Friday, May 9, 2014

Biểu tình chống TQ xâm lược: Nên tham gia hay không?

Anh Vũ, thông tín viên RFA-2014-05-09

Người dân phẫn nộ biểu tình chống TQ trước tòa đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội năm 2009-AFP
Chủ nhật 11.5.2014 là ngày 20 tổ chức XHDS ở Việt nam kêu gọi biểu tình phản đối Trung quốc xâm phạm lãnh hải của Việt nam. Cũng có tin rằng cùng ngày chính quyền VN cũng có việc làm tương tự. Điều đó đã làm cho không ít người băn khoăn: nên đi biểu tình hay không?
Quyền của công dân
Biểu tình ôn hòa là một quyền của công dân được luật pháp của hầu hết các quốc gia ghi nhận và bảo hộ. Ở Việt nam cũng vậy, Hiến pháp Việt nam đã ghi rõ đây là một quyền của công dân được phép làm.
Tình hình Biển Đông hiện đang nổi sóng, do chính quyền Trung quốc bất chấp luật pháp quốc tế đã đưa dàn khoan HD-981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế biển của Việt nam. Đây là một sự thách thức nghiêm trọng của họ.
Vừa qua, 20 tổ chức XHDS ở Việt nam đã ra lời kêu gọi người dân tham gia biểu tình phản đối Trung quốc tại Hà nội và Sài gòn, vào 9h sáng ngày 11.5.2014.  Đồng thời cũng có tin cho biết phía chính quyền cũng sẽ tổ chức một cuộc biểu tình tương tự.
Nhà báo Mai Xuân Dũng cho biết bản thân ông theo dõi thông tin trên mạng xã hội được biết, hiện nay đang có hai xu hướng khác nhau. Một phía cho rằng không thể mắc mưu một chính phủ ươn hèn, vì thế không nên tham gia biểu tình một khi chính quyền phát động, một phía khác thì cho rằng đây là cơ hội để biểu thị lòng yêu nước và hòa hợp hòa giải.
Tàu hải cảnh Trung Quốc đâm ngang nhiên vào sườn tàu kiểm ngư Việt Nam. Courtesy of photo by Viet Nam Fishing Control Force
Tàu hải cảnh Trung Quốc đâm ngang nhiên vào sườn tàu kiểm ngư Việt Nam ngày 2 tháng 5, 2014 ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của VN. Courtesy of photo by Viet Nam Fishing Control Force
Trao đổi với chúng tôi về quan điểm của cá nhân mình, từ Hà nội ông Mai Xuân Dũng nói:
Những lần biểu tình trước đây xuất phát từ nhận thức và phương thức của chính người dân. Riêng lần này thì có những động thái giằng co của bộ phận nọ, bộ phận kia trong chính quyền bật đèn xanh, điều đó thể hiện họ có một mưu đồ chính trị đằng sau
ông Nguyễn Lân Thắng
“Đất nước này là của chung, không phải là của chính phủ hay bất kỳ cá nhân ai hay tổ chức nào. Khi nói đến chuyện chúng ta bị xâm lăng, bị xâm lược thì bắt buộc chúng ta phải lên tiếng bất kể từ hướng nào, từ đâu. Theo tôi nghĩ bây giờ mà chính phủ xưa nay mang tiếng thân Tàu chẳng hạn, mà bây giờ chính phủ quay ra chống Tàu thì là điều đáng hoan nghênh chứ!”.
Nói về quan điểm của mình đối với việc biểu tình chống Trung quốc sẽ diễn ra ngày 11.5 sắp tới, blogger Nguyễn Lân Thắng một nhà hoạt động xã hội ở Hà nội cho biết: ông nghi ngại và thấy rằng việc biểu tình lần này là một mưu đồ chính trị giữa các phe phái trong chính quyền, hòng lợi dụng dư luận cho Hội nghị TW9 đang diễn ra, do đó ông sẽ không tham gia.
Từ Hà nội ông Nguyễn Lân Thắng cho biết suy nghĩ của ông:
“Những lần biểu tình trước đây xuất phát từ nhận thức và phương thức của chính người dân. Riêng lần này thì có những động thái giằng co của bộ phận nọ, bộ phận kia trong chính quyền bật đèn xanh, điều đó thể hiện họ có một mưu đồ chính trị đằng sau”.
Bà Phạm Thanh Nghiên, một cựu tù nhân lương tâm thấy rằng dân tộc Việt nam từ ngàn đời nay không bao giờ chịu khuất phục và luôn chống lại hành động xâm lược của Trung quốc. Đáng tiếc là bây giờ Đảng CSVN đã quá khiếp nhược và cúi đầu trước Trung quốc. Bà Phạm Thanh Nghiên cho biết bà là đại diện của một tổ chức XHDS đã ký tên trong Lời kêu gọi biểu tình của 20 tổ chức XHDS vừa qua.
Cảnh sát ngăn cản những người biểu tình tập hợp tại Hà Nội vào tuần thứ tư liên tiếp để phản đối Trung Quốc lấn chiếm lãnh hải Việt Nam (ngày 26 tháng 6, 2011). AFP
Cảnh sát ngăn cản những người biểu tình tập hợp tại Hà Nội vào tuần thứ tư liên tiếp để phản đối Trung Quốc lấn chiếm lãnh hải Việt Nam (ngày 26 tháng 6, 2011). AFP
Yêu nước không cần phải xin phép, biểu tình cũng không cần phải bật đèn xanh, do đó không nhất thiết phải suy luận mình xuống đường là do đảng hay phe nhóm nào lợi dụng không. Đơn giản là ta đi chống Tàu xâm lược, ta đi đòi tự do cho người tù yêu nước, ta đi phản đối sự khiếp nhược của bọn ngoại bang của bọn cai trị
Phạm Thanh Nghiên
Từ Hải phòng bà Phạm Thanh Nghiên nói:
“Yêu nước không cần phải xin phép, biểu tình cũng không cần phải bật đèn xanh, do đó không nhất thiết phải suy luận mình xuống đường là do đảng hay phe nhóm nào lợi dụng không. Đơn giản là ta đi chống Tàu xâm lược, ta đi đòi tự do cho người tù yêu nước, ta đi phản đối sự khiếp nhược của bọn ngoại bang của bọn cai trị”.
Không phân biệt chuyện yêu nước?
Blogger Peter LamBui một nhà hoạt động xã hội ở Sài gòn cho biết việc xuống đường biểu tình là một cách biểu thị lòng yêu nước của người dân. Song khi nghe tin nhà nước sẽ tổ chức một cuộc biểu tình thì ông đã suy nghĩ không tham gia, vì ông đã từng chứng kiến sự đàn áp của chính quyền đối với các cuộc biểu tình chống Trung quốc trước đây. Nhưng sau khi suy nghĩ kỹ, thì ông cho rằng đó có thể là lời đồn đại với mục đích chia rẽ và cụ thể là đến lúc này chưa có một thông tin chính thức từ phía nhà nước. Nên ông quyết định sẽ tham gia để chung vai với mọi người đi biểu tình, bất chấp bị đàn áp và đánh đập.
Trao đổi với chúng tôi, Blogger Peter LamBui nói:
“Gỉa sử phải đi biểu tình chung với những người ủng hộ đảng và nhà nước về vấn đề ngoại giao, thì bất kể thế nào chúng ta vẫn phải đi. Vì thực sự chúng ta đi không phải vì Đảng CSVN, hay không phải vì cái gì cả, mà chúng ta đi biểu tình vì đất nước Việt nam. Không thể vì sự hèn kém hay lãnh đạo không tốt của họ mà làm ngơ với đất nước này .”
Tôi cho rằng biểu tình chống TQ là một thực tế, còn việc một nhà nước ươn hèn - ví dụ như vậy. Nếu một nhà nước như vậy thì nhà nước đó không xứng đáng là của dân. Nếu thế thì như anh biết tấtcả trong các biến cố của lịch sử cũng cho thấy lộ ra hết các chân tướng
Ông Mai Xuân Dũng
Trước dư luận của nhà nước khi cho rằng các cuộc biểu tình chống Trung quốc từ trước đến nay chỉ là vỏ bọc của phản ứng chống chính quyền, bà Phạm Thanh Nghiên cho rằng đó là luận điệu xuyên tạc, bản thân bà không biết có những ai suy nghĩ và hành động như vậy. Đồng thời theo bà “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”, nên các cá nhân cũng như các bên liên quan không nên suy đoán và chụp mũ cho hành động thể hiện lòng yêu nước của người khác.
Bà Phạm Thanh Nghiên nói:
“Nói thẳng đó là quan điểm từ phía chính quyền và đó là quan điểm hoàn toàn thù địch và sai trái đối với người dân. Mỗi người có một sự phản ứng khác nhau đối với thời cuộc, nhưng sự lựa chọn này của họ bị đi kèm với những sự kết án như vậy là điều không nên”.
Về vấn đề này, ông Mai Xuân Dũng cho rằng trong các cuộc biểu tình ta dễ nhìn thấy các khẩu hiệu chống Trung quốc, do đó nói rằng biểu tình chống Trung quốc là nhằm chống chính quyền là không có cơ sở. Theo ông đó là quan điểm của đảng CSVN nên chỉ là quan điểm của một tổ chức, chứ không phải là quan điểm của mọi người dân. Theo ông vấn đề này nên dành cho mỗi cá nhân tự tìm hiểu và trả lời.
Hãy gạt lại tất cả các hiềm thù cá nhân, các suy tính nhỏ để nhìn thấy một cái đại cục là đất nước ta đang bị xâm lăng. Đó là cái mà các bạn nên hướng tới, chứ đừng vì một cái gì nhỏ nhen, bởi vì chúng ta phải hiểu nếu là một đảng phản động chỉ có 3 triệu trên tổng số 90 triệu dân
Ông Mai Xuân Dũng
Ông Mai Xuân Dũng nói:
“Tôi cho rằng biểu tình chống Trung quốc là một thực tế, còn việc một nhà nước ươn hèn - ví dụ như vậy. Nếu một nhà nước như vậy thì nhà nước đó không xứng đáng là của dân. Nếu thế thì như anh biết tất cả trong các biến cố của lịch sử cũng cho thấy lộ ra hết các chân tướng của những ai là những người có lập trường vì cá nhân, vì bản vị của một tổ chức mà không vì nhân dân.”
Khi được hỏi nếu có một lời khuyên cho bạn bè nói riêng và những người quan tâm đến vấn đề biểu tình ngày 11.5.2014 sắp tới, thì ông sẽ nói gì? Ông Mai Xuân Dũng đã cho biết suy nghĩ của ông:
“Hãy gạt lại tất cả các hiềm thù cá nhân, các suy tính nhỏ để nhìn thấy một cái đại cục là đất nước ta đang bị xâm lăng. Đó là cái mà các bạn nên hướng tới, chứ đừng vì một cái gì nhỏ nhen, bởi vì chúng ta phải hiểu nếu là một đảng phản động chỉ có 3 triệu trên tổng số 90 triệu dân Việt nam thôi. Do đó chúng ta phải nhìn vào cái toàn cục, vì quyền lợi của 90 triệu dân VN, của đất nước, của dân tộc này chứ đừng vì những cái nhỏ”.
Biểu tình phản đối Trung quốc xâm phạm lãnh hải Việt nam không chỉ là quyền dân sự cơ bản chính đáng của mọi công dân được pháp luật bảo hộ. Mà nó còn là nghĩa vụ , trách nhiệm của mọi công dân Việt nam yêu nước đối với tổ quốc, khi đất nước đang bị đe dọa bởi họa xâm lăng của kẻ thù phương Bắc.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/ant-chin-protes-05092014063545.html

PICS : Biểu tình chống Trung Cộng , Sài Gòn 10/05/2014






Lúc 09h30 sáng nay, 10/5/2014
Đã bùng nổ cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Lãnh sự quán Trung Quốc, 175, Hai Bà Trưng, Tp HCM.

Theo quan sát, số người tham gia biểu tình  đã lên tới vài trăm người và vẫn tiếp tục có nhiều người nhập đoàn.
















Phản đối Trung Quốc là cổ xúy chiến tranh?

140510005

VRNs (10.05.2014) – Sài Gòn – Trong vài năm qua, và đặc biệt khi xảy ra việc Bắc Kinh kéo giàn khoan vào thềm lục địa Việt Nam, nhà cầm quyền CSVN đã cho lực lượng dư luận viên tung ra luận điểm cáo buộc rằng: những ai phản đối Trung Quốc là những người chỉ muốn chiến tranh, muốn đổ máu.

Có thể nói ngay rằng sau 2 cuộc chiến điêu linh trong thế kỷ 20 trên đất nước Việt Nam, không người Việt yêu nước nào còn muốn thấy chiến tranh trên đất nước mình. Nhưng sợ hãi chiến tranh đến độ làm ngơ việc từng phần đất nước bị xâm chiếm thì CHẮC CHẮN KHÔNG PHẢI là truyền thống của dân tộc Việt Nam. Nếu cha ông Việt suốt 5000 năm qua sống khiếp nhược như thế thì đã không còn đất nước và dân tộc Việt Nam trên trái đất này. Thế hệ hiện nay có trách nhiệm đối với xương máu của cha ông đã đổ ra suốt bao đời và trách nhiệm đối với các thế hệ tương lai.

Việc nhân danh hòa bình để tránh né trách nhiệm bảo vệ tổ quốc của giới lãnh đạo đảng CSVN là một ngụy biện trắng trợn. Cứ tạm dùng các quan điểm của đảng CSVN để đặt câu hỏi: Tại sao Pháp và Mỹ xâm chiếm Việt Nam thì phải đánh bằng mọi giá, đòi đốt cả dãy Trường Sơn để đánh; còn Tàu xâm chiếm Việt Nam thì bỗng dưng lãnh đạo đảng lại nhất định “duy trì hòa bình” bằng mọi giá? Phải chăng đảng chỉ dùng việc chống ngoại xâm làm phương tiện để lên nắm độc quyền cai trị mà thôi? Còn khi kẻ xâm lược là chỗ dựa để tiếp tục nắm quyền thì mất một phần đất nước cũng chẳng sao?

Phản đối Trung Quốc lại càng không đương nhiên là phải có chiến tranh khi còn khá nhiều phương cách  khác nữa để chận đứng bàn chân kẻ xâm lược, từ liên kết với các quốc gia Đông Nam Á để lập phòng tuyến chung chống chủ nghĩa bành trướng, đến vận động cường quốc lớn như Hoa Kỳ vào quân bình thế lực tại Biển Đông, đến kiện Bắc Kinh ra tòa quốc tế như Philippines đang làm, v.v.. Nhưng cho đến nay lãnh đạo CSVN từ khước tất cả các phương thức đó. Qua miệng của chính thứ trưởng quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh, nhà cầm quyền CSVN kiên quyết chỉ nói chuyện tay đôi với Bắc Kinh, tức làm đúng  điều mà Bắc Kinh muốn: Việt Nam thương thuyết ở vị thế một đàn em yếu kém và lệ thuộc.

Nhưng dù đối phó bằng cách nào đi nữa, dù có chiến tranh hay không, thì nhà cầm quyền CSVN vẫn TRƯỚC HẾT phải làm những việc cơ bản sau đây nếu họ thực sự muốn bảo vệ đất nước:

* Ngưng ngay việc cấm cản người dân Việt bày tỏ lòng yêu nước. Chính sách cấm đoán đó vô cùng nguy hại vì nó làm chết dần nền tảng yêu nước của toàn dân. Không một chính sách quốc phòng hiệu quả nào trong lịch sử Việt Nam mà không dựa vào lòng yêu nước của toàn dân.

* Thả ngay và xin lỗi những người yêu nước đang bị giam cầm. Không ai có thể tin giới lãnh đạo CSVN thực sự muốn bảo vệ tổ quốc nếu họ cứ tiếp tục giam giữ những người yêu nước chỉ vì sợ những vị này dấy lên được lòng yêu nước rộng khắp trong dân chúng.

* Công khai phủ nhận ngay bản công hàm Phạm Văn Đồng. Bản văn vô cùng tai hại này đang làm nền tảng pháp lý cơ bản cho Bắc Kinh lấn chiếm Biển Đông. Ngay cả giàn khoan 981 theo lý luận của Bắc Kinh vẫn nằm trong hải phận 12 hải lý tính từ Hoàng Sa, mà Hoàng Sa đã được công hàm Phạm Văn Đồng xác nhận thuộc lãnh hải lưỡi bò 9 đoạn của Trung Quốc. Bản văn đó cũng đang ngăn cản việc Việt Nam kiện Bắc Kinh trước toà án quốc tế.

* Và quan trọng hơn hết, ngưng ngay việc làm ngơ cho Trung Quốc lan lấn một cách vô cùng nguy hiểm trên khắp nước Việt Nam và trong guồng máy cai trị từ trung ương đến địa phương. Hiện nay không còn ai biết Bắc Kinh đã và đang giấu những gì ở hàng trăm các khu biệt lập dọc theo biên giới, giữa các tỉnh thành, tại các vị trí chiến lược như Nóc Nhà Đông Dương và hầu hết các cao điểm biên giới. Các đường xa lộ có thể dùng để chuyển quân thẳng từ biên giới Việt Trung vào đến Hà Nội cũng đã xây xong. Và gần đây là các phát hiện về việc các hoạt động chuẩn bị cắt đôi nước Việt Nam ở nơi hẹp nhất khi cần thiết; v.v… Những âm mưu đó nguy hiểm không kém gì việc Bắc Kinh kéo giàn khoan vào thềm lục địa Việt Nam.

Nói tóm lại, phản đối Trung Quốc xâm lược không đương nhiên đồng nghĩa với chủ trương chiến tranh. Loại ngụy biện đó hoàn toàn chỉ là thủ thuật đánh lạc hướng dư luận của những kẻ vẫn còn ôm hy vọng “chỉ chống Trung Quốc vừa đủ để tiếp tục nắm quyền”.

Điều bất hạnh cho đất nước là Bắc Kinh biết rất rõ và đã tận dụng những hy vọng đó của giới lãnh đạo CSVN trong suốt mấy thập kỷ qua.

Vũ Thạch
http://www.chuacuuthe.com/2014/05/phan-doi-trung-quoc-la-co-xuy-chien-tranh/

Khủng hoảng Biển Đông và tương lai Việt Nam

140510006

VRNs (10.05.2014) – Quảng Nam – Khi Trung cộng quyết định triển khai giàn khoan dầu nước sâu khổng lồ vào biển Đông áp sát Việt nam họ có ba mục đích.

Về an ninh chiến lược: Họ muốn đặt thế giới và khu vực vào thế “chuyện đã rồi” , từng bước một thận trọng nhưng kiên quyết bành trướng ra toàn biển Đông , lấn sân và giới hạn hoạt động của hải quân Mỹ tại khu vực này tiến đến mục tiêu kiểm soát toàn bộ biển Đông _một hải lộ trọng yếu của thế giới-  chiếm thế thượng phong , đặt Nhật bản và Hàn quốc “lên thớt” khi nào họ muốn.

2-Về kinh tế: Nền kinh tế Trung cộng phát triển rất nhanh đang và sẽ cần nhiều nhiên – nguyên liệu và những tài nguyên khoáng sản nằm dưới lòng biển Đông.

Chiếm đóng và độc quyền khai thác biển Đông giúp Trung cộng bớt phụ thuộc vào việc nhập khẩu những nhu yếu phẩm phục vụ cho mục tiêu lâu dài. Trước mắt thu về cho Trung cộng một nguồn lợi khổng lồ từ việc bành trướng này.

3-Về chính trị: Đáp ứng đòi hỏi của những cái đầu nóng và đầy ảnh hưởng trong hàng ngũ lãnh đạo quân đội, làm thỏa mãn khối dân có tinh thần dân tộc cực đoan đang nóng lòng muốn thay đổi trật tự thế giới , xác lập sự thống trị của người Hán được che đậy bằng mỹ từ “ Giấc mơ Trung hoa”, đây cũng là cách hóa giải những mâu thuẩn sâu sắc trong lòng xã hội Trung cộng

Với những mục đích như vậy theo tôi Trung cộng sẽ không nhượng bộ và không dừng lại trong đòi hỏi chủ quyền (phi lý) tại biển Đông và nhiều khu vực khác trong tương lai, đẩy cả khu vực và thế giới vào thế bất ổn.

 ĐỐI SÁCH CỦA CSVN:

Theo tôi CSVN sẽ không chọn lựa giải pháp cứng rắn và hữu hiệu với Trung cộng để bảo vệ chủ quyền quốc gia như Philippine đã làm vì họ không muốn làm “mất lòng” Trung cộng, họ cũng không muốn lâm vào một tình thế đối đầu dù chính đáng vì sợ sẽ không kiểm soát được tình hình và không có điểm dừng cho tình thế đối đầu như vậy. Hơn nữa bảo vệ quyền lợi quốc gia không phải là lựa chọn ưu tiên của VC, bảo vệ sự tồn tại của đảng CS mới là mục đích tối hậu !…

-Về mặt ý thức hệ: CSVN vẫn xem Trung cộng là đồng chí anh em “môi hở răng lạnh” với phương châm 16 chữ vàng làm định hướng cho mối quan hệ. Lãnh đạo CSVN trước đây đã từng chủ trương rằng : “thà để Trung quốc anh em giữ Hoàng sa còn hơn để Ngụy quyền kiểm soát !?”.

Hiện nay lòng dân đang bất bình khiến CSVN không thể “án binh bất động” mãi được buộc họ phải có thái độ và hành động, cho nên để xoa dịu lòng dân và kiểm soát tình hình CSVN sẽ có những hành động mang tính “tượng trưng” và mị dân.

Trong thời gian tới họ sẽ “khua chiêng, gõ trống” ầm ỉ để thị uy nhưng sẽ không làm gì có thực chất để giải nguy dân tộc cả. Họ hy vọng cứ để mọi việc nguội dần với thời gian rồi “chìm xuồng” như trước đây vẫn vậy. Nhưng chắc chắn lần này CSVN sẽ không thành công như những lần trước vì Trung cộng sẽ không dừng lại ở đó mà sẽ tiếp tục phiêu lưu sâu hơn vào phần phía tây của biển Đông áp sát VN, nơi  nhiều khả năng có dự trử lớn về tài nguyên, và như vậy CSVN sẽ phải đối diện với một nan đề không lối thoát, sẽ đối diện với sự bất bình của cả dân tộc.

Có một thực tế khó phủ nhận rằng lòng dân ngày hôm nay đã quá mệt mỏi vì đời sống khó khăn , sợ hãi vì bị đàn áp, thờ ơ vì cảm thấy bất lực, vô cảm vì bị nhồi sọ bởi một thứ “văn hóa” vụ lợi, thực dụng ấu trí khi cho rằng những gì không trực tiếp đụng chạm đến quyền lợi của mình thì cứ “ mặc kệ nó” . Không muốn mất cơ hội và  gặp rắc rối là “cẩm nang” của đại đa số người dân VN hôm nay nhất là những thành phần được gọi là trí thức !.

Trong hàng ngũ những người yêu nước và đấu tranh cho dân chủ cũng có không ít  người đang chọn lối hành xữ “khôn ngoan” ít nhiều mang tính thực dụng, họ rất thận trọng trước những vấn đề gọi “thị phi”  “nhạy cảm” họ giữ mình để được lòng tất cả mọi người cho nên tự làm cho mình bị tê liệt, dẫn đến hệ lụy là thiếu sinh khí cho một phong trào cần có sự chính trực và sáng tạo để phát triển và để đáp ứng cho một tương lai có nhiều đòi hỏi nghiêm khắc, để có thể sẳn sàng đảm nhận vai trò mà dân tộc và lịch sử giao phó.

Đất nước chúng ta đang đối mặt với với một tương lai bất trắc và đầy nguy hiểm, nhưng cuộc khủng hoảng tại biển Đông ngày hôm nay đã mở ra một cục diện mới đầy thách thức cho tất cả mọi phía trong đó có Mỹ.

Để ngăn ngừa sự trổi dậy quá hung hăng và lộ liểu của Trung cộng và để bảo vệ quyền lợi và an ninh của mình cùng đồng minh người Mỹ sẽ phải can dự nhiều hơn và sâu hơn vào biển Đông.

Hiểm họa  đe dọa an ninh thế giới như vết dầu loan nếu không tích cực và kiên quyết ngăn chận Trung cộng sẽ là sai lầm của Mỹ, nếu nhắm mắt làm ngơ khủng hoảng ở biển Đông thì dần dần Mỹ sẽ mất hết ảnh hưởng, một ngày không xa sẽ không kiểm soát được tình hình, an ninh của Mỹ cũng bị đe dọa.

Phải minh định lại một lần nữa là việc bành trướng ra toàn biển Đông là nhu cầu chiến lược, kinh tế và chính trị, làm bàn đạp cho một tham vọng rộng lớn hơn nên Trung cộng sẽ không nhượng bộ và không dừng lại ở đây.

Mặc khác cuộc khủng hoảng tại Ukraina với tham vọng của Putin đã cung cấp cho Trung cộng một cơ hội bằng vàng để nhanh chóng thực hiện ý đồ xâm lược trên diện rộng, vì cuộc khủng hoảng ở Ukraina làm Mỹ bị phân tâm và phân lực rất nhiều, cuộc khủng hoảng này đã đẩy châu Âu – Mỹ  và Nga vào tình thế không khác mấy so với thời chiến tranh lạnh. Có lẽ vì vậy mà Trung cộng nghĩ rằng Mỹ khó can dự sâu ở biển Đông, TC lợi dụng thời cơ này để bành trướng đặt mọi việc vào tình huống đã rồi.

Với nhân dân Việt nam thì trong cái rủi có cái may, khủng hoảng tại biển Đông sẽ như một chấn động đánh thức người dân VN vốn đã chìm đắm trong một giấc ngủ dài và đầy mộng mị hoang đường, người dân VN sẽ tỉnh thức và đoàn kết để sống còn , và cũng qua cuộc khủng hoảng này những người dân VN ngây thơ nhất cũng sẽ nhận diện được chân tướng của đảng CSVN.

Cuộc khủng hoảng này sẽ làm cho người Mỹ nhận thức rằng CSVN là một “đối tác” đồng sàng dị mộng. Một khi người Mỹ nhận thấy rằng CSVN đặt mối quan hệ của VC và TC lên hàng đầu thì người Mỹ phải xem xét lại mối quan hệ này.

Cho dù muộn màng người Mỹ cũng phải nhìn nhận rằng một nước VN tự do dân chủ mới là một đối tác thực sự quan trọng và hữu ích cho nước Mỹ.

Tương lai của đất nước và dân tộc VN sẽ được quyết định trong cuộc khủng hoảng tại biển Đông lần này…

Huỳnh Ngọc Tuấn
http://www.chuacuuthe.com/2014/05/khung-hoang-bien-dong-va-tuong-lai-viet-nam/

Mỹ lên án TQ khiêu khích trong vụ đụng độ với VN ở Biển Đông

Trà Mi-VOA-09.05.2014
Dân biểu Hoa Kỳ Chris Smith nói rằng Việt Nam cần sự giúp đỡ từ một người bạn như Hoa Kỳ khi đương đầu với Trung Quốc, nhưng trước tiên Hà Nội phải đáp ứng các yêu cầu cải thiện nhân quyền
Dân biểu Hoa Kỳ Chris Smith nói rằng Việt Nam cần sự giúp đỡ từ một người bạn như Hoa Kỳ khi đương đầu với Trung Quốc, nhưng trước tiên Hà Nội phải đáp ứng các yêu cầu cải thiện nhân quyền
Hoa Kỳ lên án việc Trung Quốc đưa giàn khoan tới khu vực có tranh chấp ở Biển Đông và vụ đụng độ với  tàu Việt Nam là ‘khiêu khích’ và ‘đe dọa hòa bình, ổn định trong khu vực’
Tại cuộc họp báo ngày 8/5, Phó phát ngôn nhân Bộ ngoại giao Mỹ, Marie Harf, nhấn mạnh quyết định của Bắc Kinh cho công ty quốc doanh CNOOC đặt giàn khoan Hải Dương 981 với sự hộ tống của nhiều tàu nhà nước tại khu vực quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam cũng có tuyên bố chủ quyền là ‘khiêu khích’.

Bà Harf nói ‘cách hành xử chung của Trung Quốc nhằm thăng tiến các tuyên bố chủ quyền trong khu vực vượt ra ngoài luật lệ quốc tế ‘làm leo thang căng thẳng,’ ‘có thể dẫn tới những sự tính toán sai lầm.’

Bộ Ngoại giao Mỹ kêu gọi các bên tự chế, cùng nhau tìm giải pháp ôn hòa, tránh các hoạt động gây hấn để bảo vệ tự do hàng hải và an ninh trong vùng.
"Với sự đe dọa ngày càng tăng từ Trung Quốc ở Biển Đông và toàn khu vực, Việt Nam phải hết sức quan tâm về các vấn đề an ninh. Họ sẽ tìm thấy nơi Hoa Kỳ một người bạn sẵn lòng, nhưng Mỹ cần Hà Nội chứng tỏ có cải thiện đáng kể trong lĩnh vực nhân quyền trước nhất, mà chúng tôi lại chưa thấy, chỉ thấy tồi tệ đi-Dân biểu Chris Smith"
Phó phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Marie Harf
Phó phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Marie Harf

Đáp câu hỏi Hoa Kỳ có thể làm gì giúp giải quyết cuộc tranh chấp, Phó phát ngôn nhân Marie Harf nói giải pháp cho tranh chấp phụ thuộc vào các nước liên hệ, nhưng bà cho biết Hoa Kỳ sẽ tiếp tục các cuộc đối thoại với Trung Quốc và các bên, nhất là tại các diễn đàn khu vực ASEAN.

Vẫn theo lời bà Harf, Mỹ đang tích cực thúc đẩy các bên tiến tới một Bộ quy tắc Ứng xử Biển Đông và các nước Đông Nam Á tỏ ra rất quan tâm về việc này.

Việt Nam và Trung Quốc đả kích lẫn nhau về vụ đối đầu giữa tàu bè hai bên gần giàn khoan Hải Dương trong tuần.

Cả đôi bên đều nói không đưa tàu quân sự tới địa điểm xảy ra tranh chấp đồng thời tố cáo đối phương đưa tàu có võ trang tới khu vực.

Trung Quốc nói tàu Việt Nam tấn công trước khiến họ áp dụng các biện pháp tự vệ và yêu cầu Việt Nam ngưng các hành vi ‘gây rối.’

Ngược lại, giới chức Việt Nam trưng hình ảnh video tố cáo tàu Trung Quốc đâm rách tàu Việt, gây thương tích cho nhân viên kiểm ngư Việt Nam.

Khi được hỏi về bình luận của Hoa Kỳ sau khi xem các đoạn video, phát  ngôn nhân Jen Psaki của Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định Hoa Kỳ tin rằng Trung Quốc là bên có hành động khiêu khích.
Đáp câu hỏi Hoa Kỳ có thể làm gì giúp giải quyết cuộc tranh chấp, Phó phát ngôn nhân Marie Harf nói giải pháp cho tranh chấp phụ thuộc vào các nước liên hệ, nhưng bà cho biết Hoa Kỳ sẽ tiếp tục các cuộc đối thoại với Trung Quốc và các bên, nhất là tại các diễn đàn khu vực ASEAN.

Vẫn theo lời bà Harf, Mỹ đang tích cực thúc đẩy các bên tiến tới một Bộ quy tắc Ứng xử Biển Đông và các nước Đông Nam Á tỏ ra rất quan tâm về việc này.

Việt Nam và Trung Quốc đả kích lẫn nhau về vụ đối đầu giữa tàu bè hai bên gần giàn khoan Hải Dương trong tuần.

Cả đôi bên đều nói không đưa tàu quân sự tới địa điểm xảy ra tranh chấp đồng thời tố cáo đối phương đưa tàu có võ trang tới khu vực.

Trung Quốc nói tàu Việt Nam tấn công trước khiến họ áp dụng các biện pháp tự vệ và yêu cầu Việt Nam ngưng các hành vi ‘gây rối.’

Ngược lại, giới chức Việt Nam trưng hình ảnh video tố cáo tàu Trung Quốc đâm rách tàu Việt, gây thương tích cho nhân viên kiểm ngư Việt Nam.

Khi được hỏi về bình luận của Hoa Kỳ sau khi xem các đoạn video, phát  ngôn nhân Jen Psaki của Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định Hoa Kỳ tin rằng Trung Quốc là bên có hành động khiêu khích.
Bấm vào để nghe bài tường trình


  • Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 9/5 lên tiếng tố cáo Mỹ ‘kích động’ căng thẳng Biển Đông bằng cách cổ xúy các nước có hành xử ‘nguy hiểm’ sau vụ leo thang căng thẳng giữa Bắc Kinh với Việt Nam và Philippines.

Người phát ngôn Hoa Xuân Oánh nói khu vực đặt giàn khoan Hải Dương của Trung Quốc thuộc chủ quyền Trung Quốc, không một nước nào có quyền can thiệp.

Bà Hoa nhấn mạnh phải chỉ rõ ra rằng loạt các bình luận ‘sai trái và vô trách nhiệm’ gần đây của Hoa Kỳ bỏ qua các dữ kiện lịch sử của các vùng biển này đã khuyến khích cho các nước có hành xử ‘nguy hiểm và khiêu khích.’

Bộ Ngoại giao Trung Quốc kêu gọi Mỹ hành động trên tinh thần duy trì hòa bình-an ninh khu vực, hành động và phát ngôn ‘cẩn trọng’ trong vấn đề liên hệ, ngưng đưa ra các bình luận ‘thiếu trách nhiệm’, và nỗ lực hơn nữa giúp giữ hòa bình-ổn định cho khu vực. 

Tra Mi phỏng vấn Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ (Photo by Khai Nguyen)
Tra Mi phỏng vấn Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ (Photo by Khai Nguyen)

Hà Nội yêu cầu công ty CNOOC phải đưa giàn khoan Hải Dương ra khỏi khu vực thuộc chủ quyền Việt Nam.

Báo chí nhà nước nói Việt Nam sẽ đánh trả nếu tàu Trung Quốc tiếp tục đâm vào tàu Việt Nam giữa những quan ngại về sự bất tương quan lực lượng và những ràng buộc, ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Việt Nam trong mọi lĩnh vực kể cả chính trị.

Một nhà lập pháp Mỹ từng nhiều lần lên tiếng về vấn đề Biển Đông nói Việt Nam cần sự giúp đỡ từ một người bạn như  Hoa Kỳ khi đương đầu với Trung Quốc, nhưng trước tiên Hà Nội phải đáp ứng các yêu cầu cải thiện nhân quyền từ phía Mỹ:

Dân biểu liên bang Hoa Kỳ, Chris Smith, phát biểu với VOA Việt ngữ:

“Với sự đe dọa ngày càng tăng từ Trung Quốc ở Biển Đông và toàn khu vực, Việt Nam phải hết sức quan tâm về các vấn đề an ninh. Họ sẽ tìm thấy nơi Hoa Kỳ một người bạn sẵn lòng, nhưng Mỹ cần Hà Nội chứng tỏ có cải thiện đáng kể trong lĩnh vực nhân quyền trước nhất, mà chúng tôi lại chưa thấy, chỉ thấy tồi tệ đi.”

Một nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng với lời kêu gọi “đồng hành quân sựvới Hoa Kỳ là mệnh lệnh của thời đại” để Việt Nam có thể đối phó với các bước đe dọa xâm lăng từ Trung Quốc, Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ vừa được Việt Nam phóng thích cho sang Mỹ ‘trị bệnh’, nói với VOA Việt ngữ:

“Vấn đề Trung Quốc với hành vi mới đây đưa giàn khoan vào vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam thì nguy cơ Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam là quá rõ ràng. Việt Nam chỉ có thể chống lại đe dọa xâm lược từ Trung Quốc trong trường hợp có được sự ủng hộ của Mỹ, nước duy nhất có đầy đủ tiềm lực quân sự, kinh tế, và uy tín chính trị trên thế giới có thể giúp Việt Nam bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. Trong đối thoại nhân quyền với Việt Nam, phía Mỹ hoàn toàn có thể nói rằng nếu Việt Nam không cải thiện nhân quyền, Mỹ sẽ không hỗ trợ quân sự cần thiết cho Việt Nam.”

Trước bước tiến mới nhất của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam ở Biển Đông lần này, Hà Nội chưa tỏ dấu hiệu tìm tới sự can thiệp từ quốc tế như vụ Philippines kiện bản đồ ‘đường lưỡi bò’ của Bắc Kinh ra trước tòa án trọng tài Liên hiệp quốc.


Cú sốc tỷ đô và những kỷ lục đau đớn

Hơn 65.000 tỷ đồng "bốc hơi", đại gia chứng khoán bất lực nhìn tiền rơi rụng

Sau khi lên đỉnh năm 2007, chứng khoán Việt Nam trồi sụt và gặp không ít những cú sốc giảm sàn trên diện rộng. Những kỷ lục giảm điểm và mất mát liên tục thiết lập khiến cho nhà đầu tư không thoát khỏi ám ảnh.

Chóng mặt vì mất tiền

Ngày 8/5/2014, TTCK có phiên giảm điểm kỷ lục trong lịch sử với khoảng ¾ cổ phiếu trên sàn giảm giá, trong đó số lượng giảm hết biên độ với tình trạng "trắng bên mua" đếm không xuể. Thị trường ngay lập tức bị cuốn phăng mất hơn 3 tỷ USD do VN-Index rớt 5,87%, còn HNX-Index mất 6,4%.

Đợt bán tháo lần này được ghi nhận là kỷ lục nhưng trước đó tình trạng tháo chạy, "bấm lệnh bán bằng mọi giá" trên TTCK Việt Nam không hề hiếm và rất nhiều NĐT còn nhớ thuộc nằm lòng bàn tay như thảm họa "bầu Kiên" bị bắt hồi tháng 8 năm 2012 hay vụ tin đồn chủ tịch Ngân hàng BIDV bị bắt đầu năm 2013 cho đến một vài vụ thay đổi chính sách tiền tệ, thắt chặt tín dụng trong các năm 2009 và 2011 trước đó.

Chỉ riêng trường hợp bầu Kiên, khi ông trùm ngành ngân hàng tài chính này bị bắt (21/8/2012), TTCK có 3 phiên giảm liên tiếp khiến thị trường bốc hơi 4 tỷ USD và cho tới khi bị đem ra xét xử lần 1 (ngày 16/4/2014 nhưng sau đó đã hoãn) thị trường cũng bay hơi mất 2,5 tỷ USD.

Vụ tin đồn ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng BIDV bị bắt lan truyền trên mạng hồi gần cuối tháng 2/2013 cũng khiến thị trường rúng động với lệnh bán tháo diễn ra trên cả 2 sàn chứng khoán với mức giảm chung khoảng 4%.

Những thông tin đồn bên lề xung quanh ông Đặng Văn Thành và gia đình đã tác động mạnh đến giao dịch trên TTCK phiên ngày 02/11/2012 với khoảng 1,2 tỷ USD đã tan theo mây khói  Trên hai sàn HOSE và HNX có tổng cộng đến 220 mã giảm sàn, bao gồm rất nhiều mã chủ chốt.

Trong năm 2011, TTCK chứng kiến hàng loạt các cú sốc lên sốc xuống liên quan tới các chính sách tín dụng của NHNN với nhiều phiên giảm khoảng 3,5-5%, trong đó có phiên giảm mạnh nhất vào ngày 21/2/2011 với VN-Index mất hơn 4%, còn HNX-Index giảm 5,6%.

chứng-khoán, thông-tin, công-bố-thông-tin, bất-đối-xứng, tin-đồn, làm-giá, thao-túng, che-giấu-thông-tin, chậm-thông-tin, cổ-phiếu, tăng-giá, giảm-giá
Chứng khoán Việt Nam gặp không ít những cú sốc giảm sàn trên diện rộng.

Hồi cuối 11/2009, TTCK cũng gặp vài đợt "sóng thần" cuốn trôi hàng chục điểm, tương đương 4-6% mỗi phiên trên cả hai sàn chứng khoán mà nguyên nhân được cho là có liên quan tới các chính sách tiền tệ của cơ quan quản lý nhằm hạn chế cung tiền ra thị trường.

Bên cạnh những cú sốc lớn nói trên, thị trường mỗi năm còn trải qua nhiều đợt sốc không hề nhẹ như phiên đảo chiều 180 độ ngày 21/11/2013 với hầu hết bluechips đóng cửa cuối phiên đều giảm từ 3-7% so với đỉnh thiết lập đầu giờ hay "nỗi kinh hoàng không rõ nguyên nhân" hôm 25/6/2013 với VN-Index có lúc mất 23 điểm.

Các phiên đảo chiều chóng mặt, từ tăng sang giảm hoặc những đợt nóng-lạnh, lạnh-nóng chỉ tính từ năm 2012 cho đến nay rất nhiều. Riêng trong nửa đầu năm 2013 cũng đã có gần chục lần nóng lạnh, lạnh nóng như vậy.

Nỗi ám ảnh

Một trong những nội dung của kế hoạch tái cấu trúc TTCK Việt Nam là tái cấu trúc NĐT. Điều này được hiểu là cấu trúc NĐT trên TTCK Việt Nam không hợp lý, thông thường ở thế giới số lượng các NĐT cá nhân tham gia vào thị trường không lớn, mà chủ yếu là các tổ chức. NĐT cá nhân tham gia vào thị trường qua các quỹ.

Việc có quá nhiều NĐT cá nhân, trong đó rất nhiều người coi đầu tư chứng khoán chỉ là nghề tay trái, thậm chí chỉ để "lướt" kiếm tiền trong những lúc thị trường có "sóng" nên TTCK Việt Nam được coi là nơi mà có tâm lý bầy đàn rất lớn.

chứng-khoán, thông-tin, công-bố-thông-tin, bất-đối-xứng, tin-đồn, làm-giá, thao-túng, che-giấu-thông-tin, chậm-thông-tin, cổ-phiếu, tăng-giá, giảm-giá
Những kỷ lục giảm điểm và mất mát liên tục thiết lập khiến cho nhà đầu tư không thoát khỏi ám ảnh.

Trong phiên giao dịch 8/5/2014 vừa qua, phiên giảm kỷ lục với khoảng 6% trên mỗi sàn đã được nhiều chuyên gia và CTCK nói đến với nguyên nhân là do tâm lý đám đông. Các NĐT đã ồ ạt tháo chạy khi nhận được thông tin về tình hình căng thẳng trên Biển Đông. Trong phiên giao dịch 9/5, thị trường ngay lập tức hồi phục với VN-Index tăng trở lại gần 3%, còn HNX-Index tăng 3,54%, lấy lại được khoảng 50% những gì đã mất, tương đương khoảng 1,5 trong số 3 tỷ USD đã bốc hơi trong phiên liền trước.

Trước đó, trong vụ "tin đồn Trần Bắc Hà", thị trường cũng đã nhanh chóng lấy lại "những gì đã mất" sau khi tin đồn nhanh chóng bị bác bỏ.

Nhìn chung, hiện tượng "sập sàn", chuyện lao dốc rồi bất ngờ nóng bỏng, tăng trở lại là rất bình thường bởi thị trường phản ánh kỳ vọng và nỗi sợ hãi của giới đầu tư. Một khi thông tin không còn ảnh hưởng tới thị trường thì giá cổ phiếu sẽ tăng trở lại.

Trong các cú sốc trên, thông tin bầu Kiên có lẽ có ảnh hưởng mạnh và lâu dài nhất đối với TTCK. Vụ bầu Kiên bị bắt đã khiến chứng khoán giảm mạnh liên tiếp 3 ngày (quét đi 3 tỷ USD) và còn giảm dai dẳng sau đó. Tới ngày bầu Kiên ra trước vành móng ngựa, thị trường cũng giảm tiếp.

Mặc dù vậy, những cú sốc chứng khoán với các phiên "trắng bên mua" trong vài năm gần đây cho thấy một thực tế là tâm lý bầy đàn trên TTCK quá lớn, hoặc/và sự minh bạch hay mức độ phản ánh nền kinh tế, phản ánh DN của TTCK là chưa tương ứng.

Nhiều NĐT thậm chí còn vạch trước các kịch bản tăng nóng sau các vụ sập sàn sau khi đã "ngơ ngác" không biết tại sao thị trường "rơi tự do" hoặc sốc vì nhận được tin dữ. Hiệu ứng "domino" song hành cùng với sự hoảng loạn của giới đầu tư là một trong những đặc điểm đáng nhớ của TTCK thời kỳ đầu phát triển.

Lịch sử sẽ ghi nhận những cú sốc do không làm chủ được tâm lý của đại đa số các NĐT nhưng có lẽ cũng ghi nhận khả năng tiếp cận thông tin hoặc được tiếp cận thông tin kém, không đầy đủ và kịp thời của họ. Trong mỗi một cú sốc như vậy, tạm thời gọi là sóng, tương đương với sự chênh lệch về vốn hóa hàng tỷ USD, chắc chắn sẽ có nhiều người mất và cũng sẽ có những người được. Vấn đề đặt ra là đâu là sự ổn định và lợi ích lâu dài của toàn thị trường.

Thứ Bảy, 10/05/2014 07:07
Theo VEF

Biển Đông : Trung Quốc cáo buộc Mỹ « đổ dầu vào lửa »


Giàn khoan Hải Dương HD-981 nằm trong thềm lục địa Việt Nam, cách bờ biển Việt Nam 120 hải lý (DR)
Giàn khoan Hải Dương HD-981 nằm trong thềm lục địa Việt Nam, cách bờ biển Việt Nam 120 hải lý (DR)

Thanh Phương
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cáo buộc Hoa Kỳ « đổ dầu vào lửa » trên vùng Biển Đông qua những « tuyên bố vô trách nhiệm », trong bối cảnh căng thẳng giữa Hà Nội với Bắc Kinh về vụ giàn khoan HD-981.

Hôm nay, 09/05/2014, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh kêu gọi Hoa Kỳ « nên có hành động và phát biểu thận trọng, ngưng đưa ra những lời tuyên bố vô trách nhiệm ». Đây là phản ứng của Bắc Kinh sau khi Washington chỉ trích việc Trung Quốc đưa giàn khoan khổng lồ HD-981 vào khu vực nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, xem đây là một hành động « gây hấn ».
Bà Hoa Xuân Oánh khẳng định rằng trong những ngày qua, chính các tàu Việt Nam đã đụng các tàu của Trung Quốc ít nhất là 180 lần và phía Bắc Kinh có bằng chứng hẳn hoi.
Tối hôm qua, trong một cuộc họp báo, một nhà ngoại giao cao cấp của Trung Quốc cũng đã đổ trách nhiệm hoàn toàn cho Việt Nam về vụ tàu Trung Quốc và tàu Việt Nam va chạm tại khu vực chung quanh giàn khoan HD-981 trên Biển Đông.
Trước đó, trong cuộc họp báo quốc tế tại Hà Nội ngày 07/05/2014, Phó tư lệnh Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam Ngô Ngọc Thu  tố cáo tàu của Trung Quốc đã đâm rách tàu của cảnh sát biển Việt Nam và dùng vòi rồng phun vào tàu kiểm ngư của Việt Nam, khi các tàu này đang tìm cách ngăn cản Trung Quốc đặt cố định giàn khoan HD-981 trên Biển Đông.

Huế: Chủ tịch phường tát dân “cho nó nhớ”

HUẾ (NV) .- Ông Trần Mạnh Hùng, chủ tịch phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế, vừa nói với báo giới rằng, việc ông ta tát ông Đoàn Văn Quảng, 45 tuổi là “chuyện bình thường”.


Ông Trần Mạnh Hùng, chủ tịch phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế, rất tự tin khi trò chuyện với báo giới về việc đã tát dân. (Hình: Tuổi Trẻ)

Theo tố cáo của ông Quảng, ngày 4 tháng 5-2014, ông đến dự buổi tiệc đầy tháng đứa con trai của chị ruột. Trong buổi tiệc này, một số người đã cãi vã, xô xát nên công an phường phải đến can thiệp. Khi mọi chuyện đã được dàn xếp xong thì ông Hùng chạy ngang, ghé vào, rồi chỉ mặt ông Quảng chửi rủa thô tục và đuổi ông Quảng ra khỏi nhà chị của ông Quảng. Bị lăng mạ, ông Quảng chửi lại. Ông Hùng xông vào đòi đánh ông Quảng nhưng công an phường cản lại.

Sau đó, ông Quảng chở con của mình về nhà. Ông Hùng chặn ông Quảng lại giữa đường, đấm và tát vào mặt ông Quảng. Do bị ông Hùng đánh, gò má và mắt trái của ông Quảng sưng húp, phải vào bệnh viện điều trị.

Khi bị báo giới chất vấn, ông Hùng thản nhiên bảo rằng, sở dĩ ông ta đánh ông Quảng là vì cần dằn mặt đám đông để đám đông giải tán. Ngoài ra, bởi ông Quảng đã chửi ông nên ông tát ông Quảng “cho nó nhớ”. Theo ông Hùng, tát dân một cái là “chuyện bình thường”. Bảo ông đánh dân là không đúng vì “đánh là đánh nhiều, tát chỉ một cái thì có hề chi”.

Chưa biết vụ này sẽ kết thúc thế nào nhưng ăn nói, xử sự trịch thượng với dân vẫn là chuyện phổ biến trong giới viên chức ở Việt Nam.

Hồi tháng 9 năm ngoái, khi trò chuyện với báo giới về những thắc mắc của dân chúng xã Thành Công, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên đối với “Dự án nghĩa trang công viên Thiên đường xanh”, ông Dương Đình Sáu, Bí thư xã, thản nhiên bảo rằng: “Dân ở đây kém hiểu biết lắm. Lần họp dân hồi đầu tháng 3, huyện với xã tổ chức họp dân, có cả nhà đầu tư nữa nhưng mới nói vài câu là chúng nó hò reo, phá bĩnh. Lạc hậu đến mức độ như thế thì bảo tôi phải làm thế nào được. Nhố nhăng, dở nọ dở kia, ngu và bố láo đến thế…”.

Những nhận định của ông Sáu không chỉ làm cho dân chúng xã Thành Công nổi giận mà còn làm cho công chúng Việt Nam phẫn nộ. Cuối cùng, Huyện ủy Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên phải buộc ông Sáu kiểm điểm, rồi tổ chức một buổi họp để ông Sáu xin lỗi dân chúng xã Thành Công.

Ở buổi họp đó, ông Sáu thừa nhận ông ta đã có “những lời lẽ không hay, không đúng mực khi nói về dân trong xã với báo chí”. Những ý kiến đó được ông ta nhìn nhận là “không phù hợp với một người đứng đầu Đảng ủy xã”. Cũng vì vậy, ông ta “xin tha thứ, xin hứa không bao giờ tái phạm và sẽ nghiêm túc rút kinh nghiệm”.

Điểm đáng chú ý là sau scandal vừa kể, bất chấp những yêu cầu đòi cách chức viên bí thư thô lỗ này. Ông Dương Đình Sáu vẫn được lưu dụng để tiếp tục đảm nhận vai trò Bí thư xã Thành Công. (G.Đ)
05-09-2014 4:31:13 PM 

Vụ giàn khoan HD-981 : Biểu tình phản đối Trung Quốc tại Hà Nội

Người dân biểu tình phản đối Bắc Kinh đưa giàn khoan nổi vào Biển Đông trước Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội ngày 09/05/2014.
Người dân biểu tình phản đối Bắc Kinh đưa giàn khoan nổi vào Biển Đông trước Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội ngày 09/05/2014.
REUTERS/Nguyen Huu Vinh

Thanh Phương / Thụy My
Theo một nguồn tin từ Việt Nam, một cuộc biểu tình nhỏ, quy tụ hàng chục người, gồm các nhân sĩ trí thức và thanh niên, đã diễn ra trước Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội vào chiều hôm nay 09/05/2014 phản đối việc Bắc Kinh đưa giàn khoan vào vùng biển của Việt Nam. Lực lượng công an được huy động rất đông, nhưng giữ thái độ ôn hòa, không can thiệp. Sau gần 1 tiếng đồng hồ, những người tham gia đã tự động giải tán.

Trả lời RFI Việt ngữ, tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, một trong những người tham gia biểu tình, cho biết :


Nguyễn Xuân Diện, Hà Nội:
(03:59)
Là người chứng kiến cuộc biểu tình hôm nay, ông Mai Xuân Dũng cho biết cảm tưởng của ông:

Ông Mai Xuân Dũng, Hà Nội:
(01:21)
Cuộc biểu tình tại Hà Nội hôm nay diễn ra sau khi trong những ngày qua, trên mạng đã lan truyền những lời kêu gọi biểu tình phản đối Bắc Kinh ở Hà Nội và Sài Gòn vào ngày Chủ nhật tới, 11/05.
Trong một thông báo đề ngày 08/05/2014 gởi Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, 55 nhân sĩ trí thức ở Sài Gòn đề nghị lãnh đạo thành phố này « tạo điều kiện thuận lợi » cho cuộc mít tinh mà họ kêu gọi mọi người tham gia vào lúc 9 giờ ngày Chủ nhật 11/05/2014 trước Nhà Hát lớn Thành phố.
Một « Lời kêu gọi biểu tình chống Trung Quốc xâm lăng trên Biển Đông » cũng đang được phổ biến trên mạng, kêu gọi đồng bào trong và ngoài nước xuống đường biểu tình trước Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, Lãnh sự quán Trung Quốc tại Sài Gòn, cũng như trước các đại sứ quán Trung Quốc ở nước ngoài để phản đối Bắc Kinh. Tại Hà Nội, cụ thể địa điểm tập hợp là Đại sứ quán Trung Quốc, số 46 đường Hoàng Diệu, còn ở Sài Gòn là Nhà Văn hóa Thanh Niên và Nhà Hát lớn Thành phố, vào 9 giờ sáng ngày 11/05.
Trước đó ngày 07/05, 20 tổ chức xã hội dân sự cũng đã ra lời kêu gọi biểu tình ngày Chủ nhật tới ở những địa điểm nói trên tại Sài Gòn và Hà Nội để phản đối Trung Quốc, cũng như để đòi tự do cho blogger Anh Ba Sàm và những người bị bỏ tù vì đã bày tỏ lòng yêu nước, phản đối Trung Quốc xâm lược như blogger Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải, Bùi Thị Minh Hằng, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Xuân Nghĩa, Việt Khang, Trần Vũ Anh Bình, Đinh Nguyên Kha...
Chưa biết là chính quyền Hà Nội có sẽ ngầm cho phép các cuộc biểu tình ngày Chủ nhật tới hay không, nhưng theo báo Tiền Phong, hàng trăm ngư dân huyện đảo Lý Sơn hôm nay đã tham gia một cuộc mít tinh phản đối Trung Quốc đặt giàn khoan trong vùng biển Việt Nam. Sau khi tập trung ở nhà văn hóa huyện, họ đã đến tượng đài Đội hùng binh Hoàng Sa để thắp hương bày tỏ lòng biết ơn với tiền nhân.

Ngư dân cứ vững tâm ra khơi


NLĐO-Các lực lượng chức năng, trong đó có lực lượng kiểm ngư, luôn bảo vệ ngư dân

Chiều 9-5, gặp gỡ báo chí, ông Nguyễn Văn Trung, Phó cục trưởng Cục Kiểm ngư (Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - NN-PTNT), cho biết đến thời điểm này, lực lượng kiểm ngư có 6 người bị thương do các hành vi của phía Trung Quốc gây ra. Với sự hỗ trợ về y tế, các kiểm ngư đã hồi phục và làm được việc nhẹ ở trên tàu. Chiều cùng ngày, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát đã có thư thăm hỏi, động viên các kiểm ngư viên bị thương trên biển. Dự kiến sáng 10-5, Công đoàn ngành NN-PTNT cùng với nghiệp đoàn nghề cá sẽ đến thăm hỏi tại Chi đội Kiểm ngư 3, Chi cục Kiểm ngư vùng II ở TP Đà Nẵng.

Theo ông Trung, hiện Bộ NN-PTNT đã chỉ đạo Tổng cục Thủy sản và sở NN-PTNT các địa phương động viên ngư dân hăng hái ra khơi vì thời tiết đã tốt; khuyến khích ngư dân theo các tổ đội để hỗ trợ nhau. “Ngư dân cứ vững tâm ra khơi vì phía sau đã có sự hỗ trợ của các lực lượng chức năng, trong đó có lực lượng kiểm ngư” - ông Trung khẳng định.

Ông Nguyễn Văn Trung, Phó cục trưởng Cục Kiểm ngư (bìa phải), trao đổi với báo chí chiều 9-5
Ông Nguyễn Văn Trung, Phó cục trưởng Cục Kiểm ngư (bìa phải), trao đổi với báo chí chiều 9-5

Trả lời phóng viên Báo Người Lao Động về việc lực lượng kiểm ngư sẽ làm gì để bảo vệ ngư dân nếu Trung Quốc tiếp tục gây hấn, ông Trung quả quyết: “Lực lượng kiểm ngư liên tục duy trì việc bảo vệ ngư dân, chủ quyền của Tổ quốc. Tinh thần của anh em kiểm ngư rất kiên cường vì đằng sau là cả dân tộc luôn sát cánh, đồng lòng”. Theo ông Trung, từ sau ngày 7-5 đến nay, chưa có sự va chạm nào lớn và căng thẳng, quá đáng từ phía Trung Quốc đối với các lực lượng của ta.

Trả lời về việc nếu hành động gây hấn của Trung Quốc kéo dài, liệu có ảnh hưởng đến hoạt động của ngư dân Việt Nam hay không, ông Trung khẳng định với tinh thần và lòng yêu nước của ngư dân mà chúng ta đã thấy, dù Trung Quốc có làm gì đi nữa thì ngư dân vẫn vững vàng, vẫn tiếp tục bám biển sản xuất.

Nói về việc liệu có đáp trả những hành động của phía Trung Quốc hay không, ông Trung cho biết mặc dù nhân dân ta rất phẫn nộ với hành động của Trung Quốc nhưng vẫn kiềm chế và hành động theo đúng tinh thần hòa bình, đàm phán.

Ông Trần Cao Mưu, Tổng Thư ký Hội Nghề cá Việt Nam, cho biết chiều 9-5, hội đã chính thức ra tuyên bố phản đối việc Trung Quốc đưa giàn khoan và các tàu vào hoạt động tại vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Tuyên bố của hội nêu rõ: “Yêu cầu phía Trung Quốc rút ngay, rút hết giàn khoan và tàu hộ tống ra khỏi khu vực vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam vô điều kiện và cùng phía Việt Nam đàm phán xử lý bất đồng, chấm dứt hành động tương tự”.

Đây là lần thứ 2 trong vòng 5 ngày qua, Hội Nghề cá Việt Nam lên tiếng phản đối hành động ngang ngược, thô bạo của phía Trung Quốc.

Phát huy truyền thống hùng binh
Sáng 9-5, hàng ngàn người dân huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đã tập trung phản đối hành động của Trung Quốc.  Ông Nguyễn Quốc Chinh, Chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề cá An Hải (huyện Lý Sơn), cho biết vị trí Trung Quốc đặt giàn khoan vốn là ngư trường truyền thống, lâu đời của ngư dân Lý Sơn. Ngư dân tập trung là để phản đối hành động của Trung Quốc, kiên quyết yêu cầu Trung Quốc dừng các hành động bất hợp pháp và rút giàn khoan cùng tàu bè khỏi vùng biển của Việt Nam.
Nhiều ngư dân bày tỏ ý định bất chấp Trung Quốc hành động ngang ngược, họ sẽ tiếp tục phát huy truyền thống của hùng binh Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải, kiên định bám sát ngư trường, tiếp tục khai thác, đánh bắt hải sản, bảo vệ ngư trường truyền thống, góp phần cùng đồng bào cả nước bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam.
T.Trực


Thứ Sáu, 09/05/2014 22:51
Bài và ảnh: Văn Duẩn

VIDEOS - Tàu Trung Quốc 'hung hăng' 'chủ động đâm thẳng vào các tàu Việt Nam 5/2014





Mời các bạn xem đoạn video gốc được AP công bố cho thấy sự hung hãn,điên cuồng của nhà cầm quyền Bắc Kinh khi dùng tàu Hải Cảnh đâm thẳng vào tàu Kiểm ngư Việt Nam tại vùng biển đặc quyền khai thác của Việt Nam!

Những bài viết xuyên tạc, chống phá Nhà nước của “Anh ba sàm"

 HOÀNG NGUYÊN-10/05/14 06:21
(GDVN) - Không chỉ đăng những bài viết có nội dung sai sự thật, Nguyễn Hữu Vinh còn móc nối với nhiều phần tử phản động ở nước ngoài để chống phá Nhà nước Việt Nam

Chiều 5/5, Cơ quan ANĐT Bộ Công an đã bắt khẩn cấp ông Nguyễn Hữu Vinh (SN 1956, hộ khẩu thường trú tại phố Đặng Văn Ngữ, phường Trung Tự, quận Đống Đa, Hà Nội) và Phạm Thị Minh Thúy (SN 1980, HKTT tại phường Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội) về hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, theo Điều 258 Bộ luật hình sự.


Nguyễn Hữu Vinh – tác giả của trang Ba Sàm, Chép sử việt và Dân quyền

Dẫn lời tờ Tuổi Trẻ, trong quá trình theo dõi, an ninh mạng phát hiện hai người trên đã đăng tải các bài viết có nội dung xấu, thông tin sai lệch làm giảm uy tín, mất lòng tin trong nhân dân về cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, công dân lên mạng internet.

Đặc biệt, qua khám xét, cơ quan An ninh phát hiện ông Vinh đã liên lạc với một đối tượng chống phá Nhà nước quyết liệt tại Mỹ, đó là Đinh Ngọc Thu, thông tin viên Đài RFA tại Mỹ. Đinh Ngọc Thu là đối tượng thường xuyên cầm đầu các cuộc biểu tình chống Việt Nam tại Mỹ.

Ngay sau khi Nguyễn Hữu Vinh bị bắt, các đối tượng cùng “làm việc” với Vinh đã tung tin thất thiệt về lý do Nguyễn Hữu Vinh bị bắt, tuy nhiên cơ quan An ninh – Bộ Công an đã bác bỏ và công bố hành vi vi phạm pháp luật của ông Vinh cùng đồng phạm.

Kết quả điều tra bước đầu, từ năm 2009 đến nay, ông Vinh thành lập và quản lý 12 địa chỉ tên miền, lấy tên “Anh Ba Sàm” và “Chép sử Việt” đã đăng tải hàng chục nghìn bài viết, trong đó có những bài viết mang luận điệu chống phá, đi ngược lại những chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước với sự giúp sức tích cực của Nguyễn Thị Minh Thúy, nguyên là kế toán của Cty TNHH Điều tra và Bảo vệ VPI do ông Vinh làm Giám đốc.

Cụ thể, Vinh đã viết một số bài thể hiện rõ suy nghĩ lệch lạc, nhằm chống phá Đảng và Nhà nước ta như: “Dừng lấy phiếu tín nhiệm là một bước lùi”, “Tín nhiệm hay còn ai tín nhiệm nữa”, “Không còn Đảng, không còn mình - Không còn Đảng, mình vẫn còn”, “Khởi công xây dựng mộ treo thứ hai cho Hồ Chí Minh”, “Ủng hộ Thủ tướng thay đổi thể chế”,...

Theo Bộ Công an, việc bắt giữ ông Vinh được thực hiện sau khi Bộ Công an đã thực hiện nhiều biện pháp vận động, thuyết phục ông này dừng hành vi chống phá Đảng, Nhà nước nhưng không được.

Hiện CQĐT đang tiếp tục điều tra làm rõ hành vi của Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn Thị Minh Thúy.

Dân treo khẩu hiệu, lập hàng rào tố cáo công ty Tuấn Đạt “cướp” đất

THỤY MIÊN-10/05/14 06:14
(GDVN)- Hàng chục hộ dân tụ tập tại cổng trụ sở công ty Tuấn Đạt, treo khẩu hiệu, lập rào chắn, tố cáo công ty Tuấn Đạt “cướp” đất

Từ ngày 8–9/5, hàng chục hộ dân xã Đông Khê (Đông Sơn, Thanh Hóa) đã tập trung trước cổng Công ty Tuấn Đạt (có trụ sở tại xã Đông Khê, Đông Sơn, Thanh Hóa) để đòi đất.


Hàng chục hộ dân có mặt trước cổng công ty Tuấn Đạt để phản đối công ty "cướp" đất của họ

Theo phản ánh, thời điểm 2005, phía lãnh đạo Công ty Tuấn Đạt đã đến vận đông, thuyết phục nhiều hộ dân xã Đông Khê để mượn đất phục vụ sản xuất kinh doanh. Theo đó, thời hạn mượn đất được 2 bên (phía Công ty và người dân) thỏa thuận có thời gian 8 năm (2005-2013) với số tiền thuê đất mà phía Công ty phải trả cho người dân là 1 triệu đồng/hộ/năm. Cũng tại thời điểm trên, phía Công ty Tuấn Đạt đã thanh toán đầy đủ số tiền cho 44 hộ dân với toàn bộ số diện tích đất đã mượn là hơn 23.000m2.


Người dân mang lương khô, bánh mỳ lót dạ,  cố thủ trước cổng công ty Tuấn Đạt

Đến thời điểm hết hạn cho mượn đất (2013), khi các hộ dân yêu cầu phía Công ty Tuấn Đạt trả lại số đất đã mượn thì họ bất ngờ nhận được thông tin, toàn bộ số đất trên đã thuộc quyền sử dụng của công ty Tuấn Đạt ( đã có trích lục).

Nhiều hộ dân cho rằng phía công ty Tuấn Đạt đã cố tình mạo chữ ký của các hộ dân khi làm thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất nhằm biến số diện tích đất đã mượn thành đất công ty. “Khi hai bên thỏa thuận thủ tục cho mượn đất, họ chỉ gọi chúng tôi lên để nhận tiền, ngoài ra không bàn giao bất kỳ hồ sơ gì liên quan. Mặt khác, chữ ký trong hồ sơ chuyển nhượng đất không phải của người dân chúng tôi. Đã nhiều lần chúng tôi kiến nghị, khiếu nại lên cơ quan chức năng, nhưng cơ quan chức năng chỉ kết luận dựa theo hồ sơ của phía công ty”, Bà Lê Thị Canh (SN 1943, có chồng là liệt sỹ, trú tại thôn 1, xã Đông Khê) bức xúc cho biết.

Cho rằng cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa giải quyết  sự việc chưa thỏa đáng, nhiều người dân xã Đông Khê đã tập trung trước cổng Công ty Tuấn Đạt, treo khẩu hiệu, lập rào chắn yêu cầu phía công ty này phải trả lại số diện tích đất đã mượn.

Trước sự việc có liên quan, sáng 9/5, trao đổi với PV, ông Lê Ngọc Khánh, chủ tịch UBND xã Đông Khê cho biết: “Người dân đã có đơn khiếu nại nhiều lần nhưng việc này không thuộc thẩm quyền giải quyết của xã. Căn nguyên của vấn đề là ở chỗ, người dân chỉ cho Công ty mượn đất 8 năm, trong khi đó quyết định của UBND tỉnh lại là 50 năm”.

Đâm chết Việt kiều vì... "ỷ có tiền"



Thứ Sáu, ngày 09/05/2014 08:26 AM (GMT+7)
Nghĩ Việt kiều Pháp không thuê khách sạn nơi mình làm việc là do ỷ có tiền, Danh Chơn đã đuổi theo, đâm chết anh này.
Ngày 8-5, TAND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tổ chức xét xử lưu động và tuyên án chung thân đối với Danh Chơn (SN 1989, quê Kiên Giang, tạm trú tại TP Vũng Tàu) về tội giết người.
Theo cáo trạng, khoảng 22 giờ ngày 19-7-2013, anh Liên Quốc Bảo chở anh Liên Quốc Vinh (SN 1977, Việt kiều Pháp) đến thuê phòng của nhà nghỉ Thanh Hoa (TP Vũng Tàu) do anh Phạm Đăng Quang làm quản lý. Thấy anh Quang đang nhậu, anh Vinh vào nhậu cùng mọi người riêng anh Bảo quay về.
Một lúc sau anh Quang nói anh Vinh đưa giấy tờ tùy thân để đăng ký tạm trú. Anh Vinh nói chỉ có giấy đăng ký xe mô tô nhưng của người khác đứng tên nên anh Quang không đồng ý cho thuê phòng. Anh Vinh nói: “không cho thuê thì đi chỗ khác” rồi bỏ đi.
Đang nhậu cùng chủ, nghe anh Vinh nói vậy, Danh Chơn nghĩ anh Vinh ỷ có tiền nên hách dịch. Giấu một con dao bấm, Danh Chơn đuổi theo đến số 47, đường Yên Bái rồi đâm một nhát vào sườn anh Vinh sau đó vứt dao, bỏ trốn.
Anh Liên Quốc Vinh được đưa đến bệnh viện cấp cứu nhưng đã chết vì vết thương quá nặng. Kết luận giám định pháp y xác định anh Vinh chết do vết thương thấu bụng, thấu gan, xuất huyết nội.
Sau một ngày lẩn trốn, Danh Chơn đã ra đầu thú và khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội.
Theo Ngọc Giang (Người Lao Động)

Thêm 3 kiểm ngư viên bị thương do va chạm với tàu TQ



Thứ Sáu, ngày 09/05/2014 20:52 PM (GMT+7)

Chiều ngày 9/5, ông Vương Mạnh Hòa, Trợ lý chính trị Chi đội kiểm ngư 3 (Cục kiểm ngư đóng tại Đà Nẵng) cho biết, có thêm ba kiểm ngư bị thương do va chạm với tàu Trung Quốc.
Tính đến 17h cùng ngày, đã có 9 kiểm ngư bị thương. Trước đó, sáu kiểm ngư viên đang làm nhiệm vụ trên biển thì bị tàu Trung Quốc đâm va, dùng vòi rồng tấn công làm vỡ kính, gây chấn thương phần mềm. Sau khi được băng bó, những người này tiếp tục kiên trì cùng đồng đội bám trụ tại hiện trường, quyết tâm ngăn cản không cho phía Trung Quốc thực hiện các hành động xâm phạm lấn sâu, ổn định giàn khoan HD-981.
Theo ông Hòa, hiện sức khỏe của sáu kiểm ngư viên bị thương lần trước đã dần ổn định. Còn tình hình ba kiểm ngư viên bị thương lần này vẫn chưa xác định được mức độ nguy hiểm. “Anh em trên tàu vẫn giữ vững ý chí, không lùi bước. Hiện chúng tôi vẫn giữ liên lạc thường xuyên với anh em trên tàu”- ông Hòa nói.
Thêm 3 kiểm ngư viên bị thương do va chạm với tàu TQ - 1
Các công nhân khẩn trương sửa chữa hai tàu CSB để ra khơi làm nhiệm vụ. Ảnh: Tấn Tài
Cùng ngày, Tổng công ty Sông Thu (Đà Nẵng) huy động tối đa công nhân và máy móc thiết bị để sửa chữa cho hai tàu cảnh sát biển mang số hiệu 4033 và 2012 (thuộc Cảnh sát biển vùng 2, Bộ tư lệnh Cảnh sát biển). Đây là hai tàu vừa tham gia kiểm tra, ngăn chặn hoạt động trái phép của giàn khoan HD-981 (Trung Quốc) trên vùng biển Hoàng Sa (Việt Nam).
Trong lúc thực thi nhiệm vụ trên vùng biển chủ quyền, các tàu này bị tàu Trung Quốc ngang nhiên tấn công, đâm húc khiến tàu bị hư hỏng. Cụ thể, tàu CSB 4033 bị đâm vào mạn phải, gây rách một vệt dài cỡ ba mét. Còn tàu 2012 bị một vết đâm rách ở góc trái đuôi tàu. Sau khi hai tàu cập cảng, Tổng Công ty Sông Thu đã huy động 40-50 công nhân làm việc liên tục để hàn lại các vết rách, gia cố thêm vỏ thép. Các hư hỏng này không có gì nghiêm trọng và đơn vị sẽ sớm khắc phục để hai tàu CSB 4033 và CSB 2012 tiếp tục ra khơi làm nhiệm vụ.
Theo Tấn Tài (Pháp luật TPHCM)