Wednesday, March 4, 2015

Putin cùng trường với Hồ Chí Minh

Ðảng cộng sản không còn cai trị nước Nga cho nên ông Vladimir Putin không còn là đảng viên cộng sản nữa. Nhưng ông trưởng thành trong chế độ cộng sản, được đảng tin cậy, được đào tạo làm sĩ quan công an mật vụ KGB. Putin sống trong môi trường đó bao nhiêu năm khiến ông ta suy nghĩ và hành động theo đúng lối người cộng sản. Hai đặc tính của họ là tàn nhẫn và gian manh. Ông sẵn sàng giết những người không theo mình, và vẫn thuộc lòng những thủ đoạn đánh lừa dân Nga mà đảng cộng sản huấn luyện cho mình. Vụ ám sát Boris Nemtsov là một trường hợp điển hình.

Ðêm Thứ Sáu trước Nemtsov bị ám sát khi đang đi bộ về nhà, ngay trên trên đường bên cạnh điện Kremlin. Ai đã giết Nemtsov? Chính quyền Putin, đưa ra nhiều giả thuyết để đánh lừa dư luận Nga và thế giới về cái chết của Nemtsov.

Boris Nemtsov giống như nhà báo Anna Politkovskaya, cả hai đều đã lên tiếng chỉ trích Vladimir Putin liên tiếp nhiều năm. Politkovskaya đang điều tra để phơi bày sự thật về cuộc chiến diệt chủng ở Chechnya do Putin chủ trương. Cô bị hạ sát ngay trong thang máy khi trở về căn hộ của mình, năm 2006. Mật vụ giết cô đúng vào ngày sinh của Putin, như một món quà sinh nhật của cho ông tổng thống! Nemtsov thì bị giết trong lúc đang chuẩn bị đưa ra hồ sơ chứng minh có quân lính Nga đang chiến đấu ở Ukraine mặc dù Putin luôn luôn chối bỏ. Nhiều bà mẹ Nga đã tố cáo tình trạng con trai của họ, thanh niên Nga đi quân dịch, đã bị bắt buộc phải ký giấy đồng ý kéo dài thời gian tại ngũ rồi được đưa qua Ukraine. Nhiều bà đã nói với các nhà báo quốc tế về tình trạng này; chắc chắn Nemtsov có thể thu thập nhiều bằng cớ. Nemtsov và Politkovskaya đều bị giết trước khi đưa được các hồ sơ ra trước công luận. Giết người diệt khẩu là một thủ đoạn quen thuộc của cộng sản. Ở nước ta, Việt Cộng đã từng giết những nhà báo như Từ Chung, tổng thư ký nhật báo Chính Luận, cũng như ngay khi mới bắt đầu cuộc kháng chiến chống Pháp họ đã giết các nhà văn uy tín như Khái Hưng, Nhượng Tống, Phan Văn Hùm, vân vân, để củng cố độc quyền chính trị cho đảng cộng sản.

Khái Hưng, Nhượng Tống, Phan Văn Hùm đều bị thủ tiêu trong bóng tối. Ðảng cộng sản còn ám sát, thủ tiêu hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn người Việt khác không nổi tiếng, trong từng xã, từng thôn, khắp nước Việt Nam bắt đầu ngay từ năm 1946-47!

Nhưng Nemtsov rất nổi tiếng và được nhiều người Nga kính trọng. Ông từng là một phó thủ tướng, đã có lúc với triển vọng được Tổng Thống Yeltsin chọn làm thủ tướng vào năm 1999. Nhưng sau cùng Yeltsin đã chọn Putin kế vị.

Trong nhiều năm qua Nemtsov là một lãnh tụ đối lập có khả năng và hoạt động nhất. Ông phản đối chính sách đem quân Nga can thiệp vào nội bộ Ukraine, trong lúc kinh tế Nga đang trên đà suy sụp, lạm phát tăng lên và đồng tiền Nga mất giá gần một nửa. Sau khi ông bị giết, hàng chục ngàn người đã biểu tình tại Moskba, St. Petersburg và nhiều thành phố, họ đòi chính quyền phải điều tra thủ phạm.

Chính quyền Putin đã tung ra nhiều giả thuyết để đánh lừa dư luận. Họ cho tổ chức cả những cuộc thảo luận trên truyền hình, đặt câu hỏi: Ai được lợi khi Boris Nemtsov chết? (Cui Bono?) Guồng máy tuyên truyền của ông Putin đã tìm cách đổ tội nước ngoài. Họ nêu ra chính phủ Ukraine và các nước Âu Mỹ. Vì tất cả đều muốn nước Nga bất ổn, giết một lãnh tụ đối lập sẽ gây xáo trộn! Dân Nga có thể bị tuyên truyền để tin như vậy. Họ không biết rằng nước Ukraine là nạn nhân của ông Putin, và các nước Âu Mỹ bị đặt vào thế phải giúp Ukraine; bảo vệ một quốc gia độc lập và ngăn cản tham vọng tái lập uy quyền đế quốc Xô Viết cũ của Putin!

Putin còn luận điệu trâng tráo nhất, là đổ tội cho các lực lượng đối lập với ông ta đã âm mưu ám sát một lãnh tụ cùng hàng ngũ với mình! Năm ngoái, chính Putin đã gợi ý này ra. Ông “cảnh cáo” rằng các nhóm đối lập có thể ám sát một nhà chính trị uy tín để đổ tội cho chính phủ! Câu nói đó đã “mớm” cho đám mật vụ của Putin nghe, là phát súng lệnh cho thủ hạ chuẩn bị hành động ám sát Nemtsov!

Nhưng các giả thuyết của Putin không ai tin được. Phe đối lập đã nhấn mạnh rằng Boris Nemtsov bị công an theo dõi 24 giờ mỗi ngày, làm sao có gián điệp nào của chính phủ Ukraine hay một nước Châu Âu có thể hành động? Họ còn vạch rõ là con đường nơi ông Nemtsov bị giết được canh phòng cẩn mật nhất thủ đô Moskba; lúc nào cũng có cảnh sát và công an chìm nổi, với những máy camera quay phim suốt 24 giờ! Nếu có một nhóm nào âm mưu giết Nemtsov thì họ cũng không dại dột chọn địa điểm này mà ra tay!

Ngược lại, dân biểu đối lập Ilya Ponomaryov nghi ngờ rằng các hung thủ chọn con đường này làm nơi hạ thủ một lãnh tụ đối lập nổi tiếng với mục đích chứng tỏ chúng có khả năng giết người bất cứ ở đâu, lúc nào, không sợ hãi. Giết Nemtsov ở địa điểm khó thi hành như vậy là một cách đe dọa tất cả các người đối nghịch với Putin.

Những ai đã sống dưới chế độ cộng sản đều biết rằng các lãnh tụ của họ sẵn sàng giết ngay cả các đồng chí của mình để giành lấy quyền lực. Tất nhiên họ sẵn sàng phải hạ sát các đối thủ. Stalin đã giết gần hết các ủy viên trung ương Ðảng cùng thời. Stalin gửi nhiều nhóm gián điệp đi tìm giết Trostky, người thành lập “Ðệ Tứ Quốc Tế” chống lại phe Ðệ Tam.

Ở Việt Nam, Hồ Chí Minh luôn luôn bày tỏ lòng trung thành với Stalin, đã nộp đạo luật Cải Cách Ruộng Ðất cho ông trùm điện Kremlin duyệt xét, xin thỉnh ý trước khi thi hành. Hồ thường nhắc đi nhắc lại: “Bác cháu chúng ta có thể nhầm chứ đồng chí Stalin không thể nhầm được!”

Vì thế, ngay sau khi cướp chính quyền Hồ Chí Minh đã tiêu diệt các đảng phái quốc gia, những người giống như ông Boris Nemtsov đối lập với Putin bây giờ. Tàn nhẫn nhất là giết cả những người đã ngưng hoạt động chính trị, coi như đã chịu thua, chỉ muốn làm công dân nước Việt Nam cùng kháng chiến chống Pháp. Khái Hưng từng viết trên báo Việt Nam những bài trên báo Việt Nam của Quốc Dân Ðảng, chỉ trích Hồ Chí Minh thỏa hiệp cho Pháp đem quân vào Hà Nội. Ông bị giết dù đã bỏ thành phố Hà Nội về quê để tham gia kháng chiến chống Pháp. Ông đã bị bắt đem đi thủ tiêu, hoàn toàn biệt tích!

Trong miền Nam, lãnh tụ Ðệ Tứ Quốc tế Tạ Thu Thâu, sau khi mới ra Hà Nội gặp Hồ Chí Minh, bị giết trên đường về, khi đi ngang Quảng Ngãi. Ðồng chí của ông là Phan Văn Hùm cũng bị giết, sau khi đã rời Sài Gòn về Thủ Ðức vì không chấp nhận sống dưới chính quyền thân Pháp. Hồ Chí Minh tiêu diệt hết các người cộng sản Ðệ Tứ để bày tỏ lòng trung thành với Stalin. Cố Bác Sĩ Trần Nguơn Phiêu đã thuật lại lời những nhân chứng cho biết thủ phạm giết Phan Văn Hùm là Kiều Ðắc Thắng, giám đốc công an Miền Ðông của Việt Cộng. Trong cuốn sách Phan Văn Hùm, Thân thế và Sự nghiệp (trang 134 đến 138), Bác Sĩ Trần Nguơn Phiêu kể rằng Kiều Ðắc Thắng sau đó được đưa ra Bắc gặp Hồ Chí Minh để “thưởng công.” Nhưng trên đường trở về miền Nam thì biến mất một cách bí hiểm. Ðây cũng là một hành động thủ tiêu tên sát nhân để kẻ đứng đằng sau ra lệnh không bị lộ hình tích.

Ðảng Cộng Sản Việt Nam đến giờ vẫn che giấu các vụ ám sát Phan Văn Hùm, Tạ Thu Thâu, Khái Hưng. Nếu có ai nhắc tới thì đổ tội cho các cán bộ địa phương - giống lối giải thích các vụ sát hại học giả Phạm Quỳnh và cha con ông Ngô Ðình Khôi. Hồ Chí Minh còn giả nhân giả nghĩa, tuyên bố rất tiếc khi nghe tin Tạ Thu Thâu bị giết! Vladimir Putin cũng theo cùng một “cẩm nang” như thế. Sau khi Nemtsov bị ám sát, Putin còn gửi thư chia buồn với bà mẹ già 86 tuổi của nạn nhân và hứa sẽ truy tầm thủ phạm! Hồ Chí Minh đổ lỗi cho cán bộ địa phương mà không hề nói tới việc điều tra tìm những kẻ phạm lỗi.

Nhưng trong những ngày đầu cuộc kháng chiến, cán bộ địa phương nào ở trong một làng tại Nam Ðịnh biết cần thủ tiêu Khái Hưng ngay? Ai biết Khái Hưng là người có thể chống cho độc quyền chính trị của đảng Cộng Sản? Cán bộ làng xã nào dám quyết định giết một nhà văn nổi tiếng? Cán bộ địa phương nào ở Quảng Ngãi biết Tạ Thu Thâu sẽ đi qua vùng này trên đường trở về Sài Gòn? Lại còn biết rõ ông là một lãnh tụ Cộng Sản Ðệ Tứ, và biết phải thủ tiêu tất cả những người Ðệ Tứ theo đúng chủ trương Stalin và Ðệ Tam Quốc Tế trung ương?

Vladimir Putin cũng bày trò dối trá sau khi giết người không khác gì Hồ Chí Minh. Cả hai được đào tạo trong cùng một lò! Nhưng ngày nay dân Nga được tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin, không dễ tuyên truyền bằng thủ đoạn bưng bít mại, như Hồ Chí Minh đã che đậy trong thời 1946-47. Putin còn đang phải đối phó với một nền kinh tế trên đường suy sụp, không những vì bị các nước Tây phương trừng phạt về các hành động can thiệp vào Ukraine mà còn vì giá dầu lửa xuống giá, vào khoảng 60 đô la một thùng, trong khi ngân sách nước Nga chỉ cân bằng nếu giá dầu cao hơn 100 đô la. Dân chúng Nga đang chịu nạn lạm phát cao nhất từ sau thời cộng sản, đồng rúp mất giá gần một nửa kể từ khi Crimea bị sát nhập vào Nga.

Chỉ khi nào chế độ Putin sụp đổ thì người ta mới biết ai chịu trách nhiệm về vụ ám sát Nemtsov. Cũng như phải chờ ngày chế độ cộng sản sụp đổ ở Việt Nam thì mới có thể điều tra về những vụ thủ tiêu Khái Hưng, Nhượng Tống, Ðức Thầy Huỳnh Giáo Chủ, Tạ Thu Thâu, Trần Văn Thạch, Phan Văn Hùm, và những vụ ám sát khác trong bao nhiêu làng xã ở Việt Nam từ khi đảng cộng sản ra đời.

Theo Người Việt -03-04-2015 6:58:39 PM
Ngô Nhân Dụng

Hải Phòng: Vắng người tham dự hội thề không tham nhũng

HẢI PHÒNG (NV) .- Hội “Minh Thề” không tham nhũng ở huyện Kiến Thụy, Hải Phòng, thì vắng bóng quan, nhưng  lễ hội “Khai ấn đền Trần” ở Nam Định thì tấp nập chen chân để xin thăng quan tiến chức.


 Sau lễ dâng hương, chủ tế thực hiện nghi lễ “chỉ trời vạch đất”, vẽ một vòng tròn lớn ở giữa sân miếu gọi là Đài thề. (Hình: báo Hải Phòng)

Sau tết nguyên đán, miền bắc Việt Nam có rất nhiều lễ hội dân gian tại nhiều địa phương giờ đã trở thành phong trào biến thái từ nhộn nhịp đến náo loạn mất ý nghĩa nguyên thủy. Theo báo Hải Phòng, lễ hội “Minh Thề” tại làng Hòa Liễu, xã Thuận Thiên, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng, “long trọng tổ chức khai mạc lễ hội xuân 2014 di tích Đền - chùa Hòa Liễu. Lễ hội diễn ra trong 3 ngày từ mồng 4 đến 6-3 (tức 14 đến 16 tháng Giêng) với điểm nhấn là hội Minh Thề”.

Theo nguồn tin trên “Đây cũng là năm thứ 23 lễ hội truyền thống của làng Hòa Liễu được phục dựng. Cụm đền - chùa Hòa Liễu được xếp hạng Di tích Lịch sử cấp quốc gia năm 1993, thờ Thái Hoàng Thái Hậu Vũ Thị Ngọc Toản, vợ Thái tổ Mạc Đăng Dung, người có công lập ấp Lan Hiểu (thôn Hòa Liễu ngày nay). Bà cùng dân làng lập ra hội Minh Thề, quy định lấy chí công làm trọng, thể hiện tinh thần tận trung, tận hiếu.”

Báo Hải Phòng thuật lại rằng “Tháng Giêng hằng năm, các bô lão, quan khách và dân làng tập trung tại đình làng theo thứ bậc. Sau lễ dâng hương, chủ tế thực hiện nghi lễ “chỉ trời vạch đất”, vẽ một vòng tròn lớn ở giữa sân miếu gọi là Đài thề. Đại diện tư văn dõng dạc đọc hịch văn Minh thề. Tiếp đến là nghi lễ cắt tiết gà trống hoà rượu trắng, mọi người trong làng cùng đọc lời thề và uống rượu thề để cầu chúc một năm làm nhiều việc tốt với tâm trí sáng tỏ.”

Với ý hướng như thế “Lễ hội Minh Thề được nhân dân làng Hoà Liễu gìn giữ trong suốt nhiều thế kỷ và được khôi phục lại vào năm 2003. Hội Minh Thề là phong tục đẹp của địa phương, có ý nghĩa giáo dục đạo đức nhân cách con người, quy định phép tắc ứng xử trong cộng đồng” báo Hải Phòng kể.

Theo báo Người Lao Động, diễn tả một cách cụ thể của lễ hội “Minh Thề”, đối với người dân thì “thề không trộm cắp”, còn những kẻ quan quyền thì “thề không tham nhũng”. Tờ Người Lao Động thuật lại rằng “Theo các bậc cao niên địa phương, trong suốt hơn 10 năm lễ hội, chỉ dân thề chứ không thấy quan to thề; có vài cán bộ... thôn, cao lắm là xã, thề mà thôi!”

Lời thề rất nghiệm chỉnh, rất độc là “Không tham nhũng, ai dùng của công xây dựng việc công xin thần linh ủng hộ, ngược lại người lấy của công về làm của tư, xin thần linh đả tử...; làm tôi bất trung, làm con bất hiếu, xin thần linh tru diệt”.


Du khách kéo về đền Trần ngày càng đông. (Hình: Người Lao Động)

Trái với lễ hội “Minh Thề” chỉ thỉnh thoảng mới có một vài ông quan cấp thôn, cấp xã đến thề, lễ hội xin ấn đền Trần tại thành phố Nam Định thì hoàn toàn khác hẳn.

Theo sự mô tả của tờ Người Lao Động, năm nay, nửa đêm 4/3 sáng ngày 5/3/2015 tức là “Giờ Tý (0 giờ ngày rằm tháng giêng), lễ hội Khai ấn đền Trần (tỉnh Nam Định) mới diễn ra nhưng trước đó hàng vạn du khách đã đổ về ngày một đông. Tất cả các ngả đường dẫn vào đền dày đặc người và xe.”

Tất cả các nhà nghỉ (khách sạn) đều “cháy phòng” tức không có phòng trống dù giá thuê bị “đội” lên đắt hơn bình thường, giá tiền gửi xe máy dù được lệnh không thu quá 30,000 đồng/xe nhưng “nhiều bãi xe vẫn thu 50,000 đồng/xe”.

Sau khi nghi lễ khai hội xong thì Đền Trần phát những tờ giấy có đóng một cái “Ấn” mà người ta mang về nhà treo với niềm tin sẽ đem lại bình an hạnh phúc trong nhà, quan chức thì “hanh thông hoạn lộ”. Lời đồn đãi về sự linh thiêng của tờ “Ấn đền Trần” quá hấp dẫn nên có những năm người ta tranh cướp nhau, đạp lên nhau để cướp lấy tờ ấn.

Những ngày vừa qua, một số báo ở Việt Nam đưa ra những tấm hình chụp các “xe công” được sử dụng đi chùa, đi lễ hội ở những đền chùa và lễ hội nổi tiếng, dù từng có lệnh cấm quan chức các cấp lấy xe công đi việc cá nhân. (TN)
03- 04-2015 3:07:51 PM
Ra oai nhưng ngu dốt, phó chủ tịch huyện bị khởi tố
03-04-2015 3:34:33 PM
SƠN LA (NV) - Vừa được giao quyền, phó chủ tịch huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La, đã ra oai ký vội thông qua dự án xây dựng trường học, trong khi bản thân không có kiến thức về xây dựng, khiến thất thoát tiền công hàng tỷ đồng.


Trụ sở huyện Quỳnh Nhai, nơi ông Lừ Văn Quý giữ chức phó chủ tịch trước khi bị khởi tố. (Hình: Dân Trí)

Báo Dân Trí dẫn tin từ ông Cầm Ngọc Minh, chủ tịch tỉnh Sơn La cho biết, ngày 3 tháng 3, công an tỉnh Sơn La đã tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông Lừ Văn Quý (43 tuổi), phó chủ tịch, kiêm chủ tịch Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam huyện Quỳnh Nhai, về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.”

Cơ quan điều tra xác định, trong thời gian đi vắng, ông Nguyễn Như Cầu, chủ tịch huyện Quỳnh Nhai đã ủy quyền bằng văn bản cho ông Quý để đảm nhiệm một số nhiệm vụ, trong đó, có việc ký văn bản đồng ý điều chỉnh dự toán, thiết kế của công trình trường trung học cơ sở Phiêng Nèn, xã Mường Giảng, huyện Quỳnh Nhai, trị giá khoảng 3,5 tỷ đồng (khoảng $173,000).

Tuy nhiên, do ông Quý không nắm được việc, không kiểm tra thực tế, không có kiến thức về xây dựng cơ bản nhưng muốn chứng tỏ quyền lực “ra oai” ký văn bản chấp thuận chỉ một ngày sau khi được ủy quyền.

Điều đáng nói là sau đó đơn vị thi công dự án xây dựng không thực hiện những điều khoản này, đã lập khống hồ sơ để lấy tiền nhà nước.

Vì vậy, cơ quan điều tra xác định ông Quý đã thiếu trách nhiệm khi ký ban hành các văn bản không đúng thẩm quyền, thực hiện chưa đầy đủ nhiệm vụ được giao trong việc lập hồ sơ điều chỉnh các hạng mục xây dựng trường Phiêng Nèn, gây hậu quả nghiêm trọng. Đồng thời, làm rõ những sai phạm khác liên quan đến ông này.

Trao đổi với phóng viên Dân Trí, ông Cầm Ngọc Minh, cho biết thêm, hiện vẫn chưa có ai thay thế, đảm nhiệm vị trí phó chủ tịch huyện Quỳnh Nhai.

Tin cũng cho biết, liên quan đến sai phạm của ông Quý còn có ông Nguyễn Như Cầu, Chủ tịch huyện Quỳnh Nhai cùng một số cá nhân khác, nhưng đều chưa bị cơ quan điều tra xem xét, xử lý. (Tr.N)

Đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc bị rạch mặt

(NLĐO) – Ông Mark Lippert, 42 tuổi, Đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc, bị một người đàn ông cầm dao lam tấn công sáng 5-3 ở thủ đô Seoul khi ông chuẩn bị phát biểu tại Trung tâm Sejong.

Ông Lippert có bài thuyết trình tại Trung tâm Sejong ở Seoul sáng 5-3 về công cuộc thống nhất hai miền Nam Bắc Triều. Truyền thông Hàn Quốc cho biết một người nào đó hét lên “Triều Tiên và Hàn Quốc nên hợp nhất”, sau đó vị Đại sứ Mỹ được nhìn thấy bê bết máu rời khỏi trung tâm lúc 7 giờ 40 phút sáng (giờ địa phương).

Kẻ tấn công dùng dao lam rạch má phải và cổ tay trái của ông Lippert. Bộ Ngoại giao Hàn Quốc xác nhận ông Lippert không nguy hiểm đến tính mạng và đang được điều trị tại một bệnh viện gần đó. Nghi phạm, một người đàn ông họ Kim, bị cảnh sát bắt ngay sau vụ việc và cũng được đưa tới bệnh viện vì bị chấn thương ở chân.

Ông Lippert được đưa tới bệnh viện. Ảnh: AP
Đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc Lippert được đưa tới bệnh viện. Ảnh: AP

Theo nguồn tin ban đầu từ phía cảnh sát, nghi phạm phản đối cuộc tập trận quân sự thường niên giữa Mỹ và Hàn Quốc bắt đầu ngày 2-3. Y lo ngại điều này có thể ảnh hưởng đến quan hệ liên Triều và gây cản trở 2 nước tái hòa nhập.

Chính phủ Mỹ tiết lộ nghi phạm tấn công ông Lippert “nhiều hơn một người”. Cựu Phó Giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) Tom Fuentes nói với đài CNN: “Tôi không thể tưởng tưởng được rằng đây là một sát thủ được thuê”. Ông Fuentes không nói rõ người đứng sau họ Kim là ai.

Đây không phải lần đầu tiên Kim tấn công một quan chức nước ngoài. Hãng tin Yonhap cho hay Kim bị bỏ tù 2 năm hồi tháng 7-2010 vì ném một mảnh bê-tông vào Đại sứ Nhật Bản tại Hàn Quốc.

 Họ Kim bị cảnh sát khống chế. Ảnh: Reuters
Họ Kim bị cảnh sát khống chế. Ảnh: Reuters

05/03/2015 08:28
P.Nghĩa (Theo Daily Mail, AP, CNN)

Nghệ An: Nhà văn hóa thể thao xã bị “rút ruột”?

Thi công sai thiết kế, chậm tiến độ, nhiều hạng mục có dấu hiệu bị bớt xén, chất lượng không đảm bảo… đó là thực trạng công trình các hạng mục phụ trợ khu văn hóa thể thao (VHTT) xã Tân Phú, huyện Tân Kỳ sau khi thời hạn thi công theo hợp đồng đã kết thúc 6 tháng.



Sân khấu xây dựng không đúng thiết kế, khung làm bằng thép cũ 

Đường thiết kế dài 146m, thi công 101,5 m…

Ngày 15.6.2013, Chủ tịch UBND xã Tân Phú Hồ Sỹ Nguyên ký Quyết định số 286 chỉ định Công ty TNHH Khôi Ánh (xã Nghĩa Hoàn, huyện Tân Kỳ) là nhà thầu xây dựng công trình trung tâm VHTT xã với giá trị hơn 2,9 tỉ đồng, thời hạn thi công 9 tháng. Đơn vị được chỉ định tư vấn giám sát là Công ty CP Tư vấn và Xây dựng Đồng Thuận (khối 2 thị trấn Tân Kỳ) với giá trị hợp đồng gần 76 triệu đồng. Ngoài ra, xã Tân Phú còn có một ban giám sát cộng đồng của HĐND xã. Theo hợp đồng số 03 ngày 16.6.2013 thì ngày khởi công là 18.6.2013 và công trình sẽ hoàn thành trong thời gian 9 tháng.

Tuy nhiên, đến cuối tháng 9.2014, sau khi thời hạn thi công đã kết thúc 6 tháng, công trình vẫn còn dở dang, nhiều hạng mục có dấu hiệu bị rút ruột, không đảm bảo chất lượng, thi công sai lệch so với thiết kế.

Cụ thể, hạng mục đường nội bộ N1 theo thiết kế dài 146m rộng 5,2m nhưng trong thực tế chỉ được làm 101,5m, rộng 4,3m; không có 15cm đá dăm đệm, bêtông đá 1x2 mác 250 không đúng như thiết kế. Đường nội bộ N2 thiết kế dài 75m nhưng chỉ làm được 46,3m, không có cốt đá dăm như trong thiết kế.

Đường chạy N1 bị bớt cả chiều dài lẫn chiều rộng.

Đường nội bộ N4 dài 173,6m, rộng 5,3m không có cốt đá dăm. Khán đài A thiết kế móng xây bằng đá hộc bê tông mác 200 dày 8cm nhưng thực tế được xây bằng gạch. Sân khấu ngoài trời cũng xây không đúng thiết kế, đã bị lún, được làm bằng khung thép cũ trong khi thiết kế là thép mới.

Bên cạnh đó, mặc dù thời hạn thi công đã hết nửa năm, nhiều hạng mục vẫn chưa được làm như đường chạy pit N3 (dài 320m, rộng 3m), đèn cao áp chiếu sáng, bồn hoa, cột cờ, một số hố ga.

Ngoài ra, sau khi có yêu cầu của ban giám sát, chủ đầu tư và nhà thầu cung cấp hồ sơ nhưng vẫn còn thiếu hồ sơ về năng lực nhà thầu, nhật ký thi công, biên bản nghiệm thu từng giai đoạn thi công và hồ sơ giám sát của ban giám sát cộng đồng.

Có mặt tại hiện trường nhà VHTT xã Tân Phú vào ngày 27.2, chúng tôi thấy ngổn ngang vật liệu xây dựng, một số vị trí đã bị xuống cấp, lún nghiêm trọng như mặt sân bóng chuyền, khán đài, đường chạy… Đến nay, theo xác nhận của nhà thầu và chủ đầu tư thì UBND xã Tân Phú đã thanh toán số tiền 1 tỉ đồng/2,9 tỉ đồng giá nhận thầu công trình.

Mặt sân bị xuống cấp.

“Ông nói gà, bà nói vịt”

Ông Đinh Công Khôi, Giám đốc Công ty THHH Khôi Ánh, nhà thầu công nhận một số hạng mục thi công không đúng thiết kế đã được phê duyệt như hạng mục đường nội bộ N1 theo thiết kế dài 146m rộng 5,2m nhưng trong thực tế chỉ được làm dài 101,5m, rộng 4,3m, một số hạng mục không có đá dăm đệm, một số hạng mục chưa thi công…

Nguyên nhân, theo ông Khôi là do đã có ý kiến thống nhất của lãnh đạo xã Tân Phú cho phép nhà thầu thay đổi thiết kế; thậm chí cho phép bớt lớp đá dăm cho kịp phục vụ đại hội TDTT, thi công xong vào 10h đêm thì sáng hôm sau đã đưa vào sử dụng(?).

Việc dùng khung thép cũ là nhằm tiết kiệm cho địa phương, còn một số hạng mục khác chưa thi công là do chưa đủ kinh phí… “Hiện nay chưa nghiệm thu, chưa bàn giao nên không thể nói chúng tôi sai được, nếu có gì chưa đúng chúng tôi sẽ làm lại”, ông Khôi nói. Khi chúng tôi hỏi văn bản về việc chủ đầu tư đồng ý thay đổi thiết kế, ông Khôi nói là không có, hai bên chỉ trao đổi bằng miệng(!?).

Tuy nhiên, ông Hồ Sỹ Nguyên, Chủ tịch UBND xã Tân Phú khẳng định chủ đầu tư chưa bao giờ cho phép nhà thầu thay đổi thiết kế. “Chúng tôi yêu cầu nhà thầu thi công theo đúng thiết kế, nếu có sự điều chỉnh phải thực hiện đúng quy trình”, ông Nguyên cho hay. Ông Nguyên cũng thừa nhận các thông tin nhà thầu thi công không đúng thiết kế, chất lượng không đảm bảo và một số hạng mục chưa làm là đúng.

Vệt lún dài trên mặt sân.

Theo ông Nguyên, “Quan điểm của chúng tôi là yêu cầu nhà thầu làm đúng thiết kế, nếu sai hay không đảm bảo chất lượng thì phải làm lại cho đúng”. Nguyên nhân chậm tiến độ được ông Nguyên giải thích là do khó khăn về vốn. Chúng tôi chất vấn tại sao cả quá trình thi công dài, có tư vấn giám sát và giám sát cộng đồng nhưng không phát hiện ra các sai sót nói trên, ông Nguyên cho biết là các bộ phận giám sát đã có ý kiến và chủ đầu tư đã đề nghị nhà thầu khắc phục.

Công ty tư vấn giám sát phải chịu trách nhiệm khi quá trình thi công có vấn đề. Nhưng khi chúng tôi trao đổi với ông Trần Thanh Long, Chủ tịch UBMTTQ kiêm trưởng ban giám sát cộng đồng xã thì ông Long thừa nhận đối với công trình nhà VHTT xã, ban giám sát cộng đồng không được giao nhiệm vụ nên không làm việc. “Đây là một lỗ hổng, chúng tôi đã rút kinh nghiệm” - ông Long nói.

Nhưng ông Long cũng lưu ý thêm là ban giám sát cộng đồng không phải là pháp nhân, đối tượng ký hợp đồng có tư cách pháp nhân là đơn vị tư vấn giám sát. Ngày 27.2, trực tiếp đến đơn vị tư vấn giám sát là Công ty CP Tư vấn và Xây dựng Đồng Thuận, giám đốc là ông Thái Khắc Cường Đồng đi vắng, chúng tôi giới thiệu nội dung làm việc và để lại số điện thoại. Phía công ty này hứa sẽ liên lạc, nhưng đã 4 ngày trôi qua vẫn “bặt vô âm tín”.

Ông Hồ Sỹ Nguyên, Chủ tịch UBND xã Tân Phú cho hay Giám đốc Công ty Khôi Ánh là người quê xã Tân Phú nên đã thi công nhiều công trình trên địa bàn xã. Khi xã chưa có tiền thì công ty tự bỏ kinh phí thi công, đến nay, xã còn nợ công ty này khoảng 8 tỉ đồng. Xã Tân Phú đã được thẩm định đạt 19/19 tiêu chí nông thôn mới, nhưng chưa làm lễ trao bằng được, bởi vì còn vướng công trình nhà VHTT chưa hoàn thành. Ông Hồ Sỹ Nguyên dự kiến sau khi được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới sẽ có nguồn kinh phí được cấp khoảng vài tỉ đồng; số tiền này sẽ được trích ra để trả nợ cho Công ty TNHH Khôi Ánh. Theo nguồn tin của Lao Động, hiện nay ông Hồ Sỹ Nguyên đang bị tố cáo phải chịu trách nhiệm về công trình nhà VHTT xã thi công không đảm bảo chất lượng theo thiết kế và một số hành vi khác.
 Thứ ba - 03/03/2015 21:28
Tác giả bài viết: Quang Đại
Nguồn tin: Báo Lao Động

Một Tài Liệu về Trường Võ Bị Quốc Gia và Các Sĩ Quan Tốt Nghiệp

19/05/2010 by: hh75

Nguyễn Kỳ Phong


Trong hai năm 1973 và 1974, một tham vụ chính trị ở Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tên là James Nach, bắt đầu thâu thập một số chi tiết lịch sử về nguồn gốc các trường đào tạo sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (QLVNCH) và sĩ quan tốt nghiệp từ các trường đó. Tác giả ghi lại rất nhiều chi tiết về mười khóa đầu của Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt và năm khóa đầu của Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức. Đây là một tập tài liệu với nhiều chi tiết lý thú. Ông James Nach còn bỏ công ra ghi lại chức vụ đương nhiệm của một số sĩ quan tốt nghiệp. Theo sự hiểu biết của người viết bài này, tài liệu của James Nach là một trong hai tài liệu duy nhất của người Mỹ nghiên cứu về hệ thống đào tạo sĩ quan và xuất thân của sĩ quan QLVNCH. Năm 1970, cơ quan Advanced Research Projects Agency (một cơ quan nghiên cứu thuộc Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ) có thực hiện một nghiên cứu với tựa đề An Institutional Profile of the South Vietnamese Officer Corps. Tuy nhiên, nghiên cứu này có tính cách chính trị nhiều hơn là lịch sử, vì tài liệu chỉ nói đến hệ thống sĩ quan tướng lãnh và phân lọai họ có chiều hướng theo “phe” nào trong thời điểm đó. Tài liệu của James Nach được viết ở Sài Gòn và gởi về Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ với sự chuẩn hành của đại sứ Graham Martin. Vì tài liệu nằm trong dạng công văn, nên chỉ được lưu trữ trong văn khố hay các trung tâm nghiên cứu về Việt Nam. Bài viết dưới đây sơ lược lại những chi tiết lý thú của tác giả James Nach trong The National Military Academy and Its Prominent Graduates, và, Origins of the Vietnamese National Army, Its Officer Corps and Its Military Schools.

The National Military Academy and Its Prominent Graduates
Trong phần nghiên cứu về Trường Võ Bị Quốc Gia và Những Sĩ Quan Tốt Nghiệp Danh Tiếng, James Nach sơ lượt lại sự thành hình của trường Võ Bị Quốc Gia. Hai khóa đầu tiên Trường Sĩ Quan Hiện Dịch bắt đầu ở Huế, Khóa 1 tháng 12-1948, và Khóa 2 tháng 9-1949. Tháng 10-1950 trường dọn về Đà Lạt và bắt đầu Khóa 3, với tên mới là Trường École Militaire Inter-Armes de Dalat. Trường chánh thức đổi lại thành Trường Võ Bị Liên Quân sau khi người Pháp rời Việt Nam năm 1955, và trở thành Trường Võ Bị Quốc Gia từ tháng 4 năm 1963 cho đến khi giải tán (Sắc Lệnh 325-QP, 10-4-1963).

Hai Khóa 1 Phan Bội Châu
(53 sĩ quan tốt nghiệp) và Khóa 2 Quang Trung (97 tốt nghiệp) ở Huế ra trường một số sĩ quan sau này trở thành những tướng lãnh quan trọng của đầu thập niên 1960. Thủ khoa Khóa 1 là trung tướng Nguyễn Hữu Có; Khóa 2 là thiếu tướng Hồ Văn Tố (chết bất thình lình năm 1961 trong lúc chỉ huy Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức).

Những tướng lãnh tốt nghiệp Khóa 1 như các trung tướng Đặng Văn Quang; Tôn Thất Đính, Nguyễn Văn Thiệu, Trần Văn Trung. Một số sĩ quan cấp thiếu tướng và chuẩn tướng như, Bùi Đình Đạm; Phan Xuân Nhận; Tôn Thất Xứng; Nguyễn Văn Chuân.

Khóa 2 có chín sĩ quan trở thành tướng lãnh, trung tướng Ngô Dzu Nguyễn Văn Mạnh; các thiếu tướng Trần Thanh Phong; Huỳnh Văn Cao; Hoàng Văn Lạc; Lê Ngọc Triển; và chuẩn tướng Lê Trung Tường. Trung tá Vương Văn Đông, một trong những nhân vật chủ mưu đảo chánh 11-11-1960, cũng ra từ Khóa 2 này.

Khóa 3 Trần Hưng Đạo có 135 sĩ quan tốt nghiệp. Đây là khóa đầu tiên khai giảng ở Đà Lạt. Có chín sĩ quan trở thành cấp tướng — cấp tướng hạng “nặng ký.” Khóa có Bốn trung tướng
Hoàng Xuân Lãm (tư lệnh Quân Đoàn I; tốt nghiệp hạng 5); Nguyễn Xuân Thịnh (tư lệnh binh chủng Pháo Binh; hạng 8); Lâm Quang Thi (tư lệnh tiền phương Quân Đoàn I; 12); và Lữ Lan (tư lệnh Quân Đoàn II, 24). Hai sĩ quan tốt nghiệp trở thành tướng của Quân Chủng Không Quân là chuẩn tướng Võ Dinh (tham mưu trưởng Không Quân VNCH) và chuẩn tướng Nguyễn Ngọc Óanh (chỉ huy trưởng Trung Tâm Huyến Luyện Không Quân). Hai thiếu tướng Nguyễn Văn Hiếu (á khoa, tư lệnh phó Quân Đoàn III khi bị tai nạn súng chết) và Lâm Quang Thơ. Tướng Thơ và Thi đều trở về trường mẹ, làm chỉ huy trưởng trường Võ Bị Quốc Gia.

Từ Khóa 4
(Khóa Lý Thường Kiệt, tháng 11-1951 – tháng 12-1951) đến Khóa 10 (Khóa Trần Bình Trọng, tháng 10-1953 – tháng 6-1954) trường đào tạo thêm 23 tướng lãnh.

Phần lớn là những tướng hành quân/ tác chiến, hơn là tướng tham mưu/ hành chánh. Khóa 4 có hai trung tướng là Nguyễn Văn Minh (tư lệnh QĐ III, 1972) và cố trung tướng Nguyễn Viết Thanh (tư lệnh QĐ IV khi tử nạn tháng 5-1970). Hai sĩ quan kia là chuẩn tướng Đỗ Kiến Nhiểu (đô trưởng Sài Gòn) và thủ khoa Nguyễn Cao Albert (giãi ngũ). Riêng tên của cố trung tướng Nguyễn Viết Thanh được đặt cho hai khóa tốt nghiệp sĩ quan của QLVNCH: Khóa 6/1970 Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức, và Khóa 26 Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt.

Khóa 5 Hoàng Diệu (8-1951 – 5-1952), với 225 sĩ quan tốt nghiệp, là khóa đào tạo nhiều tướng lãnh nhất — 10 sĩ quan cấp tướng. Các trung tướng Nguyễn Văn Toàn; Nguyễn Vĩnh Nghi; Phạm Quốc Thuần; Dư Quốc Đống; Phan Trọng Chinh. Hai thiếu tướng Trần Bá Di Đỗ Kế Giai. Các chuẩn tướng Trần Văn Cẩm; Chương Dzếnh Quay; Lê Văn Tư. Có ba đại tá tốt nghiệp khóa này cũng được nhắc đến nhiều là Dương Hiếu Nghĩa (thủ khoa, liên hệ đến vụ đảo chánh 1-11-1963); Phạm Văn Liễu (ra trường hạng 19, liên hệ đến nhiều vụ đảo chánh); và Lê Đức Đạt (hạng 20, tư lệnh sư đoàn 22 bộ binh khi bị mất tích ở Tân Cảnh tháng 4-1972).

Khóa 6 Đinh Bộ Lĩnh (12-1951 – 10-1952; 181 sĩ quan tốt nghiệp) có ba chuẩn tướng Lý Tòng Bá (thủ khoa); Trần Quang Khôi (hạng 6); và Trần Đình Thọ (hạng 79). Nhà văn trung tá Nguyễn Đạt Thịnh cũng đến từ khóa này.

Khóa 7 có chuẩn tướng Trương Quang Ân (thủ khoa, tử nạn trực thăng năm 1968); Lê Văn Thân; và Trần Văn Hai.

Khóa 8 có thiếu tướng Phạm Văn Phú, và chuẩn tướng Huỳnh Thới Tây (tư lệnh Cảnh Sát Đặc Biệt).

Khóa 9 không có sĩ quan tốt nghiệp nào lên tướng. Khóa 10 Trần Bình Trọng (10-1953 – 6-1954) là khóa đông nhất của 10 khóa đầu tiên, với 400 sĩ quan tốt nghiệp. Thiếu tướng Lê Minh Đảo (hạng 18); hai chuẩn tướng Vũ Văn Giai và Trần Văn Nhật. Mười khóa đầu của trường Võ Bị Quốc Gia đào tạo tất cả 40 tướng trong số 80 tướng hiện dịch của năm 1974 (80 tướng hiện dịch không kể tướng của Quân Chủng Hải Quân hay Ngành Quân Y).

Trong khi 10 khóa đầu đào tạo nhiều tướng lãnh chỉ huy của QLVNCH,

các Khóa 11 đến 20 đào tạo nhiều sĩ quan trung cấp, cột trụ của quân đội. Những sĩ quan cấp trung tá và đại tá của Khóa 14-18 hiện diện và chỉ huy hầu hết các đơn vị chủ lực của QLVNCH.

Khóa 16 Ấp Chiến Lược (226 sĩ quan tốt nghiệp; thủ khoa Bùi Quyền) có nhiều sĩ quan đã lên đến cấp bậc trung tá hay đại tá, chỉ huy trung đoàn hay lữ đoàn trong quân đội.

Hai Khóa 19 và 20 thì có nhiều sĩ quan tiểu đoàn trưởng.

Khóa 19 có 394 sĩ quan tốt nghiệp và là khóa kém may mắn nhất: ba sĩ quan vừa tốt nghiệp vài ngày đã tử trận ngay ở chiến trường, trong đó thủ khoa Võ Thành Kháng (trận Bình Giả). Khóa 20 được coi là đông nhất (406 tốt nghiệp; thủ khoa Trần Thanh Quang). Khóa 22B là khóa đầu tiên ra trường với trình độ văn hóa bốn năm. Nhưng khóa cũng không được may mắn khi thủ khoa Nguyễn Thanh Phóng bị tử trận vài tháng sau đó, trong cuộc hành quân đánh qua Cam Bốt năm 1970.

Origins of the Vietnamese National Army, Its Officer Corps and Its Military Schools
Đây là tài liệu nghiên cứu về Lịch Sử Quân Đội Quốc Gia, Hệ Thống Sĩ Quan, và Các Trường Huấn Luyện Quân Sự. Tác giả James Nach đi ngược về năm 1939, khi Cao Ủy Đông Dương, tướng Catroux, bắt đầu tuyển mộ và huấn luyện sĩ quan Việt Nam cho quân đội Pháp và cho quân đội thuộc địa trong tương lai. Đây không phải là một thiện chí của chánh phủ Pháp đối với người dân thuộc địa, đây chỉ là một phòng hờ cho thế chiến thứ hai bắt đầu nhen nhúm. Tài liệu nói về một số trường đào tạo cấp chỉ huy quân sự từ năm 1939 trở đi như:

Nội Ứng Nghĩa Đinh và Nội Ứng Nghĩa Quân. Theo tác giả Nach, trung tướng Văn Thành Cao và Trình Minh Thế của quân đội Liên Minh Cao Đài được huấn luyện từ trường này. Người Pháp cũng lập ra một vài trường huấn luyện quân sự cho các giáo pháo. Trường huấn luyện Cái Vồn của Hòa Hảo là nơi xuất thân của các tướng Trần Văn Soái, Cao Hảo Hớn, Lâm Thành Nguyên. Tác giả cho biết sau khi trường Cái Vồn bị đón cửa, một số sinh viên được phép ghi danh nhập học trường Võ Bị ở Huế. Những trường khác được nhắc tên trong giai đọan này như Trường Móng Cay, Trường Quân Chính, trường Quốc Gia Thanh Niên Đoàn (một trường quân sự chính trị do Nhất Linh Nguyễn Tường Tam lập).


Năm 1946-47 Đảng Đại Việt của Trương Tử Anh thiết lập trường huấn luyện quân sự Lục Quân Trần Quốc Tuấn. Trường khai giảng ở Thanh Hóa, nhưng sau đó vì áp lực của Việt Minh nên phải dời về Yên Bái, và sau cùng về vùng Chapa gần biên giới Việt-Trung. Trường này đôi khi còn được gọi là trường sĩ quan Yên Bái. Những người đã theo học trường này gồm có thiếu tướng Phạm Xuân Chiểu; đại tá Phạm Văn Liễu; đại sứ Đinh Trình Chinh
(đại sứ ở Thái Lan); đại sứ; đại sứ Ngô Tôn Đạt (đại sứ ở Đại Hàn); và ký giả Nguyễn Tú (Nhật Báo Chính Luận).
Cũng trong thời gian 1938-1940, quân đội Pháp thiết lập hai trường huấn luyện sĩ quan và hạ sĩ quan thành sĩ quan ở Thủ Dầu Một và Tong. Đại tướng
Dương Văn Minh, và tổng trưởng Tư Pháp Lê Văn Thu theo học Trường Thủ Dầu Một; trường Tong thì có những sĩ quan tốt nghiệp như các trung tướng Trần Văn Đôn; Linh Quang Viên; Nguyễn Văn Vỹ; và Trần Văn Minh.

Sau đệ nhị thế chiến, Bộ Tư Lệnh Quân Đội ở Dông Dương gia tăng tuyển mộ lính thuộc địa cũng như huấn luyện cấp chỉ huy để phục vụ ở những đơn vị này.

Trường Võ Bị Võ Bị Liên Quân Viễn Đông được thành lập tháng 7-1946 tại Đà Lạt. Trường chỉ khai giảng một khóa duy nhất, với 16 sĩ quan tốt nghiệp. Những sĩ quan tốt nghiệp trường này gồm có hai đại tướng Nguyễn Khánh và Trần Thiện Khiêm; trung tướng Trần Ngọc Tám Dương Văn Đức; các thiếu tướng Nguyễn Văn Kiểm (chánh võ phòng của tổng thống Thiệu); Lâm Văn Phát; Bùi Hữu Nhơn; Cao Hảo Hớn; và Dương Ngọc Lắm. Năm 1947-1948 trường được dọn Vũng Tàu và có tên mới là École Militaire Nuoc Ngot (Trương Võ Bị Nước Ngọt, Vũng Tàu). Những sĩ quan tốt nghiệp trường này có cố trung tướng Đỗ Cao Trí; thiếu tướng Nguyễn Xuân Trang (Tham Mưu Phó Phòng Nhân Viên, Bộ Tổng Tham Mưu); đại tá Trang Văn Chính (chỉ huy phó Chiến Tranh Chính Trị); và đại tá Bùi Quang Định (Bộ Chiêu Hồi). Trong năm năm, 1949-1953, một trung tâm huấn luyện hoàn hảo sĩ quan được thành lập ở Cap St. Jacques. Trung tâm huấn luyện năm khoá. Khóa 1 có những sĩ quan tốt nghiệp như cố đại tướng Cao Văn Viên; cố trung tướng Nguyễn Chánh Thi; chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh; và đại tá Vũ Quang Tài.

Như đã nói ở phần đầu bài viết, năm 1948 một trường đào tạo sĩ quan được thành lập ở Huế đễ bắt đầu lịch sử Trường Võ Bị Quốc Gia. Tác giả James Nach đã sơ lượt về Trường Võ Bị Quốc Gia. Cũng trong cùng tài liệu, ông Nach sơ lược về lịch sử Trường Liên Quân Võ Khoa Thủ Đức. Tài liệu này cũng công phu không kém tài liệu về Trường Võ Bị Quốc Gia. Vì khuôn khổ giới hạn của bài viết, ở đây chỉ tóm tắt lại những chi tiết đáng ghi nhớ. Nguyên thủy lúc thành hình là trường Sĩ Quan Trừ Bị Thu Duc va Nam Dinh
(Les Écoles des Cadres de Réserve de Thu Duc et Nam Dinh), với Khóa 1 Lê Văn Duyệt được khai giảng ngày 1 tháng 10-1951 ở hai nơi, Thủ Đức và Nam Định. Thủ Đức có 278 sĩ quan tốt nghiệp; Nam Định có 218. Khóa 1 đào tạo tất cả 19 tướng lãnh cho QLVNCH, trong đó có bốn trung tướng, Trần Văn Minh; Nguyễn Đức Thắng, Lê Nguyên Khang, và Đồng Văn Khuyên (á khoa). Sau Khóa 1, trường dời về Thủ Đức. Trong mười khóa đầu tiên, Khóa 4 Cương Quyết (12-1953 – 6-1954) và Khóa 5 Vì Dân (6-1954 – 2-1955) có số sinh viên tốt nghiệp nhiều nhất, 1.148 sĩ quan cho Khóa 4; 1.396 cho Khóa 5.

Khóa 4 có được năm sĩ quan lên cấp tướng: cố trung tướng Ngô Quang Trưởng; thiếu tướng Bùi Thế Lân; cố chuẩn tướng Lê Quang Lưỡng và Hồ Trung Hậu; và chuẩn tướng Nguyễn Văn Điềm. Khóa 5 có chuẩn tướng Lê Văn Hưng. trừ những sĩ quan tướng lãnh, Khóa 4 có nhiều sĩ quan cấp trung tá và đại tá chỉ huy những đơn vị chủ lực của QLVNCH. Nhìn lại lịch sử cuộc chiến, đây là những sĩ quan đứng mũi chịu sào của giai đọan khói lửa 1965-1972. Theo tài liệu của James Nach, từ năm 1951 đến năm 1965, Thủ Đức đào tạo 20.927 sĩ quan. Đến tháng 9-1973, có tất cả 80.115 sĩ quan tốt nghiệp từ trường.
—————————————————————

1. Allan E. Goodman, An Institutional Profile of the South Vietnamese Officer Corps. Rand Research, RM-6189-ARPA, June 1970 (declassified 1992). Tài liệu này được bắt đầu thực hiện vào năm 1967, thời gian này vẫn còn nhiều xung đột giữa hai nhóm tướng lãnh, Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ. Trong tài liệu, ngoài một số chi tiết cá nhân của các tướng lãnh, tác giả Goodman còn phân lọai ra tướng lãnh thuộc phe nhóm nào.

2. The National Military Academy and Its Prominent Graduates, James Nach, American Ambassy Saigon, Airgram A-95, May 13, 1974; Origins of the Vietnamese National Army, Its Officer Corps and Its Militray Schools, James Nach, airgram A-131, no date.
3. Một số sĩ quan tốt nghiệp Khóa 3 Trần Hưng Đạo không đồng ý gọi đó là Khoá 3, mà là Khóa 1 Đà Lạt. Đại tá Bùi Dzinh, thủ khoa khóa Trần Hưng Đạo (11 tháng 10-1950 – 24 tháng 6-1951) trong một lá thư viết cho ban biên tập Nội San Đa Hiệu (Đa Hiệu, Số 43, phát hành 19 tháng 6-1996, trang 247-149), nói ý kiến của ông là, vì trường bắt đầu một tiến trình mới của quân đội, không có liên hệ với trường Sĩ Quan Hiện Dịch Đập Đá ở Huế, nên ông không gọi đó là Khóa 3. Ông viết, “Tôi không muốn tranh ngôi thứ của khóa, chỉ nhằm nói lại cho danh chánh ngôn thuận mà thôi.” Trung tướng Lữ Lan, cũng khóa Trần Hưng Đạo, thì nói, vì mình kính trọng hai lớp đàn anh đi trước, nên gọi đó là Khóa 3. Trong bài viết này, Khóa 3 là khóa bắt đầu ở Đà Lạt.

4. Dĩ nhiên chúng ta không thể không nhắc đến sĩ quan tốt nghiệp từ Trường Võ Bị Liên Quân Thủ Đức. Tuy nhiên đó là một đề tài khác. Khóa 14 Đà Lạt tương đương với Khóa 8 Thủ Đức, cùng ra đầu năm 1960. Khóa 20 Đà Lạt (11-1965) và Khóa 20 Thủ Đức cũng tốt nghiệp cùng thời gian (12-1965; năm 1965 Thủ Đức cho ra trường ba khóa, 18, 19, và 20).

5. Theo lời ký giả Nguyễn Tú kể, thì đại sứ Bùi Diễm chỉ học trường Lục Quân Trần Quốc Tuấn trong thời gian ở Yên Báy, và bỏ dở chương trình lúc trường dọn về Chapa.

6. Trường Hạ Sĩ Quan Thành Sĩ Quan, còn gọi là Trường Hoàn Hảo Sĩ Quan — Centre de Perfectionnement des Sous Officiers Indochinois.

7. Tài liệu của James Nach nói 16 sĩ quan tốt nghiệp, trong khi sách quân sử VNCH Quân Lực Việt Nam Trong Giai Đoạn Hình Thành nói chỉ có 10 sĩ quan tốt nghiệp.

8. Vì khuôn khổ giới hạn, người viết sơ lược đến đó. Đọc giả có thể tìm tài liệu này ở hai nơi: Vietnam Center, Texas Tech University, Lubbock, Texas; hay, Cornell University, Ithaca, New York.

Sân bay Long Thành: Bộ trưởng nói giảm vốn, đất; Thứ trưởng cải chính: Không!

   VIẾT LONG - Thứ Năm, ngày 5/3/2015 - 02:18
Trong báo cáo giải trình bổ sung tại phiên họp 35 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, bộ trưởng Bộ GTVT cho biết số vốn xây dựng sân bay Long Thành đã giảm từ 18,7 tỉ USD xuống 15,8 tỉ USD.
Trong đó, giai đoạn 1 giảm từ 7,8 tỉ USD xuống 5,2 tỉ USD. Như vậy phải chăng khâu tính toán ban đầu có vấn đề, thưa ông?
+ Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường: Việc xây dựng sân bay Long Thành theo kế hoạch được phân làm ba giai đoạn. Trong đó giai đoạn 1 trước đây có vốn 7,8 tỉ USD, sẽ xây dựng hai đường hạ-cất cánh và nhà ga hoàn chỉnh. Khi đó toàn bộ khách quốc tế được đưa về sân bay Long Thành, sân bay Tân Sơn Nhất sẽ vận chuyển hành khách nội địa.
Sau đó, chúng tôi nhận thấy nếu thực hiện như ban đầu thì sẽ gặp khó khăn trong vấn đề huy động vốn, đặc biệt là vốn ngân sách cũng như vốn phục vụ công tác giải phóng mặt bằng. Do vậy Bộ GTVT kiến nghị phương án phân kỳ đầu tư giai đoạn 1 thành hai giai đoạn 1A và 1B. Giai đoạn 1A chỉ xây dựng một đường hạ-cất cánh. Cạnh đó, thay vì sẽ khai thác 100% chuyến quốc tế tại sân bay Long Thành như dự kiến thì giờ chỉ khai thác 90%, còn 10% chuyến quốc tế vẫn khai thác ở sân bay Tân Sơn Nhất.
Trong giai đoạn 1A, nhà ga sẽ được xây dựng để đáp ứng lượng khách từ 90% chuyến bay quốc tế. Sảnh chính vẫn giữ nguyên nhưng chỉ xây dựng các hạng mục đáp ứng được nhu cầu khai thác của giai đoạn 1A. Một số hạng mục được giảm bớt chứ chưa đầu tư hoàn chỉnh. Như vậy, sau khi tính toán, vốn cho giai đoạn 1A giảm còn 5,2 tỉ USD.

Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng giải trình bổ sung về báo cáo đầu tư dự án Đầu tư xây dựng cảng HKQT Long Thành với UBTV Quốc hội sáng 26-2:
Giá trị khái toán tại thời điểm báo cáo Quốc hội cho cả dự án là 18,7 tỉ USD, trong đó giai đoạn 1 là 7,8 tỉ USD (tương đương khoảng 164.589 tỉ đồng).
Sau khi rà soát và tính toán chi tiết hơn trên nguyên tắc áp dụng đơn giá của các dự án có quy mô và yêu cầu kỹ thuật tương tự đã và đang triển khai trên thế giới cũng như trong khu vực, giá trị khái toán rà soát lần này là 15,8 tỉ USD, trong đó giai đoạn 1 là 5,2 tỉ USD (tương đương khoảng 109.970 tỉ đồng).
(Nguồn: Cổng thông tin điện tử Bộ GTVT)
 
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường trả lời Pháp Luật TP.HCM ngày 4-3:
“Bộ GTVT phân kỳ đầu tư ra chứ việc tính toán nguồn vốn đầu tư xây dựng không có gì thay đổi cả. Còn về đất, đây không phải là vấn đề điều chỉnh (giảm từ 5.000 ha xuống còn 2.750 ha - TS ghi chú) mà là tách sân bay dân sự và đất quốc phòng, quy hoạch ban đầu cũng không có gì thay đổi cả”.
Tôi cũng xin nhắc lại, ở đây Bộ GTVT phân kỳ đầu tư ra chứ việc tính toán nguồn vốn đầu tư xây dựng không có gì thay đổi cả. Đến khi chúng ta đủ điều kiện sẽ tiếp tục thực hiện phương án 1B, xây dựng và hoàn thiện đầy đủ các hạng mục ban đầu (như thêm đường hạ-cất cánh thứ hai và hoàn chỉnh các đơn nguyên). Sân bay Long Thành khi đó sẽ có hai đường hạ-cất cánh như Bộ GTVT trình ban đầu.
Tóm lại, tổng số vốn khái toán của sân bay Long Thành vẫn giữ nguyên 18,7 tỉ USD.
. Với việc phân kỳ đầu tư như vậy, sân bay Long Thành có đạt được 100 triệu lượt khách/năm như tiêu chí đặt ra không?
+ Muốn đạt được mục tiêu 100 triệu hành khách/năm thì phải xây dựng đủ ba giai đoạn. Theo tính toán, giai đoạn 1A chỉ đáp ứng được 38 triệu hành khách/năm, giai đoạn 1B đáp ứng được 50 triệu hành khách/năm, giai đoạn 2 là 70 triệu hành khách/năm và giai đoạn 3 là 100 triệu hành khách/năm.
. Cũng theo báo cáo lần hai, Bộ GTVT cho biết nhu cầu sử dụng đất cho dự án được tính toán là 2.750 ha thay vì 5.000 ha như báo cáo trước đây. Điều này có ảnh hưởng tới việc xây dựng các hạng mục của sân bay Long Thành?
Đây không phải là vấn đề điều chỉnh, mà tách sân bay dân sự và đất quốc phòng ra. Sân bay Long Thành được xây dựng thành sân bay lưỡng dụng nên đất của quốc phòng tạm thời chúng ta chưa giải phóng. Trước mắt, Bộ GTVT điều chỉnh diện tích giải phóng mặt bằng phần đất để phục vụ khai thác thương mại thôi...
Như vậy, tình hình các hộ dân nằm trong vùng được thông báo sẽ quy hoạch để xây dựng sân bay Long Thành trước đây không có gì thay đổi?
+ Đúng vậy, diện tích vẫn theo quy hoạch ban đầu không có gì thay đổi cả. UBND tỉnh Đồng Nai làm rất tốt vấn đề này và họ đã công khai cho những hộ dân nằm trong vùng quy hoạch đó biết.
. Xin cám ơn Thứ trưởng.

VIẾT LONG

Hơn 60 học sinh tiểu học nôn ói sau bữa ăn xế

(CAO) Sau bữa ăn xế với món xôi đậu phộng, 64 học sinh và 1 bảo mẫu trường Tiểu học Nguyễn Thanh Tuyền gặp phải triệu chứng đau đầu, nôn ói. Trong đó 4 học sinh có biểu hiện nặng phải chuyển vào bệnh viện cấp cứu.

Ngày 4-3, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Phó Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP.HCM (Sở Y tế TP.HCM) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra vụ việc nhiều học sinh có biểu hiện mệt sau bữa ăn xế.

Vụ việc xảy ra vào chiều 3-3 tại Trường Tiểu học Nguyễn Thanh Tuyền (số 183, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q.3, TP.HCM). Thông tin ban đầu được biết, ngày 3-3 học sinh tại trường trên được ăn 2 bữa vào buổi trưa và buổi xế. Theo bảng thực đơn công bố tại trường, bữa cơm trưa học sinh được dùng các món: cơm trắng, trứng kho thịt, rau dền mồng tơi và chuối tráng miệng. Bữa xế học sinh dùng món xôi đậu phộng.

 
Trường Tiểu học Nguyễn Thanh Tuyền (số 183, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q.3, TP.HCM) nơi xảy ra vụ việc. Ảnh: Ngô Đồng 
Khoảng 16 giờ cùng ngày, nhiều học sinh bắt đầu có biểu hiện đau đầu, chóng mặt, nôn ói, sau đó hàng loạt học sinh khác có biểu hiện tương tự. Trong đó 4 học sinh nặng được chuyển đến bệnh viện, sau đó bình phục sức khỏe nên được cho về nhà theo dõi.
Được biết thức ăn của học sinh được một công ty cung cấp. Chi cục An toàn vệ sinh Thực Phẩm TP.HCM đã tiến hành lấy mẫu thức ăn để kiểm tra, xác định nguyên nhân dẫn đến vụ việc.
Cũng theo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, may mắn là cả 64 học sinh nói trên hiện tình trạng sức khỏe đã ổn định. Vụ việc đang được ngành chức năng làm rõ.

Thứ tư, 04/03/2015 21:46
Ngô Đồng
 
 

Nồng độ cồn quá cao sẽ bị tịch thu xe?

Theo BBC-7 giờ trước
Nhiều người Việt Nam có bia rượu khi lái xe (hình ảnh minh họa)
Nhà chức trách ở Việt Nam đang tính đến chuyện sẽ tịch thu phương tiện, cho dù là xe hơi, xe môtô, xe gắn máy, xe máy điện, nếu người điều khiển phương tiện được phát hiện có nồng độ cồn quá cao trong máu hay trong hơi thở.
Quy định ngặt nghèo này được cho là nhằm để giảm bớt tình trạnh tai nạn giao thông ở Việt Nam vốn cướp đi sinh mạng của hàng ngàn người một năm.

Các mức phạt

Theo đề xuất của Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia do ông Đinh La Thăng, phó chủ tịch Ủy ban đồng thời là Bộ trưởng Giao thông-Vận tải, trình Chính phủ thì nếu người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn trên 80mg trong 100ml máu hoặc quá 0,4mg trong 1ml khí thở thì sẽ bị tịch thu phương tiện, báo chí trong nước cho biết.
Ngoài ra người vi phạm còn bị tước bằng lái trong hai năm và phải thi lại về Luật giao thông đường bộ mới được cấp lại bằng lái.
Đối với nồng độ cồn thấp hơn – trong khoảng từ 50 đến 80mg trong 100 ml máu hoặc từ 0,25 đến 0,4mg trong 1ml khí thở – thì người điều khiển phương tiện không bị tịch thu xe nhưng sẽ phải nộp phạt từ 15 đến 20 triệu đồng và bị tước bằng lái trong thời gian một năm và cũng phải thi lại về luật giao thông trước khi được cấp lại bằng lái.
Còn đối với nồng độ cồn trong máu hoặc trong hơi thở thấp hơn mức trên thì người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt tiền từ 8 đến 15 triệu đồng và bị tước bằng lái đến sáu tháng.
Tai nạn giao thông là một vấn đề nghiêm trọng ở Việt Nam. Chỉ tính riêng dịp Tết Ất Mùi vừa qua, mỗi ngày đã có trung bình 35 người chết vì tai nạn giao thông, theo số liệu của Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia.
Ông Đinh La Thăng được tờ Tuổi Trẻ dẫn lời cho biết năm 2014 là năm đầu tiên Việt Nam có số người thiệt mạng vì tai nạn giao thông dưới 9.000.
Nếu được chính phủ đồng ý thì quy định mới này sẽ có hiệu lực kể từ ngày 15/3 tới, theo báo mạng VnExpress.

Lỗ hổng cho tiêu cực?

Trao đổi với BBC, ông Dương Trung Quốc, đại biểu Quốc hội, nói ông ủng hộ chế tài nghiêm khắc hơn đối với những người vi phạm luật giao thông, trong đó có xử phạt nặng những ai lái xe trong tình trạng say xỉn.
Tai nạn giao thông là một vấn nạn ở Việt Nam
Tuy nhiên, ông lưu ý phải cân nhắc kỹ và đảm bảo tính khả thi của các chế tài, nhất là khi nó có liên quan đến quyền tài sản của người dân trong Luật Dân sự.
“Người nghèo có xe dăm ba triệu đồng, người giàu có xe cả tỷ bạc,” ông Quốc nói, “Liệu (quy định tịch thu xe) có thực hiện được không?”
Ông Quốc cũng đặt vấn đề liệu cơ quan thực thi pháp luật có thực hiện nghiêm các xử phạt hay không hay là lỗ hổng cho tiêu cực.
“Kinh nghiệm cho thấy những chế tài cao lại tạo ra điều kiện cho những người thực thi pháp luật lợi dụng để tạo áp lực với người vi phạm,” ông nói.
Theo vị đại biểu Quốc hội này thì tình hình giao thông ở Việt Nam diễn biến phức tạp có nguyên nhân từ cả hai phía là việc vi phạm luật giao thông và việc xử lý vi phạm không nghiêm.
“Nếu xử lý không nghiêm thì người dân sẽ coi thường. Họ sẵn sàng có những giải pháp khác (để tránh bị phạt) chứ chế tài không điều chỉnh họ được,” ông nói.