Saturday, September 15, 2018

Thức

“Một cánh bướm đập nhẹ ở Brazil có thể gây ra một cơn lốc xoáy ở Texas” - Butterfly effect - Edward Norton Lorenz 

Vũ Đông Hà (Danlambao) - Từ trong im lặng tối đen của ngục tù số 6, nhịp vỗ của đôi cánh Trần Huỳnh Duy Thức yếu dần theo mỗi giây, mỗi phút. Nhưng theo từng tiếng đập trôi qua của thời khắc nghiệt ngã, vượt ra ngoài chốn lao tù lặng gió, ào ào khắp những nẻo đường đất nước, lan toả ra ngoài biên giới, một cơn lốc xoáy mang tên Thức đã nổi cuồng phong trong tâm hồn của hàng triệu người. Cánh bướm Trần Huỳnh Duy Thức đã đậu lại trong tim những công dân Việt Nam và để lại đó 2 chữ đậm màu: Bất Khuất.

Các cai tù cộng sản tưởng sẽ giết chết lòng bất khuất của anh trong nhà tù nhỏ như đã ngày đêm tìm cách tiêu diệt bất khuất Lạc Hồng trong nhà tù lớn. Nhưng không! Không những cả hệ thống chính trị không khai tử được lòng can đảm của một tù nhân đơn độc mà người tù ấy đã tưới mát hạt mầm cương cường trong lòng đồng bào của anh bằng hơi thở nhẹ như cánh bướm nhưng vũ bão như giông tố. Chế độ tưởng đã làm cho những thần dân bị cai trị nhắm mắt ngủ vùi theo giấc mộng sao vàng năm cánh của chế độ nhưng anh đã thắp sáng bừng lên ngọn đuốc Duy Thức. Hậu duệ của Trần Bình Trọng đã sống với tinh thần của tổ tiên - "Thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc", cương quyết sẵn sàng làm ma tù hơn là thần phục lũ nô lệ cho ngoại bang. 

Từ lâu, bao nhiêu người trong chúng ta đã hỏi đến bao giờ Việt Nam sẽ có một lãnh tụ, đã nhìn vào đêm tối mòn mỏi trông chờ một lãnh đạo cho công cuộc đấu tranh. Tại sao phải hỏi, tại sao phải chờ khi đất nước này đang có một doanh nhân thành đạt, một chuyên gia kỳ tài, một nhà phân tích nhìn trước thời cuộc, một người dẫm lên tương lai giàu sang phú quý để dấn thân vào con đường phục hưng đất nước, và một người tù yêu nước kiên cường. Ở anh, tôi liên tưởng đến một luật sư thành đạt, một người tù 27 năm cô độc ở đảo Robben, một Khôi nguyên Nobel Hòa Bình, một Tổng thống đã kéo người dân bước qua hố sâu thù hận chủng tộc để bắt tay nhau trong nhân ái: Nelson Mandela. 

Trước nỗ lực vận động miệt mài của cha anh là ông Trần Văn Huỳnh, của người thân, bạn bè anh, cùng với áp lực quốc tế và đòi hỏi của nhiều chính phủ nước ngoài, nhà cầm quyền buộc phải nhượng bộ. Nhưng hơn ai hết, chính tập đoàn cai trị là những kẻ biết rõ nhất tố chất lãnh đạo, tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường, kiến thức đa dạng và khả năng hội tụ của anh. Dù ở Việt Nam hay bất kỳ quốc gia nào, khi được tự do anh có thể trở thành trái tim và linh hồn của phong trào tranh đấu. Chính vì vậy mà các cai ngục của nhà tù mang tên CHXHCNVN áp lực, khủng bố để anh phải ký bản thú tội, để anh phải đóng dấu vào bản án tử hình tương lai một lãnh đạo phong trào. Hơn 30 ngày tuyệt thực. Sẵn sàng đối diện với cái chết. Anh đã trả lời cho chế độ bằng nhịp đập của đôi cánh bướm. 

Một tháng trôi qua. Anh tuyên bố tiếp tục cuộc tuyệt thực. Gia đình anh, bạn bè anh, những người chưa từng gặp anh đau lòng, thắt ruột trong nỗi lo âu. Anh không còn chỉ là người con, người em, người anh, người cha trong gia đình Trần Huỳnh. Anh đã trở thành người anh, người em thân yêu trong đại gia đình họ Việt tên Nam. Và anh là vốn quý của dân tộc. Trong cuộc đời ngắn ngủi, đôi khi một cái chết đáng giá hàng ngàn lần so với một cuộc sống bình thường. Nhưng cái vốn quý giá của dân tộc ở trại tù số 6 phải sống. Anh phải sống. Đôi cánh của anh phải tiếp tục đập để triệu con tim một tiếng nói cất cao bài ca Duy Thức; để một ngày không xa, hàng hàng lớp lớp đôi cánh khác sẽ chấp cánh cùng anh trên bầu trời Tự Do, cùng nhau đi lại Con Đường Việt Nam và viết lên trang sử Phục Hưng cho Tổ Quốc thân yêu.





















16.09.2018

(*) Theo tin từ gia đình, anh THDT đã ngưng tuyệt thực.

Nước Nam của người Việt Nam

 


Chuyến thăm ngày 15/9 - Trần Huỳnh Duy Thức tiếp tục tuyệt thực


Cập nhật (1:00 PM, 16/09/2018: Theo thông tin mới nhất từ gia đình, anh THDT đã ngưng tuyệt thực.

Trần Văn Huỳnh - Hôm nay, Gia đình chúng tôi 3 người gồm 2 chị gái và con gái của anh Thức vào thăm anh theo định kỳ tháng 9. Đến trại làm thủ tục vào lúc 2 giờ và cuộc gặp bắt đầu lúc 2 giờ 45.

Anh Thức trông gầy yếu và mệt mỏi, nhưng thần sắc vẫn tốt. Khi gia đình bắt đầu nói chuyện, thì một quản giáo tên Trần Duy Phong (tuy không đeo bảng tên nhưng anh Thức biết mặt) yêu cầu anh Thức và gia đình chỉ được hỏi thăm nhau, mà không nói chuyện liên quan đến tình hình bên ngoài.

Anh Thức phản đối sự cấm đoán phi lý đó và đề nghị dẫn chiếu luật nào quy định sự cấm như vậy và đòi hỏi phải giải thích thế nào là "hỏi thăm" cũng như thế nào là "chuyện liên quan đến tình hình bên ngoài".

Những người quản giáo không những không trả lời được, mà còn đe dọa hủy buổi thăm gặp nếu anh Thức và gia đình không chấp hành. Khi mọi người cùng phản đối thì lập tức thêm hai quản giáo xông đến lôi kéo anh Thức vào bên trong, dù chưa ai được hỏi thăm nhau một câu nào.

Trước khi bị cai ngục lôi đi khỏi phòng lúc 3 giờ, anh Thức la lớn: "Tôi dự định chấm dứt tuyệt thực hôm nay, nhưng để phản đối sự vi phạm pháp luật và xâm phạm quyền của tôi, tôi tuyên bố tiếp tục tuyệt thực."

Gia đình chúng tôi liền đồng thanh lên tiếng phản đối trại giam đàn áp tù nhân Trần Huỳnh Duy Thức, và ngồi lỳ tại phòng thăm gặp, không đồng ý rời đi, dù quản giáo yêu cầu mọi người phải bước ra.

Đến 5 giờ chiều, trại giam cử hàng trăm công an tay mang dùi cui đến cưỡng bức 3 người gia đình chúng tôi ra khỏi cổng trại giam. Họ áp tải cả nhà ra tận bên ngoài đường quốc lộ cách cổng trại giam hơn 5 km.

Nhiều anh chị em từ Hà Nội và các linh mục từ Nghệ An và Quảng Bình đến hỗ trợ gia đình chúng tôi cũng bị lực lượng an ninh đông đảo bao vây, canh gác, không cho vào khu vực cổng trại giam từ lúc đầu cho đến khi chúng tôi rời khỏi trại.

Gia đình chúng tôi sẽ tiếp tục ở lại Nghệ An để trở lại Trai giam yêu cầu cho gặp anh Thức vào ngày mai, 16/9.

Như vậy, anh Trần Huỳnh Duy Thức sẽ tiếp tục tuyệt thực để phản đối sự vi phạm pháp luật của trại giam số 6 ở Nghệ An.

Gia đình chúng tôi hết sức lo lắng cho sức khỏe và tính mạng của anh Thức khi đến hôm nay đã 33 ngày mà vẫn còn tiếp tục tuyệt thực. Trại giam cố tình ngăn cản thông tin tuyệt thực của anh Thức và gia đình để gây bất lợi cho anh.

Gia đình chúng tôi tiếp tục kêu gọi các tổ chức quốc tế, các Đại sứ quán, cơ quan ngoại giao quốc tế, các tổ chức xã hội dân sự, cùng toàn thể nhân dân Việt Nam trong và ngoài nước cùng lên tiếng để chính quyền đáp ứng yêu cầu Trần Huỳnh Duy Thức để giữ lại tính mạng anh.

https://www.facebook.com/tranhuynhduythuc/

*

Kính thưa quý vị

Chúng tôi gởi tặng quý vị video clip nhạc này như một món quà nhỏ để thay lời cám ơn chân thành của đại gia đình Trần Huỳnh Duy Thức

Trần Văn Huỳnh - Thân phụ Trần Huỳnh Duy Thức.

Dear Madam, Sir

On behalf of the extended family of Tran Huynh Duy Thuc, I - Tran Van Huynh - give this music video clip to you as a small gift. 

I thank you so much for your help.

Tran Van Huynh - Tran Huynh Duy Thuc's father.

Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân bị cho méo miệng, bịt mồm

CTV Danlambao - Sau khi Danlambao đăng bài Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân hơi bị phản động!, giỡn chơi hóa ra đảng ta cho bà Kim Ngân phản động thật. Đụng đến Mao tệ chạy đầy đường 7 tỉnh biên giới là chủ tịch quốc hội của đảng đã bị bóp cho méo miệng, bịt cho tịt mồm. Câu nói "có người nói vi hiến. Liệu có vi hiến, có vi phạm pháp luật không, vì trên một đất nước sử dụng 2 đồng tiền? Phải trả lời câu hỏi này. Tất nhiên, quy định này chỉ ở khu vực biên mậu, tức là khu vực thương mại ở biên giới thôi, nhưng cũng phải xem lại. Tôi đã chỉ đạo anh Nguyễn Hồng Thanh (Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội) và anh Phùng Quốc Hiển (Phó chủ tịch Quốc hội) xem lại, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước xử lý vấn đề này"đã không cánh mà bay trên các trang mạng lề đảng.

Nếu các bạn truy cập Google câu phát biểu trên các bạn sẽ thấy kết quả sau: 
















Bộ nhớ của Google vẫn còn giữ câu trên khi hiển thị kết quả tìm kiếm: 

Tuy nhiên, bấm vào link thì Thanh Niên ta đã cho phát biểu "song tệ" của bà chủ tịch vào lăng báo và thay bằng chuyện "song sinh": 


Trên Báo Mới, Google còn giữ chứng cứ của nhan đề bài viết:

Nhưng bấm vào link thì chỉ còn lời than thở của Kim Ngân: 

























Tất cả những chữ "nhân dân tệ", "biên giới" biến mất theo câu hỏi liệu có vi hiến của bà chủ tịch. Xin lưu ý đường link (tô màu vàng vẫn còn chứng cớ không thể chối cãi).

Ở chế độ dân chủ gấp vạn lần tư bản, ngay cả chủ tịch quốc hội chỉ mới hé miệng "hỏi" thôi, chưa tuyên bố khẳng định gì cả mà đã bị bịt mồm. Trước đó là chủ tịch nước mới hé miệng về Luật biểu tình cũng đã bị chặn họng. Ai là kẻ đứng cao hơn bà Ngân để ra lệnh cho cấp dưới làm chuyện dân chủ gấp vạn lần này?

Chắc chắn không thể là xếp sòng tuyên giáo trung ương vốn vẫn nằm dưới váy của chủ tịch Kim Ngân trong vai vế quyền lực. Còn lại là chủ tịch nước Trần Đại Quang đang ốm o gầy mòn và cũng mới vừa là nạn nhân bị cho tắt tiếng. Và ông Thủ tướng ma lanh cũng không đủ quyền lực bịt mồm người đứng đầu lập pháp.

Chỉ còn có đảng trưởng kiêm tổng thái thú Nguyễn Phú Trọng.

Cái gì mà đụng tới chính sách của thiên triều thì còn ai trồng khoai đất này ngoài ông cả lú!

16.09.2018

Khúc củi Nguyễn Bắc Son sắp sửa bị đút vào lò Nguyễn Phú Trọng

CTV Danlambao - Tại kỳ họp 29 Ủy ban Kiểm tra Trung ương lẫn Bộ Chính trị đã dọn lò cho Nguyễn Phú Trọng, chuẩn bị đốt củi Nguyễn Bắc Son một cách khá nặng nề. Dựa theo bài đồng ca lửa Trọng củi Son từ phiên họp này, số phận của Nguyễn Bắc Son sẽ đen như... than.

Trong âm mưu chia chác thương vụ "Mobifone mua AVG", cựu Bộ trưởng TT&TT Trương Minh Tuấn là kẻ chủ mưu, trực tiếp ký phê duyệt hợp đồng để Mobifone mua 95% cổ phần của AVG với giá 8.898,3 tỷ đồng và làm "thất thoát" nhiều tỷ đồng. "Thành quả" của thương vụ tiền chùa bỏ túi cho nhau này đã góp phần cho Trương Minh Tuấn leo lên ghế Bộ trưởng 4T thay thế Nguyễn Bắc Son. 

Tuy nhiên, Trương Minh Tuấn chỉ bị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo (viết chính xác cho đúng với thực tế là kỷ luật hình thức); "cho thôi" giữ chức Bí thư Ban cán sự đảng Bộ TT&TT; "tạm đình chỉ công tác" trong vai trò Bộ trưởng Bộ TT&TT; và lại được ngồi vào ghế Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương. 

Ngược lại, đối với Nguyễn Bắc Son thì "Những vi phạm của ông Nguyễn Bắc Son là rất nghiêm trọng nên Bộ Chính trị đề nghị Ban Chấp hành Trung ương xem xét thi hành kỷ luật nghiêm minh theo thẩm quyền." (1)

Mức độ kỷ luật nghiêm minh này sẽ ở mức độ nào? Liệu Nguyễn Bắc Son sẽ trở thành "con ma tù" như Đinh La Thăng với bản án 31 năm? 

Câu trả lời nằm trong ở bài viết "Thương vụ AVG – Khi Ban Cán sự Đảng bị vô hiệu hóa" trên trang Thông tin Điện tử của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương (2). 

Trong bài viết này, một nửa dùng để trình bày tổng quát vụ việc, những vi phạm và kỷ luật đối với Trương Minh Tuấn (cảnh cáo, tạm đình chỉ công tác), Lê Nam Trà (khai trừ khỏi đảng), Phạm Đình Trọng (khai trừ khỏi đảng), Cao Duy Hải (cách chức các chức vụ trong Đảng), còn lại là bản cáo trạng dành cho Nguyễn Bắc Son: 

- Đã chấp thuận chủ trương về một dự án lớn nhưng không bàn bạc, thảo luận, thống nhất trong Ban cán sự đảng (BCSĐ) và Bộ TT&TT. 

- Trong quá trình phê duyệt, thẩm định dự án đã không họp, thảo luận trong BCSĐ để thống nhất chủ trương và có biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo, mà chỉ họp lãnh đạo Bộ để cho ý kiến về dự án. Tức là qua mặt đảng. 

Không báo cáo cho BCSĐ kết quả họp của Bộ, không lưu tâm, xem xét những ý kiến về tính hiệu quả của dự án, về việc thẩm định lại giá mua cổ phần của AVG. 

Từ đó dẫn đết kết luận và cũng là cáo trạng của "quan toà UBKT Trung ương" đối với Nguyễn Bắc Son:  

Đây là kẻ "Độc đoán, gia trưởng, thiếu dân chủ đã vô hiệu hóa cả Ban cán sự Đảng" và là người "chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của BCSĐ nhiệm kỳ 2011-2016, đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; có biểu hiện áp đặt, thiếu dân chủ trong lãnh đạo, chỉ đạo, không bàn bạc, thảo luận trong tập thể BCSĐ, trực tiếp chỉ đạo và quyết định nhiều nội dung liên quan đến dự án không đúng quy định; ký văn bản trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư dự án và giao cho cấp dưới ký một số văn bản liên quan đến dự án có nội dung trái quy định, không đúng nhiệm vụ được phân công; thiếu chỉ đạo, kiểm tra quá trình thực hiện dự án để xảy ra nhiều vi phạm." 

Chịu trách nhiệm chính có nghĩa là khúc củi chính sẽ được đồng chí Nguyễn Phú Trọng cho vào lò. 

Giao cho cấp dưới ký là câu dùng để dồn hết tội vào Nguyễn Bắc Son và gỡ tội cho Trương Minh Tuấn.

Như thế số phận của "đồng chí" Nguyễn Bắc Son, cựu Ủy viên Trung ương Đảng, cựu Bí thư BCSĐ, cựu Bộ trưởng Bộ TT&TT của đảng cộng sản VN có thể xem là củi đã vào lò như chuyện ván đã đóng thuyền. 

*

Chú thích:



15.09.2018

Việt Nam có lắm anh hùng, công viên chỉ có anh (k)hùng Cuba

Đất nước Việt Nam không còn là Tổ quốc của "giống dân" cầm quyền
thì đương nhiên, lịch sử Việt Nam không là lịch sử của "giống dân" này. 

Từ Castro rồi sẽ đến Mao
Vũ Đông Hà (Danlambao) - Trong một đất nước có hơn 4000 năm lịch sử, một mảnh đất mà nhìn cây xăng là có ngay Lê Văn Tám thì không thể thiếu anh hùng. Bước vào thời đại Hồ Quang rực tối ra ngõ đụng anh hùng thì chắc chắc phải có đủ, có dư hùng anh mà đặt tên, anh dũng mà dựng tượng. Nhưng không!? Phải là Fidel Castro! Tại sao?

Một công viên 115 tỷ hồ tệ, rộng 16 ha tại Thành phố Đông Hà, Tỉnh Quảng Trị đã được các quan chức cộng sản "họp bất thường" để 100% "nhất trí đồng ý" đặt tên là Công viên Fidel Castro.  

Ngự trị giữa công viên mà các quan chức CS tuyên bố là để phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân, hoàn thiện không gian đô thị... là bức tượng bán thân của Fidel Castro với hàng chữ được cho là câu nói của Castro: "Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình"




Có thực sự là Cuba đã hiến dâng máu, dù là máu của người dân quằn quại dưới ách thống trị của Fidel chứ không bao giờ là máu của Castro? 

Nếu vì sự "hiến dâng" mượn dân nấu cháo máu chưa từng xảy ra của Fidel Castro để Quảng Trị phải có một công viên mang tên "người" thì tất cả mọi tỉnh thành của Việt Nam phải có nhiều công viên mang tên một "người" khác, đã hiến dâng tiền tài, vũ khí lẫn "bác Hồ ta đó chính là bác Mao" cho công cuộc "kắt mạng" Việt Nam. Đó là Mao Trạch Đông

Do đó, chúng ta cần rọi đèn ý đồ đen tối dùng chuyện "hiến dâng" để đặt tên, dựng tượng "tri ơn" này:

1. Bản chất của cộng sản, từ lãnh đạo cao cấp cho đến đảng viên quèn, không một tên nào làm bất cứ chuyện gì dựa vào "tình nghĩa" viển vông mà không vì những tính toán lợi lộc "về tay mình". 

2. Cả đám quan chức Quảng Trị chẳng ăn, chẳng bốc được gì từ Cuba, một nước đã phải ngửa tay nhận 5000 tấn gạo mà Ba Đình hốt của dân Việt đem tặng. 

3. Đem Fidel Castro đặt giữa công viên ở thành phố Đông Hà, Quảng Trị không mang một lợi ích chính trị gì cho Ba Đình khi tập đoàn cai trị Havana đã loại bỏ mục đích xây dựng Chủ nghĩa Cộng sản ra khỏi hiến pháp. 

Từ đó, có thể cho rằng việc đặt tên, dựng tượng Fidel Castro là chuyện ruồi bu cu ba, kiến đậu cát trô. 

Nhưng nếu "cho rằng" một cách đơn giản như vậy thì tại sao "họp bất thường"? Tại sao nhất trí đồng ý 100% Công viên Fidel Castro khi mà ân nghĩa nhạt như vôi, tiền cuba như bèo và chính trị thì thất sách khi các đồng chí Cuba đã quay lưng với lý tưởng cộng sản? 

Vì vậy, lý do của việc Fidel ông ở Cuba - Sao ông lại đứng công viên nước này là: 

Để vừa thăm dò dư luận, vừa "tập" cho dân chúng quen dần về chiến dịch đặt tên, dựng tượng cho lãnh tụ nước ngoài đã "hiến dâng" cho sự nghiệp kắt mạng của đảng cộng sản Ba Đình, lãnh đạo bởi thiếu tá Hồ Quang. 

Cuộc họp bất thường của các quan chức cộng sản trong HĐND Quảng Trị chỉ là một hành động đóng dấu hợp pháp, đứng mũi chịu sào cho "nghĩa vụ" của tổng thái thú đang ngự tại Ba Đình. "Nghĩa vụ" này được chỉ thị bởi thiên triều Bắc Kinh cho một chiến dịch xâm lược mềm mới, bên cạnh những chiến dịch Khổng tử hoá, Mao tệ hoá... đã được tiến hành.

Đó là chiến dịch rãi khắp "đặc khu tự trị Việt Nam" hình tượng, công viên, đài tưởng niệm Chủ tịch Mao Trạch Đông, người đã đem "dân Trung Quốc vĩ đại - một người mà dân bản xứ buộc phải tôn vinh thành cha già dân tộc", hiến dângcho sự nghiệp kắt mạng Việt Nam và đem những đứa con hoang đàng về lại với mẫu quốc. 

15.09.2018

Ngân không đù

Tư nghèo (Danlambao) - Mợ đứng đầu cơ quan lập pháp, mợ vén váy ngồi trên đầu 486 đấng đảng biểu, trong đó có hơn 100 mạng là ủi viên tung ương đẻng. Cho nên Tư tui hổng chịu nghe lời mấy cha phẻn động phê mợ tui hổng biết Mao Hồ song tệ có vi hiến hay không; phải hỏi tới hỏi lui vì "có người" nói là vi hiến! 

Mợ bâng quơ "có người" là để gởi thông điệp cho Tư tui đó mấy cha. Ý của mợ "mấy người" là anh em ta trong đẻng đang bức xúc vì béc Lú đang làm cái chiện "béc hồ ta đó thì cũng là béc meo" đối với hai đồng tiền mang hình lãnh tụ. Chớ mợ chủ tịt tui làm cóc gì ngoáy con ráy để nghe "mấy người"... dân.

Hiểu? 

Mợ chơi cái màn chỉ đạo cho anh này đào, chỉ đạn cho anh kia bắn, biểu phải xử lý cho thông là tìm cách mở đường cho cuộc điều tra vi hiến, tường trình báo cáo, phản ánh tùm lum cho dân tui chửi bới đó. 

Mợ tui cũng biết rõ cái gương tày liếp trần đại cu, mở miệng ra là bị bịt nhưng mợ coi như pha và cố tình mở - theo kiểu hổng bịt hổng được. 

Có vậy thiên hạ mới biết bịt mồm chị chủ tịt cuốc hội, chặn họng anh chủ tịt nước nôi thì chỉ có đầu đẻng bí lú. Và chỉ có đụng tới chủ trương bự của lú thì mồm của chủ tịt đực lẫn cái đều bị lú ra lệnh bịt. 

Chưa hết. Mợ là hình ảnh Thuý Kiều thời đại Hồ Chính Mi sáng chói, là biểu tượng cho các đồng chí đực đi-theo-đảng với các đồng chí gái. Mợ đã mấy chục năm kinh qua con đường thử nghiệm kắt cái mạng. Từ những cuộc thử nghiệm mưa dầm thúi đất, mưa dề thúi chăn trong địa đạo chỉ cu, đến cuộc thử nghiệm xã hội chó ngáp chạy rông không tới - mợ rành sáu câu. Vậy mà mợ lại cố tình lôi cái chuyện thử nghiệm công nghệ vuông tròn tam giác từ thời phó thủ Đức Đam còn mặc quần xà lỏn đến lúc cụ hồ đã liệt ra than thở để âm mưu làm xấu con đường thử nghiệm của đẻng ta, để kích động mấy đứa phẻn động như tui. 

Ai dám biểu Ngân đù!?

Tư tui nhất định mợ hổng đù và mụ hổng đờ! 

Ai chửi tui tui chịu! Nhứt quyết kiên định lập trường! 

16.09.2018

Thời sự chó


Trương Duy Nhất – RFA

Là chuyện chó, đang rộn lên gần chục ngày rồi. Chính quyền Hà Nội đặt mục tiêu: sau 3 đến 5 năm nữa, dân thủ đô sẽ không ai ăn thịt chó. Bước đầu là vận động, nhưng nghe vẻ quyết liệt lắm. Tuyên bố đến 2021 cấm tiệt các hàng quán thịt chó trong nội thành.
Cũng từng có thời mê mẩn, cứ ra Hà Nội là kéo đến Nhật Tân. Nhưng tôi bỏ hơn chục năm rồi. Nên ủng hộ phong trào không thịt chó. Ủng hộ, không có nghĩa kỳ thị, hoặc ngăn cản, cấm đoán quyền được ăn của người khác.

Hãy nghe cụ Vũ Bằng nói về việc này từ những năm 50 của thế kỷ trước:
“Ờ mà nếu ca tụng thịt cầy mà mang tiếng là thiếu văn minh thì mình cũng đành chịu cái tiếng thiếu văn minh vậy, chớ nói đến miếng ngon Hà Nội mà không nói đến thịt cầy, người ta quả là thấy thiếu thốn rất nhiều. Chỉ thiếu có một người, vũ trụ bao la hiu quạnh… huống chi là thiếu thịt cầy thì còn vui sống làm sao?”
“Người ta viện lý con chó là bạn của loài người, ăn thịt nó là mọi rợ, thế thì tại sao con ngựa, “một chinh phục cao cả nhất của loài người” mà người Âu Mỹ cũng đem ra “đánh chén”? Bảo là con chó ăn bẩn, thế thì con gà, con lợn, con cá ăn uống sạch sẽ ư?
Không. Con chó là con vật để cho người ta ăn thịt: ăn thịt chó không khác gì ăn thịt thỏ, ăn thịt nai, ăn thịt bò. Huống chi thịt chó lại còn ngon và bổ; vì thế tôi cho rằng mặc dầu người ta đàm tiếu thế nào đi nữa, thịt chó vẫn cứ là một món ngon bất diệt của dân ta và tôi tin rằng: “Nước ta còn, thịt chó còn” mà văn hóa ẩm thực của ta mai sau hay, dở là ở điểm có biết duy trì thịt chó hay không vậy”.
(Trích “Miếng ngon Hà Nội”)
Tôi không dám nói “nước ta còn, thịt chó còn”, nâng tầm thịt chó thành “quốc hồn quốc tuý” như cụ Vũ Bằng. Nhưng quả thật không dễ gì để câu cửa miệng “sống trên đời ăn miếng dồi chó, chết xuống âm phủ biết có hay không?” tồn tại đời đời kiếp kiếp đến tận bây giờ. Ở nghĩa nào đó, có thể coi đấy cũng là một nét văn hoá Hà thành vậy.
Thế nên, ai thích cứ việc. Đừng coi việc gắp một miếng dồi chó là hành vi “độc ác” hay “thiếu văn minh”. Hoặc đến như cái ông giáo sư trường sinh học và tâm linh nào đó cho rằng “chó có cấu trúc sinh học và hệ thần kinh gần với con người, nên ăn thịt chó tức là ăn thịt người”, thì kinh quá!
Ai lại đi nói thế. Người là người, mà chó là chó chứ!
Vả lại, Hà Nội giờ còn muôn việc khác, đâu chỉ chuyện chó? Để dân tình bỗng nhiên nhốn nháo lên vì chuyện chó ấy mà gọi là “văn minh” sao?
Nói lại: tôi đoạn tuyệt với món chó hơn chục năm rồi. Ủng hộ chủ trương không thịt chó. Nhưng để xây dựng một Hà Nội văn minh, phải là những mục tiêu khác, chính sách khác, không phải ở chính sách… chó này!

Âm phủ

Mai Thanh – Nguồn: FB Tào Thanh

Thực ra trước đây âm phủ là nơi rất tốt đẹp, rồi một ngày nọ.
Mác chết xuống âm phủ, Diêm Vương hỏi
– Câu “Chỉ có súc vật mới quay lưng lại với nỗi đau của đồng loại để chăm lo cho bộ lông của mình” là ngươi nói đúng không?
– Thưa ngài đúng ạ, câu đó tôi nói
– Ngươi có biết bọn đầu trâu mặt ngựa ở đây nó làm ầm lên vì ngươi dám xúc phạm bọn nó không?
– Dạ thưa ngài làm sao có chuyện đó được ạ?
– Bọn nó nói chỉ có cái chủ thuyết xã hội mà ngươi vạch ra mới có loại súc vật đó, không phải bọn nó.
Mác không tin bèn nhờ Diêm Vương cho xem cái xã hội đó, sau khi xem xong ông không nói gì mà lặng người đi rồi lẩm bẩm “ta sai rồi, ta xin lỗi, ta sai thật rồi”.
Rồi một suy nghĩ loé lên trong đầu, Mác thành lập chi bộ dưới âm phủ, từ đó âm phủ mới thực sự là âm phủ.

Sách Gạc Ma bị thu hồi và 60 năm công hàm Phạm Văn Đồng

Ngày 31 tháng 8 vừa qua, Cục Xuất bản, In và Phát hành thuộc Bộ Truyền thông và Thông tin đã ra lệnh “thu hồi” cuốn sách “Gạc Ma – Vòng Tròn Bất Tử” vừa mới phát hành vào đầu tháng 7 có nội dung kể lại việc tàu chiến Trung Cộng đã đánh chiếm đảo Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa vào tháng 3 năm 1988.
Đây là tập sách mang tính chất lịch sử, được Tướng Lê Mã Lương cùng với một số người bắt đầu chuẩn bị biên soạn vào năm 2014 sau khi Trung Quốc mang giàn khoan HD 981 vào sâu trong thềm lục địa Việt Nam. Có 68 người đã đóng góp và ghi lại những ký ức về cuộc thảm sát ở đảo Gạc Ma, khi 3 tàu chiến Trung Quốc đã bắn xối xả vào 64 binh sĩ lúc đó đứng thành một vòng tròn bảo vệ đảo, vì họ được lệnh “không được nổ súng.”
Lệnh thu hồi này xảy ra đúng vào thời điểm đánh dấu 60 năm ngày ông Phạm Văn Đồng ký bản công hàm bán nước. Ngày 14 tháng 9 năm 1958, ông Phạm Văn Đồng, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa đã gửi một công hàm cho Thủ tướng Chu Ân Lai thông báo về việc Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa “tán thành” và “tôn trọng” “bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận 12 hải lý của Trung Quốc.”
Sau này, Bắc Kinh luôn luôn dựa vào công hàm này như một trong những bằng chứng cho thấy chính quyền CSVN đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà Hải quân Trung Cộng đã chiếm đóng bằng vũ lực vào năm 1974 và năm 1988. Trong khi đó, CSVN thì phản bác rằng công hàm Phạm Văn Đồng không hề công nhận hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc vì trong công hàm không có chỗ nào nói tới hai quần đảo này.
60 năm đã trôi qua, những vấn đề của lịch sử dường như đã không lui về quá khứ mà vẫn luôn luôn ám ảnh đến tương lai Việt Nam. Tương lai đó chính là tiến trình Hán hóa đang diễn ra hàng ngày trên đất nước: Từ thiết lập 3 đặc khu Vân Đồn – Bắc Vân Phong – Phú Quốc nằm trong sáng kiến “một vành đai, một con đường” của Tập Cận Bình, cho sử dụng đồng Nhân Dân Tệ công khai tại 7 tỉnh biên giới phía Bắc, cho đến việc cho người dân Trung Quốc được lái xe vào thẳng Lạng Sơn, đã báo hiệu nguy cơ mất nước trước mặt.
Thật vậy, sau chuyến đi thăm Bắc Kinh vào tháng 1 năm 2017 của ông Nguyễn Phú Trọng, Hà Nội và Bắc Kinh đã đẩy mạnh việc “xây dựng khu hợp tác kinh tế qua biên giới Việt Nam – Trung Quốc”, nằm trong khuôn khổ “Hai hành lang, một vành đai” gồm Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, dự trù đến năm 2020 phải hoàn tất. Sau chuyến đi này, đầu tư Trung Quốc đã ào ạt đổ vào Việt Nam: Trong năm 2017, có hơn 480 dự án của Trung Quốc với tổng trị giá 2,2 tỷ Mỹ Kim được đăng ký, bằng một nửa ngân khoản đầu tư Trung Quốc đổ vào Việt Nam trong 10 năm trước đó. Chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2018 có non 200 dự án mới của Trung Quốc, đặc biệt trong lãnh vực cộng nghiệp, đã đăng ký tại nhiều tỉnh thành.
Tờ báo VNExpress đã có một bài viết mô tả đầu tư Trung Quốc hiện nay là một nguy cơ sẽ “mang nhiều lụt lội” đến Việt Nam, trong khi các nước như Mã Lai, Phi Luật Tân thì lại đắn đo và từ chối dòng đầu tư ào ạt từ Trung Quốc.
Chính vì không muốn gây khó chịu cho Bắc Kinh trong lúc đang mở cửa thu hút đồng Nhân dân tệ và dòng người Trung Quốc đổ vào các tỉnh thành để cứu nền kinh tế Việt Nam đang thất thu trầm trọng, CSVN đã không chỉ thẳng tay đàn áp những người dân từng tham gia biểu tình chống Trung Quốc qua các bản án nặng nề, mà còn ngăn chận cả những xung đột Việt-Trung trong quá khứ. Đó là lý do vì sao tập sách Gạc Ma – Vòng Tròn Bất Tử đã bị thu hồi sau hàng trăm lần chỉnh sửa để làm hài lòng các quan kiểm duyệt ở Cục Xuất bản của Bộ 4T.
Trung Hoa Mộng của Tập Cận Bình qua sáng kiến “một vành đai – một con đường” chưa biết là có thể qua mặt được Hoa Kỳ vào năm 2035 để thống lãnh toàn cầu hay không, nhưng hệ quả của tham vọng nói trên, đang là nguy cơ Hán hóa của dân tộc chúng ta. Mặc dù CSVN đã cho lùi việc thông qua dự luật đơn vị hành chánh đặc khu vô hạn định, nhưng sự kiện âm thầm cho xây dựng phi trường, khu công nghiệp ở Vân Đồn, phân lô bán đất cho các nhà đầu tư Trung Quốc để xây dựng resort, casino ở Phú Quốc, Bắc Vân Phong đã biểu hiện quá rõ bản chất tay sai bán nước của tập đoàn CSVN.
Thái độ “bám Trung” của lãnh đạo đảng CSVN càng tiếp tục gia tăng trong bối cảnh Trung Quốc bị Tổng Thống Donald Trump áp thuế nhập khẩu lên các mặt hàng sản xuất từ Trung Quốc, sẽ chuyển sàn sản xuất sang Việt Nam để tránh thuế. Các đặc khu kinh tế do Trung Quốc làm chủ sẽ tiếp tục tràn lan tại Việt Nam!
Muốn nhanh chóng chấm dứt vấn nạn “Hán hóa”, dân tộc Việt Nam phải cùng nhau đứng lên làm nhiệm vụ lịch sử, trước khi quá trễ vì chính sách xâm lược mới của Bắc Kinh.

Vì sao ‘Luật bán nước’ bị đình chỉ vô thời hạn?

Người dân Sài Gòn biểu tình phản đối Luật đặc khu hôm 10-6-2018. Ảnh: RFA
Thường Sơn – VNTB – Một phiên họp của Ủy ban Thường vụ quốc hội diễn ra vào gần giữa trung tuần tháng Chín năm 2018 đã một lần nữa xác nhận tin tức một tháng trước đó về việc ‘Luật bán nước’ (một tục danh mà nhân dân đặt cho dự luật Đặc khu) ‘tạm thời chưa trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6 (khai mạc ngày 22/10/2018), để có thêm thời gian tiếp tục hoàn thiện’.
Nói cách khác, Luật Đặc khu bị xét lùi không có thời hạn.
Theo ‘truyền thống’ xét làm luật và thông qua luật của Quốc hội Việt Nam, trường hợp Luật Đặc khu có thể được xem là hiếm hoi khi dự luật mà chỉ mới vào tháng Năm năm 2018 đã được chính người đàn bà nổi tiếng diêm dúa – Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân – ngang nhiên áp đặt ‘Bộ Chính trị đã kết luận rồi…’ – như một tiểu xảo chính trị như một cách nói để không cho ai nói khác với đảng, thì nay lại được chính Ủy ban Thường vụ quốc hội bàn lùi vô thời hạn.
Một cách ngẫu nhiên, số phận của Luật Đặc khu giờ đây lại giống hệt số phận của Luật Biểu tình và Luật về Hội – hai dự luật thiết thân quyền dân nhưng đã bị ‘đảng và nhà nước ta’ quay lưng biệt tích kể từ Hiến pháp năm 1992 đến nay.
Trong thực tế, hầu như không có bằng chứng nào cho thấy Quốc hội và Chính phủ đã quan tâm hoặc hỏi ý kiến cử tri về Luật Đặc khu trong khoảng thời gian từ năm 2014 khi Bí thư Quảng Ninh Phạm Minh Chính tiếp cố vấn Đào Nhất Đào của Tập Cận Bình về kinh tế và bàn rất chi tiết về tương lai của đặc khu Vân Đồn nằm sát biên giới Trung Quốc, thậm chí ông Chính còn chủ động đưa vào dự thảo luật Đặc khu quy định cho nước ngoài thuê đất đến 120 năm!
Cũng trong khoảng thời gian trên, đã không có bất kỳ chủ trương nào về ‘sẽ lấy ý kiến cử tri và nhân dân về luật Đặc khu’ như cách nói của Thủ tướng Phúc – chỉ lộ ra sau khi dự luật này bị người dân gọi đích danh là ‘luật bán nước’ và phát sinh biểu tình khổng lồ từ Bắc chí Nam.
Nếu ngay sau cuộc tổng biểu tình ngày Mười tháng Sáu năm 2018, Quốc hội đã phải bàn lùi luật Đặc khu nhưng có thời hạn lùi đến kỳ họp tháng Mười cùng năm, thì giờ đây, vụ Ủy ban Thường vụ quốc hội – cơ quan đã từng được Tổng bí thư Trọng quán triệt ‘cương lĩnh đảng quan trọng hơn hiến pháp’ vào năm 2013 – phải bàn lùi luật Đặc khu mà chưa thể ‘chốt’ thời hạn đưa ra bàn hay thông qua là năm 2019 hay năm nào sau đó, đã cho thấy ít nhất một kết luận: bất chấp phong trào người dân, trí thức và cả nội bộ trong đảng phản ứng dữ dội về nhiều điều khoản rất bất lợi trong dự thảo luật này, cho tới nay dự thảo luật Đặc khu có thể vẫn chưa được chỉnh sửa một cách cầu thị thật sự, mà thậm chí chỉ được gia cố hết sức sơ sài và mang tính đối phó mà vẫn giữ nguyên quan điểm và quy định chi tiết về ‘cho thuê đất đến 99 năm’ hoặc gần như thế; ‘kiến tạo’ những điều kiện cực kỳ dễ dãi để người Trung Quốc có thể ồ ạt di cư vào các đặc khu, đặc biệt là đặc khu kinh tế Vân Đồn ở Quảng Ninh, một khi luật Đặc khu đực chính thức thông qua; vẫn giữ nguyên quyền tài phán nếu có tranh chấp và xử lý người di cư hoặc doanh nghiệp của Trung Quốc không thuộc về Việt Nam mà thuộc về ‘quốc tế’; vẫn không có những điều kiện chặt chẽ để loại trừ tương lai các đặc khu, nhất là đặc khu Vân Đồn, sẽ trở thành bãi thải công nghiệp khổng lồ của rác từ Trung Quốc đổ vào; và vẫn không có quy định chặt chẽ để lại trừ tương lai một số doanh nghiệp cá mập Việt Nam (chẳng hạn như Tập đoàn FLC của Trịnh Văn Quyết – nhân vật không biết là tỷ phú đô la thực hay giả) trở thành con nợ khổng lồ khi sẵn sàng đi vay của các ngân hàng Trung Quốc để đầu tư vào đặc khu nhưng lại không thể bảo đảm năng lực thanh toán, để cũng như nhiều phi vụ vay ODA nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam đẩy toàn bộ hậu quả mất khả năng thanh toán cho chính phủ…
Từ trước khi dự luật Đặc khu được đưa ra trung ương nghị bàn, một số cựu thần và một bộ phận trong giới cách mạng lão thành đã có những phản ứng nhất định. Còn sau khi nổ ra cuộc tổng biểu tình ngày Mười tháng Sáu của dân chúng và khi người ta chứng kiến một Nguyễn Phú Trọng cũng nói nước đôi chứ không thể ủng hộ tuyệt đối ‘luật bán nước’ theo cách mà những Phạm Minh Chính, Nguyễn Thị Kim Ngân có lẽ rất mong muốn, đã có những cựu thần công khai lên tiếng phản đối dự luật Đặc khu trước ông Trọng và trong các cơ quan đảng. Hẳn sự phản ứng này, được tích tụ từ trước tháng Sáu và phát ra mạnh hơn sau tháng Sáu, đã tạo nên một sức ép đủ lớn khiến bộ phận quan thức yêu mến ‘luật bán nước’ phải chùn tay mà chưa dám đặt dự luật này lên bàn nghị luận như một hành vi khiêu khích toàn dân.

“Cán cân công lý rơi đâu mất, …”

Ông Nguyễn Văn Túc
“Trong phần nói lời cuối cùng tại phiên toà phúc thẩm vụ án xét xử mình, ông Nguyễn Văn Túc ngẫu hứng đọc câu thơ:
“Cán cân công lý rơi đâu mất
Miệng túi tàn khôn thắt chặt rồi”
Ông đã biến tấu hai chữ “tạo hoá” trong câu thơ của nữ thi sỹ Hồ Xuân Hương ở bài thơ “Khóc ông Phủ Vĩnh Tường” thành hai chữ “công lý” để phản ánh đúng hơn thực tại của ông vào lúc này. Ông cho biết:
“Tôi không cần ai giả nhân, giả nghĩa với mình, chúng ta nên thẳng thắn đánh bài ngửa. Tôi ko xin xỏ ai điều gì, tôi chỉ cần mọi người làm đúng các quy định của pháp luật, còn mức án, đó không phải điều mà tôi quan tâm mặc dù tôi ốm đau, bệnh tật đầy người”.
Ông nói thêm:
“Tôi đấu tranh cho sự tiến bộ xã hội. Tôi mong muốn xã hội vận động theo hướng như Myanmar chẳng hạn; tôi không muốn lập lại những sai lầm mà Đảng Cộng sản đã mắc phải để gây nên hận thù dân tộc kéo dài, và nhiều mâu thuẫn không giải quyết được”.
Cuối cùng, Ông Túc trích dẫn thêm câu nói nổi tiếng của Karl Marx:
“Chỉ có súc vật mới có thể quay lưng lại nỗi đau khổ của đồng loại để chăm chút cho bộ lông của mình” – Tôi đấu tranh và tôi chấp nhận hậu quả để mong rằng lớp con cháu sau này nhận ra sai lầm của Đảng Cộng sản để thay đổi – Tôi không vô cảm….”.