Tuesday, April 22, 2014

VIDEO& PICS:Những "chuyện lạ" ở thôn 100% hộ nghèo

 23/04/2014 - 09:58

(Dân trí) - Điện, nước sạch, đường bê tông là ước mơ bao đời nay của người dân thôn Đồng Lách. Ở đây có nhiều "chuyện lạ" như người bệnh đi viện bằng... võng; cả làng xem chung một cái ti vi; cuốc bộ 4-5 cây số vào hang sâu lấy nước về ăn...

Đi viện bằng... võng
Chúng tôi tìm đến thôn Đồng Lách, xã Tân Trường - được xem là thôn nghèo nhất của huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa. Con đường vào thôn Đồng Lách toàn dốc núi. Trước kia, con đường này chỉ là một lối mòn lâu năm của người dân trong thôn; muốn vào được thôn chỉ có cách đi bộ qua con đường này hết nửa ngày đường.


Kể từ khi nhà máy xi măng Công Thanh mở rộng đường để vào núi lấy đất, đá làm nguyên liệu phục vụcho sản xuất xi măng, con đường vào thôn Đồng Lách mới được mở rộng. Tuy nhiên, đây vẫn là con đường đất núi, đá lởm chởm, gồ ghề và nhiều ổ gà, ổ voi, đi lại rất khó khăn và nguy hiểm. Vì không có đường giao thông thuận tiện nên cuộc sống của người dân thôn Đồng Lách vẫn còn nhiều khốn khó.
Người Đồng Lách kể, mới đây có một trường hợp bị đau ruột thừa, phải khiêng bằng võng đi viện. Chị Hà Thị Cận cho biết: “Chỉ cách đây chưa đầy 3 tháng, chị Hà Thị Tình bị đau ruột thừa. Vì lúc này trời mới mưa xong đường đi rất trơn nên không thể đưa đi bệnh viện bằng xe máy được. Chính vì thế mà người dân chúng tôi phải thay nhau khiêng bằng võng. Đường dài, khó đi, đến khi ra đến bệnh viện thì ruột thừa đã bị bục. May mà được các bác sĩ cứu sống không ảnh hưởng đến tính mạng”.
Những chuyện lạ ở thôn 100% hộ nghèo
 Con đường từ dốc núi dẫn vào thôn Đồng Lách vẫn là đường đất, mùa nắng thì bụi mù, mùa mưa thì lầy lội rất khó khăn đi lại.
Không chỉ riêng trường hợp chị Tình, mà trước đó trường hợp của ông Vi Văn Tý (40 tuổi) cũng đã xảy ra tương tự. Và còn nhiều trường hợp khác cũng bị đau ốm phải đưa đi cấp cứu bằng võng…
Anh Vi Văn Luân - Trưởng thôn Đồng Lách - cho biết: “Có những đợt mùa mưa kéo dài, đường bị lầy lội nên xe không thể đi được, phải mất hơn 10 ngày người dân trong thôn chúng tôi không giao thương được với bên ngoài. Không còn gì để ăn, tôi phải gọi điện để nhờ cứu trợ thực phẩm từ bên ngoài vào”.
Thôn không điện, không nước và 100% nghèo
Hiện nay, điện lưới quốc gia đang ngày một được kéo đến phủ khắp các bản làng xa xôi từ đồng bằng cho đến các huyện miền núi. Nhưng với người dân thôn Đồng Lách, điện sáng vẫn là ước mơ cả đời đối với họ. Có những người già trước khi chết đi vẫn mong làm sao cho con cháu có được điện thắp sáng. Cuộc sống không còn trong cảnh đèn dầu tối tăm như bây giờ.
 Không có điện lưới, người dân nơi đây phải dùng bình ắc quy hoặc pin để thắp sáng.
 Không có điện lưới, người dân nơi đây phải dùng bình ắc quy hoặc pin để thắp sáng.
Ông Lô Văn Thân (70 tuổi) cho hay: “Thế hệ chúng tôi giờ đã già hết cả, có những người đến khi chết đi cả đời vẫn không được thấy điện lưới cũng chẳng sao, khổ nhất là các cháu. Xã hội giờ văn minh rồi mà vẫn chưa biết điện lưới là gì, quanh năm ngày tháng chỉ quanh quẩn bên ngọn đèn dầu”.
Hàng ngày, người dân thôn Đồng Lách chỉ thắp sáng bằng pin hoặc bình ắc quy. Nhà nào có điều kiện thì mua pin điện, khi dùng hết điện rồi vứt đi. Hoặc dùng bình ắc quy thì cứ 3 - 4 ngày lại phải đi 4 -5 cây số để sạc điện, mỗi lần xạc mất 5 - 10 nghìn đồng. Nhà nào nghèo không có tiền thì dùng đèn dầu để thắp sáng.
 Không có điện lưới, người dân nơi đây phải dùng bình ắc quy hoặc pin để thắp sáng.
 Dự án đưa nước sinh hoạt từ trên thượng nguồn xuống bể cho người dân dùng chỉ được thời gian ngắn, đến nay chỉ còn lại bể nước khô ráo.

 Không có điện lưới, người dân nơi đây phải dùng bình ắc quy hoặc pin để thắp sáng.
Không đường kiên cố, không điện chiếu sáng, không nước sạch khiến cho đời sống của người dân trong thôn vẫn còn nghèo nàn, lạc hậu.
Cả thôn Đồng Lách hơn 100 hộ nhưng chỉ có đúng một chiếc tivi của gia đình anh Phạm Văn Xuân. Gia đình anh Xuân được coi là hộ khá giả nhất thôn khi có được chiếc tivi này đã gần 5 năm nay. Để có điện dùng cho tivi, anh Xuân đã phải dùng máy nổ của chiếc máy cày, sau đó bắt vào mô tơ phát điện tự chế để lấy điện xem tivi và thắp sáng.
Đây cũng là chiếc máy phát điện gắn với hàng chục đám cưới cũng như đám tang của thôn. Gia đình nào có việc, anh Xuân lại đánh chiếc máy cày có bộ phát điện của mình đến để phát giúp gia đình lo việc đại sự.
Hàng ngày, người dân trong thôn muốn được xem tivi, cứ chiều tối đến lại tập trung về nhà anh Xuân. Từ người già cho đến trẻ em ngồi quây quần bên nhau dưới sân đất trước màn hình tivi nhỏ xíu từ thế kỷ trước.
Nước sinh hoạt cũng là một vấn đề với người dân, cả thôn chỉ có 5 chiếc giếng, mùa mưa còn đỡ, mùa nắng muốn có nước sinh hoạt, người dân ở đây đi bộ cả cây số để vào tận trong núi có hang sâu lấy nước về ăn. Ở đây cũng đã được đầu tư bể nước dẫn từ trên nguồn xuống, tuy nhiên đến nay công trình này đã không thể hoạt động được. Bể nước quanh năm khô ráo do đường ống dẫn nước đã bị tắc, mặt khác không có nước từ đầu nguồn dẫn về.
 Không có điện lưới, người dân nơi đây phải dùng bình ắc quy hoặc pin để thắp sáng.
Chiều tối đến, người dân trong và trẻ em lại tập trung góp tiền mua dầu chạy máy phát điện để được coi tivi.
Toàn thôn Đồng Lách hiện nay có 106 hộ với 508 khẩu, người dân tại đây chủ yếu là đồng bào dân tộc Thái. Theo ông Lê Hồng Quế, Phó Chủ tịch xã Tân Trường cho biết thì hiện nay 100% hộ dân của thôn thuộc hộ nghèo. Người dân tại đây quanh năm lao động vất vả nhưng cũng vẫn không thoát được nghèo do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, đường giao thông đi lại khó khăn, không có nguồn nước tưới tiêu phục vụ sản xuất.
Anh Vi Văn Luân cho biết: “Từ xa xưa, bà con trong thôn sống bằng nông nghiệp. Đất canh tác ngày càng ít đi khi dân số của thôn ngày càng tăng lên. Mặt khác, đất ruộng ở đây cũng không màu mỡ, không có nước tưới tiêu chủ động mà dựa hoàn toàn vào thiên nhiên nên hàng năm chỉ làm được một vụ lúa. Gia đình nào may cũng đủ gạo ăn không thì phải đi mua ăn”.
Trong thôn hiện nay chủ yếu là người gia và trẻ con, những thanh niên làng khi lớn lên cũng không chịu được cảnh khổ ở làng cũng đã phải đi làm ăn xa…
Bùi Thái Bá

Đàm phán TPP sẽ có nhiều khó khăn

VOA-21.04.2014
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama

Với cuộc chiến do Hoa Kỳ dẫn đầu ở Iraq đã kết thúc và sự tham gia của quân đội Mỹ tại Afghanistan giảm dần, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã tìm cách xoay hướng chính sách đối ngoại về châu Á. Một khía cạnh trong chính sách này là việc thương thảo một hiệp định thương mại tự do giữa 12 quốc gia trong vùng ven Thái bình dương. Tuy nhiên, thông tín viên VOA Ken Bredemeier tường thuật rằng khi nhà lãnh đạo Mỹ thực hiện chuyến công du 4 nước châu Á – Nhật Bản, Nam Triều Tiên, Malaysia và Philippines – trong tuần này, ông đã thấy rất khó hoàn tất hiệp định.

Hoa Kỳ sản xuất xe hơi, xuất khẩu khắp thế giới, và Nhật Bản có cùng hoạt động. Các nông trại Mỹ bán thị bò, và heo cho khách hàng nước ngoài. Nhật Bản xuất khẩu sản phẩm điện tử tiêu dùng ra các nước xa.
Các quốc gia Tổng thống Obama sẽ đến thăm trong chuyến công du châu Á
Các quốc gia Tổng thống Obama sẽ đến thăm trong chuyến công du châu Á

Đây chỉ là một phần nhỏ của hoạt động thương mại quốc tế diễn ra hàng ngày.

Giờ đây 12 nước Ven Thái bình dương đang thương thỏa để tìm cách gia tăng hoạt động thương mại đó, bằng cách cắt giảm hay chấm dứt thuế quan cũng như nới lỏng những quy định.

Hiệp định Đối tác Xuyên Thương mại Thái bình dương hay TPP là trụ cột của chính sách giao tiếp ở châu Á của Tổng thống Obama, và nhất định sẽ là chủ đề thảo luận chính trong chuyến công du của ông.

Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Penny Pritzker nói rằng hiệp định thương mại được đặt lên ưu tiên hàng đầu của chính quyền của Tổng thống Obama. Bà nói:

“Việc mở cửa các thị trường trong vùng Á châu Thái bình dương cho hàng hóa xuất khẩu và đầu tư của Mỹ sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng và tạo công ăn việc làm ở Hoa Kỳ theo nhiều cách.”

12 quốc gia ven Thái bình dương chiếm khoảng 40% kinh tế thế giới và 26% thương mại của khu vực này. Tuy nhiên đạt được một thỏa thuận thương mại rông lớn đã cho thấy quá phức tạp đến mức một số nước đang đàm phán các hiệp định song phương.

Australia, trong tháng này, đồng ý hạ thuế quan cho hàng điện tử của Nhật, trong khi Nhật Bản sẽ giảm thuế cho thịt bò và heo xuất khẩu của Australia.

Hoa Kỳ và Nhật Bản đã tham gia trong các cuộc đàm phán gay go về một thỏa thuận thương mại giữa 2 nước. Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Michael Froman mới đây mô tả các cuộc đàm phán đầy tranh cãi. Ông nói:

“Phái đoàn của chúng tôi đến, dự kiến rằng các cuộc đàm phán sẽ gay go và quả đúng như vậy.”

Nổ lực thương mại do Hoa Kỳ dẫn đầu một phần là nhằm bày tỏ sự quan tâm của Hoa Kỳ ở châu Á vào thời điểm mà nền kinh tế đứng vào hàng thứ nhì thế giới là Trung Quốc đang phát triển nhanh và có thể không bao lâu nữa vượt qua nước Mỹ như một nền kinh tế hàng đầu thế giới.

Tuy nhiên Trung Quốc không phải là một trong những nước tham gia các cuộc đàm phán thương mại.

Nhà phân tích Barbara Kotschwar thuộc Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, trong thủ đô Washington nhận định:

“Lúc khởi đầu đã có sự lo sợ, nhiều người nói đến việc ngăn chặn Trung Quốc. Tôi nghĩ rằng sự lo sợ đó đã giảm phần nào và chúng ta thấy Hoa Kỳ và Trung Quốc  đang nói đến việc đàm phán một hiệp định đầu tư song phương.”

Tuy nhiên, hiện nay, cho dù không có Trung Quốc, 12 quốc gia Ven Thái bình dương cũng đã khá rắc rối để đạt thỏa thuận về những cách thức cùng chung mở rộng hoạt động kinh tế của mình.

Những dòng kênh... rác

Thứ Hai, 21/04/2014 21:23
Hàng loạt tuyến sông, kênh thoát nước quan trọng của các khu dân cư tại TP HCM đang bị lục bình và rác thải làm tắc nghẽn. Không thoát nước được, các tuyến kênh ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng, ảnh hưởng đến đời sống người dân.

Sông Vàm Thuật - đoạn qua phường Thới An, quận 12, TP HCM - hơn 1 tháng qua đã bị lục bình phủ kín. Một người dân cho biết lục bình sinh sôi rất nhanh, trở thành nơi trú ẩn cho ruồi, muỗi. Các phương tiện thủy không thể lưu thông trên sông này. Cùng cảnh ngộ, kênh An Hạ (xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh) nhiều đoạn cũng bị nghẽn dòng vì lục bình. Các tuyến kênh khác như Tham Lương (quận Bình Tân), kênh B Láng Le - Bàu Cò (xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh)... dòng nước đen kịt, quánh đặc vì xác lục bình ứ đọng. Khi lục bình chết, cặn lắng xuống dòng kênh bốc mùi hôi thối không chịu nổi. Thời gian gần đây, lục bình theo dòng thủy triều tràn cả vào kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, lấp đầy rất nhiều đoạn kênh.

Sông Vàm Thuật đã bị lục bình lấp đầy làm nghẽn dòng

Sông Vàm Thuật đã bị lục bình lấp đầy làm nghẽn dòng


Xác lục bình chết lấp dần kênh Tham Lương và là nơi trú ngụ của ruồi, muỗi

Xác lục bình chết lấp dần kênh Tham Lương và là nơi trú ngụ của ruồi, muỗi

Cầu trên đường Phan Văn Hân được chính quyền địa phương dùng lưới B40 và tôn rào kín để ngăn người dân thải rác xuống kênh

Cầu trên đường Phan Văn Hân được chính quyền địa phương dùng lưới B40 và tôn rào kín để ngăn người dân thải rác xuống kênh
 Kênh B Láng Le - Bàu Cò bị xà bần, rác thải lấp dần
Kênh B Láng Le - Bàu Cò bị xà bần, rác thải lấp dần

Trong khi đó, các con kênh ở quận 4, quận 8 tuy thoát được nạn xâm thực của lục bình nhưng ngày ngày đang chết dần bởi rác. Ngoài rác thải sinh hoạt, các loại vật liệu phế thải, xà bần cũng bị những người thiếu ý thức trút xuống kênh. Dòng kênh trên đường Phan Văn Hân bị lấp gần hết, rác vứt đầy kênh, chính quyền địa phương dùng lưới B40 ngăn hai bên cầu Phan Văn Hân để ngăn người dân đổ rác xuống kênh nhưng chỉ vài ngày, nhiều người tiếp tục phá lưới để đổ rác. Nay chính quyền địa phương phải dùng cả tôn bịt kín lan can cầu.

 Sỹ Đông

Chưa bắt đầu đã nóng

Thứ Tư, 23/04/2014 07:13
Tổng thống Mỹ Barack Obama công du 4 nước châu Á từ ngày 23-4 với mục đích thuyết phục các nước đồng minh trong khu vực rằng Washington vẫn chú tâm vào họ.

Đang có nhiều hoài nghi đối với chính sách “xoay trục” sang châu Á, kể cả trong giới chức Mỹ. Ông Victor Cha, cựu cố vấn các vấn đề châu Á của cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush, nhận xét: “Tôi nghĩ châu Á - Thái Bình Dương cảm thấy một chút xao lãng từ Mỹ. Họ không thắc mắc công khai nhưng sau cánh cửa kín, họ sẽ không ngần ngại hỏi cái trục ấy đang nằm ở đâu hay chính sách tái cân bằng là gì”.

Đài CNN ngày 22-4 dẫn lời ông Evan Medeiros, cố vấn cấp cao về châu Á của ông Obama, ví von: “Có nhiều câu hỏi rằng chúng tôi có bị chệch hướng chú ý bởi Ukraine hoặc Trung Đông hay không. Chuyến công du này sẽ chứng minh chúng tôi có thể vừa đi bộ vừa nhai kẹo cao su. Chính phủ đang dành công sức khổng lồ để củng cố các lợi ích của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương”.

Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Nhật Shinzo Abe (từ trái qua) gặp gỡ bên lề hội nghị thượng đỉnh về An ninh hạt nhân ở Hà Lan hồi tháng 3-2014. Ảnh: Yonhap
 Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Nhật Shinzo Abe (từ trái qua) gặp gỡ bên lề hội nghị thượng đỉnh về An ninh hạt nhân ở Hà Lan hồi tháng 3-2014. Ảnh: Yonhap

 Tại Nhật Bản, Tổng thống Obama sẽ tập trung vào các cuộc thương lượng Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Còn tại Philippines, ông Obama có thể ký một thỏa thuận hợp tác quân sự mới để mở rộng hiện diện của quân đội Mỹ tại một điểm nóng mà Trung Quốc đang tăng cường giành quyền kiểm soát.

Ở Hàn Quốc và Malaysia, mục đích của tổng thống Mỹ là nêu bật sự phát triển năng động của khu vực. Đáng chú ý, 2 điểm dừng chân trong chuyến đi liên quan đến các thảm họa giao thông, đó là vụ mất tích bí ẩn của chiếc máy bay MH370 của Malaysia và vụ chìm tàu Sewol ở Hàn Quốc.

Ông Obama không thăm Trung Quốc song chắc chắn cái bóng của siêu cường này vẫn đeo bám. Cả 4 nước nằm trong lịch trình đều có tranh chấp biển đảo với Trung Quốc ở biển Hoa Đông và biển Đông.

Khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea từ Ukraine, dư luận khu vực lo ngại Trung Quốc sẽ “học theo”. Tuy nhiên, báo Washington Post dẫn lời một số cố vấn của ông Obama khẳng định điều này không đáng lo bởi Bắc Kinh cũng rất đau đầu vì yêu cầu ly khai của các nhóm sắc tộc thiểu số.

Chuyến đi của tổng thống Mỹ chưa biết hiệu quả đến đâu nhưng tình hình khu vực lại bất ngờ nóng lên. Ngày 22-4, Ngoại trưởng Hàn Quốc Yun Byung-se cảnh báo Triều Tiên không được tiến hành một vụ thử hạt nhân mới sau khi quân đội nước này phát hiện hàng loạt hoạt động tại bãi thử hạt nhân Pungye-ri. Cùng ngày, Trung Quốc kêu gọi các bên liên quan bình tĩnh và kiềm chế.

Giới chức Tokyo cũng "gây sóng" khi Bộ trưởng Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản Yoshitaka Shindo cùng 146 nghị sĩ viếng đền Yasukuni hôm 22-4, chỉ một ngày sau khi Thủ tướng Shinzo Abe gửi đồ lễ.

Mỹ Nhung

Tổng thống Mỹ Obama lại "chọc giận" Trung Quốc

Thứ Tư, 23/04/2014 10:31
(NLĐO) – Tổng thống Mỹ Obama khẳng định quần đảo Senkaku thuộc phạm vi bảo vệ của hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật.

Tờ Yomiuri (Nhật Bản) hôm 23-4 dẫn lời Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết quần đảoSenkaku trong vùng lãnh thổ đang tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc trên biển Hoa Đông thuộc phạm vi quản lý của chính quyền Tokyo dưới sự bảo trợ của hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật. Điều này hẳn sẽ khiến Bắc Kinh nổi giận.

Bài phát biểu của ông Obama được đưa ra chỉ vài giờ trước chuyến thăm của nhà lãnh đạo Mỹ tới Tokyo nhằm tái khẳng định mối quan hệ bền chặt giữa Mỹ và Nhật Bản nhằm đối mặt với tình trạng căng thẳng leo thang tại Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên.

Ông Obama tuyên bố: “Chính sách của Washington hết sức rõ ràng. Quần đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư thuộc phạm vi quản lý của chính quyền Tokyo nên cũng nằm dưới sự bảo trợ của Hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật. Chúng tôi kiên quyết phản đối bất kỳ hành động đơn phương nào có ý định gây rối tại quần đảo của Nhật Bản”.
Quần đảo Điếu Ngư/Senkaku. Ảnh: Reuters
Quần đảo Điếu Ngư/Senkaku. Ảnh: Reuters

Chuyến thăm của Tổng thống Obama tới Tokyo là chặng dừng chân đầu tiên trong lịch trình thăm 4 quốc gia châu Á để liên minh chặt chẽ hơn với Nhật Bản và Hàn Quốc, bên cạnh việc tránh tổn thương quan hệ với một Trung Quốc đang ngày càng phát triển mạnh mẽ.

Trong văn bản trả lời tờ Yomiuri, nhà lãnh đạo Mỹ cho biết đã thông báo tới Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rằng tất cả các quốc gia đều có quyền lợi trong việc giải quyết tranh chấp trên biển Hoa Đông. Ông Obama nhấn mạnh cần giải quyết tranh chấp thông qua con đường ngoại giao và đối thoại hòa bình, tuyệt đối không đe dọa và ép buộc, đồng thời khen ngợi nỗ lực của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe về việc tăng cường hợp tác quân sự với Mỹ thời gian qua.

Đối với Trung Quốc, ông Obama tỏ ý hoan nghênh trước sự phát triển ổn định và đóng góp to lớn của quốc gia này trong các vấn đề toàn cầu. Bên cạnh đó, vị Tổng thống Mỹ cũng tái khẳng định cam kết của Washington đối với vấn đề an ninh của Seoul và Tokyo cùng với lời chỉ trích hoạt động thử hạt nhân của chính quyền Bình Nhưỡng là không thể chấp nhận được.

Hiện Mỹ đang theo dõi sát sao mọi bước đi của Triều Tiên, sau khi có báo cáo cho rằng Bình Nhưỡng đang lên kế hoạch một vụ thử hạt nhân kiểu mới.

Lãnh đạo Kim Jong-un của Triều Tiên trong một cuộc họp ở Bình Nhưỡng. Ảnh: KCNA
 Lãnh đạo Kim Jong-un của Triều Tiên trong một cuộc họp ở Bình Nhưỡng. Ảnh: KCNA

Hôm 22-4, Washington kêu gọi Bình Nhưỡng dừng bất kỳ hành động nào đe dọa đến an ninh khu vực. Chính phủ Hàn Quốc cũng phát hiện dấu hiệu có khả năng Triều Tiên đang chuẩn bị thử nghiệm nguyên tử. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki nói: “Chúng tôi đã nhận được thông báo về các hoạt động gia tăng tại khu thử nghiệm hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên và tiếp tục kêu gọi họ kiềm chế các hành động đe dọa hòa bình và an ninh khu vực cũng như tuân thủ nghĩa vụ và cam kết quốc tế của mình”.

Trong khi đó, hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc dẫn lời phát ngôn viên Bộ Quốc phòng nước này là Kim Min-seok cho biết “có rất nhiều dấu hiệu” cho một vụ thử hạt nhân tại khu vực thử nghiệm Punggye-ri của Triều Tiên.

P.Nghĩa (Theo Reuters)

Đột kích khu chôn chất thải khổng lồ

Thứ Ba, 22/04/2014 23:42
Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường (C49) Bộ Công an ngày 22-4 đã đột kích bãi chôn đốt lậu hàng ngàn mét khối chất thải công nghiệp ở Bình Dương mà dân tố là có bảo kê

“Tôi chưa thấy khu nào chôn đốt chất thải công nghiệp khổng lồ, hôi hám như vậy!” - một cán bộ thuộc Phòng 2 - C49 thốt lên sau khi ập vào bãi chôn lấp rác rộng hàng ngàn mét vuông ở khu phố Hòa Lân, phường Thuận Giao, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương, vào sáng 22-4. Việc đột kích này nằm trong chuyên án của C49.

Nhận tiền xử lý nhưng đưa đi chôn bậy

Tại khu vực C49 đột kích như “hỏa diệm sơn” với những núi rác đang rực lửa, khói ngùn ngụt, tỏa mùi hết sức khó chịu. Tại đây, có nhiều bãi rác, trong đó có bãi rộng gần 3.000 m2 của gia đình bà Nguyễn Thị Bảy. Bà Bảy khẳng định không liên quan đến việc xử lý rác chui, khu đất này bà đã cho một người khác thuê. Tuy nhiên, bà chưa trưng ra được hợp đồng liên quan đến việc cho thuê đất.

Thượng tá Cù Nam Tiến, Phó trưởng Phòng 2, cho biết vào thời điểm đột kích, lực lượng trinh sát bắt quả tang tài xế mặc áo của Công ty TNHH Phát triển bền vững An Điền (Công ty An Điền, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương) điều khiển xe tải chở chất thải công nghiệp (nghi thuộc loại nguy hại) vào bãi.

Theo điều tra của Phòng 2, số chất thải này của Công ty TNHH BoxPok (vốn Malaysia) chuyên sản xuất bao bì, đóng tại KCN Vietnam - Singapore (thị xã Thuận An). Làm việc với C49, đại diện Công ty TNHH BoxPok cho biết đã ký hợp đồng giao chất thải này cho Công ty An Điền mang đi xử lý theo quy định.
Lực lượng chức năng lấy mẫu chất thải để kiểm nghiệm
Lực lượng chức năng lấy mẫu chất thải để kiểm nghiệm

Theo thượng tá Tiến, sơ bộ từ tháng 2-2014 đến nay, Công ty TNHH BoxPok đã giao cho Công ty An Điền chở 15 chuyến chất thải đi xử lý, mỗi chuyến khoảng 5 tấn với đơn giá xử lý khoảng 5.000 đồng/kg.

“Công ty An Điền có giấy phép xử lý chất thải do Tổng cục Môi trường cấp, có địa điểm xử lý ở huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương nhưng họ lại mang đến đây để chôn, đốt trái phép” - thượng tá Tiến bức xúc.

“Sao địa phương không dẹp được?”

Đến chiều tối cùng ngày, lực lượng công an vẫn còn khám nghiệm hiện trường khu chôn chất thảithuộc phần đất của bà Bảy. Dưới những núi rác đang bốc khói là hàng ngàn mét khối rác được chôn lấp, có nơi sâu hơn 1 m.

Thượng tá Tiến cho biết C49 quyết định mở chuyên án này sau khi nhận được nhiều đơn tố cáo từ người dân địa phương. “Nhiều người cho rằng bãi rác này hoạt động khá lâu và được bảo kê. Chỉ có Bộ Công an mới có thể phá được” - thượng tá Tiến nói.

Trao đổi với phóng viên, một người dân địa phương thắc mắc: “Đây là khu đông dân, nhiều người đang “chết” vì khói độc. Những núi rác chôn lấp, đốt ngày đêm như thế mà sao địa phương không dẹp được?”. Về thắc mắc này, lãnh đạo Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường (PC49) Công an tỉnh Bình Dương khẳng định đã xử phạt nhiều lần việc chôn, đốt rác ở khu này, thậm chí đã khởi tố chủ khu đất về hành vi kinh doanh trái phép. Tuy nhiên, không phạt tù mà chỉ xử phạt vài chục triệu đồng.

Khi được hỏi vì sao tình trạng chôn, đốt chất thải trái phép vẫn tiếp diễn, lãnh đạo PC49 lý giải: “Khi công an địa phương xuống hiện trường thì người đốt rác đã trốn mất nên khó xử lý rốt ráo”.

Sẽ truy cứu trách nhiệm mức cao nhất

Đại diện C49 cho biết sẽ lấy nhiều mẫu chất thải, đất và nước ngầm tại khu vực chôn đốt rác để kiểm nghiệm. Rất có thể nước ngầm ở khu vực này đã nhiễm độc nặng vì khối lượng chất thải chôn rất nhiều và sâu. Sẽ cho máy xúc tất cả chất thải ở bãi này để mang đi nơi khác xử lý theo quy định.

Công ty An Điền đã ký hợp đồng nhận xử lý rất nhiều chất thải công nghiệp, có cả chất thải nguy hại cho các đơn vị khác. Tới đây, C49 sẽ làm việc với Công ty An Điền và các đối tác liên quan. “Chúng tôi sẽ truy cứu trách nhiệm hành vi phá hoại môi trường này ở mức cao nhất” - thượng tá Tiến khẳng định.

Bài và ảnh: NHƯ PHÚ

Truyền thông lề phải, câu chuyện Tân cương và cà phê nhân quyền

Kính Hòa, phóng viên RFA
2014-04-22  


Quang cảnh phía ngoài cửa khẩu Bắc Phong Sinh hôm 18/4/2014.Courtesy of vtc.vn

 Vì lý do “nhạy cảm”, đôi khi truyền thông chính thống của nhà nước Việt nam không loan tải những gì thực sự xảy ra, thậm chí có khi còn viết khác đi. Hai câu chuyện minh chứng trong tháng tư này là chuyện những người Duy Ngô Nhĩ ở biên giới phí Bắc, và câu chuyện Cà phê nhân quyền ở Nha Trang.

Tin quốc gia

Trung tuần tháng tư 2014, một tin đặc biệt được loan tải trong vài ngày, gây chú ý nhiều trên báo chí “chính thống” ở Việt nam. Đó là chuyện 16 người Trung quốc vượt biên trái phép vào Việt nam, khi bị cơ quan công quyền Việt nam giao trả về Trung quốc thì họ đã cướp súng bắn chết hai bộ đội biên phòng Việt nam. Một chi tiết đặc biệt trong sự kiện này là những người nhập cảnh trái phép này là những người thuộc sắc tộc Duy Ngô Nhĩ, đến từ vùng tự trị Tân Cương miền Bắc Trung quốc. Nhưng chi tiết đặc biệt này không được một tờ báo nào đưa ra, một việc mà truyền thông phải làm để báo cho mọi người biết là có điều gì khác biệt trong sự kiện ấy.

Tin đặc biệt này khi được truyền thông nước ngoài đưa lại từ Bắc Kinh hay Hà nội thì ghi rằng căn cứ vào sắc phục và nhân dạng của những bức ảnh chụp được thì họ là những người Duy Ngô Nhĩ, khác xa những người Hán đa số ở Trung quốc. Nhưng báo chí Việt nam thì không đưa như thế, mặc dù chính họ đã chụp những bức ảnh thể hiện rõ phụ nữ Hồi giáo che mặt, nét Âu Á trong gương mặt những người đàn ông.

Ông Huỳnh Ngọc Chênh, từng là nhà báo kỳ cựu của tờ Thanh niên cho chúng tôi biết về việc đưa tin này:

“Lúc đầu thì các báo có đưa là những người Tân cương nhập cảnh trái phép, rồi có liên quan đến bạo động gì đó rồi sau đó có lẽ là được nhắc nhở nên họ sửa thành người Trung quốc hết.”

Một nhà báo về hưu ở Đà Nẵng nói rằng ông không lạ về cách đưa tin như vậy của truyền thông Việt nam. Ông nói thêm rằng khi thấy những bức hình ông rất xúc động vì thấy rằng từ Tân Cương tới Việt nam là cả ngàn dặm đường, những con người ấy phải bị một cái bức bách cùng quẫn lắm nên mới phải đi như vậy. Ông rất mong là tin về những người Tân Cương phải được nổi lên. Nhưng theo ông Huỳnh Ngọc Chênh thì chuyện đó là nhạy cảm vì nó có liên quan đến Trung quốc.

“Nói chung những vấn đề có liên quan đến Trung quốc là những vấn đề nhạy cảm. Khi đưa tin phải xin ý kiến từ bên trên. Hầu hết những vấn đề đó thì phải đưa theo thông tấn xã chứ không đưa theo tin mình có. Liên quan đến Trung quốc là như vậy, mà Tân cương thì nhạy cảm hơn nữa nên phải có sự chỉ đạo từ bên trên.”

Tin địa phương



Các thành viên thuộc Mạng lưới Blogger Việt Nam đã tổ chức buổi Cafe Nhân quyền lần thứ nhất tại Cafe Starbucks Sài Gòn hôm 28/2/2014.

Tin về người Tân Cương là tin quan trọng trên bình diện quốc gia. Trong cùng thời gian đó, một sự kiện diễn ra ở Nha Trang, cũng được báo chí chính thống đưa tin. Lần này là báo địa phương của tỉnh Khánh Hòa.

Một số bloggers trong đó có Paulo Thành Nguyễn, Mẹ Nấm, khách mời thì có chị Trần Thị Tâm và Ngô Thị Ánh Tuyết là vợ và chị của anh Ngô Thanh Kiều  bị công an dùng nhục hình đánh chết ở Phú Yên. Mục đích của các bloggers, như họ thông báo một cách công khai là muốn cải thiện tình trạng vi phạm nhân quyền, sử dụng bạo lực của lực lượng trị an.

Mấy bloggers bị bắt ngay trước khi họ gặp hai chị Tâm và Tuyết tại một quán cà phê tại Nha Trang. Họ được trả tự do vài giờ sau đó, nhưng cuộc gặp mặt đã không diễn ra.

Những tin tức loại này thường thì không được báo chí chính thống đưa tin. Nhưng lần này lại được báo Khánh Hòa loan tải. Báo này loan tải rằng ba bloggers đã hứa với chị Tâm và chị Tuyết sẽ giúp đỡ tiền bạc, mua bò cho họ, nhưng trong buổi họp thì chỉ đọc những văn bản khó hiểu mà không có tiền. Điều này dẫn đến xô xát và đó là lý do mà ba bloggers bị cầm giữ trong vài giờ. Báo Khánh Hòa loan tin như thế.

Chúng tôi nói chuyện được với chị Tuyết. Chị cho biết:

“Thưa anh họ nói sai sự thật. Họ nói rằng em với lại Tâm vô đó nghe những cái chuyện khó hiểu, nhưng mà thực chất thì tụi em chưa gặp những người này mà chỉ mới gặp Thành và được Thành mời ăn sáng thì công an bắt những người này hết rồi, chưa kịp nói kịp thảo luận cái gì hết. Người ta nói em với lại Tâm gây gỗ là một chuyện sai sự thật hoàn toàn. Em đang viết đơn kiện đây anh.”

Chị Tuyết cho biết thêm là số tiền mà báo Khánh Hòa đề cập là số tiền mà các bloggers chi ra để trả chi phí đi lại cho hai chị Tuyết và Tâm.

Các bloggers trong cuộc cũng đã làm rõ vấn đề bằng cách đưa đoạn ghi âm với chị Tâm lên mạng Internet.

Hai trường hợi vừa nêu một lần nữa cho thấy cách thức đưa tin của báo chí chính thống của nhà nước mà cư dân Internet gọi là “truyền thông lề phải.”

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/right-lane-media-uyghurs-hright-coffee-kh-04222014152448.html

VIDEO & PICS : Cưỡng chế đất, đánh người ở Dương Nội, Hà Đông 22- 04- 2014

TIN TỪ BÀ CON DƯƠNG NỘI:
Hôm nay tại Dương Nội Hà Đông thành phố Hà nội, chính quyền tái cưỡng chế 19 trong số 356 hộ dân. Bà con ra giữ đất thì công an bắt giữ bốn người, hiện tại chưa biết ở đâu. 4 người đó là: Nguyên Văn Sự, Nguyễn Thị Ngân, Đặng Thị Thanh, Nguyễn Thị Toàn.
Một chị bị đánh vỡ đầu là : Bùi Thị Hòa.
Tại hiện trường có các ông: Chủ tịch phường: Lã Quang Thức, Bí thư đảng ủy Lê Khánh Đồng, Sơn-Trưởng công an và ông Nam-Tổ trưởng an ninh quận Hà Đông, ông Trung công an thành phố.







Bắt đầu tái cưỡng chế đất Dương Nội



Ảnh chụp hôm 31 tháng 1, 2013: dân Dương Nội lập bàn thờ và dàn hỏa tự thiêu để chống công an cưỡng chế.
Ảnh chụp hôm 31 tháng 1, 2013: dân Dương Nội lập bàn thờ và dàn hỏa tự thiêu để chống công an cưỡng chế.
RFA | 22/4/2014
Nhà đất của 19 hộ dân tại Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội đã bị cưỡng chế ngày hôm nay. 4 người dân bị bắt giữ vì phản đối và giữ đất. Người dân trong số những hộ bị cưỡng chế cho biết diễn tiến và lý do họ không đồng ý giao đất :
“Hôm nay tại Dương Nội họ đi tái cưỡng chế lại, họ cưỡng chế 19 hộ tất cả. Bà con ra giữ thì công an bắt giữ bốn người, hiện tại chưa biết ở đâu… Vẫn triển khai nhì nhằng, thật ra đất thu hồi từ năm 2008 đến bây giờ vẫn bỏ hoang tất! Giờ họ làm đường trong khu đó để phục vụ khu đô thị, chứ không phải làm đường giao thông chính. Bây giờ họ làm đường để cắt đất thành từng ô, bán.!”
Hôm 26 tháng 3 công an bắt hai người dân Dương Nội mang đi. Qua đầu tháng tư công an thông báo hai người đã tự tử trong đồn công an. Đến nay thân nhân vẫn không được gặp, không biết hai thân nhân của họ hiện ra sao, đang ở đâu.
Hôm 7 tháng tư 356 hộ dân Dương Nội đã cắt máu ăn thề quyết giữ đất. Người dân nơi đây vẫn liên tục khiếu kiện đến các cấp trung ương về việc thu hồi đất không có sự đồng ý của dân. Các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương chỉ đùn đẩy mà không trả lời thỏa đáng cho người dân.

Hà Tĩnh: Thảm cảnh gia đình trên sông nước không được cấp đất TĐC

Thứ hai, 21/4/2014 7:38 GMT+7
Gia đình anh không biết phải lênh đênh đến bao giờ?
TN-Gia đình anh Nguyễn Văn Lệ (khối Tuần Cầu, p. Trung Lương, TX Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) hoàn cảnh hết sức thương tâm: 6 nhân khẩu chen chúc trên một chiếc thuyền dột nát, bản thân anh Lệ bị ung thư đang chờ chết, nhưng không được chính quyền cấp đất TĐC.
Thảm cảnh một gia đình

Hỏi đến hoàn cảnh gia đình hộ Nguyễn Văn Lệ (SN 1979), bà con lối xóm ai cũng ngậm ngùi: tội nghiệp quá. Khi chúng tôi đến “nhà” anh, phải đi dò dẫm trên một tấm ván nhỏ để bước lên con thuyền dột nát, rộng chừng vài m2, đồ đạc bề bộn, là nơi tá túc của hai vợ chồng và 4 đứa con. Đứa lớn nhất SN 2001, đứa bé nhất SN 2012. Bé nào cũng đen đúa, ăn mặc nhếch nhác, gầy còm.

Khi chúng tôi đến, anh Lệ vừa đi mổ ung thư dạ dày ở Hà Nội về, dạ dày bị cắt 4/5, người chỉ còn da bọc xương. Anh quá mệt và đau nhưng cũng cố gượng nói chuyện. Vợ chồng anh kết hôn năm 2000, nhà đất không có, phải dùng chiếc thuyền làm nơi cư ngụ. Mùa nắng thì neo tại bến, mùa mưa thì dong vào lạch tránh bão lũ. Anh Lệ không có nghề nghiệp ổn định, thỉnh thoảng đi làm thuê cho sà lan cát được ngày công một vài trăm nghìn. 

Chị Thuần vợ anh cũng đi làm thuê làm mướn, bán vài con ốc, mớ hến. Vì con đông, nhà hai bên nội ngoại đều nghèo, thu nhập thấp nên tằn tiện mãi mà hai vợ chồng cũng không thể tích góp được tiền mua đất, làm nhà.

Đầu năm 2013, anh Lệ thấy bụng thường xuyên đau, nhưng anh cố nhịn đi làm, sau đau quá, lại thường xuyên nôn ra máu nên phải đi khám. Bác sỹ nói bệnh này phải mổ gấp, nhưng tiên lượng cũng không khả quan. Thương chồng, chị Thuần chạy vạy vay mượn khắp anh em, bà con thương tình gom góp giúp đỡ một ít để đưa anh Lệ ra Hà Nội mổ. Chi phí mổ hết 60 triệu đồng, quá lớn đối với gia cảnh anh chị.


Anh Lệ vừa mổ u dạ dày về, trong tình trạng sức khỏe suy kiệt.
Bà Đậu Thị Thương, mẹ anh Lệ vừa lau nước mắt vừa nghẹn ngào: “Tui đang làm nhà dở dang, nhưng gặp cảnh con đau ốm rồi cũng không ngó ngàng chi đến nữa. Hoàn cảnh thằng Lệ quá thương tâm. Bây giờ chắc nó không sống được bao lâu nữa. Đàn con của nó biết nương tựa vào đâu?”.

Chị Thuần, người gầy trơ xương, hôm ra chăm chồng quá mệt và lo lắng nên bị ngất xỉu chưa lại sức, buồn bã nói: “Bây giờ em không biết tính sao, chỉ mong anh Lệ được bình phục. Anh ấy mà bỏ mẹ con em thì khổ lắm”. Chị Thuần cho biết thêm một hai hôm nữa là phải đưa anh Lệ ra Hà Nội chuyền hóa chất, chỉ sợ anh sức yếu quá. Hiện nay anh chỉ ăn được vài thìa bột, cháo. 

Trong thuyền, mấy đứa trẻ con anh Lệ vây quanh bố, nét mặt ngây thơ chưa biết nỗi đau giằng xé tâm can của người lớn. Bà con lối xóm quây quần đến hỏi thăm. Chị Thuần cho biết từ khi anh Lệ phát bệnh, đi mổ u đến nay chưa có bất cứ một cán bộ thôn, xã nào đến động viên thăm hỏi.

“Khi nào thu khoản gì, hay vận động đóng góp khoản nào thì họ thành lập đoàn đi đến từng nhà vận động. Còn bà con ngoài này bị đau ốm hoạn nạn thì hầu như không thấy cán bộ nào đến cả”, bà Đậu Thị Thương nói.

Sự vô cảm của chính quyền địa phương?

Khi chúng tôi đề cập đến hoàn cảnh anh Lệ, một cán bộ thôn còn nói: Thu nhập của hộ anh Lệ cũng không đến nỗi, nên không được xét hộ nghèo và hỏi lại PV: “Vậy theo anh nên quan tâm hộ này như thế nào?”.

Chúng tôi trao đổi là trước mắt cán bộ thôn nên đến thăm hỏi gia đình, rồi vận động bà con xung quanh xóm, xã ủng hộ anh Lệ, hoặc đề xuất lên phường, thị xem có nguồn quĩ nhân đạo nào không để hỗ trợ gia đình. Vị cán bộ này im lặng.


Căn “nhà” của hộ Nguyễn Văn Lệ lênh đênh trên sông nước với 6 nhân khẩu
Theo qui định của UBND phường Trung Lương tại kế hoạch ngày 8/8/2013, những đối tượng được cấp đất di dời ra vùng TĐC là: “Gia đình có hộ khẩu thường trú từ 2003 về trước hiện có nhà ở ngoài đê thuộc tổ dân phố Tuần Cầu (chỉ áp dụng đối với hộ gia đình có nhà đang trực tiếp sinh sống, không áp dụng theo hộ)”.

Theo qui định trên, những hộ có nhà mới được di dời, còn không có nhà thì không được xét. Điều này sẽ nẩy sinh ra một nghịch lý là có những gia đình đã có nhà kiên cố như hộ Nguyễn Ngọc Điển, Đậu Văn Thuận…, không có nhu cầu di dời thì lại phải đập nhà ra khu TĐC, còn những hộ lênh đênh trên sông nước, không nhà, không tấc đất cắm dùi như Nguyễn Văn Lệ lại ngậm ngùi chấp nhận mãi kiếp lênh đênh!

Quyết định số 1776/QĐ-TTg ngày 21/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ “Phê duyệt chương trình bố trí dân cư các vùng: thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2013 - 2015 và định hướng đến năm 2020” quy định đối tượng TĐC, gồm:

“Hộ gia đình bị mất nhà ở, đất ở, đất sản xuất do sạt lở đất, lũ quét, lũ ống, sụt lún đất, lốc xoáy; hộ gia đình sinh sống ở vùng có nguy cơ bị sạt lở đất, lũ quét, lũ ống, sụt lún đất, ngập lũ, lốc xoáy, sóng thần, xâm nhập mặn, nước biển dâng; hộ gia đình sống ở vùng đặc biệt khó khăn về đời sống như thiếu đất, nước để sản xuất, thiếu nước sinh hoạt, thiếu cơ sở hạ tầng; du cư trên đầm phá, các làng chài trên sông nước, ô nhiễm môi trường, tác động phóng xạ”.



Thông báo bán đấu giá 22 lô đất tại khu vực TĐC của UBND phường Trung Lương. 

Chiếu theo nội dung trên và tờ trình 2371 của UBND tỉnh Hà Tĩnh, tất cả các hộ được xét cấp đất TĐC tại phường Trung Lương vừa qua đều không đúng đối tượng. Trong khi đó, hộ Nguyễn Văn Lệ thuộc đối tượng “du cư trên đầm phá, các làng chài trên sông nước” đúng với quy định tại Quyết định 1776 lại không được xét cấp đất.

Thị xã, tỉnh xin Thủ tướng phê duyệt khu TĐC với 66 lô đất, tương ứng với 66 hộ dân cần “di dời khẩn cấp”, nhưng sau khi có đất chỉ “xét” cấp 13 lô, rao bán 22 lô, hơn 30 lô còn lại không biết sẽ làm gì? Và chính quyền sẽ xử lý ra sao? 

Trong khi đó, tại vùng ngoài đê, có khoảng 17 hộ đã lập gia đình, có hộ khẩu, có nhu cầu về đất TĐC lại không được cấp đất nên vẫn phải bám trụ vất vưởng.

(Còn tiếp)
                                                                                          Quang Đại – Hà Vy

Thanh Hóa: Hàng trăm người dân “phong tỏa” trang trại nuôi lợn gây ô nhiễm

Thứ ba, 22/4/2014 8:25 GMT+7
TN- Người dân Yên Định (Thanh Hóa) đã dựng lều, lán trước cổng vào trang trại chăn nuôi lợn, “nội bất xuất, ngoại bất nhập” trước việc trang trại nuôi lợn gây ô nhiễm môi trường trong thời gian dài. 

Lều, lán được người dân dựng trước cổng ra vào trang trại ngăn không cho các hoạt động ra vào của trang trại nuôi lợn gây ô nhiễm

Qua 5 năm hoạt động, trang trại chăn nuôi lợn tại xã Yên Tâm (Yên Định - Thanh Hóa) của Cty TNHH P.N.T chi nhánh Thanh Hóa được cho là đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, trực tiếp thải nước thải ra môi trường, ra nguồn nước sinh hoạt của người dân.

Quá bức xúc về việc trên, từ ngày 17 đến 21/4, hàng trăm người dân các thôn Yên Trường, Mỹ Hòa của xã Yên Tâm đã dựng lều lán ngay trước hai cổng ra vào của trang trại nuôi lợn để phản đối trang trại gây ô nhiễm môi trường.

Nhiều người dân bức xúc nói: Từ khi trang trại nuôi lợn Yên Tâm đi vào hoạt động, không ngày nào chúng tôi không phải ngửi mùi hôi thối bốc ra từ khu vực chăn nuôi. Ngay cả khi ăn cơm cũng phải đóng cửa vẫn không hết mùi. Hơn thế nữa, nguồn nước bị ô nhiễm gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe nhất là người già và trẻ em.

Cũng chính vì trang trại gây ô nhiễm, chính quyền địa phương và ngành liên quan không xứ lý dứt điểm, người dân không đồng ý với cách giải quyết của các đơn vị có liên quan nên dùng cách ngăn chặn trước cổng trang trại.


Nguồn nước xung quanh khu vực trang trại bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Chiều ngày 21/4, ông Lưu Vũ Lâm - Phó chủ tịch UBND huyện Yên Định cho biết, đến chiều ngày 21/4, nhiều người dân vẫn dựng lều lán ngăn không cho trang trại đưa thức ăn vào cho lợn, xe ô tô đến chở lợn cũng không thể vào. Chúng tôi lo lắng nếu tình hình kéo dài, lợn không có thức ăn sẽ chết. Hiện chúng tôi vẫn đang tích cực vận động người dân từng bước tháo gỡ những vướng mắc nhằm đảm bảo quyền lợi và lịch ích cho cả người dân và doanh nghiệp. Nếu để tình trạng lợn vì thiếu thức ăn mà chết thì to chuyện.

Được biết, trang trại chăn nuôi lợn ở xã Yên Tâm của Công ty TNHH P.N.T chi nhánh Thanh Hóa đi vào hoạt động từ năm 2009, với quy mô nuôi 1.200 con lợn giống, nhưng hiện nay trang trại này đang nuôi khoảng 4.000 con lợn thương phẩm và nái.

Quá trình hoạt động, trang trại này thường xả nước thải ra môi trường, xuống dòng kênh Hón Măng- nơi cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất cho hàng trăm hộ dân các thôn Yên Trường, Mỹ Hòa, một số thôn khác.

Không chỉ bây giờ người dân địa phương mới ý kiến việc gây ô nhiễm môi trường với chính quyền các cấp, trước đó đã có nhiều đơn thư phản ánh, nhiều cuộc họp, tiếp xúc cử tri được người dân ý kiến nhưng vẫn không giải quyết được vấn đề ô nhiễm.


Khuôn viên bên trong trang trại nuôi lợn.

Trước đó, vào tháng 5/2013, UBND huyện Yên Định đã tiến hành kiểm tra và có kết luận: nước thải của trang trại xử lý chưa triệt để đã thải ra môi trường bên ngoài khi chưa được cấp phép xả thải vào nguồn nước Hón Măng; chủ trang trại đã xây dựng và ngăn cách thành 4 ao chứa nước thải từ túi biogas phía chuồng nuôi lợn thương phẩm; tuy nhiên đáy ao chưa được lót đúng kỹ thuật; hệ thống xử lý nước thải xây dựng chưa đảm bảo kỹ thuật để xử lý và không đúng với nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.

Chủ trang trại chưa báo cáo việc thay đổi các hạng mục xử lý chất thải với cơ quan có thẩm quyền; chưa lập báo cáo đánh giá tác động môi trường khi thay đổi quy mô tăng số lượng lợn. Chủ trang trại chưa thực hiện xong việc xây dựng các hạng mục xử lý môi trường theo kết luận của Biên bản làm việc giữa Sở TN-MT, UBND huyện và xã Yên Tâm với chủ trang trại.

Nhằm nhanh chóng giải quyết những vướng mắc, bức xúc của người dân, Sở tài nguyên và môi trường Thanh Hóa, chính quyền địa phương và doanh nghiệp đã có cuộc đối thoại với người dân, đồng thời công bố quyết định về hình thức giảm đàn lợn thương phẩm tại trang trại xã Yên Tâm, để giảm thiểu ô nhiễm môi trường. UBND huyện Yên Định yêu cầu chủ trang trại kể từ ngày 20/4 đến ngày 20/8 phải giảm đàn lợn thương phẩm và thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường.


 Người dân dựng lều trước cổng trang trại heo xã Yên Tâm

Nhưng cuộc đối thoại không thu được kết quả như mong muốn, bởi người dân không đồng tình với cách giải quyết của chính quyền địa phương. Do vậy, người dân vẫn tiếp tục dựng lều, lán, “nội bất xuất, ngoại bất nhập” và yêu cầu phải chuyển trang trại lợn đi chỗ khắc, chấm dứt hoạt động trên địa bàn.

Để giải quyết vấn đề cấp bách, huyện Yên Định đã yêu cầu doanh nghiệp phải xây dựng hoàn thiện các hạng mục công trình xử lý chất thải, nước thải theo đúng quy định của pháp luật; không được xả nước thải ra nguồn nước Hón Măng, khi chưa được xử lý triệt để; tăng cường phun thuốc khử trùng, khử mùi hôi để giảm mùi hôi thối phát tán ra môi trường, làm ảnh hưởng đến khu dân cư. Nếu doanh nghiệp không thực hiện, huyện sẽ tham mưu cho cơ quan chức năng cấp tỉnh và UBND tỉnh đình chỉ hoạt động theo quy định của pháp luật.

Phúc Ngư

Động đất 2,5 độ Richter tại Nghệ An

PGS-TS Nguyễn Hồng Phương, Phó giám đốc Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý địa cầu), cho biết lúc 4 giờ 15 ngày 22.4, tại Nghệ An đã xảy ra một trận động đất mạnh 2,5 độ Richter.
Theo TS Phương, động đất xảy ra tại vị trí có tọa độ 19,902 độ vĩ bắc, 105,016 độ kinh đông, trên khu vực H.Quế Phong. Động đất gây nên rung động trên cấp 3 theo thang động đất quốc tế MSK 64 tại khu vực tâm chấn. Cũng theo TS Phương, trên địa bàn tỉnh Nghệ An tồn tại hai đới đứt gãy Sông Cả và Rào Nậy, có thể phát sinh các trận động đất mạnh.
Thời gian qua, tại khu vực này đã xảy ra nhiều trận động đất trung bình và nhỏ.
Bùi Trần

Dương Chí Dũng 'thề độc' trước tòa

Hôm qua, phiên tòa xét xử phúc thẩm 9 bị cáo trong “đại án tham nhũng” xảy ra tại Tổng công ty hàng hải Việt Nam (Vinalines) của Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Hà Nội đã khai mạc. Bị cáo Dương Chí Dũng đã “thề độc” để kêu oan.
  Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc
Các bị cáo Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc (hàng trước) tại phiên tòa phúc thẩm  - Ảnh: Hoàng Trang
Xuất hiện tại tòa sáng qua, bị cáo Dương Chí Dũng, nguyên Chủ tịch HĐQT Vinalines nổi bật trong áo sơ mi trắng quần tây giữa các bị cáo còn lại đều mặc đồng phục áo quần màu xanh của trại giam. Trong khi ông Dũng tỏ ra bình tĩnh, thậm chí tươi cười trước tòa thì các bị cáo khác như Trần Hải Sơn, Mai Văn Phúc lộ rõ vẻ căng thẳng.
Ngoài 9 bị cáo, HĐXX đã triệu tập nhiều nhân chứng, người có nghĩa vụ liên quan và đại diện các ngành tài chính, đăng kiểm, GTVT.
Chứng cứ từ... Singapore
Ngay tại phần thủ tục khai mạc phiên tòa, luật sư Trần Đình Triển (bào chữa cho Dương Chí Dũng) đề nghị Hội đồng xét xử cân nhắc hoãn xử, bởi chuyến đi Singapore của ông “đã thu thập được nhiều tài liệu có liên quan đến khoản tiền lại quả 1,66 triệu USD” cũng như mối liên hệ giữa thân chủ ông về khoản tiền này. Trong đó có lời tuyên thệ của ông Goh Hoon Seow, đại diện công ty môi giới, thể hiện không có sự thỏa thuận nào giữa ông ta và Dương Chí Dũng về khoản tiền “lại quả” cùng nhiều tài liệu khác được cơ quan chức năng Singapore chứng thực.

Đống sắt vụn mỗi tháng “đốt” 800 triệu - 1 tỉ đồng
Được triệu tập đến tòa với tư cách là nguyên đơn dân sự, đại diện Vinalines cho biết ụ nổi 83M sau khi được mua với giá 9 triệu USD, thuê vận chuyển đưa về VN và sửa chữa đã bị đội lên 20 triệu USD tính đến tháng 5.2012. “Từ đó đến nay ụ được neo đậu tại cảng Gò Dầu (Đồng Nai). Toàn bộ chi phí neo đậu từ đó đến nay đã lên tới 23,6 tỉ đồng. Tại thời điểm này, ụ nổi tiêu tốn từ 800 triệu - 1 tỉ đồng/tháng”.
Người đại diện này cũng nói hiện dự án đã bị đình lại, Vinalines đã đưa ra các phương án cho thuê, sửa chữa để khai thác, thậm chí bán sắt vụn cũng không tiến hành được do đây là tang vật của vụ án. Mặt khác, tình hình khủng hoảng, khó khăn của ngành vận tải hàng hải nên thị trường không có nhu cầu ụ nổi.
Luật sư Triển cho rằng, các tài liệu này rất quan trọng, có thể tạo ra những tình tiết mới nhưng thời gian rất gấp nên các luật sư khác chưa kịp nghiên cứu, trong khi phiên tòa này có 2 bị cáo đang phải đối mặt với mức án cao nhất là tử hình.
Tuy nhiên sau khi cân nhắc, Hội đồng xét xử cho biết các tài liệu sẽ được xem xét tại tòa, các luật sư khác nếu cần thì sẽ được photo để nghiên cứu.
“Còn gì chức vụ tổng giám đốc nữa”
Theo án sơ thẩm, các bị cáo trong vụ án này đã cố ý mua ụ nổi 83M (một hạng mục quan trọng của dự án Nhà máy sửa chữa đóng tàu phía nam) trái quy định, gây thiệt hại cho nhà nước hơn 367 tỉ đồng. Trả lời thẩm vấn tại tòa, hầu hết các bị cáo đều thừa nhận có sai sót nhưng “chỉ dừng lại ở mức độ” và xin chịu trách nhiệm các mức khác nhau.
Bị cáo Dương Chí Dũng nói việc thực hiện dự án nhà máy đóng tàu khi Thủ tướng Chính phủ mới đồng ý về mặt nguyên tắc và mua ụ nổi khi chưa có nhà máy là sai, “nhưng việc quyết định là cả HĐQT Vinalines chứ không riêng mỗi bị cáo”.
Nguyên Tổng giám đốc Vinalines Mai Văn Phúc lại cho rằng thời điểm xảy ra vụ việc bị cáo mới về công tác tại Vinalines được vài tháng, toàn bộ quá trình đầu tư dự án và việc mua bán ụ nổi đều do bị cáo Trần Hữu Chiều, nguyên Phó tổng giám đốc Vinalines, phụ trách. Bị cáo này cũng nói qua báo cáo thấy ụ nổi quá tuổi thọ, hư hỏng nhiều nhưng “không còn sự lựa chọn nào khác” nên chỉ nhận hành vi của mình là thiếu trách nhiệm. Từ lời khai của Phúc, chủ tọa phân tích: “Nói như thế này thì còn gì chức vụ tổng giám đốc như vị trí của bị cáo nữa”.
Đến lượt mình, bị cáo Trần Hải Sơn khai, sau khi đoàn đi công tác tại Nga để khảo sát việc mua ụ nổi 83M đã đưa vào báo cáo một số thông tin không đúng sự thật nhằm mục đích để mua cho bằng được ụ nổi. Theo Sơn, chính Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc đã chỉ đạo làm mọi cách để mua ụ nổi nhưng không phải theo văn bản mà bằng miệng.
“Người lập báo cáo là bị cáo Mai Văn Khang, vậy ai là người đã đưa thông tin không trung thực vào báo cáo?”, chủ tọa hỏi tới. Tuy nhiên, Sơn trả lời “không rõ ai là người lập vì thời điểm này không nhớ nổi”.
Khi được hỏi, bị cáo Mai Văn Khang (thành viên Ban quản lý dự án mua sắm ụ nổi 83M và là người trực tiếp sang Nga khảo sát ụ nổi) cũng khai không biết ai là người đã đưa các thông tin sai sự thật vào báo cáo. “Vai trò của bị cáo trong đoàn công tác chỉ là phiên dịch, chứ không quyết định việc mua sắm, đánh giá tình hình ụ nổi”, bị cáo Khang nói.
“Chỉ ký nháy đã được chia 7,8 tỉ đồng”
Trong ngày làm việc đầu tiên, Hội đồng xét xử đã dành nhiều thời gian để làm rõ hành vi tham ô của các bị cáo. Tuy nhiên chỉ có Trần Hải Sơn và Trần Hữu Chiều thừa nhận còn Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc tiếp tục kêu oan.
 Bị cáo Trần Hải Sơn
Bị cáo Trần Hải Sơn, nguyên Tổng giám đốc Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines tại phiên xử - Ảnh: TTXVN
Theo lời khai của Sơn, việc nhận 1,66 triệu USD “lại quả” từ Công ty AP chuyển vào tài khoản người thân của bị cáo là làm theo sự tư vấn của ông Goh và “thực hiện theo chỉ đạo của anh Dũng và anh Phúc”. Sơn cũng nhắc lại lời khai tại tòa sơ thẩm rằng sau đó rút ra được gần 28 tỉ đồng đã chia cho Dũng 10 tỉ đồng, Phúc 10 tỉ đồng. Việc đưa tiền được Sơn mô tả rành rọt đưa từng vali tiền. Trong khoản tiền được hưởng Sơn đã cho em gái 2 tỉ đồng, đưa cho Trần Hữu Chiều 340 triệu đồng “là hoàn toàn tự nguyện”. Sơn khai một số người khác như Khang và Dương cũng “có công sức” trong thương vụ mua bán ụ nổi nhưng không được chia vì “do cảm tính của bị cáo”. Sơn thừa nhận hành vi cố ý làm trái như cáo buộc nhưng nói “chỉ ở mức độ ký nháy” vào các văn bản giấy tờ. Từ lời khai của bị cáo, chủ tọa thốt lên: "Bị cáo chỉ mới ký nháy đã được chia 7,8 tỉ đồng, nếu làm nhiều hơn chắc bị cáo được ăn cả”.
“Có trời đất chứng giám”
Khi được hỏi về những khoản tiền theo lời khai của Sơn, Dương Chí Dũng nói “không hề nhận một đồng nào” và thề độc “có trời đất chứng giám”. Bị cáo cho rằng, lời khai của Sơn về lần đưa vali chứa 5 tỉ đồng tại khách sạn Victory ở TP.HCM, đối chiếu thời điểm thì bị cáo đang ở trên máy bay. “Do vậy lời khai này không có cơ sở”, bị cáo Dũng nói và khai đã đề nghị cơ quan điều tra cung cấp danh sách điện thoại Sơn gọi báo việc đưa tiền nhưng không được đáp ứng. Ngoài ra, bị cáo này và luật sư cũng đề nghị tòa triệu tập người lái xe đã từng chở Sơn đưa tiền mang cho Dũng để làm rõ thêm.
Tương tự, bị cáo Mai Văn Phúc khai chỉ có lần nhận quà của Sơn là chai rượu Chivas 18 và phong bì 2 triệu đồng vào dịp lễ tết chứ không có những khoản tiền lên đến hàng tỉ đồng. Bị cáo này cũng đề nghị làm rõ việc Sơn khai là rút tiền từ Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng hải 5 tỉ đồng để tự tay xếp vào vali mang đến nhà Phúc, nhưng qua xác minh tại ngân hàng thì không có việc Sơn rút tiền như đã khai.
Về việc khắc phục hậu quả, bị cáo Dũng khai đã nộp 4,7 tỉ đồng để khắc phục hậu quả đối với hành vi cố ý làm trái. Còn bị cáo Phúc lại cho rằng việc vợ bị cáo nộp 3,7 tỉ đồng là do gia đình tự ý “chứ bị cáo không đồng tình”.

“Đá” nhau về ụ nổi
Trả lời chủ tọa, đại diện Bộ GTVT cho rằng theo điều 11 luật Hàng hải quy định tàu là vật thể nổi, di động được trên biển. Ụ là cấu trúc nổi, bảo đảm được điều kiện cần rồi, nhưng không tự di động được, cần có tàu kéo đi. Do vậy ụ nổi không phải là tàu biển.
Trong khi đó, ông Trần Thái Sơn, giám định viên của Bộ Tài chính, khẳng định ụ nổi chính là tàu biển. Vị này cũng nói việc nhập khẩu và đăng ký ụ nổi cũ có tuổi thọ hơn 40 tuổi theo quy định về tàu biển là 15 năm là sai và thuộc trách nhiệm của Vinalines.
Thái Sơn - Hoàng Trang

Tiêm miễn phí vắc xin sởi cho trẻ đến 6 tuổi

Đến ngày 22.4, vắc xin dịch vụ “3 trong 1” (phòng các bệnh sởi - quai bị - rubella) đã tạm hết tại các điểm tiêm dịch vụ.
Tiêm miễn phí vắc xin sởi cho trẻ đến 6 tuổi
Dịch sởi bùng phát, nhiều điểm tiêm chủng quá tải bệnh nhân đi tiêm phòng - Ảnh: Ngọc Thắng 

Đó là diễn biến mới nhất sau nhiều ngày liên tục, tại Hà Nội, nhu cầu tiêm phòng sởi tăng đột biến, gấp 5 - 7 lần so với bình thường trong năm 2013. Trong khi đó, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội đã triển khai các điểm tiêm miễn phí vắc xin sởi đến tận xã, phường. Tại thời điểm này, thay vì chỉ tiêm theo lịch trong 10 ngày đầu tháng, trạm y tế tại các xã phường đã triển khai tiêm vắc xin sởi hằng ngày. Tuổi tiêm vắc xin sởi cho các trẻ cũng tăng lên: từ 9 tháng đến 6 tuổi (thay vì đến 2 tuổi).
Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội Nguyễn Nhật Cảm cho biết vắc xin sởi tiêm miễn phí thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, đảm bảo cung cấp đủ cho các cháu.
TS Nguyễn Trần Hiển, Giám đốc dự án tiêm chủng mở rộng quốc gia (TCMR), cho hay hằng năm TCMR vẫn cung cấp khoảng 3,4 triệu liều vắc xin sởi (tiêm hai mũi cho các  trẻ  9 tháng và 18 tháng). Số vắc xin này đã được tăng cường thêm hơn 1 triệu liều nữa (đạt 4,5 triệu liều) để đáp ứng cho việc mở rộng đối tượng được tiêm sởi đến 2 tuổi trong chiến dịch tiêm vét triển khai từ tháng 3 vừa qua. “Theo đề xuất của Chương trình TCMR đã tăng cường thêm khoảng 20.000 liều cho Hà Nội. Hiện tại, chương trình vẫn dự trù vắc xin đáp ứng cho cả đối tượng trẻ tiêm vét sởi đến 24 tháng tuổi. Nếu Hà Nội có nhu cầu tăng đột biến do tiêm đến tận 6 tuổi thì sẽ phải cân nhắc thêm về khả năng cung ứng vắc xin sởi", ông Hiển nói. 
Vi rút sởi có độc lực mạnh hơn ?
Sau 4 tháng có dịch sởi, với hơn 100 ca mắc sởi  tử vong, ngày 22.4 Bộ Y tế tổ chức hội nghị tăng cường công tác điều trị bệnh sởi với y tế của 23 tỉnh thành phía bắc.
Các chuyên gia điều trị lo ngại về độc lực của vi rút sởi đã biến đổi trong vụ dịch này với các biểu hiện viêm phổi diễn biến cấp tính, đặc biệt có ca bệnh tử vong do suy đa tạng là các biến chứng hiếm thấy ở bệnh nhân mắc sởi. “Các ca tai biến nặng tử vong là trẻ bình thường, không có bệnh mạn tính, cũng không bị nhiễm chéo trong bệnh viện. Điều này cho thấy vi rút sởi trong vụ dịch này rất lạ, nó làm suy giảm miễn dịch của trẻ ghê gớm, kéo dài. Có trẻ bị sởi viêm phổi phải thở máy đã khỏi, được ra viện nhưng 2-4 tuần sau lại phải vào viện và lại phải thở máy rất nguy kịch, thậm chí tử vong”, PGS-TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi Bệnh viện (BV) Bạch Mai, lo ngại.
Đặc biệt, nhiều ca nhiễm chéo trong BV trên bệnh nền làm tăng nguy cơ tử vong. Các chuyên gia cũng khuyến cáo về nhiều trường hợp các ca mắc sởi ở người lớn bị biến chứng nặng: viêm phổi, viêm não, nguy hiểm tính mạng.
Minh bạch thông tin cũng được coi là yếu tố quyết định cho phòng chống dịch. PGS Phạm Nhật An, Phó giám đốc BV Nhi T.Ư, khẳng định: “BV không giấu giếm thông tin, ngay từ đầu vụ dịch, các ca bệnh chúng tôi đều báo lên Bộ Y tế. Còn việc xử lý thông tin, công bố bệnh, dịch là do cơ quan quản lý. Nhưng tôi cho rằng, cần thông tin đầy đủ về dịch bệnh để người dân được biết. Dịch bệnh bùng phát là do người dân lo lắng về tai biến sau tiêm nên e ngại, giảm sút số trẻ tiêm vắc xin. Vì vậy cần thông tin rõ ràng về nguyên nhân sự cố sau tiêm chủng để người dân hiểu, yên tâm cho trẻ đi tiêm đầy đủ”.
Liên Châu

Công an bị tố bắn người trọng thương: Bộ Công an vào cuộc

 21/04/2014 (GMT+7)

(Kienthuc.net.vn) - Bộ Công an vừa có văn bản đề nghị Công an tỉnh Thái Nguyên kiểm tra, xử lý thông tin về việc công an bị tố vô cớ bắn người trọng thương xảy ra tại tỉnh này.
Liên quan đến vụ việc công an bị tố vô cớ bắn người trọng thương, sau khi đọc bài phản ánh trên báo điện tử Kiến Thức, Văn phòng Bộ Công an đã có văn bản gửi Giám đốc Công an tỉnh Thái Nguyên đề nghị công an tỉnh này chỉ đạo kiểm tra, xử lý thông tin này.
  Ông Nghị với vết thương nặng ở phần sống mũi do bị bắn.
Trước đó, ngày 16/4/2014, báo điện tử Kiến Thức có bài “Công an bị tố vô cớ bắn người trọng thương”, trong đó phản ánh: chiều 15/4/2014, trong khi xử lý một vụ đánh bạc tại xóm Xuân Dương (xã Thành Công, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên), công an đã bắn trọng thương 1 người dân rồi rời khỏi hiện trường. 
Nạn nhân là ông Dương Văn Nghị (46 tuổi, trú tại xã Thành Công, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên). Theo hình ảnh chiếu chụp của Bệnh viện C Thái Nguyên và nhận định ban đầu của các bác sĩ, vết thương của ông Nghị khá sâu, có thể tổn thương phần sống mũi trong.
Dù đang bị thương nặng, ông Nghị vừa nằm giường bệnh vừa tâm sự: "Lúc đó, khi công an bắn chỉ thiên ngoài sân, nhiều người trong nhà hoảng loạn và chạy ra ngoài, tôi cũng chạy ra theo. Khi nghe tiếng hét “đứng lại”, tôi đã đứng và quay mặt lại thì bị bắn. Từ lúc đó tôi bị choáng, chảy rất nhiều máu". 
Ông Nghị cũng khẳng định, ông không tham gia đánh bạc: "Ngoài tôi ra còn rất nhiều người khác cũng có mặt nhưng không tham gia chơi bạc". 
Theo lời kể của gia đình nạn nhân, sau khi bắn trọng thương, người công an bắn đã rời khỏi hiện trường. Hiện phía công an huyện Phổ Yên vẫn chưa có ý kiến gì với gia đình nạn nhân sau khi xảy ra vụ việc.
Minh Hiếu

Tai nạn đường cao tốc: Đừng để người chết thay cây!

13:30 22/04/2014 (GMT+7)

(Kienthuc.net.vn) - Bộ GTVT vẫn chưa có quy định chi tiết về Quản lý-Khai thác và Bảo trì đường cao tốc. Doanh nghiệp quản lý đường cao tốc phải tự xây dựng quy định riêng cho mình!
Đường cao tốc "lọt sổ" quy định?
Cuối năm 2013, Bộ GTVT ban hành Thông tư quy định về Quản lý-Khai thác và Bảo trì (QL-KT-BT) công trình đường bộ. Thông tư này chỉ đề cập chung chung mà không cụ thể, chi tiết về tiêu chuẩn an toàn, kỹ thuật trong quá trình duy tu, bảo dưỡng trên các tuyến đường cao tốc.
Theo tìm hiểu của PV Kiến Thức, quy định KT-BT từng tuyến cao tốc hiện nay (như đường cao tốc TP HCM - Trung Lương) cũng chỉ nêu: "Người, phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc phải "có phù hiệu hoặc biểu tượng riêng thì được đi lại trên đường cao tốc nhưng không gây ảnh hưởng, cản trở giao thông". Quy định này hoàn toàn không có quy định về tốc độ của các phương tiện, thiết bị phục vụ quản lý, bảo dưỡng!
Hiện trường vụ TNGT thảm khốc làm 7 người thiệt mạng khi xe khách lao vào xe bồn tưới cây trên đường cao tốc TP HCM- Trung Lương. 
Một doanh nghiệp Quản lý đường cao tốc (không nêu tên) chia sẻ: "Theo tôi được biết, hiện Nghị định về quản lý KT-BT đường cao tốc đang được Bộ GTVT xây dựng. Trong khi đó, đến thời điểm này các quy định về QL-KT-BT với đường cao tốc về mặt kỹ thuật; các quy định chưa có chi tiết cụ thể..."
Theo doanh nghiệp Quản lý đường cao tốc này thì "việc xe bồn khi tưới cây trên đường cao tốc phải chạy với tốc độ bao nhiêu, hệ thống cảnh báo, tín hiệu trên xe bồn phải như thế nào"... đều do doanh nghiệp tự xây dựng.
"Chúng tôi đang chờ Bộ GTVT có quy định cụ thể thực hiện trên đường cao tốc, chừng ấy doanh nghiệp mới có cơ sở đầu tư thiết bị hiện đại, thích hợp để phục vụ QL-KT- BT như các quốc gia khác đang làm", vị cán bộ Quản lý đường cao tốc Long Thanh - Dầu Giây chia sẻ.
Hiện nay, tất cả các tuyến đường cao tốc như: TP HCM - Trung Lương; TP HCM - Long Thành - Dầu Giây; Cầu Giẽ - Ninh Bình; Pháp Vân - Cầu Giẽ; Hà Nội- Lào Cai - Thái Nguyên đều thực hiện tưới cây xanh bằng xe bồn... và nguy cơ tai nạn thảm khốc là điều khó tránh khỏi khi phương tiện chạy với tốc độ nhanh gặp "xe bồn rùa" phía trước.
Xe bồn "cứu" cây xanh làm chết người?
"Vụ TNGT thảm khốc làm 7 người thiệt mạng do xe khách tông vào xe bồn đang tưới cây xanh trên đường cao tốc TP HCM - Trung Lương tôi cho rằng trách nhiệm trước tiên là của lái xe bồn và doanh nghiệp Quản lý đường cao tốc này. Họ đã cho xe chạy chậm (20km/h) trên làn đường 100km/h trong khi luật đã quy định tất cả các phương tiện lưu thông trên đường cao tốc không di chuyển chậm, phải đảm bảo tốc độ lưu thông!", PGS-TS Nguyễn Quang Toản của Đại học GTVT Hà Nội nhận định.
PGS-TS Nguyễn Quang Toản, Đại học GTVT Hà Nội cho rằng: "Vụ tai nạn này trách nhiệm trước tiên là tài xế xe bồn và DN Quản lý đường cao tốc vì họ đã cho xe chạy chậm vào làn đường quy định 100km/h". 
Vị Phó giáo sư cho biết thêm: "Khi thực hiện bảo dưỡng, bảo trì trên đường cao tốc phải đóng đường để bảo đảm tuyệt đối ATGT hoặc phải có biện pháp cảnh báo tín hiệu từ xa và nhắc lại nhiều lần để bất cứ giá nào, lái xe cũng phát hiện để chuyển làn. Nếu không có những quy định chặt chẽ thì tai nạn sẽ tiếp tục xảy ra và rất thảm khốc vì xe chạy trên đường cao tốc với tốc độ cao".
Ông Nguyễn Văn Thành, Cục phó Cục Quản lý Đường bộ 4 (đơn vị quản lý duy tu đường cao tốc Bộ GTVT) cho biết: "Do trên đường cao tốc không nhiều cây xanh nên đã sử dụng xe bồn tưới nước. Chúng tôi đã thực hiện đúng quy định khi xe tưới nước chạy 20km/h; trên xe có gắn 2 đèn chớp vàng và có công nhân phất cờ hướng dẫn".
Tuy nhiên, sau vụ tai nạn trên đường cao tốc TP HCM - Trung Lương, Cục Quản lý đường bộ 4 đã rút kinh nghiệm đồng thời báo cáo đề xuất Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho lắp đặt hệ thống tưới nước tự động.
"Nếu được chúng tôi sẽ thực hiện ngay", ông Nguyễn Văn Thanh khẳng định.
Ông Phạm Hồng Quang, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam cho biết: "Hiện tuyến cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây vừa đưa vào sử dụng 20km đầu và dự kiến năm 2015 sẽ hoàn thành toàn tuyến đang sử dụng thiết kế cũ dùng xe bồn tưới nước cây xanh. Tuy nhiên, sau vụ tai nạn vừa rồi trên cao tốc TP HCM - Trung Lương, đơn vị sẽ điều chỉnh lắp đặt hệ thống tưới nước cây xanh bằng hệ thống tự động".
Theo thiết kế cũ, tuyến cao tốc TP HCM- Long Thành- Dầu Giây cũng thực hiện tưới nước cây xanh bằng xe bồn. Tuy nhiên, sau vụ tai nạn trên đường cao tốc TP HCM - Trung Lương, Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam sẽ lắp đặt hệ thống tưới nước tự động. 
Liên quan đến vụ TNGT thảm khốc, mới đây cơ quan CSĐT Công an tỉnh Tiền Giang cho biết: "Qua giám định thiết bị định vị hành trình của xe khách Thảo Châu (do tài xế Trần Thanh Phong điều khiển và đã tử vong cùng 6 nạn nhân khác), vào thời điểm xảy ra tai nạn, xe khách di chuyển với tốc độ 92km/h".
"Trong khi chờ kết quả của CQĐT, tôi không dám đưa ra nhận xét gì và đã cố hết sức chia sẻ, hỗ trợ cho những nạn nhân và gia đình gặp nạn. Tuy nhiên, tôi mong muốn cơ quan chức năng làm rõ việc xe bồn tưới nước trên làn đường tốc độ 100km/h mà chạy chỉ 20km/h thì có hợp lý hay không", ông Võ Văn Bá, chủ xe khách Thảo Châu chia sẻ.
 Chủ doanh nghiệp vận tải Thảo Châu (đơn vị có xe xảy ra tai nạn) mong muốn CQĐT làm rõ việc xe bồn tưới nước trên làn đường tốc độ 100km/h mà chạy chỉ 20km/h thì có hợp lý?
Bà Nguyễn Hồng Lan, một người dân sống gần đường cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây (đoạn qua địa phận tỉnh Đồng Nai) góp ý: "Ngày nào cũng thấy xe bồn chạy rì rì tưới cây xanh trong khi tốc độ phương tiện lao đến chóng mặt cứ lo thảm nạn xảy ra. Tôi mong các ngành chức năng hãy nhanh chóng thay đổi phương án chăm sóc cây xanh, bão dưỡng đường chứ đừng để cứu cây xanh mà gây chết người như thế".
Sau vụ TNGT thảm khốc trên đường cao tốc TP HCM - Trung Lương, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch UB ATGT Quốc gia đã có công điện chỉ đạo làm rõ nguyên nhận vụ tai nạn. Đồng thời rút kinh nghiệm đề ra các biện pháp khắc phục, ngăn chặn những tai nạn tương tự xảy ra.
Vũ Sơn