thủ khu vực quần đảo Miyako trong đó có đảo Miyako".
Đài truyền hình "Nước Nga ngày nay" cho rằng, đảo Miyako cách Tokyo 2.000 km, cách Đài Loan khoảng 200 km, hành động này của Nhật Bản rõ ràng là để tăng cường thực lực phòng vệ trong bối cảnh tranh chấp trên biển Nhật-Trung trầm trọng hơn.
Tờ "Tin tức Toàn cầu" Đức cho rằng, Nhật Bản thể hiện "cơ bắp" quân sự, việc thiết lặp căn cứ tên lửa mới là một phần của mạng lưới phòng thủ tên lửa của Nhật Bản, điều này có thể gây ra phản ứng dây chuyền cho Trung Quốc, tiếp tục lầm trầm trọng hơn tình hình căng thẳng biển Hoa Đông.
Hạm đội tàu chiến Nhật Bản

Xử mũ bảo hiểm: CSGT gọi vào...kiểu gì cũng bị phạt!

(baodanviet.vn) - Đến 1/7 tới sẽ xử phạt việc đội MBH không đúng qui định, tuy nhiên nhiều người dân không quan tâm và cho rằng đằng nào cũng...bị phạt!
Theo kế hoạch của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, kể từ ngày 1/7/2014, sẽ thực hiện xử lý người tham gia giao thông bằng môtô, xe máy, xe đạp máy (người điều khiển và người đi cùng) không đội mũ bảo hiểm, đội mũ bảo hiểm không đúng quy cách hoặc đội mũ không phải mũ bảo hiểm cho người đi môtô, xe gắn máy, xe đạp máy.
Tuy nhiên, rất nhiều người tham gia giao thông vẫn rất mơ hồ hoặc chưa nghe thấy thông tin về việc sẽ xử phạt này. Thậm chí họ không quan tâm có xử phạt hay không bởi trong suy nghĩ của họ, cứ bị CSGT gọi vào thì kiểu gì....cũng bị phạt!

Dân chưa nghe xử phạt MBH không chuẩn?

Chiều ngày 16/6, trao đối với Đất Việt, anh N.V.T làm việc tại công ty Seatech -Ngụy Như Kon Tum cho biết: “ Tôi mới chỉ nghe loáng thoáng tin đồn thôi, chứ cũng có thấy thông báo cụ thể nào đâu?
Tôi ít xem ti vi, ít đọc báo, với lại luật Việt Nam từ từ lắm. Bạn nói 1/7 xử phạt tôi mới biết đấy. Qua đây tôi cũng muốn nhà nước có thông báo thì nên cho lên loa đài thông báo tại các điểm nút giao thông để những người không có điều kiện xem ti vi hay báo dễ cập nhật được”.

Mũ bảo hiểm được bày bắn khắp vỉa hè
Mũ bảo hiểm được bày bắn khắp vỉa hè

Hỏi về việc mũ bảo hiểm không đúng quy định, anh T. nói tiếp: “Theo tôi mũ bảo hiểm chuẩn là mũ bảo hiểm dày, không vỡ. Khi đội phải khít quai vào cổ.
Thực tế hiện nay, để người dân sử dụng mũ bảo hiểm chuẩn là rất khó. Bởi lẽ số lượng người chọn hàng lởm ngày càng nhiều, hơn nữa rất dễ mua. Mũ bày bán ở khắp vỉa hè, khi đột xuất đi đâu thì rất tiện để mua. Ví dụ như tôi,  ai nhờ đèo mà không có dự định trước thì mua đồ lởm cho nhanh là một lựa chọn”.

Không quan tâm vì kiểu gì... cũng bị phạt!

Cùng quan điểm với anh T. chị N.T.M nhân viên biên tập nội dung tại công ty cổ phần công nghệ và dịch vụ LMT Việt Nam cũng nói: “Tôi chưa nghe thấy cái quy định xử phạt người đội mũ bảo hiểm không chuẩn vào ngày 1/7 tới.
Theo tôi mũ bảo hiểm chuẩn là mũ có ít nhất 2 lớp bao gồm lớp nhựa bên ngoài, xốp bên trong, chất lượng nhựa tốt và quan trọng là đập không vỡ.
Vì mũ của tôi đảm bảo chất lượng rồi nên tôi cũng không quan tâm lắm tới quy định này, giả sử mũ có chưa chuẩn thì tôi cũng chưa có ý định thay, đợi xem các anh CSGT xử có nghiêm không thì mới thay đổi.
Hơn nữa có bị CSGT gọi vào thì kiểu gì chẳng bị phạt, chẳng hi vọng họ tha cho mình đi. Có khi đang đi, mấy ông ấy thích thì gọi, mà lần nào gọi cũng phải lôi ra hàng đống lỗi vi phạm, mà có lần nào kiểm tra mũ bảo hiểm đâu, nào thì lỗi xi nhan, xe không gương, giấy tờ xe…nói chung nhiều lỗi lắm. Trong trường hợp ấy thôi thì cứ chuẩn bị tâm lý nộp tiền”.



Từ 1/7 sẽ xử phạt việc đội mũ bảo hiểm rởm
Từ 1/7 sẽ xử phạt việc đội mũ bảo hiểm rởm

Nhiều lần nộp phạt với CSGT, anh N.V.C tại Hoàng Ngọc Phách – Láng Hạ chia sẻ chút ít kinh nghiệm: “Bình thường bị CSGT gọi vào thì dù mũ bảo hiểm có đúng quy định hay không vẫn bị mắc lỗi mà, không phải lỗi này thì lỗi khác chứ có thấy CSGT kiểm tra mũ bảo hiểm bao giờ đâu?
Nếu là người dân bình thường như tôi, làm gì mà đã nghe cái thông tư ấy, theo tôi mũ bảo hiểm chuẩn là mũ bảo hiểm bán đại trà trên các cửa hàng và có dán tem mác của cơ quan chức năng, tôi nghĩ đội mũ bảo hiểm đúng quy định là chỉ cần dây cắm qua cằm là được”.
Cùng ngày, trao đổi với những người bán hàng rong ngoài đường, họ lại có những cách hiểu khác về quy định này.
Chị N.T.H bán hoa quả trên phố Thái Thịnh-Đống Đa nói: “Chị đã nghe về cái quy định này bao giờ đâu, mà nếu có thì chị chẳng quan tâm lắm vì mũ của chị chuẩn rồi bởi chị mua hàng chuẩn, đắt và có tem của cơ quan chức năng.
Với chị cứ hàng chuẩn là hàng đắt tiền, với mua ở những cửa hàng có thương hiệu. Còn để xác định cách đội mũ đúng quy định thì chị nghĩ là cài quai vào là đúng”.
Việc định nghĩa mũ bảo hiểm chuẩn, đúng quy định xem ra vẫn là vấn đề khó lý giải của chính lực lượng xử phạt trường hợp vi phạm và cả những người vi phạm.
Thu Thảo

Thứ trưởng sẽ phải giỏi ngoại ngữ bậc nhất Việt Nam?

(baodatviet.vn) - Trình độ ngoại ngữ bậc 6 mà các thứ trưởng phải đạt được là bậc cao nhất của Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Bộ Nội vụ vừa công bố dự thảo Nghị định về tiêu chuẩn chức danh quản lý của công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước để lấy ý kiến góp ý của các tổ chức, cá nhận.
Theo dự thảo, ngoài một số tiêu chuẩn chung như có tinh thần yêu nước sâu sắc, tận tụy phục vụ nhân dân, không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng..., chức danh thứ trưởng cũng có các tiêu chuẩn riêng.
Trong đó, người nắm giữ chức danh thứ trưởng phải sử dụng được ít nhất 1 ngoại ngữ thông dụng như Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc, trình độ cao cấp bậc 6, hoặc sử dụng được tiếng Lào, Campuchia hoặc tiếng dân tộc thiểu số.

Bậc cao nhất

Theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (KNLNNVN) được Bộ Giáo dục-Đào tạo ban hành hồi tháng 1/2014, bậc 6 là bậc cao nhất của KNLNNVN, tương đương với bậc C2 Khung tham chiếu chung châu Âu.

Người nắm giữ chức danh thứ trưởng phải sử dụng được ít nhất 1 ngoại ngữ thông dụng trình độ cao cấp bậc 6. Ảnh minh họa
Người nắm giữ chức danh thứ trưởng phải sử dụng được ít nhất 1 ngoại ngữ thông dụng trình độ cao cấp bậc 6. Ảnh minh họa

Mô tả tổng quát năng lực ngoại ngữ trình độ cao cấp bậc 6, KNLNNVN ghi rõ: Có thể hiểu một cách dễ dàng hầu hết văn nói và viết. Có thể tóm tắt các nguồn thông tin nói hoặc viết, sắp xếp lại thông tin và trình bày lại một cách logic. Có thể diễn đạt tức thì, rất trôi chảy và chính xác, phân biệt được các ý nghĩa tinh tế khác nhau trong các tình huống phức tạp.
Kỹ năng Nghe được mô tả: Có thể theo dõi và hiểu được các bài giảng hay những bài thuyết trình chuyên ngành có sử dụng nhiều lối nói thông tục, chứa đựng các yếu tố văn hóa hoặc các thuật ngữ không quen thuộc.
Có thể hiểu được những vấn đề tinh tế, phức tạp hoặc dễ gây tranh cãi như pháp luật, tài chính, thậm chí có thể đạt tới trình độ hiểu biết của chuyên gia.
Có thể nghe hiểu được mọi điều một cách dễ dàng theo tốc độ nói của người bản ngữ.
Kỹ năng Nói được mô tả tổng quát: Có thể truyền đạt chính xác các sắc thái ý nghĩa tinh tế bằng cách sử dụng nhiều loại hình bổ nghĩa với độ chính xác cao.
Sử dụng thành thạo các cách diễn đạt kiểu thành ngữ hoặc thông tục với nhận thức rõ về các tầng nghĩa. Có thể đổi cách diễn đạt để tránh gặp khó khăn khi giao tiếp và thể hiện một cách trôi chảy đến mức người đối thoại khó nhận ra điều đó.
Trong khi đó, kỹ năng Đọc yêu cầu: Có thể hiểu, lựa chọn và sử dụng có phê phán hầu hết các thể loại văn bản, bao gồm các văn bản trừu tượng, phức tạp về mặt cấu trúc, hay các tác phẩm văn học và phi văn học.
Có thể hiểu được nhiều loại văn bản dài và phức tạp, cảm thụ được những nét khác biệt nhỏ giữa các văn phong, giữa nghĩa đen và nghĩa bóng.
Đối với kỹ năng Viết, KNLNNVN yêu cầu: Có thể viết bài rõ ràng, trôi chảy, bố cục chặt chẽ, chi tiết với văn phong phù hợp và cấu trúc logic, giúp cho độc giả có thể thấy được những điểm quan trọng trong bài viết.
Quy định như vậy thì lấy đâu ra thứ trưởng
Đánh giá dự thảo Nghị định của Bộ Nội vụ, trả lời báo Infonet, ông Trịnh Ngọc Thạch, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội cho rằng: "Bộ Nội vụ quy định thứ thưởng phải có trình độ ngoại ngữ bậc 6 trở lên là quá viển vông, quy định như vậy thì lấy đâu ra thứ trưởng".
Ông Thạch chỉ rõ thực tế, hiện nay rất ít thứ trưởng của các bộ, ngành biết ngoại ngữ.
"Tôi biết một số bộ có thứ trưởng biết ngoại ngữ như Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Công thương còn hầu hết các thứ trưởng các bộ ngành khác đều không biết ngoại ngữ, trừ Bộ Ngoại giao thì tôi không nói, còn chứ lấy đâu ra thứ trưởng biết ngoại ngữ đến bậc 6 như Bộ Nội vụ đưa ra trong dự thảo".
Ngoài ra, thứ trưởng của ta đa số từ cấp vụ trưởng và các giám đốc sở từ tỉnh được bổ nhiệm lên thì lấy đâu ra ngoại ngữ.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội nhận định, đây là quy định của những người chuyên ngồi trong phòng lạnh, không có thực tế, Bộ Nội vụ đưa ra những quy định gì đều bị lách hết.
"Trước đây Bộ này cũng đưa ra quy định đầu vào công chức phải có trình độ thạc sỹ, tiến sỹ khiến cho người ta đổ xô học để lấy bằng, thậm chí mua bằng. Tôi không chấp nhận được cách làm như vậy... Bộ Nội vụ phải cân nhắc cho kỹ trước khi ban hành, đừng để dư luận người ta phản đối vì không phù hợp", ông Thạch nói.
An Thái

Công ty Xăng dầu Phú Thọ xù tiền của dân

NGUYỄN XUÂN HOÀNG 13/06/14 05:55
(GDVN) - Ông Đỗ Văn Thân, phố Hồng Hà, phường Bến Gót, Tp. Việt Trì cho rằng: “Công ty Xăng dầu Phú Thọ đã xù tiền của gia đình ông”.
Cụ thể, công ty này đã ba lần phá dỡ trái phép nhà cửa, tài sản, cây cối của gia đình ông, khiến cho gia đình ông ba năm nay phải đi ở nhờ. Ngoài ra, đơn thư còn phản ánh công ty này đã “phớt lờ” công văn chỉ đạo của UBND tỉnh trong việc đền bù.
Thu của bố, lấy cả của con
Ngày 31/7/2009 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống dự trữ dầu thô và các sản phẩm xăng dầu của Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn 2025, dự án mở rộng kho xăng dầu Việt Trì được nâng lên từ 6.000m3 lên 20.000m3 giai đoạn 2009 – 2012. Biến đây trở thành kho xăng dầu dự trữ quốc gia!
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt thành lập kho xăng dầu
Tại thông báo số 49/TB-UBND ngày 30/6/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ về việc đồng ý cho Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam (nay là Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam) xây dựng tổng kho xăng dầu trên địa bàn tỉnh.
Sau đó Công ty Xăng dầu Phú Thọ đã phối hợp với UBND Tp. Việt Trì, phường Bến Gót lựa chọn địa điểm giáp với kho xăng dầu đã có để mở rộng, vị trí đất mở rộng ở tổ 25, khu Hồng Hà 2, phường Bến Gót, được UBND phường xác định là của ông Nguyễn Văn Thỏa và bà Nguyễn Thị Xuân.
Tại Quyết định số 2977/QĐ-UBND Tp. Việt Trì, ngày 1/4/2010 về việc thu hồi 1.194m2đất của hộ bà Nguyễn Thị Xuân (chồng là Nguyễn Văn Thỏa) thực hiện dự án đầu tư xây dựng mở rộng kho xăng dầu Bến Gót, Tp. Việt Trì (Phú Thọ), nhưng trên thực tế thu hồi 1.454,2m2.
Quyết định thu hồi đất của UBND Tp. Việt Trì đối với gia đình bà Nguyễn Thị Xuân để mở rộng kho xăng dầu
Song, ngoài diện tích thu hồi trong Quyết định trên, còn có 260,2m2 được lí giải là đất hành lang giao thông và Công ty Xăng dầu Phú Thọ đã thỏa thuận mua lại của bà Xuân với giá 550 triệu đồng. Tuy nhiên, sự việc bị vỡ lở khi diện tích nêu trên có nhà và 498,5m2 đất sử dụng hợp pháp của hộ gia đình ông Đỗ Văn Thân (con rể ông Thỏa) chưa được bồi thường theo quy định.
Năm 1997, khi đo vẽ bản đồ địa chính, thửa đất được thể hiện tại thửa số 13, tờ bản đồ số 82, diện tích 498,5m2, chủ sử dụng đất là ông Đỗ Văn Thân, được ghi trong sổ mục kê (trong đó 300m2 đất ở, 198,5m2 đất vườn), ông Thân có biên lai thu thuế nhà đất năm 1995. Đây là diện tích mà vợ chồng ông Thỏa đã cho con gái và con rể để sử dụng làm nhà ở và đất làm vườn từ năm 1990.
Khu vực kho xăng dầu ở phường Bến Gót được Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt
Về việc này, ông Thỏa cho rằng, diện tích đất gia đình ông thỏa thuận với Công ty xăng dầu Phú Thọ là chưa chính xác, do ông không biết được ranh giới, chỉ giới thu hồi đất, không biết trong ranh giới thu hồi có cả diện tích của con rể ông là Đỗ Văn Thân.
Phớt lờ chỉ đạo của tỉnh
Trước diễn biến nêu trên, ông Đỗ Văn Thân đã gửi đơn kiến nghị lên các cơ quan có thẩm quyền. Ngày 1/4/2010 UBND Tp. Việt Trì ra quyết định số 2977/QĐ-UBND về việc thu hồi 1.194m2 đất đứng tên bà Nguyễn Thị Xuân là không đúng với hồ sơ địa chính và chủ sử dụng đất thực tế. Chủ tịch UBND Tp. Việt Trì đã xác minh, kết luận việc ông Thân đòi bồi thường là có cơ sở.
Ngày 21/2/2011 của UBND Tp. Việt Trì ra kết luận số 376/KL-UBND đã xác nhận rõ ràng: Ông Thân chưa được đền bù đất và tài sản; giao cho UBND phường Bết Gót phối hợp với Công ty Xăng dầu Phú Thọ lập phương án đền bù đất và tài sản đối với hộ ông Thân.
UBND Tp. Việt Trì ra công văn yêu cầu giải quyết đối ông Đỗ Văn Thân
Ngoài ra, tại Công văn số 3560/UBND-TD ngày 6/9/2013 của UBDN tỉnh Phú Thọ khẳng định: UBND phường Bến Gót đã buông lỏng công tác quản lí nhà nước về đất đai, đã tham mưu không đúng trong việc thu hồi, bồi thường chưa đúng chủ sử dụng đất.
Công văn của UBND tỉnh Phú Thọ yêu cầu UBND Tp. Việt Trì giải quyết dứt điểm khiếu kiện
Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ đã yêu cầu UBND Tp. Việt Trì chỉ đạo UBND phường Bến Gót kiểm điểm, rút kinh nghiệm trong việc tham mưu thu hồi, bồi thường không đúng quy định, dẫn đến đơn thư khiếu kiện kéo dài. Các công việc trên phải thực hiện xong và báo cáo kết quả với Chủ tịch UBND tỉnh trong tháng 9/2013.
Tuy nhiên đến nay UBND Tp. Việt Trì, UBND phường Bến Gót và Công ty Xăng dầu Phú Thọ vẫn không chịu thực hiện theo chỉ đạo của UBND tỉnh.
Ngày 10/6/2104 phóng viên Giáo Dục Việt Nam đã đặt lịch liên hệ làm việc với Công ty Xăng dầu Phú Thọ và UBND Tp. Việt Trì, tuy nhiên, cả hai cơ quan, đơn vị này vẫn chưa có thông tin phản hồi. 

Philippines có thể phạt tù 9 ngư dân Trung Quốc 20 năm

HỒNG THỦY 17/06/14 07:16
(GDVN) - Nhóm ngư dân này hiện vẫn kiên quyết từ chối hợp tác với cơ quan điều tra Philippines, phủ nhận các hành vi phạm tội.


9 ngư dân Trung Quốc vẫn ngoan cố, hôm nay sẽ bị đưa ra xét xử.

Bưu điện Hoa Nam ngày 17/6 đưa tin, 9 ngư dân Trung Quốc bị tạm giam trong một nhà tù ở ngoại ô Puerto Princesa trên đảo Palawan hôm nay sẽ phải ra tòa. Nhiều khả năng 9 ngư dân này có thể phải đối mặt với 20 năm tù tại Philippines vì tội săn bắt rùa biển bất hợp pháp dọc bờ biển Philippines.

Cảnh sát Philippines cho biết những ngư dân này đã sử dụng tranh chấp lãnh thổ giữa Bắc Kinh với Manila ở khu vực quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam - PV) như 1 thủ đoạn để tránh bị truy tố.

Nhóm ngư dân này hiện vẫn kiên quyết từ chối hợp tác với cơ quan điều tra Philippines, phủ nhận các hành vi phạm tội trong khi Bộ Ngoại giao Trung Quốc vẫn tiếp tục đòi Manila thả người vô điều kiện.

Một cai ngục Philippines cho biết, hiện tại 9 ngư dân Trung Quốc đã được tách sang phòng giam riêng để tránh xung đột sắc tộc với các tù nhân khác người Philippines.

Tàu cá Trung Quốc bị bắt hôm 6/5 khi đang đánh bắt trái phép ở khu vực bãi Trăng Khuyết, quần đảo Trường Sa mà Philippines cũng yêu sách chủ quyền. Trên tàu có 11 người, 2 người ở tuổi vị thành niên đã được thả.

Biển Đông nóng, tàu sân bay Mỹ cập cảng Hong Kong

(baodatviet.vn) - Tổng Lãnh sự quán Mỹ không bình luận về chuyến thăm này vì lý do an ninh.
Truyền thông Hong Kong cho biết tàu sân bay hạt nhân USS George Washington của Mỹ cùng các tàu hộ tống đã cập cảng đặc khu hành chính này hôm 16/6.
Kế hoạch nhóm tàu sân bay tấn công của Hạm đội 7 đến Hong Kong chưa được công bố chính thức.
Tổng Lãnh sự quán Mỹ không bình luận về chuyến thăm này vì lý do an ninh.
Tại Hong Kong, đặc khu hành chính của Trung Quốc, thường có tàu chiến Mỹ “tới thăm” theo định kỳ với sự cho phép của Bắc Kinh theo nhu cầu về bảo trì và tạo điều kiện cho các thủy thủ nghỉ ngơi giải trí.
Tàu USS George vWashington ngoài khơi Hong Kong hôm 15/6
Tàu USS George vWashington ngoài khơi Hong Kong hôm 15/6
Tàu sân bay hạt nhân USS George Washington của Mỹ cập cảng Hong Kong trong bối cảnh tình hình Biển Đông đang căng thẳng.
Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền với hầu như toàn bộ Biển Đông, phớt lờ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển, mà nước này là một bên ký kết.
Có thể thấy, kể từ khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép trong vùng biển Việt Nam và ngang ngược sử dụng vũ lực tấn công các tàu thực thi pháp luật của Việt Nam đang làm nhiệm vụ trên biển và tàu cá của ngư dân Việt Nam đã làm dấy lên lo ngại trong cộng đồng quốc tế.
Mới đây, Trung Quốc còn ngang nhiên xây trường học trái phép trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, mà Trung Quốc xâm chiếm trái phép bằng vũ lực. Việc các tàu Trung Quốc miệt mài chở sắt, thép, cát, xi măng ra vùng biển quần đảo Trường Sa để xây dựng căn cứ quân sự tại đây cũng khiến cộng đồng quốc tế lo ngại.
Trước những hành động ngang ngược của Trung Quốc, quốc tế đã lên tiếng chỉ trích và cực lực phản đối, yêu cầu Trung Quốc dừng ngay những hành động phi pháp đó.

Quang Hưng (Tổng hợp)

'Trên bảo dưới không nghe', nhiều tuyến đường ở Hà Nội lộn xộn

HOÀNG MAI 17/06/14 07:07
(GDVN) - Lãnh đạo thành phố Hà Nội đã có ý kiến chỉ đạo nhưng Cty B&H vẫn để tái diễn tình trạng trông giữ xe lộn xộn dưới lòng đường, gây tắc nghẽn giao thông
Cứ đến giờ tan tầm, đường Nguyễn Thị Thập, đường Hoàng Đạo Thúy (Q.Cầu Giấy, Q.Thanh Xuân, TP. Hà Nội) lại bị tắc nghẽn do có quá nhiều ô tô đỗ tràn lan dưới lòng đường, gây cản trở giao thông.
Tắc nghẽn giao thông vì ô tô đỗ tràn lan dưới lòng đường Hoàng Đạo Thúy
Ô tô đỗ chiếm hết trên 1/3 lòng đường Hoàng Đạo Thúy
Sau khi nhận được phản ánh, ngày 12/12/2013, Văn Phòng UBND TP Hà Nội đã có công văn số 7100/VP-PH thông báo ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP Hà Nội - Nguyễn Thế Thảo, giao cho quận Cầu Giấy chủ trì phối hợp với Sở Giao thông Vận tải, Công an TP Hà Nội khẩn trưởng chỉ đạo, kiểm tra, xử lý dứt điểm vi phạm, đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại khu vực, báo cáo UBND TP trước ngày 20/12/2013.
Cũng liên quan đến sự việc, thấy tình trạng trông giữ xe lộn xộn, vào thời điểm trên thì Công an quận Cầu Giấy đã tham mưu cho UBND phường Trung Hoà kiến nghị lên Sở Giao thông Vận tải, thu hồi giấy phép trông giữ xe dưới lòng đường Hoàng Đạo Thúy đối với Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ B&H.
Sau công văn chỉ đạo của lãnh đạo thành phố Hà Nội cùng tham mưu của Công an quận Cầu Giấy, đã nửa năm trôi qua, công ty B&H vẫn ung dung trông giữ xe trên đường Hoàng Đạo Thúy và tình trạng tắc nghẽn giao thông vì ô tô đỗ lộn xộn dưới lòng đường không hề có chuyển biến.
Đường Nguyễn Thị Thập vốn nhỏ hẹp, nay lại là nơi đậu của nhiều xe ô tô nên khiến giao thông ở đây vào giờ cao điểm bị cản trở
Vẫn trên đường Nguyễn Thị Thập, hai bên đã kín xe đậu, một xe ô tô đi vào là ...tắc đường, chuyện này thường xuyên xảy ra.
Một việc nhỏ như chuyện sử dụng lòng đường để làm nơi trông giữ xe, gây mất mỹ quan và tắc nghẽn giao thông đường phố, nếu ở những địa phương khác chỉ cần cấp xã, phường cũng đã có thể giải quyết triệt để. Nhưng ở Hà Nội, qua cấp phường, cấp quận rồi cấp thành phố, ngay đến như ông Chủ tịch UBND thành phố cũng phải “xắn tay áo” lên chỉ đạo mà vẫn chưa hiệu quả.
Dư luận cho rằng, phải chăng Hà Nội thấy báo chí nói nhiều quá nên mới ra công văn "này nọ" để thể hiện rằng “chúng tôi đã vào cuộc”. Nhưng sau công văn đó, dường như không ai kiểm tra xem chỉ đạo của mình có được thực hiện hay không?
Còn cấp dưới cũng đã quen với cách làm việc này của cấp trên nên “nhờn”, cứ mặc kệ rồi đâu lại vào đấy. Chuyện đường phố tắc nghẽn kéo dài vì ô tô đỗ tràn lan như ở đường Hoàng Đạo Thúy, Nguyễn Thị Thập đây là một minh chứng điển hình cho cách quản lý lỏng nẻo, “trên bảo dưới không nghe” của Hà Nội.
Được biết, công ty B&H được Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cấp phép cho trông giữ xe ở đường Hoàng Đào Thúy. Do đó, ý kiến của công an Cầu Giấy khi tham mưu cho UBND phường Trung Hoà kiến nghị lên Sở Giao thông Vận tải, thu hồi giấy phép trông giữ xe dưới lòng đường Hoàng Đạo Thúy đối với Công ty B&H rất khó có thể thực hiện (!?).
Công văn chấn chỉnh, xử lí dứt điểm vi phạm, bảo đảm trật tự an toàn giao thông tại khu vực quanh đường Hoàng Đạo Thúy của UBND TP Hà Nội đã đưa ra được nửa năm nay. Giờ ô tô vẫn đỗ tràn lan, lộn xộn dưới lòng đường, tan tầm đường vẫn thường xuyên tắc nghẽn và ý kiến chỉ đạo của ông Chủ tịch UBND thành phố có lẽ chỉ như một lời nói đùa? 
Tháng 12/2011, trong một cuộc họp, ông Nguyễn Văn Khôi – Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã nói không cấp phép đỗ xe trên các trục giao thông chính, các tuyến phố có lưu lượng giao thông lớn, các đường vành đai hoặc gần các ngã ba, ngã tư...
Trong khi đó, đường Hoàng Đạo Thúy là con đường chính của Q.Thanh Xuân và Q.Cầu Giấy, thường có lưu lượng người tham gia giao thông rất đông, nhất là đến giờ tan sở. Hơn nữa, khu vực Công ty B&H tiến hành việc trông giữ xe lại gần với ngã tư Hoàng Đạo Thúy, Lê Văn Lương. Nên việc cho sử dụng lòng lề đường làm nơi trông giữ xe là nguyên nhân lớn gây tắc nghẽn giao thông tại khu vực trên.
Bên cạnh đó, đường Nguyễn Thị Thập (đoạn từ Hoàng Đạo Thúy đến Hoàng Minh Giám) lại là nơi ra vào của hàng nghìn hộ dân sống ở hai khu chung cư N05 và Mandarin garden, nên lượng xe cộ đi lại rất đông. Để khắc phục tình trạng tắc nghẽn vào giờ tan tầm, nhiều người dân  đã kiến nghị chỉ nên để đoạn đường là đường một chiều và cấm các phương tiện dừng đỗ trên đoạn đường này.  

Philippines đề nghị lệnh đình chỉ xây dựng ở Biển Đông

VOA-16.06.2014
Bắc Kinh cho biết xây trường trên đảo lớn nhất ở Hoàng Sa này để phục vụ cho con em của các quân nhân Trung Quốc tại đây sau 2 năm thành lập thành phố Tam Sa.
Bắc Kinh cho biết xây trường trên đảo lớn nhất ở Hoàng Sa này để phục vụ cho con em của các quân nhân Trung Quốc tại đây sau 2 năm thành lập thành phố Tam Sa.
Philippines hôm nay loan báo sẽ đề nghị một lệnh đình chỉ xây dựng ở Biển Đông, 2 ngày sau khi Trung Quốc khởi công xây trường học trên ‘thành phố Tam Sa’ mà Bắc Kinh thiết lập trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa.

Ngoại trưởng Philippines, Albert del Rosario cho biết ông sẽ đề nghị các nước ASEAN thúc đẩy cho lệnh hoãn này.

Bắc Kinh nói xây trường trên đảo lớn nhất ở Hoàng Sa này để phục vụ cho con em của các quân nhân Trung Quốc tại đây sau 2 năm thành lập thành phố Tam Sa để quản lý hơn 200 đảo nhỏ, bãi cát, và rạn san hô ở 3 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, và Trung Sa cùng hơn 2 triệu cây số vuông vùng biển lân cận.

Theo Ngoại trưởng Philippines, Trung Quốc đang gia tốc kế hoạch bành trướng ở Biển Đông để hoàn tất trước khi các nước Đông Nam Á và Bắc Kinh đúc kết Bộ Quy tắc Ứng xử mang tính cưỡng hành để tránh xung đột ở vùng biển giàu tài nguyên này.

Ngoại trưởng Rosario nói đề nghị của giới chức ngoại giao hàng đầu của Mỹ ở Đông Á, ông Daniel Russel, về việc đình chỉ các hoạt động làm leo thang căng thẳng khu vực trong khi các bên tiến tới một Bộ Quy tắc Ứng xử là một phương thức hợp lý mà Manila muốn đề xướng.

Ông Rosario cho biết Philippines dự kiến chính thức đề nghị lệnh đình chỉ xây dựng này trong nội năm nay.

Trung Quốc nói hành động của Manila là vô lý vì quần đảo này thuộc chủ quyền của Bắc Kinh.  

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hoa Xuân Oánh, hôm nay chỉ trích Philippines là vừa tiếp tục các hành động khiêu khích vừa đưa ra các bình luận thiếu suy nghĩ về các hoạt động thỏa đáng trong phạm vi chủ quyền của Trung Quốc.

Khi Trung Quốc lập Tam Sa hồi tháng 7 năm 2012, nơi đây có một bưu điện, ngân hàng, chợ, bệnh viện, với dân số khoảng 1 ngàn người.

Hiện giờ, Tam Sa có sân bay, khách sạn, thư viện, 5 con đường chính, 1 đài truyền hình vệ tinh phát sóng 24 giờ đồng hồ mỗi ngày, và được phủ sóng điện thoại di động. Tam Sa cũng có tàu tiếp tế riêng mang nước, lương thực, vật liệu xây dựng, và chuyên chở người.