Saturday, October 11, 2014

Người ủng hộ chính quyền Hong Kong đe dọa bao vây người biểu tình

Chủ nhật, 09:13, 12/10/2014
VOV.VN - Những người này cảnh báo người biểu tình có thể sẽ bị bao vây nếu họ không dỡ bỏ các rào chắn xung quanh các con đường tại đây.

Theo AFP, những người thuộc phong trào ruy băng xanh này ngày 11/10 tuyên bố chính quyền Hong Kong nên tháo dỡ hết các rào chắn xung quanh 3 khu vực mà người biểu tình đã chiếm đóng kể từ đêm 7/10 nếu không họ sẽ bao vây những khu vực này. 
“Nếu chính quyền Hong Kong không làm được như vậy, chúng tôi dự định sẽ bao vây những người chiếm đóng các quận Mong Kok, Causeway Bay và Admiralty”, Tsoi Hak-kin, Phó Chủ tịch phong trào ruy băng xanh khẳng định. 
Người biểu tình Hong Kong tập trung tại quận Admiralty (Ảnh: AFP)
“Người dân Hong Kong đã phải chịu quá nhiều tổn thất”, ông Tsoi nói nhưng không tiết lộ việc phong trào của ông có thể bao vây các khu vực nói trên vào thời điểm nào và bằng cách nào bởi số người tham gia biểu tình đông hơn nhiều so với số người của ông. 
Các cuộc đàm phán giữa người biểu tình và chính quyền Hong Kong đã sụp đổ vào ngày 9/10 sau khi chính quyền Hong Kong đã rút lui và cáo buộc người biểu tình cố tình kéo dài chiến dịch của mình. 
Đến đêm 11/10, đã có khoảng hơn 1.000 người biểu tình tập trung tại 100 lều trại tại quận Admiralty sau khi có hơn 15.000 người tham gia tuần hành một ngày trước đó. 
Tuy nhiên, nhiều chủ cửa hàng và những người sử dụng các phương tiện giao thông công cộng tại Hong Kong đã bày tỏ sự giận dữ của mình bởi các cuộc biểu tình đã cản trở công ăn việc làm của họ. 
Những người phản đối biểu tình tại Hong Kong đã làm những chiếc ruy băng xanh, màu đồng phục của cảnh sát Hong Kong, để phân biệt mình với những người biểu tình với những chiếc ruy băng màu vàng. 
Chị Yeung Hoi-ki, 22 tuổi, cho biết chị mượn một chiếc lều của bạn mình và dự định sẽ ngủ trên đường phố tại quận Admiralty. 
“Trong những ngày vừa qua, tôi cảm thấy không còn nhiều hy vọng cho phong trào của chúng tôi. Tuy nhiên, khi bà Carrie Lam tuyên bố chính quyền ngừng việc đàm phán với người biểu tình thì mọi người lại tràn ra đường phố”, chị Yeung cho biết. 
“Giờ thì tôi coi đường phố quận Admiralty là nhà của mình. Chúng tôi đang ở trong các lều trại và chúng tôi ngày càng quyết tâm hơn bao giờ hết”. 
Tuy nhiên, một tin không hay đã gây tác động xấu đến các sinh viên biểu tình, đó là việc chị Agnes Chow, 17 tuổi, đã tuyên bố sẽ rời khỏi chức vụ người phát ngôn của sinh viên tham gia biểu tình do “chịu quá nhiều áp lực”./.
Trần Khánh/VOV.VN

Nhà Trắng bác tin đồn đảo chính ở Triều Tiên

(NLĐO) – Nhà Trắng ngày 10-10 cho biết những tin đồn về cuộc đảo chính quân sự tại Triều Tiên vừa qua dường như là thông tin sai. Việc này càng khiến câu hỏi lớn về việc lãnh đạo Kim Jong-un vắng mặt trước công chúng trong một thời gian dài vừa qua càng khó trả lời.

“Chúng tôi thấy có nhiều báo cáo tương tự nhau về tình hình sức khỏe ông Kim Jong-un. Chúng tôi không có gì ngạc nhiên khi có rất ít thông tin đáng tin cậy và công bố công khai về vấn đề này. Những tin đồn về cuộc đảo chính quân sự ở Triều Tiên mà chúng tôi đã từng nói trước đây dường như là thông tin sai” - Patrick Ventrell, phát ngôn viên của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ nói.

Ông Kim Jong-un vẫn không xuất hiện trước công chúng dẫn đến nhiều tin đồn về sức khỏe, quyền lực... lan tỏa. Ảnh: Reuters
Ông Kim Jong-un không xuất hiện trước công chúng dẫn đến nhiều tin đồn về sức khỏe, quyền lực... lan tỏa. Ảnh: Reuters

Patrick Ventrell nói thêm rằng, Mỹ theo dõi những sự kiện xảy ra tại Triều Tiên rất thận trọng, chặt chẽ bởi lo ngại những đe dọa của nước này đối với “các đồng minh thân cận nhất của chúng tôi ở Châu Á cũng như các mối đe dọa trực tiếp đối với an ninh quốc gia Mỹ”.

Kim Jong-un vắng mặt trước công chúng đã hơn 1 tháng, gây hoang mang với nhiều tin đồn khác nhau về sức khỏe, quyền lực của nhà lãnh đạo trẻ này. Nhất là, ông này cũng không xuất hiện tại đại lễ kỷ niệm 69 năm ngày thành lập Đảng Lao động Triều Tiên ngày 10-10.

Hãng tin Yonhap của Hàn Quốc dẫn lời người phát ngôn Bộ Thống nhất Hàn Quốc Lim Byeong-cheol cho rằng lãnh đạo Kim Jong-un dường như vẫn đang điều hành như bình thường với những chỉ đạo được phát đi đều đặn, dù thời gian ông không xuất hiện đã đạt kỷ lục dài nhất kể từ khi nắm quyền năm 2011. Người phát ngôn này còn cho biết trong chuyến thăm Hàn Quốc vừa qua, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Triều Tiên Hwang Pyong-so đã gửi lời thăm hỏi của ông Kim tới Tổng thống Park Geun-hye. Về vấn đề sức khỏe của ông Kim Jong-un vốn là chủ đề đồn đại bùng nổ của báo giới phương Tây, ông Lim Byeong-cheol khẳng định “Seoul không có thông tin để xác nhận”.
Thứ Bảy, 11:01  11/10/2014
M.Khuê (Theo Yonhap News)

Dư luận: Quan chức CSVN học câu cá...trong phòng

HÀ NỘI (NV) .- Dư luận bầy tỏ sự tức giận khi được biết các người của nhà nước được cửa sang Nhật học về kỹ thuật câu và bảo quản cá để xuất cảng nhưng đã đi chơi rồi về nói dối.


Chuyên gia Nhật kiểm tra cá ngừ được ngư dân Bình Định đánh bắt. (Hình: VnExpress)

Báo Đất Việt hôm Thứ Sáu 10-10-2014 trưng dẫn phản ứng của độc giả báo này trước hai bài mà báo này viết về kỹ thuật bảo quản cá ngừ để xuất cảng sang Nhật theo kỹ thuật của người Nhật mà nhờ đó, giá bán cũng như lợi tức của ngư dân gia tăng gấp nhiều lần.

Một bài viết ngày 8/10/2014 có tựa đề “Câu cá ngừ kiểu Nhật: Ngư dân đòi bỏ vì khó quá!”, và một bài vào ngày 9/10/2014 với tựa đề “Câu cá ngừ kiểu Nhật: Ngư dân nói thẳng cán bộ...dạy sai!”

Trong hai bài viết vừa kể, bài viết ngày 8/10/2014 thuật lời ngư dân La Tình có 4 tàu trong số 5 tàu ở huyện Hoài Nhơn tỉnh Bình Định ra biển câu cá ngừ để xuất cảng thử nghiệm sang Nhật. Ông cho hay chuyến đi biển bị lỗ vốn nặng vì đi biển ngắn ngày, cá đánh được ít lại không đạt phẩm chất mà người Nhật mong muốn nên họ đã không mua với giá cao.

“Mỗi chuyến ra biển thông thường mất 20 ngày nhưng để cá đạt chất lượng xuất khẩu sang Nhật thì chỉ sau 10 ngày đã phải vào bờ. Chi phí cho chuyến biển kéo dài 10 ngày tốn khoảng 70-80 triệu đồng mà cá không đạt chất lượng theo yêu cầu của Nhật, như chuyến trước chỉ được mấy tạ, thế là lỗ. Trong khi đó, theo cách truyền thống, chuyến biển 20 ngày mất 140 triệu đồng nhưng đánh bắt được 1.5 tấn cá trở lên (có chuyến được hẳn 3-4 tấn), bán với giá 100,000 đồng/kg là đã được vài trăm triệu.” Tờ Đất Việt kể lại lời ông Tình than bị lỗ 500 triệu đồng.

Hai trong những lý do làm lỗ trong chuyến ra khơi. Thứ nhất, nhóm tàu của ông đã nghe lời hướng dẫn bảo quản cá ngừ của quan chức Chi cục trưởng Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Bình Định. Ông phó chi cục trưởng này và một ông nữa đi học về chỉ cho ngư dân kỹ thuật bảo quản cá hoàn toàn khác với cách mà chuyên viên Nhật từng hướng dẫn.

Đã có hai chuyến đánh cá ngừ thử nghiệm bán cho Nhật Bản từ Tháng Bảy sang đầu Tháng 9, các tàu khai thác được 57 con cá ngừ thì hầu hết không đạt chất lượng xuất khẩu.

Nguyên nhân thứ hai, ngư dân nói rằng “...về kỹ thuật muối cá, người Nhật chỉ cách khác với bên Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Bình Định. Theo hướng dẫn của Nhật Bản, cá sau khi vệ sinh xong thì ngâm nước muối ở nhiệt độ -27 độ C, sau đó đưa xuống hầm ngâm ở mức -18 độ C, rồi tăng lên mức -5 độ C, 0 độ C. Trong khi đó, cán bộ bên chi cục hướng dẫn chỉ đưa xuống một giai đoạn. Nghĩa là sau khi kéo cá lên làm vệ sinh, chọc tủy, làm mang, mổ nội tạng sạch sẽ rồi đưa xuống hầm bảo quản ở nhiệt độ -18 độ C. Chất lượng cá sau đó lại bị Nhật chê”.

Như vậy, cán bộ nhà nước được cử đi học không biết học gì ở đất nước người, về lại chỉ dẫn cho ngư dân hoàn toàn khác hẳn.

Ông Trần Văn Vinh, Phó chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Bình Định, người cầm đầu phái đoàn 4 người đi Nhật học nghề bảo quản cá bị chất vấn về dạy sai kỹ thuật cho ngư dân thì chống chế rằng "Mỗi chuyến biển Chi cục vẫn cử 1-2 cán bộ đi cùng với ngư dân, nhưng họ không phải là những người trực tiếp sang Nhật học.”

“Có bốn người được cử sang Nhật học công nghệ khai thác cá ngừ, trong đó có hai người thuộc Công ty CP Thủy sản Bình Định (Bidifisco), tôi và một người nữa cũng thuộc Sở Nông nghiệp Bình Định. Hai người của Bidifisco chuyên về lựa chọn cá làm sashimi và sushi thì không nói làm gì, còn tôi và cán bộ kia là chuyên ngành khai thác, đến từng đảo, từng tàu ở Nhật để học kỹ thuật của họ. Tôi là người chuyên nghiên cứu về cá ngừ, nắm bắt từ mặt sinh học, kỹ thuật đánh bắt, bảo quản đến chế tạo thiết bị. Tuy nhiên, do công việc của chúng tôi quá nhiều, lại làm quản lý nên không thể trực tiếp đi biển cùng ngư dân".

Nói khác, ông Vinh nói ông đến tận nơi để học nhưng lại không dạy ngư dân mà để người không biết gì về kỹ thuật đi dạy ngư dân. Tuy nhiên, nếu ông không đi mà người khác được ông cử đi hướng dẫn đúng nguyên tắc bảo quản cá lại là một lẽ. Người được ông cử đi thay lại dạy hoàn toàn ngược với kỹ thuật của Nhật, nó tố cáo sự chống chế vụng về, dối trá.

Trên trang thị trường của báo Đất Việt ngày 10/10/2014, độc giả của báo này nói ông phó chi cục trưởng Trần Văn Vinh thể hiện sự quan liêu, vô trách nhiệm với công việc và ngư dân.

"Ông Vinh làm quản lý thì đi sang Nhật học câu cá làm gì? Ông tranh sang Nhật học ông không kêu bận công tác quản lý?"; "Sang Nhật xài tiền của dân để đi học rồi về ngồi văn phòng vì quá bận? Vậy ông đi học quản lý chứ giành mất một chỗ học câu cá để làm gì?"; "Sếp đi học về phải ngồi bàn giấy chứ đi biển cùng ngư dân sao được hả trời?" hay "Cán bộ qua đó học lý thuyết cử đi làm gì cho tốn tiền?!". Một độc giả viết.

Độc giả có bút hiệu thanhvan nhận xét: "Đúng là bao biện. Mất bao nhiêu tiền của để các ông sang Nhật học, quan trọng nhất là giai đoạn đánh bắt thì các ông đút tay vào túi mà ngồi xem video ở nhà (lý do là bận quản lý), còn mấy ông khác đi thì là người của doanh nghiệp nhà nước quan tâm gì đến lợi ích của ngư dân. Bảo làm sao người ta chán dần. Làm ăn theo kiểu lợi ích nhóm, cưỡi ngựa xem hoa như thế này thì bao giờ cho khá được".

Một độc giả khác chua chát trước kiểu làm việc tại Việt Nam: "Đi nước ngoài học là sếp giành giựt để đi. Đến khi lâm chiến ngoài biển cả để hướng dẫn cho ngư dân thì những cán bộ được dạy lại qua loa, tam sao thất bản phải ra biển. Kết cục thiệt hại của ngư dân thì không ai chịu".

Độc giả Nguyễn Văn Pha chỉ trích: "Tôi chỉ sợ việc đưa cán bộ của Sở đi học đánh bắt cá ngừ tại Nhật lại dựa trên tiêu chí con ông cháu cha để đi học thì ít và đi tham quan thì nhiều".

Còn độc giả Lê Đức Giang viết: "Mấy ông tranh nhau đi Nhật để chơi là chính. Tiếc rằng người làm trực tiếp lại không được học đến nơi đến chốn".

Ngày 9/8/2014, báo điện tử VNExpress loan tin, hai con cá ngừ trong số 9 con xuất sang Nhật trong chuyến đánh cá thử nghiệm xuất cảng được bán đấu giá mỗi con với giá 2,100 YPY mỗi kg hay khoảng 440,000 đồng Việt Nam. Vậy một con trọng lượng khoảng 50 kg bán được 22 triệu đồng, tức gấp 5 lần bán tại Việt Nam.

Nhưng người ta không biết rằng ngư dân đã lỗ vốn nặng chỉ vì chi phí của cả chuyến đi biển vượt xa tiền bán cá.

Hồi Tháng Sáu, chuyên viên của Công ty Kato Hitoshi General (Nhật Bản) sang Việt Nam hướng dẫn và cam kết giúp ngư dân Bình Định xuất khẩu sang thị trường Châu Âu, Mỹ. Nay với cung cách “giúp dân” của quan chức nhà cầm quyền, tương lai xuất cảng cá ngừ đại dương sang Nhật đang trôi theo sóng biển. (TN)
10-10-2014 4:46:08 PM
Theo Người Việt

Lòng tham và sự thiếu hiểu biết đang hủy diệt Hội An

HỘI AN (NV) - Tình trạng sạt lở ở thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam càng ngày càng nghiêm trọng. Một phó chủ tịch của thành phố này thú nhận đó là hậu quả của lòng tham và thiếu hiểu biết.

Trong vài ngày qua, mỗi ngày, biển lại ngoạm sâu vào bờ đến vài mét, khiến dải đất từ Cửa Ðại của Hội An đến sát huyện Ðiện Bàn của tỉnh Quảng Nam bị biến dạng.


Khu resort Fusion Alya ở Hội An đang từ từ bị kéo xuống biển. (Hình: Một Thế Giới)

Ông Nguyễn Văn Dũng, phó chủ tịch thành phố Hội An, thừa nhận, tình trạng xói lở ở Hội An càng ngày càng nghiêm trọng. Riêng khu vực bãi tắm sát Cửa Ðại, trong bảy năm qua, biển đã lấn vào bờ 150 mét. Sóng biển hiện vẫn đang cuồn cuộn đánh vào bờ biển Hội An.

Tại khu vực Cửa Ðại, bất kể chủ đầu tư đã dùng đủ cách, hai khu resort có tên là Fusion Alya và Vinpearl Hội An vẫn đang từ từ sụp xuống biển. Khu resort mang tên Fusion Alya có 50 biệt thự, mỗi biệt thự có giá khoảng 2.5 tỉ đồng. Chủ đầu tư đã bỏ ra vài trăm tỉ để xây dựng khu resort này nhưng vì sự xâm thực diễn ra càng ngày càng dữ dội nên dự án xây dựng phải bỏ dở.

Theo ông Dũng, thực trạng vừa kể là hậu quả của việc chống lại thiên nhiên. Khi thi công các khách sạn, khu resort dọc bờ biển, chủ đầu tư của những công trình này đã phá sạch các cánh rừng chắn sóng.

Nay, muốn ngăn chặn tình trạng xói lở bờ biển ở Hội An phải xây dựng hệ thống kè biển dài khoảng 7 cây số nhưng nhà cầm quyền không có tiền. Xói lở đang làm nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch ngại đầu tư vào Hội An. Lượng du khách cũng đang bắt đầu giảm.

Chẳng riêng Hội An, tham lam và thiếu hiểu biết trong khai thác bờ biển, cát sông, rừng đã và đang hủy diệt nhiều khu dân cư ở Việt Nam. Hồi tháng 8 vừa qua, sau sự kiện 7 căn nhà nằm trên bờ kênh Nàng Mau, thuộc xã Tân Long, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, đổ ụp xuống sông, báo chí Việt Nam đồng loạt cảnh báo về hiện tượng sạt lở đang lan rộng khắp đồng bằng sông Cửu Long.

Lúc đó, viên chủ tịch xã Tân Long cho biết, hiện tượng vừa kể chưa từng xảy ra ở khu vực kênh Nàng Mau và theo viên chủ tịch này, nguyên nhân sạt lở là do tàu và sà lan chở cát thường xuyên qua lại, gây ra sóng mạnh đánh vào bờ.

Hậu Giang hiện có hơn 100 điểm có thể sạt lở bất kỳ lúc nào. Tình trạng tương tự cũng đang diễn ra trên nhiều đoạn sông Tiền, đặc biệt là đoạn chạy ngang phường 11, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Ðồng Tháp, hồi tháng 8, đoạn này sạt một khúc dài hơn 100 mét, ăn sâu vào đất liền khoảng 25 mét. Do khu vực sạt lở nằm sát một tổng kho xăng dầu nên các bồn chứa xăng, dầu đang có nguy cơ đổ ụp xuống sông.

Tại tỉnh Tiền Giang, hiện có 150 điểm sạt lở dọc bờ sông, kênh rạch, đê bao ở các huyện: Cái Bè, Tân Phước, Cai Lậy, Châu Thành.

Các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau cũng có vài trăm điểm đang trong tình trạng có thể sạt lở bất kỳ lúc nào. Hàng ngàn tỉ đồng đã được chi để chống sạt lở ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nhưng không hiệu quả.

Cũng trong tháng 8, chế độ Hà Nội loan báo, tình trạng lũ, lũ quét và sạt lở ở Việt Nam đang tăng theo thời gian. Từ năm 2000 đến nay, có 250 đợt lũ quét và sạt lở, khiến 646 người chết và mất tích, 351 người bị thương.

Ngoài thiệt hại nhân mạng, lũ, lũ quét và sạt lở còn phá hủy 10,000 căn nhà, gây ngập và làm hư hại khoảng 100,000 căn nhà khác, vùi lấp hàng trăm héc ta đất canh tác, chưa kể những thiệt hại đối với các công trình giao thông, công trình thủy lợi, công trình dân sinh.

Tổng thiệt hại do lũ, lũ quét và sạt lở gây ra trong 14 năm vừa qua được ước đoán khoảng 3,300 tỷ đồng. Theo nhà cầm quyền Hà Nội thì Tây Bắc, Tây Nguyên và miền Trung là những khu vực thường xảy ra lũ, lũ quét, sạt lở. Nguyên nhân khiến lũ, lũ quét và sạt lở gia tăng là vì khai thác rừng bừa bãi trong một thời gian dài.

Chỉ trong đợt bão lũ xảy ra hồi tháng 7 vừa qua, lũ, lũ quét và sạt lở đất ở khu vực Tây Bắc của Việt Nam đã làm 24 người chết và mất tích.

Do lũ, lũ quét và sạt lở gia tăng, từ năm 2006 đến năm 2013, nhà cầm quyền các địa phương đã phải di tản khoảng 172,000 gia đình ra khỏi các khu vực có thể xảy ra lũ quét và sạt lở. Tuy nhiên, theo kết quả một cuộc khảo sát thực hiện gần đây, vẫn còn khoảng 10,000 điểm dân cư có nguy cơ bị lũ quét, hay bị sạt lở, trong đó có 2,100 điểm dân cư được xem là có nguy cơ cao và rất cao.

Giới hữu trách tại Việt Nam cho biết, trong vài năm qua lũ, lũ quét và sạt lở là loại thiên tai gây thiệt hại lớn nhất, đặc biệt là thiệt hại nhân mạng. (G.Ð.)

10-10- 2014 3:32:45 PM
Theo Người Việt

Cứ lễ lạc ăn chơi, nợ nần con cháu trả



Báo chí trong nước đưa tin Hà Nội long trọng kỷ niệm 60 năm “Ngày Giải phóng Thủ đô” 10.10.1954-10.10.2014.



Trong khi nhà cầm quyền đổ hàng trăm tỉ ra để tổ chức “Ngày giải phóng thủ đô” thì dân oan bị nhà cầm quyền các địa phương cướp đất vẫn biểu tình đòi công lý vòng quanh bờ hồ Gươm, Hà Nội. (Hình: Tễu Blog)

Một lễ kỷ niệm hoành tráng tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia với hơn 3,500 quan chức đại biểu tham dự, nhiều hoạt động văn hóa xã hội, ca nhạc chào mừng, cờ hoa biểu ngữ trang trí khắp các tuyến đường…Và hoạt động bắn pháo hoa tưng bừng tại 30 điểm.

Một bài báo trên VTC News (“Nếu chim hòa bình không bay được thì dân thông cảm”) đã hé lộ kinh phí Hà Nội phải bỏ ra cho ngày lễ này là 800 tỷ đồng Việt Nam (gần 38 triệu USD). Riêng việc bắn pháo hoa khoảng 30 tỷ đồng Việt Nam (khoảng hơn 1.4 triệu USD).

Đã có nhiều lời chỉ trích, kể cả thư kiến nghị của một số người dân yêu cầu Hà Nội hủy bỏ bắn pháo hoa tại 30 điểm vì quá lãng phí, nhưng rồi những người lãnh đạo nhà nước cộng sản nói chung và Hà Nội nói riêng vẫn tiến hành. Một số blogger bình luận: Đúng là nhà nghèo chơi hoang. Lấp lánh rực rỡ chừng mươi, mười lăm phút mà bay vèo 30 tỷ lên trởi, tiền thuế mồ hôi nước mắt của người dân.

Trước đó, lãnh đạo Hà Nội đã lên tiếng cải chính về việc hủy bỏ bắn pháo hoa. Thế đấy. Pháo hoa đã mua rồi, tiền “phần trăm” cũng đã bỏ trong túi ai đó rồi, hủy làm sao được. Ở xứ này ý kiến, nguyện vọng của người dân là cái gì, như muỗi vo ve một lúc rồi hết, chưa kể, quan chức chính khách Việt có mấy khi đọc báo “lề trái”, thế là khỏi phải nghe thấy cái gì cả.

Mà đã thấm tháp gì so với hồi kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội, phóng tay đến 94 ngàn tỷ đồng Việt Nam tức khoảng 4.7 tỷ USD thời điểm đó. Dư luận rồi các đại biểu quốc hội đã từng chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính và những người có trách nhiệm, nhưng cũng chẳng hề có được con số cụ thể, minh bạch, rồi khi đại lễ qua đi, mọi người cũng quên.

Đó là chưa nói, nhiều công trình được gấp rút xây dưng chào mừng nhân dịp 1000 năm đó bây giờ nhìn lại đã bị xuống cấp hư hại do làm ẩu, làm gấp ra sao.

Đã thành cái lệ ở xứ Việt ta cứ mỗi khi có dịp là phải tổ chức cho thật to, thật hoành tráng, vẽ ra đủ thứ để có cớ chi tiền ngân sách, có cớ chia nhau bỏ túi. Hết kỷ niệm mấy chục năm ngày Quốc khánh 2 tháng Chín, lại mấy chục năm ngày thống nhất đất nước 30 tháng Tư, rồi kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ, rồi trận Điện Biên Phủ trên không….

Chỉ có chiến tranh biên giới phía Bắc với Trung Cộng hay ngày mất Hoàng Sa, Trường Sa, cuộc chiến với Khơ Me Đỏ là không thấy kỷ niệm, trái lại còn cố quên đi như hoàn toàn không có. Mãi sau này internet, báo chí “lề trái” phát triển, nhà cầm quyền biết có giấu cũng không được, mới thi thoảng cho nhắc đến mà thôi.

Trong cái sự tổ chức ăn mừng những “chiến thắng trong quá khứ” ấy ngoài cái lý do mà ai cũng biết là để tiêu tiền, và chia chác với nhau bất kể nền kinh tế nước nhà đang kiệt quệ, đời sống nhân dân đang khốn khó, còn có những lý do thuộc về tâm lý khác, của nhà cầm quyền.

Thứ nhất, bằng vào sự “ăn mày dĩ vãng”, họ muốn sơn phết, tô vẽ lại cho bộ mặt và “tính chính danh” của đảng cộng sản. Họ muốn nhắc đi nhắc lại với người dân rằng đảng cộng sản đã có công đánh Pháp đuổi Mỹ, thống nhất đất nước, không một đảng phái nào có thể so bì hay tranh giành được cái “công lao” ấy.

Mặc dù họ thừa biết rằng vào thời buổi có nhiều nguồn thông tin để kiếm tra như hiện nay thì một bộ phận người dân Việt Nam đã thừa biết sự thật về “tính chính danh” ấy của đảng, về nguyên nhân, mục đích, kể cả “những chiến thắng” của đảng cộng sản trong hai cuộc chiến tranh với Pháp, với Mỹ và với chế độ VNCH vừa qua.

Thứ hai, mỗi một lần lễ lạc, kỷ niệm là dịp để nhà cầm quyền lên dây cót tinh thần tự hào của người dân, và “tự sướng”. Tự sướng về chiến thắng đã đành, tự sướng về những “thành quả” đạt được.

Kỷ niệm 60 năm ngày giải phóng thủ đô chẳng hạn, là dịp để nhắc lại những hình ảnh của Hà Nội thời chiến tranh, thời bao cấp, thành phố cũ kỹ nghèo nàn không được xây dựng, cuộc sống người dân khốn khó tằn tiện…để so sánh với bây giờ.

Cái sự so sánh bằng cách lộn sòng sự thật đó chỉ có thể có tác dụng với một số người Hà Nội, người miền Bắc. Còn với người Sài Gòn hay dân miền Nam thì cứ mỗi lần kỷ niệm ngày Thống nhất đất nước là người ta lại nhớ tới mức sống, nền kinh tế hay về nhiều mặt khác, Sài Gòn và miền Nam thời đó so với các nước láng giềng ra sao còn bây giờ thì thế nào, thành ra lại đâm phản tác dụng.

Nói là so sánh bằng cách đánh tráo sự thật bởi vì không thể cứ so sánh với chính mình trong quá khứ chiến tranh hay thời bao cấp, mà phải so sánh Việt Nam với các nước láng giềng chung quanh và thế giới trong thời điểm hiện tại, sau cùng một khoảng thời gian.

Phải nhìn lại Việt Nam bây giờ thống nhất về mặt lãnh thổ thì đã rõ, nhưng đã thống nhất được lòng người hai miền, trong và ngoài nước chưa. Thống nhất nhưng có thực sự độc lập hay luôn bị khống chế, điều khiển từ xa và luôn bị đe dọa bởi Trung Cộng, còn cuộc sống của người dân đã thực sự có hạnh phúc tự do dân chủ hay chưa?

Ăn mừng hoành tráng để mà làm gì khi số tiền hàng chục, hàng trăm tỷ đồng Việt Nam ấy lẽ ra có thể tiết kiệm, làm nhiều việc có ích hơn cho dân. Khi mà người dân đa số vẫn còn phải chạy ăn từng bữa. Khi xã hội vẫn còn đầy dẫy những câu chuyện thương tâm như một em bé học sinh lớp 3 đạp xe đi học về vì đói quá mà loạng quạng ngã xuống mương chết đuối. Một người mẹ vì quá quẫn bách đã thắt cổ chết để chồng con có chút tiền phúng điếu và để địa phương thương tình xét cho gia đình chị vào sổ hộ nghèo, có thể vay vốn làm ăn, vay tiền cho con đi học. Một người bán vé số chỉ vì bị kẻ xấu lừa khoảng 3 triệu đồng (tức chưa đến 150 USD) mà phải tự tử…

Có những ông bố bà mẹ phải ngủ trong ống cống hay bán máu để nuôi con ăn học, có những bệnh nhân phải chết chỉ vì không có nổi tiền đóng viện phí. Những người con Việt phải bỏ nước ra đi làm thuê ở xứ người hay nhắm mắt chấp nhận những cuộc hôn nhân khập khiễng với những ông chồng Đài, Hàn, Trung xa lạ để có chút tiền giúp cha mẹ…

Ăn mừng hoành tráng để làm gì khi cái được so với 60 năm “ngày giải phóng thủ đô” chẳng là gì so với cái mất đi. Với Hà Nội, là mất đi cái hồn của thành phố, nếp sống thanh lịch, tử tế của người Hà Nội xưa cũ. Còn lại một Hà Nội bây giờ tuy to hơn gấp nhiều lần, nhà cửa đường xá xây mới nhiều, hàng hóa phong phú thừa mứa, đời sống của một thiểu số là giàu có hơn hẳn. Nhưng đạo đức xã hội, những giá trị về văn hóa, nếp sống, sự lương thiện tử tế của con người thì xuống cấp trầm trọng.

Mà có riêng gì Hà Nội, đó là tình trạng chung của cả nước sau 40 năm thống nhất! Ăn mừng hoành tráng để làm gì khi mang tiếng là một Thủ đô ngàn năm tuổi, nằm trong số 17 thủ đô rộng lớn nhất thế giới, mà kiến trúc quy hoạch lộn xộn, hệ thống thoát nước kém gây ngập lụt, khói bụi ô nhiễm, giao thông hỗn loạn, hệ thống giao thông công cộng chưa phát triển, nhà nhà mở cửa buôn bán xô bồ… Nói ngắn gọn, Hà Nội vẫn chưa phải là một đô thị đúng nghĩa.

Còn người Hà Nội bây giờ thì thường xuyên tạo nên hình ảnh mất thiện cảm trong mắt du khách nước ngoài cũng như người dân cả nước nhìn vào bởi những thói xấu như hay chửi tục, coi thường khách hàng với những kiểu “bún mắng cháo chửi”, không tôn trọng luật lệ giao thông, rất hay phân biệt vùng miền, phân biệt người Hà Nội gốc với người nhập cư…

Hãy nhìn sang nước Đức cũng vừa mới kỷ niệm 25 năm bức tường Berlin sụp đổ, 25 năm thống nhất, tự do, dân chủ và cường thịnh, họ mới đáng để ăn mừng thật sự.

Nhưng như những kẻ điếc, câm, mù, những người lãnh đạo Hà Nội nói riêng và nhà cầm quyền nói chung vẫn cứ tiếp tục tìm cách phá tiền, hết nghĩ ra kỷ niệm ngày lễ này lại đến dự án xây cái kia làm cái nọ, cái nào cũng hàng trăm hàng ngàn tỷ đồng Việt Nam. Cứ tiêu rồi con cháu đời sau trả, lo gì.
10-10- 2014 3:26:29 PM
Song Chi/Người Việt

Điện thoại, máy tính bảng Trung Quốc liên tục phát nổ

  - 

Chiếc iPad xuất xứ từ Trung Quốc bổng dưng phát nổ khi đang sạc pin ngày ngày 9.10
Chiếc iPad xuất xứ từ Trung Quốc bổng dưng phát nổ khi đang sạc pin ngày ngày 9.10
Gần đây trên địa bàn TP.HCM liên tục xảy ra những vụ nổ điện thoại, máy tính bảng Trung Quốc khiến người dân rất lo lắng khi sử dụng những mặt hàng điện tử có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc.
Mới đây nhất, khoảng 8 giờ sáng ngày 9.10, chị P.T.T.N ngụ quận 4, TP.HCM đang sạc pin chiếc máy tính bảng xuất xứ từ Trung Quốc bổng dưng phát nổ. 
Nghe tiếng nổ, chị N. lại xem thì thấy chiếc máy tính bảng bị vỡ làm đôi, nằm dưới nền gạch, pin phình to. Được biết đây là món quà chị nhận được từ một người bạn người Trung Quốc sang Việt Nam chơi. Chiếc máy tính bảng có thương hiệu Aigo Pad. Mặt sau ghi toàn chữ Trung Quốc.
“Tôi mới cắm sạc pin được 20 phút thì chiếc iPad phát nổ. Cũng may lúc đó tôi đang lau nhà, chứ nếu ngồi gần thì chắc nó văng vào mặt rồi”, chị N. cho biết. 
Sau vụ việc này, chị N. cũng cho biết sẽ không xài hàng điện tử có nguồn gốc từ Trung Quốc và cũng cấm các con chơi máy tính bảng, điện thoại khi đang sạc pin.
Chiếc máy tính bảng phát nổ là mẫu máy tính bảng hiệu Aigo Pad, có thiết kế nhỏ, cầm vừa trong lòng bàn tay. Mặt sau có ghi nhiều chữ Trung Quốc. Khi bị nổ, pin phình to ra. 
Trước đó, chiếc điện thoại Trung Quốc của chị D.T.A (39 tuổi, ngụ đường Tân Chánh Hiệp 07, phường Tân Chánh Hiệp, quận 12, TP.HCM) cũng phát nổ khiến chị bị bỏng đùi phải đi cấp cứu.
Dien thoại iPad Trung Quoc lien tuc phat no hinh anh 1
 Chiếc điện thoại Trung Quốc phát nổ khiến chị T.A bị bỏng đùi. Ảnh TL 
Sự việc xảy ra vào chiều ngày 29.8, khi đang chạy xe máy tới (giao lộ Nguyễn Ảnh Thủ - Tô Ký, quận 12) thì chị nghe tiếng nổ lớn phát ra từ trong túi quần phía chân trái. 
Chị móc điện thoại trong túi và vứt xuống đường. Nhìn lại chị phát hiện chiếc quần của chị bốc cháy, da bị bỏng nên chị được mọi người đưa đến Bệnh viện quận 12 cấp cứu.
Được biết chiếc điện thoại này khoảng dài 15 cm phía trước ghi hiệu Nokia k60, phía dưới pin có dòng chữ Kechaoda - Model K60 - Made in China được chị T.A mua cách đây hơn 5 tháng với giá 600.000 đồng.
Lê Quyết (Tổng hợp)

Sinh viên Hong Kong kêu gọi Chủ tịch TQ cho phép cải cách

Chiếc ô màu vàng, biểu tượng của phong trào bất tuân dân sự ở Hong Kong, tại một nhà vệ sinh ở khu vực diễn ra các cuộc biểu tình.
Chiếc ô màu vàng, biểu tượng của phong trào bất tuân dân sự ở Hong Kong, tại một nhà vệ sinh ở khu vực diễn ra các cuộc biểu tình.
VOA-11.10.2014
Hai tổ chức sinh viên tổ chức những cuộc biểu tình tại Hong Kong đã công bố một thư ngỏ gởi chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, kêu gọi cứu xét cải cách chính trị đối với thành phố này.

Thư ngỏ xuất hiện ngày thứ Bảy trên báo South China Morning Post nói phải qui lỗi cho Trưởng quan Hành chánh Lương Chấn Anh đã gây nên những cuộc biểu tình chống chính phủ trên các đường phố Hong Kong, một lãnh thổ bán tự trị của Trung Quốc, trong hai tuần qua.

Các sinh viên kêu gọi chủ tịch Tập Cận Bình cho phép các cử tri Hong Kong bầu Trưởng quan Hành chánh của họ, nói rằng ông Lương đồng minh của Bắc Kinh và chính quyền của ông này đã nhiều lần làm ngơ trước ý chí của người dân.

Hôm thứ Sáu, con số những người biểu tình lại tăng lên, sau khi nhà cầm quyền huỷ bỏ những cuộc thảo luận dự trù với các nhà lãnh đạo biểu tình. Tin tức cho biết con số những người biểu tình từ hàng trăm người lúc đầu tuần đã tăng lên hàng ngàn người.

Trong khi đó, Đảng Cộng sản Trung Quốc lại cáo buộc Hoa Kỳ đứng đằng sau các cuộc biểu tình đòi dân chủ đã làm tê liệt một phần Hong Kong.

Nhân dân Nhật báo do nhà nước điều hành trong một bài xã luận đang trên trang nhất số xuất bản ngày thứ Bảy nói các giới chức chính phủ Mỹ, các tổ chức phi chính phủ và truyền thông đang tích cực xúi dục một “cuộc cách mạng màu” tại lãnh thổ bán tự trị này của Trung Quốc.
Bài xã luận nói Hoa Kỳ ra vẻ bênh vực dân chủ và nhân quyền, nhưng thực chất là “bảo vệ cho lợi ích của Mỹ và làm suy yếu các chính phủ mà Mỹ xem là không chịu phục tùng.”

Đây được xem là lên án trực tiếp nhất của Bắc Kinh về sự dính líu của Mỹ trong phong trào biểu tình đòi hỏi phải để cho người dân Hồng Kông tự chọn lãnh đạo của họ trong cuộc bầu cử năm 2017.

Hoa Kỳ muốn thấy phổ thông đầu phiếu ở Hồng Kông, nhưng chưa lên tiếng trực tiếp ủng hộ phong trào bất tuân dân sự vốn đang tạo đà lớn mạnh ở Hồng Kông.

Hôm thứ Sáu, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nói rằng ông tin tưởng có thể bảo đảm về sự “ổn định xã hội” của Hồng Kông và Trung Quốc sẽ không thay đổi chính sách “một quốc gia, hai chế độ” trên lãnh thổ bán tự trị này.

Trong cuộc họp với Thủ tướng đức Angela Merkel ở Berlin, ông Lý nói rằng sự ổn định lâu bền của Hồng Kông phải được bảo đảm cho người dân Hồng Kông và cho Hoa lục.
Chiều tối thứ Năm, nhà cầm quyền đã bãi bỏ cuộc nói chuyện với với các thủ lãnh biểu tình, và nói rằng các cuộc đối thoại được dự kiến vào ngày thứ Sáu không thể thực hiện được vì các cuộc biểu tình mà họ xem là bất hợp pháp vẫn tiếp diễn.

Chính quyền thân Bắc Kinh đã tức giận bởi những đe dọa của các thủ lãnh sinh viên sẽ gia tăng các cuộc biểu tình nếu đòi hỏi cải cách bầu cử của họ không được đáp ứng.

Những người biểu tình đòi Trưởng quan Hành chánh Hồng Kông Lương Chấn Anh từ chức, và Bắc Kinh phải rút lại quyết định duyệt xét ứng cử viên của lãnh thổ này trong cuộc bầu cử năm 2017.

Phúc trình về Nhân quyền của Hoa Kỳ viện dẫn các vụ biểu tình ở Hong Kong

Shannon Sant
BẮC KINH—Một phúc trình của quốc hội Hoa Kỳ về Hong Kong đã khơi ra phản ứng mạnh hôm thứ Sáu từ phía chính phủ Trung Quốc, và nước này khẳng định việc phản đối sự can thiệp từ bên ngoài vào nội bộ của Trung Quốc.
Một bản phúc trình về nhân quyền của chính phủ Hoa Kỳ hối thúc các nhà lập pháp Mỹ theo dõi sát những cuộc biểu tình đòi dân chủ ở Hong Kong và tích cực gây áp lực cho Trung Quốc về vấn đề này. Ủy ban Hành pháp Quốc hội về Trung Quốc đã biến Hong Kong thành một trong số 13 đề nghị về chính sách chủ chốt trong bản phúc trình thường niên trình lên Quốc hội. Chính phủ Trung Quốc nói bản phúc trình này bóp méo sự thật.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói Trung Quốc hết sức bất bình về bản phúc trình và kêu gọi ủy ban đình chỉ các hành động gây phương hại cho bang giao Trung-Mỹ. Ông Hồng nói các vấn đề của Hong Kong là nội bộ của Trung Quốc, và không một chính phủ, tổ chức hay cá nhân nào có quyền can thiệp vào.
Ủy ban nói các cuộc bầu cử theo đề nghị của Trung Quốc ở Hong Kong “nêu ra các quan ngại về tương lai của các quyền tự do và nền pháp trị mong manh phân biệt Hong Kong với lục địa Trung Quốc và củng cố cho danh tiếng tài chính và sự thịnh vượng ở Hong Kong.”
Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu cũng đã tham gia kêu gọi đòi dân chủ đầy đủ ở Hong Kong.
Trong một bài phát biểu, Tổng thống Mã đặt câu hỏi vì sao Trung Quốc không cho phép một số người được dân chủ trước và thực hiện những lời hứa hẹn mà lục địa đã đưa ra cho Hong Kong cách đây 17 năm. Ông nói lục địa hứa dân chúng Hong Kong sẽ được đặt dưới quyền hành chính của Hong Kong; Hong Kong sẽ hưởng mức độ cao về tự trị và cuộc bầu cử chức hành chính trưởng quan sẽ được tiến hành theo hình thức phổ thông đầu phiếu. Tổng thống Mã nói nếu Trung Quốc thực hiện những lời hứa này thì các cuộc khủng hoảng hiện nay sẽ xoay theo chiều hướng tốt đẹp hơn.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc đáp lại và nói rằng các cuộc bầu cử đòi dân chủ ở Hong Kong là vi phạm luật pháp và kế hoạch bầu cử do Bắc Kinh đề ra vốn đã là một bước lịch sử hướng tới dân chủ.
Bản phúc trình của Hoa Kỳ về nhân quyền cũng đề nghị Hoa Kỳ ca ngợi các nhà hoạt động cho nhân quyền của Trung Quốc và cung cấp cho công dân Trung Quốc kỹ thuật để tránh sự kiểm duyệt của chính phủ.
Người biểu tình đòi dân chủ ở Hong Kong đã hoạch định một cuộc tập họp lớn cho thành phố sau khi chính phủ Hong Kong hủy bỏ các cuộc đàm phán đã được dự định với những người tổ chức biểu tình.

Báo Trung Quốc: Mỹ âm mưu cách mạng màu tại Hồng Kông

(Dân trí) - Nhân dân nhật báo, tờ báo của đảng Cộng sản Trung Quốc ngày 10/10 đã có bài viết cáo buộc Mỹ đang âm mưu với nhóm Chiếm đóng trung tâm tại Hồng Kông để tìm cách thực hiện một cuộc “cách mạng màu”.

Trung Quốc cho rằng phong trào Chiếm đóng trung tâm tại Hồng Kông do Mỹ thao túng
Trung Quốc cho rằng phong trào Chiếm đóng trung tâm tại Hồng Kông do Mỹ thao túng
Theo tờ Bưu điện Hoa nam buổi sáng buổi sáng của Hồng Kông, mặc dù tờ báo trên trước đây từng có những nhận định tương tự, việc Nhân dân nhật báo đưa bài bình luận lên trang nhất trong phiên bản xuất bản tại nước ngoài cho thấy Bắc Kinh đang đưa những cáo buộc trên lên một cấp độ cao hơn.
Bài viết có tiêu đề “Tại sao Mỹ không bao giờ thấy chán các cuộc cách mạng màu”, khẳng định Washington đang khuấy động những rắc rối chống lại các chính quyền họ không ưa, dưới cái cớ là hỗ trợ các phong trào dân chủ.
Trích dẫn những bài viết chưa được kiểm chứng ở nước ngoài, tờ báo trên khẳng định những lãnh đạo chủ chốt của Chiếm đóng trung tâm đã gặp gỡ với Louisa Greve, phó chủ tịch của Cơ quan hỗ trợ dân chủ quốc gia Mỹ (NED).
Bài viết cũng trích dẫn những bình luận cho rằng Greve có liên hệ với các lực lượng đang đòi độc lập cho Tây Tạng và phong trào Hồi giáo Đông Turkestan.
“Tất nhiên Mỹ sẽ không thừa nhận họ đang thao túng “Chiếm đóng trung tâm”, cũng giống như họ sẽ không thừa nhận việc đang kiểm soát các lực lượng chống Trung Quốc. Họ sẽ hợp pháp hóa các bước đi của mình dưới các giá trị “dân chủ, tự do và nhân quyền””, bài viết bình luận.
Đến nay NED chưa có phản hồi gì.
Bài bình luận được đăng tải sau khi chính quyền Hồng Kông hủy một cuộc đối thoại được lên kế hoạch trước đó với lãnh đạo của phong trào sinh viên biểu tình, sau khi các cuộc tuần hành bước sang ngày thứ 13.
“Cách mạng màu” là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi để miêu tả các phong trào khác nhau tại Liên Xô cũ trong giai đoạn đầu những năm 2000, vốn dẫn tới việc lật đổ chính quyền. Nó cũng được áp dụng cho các cuộc nổi dậy tại Trung Đông.
Trước đó, một bài bình luận trên trang nhất của Nhân dân nhật báo số ra thứ Bảy tuần trước cũng cảnh báo bất kỳ nỗ lực nào để tiến hành một cuộc “cách mạng màu” tại đại lục thông qua Hồng Kông sẽ chết yếu, nhưng không chỉ đích danh Mỹ đứng đằng sau.
Những cảnh báo đầy cứng rắn trên được tờ báo Trung Quốc đưa ra sau khi một ủy ban của quốc hội Mỹ về Trung Quốc khẳng định trong một báo cáo rằng, việc Bắc Kinh hạn chế dân chủ tại Hồng Kông “làm gia tăng quan ngại về tương lai của sự tự do và pháp quyền mong manh, vốn là sự khác biệt giữa Hồng Kông và Trung Quốc đại lục”.
Chủ tịch ủy ban trên, thượng nghị sỹ Sherrod Brown đã kêu gọi Tổng thống Barack Obama trực tiếp gây sức ép với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về vấn đề này.
Thanh TùngTheo SCMP

Trung Quốc ra tối hậu thư với các quan tham trốn ở nước ngoài

Theo AP, nhà chức trách Trung Quốc hôm 10/10 đã kêu gọi các quan chức trốn ra nước ngoài để tránh tội tham nhũng quay về nước trước ngày 1/12 để được hưởng sự khoan hồng nếu không sẽ phải đối mặt với các hình phạt nghiêm khắc hơn.

Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: forbes.com)


Thông báo nói trên được Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Tòa án Tối cao và Viện Kiểm sát Tối cao Trung Quốc công bố, cho biết những ai sẵng sàng quay về nước có thể sẽ được hưởng khoan hồng và thậm chí được miễn tội nếu họ giúp phục hồi những tổn thất tài chính.

Nạn tham nhũng hiện đang lan tràn tại Trung Quốc, và một số lượng lớn các quan chức chính phủ và lãnh đạo các công ty quốc doanh đã bỏ trốn ra nước ngoài để tìm kiếm nơi cất giấu an toàn cho các tài sản phi pháp của họ, do Trung Quốc thiếu các hiệp ước dẫn độ./.
Thứ Bảy, ngày 11/10/2014 - 21:00
Theo Vietnam+

Hồ Chí Minh quay trong Ðèn Cù


Ðèn Cù của Trần Ðĩnh được bán ở Hà Nội với giá 600 ngàn đồng mỗi cuốn; tương đương 25 đô la là giá bản in bán ở Mỹ. Một blogger nổi tiếng kể chuyện chính cô đi mua được một cuốn Ðèn Cù bên lề đường, và được bớt, chỉ phải trả 400 ngàn. Hai cuốn Bên Thắng Cuộc của Huy Ðức cũng được in chui và dân Việt Nam nô nức tìm mua. Vô tình, các ông Huy Ðức và Trần Ðĩnh đã giúp cho nhiều người thêm công việc làm và gia tăng lợi tức. Trong đó chắc phải có nhiều anh chị em công an; vì những vụ làm ăn chui, từ ngành in sách lậu đến buôn bán ma túy, nếu không được công an bảo kê thì ai làm ăn gì được?

Hiện tượng Ðèn Cù cho thấy người dân Việt vẫn khao khát muốn thêm biết thêm sự thật. Ðảng Cộng Sản Việt Nam không muốn dân đọc Ðèn Cù, nhưng họ vẫn cho cán bộ văn hóa mở chiến dịch chỉ trích, quảng cáo cho cuốn sách.

Tuần này, một nhà báo mới từ Anh quốc gọi phỏng vấn tôi về cuốn Ðèn Cù. Nhờ ông là một nhà báo giỏi theo dõi sát, biết rõ dư luận ở Việt Nam hơn, nên nghe ông đặt câu hỏi tôi được nghe mấy thắc mắc của độc giả trong nước về cuốn sách. Thí dụ, có người phê bình rằng Trần Ðĩnh nhớ nhầm về năm, tháng diễn ra trận đánh ở Núi Hồng. Tác giả có thể nhớ nhầm lắm. Một nhà văn ngoài 70 tuổi mới bắt đầu viết kể chuyện đời mình; đến lúc gần 85 tuổi mới cho in, chắc phải có lúc nhớ lẫn lộn. Chính tôi viết mục này, cũng có khi ghép ngày tháng nọ vào một biến cố kia, hoặc nghĩ đén tên người này mà đánh máy thành tên người khác. Ðáng lẽ ra một tác giả như Trần Ðĩnh phải có hai ba thư ký, mỗi người phụ trách tìm tài liệu kiểm soát lại xem trí nhớ của mình có chính xác không. Khi soạn cuốn Ðứng Vững Ngàn Năm, tôi cứ ước mình là một giáo sư đang dạy môn lịch sử. Giáo sư có thể mướn sinh viên tra cứu tài liệu giúp mình! Các em chỉ cần theo lời giáo sư chỉ dẫn mà đi tìm trong thư viện, coi cái gì ông thầy nói đúng, cái gì không chắc chắn. Sẽ tránh được khối chỗ lầm. Ngoài tiền công được nhà trường trả, cuối năm thầy còn cho thêm điểm. Vì ngay việc tìm tòi tài liệu cũng giúp cho các em hiểu biết thêm về nghề nghiên cứu.

Cho nên, nếu trong Ðèn Cù có những chi tiết không đúng, hoặc không chắc chắn, thì chúng ta cứ chờ có người dẫn ra các chứng cớ xác thực hoặc các nguồn đáng tin hơn.

Nhưng ông Trần Ðĩnh không viết lịch sử. Ðóng góp quan trọng của ông không phải là những chứng liệu sử học, mà là kinh nghiệm sống, của một cá nhân đã quan sát và ghi lại những gì thấy chung quanh mình. Nhờ thế mà người đọc bây giờ cũng như các thế hệ sau được biết thêm, hiểu thêm về lịch sử nước ta trong hơn nửa thế kỷ. Tác giả có thể nhớ nhầm vài chi tiết, không quan trọng; vì độc giả biết còn nhiều người sẽ viết về cũng những năm tháng đã qua.

Chẳng hạn, Trần Ðĩnh kể chuyện ông Hồ Chí Minh đã cải trang, tới coi cuộc đấu tố bà Nguyễn Thị Năm, một địa chủ có nhiều công nuôi các cán bộ chủ chốt của đảng Cộng Sản trong nhiều năm, trước khi bị Cộng Sản gán tội địa chủ và đem giết một cách tàn nhẫn. Có người trong nước, chuyên nghiên cứu lịch sử đảng Cộng Sản, nói rằng Trần Ðĩnh viết không đúng. Vì ông ta không bao giờ thấy một tài liệu nào trong lịch sử đảng ghi về sự kiện này.

Nghe xong, tôi phải cố nhịn không bật cười, vì kính trọng cuộc phỏng vấn nghiêm trang của một đồng nghiệp. Nếu ông bạn không gọi sang từ London sang, mà gặp riêng nhau ở chỗ khác, thì nghe kể có người nêu nghi vấn trên chắc tôi đã hỏi ngay, cho cả hai cùng cười: Phán như thế, tức là ông ta muốn nói chỉ những gì do ban nghiên cứu lịch sử đảng Cộng Sản viết thì mới là sự thật, đảng không nói gì tức là bịa, phải không? Nhưng nhịn được cười, tôi đã trả lời rằng: Chuyện ông Hồ có đến xem cuộc đấu tố bà Nguyễn Thị Năm hay không, điều đó không quan trọng lắm. Ðối với lịch sử, điều quan trọng là: “Giết hay Không Giết?”

Nếu chỉ căn cứ vào lịch sử chính thức của đảng Cộng Sản Việt Nam thì trong đời tư của Hồ Chí Minh không hề có nhân vật nào tên là Nông Thị Xuân, Ngay cả bà vợ Tăng Tuyết Minh cưới nhau ở Quảng Châu cũng không được phép hiện diện trên trái đất, như ký giả Kim Hạnh làm chứng. Cô chỉ đụng tới chuyện đó là bị cách chức ngay. Nhưng các chi tiết trong cuộc đời Hồ Chí Minh, như chuyện ông đã đổi tên bao nhiêu lần; ông bị Stalin nghi là không thật sự cộng sản; hoặc đời sống tình dục của ông thế nào, ông người Nghệ An thật hay là một người gốc Hẹ, vân vân; những chi tiết đó cũng không cần bàn nhiều quá. Ðối với nhân vật lịch sử này, điều quan trọng nhất là ông ta đã làm gì để cho nước Việt Nam bây giờ phải sống trong một xã hội đạo lý suy đồi, tham nhũng nhơ bẩn, kinh tế lạc hậu, thua kém các nước chung quanh?

Ông Ðoàn Duy Thành, nguyên phó thủ tướng chính phủ Hà Nội, khi bàn về những sai lầm của cuộc “Cải Cách Ruộng Ðất,” đã kết luận rằng nó “đã để lại hậu quả lâu dài cho dân tộc, cho đất nước, là sự hận thù, sự lừa dối, xảo trá, vu khống như: tố điêu, ép cung, bịa chuyện... gây tai họa cho bao gia đình, làm nát đi những truyền thống tốt đẹp về gia đình, họ hàng, làng xóm, mà cha ông ta đã dày công xây dựng hàng nghìn năm.” Với thành tích phá ruỗng nền tảng đạo đức của ông cha, thì chuyện đời tư ông Hồ ra sao, ông có mấy vợ hay nhân tình, đều chỉ là chuyện nhỏ.

Bên cạnh tội phá hủy di sản tinh thần dân tộc, ông Hồ còn dựng lên một guồng máy chuyên chế, dành độc quyền kinh tế và chính trị riêng cho đảng mình; chính bộ máy đó gây nên tình trạng chậm tiến cho dân tộc. Bác Sĩ Phạm Hồng Sơn nhận xét: “Khi cầm quyền, cụ Hồ đã để cho chính phủ của cụ tạo ra nhiều tiền lệ cầm quyền độc đoán, nhẫn tâm, phi dân chủ hay dân chủ giả hiệu, có thể nói lớn đến mức mà vết hằn sâu của nó đến nay vẫn còn hiện rõ trong cả hệ thống chính quyền hiện thời.” Bác Sĩ Phạm Hồng Sơn không cần phải kể chi tiết. Riêng cảnh bao người dân lương thiện bị bắt vào trong đòn công an rồi chết cũng đủ thấy di sản của chế độ do Hồ Chí Minh dựng lên kinh hoàng thế nào.

Trước những tội lớn trong cuộc Cải Cách Ruộng Ðất, chúng ta thấy những chi tiết, như Hồ Chí Minh có đi xem cuộc đấu tố bà Nguyễn Thị Năm hay không, chẳng còn quan trọng nữa! Ðiều quan trọng là: “Giết hay Không Giết?” Về những cuộc đấu tố giết oan mấy trăm ngàn “địa chủ,” cựu Ðại Tá Phạm Quế Dương nhận xét: “Cụ Hồ... kêu gọi ‘Tuần Lễ Vàng’ để lấy tiền. Ðáng lẽ, ông phải cảm ơn người ta mà ông quay lại đánh người ta. Chuyện đó đáng để lịch sử lên án.” Ðảng Cộng Sản bây giờ vẫn hô hào “học tập đạo đức cách mạng” của của Hồ Chí Minh, chắc họ không nhớ ông Hồ giải nghĩa đạo đức cách mạng là gì. Ông nêu đức tính duy nhất cho các đảng viên học tập, là phải hoàn toàn theo lệnh đảng, đảng bảo làm gì thì cứ thế làm theo. Chế độ độc tài gây ra bao tai họa cho dân tộc. Trong thế giới loài người bây giờ còn ai muốn trẻ em học thứ đạo đức đó hay không?

Nghĩ lại, thì vị nào trong ban nghiên cứu lịch sử đảng đã nêu ra nghi vấn trên chắc chỉ nói cho xong bổn phận của mình thôi, chưa chắc ông ta đã nghĩ kỹ trước khi lên tiếng. Khi biết Ðèn Cù mới xuất bản, chắc ông Tô Huy Rứa đã ra lệnh cấp dưới phải mở ngay một cuộc càn quét để tiêu diệt uy tín của cuốn sách và tác giả. Những vị “ăn cơm chúa múa tối ngày” bèn làm theo chỉ thị. Thế là, mỗi ông mỗi bà được phát Ðèn Cù đem về đọc, bới lông tìm vết thấy chỗ nào đánh được thì đánh. Viết xong, nộp bài cho đủ chỉ tiêu; sau đó mới ngồi đọc lại, cười khúc khích với nhau. Làm việc như vậy cho nên mới có người đưa ra thứ lý luận “chuyện này ban nghiên cứu lịch sử đảng không nói gì cả, tức là nó không có thật.” Nói như vậy, mà không cần biết người dân nghe sẽ bật cười như thế nào! Họ biết dân sẽ cười bể bụng, nhưng không quan tâm. Vì đằng nào cũng vậy, lâu nay dân Việt Nam còn tin những gì họ viết đâu mà mình phải cố gắng tìm tòi, suy nghĩ, hại sức khỏe?

Ðó cũng là cách suy nghĩ và làm việc của quý vị đã mở cuộc triển lãm về“Cải Cách Ruộng Ðất,” rồi phải đóng cửa ngay. Ðó cũng là tác phong của mấy ông bà làm cuốn phim lịch sử chỉ có hai ba người mua vé vào coi. Hôm qua, thành phố Hà Nội mới tổ chức kỷ niệm 60 năm “Ngày Giải phóng Thủ đô” với hơn 3500 quan chức đại biểu tham dự tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia. Một bạn đọc từ trong nước cho tôi biết hơn 30 chỗ bắn pháo hoa tưng bừng. Trước đó mấy ngày, mấy ông bà “lãnh đạo” đã cải chính về tin hủy bỏ bắn pháo hoa vì dân than phiền tốn tiền vô ích. Ðã lỡ mua pháo rồi, tiền hối lộ của nhà bán pháo đã bỏ túi rồi, làm sao hủy bỏ được? Dân Hà Nội có một đêm coi pháo bông thỏa thích, vừa coi vừa chửi. Nhưng quý vị “lãnh đạo” đâu cần biết thằng dân nó nói cái gì!

Tại sao họ hành động như vậy? Vì họ biết ngày tan hàng rã ngũ đang tới gần, ngày càng gần hơn. Tiếp tục “múa tối ngày” như trong cái đèn cù, còn được ngày nào hay ngày đó.
10-10-2014 5:51:59 PM
Ngô Nhân Dụng
Theo Người Việt

Tính ưu Việt của kim chi

Đề tài hội thảo đón mừng kỷ niệm ngày “Giải phóng Thủ đô.”

Bùi Lộc (Danlambao) - Sau chiến thắng Điện Biên Phủ vang dội, bắt buộc thực dân Pháp phải ký kết Hiệp định đình chiến Genève chia đôi đất nước ngang qua Vĩ tuyến 17 lấy Sông Bến Hải làm ranh giới phân chia Nam Bắc, hai bờ Quốc, Cộng.

Ngày 10 tháng 10, 1954, đoàn quân chiến thắng hiên ngang, kiêu hùng tiến vào giải phóng Thủ đô Hà Nội cũng là lúc gần một triệu người rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn, quê cha đất tổ hối hả xuống tầu há mồm trốn chạy vào Nam. Theo sự đánh giá và ước tính của công luận, nếu được tự do không bị Vẹm ngăn chặn như những gì được quy định trong bản Hiệp định thì ít nhất phải một triệu người nữa đã có thể may mắn ra khơi xuôi Nam để tiếp tục làm thân nô lệ cho bọn tư bản bóc lột...

Những người còn ở lại hồ hởi với cuộc sống mới. Nhưng không phải ai cũng được thỏa mãn giấc mơ này đâu. Để xây dựng xã hội chủ nghĩa “ưu Việt” như “Kim chi,” thì trước tiên phải tẩy rửa hết (clean up) những thành phần bóc lột, rác rưởi dơ bẩn, có nợ máu với nhân dân không xứng đáng và theo thống kê chính thức của đảng thì có 170.000 sinh mạng địa chủ hoặc bị bắn, bị chôn sống, hoặc chôn tới cổ rồi cho trâu cầy, hay trói vào cột cho bần cố nông hạch tội, xỉa xói, lấy gậy, lấy cây đập lên đầu, phơi nắng, cho ruồi bu, kiến đốt tới chết. Chết kiểu này đau đớn hớn bị bọn IS cắt cổ. IS cắt cổ tuy quá khủng khiếp nhưng lại chết nhanh hơn, qua Chiến dịch Cải cách ruộng đất mà đảng ta vừa cho triển lãm tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Hà Nội tưng bừng khai trương vào ngày 8.9.2014, nhưng đã phải đóng cửa vội chỉ sau hai ngày vì dân oan mất nhà, mất đất đến biểu tình trước cửa.

Năm nay, để đón mừng nhân kỷ niệm ngày giải phóng thủ đô, đảng ta vô cùng sáng suốt đã cho tổ chức “Hội thảo Tính ưu Việt của Kim chi.”

Kim chi là một món ăn của Hàn Quốc. Trước khi công nghiệp hóa theo mô hình kinh tế tư bản Tây Âu, Hàn Quốc là một đất nước nghèo nàn, đất cầy lên sỏi đá, tuyết phủ quanh mùa đông. Vào mùa nắng ấm, họ tranh thủ trồng cải bắp thảo. Một phần ăn tươi, phần lớn còn lại họ dùng những chiếc chum sành lớn muối dưa với ớt bột mầu đỏ, đậy nắp kín để ngoài trời mặc cho tuyết phủ làm thức ăn quanh năm cũng giống nông dân Miền Bắc Việt nam nén cà, muối dưa cải hay xu hào trong những chiếc vại sành lớn làm thức ăn chiến lược. Địa chủ thường cho lực điền, những người làm công ăn cơm với loại thức ăn này để tiết kiệm tiền chợ. Một trong những hình thức bóc lột bần cố của địa chủ, sẽ bị tính sổ và đấu tố trong đợt cải cách ruộng đất sau này. Món Kim chi này được người Hàn Quốc ăn từ nhỏ, thành thói quen, nếu xa nhà lâu ngày không ăn thấy nhớ.

Ông Tô Văn Động, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, được đảng cho tổ chức hội thảo về Tính ưu Việt của Kim chi, có lẽ đảng ta đã ý thức được sâu sắc mối liên hệ khăng khít giữa Kim chi và Xã hội chủ nghĩa vì cùng mang tính “ưu Việt”.
Những anh em bên thua cuộc qua thời gian cải tạo sau 75 chắc hẳn còn nhớ bài học “Tính Ưu Việt của Xã hội chủ nghĩa.”

Sau khi học hết về sự xấu xa bóc lột của chủ nghĩa tư bản, những dòng thác cách mạng. Được cách mạng chỉ ra cho bọn chúng đang giãy chết. Được đảng và nhà nước khoan hồng cho cải tạo, chỉ đánh kẻ chạy đi chứ không đánh kẻ chạy lại. Qua đó liên hệ bản thân về những tội lỗi trong thời gian làm tay sai cho thực dân mới Mỹ Ngụy, cầm súng chống lại cách mạng và nhân dân và đi tới niềm hối hận sâu xa, quyết tâm hoán cải mong được mau chóng trở thành con người mới, con người của chủ nghĩa xã hội “ưu Việt” để sớm được đảng và nhà nước khoan hồng, phóng thích cho về sum họp với gia đình vợ con, tham gia lao động xây dựng đất nước chứ không phải để “vượt biên.”

Nhưng sau khi được đảng và nhà nước phóng thích, vừa về đến nhà đầu óc lú lẫn hay quên không nhớ đến những gì đã học, lại bị những phần tử xấu xúi giục vượt biên. Phần nghe bùi tai, phần vì ngày ngày vào rừng kiếm củi không sao mua nổi lon gạo, nên đành nhắm mắt đưa chân xuống ghe và may mắn tạt vào được Mã Lai. Sau đó được bọn đế quốc đưa về nước của bọn chúng để bóc lột tiếp.

Ngoài những giờ bị bóc lột, lại dành thì giờ theo dõi những tiến triển trong công cuộc toàn dân đang hồ hởi xây dựng xã hội ưu Việt nơi quê nhà. Nhưng thật trớ trêu, xã hội ưu Việt thế mà người ta vẫn không muốn sống mà lại cứ muốn trốn, muốn bỏ nước ra đi. Thật lạ không ai hiểu nổi. Gặp bạn cũ hay bất cứ người nào quen biết cũng nói: “Thiệt may mắn mình đi chuyến đầu lọt ngay.” Cũng có người nói mình chưa qua cửa Cần Giờ đã bị túm hay mình lần thứ hai mới lọt... Đi không lọt, tù lại, rồi lại đi nữa, thoát sau hai lần, lần ba. Có người sau cả năm sáu lần mới thoát. Nhưng cũng có người sạt nghiệp vẫn không sao lọt được. Đúng là một 'lũ ngu', không nhận ra sự ưu Việt của xã hội chủ nghĩa để mà sống lại cứ muốn trốn đi cho người ta bóc lột.

Ngày nay Hàn Quốc là một trong những con rồng của Á Châu, xe hơi, xe cơ giới hiệu Hundai xuất hiện khắp thế giới. Ngay cả Thủ đô Tel Avis của Do Thái, những chiếc xe cần trục, xe bang, xe ủi đất hiệu Hundai người ta cũng sử dụng để làm đường. Ai có tiền cũng muốn mua được cái TV thu hình Samsung lớn, với màn hình mỏng, màu sắc tuyệt vời, đường nét rõ ràng, âm thanh trong và ấm, chưa kể đến những chiếc điện thoại cá nhân, tủ lạnh hấp dẫn bắt mắt của Hàn Quốc, xứ sở của Kim chi.

Sau 40 năm tại Miền Bắc, và 60 năm cả nước xây dựng xã hội chủ nghĩa ưu Việt đã phải thanh toán 170.000 địa chủ và tiêu phi khoảng 4 triệu sinh mạng thanh niên trong 20 chiến tranh Nam Bắc mà Tiến sĩ Nguyễn Thị Liên Hằng gọi là Cuộc chiến của Hà Nội (Hanoi’s War), để đạt được ngang tầm với Kim chi. Vậy phải bao lâu nữa mới đạt tới sự ưu Việt của những thành phẩm Hundai, Samsung, chưa kể đến sự Ưu Việt của ngôi sao điện ảnh như Son Ye Jin, Lee Min Ho, Ji Sub, Jeon Do-Yeon... khiến “teens” Hà Nội đang mê mệt.

Khi hay tin có buổi hội thảo này mình tưởng chuyện đùa giai chứ ai lại đi hội thảo Kim chi để đón mừng ngày kỷ niệm giải phóng thủ đô vì món Kim chi cũng cỡ dưa cải Việt Nam thôi có khác là dưa cải Việt Nam chưa đóng hộp xuất khẩu, chứ có cái gì đâu mà ưu Việt, ăn vào toét cả miệng ra, mắt thì đổ ghèn. Nhưng hỏi Google thì có nói đến cuộc hội thảo này thật.

Nghĩ mãi mới ra có lẽ đảng thích chơi chữ thôi, cũng giống như đế quốc sừng sỏ, máy bay lên thẳng, hội chữ thập (thánh giá) đỏ, ăn uống vô tư, cơ hội mưa v.v… riêng cái khoản “cơ hội mưa” này thì hầu hết xướng ngôn viên của mấy đài truyền thông tại Houston đều vướng phải cũng giống như bị vướng virus Ebola rất khó trị dứt.

Không nhẽ lại đi tổ chức hội thảo; “Tính Ưu Việt Cách mạng Dù” của sinh viên Hồng kông đang đòi tự do bầu cử thì kỳ quá, hay hội thảo về Trận chiến Điện Biên Phủ lại sợ không có người tham dự giống như cuốn phim “Sống cùng Lịch sử”, bán vé chẳng ma nào mua; hay hội thảo “Sự ưu Việt của quân dân ta đã đánh tan Đế quốc mới Mỹ sừng sỏ nhất thời đại” thì nó lại không bán máy bay P-3C Orion cho cũng kẹt. Thôi thì ta cứ Hội thảo "Tính ưu Việt của Kim chi" để chuẩn bị đón mừng ngày giải phóng thủ đô thấy cũng rất ổn thôi không có gì phải thắc mắc cả. Thực ra mà nói tính Ưu việt xã hội chủ nghĩa của ta cũng rất xứng đáng ngang tầm với tính ưu Việt của Kim chi thật, vì ta sắp làm được con ốc để lắp rắp TV Samsung rồi.

Giải mã huyền thoại những anh hùng cộng sản

Đại Nghĩa (Danambao) - “Người Việt Nam chúng ta hôm nay và trong chế độ này là một cộng đồng thiếu trung thực vì chúng ta đã sống trong một môi trường dối trá quá lâu. Chung quanh chúng ta là guồng máy dối trá khổng lồ từ trường học, báo chí, đài phát thanh, truyền hình đến cả một hệ thống quyền lực từ trên xuống dưới được điều hành bằng sự dối trá”. (ĐanChimViet online ngày 23-9-2012)

Mở đầu bài viết này tôi đã mượn lời của nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn, một cựu tù nhân lương tâm, là đầu tàu của một gia đình đấu tranh vì dân chủ, tự do cho Việt Nam mới có đủ nhận thức trung thực về chế độ dối trá của CSVN trước khi tôi trình bày về những huyền thoại anh hùng dối trá của họ.

Chính vì sự dối trá được chủ đạo trong tuyên truyền nên đã “sáng tác” chuyện “anh hùng ma” Lê Văn Tám, để cổ vũ, dụ dỗ và lừa gạt những trẻ thơ nhẹ dạ cả tin đi vào chỗ chết. Đây là một sự lừa dối giết người dã man.

Giáo sư sử học Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đã nói rõ việc dựng chuyện huyền thoại ma này:

“Trong một cuộc họp báo vào tháng 2 năm 2005 tại Hà Nội, giáo sư Phan Huy Lê nhớ lại:

“Tôi còn một món nợ với anh Trần Huy Liệu mà đến nay chưa trả được. Đó là lúc anh Liệu làm Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền (sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, THL làm BT Bộ Tuyên truyền và Cổ Động), anh THL tự viết về nhân vật Lê Văn Tám, một thiếu nhi tự tẩm xăng vào người và chạy vào đốt kho xăng giặc Pháp ở Thị Nghè.[..] Lúc sáng tác ra câu chuyện Lê Văn Tám, anh Liệu có nói với tôi rằng: ‘Bây giờ vì nhiệm vụ tuyên truyền nên tôi viết tài liệu này, sau này khi đất nước yên ổn, các anh là nhà sử học, các anh nên nói lại giùm tôi, lỡ khi đó tôi không còn nữa”. (Wikipedia tiếng Việt online ngày 29-9-2014)

Dưới chế động cộng sản ai cũng biết rằng mọi sự đều gian dối và lừa đảo. Ngay cả trong lịch sử mà cũng bị họ tuyên truyền bóp méo và lừa dối; theo giáo sư sử họcHà Văn Thịnh thì chỉ có 30% thật còn lại 70% giả. Do vậy mà môn sử ngày nay thầy không muốn dạy vì bắt phải nói dối và trò không muốn học vì phải nghe thầy nói dối, vì thế cho nên phim “Sống cùng lịch sử” không có người xem là không có gì lạ. Chỉ có cái lạ là cho đến ngày hôm nay người cộng sản còn mơ chưa biết mình nói dối, cho nên vẫn tiếp tục nói dối một cách tự nhiên.

Giáo sư Hà Văn Thịnh nói về anh hùng Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai trong phim “Sống cùng lịch sử” như thế nào?

“Chẳng hạn, đến bây giờ mà vẫn còn lấy biểu tượng lấy thân mình lắp lỗ châu mai làm một trong những bản anh hùng ca chính thì thật khó chấp nhận.

Cho dù anh hùng Giót đã làm nên điều phi thường trong chiến tranh, khoa học và thực nghiệm nói không với huyền thoại đó.

Bao nhiêu con người mới lắp cho vừa cái lỗ châu mai? Lỡ có ‘lấp’ xong rồi, kẻ địch có thể chẳng nhọc nhằn gì mà chỉ cần gạt cái xác sang bên rồi bắn tiếp? Tại sao đã có gan, có trí bò đến tận lỗ châu mai mà lại quên đem theo trái lựu đạn vì chỉ một lần nổ thôi là lô cốt địch tắt lửa lặng câm. Không ai chấp nhận nỗi một người có đủ trí và dũng lại phải hy sinh thân mình cho việc ‘lấp’ (nếu như có thể) trong vài giây, một ổ hỏa lực có ý nghĩa sống còn”. (Motthegioi online ngày 22-9-2014)

Cụ nhạc sĩ Tô Hải, một nhà cách mạng lão thành tự nhận đã từng “dối mình và dối người” trong tuyên truyền, sau “55 năm miệng bị lắp khóa kéo” mới “hết hèn” và nói lên được sự nhận định của mình về cái huyền thoại Phan Đình Giót như sau:

“Nói thật, một người lấy thân mình bịt lỗ châu mai thì ai mà học quân sự đều biết ở phía trong chỉ cần đẩy một cái, là cái xác đó rớt xuống và lại bắn tiếp tục thôi chớ làm gì người đã chết rồi mà còn bịt được lỗ châu mai”. (ĐoiThoai online ngày 7-6-2009)

Về huyền thoại anh hùng Tô Vĩnh Diện lấy thân mình chèn pháo thì cụ Tô Hảinói rõ:

“Tôi có bằng chứng của những người ở ngay cùng đơn vị, cùng tiểu đội đó với Tô Vĩnh Diện, thì đó là một tai nạn. Anh đó bẻ càng, nhưng mà bẻ cái càng trong lúc kéo pháo lên chứ không phải lao xuống dốc. Kéo lên thì đáng lẽ anh đó đánh tay càng về bên trái thì anh lại đánh cái càng về bên phải cho nên nó mới tuột, nó đè phải anh ấy, chớ không phải anh ấy lấy thân anh để chèn cái khẩu súng, chèn cái khẩu pháo. Thì đấy là cách mà báo chí ở cái xã hội này ‘nói dzậy mà không phải dzậy”. (ĐoiThoai online ngày 7-6-2009)

Có một dạo những cái loa tuyên truyền của đảng CSVN thổi phồng giai thoại anh hùng Nguyễn Văn Trỗi thực hiện cuộc đánh bom nhằm vào Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ McNamara, nhưng không thành. Cụ Tô Hải nhận định về anh hùng này như sau:

“Chuyện anh hùng Nguyễn Văn Trỗi, anh hùng thì có nhưng mà người ta cứ thêu dệt ra thêm, nó không khoa học”.(ĐoiThoai online ngày 7-6-2009)

Một câu chuyện tôi chưa từng nghe thấy, nhưng bỗng dưng gần đây báo Dân Trílại dựng lên “Chân dung nữ du kích từng mưu sát Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu” một cách khôi hài rẻ tiền vì “người nổ” mà súng… không nổ (?) Bà con ai biết chuyện này xin dặm mắm thêm muối dùm cho nó hùng tráng hơn.

“Tháng 9/1970, vị Tổng thống bù nhìn (*) chính quyền Sài Gòn-Nguyễn Văn Thiệu đã có một lần thoát chết trước nòng súng của nữ du kích Trịnh Thị Thanh Mão. Hiện chị Mão đang ở làng Hà Xá, xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị…

Thấy cơ hội ngàn năm có một đã tới, chị nhanh nhẹn quàng chiếc áo mưa, chen vào đám đông rút súng nhằm vào Tổng thống Thiệu bóp cò. Cạch, cạch 2 phát nhưng súng không nổ

“Tiếc thật nếu sau cái bóp cò đó súng nổ thì Thiệu đã tiêu rồi” (!?) (DanTri online ngày 30-4-2011)

Với cái trò ma giáo sở trường, CSVN tung hình ảnh tuyên truyền bịp bợm giàn dựng cảnh người tù binh Mỹ to con bị cô du kích Việt cộng bé nhỏ dí súng áp giải đi một cách “ngoan ngoãn” để chứng tỏ nhân dân thế giới thấy tuy bé nhỏ nhưng cộng sản vẫn kiên cường còn người Mỹ cao lớn thì chỉ là “Mỹ giấy”. Tìm thấy viên phi công Mỹ rớt máy bay ở xã Hương Phong (Hương Khê-Hà Tĩnh) giữa rừng gần biên giới Lào, ấy thế mà có sẳn một nhà báo để chụp hình và ngay cả một ủy viên Trung ương ở đấy để làm thơ (?)

“Viên phi công đó giơ hai tay xin đầu hàng. Nghe được tiếng súng, mọi người chạy đến, trói tay viên phi công cao lớn…

Thấy o Lai là người nhỏ nhất trong tiểu đội thanh niên xung phong xã và cũng là người phát hiện tên giặc lái, mọi người đã đề nghị để o Lai giải viên phi công lên huyện. Trong thời điểm đó, nhà báo Phan Thoan bấm máy ghi lại khoảnh khắc lịch sử ấy…

Nhìn nó, nhà thơ Tố Hữu đã xuất khẩu liền bốn câu thơ:

O du kích nhỏ giương cao súng
Thằng Mỹ lênh khênh bước cúi đầu
Ra thế to gan hơn béo bụng
Anh hùng đâu cứ phải mày râu”.

(TuoiTre online ngày 23-4-2014)

Trong chiến tranh cộng sản muốn động viên sự tham gia của mọi tầng lớp nhân dân, càng nhiều càng tốt nên họ cố dựng ra những huyền thoại anh hùng thiếu nhi, thanh niên, phụ nữ và cả những người sắc tộc thiểu số như “anh hùng Núp”. Thời bấy giờ họ luôn rêu rao, khoác lá “ra ngõ gặp anh hùng”, nhưng tiến sĩ Hà sĩ Phuđã lột trần huyền thoại những loại anh hùng này như sau:

“Thật đáng khôi hài đến chảy nước mắt. Tự nhận: ‘ra ngỏ gặp anh hùng’ mà các anh hùng cứ lúng búng trong xó bếp vậy sao?...

“Anh hùng ‘Núp’ nay sinh nhiều con cháu
Núp cột đền rình phạt xe đi
Núp bác Hồ, núp Mác núp Lê
Núp? ‘16 chữ vàng’ quỷ quyệt
Núp chủ nghĩa, núp nhân dân… kiếm chác!”

(ĐoiThoai online ngày 13-12-2007)

Người cộng sản chuyên đạo diễn và đóng trò, tuy nhiên bị tổ trác khi dựng phim “Sống cùng lịch sử” chẳng ai coi vì ngày nay người ta còn lạ gì trò bịp bợm của họ nữa, nhất là sự thêu dệt về cái chiến thắng thần thánh Điện Biên Phủ và “anh hùng” Võ Nguyên Giáp.

Võ Nguyên Giáp đã nằm xuống nhưng chưa được nghĩ yên vì những kẻ lợi dụng tô hồng chuốc lục ông ta để kinh doanh trục lợi, hết dựng phim 21 tỷ, người ta lại đang dự trù bỏ ra “Hơn 100 tỷ đồng xây đường vào nhà lưu niệm Đại tướng” (VNexpress online ngày 7-10-2014) để kiếm chác trong khi trẻ con miền núi phải đu dây qua sông đến trường học.

Vị tướng quân này khi còn sinh thời cũng đã bị thất sủng cùng một lúc với thần tượng Hồ Chí Minh sau Đại hội 9. Trong “Đèn cù”, tác giả Trần Đĩnh đã kể rõ sự nhu nhược của một anh hùng huyền thoại được thêu dệt, nên cuối cùng:

Khương Hữu Dụng kể khi làm việc tái bản tập thơ ‘Ta đi tới’ của Tố Hữu, anh rất ngạc nhiên khi thấy Tố Hữu gạch chéo chữ thập lên khổ thơ ‘Hoan hô đại tướng Võ Nguyên Giáp’ rồi nói ‘Bỏ đi, người này hết vai trò lịch sử rồi. (Đèn cù trang-234)

Tướng Võ Nguyên Giáp đã bị tước hết binh quyền, chức tước, ngay cả bị loại ra khỏi Bộ Chính trị đảng CSVN. Trong “Bên thắng cuộc” quyển II của nhà báo Huy Đức cũng có nói về cái anh hùng Giáp này khi còn sống “hèn” như thế nào mà khi chết rồi thì thêu dệt khóc thương chẳng khác chuyện cải lương.

“Cụ Võ Nguyên Giáp cay đắng: ‘Đến một vị tướng đã đánh thắng Điện Biên Phủ mà người ta vẫn vu cho là con nuôi của mật thám Pháp”. (BTC.II - trang 136)

Ông Võ Viết Thanh nói: ‘Nếu tôi cứ nghe lời khuyên, kết luận giống như bản báo cáo của Nguyễn Đức Tâm, thì tôi sẽ được thăng chức, đề bạt nhưng rồi tôi lại phải dấn vào bước thứ hai là ra lệnh bắt oan Tướng Trà và Tướng Giáp. Làm thế, thì lương tâm sẽ giết dần, giết mòn tôi”. (BTC.II - trang 140)

“Năm 1977, Tướng Giáp thôi chức Bí thư Quân ủy Trung ương, theo Điều lệ mới, chức vụ này thuộc về TBT. Năm 1980, ông phải giao chức Bộ trưởng Quốc phòng cho Đại tướng Văn Tiến Dũng. (BTC.II - trang 173)

Có lần ông Thọ nói ông còn để cái đầu ông Giáp trên cổ là đã may lắm”. (BTC.II - trang 174)

Năm 1983, Đại tướng Võ Nguyên Giáp được giao kiêm nhiệm chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về sinh đẻ có kế hoạch trong khi Tố Hữu vào BCT giữ chức Phó thủ tướng thường trực. Dân gian truyền nhau: ‘Nhà thơ làm kinh tế/Thống chế đi đặt vòng”. (BTC. II - Trang 175)

Sau cùng, là giải mã huyền thoại thần tượng Hồ Chí Minh. Cuộc đời hoạt động chính trị của ông ta thì đã được nhiều người thổi phồng hết giấy mực rồi; nhưng những bậc thầy của ông ta như Lenin, Stalin cũng đã bị lôi đầu xuống rồi. Tôi xin lược kể một vài chuyện “thâm cung” về những ngày hết thời của “ông cụ”. CụNguyễn Văn Trấn, một nhà cách mạng lão thành kể lại trong hồi ký “Viết cho mẹ và Quốc hội” nói lên cảnh thần tượng hết thời bị thất sủng, chỉ ngồi chơi xơi nước như sau:

“- Tao nói cho mầy nghe nha, Bùi Công Trừng nói tiếp, về chuyện lão già Hồ Chí Minh. Tao nghe thằng Thọ âm mưu lật đổ ông già, và lấy Nguyễn Chí Thanhthay. Ông lão chỉ còn làm người chuyên nghiên cứu lý luận Mác-Lênin. Chuyện nước giao cho Nguyễn Chí Thanh…

Mày coi, coi có tội nghiệp không. Đồng chí HCM muôn ngàn kính mến của chúng ta bận bộ đồ lụa gụ, chủ trì hội nghị mà hay day mặt ra sân. Có lỗ tai nhưng tự nhiên nó phải hứng những lời công kích mạt sát Liên xô. Khi chướng tai quá quay vô, đưa tay để nói, thì thằng Thọ lễ phép Bắc Hà: ‘Bác để cho anh em nói đã mà’. Tao đếm lão Hồ, đưa tay mấy lần, lần nào thằng Thọ cũng kịp ngăn. Cuối cùng ông cũng cho hội nghị nghe, ông nói ca dao bằng tiếng khóc:

‘Khi thương trái ấu cũng tròn, khi ghét bồ hòn cũng méo’.

Và ông nói xụi lơ: ‘thấy lợi người ta cho tên lửa vô; thấy bất lợi người ta rút ra. Có chi mà!” (VCMVQH - trang 328)

Hồ Chí Minh theo sự nhận xét của cựu Đại tá QĐND Bùi Tín, cựu Phó tổng biên tập báo Quân Đội Nhân Dân và báo Nhân Dân trong lần trả lời phỏng vấn của Pv Trà Mi đài RFA thì:

“Tôi nghĩ tuổi trẻ cần phải biết rõ là ông Hồ trong hoạt động cách mạng có sai lầm lớn là giả dối nhiều lắm. Một ví dụ đơn giản là ông ta tự viết ra quyển sách nói về tiểu sử của mình, ký tên là Trần Dân Tiên… trong đó còn ghi là HCM không có vợ con, suốt đời chỉ nghĩ đến dân tộc, thế nhưng thật ra, ông ta có nhiều vợ

Rồi sau này, khi ông về Hà Nội rồi, người ta cũng biết chính ông Trần Quốc Hoànbố trí cho ông một cô tên là Nông Thị Xuân, hằng tuần lễ vào gặp ông, và ông Hồ đã có con là anh Nguyễn Tất Trung nay đã hơn 50 tuổi”. (RFA online ngày 19-5-2007)

Gần đây trong “Đèn cù” của Trần Đĩnh, một người đã từng viết tiểu sử của HCM cho chúng ta thấy rõ tư cách và đạo đức của ông Hồ quá tệ chớ không phải như đảng CSVN ca tụng và bảo trẻ con học theo đạo đức bác Hồ, ông ấy có đạo đức đâu mà học.

Ông Hồ Chí Minh đã lấy con nuôi là Nông Thị Xuân đẻ ra Nguyễn Tất Trung mà không dám nhận vợ, nhìn con. Nhất là cái chết của cô Xuân ai cũng biết do Trần Quốc Hoàn giàn dựng để ém nhẹm hủ mắm của thần tượng.

“…Tôi bất thần nhớ tới cô Xuâncô ‘con gái nuôi của Bác’. Hỏi mấy người đứng tuổi nom có vẻ quen từ trên rừng. A, cô Xuân ấy hả?- Lấy chồng rồi. Chồng lái xe. Nhưng chết rồi!- Ố, sao trẻ thế mà chết?- Về quê Cao Bằng bị ô tô đè…” (Đèn cù trang 183)

Huyền thoại Hồ Chí Minh được triết gia Trần Đức Thảo “Giải mã lãnh tụ” một cách sâu sắc, rõ ràng qua nhiều trang sách “Trần Đức Thảo Những lời trăng trối”, ông đã mô tả con người… Hồ Chí Minh như sau:

“…‘ông cụ’ đã lần lượt ăn ở với nhiều phụ nữ một cách nghiêm túc, từng đã chính thức lập gia đình, từng đã có con ở Âu, ở Á. Nhưng ‘ông cụ’ vì đã cuồng vọng chính trị, mà phải chứng tỏ mình là người thanh khiết, thanh cao, có đức độ ‘cách mạng’ (cách mạng có cấm ai lấy vợ đâu!...) nên ‘ông cụ’ đã phải phủi tay từ bỏ tất cả vợ con!” (TĐT.NLTT- trang 348)

“Vì cuồng vọng quyền lực, mà ‘ông cụ’ đã không ngần ngại công khai, lộ liễu viết sách, dù đã ký với những cái tên khác, để tự ca ngợi, tự tôn vinh chính mình. Tự chọn lựa từng chi tiết nhỏ nhặt nhất để đề cao, để sùng bái lãnh tụ là…chính mình”. (TĐT.NLTT- trang 319)

“Phải biết rằng huyền thoại và vóc dáng lãnh tụ của ‘bác Hồ’ là tác phẩm của một công trình nghệ thuật hóa trang cao độ, một công trình điểm tô, giàn dựng, để công kênh ‘ông cụ’ lên thành một nhà lãnh đạo uy nghi, kiệt xuất, như bậc thần, bậc thánh, để dân chúng một lòng tin tưởng mà sùng bái”. (TĐT-NLTT trang 262)

Ôi hô! những huyền thoại anh hùng thời cộng sản là như thế!



____________________________________

Chú thích:

(*) Tôi xin hỏi Ban biên tập báo Dân Trí giữa ông Hồ, ông Duẩn, ông Linh và ông Nguyễn Văn Thiệu ai là người “bù nhìn”của ngoại bang ai hơn ai?

- Ông Hồ nghe lời ai mà diệt chủng trong CCRĐ, NVGP, XLCĐ…?

- Ông Duẩn nghe lời ai mà gây chiến tranh chống Mỹ xâm chiếm miền Nam…?

- Ông Linh nghe lời ai mà làm nô lệ bán nước ở Thành Đô?

- Ai ôm chân Tàu rồi bây giờ phải lo chống Tàu?

- Ai chống Mỹ rồi bây giờ ôm chân Mỹ?