Saturday, December 21, 2013

Hải chiến Hoàng Sa 1974 khai hỏa, 2 bên cùng đổ bộ đảo Quang Hòa

(GDVN) - Trung đội biệt hải biệt phái tiếp tục tiến sâu vào bờ khoảng 250m và cắm cờ VNCH ngay trước mặt lính TQ đã dàn hàng ngang cách đó 3 mét.
Tiếp theo bài 3 "Địch đông ta ít, VNCH thay đổi kế hoạch tác chiến tái chiếm Hoàng Sa" trong loạt bài "Hoàng Sa mãi mãi là lãnh thổ của Việt Nam" do Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ gửi tới độc giả báo Điện tử Giáo dục Việt Nam trong dịp 40 năm Trung Quốc thôn tính toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Tiến sĩ Trần Công Trục.
Kế hoạch hành quân tái chiếm đảo Quang Hoà của VNCH: HQ4 và HQ5 đổ bộ toán biệt hải và hải kích vào phía tây nam và nam Quang Hoà, trong khi HQ10 và HQ16 ở trạng thái yểm trợ và sẵn sàng tiêu diệt các tàu đối phương. Mỗi chiến hạm của VNCH ghìm súng vào nhược điểm của một chiếc tàu TQ, khai hoả nếu bị đối phương tiến công và tiêu diệt ngay đợt khai hoả đầu tiên như chỉ thị của Tư lệnh Hải quân VNCH. Cuộc hành quân tái chiếm đảo Quang Hoà dự kiến thực hiện vào sáng sớm ngày 19.1.1974.
Trong ngày 18.1, BTL Hải quân Vùng 1 Duyên hải đã phối hợp chặt chẽ với BTL Quân đoàn 1- Quân khu 1 trong kế hoạch hành quân tái chiếm các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa, đặc biệt nhất là vấn đề hỗ trợ của không quân. Tuy nhiên, do quần đảo này nằm cách Đà Nẵng 170 hải lý, ngoài tầm hướng dẫn của Đài Kiêm báo Paloma (Tiền SHA) nên máy bay phản lực F5 của VNCH không thể hoạt động được. Do vậy Hải quân VNCH  phải chiến đấu đơn phương.
Tương quan lực lượng giữa hai bên: Phía VNCH có 4 chiến hạm, gồm 1 tàu khu trục HQ4, trang bị 2 khẩu 76,21 ly tự động, 2 đại bác 100 ly; 2 tuần dương hạm HQ5 và HQ16 trang bị 1 đại bác 127 ly, 1 đại bác 40 ly đôi, 2 đại bác 40 ly đơn; 1 tàu hộ tống HQ10 trang bị 1 đại bác 76,21 ly, 2 đại bác 40 ly đơn.
Phía TQ có tổng cộng 6 tàu, bao gồm: 2 chiến hạm loại Kronstadt (số 271, 274) trang bị đại bác 100 ly, 2 đại bác 37 ly ; 2 chiến hạm loại T.43 cải biên (389, 396), trang bị đại bác 100 ly, 4 đại bác 37 ly; 2 tàu đánh cá vũ trang đại bác 25 ly và 1 tàu vận tải loại trung.  
Chiến hạm TQ loại Kronstadt số 274 tham chiến tại Hoàng Sa năm 1974.
Sáng sớm ngày 19.1, Tư lệnh Hải quân VNCH khởi hành từ Sài Gòn đến Đà Nẵng để trực tiếp chỉ huy cuộc hành quân tái chiếm Hoàng Sa. Gần 4 giờ chiều hôm đó, phân đoàn 2 gồm HQ4 và HQ5 tiến về phía tây nam đảo Quang Hoà bằng cách vòng ra ngoài đảo Hữu Nhật và Quang Ảnh.
Trong khi đó, phân đoàn 1 gồm HQ10 và HQ16 tiến thẳng về đảo Quang Hoà án ngữ về phía tây bắc. Hạm trưởng, Đại tá Ngạc ra lệnh cho tất cả các chiến hạm chuẩn bị súng đạn, cửa kín nước, vật dụng cứu hoả, cứu thuỷ, chạy tất cả các máy điện và máy bơm.
Bốn chiến hạm TQ chia làm hai nhóm. Nhóm 1 gồm tàu 271 và 274 vòng về phía nam đảo Quang Hoà. Nhóm 2 gồm tàu 389 và 396 di chuyển án ngữ phía tây bắc đảo Quang Hoà để ngăn cản chiến hạm của VNCH. Hai tàu vũ trang 402 và 407 nằm sát bờ phía bắc đảo Quang Hoà. Tàu chuyên chở của TQ nằm phía đông bắc đảo Duy Mộng.
Đại tá Hà Văn Ngạc, sỹ quan VNCH chỉ huy tác chiến giao tranh với TQ giành lại Hoàng Sa
Trung tâm hành quân từ Đà Nẵng chỉ thị cho HQ5 thi hành ngay kế hoạch đã phổ biến đêm trước. Theo đó, trung đội biệt hải gồm 27 người từ HQ4 và 1 trung đội hải kích gồm 22 người từ HQ5 đổ bộ lên bờ nam và tây nam Quang Hoà. Cũng trong  thời gian đó, TQ đổ bộ tăng cường khoảng trên 2 đại đội từ tàu 402 và 407 lên đông bắc đảo Quang Hoà (quân số này đã được lấy từ tàu chuyển vận nằm tại đông nam đảo Duy Mộng). Một đại đội TQ tiến về phía biệt hải VNCH, đại đội còn lại tiến về phía hải kích VNCH.
Trung đội biệt hải biệt phái tiếp tục tiến sâu vào bờ khoảng 250m và cắm cờ VNCH ngay trước mặt lính TQ đã dàn hàng ngang cách đó 3 mét. Đôi bên đứng ghìm súng có lưỡi lê và khẩu chiến với nhau nhưng không hiểu nhau vì bất đồng ngôn ngữ.
Lúc này TQ tăng cường thêm lực lượng có ý định bao vây để bắt sống quân VNCH. Nhận thấy quân TQ đông hơn, với vị thế thuận lợi ở trên cao và được sự yểm trợ của toán quân trú phòng (trong công sự phòng thủ, trang bị súng trung liên và đại liên), trong khi quân VNCH ít hơn và ở thế bất lợi dưới thấp, trống trải nên trung đội biệt hải phải rút xuống bìa san hô.
Thủy quân lục chiến Việt Nam Cộng hòa đổ bộ lên đảo Quang Hòa.
Trên mặt biển phía tây bắc đảo Quang Hoà, tàu TQ số 396 di chuyển cố tình đụng vào phía hữu chiến hạm HQ16, chiến hạm HQ16 di chuyển né tránh và chỉ bị xây xước nhẹ còn tàu TQ bị hư hại nhiều hơn, tuy nhiên tàu TQ vẫn tìm cách đụng lại.
Cùng lúc đó, Tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải ra lệnh cho HQ5 tránh khiêu khích, giữ đầu cầu và thiết lập ngay hệ thống phòng thủ. Cố giữ thế cài răng lược trên đất liền và trên mặt biển để loại trừ khả năng không quân TQ bắn phá.
Trung đội hải kích ở bờ phía tây nam đảo Quang Hoà bị lính TQ nổ súng. Ngay phút đầu phía VNCH đã có 2 người chết và 3 bị thương, do vậy trung đội hải kích này phải rút về phía bìa san hô.
Trước tình hình đó, Tư lệnh Hải quân Vùng 1 duyên hải chỉ thị cho các chiến hạm bắn trọng pháo tối đa vào đảo, đồng thời triệt hạ luôn chiếc tàu đối phương; Hải đội trưởng cần phải phản ứng quyết liệt ngay và được toàn quyền sử dụng vũ lực tại vùng hành quân để thi hành nhiệm vụ. Ngay sau đó, Hải đội trưởng đề nghị cho rút quân về tàu trước khi nổ súng để bảo vệ cho lực lượng đang ở thế bất lợi.
Hải chiến Hoàng Sa 1974 khai hỏa.
Tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải chỉ thị cho toán đổ bộ phải tiếp tục giữ đầu cầu và cho chiến hạm yểm trợ.Tuy nhiên lệnh này không thi hành được vì lúc đó đang rút quân. Trong thời gian tàu HQ4 thực hiện rút quân, tàu TQ hạ tối hậu thư bằng quang hiệu cho HQ4: “Nếu các anh lao vào chúng tôi, chúng tôi sẽ đáp trả mạnh mẽ hành động khiêu khích quân sự nghiêm trọng của các anh”.
Nhận thấy chỉ thị này sẽ gây bất lợi cho mình vì chiến hạm TQ có thể dùng toàn lực lượng để tấn công chiến hạm VNCH trong khi hoả lực của VNCH bị phân tán vì vừa bắn tàu đối phương vừa bắn lên đảo, nên Bộ chỉ huy hành quân lưu động biển đã khuyến cáo Tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải triệt hạ chiến hạm địch trước theo đúng như chỉ thị của Tư lệnh Hải quân VNCH. Khuyến cáo này được Tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải đồng ý và chỉ thị cho Hải đội trưởng thi hành.
Khoảng 10 giờ sáng ngày 19.1, phía TQ dàn quân có 2 tàu đánh cá vũ trang 402, 407 tại đông bắc đảo Quang Hoà, 1 tàu chuyên vận tải ở đông nam đảo Duy Mộng, 2 tàu Kronstadt số 274 và 271 tại tây nam đảo Quang Hoà, 2 tàu T.43 số 396 và 389 tại tây bắc đảo Quang Hoà. Các tàu TQ bao một vòng cung từ tây nam lên tây bắc.
Giao tranh ở Hoàng Sa 1974.
Phía VNCH gồm có 4 tàu chiến cũng đã bao một vòng cung phía ngoài chiến hạm TQ từ tây nam lên tây bắc đảo Quang Hoà theo thứ tự HQ5, HQ4, HQ10 và HQ 16. Mỗi chiến hạm Việt Nam Cộng hoà bám sát và ghìm súng sẵn sàng trực xạ vào 1 tàu chiến TQ.
10 giờ 30 phút sáng 19.1, tàu HQ5 bắt đầu khai hoả. Các tàu khác của VNCH ngay sau đó cũng khai hoả đồng loạt. Ngay loạt súng đầu tiên, tàu TQ số 274 bị trúng đạn của HQ5, chiến hạm TQ bốc cháy, bỏ chạy và ủi vào bờ san hô phía tây nam đảo Quang Hoà và coi như bị loại khỏi vòng chiến.
Năm phút sau, HQ4 bị trúng đạn tại đài chỉ huy và vì ổ súng 76,21 ly trước mũi không sử dụng được nên chiến hạm di chuyển về hướng đông đông nam để có thể sử dụng khẩu 76,21ly sau lái tiếp tục bắn vào tàu TQ số 271. Tàu HQ4 bị hư hại và di chuyển về hướng bắc. Trong lúc đó HQ5 vẫn bám sát 2 chiếc 271và 274. Mấy phút sau chiến hạm HQ5 bị trúng đạn 37 ly, cháy phòng vô tuyến nên việc liên lạc bị gián đoạn.
Tại mặt bắc, chiến hạm HQ10, HQ16 bắn thẳng vào tàu 396 và 389. Ngay loạt súng đầu tiên, HQ10 bắn trúng vào phòng lái 396, tàu này bị bốc cháy và mất lái nên quay vòng tròn, bị HQ10 đụng vào phía sau lái. Bị loại khỏi vòng chiến đấu, chiếc 396 chạy về hướng đông bắc và ủi vào bờ san hô phía tây bắc đảo Duy Mộng.
Trong khi đó tàu HQ10 cũng bị hoả lực của 2 chiến hạm TQ bắn trúng đài chỉ huy và hầm máy khiến tàu bốc cháy. HQ10 bị thiệt hại nặng nề. Hạm trưởng Thiếu tá Ngụy Văn Thà tử thương, Hạm phó Nguyễn Thành Trí bị thương nặng và phần lớn nhân viên thương vong.
HQ10 bị mất liên lạc và còn tiến từ từ, sau đó ngưng lại khi đụng vào lái chiến hạm TQ số 396. Nhân viên còn lại đã cố gắng cầm cự đến phút chót, song biết tình trạng tàu không thể cứu vãn, thuỷ thủ đoàn còn lại phải bỏ tàu.
Tàu Trung Quốc số 389 tham gia thôn tính Hoàng Sa năm 1974.
Khi chiếc 396 TQ bỏ chạy, chiếc 389 cũng bị trúng đạn hư hại đáng kể do hoả lực của HQ16 nên vừa cầm cự vừa nhả khói để chạy về hướng nam. Chiếc 271 TQ ở mặt nam chạy lên hợp với chiếc 389 để chống trả HQ5. Khi đến phía tây nam đảo Quang Hoà, HQ5 phải dồn hoả lực bắn vào hai chiến hạm TQ 389 và 271.
Vùng chiến lúc đó mù mịt khói súng và khói do tàu TQ thả. Do súng 27 ly chỉ sử dụng được bằng tay, bắn rất chậm chạp và các ổ súng trước mũi hầu hết không sử dụng được nữa nên HQ5 phải di chuyển hướng đông nam để có thể sử dụng các ổ súng sau lái một cách hữu hiệu.
Khoảng 11 giờ 19.1, vì thiệt hại nhiều và không chịu nổi hoả lực của HQ5 nên 2 tàu TQ đã bỏ chạy về hướng bắc.
Tàu HQ16 trúng đạn tại hầm máy B.1, mất điện, phải lái bằng tay, nước vào làm tàu nghiêng 13 độ, nên vừa chiến đấu vừa di chuyển ra xa vùng chiến để đảm bảo an toàn.
HQ5 phát hiện có 3 tàu TQ vận tốc nhanh có hình dạng rất giống phi tiễn đĩnh Komar – phóng lôi hạm (guided missile frigate) cách 5 hải lý về phía đông bắc và máy bay MiG xuất hiện trên không. Do đó, để chỉnh đốn tình trạng chiến hạm đồng thời di chuyển tránh tên lửa, tàu HQ4 và HQ5 đã di chuyển về hướng bắc tây bắc.
Hải đội trưởng báo cáo có nhiều quân nhân hi sinh và bị thương. Tình trạng súng lớn và rađa của HQ4 và HQ5 đều không sử dụng được. Riêng HQ16 vừa di chuyển vừa cứu thuỷ.
Chiến hạm HQ4 Hải quân Việt Nam Cộng hòa tham gia bảo vệ Hoàng Sa năm 1974.
Hải đội trưởng lệnh cho các chiến hạm di tản khỏi vùng chiến sự vì 2 lý do: khả năng tác chiến của các tàu chiến đã suy giảm; chiến hạm cần rời xa để máy bay VNCH dễ dàng bắn phá chiến hạm TQ (do Vùng 1 Duyên hải thông báo). Khi di chuyển về hướng đông nam, HQ5 đã quan sát thấy 3 chiến hạm TQ từ hướng bắc đông bắc cách 6 đến 7 hải lý đang tiến nhanh về hướng đảo Quang Hoà.
Trưa ngày 19 tháng 1, Hạm đội trưởng lệnh cho HQ4 và HQ5 vào Đà Nẵng. Ngay sau đó, theo ý kiến của Bộ chỉ huy hành quân lưu động biển, Tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải đã chỉ thị cho HQ4 và HQ5 phải trở lại tiếp tục chiến đấu, tìm kiếm HQ10 và HQ16, đồng thời bảo vệ đảo còn lại. Trường hợp bị tấn công vào nếu phải rút lui, chiến hạm cố gắng ủi bãi, sẽ có HQ6 và HQ17 đến  tiếp cứu.
Tàu HQ16 bị hư hỏng, nước vào nhiều ở hầm máy B.1, tàu nghiêng 13 độ, vừa di chuyển về Đà Nẵng vừa tự cứu, cách đảo Hoàng Sa (Pattle) 15 hải lý về phía Tây . BTL Hải quân Vùng 1 Duyên hải chỉ thị HQ11 đến vị trí trên với vận tốc nhanh nhất để tiếp cứu HQ16.
Tàu HQ4 hư hại, các súng lớn đều không sử dụng được, hệ thống cứu hoả bị bể nhiều chỗ và không sử dụng được, hầm đạn 76,21 ly bị ngập nước, nếu quay trở lại cũng không làm gì được mà chỉ hư hại thêm.
Nhận thấy TQ đã tăng cường nhiều tàu chiến trong đó có thể có loại phi tiễn đĩnh Komar, nếu tất cả chiến hạm VNCH đồng thời trở lại quần đảo Hoàng Sa, thì quân TQ sẽ hiểu VNCH trở lại để tấn công và phần bất lợi sẽ nghiêng về phía VNCH. Bộ chỉ huy hành quân lưu động biển đã trình bày quan điểm trên với Tư lệnh Hải quân VNCH và ông đã quyết định cho HQ4 và HQ5 trở về Đà Nẵng.
Đón đọc Bài 5: Trung Quốc phái MiG oanh tạc dữ dội, Hoàng Sa thất thủ.

Địch đông ta ít, VNCH thay đổi kế hoạch tác chiến tái chiếm Hoàng Sa

(GDVN) - 1 giờ ngày 18/1, Hạm trưởng HQ4 báo cáo việc đổ bộ lên Duy Mộng gặp khó khăn vì khả năng tác chiến của quân TQ mạnh hơn về nhiều mặt.
Tiếp theo bài 2 "Phát hiện TQ chiếm Hoàng Sa, VNCH chuẩn bị chiến đấu đòi lại chủ quyền" trong loạt bài "Hoàng Sa mãi mãi là lãnh thổ của Việt Nam" do Tiến sĩ Trần Công Trục gửi tới độc giả báo Điện tử Giáo dục Việt Nam.

Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính Phủ.
1 giờ ngày 18/1, Hạm trưởng HQ4 báo cáo việc đổ bộ lên Duy Mộng gặp khó khăn vì khả năng tác chiến của quân TQ mạnh hơn về nhiều mặt như hải pháo xa hơn, vận tốc cao hơn, phương tiện đổ bộ dồi dào hơn (6 xuồng đổ bộ, và chiến dĩnh bọc sắt) có hai máy bay yểm trợ. 

Trong khi đó lực lượng VNCH ít, 27 người phân tán tại hai đảo Hữu Nhật và đảo Quang Ảnh . Nếu phải lên Duy Mộng thì số quân càng mỏng, trong khi lực lượng đổ bộ của TQ ước khoảng 40 người chuyên chở trên 2 tàu chuyển vận. 

Nhận được tin báo, Tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải ra lệnh HQ4 rút ngay một nửa toán biệt hải trên đảo Hữu Nhật xuống chiến hạm và chờ lệnh. 

Trong đêm 17.1 rạng 18.1, Tham mưu trưởng hành quân lưu động biển điện đàm với Tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải, chỉ thị HQ4 và HQ16 không được neo, nếu  phải đón quân nên thả xuồng, xong rồi chạy ra xa, kế đó trở lại; vẫn đổ bộ lên Duy Mộng theo kế hoạch, nếu đối phương phản ứng, sẽ tạm hoãn chờ; rút tất cả 27 biệt hải trên đảo Hữu Nhật nếu không lấy kịp quân địa phương thì cho 1 tiểu đội nhân viên chiến hạm thay thế. 

Tàu HQ4 Trần Khánh Dư.
HQ16 rời Quang Ảnh di chuyển đến phía bắc đảo Duy Mộng, phát hiện thấy tàu TQ đang di chuyển vòng quanh đảo Quang Hoà, có dấu hiệu chuẩn bị đổ bộ. Sau đó phát hiện thêm 1 tàu chuyên vận của TQ dài khoảng 100m trọng tải 200 tấn, di chuyển đến sát đảo Duy Mộng, phía đông nam. 

Đây là loại tàu tiếp tế, có 3 cần trục, nghi ngờ đổ bộ và chuyển quân lên đảo.Trên đảo, quân TQ đã trương cờ mới. Ngoài ra còn thấy 1 tàu hai cột buồm đang di chuyển hướng tây nam xuống đảo Hữu Nhật. HQ16 trở về đảo Hữu Nhật và thả trôi tại đông nam đảo để yểm trợ cho HQ4 thay quân. Tại đây HQ16 thấy tàu đánh cá vũ trang TQ số 407 neo tại 2,5 hải lý đông nam đảo Hữu Nhật 

Sáng sớm ngày 18.1, một trong bốn tàu TQ rời Quang Hoà tiến về phía HQ4. Khi tàu TQ cách 4 hải lý, HQ4 dùng quang hiệu chuyển câu bằng tiếng Anh: “This is our territorial water” (Đây là lãnh hải  của chúng tôi). Chiếm hạm của TQ cũng phát lại câu trên. Nhưng sau đó, khi HQ4 tiến cận, tàu TQ lùi về phía đảo Quang Hoà.

Trong buổi sáng 18.1, khi HQ4 thay thế toán biệt hải trên đảo Hữu Nhật bằng 15 nhân viên cơ hữu của chiến hạm thì tàu của TQ số 407 nhổ neo tiến về phía HQ16, sau đó thả trôi cho tàu tiến cận vào đảo Hữu Nhật. Vì vùng gần bờ cạn nên HQ16 phải cố gắng di chuyển để ngăn cản tàu TQ tiến vào gần đảo.

Phải di chuyển để hỗ trợ HQ16 nên mãi đến gần trưa HQ4 mới hoàn tất công việc thay quân. 27 biệt hải lên chiến hạm, còn 15 nhân viên chiến hạm đổ bộ lên đảo  Hữu Nhật.

Tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải chỉ thị cho các chiếm hạm HQ4 và HQ16 bình tĩnh di chuyển an toàn tại vị trí cũ, chú ý sự thả trôi của tàu TQ, toán quân trên đảo phải ngăn cản không cho địch đổ bộ. Các chiếm hạm cố gắng né tránh nếu tàu TQ chặn đầu và cố ý ủi vào chiến hạm.
Tàu HQ5 Trần Bình Trọng của Hải quân VNCH tham gia hải chiến bảo vệ Hoàng Sa.
Trong khi đó HQ5 đến Hoàng Sa chiều 18.1. Bộ chỉ  huy hành quân liên đoàn biển chỉ thị Vùng 1 Duyên hải cho chiến hạm này di chuyển thẳng đến đảo Quang Hoà và Duy Mộng để quan sát phản ứng của TQ. 
Khi di chuyển đến vị trí cách đảo Hữu Nhật 5 hải lý về phía đông nam, hai tàu TQ loại Kronstadt số 271 và 274 từ Quang Hoà tiến tới ngăn cản, HQ5 quay trở lại và thả trôi gần HQ16. Chiến hạm TQ sau đó cũng quay về hướng Quang Hoà. Tất cả 5 tàu TQ thả trôi giữa Quang Hoà và Duy Mộng, mặt phía bắc.

HQ5 thả xuồng đưa một toán hải kích sang tàu HQ16 và nhận toán sỹ quan thuộc Quân đoàn 1- Quân khu 1, nhân viên Mỹ để đưa lên đảo Hoàng Sa (Pattle). Lực lượng này gồm E. Kosh, 3 sỹ quan (Thiếu tá Hồng, 2 Trung uý Hà, Đá) và Hạ sỹ công binh tên là Đệ) thuộc Quân đoàn 1- Quân khu 1 để nghiên cứu thiết lập sân bay tại đảo Hoàng Sa (Pattle).            

HQ10 đến phía đông Hữu Nhật và thả trôi tại đây vào khuya ngày 18.1. Chiều ngày 18.1 Bộ chỉ huy hành quân liên đoàn biển chỉ thị THD.31 tái chiếm thật nhanh 2 đảo Quang Hoà và Duy Mộng bằng mọi giá, dùng biện pháp ôn hoà trước, nếu đối phương kháng cự, dùng vũ khí tiêu diệt, chú ý 2 tàu Kronstadt, đặt mục tiêu trong tầm ngắm, nếu để lâu đối phương tăng cường thêm sẽ khó khăn cho việc tái chiếm. 

Cũng trong buổi chiều 18.1, Tư lệnh Hải quân VNCH chỉ thị cho Tư lệnh Vùng 1 Duyên hải thi hành gấp kế hoạch hành quân tái chiếm đảo Quang Hoà bằng mọi giá. Mỗi chiến hạm có nhiệm vụ ngăn chặn 1 chiến hạm TQ để yểm trợ cho hải kích đổ bộ. Các chiến hạm của VNCH phải luôn ghìm súng vào nhược điểm của chiếm hạm TQ. Nếu phía TQ sử dụng vũ lực thì phải khai hoả đồng loạt để tự vệ và tiêu diệt chiến hạm đối phương ngay loạt đạn đầu tiên.

Tàu HQ5 phát hiện thêm 2 chiến hạm TQ loại T.43 cải biến mang biển số 389 và 396, lớn hơn 2 chiến hạm trước, đến tăng cường tại phía bắc đảo Quang Hoà. HQ5 đáp nhận hiệu lệnh cấp tốc tái chiếm Quang Hoà. HQ16 đến đảo Quang Ảnh tiếp tế cho toán đổ bộ lương thực vũ khí vật dụng.

Tại Đà Nẵng, lúc 21giờ ngày 18.1, HQ11 và 3 VPB (HQ 709, 711, 723) khởi hành tiến về quần đảo Hoàng Sa chở thêm 91 quân địa phương, 15 hải kích, 1 y sĩ, 2 y tá và Chỉ huy phó Sở phòng vệ Duyên  hải. 
Tàu Trung Quốc cắt mũi tàu Việt Nam Cộng hòa bất chấp mọi quy định hàng hải quốc tế.
Trong đêm 18 rạng sáng 19.1, các tàu TQ nhiều lần di chuyển chặn đầu, khiêu khích các tàu chiến VNCH, cố tình gây hấn, bất chấp qui luật hải hành quốc tế. Các chiếm hạm của TQ di chuyển quanh đảo Quang Hoà như có ý định ngăn VNCH tấn công tái chiếm đảo này. Các chiến hạm của VNCH cùng di chuyển bám sát theo tàu TQ. 

Cũng trong đêm 18 rạng sáng 19.1, tại quần đảo Hoàng Sa, phía TQ có 6 chiến hạm (2 Kronstadt (271, 274); 2 T.43 cải tiến (389, 396) 2 tàu đánh cá vũ trang (402, 407) và trên các đảo Quang Hoà, Duy Mộng có thể đã được TQ tăng viện và cố thủ kỹ càng.
Đón đọc Bài 4: Hải chiến Hoàng Sa 1974 khai hỏa, 2 bên cùng đổ bộ đảo Quang Hòa./.

Phát hiện TQ chiếm Hoàng Sa, VNCH chuẩn bị chiến đấu đòi lại chủ quyền

(GDVN) - VNCH triển khai kế hoạch hành quân tái chiếm lại nhóm đảo phía tây Hoàng Sa, hai bên bắt đầu dàn thế trận.
Tiếp theo bài 1: "TS Trần Công Trục: TQ 3 lần thừa cơ thôn tính Hoàng Sa" trong loạt bài "Hoàng Sa mãi mãi là lãnh thổ của Việt Nam" do Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ gửi tới độc giả trong dịp 40 năm ngày Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Tiến sĩ Trần Công Trục.
Cũng trong buổi chiều 16.1 sau khi Tổng thống VNCH chỉ thị cho quân đội sẵn sàng chiến đấu bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ ở Hoàng Sa, Tư lệnh Hải quân VNCH tham dự phiên họp khẩn cấp của Hội đồng Nội các. Sau khi Tham mưu phó cuộc hành quân thuyết trình về tình hình quần đảo Hoàng Sa, Thủ tướng VNCH chỉ thị cho Bộ Tổng Tham mưu và BTL Hải quân nghiên cứu kế hoạch tái chiếm các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa đã bị TQ chiếm đóng.
Ngày 17 tháng 1 BTL Hải quân ra Lệnh hành quân số 42 cho BTL Hải quân Vùng 1 Duyên hải thi hành. Phối hợp hành quân, Tư lệnh Sư đoàn 1 Không quân cùng Bộ Tham mưu luôn làm việc bên cạnh BTL Hải quân Vùng 1 Duyên hải, đồng thời BTL Quân đoàn 1- Quân khu 1 cử một Trung tá tham dự. Kế hoạch hành quân chia làm hai giai đoạn:
Giai đoạn 1, tái chiếm các đảo thuộc nhóm Lưỡi Liềm đã bị quân TQ chiếm và cắm cờ. Các đảo này theo thứ tự từ trái sang phải gồm: Quang Ảnh (Money), Hữu Nhật (Robert), Quang Hòa (Duncan), Duy Mộng (Drummond).
Giai đoạn 2, sau khi giai đoạn 1 kết thúc, tuần tiễu và rải quân bảo vệ các đảo còn lại, trên mỗi đảo sẽ có một nửa tiểu đội chốt giữ.
Lực lượng tham dự cuộc hành quân này gồm 4 tàu chiến: 1 tàu trục HQ4 (Trần Khánh Dư), 2 tuần dương hạm là HQ5 (Trần Bình Trọng), HQ16 (Lý Thường Kiệt), 1 tàu hộ tống HQ10 (Nhật Tảo). Binh lực tham gia có 2 toán biệt hải gồm 31 người do Sở phòng vệ Duyên hải tăng cường, 4 toán hải kích gồm 60 người do Liên đội người nhái tăng cường.
Lực lượng yểm trợ và dự bị gồm 1 đại đội quân địa phương và 4 máy bay trực thăng do BTL Quân đoàn 1- Quân khu 1 tăng cường, hai tàu yểm trợ (HQ 800 và HQ 801), 1 tàu hộ tống HQ11 và 3 tuần duyên đĩnh (VPB) HQ 709, 711, 723. Tư lệnh Hải quân VNCH chỉ huy tổng quát chiến dịch. Tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải chỉ huy trực tiếp.
Sơ đồ tác chiến của Hải quân VNCH trong hải chiến Hoàng Sa 1974

VNCH triển khai kế hoạch hành quân tái chiếm lại nhóm đảo phía tây Hoàng Sa, hai bên bắt đầu dàn thế trận.
9 giờ tối ngày 16.1, tàu HQ4 chở theo 27 biệt hải thuộc Sở Phòng vệ Duyên hải và một số phóng viên rời Đà Nẵng tiến ra Hoàng Sa. Tàu HQ 800 đến Đà Nẵng ngày 17.1 chở theo 43 nhân viên hải kích của Liên đội người nhái. HQ5 chở theo 43 hải kích cùng HQ10 rời Đà Nẵng lúc nửa đêm 17.1, dự trù chở theo 1 đại đội quân địa phương để tăng cường cho lực lượng đổ bộ, nhưng vì đại đội này chưa sẵn sàng nên không kịp lên tàu mặc dầu đã có lệnh của Bộ Tổng Tham mưu VNCH. HQ11 và 3 VPB (HQ 709-711-723) rời Đà Nẵng lúc 9 giờ tối 18.1 chở theo 91 quân địa phương, 15 hải kích, 1 y sỹ, 12 y tá và chỉ huy phó Sở phòng vệ Duyên hải. 
Gần 8 giờ sáng ngày 17.1, 15 tàu HQ16 tái đổ bộ lên đảo Quang Ảnh do Trung uý Liêm làm trưởng toán mang theo 2 súng M79, 3 súng M16, 1 súng Carbine, 1 máy thông tin PRC 25, 1 poignard, 15 áo phao, xẻng, 1 búa phòng tai, 6 lựu đạn MK.3, 1 súng hoả phảo với 5 viên đạn cùng một số đạn dược, 1 xuồng cao su cỡ 1,5m x 2m. Nhiệm vụ của toán này là triệt hạ 6 mộ bia mà TQ đã nguỵ tạo, chiếm đóng và tổ chức phòng thủ trên đảo.
Sau khi lấy 6 tấm bia đá của TQ về tàu, HQ16 rời đảo Quang Ảnh đến đảo Hữu Nhật lúc 11 giờ và án ngữ tại phía đông nam đảo để hỗ trợ cho 27 biệt hải HQ4 đổ bộ lên từ phía tây đảo Hữu Nhật. 
Trong lúc đó, 2 tàu đánh cá có vũ trang của TQ số 407 và 402 ở lại phía nam đảo Hữu Nhật  và cách bờ gần 1.000 m. Khi thấy HQ4 hạ xuồng đổ bộ, 2 tàu của TQ cũng hạ nhưng vì không kịp nên lại kéo lên. Trên mỗi tàu cá vũ trang này có khoảng 30-35 thuỷ thủ mặc đồng phục xanh. Tàu trang bị súng 25 ly phòng không, một khẩu đã lắp sẵn 1 thùng đạn còn các khẩu khác được bao kín nên không rõ số lượng. Tàu này di chuyển quanh đảo Hữu Nhật đồng thời có 1 tàu ở phía nam đảo.
4 chiến hạm VNCH tham gia bảo vệ, giành lại Hoàng Sa: HQ10, HQ5, HQ16, HQ4
Toán biệt hải VNCH lên đảo Hữu Nhật tìm thấy 1 lá cờ TQ đã cũ và mục, 1 tấm bảng gỗ thông sơn đỏ còn mới (cỡ 1,2m x 0,2 có ghi 17 chữ TQ: “Trung Hoa Nhân dân Cộng hoà quốc thần thánh lãnh thổ, tuyệt bất dung hử xâm phạm” nội dung “yêu sách chủ quyền” đối với quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Cờ và bảng gỗ đã được HQ4 tịch thu. 
Đồng thời toán biệt hải VNCH còn phát hiện thấy các vết tích của VNCH tại đảo Hữu Nhật từ năm 1963 gồm miếu nhỏ khắc ngày 24/11/1963, một tấm bia xây theo kiểu đài chiến sĩ mỗi bề 3 mét, cao hơn mặt đất 0,4m có ghi hàng chữ Việt “Đệ nhất Trung đoàn đổ bộ LĐ/TQLC” và vẽ 1 ngôi sao trắng lồng trong 1 vòng tròn đen, dưới ngôi sao có ghi LĐ.42. Tất cả được đóng khung trong một hình chữ nhật, 2 bể nước bằng xi măng ghi“nước uống” và một hàng chữ đã mờ “Ngô Tổng thống”, 1 tấm bia ghi TĐ.3/TQLC ngày 5.12.1963. Sau đó toán biệt hải đã dựng cờ VNCH trên đảo.
HQ16 phát hiện thấy 2 tàu hộ tống TQ loại Kronstadt mang số 271 và 274 trang bị đại bác 100 ly và 37 ly từ đảo Quang Hoà đang tiến về đảo Hữu Nhật, HQ4 tiếp cận các tàu này, thả xuồng cao su chở nhân viên biết tiếng TQ sang tiếp xúc, nhưng các tàu này chạy máy không cho cập vào. Chiến hạm HQ4 dùng quang hiệu yêu cầu các tàu TQ rời khỏi vùng đó nhưng không kết quả. 
Ngược lại, các tàu TQ còn chạy quanh tàu HQ4 và chặn đầu bất chấp luật hàng hải quốc tế, đồng thời trả lời bằng quang hiệu rằng các đảo này thuộc “chủ quyền” của TQ và yêu cầu chiến hạm HQ4 tránh ra.
Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt (HQ16)
HQ16 được lệnh rời đảo Hữu Nhật đến tiếp tế lương thực và phương tiện cho toán đổ bộ trên đảo Quang Ảnh.
Cũng trong ngày 17.1, 43 hải kích thuộc Liên đội người nhái đến Vùng 1 Duyên hải bằng phương tiện HQ800. Tư lệnh Hải quân VNCH chỉ thị cho đại tá Tham mưu trưởng hành quân lưu động biển truyền khẩu lệnh đến Vùng 1 Duyên hải rằng: dùng phương pháp phô trương lực lượng để làm áp lực ôn hoà buộc tàu TQ rời khỏi đảo và ra khỏi hải phận VNCH, tuyệt đối tránh hành động khiêu kích và chỉ khai hoả khi bị tấn công trước; bằng mọi giá, lực lượng hải quân phải chiếm lại các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa, đuổi địch ra khỏi đảo và trương cờ VNCH trên các đảo. Nếu TQ dùng vũ lực, hải quân toàn quyền hành động.
23 giờ ngày 17 tháng 1, Tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải chỉ thị cho HQ4 rút 14 biệt hải trên đảo Hữu Nhật để đổ lên đảo Duy Mộng trong đêm trước khi trời sáng, dùng áp lực ôn hoà buộc toán người lạ rời khỏi đảo, tránh mọi hành động khiêu khích, chỉ sử dụng vũ khí khi bị tấn công trước. Hạm trưởng HQ4 lo ngại rằng hiện ở Duy Mộng có tàu đối phương, nếu HQ4 đổ bộ thì sẽ có đụng chạm, trong khi đó số nhân viên của HQ4 lại ít.
Đồng thời, Bộ chỉ huy hành quân lưu động biển chỉ thị: tăng cường ngay 2 chiếm hạm chở theo người nhái đến Hoàng Sa; liên lạc với BTL Quân đoàn 1 để xin quân địa phương nếu chưa có; sáng sớm 18.1 tái chiếm đảo Duy Mộng như phương án đã định; sử dụng biệt hải được rút từ đảo Hữu Nhật, lấy 1 tiểu đội quân địa phương ở đảo Hoàng Sa (Pattle) sang giữ đao Hữu Nhật.
Khoảng nửa đêm 17.1 tuần dương hạm HQ5 chở 43 nhân viên hải kích và cùng tàu hộ tống HQ10 khởi hành từ Đà Nẵng đi Hoàng Sa. Hải đoàn trưởng Hải đoàn 3 là Đại tá Hà Văn Ngạc, được Tư lệnh vùng 1 Duyên hải Chỉ định làm sĩ quan chỉ huy. Trước đó, BTL Hải quân Vùng 1 Duyên hải đã dự tính và cho HQ5 và HQ10 chở theo một đại đội quân địa phương để tăng cường cho lực lượng đổ bộ. Tuy nhiên vì đại đội này chưa sẵn sàng nên không kịp lên tàu.
Đón đọc Bài 3: Địch đông ta ít, VNCH thay đổi kế hoạch tác chiến tái chiếm Hoàng Sa.

Ts Trần Công Trục: 3 lần Trung Quốc thừa cơ thôn tính Hoàng Sa

(GDVN) - Trung Quốc đã manh nha âm mưu thôn tính quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ đầu thế kỷ 20.
Sắp tới thời điểm 40 năm trận hải chiến Hoàng Sa, Trung Quốc (TQ) đánh chiếm trái phép các đảo phía Tây và kết thúc việc thôn tính toàn bộ quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam, Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ có loạt bài ôn lại lịch sử mở mang bờ cõi, thực thi chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của cha ông, trong đó có phần trình bày lại trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974 với những thông tin đầy đủ và chi tiết.
Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam xin trân trọng giới thiệu đến độc giả loạt bài “Hoàng Sa mãi mãi là lãnh thổ của Việt Nam” do Tiến sĩ Trần Công Trục gửi tới, vừa để ôn lại lịch sử mở mang bờ cõi, thực thi chủ quyền của cha ông ở Biển Đông, vừa nhằm  góp phần nhỏ vào công cuộc đấu tranh bảo vệ, gìn giữ và đòi lại chủ quyền hợp pháp của Việt Nam ở Hoàng Sa, Trường Sa hiện nay.
Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ.
Trung Quốc đã manh nha âm mưu thôn tính quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ đầu thế kỷ 20, tham vọng bành trướng lãnh thổ vẫn liên tục được TQ ấp ủ trong suốt thời gian dài và chờ những lúc bối cảnh lịch sử thuận lợi đã thừa cơ chiếm đoạt từng phần tiến tới thôn tính toàn bộ quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền hợp pháp của Việt Nam.
Những ngày này cách đây 40 năm đã xảy ra một cuộc hải chiến không cân sức trên Biển Đông, giữa những người con Đất Việt bảo vệ Hoàng Sa với quân TQ. Tuy nhiên, không phải tới năm 1974 TQ mới đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam mà âm mưu thôn tính quần đảo này đã được Bắc Kinh ấp ủ từ lâu.
TQ đã nhảy vào chiếm đoạt quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam ngay từ đầu năm 1909, mở đầu là sự kiện Đô đốc Lý Chuẩn chỉ huy 3 pháo thuyền ra khu vực quần đảo Hoàng Sa, đổ bộ chớp nhoáng lên đảo Phú Lâm, sau đó phải rút lui vì sự hiện diện của quân đội viễn chinh Pháp với tư cách là lực lượng được Chính quyền Pháp, đại diện  cho nhà nước Việt Nam về đối ngoại, giao nhiệm vụ bảo vệ, quản lý, thực thi chủ quyền tại quần đảo này.
Pháo thuyền Lý Chuẩn âm mưu thôn tính Hoàng Sa năm 1909. (Hình minh họa)
Lợi dụng việc giải giáp quân đội Nhật Bản thua trận trong Thế chiến 2 và Việt Nam vừa giành được độc lập và đang phải đối mặt với bộn bề khó  khăn, năm 1946 chính quyền Trung Hoa Dân quốc (Tưởng Giới Thạch) đưa lực lượng ra chiếm đóng trái phép nhóm đảo phía Đông quần đảo Hoàng Sa và yêu sách “chủ quyền”. Khi Trung Hoa Dân quốc bị đuổi khỏi Hoa lục chạy sang Đài Loan, họ phải rút luôn số quân đang chiếm đóng bất hợp pháp ở phía Đông quần đảo Hoàng Sa. 
Tham vọng bành trướng lãnh thổ của người TQ trên Biển Đông vẫn không dừng lại mà chỉ chực có cơ hội là thừa thế đánh chiếm. Năm 1956, lợi dụng tình hình quân đội Pháp phải rút khỏi Đông Dương theo quy định của Hiệp định Geneva và trong khi chính quyền miền Nam Việt Nam chưa kịp tiếp quản quần đảo Hoàng Sa theo như thỏa thuận của hiệp định này, TQ đã thừa cơ đưa quân ra chiếm đóng bất hợp pháp nhóm đảo phía Đông quần đảo Hoàng Sa.
Cách đây 40 năm, một trận hải chiến không cân sức đã xảy ra trên Biển Đông khi TQ lợi dụng tình thế cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc Việt Nam bước vào giai đoạn nước rút đã thỏa hiệp với Mỹ để Washington khoanh tay đứng nhìn Bắc Kinh đem quân đánh chiếm các đảo phía Tây quần đảo Hoàng Sa của dân tộc Việt Nam lúc đó đang do chính quyền Việt Nam Cộng hòa (VNCH) quản lý.
Tổng thống Mỹ Richard Nixon và Mao Trạch Đông năm 1972 trong chuyến đi lịch sử
Đầu những năm 1970, quan hệ quốc tế liên tục biến động và có nhiều thay đổi. Đặc biệt là chuyến đi lịch sử đến TQ của Tổng thống Mỹ Richard Nixon. Lợi ích của dân tộc Việt Nam đã bị các nước lớn đưa lên bàn đổi chác, trong đó Bắc Kinh đã yêu cầu Washington không can thiệp khi người TQ đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Năm 1974, chính ông Nguyễn Văn Thiệu, Tổng thống VNCH đã nhận định rằng TQ sẽ đánh Trường Sa, thôn tính bằng vũ lực giống như những gì họ đã làm ở Hoàng Sa có sự tiếp tay hoặc làm ngơ của Mỹ.
Vào đầu năm 1974 cuộc kháng chiến chống Mỹ, thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam đang bước vào giai đoạn đoạn cuối. Trước đó, do bị thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Mỹ đã buộc phải ký Hiệp định Pari về Việt Nam (27.1.1973), công nhận độc lập, chủ quyền vào toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam, rút hết quân Mỹ, quân các nước phụ thuộc Mỹ, khỏi miền Nam Việt Nam.
Theo đó, Hạm đội 7 của Mỹ rút khỏi Biển  Đông. Lợi dụng cơ hội đó TQ đã huy động lực lượng thủy, lục, không quân tiến hành đánh chiếm nhóm đảo phía Tây quần đảo Hoàng Sa lúc đó đang do Hải quân VNCH quản lý.   
Những ngày trước trận hải chiến Hoàng Sa 1974, TQ đã bộc lộ rõ tham vọng, dã tâm bành trướng lãnh thổ, thôn tính nốt nhóm đảo phía Tây quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ở Hoàng Sa, TQ đã bày binh bố trận, bầu không khí trên Biển Đông đã bắt đầu nồng mùi thuốc súng.
Ngày 11 tháng 1 năm 1974, theo nguồn tin của Thông tấn xã AFP, VNCH đã biết được tin Ngoại trưởng TQ tuyên bố “chủ quyền” đối với quần đảo Hoàng Sa và “tố cáo” VNCH chiếm cứ bất hợp pháp quần đảo này. 
Trước tình hình đó, ngày 16 tháng 1 năm 1974, Bộ trưởng Ngoại giao VNCH Vương Văn Bắc tổ chức họp báo tố cáo TQ huy động tàu chiến xâm phạm lãnh hải quanh các đảo Hữu Nhật, Quang Ảnh, Quang Hoà, Duy Mộng và đổ quân lên các đảo này.   
Hải đăng Việt Nam tại Hoàng Sa thời Pháp thuộc.
Phán đoán được âm mưu của TQ sẽ cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa, nên ngày 14 tháng 1 năm 1974, Bộ chỉ huy hành quân lưu động biển của VNCH ra chỉ thị, lệnh cho một chiến hạm đến quần đảo Hoàng Sa với nhiệm vụ đón viên Trưởng ty khí tượng bị bệnh nặng về Đà Nẵng và quan sát tình hình. Lực lượng cùng đi có 3 sỹ quan và 2 nhân viên thuộc BTL Quân đoàn 1- Quân khu 1 và một nhân viên Toà lãnh sự Mỹ tại Đà Nẵng tên là Cetald E.Kóh công tác trên đảo Hoàng Sa (Pattle) . 
6 giờ tối ngày 14 tháng 1, tuần dương hạm Lý Thường Kiệt (HQ16) được lệnh rời Đà Nẵng đi Hoàng Sa.
Sáng ngày 15.1.1974, HQ16 đến Hoàng Sa, phát hiện thấy trên đảo Hữu Nhật (Robert) có cắm cờ TQ và gần đó có 1 tàu đánh cá TQ mang tên Nam Ngư, số 402. Đây là loại tàu đánh cá có vũ trang, đài chỉ huy ở giữa, 2 bên gắn ăng-ten cần loại PRC 25, vỏ tàu bằng sắt, mũi hình chữ V, trọng tải 130 tấn, trên boong trước có 3 xuồng cấp cứu nhỏ và 1 xuồng bằng sắt, vũ trang đại bác 25 ly. 
Nhân viên đài khí tượng đảo Hoàng Sa (Pattle) cho biết tàu đánh cá nói trên của TQ đến từ 10.1.1974 và trước đó khoảng 1 tháng cũng có 1 chiếc như vậy, nhưng đã rời khỏi đảo. Tàu HQ16 dùng quang hiệu yêu cầu tàu TQ rời khỏi đảo Hoàng Sa (Pattle), nhưng tàu này không đáp ứng. Tuy nhiên đến buổi chiều tàu TQ nói trên đã tự động rời khỏi đảo. HQ16 trở lại neo đậu tại đông nam đảo Hoàng Sa (Pattle) khoảng 1 hải lý. 
Sáng ngày 16.1, HQ16 rời đảo Hoàng Sa (Pattle) đi quan sát các đảo khác và nhận thấy đảo Quang Hoà đã bị chiếm đóng công khai, trên đảo có chòi canh, vọng gác cao, gắn cờ TQ. Một chiếc tàu vũ trang di chuyển quanh đảo. Tàu này rời Quang Hoà theo hướng tây bắc vào giữa buổi sáng. 
Đảo Duy Mộng không có người nhưng có 2 tàu nhỏ nên HQ16 rời Quang Hoà và Duy Mộng đến đảo Quang Ảnh và nhận thấy trên đảo có cắm cờ TQ. 16 nhân viên tàu HQ16 đổ bộ thám sát, phát hiện trên đảo có 6 nấm mộ, 4 cũ và 2 còn mới, trước mỗi mấn mộ đều có gắn bia đá và chữ TQ. Ngoài  ra còn phát hiện thấy 1 vỏ lựu đạn TQ, 1 chai rượu Suntory còn ít rượu, 1 hầm trống làm bằng thùng đạn. Nhân viên tàu HQ16 đã gắn 2 là cờ VNCH trước khi rời đảo về tàu. 
HQ16 tiếp tục di chuyển về phía đảo Hữu Nhật  phát hiện thấy ở tây nam đảo khoảng 1,5 hải lý có 2 tàu đánh cá vũ trang TQ neo cách nhau khoảng 20m mang số 402 và 407. Từ chiếc 407, quân TQ đang dùng xuồng di chuyển khoảng 1 trung đội sang chiếc 402.
Trụ sở hành chính Việt Nam tại Hoàng Sa trước 1945.
Biết được thực trạng trên, chiều ngày 16, Tư lệnh Hải quân VNCH chỉ thị cho BTL Hải quân Vùng 1 Duyên hải tăng cường ra Hoàng Sa tàu HQ4 chở theo một trung đội biệt hải, đồng thời chỉ thị cho HQ16 sử dụng 1 tiểu đội chiếm đóng đảo Quang Ảnh.
Mặt khác, BTL Hải quân Vùng 1 Duyên hải đã báo cáo tình hình trên về BTL Hải quân và BTL Quân đoàn 1- Quân khu 1 VNCH. 
BTL Hải quân VNCH chỉ thị cho khối hành quân và Bộ chỉ huy hành quân lưu động biển báo cáo sự kiện trên lên Bộ Tổng Tham mưu quân đội VNCH, đồng thời chỉ thị cho Tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải trình bày trực tiếp với Tổng thống VNCH nhân khi ông ta đến thăm BTL Hải quân Vùng 1 duyên hải, ngày 16.1.1974. 
Tổng thống VNCH chỉ thị cho Tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải, Phó đô đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, chuẩn bị chiến đấu để bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ. Đồng thời, ông cũng chỉ thị cho Thủ tướng Chính phủ VNCH triệu tập Hội đồng Nội các họp bàn về việc TQ xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa. 
Bài 2: Phát hiện TQ chiếm Hoàng Sa, VNCH chuẩn bị chiến đấu đòi lại chủ quyền

Tàu sân bay Liêu Ninh đến Biển Đông làm "con mồi" cho tàu Mỹ

(GDVN) - Biên đội tàu sân bay Liêu Ninh tiến hành thử nghiệm ở Biển Động tạo cơ hội cực tốt cho Mỹ tiến hành do thám và "đụng độ" đã xảy ra.
Tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc xuống Biển Đông
Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 14 tháng 12 đưa tin, từ trước tới nay, quân Mỹ lấy tự do hàng hải ở vùng biển quốc tế làm lý do, tại "cửa nhà" Trung Quốc đến gần do thám, tiến hành theo dõi các hoạt động quân sự của Trung Quốc.
Bài báo dẫn “báo chí nước ngoài” gần đây khi nói về đối đầu tàu chiến Trung-Mỹ trên Biển Đông đã cho biết, vào ngày 5 tháng 12, khi tiến hành theo dõi tàu sân bay Liêu Ninh của Hải quân Trung Quốc trên Biển Đông, tàu tuần dương tên lửa Cowpens lớp Ticonderoga Hải quân Mỹ đã "đụng độ" phải 1 tàu chiến đổ bộ của Trung Quốc, tàu Mỹ đã cơ động khẩn cấp để tránh va chạm giữa hai tàu. Theo bài báo, Chính phủ Mỹ đã thông qua kênh ngoại giao và quân sự để tiến hành phản đối Trung Quốc.
Hãng tin Reuters dẫn Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ cho biết, tàu tuần dương tên lửa Cowpens ngày 5 tháng 12 đã gặp 1 tàu chiến Trung Quốc trên vùng biển quốc tế ở Biển Đông, tàu Mỹ đã thực hiện các động tác tránh né để tránh xung đột.

Trong khi đó, hãng tin AFP cũng dẫn lời một quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ giấu tên cho biết, một chiếc "tàu mẹ đổ bộ" đã xuất hiện, hai tàu cách nhau chưa đến 500 m, hai tàu đã tiến hành liên lạc có hiệu quả, tàu Mỹ khi đó đang ở gần tàu sân bay Liêu Ninh.
Theo phóng viên Buell Goetz của trang mạng freebeacon.com, Mỹ, có quan chức quốc phòng Mỹ cho biết, gần đây, ở vùng biển quốc tế, tàu chiến Hải quân Trung Quốc tìm cách ép một chiếc tàu tuần dương tên lửa Mỹ dừng lại, hành động này gây ra một sự kiện đối đầu giằng cơ quân sự căng thẳng.
Tàu đổ bộ xe tăng Type 072 Hải quân Trung Quốc (ảnh do dân mạng Trung Quốc tuyên truyền)
Báo Mỹ cho rằng, gần đây, tàu tuần dương tên lửa USS Cowpens quân Mỹ tham gia cứu nạn ở Philippines đã gặp phải tàu chiến Trung Quốc ở khu vực kề sát tàu sân bay Liêu Ninh trên Biển Đông, tàu Mỹ phải áp dụng động tác cơ động để tránh va chạm.

Sự kiện này đã lộ rõ tính cần thiết phải tăng cường công nghệ hàng hải chuyên nghiệp tiêu chuẩn cao nhất, trong đó có liên lạc giữa các tàu chiến, từ đó hạ thấp tai nạn không cố ý hoặc rủi ro xảy ra tai hoạ. Quan chức Bộ Ngoại giao cho biết, Chính phủ Mỹ thông qua các kênh ngoại giao và quân sự để phản đối với Trung Quốc.
Báo Mỹ tiết lộ, trong sự kiên lần này, tàu tuần dương USS Cowpens đang tiến hành theo dõi đối với tàu Liêu Ninh, tàu sân bay này gần đây đã từ cảng Thanh Đảo, vùng biển phía bắc Trung Quốc, lần đầu tiên đi theo đội hình biên đội xuống Biển Đông. Các tàu chiến hộ tống cho tàu sân bay Liêu Ninh lần lượt là 2 tàu khu trục Type 051C Thẩm Dương và Thạch Gia Trang; 2 tàu hộ vệ 054A Yên Đài và Duy Phường.
Theo quan chức Mỹ, sự kiện này bắt đầu từ việc tàu chiến Trung Quốc phát ra tín hiệu cảnh báo và ra lệnh cho tàu USS Cowpens dừng lại, tàu Mỹ từ chối mệnh lệnh, tiếp tục hoạt động, bởi vì nó hoạt động ở vùng biển quốc tế.

Sau đó, một chiếc tàu đổ bộ Trung Quốc đã chạy đến trước tàu USS Cowpens và dừng lại, ép tàu Mỹ bất ngờ chuyển hướng, quan chức Mỹ gọi điều này là "một lần cơ động nguy hiểm". Theo quan chức này, sự kiện lần này diễn ra cách đây 1 tuần và tàu Mỹ được hưởng quyền "tự do hàng hải".
Tàu tuần dương tên lửa USS Cowpens, Hải quân Mỹ
Theo báo Trung Quốc, từ lâu, quân Mỹ lấy tự do hàng hải ở vùng biển quốc tế làm lý do, đến các “vùng biển xung quanh Trung Quốc” để trinh sát/theo dõi, trong đó có theo dõi các hoạt động quân sự "bình thường" của Trung Quốc.
Báo Trung Quốc còn cho biết, những năm gần đây, tàu chiến, máy bay Trung-Mỹ đã nhiều lần xảy ra sự kiện đối đầu trên Biển Đông, nổi tiếng như sự kiện va chạm máy bay trên Biển Đông vào năm 2001, sự kiện tàu USNS Impeccable vào tháng 3 năm 2009, sự kiện đụng độ của tàu khu trục USS John S. McCain (DDG-56) tháng 6 năm 2009.
Trong sự kiện va chạm máy bay trên Biển Đông năm 2001, máy bay do thám EP-3C đang tiến hành nhiệm vụ nghe lén thông tin quân sự của Quân đội Trung Quốc trên đảo Hải Nam, đã đâm cháy máy bay J-8 Trung Quốc; trong sự  kiện tàu USNS Impeccable tháng 3 năm 2009, tàu khảo sát đại dương USNS Impeccable cũng được cho là đang tìm cách thu thập thông tin tiếng ồn của tàu ngầm Trung Quốc và tiến hành khảo sát tình hình thuỷ văn Biển Đông; trong sự kiện đụng độ tàu khu trục USS John S. McCain, thiết bị định vị thủy âm của tàu khu trục này đã trực tiếp va chạm với tàu ngầm Trung Quốc. Đằng sau mỗi sự kiện đều liên quan chặt chẽ đến mối quan tâm rất lớn của Hải quân Mỹ đối với sự phát triển về sức mạnh quân sự của Trung Quốc.
Biên đội tàu sân bay Liêu Ninh (ảnh do dân mạng Trung Quốc tuyên truyền)
Theo bài báo, chính quyền Trung Quốc vừa đưa ra cái gọi là "lệnh cấm" trên một vùng biển rộng lớn ở Biển Đông, được suy đoán là Hải quân Trung Quốc đang tiến hành thử nghiệm mới đối với tàu sân bay Liêu Ninh hiện đang triển khai ở căn cứ Tam Á.
Trước đây, tàu sân bay Liêu Ninh tiến hành thử nghiệm ở vùng biển Bột Hải và Hoàng Hải, được Hải, Không quân Trung Quốc bảo vệ khá chặt chẽ, tàu chiến Mỹ không tiện tiến đến gần theo dõi, do thám. Lần này, hoạt động thử nghiệm lựa chọn vùng biển rộng lớn và cách đất liền khá xa trên Biển Đông, đây chính là cơ hội cực tốt để Hải quân Mỹ tiến hành do thám tàu Liêu Ninh ở cự ly gần, sự đối đầu kiểu này cũng đã nằm trong dự kiến.
Tư liệu:
Tàu tuần dương lớp Ticonderoga:
Tàu tuần dương lớp Ticonderoga là loại tàu chiến chủ lực đầu tiên chính thức sử dụng Aegis của Hải quân Mỹ, trang bị hệ thống tác chiến mặt nước kiểu tích hợp, trung tâm là radar mảng pha AN/SPY-1. Đây cũng là tàu tuần dương “lớp 1” duy nhất hiện có của Hải quân Mỹ, cũng là tàu tuần dương “lớp 1” duy nhất hiện có của hải quan các nước trên thế giới.
Tàu tuần dương lớp Ticonderoga, Hải quân Mỹ
Về biên chế tác chiến của Hải quân Mỹ, tàu lớp này là trung tâm chỉ huy chính của cụm chiến đấu tấn công đổ bộ và cụm chiến đấu tàu sân bay (CVBG), đồng thời bảo vệ cho tàu sân bay.

Là lực lượng bảo vệ hàng đầu của cụm chiến đấu tàu sân bay, tàu lớp Ticonderoga trang bị  hệ thống Aegis đem lại sức chiến đấu phòng không rất tốt, làm cho cụm chiến đấu tàu sân bay có đầy đủ sức mạnh chống lại các cuộc tấn công tên lửa của Liên Xô cũ từ các lực lượng trên mặt nước, trên không, dưới mặt nước. Ngoài ra, hệ thống Aegis cũng có khả năng săn ngầm rất tốt.
Tàu sân bay Liêu Ninh:
- Kích cỡ chính: dài 304 m, rộng 70,5 m, mớn nước 11 m.
- Đường băng: dài 300 m, rộng 70 m.
- Lượng giãn nước đầy: 55.000 tấn (tiêu chuẩn), 67.500 tấn (đầy).
- Khả năng chạy liên tục trên 7.000 hải lý với tốc độ 18 hải lý/giờ.
- Vũ khí trang bị: Máy bay chiến đấu J-15.
- Cải tạo kết cấu: Bỏ đi ống phóng tên lửa chống hạm 12 ống ở đầu tàu, xây dựng kho chứa máy bay lớn hơn.
Tàu khu trục Thạch Gia Trang Type 051C, Hạm đội Bắc Hải, Hải quân Trung Quốc
Tàu khu trục Thẩm Dương và Thạch Gia Trang:
- Type 051C (được gọi là tàu Aegis Trung Hoa).
- Thuộc tính: Tàu khu trục phòng không.
- Lượng giãn nước: 6.500 tấn (tiêu chuẩn), 7.100 tấn (đầy).
- Vũ khí trang bị: Hệ thống tên lửa phòng không Rif-M (SA-N-20, phiên bản xuất khẩu của S-300FM); thiết bị phóng tên lửa chống hạm YJ-83.
Tàu hộ vệ tên lửa Yên Đài và Duy Phường:
- Type 054A (NATO gọi là lớp Giang Khải II).
- Thuộc tính: tàu hộ vệ đa năng.
- Lượng giãn nước: 3.900 (tiêu chuẩn), 4.400 tấn (đầy).
- Vũ khí trang bị: tên lửa chống hạm YJ-83; lửa phòng không HQ-16 phóng thẳng đứng; 1 máy bay trực thăng săn ngầm Z-9C.
Tàu hộ vệ Yên Đài, số hiệu 538, Type 054A của Hạm đội Bắc Hải, Hải quân Trung Quốc.

“Biển người” đón Noel sớm ở Sài Gòn

(Dân trí) - Tối thứ Bảy (21/12), nhiều ngả đường khu vực trung tâm TPHCM "ngộp thở" do lượng người đổ đi chơi Noel sớm quá lớn. Đường kẹt, hết lối thoái lui nên nhiều người đành “chôn chân” một chỗ cả tiếng đồng hồ.

Các con đường ở Q.1 tập trung các khu vui chơi như Lê Duẩn, Đồng Khởi, Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Hai Bà Trưng, Phạm Ngọc Thạch... dòng người lưu thông kín mít. Đặc biệt, ở những khúc ngã ba, ngã tư tại nhiều đoạn trên các con đường này vào lúc cao điểm tầm 19h30 – 22h rơi vào cảnh kẹt cứng. 

Xe máy, ô tô chụm đầu vào nhau không di chuyển nổi. Nhiều người bất lực chống cằm nhìn nhau, có người dựng xe rồi vào vỉa hè ngồi chờ.  
Đây là ngày cuối tuần sát lễ Noel, lượng người đổ về trung tâm thành phố đông nghịt để tham quan, chụp ảnh. Tuy nhiên, do kẹt đường nghiêm trọng nên không ít người có buổi tối đi chơi dở khóc dở mếu khi muốn tiến cũng không xong mà lùi cũng không được. 
Biển người đón Noel sớm ở Sài Gòn

Biển người đón Noel sớm ở Sài Gòn
Dòng người ken kín đường Lê Lợi, xe cộ gần như đứng im cả tiếng đồng hồ hoặc chỉ có thể nhích từng bước một. 

Các phương tiện phải dừng chân một chỗ thời gian dài, đường không còn lối nào để thoát. 
Các phương tiện phải dừng chân một chỗ thời gian dài, đường không còn lối nào để thoát. 

Trên đường một chiều Pasteur, khúc cắt đường Lê Lợi ô tô xếp hàng dài chờ lưu thông. 

Trên đường một chiều Pasteur, khúc cắt đường Lê Lợi ô tô xếp hàng dài chờ lưu thông. 

Trên đường một chiều Pasteur, khúc cắt đường Lê Lợi ô tô xếp hàng dài chờ lưu thông. 
Trên đường một chiều Pasteur, khúc cắt đường Lê Lợi ô tô xếp hàng dài chờ lưu thông. 

Trên đường một chiều Pasteur, khúc cắt đường Lê Lợi ô tô xếp hàng dài chờ lưu thông. 
Chờ đợi quá lâu, không ít người ngồi trên xe máy, ô tô đã nhảy xuống đi bộ để tìm cho mình lối thoát khỏi đám đông đang kẹt cứng. 

Trên đường một chiều Pasteur, khúc cắt đường Lê Lợi ô tô xếp hàng dài chờ lưu thông. 
Trên đường Nguyễn Văn Chiêm, do kẹt đường quá lâu, taxi lấn lên cả vỉa hè gây bức xúc cho nhiều người đi bộ.

Ngày đi chơi Noel sớm của nhiều người dân thành phố là... chống cằm nhìn nhau như thế này. 
Ngày đi chơi Noel sớm của nhiều người dân thành phố là... chống cằm nhìn nhau như thế này. 

Đường Phạm Ngọc Thạch, khúc gần Nhà thờ Đức Bà, xe máy - ô tô chụm đầu vào nhau. 
Đường Phạm Ngọc Thạch, khúc gần Nhà thờ Đức Bà, xe máy - ô tô "chụm đầu" vào nhau. 

Đường Phạm Ngọc Thạch, khúc gần Nhà thờ Đức Bà, xe máy - ô tô chụm đầu vào nhau. 

Đường Phạm Ngọc Thạch, khúc gần Nhà thờ Đức Bà, xe máy - ô tô chụm đầu vào nhau. 
Đường Lê Duẩn, trước Nhà thờ Đức Bà luôn là điểm tắc nghẽn trầm trọng trong những ngày lễ, nhất là dịp Noel. 

Hoài Nam 

Ngưng thi công, chờ đánh giá của cơ quan chức năng



22/12/2013 02:58 (GMT + 7)
TT - Ngày 21-12, ông Phạm Hoài Quang - phó chủ tịch UBND P.Bến Nghé, Q.1, TP.HCM - cho biết cùng ngày chủ đầu tư cũng đã ngưng thi công tầng hầm của công trình số 24 Lê Thánh Tôn để chờ cơ quan chức năng đánh giá và bàn bạc giải pháp tiếp theo. Đồng thời chủ đầu tư công trình đã ngưng bơm vữa bêtông vào phần đất dưới chân của trụ sở TAND TP (26-26C Lê Thánh Tôn).

Theo ông Quang, trước đó chủ đầu tư đã dùng máy bơm áp suất lớn để bơm vữa bêtông vào phần đất dưới chân của trụ sở tòa án từ phía hầm công trình và từ mặt đất. Đến sáng 21-12, đơn vị thi công đã tái tạo bề mặt đất ở sân và nền nhà của trụ sở tòa án để giữ ổn định bước đầu. Cơ quan chức năng cũng đã yêu cầu chủ đầu tư và đơn vị tư vấn của công trình 24 Lê Thánh Tôn đánh giá lại độ an toàn của toàn bộ hệ thống tường vây tầng hầm công trình này.
Trước đó chiều 20-12, trong quá trình thi công công trình 24 Lê Thánh Tôn đã làm bung một phần tường vây công trình, gây sụp lún một phần sân và nền nhà trụ sở TAND TP.
D.N.HÀ

Búp bê đầu trái cây: Tây cấm, ta đang kiểm tra!

22/12/2013 07:49 (GMT + 7)
TT - Trong khi các loại đồ chơi búp bê đầu trái cây do Trung Quốc sản xuất đã bị cảnh báo và thu hồi tại các nước châu Âu do chứa chất phthalate độc hại, có thể gây ung thư, vô sinh cho nam giới... thì tại VN, loại đồ chơi này vẫn bày bán vô tư.
Tại các thị trường lớn như TP.HCM và Hà Nội, những sản phẩm này hiện vẫn đang được bày bán tràn lan, nhưng các cơ quan quản lý chất lượng sản phẩm không có bất cứ sự cảnh báo nào cho người tiêu dùng về sự độc hại cũng như nguy cơ mang bệnh nếu tiếp xúc với các sản phẩm này.
Vô tư mua bán vì không được khuyến cáo
Sáng 21-12, theo ghi nhận của chúng tôi, tại nhiều cửa hàng kinh doanh đồ chơi ở TP.HCM như khu vực Bình Tân, chợ Bình Tây, Long Biên..., các loại búp bê trái cây Trung Quốc đang được bày bán tràn lan. Tại cửa hàng Bin Bo (đường số 1, phường Bình Trị Đông B, Q.Bình Tân, TP.HCM), hàng loạt sản phẩm búp bê loại này được treo ngay trước cửa ra vào. Những búp bê hình dạng các loại trái cây dứa, dưa hấu, táo... với đủ màu sắc hấp dẫn. Nhân viên cửa hàng cho biết sản phẩm được các bé rất yêu thích bởi ngoài hình ảnh dễ thương, sản phẩm còn phát ra bài hát vui nhộn khi bóp nhẹ.
Biết thông tin qua báo chí
Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 21-12, ông Ngô Quý Việt - tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng (Bộ Khoa học công nghệ) - cho biết đã nhận được thông tin về hóa chất gây độc trong búp bê trái cây trên báo chí. Ngày 21-12, Qục Quản lý chất lượng hàng hóa thuộc tổng cục đã mua búp bê này về kiểm tra tại các trung tâm kỹ thuật của tổng cục, xem có những hóa chất độc như báo chí đã phản ánh.
Trả lời câu hỏi vì sao VN không thu hồi ngay các loại búp bê này như các nước Anh, Đức, Pháp, ông Việt cho biết VN chưa nhận được thông tin chính thức từ các cơ quan quản lý các nước mà chỉ mới nhận được thông tin trên báo chí, nếu chỉ dựa vào nguồn thông tin này để thu hồi thì chưa đủ thủ tục. Theo ông Việt, trong trường hợp phát hiện chất độc trong búp bê trái cây thì Cục Quản lý chất lượng hàng hóa sẽ niêm phong hàng và đề nghị các cơ quan quản lý (thanh tra Bộ Khoa học công nghệ, quản lý thị trường) có biện pháp xử lý.
LAN ANH - QUỲNH LIÊN
Sản phẩm gồm kích cỡ nhỏ, to được bán với giá từ 125.000-175.000 đồng/con. Theo quan sát, sản phẩm ghi rõ xuất xứ từ Trung Quốc với dòng cảnh báo bằng tiếng nước ngoài: không sử dụng cho trẻ em dưới 3 tuổi. Tuy nhiên, trên sản phẩm không có bất cứ thông tin về đơn vị nhập khẩu, tem kiểm định chất lượng sản phẩm CR bắt buộc theo quy định. Khi chúng tôi đề cập việc sản phẩm có chứa các chất độc hại, gây ung thư cũng như các tác động quá trình phát triển của trẻ, chủ cửa hàng không hề hay biết cũng như không nhận được khuyến cáo nào.
“Cửa hàng chúng tôi mới lấy khoảng chục sản phẩm về bán thử được gần một tuần từ đầu mối bỏ sỉ tại chợ Kim Biên. Nếu được khuyến cáo về việc sản phẩm chứa chất độc hại, chúng tôi sẽ không bày bán nữa và nhận thu hồi những sản phẩm đã bán ra thị trường” - đại diện cửa hàng cho biết. Tương tự, một số cửa hàng chuyên bỏ sỉ đồ chơi trẻ em tại chợ Bình Tây cũng cho biết không nhận được bất cứ thông tin cảnh báo nào về nguy hại của sản phẩm nên việc bày bán vẫn diễn ra bình thường.
Cùng ngày, theo khảo sát của chúng tôi tại các tuyến phố chuyên bán đồ cho trẻ em tại Hà Nội, như Lương Văn Can, Hàng Mã, Hàng Cân..., các sản phẩm độc hại này vẫn được bày bán vô tư. Khi được hỏi về búp bê trái cây, chị Thịnh, chủ một cửa hàng tại phố Lương Văn Can, cho biết có đủ các mẫu mã, giá 150.000-180.000 đồng/con. Theo chị Thịnh, hình dáng đáng yêu với đủ các loại như búp bê đầu dứa, táo, dưa hấu, nho..., chưa kể mỗi búp bê còn được gắn nhạc vui nhộn nên trẻ em khoảng 3 tuổi rất thích. Dù lượng hàng năm nay bán chậm hơn năm ngoái nhưng vẫn rất nhiều khách hỏi mua.
Khi chúng tôi bày tỏ lo ngại về thông tin các sản phẩm này gây nguy hại cho trẻ em, bà Huyền - bán hàng trên phố Hàng Mã - khẳng định “độc ở tận bên Âu, bên Mỹ chứ VN không bị làm sao”. Theo bà Huyền, không chỉ bán lẻ ở Hà Nội mà hầu hết sản phẩm này còn được bỏ sỉ cho các cửa hàng ở tỉnh như Vĩnh Phúc, Hưng Yên...
Trong khi đó, nhiều người tiêu dùng cho rằng chưa nghe thông tin cảnh báo, hơn nữa hầu hết sản phẩm đồ chơi bán tại VN đều là hàng Trung Quốc, có tránh vỏ dưa cũng gặp vỏ dừa vì chắc gì đồ chơi khác không độc hại. Chị Ph. (Vạn Phúc), một khách hàng đang mua đồ chơi tại phố Hàng Mã mà chúng tôi gặp, cho rằng lẽ ra cơ quan chức năng phải vào cuộc kiểm tra, nếu phát hiện có chất độc phải cấm bày bán chứ không thì trẻ em cũng đòi mua. “Tôi cũng không muốn mua các loại đồ chơi này vì hầu hết đều là sản phẩm Trung Quốc, nhưng cứ thấy có đồ chơi mới về đẹp, nhiều trẻ khác mua về chơi thì con tôi đòi phải mua, chẳng biết giải thích như thế nào” - chị Ph. nói.
Lu bu bận tổng kết!
Chiều 21-12, trao đổi với Tuổi Trẻ, đại diện Chi cục Quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa miền Nam - Bộ Khoa học công nghệ cho biết hiện đơn vị vẫn chưa nghe thông tin về việc sản phẩm đồ chơi loại này chứa chất phthalate độc hại. “Thời gian này chúng tôi lu bu với việc làm tổng kết, báo cáo cuối năm nên chưa cập nhật thông tin cụ thể. Chúng tôi sẽ tổ chức kiểm tra, rà soát thông tin đơn vị nhập khẩu, tiến hành kiểm định và buộc thu hồi sản phẩm nếu đúng như thông tin sản phẩm chứa chất nguy hại” - vị này cho biết.
Trong khi đó theo thống kê của đơn vị kiểm định chất lượng Bộ Khoa học công nghệ, hiện nay các sản phẩm chứa chất phthalate được phát hiện tại VN và yêu cầu thu hồi gồm hai dòng sản phẩm: thú nhún và mẫu đồ chơi xe điều khiển dùng pin MH9996M. Tất cả đều có xuất xứ từ Trung Quốc. Đặc biệt với dòng sản phẩm đồ chơi xe điều khiển, kết quả kiểm định hồi tháng 7-2013 tại Trung tâm Tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 (Quatest 3) cho thấy hàm lượng chất phthalate vượt xa mức cho phép.
Cụ thể, kết quả thử nghiệm trên các bánh xe đồ chơi ở mức 206.700 mg/kg, cao hơn 200 lần so với quy định hàm lượng tối đa là 1.000 mg/kg tại một số quốc gia Âu, Mỹ (VN chưa có quy chuẩn đối với chất này). Theo đại diện Chi cục Quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa miền Nam, sau khi có kết quả kiểm tra, đơn vị đã có văn bản khuyến cáo và buộc các đơn vị nhập khẩu tiến hành thu hồi.
Trước đó, các cơ quan chức năng cũng phát hiện sản phẩm thú nhún do Trung Quốc sản xuất có chứa chất phthalate ở mức 5.000 mg/kg (vượt mức an toàn năm lần). Tuy nhiên, chỉ cần đảo qua các điểm bán đồ chơi trẻ em tại khu vực Q.5, Q.6, Q.8 (TP.HCM), sản phẩm thú nhún hình dạng con tuần lộc được bày bán ngay trước cửa hàng với giá 120.000-150.000 đồng/con. Sản phẩm không hề có bất cứ thông tin về hướng dẫn sử dụng, các công bố tiêu chuẩn chất lượng cũng như cảnh báo độc hại... Và để che mắt cơ quan chức năng, hiện sản phẩm được đóng mác “made in VN” thay vì Trung Quốc như trước đó nhưng không hề có bất cứ thông tin về nhà sản xuất, đơn vị kiểm định chất lượng.
“Trên sản phẩm ghi xuất xứ VN nhưng tôi nghĩ đây chỉ là chiêu thức để bán hàng bởi sản phẩm không ghi rõ đơn vị nào sản xuất, không hề công bố chất lượng” - chị Lan (đường Phạm Phú Thứ, Q.Tân Bình) lo lắng.
LÊ SƠN - LÊ THANH
Anh, Pháp tịch thu và tiêu hủy đồ chơi độc hại
Chính phủ Anh vừa tịch thu hàng loạt đồ chơi bày bán trên thị trường nước này nhân dịp lễ Giáng sinh, sau khi một cuộc kiểm tra từ cơ quan tiêu chuẩn thương mại Medway của Anh cho thấy đồ chơi chứa hóa chất độc hại. Theo BBC, những con búp bê đồ chơi với thiết kế chiếc đầu hình trái cây có chứa hóa chất độc hại phthalate có khả năng gây ung thư, vô sinh ở nam giới và gây dị dạng thai nhi ở phụ nữ mang thai. Trong khi toàn châu Âu đã ban hành lệnh cấm dòng búp bê này thì theo ông Gilmore - thuộc cơ quan Medway, một số con búp bê đầu trái cây vẫn xuất hiện ở các khu chợ và cửa hàng giảm giá tại Anh.
Cơ quan Medway kêu gọi các cửa hàng thu hồi dòng búp bê độc hại này, đồng thời yêu cầu các bậc phụ huynh không mua dòng sản phẩm này cho con em của họ. Theo đó, bất kỳ vi phạm nào đều phải nhận hình phạt thích đáng là sáu tháng tù giam hoặc phải nộp phạt 5.000 bảng Anh (khoảng 8.200 USD). Trong diễn biến khác, thượng nghị sĩ Kirsten Gillibrand của Mỹ đang kêu gọi cải cách liên bang nhằm đưa ra lệnh cấm các hóa chất độc hại, bao gồm phthalate, vốn thường có trong các sản phẩm đồ chơi trẻ em. Bà Gillibrand tuyên bố sẽ giới thiệu một dự luật mới cấm phthalate trong tất cả đồ chơi dành cho trẻ em dưới 12 tuổi.
Ngày 19-12, hải quan Pháp đã tiến hành tiêu hủy tổng cộng 33.000 món đồ chơi liên quan mùa Giáng sinh như búp bê ông già Noel, gấu bông, bóng thổi vì có chứa chất phthalate độc hại, cao gấp 320 lần tiêu chuẩn cho phép của châu Âu. Theo AFP, đây là các món đồ chơi sản xuất tại Trung Quốc và nhập khẩu bất hợp pháp vào châu Âu qua ngõ Bỉ.
ANH THƯ - N.QUÂN

Công ty Cường "đô la" gây nên hố tử thần TP HCM?

Vụ xuất hiện hố tử thần trên đường Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, quận 1, TPHCM chiều nay là hậu quả của sự cảnh báo trước cách nay 3 tháng.
  • Đến 17h ngày 20/12 (vụ sập xảy ra lúc 15h5 ngày 20/12), lực lượng cứu hộ cứu nạn Sở Cảnh sát PCCC đã có mặt tại hiện trường, ứng phó với các tình huống nguy hiểm đang xảy ra. Xe cứu hỏa, xe thang và xe cứu thương được điều động đến hiện trường.
 Vụ sập phần sân, mặt tiền và khoảng vỉa hè trước TAND TP.HCM (Tòa kinh tế, lao động và hành chính).
Khu vực đường Lê Thánh Tôn đoạn trước công trình bị phong tỏa toàn bộ. Được biết, công trình xây dựng cao ốc Quốc Cường Gia Lai - Sài Gòn Plaza, có thiết kế 4 tầng hầm, 20 tầng cao, hiện đang trong giai đoạn đào đất làm tầng hầm và móng. Chủ đầu tư là Cty CP Quốc Cường Liên Á (thuộc Quốc Cường Gia Lai), đơn vị thi công là Cty TNHH đầu tư và phát triển nhà Hưng Thịnh.
Có mặt tại hiện trường, một cán bộ TAND TP.HCM cho biết, tình trạng công trình bên cạnh tòa án đào đất làm hầm, đã dẫn đến tòa nhà của tòa án có nguy cơ lún nghiêng từ cách đây 3 tháng. Phía tòa án đã làm việc với chủ đầu tư và đơn vị thi công, yêu cầu xử lý ngay tình trạng này, nhằm tránh tai họa xảy ra.
Phía TAND TP.HCM cũng đã đề nghị chủ đầu tư phải thuê tòa nhà khác để tòa án tiếp tục làm việc, nhằm tránh tai họa xảy ra bất ngờ. Tuy nhiên, phía chủ đầu tư công trình chưa có phương án gì, thì tai họa đã xảy ra.
“Hiện trong tòa nhà xảy ra lún, nứt, sập có rất nhiều tài liệu án quan trọng, nguy cơ thất thoát tài liệu đang đe dọa, nếu tòa nhà này đổ sập hoàn toàn…”, vị cán bộ tòa án cho biết.
Trước nguy cơ tòa nhà sẽ đổ sập toàn bộ, sẽ gây thất thoát những hồ sơ, tài liệu của tòa án, do vậy lực lượng cứu hộ cứu nạn của Sở Cảnh sát PCCC TP.HCM đã cho người trèo lên tầng 1 và xe thang đưa người lên tầng 2 của ngôi nhà vào trong đưa các hồ sơ, tài liệu quan trọng của tòa án ra ngoài an toàn.
Theo nhận định của các cơ quan chức năng, hiện trạng ngôi nhà 3 tầng của TAND TP.HCM đang bị nghiêng, có nguy cơ sập bất cứ lúc nào, nên có thể phải xử lý phá bỏ ngôi nhà, nhằm không để xảy ra đổ sập, gây nguy hiểm xung quanh.
Theo Lao Động


Hơn 100 công nhân nhập viện nghi bị ngộ độc thực phẩm

(TNO) Chiều 21.12, Trung tâm y tế huyện Châu Thành (Tiền Giang) đã tiếp nhận hơn 60 công nhân Công ty TNHH Simone Việt Nam (chuyên sản xuất túi xách, tại KCN Tân Hương, huyện Châu Thành) nhập viện.
Hơn 100 công nhân ngộ độc thực phẩm
Công nhân đang được điều trị tại cơ sở y tế 
Trong khi đó, tại hai Bệnh viện đa khoa Tiền Giang và Bệnh viện quân y 120 cũng tiếp nhận và điều trị gần 60 công nhân của công ty này, do Trung tâm y tế huyện Châu Thành bị quá tải.
Các công nhân cho biết, trưa cùng ngày, họ được công ty cho ăn tất niên với các món cơm chiên Dương Châu, cánh gà chiên và canh rau. Đến khoảng 14 giờ thì hàng loạt công nhân bị các triệu chứng đau bụng, nôn ói và tiêu chảy.
Chị Lý Thị Hồng, công nhân xưởng 2, cho biết do tới nhà ăn trễ, hết thức ăn nên chị nhận được phần ăn là mì gói nấu với thịt heo. Nhưng khoảng vài giờ sau, chị cũng bị đau bụng và nôn ói.
Thông tin ban đầu cho biết suất ăn do Công ty TNHH Tín Thảo cung cấp.
Công an huyện Châu Thành đã phối hợp Sở Y tế Tiền Giang lấy mẫu thức ăn để kiểm nghiệm xác định nguyên nhân.
Tin, ảnhPhương Hà

Bị tạm giữ, treo cổ trong trụ sở công an

(Kienthuc.net.vn) - Nạn nhân là em ruột của một cán bộ công tác tại Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Dương.
  • Đến 14h chiều nay, người thân anh Đinh Ngọc Hóa (36 tuổi, ngụ thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương) vẫn đang tập trung trước Nhà đại thể Trung tâm Y tế TX Dĩ An để chờ cơ quan pháp y làm thủ tục khám nghiệm tử thi, nhằm làm rõ nguyên nhân tử vong của anh Hóa trước khi bàn giao cho gia đình lo hậu sự. 
Người thân anh Hóa chờ trước nhà đại thể để nhận thi thể anh đưa về lo hậu sự.
Trước đó, khoảng 22h ngày 20/12, cháu của anh Hóa nhận được điện thoại của một công an phường Tân Đông Hiệp (thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương) báo tin cho biết: “Chú Hóa đang bị Công an phường tạm giữ vì có liên quan đến một vụ sử dụng ma túy trái phép”.
Theo thông tin gia đình anh Hóa biết được, anh Hóa và một số người bạn bị lực lượng Công an thị xã Dĩ An phát hiện đang sử dụng ma túy trong khách sạn trên địa bàn phường nên bị đưa về trụ sở Công an phường để xử lý.
Trụ sở Công an phường Tân Đông Hiệp, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương- nơi anh Hóa treo cổ tự tử.
Đến rạng sáng nay, cháu anh Hóa lại hốt hoảng khi nhận tiếp tin báo, chú của mình dùng dây nịt (thắt lưng) siết cổ tự tử tại trụ sở Công an.
Nhận hung tin, cả gia đình đến trụ sở Công an để tìm hiểu sự việc và sau đó đưa thi thể anh Hóa về bệnh viện thị xã Dĩ An để khám nghiệm tử thi.
Công an tỉnh Bình Dương đang làm rõ vụ việc.
Chị dâu anh Hóa cho biết, Hóa là con út trong gia đình và có người anh thứ 6 đang công tác tại Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Dương.
Vũ Sơn

Oh, oh: 30 triệu người trung lưu – giàu có năm 2020?


LMH Tuấn (Danlambao) - "Vậy thì trong số 30 triệu người giàu có đó, chiếm hết nữa là “công bộc và gia đình, họ hàng công bộc của dân” .

Nói thì nghĩ là chém gió, nhưng cứ nhìn vào cái UBND phường Hồng Hải (Hạ Long) với 475 “cán bộ”, UBND thị trấn Mạo Khê (Đông Triều) có 639 “cán bộ”, xã nghèo Quảng Vinh (Thanh Hóa) 500 cán bộ. Nhìn sâu thêm chút về thân thế cán bộ thì không khó nhận ra tất cả đều có dây mơ rể má với nhau. Giống như trường hợp điển hình tại UBND Thành Công (Thái Nguyên) – nơi mà tất cả “công bộc của dân” đều là người trong gia đình, họ hàng cả với các chức vụ đều ngon lành như: Chủ tịch – phó chủ tịch xã, cán bộ địa chính, trưởng công an... thì mới thấy cái tính, cái nhẩm trên không gió tí nào. Bởi thế, nhìn 30 triệu người thì suýt xoa, nhưng nhìn sâu vào 30 triệu thì lại ngớ người ra vì thất vọng!"...

*

Trong không khí giá lạnh bởi thời tiết, nhưng tin tức tốt lành đã sưởi ấm cho những con người lạc quan & hạnh phúc nhất nhì thế giới. Thế nhưng đằng sau tin tốt là gì?

Tin tốt:

- Một công tư tư vấn Boston (BCG) gần đây công bố khảo sát, đã cho rằng tầng lớp trung lưu – giàu có ở Việt Nam sẽ là 30 triệu người.

01 - 11 - 2013, dân số Việt Nam cán mốc 90 triệu người và theo dự báo thì đến năm 2020 sẽ lên đến 100 triệu.

Mỗi hộ gia đình Việt Nam trung bình có 3 người. Như vậy, nếu có 30 triệu người thì sẽ có 90 triệu người được nằm trong tầng lớp trung lưu – giàu có vào thời điểm 2020.

Ôi không! Tôi không phải nằm mơ đấy chứ! Thiên đường XHCN chúng ta sẽ chạm tay vào sau 7 năm nữa ư?

- Một tin tốt nữa là, ông đương kim thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong lần phát biểu tại Diễn đàn Quan hệ Đối tác phát triển Việt Nam (VDPF) đã khẳng định kinh tế Việt Nam đã vượt qua nhiều khó khăn, đang phục hồi tăng trưởng và hướng tới tốc độ tăng trưởng cao hơn. Và mức thu nhập bình quân đầu người khoảng 1.960 USD.

Đây quả là một tin vui, dưới sự chèo lái con thuyền kinh tế của thủ tướng, đất nước đã ngày càng đi lên. Đã nhất là thu nhập bình quân đã chạm đến 2.000 USD.

Tin xấu:

- Mặc dù ông thủ tướng khẳng định trong 3 năm (2014 – 2016), nợ công của Việt Nam vẫn trong giới hạn an toàn (không quá 65% GDP). Nhưng ngược lại, nhóm tư vấn chính sách vĩ mô thuộc Ủy ban kinh tế của Quốc hội lại cho rằng, con số đó là 95% GDP (do khoản nợ nước ngoài của doanh nghiệp nhà nước).

Nếu tính đến 16 giờ ngày 20/12/2013 thì nợ công của Việt Nam là 78,034 tỷ USD, bình quân nợ theo đầu người là hơn 865,25 USD/người (18 triệu đồng/người). Xu hướng nợ công ngày càng tăng lên, nhất là so với tháng 01/2013 (chỉ có 70,576 tỷ USD).

- Thứ hai, mặc dù BCG đã có khảo sát với kết quả triển vọng về sự giàu lên ở Việt Nam nhưng ở Việt Nam. Vậy đối tượng chính trong 30 triệu người này là ai? Có phải đó chính là đội ngũ cán bộ viên chức nhà nước không?

Trở lời câu hỏi này, ta phải trở về năm 2012 khi dân số Việt nam xấp xỉ 89 triệu người – Trong khi đó, số lượng cán bộ, viên chức nhà nước là 2,2 triệu người và ngày càng phình ra. Điều này thể hiện qua việc, trong 3 năm (2010 – 2012), số người nghỉ chính sách chỉ là 63.000 người nhưng số tuyển mới là hơn 263.000 người.

Nhẩm sơ, nếu số cán bộ này + với số cán bộ nghỉ hưu vào năm 2020 là 3 triệu người. Trong đó, mỗi gia đình cán bộ, viên chức trung bình có 4 người (cán bộ + bố mẹ + con cái) thì sẽ có 12 triệu người chắc chắn nằm trong diện trung lưu – giàu có.

Bên cạnh đó, đặc trưng chế độ - xã hội Việt Nam là một mô - tuýt “một người làm quan, cả họ được nhờ”. Do vậy, nếu 1 anh cán bộ đỡ cho gia đình mình là 4 người cộng thêm số họ hàng, người quen thân có chọn lọc qua mối quan hệ/tiền bạc thì tối thiểu là thêm 2 người.

Vậy thì trong số 30 triệu người giàu có đó, chiếm hết nữa là “công bộc và gia đình, họ hàng công bộc của dân” .

Nói thì nghĩ là chém gió, nhưng cứ nhìn vào cái UBND phường Hồng Hải (Hạ Long) với 475 “cán bộ”, UBND thị trấn Mạo Khê (Đông Triều) có 639 “cán bộ”, xã nghèo Quảng Vinh (Thanh Hóa) 500 cán bộ. Nhìn sâu thêm chút về thân thế cán bộ thì không khó nhận ra tất cả đều có dây mơ rể má với nhau. Giống như trường hợp điển hình tại UBND Thành Công (Thái Nguyên) – nơi mà tất cả “công bộc của dân” đều là người trong gia đình, họ hàng cả với các chức vụ đều ngon lành như: Chủ tịch – phó chủ tịch xã, cán bộ địa chính, trưởng công an... thì mới thấy cái tính, cái nhẩm trên không gió tí nào. Bởi thế, nhìn 30 triệu người thì suýt xoa, nhưng nhìn sâu vào 30 triệu thì lại ngớ người ra vì thất vọng!.

Và còn một điều nữa, nếu 30 triệu (trong tổng số 100 triệu người năm 2020) là người trung lưu – giàu có, thì 70 triệu người còn lại là thuộc tầng lớp gì?