Tuesday, April 3, 2018

Tự ngã chết khi không chấp hành “lời mời” của lực lượng côn quyền

CTV Danlambao - Bất ngờ tự té xuống nền xi măng rồi tử vong khi bị mời lên phường “làm việc”. Đó là báo cáo của UBND Tp Cà Mau về cái chết của công dân Nguyễn Trọng Tý (57 tuổi), ngụ tại khóm 4, phường 7, Tp Cà Mau.

Sự việc xảy ra trưa ngày 1.4 khi bà LTH (37 tuổi) ngụ tại khóm 4, phường 6, Tp Cà Mau đến công an phường 7 trình báo việc bị ông Tý xúc phạm. Qua đó lực lượng chức năng “mời” ông Tý về trụ sở để làm rõ sự việc. Tuy nhiên ông Tý không chấp hành rồi “bất ngờ ông Tý tự bật té xuống nền xi măng” và tử vong sau khi lực lượng chức năng ra về.

Cái chết của công dân Nguyễn Trọng Tý để lại nhiều vấn đề khuất tất khi ông không chấp hành “lời mời” của lực lượng chức năng.

Có lẽ ông hiểu rõ “trụ sở côn quyền” của lực lượng chức năng là nơi thường xuyên xảy ra những án mạng hết sức ngớ ngẩn. Nhiều công dân lành lặn, khoẻ mạnh tìm cách tự treo cổ bằng dây thun quấn hay tự dùng dao dọc giấy của côn an để kết liễu cuộc sống khi “làm việc” với côn an. Trong vụ việc này, ông Tý có lẽ cũng bất ngờ “tự té xuống nền xi măng” để rồi không còn cơ hội được “làm việc” tại “trụ sở côn quyền”.

Những cái chết oan của người dân tại “trụ sở côn quyền” đang trở thành vấn nạn trong thiên đường xã nghĩa của chế độ cộng sản. Công dân Nguyễn Trọng Tý dù “bất ngờ” tử vong tại nơi sinh sống nhưng vẫn có dáng dấp của lực lượng chức năng mà ai cũng hiểu đó là những côn an viên.

Hồ sơ công dân chết dưới bàn tay nhuốm máu của lực lượng “côn quyền” ngày càng dày và nó cũng đồng nghĩa với tội ác của những kẻ thừa hành pháp luật ngày càng chồng chất.

3/4/2018

Chụp hình cán bộ phường đọc báo lúc làm việc, dân bị dọa đánh

03/04/2018 19:04

(NLĐO) – Tới phường công chứng giấy tờ, thấy cán bộ ngồi đọc báo, 1 người dân đã chụp ảnh lại sau đó bị dọa "ta đánh mẹ mi chừ".

Ngày 3-4, ông Trần Văn Thành - Chủ tịch UBND phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng - cho biết phường đã họp toàn cơ quan để chấn chỉnh, nhắc nhở cán bộ trong khi tiếp công dân. Đồng thời, UBND phường cũng đã họp kiểm điểm, rút kinh nghiệm đối với ông Phạm Quang Huy, cán bộ Ban Thanh tra nhân dân.
Chụp hình cán bộ phường đọc báo lúc làm việc, dân bị dọa đánh - Ảnh 1.
Cán bộ phường Mỹ An giải quyết thủ tục hành chính cho công dân tại bộ phận một cửa. Ảnh Báo Đà Nẵng
Trước đó, ngày 20-3, một phụ nữ đã đăng phản ánh lên cổng góp ý của TP Đà Nẵng về sự việc xảy ra tại UBND phường Mỹ An. Theo đó, khoảng 9 giờ ngày 20-3, người này đến UBND phường Mỹ An để công chứng một số giấy tờ thì không được gặp cán bộ công chứng.
Lúc này, ông Huy đang ngồi đọc báo và trả lời với nữ công dân trên rằng cán bộ công chứng đã đi họp và kêu người này sang phường khác. Sau đó, cô gái này rút điện thoại ra chụp ảnh lại thì ông Huy cuộn báo lại và nói: "Ta đánh mẹ mi chừ chứ dám chụp ảnh ta".
Sau khi nhận phản ánh, UBND phường Mỹ An đã họp Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để kiểm tra xác minh vụ việc và phản hồi lại với công dân trên. Theo UBND phường Mỹ An, sáng 20-3, lãnh đạo UBND phường có lịch họp ở TP và quận nên không có lãnh đạo trực tiếp ký hồ sơ công dân. Tuy nhiên, việc tiếp nhận hồ sơ vẫn được thực hiện và hẹn trả kết quả vào cuối buổi làm việc.
Về thái độ ứng xử của công chức tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, UBND phường Mỹ An đã chỉ đạo cá nhân người vi phạm viết bản kiểm điểm, nghiêm túc tiếp thu và rút kinh nghiệm. UBND phường Mỹ An cũng nhận trách nhiệm về những thiếu sót trên và cho biết chấn chỉnh thái độ làm việc của cán bộ công chức, khắc phục hạn chế để ngày càng nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ hành chính công và phục vụ công dân tốt hơn. 
Thông qua cổng góp ý, UBND phường Mỹ An gửi đến nữ công dân trên lời xin lỗi và hẹn thời gian để lãnh đạo phường được gặp mặt, xin lỗi trực tiếp. Ông Thành cho hay hiện tại phường vẫn chưa tìm được nữ công dân trên nên chưa tổ chức xin lỗi.
B.Vâ

Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè lại thành dòng "kênh chết"

(NLĐO) - Ô nhiễm lại tái diễn tại kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, khiến nơi đây bốc mùi hôi, cá chết.

Ngày 3-4, Sở Tài nguyên - Môi trường TP HCM ký văn bản khẩn gửi UBND TP báo cáo tình trạng ô nhiễm đối với kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè.

Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè lại thành dòng kênh chết - Ảnh 1.
Hình ảnh cá chết trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè chụp sáng 1-4. Ảnh: Quốc Chiến
Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè lại thành dòng kênh chết - Ảnh 2.
Cá chết, hôi thối tại ở kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè thời gian gần đây. Ảnh: Quốc Chiến
Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè lại thành dòng kênh chết - Ảnh 3.
Sáng 1-4, cá thoi thóp trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè - Ảnh: Quốc Chiến.
Theo đó, từ ngày 1-4 đến 2-4, trên toàn bộ tuyến kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè có hiện tượng cá ngoi lên và chết rải rác (ước tính vài chục đến vài trăm ký). Khu vực từ cầu số 1 đến cầu số 5 xuất hiện rác, mảng bùn đen, bọt khí...
Nguyên nhân là do mưa lớn xảy ra ngày 31-3 mang theo rác từ khu dân cư cộng với nước, bùn từ các tuyến cống đổ vào kênh gây ô nhiễm.
Đặc biệt, tại khu vực cầu số 1, mưa lớn cuốn theo nhiều rác, tích tụ gây tắc nghẽn dòng chảy làm khu vực này nước tù đọng, ô nhiễm cục bộ.
Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè lại thành dòng kênh chết - Ảnh 4.
Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè lại thành dòng kênh chết - Ảnh 5.
Hiện trường được Sở Tài nguyên - Môi trường TP HCM ghi nhận và báo cáo UBND TP HCM
LÊ PHONG

Ai là kẻ lấn chiếm đất, và lấn chiếm của ai?

Phương Trạch (Danlambao) - Vài ngày nay, báo lề dân đưa một thông tin rất nóng, làm chấn động dư luận. Đó là việc phía quân đội, đơn vị đang tranh chấp đất tại cánh Đồng Sênh thuộc thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, đã lặng lẽ cho người xuống đào hào tại ranh giới giữa đất quốc phòng và đất nông nghiệp của dân tại Đồng Sênh thuộc thôn Hoành.

Ông Lê Đình Công, con trai cụ Lê Đình Kình, vị thủ lĩnh trong việc giữ đất tại đây, đã làm Live Stream phát đi tại hiện trường cho mọi người được biết về vụ việc này.

Trong đó, ông Lê Đình Công đã vạch mặt sự gian dối của ông Chủ tịch Nguyễn Đức Chung trong việc vu khống nhân dân Đồng Tâm chiếm đất quốc phòng, đồng thời vu khống Tiểu đoàn 31 đã buông lỏng quản lý, nên để cho dân Đồng Tâm lấn chiếm đất(1).

Video clip này đã được cư dân mạng chia sẻ với tốc độ chóng mặt.

Sự việc này đã được rất nhiều báo lề dân đăng lại.

Thế nhưng gần 1.000 tờ báo lề đảng, trước đây đã tập trung hùa một bè với bọn cướp đất của dân, đã tập trung đánh hội đồng dân Đồng Tâm, thì nay “ngậm hột thị”. Không một tờ báo nào dám hó hé.

Đọc bản "Thông báo Kết luận thanh tra đất Đồng Tâm", do Chủ tịch TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung ký ngày 25/7/2017. Theo đó: "Kết luận thanh tra đã làm rõ nguồn gốc, toàn bộ quá trình quản lý, sử dụng đất đai cũng như các khiếu nại, tố cáo của người dân".

Qua bản “Kết luận thanh tra” này, nổi bật mấy điểm sau:

1. Toàn bộ sân bay Miếu Môn là đất quốc phòng.

“Theo “kết luận thanh tra”, về việc quản lý sử dụng đất sân bay Miếu Môn thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, liên quan tới nguồn gốc đất, theo Quyết định số 113/TTg ngày 14/4/1980 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 386-QĐ/UB ngày 10/11/1981 của UBND tỉnh Hà Sơn Bình, Quyết định số 5383/QĐ-UBND ngày 20/10/2014 của UBND Thành phố, thì toàn bộ đất sân bay Miếu Môn là đất quốc phòng”.

2. Buông lỏng quản lý, chiếm đất quốc phòng.

“Kết luận thanh tra chỉ ra, từ năm 1981 đến nay, toàn bộ diện tích đất sân bay Miếu Môn thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm do các đơn vị quốc phòng quản lý, sử dụng.

Tuy nhiên, trong quá trình quản lý, sử dụng, các đơn vị quốc phòng cũng như UBND xã Đồng Tâm đã bộc lộ sự buông lỏng quản lý trong một thời gian dài, dẫn đến đất quốc phòng bị lấn chiếm”.

3. Không có đất nông nghiệp diện tích 59 ha xứ đồng Sênh.

“Theo kết luận thanh tra, đối với kiến nghị làm rõ diện tích 28,7 ha chênh lệch giữa Quyết định số 5383/QĐ-UBND ngày 20/10/2014 của UBND Thành phố HN, với Quyết định số 113/TTg ngày 14/4/1980 của Thủ tướng Chính phủ, nay được Thanh tra Thành phố làm rõ diện tích 28,7 ha (theo kết quả kiểm tra, đo đạc mốc giới sân bay ngày 21/6/2017 là 28,9 ha) chênh lệch giữa Quyết định số 5383/QĐ-UBND ngày 20/10/2014 của UBND Thành phố với Quyết định số 113/TTg ngày 14/4/1980 của Thủ tướng Chính phủ chính là diện tích 31,9 ha bị ảnh hưởng của thi công thuộc địa giới hành chính huyện Chương Mỹ nằm trong quy hoạch giai đoạn 2 sân bay Miếu Môn do Nông trường quốc doanh Lương Mỹ đã bàn giao cho Bộ Tư lệnh công binh sau khi trừ đường giao thông 2,5 ha và sai số do đo đạc 0,7 ha”.

4. Thu hồi ngay diện tích đất quốc phòng bị lấn chiếm

“Từ kết quả thanh tra như trên, Thanh tra Thành phố đề nghị UBND Thành phố Hà Nội có văn bản gửi Bộ Quốc phòng đề nghị chỉ đạo các đơn vị quốc phòng kiểm tra, rà soát, có biện pháp quản lý chặt chẽ đất quốc phòng, trong đó có diện tích 236,7 ha đất sân bay Miếu Môn; có biện pháp thu hồi ngay những diện tích đất quốc phòng đang cho thuê, cho mượn, để bị lấn, bị chiếm, chuyển nhượng trái phép trong phạm vi đất được giao tại sân bay Miếu Môn và các địa điểm khác”(2).

Nói về những thủ đoạn cướp đất của Nhà nước CSVN, mang danh các dự án hoặc đất an ninh quốc phòng trong mấy chục năm qua, thì nhân dân Việt Nam từ Bắc chí Nam đã quá rành.

Từ vụ chinh quyền huyện Tiên Lãng và TP. Hải Phòng đinh cướp trắng mấy chục héc- ta đất của anh em nhà Đoàn Văn Vươn vào năm 2012, sau mấy chục năm anh em nhà ông Vươn “đổ mồ hôi, sôi nước mắt” lấn biển, khi chính quyền huyện Tiên Lãng và TP.Hải Phòng biết có dự án di dời sân bay Cát Bi từ quận Hải An về huyện Tiên Lãng để mở rộng và nâng cấp sân bay này, đã gây nên “tiếng bom Đoàn Văn Vươn” chấn động thế giới.

Đến vụ cưỡng chế tại Văn Giang - Hưng Yên trong Dự án Ecopark, đã làm ảnh hưởng đến đời sống của 1244 hộ dân tại ba xã Cửu Cao, Phụng Công, Xuân Quan, huyện Văn Giang bị cưỡng chế thu hồi năm 2012.

Ngày 11/9/2013, Đặng Ngọc Viết (42 tuổi, phường Kỳ Bá, TP Thái Bình). Do căm thù bọn cướp đất, đã cầm khẩu colt đạn chì xông vào phòng họp tại trụ sở UBND thành phố Thái Bình, bắn 5 cán bộ thuộc Ban giải phóng mặt bằng (Phòng quản lý đất đai thành phố Thái Bình). 4 người trúng đạn gồm: ông Võ Ngọc Dũng (Phó giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố), Nguyễn Thanh Dương, Bùi Đắc Xuân, Vũ Công Cương. Chị Phạm Thị Lan may mắn bị đạn sượt qua tai(3).

Với chính sách cướp đất trắng trợn được nấp bóng dưới nhiều hình thức, để phục vụ và làm giàu bất chính cho các nhóm lợi ích có chức có quyền, đã sáng tạo thêm trong Bộ Từ điển Tiếng Việt có thêm hai chữ “Dân oan”. Và đã biến đất nước Việt Nam thành “cường quốc dân oan”.

Báo Thanh Tra, Cơ quan ngôn luận của Thanh tra Chính phủ đã thừa nhận:

“Trong năm 2012, Trụ sở đã tiếp gần 2 vạn lượt công dân đến khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị với 511 đoàn đông người. Các địa phương có đoàn đông người gồm: TP. Hà Nội, TP. Hải Phòng, TP. Đà Nẵng, Bình Dương, Bắc Giang, Bắc Ninh, Gia Lai, Hà Nam, Hà Tĩnh, Hưng Yên, Hải Dương, Khánh Hòa, Kiên Giang, Lào Cai, Nam Định, Ninh Bình, Phú Thọ, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Thái Bình, Tiền Giang, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Đồng Nai, Đồng Tháp... Có những thời điểm, Trụ sở “nóng” cao điểm như hai ngày 07 - 08/11, đến 23h đêm, cán bộ của Trụ sở mới được dời Trụ sở sau khi đã tiếp 203 công dân trong đó có 9 đoàn đông người, vận động đưa 142 công dân về địa phương"(4).

Ngày 6/10/2015, những người nông dân bị cướp đất đã thành lập “Hội dân oan ba miền”. Hàng ngày kéo nhau đi biểu tình khắp thủ đô Hà Nội, và đến biểu tình tại trụ sở tiếp dân của ĐCSVN tại số 1 Ngô Thì Nhậm, quận Hà Đông, Hà Nội, trụ sở Bộ Công an, trụ sở Báo Hà Nội Mới v.v... Bà con đã mang theo các biểu ngữ “Đảng Cộng sản còn chế độ công an trị, người dân còn mất quyền làm người”, “Trả lại quyền tư hữu đất đai cho người dân”…

Để thực hiện việc cướp đất thành công, chính quyền đã “chụp mũ” những người dân giữ đất và đi khiếu kiện là “có động cơ chính trị”, để từ đó họ ra tay đàn áp, bắt bớ, đánh đập đến tàn phế, và tống cổ những người kiên cường giữ đất nhất vào tù.

Trong vụ chống cướp đất của 256 hộ nông dân tại Dương Nội-Hà Đông-Hà Nội năm 2014, trong đó 7 người bị kết án từ 6 tháng đến 22 tháng tù. Bà Cấn Thị Thêu bị 15 tháng tù, và chồng bà, ông Trịnh Bá Khiêm 18 tháng tù.

Nhưng vụ án làm chấn động những người còn lương tri trên toàn thế giới, là vụ nhà cầm quyền bỏ tù cháu Nguyễn Mai Trung Tuấn, 15 tuổi, bị kết án hai năm rưỡi tù giam, chỉ vì phản đối hành động cướp đất của nhà cầm quyền, trong khi trước đó, cả cha mẹ cháu đang ở tù vị tội chống cướp đất.(5).

Nhưng tù ngục và những hành động đê hèn của nhà cầm quyền không thể đè bẹp và bẻ gãy ý chí kiên cường quyết giữ đất đến cùng của những người nông dân nói chung, và bà con Dương Nội nói riêng.

Vì vậy nhà cầm quyền đã “ưu ái” dành cho người anh hùng giữ đất Cấn Thị Thêu một bản án thứ 2 với 20 tháng tù giam.

Trở lại vụ cướp đất tại Đồng Tâm.

Nhân dân xã Đồng Tâm đã thừa kinh nghiệm để nhìn rõ “bộ mặt thật” của chính quyền Hà Nội. Vì qua vụ Đồng Tâm lần này, họ đã chứng kiến sự “lập lờ, lừa lọc, lươn lẹo, lật lọng” vào loại “lẫy lừng” và có “thứ tự lớp lang” nhất của chính quyền Hà Nội, mà người đứng đầu là Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP, người đã phải cúi gằm mặt ký cam kết bằng giấy trắng mực đen, và có lăn tay, trước sự làm chứng của hai vị ĐBQH là ông Dương Trung Quốc và ông Lưu Bình Nhưỡng, là sẽ không truy cứu nhân dân Đồng Tâm trong việc bắt giữ 38 Cảnh sát Cơ động, khi nhóm người này về Đồng Tâm để đàn áp những người dân tay không giữ đất. Trong số những người bị bắt, có Phó Chủ tịch huyện Đặng Văn Triều, Trưởng ban Tuyên giáo huyện Đặng Văn Cảnh, và Phó Công an huyện Nguyễn Thanh Tùng. Để rồi sau đó, ông Chủ tịch này đã không e ngại, đã liếm lại những gì ông ấy đã nhổ ra, bằng việc ra “Quyết định khởi tố vụ án bắt giữ người trái phép” tại xã Đồng Tâm.

Trước hết là việc họ “lập lờ đánh lận con đen” giữa đất nông nghiệp và đất quốc phòng. Toàn bộ diện tích đất đồng Sinh 106ha. Trong đó đất quốc phòng của sân bay Miếu Môn là 47ha. Còn lại 59ha là đất nông nghiệp của dân.

Người dân Đồng Tâm sẵn sàng thách đố với chính quyền: Diện tích còn lại ngoài diện tích sân bay Miếu Môn. Nếu là đất quốc phòng, mà dân Đồng Tâm nói đất nông nghiệp là sai, thì họ sẵn sàng vào tù. Ngược lại, nếu đất đó là đất nông nghiệp, mà chính quyền nói đất quốc phòng thì chính quyền sai. Tại sao họ không dám?

Tại sao lừa dân ra đồng, nói chỉ mốc giới mà lại dùng vũ lực bắt người trái phép? Đánh cho cụ Lê Đình Kình, 82 tuổi gãy chân, phải tàn phế suốt đời?

Rồi đến việc ngày 13/10/2017, Công an Hà Nội kêu gọi người dân Đồng Tâm ra “đầu thú”, sau khi đã “cứng họng” trước những lý lẽ sắc bén của dân trong việc chứng minh diện tích 59 ha đất tại Đồng Sinh là đất nông nghiệp của dân.

Sau đó là ngày 21/10/2017, Thành ủy Hà Nội chỉ đạo huyện ủy Mỹ Đức trả thù hèn hạ bà Nguyễn Thi Lan, Bí thư Đảng ủy, kiêm Chủ tịch HHĐND xã Đồng Tâm, bằng việc cách mọi chức vụ của bà này, vì bà Lan đã dám đứng về phía nhân dân để chống lại âm mưu cướp đất của chính quyền.

Hành động này cho thấy, nhà cầm quyền một khi không thắng được người dân về mặt pháp lý, thì họ không từ một thủ đoạn nào để trả thù.

Có người ví von rằng, “Qua vụ cách chức bà Nguyễn Thị Lan, chính quyền Hà Nội đã tôn bà này lên cao hơn một bậc. Và chính quyền Hà Nội lúc này chỉ ngang cái “Ngã ba Đồng Lộc” của bà Lan, cách rốn của bà khoảng 20 phân về phía hạ lưu”.

Nay với việc phía quân đội đến đào hào, và sẽ tây tường ngăn cách giữa 47 ha đất sân bay Miếu Môn và 59 ha đất nông nghiệp của dân, chẳng khác gì hành động đấm thẳng vào mặt ông Nguyễn Đức Chung sao? Và đã phần nào trả lời câu hỏi “Ai lấn chiếm đất, và lấn chiếm đất của ai”.

Vì trong Kết luận Thanh tra đã nói rõ là “không có đất nông nghiệp diện tích 59ha xứ Đồng Sênh”?

Việc cụ Lê Đình Kình và bà con Đồng Tâm tuy phấn khởi trước việc phía quân đội đào hào xây tường ngăn cách 2 loại đất này, đồng thời cũng hết sức cảnh giác với bọn tà quyền, có thể lật lọng bất cứ lúc nào là rất đúng. Vì không những người dân Đồng Tâm, mà nhân dân Việt Nam xưa nay đã mất hết niềm tin vào nhà cầm quyền Việt Nam, vì họ đã lừa dối nhân dân quá nhiều.

Có thể coi việc phía quân đội lặng lẽ đào hào ngăn cách hai loại đất quốc phòng và nông nghiệp này là một hành động “lẻn lút”. Vì bản Kết luận thanh tra do ông Nguyễn Đức Chung ký vẫn còn sờ sờ ra đấy.

Lẽ ra phía chính quyền Hà Nội phải đến Đồng Tâm để xin lỗi người dân về những sai trái do họ gây ra. Và phải ra thông báo rộng rãi việc thừa nhận 59ha đất Đồng Sênh là đất nông nghiệp của dân Đồng Tâm, đồng thời phải ra Quyết định thu hồi bản Kết luận Thanh tra sai trái trước đây.

Còn việc Thành ủy Hà Nội đã chỉ đạo Huyện ủy Mỹ Đức cách hết mọi chức vụ của bà Nguyễn Thị Lan, thì nay Thành ủy Hà Nội phải xin lỗi bà Lan, đồng thời phải khôi phục mọi quyền lợi và chức vụ cho bà ấy.

Việc bà Nguyễn Thị Lan có muốn đứng trong hàng ngũ “bọn cộng sản chó đẻ” nữa hay không, thì do bà Lan quyết định.

(Ghi chú: chữ “bọn cộng sản chó đẻ” là của Trung tá công an Nguyễn Văn Tuấn, nguyên Trưởng phòng Tiếp dân UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, người có gần chục năm đi khiếu kiện vì bị cướp đất, và do đi kiện nên bị khai trừ đảng. Ông Tuấn đã chửi thẳng vào mặt Bộ Chính trị ĐCSVN nhiệm kỳ 2011-2016 như thế. Sau đó tỉnh ủy BRVT muốn khôi phục đảng cho ông ta, nhưng ông Tuấn đã không muốn “nằm chung một ổ” với bọn này nữa. Ông Tuấn đa gọi đích danh ông Trọng là “Thằng Trọng Lú”, ông Nguyễn Sinh Hùng là “Sinh tử cung”, ví ông Nguyễn Xuân Phúc là “ngu như con bò”.)

Khi một xã hội, một đất nước bị cai trị bởi một nhóm người lường gạt, gian manh, tráo trở, dối trá và bệnh hoạn như ĐCSVN dẫn dắt và lãnh đạo, thì dân tộc này, đất nước này sẽ trôi về đâu?

3/4/2018


__________________________________________

Chú thích:

Ngư Dân & Biển Cả

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến (Danlambao) - Người dân Việt Nam chẳng phải học sinh tiểu học, đặc biệt là ngư dân. - Báo Lao Động (27/03/2018)

Tờ Người Việt, số ra ngày 26 tháng 3 năm 2018, vừa buồn bã loan tin: “Một trường trung học ở Santa Ana phải tháo cờ CSVN sau khi bị phản đối.” Vài hôm sau, hôm 30 tháng 3 năm 2018, cũng báo Người Việt cho hay tiếp rằng ông ông Don Wilson, Tổng Quản Trị của trường này phát biểu: “Đây là một vinh dự lớn nhất của đời tôi vì nhận được sự thông cảm của cộng đồng người Việt. Chúng tôi rất áy náy và xấu hổ vì đã treo lá cờ kia.”

Lá cờ đỏ sao vàng, rõ ràng, không được người Việt nước ngoài chấp nhận.

Dân trong nước, xem chừng, cũng không ưa thích gì cho lắm. Sau khi Tỉnh Đoàn Hậu Giang tổ chức trao tặng 600 bộ cờ tổ quốc và ảnh Hồ Chí Minh cho các bà mẹ Việt Nam anh hùng (“nhân kỷ niệm 126 năm ngày sinh của Bác”) dư luận cũng nhao nhao phản đối. Riêng nhà báo Trương Duy Nhất còn đặt ra một câu hỏi khó: “Tặng ảnh ông Hồ cho người già. Tặng cờ cho dân… ăn Tết. Không biết tự bao giờ, người ta nghĩ ra được những món quà khốn nạn đến thế.”

Vốn là người “hiểu nhiều biết rộng” và rành rẽ “tất tần tật” mọi chuyện ở đời, tôi đã định trả lời thắc mắc của Trương Duy Nhất nhưng chỉ “định” thế thôi nhưng vì bận (nhậu – có độ hoài mà) nên quên bẵng. Mới đây, trong bản tin của báo Tiếng Dân – đọc được vào hôm 27 tháng 3 năm 2018 – lại thấy xuất hiện một câu hỏi khó (gần) tương tự:

“Vẫn như mọi năm, Hội Nghề cá lên tiếng phản đối việc cấm đánh cá trên Biển Đông của Trung Quốc, truyền thông trong nước đồng loạt đưa tin. Đảng và Nhà nước vẫn im thin thít như mọi năm, để cho Hội Nghề cá đơn độc lên tiếng… 

Không rõ từ bao giờ, chuyện bảo vệ ngư dân và chủ quyền biển đảo thuộc trách nhiệm của Hội Nghề Cá, để hội này phải có công văn đề nghị chính phủ và các bộ vào cuộc, giúp bảo vệ ngư dân?”

Bữa nay thì tôi rảnh, và rảnh lắm, vì cả tuần không ai rủ nhậu nên lục mấy tờ báo cũ ra xem lại (coi “tự bao giờ chuyện bảo vệ ngư dân và chủ quyền biển đảo thuộc trách nhiệm của Hội Nghề Cá”) cho nó tỏ tường:

- Báo VietnamPlus (07/07/2014): Hội Nghề cá Việt Nam phản đối Trung Quốc bắt giữ 6 ngư dân và tàu cá.

- Báo Pháp Luật (11/7/2015): Hội Nghề cá Việt Nam phản đối việc làm phi nhân đạo của phía Trung Quốc đối với ngư dân Việt Nam.

- Báo Người Lao Động (14/03/2016): Hội Nghề cá Việt Nam cực lực phản đối hành động phi pháp, vô nhân đạo của lực lượng Hải cảnh Trung Quốc sử dụng roi điện và gậy đập phá tài sản trên tàu ngư dân Việt Nam như những tên cướp biển.

Báo Mới (04/05/2016): Nghiệp đoàn nghề cá Việt Nam ra tuyên bố phản đối tàu lạ đâm chìm tàu cá của 34 ngư dân ở Hoàng Sa.

- Báo VnExpress (02/03/2017): Hội nghề cá phản đối Trung Quốc đơn phương cấm đánh cá ở biển Đông.

- Báo Tiền Phong (26/03/2018): Hội nghề cá phản đối Trung Quốc cấm đánh bắt cá trên biển Đông.

Ngoài điệp khúc “hội nghề cá phản đối,” còn thêm một cụm từ “ngư dân báo về” cũng thường xuyên được nhắc đi nhắc lại khiến cho nhà báo Tạ Phong Tần... nổi nóng:

Đại tá Nguyễn Trọng Huyền- Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh Phú Yên cho hay: “Thời gian vừa qua, đặc biệt hơn 10 ngày nay, tàu cá TQ xâm phạm nhiều lần trong vùng biển nước ta. Theo thông tin ngư dân báo về, trung bình mỗi ngày vùng biển ngoài khơi từ Đà Nẵng đến quần đảo Trường Sa có từ 120 đến 150, cá biệt có những ngày lên đến hơn 200 tàu cá TQ khai thác trong vùng biển nước ta”.

Cái đau của người Việt Nam là thông tin này do “ngư dân báo về” chớ không phải do Hải quân hay Cảnh sát biển phát hiện. 

Ủa, chớ họ làm chi và ở đâu vậy cà?

Câu trả lời cũng có thể tìm được ở một tờ báo cũ, báo Lao Động, số ra ngày 6 tháng 7 năm 2015: 

“Điều tra của phóng viên Báo Lao Động cho thấy, việc tuần tra, kiểm soát, hoạt động giám sát nghề cá trên biển do Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Quảng Trị đảm nhiệm đã có sự trục lợi. Hàng chục bộ hồ sơ khống về những chuyến tuần tra biển đã được lập để ‘rút ruột’ Nhà nước hàng tỉ đồng...

Một nguồn tin nội bộ khác cho hay, các tàu được quyết toán khống này khẳng định rằng trên thực tế số lượng tàu tuần tra được quyết toán khống còn lớn hơn nhiều.

Đáng chú ý, đây là lực lượng thực thi pháp luật, tiến hành tuần tra, có nhiệm vụ sẵn sàng bảo vệ ngư dân trước những sự cố có thể xảy ra.”

Cụm từ “sự cố có thể xẩy ra” trong đoạn văn thượng dẫn, rõ ràng, có ý làm giảm nhẹ vấn đề. Mà vấn đề thì cũng... chả có gì đáng phải bận tâm – theo khẳng định của Trung Tướng Nguyễn Chí Vịnh:

“Trung Quốc không sử dụng sức mạnh của mình để làm phương hại đến lợi ích của các nước khác, không làm phương hại đến hoà bình, ổn định của khu vực và trên thế giới.”

Tướng Nguyễn Chí Vịnh (trái) gặp gỡ tướng Thường Vạn Toàn, bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Trung Quốc tại Bắc Kinh hôm 2/11/2016. Ảnh lấy từ RFA

Ngài Thứ Trưởng Quốc Phòng đã nói (“chắc như bắp”) thế rồi, và Bộ Chính Trị lại luôn đề cao phương châm “Bốn Tốt” và “Mười Sáu Chữ Vàng” thì Lực Lượng Biên Phòng Quảng Ngãi nằm bờ (để rút dầu mang bán) kể cũng ... đúng thôi. Hơn nữa, ngư dân địa phương (xem chừng) lại rất tích cực và sốt sắn trong việc bảo vệ biển đảo và hải phận nên để họ nêu cao tinh thần tự lực tự cường là chuyện rất nên làm – theo như cách tường thuật của báo Tuổi Trẻ, số ra ngày 26 tháng 7 năm 2015:

Tất cả ngư dân trẻ trên tàu cá QNg 94359 TS của ông Huỳnh Luận ở Quảng Ngãi đều mặc áo đỏ - màu cờ Tổ quốc - khi ra khơi.

Họ tâm sự: “Mặc áo mang biểu tượng Tổ quốc, trong lòng chúng tôi cảm thấy thật thiêng liêng, có cảm giác con tàu của mình chính là cột mốc chủ quyền trên biển cả”.

Ngư dân Trần Tấn Kiệt và thuyền trưởng Huỳnh Luận giải thích:

“Cách đây chưa lâu, báo Tuổi Trẻ đã xuống tàu tặng hai chiếc áo đỏ sao vàng cho chúng tôi. Vì vậy vào ngày 20-5-2015, khi hạ thủy tàu vỏ thép đi khơi, chúng tôi quyết định phát động toàn tàu mặc áo đỏ sao vàng khi tàu xuất bến, lúc trở về và đặc biệt khi đánh cá ở Hoàng Sa”.

Sáng kiến tặng áo và tặng cờ cho ngư dân Quảng Ngãi để họ trở thành “cột mốc chủ quyền trên biển cả” của báo Tuổi Trẻ (ngó bộ) dễ chơi, lại chả tốn kém gì nên được nhân rộng khắp mọi nơi:

Báo VietnamPlus (13/01/2016) : Trao tặng 1.000 lá cờ Tổ quốc cho ngư dân Phú Yên

- Báo Quân Đội Nhân Dân (25/03/2018) : Đồn Biên phòng Vinh Hiền trao cờ Tổ quốc và áo tặng ngư dân địa phương

- Báo Biên Phòng (28/03/2018) : Tặng cờ Tổ quốc cho ngư dân Thừa Thiên Huế 

- Báo Quân Đội Nhân Dân (25/03/2018) : Đồn Biên phòng Vinh Hiền trao cờ Tổ quốc và áo tặng ngư dân địa phương

- Báo Tuổi Trẻ (28/03/2018) : Tặng ngư dân cờ Tổ quốc mới trước khi ra khơi ở 

Cùng lúc BBC ái ngại loan tin: “TQ rầm rộ đưa hơn 40 tàu vào Biển Đông. Ảnh vệ tinh chụp hôm thứ Hai 26/3 do Planet Labs Inc cung cấp cho thấy hàng không mẫu hạm Liêu Ninh đang cùng chừng 40 tàu chiến và tàu ngầm đã đi vào phía Nam đảo Hải Nam trong đợt phô trương sức mạnh mới nhất của Trung Quốc.” 

Chắc sợ lính Tầu khó nhắm trúng đích nên mới có vụ “tặng ngư dân cờ tổ quốc mới” để cho tụi nó dễ thấy, từ xa, tôi đoán vậy. So với vụ “tặng cờ cho dân ăn Tết” mà bạn Trương Duy Nhất coi là “những món quà khốn nạn” thì chuyện trao cờ cho ngư dân để “làm cột mốc chủ quyền trên biển cả” còn khốn nạn hơn nhiều!

3/4/3018

Cộng Sản đi tới đâu làm nhục Quốc Thể tới đó

Cánh Dù lộng gió (Danlambao) - Hầu hết lãnh đạo CSVN từ sơ khai cho tới giờ toàn những nhân vật ít học nếu không muốn nói là lớp 3 trường làng vì thế cách ứng xử ngoại giao khi ra thế giới bên ngoài rất ư lúng túng và không hiểu gì về luật ngoại giao xử thế.

01- Đầu tiên phải nói là HCM nhân vật khai sinh ra đảng CSVN ngày nay. Khi qua thăm Indonesia một nước Hồi Giáo, cứ tưởng như ở VN ôm hôn các cháu thiếu nhi bị nhắc nhở và báo Indonesia đã đăng.


02- Trương Tấn Sang qua thăm Tàu Cộng lúc duyệt hàng binh thì cúi gập người xuống giống như bề dưới đang cung kính gập người trước bề trên khi Hồ Cẩm Đào tới gần. Không có phong thái của một người đứng đầu Quốc Gia.


03- Nguyễn Tấn Dũng tự 3X tốt nghiệp cử nhân luật tại rừng U Minh qua Pháp gặp Thủ Tướng Pháp Jean Marc Ayrault mặt Trời chói mắt 3X chỉ trỏ kêu đóng bớt cửa bằng tiếng Việt và lúc đọc tên vị Thủ Tướng Pháp "Giăng Mắc Ê Rô" làm cả hội trường phì cười và đài truyền hình Pháp chế nhạo làm trò cười. (1)


04- Nguyễn Xuân Phúc tự Phúc Niểng khi họp tổ chức các Quốc Gia Asian Trong đó có tổ chức các Quốc Gia, Cambodia, Lào, Việt Nam và Myanma. Ngài thủ tướng nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa đã đọc diễn văn tới phần đọc tên của 4 nước liên kết là "Cờ Lờ Vờ Mờ" khiên cư dân trên mạng xôn xao cười ra nước mắt. (2).


Lúc chụp hình lưu niệm chung với các lãnh đạo Quốc Tế thay vì bắt chéo nắm tay nhau để tỏ tình đoàn kết và nhất trí sau cuộc họp thì một mình Phúc Niểng giơ tay chào không giống ai cả.

Mới đây nhất Phúc Niểng đi dự hội nghị các Quốc gia Asian ngay ngày đầu tháng 4 ngồi ngủ gục tay ôm lộn cờ của Cambodia làm cho tên ngoại trưởng của Tàu Cộng ngồi bên phải chỉ tay nói to để Phúc Niểng giật mình tỉnh dậy nhưng Phúc Niểng vẫn cứ ngủ ngon lành tay ôm là cờ của Cambodia, chưa có cái nhục nào nhục hơn cái nhục này.


Bởi thế lãnh đạo CSVN đi tới đâu làm trò cười cho thế giới giải trí đến đấy. Khổ nỗi đi ăn xin thì lấy đâu mà hãnh diện, có lúc nghe chửi trong đầu như khi qua Úc bị lãnh đạo Úc chỉnh mấy câu nhe nhức óc chỉ biết nhe răng cười cầu tài chứ biết nói gì hơn.

Chưa bao giờ Quốc Thể VN phải nhục nhã như thời này, dẫu biết rằng người CSVN bây giờ không còn sĩ diện vì đi tới đâu là ăn mày tới đó, đi tới đâu làm trò cười tới đấy nhưng chắc họ nghĩ thây kệ miễn sao đạt được mục đích giữ vững cái ghế và đi ăn xin được tiền về chia nhau là đạt được mục tiêu còn cái thể diện có làm cho họ no được hay giàu thêm được đâu mà cần gì phải giữ kẽ. Họ đâu biết rằng đi tới đâu lãnh đạo thế giới khinh bỉ ra mặt, chỉ sợ họ mở miệng xin tiền mà không biết ngượng miệng. Ôi nhức nhối cho danh dự, đau xót cho Quốc Thể của Nước việt ngàn năm văn hiến quá đi thôi.

Ngày 03/04/2018

Việt Khang, anh là ai

Theo VOA-Bùi Văn Phú /03/04/2018 
Người Việt biểu tình trước Tổng Lãnh sự quán Việt Nam ở San Francisco tháng 10/2012 (Ảnh: Bùi Văn Phú)
Người Việt biểu tình trước Tổng Lãnh sự quán Việt Nam ở San Francisco tháng 10/2012 (Ảnh: Bùi Văn Phú)

Xin hỏi anh là ai / Ngăn bước tôi chống giặc Tàu ngoại xâm
Xin hỏi anh 
là ai / Sao mắng tôi bằng giọng nói dân tôi
Dân tộc anh ở đâu / Sao đan tâm làm tay sai cho Tàu?
Để ngàn sau ghi dấu / Bàn tay nào nhuộm đầy máu đồng bào …


Việt Khang là ai? Anh là người đã viết lên những ca từ đó, bài hát mang tên “Anh là ai”.
Vì ca khúc này mà anh đã phải vào nhà tù ở Việt Nam. Bị bắt lần đầu tiên vào tháng 9/2011, cùng với một người bạn là Trần Vũ An Bình, được tạm tha rồi bị bắt lại vào tháng 12 năm đó. Tháng 10/2012 hai anh bị tòa xử vì tội “tuyên truyền chống Nhà Nước” với bản án dành cho Việt Khang, 4 năm tù và 2 năm quản chế; Trần Vũ An Bình 6 năm tù, 2 năm quản chế.
Trong hơn một thập niên qua, khi Trung Quốc đã đưa ra đường lưỡi bò để muốn xác lập chủ quyền gần như trên toàn bộ Biển Đông cùng với những quyết định của Bắc Kinh thành lập khu hành chánh cho Nam Sa và Tây Sa, đưa giàn khoan dầu HD-981 vào khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam và những tấn công vào tàu hải giám của Việt Nam, cùng lúc có nhiều “tàu lạ” cũng đã thường xuyên ngăn chặn hay tấn công vào tàu đánh cá của ngư dân Việt quanh các vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa.
Những hành động đó của Bắc Kinh đã khơi dậy lòng yêu nước của người Việt, trong cũng như ngoài nước. Các hình thức phản đối Trung Quốc lan tỏa trên các diễn đàn hải ngoại, qua mạng xã hội và đã có những cuộc xuống đường biểu tình trước cơ quan ngoại giao của Việt Nam và Trung Quốc từ Hoa Kỳ, Pháp, Đức sang Úc.
Người Việt hải ngoại tố cáo trước công luận thế giới về việc Trung Quốc xâm lăng biển đảo, cùng lúc phản đối lãnh đạo Hà Nội “hèn với giặc, ác với dân” khi ngăn chặn, đánh đập những người biểu tình, sách nhiễu và bỏ tù những ai lên tiếng phản đối Bắc Kinh xâm lăng, gây hấn trên Biển Đông.
Trong nước nhiều người đã phải vào tù vì chống Trung Quốc như Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, Bùi Minh Hằng, Cù Huy Hà Vũ. Việt Khang và Trần Vũ An Bình cũng mang cùng số phận.
Họ là những tù nhân lương tâm đã được các tổ chức nhân quyền quan tâm và lên tiếng đề nghị với lãnh đạo các quốc gia tự do dân chủ lên tiếng bênh vực và yêu cầu Hà Nội trả tự do cho họ.
Sự kiện nhạc sĩ Việt Khang bị bắt giam được rất nhiều người Việt hải ngoại quan tâm, vì lời ca trong hai ca khúc của anh đã đi vào lòng người, nhờ nhạc sĩ Trúc Hồ phổ biến rộng rãi trên các phương tiện truyền thông hải ngoại.

… Là một người con dân Việt Nam / Lòng nào làm ngơ trước ngoại xâm
Người người cùng nhau đứng lên đắp lời sống núi
Từng đoàn người đi, chẳng nề chi / Già trẻ gái trai, giơ cao tay
Chống quân xâm lược, chống kẻ nhu nhược bán nước Việt Nam.
(Ca khúc: Việt Nam tôi đâu)
… Xin hỏi anh là ai / Sao bắt tôi tôi làm điều gì sai?
Xin hỏi anh là ai / Sao đánh tôi chẳng một chút nương tay?
Xin hỏi anh là ai / Không cho tôi xuống đường để tỏ bày
Tình yêu quê hương này, dân tộc này đã quá nhiều đắng cay!
(Ca khúc: Anh là ai)
Ngày 7/2/2012 Đài SBTN của nhạc sĩ Trúc Hồ đã khởi xướng một thỉnh nguyện thư trên trang nhà của Bạch Ốc để lưu ý lãnh đạo Hoa Kỳ về những vi phạm nhân quyền trầm trọng tại Việt Nam, điển hình là việc Hà Nội giam cầm những người chỉ vì ôn hòa đưa ra quan điểm bất đồng với chính sách của nhà nước như Hòa thượng Thích Quảng Độ, Linh mục Nguyễn Văn Lý, Điều Cày Nguyễn Văn Hải, Việt Khang. Chỉ trong thời gian chưa đầy một tháng, thỉnh nguyện thư đã có hơn 150 nghìn người ký tên ủng hộ.
Tuy luôn phản lại các cáo buộc của những tổ chức nhân quyền quốc tế là Việt Nam không có tù chính trị hay giam giữ tù nhân lương tâm – là những người có quan điểm bất đồng với nhà nước – nhưng trước những yêu cầu và áp lực của thế giới, Hà Nội cũng đã phải trả tự do, đã cho đi nước ngoài nhiều tù nhân lương tâm: Cù Huy Hà Vũ, Trần Khải Thanh Thuỷ, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, Đặng Xuân Diệu.
Sau khi được đưa thẳng từ nhà tù ở Nghệ An qua Mỹ cuối năm 2014, trong ngày Tự do Báo chí năm 2015, blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải cùng với hai nhà báo người Ethiopia và Nga đã có buổi gặp gỡ và thảo luận với Tổng thống Barack Obama về sinh hoạt báo chí bị giới hạn, kiểm duyệt ở Việt Nam và các nước độc tài.
Trong khi đó Thượng Nghị sĩ John McCain, các Dân biểu Loretta Sanchez, Zoe Lofgren, Christopher Smith đã quan tâm và vận động cho Việt Khang được trả tự do. Riêng Dân biểu Michael McCaul đã nhận đỡ đầu cho Việt Khang.
Theo tài liệu của tổ chức Boat People SOS, nhiều dân cử Hoa Kỳ cũng đã nhận đỡ đầu cho tù nhân lương tâm ở Việt Nam: DB David Price đỡ đầu cho Cù Huy Hà Vũ, DB Chris Van Hollen cho Đỗ Thị Minh Hạnh, Đoàn Huy Chương và Nguyễn Hoàng Quốc Hùng; DB Christopher Smith cho Linh mục Nguyễn Văn Lý, DB Alan Lowenthal cho Nguyễn Tiến Trung và Mục sư Nguyễn Công Chính, DB Zoe Lofgren cho Trần Huỳnh Duy Thức v.v…
Qua nhiều nhiệm kỳ tổng thống Mỹ, tuy nhân quyền không phải là điều ưu tiên trong bang giao hai nước nhưng luôn được giới làm chính sách Mỹ quan tâm, nhờ những vận động của người Việt hải ngoại.
Tổng thống đương nhiệm Donald Trump không nhắc đến nhân quyền, tuy nhiên trong thời gian qua Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã tuyên dương về lòng can đảm của phụ nữ Việt, đã lên tiếng cho Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh hiện đang bị giam tù vì lên tiếng phản đối Trung Quốc.
Việt Nam có nhân quyền hay không là do chính người dân đòi quyền làm người cho họ. Những lên tiếng, đấu tranh cho quyền làm người của dân trong nước được người Việt hải ngoại yểm trợ, lên tiếng với thế giới.
Việt Khang sau khi mãn án tù vào năm 2015 và hết hạn quản chế 2 năm, với sự can thiệp của chính giới Mỹ, ngày 8/2/2018 anh đã đến Hoa Kỳ định cư.
Trong những tuần qua anh nhận được sự đón tiếp nhiệt tình từ cộng đồng người Việt ở nhiều nơi, từ California, Texas đến Utah, Arizona. Hàng nghìn người đã đến tham dự những buổi gặp gỡ với anh, nghe anh tâm tình, vì những lời ca anh viết ra đã thấm vào lòng người, như nói lên được ước vọng của con dân Việt về quê hương, đất nước.
Bài ca đòi nhân quyền cho dân Việt có tên “Trả lại cho dân” của anh đã có nhiều người thuộc và hát vang khi tập họp sinh hoạt hay xuống đường biểu tình, trong nước cũng như ở hải ngoại:
Trả lại đây cho nhân dân tôi
Quyền tự do, quyền con người
Quyền được nhìn, được nghe, được nói
Quyền được chọn chân lý tự do
Quyền xóa bỏ độc tài độc tôn.

Trả lại đây cho anh quân nhân
Quyền được sống đời trai hùng
Quyền tự hào, tự tôn nòi giống
Là bảo vệ non nước Việt Nam
Là bảo vệ dân lành Việt Nam.

Trả lại đây quyền phúc quyết của toàn dân
Dân biết điều gì dân cần
Để tự do mưu cầu hạnh phúc.

Trả lại đây quyền chính đáng của người dân
Dân biết chọn gì cho mình
Cho thái bình non nước Việt Nam.
Việt Khang, anh là ai. Tên thật của anh là Võ Minh Trí, sinh năm 1978 tại tỉnh Tiền Giang. Anh là một cựu tù nhân lương tâm, vì viết nhạc mà đã bị tù 4 năm dưới chế độ cộng sản ở Việt Nam.

Phiên tòa xử Hội AEDC: tòa chưa cấp giấy cho người nhà tham dự

VOA Tiếng Việt/03/04/2018 
Hàng đầu từ trái sang Bùi Kim Phượng, Nguyễn Thị Huyền Trang, Nguyễn Thị Lành; hàng thứ hai từ trái sang Vũ Minh Khánh, Nguyễn Kim Thanh, đứng trước Phòng Tiếp dân, Tòa án TP. Hà Nội, ngày 3/4/2018. (Facebook Nguyễn Kim Thanh)
Hàng đầu từ trái sang Bùi Kim Phượng, Nguyễn Thị Huyền Trang, Nguyễn Thị Lành; hàng thứ hai từ trái sang Vũ Minh Khánh, Nguyễn Kim Thanh, đứng trước Phòng Tiếp dân, Tòa án TP. Hà Nội, ngày 3/4/2018. (Facebook Nguyễn Kim Thanh)
Gia đình của các nhà tranh đấu Nguyễn Bắc Truyển, Phạm Văn Trội, Trương Minh Đức, Nguyễn Trung Tôn, và Nguyễn Văn Đài hôm 3/4 đến tòa án Hà Nội yêu cầu cấp giấy phép tham dự phiên tòa, dự kiến diễn ra vào ngày 5/4, nhưng vẫn chưa được giải quyết.
Từ thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội tìm cách tham dự phiên tòa, bà Bùi Kim Phương, vợ của nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Bắc Truyển nói với VOA:
“Tôi và các chị đến tòa án yêu cầu cấp giấy để tôi tham dự phiên tòa xử chồng tôi. Họ bảo chúng tôi làm đơn, chúng tôi làm đơn 3 lần nhưng cũng không giải quyết. Ngày mai chúng tôi tiếp tục lên tòa để khiếu nại.”
Bà Nguyễn Kim Thanh, vợ của nhà báo tự do Trương Minh Đức nói với VOA vào chiều ngày 3/4 từ Phòng tiếp dân Tòa án Hà Nội:
“Đến từ 2 giờ chiều tới giờ mà chưa giải quyết. Ban tiếp dân đã trình lên thẩm phán Ngô Thị Ánh nhưng bà này không trả lời. Chúng tôi đang nộp một lá đơn khác và sáng ngày mai chúng tôi lại đến ngồi đây chờ đến khi nào cấp phép tham dự phiên tòa.”
Bà Vũ Minh Khánh, vợ của Luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài đã viết trên Facebook: “Tinh thần các chị em cương quyết đấu tranh đòi gặp thẩm phán Ngô Thị Ánh, mãi đến 11h30 thì phòng tiếp dân của toà án nói là phải làm đơn trình bày nguyện vọng.”
Một phụ nữ ủng hộ nhóm các bà vợ yêu cầu được tham gia phiên tòa nói với VOA:
“Tôi đồng hành cùng năm người vợ của các tù nhân lương tâm từ sáng đến giờ, yêu cầu tòa án cho gia đình tham dự phiên tòa vì đó là quyền của họ. Đến ngày 5/4 là xử án mà ngày hôm nay 3/4 mà chưa có giấy báo, giấy mời nào. Mang tiếng là phiên tòa công khai mà không có tờ giấy nào báo cho gia đình cả.”
Bà Nguyễn Thị Huyền Trang, vợ của tù nhân Phạm Văn Trội viết trên Facebook: “Tôi vô cùng bất bình trước sự việc này từ tòa án, cơ quan quyền lực thưc thi luật pháp. nhưng họ đang coi thường, chà đạp nên pháp luật.”
Một người ủng hộ khác hôm 3/4 trích lời bà Nguyễn Thị Lành, vợ của mục sư Nguyễn Trung Tôn viết trên Facebook: "Sao mà đến ngày chồng chúng tôi chuẩn bị ra tòa mà họ đang còn phải nghiên cứu mọi thủ tục, không biết có cho chúng tôi giấy mời để vào dự phiên tòa không đây, mong mọi người quan tâm và theo dõi.”
Các nhà hoạt động Phạm Văn Trội, Nguyễn Bắc Truyển, Nguyễn Trung Tôn và Trương Minh Đức.
Các nhà hoạt động Phạm Văn Trội, Nguyễn Bắc Truyển, Nguyễn Trung Tôn và Trương Minh Đức.
Nhà hoạt động Phạm Thanh Nghiên nhận định trên Facebook: “Đã là phiên toà, mà lại xét xử công khai thì bất kể ai cũng có thể vào tham dự, quan sát, kể cả chiếu theo luật hiện hành. Một phiên toà mà người thân của “bị cáo” còn phải chầu chực, khổ sở với hy vọng có tấm giấy cho phép tham dự thì bản thân sự việc này đã khẳng định tính chất vô pháp của không chỉ hệ thống toà án, mà của cả cái nhà nước này rồi.”
Theo thông báo của Tòa án thành phố Hà Nội, sáu bị cáo gồm ông Nguyễn Văn Đài cùng cộng sự là bà Lê Thu Hà, và các ông Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Bắc Truyển và Trương Minh Đức sẽ bị xét xử vào ngày 5/4 về tội “lật đổ chính quyền nhân dân”, theo khoản 1, Điều 79 Bộ Luật Hình Sự Việt Nam.
Theo điều khoản trên, các bị cáo, phần lớn là các nhà tranh đấu cho nhân quyền tại Việt Nam, phải đối mặt với mức phạt “từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.”