Sunday, February 2, 2014

GIỮA HAI "GHẾ" NHÂN QUYỀN !!!

VRNs (03.02.2014) – Hôm 12-11-2013 Việt Nam đã được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc cùng với Trung Quốc, Nga, Cuba, Ả Rập Xê Út, cho dẫu nhiều tổ chức phi chính phủ phản đối. Điều này không có gì lạ cũng chẳng có chi đáng tự hào. Với 4 ghế của khối châu Á – Thái Bình Dương cần được bầu lại, danh sách ứng cử viên chính thức của khối này cũng chỉ có 4: Trung Quốc, Maldives, Ả Rập Xê Út và Việt Nam. Một cuộc bầu cử hoàn toàn thiếu cạnh tranh và lựa chọn! Dù vậy, với cái máu tự tôn của cộng sản, Ngoại trưởng Phạm Bình Minh vẫn huênh hoang phát biểu sau khi có kết quả: “Việc Việt Nam trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền với tỷ lệ cao là sự ghi nhận của quốc tế đối với các thành tựu gần đây của Hà Nội trong việc thực thi các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội của công dân” và rằng Việt Nam sẽ “thực hiện tốt các nghĩa vụ và cam kết của một quốc gia thành viên Hội đồng Nhân quyền và thành viên Liên Hiệp Quốc”. 
            Ngày 05 tháng 02 sắp tới, tại cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về Nhân quyền (UPR) diễn ra tại Genève, Thụy Sĩ, tức tiến trình xem xét 5 năm một lần để đánh giá tình hình nhân quyền của từng quốc gia, Việt Nam là một trong những nước bị “sao quả tạ” chiếu vào nhiều nhất. Chưa chi mà tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) hôm 31-01 mới rồi đã lên tiếng yêu cầu các thành viên Liên Hiệp Quốc tại cuộc Kiểm điểm Định kỳ lần này phải gây áp lực để VN cam kết cải thiện tình trạng nhân quyền đang rất ảm đạm. Báo cáo của Human Rights Watch về hiện trạng nhân quyền ở VN đã trình lên Hội đồng Nhân quyền hôm 20-06-2013, cũng như Báo cáo Thường niên của tổ chức phi chính phủ này về VN công bố hôm 21-01-2014, đều kết luận rằng Hà Nội tiếp tục vi phạm cách có hệ thống các quyền căn bản như tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do tín ngưỡng, quyền của công nhân, quyền của nông dân và quyền được xét xử cách công bằng.
            Rồi trong lúc dân Việt đang chuẩn bị đón giao thừa, nhiều tổ chức dân sự độc lập trong nước (như Mạng lưới Blogger VN, Dân Làm Báo, Con đường VN, Phật giáo Hòa Hảo Truyền thống, No-U VN, Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo VN) đã phối hợp cùng các tổ chức nhân quyền toàn cầu như Ân xá Quốc tế (Amnesty International), Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch), Phục vụ Nhân quyền quốc tế (International Service for Human Rights) và Liên hội Quốc tế Các Tổ chức Xã hội Dân sự (CIVICUS) đứng ra tổ chức “Ngày Việt Nam” hôm 30-01 tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Genève, trước sự hiện diện của phái bộ các nước Hoa Kỳ, Na Uy, Liên Hiệp Châu Âu, Thụy Sĩ… Ngoài ra còn rất nhiều cá nhân, tổ chức, đoàn thể của người Việt từ trong ra tới ngoài nước đang hành động ráo riết nhân biến cố quốc tế này. Tất cả mọi hoạt động ấy là nhằm tố cáo Hà Nội nói mà không làm, hứa mà không giữ.
            Như vậy có thể nói VN đang từ ghế “quan tòa” nhân quyền đã tạm thời chuyển xuống ghế “bị cáo” nhân quyền. Điều đó hẳn có lý do. Chúng ta hãy thử xem trong 3 tháng nay, kể từ 11-12, CSVN đã làm gì để gọi là “thực hiện tốt các nghĩa vụ và cam kết của một quốc gia thành viên Hội đồng Nhân quyền và thành viên Liên Hiệp Quốc” như Phạm Bình Minh đã khẳng định.
            1- Trên phương diện lý thuyết, luật pháp:
            – Ngày 27-11-2013, Thủ tướng CS đã ban hành Nghị định 174/2013/NĐ-CP, (áp dụng từ 15-1-2014) phạt từ mức 10 triệu, 20 triệu, tới 100 trăm triệu những ai bị cho là “tuyên truyền phản động”, tức là vạch trần những dối trá của CS, phủ nhận những thành tích giả tạo của CS, phơi bày mặt thật những “anh hùng” CS, tiết lộ những sai lầm và tội ác bí mật của CS.
            – Ngày 28-11, Quốc hội bù nhìn của Cộng sản đã ngang nhiên thông qua một bản Hiến pháp mới hoàn toàn đi ngược lòng dân, hết sức phản dân chủ và trắng trợn chà đạp nhân quyền. Tuy có một chương (chương 2) nói về các quyền con người và quyền công dân, nhưng các quyền đó lại bị giới hạn, thậm chí triệt tiêu bởi các độc quyền và ưu quyền của đảng, như đảng phải cai trị độc nhất và tuyệt đối, sở hữu mọi đất đai và tài nguyên, biến quân đội và công an thành tôi tớ tận trung cho mình, như các công ty xí nghiệp nhà nước được ưu tiên trong hoạt động kinh tế, hưởng mọi thuận lợi về vốn liếng và về cả pháp luật; chủ thuyết Mác-Lê phá sản và tư tưởng Hồ Chí Minh giả tạo phải là nền tảng tư tưởng, lấn át mọi giá trị văn hóa nhân bản khác. Nay thì nhà cầm quyền lại đang tìm cách bắt toàn dân phải học tập và chấp hành cái bản luật gốc khốn nạn ấy.
            Tiếp đó, ngày 17-12-2013, Thủ tướng CS lại ban hành Nghị định 208/2013NĐ-CP cho phép lực lượng công cụ bạo lực của Nhà nước được nổ súng vào người dân bị cho là “có hành vi chống nhân viên công lực”. Với hiện trạng người dân mọi giới ngày càng đứng dậy, xuống đường đòi công lý hay dân chủ và với hiện trạng rất nhiều công dân vô tội đã vong mạng sau khi sa vào tay công an hay đi vào đồn công an, nghị định 208 sẽ là phương tiện pháp lý để CS tiếp tục chà đạp nhân quyền, tiêu diệt nhân mạng hòng bảo đảm sự toàn quyền và toàn mạng của đảng.
            Cuối cùng, CS tiếp tục tấn công vào các luật sư nhân quyền. Từ mấy năm qua, nhiều luật sư đứng lên bênh vực lẽ phải và dân chủ đều hoặc bị đưa vào tù hoặc bị cấm hành nghề. Nay thì CS chơi bài sách nhiễu, hăm dọa các luật sư từng tham gia các vụ án chính trị, bảo vệ các tù nhân lương tâm mấy năm gần đây để buộc họ phải chuyển sang những lãnh vực dân sự hay hình sự.
            2- Trên phương diện thực tế, hành xử:
            Các vụ án hoặc vụ việc chà đạp nhân quyền tiếp tục xảy ra sau ngày Hà Nội mang hia đội mão “quan án nhân quyền” tại Liên Hiệp Quốc.
            Trước hết, hãy nói về các tù nhân lương tâm. Sáng ngày 23-12-2013, phiên phúc thẩm tại toà án nhân dân tỉnh Phú Yên đã y án sơ thẩm ông Ngô Hào về tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều 79 luật Hình sự, tức 15 năm tù và 5 năm quản chế trong một phiên tòa chưa đến 2 tiếng đồng hồ. Tù nhân lương tâm Đinh Đăng Định, dù mắc bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối và phải giải phẫu cùng chịu hóa trị nhiều đợt, nhưng vẫn chỉ được đưa ra đưa vào bệnh viện trong thời gian ngắn rồi trở lại trại giam trong tình trạng sức khỏe kiệt quệ do truyền hóa chất. Quốc tế đã yêu cầu thả ông nhưng Hà Nội vẫn không chấp nhận. Tù nhân thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu được loan báo sẽ ra tù dịp Tết nhưng rốt cục chỉ là trò bịp của CS.
            Về các nhà đấu tranh dân chủ, thì những cuộc trấn áp vừa thô bỉ vừa tàn bạo quanh ngày Quốc tế Nhân quyền 10-12 tại Sài Gòn, Hà Nội, Nha Trang, Đà Nẵng đủ cho thấy CS thách thức thế giới thế nào trong chính ngày mà chúng có bổn phận kỷ niệm long trọng trong tư cách thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ. Nào cướp giật Tuyên ngôn, chửi bới thô tục, nào xông vào nhà hành hung, đưa vào đồn tra khảo, nào cướp xe cộ máy móc, đánh trọng thương phải đi bệnh viện, phạt tới 30 triệu đồng vì tàng trữ tài liệu nhân quyền… Hôm 31-12, lại là cuộc hành hung tàn bạo một số anh chị em dân chủ tại đồn công an xã Chương Dương, huyện Thường Tín, Hà Nội.
            Dân thường cũng bị đàn áp như vậy. Hôm tháng 12, anh Trịnh Xuân Tình đã bị lực lượng dân phòng Bình Thạnh, SG, khóa tay, đè đầu, bóp cổ đưa lên xe, tịch thu hàng hóa, đánh cho ngất xỉu rồi vất bên đường. Anh Dương Văn Cao, 23 tuổi, bị công an Thanh Trì, Hà Nội bắt giữ vô cớ và tra tấn dã man, đến khi được thả thì cả người bầm dập. Anh Lê Công Thủ, 20 tuổi, bị phó công an xã Mỹ Hưng, huyện Cái Nước phạt 500.000 đồng, rồi đánh cho trọng thương sau khi nạn nhân thắc mắc chuyện tự viết biên nhận, tự ký tên một mình. Ngày 22-12, phóng viên Nghĩa Phạm của báo Một Thế Giới đang tác nghiệp tại khu vực xuất hiện hố tử thần trước Tòa án nhân dân thành Hồ quận 1, thì bị bảo vệ của tòa án cấm cản và đánh đến nhập viện.
            Mỉa mai nhất là cuộc kỷ niệm 40 năm Hoàng Sa bị Tàu cộng xâm chiếm tổ chức tại công viên Lý Thái Tổ, Hà Nội, “thành phố của nhân quyền”. Những trò thô bỉ và đê tiện như cưa đá cho bụi bay mù trời, dùng loa phóng thanh công suất lớn để át tiếng nhân dân, giật băng-rôn tưởng niệm các vị anh hùng của đất nước…. tất cả càng vạch trần bộ mặt của một chế độ chẳng còn biết thế nào là xấu hổ, hèn hạ, ô nhục trước dân Việt cũng như trước quân Tàu. Chưa hết, trên trang mạng NguyenTanDung.org hôm 23-01-2014, có bài của dư luận viên Mõ Làng mạt sát và vu khống những ai đang hoạt động nhân quyền. Hắn viết: “Nhóm Huệ Chi, Nguyên Ngọc, Tương Lai, Nguyễn Quang A, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Đình Đầu, Phạm Toàn, Nguyễn Xuân Diện… dẫn đầu đám NO-U, “dân oan” cố vượt qua mọi sự ngăn cản, hạn chế của chính quyền để gây tiếng vang, tạo sự kiện nhằm phục vụ cho bộ máy tuyên truyền RFA, VOA, BBC, RFI la lối, tố cáo nhân quyền trên diễn đàn quốc tế cản trở VN hội nhập, phát triển. Họ đã phân công lực lượng để tấn công từ cả hai mặt trận trong và ngoài nước. Họ lén lút đưa một số thân nhân của những cái gọi là “tù nhân lương tâm” ra nước ngoài. Phối hợp với đám cờ vàng ba que ở nước Mĩ diễu phố, trèo vào diễn đàn quốc hội để tố cộng. Ở trong nước họ đầu têu lập “Hội dân oan” tập hợp những kẻ lợi dụng chút quyền được giao về sở hữu đất đai để làm đối trọng đòi giá đền bù thật cao, nhận tiền rồi còn đòi nữa làm đình trệ những công trình là quyền lợi lớn của đất nước… Họ xuống đường để “phản đối TQ” chiếm Hoàng Sa, Trường Sa, vẽ đường 9 đoạn không phải vì để đòi lại đất đai tổ quốc mà là để bắn một mũi tên nhằm hai đích phá hoại đường lối ngoại giao của Đảng, Nhà nước và tập hợp lực lượng xuống đường tập dượt cho “cách mạng màu”. Họ núp dưới chiêu bài lừa bịp “hòa giải dân tộc” để đòi truy phong “Liệt sĩ” cho những người lính cộng hòa đã chết trong trận Hoàng Sa nhằm đánh lận con đen, dương bẫy để người nhẹ dạ cả tin truy phong anh hùng, liệt sĩ cho những kẻ hèn nhát, những kẻ đã từng cầm súng giết hại đồng bào mình. Những kẻ chiếm giữ Hoàng Sa để làm tiền đồn chặn đường Hồ Chí Minh trên biển chứ đâu vì lãnh thổ quốc gia”.
            Những lời lẽ trên đây, đăng nơi trang mạng của kẻ vừa đưa ra thông điệp nhân quyền dân chủ cho quốc dân đầu năm, và những sự kiện đã nói, cho chúng ta thấy rằng VN cần phải bị trục xuất khỏi ghế quan án nhân quyền để ngồi vào ghế bị cáo nhân quyền hầu bị tuyên án là tội phạm nhân quyền của tk 21.
            BAN BIÊN TẬP
Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 188 (01-02-2014)

APPLE ĐỐI MẶT VỚI ÁN PHẠT 840 TRIỆU USD VÌ "LÀM GIÁ" E-BOOK

SM- 03/02/2014      -“Đại gia” công nghệ Mỹ Apple có thể phải chịu án phạt 840 triệu USD, gấp 3 số tiền đòi bồi thường ban đầu của các quan chức liên bang Mỹ và những người tiêu dùng bị thiệt hại do hành vi cấu kết với các nhà xuất bản nâng giá sách điện tử (ebook) của hãng này.

Apple có thể phải bồi thường 840 triệu USD cho khách hàng vì “làm giá” e-book
Bloomberg ngày 1/2 dẫn nguồn tin từ Steven Berman - một trong những luật sư đại diện cho nguyên đơn trong vụ kiện Apple “làm giá” e-book - cho biết: Họ vừa đệ đơn lên tòa án liên bang ở Manhattan (Mỹ) yêu cầu tăng gấp 3 lần số tiền ban đầu mà Apple phải bồi thường cho những người bị thiệt hại lên con số 840 triệu USD theo Luật Chống độc quyền của Mỹ.
 
Trước đó, tháng 7/2013, thẩm phán liên bang Denise Cote ở Manhattan đã đưa ra phán quyết buộc tội Apple thông đồng với 5 nhà sản xuất lớn khác thực hiện âm mưu xóa bỏ cạnh tranh và thao túng giá sách điện tử, đồng thời đưa ra án phạt 280 triệu USD cho Apple. Phán quyết này đã mang lại chiến thắng cho Bộ Tư pháp và 33 bang, vùng lãnh thổ của Mỹ tham gia vụ kiện dân sự này, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc xóa bỏ những tác hại do các hành động phi pháp của Apple gây ra.
 
Cụ thể: Apple bị cáo buộc “đóng vai trò trung tâm” trong âm mưu đẩy giá e-book từ 9,99 USD mà Amazon vẫn áp dụng lên 12,99 USD hoặc 14,99 USD. Apple nhận được 30% “hoa hồng” từ việc đẩy giá này.
 
Hiện nay, các nhà xuất bản đã đồng ý dàn xếp vụ kiện theo yêu cầu của tòa. Riêng Apple vẫn kêu oan và tuyên bố sẽ kháng cáo đến cùng quyết định của thẩm phám Cote. Tuy nhiên, thực tế “đại gia” công nghệ của Mỹ từng có “quá khứ bất ảo” khi đồng ý dàn xếp vụ kiện độc quyền liên quan đến “làm giá” ebook với Ủy ban Châu Âu năm 2012, cho dù không thừa nhận sai phạm.
 

SẢN XUẤT TRUNG QUỐC "CHẠM ĐÁY" 6 THÁNG

SM- 03/02/2014      -Chỉ số PMI của Trung Quốc tháng 1/2014 đã “chạm đáy” 6 tháng. Việc sản lượng và đơn đặt hàng chậm lại cho thấy nỗ lực thắt chặt tín dụng của Bắc Kinh đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước này.


Theo thông báo của Cục Thống kê Quốc gia và Liên đoàn Hậu cần và Mua sắm Trung Quốc ngày 1/2, chỉ số PMI (chỉ số nhà quản trị mua hàng) tháng 1/2014 đã giảm xuống mức 50,5. Trong khi đó, chỉ số này của tháng 12/2013 là 51, còn tháng 11/2013 là 51,4. Như vậy, chỉ số PMI của Trung Quốc đã chính thức “chạm đáy” trong 6 tháng qua. Chỉ số này cũng tương ứng với dự báo mà các chuyên gia phân tích đưa ra trong cuộc khảo sát do Bloomberg thực hiện tháng 12/2013.
 
Kết quả khảo sát của Bloomberg cho thấy số lượng việc làm và đơn hàng xuất khẩu của Trung Quốc ngày càng thu hẹp. Điều đó chứng tỏ kinh tế Trung Quốc đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, nhất là trong bối cảnh Bắc Kinh tiếp tục phải vật lộn với sự lũng đoạn của hệ thống ngân hàng ngầm và đà tăng phi mã của lãi suất liên ngân hàng. Trong khi đó, một báo cáo khác của các nhà chức trách Trung Quốc về chỉ số PMI trong lĩnh vực phi sản xuất tháng 1/2014 công bố ngày 3/2 cũng cho thấy sự sụt giảm đáng kể từ 54,6 trong tháng 12/2013 xuống còn 53,4 điểm.
 
Trả lời phỏng vấn báo giới, Lưu Lực Cương - chuyên gia kinh tế trưởng về kinh tế Trung Quốc của Ngân hàng Australia & New Zealand tại Hong Kong - khẳng định: “Chính sự bất ổn của thị trường tiền tệ khiến ngành sản xuất của Trung Quốc bị đình trệ”. Vì thế, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cần có sự “cân  bằng tinh tế hơn” giữa việc “đàn áp” hệ thống ngân hàng ngầm và duy trì sự ổn định của thị trường tài chính.
 
Trong khi đó, Đinh Sảng - chuyên gia kinh tế cấp cao của Citigroup tại Hong Kong - nhấn mạnh: “Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục chậm lại trong những quý tới do điều kiện tín dụng bị thắt chặt cùng với đó là những mối đe dọa từ gánh nặng nợ công của chính quyền địa phương”.
 
Theo Bloomberg, dù năm con ngựa bắt đầu vào ngày 31/1, nhưng thực tế nhiều nhà máy tại Trung Quốc đã đóng cửa vài ngày trước đó vì nhu cầu trong nước và thế giới sụt giảm. Ngoài ra, kết quả khảo sát của Ngân hàng HSBC thực hiện cuối năm 2013 cũng cho thấy các công ty tại Trung Quốc đang tiến hành cắt giảm nhân sự với tốc độ nhanh nhất trong 5 năm qua. Bên cạnh đó, HSBC cũng cho rằng: khu vực chế tạo của Trung Quốc trong tháng 1/2014 đã sụt giảm lần đầu tiên trong 6 tháng và chỉ số PMI chỉ là 49,5. Tất cả số liệu ảm đạm này được đưa ra không lâu sau khi thống kê chính thức cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đã giảm tốc trong 3 tháng cuối năm 2013, kéo tốc độ tăng trưởng GDP cả năm xuống mức 7,7%, mức thấp nhất trong một thập kỷ trở lại đây.
 

TÂN HOA XÃ: TRUNG QUỐC MỞ KHO LƯU TRỮ TÀI LIỆU KHẲNG ĐỊNH CHỦ QUYỀN BIỂN ĐÔNG

VOA- 03/02/2014      -Tân Hoa Xã cho biết kho lưu trữ tài liệu lịch sử về Biển Nam Trung Hoa (Việt Nam gọi là Biển Đông) đã được giới thiệu cho công chúng ở tỉnh Hải Nam vào hôm thứ Hai.

Bản đồ khu vực chủ quyền Biển Đông mà Trung Quốc khẳng định.

Bản tin nói kho lưu trữ này có khoảng 30.000 tài liệu về Biển Đông tập họp từ những văn khố, thư viện và những cơ sở giáo dục từ Trung Quốc đại lục, Đài Loan và các nước khác

Bản tin dẫn lời ông Ngô Sĩ Tồn, viện trưởng Viện Quốc gia nghiên cứu Biển Nam Trung Hoa, nói rằng kho lưu trữ tập trung vào những tài liệu được tìm thấy khi Trung Hoa Dân Quốc ở đại lục trong giai đoạn 1912-1949 tìm cách thu thập bằng chứng lịch sử và pháp lý cho tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.

Ông Ngô nói cơ sở dữ liệu bao gồm tài liệu chính phủ, điện báo, tóm tắt hội nghị, hình ảnh và bản đồ, chứng minh các đảo trong khu vực nằm dưới sự quản lý của Trung Quốc trước và sau Thế chiến II.

Ông Ngô cũng cho biết kho lưu trữ sẽ tiếp tục tích lũy và phân loại tài liệu.

Trộm gương của CSGT, rút phóng lợn chống đối 141

(Soha.vn) - Hai nam thanh niên mang theo 2 con dao phóng lợn đi trộm cắp gương ô tô. Họ còn ngang nhiên trộm cả đồ của cảnh sát giao thông.

Khoảng 20h tối ngày 2/2 (mùng 3 Tết), tổ công tác Y11/KH141 Công an TP Hà Nội, trong quá trình làm nhiệm vụ tại ngã tư Nguyễn Chí Thanh - Đê La Thành, đã bắt 2 đối tượng có hành vi trộm cắp tài sản đang trên đường tẩu thoát.
Vào thời điểm trên, lực lượng hóa trang phát hiện thấy 2 nam thanh niên đi trên chiếc xe Honda Dream có biểu hiện nghi vấn nên ra hiệu lệnh dừng xe.
Hai con dao phóng lợn trong người các đối tượng
Hai con dao phóng lợn trong người các đối tượng
Khi bị đưa xe vào chốt, cán bộ CSHS phát hiện trong túi xách có nhiều cặp gương ô tô các loại, 2 chiếc kìm cắt khóa và 1 con dao phóng nhọn. Lúc này, 1 trong 2 thanh niên bất ngờ rút ra 1 con dao phóng lợn khác định chống trả.
Tuy nhiên, đối tượng vừa rút dao trong người ra khi chưa kịp “hành động” thì ngay lập tức đã bị cán bộ CSHS quật ngã. Cả hai thanh niên nhanh chóng phải tra tay vào còng số 8.
Đối tượng Anh và Huy tại chốt 141.
Đối tượng Anh và Huy tại chốt 141.
Đấu tranh ban đầu tại chốt, các đối tượng được làm rõ gồm Trần Huy Anh (SN 1987, quê Hưng Yên, hiện trú tại số 21 ngõ 11 Nguyễn Quý Đức) và Trần Cao Ngọc Hải (SN 1993, quê Nam Định, hiện trú tại 56 ngõ 52 Triều Khúc), cả hai cùng ở Thanh Xuân, Hà Nội.
Hai đối tượng này đều thừa nhận vừa thực hiện xong các vụ trộm gương xe ô tô trên địa bàn TP Hà Nội.
Tang vật vụ trộm cắp
Tang vật vụ trộm cắp

Qua kiểm tra xác minh số tang vật trên, tổ công tác còn phát hiện có cặp gương xe ô tô của một cán bộ CSGT Công an TP Hà Nội.
Vụ việc đang được tiếp tục điều tra.

Sốt ruột với kinh tế khó khăn, nhiều chợ lẫn siêu thị mở cửa buôn bán sớm

Đi chùa ngày Xuân, trên cao bệ Phật dưới chân ngập rác

02/02/2014 - 14:44

Vãn cảnh chùa và cầu tài lộc luôn là một trong những nét văn hoá quen thuộc của người Việt mỗi dịp đầu Xuân. Thế nhưng, có lẽ chốn chùa chiền đang trở nên ngày càng xô bồ, mất linh thiêng khi không chỉ từng ngón tay Phật được rắt đầy tiền, mà dưới bệ thờ cũng ngập ngụa rác lẫn với khói hương và những lời cầu khấn xì xụp.
Rác tràn ngập khắp nơi tại chùa Bà, Bình Dương
 
Chùa chiền là nơi thanh tịnh, tôn nghiêm, nơi con người ta không chỉ tìm đến để cầu bình an, tài lộc, may mắn…trong năm mới mà còn để tìm kiếm sự thanh tịnh, bình lặng trong tâm hồn. Phong tục đi chùa đầu năm, người người thành kính cầu khấn đã là nét đẹp văn hóa được truyền tụng từ bao đời nay.
 
Tuy nhiên, tại nhiều đền, chùa, nét đẹp đó đang ngày trở nên biến tướng và xấu xí. Ngoài chuyện người ta rắt đầy tiền vào từng ngón tay Phật, "mua chuộc" bề trên để xin tài lộc, thì đền chùa đang ngày càng xô bồ với váy áo ngắn cũn cũng được vào cửa Phật quỳ xin vái lậy, trong khi đó, trong sân chùa hay cửa điện từng đống rác xả của những "tín đồ nhà Phật" vẫn vô tư ngày một dày lên dưới những gót chân của trai thanh, gái lịch.

 
Bộ mặt xấu xí nhem nhuôc nơi cửa chùa này xuất phát từ chuyện đa số mọi người đi chùa đều cầm theo bó hương, đồ cúng bên mình nhưng khi lấy hết nhang thì những túi nilon, vỏ đựng các bó nhang liền được vứt ngay tại chỗ, chẳng ai buồn nhặt trong khi xung quanh nhiều thùng rác lại chỉ như để tượng trưng. Chính vì thế mà nền chùa khắp nơi đềutràn ngập rác.
 
 
 
Nhiều chùa đã thông báo hạn chế đốt nhang nhưng người đi chùa vẫn thờ ơ, xả rác vô tội vạ
 
Dù nhiều chùa đã kêu gọi hạn chế đốt nhang để tiết kiệm, tránh hỏa hoạn, ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng vẫn không ngăn được người đi chùa thắp nhang, xả rác một cách vô tội vạ. Tình trạng này đã diễn ra từ nhiều năm nay và tại nhiều chùa chiền như chùa Vĩnh Nghiêm (TP.HCM), chùa Bà (Bình Dương)…Người đi chùa thắp hương, cầu khấn ngay trên đống nilon, rác mà chính mình hay người khác xả ra, không hiểu với bối cảnh như vậy thì lời cầu khấn có linh nghiệm hay chăng?

Tình trạng tương tự cũng diễn ra tại chùa Hương (Mỹ Đức, Hà Nội), để chấn chỉnh tình trạng xả rácvô tội vạ, một đội kiểm tra lưu động đã được thành lập kết hợp với hệ thống camera giám sát thực hiện việc xử phạt những du khách thiếu ý thức, vứt rác bừa bãi ra môi trường khu vực chùa.

Không chỉ có việc xả rác bừa bãi mà sự lộn xộn, chen chúc, đùn đẩy, tiền rải khắp mọi nơi từ hòm công đức đến các ban thờ, hương thắp tràn lan cũng đã diễn ra ở nhiều chùa chiền, biến nơilinh thiêng trở nên nhếch nhác đến thảm hại. Đầu năm, đi lễ chùa để mong một năm mới nhiều thành công, may mắn…nhưng ngay cả chuyện giữ môi trường thanh tịnh bình yên chốn tu hành mà những con người phàm trần cũng không tuân thủ được vậy thì giữa hàng trăm lời cầu khấn ồn ã trong bối cảnh rác ngập vòng quanh, thử hỏi Phật nào còn tĩnh tâm cho thấu mà nghe được lời cầu xin?.
 

THANH HÓA: NGƯỜI DÂN VÔ TƯ ĐI CHƠI TẾT KHÔNG ĐỘI MBH


Chủ Nhật, 02/02/2014 09:39

(NLĐO) – Hình ảnh những chàng trai cô gái kẹp 3, kẹp 4 không đội mũ bảo hiểm (MBH), lạng lách đánh võng, đi ngược chiều, thậm chí còn có người giơ tay tạo dáng khi thấy phóng viên chụp ảnh, xuất hiện tràn lan trên các tuyến đường phố ở Thanh Hóa trong những ngày Tết Giáp Ngọ 2014.

Người tham gia giao thông không đội MBH ở Thanh Hóa trong những ngày Tết
Người tham gia giao thông không đội MBH ở Thanh Hóa trong những ngày Tết

Để chấn chỉnh tình trạng người tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định, uống rượu bia khi tham gia giao thông và lạng lách đánh võng… Công an tỉnh Thanh Hóa đã có công điện chỉ đạo Phòng CSGT, cùng lực lượng CSGT các huyện, thị, TP phải huy động toàn bộ lực lượng ra quân để chấn chỉnh, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, đảm bảo an toàn giao thông cho mọi người dân được vui một cái Tết an toàn.
Tuy nhiên, dù tăng cường kiểm tra, kiểm soát thế nhưng trên rất nhiều các tuyến đường ở TP Thanh Hóa, ở các huyện lân cận TP Thanh Hóa… người dân vẫn vô tư tham gia giao thông mà “quên” không đội MBH hay đi ngược chiều.
Dưới đây là một số hình ảnh phóng viên Báo Người Lao Động ghi lại ở Thanh Hóa:
Người dân vô tư đi chơi Tết không đội MBH
Những hình ảnh như thế này xuất hiện tràn lan ở Thanh Hóa trong những ngày Tết. Hình ảnh ghi lại trên Quốc lộ 1A đoạn vào đền Bà Triệu (xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc).
Những hình ảnh như thế này xuất hiện tràn lan ở Thanh Hóa trong những ngày Tết. Hình ảnh ghi lại trên Quốc lộ 1A đoạn vào đền Bà Triệu (xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc)

Đèo 3, đi ngược chiều
Đèo 3, đi ngược chiều

Quần áo đẹp, xe đẹp nhưng hình ảnh không đẹp.
Quần áo đẹp, xe đẹp nhưng việc làm không đẹp

Chồng mặc vét lịch lãm, vợ mặc váy xanh, đèo theo 2 con nhỏ, nhưng không một ai có MBH.
Chồng mặc vét lịch lãm, vợ mặc váy xanh, đèo theo 2 con nhỏ, nhưng không một ai có MBH

Dàn hàng 3, hàng 4 đi trên đường với những cái đầu trên. Đại đa số họ toàn là những thanh niên đang còn rất trẻ.
Dàn hàng 3, hàng 4 đi trên đường với những cái đầu trần. Đại đa số họ toàn là những thanh niên đang còn rất trẻ

3 cô gái này đã quay mặt đi khi biết có người đang chụp ảnh.
3 cô gái này đã quay mặt đi khi biết có người đang chụp ảnh

Nhưng lại có người tươi cười, tạo dánh cho PV chụp ảnh
Nhưng lại có người tươi cười, tạo dáng cho người chụp ảnh

Đây là những hình ảnh phản cảm, không đẹp trong những ngày Tết cổ truyền của dân tộc chắc chắn không chỉ xuất hiện ở Thanh Hóa mà còn nhiều địa phương khác trong cả nước.
Đây là những hình ảnh phản cảm, không đẹp trong những ngày Tết cổ truyền của dân tộc



Tin-ảnh: Tuấn Minh

CÂU CHUYỆN ĐẦU NĂM: VĂN HOÁ VIỆT TRONG VẬN KHÍ SUY VONG

RFI-02/02/2014


Thụy My
Đầu năm, khi đất trời vào xuân, cũng là dịp để suy ngẫm lại những vấn đề về văn hóa. RFI đã phỏng vấn tiến sĩ Phạm Chí Dũng, cũng là một nhà văn đồng thời còn là người có nhiều bài viết phê bình về văn học nghệ thuật.



Tiến sĩ Phạm Chí Dũng
 
01/02/2014
 
 
RFI : Thân chào tiến sĩ Phạm Chí Dũng, rất vui được tiếp chuyện anh nhân dịp xuân về. Trước hết anh có thể cho biết cảm xúc của anh trong bầu không khí đầu năm mới ?

Rất khó tả, nhưng rõ rệt nhất là thiếu hẳn hương sắc mùa xuân. Làm sao có thể vui nổi khi đây là cái Tết thứ ba liên tiếp tôi chứng kiến cảnh tượng hàng vài chục ngàn công nhân ở các khu công nghiệp, khu chế xuất không có đủ tiền mua vé tàu xe về quê ăn Tết. Với họ, đang xảy ra một nét văn hóa rất mới, có thể gọi là “văn hóa tết cấm trại”. Tức phỏng theo một điều lệnh trong quân đội, công nhân ở nguyên trong khu nhà trọ mà không dám bước ra đường vì chẳng có tiền. Mà như vậy thì còn gì là tết?

Không khí đường phố cũng uể oải và bải hoải. Chỉ sát Tết người dân mới có chút tiền để mua sắm, nhưng ở nhiều tụ điểm mai và đào vẫn ế chỏng chơ. Khách hàng đã và đang quay lưng với thị trường như một dạng văn hóa phủ nhận trong kinh doanh.

Đã đến lúc người dân không thể mặc định sắc màu của nền văn hóa dân tộc như những báo cáo tô hồng của chính phủ về nền kinh tế hay những nghị quyết của đảng về đường lối kiên định đi lên chủ nghĩa xã hội đến hết thế kỷ 21. Hiện tại được dẫn dắt bởi quá khứ, và tương lai lại được quyết định bởi những gì trong hiện tại.

Quá khứ đó, chúng ta thấy cái gì? Năm 2013 chứng kiến những trận hôi của vĩ đại chưa từng thấy ở một số địa phương, cuộc tranh cướp bánh sushi trong một nhà hàng ngay tại thủ đô, cho dù không thể cho rằng tất cả những người tranh giành đều đói khát và đất nước cũng chưa đến thời đói kém…

Những hiện tượng xã hội đó đang góp phần triệt tiêu nhanh chóng khẩu hiệu của đảng “xây dựng nền văn hóa tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc”. Tương tự, điều lạ lùng là trong mấy năm gần đây, chẳng mấy cơ quan tuyên giáo và dân vận còn nhắc tới khẩu hiệu này. Vì sao vậy? Đơn giản là thực tiễn đã trở nên tồi tệ đến mức giới chức đảng lẫn chính quyền không thể cứ mãi tự ru ngủ mình và mị dân xã hội bằng những lý lẽ một chiều đã bị thực tế bào mòn đến tận chân gốc. Dù luôn bị ăn sâu tâm lý thành tích, ít nhất họ cũng phải tự rung động một nỗi xấu hổ tối thiểu nào đó chứ!

RFI
 : Những giá trị truyền thống của ông cha như « Giấy rách phải giữ lấy lề », « Một câu nhịn chín câu lành »…dường như đã bị thay bằng sự vô cảm, tâm lý mạnh được yếu thua. Ngày nào đọc báo cũng đều thấy những tin được gọi là « cướp, hiếp, giết », người ta sẵn sàng chà đạp lên nhau, thậm chí mạng người có thể bị mất đi vì những lý do rất nhỏ nhặt. Thưa anh, phải chăng đạo đức xã hội đang rơi xuống tận đáy ?

Khi xảy ra cái chết ở thẩm mỹ viện Cát Tường tại Hà Nội vào năm 2013, một quan chức cao cấp ngành y tế đã phải thốt lên rằng đạo đức và y đức đã xuống đến đáy. Nhưng tôi cho là tất cả vẫn chưa phải tồi tệ nhất. Cái tồi nhất nằm ở phía trước, ở thì tương lai đầy sương mù và dưới vực thẳm, mà chế độ này và phần lớn dân chúng vẫn chưa hình dung hết.
Phía trước ấy là một cuộc tha hóa vĩ đại của toàn bộ nền văn hóa. Tuân theo quy luật vật chất quyết định ý thức, kinh tế quyết định văn hóa và bất kỳ khi nào nền kinh tế lao vào hố sâu khủng hoảng, đời sống sẽ trở nên thiếu thốn và đói kém đến mức một bộ phận dân chúng sẵn sàng giết nhau để sinh nhai.

Lịch sử đã chứng minh hết sức cận kề ở một quốc gia đông dân nhất thế giới, chính là Trung Quốc trong thời Cách mạng văn hóa những năm 60 của thế kỷ trước. Khi đó có đến 30 triệu người bị chết không chỉ bởi vô số cuộc thanh trừng, mà còn bởi đất nước này đã rơi vào thảm trạng đói kém đến mức tại một số nơi người dân đã phải ăn nhau để cầm hơi. Đó chính là điều tồi tệ phi nhân tính nhất, mà một nền văn hóa suy đồi đến tận cùng có thể mang lại.

Năm 2013 đã trở nên một đặc tả khá kinh khủng, trên bức tranh khốn quẫn của nền văn hóa đang lao dốc và còn chưa tìm thấy đáy ở Việt Nam. Cùng với cái gọi là nền văn hóa tham nhũng chưa từng thấy ở đất nước này, khắp nơi trong xã hội đã diễn ra cảnh cha con giết nhau, vợ chồng giết nhau, thầy đánh trò và trò giết thầy, nạn cướp của và hiếp dâm nổi lên khắp nơi. Cường hào ác bá cũng hoàn hành tàn lộng và bất chấp đạo lý. Nhưng nghịch lý ghê gớm là kinh tế càng suy thoái, người giàu lại càng giàu. Không biết bao nhiêu quan chức đã ních đầy túi và chỉ còn chờ chực cơ hội biến khỏi tổ quốc nếu xảy ra động loạn…

Rồi một điều tất yếu phải xảy ra là khi luật pháp không còn là mái nhà che chở cho người dân, chính nhân dân đã phải làm thay luật pháp. Nạn tự xử đối với những kẻ trộm chó mèo diễn ra ở Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh… Ở Bắc Giang, khi vài người dân bị công an khởi tố bắt giam vì đánh chết cẩu tặc, đã có đến 800 người dân khác đồng ký tên vào một bản tuyên bố cùng nhận tội. Đó là cái gì? Một loại văn hóa phản kháng của người dân đang phát tiết ngay trong lòng chế độ “của dân, do dân và vì dân”.

Tố chất văn hóa phản kháng đó đã dẫn đến làn sóng chống người thi hành công vụ lan rộng một cách đầy tự phát và bạo lực ở nhiều nơi. Không hiếm cảnh thanh niên đi đường và những người dân “săn sóc” một cách đặc biệt đến hành vi của cảnh sát giao thông, bởi lực lượng cảnh sát bị xem là đối tượng tham nhũng nhất quốc gia này càng ngày càng mang ý nghĩa như một mồi lửa châm ngòi cho các cuộc xung đột tự phát và rất khó kềm chế.

RFI : Thưa anh đầu năm thường nói chuyện vui, nhưng bức tranh thực tế xã hội lại quá xám. Những cách hành xử của con người thường từ nền giáo dục mà người đó được hấp thụ. Vậy thì theo anh trách nhiệm của ngành giáo dục đối với nền văn hóa như thế nào ?

Đóng góp không nhỏ vào sự xuống cấp của nền văn hóa là thực trạng lầy lội và ô nhiễm nặng mùi của ngành giáo dục vẫn chưa hề được cải tạo. Tiên đề “Tiên học lễ, hậu học văn” từ ngàn đời nay đã từ lâu bị phần lớn trường học biến thành thảm trạng mà chúng ta nên nhận thức lại là “Tiên học phí, hậu học thêm”. Có lẽ mệnh đề này mới nói lên tất cả cái thực trạng quay quắt đến mức khốn cùng của môi trường giáo dục đào tạo và giới quan chức điều hành ngày nay.

Không khác gì thị trường bất động sản, vài năm gần đây người ta đã phải dùng đến cụm từ “bong bóng đại học” cho sự bùng nổ bội cung của hàng trăm trường đại học tư thục và dân lập từ Bắc chí Nam. Nhưng ngược lại với đà tăng tiến theo cấp số nhân về số lượng các trường đại học, cao đẳng và chương trình “đào tạo 20.000 tiến sĩ’ của nguyên Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Thiện Nhân và đời Bộ trưởng kế vị, chất lượng đào tạo còn lâu mới làm nên một nền văn hóa xứng tầm với Thái Lan. Ít nhất là về tỉ lệ công trình nghiên cứu được công bố trên đầu các tiến sĩ, cùng bài luận văn tả cảnh các cô giáo bỏ nghề và học sinh vùng cao phải bắt chuột ăn thay cơm.

Tình trạng xuống cấp toàn diện của giáo dục và văn hóa cũng khiến cho hiện tượng không có tác phẩm hay trong văn học nghệ thuật trong suốt nhiều năm qua trở nên rất dễ lý giải trong đời sống văn nghệ Việt Nam. Bất chấp các cuộc thi và trao giải thưởng đều đặn hàng năm của các hội đoàn văn học và nghệ thuật nhà nước, vẫn không có lấy vài ba tác phẩm trong lĩnh vực văn học, sân khấu, mỹ thuật, điện ảnh, âm nhạc… ghi dấu ấn cho một tinh thần hồi tâm thành khẩn.
Hầu như tất cả đều nhàn nhạt, nhòa nhạt và luôn đi sau hiện tồn nhức nhối của xã hội ít ra vài thập kỷ. Nhiều nhà văn và nhà viết kịch đủ lòng tự trọng không còn cầm nổi bút, bởi tâm trạng chán chường và thất vọng quá giới hạn cho phép. Chỉ còn một số người viết vì cơm áo gạo tiền, hoặc làm cái gọi là “sáng tạo” vì các đơn đặt hàng và giải thưởng từ Nhà nước. Không thể nói khác hơn, văn học nghệ thuật quốc doanh từ lâu nay đã mang trên mình thiên chức văn hóa cộng sinh.

RFI : Khái niệm « văn hóa cộng sinh » mà anh vừa đề cập, có lẽ không thể loại trừ giới quan chức, vì những lề thói đã ăn sâu vào họ ?

Văn hóa gia đình, văn hóa trường học và văn hóa cộng đồng là ba rường cột của một nền văn hóa. Nhưng một khi cả ba trụ cột ấy đều bị xâm hại một cách trầm kha, thì không còn gì có thể cứu vãn nổi một nền văn hóa chính trị. Nhất là khi nền văn hóa chính trị ấy lại bị ruỗng mục bởi thói vô cảm, vô trách nhiệm và quá đậm đặc tố chất lợi ích nhóm của giới quan chức.

Vì thế, chúng ta có thể coi văn hóa quan chức là thành tố thứ tư gây xâm hại đối với nền văn hóa Việt Nam đương đại, nhưng đặc biệt hơn cả lại là nhân tố cộng sinh ưu tú nhất. Giới quan chức đổ cho 70% doanh nghiệp chủ động đưa hối lộ, nhưng làm sao có thể lý giải sự mâu thuẫn không thể chấp nhận được, giữa tỉ lệ “chỉ có 1% công chức yếu kém” như báo cáo của chính quyền, với con số ít nhất 30% công chức “chủ động nhận hối lộ” trong những kết quả khảo sát về tham nhũng?

Một cuộc khủng hoảng văn hóa đang tăng tiến với gia tốc ngày càng gấp rút. Cuộc khủng hoảng ấy lại biến diễn sang cuộc khủng hoảng niềm tin của người dân đối với xã hội, của công dân đối với đất nước và cuối cùng là của người dân đối với chế độ. Những cuộc điều tra xã hội học đã cho thấy niềm tin của giới trẻ vào đảng và chế độ sa sút khủng khiếp, và trong giới trẻ giờ đây không còn cái gọi là lý tưởng nữa. Nếu có được một cuộc khảo sát độc lập, người ta tin chắc rằng chỉ còn không đầy 10% trong số lớp trẻ tin vào việc “nền văn hóa xã hội chủ nghĩa” có thể tôn tạo cho nền văn hóa dân tộc.
Ngược lại, một chủ nghĩa văn hóa phủ nhận đang hình thành và phát triển rất ghê gớm trong một số khá đông lớp trẻ ở Việt Nam.

RFI
 : Về « chủ nghĩa văn hóa phủ nhận » như anh nói, theo anh lớp trẻ đang phủ nhận những giá trị gì ?

Phủ nhận những giá trị tinh thần, phủ nhận những giá trị truyền thống, và phủ nhận với chính những thế hệ đi trước. Hiện tượng đó làm chúng ta nhớ lại thế hệ mất mát, nảy sinh ở châu Âu trong vài thập kỷ sau cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai. Cũng là suy thoái kinh tế trầm kha, cũng là cái nhìn về một tương lai mơ hồ, cũng là tâm trạng đầy bất an và dễ nổi loạn.

Nhưng ở Việt Nam, điều nguy hiểm hơn nhiều là cái tương lai như thế còn trở nên vô định bởi một nền chính trị hủ hóa, cố chấp và luôn có nguy cơ gây nên hiệu ứng hạ cánh cứng. Từ đó sẽ sinh đẻ vô số hậu quả trầm luân cho đời sống người dân, đặc biệt là dân nghèo.
Hơn bao giờ hết, đặc thù văn hóa Việt Nam được quyết định bởi nội lực nền kinh tế và kế sinh tồn của mỗi công dân. Trong giai đoạn “cất cánh” từ thời mở cửa kinh tế những năm 1990, chủ nghĩa kiếm tiền và đầu cơ thượng hạng đã phủ trùm lên cả xã hội, để sau đó vào thời kỳ suy thoái từ năm 2008 đến nay, điều được coi là “văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc” cũng bị suy mòn theo lý lịch không mấy trong sáng của đồng tiền.

Phía trước, màu đen khó che giấu của của nền kinh tế đang chờ đón một khoảng trống chân không văn hóa, nơi mà hố sâu bất bình đẳng xã hội sẽ sâu thẳm hơn bao giờ hết. Tâm lý chà đạp lẫn nhau sẽ thổi bùng lên ngọn lửa tranh đấu cực kỳ tàn khốc giữa các giai tầng và trong chính từng giai cấp, để cuối cùng bản thân nền văn hóa bị giẫm đạp đến kiệt sức.

Không thể lạc quan về nền văn hóa Việt trong năm 2014 và cả những năm sau đó, tôi cho rằng sự biến mất của một nền chính trị đương thời còn dễ được chấp nhận hơn rất nhiều, so với những mất mát của một nền văn hóa dân tộc mà người dân nước Việt có thể phải mất đến nửa thế kỷ để phục hồi nó.
Rất nhiều người như tôi vẫn ngày đêm dồn dập thổn thức trong lòng một câu hỏi đích đáng: Ai và những tác nhân nào đã khiến cho nền văn hóa dân tộc suy đồi và suy vong ghê gớm đến thế? Kẻ nào phải chịu trách nhiệm lịch sử về hậu quả quá đau đớn ấy?

RFI : Xin chân thành cảm ơn tiến sĩ Phạm Chí Dũng đã dành thì giờ để tâm tình với thính giả RFI Việt ngữ trong những ngày đầu năm về những suy tư liên quan đến nền văn hóa Việt.

Xe máy làm xiếc trên trụ rào, 2 cô gái thương vong

Thứ Hai, 03/02/2014 09:10

(NLĐO) - Khoảng 17 giờ ngày 2-2 (mùng 3 Tết), trên quốc lộ 1A xảy ra một vụ tai nạn giao thông làm 2 người chết và bị thương.

Theo một số người chứng kiến, 2 cô gái đi trên xe mô tô BKS 67M3-8960 đang lưu thông hướng TP HCM về Miền Tây, đến đoạn đường trên thì đột nhiên lao vào trụ cột hàng rào nhà một hộ dân ở ấp Tân Thạnh xã Tân Lý Tây (Châu Thành, Tiền Giang).

Hiện trường vụ tai nạn
Hiện trường vụ tai nạn
Cú đâm quá mạnh làm một cô gái đang ngồi trên xe tử vong ngay tại chỗ, người còn lại được chuyển đến trung tâm y tế huyện Châu Thành cấp cứu trong tình trạng nguy kịch.

Chiếc xe máy gãy rời, treo trên trụ rào sau cú tông quá mạnh
Chiếc xe máy gãy rời, treo trên trụ rào sau cú tông quá mạnh
Tại hiện trường, chiếc mô tô dựng thẳng đứng sau cú đâm gãy trụ cột hàng rào (gãy 2 đoạn), niềng bánh trước bị gãy vụng và treo lơ lửng trên trụ cột. Phần bánh sau có hiện tượng bị xì vỏ.


Tin-ảnh: Tr. Phi

Cúp điện, hàng chục trẻ em bị treo lơ lửng trên đu quay


Thứ Hai, 03/02/2014 09:11

(NLĐO) - Khoảng 19 giờ 50 phút ngày 2-2 (mùng 3 Tết), nhiều người có mặt tại khu trò chơi Nhà thiếu nhi tỉnh Tiền Giang số 1A phường 1 TP Mỹ Tho, trong đó đa phần là trẻ em, một phen hoảng loạn khi ở đây đột ngột mất điện hơn 30 phút.


Nhiều người bị mắc kẹt trên đu quay gần 30 phút
Nhiều người bị mắc kẹt trên đu quay gần 30 phút

Trò chơi Tàu vũ trụ bay tại thời điểm mất điện có 12 trẻ em đang bị treo lơ lửng trên cao, nhiều em hoảng loạn khóc thét nhưng nhân viên quản lý trò chơi cũng không biết làm cách nào để đưa các em xuống.
Còn tại trò chơi đu quay đứng, thời điểm mất điện có trên 30 người bị treo trong những chiếc lồng sắt lơ lửng trên cao. Nhiều người hoảng loạn cầu cứu, nhân viên quản lý trò chơi phải leo lên đu quay trấn an mọi người bình tĩnh. Đến 20 giờ 40 phút cùng ngày, khu trò chơi mới có điện trở lại.

Nhiều trẻ khóc thét trên trò chơi tàu vũ trụ bay
Nhiều trẻ khóc thét trên trò chơi tàu vũ trụ bay
Chị Nguyễn Thị M.N., nhà ở phường 10 TP Mỹ Tho, bức xúc cho biết có thể do quá tải nên chỉ khu trò chơi bị mất điện. Lúc đó, con chị đang bị treo lơ lửng trên trò chơi đu quọa cùng với nhiều người khác rất hoảng loạn. Việc khu trò chơi không có nguồn điện dự phòng là quá nguy hiểm.


Tin-ảnh: NG. Phát

NẠN NHÂN THỨ 2 TỬ VONG VÌ H5N1 Ở VIỆT NAM

Chiến dịch chích ngừa cúm gia cầm cho gà (ảnh minh họa)
Chiến dịch chích ngừa cúm gia cầm cho gà (ảnh minh họa)
AFP
RFA- 02/02/2014 
Thêm một nạn nhân chết vì cúm gia cầm H5N1 tại Việt nam trong năm nay. Đó là một phụ nữ 60 tuổi ngụ tại huyện Bình Thạnh, tỉnh Đồng Tháp ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.
Tin cho biết người phụ nữ phải nhập viện do sốt cao hôm ngày 22 tháng giêng vừa qua sau khi có tiếp xúc với gia cầm. Năm ngày sau bà này được chuyển đến Bệnh viện Đa Khoa An Giang và tử vong hồi ngày 28 tháng giêng vừa rồi.
Kết quả xét nghiệm bệnh nhân nhiễm vi rus cúm gia cầm H5N1 được Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh xác nhận.
Như vậy đây là trường hợp tử vong thứ hai vì cúm gia cầm H5N1 tại Việt Nam trong năm nay. Trường hợp thứ nhất là một bệnh nhân nam 52 tuổi ở tại tỉnh Bình Phước và chết hồi ngày 18 tháng giêng vừa rồi.

Ba ngày Tết, CSGT xử phạt hơn 6 nghìn người vi phạm


(Tinmoi.vn) Trong 3 ngày qua, CSGT toàn quốc đã kiểm tra, xử lý 6.476 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông, thu nộp kho bạc Nhà nước 2 tỷ 753 triệu đồng.
Đó là số liệu Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia vừa công bố. Cụ thể, từ 30 đến mùng 2 Tết, CSGT toàn quốc đã kiểm tra, xử lý 6.476 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông, thu nộp kho bạc Nhà nước 2 tỷ 753 triệu đồng; tạm giữ 10 xe ô tô, 2.232 xe mô tô.Số lượt phản ánh qua các đường dây nóng gần 100 lượt/3ngày. Nội dung phản ánh chủ yếu là tình trạng tăng giá vé quá cao và xe chở vượt số người quy định. Cụ thể xử lý một số trường hợp như: xe khách biển số 16H-4365 từ Hải Phòng đi Thanh Hoá của nhà xe Tuấn Tài giá vé niêm yết 95.000 đồng, nhà xe đã thu 200.000 đồng, xe 35 chỗ ngồi nhà xe chở 60 người; xe 17H-3497 của nhà xe Hưng Hải chạy tuyến Thái Bình đi Lai Châu xe chở hơn 80 người trong khi xe chỉ có 45 chỗ. Sau khi tiếp nhận các thông tin được chuyển đến lực lượng chức năng để kiểm tra, xử lý xe vi phạm và nhà xe vi phạm.
Ngoài ra, trong 3 ngày qua cả nước xảy ra 182 vụ TNGT, làm chết 80 người, bị thương 214 người.
C.G (tổng hợp)
Nguồn : Tin Mới 

Phạm Chí Dũng - Thư điều trần Nhân quyền tại Việt Nam


03-01-2014

THƯ ĐIỀU TRẦN NHÂN QUYỀN TẠI VIỆT NAM
Kính gửiHội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc

Đồng kính gửi: - Văn phòng Cao ủy nhân quyền Liên hiệp quốc (OHCHR)

- Tổ chức Giám sát nhân quyền Liên hiệp quốc (UN Watch)

- Ban tổ chức Hội thảo “Trách nhiệm của Việt Nam trong vai trò thành viên Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc

- Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ

Vừa có thêm một bằng chứng sống động nữa về khoảng cách biệt khó che giấu giữa tư duy và cách hành xử về điều được coi là “luôn bảo đảm các quyền con người” của Nhà nước Việt Nam với những tiêu chí nhân quyền có giá trị thực tế hơn rất nhiều của Liên hiệp quốc.

Bằng chứng sống động đó vừa ứng vào trường hợp của tôi - Phạm Chí Dũng, một nhà báo độc lập ở Việt Nam. 

I. Nhận thư mời từ UN Watch, một tổ chức phi chính phủ Thụy Sĩ có chức năng giám sát các vấn đề nhân quyền và dân chủ thuộc Liên hiệp quốc, tôi đã làm thủ tục visa và đã có vé máy bay để đến Genève tham dự cuộc hội thảo “Trách nhiệm của Việt Nam trong vai trò thành viên Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc” vào ngày 4/2/2014, bên cạnh cuộc Kiểm điểm định kỳ phổ quát về nhân quyền Việt Nam (UPR) diễn ra tại Genève vào ngày 5/2/2014.

Là một trong những diễn giả của cuộc hội thảo trên, bài tham luận của tôi sẽ đặt vấn đề về “Vai trò của các NGO nhằm thúc đẩy nhân quyền cho Việt Nam”, trong đó cần kíp xây dựng một mạng lưới liên kết giữa các NGO quốc tế và các nhóm dân sự Việt Nam nhằm thúc đẩy các vấn đề về quyền con người.

Thấu hiểu hoàn cảnh rất khó được xuất cảnh của tôi, ngày 29/1/2014, Văn phòng Cao ủy nhân quyền Liên hiệp quốc đã gửi văn thư cho Bộ Ngoại giao Việt Nam, đại diện thường trực của Chính phủ Việt Nam tại Genève và đại sứ Việt Nam tại Bangkok, đề nghị hỗ trợ đầy đủ cho chuyến đi của tiến sĩ Phạm Chí Dũng. Văn thư này cũng nêu rõ một trong những yêu cầu chủ yếu của cuộc Kiểm điểm định kỳ phổ quát về nhân quyền Việt Nam là sự tham gia của xã hội dân sự, và Liên hiệp quốc khuyến khích các nhóm dân sự và cá nhân Việt Nam tham dự cuộc kiểm điểm này.

Những tin tức mà tôi nhận được cũng cho thấy Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đề nghị Bộ Ngoại giao Việt Nam tạo thuận lợi cho chuyến đi Genève của tôi.

Trước tấm chân tình và những tương tác tiến bộ của cộng đồng quốc tế cùng giới hoạt động vì quyền con người ở Việt Nam, không thể khác là trong tôi mang nặng tình cảm xúc động và hàm ơn.

Nhưng bất chấp những vận động nhiệt tình và thiện ý của cộng đồng quốc tế, chuyến bay đi Genève của tôi vào ngày 1/2/2014 từ sân bay Tân Sơn Nhất đã bị ngăn chặn. Tại sân bay này, Cục quản lý xuất nhập cảnh của Bộ Công an và cơ quan an ninh của Công an TP. Hồ Chí Minh đã thông báo miệng với tôi rằng “hội thảo ở Thụy Sĩ có thể bị các thế lực thù địch lợi dụng nhằm xuyên tạc và nói xấu nhà nước Việt Nam”, đồng thời những cơ quan an ninh này lập biên bản thu giữ hộ chiếu của tôi.
Trước đây vào tháng 8/2012, tôi cũng đã bị Công an TP. Hồ Chí Minh khuyến cáo “không nên đi” khi tôi được mời dự Hội thảo mùa hè ở Singapore về cải cách kinh tế Việt Nam. Việc không đồng ý với khuyến cáo của cơ quan an ninh cũng được hiểu là đương sự hoàn toàn có thể bị ngăn chặn tại sân bay nếu vẫn giữ nguyên kế hoạch xuất cảnh.

Gần đây nhất vào giữa tháng Giêng năm 2014, một blogger ở TP. Hồ Chí Minh là Thành Nguyễn đã bị cơ quan an ninh cửa khẩu ngăn chặn chuyến bay tới Mỹ, dù blogger này đã được tòa lãnh sự Hoa Kỳ cấp visa. Theo blogger Thành Nguyễn, phía cơ quan an ninh chỉ đưa ra một lý do rất mơ hồ trong việc ngăn chặn là “bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội’.

Theo thống kê sơ bộ của giới hoạt động dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam, từ đầu năm 2013 đến nay đã có khoảng 10 trường hợp cá nhân bị ngăn chặn xuất cảnh tại các cửa khẩu, tương tự vụ việc của tôi.

Cũng có thông tin trong giới hoạt động dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam cho biết hiện đang tồn tại một danh sách lên đến khoảng 2,000 người bị cơ quan an ninh cấm xuất cảnh, trong đó nhiều trường hợp bị ngăn chặn thuộc về các cựu tù nhân lương tâm và những người bất đồng chính kiến.

II. Ngay trước thềm UPR diễn ra ngày 5/2/2014 tại Thụy Sĩ, hành động các cơ quan an ninh Việt Nam ngăn chặn việc xuất cảnh đối với tôi đã vi phạm nghiêm trọng quyền tự do đi lại của công dân - được ghi nhận tại điều 12 của Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam đã tham gia từ năm 1982; vi phạm nghiêm trọng Điều 23 của Hiến pháp Việt Nam có hiệu lực từ ngày 1/1/2014 mà theo đó “Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. 

Với tư cách một công dân, tôi không vi phạm bất cứ quy định nào về pháp luật xuất nhập cảnh ở Việt Nam. Tôi cũng chưa từng được cơ quan an ninh thông báo về cá nhân tôi không được xuất cảnh.

Vô tình hay hữu ý, hành động ngăn chặn xuất cảnh như trên đã làm xấu đáng kể hình ảnh của Nhà nước Việt Nam trước cộng đồng quốc tế, chứng minh không thể sinh động và cập nhật hơn về việc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - một thành viên vừa được bầu của Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp quốc - lại vừa ngang nhiên vi phạm các cam kết về nhân quyền của Liên hiệp quốc, vi phạm Công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, đồng thời vi phạm hiến pháp của chính nhà nước này.

Tuy vấn đề xuất cảnh của cá nhân tôi chỉ rất nhỏ bé, song vụ việc ngăn chặn xuất cảnh đối với tôi lại lồng trong khung cảnh nhiều chủ đề về quyền con người ở Việt Nam về dân sinh, dân quyền và chính trị vẫn còn thụt lùi sâu sắc, bất chấp rất nhiều hứa hẹn “sẽ cải thiện” từ phía một nhà nước luôn tuyên xưng “của dân, do dân và vì dân”.

Trong trường hợp cần thiết, tôi sẵn lòng phác tả về bức tranh nhân quyền mang sắc màu u ám trong một Việt Nam đương đại.

Lồng trong khung cảnh thụt lùi sâu sắc về nhân quyền như thế, nhiều công dân Việt Nam như tôi đang khắc khoải mong đợi những tác động đủ mạnh và đủ ý nghĩa từ cộng đồng nhân quyền quốc tế, đặc biệt là cuộc UPR sắp tới, hầu mong có thể phần nào cải thiện não trạng và cải hóa hành vi đối xử nhân quyền của nhà nước và các cơ quan an ninh Việt Nam.

Hơn lúc nào hết, ý nghĩa của những tác động quốc tế khó có thể tách rời tương lai định chế Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà Nhà nước Việt Nam có thể được chấp thuận tham gia hay không, lồng trong bối cảnh quốc gia này đã chìm trong cơn suy thoái kinh tế kéo dài hơn 6 năm và phía trước là một cuộc khủng hoảng rất khó tránh thoát. 

Thư điều trần này được gửi đến Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc và các tổ chức quốc tế liên quan, với lòng kính trọng những điều mà quý vị đang cống hiến cho nền dân chủ và nhân quyền trên toàn cầu.

Việt Nam ngày 2 tháng 2 năm 2014

Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng
(đã ký)

Phạm Chí Dũng
Theo Dân Luận